I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa...

16
I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Tổng kết Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần thứ 3 năm 2016 Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 C ác loại trà như: Trà đen, trà xanh và trà ô long có chứa polyphenol làm tăng hoạt động của insulin giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường... Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ C hiều ngày 19 tháng 10 năm 2016, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần thứ 3, năm 2016 đã long trọng tổ chức Tổng kết Cuộc thi. Xem tiếp trang 8 Xem tiếp trang 2 Tổng kết Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần 3 năm 2016 Trang 1 Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 Trang 1 Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ Trang 1 Bệnh Tay - Chân - Miệng, chữa thế nào Trang 10 Kinh tế tiêu dùng, “bàn đạp” của tăng trưởng GDP Trang 15 TRONG SỐ NÀY Q uy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (VietGAHP nông hộ) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết Cuộc thi Xem tiếp trang 6

Transcript of I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa...

Page 1: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNGTổng kết Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu

niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần thứ 3 năm 2016

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2

Các loại trà như: Trà đen, trà xanh và trà ô long có chứa polyphenol làm tăng hoạt

động của insulin giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường...

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ

Chiều ngày 19 tháng 10 năm 2016, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, Ban tổ chức

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần thứ 3, năm 2016 đã long trọng tổ chức Tổng kết Cuộc thi.

Xem tiếp trang 8

Xem tiếp trang 2

► Tổng kết Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần 3 năm 2016

Trang 1

► Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 Trang 1

► Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ Trang 1

► Bệnh Tay - Chân - Miệng, chữa thế nào Trang 10

► Kinh tế tiêu dùng, “bàn đạp” của tăng trưởng GDP Trang 15

TRONG SỐ NÀY

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (VietGAHP nông hộ) là những nguyên

tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết Cuộc thi

Xem tiếp trang 6

Page 2: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

2 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Tổng kết Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần thứ 3 năm 2016

(tiếp theo trang 1)

Dự Hội nghị tổng kết có Ông Phạm Duy

Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ông

Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch Liên hiệp các

Hội Khoa học và Kỹ thuật - Trưởng ban tổ chức

Cuộc thi, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên

giáo Tỉnh ủy, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh, một

số sở, ngành, đoàn thể, Hội Khuyến học tỉnh,

Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh các huyện/thành phố, Ban

Giám hiệu trường PTDT Nội trú tỉnh, đại diện các

trường học, các em thanh thiếu niên và nhi đồng

có các đề tài đạt giải...

Sau gần 7 tháng phát động đã có 267  đề

tài tham gia dự thi cấp cơ sở, các đơn vị đã lựa

chọn 90 đề tài của 76 em học sinh và 14 nhóm

tập thể học sinh trên địa bàn toàn tỉnh tham gia

Cuộc thi cấp tỉnh. Các đề tài tập trung vào 5 lĩnh

vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

mềm tin học 01 đề tài; Sản phẩm thân thiện với

môi trường 23; Đồ chơi trẻ em, Các dụng cụ sinh

hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em 35; Bảo vệ môi

trường và Phát triển kinh tế 12. Căn cứ vào thể

lệ cuộc thi Ban Tổ chức đã lựa chọn 87 đề tài để

chấm chung khảo. Kết quả chấm điểm vòng

chung khảo đã có 15 đề tài đạt giải trong đó đề

tài “Sân phơi nông sản thông minh”, tác giả: Ma

Ngọc Nam, Trường phổ thông dân tộc nội trú

huyện Chợ Đồn đạt giải nhất Cuộc thi.

Ông Phạm Duy Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Bà Đỗ Thị Thanh - Phó Chủ tịch Thường

trực Hội Khuyến học tỉnh trao phần thưởng, giấy chứng nhận cho tác giả đạt giải nhất Cuộc thi.

Giải nhì: Đề tài “Mô hình máy xúc”, tác giả Trần Văn Thành, Trường Trung học cơ sở  Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn.

Ông Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn trao phần thưởng,

giấy chứng nhận cho tác giả đạt giải nhì Cuộc thi.

03 Giải ba: Đề tài “Máy sơ chế sản phẩm nông sản nông nghiệp đa năng” ,tác giả Dương Xuân Giang, Triệu Chàn Vảng, Trường phổ thông dân tộc Nội trú huyện Ba Bể; đề tài “Mô hình Máy lọc nước”, tác giả Chu Thị Hồng Đào, Trường Tiểu học Đức Vân, huyện Ngân Sơn; đề tài “Sử dụng

Page 3: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 3

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

trò chơi lắp ghép để giúp học sinh nhận biết các tín hiệu, biển báo giao thông”, tác giả Triệu Trần Thiện, Hà Kiều Diễn, Trường Phổ thông dân tộc Nội trú, huyện Chợ Đồn.

Ông Lưu Ngọc Chung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Kạn trao phần thưởng, giấy chứng nhận

cho các tác giả đoạt giải ba Cuộc thi.

10 giải khuyến khích cho các đề tài: “Dụng cụ âm nhạc”, tác giả Hà Khánh Chi, Trường tiểu học Thanh Mai huyện Chợ Mới; “Thiết bị khuyếch tán tinh dầu tăng cường độ ẩm không khí”, tác giả Vũ Văn Chung, Trường Trung học phổ thông Bắc Kạn; “Hệ thống tưới cây nhỏ giọt”, tác giả Lương Thị Huyền Trang, Trường trung học cơ sở Kim Lư, huyện Na Rì: “Mô hình người điện”, tác giả Sài Ngọc Duy, Trường phổ thông cơ sở Văn Minh, huyện Na Rì; “Đèn ngủ tự quay bằng lon cô ca”, tác giả Đỗ Quang Dương, Trường Trung học cơ sở Bắc Kạn; “Mô hình bộ bàn ghế”, tác giả Trần Quang Khải, Trường Tiểu học Lam Sơn, huyện Na Rì; “Bộ dụng cụ sinh hoạt trong gia đình”, tác giả Bàn Hoàng Diệp, Trường tiểu học Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn; “Mô hình đồ chơi trẻ em”, tác giả Lưu Hoàng Vân Khánh, Trường Tiểu học Đức Vân, huyện Ngân Sơn; “Đèn ngủ tự chế từ nguyên liệu phế thải” Tác giả Hứa Minh Nghĩa, Trường Trung học cơ sở Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn; “Mô hình cây cảnh hướng dương”, tác giả Triệu Đức Anh, Đinh Kim Dũng - Trường Tiểu học Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông. Ban Tổ chức Cuộc thi đã lựa chọn 02 đề tài tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc lần thứ 12.

Ngoài giải thưởng Cuộc thi, Hội khuyến học tỉnh cũng đã tặng thưởng cho các em học sinh đạt giải.

Ông Lê văn Thế - Phó Giám đốc Sở KH&CN và ông Nông Thế Diễn - Phó Giám đốc Sở KH&CN - Phó

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh trao phần thưởng, giấy chứng nhận cho các tác giả

đoạt giải khuyến khích Cuộc thi

Điểm ghi nhận trong Cuộc thi lần này so với các cuộc thi trước đây đó là số lượng đề tài dự thi tăng lên, các lĩnh vực đều có đề tài dự thi, chất lượng, tính sáng tạo được nâng lên.

Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho em Ma Ngọc Nam, Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Chợ Đồn.

Ông Phạm Duy Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho tác giả Ma Ngọc Nam - Trường phổ thông dân tộc

nội trú huyện Chợ Đồn.

Phát biểu tại buổi tổng kết, Ông Phạm Duy Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã biểu dương, ghi nhận Liên hiệp Các hội khoa

Page 4: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

4 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Ngày 12 tháng 10 năm 2016, tại Sở Khoa học và Công nghệ đồng chí Đỗ Thị Minh Hoa -

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ của tỉnh đã chủ trì họp Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tư vấn giao trực tiếp 04 đề tài, dự án, gồm: Dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất giống lê Bắc Kạn do Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đề xuất thực hiện; Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền cấp xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Kạn do Ban Dân vận Tỉnh ủy đề xuất thực hiện; dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bưởi Diễn tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn do Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương đề xuất thực hiện; dự án: “Xây dựng mô hình quản ly và xử ly chất thải nông thôn cho một số xã của tỉnh Bắc Kạn” do Khoa môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đề xuất thực hiện.

Hội đồng đã được nghe chủ nhiệm 04 đề tài, dự án trình bày mục tiêu, nội dung, phương pháp triển khai, sản phẩm đạt được… và nghe nhận xét của các phản biện. Các thành viên tham dự hội nghị đã thảo luận nhất trí cho rằng việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Nội dung triển khai phù hợp với định hướng phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh. Sau khi được triển khai thành công sẽ có cơ sở khoa học để các địa phương nhận rộng.

Tuy nhiên, để các đề tài, dự án được triển khai đạt kết quả cao nhất, Hội đồng đề nghị: Đối với dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất giống lê Bắc Kạn, địa điểm triển khai cần thực hiện tại 3 huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm (theo đề xuất chỉ triển khai tại huyện Ba Bể là chưa hợp ly); giống lê mới đưa vào trồng cần được công nhận giống và được phép của cơ quan chức năng, nên phục tráng và phát triển một số giống lê đã trồng tại địa phương… Kết quả bỏ phiếu dự án được triển khai nhưng phải hoàn thiện lại đề cương.

Đối với dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bưởi Diễn tại huyện Chợ Mới cần làm rõ việc trồng ở đất 1 vụ lúa và đất soi bãi; tính cấp thiết, mục tiêu dự án cần viết cụ thể hơn, địa điểm triển khai nên tập trung tránh dàn trải… Hội đồng nhất trí cho triển khai nhưng phải chỉnh sửa lại đề cương.

Về dự án “Xây dựng mô hình quản ly và xử ly chất thải nông thôn cho một số xã của tỉnh Bắc Kạn” sau khi thảo luận các thành viên đề nghị chủ nhiệm dự án viết lại đề cương để Hội đồng xét duyệt lại.

Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền cấp

học và kỹ thuật tỉnh mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất… nhưng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thành công Cuộc thi. Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo sau Cuộc thi này các cấp ủy đảng, chính quyền cần tuyên truyền kết quả đạt được của Cuộc thi để thúc đẩy phong trào sáng tạo không chỉ phục

vụ cho công tác giảng dạy, học tập mà còn tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với các em học sinh cần tích cực vận dụng những kiến thức trong học tập để có các đề tài tham gia Cuộc thi lần sau đạt kết quả cao hơn./.

Theo: khcnbackan.gov.vn

*******************

Hội nghị xét duyệt một số đề tài, dự án đợt 1, năm 2016

Page 5: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 5

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Tại Sở Khoa học và Công nghệ đồng chí Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban

nhân dân - Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng khoa học công nghệ xét duyệt đề cương dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Shan tuyết Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đề xuất thực hiện.

Tại cuộc họp, chủ nhiệm dự án đã trình bày đề cương chi tiết và nhận xét của hai phản biện. Các thành viên Hội đồng cho rằng việc triển khai dự án sẽ cụ thể hóa Chương trình hành động số 04-CT/TU  ngày 15 tháng 10 năm 2016 của Tỉnh ủy và Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020. Khi được thực hiện thành công sẽ hình thành mô hình sản xuất liên kết từ vùng nguyên liệu, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm

đồng thời sẽ làm chuyển biến nhận thức của xã hội tác động đối với sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh đề nghị chủ nhiệm, cơ quan chủ trì dự án cần viết rõ hơn thực trạng sản xuất chè Shan tuyết tại địa phương; phần nội dung tập trung vào công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để xây dựng  mô hình là sản xuất chè theo hướng Vietgap, mô hình sản xuất chè hữu cơ, đề xuất các loại sản phẩm chè phù hợp với thị trường trong nước và Bắc Kạn; xây dựng Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Bằng Phúc - Bắc Kạn; các công nghệ chuyển giao cần phải phù hợp với người dân địa phương… lược bỏ các nội dung nghiên cứu nặng tính ly thuyết;

Kết quả bỏ phiếu dự án được triển khai nhưng phải hoàn thiện đề cương.

Theo: khcnbackan.gov.vn******************

Xét duyệt đề cương dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ chế biến tiêu thụ chè Shan tuyết Bằng Phúc

xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Kạn phần đặt vấn đề, tính cấp thiết cần phải làm nổi bật kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế đối với công tác dân vận từ đó tìm ra nguyên nhân tồn tại, hạn chế để đưa ra được các giải pháp thực hiện; nội dung cần giới hạn phạm vi, địa bàn nghiên cứu; lược bỏ một số nội dung nghiên cứu nặng về ly thuyết ít tính thực tiễn; các câu hỏi phiếu điều tra nên đặt câu hỏi mở tránh các câu hỏi chung chung; bổ sung cam kết nhân rộng kết quả nghiên cứu của các địa phương được triển khai đề tài… Hội đồng đề nghị chủ nhiệm đề tài

chỉnh sửa, hoàn thiện đề cương gửi lại các thành viên Hội đồng xem xét trước khi triển khai.

Kết luận các Hội đồng tư vấn đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị chủ nhiệm, cơ quan đề xuất thực hiện các đề tài, dự án cần nghiêm túc tiếp thu y kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng chỉnh sửa, hoàn thiện đề cương nộp về Sở Khoa học và Công nghệ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện./.

Theo: khcnbackan.gov.vn

*******************

Page 6: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

6 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ

(Tiếp theo trang 1)

sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xin giới thiệu nội dung quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (ban hành theo Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT). Nội dung quy trình như sau:

1. Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi

1.1. Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi lợn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của người.

1.2. Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc hàng rào kín ngăn cách với khu vực xung quanh tránh người hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng ra, vào.

1.3. Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng không trơn trượt, không đọng nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái, rèm che chuồng phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ làm

vệ sinh. Nên có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng nuôi.

1.4. Nơi nuôi cách ly, tân đáo nên tách biệt với chuồng nuôi chính. Nên có nơi để hoặc kho để dự trữ, bảo quản thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

1.5. Khu vực xử ly chất thải, nước thải cần tách biệt với chuồng nuôi chính. Công suất của hệ thống xử ly chất thải, nước thải phải đáp ứng nhu cầu xử ly đối với quy mô đàn lợn được nuôi.

1.6. Có dụng cụ, thiết bị dùng riêng cho khu chăn nuôi. Các dụng cụ thiết bị này chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục đích khác ngoài khu chăn nuôi.

1.7. Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên được bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ… nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và vật nuôi.

2. Giống và quản lý giống

2.1. Lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng.

2.2. Con giống phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi lợn theo quy định của thú y.

2.3. Lợn giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng và ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh ly của con giống trong quá trình nuôi cách ly.

2.4. Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau trong cùng ô chuồng; không nuôi chung lợn với các loài vật khác.

3. Thức ăn và quản lý thức ăn

3.1. Thức ăn phải có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, đơn vị sản xuất…) rõ ràng, còn hạn sử dụng. Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn cho từng loại lợn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy. Nguyên liệu dùng để phối trộn thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu, nấm mốc, mối mọt.

II. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG

Page 7: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 7

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

3.2. Khi phối trộn thức ăn đậm đặc cho lợn cần tuân thủ theo công thức đã được khuyến cáo; thức ăn tự phối trộn phải có và tuân thủ công thức. Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về loại thức ăn, nguyên liệu thức ăn đã mua và sử dụng.

3.3. Trong trường hợp trộn thuốc vào thức ăn, phải kiểm tra đúng chủng loại thuốc, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải ghi chép đầy đủ theo quy định.

3.4. Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

3.5. Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần có nơi để bảo quản riêng biệt, khô ráo. Nên có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, tránh đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà. Nên có các biện pháp ngăn ngừa, diệt chuột và các loại côn trùng gây hại.

4. Nước uống và hệ thống cấp, thoát nước4.1. Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu

cầu của từng loại lợn; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh (như: nước dùng sinh hoạt; nước máy; nước đã qua xử ly đạt yêu cầu…).

4.2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước (bao gồm bể chứa, bồn chứa, đường ống dẫn, máng uống…) đảm bảo hệ thống không bị ô nhiễm, không bị rò rỉ.

4.3. Không để nước thải, nước rửa chuồng chảy tràn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và không được thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Nên có hệ thống thu gom xử ly nước thải, nước rửa chuồng riêng.

5. Công tác thú y và vệ sinh thú y5.1. Vệ sinh chuồng trại: Hàng ngày quét

dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng. Định kỳ phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh.

5.2. Khử trùng chuồng trại: Thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa lợn vào nuôi theo đúng

quy định. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ngay sau khi chuyển đàn/xuất bán và để trống chuồng ít nhất 7 ngày. Định kỳ phun thuốc khử trùng toàn bộ diện tích xung quanh khu vực chuồng nuôi.

5.3. Kiểm soát khu vực chăn nuôi: Các phương tiện dụng cụ, giày dép, ủng đều phải thực hiện khử trùng trước khi ra/vào khu chăn nuôi. Định kỳ khử trùng các thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong khu chăn nuôi. Hạn chế khách thăm quan và những người không phận sự ra vào khu chăn nuôi. Nếu cần thiết thăm thì khách phải thay quần áo, giày dép, đồ bảo hộ phù hợp và thực hiện các biện pháp khử trùng trước khi ra vào khu vực chăn nuôi.

5.4. Bảo hộ lao động: Phải có quần áo, bảo hộ lao động sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi. Người chăn nuôi phải thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi, đồng thời định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động.

5.5. Tiêm phòng: Phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ đối với các bệnh bắt buộc theo quy định của ngành thú y và phải ghi chép lại.

5.6. Sử dụng thuốc thú y: Tất cả các loại thuốc thú y, thuốc kháng sinh khi mua và sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của các bác sỹ thú y. Nên có nơi bảo quản thuốc riêng biệt.

5.7. Chất cấm: Không sử dụng các hóa chất, chất tạo nạc, chất kháng sinh… nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

5.8. Quản ly dịch bệnh: Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo ngay cho cơ quan quản ly chuyên ngành thú y hoặc chính quyền địa phương và tiến hành xử ly lợn bệnh theo sự chỉ đạo của chuyên môn thú y, đồng thời phải có ghi chép theo quy định.

6. Xuất bán lợn6.1. Chỉ xuất bán lợn khỏe mạnh, không

bị bệnh; xuất bán lợn sau khi hết thời gian ngưng thuốc khuyến cáo trên nhãn thuốc của nhà sản xuất.

Page 8: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

8 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

6.2. Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về nguồn gốc giống, tiêm phòng, tình hình điều trị bệnh… của tất cả các loại lợn khi xuất bán cho người mua.

6.3. Các phương tiện vận chuyển lợn cần đảm bảo mật độ thích hợp để  hạn chế tối đa rủi ro, stress cho lợn và có biện pháp tránh rơi vãi chất thải trên đường trong quá trình vận chuyển.

6.4. Các hộ áp dụng VietGAHP cho chăn nuôi lợn an toàn cần thực hiện đeo thẻ tai nhận dạng hoặc xăm số cho lợn nái, lợn thịt để phục vụ truy xuất nguồn gốc từ cơ sở giết mổ khi xẩy ra dịch bệnh hoặc rủi ro về an toàn thực phẩm.

6.5. Các hộ thực hiện quy trình VietGAHP nên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm theo hướng dẫn an toàn thực phẩm

7. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường7.1. Hàng ngày cần thu gom chất thải

rắn (phân, chất độn chuồng nếu có) đưa đến nơi tập trung để xử ly. Nếu phân và chất độn chuồn được xử ly bằng phương pháp ủ thì nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả xử ly và định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh hố ủ.

7.2. Các chất thải rắn khác như: kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa,… phải được thu gom và xử ly riêng.

7.3. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ chuồng nuôi tới hệ thống xử ly nước thải (biogas, bể lắng…) bằng đường thoát riêng. Nước thải sau khi xử ly phải đảm bảo an toàn trước khi xả ra môi trường.

7.4. Xác lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân cần được thu gom và xử ly theo đúng quy định của thú y. Tuyệt đối không bán lợn chết ra thị trường, và không được vứt xác lợn chết ra môi trường xung quanh.

8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ8.1. Phải có sổ ghi chép và ghi chép đầy

đủ tất cả các hoạt động trong quá trình chăn nuôi (từ khâu nhập con giống, mua và sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh… và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng biệt) theo quy định.

8.2. Hệ thống sổ sách ghi chép của chủ hộ phải rõ ràng và cần được lưu giữ ít nhất 01 năm kể từ ngày đàn lợn được xuất bán hay chuyển đi nơi khác.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

********************

(tiếp theo trang 1)

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2

Các loại  trà  như:  trà đen,  trà xanh  và trà ô long có chứa polyphenol mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể làm tăng hoạt động của  insulin. Qua đó, trà xanh giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)...

Lợi ích của trà:

- Cải thiện độ nhạy cảm insulin.

- Duy trì huyết áp khỏe mạnh.

- Ngăn ngừa cục máu đông.

- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

- Giảm thiểu rủi ro phát triển bệnh ĐTĐ týp 2.

- Giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ung thư.

Page 9: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 9

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

lượng khi thiếu insulin. Do đó, cơ thể cần các loại thực phẩm có đường nhưng cũng làm tăng sản xuất insulin và lưu trữ chất béo, vì vậy chu kỳ vẫn tiếp tục. Người ta cho rằng trà xanh cũng có thể đóng một vai trò trong việc cung cấp glucose cho các tế bào cơ bắp qua đó làm giảm nhu cầu tổng thể cho insulin trong cơ thể. Có vẻ như là bằng cách bắt chước một số hoóc-môn trong cơ thể, hóa chất có trong trà xanh xoa dịu những tác động khắc nghiệt của quá trình dị hóa của cơ thể cần thiết cho cuộc sống mà dẫn đến bệnh liên quan đến sự thoái hóa do tích tuổi .

Giàu chất chống oxy hóa: Bệnh nhân đái tháo đường thường bị huyết áp cao và rối loạn thần kinh do tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Polyphenol chống oxy hóa có trong trà xanh làm cho các gốc tự do không phản ứng với cholesterol LDL trong máu, loại cholesterol “xấu” có thể góp phần làm xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Vì khả năng trà xanh có thể kích thích sự trao đổi chất, cải thiện lưu thông (trao đổi bào), và tăng cường hệ miễn dịch, nó cung cấp nhiều năng lượng và máu cho não. Trà đã được ghi nhận là có tính kích thích nhưng làm cơ thể thư giãn. Mức giảm căng thẳng là rất quan trọng đối với bệnh đái tháo đường để duy trì hệ thống sinh ly của họ cân bằng. Căng thẳng kích thích sản xuất adrenaline, điều này làm tăng lượng đường trong máu. Trà xanh cũng giúp bảo vệ các tế bào não và tế bào thần kinh khỏi bị hư hại gây ra bởi lipid peroxy trong hệ thần kinh và quá trình oxy hóa glucose.

Polyphenol được biết là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại viêm nhiễm và chất gây ung thư. Nói cách khác, các tính chất trong trà có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuyp 2 cũng như ung thư.

Theo: suckhoedoisong.vn

********************

Một nghiên cứu của Hà Lan từ năm 2009 chỉ ra rằng uống ba tách trà (hoặc cà phê) có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ typ 2 khoảng 40%. Trà xanhkhông chữa bệnh cho bệnh  đái tháo đường  nhưng một món quà tự nhiên để khôi phục sự cân bằng trong hệ thống của con người và loại bỏ độc tố tích lũy từ nội hóa của môi trường.

Trà xanh ức chế enzyme amylase sản xuất và tiết ra bởi các tuyến nước bọt và tuyến tụy cho quá trình tiêu hóa tinh bột. Điều này làm chậm tốc độ đường có trong tinh bột được chuyển hóa và đưa vào máu.

Ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo: uống nước cũng tạo ra cảm giác no. Trà xanh làm tăng thêm tác dụng này bằng cách làm thư giãn các cơ của dạ dày và ruột, do đó làm chậm sự chuyển động vật ly của thức ăn. Bằng cách này hạn chế calo hấp thu. Uống  trà xanh ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo trung tính qua đường tiêu hóa. Đây là những chất béo được tích lũy như mô mỡ (chất béo không tốt), làm tắc nghẽn động mạch, và như cholesterol có thể phản ứng bất lợi với dưỡng khí trong máu.

Giúp chuyển hóa chất béo: Một lượng nhỏ caffeine có thể làm tăng tỉ lệ chuyển hóa chất béo. Trà có chứa caffeine với liều lượng thấp hơn so với cà phê. Cũng cần lưu y ở đây là cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo và không acid amin khi insulin hiện diện như là nó thực hiện chức năng của gan. Glucagon, một enzyme sản xuất bởi tuyến tụy là cần thiết bởi gan chuyển đổi các acid amin được tìm thấy trong protein và chất béo thành glucose để được đốt cháy ngay lập tức.

Giảm nhu cầu  insulin  trong cơ thể: bệnh nhân  đái tháo đường, tích lũy chất béo nhanh hơn vì nồng độ insulin cao. Cơ thể chỉ có nguồn năng lượng ngắn hạn, vì cơ thể không thể chuyển hóa acid amin và chất béo như một nguồn năng

Page 10: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

10 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Bệnh tay - chân - miệng  (TCM) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột

gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là coxsackie virut nhóm A16 (CA16), A10 (CA10) và Enterovirus 71 (EV71).

Biểu hiện nốt phỏng ở lòng bàn chân trong bệnh tay chân miệng

Bệnh phần lớn là lành tính và tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu do EV71 thì có thể gây ra các vụ dịch lớn, có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Trong bài này chúng tôi đề cập đến cách theo dõi và xử trí cho bệnh nhân bị TCM do EV71.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh TCM có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.

Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng. Sau thời gian 2 - 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 - 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 - 2 ngày sốt thường xuất hiện

đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét. Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.

Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.

Chữa trị thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống EV71, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virut EV71. Một số nghiên cứu dùng acyclovir là thuốc kháng virut hoặc dùng interferon là một nhóm protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch của hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, ky sinh trùng và tế bào ung thư. Hiện nay, các chế phẩm interferon gamma chủ yếu được dùng trong các bệnh viêm gan do virut B, C hoặc HIV/AIDS. Còn các loại interferon có khả năng ức chế EV71 vẫn đang được thử nghiệm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương có đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh TCM từ năm 2011 như sau:

- Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: Dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian... và niêm mạc như zytee,

Bệnh tay - chân - miệng, chữa thế nào

Page 11: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 11

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

kamistad... cho các vết loét. Và hướng dẫn cha mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao, li bì, nôn... để đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 - 2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục.

- Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới viện ngay.

Lưu y: Bệnh TCM là bệnh nhiễm khuẩn do virut đường ruột, nên kháng sinh thông thường không có tác dụng. Các bà mẹ thấy con bị bệnh TCM là dùng ngay kháng sinh mà không biết rằng bệnh TCM do virut nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng gì đối với bệnh mà chỉ gây hại sức khỏe, làm bệnh nặng lên và tạo nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng rất khó khăn

cho việc điều trị bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng.

Phòng ngừa dễ?

Vì chưa có vacxin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:

- Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

- Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh TCM.

- Các cơ sở y tế, phòng dịch phải phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp bị bệnh.

Theo: suckhoedoisong.vn*******************

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao - kỹ thuật mới để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt”

Ngày 7/10/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao - kỹ thuật mới để

nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt”. Hội thảo đã thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà quản ly, khoa học và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao 2016 với chủ đề “Thực phẩm - nông sản sạch” do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trong các ngày 6 - 9/10/2016.

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn. Nhiều mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới... Tuy

nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu… hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản nước ta vẫn còn rất thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao so với các đối thủ khác trên thị trường. 

Nguyên nhân của tình trạng trên là do hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Đa số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta đều dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị thu được chưa cao. Chất lượng của hàng nông sản Việt Nam thấp, công nghệ chế biến lạc hậu, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá thành sản xuất cao dẫn đến cạnh tranh kém, bị ép giá trên thị trường; Thiếu nguồn thông tin về thị trường xuất khẩu cũng như xu hướng tiêu dùng tại một số

Page 12: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

12 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

thị trường cụ thể. Thêm nữa, năng lực tìm kiếm thị trường của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp còn yếu; dự báo thông tin giá cả thiếu chính xác, đặc biệt doanh nghiệp luôn lấy lợi ích của mình làm mục tiêu kinh doanh mà bỏ quên người nông dân, người trực tiếp làm ra sản phẩm. Các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nông sản Việt Nam…

Việc quan trọng cần làm lúc này là tìm mọi cách để nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt. Theo đó, một trong các biện pháp hết sức cấp thiết là đẩy nhanh và mạnh ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật cao.

Tại hội thảo, đông đảo các chuyên gia kinh tế, các chủ doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và các nhà nghiên cứu nông nghiệp đều nhất trí rằng, Việt Nam có năng lực cạnh tranh quốc gia mạnh trong hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Điều này thể hiện ở vị trí dẫn đầu của Việt Nam ở nhiều mặt hàng khác nhau. Có thể thấy, trải qua 30 năm đổi mới (1986 đến nay), nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin bước vào hội nhập thị trường nông sản quốc tế. Nhiều mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới... Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển nông thôn, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

Theo đánh giá, phân tích của các đại biểu, thực trạng đó cho thấy hơn bao giờ hết, cần đẩy nhanh và mạnh ứng dụng các công nghệ mới, kỹ thuật cao trong sản xuất nông nghiệp. TS Nguyễn Thanh Mỹ - Tổng giám đốc Rynan Agrifoods - Chủ tịch của LBC Mekong đã chỉ ra

một số công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại nên sớm ứng dụng trên diện rộng như: Sử dụng phân bón thông minh; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và internet vạn vật trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để theo dõi chất lượng đất, nước, phân bón nhằm mục đích quản ly, phân phối và giảm khí nhà kính hiệu quả hơn; ứng dụng công nghệ đóng gói bao bì cải tiến (MAP) và khí cải tiến cân bằng (EMAP) để giảm lượng hư hỏng nông sản, thực phẩm; giảm tầng lớp trung gian, phát triển thương mại điện tử và hệ thống bán hàng tự động để phân phối nông sản và thực phẩm; ứng dụng internet và thiết bị di động để truy xuất nguồn gốc, chống giả, thông tin sản phẩm và thanh toán trực tuyến.

GS.TS Nguyễn Quốc Vọng, Đại học RMIT (Úc), cho rằng, công nghệ cao trong nông nghiệp không nhất thiết phải là công nghệ tiên tiến nhất, mắc tiền nhất hay nổi tiếng nhất mà là công nghệ mang lại chất lượng tốt nhất, an toàn nhất với giá rẻ nhất để thỏa mãn yêu cầu của thị trường. Do đó, theo GS.TS Vọng, nền nông nghiệp trong nước cần tập trung triển khai hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị, kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống, sản xuất, thu hoạch, vận chuyển tiến tới các khâu an toàn sau thu hoạch (bao bì, bảo quản) rồi tiêu thụ…

Theo các chuyên gia, cùng với việc đồng bộ các giải pháp để gia tăng cạnh tranh nông sản Việt, việc ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới thực sự cấp thiết, góp phần giảm công lao động cho người nông dân, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, tập trung cải tạo, phát triển các loại giống có năng suất cao và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần nông nghiệp,

Page 13: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 13

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

“Tường lửa” trong thị trường lao động ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập, lao động trình độ cao một số ngành nghề ở

Việt Nam có cơ hội hơn để đến các nước trong khối làm việc.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, điều khoản “Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề” không hề đồng nghĩa với việc tự do bay nhảy.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có dân số hơn 620 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động

chiếm gần 50%, với khoảng 300 triệu người. Đặc biệt, 3 quốc gia gồm Indonesia, Philippines và Việt Nam đã chiếm hơn 70% tổng số lao động của khối.

Nhờ điều khoản “Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề”, lực lượng lao động Việt Nam, vốn chiếm khoảng 15% lực lượng lao động của khối, đang ít nhiều trong tâm trạng phấn chấn vì chân trời việc làm đang mở ra trước mắt. Theo thỏa thuận, người có trình độ chuyên môn thuộc 8 lĩnh vực, bao gồm: Nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch có thể đến 9 nước còn lại để làm việc.

Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh. Phần còn lại, ít ai nhắc đến, là những thử thách “cứng” lẫn “mềm” mà các quốc gia trong AEC đã có hoặc đang dựng lên để kiểm soát tình trạng lao động chui và bảo hộ thị trường lao động của chính mình. Theo nhiều chuyên gia, điều dễ nhận thấy nhất chính là sự thay đổi nhanh chóng về Luật thuế, Luật Xuất nhập cảnh ở từng quốc gia.

Cho đến nay, hầu như tất cả các nước ASEAN đều yêu cầu lao động nước ngoài phải có người bảo lãnh mới cấp phép lao động. Một số nước như: Singapore, Maylaysia, Thái Lan,

III. TÌM HIỂU VỀ HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

qua đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học (giống cây trồng và vật nuôi, kể cả những giống có gien chuyển đổi thích nghi với điều kiện canh tác khắc nghiệt của nông dân vùng sâu, vùng xa); công nghệ sau thu hoạch.

Trong khuôn khổ Hội thảo, công ty Rạng Đông cũng giới thiệu một số mô hình chiếu sáng nông nghiệp công nghệ cao trên cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả đáng khích lệ, đơn cử như: Chiếu sáng nhân giống nuôi cấy mô, chiếu sáng trên hoa cúc, thanh long, trồng rau trong nhà, nuôi trồng tảo xoắn Spirulina.

Nguồn: vista.gov.vn********************

Page 14: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

14 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Philippines hay Myanmar... bắt buộc người bảo lãnh phải là người của nước đó.

Về quy trình, trong khi Việt Nam, Singapore hay Malaysia không bắt buộc người xin cấp phép có mặt trực tiếp để xin giấp phép lao động thì nếu muốn làm việc tại Thái Lan, Lào hay Myanmar, người nộp đơn phải trực tiếp sang đó để làm thủ tục.

Để tránh lao động bất hợp pháp, các nước ASEAN cũng không còn chấp nhận cho đến làm việc trước rồi xin giấy phép sau. “Về ly thuyết, tại Malaysia, bạn thậm chí chỉ sang làm việc có một ngày thôi cũng phải xin giấy phép. Chỉ trừ khi bạn đi công việc kiểu hội họp, hội thảo”, bà Ang Weina - chuyên gia thuế của Công ty Deloitte Malaysia cho biết.

Hay như Philippines, mặc dù có không ít người nước ngoài cũng mạo hiểm sang đây làm việc, nhưng một khi bị phát hiện chưa được cấp phép, họ sẽ lập tức bị trục xuất.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng là một biện pháp mà các nước trong khu vực thích sử dụng để kiểm soát và thu lợi từ dòng di chuyển của lao động nước ngoài. Không nói đâu xa, ngay tại Việt Nam, đây cũng là một nguồn thu không nhỏ. Bà Trần Thị Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục Thuế TP HCM cho biết: “Số thu thuế thu nhập cá nhân riêng tại TP. Hồ Chí Minh đang chiếm 11% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân của cả nước. Trong đó, thu từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài đến thành phố làm việc đang chiếm đến 60%”.

Làm việc ở các nước lân cận có thể mang đến cơ hội lương cao, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa việc đóng thuế TNCN tại đó không nhẹ nhàng. Nếu như tại Việt Nam, mức thuế thu nhập cá nhân dao động từ 5% đến 35% thì các nước lân cận, mức đóng cũng không khác nhiều.

Cụ thể, thang đánh thuế TNCN của Thái Lan cũng dao động từ 5% đến 35%. Maylaysia đánh thuế TNCN thấp nhất 1% và cao nhất 28%,

Singapore thì dao động từ 2% đến 22%. Một số nước có cách làm khác hơn, như Philippines chẳng hạn. Ví dụ, nếu có thu nhập trong khoảng trên 30.000 peso đến dưới 70.000 peso (khoảng từ trên 14 triệu đồng đến dưới 33,5 triệu đồng) thì người lao động phải nộp 2.500 peso (khoảng 1,2 triệu đồng) cộng với 15% số tiền vượt mức 30.000 peso.

“Trong 6 tháng đầu, tôi phải chịu mức thuế TNCN là 28% cho diện Non-tax Resident. Sau 6 tháng, nếu các lần về nước không quá 14 ngày thì tôi được đóng thấp hơn theo diện Tax Resident với mức 11%, chưa kể thuế EPF. Nói chung tôi thấy mức đóng thuế TNCN cũng tương tự Việt Nam, nhưng vì tổng thu nhập cao hơn mà mặt bằng giá sinh hoạt cũng không hơn TP. Hồ Chí Minh nhiều nên làm một thời gian thì công việc khá ổn, tích lũy được”, Nguyễn Hồng Đức đang làm việc tại Kuala Lumpur (Malaysia) chia sẻ.

Trao đổi tại mội hội thảo về “Dịch vụ thuế - nhân sự toàn cầu” do Deloitte Việt Nam tổ chức gần đây, nhiều chuyên gia trong khu vực cho biết, việc kiểm soát các gian lận khi khai thuế TNCN tại các nước Đông Nam Á cũng đang được siết chặt.

Ngoài việc phạt tiền với các khoản thu nhập khai thiếu (Ví dụ: Singapore phạt từ 200% đến 400%; Indonesia phạt 48%, Philippines phạt 30%) thì mức cao nhất còn có thể bị phạt tù, như tại Singapore, Malaysia, Indonesia...

Ông Thomas McClelland - Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam cho rằng: “Nhằm tránh những rủi ro không đáng có, người tìm việc và các nhà quản ly nhân sự cần phải luôn cập nhật và tìm hiểu các quy định mới về thuế tại các nước Đông Nam Á để đảm bảo được việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu theo quy định ở các nơi cá nhân đến làm việc”.

Theo: tapchitaichinh.vn*****************

Page 15: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 15

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

IV. KINH TẾ

Trong bối cảnh đời sống xã hội có sự cải thiện

mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu đang dần gia

tăng…, các chuyên gia kinh tế - tài chính cho

rằng, đây chính là nền tảng để phát triển kinh tế

tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

tại Việt Nam, ông Jonathan Dunn cho biết, châu

Á vẫn là động lực chính của tăng trưởng toàn

cầu. Tỷ lệ dịch vụ và tiêu dùng ngày càng dẫn

dắt tăng trưởng kinh tế của các nước.

Chẳng hạn, tại Trung Quốc, hiện không

còn tập trung vào ngành đầu tư, mà chú trọng

nhiều vào tiêu dùng. Quá trình tái cân bằng ở

Trung Quốc hiện nay có thể sẽ mang lại lợi ích

cho các quốc gia xuất khẩu hàng tiêu dùng.

Phân tích được đưa ra từ các chuyên gia

cũng cho rằng, 3 thập kỷ phát triển của kinh tế

Việt Nam dựa trên 3 trụ cột quan trọng: Xuất

nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng và tiêu dùng.

Lâu nay, Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu, tuy

nhiên, nền tảng này chưa thể phát huy hết nội

lực của kinh tế về lâu dài.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa phải là quốc

gia có nguồn vốn lớn và kỹ năng tốt để theo

đuổi mạnh mẽ con đường đầu tư hạ tầng cơ sở,

công nghiệp quy mô lớn.

Trong khi kinh tế tiêu dùng hiện diện từ

lâu, song chưa được tư duy thấu đáo và hành

động đúng. Vì vậy, để kinh tế Việt Nam tăng

trưởng, theo các chuyên gia, kinh tế tiêu dùng

cần được lựa chọn như là “bàn đạp” cho sự tăng

trưởng GDP.

Phát biểu tại hội thảo “Làm giàu từ kinh tế

tiêu dùng” diễn ra ngày 20/10 tại TP. Hồ Chí Minh,

TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình

Giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam cho rằng,

muốn kinh tế tăng trưởng mạnh, đòi hỏi trước

tiên là phải nâng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiêu

dùng từ mức 4,4% hiện nay lên mức 5,5% trong

thời gian tới.

Bởi kinh tế tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng

lớn trong tăng trưởng GDP. Ví dụ, với mức tăng

trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt khoảng

6%, thì trong đó có đến 4,4%, thậm chí 5% được

đóng góp từ kinh tế tiêu dùng.

Theo TS. Thành, GDP năm nay chỉ có thể

đạt 5,9%, không đạt được mục tiêu kỳ vọng ban

Kinh tế tiêu dùng, “bàn đạp” của tăng trưởng GDP

Page 16: I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG - khcnbackan.gov.vnkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161102/Ban tin khoa hoc 1085.pdf · vực: Đồ dùng dành cho học tập 16 đề tài; Phần

16 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở KH&CNChịu trách nhiệm nội dung:Ths. Lê Văn Thế - Phó Giám đốc Sở KH&CNThư ký: KS. Vũ Duy An - Trưởng phòng QL chuyên ngànhTrình bày: Hà Huy Dự - Phòng QL chuyên ngànhTrụ sở: Số 3 - Đường Trường Chinh - Thành phố Bắc Kạn - tỉnh Bắc KạnIn 400 cuốn, khổ 19 x 27 cm tại Công ty TNHH MTV In Bắc KạnGiấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT cấp ngày 25/01/2016của Sở Thông tin & Truyền Thông tỉnh Bắc Kạn

đầu là 6,7%. Một phần, do sự sụt giảm của kinh

tế tiêu dùng, cho dù kinh tế đầu tư không hề

giảm. Tiêu dùng của Việt Nam không chỉ đến từ

sản xuất trong nước, mà còn đến từ đầu tư tiêu

dùng của nước ngoài.

Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia

đình trong GDP Việt Nam giảm đi theo thời gian,

nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Đến nay, tiêu

dùng của Việt Nam chiếm đến 65% GDP. Trên

thực tế, không chỉ với Việt Nam luôn có sự đóng

góp lớn từ tiêu dùng của người dân vào GDP, mà

ngay cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung

Quốc… cũng luôn có tỷ lệ tiêu dùng đóng góp

lớn vào tăng trưởng kinh tế.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng

trong ngắn hạn đó chính là giá cả hàng hóa

giảm, còn dài hạn chính là xu hướng tiêu dùng,

cũng như nhu cầu tín dụng tiêu dùng trong nước

đang từng bước gia tăng. Thực tế cho thấy, tín

dụng tiêu dùng và tín dụng bất động sản (hay

còn gọi là tín dụng phi sản xuất) hiện có mức

tăng mạnh nhất, cho dù Ngân hàng Nhà nước

đã có những biện pháp để kiểm soát tín dụng

vào bất động sản.

Tỷ trọng tăng trưởng tín dụng bình quân

của ngành ngân hàng năm nay ước đạt khoảng

19%, trong đó tín dụng tiêu dùng và bất động

sản chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Tổng giám đốc một công ty tài chính ở

Việt Nam cũng cho hay, có 3 yếu tố chính thể

hiện tiềm năng của thị trường tài chính tiêu

dùng Việt Nam, đó là quy mô dân số lớn, độ tuổi

lao động cao và thu nhập của người dân tăng

trưởng nhanh. Do đó, nhu cầu của người dân

qua các dịch vụ tài chính sẽ tiếp tục cao trong

thời gian tới.

Rõ ràng, ngân hàng bán lẻ cũng như

ngành tài chính tiêu dùng đều là những phân

khúc hoạt động rất hiệu quả khi kinh tế tiêu

dùng tăng trưởng theo thời gian. Đó là ly do tại

sao ngân hàng và các tổ chức trên thế giới tập

trung vào các phân khúc này.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Xuân Thành cho

rằng, tăng trưởng tiêu dùng chỉ bền vững khi

được hỗ trợ bởi: Năng suất lao động, chất lượng

thể chế, quản trị nhà nước và năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp. Vì thế, chất lượng của

hàng hóa tiêu dùng, cũng như chất lượng của

môi trường sống… là những yếu tố quan trọng

tác động đến tăng trưởng kinh tế tiêu dùng.

Có 4 yếu tố quyết định người thắng cuộc

trên thị trường tài chính tiêu dùng được các

chuyên gia tài chính và nhà phân phối sản phẩm

đưa ra gồm: Thứ nhất, sản phẩm phải phù hợp

và linh hoạt dành cho khách hàng có thu nhập

trung bình; thứ hai, có mạng lưới phân phối phù

hợp với quy mô dân số; thứ ba, quản trị rủi ro tốt;

thứ tư, phát triển yếu tố con người (thu hút nhân

tài, đào tạo kỹ năng cho nhân viên…).

Theo: tapchitaichinh.vn

******************