ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI -...

66
ĐỐI TÁC GIM NHTHIÊN TAI BÁO CÁO KT QUNGHIÊN CU RÀ SOÁT LNG GHÉP QUN LÝ THIÊN TAI VÀO LP KHOCH PHÁT TRIN KINH TXÃ HI VIT NAM Bình yên nơi mt bão đi qua. nh chp KAnh đêm 3/10/2007.nh: Chi Mai.(Vietnamnet.vn) Hà Ni, tháng 12/2007

Transcript of ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI -...

Page 1: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RÀ SOÁT LỒNG GHÉP QUẢN LÝ THIÊN TAI VÀO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bình yên nơi mắt bão đi qua. Ảnh chụp ở Kỳ Anh đêm 3/10/2007.Ảnh: Chi Mai.(Vietnamnet.vn)

Hà Nội, tháng 12/2007

Page 2: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

MỤC LỤC Tóm tắt kết quả nghiên cứu...........................................................................................................3 I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ........................................................................................................5

1.1 Bối cảnh..........................................................................................................................5 1.2 Mục tiêu nhiệm vụ ........................................................................................................5 1.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam ........................................................7 1.4 Đặc điểm một số loại hình thiên tai chủ yếu ở Việt Nam ..........................................9 1.5 Hậu quả của thiên tai đối với phát triển kinh tế xã hội...........................................12 1.6 Tính cấp thiết của việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KH PTKTXH ..............15

II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ...........................................................................................16 2.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................16 2.2 Cơ sở để đánh giá lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào Kế hoạch phát triển KT-XH 16

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ.......................................................................................................20 3.1 Rà soát lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào KH PT KT-XH 5 năm 2006-2010 của quốc gia .............................................................................................................................21 3.2 Rà soát lồng ghép phòng chống giảm nhẹ thiên tai của một số bộ ngành .............29

3.3 Nghiên cứu điển hình của một số tỉnh: Hà Tĩnh và Quảng Bình .....................................31 3.3.1Vài nét về địa bàn nghiên cứu .......................................................................................31 3.3.2 Hậu quả của thiên tai đối với 2 tỉnh ..........................................................................34 3.3.3 Đánh giá mức độ lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KH PT KT-XH......................35 3.3.4 Kiến nghị giải pháp.....................................................................................................50 3.4 Thách thức đối với lồng ghép phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội .........................................................................................................52

IV KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................................56 4.1 Các kiến nghị chung .........................................................................................................56 4.2 Kiến nghị các hoạt động cần được Đối tác GNTT tiếp tục hỗ trợ hoặc thực hiện: ....57

PHỤ LỤC ....................................................................................................................................58 5.1 Phụ lục 1 – Thuật ngữ sử dụng .................................................................................58 5.2 Phụ lục 2 – Tài liệu tham khảo..................................................................................62 5.3 Phụ lục 3 – Các văn bản pháp quy của chính phủ về PCBL và giảm nhẹ thiên tai 63

Page 3: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

1

Phụ lục bảng

Tên bảng TrangBảng số 1: Tình trạng xói lở vùng ven biển 12Bảng số 2: Mức độ hiểm họa của các loại hình thiên tai ở các vùng 12Bảng số 3: Tần suất của một số loại hiểm họa tại Việt Nam. 13Bảng số 4: Thiệt hại do thiên tai gây ra trong các năm và % đối với GDP 13Bảng số 5: Cơ sở để lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KHPTKTXH 5 năm 2006-2010 17Bảng số 6: Rà soát về QLRRTT trong định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực 26Bảng số 7: Tài nguyên nước của các con sông 54Bảng số 8: Phân vùng hiểm hoạ thiên tai tại Hà Tĩnh 33Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai tại 2 tỉnh 34Bảng số 10: Tần suất của một số loại hiểm họa tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình 35

Phụ lục hộp

Nội dung hộp Trang Hộp số 1: Những đổi mới về quy trình và phương pháp xây dựng Kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội 5 năm 2006-201022

Hộp số 2: Kết quả tham vấn dự thảo Kế hoạch 5 năm tại tỉnh Nỉnh Thuận 23Hộp số 3: Các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai được thể hiện trong các nhiệm vụ chủ

yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 25

Hộp số 4: Mô hình lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch của ngành thuỷ sản Hà Tĩnh

39

Hộp số 5: Hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân và Ban PCBL ngành thuỷ sản 40Hộp số 6: Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch của Chi cục thuỷ lợi Hà Tĩnh 41Hộp số 7: Những hoạt động lồng ghép của ngành NN&PTNT 42

Phụ lục đồ thị, hình, sơ đồ

Đồ thị Đồ thị số 1: Thiệt hại kinh tế do thiên tai (tỷ đồng) từ năm 1995-2006 13Đồ thị số 2: Thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra (tỷ đồng) từ năm 1995-2006 14Đồ thị số 3: Thiệt hại kinh tế do thiên tai (% so với GDP toàn quốc hàng năm) 14

Hình Hình số 1: Biến đổi khí hậu 53Hình số 2: Chu trình quản lý thiên tai (tại phần phụ lục) 59

Page 4: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

Chữ cái viết tắt BCHPCBL: Ban chỉ huy phòng chống bão lụt BVMT: Bảo vệ môi trường CT-DA: Chương trình, dự án ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GD: Giáo dục GĐ: Giám đốc GD- ĐT: Giáo dục và Đào tạo GNTT: Giảm nhẹ thiên tai HĐND: Hội đồng Nhân dân KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tư KT-XH: Kinh tế -Xã hội KHPTKT-XH: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội KHCN: Khoa học công nghệ LDTBBXH: Lao động Thương binh và Xã hội LLVT: lực lượng vũ trang NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NDMP: Đối tác giảm nhẹ thiên tai PN: Phụ nữ PCBL: Phòng chống bão lụt PCLBTW: Phòng chống lụt bão trung ương PC&GNTT: Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai QLRRTT: Quản lý rủi ro thiên tai RMN: Rừng ngập mặn SKSS: Sức khoẻ sinh sản UBND: Uỷ ban Nhân dân UNDP: Chương trình phát triển liên hiệp quốc

2

Page 5: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

3

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2020 Chiến lược Quốc gia về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) thể hiện tầm nhìn tổng thể đối với các mục tiêu, nội dung và chiến lược của Việt Nam trong công tác giảm nhẹ thiên tai, là văn bản có ý nghĩa quan trọng trên góc độ quản lý thiên tai. Chiến lược đã xác định nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của từng vùng cụ thể. Chiến lược đã xây dựng các nội dung giám sát đánh giá, đặc biệt nội dung chiến lược đã đề cấp đến vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp: Quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã và các lĩnh vực (các ngành).

Lần đầu tiên Việt Nam có được một chiến lược toàn diện về GNTT, bao hàm hết các lĩnh vực của Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, khắc phục được những hạn chế của các văn bản chính sách tản mạn trước đây, là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành thực hiện việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tê - xã hội trong thời gian tới. Rà soát thực trạng lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hộ 5 năm 2006-2010 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) đã bước đầu đã cho thấy một số phát hiện như sau:

- Về mục tiêu của Kế hoạch đặt ra không chỉ dừng lại ở mức đạt mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 đến 2010 mà còn phải phấn đấu cao hơn, tạo ra bước phát triển đột phá vững chắc để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp, tạo nhiều việc làm với năng suất và chất lượng cao hơn, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân theo hướng phát triển bền vững.

- Các chỉ tiêu chủ yếu được xác lập trên cơ sở phát triển bền vững dựa trên 3 trục: Kinh tế- xã hội- môi trường.

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 đã xây dựng được khung “Chính sách và giải pháp" để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch. Đây là khung chính sách đầu tiên được xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm. Trong khung chính sách thể hiện rõ ràng mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các giải pháp, chính sách đề thực hiện mục tiêu đó, một số kết quả dự kiến sẽ đạt được và cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách và giải pháp đó.

- Một nội dung mới được đưa vào Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 là vấn đề giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch. Được sự uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ban hành khung theo dõi giám sát dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Đây là khung theo dõi đánh giá được xây dựng khoa học và logic được thể hiện dưới dạng ma trận, bao gồm các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ cụ thể, các hoạt động đầu vào, các chỉ số đầu ra, kết qủa tác động và cuối cùng là cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu, chỉ số và tần suất báo cáo, đánh giá.

Đánh giá mức độ lồng ghép giảm nhẹ thiên tai

Tiền đề cho việc lồng ghép - Phương pháp lập kế hoạch có nhiều đổi mới phù hợp cho việc lồng ghép giảm nhẹ thiên

tai - Nội dung kế hoạch đã đề cập đến các vấn đề phát triển xã hội, môi trường tạo điều kiện

cho việc lồng ghép đầy đủ các chỉ số kinh tế, xã hội lẫn môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững

- Quy trình lập Kế hoạch theo phương pháp tiến cận từ dưới lên, được chia ra thành nhiều bước, cho nên có sự tham gia của hầu hết các ngành, các cấp, đặc biệt là sự tham gia của người dân. Do vậy, nội dung kế hoạch sát với tình hình thực tiễn của địa phương, có tính

Page 6: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

4

khả thi cao. Có các giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng vùng lãnh thổ, phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hôi của từng vùng, cho nên đã tạo cơ sở khoa học cho việc lồng ghép các chỉ số kinh tế, xã hội, tự nhiên thích hợp giảm nhẹ thiên tai cho từng vùng, từng vùng kinh tế và tiểu khí hậu (7 vùng) khác nhau

- Kế hoạch đã đề cập đến một cách cụ thể những thuận lợi, khó khăn thách thức về điều kiện tự nhiên, về điều kiện kinh tế, xã hội và cơ chế, thể chế (năng lực của bộ máy lãnh đạo) của từng vùng sinh thái, từ đó đưa ra được cơ sở khoa học cho việc lồng ghép.

Kết quả lồng ghép - Xét theo nghĩa rộng, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 (KHPTKTXH)

đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến GNTT, như đã đưa ra các giải pháp dựa trên cơ sở đánh giá tình hình đặc điểm tự nhiên- kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của từng vùng. Đã đưa ra các giải pháp giảm nhẹ thiên tai thông qua nâng cao khả năng ứng phó của cả xã hội.

- Mặt khác đối với từng vùng đã có những giải pháp riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.

- Đã xây dựng khung giám sát đánh giá (như đã trình bày trên đây)

Hạn chế của việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - Nhìn chung, những nội dung lồng ghép PC&GNTT chưa được lồng ghép một cách toàn

diện. Chủ yếu vẫn là các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đâu đó đã đề cập đến PC&GNTT, những vẫn mới chỉ là những ý kiến còn tản mạn chưa đi vào theo một hệ thống thống nhất theo phương pháp tiếp cận tổng hợp theo yêu cầu chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Ở những lĩnh vực nhạy cảm như phát triển thuỷ hải sản, kinh tế ven biển, môi trường vẫn chưa có lồng ghép các chỉ số cụ thể... Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải chưa đưa ra được các chỉ số bền vững của công trình trong các vùng thường xuyên bị thiên tai: như mức đầu tư, thiết kế, vật liệu xây dựng.... Hoặc vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Đông Nam Bộ cần có các chỉ số về thiết kế cơ sở hạ tầng và nhà ở: xây dựng các mô hình nhà ở phù hợp với vùng bão lũ....(theo tinh thần của Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai)

- Cần có Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện lồng ghép giảm nhẹ thiên tai cho các ngành, các cấp. Mặt khác, các chỉ tiêu, giải pháp cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng vùng lãnh thổ còn dừng lại ở mức độ liệt kê đầu việc, chưa xác định thời gian, tiến độ và phân công chủ trì, phối hợp của các cơ quan thực hiện cụ thể theo từng lộ trình và có sự theo dõi, giám sát, nghiệm thu đối với các sản phẩm kể cả các giải pháp công trình và phi công trình về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.

- Đi sâu vào từng ngành, lĩnh vực thấy nhiều ngành, lĩnh vực chưa để cập chỉ tiêu, giải pháp cụ thể thể hiện nội dung lồng ghép trong kế hoạch phát triển lĩnh vực đó, ngành đó. Thậm chí chưa đề cập tới PC&GNTT và các rủi ro do thiên tai gây ra.

- Kế hoạch có những nội dung lồng ghép nhưng về tổ chức thực hiện chưa giao cho một tổ chức cụ thể nào.

Kiến nghị về lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Xây dựng lộ trình cho việc lồng ghép Do những hạn chế nêu trên, trên tinh thần của Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vừa mới được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, cần thiết phải có một lộ trình để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc lồng ghép một cách triệt để hơn vào Chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia. Đồng thời cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai cho các cấp các ngành (các tỉnh, ngành, và các chương trình phát triển, chương trình xoá đói giảm nghèo, các dự án và Chiến lược đầu tư và hoạt động đầu tư của các đối tác khác nhau trên lãnh thổ Việt nam…). Các kiến nghị cụ thể được trình bày tại phần IV, trang 57 của Báo cáo này.

Page 7: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

5

I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

1.1 Bối cảnh Trên phạm vi toàn cầu, trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, là vấn đề của toàn cầu. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động của con người như phát triển công nghệ, đô thị hoá, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra. Trong hai thập kỷ qua, trên thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thảm hoạ do thiên tai gây ra. Việt Nam là một nước còn nghèo, phải mất một thời gian dài để khôi phục lại sau những thiệt hại do chiến tranh. Việt nam phải đối đầu với nhiều thách thức trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trong giai đoạn trước thập kỹ 90. Cùng với chính sách Đổi mới, kinh tế Việt Nam dần dần được phục hồi và bắt đầu tăng trưởng mạnh. Cuộc cải cách toàn diện thành công, bắt đầu từ giữa năm 1980, đã đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng cùng với sự giảm đói nghèo. Từ năm 1990 đến 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 7,5%. Quá trình Đổi mới đã giúp cải tổ chính sách kinh tế và hình thành thị trường phi tập trung từ đó tạo điều kiện cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong vòng 10 năm, quy mô nền kinh tế đã tăng lên gấp đôi và Chính phủ đã tiến hành nhiều Chương trình hỗ trợ cho vùng nghèo, người nghèo, cho nên trong một thời gian ngắn đã giảm mạnh số người nghèo đói, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng bà con dân tộc thiểu số sinh sống.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Ngoài công cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước, nhân dân Việt Nam còn phải đương đầu với công cuộc chiến đấu với thiên tai hàng năm hết sức ác liệt, nhất là lũ và bão. Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính 11 năm gần đây (1995-2006), các loại thiên tai như: bão, lũ, lốc... đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản: làm chết và mất tích 9.416 người, bị thương 7.622 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng khoảng 7.966 tỷ ngôi nhà. Thiệt hại vật chất ước tính 61.479 tỷ đồng. (Nguồn www.ccfsc.org.vn/ndm-p) Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. Những khu vực đồng bằng châu thổ cũng là nơi tập trung đông dân cư và với dân số khoảng 80 triệu người, tốc độ tăng hàng năm 1,4% (tốc độ tăng trưởng năm 2000). Theo một số đánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới về biến đổi khí hậu, thì những khu vực này sẽ gặp phải những áp lực lớn trong tương lai do hậu quả của Biến đổi khí hậu toàn cầu. Tỷ lệ hộ nghèo ở những vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai còn cao, còn tiềm ẩn các nguy cơ tái nghèo. Vẫn còn có tới hơn 70% dân số sống ở nông thôn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, xuống cấp. Một số chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trong đó phải kể đến chính sách xây mới và duy tu bão dưỡng các công trình, như đường giao thông, công trình thuỷ lợi….công trình công cộng trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc…Tất cả những hạn chế trên đã hạn chế khả năng ứng phó của người dân, đặc biệt là người nghèo trước những thảm hoạ do thiên tai gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán…làm tăng nguy cơ rủi ro trước thảm hoạ thiên tai

Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, việc lồng ghép các yêu cầu PCGNTT trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được đặt ra trong Chiến lược PCGNTT như là điều kiện tiên quyết. 1.2 Mục tiêu nhiệm vụ Mục tiêu chung: Tăng cường lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào Kế hoạch phát triển KT-XH tại cấp tỉnh, cấp quốc gia ở Việt Nam nhằm phát triển một cách bền vững

Page 8: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

6

Để đạt được mục tiêu chung, báo cáo của tư vấn phải đề cập đến các vấn đề như sau:

- Rà soát Kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia đến năm 2010 để có đánh giá tổng thể về lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển tại cấp quốc gia;

- Đưa ra khuyến nghị cho các nhà lập kế hoạch liên quan để lồng ghép quản lý thiên tai vào kế hoạch phát triển của những vùng bị thiệt hại do thiên tai (khuyến nghị để khắc phục những bài học kinh nghiệm và những khó khăn nêu trên): Những khuyến nghị đó phải thực tế, khả thi và chấp nhận được với chính quyền địa phương để đảm bảo có thể áp dụng ngay được vào quá trình lập kế hoạch ở địa phương cho những vùng bị ảnh hưởng.

- Đánh giá mức độ lồng ghép phòng chống thiên tai (bão và lũ) trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.(được xem như nghiên cứu điển hình bao gồm: Xác định khoảng trống và nhu cầu của lồng ghép quản lý thiên tai vào kế hoạch phát triển của những địa phương sau được lũ đầu tháng 8 năm 2007 tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình).

- Dựa vào các bài học kinh nghiệm về lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển KH-XH cấp tỉnh, rà soát về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, và các tài liệu liên quan và đưa ra khuyến nghị liên quan đến lồng ghép quản lý thiên tai ở cấp quốc gia.

- Đánh giá phạm vi tiên liệu các rủi ro thiên tai trong kế hoạch hiện thời của cấp tỉnh;

- Đánh giá phạm vi các biện pháp phòng chống thiên tai được kết hợp trong kế hoạch hiện thời;

- Đánh giá phạm vi thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai ở một số vùng (huyện hoặc xã) bị ảnh hưởng nặng của trận lụt vừa qua;

- Phân tích những lợi ích của kế hoạch được lồng ghép với quản lý rủi ro thiên tai thông qua phân tích, đánh giá những tổn thất không đáng có hoặc có thể tránh được sau trận lụt vừa qua nếu quản lý thiên tai được lồng ghép tốt hơn trong kế hoạch phát triển của địa phương.

- Khuyến nghị để lồng ghép quản lý thiên tai hiệu quả hơn vào kế hoạch tái thiết cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, rút ra những bài học kinh nghiệm liên quan đến lồng ghép quản lý thiên tai vào kế hoạch địa phương qua cơn bão số 2 vừa qua để giảm nhẹ thiệt hại của những thiên tai tương tự trong tương lai về mặt lập kế hoạch phòng chống thiên tai.

- Đánh giá những rào cản, khó khăn hiện tại hoặc tiềm tàng ảnh hưởng đến khả năng lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai như mong muốn vào kế hoạch phát triển địa phương của các nhà lập kế hoạch.

Kết quả mong đợi: Báo cáo tổng hợp cả những ý kiến nhận được trong quá trình tham vấn tại 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh

• Đánh giá nội dung GNTT được đưa vào Kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia đến năm 2010;

• Rà soát để đưa ra khuyến nghị nâng cao lồng ghép quản lý thiên tai vào Kế hoạch phát triển KT-XH hiện nay cũng như các kế hoạch sau này.

Kết quả mong đợi: Báo cáo cuối cùng tổng kết những ý kiến nhận được sau quá trình tham vấn thông qua tổ chức hội thảo cấp quốc gia.

Page 9: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

7

1.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam

1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện địa hình Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ Bắc (từ 8 độ 30 phút đến 23 độ 20 phút) và 7 độ kinh đông (từ 102 độ 10 phút đến 109 độ 20 phút), phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và nam giáp với biển Đông. Việt Nam có tổng diện tích đất liền là 329.241 km2, bờ biển dài 3260 km, nơi có chiều rộng lớn nhất khoảng 600 km, nơi có chiều rộng hẹp nhất khoảng 50km. Vùng đặc quyền kinh tế biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần lãnh thổ trên đất liền. Vùng biển là nơi tập trung cao các hoạt động kinh tế và xã hội, nơi đây tập trung gần 60% dân số, khoảng 50% đô thị lớn và quan trọng và hấu hết các khu công nghiệp của cả nước1. Địa hình Việt Nam tương đối đa dạng: núi, sông, cao nguyên, đồng bằng, bờ biển, bán đảo, đảo. Đồi núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Các dãy núi thường có hướng Tây Bắc - Đông Nam gần vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc- Tây Nam. Nhiều dãy núi song song chia cắt lãnh thổ tạo thành những sông có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phần lớn các sông đều đổ ra biển Đông. Địa hình núi cao, sườn dốc lớn, độ chia cắt mạnh, phân bố rải rác khắp lãnh thổ với mạng lưới sông, ngòi dày đặc. Diện tích đồng bằng cả nước chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, bao gồm các khu vực như: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Trung bộ, đồng bằng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam được phân chia thành 7 vùng kinh tế và tiểu khí hậu, gồm: miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Với đặc điểm như trên, Việt Nam thường xuyên chịu tác động của bão, lũ và các loại thiên tai khác.

1.3.2 Địa chất thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật Bắc bộ là vùng có cấu tạo địa chất phức tạp nhất so với các vùng khác trong cả nước. Miền núi phía Bắc có 1/3 diện tích là đá với tầng phong hoá mỏng, nghèo dinh dưỡng, ít hấp thụ nước. Loại đất đen thường phân bổ ở các vùng đá vôi nhiều can xi và magiê. Đồi núi chiếm 80% diện tích Bắc bộ. Tỷ lệ rừng bao phủ ở khu vực này thấp nhất trong toàn quốc. Riêng vùng núi và trung du Bắc bộ hiện còn nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc. Diện tích đất phù sa của đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 14% tổng diện tích toàn vùng Bắc bộ. Loại đất phù sa cổ ở khu vực này thường có màu vàng nâu, ít sét, trữ nước kém, dễ bị hạn và xói mòn. Bắc Trung bộ có diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ lớn, đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ có rất ít đất phù sa. Các loại đất thường gặp ở khu vực này là: đất màu vàng nhạt trên núi cao, đất đỏ, đất nâu đỏ, đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất dễ bị xói mòn. Tỷ lệ rừng bao phủ của Bắc Trung bộ đạt 28%. Diện tích đất trống đồi núi trọc trong vùng chiếm 3,4% diện tích đất tự nhiên. Nam Trung bộ có cấu tạo địa chất phức tạp và đa dạng với nhiều loại đất như: đất phù sa, đất cát ven biển, đất bạc màu... Tỷ lệ bao phủ rừng ở khu vực này tương đối cao (34,5%). Tây Nguyên có cấu tạo địa chất gồm hai loại tầng phủ: tầng phủ mềm và tầng phủ phong hoá. Đất phù sa ở khu vực này chỉ chiếm 2,8% diện tích đất tự nhiên, đất đen chiếm 1,86%, đất xám bạc màu chiếm 10%. Riêng đất đỏ vàng chiếm tỷ lệ lớn: 68,2%. Tỷ lệ rừng bao phủ ở Tây nguyên đạt gần 60%.2

Đông Nam bộ có cấu tạo địa chất tương tự như Tây Nguyên với hai loại thổ nhưởng chính là đất xám và đất đỏ. Tỷ lệ bao phủ của rừng ở khu vực này khoảng 19,5%.

1 Chương trình nghị sự 21- Phát triển bền vững. tr 45, năm 2004 2 Cục Quản lý Đê điều và PCLB (trang thông tin điện tử: www.ccfsc.org.vn)

Page 10: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

8

Đồng bằng sông Cửu Long có cấu tạo địa chất tương đối thuần nhất, đất phù sa chiếm 31,4% diện tích đất tự nhiên, đất phèn chiếm 41,1%, đất mặn chiếm 19,1% và đất xám chiếm 3,5%... Nhìn chung cấu tạo địa chất trên toàn lãnh thổ Việt Nam tương đối ổn định, với nhiều dãy núi cao phân bố rải rác ở các vùng, chia cắt lãnh thổ bằng những hệ thống sông dày đặc. Có các vùng mưa lớn như ở Bắc bộ, Trung bộ. Khu vực Tây bắc còn có động đất với cấp độ thấp và không thường xuyên. Địa hình núi cao, dốc lớn dễ gây nguy cơ sạt lở đất và lũ quét.

1.3.3 Khí hậu Nhiệt độ có sự chênh lệch cao giữa các vùng, các mùa trong từng vùng cũng nh giữa các thời điểm trong ngày của mỗi vùng... ở miền Bắc phân làm 4 mùa rõ rệt, phía Nam chỉ có mùa khô và mùa mưa, ở Trung bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

Lượng bốc hơi lớn, không đều giữa các vùng của Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực có lượng bốc hơi cao nhất.

Độ ẩm cao và có sự chênh lệch giữa các vùng, các mùa. Vùng Nam bộ thường có độ ẩm thấp hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Mưa: Việt Nam nằm ở rìa Đông Nam Á, tiếp cận với hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, chịu sự chi phối của các khối không khí lục địa và đại Dương. Lượng mưa hàng năm lớn, phân bố không đều, 70-80% tập trung vào mùa mưa, ở Miền Bắc từ tháng 5 đến tháng 9, miền Trung từ tháng 9 đến tháng 12 và Nam Bộ từ tháng 10 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.500 mm. Trung Trung bộ là nơi có lượng mưa bình quân/năm lớn nhất, thấp nhất là vùng Nam Trung bộ.

1.3.4 Thuỷ văn Do địa hình đồi núi chia cắt nên lãnh thổ Việt Nam có mạng lưới sông dày đặc. Có 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, có 13 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 3.000 km2 trở lên, trong đó 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 10.000 km2 là các sông: Mê Kông, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Ba, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và sông Thu Bồn.

Mạng lưới sông Việt Nam có tổng diện tích lưu vực hứng nước là 1.167 triệu km2, trong đó có 835.000 km2 nằm ngoài lãnh thổ (71,5%), có tổng lượng nước trung bình nhiều năm 835 tỷ m3, trong đó lượng nước phát sinh trên lãnh thổ là 313 tỷ m3 chiếm 37,5 %. (Cục Đê điều www.ccfsc.org.vn)

1.3.5 Điều kiện kinh tế- xã hội

Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã gây sức ép nặng nề, làm suy thoái tài nguyên và môi trường. Dân số cả nước hiện có hơn 85 triệu người, ước tính đến năm 2010, Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu dân (Chiến lược PTKTXH 2001-2010). Sự gia tăng nhanh dân số tại những vùng có tiềm năng phát triển sản xuất đã dẫn tới tình trạng thiếu đất ở, đất canh tác; xuất hiện hiện tượng lấn chiếm dòng chảy, chiếm dụng các khu vực cửa sông, ven biển, ven suối; khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi; chặt phá rừng, đốt rừng, gia tăng rác thải... Đây chính là những tác nhân gây hạn chế dòng chảy, nghèo nàn đất, ô nhiễm môi trường, làm cho các hồ chứa bị bồi lấp, gây sạt lở đồi núi và lũ bùn đá... tăng nguy cơ xuất hiện các loại hình thiên tai.

Sự tăng trưởng về kinh tế bình quân hơn 7%/năm trong suốt thập kỷ 90 và sẽ còn tiếp tục gia tăng nhanh hơn nữa trong 2 thập kỷ tiếp theo. Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nếu không có sự lồng ghép với chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai thì có thể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái dẫn đến gia tăng các rủi ro thiên tai và phát triển không bền vững.

Page 11: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

9

1.4 Đặc điểm một số loại hình thiên tai chủ yếu ở Việt Nam

1.4.1 Bão Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt nam, do nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là một trong những vùng bão với số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong 3 thập kỷ gần đây. Trong vòng hơn 50 năm (1954-2006) đã có 380 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam. Bão vào gặp lúc triều cường nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. Có tới 80 - 90% dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão. Nhiều năm qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 đến 6 cơn bão đổ bộ một năm. Theo thời gian thì tần suất đổ bộ của bão dịch chuyển dần vào phía nam. Bão xuất hiện với tần suất cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 và rất khó dự đoán.

Năm 2006 là năm xuất hiện nhiều trận bão mạnh: bão Chanchu (5/2006), bão Xangsane và Cimaron (10/2006), Chebi (11/2006), bão Durian và Utor (12/2006). Các cơn bão gây thiệt hại lớn cho người dân (đặc biệt là các khu vực gần biển). Chỉ tính thiệt hại do bão Xangsane gây ra vào tháng 10/2006 đã lên tới hơn 10 nghìn tỷ đồng3.

Bão - Lũ từ biển

Bão thường kết hợp với hiện tượng nước dâng do bão, tạo thành gió và sóng. Gió bão mạnh sẽ tạo ra sóng lớn và làm tăng cao mực nước biển. Trong thời gian 30 năm qua, người ta ghi nhận được có một nửa trong số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã làm dâng cao mực nước trên 1 mét và có 11% số cơn bão làm dâng cao mực nước biển trên 2 mét. Một số trường hợp rất đặc biệt, bão có thể tạo thành nước dâng cao đến vài mét.

1.4.2 Lũ

Lũ các sông Bắc bộ Sông Hồng và sông Thái Bình có diện tích lưu vực 164.300 km2 trong đó phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam là 87.400 km2 bao gồm 23 tỉnh, thành phố, chiếm 75,7% diện tích tự nhiên của toàn Bắc bộ. Mùa lũ trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thường xuất hiện sớm so với các vùng khác, từ tháng 5 đến tháng 9. Trung bình mỗi năm có từ 3 đến 5 trận lũ xuất hiện trên lưu vực này. Tùy theo quy mô của trận lũ mà có thời gian kéo dài từ 8 - 15 ngày. Biên độ mực nước lũ trên hệ thống sông Hồng dao động mạnh, tại Hà Nội dao động ở mức trên 10m. Dao động mực nước trên sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức trên 6m.

Lũ các sông miền Trung Các sông từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh, mùa lũ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Các sông này lũ tập trung chủ yếu trong dòng chính vì có hệ thống đê ngăn lũ, biên độ dao động trên 7m với hệ thống sông Mã, trên 9 m với hệ thống sông Cả. Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, mùa lũ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Các sông ở khu vực này có hệ thống đê ngăn lũ thấp hoặc chưa có đê. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng, biên độ dao động trên 8m.

Lũ các sông khu vực Tây nguyên Khu vực này không có các hệ thống sông lớn, lượng mưa trung bình nhỏ, phạm vi ảnh hưởng hẹp, thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét, biên độ lũ tại cầu Đabla trên sông Đabla ở mức 10m.

Lũ các sông miền Đông Nam bộ Do cường độ mưa không lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ trên sông Đồng Nai thường không lớn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng đã có những trận lũ đột biến với cường độ mạnh khác thường như đã xảy ra vào tháng 10/1952, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại Biên Hoà là 12.500 m3/s.

3 Đối tác giảm nhẹ thiên tai: www.ccfsc.org.vn/ndm-p

Page 12: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

10

Lũ các sông Đồng bằng sông Cửu Long Lũ chủ yếu từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều kết hợp với khả năng điều tiết của Biển Hồ. Lũ diễn biến chậm, kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng trong năm, làm ngập hầu hết toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Lũ quét, lũ bùn đá Lũ quét là loại hình nguy hiểm nhất và cũng hay gặp ở Việt Nam nhất. Do sự biến đổi của khí hậu, trong những năm gần đây, lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, bình quân có từ 2 đến 4 trận lũ quét xảy ra trong mùa lũ hàng năm. Có những nơi lũ quét xảy ra nhiều lần ở cùng một địa điểm. Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt và thường gây những tổn thất nghiêm trọng về người và của. Các trận lũ quét điển hình như: trận lũ quét ngày 27/7/1991 tại thị xã Sơn La; trận năm 1994 tại Mường Lay, Lai Châu; trận lũ quét tại

à Tĩnh ngày 20/9/2002; trận lũ quét năm 2005 tại Yên Bái... H 1.4.3 Ngập úng Ngập úng thường do mưa lớn gây ra, ở một số vùng thời gian ngập úng kéo dài. Những năm gần đây xẩy ra tình trạng ngập úng cục bộ do triều cường tại một số quận của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngập úng tuy ít gây tổn thất về người nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. Ngập do triều cường tại thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và giảm hiệu quả làm việc của cán bộ và nhân dân.

1.4.4 Hạn hán và sa mạc hoá

Vùng Tây Nguyên có chỉ số hạn hán cao. Kể từ năm 1980, hạn hán xẩy ra hàng năm, với tần suất 5 năm lại diễn ra những được hạn hán khốc liệt (năm 1083, 1988, 1993, 1998 và 2003. Năm 2003 lưu lượng nước trong tất cả các sông và suối ít hơn 20-25% so với mức cuối kỳ năm 2002. mực nước của các hồ chứa xuống dưới mực nước chết. Các mặt nước ngầm giảm trung bình khoảng 1,5 đến 2 m ở nhiều nơi giảm 3-4 m), gây thiếu nước cho 100.000 hộ dân.

Tháng 4 năm 2003, hạn hán đã gây hại cho khoảng 300ha lúa ở Kon Tum và 3000 lúa ở Gia Lai và 50.000 ha đất canh tác ở Đắc Lắc tổng thiệt hại ước tính 250 tỷ đồng4

Ninh Thuận là một tỉnh điền hình về khô hạn. Những tháng mùa khô không chỉ người mà gia súc cũng thiếu nước uống và thức ăn nghiêm trọng. Người dân đã thử nghiệm và thành công trong việc sử dụng cây Xương rồng làm thức ăn cho bò và cừu.

Hạn hán là loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam và đứng thứ 3 về mức độ thiệt hại sau bão và lũ. Trong những năm gần đây, hạn hán liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nuớc. Hạn hán có năm làm giảm từ 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Việc chống hạn thường gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước, ngay các hồ chứa cũng bị cạn kiệt. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hoá ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi.

1.4.5 Mực nước biển dâng Các vùng ven biển có mức nước biển dâng dưới 1m chiếm một phần lớn trong số 3260 km đường bờ biển. Mực nước biển dâng gây xâm nhập mặn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với các vùng ven biển, đặc biệt là ở ĐBSH và ĐBSCL. Có 3 vùng có nguy cơ xâm nhập mặn cao, đó là: các tỉnh ven biển Tây Nam bộ, các tỉnh Duyên hải miền Trung và khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Các tỉnh ven biển Tây Nam bộ là khu vực chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất với 1,77 triệu ha đất bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích. Chi phí xây dựng các công trình ngăn mặn, giữ ngọt rất tốn kém.

4 Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt nam 2003, tr. 27

Page 13: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

11

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, dưới tác động của Biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển sẽ dâng cao và Việt Nam là một trong 3 nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (Philippines, Bănglades, Viet nam). Nếu mực nước dâng lên 1 mét sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng, 5% đất đai bị mất và giảm 10% GDP; Nếu nước biển dâng lên 5 m, thì có tới 35% dân số bị ảnh hưởng và mất 16% đất đai, giảm tới 36% GDP5.

1.4.6 Sạt lở Sạt lở là loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam, bao gồm: sạt lở bờ sông, bờ biển, các sườn núi dốc và lún, nứt đất. Sạt lở thường do các nguyên nhân: ngoại sinh (do nước), nội sinh (do biến động địa chất) và dân sinh (do khai thác khoáng sản bừa bãi hoặc thi công các công trình)...

Hầu hết các con sông trên lãnh thổ Việt Nam đều bị sạt lở, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, làm mất đi số lượng đáng kể diện tích đất ở, đất canh tác; phá huỷ nhiều làng mạc ven sông. Hàng năm Chính phủ đã đầu tư một khoản tiền khá lớn cho công việc di dời, kề sông, nhưng tình trạng sạt lở vẫn chứa khắc phục được bao nhiêu, bởi diện ảnh hưởng quá lớn.

Sạt lở bờ sông do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc khai thác cát trên lòng sông bừa bãi, làm ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc việc xả nước đột ngột của các công trình thủy điên trên thượng lưu cũng có nguy cơ làm sạt lở bờ sông ở hạ lưu. Hiện nay ở hầu hết các con sông đều có hiện tượng sạt lở, việc di dời dân hoặc làm kè sông vô cùng tốn kém.

Sạt lở, xói lở bờ biển do sóng, thuỷ triều, nước biển dâng và dòng hải lưu gây ra. Sạt lở bờ biển dẫn đến hậu quả biển xâm thực vào đất liền, mất nhà ở, phá huỷ môi trường... . Sạt lở bờ biển thường đi đôi với bão. Việt nam có chiểu dài bờ biển hơn 3.260km đường biển, do vậy việc sạt lở bờ biển là hiện tượng thiên tai khá phổ biến, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, và một số tỉnh Bắc Bộ. Theo báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam năm 2003 (tr. 27) thì ước tính khoảng 300km bờ biển Việt Nam hiện đang bị xói lở, và hiện tượng xói lở, sạt lở đang xẩy ra ở hầu hết 20 tỉnh ven biển

Bảng số 1: Tình trạng xói lở vùng ven biển6

Thời kỳ 1930-1945 1975-1992 1998 2001 Số các khúc bờ biển bị xói lở 35 61 243 249 với tổng chiều

dài xói lở là 300km

Trợt lở đồi núi, sườn dốc thường do mưa lớn tập trung, kết hợp với nơi có cấu tạo địa chất yếu, tác động của con người như: bạt núi mở đường, chặt phá rừng... Trượt lở đồi núi thường kèm theo lũ bùn đá, gây tổn thất nghiêm trọng đối với tính mạng và tài sản của người dân trong vùng. Việc trượt lở đồi núi, sờn dốc thường xẩy ra nhiều ở các tỉnh miền núi như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Hoà Bình, và dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Sạt lở đã làm ách tắc giao thông, thậm chí gây chết người, phá huỷ phương tiện giao thông. Việc khắc phục sạt lở đồi núi, sờn dốc thường rất tốn kém, có một số biện pháp như kè vách ta luy, kiên cố hoá bằng đá, bê tông. Giải toả ách tắc đường do sạt lở thường phải có các phương tiện điện đại như xe ủi, máy xúc và rất tốn kém...

Bảng số 2: Mức độ hiểm họa của các loại hình thiên tai ở các vùng Các vùng Hiểm hoạ chính

Vùng núi Bắc bộ, Trung bộ Lũ lụt, sạt lở đất, bão, lũ quét Vùng đồng bằng Sông Hồng Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất, bồi lắng Các tỉnh ven biển miền Trung Bão, lũ quét , xâm nhập mặn, hạn hán Vùng Tây Nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, lốc 5 Trích theo Lê Công Thành: Giải pháp và thể chế, chính sách về vấn đề biến đổi khí hậu của Việt Nam, báo cáo tại Hội nghị Biến đổi khí hậu ngày 22 tháng 11/2007 do Đối tác giảm nhẹ thiên tai chủ trì tại Hà Nội 6 Theo báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam năm 2003 (tr. 27)

Page 14: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

12

Vùng đồng bằng Nam bộ Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở, cháy rừng, nhiễm mặn

Bảng số 3: Tóm tắt dưới đây là tần suất của một số loại hiểm họa tại Việt Nam. Cao Trung bình Thấp

Lũ lụt Mưa và mưa đá Động đất Bão Hạn hán Tai nạn công nghệ Nhiễm mặn Sạt lở đất Sương mù Ngập úng Cháy rừng Lốc xoáy Xói mòn, bồi lắng Hỏa hoạn (Nguồn: Ủy Ban Quốc Gia Việt Nam về Thập kỷ quốc tế giảm nhẹ thiên tai - 1998)

Những địa phương thường xẩy ra thiên tai: Thiên tai xẩy ra trên phạm vi cả nước, nhưng thường tập trung vào một số vùng, như đồng bằng sông Hồng, bờ biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung bộ và đồng Bằng sông Mê Kông. Nếu xét về ngành kinh tế thì Vùng kinh tế ven biển có tính rủi ro cao nhất, chịu nhiều ảnh hưởng nhất của các loại hình thiên tai, trong đó chủ yếu là bão, lũ, ngập lụt, hạn hán và sạt lở ven biển. Nếu tính theo ngành thì ngành nông nghiệp (trong đó có thuỷ sản), có tính rủi ro cao nhất và chịu thiệt hại nhiều nhất, tiếp đên là ngành giao thông vận tải.

1.5 Hậu quả của thiên tai đối với phát triển kinh tế xã hội

1.5.1 Hậu quả về kinh tế - xã hội Thiên tai ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế, phát triển bền vững, gia tăng đói nghèo; là trở lực lớn trong quá trình phấn đấu đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Việt Nam có hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai.

Thiên tai xảy ra và đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Chỉ tính riêng trong 12 năm qua (1995-2006) thiên tai đã làm khoảng 9.416 người chết và mất tích, bị thương 7.622 người, thiệt hại vật chất ước tính khoảng 61.479 tỷ đồng.

Bảng số 4: Thiệt hại do thiên tai gây ra trong các năm7 và % đối với GDP8

Thiệt hại về người

Năm Bị chết/mất tích (người)

bị thương (người)

Nhà đổ, trôi, ngập, hư hại

(cái)

Tổng thiệt hại vật chất (tỷ đồng)

GDP (tỷ đồng)

% so với GDP

1995 399 315 501.302 1.129 228892 0,49 1996 1243 907 2.120.952 7.998 272036 2,94 1997 3083 1617 416.801 7.730 313623 2.46 1998 522 522 568.362 1.797 361017 0,50 1999 901 544 1.126.260 5.427 399942 1,36 2000 775 413 1.039.616 5.098 441646 1,15 2001 629 288 518.172 3.370 481295 0,70 2002 389 275 392.749 1.958 535762 0,37 2003 186 191 175.849 1.590 613433 0,26 2004 278 190 244.669 1.004 715307 0,14 2005 399 262 223.271 5.809 839211 0,69 2006 612 2.098 632.679 18.566 973790 1,91 Tổng 9.416 7.622 7.960.682 61.479

Nguồn: Đối tác giảm nhẹ thiên tai:www.ccfsc.org.vn/ndm-p và GDP từ website Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=428&idmid=3

Đồ thị số 1 : Thiệt hại về người do thiên tai qua các năm (người)

7 Đối tác Giảm nhẹ thiên tai:www.ccfsc.org.vn/ndm-p 8 Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=428&idmid=3

Page 15: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

Tổng hợp thiệt hại về người do thiên tai gây ra từ năm 1995 2006

901 775 629389 278

5221243

3083

399 612399186

522

2,098

907

315

1617

262190191

275288413544

0500

100015002000250030003500

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

ngườ

i

Số người bị chết/mất tích Số người bị thương

Số người chết/mất tích cao nhất vào năm 1997 lên tới 3.083 người. Số người bị thương nhiều nhất trong năm 2006: hơn 2.098 người. Tổng số người chết trong 12 năm là 9.416 người, bị thương là 7.622 người.

Đồ thị số 2 : Thiệt hại về kinh tế từ năm 1995 đến năm 2006

Tổng thiệt hại vật chất (tỷ đồng) từ năm 1995 đến 2006

1,129 1,004

7,998 7,730

1,797

5,427

5,0983,370

1,958

1,590

5,809

18,566

02,0004,0006,0008,000

10,00012,00014,00016,00018,00020,000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ V

iệt N

am đồn

g

Tổng thiệt hại vật chất từ năm 1995-2006 khoảng 61.479 tỷ đồng, trong đó năm 2006 thiệt hại lớn nhất: 18.565 tỷ đồng. Thiệt hại do cơn bão Xangsane vào tháng 10/2006 lên tới hơn 10 nghìn tỷ đồng

Đồ thị số 3 : Thiệt hại do thiên tai gây ra so với GDP: từ năm 1995 đến 2006

0.49%

2.94%2.46%

0.50%

1.36%1.15%

0.70%

0.37% 0.26% 0.14%

0.69%

1.91%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

Tỷ lệ

%

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Thiệt hại do thiên tai gây ra so với GDP quốc gia từ năm 1995-2006

Theo số liệu của bảng số 3 cho thấy, thiệt hại vật chất (có thể tính được) là rất lớn. Năm thiệt hại ít nhất so với GDP cũng chiếm tới 0,14% GDP của năm đó ; Năm thiệt hại kinh tế lớn nhất là năm 1996 chiếm tới 2,94% GDP.

Tiếp đến năm 1997 chiếm 2,46%, thứ 3 là năm 2006 : gần 2% DGP. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây thiệt hại do thiên tai gây ra có xu hướng tăng dần và diện rộng, ví dụ cơn bão Xangsane tháng 10/2006 có tới 10 tỉnh bị thiệt hại, trong đó Đà Nẵng là tỉnh thiệt hại nhiều nhất lên tới hơn 5 tỷ đồng. Một số tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình thiệt hai do thiên tai gây ra có những năm nhiều hơn cả GDP của tỉnh có được vào năm đó. Như vậy vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai thực sự đã trở thành một vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách.

Trong các ngành kinh tế, thì nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão lũ, trong đó, Thuỷ sản là ngành chịu rủi ro thiên tai cao nhất, mỗi năm bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng, trong đó bao gồm tàu thuyền bị bão đánh chìm, nuôi trồng thuỷ sản bị nước biển dâng cao cuốn trôi. Như vậy có thể thấy thiên tai, thảm hoạ đã làm giảm tốc độ phát triển kinh tế

Thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục: Bão, lũ đã phá huỷ hàng trăm ngôi trường, hàng nghìn thiết bị giáo cụ giảng dạy. Làm gián đoạn việc dạy và học. Học sinh và giáo viên thường phải nghỉ học hàng tuần, thậm chí hàng tháng sau bão lũ. Làm sang chấn tâm lý học sinh khi có người thân bị chết, hoặc thậm chí hàng năm đã có nhiều học sinh bị nước lũ cuốn trôi, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Trận lũ năm 200 đã làm chết mất 762 người, trong đó có tới 352 trẻ

13

Page 16: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

14

em, chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 46% số người bị chết. Thiên tai đã làm tăng sự tụt hậu của các tỉnh miền núi, miền trung và đồng bằng sông Cửu Long về giáo dục

Thiên tai làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng thường xuyên phải đối mặt với thiên tai. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt người cần cứu trợ do bị thiên tai. Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi nghèo đói thì lại bị tái nghèo bởi thiên tai.

Thiên tai ảnh hưởng đến ngành du lịch và văn hoá: Thiên tai phú huỷ các công trình di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh, làm giảm lượng khách du lịch vào Việt nam vào mùa mưa bão. Các công trình di tích lịch sử sau mỗi mùa mưa bão xuống cấp nghiêm trọng và số tiền cần cho việc tôn tạo lại là rất lớn (Huế, 2007)

Thiên tai còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người già, yếu, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em. Thiên tai làm gia tăng dịch bệnh, và chi phí cho khám chữa bệng cũng như điều trị các bệnh do ô nhiễm nguồn nước ngày càng nhiều hơn. Trong vòng 5 năm 2000-2005, theo cơ sở dữ liệu của Văn phòng hỗ trợ quốc tế về thảm hoạ thiên tai/Trung tâm nghiên cứu dịch tể về thảm hoạ, số người bị ảnh hưởng do thiên tai là 11.135.497. Có tới 1.815 người chết, 594 người bị thương. Có tới 76.045 người mất nhà9. Tuy vậy, so với 5 năm trước (1996-2000), mặc dù thiên tai bão lũ, lốc xoáy có chiều hướng ác liệt hơn, nhưng thiệt hại đã giảm do những nổ lực của công tác phòng chống và giảm nhẹ, như dự báo, khắc phục hậu quả tốt hơn10.

1.5.2 Hậu quả về môi trường

Thiên tai tàn phá, làm suy thoái, gây ô nhiễm môi trường sống, tác động xấu đến sản xuất và đời sống của cộng đồng. Hậu quả của thiên tai làm ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh. Thiên tai gay ra tác động sâu sắc trên nhiều mặt sinh học, làm huỷ hoại môi trường sống, thu hẹp nơi cư trú, làm giảm số lượng sinh vật; huỷ hoại nguồn dinh dưỡng, nguồn nước; làm thay đổi đặc điểm, tính chất, tập quán của một số loài sinh vật, gây ra những biến dị, những đột biến ở một số loài sinh vật11

1.5.3 Hậu quả về quốc phòng, an ninh - Phá huỷ các công trình quốc phòng, an ninh - Suy giảm nguồn dự trữ của quốc gia - Mất ổn định đời sống xã hội - Gây xáo trộn trật tự an toàn xã hội.

1.5.4 Dự báo thiệt hại do thiên tai gây ra trong tương lai Những dự đoán về phát triển và sự thay đổi của dân cư cho thấy, thậm chí khi khí hậu hay mực nước biển không thay đổi, số người phải chịu rủi ro thiên tai có thể sẽ tăng 60% vào năm 2025 và mức thiệt hại 720 triệu USD hiện tại do rủi ro về lũ lụt hàng năm gây ra có thể sẽ tăng lên 10 lần và bằng 5% GDP của Việt Nam (Zeidler, 1998). Việc mực nước biển tăng hầu như sẽ chắc chắn xảy ra và làm tăng những rủi ro về thiên tai hơn nữa. Mực nước biển dự đoán sẽ tăng lên 30 cm - 1m trong vòng ro ngày càng tăng lên này không chỉ hạn chế ở các vùng ven biển, thực tế sự bồi 100 năm tới và có thể gây ra thiệt hại hàng năm lên tới 17 tỷ USD – bằng 80% GDP hàng năm của một nước nếu không có một biện pháp bảo vệ nào được tiến hành (Zeidler, 1998). Những rủi đắp lòng sông và các hiệu ứng dòng xoáy cũng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực ven sông với tổng diệnt ích 40.000 km

2 bị ngập lụt hàng năm. (Zeidler, 1998)12.

9 Bộ Y tế: Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006: Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới, NXBYH. Tr104 10 Bộ Y tế: Báo cáo y tế Việt Nam năm 2006: Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới, NXBYH. Tr104 11 Cục Bảo vệ Môi trường: Hiện trạng môi trường Việt Nam, 2005. tr 33 12 UE và MWH: Báo cáo quốc gia: Gắn thích ứng khí hậu với quản lý rủi ro thiên tai cho mục đích giảm nghèo bền vững, tr.14

Page 17: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

15

1.6 Tính cấp thiết của việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KH PTKTXH

Với đặc điểm tự nhiên và hậu quả do thiên tai như đã trình bày trên đây, nỗ lực quản lý rủi ro thiên tai và lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành ở mọi cấp là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Thông qua phân bổ mục tiêu và ngân sách, những nỗ lực quản lý rủi ro thiên tai đó đang được thực hiện nhờ sự quan tâm thúc đẩy của cả Chính phủ và sự hỗ trợ của quốc tế. Ở các quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như Việt Nam, những cú sốc thiên tai là nhân tố chính gây ra tính dễ bị tổn thương cho người dân, cản trở những nỗ lực phát triển, và làm suy biến môi trường. Do vậy, kế hoạch phát triển sẽ không thể thành công và bền vững nếu không tính đến việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào Kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội của Quốc gia và kế hoạch của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân.

Lồng ghép rủi ro thiên tai vào lập kế hoạch phát triển KT-XH được hỗ trợ mạnh mẽ bởi khung hành động Hyogo giai đoạn 2005 – 2015, trong đó nêu bật: “Các giai đoạn về cứu trợ, phục hồi và tái thiết sau thiên tai là cơ hội để xây dựng lại sinh kế, lập kế hoạch và tái thiết các công trình KT-XH và vật chất sao cho cộng đồng đó có thể kháng chịu và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương trước những rủi ro thiên tai trong tương lai.”

Page 18: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

16

II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp tiếp cận

• Áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong quá trình thu thập số liệu và phân tích kết quả, trong đó sự tham gia của lãnh đạo hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, cũng như sự tham gia của lãnh đạo cấp huyện, cấp xã và cấp thôn.

• Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp, phân tích văn bản: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của 2 tỉnh. Quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất; Chiến lược phát triển thuỷ lợi, Thuỷ sản…

2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó ưu tiên thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.

Phân tích thông tin thứ cấp: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của 2 tỉnh. Quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất; Chiến lược phát triển thuỷ lợi…

Thu thập thông tin trục tiếp và qua trang thông tin điện tử (website) của chính phủ, bộ ngành khác nhau, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đối tác giảm nhẹ thiên tai… 2.2 Cơ sở để đánh giá lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào Kế hoạch phát triển KT-XH

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai

Bảng số 8 dưới đây liệt kê một số chính sách liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam. Những chính sách này là cơ sở pháp lý cho việc lồng ghép vào KHPTKT-XH.

Bảng số 5: Cơ sở pháp lý để lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào KHPTKT-XH Văn bản Năm ban

hành Cấp

1. Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của UNDP 16/11/1994 Toàn cầu 2. Công ước biến đổi khí hậu toàn cầu Công ước quốc tế 3. Công ước Ramsar 1990 Công ước quốc tế 4. Chiến lược phòng chống giảm nhẹ thiên tai 11/2007 Quốc gia 5. Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững 2004 Quốc tế 6. Luật tài nguyên Môi trường 1998 Quốc gia 7. Luật bảo vệ môi trường Quốc hội thông qua năm 1993; 27/12/1993 8. Luật đê điều 2006 Quốc gia 9. Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua 2001

12/8/2001

Quốc gia

10. Luật tài nguyên nước được Quốc hội thông qua năm 1998;

20/5/1998; Quốc gia

11. Pháp lệnh số 26/2000/PL-UBTVQH10 của UBTVQH về Đê điều

24/8/2000 Quốc gia

12. Pháp lệnh phòng chống bão lụt13 20/3/1993 Lệnh số 09/L-CTN 13. Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp được UBTVQH ban 23/3/2000; Quốc gia 13 Pháp lệnh này đã được sữa đổi bổ sung một số điều đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 8 năm 2000

Page 19: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

17

hành 2000 14. Nghị định số 08/2006/NĐ-CP14 Quốc gia 15. Quyết định của thủ tướng chính phủ số 63/2002/QĐ-TTg về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai

2002 Quốc gia

16. Nghị định của Chính phủ số 62/1999/NĐ-CP về Ban hành Quy chế phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống đê sông Hồng để đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội

1999 Quốc gia

17. Quyết định số 307/2005/QĐ-TTg Ban hành Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão lũ

25/11/2005 Thông tư hướng dẫn số 02/2006/TT-BTNMT

18. Chỉ thị của Chính phủ (số 12/2005/CT-TTg) về công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn

08/4/2005 31/3/2006

Quốc gia

19. Nghị định của HĐBT số 168/1990/HĐBT Quy định về tổ chức, nhiệm vụ của Ban phòng chống lụt bão Trung ương các ban chỉ Huy PCLB các cấp các ngành

19/5/1990 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo PCBL Trung ương

20. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 29-6-2006 Quốc gia Nghị định số 08/2006/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh PCBL đã được bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000 Ngoài ra chính phủ, quốc hội, và các cơ quan bộ, ngang bộ ban hành hàng loạt văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp quy cũng như hướng dẫn đưa ra cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành trong việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thuỷ lợi, đê điều, quản lý lưu vực sông, bảo vệ môi trường biển, đất ngập nước, bảo vệ tài nguyên rừng.

Các chính sách xã hội nhằm giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương: Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn luôn quan tâm đến người nghèo, nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương. Trong những năm qua đã ban hàng nhiều văn bản chính sách về xoá đói giảm nghèo, về tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội cho người nghèo, đặc biệt là Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, với phương châm người khoẻ giúp người yếu, người giàu giúp người nghèo, người trẻ giúp người già. Nhà nước có chính sách bao cấp hỗ trợ cho người nghèo, người cao tuổi, người tàn tật gia đình chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Năm 2007, chính phủ đã có chính sách hỗ trợ 50-70% giá trị BHYT cho nhóm cận nghèo. Đồng thời với:« Chính sách xoá nhà tranh tre dột nát » cũng góp phần giảm tình trạng dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng đối phó với thiên tai của người nghèo.

Chương trình 135, chương trình 134 là những chương trình Quốc gia nhằm giảm nghèo đã được thực hiện trong suốt gần hai thập kỷ qua. Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010: Chương trình có ngân sách gần 3.500 tỉ đồng này đặt mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10-11% năm 2010. Mới đây, Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo chương trình thực hiện quyết liệt mục tiêu trên ngay trong năm 2009. Ngoài ra, đối với dân tộc thiểu số, Chính phủ đã có chính sách cấp đất sản xuất cho dân, để mỗi hộ gia đình đều có đất canh tác.

Ngoài ra, để tăng cường sự tham gia của người dân, chính phủ đã ban hành nghị định 29, 76 (1998, 2003) về dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước

Các tổ chức quốc tế cũng tham gia tích cực vào công cuộc xáo đói giảm nghèo, giúp nhân dân Việt Nam tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai qua nhiều dự án, chương trình phát triển nông thôn khác nhau tại khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long

14 Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh PCBL đã được bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000

Page 20: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

2.2.2 Mối quan hệ giữa rủi ro trong thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng Mối quan hệ giữa rủi ro trong thiên tai (thảm họa), tình trạng dễ bị tổn thưong (DBTT) và khả năng có thể trình bày như sau:

nang Kha

DBTT Tình trang x Thien tai Rủi ro trong thiên tai =

Như vậy, xét theo nghĩa rộng, nếu khả năng của một cá nhân, một cộng đồng trong xã hội được nâng lên và tình trạng dễ bị tổn thương được giảm nhẹ thì rủi ro trong thiên tai sẽ được giảm nhẹ. Do đó, một KHPTKT-XH có lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai là phải bao gồm tất cả các giải pháp nhằm giảm nhẹ tình trạng DBTT và nâng cao khả năng của cá nhân và cộng đồng, đó có thể là giải pháp công trình hoặc giải pháp phi công trình.

Rủi ro trong thiên tai là khả năng thiên tai có thể ảnh hưởng có hại đến một cộng đồng dễ bị tổn thương vốn rất ít năng lực để đối phó với những hậu quả (những mất mát xảy ra đối với con người, tài sản và môi trường do thiên tai gây ra như bão. Lũ, lụt...).

Khả năng, hay Năng lực đối phó, được hiểu là các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, phương tiện và sức mạnh tồn tại trong các hộ gia đình và các cộng đồng (như: kỹ năng, kiến thức, phương tiện và các điều kiện sẵn có trong các hộ gia đình và cộng đồng) giúp họ có thể đối phó, chịu đựng, phòng ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng khắc phục một thảm họa (trái với tình trạng dễ bị tổn thương).

Tình trạng dễ bị tổn thương là một loạt các điều kiện tác động bất lợi tới khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hay một cộng đồng trong việc ngăn chặn, giảm nhẹ, phòng ngừa hoặc ứng phó với một hiện tượng thiên tai hay một hiểm hoạ.

Tình trạng dễ bị tổn thương của một cộng đồng bắt nguồn từ các quá trình kinh tế, chính trị, các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng DBTT. Các điều kiện không an toàn cần phản ảnh 3 mặt của tình trạng dễ bị tổn thương: (i) tổn thương về vật chất,(ii) về mặt xã hội - tổ chức và (iii) về thái độ động cơ. Cần chú ý hơn đến sự khác nhau về tình trạng dễ bị tổn thương theo giới giữa nam giới và nữ giới, theo mức sống: giữa người giàu và người nghèo, về độ tuổi: người cao tuổi và người trẻ...và đặc biệt quan tâm đến nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em, người nghèo, người già cô đơn, nữ chủ hộ, người khuyết tật, cũng như quan tâm đến vị trí cư trú: nhóm cư trú gần những nơi nguy hiểm như dọc theo các con sông lớn, dọc theo ven biển, dọc theo những con suối lớn…, hoặc đặc điểm nghề nghiệp như các nhóm có nghề nghiệp nguy hiểm như khai thác đánh bắt thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản ven biển…

a. Dễ bị tổn thương về vật chất, gồm: - Cộng đồng dân cư, nhà cửa, đất canh tác, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản.v..v... xây

dựng/thực hiện không phù hợp tại các vùng thường bị ảnh hưởng của thiên tai/thảm hoạ. - Thiếu các phương tiện sản xuất (đất đai, vật nuôi, cây trồng...). - Thường xuyên thiếu lương thực.(nghèo đói) - Thiếu các dịch vụ cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, đường

giao thông, nhà cửa...

b. Dễ bị tổn thương về mặt xã hội - tổ chức, gồm: - Các mối quan hệ gia đình, họ hàng lỏng lẻo.(nhóm ly hôn, goá,bạo lực gia đình…) - Thiếu bình đẳng trong sự tham gia vào các công việc của cộng đồng: bất bình đẳng giới - Chia rẽ hoặc có sự xung đột vì lý do sắc tộc, địa vị xã hội, tôn giáo: các xã hội bất ổn về

chính trị, có xung đột, thiếu minh bạch về tài chính, tham nhũng.... - Người dân ít có cơ hội tham gia các hoạt động do thói quen, tập tục, hay thiếu cơ chế

tham gia... - Thiếu các tổ chức, đoàn thể quần chúng tại cộng đồng hay có nhưng hoạt động kém hiệu

quả.

18

Page 21: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

19

c. Dễ bị tổn thương về thái độ, động cơ, gồm: - Có tư tưởng thụ động, phụ thuộc: Một bộ phận đáng kể phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân

tộc thiểu số. - Tư tưởng bi quan: Những người bị nhiễm HIV/AIDS, bị các căn bệnh hiểm nghèo, hoặc

những người sống trong những gia đình thường xuyên xẩy ra xung đột, bạo lực - Thiếu sự đoàn kết, hợp tác, thống nhất: Tham nhũng, độc đoán dẫn đến mấy đoàn kết. - Hệ tư tưởng/tín ngưỡng mang tính tiêu cực: Mê tín dị đoan.

Nếu xem xét về các nhóm xã hội, chúng ta thấy: Nghèo đói cũng như các nhóm có nguy cơ gạt ra ngoài lề xã hội, đều có thể làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương, xét về khía cạnh xã hội

Giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương về mặt xã hội: Hệ thống an sinh xã hội

Một số nghiên cứu gần đây có đề cập đến định nghĩa về an sinh xã hội: « An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với những cá nhân hoặc nhóm xã hội, đặc biệt là nhóm xã hội khó khăn gặp phải những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ…»15. Trong 5 nhóm tham gia hệ thống an sinh xã hội thì có 4 nhóm dễ bị tổn thương, đó là : (i) người cao tuổi ; (ii) Người thất nghiệp ; (iii) người nghèo ; (iv) Người tàn tật và cuối cùng nhóm thứ 5 bao phủ toàn dân (v) Cư dân. Như vậy An sinh xã hội, có tác dụng làm giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương không chỉ riêng cho nhóm dễ bị tổn thương nhất, mà còn cho toàn xã hội. An sinh xã hội còn làm tăng khả năng ứng phó với thiên tai cho toàn xã hội. Do vậy xem xét từ góc độ lồng ghép, thì an sinh xã hội phải được đề cập đến trong KH PTKTXH.

Như vậy, nếu xem xét toàn diện, thì giải pháp giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương vói riêng và giảm nhẹ thiên tai nói chung phải bao gồm các giải pháp xã hội như Xoá đói giảm nghèo, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân, bình đẳng giới, đảm bảo công bằng xã hội…

2.2.3 Lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai Lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai là một phương pháp tiếp cận, hay là một biện pháp chiến lược nhằm đạt được sự phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trên diện rộng. Quá trình lồng ghép cần đưa các yêu cầu về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai (các chỉ tiêu, chỉ số về kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng theo tiêu chí phát triển bền vững...) vào Quy hoạch, Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở mọi cấp, mọi ngành, và các lĩnh vực khác nhau, nhằm phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro của thiên tai một cách toàn diện, lâu dài và bền vững, giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng.

Các yêu cầu về quản lý rủi ro thiên tai cần được lồng ghép vào tất cả các phần của một bản kế hoạch, từ mục tiêu, chính sách, giải pháp, phân bổ ngân sách (chi đầu tư và chi thường xuyên), tổ chức thực hiện đến theo dõi-đánh giá. Cốt lõi của việc lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào chu trình lập kế hoạch phát triển KT-XH là phân bổ các nguồn lực hợp lý, đồng bộ giữa các cấp các ngành và các địa phương cho mục tiêu phát triển có tính đến việc đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, bản thân kế hoạch là một văn kiện có tính vĩ mô tổng hợp, chủ yếu gồm các chỉ tiêu định hướng kế hoạch và giải pháp lớn, nên không thể hàm chứa hết các chi tiết của một chủ đề cụ thể như lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai (cũng như nhiều chủ đề xuyên suốt khác cần có sự lồng ghép). Đây thực sự là một thách thức của việc thực hiện lồng ghép.

Bất cứ động thái nào, của bất cứ ngành nào đều phải đưa vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào. Các dự án, chương trình đều phải có thẩm định rủi ro thiên tai, kể cả về phương diện kinh tế lẫn xã hội. (Trần Đình Dũng, chi cục trưởng chi cục thuỷ lợi Hà Tĩnh)

15 GS.TS Tô Duy Hợp An sinh xã hội tam nông- Một số vấn đề xã hội cơ bản. Tạp chí Xã hội học số 1-2006, tr.25

Page 22: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

20

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đã thể hiện rõ quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp, đánh giá và tổ chức thực hiện về việc lồng ghép phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tê- xã hội:

• Một trong những quan điểm của Chiến lược là "nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng lĩnh vực, quốc gia” (Điều 1, mục I.4)

• Chiến lược đã nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp ”đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” (Điều 1, mục IV.1.a)

• Chiến lược đã đề ra danh mục các chỉ tiêu đánh giá thực hiện, trong đó có chỉ tiêu «lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch tổng thể, từng dự án cụ thể về phát triển kinh tế xã hội của các Bộ ngành, địa phương » (Điều 1, mục VI)

• Trong tổ chức thực hiện, Chiến lược cũng yêu cầu « Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố... lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương... » (Điều 2, mục 4).

Có thể nói, chưa bao giờ yêu cầu lồng ghép lại được đặt ra rõ ràng, nghiêm túc như thể hiện trong văn kiện Chiến lược, là cơ sở để các Bộ ngành và địa phương thực hiện tốt hơn công việc này trong thời gian tới. Các giải pháp xã hội: So với cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế, các giải pháp phi công trình trong Chiến lược chưa đề cập nhiều đến các giải pháp xã hội, như gắn phòng chống và giảm nhẹ thiên tai với xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cộng đồng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chú trọng các giải pháp giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương dựa vào cộng đồng, tổng kết và phổ biến các kiến thức bản địa và kinh nghiệm trong dân gian về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai… Thực hiện các đề tài dự án nêu trong văn kiện Chiến lược (Phụ lục 1): Thực chất của việc thực hiện hầu hết các dự án trong danh mục kèm theo Chiến lược (nhất là các đề án, dự án được quy định thực hiện “thường xuyên hàng năm”) là lồng ghép chúng vào kế hoạch phát triển của từng ngành và từng địa phương, đi kèm với sự bố trí, phân bổ nguồn lực thích hợp để thực hiện có tính khả thi và hiệu quả hơn. Trong bối cảnh luôn có mâu thuẫn giữa nguồn ngân sách (chi thường xuyên và chi đầu tư) hạn hẹp và nhu cầu vô cùng lớn cho các giải pháp công trình và phi công trình ở từng ngành, từng địa phương, cần đề ra nguyên tắc phân bổ ngân sách cho các đề tài, dự án một cách có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn; nếu không việc thực hiện sẽ dàn trải, không quyết liệt, hoặc một số chỉ mang tính hình thức. Ngay trong bản thân từng dự án, đề tài của Chiến lược cũng cần thể hiện rõ hơn nguyên tắc lồng ghép trong quá trình thực hiện. Ví dụ chương trình “Đào tạo và tập huấn về thiên tai cho một số cộng đồng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai” (số thứ tự 24 trong Phụ lục 1 của Chiến lược) được giao cho “Ban chỉ huy PCLB các cấp, Ban chỉ đạo PCLBTW” chủ trì, phối hợp với “các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”. Điều này dễ bị hiểu nhầm rằng đây là một loại hình tập huấn chuyên biệt, cần có ngân sách riêng để thực hiện. Thực tế hiện nay đang có rất nhiều chương trình đào tạo và tập huấn được triển khai tại các cộng đồng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai do các cơ quan khác nhau thực hiện, như NN & PTNT (khuyến nông-lâm-ngư), LĐTBXH (xóa đói giảm nghèo), GD-ĐT (chương trình giáo dục cho người lớn, thông qua các Trung tâm học tập cộng đồng ở tất cả các xã)… Do đó, cần làm rõ yêu cầu đưa kiến thức về quản lý rủi ro thiên tai vào các chương trình đào tạo tập huấn do các cơ quan này thực hiện tại cộng đồng (chứ không chỉ đưa vào chương trình cho học sinh phổ thông).

Page 23: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

21

3.1 Rà soát lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào KH PT KT-XH 5 năm 2006-2010 của quốc gia Đánh giá mức độ lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010 của Việt nam (sau đây gọi là Kế hoạch 5 năm) quan tâm đến các khía cạnh (các bước) sau:

• Quy trình, phương pháp và các định hướng chủ yếu của kế hoạch - tiền đề cho sự lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai

• Đánh giá bối cảnh - tiên liệu những rủi ro thiên tai • Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu – yêu cầu lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai • Các giải pháp và chính sách - mức độ lồng ghép các giải pháp, biện pháp quản lý rủi ro

thiên tai vào các giải pháp chính sách cho các ngành, lĩnh vực và các vùng lãnh thổ • Phân bổ nguồn lực – định hướng đầu tư và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư/kêu gọi

đầu tư có tính đến các yêu cầu quản lý rủi ro thiên tai • Giám sát, đánh giá – các chỉ tiêu liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai, tổ chức thực hiện

3.1.1 Quy trình, phương pháp và các định hướng chủ yếu của kế hoạch Tiền đề cho việc lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào Kế hoạch 5 năm (hay nói cách khác là tạo môi trường thuận lợi cho việc lồng ghép) xuất phát từ quy trình, phương pháp xây dựng kế hoạch và những định hướng chủ yếu của kế hoạch.

Quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch Có thể nói, so với kế hoạch 5 năm của các giai đoạn trước đó, tiến trình lập Kế hoạch 5 năm lần này qua 10 bước đã có những thay đổi lớn về quy trình và phương pháp, thể hiện cách làm có căn cứ khoa học, đảm bảo sự công khai minh bạch và nguyên tắc tập trung-dân chủ, trong đó chú trọng phương pháp cùng tham gia và bắt đầu từ cấp cơ sở.

Hộp số 1: Những đổi mới về quy trình và phương pháp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2004 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Tiếp theo Bộ KH&ĐT đã ra văn bản 7681/BKH-TH ngày 30/11/2004 hướng dẫn xây dựng kế hoạch. Quy trình và phương pháp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm được đổi mới theo hướng làm thành nhiều vòng và bắt đầu từ cấp cơ sở (Cấp tỉnh, cấp Bộ). Kế hoạch được xây dựng với sự phân cấp mạnh mẽ cho cấp cơ sở để phát huy quyền chủ động sáng tạo và nâng cấp trách nhiệm cho cơ sở. Quy trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 được xây dựng theo 10 bước : Bước 1: Xây dựng một số nội dung cơ bản của Khung định hướng kế hoạch 5 năm xin ý kiến

của Chính phủ Bước 2: Dự báo khung định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm phổ biến cho các bộ ngành,

địa phương Bước 3: Nghiên cứu thu thập các thông tin phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch tại cấp

trung ương (bao gồm cả tập huấn và hội thảo nâng cao năng lực lập kế hoạch cho các địa phương có tính đến yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo)

Bước 4: Các bộ ngành địa phương xây dựng kế hoạch thuộc lĩnh vực của mình quản lý Bước 5: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng hợp dự thảo lần đầu kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội 5 năm Bước 6: Lấy ý kiến tham vấn lần đầu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm Bước 7: Xin ý kiến của Chính phủ, bộ Chính trị, các đồng chí ủy viên Trung ương Đảng về dự

thảo KHPTKTXH 5 năm 2006-2010

Page 24: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

22

Bước 8: Xin ý kiến Quốc hội và tham vấn cộng đồng Bước 9: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo KHPTKTXH 5 năm 2006-2010 Bước 10: Trình quốc hội thông qua KHPTKTXH 5 năm 2006-2010. Nguồn: TS. Hà Xuân Từ, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quá trình xây dựng văn kiện Kế hoạch 5 năm đã thu hút được sự đóng góp của nhiều cấp, nhiều ngành, các chuyên gia, các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp và đại diện doanh nghiệp, người Việt nam ở nước ngoài, sự đóng góp của các tổ chức tài trợ, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, cũng như lấy ý kiến tham vấn của người dân tại cộng đồng (do các tổ chức quốc tế tài trợ, do tư vấn trong nước cùng với các đối tác địa phương đảm nhiệm thực hiện). Bộ KH&ĐT đã tổ chức các hội thảo cấp vùng và cấp quốc gia, và đặc biệt là hội thảo về vấn đề Giới trong kế hoạch 5 năm. Quá trình xây dựng Kế hoạch 5 năm được tất cả các bên đánh giá cao và đóng góp nhiệt tình. Các nhà tài trợ đã lấy nội dung của Kế hoạch 5 năm làm cơ sở để xây dựng chiến lược tài trợ cho Việt nam. Tham vấn cộng đồng đối với dự thảo Kế hoạch 5 năm lần đầu tiên được thực hiện ở cấp quốc gia. Đây là cơ hội cho người dân và cán bộ cơ sở tại các tỉnh nghèo, thường xuyên bị thiên tai (Ninh Thuận, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Quảng Trị, Hà Giang, Hòa Bình, Bến Tre…) trực tiếp nói lên tiếng nói của mình về những mục tiêu, giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tổng hợp kết quả tham vấn tại các tỉnh đã nêu lên nhiều ý kiến thiết thực về các biện pháp an sinh xã hội nhằm giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương do thiên tai gây ra.

Hộp số 2: Kết quả tham vấn dự thảo Kế hoạch 5 năm tại tỉnh Nỉnh Thuận

Các ý kiến đóng góp chính về mặt An sinh xã hội: • Bổ sung giải pháp Kết hợp giữa các biện pháp hỗ trợ sản xuất (về giống, vốn, kỹ thuật, thuỷ

lợi, cơ sở hạ tầng…), phòng tránh rủi ro trước khi xảy ra thiên tai, với các biện pháp cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất kịp thời khi đã xảy ra thiên tai (trên cơ sở xây dựng và triển khai Chương trình, Dự án, Quỹ phòng chống thiên tai tại từng địa phương theo hướng kết hợp đồng bộ các biện pháp đột xuất, ngắn hạn và dài hạn).

• Mở rộng chính sách Trợ cấp cho tất cả các nhóm yếu thế ở vùng miền núi khó khăn, bao gồm: người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nạn nhân chiến tranh…

• Nhấn mạnh Công tác cứu trợ cần được thực hiện nghiêm túc, minh bạch và công khai. • Bổ sung giải pháp Tập huấn cho người dân về những kiến thức giảm thiểu thiên tai, cung

cấp các thiết bị dụng cụ cần thiết cho công tác cứu hộ, cứu nạn, chống cháy rừng. • Tăng cường các hoạt động tổ nhóm, các hình thức hợp tác tự nguyện để giúp đỡ lẫn nhau,

lồng ghép các hoạt động hỗ trợ nhân đạo vào trong nội dung hoạt động của hội đoàn thể, nhằm huy động sức dân trong những điều kiện rủi ro cụ thể.

• Tăng cường các lớp tập huấn "Gây quỹ" cho các hội đoàn thể cấp cơ sở, nhằm huy động được nhiều hơn nguồn lực đóng góp từ Cộng đồng ; có cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng các quỹ đúng mục đích. Cần tiến tới xây dựng một cơ chế quản lý các quỹ hiện có một cách thống nhất.

• Tăng cường năng lực giảm nhẹ thiên tai cho cơ quan chức năng và cán bộ cơ sở để kịp thời ứng phó với thiên tại.

Nguồn: Báo cáo kết quả tham vấn cơ sở “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010 của cả nước” tại tỉnh Ninh Thuận từ ngày 12/8 đến 19/8/2005 (Oxfam Anh)

Các định hướng chủ yếu của kế hoạch Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 thể hiện rõ cam kết của Chính phủ trong việc phát triển bền vững và đem lại lợi ích cho mọi người, thể hiện ở việc nhấn mạnh các mục tiêu và giải

Page 25: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

23

n tai.

ồng ghép quản lý rủi ro thiên tai bao gồm việc tiên lịệu những rủi ro a, tần suất và mức độ ảnh hưởng, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

. Trong mục “khó khăn,

tin chi tiết về bối cảnh. Việc tiên liệu các rủi ro thiên tai, nếu có, sẽ

chuyên đề nhằm

ếu của Kế hoạch 5 năm cần tính ng cho các giải pháp và phân bổ

phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời

pháp phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường đi liền với tăng trưởng cao về kinh tế, dành tỷ lệ đầu tư cao hơn cho các lĩnh vực xã hội và môi trường so với giai đoạn trước. Kế hoạch đã tập trung hơn vào yêu cầu nâng cao chất lượng phát triển, đưa các chỉ tiêu dựa vào kết quả của các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam (VDGs) đến 2010 vào trong bản kế hoạch.

Văn kiện kế hoạch xoay quanh ba trục “kinh tế - xã hội – môi trường” (trong đó các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, phát triển thanh niên, bảo vệ trẻ em và trợ giúp các đối tượng yếu thế, và xây dựng hệ thống an sinh xã hội; các vấn đề phát triển môi trường và phát triển bền vững… được bổ sung và bao quát hơn nhiều so với các kế hoạch trước đó), hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai thông qua việc giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực ứng phó của người dân và cộng đồng.

Tóm lại, quy trình, phương pháp và các định hướng chính của kế hoạch 5 năm 2006-2010, về nguyên tắc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lồng ghép quản lý rủi ro thiê

3.1.2 Đánh giá bối cảnh Đánh giá bối cảnh trong lthiên tai có khả năng xảy rđể làm cơ sở cho việc đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp.

Trong văn kiện Kế hoạch 5 năm, phần đánh giá bối cảnh được viết vắn tắt dưới dạng “những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức trong bước phát triển mới”thách thức” không có ý nào đánh giá, tiên liệu những rủi ro thiên tai, hậu quả về kinh tế - xã hội do thiên tai gây ra. Có chăng, vấn đề thiên tai được nêu một cách gián tiếp trong ý “đời sống nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn…” và “các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo… sẽ trở nên gay gắt hơn, tác động không thuận lợi đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta”.16

Kế hoạch 5 năm là một văn bản vĩ mô ở tầm quốc gia mang tính tổng hợp cao, nên không hy vọng chứa đựng nhiều thông được hàm chứa trong các giải pháp của các ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ có tính đến yêu cầu giảm nhẹ thiên tai. Khía cạnh này sẽ được xem xét trong phần 3.2.4 dưới đây.

Lưu ý rằng trong bước 3 của quy trình 10 bước lập Kế hoạch 5 năm (xem Hộp 7), Bộ KH&ĐT đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương tiến hành nghiên cứu và tổng hợp 11cung cấp thông tin phục vụ việc lập kế hoạch, trong đó có chuyên đề “Bối cảnh quốc tế và trong nước khi xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010” và “Bảo vệ môi trường”. Do chưa có điều kiện tiếp cận với tài liệu của các chuyên đề này, nên không rõ trong đó có bao gồm việc phân tích, tiên liệu rủi ro thiên tai, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội… hay không. 3.1.3 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu

Mục tiêu tổng quát, các nhiệm vụ chủ yếu và các chỉ tiêu chủ yđến các yêu cầu về lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai để dẫn hướnguồn lực.

Mục tiêu tổng quát nêu “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sựsống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân…”. Mục tiêu tổng quát đã thể hiện rõ yêu cầu tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân – đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động quản lý rủi ro thiên tai.

16 Lưu ý rằng Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 ra đời muộn hơn nhiều so với thời điểm xây dựng và thông qua Kế hoạch 5 năm. Trong Chiến lược có riêng một Phụ lục nêu đặc điểm các loại hình thiên tai, các thành tựu và tồn tại trong công tác phòng chống thiên tai.

Page 26: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

24

cụ thể hóa mục tiêu tổng quát Nếu xét theo nghĩa rộng của công tác quản lý rủi ro thiên tai, thì các nhiệm oạch 5 năm đã bao hàm các khía cạnh giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010

Nhiệm vụ chủ yếu Các nhiệm vụ chủ yếu (thực chất là các “mục tiêu cụ thể”) nhằmcủa Kế hoạch 5 năm.vụ chủ yếu của Kế hvà nâng cao năng lực ứng phó của cá nhân và cộng đồng, nhất là các nhiệm vụ về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, phát triển hệ thống an sinh xã hội. Hộp số 3: Các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai được thể hiện trong các nhiệm vụ chủ yếu của

Một là, giải phòng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kế cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức canh tr ta ra khỏi tình trạng anh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa đất nướccủa nước đang phát triển có thu nhập thấp

Nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai của xã hội, trong đó có các vùng thường xuyên bị thiên tai

Bốn là: phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển tri thức

Nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai của các xã hội về mặt ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật Năm là, Tạo chuyển mạnh trong việc xây dựng văn hóa, trí tuệ, đạo đức và lối sống ; nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

Giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thương do ô nhiêm và tàn phá môi trường

Sáu là, Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bình đẳng giới, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội

Giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương về vật chất, xã hội- tổ chức và thái độ động cơ

Bảy là, Phát huy dân chủ, lấy đại đoàn kết dân tộc là nguồn động lực nhân tố có ý nghĩa quyết định, nâng cao hiệu lực của nhà máy pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn đẩy lùi tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí.

Giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương về mặt xã hội- tổ chức và thái độ động cơ Tám là, Tăng cường an ninh quốc phòng, ổn định chính trị xã hội, mở rộng đối ngoại, giữ vững hà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương về mặt xã hội- tổ chức và thái độ động cơ Tuy nhiên, trong các nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch 5 năm không nhắc cụ thể đến nhiệm vụ

có thể xem là một hiếm khuyết, trong khi các chủ đề khác cũng cần có sự lồng ghép như xóa đói giảm nghèo và

ợc xác lập trên cơ sở đảm bảo sự phát triển nhanh, ục kinh tế - xã hội – môi trường. Trong các chỉ tiêu chủ yếu không

inh liên quan đến phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

ng đó có mục tiêu 1.(6) về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: “Xây dựng chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ

“quản lý rủi ro thiên tai”, “giảm nhẹ thiên tai” hoặc một ý gì đó tương tự. Đâykbình đẳng giới được nhắc đến tường minh. Các chỉ tiêu chủ yếu Các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm đưhiệu quả và bền vững theo 3 trcó chỉ tiêu nào tường m Đáng lưu ý rằng Kế hoạch 5 năm lần này đã dựa vào “Các mục tiêu phát triển xã hội và giảm nghèo của Việt nam đến 2010” -VDGs (Phụ lục 1 của Kế hoạch 5 năm), tro1

Page 27: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

25

ồng ghép QLRRTT trong định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực: ch, giải pháp đối

ác bình luận ở phần m nhẹ thiên tai.

RTT

thiên tai17 . Đến năm 2010 giảm 1/2 số người bị tái nghèo do thiên tai và các rủi ro khác”. Sẽ tốt hơn nếu mục tiêu này được đưa thành một chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm (trong khi nhiều mục tiêu khác của VDGs đã được đưa thành chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm).

3.1.4 Giải pháp, chính sách đối với các ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ

LBảng 6 sau đây trình bày sự rà soát việc lồng ghép QLRRTT váo các chính sávới định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực nêu trong Kế hoạch 5 năm. Cnày có sự so sánh, đối chiếu với Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giả

Bảng số 6: Rà soát về QLRRTT trong định hướng phát triển các ngành, lĩnh vựcNgành, lĩnh vực Điểm mạnh về lồng ghép QLRRTT Khoảng trống về lồng ghép QLR

A. Kinh tế 1. Phng

nh

t quy

át triển nông Đã đề cập một số nhiệm vụ và giải p

Giải pháp quan trọng nhất “rà soáhiệp, xây dựng

ới và nông thôn mnâng cao đời sống nông dân

háp có tính tới QLRRTT, như: trồng ng phòng hộ; xây dựng hệ thống thủyrừ

lợi, hồ đập; tăng cường hệ thống cảbáo, dự báo thiên tai; chuyển đổi cây con cần ít nước tại các vùng khô hạn; xây dựng chính sách bảo hiểm thiên tai.

hoạch” mới chỉ tính đến phù hợp yêu ầu thị trường và lợi thế tự nhiên, chưa c

tính đến những rủi ro do thiên tai. Thiếu nhiều giải pháp quan trọng về QLRRTT, như: củng cố nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; trồng cây phòng hộ đê điều; nâng cao khả năngthoát lũ của các công trình; phòng chống sạt lở; khu neo đậu tránh bão…

2. Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất

lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá

Phần này chưa quan tâm lồng ghép phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai (trừ một câu luôn đúng về nguyên tắc

o“phát triển công nghiệp đi đôi với… bảvệ môi trường”).

3. Phát triển các ngành dịch vụ

giải pháp về hoàn

Phần này chưa quan tâm lồng ghép phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai Chưa đề cập các thiện thông tin liên lạc nghề cá.

4. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập quốc tế

Phần này chưa quan tâm lồng ghép i. phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên ta

Chưa đề cập cụ thể đến việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực vềQLRRTT.

B. Xã hội 5. Giáo dục, đào tạo

mục tiêu đưa vấn đề giới,

p,

Phần này chưa quan tâm lồng ghép phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

ó đề cập CSKSS… vào chương trình học các cấnhưng không có vấn đề phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Chưa đề cập các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu PCGNTT.

6. Khoa học và công nghệ

Có nhắc đến việc “Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả tài ơ

cảnh

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Ứng dụng những công nghệ mới trong kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ ở các địa phương, đặc biệt chú trọng khu vực

Chưa quan tâm đúng mức đến PCGNTT. Nhiều giải pháp quan trọng có tính tới QLRRTT như điều tra cbản, nâng cap năng lực dự báo,báo về thiên tai; khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, vật liệumới trong lĩnh vực PCGNTT; rà soát bổsung các tiêu chuẩn công trình phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng …

17 Đã thực hiện.

Page 28: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

26

nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn”

-

-

chưa được đề cập.

- 7. Dân số và Kế hoạch hoá gia đình8. Lao động việc làm

-

9. Công tác xoá đgiảm nghèo, khuyến

ói

p , chính sách

Phần an sinh xã hộ hắc đến nhiều mục tiêu, giải pháp có tính tới QLRRTT (PCGNTT), như: xây dựng hệ thống giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu

Chưa đề cập cụ thể ến các giải pháp xã hội hóa công tác PCGNTT, quỹ tự lực tài chính, quỹ b hiểm về thiên tai. khích làm giàu hợ

phápcho người có công với nước, phát triển mạng lưới an sinh xã hội

i n

hiệu giúp đỡ người nghèo, người dễ btổn thương khi gặp rủi ro thiên tai; Tổ chức tập huấn, chuyển giao những kiến thức kinh nghiệm cụ thể về phòng chống thiên tai; Quy hoạch lại các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng và xã hội thuận lợi cho việc phòng chống và cứu trợ khi thiên tai xẩy ra. Tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu trợ để kịp thời nhanh chóng ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai, hướng dẫn người nghèo chủ động giúp đỡ lẫn nhau khi gặp thiên tai; xây dựng các Quỹ cứu trợ đột xuất cho hộ nghèo…

đ

ảo

10. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Phần này chưa quan tâm lồng ghép phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các giải pháp về phát triển chuyên ngành y tế thảm họa, nâng cao năng

lực cứu hộ cứu nạn về y tế khi xảy rathiên tai… chưa được đề cập.

11. Phát triển văn hoá, thông tin

.

biện

Phần này chưa quan tâm lồng ghépphòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên taiChưa đề cập đến giải pháp thông tin, tuyên truyền về thiên tai và cácpháp phòng chống trên các phương tiện thông tin đại chúng.

12. Phát triển thể dục, thể thao

- -

13. Nâng cao đời sống đồng bào các

Có một số giải pháp có tính tới PCGNTT, như xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch, bố trí lạ ụm dân cư, tăng cường thông tin về các chương trình...

a trợ đồng bào

DTTS trong việc ph g chống và giảm nhẹ thiên tai tốt hơn.

dân tộc thiểu số i c

Các giải pháp còn ở mức chung, chưđề cập cụ thể đến việc hỗ

òn

14. Thực hiện chínsách tôn trọng và bảo đảm quyền tự

h

do tín ngưỡng

- -

15. Thực hiện bình đẳng về giới, nângcao vị thế của phụ nữ và bảo vệ qu

yền

Yêu cầu lồng ghép các yếu tố giới vào các chính sách, CT-DA, kế hoạch được nêu rất rõ. Đáng tiếc là về PCGNTT không có ít nhất một câu tương tự như

lợi của trẻ em vậy trong kế hoạch (dù chỉ là nguyên tắc).

16. Phát triển thanh niên Việt Nam

- -

17. Phòng, chống các tệ nạn xã hội

- -

C. Tài nguyên, môi trường

18. Điều tra cơ bảntài nguyên thiên

Đã đề cập một số n m vụ về điều tra khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước, ự báo kịp thời thiên tai, cải tạo nâng

cấp hiện đại hóa hệ thống quan trắc,

Chưa đề cập cụ thể ến việc nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ, hạn, xâm

hập mặn, động đất, sóng thần, lũ quét. nhiên và xã hội

hiệ

d

đ

n

Page 29: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

27

phân tích, dự báo khí tượng thủy văn 19. Bảo vệ môi trường

Đã đề cập một số nhiệm vụ và giải pháp về tăng cường nhiên cứu về môi trường, xu thế biến đổi môi trường qugia và quốc tế, lồng ghép kế hoạch

ốc

g

PCGNTT.

BVMT vào kế hoạch PTKT-XH, nâncao nhận thức về BVMT, xã hội hóa BVMT, nâng cao năng lực…

BVMT là tiền đề để giảm rủi ro thiên tai, tuy nhiên chưa đề cập cụ thể hơn đến

20. Phát triển bền vững

Các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp còn ở mức rất chung

-

D. Quốc phòng, an ninh

21. Tăng cường tiềlực qu

m ốc phòng an

riển kinh tế, xã

đề cập đến việc thực hiện quy hoạch ngành tìm kiếm cứu nạn, xây ựng một số đơn vị nòng cốt PCTT,

thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trong lực c

ninh kết hợp với phát thội

Đã

d

lượng vũ trang; xác định LLVT là lựlượng nòng cốt trong phòng, chống thiên tai, thảm họa.

Đây là một điểm mạnh của Kế hoạch5 năm, trong khi đó Chiến lược quốc gia về PCGNTT lại chưa nêu vấn đềquan trọng này.

Tóm lại, nếu xét theo NTT thông qua nâng cao năng lực ứng phó của người dân v dễ bị tổn thương (nguyên tắc này luôn

ôn đúng trong mọi k nghĩa hẹp, rải rác ở một số ngành, lĩnh vực đã nêu

ệc so sánh đối chiếu nhằm thấy được

n những đặc thù về điều kiện tự hiên, kinh tế, xã hội, môi trường và đặc thù về rủi ro thiên tai của từng vùng. Vùng Bắc Trung

ấp nhất ảnh hưởng của

định ưu tiên đầu tư đối với từng lĩnh ực, từng địa phương, từng chủ đề ưu tiên cụ thể là một trong những nhận xét chủ yếu của các

óp ý cho văn kiện Kế hoạch 5 năm. Bản kế hoạch sẽ có tính khả thi

nghĩa rộng thì đã có tính tới PCGà cộng đồng, giảm nhẹ tình trạng ế hoạch). Xét theolu

được một số nhiệm vụ, giải pháp có tính tới PCGNTT, nhưng có khi lại thíếu những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về PCGNTT. Nhiều ngành quan trọng như công nghiệp, dịch vụ, lĩnh vực khoa học công nghệ… chưa tính tới PCGNTT. Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ra đời muộn hơn nhiểu so với Kế hoạch 5 năm 2006-2010. Cần nhắc lại rằng Kế hoạch 5 năm là một văn bản vĩ mô tổng hợp, do đó không hy ọng chứa đựng nhiều giải pháp cụ thể về PCGNTT. Viv

những giải pháp quan trọng cần lưu ý, bổ sung trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, chính sách, chương trình-dự án và trong lập kế hoạch 5 năm sắp tới. Lồng ghép QLRRTT trong định hướng phát triển các vùng lãnh thổ: Nhìn chung, định hướng phát triển các vùng lãnh thổ đã tính đếnbộ và Duyên hải miền Trung đã đặt ra nhiệm vụ “hạn chế đến mức ththiên tai”, ”phát triển nông nghiệp... thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết”, ”phát triển thủy lợi kết hợp phòng tránh lũ” phù hợp với đặc điểm của vùng thường xuyên chịu thiên tai (bão, lũ lụt) nhất trong cả nước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long chú trọng ”hoàn thành các công trình kiểm soát lũ, thủy lợi, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra”. Đối với kinh tế biển đã quan tâm “tổ chức tốt các dịch vụ tìm kiếm cứu hộ”... Tuy nhiên, các nhiệm vụ, giải pháp còn ở mức chung; yêu cầu lồng ghép PCGNTT cần được cụ thể hóa trong quá trình xây dựng và triển khai các kế hoạch 5 năm và hàng năm, thực hiện các hương trình, dự án, đề tài của các ngành và địa phương. c

3.1.5 Phân bổ nguồn lực Còn thiếu cơ sở phân bổ ngân sách và nguyên tắc xác vbên liên quan khi tham gia g

Page 30: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

28

gân sách như thế nào (trong khi đây lại là cốt lõi/bản hất của việc lồng ghép). Cơ cấu vốn đầu tư dự kiến của Kế hoạch 5 năm chỉ có định hướng

ần sự hỗ trợ bổ sung của ngân sách rung ương nếu đứng từ góc độ của các tỉnh còn nghèo, thường xuyên chịu nhiều thiên tai (ví dụ

sử dụng và vận động ODA (Phụ c 5,6,7,8 của Kế hoạch 5 năm). Dưới đây là trích dẫn một số dự án nhóm A nguồn NSNN điển

3500 tỷ 3. Kè bờ, bố trí sắp xếp dân cư ngoài đê`(Hà nội) 3000 tỷ

370 tỷ Có giải phá ô êu

ong biện pháp công trình của Chiến lược quốc gia PCGNTT - nhưng chưa nêu rõ trong Kế

sách hiến lược vừa được phê duyệt cuối năm 2007). Điều đáng quan tâm nữa là rất thiếu các dự án

hơn nếu gắn kết chặt chẽ với Chương trình đầu tư công cộng (PIP), kế hoạch chi ngân sách thường xuyên, Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) - hoặc ít nhất cũng thể hiện cam kết rõ ràng sử dụng bản kế hoạch này làm căn cứ xây dựng kế hoạch chi tiêu ngân sách và đầu tư, và nên nêu rõ thể chế thực hiện như thế nào. Trong tình hình chung như vậy, khó có thể rà soát xem các yêu cầu về QLRRTT (PCGNTT) đã được tính đến trong định hướng phân bổ ncphân bổ cho các lĩnh vực lớn, ví dụ “nông lâm nghiệp và thủy sản” hoặc “KHCN, điều tra cơ bản, môi trường” (Phụ lục 4, mục 14). Trong phần VI của Kế hoạch 5 năm về định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội cũng đã ghi “tăng cường đầu tư hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai”, nhưng “tăng cường” như thế nào là một vấn đề, và dự báo, cảnh báo chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của công tác PCGNTT. Các nhiệm vụ, giải pháp liên quan trực tiếp đến PCGNTT, dù đó là giải pháp công trình hay phi công trình, đều cần những nguồn lực hết sức to lớn, nhất là cTnhư Quảng Bình, Hà Tĩnh). Do đó nếu trong Kế hoạch 5 năm không làm rõ ưu tiên đầu tư đối với danh mục các giải pháp PCGNTT thì việc “lồng ghép” sẽ có nguy cơ dừng lại ở “định hướng trong văn bản” mà khó có tính khả thi cao trong thực tế. Một căn cứ để rà soát việc định hướng phân bổ vốn đầu tư là Danh sách các dự án dự kiến đầu tư nhóm A bằng nguồn ngân sách, trái phiếu chính phủ, dự án lụhình, có ý nghĩa trực tiếp đến PCGNTT (so sánh với danh mục dự án trong Chiến lược quốc gia PCGNTT), không kể các dự án lớn khác đa tác dụng (ví dụ như xây dựng hệ thống thủy lợi, hồ đập, thủy điện vừa có tác dụng phân lũ, cắt lũ):

1. Chương trình tránh trú bão tàu thuyền nghề cá` 2500 tỷ 2. Chương trình chậm lũ, phân lũ

4. Nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam` 10000 tỷ 5. Chương trình bố trí lại dân cư (các tỉnh) - 6. Cảnh báo và kiểm soat lũ ĐBSCL 139 tỷ 7. Mạng cảnh báo, dự báo sự cố MT thiên nhiên (động đất, sóng thần…) 100 tỷ 8. Hiện đại hóa mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn

thể thấy, trong danh mục dự án nhóm A kèm theo Kế hoạch 5 năm đã rất lưu ý đến cácp c ng trình có ý nghĩa trực tiếp đối với công tác PCGNTT. Còn một số dự án khác có n

trhoạch 5 năm, như “hệ thống ngăn mặn, giữ ngọt”, “chương trình nâng cấp đê sông Hồng và sông Thái Bình”, “mở rộng khẩu độ cầu cống trên đường bộ, đường sắt đảm bảo thoát lũ”. Đây đều là những dự án đòi hỏi đầu tư lớn, cần sự ưu tiên phân bổ ngân sách trong thời gian tới. Điều đáng quan tâm là hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến thể chế, chính sách, các giải pháp phi công trình kèm theo Chiến lược PCGNTT chưa được dự kiến bố trí vốn ngân (Clớn từ nguồn ODA trực tiếp trong lĩnh vực PCGNTT, đây là mảng dự án cần tăng cường các nỗ lực vận động tài trợ và cần được các nhà tải trợ quan tâm hơn nữa. 3.1.6 Giám sát - Đánh giá

Page 31: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

29

l TT đã nêu một số nội dung đánh giá thực hiện chiến lược. Có thể

theo dõi – đánh giá thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010, chú

ủa một số bộ ngành

010 được xây dựng trên cơ sở thiết kế

ng đó chú ý lồng ghép biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ

Chiến ược quốc gia về PCGNthấy các nội dung này thiên về đánh giá kết quả trực tiếp, còn ít nội dung đánh giá kết quả đầu ra/tác động (outcome/impact) của công tác PCGNTT. Cụ thể hóa các chỉ tiêu đánh giá, bổ sung các chỉ tiêu kết quả đầu ra/tác động, xây dựng một “khung giám sát – đánh giá” thực hiện Chiến lược PCGNTT (gồm mục tiêu, hoạt động/đầu vào, kết quả thực hiện, kết quả đầu ra/tác động, cơ quan chủ trì, nguồn số liệu) là một việc làm cần kíp ngay trong thời gian tới, để có căn cứ lồng ghép vào việc giám sát – đánh giá các kế hoạch phát triển của quốc gia, các ngành lĩnh vực và địa phương. ộ KH&ĐT đã ban hành KhungB

trọng vào kết quả đầu ra/tác động (với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế). Đây là môt điểm mạnh của Kế hoạch 5 năm. Trong Khung theo dõi – đánh giá này có một số chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến PCGNTT, như “Số người và vùng bị ảnh hưởng bởi lụt và hạn. Tổng số thiệt hại vật chất”, và “Tỷ lệ nguời tiếp cận được các lợi ích an sinh xã hội”.

.2 Rà soát lồng ghép phòng chống giảm nhẹ thiên tai c3

3.2.1 Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp 5 năm 2006-2khung logic, gắn với nó là các chương trình cấp quốc gia và cấp Bộ để triển khai thực hiện một cách toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm. Xét về tổng thể, kế hoạch đã xác định rõ các chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ lợi. Đây là ba lĩnh vực gắn chặt với điều kiện sống của nông dân, ngư dân, miền núi, ở vùng sâu, vùng xa và các thành phần dân cư khác, trong đó có những vùng khó khăn, khắc nghiệt thường xuyên bị thiên tai, thảm hoạ. Kế hoạch ghi rõ "Khi khai thác các nguồn lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp gắn chặt với phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường thiên nhiên". Do vậy, bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, kế hoạch đã quan tâm tới việc đề ra các chỉ tiêu, giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; coi đó là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải vượt qua. Điều đó thể hiện rõ ngay trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch: “Đạt được sự tăng trưởng ngành cao, bền vững và công bằng, cải thiện môi trường xã hội và điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là người nghèo, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững thông qua quản lý ngành năng động và hiệu quả tập trung vào việc phân cấp và tăng cường sự tham gia của các chủ thể trong việc ra quyết định, quy định, cung cấp dịch vụ và giám sát”.

rong các chỉ tiêu cụ thể vế tăng trưởTthiên tai như:

• Đối với mục tiêu tăng chất lượng và năng suất sản xuất nông, lâm nghiệp để tăng giá trị gia tăng đã đề ra: “Tiếp tục chương trình chuyển dịch cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng hiệu quả và né tránh, giảm nhẹ thiên tai: Điều chỉnh dự án 5 triệu hecta rừng với nội dung: tăng cường cơ chế để phòng tránh và thích ứng với các thảm hoạ tự nhiên qua: cảnh báo sớm, đầu tư và duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng, cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai, tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn và quản lý lưu vực. ... Cải thiện điều kiện sống và nuôi trường sống của người dân nông thôn bằng cách bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn phù hợp với thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá NTNT. Đặc biệt tập trung thực hiện bố trí sắp xếp lại dân cư các làng nghề, các vùng có nguy cơ thiên tai, vùng thiếu đất, điều kiện sống khó khăn. Về bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và nuôi trồng bền vững có hiệu quả, được đề ra trong kế hoạch cũng là minh chứng cho sự lồng ghép phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Kế hoạch nêu rõ: “Đánh giá xác định các khu vực xung yếu, vùng có nguy cơ suy giảm tài nguyên đất, nước để có chiến lược quản lý. Lập kế hoạch quản lý các khu

Page 32: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

30

ạn chế:

việc kết nối, phối hợp với nông, lâm, ngư nghiệp (thuỷ sản), thuỷ lợi, xây dựng Khu

.2.2 Ngành Giao thông Vận tải i Việt Nam đến 2020 (NXBGTVT), chủ yếu đưa ra các chỉ

oàn bộ văn bản chiến lược, chỉ có Cục hàng hải Việt Nam có đưa ra một mục nhỏ (số 8) có đề

heo ý kiến của ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ Ban phòng chống bão lụt Bộ giao thông vận tải

ng Hùng cũng cho biết, các tiêu chuẩn ngành đã quy định khá chặt chẽ và cụ thể về thiết kế

.2.3 Ngành Xây dựng ục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm” của ngành xây dựng

NTT là lập

vực ưu tiên, xây dựng chỉ tiêu giới hạn khai thác. Khuyến khích quản lý sử dụng đa mục đích bền vững và có sự tham gia của người dân đối với các tài nguyên thiên nhiên kết hợp mục tiêu bảo vệ với khai thác kinh tế, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tận dụng, kiểm tra ranh giới trên thực địa khớp với bản đồ…v.v.

HTuy nhiên,công nghiệp trên địa bàn nông thôn, miền biển, miền núi, khai thác ven biển, tài nguyên biển, khai thác du lịch với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống để bảo đảm phát triển bền vững, tức là cơ chế phối hợp liên ngành, đa ngành chưa được đề cập đúng mức. Kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần được Bộ kế hoạch đầu tư quan tâm tới việc kết nối, phối hợp rõ hơn với các ngành khác như môi trường, công nghiệp, thuỷ sản, du lịch… thì việc lồng ghép phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai mới được rõ nét hơn, hiệu quả hơn. 3Trong Chiến lược giao thông vận tảtiêu phát triển ngành giao thông theo hướng hiện đại, bền vững: Xây dựng đường cao tốc, cải tạo xây dựng cụm cảng biển, phát triển cảng hàng không, đường sắt... Tcập đến “an toàn hàng hải”, trong đó có đưa ra 4 điểm nhỏ chủ yếu liên quan đến xây dựng chính sách (i) “Trình Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về bảo đảm an toàn hàng hải; tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển và khu vực hàng hải; (ii) Là đầu mối tham gia với uỷ ban tìm kiếm cứu nạn; tổ chức các hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển theo quy định của pháp luật”; (d) “Quản lý hệ thống thông tin hàng hải, hệ thống điều khiển tàu trên luồng, tổ chức cung cấp các tài liệu và thông tin nhằm đảm bảo an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật”. Tthì Chiến lược cũng như Kế hoạch của ngành chỉ có tính chất những định hướng lớn của ngành GTVT trên phương diện quản lý nhà nước, chưa có sự lồng ghép giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên việc lồng ghép được thể hiện trong kế hoạch hàng năm của các Cục. Hàng năm Bộ GTVT đều có tổng kết công tác PCGNTT và mỗi Cục đều xây dựng kế hoạch PCGNTT cho những năm tiếp theo. Báo cáo Tổng kêt CTPCBL năm 2006 và phương hướng 2007 đề cập nhiều đến các hoạt động PC và GNTT. Bộ cũng đã ban hành một “Quy chế phòng chống, khắc phục hậu quả bão lụt ngành đường bộ” (NXBGTVT Hà Nội 2002). Tuy nhiên, định hướng chính vẫn là các hoạt động khắc phục, sửa chữa hệ thống khi thiên tai xảy ra. Ôcác loại đường, cầu cống cho các vùng thiên tai, bão lụt. 3Văn bản “Kế hoạch năm 2006 và m(tháng 6 năm 2006) chưa cho thấy sự lồng ghép giảm nhẹ thiên tai. Toàn bộ kế hoạch chỉ dành cho phát triển ngành thuần tuý về mặt kỹ thuật và tăng trưởng của ngành xây dựng.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của ngành xây dựng có liên quan trực tiếp đến PCGvà thực hiện quy hoạch xây dựng, nhất là tại các địa bàn thường xuyên bị thiên tai. Tuy nhiên thực tế mới có 39 tỉnh thành đã lập quy hoạch đô thị và nông thôn, toàn bộ 93 thành phố, thị xã, 589 trên tổng số 621 thị trấn và 161 khu công nghiệp đã được lập quy hoạch xây dựng. Quy hoạch xây dựng chỉ mới đạt 18% các xã có quy hoạch.

Page 33: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

31

heo ông Trần Văn Khôi, phó vụ trưởng vụ kế hoạch-thống kê, bộ Xây dựng cho biết: "Kế

gành xây dựng chủ yếu thực hiện các dự án liên quan đến PCGNTT khi được Chính phủ giao:

• ờng bị thiên tai bão lũ.

ng Trần Văn Khôi cho biết: "Đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của Nhà nước đã có

iến nghị của các bộ tham gia tham vấn: bộ ngành về lồng ghép giảm nhẹ thiên tai

và GNTT

ng in các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành có tính

- hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các vùng thiên tai.

3.3 Nghiên cứu điển hình của một số tỉnh: Hà Tĩnh và Quảng Bình

3.3.1Vài nét về địa bàn nghiên cứu

3.3.1.1 Tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh miền Trung với diện tích 6,018,97 km2, bằng 1,8% tổng diện tích cả nước, dân

ỉnh, địa hình bị phân

Thoạch phát triển ngành chưa lồng ghép, bởi chưa có sự hướng dẫn để lồng ghép, nhưng việc lồng ghép được thể hiện trong nhiệm vụ thường xuyên, trong lĩnh vực xây dựng đô thị nông thôn trên toàn quốc. Hệ thống văn bản Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng đã được ban hành bao gồm 4 quy chuẩn xây dựng và 956 tiêu chuẩn xây dựng cho tất cả các lĩnh vực xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, vật liệu xây dựng...Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng đã được rà soát, sử đổi, bổ sung với gần 10.000 định mức mới được ban hành theo hướng: Nhà nước thống nhất quản lý định mức kinh tế- kỹ thuật, còn thị trường quyết định giá cả”. N

• Từ năm 2001 đến 2006 Bộ Xây dựng đã thực hiện xong giai đoạn 1 Quy hoạch hạ tầngđô thị miền trung trong PCBL, tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long với số vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng. Hiện đang thực hiện giai đoạn 2 của quy hoạch hạ tầng đô thị miền Trung với số vốn đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng Đề án quy hoạch các khu vực ven biển, đảo thư

Ôđánh giá rủi ro thiên tai: về địa điểm xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn PCBL, ví dụ phải xa nơi sạt lở, đều tính đến tải trọng gió...Đã có thiết kế điển hình cho các vùng bão lũ, đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung và hàng năm đã có hồ sơ tài liệu và xây dựng "Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng Việt Nam và phát đến tận Sở xây dựng các tỉnh, thành phố”. Tuy nhiên thiết kế riêng cho các vùng thường xuyên bị thiên tai chưa có (ví dụ thiết kế trường học). K

- Có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng- Có quy định rõ ràng trách nhiệm cho trung ương và địa phương - Phát huy vai trò của cơ quan điều phối cấp quốc gia trong PCBL- Phát huy tính chủ động của địa phương - Hỗ trợ kinh phí để các bộ ngành xây dự

đến PCGNTT phát đến tay cộng đồng Tiếp tục nghiên cứu khảo sát để hoàn t

- Lập đề án cụ thể cho giảm nhẹ thiên tai hàng năm và được phê duyệt, cấp ngân sách kèm theo để thực hiện.

số là 1,283,900 người (số liệu thống kê năm 2003). Tỉnh Hà Tĩnh gồm có 2 thị xã và 9 huyện.. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, trên 20 con sông lớn nhỏ đổ ra biển, với 4 cửa sông lớn. Dọc bờ biển có 4 của lạch lớn đó là Cửa Hội (huyện Nghi Xuân), Cửa Sót (huyện Thach Hà), cửa Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) và và Cửa Khẩu (huyện Kỳ Anh).

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở địa hình vùng núi, chiếm tới 80% diện tích toàn thoá và cắt mạch hình thành các vùng sinh thái khác nhau. Tỉnh Hà Tĩnh nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và cũng bị ảnh hưởng bởi khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Bắc và Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Tỉnh Hà Tĩnh hình thành 2 mùa rõ ràng đó là mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 11) và mùa khô (từ

Page 34: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

32

lũ lụt, hạn

ư Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh thường

heo bờ biến từ của Hội vào Đềo Ngang có 30 xã bãi ngang, với khoảng 35.166 hộ sống

, trong đó chỉ có đê La

ung tích 723 triệu m3, trong

, kể từ khi tái thiết lại tỉnh đến nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nhà nước và

, điểm xuất phát kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người năm

Bảng số 8: Phân vùng hiểm hoạ thiên tai tại Hà Tĩnh

Cá h

tháng 12 đến tháng 7). Lượng mưa trung bình của tỉnh hằng năm cũng khá lớn, từ 2.500 đến 2.650 mm, hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% lượng mưa cả năm. Tỉnh cũng có hệ thống sông ngòi đa dạng với nhiều nhánh sông, có các công lớn như Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Sông La, Sông Lam, tuy nhiên những sông này không dài. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km có tiềm năng cho phát triển du lịch và công nghiệp khai thác cá, nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng nhất của thiên tai, đặc biệt là bão, triều cường, sạt lở và nhiễm mặn.

Tỉnh Hà Tĩnh hầu như năm nào cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, hán…. Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang thường bị lũ quét và sạt lỡ núi. Lũ lụt hay xảy ra nhất vào tháng Tư, tháng Tám. Trận lũ lụt gây thiệt hại lớn gần đây nhất là vào năm 2002 khi toàn tỉnh bị thiệt hại vô cùng lớn: hơn 50 chết, hàng trăm người bị thương và trên 60.000 nhà dân bị ngập, trôi hoặc hư hỏng.

Các huyện ven biển, cửa lạch nhchịu ảnh hưởng của bão tố nước dâng trong bão. Các xã ngoài đê La Giang thường bị ngập lụt dài ngày; Vùng nội đồng các xã thuộc huyện Đức Thọ, Can Lộc, Hương khê thường bị ngập úng.

Dọc tbằng nghề nuôi trồng đánh bắt và chế biến hải sản, có trên 3000 tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển, đây là đối tượng thường phải chịu nhiều rủi ro khi bão xẩy ra.

Hệ thống đê điều: Toàn tỉnh có 32 tuyến đê, với chiều dài 316,2 kmGiang là đê cấp II, dài 19,2 km, còn lại 31 tuyến đê cấp IV, cấp V, với chiều dài 297 km; Hệ thống đê Hà Tĩnh rải khắp trên địa bàn 11 huyện, thị xã, duy nhất chỉ có huyện Hương Khê không có đê. Nhìn chung hệ thống đê mặt cắt còn nhỏ, cao trình thấp. Trong toàn bộ các tuyến đê, chỉ có tuyến đê La Giang hàng năm được Bộ NN&PTNT đầu tư vốn tu bổ hàng năm. Chính quyền và nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm đến việc tu bổ đê điều, xem đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Riêng năm 2006 Hà Tĩnh đã nâng cấp được 12,3 km đê biển, đê sông đủ khả năng chống đở với bão cấp 10, các tuyến đê còn lại chỉ chống đỡ được gió từ cấp 6 đến cấp 8 với mức triều trung bình.

Công trình Hồ đập: Cả tỉnh có tới 357 hồ đập lớn nhỏ với tổng dđó có 2 hồ chứa lớn: Hồ Kẻ gỗ dung tích chứa 345 triệu m3, hồ sông Rác 124,5 triệu m3, có 5 hồ dung tích từ 10-20 triệu m3 và 31 hồ có dung tích từ 1-10 triệu m3. Phần lớn các hỗ đập ở Hà Tĩnh đều được đầu tư xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, hiện đang xuống cấp và hầu hết các hồ chứa nước lớn chưa có tràn sự cố

Cơ sở hạ tầng: Hơn 15 năm quanhân dân củng cố và xây dựng trên khắp địa bàn toàn tỉnh góp phần không nhỏ trong công cuộc giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên các công trình về nhà ở của dân còn nhiều bất cập, đặc biệt là các hộ nghèo (chiếm đến hơn 38%)

Hà Tĩnh là một trong tỉnh nghèo2005 chỉ bằng 47,7% so với trung bình cả nước, thu ngân sách trên địa bàn chưa đủ chi.

c vùng Hiểm hoạ chínHương Sơn, Hươ Quang Lũ lụt, sạt lở đấng Khê, Vũ t, lũ quét Đức Thọ, Can Lộc Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất, bồi lắng,

úng Kỳ Anh (của Khẩu), Thạch Hà (của Sót), nước dâng, xâm nhập mặn, hạn hán Nghi Xuân (của Hội), Cẩm Xuyên (của Nhượng), thánh phố Hà Tĩnh

Bão,

Page 35: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

33

ội đến đềo Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy, triều 30 xã dọc theo bờ biển từ Cửa HNgang với khoảng 35.166 hộ sống bằng nghề đánh bắt hải sản

cường, xâm nhập mặn

3.3.1.2 Tỉnh Quảng Bình ắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.037,6 km2, dân số

h hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% tổng diện tích tự

a và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía

ng mưa trung bình hàng năm 2.000 -

• . Ba tháng có nhiệt

Dân s 0 người. Phần lớn cư dân địa

Danh: vào tháng 9 cho đến tháng 11

• g ven biển chịu thiệt hại lớn

• g Gianh, Lý Hào, Nhật Lệ…

g 5 và

• ra bất thường quanh năm, nhưng nhiều nhất vào 6 tháng cuối năm từ tháng 6

• o mặn hàng năm ước tính khoảng 3 triệu đồng có bổ sung kinh phí để

Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai tại 2 tỉnh

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bnăm 2004 có 829.800 người. Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây

Địa hình: Địa hình Quảng Bìnnhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùBắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

• Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượ2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oCđộ cao nhất là tháng 6, 7 và 8 và cũng là 3 tháng hạn hán.

ố và lao động: Dân số Quảng Bình năm 2006 có 840.00phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 13,17% sống ở thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chiếm 26,9%.

Quảng Bình thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: • Bão lụt dọc các sông Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, sông

hàng năm. Thiệ hại ước tính hàng năm 15 đến 20 tỷ đồng Lũ lụt, úng xẩy ra trùng với mùa mưa bão, các xã bãi ngannhất. Thiệt hại do lũ, lụt hàng năm ước tính 3-5 tỷ đồng Sạt lở đất ở bờ sông, bờ biển và miền núi: sông Ròn, sôn

• Hiện tượng cát bay, cát chạy, mỗi năm làm mất khoảng 15 ha đất canh tác/năm • Hạn hán: hàng năm xẩy vào tháng 4, 5, 6 cùng với gió mùa khô hanh xẩy ra thán

tháng 12. Bình quân mỗi năm thiệt hại do hạn hán ước tính toàn tỉnh khoảng 60 tỷ đồng18 Lốc xẩyđến tháng 12 Mặn: thiệt hại d

• Cũng như Hà Tĩnh và các tỉnh khác, hàng năm được trung ươnghỗ trợ đê, kè, chống sạt lở

Hà Tĩnh Quảng BìnhBão 7-8-9-10 7-8-9-10 Lụt 7-8-9-10 10/8; 3/10; 5/9 (âm lịch) Lốc sét Tháng 3-4 Tháng 4 Lũ quét, lũ ống 7-8-9-10 i mùa mưa bão Trùng vớHạn hán Tháng 3-6 Tháng 7, tháng 8 (dl)

18 Viện Quy hoạch và thiết kế Nông thôn: Báo cáo tóm tắt rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông- lâm nghiệp, thuỷ lợi tỉnh Quảng Bình. Tháng 5 năm 2004. tr.18.

Page 36: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

34

Hầu hết c đều cho rằng thiên tai ngày càng trầm trọn t ngờ, nằm goài quy luật cho nên rất khó ngăn ngừa.

rất khó xác định, mặt khác bão không đúng quy luật,

Quảng Bình

ác ý kiến g hơn, và có yếu tố bấn

"Ví dụ trong vòng 2 tháng năm 2007 (tháng 8 và tháng 9), có đến 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vàoHà Tĩnh và Quảng Bình. Đường đi của bãoso với những năm trước thì bão đến sớm hơn, cho nên người dân bị thiệt hại do lứa, đậu đến lúc thời kỳ thu hoạch mà mất trắng" ( Thảo luận nhóm cán bộ huyện Minh Hoá)

Bảng số 10: Tần suất của một số loại hiểm họa tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và

Cao Trung bình Thấp Lũ lụt Mưa và mưa đá Động đất Bão Cát bay, Sương mù cát chạy Nhiễm mặn Cháy rừng Lốc xoáy Ngập úng ng Sét Hỏa hoạn, cháy rừSạt lở đất Xói mòn, bồi lắng

(N phỏng vấn tại 2 tỉnh

ề mức độ và xẩy ra có tính chất thường 0), năm 2007, Hà Tĩnh và Quảng Bình liên

nh toán chưa đầy đủ ước tính thiệt hại đã lên tới 1.340 tỷ.

ốc mái

Đây là ư Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thiên tai đã phá hỏng cơ sở hạ tầng như trường học, hệ thống giao thông, nhà cửa của dân và công trình điện,

ách 2200 tỷ) đáp ứng được 20-25%, thì sự thiệt hại do thiên tai xẩy ra hàng năm là một con số quá lớn. Vì vậy vấn đề

m nhẹ rủi ro thiên tai một cách đầy đủ vào kế hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh. Trong báo tổng kết Phát triển kinh tế xã

guồn: Kết quả Quảng Bình và Hà Tĩnh)

3.3.2 Hậu quả của thiên tai đối với 2 tỉnh Thiệt hại do thiên lại gây ra cho 2 tỉnh vô cùng lớn vxuyên "hàng năm". Trong vòng 3 tháng (tháng 8 – 1tiếp bị ảnh hưởng của 2 cơn bão lớn, đó là bão số 2 và số 5. Thiệt hại mà bão gây ra đối với 2 tỉnh này là vô cùng lớn, làm ảnh hưởng toàn diện đến phát triển kinh tế, xã hội, và đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo.

- Cơn bão số 2, tỉnh Quảng Bình thiệt hại đến 820 tỷ; tiếp đến cơn bão số 5. Quảng Bình trong năm 2007, theo tí

- Hà Tĩnh, chỉ tính riêng năm 2006, cơn bão số 5,6 Hà Tĩnh có tới 14 người chết, 22 người bị thương và số người phải sơ tán là 1.988 người, số nhà bị ngập 8.988, nhà bị t1056. Thiệt hại ước tính lên đến 110 tỷ đồng. Cơn bão số 5 ước tính tổng thiệt hại 468 tỷ đồng. Nếu tính cả thiệt hại do cơn bão số 2 và số 5 tổng thiệt hại trên 1000 tỷ đồng trong vòng một năm. Trong khi đó thu nhập GDP của Hà Tĩnh chỉ đạt 500 tỷ đồng năm. Năm 2006 tổng thiệt hại cũng lên đến 110 tỷ đồng.

những con số không nhỏ đối với tỉnh nghèo nh

thông tin... Chưa có số liệu đầy đủ để có thể thấy được thiệt hại do thiên tai gây ra đã tác động như thế nào đến 2 tỉnh, nhưng thực tế cho thấy, có một bộ phận đáng kể, khoảng gần 40% dân số đang nghèo đói thì nghèo đói hơn, số hộ cận nghèo thì rơi xuống diện nghèo đói. Thiên tai đã làm giảm sút tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vốn dĩ đã rất yếu ướt, tăng thêm tình trạng dễ bị tổn thương, làm giảm khả năng chống chọi với thiên tai của cả cộng đồng.

Nếu so với thu ngân sách mỗi năm của Hà Tĩnh chỉ đạt 500 tỷ, (chi ngân s

phòng chống và giảm nhẹ thiên tai phải được coi trọng hàng đầu.

Trong khi đó, cho đến nay, cả 2 tỉnh vẫn chưa có sự lồng ghép giả

hội hàng năm và sáu tháng chưa có tỉnh nào tổng kết hoặc nhắc đến trong phương hướng của năm sau hay giai đoạn sau. Vấn đề PCBL vẫn còn tách rời khỏi kế hoạch PTKT xã hội. Do đó tỉnh chưa có được tầm nhìn một cách toàn diện, chưa có các hoạt động giảm nhẹ thiên tai có chiến lược cho từng giai đoạn và lâu dài. Báo cáo tổng kết công tác PCBL hàng năm cũng mới chỉ là hoạt động của ban chỉ huy phòng chống BL, chứ chưa thật sự là hoạt động của toàn bộ

Page 37: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

35

ế hoạch phát triển kinh tế xã hội và mong muốn Chính phủ sớm ban hành

ở pháp lý thực

ình: “Nếu có

i tham gia thảo luận của cả 2 tỉnh đều cho biết rất muốn thực hiện lồng ghép giảm thiểu thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

-XH

ả hai tỉnh đều ban hành nhiều chính sách phòng chống giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt trong những năm

phòng ngừa thiên tai là chính, và là các văn bản của Ban chỉ huy PCBL tỉnh, huyện, xã. Số văn bản nhằm giảm nhẹ rủi ro của

ã có sơ sở pháp lý để thực hiện công việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai thông qua hàng loạt các văn bản luật, văn bản pháp quy mà

máy chính quyền. Thiệt hại mà thiên tai xẩy ra là vô cùng to lớn, thế nhưng cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được đặt ra đúng với tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Chính vì vậy, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh tỏ ra rất vui mừng với chủ trương lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào Kchính sách cụ thể để giúp các tỉnh có cơ sở pháp lý thực hiện tốt chủ trương này.

“Đây là một chủ trương rất tốt, hợp với ý Đảng và lòng dân, tuy nhiên để có thể thực hiện được mong rằng Chính phủ sẽ sớm ban hành chính sách chung để chúng tôi có cơ shiện một cách toàn diện khi lập Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hy vọng rằng sẽ giúp tỉnh và người dân hạn chế được rủi ro thiên tai trong những thời gian tới, trong bối cảnh thời tiết đang thay đổi bất thường” (Ý kiến của những người tham gia thảo luận của cả 2 tỉnh)

Các ý kiến cũng cho rằng, nếu có chính sách chung thì các ban ngành sẽ có cơ sở pháp lý đưa vào kế hoạch và thực hiện thường xuyên nhiệm vụ lồng ghép trong ngành của mchính sách lồng ghép thì chúng tôi mới có cơ sở để kiểm tra giám sát việc thực hiện của các ban ngành, bây giờ họ có làm, hay không làm vẫn chưa có cơ sở nào để phê bình góp ý hay kiểm điểm họ cả” (Sở KHĐT Hà Tĩnh)

Khi được hỏi, hầu hết những ngườ

3.3.3 Đánh giá mức độ lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KH PT KT

Các văn bản quy định cấp tỉnh về PC&GNTT: Kết quả thu thập thông tin cho thấy, c

gần đây. Số văn bản được ban hành ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã, nhưng nhiều nhất vẫn là văn bản cấp tỉnh, tiếp đến cấp huyện. Điều đó còn cho thấy, cả 2 tỉnh đã có những nổ lực cố gắng nhằm thực hiện các hoạt động giảm nhẹ thiên tai trong những năm qua. Tuy nhiên nếu xét về mặt văn bản và số lượng văn bản ban hành, thì so với Quảng Bình (có thể là do chưa thu thập được đầy đủ) số lượng văn bản ban hành của Hà Tĩnh nhiều hơn.

Các văn bản chính sách của 2 tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

thiên tai còn hạn chế, và chủ yếu tập trung nhiều nhất ở ngành NNPTNT (đê điều, thuỷ lợi) và ngành thuỷ sản. Nói cách khác, tuy 2 tỉnh đã có sự lồng ghép nhất định, nhưng việc lồng ghép đó vẫn mới chỉ dừng lại ở mức độ ở khả năng riêng của từng ngành, và ở những ngành có liên quan trực tiếp đến thiên tai, mà chưa có sự chủ trương chung, sự chỉ đạo thống nhất, và đặc biệt sự phối hợp giữa các ngành còn rất hạn chế. Việc chia sẽ thông tin và bài học kinh nghiệm vẫn chưa được thực hiện. Những kinh nghiệm tốt chưa được tài liệu hoá. Tại Quảng Bình, trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cố gắng xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai "trị thuỷ các con sông, chống sạt lở...", có những đề tài kinh phí nghiên cứu lên đến gần tỷ đồng, thế nhưng kết quả nghiên cứu khoa học chưa được áp dụng vào đời sống thực tế, mà nguyên nhân chủ yếu là chưa có kinh phí để thực hiện.

Một hạn chế từ góc độ quản lý nhà nước cho thấy, mặc dù đ

Chính phủ đã ban hành trong những năm qua (xem chi tiết tại phụ lục số 3), nhưng khi thảo luận, cán bộ lãnh đạo cả 2 tỉnh đều cho rằng "chưa có chủ trương chung của nhà nước". Có lẽ đây là hậu quả tất yếu của phương pháp quản lý theo ngành dọc. Ở một mức độ nào đó, cấp tỉnh vẫn còn trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của trung ương, mà chưa thật sự sáng tạo, chủ động trong công việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra. Vẫn chưa xem vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên, bởi kết quả nghiên cứu này cho thấy hậu quả của thiên tai

Page 38: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

36

m nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

ỉnh năm 2006 đến năm 2010, thì hầu như chưa có sự lồng ghép”. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của

ế hoạch của tỉnh là những định hướng lớn, các ngành có ế họach cụ thể, do vậy, về mặt văn bản không thể hiện sự lồng ghép cụ thể, mà sự lồng ghép

ên việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai được thể hiện qua các hoạt động sau: • Chính sách ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, ngành bị rủi ro thiên tai cao nhất.

uy trình bão cấp 9,

Kết quả gành đã có một số các văn bản có lồng ghép giảm nhẹ

iên tai, hoặc có các hoạt động cụ thể nhằm giảm nhẹ thiên tai.

ành "Việc thực hiện lồng ghép iảm nhẹ thiên tai của các ban ngành vẫn mới ở mức mạnh ai người đó làm", vẫn chưa có một

sẽ

- các

- mà chưa đề cập đến vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai” (Sở Xây dựng Quảng Bình)

- ây

đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và làm giảm tốc độ phát triển kinh tế- xã hội nói chung.

3.3.3.1 Lồng ghép giả

Tại 2 tỉnh, cán bộ địa phương cho rằng “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của t

từng năm và cũng như Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đều chưa đề cập đến việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai. Theo ý kiến của ngành KH&ĐT thì “kkđược thể hiện trong lập kế hoạch phát triển của các ngành”. Chính cách làm này đã dẫn đến tình trạng "mạnh ai nấy làm" thiếu sự phối hợp, kết hợp giữa các bên liên quan. Trong khi đó quản lý thiên tai, lồng ghép giảm nhẹ thiên tai yêu cầu phải có sự tiếp cận tổng hợp và phối hợp liên ngành. Tuy nhi

• Thẩm định dự án đã tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đã làm đúng theo qhết hướng dẫn của Trung ương, ví dụ xây dựng đê điều phải chịu được gió cho nên yêu cầu phải lồng ghép ngay vào trong khâu thiết kế. Bước đầu đã đặt vấn đề là phải thực hiện bảo hiểm phòng ngừa thiên tai cho các công trình xây dựng trên địa bàn 2 tỉnh

khảo sát cho thấy, bước đầu các nth Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trong kế hoạch của từng nggchủ trương chung về lồng ghép, nên thiếu tính đồng bộ cũng như sự phối hợp giữa các ban ngành. mặt khác cả 2 tỉnh cũng đưa ra những khó khăn và thứch thức đối với việc lồng ghép:

- "Để có được một địa điểm phù hợp làm các công trình công cộng kết hợp làm nơi sơ tán dân lúc bão lũ, phụ thuộc rất nhiều quỹ đất của địa phương, nhiều khi biết địa điểm đóngập lụt nhưng vẫn cứ xây, vì không còn địa điểm nào khác”(SKHĐT Quảng Bình)

“Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai đã có làm, nhưng để tạo ra chủ trương thì chưa có. Hàng năm có lồng ghép nhưng chưa rõ lắm, chủ yếu trong ngành thuỷ lợi, giao thông vàcông trình công cộng như phải làm nhà 2 tầng để dân tránh lũ”.(Chi cục đê điều Quảng Bình)

“Trong thiết kế và thẩm định các dự án đầu tư, tư vấn chỉ mới đề cập đến vấn đề môi trường

- “Trong quá trình xây dựng dự án, chúng tôi cũng đã có ý tưởng lồng ghép giảm thiểu thiên tai, như qua thẩm định, nếu sở KH&ĐT có quyền bác bỏ, không phê duyệt, nếuthiết kế không phù hợp với điều kiện của từng vùng. Chủ trương của tình là các công trình công cộng phải kiên cố hoá, xây 2 tầng, như trường học, hoặc trạm y tế. Khó nhất bây giờ là để tìm được địa điểm để xây dựng nhằm vượt lũ” (SKH&ĐT Quảng Bình)

“Về cây trồng vật nuôi, chủ trương của tỉnh trồng cây ngắn ngày vụ hè thu thu hoạch vào 15 tháng 9 để né bão. Những vùng không chủ động được nước tưới thì chọn giông cchịu hạn như lạc, đỗ

Page 39: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

37

- “Hàng năm vào mùa lũ đều có chỉ thị của tỉnh phân công các ngành chuẩn bị cơ sở vật chất, cây con giống và kinh phí...” (Sở KH&ĐT Quảng Bình)

Vấn đề mà cả hai tỉnh trông chờ nhất đó là một chính sách chung về lồng ghép và có hướng dẫn thực hiện cụ thể, đi kèm với phân bổ ngân sách, vốn đầu tư phù hợp:

• “Muốn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào KHPTKTXH, trước hết phải có chính sách chung của nhà nước và kinh phí đi kèm. Cho đến nay vẫn chưa thấy ai đặt vấn đề giảm nhẹ thiên tai. Vì vậy trong đầu tư cũng có nhưng bất câp, ví dụ như nhà đầu tư khu du lịch ven biển, nói dại nếu có một đợt sóng thần là cuốn hết”.(Cục Đê điều Quảng Bình)

• “Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh cho đến nay chưa thực hiện, bởi chưa có cơ sở pháp lý, do vậy việc lồng ghép chủ yếu phụ thuộc vào các ngành, ngành nào có ý tường đến đâu thì làm đến đó. Chủ yếu ở các ngành liên quan trưc tiếp đến thiên tai như đê điều, thuỷ lợi, thuỷ sản...” (Sở KH&ĐT Quảng Bình)

• “Trong tái thiết sau thiên tai, hiện nay chủ yếu Trung ương hỗ trợ những khoản tiền nhỏ để làm lại như cũ, còn làm để vượt lũ thì yêu cầu phải có vốn lớn. Muốn lồng ghép được trước hết phải có chủ trương và phải có kinh phí đi kèm. Kinh phí hiện nay nhà nước hỗ trợ nhỏ giọt cho nên hiệu quả chưa cao” (Sở KH&ĐT Quảng Bình)

• “Vùng Lệ Thuỷ quanh năm ngập lụt, cho nên tỉnh đã có chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng sống chung với lũ, bên tông hoá đường giao thông nông thôn"." Vùng Đức Thọ dân đã quen sống chung với lũ, tỉnh đã xây dựng "dự án sống chung với lũ" đề xuất trung ương hỗ trợ nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy được phê duyệt" (Chi cục thuỷ lợi 2 tỉnh)

Hạn chế năng lực trong xây dựng Quy hoạch, chiến lược và lập kế hoạch:

• Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh cho biết cho đến nay Chiến lược quy hoạch sử dụng đất đai cũng chưa có sự lồng ghép giảm nhẹ thiên tai. Qua thảo luận cho thấy việc Quy hoạch các ngành nói chung, và quy hoạch tổng thể còn là một thách thức lớn đối địa phương. Năng lực cán bộ quy hoạch chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công tác quy hoạch. hầu hết công tác Quy hoạch, xây dựng Chiến lược, lập kế hoạch, đều phải thuê tư vấn thực hiện

3.3.3.2 Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển của một số ngành

3.3.3.2.1 Ngành giao thông: Theo ý kiến của sở giao thông của 2 tỉnh thì ngành giao thông vận tải trong quá trình hoạt động đã tuân thủ theo văn bản quy chuẩn do Bộ giao thông vân tải ban hành, đó là “Sổ tay về công tác phòng chống khắc phục hâụ quả bão, lụt ngành giao thông vận tải” được Nhà xuất bản giao thông phát hành, bao gồm một tập hợp các văn bản pháp quy của chính phủ về lĩnh vực phòng chống thiên tai và các văn bản pháp quy của Bộ giao thông vận tải. Ngành giao thông thông của cả 2 tỉnh cho biết các hoạt động của ngành đều dựa vào quy định của bộ mà không ban hành cũng như tham mưu cho chính quyền tỉnh ban hành bất cứ văn bản nào có liên quan đến việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh.

Hoạt động: Trước mùa mưa lũ được cấp một khoản tiền để duy tu bão dưỡng các tuyến xung yếu nhất. Do kinh phí cấp nhỏ giọt cho nên phần lớn làm xong ký nợ nhà thầu.

3.3.3.2.2 Ngành xây dựng: Thông tin từ sở xây dựng 2 tỉnh cho biết, sở đã có đề xuất một số mẫu nhà cho các vùng bão lũ trong những năm 1990, nhưng không có văn bản và những mẫu nhà đó cũng chưa được đến với người dân do không có kinh phí để thực hiện tuyên truyền và đưa các bản thiết kế đến từng địa bàn.

3.3.3.2.3 Ngành Thuỷ Sản: Ngành thuỷ sản là một trong những ngành có sự rủi ro thiên tai cao nhất đối với sản xuất. Chính vì vậy, để có thể sống chung với thiên tai và tiếp tục phát

Page 40: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

38

triển sản xuất, những năm qua ngành thuỷ sản đã có nhiều hoạt động lồng ghép giảm nhẹ thiên tai. Biểu hiện cụ thể nhất được thể hiện trong văn bản “Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ Hà Tĩnh” (cơ quan hỗ trợ: Hợp phần SUMA của Bộ Thuỷ Sản). Tháng 12/2001. Hộp số 4: Mô hình lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch của ngành thuỷ sản Hà

Tĩnh

Văn bản: Uỷ Ban nhân dân Hà Tĩnh, Sở Thuỷ Sản: Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ Hà Tĩnh (cơ quan hỗ trợ: Hợp phần SUMA của Bộ Thuỷ Sản). Tháng 12/2001

- Tiểu mục 9.3.4 Giảm thiểu rủi ro thiên tai (tr. 84): có quy định các phương án giảm thiểu rủi ro thiên tai như điều chính lịch mùa vụ, nuôi trồng từ tháng 4 đến tháng 8, tiếp theo từ tháng 11 đến tháng 8." Giảm thiểu biến thiên của thiên tai bằng cách bố trí không gian xây dựng hạ tầng cơ sở đầm các, cho ăn thu hoạch và phơi dầm phù hợp với chu kỳ và đặc trưng hoạt động của các tai biến. Thời gian ít tai biến nguy hiểm nhất tới các công đoạn nuôi trồng thuỷ sản ở Hà Tĩnh có thể là từ tháng 11 đến tháng 8, riêng nuôi từ tháng 3 đến trước tháng 9 hàng năm (tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 8). Còn việc đào đắp kênh mương, đập, đường giao thông nên tiến hành vào mùa ít mưa (thường từ tháng 11 đến tháng 3) để hạn chế xói mòn, rửa trôi do mưa...nghiên cứu dự báo, cảnh báo sớm tai biến để chủ động để đối phó, bố trí đẩm nuôi, hệ thống cấp, tiêu thoát nước xa vùng tai biến cũng là giải pháo hữu hiệu để giảm thiểu tai biến thiên nhên. Ngoài ra cần phổ biến kiến thức về nguyên nhân, cơ chế, quy luật hoạt động và giải pháp phòng tránh các thiên tai cho toàn dân để hạn chế thiệt hại do thiên tai.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai, Thiết kế và xây dựng hệ thống đập, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước chịu tác động được của thiên tai (nền, mống, độ cao, độ rộng, độ đầm nén của công trình, vật liệu thích hợp, lát mái bằng đá, bê tông, vải địa kỹ thuật, thảm cỏ,...)

Trồng cây xanh hạn chế cát bay, thoát hơi nước do gió lào, trồng rừng ngập mặn mở rộng vùng đệm ngoài vùng nuôi trồng thuỷ sản(hạn chế tác động của sóng, dòng chảy phá huỷ bờ đập, bờ kênh mương). Quan trắc thường xuyên và kiểm tra định kỳ độ an toàn của hệ thống đập, kênh mương để có biện pháp xử lý kịp thời là yếu cầu bắt buộc đối với công tác giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra) (tr85)

- Mục: 9.3.6 Quản lý thông qua giáo dục (tr. 85): Nhằm phát triển bền vững NTTS của Hà Tĩnh cần đặc biệt chú ý đến công tác tuyên truyền (thông qua mô hình trình diễn thành công của chính những người dân ở đây và các hình thức khác) giáo dục nâng cao kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ- kỹ thuật, quán lý TNTS (tiềm năng thuỷ sản), phòng chống tai biến môi trường cũng như giáo dục về môi trường. (Tr. 86)

Đồng quản lý là phương pháp quản lý trong đó phân định rõ ràng và thực hiện đúng phân định đó về nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, người sản xuất, người kinh doanh, cán bộ quản lý cộng đồng ( xã, thôn), huyện, tỉnh, bộ thuỷ sản)

Người sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm lồng ghép các biện pháp bảo vệ môi ttrường và tài nguyên vào tất cả các công đoạn từ quy hoạch, thiết kế, thi công quản lý, vận hành đầm nuôi, , thu hoạch... thông báo công khai các giải pháp đó cho cộng đồng và nhà nước biết

Cộng đồng dân cư tham gia tích cực vào quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện đúng các quyết định của chính quyền vào quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện đúng các luật và quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên chung quanh vùng nuôi thuỷ sản, giám sát các nhà sản xuất và kinh doanh thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên vùng nuôi trồng thuỷ sản đã công bố, thoả thuận và dàn xếp các bất đồng về sử dụng đất, nguồn nước và các vấn đề khác liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản

Page 41: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

39

Lãnh đạo thôn xã tổ chức cho cộng đồng tham gia thực sự và dân chủ vào mọi khâu của quá trình kế hoạch, thiết kế thi công, vận hành, quản lý đầm nuôi...đề xuất kiểu phản biện mục tiêu, nội dung quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản....giáo dục kiến thức, tập huấn cho cộng đồng về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, bão vệ môi trường, tài nguyên, giảm nhẹ thiên tai, rủi ro...(tr.87)

Văn bản của Sở Thuỷ sản rất cụ thể, tuy nhiên do chưa có chính sách chung cho nên đến khâu triển khai thì việc giảm nhẹ thiên tai vẫn chưa có ai chịu trách nhiệm chính (mới chỉ lồng ghép một phần vào sở tài nguyên môi trường trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường) (Xem tài liệu đã dần, tr. 87, 88)

Chương 9. Quản lý và bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản có phân tích đến những nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra trong vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản của tình, ngoài vấn đề đề cập đến nguy cơ làm suy thoái môi trường biển gia tăng , văn bản này còn đề cập đến một số vấn đề xã hội nảy sinh, trong đó có đề cập đến "Nuôi trồng thuỷ sản có thể có rủi ro do thiên tai hoặc không tuân thủ đứng quy trình kỷ thuật và quản lý, do sự cố vỡ đập, rò rỉ đê, lan truyền bệnh dịch dẫn đến phá sản, thất bại làm thất vọng người sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (tr. 80)

Mục: 9.3.4 Giảm thiểu rủi ro thiên tai (tr 84) Giảm thiểu rỉu ro thiên tai bằng cách bố trí không gian, xây dựng hạ tầng cơ sở, đầm nuôi, cho ăn, thu hoạch và phơi đầm phù hợp với chu kỳ và đặc trưn hoạt động của thiên tai). Đề cập đến vấn đề kỹ thuật trong xây dựng "Áp dựng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai, Thiết kế và xây dựng hệ thống đập, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước chịu tác động được của thiên tai (nền, móng, độ cao, độ rộng, độ đầm nén của công trình, vật liệu thích hợp, lát mái bằng đá, đê tông, vải địa lỹ thuật, thảm cỏ...)".

Ngoài ra còn có giải pháp trồng cây xanh hạn chế cát bay, thoát hơi nước do gió lào, trồng rừng ngập mặn mở rộng vùng đệm bên ngoài nuôi trồng thuỷ sản (hạn chế tác động của sóng, dòng chảy lớn phá huỷ bờ đập, kênh mương...). Quan trắc thường xuyên kiểm tra định kỳ độ an toàn các hệ thống đập, kênh mương để có biện pháp xử lý kịp thời là yêu cầu bắt buộc đối với công tác giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong công tác PCBL, với trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trên biển, ngành thuỷ sản đã thực hiện một số hoạt động nhằm giảm nhẹ thiên tai như:

• Đã có hợp đồng trách nhiệm với các chủ phương tiện về công tác cứu hộ cứu nạn trên biển

• Có văn bản hướng dẫn ngư dân nơi neo đậu, cách neo đậu tàu thuyền khi bão lụt xẩy ra và trực tiếp hướng dẫn tại chỗ

• Phối hợp với bộ đội biên phòng kiểm tra việc trang bị phao trước khi tàu thuyền ra biển • Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống thiên tai cho ngư dân thông qua các quyền

sách nhỏ và tờ rơi

Hộp số 5: Hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân và Ban PCBL ngành thuỷ sản

Hợp đồng trách nhiệm tham gia phòng chống bão lụt giữa ông Nguyễn ngọc Thành chi cục trưởng chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và chủ phương tiện ông Lê Văn Tình Xuân Hội Nghi Xuân Hà Tĩnh về cung cấp tàu cho Ban chỉ huy phòng chống Bão lụt tỉnh trong trường hợp xẩy ra bão lũ. Nghi Xuân ngày 15 tháng 5 năm 2006 (và 8 hợp đồng tương tự như vậy với 8 chủ thuyền khác).

Ngoài ra, sở Thuỷ sản còn khuyến khích và hướng dẫn ngư dân thành lập các nhóm tự nguyện, nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất trên biển. Hiện tại Hà Tĩnh đã hình thành nhiều nhóm tự nguyện như vậy trong cộng đồng ngư dân. Việc hình thành các nhóm không chỉ giúp ngư dân hỗ trợ lẫn nhau khi sự cố xảy ra trên biển, mà còn tạo điều kiện cho việc thông tin về tình hình thời tiết, khí hậu và kêu gọi, thông báo về bão cho trường nhóm, từ đó nhóm trưởng có trách nhiệm thông báo cho các thành viên của mình.

Page 42: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

40

Về nuôi trồng thuỷ sản Trong thực tế, ngành Thuỷ sản Quảng Bình và Hà Tĩnh đã đưa ra một số biện pháp nhằm giảm nhẹ thiên tai cho người sản xuất, cụ thể

• Xây dựng kế hoạch nuôi lách tránh mùa lũ: đã chỉ đạo người dân nuôi trồng thuỷ sản 1 vụ để phòng tránh thiên tai.

• Xây dựng hệ thống giăng lưới để chống cá tôm thất thoát khi nước dâng lên • Xây dựng hệ thống cấp thoát nước ao đầm có quy hoạch cấp thoát nước lũ

Tuy nhiên do đặc điểm của nghề này mang tính rủi ro cao, trong khi đó vốn đầu tư ban đầu đỏi hỏi lớn, cho nên nhiều hộ làm theo kiển ăn may: “Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu do dân tự làm, theo phong trào và theo sự khuyến khích của địa phương năm sau nhiều hơn năm trước. Dân tự bỏ tiền ra đầu tư, đào hồ, không đủ năng lực để xây kè, cho nên hành năm lũ bão về là lại bị sạt lở. Nhà nước chủ trương trợ giá 20% được 2 năm thì năm nay bỏ. Vấn đề vay vốn sản xuất vẫn còn nhiều bất cập”.

Do thiếu sự phối hợp giữa ngành thuỷ sản và ngành môi trường, cho nên đã có ý kiến cho rằng, việc phát triển ngành thuỷ sản đã phá bỏ đi nhiều ha rừng phòng hộ ven biển: “Do mở rộng diện tích sản xuất, tỉnh đã đồng ý để ngành thuỷ sản phá bỏ nhiều ha rừng phòng hộ biển đã được trồng trong nhiều năm nay” (KA_HT)

3.3.3.4 Ngành thuỷ lợi Chiến lược phát triển thuỷ lợi tỉnh Hà Tĩnh giao đoạn 2006-2020 là thành quả sáng tạo của Chi cục thuỷ lợi xây dựng và hoàn thành với sự góp ý sửa chữa của các sở ban ngành trong tỉnh và Cục thuỷ lợi thuộc Bộ NN&PTNN. Chiến lược này được hoan nghênh và đánh giá cao từ Cục thuỷ lợi cho đến các ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh. Điều đáng nói, Chiến lược này được hoàn thành là "do nhiệm vụ chính trị" của Chi cục, chứ không được dự án hoặc tổ chức nào tài trợ. Đây là một điển hình cụ thể về tính chủ động, sáng tạo, tự lực của ngành thuỷ lợi của một tỉnh còn rất nghèo. Qua việc làm này của Chi cục thuỷ lợi Hà Tĩnh cũng cho thấy, nếu có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm thì các ngành đều có thể tự lồng ghép giảm thiểu thiên tai trong kế hoạch phát triển của ngành mình. (mà không phải “chờ chủ trương chung” và “chờ kinh phí”)

Hộp số 6: Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch của Chi cục thuỷ lợi Hà Tĩnh

Trong phần 1. mục tiêu chung đã có những mục tiêu liên quan trực tiếp đến giảm nhẹ thiên tai như: 1.2 Định hướng các giải pháp vè phân lũ, điều tiết lu, chống các tác hại do nước gây ra. Chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn tuyệt đối về tínhmạng và tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng kinh tế của tỉnh 1.3 Khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả, chống làm suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước, bão vệ, cải tạo và phát triển môi trường sinh thái, chống sa mạc hoá...

1.4 Định hướng cho công tác quy hoạch, phát triển thuỷ lợi theo từng giai đoạn với mục tiêu và bước đi phù hợp, có hiệu quả, tiến tới thực hiện hiện đại hoá, tự động hoá

2. Các mục tiêu cụ thể 2.3 Mục tiêu giảm thiểu tác hại do nước gây ra: hạn chế đến mức thấp nhất về người và tài sản do lũ lụt gây ra, trong công tác PCBL cần chú trọng nâng cấp và hiện đại hoá các tuyến đê quan trọng và các tuyến đê ven biển như: Đê La Giang, Đê Đồng Môn, đê Hội Thống, đê Kỳ Hà, đê Cảm Xuyên. Chủ động lập phương án phòng chống lũ, lụt phù hợp tính chất quy mô của từng loại công trình. Đặc biệt các hồ chứ nước như kẻ Gỗ, Sông Rác, Thượng Tuy, Kim Sơn, ...Thực hiện một cách thường xuyên về giáo dục cộng đồng dân cư, nghiêm chỉnh thực hiện phương châm "4 tại chỗ" trong việc phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Nâng cao cảnh báo lũ quét ở vùng núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh...để hạn chế thiệt hại do lũ quét, lũ ống, lũ túi gây ra. Hình thành an toàn vùng lũ đối với vùng thường xuyên bị ngập lũ như các xã ngoài đê La Giang, các xã ven sông

Page 43: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

41

Ngàn Sâu, Ngàn Phố, các xã vùng ven biển... Khắc phục hậu quả về tình trạng hạn hán thiếu nước về mùa khô, chú trọng đến công tác chống xâm mặn, lấn sâu vào nội địa ở một số vùng trọng điểm như cống trung Lương, Đức Xá, Cống Đòng Huề, Đồng mỹ, Cống Tây Yên... Triển khai tố công tác trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn chắn sống đê sông, đê biển.

2.4 Mục tiêu xã hội Củng cố và thành lập các tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở có sự tham gia của người dân. Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý thuỷ nông và cộng đồng dân cư về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, vận hành, điều tiết, phân phối nước, công tác bão dưỡng, sữa chữa các hệ thống công trình thuỷ lợi và công tác phòng chống ô nhiễm dòng nước, và phòng chống các tác hại do nước gây ra...đảm bảo người dân mọi thành phần kinh tế có nước sạch để sinh hoạt và sản xuất. Tăng cường công tác giáo dục pháp luật về Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Pháp lệnh phòng chống bão lụt, Pháp lệnh đê điều Nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp chính đều đề cập đến gỉảm nhẹ thiên tai Nâng cao chất lượng cảnh báo hạn hán, thực hiện phân loại hạn trên lưu vực sông cho các vùng; xây dựng bản đồ phân vùng hạn cho tất cả các khu vực khan hiếm về nguồn nước, chú trọng đến các vùng, các cử sông, vùng ven biển, thường xuyên kiểm tra cảnh báo mạn xâm hại để có biện pháp bổ sung nguồn nước kịp thời đối phó với những vùng bị ngập mặn xâm nhập, giảm thiểu đến mức thấp nhất do hạn hán gây ra Thực hiện chiến lược bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, phủ xang đổi núi trọc, nhằm giảm lũ, chống xói mòn đất, duy trì bảo tồn nguồn nước bền vững và cải tạo môi sinh, môi trường Các Giải pháp chính đều có lồng ghép giảm nhẹ thiên tai (tr. 6)

1. Giải pháp về tổ chức 2. Giải pháp về quy hoạch 3. Giải pháp công trình 4. Giải pháp về khoa học công nghệ 5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 6. Giải pháp về cơ chế chính sách Trình tự thực hiện được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn

2006-2010 và giai đoạn 2010 đến 2020.

Chiến lược phát triển thuỷ lợi tỉnh Hà Tĩnh giao đoạn 2006-2020 và Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mạn, lợ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2001-2010 là những điển hình về lồng ghép giảm thiểu thiên tai vào kế hoạch phát triển của 2 ngành cho đến thời điểm nghiên cứu.

3.3.3.5 Ngành NN&PTNT của cả 2 tỉnh Mặc dù về mặt chính sách, trong chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp chưa có sự lồng ghép, song trong báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề cập nhiều đến các hoạt động giảm nhẹ thiên tai. Đó là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu hạn, ngắn ngày cho năng suất cao để né bão lũ, cũng như vấn đề kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi nội đồng và đặc biệt trong lĩnh vực đê điều và thuỷ lợi

Hộp số 7: Những hoạt động lồng ghép của ngành NN&PTNT

Năm 2006 đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng các công trình thuỷ lợi trên toàn tỉnh; Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch thuỷ lợi theo các giai đoạn 2006-2010 và 2010-2020; Xây dựng chiến lược phát triển thuỷ lợi đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020...Đã đầu tư gần 300 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, các tuyến đê sông đê biển. Đê điều:

Page 44: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

42

Với 36 tuyến đê tổng chiều dài 324 km và hơn 200 công trình tiêu thoát lũ, mỏ hàn bảo vệ bờ sông, bờ biển, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, các cơ sở hạ tầng trong vùng. Vì vậy nhàng đã chủ động trong công tác PCBL và giảm nhẹ thiên tai. Ngay từ đầu năm đã tham mưu cho UBND tỉnh ra các quyết định, chỉ thị và tổ chức tốt công tác PCBL và giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng phương án, tham mưu cho UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCBL tỉnh lập các đoàn kiểm tra công tác PCBL và thực hiện công tác kiểm tra trên địa bàn toàn tỉnh đặc biệt là các công trình trọng điểm như Kẻ Gỗ, Sông Rác, Kim Sơn, La Giang, Hội Thống...

Chuẩn bị trước mùa mưa lũ, ban chỉ huy PCBL tỉnh đã tổ chức diễn tập công tác PCBL tại huyện Thạch Hà đồng thời chuẩn bị đầy đủ vật tư phương tiện cũng như kế hoạch điều động nhân lực phục vụ tại chỗ cho công tác PCBL, cứu hộ, cứu nạn

Công tác tu bổ, duy tu bão dưỡng thường xuyên: Năm 2006 thực hiện tu bổ thường xuyên, bão dưỡng đê La Giang với tổng kinh phí 4.250 triệu đồng; Xử lý sạt lở bờ sông; Kè Sơn long, kè Hương trạch, Phúc Trạch.

Ngoài ra còn chủ động đề xuất phương ánvới UBND tỉnh thống nhất với BNN&PTNT nhằm thực hiện tốt dự án nâng cấp các tuyến đê biển, bao gồm đê hữu Sông Lam, Đan Trường, Hội Thống, Cảm Nhượng- Cẩm Kĩnh, Kỳ Hà, Tả Nghèn. Đầu tư khoảng 46 triệu đồng

Chuyển đổi cây trồng, mùa vụ nhằm “né tránh” thiên tai : Ngành NN&PTNT đã đưa vào khảo nghiệm một số loại giống như: lúa, lạc, tỉnh cũng đã có chính sách trợ cước, trợ giá để phát triển chăn nuôi và tăng cường trồng các loại cây ngắn ngày né bão. Vụ “Hè thu” chính là vụ “né bão lụt” của Hà Tĩnh, chính vì vậy trong mấy năm gần đây Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các huyện đẩy mạnh sản xuất vụ đông xuân, những nơi không chủ động được nguồn nước thì thay thế giống cây trồng chịu hạn như lạc, đậu...Diện tích lúa vụ Hè thu trong những năm qua không ngừng tăng lên, từ 36,2 nghìn ha vào năm 2000 đã lên đến 39,2 nghìn ha vào năm 2006 trong khi đó diện tích lúa hè thu ở Quảng Bình chỉ có 21,3 nghìn ha. Năng suất lúa hè thu của Hà Tĩnh tăng từ 36,9 tạ/ha vào năm 2000, đạt đến 45,1tạ/ha vào năm 2006. Năng suất lúa Hè thu của tỉnh Quảng Bình cũng tương tự. (Niên giám thống kế năm 2006, tr.243). Trồng cây, trồng rừng Hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đều chủ trương trồng cây chống xói mòn sạt lở đất dọc theo bờ sông, trồng rừng ven biển, trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc... Trồng rừng ngập mặn đã được chú trọng. Thông tin từ 2 tỉnh cho biết việc lựa chọn loại cây trồng ở rừng ngập mặn hiện đang gặp khó khăn, đặc biệt giống cây sú vẹt trồng trên van biển Quảng Bình đã bị chết do rong biển quấn chặt vào cây. “Từ năm 2000 đến nay, Nhật Bản đã giúp tỉnh dự án trồng rừng ngập mặn.Việc trồng cây chắn sóng, đước, sú do dự án cung cấp (trong khi đó cây bản địa là cây bần) nhưng do cây giống phù không hợp, trồng xong không có kinh phí cho người dân chăm sóc, bão vệ, cho nên bị rong biển quấn chết hết”.

Ngoài ra, cả 2 tỉnh đều có kế hoạch tăng cường và đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc nhằm chống xói mòn và lũ lụt.. Như vậy Hà Tĩnh và Quảng Bình đã quan tâm tới công tác giảm nhẹ thiên tai trong phạm vi nguồn lực hạn hẹp của mình. Hiệu quả của các hoạt động giảm nhẹ thiên tai được thể hiện trong kết quả phòng chống cơn bão số 5, mà tâm bão đi vào Kỳ Anh, đã không để xẩy ra bất cứ trường hợp nào thiệt hại về người. Với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc, Hà Tĩnh và Quảng Bình là 2 trong các tỉnh được chính phủ biểu dương về tinh thần phòng chống bão lụt có hiệu quả sau cơn bão số 5.

3.3.3.2.6 Ngành y tế: Bên cạnh là thành viên của ban chỉ huy PCLB tỉnh, các ngành đều thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụ bão của ngành mình. Ngành y tế mới chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công của ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh như chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc cho

Page 45: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

43

cơ sở. Diễn tập cấp cứu, cứu hộ trước mùa mưa lũ. Thành lập các đội ứng cứu ở các bệnh viện đa khoa; các đội sẵn sàng tham gia xử lý môi trường và hướng dẫn người dân thực hiện...

Về phía ngành mình, Y tế chưa chủ động lồng ghép giảm nhẹ thiên tai trong kế hoạch phát triển của ngành mình, cũng như chưa tham mưu cho chính quyền về những vấn đề cần lồng ghép.

3.3.3.3 Những lợi ích của việc lồng ghép Hầu hết những người tham gia thảo luận của cả hai tỉnh đều biết về những lợi ích mà lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội sẽ mang lại:

• Tạo mức độ bền vững công trình và an toàn xã hội • Đánh giá được rủi ro thiên tai cho từng vùng • Tiên đoán được rủi ro thiên tai và hạn chế được hậu quả do thiên tai mang lại do sự kém

hiểu biết hoặc thiếu thông tin • Huy động được nguồn lực để xây dựng Quỹ phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai từ

nhiều nguồn khác nhau • Phát triển bền vững, công trình bền vững đem lại hiệu quả tốt hơn cho phát triển kinh tế

và an toàn xã hội • Giảm lãng phí, thất thoát • Tăng năng suất, sản lượng • Tăng diện tích canh tác • Nâng cao tính trách nhiệm, tính chủ động của cấp tỉnh, huyện, • Đảm bảo tính công bằng xã hội: các tỉnh có điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ có

chính sách ưu tiên hơn trong đầu tư cơ sở hạ tầng • Xoá đói giảm ghèo bền vững • Tăng thêm năng lực đối phó với thiên tai của cộng đồng, giảm nhóm dễ bị tổn thương và

tình trạng dễ bị tổn thương • Phát triển bền vững.

3.3.3.4 Thách thức của việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KHPTKTXH

• Thiếu chính sách thống nhất về lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ trung ương đến địa phương (lúc đánh giá chính phủ chưa phê duyệt Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020)

• Ở cấp tỉnh hiện còn thiếu một cơ chế rõ ràng cho việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các chương trình dự án. Chưa có trách nhiệm pháp lý và chưa có tổ chức đảm nhiệm việc lồng ghép.

• Trong công tác quản lý quy hoạch ngành19: Chất lượng công tác quy hoạch của ngành nói riêng và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện nói chung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đựoc yêu cầu mang tính bền vững, lâu dài;

• Sự liên kết giữa quy hoạch ngành và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh còn thiếu và yếu dẫn đến sự thiếu đồng bộ và chồng chép giữa các loại quy hoạch.

• Chưa có sự phối hợp cũng như cơ chế lồng ghép giữa các bên liên quan • Nhiều công trình dự án chưa đẩy mạnh phân cấp về cho cơ sở, cho nên còn nhiều bất cập

trong quản lý, cũng như huy động sự tham gia của cộng đồng • Chưa có chính sách ưu tiên mức đầu tư cho những vùng thường xuyên bị bão và ngập

lụt, nhằm tăng cường thêm chất lượng công trình. Các công trình thuộc chương trình kiên cố hoá trường học thường bị thiếu vốn, cho nên không đảm bảo thi công, thiết kế theo đúng yêu cầu "kiến cố hoá" tại các vùng thường xuyên xẩy ra lụt bão

19 Trích Kế hoạch năm 2007 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, số 983/BC/SNN-KHTH ngày 19 tháng 7 năm 2006..Tr.8

Page 46: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

44

• Thông tin liên lạc thiếu đồng bộ (Quảng Bình- huyện tỉnh có bộ đàm, xã chưa trang bị, thiếu máy phát điện để đảm bảo thông tin xuyên suốt)

• Các công trình xây dựng thường thực hiện vào mùa mưa lũ, cho nên chất lượng không đảm bảo (nguyên nhân do giải ngân chậm, do đấu thầu, và một số trường hợ do nhà thầu năng lực hạn chế, hoặc chạy xô nhiều dự án khác nhau

• Vấn đề đánh giá rủi ro thiên tai ở mức độ nào đó chưa thật sự “hài hoà” với chính sách khuyến khích đầu tư của những tỉnh miền Trung (xét về mặt tâm lý, về vốn đầu tư ban đầu cao hơn những vùng khác, về mức độ rủi ro ...)

• Chính sách đầu tư cho bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Kinh phí nhà nước cho phép sử dụng 1% tổng chi ngân sách đối với tỉnh nghèo là bất hợp lý20

• Trừ một số dự án của các NGO quốc tế thực hiện ở cấp cộng đồng. Từ phía chính phủ, cho đến nay chưa thật sự quan tâm đúng mực các giải pháp phi công trình, trong đó bao gồm các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao năng lực đánh giá rủi ro thiên tai, lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cán bộ chính quyền các cấp, cũng như chưa có các hoạt động truyền thông tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai…

• Nơi neo đậu cho tàu thuyền còn thiếu, đặc biệt các xã bãi ngang

Khó khăn của ngành kế hoạch đầu tư.

• Năng lực lập kế hoạch, quy hoạch và chiến lược của cả 2 tỉnh đều còn hạn chế. Nhận thức hiểu biết về Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai và quản lý thiên tai còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, đặc biệt là lĩnh vực phát triển xã hội

• Thiếu cơ sở khoa học cho sự lồng ghép. Chưa có kinh phí cũng như chủ trương để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cấp tỉnh.(Các dự án NGO quốc tế thực hiện ở quy mô nhỏ cấp thôn, xã).

• Đội ngũ cán bộ các cấp còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kỷ năng và năng lực về đánh giá rủi ro thiên tai và lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai của đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro thiên tai, chưa được tham dự các lớp tập huấn, đào tạo, hoặc tham quan học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước

• Địa phương chưa chủ động được về mặt tài chính, cho nên chưa chủ động được về mặt lồng ghép. Bên cạnh đó vốn đầu tư cho 2 tỉnh hiện còn quá ít so với nhu cầu của một tỉnh nghèo: “Hiện nay chủ yếu mới phòng ngừa là chính, thiên tai ở đâu chống đến đó, vẫn đối phó một cách bị động, kể cả các công trình đê kè vẫn làm theo “cảm tính” chưa có cơ sở khoa học, có khi làm xong chỗ ngày nó lại phá vỡ chỗ khác”. (HT). Đầu tư còn dàn trải, bởi nhu cầu quá lớn mà nguồn vốn quá hạn chế.

• Thiếu các chương trình tổng thể từ trung ương: Chương trình phòng chống thiên tai... • Quy trình lập kế hoạch còn nhiều bất cập, thiếu sự tham gia của cơ sở (cấp xã) của

người dân). Kỷ năng đánh giá nhanh nông thôn để xây dựng kế hoạch của cán bộ các cấp còn hạn chế

• Chưa kết nối được một cách đầy đủ kế hoạch của từng ngành và kế hoạch của tỉnh, còn có sự chồng chéo, trùng lắp và thậm chí mâu thuẩn nhau trong lập kế hoạch, vì dụ giữa trồng rừng ngập mặn ven biển và phát triển nuôi trồng thuỷ sản, giữa phòng hộ và phát triển lâm nghiệp, giữa khai thác cát và quản lý dòng sông, giữa tập quán định cư ven sông, suối và chính sách di dời tái định cư khỏi vùng ngập lụt ....

• Sự nhận thức về giảm thiểu rủi ro thiên tai chưa thống nhất, đặc biệt giữa lĩnh vực kinh tế và xã hội. Chưa gắn kinh tế vào phát triển xã hội. Lĩnh vực xã hội chưa quan tâm đến lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai. Còn nặng về phát triển kinh tế, chưa tính đến những rỉu ro mà thiên tai xẩy ra đối với xã hội, ví dụ như định cư dọc những bờ sông thường xuyên sạt lở...hay cho phép khai thác cát trên sông làm ảnh hưởng đến dòng chảy, phá bỏ 8 ha phi lao trồng từ nhiều năm để phát triển nghề thuỷ sản (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Hoặc

20 Ngân sách tỉnh nghèo phụ thuộc vào trung ương, và mức thu rất thấp

Page 47: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

45

cho phép khai thác quặng trên bãi biển chặt phá hết phi lao, đước trồng chắn sóng, chắn cát.......

Khó khăn hạn chế của ngành giao thông vận tải: Chính sách của các nhà tài trợ khác nhau còn bất cập với chủ trương và chính sách lồng ghép của chính phủ Việt Nam, ví dụ chính sách của các dự án vay vốn WB về giao thông nông thôn, thường làm đường cấp phối, kể cả những vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai lũ lụt. (Xem chi tiết ở: bài học kèm theo)

• Các bộ ngành ở trung ương chưa thật sự tập trung xây dựng kế hoạch, chiến lược. Còn dành quán nhiều thời gian vào quản lýa các dự án. Chưa quan tâm một cách đầy đủ đến công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn cho địa phương. (về lâu dài cần tách dự án ra khỏi bộ phận quản lý nhà nước).

• Thiếu kinh phí để đầu tư vượt lũ các công trình giao thông: ví dụ thay đập tràn bằng xây cầu, làm đường bê tông thay đường cấp phối...

• Chính sách của nhà nước trong giai đoạn ‘Tái thiết” vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ “khác phục hậu quả, làm lại như cũ” là chủ yếu. Chưa có chính sách lồng ghép giảm thiểu rủi ro trong giao đoạn này

• Chưa đồng bộ trong quy hoạch hệ thống giao thông, cho nên trong lũ lụt các công trình giao thông thường thiệt hại nặng nề.

• Nhiều hạng mục công trình do thiếu vốn, cho nên thiết kế chưa đảm bảo kỹ thuật vượt lũ. Một số công trình quá trình thiết kế chưa được thẩm định về mặt rủi ro thiên tai, cho nên sau xây dựng dẫn đến xẩy ra úng ngập cho cộng đồng dân cư (bất cập về khẩu độ cống, vị trí đặt cống, số lượng cống...)21

• Công tác thẩm định còn bất cập, bởi thẩm định trên cơ sở vốn mà chưa đặt vấn đề kỷ thuật lên hàng đầu

• Vốn phân tán, manh mún, thiếu sự tập trung, cho nên sử dụng không hiệu quả. • Tiêu chuẩn ngành giao thông vận tải mới chỉ dừng lại khắc phục hậu quả, chưa có chiến

lược lồng ghép giảm nhẹ thiên tai. Một số chỉ số đã lạc hậu không còn phù hợp. Một chỉ số dùng chung cho tất cả mọi vùng miền, chưa có chính sách riêng cho từng khu vực địa hình khác nhau

• Cần có quy định cụ thể (có thể đưa vào luật), cấm định cư ở những khu vực hành lang an toàn dòng chảy, như các bãi sông, cửa lạch...

Về cứu hộ:

• Chưa xây dựng điểm đỗ cho trực thăng ở một số vùng cần thiết cho công tác cứu trợ khẩn cấp.

• Một số nơi thiếu phương tiện hiện đại để có thể giải phóng đường một cách nhanh chóng như máy xúc, máy ủi…

Một số tồn tại trong công tác quản lý đảm bảo an toàn cho người và tàu cá:

• Hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp giữa tàu thuyền và đất liền còn quá bất cập, đặc biệt là thuyền nhỏ, nên việc chỉ đạo quản lý, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ngoài biển vào nơi trú đậu và phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ cực kỳ khó khăn.

• Nhận thức và ý thức chấp hành phát luật của một bộ phận dân cư vẫn còn rất hạn chế, nhiều chủ tàu và thuyền trưởng chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về trang bị đảm bảo an toàn cho người và tàu cá như giấy phép đánh bắt hải sản, đăng ký, đăng kiểm, sổ danh bạ thuyền viên, trang bị máy thông tin, phao cứu sinh. Sở thuỷ sản của Hà Tĩnh mới chỉ có ½ số tàu có đăng ký. Đặc biệt các tàu thuyền ở các xã bãi ngang

21 Ví dụ đường tránh quốc lộ 1 tại thành phố Hà Tĩnh đã gây ra ngập lụt thường xuyên cho dân mỗi khi mưa xuống.

Page 48: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

46

không thể kiểm soát được và hầu hết số ngư dân này trốn đăng ký hành nghề, hệ thống thông tin không được trang bị và chủ yếu đánh bắt gần bờ.

• Ý thức của người dân về phòng tránh thiên tai trên biển còn chưa cao, đặc biệt một số còn mang nặng tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan trong việc mang phao cứu sinh trên tàu khi sản xuất trên biển. Khi thiên tai xẩy ra họ sử dụng can nhựa để làm phao.

• Vịêc xử lý tình huống khi tàu gặp nạn trước khi bão đến gặp nhiều lúng túng, lực lượng tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn khi có tình huống xẩy ra. Các khu trú bão cho thuyền triển khai chậm, toàn tỉnh chưa có âu trú bão, nên tàu thuyền không có nơi trú đậu an toàn. Chưa có tàu cứu nạn, chỉ mới dựa vào một số tàu nhỏ của bộ đội biên phòng, tàu kiểm ngư của Sở thuỷ sản đã hết thời hạn sử dụng.

• Việc cập nhật thông tin, báo cáo khi có bão xẩy ra còn khó khăn, chưa kịp thời; nhất là thông tin từ tàu thuyền và cơ sở.

• Một số của lạch bị bồi đắp cạn nên việc đi lại tránh bão của tàu cá mùa mưa bão rất khó khăn, cụ thể cửa Sót - Thạch Kim, cửa Nhượng - Cảm Xuyên, của Khẩu - Kỳ Anh.

• Một số đê bao cống chính các khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung do được xây dựng lâu ngày bị xuống cấp không bảo đảm việc chắn sóng bảo vệ sản phẩm nuôi trồng trong mùa mưa bão.

• Nguồn kinh phí hàng năm phục vụ cho công tác PCBL không có, nên việc triển khai các nhiệm vụ cho công tác PCBL của ngành Thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn.

Nuôi trồng thuỷ sản

• Thiếu quy hoạch tổng thể nghề nuôi tròng thuỷ sản. Do đó phát triển nuôi trồng thuỷ sản hiện đang chắp vá và đang gắn với công trình thuỷ lợi của nông nghiệp, chưa có công trình thuỷ lợi riêng cho ngành

• Chưa có địa điểm để có thể quy hoạch khép kín giữa nuôi và cơ sở chế biến, xuất khẩu. • Cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên tính rủi ro cao

Bất cập và những khó khăn của việc lồng ghép trong ngành nông nghiệp:

• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao (là ngành chịu nhiều rủi ro thiên tai).

• Thiếu các giống cây phù hợp với từng vùng, như giống lúa chịu úng, chịu hạn, giống cây lâm nghiệp đảm bảo tính phòng hộ cao vừa cho giá trị kinh tế, vừa phù hợp với vùng nhiều gió (bão) vùng lũ, ngập mặn...

• Quy mô phát triển sản xuất theo hộ gia đình vừa manh mún, vừa nhỏ lẽ. Nâng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, khó ứng dụng khoa học kỹ thuật, cũng như lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

• Tỷ lệ đói nghèo trong nông thôn còn cao. Tiềm lực, khả năng ứng phó với thiên tai của các hộ nghèo rất hạn chế. Nhận thức về quản lý thiên tai còn thấp.

• Rừng bị tàn phá, cạn kiệt, mật độ che phủ của rừng thấp. Trong phát triển ngành lâm nghiệp còn nhiều bất cập, lúng thúng giữa mục đích “phòng hộ” và mục đích “phát triển kinh tế”.

Cơ chế chính sách về duy tu bão dưỡng công trình còn bất cập

• Cơ chế quản lý các công trình cơ sở hạ tầng còn nhỉều bất cập: Đường giao thông cấp tỉnh chạy qua địa bàn huyện, nhưng lại do trung ương quản lý. Đường giao thông cấp tỉnh chạy qua huyện nhưg lại do tỉnh quản lý….Kinh phí dành cho duy tu bão dưỡng còn quá thấp so với yêu cầu. Thực hiện duy tu bão dưỡng theo kiểu chắp vá, không thường xuyên. Ngân sách dành cho duy tu bảo dưỡng đường giao thông và các công trình khác như thuỷ lợi, trường học, bệnh xá…còn rất hạn chế. Hiện chỉ mới có đường tỉnh lộ và đường quốc lộ có ngân sách, nhưng cũng không đáp ứng được như cầu duy tu bảo dưỡng trước mùa mưa bão và bảo dưỡng định kỳ hàng năm

Page 49: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

47

• Chính sách đầu tư còn chưa thống nhất và bất cập, đặc biệt đối với những dự án vay vốn nước ngoài. Hầu hết đường giao thông nông thôn vay vốn Ngân Hàng thế giới đều được thiết kế làm đường cấp phối, không phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở những vùng thường xuyên ngập lụt hoặc bão lũ.” Cũng con đường tương tự, chúng tôi huy động kinh phí của tỉnh, của huyện và sự đóng góp của dân làm bằng đường bê tông, công trình đó sử dụng 10 năm nay chưa phải sữa chữa, trong khi đó con đường của WB làm đường cấp phối nghe đâu giá bằng một nữa đường bê tông) thì chỉ sau một mùa mưa lũ là hỏng, sạt lở và xuống cấp nghiêm trọng. Nếu tính cả kinh phí sữa chữa hàng năm thì nhiều hơn cả kinh phí làm đường bê tông

• Quỹ PCTT chủ yếu thu từ dân, trong khi đó các tỉnh thường xuyên xẩy ra thiên tai thường nghèo và việc đóng góp rất hạn chế. Chưa có cơ chế để người dân tham gia một cách chủ dộng và tích cực hơn

• Kinh phí hỗ trợ có mục tiêu (đầu tư xây dựng cơ bản) còn cấp nhỏ giọt. • Vẫn còn bất cập về mặt cơ chế chính sách: Tỉnh được trích 5% chi phí sữa chữa thường

xuyên dự trữ vật tư cho các đơn vị, nhưng không giải ngân được, nếu năm đó không xẩy ra bão lụt. Do vậy công tác chuẩn bị còn bị động

Bất cập về phương châm 4 tại chỗ

• Thiếu phương tiện như xuồng cứu hộ, phao, thiếu máy phát điện cho nên bị đứt liên lạc trong chỉ huy: “Khi bão xẩy ra điện bị cắt, cho nên điện thoại di động chỉ nói được vài tiếng là hết pin, chẳng còn gì để liên lạc, hết sức bất cập. Lúc xẩy ra bão lũ, huy động được lực lượng, nhưng chẳng có phương tiện gì để đi cứu hộ…”.

Các chính sách biện pháp pháp lý:

• Cho đến nay vẫn chưa có chính sách nghiêm cấm người dân định cư hai bên dọc bờ sông hoặc vùng hạ lưu, dưới chân núi…những nơi có nguy cơ sạt lở.

• Chính sách di dân vùng lũ còn bất cập, thiếu đồng bộ: Người dân chỉ được hỗ trợ từ 4-5 triệu đồng để di dời nhà cửa ra khỏi vùng lũ lúc khẩn cấp.

• Địa phương hầu hết đều thiếu quỹ đất, thiếu kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng…

Đa dạng hoá nền kinh tế:

• Mặc dù cả 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đã rất nỗ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi thời vụ để né tránh thiêt tai. Tuy nhiên cả 2 tỉnh cho đến thời điểm này vẫn chưa tìm ra được các loại giống cây phù hợp, kể cả giống lúa thì vẫn là giống lứa nhập khẩu của Trung Quốc, mà người dân không tự sản xuất ra giống được (Hương Khê).

• Thiên tai xẩy ra chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ, không đúng với quy luật cho nên dẫn đến bất lực của người dân: “Những năm trước chúng tôi trồng đậu, đến 15 tháng 10 là thu hoạch, nhưng năm nay bão xẩy ra sớm hơn dự định cho nên hơn 3000 ha đậu bị mất trắng”.

• Những cây trồng phù hợp ở những vùng lũ lụt và bão cho đến nay vẫn còn là một bài toán khó, vẫn là một câu hỏi bỏ ngõ. Bài học trồng cây cao su của huyện Kỳ Anh vẫn còn đó, và Hà Tĩnh vẫn tiếp tục trồng cây cao su ở những diện tích rừng phòng hộ “ít xung yếu”

• Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho ngành nông nghiệp, đặc biệt ơ rnhững vùng rủi ro cao do thiên tai thường xuyên xẩy ra

• Có chính sách cho vay vốn món lớn hơn, thời hạn dài hơn phù hợp với thơi gian sinh trưởng của vật nuôi và có tính đến yếu tố rủi ro do thiên tai

Page 50: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

48

Nhận thức của cán bộ và người dân

• Một bộ phận cán bộ vẫn chưa có kiến thức về giảm nhẹ thiên tai và lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

• Kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng lập kế hoạch của cán bộ địa phương vẫn còn hết sức hạn chế

• Một số địa phương, đặc biệt cấp xã, cấp huyện chưa thật sự quan tâm đứng mực, vẫn còn tâm lý dựa dẫm vào cấp trên và sự hỗ trợ của Trung Ương.

• Chính quyền cấp tỉnh, các huyện và cấp xã vẫn còn thiếu tính chủ động và sáng tạo trong việc chủ động lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình một cách toàn diện

• Sự tham gia của cộng đồng vẫn còn hạn chế

Những vấn đề xã hội: khẳ năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng còn thấp:

• Nhóm xã hội dễ bị tổn thương chiếm tỷ lệ tương đối cao: đó là cả 2 tỉnh đều có bờ biển dài (Hà Tĩnh 137 km, Quảng Bình 117 km và do đó tỷ lệ người dân là ngư dân, sống phụ thuộc vàonnghề biển còn lớn. Tiềm lực của ngư dân còn hạn chế, tỷ lệ nghèo đói trong các xã bĩa nganh còn rất cao. Do vậy khả năng để đối phó với thiên tai thấp, biểu hiện cụ thể: Tàu thuyền đánh cá công suốt bé, đa phần dưới 45 mã lực. Các phương tiện cần thiết như hệ thống máy bộ đàm, thậm chí thiếu cả rađio. Một bộ phận đáng kể đánh bắt cá thể, cho nên thiếu sự hỗ trợ cần thiết khi xẩy ra hiểm hoạ thiên tai. Đây chính là nhóm xã hội dễ bị rủi ro do thiên tai cao nhất

• Còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro thiên tai trong nhóm dễ bị tổn thương: ví dụ như Quảng Trạch số lượng dân vạn đò sinh sống trên sông còn khá cao (hơn 200 hộ); Hoặc do quan niệm mê tín về vấn đề ra khơi mang theo phao là xui xẻo của đa số dân ven biển của 2 tỉnh; Thói quen và tập quán thích định cư sinh sống dọc 2 bên sông, trong khi đó cho đến nay vẫn chưa có những quy định cấm định cư ỏ những vị trí xung yếu của các con sông lớn

• Tỷ lệ hộ nghèo ở cả 2 tỉnh đều cao trên 30%, thậm chí có Huyện như Minh Hoá, Hương Khê xấp xỉ 60% nghèo đói. Đây là nhóm dễ bị tổn thương trước hiểm hoạ do thiên tai gây ra, về phương diện cơ sở vật chất như nhà ở, lẫn nhận thức hiểu biết về giảm nhẹ phòng tránh thiên tai, cũng như kiến thức về sản xuất để có thể chuyển đổi cây trồng, mùa vụ theo hướng né tránh thiên tai

• Trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản rủi ro cao, nhà nước cần có chính sách trợ giá, hoặc hỗ trợ ban đầu làm cơ sở hạ tầng kiên cố hơn

Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng so với yêu cầu kiên cố hoá còn nhiều bất cập: Chỉ tính riêng tỉnh Quảng Bình hệ thống đường huyện mới chỉ có 57,9 km đường bê tông và láng nhựa, trong khi đó vẫn còn tới 1.537 km đường cấp phối. Đường liên thôn, liên xã có 66km đường bên tông, và còn lại 142 km cấp phối22. Về thuỷ lợi cũng chỉ mới có 145 km kênh mương kiên cố hoá theo phương châm nước và nhân dân cùng làm.

Về xây dựng dân dụng: Trong 5 năm mới có 45 trường học các cấp, 11 trạm y tế được đầu tư cao tầng. Còn lại vẫn ở dạng nhà cấp 4 lợp ngói. Ở những xã hay ngập lụt như xã Gia Phố vẫn chưa có trường học 2 tầng, trạm y tế cấp 4 và hàng năm bị ngập đến 2 lần. Riêng huyện Kỳ Anh cho biết 14/33 trụ sở UBND xã vẫn nhà cấp 4; 100% Trạm y tế nhà cấp 4; 5/33 nhà mẫu giáo của xã vẫn nhà cấp 4; trường học mới có 40% kiên cố; hầu hết các hội quán xóm đều nhà cấp 4.

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đê điều phần lớn đã được xây dựng từ lâu, không đạt tiêu chuẩn cần thiết (theo yêu cầu giảm nhẹ thiên tai). Đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh có hệ thống Trung tâm

22 Trích kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tr.6

Page 51: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

49

dự báo thuỷ tượng, thuỷ văn công nghệ lạc hậu: Riêng Hà Tĩnh có 13 trạm thuỷ văn nhưng khi xẩy ra mưa lũ, bão nhiều trạm không liên lạc được do hệ thống điện thoại bị trực trặc, nhiễu. Trình độ của cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu của công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai

Quản lý đê điều:

• Hệ thống đê điều được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, cho nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Hà tĩnh có 326 km đê, trong đó có 280 đê biển và chỉ có 69 km đê kiên cố chuị đựng được gió cấp 8-9. 19 km đê La Giang ở mức trung bình, còn lại có tới 200 km xuống cấp nghiêm trọng

Vấn đề đầu tư và chính sách đầu tư:

• Là những tỉnh nghèo, cho nên ngân sách chủ yếu dựa vào Trung ương. Vốn đầu tư hàng năm chỉ đáp ứng được 20% đến 25% nhu cầu đầu tư phát triển (HT)

• Cần có chỉ đạo bằng văn bản chính sách kiên cố hoá trường học và nhà y tế. hiện nay chủ yếu mới đề xuất ý tường, chưa có cơ sở pháp lý

• Hiện chưa có tư vấn, cảnh báo cho nhà đầu tư về rủi ro thiên tai, chủ yếu họ tự tìm hiểu và thực hiện theo tiêu chuẩn ngành (về xây dựng, hoặc giao thông)

• Một số hạng mục do thiếu hiểu biết về rủi ro thiên tai, thiếu chính sách thẩm định đánh giá tác động cho nên lựa chọn vị trí chưa phù hợp, hoặc thiết kế chưa thích hợp với vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai (Cảng Thạch Kim) “Hiện nay do chưa có chủ trương lồng ghép, nên giữa các ngành vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, công trình nọ làm xông lại gây ra hậu quả xấu cho dòng sông, ví dụ như nếu làm cầu mà không tính đến độ rộng của dòng chảy, cố tình làm mố cầu hẹp lại thì làm sao mà không bị sạt lở hai bên mố cầu”. Hoặc như Cảng Thạch Kim là một ví dụ, thiết kế xây dựng ngay giữa cửa sông cho nên làm hạn chếa dòng chảy và trận lụt vừa qua đã bị sạt lở, và còn có nguy cơ sạt lở đối với nhứng nhà dân cưu trú gần đó” (Nam 59 tuổi)

• Vấn đề đầu tư vào nông nghiệp cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm. Chưa tìm ra được những cây gì phù hợp với vùng gió lớn, mưa nhiều, bão lũ như Hà Tĩnh và Quảng Bình. Bài học về cây cao su tại Kỳ anh là một bài học đắt giá. Chủ trương chuyển đổi một diện tích rừng sản xuất sang rừng phòng hộ là rất đúng đắn, nhưng vẫn còn là một thách thức lớn đối với các tỉnh, bởi hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra loại cây vừa có giá trị phòng hộ cao lại có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện thiên tai xẩy ra thường xuyên như Hà Tĩnh và Quảng Bình và các tỉnh miền Trung nói chung.

• Một số dự án đầu tư với nguồn vốn vay ODA còn tỏ ra bất cập, chưa tính toán đến yếu tố bền vững và đánh giá rủi ro thiên tai: Thiết kế và xây dựng đường cấp phối ở Kỳ Anh, Hương Khê…của dự án WB (GTNT2) vừa kém bền vững và gây ra lãng phí nguồn lực23.

• Chính sách thu hút đầu tư của các tỉnh vùng thường xẩy ra thiên tai còn tổ ra bất cập.

Nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho giảm nhẹ thiên tai

• Chưa có các công trình nghiên cứu khoa học để tìm ra các loại giống cây trồng phù hợp với từng vùng thường xuyên bị lũ lụt và bão

• Quảng Bình đã có một số nghiên cứu, với đầu tư đến gần tỷ đồng, nhưng kết quả chưa được ứng dụng vì thiếu kinh phí. Mặt khác giữa các ngành chưa có sự chia sẻ thông tin, cho nên ngành nào nghiên cứu biết ngành đó, ngành khác thực hiện dự án đầu tư vẫn theo kiểu “cảm tính” mà không biết được đã có kết quả nghiên cứu khoa học

Tạo việc làm và đào tạo nghề

23 Các tỉnh đều cho biết đã có sự đàm phán với dự án để tỉnh góp thêm kinh phí làm đường bê tông, nhưng không được Ngân hàng Thế giới cho phép

Page 52: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

50

• Đẩy mạnh phát triển nghề phi nông nghiệp, tạo việc làm và đào tạo nghề cho dan vạn đò để giúp họ thay đổi thói quen sống lênh đênh trên sông nước

Năng lực lồng ghép của cán bộ các cấp:

• Năng lực đánh giá rủi ro thiên tai của cán bộ các cấp còn hạn chế • Thiếu đầu mối chịu trách nhiệm lồng ghép, thẩm định (theo quy trình như đánh giá môi

trường) • Cần tăng cường các thiết bị máy móc dự phòng như máy xúc, dầm cầu, rọ đáBan chỉ huy

phòng chống lũ lụt cấp huyện, cấp xã • Tập huấn công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng cho • Vấn đề môi trường: rừng còn bị tàn phá, bị cháy và bị lấn chiếm để trồng cây công

nghiệp (Tây Nguyên) 3.3.4 Kiến nghị giải pháp Tham vấn với các cơ quan ban ngành ở 2 tỉnh đã nêu ra nhiều kiến nghị, giải pháp về PCGNTT.

Về chính sách • Chính phủ cần sớm ban hành chính sách “lồng ghép quản lý, giảm thiểu rủi ro thiên tai

vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân”. • Cần quy định việc “thẩm định rủi ro thiên tai” vào Luật đầu tư • Khi có chủ trương chung của Chính phủ, các tỉnh cần thành lập hội đồng thẩm định có

tính liên ngành trực thuộc UBND tỉnh • Chính phủ cần ban hành chính sách “Đánh giá rủi ro thiên tai” trong tất cả các Chương

trình phát triển kinh tế (quy hoạch), xã hội, các dự án và đầu tư phát triển, kể cả Chương trình giảm nghèo và Chương trình 135.

• Nhà nước cần có chính sách cho người nghèo vay vốn gia cố nhà cửa trước mùa mưa lũ, và làm nhà kiên cố theo kiểu nhà vượt lũ (2 tầng, hoặc một tầng một tum)

• Phân cấp mạnh cho cấp xã huyện các dự án đầu tư, kể cả các chương trình quản lý bảo vệ rừng. Kết hợp phân cấp và nâng cao năng lực cho cấp huyện xã đồng thời tăng cường sự giám sát, hướng dẫn của cấp tỉnh, cấp trung ương

• Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong kiểm tra đôn đốc việc thực hiện phòng chống, và giảm nhẹ thiên tai trước mùa mưa bão

• Tuyên truyền giáo dục và tập huấn cho cộng đồng nâng cao nhận thức về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai

• Đê điều cần nâng cấp hiện đại, kiên cố hơn. Phải tính toán các tiêu chí, tính đến đa mục tiêu của hệ thống đê điều như an ninh Quốc phòng, giao thông, du lịch dân sinh…

• Chính phủ cần xem xét một cách toàn diện các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các tỉnh thường xẩy ra thiên tai bão, lũ lụt: như hỗ trợ cây con giống phù hợp, nâng mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao hơn, cho vay vốn, đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp…

• Cần có kinh phí dự phòng cho ngành y tế để chủ động giải quyết kịp thời những vấn đề môi trường, bệnh dịch phát sinh sau thiên tai

• Luật ngân sách cần cho phép lồng ghép nhiều nguồn lực để có công trình kiên cố. Đầu tư cần có đánh giá, xếp thứ tự ưu tiên, có trộng tâm trọng điểm, tránh dàn trải, chia phẩn như hiện nay

Tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng

• Cần có chính sách tập huấn sơ cấp cứu ban đầu trong tình trạng thiên tai xẩy ra cho cán bộ y tế và tình nguyện viên cộng đồng

• Xây dựng mô hình quản lý bảo vệ nước sạch trong mùa mưa lũ, nhằm đảm bảo có nước sạch cho dân sử dụng và hạn chế được bệnh dịch xẩy ra

Page 53: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

51

• Tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng ngừa dịch bệnh sau thiên tai (Hà Tĩnh có khoảng 60 xã thường xuyên xẩy ra lũ bão)

• Tổ chức tập huấn cho cán bộ thôn, xã về công tác lập kế hoạch phòng chống thiên tai dựa vào công đồng và đánh giá rủi ro thiên tai tại địa phương

Về nâng cao năng lực của chính quyền và cộng đồng

• Có các lớp tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai • Tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã kiến thức về quản lý thiên tai dựa vào cộng

đồng • Tập huấn cho cán bộ các cấp và cộng đồng kỹ năng lập kế hoạch quản lý và giảm thiểu

rủi ro thiên tai • Cần có dự án để phổ biến cho dân vùng lũ các mô hình nhà "sống chung với lũ" • Cần ban hành chính sách kiên cố hoá trong quá trình tái thiết (sau thiên tai) những công

trình trọng điểm • Cần xây dựng dự án điều tra cơ bản về thiên tai để xác định chính xác những vấn đề cần

làm trong quá trình lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội • Cần có một quy hoạch chiến lược lồng ghép một cách đồng bộ và ở mọi lĩnh vực xã hội • Đưa kiến thức phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai vào trong hệ thống trường học, ngay từ

cấp tiểu học và trung học cơ sở • Mở các cuộc thi tìm hiểu về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai tại cấp tình, huyện, xã • Xây dựng các chuyên đề về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai phát sóng thường xuyên trên

truyền hình trung ương, cấp tỉnh, huyện và phát trên hệ thống truyền thanh rađio, báo chí cũng như trên hệ thống truyền thanh của thôn, xã ngay trước mùa mưa bão lũ hàng năm

• Lồng ghép nội dung phòng, tránh giám nhẹ thiên tai vào nội dung sinh hoạt của các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh và Hội người cao tuổi (thường xuyên, ngay trước mùa mưa bão, lũ hàng năm).

Hỗ trợ nâng cấp hệ thống cảnh báo cho các địa phương thường có bão lụt xảy ra

• Hỗ trợ nâng cấp hệ thống cảnh báo ở vùng bão lụt thường xuyên xẩy ra về trang thiết bị hiện đại và nâng cao nang lực tình độ của đội ngũ cán bộ qua các lớp tập huấn ngắn ngày, dài ngày, thậm chí gửi đi đào tạo nước ngoài

• Hỗ trợ các xã, huyện, tỉnh thường xuyên xẩy ra thiên tai bão lũ xây dựng quy hoạch lại bố trí dân cư cho phù hợp để giảm thiểu rủi ro thiên tai

• Xây dựng lại quy trình lập kế hoạch và cách thức lập kế hoạch, làm sao vấn đề lập kế hoạch phải thực sự phù hợp với nguồn lực của địa phương và sự hỗ trợ của trung ương để tạo điều kiện cho việc lồng ghép một cách hiệu quả nhất

• Chính sách nâng cấp làm mới mang tính kiên cố, đồng bộ cơ sở hạ tầng ở vùng lũ. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

• Có chính sách để các tỉnh thường xuyên có thiên tai xây dựng Quỹ phòng chống thiên tai từ các nguồn kinh phí khác nhau, nhằm giúp thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.

• Chính phủ cần có các đề tài, chương trình nghiên cứu quốc gia các loại giống cây trồng phù hợp với vùng lũ, bão

• Cần tăng cường nghiên cứu ứng dụng đi đôi với đầu tư, nhằm đảm bảo đầu tư có hiệu quả và công trình đảm bảo chất lượng, đặc biệt là những công trình liên quan đến trị thuỷ.

• Tổ chức hội nghị hội thảo nhằm trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm và tổ chức tham quan học hỏi những mô hình tốt trong nước và quốc tế

Vay vốn

• Có chính sách vay vốn cho các vùng thường xuyên bị thiên tai: khoanh nợ, giảm nợ và xoá nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại và mức sống của các hộ gia đình

Page 54: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

• Cho ngư dân vay vốn để nâng cấp tàu thuyền và phát triển kinh tế, đa dạng hoá việc làm và thu nhập, giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương và thiệt hại trước thiên tai

Kiến nghị giải pháp công trình

• Cấn rà soát và sửa đổi một số những quy định liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như thiết kế lại sau lũ, bão

• Nạo vét luồng lạch, xây dựng khu neo đậu và có thiết bị kiểm đếm tàu thuyền tự động

Kiến nghị giải pháp phi công trình Xây dựng quỹ dự phòng quản lý thiên tai cần dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá về nhu cầu trang thiết bị để có một chiến lược toàn diện

3.4 Thách thức đối với lồng ghép phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

3.4.1 Ảnh hưởng của Biến đối khí hậu toàn cầu

Hình số 1: Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu. 25/9/2002 Việt nam đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto(KP). Bộ Tài nguyên Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ làm cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia thực hiện Công ước Khí hậu (UNFNCCC). Chính phủ Việt Nam phê duyệt thông báo Quốc gia đầu tiên cho Ban thư ký UNFNCCC (2003). Ngày 04/7/2007 Ban chỉ đạo thực hiện UNFNCCC, KP đã được thành lập Trên cơ sở ban tư vấn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 3 nước đang phát triển (Philipin, Băngladet) chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao từ 1m ảnh hưởng đến 10,8% dân số, 5% diện tích đất đai và 10% GDP. Nếu mực nước biển dâng lên 5 m thì ảnh hưởng đến 35% dân số, 16% diện tích đất đai và 36% GDP. Dự báo sẽ có tới 22 triệu người Việt nam bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu có sự quan tâm đến các hiện tượng bất thường của “thời tiết”. Báo Tiền phong ngày 27/11/2007 đã đề cập đến vấn đề này bằng tiêu đề: “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Hiểm họa ngày càng rõ”, đã đề cập đến vấn đề cơn bão số 7 có đường đi bất đường nhất từ trước tới nay. “Di chuyển theo hướng tây nhằm đổ bộ vào Việt nam với cường độ cao, rồi đột ngột ngược 180 khi chỉ còn cách bờ 200 km và đang lang thang ngoài biển Đông”. Đến hiện tượng mất mùa của bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tác giả đề cập đến hiện tượng tiêu chảy cấp. Theo thứ trưởng bộ Y tế thừa nhận; “ Đây là vụ dịch phức tạp nhất và bất thường. Trong khi ngành y tế tập trung phòng bệnh tại vùng xẩy ra lũ lụt thì bệnh dịch bùng phát ở nơi không xẩy ra lũ lụt là Hà Nội”. Thông tấn xã Việt Nam cũng đã đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu qua tiêu đề “Biến đổi khí hậu tác động đến bữa ăn hàng ngày” (27/2/2007)

52

Page 55: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

53

Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên (Nguyễn Văn Ninh 2007. VietNamNet.com). 3.4.2 Từ đặc điểm tự nhiên: địa hình- sông ngòi Việt nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có 2.360 sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Tám trong số các sông này có lưu vực lớn với diện tích lớn hơn 10.000km2. Khoảng 2/3 tài nguyên nước của Việt nam bắt nguồn từ các lưu vực thuộc các quốc gia thượng lưu. Việt Nam là nước nằm ở vùng hạ lưu sông Mê kông và Sông Hồng và dễ chịu ảnh hưởng của các quyết định về tài nguyên của các quốc gia ở vùng thượng lưu. Điều này làm cho tình trạng phân bố nước theo không gian và theo mùa (hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa) dao động rất mạnh.

Bảng số 7: Tài nguyên nước của các con sông

Lưu vực sông Diện tích lưu vực Tổng lượng lưu vực m3

Kỳ cùng- Bằng Giang 11.220 94% 8,9 7,3 82 Hồng- Thái Bình 155.000 55% 137 80,3 59 Mã- Chu 28.400 62% 20,2 16,5 82 Cả 27.200 65% 42,5 24,5 89 Thu Bồn 10.350 100 17,9 17,9 100 Ba 13.900 100 13,8 13,8 100 Đồng Nai 44.100 85% 32,5 32,6 89 Me Kông 795 8% 508 55 11 Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2003. Môi trường nước. Tr.14

Các con sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm nhiều con sông quốc tế. Tổng diện tích lưu vực các con sông quốc tế này, tính cả phần trăm nằm trong và nằm ngoài biên giới phần đất liền Việt Nam, cở khoảng 1,2 triệu km2, lớn gần gấp 3 diện tích lãnh thổ Việt Nam. Tổng dòng chảy năm là 835 tỷ m3, nhưng trong 6-7 tháng mùa khô, khi dòng chảy chỉ đạt 15-30% tổng dòng chảy thì tình trạng thiếu nước lại trở lên trầm trọng (hạn hán) Trong số các con sông thì sông Hồng và sông Mê Kông là quan trọng nhất. Sông Mê Kông, con sông dài nhất Đông Nam Á, bắt nguồn từ Trung Quốc, và chảy vào vùng hạ lưu thuộc vùng biên giới chung giao giữa Myanma - Lào - Thái Lan. “Vùng hạ lưu” này có diện tích khoảng 600.000km2 và bao phủ một phần lãnh thổ của 4 nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt nam lưu vực sông Hồng là lớn nhất 87840 km2, chiếm 52% lưu vực 3.4.3 Cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển còn yếu kém Ở Việt nam, hoạt động đánh bắt hải sản hoàn toàn tự do. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2000, số lượng các tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản được đăng ký đã tăng lên 86%, nhưng chỉ có khoảng 10% số tàu thuyền đã đăng ký này hoạt động ở các vùng ven bờ có độ sâu dưới 30 m3. Tổng sản lượng đánh bắt cá từ năm 1999 đến 2000 đã tăng lên gấp đôi. Sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ đã vượt quá ngưỡng bền vững. Tàu thuyền vẫn thiếu bến neo đậu tránh bão. Thiếu các phương tiện cần thiết để nắm bắt thông tin về thời tiết, đặc biệt về bão như bộ đàm hoặc radio. Phần lớn tàu thuyền nhỏ dưới 45 mã lực (có tới 40.000 không đủ tiêu chuẩn an toàn từ nay đến năm 2010 sẽ chuyển đổi sang nghề khác24).

"Các tỉnh hiện vẫn say sưa tấn công ra biển, không có quy hoạch bền vững. Nhà ở thì lợp mái ngói hay prô - ximăng, làm thật nhiều kính, gió bão thổi tung. Nhà xưởng của doanh nghiệp làm to, rộng nhưng không theo quy chuẩn nào, gặp bão vẫn đổ sập. Thời gian tới, cần sớm có hướng

24 Đặng Khánh: Báo cáo lồng ghép giảm nghèo vào ngành thủy sản tại Hội Thảo lồng ghép các vấn đề nghèo đói- môi trường vào khung chính sách và kế hoạch hướng tới phát triển bền vững, Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 4/12/2007 (Do UNDP tài trợ và Viện Chiến lược Tài nguyên Môi trường chủ trì)

Page 56: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

54

dẫn về xây dựng các công trình nhà ở, khu dân cư tại vùng ven biển hay vùng bị thiên tai. Trước mắt nên ban hành quy chế, sau đó nên nâng lên thành luật", ông Lê Huy Ngọ kiến nghị tại hội nghị tỏng kết công tác PCBL năm 2006 (VietNamNet) 3.4.4 Môi trường bị tàn phá: Mẫu thuẩn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Nuôi trồng thuỷ sản: Theo tổng cục thống kê, trong thời ký 1995-2001 tổng sản lượng của các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên 180%, trong khi đó lượng nước mặt được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản tăng 170% (từ 453.583 ha lên 755.178 ha). Như vậy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tăng lên nhờ mở rộng diện tích hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, là nguyên nhân dẫn đến suy giảm diện tích rừng ngập mặn. Mặt khác, ngày càng có nhiều sự cố cho thấy sản lượng nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại nặng nề do tình trạng ô nhiễm nước25

Rừng ngập mặn: Trong 50 năm phát triển gần đây, Việt Nam đã bị mất hơn 80% diện tích rừng ngập mặn (WB. Báo cáo diễn biến môi trường 2003, tr. 20). Phong trào nuôi tôm cá là một trong những nguyên nhân nổi trội nhất dẫn đến phá rừng ngập mặn. Vùng ĐBSCL, Hải Phòng, Quảng Ninh là những vùng có diện tích rừng ngập mặn bị mất nhiều nhất. Những nguyên nhân khác dẫn đến mất rừng ngập mặn là chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây dựng, chiến tranh tàn phá, và khai thác củi đun. Với chức năng hạn chế lũ lụt, đất ngập mặn (rừng ngập nặm, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo...) có thể đóng vai trò bồn chứa lưu giữ điều hòa lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các vùng lân cận. RNM còn có chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định bờ biển, chống xói lỡ, hạn chế sống thần. Theo Bộ NN&PTNT, rừng ngập mặn có thể làm giảm từ 30-50% mức gió, bảo vệ tốt đê điều trước thiên tai. Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch trên bãi cát, ảnh hưởng đến cồn cát chắn song, chắn gió. Dân số phát triển, sức ép dân số dẫn đến định dọc hai bên bờ sông, hạn chế dòng chảy. Ô nhiễm nước: Sông ngòi ở các vùng đô thị Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn , bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa qua xử lý. Đánh giá tác động của khu công nghiệp Hòa Khánh lên hồ chứa Bầu Tràm (Đà Nẵng) cho thấy ô nhiễm nước hồ đã dẫn đến giảm sản lượng lúa (155,6 tấn lúa mỗi năm) ở những vùng dân cư sử dụng nước tưới từ hỗ này do rể cây trồng bị thối và lúa bị chất ngay sau khi cấy26. Do hồ chứa bị ô nhiễm nghiêm trọng cho nên việc nuôi trồng thủy sản trong hồ cũng bị cấm để bảo vệ sác khỏe người tiêu dùng.

3.4.5 Tăng dân số tại khu vực ven biển, ven sông suối: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở các tỉnh ven biển năm 2004 là 1,36% so với năm 2003, đưa tổng dân các huyện ven biển lên 17,5 triệu người. Ngoài ra các khu đô thị mới ven biển được thành lập trong những năm quan như khu đô thị Tam Hiệp (thuộc khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam) Khu đô thị mới Vũng Đáng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Khu Vũng Ánh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh...với quy mô 10 đến 15 vạn dân cũng góp phần làm tăng chất thải sinh hoạt và làm gia tăng áp lực trực tiếp đến môi trường ven biển và gia tăng tình trạng dễ tổn thương

Ngoài ra, theo tập quán, người dân thích định cư dọc theo bờ sông, suối cũng làm gia tăng tình trạng dễ bị tổn thương. 3.4.6 Thách thức trong công tác lập kế hoạch và lồng ghép giảm nhẹ thiên tai:

Vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới được đưa vào có mức độ từ KHPTKT-XH 5 năm 2006-2010 và từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm 2006-2007-2008, tuy nhiên công tác này còn gặp nhiều khó khăn thách thức như:

25 Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam 2003. tr.18 26 Ngân hàng Thế giới, tài liệu đã dẫn, trang 23

Page 57: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

55

• Khung khổ pháp lý cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Việc thực thi các văn bản dưới luật, các kế hoạch, các chương trình được tiến hành ở cơ quan nhà nước tương đối độc lập và nhiều khi thiếu sự liên kết, phối hợp ngay từ đầu của các bên liên quan

• Việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào các kế hoạch phát triển là cần thiết, nhưng hiện tại cơ chế lồng ghép và phối hợp giữa các kế hoạch và chương trình hành động gắn với nội dung giảm nhẹ thiên tai còn rất mới mẻ cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

• Vấn đề thông tin, dữ liệu, lượng hoá các chỉ tiêu giảm nhẹ thiên tai còn ít về mặt số lượng và khó đánh giá về mặt chất lượng. Các chỉ tiêu này ít được thống kê quan tâm, và chưa được đưa vào hệ thống thống kê của quốc gia.

• Các nghiên cứu về thiên tai còn rất ít, các đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương chỉ mới được thực hiện nhỏ lẽ ở cấp thôn xã của một số dự án của các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Tài liệu thông tin về vấn đề này còn tản mạn, thiếu thống nhất.

• Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai là sự nghiệp của toàn dân, tuy vậy vẫn còn thiếu cơ chế phối hợp để huy động sự tham gia của cộng dồng và các tổ chức xã hôị.

• Bên cạnh đó năng lực quản lý thiên tai và nghiên cứu về thiên tai vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, nói cách khác là trong quá trình phát triển bền vững.

Khó khăn trong theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nhẹ thiên tai trong Kế hoạch

• Một thách thức lớn được đặt ra cho vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai là việc theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu về giảm nhẹ thiên tai trong kế hoạch vì các chỉ tiêu này còn chưa được cụ thể hóa, thu thập xử lý số liệu còn gặp nhiều khó khăn, chưa thành hệ thống như các chỉ tiêu kinh tế xã hội, và dẽ bị trùng lập, chồng chéo với các chỉ số khác. (như nghèo đói, môi trường...)

• Lồng ghép các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá còn chưa cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực. • Một số hoạt động lồng ghép giảm nhẹ thiên tai đòi hỏi phải có cách tiếp cận tổng hợp, sự

phối hợp giữa các bên liên quan. Thiếu sự phối hợp, thống nhất giữa các bên liên quan cho nên vẫn còn chưa có các chỉ số cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội

Về cơ chế chính sách

• Hệ thống chính sách pháp luật để quản lý thiên tai và giảm nhẹ thiên tai thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện. Các điều khoản pháp lý có liên quan đến quản lý và giảm nhẹ thiên tai còn phân tán, chồng chéo trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thiếu cụ thể, chưa đảm bảo được tính khoa học và đồng bộ, chưa tính hết các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường nên rất khó thực thi, hoặc thực thi kém hiệu quả.

• Các văn bản do UBND các địa phương ban hành còn nặng về về biện pháp hành chính, thiếu các chế tài huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thiên tai và lồng ghép giảm nhẹ thiên tai trong lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội

• Các văn bản pháp luật liên quan chưa bao quát toàn diện các vấn đề đặt ra ra đối với giảm nhẹ thiên tai

• Đối với biện pháp phi công trình chưa đề cập nhiều đến những vấn đề liên quan đến xã hội, đặc biệt là giảm tình trạng dễ bị tổn thương trong cộng đồng dân cư vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai.

Page 58: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

56

IV KIẾN NGHỊ

4.1 Các kiến nghị chung - Sớm xây dựng một Chương trình hành động cụ thể để thực hiện Chiến lược Quốc gia

về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 ở các Bộ ngành và cấp liên quan để Chiến lược được lồng ghép đầy đủ và toàn diện vào quá trình phát triển của các Bộ ngành và địa phương.

- Ở tầm vĩ mô (quốc gia): đưa ra định hướng và xây dựng lộ trình cho việc lồng ghép trong Chiến lược, Quy hoạch và KH PTKTXH cho một thời kỳ dài hạn, trung hạn và cụ thể hoá cho từng năm, có sắp xếp thứ tự ưu tiên để tránh đầu tư dàn trải kém hiệu quả, dựa trên nguồn lực sẵn có, sự giúp đỡ của Quốc tế (đầu tư có trọng tâm trọng điểm; kết hợp hài hoà giữa giải pháp công trình và phi công trình)

- Bộ NN và PTNT chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành khác ra văn bản hướng dẫn (Thông tư) cho các ngành, các cấp về phương thức lồng ghép và cụ thể hoá theo cấp độ, có cả các chỉ số định lượng lẫn các chỉ số định tính, khung thời gian hoàn thành, phân công trách nhiệm cho các bên liên quan, quy định rõ vai trò và nhiệm vụ của từng bên.

- Hỗ trợ kinh phí để các bộ ngành xây dựng in các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành có tính đến PCGNTT phát đến tay cộng đồng. Tiếp tục nghiên cứu khảo sát để hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các vùng thiên tai.

- Xây dựng các chỉ số giám sát và Khung giám sát cho Chiến lược quốc gia về PCGNTT, để làm sơ sở lồng ghép việc theo dõi, giám sát đánh giá trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm, kế hoạch của các ngành và địa phương. Các tỉnh cần xây dựng các chỉ số giám sát, đánh giá và phân công cụ thể cho từng ngành theo dõi giám sát đánh giá và định kỳ báo cáo.

- Ban CĐ PCLBTƯ tổ chức tổng kết liên ngành, quốc gia, khu vực để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm lồng ghép và đánh giá tác động của việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào phát triển kinh tế- xã hội.

- Các cấp đều phải tiến hành đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của địa phương mình để làm cơ sở lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng năm, 5 năm và dài hạn

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai. Cần tăng cường tiếng nói của người nghèo, phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương.

- Các Bộ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình cần có các nghiên cứu và tham mưu cho chính phủ về Ban hành các tiêu chuẩn ngành một cách cụ thể cho các vùng, miền thường xuyên bị thiên tai nhằm phục vụ cho lồng ghép GTTN vào từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, bộ NN&PTNT.

- Sớm xây dựng Luật phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để tăng cường khung pháp lý và chế tài trong lĩnh vực PCGNTT.

- Nhà nước cần có Chương trình nâng cao năng lực cho các cấp, các ngành LGGNTT vào KHPTKT.

- Nhà nước cần có cơ chế về phối hợp liên ngành trong LGGNTT.

Page 59: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

57

- Nhà nước cần có Chương trình nâng cao nhận thức và hiểu biết về quản lý thiên tai và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học. Xây dựng kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học.

Về tài chính: - Nhà nước cần sớm thành lập Quỹ GNTT huy động mọi nguồn lực: Vốn ODA, Ngân

sách nhà nước và sự đóng góp của xã hội, cộng đồng… nhằm quy quản lý đầu tư về một mối và chủ động nguồn lực hỗ trợ lồng ghép.

- Xây dựng kế hoạch phải đi đôi với việc phân bổ tài chính. Phân bổ tài chính theo các Chương trình đầu tư, hạn chế và tiến đến xoá bỏ cơ chế “xin cho” trong công tác PC&GNTT

4.2 Kiến nghị các hoạt động cần được Đối tác GNTT tiếp tục hỗ trợ hoặc thực hiện:

1. Đối tác GNTT cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai như đánh giá hiệu quả - chi phí của việc lồng ghép, ảnh hưởng của thiên tai tới đói nghèo và phát triển bên vững của Việt Nam … với các bằng chứng cụ thể và có cơ sở khoa học

2. Nghiên cứu sâu hơn về năng lực của hệ thống thể chế các cấp trong việc triển khai và thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020

3. Phối hợp các bên tham gia khác tổng hợp các kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của một số địa phương thường xuyên xẩy ra bão lụt (ví dụ Hà Tĩnh, Quảng Bình, đồng bằng sông Cửu Long...) để từ đó xây dựng các chương trình can thiệp, đặc biệt là chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao những năng lực cần thiết như đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, kỹ năng lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho các cơ quan có liên quan tại một số tỉnh điển hình.

4. Trên cơ sở kết quả xây dựng mô hình điểm tại một số tỉnh, sẽ nhân rộng mô hình ra toàn quốc, sau khi đã có kết quả đánh giá và tài liệu hoá.

5. Hỗ trợ và thúc đẩy vận động chính sách để sớm hoàn thiện cơ cấu thể chế và chính sách, pháp luật liên quan đề xuất ở trên.

6. Thúc đẩy công tác nghiên cứu và nâng cao nhận thức/kiến thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để nội dung này được quan tâm thích đáng trong công tác lồng ghép quản lý thiên tai vào lập kế hoạch phát triển ở các ngành các cấp.

Page 60: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

PHỤ LỤC

5.1 Phụ lục 1 – Thuật ngữ sử dụng Vì mục đích của nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số khái niệm sau đây, dựa vào các thuật ngữ của UNISDR (xem: http://www.unisdr.org/eng/library/lib-terminology-eng%20home.htm) và của Actionds, Hội chữ thập đỏ Việt Nam:

1 Thiên tai: Thiên tai là một hiện tượng của thiên nhiên, có tác động mạnh và gây ra nhiều thiệt hại về người, kinh tế, xã hội của các vùng ở một số vị trí địa lý nhất định (ActionAid Vietnam ”AAV”2005)

2 Lũ: Lũ là mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường (AAV,2005)

2.1 Lũ ven biển: Xuất hiện khi sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều cường, phá vỡ đê biển vào đất liền làm nước sông chảy thoát ra biển chậm gây ngập lụt

2.2 Lũ quét: diễn ra nhanh trong thời gian ngắn, dòng nước chảy với tốc độ lớn 273 Áp thấp nhiệt đới và bão :

Áp thấp nhiệt đới và bão là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có thể ảnh hưởng tới một vùng có đường kính từ 200 – 500 km. Chúng thường gây ra gió lớn và mưa rất to.

Tốc độ gió được đo theo một bảng gọi là Bảng Beaufort. Bảng này phân chia tốc độ gió thành cấp từ 0 đến 12 và thành số kilomét/giờ. Khi sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm của gió xoáy đạt tới cấp 6, cấp 7 (39 đến 61 km/giờ) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới; khi sức gió mạnh nhất đạt từ cấp 8 trở lên (từ 62 km/giờ trở lên) thì được gọi là bão.

4. Quản lý thiên tai: Quản lý thiên tai bao gồm một loạt các hoạt động can thiệp có thể được tiến hành trước, trong, sau một hiện tượng thiên tai xẩy ra như bão hoặc lụt, nhằm giảm đến mức tối thiểu những mất mát về người và tài sản, đồng thời thúc đẩy nhanh chóng quá trình khắc phục.

Hình số 2: CHU TRÌNH QUẢN LÝ THIÊN TAI

Thiên tai

Cứu trợ

Tái thiết

Giảm nhẹ

Phục hồi

Phòng

Chu trình quản lý thiên tai đưa ra một loạt các hành động nối tiếp nhau để chủ động quản lý các vấn đề do thiên tai gây ra.

5827 Sách đã dẫn như trên, (bài 3, trg. 21)

Page 61: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

4.1 Các giai đoạn trong chu kỳ quản lý thiên tai (thiên tai ở đây chủ yếu tập trung vào bão và lụt, lũ)

4.1.1 . Cứu trợ Bao gồm các hoạt động thực hiện trong và sau khi thiên tai xảy ra nhằm trợ giúp những người bị ảnh hưởng như: tìm kiếm, cứu hộ, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khoẻ, sửa chữa phương tiện cần thiết, hỗ trợ về tâm lý....

4.1.2 . Phục hồi Các hoạt động nhằm khôi phục những dịch vụ cơ bản giúp những người bị ảnh hưởng do thiên tai phục hồi nhanh chóng, gồm: hỗ trợ sửa chữa nhà ở, thiết lập các dịch vụ thiết yếu, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội chủ chốt…

4.1.3 Tái thiết và phát triển Là các biện pháp tiến hành nhằm sửa chữa hoặc thay thế cơ sở hạ tầng đã bị thiệt hại để phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội. Các hoạt động này gồm tái thiết cơ sở hạ tầng và khôi phục tất cả các dịch vụ.

4.1.4. Giảm nhẹ thiên tai bao gồm một loạt các biện pháp kể cả phòng ngừa, cứu trợ, tái định cư, và khả năng cảnh báo thiên tai, các chương trình công trình và phi công trình. Gồm tất cả các biện pháp có thể thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động của thiên tai nhờ đó giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của thảm họa.

Các biện pháp giảm nhẹ có thể là các biện pháp vật chất/ công trình (xây dựng đê điều, nhà ở an toàn…); hoặc các biện pháp mang tính pháp lý (nghiêm cấm người dân xây dựng nhà ở phía ngoài đê…); hay các biện pháp phi công trình (tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng, vận động về các ấn đề phát triển..).

4.1.5. Phòng ngừa Gồm các biện pháp cần tiến hành khi có dự báo thiên tai sẽ xảy ra để kịp thời ứng phó một cách phù hợp và hiệu quả.

Các hoạt động phòng ngừa có thể làm giảm đến mức thấp nhất tác động của thiên tai như xây dựng năng lực của các tổ chức trong cộng đồng nhằm thực hiện tốt các hoạt động cảnh báo, tìm kiếm và cứu hộ, sơ tán và cứu trợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa thảm họa, dự trữ thiết bị, hàng hóa để huy động kịp thời, chuẩn bị hệ thống thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng...

5.Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng

Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: là phương pháp tiếp cận và thúc đẩy mọi thành viên trong cộng đồng (bao gồm cả những đối tượng dễ bị tổn thương nhất) tham gia vào quá trình quản lý thiên tai: thu thập thông tin, phân tích đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và giám sát, huy động các nguồn lực và khả năng tại cộng đồng nhằm giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro trong thiên tai. Mô hình quản lý thiên tai trước đây: Từ trên xuống áp đặt, bị động Cộng đồng không được tham gia và bị phụ thuộc vào cấc nguồn lực cũng như quyết định từ bên ngoài Mô hình quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: Hiện nay Từ dưới lên- Dựa vào cộng đồng Chủ động. Cộng đồng chủ động tham gia vào quá trình ra quyết định, huy động nguồn lực tại cộng đồng

59

Page 62: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

6. Quản lý rủi ro thiên tai: Là tiến trình hệ thống về sử dụng các quyết định hành chính, tổ chức, kỹ năng thực hiện và năng lực thực hiện chính sách, chiến lược và khả năng đối phó của xã hội và cộng đồng để giảm nhẹ tác động của hiểm họa tự nhiên và các thiên tai có liên quan đế môi trường và công nghệ. Bao gồm tất cả các họat động, bao gồm các biện phát công trình và phi công trình để phòng tránh hay hạn chế (giảm nhẹ và phòng ngừa) các tác động bất lợi của hiểm họa.

7. Tình trạng dễ bị tổn thương Tình trạng dễ bị tổn thương là một loạt các điều kiện tác động bất lợi tới khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hay một cộng đồng trong việc ngăn ngừa, giảm nhẹ, phòng chồng, hoặc ứng phó với bão, lụt, lũ...do thiên tai gây ra.

Các nhóm nằm trong tình trạng dễ bị tổn thương

- Nhóm có điều kiện vật chất mong manh, phương tiện không đầy đủ (người nghèo) - Nhóm có các địa điểm trú ngụ nguy hiểm - Nhóm có công trình cơ sở hạ tầng yếu kém, không đủ sức chống chọi với thiên - Nhóm có nhà ở không đảm bảo, xây dựng nơi nguy hiểm - Nhóm có mức thu nhập thấp, không ổn định, không có nguồn tiết kiệm để huy động khi

cần thiết - Phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người neo đơn, người ốm yếu bệnh tật - Nhóm không có sự đoàn kết, không có các dịch vụ cơ bản, thiếu kỹ năng và thiếu hiểu

biết về thiên tai, hiểm hoạ, thiếu thông tin.

8. Rủi ro:

Là khả năng có thể gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại, mất mát. Là những thiệt hại được dự đoán (số người chết, bị thương, thiệt hại tài sản, sinh kế, các hoạt động kinh tế bị đình trệ hay các tổn thất về môi trường) do một hiện tượng cụ thể gây ra. Rủi ro là hàm số giữa khả năng xảy ra cụ thể và những thiệt hại từng trường hợp sẽ xảy ra..

8.1 Rủi ro trong thiên tai Là khả năng thiên tai có thể ảnh hưởng có hại đến một cộng đồng dễ bị tổn thương vốn rất ít năng lực để đối phó với những hậu quả (những mất mát xảy ra đối với con người, tài sản và môi trường do thiên tai gây ra như bão. Lũ, lụt...).

8.2 Mối quan hệ giữa thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng Mối quan hệ giữa thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thưong (DBTT) và khả năng có thể trình bày như sau:

nang KhaDBTT Tình trang x Thien tai Iên tai

60

Rủi ro trong thiên tai sẽ tăng lên nếu thiên tai tác động đến một cộng đồng dễ bị tổn thương và có khả năng hạn chế. Do đó, để giảm nhẹ rủi ro trong thảm họa, một cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động nhằm làm giảm nhẹ tác hại của hiểm họa, giảm nhẹ tình trạng DBTT và nâng cao khả năng của cộng đồng.

9. Hiểm họa: Một sự kiện hoặc hiện tượng có khả năng gây tổn thương cho đời sống con người và gây thiệt hại về tài sản và môi trường

10. Thảm hoạ: Là sự phá vỡ nghiêm trọng hoạt động của một xã hội, gây ra tổn thất về người, môi trường và vật chất trên diện rộng vượt quá khả năng đối phó của xã hội bị ảnh hưởng nếu chỉ sử dụng nguồn lực của xã hội đó. 11. Năng lực đối phó: Là những phương tiện mà con người hay tổ chức sử dụng nguồn lực

Rủi ro trong thiên tai =

Page 63: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

61

và khả năng có sẵn để đối mặt với những bất lợi của hậu quả có thể dẫn đến thảm họa. 12. Thích ứng: Thích ứng trong ứng phó với những biến đổi, tác động của khí hậu thực sự hay ước tính (thích ứng ‘trước kỳ hạn’ hay ‘chủ động’ là thích ứng diễn ra trước khi các tác động của biến đổi khí hậu được quan sát) 13. Khả năng: là những điểm mạnh về điều kiện và các nguồn lực tồn tại và hiện hữu như: Kỹ năng, kiến thức, phương tiện và các điều kiện sẵn có trong các hộ gia đình và cộng đồng để giúp họ ứng phó, chống chọi, chuẩn bị, phòng ngừa, giảm nhẹ hoặc phục hồi nhanh chóng trước tác động của thiên tai, thảm hoạ.

14. Phòng ngừa: Nâng cao khả năng dự đoán, nâng cao nhận thức, chuẩn bị và ứng phó tốt trước sự ảnh hưởng của thảm hoạ

15. Giảm nhẹ rủi ro trong thiên tai

Giảm nhẹ rủi ro trong thiên tai là biện pháp và hành động được triển khai trước khi thảm hoạ xẩy ra nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại đến tính mạng, tài sản, kinh tế, xã hội và môi trường (ActionAid Vietnam 2005).

Mục đích của giảm nhẹ rủi ro trong thảm họa là giảm nhẹ tác động của hiểm hoạ, giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng.

16. Giảm nhẹ Là khung khái niệm về các nhân tố cần được cân nhắc các khả năng để giảm thiểu tối rủi ro đa tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro thiên tai trong xã hội, tránh hay hạn chế (giảm thiên tai nhẹ và phòng ngừa) các tác động bất lợi trong bối cảnh phát triển bền vững.

Giảm nhẹ: Giảm nhẹ đề cập đến các biện pháp công trình và phi công trình được tiến hành để giảm thiểu tác động bất lợi của hiểm họa tự nhiên, suy thoái môi trường và hiểm họa công nghệ. Về mặt biến đổi khí hậu “giảm nhẹ” có ý nghĩa riêng biệt: có liên quan đến các nỗ lực của con người tỏng việc làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính.

17. Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai: Bất cứ động thái nào, của bất cứ ngành nào đều đưa vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào. Các dự án, chương trình đều phải có thẩm định rủi ro thiên tai, kể cả về phương diện kinh tế lẫn xã hội. (Trần Đình Dũng, chi cục trưởng chi cục thuỷ lợi Hà Tĩnh)

18. Các nhóm biện pháp giảm nhẹ rủi ro. Các biện pháp GNRR được phân loại như sau:

Các biện pháp quy hoạch công trình Những nơi tập trung các yếu tố chịu rủi ro cao, nếu xảy ra thảm họa thì thiệt hại rất lớn (mật độ dân cư cao, các công trình xây dựng tập trung ở những nơi không an toàn..), Nhóm biện pháp này chỉ ra việc lựa chọn vị trí an toàn và bảo dưỡng cho các công trình xây dựng: cầu, đường, trường, trạm, khu dân cư..

Các biện pháp kinh tế Nền kinh tế địa phương có thể dễ bị thảm họa tác động nhiều hơn là hệ thống cơ sở vật chất, việc đa dạng hóa nền kinh tế là một cách làm quan trọng để giảm nhẹ rủi ro, kinh tế đa dạng là cách phòng ngừa thảm họa (có thể thông qua các chương trình phát triển cộng đồng nhằm hỗ trợ về tài chính (cấp không hoặc cho vay, làm phương tiện sản xuất).

Các biện pháp kỹ thuật Bao gồm các công tác kỹ thuật quy mô lớn (xây dựng nhà ở vững chắc hơn) cho đến các dự án quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng. Xây dựng năng lực: Các nỗ lực nhằm phát triển các kỹ năng của con người, cơ sở hạ tầng xã hội trong cộng đồng/tổ chức mà cần giảm nhẹ mức độ rủi ro.

Page 64: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

62

5.2 Phụ lục 2 – Tài liệu tham khảo Cục Bảo vệ Môi trường: Hiện trạng môi trường Việt Nam, 2005. tr 33 Cục Bảo vệ Môi trường: Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam năm 2003 (tr. 27) Cục Đê điều (trang thông tin điện tử: www.ccfsc.org.vn) Chương trình nghị sự 21- Phát triển bền vững. tr 45, năm 2004 "Đối tác giảm nhẹ thiên tai": www.ccfsc.org.vn/ndm-pEU và MWH: Báo cáo quốc gia: Gắn thích ứng khí hậu với quản lý rủi ro thiên tai cho mục đích giảm nghèo bền vững, tr.14 Lê Công Thành: Giải pháp và thể chế, chính sách về vấn đề biến đổi khí hậu của Việt Nam, báo cáo tại Hội nghị Biến đổi khí hậu ngày 22 tháng 11/2007 do Đối tác giảm nhẹ thiên tai chủ trì tại Hà Nội OXFam Anh và Hội Chữ thập đỏ Tiền Giang: Lập kế hoạch quản lý thảm hoạ dựa vào cộng đồng. Tháng 5/2005 (Bản đồ: ) Hội chữ thập đỏ Việt nam: Giới thiệu về quản lý thảm hoạ tại cộng đồng. Hà Nội 2002 Ngân Hàng Thế giới: Báo cáo Việt nam 2004: Cái nghèo, Wasington D.C Tổng cục thống kê (trang website) Quang Tám: http://mobi.vietbao.vn/Xa-hoi/Ngoi-nha-chong-bao-gia-25-trieu/40222966/158/ Trần Tiển Khanh và Nguyễn Khoa Diệu http://www.VNBAOLUT.COM) TS. Vũ Cao Minh- Báo Lao Động phỏng vấn) Trần Thanh Xuân PGS.TS: Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước sông Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2007 Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDI) Bảo trợ xã hội cho nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, NXBTG, 2005, tr.18 GenComNet: Báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Việt Nam về thực hiện công ước Chống phân biệt đối của với phụ nữ (CEDAW) năm 2006. tr 11. UNDP: Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách. Hà Nội 2004 Ủy Ban Quốc Gia Việt Nam về Thập kỷ quốc tế giảm nhẹ thiên tai - 1998) VietNamNet.3/1/2007: Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2006 và triển khai nhiệm vụ 2007 hôm nay (3/1), http://www.na.gov.vn. Ngày 9/12/2007 http://www.VnExpress.nethttp://www.vietnamdisasterprevention.org/phongchongbao/project_animate.htm Ngoài ra còn tham khảo hơn 40 văn bản pháp quy, văn bản dưới luật cảu trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

Page 65: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

63

5.3 Phụ lục 3 – Các văn bản pháp quy của chính phủ về PCBL và giảm nhẹ thiên tai Để hướng dẫn thi hành lưuật, pháp lệnh nói trên Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó phải kể đến: - Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 137/2007 ngày 21/8/2007 phê duyệt đề án tổ chức

thông tin phục vụ công tác phòng chông thiên tai trên biển - Quyết định số 307/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế báo áp thấp

nhiệt đới, bão lũ. Ngày 25 tháng 11/2005 - Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về công tác phòng chống lụt, bão,

giảm nhẹ thiên tai Ngày 20 tháng 5 năm 2002 - Quyết định số 23/PCLBTW/QĐ ngày 14 tháng 5 năm 1996 về trực ban phòng chống lụt bão

của Ban Chỉ đạo (BCĐ) PCLBTW của Ban Chỉ huy (BCH) PCLB các bộ, ngành TW và của BCH PCLB các địa phương;

- Quyết định số 23/PCLBTW/QĐ ngày 14 tháng 5 năm 1996 về trực ban phòng chống lụt bão của Ban Chỉ đạo (BCĐ) PCLBTW của Ban Chỉ huy (BCH) PCLB các bộ, ngành TW và của BCH PCLB các địa phương;

- Quyết định 355 của TTg Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 1996 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

- Chỉ thị số 12/2005/CT-TTg của Thủ tường chính phủ về công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2005. Ngày 8 tháng 4 năm 2005

- Chỉ thị số 13/2006/CT-TTg của Thủ tường chính phủ về công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2006. Ngày 31 tháng 3 năm 2006

- Chỉ thị số 22/2006-CT-TTg Tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ. Ngày 30 tháng 6 năm 2006

- Chỉ thị số 32/2004/CT-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2004 về một số biện pháp để phòng chống lũ quét ở các tỉnh miền núi.

- Nghị định Quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh phòng chống lụt bão đã được sữa đổi bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000. Ngày 16/1/2006

- Nghị định của Chính phủ số 62/1999/NĐ-CP Ban hành quy chế về phân lũ, chậm lũ, thuộc hệ thống sông Hồng để bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội. Ngày 31 tháng 7/1999

- Nghị định số 168/1990/HĐBT Quy định về tổ chức, nhiệm vụ của ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão các cấp, các ngành. Ngày 19 tháng 5 năm 1990

- Nghị định số 168/HĐBT ngày 19 tháng 5 năm 1990 về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương;

- Nghị định 50 NĐ/CP/ngày 10 tháng 5 năm 1997 ban hành quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng chống lụt bão địa phương;

- Nghị định 07 ngày 9 tháng 3 năm 2000 quy định về chính sách cứu trợ xã hội;

- Nghị định số 123/CT-TTg về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt nam trên các vùng biển. Ngày 30 tháng 6 năm 2006

- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản. Ngày 15 tháng 5/2005

- Thông tư 18/2000/TT-BLĐ TBXH ngày 28/7/2000 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP, ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội;

- Thông tư số 02/2006/TT-BTNNMT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 307/2005?QĐ_TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tường Chính phủ ban hành Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ. Ngày 15 tháng 3 năm 2006

Và một số Quyết định của các bộ ban ngành liên quan

Page 66: ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI - phongchongthientai.vnphongchongthientai.vn/resources/ccfsc/images/download/DM integration... · Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai

64

- Quyết định số 1035/2000/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải về việc ban hành quy chế phòng, chống khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường sông. Ngày 28 tháng 4 năm 2000

- Quyết định số 2988/2001/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải về việc ban hành quy chế phòng, chống khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường bộ. Ngày 12 tháng 9 năm 2001

- Chỉ thị số 01/CT-BTS ngày 22 tháng 3 năm 2007 của Bộ Thuỷ Sản về phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản năm 2007.