I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông...

11
1 TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH NI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 7 HKII NĂM HỌC 2018 2019 Hvà tên học sinh:…………………………………………….. Lớp: ……. Mã số: …….. I/ LÝ THUYT Ni dung: bài 51, 52, 54, 55. 1) Vị trí, địa hình. a) Vị trí địa lí - Là một bộ phận của lục địa Á-Âu - Diện tích trên 10 triệu km 2 - Nằm từ vĩ độ 36 0 B -71 0 B, chủ yếu trong đới ôn hòa. - Ba mặt giáp biển và đại dƣơng: Địa Trung Hải, Bắc Băng Dƣơng, Đại Tây Dƣơng, phía đông ngăn cách với châu Á bởi dãy U-Ran. - Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào nội địa tạo nhiều bán đảo, vùng vịnh… b) Địa hình Có 3 dạng địa hình chính: - Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông (chiếm 2/3 diện tích châu lục) (đồng bằng Pháp, đồng bằng Đông Âu). - Núi già nằm ở phía Bắc và trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sƣờn thoải. (núi U- ran, Xcan-đi-na-vi). - Núi trẻ ở phía Nam với những đỉnh cao, nhọn…(An-pơ, Các-pát, Pi-rê-nê). 2) Khí hậu, sông ngòi, thực vật. a/ Khí hu: - Đại bộ phận có khí hậu Ôn đới. - Phía Bắc có 1 diện tích nhỏ có khí hậu Hàn đới. - Phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải. - Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió Tây Ôn Đới. - Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dƣơng ảnh hƣởng lớn đến khí hậu nên phía Tây ấm áp, mƣa nhiều hơn phía Đông châu lc. b/ Sông ngòi: - Mật độ sông ngòi dày đặc. - Các sông lớn: Đa-nuýp, Vôn-ga, Rai-nơ… c/ Thm thc vt: - Ven biển Tây Âu: Rừng lá rộng. - Sâu trong nội địa: Rừng lá kim (thông, tùng…) - Phía Đông Nam: Thảo nguyên. - Ven Địa Trung Hải: Rừng lá cứng. * Mt scâu hi gi ý: Câu 1: Em hãy xác định vtrí và nêu đặc điểm địa hình ca Châu Âu? BÀI 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

Transcript of I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông...

Page 1: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

1

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 7 – HKII NĂM HỌC 2018 – 2019

Họ và tên học sinh:…………………………………………….. Lớp: ……. Mã số: ……..

I/ LÝ THUYẾT

Nội dung: bài 51, 52, 54, 55.

1) Vị trí, địa hình.

a) Vị trí địa lí

- Là một bộ phận của lục địa Á-Âu

- Diện tích trên 10 triệu km2

- Nằm từ vĩ độ 360B -71

0B, chủ yếu trong đới ôn hòa.

- Ba mặt giáp biển và đại dƣơng: Địa Trung Hải, Bắc Băng Dƣơng, Đại Tây Dƣơng, phía

đông ngăn cách với châu Á bởi dãy U-Ran.

- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào nội địa tạo nhiều bán đảo, vùng vịnh…

b) Địa hình

Có 3 dạng địa hình chính:

- Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông (chiếm 2/3 diện tích châu lục) (đồng bằng Pháp,

đồng bằng Đông Âu).

- Núi già nằm ở phía Bắc và trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sƣờn thoải. (núi U-

ran, Xcan-đi-na-vi).

- Núi trẻ ở phía Nam với những đỉnh cao, nhọn…(An-pơ, Các-pát, Pi-rê-nê).

2) Khí hậu, sông ngòi, thực vật.

a/ Khí hậu:

- Đại bộ phận có khí hậu Ôn đới.

- Phía Bắc có 1 diện tích nhỏ có khí hậu Hàn đới.

- Phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

- Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió Tây Ôn Đới.

- Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dƣơng ảnh hƣởng lớn đến khí hậu nên phía

Tây ấm áp, mƣa nhiều hơn phía Đông châu lục.

b/ Sông ngòi:

- Mật độ sông ngòi dày đặc.

- Các sông lớn: Đa-nuýp, Vôn-ga, Rai-nơ…

c/ Thảm thực vật:

- Ven biển Tây Âu: Rừng lá rộng.

- Sâu trong nội địa: Rừng lá kim (thông, tùng…)

- Phía Đông Nam: Thảo nguyên.

- Ven Địa Trung Hải: Rừng lá cứng.

* Một số câu hỏi gợi ý:

Câu 1: Em hãy xác định vị trí và nêu đặc điểm địa hình của Châu Âu?

BÀI 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

Page 2: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

2

Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu?

Câu 3: Vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông châu Âu ?

3) Các môi trường tự nhiên.

a) Môi trường ôn đới hải dương

- Vị trí: ven biển Tây Âu nhƣ Anh, Ai-len, Pháp…

- Đặc điểm: + Khí hậu: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thƣờng trên 00C, mƣa

quanh năm và lƣợng mƣa tƣơng đối lớn (800 – 1000 mm/năm), có nhiều sƣơng mù, đặc biệt là

về mùa thu – đông.

+ Sông ngòi: nhiều nƣớc quanh năm và không đóng băng.

+ Thực vật: Rừng sồi, dẻ

- Nguyên nhân: Dòng hải lƣu nóng Bắc Đại Tây Dƣơng và gió Tây ôn đới làm cho khí hậu ấm

và ẩm hơn so với các nơi khác có cùng vĩ độ.

b) Môi trường ôn đới lục địa

- Vị trí: khu vực Đông Âu

- Đặc điểm:

+ Khí hậu: phía Bắc Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết bao phủ. Càng đi về

phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, mùa hạ nóng hơn. Lƣợng mƣa giảm dần.

Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mƣa.

+ Sông ngòi: nhiều nƣớc trong mùa xuân – hạ và có thời kì đóng băng vào mùa

đông.

+ Thực vật: thay đổi từ bắc xuống nam: có đồng rêu, rừng lá kim, rừng hỗn giao,

rùng lá rộng, thảo nguyên rừng, ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.

c) Môi trường địa trung hải:

- Vị trí: các nƣớc nam Âu, ven Địa Trung Hải

- Đặc điểm:

+ Khí hậu: mùa hạ nóng và khô; thu – đông không lạnh lắm và có mƣa.

+ Sông ngòi: ngắn và dốc, nhiều nƣớc vào thu – đông.

+ Thực vật: Rừng thƣa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

c) Môi trường núi cao

- Vị trí: trên các khu vực núi cao, điển hình là dãy An-pơ.

- Đặc điểm: hình thành các đai thực vật khác nhau từ chân núi lên đỉnh núi: đồng ruộng, rừng

hỗn giao, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.

- Nguyên nhân: do độ ẩm thay đổi theo chiều cao.

* Một số câu hỏi gợi ý

Câu 1: Trình bày đặc điểm của các kiểu môi trường chính ở châu Âu ?

Câu 2: So sánh giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới

lục địa và khí hậu Địa Trung Hải ?

Câu 3: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông ?

BÀI 52: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (tiếp theo)

Page 3: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

3

BÀI 54: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU

1/ Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa

- Dân cƣ Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: Giéc-

man, La-tinh, nhóm Xla-vơ.

- Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở Châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và

văn hóa.

- Phần lớn dân Châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính

Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.

2/ Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị hóa cao.

- Đặc điểm dân cƣ xã hội, đô thị hóa châu Âu:

+ Dân số 727 triệu ngƣời (năm 2001)

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp 0,1%, nhiều nƣớc tăng âm.

+ Dân số châu Âu đang già đi.

+ Mật độ dân số trung bình 70 ngƣời/km2

+ Nơi có mật độ dân số cao: ven biển Tây Âu, Trung Âu, Nam Âu..

+ Nơi có mật độ dân số thấp: phía Bắc và những vùng núi cao

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Tốc độ đô thị hóa cao, tỉ lệ dân cƣ thành thị là 75%

+ Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị.

+ Quá trình đô thị hóa nông thôn đang phát triển.

* Một số câu hỏi gợi ý

Câu 1: Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu ?

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư, đô thị hóa ở châu Âu?

BÀI 55: KINH TẾ CHÂU ÂU

1/ Nông nghiệp

- Quy mô sản xuất: thƣờng không lớn.

- Hình thức tổ sức sản xuất: hộ gia đình và trang trại.

- Hƣớng sản xuất: đa canh và chuyên canh.

- Trình độ sản xuất cao.

- Sớm áp dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

- Cây trồng, vật nuôi chủ yếu:

+ Cây trồng: lúa mì, củ cải đƣờng … ở Tây Âu, Đông Âu; Nho, cam, chanh … ở Nam Âu.

+ Vật nuôi: bò, lợn.

- Chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao hơn trồng trọt.

2/ Công nghiệp

- Châu Âu là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới, có nhiều sản phẩm nổi tiếng

chất lƣợng cao.

- Cơ cấu ngành:

+ Các ngành công nghiệp truyền thống (khai khoáng, luyện kim, đóng tàu, dệt, …) bị giảm

sút, đòi hỏi có sự đổi mới về cơ cấu, công nghệ.

Page 4: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

4

+ Các ngành công nghiệp hiện đại (điện tử, hàng không vũ trụ, cơ khí chính xác, …) đang

phát triển mạnh, đặc biệt ở các trung tâm công nghệ cao, đƣợc liên kết với các cơ sở

nghiên cứu và hợp tác rộng rãi giữa các nƣớc.

3/ Dịch vụ

- Là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất châu Âu.

- Tác động đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế.

- Có nhiều sân bay, hải cảng, các trung tâm tài chính, ngân hàng, … hàng đầu thế giới.

* Một số câu hỏi gợi ý

Câu 1: Trình bày đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở châu Âu?

Câu 2: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu?

Câu 3: Trình bày đặc điểm ngành dịch vụ ở châu Âu?

II/ BÀI TẬP

- Nội dung:

+ Bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

châu Âu;

+ Các lược đồ trong bài 51, 52, 54, 55.

- Rèn kỹ năng: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ

A/ CÁC LƢỢC ĐỒ TRONG BÀI

1/ Hình 51.1 (SGK/153)

Câu hỏi gợi ý: Dựa vào hình 51.1 dưới đây, em hãy cho biết:

a. Vị trí, tiếp giáp ?

b. Tên các đồng bằng lớn và các dãy núi chính ở châu Âu?

c. Nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu? Kể tên các con sông lớn của châu Âu ?

Page 5: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

5

a.- Vị trí: Nằm trong khoảng từ 360B đến 71

0B, là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

- Tiếp giáp: Có ba mặt giáp biển và đại dƣơng: Giáp bắc băng Dƣơng (bắc), Đại Tây Dƣơng

(tây), Địa Trung Hải (nam).

b. - Đồng bằng lớn: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng hạ lƣu sông Đa-nuyp, đồng bằng trung lƣu

sông Đa-nuyp, đồng bằng Pháp

- Dãy núi chính: Pi-rê-nê, A-pen-nin, An-pơ, U-ran, An-pơ-đi-na-rich, Ban-căng, Cac-pat,

Xcan-đi-na-vi.

b. - Mật độ sông ngòi: khá dày đặc.

- Một số sông lớn: Vôn-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đniep...

2/ Hình 52.1, 52.2, 52.3 (SGK/156, 157)

Câu hỏi gợi ý: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba trạm và xác định kiểu khí hậu

phù hợp của từng trạm ?

Trạm

Nội

dung

Bret (Pháp)

Ca-dan (LB. Nga)

Pa-lec-mô (I-ta-li-a)

1. Nhiệt độ

- Cao nhất (tháng):

- Thấp nhất (tháng):

- Biên độ nhiệt:

- Nhận xét chế độ

nhiệt trong năm:

…………………..

…………………..

………………………

………………………

………………………

………………………

…………………..

…………………..

………………………

………………………

………………………

………………………

…………………..

…………………..

………………………

………………………

………………………

………………………

Page 6: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

6

2. Lượng mưa

- Các tháng mƣa

nhiều:

- Các tháng mƣa ít

(hoặc không mƣa):

- Nhận xét về chế độ

mƣa trong năm:

……………………..

………………………

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………..

………………………

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………..

………………………

………………………

………………………

………………………

...…………………….

………………………

3. Kiểu khí hậu

……………………….

………………………

……………………….

………………………

………………………

………………………

3/ Hình 52.4:

Câu hỏi gợi ý: Quan sát sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao ở dãy An-pơ, cho biết trên dãy An-

pơ có bao nhiêu đai thực vật? mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào ?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Page 7: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

7

4/ Quan sát hình 54.2 - Kết cấu dân số Châu Âu và Thế giới qua một số năm (SGK/161),

Em hãy nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của Châu Âu và thế giới giai

đoạn 1960-2000?

TL: Sự thay đổi kết cấu dân số Châu Âu giai đoạn 1960-2000:

- Thế giới:

+ Dân số dƣới dộ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động ngày càng đông (thể hiện ở các

thanh từ độ tuổi 40 trở xuống ngày càng dài ra).

+ Khoảng cách giữa thanh phía dƣới và phía trên trong nhóm dƣới độ tuổi lao động (0-14

tuổi) rút ngắn lại.

- Châu Âu:

+ Từ nhóm tuổi 20 trở xuống, các thanh phía dƣới ngắn hơn các thanh phía trên cho thấy

dân số tăng chậm.

+ Số ngƣời trong nhóm dƣới độ tuổi lao động (0-14 tuổi) chiếm tỉ lệ ngày càng ít trong

tổng số dân.

+ Tuổi lao động: 1960-1980: tăng chậm

1980-2000: giảm dần

+ Trên tuổi lao động: tăng liên tục.

=> Dân cƣ châu Âu đang già đi.

B/ BÀI 53: THỰC HÀNH – ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ

LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU (SGK/159).

1/ Nhận biết đặc điểm khí hậu

Quan sát hình 51.2 (SGK/155):

Page 8: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

8

- Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcan-đi-na-vi có khí hậu

ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len?

TL: + Bờ tây của bán đảo Xcan-đi-na-vi chịu ảnh hƣởng của dòng biển nóng Bắc Đại

Tây Dƣơng và gió Tây ôn đới.

+ Bờ đông của Ai-xơ-len không chịu ảnh hƣởng của gió Tây ôn đới và dòng biển

nóng Bắc Đại Tây Dƣơng.

- Quan sát đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa

đông?

TL:

Vào mùa đông:

+ Vùng nội địa phía đông châu Âu nhiệt độ rất thấp, đƣờng đẳng nhiệt 00C xuống tới

Biển Đen và biển ca-xpi, cho thấy phần lớn vùng trung tâm và đông châu Âu có mùa

đông rất lạnh.

+ các vùng ven biển phía Tây châu Âu và quần đảo Anh nằm trong phạm vi của hai

đƣờng đẳng nhiệt 00C và +10

0C, cho thấy khu vực này có mùa đông ít lạnh.

+ Đƣờng đẳng nhiệt +100C nằm ở giữa Địa Trung Hải và bán đảo I-bê-rich cho thấy

vùng ven Địa Trung Hải có mùa đông ấm.

Kết luận: Thời tiết mùa đông ở châu Âu có sự khác biệt lớn giữa phía tây và phía

đông, giữa phía bắc và phía nam.

- Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích của các vùng có các kiểu khí hậu

đó.

TL: Châu Âu gồm 4 kiểu khí hậu xếp theo thứ tự diện tích từ lớn đến nhỏ nhƣ sau:

+ Khi hậu ôn đới lục địa

+ Khí hậu địa trung hải

+ Khí hậu ôn đới hải dƣơng

+ khí hậu hàn đới.

Page 9: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

9

2/ Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

Phân tích các biểu đồ hình 53.1 theo trình tự:

- Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng

VII. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.

- Các tháng mưa nhiều. các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.

- Xác định kiểu khí hậu từng trạm. cho biết lí do.

- Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F)

thành từng cặp sao cho phù hợp.

(Hoàn thành nội dung vào bảng)

Trạm

Nội

dung

tìm hiểu

A

B

C

1. Nhiệt độ

- Trung bình tháng 1:

- Trung bình tháng 7:

- Chênh lệch nhiệt độ

giữa tháng 1 và 7:

- Nhận xét chế độ

nhiệt trong năm:

…………………..

…………………..

………………………

………………………

………………………

…………………..

…………………..

………………………

………………………

………………………

…………………..

…………………..

………………………

………………………

………………………

2. Lượng mưa

- Các tháng mƣa

nhiều:

- Các tháng mƣa ít:

- Các tháng khô hạn

(không mƣa):

- Nhận xét về chế độ

mƣa trong năm:

……………………..

………………………

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………..

………………………

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………..

………………………

………………………

………………………

………………………

...…………………….

………………………

Page 10: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

10

3. Kiểu khí hậu

……………………….

………………………

……………………….

………………………

………………………

………………………

4. Lát cắt thảm thực

vật phù hợp

……………………….

………………………

……………………….

………………………

………………………

………………………

III/ CÂU HỎI DẠNG PISSA

Một số lưu ý

- Đọc kỹ nội dung 4 bài trong SGK (Bài 51, 52, 54, 55).

- Cách trả lời câu hỏi dạng Pissa: đọc kỹ đoạn văn bản, đọc câu hỏi và gạch chân các

yêu cầu sau đó lấy thông tin từ đoạn văn để trả lời. (Tuyệt đối không chép lại toàn

bộđoạn văn bản vì sẽ không được điểm tối đa).

Một số bài tập ví dụ:

Câu 1: Hãy đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi:

“Công nghiệp hoá mang lại động lực cho đô thị hoá, đó là đặc trưng cơ bản của đô thị

hoá thế giới, đặc biệt là đô thị hoá của các nước phát triển, từ thế kỷ XVIII trở lại đây. Công

nghiệp hoá bắt đầu từ nước Anh, đô thị hoá cũng sớm bắt đầu từ nước Anh. Sau thế kỷ XIX, song

song với việc hoàn thành cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản chủ yếu, đô thị hoá thế giới

bước vào cao trào mới. Trong vòng 100 năm, con số đô thị đại thể cứ 20 năm tăng 1 lần, còn tỷ

trọng của dân số đô thị ở nửa đầu thế kỷ khoảng cứ 40 năm tăng gấp đôi, ở nửa sau thế kỷ ước

cứ 20 năm tăng gấp đôi, tức tốc độ nửa sau thế kỷ cao hơn nửa trước thế kỷ 1 lần. Ở châu Âu,

mức độ đô thị hoá cao, có khoảng 75% dân số sống trong các đô thị và hơn 50 thành phố trên 1

triệu dân. Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo

thành dải đô thị xuyên biên giới như dài đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức). Việc

phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã

thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày

càng gần vớị điều kiện sống của người dân thành thị”.

a. Quá trình đô thị hóa bắt đầu xuất hiện ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?

b. Đô thị hóa ở châu Âu có những đặc điểm nổi bật nào?

TL: a. - Xuất hiện ở Anh

- Trong thế kỷ XVIII

b. Đặc điểm đô thị hóa châu Âu:

- Ti lệ dân thành thị cao

- Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị

- Đô thị hóa nông thôn phát triển

Câu 2: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết đặc điểm dân cư và đô thị hóa của châu Âu?

“Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0.1%. Nhiều nước Đông Âu

và một số nước Bắc Âu, Tây Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm. Dân số tăng ở một số nước chủ yếu

là do nhập cư.

Page 11: I/ LÝ THUYẾT N i dung: bài 51, 52, 54, 55. · 2 Câu 2: Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thảm thực vật của Châu Âu? Câu 3: Vì sao có sự khác biệt

11

Mật độ dân số trung bình của Châu Âu là trên 70 người/km2. Những vùng có mật độ dân số

cao thường là các đồng bằng, các thung lũng lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải. Trong khi

đó, dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao. Mực độ đô thị hóa cao. Châu

Âu có khoảng 75% dân số sống trong các đô thị và hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.”

TL: Đặc điểm dân cƣ và đô thị hóa của châu Âu:

- Mật độ dân số: 70 ngƣời/km2.

- Dân cƣ phân bố không đều.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp (0,1%).

- Mức độ đô thị hóa cao, tỉ lệ dân đô thị chiếm 75% dân số.

Kì thi sắp tới đó em ơi!

Cố gắng học nha, đừng có lười

Có chí thì nên ta phải nhớ

Một mai đỗ đạt, miệng cười tươi!