Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ...

10
Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 13 Nhng sinh hot quan trng ca GĐPT Thin Trí trong thi gian qua Đại lPht Đản ln th2640 - Pht lch 2560 (2016) Bài viết ca Nguyên Trí Ngày rm tháng tư sáng tươi vđây, tri bình minh ngàn chim líu lo vườn cây….“ Ngày rm tháng tư cách đây 2640 năm Đức Pht đã thhin cõi Ta Bà này „Vui thay Pht ra đời“ Ngài Đấng Giác Ngvĩ đại thhin trong kiếp sng con người như chúng ta, để cu độ chúng ta. Vi trí tusiêu phàm và lòng tbi tuyt đối, Ngài đã mra cho nhân loi mt con đường, mt tư duy mi, dy cho con người gii thoát khi ngc tù vô minh, đau khtri qua nhiu đời nhiu kiếp. Chúng ta được ân lành y, dù vn còn ngp ln trong khnão luân hi, nhưng nhNgài chúng ta đã thy con đường và nim hy vng gii thoát. Ngày Pht Đản là ngày lch strng đại nht ca nhân loi nói chung và ca hàng triu Pht ttrên quđất này. Trong ý nghĩa này, ngày Pht Đản là ngày Đại l, hàng Pht tkhp nơi vi lòng thành kính hướng vĐức Pht vi lòng hân hoan và biết ơn. Mùa Pht Đản năm nay, vào ngày mng tám tháng tư năm 2016 (Pht lch 2560) các anh chem GĐPT Thin Trí vLuzern tham dngày Pht Đản ti Hi trường, dưới stchc ca Chùa Pht TThích Ca. Vchng minh Đại lcó shin din ca Thượng Ta Thích Qung Hin trtrì Chùa Trí ThThy Sĩ; Thượng Ta Thích Tâm Hutrtrì Chùa Trúc Lâm – Thy Đin; ĐĐ. Thích Như Tú trtrì Chùa Pht TThích Ca – Luzern Thy Sĩ; Ni Sư Thích NNhư Minh Bern –Thy Sĩ. Đặc bit năm nay Chùa tchc Đại lti hi trường Pfarreisaal - Emmenbrücke. Hi trường này trc thuc nhà thTin Lành không xa Chùa. Trong bui l, ông Mc sư cùng các quan khách địa phương cũng đến tham dđãnh lPht mt cách cung kính. Trong li phát biu, ông rt vui được dlPht Đản năm nay vi Pht tchúng ta, dù qua ngôn ngông không hiu đươc li ging, li nói, nhưng ông đã thu hiu được qua tâm linh và trái tim ca mình. Chương trình bui l: 10:00 Chư Tôn Đức quang lâm và quý đồng hương Pht tvân tp vChánh Đin 10:30 Cung thnh Chư Tôn Đức bch Pht khai kinh. 10:45 GĐPT Thin Trí dâng hoa và tnh thy. Nghi thc tm Pht 11:30 Tuyên đọc thông đip Pht Đản ca Tng thng MBarack Obama. Tuyên đọc thông đip Pht Đản ca GHPGVNTN/ÂC 12:00 Pht tcúng dường trai tăng Chùa mi quý Đồng hương dùng cơm chay thân mt 13:00 Cung thnh chư Tôn Đức nghĩ trưa ti Chùa 14:00 Đăng Đàn thuyết pháp. (Thượng ta Thích thượng Tâm hHu) 16:00 Văn nghdo GĐPT Thin Trí biu din- Karaoke 20:00 Dây thân ái và kết thúc chương trình mng Đại LPht Đản 2640 Nhng hình nh ghi li trong ngày Đại LPht Đản ln th2640, Pht Lch 2560 (2016) Huynh Trưởng Nguyên Hòa điu khin bui Đại LPht Đản ti Hi trường Pfarreisaal

Transcript of Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ...

Page 1: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 13

Những sinh hoạt quan trọng của GĐPT Thiện Trí trong thời gian qua

Đại lễ Phật Đản lần thứ 2640 -

Phật l ịch 2560 (2016) Bài viết của Nguyên Trí „Ngày rằm tháng tư sáng tươi về đây, trời bình minh ngàn chim líu lo vườn cây….“ Ngày rằm tháng tư cách đây 2640 năm Đức Phật đã thị hiện ở cõi Ta Bà này „Vui thay Phật ra đời“ Ngài là Đấng Giác Ngộ vĩ đại thị hiện trong kiếp sống con người như chúng ta, để cứu độ chúng ta. Với trí tuệ siêu phàm và lòng từ bi tuyệt đối, Ngài đã mở ra cho nhân loại một con đường, một tư duy mới, dạy cho con người giải thoát khỏi ngục tù vô minh, đau khổ trải qua nhiều đời nhiều kiếp. Chúng ta được ân lành ấy, dù vẫn còn ngập lặn trong khổ não luân hồi, nhưng nhờ Ngài chúng ta đã thấy con đường và niềm hy vọng giải thoát. Ngày Phật Đản là ngày lịch sử trọng đại nhất của nhân loại nói chung và của hàng triệu Phật tử trên quả đất này. Trong ý nghĩa này, ngày Phật Đản là ngày Đại lễ, hàng Phật tử khắp nơi với lòng thành kính hướng về Đức Phật với lòng hân hoan và biết ơn. Mùa Phật Đản năm nay, vào ngày mồng tám tháng tư năm 2016 (Phật lịch 2560) các anh chị em GĐPT Thiện Trí về Luzern tham dự ngày Phật Đản tại Hội trường, dưới sự tổ chức của Chùa Phật Tổ Thích Ca. Về chứng minh Đại lễ có sự hiện diện của Thượng Tọa Thích Quảng Hiền trụ trì Chùa Trí Thủ Thụy Sĩ; Thượng Tọa Thích Tâm Huệ trụ trì Chùa Trúc Lâm – Thụy Điển; ĐĐ. Thích Như Tú trụ trì Chùa Phật Tổ Thích Ca – Luzern Thụy Sĩ; Ni Sư Thích Nữ Như Minh ở Bern –Thụy Sĩ. Đặc biệt năm nay Chùa tổ chức Đại lễ tại hội trường Pfarreisaal - Emmenbrücke. Hội trường này trực thuộc nhà thờ Tin Lành không xa Chùa. Trong buổi lễ, ông Mục sư cùng các quan khách địa phương cũng đến tham dự và đãnh lễ Phật một cách cung kính. Trong lời phát biểu, ông rất vui được dự lễ Phật Đản năm nay với Phật tử chúng ta, dù qua ngôn ngữ ông không hiểu đươc lời giảng, lời nói, nhưng ông đã thấu hiểu được qua tâm linh và trái tim của mình. Chương trình buổi lễ:

10:00 Chư Tôn Đức quang lâm và quý đồng hương Phật tử vân tập về Chánh Điện 10:30 Cung thỉnh Chư Tôn Đức bạch Phật khai kinh. 10:45 GĐPT Thiện Trí dâng hoa và tịnh thủy. Nghi thức tắm Phật 11:30 Tuyên đọc thông điệp Phật Đản của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuyên đọc thông điệp Phật Đản của GHPGVNTN/ÂC 12:00 Phật tử cúng dường trai tăng Chùa mời quý Đồng hương dùng cơm chay thân mật 13:00 Cung thỉnh chư Tôn Đức nghĩ trưa tại Chùa 14:00 Đăng Đàn thuyết pháp. (Thượng tọa Thích thượng Tâm hạ Huệ) 16:00 Văn nghệ do GĐPT Thiện Trí biểu diển- Karaoke 20:00 Dây thân ái và kết thúc chương trình mừng Đại Lễ Phật Đản 2640 Những hình ảnh ghi lại trong ngày Đại L ễ Phật Đản lần thứ 2640, Phật L ịch 2560 (2016) Huynh Trưởng Nguyên Hòa điều khiển buổi Đại Lễ Phật Đản tại Hội trường Pfarreisaal

Page 2: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 14

Các em trong GĐPT Thiện Trí tiến lên lễ đài chuẩn bị dâng hoa và làm nghi thức tắm Phật Các chị trong ngành Nữ - GĐPT Thiện Trí trong ngày Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2640 tại Luzern Điệu vũ múa quạt do các em ngành Thiếu - GĐPT Thiện Trí thực hiện

Ban hợp ca (không chuyên nghiệp) của GĐPT Thiện Trí đồng ca bài hát “Ngày rằm tháng tư“ Khóa tu học lần thứ 8 do GĐPT Thiện Trí tổ chức

• Các Pháp từ bản lai Tướng thường tự tịch diệt……

• ….Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời…… Trên đường đi đến khóa tu học lần thứ 8 do GĐPT Thiện Trí tổ chức năm nay (2016), hình như trong xách tay của các anh chị học viên đều có in sẵn hai bài giảng của quý Thầy đã được chọn, để làm tài liệu cho thời giảng Pháp. Bài thứ nhất, nhiếm mùi Thiền.“Các Pháp từ bản lai..“ sẽ được Hòa Thượng Thích Nguyên Đạt, viện chủ Chùa Bảo Tịnh và Tu Viện Liễu Quán đến từ Hoa Kỳ thuyết giảng trong 4 thời của khóa tu học. Bài thứ hai, một bài thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương, nêu một triết lý sống đơn giản, thấm nhuần Đạo vị. Bài thơ chỉ trích ra 4 câu đầu tiên và sẽ được ĐĐ. Thích Như Tú, trụ trì Chùa Phật Tổ Thích Ca tại Luzern – Thụy Sĩ thuyết giảng. Trong khóa tu học, còn có sự tham dự của Sư Cô Thích Nữ Viên Hoa, trụ trì Chùa Linh Phong và Sư Cô Thích Nữ Tịnh Hóa đến từ Lausanne – Thụy Sĩ. Trong khóa học, Sư Cô trụ trì sẽ có buổi giảng ngắn về đề tài «Tịnh Độ trong Tam tạng kinh điển Pali». Từ chiều ngày thứ năm (24.03.2016), trước 4 ngày lễ nghỉ, và cũng trước ngày chính thức làm lễ khai mạc khóa tu; các anh chị em trong GĐPT và một số học viên đã tề tựu về nơi khóa học. Nơi đây, tại Berghaus Mörlialp, vùng Giswil,thuộc Kanton Obwalden, một khu du lịch và trượt tuyết khá nổi tiếng, đã được ban tổ chức chọn lựa. Không khí trong lành, cảnh vật yên tĩnh, tạo cho học viên sự tĩnh lặng của tâm hồn, học Pháp sẽ vui hơn, an lạc hơn, và theo tinh thần tứ

Page 3: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 15

chúng đồng tu học. Đó cũng là mong muốn của ban tổ chức khi đi tìm địa điểm, phương tiện…phù hợp cho các vị đã lớn tuổi, cũng như cho tất cả gia đình có các em còn nhỏ. Chụp hình lưu niệm trong buổi lễ khai giảng tại Chánh điện

Chánh điện là nơi quan trọng nhất trong tòa nhà. Tại đây như mọi năm, hai Huynh Trưởng kỳ cựu Giác Ngộ và Diệu Liên, chuyên viên trang trí bàn thờ Phật, đã chuẩn bị và chu toàn mọi việc ngay từ khuya thứ năm. Sáng thứ sáu hôm sau (25.03.2016) bắt đầu lễ khai giảng khóa học dài 4 ngày dưới sự chứng minh của quý Hòa Thượng, quý Thầy và Sư Cô. Trong 4 ngày tu học, chương trình sinh hoạt trong ngày được uyển chuyển linh động. Các học viên có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thoải mái, bên cạnh những giờ học giáo lý Phật Pháp và Thiền tập. Các em ngành Thiếu và Oanh Vũ đều có chương trình riêng, được sự cố vấn, dạy dỗ do quý Thầy, Cô và các anh chị Huynh Trưởng lo lắng nhiệt tình. Đặc biệt những giờ giảng Pháp do Hòa Thượng Nguyên Đạt trao truyền được các học viên ưa thích. Cách giảng của Thầy với tấm bảng, ngòi viết làm mọi người gợi nhớ đến những giờ học tuổi thiếu thời với phấn trắng, bảng đen. Các em ngành Thiếu và Oanh Vũ cùng các Huynh Trưởng hướng dẫn tại Chánh điện

Chúng ta đọc lại bài kệ: Các Pháp từ bản lai Tướng thường tự tịch diệt Phật tử hành đạo rồi Tương lai được thành Phật Ta có sức phương tiện Mở bày khắp ba thừa. với lời giảng logic, có tính khoa học, và những ví dụ dí dỏm, HT. đã trao cho học viên một số kiến thức về Phật Pháp không nhỏ về Thiền. Giờ giảng Pháp của ĐĐ Thích Như Tú, trụ trì chùa Phật Tổ Thích Ca cũng được các học viên mến mộ. Giọng Thầy truyền cảm và thu hút người nghe, nhất là khi Thầy đọc thơ. Chủ đề buổi giảng Pháp gói trọn trong 4 câu thơ đầu của bài thơ “còn gặp nhau” của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, thi sĩ nổi tiếng mà thân phụ là cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một nhà thơ lớn của đất Thần Kinh thế kỷ trước. Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời Lời thơ đậm chất thiền, đầy khoan dung và thấm nhuần lý vô thường đã được truyền đạt qua lời giảng của Thầy.

Page 4: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 16

Sư Cô Thích Nữ Viên Hoa cũng có bài giảng ngắn trong khóa học. Cùng với Sư Cô Thích Nữ Tịnh Hóa, hai vị thường đến hướng dẫn cho các em Oanh Vũ. Những ngày tu học đã qua đi mang lại chút vấn vương trong lòng các học viên. Ban tổ chức vui mừng khi khóa học hoàn thành viên mãn. Sự thành công của mỗi khóa tu phải nói do sự kết hợp chặt chẽ của từng ban; các ban hương đăng, hành đường, kỹ thuật, ẩm thực, vệ sinh… đến từ tất cả các học viên và các anh chị em trong GĐPT Thiện Trí. Sự bố trí và điều động, cũng như sắp xếp và tìm kiếm địa điểm mướn ngôi nhà, phải nói là do nhiều thiện chí và kinh nghiệm của anh trưởng ban tổ chức trong GĐPT Thiện Trí: Anh Minh Trường. Trên đường lái xe quanh co xuống núi, tuy vẫn chú ý lái xe, nhưng vài câu thơ trong các bài giảng của quý Thầy vẫn còn mường tượng trong trí nhớ….

Có Không, Không Có xưa nay khổ… Thiền quán Có Không Sắc tức Không…. (trích đoạn thơ của HT. Nguyên Đạt)

…… an nhiên tự tại - lòng thanh thản Đời sống tâm linh thật diệu kỳ (trích đoạn thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương)

Các em ngành Thanh ,Thiếu tham gia các trò chơi thi đua thể thao, dưới sự cổ võ nồng nhiệt của quý Thầy Cô và tất cả các học viên.

Các anh Htr. lớn cũng hào hứng thi đua với các em trong trò chơi Hulahup

Chụp hình kỷ niệm toàn khóa trong thời gian dã ngoạn tại vùng núi Giswil

Page 5: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 17

Chuẩn bị bánh sinh nhật, kỷ niệm chu niên lần thứ 24 GĐPT Thiện Trí

Trong chương trình văn nghệ cuối khóa do các anh chị Huynh Trưởng và tất cà các em ngành Thanh, Thiếu và Oanh Vũ thực hiện, đã được sự tán thưởng nồng nhiệt của tất cả các học viên.

Tường trình Nguyên Huệ

Một Ngày Du Ngoạn Sau Khóa Học

(03.04.2016) Khóa học lần thứ tám đã thành tựu viên mãn. HT Nguyên Đạt từ Mỹ còn ở lại Thụy Sĩ thêm được một tuần. Nhân dịp này Thiện Trí đã tổ chức một ngày du ngoạn có thể nói là một ngày thảnh thơi để có mặt với núi sông sau những ngày lo toan tổ chức khóa học. Anh em Thiện Trí và quý anh chị đạo hữu từ khắp nơi đã đến nhà ga Thun thật đúng giờ như đã hẹn, gặp nhau vui cười trong tình thầy trò, đạo hữu thật thân mật trong không gian thơ mộng của buổi sáng mùa xuân. Sau khi đếm lại tổng cộng cũng được 20 người, rồi mọi người từng bước về hướng chiếc tàu để đi đến Interlaken một trong những nơi thắng cảnh đẹp của Thụy Sĩ. Từ nhà ga Thun đến Interlaken tàu chạy cần 2 tiếng đồng hồ mới tới cho nên mọi người có thời gian thong thả để uống trà cà phê cùng thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên cũng như được gần gũi với Sư Ông, đạo hữu thật ấm cúng. 11giờ40 Tàu cặp bến Interlaken trong tia nắng ấm, phái đoàn đã từng bước thong dong, người thì ngắm cảnh người thì đi gần bên Sư Ông để nghe Sư Ông nói chuyện và tha hồ hỏi

những thắc mắc của mình. Sau giờ dùng cơm trưa không lâu, nhìn lên đồng hồ Ồ! Đến giờ phái đoàn phải trở lại bến tàu để kịp giờ về. Trên đường ngồi tàu về Sư Ông và anh chị em còn được thưởng thức cà rem nữa. Về lại bến tàu thì đã 17giờ20 mọi người phải chia tay nhau trong lưu luyến sau một ngày đi chơi nhiều ý nghĩa… 24.05.2016

Quảng Thuận

Sinh Hoạt cuối tháng 5/2016 của GĐPT Thiện Trí

với lễ Cầu Siêu cho Hương Linh thân phụ Htr. Nhuận Sanh và lễ tưởng niệm Chơn Linh cố Htr. cấp TẤN: Tâm Ngọc Lê Giao ĐĐ. Thích Như Tú - trụ trì Chùa Phật Tổ Thích Ca; Thầy Đức Phổ (Bern) trong buổi lễ cầu siêu trong ngày sinh hoạt tháng 5 của GĐPT Thiện Trí tại hội trường Telli (Aarau)

Page 6: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 18

Bức thư tâm tình nhân ngày Phật Đản Lời dẫn: Tu và hành theo lời Phật dạy không cầu kỳ như một số người thường suy nghĩ, mà đều được bắt đầu từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống hằng ngày, như hơi thở, bước đi, ăn uống, làm việc... chỉ có vậy thôi nhưng nhất nhất phải làm với một ý thức trọn vẹn về những việc mình đang làm, suy nghĩ hay nói năng. Khi ngọn đèn ý thức được thắp sáng, thì hành giả có rất nhiều khả năng nhận diện được những nỗi khổ niềm đau trong thân và tâm cũng như những nguyên nhân gây ra chúng để chuyển hóa thân tâm. Sám hối, Tha thứ là những phương pháp chuyển hóa rất hữu hiệu mà chúng ta đã được học. Nhân mùa Phật đản, GĐPT Linh Phong xin được trích gởi đến ACE Lam viên ÂC bức thư tâm tình của một đoàn sinh muốn chia sẻ với gia đình sự thực tập Sám hối và tha thứ của mình. "Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm Sám hối xong rồi, lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong" Kệ Sám hối trong Thiền môn nhật tụng - Làng Mai

Khi thân và tâm là một, lúc đi, đứng, ngồi, nằm và ở bất cứ nơi đâu, khi thực tập được Sám hối vàTha thứ, hành giả chắc chắn nếm được hương vị đầu tiên của sự an lạc.

BHT GĐPT Linh Phong Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính chào Quý anh, chị, em! Em xin tâm sự với cả nhà để mong mọi người tiếp cho em thêm năng lượng để diệt đi bản ngã của em, để em mạnh dạn biết nói lời xin lỗi và tha thứ với những người thân yêu của mình. Dưới đây là bức thư mà em dự định gửi cho một người bạn tên là Thúy: "Chào Thúy, Thúy và mấy cháu vẫn khỏe chứ? Chắc Thúy ngạc nhiên nhiều lắm phải không khi tôi viết thư này để hỏi thăm mẹ con Thúy? Đúng vậy, tôi viết thư này vì hai lý do:

Thứ nhất, tôi thật sự cảm thấy áy náy vì mình là con nhà PHẬT mà lại không biết tha thứ mỗi khi có ai đó gây là lầm lỗi đối với mình. Thứ hai, tôi cần phải tha thứ cho Thúy vì tôi muốn quên đi nhưng câu nói và hành động không hay mà Thúy đã dành cho tôi và tôi nghĩ rằng đến chừng nào tôi chưa tha thứ cho Thúy thì chừng đó những lời nói đó vẫn cứ ám ảnh tôi. Cứ mỗi tối tôi thường hay đọc vài mẫu truyện ngắn phật giáo trong quyển sách mang tựa ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG của thiền sư Thích Nhất Hạnh và tôi cũng thường xuyên niệm phật trước khi ngủ, ngoại trừ những bữa con trai tôi - Dylan nó không được ngoan. Tối hôm qua tôi đọc đến Chương 20 mang tựa đề NAI NGỌC nói về tình bạn của Nai, Rùa và Chim sáo. Tình bạn của họ làm tôi cảm động và tôi khóc thật nhiều và tôi dường như thức tỉnh và cảm thấy mình sao quá ích kỷ, nhỏ nhen. Đáng lẽ ra, thay vì giận hờn, trách móc thì tôi phải biết tha thứ và độ lượng nhưng thực tế tôi lại làm ngược lại lời Phật dạy. Đọc xong mẩu truyện đó tôi không tài nào ngủ được, trằn trọc mãi đến 2 giờ khuya tôi dự định ngồi dậy viết một vài dòng xin lỗi Thúy để lòng tôi được nhẹ nhàng hơn nhưng vì sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chồng và con nên tôi đành nằm trằn trọc mong cho trời sáng để tôi có thể dễ dàng bộc bạch hết nỗi lòng của mình. Tôi cảm thấy thương hại cho bản thân tôi, cho Thúy và cầu mong cho bao nhiêu người khác đừng mắc phải những lỗi như tôi. Tôi nhận ra rằng, cái bản ngã của con người thật là ghê gớm, nếu mình không nhận ra nó và diệt nó thì nó sẽ dần dần cuốn mình vào vòng xoáy của sự thù hận, ghen tỵ, đố kỵ... và mình sẽ mãi mãi không được bình an. Sáng nay, tôi dậy sớm hơn thường lệ để viết ra những tâm tư từ tận đáy lòng của mình và đồng thời xem đó là một lời sám hối với ĐỨC PHẬT trước ngày lễ Phật Đản để lòng tôi được bình an và không còn bị ám ảnh và ray rứt mỗi khi gặp mặt Thúy cũng như khi gặp mặt những người mà tôi đã cho rằng họ đã cư xử không

Page 7: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 19

phải với mình. Tôi không biết Thúy có đọc qua mẫu chuyện Nai Ngọc kia chưa, cũng như sẽ có để ý đến những lời bộc bạch này của tôi hay không. Nhưng dù Thúy có đọc hay không, tôi cũng cảm thấy lòng mình thật sự nhẹ nhõm và bình an và cả hạnh phúc nữa vì ít nhiều tôi cũng đã phần nào đó chiến thắng được kẻ thù của chính mình - cái bản ngã của tôi. Tôi nghĩ rằng cuộc đời này là hữu hạn, nhưng sự yêu thương của mỗi người là vô hạn vậy tại sao tôi không đem chia sẻ nó với mọi người và sẵn sàng nói câu xin lỗi và tha thứ đối với những người xung quanh mình. Chúc Thúy và các cháu mạnh khỏe và hạnh phúc!“ Mặc dù em nghĩ rằng bức thư trên của em hơi ngây ngô, nhưng em vẫn muốn chia sẻ với quý anh chị em GĐPT Linh Phong. Mong sự đóng góp, giúp đỡ của quý anh chị em để em ngày càng hoàn thiện hơn theo phương châm "tốt đời, đẹp đạo". Chúc quý anh chị em luôn luôn được mạnh khỏe và cầu Phật phù hộ cho tất cả mọi người được nhiều trí huệ hơn. Em Giác Lành

TÌNH YÊU CÓ TỪ NƠI ĐÂU? Có những bài hát với những tựa đề rất là sống động mang theo một triết lý sống của con người. Những câu hỏi tưởng chừng như không có gì phải hỏi, nhưng khi được đặt ra với chính mình, với các bạn, với tất cả mọi người thì bao hàm nội dung đạo lý trong lẽ sống thường nhựt cho đến chân trời cao thượng. Học đạo và sống theo lời Phật dạy, quả thật chúng ta đang sống trong thế giới nhiệm mầu, giai điệu của khúc nhạc yêu thương chứa chan sự cảm thông, bao dung, tha thứ. Nhưng tinh thần yêu thương này cũng là tinh thần Vô Úy, một tinh thần đang trao cho nhau sự không sợ hãi… toát lên một sức mạnh toàn diện, để xóa tan những bạo lực vô minh gieo bao nỗi sợ hãi, niềm đau cho nhân loại, nhất là tại đất nước VN hiện tại. Thế kỷ này, các quốc gia tân tiến luôn đáp ứng những nguyện vọng cơ bản của con người, đang dần tiến đến sự đáp ứng mang tính trong sạch, trong sạch của không khí để hít thở, của cây xanh thiên nhiên, của môi trường cho các loài sinh vật v.v... mang theo chữ Bio rồi. Ngay cả tiền gởi ngân hàng cũng phải trong sạch. Thế thì cả tháng nay, nhìn vào các nhà máy ở VN thải khí độc ra bầu trời đen nghịt để hít thở, biển thì bị nhiễm độc với nguồn nước ô nhiễm vv… Dân bức xúc thì bị đánh đập, đe dọa v.v…. Trong tình yêu quê hương, có tình yêu chế độ CS hay không,

một tình yêu mà thiếu vắng sự tin tưởng thì phải xem lại, tư duy và tìm cách khắc phục và có giải pháp. Mấy hôm nay, tôi đã thở, sống cùng với đồng bào tôi, tôi thổn thức với những tiếng hát, tiếng khóc vv… Dân tộc VN chìm trong nỗi đau, Phật giáo VN đang cùng đồng hành với dân tộc thì có đáp ứng góp phần vào giai đoạn này hay không? hay dân tộc VN mình đang ở trong “Định Nghiệp”? Định danh chữ “tình yêu” với chữ “từ bi”

Trong cuốn “Chúng tôi học kinh” của chị Tâm Minh có ghi: “Năm 1999 gặp lại Thầy chúng tôi hỏi ngay: Thầy ơi, tại sao những chữ Từ Bi trong kinh Thắng Man Thầy đổi thành tình yêu hết hả Thầy? Tình yêu là “love”, còn từ bi là “compassion”; tình yêu là nhỏ hẹp như ao hồ, còn từ bi là vô ngã; tình yêu là ích kỷ nhỏ nhen, ghen tương hờn giận, còn từ bi là đem vui cứu khổ, coi cái đau của người là cái đau của mình v.v…. Các Bạn có biết Thầy trả lời sao không? Thầy để cho chúng tôi nói cho “đã” rồi Thầy mới ung dung nói rất hiền lành và dễ thương rằng: ”Các anh chị có lý, tui không cãi các anh chị, nhưng tui nói lý lo tại sao tui dùng “tình yêu” mà không dùng “từ bi”. Trước hết tình yêu không cứ là tình yêu nam, nữ nhỏ hẹp mới gọi là tình yêu đâu (tình yêu quê hương xứ sở, tình yêu thiên nhiên, tình yêu nhân loại..), thứ nữa mình thương một vài người, một nhóm người v.v…thì dễ hơn là thương chúng sanh. Khi nói đến từ bi là nhớ đến đức Quán Thế Âm, mình làm sao mà thương tất cả chúng sanh như bồ tát Quán Thế Âm được? Nghe to tát quá, khó làm quá, thế cho nên tui chọn chữ “tình yêu” thay cho chữ “từ bi” vậy. Và Đức Đạt Lai Lạt Ma có dạy: «Từ bi là ước vọng

nhìn thấy chúng sinh không còn khổ đau nữa, và tình

thương là ước vọng mong muốn chúng sinh được

hạnh phúc.»

Nếu ai có hỏi tình yêu có từ nơi đâu? Tình yêu đó tác động đến lĩnh vực nào trong đời sống của bạn và như thế nào? Tình yêu có từ nhiều nơi lắm. Theo tôi nghĩ thì có từ 3 nguồn chính:

1. Tình yêu có từ tự nhiên. 2. Tình yêu có trong dòng sinh tử. 3. Tình yêu phát sinh từ trong trí tuệ, có hiểu

mới có thương.

1. Tình yêu mà phát khởi tự nhiên thì mình để tự nhiên, điều này lắm nhiều vi diệu.

Page 8: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 20

2. Tình yêu có từ trong dòng sinh tử mà ra, tình yêu này thì nhiều lắm cũng khá thăng trầm, bàn bạc theo quy trình sinh lão bệnh tử của chính mình, chính người, chính muôn vật, vạn vật hữu tình này, cũng có thể có mặt ngay trong thế giới vô tình. Tình yêu đã có từ vô thủy vô chung. Với tình yêu tôi đã có mặt nơi nơi. Trong 3 lĩnh vực thân khẩu ý của ta sinh ra tình yêu như tình yêu đã tồn tại trong từng dấu ấn của lời nói, hành động lưu mãi ngàn thu và tình yêu có trong sự nhớ nhung, tưởng niệm .

Từ thuở khi tôi được thọ thai từ tinh cha huyết mẹ cùng với tâm thức nghiệp cảm đã tích lũy từ lâu để rồi hội đủ nhơn duyên, tôi đã đến cùng với tình yêu này. Từ thuở còn nằm trong bụng mẹ, tình yêu như thể hai chiều từ tình yêu của tôi và bao nhiêu người khác, gần gũi nhất là cha mẹ tôi. Cha mẹ thường vuốt ve tôi, vò trúng đầu vào gối chân tôi với những lời nói như trách móc vậy: ”hôm nay con quậy lắm nha, ngủ đi v.v..” rồi Ba Mẹ tôi cười trong hạnh phúc. Tình yêu đó tôi đã đón nhận và tình yêu cũng biết vui biết buồn theo từng hơi thở, theo từng bước đi giấc ngủ của mẹ tôi. 9 tháng 10 ngày đó trong sự ấm áp bảo bọc trong bào thai… Tôi chào đời, chào ánh sáng thiên nhiên với tình yêu vô cùng đau đớn của mẹ tôi và trong sự lo lắng của Ba, của bao người xung quanh. Tình yêu thiêng liêng của thiên chức làm Mẹ đã là công năng xoa dịu nỗi đau đớn mà ôm tôi vào lòng cũng bởi từ tình yêu. Cứ như thế tình yêu có mặt trong lúc già, lúc bệnh để rồi chúng ta cũng trao nhau 1 tình yêu lúc ra đi. Tôi xin kể những sự kỳ diệu của Tình yêu của hai đấng sinh thành dưỡng dục lúc xả báo thân, mà cả hai tôi đều có bên cạnh. Mẹ mất vào năm 2004, sau khi gặp lại Ba tôi khoảng 3 tháng từ Mỹ về được sau 10 năm cư ngụ. Câu chuyện “hành trình đưa Ba từ Mỹ về năm 2014” cũng là hành trình nhờ năng lượng nhiệm màu của Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm và rất kỷ niệm với GĐPTVN tại Hoa Kỳ, tri ân nhiều AC Huynh trưởng đã giúp đỡ. Một điều, giờ tôi chiêm nghiệm về sự tan rã thân tứ đại của Mẹ tôi vào năm 2004, cũng như nhiều câu chuyện nhiều người đã kể. Một bài Pháp thật về năm Uẩn: sắc thọ tưởng hành thức diễn ra như thật. Mẹ tôi trước khi mất Sắc là thân tứ đại, phần THỌ nhận bắt đầu muốn ngừng lại qua sự từ chối không khí (GIÓ) vào bằng ống khí thở Oxy, qua sự chuyền nước biển (NƯỚC) do chị tôi truyền vào. Tiếng niệm Phật, ý tưởng và cảm giác qua sự cầm tay yếu đi Mẹ tôi thở

gấp 3 hơi trút hơi thở cuối cùng. Trong tiếng niệm Phật trong gia đình, nhưng cũng đầy nghẹn ngào vang những tiếng khóc yêu thương từ các chị tôi, các cháu... dù rằng trước đó đã căn dặn đừng có khóc. Điều mà tôi cảm nhận Mẹ đang biết tất cả những diễn biến lúc này. Nên sự ấm (LỬA) trong thân thể mẹ vẫn còn. Có phải khi thần thức còn hiện hữu thì còn sự sống của tình thương chấp thủ, dù rằng hơi thở đã hết. Nên phần gọi là ĐẤT, da thịt có người khi trút hơi thở vài ngày thì thân thường lạnh, bị thúi liền. Có người thì từ sắc diện và thân như vẫn còn ấm v.v... Như trường hợp của Mẹ tôi, thì cho đến liệm vẫn ấm và mềm. Còn Ba thì cứng và lạnh. Tôi có cảm xúc khác biệt, lúc Mẹ mất rất hụt hẩng, thiếu mất tình yêu thiêng từ Mẹ. Chính Mẹ vẫn còn lưu luyến thương đàn con. Tôi đã nhận biết thần thức Mẹ tôi vãng sanh lúc nào trong làn hơi thơm của Hoa Lài thoáng qua kỳ diệu. Mẹ đã vuốt nhẹ toàn thân tâm tôi, trong tình yêu thiêng liêng của Mẹ như lời nói: “Mẹ đi con nhé”. Tôi biết chắc Mẹ tôi đã vãng sanh vào cõi có Phật Pháp mà Mẹ đã hành trì tu tập Thập thiện trong đời nay. Đây là giây phút giã từ thiêng liêng với Mẹ trong đêm tụng kinh niệm Phật trước ngày sáng mai xuất quan. Riêng lúc mất Ba thì thấy trống vắng cả bầu trời. Ba đi thì nhẹ nhàng hơn, dù rằng Mẹ rất có tu, tu thập thiện. Còn cuộc đời Ba là binh nghiệp, sương gió bão bùng.

Suốt chặng đường này tình yêu được biểu lộ qua ý nghĩ rất hay, rất tốt đẹp cho nhau mà chưa từng tỏ lộ, hay đã nói rồi qua lời nói ái hòa, ấm êm. Ngay cả trong những tiếng nói la rầy, nghiêm khắc, ngăn những cơn mê, những điều bất thiện… Trong văn tự, lời nói ta từng thốt lên trao nhau tình yêu trong sáng này, như lời kính cẩn, ghi ơn, lời thành kính phân ưu v.v...

Có những nguồn tình yêu tôi đã đón nhận từ những loài vật…. Từ tình yêu đó dần dần chuyển biến rất kỳ lạ đến tình yêu thiêng liêng, tình yêu của tôi hòa nhịp tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy ban mai v.v… Tình yêu thiêng liêng đến từ những đàn cá Ông ngày xưa trên biển cả mênh mông giúp

bao nhiêu đồng bào vượt biển cả mênh mông rời quê cha đất tổ. Tôi đã từng thấy các loài thú đã thương yêu nhau trong khu rừng hoang dã, thấy 1 chú chó đã tát nước cho con cá ngoi ngóp thiếu nước…

Page 9: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 21

Tôi đang dạo bộ từ khu phố cổ đến chuồng Gấu, con vật biểu trưng của thủ đô Bern, lá cờ Bern có hình ảnh của con Gấu. Nhìn dòng nước trong xanh trôi chảy, 3 con gấu đang nhởn nhơ vui hạnh phúc với nhau. Tôi gặp người quản hạt trông coi nơi này. Tôi mở đầu thăm hỏi (small talk) về tên tuổi của 3 con gấu này, chú gấu con được 6 tuổi, Mẹ 16 tuổi rưỡi và gấu cha 10 tuổi. Rồi tôi hỏi sang giá trị chuồng gấu tái kiến thiết, xác thực tốn kém bao nhiêu? 30 triệu Franc Thụy Sỹ, tôi nhớ không lầm là dự chi khoảng 20 triệu nên nhiều báo chí đã phản ảnh từ tiếng nói của dân rất nhiều. Qua vài lời thăm hỏi, nhưng mang cả sự thương yêu, bà rất vui và tôi cũng vui. Những chiếc cầu cổ chân vòng cung, làm tôi nhớ lại năm kỷ niệm 100 năm xây cầu chân vòng cung qua dòng sông này, thì gđpt Trí Thủ có gian hàng bán đồ chay, quảng bá hình ảnh văn hóa VN, dù chỉ vài ngày nhưng đã thu lợi tiền rất nhiều, làm giàu tài chánh cho tổ chức. Tôi nhớ tổ chức Áo LAM Thiện Trí đã đóng góp nhiều nơi bản xứ qua các hoạt động, gian hàng Tị Nạn, Từ Thiện, Văn hóa, đêm Trung Thu cho tuổi thơ Việt-Thuỵ Sĩ v.v... Trong cảnh thiên nhiên quá đẹp, thú vật hạnh phúc quá, bất chợt tim tôi thắt lại, niệm thương nhớ cảnh khốn cùng của người VN. Giờ đây đơn vị Thiện Trí đã tồn tại như một hội đoàn “Tuổi trẻ Phật giáo người Việt”, mình phải có tiếng nói gì... Một tiếng chuông từ điện thoại vang ra, đã cắt ngang dòng tư tưởng tình yêu gởi về quê cha đất tổ VN đã gần tháng nay trong cơn điêu linh thương qua vụ cá chết tại Vũng Án miền Trung. Tôi cầm máy lên nhìn thấy 1 báo hiệu là trang Facebook của anh muốn đổi số mã code không? Tôi biết ngay đó là những người muốn vào chận đứng tình yêu của tôi gởi về VN.

Trong cả tháng qua, 1 tháng 4 đen, 1 dấu ấn lịch sử quá tang thương đã đem lại cho cả dân tộc tôi chìm vào trong biển khổ. Tôi nguyện cầu Chư Phật, Bồ Tát xót thương gia hộ cho đất nước, dân tộc thoát sự sợ hãi, tàn ác của 1 chế độ vô minh. Tôi cũng luôn ủng hộ những người dân trong nước vượt qua mọi sự hiểm nghèo thử thách gian nguy. Tôi cũng đang đồng hành cùng với các bạn. Nhìn vào vụ cá chết đã tác động cực mạnh vào tâm thức tôi, rồi đến sự sa thải độc khí mù mịt vào môi trường sống. Rồi con cháu người Việt sẽ ra sao, sẽ mang mệnh … Một hình ảnh chú chó ấn tượng nhất trong cuộc biểu tình ngày 01.05.2016 vừa qua, thật thiêng liêng. Mong rằng sau này đồng bào đều mang theo càng nhiều Chó theo và có thể bảo vệ chủ mình được khi bị đánh đập. Chó ơi cắn những kẻ tàn bạo vô lương tâm đã đánh đập không nương tay với chủ mình và dân mình. Hình ảnh

chó biểu tình là hình thiêng liêng đối với tôi, mong “hồn thiêng sông núi nước Việt” chứng giám. Vắng lặng TÌNH YÊU thì sự sống xem như đã chết. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con người là tình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật. Nếu chúng ta muốn có một đời sống, một gia đình, một người bạn hàng xóm và một quốc gia hạnh phúc hơn, thì bí quyết thành công hoàn toàn nằm ở trong tâm con người của tình yêu này. Dòng suy tư nhớ thương quê nhà qua cảnh Cá Chết, xót thương cảnh cơ cực lo sợ của đồng bào đang cư sống quanh biển Vũng Áng - miền Trung.... Nhân đây, hòa nhịp trong không gian đầy nhiệm màu thiêng liêng đón mừng Phật Đản Sanh, PL 2640 năm nay, con xin đốt nén hương, nguyện cầu Chư Phật, Bồ Tát thùy từ xót thương che chở cho đất Mẹ và Dân tộc VN thoát cơn khổ nạn, được thanh bình thịnh vượng. Người dân VN không còn sống trong sợ hãi, đói khổ, nghèo nàn. Buổi chiều buồn vui bên dòng sông Bern, ngày 02.05.2016, Thị Trực.

Lời kêu gọi của Quỹ Tự nguyện hướng về Quê hương

Kính thưa quý ACE Lam viên toàn Âu châu, Quỹ tự Nguyện Hướng Về Quê Hương là một

quỹ do Cố Huynh trưởng Tâm Huệ - Cao Chánh Hựu lập ra, trong tinh thần “lá lành đùm lá rách” đối với tất cả các ACE Lam viên của chúng ta ở quê nhà có gia cảnh khó khăn, thiếu thốn. Quỹ đã lập thành các Tổ rải rác khắp hải ngoại dưới sự điều hành của BHD Hải ngoại. Phụ trách Tổ tại Âu châu hiện nay do anh Thị Lộc đảm trách.

Dù năm qua, đã đôi lần anh Thị Lộc kêu gọi sự đóng góp đến các BHD tại Âu châu cũng như các đơn vị Gia đình Phật tử tại Âu châu, nhưng con số đóng góp của ACE chúng ta vẫn còn quá khiêm tốn, trong khi tại quốc nội rất nhiều đơn vị GĐPT vùng sâu, vùng xa muốn duy trì sinh hoạt đang gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của chúng ta.

Để tiếp tay với anh, anh Thị Lộc có mời chị Nguyên Trí làm phụ tá và nhận tiền cho Quỹ tự Nguyện Hướng Về Quê Hương trong địa hạt Âu châu, vì chị ở cùng địa phương và thuận tiện cho anh trong liên lạc. Do đó chị Nguyên Trí đã mở một trương mục riêng cho quỹ này. Từ nay tất cả sự đóng góp cho Quỹ Tự nguyện Hướng

Page 10: Đại l ễ Ph ật Đả n l ần th ứ 2640 - Ph ậ ịgdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2016-07-phan-2.pdf · một tri ết lý s ống đơn gi ản, th ấm

Bản tin Lam viên Âu châu - Tháng 06/2016 22

Tin vui

BTLV xin chúc mừng Htr. Huệ Hồng và Htr. Pháp Ân, GĐPT Giác Viên, có thêm một thành viên tí hon mới trong gia đình nhỏ và chào mừng Oanh Vũ tương lai Tâm Đăng đến với gia đình lớn, GĐPTVN Âu Châu.

mến, TH - Nguyễn Lê Tuấn

về Quê Hương, xin gởi về HTr Thị Lộc - Võ Văn Mai và ghi rõ là: "Đóng góp cho quỹ Hướng Về Quê Hương" Tài khoản (Konto, Compte): Thi Dieu Hanh Nguyen IBAN: DE56100700240592608400 BIC: DEUTDEDBBER Thay mặt Quỹ TNHVQH, xin thông báo đến tất cả các BHD, các đơn vị, các Lam viên tại Âu châu để tri tường. Thành thật xin cảm ơn mọi đóng góp của các ACE.

Thị Lộc

Xin cho câu trả lời về ....

Chuyện có thật!!! 1. Thật kỳ lạ: Tờ giấy bạc năm chục Euro sao có vẻ quá lớn, khi cúng dường cho Chùa, hay làm một việc từ thiện, nhưng sao lại quá nhỏ khi mình đi mua sắm? 2. Thật kỳ lạ: Hai giờ trong Chùa, sao có vẻ quá dài, nhưng sao lại ngắn khi xem một phim dài nhiều tập? 3. Thật kỳ lạ: Mình không thể tìm ra một lời để nói với Phật, khi khấn nguyện, nhưng không biết lời lẽ ở đâu, mà khi tán gẫu với bạn bè không bao giờ hết chuyện? 4. Thật kỳ lạ: Đọc một bài kinh tụng, một bài Sám, sao mà quá khó khăn, nhưng đọc 100 trang tiểu thuyết tình cảm hay kiếm hiệp, thì sao lại dễ đến thế? 5. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn ngồi hàng đầu khi nghe ca nhạc, lại còn tranh thủ mua vé sớm trước nhiều ngày, có khi cả tháng trời. Nhưng khi đến Chùa, thì lại tìm đủ mọi lý do, để ngồi hàng cuối. Có khi còn đi trễ nữa? đó là chưa nói đến chuyện viện đủ lý do cho sự vắng mặt của mình.

6. Thật kỳ lạ: Sao chúng ta cần phải biết trước 1-2 tuần lễ, thì mới có thể xếp lịch để có thể giúp Chùa, một công việc gì đó. Còn những việc riêng tư, thì chỉ cần vài phút thì mọi việc sẽ được sắp xếp thật ổn thoả? 7. Thật kỳ lạ: Những hiểu biết về Phật, về Đạo, sao mà chia sẻ cho những anh chị em quá khó khăn. Còn những chuyện tầm phào, có khi tầm bậy nữa, thì sao lại truyền miệng cho nhau quá dễ dàng và có khi còn quá nhanh nữa? 8. Thật kỳ lạ: Sao mình tin ngay mọi thứ mà báo chí nêu ra, kể cả nói xấu về Đạo, về Giáo Hội, nhưng lại thường hay thắc mắc những lời kinh Phật đã ghi, và những lời Giáo Hội, chư Tổ đã dạy? 9. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn có một chỗ trên Tịnh Độ mà lại không muốn tin, không muốn làm, không muốn nói điều gì để được lên đó. Nghĩa là không muốn đầu tư gì hết. Không muốn bỏ tiền của, không muốn bỏ thời gian, không muốn bỏ công sức ra, mà đầu tư cho mình, để được vào cõi Cực lạc mai sau? 10. Thật kỳ lạ: Sao khi mình gửi chuyện vui cười bằng E-mail thì tin rằng người ta chuyển ngay, nhưng khi sắp gửi một bức thư nói về Phật, về Đạo, thì mình lại đắn đo suy nghĩ mãi trước khi đem chia sẻ? Anh chị em có tìm ra được một câu giải đáp nào không?????