I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

186
ĐẠI HC HUTRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC PHAN PHƢƠNG THANH THÀNH NGCÓ YU TCHLOÀI VT TRONG TING HÁN VÀ TING VIT TLÝ THUYT NGÔN NGHC TRI NHN LUN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HC Huế, 2019

Transcript of I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

Page 1: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN PHƢƠNG THANH

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT

TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Huế, 2019

Page 2: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN PHƢƠNG THANH

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT

TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. Liêu Linh Chuyên

2. TS. Nguyễn Văn Lập

Huế, 2019

Page 3: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu

trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình

khoa học nào.

Tác giả luận án

Phan Phƣơng Thanh

Page 4: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

Lời Cảm Ơn

Trân trọng cám ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Bộ môn

Ngôn ngữ, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế với tƣ cách là đơn

vị đào tạo và tổ chức cho luận án này bảo vệ.

Xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến

TS. Liêu Linh Chuyên và TS. Nguyễn Văn Lập là những ngƣời đã trực

tiếp hƣớng dẫn chu đáo, tận tình, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức,

kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Xin cám ơn TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình góp ý giúp đỡ

động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin mãi biết ơn các vị Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ đã tham gia

giảng dạy, tham gia Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở đã có những ý kiến

đóng góp hết sức nhiệt tình và sâu sắc giúp tôi hoàn thành luận án.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè,

những ngƣời luôn khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất

cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Huế, tháng 1 năm 2019

Tác giả luận án

Phan Phƣơng Thanh

Page 5: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

5. Ngữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4

7. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 8

8. Bố cục của luận án ............................................................................................... 9

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...... 10

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến

đề tài ............................................................................................................... 10

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật ................................ 10

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành ngữ ............................................. 13

1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án ............................................................................. 19

1.2.1. Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận ................................... 19

1.2.2. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận ................................................ 22

1.2.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ ...................................................... 27

1.2.4. Quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận ................... 34

1.3. Tiểu kết ........................................................................................................... 36

Chƣơng 2 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG

HÁN TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN .................................... 38

2.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán ................................................................. 38

2.1.1. Điển mẫu .................................................................................................. 38

2.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ .............................................................................. 39

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán ... 45

2.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa .............................................................................. 45

2.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa......................................................................... 55

Page 6: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

2.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán .... 58

2.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán .... 58

2.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền

đích trong tiếng Hán ................................................................................ 61

2.4. Tiểu kết ........................................................................................................... 76

Chƣơng 3 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG

VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ................. 78

3.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Việt ................................................................................... 78

3.1.1. Điển mẫu .................................................................................................. 78

3.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ .............................................................................. 79

3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt ... 85

3.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa .............................................................................. 85

3.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa......................................................................... 93

3.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt .... 96

3.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt ... 96

3.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền

đích trong tiếng Việt ................................................................................ 99

3.4. Tiểu kết ......................................................................................................... 114

Chƣơng 4 NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH

NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ

TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ... 116

4.1. Những tƣơng đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận .......................................... 116

4.1.1 Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu

trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt .... 116

4.1.2. Những tƣơng đồng về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt .............................................. 117

4.1.3. Những tƣơng đồng về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt .............................................. 123

Page 7: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

4.2. Những điểm dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận ......................................... 127

4.2.1. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong

thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt ............. 127

4.2.2. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Hán và tiếng Việt ........................................................... 127

4.2.3. Những dị biệt về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt .................................................... 134

4.3. Tiểu kết ......................................................................................................... 140

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145

PHỤ LỤC

Page 8: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. NNHTN : Ngôn ngữ học tri nhận

2. ADTN : Ẩn dụ tri nhận

3. BPCT : Bộ phận cơ thể

4. KHXH & NHÂN VĂN : Khoa học Xã hội và Nhân văn

5. KHXH : Khoa học Xã hội

6. ĐHQG HN : Đại học Quốc gia Hà Nội

7. ĐH SP TP. HCM : Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh

8. NXB : Nhà xuất bản

9. Stt : Số thứ tự

10. T/c NN : Tạp chí Ngôn ngữ

11. T/c NN & ĐS : Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống

12. Tr. : Trang

Page 9: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “ loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán ...... 39

Bảng 2.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật” trong thành

ngữ tiếng Hán ........................................................................................ 42

Bảng 2.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ

tiếng Hán ............................................................................................... 44

Bảng 2.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong

tiếng Hán ............................................................................................... 46

Bảng 2.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật

khác trong tiếng Hán ............................................................................. 48

Bảng 2.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Hán ................................ 50

Bảng 2.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong

tiếng Hán ............................................................................................... 51

Bảng 2.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán ...... 54

Bảng 2.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các

miền đích trong tiếng Hán ..................................................................... 62

Bảng 3.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt ....... 79

Bảng 3.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “BPCT loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt .. 82

Bảng 3.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ

tiếng Việt ............................................................................................... 84

Bảng 3.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong

tiếng Việt ............................................................................................... 86

Bảng 3.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật

khác trong tiếng Việt ............................................................................. 88

Bảng 3.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Việt ................................ 89

Bảng 3.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong

tiếng Việt ............................................................................................... 89

Bảng 3.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Việt .... 91

Bảng 3.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các

miền đích trong tiếng Việt ................................................................... 100

Page 10: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA) .......................................................... 40

Sơ đồ 2.2. Mô hình tỏa tia của “虎” (HỔ) ................................................................ 40

Sơ đồ 2.3. Mô hình tỏa tia của “牛” (TRÂU) ........................................................... 41

Sơ đồ 2.4. Mô hình tỏa tia của “狗” (CHÓ) .............................................................. 42

Sơ đồ 2.5. Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU) ............................................................ 43

Sơ đồ 2.6. Mô hình tỏa tia của “心” (TÂM) ............................................................ 43

Sơ đồ 2.7. Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI) ................................................................ 44

Sơ đồ 2.8. Mô hình tỏa tia của “鸣” (MINH) ........................................................... 45

Sơ đồ 3.1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ” ..................................................................... 80

Sơ đồ 3.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU” ................................................................... 81

Sơ đồ 3.3. Mô hình tỏa tia của “GÀ” ........................................................................ 81

Sơ đồ 3.4. Mô hình tỏa tia của “HỔ” ........................................................................ 82

Sơ đồ 3.5. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU” ..................................................................... 83

Sơ đồ 3.6. Mô hình tỏa tia của “GAN” ..................................................................... 83

Sơ đồ 3.7. Mô hình tỏa tia của “KÊU” ..................................................................... 84

Sơ đồ 3.8. Mô hình tỏa tia của “CẮN” ..................................................................... 85

Page 11: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là một phƣơng tiện giao tiếp không thể thiếu trong xã hội loài ngƣời.

Nhƣng trong rất nhiều tình huống giao tiếp, chúng ta lại không dùng những từ ngữ rõ

ràng nhất, trực tiếp nhất để biểu đạt ý của mình, mà lại sử dụng một số hình thức diễn

đạt khác để thay thế, ví dụ: thành ngữ ―Ngựa xe như nước‖ để khắc hoạ một cảnh

tƣợng phồn hoa và náo nhiệt; thành ngữ ―Khẩu phật tâm xà‖ để chỉ một số ngƣời

ngoài miệng ngon ngọt nhƣng tâm địa rất độc ác, nham hiểm; hay để biểu thị từ một

nơi xa xôi mang đến một món quà, tuy không có giá trị, nhƣng đầy tình cảm chứa

chan chúng ta sử dụng thành ngữ ―Ngàn dặm tặng lông thiên nga‖... Cho đến nay

thành ngữ đã đƣợc mọi ngƣời ứng dụng một cách rộng rãi trong giao tiếp. Thành ngữ

là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Nó là một trong

những đơn vị ngôn ngữ mang nghĩa ẩn dụ nhiều nhất và phong phú nhất. Do đó, để

tiến hành giao tiếp một cách thành thạo nhƣ ngƣời bản địa, ngƣời học cần đang giao

tiếp phải hiểu và sử dụng đúng thành ngữ của ngôn ngữ.

Những hình ảnh của thế giới tự nhiên, bao gồm thế giới động vật, thực vật và

các hiện tƣợng tự nhiên chiếm một số lƣợng khá lớn trong hệ thống thành ngữ. Hình

ảnh phổ quát và riêng biệt trong thế giới tự nhiên khúc xạ qua tƣ duy mỗi dân tộc là

khác nhau và để lại những dấu ấn văn hóa dân tộc khá rõ nét. Thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật là những thành ngữ mà thông qua nó các con vật đƣợc thể hiện, đƣợc

con ngƣời cảm nhận và khai thác để phục vụ cho những diễn đạt khác.

Nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài

nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau nhƣ: thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể

ngƣời dƣới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm từ

bình diện ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm trong thơ ca, ẩn dụ ý niệm thực vật,

ẩn dụ thời gian, ẩn dụ phạm trù lửa… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về

ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật cũng chiếm một số lƣợng

khá nhiều, chẳng hạn nhƣ: công trình nghiên cứu về thành ngữ có từ chỉ động vật là

12 con vật nhƣ: chó, mèo, gà…từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang

những miền đích trừu tƣợng, từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong

các ngôn ngữ.

Page 12: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

2

Hiện nay nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc

nhiều ngƣời quan tâm. Trong đó có vấn đề liên quan đến quan niệm ý nghĩa thành

ngữ của ngôn ngữ học tri nhận đã bổ sung, mở rộng cho những nghiên cứu về thành

ngữ theo quan niệm truyền thống. Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài

―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn

ngữ học tri nhận‖ làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ là làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa

của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt dƣới ánh sáng của

lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Qua đó, góp phần xác định đặc điểm tri nhận, đặc

trƣng văn hóa dân tộc qua ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng

Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần nâng cao chất lƣợng

cho việc dạy học và nghiên cứu, cũng nhƣ xây dựng giáo trình dịch thuật thành ngữ

đƣợc sử dụng trong văn bản, từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt đặc biệt là thành ngữ

có yếu tố chỉ loài vật.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về ngôn ngữ học tri nhận để làm cơ sở lý

thuyết cho đề tài nghiên cứu của luận án.

- Xác định các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ thông qua các kiểu cấu trúc

thành ngữ, qua đó chúng tôi phạm trù hóa ngữ nghĩa các thành ngữ này theo những

phạm trù ngữ nghĩa.

- Xác lập miền ý niệm đích từ việc phân tích ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt và phân tích cách thể hiện trong miền ý

niệm nguồn.

- Tìm hiểu sự pha trộn ý niệm của một số thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật để

hiểu đƣợc quá trình tri nhận trong việc tạo ra ý nghĩa của thành ngữ.

- Phân tích cơ chế ánh xạ ẩn dụ của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật qua đó tìm

hiểu tính nghiệm thân và tính văn hóa cộng đồng dân tộc thể hiện trong tƣ duy ngôn

ngữ qua thành ngữ.

Page 13: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tập trung nghiên

cứu về một số vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó nhấn

mạnh về ẩn dụ tri nhận của các loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán và

tiếng Việt, qua đó làm rõ sự chuyển di từ miền nguồn các thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật đến những miền đích trừu tƣợng trong hai ngôn ngữ này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ngữ

nghĩa học tri nhận liên quan đến thành ngữ trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.

5. Ngữ liệu nghiên cứu

Nhằm đáp ứng yêu cầu của luận án, chúng tôi đã sử dụng các nguồn ngữ liệu

có uy tín để tiến hành tổng hợp, thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể nhƣ sau:

Trong tiếng Hán, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong quyển ―汉语成语词典‖ (Từ điển thành ngữ tiếng Hán) xuất bản

năm 2002 của 宋永培 (Tống Vĩnh Bồi) chủ biên. [85]

Trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong quyển Từ điển thành ngữ Việt Nam (1993) của Nguyễn Nhƣ Ý

chủ biên. [41]

Những thành ngữ tiếng Hán, chúng tôi đều dịch sang tiếng Việt. Để đảm bảo

cho phần dịch sang tiếng Việt đƣợc hiểu đúng nghĩa, chúng tôi dịch theo ba

hƣớng. Hƣớng thứ nhất: phiên âm Hán Việt, ví dụ:―放虎归山‖ (Phóng hổ qui

sơn); hƣớng thứ hai: dịch theo nghĩa đen, tức là dịch từng từ, ví dụ:―放虎归山‖

(Thả hổ về rừng); hƣớng thứ ba: dịch thoát nghĩa chủ yếu là dịch theo nghĩa bóng

và phần lớn là chỉ chuyển dịch ý nghĩa bề sâu hoặc tìm thành ngữ tƣơng đƣơng, ví

dụ: ―放虎归山‖ (Ví việc làm vô cùng nguy hiểm, tạo điều kiện cho kẻ xấu có lợi

thế hoành hành). Cách chuyển dịch nhƣ vừa nêu trên sẽ giúp chúng tôi thuận tiện

hơn trong việc tìm ra miền nguồn các ý niệm từ thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật

đến miền đích là các ý niệm trừu tƣợng khác.

Page 14: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung sử dụng các phƣơng pháp và thủ

pháp cơ bản sau đây:

6.1. Phƣơng pháp xử lí ngữ liệu

Để thực hiện đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và

tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ nhằm mục đích tìm ra những đặc

điểm từ loài vật trong thành ngữ đƣợc khai thác từ miền nguồn và miền đích trong

nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trƣớc hết chúng tôi sẽ tiến hành xử

lí ngữ liệu trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt cụ thể nhƣ sau:

+ Thống kê nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

Nhóm từ ngữ chỉ loài vật trong thành ngữ

Nhóm từ ngữ chỉ các BPCT của loài vật

Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật

Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật

+ Thống kê các kiểu cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng

Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng

a. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

- Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong

tiếng Hán

Trên cơ sở 10.364 đơn vị thành ngữ có trong quyển―汉语成语词典‖ (Từ

điển thành ngữ tiếng Hán) do Tống Vĩnh Bồi (chủ biên), chúng tôi đã thu thập

đƣợc 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ

liệu, chúng tôi nhận thấy rằng thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 6.59%

trong tổng số thành ngữ tiếng Hán và có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện

trong thành ngữ tiếng Hán, cùng là một đơn vị thành ngữ nhƣ: ―厉兵秣马‖ (Lệ binh

mạt mã = Cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến) nhƣng lại xuất hiện

hai hoặc ba thành ngữ biến thể nhƣ: ―砺戈秣马‖ (Lệ qua mạt mã = Cho ngựa ăn no,

mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến),―秣马厉兵‖ (Mạt mã lệ binh = Cho ngựa ăn no,

mài sắc binh khí chuẩn bị tác chiến), chính vì thế những biến thể thành ngữ nhƣ trình

bày ở trên chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.

Page 15: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

5

+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Hán

Dựa vào kết quả thu đƣợc là 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi

thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ:

马 (ngựa) chiếm tỉ lệ 19.98%, 虎 (hổ) chiếm tỉ lệ 13.71%, 牛 (trâu) chiếm tỉ lệ

7.12%, 狗 (chó) chiếm tỉ lệ 6.48%... xuất hiện trong thành ngữ, chúng tôi dựa vào

phân loại của từng loài vật xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật

nhƣ: nhóm thú hoang dã sống trên cạn chiếm tỉ lệ cao nhất 25.61%, tiếp đến là

nhóm chim (trời) 23.17%, nhóm côn trùng (sâu bọ) có 19.51% và nhóm sinh vật

sống dƣới nƣớc 14.63% chiếm tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau, bên cạnh đó nhóm vật nuôi

(gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ khá thấp là 9.76%, cuối cùng chiếm số lƣợng thấp

nhất là nhóm vật giả tƣởng 6.10% và nhóm gặm nhấm 1.22%.

+ Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Hán

Các BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Hán,

qua thống kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Hán với 683 thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật, có 20 từ ngữ chỉ BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 120 lần

trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất

hiện cao nhƣ: 头 (đầu) chiếm tỉ lệ 18.33%, 心 (tim) chiếm tỉ lệ 10.00%.

+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Hán

Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi

đã thống kê đƣợc 18 động từ có tần số xuất hiện là 94 lần trong thành ngữ, trong đó

có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: 飞 (phi) chiếm tỉ lệ 22.34%, 鸣 (minh)

chiếm tỉ lệ 17.02%, 吠 (phệ) chiếm tỉ lệ 11.7%.

+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật trong thành

ngữ tiếng Hán

Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi

đã thống kê đƣợc 14 động từ có tần số xuất hiện 31 lần, trong đó có những từ ngữ

có tần số xuất hiện cao nhƣ: 杀 (giết) chiếm tỉ lệ 22.93%, 骑 (cƣỡi) chiếm tỉ lệ

22.58%, 打 (đánh) chiếm tỉ lệ 6.45%, 摸 (bắt) chiếm tỉ lệ 6.45%.

Page 16: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

6

- Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Hán

Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, dựa vào kết quả thu thập

đƣợc chúng tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc của thành ngữ nhƣ sau:

+ Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng

+ Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng

b. Thống kê nhóm từ ngữ và cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

- Nhóm từ ngữ bên trong cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong

tiếng Việt

Dựa vào 8.000 đơn vị thành ngữ có trong quyển Từ điển thành ngữ tiếng Việt

do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, chúng tôi đã thu thập 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật. Trong quá trình khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật chiếm tỉ lệ 8.69% trong tổng số thành ngữ tiếng Việt và chúng tôi cũng

nhận thấy rằng có rất nhiều biến thể của thành ngữ xuất hiện trong thành ngữ, cùng là

một đơn vị thành ngữ nhƣ:―Bới đầu cá vạch đầu tôm‖ nhƣng lại xuất hiện đến hai

hoặc ba biến thể thành ngữ, chẳng hạn nhƣ: “Chặt đầu cá vá đầu tôm‖, ―Giật đầu cá

vá đầu tôm‖, ―Vặt đầu cá vá đầu tôm‖, vì vậy những biến thể của thành ngữ nhƣ trên

chúng tôi chỉ tính là một đơn vị thành ngữ.

+ Nhóm từ ngữ chỉ loài vật có trong thành ngữ tiếng Việt

Dựa vào kết quả thu đƣợc là 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi

thống kê đƣợc 60 loài vật, trong đó có một số loài vật có tần số xuất hiện cao nhƣ:

chó có tỉ lệ 9.88% cao nhất, tiếp đến là trâu chiếm tỉ lệ 7.74%, gà chiếm tỉ lệ 4.83%

và hổ chiếm tỉ lệ 4.71%… xuất hiện trong thành ngữ, chia thành 7 nhóm loài vật

nhƣ: nhóm chim (trời) chiếm tỉ lệ 28.00% cao nhất, nhóm thú hoang dã sống trên

cạn chiếm tỉ lệ khá cao 22.00%, tiếp đến nhóm có tỉ lệ cao gần bằng nhau là nhóm

sinh vật sống dƣới nƣớc với tỉ lệ 19.00% và nhóm côn trùng (sâu bọ) 18.00%, nhóm

vật nuôi (gia súc, gia cầm) chiếm tỉ lệ 8.00% khá thấp, cuối cùng nhóm chiếm tỉ lệ

thấp nhất là nhóm vật giả tƣởng 3.00% và nhóm gặm nhấm 2.00%.

+ Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Việt

BPCT loài vật đƣợc sử dụng khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt, qua thống

kê cho thấy trong thành ngữ tiếng Việt với 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, có

Page 17: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

7

20 thành ngữ chứa tên gọi BPCT loài vật với tần số xuất hiện là 139 lần, trong đó có

những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: đầu chiếm tỉ lệ 20.14% cao nhất, tiếp đến

là gan chiếm tỉ lệ 11.51%.

+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Việt

Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng

tôi đã thống kê đƣợc 39 động từ của loài vật với tần số xuất hiện là 122 lần, trong

đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: kêu chiếm tỉ lệ 15.57%, cắn chiếm

tỉ lệ 9.02%.

+ Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật đƣợc sử

dụng trong thành ngữ tiếng Việt

Trong tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi

đã thống kê đƣợc 22 động từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật với

tần số xuất hiện 45 lần, trong đó có những từ ngữ có tần số xuất hiện cao nhƣ: cưỡi

chiếm tỉ lệ 15.57%, bắt chiếm tỉ lệ 9.02%, đánh chiếm tỉ lệ 8.02%.

- Các kiểu cấu trúc thành ngữ đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Việt

Dựa vào kết quả thu thập đƣợc 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng

tôi đã chia thành hai nhóm cấu trúc trong thành ngữ, để cho việc tiến hành nghiên

cứu đƣợc thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành phân loại các nhóm cấu trúc trong

thành ngữ nhƣ sau:

+ Nhóm thành ngữ cấu trúc đối xứng

+ Nhóm thành ngữ cấu trúc phi đối xứng

Từ việc thống kê các nhóm từ ngữ và các kiểu cấu trúc của thành ngữ, trên cơ

sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa thông qua đó sẽ tìm ra các

miền đích từ miền nguồn loài vật đƣợc thể hiện trong thành ngữ.

6.2. Phƣơng pháp phân tích miêu tả

Từ kết quả thống kê thu thập có đƣợc trong các nhóm từ ngữ và các kiểu

cấu trúc đƣợc sử dụng trong thành ngữ, chúng tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm ngữ

nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.

+ Thông qua ý nghĩa của các thành ngữ chúng tôi sẽ xác định những nhóm

thành ngữ có cùng ý nghĩa khái quát tạo thành những miền ý niệm.

Page 18: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

8

+ Khám phá những cấu trúc ADTN thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng

Hán và tiếng Việt; sau đó tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị

biệt trong các mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật.

+ Mỗi nhóm kiểu cấu trúc của thành ngữ nhƣ trên đều mang những nghĩa biểu

trƣng khác nhau. Do đó, chúng tôi có thể phạm trù hóa các thành ngữ theo ý nghĩa

mà nó có thể phản ánh (ví dụ: ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh…). Trên cơ sở đó,

chúng tôi tiến hành tuyển chọn những tƣơng ứng ngữ nghĩa từ miền nguồn sang

miền đích.

- Thủ pháp tỏa tia: là khái quát sự phát triển ngữ nghĩa của một số từ đƣợc

xem là điển mẫu đƣợc sử dụng trong thành ngữ. Thành tố trung tâm là nghĩa gốc

của từ, các nghĩa phái sinh là các nghĩa chuyển ẩn dụ có vai trò mở rộng nghĩa.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ miêu tả những điển mẫu có tần

số xuất hiện cao với sự chuyển nghĩa theo các lĩnh vực. Các thành tố trong mỗi ý

niệm sẽ đƣợc liệt kê lần lƣợt theo đặc tính xa dần nguyên gốc.

- Thủ pháp miêu tả ngữ nghĩa: xác lập những mối quan hệ ngữ nghĩa của

những thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật làm cơ sở thiết lập thành từng phạm trù.

+ Khái quát thành các kiểu cấu trúc ngữ nghĩa bao gồm: thành ngữ sử dụng

các BPCT của loài vật, thành ngữ có sử dụng các cặp loài vật sóng đôi, thành ngữ

có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật, thành ngữ có sử dụng hoạt

động của loài vật, thành ngữ có sử dụng loài vật với đối tƣợng khác, để khái quát

thành các phạm trù với các công thức.

6.3. Phƣơng pháp đối chiếu

Để tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong sự chuyển di ánh xạ từ miền

nguồn các ý niệm của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến những miền đích trừu

tƣợng của hai ngôn ngữ Hán, Việt. Trên cơ sở đó, tìm ra những đặc trƣng văn hóa -

tƣ duy dân tộc trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới của thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.

7. Đóng góp của luận án

Về ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ

những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa học của thành ngữ theo quan niệm của ngôn

ngữ học tri nhận trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng

Hán và tiếng Việt.

Page 19: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

9

Về ý nghĩa thực tiễn: Công trình nghiên cứu của luận án sẽ ứng dụng những

kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc ứng dụng trong công tác giảng dạy,

công tác dịch thuật và xây dựng từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt.

8. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có

4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.

Trong chƣơng này, luận án sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong

và ngoài nƣớc liên quan về từ ngữ chỉ loài vật, các công trình nghiên cứu về thành

ngữ và thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật; cơ sở lý thuyết của đề tài luận án gồm có:

những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận trong đó chú trọng về ngữ nghĩa học

tri nhận liên quan đến ẩn dụ tri nhận, thành ngữ. Chƣơng này sẽ đặt nền móng lí

thuyết cho việc triển khai các nội dung cụ thể ở những chƣơng tiếp theo.

Chƣơng 2: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán từ lý thuyết

ngôn ngữ học tri nhận. Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu

của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ

ngữ. Từ mô hình tỏa tia của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu

đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán. Với những kết quả nghiên cứu có

đƣợc chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật trong tiếng Hán.

Chƣơng 3: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt từ lý thuyết

ngôn ngữ học tri nhận. Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu

nhƣ ở chƣơng 2. Chúng tôi tiến hành xác định điển mẫu của thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật, trên cơ sở đó sẽ xây dựng mô hình tỏa tia từ ngữ. Từ mô hình tỏa tia

của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của

thành ngữ tiếng Việt. Với những kết quả nghiên cứu có đƣợc sẽ tiến hành xây

dựng mô hình ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt.

Chƣơng 4: Những điểm tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.

Từ kết quả có đƣợc ở chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi tiến hành phân tích, so

sánh đối chiếu để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.

Page 20: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

10

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ loài vật

a. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Thành quả nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa động vật ở Trung Quốc,

trong đó có mƣời hai con giáp, phải nói đến bài ―汉语词义学‖ (Nghĩa học của từ

vựng tiếng Hán) [86] của tác giả 苏新春 (Tô Tân Xuân) (1997) tập trung phân tích

về nguồn gốc của lớp từ chỉ đến động vật trong tiếng Hán, từ đó chỉ ra đặc điểm tƣ

duy liên tƣởng của ngƣời Trung Quốc qua sự liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.

Trong cuốn ―汉语词义系统研究‖ (Hệ thống ngữ nghĩa của từ tiếng Hán) [88] của

tác giả王军 (Vƣơng Quân) (2005), tác giả đã kết hợp lí luận với thực tiễn làm sáng

tỏ các vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học, trong đó có đề cập đến đặc trƣng tâm lý,

văn hóa dân tộc thể hiện qua ý nghĩa tƣợng trƣng của từ chỉ động vật trong tiếng

Hán. Công trình ―汉语词汇的文化透视‖ (Góc nhìn văn hóa trong từ vựng tiếng

Hán) [87] của tác giả王国安、王小曼 (Vƣơng Quốc An, Vƣơng Tiểu Mạn) (2011)

đã chọn góc nghiên cứu lịch đại, thông qua khảo sát, miêu tả và phân tích lớp từ chỉ

động vật, chỉ ra ý nghĩa văn hóa qua ngôn ngữ.

Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học phải kể đến công

trình nhan đề ―汉英动物名称的国俗同义现‖ (Hiện tượng đồng nghĩa đất nước

học trong tên gọi động vật Hán Anh) của đồng tác giả王德春, 王建华 (Vƣơng Đức

Xuân và Vƣơng Kiến Hoa) (1995) [91]. Tiếp đó là công trình mang tên ―汉语动物

词语之的国俗语义研究‖ (Nghiên cứu ngữ nghĩa đất nước học của từ ngữ chỉ

động vật trong tiếng Hán) [71] của tác giả 李月松 (Lí Nguyệt Tùng) (2008), tác giả

đã chỉ ra cơ sở định danh tên gọi động vật của từng loài. Tác giả cho rằng, ngữ

nghĩa của lớp từ chỉ động vật trong tiếng Hán phản ánh rõ nét đặc trƣng tƣ duy,

quan niệm luân lý truyền thống của ngƣời Trung Quốc.

Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ chọn góc nghiên cứu này, trƣớc hết

phải kể đến công trình ―中英动物词文化对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu văn

Page 21: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

11

hóa từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Anh) [65] của tác giả 郝丽 (Hách

Lệ) (2010) đã thu thập và thống kê từ ngữ chỉ động vật, cùng là một con vật nhƣng

giá trị ngữ nghĩa và văn hóa của hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn

nhƣ: hình ảnh “con chó” trong tâm thức của ngƣời Anh và ngƣời Trung Quốc,

chúng ta bắt gặp hiện tƣợng khác nhau về tình cảm đối với con vật này. Trong tâm

thức của ngƣời Trung Quốc “chó” có vị trí thấp hèn, là đối tƣợng bị khinh rẻ, coi

thƣờng. Vì vậy, những từ ngữ liên quan đến “chó” trong tiếng Hán phần lớn là

những từ mang nghĩa xấu nhƣ: chó săn, chó ghẻ... trong khi đó ngƣời Anh lại xem

“chó” nhƣ là thú cƣng trong nhà, vì vậy những từ ngữ liên quan đến “chó” thƣờng

mang nghĩa tích cực nhƣ: lucky dog, a gay dog… Kết quả nghiên cứu của tác giả đã

cho ngƣời đọc thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và dị biệt về văn hóa thông qua

các từ ngữ chỉ con vật đƣợc thể hiện trong hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Anh.

Tiếp đến là công trình ―汉越生肖词语对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu từ ngữ chỉ

con giáp trong tiếng Hán và tiếng Việt) [56] của tác giả裴氏恒娥 (Bùi Thị Hằng

Nga) (2015) là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Trung Quốc, tác giả đã sử dụng

phƣơng pháp so sánh đối chiếu, thông qua khảo sát và phân tích, chỉ ra những điểm

tƣơng đồng và khác biệt của lớp từ chỉ mƣời hai con giáp trong tiếng Hán và tiếng

Việt qua ngữ liệu từ thành ngữ, tục ngữ, nhất là đặc điểm tri nhận của hai dân tộc về

con giáp.

Bên cạnh đó còn có một số công trình nhƣ: Luận văn thạc sĩ ―汉语动物成语

的语言文化研究‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật

trong tiếng Hán) [63] của tác giả 董晓荣 (Đổng Hiểu Vinh) (2012) đã tiến hành

thống kê và phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Trên cơ sở đó, tác giả đã chia

các loài động vật thành sáu nhóm và sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau: nhóm 12 con giáp,

nhóm tứ linh, nhóm gia cầm, nhóm gia súc, nhóm loài vật dƣới nƣớc và nhóm côn

trùng đƣợc thể hiện qua nghĩa biểu trƣng của từng nhóm loài động vật trong thành

ngữ tiếng Hán, qua đó có thể giúp ngƣời đọc thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa của ngƣời

Trung Quốc.

b. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày càng nhiều học giả quan tâm đến trƣờng từ vựng - ngữ

nghĩa chỉ động vật. Trong công trình ―Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của

Page 22: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

12

nhóm từ chỉ động thực vật tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)‖ [35] của tác giả

Nguyễn Thanh Tùng (2003) đã nghiên cứu từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt qua

từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ, công trình tiến hành khảo sát cách

dùng từ chỉ động thực vật với nghĩa đen và nghĩa bóng, mục đích để so sánh từ chỉ

động thực vật tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua việc nghiên cứu đối chiếu từ chỉ

động thực vật trong tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả đã tìm ra những điểm tƣơng

đồng và dị biệt trong lối sống, lối suy nghĩ của hai cộng đồng Việt, Anh. Tác giả đã

vận dụng kết quả đạt đƣợc và đƣa ra một số gợi ý xoay quanh việc giảng dạy và

dịch thuật từ chỉ động thực vật trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ.

Công trình ―Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân

gian người Việt‖ [30] của tác giả Triều Nguyên (2007) đã tiến hành nghiên cứu về

ngôn ngữ và văn hóa ngƣời Việt. Trong công trình có 100 động vật đƣợc nêu tên để

lấy ý kiến phân loại và đánh giá theo thang điểm 50 nhân chứng của ngƣời Thừa

Thiên Huế, với 19 tiêu chí nhƣ: sạch - bẩn, nhanh - chậm, chăm - lƣời, có lợi - có

hại, đẹp - xấu… Tác giả đã giúp ngƣời đọc nắm đƣợc ý nghĩa vốn có trong tên gọi

động vật của ngƣời Việt và từ đó nhận ra đặc điểm, bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy

nhiên, với 50 nhân chứng là ngƣời Thừa Thiên Huế vẫn còn quá mỏng, hơn nữa 100

động vật đƣợc chọn đƣa vào bảng điều tra chƣa thể cho là đầy đủ và thấu đáo đƣợc.

Bài báo―So sánh hàm nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật trong tiếng Hán và

tiếng Việt‖ [22] của tác giả Trịnh Thị Thanh Huệ (2007) đã chọn một số từ trong

lớp từ vựng tên gọi động vật thân thuộc trong tiếng Hán và tiếng Việt để phân tích,

so sánh, đối chiếu hàm nghĩa văn hoá của hai ngôn ngữ Hán và Việt. Kết quả so

sánh đối chiếu sẽ giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự tƣơng đồng và dị biệt trong quan

niệm về văn hóa của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam.

Với bài ―Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (龙, Dragon) và

Chó (狗, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh‖ [5] của tác giả Liêu Linh Chuyên

(2014) đã nghiên cứu những nét tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về Rồng

(龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) của ngƣời Việt Nam, ngƣời Trung Quốc và ngƣời

Anh. Kết quả của bài nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc cách tri nhận về

các con vật nhƣ: Rồng (龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) của mỗi dân tộc mang những

nghĩa biểu trƣng khác nhau. Việc so sánh đối chiếu từ Rồng (龙, Dragon) và Chó

Page 23: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

13

(狗, Dog) đã phần nào giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc nội hàm văn hóa đƣợc ẩn sâu

bên trong lớp vỏ ngôn ngữ của mỗi dân tộc.

Trong những năm gần đây có một số bài viết về con giáp trong ngôn ngữ - văn

hóa Trung Việt, nhƣ ―Chữ 羊 dương trong ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam và Trung

Hoa ‖ (2015) [11], ―Con gà trong ngôn ngữ Trung - Việt‖ (2017) [12], ― Chó trong

ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt‖ (2018) [13] của tác giả Phạm Ngọc Hàm. Trong

đó, tác giả đi từ tính chất biểu ý của chữ Hán, tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu

về cấu trúc và ý nghĩa của các từ ngữ có chứa yếu tố chỉ con giáp, từ đó chỉ ra hàm ý

văn hóa của các từ ngữ này cũng nhƣ đặc điểm tri nhận của ngƣời Trung Quốc và

ngƣời Việt Nam về con dê, con gà, con chó nằm trong hệ thống mƣời hai con giáp.

Với những bài viết đã nêu trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

đã cung cấp những kiến thức mang tính ứng dụng thực tế nhƣ: đề tài nghiên cứu

―Từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam‖ [21] của tác

giả Nguyễn Thị Hoa Hiên (2010) đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu từ ngữ chỉ tên gọi

các loài cá, tôm đƣợc dùng với nghĩa biểu vật trong ca dao, tục ngữ của ngƣời Việt.

Kết quả nghiên cứu đã giúp cho ngƣời đọc có thêm cái nhìn lí thú về hình ảnh con

cá, con tôm và hiểu rõ hơn về “cái biểu đạt”, phƣơng tiện quan trọng tạo nên nghĩa

biểu trƣng của tục ngữ, ca dao. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu ―Lớp từ ngữ chỉ

động vật và thực vật trong đồng dao người Việt‖ [38] của tác giả Lê Thị Thuận

(2011) đã dành một số trang miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ

ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao của ngƣời Việt. Kết quả nghiên cứu

của đề tài đã giúp chúng ta thấy đƣợc vai trò của việc sử dụng lớp từ ngữ này trong

đồng dao và văn hóa của ngƣời Việt Nam.

Tóm lại, những bài viết và các công trình đƣợc trình bày trên đây đã đƣợc các

tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: trƣờng từ vựng ngữ nghĩa

động vật, từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nƣớc học, thế giới động vật dƣới góc độ

ngôn ngữ - văn hóa dân gian, ngữ nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật... Kết quả của

các công trình và bài viết trên đã phần nào giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn lí thú

về văn hóa của các dân tộc thông qua ý nghĩa biểu trƣng của các con vật.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thành ngữ

a. Những nghiên cứu ở nước ngoài

- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống có các công trình cụ thể nhƣ sau:

Page 24: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

14

Luận văn thạc sĩ ―汉、越动物成语对比研究‖ (Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ

có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt) [92] của tác giả韦氏水 (Vi Thị

Thủy) (2012) đã tiến hành thống kê tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng

Hán là 631 thành ngữ, tiếng Việt là 649 thành ngữ, trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành

thống kê phân loại nhóm loài vật, nhằm tìm hiểu nét biểu trƣng của từng loài vật, và tìm

ra những điểm giống nhau và khác nhau về nền văn hóa Trung Quốc, Việt Nam.

Trong đề tài luận văn thạc sĩ ―汉英成语中动物隐喻对比研究‖ (Nghiên cứu so

sánh đối chiếu ẩn dụ yếu tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh) [79]

của tác giả潘蓉蓉 (Phan Dung Dung) (2014) đã chọn 12 con vật nhƣ: chó, mèo, lợn,

trâu, ngựa, dê, chuột, thỏ, sói, gấu, vƣợn, cáo và đã chia thành hai nhóm loài vật là: loài

vật nuôi và loài thú hoang dã. Từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang những

miền đích trừu tƣợng, từ đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng

đồng và dị biệt. Kết quả nghiên cứu đã giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh về ngôn ngữ

và cách tƣ duy của hai dân tộc trong cách ngƣời Hán và ngƣời Anh ý niệm hóa các từ

ngữ chỉ động vật. Tuy nhiên, công trình cũng chỉ mới đề cập đến 12 từ ngữ chỉ loài vật

trên ngữ liệu là thành ngữ tiếng Hán và tiếng Anh.

Cũng với hƣớng đi nhƣ vậy, với đề tài nghiên cứu ―汉语动物成语问题研究‖

(Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán) [64] của tác giả房

培 (Phòng Bồi) (2007); đề tài nghiên cứu ―汉越动物成语比较研究‖ (Nghiên cứu

so sánh đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt)

[81] của tác giả阮氏青香 (Nguyễn Thị Thanh Hƣơng) (2011); đề tài nghiên cứu

―对外汉语教学中的动物成语教学研究‖ (Nghiên cứu giảng dạy thành ngữ động

vật trong giảng dạy Hán ngữ đối ngoại) [97] của tác giả 赵钰 (Triệu Ngọc) (2012);

đề tài nghiên cứu ―汉语动物成语研究‖ (Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ động

vật trong tiếng Hán) [60] của tác giả 陈静 (Trần Tĩnh) (2016) …

- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có các công trình

nhƣ sau:

Ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận có một số bài viết nhƣ: bài ―汉、英成语的认

知语言学研究述评 ‖ (Nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận của thành ngữ tiếng Hán

và tiếng Anh) [69] của tác giả蒋澄生 (Tƣớng Trừng Sinh) (2006), tác giả đã vận

Page 25: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

15

dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để tiến hành nghiên cứu đối chiếu thành ngữ

tiếng Hán và thành ngữ tiếng Anh, mục đích là tìm ra những nét tƣơng đồng và

khác biệt giữa hai ngôn ngữ này. Bài viết ―汉语饮食成语隐喻研究——认知与文

化视角‖ (Nghiên cứu ẩn dụ thành ngữ ẩm thực tiếng Hán dưới góc nhìn văn hóa và

tri nhận) [77] của tác giả 孟然妹(Mạnh Nhiên Muội) (2010), tác giả đã thống kê

hơn 1000 thành ngữ ẩm thực, và đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học văn hóa và ẩn

dụ tri nhận để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Mục đích của việc nghiên cứu

thành ngữ ẩm thực là: vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận để tiến hành phân tích thành

ngữ tiếng Hán, tìm hiểu khái niệm ẩn dụ; Trên cơ sở những phƣơng thức biểu đạt ẩn

dụ về thành ngữ ẩm thực, từ đó giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc văn hóa, quan niệm,

phong tục tập quán của ngƣời Trung Quốc.

Cũng ở góc độ này, với bài viết ―汉语眼睛成语的认知研究‖ (Nghiên cứu tri

nhận thành ngữ có từ ―Mắt‖trong tiếng Hán) [94] của tác giả尹桂英 (Y Quế Anh)

(2015), tác giả sử dụng những thành ngữ có từ “mắt” trong tiếng Hán, để tiến hành

nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ dƣới góc nhìn tri nhận. Về chức năng “mắt” nằm ở

vị trí trung tâm trong cảm quan, vì thế tính mấu chốt của “mắt” đƣợc ánh xạ sang

khái niệm khác nhau. Thông qua thành ngữ nhƣ: ―掩目捕雀‖ (Bịt mắt bắt chim

công) nghĩa đen của thành ngữ này là “che con mắt để bắt chim công”, ý nghĩa quy

ƣớc của thành ngữ này là hành động một cách mù quáng không thể đạt đƣợc mục

đích. Nhƣ vậy, xem xét các thành ngữ có từ “mắt”, chúng ta có thể thấy đƣợc những

nét đặc trƣng văn hóa dân tộc thể hiện qua chúng, giúp chúng ta hiểu rõ thêm nền

văn hóa và tâm hồn dân tộc.

Bên cạnh đó, còn có một số công trình là luận văn thạc sĩ nhƣ: “成语的隐喻

认知研究‖ (Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ) [72] của tác giả刘婷 (Lƣu

Đình) (2010), kết hợp với hán ngữ đối ngoại thống kê đƣợc 308 thành ngữ, trình

bày rõ các loại hình tạo nên hình thức thành ngữ và nguyên nhân ẩn dụ bên trong,

nói rõ đặc trƣng và kết cấu ngữ nghĩa của thành ngữ, phân tích cơ sở tri nhận của

thành ngữ, từ đó thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa dân tộc trong ẩn dụ tri nhận về thành

ngữ. Với kết quả nghiên cứu đƣợc, để giúp cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Hán

dƣới góc nhìn ẩn dụ tri nhận. Tác giả đã vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận vào việc

dạy tiếng Hán cho ngƣời nƣớc ngoài, giúp cho lƣu học sinh hiểu rõ về ý nghĩa và

Page 26: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

16

quá trình tạo nên thành ngữ, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu lí luận thành ngữ vào

quá trình giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài.

Tóm lại, các tác giả với các công trình tiêu biểu kể trên đã vận dụng lí thuyết

ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu những phạm trù khác nhau đƣợc thể hiện qua

thành ngữ.

b. Những nghiên cứu ở trong nước

- Nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ truyền thống phải kể đến các công trình

nhƣ sau:

Trong bài ―Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ

dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt‖ [34] của tác giả Phan

Văn Quế (1995) đã cho rằng các sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên và các con vật là một

bộ phận của thế giới khách quan, chúng đƣợc con ngƣời cảm nhận, khai thác để định

danh (ở cấp độ từ và thành ngữ) và phục vụ cho những diễn đạt khác (ở các cấp độ tổ

chức thông báo lớn hơn). Trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày hai khía cạnh chính là:

những con vật nào thƣờng xuất hiện trong thành ngữ và một số đặc điểm về nghĩa của

thành ngữ mang tên các con vật. Qua bài viết này chúng ta có thể thấy đƣợc rằng mỗi

con vật xuất hiện trong thành ngữ mang những đặc trƣng riêng biệt. Cũng với hƣớng đi

nhƣ vậy, trong bài ―Hình ảnh con trâu trong thành ngữ tục ngữ và ca dao Việt

Nam‖ [29] của tác giả Hà Quang Năng (1997) đã thống kê đƣợc 30 thành ngữ, hơn

60 tục ngữ và một số bài ca dao quen thuộc đề cập đến tên gọi con vật này. Tác giả

cho rằng những đặc điểm về hình dáng, kích thƣớc, tính nết, thói quen giá trị sử

dụng… đƣợc dùng làm biểu trƣng cho con ngƣời nhƣ: ―Khỏe như trâu‖, ―Trâu bò

húc nhau ruồi muỗi chết‖, ―Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã‖… Đồng thời qua đó đã

phản ánh quan niệm, phong tục tập quán, hoàn cảnh sống, điều kiện lịch sử của đất

nƣớc và dân tộc Việt Nam trƣớc đây.

Bên cạnh đó, còn có một số bài viết nhƣ: ―Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ

tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật)‖ [26] của tác giả

Trịnh Cẩm Lan (2009) đã mƣợn những hình ảnh, thuộc tính… của các loài vật nhƣ:

chó, chim, cá, hổ, voi… để thể hiện sự phê phán, chê bai kín đáo và ý nhị về con ngƣời.

Những giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa trong thành ngữ mới thực sự phản ánh chiều sâu

văn hóa. Trong bài “Thế giới động vật trong thành ngữ tiếng Việt‖ [23] của tác giả Đỗ

Thị Thu Hƣơng (2017) đã thống kê đƣợc 95 loài động vật xuất hiện trong thành ngữ

Page 27: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

17

tiếng Việt. Tác giả dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa con ngƣời và động vật đã chia 95

loài động vật nhƣ: trâu, bò, ve, cá, lƣơn, chào mào, diều hâu, voi, hổ… chia thành ba

nhóm nhƣ: nhóm loài vật gần gũi với con ngƣời, nhóm loài động vật hoang dã, nhóm

một số loài khác. Tác giả cho rằng các loài vật đƣợc sử dụng làm chất liệu biểu trƣng

trong thành ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều loại khác nhau. Tất cả đã

tạo nên một bức tranh rất đầy đủ về hệ thống động vật của đất nƣớc Việt Nam.

Ở Việt Nam những năm gần đây, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cũng ngày càng

đƣợc coi trọng. Công trình có thành quả cao trong lĩnh vực này phải kể đến cuốn

―Khảo luận ẩn dụ tri nhận‖ [2] của tác giả Trần Văn Cơ. Trong tác phẩm này, tác giả

đã tổng kết những quan điểm lý luận cơ bản về ẩn dụ ý niệm trình bày trong hai cuốn

sách kinh điển của G. Lakoff và M.Johnson là Metaphors We Live By (1980) và

Women, fire and the dangerous things: what categories Reaveal about the mind (1987).

Trên cơ sở đó, tác giả bàn về ý niệm và ẩn dụ ý niệm, hoạt động sáng tạo của ẩn

dụ ý niệm, kinh nghiệm luận, phƣơng pháp luận của học thuyết về ẩn dụ ý niệm và

phạm trù hóa thế giới, đều là những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận.

Phan Thế Hƣng cũng có nhiều đóng góp về lĩnh vực nghiên cứu này. Tác giả đã

công bố một số bài viết phân tích tỉ mỉ quan niệm của Arstole và nhiều nhà ngôn

ngữ học sau đó về ẩn dụ và đƣa ra quan niệm về ẩn dụ có giá trị tham khảo cao.

Tác giả cho rằng “chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so

sánh. Vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại .”

Ngoài ra ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ ở góc độ ngôn

ngữ học tri nhận: công trình nghiên cứu về Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng

Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận [40]

của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2008), kết quả của công trình đã tìm ra đƣợc khá nhiều

điểm tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của các

bộ phận cơ thể ở ngƣời Anh và ngƣời Việt, chẳng hạn nhƣ: KHUÔN MẶT LÀ

DANH DỰ CỦA CON NGƢỜI, GIƢƠNG MŨI LÊN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TỰ

HÀO, ĐÔI TAY SẠCH HAY BẨN LÀ BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁCH… Qua

nghiên cứu và đối chiếu theo các ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cho chúng ta thấy

đƣợc thành ngữ có đóng góp tích cực vào quá trình tạo nghĩa và hiểu đƣợc tri thức

qui ƣớc thì khả năng suy đƣợc nghĩa của thành ngữ đặc biệt là thành ngữ có yếu tố

chỉ bộ phận cơ thể ngƣời là khá cao. Điểm mạnh của luận án là đã đề xuất đƣợc một

Page 28: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

18

vài ứng dụng trong công tác giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, luận án chỉ dừng lại ở

nội dung là nghiên cứu thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Anh và

tiếng Việt, mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu một số ngôn ngữ khác.

Công trình Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và

tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận [39] của tác giả Trần Bá Tiến (2012)

đã chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm xuất phát từ kinh

nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác với văn hóa và môi trƣờng. Yếu tố văn hóa và môi

trƣờng tạo nên những điểm giống nhau và khác nhau của ngƣời Anh và ngƣời Việt.

Chẳng hạn nhƣ: TỨC GIẬN LÀ NHIỆT, VUI LÀ HƢỚNG LÊN, BUỒN LÀ

HƢỚNG XUỐNG, SỢ LÀ LẠNH, XẤU HỔ LÀ MUỐN LẨN TRỐN… Dựa trên

những phát hiện về cơ chế nghĩa của thành ngữ và vận dụng những kết quả mới

nhất trong ngôn ngữ học tri nhận, tác giả đã áp dụng những kết quả đạt đƣợc trong

luận án để giảng dạy thành ngữ cho ngƣời nƣớc ngoài.

Trong công trình Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ

góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) [32] của tác giả Vi Trƣờng

Phúc (2013) đã cung cấp bức tranh chung về thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong

tiếng Hán và tiếng Việt, chẳng hạn nhƣ: tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ

chỉ tâm lí tình cảm nhƣ: cấu trúc ngữ nghĩa, phƣơng thức cấu tạo và biểu đạt nghĩa,

nghĩa văn hóa… Từ đó, sẽ xây dựng các miền nguồn và cơ sở tri nhận cũng nhƣ cơ

chế ánh xạ chúng vào các miền ý niệm tình cảm VUI, TỨC, BUỒN, SỢ. Với những

mô hình ẩn dụ tình cảm trong thành ngữ đang xét nhƣ: TÌNH CẢM LÀ NHỮNG

ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN, TÌNH CẢM LÀ NHỮNG THỰC THỂ HỮU

TÌNH, TÌNH CẢM LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG THỰC VẬT… Tuy nhiên, ngữ

liệu nghiên cứu của luận án cần tiếp tục mở rộng và tiến hành phân tích đối chiếu kĩ

hơn quá trình ý niệm hóa và diễn đạt từng miền tâm lí tình cảm trong mỗi ngôn ngữ.

Công trình Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ "Nước" và "Lửa" trong

tiếng Việt và tiếng Anh từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận [25] của tác giả Huỳnh Ngọc Mai

Kha (2015) tác giả đã vận dụng một số lý thuyết về ẩn dụ tri nhận để khảo sát và

tìm ra đặc điểm tri nhận của hai đất nƣớc Việt và Anh thông qua các thành ngữ có

từ chỉ Nƣớc và Lửa trong ngôn ngữ của hai dân tộc, chẳng hạn nhƣ: CHIẾN

TRANH, SỰ KHÔNG BÌNH YÊN LÀ LỬA, TÌNH YÊU TRAI GÁI LÀ LỬA, SỰ

HỦY DIỆT MẤT HẾT HY VỌNG VÀ ẢO TƢỞNG LÀ LỬA… Trên cơ sở đó, tác

Page 29: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

19

giả đã phân tích, nghiên cứu để chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt về ẩn dụ

tri nhận trong thói quen sử dụng ngôn ngữ và tƣ duy đƣợc thể hiện qua các thành

ngữ có từ chỉ “Nƣớc”, “Lửa” và các hiện tƣợng có liên quan trong tiếng Việt và

tiếng Anh.

Công trình Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với

thành ngữ tiếng Anh) [33] của tác giả Trần Thế Phi (2016), luận án đã chỉ ra cơ chế

ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị cảm xúc nhƣ: VUI, BUỒN, GIẬN, SỢ, YÊU

trong tiếng Việt và tiếng Anh xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tƣơng tác

với văn hóa và môi trƣờng dẫn đến sự tƣơng đồng và khác biệt ở các ngôn ngữ. Tác

giả đã lựa chọn khảo sát các miền nguồn nhƣ: VẬT CHỨA, PHƢƠNG HƢỚNG,

LỰC TÁC ĐỘNG, MÀU SẮC, NHIỆT ĐỘ và một số miền nguồn đặc trƣng của

từng loại cảm xúc. Qua đó, giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc bức tranh ngôn ngữ của

hai dân tộc Anh, Việt.

Nhìn nhận một cách tổng quát, các công trình kể trên đã đƣợc các tác giả vận

dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để ứng dụng vào những phạm trù khác nhau.

Thông qua đó, các tác giả không chỉ coi thành ngữ nhƣ là hiện tƣợng từ ngữ hay

văn hóa, mà còn coi thành ngữ nhƣ là sản phẩm của hệ thống ý niệm. Luận án Trần

Bá Tiến, Vi Trƣờng Phúc, Trần Thế Phi chọn một phạm trù liên quan đến tâm lí

tình cảm: VUI, BUỒN, TỨC, SỢ. Các công trình này lấy ngay miền đích tâm lí tình

cảm để xác lập, còn công trình nghiên cứu của chúng tôi là lấy miền nguồn là loài

vật bên trong thành ngữ để thấy đƣợc giá trị ẩn dụ sẽ có những miền đích nào.

Chúng tôi kế thừa các công trình đi trƣớc vì trong miền đích có miền tâm lí tình

cảm chúng tôi có kế thừa một số vấn đề lý thuyết. Nghiên cứu ngôn ngữ học tri

nhận là vấn đề quan trọng nhất nhằm phản ánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt

về đặc trƣng tƣ duy, ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc.

1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án

1.2.1. Những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận

1.2.1.1. Phạm trù (category) và phạm trù hóa (categorization)

Phạm trù là khái niệm chung nhất phản ánh những thuộc tính và những quan hệ

cơ bản và phổ biến của các hiện tƣợng của nhận thức. Các phạm trù tri nhận có một cấu

trúc nội tại phức tạp, bao gồm các điển mẫu, các thí dụ đạt và thí dụ tồi và có ranh giới

mờ. Các phạm trù tri nhận đƣợc gọi tên bởi các từ và các từ này cung cấp cho ta thông

Page 30: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

20

tin về các thuộc tính đặc trƣng cho các phạm trù đó. Việc áp dụng phƣơng pháp điển

mẫu trong việc nhận định các cấp độ phạm trù hóa, trong đó cấp độ cơ sở đƣợc xem là

trung tâm để nghiên cứu các dạng khác nhau của hoạt động tri nhận đã thu đƣợc những

thành công nhất định. Bản chất của chúng đƣợc thể hiện ở chỗ:

1. Các phạm trù không biểu hiện sự phân chia võ đoán các sự vật và hiện tƣợng

của thế giới khách quan; chúng phải đƣợc cơ sở trên những khả năng tri nhận của não

bộ con ngƣời.

2. Các phạm trù tri nhận nhƣ màu sắc, hình dáng cũng nhƣ các sinh vật và các

sự vật cụ thể đều liên đới với các điển dạng nổi trội về mặt ý niệm vốn là một bộ phận

trọng yếu để tạo thành các phạm trù.

3. Ranh giới của các phạm trù là ranh giới mờ tức là các phạm trù lân cận không

đƣợc tách bạch rõ ràng mà chúng lẫn vào nhau.

4. Nằm giữa các điển dạng và các ranh giới, các phạm trù tri nhận gồm có các

thành viên đƣợc đánh giá theo một thang độ về tính điển hình và đƣợc xếp hạng từ ví

dụ đạt đến ví dụ tồi.

[37, tr.151]

Ngôn ngữ học tri nhận đặc biệt quan tâm đến vấn đề phạm trù hóa. Mục đích

của quá trình phạm trù hóa là tập hợp các hiện tƣợng giống nhau về các mặt nào đó

để tạo thành những lớp lớn hơn. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu rằng phạm trù hóa là

quá trình con ngƣời tri nhận về thế giới xung quanh và phân loại chúng thành những

phạm trù cơ bản. Phạm trù hóa là quan niệm rất quan trọng trong quá trình miêu tả

hoạt động nhận thức của con ngƣời, nó liên quan đến tất cả những năng lực và hệ

thống tri nhận trong bộ máy tri nhận của nó, đối với những thao tác đƣợc diễn ra

trong quá trình tƣ duy của con ngƣời.

1.2.1.2. Tính nghiệm thân (embodiment)

Quan niệm nghiệm thân của ngôn ngữ học đƣợc đƣa ra trên cơ sở của triết học

nghiệm thân. Với sự phát triển của khoa học tri nhận, những chứng cứ khoa học đồng

tình với quan điểm của thuyết tiến hóa, khi cho rằng, tâm trí hoạt động và phát triển

nhờ những khả năng thân thể và tâm trí cơ bản mang tính nghiệm thân. Nguyên lí cốt

lõi của khoa học tri nhận là “Dĩ nhân vi trung”, có nghĩa là lấy con ngƣời làm trung

tâm. Từ một số thành tựu trong ngành ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1987) đã hình

thành trải nghiệm luận hay hiện thực trải nghiệm luận, tác giả cho rằng: “Trong khi

Page 31: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

21

khách quan luận cho rằng nghĩa độc lập với bản chất và trải nghiệm của tƣ duy con

ngƣời, hiện thực trải nghiệm luận lại quan niệm nghĩa theo hƣớng nghiệm thân; có

nghĩa là theo các khả năng sinh học và các trải nghiệm mang tính vật lí và xã hội

của con ngƣời trong môi trƣờng”. [48, tr.266-267]

Nghiệm thân đƣợc các nhà ngôn ngữ học tri nhận xây dựng nên trên quan

điểm cho rằng những trải nghiệm là cơ sở cho sự phát triển ngữ nghĩa trong ngôn

ngữ. G. Lakoff (1988) cho rằng: “Những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm

của chúng ta nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và đƣợc hiểu theo những cách

trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm của chúng ta bắt

nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải nghiệm về những

đặc trƣng thể chất và xã hội”. [49, tr.14]

Lakoff và Johnson (1999) trong công trình ―Philosophy in the flesh‖ đã đƣa

ra quan niệm về thuật ngữ tính nghiệm thân (embodiment) nhƣ sau: “Ý niệm của

con ngƣời không phải chỉ là một phản ánh của thực tại bên ngoài mà chúng còn

đƣợc tạo thành hình dạng quan trọng bởi cơ thể và bộ não của chúng ta, đặc biệt là

bởi hệ thống thần kinh của chúng ta” [51, tr.22], tính tƣơng tác trong quá trình trải

nghiệm của con ngƣời đƣợc bắt nguồn trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnh

hƣởng bởi một chế ƣớc văn hóa cụ thể. Vì vậy khi xem xét kinh nghiệm trải nghiệm

của con ngƣời là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệm cộng đồng

của ngƣời nói ngôn ngữ. Có thể hiểu nghiệm thân là quá trình trải nghiệm mang

tính tƣơng tác giữa các cá thể với thế giới bên ngoài, cùng với hệ giá trị văn hóa của

xã hội mà con ngƣời đang sống để hình thành nên những mô hình tri nhận, trên cơ

sở đó sẽ tiến hành xây dựng nên các cấu trúc ý niệm và ngôn ngữ.

Nhƣ vậy, nghiệm thân đƣợc hiểu là sự trải nghiệm của cơ thể con ngƣời tạo

nên sự tri nhận khác biệt của con ngƣời về thế giới xung quanh, các ý nghĩa đƣợc

tạo nên và quyết định phƣơng thức con ngƣời hiểu biết thế giới. Tóm lại, cơ sở tri

nhận của con ngƣời phải đƣợc hiểu thông qua tính nghiệm thân.

1.2.1.3. Điển mẫu (prototype)

Điển mẫu (prototype) liên quan trực tiếp tới vấn đề quy loại phạm trù, lý

thuyết điển mẫu (prototype) ra đời nhƣ một cách giải quyết những tồn tại không thể

khắc phục trong lý thuyết phạm trù cổ điển của Aristotle. Trong phạm vi ngữ nghĩa

học tri nhận, thuyết điển mẫu (prototype) khởi đầu từ giữa thập niên 1970, cùng với

Page 32: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

22

nghiên cứu ngôn ngữ học tâm lý của Eleanor Rosch về cấu trúc nội tại của các

phạm trù. Công trình này đã đánh dấu một thời kỳ mới về việc nghiên cứu nghĩa

của từ. Một ý niệm là một lƣợc đồ trong nhận thức của con ngƣời thông qua điển

mẫu với những đặc điểm tiêu biểu tùy theo mỗi phạm trù và khi gặp một sự vật mới

lạ thì con ngƣời thƣờng đem ra để so sánh vật đó với điển mẫu có sẵn trong tâm trí

của mình. Nhƣ vậy, điển mẫu (prototype) là khái niệm gắn với phạm trù tri nhận và

sự phạm trù hóa. Thành viên điển mẫu là thành viên điển hình, ở vị trí trung tâm của

phạm trù. Đó là thí dụ tốt nhất, điển hình nhất đƣợc thụ đắc đầu tiên trong ngôn ngữ

trong đó trẻ em là đối tƣợng tiêu biểu.

Theo F.Ungerer và H.J.Schmid: “thành viên điển mẫu của các phạm trù tri nhận

có số lƣợng lớn nhất các thuộc tính chung với các thành viên khác của phạm trù và có

số lƣợng nhỏ nhất các thuộc tính cùng xảy ra với các thành viên của phạm trù bên

cạnh. Điều đó có nghĩa là trong phạm vi của các thuộc tính, các thành viên điển mẫu

khác biệt tối đa với các thành viên điển mẫu của các phạm trù khác.” [1, tr.233]

Điển mẫu nên đƣợc xem nhƣ một biểu trƣng của tri nhận, thƣờng liên hệ đến

một từ cụ thể và đƣợc dùng để xếp loại. Do vậy, nghĩa của một từ cụ thể không xuất

phát từ một điển mẫu cụ thể, mà từ biểu trƣng của điển mẫu đó trong tâm trí của

chúng ta. Nếu xem thuyết điển mẫu là cấu trúc chìm của cấu trúc điển mẫu, chúng ta

có thể cho rằng thuyết điển mẫu chủ yếu là vấn đề phạm trù hóa nói chung và ngôn

ngữ nói riêng. Khi xét ngữ nghĩa của thành ngữ chúng ta thấy hiệu ứng điển mẫu

càng rõ nét. Ví dụ trong câu: Tính ông ấy như Tào Tháo hàm chứa chỉ phẩm chất điển

mẫu của Tào Tháo là tính đa nghi, mặc dù trong thực tế, ngoài tính đa nghi Tào Tháo

còn là một vị tƣớng tài ba.

1.2.2. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận

1.2.2.1. Khái niệm về ẩn dụ tri nhận (cognitive metaphor)

Kế thừa các tƣ tƣởng của Aristote, Richards, M.Black với các quan điểm so

sánh, thay thế và tƣơng tác, Lakoff và Johnson (1980) với tác phẩm Metaphor We

live by (Chúng ta sống trong ẩn dụ) đã khẳng định sự hiện diện của ẩn dụ ở mọi lúc

mọi nơi, trong ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy dân tộc. Hai tác giả này lần đầu tiên đã

giới thiệu thành công cho các nhà ngôn ngữ học trên thế giới một quan điểm mới về

lí thuyết ẩn dụ đƣợc gọi là ẩn dụ tri nhận (conceptual metaphor) (hay còn gọi là ẩn

dụ ý niệm). Các tác giả cho rằng, ADTN là phƣơng thức của tƣ duy, là các ánh xạ

Page 33: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

23

có tính chất hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn và miền đích. Trong đó,

miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm đƣợc ánh xạ vào miền đích. Thông thƣờng,

miền nguồn sẽ cụ thể hơn còn miền đích sẽ trừu tƣợng hơn, chẳng hạn nhƣ: THỜI

GIAN LÀ TIỀN BẠC (TIME IS MONEY), TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH

(ARGUMENT IS WAR), TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (LOVE IS A

JOURNEY)… Các tác giả nhận định rằng, bản chất của ẩn dụ là việc hiểu và trải

nghiệm một loại sự vật, hiện tƣợng này thông qua một loại sự vật, hiện tƣợng khác.

Lakoff và Johnson đã miêu tả ẩn dụ là một cơ chế giúp chúng ta tƣơng tác và

cảm nhận về thế giới xung quanh mình. Lý thuyết này làm cho danh tiếng Lakoff

vƣợt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là một báo hiệu cho thấy có một sự

thay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa

học khác. Năm 1987, trong tác phẩm Women, Fire and Dangerous Things (Đàn

bà, lửa và những thứ nguy hiểm) Lakoff cho rằng, chúng ta nhận thức thế giới

không chỉ thông qua những sự vật riêng lẻ mà còn thông qua những phạm trù của

các sự vật, chúng ta có khuynh hƣớng quy một thực thể về những phạm trù đó.

Năm 1997, với công trình Metaphor in Cognitive Linguistics (Ẩn dụ trong ngôn

ngữ học tri nhận) hai tác giả Gibbs và Centner đã đƣa ra các cách đánh giá để xác

định tại sao một số ẩn dụ này lại tốt hơn ẩn dụ khác, phục vụ cho mục đích nhận

thức. Thông qua những phân tích có hệ thống về những biểu thức ngôn ngữ khác

nhau, các tác giả đã chỉ ra cách ẩn dụ hình thành ý niệm hóa về những ý niệm trừu

tƣợng của con ngƣời nhƣ thế nào.

1.2.2.2. Bản chất và cấu trúc của ẩn dụ tri nhận

Vào năm 1992, trong bài viết The contemporary theory of metaphor (Lý thuyết

hiện đại về ẩn dụ), Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về bản chất của

ẩn dụ tri nhận nhƣ sau:

a. Bản chất của ẩn dụ tri nhận

+ Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu mà qua đó chúng ta hiểu đƣợc các ý niệm trừu tƣợng.

+ Đa phần mọi vấn đề, từ điều bình thƣờng nhất đến lý thuyết khoa học thâm

thúy nhất, chỉ có thể đƣợc hiểu thông qua ẩn dụ.

+ Bản chất của ẩn dụ về cơ bản là ý niệm, chứ không phải là ngôn ngữ.

+ Ẩn dụ ngôn ngữ chỉ là một biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm.

Page 34: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

24

+ Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta (mang tính) ẩn dụ, một phần

đáng kể của hệ thống này là phi ẩn dụ. Sự hiểu biết ẩn dụ đƣợc căn cứ vào sự hiểu

biết phi ẩn dụ.

+ Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tƣơng đối trừu tƣợng hoặc vốn không

có cấu trúc dƣới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn.

b. Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận

+ Ẩn dụ là sự chiếu xạ giữa các miền ý niệm.

+ Những chiếu xạ đó không đối xứng và cục bộ.

+ Mỗi chiếu xạ là một tập hợp cố định các tƣơng đƣơng bản thể giữa các thực

thể trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích.

+ Khi các tƣơng đồng đƣợc kích hoạt, các chiếu xạ có thể phóng chiếu mô

hình miền nguồn lên mô hình miền đích.

+ Chiếu xạ ẩn dụ tuân theo nguyên lý bất biến: những cấu trúc lƣợc đồ hình

ảnh của miền nguồn đƣợc phóng chiếu lên miền đích theo cách phù hợp với cấu trúc

cố hữu của miền đích.

+ Các chiếu xạ có nguồn cội ở thân xác, kinh nghiệm hàng ngày và tri thức

của chúng ta.

+ Một hệ thống ý niệm có thể chứa hàng ngàn chiếu xạ, tạo nên một tiểu hệ

thống cấu trúc chặt chẽ trong hệ thống ý niệm.

+ Có hai loại chiếu xạ: chiếu xạ ý niệm và chiếu xạ hình ảnh; cả hai đều tuân

theo nguyên lý bất biến.

[37, tr.108 - 109]

1.2.2.3. Phân loại ẩn dụ tri nhận

Theo George Lakoff và Mark Johnson (1980), ADTN có 3 loại sau đây:

a. Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor):

Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa của một khái niệm này đƣợc hiểu thông

qua một khái niệm khác. Nói cách khác, ẩn dụ cấu trúc là hiện tƣợng cấu trúc lại ý

niệm ở miền ĐÍCH về mặt nghĩa sau khi nhận đƣợc những tri thức mới do ý niệm ở

miền NGUỒN ánh xạ lên.

Ví dụ: TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH cho phép chúng ta hiểu rằng ý niệm

nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH với các nét đặc trƣng nhƣ: con đường (dài, gập ghềnh),

quãng đường (gần, xa), ngã rẽ (ngã ba, ngã tư), các phương tiện đi lại (tàu, thuyền, xe

cộ,…), đích đến,…, đƣợc đem gán cho ý niệm đích TÌNH YÊU. Do đó, TÌNH YÊU lúc

Page 35: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

25

này cũng có những nét đặc trƣng đó. Sau đây là mô hình ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ

CUỘC HÀNH TRÌNH (phỏng theo Lakoff, 1993)

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH

[18, tr.16]

b. Ẩn dụ định hướng (orientational metaphor):

Ẩn dụ định hƣớng là tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tƣơng quan với

nhau, trong đó có nhiều ẩn dụ liên quan đến việc định hƣớng không gian nhƣ: lên -

xuống, cao - thấp, trong - ngoài, trƣớc - sau, trên - dƣới, nông - sâu.

Ví dụ: Định hướng lên - xuống

HẠNH PHÖC LÀ HƢỚNG LÊN CAO, BUỒN LÀ HƢỚNG XUỐNG THẤP

- Thi xong, ngƣời tôi cứ lâng lâng. [28, tr.94]

- Gặp cô ấy, tôi cảm thấy bay bổng trên chín tầng mây. [28, tr.94]

- Mỗi lần nó hỏi tiền là bố mẹ lại nặng mặt. [28, tr.94]

- Nó không thể cất đƣợc cảm giác nặng nề mỗi lần nghĩ đến chuyện xin việc.

[28, tr.94]

Ẩn dụ định hƣớng khác với ẩn dụ cấu trúc ở chỗ nó là một loại ẩn dụ ý niệm

khi không có sự xếp đặt lại về mặt cấu trúc một ý niệm này trong thuật ngữ của một

ý niệm khác, nhƣng có tồn tại tổ chức của cả một hệ thống ý niệm theo mẫu của một

hệ thống ý niệm nào đó khác.

c. Ẩn dụ bản thể (ontological metaphor):

Ẩn dụ bản thể là tình trạng bản thể dẫn đến các phạm trù chung của các khái

niệm đích trừu tƣợng. Hay chúng ta thƣờng diễn đạt trải nghiệm của chúng ta dƣới

dạng sự vật, chất liệu, vật chứa.

Ví dụ: - Tôi không dính líu vào cuộc cãi vã này. [28, tr.92]

- Tôi đứng ngoài cuộc cãi vã của họ. [28, tr.92]

Page 36: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

26

1.2.2.4. Sơ đồ tỏa tia

Khái niệm tỏa tia là trọng tâm của ngữ nghĩa học tri nhận. Chủ trƣơng của

NNHTN đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ là nên tuân theo sự nghiệm thân, nhận

thức và ý niệm hóa của con ngƣời về thế giới. Các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm

nghiên cứu đến hiện tƣợng đa nghĩa của từ. Sơ đồ tỏa tia của ý niệm là sự khái

quát biến chuyển ý nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ dựa trên sự phân biệt của các

thành tố nghĩa và mối liên hệ giữa ý nghĩa của nguyên mẫu, ý nghĩa chính và các

nghĩa phái sinh.

Taylor (2003) và Lakoff (1992) cho rằng, nghĩa của từ thuộc phạm trù ngữ

nghĩa. Các nghĩa không giống nhau của một từ sẽ tƣơng ứng với các thành viên

không giống nhau của phạm trù. Lý thuyết của Taylor chỉ dừng lại trên chuỗi ngữ

nghĩa tuyến tính đối với việc phân tích mở rộng từ đa nghĩa. Còn theo lý thuyết của

Lakoff thì chỉ ra rằng nghĩa có tính nghĩa gốc cao sẽ gần với nghĩa gốc trung tâm,

nghĩa có tính nghĩa gốc thấp sẽ xa với nghĩa gốc trung tâm.

Sơ đồ 1.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU”

Trong sơ đồ tỏa tia trên mỗi đặc trƣng đƣợc minh họa bằng một điểm mốc và

đƣợc thể hiện bằng một dấu chấm tròn, các mũi tên có vai trò liên kết các điểm mốc

thể hiện các mối quan hệ giữa các nghĩa thành viên.

1.2.2.5. Mô hình tri nhận

Theo lý thuyết của Lakoff, mô hình tri nhận là phƣơng thức tri nhận đƣợc hình

thành trên cơ sở các tác động tƣơng hỗ giữa con ngƣời với thế giới bên ngoài, tạo

thành các phƣơng thức tổ chức và biểu đạt kinh nghiệm của con ngƣời, vì vậy

Lakoff gọi đây là mô hình tri nhận ý tƣởng hóa. Dựa vào lập luận của Lakoff (1987)

ta có ba kiểu mô hình tri nhận thƣờng gặp trong quá trình ý niệm hóa, đó là:

Page 37: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

27

- Mô hình cấu trúc mệnh đề: cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý

niệm đƣợc biểu hiện bằng mô hình mệnh đề.

- Mô hình sơ đồ hình ảnh: mọi sơ đồ hình ảnh đều liên quan đến cấu trúc

không gian, vì vậy mọi kiến thức có liên quan đến quan hệ không gian, sự chuyển

dịch, hình dạng đều đƣợc lƣu giữ bằng loại mô hình này.

- Mô hình ẩn dụ: một mệnh đề hay một sơ đồ hình ảnh hình thành một mô

hình ẩn dụ dựa trên cấu tạo tƣơng ứng của một phóng chiếu từ vùng tri nhận này lên

vùng tri nhận khác. Mô hình ẩn dụ đƣợc dùng để ý niệm hóa, giải thích và suy luận

về các sự vật trừu tƣợng.

[96, tr.122]

Mô hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các hiện tƣợng ngữ nghĩa và các ý niệm,

có ý niệm đƣợc giải thích trực tiếp nhƣng có những ý niệm phức tạp cần sử dụng

mối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp mà ẩn dụ là điển hình.

1.2.3. Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ

1.2.3.1. Quan niệm về thành ngữ

1.2.3.1.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt

Chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều quan niệm về thành ngữ tiếng Việt đƣợc

các nhà nghiên cứu trình bày trong các sách nghiên cứu cũng nhƣ trong tạp chí ngôn

ngữ. Về cơ bản, các khái niệm đều có nội dung chính, nêu rõ đặc điểm của thành

ngữ là những cụm từ cố định. Có thể nêu ra một số quan niệm nhƣ sau:

Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (1999) trong quyển ―Đại từ điển Tiếng Việt‖ đã cho

rằng: ―Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự

vật, thường không thể suy ra từ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo thành và được lưu

truyền trong dân gian và văn chương‖. [42, tr.1530].

Tác giả Hoàng Phê (2002) trong quyển ―Từ điển tiếng Việt‖ lại quan niệm

về thành ngữ:―Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng, mà nghĩa

thường không được giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa các từ tạo nên

nó‖. [31, tr.915]

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2003) trong quyển ―Từ vựng học‖ đã chỉ rõ:

―Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính

gợi cảm‖. [8, tr.77]

Page 38: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

28

Trong khi đó, tác giả Hoàng Văn Hành (2004) trong quyển Thành ngữ học

tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền

vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa được sử dụng rộng

rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ‖. [10, tr.27]

Tác giả Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2007) trong quyển Cơ sở ngôn ngữ học và

tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: ―Cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý

nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm‖. [6, tr.157].

Các quan niệm về thành ngữ của các tác giả nêu trên mặc dù có đôi chỗ chƣa

thống nhất nhƣng là những ý kiến quý báu để nhận diện thành ngữ. Những quan

niệm đó đều làm sáng tỏ đặc điểm của thành ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố

định có kết cấu ổn định, chặt chẽ, bất biến không thể tách rời nhau và là đơn vị có

sẵn trong kho từ vựng tiếng Việt. Mỗi thành ngữ có một ý nghĩa nhất định, hoàn

chỉnh dùng để gọi tên sự vật, trạng thái, tính chất, hành động....

Vì mục đích của đề tài “Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và

tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận” để tiện cho việc nghiên cứu và khảo

sát chúng tôi dựa vào ba tiêu chí sau:

1. Hình thức: thành ngữ thể hiện là một cụm từ cố định (tƣơng đƣơng với từ).

2. Nội dung: thành ngữ diễn đạt một khái niệm.

3. Chức năng: thành ngữ có chức năng định danh dùng để gọi tên sự vật, hiện

tƣợng, trạng thái, tính chất, hành động.... và có tính hình tƣợng.

Tuy nhiên, một số đặc điểm của thành ngữ cũng có trong các đơn vị ngôn ngữ

khác nhƣ: quán ngữ, tục ngữ. Do đó, cần phải có sự phân biệt thành ngữ với những

đơn vị ngôn ngữ này.

Phân biệt thành ngữ với quán ngữ: tác giả Đỗ Hữu Châu (2007) trong cuốn

Giáo trình từ vựng học tiếng Việt đã viết: ―Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn

không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại

với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác

dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy,

liên kết, để chuyển ý, để thể hiện hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm

chức năng rào đón‖ [4, tr.80]. Quán ngữ là một tổ hợp từ cố định, ví dụ nhƣ: nói khí

vô phép, nói trộm vía, chẳng có lí do gì, tóm lại, đáng chú ý là… đƣợc sản sinh trong

quá trình giao tiếp, vì thế nó có thể mang theo tất cả những đặc điểm đƣợc thể hiện

Page 39: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

29

trong giao tiếp và chịu sự chế định từ các yếu tố lời nói. Nhƣ vậy, sự khác biệt lớn

nhất giữa thành ngữ và quán ngữ là ở chỗ, quán ngữ không có chức năng định danh

dùng để gọi tên sự vật, hiện tƣợng… mà chỉ cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích

đƣa đẩy hoặc gây sự chú ý trong tình huống giao tiếp.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ: ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là những

mối quan hệ chằng chéo qua lại, nhiều khi phức tạp nên khó có sự phân biệt rạch ròi

giữa chúng. Đó cũng là nguyên nhân vì sao vẫn chƣa có sự thống nhất ý kiến giữa

các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Đối với việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ căn

cứ trên ba phƣơng diện. Về mặt hình thức, thành ngữ là một cụm từ cố định (tƣơng

đƣơng với từ), còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tƣởng.

Về mặt nội dung, thành ngữ diễn đạt một khái niệm, còn nội dung ý nghĩa của tục

ngữ là gần với một thông báo hoàn chỉnh. Về mặt chức năng, thành ngữ có chức

năng định danh, còn chức năng của tục ngữ là chức năng thông báo.

Tóm lại, với những phân tích trên, ranh giới giữa thành ngữ với các đơn vị

ngôn ngữ khác nhƣ: quán ngữ, tục ngữ là khá rõ ràng. Vì mục đích nghiên cứu của

đề tài, chúng tôi khảo sát những từ điển thành ngữ tiếng Việt có uy tín và đƣợc

nhiều ngƣời chấp nhận để làm ngữ liệu nghiên cứu cho đề tài luận án.

1.2.3.1.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán

Trong khi đó ngƣời Trung Quốc lại quan niệm về thành ngữ nhƣ sau:

Tác giả 陆尔奎 (Lục Nhĩ Khuê) và 方毅等 (Phƣơng Nghị Đẳng) (1915)

trong quyển ―辞源‖ (Từ Nguyên) đã quan niệm: ―Thành ngữ là cổ ngữ, phàm

những gì lưu hành trong xã hội, dẫn đến biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành

ngữ‖. [74, tr.653]

Tác giả 胡育受 (Hồ Dục Thụ) (1939) trong quyển ―现代汉语‖ (Tiếng Hán

hiện đại) cho rằng: ―Thành ngữ là một loại từ tổ nhất định, tính chất của nó gần với

quán ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với

quán ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn. Thông thường thì thành ngữ có kết cấu

chặt chẽ, không thể tùy ý thay đổi các thành phần khác, cũng không như quán ngữ có

thể tách rời hoặc chen vào một số thành phần khác‖. [68, tr.175]

Page 40: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

30

Tác giả巢峰 (Sào Phong) (1979) trong quyển―辞海‖ (Từ Hải) định nghĩa thành

ngữ là: ―Thành ngữ thuộc một loại của thục ngữ, là những từ cố định hoặc đoản cú có

kết cấu ngắn gọn, ý nghĩa súc tích, lâu nay được xã hội quen dùng‖. [57, tr.690]

Tác giả倪宝元 (Nghê Bảo Nguyên) và姚鹏慈 (Diêu Bằng Từ) (1990) trong

quyển ―成语九章‖ (Thành ngữ cửu chương) lại quan niệm rằng: ―Thành ngữ là

những từ tổ cố định, được mọi người lâu nay quen dùng, có ý nghĩa hoàn chỉnh, kết

cấu ổn định, hình thức ngắn gọn, được sử dụng như một chỉnh thể‖. [78, tr.6]

Tác giả吕叔湘 (Lã Thúc Tƣơng) và丁声树 (Đinh Thanh Thụ) (2005) trong

quyển ―现代汉语词典‖ (Từ điển Hán ngữ hiện đại) định nghĩa thành ngữ là:―Thành

ngữ là những tổ từ hay đoản cú cố định, hình thức ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc, mà

được mọi người lâu nay quen dùng. Thành ngữ tiếng Hán phần lớn là bốn âm tiết và

thường có nguồn gốc xuất xứ‖. [75, tr.236]

Với những quan niệm của các tác giả vừa nêu trên, chúng tôi có thể tập hợp

những đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán nhƣ sau:

1. Hình thức: thành ngữ thể hiện là một đoản ngữ (hoặc gọi là từ tổ, cụm từ cố

định) đƣợc sử dụng với tƣ cách tƣơng đƣơng với từ.

2. Nội dung: thành ngữ biểu đạt một khái niệm, có tính chất miêu tả.

3. Kết cấu: chặt chẽ, không thể tùy ý thay đổi các thành phần khác, phần lớn là

bốn âm tiết và thƣờng có nguồn gốc xuất xứ.

Vì một số đặc điểm của thành ngữ cũng có trong các đơn vị ngôn ngữ khác

nhƣ: quán dụng ngữ, tục ngữ. Do đó, cần phải có sự phân biệt thành ngữ với những

đơn vị ngôn ngữ này.

Phân biệt thành ngữ với quán dụng ngữ: việc phân biệt thành ngữ với quán

dụng ngữ chủ yếu dựa vào ba tiêu chí. Về hình thức: thành ngữ thể hiện một là cụm

từ cố định đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng với từ, còn quán dụng ngữ có thể tách rời

hoặc chen một số thành phần khác vào. Về nội dung: thành ngữ biểu đạt một ý niệm

và hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa, còn quán dụng ngữ thì hầu nhƣ phải thông qua con

đƣờng ẩn dụ để có đƣợc ý nghĩa. Về kết cấu: thành ngữ phần lớn là bốn âm tiết và

thƣờng có nguồn gốc xuất xứ, còn quán dụng ngữ chủ yếu là ba âm tiết thƣờng có

tính chất khẩu ngữ, phƣơng ngữ.

Page 41: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

31

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ: thành ngữ là những cụm từ cố định, đƣợc

dùng tƣơng đƣơng với từ, cấu trúc ngắn gọn; còn tục ngữ là những câu nói hoàn

chỉnh, đƣợc sử dụng linh hoạt. Ngoài ra, thành ngữ biểu đạt một khái niệm và có

tính chất miêu tả, còn tục ngữ biểu đạt một phán đoán, có tính chất phổ biến kinh

nghiệm. Thành ngữ thƣờng có nguồn gốc xuất xứ, mang sắc thái văn viết; còn tục

ngữ thƣờng là những câu nói cửa miệng, mang sắc thái văn nói.

Do trọng tâm của luận án không tập trung vào các tiêu chí phân loại thành ngữ

nên chúng tôi chấp nhận phƣơng án là chọn những từ điển thành ngữ tiếng Hán có

uy tín để tiến hành khảo sát, thống kê nguồn ngữ liệu của mình.

Trên đây là một vài quan niệm về thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Để hiểu

rõ hơn về thành ngữ của hai ngôn ngữ này, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu về đặc điểm

nội dung của thành ngữ.

1.2.3.2. Đặc điểm nội dung của thành ngữ

Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng, nghĩa biểu trƣng, chẳng hạn nhƣ: trong tiếng

Hán thành ngữ ―鸱目虎吻‖ không nhằm miêu tả về mắt của chim diều hâu và

miệng của con hổ mà ở đây là nhằm nói đến ngƣời có tƣớng mạo thâm hiểm độc ác,

còn thành ngữ ―坐山观虎斗‖ không phải là nói đến sự việc một ai đó ngồi xem hai

con hổ đấu nhau mà là muốn nói đến mặc kệ hai bên đấu nhau, thừa lúc cả hai bên

bị thƣơng nhảy vào kiếm lợi. Tƣơng tự trong tiếng Việt thành ngữ ―Cá chậu chim

lồng‖ không nhằm mục đích miêu tả môi trƣờng sống của con cá và con chim là

miêu tả bị giam hãm, kìm kẹp đến tù túng, mất tự do, phóng khoáng, còn thành ngữ

―Chăn uyên gối ương‖ không phải nói đến trên chiếc gối và chiếc chăn có thêu hình

đôi chim uyên ƣơng, mục đích là miêu tả vợ chồng vừa đẹp đôi lứa, chung sống

đầm ấm, hạnh phúc bên nhau. Sở dĩ thành ngữ có tính bóng bảy về ngữ nghĩa nhƣ

vậy là do trong thành ngữ có nhiều ẩn dụ và hoán dụ.

Nội dung của thành ngữ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là những thành

ngữ ca ngợi tinh thần làm việc hăng say của ngƣời lao động “Đầu tắt mặt tối”, hay biểu

thị sự lam lũ nhọc nhằn của công việc đồng áng ―Chân lấm tay bùn‖, tuy khổ cực

nhƣng ông cha ta vẫn đề cao tinh thần hiếu học, luôn coi trọng cái chữ nên “Con học

thóc vay”. Qua thành ngữ tiếng Việt, chúng ta thấy hiện ra non sông Việt Nam ―Chịu

thương chịu khó‖, ―Nhường cơm sẻ áo‖, ―Một nắng hai sương‖, ―Lá lành đùm lá

rách‖... bản lĩnh và ý chí của ngƣời Việt trong đấu tranh và xây dựng ―Bền gan vững

Page 42: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

32

chí‖, ―Nếm mật nằm gai‖, ―Cày sâu cuốc bẫm‖... Bên cạnh đó thành ngữ còn giúp

cho chúng ta soi lại chính bản thân mình để né tránh những đức tính xấu nhƣ: chỉ hành

động vô ơn, bội bạc ―Ăn cá bỏ lờ‖, lợi dụng tình trạng mâu thuẫn, lục đục để kiếm lời

―Đục nước béo cò‖ luôn bị phê phán. Lời ăn tiếng nói là vấn đề luôn đƣợc ông cha ta

xem trọng, vì vậy thành ngữ về đề tài này cũng nhiều ―Nói dẻo như kẹo‖, ―Nói bóng

nói gió‖... Nội dung của thành ngữ luôn là một đề tài hấp dẫn.

Chúng tôi thấy rằng, khi nghiên cứu ngôn ngữ chúng ta không thể không

nghiên cứu văn hóa. Bởi vì ngôn ngữ là di sản lịch sử chung của một tập thể xã hội,

là sản phẩm tập quán xã hội đƣợc ƣớc định mà thành. Trong rất nhiều yếu tố của

ngôn ngữ thì kho từ vựng là một bộ phận có thể phản ánh văn hóa nhiều nhất, thành

ngữ cũng đƣợc tạo nên từ kho từ vựng đó và nếu so với những từ ngữ bình thƣờng

thì bản thân thành ngữ có hai đặc điểm nổi bật nhất là: Thứ nhất, thành ngữ đƣợc

con ngƣời dùng trong thời gian lâu dài, là những từ cổ đƣợc bắt nguồn và phát triển

trong một lịch sử nào đó, một thành ngữ từ lúc sinh ra đến lúc định hình thì cần phải

trải qua một đoạn đƣờng lịch sử lâu dài, cần phải rèn dũa và sàng lọc ở phƣơng diện

lịch sử ngôn ngữ. Chúng ta nghiên cứu ngôn ngữ trên thực tế là nghiên cứu nội hàm

của văn hóa để cung cấp tài liệu sống quí báu và phong phú. Thứ hai, thành ngữ vốn

là một nhóm thành phần và hình thức kết cấu cố định, có nội hàm ngữ nghĩa riêng,

có chức năng ngữ pháp thì nó tƣơng đƣơng với một cụm từ. Một thành ngữ có thể

chứa đựng hàm lƣợng thông tin lớn hơn so với một từ ngữ bình thƣờng. Vì thế, một

hệ thống thành ngữ hoàn chỉnh thì cũng thể hiện đƣợc nội hàm văn hóa của một dân

tộc ngƣời Trung Hoa nói chung và dân tộc ngƣời Hán nói riêng.

Nội dung của thành ngữ rất phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa ngƣời

Trung Hoa. Đó là những thành ngữ thể hiện tình yêu tổ quốc ―爱国如家‖ (Ái quốc

nhƣ gia = Yêu nƣớc nhƣ yêu nhà, ví tình yêu đối với tổ quốc), tình yêu nhân dân

―爱民如子‖ (Ái dân nhƣ tử = Yêu dân nhƣ yêu con, ví tình yêu đối với nhân dân), thể

hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời nhƣ anh em ruột thịt, nhƣ chân với tay

―亲如手足‖ (Thân nhƣ thủ túc = Thân thiết nhƣ thể chân tay), tình cảm nhƣ ngƣời

trong một nhà―情同一家‖ (Tình đồng nhất gia = Tình cảm giống nhƣ ngƣời thân ruột

thịt), hoặc để thể hiện môi trƣờng thuận lợi nhƣ ―如鱼得水‖ (Nhƣ ngƣ đắc thủy =

Nhƣ cá gặp nƣớc, nhƣ diều gặp gió, gặp những điều kiện thuận lợi hợp với ý muốn của

Page 43: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

33

mình, để hành động), hay để chỉ những kẻ vô lại, hung ác ―獐头鼠目‖ (Chƣơng thủ

thử mục = Đầu hoẵng mắt chuột, tƣớng mạo xấu xí, đầu trâu mặt ngựa)....

Những hình ảnh của thế giới tự nhiên, bao gồm thế giới động vật, thực vật và

các hiện tƣợng tự nhiên chiếm một số lƣợng khá lớn trong thành ngữ tiếng Hán và

tiếng Việt. Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật là những thành ngữ mà thông qua nó

các loài vật đƣợc thể hiện, đƣợc con ngƣời cảm nhận và khai thác để định danh và

phục vụ cho những diễn đạt khác.

Trong tiếng Việt, thành ngữ là một bức tranh phong phú và sinh động về đất

nƣớc và con ngƣời Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Bằng những hình ảnh, tên gọi,

những nét chấm phá đa giác, đa diện và đa sắc, thành ngữ tiếng Việt đã cung cấp cho

ta tri thức về quê hƣơng, giống nòi, về cốt cách và phẩm giá của ngƣời Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, trƣớc

năm 1945 có đến trên 90% ngƣời dân sinh sống bằng nghề trồng lúa nƣớc, cho nên

các loài vật nhƣ: trâu, bò, lợn, gà, chó, vịt... rất gần gũi với con ngƣời và cũng có

thể nói chúng nằm trong những vốn từ rất sớm của trẻ em. Điều đó cho thấy rằng,

các loài vật càng gần gũi với con ngƣời thì chúng càng có nhiều cơ hội đƣợc con

ngƣời quan sát, miêu tả, nhận xét để đƣa vào vốn liếng thành ngữ phục vụ cho văn

hóa giao tiếp của mình.

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật là vô cùng phong phú chiếm số lƣợng lớn trong

kho tàng thành ngữ tiếng Việt chẳng hạn nhƣ: ―Mẹ gà con vịt‖ (ví với quan hệ mẹ

con hình thức, không cùng máu mủ ruột thịt); ―Một tiền gà ba tiền thóc‖ (ví với chi

tiêu không biết tính toán, không có lợi); ―Lo bò trắng răng‖ (ví với lo lắng không

đâu, lo vu vơ); ―Chó mặc váy lĩnh‖ (ngƣời xấu nhƣng cố làm cho đẹp, điều không

thể có đƣợc)…

Trong tiếng Hán, những thành ngữ có sử dụng tên gọi các loài vật là rất nhiều, ví

dụ: những hình ảnh về loài thú hoang dã xuất hiện loài hổ và sói biểu trƣng cho cái ác,

hổ còn biểu trƣng cho sức mạnh, ví dụ: ―羊入虎口‖ (Dƣơng nhập hổ khẩu = Dê vào

miệng hổ, ví ở vào tình thế nguy hiểm khó thoát khỏi), ―虎背熊腰‖ (Hổ bối hùng yêu

= Mình hổ thân gấu, ví với ngƣời cao to khỏe mạnh); thỏ và chuột biểu trƣng cho

những tính cách nhút nhát, còn chuột thì biểu trƣng cho những toan tính thiển cận, ví

dụ: ―鼠目寸光‖ (Thử mục thốn quang = Cận thị nhƣ chuột, ví với tầm mắt hạn hẹp),

―胆小如兔‖ (Đảm tiểu nhƣ thố = Nhát nhƣ thỏ đế, nhát nhƣ cáy)...

Page 44: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

34

1.2.3.3. Các kiểu loại cấu trúc của thành ngữ

Thành ngữ đƣợc cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau nhƣ: thành ngữ đối xứng và

thành ngữ phi đối xứng, trong đó một số lƣợng lớn thành ngữ đƣợc cấu tạo mang tính

đối xứng. Sự đối xứng đƣợc thể hiện ở số lƣợng âm tiết và từ loại trong thành ngữ.

Nhiều thành ngữ có 4 âm tiết, 6 âm tiết, 8 âm tiết chia làm hai vế đối xứng nhau, ví

dụ: thành ngữ tiếng Việt ―Cơm cá chả chim‖, ―Chim trên lửa, cá dưới dao‖, ―Đuổi

hùm cửa trước, rước sói cửa sau‖… đây đƣợc gọi là đối xứng về số lƣợng âm tiết.

Bên cạnh đó, trong cấu trúc của thành ngữ còn có sự đối xứng về từ loại giữa hai vế

nhƣ: sự đối xứng về danh từ - danh từ có thành ngữ ―Cá chậu chim lồng‖, ―Đầu trâu

mặt ngựa‖, động từ - động từ có thành ngữ ―Bán hùm buôn sói‖, ―Ve kêu vượn

hót‖… Một số thành ngữ khác lại đƣợc cấu tạo theo cách biểu thị so sánh vốn có

trong ngôn ngữ, kiểu nhƣ: ―Rách như tổ đỉa‖, ―Rối như tơ vò‖, ―Nháo nhác như gà

lạc mẹ‖, ―Nhảy như choi choi‖, ―Chậm như rùa‖... Chúng ta gọi các thành ngữ đƣợc

cấu tạo dựa theo lối ví von ấy là thành ngữ so sánh.

Ngoài thành ngữ đối xứng và thành ngữ so sánh còn có một loại thành ngữ

đƣợc tạo thành nhờ phƣơng thức ghép từ thông thƣờng, ví dụ: ―Trăm voi không

được đọi nước xáo‖, ―Tham bong bóng bỏ bọng trâu‖, ―Theo voi hít bã mía‖... Rõ

ràng, ở những thành ngữ kiểu nhƣ trên không sử dụng phép so sánh mà lại sử dụng

phép ẩn dụ hóa để tạo nghĩa biểu trƣng, những thành ngữ này vốn đƣợc kết hợp với

nhau rất bình thƣờng, nên ta gọi loại thành ngữ này là thành ngữ thƣờng, hay nói

cách khác là thành ngữ phi đối xứng.

1.2.4. Quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận

Nghĩa của thành ngữ theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống đƣợc tác

giả Đỗ Hữu Châu quan niệm là tính thành ngữ, hoặc tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan

niệm nghĩa của thành ngữ là sự hợp kết hoặc hòa kết, có nghĩa là một sự kết hợp hoàn

toàn có tính chất võ đoán và nó không thể suy ra từ các thành tố. Nhƣ vậy quan điểm

của ngôn ngữ học truyền thống thƣờng giải thích ý nghĩa của thành ngữ có tính võ

đoán và nó là sự kết hợp giữa các từ ngữ tạo thành một ý nghĩa khái quát có tính chất

là những cụm từ cố định. Trong trƣờng hợp này nghĩa của thành ngữ gắn với yếu tố

tạo nên thành ngữ, chẳng hạn nhƣ: thành ngữ ―Mèo già hóa cáo‖ nghĩa của thành

ngữ này là mèo già sống lâu trở nên tinh ranh, mƣu mô xảo quyệt, chúng ta vẫn

Page 45: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

35

thƣờng thấy cáo là con vật hay bắt gà để ăn thịt. Từ hiện tƣợng này dân gian đã sử

dụng thành ngữ với nghĩa biểu trƣng là con mèo sống lâu trở nên tinh ranh nhƣ cáo.

Ngữ nghĩa của thành ngữ dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận còn có hiện

tƣợng lồng ghép về mặt ngữ nghĩa, ví dụ: thành ngữ ―Tan đàn xẻ nghé‖; ―Vắng chúa

đàn, tan con nghé‖… (miền nguồn LOÀI VẬT và miền đích CON NGƢỜI)

Miền nguồn Miền đích

Loài vật Con ngƣời

Mối quan hệ bầy đàn Mối quan hệ xã hội (gia đình,

làng xóm…) của con ngƣời

Loài vật với những mối quan hệ và hành động đƣợc dùng để thể hiện mối

quan hệ li tán của con ngƣời. Ngƣời Việt Nam nghiệm thân từ việc quan sát bắt

nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng, vì bầy trâu rừng có đặc điểm điển hình là

trong bầy trâu bao giờ cũng có con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, và

nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần, chính vì thế

hình ảnh này dùng để biểu trƣng cho sự chia lìa, lạc lõng của một gia đình hoặc

một tập thể nào đó khi mất ngƣời đứng đầu. Loài vật là miền nguồn, con ngƣời là

miền đích, nhƣ vậy tuy nói là chuyện của loài vật nhƣng thật ra là nói về mối

quan hệ xã hội của con ngƣời, đây chính là hiện tƣợng của sự lồng ghép.

Nhƣ vậy, nghĩa của thành ngữ theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống là

dựa vào chính những đơn vị từ ngữ, và những đơn vị từ ngữ này với khả năng kết hợp

về mặt cú pháp và làm cho con ngƣời có thể liên tƣởng đến nghĩa biểu trƣng của

thành ngữ, có nghĩa là nó không liên quan đến ngữ cảnh.

Trong khi đó nghĩa của thành ngữ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận

lại cho rằng ý nghĩa là sự ý niệm hóa, ngữ nghĩa đẳng đồng với cấu trúc tâm trí và

cấu trúc biểu trƣng, tức là nói, nghĩa của một từ tƣơng ứng với một ý niệm đƣợc

kích hoạt trong bộ não của ngƣời nghe [80], nghĩa của thành ngữ theo quan điểm

này lại muốn giải thích các thành tố vì sao ngƣời ta lại chọn những yếu tố kết hợp

với những nguyên tắc để tạo ra ý nghĩa của thành ngữ. Quan niệm tri nhận về thành

ngữ cho rằng khi con ngƣời tiếp cận với thế giới sẽ hình thành nên những biểu trƣng

của hình ảnh về thế giới, và khi đó con ngƣời sẽ kết hợp lại những hình ảnh biểu

trƣng ấy để tạo ra một ý nghĩa mới có thể mang tính ẩn dụ hoặc tính hoán dụ trong

Page 46: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

36

thành ngữ. Chính nhờ quan niệm này nên khi con ngƣời đọc thành ngữ nó sẽ tự

động hóa và quay trở lại trong nhận thức của con ngƣời, khiến cho ngƣời bản ngữ

có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của thành ngữ, chẳng hạn nhƣ: thành ngữ ―Khẩu phật tâm

xà‖, ―Miệng hùm gan sứa‖… nhóm thành ngữ này bằng sự trải nghiệm của mình

đối với cộng đồng đã tạo nên một ý nghĩa đối lập giữa hình thức bên ngoài và hình

thức bên trong của con ngƣời nhƣ: thành ngữ ―Khẩu phật tâm xà‖ khẩu là hoán dụ

chỉ hoạt động nói năng với ý nghĩa khái quát, là sự thể hiện ra bên ngoài của con

ngƣời. Khẩu Phật là cách ứng xử nói năng hiền lành từ tốn. Tâm là lòng dạ thuộc

phần bên trong của con ngƣời không thể thấy đƣợc nhận ra đƣợc. Xà là rắn, là loại

động vật có nọc độc có thể làm chết ngƣời. Nhƣ vậy sự đối lập khẩu Phật với tâm

xà biểu thị tính chất hai mặt của con ngƣời, bên ngoài thì hiền lành từ tốn nhƣng

bên trong là sự độc ác hại ngƣời, và chính sự đối lập này đã làm nên ẩn dụ của

thành ngữ tạo nên miền ý niệm. Nhƣ vậy nghĩa của thành ngữ theo quan điểm của

ngôn ngữ học tri nhận là liên quan đến những miền kích hoạt trong bộ não con

ngƣời và làm cho con ngƣời liên tƣởng đến và tạo ra những ý nghĩa ẩn dụ, và nghĩa

ẩn dụ này phải dựa vào ngữ cảnh và tình huống.

Nghĩa của thành ngữ dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận đƣợc xây dựng

trên cơ sở của ẩn dụ tri nhận, tức là nghĩa của thành ngữ đƣợc dựa trên kinh nghiệm

thân thể của con ngƣời. Mối liên hệ của ẩn dụ tri nhận từ miền nguồn và miền đích

trong thành ngữ đƣợc hình thành dựa trên cơ sở là sự nghiệm thân của con ngƣời

với những hiện tƣợng về sự vận động của thế giới khách quan.

1.3. Tiểu kết

Chƣơng 1 luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu

trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài bao gồm những công trình liên quan

đến từ ngữ chỉ loài vật, những công trình liên quan đến thành ngữ. Trong đó Phan

Dung Dung với công trình ―汉英成语中动物隐喻对比研究‖ (Nghiên cứu so

sánh đối chiếu ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng

Hán và tiếng Anh); Nguyễn Ngọc Vũ với công trình ―Thành ngữ tiếng Anh và

thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn

ngữ học tri nhận‖; Vi Trƣờng Phúc với công trình Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm

lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng

Page 47: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

37

Việt)... thông qua những công trình nghiên cứu này đã giúp cho chúng ta thấy rằng

ẩn dụ không chỉ là phƣơng thức diễn đạt bằng ngôn ngữ mà còn là một phƣơng

thức để tƣ duy về sự vật.

Chƣơng này luận án đã trình bày ba vấn đề cơ bản và trọng tâm nhất để phục

vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ của luận án. Đầu tiên là những vấn đề lý thuyết ngôn

ngữ học tri nhận nhƣ: phạm trù, phạm trù hóa, tính nghiệm thân, điển mẫu. Tiếp đến

là những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận nhƣ: khái niệm về ẩn dụ tri nhận, sơ đồ

tỏa tia, mô hình tri nhận. Cuối cùng là những vấn đề lý thuyết về thành ngữ nhƣ:

quan niệm về thành ngữ, đặc điểm nội dung của thành ngữ, các kiểu loại cấu trúc

của thành ngữ, quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận. Những

nội dung này làm nền tảng cơ sở để nghiên cứu về những mô hình ẩn dụ tri nhận

trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, sẽ là nền tảng

quan trọng để chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu đặc điểm cơ bản trong

những chƣơng tiếp theo. Qua đó, có thể thấy đƣợc những đặc điểm tƣơng đồng và

dị biệt về ngôn ngữ, tƣ duy, văn hóa của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam.

Page 48: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

38

Chƣơng 2

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN

TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

2.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

2.1.1. Điển mẫu

Từ việc khảo sát và thống kê nguồn ngữ liệu, chúng tôi thấy 683 thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật đƣợc ngƣời Hán sử dụng ẩn dụ để biểu đạt nhiều loại ý nghĩa

khác nhau mang tính ẩn dụ. Các ý nghĩa ẩn dụ này bắt nguồn từ khả năng chuyển

nghĩa của các đơn vị từ ngữ. Chúng tôi vận dụng lý thuyết tỏa tia của ngữ nghĩa học

tri nhận để trình bày vấn đề này.

Dựa trên cơ sở sự phân loại các lớp từ ngữ xuất hiện trong thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi phân loại thành các lớp sau:

- Từ ngữ gọi tên loài vật:马 (NGỰA), 虎 (HỔ), 牛 (TRÂU), 狗 (CHÓ)

- Từ ngữ chỉ BPCT loài vật: 头 (ĐẦU), 心 (TÂM)

- Từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật: 飞 (PHI), 鸣 (MINH)

Mỗi lớp từ chúng tôi sẽ chọn các điển mẫu theo những nguyên tắc sau:

- Về từ ngữ gọi tên loài vật:

+ Đặc điểm văn hóa: những loài vật mà chúng tôi chọn làm điển mẫu là những

loài vật đóng vai trò có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần và vật

chất của con ngƣời.

+ Đánh giá theo nhận thức nhƣ: sạch, bẩn, ác, đẹp, xấu xí…

+ Có tần số chuyển nghĩa lớn: các điển mẫu này có khả năng chuyển nghĩa rất

cao, có tần số xuất hiện lớn trong các thành ngữ.

- Về từ ngữ chỉ BPCT loài vật:

+ Chúng tôi chọn BPCT loài vật: 头 (ĐẦU), 心 (TÂM) vì ý nghĩa của nó có

thể đa dạng về mặt ngữ nghĩa ngay cả khi ngƣời ta sử dụng những BPCT này trong

thành ngữ.

+ Có tần số chuyển nghĩa lớn: các điển mẫu này có khả năng chuyển nghĩa rất

cao, có tần số xuất hiện lớn trong thành ngữ.

Page 49: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

39

- Về từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật:

+ Chúng tôi chọn từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật:飞 (PHI), 鸣 (MINH) vì ý

nghĩa của nó có thể đa dạng về mặt ngữ nghĩa ngay cả khi ngƣời ta sử dụng những

từ ngữ này trong thành ngữ.

+ Có tần số chuyển nghĩa lớn: các điển mẫu này có khả năng chuyển nghĩa rất

cao, có tần số xuất hiện lớn trong thành ngữ.

Các điển mẫu này sẽ đƣợc nghiên cứu kĩ hơn trong phần tiếp theo để ngƣời

đọc thấy đƣợc xu hƣớng dịch chuyển của toàn bộ miền ý niệm.

2.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ

2.1.2.1. Mô hình toả tia của nhóm từ ngữ ―loài vật‖ trong thành ngữ tiếng Hán

Dựa vào hệ thống từ ngữ gọi tên loài vật trong thành ngữ tiếng Hán, chúng

tôi đã xác định các điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” đƣợc sử dụng trong thành

ngữ tiếng Hán gồm: 马 (NGỰA), 虎 (HỔ), 牛 (TRÂU), 狗 (CHÓ) những điển mẫu

này có khả năng chuyển nghĩa cao và tần số xuất hiện nhiều trong thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật, nghĩa biểu trƣng của những điển mẫu này đƣợc đặt trong mối liên hệ

với nghĩa gốc của từ để thấy đƣợc sự phát triển nghĩa của điển mẫu đã đƣợc hình

thành trong thành ngữ. Trên cơ sở phát triển nghĩa của điển mẫu, chúng tôi sẽ xây

dựng mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ “loài vật” đƣợc sử dụng trong thành ngữ.

Bảng 2.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “ loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán

Stt Nhóm Điển mẫu

1 Nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) 牛 (TRÂU), 狗 (CHÓ)

2 Nhóm thú hoang dã sống trên cạn 马 (NGỰA), 虎 (HỔ)

Các điển mẫu马 (NGỰA), 虎 (HỔ), 牛 (TRÂU), 狗 (CHÓ) từ nghĩa gốc sẽ

có rất nhiều nghĩa phái sinh, qua đó chúng tôi sẽ xây dựng mô hình tỏa tia của các

điển mẫu đƣợc chọn.

1. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA)

1. 马 (NGỰA) có nghĩa gốc là loài động vật có vú, đầu nhỏ, mặt dài, tai thẳng,

cổ có bờm, bốn chân khỏe mạnh, mỗi chân chỉ có một ngón, sở trường chạy, đuôi có

lông dài, là một trong những súc vật kéo quan trọng, ngựa được dùng như: cưỡi, kéo

xe, cày ruộng. Từ 马 (NGỰA) có các nghĩa phái sinh sau:

Page 50: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

40

2.马虎 : qua loa, đại khái

3.牛头马面 : quỷ đầu trâu và quỷ mặt ngựa (ở âm phủ), lũ đầu trâu mặt ngựa

4. 宝马香车 : xe đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn

5. 弊车羸马 : xe rách ngựa tồi, cuộc sống túng thiếu, nghèo khó, khố rách áo ôm

Sơ đồ 2.1. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA)

2. Mô hình tỏa tia của “虎” (HỔ)

1. 虎 (HỔ) có nghĩa gốc là một loài động vật có vú thuộc họ mèo, lông màu vàng

có vằn đen. Thính giác và khứu giác đều rất nhạy bén, tính hung dữ, mạnh mẽ, săn mồi

vào ban đêm, đôi khi làm hại đến con người. Thường được gọi là cọp. Từ 虎 (HỔ) có

các nghĩa phái sinh sau:

2. 虎背熊腰 :thân hùm mình gấu, cao lớn vạm vỡ

3.贪如虎狼 :tham nhƣ hùm nhƣ sói, lòng tham vô đáy

4. 虎口拔牙 :vuốt râu hùm, nhổ nanh cọp

Sơ đồ 2.2. Mô hình tỏa tia của “虎” (HỔ)

Page 51: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

41

3. Mô hình tỏa tia của “牛” (TRÂU)

1. 牛 (TRÂU) có nghĩa gốc là một loài động vật có vú, thân hình to lớn, trên

đầu mọc một sừng, lông dài ở chóp đuôi. Động vật nhai lại, mạnh mẽ, nuôi để lấy

sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa, da, lông, xương... đều có công dụng. Từ 牛 (TRÂU) có

các nghĩa phái sinh sau:

2. 老牛舐犊 :bò già liếm bê con, bố mẹ nâng niu chiều chuộng con

3.牛头马面 :lũ đầu trâu mặt ngựa

4.牛头不对马嘴 :ông nói gà bà nói vịt

Sơ đồ 2.3. Mô hình tỏa tia của “牛” (TRÂU)

4. Mô hình tỏa tia của “狗”(CHÓ)

1.狗 (CHÓ) có nghĩa gốc là một loài động vật có vú, khứu giác và thính giác

rất nhạy bén, lưỡi dài và mỏng, có thể tản nhiệt, lông có màu vàng, trắng, đen, là

một trong những loại gia súc được con người thuần hóa sớm nhất, được huấn luyện

để trở thành chó nghiệp vụ, chó săn hoặc dùng chó để chăn cừu. Cũng có thể gọi là

khuyển. Từ 狗 (CHÓ) có các nghĩa phái sinh sau:

2.狗胆包天 :to gan làm càn (câu mắng chửi)

3.狗腿子 :tay sai, chó săn (lời mắng)

4.狗屁 :đồ bỏ đi, đồ vô tích sự

5.狗头军师 :quân sƣ quạt mo (ngƣời thích bày mẹo cho ngƣời khác, song

mƣu mẹo chẳng hay ho gì)

6.狗熊 :chó đen, gấu đen, ví kẻ hèn nhát vô dụng

7.狗急跳墙 : chó cùng rứt giậu (ví cùng đƣờng làm bừa)

Page 52: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

42

Sơ đồ 2.4. Mô hình tỏa tia của “狗” (CHÓ)

2.1.2.2. Mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ ―BPCT loài vật‖ trong thành ngữ tiếng Hán

Dựa vào các BPCT loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ, mặc dù BPCT là

dùng chung cho nhiều đối tƣợng trong đó có con ngƣời, nhƣng ở đây chúng tôi chỉ

chọn BPCT của loài vật gồm: 头 (ĐẦU), 心 (TÂM) là những điển mẫu tiêu biểu.

Bảng 2.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật”

trong thành ngữ tiếng Hán

Stt Nhóm Điển mẫu

1 Phần đầu 头 (ĐẦU)

2 Phần nội tạng 心 (TÂM)

Các điển mẫu 头 (ĐẦU), 心 (TÂM) từ nghĩa gốc sẽ có nhiều nghĩa phái sinh,

qua đó chúng tôi sẽ xây dựng mô hình tỏa tia của các điển mẫu đƣợc chọn.

1. Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU)

1. 头 (ĐẦU) có nghĩa gốc là bộ phận trên cùng của con người hoặc ở động

vật, đầu là bộ phận dài phía trước mắt, mũi, miệng. Từ 头 (ĐẦU) có các nghĩa

phái sinh nhƣ sau:

2. 牛头马面 : quỷ đầu trâu và quỷ mặt ngựa (ở âm phủ), lũ đầu trâu mặt ngựa

3. 獐头鼠目 : đầu hoẵng mắt chuột, tƣớng mạo xấu xí, dáng bộ xảo trá,

đầu trâu mặt ngựa

4. 狗头军师 : đầu chó làm quân sƣ, quân sƣ quạt mo, ngƣời thích bày mẹo

cho ngƣời khác, song mƣu mẹo chẳng hay ho gì

Page 53: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

43

Sơ đồ 2.5. Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU)

2. Mô hình tỏa tia của “心” (TÂM)

1. Từ 心 (TÂM) có nghĩa gốc là cơ quan thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể

con người và động vật cấp cao. Tim nằm ở vùng giữa ngực và hơi nghiêng về bên trái,

hình nón, kích thước bằng nắm đấm của con người, được chia thành bốn ngăn, hai nửa

trên là tâm nhĩ, hai nữa dưới là tâm thất. Thư giãn và co bóp tâm nhĩ và tâm thất đẩy

lưu thông máu đến cơ thể, còn được gọi là tim. Từ 心 (TÂM) có nghĩa phái sinh sau:

2. 佛口蛇心 : miệng phật lòng rắn, khẩu phật tâm xà, miệng nam mô bụng

một bồ dao găm

3.蛇蝎心肠 : lòng dạ rắn rết, bụng dạ độc ác

4.熊心豹胆 : tim hổ gan báo, rất gan dạ

Sơ đồ 2.6. Mô hình tỏa tia của “心” (TÂM)

Page 54: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

44

2.1.2.3. Mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ ―hoạt động của loài vật‖ trong thành ngữ

tiếng Hán

Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” đƣợc sử dụng trong thành

ngữ tiếng Hán là những động từ nhƣ:

Bảng 2.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong

thành ngữ tiếng Hán

Stt Nhóm Điển mẫu

1 Động từ 飞 (PHI)

2 Động từ 鸣 (MINH)

1. Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI)

1. 飞 (PHI) có nghĩa gốc là (Chim, côn trùng…) vỗ cánh bay trong không trung:

châu chấu / chim bay đi rồi. Từ飞 (PHI) có nghĩa phái sinh sau:

2. 凤舞龙飞 : phƣợng múa rồng bay

3. 凤凰于飞 : phƣợng và hoàng hòa thuận cùng bay, vợ chồng ân ái, thƣờng

dùng để chúc cô dâu chú rể hạnh phúc mĩ mãn

4. 海阔从鱼跃,天空任鸟飞: biển rộng cá tung tăng, trời cao chim tung cánh;

mênh mông trời biển, trên trời dƣới biển, không gian bao la.

Sơ đồ 2.7. Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI)

2. Mô hình tỏa tia của “鸣” (MINH)

1. 鸣 (MINH) có nghĩa gốc là (chim hoặc côn trùng) hót, kêu: chim hót / ve

kêu /côn trùng kêu.

2. 粤犬吠雪 : chó tỉnh Quảng Đông sủa tuyết, ví ít trông thấy xem ra rất kì lạ

3.鹤鸣之士 : ẩn sĩ hạc kêu, ẩn sĩ có tài đức danh vọng

4.鸾凤和鸣 : loan phƣợng hòa ca, vợ chồng hòa thuận

Page 55: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

45

Sơ đồ 2.8. Mô hình tỏa tia của “鸣” (MINH)

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

2.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa

Các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hán thƣờng chia cấu trúc thành

ngữ ra làm hai loại: cấu trúc đối xứng và cấu trúc phi đối xứng (thành ngữ không có

cấu trúc so sánh, thành ngữ có cấu trúc so sánh). Trong đó ở mỗi loại dựa vào quan

niệm ý nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi xác lập những nội

dung ngữ nghĩa trên cơ sở ý nghĩa vốn có của thành ngữ, tức là nghĩa ẩn dụ trong

thành ngữ, là loại ý nghĩa theo quan niệm của ngữ nghĩa học tri nhận về thành ngữ

là nghĩa ngoại biên của thành ngữ và chúng tôi quy nhiều thành ngữ về một loại ý

nghĩa khái quát thể hiện một phạm trù ngữ nghĩa.

2.2.1.1. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng

Thành ngữ cấu trúc đối xứng chiếm số lƣợng khá lớn trong thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật tiếng Hán, góp phần phong phú và làm đẹp thêm cho kho tàng thành

ngữ. Thành ngữ cấu trúc đối xứng có đặc điểm cân đối, kết cấu chặt chẽ, thuận lợi

cho việc ghi nhớ. Đặc biệt nhóm thành ngữ này thƣờng tạo nên ý nghĩa của cấu trúc

từ đặc điểm kết cấu của thành ngữ. Dựa vào tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi đã thống kê đƣợc 194 thành ngữ cấu trúc đối

xứng, chiếm tỉ lệ 28.40%. Với kết quả thống kê có đƣợc của thành ngữ cấu trúc

đối xứng, chúng tôi lại tiếp tục phân loại: thành ngữ có cấu trúc gồm hai loài vật;

thành ngữ có cấu trúc gồm một loài vật và vật khác. Để tiện cho việc nghiên cứu

chúng tôi sẽ hệ thống hóa và phạm trù hóa ngữ nghĩa của các thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Hán theo các nhóm sau:

Page 56: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

46

2.2.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật

Chúng tôi đã thống kê đƣợc 153 thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài

vật. Thông qua các cặp loài vật đƣợc thể hiện trong thành ngữ đã tạo nên nhiều

nghĩa ẩn dụ, kết quả thống kê đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong

tiếng Hán

Stt

Thành ngữ có cấu trúc

đối xứng gồm

hai loài vật

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1 Thành ngữ có hai loài

vật sóng đôi 72 47.06

凤友鸾交

(Phƣợng hữu loan giao = Phƣợng

loan kết bạn, nam nữ có tình cảm

kết hôn thành vợ chồng)

2

Thành ngữ có từ chỉ

hoạt động của hai loài

vật

37 24.18

龙跃凤鸣

(Long dƣợc phƣợng minh =

Rồng nhảy phƣợng hót, tài hoa

xuất chúng, tài hoa hơn ngƣời)

3 Thành ngữ có từ chỉ

BPCT của hai loài vật 28 18.03

鸢肩豺目

(Diên kiên sài mục = Vai diều

hâu mắt sói, tƣớng mạo độc ác

nham hiểm)

4

Thành ngữ có từ chỉ

hoạt động của con ngƣời

tác động đến hai loài vật

16 10.46

握蛇骑虎

(Ác xà kị hổ = Cầm rắn cƣỡi hổ,

ví hoàn cảnh nguy hiểm)

Tổng cộng 153 100

a. Thành ngữ có hai loài vật sóng đôi

Có 72 thành ngữ có hai loài vật sóng đôi chiếm tỉ lệ 47.06% cao nhất trong bảng

thống kê. Những cặp sóng đôi xuất hiện đã tạo nên những nghĩa biểu trƣng khác

nhau, ví dụ: chỉ mối quan hệ vợ chồng đầm ấm, hạnh phúc, ông cha ta sử dụng cặp

loan phƣợng để miêu tả:―凤友鸾交‖ (Phƣợng hữu loan giao = Phƣợng loan kết bạn,

nam nữ có tình cảm kết hôn thành vợ chồng); miêu tả cuộc sống giàu có ―炮龙烹凤‖

(Pháo long phanh phƣợng = Nƣớng rồng hầm phƣợng, món ăn xa xỉ),―虎啸龙吟‖

(Hổ tiếu long ngâm = Hổ gầm rồng rên, ví con ngƣời trở nên giàu sang, có thế lực);

Page 57: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

47

miêu tả ngoại hình tuấn tú của ngƣời con trai thì sử dụng cặp rồng - phƣợng―龙驹凤

雏‖ (Lân tử phƣợng sồ = Lân con phƣợng con, khôi ngô tuấn tú, chàng thiếu niên

tuấn tú); biểu trƣng cho không gian tù túng, nguy hiểm của con ngƣời nhƣ:―池鱼笼

鸟‖ (Trì ngƣ lung điểu = Cá trong ao, chim trong lồng, ngƣời mất tự do); ―虎穴龙潭‖

(Hổ huyệt long đàm = Đầm rồng hang hổ, chốn hang hùm miệng sói, chỉ nơi nguy

hiểm); hay để phê phán ngƣời có tính cách độc ác, nham hiểm ―狼猛蜂毒‖ (Lang

mãnh phong độc = Sói mạnh ong độc, ngƣời rất độc ác, nham hiểm),―饿虎饥鹰‖

(Nga hổ cơ ƣng = Hổ đói ƣng đói, ƣng và hổ đói khát thì việc gì cũng có thể làm, ví

với ngƣời tham lam hung ác).

b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật

Có 37 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật chiếm tỉ lệ 24.18%, chẳng

hạn nhƣ: để biểu trƣng cho tài năng xuất chúng ―龙跃凤鸣‖ (Long dƣợc phƣợng minh

= Rồng nhảy phƣợng hót, tài hoa xuất chúng, tài hoa hơn ngƣời), không gian vui tƣơi

―莺歌燕舞‖ (Oanh ca yến vũ = Oanh hót yến lƣợn, hình dung cảnh xuân tƣơi đẹp,

tƣng bừng). Để miêu tả ngƣời có ngoại hình khôi ngô tuấn tú ―虎步龙行‖ (Hổ bộ long

hành = Rồng đi hổ đi, trƣớc đây dùng để ví với tƣ thế vua không giống bình thƣờng,

sau dùng để ví phong thái oai hùng của tƣớng quân), ngoại hình xinh đẹp―沉鱼落雁‖

(Trầm ngƣ lạc nhạn = Chim sa cá lặn, đẹp nghiêng nƣớc nghiêng thành)…

c. Thành ngữ có từ chỉ BPCT của hai loài vật

Có 28 thành ngữ có từ chỉ BPCT của hai loài vật chiếm tỉ lệ 18.03%. Thông

qua những cặp BPCT đối lập của hai loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ đã tạo

nên nhiều nghĩa biểu trƣng khác nhau, ví dụ: để biểu trƣng cho tính cách thâm

hiểm, độc ác―鸱目虎吻‖ (Si mục hổ vẫn = Mắt diều hâu môi hổ, ví tƣớng mạo

thâm hiểm độc ác), hẹp hòi―鼠肚鸡肠‖ (Thử đỗ kê trƣờng = Bụng chuột ruột gà,

ví bụng dạ hẹp hòi), gan dạ―熊心豹胆‖ (Hùng tâm báo đảm = Tim hổ mật báo, rất

gan dạ)… đều đƣợc thể hiện qua thành ngữ, hay để biểu trƣng cho nét khôi ngô

tuấn tú của ngƣời con trai đƣợc thể hiện qua những cặp đối lập BPCT loài vật

nhƣ:―虎背熊腰‖ (Hổ bối hùng yêu = Lƣng hổ eo gấu, cao lớn vạm vỡ). Để miêu

tả cuộc sống giàu có nhƣ:―凤髓龙肝‖ (Phƣợng tủy long can = Tủy phƣợng gan

rồng, thức ăn quý hiếm, cao lƣơng mĩ vị, sơn hào hải vị),―麟角凤觜‖ (Lân giác

phƣợng chủy = Sừng lân miệng phƣợng, đồ nổi tiếng quý giá hiếm thấy).

Page 58: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

48

d. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến hai loài vật

Có 16 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến hai loài vật chiếm

tỉ lệ 10.46%. Hoạt động của con ngƣời tác động đến hai loài vật đã tạo nên những nghĩa

biểu trƣng khác nhau: miêu tả hoàn cảnh nguy hiểm đƣợc thể hiện ẩn dụ trong thành ngữ

―握蛇骑虎‖ (Ác xà kị hổ = Cầm rắn cƣỡi hổ, ví hoàn cảnh nguy hiểm); ví vợ chồng

xứng đôi vừa lứa đƣợc thể hiện qua thành ngữ ―乘鸾跨凤‖ (Thừa loan khóa phƣợng =

Cƣỡi rồng cƣỡi loan, vợ chồng đẹp đôi)… để miêu tả trạng thái tức giận ―捉鸡骂狗‖

(Tróc kê mạ cẩu = Bắt gà mắng chó, chửi bóng chửi gió).

2.2.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác

Dựa vào nguồn ngữ liệu chúng tôi đã thống kê đƣợc 41 thành ngữ có cấu trúc

đối xứng gồm một loài vật và vật khác, với sự kết hợp giữa loài vật và vật khác đã tạo

nên nhiều nghĩa biểu trƣng phong phú và đa dạng. Kết quả phân loại và thống kê

đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác trong

tiếng Hán

Stt

Thành ngữ có cấu trúc

đối xứng gồm một loài

vật và vật khác

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1 Thành ngữ có từ chỉ một

loài vật và vật khác 30 73.17

宝马香车

(Bảo mã hƣơng xa = Xe đẹp

ngựa quý, xe sang xế xịn)

2

Thành ngữ có từ chỉ

hoạt động của con ngƣời

tác động đến loài vật

7 17.07

束马悬车

(Thúc mã huyền xa = Bó

móng chân ngựa treo xe lên,

đƣờng leo núi rất khó khăn

nguy hiểm)

3 Thành ngữ có từ chỉ

hoạt động của loài vật 3 7.32

人喊马嘶

(Nhân hàm mã tƣ = Ngƣời

reo ngựa hí; âm thanh ồn ào

náo nhiệt)

4 Thành ngữ có từ chỉ bộ

phận cơ thể loài vật 1 2.44

佛口蛇心

(Phật khẩu tâm xà = Miệng phật

lòng rắn, khẩu phật tâm xà)

Tổng cộng 41 100

Page 59: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

49

a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

Chúng tôi đã thống kê đƣợc 30 thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác có tỉ

lệ 73.17%, với sự kết hợp giữa loài vật và vật khác đã tạo nên nhiều nghĩa ẩn dụ phong

phú trong thành ngữ nhƣ: miêu tả cuộc sống sung túc, giàu có đƣợc thể hiện qua thành

ngữ:―宝马香车‖ (Bảo mã hƣơng xa = Xe đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn),―鲜车怒马‖

(Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa hoa)…; phản ánh môi trƣờng làm việc

nguy hiểm ―饿虎扑食‖ (Nga hổ phốc thực = Hổ đói vồ mồi),―盲人瞎马‖ (Manh

nhân hạt mã = Ngƣời mù cƣỡi ngựa mù, anh mù dắt anh lòa, ví sự việc cực kì nguy

hiểm),―鱼死网破‖ (Ngƣ tử võng phá = Cá chết lƣới rách, cùng bị hủy diệt trong cuộc

xung đột); biểu trƣng cho mối quan hệ hòa thuận, hạnh phúc ―一马一鞍‖ (Nhất mã

nhất yên = Một ngựa một yên, ví một vợ một chồng đến đầu bạc răng long).

b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật

Có 7 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật chiếm

tỉ lệ 17.07%, chẳng hạn: để miêu tả việc làm nguy hiểm ―前门拒虎,后门进狼‖

(Tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang = Cửa trƣớc chống hổ, sói vào cửa sau; chống

đƣợc kẻ địch này thì kẻ địch khác lại tiến công, tai họa chƣa đƣợc diệt trừ), hay để

biểu thị việc làm sơ sài, qua loa nhƣ ―走马看花‖ (Tẩu mã khán hoa = Cƣỡi ngựa

xem hoa)…

c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật

Có 3 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật chiếm tỉ lệ 7.32%, để miêu tả

cho không gian vui tƣơi ―草长莺飞‖ (Thảo trƣởng oanh phi = Cây cỏ đâm chồi nảy

lộc, chim hoàng oanh bay lƣợn, cảnh tƣợng với sức sống mạnh mẽ, vạn vật hồi sinh),

―花香鸟语‖ (Hoa hƣơng điểu ngữ = Chim kêu hoa nở, chim hót hoa tỏa hƣơng).

Hay để biểu trƣng cho môi trƣờng ồn ào, náo nhiệt ―人喊马嘶‖ (Nhân hàm mã tƣ =

Ngƣời reo ngựa hí, âm thanh ồn ào náo nhiệt).

d. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể loài vật

Có 1 thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể loài vật chiếm tỉ lệ 2.44%, để miêu tả

ngƣời có tính cách độc ác, thâm hiểm ―佛口蛇心‖ (Phật khẩu tâm xà = Miệng phật

lòng rắn, khẩu phật tâm xà, miệng nam mô bụng một bồ dao găm).

Page 60: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

50

2.2.1.2. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ phi đối xứng

Trong tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, dựa vào kết quả thu

thập đƣợc chúng tôi đã chia thành ngữ phi đối xứng thành hai loại: thành ngữ

không có cấu trúc so sánh và thành ngữ có cấu trúc so sánh, và lập bảng số liệu

cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Hán

Stt

Các kiểu thành ngữ

cấu trúc phi

đối xứng

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

1

Thành ngữ phi đối

xứng không có cấu

trúc so sánh

465 95.09

笼中之鸟

(Lung trung chi điểu = Chim trong

lồng, ví với ngƣời mất tự do)

3

Thành ngữ phi đối

xứng có cấu trúc so

sánh

24 4.91

胆小如鼠

(Đàm tiểu nhƣ thử = Gan nhỏ

nhƣ chuột, nhát nhƣ thỏ đế)

Tổng cộng 489 100

Với kết quả thống kê trên, chúng ta có thể thấy đƣợc rằng thành ngữ phi đối

xứng không có cấu trúc so sánh chiếm tỉ lệ 95.09% cao hơn so với thành ngữ phi

đối xứng có cấu trúc so sánh.

2.2.1.2.1. Thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh

Chúng tôi thống kê đƣợc 465 thành ngữ thuộc nhóm này, dựa vào kết quả có

đƣợc chúng tôi chia thành 5 tiểu nhóm, cụ thể:

Page 61: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

51

Bảng 2.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong

tiếng Hán

Stt

Thành ngữ phi đối

xứng không có cấu

trúc so sánh

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1

Thành ngữ có từ chỉ

một loài vật và vật

khác

269 57.85

对牛弹琴

(Đối ngƣu đàn cầm = Đàn gảy tai

trâu, làm việc hoặc nói năng mà

không nhận biết đối tƣợng thì không

có hiệu quả)

2 Thành ngữ có từ chỉ

cặp loài vật gần nhau 88 18.92

巴蛇吞象

(Ba xà thôn tƣợng = Rắn lớn đòi

nuốt voi, lòng tham không đáy)

3

Thành ngữ có từ chỉ

hoạt động của loài

vật

49 10.54

龙蛇飞动

(Long xà phi động = Rồng bay rắn

bò, thƣ pháp bay bổng )

4 Thành ngữ có từ chỉ

BPCT loài vật 44 9.46

麟凤一毛

(Lân phƣợng nhất mao = Một sợi

lông lân phƣợng, đồ vật quý bất kể

là to hay nhỏ đều phải tìm cho ra)

5

Thành ngữ có từ chỉ

hoạt động của con

ngƣời tác động đến

loài vật

15 3.23

投鼠忌器

(Đầu thử kị khí = Ném chuột sợ vỡ

bình, muốn đánh kẻ xấu, nhƣng còn

e ngại)

Tổng cộng 465 100%

a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

Chúng tôi đã thống kê đƣợc 269 thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

chiếm tỉ lệ cao nhất 57.85%, để biểu trƣng cho loài vật trong không gian nguy hiểm

nhƣ: ―鱼游釜中‖ (Ngƣ du trung phủ = Cá bơi trong nồi, cá nằm trên thớt), ―釜中之

鱼‖ (Phủ trung sinh ngƣ = Cá bơi trong nồi, ví hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm), ―涸辙

之鲋‖ (Hạc triệt chi phụ = Cá đang mắc cạn, ví cảnh nguy cấp, kẻ khốn cùng)… Biểu

trƣng cho tính cách độc ác, thâm hiểm có thành ngữ ―狼子野心‖ (Lang tử dã tâm =

Page 62: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

52

Chó sói tuy còn nhỏ đã có bản tính hung dữ, độc ác, ví lòng lang dạ sói), ―笑面虎‖

(Tiếu diện hổ = Hổ biết cƣời, ví ngƣời vẻ ngoài thì tƣơi cƣời nhƣng bụng dạ hiểm độc).

Biểu trƣng cho tâm trạng nhớ nhung có thành ngữ ―代马不思越‖ (Đại mã bất tƣ việt

= Ngựa phƣơng bắc không nhớ phƣơng nam, ví von quyến luyến quê hƣơng)…

b. Thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau

Có 88 thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau có tỉ lệ 18.92%. Để biểu trƣng

cho mối quan hệ gia đình, vợ chồng, trai gái, anh em, ngƣời Trung Quốc đã sử dụng

cặp bò bê và loan phƣợng để thể hiện, ví dụ thành ngữ:―老牛舐犊‖ (Lão ngƣu sị

độc = Bò già liếm bê con, bố mẹ nâng niu chiều chuộng con),―乌鸟私情‖ (Ô điểu

tƣ tình = Chim con sau khi lớn lên, ngậm mồi về mớn lại cho chim mẹ, ví việc con

cái hiếu thảo phụng dƣỡng bố mẹ già),―鸾凤和鸣‖ (Loan phƣợng hòa minh = Loan

phƣợng hòa ca, vợ chồng hòa thuận)… Hay để miêu tả hành động nguy hiểm đến

tính mạng con ngƣời ―不入虎穴,焉得虎子‖ (Bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử =

Không vào hang hổ sao bắt đƣợc hổ con, ví không trải qua gian khổ và hiểm nguy

thì khó đạt đƣợc mục đích); ―牛蹄中鱼‖ (Ngƣu đề trung ngƣ = Cá nằm trong vũng

dấu móng chân trâu, ví cái chết sắp đến), hay để miêu tả ngƣời có tính trung thành

nhƣ ―犬马之诚‖ (Khuyển mã chi thành = Lòng trung thành của chó và ngựa, thành

tâm thành ý); dũng cảm ―初生之犊不惧虎‖ (Sơ sinh chi độc bất cụ hổ = Bê con

không sợ hổ, ví thanh niên dũng cảm, mạnh dạn dám làm), thể hiện môi trƣờng yên

tĩnh ―鸡犬桑麻‖ (Kê khuyển tang ma = Cuộc sống yên bình ở thôn quê); ―鸡犬之

声相闻,老死不相往来‖ (Kê khuyển chi thanh tƣơng văn, lão tử bất tƣơng vãng

lai = Tiếng gà chó nghe lẫn nhau, ngƣời chết không qua lại, chỉ cuộc sống bình an,

không chiến tranh), ―鸦雀无声‖ (Nha tƣớc vô thanh = Không một tiếng quạ tiếng

sẻ, yên ắng, yên tĩnh).

c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật

Có 49 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật chiếm tỉ lệ 10.54%. Miêu tả tâm

trạng vui mừng đƣợc thể hiện qua thành ngữ ―拊髀雀跃‖ (Phủ bễ tƣớc dƣợc = Vỗ đùi

chim sẻ nhảy, vỗ đùi nhảy nhót, ví tâm trạng vui mừng), hay để biểu trƣng cho mối quan

hệ vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc đƣợc thể hiện qua thành ngữ ―凤凰于飞‖ (Phƣợng

hoàng vu phi = Phƣợng và hoàng hòa thuận cùng bay, vợ chồng ân ái, thƣờng dùng để

chúc cô dâu chú rể hạnh phúc mĩ mãn) …

Page 63: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

53

d. Thành ngữ có từ chỉ BPCT loài vật

Có 44 thành ngữ có từ chỉ BPCT loài vật chiếm tỉ lệ 9.46% và đã tạo ra

nhiều nghĩa biểu trƣng khác nhau, nhƣ: để biểu trƣng trình độ nhận thức của con

ngƣời có thành ngữ ―驴头不对马嘴‖ (Lƣ đầu bất đối mã chủy = Môi lừa không

vừa mồm ngựa, ông nói gà bà nói vịt),―鹦鹉学舌‖ (Anh vũ học thiệt = Vẹt học

nói theo ngƣời, nói theo nhƣ vẹt)… hay để miêu tả ngƣời với dáng vẻ xấu xí có

thành ngữ ―黑眉乌嘴‖ (Hắc mi ô chủy = Mày đen miệng quạ, ví khuôn mặt vừa

đen vừa bẩn). Thể hiện trạng thái tâm lí nhớ mong của con ngƣời ―延颈鹤望‖

(Diên cảnh hạc vọng = Hạc vƣơn cổ mong ngóng, vƣơn cổ kiễng chân, thiết tha

mong ngóng), ―狐死首丘‖ (Hồ tử thủ khâu = Cáo chết quay đầu về núi, ví nhớ về

cuội nguồn hoặc quê hƣơng), hay để biểu thị môi trƣờng nguy hiểm: ―虎尾春冰‖

(Hổ vĩ xuân băng = Giẫm phải đuôi hổ, đi trên lớp băng mỏng mùa xuân, ví hoàn

cảnh vô cùng nguy hiểm),―虎口拔牙‖ (Hổ khẩu bạt nha = Nhổ răng miệng cọp,

việc làm vô cùng nguy hiểm)...

e. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật

Có 15 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật

chiếm tỉ lệ 3.23%. Để biểu trƣng cho việc làm nguy hiểm có thành ngữ ―养虎遗患‖

(Dƣỡng hổ di hoạn = Nuôi hổ để họa về sau), ―骑虎难下‖ (Kị hổ nan hạ = Cƣỡi hổ

khó xuống, đâm lao phải theo lao),―放虎归山‖ (Phóng hổ qui sơn = Thả hổ về

rừng, việc làm vô cùng nguy hiểm)...

2.2.1.2.2. Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so

sánh có số lƣợng thấp nhất là 24 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 4.91%. Tƣ duy của ngƣời

Trung Quốc thƣờng dùng hình ảnh loài vật làm chuẩn để so sánh với các đặc

điểm, tính chất, hoạt động của con ngƣời hoặc để miêu tả về tâm trạng của con

ngƣời, ví dụ: ―胆小如鼠‖ (Đảm tiểu nhƣ thử = Gan nhỏ nhƣ chuột, nhát nhƣ thỏ

đế),―噤若寒蝉‖ (Cấm nhƣợc hàn thiền = Im nhƣ ve sầu mùa đông, câm nhƣ

hến),―呆若木鸡‖ (Ngai nhƣợc mộc kê = Ngốc nhƣ gà gỗ, ngƣời đực ra do quá sợ

hãi hoặc quá ngạc nhiên)… Để biểu thị tính cách con ngƣời có thành ngữ: “如狼

似虎‖ (Nhƣ lang tự hổ = Nhƣ hổ và sói, độc ác tàn nhẫn), “贪如虎狼‖ (Tham nhƣ

hổ lang = Tham nhƣ hùm nhƣ sói, lòng tham vô đáy)… Để tiện cho việc nghiên

Page 64: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

54

cứu, chúng tôi phân thành từng nhóm loài vật xuất hiện trong thành ngữ phi đối

xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán, kết quả thống kê cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán

STT

Thành ngữ

phi đối xứng

có cấu trúc

so sánh

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1

Nhóm vật

nuôi (gia

súc, gia cầm)

9 37.5

多如牛毛

(Đa nhƣ ngƣu mao = Nhiều nhƣ lông bò, rất

nhiều, nhiều vô kể)

2

Nhóm thú

hoang dã

sống trên cạn

7 29.17

如狼似虎

(Nhƣ lang tự hổ = Độc ác giống nhƣ hổ nhƣ

sói, ác nhƣ lang sói)

3

Nhóm

côn trùng

(sâu bọ)

3 12.5

噤若寒蝉

(Cấm nhƣợc hàn thiền = Im nhƣ ve sầu mùa

đông, câm nhƣ hến)

4

Nhóm sinh

vật sống

dƣới nƣớc

2 8.33

如鱼得水

(Nhƣ ngƣ đắc thủy = Nhƣ cá gặp nƣớc, gặp

ngƣời hoặc hoàn cảnh hoàn toàn phù hợp với

mình)

5 Nhóm chim

(trời) 1 4.17

杳如黄鹤

(Diểu nhƣ hoàng hạc = Bặt tăm nhƣ hạc vàng,

ví sự vắng bặt tăm hơi, không còn thấy bóng

dáng)

6 Nhóm gặm

nhấm 1 4.17

胆小如鼠

(Đảm tiểu nhƣ thử = Gan nhỏ nhƣ chuột, nhát

nhƣ thỏ đế)

7 Nhóm vật

giả tƣởng 1 4.17

矫若惊龙

(Kiểu nhƣợc kinh long = Hùng dũng khiến

rồng kinh sợ, nét bút vững chãi, đƣờng bút

chắc chắn, bút pháp rắn rỏi)

Tổng cộng 24 100%

Page 65: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

55

Với kết quả trên chúng ta có thể thấy rằng nhóm loài vật nuôi 37.5% và nhóm

loài thú hoang dã sống trên cạn 29.17% chiếm tỉ lệ khá cao trong thành ngữ so sánh,

tiếp đến là nhóm côn trùng và nhóm loài sinh vật sống dƣới nƣớc có tỉ lệ xấp xỉ

nhau, cuối cùng là nhóm loài gặm nhấm, nhóm loài chim và nhóm vật giả tƣởng có

tỉ lệ 4.17% thấp nhất trong thành ngữ so sánh tiếng Hán. Nhƣ vậy, từ việc phân tích,

phân loại ý nghĩa của các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi nhận thấy có

thể qui ý nghĩa của các thành ngữ về các nội dung sau:

- Những nội dung nói về con ngƣời bao gồm: tính cách, trạng thái tâm lý, hình

dáng, thể lực.

- Những nội dung nói về xã hội bao gồm: quan hệ xã hội, điều kiện kinh tế.

- Những nội dung nói về không gian bao gồm: không gian vui tƣơi, không

gian yên tĩnh, không gian tù túng.

Từ những ý nghĩa khái quát nêu trên chúng tôi xác lập các miền ý niệm mà

thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán nhƣ trên sẽ phân tích ở phần 2.3.

2.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa

Nghiên cứu ngôn ngữ không thể không nghiên cứu văn hóa. Bởi vì ngôn ngữ

là di sản lịch sử chung của một tập thể xã hội, là sản phẩm tập quán xã hội đƣợc ƣớc

định mà thành. Trong rất nhiều yếu tố của ngôn ngữ thì kho từ vựng là một bộ phận

có thể phản ánh văn hóa nhiều nhất, thành ngữ cũng đƣợc tạo nên từ kho từ vựng đó

và nếu so với những từ ngữ bình thƣờng thì bản thân thành ngữ có hai đặc điểm nổi

bật nhất là: Thứ nhất, thành ngữ đƣợc con ngƣời dùng trong thời gian lâu dài, là

những từ cổ đƣợc bắt nguồn và phát triển trong một lịch sử nào đó, một thành ngữ

từ lúc sinh ra đến lúc định hình thì cần phải trải qua một đoạn đƣờng lịch sử lâu dài,

cần phải rèn dũa và sàng lọc ở phƣơng diện lịch sử ngôn ngữ, bởi vì chúng ta

nghiên cứu ngôn ngữ trên thực tế là hàm ẩn nội hàm của văn hóa để cung cấp tài

liệu sống quí báu và phong phú. Thứ hai, thành ngữ vốn là một nhóm thành phần và

hình thức kết cấu cố định, có nội hàm ngữ nghĩa riêng, về chức năng ngữ pháp thì

nó tƣơng đƣơng với một từ tổ thậm chí câu ngắn đƣợc định hình, nó khiến cho một

thành ngữ có thể chứa đựng hàm lƣợng thông tin lớn hơn so với một từ ngữ bình

thƣờng. Vì thế, một hệ thống thành ngữ hoàn chỉnh thì cũng thể hiện đƣợc nội hàm

văn hóa của dân tộc Trung Hoa hơn là vốn từ ngữ thông thƣờng, bởi vì lƣợng thông

tin của từ vựng càng lớn thì lƣợng chứa đựng văn hóa cũng lớn.

Page 66: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

56

Động vật là một phần của giới tự nhiên, là một phần quan trọng có liên quan

mật thiết trong đời sống của con ngƣời. Ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới

phần lớn các lớp từ ngữ có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ đều thể hiện các con

vật, thông qua đó nó còn tàng trữ một nền văn hóa phong phú. Từ lâu, ngựa không

chỉ là một con vật giúp ích cho con ngƣời về chuyên chở hàng hóa và làm sức kéo,

mà còn là ngƣời bạn thân thiết, gắn bó trực tiếp với đời sống của ngƣời dân. Qua

bao năm tháng, hình ảnh và đặc tính của con ngựa đã đi vào tâm thức ngƣời dân,

để rồi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những

câu chuyện, đạo lý, triết lý sống đều mang dáng dấp của con vật thân thƣơng này.

Trong số mƣời hai con vật biểu tƣợng của mƣời hai con giáp, con ngựa biểu

tƣợng của năm Ngọ là một trong những con vật đƣợc con ngƣời coi trọng và sử

dụng nhiều nhất. Ngựa mang hình tƣợng văn hóa phƣơng Đông, là biểu tƣợng cho

sự trung thành tận tụy đồng thời là biểu tƣợng cho may mắn, tài lộc, thành công.

Hình ảnh ngựa biểu trƣng sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức, chẳng hạn:

thành ngữ ―马到成功‖ (Mã đáo thành công = Chiến mã đến đâu, thành công tới

đó) xuất phát từ điển tích của ngƣời Trung Hoa sử dụng ngựa làm phƣơng tiện

vận chuyển. Cho nên có ngựa thì di chuyển nhanh hơn, dễ hơn, hiệu quả hơn, có

ngựa thì sẽ thành công. Ngựa tƣợng trƣng của dân tộc du mục. Văn hóa ngựa

cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành văn hóa du mục và đã tỏa sáng

trong nền lịch sử văn hóa Trung Quốc. Ở Trung Quốc vào thời cổ đại, ngựa luôn

là đại diện cho sức sống dân tộc và tinh thần cầu tiến. Vì thế, ngựa có ảnh hƣởng

sâu sắc đến văn hóa phong tục của ngƣời Trung Quốc. Chính vì vậy mà ngựa có

tần số xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hán tƣơng đối nhiều. Nói đến ngựa ngƣời

ta thƣờng liên tƣởng đến cảnh ngựa phi nhanh, tung vó ngang dọc, một hình dáng

thanh tú, mạnh mẽ, ung dung tự tại nhƣ: ―马不停蹄‖ (Mã bất đình đề = Ngựa

không dừng vó, không nghỉ, luôn luôn tiến lên), ―万马奔腾‖ (Vạn mã bôn đằng =

Muôn ngựa phi nhanh, rầm rầm rộ rộ), “快马加鞭 ‖ (Khoái mã gia tiên = Ngựa

chạy nhanh quất thêm roi, ra roi thúc ngựa, đã nhanh lại càng nhanh thêm)…; hay

để miêu tả cuộc sống giàu có, sung túc nhƣ thành ngữ: ―宝马香车 ‖ (Bảo mã

hƣơng xa = Xe đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn ), ―车马盈门 ‖ (Xa mã doanh môn =

Xe ngựa đầy trƣớc cửa), ―肥马轻裘 ‖ (Phì mã khinh cừu = Cƣỡi con ngựa béo

Page 67: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

57

khỏe, mặc áo da nhẹ ấm, ví với sự giàu có xa xỉ, giàu sang phú quí), ―鲜车怒马 ‖

(Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa hoa)…

Hình tƣợng con hổ trong truyền thống văn hóa Trung Quốc chiếm một vị trí

quan trọng, nó chỉ đứng sau con rồng. Trong “Chu dịch – Càn quái văn” ghi: ―Mây

từ rồng, gió từ hổ‖. Rồng bay trên trời, hổ đi dƣới đất, rồng hổ kết hợp thành biểu

tƣợng của sự cát tƣờng, thịnh vƣợng và quyền uy, là nét đặc sắc của văn hóa phong

tục dân tộc mang sức sống mãnh liệt. Từ xƣa con ngƣời hay dùng ―龙腾虎跃‖

(Long đằng hổ dƣợc = Rồng cuốn hổ chồm, hăng hái sôi động, khí thế mạnh mẽ)

hoặc ―生龙活虎‖ (Sinh long hoạt hổ = Nhƣ rồng nhƣ hổ, khỏe nhƣ vâm, sinh lực

dồi dào, tràn đầy sức sống) để thể hiện tinh thần và khí thế hào hùng của dân tộc

Trung Hoa. Văn hóa Rồng Hổ đã thấm sâu vào các mặt chính trị, quân sự, y học,

nghệ thuật của Trung Quốc. Trong tâm thức của ngƣời Trung Quốc, hổ là một ác

thú và nó hung dữ bậc nhất trong 12 con giáp. Hổ là con vật hội đủ các đức tính

nhƣ: dũng cảm, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó. Ở

Trung Quốc con rồng là tƣợng trƣng cho vua chúa, phƣợng hoàng là tƣợng trƣng

cho hoàng hậu, còn con hổ là tƣợng trƣng cho các vị tƣớng và đại diện cho quân đội.

Chính nhờ những đức tính đó mà nó trở thành biểu tƣợng của quyền uy và sức

mạnh, nhƣ: ―虎步龙行‖ (Hổ bộ long hành = Rồng đi hổ đi, trƣớc đây dùng để ví

với tƣ thế vua không giống bình thƣờng, sau dùng để ví phong thái oai hùng của

tƣớng quân). Theo văn hóa của ngƣời Trung Hoa, hổ cũng là biểu tƣợng của sự may

mắn. Đồng thời hổ còn đƣợc tôn sùng là linh vật và trong tiếng Trung Hoa chỉ có

chuột và hổ mới đƣợc gọi bằng một cái tên cung kính là có chữ 老 (lao) đứng trƣớc

nhƣ: 老鼠, 老虎. Bên cạnh đó, ngƣời dân Trung Quốc thƣờng dùng hổ để nói về

những nhân vật xuất chúng và những ngƣời mạnh mẽ còn trẻ tuổi thƣờng đƣợc mọi

ngƣời gọi là “những con hổ nhỏ” để thể hiện sự kì vọng của mọi ngƣời. Theo truyền

thống, ngƣời ta tin rằng trẻ em đội mũ, đi giày có hình đầu hổ vào năm mới sẽ đƣợc

bảo vệ khỏi tà ma.

Trâu ở thời Trung Quốc cổ đại cũng là một trong những loài động vật đƣợc

thuần hóa sớm nhất, trâu đƣợc xem là nằm trong sáu loại súc vật nuôi trong nhà.

Thời kì của nghề chăn nuôi gia súc và nghề nông canh, tác dụng của nó rất nổi bật,

hình ảnh về con trâu là chịu thƣơng chịu khó, cố gắng chăm chỉ, đức tính thật thà,

tinh thần phấn đấu không ngừng. Trong quan niệm của ngƣời Trung Quốc thì trâu

Page 68: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

58

là thánh vật nên thƣờng dùng làm vật tế lễ, nó là biểu tƣợng cho cầu nối giữa trời và

đất, ngƣời và tiên để cho thần tiên ban phƣớc lành cho mƣa thuận gió hòa, mùa

màng bội thu, nhân gian an bình. Con trâu còn tƣợng trƣng cho những điều tốt

lành, nếu ngƣời nào mơ thấy trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cƣỡi trâu vào

thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện. Ngoài ra ở Trung Quốc vào

những ngày lập xuân xƣa kia còn phổ biến lễ “tiến xuân ngƣu” có nghĩa là lễ dâng

trâu mùa xuân, mục đích của phong tục này là cầu cho mƣa thuận gió hòa, mạ xanh

lúa tốt. Điều đó càng thể hiện con trâu có vị trí rất quan trọng trong nông nghiệp.

Kể từ đó, hình ảnh con trâu âm thầm lặng lẽ từ ngày này qua tháng khác cần cù vất

vả trên đồng ruộng đã dần dần đi sâu vào lòng ngƣời, đồng thời vị trí của trâu

trong lòng ngƣời Trung Quốc cũng dần dần đƣợc khẳng định. Những thành ngữ về

trâu nhƣ: ―对牛弹琴‖ (Đối ngƣu đàn cầm = Đàn gảy tai trâu), ―牛头马面‖ (Ngƣu

đầu mã diện = Đầu trâu mặt ngựa), “老牛舔犊” (Lão ngƣu sị độc = Bò già liếm bê

con, ví với bố mẹ nuông chiều con cái)...

Chó là loài vật đƣợc thuần dƣỡng trở thành gia súc sớm nhất của ngƣời Trung

Quốc. Chó là loài vật nuôi khôn ngoan với nhiều công dụng nhƣ: đi săn, giữ nhà,

bảo vệ chủ… Chúng rất dễ nuôi, ít tốn kém và sinh lợi nhanh. Khi nền nông nghiệp

phát triển vai trò của chó ngày càng giảm đi nhƣng không bị lãng quên. Chó cũng

đƣợc coi là biểu tƣợng may mắn của ngƣời Trung Quốc. Nếu một con chó hoang

xuất hiện trƣớc cửa nhà đó là dấu hiệu cho thấy may mắn sẽ đến. Chó cũng là loài

vật đặc biệt trung thành với chủ dù cho nhà chủ giàu hay nghèo nhƣ: thành ngữ ―狗

马之心‖ (Cẩu mã chi tâm = Giống nhƣ chó và ngựa trung thành với chủ của mình).

Trong hệ thống văn hóa thời kì phong kiến xuất hiện một tạo hình văn hóa đó là

“Thiên khuyển” (chó trời), hình ảnh chó trời ra đời dựa vào những truyền thuyết cổ

xƣa, loài chó này biểu trƣng cho tính thiện kẻ thù của nó là cú mèo biểu trƣng cho

sự ma quái và chiến tranh. Để không cho cú mèo ảnh hƣởng đến mình, ngƣời dân

đã nhéo vào tai con chó để chúng cất lên tiếng sủa, xua đi những điều ma quái.

2.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

2.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán

Từ những đặc điểm phân tích ngữ nghĩa về điển mẫu, cấu trúc ngữ nghĩa và

nghĩa tri nhận văn hóa trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán có

thể quy về các miền ý niệm CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN. Trong các

Page 69: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

59

miền này có thể xác lập các tiểu miền ý niệm về CON NGƢỜI gồm: tâm lý tình

cảm, tính chất, ngoại hình, hoạt động; các tiểu miền ý niệm về XÃ HỘI gồm: quan

hệ xã hội, điều kiện kinh tế; các tiểu miền ý niệm về KHÔNG GIAN gồm: không

gian vui tƣơi, không gian yên tĩnh, không gian tù túng. Khi nghiên cứu ẩn dụ tri

nhận của thành ngữ chính là đã xác lập mối quan hệ giữa hai miền trong nghĩa của

thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ không phải bao giờ cũng là nghĩa cụ thể, mà nó là

nghĩa ẩn dụ. Nhƣ vậy ý nghĩa của thành ngữ là ý nghĩa ẩn dụ. Nhìn từ góc độ tri

nhận, ẩn dụ tri nhận sẽ có hai miền, miền nguồn là liên quan đến thế giới động vật

và miền đích là các nghĩa của thành ngữ hƣớng đến mà chúng tôi đã phân tích cụ

thể ở trên. Sự thể hiện của các miền đích trong thành ngữ chính là kết quả sự trải

nghiệm của con ngƣời, chẳng hạn nhƣ: thành ngữ ―走马看花‖ (Tẩu mã khán hoa =

Cƣỡi ngựa xem hoa) có nguồn gốc là xƣa kia có chàng công tử con quan đến tuổi thành

thân, chàng rất thích đi săn, ngày nào chàng cũng dẫn đoàn tùy tùng vào rừng săn bắt,

trên đƣờng đi chàng thƣờng hay đi qua nhà tiểu thƣ đài cát, dáng đẹp tuyệt trần đứng ở

lâu đài nhìn theo. Ngày nào chàng cũng tặng cho nàng một bó hoa và nàng đƣa bó hoa

lên mũi nhƣ hôn, nhƣ ngửi ngây ngất. Rồi đến một ngày chàng công tử xin bố mẹ cho

mình đƣợc cƣới nàng về làm vợ. Thế là hôn lễ của hai ngƣời tổ chức long trọng. Đêm

tân hôn chàng háo hức mở chiếc khăn hồng đội trên đầu nàng, để đƣợc ngắm kĩ khuôn

mặt xinh đẹp của nàng thật lâu, nhƣng thật không ngờ chiếc khăn vừa rơi xuống nhìn

thấy nàng bị sứt môi, chàng đã kinh hãi ngã khụy xuống đất, nàng vội vàng chạy lạy

dìu chàng dậy, cũng thật bất ngờ hóa ra chàng trai oai phong ngồi trên ngựa là một

chàng trai bị què chân. Chính vì vậy thành ngữ ―走马看花‖ (Tẩu mã khán hoa = Cƣỡi

ngựa xem hoa) dụng ý những sự việc không xem xét, nghiên cứu cẩn thận, chỉ làm qua

loa đại khái, sơ sài.

Nhiều loài vật nuôi trong gia đình và các loài động vật gần gũi với đời sống

nông nghiệp cũng đƣợc thể hiện trong thành ngữ nhƣ: ―鼠肚鸡肠‖ (Thử đỗ kê

trƣờng = Bụng chuột ruột gà, ví bụng dạ hẹp hòi) nhƣ chúng ta đã biết chuột là loài

vật có hình dáng bé nhỏ, gà là loài vật nuôi gần gũi với con ngƣời, ngƣời Trung

Quốc đã sử dụng hai BPCT của hai loài vật bé nhỏ để miêu tả về ngƣời có tính cách

ích kỉ, hẹp hòi. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận

các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. Chúng tôi đã xác lập đƣợc 3 miền ý niệm:

CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN.

Page 70: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

60

Miền ý niệm CON NGƢỜI đây là miền ý niệm có nội dung bao quát. Từ

cách tƣ duy tự ngã trung tâm, con ngƣời thƣờng nhìn các sự vật, hiện tƣợng, trạng

thái bên ngoài liên tƣởng về mình. Chính vì vậy thành ngữ sử dụng các yếu tố

khác ngoài con ngƣời để nói về con ngƣời chiếm số lƣợng lớn, và thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật cũng không đi ra ngoài điều này.

Trong 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật của tiếng Hán mà chúng tôi thu

thập đƣợc có đến 189 thành ngữ nói về miền ý niệm CON NGƢỜI bao gồm 4 tiểu

miền: tính chất, tâm lý tình cảm, ngoại hình, hoạt động của con ngƣời, chúng tôi

sẽ giới thiệu các tiểu miền này nhƣ sau.

Tiểu miền tính chất của con người: có thể chia thành ba loại: thể chất, trí tuệ và

tính cách. Thể chất của con ngƣời nhƣ (khỏe, yếu, béo, gầy, ốm...), trí tuệ nhƣ (thông

minh, ngu dốt, nhanh trí, chậm hiểu...), còn tính cách của con ngƣời chúng tôi chia

làm hai loại: tính tốt (khiêm tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hòa đồng,

vui vẻ, cởi mở, hoạt bát...) và tính xấu (ích kỷ, khoe khoang, ba hoa, nhẫn tâm, độc

ác, ghen ghét, vô ơn, tham lam...), nhƣng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật phần

lớn đƣợc đề cập đến là những tính cách xấu (tiêu cực).

Tiểu miền tâm lý tình cảm của con người: miền tâm lý tình cảm của con

ngƣời thể hiện ở nhiều sắc thái khác nhau nhƣ: vui mừng, tức giận, đau buồn, sợ

hãi, yêu thích, ghét và ham muốn... Với một hệ thống từ ngữ để biểu đạt chúng khá

phong phú với rất nhiều mức độ khác nhau. Xét một cách tổng quát nhƣ quan niệm

của các nhà tâm lý phân tích tình cảm của con ngƣời gồm bảy loại là: hỉ, nộ, ai, lạc,

ái, ố và dục là những trải nghiệm tình cảm chủ thể đƣợc thỏa mãn về tâm lý khi theo

đuổi một mục đích nào đó.

Tiểu miền ngoại hình của con người: ngoại hình là hình dáng bên ngoài của

con ngƣời, chẳng hạn nhƣ: xinh đẹp, xấu xí.

Tiểu miền hoạt động của con người: là miền có nhiều nội dung phong phú và

có số lƣợng từ biểu thị các hoạt động của con ngƣời rất lớn. Ngƣời ta thƣờng phân

chia các hoạt động này theo từng phạm trù nhƣ: hoạt động di chuyển, hoạt động nói

năng, hoạt động vật lý...

Miền ý niệm XÃ HỘI là miền ý niệm thể hiện các mối quan hệ xã hội, sự

tổ chức xã hội nhƣ một sự quây tụ hoạt động của các thành viên xã hội. Trong

683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, miền ý niệm XÃ HỘI chiếm một tỉ lệ khá

Page 71: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

61

cao và chủ yếu liên quan đến quan hệ xã hội và điều kiện kinh tế. Sự tổ chức

đời sống loài vật cũng là một sự khơi gợi để liên tƣởng đến đời sống xã hội của

con ngƣời. Những sự vật, món ăn có đƣợc từ loài vật là trải nghiệm của con

ngƣời về điều kiện kinh tế.

Tiểu miền quan hệ xã hội: mối quan hệ xã hội là những mối quan hệ hòa

thuận, yêu thƣơng, bất hòa, chia li, mẫu thuẫn, xung khắc… trong quá trình thu

thập nguồn ngữ liệu, chúng tôi tạm thời chia các mối quan hệ trên thành hai mối

quan hệ cơ bản: mối quan hệ tích cực, mối quan hệ tiêu cực. Chúng tôi nhận thấy

phần lớn các mối quan hệ thể hiện trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật vừa có

quan hệ tích cực, vừa có quan hệ tiêu cực.

Tiểu miền điều kiện kinh tế: là điều kiện kinh tế giàu có và điều kiện kinh tế

nghèo khổ.

Miền ý niệm KHÔNG GIAN là môi trƣờng sống của con ngƣời và vạn vật,

chính vì vậy sự trải nghiệm của con ngƣời về hoạt động của loài vật gợi đến hình

ảnh không gian, chẳng hạn: không gian bao la trong thành ngữ ―一马平川‖ (Nhất

mã bình xuyên = Thẳng dóng cƣơng ngựa, đất bằng phẳng tắp, thẳng cánh cò bay).

Ngƣời ta thƣờng phân chia không gian này theo từng phạm trù nhƣ: không gian

rộng lớn, không gian nhỏ bé, không gian ồn ào, không gian yên tĩnh... Miền không

gian thể hiện bên trong cấu trúc của thành ngữ có những nội dung rất phong phú. Ở

miền ý niệm KHÔNG GIAN có 3 tiểu miền: không gian vui tuơi, không gian yên tĩnh,

không gian tù túng.

2.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích

trong tiếng Hán

Ẩn dụ tri nhận là sự tổ chức ánh xạ trong hai miền ý niệm nguồn và miền ý

niệm đích. Trong đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi miền nguồn là ý niệm loài vật

đƣợc sử dụng trong thành ngữ, còn miền đích bao gồm những ý niệm con ngƣời, xã

hội, không gian.

Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của các thành ngữ nêu trên chúng tôi có thể xác

định đƣợc 3 miền ý niệm: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN của các thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật có thể biểu đạt. Ở nội dung này chúng sẽ đi sâu phân tích

sự thể hiện những tƣơng ứng ngữ nghĩa từ miền nguồn loài vật đƣợc thể hiện trong

thành ngữ tiếng Hán sang các miền đích nêu trên.

Page 72: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

62

Bảng 2.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ)

đến các miền đích trong tiếng Hán

Miền nguồn Miền đích Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

(%)

LOÀI VẬT

Con ngƣời

1. Tính chất 91 34.06

2. Hoạt động 41 15.59

3. Tâm lý tình cảm 40 15.21

4. Ngoại hình 17 6.46

Xã hội 1. Quan hệ xã hội 43 16.35

2. Điều kiện kinh tế 15 5.07

Không gian

1. Vui tƣơi 6 2.28

2. Yên tĩnh 6 2.28

3. Tù túng 4 1.52

TỔNG CỘNG 263 100%

2.3.2.1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con người

Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con ngƣời chiếm số lƣợng

lớn có thể xác định mô hình ẩn dụ tổng quát LOÀI VẬT LÀ CON NGƢỜI. Con

ngƣời và loài vật có sự tƣơng đồng nhiều mặt vì con ngƣời cũng là động vật cấp

cao. Việc quan sát, trải nghiệm các đặc điểm của loài vật để liên tƣởng đến con

ngƣời là phổ biến trong nhiều nền văn hóa, tất nhiên với những mức độ nhiều ít, cụ

thể có khác nhau.

Miền ý niệm CON NGƢỜI gồm có 4 tiểu miền: tính chất của con ngƣời hoạt

động của con ngƣời, tâm lý tình cảm của con ngƣời, ngoại hình của con ngƣời.

Trong đó tiểu miền tính chất của con ngƣời chiếm số lƣợng 34.06% cao nhất, tiếp

đến là tiểu miền hoạt động của con ngƣời với số lƣợng 15.59%, bên cạnh đó ở tiểu

miền tâm lý tình cảm của con ngƣời cũng có số lƣợng đáng kể là 15.21% và thấp

nhất là tiểu miền ngoại hình của con ngƣời với số lƣợng là 6.46%. Chúng tôi sẽ

phân tích các tiểu miền này theo tần số xuất hiện từ cao đến thấp ở phần tiếp theo.

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tính chất của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về tính chất của con

ngƣời bao gồm 91 thành ngữ liên quan đến ba tiểu miền: tính cách, trí tuệ, thể lực

của con ngƣời.

Page 73: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

63

- Tiểu miền tính cách

Mô hình ánh xạ: NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƢỜI VỀ LOÀI

VẬT LÀ NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CỦA CON NGƢỜI

Tính cách tham lam

―巴蛇吞象‖ (Ba xà thôn tƣợng = Rắn lớn đòi nuốt voi, lòng tham không đáy)

―饿虎饥鹰‖ (Ngạ hổ cơ ƣng = Hổ đói ƣng đói, ƣng và hổ đói khát thì việc gì

cũng có thể làm, ví với ngƣời tham lam hung ác)

―狼贪鼠窃‖ (Lang tham thử thiết = Sói tham chuột trộm, kẻ thù tham lam bỉ ổi)

Các loài dã thú thƣờng đƣợc xem là những loài dã thú mạnh mẽ, hung dữ, to lớn và

thƣờng là các loài thú ăn thịt. Trải nghiệm thông thƣờng xuất phát từ các loài dã thú sống

trên cạn nhƣ: sƣ tử, hổ... loài sói ở một số nơi cũng nhận đƣợc sự ngƣỡng mộ nhƣng hầu

nhƣ nó chỉ đƣợc coi là thủ lĩnh trong nội bộ của chúng. Bản chất của sói là sự lanh lợi,

tinh ranh và kẻ lƣờng gạt là một mẫu hình của những kẻ ranh mãnh, lừa đảo, bịp bợm

hay chơi khăm. Trong khi đó nhắc đến rắn, ngƣời ta hay liên tƣởng đến những con trăn

to cuộn tròn trong rừng núi sâu xa, những con rắn độc ẩn mình nơi hoang dã với màu sắc

hoa văn đẹp đẽ, đôi mắt hung ác nham hiểm. Trong tâm trí của ngƣời Trung Quốc rắn

dƣờng nhƣ là một trong những động vật bí hiểm, nó lộ vẻ hung hiểm tà ác, đầy âm mƣu.

Trên thực tế, nọc độc của rắn có thể gây chết ngƣời trong chốt lát. Ngƣời Trung Quốc đã

lấy hình ảnh đối lập về hình dáng của hai con vật nhƣ: con rắn nhỏ nhƣ vậy làm sao mà

có thể nuốt đƣợc con voi, hay hình ảnh con hổ và con ƣng khi đói thì bất cứ con vật gì nó

cũng ăn hết. Có lẽ với những bản chất của các loài vật trên, ngƣời Trung Quốc đã dùng

để ẩn dụ cho loại ngƣời có tính cách tham lam.

Tính cách độc ác

―狼心狗肺‖ (Lang tâm cẩu phế = Lòng sói phổi chó, lòng dạ lang thú)

―蛇蝎心肠‖ (Xà hạt tâm trƣờng = Lòng dạ rắn rết, bụng dạ độc ác)

―佛口蛇心‖ (Phật khẩu tâm xà = Miệng phật lòng rắn, lòng dạ độc ác)

Chó sói là loài ăn thịt đáng sợ, nó là một kẻ săn mồi đáng sợ với kỹ năng săn

mồi sắc bén một cách có tổ chức với phƣơng pháp tấn công cắn xé liên tiếp con

mồi cho đến chết. Trong đêm khuya nghe tiếng tru hú kéo dài của loài chó sói thật

đáng sợ. Trong các truyền thuyết dân gian nó là loài vật thƣờng đƣợc nhắc đến với

những nghĩa tƣợng trƣng cho sự dữ tợn, gian ác, những bí ẩn đen tối và sự độc ác.

Nhắc đến loài rắn rết con ngƣời thƣờng liên tƣởng chúng là những loài có nộc độc

Page 74: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

64

có thể gây chết ngƣời. Với những đặc tính nhƣ vậy khi đƣợc kết hợp với BPCT

của loài vật nhƣ: 心 (tim), 肺 (phổi), 肠 (ruột) dùng để miêu tả cho ngƣời có tính

cách độc ác.

“鸱目虎吻” (Si mục hổ vẫn = Mắt diều hâu môi hổ, ví tƣớng mạo thâm hiểm)

―鸢肩豺目‖ (Diên kiên sài mục = Vai diều hâu mắt sói, tƣớng mạo nham hiểm)

―长颈鸟喙‖ (Trƣờng cảnh điểu uế = Cổ dài mỏ chim, ví ngƣời có tƣớng mạo

thâm hiểm)

Ngƣời Trung Quốc đã chọn những con nhƣ: diều hâu, hổ, sói là những loài thú

chuyên ăn thịt là những kẻ săn mồi đáng sợ. Chúng là những loài rất hung dữ và độc

ác. Những loài này kết hợp với một số BPCT của loài vật nhƣ: 目 (mắt), 吻

(miệng), 肩 (vai) dùng để phê phán những loại ngƣời có tính cách thẩm hiểm.

- Tiểu miền trí tuệ

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ

ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT TRÍ TUỆ CỦA CON NGƢỜI

Tính chất về tài năng tích cực

―走鸾飞凤‖ (Tẩu loan phi phƣợng = Loan chạy phƣợng bay, ví kiến trúc điêu

khắc rất tinh xảo đẹp)

―凤舞龙飞‖ (Phƣợng vũ long phi = Phƣợng múa rồng bay)

―龙跃凤鸣‖ (Long dƣợc phƣợng minh = Rồng nhảy phƣợng hót, tài hoa xuất

chúng, tài hoa hơn ngƣời)

―龙跳虎卧‖ (Long khiêu hổ ngọa = Rồng nhảy hổ nằm, thƣ pháp rắn rỏi)

Trong quan niệm của ngƣời Trung Quốc coi rồng nằm trong cung hoàng đạo,

trong số 12 con vật. Rồng hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật nhƣ: múa, kịch,

trang trí, điêu khắc... Múa rồng là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của ngƣời Trung

Quốc, trong các dịp lễ tết điệu múa rồng trở nên phổ biến. Rồng mang màu sắc rực rỡ,

uốn lƣợn theo nhịp trống rộn rã tạo không khí hội hè, biểu thị miền vui, hạnh phúc cầu

cho một năm mƣa thuận gió hòa. Bên cạnh đó, hình ảnh phƣợng hoàng bay uốn lƣợn

trên bầu trời, rắn bò chuyển động rất uyển chuyển, với những hình ảnh đẹp về các hoạt

động của loài vật đã đƣợc ngƣời Trung Quốc dùng để miêu tả ngƣời có nét chữ thƣ

pháp đẹp, bay bổng, uốn lƣợn.

Page 75: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

65

Tính chất yếu kém

―鼠目寸光‖ (Thử mục thốn quang = Tầm mắt của chuột, ví tầm nhìn hạn hẹp)

―驴头不对马嘴‖ (Lƣ đâu bất đối mã chủy = Đầu lừa không vừa mồm ngựa,

râu ông nọ cắm cằm bà kia)

Nền văn hóa Trung Hoa từ chất du mục trên thảo nguyên đến chất nông nghiệp

cạn (kê, mạch, ngô) miền bắc và nông nghiệp lúa nƣớc miền nam, có lẽ vì thế văn hóa

của họ từ khắp mọi miền và đâu đâu cũng có dấu ấn của chuột. Nông dân một số vùng

Bắc Trung Hoa ngày nay vẫn còn tục “chuột lấy chồng”, những ngày này ngƣời dân

phải tắt đèn đi ngủ sớm để tránh kinh động đến chuột, ngày “chuột lấy chồng” một số

gia đình nông thôn thƣờng mang cơm rang hoặc bánh đặt dƣới gầm giƣờng cho chuột

ăn với ý nghĩa trong ngày đó chúng phải đƣợc no cái bụng, mục đích của phong tục

này là hy vọng chúng sẽ không phá hoại mùa màng. Chuột có đôi mắt kém tinh tƣờng,

vì thế thế giới trong mắt chúng chỉ mờ mờ, chậm chạp. Ngƣời Trung Quốc đã lấy đặc

điểm này của con chuột dùng để phê phán cho loại ngƣời có tầm nhìn hạn hẹp, không

có suy nghĩa thấu đáo.

―井底之蛙‖ (Tỉnh để chi oa = Ếch ngồi đáy giếng, ngƣời thiển cận, ấu trĩ tầm

nhìn hạn hẹp, kiến thức nông cạn)

―瓮里醯鸡‖ (Ông lí hê kê = Gà nằm trong chum, hiểu biết hạn hẹp)

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày và nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn

bầu trời chỉ là cái vung. Đến khi trời mƣa to, nƣớc dâng lên ếch nhảy ra khỏi giếng

đi lại ngang nhiên không để ý xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm

chết. Con gà vốn là con vật thƣờng sống quanh vƣờn nhà để tìm kiếm thức ăn, nên

khi nó bị nhốt trong chum thì không gian sống quá nhỏ, chật hẹp. Mƣợn những đặc

điểm môi trƣờng sống hạn hẹp của các loài vật này dùng để phê phán những kẻ hiểu

biết hạn hẹp, kiến thức nông cạn.

―蝉不知雪‖ (Thiền bất tri tuyết = Ve không biết tuyết, ví với ngƣời hiểu biết

không rộng)

―驽马铅刀‖ (Nô mã diên đao = Ngựa tồi dao chì, bất tài vô dụng)

Ngƣời Trung Quốc đã dùng hai trạng thái đối nghịch nhau nhƣ: ve thƣờng

hoạt động vào mùa hè đối nghịch với hiện tƣợng tuyết thƣờng rơi vào mùa đông,

hay hình ảnh con ngựa què đối nghịch với dao đùi. Tất cả những trạng thái này

dùng để phê phán ngƣời có trình độ yếu kém.

Page 76: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

66

- Tiểu miền thể lực

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH

GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA CON NGƢỜI

Thể lực khỏe mạnh

―虎背熊腰‖ (Hổ bối hùng yêu = Lƣng hổ eo gấu, cao lớn vạm vỡ)

―虎头虎脑‖ (Hổ đầu hổ não = Đầu hổ não hổ, khỏe mạnh rắn rỏi, khỏe mạnh

kháu khỉnh)

―豹头环眼‖ (Báo đầu hoàn nhãn = Đầu beo mắt hình vành khuyên, ví dáng

ngƣời oai vệ dũng mãnh)

BPCT loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán đƣợc hình thành dựa vào

nhận thức, quan niệm về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của từng bộ phận trên cơ

thể loài vật. Mỗi dân tộc với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội khác nhau, với những

phong tục tập quán và tâm lí không giống nhau mà nhìn nhận thế giới khách quan khác

nhau, điều đó đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ. Những BPCT của loài vật đƣợc sử dụng

trong thành ngữ tiếng Hán nhƣ: 背 (lƣng), 腰 (bụng), 头 (đầu)… kết hợp với

những loài vật to lớn, khỏe mạnh nhƣ: hổ, gấu, báo… để miêu tả ngƣời có thể lực khỏe

mạnh. Nhƣ vậy, việc tìm hiểu các BPCT của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Hán, giúp cho chúng ta có thể thấy đƣợc những nét đặc trƣng văn hóa dân tộc thể

hiện qua chúng.

Thể lực ốm yếu

―鸡骨支床‖ (Kê cốt chi sang = Cốt xƣơng gà nhô lên ở trên giƣờng, vì ngƣời

thân qua đời mà buồn phiền trở bệnh, vô cùng tiều tụy, da bọc xƣơng)

―鸠形鹄面‖ (Cƣu hình hộc diện = Mặt chim hình thiên nga, do đói mà mệt

mỏi, dung nhan tiêu tụy, gầy gò trơ xƣơng)

Hình ảnh con gà ốm yếu chỉ còn trơ lại bộ xƣơng trên ngƣời, hay mặt con

chim thiên nga nhỏ bé. Tất cả những hình ảnh này dùng để ẩn dụ cho ngƣời có thể

lực ốm yếu, dung nhan tiêu tụy, gầy gò.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích hoạt động của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về hoạt động của con

ngƣời bao gồm 41 thành ngữ liên quan đến hai tiểu miền: hoạt động thuận lợi, hoạt

động nguy hiểm.

Page 77: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

67

- Tiểu miền hoạt động thuận lợi

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG SỐNG PHÙ HỢP LÀ

HOẠT ĐỘNG THUẬN LỢI CỦA CON NGƢỜI

―如鱼得水‖ (Nhƣ ngƣ đắc thủy = Nhƣ cá gặp nƣớc, gặp ngƣời hoặc hoàn

cảnh hoàn toàn phù hợp với mình)

―水大鱼多‖ (Thủy đại ngƣ đa = Nƣớc lớn cá nhiều, môi trƣờng làm việc

thoải mái thì mới có kết quả tốt)

Sự tƣơng hợp giữa loài vật và môi trƣờng sống là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc

sống thuận lợi, hay môi trƣờng dễ làm ăn nên đƣợc nhiều ngƣời tìm đến để sinh

sống. Cá là loài động vật sống dƣới nƣớc, là loài động vật có xƣơng sống với nhiều

chủng loại đa dạng. Từ lâu, cá là nguồn thực phẩm của con ngƣời và cũng chính vì

vậy cá đã đi vào nhiều nền văn hóa của các nƣớc trên thế giới. Ngƣời Trung Quốc

đã mƣợn hình ảnh cá với môi trƣờng sống là nƣớc để miêu tả hoạt động thuận lợi

của con ngƣời. Nhƣ vậy nếu cá đƣợc sống dƣới nƣớc cũng giống nhƣ con ngƣời

đƣợc sống trong môi trƣờng phù hợp với hoàn cảnh của mình.

- Tiểu miền hoạt động nguy hiểm

Mô hình ánh xạ: KHÔNG GIAN SỐNG CỦA LOÀI VẬT LÀ HOẠT ĐỘNG

NGUY HIỂM CỦA CON NGƢỜI

―虎穴龙潭‖ (Hổ huyệt long đàm = Đầm rồng hang hổ, chốn hang hùm miệng

sói, chỉ nơi nguy hiểm)

―瓮中之鳖‖ (Úng trung chi miết = Ba ba trong chum, chó trong cũi, gà trong

chuồng, đã nắm đƣợc trong tay thì khó mà trốn thoát)

―燕巢于幕‖ (Yến sào vu mạc = Chim yến làm tổ trên bức màn, ví hoàn cảnh

rất nguy hiểm)

Trong văn hóa Trung Hoa, hổ là động vật có thật và nó gần nhƣ là loài vật duy

nhất đƣợc gắn sánh đôi với rồng là loài vật hƣ cấu tƣợng trƣng cho quyền năng của

tự nhiên. Chúng ta có thể thấy đƣợc những hình ảnh hổ sánh đôi với rồng trong các

bức tranh hội họa, thƣ pháp… Ở Trung Quốc, hình ảnh hổ và rồng đang ở tƣ thế

gầm ghè chuẩn bị giao chiến và điều này cũng đƣợc thể hiện trên những bức tƣợng,

phù điêu khác. Trong rừng núi sâu thẳm những hang hổ, hang sói, đầm rồng… là

nơi chúng trú ngụ, chúng ở đấy cả đàn cứ đêm xuống tiếng rống của chúng vang

Page 78: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

68

động núi rừng, rất khinh sợ và nếu chúng ta không may lạc chân vào những nơi đó

thì thật là nguy hiểm đến tính mạng của mình. Những hình ảnh không gian sống của

loài vật đƣợc dùng để ẩn dụ cho hoạt động nguy hiểm của con ngƣời.

Mô hình ánh xạ: HÀNH ĐỘNG CON NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI VẬT

HOANG DÃ LÀ HOẠT ĐỘNG NGUY HIỂM CỦA CON NGƢỜI

―虎尾春冰‖ (Hổ vĩ xuân băng = Giẫm phải đuôi hổ, đi trên lớp băng mỏng

mùa xuân, ví hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm)

―养虎遗患‖ (Dƣỡng hổ di hoạn = Nuôi hổ để họa về sau, nuôi ong tay áo,

nuôi cáo trong nhà)

―引狼入室‖ (Dẫn lang nhập thất = Dẫn sói vào nhà, rƣớc voi về giày mồ,

cõng rắn cắn gà nhà)

―虎口拔牙‖ (Hổ khẩu bạt nha = Nhổ răng miệng cọp, vuốt râu hùm, nhổ nanh

cọp, làm việc vô cùng nguy hiểm)

Nhƣ chúng ta đã biết hổ, sói là loài thú hung dữ, độc ác là loài thích ăn thịt

sống. Nên những gì liên quan đến hổ, sói đều khiến cho con ngƣời lo lắng, sợ hãi,

chẳng hạn nhƣ: dƣỡng, giẫm, nhổ… là một việc làm hết sức nguy hiểm. Ẩn dụ cho

hành động nguy hiểm liên quan đến tính mạng của con ngƣời.

c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tâm lý tình cảm của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về tâm lý tình cảm của

con ngƣời bao gồm 40 thành ngữ liên quan đến bốn tiểu miền nhƣ: vui, buồn, sợ,

nhớ, giận.

- Tiểu miền trạng thái tâm lý vui

Mô hình ánh xạ: TRẠNG THÁI CỦA LOÀI CHIM LÀ TRẠNG THÁI TÂM

LÝ VUI CỦA CON NGƢỜI

―凫趋雀跃‖ (Phù việt tƣớc dƣợc = Vịt trời chạy nhanh, chim sẻ nhảy nhót,

tƣng bừng phấn khởi)

―拊髀雀跃‖ (Phủ bễ tƣớc dƣợc = Vỗ đùi chim sẻ nhảy, vỗ đùi nhảy nhót)

Hình ảnh những chú chim sẻ chuyền từ cành này sang cành khác thể hiện trạng

thái vui mừng, phấn khởi của con ngƣời.

- Tiểu miền trạng thái tâm lý buồn

Page 79: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

69

TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT NUÔI LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ BUỒN

CỦA CON NGƢỜI

―白云苍狗‖ (Bạch vân thƣơng cẩu = Mây trắng chó xanh, biến đổi vô thƣờng,

tang thƣơng, bãi bể nƣơng dâu)

―丧家之狗‖ (Táng gia chi cẩu = Chó nhà có đám, bơ vơ không nơi nƣơng tựa,

không chốn nƣơng thân)

Chó kết hợp với mây trắng thể hiện sự tang tóc dùng để miêu tả trạng thái tâm

lí buồn của con ngƣời.

- Tiểu miền trạng thái tâm lý sợ

Mô hình ánh xạ: TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM

LÝ SỢ CỦA CON NGƢỜI

―杯弓蛇影‖ (Bôi cung xà ảnh = Bóng chiếc cung trong chén rƣợu in hình con

rắn, ví sợ bóng sợ gió, lo sợ không đâu)

―惊弓之鸟‖ (Kinh cung chi điểu = Chim sợ cành cong, ví ngƣời mới nghe

một chút tiếng động là đã sợ, có tật giật mình)

―畏敌如虎‖ (Öy địch nhƣ hổ = Sợ kẻ thù giống là sợ cọp)

- Tiểu miền trạng thái tâm lý nhớ

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI NHỚ

MONG CỦA CON NGƢỜI

―狐死首丘‖ (Hồ tử thủ khâu = Cáo chết quay đầu về núi, ví nhớ về cuội

nguồn hoặc quê hƣơng)

―延颈鹤望‖ (Diên cảnh hạc vọng = Hạc vƣơn cổ mong ngóng, vƣơn cổ kiễng

chân, thiết tha mong ngóng)

- Tiểu miền trạng thái tâm lý giận

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ

GIẬN CỦA CON NGƢỜI

―鸡飞狗走‖ (Kê phi cẩu tẩu = Gà bay chó chạy, tình cảnh hỗn loạn vì kinh hoảng)

―人喊马嘶‖ (Nhân hàm mã tƣ = Ngƣời reo ngựa hí, âm thanh ồn ào, náo nhiệt)

―鸦飞鹊乱‖ (Nha phi tƣớc loạn = Quạ bay chim rối, rất lộn xộn, hỗn loạn)

―蜩螗沸羹‖ (Điêu đƣờng phí canh = Côn trùng kêu vang, môi trƣờng huyên náo)

Page 80: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

70

d. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích ngoại hình của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về hoạt động của con ngƣời

bao gồm 17 thành ngữ liên quan đến hai tiểu miền: đƣợc đánh giá tích cực, đƣợc

đánh giá tiêu cực.

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA LOÀI

VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƢỜI

- Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tích cực

―龙章凤姿‖ (Long chƣơng phƣợng tƣ = Màu sắc rực rỡ rồng, dung mạo của

phƣợng hoàng, phong thái xuất chúng)

―龙驹凤雏‖ (Lân tử phƣợng sồ = Lân con phƣợng con, khôi ngô tuấn tú,

chàng thiếu niên tuấn tú)

―虎步龙行‖ (Hổ bộ long hành = Rồng đi hổ đi, trƣớc đây dùng để ví với tƣ thế

vua không giống bình thƣờng, sau dùng để ví phong thái oai hùng của tƣớng quân)

―沉鱼落雁‖ (Trầm ngƣ lạc nhạn = Chim sa cá lặn, đẹp nghiêng nƣớc

nghiêng thành)

Rồng có yếu tố dƣơng, tƣợng trƣng cho vua thì phụng (hay còn gọi là phƣợng

hoàng) có yếu tố âm nên tƣợng trƣng cho hoàng hậu. Phƣợng hoàng là sự kết hợp

các đặc điểm xinh đẹp của nhiều giống loài chim: đầu gà, chiếc cổ cao của hạc, đuôi

thƣớt tha rực rỡ của loài công. Chính vì thế, hình ảnh rồng và phƣợng hoàng đƣợc

dùng để miêu tả ngoại hình khôi ngô, tuấn tú của con ngƣời.

Thời xuân thu có ngƣời con gái tên là Tây Thi là ngƣời con gái có nhan sắc

đẹp tuyệt trần. Một hôm, nàng cùng các thôn nữ khác đến bến sông giặt giũ. Khi

nàng giặt bên bờ sông bóng nàng in xuống mặt nƣớc làm cho sắc đẹp của nàng

càng đẹp hơn, làm cho đàn cá đang bơi nhìn thấy nàng say mê đến quên cả bơi

và dần dần chìm xuống đáy sông vì thế mà nàng Tây Thi đƣợc xƣng bằng cái tên

khác là 沉鱼 (trầm ngƣ); Vào thời nhà Tây Hán có ngƣời con gái tên là Vƣơng

Chiêu Quân. Một hôm khi nàng đi qua một hoang mạc lớn, lòng nàng chứa chan

nỗi buồn rời xa quê hƣơng, bỗng có một con ngỗng bay ngang qua nghe thấy nỗi

u ám cảm thƣơng trong khúc điệu buồn thƣơng và sà xuống mặt đất và từ đó

nàng đƣợc gọi là 落雁 (lạc nhạn). Ngƣời Trung Quốc đã mƣợn những hình ảnh

này để miêu tả ngƣời con gái có ngoại hình xinh đẹp.

Page 81: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

71

- Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tiêu cực

―鸡胸龟背‖ (Kê hung quy bối = Bụng gà lƣng rùa, ngực nhô lƣng còng)

―獐头鼠目‖ (Chƣơng thủ thử mục = Đầu hoẵng mắt chuột, tƣớng mạo xấu xí)

BPCT loài vật sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán đƣợc hình thành dựa vào nhận

thức, quan niệm về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của từng bộ phận trên cơ thể

loài vật. Mỗi dân tộc với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội khác nhau, với những

phong tục tập quán và tâm lý không giống nhau mà nhìn nhận thế giới khách quan khác

nhau, điều đó đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ. Những BPCT của loài vật đƣợc sử dụng

trong thành ngữ tiếng Hán nhƣ:目 (mắt), 胸 (bụng), 背 (lƣng), 头 (đầu)…thông qua

những BPCT của loài vật này đƣợc dùng để thể hiện ngƣời có ngoại hình xấu xí.

2.3.2.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội

Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội có thể xác định mô

hình ẩn dụ tổng quát TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TỔ CHỨC ĐỜI

SỐNG XÃ HỘI CỦA CON NGƢỜI.

Miền ý niệm XÃ HỘI gồm có 2 tiểu miền: tiểu miền quan hệ xã hội và tiểu

miền điều kiện kinh tế. Trong đó tiểu miền quan hệ xã hội chiếm số lƣợng 16.35%

cao hơn so với tiểu miền điều kiện kinh tế.

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích quan hệ xã hội

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về quan hệ xã hội bao gồm

43 thành ngữ liên quan đến hai tiểu miền tiêu biểu trong miền quan hệ xã hội hòa

thuận, chia lìa nhƣ sau:

- Tiểu miền quan hệ hòa thuận

Mô hình ánh xạ: MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI CỦA LOÀI VẬT LÀ MỐI

QUAN HỆ HÒA THUẬN CỦA CON NGƢỜI

―凤凰于飞‖ (Phƣợng hoàng vu phi = Phƣợng và hoàng cùng bay, vợ chồng

ân ái, hạnh phúc mĩ mãn)

―鸾凤和鸣‖ (Loan phƣợng hòa minh = Loan phƣợng hòa ca, vợ chồng hòa thuận)

Thành ngữ tiếng Hán có rất nhiều thành ngữ có nghĩa nội hàm chỉ đôi lứa khá

nhiều. Đôi lứa thì phải cân xứng âm dƣơng, có âm có dƣơng mới thành đôi lứa. Vì

thế không phải ngẫu nhiên mà ngƣời Trung Quốc dùng hình ảnh những con chim

trống và chim mái để ghép thành đôi lứa. Và loài chim đƣợc ngƣời Trung Quốc sử

Page 82: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

72

dụng để biểu trƣng cho tình cảm đôi lứa, thƣờng dùng là chim loan và chim

phƣợng. Loan phƣợng (phụng) thể hiện rõ nhất cho sự gắn bó, hài duyên đôi lứa.

Chúng còn biểu trƣng cho sự cân xứng, hài hòa và đẹp đôi của trai và gái. Vì thế

ngƣời Trung Quốc dùng hình ảnh chim loan và chim phƣợng cùng hót, cùng bay để

ví cho mối quan hệ vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc.

―老牛舐犊‖ (Lão ngƣu sị độc = Bò già liếm bê con, bố mẹ nâng niu chiều

chuộng con)

―乌鸟私情‖ (Ô điểu tƣ tình = Chim con sau khi lớn lên, ngậm mồi về mớn lại

cho chim mẹ, ví việc con cái hiếu thảo phụng dƣỡng bố mẹ già)

Tình mẫu tử luôn là điều thiêng liêng nhất dù đối với bất kì loài động vật nào. Với

những hình ảnh của loài vật chăm sóc cho nhau nhƣ: tình yêu của bò mẹ dành cho bò

con, hay chim con khi lớn chăm sóc cho chim mẹ với những cử chỉ âu yếm, tràn đầy

tình yêu thƣơng luôn đƣợc xem là thứ tình cảm tinh khiết nhất. Ngƣời Trung Quốc

đã tri nhận mối quan hệ của các loài vật để miêu tả cho mối quan hệ cha mẹ dành

cho con cái.

- Tiểu miền quan hệ chia lìa

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TÁCH RỜI KHỎI BẦY ĐÀN LÀ MỐI QUAN HỆ

CHIA LI CỦA CON NGƢỜI

―离鸾别凤‖ (Li loan biệt phƣợng = Loan phƣợng chia li, vợ chồng li tán, chia lìa)

―鸾孤凤只‖ (Loan cô phƣợng chỉ = Loan cô đơn phƣợng hoàng một mình, vợ

chồng li tán)

―凤泊鸾飘‖ (Phƣợng bạc loan phiêu = Loan phƣợng phiêu bạt, vợ chồng chia li)

―凤靡鸾吪‖ (Phƣợng mị loan ngoa = Phƣợng chết loan chết, ví ngƣời hiền tài

qua đời)

Chúng ta thƣờng thấy những bức tranh, câu chuyện, thành ngữ, tục ngữ cặp

loài vật loan phƣợng gắn liền với nhau để ẩn dụ cho mối quan hệ vợ chồng hòa

thuận. Nhƣng khi cặp loài vật này không xuất hiện cùng nhau thì lại biểu trƣng cho

mối quan hệ vợ chồng chia li.

Page 83: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

73

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích điều kiện kinh tế

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về điều kiện kinh tế bao

gồm 15 thành ngữ liên quan đến hai tiểu miền tiêu biểu trong miền điều kiện kinh tế

giàu có, nghèo khổ nhƣ sau:

- Tiểu miền điều kiện kinh tế giàu có

Mô hình ánh xạ: MÓN ĂN TỪ LOÀI VẬT LÀ CUỘC SỐNG GIÀU CÓ

―凤髓龙肝‖ (Phƣợng tủy long can = Tủy phƣợng gan rồng, thức ăn quý hiếm,

cao lƣơng mĩ vị)

―麟角凤觜‖ (Lân giác phƣợng chủy = Sừng lân miệng phƣợng, đồ nổi tiếng

quý giá hiếm thấy)

Rồng, phƣợng, kì lân là những loài vật giả tƣởng. Trong đó, vào thời phong

kiến vua chúa thƣờng coi rồng là biểu tƣợng của quyền lực và sự tôn nghiêm của

mình, ví dụ long bào (áo rồng) và phƣợng quán (mũ phƣợng) trở thành những vật

dụng chỉ dành riêng cho vua và hoàng hậu. Chính vì thế, mà những BPCT của

những loài vật giả tƣởng nhƣ: 髓 (tủy), 肝 (gan), 角 (sừng), 觜 (miệng) để biểu

thị cuộc sống giàu có của con ngƣời.

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT VÀ VẬT KHÁC LÀ CUỘC SỐNG GIÀU CÓ

―宝马香车‖ (Bảo mã hƣơng xa = Xe đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn)

―鲜车怒马‖ (Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa hoa)

Trung Quốc vốn là đất nƣớc với nền văn minh du mục và nông nghiệp cạn,

những cuộc di chuyển trên thảo nguyên bao la hay trên những con đƣờng thiên lý

đòi hỏi ngƣời dân phải quý trọng con ngựa. Vì thƣờng hay di chuyển nên hình ảnh

con ngựa thƣờng gắn liền với những chiếc xe, đƣợc ngƣời Trung Quốc dùng để

miêu tả cuộc sống giàu có.

- Tiểu miền điều kiện kinh tế nghèo khổ

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT VÀ VẬT KHÁC LÀ CUỘC SỐNG NGHÈO

KHỔ

―弊车羸马‖ (Tệ xa luy mã = Xe rách ngựa tồi, cuộc sống túng thiếu, nghèo

khó, khố rách áo ôm)

―鹑衣百结‖ (Thuần y bách kết = Chim cun cút trăm kết, quần áo vá chằng

vá đụp)

Page 84: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

74

2.3.2.3. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian

Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian có thể xác định

mô hình ẩn dụ tổng quát HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ ĐẶC ĐIỂM

KHÔNG GIAN.

Miền ý niệm KHÔNG GIAN gồm có 3 tiểu miền: tiểu miền không gian vui

tƣơi, tiểu miền không gian yên tĩnh và tiểu miền không gian tù túng. Trong đó tiểu

miền không gian vui tƣơi và tiểu miền không gian yên tĩnh chiếm số lƣợng tƣơng

đƣơng nhau là 2.28%, bên cạnh đó tiểu miền không gian tù túng chiếm số lƣợng

thấp nhất là 1.52%.

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian vui tươi

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI CHIM LÀ KHÔNG GIAN VUI

TƢƠI

―燕语莺声‖ (Yến ngữ oanh thanh = Yến oanh ca hát, ví cảnh xuân rộn ràng)

―莺歌燕舞‖ (Oanh ca yến vũ = Oanh hót yến lƣợn, hình dung cảnh xuân tƣơi

đẹp, tƣng bừng)

―草长莺飞‖ (Thảo trƣởng oanh phi = Cây cỏ đâm chồi nảy lộc, chim hoàng

oanh bay lƣợn, cảnh tƣợng với sức sống mạnh mẽ, vạn vật hồi sinh)

―花香鸟语‖ (Hoa hƣơng điểu ngữ = Chim kêu hoa nở, chim hót hoa tỏa hƣơng)

Trong không gian bao la, nhìn đàn chim bay lƣợn trên bầu trời và nghe đƣợc

những tiếng chim hót giúp con ngƣời xua tan bao nhọc nhằn, muộn phiền. Mỗi

tiếng chim hót nhƣ một thông điệp gửi đến cho loài ngƣời chúng ta những suy ngẫm

về hạnh phúc. Những hình ảnh sinh động của loài chim đƣợc dùng để miêu tả cho

không gian vui tƣơi.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian yên tĩnh

Mô hình ánh xạ: TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ KHÔNG GIAN YÊN TĨNH

―犬不夜吠‖ (Khuyển bất dạ phệ = Chó không sủa đêm, ví trật tự xã hội yên

bình không xảy ra trộm cắp)

―鸦雀无声‖ (Nha tƣớc vô thanh = Không một tiếng quạ tiếng sẻ, yên tĩnh

vắng lặng)

Chó, gà và chim là những động vật thích sủa và hót, nhƣng khi chúng không

hoạt động nữa thì biểu hiện không gian yên tĩnh.

Page 85: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

75

c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian tù túng

Mô hình ánh xạ: SỰ HẠN HẸP CỦA LOÀI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG

SỐNG LÀ KHÔNG GIAN TÙ TÚNG

―池鱼笼鸟‖ (Trì ngƣ lung điểu = Cá trong ao, chim trong lồng; ngƣời mất tự do)

―笼中之鸟‖ (Lung trung chi điểu = Chim trong lồng, cá chậu chim lồng, ví

với ngƣời mất tự do)

―猢狲入布袋‖ (Hồ tôn nhập bố đại = Khỉ chui vào túi vải, ví với hành động

bị trói buộc, mất tự do)

Những hình ảnh đàn cá bơi lội tung tăng dƣới nƣớc, đàn chim bay lƣợn tự do

trên bầu trời, nhƣng chẳng may cá bị bắt nhốt vào chậu và chim bị bắt nhốt vào lồng

với môi trƣờng sống tù túng, chật hẹp, gò bó không thể bơi hay bay đến nhƣng nơi

mà chúng muốn tới. Ngƣời Trung Quốc sử dụng hình ảnh môi trƣờng sống tù túng

của chúng để miêu tả không gian tù túng, mất tự do của con ngƣời.

Từ những phân tích trên có thể cho chúng ta nhìn thấy đƣợc sự tƣơng đồng từ

miền nguồn sang miền đích, chẳng hạn nhƣ: từ miền nguồn HÀNH ĐỘNG CON

NGƢỜI TÁC ĐỘNG VÀO LOÀI VẬT đến miền đích HÀNH ĐỘNG NGUY

HIỂM CỦA CON NGƢỜI chúng ta đã biết hổ là loài thú hung dữ, là loài thích ăn

thịt sống, là vua của muôn loài. Nên những gì liên quan đến hổ đều khiến cho con

ngƣời lo lắng, sợ hãi, chẳng hạn nhƣ: hành động không may giẫm vào đuôi con hổ

―虎尾春冰‖ (Hổ vĩ xuân băng = Giẫm phải đuôi hổ, đi trên lớp băng mỏng mùa

xuân, ví hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm) đƣợc ví là việc làm hết sức nguy hiểm. Biểu

trƣng cho hành động nguy hiểm liên quan đến tính mạng của con ngƣời; hay sự

tƣơng đồng từ miền nguồn MÔI TRƢỜNG SỐNG CỦA LOÀI VẬT đến miền đích là

SỰ HIỂU BIẾT HẠN HẸP CỦA CON NGƢỜI một con ếch sống trong giếng đã lâu

ngày và nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là cái vung. Đến khi trời mƣa

to, nƣớc dâng lên ếch nhảy ra khỏi giếng đi lại ngang nhiên không để ý xung quanh

nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Thành ngữ ―井底之蛙‖ (Tỉnh để chi

oa = Ếch ngồi đáy giếng, ngƣời thiển cận, ấu trĩ tầm nhìn hạn hẹp, kiến thức nông

cạn); hay “瓮里醯鸡‖ (Ông lí hê kê = Gà nằm trong chum, hiểu biết hạn hẹp) thành

ngữ này dùng để phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp, kiến thức nông cạn.

Page 86: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

76

2.4. Tiểu kết

Trong chƣơng này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến

các điển mẫu, mô hình tỏa tia từ ngữ, cấu trúc ngữ nghĩa, nghĩa tri nhận văn hóa và

mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán. Qua

khảo sát, phân tích, chúng tôi nhận thấy:

Nghĩa của thành ngữ không phải là ý nghĩa của các đơn vị từ ngữ bên trong

mà thông thƣờng là nó mang tính chất biểu trƣng, khái quát hóa. Chính vì thế nghĩa

của thành ngữ làm nên những phạm vi ý nghĩa rộng. Trên cơ sở những nhóm thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật cùng biểu đạt một nội dung ý nghĩa, chúng tôi qui về một

phạm trù ngữ nghĩa. Từ phạm trù ngữ nghĩa này chúng tôi xác lập đƣợc các miền ý

niệm mà các thành ngữ biểu thị, chúng tôi mới tiến hành xác lập các miền ý niệm

mà các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật có thể bao quát đến. Từ đó chúng tôi mới đi

sâu nghiên cứu mối quan hệ ngữ nghĩa giữa miền nguồn và miền đích theo lý thuyết

về ẩn dụ tri nhận. Nhƣ vậy, chúng tôi xác lập sự ánh xạ giữa hai miền, miền nguồn

liên quan đến thế giới động vật và miền đích là các nghĩa của thành ngữ hƣớng

đến trong ý nghĩa vốn có của nó mà chúng tôi đã phân tích cụ thể ở trên. Sự thể

hiện của ý nghĩa từ miền nguồn đến các miền đích trong thành ngữ chính là sự trải

nghiệm của con ngƣời từ thế giới loài vật, trong đó mỗi miền ý niệm đích thƣờng

liên quan đến những đặc điểm hình dáng của một số loài vật cụ thể nhƣ: thể hiện

không gian vui tƣơi ngƣời Trung Quốc thƣờng lấy hoạt động của loài chim ―燕语

莺声‖ (Yến ngữ oanh thanh = Yến oanh ca hát, ví cảnh xuân rộn ràng),―莺歌燕舞‖

(Oanh ca yến vũ = Oanh hót yến lƣợn, hình dung cảnh xuân tƣơi đẹp, tƣng bừng),

thể hiện mối quan hệ hòa thuận của con ngƣời ―凤凰于飞‖ (Phƣợng hoàng vu phi

= Phƣợng và hoàng cùng bay, vợ chồng ân ái, hạnh phúc mĩ mãn),―鸾凤和鸣‖

(Loan phƣợng hòa minh = Loan phƣợng hòa ca, vợ chồng hòa thuận).

Với kết quả có đƣợc từ việc phân tích nghĩa của thành ngữ, chúng tôi tiến

hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong

tiếng Hán. Từ sự đa dạng trong kết cấu ngữ nghĩa cũng nhƣ nghĩa ẩn dụ của các từ

ngữ trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi đã thiết lập các mô hình ánh xạ

từ miền nguồn LOÀI VẬT đến các miền đích trừu tƣợng CON NGƢỜI, XÃ HỘI,

KHÔNG GIAN. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy miền đích con

Page 87: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

77

ngƣời thì tiểu miền tính chất của con ngƣời chiếm số lƣợng 34.06% cao nhất, các

con vật nhƣ hổ, rắn, sói, chim ƣng xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Hán để

biểu trƣng cho ngƣời có tính cách độc ác, tham lam, thâm hiểm, ngoài ra ngƣời

Trung Quốc mƣợn hình ảnh bay lƣợn của loài vật giả tƣởng nhƣ rồng, phƣợng để

biểu trƣng cho ngƣời có nét bút thƣ pháp mềm mại, tinh xảo.

Ở miền ý niệm đích XÃ HỘI thì tiểu miền quan hệ xã hội trong thành ngữ

tiếng Hán chiếm số lƣợng 16.35% cao hơn so với tiểu miền điều kiện kinh tế. Các

cặp loài vật nhƣ rồng, phƣợng xuất hiện sóng đôi tạo nên mối quan hệ vợ chồng hòa

thuận, hay tình cảm của bò mẹ dành cho bê con biểu thị cho mối quan hệ tình yêu

thƣơng của cha mẹ dành cho con cái. Nhƣng ngƣợc lại khi hai loài vật rồng, phƣợng

không xuất hiện cùng nhau đƣợc ẩn dụ cho mối quan hệ chia li của con ngƣời.

Bên cạnh đó, miền ý niệm đích KHÔNG GIAN thì tiểu miền không gian vui

tƣơi và không gian yên tĩnh chiếm số lƣợng 2.28% tƣơng đƣơng nhau, bằng sự

quan sát hết sức tỉ mỉ ngƣời Trung Quốc nhận thấy trong không gian bao la, nhìn

đàn chim bay lƣợn trên bầu trời và nghe đƣợc những tiếng hót của chúng đã tạo

nên một không gian vui tƣơi. Việc phân tích ý nghĩa ẩn dụ của thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật trong tiếng Hán từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận đã cho chúng ta

một cái nhìn lí thú về văn hóa của ngƣời Trung Quốc.

Page 88: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

78

Chƣơng 3

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG VIỆT

TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

3.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

3.1.1. Điển mẫu

Từ việc khảo sát và thống kê nguồn ngữ liệu, chúng tôi thấy 695 thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật đƣợc ngƣời Việt Nam sử dụng ẩn dụ để biểu đạt nhiều loại ý

nghĩa khác nhau mang tính ẩn dụ. Các ý nghĩa ẩn dụ này bắt nguồn từ khả năng

chuyển nghĩa của các đơn vị từ ngữ. Chúng tôi vận dụng lý thuyết tỏa tia của ngữ

nghĩa học tri nhận để trình bày vấn đề này.

Dựa trên cơ sở sự phân loại các lớp từ ngữ xuất hiện trong thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi phân loại thành các lớp sau:

- Từ ngữ gọi tên các loài vật: CHÓ, TRÂU, GÀ, HỔ

- Từ ngữ chỉ BPCT loài vật: ĐẦU, GAN

- Từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật: KÊU, CẮN

Mỗi lớp từ chúng tôi sẽ chọn các điển mẫu theo những nguyên tắc sau:

- Về từ ngữ gọi tên loài vật:

+ Đặc điểm văn hóa: những loài vật mà chúng tôi chọn làm điển mẫu là những

loài vật đóng vai trò có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần và vật

chất của con ngƣời.

+ Đánh giá theo nhận thức nhƣ: sạch, bẩn, ác, đẹp, xấu xí…

+ Có tần số chuyển nghĩa lớn: các điển mẫu này có khả năng chuyển nghĩa rất

cao, có tần số xuất hiện lớn trong thành ngữ.

- Về từ ngữ chỉ BPCT loài vật:

+ Chúng tôi chọn BPCT loài vật: ĐẦU, GAN vì ý nghĩa của nó có thể đa dạng

về mặt ngữ nghĩa ngay cả khi ngƣời ta sử dụng những BPCT này trong thành ngữ.

+ Có tần số chuyển nghĩa lớn: các điển mẫu này có khả năng chuyển nghĩa rất

cao, có tần số xuất hiện lớn trong các thành ngữ.

Page 89: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

79

- Về từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật:

+ Chúng tôi chọn từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật: KÊU, CẮN vì ý nghĩa của

nó có thể đa dạng về mặt ngữ nghĩa ngay cả khi ngƣời ta sử dụng những từ ngữ này

trong thành ngữ.

+ Có tần số chuyển nghĩa lớn: các điển mẫu này có khả năng chuyển nghĩa rất

cao, có tần số xuất hiện lớn trong thành ngữ.

Các điển mẫu này sẽ đƣợc nghiên cứu kĩ hơn trong phần tiếp theo để ngƣời

đọc thấy đƣợc xu hƣớng dịch chuyển của toàn bộ miền ý niệm.

3.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ

3.1.2.1. Mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ ―loài vật‖ trong thành ngữ tiếng Việt

Luận án đã xác định các điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ

tiếng Việt gồm: CHÓ, TRÂU, GÀ, HỔ là những điển mẫu tiêu biểu khái quát đặc

điểm của toàn nhóm. Những điển mẫu này có khả năng chuyển nghĩa cao trong thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật, nghĩa của những điển mẫu này đƣợc đặt trong mối liên hệ

với nghĩa gốc của từ để thấy đƣợc sự phát triển nghĩa của điễn mẫu đã đƣợc hình

thành trong thành ngữ. Trên cơ sở phát triển nghĩa của điển mẫu, chúng tôi sẽ xây

dựng mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ “loài vật” đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng

Việt, chúng tôi chọn hai nhóm loài vật tiêu biểu nhất để chọn điển mẫu, và các

thành tố trong mỗi nhóm từ ngữ sẽ đƣợc trình bày theo đặc tính xa dần nguyên gốc.

Bảng 3.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt

Stt Nhóm Điển mẫu

1 Nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) CHÓ, TRÂU, GÀ

2 Nhóm thú hoang dã sống trên cạn HỔ

1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ”

1. Chó có nghĩa gốc là gia súc thuộc nhóm ăn thịt, nuôi để giữ nhà hay đi

săn. Từ chó có các nghĩa phái sinh sau:

2. Chó cắn áo rách: ví tình trạng đã nghèo khổ cùng cực lại còn bị mất của,

bị thiệt hại.

3. Chó cùng rứt giậu: ví tình thế bị đẩy đến bƣớc đƣờng cùng phải làm liều,

kể cả điều xằng bậy.

4. Chó ghẻ: ví kẻ bị ghét bỏ, đáng ghê tởm, đồ chó ghẻ (tiếng chửi).

Page 90: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

80

5.Chó ăn vụng bột: hành vi lấm lét, sợ sệt, hoảng loạn, đƣợc biểu hiện rành

rành ra, không che giấu nổi, ví nhƣ chó ăn vụng bột bị dính đầy mõm, không sao

chùi sạch nên không thể nào giấu đƣợc.

6. Chửi chó mắng mèo: mƣợn cớ mắng chửi cái khác nhằm biểu hiện sự tức

giận với ngƣời nào.

7. Chó cùng nhà, gà cùng chuồng: những ngƣời có quan hệ thân thích, gần

gũi nhau, phải biết thƣơng yêu, đùm bọc nhau.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ”

2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU”

1. Trâu có nghĩa gốc động vật nhai lại, sừng rỗng và cong, lông thưa và

thường đen, ưa đầm nước, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa. Nghĩa này đƣợc

phái sinh thành:

2. Trâu ngựa: (nói khái quát) thƣờng dùng để ví kiếp tôi đòi phải đem

thân làm việc nặng nhọc để phục vụ ngƣời khác và phải chịu cảnh sống vất vả,

đọa đày: kiếp trâu ngựa;―Tái sinh chưa dứt hương thề, Làm thân trâu ngựa đền

nghì trúc mai‖ (TKiều).

3. Chín đụn mười trâu: giàu có, lắm thóc lúa, nhiều trâu bò.

4. Trâu buộc ghét trâu ăn: ganh tị, kèn cựa vì ngƣời khác hơn mình, ví nhƣ

trâu buộc thì ghen ghét, tị nạnh những con trâu đƣợc thả ăn tự do.

Page 91: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

81

Sơ đồ 3.2. Mô hình tỏa tia của “TRÂU”

3. Mô hình tỏa tia của “GÀ”

1. Gà có nghĩa gốc gia cầm nuôi để lấy thịt và trứng, mỏ cứng và nhọn, bay

kém, con trống biết gáy: tiếng gà gáy sáng; vặt lông gà. Từ gà có các nghĩa phái

sinh sau:

2. Gà mờ: (a) nhìn không rõ, do mắt bị tật: mắt gà mờ; (b) kém khả năng

nhận xét, nhận biết, không phát hiện đƣợc cả những cái dễ thấy: anh chàng gà mờ;

người đâu mà gà mờ không thể biết.

3. Gà tồ: (a) gà to, trụi lông, dáng ngờ nghệch. Gà cồ; (b) ngƣời to xác nhƣng

khờ khạo, ngờ nghệch: giọng gà tồ; anh chàng gà tồ ấy thì làm được gì.

4. Gà nhà lại bươi bếp nhà: ngƣời có quan hệ gần gũi hoặc cùng phe cánh lại

bới móc, phá hoại lẫn nhau, ví nhƣ gà nhà mình lại bƣơi xới, phá phách bếp nhà mình.

Sơ đồ 3.3. Mô hình tỏa tia của “GÀ”

Page 92: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

82

4. Mô hình tỏa tia của “HỔ”

1. Hổ có nghĩa gốc là thú dữ lớn, cùng họ mèo, lông màu vàng hoặc trắng có

vằn đen: cọp, hùm, kễnh, khái. Từ hổ có nghĩa phái sinh nhƣ sau:

2. Hổ lang: ác thú, nhƣ hổ và chó sói.

3. Mạnh như hổ: có sức mạnh to lớn, không một ai chống chọi đƣợc, ví nhƣ

sức mạnh của hổ, vốn đƣợc mệnh danh là chúa sơn lâm.

4. Vuốt râu hùm: hành động táo bạo, liều lĩnh và nguy hiểm đối với ngƣời có

uy lực hoặc lực lƣợng đối chọi mạnh hơn mình gấp bội.

Sơ đồ 3.4. Mô hình tỏa tia của “HỔ”

3.1.2.2. Mô hình toả tia của nhóm từ ngữ ―BPCT loài vật‖ trong thành ngữ tiếng Việt

Dựa vào các BPCT loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật, mặc dù BPCT là dùng chung cho nhiều đối tƣợng trong đó có con ngƣời, nhƣng

ở đây chúng tôi chỉ chọn BPCT của loài vật gồm: ĐẦU, GAN là những điển mẫu

tiêu biểu nhất.

Bảng 3.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “BPCT loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt

Stt Nhóm Điển mẫu

1 Phần đầu ĐẦU

2 Phần nội tạng GAN

1. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU”

1. Đầu đƣợc hiểu là phần trên cùng của thân thể con người hay phần trước

nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác: để đầu trần đi

mưa; áo mặc không qua khỏi đầu. Từ đầu có các nghĩa phái sinh sau:

2. Đầu bò: chỉ tính cách ngang ngƣợc, bƣớng bỉnh, rất khó bảo: nói với quân

đầu bò ấy làm gì cho phí lời.

Page 93: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

83

3. Cưỡi đầu voi dữ : làm việc liều lĩnh, đầy nguy hiểm.

4. Giật đầu cá vá đầu tôm: xoay xở, lo liệu, lấy chỗ nọ bù đắp chỗ kia mới đủ

điều kiện để sống hoặc đủ để làm đƣợc cái gì đó.

Sơ đồ 3.5. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU”

2. Mô hình tỏa tia của “GAN”

1. Gan có nghĩa gốc là bộ phận của bộ máy tiêu hóa có chức năng chính là tiết

mật để tiêu hóa chất mỡ: bị suy gan. Từ gan có các nghĩa phái sinh sau:

2. Gan cóc tía: gan góc, lì lợm, dám đƣơng đầu với những việc gian nan hoặc

những thế lực lớn hơn mà không biết sợ hãi.

3. Gan thỏ đế: nhút nhát, luôn run sợ, hãi hùng, ví nhƣ tính nhát gan của loài

thỏ đế.

Sơ đồ 3.6. Mô hình tỏa tia của “GAN”

Page 94: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

84

3.1.2.3.Mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ ―hoạt động của loài vật‖ trong thành ngữ

tiếng Việt

Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” là những động từ nhƣ:

KÊU, CẮN.

Bảng 3.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật”

trong thành ngữ tiếng Việt

Stt Nhóm Điển mẫu

1 Động từ KÊU

2 Động từ CẮN

1. Mô hình tỏa tia của “KÊU”

1. Kêu có nghĩa gốc là động vật phát ra âm thanh tự nhiên có tính chất bản

năng: lợn kêu. Từ kêu có các nghĩa phái sinh sau:

2. Ve kêu vượn hót: nơi rừng núi buồn vắng.

Sơ đồ 3.7. Mô hình tỏa tia của “KÊU”

2. Mô hình tỏa tia của “CẮN”

1. Cắn có nghĩa gốc là giữ và siết chặt giữa hai hàm răng, thường để làm đứt,

làm thủng. Từ cắn có các nghĩa phái sinh sau:

2. Chó cắn áo rách: đã khó khăn, cùng cực lại còn gặp tai họa, điều rủi ro.

3. Chó ông thánh cắn ra chữ: kẻ dốt nát không biết thân biết phận lại hay nói

chữ, tỏ ra là tài cán, hơn ngƣời.

Page 95: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

85

Sơ đồ 3.8. Mô hình tỏa tia của “CẮN”

Trên cơ sở mô hình tỏa tia của các nhóm từ ngữ, dựa vào đó chúng tôi sẽ

nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

và sẽ đƣợc nghiên cứu kĩ hơn ở phần tiếp theo.

3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

3.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa

Thành ngữ là một loại ngữ cố định, có chức năng tƣơng đƣơng với từ. Cấu trúc

của thành ngữ giữ một vai trò quan trọng trong chức năng biểu nghĩa của thành ngữ.

Chính vì vậy, để có sự thuận lợi cho việc phạm trù hóa ngữ nghĩa của thành ngữ, chúng

tôi sẽ phân loại nghĩa của thành ngữ. Một cách tổng quát, chúng tôi dựa vào cách phân

loại cấu trúc của thành ngữ gồm các loại cấu trúc nhƣ sau: cấu trúc đối xứng và cấu

trúc phi đối xứng (thành ngữ không có cấu trúc so sánh, thành ngữ có cấu trúc so sánh).

Chúng tôi xác lập những nội dung ngữ nghĩa trên cơ sở ý nghĩa vốn có của thành ngữ,

tức là nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ là loại ý nghĩa theo quan niệm của ngữ nghĩa học tri

nhận về thành ngữ là nghĩa ngoại biên của thành ngữ và chúng tôi quy các thành ngữ

có cùng một phạm vi ngữ nghĩa về một loại ý nghĩa khái quát thể hiện một phạm trù

ngữ nghĩa.

Khi đi vào khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi sẽ chú ý đến

phân thành các tiểu loại dựa vào cách thức tổ chức của các nhóm từ ngữ nhƣ: nhóm

từ ngữ gọi tên loài vật, nhóm từ ngữ chỉ BPCT của loài vật, nhóm từ ngữ chỉ hoạt

động của loài vật và nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật.

Về mặt ngữ nghĩa, đa số thành ngữ có ý nghĩa khái quát hóa hơn với từng nghĩa

riêng rẽ của mỗi từ ngữ trong thành ngữ và chúng hợp thành một khối đồng nhất về

nghĩa. Vì thành ngữ có đặc trƣng cấu tạo của đơn vị tƣơng đƣơng với từ, chính vì thế

chúng ta có thể xem thành ngữ tƣơng đƣơng với từ về mặt ngữ nghĩa và chức năng.

Page 96: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

86

3.2.1.1. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng

Thành ngữ cấu trúc đối xứng có đặc điểm kết cấu chặt chẽ, cân đối, thuận

lợi cho việc ghi nhớ. Thành ngữ cấu trúc đối xứng thƣờng tạo nên ý nghĩa của

cấu trúc từ đặc điểm kết cấu của thành ngữ. Trên tổng số 695 thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi đã thống kê đƣợc 175 thành ngữ cấu

trúc đối xứng chiếm tỉ lệ 25.18%. Với kết quả thống kê có đƣợc của thành ngữ

cấu trúc đối xứng, chúng tôi lại tiếp tục phân loại: thành ngữ có cấu trúc gồm hai

loài vật và thành ngữ có cấu trúc gồm một loài vật và vật khác.

3.2.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật

Chúng tôi đã thống kê đƣợc 132 thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài

vật. Thông qua các cặp loài vật đƣợc thể hiện trong thành ngữ đã tạo nên nhiều nghĩa

ẩn dụ, kết quả phân loại thống kê đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.5. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật trong

tiếng Việt

Stt Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm

hai loài vật

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1 Thành ngữ có hai loài vật sóng đôi 67 50.76 Chồng loan

vợ phƣợng

2 Thành ngữ có từ chỉ BPCT của hai loài vật 37 28.03 Lòng chim

dạ cá

3 Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai

loài vật 15 11.36

Ve kêu

vƣợn hót

4 Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con

ngƣời tác động đến hai loài vật 13 9.85

Đá mèo

quèo chó

Tổng cộng 132 100

a. Thành ngữ có hai loài vật sóng đôi

Chúng tôi đã thống kê đƣợc 67 thành ngữ có hai loài vật sóng đôi chiếm tỉ lệ cao

nhất là 50.76%. Dân gian thƣờng tuyển chọn những cặp loài vật có hình dáng và mối

quan hệ gần gũi với nhau, khi xuất hiện sóng đôi trong các thành ngữ thƣờng mang một

đặc điểm ý nghĩa. Với những cặp loài vật xuất hiện sóng đôi trong cấu trúc đối xứng

đã tạo nên những nghĩa biểu trƣng khác nhau, chẳng hạn nhƣ: loan phƣợng là cặp

loài vật thƣờng xuất hiện cùng nhau để biểu trƣng cho mối quan hệ vợ chồng đầm

ấm, hạnh phúc nhƣ: thành ngữ ―Chồng loan vợ phượng‖, ―Chăn loan gối

Page 97: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

87

phượng‖…; Việt Nam là đất nƣớc có nền văn minh lúa nƣớc, nên hình ảnh con trâu,

con bò rất thân quen, và gần gũi với đời sống của con ngƣời. Vì là nƣớc lấy nền văn

hóa nông nghiệp làm chính, nên đối với ngƣời nông dân Việt Nam xem con trâu,

con bò nhƣ tài một tài sản vô giá, thời xƣa nếu nhà nào có nhiều trâu nhiều bò đƣợc

xem là gia đình có cuộc sống giàu có, sung túc. Và hình ảnh này đƣợc thể hiện

trong thành ngữ: ―Trâu dắt ra, bò dắt vào‖. Bên cạnh đó cặp loài vật gà, vịt cùng

xuất hiện sóng đôi khá nhiều trong thành ngữ: ―Ông nói gà, bà nói vịt‖ cặp loài vật

này đƣợc dùng để biểu trƣng cho trình độ nhận thức thấp kém của con ngƣời, hay

―Mẹ gà con vịt‖ thể hiện mối quan hệ mẹ con hình thức không cùng máu mủ ruột

thịt nhƣ trong tác phẩm “Bính đoán biết ngay những nguyên do, nó cũng không

ngoài những khó khăn riêng, những khúc mắc riêng trong gia đình; chẳng hạn anh

em quá đông hoặc cảnh mẹ gà con vịt” (Bùi Hiển, “Đƣờng Lớn”) [27, tr.208]

b. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật

Có 37 thành ngữ có từ chỉ BPCT của hai loài vật chiếm tỉ lệ 28.03%. Với

những cặp sóng đôi kết hợp với các BPCT của loài vật nhƣ: ―Đầu trâu mặt

ngựa‖, ―Đầu voi đuôi chuột‖… đã tạo nên rất nhiều nghĩa biểu trƣng đa dạng và

phong phú, ví dụ: để miêu tả tính cách độc ác, tàn nhẫn, không có lƣơng tâm

―Lòng lang dạ sói‖, ví ngƣời có tính côn đồ, ngang ngƣợc, nanh ác “Ngƣời nách

thƣớc, kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào nhƣ sôi” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”)

[27, tr.126], nhút nhát―Miệng hùm gan sứa‖, hay để ví ngƣời con gái có cặp mắt

tròn xinh nhƣ mắt chim phƣợng hoàng, lông mày dài và cong nhƣ ria con bƣớm

tằm, đã tạo nên vẽ đẹp của ngƣời phụ nữ nhƣ: “Lƣng ong mắt phượng mày ngài.

Cổ cao ba ngấn kém ai trong đời” (Khuyết danh, “Hoàng Trừu”) [27, tr.202] hoặc

để miêu tả ngoại hình xấu xí ông cha ta lại dùng đến BPCT của một số loài vật

nhƣ: ―Mắt lươn da cá‖, ―Mặt cú da lươn‖…

c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật

Có 15 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật chiếm tỉ lệ 11.36%. Để

miêu tả ngƣời con gái có ngoại hình xinh đẹp ngƣời Việt đã sử dụng những từ ngữ

chỉ hoạt động của loài vật để tạo nên những nghĩa tiêu biểu, ví dụ: ―Chim sa cá

lặn‖, hay để biểu trƣng cho không gian hoang vắng nhƣ thành ngữ ―Ve kêu vượn

hót‖, ―Khỉ ho cò gáy‖.

d. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến hai loài vật

Có 13 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến hai loài vật

chiếm tỉ lệ 9.85% đã tạo ra những nghĩa ẩn dụ khác nhau nhƣ: lời nói, hành động

Page 98: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

88

cạnh khóe để tỏ thái độ tức giận, bất bình, ví dụ: “Tính chị ta vẫn cứ không bằng

lòng cái gì không nói thẳng cứ đá mèo quèo chó làm cho ngƣời khác rất khó chịu”

[27, tr.117]. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ, xoay xở chạy vạy, lấy chỗ nọ đắp chỗ

kia để giải quyết công việc nhƣ: ―Giật đầu cá vá đầu tôm‖, ―Mò cua bắt ốc‖ …

3.2.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác

Dựa vào nguồn ngữ liệu chúng tôi đã thống kê đƣợc 43 thành ngữ có cấu trúc

đối xứng gồm một loài vật và vật khác, với sự kết hợp giữa loài vật và vật khác đã

tạo nên nhiều nghĩa biểu trƣng phong phú và đa dạng. Kết quả phân loại và thống

kê đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.6. Thống kê thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật

khác trong tiếng Việt

Stt Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm

một loài vật và vật khác

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1 Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác 36 83.72 Ruộng sâu

trâu nái

2 Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con

ngƣời tác động đến loài vật 7 16.28

Bắt cóc

bỏ đĩa

Tổng cộng 43 100

a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

Chúng tôi đã thống kê đƣợc 36 thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

chiếm tỉ lệ 83.72% khá cao trong bảng thống kê, chẳng hạn nhƣ: thông qua hình ảnh

cơm, cá, xe, ngựa… để miêu tả cuộc sống giàu có ―Vườn cau ao cá‖, ―Cân đai xe

ngựa‖, ―Cơm cả rá, cá cả nồi‖ hay cuộc sống nghèo khổ ―Rau già cá ươn‖..., biểu

trƣng cho tính cách tham lam nhƣ: ―Được voi đòi tiên‖, ―Tham bong bóng bỏ bọng

trâu‖… mối quan hệ hòa thuận, thƣơng yêu, đùm bọc lẫn nhau ―Một con ngựa đau

cả tàu chê cỏ‖, ―Chăn uyên gối ương‖…

b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật

Có 7 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật chiếm tỉ lệ

16.28%, chẳng hạn để miêu tả một việc làm vô lý ―Bắt cóc bỏ đĩa‖, hay để biểu trƣng cho

một việc làm vô ích nhƣ ―Đan lồng nhốt kiến‖, ―Ôm cây đợi thỏ‖. Cuộc sống sung túc,

giàu có ―Lên xe xuống ngựa‖.

Tóm lại, thành ngữ cấu trúc đối xứng với lối cân đối nhịp nhàng, với kết cấu

chặt chẽ đã tạo ra rất nhiều nghĩa ẩn dụ thông qua những cặp loài vật sóng đôi,

Page 99: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

89

BPCT loài vật, hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật, hoạt động của loài

vật, loài vật và vật khác.

3.2.1.2. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ phi đối xứng

Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng về mặt cấu trúc chúng không có tính đối xứng,

ví dụ:―Cá nằm trên thớt‖, ―Cáo mượn oai hùm‖, ―Buộc chỉ chân voi‖, ― Cò bay

thẳng cánh‖… và những thành ngữ loại này thƣờng đƣợc cấu tạo giống hệt nhƣ những

cấu trúc ngữ pháp bình thƣờng. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng thƣờng đƣợc chia làm

hai loại: thành ngữ không có cấu trúc so sánh và thành ngữ có cấu trúc so sánh.

Bảng 3.7. Thành ngữ cấu trúc phi đối xứng trong tiếng Việt

Stt Các kiểu thành ngữ cấu trúc

phi đối xứng

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

1 Thành ngữ không có cấu trúc so sánh 272 56.43 Chuột sa chĩnh gạo

2 Thành ngữ có cấu trúc so sánh 210 43.57 Nhƣ chim sổ lồng

Tổng cộng 482 100

Với kết quả thống kê trên, chúng ta có thể thấy đƣợc rằng thành ngữ không có

cấu trúc so sánh chiếm tỉ lệ 56.43% cao hơn so với thành ngữ có cấu trúc so sánh.

3.2.1.2.1. Thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh

Chúng tôi thống kê đƣợc 272 thành ngữ thuộc nhóm này, dựa vào kết quả có

đƣợc chúng tôi chia thành 5 tiểu nhóm đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.8. Thống kê thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh trong

tiếng Việt

Stt Thành ngữ phi đối xứng không có

cấu trúc so sánh

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1 Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và

vật khác 92 33.82 Cá nằm trên thớt

2 Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của

loài vật 77 28.31 Cò bay thẳng cánh

3 Thành ngữ có từ chỉ BPCT loài vật 49 18.01 Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi

4 Thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật

gần nhau 33 12.13 Chó ngáp phải ruồi

5 Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của

con ngƣời tác động đến loài vật 21 7.72 Cƣỡi đầu voi dữ

Tổng cộng 272 100%

Page 100: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

90

a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

Có 92 thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác chiếm tỉ lệ cao nhất 33.82%,

ví dụ: ―Châu chấu chống xe‖, ―Voi uống thuốc gió‖, ―Cá trê chui ống‖... để phản ánh

hoàn cảnh nguy hiểm―Cá nằm trong chậu‖, ―Cá nằm trên thớt‖, khó khăn―Chim mắc

lưới hông‖, luẩn quẩn―Chuột chạy cùng sào‖, phản ánh tâm lý sợ hãi, lo lắng nhƣ:

―Bò thấy nhà táng‖, ―Chó ăn vụng bột‖, ―Chim chích vào rừng‖… Miêu tả ngƣời có

trình độ thấp kém ―Ếch ngồi đáy giếng‖, ―Chó ông thánh cắn ra chữ‖… Để biểu

trƣng cho hoàn cảnh cuộc sống khó khăn, nghèo khổ nhƣ: ―Chăn tằm hái dâu cũng bồ

nâu áo vải‖, ―Cò vạc kiếm ăn từng thung‖…

b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật

Có 77 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật với tỉ lệ khá cao 28.31%, ví

dụ: ―Nửa đêm gà gáy‖, ―Gà mái gáy gở‖… Thông qua hoạt động của loài vật đã

tạo nên nhiều nghĩa biểu trƣng khác nhau, ví dụ: để biểu trƣng cho mối quan hệ

thân thuộc ông cha ta ngày xƣa đã sử dụng thành ngữ ―Chân gà lại bới ruột gà‖,

hay để miêu tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi có thành ngữ ―Bò thấy nhà táng‖, hoặc để

miêu tả một sự việc may mắn ngẫu nhiên mà có đƣợc thể hiện qua thành ngữ

―Chó ăn trứng luộc‖.

c. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể của loài vật

Có 49 thành ngữ có từ chỉ BPCT loài vật có tỉ lệ 18.01%. Để miêu tả tính cách gan

dạ, nhát gan, thẳng thắn, lì lợm có thành ngữ ―Gan cóc tía‖, ―Gan thỏ đế‖, ―Thẳng ruột

ngựa‖…; hay để miêu tả tâm trạng buồn với thành ngữ: ―Con ruồi đậu mép không buồn

đuổi‖, tâm trạng thƣơng nhớ nhƣ: ―Cóc chết ba năm quay đầu về núi‖, ―Gà cỏ trỏ mỏ

về rừng‖… Để ví việc làm vô ích, không có tác dụng ví ngƣời tiếp thu không hiểu nhƣ:

―Nước đổ đầu vịt‖, ―Đàn gảy tai trâu‖…

d. Thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau

Có 33 thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau chiếm tỉ lệ 12.13%: ―Mèo già

hóa cáo‖, ―Chuột sa cũi mèo‖, ―Mèo nhỏ bắt chuột con‖... đây là kiểu cấu trúc tự

do nhƣng cũng tạo đƣợc rất nhiều nghĩa biểu trƣng nhƣ: lâu ngày thoái hóa trở nên

xảo quyệt, quỉ quái nhƣ: “Bọn ngụy quân này đóng đồn bốt ở vùng ta lâu ngày rồi,

chúng nhƣ mèo già hóa cáo, lùng sục khắp nơi, đƣờng ngang ngõ dọc chỗ nào cũng

tỏ tƣờng”. Hay để phản ánh tính cách tham lam, cái gì cũng muốn ―Con rô cũng

tiếc, con giếc cũng muốn‖. Để biểu trƣng một việc làm hết sức nguy hiểm nhƣ:

―Chuột cắn dây buộc mèo‖.

Page 101: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

91

e. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật

Có 21 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật

chiếm tỉ lệ 7.72% nhƣ: ―Trói gà không chặt‖, ―Giấu voi ruộng rạ‖… Thông qua

hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật đã tạo nên nhiều nghĩa biểu trƣng

khác nhau, cụ thể là để phản ánh một việc làm nguy hiểm, ví dụ thành ngữ ―Cưỡi

đầu voi dữ‖, ―Cưỡi lên lưng hổ‖…, hay để miêu tả ngƣời có thể lực yếu ớt ―Trói

gà không chặt‖.

3.2.1.2.2. Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh

Trong phép so sánh thông thƣờng thì việc so sánh một sự vật này với sự vật

kia chỉ thực hiện đƣợc khi giữa hai sự vật này phải có một đặc điểm, thuộc tính nào

đó đƣợc coi là tƣơng đồng. Ngƣời Việt thƣờng dùng các hình thức biểu hiện nhƣ:

―Khỏe như trâu‖,―Nhanh như cắt‖, ―Chậm như rùa‖, ―Ngu như chó‖, ―Nhát như

cáy‖, ―Ngang như cua‖, ―Ác như hùm‖, ―Nói như vẹt‖… đây là những thành ngữ

biểu hiện ý nghĩa cực cấp của thành ngữ tiếng Việt. Trong nhận thức của ngƣời

Việt, chim cắt bay rất nhanh nên nhanh là loài vật biểu thị tính chất điển hình của

cắt, chậm là tính chất đặc trƣng điển hình của rùa, ngu là tính chất điển hình của

chó… Các đơn vị từ vựng này biểu hiện ý nghĩa cực cấp trong thành ngữ so sánh.

Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh là một cụm từ bền vững, đƣợc

hình thành từ phép so sánh và thƣờng có nghĩa biểu trƣng, qua kết quả thống kê,

thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh chiếm số lƣợng khá cao là 210 thành

ngữ với tỉ lệ 43.57% đƣợc thể hiện qua bảng thống kê dƣới đây:

Bảng 3.9. Thống kê thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Việt

STT Thành ngữ phi đối xứng có cấu

trúc so sánh

Tần số

xuất hiện

Tỉ lệ

% Ví dụ

1 Nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) 79 37.62 Tức nhƣ bò đá

2 Nhóm chim (trời) 38 18.10 Nhanh nhƣ cắt

3 Nhóm sinh vật sống dƣới nƣớc 34 16.19 Lẩn nhƣ chạch

4 Nhóm thú hoang dã sống trên cạn 28 13.33 Nhanh nhƣ sóc

5 Nhóm côn trùng (sâu bọ) 21 10.00 Nhƣ ong vỡ tổ

6 Nhóm gặm nhấm 10 4.76 Hôi nhƣ chuột chù

Tổng cộng 210 100%

Với kết quả thống kê trên, chúng ta có thể thấy nhóm loài vật nuôi với số liệu

thống kê là 79 thành ngữ chiếm tỉ lệ 37.62% cao nhất trong thành ngữ có cấu trúc

so sánh. Trong tƣ duy của ngƣời Việt để biểu trƣng cho tâm trạng buồn ngƣời ta

Page 102: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

92

thƣờng sử dụng hình ảnh của các loài vật ―Tiu nghỉu như chó cụp đuôi‖, tức

giận―Tức như bò đá‖, lo sợ, ngỡ ngàng ―Sợ như bò thấy nhà táng‖, ―Nháo nhác

như gà phải cáo‖… hay miêu tả ngoại hình xấu xí có thành ngữ ―Thấp như

vịt‖,―Béo như bò mộng‖… đều đƣợc thể hiện trong thành ngữ.

Nhóm chim (trời) chiếm tỉ lệ 18.1% khá cao trong thành ngữ có cấu trúc so

sánh, với đặc điểm ngoại hình nhƣ cao ―Cao như hạc thờ‖, gầy ―Gầy như con

sếu‖, béo ―Béo như con cun cút‖, xấu xí ―Đen như quạ‖… đƣợc dân gian sử dụng

đặc trƣng về hình dáng bên ngoài của một số loài chim tiêu biểu để thể hiện cho

những đặc điểm đó.

Nhóm loài thú hoang dã sống trên cạn chiếm tỉ lệ 13.33%, có rất nhiều loài vật

trong thành ngữ có cấu trúc so sánh, đƣợc ngƣời dân Việt Nam quan sát từ đặc

điểm đến tính chất để đƣa vào thành ngữ, chẳng hạn nhƣ: để biểu trƣng cho ngoại

hình to lớn, khỏe mạnh với thành ngữ ―To như voi‖, ―Khỏe như hùm‖… hay để

phản ánh tính cách độc ác ―Ác như hùm‖, nhát gan ―Nhát như thỏ đế‖, nhanh nhẹn

với thành ngữ ―Nhanh như sóc‖ …

Nhóm loài sinh vật sống dƣới nƣớc trong ao hồ, kênh rạch, trên đồng ruộng,

sông ngòi, biển cả… rất đổi gần gũi với đời sống ngƣời nông dân Việt Nam và

những loài vật này đƣợc ông cha ta ngày xƣa quan sát rất kĩ. Ngƣời Việt tập trung

quan sát đến hình dáng bề ngoài, đặc điểm tính chất, hoàn cảnh thuận lợi hay bất

lợi để đƣa chúng vào thành ngữ nhƣ: ―Mắt to như ốc nhồi‖, ―Lẩn như chạch‖,

―Giãy như cá lóc bị đập đầu‖… Điều này có thể thấy rằng, nền văn hóa Việt Nam

với nền tảng nông nghiệp lúa nƣớc, những loài vật đƣợc miêu tả trong thành ngữ

trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Tiếp đến là nhóm côn trùng chiếm tỉ lệ 10%.

Thấp nhất có nhóm loài gặm nhấm chiếm tỉ lệ 4.76%, nhóm loài gặm nhấm

thƣờng mang những nghĩa tiêu cực, điều này cho thấy ngƣời Việt có cái nhìn

không tốt về loài vật này, ví dụ: thành ngữ ―Chậm như sên‖, ―Trốn như chuột‖…

Nhƣ vậy, từ việc phân tích, phân loại ý nghĩa của các thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật, chúng tôi nhận thấy có thể qui ý nghĩa của các thành ngữ về các nội dung sau:

- Những nội dung nói về con ngƣời bao gồm: tính cách, trạng thái tâm lý, hình

dáng, thể lực.

- Những nội dung nói về xã hội bao gồm: quan hệ xã hội, đời sống kinh tế.

- Những nội dung nói về không gian bao gồm: không gian tự do, không gian tù

túng, không gian yên tĩnh.

Page 103: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

93

Từ những ý nghĩa khái quát nêu trên chúng tôi xác lập các miền ý niệm mà thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt nhƣ trên sẽ phân tích ở phần 3.3.

3.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa

Thế giới động vật đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi dân

tộc. Các loài động vật trong thành ngữ tiếng Việt đƣợc dùng với thành ngữ có

nghĩa ẩn dụ. Những con vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ phần lớn là những con

vật gắn liền với đời sống nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Theo quan sát của chúng tôi

hầu hết các đặc điểm tính chất của loài vật đƣợc phản ánh trong thành ngữ đều nói

đến con ngƣời. Thông qua đó chúng ta có thể thấy đƣợc cách tri nhận của ngƣời

Việt Nam về thế giới loài vật.

Ngƣời Việt Nam thƣờng mƣợn hình tƣợng các loài vật để nói về con ngƣời

nhƣ vẻ xấu, đẹp, tính lành dữ của con ngƣời. Ở nội dung này, chúng tôi sẽ tìm hiểu

nghĩa tri nhận văn hóa đƣợc thể hiện trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong

tiếng Việt.

Qua kết quả thống kê và phân loại các loài vật xuất hiện trong thành ngữ, không

phải ngẫu nhiên mà các loài vật lại xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ tiếng Việt.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì các đặc điểm và thuộc tính của loài vật xuất hiện

trong thành ngữ phần lớn là nhằm nói đến con ngƣời. Bởi vì thông qua đó, chúng ta

sẽ thấy đƣợc quan niệm cũng nhƣ cách đánh giá của ngƣời Việt Nam đối với từng

con vật. Và ở mỗi nhóm loài vật chúng tôi sẽ chọn một số con vật điển hình, những

loài vật mà chúng tôi chọn phân tích là những loài vật có tần số xuất hiện nhiều, bên

cạnh đó nó còn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần và vật chất của

ngƣời dân Việt Nam.

Với cƣ dân nông nghiệp ngày xƣa, con trâu là cả một khối tài sản vật chất khổng

lồ, có thể nói đối với nhà nông thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”, là ngƣời bạn chung

thủy. Thậm chí ngay cả những ngƣời thuộc tầng lớp trên trong xã hội cũng xem trâu là

“thƣớc đo” của sự giàu sang nhƣ ―Chín đụn mười (con) trâu‖, “Trâu dắt ra, bò dắt

vào‖, ―Ruộng sâu trâu nái‖. Hay bên cạnh việc cƣới vợ, làm nhà thì “tậu trâu” rõ ràng

là việc lớn đối với mỗi gia đình. Trong nhận thức về loài vật của ngƣời Việt thì nhận

thức về con trâu là sớm nhất và đầy đủ nhất. Nó gắn bó với con ngƣời từ hàng ngàn

năm qua, cũng giống nhƣ cây tre gắn bó với con đƣờng làng, mảnh vƣờn, góc sân của

mỗi gia đình, mỗi làng quê Việt Nam. Việt Nam là nƣớc nông nghiệp điển hình, trâu

là con vật có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, và công việc chính của con

trâu nhƣ cày bừa, vận chuyển thóc gạo và làm việc vất vả, nặng nhọc nhƣ:―Trâu cày

Page 104: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

94

ngựa cưỡi‖. Chính vì thế, trâu là con vật gắn bó thân thiết trong đời sống vật chất và

tinh thần của ngƣời nông dân Việt Nam. Hình ảnh con trâu đƣợc thể hiện trong văn

học dân gian, đặc biệt là đƣợc thể hiện trong thành ngữ một cách đậm nét nhất. Nhắc

đến trâu là gắn liền với đồng làng hàm chỉ văn hóa làng xã. Trong xã hội xƣa, dân làng

nào thì theo tập quán, hƣơng ƣớc của làng ấy theo kiểu ―Trâu đồng nào ăn cỏ đồng

ấy‖, các sinh hoạt đều bó hẹp trong văn hóa làng xã, thậm chí cái gì của làng mình

cũng tốt hơn của làng khác và đây là kiểu văn hóa tự hào về làng xã của dân tộc Việt

Nam. Thành ngữ thƣờng lấy hình ảnh con trâu để nhận xét về các quan hệ trong xã

hội, ngày xƣa các thế lực thống trị thƣờng tranh chấp làm cho dân tình khốn khổ nhƣ:

―Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết‖; hay để biểu thị sự so kè, ghen ghét nhau của các

quan chức thời phong kiến nhƣ: ―Trâu buộc ghét trâu ăn‖. Con trâu có đặc tính là tai

không thính để nói về vấn đề có tính triết lí nhân sinh, nói với ngƣời không hiểu biết

nhƣ ―Đàn gảy tai trâu‖. Nhƣ vậy, qua thành ngữ thì hình ảnh con trâu đã phản ánh

một cách rõ nét và đầy đủ các khía cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Con

trâu là một kho tàng sống động về sinh hoạt làng quê và phong tục tập quán gắn với

nghề nông của ngƣời dân Việt Nam.

Chó là con vật có những đặc điểm quý nhƣ: trung thành, thông minh, nhanh

nhẹn, dễ nuôi… vì những đức tính ấy chó đƣợc nuôi để giữ nhà, săn bắt cho chủ. Có

thể nói rằng, chó đã đi từ đời sống săn bắt hái lƣợm vào đời sống nông nghiệp cây

trồng. Chó gần gũi với đời sống con ngƣời. Chính vì thế, cùng là loài vật nuôi nhƣng

chó đƣợc con ngƣời nuôi trong nhà, còn trâu, bò, gà, vịt phải làm chuồng riêng. Chó

đi từ vật chất đến đời sống văn hóa tâm linh của ngƣời Việt mấy ngàn năm nay.

Ngƣời Việt xƣa tin rằng ―Chó sủa ma‖,―Chó cắn ma‖ trong quan niệm của ngƣời ta

con chó cảm nhận đƣợc thế giới tâm linh, con ngƣời tuy không thấy đƣợc bóng ma,

nhƣng con chó có thể thấy đƣợc nên nó cứ sủa dai dẵng nhƣ vậy và ngƣời xƣa tin

rằng nó có thể xua đuổi đƣợc tà ma. Vì vậy ngày trƣớc ở cổng làng, cổng xóm mỗi

làng Việt đều có tƣợng chó đá canh giữ để thể hiện sự tôn nghiêm về mặt tâm linh.

Hình ảnh con chó in đậm nét văn hóa cổ truyền Việt Nam. Tiếng chó sủa cùng với

tiếng gà gáy là âm thanh quen thuộc của cuộc sống nông thôn Việt Nam. Trong kho

tàng dân gian nói chung và thành ngữ nói riêng, hình ảnh con chó đƣợc nói đến nhiều

hơn cả. Chúng ta đã từng thấy con chó bị ghẻ, nó rất gầy, lông lá tuốt sạch, ghẻ mọc

lở loét khắp mình thì làm sao mà có mỡ huống gì là mỡ ở đuôi nhƣ: ―Chó ghẻ có mỡ

đằng đuôi‖ bằng sự quan sát hết sức tinh tế nhƣ thế ngƣời xƣa dùng hình ảnh con chó

ghẻ để ví loại ngƣời thích khoe mẽ; hay dân gian có thành ngữ ―Trốn như chó cái

Page 105: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

95

trốn con‖ vì khi lũ chó con đã lớn thì chúng bú rất mạnh, vì thế chó mẹ thƣờng phải

trốn lũ chó con khỏi quấy, hình ảnh này dùng để ví ngƣời xấu tính hay trốn lủi, để

cho ngƣời khác làm việc. Khi con chó bị dại nó rất hung tợn, và nó không kiểm soát

đƣợc vi hành của mình nên hay cắn lung tung nhƣ: ―Chó dại cắn càn‖ thể hiện tâm

lý khó chịu của ngƣời khi gặp điều bực bội. Dân gian Việt Nam đã mƣợn hình ảnh

con chó có nhiều cách ví von khi thì nhẹ nhàng có lúc lại thâm thúy sâu xa.

Ngoài trồng trọt ngƣời Việt xƣa còn chăn nuôi gia súc, gia cầm để lấy sức

kéo, lấy thịt và món thịt gà thƣờng dùng để tiếp đãi khách quý ―Khách đến nhà

không gà thì vịt‖. Cho nên từ xƣa, con gà với ngƣời dân Việt đặc biệt trở nên thân

thiết và gắn bó với nhau một cách thân thƣơng, quen thuộc. Từ thời cổ đại, gà đã

là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa, gắn chặt với nhiều tôn giáo,

tín ngƣỡng, phong tục tập quán với tƣ cách là lễ vật hiến tế hay vật tế thần. Tập

tục cúng gà lúc giao thừa là tín ngƣỡng của cƣ dân nông nghiệp. Ngƣời dân dùng

gà, đặc biệt là gà trống để làm đồ cúng trong dịp lễ tết, lễ giỗ gia tiên những lễ vật

thần linh đều phải cúng gà. Và trong những bức tranh dân gian Đông Hồ tranh gà,

tranh lợn với những màu sắc đẹp đã là nơi gửi gắm những ƣớc mơ giản dị của

nhân dân về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ở một đất nƣớc nông nghiệp trồng lúa

nƣớc nhƣ ở ta, việc gia tăng thêm một đàn gà để nhặt thóc dƣ, gạo thừa sau vụ

mùa là rất phổ biến, có lẽ vì thế gà đã trở thành ngƣời bạn thân thiết với đời sống

của ngƣời dân. Và từ cuộc sống, gà đã bƣớc vào kho tàng trí tuệ của dân gian qua

lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hình ảnh chú gà trống oai vệ, hùng dũng biểu tƣợng

cho sự thịnh vƣợng và cho 5 đức tính tốt đẹp của con ngƣời đó là: văn, võ, dũng,

nhân và tín. Theo quan niệm dân gian của ngƣời Việt từ bao đời nay, các hiện

tƣợng bất thƣờng nhƣ: chim sa, cá nhảy, chó tru, gà mái biết gáy… đều là những

điềm báo xấu ―Gà mái gáy gở‖, có nơi cho rằng gà mái gáy là do bếp bị “đông”

hoặc trong nhà sắp có ngƣời ốm đau, bệnh tật. Chính vì vậy, nhiều nhà thấy gà

mái gáy thì lập tức giết thịt. Vì là ngƣời bạn thân thiết nên những hoạt động, cử

chỉ của con gà đƣợc ngƣời nông dân quan sát một cách tỉ mỉ và những hình ảnh đó

đƣợc thể hiện qua thành ngữ nhƣ: dựa vào trạng thái bƣơi, bới của con gà đƣợc

dùng để phê phán, chê trách một loại ngƣời nào đó, một tính cách nào đó. Gà

thƣờng hay bới đất hết chỗ này đến chỗ khác để tìm thức ăn ―Lép bép như gà mổ

tép‖ để nói về ngƣời có tính hay đƣa chuyện, nói hết chuyện ngƣời này sang

chuyện ngƣời khác, nói ở chỗ này đến chỗ khác; thành ngữ ―Chân gà lại bới ruột

gà‖ ý nói tự mình lại bới móc chuyện nhà mình, hoặc làm hại chính ngƣời thân

Page 106: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

96

quen ruột thịt của mình; hay ―Chữ như gà bới‖ ví ngƣời có chữ viết nghệch

ngoạc, nát vụn, rời rạc không thành chữ. Ngoài ra gà còn đƣợc dùng để biểu thị

tính cách và đặc điểm hoạt động của con ngƣời, để nói về ngƣời phụ nữ mắn đẻ

thƣờng dùng thành ngữ ―Đẻ như gà‖, hay để chỉ ngƣời tức giận mà chửi nhiều

cho hết tức nhƣ: ―Chửi như mất gà‖. Có lẽ vì gà đã gắn liền với đời sống sinh

hoạt của ngƣời Việt từ bao đời nay, nên hình tƣợng con gà đã đi vào thơ ca, tục

ngữ, ca dao và thành ngữ nhƣ là một sự tất yếu khách quan.

Ngoài tên thƣờng gọi là Hổ, là Cọp, nó còn có một số tên gọi nhƣ: Khái, Kễnh,

Hùm… Sở dĩ hổ thƣờng đƣợc gọi với nhiều tên nhƣ thế vì con ngƣời rất sợ loài thú

dữ này. Nên thời xƣa, khi con ngƣời vào rừng đốt than lấy củi thƣờng lập miếu thờ

hổ, và gọi nó là Chúa Sơn Lâm. Bên cạnh đó để tránh gọi tên loài thú dữ này ngƣời

dân thƣờng kiêng kỵ và bao giờ cũng có chữ Ông, chữ Ngài đứng trƣớc để tỏ ý tôn

trọng nhƣ: Ông Ba Mƣơi… Trong các loài thú dữ chƣa có loài thú nào đƣợc con

ngƣời sợ hãi, thờ cúng, kỵ húy nhiều bằng hổ. Hổ có sức mạnh tự nhiên, to khỏe, dữ

tợn, táo bạo, liều lĩnh đối địch với nhiều thú hung dữ nên đƣợc các loài vật tôn xƣng

là chúa của núi rừng nhƣ: ―Mạnh như hổ‖, ―Khỏe như hùm‖. Ngoài ra, dân gian Việt

Nam còn coi hổ là loài vật linh thiêng, nó có thể ngăn ngừa ma quỷ, hổ còn có thể

giúp con ngƣời diệt trừ những tai họa, những điều không may đem đến cho con ngƣời.

Chính vì thế, trong những dịp Tết nguyên đán ngƣời dân thƣờng dán trƣớc nhà ảnh

con hổ hay trƣớc đình miếu thƣờng có bức bình phong hình con hổ giúp trấn giữ đình

miếu, nhà cửa với miền tin là xua đuổi những điều xui xẻo, không may hay ác quỷ

vào nhà. Những ngƣời có hình dáng, tính cách oai vệ, sang trọng giống nhƣ hổ. Cái

nhìn dân gian Việt Nam về con hổ đƣợc thể hiện trong cách gọi tên, thể hiện qua

những thành ngữ, những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn… làm giàu thêm kho tàng văn

hóa dân gian Việt Nam. Đồng thời qua đó giúp ta hiểu thêm đƣợc về con vật mang

tiếng ―Ác như hùm‖, ―Dữ như cọp‖ này.

3.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

3.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

Trong tƣ duy của ngƣời Việt Nam thƣờng mƣợn hình tƣợng các con vật để tả

về ngoại hình, tính cách… của con ngƣời, lối so sánh này giàu tính nghệ thuật và

trí tƣởng tƣợng đã làm cho văn hóa Việt Nam thêm giàu thêm đẹp. Ở nội dung

này, chúng tôi sẽ giới thiệu các miền đích của ẩn dụ tri nhận từ thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật.

Page 107: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

97

Từ những đặc điểm phân tích ngữ nghĩa về điển mẫu, cấu trúc ngữ nghĩa và

nghĩa tri nhận văn hóa trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt có

thể quy về các miền ý niệm CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN. Trong các

niềm này có thể xác lập các tiểu miền ý niệm về CON NGƢỜI gồm: tâm lý tình

cảm, tính chất, ngoại hình, hoạt động; các tiểu miền ý niệm về XÃ HỘI gồm: quan

hệ xã hội, điều kiện kinh tế; các tiểu miền ý niệm về KHÔNG GIAN gồm: không

gian tự do, không gian tù túng, không gian yên tĩnh. Khi nghiên cứu ẩn dụ tri nhận

của thành ngữ chính là đã xác nhận mối quan hệ giữa hai miền trong nghĩa của

thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ không phải bao giờ cũng là nghĩa cụ thể, mà nó là

nghĩa ẩn dụ. Nhƣ vậy ý nghĩa của thành ngữ là ý nghĩa ẩn dụ. Nhìn từ góc độ tri

nhận, ẩn dụ tri nhận sẽ có hai miền, miền nguồn là liên quan đến thế giới loài vật

và miền đích là các nghĩa của thành ngữ hƣớng đến trong ý nghĩa vốn có của nó

mà chúng tôi đã phân tích cụ thể ở trên. Sự thể hiện của các miền đích trong loại

thành ngữ này chính là sự trải nghiệm của con ngƣời, chẳng hạn nhƣ: nhiều loài

vật nuôi trong gia đình và các loài động vật gần gũi với đời sống nông nghiệp

cũng đi vào các thành ngữ có chứa từ BPCT nhƣ: thành ngữ ―Thẳng như ruột

ngựa‖ ngựa là con vật ăn cỏ nhƣ trâu bò nhƣng bộ máy tiêu hóa của ngựa lại khác

xa bộ máy tiêu hóa của trâu, bò. Ruột ngựa rất dài, thẳng và to, đặc biệt đoạn nối

ruột non với dạ dày, có lẽ dựa vào đặc điểm BPCT của con ngựa và bằng quan sát

trực quan mà trong nhận thức của ngƣời Việt thì ruột ngựa đƣợc xem là thẳng trái

ngƣợc với những đặc điểm cong queo của ruột với một số loài động vật khác và ý

nghĩa của thành ngữ này biểu trƣng cho tính cách của một ngƣời bộc trực, thẳng

thắng; hay thành ngữ ―Mặt sứa gan lim‖ sứa là loài vật rất mềm, trong khi đó lim

là loại gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu

để lâu hay ngâm nƣớc bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen, ngƣời xƣa đã sử dụng

hai hình ảnh đối lập nhau để nói đến ngƣời có vẻ bề ngoài là mềm mỏng, nhã nhặn

nhƣng thực chất là lì lợm, ngang bƣớng. Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể xây dựng

mô hình ẩn dụ tri nhận thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật và chúng tôi đã xác lập

đƣợc 3 miền ý niệm: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN.

Miền ý niệm CON NGƢỜI đây là miền ý niệm có nội dung bao quát. Từ

cách tƣ duy tự ngã trung tâm, con ngƣời thƣờng nhìn các sự vật, hiện tƣợng, trạng

thái bên ngoài liên tƣởng về mình. Chính vì vậy thành ngữ sử dụng các yếu tố

khác ngoài con ngƣời để nói về con ngƣời chiếm số lƣợng lớn, và thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật cũng không đi ra ngoài điều này.

Page 108: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

98

Trong 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật của tiếng Việt mà chúng tôi thu

thập đƣợc có đến 230 thành ngữ nói về miền ý niệm CON NGƢỜI bao gồm 4 tiểu

miền: tính chất, tâm lý tình cảm, ngoại hình, hoạt động của con ngƣời, chúng tôi

sẽ giới thiệu các tiểu miền này nhƣ sau.

Tiểu miền tính chất của con người: Trong công trình ―Tiếng Việt – sơ thảo

ngữ pháp chức năng‖ của tác giả Cao Xuân Hạo [9] đã phân tích tính chất của con

ngƣời có thể chia thành ba loại: thể chất, trí tuệ và tính cách. Thể chất của con ngƣời

nhƣ (khỏe, yếu, béo, gầy, ốm...); trí tuệ nhƣ (thông minh, ngu dốt, nhanh trí, chậm

hiểu...), còn tính cách của con ngƣời chúng tôi chia làm hai loại: tính tốt (khiêm tốn,

vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hòa đồng, vui vẻ, cởi mở, hoạt bát...) và tính

xấu (ích kỷ, khoe khoang, ba hoa, nhẫn tâm, độc ác, ghen ghét, vô ơn, tham lam...).

Nhƣng trong nguồn tƣ liệu của chúng tôi phần lớn đƣợc đề cập đến là những tính

cách xấu (tiêu cực), sở dĩ những tính cách này đƣợc phản ánh trong thành ngữ là vì

dân tộc Việt Nam là một cộng đồng ngƣời coi trọng sự giáo dục, ghét cái xấu, cái ác.

Chính vì thế ngƣời xƣa thƣờng đề cập đến cái xấu cái ác một cách thẳng thắn và xem

đó nhƣ một cách để tự răn mình và dạy ngƣời.

Tiểu miền tâm lý tình cảm của con người: theo đối tƣợng nghiên cứu của luận

án là thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, miền tâm lý tình cảm của con

ngƣời thể hiện ở nhiều sắc thái khác nhau nhƣ: vui mừng, tức giận, đau buồn, sợ hãi,

yêu thích, ghét và ham muốn... Với một hệ thống từ ngữ để biểu đạt chúng khá phong

phú với rất nhiều mức độ khác nhau. Xét một cách tổng quát nhƣ quan niệm của các

nhà tâm lý tình cảm của con ngƣời gồm bảy loại là: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố và dục.

Tiểu miền ngoại hình của con người: ngoại hình là hình dáng bên ngoài của

con ngƣời, chẳng hạn nhƣ: xinh đẹp, xấu xí, cao, thấp...

Tiểu miền hoạt động của con người: là tiểu miền có nhiều nội dung phong

phú và có số lƣợng từ biểu thị các hoạt động của con ngƣời rất lớn. Ngƣời ta

thƣờng phân chia các hoạt động này theo từng phạm trù nhƣ: hoạt động di chuyển,

hoạt động nói năng, hoạt động vật lý... Tiểu miền hoạt động của con ngƣời tác

động đến loài vật thể hiện bên trong cấu trúc của thành ngữ có những nội dung

phong phú. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật tôi xin đƣợc phân chia các hoạt

động này thành hai loại: hoạt động tích cực và hoạt động tiêu cực. Tuy nhiên trong

quá trình khảo sát bên trong những thành ngữ này, chúng tôi nhận thấy phần lớn

các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiểu miền hoạt động của con ngƣời là

những hoạt động tiêu cực.

Page 109: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

99

Miền ý niệm XÃ HỘI là miền ý niệm thể hiện các mối quan hệ xã hội, sự tổ chức

xã hội nhƣ một sự quây tụ hoạt động của các thành viên xã hội. Trong 695 thành ngữ

có yếu tố chỉ loài vật, miền ý niệm XÃ HỘI chiếm một số lƣợng khá cao và chủ yếu

liên quan đến quan hệ xã hội và điều kiện kinh tế. Sự tổ chức đời sống loài vật cũng là

một sự khơi gợi để liên tƣởng đến đời sống xã hội của con ngƣời. Những sự vật, món

ăn có đƣợc từ loài vật là trải nghiệm của con ngƣời về điều kiện kinh tế.

Tiểu miền quan hệ xã hội: là những mối quan hệ hòa thuận, yêu thƣơng, bất hòa,

chia li, mẫu thuẫn, xung khắc… trong quá trình thu thập nguồn ngữ liệu, chúng tôi tạm

thời chia các mối quan hệ trên thành hai mối quan hệ cơ bản: mối quan hệ tích cực, mối

quan hệ tiêu cực. Chúng tôi nhận thấy phần lớn các mối quan hệ thể hiện trong thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật vừa có quan hệ tích cực, vừa có quan hệ tiêu cực.

Tiểu miền điều kiện kinh tế: là điều kiện kinh tế giàu có và điều kiện kinh tế

nghèo khổ.

Miền ý niệm KHÔNG GIAN là môi trƣờng sống của con ngƣời và vạn vật,

chính sự trải nghiệm của con ngƣời về hoạt động của loài vật gợi lên những hình

ảnh không gian, chẳng hạn: không gian bao la thành ngữ ―Cò bay thẳng cánh‖.

Ngƣời ta thƣờng phân chia không gian này theo từng phạm trù nhƣ: không gian

rộng lớn, không gian nhỏ bé, không gian ồn ào, không gian yên tĩnh... Miền không

gian thể hiện bên trong cấu trúc của thành ngữ có những nội dung rất phong phú. Miền

ý niệm KHÔNG GIAN đƣợc thể hiện bên trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật bao

gồm 3 tiểu miền: không gian tự do, không gian tù túng, không gian yên tĩnh.

3.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích

trong tiếng Việt

Ẩn dụ tri nhận là sự tổ chức ánh xạ từ hai miền ý niệm nguồn và miền ý niệm

đích. Trong đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi miền nguồn là ý niệm loài vật đƣợc

sử dụng trong thành ngữ, còn miền đích bao gồm những ý niệm về con ngƣời, về xã

hội, về không gian mà chúng tôi đã phân tích ở trên.

Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của các thành ngữ nêu trên, chúng tôi thấy có thể

xác định đƣợc 3 miền ý niệm: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN của các

thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật có thể biểu đạt. Ở nội dung này chúng tôi sẽ đi sâu

phân tích sự thể hiện những tƣơng ứng ngữ nghĩa từ miền nguồn loài vật đƣợc thể

hiện trong thành ngữ tiếng Việt sang các miền đích nêu trên.

Page 110: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

100

Bảng 3.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ)

đến các miền đích trong tiếng Việt

Miền nguồn Miền đích Tần số xuất

hiện

Tỉ lệ

(%)

LOÀI VẬT

Con ngƣời

1. Tâm lý tình cảm 96 33.08

2. Tính chất 81 28.52

3. Hoạt động 33 11.62

4. Ngoại hình 20 7.04

Xã hội 1. Điều kiện kinh tế 22 7.75

2. Quan hệ xã hội 19 6.69

Không gian

1. Tự do 9 3.17

2. Tù túng 2 0.7

3. Yên tĩnh 2 0.7

TỔNG CỘNG 284 100%

3.3.2.1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con người

Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con ngƣời chiếm số lƣợng

lớn có thể xác định mô hình ẩn dụ tổng quát LOÀI VẬT LÀ CON NGƢỜI. Con

ngƣời và loài vật có sự tƣơng đồng nhiều mặt vì con ngƣời cũng là động vật cấp

cao. Việc quan sát, trải nghiệm các đặc điểm của loài vật để liên tƣởng đến con

ngƣời là phổ biến trong nhiều nền văn hóa, tất nhiên với những mức độ nhiều ít,

cụ thể có khác nhau.

Miền ý niệm CON NGƢỜI bao gồm 4 tiểu miền: tâm lý tình cảm, tính chất

của con ngƣời, hoạt động của con ngƣời, ngoại hình của con ngƣời, trong đó tiểu

miền tâm lý tình cảm chiếm số lƣợng 33.08% cao nhất, tiếp đến là tiểu miền tính

chất của con ngƣời với số lƣợng 28.52%, bên cạnh đó ở tiểu miền hoạt động của

con ngƣời cũng có số lƣợng đáng kể là 11.62% và thấp nhất là tiểu miền ngoại

hình của con ngƣời với số lƣợng là 7.04%. Chúng tôi sẽ phân tích các tiểu miền

này theo tần số xuất hiện từ cao đến thấp ở phần tiếp theo.

Trên cơ sở nguồn ngữ liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc, các thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật mang ý nghĩa biểu thị miền tâm lý tình cảm của con ngƣời với nhiều

sắc thái tình cảm khác nhau gồm có: buồn, sợ, giận, vui.

Tình cảm vốn là những trải nghiệm tâm lý của con ngƣời và nó cũng có thể coi là

một trong những thuộc tính của con ngƣời, và việc diễn tả hay lĩnh hội tình cảm qua

Page 111: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

101

các ý niệm loài vật là phù hợp với qui luật tri nhận của con ngƣời. Chính vì vậy, thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt có nhiều trƣờng hợp dùng ý niệm loài vật để

diễn đạt tình cảm của con ngƣời. Ngƣời Việt Nam thƣờng gắn với những biểu hiện bên

ngoài nhƣ hình dáng, hoạt động của loài vật, để thể hiện những nét biểu hiện bên ngoài

của con ngƣời khi trải nghiệm các miền tình cảm khác nhau để diễn đạt tình cảm.

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tâm lý tình cảm của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về tâm lý tình cảm của con

ngƣời bao gồm 96 thành ngữ liên quan đến bốn tiểu miền: buồn, sợ, giận, vui.

- Tiểu miền trạng thái tâm lý buồn

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG HAY TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ

TRẠNG THÁI TÂM LÝ BUỒN CỦA CON NGƢỜI

―Lui thủi như chó cụp đuôi‖

―Tâng hẫng như chó cụp tai‖

―Thất thểu như cò phải bão‖

―Con ruồi đậu mép không buồn đuổi‖

―Buồn như chấu cắn‖

―Day dứt như quạ rỉa mồi‖

Với sự quan sát hết sức tinh tế và sự trải nghiệm của con ngƣời thông qua

những sự vật, hiện tƣợng hay hoạt động của loài vật nhƣ: cụp đuôi, cụp tai, dáng đi

thất thểu… đƣợc ngƣời dân Việt Nam dùng để thể hiện trạng thái tâm lý buồn bã của

con ngƣời. Ngƣời Việt Nam đã mƣợn hình ảnh chó cụp đuôi vào giữa hai chân thể

hiện tâm trạng buồn bã, ủ rũ của con ngƣời, hay hình ảnh con ruồi đậu ở mép rất khó

chịu nhƣng do chán chƣờng mà không thèm xua đi, ẩn dụ cho trạng thái tâm lý buồn

chán, ủ rủ, không muốn làm gì cả. Hay hình ảnh con cò ủ rũ vì không thể kiếm ăn

đƣợc trong ngày mƣa bão. Bên cạnh đó khi bị châu chấu cắn sẽ làm cho ta cảm thấy

khó chịu, hay hình ảnh con quạ đang rỉa mồi nó cứ day đi day lại miếng mồi, tất cả

những hoạt động của loài vật này đƣợc dùng để thể hiện trạng thái tâm lý buồn của

con ngƣời. Nhƣ vậy, thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật mƣợn những hình ảnh, thuộc

tính của loài vật để nói về tình cảm, nói về con ngƣời, đôi khi còn thể hiện sự đánh

giá hay sự phê phán kín đáo của ngƣời sử dụng ngôn ngữ đối với đối tƣợng biểu đạt.

- Tiểu miền trạng thái tâm lý sợ

Page 112: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

102

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ SỢ

CỦA CON NGƢỜI

―Len lén như rắn mồng năm‖

―Sợ như bò thấy nhà táng‖

―Nháo nhác như gà lạc mẹ‖

―Len lén như chuột ngày‖

Ngƣời Việt Nam với sự nghiệm thân khi quan sát những hoạt động của loài

vật nhƣ len lén, ăn vụng… để thể hiện trạng thái tâm lý sợ hãi của ngƣời. Theo dân

gian Việt Nam, vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch hay còn đƣợc gọi là Tết

Đoan Ngọ là ngày “diệt sâu bọ”, ngƣời dân Việt Nam thƣờng làm bánh trái, xôi chè

và bày hoa quả cúng tế mục đích là diệt trừ sâu bọ. Cứ đến ngày này ngƣời dân

thƣờng đi tìm rắn để giết. Cho nên hễ cứ đến ngày mồng năm tháng năm các loài

rắn rết thƣờng nấp mình vào trong hang không dám ngóc đầu lên vì sợ bị giết. Nhà

táng đƣợc là bằng giấy hoặc vải, có trang trí và đƣợc úp trên quan tài khi đƣa đám

ma. Vì vậy, trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật, to lớn, màu

sắc sặc sỡ, thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía.

Ngoài ra một số từ điển khác cho rằng, vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà

táng thì con bò lo sợ đến lƣợt nó bị ngƣời ta làm thịt. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh

quen thuộc trên những sân vƣờn, ruộng đồng ở vùng thôn quê Việt Nam đó là gà

con khi bị lạc khỏi đàn gà mẹ, với những tiếng kêu chíp chíp nháo nhác tìm gà mẹ

khắp nơi. Thông qua những hoạt động của loài vật đƣợc dùng để miêu tả tâm lý sợ

hãi của ngƣời.

- Tiểu miền trạng thái tâm lý giận

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI

VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ GIẬN CỦA CON NGƢỜI

―Giận cá chém thớt‖

―Chửi chó mắng mèo‖

―Đá mèo quèo chó‖

Ngƣời ta thấy thực tế là tâm lý của con ngƣời khi mà bực bội hay giận dữ thì

thƣờng làm những việc mà mình kiểm soát không đƣợc, có tính chất vu vơ, để thỏa

cơn tức đó mà thôi, đó cũng chính là lí do mà con ngƣời chọn những hình ảnh nhƣ:

chửi, đá, chém để biểu lộ trạng thái tình cảm của con ngƣời, chẳng hạn nhƣ: khi

nhìn thấy hình ảnh có một ngƣời đang làm con cá còn sống nhƣ đánh vảy, mổ bụng

Page 113: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

103

cá nhƣng nó lại giãy nảy lên khiến ta khó làm. Chính vì thế ta sẽ cảm thấy bực mình

nếu vài lần hạ đao mà không giết đƣợc con cá, vì thế ta cố chém cho thật mạnh cho dù

có trúng hay không trúng cho hả cơn tức giận, hành động này biểu trƣng cho trạng thái

tâm lý tức giận một ngƣời nào đó nhƣng không làm đƣợc gì bèn trút sự bực tức tới

ngƣời khác hoặc những thứ khác có liên quan.

- Tiểu miền trạng thái tâm lý vui

Mô hình ánh xạ: TRẠNG THÁI CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM

LÝ VUI CỦA CON NGƢỜI

―Vui như sáo‖

―Cú có vọ mừng‖

Con sáo bản thân nó là loài chim bay lƣợn khắp mọi nơi, nó bay lên cành và

chuyền từ cành này sang cành khác. Hay hình ảnh con cú vui mừng trƣớc kết quả

của đồng loại. Ngƣời Việt Nam đã mƣợn những hình ảnh đƣợc lựa chọn của các

loài vật này để ẩn dụ cho một trạng thái tâm lý vui mừng của con ngƣời.

Tóm lại, miền trạng thái tâm lý tình cảm đƣợc thể hiện trong thành ngữ có yếu

tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy tiểu miền trạng thái tâm lý

BUỒN và tiểu miền trạng thái tâm lý SỢ chiếm số lƣợng lớn và phần lớn là thành

ngữ cấu trúc so sánh đƣợc thể hiện nhiều nhất trong hai tiểu miền này.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tính chất của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về tính chất của con ngƣời

bao gồm 81 thành ngữ liên quan đến ba tiểu miền: tính cách, trí tuệ, thể lực của con

ngƣời.

- Tiểu miền tính cách

Mô hình ánh xạ: NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƢỜI VỀ LOÀI

VẬT LÀ NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CỦA CON NGƢỜI

Tính cách độc ác

―Ác như hùm‖

―Như hổ như báo‖

―Phường lang rợ sói‖

Hổ hay còn gọi là cọp, hùm, chúa sơn lâm, hình tƣợng của hổ đã xuất hiện từ lâu

và gắn bó với lịch sử của loài ngƣời. Hổ gợi lên những liên tƣởng về sức mạnh, sự

thanh thế, oai linh, vẻ đẹp huyền bí với đặc tính tiêu biểu của nó là hung hãn, thú tính

Page 114: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

104

của một dã thú là động vật săn mồi hàng đầu. Chính đặc trƣng này của loài hổ đã đƣợc

ngƣời xƣa đƣa vào thành ngữ để biểu thị loại ngƣời có tính cách độc ác.

Tính cách hai mặt

―Khẩu phật tâm xà‖

―Mặt người dạ thú‖

Thành ngữ ―Khẩu phật tâm xà‖ khẩu là hoán dụ chỉ hoạt động nói năng với ý

nghĩa khái quát, là sự thể hiện ra bên ngoài của con ngƣời. Khẩu Phật là cách ứng

xử nói năng hiền lành từ tốn. Tâm là lòng dạ thuộc phần bên trong của con ngƣời

không thể thấy đƣợc nhận ra đƣợc. Xà là rắn, là loại động vật có nọc độc có thể làm

chết ngƣời. Nhƣ vậy sự đối lập khẩu Phật với tâm xà biểu thị tính chất hai mặt của

con ngƣời, bên ngoài thì hiền lành từ tốn nhƣng bên trong là sự độc ác hại ngƣời.

Hoặc thành ngữ ―Miệng hùm gan sứa‖ miệng cũng nhƣ khẩu ở trên hoán dụ

để chỉ hoạt động nói năng hay cách ứng xử của con ngƣời. Hùm là loài động vật có

sức mạnh, có quyền uy trong rừng xanh. Nói miệng hùm là nói sự thể hiện lời nói

bên ngoài có vẻ oai hùng, quyền lực còn gan là bộ phận hoán dụ để chỉ sự can đảm,

sức mạnh, tinh thần (gan dạ, can đảm...). Sứa là một loài động vật nhuyễn thể ở

dƣới thân mềm nhũng, thƣờng biểu trƣng cho sự yếu đuối, chính vì vậy thành ngữ

―Miệng hùm gan sứa‖ cũng biểu thị tính chất hai mặt của con ngƣời, bên ngoài thì

có vẻ mạnh mẽ uy quyền nhƣng bên trong thì yếu đuối, nhút nhát.

Tính cách ngang bƣớng

―Ngang như cua‖

―Như ngựa bất kham‖

Đặc tính của con cua là bò ngang, còn con ngựa bất kham là con ngựa hung

dữ, nó không chịu bị con ngƣời đè đầu cƣỡi cổ, nên rất khó mà thuần hóa đƣợc nó,

nếu con ngƣời cứ cố mà thuần hóa nó sẽ rất nguy hiểm, vì khi nó tức giận nếu

không may bị nó hất xuống đất hay bị đá sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của

mình. Chính vì đặc điểm này của con ngựa đƣợc dùng để ẩn dụ cho ngƣời có tính

cách ngang bƣớng, khó trị.

Tính cách nhanh nhẹn

―Nhanh như sóc‖

―Nhanh như cắt‖

Page 115: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

105

Sóc, chim cắt vốn là những loài vật chạy và bay rất nhanh, nó hoạt động nhanh

đến nỗi chỉ thoáng trong một chớp mắt là chúng ta đã không thể nhìn thấy chúng.

Ngƣời Việt Nam đã mƣợn tính chất nhanh của các loài vật này để thể hiện cho ngƣời

có tính cách nhanh nhẹn.

Tính cách chậm chạp

―Chậm như rùa‖

―Chậm như sên‖

―Lạch bạch như vịt bầu‖

Những chú ốc sên, rùa khoác trên mình những chiếc mai rùa, những chiếc vỏ ốc

có lẽ vì trọng lƣợng quá nặng đã đè lên mình nhƣ vậy, nên những loài vật này bò rất

chậm, vịt bầu cũng vậy chạy lạch bạch lạch bạch trông rất chậm chạp. Tất cả hành

động trên đƣợc dùng để miêu tả cho những ngƣời có tính cách quá chậm chạp giống

nhƣ những loài vật này.

Tính cách tham lam

―Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn‖

―Tham con giếc tiếc con rô‖

―Có cá mòi, đòi cá chiên‖

Cá rô loại cá rất thƣờng gặp trên các đồng ruộng ở nƣớc ta. Nhân dân ta

thƣờng tát đồng để bắt cá rô, cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon dù hơi nhiều

xƣơng. Trong khi đó cá giếc là loại cá trắng nƣớc ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai

bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng. Thịt của loài cá này thơm ngon

nhƣng nhiều xƣơng dăm. Hai loài cá này cùng xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ cho

tính tham lam, muốn đƣợc tất cả nhƣng không muốn bỏ ra thứ gì

- Tiểu miền trí tuệ

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẶC TÍNH LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH

GIÁ TÍNH CHẤT TRÍ TUỆ CỦA CON NGƢỜI

Tính chất ngu dốt

―Ngu như bò‖

―Dốt như bò‖

―Dại như chó‖

Từ xƣa cho đến nay, nhóm loài vật nuôi vốn có mối quan hệ rất thân thiết, gắn

bó và gần gũi với con ngƣời, chẳng hạn nhƣ: con bò là con vật gắn với nghề nông

nghiệp, quen thuộc với ngƣời dân, trong khi đó con chó là loài vật thân thiết gắn bó

Page 116: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

106

từ rất lâu đời với con ngƣời, những đức tính của chó đƣợc tôn vinh nhƣ: trung

thành, thông minh, quan tâm đến chủ… nó là bạn gần gũi của con ngƣời. Tuy là

những con vật rất có ích đối với con ngƣời nhƣ vậy, nhƣng khi chúng đƣợc phản

ánh vào ngôn ngữ, tên gọi của chúng đƣợc đƣa ra làm nhiều chuẩn mực so sánh,

phần lớn thƣờng mang nhiều nghĩa tiêu cực

Tính chất yếu kém

―Nước đổ đầu vịt‖

―Đàn gảy tai trâu‖

Nhƣ chúng ta đã biết, đầu vịt đã thon, lại hơi nhô. Lông ở đầu vịt thƣờng dày và

mƣợt, cho nên nƣớc đổ lên đầu vịt cứ trôi hết và chẳng thấm vào đâu đƣợc. Chính vì

hiện tƣợng này làm cho ngƣời ta liên tƣởng đến việc không tiếp thu lời khuyên bảo

của một số ngƣời, có nghĩa là khi dùng lời nói của mình để khuyên bảo một ai đó mà

ngƣời đó không hiểu hay không có tác dụng gì đối với họ, cảm thấy phí công sức mà

mình bỏ ra. Trâu là loài vật có tính chất là ngu ngốc, là loài động vật không biết

thƣởng thức âm nhạc, nếu lấy đàn gảy cho trâu nghe thì thật là uổng phí. Hình ảnh

này ẩn dụ cho việc làm là đem những lí lẽ cao siêu nói cho ngƣời ngu ngốc.

―Ếch ngồi đáy giếng‖

―Như vịt nghe sấm‖

Loài ếch thƣờng hay sống trong giếng nƣớc, nó sống lâu trong cái giếng nhỏ

hẹp nên cứ tƣởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung. Ngày nào cũng thấy nhƣ vậy

nên nó khẳng định bầu trời chỉ to nhƣ vậy mà thôi. Với sự trải nghiệm của ngƣời xƣa

đã mƣợn những hình ảnh của loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con ngƣời,

ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác.

―Học như cuốc kêu mùa hè‖

―Học như gà đá vách‖

Tiếng kêu của con chim cuốc thƣờng thích kêu vang cuốc...cuốc..., vào mùa hè

cứ kêu ra rả, liên tục, ồn ào. Hay tiếng gà đá vào vách tƣờng là những âm thanh

cạch cạch liên tục không ngừng. Tất cả những hoạt động đó dùng để ví cho hoạt

động là học gạo, đọc to ra rả suốt ngày, tuy học rất vất vả nhƣng ít có hiệu quả gì.

―Trông gà hóa cuốc‖

―Vẽ rồng nên giun‖

Ngƣời Việt Nam đã chọn hai loài vật gần giống nhau nhƣ: gà - cuốc, rồng -

giun để thể hiện cho trình độ yếu kém của con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ: cuốc là một

loại chim trong họ Gà nƣớc. Cuốc chạy giỏi nhƣng bay kém, cuốc làm tổ trong các

Page 117: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

107

bụi lau sậy hay trong bụi rậm bên bờ nƣớc cách mặt đất không cao lắm. Gà đồng

cũng thuộc loài chim thuộc họ Gà nƣớc và nó cũng làm tổ ở vùng cỏ cây gần bờ

nƣớc, bởi thế gà đồng dễ nhầm với cuốc. Chính vì thế, thành ngữ ―Trông gà hóa

cuốc‖ dùng để chỉ ngƣời không tinh tƣờng, hoặc không tỉnh táo nên mới nhầm lẫn

sự vật này sang sự vật khác.

- Tiểu miền thể lực

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ

ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA CON NGƢỜI

Thể lực khỏe mạnh

―To như voi‖

―Mạnh như hổ‖

Hổ và voi là những con vật có ngoại hình to lớn, khỏe mạnh đƣợc dùng để thể

hiện cho ngƣời có thể lực khỏe mạnh.

Thể lực ốm yếu

―Yếu như sên‖

―Yếu trâu hơn khỏe bò‖

c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích hoạt động của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về hoạt động của con ngƣời

bao gồm 33 thành ngữ liên quan đến hai tiểu miền: hoạt động nguy hiểm, hoạt động

không hữu ích.

- Tiểu miền hoạt động nguy hiểm

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI

VẬT HOANG DÃ LÀ MỘT VIỆC LÀM NGUY HIỂM

―Cưỡi đầu voi dữ‖

―Cưỡi lên lưng hổ‖

―Vuốt râu hùm‖

―Dưỡng hổ di họa‖

―Cõng rắn cắn gà nhà‖

―Thả hổ về rừng‖

―Thế cưỡi hổ‖

―Đuổi hùm cửa trước, rước sói cửa sau‖

Hành động của con ngƣời nhƣ: cưỡi, vuốt tác động lên những bộ phận cơ thể

nhƣ: đầu, lưng, râu của một số loài vật hung dữ, độc ác: hổ, voi là thể hiện một việc

Page 118: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

108

làm hết sức nguy hiểm liên quan đến tính mạng của con ngƣời. Hay những hoạt động

của con ngƣời nhƣ: dưỡng, đuổi, rước, cõng, thả dùng để tác động lên một số loài

vật độc ác, nham hiểm: hổ, sói, rắn thể hiện một việc làm hết sức nguy hiểm. Chẳng

hạn nhƣ: nuôi con hổ là một một việc làm nguy hiểm. Hành động này bắt nguồn từ

câu chuyện có một ngƣời vào rừng bắt đƣợc cọp con và mang về nhà nuôi. Tuy chỉ

đƣợc cho ăn cơm ăn rau, cọp con vẫn lớn nhanh nhƣ thổi. Vì cọp đƣợc nhặt từ hồi

còn bé, nên ngƣời nuôi luôn đối xử với cọp giống nhƣ chó nuôi trong nhà. Nhƣng

không ngờ cọp giờ đã trƣởng thành giơ móng vuốt và muốn vồ kẻ đã nuôi dƣỡng

mình. Hành động này có nghĩa là giúp đỡ nuôi dƣỡng kẻ có tiềm lực, thực lực,

nhƣng bản tính độc ác thì sẽ là mối họa tƣơng lai, hoạt động này biểu trƣng cho việc

làm nguy hiểm. Nhƣ chúng ta đã biết rắn là loài vật có nộc độc, cũng chính vì lẽ đó

mà con rắn thƣờng gắn liền với tính chất là độc ác, nham hiểm. Hành động của con

ngƣời là đem con rắn về nhà, chẳng khác nào là làm một việc làm hết sức nguy

hiểm. Hay hổ là con vật sống trong rừng núi sâu thẳm, nếu con ngƣời chẳng may

thả hổ về rừng cũng là làm một việc quá sức mạo hiểm.

Mô hình ánh xạ: TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ HOÀN CẢNH NGUY

HIỂM CỦA CON NGƢỜI

―Cá nằm trên thớt‖

―Chim đậu phải nhựa‖

―Chim trên lửa, cá dưới dao‖

Chúng ta vẫn thƣờng thấy hình ảnh cá, chim là những đàn chim tự do bay lƣợn

trên bầu trời bao la, đàn cá tung tăng bơi lội dƣới nƣớc. Nhƣng khi thấy hình ảnh

những loài vật này không đƣợc sống trong môi trƣờng sống vốn có của nó, mà lại sống

trong những môi trƣờng khác nhƣ: thớt, dao, lửa, nhựa thì lại biểu hiện một môi trƣờng

sống nguy hiểm, tù túng.

- Tiểu miền hoạt động không hữu ích

Mô hình ánh xạ: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI ĐẾN LOÀI VẬT LÀ MỘT

VIỆC LÀM VÔ ÍCH

―Bắt cóc bỏ đĩa‖

―Bịt mắt bắt chim‖

―Dạy khỉ leo cây‖

Page 119: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

109

d. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích ngoại hình của con người

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về ngoại hình của con

ngƣời bao gồm 20 thành ngữ liên quan đến hai tiểu miền: đƣợc đánh giá tích cực,

đƣợc đánh giá tiêu cực.

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA LOÀI

VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƢỜI

- Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tích cực

―Da ngà mắt phượng‖

―Mày ngài mắt phượng‖

―Thắt đáy lưng ong‖

Một số loài vật hoặc bộ phận cơ thể của loài vật đƣợc ngƣời Việt đánh giá đẹp.

Chim phƣợng là loài chim quý thƣờng dùng để ví cho vẻ đẹp, quyền quý của phái

nữ. Đôi mắt phƣợng là mắt có tròng đen nhiều hơn trắng và rạch ròi. Mắt có chiều

ngang hẹp và đầu mắt không nhọn nhƣng đuôi mắt rất nhọn, mắt có hai mí rõ, mắt

phƣợng hay còn gọi là Phụng nhãn, còn ngà voi có màu trắng ngà rất đẹp. Ông cha

ta dùng những BPCT của các con vật cao quý để chỉ những ngƣời có nét đẹp cao

sang, quý phái.

Chúng ta vẫn thƣờng nhìn thấy hình ảnh của những chú ong bay đi kiếm mật,

ngoại hình của con ong là đầu nhỏ phần lƣng dài ở phần thắt lƣng có đoạn eo rất

nhỏ, dân gian đã dùng chính điểm này để miêu tả vóc dáng ngƣời con gái với phần

eo nhỏ nhƣ eo của con ong vậy.

- Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tiêu cực

―Đen như quạ‖

―Đen như cuốc‖

―Xấu như cú‖

―Mắt cá da lươn‖

―Mắt to như ốc nhồi‖

―Mặt cú da lươn‖

―Đầu dơi mặt chuột‖

―Xù xì như da cóc‖

Chim quạ, chim cuốc, chim cú là những loài chim có bộ lông đen xì, và con

ngƣời thƣờng không có cái nhìn thiện cảm với các loài vật này, vì nó vừa xấu xí,

Page 120: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

110

hôi hám, bẩn thỉu, đen thủi... Ngƣời dân Việt Nam dùng những tính chất tiêu biểu

của các loài này để miêu tả ngƣời có ngoại hình xấu xí. Dân gian đã lấy những

BPCT tiêu biểu nhƣ: mắt, da, đầu... của một số loài vật để biểu trƣng cho ngƣời có

ngoại hình xấu xí, chẳng hạn nhƣ: mắt cá thƣờng nhỏ và ti hí, da lƣơn thƣờng trơn

và nhầy, mặt của con cú trông rất dữ tợn và xấu xí, hay da của con cóc thƣờng có

những đốm nhỏ sần sùi nổi lên. Chính những đặc điểm tiêu biểu này đƣợc dùng để

minh họa cho những ngƣời có ngoại hình xấu xí.

3.3.2.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội

Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội có thể xác định mô

hình ẩn dụ tổng quát TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TỔ CHỨC ĐỜI

SỐNG XÃ HỘI CỦA CON NGƢỜI.

Miền ý niệm XÃ HỘI bao gồm 2 tiểu miền: điều kiện kinh tế và quan hệ xã

hội. Trong đó tiểu miền điều kiện kinh tế chiếm số lƣợng 7.75% cao hơn so với

tiểu miền quan hệ xã hội.

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích điều kiện kinh tế

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về điều kiện kinh tế bao

gồm 22 thành ngữ liên quan đến một tiểu miền: điều kiện kinh tế giàu có.

- Tiểu miền điều kiện kinh tế giàu có

Mô hình ánh xạ: MÓN ĂN TỪ LOÀI VẬT LÀ CUỘC SỐNG GIÀU CÓ

―Nem công chả phượng‖

―Cơm cá chả chim‖

―Cơm trắng cá ngon‖

―Cơm cả rá, cá cả nồi‖

―Cua nướng ốc lùi‖

Đứng đầu trong hàng thức ăn động vật của ngƣời Việt Nam là các loại thủy

sản, sản phẩm đặc thù của miền sông nƣớc. Sau cơm rau thì cơm cá là thông dụng

nhất. Ngày xƣa, các gia đình nông thôn thƣờng có vƣờn rộng, ao sâu nên các nhà

thƣờng nuôi cá, thả gà nhằm cải thiện cuộc sống, với mục đích lấy thịt để cả nhà

cùng ăn hoặc khi nhà có cúng giỗ, có khách. Bắt cá, làm gà nhằm mục đích bồi bổ

cho cả nhà sau một ngày làm việc vất vả. Những món ăn ngon làm từ các loài vật

đƣợc dùng để ví cho cuộc sống giàu có, sung túc của con ngƣời.

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT VÀ VẬT KHÁC LÀ CUỘC SỐNG GIÀU CÓ

Page 121: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

111

―Cân đai xe ngựa‖

―Lên xe xuống ngựa‖

―Tàn che ngựa cưỡi‖

―Chín đụn mười (con) trâu‖

―Ruộng sâu trâu nái‖

Ngựa không phải là động vật phổ biến ở Việt Nam, xƣa chỉ có bậc quan chức

mới có ngựa, ở cấp dƣới nhƣ chánh tổng mới có thể có ngựa cƣỡi. Ngựa còn là một

tiêu chí thành đạt. Thời nhà Lý, đỗ Trạng Nguyên đƣợc ban mũ áo, võng ngựa vinh

quy, cƣỡi ngựa về làng có lính hầu vọng che, ngựa là ẩn dụ cho quyền quý, giàu có,

quyền lực.

Việt Nam là nƣớc có nền văn hóa trồng lúa nƣớc. Chính vì vậy trâu là con vật

thân quen với cuộc sống của ngƣời nông dân. Trâu là con vật đóng vai trò hàng đầu

của nhà nông “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Muốn làm giàu thì phải nuôi trâu, đặc

biệt là trâu nái vừa cày vừa sinh sản và bán trâu giống là cơ hội giàu có.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích quan hệ xã hội

Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đƣợc dùng để nói về quan hệ xã hội của con

ngƣời bao gồm 19 thành ngữ liên quan đến ba tiểu miền trong miền quan hệ xã hội

hòa thuận, bất hòa, chia lìa.

- Tiểu miền quan hệ hòa thuận

Mô hình ánh xạ: MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI CỦA LOÀI VẬT LÀ MỐI

QUAN HỆ HÒA THUẬN CỦA CON NGƢỜI

―Chồng loan vợ phượng‖

―Chăn loan gối phượng‖

―Chó cùng nhà, gà cùng chuồng‖

Để biểu thị mối quan hệ hòa thuận trong quan niệm của ngƣời Việt thì hình ảnh

chim loan, chim phƣợng ví cho sự hòa hợp, thái bình nên trong nhận thức của dân tộc

Việt Nam thƣờng dùng hình ảnh loan phƣợng để chỉ những cặp vợ chồng hòa thuận.

Bên cạnh đó chó và gà là những loài vật nuôi sớm có mối quan hệ gắn bó, thân thiết

với con ngƣời. Vì thế dân gian đã mƣợn hình ảnh của các loài vật có mối quan hệ gần

gũi với nhau để thể hiện cho mối quan hệ hòa thuận của con ngƣời.

- Tiểu miền quan hệ bất hòa

Mô hình ánh xạ: BỘ PHẬN LOÀI VẬT TÁC ĐỘNG LẪN NHAU LÀ MỐI

QUAN HỆ BẤT HÒA GIỮA CON NGƢỜI VỚI CON NGƢỜI

Page 122: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

112

―Chân gà lại bới ruột gà‖

―Gà nhà lại bươi bếp nhà‖

Ngƣời Việt Nam đã tìm thấy những đặc điểm sinh học của những loài vật nuôi

nhƣ: con gà để ví cho những mối quan hệ phong phú và cũng phức tạp giữa con

ngƣời với con ngƣời, chẳng hạn nhƣ: mƣợn khả năng bới đất tìm mồi của con gà để

thể hiện hành động của con ngƣời là tự mình vạch áo cho ngƣời xem lƣng, bới móc

chuyện nhà mình hoặc làm hại chính những ngƣời thân quen ruột thịt của mình.

- Tiểu miền quan hệ chia lìa

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TÁCH RỜI KHỎI BẦY ĐÀN LÀ MỐI QUAN

HỆ CHIA LI CỦA CON NGƢỜI

―Sẩy đàn tan nghé‖

―Vắng chúa đàn, tan con nghé‖

―Chia đàn xẻ nghé‖

―Chó cái bỏ con‖

Loài vật với những mối quan hệ và hành động đƣợc dùng để thể hiện mối

quan hệ li tán của con ngƣời. Ngƣời Việt Nam nghiệm thân từ việc quan sát bắt

nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng, vì bầy trâu rừng có đặc điểm điển hình là

trong bầy trâu bao giờ cũng có con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, và

nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần, chính vì thế hình

ảnh này dùng để biểu trƣng cho sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập

thể nào đó khi mất ngƣời đứng đầu. Hay hình ảnh con chó cái bỏ con của mình sinh

ra ví ngƣời mẹ không tha thiết, mặn mà gì con cái ẩn dụ cho mối quan hệ chia li của

con ngƣời.

3.3.2.3. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian

Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian có thể xác định

mô hình ẩn dụ tổng quát HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ ĐẶC ĐIỂM

KHÔNG GIAN.

Miền ý niệm KHÔNG GIAN gồm có 3 tiểu miền: tự do, tù túng và yên tĩnh.

Trong đó tiểu miền tự do chiếm số lƣợng 3.17% cao nhất, bên cạnh đó tiểu miền

tù túng và tiểu miền yên tĩnh chiếm số lƣợng 0.7% tƣơng đƣơng nhau.

Page 123: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

113

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian tự do

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG SỐNG PHÙ HỢP LÀ

KHÔNG GIAN TỰ DO

―Chim trời cá bể‖

―Chim trời cá nước‖

―Chim sổ lồng‖

Cuộc sống của ngƣời dân Việt Nam chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nƣớc, từ

thời xa xƣa ngƣời dân đã quen với việc khai thác những sản vật sẵn có từ thiên

nhiên bằng săn, bắt, hái, lƣợm. Trong cuộc sống đó, cá và chim là những loài sinh

vật sống trong môi trƣờng bao la rộng lớn, chim bay lƣợn trên bầu trời, cá bơi tung

tăng dƣới nƣớc, chúng đã trở thành những loài vật rất gần gũi và dễ quan sát, và

cũng là nguồn sống của con ngƣời. Chính vì vậy, hình ảnh chim và cá thƣờng xuất

hiện cùng nhau trong thành ngữ và chúng ẩn dụ cho những hoàn cảnh sống thể hiện

khát vọng tự do của con ngƣời.

Chúng ta thƣờng thấy con chim bay lƣợn, hót líu lo trên bầu trời rộng lớn,

nhƣng khi con chim bị nhốt trong lồng thể hiện một cuộc sống tù túng, khi nó

đƣợc thả ra cảm giác lại đƣợc tự do bay nhảy nhƣ ―Chim sổ lồng‖.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian tù túng

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG SỐNG KHÔNG PHÙ

HỢP LÀ KHÔNG GIAN TÙ TÚNG

―Cá nằm trong chậu‖

―Cá chậu chim lồng‖

Chim và cá vốn là những loài vật sống tự do trong môi trƣờng bao la rộng lớn.

Nhƣng khi chúng bị bắt lại không đƣợc sống trong những môi trƣờng vốn có của

nó, mà lại bị nhốt trong những môi trƣờng sống hạn hẹp nhƣ: lồng, chậu. Chính môi

trƣờng sống này đã thể hiện không gian tù túng, chật hẹp của con ngƣời.

c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian yên tĩnh

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ KHÔNG GIAN YÊN

TĨNH

―Khỉ ho cò gáy‖

―Ve kêu vượn hót‖

Khỉ và vƣợn là những loài vật giỏi leo trèo và hái lƣợm, chúng thƣờng sống ở

nơi rừng núi sâu thẳm nên việc nhìn thấy chúng đã khó huống gì là nghe thấy tiếng

Page 124: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

114

ho, gáy của chúng. Tiếng khỉ ho và tiếng cò gáy là rất nhỏ, ở đây dân gian đã mƣợn

hình ảnh của tiếng động để miêu tả một không gian tĩnh mịch, vì không gian quá yên

tĩnh nên mới có thể nghe đƣợc tiếng ho của khỉ và tiếng gáy của cò.

Cứ đến mỗi mùa hè là chúng ta có thể nghe đƣợc những âm thanh là tiếng kêu

ồn ào của con ve, hay vào rừng là nghe đƣợc tiếng hú của vƣợn, chính sự kết hợp

các yếu tố này trong thành ngữ tiếng Việt đã tạo nên một ý nghĩa mới là sự yên tĩnh

trong một môi trƣờng xa xôi, hẻo lánh, nơi rừng rú ít ngƣời qua lại.

Từ những phân tích trên có thể cho chúng ta nhìn thấy đƣợc sự tƣơng đồng từ

miền nguồn sang miền đích, chẳng hạn nhƣ: từ miền nguồn HÀNH ĐỘNG CỦA CON

NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI VẬT sang miền đích HÀNH ĐỘNG NGUY HIỂM

là có sự tƣơng đồng với nhau về mặt ý nghĩa, thƣờng thì hành động nguy hiểm phần

lớn là hay liên quan đến hành động của con ngƣời tác động đến loài vật hoang dã, vì

thông thƣờng loài vật hoang dã nó có thể có sức mạnh, có tính hung dữ, loài vật ăn thịt,

có tính độc hại, cho nên khi con ngƣời đụng vào các con vật hoang dã này nhƣ: ―Cưỡi

đầu voi dữ‖, ―Vuốt râu hùm‖..., hay khi con ngƣời làm một việc gì liên quan đến việc

―Vào hang cọp‖… đều nói lên hành động nguy hiểm; hay từ miền nguồn MỐI QUAN

HỆ CỦA LOÀI VẬT sang miền đích MỐI QUAN HỆ HÒA THUẬN CỦA CON

NGƢỜI, chim loan ngƣời xƣa cho là giống chim phƣợng, lông năm sắc mà trội về sắc

xanh, có ngƣời lại cho rằng chim loan thuộc phƣợng hoàng. Ngƣời xƣa còn cho rằng

phƣợng là con chim đực tƣợng trƣng cho vua chúa, còn hoàng là con chim mái tƣợng

trƣng cho hoàng hậu, và loài chim này thƣờng đi với nhau thành từng đôi. Dân gian

thƣờng dùng hình ảnh loan phƣợng với nghĩa vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc.

3.4. Tiểu kết

Trong chƣơng này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến

các điển mẫu, mô hình tỏa tia từ ngữ, cấu trúc ngữ nghĩa, nghĩa tri nhận văn hóa và

mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt. Qua

khảo sát, phân tích, chúng tôi nhận thấy:

Nghĩa của thành ngữ không phải là ý nghĩa của các đơn vị từ ngữ bên trong

mà thông thƣờng là nó mang tính chất biểu trƣng, khái quát hóa. Chính vì thế

nghĩa của thành ngữ làm nên những phạm vi ý nghĩa rộng. Trên cơ sở những

nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật cùng biểu đạt một nội dung ý nghĩa, chúng

tôi qui về một phạm trù ngữ nghĩa. Từ các phạm trù ngữ nghĩa này chúng tôi xác

lập đƣợc các miền ý niệm mà các thành ngữ biểu thị, chúng tôi mới tiến hành xác

Page 125: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

115

lập các miền ý niệm mà các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật có thể bao quát đến.

Từ đó chúng tôi mới đi sâu nghiên cứu mối quan hệ ngữ nghĩa giữa miền nguồn

và miền đích theo lý thuyết về ẩn dụ tri nhận. Nhƣ vậy, chúng tôi xác lập sự ánh

xạ giữa hai miền, miền nguồn liên quan đến thế giới loài vật và miền đích là các

nghĩa của thành ngữ hƣớng đến trong ý nghĩa vốn có của nó mà chúng tôi đã phân

tích cụ thể ở trên. Sự thể hiện ý nghĩa từ miền nguồn đến các miền đích trong

thành ngữ chính là sự trải nghiệm của con ngƣời từ thế giới loài vật, chẳng hạn

nhƣ: nhiều loài vật nuôi trong gia đình và các loài động vật gần gũi với đời sống

nông nghiệp cũng đi vào các thành ngữ. Trong đó mỗi miền ý niệm đích thƣờng

liên quan đến những đặc điểm hình dáng của một số loài vật cụ thể nhƣ thể hiện

tâm trạng vui nhƣ: ―Vui như sáo‖, ―Cú có vọ mừng‖, thể hiện không gian thƣờng

lấy tiếng kêu của khỉ, cò, chim, vƣợn nhƣ: ―Khỉ ho cò gáy‖, ―Ve kêu vượn hót‖.

Với kết quả có đƣợc từ việc phân tích nghĩa của thành ngữ, chúng tôi tiến

hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong

tiếng Việt. Từ sự đa dạng trong kết cấu ngữ nghĩa cũng nhƣ nghĩa ẩn dụ của các từ

ngữ trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi đã thiết lập các mô hình ánh xạ

từ miền nguồn LOÀI VẬT đến các miền đích CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG

GIAN. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ở miền đích con ngƣời thì

tiểu miền tâm lý tình cảm của con ngƣời chiếm số lƣợng 33.08% cao nhất, ở tiểu

miền này thì phần lớn là thành ngữ cấu trúc so sánh với các con vật nhƣ sáo, cú, chó

xuất hiện nhiều và thƣờng là biểu thị cho trạng thái tâm lý vui, buồn, giận, sợ.

Với miền đích xã hội thì tiểu miền điều kiện kinh tế chiếm số lƣợng 7.75%

nhiều hơn so với tiểu miền quan hệ xã hội. Việt Nam với nền văn hóa lúa nƣớc nên

những loài vật nhƣ: cá, chim thƣờng thể hiện những món ăn ngon rất đƣợc nhiều

ngƣời yêu thích, hay hình ảnh con trâu gắn liền với nhà nông, ngày xƣa nhà nào có

nhiều trâu, ruộng thƣờng đƣợc ví là gia đình giàu có.

Ngoài ra ở miền đích không gian với tiểu miền không gian tự do chiếm tỉ lệ

3.17% cao hơn so với tiểu miền không gian yên tĩnh và không gian tù túng. Ngƣời

Việt Nam mƣợn hình ảnh của những chú chim và đàn cá bay và bơi lội trong môi

trƣờng bao la rộng lớn để ẩn dụ cho một không gian tự do của con ngƣời. Những

mô hình ẩn dụ tri nhận miền nguồn loài vật sang những miền đích trừu tƣợng khác

nhau đã cho chúng ta một cái nhìn lý thú về bức tranh ngôn ngữ trong tiếng Việt.

Page 126: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

116

Chƣơng 4

NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH NGỮ

CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Sự tri nhận về thế giới của con ngƣời thể hiện qua ngôn ngữ chịu sự chi phối

của môi trƣờng sống và đặc điểm văn hóa của mỗi cộng đồng ngôn ngữ, mỗi dân

tộc. Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật của tiếng Hán và tiếng Việt từ góc

nhìn tri nhận chúng tôi thấy có những sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ

và của hai nền văn hóa của hai dân tộc.Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa thì

phải nghiên cứu ngôn ngữ và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ thì cũng phải chú

ý đến văn hóa. Để hiểu rõ hơn về văn hóa của một đất nƣớc thì không thể không

quan tâm đến thành ngữ một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Vì vậy,

chƣơng 4 của luận án chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu những nét giống nhau

và khác nhau trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ

lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, để tìm hiểu bức tranh ngôn ngữ và văn hóa của hai

dân tộc này.

4.1. Những tƣơng đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và

tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận

Nghiên cứu mối quan hệ tƣơng đồng của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật của

hai ngôn ngữ Hán - Việt thực sự có những khó khăn nhất định. Vì sự phân định

thành ngữ Hán - Việt không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong 1000 năm Bắc Thuộc

ảnh hƣởng của tiếng Hán và văn hóa Hán vào Việt Nam khá sâu xa, không chỉ có từ

ngữ mà một số thành ngữ của tiếng Việt cũng đƣợc vay mƣợn từ tiếng Hán, ví dụ:

―Khẩu phật tâm xà‖, ―Trầm ngư lạc nhạn‖...

4.1.1 Những tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong

thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt

Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng cùng thuộc vùng khu vực Châu

Á. Trải qua mấy nghìn năm, hai dân tộc sống bên nhau và thƣờng xuyên giao lƣu văn

hóa với nhau. Văn hóa Việt Nam có sự ảnh hƣởng rất sâu đậm từ nền văn hóa Trung

Hoa. Cội nguồn này khiến cho đặc tính thói quen động vật, ngoại hình con vật của hai

nƣớc Trung Quốc, Việt Nam hình thành cảm nhận trực quan giống nhau. Mặc dù

ngôn ngữ của hai dân tộc không giống nhau, nhƣng lại có nhiều điểm tƣơng đồng về

văn hóa. Mỗi dân tộc có một tiếng nói và chữ viết riêng của mình, đồng thời cùng

Page 127: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

117

với tiếng nói và chữ viết thì những hình ảnh, sự vật cụ thể cũng là những phƣơng

tiện để diễn đạt và để truyền đạt một ý tƣởng, một quan niệm nào đó. Những hình

ảnh, sự vật phi ngôn ngữ đó còn đƣợc gọi là tính biểu trƣng của một ngôn ngữ.

Trong hai ngôn ngữ Hán, Việt khi chúng tôi chọn điển mẫu để thiết lập mô

hình ánh xạ đều cùng xuất hiện điển mẫu “CHÓ” và “HỔ” đó cũng là sự tƣơng

đồng trong việc lựa chọn điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ

tiếng Hán và tiếng Việt. Mô hình tỏa tia của “CHÓ” trong tiếng Hán và tiếng Việt

đều dùng ý nghĩa biểu thị kẻ đáng khinh và lời mắng nhiếc, ví dụ nhƣ: 狗屁 (đồ bỏ

đi, đồ vô tích sự), tiếng Việt: chó ghẻ, chó má, đồ chó; chó chết, chó đểu, chó má;

ngoài ra CHÓ còn có nghĩa phái sinh là chỉ những kẻ chuyên làm tay sai nhƣ: tiếng

Hán “狗腿子” (tay sai, chó săn), tiếng Việt “đồ chó săn”.

Bên cạnh đó, mô hình tỏa tia của điển mẫu “HỔ” trong cả hai ngôn ngữ đều có

nhiều điểm tƣơng đồng. HỔ còn có nghĩa phái sinh về con ngƣời là lộ vẻ dữ dằn, độc

ác nhƣ: ―虎狼‖ hổ lang, ví loại ngƣời độc ác; tiếng Việt ―hổ lang‖ ác thú, nhƣ hổ và

chó sói.

4.1.2. Những tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Hán và tiếng Việt

4.1.2.1. Những tương đồng về cấu trúc ngữ nghĩa

Trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều xuất hiện các kiểu mô hình cấu

trúc ngữ nghĩa nhƣ:

4.1.2.1.1. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng

Trong tiếng Hán và tiếng Việt thành ngữ cấu trúc đối xứng có nhiều điểm

tƣơng đồng về cấu trúc ngữ nghĩa, cụ thể nhƣ sau:

Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật

a. Thành ngữ có hai loài vật sóng đôi

Sự tƣơng đồng trong nhóm thành ngữ có hai loài vật sóng đôi, chẳng hạn:

để miêu tả mối quan hệ vợ chồng, thành ngữ tiếng Hán: ―凤友鸾交‖ (Phƣợng

hữu loan giao = Phƣợng loan kết bạn, nam nữ có tình cảm kết hôn thành vợ chồng),

―离鸾别凤‖ (Li loan biệt phƣợng = Loan phƣợng chia li, vợ chồng chia lìa)...;

thành ngữ tiếng Việt ―Chồng loan vợ phượng‖..., hay để biểu trƣng không gian

sống tù túng, chật hẹp, thành ngữ tiếng Hán ―池鱼笼鸟‖ (Trì ngƣ lung điểu = Cá

trong ao, chim trong lồng, ngƣời mất tự do, cá chậu chim lồng), thành ngữ tiếng

Việt ―Cá chậu chim lồng‖.

Page 128: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

118

b. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật

Sự tƣơng đồng trong nhóm thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật,

chẳng hạn: để miêu tả ngƣời có tính cách gan dạ, độc ác, ích kỉ, thành ngữ tiếng

Hán―熊心豹胆‖ (Hùng tâm báo đảm = Tim hổ mật báo, rất gan dạ), ―鼠肚鸡肠‖

(Thử đỗ kê trƣờng = Bụng chuột ruột gà, ví bụng dạ hẹp hòi)... thành ngữ tiếng Việt

―Lòng lang dạ sói‖, ―Lòng kiến dạ kiến‖...; hay để biểu trƣng cho ngƣời có ngoại

hình xấu xí, xinh đẹp, thành ngữ tiếng Hán ―鸡胸龟背‖ (Kê hung quy bối = Bụng gà

lƣng rùa, ngực nhô lƣng còng),―獐头鼠目‖ (Chƣơng thủ thử mục = Đầu hoẵng mắt

chuột, tƣớng mạo xấu xí)... thành ngữ tiếng Việt ―Da ngà mắt phượng‖, ―Mắt cá

da lươn‖, ―Mặt cú da lươn‖...

c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến hai loài vật

Sự tƣơng đồng trong nhóm thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác

động đến hai loài vật, chẳng hạn: thể hiện hành động nguy hiểm của con ngƣời,

thành ngữ tiếng Hán―引狼入室‖ (Dẫn lang nhập thất = Dẫn sói vào nhà, rƣớc voi

về giày mồ, cõng rắn cắn gà nhà), ―骑虎难下‖ (Kị hổ nan hạ = Cƣỡi hổ khó

xuống, đâm lao phải theo lao), ―握蛇骑虎‖ (Ác xà kị hổ = Cầm rắn cƣỡi hổ, ví

hoàn cảnh nguy hiểm), ―放虎归山‖ (Phóng hổ qui sơn = Thả hổ về rừng, việc làm

vô cùng nguy hiểm)... thành ngữ tiếng Việt ―Cưỡi lên lưng hổ‖, ―Cưỡi đầu voi

dữ‖, ―Vuốt râu hùm‖... để miêu tả trạng thái tức giận, thành ngữ tiếng Hán: ―捉鸡

骂狗‖ (Tróc kê mạ cẩu= Bắt gà mắng chó, chửi bóng chửi gió), thành ngữ tiếng

Việt ―Đá mèo quèo chó‖.

d. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật

Sự tƣơng đồng trong nhóm thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật,

chẳng hạn: miêu tả ngƣời con gái có ngoại hình xinh đẹp, trong tiếng Hán và

tiếng Việt có nhóm thành ngữ cùng biểu thị ý nghĩa này, ví dụ nhƣ: ―沉鱼落雁‖

(Trầm ngƣ lạc nhạn = Chim sa cá lặn, đẹp nghiêng nƣớc nghiêng thành)… ―Chim

sa cá lặn‖, ―Cá nhảy nhạn sa‖…

Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác

a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

Nhóm thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác trong tiếng Hán và

tiếng Việt có sự tƣơng đồng, chẳng hạn nhƣ: để miêu tả cuộc sống sung túc,

giàu có trong thành ngữ tiếng Hán:―宝马香车‖ (Bảo mã hƣơng xa = Xe đẹp ngựa

quý, xe sang xế xịn),―鲜车怒马‖ (Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa

Page 129: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

119

hoa)…, thành ngữ tiếng Việt: ―Lên xe xuống ngựa‖, ―Cơm trắng cá ngon‖, ―Tàn

che ngựa cưỡi‖… biểu trƣng cho mối quan hệ hòa thuận, hạnh phúc, thành ngữ

tiếng Hán: ―一马一鞍‖ (Nhất mã nhất yên = Một ngựa một yên, ví một vợ một

chồng đến đầu bạc răng long), thành ngữ tiếng Việt: ―Một con ngựa đau cả tàu chê

cỏ‖, ―Chăn uyên gối ương‖…

4.1.2.1.2. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ phi đối xứng

a. Thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau

Sự tƣơng đồng trong nhóm thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau,

chẳng hạn: biểu thị mối quan hệ vợ chồng, mẹ con hòa thuận, thƣơng yêu, hạnh

phúc, thành ngữ tiếng Hán―鸾凤和鸣‖ (Loan phƣợng hòa minh = Loan phƣợng

hòa ca, vợ chồng hòa thuận), ―老牛舐犊‖ (Lão ngƣu sị độc = bò già liếm bê con,

bố mẹ nâng niu chiều chuộng con)… thành ngữ tiếng Việt ―Loan phụng hòa

mình‖, ―Phượng chạ loan chung‖…

b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật

Sự tƣơng đồng trong nhóm thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời

tác động đến loài vật, chẳng hạn: biểu thị hành động nguy hiểm của con ngƣời,

nhƣ: thành ngữ tiếng Hán ―养虎遗患‖ (Dƣỡng hổ di hoạn = Nuôi hổ để họa về

sau),―骑虎难下‖ (Kị hổ nan hạ = Cƣỡi hổ khó xuống, đâm lao phải theo lao),―放

虎归山‖ (Phóng hổ qui sơn = Thả hổ về rừng, việc làm vô cùng nguy hiểm)... thành

ngữ tiếng Việt ―Mó dái ngựa‖, ―Cưỡi đầu voi dữ‖, ―Cưỡi lên lưng hổ‖…

4.1.2.2. Những tương đồng về nghĩa tri nhận văn hóa

Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ chứa đựng văn hóa của một dân tộc đậm nét.

Cùng với hệ thống từ vựng, thành ngữ là nguồn tƣ liệu phong phú góp phần làm nên

tri thức của một dân tộc và còn có khả năng tích lũy các thông tin ngoài ngôn ngữ.

Nếu ngôn ngữ là phƣơng tiện của tƣ duy, phản ánh tƣ duy thì trong các đơn vị ngôn

ngữ thành ngữ là nơi dấu ấn của tƣ duy con ngƣời rõ nét nhất. Nghiên cứu so sánh

đối chiếu thành ngữ của các ngôn ngữ, chúng ta sẽ xác định đƣợc các điểm tƣơng

đồng và khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, đồng thời có thể sử dụng đặc trƣng

văn hóa hay các kiến thức nền về văn hóa để giải thích những điểm giống nhau và

khác nhau trong thành ngữ giữa các ngôn ngữ. Chính vì thế, nghiên cứu so sánh đối

chiếu thành ngữ cần gắn liền với nghiên cứu văn hóa.

Văn hóa Trung Quốc và Việt Nam đều thuộc về văn hóa phƣơng đông. Do đó

cách xƣng hô, chào hỏi, phong tục, tập quán đến cả phƣơng thức tƣ duy đều có

Page 130: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

120

những điểm gần gũi. Văn hóa, lịch sử Trung Hoa và Việt Nam có những mối liên hệ

phong phú, tất nhiên cũng có nhiều điểm khác nhau rất tinh tế. Nói chung, những

qui định về lễ nghi, phong tục, cách ứng xử của ngƣời Trung Quốc ngày nay vẫn

còn phức tạp hơn ngƣời Việt Nam.

Đối với các nƣớc Phƣơng Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật, vì

nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên.

Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nƣớc Phƣơng Đông hình thành nên

quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ,

tín ngƣỡng, niềm tin, lý tƣởng, nguyện vọng, sức mạnh... Trải qua bao đời các nhà

văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nƣớc Phƣơng Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành

biểu tƣợng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hƣởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối

với đời sống xã hội ở mỗi nƣớc. Trong tâm thức của ngƣời Việt và ngƣời Trung

Hoa thì hình ảnh con rồng là con vật tƣởng tƣợng nhƣng lại tƣợng trƣng cho sự ấm

no thịnh vƣợng, biểu tƣợng của quyền uy và sức mạnh. Từ cách nhìn này, hình ảnh

con rồng đã đi vào đời sống của ngƣời Việt và ngƣời Trung Hoa một cách tự nhiên.

Vào những dịp lễ hội, đám cƣới... thì tiết mục múa Rồng thƣờng diễn ra tƣng bừng

náo nhiệt. Bên cạnh đó, do vị trí cao cả của rồng trong dân tộc Trung Hoa và sự ảnh

hƣởng của nó rộng khắp các mặt trong cuộc sống xã hội Trung Quốc, in đậm dấu ấn

trong ý thức tinh thần của ngƣời dân Trung Quốc, rồng đã trở thành biểu tƣợng

tƣợng trƣng cho dân tộc Trung Hoa. Trải qua hàng ngàn năm, quan niệm và tín

ngƣỡng về rồng đã đi sâu vào lòng ngƣời. Các hiện tƣợng và phong tục liên quan

đến rồng đã trở thành một nét văn hóa rồng phong phú và đa dạng. Ví dụ: trong

tiếng Việt con rồng ngoài chức năng định danh là chỉ một con vật tƣởng tƣợng ra,

là biểu tƣợng của nhà vua thời xƣa và tƣợng trƣng của dân tộc Việt. Ngƣời Việt

thƣờng tự nhận là ―con rồng cháu tiên‖. Ngƣời Trung Hoa cũng thừa nhận là con

cháu của Rồng. Trong quá trình phát triển lịch sử của nhân loại thì loài ngƣời và

con vật đã sống cùng nhau, nƣơng tựa lẫn nhau. Trong quan niệm của ngƣời Trung

Quốc và ngƣời Việt Nam có một số con vật đƣợc sùng bái, tôn thờ giống nhau.

Chẳng hạn: ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam đều coi “Long lân quy

phƣợng” là tƣợng trƣng cho sự ấm no, thịnh vƣợng, quyền uy, sức mạnh, phú quý,

may mắn và trƣờng thọ. Những giá trị biểu trƣng đó dù ở mức độ nào cũng đều liên

quan đến các hiện tƣợng trong đời sống, xã hội, phản ánh quá trình lịch sử, phong

tục tập quán tín ngƣỡng của mỗi dân tộc. Đó là những giá trị mang đậm màu sắc

văn hóa dân gian.

Page 131: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

121

Trong quan niệm của dân tộc hai nƣớc Trung Quốc, Việt Nam, hổ là chúa tể

muôn loài, hùng dũng vô song, hung dữ khác thƣờng, ai ai cũng sợ hổ. Từ chỗ vừa

sợ hãi vừa kính phục dẫn đến sùng bái con hổ. Hình tƣợng con hổ có ảnh hƣởng rất

sâu sắc đến cuộc sống của ngƣời dân trong các phong tục dân gian, tác phẩm văn

học cũng nhƣ ngôn ngữ thông thƣờng, đều xuất hiện bóng dáng của hổ và tiềm ẩn

yếu tố văn hóa hổ. Hổ tƣợng trƣng cho dũng cảm, uy quyền, quyết đoán, sức mạnh,

mặt khác nó còn biểu trƣng cho sự hung ác, tàn bạo nhƣ: ―彪形大汉‖ (Bƣu hình

đại hán = Ngƣời to mạnh nhƣ cọp, ngƣời cao lớn vạm vỡ), ―鸱目虎吻‖ (Si mục hổ

vẫn = Mắt diều hâu môi hổ, ví tƣớng mạo thâm hiểm độc ác), ―虎步龙行‖ (Hổ bộ

long hành = Rồng đi hổ đi, trƣớc đây dùng để ví với tƣ thế vua không giống ngƣời

bình thƣờng, sau dùng để ví phong thái oai hùng của tƣớng quân), ―Dưỡng hổ di

họa‖, ―Ác như hùm‖, ―Cáo mượn oai hùm‖...

Hình ảnh con chó in đậm nét trong nền văn hóa Trung Quốc, Việt Nam. Tiếng

chó sủa cùng với tiếng gà gáy là âm thanh quen thuộc ở các vùng nông thôn. Thịt

chó ngon và có hƣơng vị riêng không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực. Chó

đƣợc con ngƣời xem nhƣ là một trợ thủ đắc lực về săn bắt, trông nhà. Trong kho

tàng thành ngữ nói riêng và văn hóa dân gian nói chung, so với các loài vật nuôi

khác thì con chó trong thành ngữ chiếm một số lƣợng lớn trong cả hai ngôn ngữ

Hán, Việt. Hình ảnh con chó bao hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng, ngƣời dân đã

mƣợn hình ảnh con chó để thể hiện những tình cảm yêu ghét, bất bình. Một mặt

mọi ngƣời khen ngợi sự trung thành của chó, mặt khác hình ảnh con chó trong

thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt thƣờng gắn liền với những ngƣời, vật, việc không

tốt, không may mắn hoặc không đáng tôn trọng trong xã hội có thành ngữ nhƣ: ―狼

心狗肺‖ (Lang tâm cẩu phế = Lòng sói phổi chó, lòng dạ lang thú, vong ân bội

nghĩa), ―狗皮膏药‖ (Cẩu bì cao dƣợc = Thuốc cao bôi trên da chó, ví món hàng giả

bịp bợm), ―Ngu như chó‖, ―Mèo đàng chó điếm‖, ―Chó ngáp phải ruồi‖, ―Chó

cùng rứt giậu‖... Chó không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong đời sống ngôn ngữ của

ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam, ngoài ra chó còn có ý nghĩa sâu sắc trong

đời sống văn hóa. Từ thời xa xƣa ở các vùng nông thôn Trung Quốc và Việt Nam

đã có phong tục thờ chó đá trong một số đền chùa, làng xã, hình ảnh con chó đá

đƣợc đặt trƣớc cổng làng, cổng chùa để thể hiện sự tôn nghiêm về mặt tâm linh.

Trong tri thức về loài vật của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam thì tri

thức về con trâu là có sớm nhất và đầy đủ nhất. Hình ảnh con trâu đƣợc thể hiện

Page 132: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

122

trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm qua. Trung Quốc

và Việt Nam là hai đất nƣớc nổi tiếng là nƣớc lấy nông nghiệp là chính, vì thế mà

ngƣời nông dân cùng con trâu đã gắn bó nƣơng tựa lẫn nhau, nó là vật chi bảo của

nhà nông. Con trâu to khỏe nên việc cày cấy, kéo xe đều sử dụng đến nó, nó không

thể thiếu trong những công việc cần đến sức lực của nhà nông, làm việc vất vả suốt

năm không hề nghỉ ngơi, có thể nói nó hết lòng tận tụy với chủ. Chính vì thế những

hình ảnh ví von về con trâu trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều rất phong

phú và đa dạng. Tuy là phong phú và đa dạng nhƣng hầu hết những thành ngữ sử

dụng hình ảnh con trâu đều mang nghĩa xấu. Những thành ngữ về con trâu trong

trong tiếng Hán ―多如牛毛‖ (Đa nhƣ ngƣu mao = Nhiều nhƣ lông bò, hình dung

rất nhiều, nhiều vô kể), ―呼牛呼马‖ (Hô ngƣu hô mã = Gọi trâu gọi ngựa), ―鸡尸

牛从‖ (Kê thi ngƣu tùng = Làm đầu gà hơn làm đuôi trâu, làm chủ nơi nhỏ còn hơi

làm ở chỗ lớn mà bị ngƣời khác chi phối)... còn tiếng Việt: ―Béo như con trâu

trương‖, ―Bụng trâu làm sao bụng bò làm vậy‖, ―Hùng hục như trâu húc mả‖,

―Trâu chậm uống nước đục‖... Thời xƣa ở Trung Quốc và Việt Nam đều có phong

tục phổ biến là lễ “tiến xuân ngƣu” (lễ dâng trâu mùa xuân) vào ngày lập xuân, ý

nghĩa của nghi lễ này là nhằm cầu mong một năm mƣa thuận gió hòa, mùa màng

bội thu. Điều này càng khẳng định rằng con trâu có ý nghĩa rất quan trọng trong

nền nông nghiệp của hai nƣớc Trung Quốc, Việt Nam.

Trong văn hóa Việt Nam, chuột tồn tại sóng đôi với nghề nông nghiệp lúa nƣớc.

Ở đâu có lúa, ở đó có chuột. Ngƣời Việt xƣa sống thành cộng đồng làng xã, một phần

cốt để đồng lòng diệt chuột cứu lúa. Còn trong văn hóa Trung Hoa chuột đƣợc gắn với

nhiều màu sắc nhất. Vì văn hóa Trung Hoa mang trong mình đủ loại hình văn hóa, từ

chất du mục trên thảo nguyên đến chất nông nghiệp cạn (kê, mạch, ngô) miền bắc và

nông nghiệp lúa nƣớc miền nam. Chính vì thế, khắp mọi miền văn hóa đều có dấu ấn

của chuột. Trong văn hóa Trung Quốc, Việt Nam, chuột là một loài động vật rất không

đƣợc nhận sự yêu thích của con ngƣời, chuột biểu trƣng cho tính cách nhút nhát,

những toan tính thiển cận, những đức tính xấu xa nhƣ: ―鼠肚鸡肠‖ (Thử đỗ kê trƣờng

= Lòng dạ hẹp hòi), ―鼠目寸光‖ (Thử mục thốn quang = Tầm nhìn hạn hẹp), ―Chuột

sa chĩnh gạo‖, ―Chuột gặm chân mèo‖, ―Chuột chù lại có xạ hương‖...

Thành ngữ trong đời sống của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam, từ lâu

đã chiếm một vị trí đáng kể. Vẻ đẹp của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật về mặt

hình thức lẫn nội dung là sự kết hợp chặt chẽ lẫn hài hòa giữa tinh thần dân tộc và

Page 133: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

123

bản sắc văn hóa. Cũng giống nhƣ mọi loại hình văn hóa dân gian thì thành ngữ đã đi

vào từng ngôi nhà, vào những dòng tƣ duy của ngƣời dân từ ông già đến trẻ thơ.

Đặc điểm của thành ngữ là có tính chất dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng ngƣời,

ngoài ra nó còn mang đậm tính dân tộc và văn hóa dân gian. Thông qua những hình

ảnh, sự vật, sự việc rất đỗi bình thƣờng ông cha ta đã đúc rút thành những kinh

nghiệm sống quý báu. Qua kho tàng thành ngữ nói chung và những thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật nói riêng, chúng ta có thể thấy đƣợc tất cả mọi khía cạnh trong

cuộc sống đời thƣờng đều đƣợc nhắc đến.

Nói đến một dân tộc ngƣời ta thƣờng đề cập đến nền văn hóa của dân tộc đó,

bởi văn hóa là toàn bộ những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần mà con ngƣời

sáng tạo ra. Nó có giá trị không những về mặt lịch sử mà còn thể hiện dấu ấn độc

đáo riêng của dân tộc đó. Hơn nữa văn hóa giàu tính nhân bản và nó hƣớng tới giá

trị vĩnh hằng và bất biến. Mỗi dân tộc dù đang phát triển ở giai đoạn nào từ lạc

hậu đến văn minh cũng đều có những đặc trƣng văn hóa riêng.

4.1.3. Những tương đồng về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt

4.1.3.1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích

trong tiếng Hán và tiếng Việt

4.1.3.1.1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con người

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tính chất của con người

- Tiểu miền tính cách

Mô hình ánh xạ: NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƢỜI VỀ LOÀI

VẬT LÀ NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CỦA CON NGƢỜI

Tính cách hai mặt

―佛口蛇心‖ (Phật khẩu tâm xà = Miệng phật lòng rắn, lòng dạ độc ác)

―Miệng hùm gan sứa‖

―Mặt người dạ thú‖

Kết quả thống kê và khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong thành ngữ

tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam

đã quan sát khá chi tiết và cụ thể những đặc điểm, thuộc tính, tính chất của loài vật.

Thông qua những hình ảnh về loài vật đã đƣợc phản ánh vào trong thành ngữ, với

những tính cách độc ác của con ngƣời.

- Tiểu miền trí tuệ

Page 134: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

124

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH

CHẤT TRÍ TUỆ CỦA CON NGƢỜI

Tính chất yếu kém

―鼠目寸光‖ (Thử mục thốn quang = Tầm mắt của chuột, ví tầm nhìn hạn hẹp)

―Nước đổ đầu vịt‖

―Đàn gảy tai trâu‖

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích hoạt động của con người

- Tiểu miền hoạt động nguy hiểm

Mô hình ánh xạ: HÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI

VẬT LÀ HOẠT ĐỘNG NGUY HIỂM CỦA CON NGƢỜI

―握蛇骑虎‖ (Ác xà kị hổ = Cầm rắn cƣỡi hổ, ví hoàn cảnh nguy hiểm)

―养虎遗患‖ (Dƣỡng hổ di hoạn = Nuôi hổ để họa về sau, nuôi ong tay áo,

nuôi cáo trong nhà)

―Cưỡi đầu voi dữ‖

―Mó dái ngựa‖

Những hành động của con ngƣời nhƣ: cưỡi, mó, thả, vuốt tác động trực tiếp

đến loài vật đƣợc dùng để miêu tả hoàn cảnh nguy hiểm của con ngƣời.

c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích ngoại hình của con người

- Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tiêu cực

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA LOÀI VẬT

LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƢỜI

―鸡胸龟背‖ (Kê hung quy bối = Bụng gà lƣng rùa, ngực nhô lƣng còng)

―獐头鼠目‖ (Chƣơng thủ thử mục = Đầu hoẵng mắt chuột, tƣớng mạo xấu xí)

―Mắt cá da lươn‖

―Mắt to như ốc nhồi‖

―Mặt cú da lươn‖

―Đầu dơi mặt chuột‖

―Xù xì như da cóc‖

BPCT loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đƣợc hình

thành dựa vào nhận thức, quan niệm về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của từng

bộ phận trên cơ thể loài vật. Những BPCT của loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ

tiếng Hán và tiếng Việt nhƣ:目 (mắt), 吻 (miệng), 胸 (bụng), 背 (lƣng), 头 (đầu), 鼻

(mũi)… thông qua những BPCT của loài vật này đƣợc dùng để miêu tả ngoại hình

xấu xí của con ngƣời.

Page 135: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

125

4.1.3.1.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích quan hệ xã hội

- Tiểu miền quan hệ hòa thuận

Mô hình ánh xạ: MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI CỦA LOÀI VẬT LÀ MỐI QUAN

HỆ HÕA THUẬN CỦA CON NGƢỜI

―凤友鸾交‖ (Phƣợng hữu loan giao = Nam nữ có tình cảm kết hôn thành vợ chồng)

―凤凰于飞‖ (Phƣợng hoàng vu phi = Phƣợng và hoàng cùng bay, vợ chồng

ân ái, hạnh phúc mĩ mãn)

―鸾凤和鸣‖ (Loan phƣợng hòa minh = Loan phƣợng hòa ca, vợ chồng hòa thuận)

―Chăn loan gối phượng‖

―Chồng loan vợ phượng‖

―Chăn uyên gối ương‖

Mối quan hệ hòa hợp, xung khắc đƣợc thể hiện qua hình ảnh những cặp động

vật đƣợc ánh xạ vào mối quan hệ của con ngƣời, ví dụ: để biểu thị mối quan hệ hòa

thuận trong quan niệm của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam thì hình ảnh chim

loan, chim phƣợng hay chim uyên ƣơng ẩn dụ cho sự hòa hợp, thái bình nên trong

nhận thức của hai dân tộc này thƣờng dùng hình ảnh loan phƣợng, uyên ƣơng để chỉ

những cặp vợ chồng hòa thuận.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích điều kiện kinh tế

- Tiểu miền điều kiện kinh tế giàu có

LOÀI VẬT VÀ VẬT KHÁC LÀ CUỘC SỐNG GIÀU CÓ

―宝马香车‖ (Bảo mã hƣơng xa = Xe đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn)

―鲜车怒马‖ (Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa hoa)

―Chín đụn mười (con) trâu‖

―Lên xe xuống ngựa‖

―Tàn che ngựa cưỡi‖

Theo quan niệm của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam, hình ảnh những

chiến sĩ mang kiếm trên lƣng ngựa phi nƣớc đại ra chiến trƣờng là biểu tƣợng của

sức mạnh, sự thần tốc và lòng kiêu hãnh. Ngựa thƣờng gắn với con ngƣời trong

cuộc sống hằng ngày giúp chở hàng, kéo xe, phƣơng tiện đi lại… Hình ảnh con

ngựa đại diện cho những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Thời xƣa, giới quyền

quý Trung Hoa và Việt Nam dùng xe do ngựa kéo để di chuyển. Chính hình ảnh

này đƣợc dùng để ẩn dụ cho cuộc sống giàu có, sung túc của con ngƣời.

Page 136: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

126

4.1.3.1.3. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian tù túng

Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG SỐNG KHÔNG PHÙ

HỢP LÀ KHÔNG GIAN TÙ TÚNG

―池鱼笼鸟‖ (Trì ngƣ lung điểu = Cá trong ao, chim trong lồng, ngƣời mất tự do)

―笼中之鸟‖ (Lung trung chi điểu = Chim trong lồng, cá chậu chim lồng, ví

với ngƣời mất tự do)

―猢狲入布袋‖ (Hồ tôn nhập bố đại = Khỉ chui vào túi vải, ví với hành động

bị trói buộc, mất tự do)

―Cá nằm trong chậu‖

―Cá chậu chim lồng‖

Những hình ảnh đàn cá bơi lội tung tăng dƣới nƣớc, đàn chim bay lƣợn tự do

trên bầu trời, nhƣng chẳng may cá bị bắt nhốt vào chậu và chim bị bắt nhốt vào lồng

với môi trƣờng sống tù túng, chật hẹp, gò bó không thể bơi hay bay đi đến nhƣng

nơi mà chúng muốn tới. Ngƣời Trung Quốc sử dụng hình ảnh môi trƣờng sống tù

túng của chúng để miêu tả không gian tù túng, mất tự do của con ngƣời.

Tóm lại, ngoài những tƣơng đồng về từ ngữ gọi tên loài vật nhƣ đã phân tích ở

trên, trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt còn có sự tƣơng đồng về BPCT loài

vật và hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật trong sự tổ chức miền nguồn

của ẩn dụ tri nhận từ thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong hai ngôn ngữ này, chẳng

hạn nhƣ: sự tƣơng đồng về BPCT loài vật, ví dụ nhƣ: để miêu tả ngƣời có tính cách

ích kỉ, hẹp hòi nhƣ thành ngữ tiếng Hán ―鼠肚鸡肠‖ (Thử đỗ kê trƣờng = Bụng

chuột ruột gà, ví bụng dạ hẹp hòi)... thành ngữ tiếng Việt ―Lòng kiến dạ kiến‖...;

hay hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật nhƣ: ―骑虎难下‖ (Kị hổ nan hạ

= Cƣỡi hổ khó xuống, đâm lao phải theo lao), ―放虎归山‖ (Phóng hổ qui sơn = Thả

hổ về rừng, việc làm vô cùng nguy hiểm)... thành ngữ tiếng Việt ―Cưỡi lên lưng hổ‖,

―Cưỡi đầu voi dữ‖, ―Vuốt râu hùm‖...Từ những phân tích trên có thể cho chúng ta

nhìn thấy đƣợc sự tƣơng đồng từ miền nguồn sang miền đích, chẳng hạn nhƣ: từ miền

nguồn HÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI VẬT sang miền

đích HÀNH ĐỘNG NGUY HIỂM là có sự tƣơng đồng với nhau về mặt ý nghĩa,

thƣờng thì hành động nguy hiểm phần lớn hay liên quan đến hành động của con

ngƣời tác động đến loài vật hoang dã, vì thông thƣờng loài vật hoang dã nó có thể có

sức mạnh, có tính hung dữ, loài vật ăn thịt, có tính độc hại, cho nên khi con ngƣời

Page 137: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

127

đụng vào các con vật hoang dã này thƣờng ví là những việc làm nguy hiểm. Có thể

dễ dàng nhận thấy ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là nhận thức giao tiếp, trực tiếp

hay thông qua các văn bản, mà ngôn ngữ còn hóa thân vào các hình ảnh, sự vật cụ

thể để ẩn dụ cho một giá trị nào đó gắn liền với cuộc sống của con ngƣời.

4.2. Những điểm dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và

tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận

4.2.1. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bên cạnh những điểm tƣơng đồng trong việc chọn lọc phân bố những yếu tố

ngôn ngữ trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật tuyển chọn mang ý nghĩa ẩn dụ trong

miền nguồn và miền đích, những tƣơng đồng về mô hình ẩn dụ tri nhận của thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng tồn tại những điểm khác

biệt, sau đây chúng tôi sẽ tiến hành phân tích những điểm khác biệt trong thành ngữ

có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.

Bên cạnh những nét tƣơng đồng về điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong

tiếng Hán và tiếng Việt. Ngƣời Hán lại có cách tri nhận không giống nhƣ ngƣời

Việt trong việc chọn điển mẫu để xây dựng mô hình tỏa tia, ví dụ: ngƣời Hán chọn

điển mẫu 马 (NGỰA) trong khi đó ngƣời Việt lại chọn điển mẫu GÀ đây cũng là

một sự khác biệt trong văn hóa của hai đất nƣớc Trung Quốc, Việt Nam.

Điển mẫu của nhóm từ ngữ “BPCT loài vật” cũng có sự khác biệt lớn chẳng

hạn nhƣ: ngƣời Hán chọn điển mẫu心 (TÂM), ngƣợc lại ngƣời Việt lại chọn điển

mẫu GAN để xây dựng mô hình tỏa tia.

Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” cũng có sự khác nhau, ví

dụ: tiếng Hán có tần số xuất hiện cao là điển mẫu飞 (PHI) và 鸣 (MINH), trong

khi đó tiếng Việt lại xuất hiện nhiều là điển mẫu KÊU và CẮN.

4.2.2. Những dị biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật

trong tiếng Hán và tiếng Việt

4.2.2.1. Những dị biệt về cấu trúc ngữ nghĩa

Trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có sự khác biệt về tần số xuất hiện và

các kiểu mô hình cấu trúc ngữ nghĩa.

4.2.2.1.1. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng

Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật

a. Thành ngữ có hai loài vật sóng đôi

Page 138: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

128

Nhóm thành ngữ có hai loài vật sóng đôi trong tiếng Hán và tiếng Việt có

sự khác nhau về số lƣợng, thành ngữ tiếng Việt có 72 thành ngữ chiếm số lƣợng

lớn hơn thành ngữ tiếng Hán là 67 thành ngữ, nghĩa ẩn dụ đƣợc miêu tả trong cả

hai ngôn ngữ có nhiều nội dung khác nhau, chẳng hạn nhƣ: để biểu thị ngoại

hình của con ngƣời, ngƣời Trung Quốc thƣờng sử dụng hình ảnh hai loài vật

sóng đôi nhƣ rồng - phƣợng để miêu tả ngoại hình bên ngoài của con ngƣời nhƣ:

―龙驹凤雏‖ (Lân tử phƣợng sồ = Lân con phƣợng con, khôi ngô tuấn tú, chàng

thiếu niên tuấn tú),―龙章凤姿‖ (Long chƣơng phƣợng tƣ = Màu sắc rực rỡ rồng,

dung mạo của phƣợng hoàng, phong thái xuất chúng)... Trong khi đó ở thành

ngữ tiếng Việt lại không xuất hiện ý nghĩa này. Ngƣợc lại để biểu thị điều kiện

kinh tế giàu có, nghèo khổ, ngƣời Việt Nam sử dụng hình ảnh cặp loài vật sóng

đôi nhƣ: gà - cá, trâu - bò, công - phƣợng, trâu - ngựa để biểu trƣng cho điều

kiện cuộc sống nhƣ: giàu có ―Nem công chả phượng‖, ―Cơm gà cá gỏi‖, ―Trâu

dắt ra, bò dắt vào‖, nghèo khổ ―Trâu cày ngựa cưỡi‖… Trong khi đó ở thành

ngữ tiếng Hán lại không có ý nghĩa này.

b. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật

Nhóm thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật trong tiếng Hán chiếm

số lƣợng 28 thành ngữ ít hơn so với thành ngữ tiếng Việt là 37 thành ngữ, chẳng

hạn: để miêu tả ngƣời có cuộc sống giàu có, ngƣời Trung Quốc sử dụng BPCT loài

vật là 髓 (tủy) và 肝 (gan); hay 角 (sừng) và 觜 (miệng) để ví cuộc sống sung túc,

giàu có nhƣ: ―凤髓龙肝‖ (Phƣợng tủy long can = Tủy phƣợng gan rồng, thức ăn

quý hiếm, cao lƣơng mĩ vị, sơn hào hải vị),―麟角凤觜‖ (Lân giác phƣợng chủy =

Sừng lân miệng phƣợng, đồ nổi tiếng quý giá hiếm thấy)… trong khi đó thành ngữ

tiếng Việt lại không có ý nghĩa này.

c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến hai loài vật

Nhóm thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến hai loài vật, số

lƣợng thành ngữ tiếng Hán là 16 thành ngữ cao hơn so với thành ngữ tiếng Việt là 13

thành ngữ. Ý nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ của hai ngôn ngữ này cũng có sự khác biệt

rõ rệt, chẳng hạn: để biểu thị hành động đãng trí của con ngƣời, trong tiếng Hán có

thành ngữ ―骑驴觅驴‖ (Kị lƣ mịch lƣ = Cƣỡi lừa tìm lừa, đãng trí quá chừng, vật

mình đang cầm trong tay hoặc ở trên ngƣời mình, mà lại cứ đi tìm vật đó ở chỗ

khác),―骑马找马‖ (Kị mã trảo mã = Cƣỡi ngựa tìm ngựa, đang có trong tay còn đi

tìm, đang có việc còn tìm việc vừa ý hơn)… nhƣng thành ngữ tiếng Việt lại không có.

Page 139: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

129

Ngƣợc lại trong thành ngữ tiếng Việt có xuất hiện ý nghĩa để miêu tả ngƣời có

thái độ tức giận nhƣ: ―Đá mèo quèo chó‖… hay biểu thị điều kiện kinh tế nghèo

khổ, nhƣ: ―Mò cua bắt ốc‖, ―Giật đầu cá vá đầu tôm‖… tuy nhiên chúng tôi không

tìm thấy ý nghĩa này trong thành ngữ tiếng Hán.

d. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật

Nhóm thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật, số lƣợng thành ngữ

tiếng Hán là 37 thành ngữ nhiều hơn so với thành ngữ tiếng Việt là 15 thành ngữ,

chẳng hạn: để biểu thị không gian vui tƣơi, sinh động, trong tiếng Hán có những

nhóm thành ngữ cùng biểu thị ý nghĩa này, ví dụ nhƣ: ―燕语莺声‖ (Yến ngữ

oanh thanh = Lời yến tiếng hót hoàng oanh, ví cảnh xuân tƣơi tốt),―草长莺飞‖

(Thảo trƣởng oanh phi = Cây cỏ đâm chồi nảy lộc, chim hoàng oanh bay lƣợn, ví

cảnh tƣợng với sức sống mạnh mẽ, vạn vật hồi sinh), ―花香鸟语‖ (Hoa hƣơng

điểu ngữ = Chim kêu hoa nở, chim hót hoa tỏa hƣơng)... trong khi đó thành ngữ

tiếng Việt lại biểu thị không gian hoang vắng, ví dụ nhƣ: ―Ve kêu vượn hót‖,

―Khỉ ho cò gáy‖…

Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác

a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác

Thành ngữ tiếng Hán chiếm số lƣợng là 30 thành ngữ ít hơn so với thành ngữ

tiếng Việt là 36 thành ngữ, chẳng hạn: để biểu thị cuộc sống sung túc giàu có, ngƣời

Trung Quốc sử dụng hình ảnh xe và ngựa nhƣ: ―宝马香车‖ (Bảo mã hƣơng xa = Xe

đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn), ―鲜车怒马‖ (Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc

sống xa hoa), ―弊车羸马‖ (Tệ xa luy mã = Xe rách ngựa tồi, cuộc sống túng thiếu,

nghèo khó, khố rách áo ôm)…; trong khi đó ngƣời Việt Nam sử dụng hình ảnh thịt, cá,

trâu để biểu thị cuộc sống giàu có nhƣ: ―Vườn rau ao cá‖, ―Cơm trắng cá ngon‖,

―Ruộng sâu trâu nái‖…

4.2.2.1.2. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ phi đối xứng

Thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh

a. Thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau

Nhóm thành ngữ có hai loài vật cùng xuất hiện, thành ngữ tiếng Hán có số

lƣợng 88 thành ngữ chiếm tỉ lệ lớn hơn so với thành ngữ tiếng Việt là 33 thành

ngữ. Ý nghĩa biểu trƣng trong nhóm thành ngữ này cũng có sự khác biệt rất lớn

trong cả hai ngôn ngữ, chẳng hạn nhƣ: để biểu thị tình cảm mẹ con hòa thuận

thành ngữ tiếng Hán: ―老牛舐犊‖ (Lão ngƣu sị độc = Bò già liếm bê con, bố mẹ

Page 140: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

130

nâng niu chiều chuộng con), ―乌鸟私情‖ (Ô điểu tƣ tình = Chim con sau khi lớn

lên, ngậm mồi về mớn lại cho chim mẹ, ví việc con cái hiếu thảo phụng dƣỡng bố

mẹ già), trong khi đó thành ngữ tiếng Việt là không có xuất hiện ý nghĩa này.

Ngƣợc lại trong thành ngữ tiếng Việt xuất hiện nhóm thành ngữ biểu thị quan hệ

xã hội nhƣ: ―Loan phụng hòa mình‖, ―Phượng chạ loan chung‖… tiếng Hán

không có ý nghĩa này.

b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật

Nhóm thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật, thành ngữ tiếng Hán có 49

thành ngữ chiếm số lƣợng ít hơn so với thành ngữ tiếng Việt là 77 thành ngữ, nghĩa

ẩn dụ trong hai ngôn ngữ này có nhiều ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn nhƣ: thành ngữ

tiếng Hán để miêu tả không gian yên tĩnh, rộng lớn nhƣ: ―犬不夜吠‖ (Khuyển bất dạ

phệ = Chó không sủa đêm, ví trật tự xã hội yên bình không xảy ra trộm cắp), ―海阔

从鱼跃,天空任鸟飞‖ (Hải khoát tùng ngƣ dƣợc, thiên không nhâm điểu phi = Biển

rộng cá tung tăng, trời cao chim tung cánh, không gian bao la),―一马平川‖ (Nhất mã

bình xuyên = Thẳng dóng cƣơng ngựa, đất bằng phẳng tắp, thẳng cánh cò bay)… và

nhóm thành ngữ biểu thị ý nghĩa hoàn cảnh của con ngƣời, ví dụ nhƣ: ―飞蛾投火‖

(Phi nga đầu hỏa = Bƣớm bay vào lửa, con thiêu thân lao vào lửa, lao vào chỗ chết, ví

tự mình chuốc lấy cái chết),―穷鼠啮狸‖ (Cùng thử miết li = Chuột cùng đƣờng cắn

mèo, chó cùng dứt dậu),―狗急跳墙‖ (Cẩu cấp khiêu tƣờng = Chó đến lúc gấp phải

nhảy qua tƣờng, chó cùng rứt giậu, ví cùng đƣờng làm bừa)… nhƣng ngƣợc lại thành

ngữ tiếng Việt không có nhóm thành ngữ biểu thị ý nghĩa này.

Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh

Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh trong tiếng Hán và tiếng Việt

có sự khác biệt lớn về số lƣợng, thành ngữ tiếng Hán chiếm tỉ lệ 4.91% thấp hơn

so với thành ngữ tiếng Việt là 43.57%. Sở dĩ thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc

so sánh trong tiếng Việt chiếm số lƣợng lớn nhƣ vậy, là vì ngƣời Việt Nam thích

lối nói so sánh, ví von. Trong phép so sánh thông thƣờng thì việc so sánh một sự

vật này với sự vật kia chỉ thực hiện đƣợc khi giữa hai sự vật này phải có một đặc

điểm, thuộc tính nào đó đƣợc coi là tƣơng đồng. Theo Hoàng Văn Hành (2004)

“Qua thành ngữ so sánh, chúng ta có thể nhìn thấy một phần cái dấu ấn cảnh sắc

thiên nhiên, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần dân tộc đƣợc phản ánh trong

ngôn ngữ”. Ngƣời Việt thƣờng dùng các hình thức biểu hiện nhƣ: ―Khỏe như

trâu‖,―Nhanh như cắt‖, ―Chậm như rùa‖, ―Ngu như chó‖, ―Nhát như cáy‖,

Page 141: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

131

―Ngang như cua‖, ―Ác như hùm‖, ―Nói như vẹt‖… đây là những thành ngữ biểu

hiện ý nghĩa cực cấp của thành ngữ tiếng Việt. Trong nhận thức của ngƣời Việt,

nhanh là tính chất điển hình của cắt, chậm là tính chất điển hình của rùa, ngu là

tính chất điển hình của chó… Các đơn vị từ vựng này biểu hiện ý nghĩa cực cấp

trong thành ngữ so sánh. Thành ngữ so sánh là một cụm từ bền vững, đƣợc hình

thành từ phép so sánh và thƣờng có nghĩa biểu trƣng, với kết quả thống kê thành

ngữ so sánh chiếm số lƣợng khá cao. Và chúng tôi cũng không tìm thấy nhóm

thành ngữ biểu thị ý nghĩa này trong tiếng Hán.

4.2.2.2. Những dị biệt về nghĩa tri nhận văn hóa

Do bối cảnh tâm lý xã hội và truyền thống văn hóa lịch sử không giống nhau

của hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam, một vài loài vật có ý nghĩa tên gọi tƣơng

đồng nhƣng nội hàm văn hóa lại không giống nhau, có thể phân thành hai loại: Thứ

nhất, một số loài vật có tên gọi giống nhau nhƣng trong tiếng Hán và tiếng Việt mang

ý nghĩa văn hóa khác nhau. Thứ hai là cùng một sự vật, thuộc tính thì sử dụng những

loài vật không giống nhau để ví von, so sánh. Chẳng hạn trong tiếng Hán con bò già

là biểu trƣng những ngƣời làm việc cần cù, có góp công sức lớn lao và không bao giờ

khoe khoang, là một danh hiệu rất quý. Nhƣng trong tiếng Việt, con bò lại biểu trƣng

cho sự ngu đần. Ngƣời ta thƣờng nói: ―Ngu như bò‖, ―Đầu bò đầu bướu‖...

Động vật là một phần của giới tự nhiên, là một phần quan trọng có liên quan

mật thiết trong đời sống của con ngƣời. Ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới phần

lớn các lớp từ ngữ có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ đều thể hiện các con vật,

thông qua đó nó còn tàng trữ một nền văn hóa phong phú. Từ lâu, ngựa không chỉ

là một con vật giúp ích cho con ngƣời về chuyên chở hàng hóa và làm sức kéo, mà

còn là ngƣời bạn thân thiết, gắn bó trực tiếp với đời sống của ngƣời dân. Qua bao

năm tháng, hình ảnh và đặc tính của con ngựa đã đi vào tâm thức ngƣời dân, để rồi

trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những câu

chuyện, đạo lý, triết lý sống đều mang dáng dấp của con vật thân thƣơng này. Qua

tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng ngựa trong thành ngữ tiếng Hán chiếm số lƣợng khá

nhiều. Quan hệ giữa loài vật và con ngƣời từ xƣa đến nay rất thân thiết và gần gũi,

đây không phải là vì loài vật là yếu tố vật chất cần thiết trong vấn đề sinh tồn của

nhân loại, mà là trên cơ sở chung sống cùng nhau trong một thời gian, hình ảnh con

ngựa đƣợc con ngƣời gắn cho những màu sắc thần bí. Chính vì thế sắc thái biểu

trƣng của con vật này gắn liền với một màu sắc độc đáo riêng, phản ánh tình cảm,

nét thẩm mỹ không giống nhau của mỗi dân tộc, cũng chính là hình thành ý nghĩa

Page 142: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

132

văn hóa mang tính biểu trƣng đặc sắc của hai dân tộc Trung Quốc, Việt Nam. Ngựa

là động vật gắn với đời sống của con ngƣời từ rất lâu trong lịch sử, ngựa đã trở

thành ngƣời bạn, ngƣời giúp việc trung thành của con ngƣời, đƣợc con ngƣời yêu

quý. Ngựa đã đi vào văn học dân gian và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính

đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình ảnh con ngựa luôn hiện diện với vẻ đẹp

trong cách nhìn của con ngƣời đƣợc phản ánh qua lăng kính văn hóa. Nhiều nơi trên

thế giới con ngựa là hiện thân của năng lực, may mắn, hạnh phúc, quyền thế là biểu

tƣợng cho sự mau lẹ, sức mạnh, nghị lực, sáng tạo, giàu sang. Ngựa cũng là loài vật

tƣợng trƣng cho sức mạnh, sự trung thành, táo bạo và sức sống mãnh liệt. Ngựa

tƣợng trƣng của dân tộc du mục. Văn hóa ngựa cũng góp phần quan trọng trong

việc hình thành văn hóa du mục và đã tỏa sáng trong nền lịch sử văn hóa Trung

Quốc. Ở Trung Quốc vào thời cổ đại, ngựa luôn là đại diện cho sức sống dân tộc và

tinh thần cầu tiến. Vì thế, ngựa có ảnh hƣởng sâu sắc đến văn hóa phong tục của

ngƣời Trung Quốc. Nói đến ngựa ngƣời ta thƣờng liên tƣởng đến cảnh ngựa phi

nhanh, tung vó ngang dọc, một hình dáng thanh tú, mạnh mẽ, ung dung tự tại nhƣ:

―马不停蹄‖ (Mã bất đình đề = Ngựa không dừng vó, không nghỉ, luôn luôn tiến

lên), ―万马奔腾‖ (Vạn mã bôn đằng = Muôn ngựa phi nhanh, rầm rầm rộ rộ), “快

马加鞭 ‖ (Khoái mã gia tiên = Ngựa chạy nhanh quất thêm roi, ra roi thúc ngựa, đã

nhanh lại càng nhanh thêm)…; hay để miêu tả cuộc sống giàu có, sung túc nhƣ

thành ngữ: ―宝马香车 ‖ (Bảo mã hƣơng xa = Xe đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn),

―车马盈门 ‖ (Xa mã doanh môn = Xe ngựa đầy trƣớc cửa), ―肥马轻裘 ‖ (Phì mã

khinh cừu = Cƣỡi con ngựa béo khỏe, mặc áo da nhẹ ấm, ví với sự giàu có xa xỉ),

―鲜车怒马 ‖ (Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa hoa)… Trong khi đó,

con ngựa ở Việt Nam lại biểu trƣng những đức tính xấu của con ngƣời nhƣ: ―Ngựa

non háu đá‖, ―Ngựa quen đường cũ‖ …

Ở Việt Nam gà là loài động vật đứng đầu trong các vật nuôi khác về số

lƣợng. Con gà với ngƣời dân Việt đặc biệt thân thiết và gắn bó với nhau một cách

thân thƣơng, quen thuộc. Con gà đƣợc xem nhƣ con vật thần thánh có liên quan

mật thiết với việc nó biết cất tiếng gáy đúng lúc trời sáng, tiếng gà gáy báo sáng là

âm thanh quen thuộc trên những đồng quê. Có lẽ do mối liên quan giữa hai hiện

tƣợng tự nhiên là gà gáy và mặt trời mọc, nên ngƣời ta buộc chặt mặt trời và gà

với nhau. Chính vì vậy mà hình ảnh con gà và tiếng gáy của nó gây cảm hứng cho

con ngƣời trong lĩnh vực thi ca, tranh họa, phú, đối... Từ thời xa xƣa, gà là một loài

Page 143: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

133

vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và là vật tế lễ, hình ảnh chú gà trống đƣợc

chọn để cúng mâm cơm giao thừa, hay những nghi lễ quan trọng nhƣ: đám cƣới,

cúng lễ… đều không thể thiếu con gà. Trong huyền sử Việt Nam, gà còn là một dấu

tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp. Trong tiếng Hán gà trống có âm đọc là

“đại kê” gần với âm từ “đại cát” nên nó đƣợc mang ý nghĩa là may mắn, tốt lành.

Về loài vật này ngoài những điều may mắn ra, bên cạnh đó nó cũng có những điều

kiêng kị và mê tín, chẳng hạn nhƣ: nuôi gà ác trong nhà sẽ trừ đƣợc tà ma. Ban ngày,

nếu chẳng may gà mái gáy là báo hiệu điềm gở nhƣ: ―Gà mái gáy gở‖. Vì là con

vật gắn bó với con ngƣời từ rất lâu, chính vì thế hình ảnh con gà có mặt toàn khắp

trong toàn kho tàng văn hóa Việt Nam. Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao

con gà đứng đầu về số bài, số câu nhƣ: ―Cơm gà cá gỏi‖, ―Khách đến nhà không

gà thì vịt‖, ―Chó cùng nhà, gà cùng chuồng‖... Trong khi đó, hình ảnh con gà

trong văn hóa của ngƣời Trung Quốc thƣờng thể hiện những nghĩa tiêu cực, nghĩa

xấu, ví dụ nhƣ: ―蠢若木鸡‖ (Xuẩn nhƣợc mộc kê = Ngốc nhƣ gà gỗ, tƣớng mạo

ngu si), ―鸡胸龟背‖ (Kê hung quy bối = Bụng gà lƣng rùa, ngực nhô lƣng còng)…

Ngƣời Trung Quốc quan niệm, thỏ là một loài vật có tính tình ôn hòa, nhạy

bén, sở trƣờng là chạy, thịt và lông đều có thể đem lại lợi ích cho con ngƣời. Sự dịu

dàng dễ thƣơng, thông minh, lanh lợi, hoạt bát của nó đƣợc mọi ngƣời yêu thích. Nó

quan hệ với con ngƣời sớm nhất là quan hệ giữa thợ săn và thú săn. Trong quá trình

phát triển của lịch sử do vấn đề mƣu sinh trong cuộc sống nó bị biến thành con vật

đƣợc huấn luyện trong quân sự hoặc là hoạt động vui chơi tiêu khiển cho tầng lớp

quý tộc. Nói chung, trong lòng mọi ngƣời, thỏ tuy có tính tự cao tự đại, nhƣng thật

sự mƣu trí, lanh lợi, khả ái, thông minh và là con vật của sự may mắn. Những thành

ngữ có liên quan đến thỏ nhƣ: ―兔死狗烹‖ (Thố tử cẩu phanh = Thỏ chết giết chó

săn, ví với công việc sau khi thành công, đem giết những ngƣời đã từng góp công

góp sức), ―守株待兔‖ (Thủ chu đãi thố = Ôm cây đợi thỏ, ví tâm lí ăn may, không

chịu chủ động cố gắng), ―狡兔三窟‖ (Giảo thố tam quật = Thỏ khôn ở ba hang,

nhiều chốn nƣơng thân, phòng thân lo xa). Nhƣng ngƣợc lại ở Việt Nam thì con thỏ

lại biểu trƣng cho sự nhút nhát nhƣ ―Nhát như thỏ (đế)‖.

Ngƣời Trung Quốc cho rằng lừa là biểu trƣng cho sự ngu dốt, đần độn, bƣớng

bỉnh nhƣ: ―骑驴觅驴‖ (Kị lƣ mịch lƣ = Cƣỡi lừa tìm lừa, ví với sự đãng trí quá

chừng), ―驴头不对马嘴‖ (Lƣ đâu bất đối mã chủy = Môi lừa không vừa mồm ngựa,

Page 144: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

134

hỏi một đằng trả lời một nẻo). Ngƣời Việt thì cho rằng lợn là một loài động vật ham

ăn, nhác làm, thƣờng dùng để miêu tả những đức tính xấu xa của loài ngƣời nhƣ

ngu đần, dốt nát, kiểu nhƣ: ―Ngu như lợn‖...

Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca và thơ của ngƣời Việt Nam thì con

cò là hình ảnh ẩn dụ thẩm mĩ có sức thuyết phục về ngƣời nông dân Việt Nam. Con

cò là biểu trƣng cho thân phận con ngƣời lao động bình thƣờng, nhỏ bé, an phận. Để

nói lên thân phận vất vả ―Thất thểu như cò phải bão‖, hay cách kiếm ăn trong điều

kiện khắc nghiệt ―Cò kiếm cò nốc, cốc kiếm cốc ăn‖, hay một vài cách đánh giá

không tốt nhƣ: ―Đục nước béo cò‖, ―Cốc mò cò xơi‖... Trong khi đó ở Trung Quốc

thì hình ảnh con cò không có giá trị văn hóa nghệ thuật cao.

Nhắc đến hình ảnh chậm chạp thì ngƣời Việt dùng con rùa và con sên để

biểu trƣng cho một động tác hoặc một hình dáng chậm chạp, kiểu nhƣ:―Chậm

như rùa‖, ―Chậm như sên‖. Trong tiếng Hán, không có con vật nào mang nghĩa

ẩn dụ nhƣ trên. Đây cũng chính là sự khác biệt lớn giữa hai nền văn hóa Trung

Quốc và Việt Nam.

Với những điểm khác biệt trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật tiếng Hán và

tiếng Việt nhƣ đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rằng quan hệ ngữ nghĩa giữa

những ngôn ngữ không giống nhau đƣợc thể hiện trên rất nhiều phƣơng diện. Đối

với ngôn ngữ của loài vật mà nói thì cùng một loài vật ý nghĩa biểu trƣng của nó có

thể phần lớn là không tƣơng đồng. Quan hệ giữa loài vật và con ngƣời từ xƣa đến

nay rất thân thiết và gần gũi. Đây không phải vì loài vật là yếu tố vật chất cần thiết

trong vấn đề sinh tồn của nhân loại, mà là trên cơ sở chung sống cùng nhau trong

một thời gian lâu dài. Nên có rất nhiều loài vật đƣợc con ngƣời gắn cho những màu

sắc thần bí, huyền bí đồng thời tôn kính và sợ hãi. Chính vì thế sắc thái biểu trƣng

của những loài vật gắn liền với một màu sắc độc đáo riêng, phán ánh tình cảm, nét

thẩm mỹ không giống nhau của mỗi dân tộc. Cũng chính là hình thành ý nghĩa văn

hóa mang tính biểu trƣng đặc sắc của hai dân tộc Trung Quốc, Việt Nam.

4.2.3. Những dị biệt về mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Hán và tiếng Việt

4.2.3.1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích

trong tiếng Hán và tiếng Việt

4.2.3.1. 1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con người

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tính chất của con người

- Tiểu miền tính cách

Page 145: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

135

Mô hình ánh xạ: NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƢỜI VỀ LOÀI

VẬT LÀ NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CÁCH CỦA CON NGƢỜI

Tính cách nhanh nhẹn

―Nhanh như sóc‖

―Nhanh như cắt‖

Đối với thành ngữ có kiểu cấu trúc so sánh bao gồm: tính chất, trạng thái, hành

động của loài vật thì thành ngữ tiếng Việt chiếm số lƣợng nhiều hơn so với thành ngữ

tiếng Hán, đây cũng là một điểm khác biệt rất lớn về văn hóa của hai đất nƣớc Trung

Quốc và Việt Nam, có lẽ vì ngƣời Việt Nam rất thích lối nói ví von, so sánh nên

thành ngữ so sánh xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt là rất nhiều. Trong nhận thức

của ngƣời Việt, ác là tính chất đặc trƣng điển hình của hùm vì đây là con vật có bản

chất hung ác nhất trong các loài vật, nhanh là tính chất đặc trƣng điển hình của cắt,

loài cắt là chim ăn thịt và nó bay rất nhanh, hay chậm là tính chất đặc trƣng của rùa,

vì rùa là con vật di chuyển rất chậm mà không có một con vật nào có thể bò chậm

hơn con rùa. Nhƣ vậy, những tính chất, trạng thái của loài vật sử dụng trong thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt đƣợc gọi là ý nghĩa “cực cấp”. Trong khi

đó thành ngữ tiếng Hán lại không có ý nghĩa nhƣ vậy. Đây cũng là sự khác biệt trong

cách tri nhận về các loài vật của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam.

Tính cách độc ác

―巴蛇吞象‖ (Ba xà thôn tƣợng = Rắn lớn đòi nuốt voi, lòng tham không đáy)

―饿虎饥鹰‖ (Ngạ hổ cơ ƣng = Hổ đói ƣng đói, ƣng và hổ đói khát thì việc gì

cũng có thể làm, ví với ngƣời tham lam hung ác)

―狼贪鼠窃‖ (Lang tham thử thiết = Sói tham chuột trộm, kẻ thù tham lam bỉ ổi)

Các loài dã thú thƣờng đƣợc xem là những loài dã thú mạnh mẽ, hung dữ, to lớn và

thƣờng là các loài thú ăn thịt. Thông thƣờng sự quan tâm dành cho danh hiệu này lại tập

trung cho các dã thú sống trên cạn nhƣ: sƣ tử, hổ... loài sói ở một số nơi cũng nhận đƣợc sự

ngƣỡng mộ nhƣng hầu nhƣ nó chỉ đƣợc coi là thủ lĩnh trong nội bộ của chúng. Bản chất

của sói là sự lanh lợi, tinh ranh và kẻ lƣờng gạt là một mẫu hình của những kẻ ranh mãnh,

lừa đảo, bịp bợm hay chơi khăm. Với những bản chất của loài vật hoang dã đƣợc ngƣời

Trung Quốc dùng để miêu tả những ngƣời có tính cách tham lam giống nhƣ loài dã thú.

―Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn‖

―Tham con giếc tiếc con rô‖

―Có cá mòi, đòi cá chiên‖

Page 146: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

136

Việt Nam vốn là nền văn hóa lúa nƣớc, nên những con vật gần gũi với môi

trƣờng con ngƣời thƣờng đƣợc dùng để đƣa vào thành ngữ. Những hình ảnh con cá

rô và con cá giếc là những loài cá ăn rất ngon, chính vì thế đƣợc dùng để thể hiện

tính cách của con ngƣời cái gì cũng muốn.

- Tiểu miền thể lực

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ

ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA CON NGƢỜI

Thể lực khỏe mạnh

―虎背熊腰‖ (Hổ bối hùng yêu = Lƣng hổ eo gấu, cao lớn vạm vỡ)

―虎头虎脑‖ (Hổ đầu hổ não = Đầu hổ não hổ, khỏe mạnh rắn rỏi, khỏe mạnh

kháu khỉnh)

―豹头环眼‖ (Báo đầu hoàn nhãn = Đầu beo mắt hình vành khuyên, ví dáng

ngƣời oai vệ dũng mãnh)

BPCT loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán đƣợc hình thành dựa

vào nhận thức, quan niệm về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của từng bộ phận

trên cơ thể loài vật. Mỗi dân tộc với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội khác nhau,

với những phong tục tập quán và tâm lí không giống nhau mà nhìn nhận thế giới

khách quan khác nhau, điều đó đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ. Những BPCT của loài

vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán nhƣ: 背 (lƣng), 腰 (bụng), 头 (đầu) …

kết hợp với những loài vật to lớn, khỏe mạnh nhƣ: hổ, gấu, báo… để miêu tả ngƣời

có thể lực khỏe mạnh. Nhƣ vậy, việc tìm hiểu các BPCT của loài vật đƣợc sử dụng

trong thành ngữ tiếng Hán, giúp cho chúng ta có thể thấy đƣợc những nét đặc trƣng

văn hóa dân tộc thể hiện qua chúng. Chúng tôi không tìm thấy cách tri nhận này

trong thành ngữ tiếng Việt.

―To như voi‖

―Mạnh như hổ‖

Ngƣời Việt Nam lấy hình dáng bên ngoài của con vật to lớn là con voi và sức

mạnh của con hổ để miêu tả cho ngƣời có thể lực khỏe mạnh. Đây chính là sự khác

biệt về cách tri nhận của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt nam.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích ngoại hình của con người

- Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tiêu cực

Page 147: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

137

Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA LOÀI VẬT

LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƢỜI

―虎背熊腰‖ (Hổ bối hùng yêu = Lƣng hổ eo gấu, cao lớn vạm vỡ)

―鸡胸龟背‖ (Kê hung quy bối = Bụng gà lƣng rùa, ngực nhô lƣng còng)

―鹰鼻鹞眼‖ (Ƣng tị diều nhãn = Mũi ó mắt vọ, mặt mũi hung tợn)

Hình ảnh đƣợc thể hiện qua các BPCT của từng loài vật đƣợc thể hiện trong

thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt là hết sức sống động và giàu tính hình tƣợng,

chẳng hạn nhƣ: trong thành ngữ tiếng Hán với hình ảnh 胸 (bụng) của 鸡 (con gà)

và 背 (lƣng) của 龟 (con rùa) là những bộ phận nhô ra và có hình vòng cung bên

ngoài cơ thể của hai loài vật này đƣợc dùng để miêu tả cho ngƣời có hình dáng

ngoại hình xấu xí, khó coi, hay dùng bộ phận 鼻 (mũi) của 鹰 (chim ó) và 眼 (mắt)

của 鹞 (chim vọ) là hai loài vật có ngoại hình xấu xí, hung dữ, dùng bộ phận cơ thể

của hai loài vật này để miêu tả ngƣời có ngoại hình xấu xí.

―Mắt cá da lươn‖

―Đầu dơi mặt chuột‖

Trong khi đó ngƣời Việt Nam dùng bộ phận xấu nhất của các loài vật nhƣ: mắt

của con cá, da của con lƣơn hay đầu của con dơi, mặt của con chuột là những bộ

phận tiêu biểu để miêu tả ngƣời có ngoại hình xấu xí, khó coi.

c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích hoạt động của con người

- Tiểu miền hoạt động nguy hiểm

Mô hình ánh xạ: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI ĐẾN LOÀI VẬT LÀ

HÀNH ĐỘNG NGUY HIỂM CỦA CON NGƢỜI

―握蛇骑虎‖ (Ác xà kị hổ = Cầm rắn cƣỡi hổ, ví hoàn cảnh nguy hiểm)

―束马悬车‖ (Thúc mã huyền xa = Bó móng chân ngựa treo xe lên, đƣờng leo

núi rất khó khăn nguy hiểm)

Ngƣời Trung Quốc chọn hình ảnh là con ngƣời 握 (cầm) 蛇 (con rắn), 骑

(cƣỡi) 虎 (con hổ) hay 束 (bó)马 (con ngựa) để miêu tả một việc làm nguy hiểm

ảnh hƣởng đến tính mạng con ngƣời.

―Cưỡi đầu voi dữ‖

―Vuốt râu hùm‖

Page 148: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

138

Trái lại ngƣời Việt Nam lại dùng hành động là cưỡi con voi dữ và vuốt râu của

con hổ đây là những hành động hết sức nguy hiểm.

- Tiểu miền hoạt động không hữu ích

Mô hình ánh xạ: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI ĐẾN LOÀI VẬT LÀ

MỘT VIỆC LÀM VÔ ÍCH

―Giấu voi ruộng rạ‖

―Dắt trâu chui qua ống‖

―Trói voi bỏ rọ‖

Ngƣời Việt Nam sử dụng hình ảnh con vật to lớn, khổng lồ để diễn tả cho một

hành động mà không thể làm đƣợc. Những hành động này kết hợp với những con

vật có hình dáng bề ngoài to lớn để phê phán cho một việc không có hiệu quả.

Chúng tôi không tìm mô hình ánh xạ này trong thành ngữ tiếng Hán.

4.2.3.1.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích điều kiện kinh tế

- Tiểu miền điều kiện kinh tế giàu có

Mô hình ánh xạ: MÓN ĂN TỪ LOÀI VẬT LÀ CUỘC SỐNG GIÀU CÓ

―凤毛麟角‖ (Phƣợng mao lân giác = Lông phƣợng sừng lân, ví ngƣời hoặc

vật hiếm có)

―麟角凤觜‖ (Lân giác phƣợng chủy = Sừng lân miệng phƣợng, đồ nổi tiếng

quý giá hiếm thấy)

Thời xƣa ở Trung Quốc, kì lân, phƣợng hoàng, rùa, rồng đƣợc gọi là “tứ linh”.

Truyền thuyết nói rằng: “Kì lân tín ngƣỡng, Phƣợng hoàng trị loạn, Rùa báo điềm lành,

còn Rồng có phép biến hóa”. Vì thế bốn con vật này đƣợc coi là những con vật tiêu biểu

cho sự tốt lành. Nhƣng trong số đó chỉ có rùa là con vật có thật, còn lại đều là những con

vật thần thoại, là sản phẩm của trí tƣởng tƣợng sơ nguyên của con ngƣời, có lẽ vì là những

con vật quí hiếm nên ngƣời Trung Quốc lấy những bộ phận nhƣ: 毛 (lông) của 凤

(phƣợng hoàng) và 角 (sừng) của 麟 (kì lân) để miêu tả về đồ vật quý giá, cuộc

sống sung túc giàu có. Trong khi đó ngƣời Việt không có sự tri nhận nhƣ thế này.

―Cơm cá chả chim‖

―Cơm trắng cá ngon‖

―Cơm cả rá, cá cả nồi‖

―Cua nướng ốc lùi‖

Page 149: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

139

Loài sinh vật sống dƣới nƣớc trong ao hồ, kênh rạch, trên đồng ruộng, sông

ngòi, biển cả... gần gũi với đời sống ngƣời nông dân Việt Nam và đƣợc quan sát kĩ

nhất. Ngƣời Việt tập trung quan sát đến hình dáng bề ngoài, đặc điểm sinh sống để

đƣa chúng vào những thành ngữ. Điều này có thể thấy rằng, nền văn hóa Việt Nam

với nền tảng nông nghiệp lúa nƣớc đã làm cho những con vật đƣợc miêu tả trong

thành ngữ trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Loài sinh vật sống dƣới nƣớc có một

số loài nhƣ cá, cua, ốc… cung cấp cho con ngƣời những món ăn ngon và bổ dƣỡng

rất có lợi cho sức khỏe của con ngƣời.

4.2.3.1.3. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian

a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian vui tươi

HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI CHIM LÀ KHÔNG GIAN VUI TƢƠI

―燕语莺声‖ (Yến ngữ oanh thanh = Lời yến tiếng hót hoàng oanh, ví cảnh

xuân tƣơi tốt)

―草长莺飞‖ (Thảo trƣởng oanh phi = Cây cỏ đâm chồi nảy lộc, chim hoàng

oanh bay lƣợn, cảnh tƣợng với sức sống mạnh mẽ, vạn vật hồi sinh)

―花香鸟语”(Hoa hƣơng điểu ngữ = Chim kêu hoa nở, chim hót hoa tỏa hƣơng)

Ngƣời Hán có cách tri nhận về không gian vui tƣơi đƣợc thể hiện trong thành ngữ

nhƣ: những hình ảnh về thế giới tự nhiên nhƣ: âm thanh của tiếng chim hót, hình

ảnh những đàn chim tung bay trên bầu trời và những đàn cá tung tăng bơi lội dƣới

nƣớc, hay những bầy ngựa phi nhanh trên những thảo nguyên xanh mƣớt đã đƣợc

ngƣời Trung Quốc dùng để ẩn dụ cho một không gian vui tƣơi, sống động. Chúng

tôi không tìm thấy cách tri nhận này trong thành ngữ tiếng Việt.

b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian yên tĩnh

Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ KHÔNG GIAN YÊN

TĨNH

―Ve kêu vượn hót‖

―Khỉ ho cò gáy‖

Ngƣời Việt lấy âm thanh của những con vật trong rừng sâu núi thẳm để miêu

tả về một không gian yên tĩnh. Đây là một sự khác biệt giữa văn hóa của hai đất

nƣớc Trung Quốc, Việt Nam.

Page 150: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

140

4.3. Tiểu kết

Kết quả nghiên cứu đã cho chúng ta thấy sự tƣơng đồng và dị biệt trong việc lựa

chọn điển mẫu, sự tƣơng đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Trung Quốc và Việt Nam là hai đất nƣớc cùng thuộc một loại hình ngôn

ngữ, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông

nghiệp. Nhƣng trong cách tri nhận của con ngƣời về thế giới khách quan cũng có

những điểm khác biệt.

Các hình ảnh ẩn dụ trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và

tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Với những tƣơng đồng và dị biệt về sự chọn lọc

phân bố những yếu tố ngôn ngữ trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, đặc điểm ngữ

nghĩa và mô hình ánh xạ các ý niệm từ thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng

Hán và tiếng Việt. Chúng đã tạo nên một bức tranh đa dạng với muôn màu muôn vẻ

về sự vật, sự việc, về con ngƣời trong đời sống, trong thế giới nội tâm của hai dân tộc.

Page 151: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

141

KẾT LUẬN

Thành ngữ là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc, đó là cả một

kho tàng kinh nghiệm quý báu về tất cả những lĩnh vực nhƣ: lao động sản xuất, về

con ngƣời, về cuộc sống... đƣợc ngƣời xƣa đúc rút qua nhiều thế hệ. Thông qua

thành ngữ chúng ta còn hiểu thêm về nền văn hóa dân tộc. Tìm hiểu đề tài ―Thành

ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học

tri nhận‖ chúng ta có thể nghiên cứu so sánh và đối chiếu hệ thống thành ngữ để

càng có nhiều cơ hội tìm hiểu về ngôn ngữ và đặc trƣng văn hóa của hai dân tộc

Trung Quốc, Việt Nam. Luận án đã làm rõ mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra các ẩn dụ

tri nhận đƣợc sử dụng trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, phân tích những đặc

điểm và vai trò của ẩn dụ tri nhận trong việc thể hiện tƣ duy của từng dân tộc,

nhằm mục đích tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ. Từ

kết quả, phân tích, so sánh đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng

Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, luận án đã đi đến những kết

luận sau:

1. Từ kết quả thống kê phân loại các đơn vị từ ngữ nằm bên trong thành ngữ

có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi sẽ xác lập các điển

mẫu cho mỗi loại đơn vị từ ngữ. Trên cơ sở xây dựng mô hình tỏa tia của các

nhóm từ ngữ.

2. Dựa vào đó chúng tôi phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu về

thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt thƣờng chia cấu trúc thành ngữ ra làm hai loại:

cấu trúc đối xứng và cấu trúc phi đối xứng. Trong đó ở mỗi loại dựa vào quan

niệm ý nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi xác lập những nội

dung ngữ nghĩa trên cơ sở ý nghĩa vốn có của thành ngữ, tức là nghĩa ẩn dụ trong

thành ngữ, theo ngữ nghĩa học tri nhận đây là nghĩa ngoại biên của thành ngữ và

chúng tôi quy nhiều thành ngữ về phạm trù ngữ nghĩa.

3. Từ phạm trù ngữ nghĩa này chúng tôi có thể quy ý nghĩa khái quát của

thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt thành 3 miền ý

niệm: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN, với các tiểu miền ý niệm về CON

NGƢỜI gồm: tâm lý tình cảm, tính chất, hoạt động, ngoại hình; các tiểu miền ý

Page 152: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

142

niệm về XÃ HỘI gồm: quan hệ xã hội, điều kiện kinh tế; các tiểu miền ý niệm về

KHÔNG GIAN gồm: tự do, tù túng, yên tĩnh, vui tƣơi. Khi nghiên cứu ẩn dụ tri

nhận của thành ngữ chính là đã xác nhận mối quan hệ ánh xạ giữa hai miền nghĩa

của thành ngữ.

4. Với kết quả có đƣợc từ việc phân tích ý nghĩa của thành ngữ, chúng tôi

tiến hành xây dựng mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật

trong tiếng Hán và tiếng Việt. Từ sự đa dạng trong kết cấu ngữ nghĩa cũng nhƣ

nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi đã

thiết lập các mô hình ánh xạ từ miền nguồn LOÀI VẬT đến các miền đích trừu

tƣợng CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN, cụ thể là sự ánh xạ từ miền nguồn

loài vật đến miền đích con ngƣời chiếm số lƣợng lớn có thể xác định mô hình ẩn

dụ tổng quát LOÀI VẬT LÀ CON NGƢỜI, sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến

miền đích xã hội có thể xác định mô hình ẩn dụ tổng quát TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG

CỦA LOÀI VẬT LÀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA CON NGƢỜI, sự

ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian có thể xác định mô hình

ẩn dụ tổng quát HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN.

5. Kết quả đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng

Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận giúp chúng ta thấy đƣợc những điểm

tƣơng đồng và khác biệt về văn hóa và tƣ duy của ngƣời Trung Quốc và ngƣời

Việt Nam, chẳng hạn nhƣ: sự tƣơng đồng trong mô hình ánh xạ: MỐI QUAN HỆ

GẦN GŨI CỦA LOÀI VẬT LÀ MỐI QUAN HỆ HÒA THUẬN CỦA CON

NGƢỜI ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam đều chọn hình ảnh chim loan,

chim phƣợng ẩn dụ cho sự hòa hợp, thái bình nên trong nhận thức của hai dân tộc

này thƣờng dùng hình ảnh của hai loài chim này để ví cho những cặp vợ chồng

hòa thuận, hạnh phúc. Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ

có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng có những nét khác biệt, ví

dụ nhƣ: sự khác biệt trong mô hình ánh xạ MÓN ĂN TỪ LOÀI VẬT LÀ CUỘC

SỐNG GIÀU CÓ ngƣời Trung Quốc chọn BPCT của những loài vật “tứ linh”

nhƣ: rồng, kì lân, phƣợng hoàng, rùa để miêu tả về đồ vật quý giá, cuộc sống sung

túc giàu có―凤毛麟角‖ (Phƣợng mao lân giác = Lông phƣợng sừng lân, ví ngƣời

hoặc vật hiếm có), ―麟角凤觜‖ (Lân giác phƣợng chủy = Sừng lân miệng

phƣợng, đồ nổi tiếng quý giá hiếm thấy); trong khi đó ngƣời Việt Nam với nền

Page 153: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

143

văn hóa lúa nƣớc, chính vì thế mà chọn những loài vật gần gũi với con ngƣời nhƣ:

cá, cua, ốc... để miêu tả cuộc sống sung túc, đầy đủ ―Cơm trắng cá ngon‖, ―Cơm

cả rá, cá cả nồi‖, ―Cua nướng ốc lùi‖.

6. Trong phần lý thuyết chúng tôi đã có những cố gắng để phân tích hiện

tƣợng lồng ghép ngữ nghĩa trong thành ngữ, tuy nhiên việc phân tích này cũng

chƣa nhiều. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là vấn đề mà sau này có thời gian

chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

Nghiên cứu đề tài ―Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng

Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận‖ là một vấn đề không đơn giản đối với

chúng tôi. Do đó, sai sót là vấn đề không thể tránh khỏi. Thực hiện đề tài này

chúng tôi chỉ có một mong muốn duy nhất đó là giúp cho ngƣời đọc nhìn nhận

một cách thấu đáo, đầy đủ hơn và thông qua đó thấy đƣợc nét đặc trƣng văn hóa

khác nhau của mỗi dân tộc.

Page 154: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Văn Lập, Phan Phƣơng Thanh, Ẩn dụ tri nhận của thành ngữ có yếu tố

chỉ loài vật trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 2018, Số 9 (276),

trang: 23-26.

2. Phan Phƣơng Thanh, Đặc trưng văn hóa Trung Quốc qua thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Huế, 2018, tập 11 – số 2, trang 23 - 30.

3. Phan Phƣơng Thanh, Đặc trưng văn hóa dân tộc qua thành ngữ có yếu tố chỉ loài

vật trong tiếng Trung và tiếng Việt, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, tập 102, số

03, 2015, trang 175 – 186.

4. Phan Phƣơng Thanh, Ngựa―马‖trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt nhìn từ góc

độ tri nhận, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, tập 127, số 6c, 2018, trang 15 – 20.

5. Liêu Linh Chuyên, Phan Phƣơng Thanh, Tìm hiểu nét khác biệt giữa thành ngữ

có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn tri nhận, 2016,

Kỷ yếu Hội thảo Khu vực “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ học và Giảng

dạy Ngôn ngữ”, 2016, tr.140-148.

6. Liêu Linh Chuyên, Phan Phƣơng Thanh, Phân tích so sánh điểm khác biệt nội hàm

văn hóa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt – Bàn về

dạy học thành ngữ tiếng Hán trình độ B1 cho sinh viên Việt Nam, Tạp chí Ngữ văn

hiện đại (Trung quốc), kì thứ 7, 2018, trang 146-150.

7. Liêu Linh Chuyên, Phan Phƣơng Thanh, Phân tích so sánh điểm khác biệt nội

hàm văn hóa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt,

Hội thảo nghiên cứu học thuật quốc tế tiếng Hoa của ngƣời Hoa Đông Nam Á,

Nam Ninh, Trung Quốc, 2016, trang 41-43.

Page 155: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1]. Trần Văn Cơ (2006), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), Nxb

KHXH, Hà Nội.

[2]. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận Ẩn dụ tri nhận, Nxb Lao động - Xã hội,

Bình Dƣơng.

[3]. Trần Văn Cơ (2011), Ngôn ngữ học tri nhận từ điển, Nxb Phƣơng Đông.

[4]. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Sƣ

phạm Hà Nội

[5]. Liêu Linh Chuyên (2014), Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (龙,

Dragon) và Chó (狗, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh, T/c NN & ĐS, số 6.

[6]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (2007), Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo Dục.

[7]. Lee David (2001), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận (Nguyễn Văn Hiệp -

Nguyễn Hoàng An dịch năm 2014), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo Dục.

[9]. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa

Học Xã Hội

[10]. Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội.

[11]. Phạm Ngọc Hàm (2015), Chữ 羊 (Dương) trong ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam

và Trung Hoa, T/c NN, số 3.

[12]. Phạm Ngọc Hàm (2017), Con gà trong ngôn ngữ Trung – Việt, T/c Nghiên

cứu Nƣớc ngoài, tập 33, số 1.

[13]. Phạm Ngọc Hàm (2018), Chó trong ngôn ngữ và văn hóa Trung – Việt, T/c

Nghiên cứu Nƣớc ngoài, tập 34, số 1.

[14]. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Phan Thế Hƣng (2007), So sánh trong ẩn dụ, T/c NN, số 4, tr.4-12.

[16]. Phan Thế Hƣng (2007), Ẩn dụ ý niệm, T/c NN, số 7, tr.9-18.

[17]. Phan Thế Hƣng (2008), Mô hình tri nhận trong ẩn dụ ý niệm, T/c NN, số 4.

[18]. Phan Văn Hòa (2011), Ẩn dụ ý niệm ―TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH‖

trong tiếng Anh và tiếng Việt, T/c NN & ĐS, Số 9.

[19]. Nguyễn Văn Hiệp (2014), Ngữ nghĩa của từ ―Ra‖, ―Vào‖ trong tiếng Việt

nhìn từ góc độ nghiệm thân, Báo cáo tại hội thảo ngữ học quốc tế, Đài Loan.

Page 156: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

146

[20]. Nguyễn Thị Hiền (2017), Sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận

cơ thể người từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học,

Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

[21]. Nguyễn Thị Hoa Hiên (2010), Từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca

dao, tục ngữ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Sƣ

phạm, Đại học Thái Nguyên.

[22]. Trịnh Thị Thanh Huệ (2007), So sánh hàm nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật

trong tiếng Hán và tiếng Việt, T/c NN & ĐS, số 5 (139).

[23]. Đỗ Thị Thu Hƣơng (2017), Thế giới động vật trong thành ngữ tiếng Việt, T/c

NN&ĐS, số 10

[24]. Nguyễn Thúy Khanh (1995), Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có từ chỉ

động vật, T/c NN, số 3.

[25]. Huỳnh Ngọc Mai Kha (2015), Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ

"Nước" và "Lửa" trong Tiếng Việt và Tiếng Anh từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận,

luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Viện HLKHXH Việt Nam.

[26]. Trịnh Cẩm Lan (2009), Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt (trên

cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật), T/c NN & ĐS, số 5 (163).

[27]. Nguyễn Lực, Lƣơng Văn Đang (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Tổng hợp

TP. HCM.

[28]. Marina Prevot, Phan Thanh Thủy, Nguyễn Văn Hiệp (2016), Thành ngữ Pháp

Việt có liên quan đến những bộ phận cơ thể con người, Nxb Đại học

Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh.

[29]. Hà Quang Năng (1997), Hình ảnh con trâu trong thành ngữ tục ngữ và ca

dao Việt Nam, NN & ĐS, (H), số 1.

[30]. Triều Nguyên (2007), Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn

hóa dân gian người Việt, Nxb Thuận Hóa.

[31]. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

[32]. Vi Trƣờng Phúc (2013), Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng

Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến

sĩ ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học và XHNV, Hà Nội.

[33]. Trần Thế Phi (2016), Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (So

sánh với thành ngữ tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Trƣờng Đại

học Khoa học và XHNV, HCM.

Page 157: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

147

[34]. Phan Văn Quế (1995), Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm

nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt,

T/c NN, số 4.

[35]. Nguyễn Thanh Tùng (2003), Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của nhóm

từ chỉ động thực vật tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), Nhà xuất bản trẻ.

[36]. Lý Toàn Thắng (2004), Ngôn ngữ học tri nhận – Từ lí thuyết đại cương đến

thực tiễn tiếng Việt, Nxb Phƣơng Đông.

[37]. Lý Toàn Thắng (2015), Ngôn ngữ học tri nhận những nội dung quan yếu,

Nxb Khoa học Xã hội, H.

[38]. Lê Thị Thuận (2011), Lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao

người Việt, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại

học Thái Nguyên.

[39]. Trần Bá Tiến (2012), Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong

tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận, Luận án Tiến sĩ

ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Vinh.

[40]. Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu

tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, Luận án

Tiến sĩ ngôn ngữ học, Trƣờng ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn, HCM.

[41]. Nguyễn Nhƣ Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1993), Từ điển

thành ngữ Việt Nam, Nxb Văn Hóa.

[42]. Nguyễn Nhƣ Ý, 1999, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin.

[43]. Nguyễn Nhƣ Ý (2002), Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông, Nxb ĐHQG HN.

TIẾNG ANH

[44]. Gibbs, Raymond W. Jr, Gerard J.Steen.1997, Metaphor in Cognitive

linguistics, Amsterdam.

[45]. Kövecses, Z. 1986, Metaphors of Anger, Pride, and Love: A Lexical

Approach to the Structure of Concepts. Amsterdam: John Benjamin.

[46]. Kövecses, Z. 2010, Metaphor: A Practical Introduction. Oxford University

Press (Second Edition).

[47]. Lakoff,G &và Johnson M .1980, Metaphor We live by, The University of

Chicago Press, Chicago and London.

Page 158: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

148

[48]. Lakoff .1987, Women, Fire and Dangerous Things: What categories reveal

about the mind, University of Chicago Press.

[49]. Lakoff, G. Claudia & Brugman. 1988, Cognitive topolopy and lexical net-

works’, in S. Small, G. Cottrell and M. Tannenhaus (eds), Lexical Ambiguity

Resolution. San Mateo, CA: Morgan Kaufman, pp. 477-507.

[50]. Lakoff, G. 1994,What is a conceptual system? The Nature and Ontogenesis of

Meaning edited by Willis F. Overton and David S. Palermo. Hillsdale, NJ:

Lawrence Erlbaum.

[51]. Lakoff, G. & Johnson, M. 1999, Philosophy in the Flesh, The Embodied Mind

and its Challenge to Western Thought, New York, Basic Books.

[52]. Ma Tiechuan. 2015. Cause Analysis of Different Culture Image in English

and Chinese Animal Idiom. Asian Journal of Humanities and Social Sciences

(AIHSS), Volume 3, Issue – 1.

[53]. Mehri Rouhi. Mohammad Rasekh Mahand. 2011. Animal Metaphor in

Cognitive Linguistics. Psychology Research.

[54]. Raymond W. Gibbs, Jr., Josephine M. Gogdanovich, Jeffrey R. Sykes, and

Dale J. Barr. 1997. Metaphor in Idiom Comprehension. Journal of Memory

and language 37, 141-154.

TIẾNG TRUNG

[55]. 常艳 (Thƣờng Diễm). 2015. 语言与认知. 科学出本社.

[56]. 裴氏恒娥(Bùi Thị Hằng Nga ).2015. 汉越生肖词语对比研究. 华南师范

大学博士论文

[57]. 巢峰 (Sào Phong). 1979. 辞海. 中华书局.

[58]. 陈艳 (Trần Diễm). 2010.从认知角度分析汉语中―牛‖的隐喻.文教资料.

第 3 期.

[59]. 陈家旭 (Trần Gia Húc). 2007. 英汉隐喻认知对比研究. 学林出版社.

[60]. 陈静 (Trần Tĩnh). 2016. 汉语动物成语研究. 西安外国语大学. 硕士.

[61]. 陈佳 (Trần Giai). 2010. 汉语十二生肖的英汉动物隐喻对比研究. 四川外

语学院. 硕士.

[62]. 崔希亮 (Thôi Hy Lƣợng). 2002. 认知语言学:研究范围和研究方法. 语言

教学与研究. 第 5 期. 1-12页.

Page 159: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

149

[63]. 董晓荣 (Đổng Hiểu Vinh). 2012. 汉语动物成语的语言文化研究. 硕士论文.

天津师范大学.

[64]. 房培 (Phòng Bồi). 2007. 汉语动物成语问题研究.天津大学硕士学位论文.

[65]. 郝丽 (Hác Lệ).2010.中英动物词文化对比研究.中学课程辅导•数学研究.

[66]. 胡状麟 (Hồ Trạng Lân). 2004.认知隐喻学.北京大学出版社.

[67]. 胡霞 (Hồ Hà). 2015.认知语境的理论建构. 云南出版集团.

[68]. 胡育受 (Hồ Dục Thụ). 1939. 现代汉语. 商务印书馆出版.

[69]. 蒋澄生 (Tƣớng Trừng Sinh). 2006. 汉、英成语的认知语言学研究述评. 广

东工业大学学报. 第 6卷. 第 3期.

[70]. 李福印 (Lý Phúc Ấn). 2008. 认知语言学概论. 北京大学出版社.

[71]. 李月松 (Lí Nguyệt Tùng). 2008. 汉语动物词语之的国俗语义研究.

[72]. 刘婷 (Lƣu Đình). 2010. 成语的隐喻认知研究. 硕士学位论文. 内蒙古师范

大学.

[73]. 刘家风 (Lƣu Gia Phong). 2003. 中国成语辞海. 新华出版社.

[74]. 陆尔奎 (Lục Nhĩ Khuê). 方毅等 (Phƣơng Nghị Đẳng). 1915. 辞源. 商务印

书局.

[75]. 吕叔湘 (Lã Thúc Tƣơng).丁声树 (Đinh Thanh Thụ). 2005. 现代汉语词典.

商务印书馆.

[76]. 马燕 (Mã Yến).2008. 汉英指称人的动物隐喻对比研究. 外国语言学及应

用语言学.

[77]. 孟然妹 (Mạnh Nhiên Muội). 2010. 汉语饮食成语隐喻研究——认知与文

化视角. 曲阜师范大学

[78]. 倪宝元 (Nghê Bảo Nguyên). 姚鹏慈 (Nhiêu bằng Từ). 1990. 成语九章. 浙

江教育出本社.

[79]. 潘蓉蓉 (Phan Dung Dung). 2014. 汉英成语中动物隐喻对比研究.硕士专业

学位研究生.云南师范大学.

[80]. 彭建武 (Bang Kiến Võ). 认知语言学研究 青岛. 中国海洋大学出版社

[81]. 阮氏青香 (Nguyễn Thị Thanh Hƣơng). 2011. 汉越动物成语比较研究. 广西

师范学院. 硕士.

Page 160: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

150

[82]. 束定芳 (Thúc Định Phƣơng). 2004.语言的认知研究;认知语言学论文精选.上

海外语教学出版社.

[83]. 束定芳 (Thúc Định Phƣơng). 2015. 隐喻与转喻研究. 上海外语教育出本社.

[84]. 宋长宏 (Tống Trƣờng Hoành).1997.中国牛文化. 民族出版社.

[85]. 宋永培 (Tống Vĩnh Bồi), 端木黎明 (Đoàn Mục Lê Minh). 2002. 汉语成语

词典. 四川辞书出版社.

[86]. 苏新春 (Tô Tân Xuân). 1997. 汉语词义学. 广东教育出版社

[87]. 王国安 (Vƣơng Quốc An) 王小曼 (Vƣơng Tiểu Mạn). 2011. 汉语词汇的文

化透视. 汉语大词典出版社

[88]. 王军 (Vƣơng Quân). 2005. 汉语词义系统研究. 山东人民出版社

[89]. 王亚蕾 (Vƣơng Á Lôi).柳淑英 (Liễu Thục Anh). 2009. 英汉动物隐喻的认知

比较分析. 安庆师范学院学报.社会科学版.

[90]. 王寅 (Vƣơng Dần). 2005. 认知语言学探索. 重庆出版社.

[91]. 王德春 (Vƣơng Đức Xuân) 王建华 (Vƣơng Kiến Hoa) 1995. 汉英动物

名称的国俗同义现象.山东外语教学.03期

[92]. 韦氏水 (Vi Thị Thủy).2012. 汉、越动物成语对比研究. 吉林大学硕士学位

论文.

[93]. 魏利霞 (Ngụy Lợi Hà). 2013. 汉语与英国语中的动物隐喻认知研究. 科学

出版社.

[94]. 尹桂英 (Y Quế Anh). 2015. 汉语眼睛成语的认知研究. 湖南师范大学外

国语学院

[95]. 张孝飞 (Trƣơng Hiếu Phi).2012. 汉语动物范畴词汇的隐喻研究. 硕士学位

论文.东华大学.

[96]. 赵艳芳 (Triệu Diễm Phƣơng). 2001. 认知语言学概论. 上海外语教育出版社.

[97]. 赵钰 (Triệu Ngọc). 2012. 对外汉语教学中的动物成语教学研究. 吉林大学.

硕士.

[98]. 朱祖廷 (Chu Tổ Đình)主编. 2002. 汉语成语大辞典. 北京:中华书局.

[99]. 中国社会科学院语言研究所词典编辑室编. 2001. 现代汉语词典. 商务印

书馆.

Page 161: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P1

PHỤ LỤC 1

Danh sách thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán thuộc các miền

đích: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN (đƣợc khảo sát trong luận án)

A. Miền ý niệm CON NGƢỜI

1. Tiểu miền tính chất

1. 巴蛇吞象 : Ba xà thôn tƣợng = Rắn lớn đòi nuốt voi, lòng tham

không đáy

2. 豺虎肆虐 : Sài hổ tứ ngƣợc = Sói hổ tàn sát phá phách bừa bãi,

ngƣời xấu hung ác giống nhƣ dã thú, ngang ngƣợc coi

thƣờng luật pháp, đầu trâu mặt ngựa, tai oai tác quái

3. 豺狼成性 : Sài lang thành tính = Lang sói thành tính, ví với

ngƣời hung ác tàn bạo, quen thói hung tàn

4. 豺狼当道 : Sài lang đƣơng đạo = Lang sói chặn giữa đƣờng, ví

bọn gian ác cầm quyền

5. 豺狼野心 : Sài lang dã tâm = Dã tâm lang sói, chỉ con ngƣời có

lòng ác nhƣ lang sói

6. 长驱封豕 : Trƣờng khu phong thỉ = Heo to rắn dài; tham ăn nhƣ

lợn, độc ác nhƣ rắn; ví loại ngƣời tham lam độc ác,

lũ đầu trâu mặt ngựa, tham bạo hung tàn

7. 长颈鸟喙 : Trƣờng cảnh điểu uế = Cổ dài mỏ chim, ví ngƣời có

tƣớng mạo độc ác thâm hiểm

8. 鸱目虎吻 : Si mục hổ vẫn = Mắt diều hâu môi hổ, ví tƣớng mạo

thâm hiểm độc ác

9. 毒蛇猛兽 : Độc xà mãnh thú = Rắn độc thú dữ, chỉ ngƣời tham

lam bạo ngƣợc, đối xử tàn bạo

10. 苍蝇见血 : Thƣơng dăng kiến huyết = Ruồi vừa nhìn thấy máu

thì cố hết sức mà hút, ví hết sức tham lam, mở treo

miệng mèo

11. 饿虎饥鹰 : Ngạ hổ cơ ƣng = Hổ đói ƣng đói, ƣng và hổ đói khát

thì việc gì cũng có thể làm, ví với ngƣời tham lam

hung ác

12. 佛口蛇心 : Phật khẩu xà tâm = Miệng phật lòng rắn, khẩu phật

tâm xà, miệng nam mô bụng một bồ dao găm

13. 狐假虎威 : Hồ giả hổ uy = Cáo mƣợn oai hùm

14. 狐狸尾巴 : Hồ li vĩ ba = Đuôi cáo không giấu nổi, lòi đuôi cáo,

lộ mƣu gian

Page 162: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P2

15. 狐埋狐搰 : Hồ mai hồ hột = Cáo chôn cáo đào, ví với lo lắng

nghi ngờ quá nhiều, không thể thành công, đa nghi

nhƣ Tào Tháo

16. 鹘入鸦群 : Cốt nhập nha quần = Chim cắt lao vào bầy quạ, dũng

mãnh vô địch

17. 虎皮羊质 : Hổ bì dƣơng chất = Dê khoác da hổ, miệng hùm

gan sứa

18. 虎视眈眈 : Hổ thị đam đam = Nhìn chằm chằm nhƣ hổ đói, mắt

long sòng sọc nhìn

19. 狗马之心 : Cẩu mã chi tâm = Giống nhƣ chó và ngựa trung

thành với chủ của mình

20. 鸡鸣而起 : Kê minh nhi khởi = Gà gáy thì thức dậy, siêng năng

không lƣời biếng, rất chăm chỉ, cần cù

21. 假虎张威 : Giả hổ trƣơng uy = Mƣợn oai hùm, dựa vào thế lực

của ngƣời khác mà uy hiếp mọi ngƣời, cáo mƣợn oai

hùm

22. 噤若寒蝉 : Cấm nhƣợc hàn thiền = Im nhƣ ve sầu mùa đông,

câm nhƣ hến

23. 狼猛蜂毒 : Lang mãnh phong độc = Sói mạnh ong độc, ngƣời

rất độc ác, nham hiểm

24. 狼贪鼠窃 : Lang tham thử thiết = Sói tham chuột trộm, kẻ thù

tham lam bỉ ổi

25. 狼心狗肺 : Lang tâm cẩu phế = Lòng sói phổi chó, lòng dạ lang

thú, vong ân bội nghĩa

26. 狼子野心 : Lang tử dã tâm = Chó sói tuy còn nhỏ đã có bản tính

hung dữ, độc ác, tham lam nhƣ lòng dạ loài thú, lòng

lang dạ sói

27. 马牛襟裾 : Mã ngƣu khâm cƣ = Ngựa trâu mặc áo ngƣời, ngƣời

không hiểu lễ tiết, ví thú đội lốt ngƣời, những kẻ độc

ác nhƣ cầm thú

28. 猫哭老鼠 : Miêu khốc lão thử = Mèo khóc chuột, tâm địa độc

ác, giả bộ từ bi, nƣớc mắt cá sấu

29. 南鹞北鹰 : Nam diêu bắc ƣng = Diều hâu hƣớng nam chim ƣng

hƣớng bắc, ngƣời có tính cách nghiêm khắc

30. 鸟兽行 : Điểu thú hành = Hành vi giống nhƣ chim muông,

hành vi tàn bạo, hành vi man rợ, hành vi thú vật

31. 牛骥共牢 : Ngƣu kí cọng lao = Trâu và ngựa cùng một máng ăn,

ví ngƣời xấu và hiền tài cùng sống chung với nhau

Page 163: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P3

32. 牛头马面 : Ngƣu đầu mã diện = Quỷ đầu trâu và quỷ mặt ngựa

(ở âm phủ), lũ đầu trâu mặt ngựa

33. 如狼似虎 : Nhƣ lang tự hổ = Độc ác giống nhƣ hổ và sói, ác nhƣ

lang sói

34. 蛇蝎心肠 : Xà hạt tâm trƣờng = Lòng dạ rắn rết, bụng dạ độc ác

35. 鼠肚鸡肠 : Thử đỗ kê trƣờng = Bụng chuột ruột gà, ví bụng dạ

hẹp hòi

36. 素丝羔羊 : Tố ti cao dƣơng = Sợi tơ màu trắng và con cừu non,

quan lại chính trực liêm khiết, ngay thẳng trong sạch

37. 贪如虎狼 : Tham nhƣ hổ lang = Tham nhƣ hùm nhƣ sói, lòng

tham vô đáy

38. 笑面虎 : Tiếu diện hổ = Hổ biết cƣời, ví ngƣời vẻ ngoài thì

tƣơi cƣời nhƣng bụng dạ hiểm độc

39. 心猿意马 : Tâm viên ý mã = Lòng vƣợn ý ngựa, lòng dạ đổi thay

luôn, bụng dạ thất thƣờng, nắng sớm chiều mƣa

40. 行若狗彘 : Hành nhƣợc cẩu trệ = Hành vi nhƣ chó lợn, chỉ loại

ngƣời vô liêm sĩ hành vi giống nhƣ chó lợn

41. 熊心豹胆 : Hùng tâm báo đảm = Tim gấu gan báo, rất gan dạ

42. 胆小如鼠 : Đảm tiểu nhƣ thử = Gan nhỏ nhƣ chuột, nhát nhƣ

thỏ đế, nhát nhƣ cáy

43. 一蛇二首 : Nhất xà nhị thủ = Con rắn hai đầu, ví loại ngƣời rất

thâm hiểm độc ác

44. 鹰鼻鹞眼 : Ƣng tị diều nhãn = Mũi ó mắt vọ, mặt mũi hung tợn,

mũi khoằm mắt long sòng sọc

45. 鹰瞵鹗视 : Ƣng lân ngạc thị = Ƣng nhìn ó nhìn, nhìn chằm

chằm nhƣ cú vọ

46. 鹰视狼步 : Ƣng thị lang bộ = Ƣng nhìn sói đi, chỉ loại ngƣời

thâm hiểm độc ác

47. 鸢肩豺目 : Diên kiên sài mục = Vai diều hâu mắt sói, tƣớng

mạo độc ác nham hiểm

48. 獐头鼠目 : Chƣơng đầu thử mục = Đầu hoẵng mắt chuột, tƣớng

mạo xấu xí, dáng bộ xảo trá, đầu trâu mặt ngựa

49. 吹大法螺 : Xuy đại pháp loa = Ốc biển to dùng làm tù và, ví

khoác lác, huyên hoang, thùng rỗng kêu to.

50. 生龙活虎 : Sinh long hoạt hổ = Nhƣ rồng nhƣ hổ, khỏe nhƣ

vâm, sinh lực dồi dào, tràn đầy sức sống

Page 164: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P4

51. 豹头环眼 : Báo đầu hoàn nhãn = Đầu beo mắt hình vành

khuyên, ví dáng ngƣời oai vệ dũng mãnh

52. 彪形大汉 : Bƣu hình đại hán = Ngƣời to mạnh nhƣ cọp, ngƣời

cao lớn vạm vỡ

53. 虎背熊腰 : Hổ bối hùng yêu = Lƣng hổ eo gấu, cao lớn vạm vỡ

54. 虎头虎脑 : Hổ đầu hổ não = Đầu hổ não hổ, khỏe mạnh rắn rỏi

(ngƣời lớn), khỏe mạnh kháu khỉnh (trẻ em)

55. 鸡骨支床 : Kê cốt chi sàng = Cốt xƣơng gà nhô lên ở trên

giƣờng, vì ngƣời thân qua đời mà buồn phiền trở

bệnh; vô cùng tiều tụy; da bọc xƣơng

56. 鸠形鹄面 : Cƣu hình hộc diện = Mặt chim hình thiên nga, do

đói mà mệt mỏi, dung nhan tiêu tụy, gầy gò trơ

xƣơng, mặt xanh nanh vàng, rúm ró nhƣ xác ve

57. 老牛破车 : Lão ngƣu phá xa = Bò già kéo xe nát, tốc độ quá

chậm, già nua yếu ớt, chậm nhƣ rùa

58. 手无缚鸡之力 : Thủ vô phọc kê chi lực = Tay trói gà không nổi, sức

lực quá yếu ớt

59. 麻雀虽小,肝

胆俱全

: Ma tƣớc tuy tiểu, can đảm câu toàn = Chim sẻ tuy

nhỏ, vẫn đủ ruột gan, nhỏ nhƣng đầy đủ khả năng, bé

hạt tiêu

60. 笔走龙蛇 : Bút tẩu long xà = Nét bút rồng rắn, nét bút bay múa,

đƣờng bút uốn lƣợn (thƣ pháp)

61. 凤舞龙飞 : Phƣợng vũ long phi = Phƣợng múa rồng bay

62. 矫若惊龙 : Kiểu nhƣợc kinh long = Hùng dũng khiến rồng kinh

sợ, nét bút vững chãi, đƣờng bút chắc chắn, bút pháp

rắn rỏi

63. 惊蛇入草 : Kinh xà nhập thảo = Rắn sợ chui vào cỏ, ví với thƣ

pháp hoạt bát mạnh mẽ (lời khen)

64. 龙蛇飞动 : Long xà phi động = Rồng bay rắn bò, thƣ pháp bay

bổng

65. 龙跳虎卧 : Long khiêu hổ ngọa = Rồng nhảy hổ nằm, thƣ pháp

rắn rỏi

66. 游云惊龙 : Du vân kinh long = Mây đi chơi làm khinh động

rồng, ví thƣ pháp tinh xảo tuyệt vời

67. 兔起鹘落 : Thố khởi cốt lạc = Thỏ chạy chim cắt đậu, hạ bút

nhanh thoăn thoắt

68. 走鸾飞凤 : Tẩu loan phi phƣợng = Loan chạy phƣợng bay, ví

kiến trúc điêu khắc rất tinh xảo đẹp

Page 165: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P5

69. 驴头不对马嘴 : Lƣ đầu bất đối mã chủy = Môi lừa không vừa mồm

ngựa, đâu Ngô mình Sở, râu ông nọ cắm cằm bà kia,

ông nói gà, bà nói vịt

70. 梧鼠技穷 : Ngô thử kĩ cùng = Lỗi của sóc bay, ví tài năng hữu

hạn

71. 虾兵蟹将 : Hà binh giải tƣớng = Lính tôm tƣớng cua, binh

tƣớng của Long vƣơng trong thần thoại truyền

thuyết, tƣớng sĩ bất tài vô dụng

72. 驴鸣狗吠 : Lƣ minh cẩu phệ = Lừa kêu chó sủa, lối viết vụng về

73. 字若涂鸦 : Tự nhƣợc đồ nha = Chữ nhƣ quạ viết, chữ nhƣ gà

bới, chữ viết nguệch ngoạc

74. 信笔涂鸦 : Tín bút đồ nha = Chữ viết quạ tô, viết nhƣ gà bới,

chữ viết vụng về

75. 驽马铅刀 : Nô mã diên đao = Ngựa tồi dao chì, bất tài vô dụng

76. 鹦鹉学舌 : Anh vũ học thiệt = Vẹt học nói theo ngƣời, nói theo

nhƣ vẹt

77. 蝉不知雪 : Thiền bất tri tuyết = Ve không biết tuyết, ví với

ngƣời hiểu biết không rộng, ếch ngồi đáy giếng

78. 对牛弹琴 : Đối ngƣu đàn cầm = Đàn gảy tai trâu, làm việc hoặc

nói năng mà không nhận biết đối tƣợng thì không có

hiệu quả

79. 弸中彪外 : Bằng trung bƣu ngoại = Hoa văn báo đầy mình, tài

đức vẹn toàn

80. 井底之蛙 : Tỉnh để chi oa = Ếch ngồi đáy giếng, ngƣời thiển

cận, ấu trĩ tầm nhìn hạn hẹp, kiến thức nông cạn

81. 窥豹一斑 : Khuy báo nhất ban = Nhóm báo chỉ thấy một vằn,

thầy bói xem voi, ếch ngồi đáy giếng

82. 鼠目寸光 : Thử mục thốn quang = Tầm mắt của chuột, ví tầm

nhìn hạn hẹp

83. 瓮里醯鸡 : Ông lí hê kê = Gà nằm trong chum, hiểu biết hạn hẹp

84. 龙战虎争 : Long chiến hổ tranh = Rồng hổ quần nhau, tranh

giành quyết liệt, ngang sức ngang tài

85. 黔驴技穷 : Kiềm lƣ kĩ cùng = Con lừa đất Kiềm hết cách, vô kế

khả thi, mƣu cùng kế cạn

86. 乘龙快婿 : Thừa long khoái tế = Cƣỡi rồng cƣới rễ, con rể tài

sắc vẹn toàn, thƣờng dùng để ca tụng con rể ngƣời

khác

Page 166: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P6

87. 龙跃凤鸣 : Long dƣợc phƣợng minh = Rồng nhảy phƣợng hót,

tài hoa xuất chúng, tài hoa hơn ngƣời

88. 人中之龙 : Nhân trung chi long = Rồng ở trong ngƣời, tài năng

xuất chúng, tài giỏi hơn ngƣời

89. 悬驼就石 : Huyền đà tựu thạch = Treo lạc đà gần đá, ví giải

quyết sự việc một cách ngu ngốc hoang đƣờng

90. 蠢若木鸡 : Xuẩn nhƣợc mộc kê = Ngốc nhƣ gà gỗ, ngơ ngơ nhƣ

bò đội nón, tƣớng mạo ngu si, ngây ra nhƣ tƣợng gỗ,

ngƣời đực ra (do quá sợ hãi hoặc quá ngạc nhiên)

91. 骑驴觅驴 : Kị lƣ mịch lƣ = Cƣỡi lừa tìm lừa; đãng trí quá

chừng, vật mình đang cầm trong tay hoặc ở trên

ngƣời mình, mà lại cứ đi tìm vật đó ở chỗ khác

2. Tiểu miền hoạt động

1. 坐山观虎斗 : Tọa sơn quan hổ đấu = Ngồi trên núi xem hổ quần

nhau; mặc kệ hai bên đánh nhau, thừa lúc cả hai bên

cùng bị thƣơng nhảy vào kiếm lợi

2. 羝羊触藩 : Đê dƣơng xúc phiên = Sừng của dê đực bị vƣớng

vào hàng rào tiến lùi đều không đƣợc, ví với tiến

thoái lƣỡng nan, cảnh khó xử, tiến lùi đều khó

3. 饿虎扑食 : Nga hổ phốc thực = Hổ đói vồ mồi

4. 放虎归山 : Phóng hổ qui sơn = Thả hổ về rừng, việc làm vô

cùng nguy hiểm, tạo điều kiện cho kẻ xấu có lợi thế

hoành hành

5. 飞蛾投火 : Phi nga đầu hỏa = Bƣớm bay vào lửa, con thiêu thân

lao vào lửa, lao vào chỗ chết, ví tự mình chuốc lấy

cái chết

6. 釜中之鱼 : Phủ trung chi ngƣ = Cá bơi trong nồi, cá nằm trên

thớt, ví hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm

7. 狗急跳墙 : Cẩu cấp khiêu tƣờng = Chó đến lúc gấp phải nhảy qua

tƣờng, chó cùng rứt giậu, ví cùng đƣờng làm bừa

8. 涸辙之鲋 : Hạc triệt chi phụ = Cá đang mắc cạn, cá giếc trong

vết bánh xe không có nƣớc, ví cảnh nguy cấp, kẻ

khốn cùng

9. 虎口拔牙 : Hổ khẩu bạt nha = Nhổ răng miệng cọp, vuốt râu

hùm, nhổ nanh cọp, làm việc vô cùng nguy hiểm

10. 虎口逃生 : Hổ khẩu đào sinh = Thoát khỏi miệng hổ, thoát chết

Page 167: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P7

11. 虎尾春冰 : Hổ vĩ xuân băng = Giẫm phải đuôi hổ, đi trên lớp

băng mỏng mùa xuân, ví hoàn cảnh vô cùng nguy

hiểm; ngàn cân treo sợi tóc

12. 虎穴龙潭 : Hổ huyệt long đàm = Đầm rồng hang hổ, chốn hang

hùm miệng sói, chỉ nơi nguy hiểm

13. 开柙出虎 : Khai hiệp xuất hổ = Mở chuồng cho hổ ra, thả ngƣời

xấu ra; thả hổ về rừng

14. 枯鱼之肆 : Khô ngƣ chi thích = Cửa hàng cá khô, cảnh bế tắc

không có đƣờng cứu vãn, đƣờng cùng không lối thoát

15. 盲人瞎马 : Manh nhân hạt mã = Ngƣời mù cƣỡi ngựa mù, anh

mù dắt anh lòa, ví sự việc cực kì nguy hiểm

16. 牛蹄中鱼 : Ngƣu đề trung ngƣ = Cá nằm trong vũng dấu móng

chân trâu, ví cái chết sắp đến

17. 骑虎难下

: Kị hổ nan hạ = Thế cƣỡi hổ, ở thế cƣỡi trên lƣng

cọp, cƣỡi hổ khó xuống, đâm lao phải theo lao

18. 人为刀俎,我

为鱼肉

: Nhân vi đao trở, ngã vi ngƣ nhục = Ngƣời là dao

thớt, ta là cá thịt, ngƣời nắm quyền sinh quyền sát, ta

chỉ là cá nằm trên thớt

19. 身寄虎吻 : Thân kí hổ vẫn = Kề sát miệng hổ, ví hoàn cảnh vô

cùng nguy hiểm

20. 势成骑虎 : Thế thành kị hổ = Ở thế cƣỡi trên lƣng hổ, cƣỡi hổ

khó xuống, đâm lao theo lao

21. 束马悬车 : Thúc mã huyền xa = Bó móng chân ngựa treo xe lên,

đƣờng leo núi rất khó khăn nguy hiểm

22. 瓮中之鳖 : Úng trung chi miết = Ba ba trong chum, chó trong

cũi, gà trong chuồng, đã nắm đƣợc trong tay thì khó

mà trốn thoát

23. 瓮中捉鳖 : Úng trung tróc miết = Bắt ba ba trong chum, bắt cá

trong chậu, đã nắm đƣợc trong tay thì khó mà trốn

thoát

24. 握蛇骑虎 : Ác xà kị hổ = Cầm rắn cƣỡi hổ, ví hoàn cảnh nguy hiểm

25. 瞎子摸鱼 : Hạt tử mô ngƣ = Ngƣời mù mò cá, hành động một

cách mù quáng

26. 燕巢于幕 : Yến sào vu mạc = Chim yến làm tổ trên bức màn, ví

hoàn cảnh rất nguy hiểm

27. 羊落虎口 : Dƣơng lạc hổ khẩu = Dê vào miệng hổ, ví ở vào tình

trạng nguy hiểm, khó thoát khỏi

Page 168: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P8

28. 养虎遗患 : Dƣỡng hổ di hoạn = Nuôi hổ để họa về sau, nuôi ong

tay áo, nuôi cáo trong nhà

29. 引狼入室 : Dẫn lang nhập thất = Dẫn sói vào nhà, rƣớc voi về

giày mồ, cõng rắn cắn gà nhà

30. 鹰犬塞途 : Ƣng khuyển tái đồ = Ƣng và chó săn đầy đƣờng, ví

nanh vuốt (tay chân) của bọn ngƣời xấu đầy đƣờng

31. 鱼死网破 : Ngƣ tử võng phá = Cá chết lƣới tan, cùng bị hủy diệt

trong cuộc xung đột

32. 鱼游釜中 : Ngƣ du phủ trung = Cá bơi trong nồi, cá nằm trên

thớt

33. 动如脱兔 : Động nhƣ thoát thố = Nhanh nhƣ thỏ con chạy trốn,

nhanh nhƣ cắt

34. 鹅行鸭步 : Nga hành áp bộ = Đi nhƣ ngang, vịt, lạch bạch nhƣ

vịt bầu, chậm nhƣ rùa

35. 水大鱼多 : Thủy đại ngƣ đa = Nƣớc lớn cá nhiều, môi trƣờng

làm việc thoải mái thì mới có kết quả tốt

36. 似水如鱼 : Tự thủy nhƣ ngƣ = Nhƣ cá gặp nƣớc

37. 釜中生鱼 : Phủ trung sinh ngƣ = Cá sống trong chậu, cuộc sống

khó khăn, đứt bửa đã lâu, chạy gạo từng bữa, gia

cảnh khốn khó

38. 一窝蜂 : Nhất oa phong = Nhƣ ong vỡ tổ, ồn ào náo động

39. 议论蜂起 : Nghị luận phong khởi = Tranh luận ong bay, ví tranh

luận ồn ào giống nhƣ bầy ong vỡ tổ

40. 万马奔腾 : Vạn mã bôn đằng = Muôn ngựa phi nhanh, rầm rầm

rộ rộ

41. 枯鱼之肆 : Khô ngƣ chi thích = Cửa hàng cá khô, cảnh bế tắc

không có đƣờng cứu vãn, đƣờng cùng không lối thoát

3. Tiểu miền tâm lý tình cảm

1. 哀鸿遍野 : Ai hồng biến dã = Chim nhạn kêu thƣơng, khắp nơi

đều là nạn dân li tán kêu la rên xiết, nơi nơi tiêu điều,

chốn chốn bi thƣơng

2. 杀鸡为黍 : Sát kê vi thử = Giết gà đãi khách, ân cần chiêu đãi,

khách tới nhà không gà thì vịt

3. 旧燕归巢 : Cựu yến quy sào = Nhạn về tổ cũ

4. 倦鸟知还 : Quyện điểu tri hoàn = Chim mỏi cánh biết trở về, ngƣời

ở nơi xa ai cũng muốn trở về quê hƣơng khi đã già

Page 169: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P9

5. 代马不思越 : Đại mã bất tƣ việt = Ngựa phƣơng bắc không nhớ

phƣơng nam, ví von quyến luyến quê hƣơng

6. 鹤立企伫 : Hạc lập xí trữ = Hạc kiễng chân để nhìn, trông mong

khẩn thiết, chờ đợi khẩn thiết

7. 狐死首丘 : Hồ tử thủ khâu = Cáo chết quay đầu về núi, ví nhớ về

cuội nguồn hoặc quê hƣơng

8. 华亭鹤唳 : Hoa đình hạc lệ = Hạc kêu Hoa Đình, luyến tiếc cuộc

sống đã trôi qua

9. 越鸟南栖 : Việt điểu nam thê = Chim bay về phƣơng nam, ví lƣu

luyến quê nhà

10. 延颈鹤望 : Diên cảnh hạc vọng = Hạc vƣơn cổ mong ngóng,

vƣơn cổ kiễng chân, thiết tha mong ngóng

11. 老马恋栈 : Lão mã luyến sạn = Ngựa không muốn xa chuồng,

luyến chuồng (dùng để châm biếm kẻ làm quan tham

quyền cố vị)

12. 狐死兔泣 : Hồ tử thố khấp = Cáo chết thỏ khóc; đau buồn trƣớc cái

chết của đồng loại; một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

13. 风声鹤唳 : Phong thanh hạc lệ = Gió thổi hạc kêu, lo sợ ngờ vực,

thần hồn nát thần tính, sợ bóng sợ gió

14. 前怕狼后怕虎 : Tiền phạ lang hậu phạ hổ = Trƣớc sợ sói, sau sợ hổ;

đắn đo do dự, hết e này đến sợ nọ, rụt rè e ngại

15. 爱屋及乌 : Ái ốc cập ô = Yêu ngôi nhà yêu luôn cả con quạ đậu

trên nóc nhà, yêu ai yêu cả đƣờng đi lối về

16. 白云苍狗 : Bạch vân thƣơng cẩu = Mây trắng chó xanh, biến đổi

vô thƣờng, tang thƣơng, bãi bể nƣơng dâu

17. 杯弓蛇影 : Bôi cung xà ảnh = Bóng chiếc cung trong chén rƣợu

in hình con rắn, ví sợ bóng sợ gió, thần hồn nát thần

tính, lo sợ hão huyền, lo sợ không đâu

18. 惊弓之鸟 : Kinh cung chi điểu = Chim sợ cành cong, ví ngƣời mới

nghe một chút tiếng động là đã sợ; có tật giật mình

19. 畏敌如虎 : Öy địch nhƣ hổ = Sợ kẻ thù giống nhƣ là sợ cọp

20. 龙马精神 : Long mã tinh thần = Tinh thần tuấn mã, tinh thần tràn đầy

21. 龙腾虎跃 : Long đằng hổ dƣợc = Rồng cuốn hổ chồm, hăng hái

sôi động, khí thế mạnh mẽ

22. 凫趋雀跃 : Phù việt tƣớc dƣợc = Vịt trời chạy nhanh, chim sẻ

nhảy nhót, tƣng bừng phấn khởi

Page 170: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P10

23. 拊髀雀跃 : Phủ bễ tƣớc dƣợc = Vỗ đùi chim sẻ nhảy, vỗ đùi nhảy

nhót (tâm trạng vui mừng)

24. 知鱼之乐 : Tri ngƣu chi lạc = Cá vui vẻ thoái mái bơi trong nƣớc

25. 燕雀相贺 : Yến tƣớc tƣơng hạ = Yến tƣớc chúc mừng lẫn

nhau, chim yến và chim sẻ vì đã xây xong tổ của

mình để có chỗ nƣơng náu nên đến chúc mừng lẫn

nhau, về sau dùng với ý nghĩa là chúc mừng nhà

mới đã hoàn thành

26. 狼号鬼哭 : Lang hiệu quỷ khốc = Sói hú ma khóc, tiếng khóc

thảm thiết

27. 笨鸟先飞 : Bát điểu tiên phi = Chim vụng bay trƣớc, ví ngƣời

năng lực kém, làm việc, thƣờng làm trƣớc cho khỏi tụt

hậu, cánh vụng lo bay trƣớc, biết kém lo làm trƣớc,

cần cù bù thông minh

28. 蝉腹龟肠 : Thiền phúc quy trƣờng = Bụng ve ruột rùa, trong bụng

chƣa có thức ăn, rất đói, bụng đói cồn cào

29. 车殆马烦 : Xa đãi mã phiền = Xe mệt ngựa mỏi, nỗi mệt nhọc vất

vả trên đƣờng

30. 龙疲虎困 : Long bì hổ khốn = Rồng hổ mệt mỏi, hai hổ tranh đấu

mệt mỏi

31. 人困马乏 : Nhân khốn mã phạp = Ngƣời mệt ngựa mỏi, ngƣời

mệt nhoài

32. 单枪匹马 : Đơn thƣơng thất mã = Một cây thƣơng, một thớt ngựa,

đơn thƣơng độc mã, lẻ loi đơn chiếc, trơ trọi một mình

33. 丧家之狗 : Tang gia chi cẩu = Chó nhà có đám, bơ vơ không nơi

nƣơng tựa, không chốn nƣơng thân

34. 谈虎色变 : Đàm hổ sắc biến = Nói đến hổ là tái mặt, bộc lộ thái

độ khi bị nói chạm phải điều cần che giấu hoặc chỗ

yếu kém khiến ngƣời ta dễ phát hiện nỗi lo

35. 缚鸡之力 : Phọc kê chi lực = Tay trói gà không chặt, sức lực quá

yếu ớt

36. 鸡声鹅斗 : Kê thanh nga đấu = Gà gáy ngỗng đấu, lời đi tiếng lại

om sòm, cãi nhau

37. 人喊马嘶 : Nhân hám mã tƣ = Ngƣời reo ngựa hí, âm thanh ồn ào

náo nhiệt

38. 蜩螗沸羹 : Điêu đƣờng phí canh = Côn trùng kêu vang, môi

trƣờng huyên náo

Page 171: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P11

39. 鸦飞鹊乱 : Nha phi thƣớc loạn = Quạ bay chim rối, rất lộn xộn,

hỗn loạn

40. 鸡飞狗走 : Kê phi cẩu tẩu = Gà bay chó chạy, tình cảnh hỗn loạn

vì kinh hoàng

4. Tiểu miền ngoại hình

1. 沉鱼落雁 : Trầm ngƣ lạc nhạn = Chim sa cá lặn, đẹp nghiêng

nƣớc nghiêng thành

2. 蛾眉皓齿 : Nga mi hạo xỉ = Răng ngọc mày ngài, vẻ đẹp của

con gái

3. 初生之犊不惧虎 : Sơ sinh chi độc bất cụ hổ = Bê con không sợ hổ, ví

thanh niên dũng cảm, mạnh dạn dám làm

4. 飞鸟依人 : Phi điểu y nhân = Chim non bay đến đậu bên cạnh

ngƣời, nƣơng nhờ nơi quyền quý, ví với trẻ con,

thiếu nữ có thần thái xinh xắn nhỏ nhắn đáng yêu

5. 鹤发鸡皮 : Hạt phát kê bì = Lông hạc da gà, tóc bạc da mồi,

ngƣời đã già, tóc đã bạc nhƣ lông hạc, da nhăn

nheo nhƣ da gà

6. 鹤发童颜 : Hạc phát đồng nhan = Tóc trắng nhƣ lông hạc da

hồng hào, tóc bạc mặt hồng hào, ngƣời cao tuổi

7. 鹤势螂形 : Hạc thế lang hình = Thế hạc hình bọ ngựa, chỉ

dáng ngƣời nhỏ bé mềm mại, yểu điệu, thƣớt tha,

dáng ngƣời thon thả

8. 黑眉乌嘴 : Hắc mi ô chủy = Mày đen miệng quạ, ví khuôn

mặt vừa đen vừa bẩn

9. 鸡胸龟背 : Kê hung quy bối = Bụng gà lƣng rùa, ngực nhô

lƣng còng

10. 尖嘴猴腮 : Tiêm chủy hầu tai = Mặt dơi tai chuột

11. 老马嘶风 : Lão mã tê phong = Ngựa già hí gió, uy phong lão

tƣớng vẫn còn

12. 龙驹凤雏 : Lân tử phƣợng sồ = Lân con phƣợng con, khôi ngô

tuấn tú, chàng thiếu niên tuấn tú

13. 龙眉凤目 : Long mi phƣợng mục = Mày rồng mắt phƣợng,

tƣớng mạo khôi ngô, phong thái khác thƣờng

14. 龙章凤姿 : Long chƣơng phƣợng tƣ = Màu sắc rực rỡ

rồng, dung mạo của phƣợng hoàng, phong

thái xuất chúng

Page 172: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P12

15. 龙骧虎步 : Long tƣơng hổ bộ = Rồng bay hổ bƣớc, phong thái

hùng dũng, tài ba mƣu lƣợc

16. 虎步龙行 : Hổ bộ long hành = Rồng đi hổ đi, trƣớc đây dùng

để ví với tƣ thế vua không giống bình thƣờng, sau

dùng để ví phong thái oai hùng của tƣớng quân.

17. 朱颜鹤发 : Chu nhan hạc phát = Dung nhan đỏ hồng lông hạc,

gƣơng mặt đỏ hồng tóc trắng giống nhƣ lông hạc,

ví ngƣời già với nét mặt rạng rỡ tóc trắng nhƣ lông

hạc da hồng hào, tóc bạc mặt hồng hào, ngƣời cao

tuổi

B. Miền ý niệm XÃ HỘI

1. Tiểu miền quan hệ xã hội

1. 别鹤孤鸾 : Biệt hạc cô loan = Hạc lẻ loi loan cô độc, vợ chồng

ly tán, mỗi ngƣời một nơi

2. 乘鸾跨凤 : Thừa loan khóa phƣợng = Cƣỡi rồng cƣỡi loan, vợ

chồng đẹp đôi, bạn đời xứng đôi

3. 单鹄寡凫 : Đơn hộc quả phù = Thiên nga đơn độc mất đi bạn

đời là vịt trời, ví bạn đời mất.

4. 颠鸾倒凤 : Điên loan đảo phƣợng = Loan phƣợng đảo lộn, thứ

tự bị đảo lộn

5. 断雁孤鸿 : Đoạn nhạn cô hồng = Chim nhạn lẻ loi rời đàn, cuộc

sống độc thân thƣờng chỉ ngƣời đàn ông chƣa kết hôn

6. 凤泊鸾飘 : Phƣợng bạc loan phiêu = Loan phƣợng phiêu bạt,

ngƣời có tài bất đắc chí, phiêu bạt vô định, vợ chồng

chia li

7. 凤雏麟子 : Phƣợng sồ lân tử = Phƣợng con lân con, con cháu

quý tộc hoặc ca ngợi con cháu tốt đẹp, danh gia

vọng tộc

8. 凤凰于飞 : Phƣợng hoàng vu phi = Phƣợng và hoàng hòa thuận

cùng bay, vợ chồng ân ái, thƣờng dùng để chúc cô

dâu chú rể hạnh phúc mĩ mãn

9. 凤凰在笯 : Phƣợng hoàng tại nô = Phƣợng hoàng bị nhốt trong

lồng, ví ngƣời có tài không thể phát huy lí tƣởng, chí

hƣớng, mai một nhân tài

10. 凤靡鸾吪 : Phƣợng mị loan ngoa = Phƣợng chết loan chết, ví

ngƣời hiền tài qua đời

Page 173: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P13

11. 城门失火,殃

及池鱼

: Thành môn thất hỏa, ƣơng cập trì ngƣ = Cửa thành

cháy, vạ đến cá dƣới ao; cả hào cũng bị hại lây vì

ngƣời ta lấy nƣớc hào chữa cháy, hào cạn cá chết,

cháy thành vạ lây

12. 凤友鸾交 : Phƣợng hữu loan giao = Phƣợng loan kết bạn, nam

nữ có tình cảm kết hôn thành vợ chồng

13. 鸿案鹿车 : Hồng an lộc xa = Tuần lộc kéo xe, ca ngợi vợ chồng

đồng lòng, an bần lạc đạo

14. 孤雌寡鹤 : Cô thƣ quả hạc = Hạc cô đơn, ví với vợ chồng đã

chết, bạn đời mất

15. 寡鹄孤鸾 : Quả hộc cô loan = Chim loan cô đơn, ví bạn đời mất

16. 害群之马 : Hại quần chi mã = Con ngựa hại cả đàn, con sâu làm

rầu nồi canh, ví kẻ làm hại tập thể

17. 狐朋狗友 : Hồ bằng cẩu hữu = Bạn cáo bạn chó, ví bạn bè xấu

18. 劳燕分飞 : Lao yến phân phi = Chim én bay về tây, ví chia lìa

đôi ngã

19. 老牛舐犊 : Lão ngƣu sị độc = Bò già liếm bê con, bố mẹ nâng

niu chiều chuộng con

20. 舐犊情深 : Sị độc tình thâm = Bò già liếm bê, mẫu tử tình thâm,

âu yếm con cái

21. 乌鸟私情 : Ô điểu tƣ tình = Chim con sau khi lớn lên, ngậm

mồi về mớn lại cho chim mẹ, ví việc con cái hiếu

thảo phụng dƣỡng bố mẹ già

22. 狗仗人势 : Cẩu trƣợng nhân thế = Chó cậy thế ngƣời, đầy tớ

dựa vào quyền thế của chủ mà coi khinh ngƣời khác;

chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng (lời mắng)

23. 离鸾别凤 : Li loan biệt phƣợng = Loan phƣợng chia li, vợ

chồng li tán, chia lìa

24. 鱼水和谐 : Ngƣ thủy hòa hài = Cá nƣớc hòa thuận, ví mối quan

hệ vợ chồng hòa thuận giống nhƣ là cá và nƣớc

25. 鱼水情深 : Ngƣ thủy tình thâm = Tình cá nƣớc khăng khít

26. 鸾凤和鸣 : Loan phƣợng hòa minh = Loan phƣợng hòa ca, vợ

chồng hòa thuận

27. 鸾翔凤集 : Loan tƣờng phƣợng tập = Loan bay phƣợng tụ tập,

những ngƣời tài thƣờng tụ họp với nhau

28. 乱点鸳鸯 : Loạn điểm uyên ƣơng = Ghép nhầm uyên ƣơng, việc

chỉ đạo lẫn lộn lung tung, sắp xếp bát nháo

Page 174: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P14

29. 鸾孤凤只 : Loan cô phƣợng chích = Loan cô đơn phƣợng hoàng

một mình, vợ chồng li tán

30. 水尽鹅飞 : Thủy tận nga phi = Nƣớc cạn ngỗng bay, vợ chồng hết

tình nghĩa, chia tay mỗi ngƣời một ngả

31. 一马一鞍 : Nhất mã nhất yên = Một ngựa một yên, ví một vợ

một chồng đến đầu bạc răng long

32. 牛衣对泣 : Ngƣu y đối khấp = Trâu mặc áo mà khóc, ví vợ

chồng cùng nhau vƣợt qua cuộc sống nghèo khổ

33. 龙生九子 : Long sinh cửu tử = Rồng sinh chín con, cùng là con

ngƣời không ai giống ai

34. 龙生龙,凤生风 : Long sinh long, phƣợng sinh phƣợng = Rồng sinh

rồng, phƣợng sinh phƣợng; đời trƣớc thế nào, đời

sau thế ấy; cha nào con ấy

35. 两虎相斗 : Lƣỡng hổ tƣơng đấu = Hai hổ đấu nhau, hai hổ đánh

nhau chắc chắn sẽ có một con bị thƣơng

36. 两鼠斗穴 : Lƣỡng thử đấu huyệt = Hai chuột tranh hang, đấu

nhau tới cùng

37. 鸟兽散 : Điểu thú tán = Tan tác nhƣ ong vỡ tổ, tan tác chim

muông, tan đàn sẻ nghé, ví mỗi ngƣời tản đi một nơi

38. 树倒猢狲散 : Thụ đảo hồ tôn tán = Cây đổ đàn khỉ tan, xẻ đàn tan

nghé, thầy bại thì tớ cụp đuôi

39. 牛骥共牢 : Ngƣu kí cọng lao = Trâu và ngựa cùng một máng

ăn, ví ngƣời xấu và hiền tài cùng sống chung với

nhau

40. 社燕秋鸿 : Xã nhạn thu hồng = Yến và nhạn đều là loại chim

mùa, nhƣng đến mùa di cƣ thì lại bay những hƣớng

khác nhau, ví vừa gặp mặt lại chia li

41. 燕雁代飞 : Yến nhạn đại phi = Yến nhạn thay nhau bay, chim

yến mùa hè bay đến miền ôn đới mùa đông bay về

phƣơng nam, chim nhạn thì ngƣợc lại, ví mỗi ngƣời

một nơi rất khó gặp mặt

42. 鱼找鱼,虾找

: Ngƣ trảo ngƣ, hà trảo hà = Cá tìm cá, tôm cặp tôm;

ngƣời thế nào thì bạn bè thế ấy

43. 鹬蚌相争,渔

人得利

: Duật bạng tƣơng tranh, ngƣu nhân đắc lợi = Trai cò

tranh nhau, ngƣ ông đƣợc lợi, đục nƣớc béo cò

Page 175: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P15

2. Tiểu miền điều kiện kinh tế

1. 鲜车怒马 : Tiên xa nộ mã = Xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa hoa

2. 鱼米之乡 : Ngƣ mễ chi hƣơng = Quê hƣơng của cá và gạo, vùng

đất giàu có lắm cá nhiều thóc

3. 弊车羸马 : Tệ xa luy mã = Xe rách ngựa tồi, cuộc sống túng

thiếu, nghèo khó, khố rách áo ôm

4. 鹑衣百结 : Thuần y bách kết = Chim cun cút trăm kết, quần áo vá

chằng vá đụp.

5. 鹑居鷇食 : Thuần cƣ khấu thực = Chỗ ở không cố định của chim

cun cút, chim non mới mở không biết chọn thức ăn,

cuộc sống giản dị

6. 瓦器蚌盘 : Ngõa khí bạng bàn = Đồ sành mâm trai, cuộc sống

giản dị

7. 犬马之劳 : Khuyển mã chi lao = Giống nhƣ chó ngựa làm việc

vất vả, làm thân trâu ngựa

8. 鹿裘不完 : Lộc cừu bất hoàn = Áo da lông hƣơu không lành lặn,

ví hết sức tiết kiệm

9. 如牛负重 : Nhƣ ngƣu phụ trọng = Nhƣ trâu vác nặng, gánh nặng

cuộc sống

10. 弹铗无鱼 : Đạn giáp vô ngƣ = Kiếm đạn không có cá, ví hoàn

cảnh túng quẫn, nghèo khó cần ngƣời giúp đỡ

11. 雕蚶镂蛤 : Điêu ham lũ cáp = Ngao sò đƣợc chạm trổ điêu khắc,

món ăn tinh xảo mà ngon

12. 凤髓龙肝 : Phƣợng tủy long can = Tủy phƣợng gan rồng, thức

ăn quý hiếm, cao lƣơng mĩ vị, sơn hào hải vị

13. 炮龙烹凤 : Pháo long phanh phƣợng = Nƣớng rồng hầm phƣợng,

cơm gà cá gỏi, món ăn xa xỉ

14. 肥马轻裘 : Phì mã khinh cừu = Cƣỡi con ngựa béo khỏe, mặc áo

da nhẹ ấm, ví với sự giàu có xa xỉ, giàu sang phú quí,

cơm no áo ấm

15. 狐裘蒙戎 : Hồ cầu mông nhung = Quần áo da lông chồn

Page 176: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P16

C. Miền ý niệm KHÔNG GIAN

1. Tiểu miền không gian vui tƣơi

1. 草长莺飞 : Thảo trƣởng oanh phi = Cây cỏ đâm chồi nảy lộc,

chim hoàng oanh bay lƣợn, cảnh tƣợng với sức sống

mạnh mẽ, vạn vật hồi sinh

2. 花香鸟语 : Hoa hƣơng điểu ngữ = Chim kêu hoa nở, chim hót

hoa tỏa hƣơng

3. 燕语莺声 : Yến ngữ oanh thanh = Lời yến tiếng hót hoàng oanh,

ví cảnh xuân tƣơi tốt

4. 莺歌燕舞 : Oanh ca yến vũ = Oanh hót yến lƣợn, hình dung

cảnh xuân tƣơi đẹp, tƣng bừng

5. 海阔从鱼跃,天空

任鸟飞

: Hải khoát tùng ngƣ dƣợc, thiên không nhậm điểu phi

= Biển rộng cá tung tăng, trời cao chim tung cánh,

không gian bao la

6. 一马平川 : Nhất mã bình xuyên = Thẳng dóng cƣơng ngựa, đất

bằng phẳng tắp, thẳng cánh cò bay

2. Tiểu miền không gian yên tĩnh

1. 鸦雀无声 : Nha tƣớc vô thanh = Không một tiếng quạ tiếng sẻ,

yên ắng, yên tĩnh, vắng lặng

2. 鸡鸣狗吠 : Kê minh cẩu phệ = Gà gáy chó sủa, ví môi trƣờng

sống thiên nhiên thời nguyên thủy

3. 鸡犬桑麻 : Kê khuyển tang ma = Cuộc sống yên bình ở thôn quê

4. 门可罗雀 : Môn khả la tƣớc = Trƣớc cửa có thể đặt lƣới bắt

chim sẻ, cảnh nhà hết sức vắng vẻ, yên tĩnh

5. 鸡犬之声相闻,

老死不相往来

: Kê khuyển chi thanh tƣơng văn, lão tử bất tƣơng vãng

lai = Tiếng gà chó nghe lẫn nhau, ngƣời chết không qua

lại, chỉ cuộc sống bình an, không chiến tranh

6. 鸡鸣狗吠 : Kê minh cẩu phệ = Gà gáy chó sủa, ví môi trƣờng

sống thiên nhiên thời nguyên thủy

3. Tiểu miền không gian tù túng

1 猢狲入布袋 : Hồ tôn nhập bố đại = Khỉ chui vào túi vải, ví với

hành động bị trói buộc, mất tự do

2

池鱼笼鸟 : Trì ngƣ lung điểu = Cá trong ao, chim trong lồng,

ngƣời mất tự do

3 万马齐暗 : Vạn mã tề âm = Muôn ngựa im tiếng, tất cả đều im

hơi lặng tiếng vì buồn bã hoặc sợ hãi

4 笼中之鸟 : Lung trung chi điểu = Chim trong lồng, cá chậu chim

lồng, ví với ngƣời mất tự do

Page 177: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P17

PHỤ LỤC 1

Danh sách thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt thuộc các miền

đích: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN (đƣợc khảo sát trong luận án)

A. Miền ý niệm CON NGƢỜI

1. Tiểu miền tâm lý tình cảm

1. Bò thấy nhà táng

2. Chim bị tên sợ cành cong

3. Chó ăn vụng bột

4. Dáo dác nhƣ gà mắc đẻ

5. Lấm lét nhƣ quạ chui chuồng lợn

6. Len lét nhƣ chuột ngày

7. Len lét nhƣ rắn mồng năm

8. Nháo nhác nhƣ gà phải cáo

9. Nhƣ gà mất mẹ

10. Run nhƣ cầy sấy

11. Sợ nhƣ bò thấy nhà táng

12. Mặt tái nhƣ gà cắt tiết

13. Buồn nhƣ chấu cắn

14. Con ruồi đậu mép không biết đuổi

15. Con ruồi đậu mép không buồn (muốn) đuổi

16. Lui thủi nhƣ chó cụp đuôi

17. Rũ nhƣ gà cắt tiết

18. Tâng hẩng nhƣ chó cụp tai

19. Thất thểu nhƣ cò phải bão

20. Tiu nghỉu nhƣ chó cụp đuôi

21. Một con ngựa đau cả tàu chê cỏ

22. Con sâu bỏ rầu nồi canh

23. Vui nhƣ sáo

24. Cú có vọ mừng

25. Chửi chó mắng mèo

Page 178: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P18

26. Chửi nhƣ chó ăn vã mắm

27. Chửi nhƣ mất gà

28. Chửi nhƣ ó

29. Đá mèo quèo chó

30. Gà tức nhau tiếng gáy

31. Cãi nhau nhƣ mổ bò

32. Kêu nhƣ bò rống

33. Kêu nhƣ ó

34. Rống nhƣ bò

35. Gắt nhƣ mắm tôm

36. Giãy lên nhƣ bị ong châm

37. Giãy lên nhƣ đỉa phải vôi

38. Giãy nhƣ cá lóc bị đập đầu

39. Giận cá chém thớt

40. Tức nhƣ bò đá

41. Ngơ ngác nhƣ vạc đui

42. Nháo nhác nhƣ gà lạc mẹ

43. Bơ vơ nhƣ chó lạc đàn

44. Bỡ ngỡ nhƣ chim chích vào rừng

45. Chít chiu nhƣ gà con mất mẹ

46. Day dứt nhƣ quạ rỉa mồi

47. Lúng túng nhƣ cá vào xiếc

48. Lúng túng nhƣ gà mắc tóc

49. Nhƣ ngồi phải tổ kiến

50. Nhƣ rắn mất đầu

51. Rối nhƣ gà mắc đẻ

52. Cá chuối đắm đuối vì con

53. Cáo chết ba năm quay đầu về núi

54. Chạy nhƣ chó phải pháo

55. Chạy nhƣ chuột

56. Chim chích vào rừng

Page 179: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P19

57. Cò bợ gặp trời mƣa

58. Cóc chết ba năm lại quay đầu về núi

59. Gà cỏ trỏ mỏ về rừng

60. Hùng hục nhƣ trâu húc mả

61. Khách đến nhà không gà thì vịt

62. Khỉ chê khỉ đỏ đít

63. Kiến bò (trong) bụng

64. Kiến bò (trong) chảo nóng

65. Lả (nhƣ) cò bợ

66. Làu bàu nhƣ chó hóc xƣơng

67. Lăn lóc nhƣ cóc đói

68. Lấc láo nhƣ quạ vào chuồng lợn

69. Lầm bầm nhƣ chó ăn vụng bột

70. Lò khò nhƣ cò bợ

71. Lơ láo nhƣ chó thấy thóc

72. Lờ đờ nhƣ chuột bị khói

73. Lờ đờ nhƣ đom đóm đực

74. Lờ đờ nhƣ gà mang hòm

75. Lù rù nhƣ chuột chù phải khói

76. Mệt lử cò bợ

77. Mặt ngây nhƣ ngỗng ỉa

78. Nhăn nhƣ chuột kẹp

79. Nghệt mặt nhƣ ngỗng ỉa

80. Ngồi xó ró nhƣ chó tiền rƣỡi

81. Nhảy chân sáo

82. Nhảy nhƣ choi choi

83. Nhăn nhó nhƣ khỉ ăn gừng

84. Nhăn nhƣ mặt hổ phù

85. Nhục nhƣ (con) chó

86. Nhũn nhƣ (con) chi chi

87. Nhƣ mèo thấy mỡ

Page 180: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P20

88. Thở nhƣ bò

89. Tiếc thịt trâu to

90. Tỉnh nhƣ sáo

91. Trụn trịn nhƣ voi leo cao

92. Trốn nhƣ chuột

93. Tự nhiên nhƣ ruồi

94. Vểnh râu cáo

95. Trâu buộc ghét trâu ăn

96. Trâu cày ghét bò buộc

2. Tiểu miền tính chất

1. Ác nhƣ hùm

2. Nhƣ hổ nhƣ báo

3. Phƣờng lang rợ sói

4. Mặt ngƣời dạ thú

5. Khẩu phật tâm xà

6. Lòng lang dạ sói

7. Dữ nhƣ cọp

8. Đầu trâu mặt ngựa

9. Có cá mòi đòi cá chiên

10. Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn

11. Tham con giếc tiếc con rô

12. Đƣợc voi đòi tiên

13. Tham bong bóng bỏ bọng trâu

14. Đƣợc đầu voi đòi đầu ngựa

15. Lòng chim dạ cá

16. Lòng kiến dạ kiến

17. Nhƣ ngựa bất kham

18. Ngang nhƣ cua

19. Đầu bò đầu bƣớu

20. Miệng cọp gan thỏ

Page 181: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P21

21. Miệng hùm gan sứa

22. Nhát nhƣ cáy

23. Gan thỏ đế

24. Nhát nhƣ thỏ đế

25. Ba hoa chích chòe

26. Mƣời voi không đƣợc bát nƣớc xáo

27. Lủi nhanh nhƣ cuốc

28. Nhanh nhƣ cắt

29. Nhanh nhƣ sóc

30. Bò nhƣ rùa

31. Chậm nhƣ rùa

32. Lạch bạch nhƣ vịt bầu

33. Mèo mả gà đồng

34. Thẳng ruột ngựa

35. Vạch lá tìm sâu

36. Ngáy nhƣ bò rống

37. Ăn nhƣ hùm đổ đó

38. Ăn nhƣ tằm ăn rỗi

39. Giấu nhƣ mèo giấu cứt

40. Hỗn nhƣ gấu

41. Hàm chó vó ngựa

42. Kiến tha lâu đầy tổ

43. Lèo bèo nhƣ mèo vật đống rơm

44. Lép bép nhƣ gà mổ tép

45. Lộp bộp nhƣ gà mổ mo

46. Bẩn nhƣ chó

47. Bẩn nhƣ trâu đầm (đằm)

48. Lấm nhƣ trâu vùi

49. Lẩn nhƣ chạch

50. Câm miệng hến

51. Mặt sứa gan lim

Page 182: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P22

52. Mềm mỏng hơn cua lột

53. Ngay lƣng nhƣ chó trèo chạn

54. Gan cóc tía

55. Ngựa con háu đá

56. Nhai nhƣ bò nhai trấu

57. Chó ông thánh cắn ra chữ

58. Dốt nhƣ bò

59. Dại nhƣ chó

60. Ngu nhƣ bò

61. Chữ nhƣ cua bò sàng

62. Chữ nhƣ gà bới

63. Nƣớc đổ đầu vịt

64. Đàn gảy tai trâu

65. Ếch ngồi đáy giếng

66. Nhƣ vịt nghe sấm

67. Học nhƣ cuốc kêu mùa hè

68. Học nhƣ gà đá vách

69. Học nhƣ vẹt

70. Nói nhƣ vẹt

71. Nói nhƣ khƣớu

72. Nói nhƣ tép nhảy

73. Trông gà hóa cuốc

74. Rồng bay phƣợng múa

75. Hót nhƣ khƣớu

76. To nhƣ voi

77. Mạnh nhƣ hổ

78. Trói gà không chặt

79. Yếu nhƣ sên

80. Yếu trâu hơn khỏe bò

81. Trụn trịn nhƣ voi leo cao

Page 183: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P23

3. Tiểu miền hoạt động

1. Cá nằm trên thớt

2. Chim đậu phải nhựa

3. Chim mắc lƣới hông

4. Chuột gặm dây buộc mèo

5. Chuột sa cũi mèo

6. Hang hùm miệng rắn

7. Chim trên lửa, cá dƣới dao

8. Cú đói ăn con

9. Cƣỡi đầu voi dữ

10. Cƣỡi lên lƣng hổ

11. Vuốt râu hùm

12. Thế cƣỡi hổ

13. Dƣỡng hổ di họa

14. Đuổi hùm cửa trƣớc, rƣớc sói cửa sau

15. Thả hổ về rừng

16. Cõng rắn cắn gà nhà

17. Voi xổng tàu

18. Tậu chung voi với đức ông

19. Đƣợc chim quăng ná đƣợc cá quăng nơm

20. Gặp phải hang hùm

21. Vào hang hùm

22. Thân cò cũng nhƣ thân chim

23. Hàng thịt nguýt hàng cá

24. Hàng tôm hàng cá

25. Lợn trong chuồng thả ra mà đuổi

26. Đƣơi ƣơi giữ ống

27. Chó bỏ giỏ cua

28. Kẻ ăn ốc ngƣời đổ vỏ

29. Tò vò nuôi nhện

30. Chạy nhƣ chó đái

Page 184: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P24

31. Chạy nhƣ ngựa

32. Chạy nhƣ ngựa vía

33. Chạy nhanh nhƣ ngựa tế

4. Tiểu miền ngoại hình

1. Cá nhảy nhạn sa

2. Chim sa cá lặn

3. Da ngà mắt phƣợng

4. Thắt đáy lƣng ong

5. Da đỏ nhƣ gà chọi

6. Mắt cá da lƣơn

7. Mắt dơi mày chuột

8. Đầu dơi mặt chuột

9. Mắt to nhƣ ốc nhồi

10. Mặt cú da lƣơn

11. Mặt đỏ nhƣ gà chọi

12. Tóc xờm nhƣ ổ quạ

13. Đen nhƣ cuốc

14. Đen nhƣ quạ

15. Xấu nhƣ cú

16. Xù xì nhƣ da cóc

17. Đuồn đuỗn nhƣ cá rô đực

18. Cổ trâu cổ bò

19. Hôi nhƣ cú

20. Hôi nhƣ chuột chù

B. Miền ý niệm XÃ HỘI

1. Tiểu miền điều kiện kinh tế

1. Nem công chả phƣợng

2. Cơm cả rá, cá cả nồi

3. Cơm cá chả chim

Page 185: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P25

4. Cơm trắng cá ngon

5. Cua nƣớng ốc lùi

6. Cân đai xe ngựa

7. Chín đụn mƣời (con) trâu

8. Lên xe xuống ngựa

9. Ruộng sâu trâu nái

10. Tàn che ngựa cƣỡi

11. Vƣờn cau ao cá

12. Trâu dắt ra, bò dắt vào

13. Chuông vạn ngựa nghìn

14. Rau già cá ƣơn

15. Lên voi xuống chó

16. Trâu cày ngựa cƣỡi

17. Làm thân trâu ngựa

18. Lò dò nhƣ cò ăn đêm

19. Mò cua bắt ốc

20. Mƣa bão chết cò

21. Nhƣ vạc ăn đêm

22. Thịt cá là hoa, tƣơng cà là gia bảo

2. Tiểu miền quan hệ xã hội

1. Chồng loan vợ phƣợng

2. Chó cùng nhà, gà cùng chuồng

3. Loan phụng hòa mình

4. Chăn loan gối phƣợng

5. Phƣợng chạ loan chung

6. Mẹ gà con vịt

7. Nhƣ chó với mèo

8. Cóc làm tội nhái, nhái làm tội ễnh ƣơng

9. Sẩy đàn tan nghé

10. Vắng chúa đàn, tan con nghé

11. Cò trai giữ nhau, ngƣ ông đƣợc lợi

Page 186: I H C HU - sdh.hueuni.edu.vn

P26

12. Ngƣu tầm ngƣu, mã tầm mã

13. Mèo hoang lại gặp chó hoang

14. Gà nhà lại bƣơi bếp nhà

15. Chân gà lại bới ruột gà

16. Chia đàn xẻ nghé

17. Chia loan rẽ phƣợng

18. Trâu béo kéo trâu gầy

19. Đỉa bám chân ai ngƣời ấy gỡ

C. Miền ý niệm KHÔNG GIAN

1. Tiểu miền tự do

1. Chim trời cá nƣớc

2. Chim trời cá bể

3. Chim sổ lồng

4. Nhƣ cá với nƣớc

5. Nhƣ rồng gặp mây

6. Nhƣ chim vỡ tổ

7. Cá gặp nƣớc, rồng gặp mây

8. Cò bay thẳng cánh

9. Đất lành chim đậu

2. Tiểu miền tù túng

1. Cá nằm trong chậu

2. Cá chậu chim lồng

3. Tiểu miền yên tĩnh

1. Khỉ ho cò gáy

2. Ve kêu vƣợn hót