i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành...

13
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 01/04) VN - Index 988,53 0,79% HNX - Index 107,72 0,27% D.JONES CK Mỹ 26.258,42 1,27% STOXX CK C.Âu 3.385,38 1,00% CSI 300 CK TQ 3.973,93 2,62% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 02/04) SJC Ng.đ/L 36.550 0,14% Quốc tế USD/Oz 1.288,40 0,36% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.976 - 0,00% EUR/USD 1,1208 0,16% Du WTI USD/th 61,92 2,45% 6 Theo ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, đến ngày 25/03/2019 tín dụng tăng 2,28% so với đầu năm, tương đương mức tăng cùng kỳ 2018 (tăng 2,78%). NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2019 dự kiến đạt khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đi đôi với nâng cao chất lượng, mở rộng tín dụng tập trung vào lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Chính phủ đề ra. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tin nổi bật NHNN sẽ thu hẹp dần hoạt động tiền gửi và cho vay ngoại tệ Cuối năm nay, 30% thẻ thanh toán phải chuyển sang thẻ chip Lối đi nào cho ngân hàng khi room tín dụng ngày càng hẹp? Bức tranh kinh tế Q.I/2019 qua các con số ‘Ba ngôi sao sáng' của ASEAN trong nền kinh tế thế giới ThBa, ngày 02/04/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Transcript of i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành...

Page 1: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 01/04)

VN - Index 988,53 0,79%

HNX - Index 107,72 0,27%

D.JONES CK Mỹ 26.258,42 1,27%

STOXX CK C.Âu 3.385,38 1,00%

CSI 300 CK TQ 3.973,93 2,62%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 02/04)

SJC Ng.đ/L 36.550 0,14%

Quốc tế USD/Oz 1.288,40 0,36%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.976 - 0,00%

EUR/USD 1,1208 0,16%

Dầu

WTI USD/th 61,92 2,45%

6

Theo ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, đến

ngày 25/03/2019 tín dụng tăng 2,28% so với

đầu năm, tương đương mức tăng cùng kỳ

2018 (tăng 2,78%). NHNN định hướng tăng

trưởng tín dụng năm 2019 dự kiến đạt

khoảng 14%, tương đương mức đạt được

năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm

soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu

định hướng đi đôi với nâng cao chất lượng,

mở rộng tín dụng tập trung vào lĩnh vực ưu

tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ

tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Chính phủ

đề ra. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng

vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tin nổi bật

NHNN sẽ thu hẹp dần hoạt động tiền gửi

và cho vay ngoại tệ

Cuối năm nay, 30% thẻ thanh toán phải

chuyển sang thẻ chip

Lối đi nào cho ngân hàng khi room tín

dụng ngày càng hẹp?

Bức tranh kinh tế Q.I/2019 qua các con số

‘Ba ngôi sao sáng' của ASEAN trong nền

kinh tế thế giới

Thứ Ba, ngày 02/04/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

2

Phó Thống đốc NHNN: Sắp thí

điểm hoạt động cho vay ngang

hàng (P2P)

Trao đổi tại cuộc họp báo thông tin về điều hành CSTT và hoạt động

NH Q.I, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ thông tin v/v áp dụng

hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) tại VN. Theo Phó Thống đốc, P2P

là hình thức giao dịch dân sự, chưa có quy định hay giao cho cơ quan

chức năng nào phụ trách, quản lý. Hình thức này có điểm thuận lợi như

nhanh nhưng có mặt tiêu cực, có thể gây hệ luỵ với những người tham

gia do chưa có cơ chế kiểm soát. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho

NHNN nghiên cứu để có phương án về lĩnh vực trên và NHNN đã đề

xuất thực hiện thí điểm và đưa hoạt động này thành nghành KD có điều

kiện. Tinh thần chung là sẽ thực hiện thí điểm hình thức P2P trong thời

gian tới. Sau đó, từ tổng kết đánh giá việc thí điểm, NHNN sẽ đưa ra

các đề xuất với Chính phủ với hình thức cho vay này… Trước đó, Phó

Thủ tướng Vương Đình Huệ đã từng tuyên bố rằng Chính phủ sẽ sớm

ban hành quyết định cho phép thực hiện thí điểm P2P trước khi chính

thức XD khung pháp lý cho phương thức gây quĩ mới này. Trong quá

trình thí điểm, P2P sẽ bị hạn chế. Theo đó, các công ty cho vay ngang

hàng sẽ không được phép huy động vốn mà sẽ chỉ đóng vai trò trung

gian để kết nối giữa người cho vay và người đi vay. Quyết định điều tiết

P2P của VN là một phần trong chiến lược của Chính phủ nhằm tạo điều

kiện phát triển nền KT chia sẻ phát triển hiện nay.

NHNN sẽ thu hẹp dần hoạt động

tiền gửi và cho vay ngoại tệ

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành KT NHNN, ông Trần Văn

Tần, đến 25/3 tín dụng 2,28% svi đầu năm, tương đương mức tăng

cùng kỳ 2018 (2,78%). Định hướng TTTD cả năm 2019, NHNN vẫn dự

kiến đạt #14%, tức tương đương mức đạt được 2018. Điều hành tín

dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng

đi đôi với nâng cao chất lượng, mở rộng tín dụng tập trung vào lĩnh vực

ưu tiên, lĩnh vực SXKD, hỗ trợ tăng trưởng KT theo mục tiêu Chính phủ

đề ra. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn

rủi ro… Tại họp báo, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín

dụng vẫn là một trong những trọng tâm của NH. Chính sách điều hành

tín dụng với những giải pháp phối hợp sẽ tùy vào từng thời điểm, dựa

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

3

trên diễn biến của thị trường nhưng luôn hướng tới mục tiêu xuyên suốt

là kiểm soát lạm phát. Phương châm là mở rộng tín dụng nhưng phải an

toàn và hiệu quả. NHNN nhận thấy rằng với quy mô tín dụng/ GDP hiện

nay thì cần kiểm soát chặt chẽ. Cuối năm 2016, tỷ lệ tín dụng/GDP là

122%, cuối năm 2017 là 130% và 2018, tỷ lệ này được kiểm soát làm

sao để không tăng lên. Ngoài ra, 2019 là năm mà NHNN đưa ra lộ trình

hạn chế tín dụng ngoại tệ. Theo đó, đến 31/3 dừng nhu cầu vay ngắn

hạn để thanh toán tiền NK phục vụ SXKD cho nhu cầu trong nước, 30/9

dừng nhu cầu vay ngoại tệ để nhập khẩu trung dài hạn. NHNN sẽ thu

hẹp dần hoạt động tiền gửi và cho vay ngoại tệ và chuyển dần sang

quan hệ mua bán… Ông Tần cho biết, tín dụng đối với ngành công

nghiệp 2,57%, chiếm tỷ trọng 19,99% (2018 9,11%, tỷ trọng 19,86%).

Riêng tín dụng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 2,79%, chiếm tỷ

trọng 15,35% (2018 11,17%, tỷ trọng 15,21%). Tín dụng đối với ngành

XD 1,08%, chiếm tỷ trọng 9,63% (2018 11,75%, tỷ trọng 9,71%). Tín

dụng đối với ngành thương mại và DV 1,97%, chiếm tỷ trọng 61,21%

(2018 18,19%). Tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản 1,01%,

chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng 9,25%). Tín dụng đối với hầu

hết các lĩnh vực ưu tiên tăng khá. Chẳng hạn, tín dụng đối với lĩnh vực

công nghiệp hỗ trợ 3,44%, chiếm tỷ trọng 3,14% (2018 14,58%, tỷ

trọng 3,09%). Tín dụng đối với lĩnh vực XK 5,4%, chiếm tỷ trọng 3,12%

(2018 1,42%, tỷ trọng 3,01%). Tín dụng đối với DN ứng dụng công nghệ

cao 2,79%, chiếm tỷ trọng 0,36% (2018 2,2%, tỷ trọng 0,36%). Tín

dụng đối với DNVVN 1,64% sv cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng khoảng

18% (2018 15,57%). Tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

2,23% sv cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng #25% tổng dư nợ đối với nền

KT (2018 21,4%, tỷ trọng 24,8%).

Cuối năm nay, 30% thẻ thanh

toán phải chuyển sang thẻ chip

Sáng 01/4, NHNN tổ chức họp báo thông tin về điều hành CSTT và

hoạt động NH Q.I. Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh

toán, cho biết theo lộ trình, đến 31/12/2019, ít nhất 30% các thẻ thanh

toán phải chuyển sang thẻ chip. Đến 31/12/2020, ít nhất 60% thẻ thanh

toán phải chuyển sang thẻ chip và đến cuối năm 2021 toàn bộ thẻ

thanh toán trên thị trường là thẻ chip. Bên cạnh việc ban hành tiêu

chuẩn kỹ thuật của thẻ chip, NHNN công bố Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) “

Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía Đơn vị chấp nhận thanh toán

tại VN”. Điều này để khuyến khích các tổ chức cung ứng DV thanh

Page 4: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

4

toán, tổ chức cung ứng DV trung gian thanh toán triển khai thanh toán

qua QR Code áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chung, đảm bảo tính

đồng bộ của hạ tầng, dữ liệu, tránh việc lãng phí nguồn lực, thời gian,

chi phí và giảm thiểu tối đa rủi ro có thể phát sinh. Hiện nay có 16 NH

thực hiện triển khai thí điểm sử dụng QR code với 30.000 điểm tiếp

nhận… Đối với lĩnh vực thanh toán ví điện tử, NHNN đã cấp phép cho

26 tổ chức cung cấp ví điện tử. Đến cuối năm 2018, các tổ chức trung

gian thanh toán đã cung cấp 4,24 triệu ví xác thực, liên kết với tài khoản

NH, trong tổng số 9 triệu ví. Cả nước có 10.000 đơn vị chấp nhận thanh

toán ví điện tử. Trong 2018, hệ thống này xử lý 214 triệu món,

14,66% sv 2017. giá trị đạt 91.000 tỷ đồng, 4,5%. Ngày 13/3, NHNN

có công văn đề nghị các tổ chức phát hành thẻ, thanh toán, chuyển

mạch thẻ, bù trừ điện tử giao dịch thẻ chủ động nghiêm túc tổ chức

triển khai áp dụng TCCS về thẻ chip nội địa theo lộ trình chuyển đổi và

y/c các đơn vị phải đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định và

an toàn, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi hợp pháo của chủ thẻ trong

quá trình chuyển đổi. Tháng 10/2018, Thống đốc ban hành quyết định

công bố y/c kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ chip tiếp xúc và

không tiếp xúc tại VN TCCS về thẻ chip nội địa. Việc áp dụng tiêu

chuẩn thẻ chip nội địa sẽ gia tăng nhiều tính năng, tiện ích cho khách

hàng, góp phần quan trọng cho thúc đẩy thanh toán không dùng tiền

mặt nhờ những tiện ích về độ an toàn, bảo mật và tiện dụng.

Lối đi nào cho ngân hàng khi

room tín dụng ngày càng hẹp?

Tuần qua, NHNN đã giao chỉ tiêu TTTD cho từng NH trong 2019. Theo

đó, mức tăng cao nhất thuộc về nhóm NH đã hoàn thành quản trị rủi ro

theo khuôn khổ và tiêu chuẩn của Basel 2 (không tính nhóm NH và chi

nhánh NHNNg). Con số cao nhất là #15%, trong khi phần lớn NHTMCP

khác được giao hạn TTTD ở mức 12%. Con số này được xem là thấp

hơn khá nhiều sv chỉ tiêu của 2018 khi hầu hết NH đều được giao hạn

mức 14-16%. Do vậy, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản ở

mức cao NH cần phải tìm cho mình hướng đi mới. Trong đó là nghiệp

vụ CK hóa các khoản cho vay (secured loans). Mặc dù chưa được thừa

nhận với tên gọi là sản phẩm/nghiệp vụ CK hóa nhưng manh nha hình

thành trong 1-2 năm gần đây. Đó là việc NH đầu tư vào TPDN theo lô

lớn, rồi chia ra thành các lô nhỏ hơn để bán lại cho NĐT trên thị trường

thứ cấp. Để có thể vận hành được sản phẩm này thì TPDN thường phải

đáp ứng được đồng thời cả 2 điều kiện: (i) DN phải thực sự có uy tín về

Page 5: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

5

thương hiệu, thậm chí phải được xếp hạng bởi các tổ chức tín nhiệm có

uy tín; (ii) Lợi suất của trái phiếu phải cao hơn LS tiền gửi của các NH.

Bên cạnh đó, NH sẽ phải XD cơ chế để NĐT có thể dễ dàng bán lại khi

có nhu cầu. Thực tế trên thị trường hiện nay, trái phiếu của Vingroup,

Masan, Novaland và EVN đang thu hút được sự quan tâm lớn với các

kỳ hạn đa dạng 2-10 năm và lợi suất 8-11%/năm. Tuy nhiên, quy mô về

số lượng NĐT cá nhân và NĐT tổ chức (không phải NH) sở hữu TPDN

vẫn còn rất nhỏ tại VN. Để sản phẩm này có thể phát triển mạnh, đòi

hỏi phải có sự tham gia tích cực hơn nữa của tất cả các bên, trong đó,

đặc biệt là vai trò quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là UBCKNN cũng

như các SGDCK. Theo đó, cần phải có hành lang pháp lý để tất cả các

bên cũng hiểu được vai trò của mình. Quan trọng nhất là phải XD được

hệ thống các cơ quan đánh giá tín nhiệm độc lập tại VN. Bên cạnh đó,

DN cần phải chủ động minh bạch hoạt động SXKD thông qua việc hạch

toán kế toán theo các tiêu chuẩn quốc tế (IFRS). Và cuối cùng, bản thân

NĐT cũng phải tự nâng cao năng lực hiểu biết về những lợi ích của các

sản phẩm có tính chất đặc thù này.

Vì sao phải siết hoạt động của

công ty tài chính?

Trao đổi với chúng tôi về nội dung dự thảo sửa đổi Thông tư 43,

TS.Châu Đình Linh cho rằng, quyết định của NHNN là rất cần thiết để

hướng đến chất lượng tín dụng và hình thành khuôn khổ KSRR cho

công ty tài chính (CTTC). Có 3 lý do thôi thúc NHNN phải hành động

như vậy: (i) Nếu không có động thái nào chấn chỉnh thì thị trường tín

dụng tiêu dùng sẽ trở nên tạp nham và hỗn loạn khó kiểm soát. Mọi thứ

đều phải chuyển đổi từ lượng sang chất và phát triển bền vững, lành

mạnh; (ii) Quy định này không nhằm hạn chế tín dụng tiêu dùng mà

nhằm KSRR của hoạt động cho vay tiêu dùng; (iii) Công tác thu hồi nợ

thời gian qua đã biến tướng nên phải chấn chỉnh cũng là mục tiêu của

thông tư dự thảo. Theo đó, nguyên tắc vay nợ “ai vay người đó trả”, nên

không được nhắc nợ, đòi nợ cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ. Điều này

giúp NHNN đạt 3 đích: (1) Bắt buộc CTTC tiến tới XD chuẩn hóa quy

trình đánh giá cho vay nhằm ra quyết định cho vay dựa trên khả năng

trả nợ và ý chí trả nợ của người vay; (2) CTTC phải XD quy trình thu hồi

nợ đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật; (3) Bảo vệ hình ảnh và

thương hiệu của hệ thống NH, CTTC, và NHNN… Thực tế, hoạt động

cho vay tiền mặt đều được CTTC đẩy mạnh thời gian qua. Dù CTTC

không công khai BCTC nhưng thống kê sơ bộ của các chuyên gia phân

Page 6: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

6

tích cho thấy, ở các CTTC lớn thì tỷ trọng này khoảng hơn 30% nhưng ở

CTTC nhỏ hoặc mới ra đời thì tỷ trọng có thể vượt 50% trong tổng tín

dụng tiêu dùng. Cho vay tiền mặt rủi ro hơn, không xác định được mục

đích sử dụng vốn và dễ phát sinh NX hơn nên việc cơ quan quản lý siết

chặt hoạt động này cũng không có gì là lạ, bởi lẽ NX ở mức cao có thể

đe dọa đến hoạt động không chỉ của bản thân CTTC mà còn ảnh

hưởng đến hệ thống TCTD cũng như nền KT. Trong khi đó, hạn chế

giải ngân tiền mặt, tăng cường cho vay thông qua các điểm KD hàng

hóa, mà hiện phổ biến là hàng điện tử, điện máy, xe máy lại có ý nghĩa

khác là thúc đẩy mua sắm, tiêu dùng, kích thích sự phát triển của nền

KT… Đối với quy định CTTC chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách

hàng vay đối với khách hàng đã và đang vay tại CTTC đó, đồng thời

không có NX thì quy định này có phần còn chưa hợp lý. Bởi lẽ các

khách hàng vay vốn ở CTTC sẽ bị bó hẹp ở các đối tượng khách hàng

đã và dang sử dụng DV, trong khi các đối tượng khách hàng mới thì lại

bị bỏ ngỏ. Điều này không những hạn chế sự phát triển của CTTC mà

còn hạn chế khả năng tiếp cận đến tài chính tiêu dùng của người dân,

là đi ngược với chủ trương mà Chính phủ đặt ra là tăng cường nguồn tín

dụng đáp ứng y/c chính đáng của người dân.

Page 7: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

7

Bức tranh kinh tế Q.I/2019 qua

các con số

Kinh tế Việt Nam

Page 8: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

8

Cần đột phá áp dụng công nghệ

4.0 cho tăng trưởng kinh tế

Liên quan việc hướng tới mục tiêu đất nước có mức tăng trưởng KT chất

lượng cao trong giai đoạn 2021-2030, cách đây ít ngày, đại diện WB

cho rằng, VN cần chuyển hướng chiến lược sang nền KT dựa vào năng

suất và đổi mới sáng tạo đồng thời tận dụng tối đa lợi thế dân số vàng

hiện có để duy trì tăng trưởng chất lượng cao trong thập kỷ tới. Nghiên

cứu của WB (có sự tài trợ của Chính phủ Australia), đã đề xuất mô hình KT

mới cho VN trong giai đoạn 2021-2030 chú trọng vào 3 lĩnh vực đột

phá: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nhân, phát triển

nguồn vốn con người và xây dựng thể chế hiện đại. Các chuyên gia WB

cho rằng, nếu VN muốn tránh được bẫy thu nhập trung bình thì phải

duy trì được mức tăng trưởng từ 7,0 đến 7,5% hằng năm trong giai

đoạn 2021- 2030, cao hơn so với mức trung bình 6,3% trong 10 năm

vừa qua. “Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ đột phá mang

đến cả thách thức và cơ hội, tôi muốn gọi đó là “Đổi mới 4.0”", ông

Ousmane Dione, GĐ Quốc gia WB tại VN cho biết. Theo ông Ousmane

Dione, để giảm nhẹ các rủi ro này và tận dụng triệt để cơ hội mới, VN

cần đẩy nhanh cải cách tập trung nâng cao năng suất và đổi mới sáng

tạo, coi đây là những động lực tăng trưởng chủ yếu trong thập kỷ tới.

VN sẽ phải từng bước loại bỏ những nút thắt đang cản trở đầu tư tư

nhân, tăng cường năng lực cho các thể chế công, cũng như đầu tư vào

những kỹ năng mà lực lượng lao động cần có trong thế kỷ 21. Theo báo

cáo đánh giá KT VN thường niên do Đại học KT quốc dân, các chuyên

gia cũng nhận định rủi ro vĩ mô lớn nhất của KT VN trong thời gian tới

chính là rủi ro về tài khóa. “Đây là rào cản đối với tăng trưởng dài hạn,

tạo áp lực đối với ổn định KT vĩ mô và khả năng kháng cự với các cú

sốc của nền KT. Đồng thời trong bối cảnh này, sẽ không còn nhiều

không gian tài khóa cho việc thực hiện các biện pháp kích cầu cần thiết

khi nền KT gặp khó khăn”. VN cần củng cố và cải thiện hơn các cân đối

vĩ mô, đặc biệt là ngân sách và nợ công; xử lý triệt để hơn những rủi ro

tài chính như tỷ lệ an toàn vốn, kiểm soát tín dụng và xử lý nợ xấu trong

hệ thống tài chính ngân hàng để duy trì mức tăng trưởng cao.

Tác dụng bất ngờ cho NSNN nếu

giảm thuế cho doanh nghiệp

xuống còn 15 - 17%

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội một số chính sách thuế thu nhập DN

của Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ

và siêu nhỏ. Theo đó, DN nhỏ áp dụng thuế suất 17% còn DN siêu nhỏ

áp dụng thuế suất 15%. "Các DNNVV hiện phải đóng thuế thu nhập DN

với mức thuế suất 20%, DN lớn là 22%, thuế lợi tức là 5%, tổng cộng

Page 9: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

9

mất từ 25 đến 27% cho thuế. Như vậy, các DN sẽ có xu hướng tăng

đầu vào để nhằm lách, tránh thuế và có thể được hưởng lợi #5 điểm %",

theo ông Tùng. Tuy nhiên, khi mức thuế về 17% thì việc lách thuế hay

đóng thuế đầy đủ sẽ không khác biệt nhiều. Điều này khiến cho DN

không phải chọn cách làm "sai luật". "Họ sẽ chọn cách đóng thuế một

cách minh bạch", vị chuyên gia này nhận định. Mặt khác, ông Tùng đưa

ra quan điểm trái ngược với Bộ Tài chính về việc đánh giá tác động của

việc giảm thuế. Theo tính toán của cơ quan này, việc giảm thuế cho DN

nhỏ và siêu nhỏ làm 6.500 tỷ đồng/năm cho NSNN (trong tổng số 9.200

tỷ nếu thực hiện các biện pháp trong dự thảo)…

Gần 5 triệu khách quốc tế đến

Việt Nam trong Q.I

Tổng cục Du lịch cho biết số lượng khách du lịch quốc tế đến VN trong

tháng 3 là hơn 1,4 triệu lượt, 11,2% so với tháng trước nhưng 5% so

với cùng kỳ 2018. Trong đó, lượng khách đến bằng đường hàng không

đạt hơn 1 triệu lượt, chiếm 77,5% (2,3% so với cùng kỳ); khách đến

bằng phương tiện đường biển đạt hơn 20.000 lượt, chiếm 1,4%

(25,8%); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt hơn 297.000 lượt,

chiếm 21,1% (20,1%). Tính chung 3th/2019, lượng khách quốc tế đến

VN ước đạt hơn 4,5 triệu lượt, 7% so với cùng kỳ 2018. Khách du lịch

nội địa đạt 24,9 triệu lượt khách, trong đó có 12,6 triệu lượt khách lưu

trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 175.100 tỷ đồng, 8,35%. Đáng chú

ý, Trung Quốc vẫn là quốc gia có lượng khách đến nước ta nhiều nhất

với gần 1,3 triệu lượt khách, chiếm 37,8% tổng số khách châu Á nhưng

đã có xu hướng giảm so với cùng kỳ 2018 (5,6%). Trong khi đó, 2 thị

trường đang vươn lên với mức tăng trưởng ấn tượng là Hàn Quốc với

hơn 1,1 triệu lượt khách, 24,1%; Thái Lan 124.600 lượt, 49,3%.

Cũng theo Tổng cục Du lịch, khách đến từ châu Âu ước tính đạt

685.200 lượt người, 6,1%; Khách từ châu Mỹ cũng 6,3%, đạt

293.500 lượt người, trong đó khách Mỹ đạt 219.700 lượt, 7,9%.

Page 10: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

10

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhờ

dữ liệu kinh tế khả quan

TTCK Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 01/4, đánh dấu sự khởi

đầu tích cực cho quý mới, sau khi số liệu tốt về ngành SX của TQ và

Mỹ giúp xoa dịu mối lo của nhà đầu tư về sự giảm tốc của nền KT toàn

cầu. Với phiên tăng này, S&P 500 chỉ cách 2,2% sv mức đóng cửa kỷ

lục thiết lập hồi tháng 9. Ngoài ra, trên biểu đồ của chỉ số đã xuất hiện 1

"chữ thập vàng" (golden cross), trong đó đường trung bình của 50 ngày

vượt lên trên đường trung bình của 200 ngày. Nhiều chuyên gia tin rằng

tín hiệu kỹ thuật này có thể báo trước rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng

thêm trong ngắn hạn. “Sắc xanh đã phủ khắp các TTCK chủ chốt của

thế giới trong phiên ngày 01/4 nhờ số liệu cho thấy ngành SX của TQ

bất ngờ tăng trưởng trở lại trong tháng 3, kết thúc chuỗi 3th liên tiếp giảm

trước đó… Số liệu của TQ đã hồi phục và ngày hôm nay, mọi người

mua nhiều tài sản rủi ro hơn là vì điều đó". Ngoài ra, số liệu về ngành

SX của Mỹ tháng 3 tốt hơn dự báo, giúp thị trường bớt lo về doanh thu

bán lẻ có phần ảm đạm của tháng 2… Phiên ngày 01/4, lợi suất TPKB

Mỹ 10 năm đã tăng trở lại, vượt lợi suất của hối phiếu kỳ hạn 3th, đồng

thời đạt mức cao nhất trong 1 tuần. "Lợi suất TPKB đã phản ánh hết

triển vọng tăng trưởng KT u ám. Giờ đây, lợi suất hồi phục theo sự giảm

xuống của mức độ bi quan. Bởi vậy, chúng ta đang chứng kiến tiền

quay trở lại với những nhóm cổ phiếu ngành có tính chu kỳ. Đó là lý do

vì sao cổ phiếu tài chính dẫn đầu sự đi lên trong phiên ngày hôm nay".

‘Ba ngôi sao sáng' của ASEAN

trong nền kinh tế thế giới

Mặc cho tình hình u ám về dân số già hóa ở Nhật hay chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung, châu Á vẫn là nơi tập hợp nhiều nền KT mới nổi

hứa hẹn nhất thế giới. Trong KV đang bùng nổ KT, có 3 nền KT nổi bật

hơn cả, đó là VN, Philippines và Campuchia. Tính trung bình, KT VN

tăng trưởng ổn định với tốc độ hơn 6%/năm. Một trong những lý do

chính là xu hướng nhân khẩu học mạnh mẽ ở VN. Trong khi các quốc

gia như Thái Lan có xu hướng giảm dân số, dân số của VN được kỳ

vọng sẽ #20 triệu người vào 2040. Mặt khác, Chính phủ sẽ tiếp tục

tìm các giải pháp để hỗ trợ DN trong và ngoài nước phát triển. Do đó,

VN đang trở thành một trung tâm công nghiệp hấp dẫn hơn sv TQ.

Kinh tế Quốc tế

Page 11: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

11

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến các công ty đa quốc gia

chú ý đến VN nhiều hơn. Bên cạnh đó, HOSE và HNX khá hấp dẫn với

hơn 800 DN đang niêm yết…. Philippines là 1 trong số các nền KT tăng

trưởng nhanh nhất ở châu Á và vẫn chưa trải qua năm tăng trưởng KT

âm nào kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Philippines có lợi thế

về nhân khẩu học với dân số 35 triệu người/năm trước 2040, kỳ vọng

sẽ tiếp tục đẩy giá tài sản lên cao, đây là thời điểm "vàng" để đầu tư

vào Philippines. Không chỉ lớn về quy mô và tăng trưởng liên tục, dân

số Philippines còn có trình độ cao và thông thạo tiếng Anh…

Campuchia đang tăng trưởng trở lại 1 cách mạnh mẽ để trở thành 1

trong những nền KT mới nổi triển vọng nhất ASEAN. Tốc độ đô thị hóa

ở Campuchia cũng đáng lưu ý, là điềm lành cho triển vọng KT trong

tương lai. Giống với VN và Philippines, xu hướng nhân khẩu học của

Campuchia đặc biệt hứa hẹn. Mặc dù dân số của quốc gia này còn hạn

chế ở quy mô 2,5 triệu dân nhưng con số này sẽ tăng gấp đôi vào 2040.

Tốc độ đô thị hóa cũng đáng lưu ý, là điềm lành cho triển vọng KT trong

tương lai.

Page 12: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

12

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/nhnn-se-thu-hep-dan-hoat-dong-tien-gui-va-cho-vay-ngoai-te-

20190401105440898.chn

http://cafef.vn/vi-sao-phai-siet-hoat-dong-cua-cong-ty-tai-chinh-2019040111224782.chn

http://ndh.vn/cuoi-nam-nay-30-the-thanh-toan-phai-chuyen-sang-the-chip-

20190401103121586p4c149.news

https://vietnambiz.vn/loi-di-nao-cho-ngan-hang-khi-room-tin-dung-ngay-cang-hep-

20190401071116351.htm

https://vietnambiz.vn/pho-thong-doc-nhnn-sap-thi-diem-hoat-dong-cho-vay-ngang-hang-p2p-

20190401112801705.htm

Tin KT vĩ mô https://vietstock.vn/2019/04/buc-tranh-kinh-te-quy-12019-qua-cac-con-so-761-665331.htm

http://cafef.vn/can-dot-pha-ap-dung-cong-nghe-40-cho-tang-truong-kinh-te-

20190401140734429.chn

http://cafef.vn/tac-dung-bat-ngo-cho-ngan-sach-nha-nuoc-neu-giam-thue-cho-doanh-nghiep-

xuong-con-15-17-20190401183037429.chn

https://vietstock.vn/2019/04/gan-5-trieu-khach-quoc-te-den-viet-nam-trong-quy-1-768-664849.htm

Tin KT Quốc tế http://vneconomy.vn/chung-khoan-my-tang-manh-nho-du-lieu-kinh-te-kha-quan-

2019040207181487.htm

https://vietnambiz.vn/ba-ngoi-sao-sang-cua-dong-nam-a-trong-nen-kinh-te-the-gioi-

20190401210343553.htm

Page 13: i b T - Sacombank · khoảng 14%, tương đương mức đạt được năm 2018. Điều hành tín dụng nhằm kiểm ... chiếm tỷ trọng 9,17% (2018 5,41%, tỷ trọng

13

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân/ Doanh nghiệp DNTN/ DN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Nhả đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)