Hướng dẫn spss

19
HƯỚNG DẪN SPSS Nguyễn Thanh Phong Cell: 0918 176 456 Email: [email protected] https://www.facebook.com/mooncakeasia

Transcript of Hướng dẫn spss

HƯỚNG DẪN SPSS

Nguyễn Thanh Phong

Cell: 0918 176 456

Email: [email protected]

https://www.facebook.com/mooncakeasia

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN

2.3.1 Thống kê, mô tả mẫu điều tra

Tất cả 200 phiêu khảo sát được gởi đến các DN tại ở các khu công nghiệp trên địa

bàn tỉnh Long An có 150 phiếu khảo sát được gởi lại đạt yêu cầu, với tỷ lệ 75%, gôm 90

DN FDI chiêm ty lê 60 % và 60 DN DDI chiêm ty lê 40 %.

Nguồn vốn đầu tư của 150 DN đươc khảo sát tại các khu công nghiệp cụ thể như sau:

DN có vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng chiếm 84,66%; DN có vốn đầu tư từ 100 đến dưới 500

tỷ đồng chiếm 11,33%; DN có vốn đầu tư từ 500 tỷ trở lên chiếm 4%.

Bảng 2.10: Thông tin chung về DN được khảo sát

Số TT Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan sát Tỷ lệ (%)1 Hình thức đầu tư 150 100,00

DN FDI 90 60.0DN DDI 60 40.0

2 Quy mô vốn đầu tư (tỷ đồng) 150 100,00< 100 127 84,6100 - 500 17 11,33≥ 500 6 4

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

2.3.2. Kiểm định tính phù hợp của thang đo

Để có được thông tin từ người được phỏng vấn, trong luận văn này đã dùng thang

chia độ Likert gồm có 5 mức độ để người được phỏng vấn tự lựa chọn và biểu thị ý kiến

của mình, các mức được thể hiện từ 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 nghĩa là

“Hoàn toàn đồng ý”.

Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s

Alpha của phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Thang đo được sử dụng trong nghiên

cứu này sẽ tiếp tục đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số này được phát

hiện năm 1951, dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo theo phương pháp nhất quán

nội tại. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:

Với:

k là số biến quan sát trong thang đo;

i là phương sai của biến quan sát thứ i,

r2

là phương sai của tổng thang đo.

Để nghiên cứu có được độ tin cậy của thang đo cao, các hệ số thu được cần bảo

đảm 03 tiêu chí sau:

Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên;

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total

Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnaly 1994);

Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted), hệ

số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại (Hoàng Trọng 2005).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1

thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề

nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái

niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu

(Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995, Hoàng Trọng 2005) .

Kết quả kiểm định thang đo như sau:

Bảng 2.11: Thang đo các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công

nghiệp tỉnh Long An

Nhóm nhân tố Mean Std DevCorrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

KQ1: Các chính sách của tỉnh – Hệ số Alpha = .9034

V1.1 3.59 .836 .7739 .8803

V1.2 3.45 .872 .7769 .8798

V1.3 3.48 .817 .7637 .8820

V1.4 3.75 .802 .6682 .8958

V1.5 3.67 .894 .7416 .8856

V1.6 3.61 .749 .6905 .8928

KQ2: Các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư- Hệ số Alpha = .8964

V2.1 2.83 1.122 .5848 .8983

V2.2 2.57 1.095 .6963 .8883

V2.3 3.03 1.036 .6622 .8914

V2.4 3.05 1.041 .4982 .9048

V2.5 2.92 1.102 .7344 .8849

V2.6 2.73 1.290 .7894 .8792

V2.7 2.89 1.138 .7966 .8789

V2.8 3.07 1.127 .7535 .8830

KQ3: Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp- Hệ số Alpha = .9296

V3.1 3.27 .982 .6554 .9260V3.2 3.39 .911 .8053 .9186V3.3 3.21 .973 .7532 .9209V3.4 3.45 .894 .6851 .9245V3.5 3.39 1.140 .8282 .9168V3.6 3.51 .974 .7028 .9236V3.7 3.42 .929 .7163 .9229V3.8 3.51 1.091 .7822 .9194V3.9 3.69 .948 .7242 .9225V3.10 3.72 .868 .6029 .9283KQ4: Hạ tầng cơ sở của tỉnh - Hệ số Alpha = .8802

V4.1 3.51 1.008 .6857 .8624V4.2 3.77 .845 .7226 .8540V4.3 3.76 .757 .6438 .8672V4.4 3.67 .823 .6665 .8632V4.5 3.50 .925 .6624 .8645V4.6 3.55 .824 .7754 .8458KQ5: Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào - Hệ số Alpha = .7994

V5.1 3.73 .808 .5242 .7785V5.2 3.58 .884 .4976 .7891V5.3 3.73 .866 .6787 .7287V5.4 3.91 .763 .5881 .7602V5.5 3.85 .841 .6296 .7457KQ6: Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào - Hệ số Alpha = .7998V6.1 3.55 .879 .7020 .6671V6.2 3.62 .808 .6835 .6973V6.3 3.28 1.004 .5712 .8221

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Trong bảng 2.11. trên ta thấy hệ số Cronbranch’s Alpha bằng từ 0,7994 đến

0,9296 là khá cao do đó thang đo lường trên đạt tiêu chuẩn và có thể sử dụng được.

Các chỉ số trong cột Corrected Item-Total Correlation (hệ số tương quan biến

tổng) đều có giá trị từ 0,4976 là đạt chuẩn. Do vậy, tất cả các mục hỏi đều có thể được sử

dụng để nghiên cứu, không có biến quan sát nào bị loại. Có thể kết luận được được rằng

các đánh giá của các đối tượng trên là đầy đủ, đáng tin cậy để sử dụng cho nghiên cứu.

2.3.3. Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công

nghiệp tỉnh Long An

Kết quả xử lý số liệu đã xác định được mô hình nghiên cứu gồm 05 nhóm nhân tố

với 20 biến quan sát đo lường.

Hệ số KMO = 0,862 > 0,5 và Sig = 0,00 chứng tỏ giả thuyết H0 “các biến không

có tương quan với nhau” bị bác bỏ. Do đó, việc phân tích nhân tố khám phá EFA

(Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phù hợp. Sử dụng kết quả tổng phương sai

giải thích được (Tổng Variance Explained). Theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues > 1, kết

quả cho thấy các nhóm nhân tố vẫn giữ nguyên (không tách thành nhóm mới) và 07

nhóm nhân tố được trích ra có thể giải thích đến 65.725 % sự biến thiên của dữ liệu.

Kết quả phân tích nhân tố được trình bày tóm tắt trong các bảng sau:

Bảng 2.12: Chỉ số KMO

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .862

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 3873.536

Df 703

Sig. .000

Bảng 2.13: Phân tích nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công

nghiệp tỉnh Long An

Biến

quan sát

Nhân tố

1 2 3 4 5 6V3.5 .807V3.2 .782V3.8 .766V3.3 .761V3.7 .756V3.1 .727V3.4 .699V3.9 .680V3.6 .662V3.10 .576V2.5 .761V2.3 .723V2.6 .716V2.2 .712V2.7 .706V2.1 .674V2.8 .668V2.4 .554V1.1 .858V1.3 .799V1.2 .787V1.6 .768V1.5 .708V1.4 .633V4.6 .826V4.5 .774V4.2 .767V4.1 .760V4.4 .753V4.3 .712V5.3 .858V5.5 .713V5.4 .682V5.2 .636V5.1 .604V6.1 .835V6.2 .807

V6.3 .771

Nhân tố KQ1: Các chính sách của tỉnh

Có giá trị Eigenvalues bằng 2.822. Nhân tố này bao gồm các vấn đề thuộc về Ưu

đãi ngành nghề khuyến khích đầu tư; Chính sách miễn giảm thuế phù hợp; Chính sách ưu

đãi thuế thu nhập rõ ràng; Thời gian miễn giảm thuế phù hợp; Công tác hỗ trợ sau cấp

phép đầu tư tốt; Giá thuê mặt bằng tại khu công nghiệp thấp. Hệ số tương quan nhân tố

của từng nhân tố từ 0,633( > 0,5). Do đó các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đạt

chuẩn đo lường và đồng nhất.

Nhân tố KQ2: Các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư

Có giá trị Eigenvalues bằng 4.494. Nhân tố này bao gồm các vấn đề về Cung cấp

đủ và kịp thời các thông tin liên quan đến thủ tục đầu tư; Thủ tục cấp phép đầu tư đơn

giản, chính xác; Thời gian cấp phép đầu tư nhanh; Thời gian giải quyết xin tăng vốn đầu

tư phù hợp; Thủ tục xin giấy phép xây dựng rất dễ dàng; Thủ tục chuyển quyền sử dụng

đất, nhà xưởng rất dễ dàng; Thủ tục thanh quyết toán thuế được thực hiện thuận lợi; Số

lần kiểm tra của cơ quan nhà nước liên quan đến môi trường, PCCC, an toàn lao động, ..

phù hợp. Hệ số tương quan nhân tố của từng nhân tố từ 0,554 ( > 0,5). Do đó các biến

quan sát của nhóm nhân tố này đều đạt chuẩn đo lường và đồng nhất.

Nhân tố KQ3: Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp

Có giá trị Eigenvalues bằng 11.509. Nhân tố này bao gồm các vấn đề thuộc về Hệ

thống giao thông trong khu công nghiệp rất thuận lợi; Vị trí khu công nghiệp dễ dàng nối

kết với đường quốc lộ, cảng biển, sân bay; Kết cấu nền hạ khu công nghiệp tốt đáp ứng

việc xây mới và nâng cấp hệ thống hạ tầng; Vị trí khu công nghiệp gần vùng nguyên vật

liệu địa phương; Điện áp ổn định đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp; Điện áp

ổn định đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp; Sản lượng, chất lượng và áp lực

nước tốt; Giá điện và nước chấp nhận được; Hệ thống cống thoát nước và xử lý nước thải

hoạt động tốt; Phí sử dụng hạ tầng phù hợp với doanh nghiệp; Có đủ ngành công nghiệp

phụ trợ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tương quan nhân tố của từng nhân

tố từ 0,576 ( > 0,5). Do đó các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đạt chuẩn đo

lường và đồng nhất (không tách thành nhóm mới).

Nhân tố KQ4: Hạ tầng cơ sở của tỉnh

Có giá trị Eigenvalues bằng 2.671. Nhân tố này thể hiện về Chất lượng đường giao

thông tốt; Hệ thống cảng phù hợp với nhu cầu xuất, nhập hàng hóa của doanh nghiệp; Hạ

tầng cung cấp điện tốt; Chất lượng điện thoại và internet rất tốt; Có đủ hệ thống nhà ở

cho người lao động; Hệ thống an sinh xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, …) phục

vụ cho người lao động hoàn chỉnh. Hệ số tương quan nhân tố của từng nhân tố đều từ

0,712( > 0,5). Do đó các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đạt chuẩn đo lường và

đồng nhất.

Nhân tố KQ5: Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào

Có giá trị Eigenvalues bằng 1.827. Hệ số tương quan nhân tố của từng nhân tố

đều từ 0,604( > 0,5). Nhân tố này thể hiện Nguồn nhân lực luôn đáp ứng được nhu cầu

của doanh nghiệp; Doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng số lượng lớn; Chất lượng nguồn

nhân lực rất cao; Khi đưa vào sử dụng Doanh nghiệp không cần phải đào tạo lại; Nguồn

nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất của doanh nghiệp rất dồi dào. Do đó các biến quan

sát của nhóm nhân tố này đều đạt chuẩn đo lường và đồng nhất.

Nhân tố KQ6: Môi trường kinh tế vĩ mô

Có giá trị Eigenvalues bằng 1.653. Hệ số tương quan nhân tố của từng nhân tố

đều từ 0,771( > 0,5). Nhân tố này thể hiện Kinh tế phát triển ổn định; Hệ thống chính trị

ổn định; Chính sách, pháp luật của nhà nước nhất quán, minh bạch. Do đó các biến quan

sát của nhóm nhân tố này đều đạt chuẩn đo lường và đồng nhất.

2.3.4. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư tại các khu công

nghiệp tỉnh Long An

Trong phần này, tác giả tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số

của từng nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Long

An. Để thực hiện điều này, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

Biến độc lập là những nhân tố: các chính sách của tỉnh, các thủ tục hành chính liên

quan đến cấp phép đầu tư, hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp, hạ tầng cơ sở của

tỉnh, nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào, môi trường kinh tế vĩ mô và biến phụ thuộc là

quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Long An. Mô hình hồi quy có dạng:

Y = β0 + β1. KQ1 + β2. KQ2 + β3. KQ3 + β4. KQ4 + β5. KQ5 + β6. KQ6 + ui

Trong đó :

- Y: Quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Long An

- β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số tương ứng

- KQ1: Các chính sách của tỉnh; KQ2: Các thủ tục hành chính liên quan đến cấp

phép đầu tư; KQ3: Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp; KQ4: Hạ tầng cơ sở của

tỉnh; KQ5: Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào và KQ6: Môi trường kinh tế vĩ mô.

Bảng 2.14: Các thông tin của mô hình hồi quy

Nhân tố B t Sig VIF(Constant) .134 .872 .384

KQ3 .239 6.951 .000 1.968KQ4 .203 6.585 .000 1.292KQ6 .198 7.559 .000 1.140KQ5 .143 4.131 .000 1.334KQ2 .108 3.618 .000 1.901KQ1 .078 2.356 .020 1.448

F 98.442 0.000R .897f

R square 0,805

Durbin-Watson 1.048

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Kết quả kiểm nghiệm các biến độc lập: KQ1: Các chính sách của tỉnh; KQ2: Các

thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư; KQ3: Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công

nghiệp; KQ4: Hạ tầng cơ sở của tỉnh; KQ5: Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào và

KQ6: Môi trường kinh tế vĩ mô đều có Sig. = 0,00 cho thấy các biến đưa vào đều có ý

nghĩa về mặt thống kê và mối quan hệ tác động lên biến phụ thuộc - Quyết định đầu tư tại

các khu công nghiệp tỉnh Long An. Như vậy mối quan hệ tích cực giữa từng biến độc lập

với biến phụ thuộc được châp nhận.

Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số R2 (R Square) trong mô hình này là

0,805. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 80,5 % hay nói một cách khác là

80,5 % sự biến thiên của quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Long An được

giải thích chung bởi 06 biến: KQ1: Các chính sách của tỉnh; KQ2: Các thủ tục hành chính

liên quan đến cấp phép đầu tư; KQ3: Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp; KQ4: Hạ

tầng cơ sở của tỉnh; KQ5: Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào và KQ6: Môi trường kinh

tế vĩ mô.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Ngoài Hệ số R2 sử dụng để phản ánh mức độ

phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, ta có thể dùng kiểm định F sử dụng

trong bảng phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô

hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Từ kiểm định Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có

Sig. = 0 chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng được là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập

được.

Kết quả phân tích Stepwide cũng cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều <

10, như vậy mô hình đảm bảo không có hiện tượng đa cộng biến giữa các biến độc lập.

Mặt khác, hệ số Durbin – Watson là 1.048 nằm trong đoạn chấp nhận từ 1 đến 3

nên có thể chấp nhận hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập không xảy ra. Vì

vậy, mô hình hồi quy trên có thể được chấp nhận.

Mô hình hồi quy được thể hiện như sau:

Y = 0.134 + 0,239. KQ3 + 0,203.KQ4 + 0,198. KQ6 + 0,143. KQ5 +

+ 0,108. KQ2 + 0,78. KQ1

Hay: Quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Long An = 0.134 + 0,239.

Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp + 0,203. Hạ tầng cơ sở của tỉnh + 0,198. Môi

trường kinh tế vĩ mô + 0,143. Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào + 0,108. Các thủ tục

hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư + 0,78. Các chính sách của tỉnh.

Theo phương trình hồi quy trên thì theo thứ tự quan trọng giảm dần tác động đến

Quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Long An như sau: (1) Hệ thống hạ tầng

cơ sở khu công nghiệp; (2)Hạ tầng cơ sở của tỉnh; (3) Môi trường kinh tế vĩ mô;

(4)Nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào; (5) Các thủ tục hành chính liên quan đến cấp

phép đầu tư; (6) Các chính sách của tỉnh.

Với kết quả trên cho thấy các nhân tố Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp; Hạ

tầng cơ sở của tỉnh; Môi trường kinh tế vĩ mô là 03 nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất

đến Quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Long An. Mối quan hệ này hàm ý cho

UBND tỉnh Long An, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh thấy được nhân tố nào ảnh

hưởng nhiều nhất đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Long An và từ đó

hình thành các giải pháp giúp nâng cao thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh

Long An.

2.3.5. Kiểm định sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư

vào các khu công nghiệp tỉnh Long An giữa hai nhóm DN FDI và DDI

2.3.5.1. Nhân tố các chính sách của tỉnh

Số liệu ở bảng 2.15 cho thấy các nội dung điều tra về nhân tố các chính sách của

tỉnh mặc dù trị số trung bình Mean vẫn có sự chênh lệch song giá trị kiểm định Sig.(2-

tailed) đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 điều đó có nghĩa không có sự khác biệt giữa

hai nhóm DN FDI và DDI về ý kiến đánh giá các nội dung được điều tra về nhân tố các

chính sách của tỉnh hay nói cách khác ý kiến đánh giá về các nội dung điều tra về các

chính sách của tỉnh là không khác nhau giữa nhóm đối tượng DN FDI và DDI.

Bảng 2.15: Kiểm định trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng DN FDI và DN DDI

về nhân tố các chính sách của tỉnh

Biếnquan sát

Doanh nghiệp N MeanStd.

Deviationdf

Sig. (2-tailed)

V1.1FDI 90 3.53 .824 148 .283DDI 60 3.68 .854

V1.2FDI 90 3.34 .914 148 .061DDI 60 3.62 .783

V1.3FDI 90 3.42 .821 148 .290DDI 60 3.57 .810

V1.4FDI 90 3.68 .747 148 .158DDI 60 3.87 .873

V1.5 FDI 90 3.59 .898 148 .157DDI 60 3.80 .879

V1.6FDI 90 3.59 .763 148 .626DDI 60 3.65 .732

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Đánh giá chung về nhóm nhân tố nhân tố các chính sách của tỉnh: Ưu đãi ngành

nghề khuyến khích đầu tư; Chính sách miễn giảm thuế phù hợp; Chính sách ưu đãi thuế thu

nhập rõ ràng; Thời gian miễn giảm thuế phù hợp; Công tác hỗ trợ sau cấp phép đầu tư tốt; Giá

thuê mặt bằng tại khu công nghiệp thấp có kết quả như sau:

- Nhóm DN DDI đánh giá V1.1 (Ưu đãi ngành nghề khuyến khích đầu tư) cao hơn

nhóm DN FDI. Cụ thể nhóm DN DDI đánh giá V1.1 với số điểm trung bình là 3,68 và nhóm

DN FDI đánh giá V1.1 với số điểm trung bình là 3,53. Kết quả hàm ý cho biết nhóm đối

tượng DN FDI chưa thấy được những ưu đãi của tỉnh dành cho họ khi đầu tư vào các ngành

nghề khuyến khích đầu tư. Cần có biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền các chính

sách của tỉnh đến các DN, đặc biệt là các DN FDI.

- Nhóm DDI đánh giá V1.2 (Chính sách miễn giảm thuế phù hợp) cao hơn nhóm

DN FDI. Cụ thể nhóm DN DDI đánh giá V1.2 với số điểm trung bình là 3,62 và nhóm

DN FDI đánh giá V1.2 với số điểm trung bình là 3,34. Kết quả hàm ý cho biết nhóm đối

tượng DN FDI chưa nắm rõ, hoặc không thấy được chính sách giảm thuế của tỉnh dành

cho họ. Cần có các biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu dến các DN các

chính sách miễn giảm thuế của tỉnh đến các DN, đặc biệt là các DN FDI.

- Tương tự, tác giả nhận thấy nhóm DN DDI đánh các biến còn lại : Chính sách

miễn giảm thuế phù hợp; Chính sách ưu đãi thuế thu nhập rõ ràng; Thời gian miễn giảm

thuế phù hợp; Công tác hỗ trợ sau cấp phép đầu tư tốt; Giá thuê mặt bằng tại khu công

nghiệp thấp cũng cao hơn nhóm DN FDI. Qua kết quả khảo sát này cho biết nhóm đối

tượng DN FDI có ý kiến đánh giá các chính sách của tỉnh còn khá thấp, và thấp hơn cả sự

đánh giá của các DN DDI. Đây thật sự là thách thức lớn với các nhà quản lý có liên quan

đến sự phát triển các khu công nghiệp tỉnh Long An trong việc thu hút các nhà đầu tư

FDI.

2.3.5.2. Nhóm nhân tố các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư

Nội dung đánh giá về các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư của hai

nhóm DN FDI và DDI được trình bày bảng sau:

Số liệu ở bảng 2.16 cho thấy các nội dung điều tra về nhân tố các thủ tục hành

chính liên quan đến cấp phép đầu tư mặc dù trị số trung bình Mean vẫn có sự chênh lệch

song giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 điều đó có nghĩa

không có sự khác biệt giữa hai nhóm DN FDI và DDI về ý kiến đánh giá các nội dung

các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư được điều tra về nhân tố các chính

sách của tỉnh hay nói cách khác ý kiến đánh giá về các nội dung điều tra về các chính

sách của tỉnh là không khác nhau giữa nhóm đối tượng DN FDI và DDI.

Bảng 2.16: Kiểm định trị trung bình giữa hai nhóm DN FDI và DN DDI về nhân tố

các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư

Biếnquan sát

Doanh nghiệp N MeanStd.

Deviationdf

Sig.(2-tailed)

V2.1FDI 90 2.77 1.152 148 .424DDI 60 2.92 1.078

V2.2FDI 90 2.50 1.104 148 .317DDI 60 2.68 1.081

V2.3FDI 90 2.90 .960 148 .660DDI 60 3.22 1.121

V2.4FDI 90 2.94 .987 148 .117DDI 60 3.22 1.106

V2.5FDI 90 2.81 1.016 148 .139DDI 60 3.08 1.211

V2.6FDI 90 2.70 1.293 148 .758DDI 60 2.77 1.294

V2.7FDI 90 2.87 1.153 148 .793DDI 60 2.92 1.124

V2.8FDI 90 2.92 1.183 148 .054DDI 60 3.28 1.010

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Các tiêu chí Cung cấp đủ và kịp thời các thông tin liên quan đến thủ tục đầu tư;

Thủ tục cấp phép đầu tư đơn giản, chính xác; Thời gian cấp phép đầu tư nhanh; Thời

gian giải quyết xin tăng vốn đầu tư phù hợp; Thủ tục xin giấy phép xây dựng rất dễ dàng;

Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, nhà xưởng rất dễ dàng; Thủ tục thanh quyết toán thuế

được thực hiện thuận lợi; Số lần kiểm tra của cơ quan nhà nước liên quan đến môi

trường, PCCC, an toàn lao động, phù hợp nhìn chung nhóm DN DDI đánh giá cao hơn

DN FDI. Kết quả đánh giá cụ thể như sau:

Nhìn chung, nhóm DN DDI có ý kiến trung bình đánh giá cao hơn nhóm DN FDI

biến quan sát V2.1 (Cung cấp đủ và kịp thời các thông tin liên quan đến thủ tục đầu tư)

với số điểm trung bình DN DDI là 2.92 và DN FDI 2.77; biến quan sát V2.2 (Thủ tục cấp

phép đầu tư đơn giản, chính xác) với số điểm trung bình DN DDI là 2.68 và DN FDI là

2.50; với V2.3 (Thời gian cấp phép đầu tư nhanh) với số điểm trung bình DN DDI là

3,22 và DN FDI là 2.90. Tương tự như vậy đối với các biến quan sát còn lại.

Kết quả thống kê cho thấy mức độ đồng ý với các biến hỏi thuộc nhân tố các thủ

tục hành chính liên quan đến cấp phép đầu tư chỉ ở mức trung bình. Các nhà lãnh đạo và

hoạch định chính sách phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An cần

nghiên cứu rà soát lại các thủ tục hành chính, quy trình liên quan đến cấp phép đầu tư các

dự án trong các khu công nghiệp.

2.3.5.3. Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp

Số liệu ở bảng 2.17 cho thấy các nội dung điều tra về yếu tố Hệ thống hạ tầng cơ

sở khu công nghiệp có giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05

điều này có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong sự đánh

Bảng 2.17: Kiểm định trị trung bình giữa hai nhóm DN FDI và DN DDI về nhân tố

hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp

Biếnquan sát

Doanh nghiệp N MeanStd.

Deviationdf

Sig. (2-tailed)

V3.1FDI 90 3.23 .949 148 .543DDI 60 3.33 1.036

V3.2FDI 90 3.31 .907 148 .214DDI 60 3.50 .911

V3.3FDI 90 3.14 .989 148 .290DDI 60 3.32 .948

V3.4FDI 90 3.44 .876 148 .970DDI 60 3.45 .928

V3.5 FDI 90 3.32 1.188 148 .398

DDI 60 3.48 1.066

V3.6FDI 90 3.49 1.030 148 .785DDI 60 3.53 .892

V3.7FDI 90 3.36 .928 148 .300DDI 60 3.52 .930

V3.8FDI 90 3.52 1.154 148 .903DDI 60 3.50 1.000

V3.9FDI 90 3.62 .967 148 .262DDI 60 3.80 .917

V3.10FDI 90 3.77 .912 148 .422DDI 60 3.65 .799

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

giá về các tiêu chí này giữa hai nhóm DN FDI và DDI về ý kiến đánh giá các nội dung

được điều tra về nhóm nhân tố Hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp.

Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt trong sự đánh giá về các tiêu chí

thuộc nhân tố hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp giữa hai nhóm DN FDI và DDI.

Tuy nhiên kết quả thống kê cũng đã chỉ ra rằng ý kiến đồng ý về các tiêu chí của nhân tố

hệ thống hạ tầng cơ sở khu công nghiệp chỉ ở mức trung bình. Điều này hàm ý cho thấy

cả hai nhóm DN FDI và DDI không đánh giá cao cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp.

Lãnh đạo các khu công nghiệp nên tham khảo ý kiến của các nhà đầu tư để tiến hành

hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tốt hơn.

2.3.5.4. Nhân tố Hạ tầng cơ sở của tỉnh

Bảng 2.18: Kiểm định trị trung bình giữa hai nhóm DN FDI và DN DDI về nhân tố

hạ tầng cơ sở của tỉnh

Biến

quan sátDoanh nghiệp N Mean

Std.

Deviationdf

Sig.

(2-tailed)

V4.1FDI 90 3.47 1.041 148 .489DDI 60 3.58 .962

V4.2FDI 90 3.86 .829 148 .145DDI 60 3.65 .860

V4.3FDI 90 3.76 .783 148 .930DDI 60 3.77 .722

V4.4FDI 90 3.63 .880 148 .468DDI 60 3.73 .733

V4.5 FDI 90 3.47 .950 148 .591

DDI 60 3.55 .891

V4.6FDI 90 3.50 .890 143.023 .312DDI 60 3.63 .712

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Số liệu ở bảng 2.18 cho thấy các nội dung điều tra về nhân tố hạ tầng cơ sở của

tỉnh mặc dù trị số trung bình Mean vẫn có sự chênh lệch song giá trị kiểm định Sig.(2-

tailed) đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 điều đó có nghĩa chưa có sự khác biệt về ý kiến

đánh giá các nội dung được điều tra về nhóm nhân tố hạ tầng cơ sở của tỉnh.

Tương tự như kết quả đánh giá đánh giá về các tiêu chí thuộc nhân tố hệ thống hạ

tầng cơ sở khu công nghiệp, kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt trong sự

đánh giá về các tiêu chí thuộc nhân tố hạ tầng cơ sở của tỉnh Long An giữa hai nhóm DN

FDI và DDI. Kết quả thống kê cho thấy ý kiến đồng ý về các tiêu chí của nhân tố hệ

thống hạ tầng cơ sở hạ tầng cơ sở của tỉnh Long An chỉ ở mức trung bình. UBND tỉnh và

các nhà quản lý các khu công nghiệp cần lưu tâm ý kiến này và tiến hành hoàn thiện cơ

sở hạ tầng của tỉnh ngày càng tốt hơn.

2.3.5.5. Nhân tố nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào

Số liệu ở bảng 2.19 cho thấy các nội dung điều tra về nhân tố nguồn cung ứng các

nhân tố đầu vào với các biến quan sát gồm: Nguồn nhân lực luôn đáp ứng được nhu cầu

của doanh nghiệp; Doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng số lượng lớn;

Bảng 2.19: Kiểm định trị trung bình của hai nhóm đối tượng về nguồn cung ứng

các nhân tố đầu vào

Biến

quan sátDoanh nghiệp N Mean

Std.

Deviationdf

Sig.

(2-tailed)

V5.1FDI 90 3.62 .869 148 .538DDI 60 3.52 .911

V5.2FDI 90 3.74 .906 148 .476DDI 60 3.70 .809

V5.3FDI 90 3.92 .782 148 .579DDI 60 3.88 .739

V5.4FDI 90 3.77 .875 148 .761DDI 60 3.97 .780

V5.5 FDI 90 3.62 .869 148 .154

DDI 60 3.52 .911(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Chất lượng nguồn nhân lực rất cao; Khi đưa vào sử dụng Doanh nghiệp không cần phải

đào tạo lại; Nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất của doanh nghiệp rất dồi dào

mặc dù trị số trung bình Mean vẫn có sự chênh lệch song giá trị kiểm định Sig.(2-tailed)

đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 điều đó có nghĩa chưa có sự khác biệt về ý kiến đánh

giá các nội dung được điều tra về nhóm nhân tố nguồn cung ứng các nhân tố đầu vào.

Kết quả thống kê cho thấy ý kiến đồng ý về các tiêu chí của nhân tố nguồn cung

ứng các nhân tố đầu vào đạt ở mức trung bình khá. UBND tỉnh và các nhà quản lý các

khu công nghiệp cần quy hoạch và hoàn thiện nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các dự

án, khuyến khích các dự án sản xuất các sản phẩm phụ trợ đi theo các dự án lớn.

2.3.5.6. Nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô

Số liệu ở bảng 2.20 cho thấy các nội dung điều tra về nhân tố môi trường kinh tế

vĩ mô với các biến quan sát gồm: Nhân tố này thể hiện Kinh tế phát triển ổn định; Hệ

thống chính trị ổn định; Chính sách, pháp luật của nhà nước nhất quán, minh bạch.

Bảng 2.20: Kiểm định trị trung bình giữa hai nhóm DN FDI và DN DDI về môi

trường kinh tế vĩ mô

Biến

quan sátDoanh nghiệp N Mean

Std.

Deviationdf

Sig.

(2-tailed)

V6.1FDI 90 3.51 .915 148 .546DDI 60 3.60 .827

V6.2FDI 90 3.59 .806 148 .565DDI 60 3.67 .816

V6.3FDI 90 3.27 .992 148 .843DDI 60 3.30 1.030

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Do đó các biến quan sát của nhóm nhân tố này đều đạt chuẩn đo lường và đồng

nhất mặc dù trị số trung bình Mean vẫn có sự chênh lệch song giá trị kiểm định Sig.(2-

tailed) đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 điều đó có nghĩa chưa có sự khác biệt về ý kiến

đánh giá các nội dung được điều tra về nhóm nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô.

2.3.5.7. Đánh giá chung về quyết định đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Long An

Số liệu ở bảng 2.21 cho thấy các nội dung điều tra về quyết định đầu tư vào các

khu công nghiệp tỉnh Long An, mặc dù trị số trung bình Mean vẫn có sự chênh lệch song

giá trị kiểm định Sig.(2-tailed) đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 điều đó có nghĩa chưa

có sự khác biệt về ý kiến đánh giá các nội dung được điều tra về nhóm nhân tố thu hút

vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Long An .

Bảng 2.21: Kiểm định trị trung bình giữa hai nhóm DN FDI và DN DDI về quyết

định đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Long An

Biến

quan sátDoanh nghiệp N Mean

Std.

Deviationdf

Sig.

(2-tailed)

V6.1FDI 90 3.50 .545 148 .792DDI 60 3.53 .442

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Kết quả thống kê cho thấy ý kiến đồng ý về mức độ đồng ý quyết định đầu tư vào

các khu công nghiệp tỉnh Long An chỉ đạt ở mức trung bình. Đây là một thách thức đồng

thời cũng là mục tiêu phấn đấu của UBND tỉnh và các nhà quản lý các khu công nghiệp

trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư để tu hút các nhà đầu tư mới.

2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát tình hình đầu tư và tình hình hoạt động kinh doanh của các

DN FDI và DDI tại các khu công nghiệp tỉnh Long An. Đồng thời cũng tiến hành phân

tích môi trường đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh Long An đối với các nhà đầu tư

trong thời gian qua.

Đồng thời Chương 2 cũng đã tiến hành phân tích phiếu điều tra các DN FDI và

DDI đang hoạt động kinh doanh tại các khu công nghiệp tỉnh Long An, kết quả phân tích

dữ liệu thu thập được là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng thu hút vốn

đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Long An trong thời gian tới