HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

52
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT Sản xuất giống, kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nam Định Hà Nội, Tháng 8/2012 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)

Transcript of HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

Page 1: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

Sản xuất giống, kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm bền vững

và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nam Định

Hà Nội, Tháng 8/2012

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biểnvà Phát triển Cộng đồng (MCD)

Luong Anh
Sticky Note
Logo bị lệch so với tên Sở
Page 2: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
Page 3: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

3

Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tỉnh có bờ biển dài và 3 cửa sông lớn thông ra biển là cửa Ba Lạt, cửa Ninh Cơ và cửa Đáy, thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Với 36.150 ha diện tích có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó diện tích nuôi mặn lợ là 14.271 ha, nuôi nước ngọt là 21.879 ha; Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thuỷ sản. Với bờ biển dài 72 km, có nhiều cửa sông đổ ra biển, vùng bãi triều rộng lớn 26.000 ha và luôn được bồi đắp, Nam Định có lợi thế về phát triển sản xuất giống và nuôi nhuyễn thể. Năm 2011, có 1.709 ha bãi triều được đưa vào nuôi nhuyễn thể, sản lượng thu hoạch đạt 20.000 tấn.

Nghề nuôi ngao ở vùng bãi triều ven biển Nam Định xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX. Trải qua những thăng trầm, đến nay, nuôi ngao đã trở thành nghề mang lại thu nhập cao cho ngư dân vùng ven biển.

Nghề nuôi ngao tại Nam Định có đặc điểm hết sức riêng biệt, khác hẳn nghề nuôi ngao ở Bến Tre, Cần Giờ, Thái Bình… Bãi nuôi ngao tại Nam Định đa phần nằm ở vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy, thuộc Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng. Chính vì vậy, nghề nuôi ngao tại đây là sự giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Ngư dân nuôi ngao phải sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước, sao cho không ảnh hưởng tới các hệ sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển, đồng thời phải luôn học hỏi, điều chỉnh phương thức sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngao Bến Tre được du nhập về Nam Định từ năm 1998 và đang trở thành đối tượng nuôi chủ lực trong nuôi trồng thủy sản mặn lợ của tỉnh. Tuy nhiên, nghề nuôi ngao cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đó là:

* Do lợi nhuận cao, bãi triều vùng nuôi ngao bị khai thác cạn kiệt, dẫn đến suy giảm nguồn lợi;

* Biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp và gián tiếp tới vùng nuôi ngao;

* Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện hữu trước những tác động của phát triển kinh tế, công nghệ và thiên nhiên.

Để nghề nuôi ngao phát triển bền vững, ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, kiến thức về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ngao an toàn vệ sinh

PHẦN I: MỞ ĐẦU

PHẦ

N I

Page 4: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

4

thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết, không chỉ đối với ngư dân mà còn với các nhà quản lý và các nhà khoa học.

Để nghiên cứu, tổng hợp, gắn kết giữa kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ngao, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và thích ứng với biển đổi khí hậu, Sở Nông nghiệp & PTNT Nam Định phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) tổ chức biên soạn tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nam Định”. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ góp phần vào phát triển bền vững nghề nuôi ngao tại Nam Định nói riêng và nghề nuôi ngao trên phạm vi toàn quốc nói chung.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ:

Ngao cám: Ngao có kích thước cỡ mm và số lượng khoảng 50 - 60 vạn con/kg.

Ngao tấm: Ngao có kích thước lớn hơn ngao cám và đạt khoảng 5 vạn con/kg.

Ngao dắt: Ngao có kích thước ngang với kích thức con dắt (trưởng thành) và đạt khoảng 5 nghìn con/kg

Ngao cúc: Ngao đạt khoảng 1500-2000 con/kg.

Ương ngao: Hoạt động nuôi ngao từ lúc rất nhỏ đến giai đoạn ngao cúc.

PHẦ

N I

Page 5: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

5

1. Vị trí phân loại.

Ngành: Mollusca

Lớp: Bivalvia

Bộ: Anisomyaria

Họ: Veneridae

Giống: Meretrix

Loài: Meretrix lyrata

2. Đặc điểm hình thái cấu tạo

2.1. Đặc điểm hình thái

Hình 1: Ngao Bến Tre ((Meretrix lyrata, Sowerby 1851)Vỏ ngao hình tam giác hai vỏ to nhỏ bằng nhau. Vỏ dày và chắc. Chiều

dài vỏ lớn hơn chiều cao vỏ, đỉnh ở phía lưng hơi lệch về phía trước và nhô lên uốn cong về phía bụng. Đỉnh của hai vỏ gần sát nhau, mặt vỏ phồng lên, nhẵn bóng vòng sinh trưởng rộng, rõ ràng. Mặt ngoài vỏ ngao dầu có lớp bì mầu nâu. Từ đỉnh vỏ xuống rìa bụng có nhiều vành mầu nâu. Ở ngao Bến Tre mặt ngoài của vỏ mầu vàng sữa, ít cá thể có mầu nâu , vòng sinh trưởng thô. Màu sắc của vỏ thường biến đổi thẫm hay nhạt theo môi trường nuôi. Phía trước của đỉnh vỏ mặt nguyệt thuôn dài. Màu sắc hoa văn của mặt ngoài vỏ rất đa dạng, ngao nhỏ hoa văn mặt ngoài vỏ phong phú biến đổi lớn còn ngao to tương đối ổn định hơn. Mặt ngoài vỏ phần giữa và phần rìa bụng do quá trình sinh sống di chuyển cọ sát xuống nền đáy nên phần nhiều có mầu trắng. Đỉnh vỏ có đai lề mầu đen. Phần 2 vỏ gắn với nhau ở đỉnh vỏ tương đối rộng và có các răng như bản lề gắn chặt 2 vỏ với nhau mặt trong của vỏ mầu trắng. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ hình bán nguyệt.

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

PHẦ

N I

PHẦ

N II

Page 6: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

6

2.2. Cấu tạo

Hình 2: Đặc điểm cấu tạo trong của ngao* Màng áo ngoài

Hai tấm màng áo mỏng bao phủ toàn bộ nội tạng. Màng áo ngoài dính liền với bộ phận thân mềm ở mặt lưng. Phần rìa bụng tách rời, viền mép màng áo ngoài có nhiều u lồi có tác dụng cảm giác. Màng áo ngoài có chức năng bảo vệ cơ thể và phân tiết các chất để tạo thành vỏ ngao. Phần sau của màng áo ngoài phía bụng dính liền với nhau tạo thành 2 vòi nước. Vòi phía bụng là vòi nước vào, vòi phía lưng là vòi nước ra. Vòi nước của ngao to và ngắn. Vòi nước vào dài hơn vòi nước ra. Ngao sống vùi dưới đáy cát thò vòi lên trên để hô hấp, bắt mồi và bài tiết.

* Bộ phận thân mềm

Gồm 2 phần nằm trong 2 vỏ phần trái và đối xứng nhau. Phần trên gồm nội tạng phần dưới là chân hình lưỡi rất phát triển. Chân có thể thò ra ngoài vỏ di chuyển khi cần và chân dùng để đào hang giúp cơ thể vùi xuống đáy dễ dàng.

* Hệ tiêu hoá và hô hấp

Hệ tiêu hoá: Miệng ngao là một rãnh ngang nằm phía trước cơ thể bên miệng có tấm môi ngoài và môi trong. Trên các tấm môi có rất nhiều tiêm mao không ngừng vận động để chọn lọc thức ăn đưa vào miệng. Sau miệng là thực quản, tiếp đến là dạ dày, xung quanh dạ dày có túi nang tiêu hoá. Hậu môn nằm sau cơ khép vỏ sau.

Hệ hô hấp: Gồm đôi mang nằm trong xoang màng áo phía hai bên cơ thể trên có nhiều tơ mang hình răng lược. Mang là cơ quan hô hấp chủ yếu, ngoài ra các vi mạch trên màng áo ngoài, các vi mạch trên môi cũng có tác dụng bổ trợ cho hô hấp.

PHẦ

N II

Page 7: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

7

*Hệ sinh dục

Ngao có tính đực, cái riêng biệt. Trên các cơ thể khác nhau nhìn bề ngoài rất khó phân biệt được con đực cái. Cấu tạo của hệ sinh dục gồm: Nang bào, ống sinh dục và ống vận chuyển sản phẩm sinh dục.

Trong mùa sinh sản ở nước ta, từ tháng 4 đến tháng 10, khi tuyến sinh dục thành thục, con cái có mầu vàng, con đực có mầu trắng sữa phủ khắp nội tạng, nếu ấn nhẹ sản phẩm sinh dục sẽ tràn ra. Quan sát dưới kính hiển vi sản phẩm sinh dục mới phân biệt được đực cái và xác định được giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục. Trứng ngao đã thành thục có kích thước 60µm.

3. Đặc điểm sinh học

3.1. Phân bố

Ngao phân bố trên các bãi triều, trong các eo vịnh chất đáy là cát pha bùn (cát chiếm 70-80%, bùn chiếm 20-30%), có sóng gió nhẹ, nước chảy lưu thông và có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy nhiều bùn ngao dễ bị chết ngạt, nhiều cát ngao cũng không sống được vì khô và nóng, vùng cát vàng thô không thích hợp cho ngao sinh sống. Ngao sống ở vùng trung triều cho đến độ sâu 10m.

Ngao là loài rộng nhiệt. Nhiệt độ thích nghi 5-35oC, ở nhiệt độ 18-30oC sinh trưởng tốt nhất. Giới hạn chịu nhiệt độ cao là 40oC, ở 45oC đa số ngao bị chết. Ở nhiệt độ 0oC các tơ mang ngừng hoạt động.

Độ mặn thích hợp 19-26%0. Trong môi trường tự nhiên nếu độ mặn biến đổi đột ngột sẽ gây chết hàng loạt, những vùng ảnh hưởng của nước lũ kéo dài thường không có ngao phân bố.

Ngao là loài sống đáy, chân phát triển để đào cát vùi mình xuống dưới. Để hô hấp và lọc thức ăn, ngao thò vòi lên mặt bãi hình thành một lỗ hình bầu dục màu vàng nhạt. Nhìn lỗ, ta có thể biết được chỗ phân bố của ngao. Vòi nước của ngao ngắn nên không thể vùi sâu dưới cát được, thường chỉ cách mặt đáy khoảng vài phân. Trời quá nóng hoặc quá lạnh ngao xuống sâu hơn nhưng không quá 10cm.

Khi gặp điều kiện môi trường không thích hợp, ngao có thể nổi lên mặt nước và di chuyển tới các vùng khác bằng cách tiết ra một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng của cơ thể và nổi lên được trong nước và theo dòng thuỷ triều di chuyển đến nơi khác. Ngao thường di chuyển vào mùa hạ, mùa hạ ngao sống ở vùng triều cao, bãi cạn chịu thời gian nắng kéo dài làm cho bãi cát nóng, mùa thu nhiệt độ thấp dần gió thổi liên tục, ngao

PHẦ

N I

PHẦ

N II

Page 8: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

8

không thích nghi được phải chuyển xuống vùng sâu hơn, mặt khác sự di chuyển của ngao cũng có quan hệ tới sinh sản và tuổi tác. Khi ngao lớn hơn 5-6 cm ở giai đoạn sinh dục thành thục ngao thường di chuyển nhiều, ngao già thường di chuyển tới vùng sâu hơn, đặc điểm này các hộ nuôi phải hết sức chú ý giữ không cho ngao mất. Người ta thường dùng dây cước 2mm căng cách đáy 5-10cm theo chiều vuông góc với hướng nước thuỷ triều rút, tác dụng dây căng sẽ cắt đứt tuyến nhầy của ngao và ngao sẽ bị chìm xuống đáy. Phương pháp này được các hộ nuôi áp dụng rất có hiệu quả.

3.2. Đặc điểm dinh dưỡng

Ngao là loài động vật ăn lọc, không có khả năng tự động kiếm mồi và chọn lọc thức ăn. Bình quân ngao lọc được 20 lít nước ở đáy /ngày đêm (từ 0,2- 0,25g các mùn bả hữu cơ, xác bả tảo, các loại chất thải). Chính đặc điểm này có thể nhận thấy ngao là đối tượng nuôi phù hợp có khả năng làm sạch cho môi trường ao nuôi. Thức ăn của ngao là những loài thực vật phù du và các mùn bã hữu cơ trôi nổi trong nước, cơ thể nhỏ (khoảng 6-8 µm) sống phù du, vách tế bào không bền vững, không phân tiết các độc tố đối với ngao. Theo một số kết quả phân tích các mẫu thức ăn trong ống tiêu hoá của ngao cho thấy: mùn bã hữu cơ là thành phần chủ yếu chiếm đến 75-90%, phần nhỏ còn lại là sinh vật phù du mà chủ yếu là tảo silic (Bacilari-ophyceae 90-95%). Chúng trôi nổi trong nước và trên nền đáy, sau đó là tảo giáp (Binophyceae), tảo lam (Cyanophyceae), tảo lục (Chlorophyceae), tảo kim (Dictyochophyceae).

Ngao bắt mồi một cách bị động, khi thuỷ triều lên cao ngao thò vòi lên cát hút các chất trôi nổi trong nước vào xoang màng áo, qua mang và các phiến môi lọc các loại thức ăn hợp kích cỡ vào miệng sau đó vào dạ dày, những loại thức ăn không hợp kích cỡ qua xoang màng áo và theo vòi nước ra ngoài. Lượng thức ăn của ngao biến đổi theo mùa, nhìn chung mùa hè khí hậu ám áp, cường độ chiếu sáng lớn thích hợp cho các loại thực vật phù du phát triển, tốc độ phát triển của ngao mùa hè lớn nhanh hơn mùa đông.

PHẦ

N II

Page 9: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

9

3.3. Đặc điểm sinh trưởng

Hình 3: Các giai đoạn phát triển của ngao M. lyrataNgao một tuổi có khối lượng 15-20g, hai tuổi có khối lượng 20-30g, hai

năm đầu ngao lớn nhanh sau đó lớn chậm dần. Trong một năm thời gian ngao lớn nhanh vào tháng 4-9 lúc này nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú. Tốc độ sinh trưởng của ngao liên quan chặt chẽ đến môi trường sống, vùng cửa sông có nhiều thức ăn, hàm lượng oxy dồi dào ngao lớn nhanh hơn vùng triều cao.

3.4. Đặc điểm sinh sản

Ngao Bến Tre (M. lyrata) là loài phân tính, nhưng không phân biệt được cá thể đực cái thông qua hình dáng ngoài.

Ngao Bến Tre hầu hết là loài phân tính rõ ràng, nhưng trong quần thể có khoảng 6% có hiện tượng lưỡng tính. Theo kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Đại học Cần Thơ năm 2002, kiểm tra trên 308 cá thể thì phát hiện có 21 cá thể (6,68%) lưỡng tính.

Tuyến sinh dục chỉ phát triển mạnh trong mùa vụ sinh sản. Phát triển của tuyến sinh dục thường bắt đầu vào cuối mùa xuân, khi nhiệt độ tăng cao hơn 220C và độ mặn giảm dần. Xác định giới tính của ngao chỉ có thể được phân biệt sau khi mở vỏ bằng mắt ở giai đoạn thành thục thông qua màu sắc, ngao đực có màu sắc trắng sữa, ngao cái có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, kiểm tra bằng kính hiển vi mới có thể khẳng định chính xác giới tính của ngao.

Sự thành thục sinh dục của ngao tuỳ thuộc vào độ tuổi, kích thước và địa lý phân bố. Sản lượng trứng, tinh trùng và sự hình thành giao tử liên

PHẦ

N I

PHẦ

N II

Page 10: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

10

quan đến kích thước của ngao, nhiệt độ nước, số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ ban đầu của quá trình này.

Mùa vụ sinh sản tự nhiên của ngao diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9. Việc thay đổi một vài yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ mặn sẽ kích thích sự chín sinh dục của các loài nhuyễn thể nói chung, trong đó có ngao. Vào mùa Xuân, khi nhiệt độ nước bắt đầu ấm dần lên, nó kích thích sự phát triển của buồng trứng. Ngao một tuổi trở lên có thể thành thục sinh dục, lượng trứng quan hệ tỷ lệ thuận tới kích cỡ ngao. Ngao cái kích thước 15- 20 g trọng lượng tươi, sinh sản trung bình được 5 – 8 triệu trứng, phụ thuộc vào mùa vụ và điều kiện nuôi vỗ chăm sóc. Khi sinh sản phần sau của thân thò vòi lên mặt nước, tinh trùng, trứng rụng vào xoang rồi qua vòi nước từ từ tuôn ra ngoài sau đó khuếch tán vào trong nước biển, thời gian đẻ của con cái kéo dài tới hàng giờ. Trong mùa đẻ rộ, những vùng biển có nhiều ngao phân bố, nước biển có lúc trở nên vẩn đục bởi các sản phẩm sinh dục của ngao. Trong một năm ngao đẻ trứng phóng tinh làm nhiều đợt mỗi đợt cách nhau 20 ngày đến một tháng.

* Sự phát triển của tuyến sinh dục

Quá trình phát triển của tuyến sinh dục ngao chia thành 5 giai đoạn với các đặc điểm sau.

Giai đoạn 1:

Màu sắc bề ngoài trong suốt, giai đoạn non, tuyến sinh dục nằm trong nội tạng ngao gồm những ống nhỏ có cấu tạo màng liên kết và dịch dinh dưỡng tích luỹ cho quá trình tạo trứng và tinh dịch.

Giai đoạn 2:

Màu sắc trứng nhạt và phớt vàng, giai đoạn phát dục, phần nội tạng của ngao bắt đầu hơi căng, các tế bào sinh dục gia tăng về số lượng. Nhìn bề ngoài chưa phân biệt trứng hay tinh trùng, quan sát dưới kính hiển vi ta có thể phân biệt được, mật độ kết dính cao tinh trùng chưa vận động.

Giai đoạn 3:

Túi tinh màu trắng, buồng trứng màu vàng nhạt tuyến sinh dục phát triển mạnh căng đầy trong các nang bào và các ống dẫn trứng, giai đoạn thành thục trứng bắt đầu tách rời thành vách, quan sát sản phẩm sinh dục qua kính hiển vi, trứng tròn tách rời chiếm tỷ lệ 3/5, nhân trong sáng, số trứng còn lại hình quả lê, tinh trùng đa số hoạt động mạnh.

PHẦ

N II

Page 11: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

11

Giai đoạn 4:

Túi tinh màu trắng đục, buồng trứng màu hơi vàng tươi, giai đoạn chín, tuyến sinh dục của ngao căng phồng, giai đoạn đẻ, quan sát sản phẩm sinh dục qua kính hiển vi tinh trùng vận động mạnh, trứng tròn chiếm tỷ lệ ¾, độ kết dính kém tách rời nhau.

Giai đoạn 5:

Tuyến sinh dục màu nâu nhạt, đã đẻ hết trứng còn sót lại một số noãn bào, ở giai đoạn chín. Nang noãn bào và nang tinh bào có nhiều chỗ rộng, tuyến sinh dục co lại và mềm nhũn.

Giai đoạn I Giai đoạn II

Giai đoạn III Giai đoạn IVHình 4: Các giai đoạn khác nhau trong phát triển buồng trứng

PHẦ

N I

PHẦ

N II

Page 12: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

12

* Sự phát triển của phôi:

Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng, phải trải qua một giai đoạn sống trôi nổi trong nước, trong điều kiện thuận lợi, thức ăn đầy đủ nhiệt độ nước 20-30oC, độ mặn 18-22%0, qua thời gian 20 ngày biến thái thành ngao con sống vùi mình xuống đáy cát. Ở nhiệt độ trên, trứng thụ tinh sau 15 phút xuất hiện cực thể thứ nhất, sau 20 phút xuất hiện cực thể thứ 2, tế bào phân cắt lần thứ nhất theo cực động vật xuống cực thực vật, phân chia thành 2 tế bào.

Sau đó, qua nhiều lần phân cắt, tế bào hình thành dạng xoáy ốc từng bậc, sau đó chuyển sang giai đoạn phôi nang, lúc này mặt ngoài phát sinh nhiều lông mao và bắt đầu tự chuyển động, khoảng 2 giờ sau chuyển sang giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophora) đường kính ấu trùng khoảng 80µm, khoảng 24 giờ sau khi thụ tinh ấu trùng chuyển sang giai đoạn chữ D (Velyger) vận động xoay tròn trong nước, đại bộ phận xoay ngược kim đồng hồ. Khoảng 1 ngày sau ấu trùng lớn đạt 100µm, chuyển sang giai đoạn bơi nhanh theo hướng thẳng, vỏ bọc ngoài trong suốt sau đó chuyển sang giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ, trải qua 3 thời kỳ (sơ kỳ đỉnh vỏ, trung kỳ đỉnh vỏ, hậu kỳ đỉnh vỏ), khoảng 7-8 ngày sau khi thụ tinh, ấu trùng xuất hiện chân bò di động trên mặt đáy, khoảng 10 ngày sau biến thành ngao con sống vùi mình xuống đáy.

PHẦ

N II

Page 13: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

13

1. Lựa chọn vị trí

1.1. Chất lượng nước

Các yếu tố môi trường nước phụ thuộc vào vùng địa lý. Ấu trùng ngao, cũng như ngao trưởng thành và ngao bố mẹ có các yêu cầu khắt khe về sinh lý, sinh thái học như nhiệt độ nước, độ mặn và hàm lượng ôxy hoà tan trong nước. Những yếu tố này phải được duy trì ổn định trong quá trình vận hành trại giống. Nhiệt độ nước trong trại sản xuất không được quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và con trưởng thành. Độ mặn có thể giao động mạnh và ngưỡng chịu đựng khác nhau theo từng loài. Ngao Bến Tre có thể chịu đựng biên độ dao động muối rộng hơn.

Mật độ dày đặc của một vài loài tảo độc và vi khuẩn có thể tiết ra các loại độc tố là nguyên nhân có thể làm giảm cả tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao, hoặc là nguyên nhân gây chết đại trà.

Các điều kiện về môi trường nước nuôi ngao

PHẦN III: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 14: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

14

1.2. Lựa chọn vị trí xây dựng trại

Cơ sở sản xuất ngao giống phải nằm trong vùng quy hoạch; tuân thủ theo các quy định của địa phương.

Cơ sở sản xuất ngao giống phải đăng ký cơ sở nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vị trí xây trại phải đáp ứng được yêu cầu về vị trí theo tiêu chuẩn QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT quy định cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường.

Dựa vào các đặc điểm sinh học, sự phân bố của loài: ngao Bến Tre (Mer-etrix lyrata) được tìm thấy ở vùng bãi triều cửa sông ven biển, nơi có sự biến động mạnh về độ muối. Ngao trưởng thành và ấu trùng có thể phát triển trong cùng điều kiện tự nhiên như nhau. Qua đó, trại giống nên được xây dựng gần với vùng cửa sông, với khoảng cách phù hợp để bơm được nước vào trại giống. Hơn nữa, nguồn nước ngọt và nước mặn phải được bảo đảm và thuận tiện cho việc sử dụng. Trại giống phải được cách ly khỏi các nguồn gây ô nhiễm như: chất thải công nghiệp, chất thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp. Một yêu cầu nữa là vị trí xây trại phải đáp ứng được các yêu cầu về hậu cần, xây dựng và có thể mở rộng được khi cần thiết.

1.3. Các yêu cầu khác

Trại sản xuất nên được xây dựng ở vị trí thuận tiện về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại, nguồn điện, bãi ương nuôi ngao,…, để thuận tiện trong việc vận hành trại và giao dịch.

2. Thiết kế trại giống

2.1. Cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình: Đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT

2.1.1. Hệ thống công trình, trang thiết bị phục vụ sinh sản

Hệ thống xử lý nước cấp như ao chứa, ao lắng, hệ thống lọc nước và hệ thống bể đẻ, bể ương nuôi ấu trùng và nuôi thức ăn phải đảm bảo diện tích thích hợp, phù hợp với quy trình sản xuất giống của từng đối tượng.

Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng cho cơ sở sản xuất phải được làm bằng vật liệu không gỉ; không độc, tiện lợi, bảo đảm vệ sinh và chuyên dụng.

Hệ thống nhà xưởng, các loại bể, trang thiết bị và dụng cụ trực tiếp phục vụ sản xuất phải được vệ sinh, khử trùng định kỳ hoặc sau mỗi lần sử dụng để bảo đảm vệ sinh thú y thủy sản. Dụng cụ sản xuất sau khi được vệ

PHẦ

N III

Page 15: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

15

sinh khử trùng phải được phơi khô và để nơi khô ráo.2.1.2. Nước thải, chất thải và hệ thống xử lý nước thải

Nước thải của các cơ sở sản xuất giống thủy sản trước khi thải ra môi trường bên ngoài phải được xử lý đạt TCVN 6986:2001 và các quy định hiện hành.

Nước thải sinh hoạt phải được xử lý theo quy định đạt TCVN 6772:2000Các chất thải rắn và chất thải hữu cơ trong sản xuất và sinh hoạt phải

được thu gom, phân loại trong các thùng chứa đảm bảo an toàn, đặt ở vị trí quy định, thuận tiện cho các hoạt động, không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.

Bể xử lý nước thải phải có nắp đậy và đặt cách xa khu sản xuất hoặc nguồn nước ngầm để tránh lây nhiễm chéo.

Hệ thống đường ống dẫn nước thải đến nơi xử lý phải kín, có độ dốc nhất định, thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh, không gây mùi khó chịu và ô nhiễm môi trường.

Hệ thống bể xử lý và cống thoát nước thải được thiết kế phù hợp với công suất hoạt động của các cơ sở sản xuất.

2.1.3. Kho nguyên vật liệu

Kho nguyên vật liệu trong cơ sở sản xuất phải được thiết kế ở vị trí thích hợp, có các khu vực riêng biệt. Khu vực chứa đựng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh phải đảm bảo kín, khu vực để thức ăn, phân bón phải thông thoáng, ngăn được côn trùng và động vật gây hại xâm nhập, tránh lây nhiễm.

Kệ để nguyên vật liệu trong kho phải cao, cách mặt đất tối thiểu 0,3m.Kho chứa xăng, dầu phải được đặt ở vị trí thích hợp, cách xa nguồn nước

cấp vào các ao nuôi để tránh gây ô nhiễm, có trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định.

2.2. Công suất trại và kích thước bể sản xuất

Trại sản xuất được thiết kế dựa theo hai nguyên tắc: 1) Vận hành phải được tiến hành dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với đối

tượng sản xuất;2) Trại giống phải thể hiện tính linh hoạt trong thiết kế, quy hoạch để

có thể mở rộng được khi cần thiết để đáp ứng được yêu cầu về con giống cần thiết.

Dựa vào nhu cầu con giống của thị trường, quy mô trại giống cần thiết

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 16: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

16

được quyết định phù hợp với năng lực sản xuất con giống. Nhu cầu con giống cần sản xuất là cơ sở để tính toán cơ sở hạ tầng, thiết bị của trại giống như: số lượng bể đẻ, bể ương, trang thiết bị, công nghệ sản xuất tảo sinh khối, kích thước, kiểu dáng bể và các thiết bị cần thiết khác cho việc vận hành trại sản xuất.

Cơ sở để tính toán công suất bể là: tỷ lệ sống của ấu trùng ngao từ giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (chữ D) đến giai đoạn xuống đáy là 5%, giai đoạn này ấu trùng bơi lội tự do nên hình dáng bể được chú ý để thể tích sử dụng được nhiều nhất, mật độ ương từ 5 đến 15 ấu trùng/ml. Thông thường, bể ương ấu trùng nhuyễn thể nói chung ở giai đoạn bơi tự do, hình dáng bể là hình trụ, thể tích từ 3000l đến 20.000l.

Ấu trùng ở giai đoạn sống đáy, chúng thay đổi môi trường và tập tính sống, nền đáy là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống của chúng. Do đó, đối với giai đoạn này, bể nên được thiết kế hình chữ nhật để tăng diện tích đáy, thể tích từ 3000l đến 5000l, vật liệu có thể là xi măng hoặc composite.

Số lượng bể nuôi vỗ ngao bố mẹ, bể đẻ và kích thước bể ương nuôi ấu trùng được tính toán theo cơ sở mật độ ấu trùng 7at/ml, mật độ ấu trùng xuống đáy 5at/ml. Tuy nhiên, tính toán công suất trại chỉ mới dựa vào số liệu của một đợt sản xuất. Trại sản xuất giống có thể được vận hành ít nhất 5 đợt/năm, vì vậy số lượng ngao spat cần thiết cho sản xuất sẽ được xem xét trong cả năm trên cơ sở tính toán.

2.3. Hệ thống nước

Chất lượng nước phải bảo đảm và liên tục, vì thế nguồn nước phải được chủ động và có xuất xứ rõ ràng. Nước được bơm từ sông trực tiếp vào ao/bể lắng trong vòng 3-5 ngày để phù sa, các chất lơ lửng và vi khuẩn được lắng đọng. Sau đó, nước được bơm vào bể chứa qua hệ thống lọc cát. Hệ thống lọc cát này có thể loại bỏ được các chất bẩn dạng hạt, trầm tích và các sinh vật khác có kích thước lớn hơn 20 µm. Sau khi được lọc qua hệ thống lọc cát, nước tiếp tục được lọc qua hệ thống lọc bằng lõi bông, kích thước từ 0,2 đến 5 µm, tuy thuộc vào nhu cầu làm sạch của nước ở từng khu vực sử dụng trong trại giống. Công suất bơm nước, kích thước đường ống liên quan đến quy mô của một trại sản xuất.

Nguồn nước ngọt cũng được xem là một yêu cầu quan trọng trong trại sản xuất nhuyễn thể. Nó cần thiết trong việc vệ sinh bể, dụng cụ, thiết bị và cho ấu trùng đặc biệt là giai đoạn xuống đáy. Tuy nhiên, nước ngọt cũng phải được xử lý, loại bỏ khí độc, kim loại bằng việc lọc và cho bay hơi.

PHẦ

N III

Page 17: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

17

2.4. Hệ thống nhà xưởng trong trại sản xuất

Xem xét thận trọng việc thiết kế trại sản xuất giống, bảo đảm vệ sinh, khô ráo và thuận tiện trong sử dụng, vận hành. Toàn bộ khu vực trại phải thuận tiện trong việc vệ sinh, tẩy trùng khô ráo. Bể ương nuôi có thể được làm từ xi măng vì giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác, nhưng bề mặt đáy, thành bể phải được xử lý nhẵn, thoát nước dễ dàng. Hệ thống nhà xưởng trong trại sản xuất là: phòng lưu giữ và sản xuất tảo, phòng nuôi vỗ con bố mẹ, sinh sản, ương nuôi ấu trùng và ương nuôi con giống spat.

2.4.1. Trang thiết bị sản xuất tảo

Sản xuất tảo (thức ăn) là khâu quan trọng đầu tiên trong sản xuất giống nhuyễn thể. Thành công trong việc sản xuất sinh khối tảo sẽ quyết định đến sự thành công của sản xuất giống. Bắt đầu cho một đợt sản xuất, số lượng và chất lượng tảo phải được chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng được yêu cầu. Để thuận tiện hơn trong vận hành trại giống, vị trí nuôi cấy tảo nên sắp xếp ở trung tâm của trại. Nhu cầu về không gian, trang thiết bị tuỳ thuộc vào công suất của trại giống và công nghệ sản xuất được sử dụng.

Đối với trại giống nhuyễn thể, nơi sản xuất tảo được thiết lập ở cả trong nhà (sử dụng ánh sáng nhân tạo) và ngoài trời (sử dụng ánh sáng tự nhiên). Yêu cầu một phòng nhỏ, ánh sáng nhân tạo, ổn định nhiệt độ (24-260C), cung cấp CO2 để lưu giữ tảo giống và san cấy tảo cấp 2.

Tảo được nhân từ bình lưu giữ tới thể tích 4l và túi plastic 20l dưới điều kiện ánh sáng nhân tạo (đèn huỳnh quang) và bổ sung khí CO2.

2.4.2. Khu vực nuôi vỗ và sinh sản ngao

Kích thước và thể tích của bể nuôi vỗ ngao bố mẹ cũng được tính toán trên dựa trên cơ sở nhu cầu con giống cần sau mỗi đợt sản xuất. Trang thiết bị yêu cầu cho công đoạn này bao gồm: nguồn nước ngọt và mặn, thiết bị nâng nhiệt, bể nuôi vỗ và cho sinh sản.

2.4.3. Khu vực ương nuôi ấu trùng và con giống

Thông thường, bể ương nuôi ấu trùng được làm bằng chất liệu là com-poste hoặc xi măng. Thể tích bể ương nên thiết kế từ 3000l đến 5000l Số lượng bể tuỳ thuộc vào công suất của trại.

Khi ấu trùng xuất hiện chân bò, chúng được chuyển qua hệ thống mới, bể hình chữ nhật, để tiếp tục được theo dõi, chăm sóc, gọi là giai đoạn thu và ương nuôi ấu trùng sống đáy. Hệ thống thu và ương ấu trùng ngao xuống đáy bao gồm các rây hình trụ, đường kính 45 cm, cao 30 cm, được

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 18: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

18

lắp đặt trong bể hình chữ nhật, thể tích 2000l. Mỗi bể được lắp 10 rây, một cái bơm chìm có tác dụng bơm nước cùng với tảo vào các rây để vừa cung cấp thức ăn cho ấu trùng, vừa tạo dòng chảy, tăng ôxy hoà tan cho chúng. Nguồn thức ăn bổ sung vào hệ thống ương được bơm từ ao đất ngoài trời, đã được mầu nước, tạo thức ăn. Hệ thống ương này phục vụ cho cả hai mục đích là giúp cho ngao giống làm quen dần với điều kiện tự nhiên trước khi đem nuôi và góp phần làm giảm áp lực tảo làm thức ăn cho con giống, nên giảm giá thành sản xuất.

Hiện tại, áp dụng quy trình nước xanh của Đài Loan, hệ thống bể ương ấu trùng được thay bằng hệ thống ao ương có diện tích từ 200- 300m2, nước được lọc thô trước khi đưa vào ao ương. Thức ăn tự nhiên được gây nuôi ngay tại ao ương. Hệ thống này đảm bảo sản xuất được ngao giống với sản lượng lớn.

2.4.4. Các yêu cầu khác

Trại sản xuất nên lưu ý phải có nơi để cất giữ các thiết bị và máy móc cần thiết (kho chứa) như: máy bơm nước, máy sục khí, hệ thống lọc nước…

PHẦ

N III

Page 19: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

19

3. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống ngao bằng phương pháp nhân tạo

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giống Ngao nhân tạo:

Lựa chọn thành thạocác cá thể

Nuôi vỗ phát dục

Kích thích sinh sản

Thu trứng và thu ấu trùng đỉnh vỏ thẳng

Ương ấu trùngđỉnh vỏ lồi

Thu giống cấp 1

Ương thànhcon giống cấp 2

- Cấp khí.- Cấp nước biển.- Hệ thống chiếu sáng.- Hệ thống nhà xưởng,mái che.- Hệ thống làm mát sưởi ấm.

Nuôi tảohiển vị

3.1. Nuôi vỗ ngao bố mẹ, sinh sản và thụ tinh

3.1.1. Nuôi vỗ ngao bố mẹ

a. Lựa chọn ngao bố mẹ Đàn bố mẹ có kích thước lớn cao vỏ trung bình 70mm, dài vỏ 60mm,

khối lượng 100-200g.Các cá thể khoẻ mạnh, không dập vỡ, không dị hình, không để

ngoài môi trường nước quá 8 giờ.Các cá thể có tuyến sinh dục phát triển (giai đoạn 2, giai đoạn 3)

trứng tròn, kích thước 70-80µm, tinh hoạt động mạnh.b. Chuẩn bị bể nuôi vỗ:

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 20: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

20

Bể nuôi vỗ dung tích từ 2-3m3 được đánh rửa sạch sẽ (chú ý không được sử dụng các chất tẩy rửa như Chlorine, Formon… trong các bể ương nuôi Ngao). Cát mịn rửa sạch nhiều lần bằng nước ngọt, phơi khô, loại bỏ các tạp chất. Rải một lớp cát mịn dày 10-15cm xuống đáy bể nuôi vỗ Ngao bố mẹ, cấp nước ngập cách bề mặt lớp cát khoảng 50cm. Ngao bố mẹ được rải đều lên mặt cát, sau 30 phút nhặt loại bỏ những cá thể không tự vùi mình được

Mật độ nuôi vỗ: 20-25kg/m3 bể.c. Chăm sóc, quản lý bể nuôi vỗ:- Thay nước ½ bể mỗi ngày, sục khí nhẹ liên tục.- Cho ăn: Thức ăn là các tảo hiển vi như: Chaetoceros calcitrans, Isochrysis

galbana, Nanachloropsis occulata, Tetraselmis suecia, Pavlov lutheri, Chlorella sp… Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mật độ tảo cho ăn 150.000-180.000 tế bào tảo/ml, thức ăn được rải đều trong bể nuôi vỗ.

- Tránh những kích thích mạnh như thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, cho ăn quá nhiều trong một lần.

3.1.2. Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo

Ngao bố mẹ thành thục được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ngọt sau đó được chuyển vào bể cho sinh sản, con đực và cái được bố trí vào trong cùng một bể. Mùa vụ sinh sản của ngao diễn ra vào cuối mùa Xuân và mùa Hè hàng năm (từ tháng 4 đến tháng 9). Trong một quẩn thể, ngao đực thường phóng tinh trước, chúng đóng vai trò hấp dẫn để con cái sinh sản. Quá trình thụ tinh được diễn ra trong nước.

Các phương pháp kích thích sinh sản được sử dụng dưới đây: Phơi khô: trước khi sinh sản, đưa ngao bố mẹ ra khỏi bể nuôi vỗ và phơi

chúng trong bóng mát trong 5 giờ. Ngao bố mẹ cũng được giữ khô ở giá thể qua một đêm, sau đó nước được cấp vào sáng hôm sau để kích thích sinh sản.

Sốc nhiệt: sử dụng máy nâng nhiệt hoặc đá lạnh để thay đổi nhiệt độ trong bể đẻ khoảng 40C nếu con bố mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên. Nếu con bố mẹ được nuôi vỗ, nhiệt độ nước nên được nâng lên tới 280C trong vòng 45 phút. Lặp lại phương pháp này lần 2 nếu không có hiện tượng sinh sản diễn ra trong lần 1. Nếu qua hai lần kích thích mà không thu được ngao sinh sản, thì ngao bố mẹ chưa được sẵn sàng về độ chín sinh dục. Chuyển chúng trở lại bể tiếp tục nuôi vỗ để cho sinh sản lần tới.

Sốc độ mặn: tăng độ mặn lên 32 %0 bằng việc cấp nước biển vào bể đẻ

PHẦ

N III

Page 21: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

21

trong thời gian 30 phút và giảm tới 15 ppt bằng việc sử dụng nước ngọt trong thời gian 30 phút tiếp sau đó. Phương pháp này cũng có thể tiến hành lần 2 nếu ngao không sinh sản ở lần 1 và tiếp tục nuôi vỗ trở lại nếu cả hai lần kích thích không thành công.

3.1.3. Kỹ thuật thu trứng thụ tinh

Ngao đực và cái được giữ cùng một bể cho sinh sản, tinh trùng và trứng từ trong cơ thể đi ra ngoài môi trường nước. Ngao đực phóng tinh trước, tinh đóng vai trò như là chất kích thích, hấp dẫn con cái đẻ trứng. Sự thụ tinh sẽ được diễn ra sau 30 phút trong môi trường nước, sau đó biến thành ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (ấu trùng chữ D) sau 24 giờ. 5 giờ sau khi trứng được thụ tinh, chúng được thu lại bằng lưới lọc kích thước 30µm, sau đó được chuyển vào bể ương với mật độ 20 ấu trùng/ml. Bằng cách lọc, trứng thụ tinh sẽ được rửa nhằm loại bỏ tạp chất và tinh trùng bám ở ngoài bể mặt trứng. Tạp chất và tinh trùng dư thừa có thể làm ô nhiễm môi trường do chúng giàu protein. Khoảng 24 giờ sau khi thụ tinh, khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn đỉnh vỏ thẳng (giai đoạn chữ “D”), chúng được lọc qua lưới 50µm và chuyển vào bể 3000l để tiến hành ương nuôi với mật độ 10-15 ấu trùng/ml.

3.2. Phương pháp ương nuôi ấu trùng, thu ấu trùng xuống đáy

3.2.1. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đỉnh vỏ

Mật độ ương lúc đầu có thể duy trì từ 10-15 con/ml trong thời gian 3-5 ngày đầu. Sau đó san thưa dần 7-8 con/ml vào những ngày thứ 6-7 và chỉ để 5-7 con/ml trong giai đoạn từ ngày thứ 10 trở đi.

Ấu trùng thường trải qua giai đoạn bơi lội tự do trong vòng 8 – 10 ngày rồi biến thái chuyển sang giai đoạn xuống đáy. Các yếu tố môi trường như: độ mặn, pH, ô xy hoà tan, nhiệt độ được ghi chép hàng ngày để đảm bảo ấu trùng được ương nuôi trong điều kiện thuận lợi.

* Cho ăn và chế độ cho ăn Thức ăn cho ấu trùng bơi tự do và ấu trùng sống đáy được sử dụng bởi

hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros sp. Mật độ tảo trong bể được duy trì 100.000 tế bào/ml hỗn hợp 3 loài tảo kể trên. Tần suất cho ăn được điều chỉnh 4 giờ/lần vào ban ngày. Sau 8 đến 10 ngày ấu trùng sẽ chuyển sang giai đoạn sống đáy.

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 22: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

22

* Thay nước và vệ sinh ấu trùng

Ương nuôi ấu trùng ngao được tiến hành trong bể 3000l, sục khí thường xuyên. Nước trong bể ương được thay từ từ (100% sau 2 ngày ương nuôi), bể ương sau đó được vệ sinh, tẩy trùng bằng dung dịch HCl 1% hoặc dung dịch Iốt 1%, để khô ráo 1 ngày trước khi sử dụng. Trong quá trình thay nước, ấu trùng đồng thời được lọc bằng việc sử dụng rây lọc và chuyển qua bể ương mới. Quá trình lọc ấu trùng được tiến hành trong nước, tránh tình trạng ấu trùng bị va đập gây dập vỡ. Kích thước mắt lưới của rây lọc được nâng lên theo kích thước của ấu trùng. Trong thời gian ương nuôi, ấu trùng được đo kích thước vào mỗi buổi sáng để theo dõi tăng trưởng và được định lượng sau khi lọc để biết tỷ lệ sống (2 ngày/lần, trùng với thời gian lọc và vệ sinh bể). Ấu trùng được lọc qua rây 1 có kích thước lớn hơn để phân cỡ, loại kích thước bé hơn qua rây 1 được lọc lại rây thứ 2, kích thước nhỏ hơn. Phương pháp lọc này sẽ tách được ấu trùng kích thước khác nhau để ương nuôi. Ấu trùng có kích thước lớn, đồng nghĩa với việc tăng trưởng và phát triển tốt sẽ được ương riêng và sẽ loại bỏ loại ấu trùng có kích thước bé hơn, thường yếu hơn nếu tỷ lệ này chiếm ít (thường dưới 10%).

* Đo kích thước ấu trùng

Cùng với thời gian thay nước, vệ sinh ấu trùng, ấu trùng cũng đã được thu mẫu để đo kích thước, kiểm tra tốc độ tăng trưởng. Sau mỗi mẻ thu hoạch, ấu trùng được giữ trong xô 20l, đảo đều nước với ấu trùng trong xô và tiến hành lấy 1ml ấu cho vào buồng đếm.

Tổng số ấu trùng được tính toán trên cơ sở mẫu định lượng và tổng thể tích xô chứa ấu trùng.

Điều kiện môi trường thích hợp để cho ấu trùng phát triển và biến thái nhanh đó là nhiệt độ dao động trong khoảng 28 – 300C và thức ăn đầy đủ với hỗn hợp các loài tảo kể trên.

Kích thước ấu trùng ở giai đoạn D-veliger là 60 μm tới giai đoạn xuống đáy đạt 230 μm trong thời gian 8 đến 10 ngày.

Trong điều kiện nhiệt độ nước từ 28-300C, độ mặn từ 20-25‰, hàm lượng Oxy hoà tan >4mg/l, pH: 7,8-8,0 và cho ăn đầy đủ ấu trùng đỉnh vỏ thẳng xuất hiện sau 5 ngày và sau 11-12 ngày ấu trùng xuất hiện chân và chuyển sang giai đoạn sống đáy.

PHẦ

N III

Page 23: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

23

3.2.2. Kỹ thuật ương nuôi con giống sau khi xuống đáy

* Thu con giống và nuôi thành Ngao cám cấp 1:

Khi ấu trùng xuất hiện chân và bắt đầu sống đáy thì lọc toàn bộ Ngao chuyển sang bể thu con giống.

* Chuẩn bị bể để thu giống:

- Dùng bể 5-7m3, rải một lớp cát dày 1-2cm, không nên quá dày dễ bị nhiễm bẩn làm Ngao chết.

- Cát rửa sạch, sàng bỏ những tạp chất, phơi khô, diệt khuẩn loại bỏ những sinh vật có hại.

- Mức nước trung bình cao 50-70cm.* Ương thành Ngao cám:

- Mật độ 10-12 con/ml, sục khí nhẹ, cho ăn ít (1lần/ngày, trong 3 ngày). Kiểm tra quá trình chuyển xuống đáy của ấu trùng và tiếp tục ương Ngao cám.

- Quá trình ương Ngao cám thực hiện trong bể thu con giống, tiếp tục có biện pháp quản lý và chăm sóc giống giai đoạn ương ấu trùng. Sau 1 tuần đầu tiên, nước được thay 2 ngày/lần khoảng 20%. Một tuần sau khi ấu trùng xuống đáy hoàn chỉnh, nước được thay 100%, nước mới bổ sung chỉ qua lọc cát. Các lần thay nước tiếp theo, nước được bơm trực tiếp từ ao đã gây màu.

Khi kích thước ấu trùng đạt đến 500 μm (ngao bột), chúng có thể được thu hoạch và tiếp tục ương trong ao nước lợ đáy cát hoặc ở vùng bãi triều lặng sóng. Đây là một công đoạn nhằm tăng tỷ lệ sống của con giống trước khi đem thả ngoài môi trường tự nhiên thông qua việc thuần hoá chúng, và làm quen với điều kiện tự nhiên một cách từ từ.

- Khoảng 1,5 tháng kể từ khi xuống đáy, Ngao cám đạt kích thước 4,5-5mm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Lúc này có thể chuyển ra ngoài môi trường tự nhiên tiếp tục ương thành con giống cấp 2 trước khi chuyển ra nuôi thành Ngao thương phẩm.

4. Quy trình kỹ thuật lưu giữ và nuôi tảo sinh khối

Các loài tảo biển đơn bào được sản xuất làm thức ăn cho hầu hết các giai đoạn sản xuất con giống Nhuyễn thể. Các loài tảo kích thước hiển vi thuộc các loài tảo roi và silicate là thức ăn đầu tiên trong chuỗi thức ăn ở biển.

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 24: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

24

Đối với công nghệ sinh sản Ngao giống nhân tạo và ương nuôi lên Ngao giống cấp I trong ao đất, sản xuất tảo đáp ứng nuôi ấu trùng Ngao và Ngao giống là rất quan trong, tảo được sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ về thành phần, số lượng và kịp thời trong quá trình sản xuất. Đây là nhu cầu tất yếu, là chìa khoá thành công đối với một mẻ sản xuất giống.

Kho lưu trữtảo gốc

Ao chứa nước biểnđã xử lý sạch

(trong hệ thống của trại)

Ao chứa nước biểnđã xử lý sạch

(trong hệ thống của trại)

Nhà sản xuất tảo cấp I

Nhân giống cấp I

Nhân giống cấp II

Tảo sinh khối Nuôi ấu trùng ngao

Nuôi ngao giống

- Môi trường- Khí CO2 (pH: 7,5 - 8,2)- Ánh sáng nhân tạo- Nhiệt độ

Sơ đồ quy trình kỹ thuật nuôi sinh khối tảo

PHẦ

N III

Page 25: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

25

4.1. Lựa chọn giống và lớp tảo gốc phù hợp với nuôi ấu trùng và hậu ấu trùng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: có 9 lớp và 27 giống.

4.2. Thời gian và quy mô sản xuất tảo sinh khối:

Dung dịch giống tảo gốc, ví dụ là 100 ml được lưu giữ dưới điều kiện nhiệt độ ổn định (180C) và ánh sáng nhân tạo trong thời gian 5 ngày, sau đó được sử dụng như là dung dịch ban đầu để cấy ở môi trường thể tích rộng lớn hơn. Ở giai đoạn này, chưa cần phải cung cấp bổ sung khí và CO2, mà chỉ lắc đều 2 lần mỗi ngày. Thời gian 5 ngày kế tiếp, tảo được san cấy từ bình chứa giống gốc sang bình (túi nilon) thể tích 1lít (tạo giống cấp I), ở nhiệt độ cao hơn (20 - 220C), sục khí thường xuyên với việc định kỳ bổ sung khí CO2. 3 ngày tiếp theo, khoảng 20% tảo từ bình nhân giống cấp I được chuyển tới bình có thể tích lớn hơn (2 - 20 lít), 80% lượng còn lại tiếp tục được duy trì ở bình 1lít, nhân thành giống cấp II và tiếp tục duy trì trong thời gian 5 ngày có thể được thu tảo sinh khối làm thức ăn cho vật nuôi.

Toàn bộ quá trình nuôi cấy tảo chỉ có một công đoạn nuôi cấy giống cấp I thực hiện trong nhà nhưng với thể tích lớn hơn, nhiều hơn và liên tục, còn lại là trên hệ thống ao đất và nhân liên tục với thể tích ao nuôi cấy.

4.3. Quy trình lưu giữ và nuôi cấy tảo sinh khối:

4.3.1. Xử lý nước:

- Nước được bơm trực tiếp từ sông hoặc biển, đầu tiên qua hệ thống lọc cát với kích thước từ 20 - 40 μm, sau đó qua hệ thống lọc bông với kích thước 0,5 μm và 0,2 μm.

- Nước lọc được hấp vô trùng ở nhiệt độ 1100C, nếu sử dụng để lưu giữ tảo gốc, nuôi cấp 1. Với nuôi cấp II và nuôi sinh khối trong ao đất, nước được khử trùng bằng chlorine tự do 0,4%.

100ml 200ml 1 lít 2 lít 20% 50 lít

---5 ngày---/----5 ngày--/---3 ngày-/---5 ngày---/-------5 ngày----------------

23 ngày

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 26: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

26

4.3.2. Phương pháp pha chế môi trường nuôi cấy tảo:

Hiện nay có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng dùng cho tảo trong phòng thí nghiệm. Các công thức môi trường dinh dưỡng được xây dựng dựa trên các điểm sau:

- Nồng độ muối tổng số thường phụ thuộc vào nguồn gốc sinh thái của chính cơ thể tảo.

- Thành phần và nồng độ K+, Mn2+, Na+, Ca2+, SO42+, PO43-.- Nguồn nitơ là nitrat, amôn và urê. Hầu hết tế bào tảo chứa 7-9% nitơ/

trọng lượng khô nên chu cầu về nitơ khá cao.- Nguồn cacbon: cacbon vô cơ dưới dạng khí CO2 được cung cấp với tỉ lệ

1 – 5% khi trộn với không khí. Một dạng cacbon khác là bicacbonat.- pH để tránh kết tủa Ca, Mn và một số vi lượng nên duy trì pH<7- Vi lượng được cung cấp với nồng độ microgam/lít.- Vitamin: nhiều loài tảo có nhu cầu sủ dụng vitamin như: B1, B12, thia-

min, cobalalamin.Dưới đây là một số môi trường dinh dưỡng hay dùng cho tảo:• Môi trường dùng cho tảo ChlorellaCó nhiều công thức dùng cho tảo Chlorella, chúng tôi chỉ giới thiệu ở

đây môi trường Sorokin & Krauss: Thành phần (g/l) KNO3 1,250 KH2PO4 1,250 MgSO4. 7H2O 1,000 CaCl2 0,084 FeSO4. 7H2O 0,050 Thành phần (g/l) MnCl2.4H2O 0,014 ZnSO4.7H2O 0,088 CuSO4.5H2O 0,016 Co(NO3)2.6H2O 0,005 EDTA 0,500 pH của môi trường là 6,8

PHẦ

N III

Page 27: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

27

• Môi trường F2

• Môi trường dinh dưỡng Colway

** Dung dịch vi lượng:

Trong 100ml gồm các thành phần sau: Tên hóa chất Hàm lượng ZnCl2 2,1g CoCl2.6H2O 2,0g NH4Mo7O24.4H2O 0,9g CuSO4.5H2O 2,0g B1 200mg B12 10mg

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Tên Hóa chấtHàm Lượng

1 lít 5 lít 10 lít 20 lít

Dung dịch đa lượng

NaNO3 75g 375g 750g 1500g

NaH2PO4 5g 25g 50g 100g

FeCl3 5g 25g 50g 100g

C6H8O7.H2O7 4,5g 22,5g 45g 90g

Dung dịch vi lượng 1ml 5ml 10ml 20ml

Tên Hóa chấtHàm Lượng

1 lít 5 lít 10 lít 20 lít

Dung dịch đa lượng

KNO3 (NaNO3) 100g 500g 1000g 2000g

EDTA 45g 225g 450g 900g

H3BO3 33,6g 168g 336g 670g

MnCl2. 4H2O 0,36g 1,8g 3,6g 7,2g

Na2HPO4 20g 100g 200g 400g

FeCl3 1,3g 6,5g 13g 26g

Dung dịch vi lượng 1ml 5ml 10ml 20ml

Page 28: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

28

Các môi trường dinh dưỡng dùng cho nuôi tảo phải dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loài. Mặc dù vậy, việc xác định chính xác nồng độ của từng yếu tố dinh dưỡng cho một loài tảo nào đó là rất khó khăn vì nồng độ dinh dưỡng tối ưu phụ thuộc rất nhiều vào mật độ quần thể, ánh sáng, nhiệt độ và pH môi trường.

4.3.3. Phương pháp lưu giữ giống tảo

a) Lưu giữ giống trong bình thủy tinhSau khi thu nhận được các tảo sạch từ các tập đoàn giống thì việc lưu

giữ giống là điều quan trọng nhằm duy trì giống, cung cấp cho việc nuôi sinh khối sau này.

Giống được lưu trong các chai lọ thủy tinh có dung tích từ 50 - 100ml, được bảo quản trong tủ làm lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 18 - 20oC.

Giống được lấy để lưu giữ khi tảo đang ở giai đoạn phát triển nhanh, có sức sống khỏe, bảo quản với mật độ thấp khoảng 1 – 1,5 x 106tb/ml. Hàng tuần, bổ sung một lượng nhỏ (khoảng 10%) các chất dinh dưỡng vào môi trường bảo quản. Liên tục được cấy truyền khi mật độ tảo trong các bình lưu giữ dầy lên.

b) Lưu giữ giống bằng cách cấy trên môi trường thạch agab1. Tạo môi trườngCân 4,5g agar hòa tan trong 500ml nước biển đun sôi 2 lần, cho 5ml môi

trường vào, bổ sung thêm vitamin B1 và B12. Đổ đều môi trường agar vào đĩa lồng hoặc ống nghiệm và giữ trong tủ lưu giống.

b2. Phương pháp cấy tảo trên đĩaDùng que cấy hơ đỏ trên ngọn lửa đèn cồn, làm nguội que bằng cách

ấn đầu que cấy trên rìa mặt môi trường. Dùng que cấy lấy mẫu tảo cấy sâu theo hình chữ chi trên mặt môi trường. Sau đó đậy nắp, lật ngược và ghi các thông số cần thiết (tên loài tảo, ngày cấy). Tiếp tục bảo quản mẫu trong tủ lưu giống.

Khi thấy xuất hiện khuẩn lạc trên môi trường, cho nước đã được làm cân bằng nhiệt độ vào đĩa lồng cho các khuẩn lạc nổi lên. Thu khuẩn lạc và lưu trong bình thủy tinh.

4.3.4. Cấy tảo giống cấp 2:

Lấy 400 ml từ bình tam giác dung dịch lỏng cấy qua bình thể tích lớn hơn (4 lít), đã được vệ sinh, tẩy trùng. Cho 3,6 lít nước biển lọc sạch vào bình

PHẦ

N III

Page 29: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

29

cùng với môi trường nuôi cấy walne, với tỷ lệ 1 ml/lít và vitamin với tỷ lệ 0,1 ml/lít.

Sau 1 tuần nuôi cấy, phần lớn tảo được sử dụng làm giống (90%) cho nuôi sinh khối, chỉ giữ phần còn lại khoảng 400 ml tiếp tục được duy trì. Phương pháp này có thể được cấy lặp lại từ 5- 6 lần, sau đó cần làm mới.

4.3.5. Nhân giống tảo giai đoạn trung gian:

Tính phức tạp của vận hành hệ thống lưu giữ, nuôi cấy tảo phụ thuộc vào yêu cầu về sinh vật lượng và giá trị của công nghệ. Hệ thống nuôi cấy nhân giống có thể được thiết lập trong nhà với ánh sáng nhân tạo và ngoài trời với việc sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên. Trong quá trình vận hành, nguồn khí CO2 thường được bổ sung thường xuyên cho việc thúc đẩy quá trình quang hợp với việc ổn định pH trong khoảng 7,5 đến 8,2.

Nguồn dinh dưỡng dùng cho tảo ở giai đoạn này giống như các bước nuôi cấy trong dung dịch lỏng. Nước biển được lọc qua lõi lọc 0,5 μm, tảo từ hệ thống này được sử dụng để nuôi sinh khối hoặc làm thức ăn cho ấu trùng sau 4- 5 ngày, 10% tảo còn lại sẽ được duy trì trở lại.

4.3.6. Nuôi sinh khối tảo:

Các loài tảo hiện đang nuôi sinh khối trong trong ao đất dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên. Khí CO2 được cấp bổ sung 2% trong vòng 5 giờ, với thời gian cấp là 5 phút để thúc đẩy quá trình quan hợp. Nước biển được lọc qua lõi lọc từ 1 đến 2 μm. Môi trường nuôi cấy tảo là Walne hoặc F/2. Các dụng cụ, thiết bị được khử trùng bằng axit HCl hoặc dung dịch Iodine 1%.

Ao đất dùng để sản xuất quảng canh cung cấp cho ương nuôi ấu trùng và con giống. Nước cấp vào ao được lọc kỹ, độ mặn 25 đến 30 ppt, sử dụng trong khoảng 2 tuần. Đối với nuôi tảo trong ao đất, phân bón được cung cấp vào ao 3 ngày trước khi sử dụng để nuôi cấy tảo. Sử dụng phân gà hoặc các loại phân của động vật khác với tỷ lệ 500kg/ ha ao với độ sâu khoảng 1m nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho tảo, giảm chi phí sản xuất. Bề mặt liên quan đến độ sâu của ao: độ sâu khoảng 1 m thường có hiệu quả hơn mức nước sâu hơn vì khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Ao càng thông thoáng thì việc sản xuất càng thuận tiện và hiệu quả.

Nguồn nước với thức ăn (tảo) từ ao được bơm vào sang ao ương để nuôi Ngao, đầu tiên được qua lọc 20 μm để Ngao giống làm quen dần với điều kiện môi trường tự nhiên trong 7 ngày, sau đó, kích thước lõi lọc được nâng lên thưa hơn. Đây là công đoạn quan trọng để nâng cao tỷ lệ sống của con giống trước khi chuyển chúng ra nuôi ngoài môi trường tự nhiên.

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 30: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

30

5. Phương pháp sinh sản nhân tạo mới

Ngoài công nghệ sinh sản Ngao giống nhân tạo của Viện nghiên cứu NTTS I theo phương pháp cho đẻ và ương nuôi trong các bể xây xi măng hoặc composite, có dung tích nhỏ trong nhà kín cần có qui trình sinh sản Ngao giống nhân tạo và ương nuôi giống trong ao đất theo công nghệ Trung Quốc để đưa năng lực sản xuất tăng lên:

5.1. Công suất trại và kích thước ao sản xuất:

5.1.1. Nguyên tắc thiết kế:

Xây dựng một trại sản xuất giống Ngao theo công nghệ Trung Quốc là rất tốn kém về kinh phí và cần mặt bằng lớn, do đó, thiết kế trại phải đảm bảo vận hành dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với đối tượng sản xuất, thể hiện tính linh hoạt trong thiết kế, quy hoạch để có thể mở rộng được khi cần thiết để đáp ứng được yêu cầu về con giống cần thiết

5.1.2. Công suất trại giống:

Dựa vào nhu cầu con giống đáp ứng cho vùng nuôi theo qui hoạch, quy mô trại giống cần thiết được quyết định phù hợp với năng lực sản xuất con giống. Nhu cầu con giống cần sản xuất là cơ sở để tính toán cơ sở hạ tầng, thiết bị của trại giống như: số lượng bể đẻ, ao ương, trang thiết bị, công nghệ sản xuất tảo sinh khối, kích thước, kiểu dáng bể và các thiết bị cần thiết khác cho việc vận hành trại sản xuất:

- Cơ sở để tính toán công suất ao là: tỷ lệ sống của ấu trùng ngao từ giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (chữ D) đến giai đoạn xuống đáy là 5%, giai đoạn này ấu trùng bơi lội tự do nên hình dáng bể được chú ý để thể tích sử dụng được nhiều nhất, mật độ ương từ 5 đến 15 ấu trùng/ml. Theo công nghệ sinh sản Ngao giống trong ao đất, ao ương ấu trùng nhuyễn thể nói chung ở giai đoạn này, hình dáng ao là hình vuông quyện góc, diện tích 250 - 500 m2, thể tích từ 250.000l đến 500.000l.

- Ấu trùng ở giai đoạn sống đáy, chúng thay đổi môi trường và tập tính sống, nền đáy là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống của chúng. Do đó, đối với giai đoạn này, ao được thiết kế hình chữ nhật, quyện góc.

- Ao nuôi vỗ Ngao bố mẹ có dung tích 100.000l.Ao được thiết kế bán nổi có chiều cao thanh ao 1,5 m, mái 1/1.Toàn bộ

đáy ao được trải bạt lót cát, thành và bờ ao cũng trải bạt hoặc trát ximăng xoa nhẵn.

PHẦ

N III

Page 31: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

31

Mô hình trại sản xuất Ngao giống nhân tạo công nghệ TQ:

nhà kho,phát điệnKho tảo

Ao nuôi vỗ Ngao bố mẹ

Ao nuôi vỗ Ngao thành thục chuẩn bị cho nuôi vỗ

Nhà điêu hành

Nhà nuôi cấy tảo cấp I

Ao nuôi táo cấp II

Ao nuôi tảo sinh khốilớn cấp thức ăn cho ấutrùng và Ngao ương

Ao xử lý hóa chấtsản xuất

tảo

Ao xử lý nướcsạch

Ao chứanước biển

Ao nuôi ấu trùng

Ao nuôi Ngao xuống đáy

Ao thu giống Ngao đinh vô lồi

Ao nuôi Ngao “ Cám”

Ao ương nuôi Ngao giống cấp I

Hệ thống xử lý nước và chất thải

Kho tảo Kho tảo Kho tảo

Ao nuôi ấu trùng

Ao nuôi Ngao xuống đáy

Ao nuôi Ngao “ Cám” Ao nuôi Ngao “ Cám”

Ao ương nuôi Ngao giống cấp I

Ao thu giống Ngao đinh vô lồi

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 32: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

32

Sơ đồ Qui trình, kỹ thuật sản xuất nhân tạo Ngao giống trong ao

PHẦ

N III

Page 33: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

33

5.2. Kỹ thuật sản xuất giống ngao theo quy trình Trung Quốc

5.2.1. Chuẩn bị ao cho đẻ.

- Dùng ao có lót bạt, diện tích 200 -300m2 .- Lắp hệ thống sục khí.- Vệ sinh sạch sẽ rồi bơm nước vào qua hệ thống túi lọc thô (đảm bảo

vẫn giữ được tảo và các thức ăn tự nhiên). Bổ sung tảo giống và phân bón 2 ngày trước khi cho ngao sinh sản.

5.2.2. Tuyển chọn Ngao bố mẹ, kiểm tra mức độ thành thục của Ngao bố mẹ.

- Ngao bố mẹ bắt từ bãi nuôi về, có kích thước 4 - 5 cm; khối lượng: 25 - 30 g; khỏe mạnh, không dập vỡ; không để khô quá 8 giờ.

- Phải kiểm tra tình trạng phát dục của tuyến sinh dục: Lấy khoảng 15 cá thể ngẫu nhiên -> tách vỏ -> quan sát bẵng mắt thường thấy tuyến sinh dục căng đầy, màu trắng sữa (giai đoạn 2, giai đoạn 3) -> dùng mũi dao chích nhẹ thấy có sản phẩm sinh dục tràn ra -> quan sát trên kính hiển vi quang học thấy tinh trùng hoạt động mạnh, trứng tròn có đường kính 70 – 80µm -> tỷ lệ thành thục trong đàn 70 – 80%.

5.2.3. Kích thích sinh sản và ương nuôi ấu trùng.

- Kiểm tra độ thành thục lại và tiến hành cho Ngao bố mẹ sinh sản ngoài ao, trong môi trường nước tự nhiên có bổ sung phân bón (phân gà + phân vô cơ) cho tảo phát triển.

- Nuôi vỗ trong nước biển lọc thô, có bổ sung tảo; sau 1-2 ngày, kiểm tra lại độ thành thục và tiến hành kích thích sinh sản.

- Rửa sạch trong điều kiện nước chảy, kích thích sinh sản bằng cách phơi nắng ở nhiệt độ từ 30-32oC khoảng 1 giờ hoặc phơi trong bóng mát 1-3 giờ sao cho vừa khô vỏ.

- Với ao 300m2, cho sinh sản 100kg ngao bố mẹ.- 2 - 3 giờ sau khi ngao đẻ thì vớt ngao bố mẹ ra.- Chuẩn bị 0,5 kg cát/m2 đáy; rửa sạch, phơi khô trước khi dùng.- Sau 4 - 6 ngày tiếp theo, kiểm tra xem ấu trùng xuống đáy, tiến hành

rắc cát.- Kiểm tra ao sinh sản thường xuyên. Hàng ngày bổ xung thêm phân

bón vào ao để kích thích tảo phát triển làm thức ăn tự nhiên cho ấu trùng Ngao.

PHẦ

N I

PHẦ

N II

I

Page 34: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

34

- Sau 15-20 ngày, có thể tiến hành thu ngao cám (giống cấp 1) đưa ra ngoài ao lớn để ương thành Ngao tấm (giống cấp 2).

PHẦ

N III

Page 35: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

35

1. Ương ngao giống trong ao

* Lựa chọn địa điểm nuôi:

Vị trí ao ương nuôi là nơi có nước và đất chất lượng tốt. Ao ương nằm ở vùng trung triều, có khả năng thay nước thường xuyên.

Nước biển luôn đầy đủ để đáp ứng nhu cầu tối đa cho việc ương nuôi Ngao. Để đảm bảo cho ngao con sinh trưởng và phát triển tốt, thường xuyên theo dõi và duy trì các chỉ số môi trường như sau:

Nhiệt độ 28-30oC, độ sâu trung bình từ 0,8 – 1,2 m nước, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trong khoảng 4 - 6 mg/l, pH = 7,5 - 8,5.

Ngoài ra, ao nuôi có địa hình giao thông thuận lợi, gần các cơ sở cung cấp giống, thức ăn, trang thiết bị, trợ giúp kỹ thuật...

* Thiết kế xây dựng ao:

Ao ương nuôi Ngao rộng từ 0,5- 1ha, ao có hình chữ nhật, độ sâu nước ao khoảng 1,0 -1,2m. Hệ thống cống cấp, cống thoát nước riêng biệt và làm kiểu cánh phai để dễ dàng tháo và cấp nước. Đáy ao dốc về phía cống thoát, bờ ao được phủ bạt để tránh sạt lở, rò rỉ nước và xì phèn. Hệ số mái bờ khoảng 1/1 .

* Cải tạo ao ương:

Thời gian phơi ao trước khi thả giống 1 tháng, phơi đáy ao cho để diệt sinh vật tạp và khoáng hoá đáy ao. Sau đó phun chất đáy là cát bùn ( cát 80%) khoảng 15- 20 cm và san bằng mặt ao, trong quá trình san đáy ao cần tạo độ nghiêng đáy ao về phía cống thoát nước để thuận tiện việc thay nước. Tiếp theo là lót lưới mắt nhỏ cỡ 0,5 - 1 mm

* Cấp nước vào ao ương:

Nước cấp vào ao ương được lọc qua lưới động vật phù du, lượng nước cấp từ 0,8 – 1,2 mét, ngày đầu cấp 0,4 – 0,5 mét, sau 6 – 7 ngày cấp nước đủ theo tiêu chuẩn.

*Quản lý và chăm sóc ao ương giống ngao

- Thả giống : Cỡ giống: loại 4 – 6 mm (ngao cám), con giống khỏe , vỏ ngoài sáng bóng, không bị dập vỡ, đồng đều,...

- Mật độ ương: thả với mật độ 1500-2000con/m2

PHẦN IV: KỸ THUẬT ƯƠNG NGAO GIỐNG

PHẦ

N IV

Page 36: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

36

- Quản lý, chăm sóc:+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ mặn của nước ao để có biện

pháp khắc phục kịp thời khi vượt quá giới hạn.+ Thay nước trong ao thường xuyên theo con nước. Những ngày con

nước kém có phương án lấy nước vào khu ao dự trữ để có thể thay nước 2 - 4 ngày/lần. Trước khi thay nước cần kiểm tra các yếu tố môi trường, khi đạt tiêu chuẩn mới tiến hành thay.

+ Có thể bổ xung tảo khi ương giống với mật độ caoThường xuyên kiểm tra tình hình ao ương như sự phát triển và tỷ lệ sống

của ngao con, bờ ao, cống cấp thoát nước,...để có biện pháp xử lý kịp thời.- Sau 2-3 tháng Ngao đạt được kích thước 1cm (ngao dắt) thì thu hoạch

chuyển qua nuôi thương phẩm, tỷ lệ sống đạt được 50-60%.

2. Ương ngao ngoài bãi triều

Đối với mỗi giai đoạn ương giống khác nhau thì số lượng và kích thước con giống được sử dụng khác nhau.

Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 4 tháng, mật độ thích hợp là 1.500con/m2 và kết quả thành ngao cúc với kích thước 1500 – 2000 con/kg.

2.1. Chọn bãi nuôi thích hợp

Việc lựa chọn bãi giống dựa chủ yếu vào kinh ngiệm tuy nhiên thông thường phải đạt được các tiêu chí sau:

- Chọn bãi trong vùng trung triều - Đáy bùn cát với tỉ lệ 80%cát (có thể qua cải tạo bãi)- Nước triều lên xuống đều, không phơi đáy quá 8 giờ/ngày, độ mặn ổn

định, trung bình 15 – 25 %0.2.2. Cải tạo bãi

Bãi ương ngao giống là bãi bùn cát với tỷ lệ 80% cát và 20% bùn. Độ mặn 19-26 %0. Có lượng nước ngọt nhất định chảy vào bãi.

Độ dày lớp cát bùn thích hợp là 10 - 15 cmBãi nuôi phải đảm bảo các yếu tố kĩ thuật bao gồm : Bãi phải bằng

phẳng, tỉ lệ cát phù hợp, bái có thời gian phơi đáy không quá 6 – 8 tiếng 1 ngày.

Trước khi thả ngao giống cần thực hiện cải tạo bãi: Dọn bỏ các vở nhuyễn thể, lấp chỗ trũng, san phẳng bãi, thêm lượng cát nhất định để tạo

PHẦ

N IV

Page 37: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

37

PHẦ

N IV

ra tỉ lệ cát/bùn phù hợp.Cải tạo đầm 1 lần trong 1 năm

Kỹ thuật cắm vây:

Để đảm bảo bãi không bị cuốn trôi và ngao không thất thoát, vây được làm chất liệu bền như Nylon, lưới cước. Kích thước mắt lưới tùy theo kích cỡ giống thả, thường nhỏ hơn kích cỡ giống.

Quây lưới đống cọc tre: Lưới quây cùng cọc tre làm khung giữ lưới, chiều cao cọc 1,2m. Cọc được cắm sâu 50-70cm, mỗi cọc cách nhau 1,2m, đường kính d = 5cm, phía chân lưới có giềng đáy, giềng đáy có cọc ghim dài 60cm được chôn sâu 40 cm. Lưới được chôn sâu 30 cm, chiều cao lưới 50 cm từ đáy lên.

2.3. Chọn ngao giống

Ngao cám sản xuất tại trại giống được đưa ra đầm ương đến giai đoạn ngao cúc. Cỡ giống: loại 4 - 6 mm, con giống khỏe, vỏ ngoài sáng bóng, không bị dập vỡ, đồng đều,...

2.4. Thả giống

Thả giống vào thời điểm thủy triều lên, đưa từ từ con giống để làm quen môi trường.

2.5. Chăm sóc

Ngao là loài không cần chăm sóc nhiều, đặc biệt là không cần cho ăn.Quản lý bãi chủ yếu là chống chân vây bị hở, đọng nước cục bộ trên bãi

ương, không cho người đi vào bãi, thường xuyên kiểm tra giống bám, tu chỉnh bờ và diệt trừ địch hại.

Thường xuyên làm vệ sinh lưới quây, cọc nhằm tạo sự thông thoáng cho thức ăn và tránh hiện tượng nước cuốn trôi lưới quây. Nhặt rác, ốc, hầu hà và các địch hại khác.

Ngao là loài nhạy cảm với môi trường đặc biêt là các tác động từ việc thay đổi nồng độ muối và các chất độc.

Khi độ mặn thay đổi đột ngột (5-10 %0 ngày/đêm) thì làm ngao bị sốc, gây ra hiện tượng tỉ lệ ngao chết hoặc ngao trồi lên mặt bãi di chuyển chỗ ở (hiện tượng ngao di chuyển).

Khi phát hiện ra sự thay đổi bất thường của môi trường gây ra hiện tượng ngao di chuyển, người nuôi cần kịp thời xử lý bằng cách dùng dây cắt nhớt, hoặc dùng lưới che phủ giữ không cho ngao trôi dạt. Khi ngao dạt vào

Page 38: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

38

chân vây, cần rải lại ngao ra bãi.Ngao chủ yếu bị chết do gặp các hiện tượng khắc nghiệt trong đó bao

gồm một số nguyên nhân sau:Bị nóng:

Vì thời gian phơi bãi vào ban ngày thường từ 8-10 tiếng trở lên. Khi nước biển dâng lên thì nước ở bãi bị nóng lên đột ngột (ước tính nóng lên gấp 1,5-2 lần) do cát bị nóng do phơi lâu. Ngao chịu 1 độ nóng cao và đột ngột như vậy nên bị chết. Cách khắc phục: San phẳng mặt bãi để không bị đọng nước.

Bị chết do địch hại:

Các loài địch hại chủ yếu của ngao là Ốc chụp. Giải pháp là bắt thủ công các loài này

Bị chết do sương muối, sương mù:

Nguyên nhân do sự thay đổi môi trường: có 2 đỉnh về nhiệt độ và độ mặn. Ở 2 điểm giao nhau của đồ thị là thời điểm ngao chết nhiều nhất. Tháng 4-5 và tháng 9-10. Giải pháp: thu hoạch sớm, tránh thời điểm này hoặc chuyển ngao sang ương trong ao để đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp.

Chết do các nguyên nhân khác:

Một số hiện tượng chết hàng loạt khác vẫn chưa có các nghiên cứu cụ thể. Và một số khác chết khi khả năng chống chịu với điều kiện khó khăn yếu vào không cạch tranh được với cá thể khác về dinh dưỡng, thức ăn... một hiện tượng gây chết ngao nữa là do sự ảnh hưởng của bão. Khi bão, sóng đánh bãi thành các cồn dẫn đến vùi lấp ngao, bên cạnh đó lượng mưa lớn làm thay đổi môi trường, độ mặn dễ dẫn đến việc ngao hình thành dù và di chuyển. Để khắc phục các trường hợp này, sau khi bão cần ngay lập tức san bằng mặt bãi và tạo ra các lưới nilon để cắt dù tránh việc ngao di chuyển.

Hiện tượng ngao di chuyển:

- Môi trường thay đổi, như là độ mặn: bình thường là 20-25%0 nhưng mưa làm giảm xuống 5-10%0. Khi đó ngao trồi lên mặt bãi, vỏ ngậm chăt và giữ CO2 trong vỏ và nổi lên mặt nước (nước cao bao nhiêu thì nổi lên bấy nhiêu). Và bị thuỷ chiều cuốn đi, hoặc ngao sẽ tự tạo túi chất nhầy và giữ các bọt khí làm ngao nổi lên. Khắc phục bằng phương pháp cắt nhớt, cắt dù để giữ ngao lại.

PHẦ

N IV

Page 39: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

39

- Nguyên nhân nữa là do sự có mặt với nồng độ tương đối lớn của thuốc bảo vệ thực vật, giải pháp là thu đi chỗ khác, xem lại bãi, báo cho các hộ nuôi xung quanh và nhờ các chuyên gia để khắc phục.

2.6. Thu hoạch

Sau 3-4 tháng nương nuôi, ngao cúc đạt kích thước 1500-2000 con/kg được thu hoạch để chuyển sang nuôi thương phẩm.

PHẦ

N IV

Page 40: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

40

1. Nuôi ngao ngoài bãi triều:

1.1. Chọn bãi nuôi :

Chọn bãi triều, eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống êm, thông thoáng, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào, đáy là cát bùn, cát chiếm 60-80%. Bãi ở trung, hạ triều là thích hợp; Độ mặn từ 19-26‰.

1.2. Chuẩn bị vùng nuôi:

Bãi nuôi được bố trí theo hình chữ nhật hoặc bậc thang dọc theo bãi triều để giảm thiểu tác động trực tiếp của sóng và thuỷ triều.

Vùng bãi đã nuôi 3 mùa ngao, chất hữu cơ lắng đọng tăng lên tới 5-6 lần so với bình thường, có thể thấy lớp cát đen dày tới vài cm và có mùi khí thối H2S, do vậy phải bừa lật mặt đáy lên phơi bãi.

Chỉnh bãi: trước khi thả giống phải chỉnh bãi như đối với bãi ngao giống. Chỗ bãi có đáy rắn phải làm cho xốp lên rồi san bằng; để giữ cho mặt bãi không tích nước phải khai mương nhỏ.

Trước khi thả giống ở phía cuối bãi dùng đăng tre hoặc lưới chắn xung quanh với độ cao 0,6-0,7m, chân đăng (lưới) vùi sâu xuống bùn cát từ 0,2-0,3m. Cắm cọc, cách đều nhau 1,2- 1,5m để dựng lưới và ngả lưới vào phía trong bãi. Trường hợp không dùng đăng lưới thì đắp bờ. Trên mặt bãi căng nhiều dây ngang để giữ không cho ngao đi.

Dựng lều để tiện trông coi, chăm sóc bãi nuôi ngao.1.3. Thời gian và mật độ thả giống:

* Cấp nước vào ao ương:

Miền bắc (Thái Bình, Nam Định) thời gian thả giống quanh năm, giống cũng gồm nhiều cỡ, song nhìn chung có 2 vụ chính là tháng 2 tháng 3 và tháng 9 tháng 10.

Nên thả giống lớn ra bãi triều để nâng cao tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong nuôi ngao. Thời gian nuôi ngao thương phẩm nằm trong khoảng 10 - 18 tháng, tuỳ thuộc vào kích thước con giống. Dưới đây là kích thước và mật độ nuôi thả được khuyến cáo.

PHẦN V: NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM

PHẦ

N V

Page 41: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

41

Kích cỡ ngao giống (Con/kg)

Mật độ thả (Kg/ha)

Mật độ thả (Triệu con/ha)

2000 2500 5

1000 4000 4

500 7000 3.5

200 12500 2.5

1.4. Phương pháp thả giống

Lúc thuỷ triều lên bắt đầu ngập bãi tiến hành rải giống đều trên mặt bãi từ đầu gió đến cuối gió cho đến lúc thuỷ triều dừng thì ngừng thả giống. Lợi dụng lúc thuỷ triều lên để giống lan toả đều trên mặt bãi. Sau mỗi đợt rải giống phải dùng cọc đánh dấu để tránh rải lặp lại.

1.5. Chăm sóc quản lý

Trên các bãi nuôi ngao, mỗi hộ dựng một chòi canh trên mặt biển, diện tích 8-10 m2 thường xuyên có 1-2 người canh gác, cấm trâu bò và người đi vào bãi ngao khi nước xuống phơi bãi, sửa lại chân vây bị thuỷ triều đánh lên để tránh ngao thất thoát ra ngoài, bắt các ngao bị sóng đánh dồn lại rải đều trên mặt bãi.

Nếu để ngao dồn lại một chỗ chúng hoặc là bị chết do không vùi được xuống đáy hoặc là chậm lớn, vì bãi cao thời gian ngập triều ngắn, cơ hội để ngao bắt mồi ít chỉ khoảng 2-3 giờ một ngày, ngao thường xuyên bị đói lại phải sống ở môi trường không thuận lợi, nắng nóng, mưa ngao dễ bị chết.

Thường xuyên làm vệ sinh lưới quây, cọc nhằm tạo sự thông thoáng cho thức ăn và tránh hiện tượng nước cuốn trôi lưới quây. Nhặt rác, ốc, hầu, hà và các địch hại khác.

Thường xuyên kiểm tra vây, lưới để chắc chắn hư hỏng là rất cần thiết. Với tác động của thuỷ triều, ngao có thể bị thoát ra ngoài. Ngao thông thường tập trung ở các góc của vây nuôi do ảnh hưởng của thuỷ triều, vì thế định kỳ di chuyển ngao cho chúng phân bố đều trong vây. Nếu có nhiều chất tích tụ dưới đáy trong quá trình nuôi, tốt nhất là cày xới đáy sau 3 đến 4 tháng, nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện nền đáy. Do quay vòng vốn và cơ hội trong về nhu cầu tiêu thụ, ngao có thể được thu tỉa những cá thể có kích cỡ thương phẩm. Đây cũng là cách để giảm mật độ ngao nuôi nhằm tăng tốc độ tăng trưởng.

PHẦ

N I

PHẦ

N V

Page 42: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

42

1.6. Tính cộng đồng trong nuôi ngao

Để đảm bảo nuôi ngao bền vững, ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong nuôi ngao nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung (mô hình đồng quản lý) là hết sức cần thiết. Đó là việc thành lập các tổ hợp tác sản xuất, các nhóm liên kết, các hiệp hội sản xuất. Mô hình đồng quản lý ra đời làm tăng giá trị thu nhập của người nuôi; giúp bảo vệ môi trường; đảm bảo tính bền vững trong nuôi ngao và nuôi trồng thủy sản.

1.7. Một số nguyên nhân gây chết ngao và biện pháp phòng tránh

1.7.1. Ngao chết do người nuôi:

Người nuôi không chú ý đến độ bằng phẳng của bãi nuôi trên bãi xuất hiện những vũng, ổ, hố lồi lõm. Khi thuỷ triều xuống vào những ngày hè nắng nóng nước động ở đó có nhiệt độ khá cao có khi tới 35-40oC làm ngao chết hàng loạt. Trường hợp này xẩy ra người nuôi không nắm được cho là bệnh dịch.

Cách đề phòng: Phải san bãi nuôi thật bằng phẳng.1.7.2. Ngao chết do dịch bệnh:

Hiện tượng ngao ngoi lên mặt bãi, miệng mở ra sau 4 đến 5 ngày, ngao chết hàng loạt gây ô nhiễm bãi cả khu vực nuôi.

Nguyên nhân chủ yếu do bị nhiễm bệnh từ con giống, nhất là những con giống đã bị nhiễm bệnh do mua ở tỉnh ngoài. Khi về thả lẫn lộn với giống khác hoặc mua nội tỉnh, bệnh lây lan làm ảnh hưởng tới cả đàn ngao nuôi trong vùng.

Cách đề phòng: Giống ngao phải được lựa chọn cẩn thận, không dùng những loại có mầm bệnh. Muốn như thế phải nắm được nguồn gốc, xuất xứ của con giống không thả lẫn lộn giữa ngao giống nội và ngao giống ngoại tỉnh, nên thả thuần nhất một loại để ngừa lây lan dịch bệnh.

1.7.3. Ngao chết do môi trường bị ô nhiễm hoặc sự biến đổi đột ngột:

Môi trường bị ô nhiễm dầu hoặc ô nhiễm các chất thải hoá học công nghiệp.

Năm 1997, ở 2 xã Giao Lạc và Giao Xuân, người ta đã phun thuốc trừ sâu với nồng độ quá cao cho các cây sú vẹt trồng trên bãi triều làm ngao ở một số vùng cạnh đó bị chết ảnh hưởng đến năng suất.

Ở Nghĩa Hưng, năm 1999, dầu thải ra ở các phương tiện (đánh cá, khai

PHẦ

N V

Page 43: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

43

thác ngao giống, vận tải...) nổi trên mặt nước làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sự phát triển của ngao.

Trong những tháng mùa hè nắng gắt, khi nhiệt độ không khí trên 30oC cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ngao. Mặt khác khi thời tiết nắng nóng kéo dài, ít mưa, mặt nước biển lên đến 32% cũng làm ngao bị chết (xảy ra ở Nghĩa Hưng năm1999).

Vào mùa mưa lũ (T7-T8) nước từ các con sông đổ ra độ mặn nước biển bị giảm xuống đột ngột 2%0 gây ra tình trạng xốc và chết hàng loạt.

1.7.4. Ngao bị chết do địch hại:

Ốc là kẻ thù gây hại nhiều nhất đối với ngao. Khi triều lên lợi dụng lúc ngao trồi lên mặt đáy để kiếm ăn, nhờ cơ quan vị giác rất thính, ốc định lần bò đến con mồi nên ngao phải kịp thời chôn vùi xuống cát.

Định kỳ san nuôi ngao với mật độ vừa phải, ngao bị sóng đánh dồn lại, chân lưới rải đều trên mặt bãi.

Nhặt bỏ các vỏ nhuyễn thể, các vật bẩn, túi nilon trên mặt bãi tránh ô nhiễm môi trường bãi nuôi.

1.7.5. Ngao chết do pekinsus

* Dấu hiệu nhiễm Perkinsus. spp

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng. Thông thường, cá thể nhiễm bệnh có cơ thể trương phồng, tuyến tiêu hóa nhợt nhạt, mất trọng lượng, vịnh màng áo co rút, nhiều đốm trắng xuất hiện ở nhiều mô khác và có thể gây chết. Nhiễm một trong hai P. marinus hoặc P. olseni thường gây chết trên nhuyễn thể, thời gian ủ bệnh có thể đến vài năm trước khi có biểu hiện lâm sàng hoặc gây chết đột ngột.

* Điều kiện lây nhiễm của Perkinsus. spp

Ký sinh trùng lan truyền trực tiếp từ cá thể này sang cá thể khác khi chúng sống trong nước có mặt Perkinsus;

Khi nhiệt độ cao trên 25oC, độ mặn cao trên 28%0;* Phương pháp phòng trị bệnh do Perkinsus. spp

Chưa có giải pháp trị bệnh do Perkinsus gây ra một cách hiệu quả. Giải pháp hữu hiệu hiện tại là khử trùng các trang thiết bị đã bị nhiễm các giống loài Perkinsus. Tỷ lệ chết có thể được cải thiện khi thay đổi hay chuyển sang môi trường nuôi phù hợp và giảm mật độ thả, nhưng động vật vẫn còn mang mầm bệnh và có thể tái phát. Điều này đã được người dân áp dụng

PHẦ

N I

PHẦ

N V

Page 44: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

44

khi sang thưa sang vùng nước sâu hơn vào mùa khô nhằm tránh nhiệt độ cao cũng như khả năng lây nhiễm do mật độ cao, nó cũng phù hợp với tập tính sống sâu hơn của ngao Bến Tre trong quá trình tăng trưởng. Cần tiêu hủy động vật và cả trang thiết bị, dụng cụ chứa bị nhiễm Perkinsus.

Perkinsus có thành tế bào dày, giúp chúng sống sót khi điều kiện bất lợi. Thời gian mà P. marinus có thể sống sót ngoài vật chủ đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi vài giai đoạn của P. olseni có thể sống đến 129 ngày ở 10oC. P. olseni có thể sống nghỉ (freezing) trong mô của vật chủ đến 197 ngày. Vì vậy không nên chọn giống hoặc vận chuyển động vật thân mềm từ nơi P. olseni được tìm thấy đến vùng nuôi mới.

Perkinsus rất dễ bị tiêu diệt khi ở trạng thái tự do. Việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn khi chúng đã ký sinh trong vật chủ. Cả P. marinus và P. olseni có thể bị tiêu diệt khi chúng tiếp xúc với nước ngọt ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước ngọt sẽ không ảnh hưởng đến ký sinh trùng nếu chúng đã có mặt trong mô của vật chủ. Trong thực tế, người nuôi ngao Bến Tre ghi nhận hiện tượng bệnh trên ngao Bến Tre giảm mạnh trong mùa mưa, do mật số Perkinsus giảm mạnh khi cả độ mặn và nhiệt độ đều giảm. Cần cải tạo bãi nuôi bằng cách cày xới và loại bỏ ngao Bến Tre chết mùa trước cũng như Perkinsus tự do càng triệt để càng tốt.

1.8. Thu hoạch

Ngao đạt kích cỡ 35 – 50 con/kg thì thu hoạch bán thương phẩm, không nên thu hoạch ngao có kích cỡ nhỏ, ngao có kích cỡ lớn bán được giá hơn.

Khi thu hoạch, phải để lại 05% sản lượng ngao thương phẩm trên mỗi vụ nuôi để tạo nguồn cung cấp giống tự nhiên cho mùa vụ sau.

Không khai thác ngao trong vùng cấm thu hoạch khi có lệnh cấm thu hoạch của các cơ quan chức năng do môi trường và sản phẩm Ngao có tảo độc và dư lượng các chất độc hại vượt quá mức cho phép ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Phương thức thu hoạch:- Thời điểm thu hoạch: tiến hành trong lúc thủy triều rút, ngao không

hoạt động bắt mồi, do đó ngao được sạch hơn và dễ dàng thu nhặt hơn. - Nước thủy triều lên sắp bãi, dùng cào (sau cào có túi lưới) để cào ngao

nên chọn những con đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch, những con nhỏ thì để lại.

- Bãi cạn nước thủy triều phơi bãi dùng cào đào sâu xuống cát, cào ngao

PHẦ

N V

Page 45: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

45

lên để thu hoạch- Bãi sâu dùng thuyền máy kéo lưới lên như dạng lưới cào, miệng rộng

2 -3 m sau có túi lưới. Khi thuyền chạy miệng lưới có răng cào ngập sâu vào đáy thuyền chạy 20 - 30 m kéo lưới lên thu ngao.

Bảo quản và vận chuyển ngao thu hoạch:

Ngao thu hoạch xong được rửa sạch đổ lên sàn thuyền để phân loại kích cỡ loại bỏ các tạp chất và được chuyển vào ngăn, thùng chứa đựng sản phẩm hoặc đóng vào bao ( mỗi bao 40 – 60 kg) vận chuyển về nơi tiêu thụ hoặc bán cho các chủ đại lý thu mua. Ngao sống cần được bảo quản, vận chuyển trong điều kiện hợp vệ sinh, tránh làm dập nát, tróc vỏ, tránh lây nhiễm cho Ngao. Không được để Ngao ở nơi quá nóng, quá lạnh, hoặc chịu sự biến đổi đột ngột nhiệt độ quá mức làm ảnh hưởng đến khả năng sống của chúng. Việc giữ sống đối với ngao có thể được thực hiện bằng cách giữ chúng trong các vật chứa thông thoáng, thoát nước như các loại bao, túi sợi tự nhiên hay nilon để tránh ứ đọng nước. Trong quá trình lưu giữ và vận chuyển cần giữ mát cho ngao và sử dụng nước biển sạch tưới trực tiếp vào ngao (4 - 5 giờ/lần).

Kỹ thuật làm sạch nuôi lưu ngâm nhả tạp chất:

Trước khi tiêu thụ tiến hành làm sạch ngao bằng phương pháp ngâm nhả tạp chất, chuyển ngao vào các bể đã được vệ sinh sạch sẽ dùng nước biển sạch ngâm ngao từ 2 đến 6 giờ để ngao nhả hết tạp chất, các bể ngâm ngao được thiết kế phù hợp với quy mô hộ gia đình hoặc đại lý thu mua, trong quá trình ngâm thay nước liên tục bằng cách tạo dòng chảy để kích thích ngao nhả hết tạp chất.

Ngao sau khi làm sạch được đóng vào các vật chứa đựng, gắn nhãn mác, số lượng, chủng loại chuyển vào trong các kho chứa hàng có hệ thống bảo ôn và đưa đi tiêu thụ bằng xe tải có hệ thống làm lạnh chuyển ngao đến các chợ đầu mối, các siêu thị, nhà hàng, phân phối tới người tiêu dùng và tới các nhà máy chế biến thủy sản trong khoảng thời gian 20 - 24 giờ sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất

Quản lý môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm:

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự biến động các yếu tố khí tượng thuỷ văn: thuỷ triều, dòng chảy, bồi lắng, tích tụ bùn cát tại các bãi nuôi. Các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, độ mặn, độ trong/độ đục nước, BOD, COD, DO... các nguồn xả thải từ nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, sinh hoạt, môi

PHẦ

N I

PHẦ

N V

Page 46: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

46

trường tự nhiên.Chấp hành sự quản lý chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước trong

việc kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong thu hoạch ngao theo quyết định số 131/2008/QĐ – BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phối hợp thường xuyên với cán bộ các cơ quan quản lý thực hiện việc lấy mẫu nước môi trường nuôi và mẫu ngao nuôi phân tích kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễm: Ô nhiễm hoá học: kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hydrocabon dầu hoả... Ô nhiễm vi sinh vật: Salmonella, E.Coli, Các loài tảo độc; độc tố sinh học biển Lipophilic, PSP, ASP

Nếu kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá mức giới hạn cho phép, các cơ sở nuôi và thu hoạch ngao thực hiện đúng theo thông báo của Ban chỉ đạo kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ về chế độ thu hoạch và xử lý sản phẩm sau thu hoạch như tăng cường lấy mẫu giám sát, làm sạch nuôi lưu, tạm ngừng thu hoạch, cấm thu hoạch...

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, các cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh ngao có trách nhiệm thực hiện đúng quy trình kiểm soát, vệ sinh an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Ban chỉ đạo kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tỉnh Nam Định. Thực hiện đăng ký thu hoạch với cơ quan kiểm soát, thu hoạch đúng vùng đã đăng ký. Khi vận chuyển ngao đi tiêu thụ, hoặc đến các nhà máy chế biến phải kèm theo phiếu thu hoạch hoặc giấy chứng nhận xuất xứ do Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy hải sản cấp.

2. Nuôi ngao thương phẩm trong ao đất

Trong những năm qua, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của các địa phương ven biển. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu thường là:

- Về nhiệt độ: Chưa có số liệu phân tích chính xác nhưng trong những năm gần đây, nhiệt độ không khí trong năm có nhiều biến động và có xu hướng nóng lên. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm có xu hướng lớn hơn bình thường.

- Về lượng mưa: Lượng mưa không có dấu hiệu tăng nhưng biến động không theo quy luật thông thường. Điều này gây ra những đợt hạn hán xen với mưa lũ.

- Mực nước biển: Trong những năm qua, mức nước biển có xu hướng dâng cao. Theo quan sát thực tế, có những thời điểm, mực nước biển dâng

PHẦ

N V

Page 47: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

47

cao từ 20-30cm so với cùng kỳ.- Độ mặn nước biển: Chưa có số liệu đánh giá cụ thể nhưng độ mặn

nước biển có xu hướng tăng trong một số năm qua. Năm 2010, độ mặn có thời điểm lên đến 34- 36%0

- Bão: Những cơn bão trong những năm gần đây có xu hướng mạnh hơn, đến muộn hơn và sức tàn phá cao hơn.

- Số đợt không khí lạnh trong năm có xu hướng giảm nhưng cường độ và thời gian lạnh của từng đợt lại tăng so với quy luật gây ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài.

Tác động của thời tiết đến sản xuất thủy sản:

- Bão, lụt, nắng, nóng, giông tố, các đỉnh triều cao ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ven biển:

+ Suy giảm nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao.+ Các loài tảo độc xuất hiện.+ Nuôi trồng thủy sản bị tổn thất lớn do nước dâng, bão lớn các vùng

nuôi bị phá hủy, rừng ngập mặn bị thu hẹp làm suy giảm nguồn thức ăn thủy sinh cho các loài thủy sản. Sản phẩm thủy sản bị mất, bị chết hàng loạt do rét, do nắng nóng và bão cuốn.

Đối với nuôi ngao, trong những năm gần đây, nhiều vùng nuôi bị thiệt hại lớn từ những diễn biến bất thường của thời tiết và những hệ lụy từ đó. Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, cần phải nghiên cứu các phương pháp nuôi mới để những thay đổi khí hậu ít ảnh hưởng tới nhất. Phần này sẽ giới thiệu hoạt động nuôi ngao thương phẩm trong ao đất. Khi nuôi trong ao đất, người dân có thể ổn định được các yếu tố môi trường, giúp ngao tồn tại và phát triển được ngay cả trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, quy trình công nghệ nuôi ngao trong ao đất mới dừng ở giai đoạn sơ khai. Để có thể phổ biến rộng trong cộng đồng ngư dân, cần có những nghiên cứu sâu hơn. Mộ số bước trong quy trình là:

* Kỹ thuật chọn và cải tạo ao nuôi.

Vị trí ao ương nuôi là nơi có nước và đất có chất lượng tốt, có đủ các điều kiện tương tự như ương ngao giống trong ao đất.

Quy trình kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi tương tự như chuẩn bị ao ương ngao

PHẦ

N I

PHẦ

N V

Page 48: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

48

* Kỹ thuật chọn và thả Ngao giống:

Chọn giống: Chọn những con giống khỏe, vỏ ngoài sáng bóng, không bị dập vỡ, đồng đều về kích cỡ,...

Kích cỡ giống: 800 - 1000 con /kg Mật độ thả: 300con/m2

* Kỹ thuật quản lý và chăm sóc: Tương tự như ương ngao giống* Kỹ thuật thu hoạch Ngao thương phẩm.Sau 12 - 15 tháng nuôi, ngao thương phẩm đạt cỡ 50 - 70 con/kg thì tiến

hành thu hoạch, tỷ lệ sống đạt 60%.

PHẦ

N V

Page 49: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

49

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU………………………………………………………………3

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC………………………………………………51. Vị trí phân loại.………………………………………………………52. Đặc điểm hình thái cấu tạo…………………………………………5

2.1. Đặc điểm hình thái…………………………………………………52.2. Cấu tạo……………………………………….……………………6

3. Đặc điểm sinh học……………………………………………………73.1. Phân bố……………………………………………………………73.2. Đặc điểm dinh dưỡng………………………………………………83.3. Đặc điểm sinh trưởng………………………………………………93.4. Đặc điểm sinh sản…………………………………………………9

PHẦN III: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO…………………………13

1. Lựa chọn vị trí …………………………………………………131.1. Chất lượng nước…………………………………………………131.2. Lựa chọn vị trí xây dựng trại……………………………………..141.3. Các yêu cầu khác…………………………………………………14

2. Thiết kế trại giống…………………………………………………142.1. Cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình………………;;……142.2. Công suất trại và kích thước bể sản xuất…………………………152.3. Hệ thống nước……………………………………………………162.4. Hệ thống nhà xưởng trong trại sản xuất…………………………17

3. Quy trình KTSX giống ngao bằng phương pháp nhân tạo……193.1. Nuôi vỗ ngao bố mẹ, sinh sản và thụ tinh………………………193.2. Phương pháp ương nuôi ấu trùng xuống đáy ………………21

4. Quy trình kỹ thuật lưu giữ và nuôi tảo sinh khối ………………234.1. Lựa chọn giống và lớp tảo gốc……………………………………254.2. Thời gian và qui mô sản xuất tảo sinh khối………………………254.3. Quy trình lưu giữ và nuôi cấy tảo sinh khối………………………25

5. Phương pháp sinh sản nhân tạo mới………………………………30

PHẦ

N I

MỤ

C LỤ

C

Page 50: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

50

5.1. Công suất trại và kích thước ao sản xuất…………………………305.2. KTSX giống ngao theo quy trình Trung Quốc……………………34

PHẦN IV: KỸ THUẬT ƯƠNG NGAO GIỐNG ………………………………36

1. Ương ngao giống trong ao…………………………………………362. Ương ngao ngoài bãi triều…………………………………………37

2.1. Chọn bãi nuôi thích hợp…………………………………………372.2. Cải tạo bãi…………………………………………………………372.3. Chọn ngao giống…………………………………………………382.4. Thả giống…………………………………………………………382.5. Chăm sóc…………………………………………………………392.6. Thu hoạch…………………………………………………………40

PHẦN V: NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM………………………………………41

1. Nuôi ngao ngoài bãi triều:…………………………………………411.1. Chọn bãi nuôi……………………………………………………411.2. Chuẩn bị vùng nuôi………………………………………………411.3. Thời gian và mật độ thả giống.………………………….………411.4. Phương pháp thả giống…………………………………………421.5. Chăm sóc quản lý…………………………………………………421.6. Tính cộng đồng trong nuôi ngao…………………………………431.7. Một số nguyên nhân và biện pháp phòng tránh…………………431.8. Thu hoạch…………………………………………………………45

2. Nuôi ngao thương phẩm trong ao đất……………………………47M

ỤC LỤ

C

Page 51: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
Page 52: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

Tài liệu này được xuất bản với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Thụy Điển; Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida). Phần nội dung của tài liệu này do MCD phụ trách. Trong mọi trường hợp, tài liệu này không phản ánh quan điểm của Đại sứ quán Thụy Điển và Sida

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng ( MCD)

Phòng 3104, Tầng 31, Tòa nhà 34T, Phố Hoàng Đạo Thúy, Khu Trung Hòa Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội;Phone : +84 4 2221 2923; Fax: +84 4 2221 2924; E-mail: [email protected]; Web: www.mcdvietnam.org

In 100 cuốn khổ 14,5x21cm tại công ty TNHH TM và DV Hiệp Nghĩa Việt Nam. Giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 774-2012/CXB/17/01-37/TĐ ngày 23/8/2012. Quyết định xuất bản số 594/QĐ-NCBTĐ