Htpt so 31 di in

44
HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ISSN 1859-3518 COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Số 31 Tháng 5+6/2015 Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ IX-2014 NHỮNG LUẬT MỚI VỪA ĐƯỢC THÔNG QUA TRONG KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIII TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRONG NHIỆM KỲ 2008-2015 Việt Nam, Lào ký kết Hiệp định Thương mại biên giới KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2015) 6 17 2 3

Transcript of Htpt so 31 di in

Page 1: Htpt so 31 di in

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

ISSN 1859-3518

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Số 31Tháng 5+6/2015

Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ IX-2014

NHỮNG LUẬT MỚI VỪA ĐƯỢC THÔNG QUA TRONG KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIII

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRONG NHIỆM KỲ 2008-2015

Việt Nam, Lào ký kết Hiệp định Thương mại biên giới

KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2015)

6

17

2

3

Page 2: Htpt so 31 di in

Mục lục in this issue

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí HỢP TÁC& PHÁT TRIỂN

Tạp chí

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

ISSN 1859-3518

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEWCƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Số 31Tháng 5+6/2015

Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí

Quốc gia lần thứ IX-2014NhữNG luật mớI Vừa đượC thôNG

Qua troNG Kỳ họp thứ 9, QuốC hộI Khóa XIII

tÌNh hÌNh hoẠt độNG CỦa hộI troNG NhIỆm Kỳ 2008-2015 Việt Nam, lào ký kết hiệp định thương mại biên giới

Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịCh hồ Chí minh

(19/5/1890 - 19/5/2015)6

17

2

3

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂNHỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

NĂM THỨ SÁUSố 31 (Tháng 5+6/2015)

Tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình TíchTrình bày: Thu Hằng

Giấy phép hoạt động báo chí số 1768/GP-BTTTT, ngày 14-12-2009

Giấy phép hoạt động báo chísố 289/GP-BTTTT, ngày 22-9-2014

Địa chỉ tòa soạnPhòng 708,

Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,Số 65 Phố Văn Miếu,

Quận Đống Đa, TP. Hà NộiĐiện thoại: 080.43470

Fax: 080.43470Email: [email protected]

Webtise: http://www.vilacaed.org.vn

Giá bán: 22.000 đồng

+++: Lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh .......................... 1+++: Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ IX – 2014 ............................................................................. 2HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI +++: Tình hình hoạt động của Hội trong nhiêm kỳ 2008-2015 ................... 3TIN KINH TẾ VIỆT NAM +++: Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII .......................................................................................... 6 +++: Điểm mới của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7 ... 8+++: GDP tăng trưởng cao nhất trong 5 năm ............................................. 10+++: Doanh nghiệp “dễ thở” hơn với hàng loạt quy định mới từ 1/7/2015 .........10+++: Từ ngày 1/7, đăng ký doanh nghiệp không quá 3 ngày ................... 12 +++: Hết cửa lách luật về điều kiện kinh doanh ....................................... 13 +++: Tình hình doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tính đến tháng 4/2015 ......................................................................................................... 13 KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN+++: Cộng đồng kinh tế ASEAN mở ra cơ hội và thách thức ....................... 14+++: Singapore đầu tư hơn 2,6 tỷ USD nâng công suất hệ thống cảng biển .......15QUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG +++: Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực ................................... 16+++: Việt Nam, Lào ký kết Hiệp định Thương mại biên giới ....................... 17+++: Tin hợp tác Việt Nam-Lào .................................................................. 18+++: Campuchia: Xuất khẩu gạo tăng 67,2% trong 4 tháng đầu năm 2015 ......20TỔNG HỢP TIN KT-XH LÀO THÁNG 4-2015 ......................... 21NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀNThs. Nguyễn Thị Thu Nguyên: Một số chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay .................................................................... 24 Nguyễn Minh Đạt: Khó khăn trong đán giá hoàn thành công việc của nhân viên tại Việt Nam .......................................................................................... 27Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Vai trò của năng lực tư duy Logic đối với sinh viên các trường Sư phạm hiện nay ....................................................................... 30ThS. Phạm Văn Hiếu: Nhu cầu đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn tỉnh Nam Định ..................................................................................................... 32NCS.Trần Thị Thùy Trang: Xác định thuộc tính hấp dẫn của điểm đến và đo lường cảm nhận của khách du lịch ............................................................... 35Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Vai trò của giảng dạy Logic học trong các trường Cao đăng và Đại học hiện nay ....................................................................... 39GIAO LƯU VĂN HÓA+++: Sơn Đoòng-Kỳ quan hùng vỹ ................................................... Bìa 3+4

+++: The 125th anniversary of the birth of President Ho Chi Minh .............. 1+++: The 90th traditional day of the Vietnamese revolutionary press (June 21, 1925-2015) and present the ninth National Press Awards 2014 ..................... 2ASSOCIATIONS ACTIVITIES +++: Associations activities over the period 2008-2015 ............................. 3VIETNAM ECONOMIC NEWS+++: New laws has passed at National Assembly XIII 9th session ................ 6+++: New features in the revised Investment Law which takes effect from July 1 ................................................................................................... 8+++: Highest GDP growth in five years ...................................................... 10+++: Enterprises feeling enjoyable with series of new regulations which takes effect from July 1 2015 ................................................................................. 10+++: From May 1/7, Enterprises register no more than 3 days .................. 12+++: From now on, Enterprises have no way but to follow business law .. 13+++: Vietnamese enterprises investment overseas up to March 4/2015 ... 13ASEAN ECONOMIES+++: The Asean Economic Community (AEC) creats opportunities and challenges .................................................................................................... 14+++: Singapore invested more than $ 2.6 billion in increasing the capacity of the seaport system ....................................................................................... 15PARTNERSHIPS IN MEKONG SUBREGION COUNTRIES+++: Promote regional cooperation in Mekong Subregion countries ......... 16+++: Vietnam, Laos signed the border trade agreement ........................... 17+++: Vietnam-Laos cooperation news ...................................................... 18+++: Cambodia: Exports rise rose 67.2% in the first 4 months of 2015 ...... 20LAOS SOCIO-ECONOMIC NEWS IN 4-2015 ......................... 21RESEARCH – FORUMThs. Nguyen Thi Thu Nguyen: A number of state policies towards Vietnamese coffee exports at present ............................................................................. 24Nguyen Minh Dat: Difficulty in evaluating employees work in Vietnam ..... 27Ths. Nguyen Thi Tuyet Mai: Role of Logical thinking capacity for students of current pedagogy ......................................................................................... 30ThS. Pham Van Hieu: Manpower training needs for rural areas in Nam Dinh province ....................................................................................................... 32NCS. Tran Thi Thuy Trang: Measuring destination attractiveness and Measuring tourists perception ..................................................................... 35 Ths. Nguyen Thi Tuyet Mai: The role of teaching logic in colleges and universities today ......................................................................................... 39CULTURAL EXCHANGE+++: The spectacular Son Doong Cave ............................................. Bìa 3+4

MỤC LỤC CONTENTS

Page 3: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 1

Mục lục in this issue

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng

Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; các đồng chí lão thành cách mạng; các mẹ Việt Nam Anh hùng; các Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động; đại diện các tầng lớp nhân dân tham dự.

Tại Lễ kỷ niệm, ôn lại thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Người là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời điểm đất nước ta đã trải qua gần 30 năm đổi mới, trong bầu không khí hào hùng và xúc động của những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cùng với đó, phát huy sức mạnh

toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước bên cạnh mặt thuận lợi, thời cơ, cũng có nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp phải giải quyết, tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, hơn bao giờ hết, phải phát huy cao độ truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.❑

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng

sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí MinhNGÀY 18/5/2015, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ TỊCH NƯỚC, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2015).

Page 4: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/20152

Tham dự buổi lễ có các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên: Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể T.Ư; các đồng chí Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội một số địa phương.

Tại lễ kỷ niệm, giới báo chí cả nước vinh dự và vui mừng đón nhận lẵng hoa chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nhà báo, chiến sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Suốt 90 năm qua, Báo chí Cách mạng luôn đồng hành cùng dân tộc, lớn lên cùng cách mạng, phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân. Người làm báo thật sự là chiến sĩ, với cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén, góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch nước đề cập tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, báo chí cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, làm tròn trách nhiệm là lực lượng tiên phong, xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng.

Phát biểu ý kiến tại lễ trao giải, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia, nêu rõ: Trong 90 năm qua, Báo chí Cách mạng không ngừng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, đội ngũ người làm báo lớp lớp trưởng thành, gánh vác sứ mệnh thông tin đại chúng thiết yếu, tuyên truyền cổ vũ việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Các thế hệ nhà báo cách mạng qua các thời kỳ, thật sự là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đã tích cực tham gia và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Bằng trí tuệ, ngòi bút và cả máu xương, những người

làm báo đã có những đóng góp xứng đáng vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất non sông và xây dựng, phát triển đất nước…

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu nêu rõ: 90 năm qua, Báo chí Cách mạng nước ta đã khẳng định những truyền thống cách mạng nổi bật. Đó là truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Đây là phẩm chất đáng tự hào của các thế hệ người làm báo trước đây và hơn 22 nghìn hội viên nhà báo hiện nay, đang ngày đêm tác nghiệp trên khắp mọi miền đất nước trong tâm thế vững vàng về bản lĩnh chính trị. Đội ngũ nhà báo cách mạng luôn luôn tiên phong, có mặt nơi đầu sóng ngọn gió và sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, theo lý tưởng và con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tiếp nối các thế hệ nhà báo đi trước, thế hệ nhà báo ngày nay được đào tạo hệ thống, cơ bản, có khả năng làm chủ công nghệ mới, ngoại ngữ tốt, chủ động bắt kịp xu thế phát triển đa phương tiện của báo chí khu vực và thế giới. Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn luôn sáng tạo, tự đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đội

ngũ nhà báo nước ta đã nhanh chóng trưởng thành về chính trị, nghiệp vụ…

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm nay đã làm việc công tâm và chuyên nghiệp. Hội đồng sơ khảo đã chấm, chọn 177 tác phẩm tiêu biểu trong số hàng nghìn tác phẩm gửi dự giải để trình Hội đồng chung khảo. Hội đồng chung khảo đã chấm và quyết định trao chín giải A, 26 giải B, 54 giải C và 29 giải khuyến khích, theo 11 loại giải ở cả bốn loại hình báo chí. Đây là những tác phẩm xuất sắc nhất, có nội dung tư tưởng tốt, có tính phát hiện và tính chiến đấu cao, có sáng tạo trong cách thể hiện, ứng dụng hiệu quả công nghệ làm báo tiên tiến vào quá trình tác nghiệp.

Tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh đã trao chín giải A cho các tác giả đoạt giải; đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đã trao các giải B; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam trao giải C, tặng các nhóm tác giả, tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc đoạt Giải Báo chí quốc gia lần thứ IX – 2014.❑

Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ IX-2014

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh trao giải A cho các tác giả đoạt giải.

TỐI 21-6, TẠI CUNG VĂN HÓA LAO ĐỘNG HỮU NGHỊ VIỆT – XÔ (TP HÀ NỘI) ĐÃ DIỄN RA LỄ MÍT-TINH TRỌNG THỂ KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21-6-1925 – 21-6- 2015) VÀ LỄ TRAO GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA LẦN THỨ IX – 2014, TÔN VINH 118 TÁC PHẨM BÁO CHÍ XUẤT SẮC.

Page 5: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 3

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Hoạt động của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia nhiệm kỳ I (2008-

2015) đã diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những diễn biến bất lợi về địa chính trị, chiến tranh, khủng bố, thời tiết, dịch bệnh và môi trường, về kinh tế, từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ đại khủng hoảng 1929-1933. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các nước đang phát triển châu Á nói chung, khu vực ASEAN nói riêng cũng đều chậm lại đáng kể, từ khoảng 8% trước kia xuống còn khoảng 6,6% trong 3 năm gần đây.

Cùng chung hoàn cảnh với kinh tế thế giới, kinh tế ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đều gặp khó khăn; tốc độ tăng trưởng kinh tế đều giảm. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Năm 2014, có khoảng 67.800 doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, riêng giải thể là 9.500 doanh nghiệp.Trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhó có vốn dưới 10 tỷ đồng. Quý 1/2015 số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 16.175, tăng 14,2% so với quý 1/2014. Hai nước Lào và Campuchia đều điều chỉnh lại các chính sách liên quan đến đầu tư, đặc biệt là tạm dừng việc xem xét cấp giấy phép đầu tư vào khai khoáng và trồng cây công nghiệp. Các đặc điểm trên làm ảnh hưởng lớn đến luồng đầu tư của Việt Nam vào hai nước này.

Bối cảnh khó khăn trên đã đặt Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các hội viên, đặc biệt là các hội viên doanh nghiệp, trước rất nhiều thử thách quyết liệt, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, rất nhiều doanh nghiệp hội viên phải giải thể, tạm ngừng hoặc thu hẹp hoạt động tại Lào và Campuchia.Tuy nhiên, nhờ những nỗ

lực của Ban lãnh đạo Trung ương Hội và toàn tập thể hội viên, Hội vẫn duy trì được họat động, có bước trưởng thành, trên một số mặt đã đạt được những kết quả quan trọng. Dưới đây, xin kiểm điểm lại một số kết quả thực hiện Chương trình hoạt động đã được Đại hội nhiệm kỳ I (2008-2014) của Hội thông qua.

I. Về xây dựng, tổ chức hoạt động HộiĐến nay, gần 7 năm sau Đại hội

thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đã tương đối ổn định và đi vào nề nếp. Đã xây dựng nhiều quy chế hoạt động trong Hội như Quy chế hoạt động của các cơ quan lãnh đạo; Quy chế thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của các đơn vị và tổ chức trực thuộc; Quy chế quản lý tài chính, kế toán; Quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động làm việc cho Hội...

Trong nhiệm kỳ I, Hội đã thành lập nhiều tổ chức trực thuộc nhưng do điều kiện hoạt động khó khăn nên đã có một số tổ chức phải giải thể. Một số tổ chức trực thuộc Hội cũng phải điều chỉnh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đến nay, ngoài các đơn vị ở Trung ương Hội, cơ cấu tổ chức Hội gồm 7 trung tâm hợp tác, hỗ trợ phát triển; 2 viện nghiên cứu, đào tạo, tư vấn; 4 hội thành viên ở địa phương và Lào, Campuchia ; 3 văn phòng đại diện (tại Lào, Campuchia và thành phố Hồ Chí Minh), 1 tờ báo và 1 tạp chí.

Thuận lợi lớn nhất của Hội trong giai đoạn vừa qua là có sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó trực tiếp là các đồng chí Bộ trưởng,Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng, các đồng chí lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện và Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhờ đó, Hội vẫn duy trì được hoạt động thường xuyên, làm được nhiều việc theo tôn chỉ mục đích của Hội, đóng góp với Đảng, Chính phủ và hỗ trợ nhiều hội viên trong

lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với các nước Lào, Campuchia và Myanmar.

Về nhân sự lãnh đạo, tháng 3/2012, vì lý do sức khỏe, ông Lại Quang Thực đã thôi không làm Chủ tịch Hội. Ban chấp hành Hội đã bầu ông Phương Hữu Việt làm Chủ tịch Hội. Trong BCH Trung ương Hội, cũng có biến động lớn : Số ủy viên ban đầu là 58, trong nhiệm kỳ có 2 đồng chí từ trần, 40 đồng chí nghỉ hưu thôi đảm nhiệm cương vị lãnh đạo các đơn vị hoặc nằm trong các đơn vị đã giải thể nên xin nghỉ. Hiện chỉ còn 22 đồng chí hoạt động, tuy nhiên các đồng chí còn lại vẫn kiên trì làm việc theo mục tiêu của Hội.

II. Hoạt động tuyên truyền về Hội và phát triển hội viênNgay sau khi thành lập Hội đã tổ

chức nhiều đợt tuyên truyền, quảng bá về Hội tại ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Trung ương Hội đã tổ chức các đoàn công tác sang Lào, Campuchia tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao và cộng đồng doanh nghiệp của hai nước để quảng bá về Hội và tạo mối quan hệ hợp tác. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân ở hai nước này tham gia hợp tác với Hội.

Ở trong nước, Hội chú trọng phát triển hội viên trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương đang hoặc thực sự mong muốn triển khai hoạt động hợp tác kinh tế và đầu tư với Lào và Campuchia. Lúc đầu khi gửi đăng ký tới Bộ Nội vụ xin thành lập, Hội chỉ có 43 hội viên tổ chức, doanh nghiệp và khoảng 120 hội viên cá nhân. Đến nay, theo đăng ký, Hội có khoảng 1100 hội viên chính thức, gồm khoảng 500 hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp và khoảng 600 hội viên cá nhân. Nhiều hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng vai trò hàng đầu trong hợp tác kinh tế và đầu tư của nước ta với hai nước Lào và Campuchia. Một số Hiệp hội của doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Lào

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRONG NHIỆM KỲ 2008-2015

(Trích dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác Hội)

Page 6: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/20154

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

và Campuchia đã đăng ký làm hội viên tập thể của Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia như Hội Phát triển hợp tác kinh tế Campuchia- Việt Nam - Lào(CAVILAED), Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào (Viet – Lao BACI)...

Để cung cấp thông tin cho hội viên, cũng trong năm 2008, Hội đã xây dựng được Trang thông tin điện tử và Bản tin của Hội. Đến nay, Hội đã có trang web tương đối tốt, đã có tờ báo và tạp chí riêng (Thời báo Mêkông và Tạp chí Hợp tác và Phát triển). Hội đã xuất bản nhiều ấn phẩm hướng dẫn đầu tư sang Lào và Campuchia , tiêu biểu như sách “Hệ thống các văn bản pháp quy đầu tư vào Lào”(2008), “Văn bản hướng dẫn hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với Campuchia” (2009), bộ sách 3 tập “Văn bản hợp tác Việt Nam – Lào” (2000-2012), hợp tác với Cục Đầu tư nước ngòai Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản 2 tài liệu “Hướng dẫn đầu tư, thương mại vào Campuchia và Lào” (2010); Báo cáo “Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Lào và Campuchia 2013”...

III. Triển khai một số hoạt động chuyên môn, hợp tác kinh tế và đầu tưCăn cứ tôn chỉ mục đích và nhiệm

vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ Hội, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Hội thực hiện được nhiều hoạt động chuyên môn, hợp tác kinh tế và đầu tư, trong đó nổi bật là:

-Hội đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội để quảng bá Hội như tổ chức đòan xe đạp từ Hà Nội đi Viêng Chăn trong Chương trình hưởng ứng năm hữu nghị Việt Nam – Lào (2012); Chủ trì phối hợp với Hội doanh nghịêp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào và Bộ Kế hoạch và Đầu tư... tổ chức thành công Chương trình chào mừng kỷ niệm 450 năm Thủ đô Viêng Chăn, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Viêng Chăn (2010); Tổ chức giao lưu hội viên nhân kỷ niệm 3 năm thành lập Hội (2011)... Ngòai ra Hội cũng chủ trì hoặc tham gia tổ chức nhiều đợt làm thiện nguyện tại các tỉnh Việt Nam và Lào có chung đường biên giới...

-Đã tổ chức hàng năm nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ với các chủ đề khác nhau để giới thiệu, phân tích, đánh giá về môi trường đầu tư, tình hình đầu tư, cơ chế chính sách đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư của Lào

và Campuchia tại nhiều địa phương trên cả nước và tại hai nước bạn, như các Hội nghị góp ý về đầu tư vào Lào và Campuchia (2010, 2011), Tọa đàm về cơ chế chính sách đầu tư thương mại Việt Nam – Lào – Campuchia năm (2011, 2013); Diễn đàn hợp tác phát triển và hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư tiểu vùng Mê Kông thường xuyên luân phiên tại ba nước (từ 2009 đến 2013); Tọa đàm giới thiệu đầu tư vào một số tỉnh ở Lào và Campuchia (2010, 2012); Đối thoại doanh nghiệp ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia; Hội thảo về hợp tác 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông; Cùng một số địa phương tổ chức các chuyến khảo sát, tiếp xúc nhằm phát triển đầu tư vào Luông Nậm thà, Bò li khăm xay, Hủa Phăn, Chăm pa sac, Xiêng Khoảng... Trong 2 năm gần đây (2013-2014) đã mở rộng các hoạt động sang Myanmar. Đặc biệt năm 2013 đã tổ chức rất thành công “Tọa đàm Myanmar – thị trường mới nổi”, thu hút rất đông các đối tượng tham gia.

- Trong nửa nhiệm kỳ đầu, Hội chủ trì hoặc tham gia với các hội, hịêp hội và cơ quan khác tổ chức các chương trình trao các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trong hợp tác Việt Nam, Lào và Campuchia.

-Hàng năm, Hội đều có các hoạt động hội thảo phản biện xã hội và tư vấn chính sách liên quan đến hợp tác kinh tế và đầu tư của nước ta với Lào và Campuchia, tập hợp ý kiến các doanh nghiệp, gửi kiến nghị tới các cơ quan quản lý liên quan của Nhà nước nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Gần đây nhất, là góp ý sửa đổi Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngòai, góp ý sửa đổi “Luật đầu tư” (2014), dưới hình thức hội nghị và báo cáo gửi Chính phủ, được đánh giá cao.

-Từ năm 2011 đến 2014 đã chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hàng năm Chương trình Mê Kông dưới hình thức diễn đàn với nhiều chủ đề khác nhau. Mới nhất là Diễn đàn Mê Kông thường niên 2014 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và thách thức” vừa được tổ chức vào tháng 10/2014, thu hút hơn 200 khách tham dự. Kết thúc diễn đàn, đã xây dựng tập Kỷ yếu làm tài liệu cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Các thông tin, kiến nghị hữu ích được Hội tổng hợp gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

- Hội đã tiến hành thu thập, cung cấp

thông tin kinh tế, xã hội, môi trường, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển hợp tác kinh tế của nước ta với Lào và Campuchia cũng như của Lào và Campuchia với nước ta.Trên cơ sở đó, đã triển khai có hiệu quả một số tư vấn chính sách cho Nhà nước, trước hết là Kế hoạch và Đầu tư, như hòan thành báo cáo “Chiến lược đầu tư vào Campuchia đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, tham gia “Chiến lược hợp tác kinh tế và đầu tư vào Lào đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, Chuyên đề “Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”, Báo cáo “Tình hình đầu tư vào Lào và Campuchia”...

-Đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, hướng dẫn nâng cao các kỹ năng chuyên môn, trang bị kiến thức, hiểu biết về luật pháp, phong tục tập quán và cung cấp những thông tin khác về môi trường đầu tư của Lào và Campuchia cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam. Trong các năm 2013-2014 đã tham gia thực hiện Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghịêp vừa và nhỏ, Dự án đào tạo cán bộ hợp tác xã...

-Đã thực hiện một số dịch vụ tư vấn và trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu đầu tư Việt Nam hoạt động sản xuất, đầu tư tại Lào và Campuchia. Đã phối hợp với các doanh nghiệp hội viên tổ chức nhiều đoàn sang khảo sát, giới thiệu đầu tư tại Lào và Campuchia. Đã tổ chức một số đoàn du lịch sang Lào và Campuchia đáp ứng yêu cầu của các hội viên...

Các hội thành viên bên cạnh việc phối hợp thực hiện các hoạt động do Trung ương Hội tổ chức, đã chủ động triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư xóa đói giảm nghèo, hoạt động từ thiện trên địa bàn và tham gia tích cực vào các hoạt động của Trung ương và địa phương mình. Hội Nghệ An và CAVILAED đạt được rất nhiều thành tích , được Trung ương Hội và địa phương khen thưởng.

IV. Tổ chức các hoạt động đối ngoạiVề đối ngoại trong nước:- Hội đã xây dựng, từng bước mở

rộng mối quan hệ hợp tác của Hội với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư, với các Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào, Phân ban hợp tác Việt Nam - Campuchia, với các Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Hội hữu nghị Việt

Page 7: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

5

Nam - Campuchia. Đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều Hội, Hiệp hội khác như Hiệp hội công thương Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp bản lẻ, Hội Doanh nghiệp trẻ và Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ,và một số tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác trên cả nước.

- Hội đã ký kết các Chương trình hợp tác dài hạn về truyền thông với một số tổ chức như Đài truyền hình VITV, InfoTV, VTV4, Truyền hình Thông tấn xã VN.

Về đối ngoại ngòai nước: Hội đã duy trì quan hệ thường xuyên với các Đại sứ quán Lào, Campuchia, Myanmar tại Việt Nam và các Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar để thông báo về việc hình thành và phương hướng hoạt động của Hội, tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và trao đổi thông tin. Đã thiết lập quan hệ với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại ba nước này, đặc biệt với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư của hai nước Lào và Campuchia, Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào, Tổng hội Việt kiều tại Lào.

V. Khó khăn, hạn chế và bài học kinh nghiệmTuy nhiên, so với mục tiêu của

Chương trình hoạt động đề ra, số lượng công việc thực hiện thì nhiều nhưng kết quả và chất lượng thu được còn tương đối khiêm tốn. Vai trò và ảnh hưởng của Hội tới cộng đồng doanh nghịêp có hợp tác kinh tế và đầu tư với hai nước Lào va Campuch ia chưa tương xứng với mục tiêu đề ra.

Nhiều việc Hội có thể làm được nhưng do khó khăn về tài chính, nhân sự nên chưa thể triển khai. Cơ sở vật chất và nguồn thu tài chính rất hạn hẹp; có những lúc không đủ nguồn thu để duy trì bộ máy hoạt động.

Do bối cảnh khó khăn chung của toàn nền kinh tế, của các doanh nghiệp hội viên và bản thân Trung ương hội nên trong nhiệm kỳ qua quan hệ giữa Hội và các doanh nghiệp nói chung, các hội viên nói riêng không được duy trì thường xuyên. Số hội viên đông nhưng sinh hoạt rời rạc, đơn điệu. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ hội viên tham gia đóng hội phí đều đặn, còn lại chỉ khi có việc cần mới đóng.

Nhiều doanh nghiệp hội viên tiến hành các họat động hợp tác với Lào và Campuchia không nhờ đến kênh hỗ trợ của Hội và cũng không thông báo hoạt động cho Hội. Báo và tạp chí của Hội xuất bản có giai đoạn phải gộp số, không đều kỳ, không đưa được đến nhiều hội

viên.Nguyên nhân chủ yếu của các hạn

chế:- Môi trường hoạt động kinh tế gặp

nhiều khó khăn, các doanh nghiệp phải vất vả để tồn tại. Nguồn thu của Hội quá ít, không đủ triển khai nhiều việc cần thiết và quan trọng.

- Tổ chức và nội dung hoạt động của Hội chưa thực sự giúp hội viên gắn kết với nhau và gắn kết với Hội, đặc biệt là các hội viên cá nhân.

- Các đơn vị trực thuộc Hội mới qua bước dò dẫm để khẳng định mình, đến nay mới bắt đầu phát huy tác dụng.

- Bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là BCH, Ban Thường vụ, tuy đông nhưng ít phát huy vai trò và luôn thay đổi cương vị nên hoạt động không đều tay, hầu hết tuổi cao, lực lượng trẻ quá ít.

Từ những việc làm được và chưa làm được trong nhiệm kỳ vừa qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho nhiệm kỳ tới:

Một là, tiếp tục kiên trì thực hiện đúng tôn chỉ mục đích đề ra là tập hợp, đoàn kết hội viên để (i) tham gia ý kiến, tư vấn và phản biện xã hội đối với các cơ chế chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, và (2) hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện các hoạt động kinh tế và đầu tư tại ba nước, nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa ba nước.

Hai là, cần tăng mạnh tính chuyên nghiệp trong họat động Hội, trước hết là tạo ra những sản phẩm đặc trưng dài hạn của Hội từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật, từ đó chủ động được các nguồn thu ổn định để tự trang trải kinh phí hoạt động. Khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức trực thuộc và hội viên đẩy mạnh các hoạt động, trên cơ sở đó có thu nhập và đóng góp ổn định cho Trung ương Hội.

Ba là, cần đặc biệt chú trọng công tác hội viên, đặc biệt là tổ chức sinh hoạt hội viên hợp lý tạo điều kiện giao lưu, trao đổi, giúp đỡ, hợp tác với nhau, coi đây là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển Hội. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hội viên phát huy được năng lực, kinh nghiệm của mình cho họat động của Hội. Phải xây dựng, duy trì quan hệ chặt chẽ giữa Trung ương Hội và một số hội viên có tâm huyết với Hội, với hợp tác kinh tế ASEAN, trước hết là các hội viên doanh nghịêp quy mô vừa đang có nhiều họat động kinh tế, đầu tư, thương mại

với các nước bạn.Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt

động của Cơ quan Trung ương Hội để luôn luôn có những sáng kiến tạo công ăn việc làm và hỗ trợ, phối hợp được các hội viên, mang lại những cơ hội và lợi ích thiết thực cho các hội viên, chủ động nguồn tài chính cho hoạt động của Hội. Có thể nói đây luôn luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của Hội trong nhiệm kỳ tới.

Năm là, tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của các cơ quan chính phủ và của một số doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với Hội. Hợp tác với các Bộ, cơ quan chính phủ thông qua việc nâng cao năng lực tư vấn, cung cấp thông tin, phản biện chính sách từ việc động viên huy động các hội viên nguyên là các chuyên gia, các viên chức nhà nước, các nhà khoa học tham gia đóng góp; Đây là con đường ngắn nhất để Hội đóng góp với Đảng và Nhà nước về đổi mới các cơ chế chính sách, luật pháp trong hợp tác với Cộng đồng ASEAN và các nước khác.

***Nhìn lại chặng đường 7 năm vừa

qua, một cách khái quát, có thể chia hoạt động của Hội thành 2 giai đoạn : Khoảng 3 năm đầu hoạt động khá sôi nổi, 4 năm sau có phần trầm lắng do gặp phải quá nhiều khó khăn. Có thể nói, tuy mới ra đời và phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức rất gay gắt, nhưng Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã làm được khá nhiều việc theo đúng tôn chỉ mục đích đề ra, thực hiện được hầu hết các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình hoạt động nhiệm kỳ I (2008-2015). Có được những kết quả đó là nhờ sự ủng hộ, chỉ đạo, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động tích cực của Trung ương Hội, Văn phòng Hội, các Hội thành viên, các đơn vị trực thuộc; Đặc biệt là sự tham gia tích cực của các tổ chức, hội viên (như Ngân hàng Việt Á, Công ty Mai Động, Công ty Hợp tác kinh tế quốc tế Quân khu 4(COECCO), Công ty TNHH Yên Bình, Tập đoàn Viettel, Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng GAET...)

Nhận thức đầy đủ khó khăn, thuận lợi, khẳng định được các thành tựu đã có, thẳng thắn thừa nhận các hạn chế yếu kém, tích cực tìm các giải pháp để tháo gỡ, vươn lên, đó là tâm nguyện của Hội. Chúng ta tin tưởng rằng sang nhiệm kỳ 2 Hội sẽ phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt phương hướng kế hoạch đề ra.❑

Page 8: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

6

LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HĐNDSáng 25/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bầu

cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.Luật gồm 10 chương và 98 điều. Luật quy định về

nguyên tắc bầu cử, tuổi bầu cử, tuổi ứng cử, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử, dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bố đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử địa phương; danh sách cử tri; ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tuyên truyền, vận động bầu cử; nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu; việc kiểm phiếu, kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử, bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung…

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015 và thay thế Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 và Luật số 63/2010/QH12, Luật Bầu cử đại biểu HĐND số 12/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2010/QH12.

LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ (SỬA ĐỔI)Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

vào sáng 19/6. Luật gồm 7 chương và 50 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 và thay thế Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 hết hiệu lực.

Theo quy định của Luật, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước.

Thành viên của Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước và do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ có một số nhiệm vụ và quyền hạn như: Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia...

Về số lượng cấp phó, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) quy định số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình UBTV Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục và đơn vị sự nghiệp công lập không quá 3; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 4.

LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGQuốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa

phương vào sáng 19/6. Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương 143 điều, quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương xác định các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc

Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII

NHIỀU LUẬT QUAN TRỌNG NHƯ: LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN; LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ (SỬA ĐỔI); LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC… ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA TRONG KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIII.

Page 9: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 7

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

Trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã) và đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

Theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016 và sẽ thay thế cho Luật Tổ chức HĐND và UBND.

LUẬT MTTQ VIỆT NAM (SỬA ĐỔI)Quốc hội đã chính thức thông qua Luật MTTQ Việt

Nam (sửa đổi) vào chiều 9/6. Với 8 chương, 41 điều, đạo luật mới xây dựng thiết chế cho MTTQ Việt Nam với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các sửa đổi, bổ sung mới tập trung vào một số nhiệm vụ, quyền hạn mới cũng như tổ chức của Mặt trận, mối quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước, phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phối hợp với tổ chức tiếp xúc cử tri của các cơ quan quyền lực.

Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2016.

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI)Chiều 19/6, Quốc hội thông qua Luật Nghĩa vụ quân

sự (sửa đổi). Luật gồm 9 chương và 62 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Luật quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân nam đủ 17 tuổi trở lên; công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân và từ đủ 18 tuổi trở lên.

LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI)Quốc hội thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (sửa

đổi) vào sáng 25/6. Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) có 7 chương, 77 điều, quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước.

Luật Ngân sách Nhà nước quy định: Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước.

Luật cũng đưa ra một số quy định cấm như: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách Nhà nước; cấm thu sai quy định của các luật thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; cấm vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách; cấm sử dụng ngân sách Nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật...

Luật Ngân sách có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.

LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTSáng 22/6, Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm 17 chương, 175 điều, quy định nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Luật này không quy định việc xây dựng Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Sau khi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của UBND các cấp được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, người có thẩm quyền được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới.

LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNGSáng 25/6, Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh

lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm 7 chương với 93 điều, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Luật An toàn, về sinh lao động quy định: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm

Page 10: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

8

bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc; được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢOSáng 25/6, Quốc hội biểu quyết

thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trình Quốc hội thông qua gồm 10 chương, 81 điều.

Luật quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luật có liên quan và bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật này.

Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI)Sáng 24/6, Quốc hội biểu quyết

thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi). Luật có 9 chương, 73 điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên Nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán Nhà nước.

Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

LUẬT THÚ YChiều 19/6, Quốc hội đã biểu

quyết thông qua Luật Thú y. Luật gồm 7 chương, 116 điều, quy định về

phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

Đối tượng áp dụng của Luật là: Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động thú y tại Việt Nam.

Luật Thú y sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

NGHỊ QUYẾT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH MỘT LẦNChiều 22/6, Quốc hội biểu quyết

thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc.

Theo Nghị quyết này, người lao động sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2014.

Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.❑

Theo đó, Luật Đầu tư năm 2014 thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005 với nhiều thay

đổi quan trọng, đặc biệt là các quy định về cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng có nhiều điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2005, hướng tới tháo gỡ khó khăn, hạn chế, mở ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Cụ thể, đối với Luật Đầu tư 2014, thay đổi quan trọng nhất là tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm quyền tự do đầu tư, kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà Luật không cấm thông qua việc quy định rõ về ngành, nghề cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trong đó, có 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: kinh doanh các chất ma tuý; kinh doanh các loại hoá chất, khoáng vật độc hại; mại dâm; kinh doanh mẫu vật của các loại thực vật, động vật hoang dã, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Đầu tư 2014 cũng rút gọn số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện xuống còn 267 ngành, nghề, trên cơ sở bãi bỏ các ngành, nghề và điều kiện kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, tạo ra gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Luật Đầu tư 2014 cũng cải cách mạnh mẽ về mặt thủ tục hành chính: bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước; đơn giản hoá hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa là 15 ngày thay cho 45 ngày như trước

Page 11: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

9

Điểm mới của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 1/7, LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP CÓ NHIỀU ĐIỂM MỚI THUẬN LỢI HƠN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.

Luật Doanh nghiệp bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp.

đây.Cùng với cải cách hành chính, Luật đã bổ sung, hoàn

thiện một số quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư như: bổ sung quy định về đảm bảo nghĩa vụ thực hiện dự án của nhà đầu tư dưới hình thức ký quỹ, về giám định chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; hoàn thiện quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư, giãn tiến độ đầu tư, tạm ngừng hoạt động đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;…

Một điểm đáng chú ý nữa là việc cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh. Theo đó, sau khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước.

Đối với đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, Luật Đầu tư quy định trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động vốn (bao gồm cả ngoại tệ), bổ sung một số quy định về thủ tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm giám sát nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để đầu tư. Ngoài ra, Luật đã bổ sung hình thức đầu tư ra nước ngoài thông qua

mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Luật cũng đã hoàn thiện quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Quốc hội chấp nhận chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô trên 20.000 tỷ đồng hoặc cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt; Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đối với dự án từ 800 tỷ đồng (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông: trên 400 tỷ đồng). Các dự án khác thực hiện theo quy trình đăng ký đầu tư để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày.

Về Luật Doanh nghiệp, cải cách liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chỉ cần có những thông tin cơ bản về mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật. Về ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp tự khai và lưu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được chủ động tiến hành hoạt động kinh doanh mới khi có đủ điều kiện và sau đó thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để lưu vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp cũng bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuống tối đa không quá 3 ngày; kết hợp thủ tục đăng ký doanh nghiệp với đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội; bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhằm giảm chi phí, tạo cơ chế vận hành linh hoạt, hiệu quả cho quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp cũng quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn nhà nước và người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; bổ sung quy định về yêu cầu công khai hoá thông tin với doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước theo thông lệ quốc tế; sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn. Luật cũng xác định rõ tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập.

Luật cũng cho phép các công ty linh hoạt hơn trong lựa chọn mô hình tổ chức quản trị, đồng thời bổ sung quy định tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý khi cần thiết nhằm tăng cường mức độ bảo vệ nhà đầu tư.❑

Page 12: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

10

Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,28%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 5 năm

trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 9,09%; dịch vụ ước tăng 5,9%.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, tốc độ tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm nay đạt cao cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng cao.

Về tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng 6 tháng đầu năm ước đạt 9,09%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm từ 2011 trở lại đây. Trong đó, công nghiệp tăng 9,53%; xây dựng tăng 6,6%.

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, c hỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm ước tăng 9,6%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Đáng chú ý là sự phục hồi mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với chỉ số IIP tăng 10%; tiếp đến là ngành khai khoáng, IIP tăng 8,2%; riêng về sản lượng dầu thô khai thác trong nước 6 tháng đầu năm ước đạt 8,38 triệu tấn, tăng 830 nghìn tấn (tăng 11%) so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 2,36 %, thấp hơn mức tăng 2,96% của cùng kỳ năm 2014; trong đó nông nghiệp tăng 1,9%; thủy sản tăng 3,3%; lâm nghiệp tăng 8,07%.

Trong 3 ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, chỉ có lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng chỉ chiếm 2,6% giá trị sản xuất của toàn ngành; trong khi nông nghiệp và thủy sản đều tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trong khu vực dịch vụ, mặc dù còn có những khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn cùng kỳ năm trước; tăng trưởng khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 5,9%, cao hơn cùng kỳ năm trước.

Một số ngành dịch vụ kinh doanh có tỷ trọng lớn có tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước như thương mại tăng 8,35%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,72%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, một số ngành vẫn gặp khó khăn với mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ như vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú, ăn uống; đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục giảm sút so với cùng kỳ năm trước.❑

GDP tăng trưởng cao nhất trong 5 nămNGÀY 29/6, TẠI PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 6/2015, BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BÙI QUANG VINH CHO BIẾT, TĂNG TRƯỞNG GDP QUÝ II/2015 ĐẠT MỨC CAO NHẤT TRONG 5 NĂM QUA. THEO ĐÓ, TỐC ĐỘ TĂNG GDP CẢ NƯỚC QUÝ II ƯỚC ĐẠT 6,44%, CAO HƠN MỨC TĂNG 6,08% CỦA QUÝ I VÀ CAO HƠN MỨC TĂNG CÙNG KỲ 5 NĂM TRƯỚC.

Trong 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,28%.

Người nước ngoài được mua nhàLuật Nhà ở sửa đổi với những

điều kiện nới lỏng cho người nước ngoài sở hữu bất động sản dễ dàng hơn sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015.

Cụ thể, đối tượng áp dụng gồm tổ chức, cá nhân người nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.

Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.

Kinh doanh bất động sản phải có vốn trên 20 tỷ đồngLuật Kinh doanh bất động sản

sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 bổ sung thêm nhiều quy định mới về phạm vi kinh doanh bất động sản. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Vốn pháp định cũng được nâng từ 6 tỷ đồng lên mức 20 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, Luật kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Bổ sung quy định, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu bên bán, bên cho thuê mua cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng dự án, việc sử dụng tiền ứng trước và kiểm tra thực tế tại công trình.

Page 13: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

11

DOANH NGHIỆP “DỄ THỞ” hơn với hàng loạt quy định mới từ 1/7

Nhiều Luật đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều hạn chế, bất cập cho cộng đồng doanh nghiệp.

HÀNG LOẠT LUẬT CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ 1/7 TỚI NHƯ LUẬT NHÀ Ở, LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, LUẬT DOANH NGHIỆP,... ĐƯỢC KỲ VỌNG SẼ THÁO GỠ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP, TIẾP TỤC TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH THUẬN LỢI, PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ.

Tự do kinh doanh ngành nghề luật không cấmNội dung thay đổi lớn nhất của

Luật Đầu tư là quy định về cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo đó, ngoài 6 ngành nghề cấm và 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được từ do kinh doanh những ngành nghề khác mà luật không cấm thay vì chỉ được kinh doanh những gì nhà nước cho phép như trước đây.

Luật cũng quy định thêm các đối tượng ưu đãi đầu tư: dự án có quy

mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên...

Bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư mới: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên; sản phẩm tiết kiêm năng lượng; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô…

Luật Đầu tư cũng bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư trong nước; đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện

thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà thầu nước ngoài (từ 45 ngày theo Luật Đầu tư 2005 xuống còn 15 ngày).

Bỏ nhiều thủ tục rối rắmLuật Doanh nghiệp có nhiều

điểm mới nổi bật, đáng chú ý nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo quy định mới, doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu. Luật cũng cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; cho phép công ty cổ phần có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức, quản lý; Cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần...

Đồng thời, bãi bỏ nhiều điều khoản đã được chứng minh là hiệu quả thực thi rất thấp, như việc đăng ký danh sách cổ đông nắm giữ 5% vốn điều lệ công ty cổ phần, hoặc bãi bỏ việc gây cản trở cho hoạt động của Doanh nghiệp như cấm một người đã làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không được làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) Công ty khác.

Quy định rõ quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà

nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đối tượng áp dụng của Luật gồm 4 nhóm là: Đại diện chủ sở hữu nhà nước; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; và Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.❑

Page 14: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

12

Bảo đảm quyền tự do đầu tưThay đổi quan trọng nhất của Luật Đầu

tư 2014 là việc tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà luật không cấm thông qua các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trên cơ sở rà soát, loại bỏ các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh trùng lặp theo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại, Luật Đầu tư 2014 quy định 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: kinh doanh các chất ma túy; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật độc hại; kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Trên cơ sở rà soát 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Đầu tư 2014 đã quy định cụ thể danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo nguyên tắc: bãi bỏ các ngành, nghề và điều kiện đầu

tư kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ đối với nhà đầu tư; sửa đổi một số điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển sang áp dụng chủ yếu hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm; cập nhật, chuẩn xác tên gọi và hệ thống một số ngành, nghề nhằm phản ánh chính xác, minh bạch các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Luật Đầu tư 2014 đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Luật đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước (Điều 36), đơn giản hoá hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây (Điều 37).

Một điểm đáng chú ý nữa là việc cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh. Theo hướng này, sau khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước.

Luật cũng đã hoàn thiện quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô trên 20.000 tỷ đồng hoặc cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt; Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đối với dự án từ 800 tỷ đồng (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông: trên 400 tỷ đồng). Các dự án khác thực hiện theo quy trình đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày.

Đăng ký doanh nghiệp: Không quá 3 ngàyLuật mới ban hành đã thể chế hóa đầy đủ quyền tự do kinh

doanh theo Hiến pháp 2013, giảm rủi ro và tăng tính chủ động, nhanh nhạy trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không bao gồm thông tin

về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ có những thông tin cơ bản như mã số

doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và thông tin về người đại diện theo pháp luật. Thông tin về ngành nghề kinh doanh dự kiến của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự khai và lưu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động tiến hành hoạt động kinh doanh mới khi có đủ điều kiện và sau đó, thông báo cho cơ quan đăng

ký kinh doanh để lưu vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho quá trình gia nhập thị trường, Luật Doanh nghiệp đã có

nhiều cải cách quan trọng, như: bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định trong

hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp xuống tối đa không quá 3 ngày; kết hợp đồng thời các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động và đăng ký bảo hiểm xã hội; thay đổi phương thức quản lý và bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp (nội dung, hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở đảm bảo con dấu có hai nội dung tối thiểu là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp).❑

Từ ngày 1/7, đăng ký doanh nghiệp không quá 3 ngày

NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/7/2015, NGÀY 25/6, TẠI TPHCM ĐÃ DIỄN RA HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG HAI BỘ LUẬT NÀY.

Hơn 250 doanh nghiệp đã tham dự hội nghị để cập nhật những thông tin từ 2 bộ luật mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

Ngày 26/11/2014, tại kỳ họp

thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp

2014, cả hai Luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Luật Đầu tư năm 2014 thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005 với nhiều thay đổi quan

trọng, đặc biệt là các quy định về cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư. Luật Doanh nghiệp 2014 có nhiều điểm mới so

với Luật Doanh nghiệp 2005, hướng tới tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế, mở ra môi trường

kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng

chung của thế giới.

Page 15: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN KINH TẾ VIỆT NAM

13

Không thể du diTrong văn bản Rà soát điều kiện

kinh doanh (ĐKKD) triển khai thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN) 2014 vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đề nghị thành lập Tổ công tác nhằm giám sát và thực thi đầy đủ các thay đổi đột phá của hai luật.

Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng kiến nghị Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố phải nghiên cứu, hiểu rõ những đổi mới cơ bản của Luật DN, Luật Đầu tư; chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban hành các quy định về ĐKKD.

Không phải ngẫu nhiên, Bộ trưởng Vinh phải có báo cáo riêng về vấn đề này. Ngay trong văn bản

gửi Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhắc tới tình trạng một số bộ vẫn tiếp tục soạn thảo, ban hành các thông tư, trong đó quy định về ĐKKD.

Ví dụ điển hình là Bộ Xây dựng đang soạn thảo Thông tư quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản... Không ít nội dung của dự thảo Thông tư nói trên, nếu được ban hành sẽ trái thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư 2014.

Luật Đầu tư 2014 đã xác định danh mục 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Sẽ không có cửa để các bộ, ngành bổ sung thêm ngành nghề có điều kiện nào nếu không có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cơ chế sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới.

Nhưng, có vẻ các bộ, ngành này chưa nắm bắt rõ quy định của Luật Đầu tư 2014 về việc họ không có thẩm quyền ban hành quy định về ĐKKD.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,

hiện nay, số lượng ĐKKD đang quy định tại các thông tư, quyết định của các bộ đang chiếm quá nửa tổng số ĐKKD hiện hành. Cụ thể, trong số 5.826 điều kiện đầu tư, kinh doanh, có 2.833 điều kiện hiện quy định tại các thông tư, quyết định. Theo Luật Đầu tư 2014, chúng sẽ đương nhiên hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.

Thực thi theo luậtChỉ còn 2 ngày nữa là Luật Đầu

tư và Luật DN 2014 có hiệu lực, nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Rõ ràng, lo ngại của DN về tính khả thi của các điều luật chưa thể thuyên giảm.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, các dự

thảo Nghị định đã hoàn tất và trình Chính phủ xem xét. Nhưng phần lớn quy định của Luật Đầu tư và Luật DN đã rõ ràng và có thể thực hiện ngay. “Văn bản hướng dẫn sẽ quy định biểu mẫu và làm rõ hơn một số nội dung của luật. Riêng quy định về ĐKKD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tích cực làm việc để bảo đảm ngày 1/7/2015, tất cả điều kiện này sẽ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN”, ông Tuấn cho biết.

Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập hợp, phân loại ĐKKD trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền; đồng thời, nghiêm túc bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về ĐKKD không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư, Luật DN.

Cùng với đó, hệ thống đăng ký kinh doanh theo Luật DN 2014 đã sẵn sàng triển khai. Từ ngày 1/7, DN sẽ chỉ mất khoảng 3 ngày để đăng ký thành lập mới, không phải hỏi ý kiến nếu đăng ký ngành nghề chưa có tên trong các danh mục.❑

HẾT CỬA LÁCH LUẬT về điều kiện kinh doanh

TỪ NGÀY 1/7/2015, CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN NGAY, KỂ CẢ KHI CHƯA CÓ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến tháng 4/2015, Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20 tỷ USD.

Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền thống như Lào (có 259 dự án với 3,9 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 27% tổng số dự án và 26% tổng vốn đăng ký đầu tư), Campuchia (có 171 dự án và 3,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 18% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tư).

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư sang Liên bang Nga 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 968 triệu USD, 2 dự án sang Vê-nê-du-ê-la với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD và 6 dự án sang Pê-ru với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác như An-giê-ri, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Hoa Kỳ…

Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào ngành khai khoáng là nhiều nhất (111 dự án và 5,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11,5% tổng số dự án và 34% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp (125 dự án và 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án và 18% tổng vốn đầu tư là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng.❑

Tình hình doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tính đến tháng 4/2015

Page 16: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN

14

Thủ tướng cũng dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-

Chao Phraya-Mekong lần thứ 6 (ACMECS-6). Ngay trong chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu tại HNCC CLMV-7.

Tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ truyền thống, láng giềng hữu nghị và cùng có lợi giữa các nước CLMV và thúc đẩy hơn nữa hợp tác CLMV vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Hội nghị đã tập trung rà soát tình hình hợp tác trong hai năm qua và thảo luận phương hướng hợp tác trong giai đoạn tới. Các nhà Lãnh đạo đánh giá cao những kết quả đạt được trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và đóng góp tích cực cho tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.

Hội nghị đánh giá cao chương trình học bổng hàng năm mà Việt Nam dành cho học sinh các nước Campuchia, Lào và Myanmar và đề nghị Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình này trong những năm tới.

Về định hướng hợp tác tương lai, các Nhà Lãnh đạo đã nhất trí thông qua Chương trình hành động CLMV trong lĩnh vực kinh tế thương mại cho các năm tới; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương, mở rộng việc thực hiện mô hình kiểm tra một cửa một

lần dừng tại các cửa khẩu quốc tế giữa các nước; phát huy tối đa tiềm năng của các hành lang kinh tế liên quốc gia như Hành lang kinh tế Đông - Tây và Hành lang kinh tế phía Nam; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng; xây dựng tiểu vùng CLVM thành một điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới. Hội nghị cũng đề nghị các nước ASEAN và các đối tác phát triển cùng tham gia thực hiện các dự án phát triển trong khuôn khổ CLMV.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá chặng đường hơn 10 năm qua, Hợp tác CLMV đã đạt kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, du lịch, hải quan, kết nối giao thông và các hành lang kinh tế…, góp phần quan trọng hỗ trợ các nước thành viên hội nhập kinh tế quốc tế và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết kinh tế khu vực ngày càng mạnh mẽ, việc tăng cường hợp tác giữa bốn nước láng giềng gần gũi là phù hợp với xu thế chung, mang lại lợi ích cho Hợp tác CLMV và từng quốc gia thành viên, thúc đẩy tiến trình hội nhập ASEAN.

Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác CLMV và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa bốn nước vì lợi ích của từng quốc gia và sự thịnh vượng chung của cả khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng ưu tiên hàng đầu của hợp tác CLMV là nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN và dịch chuyển cơ cấu của các nền kinh tế lớn trong khu vực mở ra không gian phát triển rộng lớn với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Nằm trên giao lộ kết nối giữa Đông Nam Á với các thị trường rộng lớn Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, với lực lượng lao động ở độ tuổi vàng, nguồn tài nguyên dồi dào và qui mô thị trường gần 170 triệu dân, các nước CLMV có tiềm năng lớn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và trở thành một động lực tăng trưởng mới của ASEAN. Để khai thác tốt cơ hội này, điều quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế CLMV”.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị CLMV: Trước hết cần tăng cường kết nối về chính sách và hạ tầng cơ sở. Cụ thể là sớm chuyển đổi các hành lang giao thông thành hành

Cộng đồng kinh tế ASEAN mở ra CƠ HỘI và THÁCH THỨCNHẬN LỜI MỜI CỦA TỔNG THỐNG MYANMAR THAIN SEIN, TRƯA NGÀY 22/6/2015, THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO VIỆT NAM ĐÃ ĐẾN THỦ ĐÔ NAY PYI TAW THAM DỰ HỘI NGHỊ CẤP CAO (HNCC) HỢP TÁC CAMPUCHIA-LÀO-MYANMAR-VIỆT NAM LẦN THỨ 7 (CLMV-7).

Thủ tướng và những người đồng cấp tại HNCC CLMV-7.

Page 17: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN

15

lang kinh tế thông qua các chính sách tạo thuận lợi cho giao thông và thương mại xuyên biên giới; Thực hiện nghiêm túc Hiệp định tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hoá qua biên giới giữa các nước tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS CBTA) và các thỏa thuận song phương và đa phương liên quan; đẩy nhanh thực hiện cơ chế một cửa và quá cảnh hải quan ASEAN; hoàn thiện và nhân rộng mô hình kiểm tra ‘một cửa một lần dừng’ tại các cặp cửa khẩu quốc tế trong tiểu vùng Mê Công; xây dựng các chính sách ưu đãi cho phát triển hệ thống logistics dọc các hành lang kinh tế.

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, cam kết song phương và đa phương về tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp CLMV tham gia vào các dự án đầu tư trong khu vực. Nghiên cứu xây

dựng kết nối trong lĩnh vực năng lượng, ngân hàng, tài chính. Phối hợp vận động đầu tư cho các công trình kết nối hạ tầng cứng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa và hội nhập các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực hiện có. Chủ động tăng cường các chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển. Thúc đẩy hợp tác về di chuyển thể nhân, bảo đảm nguồn cung nhân lực cho doanh nghiệp và các khu công nghiệp cũng như quyền lợi của người lao động.

Thứ ba, để nắm bắt và phát huy cơ hội mới đồng khắc phục được những khó khăn thách thức, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do vậy, chúng ta

cần làm tốt hơn công tác thông tin tuyên truyền về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của các nước CLMV, những cơ hội kinh doanh mới từ các chương trình cải cách đang được thực hiện. Hiện nay, Việt Nam đang trao đổi với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về khả năng tổ chức một sự kiện riêng của WEF về tiểu vùng Mê Công nhằm tăng cường đối thoại chính sách, chia sẻ các ý tưởng phát triển, và tăng cường cơ hội hợp tác công - tư. Việt Nam rất mong nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng tích cực từ các nước thành viên CLMV.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo kế hoạch của Việt Nam phối hợp Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức một diễn đoàn đối thoại kinh doanh cao cấp về tiểu vùng Mê Công bên lề HNCC CLMV 8.

Các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị và nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ tám tại Việt Nam trong năm 2016.❑

Theo tờ Straits Times ngày 24/6, Singapore vừa đầu tư trên 2,6 tỷ USD (3,5 tỷ SGD) để mở rộng và nâng công suất xử lý container lên hơn 40% cho hệ thống cảng biển Pasir Panjang.

Phát biểu tại buổi khánh thành giai đoạn 3 và 4 ngày 23/6, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tăng cường năng lực cảng biển, giúp cho việc duy trì vị trí của Đảo quốc Sư tử như là một trung tâm vận tải hàng đầu của khu vực và trên thế giới.

Điều này cũng cho phép cảng biển Singapore tăng khả

năng kết nối trực tiếp đến các cảng lớn khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ.

Thống kê cho thấy cảng của Singapore đạt công suất xử lý 33,9 triệu TEU hàng hóa trong năm ngoái, gần chạm ngưỡng công suất tối đa là 35 triệu TEU.

Việc đầu tư xây thêm các cầu tàu cũng như bổ sung các trang thiết bị hiện đại để đón các tàu có trọng tải lớn sẽ góp phần tăng công suất xử lý hàng hóa tại bến cảng lên 50 triệu TEU mỗi năm.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Singapore sẽ đưa vào sử dụng các công nghệ mới như hệ thống đường ray tự động, cần cẩu được điều khiển từ xa; bốc xếp container qua hệ thống máy tính nhằm tiết kiệm nhân lực và tăng năng suất.

Theo kế hoạch phát triển từ nay đến năm 2040, Singapore sẽ nâng công suất xử lý của hệ thống cảng biển lên 65 triệu TEU, gần gấp đôi lượng container thông qua trong năm 2014.

Hiện tại, Singapore là trung tâm trung chuyển lớn nhất thế giới, bao gồm các cảng đông đúc thứ hai trên thế giới sau Thượng Hải (Trung Quốc).

Ngành hàng hải đang sử dụng 170.000 lao động, đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo ra công ăn việc làm cho đảo quốc này.❑

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại buổi khánh thành giai đoạn 3 và 4 cảng biển Pasir Panjang.

Singapore đầu tư hơn 2,6 tỷ USD nâng công suất hệ thống cảng biển

Page 18: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

QUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG

16

Đẩy mạnh hợp tác tiểu vùng Mê CôngTại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN –

Nhật Bản vào tháng 12/2003 tại Tokyo, Nhật Bản, lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ 1 vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 10 (Viêng Chăn, tháng 11/2004). Việc hình thành hợp tác CLMV là một trong những nỗ lực đáp ứng yêu cầu khách quan của hội nhập tiểu vùng Mê Công và ASEAN.

Trở ngại lớn nhất đối với hội nhập ASEAN chính là khoảng cách phát triển giữa các thành viên ASEAN, cụ thể là giữa các nước CLMV với các nước ASEAN. Do đó, hợp tác CLMV khởi nguyên từ ý tưởng thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm thúc đẩy hội nhập của các nước CLMV vào tiến trình phát triển chung của khu vực.

Hợp tác CLMV là cơ chế hợp tác mở, một mặt phát huy lợi thế, tiềm năng hợp tác sẵn có của các nước CLMV, nhưng mặt khác là kênh kêu gọi hỗ trợ của các nước ASEAN khác và các đối tác phát triển dành cho các nước CLMV. Về cơ chế hợp tác, Hội nghị Cấp cao CLMV được tổ chức thường niên, quyết định những vấn đề lớn và định hướng hợp tác CLMV. Các hội nghị bộ trưởng và hội nghị SOM CLMV được tổ chức ngay trước hội nghị cấp cao. Để triển khai các lĩnh vực hợp tác, các nước CLMV nhất trí thành lập 6 Nhóm công tác tương ứng

với 6 lĩnh vực hợp tác, trong đó Việt Nam điều phối 3 Nhóm công tác (thương mại – đầu tư, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực).

Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ 6 (Viêng Chăn, 3/2013) đã kiểm điểm tình hình triển khai các kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2012 thảo luận về phương hướng đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ CLMV. Các Nhà Lãnh đạo đánh giá cao nỗ lực của các Bộ trưởng triển khai các dự án hợp tác, bao gồm việc hoàn thành hầu hết các dự án hợp tác kinh tế trong kế hoạch hành động CLMV các năm 2011 và 2012 và xây dựng được Kế hoạch chung trong hợp tác du lịch.

Các nước Campuchia, Lào và Myanmar cảm ơn và đánh giá cao Chương trình học bổng CLMV thường niên của Việt Nam. Các nước đánh giá cao sự hỗ trợ của Ban thư ký ASEAN trong việc tìm kiếm nguồn lực tài chính cho các dự án và khoản 20 triệu USD hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các nước CLMV trong khuôn khổ hợp tác Mê Công – Nhật Bản.

Hội nghị Cấp cao CLMV 6 đã thông qua Tuyên bố chung Viêng Chăn về tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực: giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, du lịch, phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển và hội nhập ASEAN.

Thời gian qua, hợp tác tiểu vùng Mê Công diễn ra sôi động, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác lớn trong và ngoài khu vực. Hiện có hơn 10 cơ chế hợp tác Mê Công đang hoạt động và bổ trợ hữu

hiệu cho hợp tác song phương giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng. Các cơ chế hợp tác giữa các nước Mê Công và các đối tác như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng.

Thu hẹp khoảng cách phát triểnChiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady

– Chao Phraya – Mekong (ACMECS) là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước: Cam-pu-chia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai thác và phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển.

ACMECS thành lập tháng 11/2003 tại Hội nghị Cấp cao Bagan (trước đó có tên là Tổ chức Chiến lược Hợp tác Kinh tế (ECS) theo sáng kiến của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và ban đầu gồm 4 nước là: Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Tại Hội nghị, các nước đã thống nhất đổi tên thành Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (tên của 3 dòng sông chính trong lưu vực sông Mê Công). Việt Nam chính thức tham gia ACMECS tại Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ 1 tại Thái Lan vào tháng 11 năm 2004.

Tại Hội nghị Cấp cao Bagan, các nước thông qua Tuyên bố Bagan và Chương trình hành động ACMECS, trong đó nêu 5 lĩnh vực hợp tác: thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; hợp tác công nghiệp-nông nghiệp; giao thông; hợp tác du lịch và phát triển nguồn nhân lực. Tại Hội nghị Cấp cao ACMECS lần 2, các nước nhất trí bổ sung thêm lĩnh vực y tế. Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần 4, các nước nhất trí tách lĩnh vực công nghiệp – nông nghiệp thành 2 lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp – năng lượng. Như vậy, đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác gồm: Thương mại – đầu tư; nông nghiệp; công nghiệp – năng lượng; giao thông; du lịch; phát triển nguồn nhân lực; y tế.

Tại Hội nghị Cấp cao ACMECS 5 diễn ra tại Lào vào năm 2013, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Viêng Chăn và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 – 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh

Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực

HỘI NGHỊ CẤP CAO HỢP TÁC CAMBODIA- LAOS-MYANMAR-VIỆT NAM LẦN THỨ 7 (HNCC CLMV 7) VÀ HỘI NGHỊ CẤP CAO CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC KINH TẾ AYEYAWADY- CHAO PHRAYA-MÊ CÔNG LẦN THỨ 6 (HNCC ACMECS 6) TẠI NAY PYI TAW, MYANMAR TỪ NGÀY 22-23/6.

Page 19: Htpt so 31 di in

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAQUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG

17

tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Chương trình hành động nêu rõ các định hướng hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực công nghiệp – năng lượng, du lịch, thương mại – đầu tư, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, kết nối giao thông, y tế và an sinh xã hội, và môi trường.

Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao tính khả thi của các dự án, nhất trí các nước cần sớm xây dựng nội dung chi tiết cho 28 dự án ưu tiên và phối hợp với Ban thư ký ASEAN để vận động tài trợ từ các đối tác phát triển.

Tình hình an ninh chính trị tại tiểu vùng Mê Công nhìn chung ổn định. Các nước Mê Công duy trì mức tăng trưởng kinh tế khá, trung bình khoảng 6-7%/năm. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành cuối năm 2015 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cũng như thách thức đối với các nước thành viên đặc biệt là các nước CLMV trong phát triển kinh tế xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Quan hệ song phương giữa Việt Nam và bốn nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan phát triển tốt đẹp và ngày càng hiệu quả. Quan hệ Việt Nam-Thái Lan và Việt Nam-Myanmar tiếp tục được củng cố và phát triển nhanh chóng. Hợp tác giữa Việt Nam và Lào, Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao CLMV 7 và Hội nghị Cấp cao ACMECS 6 nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, kết nối khu vực, bảo vệ nguồn nước, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao vị thế của Việt Nam, thể hiện vai trò dẫn dắt trong hợp tác Mê Công và củng cố quan hệ với các nước trong khu vực cũng như thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Myanmar.❑

VIỆT NAM, LÀO KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚICHIỀU 27/6/2015, TẠI NGHỆ AN, LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CHDCND LÀO ĐÃ DIỄN RA DƯỚI SỰ CHỨNG KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC VÀ PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÀO SOMSAVD LENGSAVATH.

Hai Phó Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Hiệp định.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Khemmani Pholsena đã

chính thức ký Hiệp định này.Hiệp định Thương mại biên giới giữa

hai nước gồm 23 Điều, sẽ có hiệu lực chính thức khi hai nước hoàn tất việc trao đổi công hàm ngoại giao và hoàn thành các thủ tục cần thiết.

Nội dung chính của Hiệp định bao gồm các quy định về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới, phát triển chợ biên giới và hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới và thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu; thống nhất xác định các cửa khẩu biên giới đất liền được mở cho hoạt động thương mại biên giới; trên cơ sở cơ chế đặc thù của hoạt động thương mại biên giới phù hợp với các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà hai nước là thành viên, dành ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho các loại hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và Lào; thu hút, khuyến khích đầu tư vào các khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, dành ưu đãi 0% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, cũng như miễn các hàng rào kỹ thuật đối với một số mặt hàng do các nhà đầu tư Việt Nam sản xuất, nuôi, trồng tại các tỉnh biên giới của Lào khi nhập khẩu về Việt Nam.

Quy định về thanh toán trong thương mại biên giới, kiểm soát việc mang tiền mặt qua biên giới, cũng như quản lý xuất nhập cảnh đối với người, quản lý phương tiện vận tải, kiểm dịch, kiểm tra hàng hóa trong thương mại biên giới Việt Nam- Lào; cam

kết tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới, phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới và thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu; thành lập Ban Chỉ đạo thương mại biên giới Việt Nam- Lào, khuyến khích thành lập Hiệp hội thương nhân hoạt động thương mại biên giới Việt- Lào...

Như vậy, Hiệp định sẽ không chỉ tạo cơ sở pháp lý, tạo cơ hội tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực biên giới mà còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.

Trong những năm qua quan hệ thương mại giữa hai nước đã thu được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể về lĩnh vực thương mại, năm 2014 kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2013; trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước đạt 686 triệu USD. Tuy nhiên quan hệ thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Lào sẽ đều là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.

Hiệp định Thương mại biên giới hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai nước, góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều, tăng cường hội nhập khu vực ASEAN và Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).

Thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa các tỉnh biên giới hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội và văn hóa, góp phần xây dựng đường biên giới chung Việt Nam-Lào trở thành đường biên giới của giao lưu, hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội tuyến biên giới Việt Nam – Lào.

Sau khi có hiệu lực, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan của hai nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp triển khai thực hiện Hiệp định này.

Page 20: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TIN HỢP TÁC VIỆT NAM- LÀO

QUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG

18

Phát biểu tại Lễ ký kết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam - Lào bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong năm 2015 đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc ký kết Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước hôm nay sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giao thương qua cửa khẩu biên giới, đồng thời tạo sự thống nhất để giải quyết một số vấn đề trong hoạt động thương mại biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển KTXH các tỉnh biên mậu và sẽ thúc đẩy, đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD trong năm 2015.

Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào- Việt Nam cũng nêu rõ Hiệp định này là sự kiện có ý nghĩa lịch sử vì qua 40 năm nay hai nước mới có Hiệp định thương mại biên giới. Điều này góp phần tăng cường quan hệ thương mại hai nước.

Chính phủ hai nước cũng sẽ giao cho Bộ trưởng Công Thương hai nước thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Hiệp định, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Trong dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath đã trao Huân chương, Huy chương cao quý của hai nước cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp cho quan hệ hai nước ngày càng phát triển.❑

VIỆT NAM-LÀO HỢP TÁC CHUẨN HÓA CHƯƠNG TRÌNH DẠY SONG NGỮ TẠI LÀONgày 23/6, tại thủ đô Vientiane đã diễn ra lễ ký Bản ghi nhớ kết quả làm việc giữa Ban

chỉ đạo Đề án Việt-Lào do Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Ban Biên soạn Chương trình dạy song ngữ Lào-Việt tại trường Nguyễn Du, thuộc Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.

Theo bản ghi nhớ trên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam triển khai Biên soạn chương trình dạy tiếng Việt và bộ sách giáo khoa tiếng Việt (thực nghiệm) từ lớp 1 đến lớp 12 và thí điểm dạy học song ngữ Việt-Lào tại trường phổ thông Nguyễn Du, tại thủ đô Vientiane, Lào.

Viện cũng sẽ xây dựng chương trình dạy tiếng Việt cho học sinh phổ thông tại các trường Việt kiều, trong đó xác định yêu cầu cần đạt đối với người học sau khi kết thúc các giai đoạn giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, dựa vào khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Ngoài ra, Viện sẽ biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Việt (thực nghiệm) theo chương trình được xây dựng.

Bên cạnh đó, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng sẽ xây dựng chương trình thí điểm dạy học song ngữ Việt-Lào các môn Toán và Thế giới quanh ta ở cấp Tiểu học, các môn Toán và khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong trường phổ thông Nguyễn Du, Vientiane, Lào; biên soạn các tài liệu hướng dẫn dạy học; phối hợp tổ chức dạy thí điểm song ngữ; phối hợp tổ chức đánh giá kết quả thí điểm chương trình dạy học song ngữ.

Trường song ngữ tiếng Việt và tiếng Lào Nguyễn Du được thành lập theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam-Lào. Trường do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào chỉ đạo về chuyên môn, Hội Người Việt Nam thủ đô Vientiane quản lý, dưới sự chỉ đạo chung của Đại Sứ quán Việt Nam tại Lào.

Việc ký Bản ghi nhớ kết quả làm việc giữa Ban chỉ đạo Đề án Việt-Lào lần này sẽ giúp triển khai chương trình dạy song ngữ cũng như dạy tiếng Việt tại Lào được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả hơn, trở thành biểu tượng của sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước Việt Nam và Lào, góp phần giữ gìn và phát huy tình đoàn kết hữu nghị vĩ đại và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.

LÀO - VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG HỢP PHÁP HÓA LAO ĐỘNGCác nhà chức trách Lào và Việt Nam thống nhất tăng cường hợp tác để hợp pháp hóa

lao động đến tìm kiếm việc làm ở mỗi nước tương ứng. Đó là thỏa thuận đạt được tại Hội nghị lần thứ 4 giữa Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội (LĐPLXH) của Lào và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội của Việt Nam tổ chức tại Viêng Chăn ngày 7/4/2015.

Quang cảnh Lễ ký kết

Page 21: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

QUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG

19

Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi Xã hội Onchan Thammavong và người đồng cấp Phạm Thị Hải Chuyền đồng chủ trì hội nghị. Hai bên nhất trí thúc đẩy việc thực hiện hiệp định hợp tác về lao động, tuyên truyền các luật và quy định liên quan đến lao động đối với các doanh nghiệp để đảm bảo họ thuê công nhân nước ngoài một cách hợp pháp và chỉ sử dụng công nhân hợp pháp.

Động thái này được tiến hành sau khi có báo cáo về hàng loạt lao động Việt Nam vẫn đang làm việc bất hợp pháp tại Lào. Theo thống kê của Bộ LĐPLXH từ tháng 9/2014 - 3/2015, chính phủ Lào đã phê duyệt hạn ngạch do doanh nghiệp yêu cầu để thuê 9.635 lao động Việt Nam. Tuy nhiên đến nay chỉ có 539 lao động Việt Nam được đăng ký. Các nhà chức trách tin rằng có nhiều lao động Việt Nam đã vào Lào nhưng không đăng ký xin giấy phép làm việc.

Hội nghị đã xem xét việc thực hiện Hiệp định lao động trong năm qua và thảo luận kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. Hai Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác giữa hai nước trong năm 2014. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tiến độ xây dựng Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng tại bản Keun, huyện Thoulakhom, tỉnh Viêng Chăn, đang được xây dựng với kinh phí trên 18 tỷ kíp (48,5 tỷ VND); xem xét những nỗ lực trong việc tìm kiếm và hồi hương hài cốt của bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong chiến tranh Đông Dương (năm 2014 đã tìm kiếm được 222 hài cốt); đánh giá sự hỗ trợ trong việc đào tạo và trao đổi cán bộ kỹ thuật. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua việc cung cấp học bổng ngắn hạn và dài hạn do chính phủ Việt Nam tài trợ; tiếp tục trao đổi các đoàn quan chức và cán bộ kỹ thuật để chia sẻ các bài học về chính sách quản lý lao động, tạo việc làm, chính sách tiền lương, an toàn lao động và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của hai Bộ.

(Vientiane Times, 8/4/2015)NGÂN HÀNG VIỆT NAM CHO VAY 176 TRIỆU USD ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNGNgân hàng Đầu tư và Phát triển của Việt Nam (BIDV)

sẽ cho vay trên 1.407 nghìn tỷ kíp (176 triệu USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo tin từ báo Quân đội Nhân dân Việt Nam đưa tin ngày 3/4/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quyết định cho phép BIDV ký hợp đồng tín dụng với Chính phủ Lào để cung cấp khoản tín dụng nêu trên. Chính phủ Lào dự định sẽ sử dụng khoản vay này để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án xây dựng đường, và thủy lợi tại các tỉnh Hủa Phăn và Luang Namtha. BIDV sẽ chịu trách nhiệm về việc thu xếp tài chính theo các quy định về quản lý ngoại hối và nợ nước ngoài của cả hai nước.

Trưởng phòng Giao thông Đường bộ và Đường thủy thuộc Sở Giao thông Công chính tỉnh Hủa Phăn Khamphone Phengxavad cho biết chính quyền tỉnh và Chính phủ tìm kiếm trợ giúp về tài chính từ Việt Nam để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng tại huyện Xone mới được thành lập. Thỏa thuận tài chính về khoản vay dự kiến sẽ sớm được ký kết trong thời gian tới.

(Vientiane Times, 7/4/2015)

VIÊNG CHĂN, TP. HỒ CHÍ MINH THỐNG NHẤT TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ HỢP TÁCNgày 7/4/2015, Viêng Chăn và Tp. Hồ Chí Minh đã ký

thỏa thuận tiếp tục tăng cường các mối quan hệ hợp tác. Thỏa thuận đã được ký kết giữa Đô trưởng Viêng Chăn Sinlavong Phouphaythoune và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải nhân dịp chuyến thăm Lào của Đoàn Tp. HCM trong thời gian 6 – 9/4/2015.

Theo Thỏa thuận, Tp. HCM sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chăn nuôi bò của Viêng Chăn trong thời gian 5 năm, hỗ trợ Thủ đô Lào về quản lý tài chính và ngân sách, đào tạo cán bộ tài chính của Viêng Chăn. Hai bên sẽ đẩy mạnh liên kết về du lịch và văn hóa, đồng thời xúc tiến hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các sở ban ngành của Viêng Chăn và Tp. HCM.

(KPLNews - 10/4/2015)KHỞI CÔNG XÂY DỰNG KHU PHỨC HỢP PHÁT TRIỂN NONGTHA04 ha đang được giải phóng mặt bằng để chuẩn bị xây

dựng Khu Phức hợp Phát triển Nongtha sau lễ động thổ tổ chức ngày 12/4/2015. Dự án do Ngân hàng Lào – Việt phát triển với khoản đầu tư ban đầu là 15 triệu USD.

Tham dự lễ động thổ xây dựng dự án có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Phankham Viphavanh, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN Lê Hồng Anh và Ủy viên HĐQT Ngân hàng Lào - Việt Trần Thanh Vân.

Ông Trần Thanh Vân cho biết, Khu Phức hợp được thiết kế với sự kết hợp hài hòa các kiến trúc của Lào và Việt Nam, sẽ bao gồm các khu văn phòng, trung tâm đào tạo, nhà ở và căn hộ. Đây là một phần cấu thành của dự án Nongtha Paradise Land do Tập đoàn Hà Đô của Việt Nam phát triển tại Nongtha, quận Chanthaboury, Thủ đô Viêng Chăn. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Khu Phức hợp dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian 10 tháng.

(KPLNews - 20/4/2015)DỰ ÁN ĐƯỜNG NỐI HỦA PHĂN VỚI THANH HÓA ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO KẾ HOẠCHViệc xây dựng con đường mới nối huyện Xamtay, tỉnh

Hủa Phăn với tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam đang được tiến hành theo đúng kế hoạch.

Hiện nay dự án đã thực hiện được 20% tiến độ xây dựng sau khi bắt đầu khởi công năm 2014. Con đường mới có chiều dài 67 Km và rộng 7 – 11 M, do công ty Xây dựng Cầu Đường Chichaleun xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017. Tổng đầu tư của dự án 02 năm này khoảng 53 triệu USD (trên 429 tỷ Kíp), do chính phủ Việt Nam tài trợ. Dự kiến, con đường này sẽ đóng góp lớn đối với sự phát triển chung và xóa đói giảm nghèo cho cư dân ở trong khu vực có tác động; sẽ là một tuyến vận tải hàng hóa quan trọng giữa Hủa Phăn, Lào và Thanh Hóa, Việt Nam.

(Vientiane Times, 22/4/2015)DỰ ÁN LÀNG HỮU NGHỊ THANH NIÊN LÀO – VIỆT NAMTheo tin từ Đoàn Thanh niên Cách mạng Nhân dân tỉnh

Borikhamxay, Làng hữu nghị thanh niên Lào – Việt Nam tại

Page 22: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

QUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG

20

tỉnh dự kiến sẽ có thêm 50 ngôi nhà thanh niên lập nghiệp trong năm nay.

Việc xây dựng các căn nhà này là một phần cấu thành của dự án hữu nghị thanh niên Lào - Việt Nam được bắt đầu từ năm 2012 do Chính phủ Việt Nam tài trợ với ngân sách 3,1 triệu USD. Mục đích của dự án là nhằm giúp thanh niên Lào khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng các khu định cư.

Dự án làng thanh niên cũng cung cấp các khóa đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp và các hoạt động khác cho thanh niên tại các địa bàn dọc theo biên giới Lào - Việt Nam. Đây là dự án hợp tác giữa Đoàn Thanh niên Cách mạng Nhân dân Lào và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là biểu tượng của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Lào – Việt Nam.

(Vientiane Times, 10/4/2015)CÁC DOANH NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH QUAN TÂM ĐẦU TƯ VÀO LÀOHơn 40 doanh nghiệp Tp. HCM quan tâm đến thị

trường Lào đã cử đại diện tham gia vào hội thảo tổ chức ngày 7/4/2015 tại Viêng Chăn nhằm đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thương mại và du lịch. Phát biểu tại sự kiện này, Bí thư Thành ủy Tp. HCM Lê Thanh Hải nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội để tìm hiểu thông tin và cơ hội đầu tư, tạo ra những lợi ích lâu dài, hai bên cùng có lợi.

Trong bài phát biểu của mình tại hội thảo, Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavat giới thiệu, Lào là nước nằm trong khu vực bao quanh bởi các nền kinh tế năng động như TQ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, Chính phủ Lào đặt kết nối

thị trường khu vực lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Gần đây, Chính phủ đã nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt, cải tiến giáo dục và kỹ năng lao động, đồng thời thiết lập 10 đặc khu kinh tế, thêm 02 khu chế xuất đang xây dựng. Đại diện của các cơ quan Lào cũng đã giới thiệu về các chính sách khuyến khích đầu tư, tiềm năng, lợi thế của Lào nói chung và của các tỉnh nói riêng.

Bên lề hội thảo, triển lãm giới thiệu về các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng du lịch và các loại hàng hóa tiêu dùng của Tp. HCM cũng đã thu hút đông đảo người xem.

(KPLNews - 9/4/2015)SƠN LA GIÚP ĐÀO TẠO CÁN BỘ Y TẾ CHO CÁC TỈNH CỦA LÀOTrong hơn một thập kỷ vừa qua, Trường cao đẳng Y tế

Sơn La, thuộc tỉnh Sơn La, một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, đã đào tạo khoảng 100 sinh viên đến từ các tỉnh Bắc Lào. Đó là kết quả thực hiện sáng kiến giúp nâng cao năng lực cán bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe để họ phục vụ các nhóm dân tộc thiểu số ở các địa bàn miền núi.

Sơn La có chung đường biên giới 250 Km với Lào, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình hợp tác giữa hai nước. Nhiều sinh viên Lào từ các tỉnh Hủa Phăn, Bokeo và Luang Prabang đã học tập tại Trường Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sơn La, Cao Đẳng Y tế Sơn La và Cao đẳng Nông – Lâm Sơn La. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, hơn 600 sinh viên Lào hiện đang theo học tại các trường phổ thông và cao đẳng ở Sơn La.

(KPLNews - 20/4/2015)

Trong các tháng 1- 4/2015, các công ty lúa gạo Campuchia đã xuất khẩu được 201.183 tấn gạo

tới 44 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với khối lượng trên 66.000 tấn, đứng thứ hai là Pháp với trên 23.000 tấn gạo.

Khối lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cao trong năm nay là do hai nước ký hiệp định thương mại, trong đó Trung Quốc sẽ nhập khẩu từ Campuchia 100.000 tấn gạo kể từ năm 2014. Ngoài các thị trường xuất khẩu hiện có, Campuchia đang tích cực xúc tiến tìm kiếm thị trường mới, nhằm nâng cao khối

lượng gạo xuất khẩu trong năm nay. Cùng với việc tăng cường phát triển

ngành may mặc, giầy da và du lịch, hiện Campuchia đang tập trung phát triển ngành nông nghiệp để tăng cường xuất

khẩu hàng nông sản, nhất là xuất khẩu lúa gạo, trong đó tăng sản lượng gạo giá trị cao (gạo thơm). Khối lượng gạo thơm Campuchia xuất khẩu sang thị trường EU trong 4 tháng đầu năm 2015 đạt trên 90.000 tấn, chiếm 45% lượng gạo xuất khẩu.

Tuy nhiên, Campuchia cũng đang gặp phải những khó khăn về kỹ thuật, nhất là vấn đề đầu tư các trang thiết bị cho việc nâng cao giá trị của gạo trước khi xuất khẩu, cùng với đó là sự cạnh tranh của các nước có lượng gạo xuất khẩu lớn như Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.

Nông nghiệp với trồng lúa là ngành sản xuất chính là một trong các trụ cột của nền kinh tế Campuchia. Trong những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của Campuchia tăng trưởng ổn định 3-4%/năm, đóng góp khoảng 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội, góp phần tích cực vào hoạt động xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Năm 2014, Campuchia sản xuất được 9,32 triệu tấn thóc, trong đó 4,7 triệu tấn thóc dư thừa (tương đương khoảng 3 triệu tấn gạo) đã được dành cho xuất khẩu.❑

Gạo Battambang nổi tiếng của Campuchia

CAMPUCHIA: Xuất khẩu gạo tăng 67,2% trong 4 tháng đầu năm 2015 THEO THÔNG BÁO CỦA BAN THƯ KÝ XUẤT NHẬP KHẨU GẠO CAMPUCHIA, TRONG BỐN THÁNG ĐẦU NĂM 2015, CAMPUCHIA ĐÃ XUẤT KHẨU ĐƯỢC TRÊN 200.000 TẤN GẠO, TĂNG 67,2% SO VỚI CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC.

Page 23: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TỔNG HỢP TIN KINH TẾ - XÃ HỘI LÀO THÁNG 4/2015

21

BÁO CÁO CẬP NHẬT CỦA WB VỀ KINH TẾ LÀO

Báo cáo cập nhật mới nhất của WB về kinh tế Lào (Lao PDR Economic Monitor) cho thấy, nền kinh tế Lào năm 2014 tăng trưởng 7,5%, nhờ sự phát triển mạnh trong lĩnh vực xây dựng, lâm nghiệp và dịch vụ. Báo cáo cũng xác định các chính sách Lào có thể áp dụng để hưởng lợi từ hội nhập khu vực nhờ kết quả của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp tới, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo việc làm đối với nỗ lực tăng trưởng hài hòa.

Báo cáo của WB lưu ý rằng, môi trường kinh tế vĩ mô của Lào đang được cải thiện dần, nhưng vẫn còn mong manh. Trong khi đầu tư trong lĩnh vực năng lượng dự báo sẽ duy trì mức tăng mạnh, tăng trưởng GDP dự báo sẽ chậm lại ở mức 6,4% năm 2015 vì sản lượng thấp của ngành khai khoáng, cũng như nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách và tăng trưởng tín dụng thấp. Trong điều kiện dễ bị tổn thương hiện nay về kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế chậm lại, đi đôi với giảm rủi ro trong lĩnh vực tài khóa và tài chính là điều đáng hoan nghênh.

Năm tài khóa 2014-15, thâm hụt ngân sách dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 4,2% nhờ cải tiến hệ thống quản lý thuế và duy trì kiểm soát chi chặt chẽ. Nợ công của Lào vào thời điểm cuối năm 2014 ước tính khoảng 60% GDP. Tăng trưởng tín dụng đã chậm lại nhưng cần thiết phải tiếp tục sự giám sát của ngành tài chính để bảo vệ sự ổn định.

Giám đốc Quốc gia của WB tại Lào Sally Burningham nói, Chính phủ đã tiến hành một số bước để khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng những nỗ lực đó cần phải tiếp tục. Về dài hạn, cần nỗ lực tạo ra môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư. Về AEC, Báo cáo của WB khuyến nghị rằng, việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và thực hiện một cách có hiệu quả các cải cách là cách trang bị để giúp Lào hưởng lợi từ hội nhập khu vực tăng mạnh. Với tư cách là thành viên AEC, Lào sẽ có cơ hội mới về đầu tư nước ngoài, chi phí nhập khẩu rẻ hơn và tiềm năng thu hút các dịch vụ chuyên nghiệp mà Lào đang thiếu. Các loại việc làm có thể được tạo ra để xúc tiến đầu tư đa dạng của khu vực tư nhân trong các ngành/lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp chế tác và dịch vụ.Việc phát triển các kỹ năng phù hợp và tăng cường giáo dục sẽ giúp đảm bảo lực lượng lao động có các kỹ năng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm.

(KPLNews -29/4/2015)

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NÔNG – LÂM CỦA LÀO

Bộ Nông Lâm khẳng định cần đầu tư nhiều vốn hơn để đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông Lâm, với vai trò quan trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế của đất nước, Bộ yêu cầu tổng số vốn đầu tư 79.200 tỷ Kíp (9,9 tỷ USD) trong giai đoạn 5 năm tới. Nguồn vốn dự kiến từ ngân

sách chính phủ, các đối tác phát triển và khu vực tư nhân. Nguồn vốn đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển hệ thống thủy lợi, nghiên cứu nông nghiệp, triển khai kiến thức và kỹ thuật nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong kế hoạch 5 năm vừa qua, 17.313 tỷ Kíp đã được đầu tư cho ngành nông – lâm, trong đó 385 tỷ Kíp là từ ngân sách nhà nước; 12.000 tỷ Kíp từ nguồn ODA, còn lại là từ khu vực tư nhân. 50% nguồn vốn hỗ trợ quốc tế được đầu tư vào thủy lợi và xây dựng đường nông thôn, còn lại là cho việc thuê chuyên gia và phát triển nguồn nhân lực. Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù được đầu tư khá lớn, nhưng ngành nông nghiệp của Lào trong những năm vừa qua chỉ tăng trưởng trung bình 3,5%. Tốc độ tăng trưởng chậm của ngành là do việc sử dụng kỹ thuật và công nghệ trong quy trình sản xuất còn hạn chế, sản xuất các sản phẩm thương mại chưa được hiện thực hóa, lĩnh vực chế biến nông sản chưa phát triển, nông dân chủ yếu vẫn xuất khẩu nguyên liệu thô sang các nước láng giềng, giá trị gia tăng thấp.

(Vientiane Times, 23/4/2015)

TIỀM NĂNG THỦY ĐIỆN CỦA LÀO

Lào có các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng để phát triển năng lượng bền vững cho tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu. Trong đó, chủ yếu là tài nguyên nước để phát triển thủy điện, ngoài ra, có tiềm năng về năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh học, dầu và khí đốt.

Theo Bộ Năng lượng và Mỏ, trữ lượng dầu khí ở Lào chưa được khẳng định, than đá đang được khai thác với sản lượng còn hạn chế, dưới tiềm năng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên chính của Lào là nước để phát triển thủy điện. Tổng sản lượng thủy điện tiềm năng của Lào khoảng 18.000 – 26.000 MW. Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện hiện có của Lào là 3.200 MW. Trong những năm gần đây, Lào đã ký thỏa thuận để bán điện sang các nước láng giềng, khoảng 7.000 MW sang Thái Lan, 5.000 MW sang Việt Nam và đang bắt đầu xuất khẩu điện sang Campuchia. Chính phủ Lào đang thực hiện kế hoạch điện khí hóa toàn quốc vào năm 2020 và chiến lược phát triển Lào trở thành “ắc quy” của ASEAN, trung tâm trao đổi điện của tiểu vùng. Hiện nay, tỷ lệ các hộ gia đình có khả năng tiếp cận sử dụng điện ở Lào là 88%, dự kiến, tỷ lệ này sẽ được nâng lên 98% vào năm 2020. Các dự án phát điện đang được xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành cuối năm nay gồm nhà máy nhiệt điện Hongsa chạy bằng than với công suất lắp đặt 1.887 MW và 9 dự án thủy điện với công suất lắp đặt tổng cộng là 974 MW.

(KPLNews - 24/4/2015)

QUY ĐỊNH MỚI VỀ PHÊ DUYỆT CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN SẼ SỚM ĐƯỢC BAN HÀNH

Dự thảo nghị quyết mới về phát triển các dự án thủy điện ở Lào sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phê duyệt, đảm

Page 24: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TỔNG HỢP TIN KINH TẾ - XÃ HỘI LÀO THÁNG 4/2015

22

bảo minh bạch hơn, giảm tham nhũng trong các dự án phát triển thủy điện.

Hội thảo cuối cùng về Dự thảo nghị định đã được tổ chức ngày 3/4/2015 tại Viêng Chăn với sự tham gia của các chuyên gia và quan chức từ các cơ quan liên quan. Dự thảo sẽ được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét thông qua. Dự thảo nghị định gồm 6 Phần, 27 Điều, phạm vi điều chỉnh sẽ có hiệu lực đối với các dự án phát triển điện với công suất lắp đặt đến 100 MW và hồ chứa trên 10.000 ha.

(KPLNews - 7/4/2015)

CHÍNH PHỦ NỖ LỰC GIẢI QUYẾT CÁC HẠN CHẾ VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Bên lề cuộc họp thường kỳ của Chính phủ tháng 4 diễn ra tại Viêng Chăn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Somdy Duangdy trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, Chính phủ Lào đang nỗ lực giải quyết các hạn chế trong môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bộ trưởng Somdy Duangdy nói, 03 nhóm công tác bổ sung thuộc Ủy ban khuyến khích đầu tư sẽ được thành lập, bao gồm (i) Nhóm điều phối với các chính quyền địa phương về các thủ tục đầu tư; (ii) Nhóm nghiên cứu các chính sách thuế và (iii) Nhóm về cấp phép kinh doanh. Các nhóm có nhiệm vụ thu thập tất cả thông tin về những khó khăn mà các nhà đầu tư đang gặp phải để tìm giải pháp tháo gỡ. Chính phủ mong muốn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, đảm bảo tính minh bạch trong cấp phép kinh doanh; giải quyết vấn đề hiện nay các nhà đầu tư phải chạy lòng vòng qua nhiều Bộ và cơ quan chức năng để xin giấy phép. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng lưu ý về những lời phàn nàn của các nhà đầu tư về vấn đề phải trả các khoản phí khi “chạy các giấy tờ” với nhiều khoản tiền phải chi trả. Vấn đề lao động và cơ sở hạ tầng cũng đang là những quan ngại đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư tư nhân trong nước, cần thiết phải tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ cần xem xét giảm lãi suất và cải thiện các chính sách liên quan để tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân, vì khu vực này chiếm khoảng 55% tổng đầu tư hàng năm. (Vientiane Times, 24/4/2015)

CẢI TIẾN LĨNH VỰC THỐNG KÊ - MỘT ƯU TIÊN QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH PHỦ

Lào đang đẩy mạnh việc phát triển hệ thống thống kê phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhằm cung cấp các số liệu và thông tin có giá trị, chính xác phục vụ các cơ quan nhà nước, các đối tác phát triển và các nhà đầu tư.

Hội nghị về hiện đại hóa ngành thống kê trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đã được tổ chức ngày 1/4 tại Viêng Chăn với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Bounpone

Bouttanavong nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo các Bộ ngành và các cơ quan thống kê về tình hình hiện nay và yêu cầu đối với lĩnh vực thống kê. Việc đánh giá Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm lần thứ 7 (NSEDP), tình hình trước và sau năm 2015 đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành thống kê. Các bộ số liệu có chất lượng càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với việc Lào bắt đầu ra nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015; cũng như để chuẩn bị cho NSEDP – 8 thời kỳ 2016 - 2020. Hoạt động thống kê có ý nghĩa quan trọng được tiến hành gần đây là Tổng điều tra dân số và Nhà ở lần thứ 4 được tổ chức vào tháng 3/2015. Chính phủ Lào đặt ra nhiệm vụ ưu tiên để cải tiến chất lượng thông tin của hệ thống thống kê. Việc phát triển hệ thống thống kê của Lào được Quỹ Dân số LHQ, ADB, chính phủ Thụy Sỹ, WB, UNICEF và chính phủ Trung Quốc hỗ trợ.

(Vientiane Times, 1/4/2015)

CHÍNH PHỦ CẤM CHO THUÊ NHÀ CỦA NHÀ NƯỚC CHO MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Tháng 3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định cấm các cơ quan nhà nước cho thuê hoặc tô nhượng các tòa nhà của nhà nước cho mục đích thương mại tư nhân, trừ một số trường hợp đặc biệt, phải có sự phê duyệt của Chính phủ.

Theo Nghị định mới về thực hành tiết kiệm, các cơ quan nhà nước cũng bị cấm trao đổi các tòa nhà của nhà nước để lấy các cơ sở vật chất khác. Điều khoản cấm này được ban hành sau chỉ thị của Thủ tướng về việc dừng thực hiện “sáng kiến chuyển tài sản thành vốn” do những bất cập bị phát hiện. Nhiều cơ quan nhà nước đã ký thỏa thuận với các doanh nghiệp, theo đó, đất đai và văn phòng của nhà nước, đặc biệt là ở trung tâm thành phố được giao cho các doanh nghiệp để đổi lấy văn phòng do doanh nghiệp xây ở ngoại ô thành phố. Bộ Tài chính cho biết, các dự án được thực hiện theo sáng kiến này không được báo cáo cho Bộ Tài chính, vì vậy, không được đưa vào kế hoạch ngân sách và cũng có nghĩa là không được Quốc hội phê duyệt. Hơn nữa, các dự án này không qua trình đấu thầu, do đó có thể làm mất hiệu quả tối ưu.

Sau chỉ thị về dừng thực hiện sáng kiến, các cơ quan chức năng đang soạn thảo hướng dẫn mới để thực hiện sáng kiện một cách có hiệu quả. Dự kiến, các cơ quan nhà nước sẽ được phép cho thuê, tô nhượng và trao đổi tài sản khi được Chính phủ phê duyệt; Một ủy ban chuyên trách sẽ định giá tài sản một cách hợp lý căn cứ theo giá thị trường để tối ưu hóa lợi ích của nhà nước.

(Vientiane Times, 3/4/2015)

CHÍNH PHỦ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Ngày 24/4/2015, hội nghị với sự tham gia của các qua chức Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và đại diện của các

Page 25: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

TỔNG HỢP TIN KINH TẾ - XÃ HỘI LÀO THÁNG 4/2015

23

doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), các tổ chức tài chính và ngân hàng được tổ chức tại Viêng Chăn. Mục đích của hội nghị là để giới thiệu dự án tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho SMEs và thảo luận các giải pháp xúc phát triển SMEs. Dự án nhằm giải quyết vấn đề thiếu các nguồn vốn dài hạn để các ngân hàng có thể hỗ trợ tín dụng dài hạn cho SMEs. Dự án do Vụ Xúc tiến SMEs thực hiện với sự hỗ trợ 20 triệu USD từ WB, trong đó, 10 triệu USD là tiền cho vay và 10 triệu USD là viện trợ không hoàn lại. Dự án sẽ tập trung vào việc cung cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện cho họ cung cấp các khoản vay dài hạn cho SMEs.

(Vientiane Times, 27/4/2015)

LUANG NAMTHA DỰ KIẾN TĂNG GẤP ĐÔI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Tỉnh Luang Namtha dự kiến tăng trên 90% sản lượng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tạo điều kiện cho tỉnh tăng nguồn thu.

Sở Nông Lâm cho biết, việc thu hoạch mủ cao su sẽ bắt đầu trong tháng này và chủ yếu là để xuất khẩu. Khoảng 7.000ha cao su với giá trị sản lượng cao su và các nông sản khác dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với năm 2014.

Một công ty Trung Quốc mới đây đã có hợp đồng đầu tư trên 25,6 tỷ Kíp (3,2 triệu USD) xây dựng nhà máy ở huyện Long, tỉnh Luang Namtha để sơ chế mủ cao su trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc xây dựng nhà máy sẽ được bắt đầu trong năm nay và dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian 02 năm. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ có công suất chế biến 5.000 tấn mủ cao su/năm. Tỉnh dự kiến sẽ xây dựng 06 nhà máy chế biến cao su trong toàn tỉnh, hiện tại, có nhà máy đã được xây dựng tại các huyện Namtha, Viengphoukha và Sing. Năm 2014, tỉnh đã xuất khẩu được 14.000 tấn cao su với giá trị trên 13 triệu USD. Tỉnh hiện có 33.640 ha cây cao su, với 6000 lao động làm việc ở các trang trại cao su. (Vientiane Times, 22/4/2015)

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TRUNG QUỐC KHỞI CÔNG DỰ ÁN LỌC DẦU TẠI LÀO

Ngày 8/4/2015, lễ khởi công chính thức bắt đầu xây dựng dự án lọc dầu tại Khu Phát triển Xaysetha, Viêng Chăn đã được tổ chức tại Viêng Chăn.

Theo thông cáo báo chí, dự án nằm trên diện tích 280.000 m3, với tổng vốn đầu tư khoảng 179,2 triệu USD. Đây là một dự án liên doanh với tên gọi Cty Ptrochemical Co. Ltd (LCPC), trong đó, Dongyan Industrial Co., Ltd Hải Nam nắm giữ 75% cổ phần, Công ty Nhiên liệu Nhà nước Lào nắm giữ 25% cổ phần, và 5% còn lại do Công ty Liên doanh Đầu tư Lào – Trung Quốc nắm giữ. Nhà máy lọc dầu sẽ sử dụng hỗn hợp dầu nhẹ phẩm cấp thấp làm nguyên liệu thô và áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất xăng, diesel, LPG, benzen tinh chế và các sản phẩm hóa dầu khác. Dự kiến, việc xây dựng sẽ được hoàn thành vào

tháng 11/2016. Khi hoàn thành và đưa vào vận hành, đây sẽ là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Lào. Công suất của nhà máy lọc dầu sẽ là 300.000 tấn/năm (390 triệu lít/năm) xăng tiêu chuẩn và 500.000 tấn/năm (560 triệu lít) dầu diesel. Bên cạnh đó, nhà máy cũng sẽ sản xuất 18.000 tấn khí hóa lỏng, 12.600 tấn benzen và 5000 tấn/năm sulpur công nghiệp.

Dự án cũng sẽ bao gồm việc xây dựng kho chứa các sản phẩm hóa dầu với công suất 60 triệu lít. Hiện nay, hệ thống kho chứa của Công ty Nhiên liệu Nhà nước Lào trên cả nước chỉ có công suất 40 triệu lít.Hiện nay Lào nhập khẩu khoảng 1,3 triệu lít xăng dầu hàng năm, dự kiến khi dự án lọc dầu này hoàn thành, Lào sẽ có thể giảm 60% lượng xăng dầu nhập khẩu. (Vientiane Times, 09/4/2015)

CHÍNH PHỦ TQ CUNG CẤP TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHO LÀO

Ngày 2/4/2015, tại Trụ sở Cơ quan điều phối quốc gia về bom mìn chưa nổ (NRA), Đại sứ TQ tại Lào, ông Kuan Hua Ping đã trao cho ông Bounheuang Douangphachanh, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về giải quyết vấn đề bom mìn chưa nổ (UXO) gói hỗ trợ của Chính phủ TQ dành cho chính phủ Lào trị giá 870 triệu kíp ( khoảng 108 triệu USD) bao gồm cung cấp các trang thiết bị y tế và xe cứu thương.

Phát biểu tại lễ trao tặng, ông Bounheuang nói Lào vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề của di sản chiến tranh Đông Dương, thống kê cho thấy trong suốt những năm từ 1964 đến 1973, hơn 2 triệu tấn bom mìn của quân đội Mỹ đã dội xuống đất nước này.

Các chương trình hành động của NRA cùng với LHQ và các nhà tài trợ quốc tế thời gian qua đã mang lại sự trợ giúp tích cực về kinh tế cho các nạn nhân bom mìn, giúp họ phục hồi chức năng, dọn bom mìn trên khắp nước Lào.

(KPLNews - 6/4/2015)

LÀO – MYANMAR KHÁNH THÀNH CẦU HỮU NGHỊ LÀO – MYAMAR

Theo ông Xaysongkham, giám đốc dự án xây dựng cầu hữu nghị Lào – Myamar, sau hai năm khởi công xây dựng, dự kiến cây cầu hữu nghị bắc qua sông Mê Kông sẽ chính thức thông cầu vào tháng 6 tới đây.

Được khởi công xây dựng từ đầu năm 2013 với nguồn vốn của hai chính phủ trị giá 26 triệu USD, cây cầu kết nối tỉnh Luang Namtha của Lào với vùng Kengluk thuộc bang Shan của Myanmar. Theo thiết kế, cầu có tổng chiều dài 691.6m, rộng 8.5m, được chia làm hai làn đường và có tải trọng 75 tấn, chịu được động đất 7.0 độ Richter.

Sau khi đưa vào sử dụng, cùng với việc xây dựng cây cầu này và 4 cây cầu hữu nghị bắc qua biên giới chung hai nước Lào- Thái Lan trên sông Mê Kông, sẽ góp phần tăng cường kết nối, thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều, đầu tư và du lịch không chỉ của Lào, Myamar mà còn cả các quốc gia láng giềng khác, trong đó có Việt Nam.

(KPLNews - 9/4/2015)

Page 26: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

24

Hơn một thế kỷ rưỡi qua đi, kể từ khi cây cà phê đầu tiên được đưa đến Việt Nam vào năm 1857, ngành

sản xuất cà phê trên đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm. Và cho đến hôm nay nó đã khẳng định được vị trí của mình là loại cây mang lại cho nền kinh tế nước ta những lợi ích to lớn với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 3 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, cà phê Việt Nam tham gia ngày một sâu rộng vào thị trường nông sản thế giới và dần trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Nguyên nhân của những thành tựu đó là nhờ những chính sách của nhà nước về khuyến khích phát triển xuất khẩu và sản xuất cà phê xuất khẩu. Hệ thống những chính sách xuất khẩu, thương mại, tín dụng, khuyến nông… đã tạo đà và lực cho cà phê Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Nghiên cứu này nhằm phân tích vai trò của một số chính sách nhà nước đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay.

Bài báo này nhìn lại một cách khái quát các chính sách của Nhà nước ta hiện nay đối với xuất khẩu cà phê thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp bao gồm tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam; các chương trình, dự án về sản xuất và phát triển ngành cà phê; thị trường cà phê… Các tài liệu này được thu thập thông qua các báo cáo của Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (VICOFA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Website.

1. Nhóm chính sách về phát triển xuất khẩu cà phê1.1. Chính sách hội nhập và mở rộng

thị trường xuất khẩuViệt Nam là một thành viên của Tổ

chức Cà phê quốc tế (ICO) và chính phủ Việt Nam cũng đã ký Hiệp định cà phê Quốc tế (ICA) năm 2008 góp phần đưa cà phê nước ta trở thành một mắt xích trong chuỗi cà phê toàn cầu. Bên cạnh đó, việc

gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế, khu vực khác cũng tạo ra cho ngành cà phê nước ta một thị trường rộng lớn.

Chính sách tự do lưu thông và phát triển thị trường thời gian qua đã phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế trong sản xuất và kinh doanh cà phê. Sự gắn kết giữa thị trường trong nước và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê mở rộng kênh tiêu thụ ở nội địa và nước ngoài. Mặc dù gia nhập thị trường thế giới muộn hơn nhiều so với các nước sản xuất cà phê truyền thống nhưng Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước.

Từ năm 2009 đến năm 2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị trường xuất khẩu của cà phê ngày càng mở rộng (từ 74 thị trường xuất khẩu năm 2008 thì hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường). Thị trường đứng đầu là châu Âu với số lượng 568,0 nghìn tấn, kim ngạch là 1,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2013. Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam với số lượng 269,0 nghìn tấn, kim ngạch 598,9 triệu USD. Còn châu Phi với số lượng 38,1 nghìn tấn, 74,5 triệu USD (Bộ Công Thương).

1.2. Chính sách xúc tiến thương mạiLuật Thương mại 2005 cho phép

“mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Theo Luật, “thương nhân Việt Nam được quyền hoạt động mua

bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ”. Nghị định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam tham gia giao dịch trên thị trường kỳ hạn LIFFE, một bước tiến đáng kể trong tham gia vào thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Từ khi Nhà nước chủ trương xây dựng tổ chức xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) cùng với sự ra đời của Luật thương mại (năm 1997) thì chính sách xúc tiến thương mại đối hàng nông sản xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng mới phát huy tác dụng rõ rệt. Hệ thống thông tin thương mại quốc gia hình thành đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại cho chủ thể sản xuất và kinh doanh cà phê có nhiều cơ hội tìm đối tác, xúc tiến giới thiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình. Đồng thời, nhiều vấn đề nảy sinh với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hiệp định thương mại được giải quyết.

1.3. Chính sách hỗ trợ, điều tiết xuất khẩu

a/ Chính sách thuế xuất khẩu Đối với hàng nông sản xuất khẩu

nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng chính sách thuế xuất khẩu được giảm đến mức tối thiểu góp phần khuyến khích xuất khẩu. Điều đó giúp cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian qua.

b/ Chính sách thuế giá trị gia tăngBộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ

sung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Cụ thể: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Với quy định trên, nếu cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM HIỆN NAY

Ths. Nguyễn Thị Thu Nguyên

Hình 1: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2010/11 đến

mùa vụ 2012/2013 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Page 27: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

25

thường cho cơ sở kinh doanh khác nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì không phải xuất hóa đơn có thuế giá trị gia tăng.

c/ Chính sách về tạm trữ cà phêBộ Tài chính đã có công văn số 12545/

BTC -TCDN ngày 19-9-2013 đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho tạm trữ khi giá cà phê thị trường xuống dưới giá thành và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Cà phê quyết định lượng mua, phương thức mua tạm trữ theo nguyên tắc: DN thu mua cà phê để tạm trữ và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vốn mua cà phê tạm trữ được các ngân hàng thương mại đảm bảo cho vay với lãi suất phù hợp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn.

d/ Chính sách tín dụng xuất khẩuChính sách tín dụng xuất khẩu với

nhiều ưu đãi cho chủ thể sản xuất và xuất khẩu cà phê. Từ năm 2000, doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê xuất khẩu được hỗ trợ 70% lãi suất vay ngân hàng. Năm 2006, ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập , không vì mục tiêu lợi nhuận với chức năng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và cho vay xuất khẩu với mức lãi suất thấp. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu được ưu tiên.

Để khoanh nợ cho các DN kinh doanh cà phê, Chính phủ cũng đã có nhiều quy định cụ thể. Theo đó, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê theo Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định trước đó về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Trong đó quy định cụ thể như sau: “Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, thủy sản với điều kiện DN lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.

e/ Chính sách bảo hiểm xuất khẩu cà phê

Căn cứ vào Quyết định số 110-2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, năm 2011, Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (VICOFA) đã ra quyết định về việc thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cà phê Việt Nam và nhất trí thu phí 2 USD/tấn cà phê cho từng chuyến giao hàng thông qua Hải quan đối với Hội

viên trong Hiệp hội kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2012. Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khi có rủi ro trong kinh doanh.

2. Nhóm chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê xuất khẩu2.1. Chính sách khuyến khích nâng

cao chất lượng sản phẩmQuyết định số 86/2007/QĐ – BNN

ngày 15/10/2007 của Bộ NN&PTNT về việc tạm thời sử dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193 – 2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng với việc nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hiện nay, chính phủ đang định hướng để sản xuất cà phê bền vững hay cà phê có chứng nhận. Có nhiều loại hình cà phê bền vững phổ biến hiện nay như: 4C (nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê),

UTZ certified, RFA (Rừng nhiệt đới) và Fairtrade (Thương mại công bằng). Đắk Lắk đã triển khai thành công các mô hình sản xuất cà phê bền vững nhằm tập huấn kỹ thuật trồng cà phê bền vững cho nông dân, chuyển giao kỹ thuật tưới nước và bón phân không ảnh hưởng xấu đến môi trường, quản lý dịch hại, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, kỹ năng tiếp cận thị trường… Đến nay đã có hơn 50% diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh ký kết xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng quy trình phát triển cà phê bền vững từ đó hình thành các tổ hợp tác, các hợp tác xã liên kết giữa các hộ nông dân trồng và chế biến cà phê bền vững, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, điển hình là Hợp tác xã Nông nghiệp Công Bằng Ea Kiết (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar) và Hợp tác xã Nông nghiệp Công Bằng Cư Dlê M’nông (xã Cư Dlê M’nông, huyện Cư M’gar). Tổng số nông dân tham gia sản xuất có chứng nhận 49.680

người, diện tích 67.808 ha, tổng sản lượng 227.771 tấn, chiểm 33,3% diện tích và 48,2% sản lượng cà phê của tỉnh (Sở Công thương (2014)).

2.2. Chính sách khoa học công nghệ và khuyến nông

Với sự tập trung đầu tư nghiên cứu từ nguồn lực trung ương lẫn địa phương nên nhiều bộ giống mới, quy trình và tiến bộ kỹ thuật mới đã được tích cực phổ cập và được các doanh nghiệp, nông hộ áp dụng rộng rãi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) đã thành lập ban tái canh cà phê với mục đích giúp các tỉnh Tây Nguyên có nguồn giống tốt, chất lượng cao cũng như nâng cao tỷ lệ sống của cây cà phê sau khi được trồng lại trên nền diện tích cà phê già cỗi trước đó. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chủ trương dành 12.000 tỷ đồng để phục vụ cho vay tái canh cây cà phê với các điều kiện tín dụng ưu đãi như lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, thời hạn cho vay phù hợp một chu kỳ tái canh cà phê (khoảng từ ba đến năm năm), thậm chí cho vay thời hạn lên tới năm đến bảy năm nhằm tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cà phê xuất khẩu.

Về chính sách tiền thuê đất: Bộ Tài chính cho biết, đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trong đó có đất trồng cây cà phê) được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Quy định về nộp tiền thuê đất, chính sách ưu đãi về miễn tiền thuê đất với mức ưu đãi (miễn 3 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm, hoặc cả thời gian thuê đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định tại chính sách thu tiền thuê đất (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ).

Về quy định về nộp tiền sử dụng đất, chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất với mức ưu đãi (giảm 20%, giảm 30%, giảm 50%), miễn tiền sử dụng đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) thực hiện theo quy định tại chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ).

Hình 2: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2013

Nguồn: Bộ Công Thương

Page 28: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

26

Bên cạnh đó, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo Dự án thuộc loại dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư; đồng thời dự án nông nghiệp nếu đáp ứng 1 trong 3 loại dự án nêu trên thì được hưởng chính sách ưu đãi về mức giá thuê đất thấp nhất theo khung giá thuê đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Các chính sách ưu đãi về đất và tiền thuê đất tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể sản xuất cà phê tham gia sản xuất trên quy mô lớn và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu.

Ngoài ra, còn có một số các chính sách khác của nhà nước hỗ trợ khuyến khích và điều tiết xuất khẩu cà phê như chính sách trợ giá xuất khẩu, chính sách trợ giá đầu vào và sản phẩm đầu ra, chính sách tỷ giá hối đoái…

KẾT LUẬNCà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất

khẩu nông sản chủ lực của nước ta. Xác định được điều đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy cà phê Việt Nam phát triển xuất khẩu. Nghiên cứu này đã phân tích được vai trò thúc đẩy và hỗ trợ xuất khẩu cà phê của các chính sách hiện hành, tạo điều kiện thúc đẩy cho cà phê xuất khẩu của nước ta ngày càng gia tăng về số lượng và kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thương hiệu sản phẩm trên toàn thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam. Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2. Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, Cà phê Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.3. Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội.4. Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk (2014). Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2013-2014.5. www.artexsc.com.vn/News/2015/5/17/445692.aspx6. www.business.gov.vn/.../đề-nghị-gia-hạn-tín-dụng-xuất-khẩu-càphê-lên

Hình 3: Phát triển diện tích và sản lượng cà phê Việt NamNguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT,USDA

Trong các kỹ năng quản trị, có lẽ kỹ năng đánh giá nhân viên là khó

nhất. Phần lớn các cấp quản trị tại Việt Nam chưa coi trọng vấn đề này. Tuy nhiên, đây lại là công việc rất quan trọng trong hoạt động quản trị nhân sự. Người đứng đầu doanh nghiệp dù có xuất sắc đến đâu nhưng nếu không có những đồng sự giỏi sẽ khó thực hiện được các chiến lược, chiến thuật để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá đúng nhân viên sẽ giúp lãnh đạo đặt cấp dưới vào đúng vị trí, giao việc đúng với khả năng. Ngoài ra, khi cấp dưới được cấp trên đánh giá đúng năng lực, đó là cách động viên họ tốt nhất.

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN Một số câu hỏi mà các

cấp quản trị hoặc chuyên viên phòng nhân sự Việt Nam thường nêu ra là :

- Trình độ của quản trị cấp trung không đồng đều nhau

khiến nhân viên của phòng ban này thấy mình bị quản lý công việc và kỷ luật chặt chẽ hơn so với phòng ban kia; Hiệu quả công việc cao hơn nhưng kết quả đánh giá cũng bằng nhau, đôi khi còn thấp hơn.

- Không có dữ liệu để đánh giá nhân viên, chẳng có hệ thống nào ghi nhận họ làm tốt hay xấu cả, tất cả chỉ dựa vào cảm tính.

- Các nhân viên thường có kết quả đánh giá như nhau, ai cũng ở mức từ trung bình cho đến trung bình khá. Thật khó để đánh giá hiệu quả công việc của một người.

- Nhân viên nào cũng có cố gắng làm việc, nhưng công việc thì không có gì tiến bộ hơn, thật khó giải thích !

- Làm thế nào xây dựng được nấc thang đánh giá hiệu quả và đầy đủ?

- Không có tiền để sử dụng dịch vụ hệ thống đánh giá của các nhà tư vấn hoặc muốn tham khảo hệ thống đánh giá của các công ty, nhưng không biết lấy từ đâu.

- Xây dựng hệ thống đánh

KHÓ KHĂN TRONG ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI VIỆT NAMNGUYỄN MINH ĐẠT NCS Khoa Kinh tế học, Học viện KHXH

PHẦN LỚN CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SỰ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC HAY THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CỦA NHÂN VIÊN. ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY, CẦN PHẢI XÂY DỰNG CẢ MỘT HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ: MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ ? TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ? AI ĐÁNH GIÁ AI? SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ?...

Page 29: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

27

giá nhân viên cần nhiều công sức, thời gian, và kiến thức. Thật khó kiếm đủ các thứ trên, vì còn nhiều việc phải làm.

- Làm sao có thể xây dựng hệ thống đánh giá lập trình viên một cách hợp lý, trong khi chuyên môn của người quản lý là nhân sự?

Ngoài ra, khi đánh giá nhân viên, còn thường gặp một số khó khăn. Khó khăn thứ nhất là phản ứng của nhân viên :

- Không tin cấp trên đủ năng lực đánh giá họ.

- Sợ rằng thông tin trao đổi trong quá trình đánh giá không được bảo mật.

- Lo ngại cấp trên thiếu công tâm và khách quan khi đánh giá.

- Lo sợ bị kỷ luật, thuyên chuyển công tác và sa thải…

Khó khăn thứ hai phát xuất từ phản ứng tiêu cực của cấp quản trị:

- Không cảm thấy thoải mái trong cương vị “người phán xét.”

- Thủ tục đánh giá rườm rà, mất thời gian.

- Lo sợ bị ảnh hưởng xấu đến quan hệ với nhân viên…

1. Ai phụ trách đánh giá?Thông thường chúng ta nghĩ rằng

cấp trên trực tiếp đánh giá cấp dưới. Tuy nhiên, vấn đề này tuỳ thuộc vào vị trí và vai trò của người được đánh giá, và tuỳ thuộc vào văn hoá doanh nghiệp. Hãy xem xét ai phụ trách đánh giá thì có lợi?

- Cấp trên trực tiếp: Cấp trên trực tiếp đánh giá cấp dưới là phương thức phổ biến nhất. Trên thực tế, trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ, kết quả cho thấy 96% các công ty tiến hành theo phương thức này.

- Cấp dưới: Đối với việc đánh giá cấp trên, một số công ty để cho cấp dưới thực hiện. Họ lập luận rằng cấp dưới đứng ở vị trí thuận lợi nhìn thấy rõ khả năng quản trị có hiệu quả của cấp trên. Những người ủng hộ phương thức này tin rằng cấp trên sẽ ý thức đến nhu cầu của cấp dưới và sẽ quản trị tốt hơn. Nhược điểm của phương thức này là cấp trên dễ có khuynh hướng xuề xòa, bình dân hóa và dễ dãi với cấp dưới.

- Đồng nghiệp: Có nơi lại để cho đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau. Những người ủng hộ tin rằng việc này không đưa đến hậu quả tranh thủ lẫn nhau. Họ cho rằng đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau

có thể tin cậy được nếu nhóm công tác ổn định trong một thời gian dài, và việc hoàn thành công việc đòi hỏi sự tác động qua lại giữa các nhân viên. Tuy nhiên phương thức này ít được chấp nhận rộng rãi.

- Đánh giá nhóm: Đánh giá nhóm có nghĩa là một nhóm hai hay ba cấp quản trị quen thuộc hay có quan hệ với sự hoàn thành công việc của nhân viên đó và đánh giá người đó. Ưu điểm của phương thức này là nó loại bỏ mức độ chủ quan bằng cách dùng "thành phần bên ngoài". Nhược điểm là nó làm giảm vai trò của cấp lãnh đạo trực tiếp. Ngoài ra, rất khó có thể triệu tập một nhóm cấp quản trị được vì họ có lịch trình phân bố thời gian khác nhau.

- Tự đánh giá: Đây là một phương thức, có lẽ chỉ nên áp dụng đối với các công ty có áp dụng chương trình quản trị bằng các mục tiêu (M.B.O = Management By Objectives). Nếu các nhân viên hiểu được mục tiêu và tiêu chuẩn hoàn thành công việc, họ sẽ có thể tự mình đánh giá việc hoàn thành công việc của mình. Phương thức này có lợi và lôi cuốn sự chú ý của các nhà quản trị quan tâm đặc biệt đến việc phát triển nhân viên và muốn nhân viên tham dự trong tiến trình quản trị - gọi là quản trị dự phần (participative management).

Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã từng áp dụng phương thức phê bình và tự phê. Nhưng phương thức này có thành công không, hay là dịp cho nhân viên chỉ nói mặt tốt của mình và chỉ nói mặt khuyết điểm một cách qua loa sơ sài.

- Tổng hợp: Một số công ty áp dụng phương thức tổng hợp đối với việc đánh giá cấp quản trị, hoặc một số nhân viên quan trọng nào đó. Chẳng hạn như để giảm thiểu tính chủ quan, một cấp quản trị nào đó, hoặc một số nhân viên quan trọng nào đó có thể được đánh giá bởi nhiều nhóm khác nhau, gồm có một quản đốc trực tiếp dưới quyền, hai hay ba cấp quản trị cao hơn, hai hay ba đồng nghiệp, và nhiều công nhân ở cấp bậc thấp. Hình thức đánh giá này đôi khi còn được gọi là đánh giá theo kiểu 360 độ (360-degree feedback), hay đánh giá đa chiều (multiple evaluations), nhưng hình thức này bao gồm việc nhân viên tự đánh giá mình kết hợp với việc những người khác đánh giá mình và kể cả khách hàng cũng tham gia vào việc

đánh giá. 2. Các lệch lạc khi đánh giá nhân

viên Khi đánh giá nhân viên, các nhà

quản trị thường vấp phải năm khuyết điểm ( cần phải khắc phục) sau đây.

- Tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng.

- Ảnh hưởng của tác động hào quang (halo effect). Người đánh giá thấy một loại ưu điểm hoặc khuyết điểm rồi phóng đại toàn bộ các yếu tố khác, coi như một tổng thể.

- Xu hướng đánh giá chung chung, hướng về mức trung bình (central tendency) - nghĩa là ai cũng ở mức trung bình, thông qua.

- Đánh giá quá khoan dung (leniency) hay quá khắt khe (strictness) cả hai thái cực đều không tốt.

- Có định kiến thiên lệch (bias). Để giải quyết những khó khăn

và lệch lạc trong đánh giá chúng ta cần phải có cả một hệ thống đánh giá mới có hy vọng đánh giá hoàn thành công việc được một cách khoa học được.

HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆCĐánh giá hoàn thành công việc là

một hệ thống, nằm trong hệ thống quản trị hoàn thành công việc (performance management systems). Nó giúp cấp dưới trả lời hai câu hỏi cơ bản sau đây: Thứ nhất, “cấp trên đặt kỳ vọng gì nơi tôi?”, và thứ hai “tôi sẽ phải làm gì để đáp ứng mong đợi đó?” Việc đánh giá này được thực hiện theo định kỳ. Thông thường định kỳ đánh giá này là cuối năm. Nhưng một số cơ quan lại áp dụng định kỳ này là sáu tháng và cuối năm. Rất ít cơ quan đánh giá thành tích theo chu kỳ quý (ba tháng).

1. Mục đích đánh giá hoàn thành công việc

Hiện nay, đa số các cơ quan hoặc tổ chức tại Việt Nam đánh giá thành tích công tác là để xét khen thưởng thi đua. Tuy nhiên, mục đích chỉ để xét khen thưởng thôi thì quá đơn giản. Là một hệ thống quản trị, việc đánh giá này cần phải nhìn dưới nhãn quan rộng và bao quát hơn. Để tham khảo, các công ty đa quốc gia tại Việt Nam thường bao quát các mục tiêu sau đây khi đánh giá thành tích công tác:

Page 30: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/201528

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Cải thiện hiệu năng công tác và thông tin phản hồi: Khi đánh giá nhân viên thì cấp quản trị cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên nhằm nâng cao và cải thiện hiệu năng công tác của nhân viên. Hoạch định nhân sự: Khi đánh

giá nhân viên, cơ quan biết khả năng thăng tiến nghề nghiệp cũng như tiềm năng của nhân viên, đặc biệt là các cấp quản trị. Nhờ việc đánh giá này, công ty có thể hoạch định các kế hoạch kế vị trong hàng ngũ các cấp quản trị. Tuyển mộ và tuyển chọn: Mức

thang điểm đánh giá thành tích công tác của nhân viên có thể giúp cho cơ quan rút kinh nghiệm trong việc tuyển mộ và tuyển chọn các ứng viên sau này. Phát triển nhân sự: Đánh giá sự

hoàn thành công việc sẽ cho cơ quan biết nhu cầu về đào tạo, giáo dục, và phát triển nhân viên. Hoạch định và phát triển nghề

nghiệp: Nhờ việc đánh giá thành tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như tiềm

năng của nhân viên. Từ đó, các nhà quản trị sẽ giúp họ phát triển và thực hiện các kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của họ. Lương bổng đãi ngộ: Dựa vào

hệ thống đánh giá thành tích công tác, các cấp quản trị sẽ có các quyết định tăng lương, thăng thưởng nhân viên hàng năm. Quan hệ nhân sự nội bộ: Các

dữ kiện đánh giá thành tích công tác thường được sử dụng trong các quyết định thuộc lãnh vực quan hệ nhân sự nội bộ (internal employee relations) bao gồm thăng chức, giáng chức, hết hạn hợp đồng, cho nghỉ việc, và thuyên chuyển. Đánh giá tiềm năng của nhân

viên: Người ta cho rằng những chỉ số tiên đoán (predictors) hành vi trong tương lai của một người chính là hành vi của họ trong quá khứ.

2. Cần có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng

Tiêu chuẩn đánh giá phải gắn liền với nhiệm vụ được giao và mục tiêu mà

tổ chức mong muốn đạt tới. Các tiêu chuẩn phải được đưa ra từ đầu kỳ đánh giá để nhân viên hiểu các yêu cầu và sự mong đợi của cấp quản trị đối với mình.

Nhà quản trị không nên thay đổi các yêu cầu của mình đối với nhân viên khi bắt đầu tiến hành đánh giá vì khi đó nhân viên sẽ không có cơ hội để điều chỉnh bản thân. Tuy vậy, để tạo sự "mới mẻ" và "thách thức" cho nhân viên, nhà quản trị đôi lúc cũng cần điều chỉnh tiêu chuẩn đánh giá và phải thông báo trước cho nhân viên biết. Nội dung của các thay đổi này có thể nhắm tới mục đích khắc phục các điểm yếu của tổ chức. Chẳng hạn như doanh số bán hàng, độ lớn của thị trường đối với nhân viên tiếp thị, kinh doanh; hoặc số thư khen, những lời phàn nàn từ khách hàng để đánh giá đối với nhân viên cung ứng dịch vụ...

Để thực hiện việc này, các cơ quan cần phải có bảng mô tả công việc (job description) cho từng nhân viên. Bảng mô tả công việc là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến các công tác cụ thể, các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. Bảng mô tả công việc là bảng liệt kê chính xác và súc tích những điều mà công nhân viên phải thực hiện. Nó cho ta biết công nhân viên phải làm cái gì, làm thế nào, và các điều kiện mà các nhiệm vụ đó được thực thi .

- Tiến trình đánh giá thành tích công tác :

- Thảo luận việc đánh giá với nhân viên:

Sau khi đánh giá hoàn thành công tác của nhân viên, cấp trên cần phải có buổi gặp gỡ với nhân viên. Nhiều nhà quản trị thường tỏ ra không thích đối thoại trực tiếp với nhân viên vì lý do thiếu thời gian hoặc những lý do khác. Tuy nhiên, đây lại là việc tối quan trọng, vì thông qua đối thoại trực tiếp, nhà quản trị mới đưa được các thông điệp của tổ chức và cá nhân nhà quản trị tới nhân viên một cách hữu hiệu. Gặp gỡ, trao đổi với nhân viên sẽ giúp nhà quản trị có cách nhìn toàn diện về các mối quan hệ trong doanh nghiệp, từ đó có các quyết định hợp lý nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tạo tính kết dính giữa các cá nhân trong tổ chức.

Lắng nghe ý kiến của nhân viên, để họ cùng tham gia vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp hoàn toàn không làm giảm uy tín của nhà quản trị mà trái

Hình 1: Tiến trình đánh giá hoàn thành công tác

Page 31: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 29

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

lại sẽ làm nhân viên cảm thấy yên tâm, kính phục cấp trên của mình hơn.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆCTuỳ theo khả năng của doanh

nghiệp, có thể áp dụng một hay hỗn hợp các phương pháp sau đây:

- Phương pháp mức thang điểm (rating scales method) hay còn được gọi là phương pháp mức thang điểm vẽ bằng đồ thị (graphic rating scales method). Sở dĩ nó có tên gọi như vậy bởi vì mức thang điểm phải vẽ trên một đồ thị. Theo phương pháp này, đánh giá hoàn thành công việc được ghi lại trên một bảng thang điểm. Thang điểm này được chia ra thành 4 hay 5 khung được xác định bằng các tĩnh từ như xuất sắc, trung bình, hoặc kém.

- Phương pháp xếp hạng (ranking method) là phương pháp theo đó người được đánh giá được xếp hạng theo thứ tự mỗi đặc tính của yếu tố như tính sáng tạo, chất lượng công việc, tính trung thực ...

- Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng (the critical incident method) là một phương pháp theo đó khi một nhân viên có một vụ việc nào đó làm rất tốt hoặc rất xấu thì cấp quản trị ghi chép lại trên một phiếu.

- Phương pháp đánh giá bằng văn bản tường thuật (essay method) hay còn được gọi là phương pháp đánh giá qua mẫu biểu tường thuật (narrative forms rating method) là một trong những phương pháp đánh giá lâu đời nhất từ thập niên 1920. Theo phương pháp này, người đánh giá chỉ việc viết một bài tường thuật ngắn mô tả sự hoàn thành công việc của cấp dưới. Phương pháp này chú trọng tới hành vi theo thái cực (extreme behavior) trong công tác của nhân viên - nghĩa là hành vi thật giỏi hoặc thật dở, hơn là sự hoàn thành công tác hàng ngày.

- Phương pháp theo tiêu chuẩn công việc (work standards method) là phương pháp đối chiếu so sánh việc hoàn thành công việc của mỗi nhân viên với tiêu chuẩn đã đề ra hoặc số lượng sản phẩm theo yêu cầu. Các tiêu chuẩn phản ảnh ở mức bình thường mà một công nhân trung bình có thể đạt được.

- Phương pháp thang điểm đánh giá căn cứ vào hành vi (behaviorally anchored rating scales method - BARS) là một phương pháp tổng hợp các yếu tố của phương pháp mức thang điểm và phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng đã trình bày trên đây. Theo phương pháp này, các hành vi đối với công việc (job behaviors) được mô tả khách quan hơn, được trích ra từ bản ghi chép các vụ việc quan trọng. Đó là bản mô tả các hành vi có hiệu quả hay không có hiệu quả. Sau đó họ sắp hạng và phê chuẩn các hành vi đối với từng yếu tố một. Các công ty thường đánh giá nhân viên theo phương pháp này.

- Phương pháp quản trị bằng các mục tiêu (Management by Objectives - MBO) là phương pháp đánh giá hoàn thành công tác chỉ dựa theo kết quả của công việc so với mục tiêu đã đề ra. Trọng tâm của việc đánh giá chuyển từ các đức tính / đặc tính cá nhân qua sự hoàn thành công tác. Một số công ty như Công ty Samsung Vina áp dụng phương pháp này tại Việt Nam và trên thế giới.

CẦN PHẢI CÔNG BẰNG VÀ CÔNG TÂM KHI ĐÁNH GIÁNhà quản trị phải làm cho nhân

viên tin tưởng vào sự công bằng trong đánh giá. Cần phải đào tạo huấn luyện người làm công việc đánh giá. Cần phải dân chủ, cho nhân viên được tham dự trong tiến trình đánh giá. Trung thực, thẳng thắn, công bằng và quan tâm tới yếu tố con người thể hiện cái tâm của nhà quản trị giỏi.

Việc đánh giá thành tích không nên phó mặc cho những phán đoán chủ quan của các đốc công và cấp trực tiếp, mà phải dựa vào các tiêu chuẩn rõ ràng, hợp lý và khoa học. Ngược lại, nó sẽ làm cho tinh thần nhân viên suy sụp. Do đó, những hệ thống đánh giá thành tích phải được hoạch định một cách kỹ lưỡng, những người phụ trách đánh giá (raters) phải được huấn luyện toàn diện, và số điểm (bằng con số cụ thể) hoàn thành công việc phải được giải thích và theo dõi một cách cẩn thận với các phương pháp đo lường thích hợp. Một kế hoạch đánh giá thành tích sơ sài, nghèo nàn sẽ phá hoại mục đích yêu cầu đã đề

ra, nhường chỗ cho những phán đoán thiển cận, tùy tiện, độc đoán và thiên lệch. Công đoàn và công nhân sẽ phản đối, tinh thần sẽ sa sút và dẫn đến hậu quả là giá thành đơn vị cao, chất lượng kém, năng suất thấp... và công ty sẽ không còn những sáng kiến độc đáo, vì sáng kiến của họ sẽ không được đánh giá đúng mức. Việc đánh giá sai lệch chỉ gây ra hậu quả tai hại, thà đừng có còn hơn. Nếu chúng ta để ý sẽ thấy đa số các cuộc bình bầu khen thưởng vào dịp cuối năm tại các công ty xí nghiệp, cơ quan tại Việt Nam đều diễn ra một cách chủ quan, tình cảm, thiên kiến - là dịp để "chơi" nhau, để thăng thưởng cho "gà" nhà... - hậu quả là những người tích cực, giỏi sẽ càng ngày càng bất mãn, và chẳng chóng thì chầy họ sẽ trở thành người thụ động, nếu không nói là tiêu cực (hiểu theo nghĩa tâm lý học). Ít có cơ quan nào tại Việt Nam áp dụng phương pháp đánh giá một cách khoa học. Vì lý do trên, nhân viên đều thích tăng lương, thăng thưởng theo hình thức "tự động" tăng lương hàng năm. Việc này diễn ra không chỉ tại Việt Nam, mà còn xảy ra tại các nước tiên tiến, nếu áp dụng hệ thống đánh giá thánh tích một cách tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Charles J. Fombrum and Robert J. Laud (1983), "Strategic Issues in Performance Appraisal: Theory and Practice," Personnel, 60 (November - December 1983), p.27.2. Muchinsky, P. M. (2012). Psychology Applied to Work (10th ed.). Summerfield, NC: Hypergraphic Press.3. Richard Charles Grote (2002). The Performance Appraisal Question and Answer Book: Survival Guide for Managers." 28-29.4. Nguyễn Hữu Thân (2012), Quản Trị Nhân Sự, NXB Lao Động Xã Hội, tr. 319-321.5. L.L. Cummings and Donald P.Schwab (1978), "Designing Appraisal Systems for 6. Information Yield," California Management Review, No.20, p.22. 7. Lan Anh sưu tầm, “Làm thế nào để đánh giá đúng nhân viên?” [Oline Accessed June 2, 2014] http://acro.vn/kien-thuc/quan-tri-nhan-su/lam-the-nao-de-danh- gia-dung-nhan-vien-.aspx.8. R. Wayne Mondy and Others (2002), Human Resource Management, Prentice-Hall, USA, pp.288-293.

Page 32: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/201530

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Đối với hoạt động học tập của sinh viên nói chung, vai trò của năng lực tư duy biện chứng thể hiện ở sự

tìm hiểu, phân tích, lý giải những vấn đề cụ thể của môn học theo chuyên ngành đào tạo. Thực tế cho thấy, để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể của các môn học theo chuyên ngành đào tạo, cần đứng vững trên quan điểm duy vật, nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp luận biện chứng duy vật. Càng đi sâu nghiên cứu những nội dung cụ thể, cũng như rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, sinh viên càng gặp phải những vấn đề nảy sinh mà học sẽ không hiểu được một cách đúng đắn, đầy đủ, nếu không được trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Để hiểu được một cách thấu đáo các vấn đề này, sinh viên cần phải đứng vững trên quan điểm duy vật, nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp luận biện chứng duy vật.

Trong học tập, sinh viên tất yếu bắt gặp những vấn đề như: tính chất, tiêu chuẩn của chân lý, chân lý toán học, chân lý nghệ thuật…. Nếu được trang bị phương pháp luận biện chứng duy vật, sinh viên hiểu những vấn đề này một cách thấu đáo hơn. Đối với hoạt động học tập của sinh viên nói chung, vai trò của năng lực tư duy biện chứng còn thể hiện trên nhiều mặt khác như: học tập để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp; tham gia nghiên cứu khoa học; tìm hiểu và tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội…

Do mục tiêu đào tạo của các trường, các khoa sư phạm và tính đặc thù của lao động sư phạm nên năng lực tư duy biện chứng có một vai trò quan trọng nhưng lại hết sức cụ thể đối với sinh viên sư phạm trong quá trình học tập, rèn luyện.

Thứ nhất, năng lực tư duy logic đảm bảo cho sinh viên sư phạm học tập, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.

Để thực hiện công việc dạy học của mình, trước hết người giáo viên cần nắm vững kiến thức về lĩnh vực chuyên môn nhất định như toán, vật lý, lịch sử… Muốn dạy học tốt, người giáo viên không những cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt mà

còn phải nắm vững kiến thức khoa học cơ bản. Ngoài kiến thức chuyên ngành sâu sắc, giáo viên không thể không có sự am hiểu một số khoa học cơ bản, các môn bổ trợ và thực tiễn xã hội.

Bên cạnh kiến thức khoa học cơ bản, người giáo viên phải nắm vững nghiệp vụ sư phạm. Nói đến nghiệp vụ sư phạm là nói đến sự kết hợp giữa tri thức sư phạm và kỹ năng sư phạm. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm là cung cấp cho sinh viên hệ thống tri thức sư phạm và hình thành ở họ những kỹ năng sư phạm cần thiết. Tri thức sư phạm được cung cấp cho sinh viên qua các môn học như: Tâm lý học, Giáo dục học và Phương pháp giảng dạy… còn kỹ năng sư phạm được hình thành chủ yếu trong quá trình sinh viên tự rèn luyện thông qua các hoạt động kiến thập, thực tập sư phạm…

Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là trang bị cho sinh viên phương pháp và phương pháp luận dạy học. Nhưng phương pháp luận dạy học tất yếu dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật với tính cách là hệ thống những quan điểm, nguyên tắc chung nhất làm căn cứ xuất phát cho việc xác định phương pháp luận chung, phương pháp luận bộ môn và các phương pháp nhận thức, thực tiễn. Do vậy, để nắm được phương pháp luận, phương pháp dạy học và biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, cũng như xác định phạm vi, khả năng vận dụng phương pháp đó một cách hợp lý, đạt kết quả cao, sinh viên sư phạm phải nắm vững và vận dụng một cách chủ động, sáng tạo phương pháp luận biện chứng duy vật. Nói cách khác, năng lực tư duy biện chứng là cơ sở quan trọng để sinh viên nắm vững phương pháp luận dạy học, tiếp nhận và rèn luyện phương pháp dạy học.

Cách tiếp cận vấn đề phương pháp của C.Mác giúp ta nhìn thấy được vai trò của phương pháp dạy học đối với hoạt động dạy học. C.Mác nhận xét rằng: Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cài gì, mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với tư liệu lao động nào. Cách tiếp cận này của C.Mác về phương pháp cho ta thấy rằng, trình độ và hiệu quả dạy học được quyết định bởi phương pháp và phương tiện dạy học. Cùng một mục tiêu

hình thành các thao tác kỹ thuật cho người học việc, nếu chỉ bằng cách truyền đạt kinh nghiệm của người thợ cho người học theo phương thức cầm tay chỉ việc, thì hiệu quả thấp hơn nhiều so với việc đào tạo theo phương pháp khoa học, với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại.

Khi đã xác định được mục đích và nội dung dạy học, phương pháp trở thành nhân tố góp phần quyết định kết quả dạy học. Với những điều kiện dạy học nhất định, phương pháp dạy học càng khoa học thì kết quả hoạt động dạy học đạt được càng cao. Cùng một nội dung như nhau, nhưng học sinh học tập có hứng thú, có tích cực hay không, giờ học có phát huy được trí sáng tạo của người học hay không, có để lại những dấu ấn sâu sắc hay không… phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy. Trong bối cảnh phát triển vô cùng mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, việc vận dụng những phương pháp dạy học khoa học, hiện đại nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng đang là xu hướng rất được chú trọng trong giáo dục - đào tạo.

Năng lực tư duy biện chứng là cơ sở quan trọng để sinh viên sư phạm hiểu rõ những nguyên tắc phương pháp luận sử học. Để phân tích các hiện tượng xảy ra một cách chính xác, đầy đủ, xem xét đối tượng như một chỉnh thể, hệ thống, tránh được lối tư duy phiến diện, chiết trung, ngụy biện, cần nắm vững và vận dụng linh hoạt nguyên tắc toàn diện. Thực tế cho thấy, các hiện tượng trong tự nhiên thường xảy ra rất phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây ra và biến đổi qua nhiều giai đoạn, nhưng nhiều khi ta chỉ quan sát được kết quả cuối cùng. Vì thế, nếu nghiên cứu phiến diện sẽ dẫn tới những tri thức, những kết luận sai lầm. Ví dụ, khi xem xét vật rơi trong không khí, ta thấy một thực tế là hòn đá rơi nhanh hơn chiếc lá. Để giải thích điều này cho học sinh, người giáo viên phải có quan điểm toàn diện, phải thấy rằng các vật đó vừa chịu sự tác động của lực hút trái đất, vừa chịu sự tác động của lực cản không khí. Chỉ có thể coi vật rơi tự do khi mà lực cản của không khí đáng kể so với trọng lực của vật.

Năng lực tư duy logic giúp chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, không có chân lý tuyệt đích, cuối cùng, mà chân lý luôn được bổ sung, phát triển trong sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Như chúng ta đã biết, cơ học Niuton là thành tựu khoa học vĩ đại của loài người, được áp dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiều thế kỷ. Nhưng lịch sử vật lý học không dừng lại ở cơ học Niutơn. Do không có được tư

VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC ĐỐI VỚI SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY THS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI Đại học sư phạm Hà Nội

Page 33: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 31

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

duy biện chứng, không nắm vững nguyên tắc phát nên một số nhà khoa học lúc đó đã cho rằng vật lý học thời đó đã đạt tới tột đỉnh của nó, đã tìm ra được mọi quy luật cơ bản của tự nhiên. Khi thuyết tương đối và thuyết lượng tử đưa ra quan điểm mới về không gian, thời gian, khối lượng, đã có nhiều nhà khoa học hoài nghi những lý thuyết mới này. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học sau đó đã chứng minh cơ sở khoa học và tính đúng đắn của thuyết tương đối, thuyết lượng tử.

Năng lực tư duy logic giúp người giáo viên tương lai có được sự định hướng đúng đắn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, cũng trình bày các học thuyết, nguyên lý. Khi tìm hiểu các học thuyết, nguyên lý phải gắn với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định, phải vận dụng những học thuyết, nguyên lý, công thức một cách sáng tạo, tránh rơi vào các căn bệnh giáo điều, kinh nghiệm, máy móc. Ngay cả những kiến thức hiện đại cũng chỉ là một bậc thang của quá trình nhận thức vô hạn. Khi nghiên cứu một đối tượng, đánh giá một tư tưởng hay vận dụng một lý thuyết, công thức cần phải gắn với các mối liên hệ, với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Mỗi khái niệm, định luật, quy luật vật lý, hóa học hay sinh học ra đời trong hoàn cảnh cụ thể, phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và công cụ, thiết bị nghiên cứu của từng thời kỳ. Bởi vậy, cùng với sự phát triển của nhận thức và thực tiễn, các khái niệm, định luật, quy luật sẽ được bổ sung, hoàn thiện.

Năng lực tư duy logic giúp người giáo viên tương lai nhận thức sâu sắc rằng, trong dạy học, cần phải biết tích lũy dần bốn kiến thức cho người học để có được những bước ngoặt cơ bản trong nhận thức, tránh có thái độ chủ quan, nóng vội. Các khái niệm, định luật, lý thuyết tất yếu được bổ sung, điều chỉnh, phát triển trong quá trình nhận thức, trong lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn. Những khái niệm, định luật, lý thuyết mới này không phủ nhận hoàn toàn khái niệm, định luật, lý thuyết cũ mà có sự kế thừa những giá trị hợp lý, coi chúng như những trường hợp đặc biệt. Năng lực tư duy logic là cơ sở quan trọng để những người giáo viên tương lai tiếp nhận và rèn luyện phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay có nhiều loại, nhiều cấp độ khác nhau. Trong quá trình học tập ở trường, sinh viên sư phạm cần nắm vững các phương pháp dạy học áp dụng cho từng bộ môn khác nhau trong nhà trường hiện nay: phương pháp thuyết trình, phương pháp giải thích và trình diễn, phương pháp vấn đáp và kỹ thuật đặt câu hỏi, phương pháp dạy học theo mô hình

thầy thiết kế - trò thi công, phương pháp dạy học bằng tình huống, v.v.. Bên cạnh đó, phải nắm được các phương pháp dạy học bộ môn: phương pháp dạy học toán, phương pháp dạy học vật lý, phương pháp dạy học lịch sử, v.v.. Năng lực tư duy biện chứng giúp sinh viên nhận thức sâu sắc rằng, các phương pháp dạy học đều có vị trí nhất định, đồng thời giữa chúng lại có quan hệ biện chứng lẫn nhau, bổ sung nhau. Do đó, trong giảng dạy không nên coi phương pháp là ngang bằng nhau hoặc thay thế phương pháp này bằng phương pháp khác một cách tùy tiện, không nên đề cao phương pháp này và hạ thấp phương pháp kia. Cần sử dụng một cách phối hợp, đan xen các loại phương pháp; cùng một đối tượng, cùng một nội dung, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải biết lựa chọn phương pháp tối ưu, mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế kiến tập và thực tập sư phạm cho thấy, nhiều sinh viên nắm được các phương pháp dạy học, nhưng do tư duy siêu hình, máy móc nên đã dùng sai phương pháp, dùng phương pháp không phù hợp với từng bài, từng đối tượng cụ thể, hoặc tuyệt đối hóa một phương pháp nào đó, mà không biết kết hợp các phương pháp v.v..

Thứ hai, năng lực tư duy logic là cơ sở để sinh viên sư phạm rèn luyện khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết những tình huống, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình dạy học.

Quá trình dạy học tất yếu nảy sinh những tình huống, những mâu thuẫn, đòi hỏi người giáo viên phải biết cách giải quyết, do đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên sư phạm cần rèn luyện cho mình khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết những tình huống, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình dạy học. Năng lực tư duy biện chứng có vai trò quan trọng, là cơ sở quan trọng để sinh viên sư phạm rèn luyện khả năng này.

Nhờ được trang bị năng lực tư duy logic, việc phân tích mâu thuẫn của quá trình dạy - học đối với sinh viên sư phạm trở nên sâu sắc hơn. Họ nhận thức được rằng, cũng như tất cả mọi mâu thuẫn, mâu thuẫn của quá trình dạy - học có quá trình phát sinh, biến đổi, phát triển. Chính vì vậy, cần phân tích quá trình phát sinh, phát triển của mâu thuẫn trong từng điều kiện, từng giai đoạn cụ thể. Cần phân loại mâu thuẫn, xác định vai trò, vị trí của các mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy - học là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải nắm bắt những tri thức chuyên môn cần thiết và khả năng nắm bắt những

trị thức đó của người học. Mâu thuẫn này tồn tại trong suốt quá trình dạy - học, tạo nên bản chất của hoạt động dạy - học và chi phối các mâu thuẫn khác của quá trình này.

Với việc được trang bị năng lực tư duy logic, sinh viên sư phạm không những có khả năng phát hiện, phân tích các tình huống, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình dạy học một cách kịp thời, chính xác, mà còn có khả năng giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả. Họ ý thức được rằng, không được “lảng tránh” những vấn đề nảy sinh, những vướng mắc của học sinh, mà phải cùng với người học giải quyết một cách thỏa đáng. Việc giải quyết các tình huống, mâu thuẫn đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp, đưa ra những gợi ý nhằm tháo gỡ dần những vướng mắc, đồng thời cần phải phát huy tính chủ động, tích cực, lôi cuốn tất cả học sinh cùng tham gia v.v..

Thứ ba, năng lực tư duy logic là điều kiện thiết yếu của người giáo viên để thực hiện nhiệm vụ rèn luyện, phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh.

Một trong những mục tiêu, yêu cầu quan trọng của dạy học trong nhà trường phổ thông là rèn luyện, phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Dạy học phải gắn với việc rèn luyện, phát triển những phẩm chất trí tuệ của người học như tính tích cực, độc lập, khả năng tư duy sáng tạo, biện chứng.

Tính tích cực của tư duy là trạng thái hoạt động của người học đặc trưng bởi khát vọng học tập, huy động trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Chẳng hạn, một học sinh chăm chú nghe giáo viên giảng cách chứng minh định lý, cố gắng để hiểu được tài liệu, như vật ở đây có thể nói đến tư duy tích cực.

Tính độc lập của tư duy là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập, cho phép học sinh tự học, mà không có sự can thiệp trực tiếp từ bên ngoài. Nếu giáo viên đáng lẽ giải thích, lại yếu cầu sinh viên tự phân tích định lý dựa theo bài đọc trong sách giáo khoa, tự nghiên cứu phần tương ứng thì trong trường hợp này có thể nói đến tư duy độc lập (và tất nhiên, cũng là tư duy tích cực).

Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh, bản thân người giáo viên cũng phải được trang bị năng lực tư duy logic. Nếu năng lực tư duy logic của người giáo viên hạn chế sẽ khó hoàn thành được nhiệm vụ rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh. Năng lực tư duy logic của người giáo viên càng cao, sẽ càng có khả năng đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện, phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh.❑

Page 34: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/201532

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Nam Định là một trong những tỉnh đông dân cư, có truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo. Đây là lợi thế

của tỉnh trong việc cung cấp nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, tỉnh Nam Định đã chú trọng nhiều đến công tác đạo tạo phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phần nào đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, cần nghiên cứu giải quyết và cần phải được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách.

Nam Định có nhiều cơ sở dạy nghề và cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) đang thực hiện dạy nghề với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ở hầu hết các trường dạy nghề chưa cao. Rất nhiều người sau khi đã tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề này vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Một trong những nguyên nhân chính của hạn chế này là do thiếu sự liên kết giữa nhà

trường với doanh nghiệp trong dạy nghề. Cung đào tạo do các cơ sở dạy nghề chủ yếu dựa trên khả năng của mình mà không tính tới đường cầu tương ứng từ của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự mất cân đối cung - cầu đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng, gây ra những lãng phí lớn và giảm hiệu quả đào tạo. Vì thế, để giải quyết các vấn đề trên, đòi hỏi phải xác định nhu cầu đào tạo nhân lực cho khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn của tỉnh.

1. Thực trạng dân số, lao động nông thônNam Định là tỉnh có dân số khá đông

trong vùng ĐBSH. Năm 2013, mật độ dân số của Nam Định đạt 1113 người/km2, so với mật độ cả nước là 271 người/km2 và của vùng Đồng bằng sông Hồng là 971 người/km2. (Xem Bảng 1)

Sự biến động của dân số cho thấy: trong những năm qua, dân số nông thôn tiếp tục tăng tuyệt đối, tốc độ đã bắt đầu giảm từ năm 2005, nhưng tốc độ giảm không nhiều từ 84,7% năm 2005 xuống 81,9% năm 2013. Điều này thể hiện, dân số

nông nghiệp, nông thôn bắt đầu giảm tuyệt đối, một bộ phận đang ở trạng thái giằng co giữa nông thôn và thành thị. Tốc độ đô thị hóa của Nam Định diễn ra chậm. Từ năm 2000 tới 2013 tỷ trọng dân cư thành thị tang khoảng 5,6 điểm % (từ 12,5% lên 18,1%), vì thế Nam Định vẫn trong khung của một xã hội nông thôn. Tốc độ đô thị hóa của Nam Định thấp hơn ĐBSH (32,1%) và thấp hơn của cả nước (32,2% năm 2013). Đây cũng là một rào cản lớn đối với vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn. Do dân số còn tiếp tục tăng tuyệt đối ở những năm trước nên số hộ nông thôn cũng tăng lên. Năm 2005 số hộ ở nông thôn Nam Định là 373.425 hộ, năm 2009 là 389.085 hộ và năm 2011 là 456.362 hộ. Số hộ tăng lên, có nghĩa là quy mô ruộng đất/hộ giảm đi, sản xuất nông nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ lại càng nhỏ lẻ, manh mún hơn, cản trở tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Theo số liệu thống kê, năm 2013 cả tỉnh hiện có 1.076.958 người tuổi từ 15 trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% dân số tỉnh. Trong đó: nam chiếm 48,38% và nữ chiếm 51,62%; chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 82,92%). Từ đó cho thấy nguồn lực lao động của tỉnh rất dồi dào. Tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn còn khá thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động của Nam Định đã qua đào tạo vẫn ở mức thấp (ở mức hơn 14% năm 2013), thấp hơn so với mức chung của cả nước (16,8% năm 2012) và càng thấp hơn vùng ĐBSH (19,2%, không bao gồm thủ đô Hà Nội). Đặc biệt tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn của tỉnh thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị: 10,1% so với 31,5% năm 2013. (Xem Bảng 2)

Nhu cầu đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn tỉnh Nam ĐịnhTHS. PHẠM VĂN HIẾU Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bảng 1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2003 2005 2007 2009 2010 2013

1. Tổng dân số Người 1.914.836 1.936.023 1.857.042 1.839.675 1.828.380 1.830.023 1.839.946

2.Dân số nông thôn Người 1.675.688 1.683.546 1.567.935 1.524.182 1.506.822 1.508.316 1.506.654

3.Tỷ lệ dân số nông thôn % 87,51 86,96 84,71 83,54 82,41 82,17 81,89

4.Mật độ dân số Người/ km2 1170 1180 1191 1107 1105 1108 1113

Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định 2000 – 2013 và Tổng cục Thống kê

Page 35: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 33

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

2. Thực trạng đào tạo nghề của Tỉnha. Về quy mô, cơ cấu, số lượngTheo số liệu báo cáo 2011-2012 tổng

số người được đào tạo nghề là 51.400 người (bình quân mỗi năm 25.700 người). Tính đến ngày 31/12/2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề luỹ kế so với tổng lực lượng lao động trên địa bàn đạt 36,5 %.

Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề trên 80% và trên 75% có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Cụ thể nhóm nghề dệt - may, tỷ lệ có việc làm khoảng 85% và đạt trên 80% làm đúng nghề được đào tạo; nhóm nghề cơ khí chế tạo, tỷ lệ tương ứng khoảng 80% và trên 70%; tỷ lệ này khá thấp đối với nhóm nghề công nghệ thông tin như nghề Quản trị mạng khoảng 60% có việc làm sau ra tốt nghiệp và làm đúng nghề đào tạo là khoảng 55%. Nguyên nhân có thể nhắc đến là trên địa bàn tỉnh còn ít doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin…

Giai đoạn 2009-2013, toàn tỉnh đã tổ chức gần 900 lớp đào tạo nghề cho 24.477 lao động nông thôn (lao động học các nghề nông nghiệp là 6.412 người, chiếm 26,2%; lao động học các nghề phi nông nghiệp là 18.016 người, chiếm 73,8%), trên 85% số lao động sau đào tạo đã có việc làm và thu nhập ổn định với mức thu nhập bình quân đạt 1,8-4 triệu đồng/người/tháng.

b. Về trình độ các nghề đào tạoTheo báo cáo công tác dạy nghề tỉnh

Nam Định các năm 2006 - 2010 và số liệu điều tra 38 cơ sở dạy nghề, tổng quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tăng lên hàng năm từ 17.500 người (năm 2006) lên 30.200 người (năm 2012); nâng

tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2012 đạt 36,5%.

Những lao động sau học nghề đều nắm được kiến thức kỹ năng nghề cơ bản, có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm. Đặc biệt, những lao động học nghề nông nghiệp đều có khả năng tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Có 18.919 người được hỗ trợ đào tạo nghề với tổng kinh phí 38,57 tỷ đồng. Riêng 96 xã xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 có 11.228 lao động được đào tạo nghề. Các nghề đào tạo chủ yếu là: chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và chế biến nấm, trồng trọt, may công nghiệp.

Quy mô đào tạo tăng nhanh cho thấy sự qua tâm của các cấp, các ngành đối với công tác đào tạo nghề. Sự tăng trưởng về quy mô đào tạo nghề đồng nghĩa với sự tăng mức đầu tư cho các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề (về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề, cơ sở vật chất

trang thiết bị..). Các cơ sở dạy nghề chuyển hướng sang dạy các nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp( phát triển mạnh ở nghề may công nghiệp)

- Các cơ sở dạy nghề đã định hướng và chọn những nghề đào tạo tương đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Cụ thể như trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ Truyền thống, với tổng quy mô đào tạo hơn 800 người/năm, trọng tâm dạy các nghề đúc, thúc, dát đồng mỹ nghệ phù hợp với nghề truyền thồng huyện Ý Yên; Nằm ở giữa huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, trường TCN Kỹ thuật công nghiệp trọng tâm phát triển nhóm ngành cơ khí, may, dệt tiểu thủ công nghiệp.. với tổng quy mô đào tạo lên đến trên 1 nghìn người/năm.

3. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật Theo số liệu điều tra lao động – việc

làm thuộc đề tài khoa học năm 2013, trong 100 nghề được đào tạo trên địa bàn tỉnh thì có khoảng 30 nghề thị trường lao động đang cần nhiều lao động. Như nghề may công nghiệp, đến năm 2015 thị trường lao động cần thêm khoảng 60 nghìn lao động; nghề Điện – Điện tử cần thêm 20 nghìn lao động; nghề Cơ khí, Công nghệ thông tin cần tời 10 nghìn lao động, tiếp theo là nhóm nghề xây dựng, dịch vụ trên 1 nghìn lao động

Nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật so với quy mô sản xuất của doanh nghiệp đến năm 2015 là khoảng 90 nghìn người, trong đó: Cao đẳng nghề chiếm 6,67%, Trung cấp nghề 26,7%, Sơ cấp nghề là 66,63% . Nhu cầu sử dụng

Năm

Lực lượng lao động

Tổng (người)

Tỷ lệ (%)

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2009 1.051.645 48,68 51,32 16,50 83,50

2010 1.065.714 48,27 51,73 16,99 83,01

2011 1.068.787 48,31 51,69 17,05 82,95

2012 1.071.870 48,35 51,65 17,07 82,93

2013 1.076.958 48,38 51,62 17,08 82,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2013, Cục thống kê tỉnh Nam Định

Bảng 2. Lực lượng lao động Nam Định phân theo giới tính và khu vực

Biều đồ 1: Quy mô đào tạo nghề các năm

Page 36: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/201534

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

lao động của các doanh nghiệp tập trung phần lớn vào các ngành nghề mũ nhọn của tỉnh (nghề may, cơ khí, điện – điện tử..). Hiện tại số lao động tốt nghiệp sơ cấp nghề chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên xét về mặt yêu cầu xét tuyển của các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dần về mức cao đẳng nghề

- Thực trạng về lao động – việc làm trên địa bàn tỉnh còn thấp, đối với trình độ cũng như mức thu nhập của người lao động;

- Có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở khu vực thành thị (64,87%) với nông thôn (35,13%) và sự bất hợp lý so với phân bố LLLĐ ở 2 khu vực này;

- Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hàng năm tăng, nhưng so với LLLĐ cả tỉnh thì còn rất thấp (36,5%).

4. Nhu cầu sử dụng lao động a. Nhu cầu sử dụng lao động trong

các nhóm ngành nghềTheo điều tra ghi chép cung - cầu lao

động hàng năm và nhu cầu tuyển lao động của doanh nghiệp theo điều tra lao động – việc làm thuộc đề tài 2013, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp – thủy sản năm 2013 có xu hướng giảm 1,3% so với năm 2012 và tăng 4% đối với ngành công nghiệp – xây dựng, ngành thương mại – dịch vụ tăng nhẹ (0,8%).

b. Nhu cầu sử dụng lao động một số ngành nghề chính của tỉnh

Nhu cầu đào tạo chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trình độ sơ cấp trở lên cao nhất vẫn là nhóm nghề dệt may, tiếp đó là nhóm nghề điện - điện

tử, nhóm nghề công nghệ thông tin, nhóm nghề cơ khi, cụ thể:

5. Các giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn tỉnh Nam ĐịnhNhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo đã

được xác định như trên, tỉnh Nam Định cần đưa ra các giải pháp cụ thể về hai nhóm thể chế và chính sách:

(1) Tăng cưởng sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước và phát huy sức

mạnh tập thể, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục- đào tạo và dạy nghề nông nghiệp

(2) Thực hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch đầu tư xây dựng mạng lưới trường lớp, các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề phát triển tương xứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của từng địa phương.

(3) Tăng cường đối mới nội dung và chương trình, phương pháp đào tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật, ưu tiên các chính sách nhằm hỗ trợ các giáo viên dạy nghề nâng cao trình độ. Có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi, người có tay nghề cao, nghệ nhân.. tham gia dạy nghề để các học viên được truyền thụ các kinh nghiệm.

(4) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người học nghề (ưu tiên đối tượng chính sách, người khuyết tật và những người thuộc nhóm “yếu thế” khác); chính sách đối với một số nghề đặc thù, nghề xã hội có nhu cầu nhưng khó thu hút học sinh vào học nghề

(5) Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, trung tâm dạy nghề; liên kết với trường nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm; nhận học sinh, sinh viên của nhà trường đến doanh nghiệp thực hành, thực tập.

(6) Đẩy mạnh hợp tác, liên kết nhằm phong phú thêm các ngành nghề, tận dụng được nguồn tài trợ trong và ngoài nước nhằm hướng đến đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn đi xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020;2. Chính phủ (2011), Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà Nội; 3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam, các năm;4. Nguyễn Văn Vinh, Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tỉnh Nam Định, đề tài nghiên cứu cấp Tỉnh, 20145. Quốc hội nước CHXHCN (2006), Luật Dạy nghề;6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Dự báo về lực lượng lao động giai đoạn 2010 - 2050, Viện Khoa học Lao động

Bảng 3. Nhu cầu sử dụng lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013ĐVT:Người

Bảng 4: Nhu cầu sử dụng lao động trong một số ngành nghề

TT Chỉ tiêu Năm 2012

Nhu cầu năm 2013 Năm 2012

so vớiNăm 20111 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

sản 669.125 660.426

2 Công nghiệp- xây dựng 274.253 285.194 Giảm 1,3%

Trong đó: Tăng 4%

Công nghiệp chế biến 153.321 156.337

3 Thương mại và dịch vụ 108.279 109.000

Trong đó: Tăng 0,67%

Khách sạn và nhà hàng 12.583 12.890

Tổng (1+2+3) 1.051.657 1.054.620

TT Nhóm nghềTỷ lệ tuyển dụng (%)

1 Dệt may 18,86

2 Điện, Điện tử 14,29

3 Cơ khí 12,43

4 Công nghệ thông tin 9,43

5 Xây dựng 9,14

6 Thủ công mỹ nghệ 5,71

7 Dịch vụ 4,86

8 Du lịch 3,71

9 Nông nghiệp – thủy sản 2,7

10 Các nghề khác 16,87

Nguồn Sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh Nam Định( NCKH- 2014)

Nguồn: Sở Lao động và Thương binh xã hội Tỉnh Nam Định

Page 37: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 35

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các thuộc tính chính yếu của yếu tố sự

hấp dẫn của điểm đến du lịch và đo lường mức độ cảm nhận của khách du lịch đối với các thuộc tính này. Bằng lý thuyết về du lịch điểm đến, các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết “Đẩy và kéo” để xây dựng và xác định các thuộc tính cốt lỗi của yếu hấp dẫn của điểm đến. Áp dụng phương pháp ngữ cảnh thông qua biến “mục đích du lịch” nhằm phân nhóm khách du lịch cho việc đo lường cảm nhận của họ đối với các thuộc tính của sự hấp dẫn điểm đến du lịch. Từ kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý các chính sách quản trị du lịch trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hình ảnh điểm đến và năng lực cạnh tranh cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý trong ngành du lịch, cũng như các ngành có liên quan đến du lịch. Bảng câu hỏi với 17 biến, khảo sát 300 khách du lịch tại Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách du lịch chưa thật sự đánh giá cao tính hấp dẫn của dịch vụ du lịch tại Tp.HCM, ngoài ra, có sự cảm nhận là khác nhau giữa các nhóm đối với tính hấp dẫn của điểm đến theo ngữ cảnh và mục đích đi du lịch.

1. GIỚI THIỆUDu lịch là một ngành kinh tế có

tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Du lịch phát triển góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan như vận tải, viễn thông, y tế, bảo hiểm, ngân hàng, giáo dục,...Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (2005): lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 922 triệu, du lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 944 tỉ USD, tạo việc làm cho trên 300 triệu người, và dự kiến đạt hơn 1 tỉ vào năm 2010 và 1.6 tỉ vào năm 2015. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu

du lịch chiếm khoảng 30% xuất khẩu dịch vụ thương mại thế giới và 6% tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với tư cách là ngành xuất khẩu. Ngày nay, du lịch đã vươn lên đứng vị trí thứ 4 sau ngành nhiên liệu, hóa dầu và sản xuất ô-tô. Vì hiệu quả to lớn đó, nhiều nước trên thế giới đã chọn du lịch là ngành ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam hiện được xếp hạng thứ 8 trong 10 nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng du lịch. Dự kiến năm 2015, du lịch Việt Nam đón khoảng 4.5 – 4.6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 28 triệu lượt khách du lịch nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 80 ngàn tỷ đồng. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chất lượng của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: tiềm năng tài nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch và kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành du lịch của Nhà nước, tình hình an ninh chính trị của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế. Với đặc thù của hoạt động du lịch là khách du lịch muốn thụ hưởng các sản phẩm và dịch vụ du lịch thì phải thực hiện chuyến đi đến những điểm cung cấp dịch vụ, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các dịch vụ du lịch diễn ra đồng thời, thông qua đội ngũ lao động phục vụ

trực tiếp, nên chất lượng của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách với những quốc gia có ngành du lịch phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam. Do đó, việc xác định các yếu tố đem lại hấp dẫn cho khách du lịch và đo lường cảm nhận là mục tiêu của nghiên cứu này. Nghiên cứu chọn Tp. HCM là điểm đến để nghiên cứu.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾTXem xét khía cạnh hành vi của

khách du lịch cho thấy rằng: để hiểu và giải thích động cơ của hành vi khách du lịch có thể thông qua lý thuyết kéo và đẩy. Các yếu tố thúc đẩy chỉ ra rằng những người ban đầu được định hướng bởi những ham muốn bên trong hoặc yếu tố cảm xúc như nhu cầu cho giải thoát, kiến thức, thư giãn, uy tín, cuộc phiêu lưu,…(Balogul và Uysal, 1996; Klenosky, 2002; Yoon và Uysal,2005). Một khi khách du lịch có quyết định để đi, sau đó chúng được kéo bởi các yếu tố bên ngoài như di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa hoặc các sự kiện thể thao,...Đẩy là quyết định đi du lịch và kéo giải thích lý do cho việc đi.

Sự hấp dẫn của điểm đến – lý thuyết và đo lường

XÁC ĐỊNH THUỘC TÍNH HẤP DẪN CỦA ĐIỂM ĐẾN VÀ ĐO LƯỜNG CẢM NHẬN CỦA KHÁCH DU LỊCHNCS.TRẦN THỊ THÙY TRANG

Page 38: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

36

Nghiên cứu gần đây cho thấy sự phổ biến của các điểm đến du lịch có thể tăng cường bởi một sự kết hợp của các thuộc tính của khả năng cạnh tranh và hấp dẫn. Hassan (2000), năng lực cạnh tranh điểm đến là “khả năng của một điểm đến tạo ra và tích hợp các sản phẩm giá trị gia tăng để duy trì nguồn lực của mình trong khi duy trì vị trí thị trường tương đối so với đối thủ cạnh tranh”. Các năng lực cạnh tranh xuất phát từ phía cung và sự hấp dẫn từ phía cầu du lịch (Vengesayi, 2003; Tasci, 2007).Sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch phản ánh “những cảm xúc, niềm tin và ý kiến của một cá nhân đó về một điểm đến bởi khả năng nhận thức cho sự hài lòng trong quan hệ với các nhu cầu đặc biệt kỳ nghỉ của mình”(Hu và Ritchie, 1993). Mihalic (2000), năng lực cạnh tranh điểm đến từ những quan điểm môi trường có liên quan đến các thành phần du lịch tự nhiên và nhân tạo cũng như môi trường xã hội và văn hóa. Năng lực cạnh tranh môi trường điểm đến có thể được bổ sung bằng những nỗ lực quản lý thích hợp và tăng lên thông qua các hoạt động Marketing. Qua các nghiên cứu về du lịch, các thuộc tính của tính hấp dẫn của điểm đến bao gồm năm nhóm chính: (1) Các yếu tố tự nhiên, (2) Các yếu tố xã hội, (3) Yếu tố lịch sử, (4) Thiết bị giải trí và mua sắm và (5) Cơ sở hạ tầng, thực phẩm, nơi trú ngụ.

Xác định thuộc tính trọng yếu mà khách du lịch đang tìm kiếm tại một điểm đến là rất quan trọng để đo sự hấp dẫn của điểm đến bởi vì nó xác định hình ảnh nổi bật của các thuộc tính của người trả lời và có nhiều khả năng để phục vụ như là yếu tố quyết định hành vi (Huvà Ritchie, 1993; Tasci et al., 2007).Tác nhân đem lại tính hấp dẫn của điểm đến là hiệu quả của yếu tố kéo, hiệu quả của yếu tố kéo dùng để chỉ động cơ kéo và đẩy của khách du lịch. Nếu không có sự hấp dẫn của điểm đến, du lịch sẽ gần như không tồn tại.Người có nội tâm mong muốn đi du lịch dựa vào động cơ đẩy của mình

nhưng cần hiệu ứng kéo để mang lại cho họ đến bất kỳ điểm đến cụ thể (Kim và Lee, 2002). Các nghiên cứu về sự hấp dẫn điểm đến đã tập trung vào các nhu cầu của khách du lịch và những gì thu hút họ đến các địa điểm khác nhau (Hu và Ritchie, 1993). Goeldner và ctg (2000) phân loại các điểm tham quan vào năm nhóm chính: văn hóa, thiên nhiên, các sự kiện, giải trí và vui chơi giải trí. Vengesayi (2003) cho rằng khả năng của các điểm đến đem lại lợi ích cá nhân được tăng cường bởi các thuộc tính du lịch và tầm quan trọng của các thuộc tính giúp họ đánh giá mức độ hấp dẫn của một điểm đến để có những lựa chọn phù hợp. Đo độ lường sự hấp dẫn của điểm đến có thể được thực hiện bằng cách đánh giá những gì một điểm đến có thể cung cấp cho khách du lịch và mức độ đáp ứng kỳ vọng của khách du lịch.

Cùng với các nghiên cứu lý thuyết ra quyết định trong hành vi của người tiêu dùng vào phân tích mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học và du lịch hành vi, nỗ lực nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra tác động của tình huống hoặc ngữ cảnh sử dụng trên cả hai hành vi của người tiêu dùng và quy trình lựa chọn của khách hàng. Điều này nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chứ không phải xử lý thông tin về nhận thức, chẳng hạn như thông tin tình cảm hoặc ảnh hưởng hành vi.Các thuật ngữ “bối cảnh” và “tình thế” hay “ngẫu nhiên” được sử dụng bởi nhiều tác giả. Snepenger vàMilner (1990) cho rằng: đo “tình thế” thường được sử dụng trong du lịch và thường gọi là “mục đích chuyến đi”. Nghiên cứu sử dụng theo ngữ cảnh tiếp cận để đo sự quan tâm và cảm nhận của khách hàng không về dịch vụ hàng không gần đây cũng có kết quả mức độ quan trọng của các thuộc tính và cảm nhận dịch vụ hàng không là khác nhau tùy theo hoàn cảnh mà đưa ra quyết định lựa chọn (Klenosky, 2002; Awaritefe,

2004).3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTheo lý thuyết về tính hấp dẫn

của du lịch điểm đến và các nghiên cứu đã trình bày. Nghiên cứu sẽ sử dụng “mục đích chuyến đi” là biến theo ngữ cảnh trong nghiên cứu này để chia mẫu thành ba nhóm kinh nghiệm kỳ nghỉ: giải trí (G1), tìm hiểu và học hỏi (G2), và tìm cơ hội kinh doanh (G3). Các giả thuyết là Không có sự tương quan tầm quan trọng của các thuộc tính trong việc xác định tính hấp dẫn của điểm đến là khác nhau theo ngữ cảnh được mô tả bởi các kiểu trải nghiệm khác nhau. Sử dụng khung lý thuyết về đo tính hấp dẫn điểm đến của Hu vàRitchie (1993) với sự bổ sung thuộc tính an toàn là vấn đề nổi cộm của du lịch quốc tế hiện nay, một bảng câu hỏi được xây dựng với 17 thuộc tính (xem chi tiết Bảng 1) được thiết kế để đo sự hấp dẫn của điểm đến theo thang đo Liket 5 điểm (1: hoàn toàn không hấp dẫn – 5: hoàn toàn hấp dẫn). Một cuộc khảo sát được thực hiện với 300 khách du lịch theo phương pháp định mức (một nhóm 100 đối tượng), Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát bảng câu hỏi cho đáp viên tự trả lời, thời gian phỏng vấn 15 phút ở các điểm thu hút khách du lịch tại Tp.HCM. Thời gian thu thập thông tin từ 06/2014 đến 09/2014.

Trong nghiên cứu sẽ sử dụng trị trung bình để đánh giá tính hấp dẫn (Để thuận tiện cho việc xem xét, trong nghiên cứu qui ước tiêu chuẩn thang đánh giá như sau: < 3: mức kém; từ 3 - < 3.5: mức trung bình; từ 3.5 - 4: mức khá và > 4: mức hấp dẫn). Để kiểm tra giả thuyết, phân tích phương sai (ANOVA) đã được thực hiện để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa (ở mức ý nghĩa 95%).

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNĐể đảm bảo ý nghĩa kết quả

nghiên cứu, nghiên cứu đã thực hiện phân tích thống kê về sự đánh giá giữa các nhóm về các thuộc tính

Page 39: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

37

của điểm đến và sử dụng phương pháp kiểm định. (Xem bảng 1)

Nhân chủng họcKết quả kiểm định cho thấy

rằng, không có sự khác biệt đáng kể về độ tuổi, giới tính, giáo dục và quốc tịch giữa ba nhóm. Có thể kết luận rằng không có sự khác biệt đáng kể về thống kê (90%) giữa ba nhóm theo kinh nghiệm kỳ nghỉ đối

với các thuộc tính sự hấp dẫn khi du lịch tại Tp.HCM.

Đánh giá của các nhóm theo nhóm kinh nghiệm kỳ nghỉ

Nhóm Giải trí, kết quả cho thấy trong số 17 thuộc tính, khách du lịch đánh giá 8 thuộc tính là khá và 9 thuộc tính là trung bình. Trong đó, biến được đánh giá cao là An toàn và an ninh (3.83) và thấp nhất

là Khí hậu và thời tiết (3.23). Đặc biệt, biến Thái độ đối với du khách (3.25) và Hoạt động giải trí (3.25) bị đánh giá rất thấp, điều này cho thấy cần phải cải thiện tốt hơn nhằm thu hút khách du lịch.

Nhóm Tìm hiểu và học hỏi , kết quả cho thấy trong số 17 thuộc tính, khách du lịch đánh giá 6 thuộc tính là khá và 11 thuộc tính là trung bình.

Bảng 1. Kết quả đánh giá các thuộc tính hấp dẫn của TP.HCM của khách du lịch

Thuộc tính điểm đến Nhóm giải trí (G1) Nhóm tìm hiểu và

học hỏi (G2)

Nhóm tìm kiếm cơ hội kinh doanh

(G3)

Ý nghĩa giữa các nhóm

An toàn và an ninh 3.83 3.53 3.55 0.00

Phong cảnh 3.62 3.63 3.53 0.49

Giá cả 3.63 3.34 3.45 0.01

Văn hóa 3.63 3.54 3.51 0.34

Lịch sử 3.65 3.51 3.47 0.05

Thái độ đối với du khách 3.25 3.54 3.44 0.01

Tính độc đáo của người dân 3.55 3.37 3.45 0.04

Thực phẩm 3.54 3.36 3.46 0.08

Giao thông 3.50 3.42 3.34 0.01

Hạ tầng điểm tham quan 3.39 3.23 3.29 0.57

Hoạt động giải trí 3.25 3.22 3.42 0.11

Sự kiện và lễ hội 3.31 3.24 3.39 0.31

Điểm tham quan đa dạng 3.33 3.21 3.38 0.07

Chất lượng/đầy đủ nơi nghỉ 3.32 3.26 3.40 0.30

Khí hậu và thời tiết 3.23 3.17 3.39 0.07

Mua sắm 3.67 3.54 3.60 0.01

Sự tiếp cận điểm đến 3.78 3.50 3.80 0.00

Mối tương quan bằng kiểm đinh Spearman Rho giữa các nhóm: G1&G2 = 0.735 (P 2-tailed= 0.001); G1&G3= 0.453 (P 2-tailed = 0.068); và G3& G2 = 0.666 (P2-tailed= 0.004)

(Nguồn: Kết quả phân tích thông tin tác giả thu thập)

Page 40: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/201538

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Trong đó, biến được đánh giá cao là Phong cảnh (3.63) và thấp nhất là Khí hậu và thời tiết (3.17) có lẻ do thời gian lưu trú lâu. Đặc biệt biến Điểm tham quan đa dạng (3.21) và Hoạt động giải trí (3.22) bị đánh giá rất thấp, điều này cho thấy đối với nhóm này họ cần có nhiều điểm tham quan và giải trí nhằm có cái nhìn khách quan hơn về lịch sử và văn hóa của thành phố trong đề tài nghiên cứu để so sánh với các nền văn hóa khác trên thế giới.

Nhóm Tìm kiếm cơ hội kinh doanh, kết quả cho thấy trong số 17 thuộc tính, khách du lịch đánh giá 4 thuộc tính là khá và 13 thuộc tính là trung bình. Trong đó, biến được đánh giá cao là Sự tiếp cận điểm đến (3.80) và thấp nhất là Hạ tầng điểm tham quan (3.29). Mặc dù có nhiều biến bị đánh giá là trung bình, nhưng đa phần các thuộc tính được đánh giá khá đồng đều.Tuy nhiên, sự yếu kém trong quản lý du lịch của các công ty du lịch trong nước vô hình trung lại là cơ hội tốt cho các nhà hoạt động du lịch nước ngoài đầu tư vào. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, về quản trị vĩ mô, nếu thành phố không cải thiện và có chính sách phát triển ngành du lịch hợp lý sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của thành phố giảm so với các điểm đến cạnh tranh trong nước, khu vực và thế giới trong việc thu hút khách du lịch, và về vi mô, các công ty du lịch không cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch tốt hơn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty du lịch nước ngoài đầu tư Tp.HCM.

So sánh tầm quan trọng tương đối của thuộc tính du lịch theo nhóm

Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối với 17 thuộc tính bằng phân tích ANOVA cho thấy, có 8 thuộc tính (An toàn và an ninh, Giá cả, Lịch sử, Thái độ đối với du khách, Tính độc đáo của người dân, Giao thông, Mua sắm, Sự tiếp cận điểm đến) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tầm quan trọng giữa ba loại khác nhau của kinh nghiệm kỳ nghỉ ở mức ý nghĩa 95%, có 3

thuộc tính (Thực phẩm, Điểm tham quan đa dạng, Khí hậu và thời tiết) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 90%, và có 6 thuộc tính (Phong cảnh, Văn hóa, Hạ tầng điểm tham quan, Hoạt động giải trí, Sự kiện và lễ hội, Chất lượng/đầy đủ nơi nghỉ) không có ý nghĩa thống kê ở mức kiểm định P ≤ 0.1 giữa 3 nhóm theo kinh nghiệm kỳ nghỉ đối với các thuộc tính sự hấp dẫn của điểm đến.

Kiểm tra giả thuyết, bằng tương quan giữa 3 nhóm: giải trí (G1), tìm hiểu và học hỏi (G2) và tìm kiếm cơ hội kinh doanh (G3) đối với 17 thuộc tính của sự hấp dẫn du lịch điểm đến bằng phương pháp phân tích Spearman Rho. Kết quả cho thấy, các giá trị của tương quan Spearman Rho là 0.735 cho mối tương quan giữa G1và G2, 0.666 cho G2 và G3, và 0.453 cho G1 và G3. Đối với giá trị yêu cầu của Spearman Rho cho một tương quan đáng kể là 0.558 (ở ý nghĩa P ≤ 0.01), hoặc 0.482 (P ≤ 0.05) và 0.412 (P ≤ 0.10). So sánh các giá trị tương quan của từng cặp nhóm du lịch với các yêu cầu cho phép chúng ta bác bỏ giả thiết. Những phát hiện này ủng hộ giả thuyết rằng tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính du lịch, góp phần vào sự hấp dẫn của một điểm đến được đánh giá là khác nhau của các loại khác nhau của kinh nghiệm du lịch.

5. KẾT LUẬNHiểu được tầm quan trọng của

các thuộc tính du lịch, góp phần vào sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch luôn là một tìm kiếm không chỉ bởi các nhà quản lý du lịch và các học viên, mà còn bởi các học giả nghiên cứu. Những phát hiện của nghiên cứu này hỗ trợ các thực tế rằng tầm quan trọng tương đối của đa số thuộc tính du lịch được đánh giá là khác nhau trong các loại khác nhau của kinh nghiệm kỳ nghỉ. Nói cách khác, các thuộc tính khác nhau của các điểm đến du lịch có thể được cảm nhận và đánh giá khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh và giai đoạn thực hiện nghiên cứu. Các kết quả của nghiên cứu này về một trường hợp cụ thể bằng phương

pháp tiếp cận theo ngữ cảnh để đo sức hấp dẫn điểm đến thực hiện tại thị trường đang phát triển từ các nghiên cứu tại các nước phát triển, nơi phát triển du lịch. Bất kỳ sự sửa đổi và mở rộng các mô hình nên được khuyến khích.

Từ góc độ quản lý, những phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy rằng đối với một số thuộc tính du lịch của điểm đến, hình ảnh của điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sự lựa chọn của họ cho kế hoạch du lịch của họ qua việc nhận thức về sự hấp dẫn của một nơi này hơn nơi khác hay của người này khác người khác. Vì vậy, thị trường có nhiều phân khúc cho một điểm đến được thực hiện, những nỗ lực phải được thực hiện phù hợp với kỳ vọng của khách du lịch để nâng cao kinh nghiệm nhận thức và thu hút họ về một điểm đến du lịch hấp dẫn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Awaritefe, O.D. (2004),

Motivation and other considerations in tourist destination choice: Acase study in Nigeria, Tourism Geographies.

[2]. Baloglu, S. and M. Uysal. (1996), Market segment of push and pull motivation: a canonical correlation approach, International journal of Contemporary Hospitality Management,Vol. 8, No. 3, 32-38.

[3]. Formica, S. and M. Uysal. (2006), Destination Attractiveness Based on Supply and Demand Evaluations: An Analytical Framework, Journal of Travel Research, Vol. 44, No. 4,418-430.

[4]. Hassan S. (2000).“Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industry” Journal of Travel Research,239-245.

[5]. Hu, Y., and B. J. R. Ritchie. (1993), Measuring destination attractiveness: A contextual approach, Journal of Travel Research. Vol. 32, No. 2, 25-34.

Page 41: Htpt so 31 di in

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

39

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

Chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình

trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu này cần huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, trong đó vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ấy không sắn có mà phải được chuẩn bị, đào tạo từ nhà trường các cấp, phải được bồi dưỡng và rèn luyện trong thực tiễn hết sức sôi động của thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng trước hết là nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo, của đội ngũ nhà giáo. Chính vì thế mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành những người giáo viên - lực lượng nòng cốt, chủ yếu của sự

nghiệp “trồng người”, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, sinh viên sư phạm cần được trang bị về mọi mặt, đặc biệt là năng lực tư duy logic. Đây là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sinh viên sư phạm chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện phương pháp dạy học và nghiệp vụ chuyên môn của mình để rồi sau này truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo dục họ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, sinh viên sư phạm hiện nay bộc lộ sự yếu kém về năng lực tư duy logic, do đó, việc tiếp nhận và rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đạt kết quả chưa cao. Trong nhà trường phổ thông, đội ngũ giáo viên giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo những con người có những phẩm chất cơ bản của con người hiện đại cả về mặt đạo đức lẫn về mặt tài năng và trí tuệ. Họ mang trong mình một trọng trách lớn lao, không chỉ là người truyền thụ tri thức khoa học, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống mà còn là người giáo dục phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, rèn luyện trí thông minh cho học sinh. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ này chưa cao, nhất là đang còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cũng như năng lực tư duy logic. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo con người có phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm huyết

với nghề, có kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, các cơ sở đào tạo cần chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên năng lực tư duy logic. Bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy logic cho sinh viên sư phạm là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của các trường, các khoa sư phạm, của ngành Giáo dục và Đào tạo, cũng như của toàn xã hội.

Sự hình thành và phát triển năng lực tư duy logic của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố di truyền, yếu tố truyền thống, quá trình học tập và rèn luyện, môi trường xã hội... trong đó, giảng dạy logic học có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, giảng dạy logic trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay còn có những hạn chế nhất định, chưa phát huy được vai trò của mình vào việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy logic cho sinh viên.

Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là, chúng ta cần nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề bản chất năng lực tư duy logic, vai trò của giảng dạy logic học trong việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy logic cho sinh viên sư phạm, làm rõ những vấn đề đặt ra và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giảng dạy logic học trong việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy logic cho những sinh viên này. Đây là vấn đề quan trọng, hết sức cần thiết đang đặt ra trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới giảng dạy logic học nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay

Vai trò của giảng dạy lôgíc đối với việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy logic cho sinh viên sư phạm thể hiện cụ thể như sau:

1. Nghiên cứu nắm vững lôgíc học có ý nghĩa thiết thực đối với việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy lôgíc cho sinh viên.

Vấn đề tư duy logic, năng lực tư duy biện chứng luôn là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, được các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Chúng ta từng biết đến các tác giả nổi tiếng của Liên xô trước đây với những công trình nghiên cứu tầm cỡ, có giá trị khoa học. Chẳng hạn, I.X.Narxki, Gorxki: “Phép biện chứng của nhận thức khoa học”, Mátxcơva, 1978; M.M.Rôdentan: “Nguyên lý lôgic biện chứng”, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, 1979; I.D.Anđriep: “Lôgíc biện chứng”, Mátxcơva, 1985; A.P.Séptulin: “Phương pháp nhận thức biện chứng”, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1978; E.V.Ilencôv: “Lôgíc học biện chứng”, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,

VAI TRÒ CỦA GIẢNG DẠY LÔGÍC HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC HIỆN NAYTHS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI Đại học Sư phạm Hà Nội

NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC BIỂU HIỆN SỨC MẠNH TRÍ TUỆ CỦA CON NGƯỜI, LÀ CÔNG CỤ SẮC BÉN ĐỂ NHẬN THỨC VÀ CẢI TẠO HIỆN THỰC. TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY, DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRI THỨC, VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC LẠI CÀNG ĐƯỢC TĂNG LÊN.

Page 42: Htpt so 31 di in

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/201540

NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN

2003.v.v... Các công trình nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề cốt lõi của triết học duy vật biện chứng, như vấn đề phép biện chứng, vấn đề nhận thức luận, vấn đề lôgíc học.v.v... Đây là cơ sở lý luận và phương pháp luận cơ bản để nghiên cứu vấn đề năng lực tư duy logic.

Vấn đề tư duy được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ta: “Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ” của các tác giả Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề tư duy, bản chất và đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học, cũng như một số nét đặc trưng của tư duy khoa học trong giai đoạn mới của cách mạng khoa học - công nghệ; “Vấn đề tư duy trong triết học của Hêghen” của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Công trình này đã phân tích một cách cụ thể, có phê phán quan điểm của Hê ghen về tư duy, qua đó chỉ ra những giá trị khoa học, những “hạt nhân hợp lý” trong quan điểm của ông về vấn đề này; “Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Duy Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.

Thực tế cho thấy, nhận thức khoa học trong mọi thời đại tất yếu phải dựa trên nền tảng lý luận và phương pháp luận triết học, lôgíc học. Nhà khoa học trong nghiên cứu của mình, không thể không đụng chạm những vấn đề tư duy logic.

Theo nhận xét của Ph.Ăngghen, nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất cũng giúp con người phát triển khả năng tư duy biện chứng. Song quá trình này diễn ra một cách chậm chạp, tự phát, thiếu sự chỉ đạo và không thể vạch ra được con đường tổng quát của tư duy biện chứng. Nghiên cứu nắm vững logic học cũng như triết học mác xít giúp con người chủ động, linh hoạt trong quá trình vận dụng lý luận và phương pháp luận biện chứng duy vật.

Đối với sinh viên, việc lĩnh hội tri thức lôgíc học chủ yếu được thực hiện thông qua quá trình học tập trong các trường đại học và cao đẳng. Giảng dạy logic học là con đường, phương thức cơ bản để đào tạo ra những người giáo viên có năng lực tư duy logic.

2. Giảng dạy lôgíc học trực tiếp trang bị cho sinh viên tư duy lôgíc, khả năng suy luận, phán đoán chính xác, rèn luyện cho khả năng vận dụng kiến thức lôgíc học vào học tập chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.

Logic học nghiên cứu về tư duy, có nghĩa là nghiên cứu về quá trình suy nghĩ của con người, nghiên cứu các bộ phận hợp thành của quá trình đó và các mối liên hệ ổn định, tất yếu được thiết lập giữa các bộ phận đó, sao cho sự suy nghĩ của chúng ta đạt được hiệu quả chân thực và đúng đắn

Mặt khác, lôgíc lại có thể nghiên cứu tư duy với tư cách một hệ thống phán ánh đã được định hình mà không tính tới quá trình sinh thành hay phát triển của nó. Tức là chỉ nghiên cứu tính hình thức của tư duy và phương thức liên kết các hình thức của tư duy trong sự phản ánh đối tượng tồn tại ở những phẩm chất xác định về chất, chứ không tính tới quá trình chuyển hóa về chất của đối tượng.

Lôgíc học có thể giúp cho người học chuyển lối tư duy lôgíc tự phát thành tư duy lôgíc tự giác. Tư duy lôgíc tự giác đem lại những lợi ích sau:

- Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn

- Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.

- Lôgíc còn trang bị cho người học các phương pháp nghiên cứu khoa học: Suy diễn, quy nạp, phân tích, tổng hợp, giả thuyết, chứng minh… nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.

Với bản chất khoa học, lôgíc học là công cụ nhận thức vĩ đại đối với con người. Nghiên cứu nắm vững lôgíc học có tầm quan trọng đối với việc bồi dưỡng thế giới quan và rèn luyện tư duy lôgíc.

3. Giảng dạy lôgíc học để giúp sinh viên nâng cao năng lực vận dụng các quy luật lôgíc; các hình thức cơ bản của tư duy…

Quy luật lôgíc bao gồm: Quy luật đồng nhất; quy luật phi mâu thuẫn; quy luật bài trung; quy luật lý do đầy đủ

Các hình thức cơ bản của tư duy bao gồm: Khái niệm; phán đoán; suy luận; chứng minh và bác bỏ; ngụy biện.

Theo Ph.Ăngghen, thực chất của tư duy biện chứng là quá trình vận dụng các hình thức tư duy, các khái niệm, phạm trù một cách mềm dẻo, linh hoạt, biện chứng, qua đó có thể nhận thức thế giới khách quan một cách đúng đắn. Để vận dụng các quy luật lôgíc, các khái niệm một cách mềm dẻo, linh hoạt, biện chứng, chủ thể cần nắm được bản chất của khái niệm, biện chứng của khái niệm, cũng như biện chứng của các hình thức tư duy và của nhận thức nói chung, do đó tất yếu phải

nghiên cứu vững lôgíc học.Quy luật lôgíc là những mối liên hệ

bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định giữa các hình thức lôgíc của tư tưởng được hình thành trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Vì vậy, quy luật lôgíc chính là sự phản ánh khách quan trong nhận thức chủ quan của con người.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới là một hình thể thống nhất gắn bó một cách hữu cơ với nhau, luôn vận động và phát triển, do đó, các khái niệm phản ánh chúng không phải bất biến mà phải vận động, phát triển, liên hệ chuyển hóa lẫn nhau, mềm dẻo, linh hoạt, năng động. V.I.Lênin khẳng định: “những khái niệm của con người không bất động, mà luôn luôn vận động, chuyển hóa từ cái nọ sang cái kia, tràn từ cái nọ sang cái kia, không như vậy, chúng không phản ánh đời sống sinh động. Sự phân tích những khái niệm, việc nghiên cứu chúng, “nghệ thuật vận dụng chúng” (Ph.Ăngghen) bao giờ cũng đòi hỏi việc nghiên cứu sự vận động của các khái niệm, mối liên hệ giữa chúng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng”. Vì vậy, cần chú ý đến tính biện chứng, sự mềm dẻo của các khái niệm khi vận dụng chúng. Các khái niệm phải được “mài sắc, gọt giũa”, phải được bổ sung bằng những nội dung mới, thay thế bằng những khái niệm mới, phản ánh hiện thực một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.v.v….

Tóm lại, việc giảng dạy lôgíc học có vai trò hết sức quan trọng đối với sinh viên. Tư duy lôgíc sẽ giúp sinh viên học tốt các môn chuyên ngành và vận dụng giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra. Môn học cũng góp phần rèn luyện phong cách, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức cho sinh viên.

Nhằm phát huy vai trò giảng dạy logic học trong việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện như:

Cần làm cho giảng viên, sinh viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý đào tạo… xác định đứng vị trí, vai trò của logic học trong hệ thống các môn học; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình một cách khoa học, thiết thực, hợp lý hơn; kết hợp đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và đổi mới phương pháp học của sinh viên; chú trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên và tăng cường đầu tư, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giảng dạy. Kết hợp giữa giảng dạy triết học với giảng dạy các môn học khác và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.❑

Page 43: Htpt so 31 di in

SƠN ĐOÒNG-KỲ QUAN HÙNG VỸ

VỚI KHÁN GIẢ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, NHỮNG NGƯỜI CHƯA CÓ CƠ HỘI TẬN MẮT CHỨNG KIẾN KỲ QUAN HÙNG VỸ Ở SƠN ĐOÒNG, SẼ CÓ DỊP NGẮM NHÌN TRỌN VẸN QUA BỘ ẢNH SINH ĐỘNG CỦA TẠP CHÍ NATIONAL GEOGRAPHIC.

Một trong những tạp chí ảnh nổi danh trên thế giới National Geographic mới giới thiệu cùng độc giả phóng sự ảnh với tên gọi "Fly through

a colossal cave: Son Doong in 360º" (tạm dịch: Bay xuyên qua một hang động khổng lồ: Sơn Đoòng 360º). Qua đó, người xem dễ dàng tiếp cận và khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của hang động lớn nhất thế giới chỉ qua những thao

tác máy tính đơn giản.Bộ ảnh điện tử mang nhiều tính năng thân thiện, giúp

người xem có cái nhìn trực quan, trọn vẹn và sống động như thật. Trong tài liệu gốc, bên dưới các hình ảnh là bộ công cụ gồm chức năng phóng to nhỏ để nhìn cận cảnh, xoay ảnh 360 độ và hiệu ứng âm thanh như tiếng suối róc rách, chim hót, rừng cây xào xạc. Đặc biệt là bản nhạc nền “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hòa người xem vào không gian mê hoặc của Sơn Đoòng.

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thuộc khu vực xa xôi ở miền Trung Việt Nam. Nơi đây cách Hà Nội chừng 500 km. Toàn bộ vườn quốc gia nằm trên khối núi đá vôi với tổng chiều dài của hệ thống hang động lên tới hơn 200 km.

National Geographic có lời giới thiệu khá ngắn gọn: "Chào mừng đến với Việt Nam và Vườn quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng. Bạn đang đứng giữa dòng sông, lối vào dẫn tới hang động lớn nhất thế giới: hang Sơn Đoòng".

Một người dân địa phương có tên Hồ Khanh là người tìm ra hang động đầu tiên vào năm 1991. Tuy nhiên đến năm 2009, anh cùng đoàn thám hiểm người Anh mới tìm lại được con đường dẫn tới hang động.

Thám hiểm giúp người xem được tận hưởng cái nhìn gần như trọn vẹn, qua đó hình dung sự hùng vỹ và không gian kỳ ảo của Sơn Đoòng. Khám phá hang Sơn Đoòng là thử thách lớn nếu không chuẩn bị kỹ các thiết bị ánh sáng.

Bộ ảnh dẫn dắt người xem từ hành trình thám hiểm bên ngoài con sông, lối dẫn vào hang Sơn Đoòng

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAGIAO LƯU VĂN HÓA

Đây là một trong những hang lớn nhất. Khu vực này rộng tới mức có thể đủ cho một chiếc máy bay Boeing 747 bay lọt qua. Phía Bắc có một tảng nhũ thạch nhô cao tới 70m.

Page 44: Htpt so 31 di in

Trên trần hang là mảng sụt lớn giúp ánh sáng lọt qua. Nhờ điều kỳ diệu

này giúp thực vật trong lòng hang

có nước và ánh sáng để sinh tồn.

Theo tính toán của các nhà khoa

học, hố sụt này được hình thành từ 500.000 năm

trước

Đây là hố sụt thứ 2. Từ hố sụt 1 đến hố sụt 2 chỉ cách nhau vài trăm mét, không có ánh sáng mặt trời

Một thảm dương xỉ cùng hệ thực vật xanh mướt xuất hiện tại hố sụt 2. Khu rừng này được các nhà thám hiểm Anh đặt với cái tên "Vườn Adam". Cây cối tại đây phát triển tươi tốt. Khó lòng tin được bạn đang đứng giữa hang động. Đi sâu vào "Vườn Adam", không cẩn thận, bạn có thể lạc lối.

Khu vực tận cùng của hang có hồ nước nhỏ. Hiện các nhà thám hiểm chưa tìm được vị trí đầu nguồn của hồ nước này. Cuối hang có nhũ thạch khổng lồ cao tới 70 m được các nhà thám hiểm gọi với tên "Great Wall of Vietnam" (tạm dịch: Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam). Đây là cách nói ví von sự hùng vỹ của nhũ thạch không kém gì so với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Một dòng sông lớn chảy xuyên qua lòng hang. Vào mùa mưa, khi nước sông dâng cao, bạn không thể vượt qua khu vực này.

SƠN ĐOÒNG - KỲ QUAN HÙNG VỸ