Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

27
Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I Tháng 09/2008 PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Mở đầu I. Đặc trưng của nghề d ạy học II. Phương pháp học tập ở C ao đẳng III. Lời khuyên học tập h iệu quả

description

Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM. Mở đầu. I. Đặc trưng của nghề dạy học. II. Phương pháp học tập ở Cao đẳng. III. Lời khuyên học tập hiệu quả. Tháng 09/2008. . . . MỞ ĐẦU. - PowerPoint PPT Presentation

Transcript of Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Page 1: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Tháng 09/2008

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Mở đầu

I. Đặc trưng của nghề dạy học

II. Phương pháp học tập ở Cao đẳng

III. Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 2: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

MỞ ĐẦU

Nghề dạy học được xác định trước hết không phải bằng hoạt động dạy mà phải bằng các hoạt động học của người học. Khi học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học và người thầy hướng mọi sự quan tâm chú ý và hành động của mình vào học sinh, thì người thầy sẽ xuất hiện như một yếu tố trung gian giữa tri thức và người cần chiếm lĩnh tri thức.I. Đặc trưng của nghề dạy học

II. Phương pháp học tập ở Cao đẳng

III. Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 3: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

I. ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC

1. Chuyên gia về việc học của người học.

2. Nhìn nhận nghề với tư cách tập thể.

3. Quan tâm đến tính phức tạp và đa dạng của người học.

4. Đánh giá có tác dụng đào tạo.

5. Giáo dục toàn diện.

Page 4: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Đặc trưng về nghề dạy học

1. CHUYÊN GIA VỀ VIỆC HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

Từ chuyên gia về dạy học, giáo viên trở thành chuyên gia về việc học của người học tức là, người giáo viên có thể giúp người học tìm ra ý nghĩa trong mỗi tình huống học, làm chủ một kỹ xảo và tạo ra các cầu nối nhận thức. Đây là một đặc trưng cơ bản của nghề dạy học. Cho nên trong đào tạo sư phạm cần trang bị cho giáo sinh những công cụ hiểu biết cơ bản hơn là cung cấp những thủ thuật thực hành sư phạm; cần trang bị cho họ năng lực đương đầu với các tính huống khó khăn, những công cụ lý luận giúp họ chủ động sáng tạo hơn là cung cấp cho họ cẩm nang các tình huống giáo dục có sẵn.

2. Nhìn nhận nghề với tư cách tập thể

Page 5: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Đặc trưng về nghề dạy học

3. Quan tâm đến tính phức tạp và đa dạng của người học

2. NHÌN NHẬN NGHỀ VỚI TƯ CÁCH TẬP THỂ

Giáo viên không thể nhìn nhận nghề với tư cách cá nhân mà phải với tư cách tập thể. Giáo viên không chỉ đàm thoại với chương trình, sách giáo khoa, với học sinh sinh viên mà còn làm việc với các tình huống giáo dục, với các bạn đồng nghiệp.

Page 6: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Đặc trưng về nghề dạy học

3. QUAN TÂM ĐẾN TÍNH PHỨC TẠP VÀ ĐA DẠNG CỦA NGƯỜI HỌC

4. Đánh giá có tác dụng đào tạo

Giáo viên chú ý quan tâm đến tính phức tạp, đa dạng của người học thay cho cách nhìn thuần nhất người học như trước đây. Một bài giảng chung cho mọi đối tượng học sinh bây giờ không còn thích hợp nữa mà phải được phục vụ cho từng cá nhân học sinh tuỳ theo nhu cầu của mỗi người học.

Page 7: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Đặc trưng về nghề dạy học

4. ĐÁNH GIÁ CÓ TÁC DỤNG ĐÀO TẠO

5. Giáo dục toàn diện

Cần chuyển từ việc đánh giá kết quả học tập theo điểm số đơn thuần sang việc đánh giá có tác dụng đào tạo thực sự, tức là: đánh giá phải trở thành một yếu tố của việc học và người học phải tham gia vào việc đánh giá. Nói cách khác, tự đánh giá bao giờ cũng có tác dụng đào tạo tốt hơn là chỉ có sự đánh giá của người khác từ bên ngoài.

Page 8: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Đặc trưng về nghề dạy học

5. GIÁO DỤC TOÀN DIỆN

Cần chuyển từ dạy học đơn thuần sang giáo dục toàn diện. Nhà trường phải là nơi giúp thế hệ trẻ phát triển và sống thoả mái trong môi trường tranh luận, trao đổi thông tin và xung đột về quan điểm.

Kết luận

Page 9: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Đặc trưng về nghề dạy học

ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC

Từ các đặc điểm nêu trên có thể kết luận về đặc trưng của nghề dạy học của giáo viên như sau:

“Người giáo viên là người tổ chức điều khiển tạo ra các tình huống dạy - học vừa thích hợp với nội dung

học vừa thích hợp với người học”

Bản lĩnh của người giáo viên biểu hiện ở năng lực vừa đi sâu được vào nội dung môn học, vừa đi sâu vào việc học.

II. Phương pháp học tập ở Cao đẳng

Page 10: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

II. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Ở CAO ĐẲNG

Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc Cao đẳng là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và học tập khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, các bạn sinh viên cần có phương pháp học tập thích hợp để tiếp thu hết khối lượng kiến thức đồ sộ đó. Bước vào Cao đẳng, không ít bạn tân sinh viên bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Do sinh viên được coi là những con người trưởng thành, việc dạy và học ở Cao đẳng nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở Cao đẳng luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất.1. Cách dạy ở Cao đẳng

2. Cách tìm kiếm - sử dụng tài liệu

3. Lập nhóm học tập

Page 11: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Phương pháp học tập ở Cao đẳng

1. CÁCH DẠY Ở CAO ĐẲNG

Đầu tiên, tân sinh viên cần hiểu rõ cách dạy của các thầy cô ở Cao đẳng. Mặc dù cách dạy học ở Cao đẳng ở Việt Nam vẫn còn mang nhiều yếu tố đè bẹp sự năng động của sinh viên như cách đọc chép của một số giáo viên, nhưng xu thế dạy học của các thầy cô đang dần thay đổi theo sự phát triển của giáo dục. Thầy cô ở bậc Cao đẳng đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước trong nghề truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người đi sau. Khối lượng kiến thức ở mỗi môn học là không hề nhỏ, bạn có thể dễ dàng thấy rõ điều này qua độ dày của những cuốn sách trong chương trình Cao đẳng. Vì vậy, thời gian lên lớp của thầy cô chủ yếu là giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các tài liệu, các phần nên đọc trong học phần của môn học. Cần chú ý, vẫn biết cách học ở Cao đẳng chủ yếu là tự học, tự tìm tài liệu, nhưng với số lượng tài liệu vô cùng lớn, khó mà sinh viên có thể tự mò mẫm chính xác tài liệu thích hợp cho môn học. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn của thầy cô trong việc học của sinh viên. 2. Cách tìm kiếm - sử dụng tài liệu

Page 12: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

2. CÁCH TÌM KIẾM - SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Phương pháp học tập ở Cao đẳng

Tài liệu, sách vở ở Cao đẳng cũng đồ sộ như khối lượng kiến thức cần tiếp thu. Thông thường, ở buổi học mở đầu của môn học, thầy cô sẽ giới thiệu các quyển sách cần dùng cho học phần, các quyển sách có thể tham khảo thêm. Bạn không cần mượn hay mua tất cả những quyển sách này, nhưng nên họp nhóm và chia nhau mượn hay mua đầy đủ các sách mà thầy cô nêu ra. Có thể, bạn không dùng hết kiến thức của sách, nhưng sẽ cần một vài điều, một vài công thức mà sách giáo trình không có. Vì vậy, lập nhóm học tập cũng quan trọng trong việc học tập ở Cao đẳng, sẽ nói đến ở phần sau. Sinh viên cần tham khảo thật kỹ ý kiến của thầy cô trước khi bắt đầu đọc một tài liệu nào đó. Không phải tài liệu đó không hay, mà có thể kiến thức viết trong tài liệu đó không phù hợp hay quá cao với chương trình mà môn học đang giảng dạy.

3. Lập nhóm học tập

Page 13: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Phương pháp học tập ở Cao đẳng

3. LẬP NHÓM HỌC TẬP

Có một nhóm bạn cùng nhau học và hỗ trợ nhau trong học tập, sinh hoạt trong đời sống sinh viên là điều nên và cũng có thể nói là cần thiết. Nhóm học tập sẽ giúp nhau cùng ôn bài khi thi, cùng nhau mượn hay mua tài liệu. Học cùng nhau có thể tăng sự hứng thú khi lên lớp. Một thực tế là, cho dù bạn là sinh viên siêng năng đến mấy, đời sinh viên có những lúc buộc bạn phải vắng mặt trên lớp vì đau ốm hay tham gia một hoạt động xã hội nào đó. Lúc này, bạn sẽ thấy sự hỗ trợ từ bạn bè là quan trọng như thế nào.

III. Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 14: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

III. LỜI KHUYÊN HỌC TẬP HIỆU QUẢ

1. Lời khuyên ghi bài hiệu quả

2. Cách ghi nhớ bài học hiệu quả

3. Phương pháp học các môn tự nhiên

Page 15: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Lời khuyên học tập hiệu quả

1. LỜI KHUYÊN GHI BÀI HIỆU QUẢ

Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiến thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho kiến thức ấy “đi thẳng vào đầu” bạn một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:a. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.

b. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.c. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng.

1. Lời khuyên ghi bài hiệu quả

Page 16: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

d. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy thử tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi như một cái máy.

1. LỜI KHUYÊN GHI BÀI HIỆU QUẢ

e. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các bạn học khác.f. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm vào đó.g. Dùng các kí hiệu để ghi bài nhanh hơn.

h. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

i. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.

1. Lời khuyên ghi bài hiệu quả

Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 17: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

1. LỜI KHUYÊN GHI BÀI HIỆU QUẢ

j. Tập trung chú ý vào cuối giờ, vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 – 10 phút cuối.k. Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.

l. Hãy chia sẽ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với một hay hai người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

m. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

n. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không giúp bạn nhớ được những thông tin đó.

2. Cách ghi nhớ bài hiệu quả

Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 18: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Lời khuyên học tập hiệu quả

2. CÁCH GHI NHỚ BÀI HIỆU QUẢ

a. Đặc điểm não

Bạn không phải là dạng người hay quên nhưng luôn gặp khó khăn khi nhớ bài, nhất là phần lý thuyết. Bạn nghĩ rằng mình có trí nhớ kém và sẽ luôn khó khăn trong học tập. Thật ra, chỉ là bạn chưa biết cách ghi nhớ hiệu quả mà thôi. Trong cuộc sống bạn có trí nhớ tốt, nhớ ngay một số điện thoại dài lê thê, nhớ mọi chi tiết trong buổi gặp mặt cách đó mấy năm hay nhớ tất cả tên bạn bè thời tiểu học nhưng cứ cầm sách lên học là ngủ hoặc học mãi mà không thuộc nổi một trang. Đó là do bạn chưa biết cách điều khiển bộ não của mình. Tạo hóa đã tạo ra con người với bộ não siêu việt, dung lượng lớn vô hạn và khả năng sáng tạo vô cùng nhưng bạn phải biết làm chủ nó.

b. Ghi nhớ như thế nào

Page 19: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

A. ĐẶC ĐIỂM NÃO

Não tuy ưu việt, nhưng đặc tính của nó là rất nhạy cảm với hình ảnh, màu sắc, âm thanh hơn là những chữ nghĩa khô khan từ sách vở. Não dễ dàng nhớ được những thông tin gắn liền với thực tế như khung cảnh, mùi vị, sự kết hợp giữa các hình ảnh. Nhưng hầu hết thông tin từ bài học lại đến từ những chuyển tải lý luận phức tạp, gây cho ta nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội chúng. Một đặc điểm quan trọng nữa là não luôn cần thời gian để nạp thông tin. Thông tin cần phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, cần phải mất thời gian để trí nhớ ta lĩnh hội được nó. Vì vậy, bạn cần có những công cụ thích hợp giúp bạn dễ dàng đưa thông tin từ bài học vào đầu.

b. Ghi nhớ như thế nào

Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 20: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

B. GHI NHỚ NHƯ THẾ NÀO

Từ những đặc điểm rất cơ bản của não, ta có thể dễ dàng tìm được phương pháp ghi nhớ sao cho hiệu quả. Bí quyết chung cho việc ghi nhớ tốt đó là hãy liên kết thông tin trên giấy với hoàn cảnh thực tế ngoài đời thực.a. Kích thích não bằng hình ảnh, âm thanh, mùi vị,…Khi đọc đến khái niệm nào, bạn hãy tập trung liên tưởng đến một hình ảnh liên quan đến nó. Ví dụ như học về vòng đời của một côn trùng nào đó, bạn phải nghĩ ngay đến nó, tưởng tượng xem nó có màu gì, bay như thế nào, săn mồi như thế nào. Cố gắng tạo cho bạn những hình ảnh ba chiều với nhiều màu sắc. Hãy tưởng tượng những đối tượng trong đầu bạn đang kết hợp với nhau, va chạm với nhau hay bao bọc lẫn nhau, từ đó các thông tin được mã hoá thành hình ảnh và dễ dàng đi vào trí nhớ. Vì vậy trong sách giáo khoa của trẻ em luôn có nhiều hình ảnh và màu sắc để kích thích trí tưởng tượng của trẻ hay các chương trình học tiên tiến luôn có những buổi dã ngoại, tham quan, những giờ thực hành để học sinh tiếp xúc với thực tế giúp nhớ bài dễ dàng hơn.

b. Ghi nhớ như thế nào

Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 21: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

B. GHI NHỚ NHƯ THẾ NÀO

b. Nếu chỉ cầm quyển sách to dày nặng trên tay mà đọc ngấu nghiến có lẽ không mang lại hiệu quả ghi nhớ tốt. Bạn cần có công cụ hỗ trợ để trợ giúp trí nhớ của bạn. Những công cụ đó chính là giấy và viết. Đòi hỏi bạn tưởng tượng hay hình dung tất cả thông tin cùng một lúc trong đầu dường như là quá tải đối với não của bạn. Hãy viết ra thành dàn bài những gì đang học, tô đậm bằng bút dạ quang những câu từ quan trọng, then chốt. Bạn có thể vẽ hình, vẽ sơ đồ, không cần phải đẹp nhưng khi vẽ, não bạn sẽ được kích thích sáng tạo một cách tối đa, giúp mở rộng trí nhớ cho thông tin nạp vào.c. Cuối cùng, hãy tạo cho mình sự hứng khởi trong học tập. Hãy sắp xếp vị trí học tập gọn gàng. Một chiếc bàn học sạch sẽ với những trang trí nhỏ như một bình hoa hay một chiếc chặn giấy mà bạn thích sẽ làm bạn thích ngồi trên bàn học và góc học tập ấy như đang mời gọi bạn. Đừng nằm trên giường nệm thật êm hay đu đưa võng bạn nhé, bạn sẽ mau chóng ngủ quên mất thôi.

3. Phương pháp học các môn tự nhiên

Lời khuyên học tập hiệu quả

Page 22: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Lời khuyên học tập hiệu quả

3. PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN

Đọc kỹ lý thuyết và dành thời gian làm bài tập nhưng điểm số của bạn vẫn chưa cải thiện bao nhiêu. Có lẽ bạn chưa có được một phương pháp tốt nhất để học tốt những môn khô khan này. Đừng nản chí, vì khi bạn đã quyết tâm, chỉ cần đi đúng con đường, bạn sẽ thành công. Hầu hết những học sinh sinh viên gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh đều cho rằng mình không học giỏi là do bản thân không thông minh như những bạn khác.Thực tế chỉ số thông minh của những người ngang tuổi nhau là rất gần nhau, nghĩa là bạn và cậu học sinh giỏi toán nhất lớp thông minh ngang nhau đấy. Nhưng bạn tiếp thu bài chưa tốt hay điểm số của bạn thấp hơn những bạn cùng lớp có lẽ là do bạn chưa thật sự cố gắng hoặc chưa biết làm chủ cái đầu của mình. Sau đây, tôi xin đưa ra một số phương pháp giúp bạn học hiệu quả các môn tự nhiên này.

Page 23: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Lời khuyên học tập hiệu quả

a. Học với thái độ tích cực. Bước vào bàn học với tâm lý ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích nuốt vào bụng mớ công thức đầy số và chữ cái Latinh – bạn đang có thái độ học rất tiêu cực, bị động đấy! Bạn sẽ mau chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy thôi. Hãy tạo cho mình thái độ học tập tích cực. Bạn hãy tự hỏi rằng bạn học những môn đó để làm gì? Nếu câu trả lời là để sau này có cơ hội tốt khi xin việc thì bạn sẽ biết rằng mình phải học tốt để đạt được cái đích đó. Nếu không phải vậy, bạn cũng nên nghĩ rằng mình học tốt môn này để thi đậu các kỳ thi học phần, thi tốt nghiệp. Hãy suy nghĩ về những lợi ích mà các môn này mang lại cho bạn như khả năng tư duy lôgic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp dụng,...thay vì ngồi than vãn về những khó khăn.

Phương pháp học các môn tự nhiên

3. PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN

Page 24: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Lời khuyên học tập hiệu quả

b. Cách thức “nạp” thông tin vào não. Não người gần như không có giới hạn, thế nhưng nó chỉ xử lý được từ 3 – 5 luồng thông tin một lúc và cần phải có thời gian, sự lặp đi lặp lại để lưu tất cả vào bộ nhớ. Nếu bạn chỉ dùng mắt để ngốn hết bài giảng vào đầu thì e rằng bạn đang ép não làm việc qua sức đấy. Hãy nhờ đến dự trợ giúp của giấy nháp, viết. Kiên trì đọc chầm chậm từng dòng sách giáo trình, viết ra những gì cần suy nghĩ, tự chứng minh những điều còn chưa hiểu. Đó là cách tốt nhất để kiến thức đi vào đầu và mãi mãi nằm lại trong đó.

3. PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN

c. Hãy bắt đầu từ ngày hôm qua. Các môn tự nhiên luôn được giảng dạy theo trình tự lôgic, cái dễ trước, cái khó sau, cái sau phải vận dụng cái trước. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ bài hôm qua, làm sao bạn có thể hiểu được ngày hôm nay thầy giảng về cái gì. Hãy bắt đầu bằng những vấn đề cơ bản nhất, dễ nhất. Có thể là bắt đầu từ trang đầu tiên của giáo trình. Đừng sợ mất thời gian vì cái tháp nào cũng phải xây dựng từ mặt đất mà lên.

Phương pháp học các môn tự nhiên

Page 25: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Lời khuyên học tập hiệu quả

3. PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN

d. Học thầy không tày học bạn. Ngại đem những gì chưa hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô là sai lầm chết người dễ dẫn đến mất căn bản nhất. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng ta không thể một mình hiểu hết tất cả những gì từ thầy cô và giáo trình, bạn cần phải có đồng đội trong học tập. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Bạn có thể lập một nhóm bạn, không cần phải cùng trình độ nhưng nghiêm túc trong học tập để học nhóm định kỳ. Học nhóm tăng sự hứng khởi, làm não tiếp thu nhanh hơn, có động lực cạnh tranh làm bạn cố gắng hơn. Tuy vậy, chú ý đừng nói chuyện đùa giỡn quá trớn sẽ làm phản tác dụng của những buổi học nhóm đấy nhé.

Phương pháp học các môn tự nhiên

Page 26: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Lời khuyên học tập hiệu quả

3. PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN

Kết thúc

f. Cần có thời gian và sự kiên trì. Cho dù bạn cố gắng bao nhiêu đi nữa, thành công không thể đến với bạn ngay trong ngày mai. Có thể bạn tiếp tục nhận điểm xấu, tiếp tục không hiểu bài nhưng đừng bỏ cuộc. Người ta thường ví cậu học trò chăm học như con ong cần mẫn. Và người ta cũng hay nói chỉ có mười phần trăm thành công của thiên tài là do trời phú còn chín mươi phần trăm là do nỗ lực của bản thân. Như vậy cũng đủ hiểu sự chăm chỉ quan trọng như thế nào trong học tập. Có thể mảnh ghép cuối cùng để học tốt đến từ chính sự siêng năng, cần cù của bản thân bạn. Có thể bạn còn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài những công thức khô khan kia. Hãy tập trung và dành nhiều thời gian và khoảng trống trong đầu cho việc học bạn nhé.

Page 27: Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Hội nghị học tập dành cho sinh viên năm I

Tháng 09/2008

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!