Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1

80
  1 NGUYN #ÌNH C$NG SUY NGH', NH*N TH- C VÀ CÔNG VI   C Hà ni- 2008 NGUYN #ÌNH C$NG SUY NGH',NH*N TH- C VÀ CÔNG VI   C H$I KÝ C0A M3T CH0 NHI4M KHOA 

Transcript of Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 1/80

 

  1

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG 

SUY NGHĨ, NHẬN THỨ C

VÀ CÔNG VI  Ệ C 

Hà nội- 2008

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

SUY NGHĨ,NHẬN THỨ C

VÀ CÔNG VI  Ệ C 

HỐI KÝ CỦA MỘT CHỦ NHIỆM KHOA 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 2/80

 

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  2

TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC XÂY DỰ  NG-2008

Vài lờ i phi lộ 

 Năm nay (2008) tôi đã ở  vào tuổi “cổ lai hy” (72),muốn ghi chép một số suy ngh ĩ và việc làm, mong để lạivài k ỷ niệm cho những ngườ i thân,con cháu,bạn bè,học tròvà đồng nghiệ p

 Nhìn lại cuộc đờ i, thấy mình thuộc loại “thườ ng thườ ng bậc trung”, thành công và thất bại đều tr ải qua,khôn ngoanvà dại dột đều có cả,vinh quang và tủi nhục cũng từng nếm,nhưng mọi thứ cũng chỉ vừa đủ đếm trên đầu ngón tay vàcũng chỉ ở mức độ le lói như một ngọn đèn dầu

Khi viết hồi ký tôi cũng không tránh khỏi lẽ thườ ng tìnhlà “tốt đẹ p phô ra,xấu xa đậy lại”.Vì thế chủ yếu tôi viết về những suy ngh ĩ , những việc làm mà tôi thấy là đượ c,là haymặc dầu có thể có những chỗ ngượ c vớ i cách ngh ĩ , cáchlàm của nhiều ngườ i khác.Tôi hy vọng chinh những cái đómớ i có thể để lại k ỷ niệm,để lại dấu ấn cho con cháu và bạn

 bè tham khảo, phán xét .Tôi không dám chối bỏ những ýngh ĩ  và việc làm sai trái, những thất bại mắc phải nhưng

những điều ấy chỉ dành để chiêm nghiệm và tu tỉnh

Một số việc trong hồi ký có liên quan đến ngườ ikhác.Phần lớ n đượ c nêu đúng tên thật,có một vài tr ườ nghợ   p vì sự tế nhị mà chỉ viết tắt hoặc có chệch đi chútít.Những tình tiết nêu ra là dựa vào ghi chép và trí nhớ .Màtrí nhớ  lại có thể khác nhau.Nếu bạn nào thấy có chỗ khácđi so vớ i trí nhớ hoặc ghi chép của mình thì xin đượ c traođổi, giúp tôi đính chính, sửa chữa để đạt đượ c tính chân

thực cao hơ n

Hồi ký đượ c chia ra thành vài tậ p mỏng.Tâp này thuộcthờ i k ỳ 4 năm tôi làm chủ nhiệm khoa, lúc có nhiều việcđáng đượ c phán xét và những chuyện k ể ra có thể giúp vuicho mọi ngườ i trong những lúc r ảnh r ỗi

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 3/80

 

  3

Hồi ký đượ c viết thành những đề mục, những câuchuyện không theo một sự sắ p xế p chặt chẽ nào cả mà như là một tậ p chuyện k ể, có xen một chút tiểu luận

Trong Kinh Thánh có câu “khở i thủy là Lờ i” còn trong

tác phẩm Phaoxtơ  của Gớ t lại có câu “khở i thủy là hànhđộng”.Theo thiển ý của tôi thì mọi việc (tr ừ những việc đãthành thóí quen) nên đượ c bắt đầu bằng sự suy ngh ĩ  vànhận thức đúng đắn. Vì vậy tôi đặt tên cho tậ p này là : suyngh ĩ , nhận thức và công việc

1- Ứ NG CỬ CHỦ NHIỆM KHOA

Từ 1986 tr ở về tr ướ c tôi không hề có ý ngh ĩ  có ngàymình sẽ làm chủ nhiệm khoa vì lý do: Tôi chỉ mong ướ c tr ở  thành một thầy giáo giỏi chuyên môn và có năng lực sư 

 phạm.Tôi lại tự biết mình có một ít tính cách không làmvừa lòng vài ngườ i lãnh đạo cấ p trên nên khó đượ c đề bạt.

Trong thờ i gian làm tr ưở ng bộ môn (1980-1986) tôi đãr ất tận tâm, làm cho bộ môn đạt nhiều thành tích tốt,vì thế năm 1984 bộ môn đượ c thưở ng huân chươ ng lao động.

Dần dần ,từ chỗ chiêm nghiệm cuộc sống và đọc sách báo tôi phát hiện ra nhiều vấn đề bất cậ p trong việc quản lývà lãnh đạo của khoa,của tr ườ ng,của nền giáo dục và xãhội.Tôi ướ c mơ và hy vọng đượ c góp phần cải thiện một số 

các bất cậ p đó.Tôi lại cảm nhận có một hạt giống về quảnlý và lãnh đạo đang nẩy mầm trong tiềm năng và cứ lớ ndần lên.Tôi bắt đầu tích lũy kiến thức và rèn luyện khả năng, hy vọng sẽ có lúc cấ p trên biết đến và sử dụng. Tôi

 biết r ằng có ý đồ, có tư tưở ng tốt đẹ p, có thể mang lại lợ iích lớ n cho tậ  p thể mà không có cươ ng vị xứng đáng thìkhó thực thi đượ c vì phải trình bày qua nhiều cấ p mà chưachắc đượ c chấ p nhận và nhiều khi còn bị lợ i dụng.Có nănglực, có phẩm chất là điều kiện cần,còn phải có thêm điềukiện đủ là cươ ng vị nữa thì mớ i có thể thực hiện tốt đượ c.

Dị p may đến.Đó là việc dân chủ bầu hiệu tr ưở ng và chủ nhiệm khoa.Trong lần bầu hiệu tr ưở ng (1992) khoa Xâydựng có 2 ngườ i đượ c giớ i thiệu vớ i số phiếu cao là anh

 Ngô Thế Phong và tôi. Anh Phong đã sớ m rút lui,tôi chấ p

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 4/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  4

nhận vớ i hy vọng r ất mong manh vì trong 5 ngườ i ứngcử,nói về năng lực và phẩm chất chưa biết ai hơ n ai, nhưngvề học vị, tuổi đảng,chức vụ hiện tại tôi ở vị trí thấ p nhất (tôi đã thôi giữ chức tr ưở ng bộ môn từ 1986 để  đi làmchuyên gia và hiện là một phó giáo sư bình thườ ng,vừa mớ i

vào đảng đượ c vài năm) .Thế mà trong 5 ứng cử viên tôiđạt số phiếu cao thứ hai,sau anh Nguyễn Văn Chọn.Để chuẩn bị bầu, mỗi ứng cử viên phải viết, công bố một bảnđề cươ ng và tr ả lờ i các câu hỏi công khai tại cuộc họ p cử tridiễn ra trong 1 ngày. Theo một số ý kiến của bạn bè, sở d ĩ  tôi đạt số phiếu khá cao là nhờ bản đề cươ ng và các câu tr ả lờ i đượ c đánh giá tốt.Ngoài ra trong nhiều năm tôi là cán

 bộ công đoàn tr ườ ng, là tr ưở ng ban đại diện cán bộ, công

nhân viên chức và hoạt động có nhiều thành tích. Nhiềungườ i cứ tưở ng anh Chọn sẽ dùng tôi làm phó, giúp việc,nhưng điều ấy đã không xẩy ra (việc này sẽ có tườ ng thuậtsau ).Năm 1993 tôi ứng cử chủ nhiệm khoa và may mắnđượ c đắc cử.

Tôi nói may mắn là vì lần này phải tranh cử vớ i anhĐoàn Định Kiến.Về học vị, học hàm, tuổi đảng và kinhnghiệm công tác anh Kiến và tôi xấ p xỉ nhau, anh Kiến có

lợ i thế hơ n là đươ ng làm chủ nhiệm khoa khóa vừa r ồi vàđượ c chi bộ giớ i thiệu, còn tôi là ứng cử viên tự do (ứng cử tr ượ t chức hiệu tr ưở ng ,không biết có đượ c lợ i thế gì khônghay lại là yếu thế)

Tr ướ c bầu cử mấy ngày anh Phạm Huyễn gặ p tôi, anhnói : Mình mớ i về tr ườ ng đượ c vài năm trong lúc anh đilàm chuyên gia,mình chưa hiểu anh lắm nhưng nghe nhiềungườ i nhận xét là anh nói nhiều mà làm đượ c ít.Tôi tr ả lờ i :

 Nhận xét đó là đúng nhưng thiếu phân tích nguyên

nhân.Trong các hội nghị hoặc đại hội ( đảng bộ,côngđoàn,công chức ) tôi thườ ng có nhiều ý kiến,chứng tỏ cónhiều suy ngh ĩ  đến công việc chung, nhưng làm đượ c ít vìkhông có cươ ng vị thích hợ  p.Những việc làm đượ c thì tôiđã làm và không cần phải nói. Tôi không phải loại ngườ ichỉ biết nói suông, tôi biết nói và biết làm, những công việctrong phạm vi trách nhiệm tôi đã làm r ất tốt, còn nhữngviệc ngoài phạm vi thì chỉ có thể góp ý kiến mà thôi.Anh

Huyễn cho là tôi nói có lý, chấ p nhận đượ c.Anh chị em cán bộ trong khoa đã bầu cho tôi có lẽ là

muốn có đổi mớ i và thấy đượ c phần nào tôi là ngườ i cónăng lực và nhiệt tình.Tôi biết tình tr ạng chất lượ ng củanền giáo dục như một chiếc xe chở nặng đang tụt dốc, chấtlượ ng đào tạo của khoa cũng đang như vậy, sức lực vàcươ ng vị của mình lại có hạn, làm sao có thể chuyển biếnđượ c.Có cố hết sức, may lắm ban đầu cũng chỉ có thể làm

chậm lại tốc độ của sự tụt dốc,sau đó mớ i tìm cách đẩylên.Làm đượ c bao nhiêu tốt bấy nhiêu và phải làm tốt hơ nmức bình thườ ng.Vớ i ý ngh ĩ và quyết tâm như vậy tôi nhậnnhiệm vụ làm chủ nhiệm khoa

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 5/80

  5

2- CHƯƠ NG TRÌNH CÔNG TÁC 

( trình bày tại cuộc bầu chủ nhiệm khoa ngày 7 tháng 3năm 1993)

Kính thưa các đồng chí và các bạn

Suy ngh ĩ  của tôi về công việc của chủ nhiệm khoa làtìm mọi cách có hiệu quả nhằm củng cố và phát triển khoacho xứng đáng vớ i vị trí trong tr ườ ng và trong xã hội.Muốnvậy cần tậ p trung vào hai hướ ng chính

Một là làm tốt công tác đào tạo và khoa học để nâng caovai trò và uy tín của khoa, của các bộ môn

Hai là chăm lo đến đờ i sống mọi mặt của cán bộ, tạođiều kiện cho mọi ngườ i phát huy đượ c năng lực trong cáchoạt động khác nhau

( giảng dạy,nghiên cứu, nâng cao trình độ,lao động sảnxuất…) , có đượ c cuộc sống ổn định và phát triển

Tôi xin phép ít đề cậ p đến những việc làm cụ thể vìkhoa chỉ là cấ p trung gian, khó chủ động trong việc lậ p k ế hoạch, hơ n nữa chúng ta đang ở trong thờ i k ỳ có nhiều thay

đổi, không nên cứng nhắc trong các chỉ tiêu và k ế hoạch.Tôi xin trình bày chủ yếu về vấn đề sẽ làm như thế nào và xử lý các mối quan hệ như thế nào.

Về cách làm việc: tôi đề lên hàng đầu việc quan tâm đếnhiệu quả và chất lượ ng mọi hoạt động,tìm mọi cách phát

huy trí tuệ tậ p thể, k ết hợ  p đượ c tinh thần dám ngh ĩ ,dámlàm,dám chịu trách nhiệm vớ i việc phát huy dân chủ,tôntr ọng quyền tự quyết của mọi ngườ i. Chống lại các việclàm chỉ vì hình thức,sự áp đặt,sự gian dối và sự bình quân.

Về các mối quan hệ.Tôi ngh ĩ , để làm đượ c việc tốt,ngoài tinh thần và năng lực còn cần có các mối quan hệ tốt.Vớ i ban chủ nhiệm khoa tôi xin đề ra các mối quan hệ sau:

1-Quan hệ vớ i cấ  p tr ườ ng-Khoa có trách nhiệm thựchiện các chủ tr ươ ng, quyết định của tr ườ ng.Đó là mộtmặt.Tuy vậy mỗi khoa có đặc thù riêng,nếu chấ p hành mộtcách cứng nhắc thì hiệu quả sẽ không cao,vì vậy khoa còncó ngh ĩ a vụ phản ảnh cho tr ườ ng tình hình và đặc điểmtrong từng thờ i k ỳ  để tạo cho tr ườ ng lảnh đạo đượ c sátđúng hơ n,đóng góp cho tr ườ ng các biện pháp và sáng kiến.Việc này đòi hỏi k ết hợ  p tính tổ chức vớ i bản l ĩ nh và sự mềm dẻo cần thiết.

2-Quan hệ vớ i chi ủy, chi bộ-Tôn tr ọng, đề cao,bảođảm sự lảnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động.Mặt kháckhông bị động chờ  đợ i nghị quyết mà chủ động,sáng tạo đề xuất những vấn đề mớ i và trao đổi,thông qua chi ủy

3- Quan hệ vớ i công đoàn-Phối hợ  p chặt chẽ vớ i côngđoàn trong những công việc liên quan đến cán bộ, tạo điềukiện để công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ,bảovệ quyền lợ i cho đoàn viên

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 6/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  6

4-Quan hệ vớ i các bộ môn và cán bộ trong khoa-Đây làquan hệ quan tr ọng và đa dạng nhất.Để có đượ c quan hệ tốt tôi có suy ngh ĩ như sau:Lấy sự tôn tr ọng lẫn nhau làmxuất phát điểm, lấy quyền lợ i chính đáng của mọi ngườ i,sự k ết hợ  p giữa quyền lợ i cá nhân và tậ p thể làm mục tiêu,lấy

việc mở r ộng dân chủ,tôn tr ọng quyền tự quyết,phát huy trítuệ và năng lực của mọi ngườ i làm phươ ng châm.Tạo chocác bộ môn có nhiều chủ động trong công việc.Đề cao vaitrò của Hội đồng khoa học đặc biêt là vai trò tư vấn.Tạo cơ  hội,điều kiện cho mọi cán bộ phát huy năng lực,sở  tr ườ ng,khuyến khich góp ý kiến vào công việc chung,đặc

 biệt là những ý kiến phản biện,vạch ra những sai lầm hoặcthiếu sót của ban chủ nhiệm khoa,tôn tr ọng nguyện vọng

của từng cán bộ,đồng thờ i đòi hỏi mọi ngườ i hoàn thànhtrách nhiệm và ngh ĩ a vụ một cách xứng đáng.Tìm mọicách bổ sung và phát triển nguồn nhân lực để  đáp ứngcông việc ngày càng tăng.

5-Quan hệ vớ i sinh viên –Vấn đề cốt lõi là làm sao chosinh viên học tậ p tốt,đạt hiệu quả và chất lượ ng.Đó vừa làngh ĩ a vụ,vừa là lươ ng tâm của chúng ta.Đối vớ i sinh viêncần k ết hợ  p một bên là tình yêu thươ ng,tôn tr ọng,một bên

là k ỷ cươ ng,nghiêm minh trong đánh giá và xử lý.Hết sứcchú ý bảo đảm công bằng trong đánh giá và xử lý, tránhmọi oan sai có thể xẩy ra.Tìm cách giúp đỡ  những sinhviên gặ  p khó khăn.Động viên và hỗ tr ợ  các phong tràolành mạnh của sinh viên và đoàn thanh niên

6-Quan hệ đối ngoại-Đối ngoại là quan tr ọng nhưng phảixuất phát từ đối nội và phục vụ cho đối nội.Khuyến khíchvà tạo điều kiện,cơ hội cho mọi cán bộ phát huy vai trò vàquan hệ ra bên ngoài,mở r ộng và nâng cao uy tín củacá nhân và tậ p thể 

Trên đây là một số dự kiến.Nếu đượ c tậ p thể tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm khoa tôi sẽ xin hết sức cố gắng,dànhnhiều tâm trí và sức lực cho công việc lãnh đạo và quản lýđể bảo đảm sự  ổn định và phát triển bền vững củakhoa,xứng đáng lòng tin cậy của mọi ngườ i

3 LỜ I PHÁT BIỂU NHẬN NHIÊM VỤ CHỦ NHIỆM KHOA

Kính thưa các đồng chí

Cho phép tôi nêu một hình ảnh.Chúng tôi đượ c giaonhiệm vụ quản lý công việc của khoa Xây dựng như làtrông coi một ngôi nhà nhiều tầng có nền móng ổn định,có

k ết cấu vững chắc,hoàn thiện khá chu đáo,trang bi tươ ngđối đầy đủ.Nhiệm vụ của chúng tôi và của toàn thể chúngta là giữ gìn để không xuống cấ p,tu bổ và mở r ộng để vừanâng cao giá tr ị ngôi nhà vừa tạo cho cư dân của nó đượ cdễ chịu hơ n,đươ c phát triển mọi mặt.

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 7/80

  7

Có đượ c một khoa Xây dựng của Tr ườ ng ĐHXD như ngày nay là nhờ công sức của r ất nhiều ngườ i,trong đó phảik ể đến sự đóng góp của các đồng chí đã lảnh đạo và quảnlý khoa ở  những thờ i k ỳ tr ướ c đây.Chúng ta chân thành,quý mến và kính tr ọng nhắc đến các vị như  Đỗ Quốc

Sam,Lê Đỗ Chươ ng,Nguyễn Văn Đạt, Ngô Thế Phong, Nguyễn Mạnh Yên, Đoàn Định Kiến,Ngô VănQuỳ,Nguyễn Văn Triệu,Tr ần Ngọc Bảo, Lê Văn Hồ,

 Nguyễn Văn Tấn,Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Xuân Liên ,Phạm Văn Tư.

Trong những năm gần đây hoạt động của Trung tâmnghiên cứu ứng dụng k ỹ thuật xây dựng đã có những đónggóp cho khoa, chúng ta ghi nhận công sức đó .

Tr ườ ng và khoa chúng ta đã tr ải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau vớ i những đặc điểm riêng nhưng cómột nét chung r ất đáng quý là đa số cán bộ trong khoa đoànk ết, thân ái, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí quảnlý khoa làm việc vớ i nhiệt tình và trách nhiệm cao.Nhậnnhiệm vụ hôm nay,chúng tôi xin theo gươ ng tốt của cácđồng chí.

Trong quá trình chuẩn bị bầu cử, cán bộ khoa chúng tađã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc quan tâm,

 bàn bạc những vấn đề chung của khoa.Chúng ta mong tinhthần đó càng phát triển.

Khi lựa chọn để giao nhiệm vụ các đồng chí đã trao đổi, phân tích những ưu và nhượ c điểm của chúng tôi.Chúng tôisẽ r ất biết ơ n khi các đồng chi giúp chúng tôi phát huy ưuđiểm, khắc phục nhượ c điểm, khi các đồng chí mách bảocho những ý hay,việc tốt, khi các đ/c cổ vũ và ủng hộ 

những chủ tr ươ ng và việc làm có hiệu quả. Đượ c như thế làr ất tốt,nhưng sẽ còn tốt hơ n,còn quý hơ n khi các đ/c thẳngthắn và chân tình chỉ cho chúng tôi thấy đượ c các thiếusót,ngăn ngừa những sai lầm,vạch ra đượ c mặt trái của sự việc.

Chúng tôi nhận nhiệm vụ trong tình hình mớ i,trong buổiđầu của cơ  chế thị tr ườ ng vớ i mọi điều hay và dở  củanó.Công việc có nhiều,tr ướ c mắt ,ngoài việc điều hành tốt

công việc hàng ngày chúng tôi dự kiến sẽ đổi mớ i một số vấn đề về làm đồ án tốt nghiệ p,về chươ ng trình và k ế hoạchđào tạo,điều hòa mối quan hệ giữa lao động sản xuất vàgiảng dạy sao cho mỗi ngườ i phát huy đượ c tốt nhất nănglực và cải thiện đượ c đờ i sống.

Phươ ng châm của chúng tôi là lấy hiệu quả làm thướ cđo,lấy đề cao dân chủ và phát huy trí tuệ làm biện pháp chomọi công việc.

 Nhận nhiệm vụ và vinh dự làm lảnh đạo và quản lýkhoa,chúng tôi xin hứa sẽ làm việc vớ i tinh thần tráchnhiệm và nhiệt tình cao. Chúng tôi cũng nhận thức r ất rõr ằng, muốn có đượ c thành công chúng tôi r ất cần sự ủng hộ của Ban giám hiệu và các cấ p quản lý của tr ườ ng,r ất cần sự 

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 8/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  8

lảnh đạo và nhất trí của chi bộ ,r ất cần sự nổ lực và sự ủnghộ của toàn thể cán bộ trong khoa.Chúng tôi hy vọng cóđượ c các ủng hộ đó để có thể làm tốt nhiệm vụ.

Xin cám ơ n các đ/c đã tín nhiệm và giao mhiệm vụ chochúng tôi. Xin kính chúc sức khỏe, thắng lợ i,vạn sự như ý

4-KHOA VÀ TRUNG TÂM LĐSX

Hồi ấy trung tâm nghiên cứu ứng dụng k ỹ thuật xâydựng của khoa đang làm đượ c nhiều việc,có đóng góp đángk ể cho tr ườ ng. Thườ ng thì các trung tâm của các khoa dochủ nhiệm khoa kiêm làm giám đốc.Thờ i anh Đoàn ĐịnhKiến làm chủ nhiệm khoa,anh cũng làm giám đốc,anh Tr ần

 Nhật Thành làm phó.Khi tôi nhận chức chủ nhiệmkhoa,ban giám hiệu có gợ i ý tôi làm luôn giám đốc trungtâm và báo để ra quyết định.Thế nhưng tôi đã đề nghị cứ để anh Kiến và anh Thành tiế p tục phụ trách trung tâm vì cácanh đang điều hành tốt còn tôi muốn tậ p trung sức lực cho

công tác đào tạo,mặc dù tôi biết như thế là đã bỏ qua mộtcơ hội tốt để làm lao động sản xuất.

Về việc thành lậ  p các trung tâm LĐSX trong tr ườ ngthực ra tôi có đóng góp chút ít.Hồi những năm tr ướ c 1986mọi hoạt động LĐSX phải qua phòng Quản lý NCKH và

  phòng Tài vụ.Cũng đã có một số việc làm có hiệu quả nhưng không ít tr ườ ng hợ  p bị gây khó dễ, bị làm phiềnhà.Tôi cũng đã có làm một vài việc và cũng đã gặ p các tr ở  ngại, đến mức phải to tiếng ở phòng tài vụ.

Tôi suy ngh ĩ ,cố tìm ra một mô hình có hiệu quả,đó làviệc thành lậ  p ra các đơ n vị LĐSX chịu sự giám sát củatr ườ ng,có ngh ĩ a vụ đối vớ i tr ườ ng nhưng đượ c tự chủ về tàichính và tổ chức cũng như việc ký các hợ  p đồng.Tôi đem ýđó bàn vớ i anh Tr ần Đức Dục ở  khoa Kinh tế.Anh Dụccũng có những ý kiến tươ ng tự.Chúng tôi đã bàn bạc,thốngnhất các quan điểm và biện pháp,sau đó anh Dục đã phát

 biểu tại Đại hội Đảng bộ vào tháng 3 năm 1986 (hồi đó tôichưa phải là đảng viên chính thức nên chưa đượ c dự đạihội).Ý kiến đề xuất của chúng tôi đượ c Đại hội hoannghênh,cho đó là một hướ ng đi có triển vọng.Đặc biệt dự đại hội hôm ấy có thứ tr ưở ng Hoàng Xuân Tùy và vụ 

tr ưở ng Nguyễn Xuân Đặng.Anh Tùy và anh Đặng r ất khenngợ i.Trong lúc anh Dục phát biểu ở hội tr ườ ng nói rõ đó làý kiến của anh và tôi thì tôi thậ p thò ở bên ngoài để nghengóng các phản ứng. Đến giờ giải lao tôi mớ i đượ c gặ p anhTùy và các anh khác để trình bày rõ hơ n .Băn khoăn của

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 9/80

  9

nhiều đại biểu hôm đó là liệu đã có những ngườ i đù khả năng đứng ra thành lậ  p và điều hành đơ n vị như vậychưa.Tôi đã chủ động gặ p anh Tùy,anh Đặng và các anhtrong ban giám hiệu xin đượ c làm thí điểm một đơ n vị như vậy.Thế nhưng hồi đó tôi chưa có đượ c thành tích và sự tín

nhiệm cần thiết nên nguyện vọng không đượ c chấ pnhận.Đơ n vị đầu tiên của tr ườ ng theo mô hình đề xuất có lẽ là Xí nghiệ p LĐSX do anh Nguyễn Mạnh Ỵên làm giámđốc,sau đó chuyển sang anh Tr ần Văn Huyền.

Thực ra để thành lậ p và điều hành đượ c có hiệu quả cáctrung tâm như sau này cần có công sức r ất nhiều ngườ i,tôichỉ dám tự nhận là một trong những ngườ i gieo hạt giống ýtưở ng đầu tiên .Tôi cũng đoán r ằng sở d ĩ Bộ cho thành lậ p

nhiều trung tâm trong các tr ườ ng có lẽ một phần là do anhTùy đã thấy đượ c cái hay trong ý kiến của chúng tôi

Không đượ c thực thi ý đồ về LĐSX tôi đành xin đi làmchuyên gia ở  Châu Phi . K ết thúc chuyên gia tr ở  về (1989), thấy các trung tâm hoạt động có hiệu quả tôi r ất vuivì tư tưở ng của mình,đề xuất của mình đã đượ c chấ p nhận(mặc dù không ai biết và không ai công nhận quyền tácgiả).

Khi nhận chức chủ nhiệm khoa, một dị  p may để tôikiêm làm giám đốc trung tâm nhưng tôi đã khônglàm.Không phải là tôi không đủ sức làm một lúc hai,ba việcmà tôi ngh ĩ cứ để anh Kiến và anh Thành làm ở trung tâm

,còn tôi tậ p trung cho công tác đào tạo thì sẽ tốt hơ n chocông việc chung.

5-CẢI TIẾN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tr ướ c năm 1993 đồ án tốt nghiệ p của ngành xây dựngthườ ng gồm ba phần:kiến trúc,k ết cấu,thi công,do ba thầyhướ ng dẫn,thầy kiến trúc ra đề.Mỗi sinh viên phải thể hỉệntừ 14 đên 16 bản vẽ,có sv còn vẽ đến 18-20 bản hoặc hơ nnữa,trong đó có 5-6 bản kiến trúc vớ i 1-2 bản phốicảnh.Mọi bản vẽ đều đượ c thể hiện bằng tay.Số đông sinhviên không thể tự mình vẽ đượ c hết mà phải thuê,mượ n.

Hầu như toàn bộ các bản phối cảnh đều phải nhờ  đến cáckiến trúc sư hoặc sinh viên kiến trúc.Tôi thấy cách làm như vậy có nhiều chỗ bất hợ   p lý,không phản ảnh đúng thựcchất,gây lảng phí lớ n.Tôi đem ý kiến trao đổi vớ i nhiều cán

 bộ trong khoa,tìm cách cải tiến nhằm làm cho đồ án đạthiệu quả cao hơ n,thực chất hơ n.Tôi cũng đã đến các tr ườ ngcó đào tạo ngành xây dựng từ Hà nội đến thành phố HCM,tìm hiểu và trao đổi về chươ ng trình và k ế hoạch đào

tạo thì thấy r ằng mọi nơ i vẫn làm đồ án tốt nghiệ  p như thế,thậm chi có nơ i còn nặng nề hơ n.Tôi đề nghị cùng nhaucải tiến thì nhận đượ c sự khuyến khích là làm tr ướ c đi,cácnơ i sẽ theo sau.

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 10/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  10

Hội đồng khoa học đã thảo luận và thống nhất cách làmmớ i là mỗi đồ án do 2 thầy hướ ng dẫn,đầu đề do thầy k ếtcấu hoặc thi công chịu trách nhiệm,phần kiến trúc chỉ chiếm 10%, không vẽ phối cảnh.Hạn chế số bản vẽ khôngquá 13,ai cần và có điều kiện vẽ nhiều hơ n phải thông qua

chủ nhiệm khoa mớ i đượ c thực hiện.Đã có lần ban chủ nhiệm khoa đã thí điểm rút thờ i gian làm đồ án xuống còn12 tuần.K ết quả chấ  p nhận đượ c nhưng nhiều khoa kháckhông đồng tình nên không tiế p tục.

Việc cải tiến làm đồ án như trên cũng chỉ có tác dụngtích cực trong vài năm.Càng ngày do sự phát triển của côngnghệ thông tin mà cách làm cũ không phù hợ   p, r ất khóngăn ngừa và phát hiện gian lận.Tôi lại suy ngh ĩ  để tiế p tục

cải tiến nhưng chưa k ị  p làm thì đã hết nhiệm k ỳ và về hưu.Tôi có bàn giao các ý đồ cho các đ/c k ế nhiệm nhưngcũng chưa triển khai đượ c.Thế mớ i biết cái quán tính nómạnh biết chừng nào.

Tôi còn nhận thấy mỗi lần bảo vệ đồ án,kinh phí tr ườ ngcấ p r ất hạn hẹ p,chỉ đủ phục vụ nướ c chè.Thế nhưng thườ ngthấy trên bàn hội đồng nướ c ngọt và thuốc lá ba số 5.Hỏi ramớ i biết các lớ  p tr ưở ng bắt sinh viên đóng góp để phục vụ 

hội đồng.Vớ i sinh viên khá giả thì sự đóng góp đó khôngkhó khăn gì nhưng vớ i sinh viên nghèo đó là một khoảnđáng k ể.Tôi để ý thấy các thầy cũng chỉ dùng một ít nướ cvà thuốc, phần lớ n còn lại cuối mỗi buổi một số ít sinh viênchia nhau,buổi sau lại đem ra toàn đồ mớ i.Thế là vừa lảng

 phí vừa làm cho các thầy mang tiếng.Tôi đã hội ý ban chủ nhiệm và ra quyết định cho các lớ  p không đượ c thu tiền củasinh viên để phục vụ hội đồng.Chỉ đượ c đặt trên bàn cácloại nướ c uống thông thườ ng, không đượ c đặt thuốc lá.Việcnày đã nhận đượ c sự hoan nghênh của sinh viên,sự ủng hộ 

của nhiều thầyCứ mỗi lần tổ chức bảo vệ đồ án tốt nghiệ p là khoa lại

 phải chuẩn bị để hiệu tr ưở ng ra quyết định thành lậ p hộiđồng và danh sách các ủy viên.Việc đó mang nặng tínhhình thức và nhiều khi gây ra sự khó khăn,tr ở  ngại chokhoa,đặc biệt là khi phải thay đổi, bổ sung các thành viênhội đồng.Tôi đã mạnh dạn trình bày vớ i hiệu tr ưở ng và xin

 phép đề xuất một vài cải tiến.Hiệu tr ưở ng chỉ cần ra quyết

định chung là tổ chức đợ t bảo vệ đồ án , ủy quyền cho chủ nhiệm khoa trong việc thành lậ p và quyết định danh sáchcác thành viên hội đồng.Sau khi làm vá rút kinh nghiệm tôiđem việc này nói vớ i các chủ nhiệm khoa khác,đề nghị hưở ng ứng để thành cách làm mớ i.Tiếc r ằng tôi khôngthuyết phục đượ c các vị và tôi chỉ thực hiện đượ c việc nàytrong 2 năm,khi tôi về hưu thì mọi việc lại quay về như cũ.Thay đổi một việc đã thành thói quen là quá khó.

6 – PHÁT BẰNG TỐT NGHIỆP 

Từ 1993 tr ở về tr ướ c sinh viên tốt nghiệ p xong chỉ nhậnđượ c một giấy chứng nhận để đi kiếm việc mà chưa đượ c

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 11/80

  11

nhận bằng.Sau một vài năm, lẻ tẻ từng ngườ i mang giấygiớ i thiệu về nhận bằng ở phòng quản lý sinh viên.Cũng cónăm tr ườ ng làm lễ phát bằng nhưng chỉ phát đại diện chomỗi khoa vài ngườ i.Tôi thấy làm như vậy không hay,bànvớ i các anh trong ban chủ nhiệm tìm càch phát bằng ngay

cho toàn thể sinh viên đã đượ c công nhận.Khi cả tr ườ ngchưa thể làm đượ c thì khoa ta đi đầu trong việc này.Ý kiếnđượ c ban giám hiệu tán thành,đượ c nhiều cán bộ ủng hộ.Chúng tôi bàn vớ i phòng quản lý sinh viên mớ i biết là hiệnkhông có đủ phôi bằng.Tự tôi phải lấy giấy giớ i thiệu vànhờ ngườ i quen ở bộ mớ i kiếm về đượ c đủ phôi bằng, nhờ  cô Miều phòng QLSV chuẩn bị giúp.K ết quả là năm 1993,lần đầu tiên trong tr ườ ng khoa Xây dựng tổ chức phát bằng

cho toàn thể sinh viên tốt nghiệ  p.Không những thế khoacòn có phần thưở ng và quà lưu niệm cho một số sinhviên.Tôi lại đem chuyện này mách vớ i các khoa khác,đượ cnhiều khoa hưở ng ứng và đề nghị mở  r ộng cho toàntr ườ ng.Từ năm 1995 tr ườ ng đã tổ chức phát bằng chungngay sau khi s/v bảo vệ đồ án tốt nghiệ p.

Hôm phát bằng toàn tr ườ ng(1995) phòng QLSV lo tổ chức,hiệu phó Nguyễn Như Khải trao bằng tận tay cho từng

ngườ i.Do thiếu kinh nghiệm tổ chức nên xẩy ra lộnxộn,mất tr ật tự,làm cho anh Khải quá vất vả.Phát bằng lầnlượ t theo từng khoa.Khoa Xây dựng đông nhất nên đượ c

 phát cuối cùng.Đến lượ t khoa Xây dựng ,tôi xin phép cácanh trong ban tổ chức điều hành thay vì thấy các anh đã

mệt r ồi.Chỉ cần một vài và cải tiến nhỏ tôi đã lậ p lại tr ật tự và làm cho việc phát bằng tiến hành một cách thuậnlợ i,nhanh chóng.Sau buổi ấy anh Khải cứ cám ơ n tôi,nóir ằng nếu không có tôi giúp đỡ hôm ấy thì không biết anh cóđủ sức k ết thúc công việc hay không.Những năm sau này

cách làm của khoa Xây dựng đã đượ c áp dụng có hiệu quả.

7-QUYỀN ĐƯỢ C ĐÓNG DẤU

Không biết từ đâu, có một thông lệ ở các tr ườ ng đại họclà các chủ nhiệm khoa không đượ c phép thừa ủy nhiệmhoặc thừa lệnh hiệu tr ưở ng ký một số giấy tờ ,trong khi đó

thì phó phòng hành chính lại có quyền đó.Thế là có nhiềugiấy tờ xác nhận hoặc giớ i thiệu cho sinh viên,chủ nhiêmkhoa phải ký r ồi đưa cho phòng hành chính xác nhận chữ ký .Việc làm này là cồng k ềnh và không hợ  p lý.Không lẽ chủ nhiệm khoa lại có tư cách kém phó phòng hànhchính.Tôi đã bỏ công tìm hiểu xem thông lệ trên từ  đâura,dựa trên điều luật nào,do Bộ hay Chính phủ quyđịnh.Không tìm thấy.Tôi đem chuyện này trao đổi vớ i hiệu

tr ưở ng Nguyễn Văn Chọn và đề nghị anh Chọn cho phépvăn thư đóng dấu lên những giấy tờ liên quan đến sinh viênmà tôi đã ký,không cần qua phòng hành chính.Anh Chọnđồng ý và dặn tôi phải hết sức thận tr ọng và không đượ c

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 12/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  12

nói r ộng rãi chuyện này ra ngoài.Tôi đã lấy danh dự hứavớ i anh.

Thế là nhờ quyền này tôi đã giúp đỡ cho sinh viên đượ cnhiều việc . Những giấy tờ hàng ngày sinh viên khoa Xâydựng không phải mất công chầu chực ở phòng hành chínhđể xin xác nhận chữ ký của chủ nhiệm khoa.Sinh viên tốtnghiệ p thườ ng cần nhiều bản sao bảng điểm và bằng .Nhiềusinh viên phải đến phòng công chứng.Tôi r ất sung sướ ngkhi tìm đượ c một quy định là chủ nhiệm khoa có quyền xácnhận các bản sao nói trên.Thế là tôi thông báo cho sinhviên biết và mỗi năm tôi đã ký xác nhận hàng ngàn bản saonhư thế.Việc này có làm cho cô văn thư vất vả thêm nhưngcô ấy cũng r ất vui lòng vì đã giúp đỡ  đượ c sinh viên.Tất

nhiên ký và xác nhận bản sao là miễn phí cho sinhviên.Việc này làm cho sinh viên vô cùng phấn khở i.Rútkinh nghiệm một số lần tr ướ c,tôi đã không nói cho cáckhoa khác biết chuyện này.

8- CẤP TIỀN CHO LIÊN CHI ĐOÀN 

Tr ướ c đây khi chưa làm quản lý khoa tôi có nhận thấythỉnh thoảng cán bộ liên chi đoàn thanh niên lên gặ  p chủ nhiệm khoa xin tiền cho các hoạt động.Mỗi lần như vậy cán

 bộ đoàn phải tr ả lờ i nhiều câu hỏi (mà tôi cảm thấy phầnnào có tính căn vặn và không cần thiết) và chỉ nhận đượ c

một khoản ít hơ n số lượ ng dự trù.Tôi thấy cách làm như vậy có chỗ chưa hay và thông cảm vớ i sự vất vả của cán bộ đoàn.Sau khi nhận nhiệm vụ đượ c ít lâu tôi bàn vớ i các anhtrong ban chủ nhiệm là nên mờ i cán bộ  đoàn thanhniên,trao đổi xem hàng năm có những hoạt động gì,cần

khoa hỗ tr ợ bao nhiêu thì khoa sẽ cấ p luôn một lần,giữ để tiêu dần.Cán bộ đoàn hội ý và xin một triệu r ưỡ i đến 2 triệu.Ban chủ nhiệm khoa cũng hội ý và thống nhất cấ  p haitriệu.Thật là một bất ngờ  đối vớ i các cán bộ đoàn.Tôi chỉ căn dặn cần sử dụng đồng tiền cho hợ  p lý và cuối năm báocho khoa biết các khoản đã chi để có cơ sở xin cấ p cho nămsau.

9-HỌC BỔNG VINATA VÀ HB TR ẦN NHẬTTHÀNH

Hồi còn đi học tôi là một sinh viên quá nghèo.Ngoài học bổng 22 đồng mỗi tháng hầu như không còn một sự tr ợ cấ pnào từ gia đình hoặc từ một nguồn khác.Để có thêm tiền

chi tiêu tôi phải kiếm việc làm mặc dù có lúc phải bỏ vài buổi học.Vì thế tôi r ất thông cảm vớ i sinh viên nghèo vàvẫn muốn tìm cách giúp đỡ .

Việc đầu tiên tôi bàn vớ i đoàn thanh niên và hội sinhviên tổ chức cho số sinh viên nghèo đi lao động trong các

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 13/80

  13

dị  p nghỉ hè, nghỉ tết. Tôi đã tự  đến các công ty,côngtr ườ ng,dùng quan hệ quen biết của mình để tìm kiếm côngviệc và giớ i thiệu s/v đến làm.Tuy vậy việc này cũng chỉ đượ c vài đợ t, k ết quả không như mong muốn.

Khi tiế p cán bộ của các công ty đến tuyển s/v tốt nghiệ ptôi thườ ng bàn vớ i họ việc cấ p học bổng cho sinh viên.K ếtquả có công ty Vinata nhận lờ i.Tôi ký vớ i họ một hợ  p đồngtrách nhiệm.Hàng tháng họ cấ  p 12 suất học bổng trong 3năm liền,khoa có trách nhiệm lựa chọn s/v để cấ p và mỗinăm giao cho họ từ 6 đến 8 s/v tốt nghiệ  p theo yêucầu.Chúng tôi gọi là học bổng Vinata.Việc làm này có k ếtquả tốt,giúp cho một số s/v yên tâm học tậ p.

Ban chủ nhiệm khoa cũng lại bàn bạc vớ i liên chi đoànlậ p một quỹ học bổng giúp s/v nghèo.Tiền là do khoa vàliên chi đoàn vận động các nhà hảo tâm.Danh sách s/v đượ ccấ  p không cố định mà do liên chi đoàn xét đề nghị theotừng tháng,BCN khoa duyệt số lượ ng và mức.Mỗi thángthườ ng cấ p đượ c khoảng 10 suất.Thầy giáo Tr ần NhậtThành là ngườ i ủng hộ nhiều nhất, hàng tháng thầy đóngtoàn bộ số lươ ng ở tr ườ ng cho quỹ này,vì thế chúng tôi gọilà học bổng Tr ần Nhật Thành.

10- QUẢN LÝ LỚ P KV

Mở các lớ  p cử tuyển,gọi tắt là KV (khu vực) là một chủ tr ươ ng của Nhà nướ c nhằm đào tạo cán bộ cho các vùngnúi và hải đảo.Sinh viên vào tr ườ ng không phải thi màđượ c địa phươ ng xét tuyển theo chỉ tiêu,tr ườ ng chỉ biết tiế pnhận và đào tạo.

Quản lý và giảng dạy các lớ  p KV là việc làm vất vả nênkhông khoa nào muốn nhận.Đã có lúc tôi bàn vớ i ban giámhiệu thành lậ p riêng một bộ phận chuyên trách KV nhưngkhông đượ c tán thành . Nhà tr ườ ng đành lần lượ t giao chomỗi khoa quản lý một vài lớ  p, riêng khoa Xây dựng đượ cmiễn vì số s/v đã quá đông.Trong một lần họ p tôi nghe cácchủ nhiệm khoa khác phàn nàn về KV, tôi cho r ằng các anhấy chưa biết cách quản lý.Thế là các anh quay lại tấn công

tôi, cho tôi là không tr ực tiế p làm nên không biết và chỉ nóisuông, thử nhận một vài lớ  p xem sao.

Tr ướ c đó tôi đã có suy ngh ĩ và vài lần trao đổi vớ i anhĐỗ Hửu Ngh ĩ a về biện pháp có hiệu quả trong việc quản lývà giảng dạy KV.Tôi cũng muốn thực thi các ý kiến đó nênđã nhận lờ i phụ trách vài lớ  p.Sau đó mớ i k ị p bàn vớ i cácanh Viên,anh Thành trong ban chủ nhiệm .May là khi nghetôi trình bày các anh đã nhất trí và quyết tâm làm tốt.Vào

quãng đầu năm 1994 chúng tôi bắt đầu nhận lớ  p KV7.Việc đón s/v mớ i và tổ chức tuần sinh hoạt đầu khóa

thườ ng chỉ do phòng QLSV phụ trách.Lần đón KV 7 tôiyêu cầu đượ c phối hợ   p ngay từ  đầu.Mấy ngày tr ướ c đóchúng tôi đã hội ý ban chủ nhiệm bàn các công việc cần

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 14/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  14

thiết.Chúng tôi muốn ngay từ đầu tạo cho sinh viên sự antâm,lòng phấn khở i và tin cậy,có quyết tâm học tậ p và tudưỡ ng,có tình yêu nghề và yêu tr ườ ng.Muốn vậy phải làmthật tốt việc đón tiế  p và tổ chức tuần sinh hoạt đầu khóacũng như việc giảng dạy các môn học.

Tr ướ c ngày đón tiế  p tôi đã nhờ  anh Chúc (tr ợ  lý củakhoa)xuống ký túc xá xem xét chỗ ở dành cho KV7,sau đótôi lại tr ực tiế p đến kiểm tra và bàn vớ i ban quản lý KTXmột số vấn đề.Tôi hình dung và tìm hiểu những khó khănvà lo lắng mà các s/v mớ i sẽ gặ p phải để có biện pháp giúphọ tránh lo sợ ,có đượ c cảm giác an toàn,tự tin.Hôm đóntiế p tôi đã nhờ  liên chi đoàn cử một số sinh viên các lớ  ptrên túc tr ực ở nơ i đón tiế p để dẫn đườ ng cho các bạn mớ i

đến về KTX,cũng như chuyện trò thân mật vớ i họ,giúp họ ổn định chỗ ăn ở ,hướ ng dẫn những điều cần thiết.Các s/vdẫn đườ ng này chủ yếu đượ c chọn trong số đã đượ c khoacấ p học bổng và hôm đó khoa cũng chi thêm một khoản bồidưỡ ng nho nhỏ. Việc này có lẽ là mở  đầu cho phong tràosinh viên tình nguyện tiế p sức mùa thi sau này(tôi biết làliên chi đoàn đã báo cáo thành tích này lên cấ p trên,từ đóđoàn các tr ườ ng rút kinh nghiệm,lậ  p ra các đội tình

nguyện).Tối hôm đó tôi đến KTX thăm hỏi và chúc mừng.Để động viên,chúng tôi bàn nhau tổ chức cho sinh viên

một ngày tham quan Hà nội và đặc biệt là viếng lăng BácHồ.Tôi chịu trách nhiệm báo cáo vớ i hiệu tr ưở ng và xinkinh phí, đ/c Thành lấy giấy giớ i thiệu lên gặ p ban quản lý

lăng xin cho một đoàn con em các dân tộc vào viếngBác,đ/c Sơ n tạm ứng tiền,thuê xe,tôi tr ực tiế p dẫn đoàn đicác nơ i vừa làm công tác tư tưở ng vừa làm hướ ng dẫn dulịch.Khi vào lăng,đoàn sắ p thành hai hàng, có hai cảnh vệ cầm vòng hoa ghi dòng chữ “đ oàn con em các dân t ộc

viế ng Bác”.Sau khi vào lăng viếng Bác và thăm nhà sàn,tôitậ p trung đoàn trong vườ n và nói : Nhờ công ơ n của Báccác anh chị em đượ c về Hà nội học tâp để tr ở thành các nhàxây dựng tươ ng lai,thầy muốn nhân dị p này chúng ta hứavớ i Bác sẽ cố gắng,chăm chỉ học tậ p và tu dưỡ ng để xứngđáng vớ i lòng mong ướ c và tin cậy của gia đình,của nhândân.Một bạn nào sẽ thay mặt các bạn nói lên lờ i hứanày.Các sinh viên r ất cảm động,nhìn nhau.Biết r ằng trong

hoàn cảnh này khó có đượ c một ngườ i dám tự đứng ra,tôinhìn lướ t qua các khuôn mặt và chỉ định một em,bảo thaymặt các bạn nói lên lờ i hứa chân thành,xuất phát tự  đáylòng.Không khí thật trang nghiêm và cảm động.Tôi đoánr ằng tối hôm đó sẽ có nhiều em viết thư cho gia đình k ể chuyện này và nó tr ở thành một k ỷ niệm khó quên.Tôi ngh ĩ  cách làm công tác tư tưở ng như vậy có tác dụng hơ n là việctậ p trung ở hội tr ườ ng để thuyết giảng đạo lý.

Để việc giảng dạy có hiệu quả,tránh lảng phí và đặc biệtlà tránh cho sinh viên chán nản vì không tiế  p thu k ị p bàihọc tôi cho r ằng k ế hoạch và nội dung các môn học phảiđượ c xuất phát từ trình độ thực tế của sinh viên.Để biếtđượ c trình độ tôi đã tự ra đề và chấm các bài kiểm tra toán

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 15/80

  15

và tiếng Việt.K ết quả cho biết trong lớ  p có khoảng 5,6 emtrung bình,còn lại là kém vá có vài em quá kém.Sau thờ igian đầu động viên tinh thần để có đượ c sự phấn khở i vàlòng quyết tâm,tôi chỉ ra con đườ ng khó khăn,gian khổ củaviệc học đại học,tôi huấn luyện phươ ng pháp học và tìm

cách cho học lại một số vấn đề của toán sơ cấ p để có kiếnthức cơ bản cấn thiết.Tôi tìm thầy có thể làm việc đó.Nhiềungườ i giớ i thiệu anh Đinh Văn Nghiệ p.Tôi đã gặ p anh,đề nghị anh giúp và bàn vớ i anh chươ ng trình cũng như cáchdạy cho có hiệu quả.

Tôi đã nghiên cứu, bàn bạc lậ p ra một chươ ng trình vàk ế hoạch tạm đượ c xem là phù hợ  p để thực hiện.Vớ i nhữngmôn học khó tôi thườ ng gă p gỡ ,trao đổi vớ i thầy phụ trách,

  bàn cách dạy sao cho có đượ c k ết quả mong muốn.Cũngmay là đối vớ i các lớ   p KV khoa có quyền r ộng rãi hơ ntrong việc lậ p k ế hoạch và điều hành.K ết quả KV7 đượ cđánh giá là lớ  p khá nhất trong khối KV.

Tôi đem chuyện quản lý KV7 trình bày vớ i ban giámhiệu và các chủ nhiệm khoa khác, mong tìm thấy sự đồngtình, nhưng các anh đều cho là tôi đã làm nhiều việc khôngcần thiết và ở  tr ườ ng này ngoài tôi ra không ai làm đượ c

như vậy.Vì thế mô hình KV7 như khoa Xây dựng đã làmcó lẽ chỉ xẩy ra một lần r ồi thôi.

Gần đây gặ p lại một số s/v cũ của KV7 (ra tr ườ ng gần10 năm), thấy họ làm đượ c việc và r ất nhớ  đến khoa, đếntr ườ ng,tôi r ất mừng

11- CẢI TIẾN CHƯƠ NG TRÌNH

 Nhiều ngườ i nhận thấy chươ ng trình ngành xây dựng làquá nặng nhưng r ất khó rút bớ t mà càng ngày càng cầnthêm vào các môn học mớ i làm cho càng nặng thêm.Từ tr ướ c tôi đã suy ngh ĩ  nhiều về việc cải tiến chươ ngtrình,bây giờ  làm chủ nhiệm khoa ,có điều kiện để thựchiện ý tưở ng.Tuy vậy một mình tôi không thể làm đượ c mà

 phải có sự tán thành của hội đồng khoa học,có sự ủng hộ của đông đảo cán bộ.Cần phải giải thích,vận động,thuyết

 phục,thảo luận .Ai cũng đồng ý cần cải tiến và việc đầu tiênlà rút bớ t số giờ các môn học hiện hành.Tuy vậy không có

 bộ môn nào tự giác rút bớ t, có môn còn đòi tăng thêm,chỉ nên rút các môn khác .Thật khó lắm thay.Đầu tiên tôi vậnđộng rút môn k ết cấu bêtông đượ c 15 tiết,vận động bỏ đồ án k ết cấu gỗ và rút bớ t giờ  nhưng không nhận đượ c sự nhất trí hoàn toàn,tôi đành theo ý kiến đa số của HĐKHquyết định cắt bỏ đồ án gỗ.May mà bộ môn vui vẽ chấ p

nhận,không có phản ứng gì.Năm sau tôi lại cắt tiế p giờ củamôn k ết cấu gỗ và cuối cùng nhậ  p vào vớ i môn gạch đáthành môn “k ết cấu gạch đá và gỗ”.Cắt giờ  của môn thicông khó hơ n nhiều vì gặ p phải sự phản ứng.Có cán bộ của

 bộ môn nói nhiều lần,ở  nhiều nơ i đại ý như sau “ Có

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 16/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  16

những ông chủ nhiệm khoa chẳng hiểu biết gì về chuyênmôn,chỉ cậy quyền để cắt bớ t giờ  của môn này,môn khácmột cách tùy tiện,không có một chút cơ  sở  khoa họcnào”.Tôi thừa biết là ám chỉ tôi nhưng đành làm thinh vìthấy quá khó để giải thích,thuyết phục.Phải nói tôi đã bỏ 

nhiều công sức để cải tiến chươ ng trình,đã cùng anh Nguyễn Lê Ninh làm đề tài nghiên cứu về l ĩ nh vực nàynhưng k ết quả không đượ c như mong muốn,lực cản là khámạnh và phần lớ n lại ở  trong HĐKH k ể cả trong một số giáo sư.Dù sao thì cũng đã có một số cải tiến.. Sau này códị p tôi đã đưa một số ý kiến giúp ngành xây dựng ở  Đạihọc Vinh làm k ế hoạch đào tạo .

Tôi thườ ng đọc các chuyện lịch sử và thấy r ằng phần

lớ n các nhà cải cách bị thất bại là do họ chưa biết hoặcchưa thể biến ý đồ cải cách thành nhận thức,tình cảm vànhu cầu của cấ p trên và của số đông.Các cải cách khi manglại lợ i ích cho một số này sẽ mang lại bất lợ i cho số khác,phải tìm cách dung hòa các lợ i ích là việc làm quákhó,vượ t qua đượ c sự chống đối cũng quá khó.

Không thành công lắm trong việc cải tiến chươ ng trìnhtôi xoay sang việc tìm cách hoàn thiện bộ giáo trình các

môn học Thực ra đây là việc của các thầy,các bộ môn.Tôichỉ làm nhiệm vụ động viên,thúc dục,tạo điều kiện và hỗ tr ợ .Do sự mách bảo của anh Nguyễn Lê Ninh tôi có đượ ckhoản hỗ tr ợ 100 triệu đồng từ trên Bộ Giáo dục để làm

việc này.K ết quả cũng chỉ ở mức đượ c Vụ đại học nghiệmthu và chấ p nhận.

12- LIÊN K ẾT ĐÀO TẠO

Việc liên k ết đào tạo bây giờ  đã thành phổ biến nhưngvào năm 1994 là còn r ất mớ i. Khoa Xây dựng là nơ i thíđiểm đầu tiên trong số các khoa .Thực ra ý đồ về liên k ếtkhông phải do chúng tôi đề xuất mà do Viện cơ học ứngdụng thành phố HCM của anh Nguyễn Xuân Hùng. Hai

 bên đã bàn bạc,ký hợ  p đồng về nguyên tắc và lậ p đề cươ nghợ  p tác vào tháng 11 năm 1994.Tôi phải lên Bộ xin phép

và làm các thủ tục.May nhờ  đượ c ngườ i quen giúp đỡ nêncũng giải quyết đượ c nhanh chóng.Tôi lại phải soạn ra quychế,đem thảo luận và thông qua ở  cả hai bên,sau đó tiếnhành tuyển sinh.Anh Nguyễn Quang Viên đã tr ực tiế p vàothành phố để chỉ đạo việc tuyển sinh. Các môn thi và đề thido chúng tôi quyết định.Ban đầu tôi có ý định dùng hìnhthức liên k ết này để thực hiện một số ý đồ về cải tiến việcđào tạo để rút kinh nghiệm,tuy vậy cũng chỉ thực hiện

đượ c tý chút vì gặ p phải quá nhiều khó khăn.Tôi có vàocông tác và dạy lớ  p này vài lần.Qua khảo sát thêm tìnhhình thấy r ằng không thể mở r ộng,không thể phát triển tốtđượ c nếu vẫn muốn bảo đảm chất lượ ng và hiệu quả.Đếnnăm 1997,theo yêu cầu của tr ườ ng chúng tôi chuyển lớ  p

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 17/80

  17

này sang cho anh Nguyễn Huy Thanh (lúc đó là khoa tạichức) quản lý.Tôi xem việc liên k ết như vậy là không đếnnỗi thất bại nhưng cũng không thành công như mong đợ i. 

13 ĐÀO TẠO BẰNG HAI VÀ SONG BẰNG

Bằng hai là khi ngườ i học đã có một bằng đại học ,naymuốn học chuyên ngành khác để đượ c nhận thêm một bằng

nữa.Song bằng là khi ngườ i học đang theo học một ngànhnào đó muốn học song song thêm một ngành khác.Từ 1994đã có chủ tr ươ ng của Bộ về đào tạo bằng hai và song bằngnhưng chưa có nơ i nào thực hiện. Có lẽ khoa Xây dựng làđơ n vị đầu tiên tổ chức làm thí điểm việc này.Sau khi bàn

 bạc thống nhất trong HĐKH,chúng tôi trình bày và xin phép ban giám hiệu.Lại phải chạy các thủ tục cần thiết ở  trên Bộ,biên soạn điều lệ,lậ p chươ ng trình chuẩn, quy định

các tiêu chuẩn tuyển sinh và thông báo tuyển sinh.Sau nửatháng chúng tôi nhận đượ c gần một tr ăm đơ n.Chúng tôikhông tổ chức thi nhưng yêu cầu mọi ngườ i phải qua mộtđợ t kiểm tra trình độ gồm các môn toán,vẽ k ỹ thuật và sức

 bền vật liệu.Ra đề,coi thi,chấm bài đều do ban chủ nhiệm

khoa đảm trách.Môn vẽ và sức bền chỉ hỏi những điều r ấtcơ bản,môn toán chủ yếu là toán sơ  cấ p.Thế mà hơ n một

 phần ba các k ỹ sư (đã có bằng) không làm đượ c.Chúng tôi phân loại.Ngườ i nào tr ượ t cả 3 môn hoặc chỉ tr ượ t 2 mônnhưng đều dướ i 2 điểm thì không nhận,ngoài ra ai tr ượ t

môn nào thì bắt buộc phải học bổ túc môn đó mặc dù họ đãhọc,đã thi và có điểm trên trung bình ở   đại học.Tôi dạytoán, đ/cThành dạy sức bền, đ/c Viên dạy vẽ.Việc dạy vẽ và sức bền không có chuyện gì xẩy ra.Riêng việc dạy toáncó gặ p phải sự thắc mắc của vài ngườ i, may mà giải thíchđượ c (chuyện này xin k ể sau).

Để tổ chức các lớ  p học phải xét k ỹ từng hồ sơ ,quyếtđịnh các môn học cho từng ngườ i.R ồi thu tiền,mở lớ  p ,mờ i

thầy,theo dõi ,tổ chức thi,làm đồ án,xử lý,các thủ tục tàichính…,nói chung là khá vất vả.Việc đào tạo bằng hai diễnra thuận lợ i,có k ết quả tốt.Ban đầu tr ườ ng còn để cho khoaquàn lý,vài năm sau khi mọi việc đã vào nề nế p tr ườ ng thuvề để giao cho phòng đào tạo quản (lúc đó tôi đã về hưu)

Sau khi tạm ổn các lớ  p bằng hai chúng tôi xúc tiến đàotạo song bằng cho sinh viên đang học các ngành khác trongtr ườ ng.Cũng lại phải làm quy chế,xét duyệt như  đối vớ i

 bằng hai và có phần chặt chẽ hơ n.Các môn học của song bằng thườ ng không mở lớ  p riêng mà gửi s/v vào học ở cáclớ   p chính khóa.Như vậy khoa quản một lúc bốn hệ  đàotạo,không những quản về chuyên môn mà quản cả tàichính.Điều này có làm cho một số ngườ i băn khoăn,nghi

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 18/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  18

ngờ .May mà mọi việc làm và thu chi của khoa r ất minh bạch, công khai,đúng thủ tục pháp lý nên không có chuyệngì r ắc r ối xẩy ra.

Cho đến nay (2008) việc đào tạo bằng hai và song bằngđã diễn ra đượ c 14 năm ,cũng mang lại lợ i ích cho một số 

ngườ i và cũng đang phát triển nhưng có lẽ ít ai biếtđượ c,nhớ  đượ c những ngườ i đầu tiên đã vượ t qua nhiều vấtvả để tạo lậ p ra nó.

14- TÌM CÁCH THÁO GỠ  

Bạn đã bao giờ bị xử lý oan sai chưa.Nếu chưa bị thì

thật là may mắn.Hồi còn bé tôi đã từng bị một số lần,mỗilần như vậy đều để lại nỗi uất hận.Đến nay thì tôi đã quênhết r ồi chứ tr ướ c đây mỗi lần nhớ lại là một lần đau xót. Vìthế khi đã là ngườ i lớ n, tôi cố tránh không gây ra oan saicho ngườ i khác (đặc biệt là cho tr ẻ con và sinh viên) .

Vào khoảng đầu năm 1994 anh Nguyễn Tấn Quý cho biết nhà tr ườ ng nhận đượ c công văn của UBND một huyệnyêu cầu tr ả s/v Võ về địa phươ ng vì khai gian lý lịch ,gia

đình và bản thân có những hành động mờ ám.Võ là s/v lớ  pKV7 do khoa Xây dựng đang quản lý.Có lẽ chỉ cần tôiđồng ý thì nhà tr ườ ng sẽ làm thủ tục tr ả sinh viên về địa

 phươ ng.Tôi bàn vớ i anh Quý là hãy thong thả để tôi điềutra xem sao,may ra có thể tránh đượ c oan sai.Tr ướ c hết tôi

nghiên cứu hồ sơ ,thấy tất cả đều rõ ràng và hợ  p lệ.Quyếtđịnh cử đi học là của UBND tỉnh,hồ sơ  đã qua các cấ p xãvà huyện.Tôi gọi s/v Võ lên gặ p,nói cho biết sự việc và yêucầu trình bày thật trung thực để tôi có thể tìm cách giúp đỡ  nếu đượ c.Sau khi nghe Võ k ể chuyện tôi phán đoán nguyên

nhân,có thể chỉ là do mâu thuẩn và thù ghét cá nhân màthôi, tôi bày cho Võ một vài mẹo để gỡ .Tôi bàn vớ i anhQuý làm công văn tr ả lờ i cho UBND huyện là nếu có đủ chứng cứ s/v man khai lý lịch thì chúng tôi sẵn sàng, nhanhchóng cho thôi học và tr ả về địa phươ ng, nhưng vì s/v dotỉnh cử đi nên bây giờ muốn chúng tôi tr ả về thì cũng cầncó yêu cầu chính thức của tỉnh,đề nghị huyện làm việc vớ itỉnh tr ướ c.

Chúng tôi bàn vớ i nhau nếu không có công văn của tỉnhthì chứng tỏ sự phán đoán của tôi là đúng và ta cứ lờ  đi làxong.Nếu có công văn của tỉnh chúng ta sẽ tính sau.K ết quả không có công văn nào của tỉnh,s/v Võ học hành khá,là mộtcán bộ tốt của lớ  p và của phong trào sinh viên, hiện tại là

  phó giám đốc một công ty xây dựng ở  Quảng Nam,Đà Nẵng.

15 – GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Dị p dân chủ bầu hiệu tr ưở ng năm 1992 có một câu hỏicho các ứng cử viên như sau : nếu có sự mâu thuẩn và kiện

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 19/80

  19

tụng giữa s/v và giáo viên thì hiệu tr ưở ng sẽ bênh vựcai?Câu tr ả lờ i đượ c mọi ngườ i lựa chọn là không bênh vực“ai” cả,mà tìm cách bảo vệ chân lý, giữ  đượ c công

 bằng.Trong nhiệm k ỳ chủ nhiệm khoa tôi đã gặ p một số tr ườ ng hợ  p như vậy.

Sinh viên Tuân là cán bộ lớ  p.Một hôm cậu ta có việc gìđó vớ i giáo vụ nên tranh thủ giờ nghỉ giải lao xuống văn

 phòng khoa.Không may khi vào lớ  p tr ể mất mấy phút.Màlà giờ của thầy Nguyễn,một thầy giáo trong khoa, nổi tiếngvì thỉnh thoảng có những việc khác ngườ i.Tr ướ c đấy có lầnthầy đã tuyên bố không chấ p nhận s/v vào lớ  p chậm,thầy làngườ i vào lớ   p cuối cùng,thầy đã vào r ồi thì s/v nào đếnchậm không đượ c vào nữa.Thế mà hôm ấy không biết sao

Tuân lại vi phạm,cậu ta xin phép thầy để vào học.Thầy đãkhông cho mà còn mắng . Tuân thanh minh là cậu ta đượ cgiáo vụ khoa gọi lên giải quyết công việc của lớ   p chứ không phải cố ý đến chậm.Thế là thầy nổi nóng quátr ằng:anh dám cãi à !anh định đem khoa ra để dọa tôi à! Thế thì tôi sẽ không cho anh học tiế p môn này nữa,không chothi nữa.Sinh viên Tuân tái mặt,run sợ ,chẳng biết nói sao,vội lên gặ p tôi : thầy ơ i, xin thầy cứu em vớ i.Sau khi nghe

trình bày sự việc tôi hỏi cậu ta định nhờ  tôi cứu theo kiểunào. Tuân xin đượ c học môn này vớ i một lớ   p khác.Tôikhuyên thử đến gặ p riêng thầy,xin lỗi và xin thầy học tiế pxem sao.Tuân cho biết: không đượ c đâu thầy ơ i, trong sinhviên đồn đại là thầy Nguyễn này ghê lắm,đã nói gì là như 

đinh đóng cột, không thay đổi.Tôi động viên để s/v an tâmtr ở về học tiế p và nói r ằng tôi sẽ cố gắng thuyết phục thầy

 Nguyễn giúp.

Tôi ngh ĩ thầy Nguyễn dọa s/v như thế là quá đáng, nếuchỉ vì muốn trình bày lý do (thầy cho là cãi lại) mà bị đình

chỉ học là không đúng quy chế,vi phạm quyền dân chủ.Tôir ất muốn giúp thầy nhận ra thực chất sự việc và hòa giải.Lần thứ nhất gặ  p thầy,tôi hỏi để nghe k ể lại sự việc.Tôiđồng ý vớ i thầy cần giữ nghiêm túc k ỷ cươ ng nhưng góp ýlà không cho s/v học tiế  p là hơ i quá,thôi để tôi bảo s/vgặ  p,xin lỗi thầy và thầy cho qua.Thế nhưng thầy khôngchấ p nhận.Tiễn thầy tôi xin thầy suy ngh ĩ thêm và hẹn hômsau trao đổi tiế p.Tôi biết thầy Nguyễn thực chất là tốt,r ất

coi tr ọng nguyên tắc vì vậy phải k ết hợ  p cả tình và lý mớ iđượ c .Hôm sau tôi đưa cho thầy xem quy chế về xử lý k ỷ luật sinh viên,nói r ằng giữ k ỷ cươ ng là đúng nhưng k ỷ luậts/v phải theo quy chế,nếu làm sai,s/v không những cóquyền khiếu nại lên tr ườ ng,lên bộ mà còn có thể đưa ra báochí,công luận.Tôi khuyên thầy bớ t tự ái mà dẹ  p chuyệnnày đi chứ để chuyện này to ra thì uy tín cả của thầy và củakhoa đều bị sứt mẻ.Các anh Thành, anh Viên trong BCN

khoa cũng khuyên can thêm. Thế là lần này nhân vật nổitiếng vui vẻ nghe theo lẽ phải.

CAN THIÊP VÀO CHUYỆN THI

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 20/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  20

Tôi r ất quan tâm đến k ỷ cươ ng trong việc tổ chức thimôn học, ngh ĩ  r ằng giữ nghiêm k ỷ luật thi là một trongnhững biện pháp có hiệu quả đảm bảo chất lượ ng.Mỗi k ỳ thi khoa đều lậ p bảng theo dõi các môn thi,phân công

ngườ i đi kiểm tra, giám sát, nếu có gì vướ ng mắc cần k ị pthờ i xử lý.Đã hai lần tôi phải can thiệ p, xử lý.

Lấn thứ nhất là một bộ môn trong khoa.Khi tôi đến kiểmtra thấy lớ  p có trên 50 s/v ngồi chen chúc trong một phòng2 gian, ba ngườ i ngồi một bàn. Đây là một sự vi phạm nộiquy.Tôi hỏi các thầy coi thi tại sao lại như vậy. Các thầy

 bảo nơ i thi do phòng đào tạo sắ p xế  p,các thầy không cóquyền đổi.Tôi cho đó là sự chấ p hành quá máy móc,tại sao

không xin đổi sang phòng khác trong lúc xung quanh cònnhiều phòng tr ống.Trao đi đổi lại vài điều, các thầy khôngchịu nhận khuyết điểm và không chịu khắc phục sai sót.Tôihơ i bị tự ái và cũng muốn thực thi quyền lực nên đã lậ p

 biên bản vi phạm k ỷ luật thi và quyết định đình chỉ.Bộ môncó trách nhiệm tổ chức thi lại vào lúc khác.Sinh viên bị giảitán trong sự ngơ ngác.Việc này có nhiều cán bộ trong khoa

 biết,một số anh lớ n tuổi phê phán tôi là thiếu suy xét,quá

hung hăng.Ban đầu tôi cũng thấy mình làm thế là đúng để giữ k ỷ cươ ng nhưng sau ngh ĩ lại cũng thấy hơ i quá đáng,k ể ra nếu thật bình t ĩ nh sẽ tìm ra cách khác hay hơ n. Sau nàykhi đã về hưu tôi đã gặ p các thầy coi thi hôm đó thành thậtxin lỗi .

Lần thứ hai là môn ngoài khoa.Giữa học k ỳ tôi nhậnđượ c đơ n của tậ p thể lớ  p xin đổi giáo viên vì thầy giáo ấyvừa thiếu trách nhiệm vừa dạy r ất khó hiểu.Tôi đã trao đổivớ i tr ưở ng bộ môn xem có cách gì khắc phục không.Bộ môn cho biết việc đổi thầy là quá khó khăn.Bộ môn sẽ khắc

 phục bằng cách tr ướ c k ỳ thi sẽ cử một thầy khác đến phụ đạo vài buổi.Không hiểu sao vị thầy kia biết đượ c chuyệnvà dọa “sẽ cho biết tay”.Câu chuyện r ồi cũng qua đi, cả khoa và bộ môn đều quên mất chuyện thầy phụ đạo.

Hôm vừa thi xong môn học cán bộ lớ  p hớ t hãi đến tìm tôivà kêu than:Chết chúng em r ồi thầy ơ i,hôm nay thi mônhọc,đề thi toàn đánh đố và nhiều chỗ không đượ c học,các

 bạn giỏi trong lớ  p cũng nói chưa chắc đạt đượ c trung

 bình,còn đa số thì đã cầm chắc là tr ượ t, thầy xem có cách gìcứu các em không.Sau khi hỏi han cặn k ẽ, đặc biệt là hỏicác sinh viên khá, giỏi, tôi viết văn bản cho bộ môn yêu cầuniêm phong toàn bộ đề thi và bài làm,đề nghị kiểm tra,đánhgiá việc giảng dạy và ra đề thi.Nếu phát hiện thấy cóchuyện trù úm sinh viên thì hủy toàn bộ k ết quả thi,bộ môntổ chức phụ đạo và thi lại.Bộ môn đã làm theo đề nghị củakhoa,k ết quả là khá tốt.Đúng là chủ nhiệm khoa đã cứu một

 bàn thua trông thấy cho một lớ  p sinh viên K38.

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 21/80

  21

17 CHO SINH VIÊN BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong việc xét cho s/v bảo vệ đồ án tốt nghiệ p có mộtluật bất thành văn là hễ có một thầy hướ ng dẫn nào đókhông ký bản vẽ là s/v không đượ c bảo vệ, ngh ĩ a là bị đánhtr ượ t.Lúc chưa làm chủ nhiệm khoa tôi đã chứng kiếnnhiều tr ườ ng hợ   p như vậy,trong đó không ít bị xử lý oansai.Tôi tự nhắc nhủ là không để xẩy ra oan sai vì vậy khigặ p tr ườ ng hợ  p như thế tôi đã hết sức thận tr ọng. Tr ướ chết tôi tìm đọc các quy chế,quy định của Bộ,của tr ườ ng về 

làm và chấm đồ án thấy r ằng không có một điều nào như thế cả.Các khoa và bộ môn chỉ làm theo thói quen do mộtngườ i có uy tín nào đó đã đề ra tr ướ c đây.Tôi suy ngh ĩ  làngườ i đó có thể mớ i căn cứ vào một vài tr ườ ng hợ  p cụ thể mà chưa xét tớ i sự tổng quát.Tôi lại tìm đượ c một quy địnhtrong quy chế là khi có tranh chấ  p giữa thầy và trò về chuyên môn thì chủ nhiệm khoa có quyền phân xử.

 Năm 1995 gặ p tr ườ ng hợ  p đầu tiên.Hai s/v không đượ c

thầy hướ ng dẫn phụ ký.Sau khi tìm hiểu k ỹ càng từ cả thầyvà trò, đặc biệt là trao đổi vớ i thầy hướ ng dẫn chính, tôithấy lỗi của s/v có thể tha thứ đượ c nên đã thuyết phục để thầy ký.Tuy vậy chỉ có một thấy đồng ý ký,nói là nể lờ i chủ nhiệm khoa, còn một thầy vẫn không ký,bảo là tùy khoa xử 

lý.Tôi đã hội ý ban chủ nhiệm .Các anh Viên và Thànhcũng hơ i do dự, không ủng hộ,cũng không phản đối, nóir ằng chủ nhiệm khoa thấy đúng thì tự quyết định và tự chịutrách nhiệm.Thế là tôi đã cho sinh viên bảo vệ đồng thờ ilưu ý hội đồng về tình huống thầy hướ ng dẫn phụ không ký

 bản vẽ.Sau việc này tôi nhận đượ c hai luồng dư luận trái ngượ c

nhau.Một bên cho tôi làm thế là đúng, tránh oan sai chos/v.Một bên phản đối, cho là tôi lợ i dụng chức quyền, coithườ ng các thầy,bênh s/v một cách vô lối.

 Năm 1996 gặ  p tr ườ ng hợ  p gay cấn hơ n là thầy hướ ngdẫn chính không ký . Tôi xem thì thấy đồ án thiết k ế hăngga máy bay do thầy Phạm hướ ng dẫn.Đồ án đượ c thể 

hiện r ất tốt cả phần thuyết minh và bản vẽ.Đặc biệt toàn bộ  bản vẽ đều đượ c thể hiện bằng máy tính.Bây giờ vẽ máy làchuyện thườ ng nhưng năm 1996 s/v chưa mấy ai làmđượ c.Tôi gọi s/v hỏi lý do,cậu ta tườ ng trình như sau : Thờ igian đầu em có gặ p thầy một số lần xin hướ ng dẫn,thầy đưara phươ ng án bảo em thực hiện.Nhưng em tìm thấy phươ ngán khác mà em cho là hay hơ n,em thích hơ n.Em trình bàyvớ i thầy và xin làm theo p/a mớ i nhưng thầy không đồng

ý.Thầy còn bảo nếu làm theo p/a cũ thì thầy hướ ng dẫn cònmuốn theo p/a mớ i thì k ệ em,tự mà làm lấy.Em ngh ĩ  tự mình có thể độc lậ  p làm đượ c đồ án nên không đến gặ pthầy nũa.Đến khi nộ p đồ án thầy không ký vớ i lý do khônghướ ng dẫn nên không ký.

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 22/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  22

Tôi lại gặ  p thầy Phạm.Thầy cũng trình bày đúng như thế.Tôi ngh ĩ  thầm: ta đang gặ p một s/v hoặc là giỏi,có bảnl ĩ nh,hoặc là có thủ  đoạn gian dối. Tôi tìm hiểu qua cácnguồn thông tin từ cán bộ lớ  p ,đoàn thanh niên thì thấynghiêng nhiều về ý thứ nhất, trong lúc một vài thầy lại

nghiêng về ý thứ hai, đặc biệt nghi ngờ các bản vẽ,cho r ằngs/v thuê mượ n chứ không tự vẽ.Tôi thấy việc kiểm tra nàyquá dễ. Tôi bảo s/v chở máy từ nhà đến,đặt tại văn phòngkhoa,mờ i một số thầy thành thạo autocad đến kiểm tra thựctế việc s/v thao tác trên máy.K ết quả kiểm tra r ất tốt.Hỏi ramớ i biết s/v đã chủ yếu tự học đượ c autocad ở nhà.Tự tôilại kiểm tra một số nội dung của đồ án,thấy s/v nắm khávững.Tôi ngh ĩ  thật là tuyệt vờ i,nếu có nhiều s/v như vậy,không cần thầy hướ ng dẫn vẫn làm đượ c đồ án thì đỡ  cho thầy biết mấy.Tôi công nhận thầy Phạm không ký cũnglà đúng, nhưng bộ môn vẫn nên sơ khảo và khoa sẽ cho s/v

 bảo vệ.Khi gỡ   đượ c các thủ tục này thì các hội đồng đãlàm việc xong và giải tán.Lại phải thành lậ p một hội đồngđặc biệt,các ủy viên do bộ môn đề cử để chấm.Tôi nhờ anhViên theo dõi việc này.Bảo vệ xong anh Viên cho tôi biếtđúng là s/v giỏi thật.Trong lúc khoa đang giải quyết sự việcthì phần lớ n s/v khóa 36 hồi hộ p theo dõi.Khi đã có k ết quả 

nhiều ngườ i reo mừng và cho là khoa đã làm đượ c một việchiếm thấy.

Gần đây tôi gặ p một s/v cũ tại văn phòng khoa,sau khichào , cậu ta hỏi : thầy có nhớ em không.Tôi tr ả lờ i theo

 phép lịch sự là có nhớ qua loa,thực tình tôi chẳng nhớ  têncậu ta,chỉ loáng thoáng nhớ mặt đã gặ p đâu đó.Cậu ta nói:chắc thầy quên em r ồi,em là Tr ườ ng,thằng Tr ườ ng khóa 36mà thầy đã đặc cách cho bảo vệ  đồ án tốt nghiệ p đề tàihăngga.Đến lúc đó tôi mớ i thật nhớ ra.

Một tr ườ ng hợ  p đặc biệt là s/v con em trong tr ườ ng,làmxong đồ án ,đã đượ c các thầy ký r ồi,chuẩn bị bảo vệ thì

 phát bệnh tâm thần nên phải dừng lại.Đến khi bệnh thuyêngiảm gia đình xin khoa cho bảo vệ,may ra nhờ việc đó màchữa đượ c lành bệnh.Tôi băn khoăn mãi.Cuối cùng tôiđồng ý vớ i điều kiện gia đình xin đượ c giấy xác nhận của ytế đã khỏi bệnh.Cũng may việc này đượ c sự nhất trí của

 ban chủ nhiệm.Thế là tôi lậ p hội đồng cho bảo vệ . Việc

này cũng gây ra hai luồng dư luận khác nhau.Một phía chosự giải quyết của khoa như vậy là có tình và không sai về lý.Một vài ngườ i cho là khoa bất chấ p cả lẽ phải, cho mộtngườ i bị tâm thần bảo vệ tốt nghiệ  p và cấ p bằng là quáđáng.

18  - CÓ LẼ ĐANG BỊ THỬ THÁCH

Trong số sinh viên tôi có tín nhiệm và thân thiện vớ i cậuVũ,là phó bí thư liên chi đoàn,vừa là chủ tịch Hội sinhviên. Thầy trò thườ ng tâm sự,bàn bạc vớ i nhau nhiềuviệc.Nhiều cán bộ trong khoa biết chuyện đó.Một hôm Vũ 

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 23/80

  23

gặ  p tôi trình bày việc như sau:Lớ   p thi một môn trongkhoa.Các thầy coi thi tuy có nhắc nhủ không đượ c quaycóp nhưng thực tế lại để cho s/v quay thoải mái,từ chỗ banđầu còn lén lút đến công khai,rõ ràng các thầy thấy cả màkhông làm gì.Khoảng giữa buổi em thấy có chỗ nhớ không

đượ c chắc chắn nên giở vở  ra xem,ngh ĩ  r ằng các thầy chỉ nhắc cho có chuyện thế thôi.Không ngờ em vừa xem đượ cvài giòng thì bị bắt,bị lậ p biên bản,bị hủy bài thi.Thế là họck ỳ này….,thầy xem có cách gí giúp em gỡ  chuyện nàykhông.

Tôi đoán ý đồ các thầy và nói cho Vũ biết: Có lẽ cácthầy không ghét gì cậu đâu mà đang muốn thử thách tớ  đấythôi, qua một số việc làm của tớ một số thầy tưở ng nhầm là

tớ  thích bênh vực s/v, lại thấy tớ có quan hệ thân thiết vớ icậu nên tạo ra tình huống để thử thách, xem trong tr ườ nghợ  p này tớ sẽ can thiệ p thế nào.

Thầy trò trao đổi và đoán có lẽ thế thật, nếu như vậy màtôi có ý kiến gì thì sẽ không hay.Thôi thì hãy xem đây làmột bài học cuộc sống, phải tr ả học phí, rút kinh nghiệm để học khôn, lo mà học cho tử tế để thi lại.

Sau khi Vũ tốt nghiệ  p, tr ườ ng muốn giữ lại nhưng phát

hiện thấy trong quá trình học có 1 lần vi phạm k ỷ luật thinên thôi.Trong khi học đại học Vũ chưa biết tiếng Pháp,vừalàm vừa học thêm và hiện đang làm luận văn tiến s ĩ  ở Pháp.

19- SUÝT BỊ THANH TRA TÀI CHÍNH

Trên chuyến tàu Hải phòng ngườ i bán bánh giò bóc

 bánh đưa cho tôi và nói r ằng của bác ngồi ở kia mờ i.Theotay chỉ tôi nhận ra QH,thầy giáo trong khoa và là sinh viêncũ  của khoa.Trong thờ i gian QH làm ngiên cứu sinh ở  Đông Âu tôi có đến chơ i,đó là dị p tôi đang làm chuyên giaở Angiêri,đượ c nghỉ đông,đi lang thang một số nướ c.QHđã đón tiế p nhiệt tình,chu đáo theo tình ngh ĩ a thầy trò.

Ăn bánh xong tôi đến ngồi chuyện trò.QH tâm sự:hồimớ i ở nướ c ngoài về, thấy thầy làm chủ nhiệm khoa em có

ý lo,không biết hồi đón thầy ở   Đông Âu có gì sơ  suấtkhông, nếu thầy để ý và bây giờ có điều kiện để trách mắngthì nguy.Tôi cườ i xòa mà nói r ằng tớ  đâu phải là loại ngườ inhư vậy.QH nói tiế p: càng tiế p xúc nhiều mớ i thấy rõ thầylà ngườ i tử tế,thế mà có lúc em đã suýt xúc phạm.Ấy làthờ i làm công đoàn,có vài ngườ i đã gặ p em,tỏ ý nghi ngờ  chủ nhiệm khoa trong vấn đề tài chính,đề nghị công đoàn

 phối hợ  p thanh tra nhân dân tiến hành kiểm tra.Chúng emđã họ p,trao đổi vài lần nhưng không thấy có biểu hiện gì rõràng nên không dám phạm thượ ng.Tôi nói may quá.Nếu cóthanh tra thì chẳng tìm ra gì ngoài việc BCN khoa đã r ấtminh bạch và chặt chẽ về tài chính.May cho cả tớ và cáccậu vì bị thanh tra thì tr ướ c hết tớ mang tiếng,đến khi thanh

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 24/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  24

tra không có gì thì các cậu mang tiếng.May mà tỉnh táotránh đượ c một vài ý kiến có tính chất ly gián.Ly gián làmột mưu k ế hiểm nhưng chỉ những cao thủ mớ i dùng đượ cthành công và cũng chỉ có một số ít đại nhân mớ i tránhkhỏi.

Có một lúc lóe lên ý ngh ĩ hỏi xem những ngườ i nào đãcó các ý trên nhưng lậ p tức xóa bỏ ngay vì thấy r ằng hỏinhư thế sẽ mang lại cái hại nhiều hơ n cái đượ c .

 Nhiều ngườ i thấy tôi thỉnh thoảng nói năng bổ bã và làmnhững việc ít ngườ i dám làm cứ tưở ng tôi thích làm việctheo ý đồ cá nhân,độc đoán,vô nguyên tắc.Thật ra tôi tự nhủ là vớ i mọi việc công tr ướ c hết phải tuân thủ đúng cácluật lệ,các quy chế.Vì thế mà tôi đã nghiên cứu r ất k ỹ,thuộc

lòng các điều khoản có liên quan đến công việc.Tôi thườ ngnhắc nhỡ : Đã đư a đế n  tr ướ c cử a công,ngoài thì là lý song 

 song là tình.Làm việc công phải đưa lý lên trên hết.Riêngchuyện tài chính tôi càng thận tr ọng.Quỹ của khoa chúngtôi giao cô Khanh giữ,thu chi,chứng từ,sổ sách minh

 bạch.Thu chi của bằng hai và song bằng giao đ/c Thànhquản lý,đ/c Viên kiểm tra.Thanh toán khoản 100 triệu đề tàicủa Bộ cấ p tôi và anh Súy phòng tài vụ đã rà soát tất cả 

chứng từ, tất cả đều hợ  p lệ .Dù sao tránh đượ c việc bị thanh tra cũng là một điều

may mắn

20  ĐI HỌC ĐỂ VỀ DẠY LẠI CAO HỌC

Từ 1992 việc đào tạo cao học đượ c mở  r ộng.Trong

chươ ng trình phần cứng do Bộ quy định có môn “phươ ng pháp luận nghiên cứu khoa học” và môn “lý luận dạy đạihọc”.Đây là những môn tr ườ ng ta không có thầy,phải mờ ingoài.Tôi thấy đây là hai môn r ất hay nên đã theo học mộtsố buổi,càng học tôi càng thích thú.Tôi cũng thấy việc mờ ithầy ngoài làm cho tr ườ ng bị  động và hiệu quả khôngcao.Tôi quyết tâm đi học,nắm vững hai môn này để có thể dạy đượ c,giúp tr ườ ng giải quyết khó khăn,giúp học viênhọc tậ  p có hiệu quả hơ n.Tôi đem ý đồ bàn vớ i anh LâmQuang Cườ ng,chủ nhiệm khoa sau đại học và hiệu tr ưở ng

 Nguyễn Văn Chọn.Đượ c các anh tán thành và cổ vũ tôi lậ pmột dự án thực hiện trong hai năm.Trong lúc vẫn làm đầyđủ mọi công việc bình thườ ng,tôi tranh thủ  đi khắ  p cáctr ườ ng từ Bắc chí Nam có ngườ i dạy hai môn trên để họchỏi ,trao đổi,thu thậ p chươ ng trình,tài liệu. Tôi làm báo cáogửi lên Bộ và xin đăng ký dạy các môn này tại tr ườ ng.Bộ đã đồng ý và ra quyết định công nhận, kiểu như là cấ p giấy

 phép hành nghề .Từ đó tôi dạy hai môn trên ở tr ườ ng và dần dần các nơ i

khác biết đến nên cũng mờ i dạy.Tôi đã dạy ở  các tr ườ ngđại học Thủy lợ i, Kiến trúc,Lâm nghiệ p,Thươ ng mại,Y

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 25/80

  25

khoa Hà nội,cục Khí tượ ng thủy văn.Dạy ở  đâu tôi đều bỏ công tìm hiểu chuyên môn và khoa học của ngành đó để cóđượ c những thí dụ và vận dụng thực tế,làm cho bài giảngsinh động và ngườ i học thích thú.

Thực ra nhận dạy hai môn này tôi cũng có ý định kiếm

thêm cái cần câu cơ m.Tôi chọn làm một việc nhu cầu đangnhiều mà nguồn cung thì ít.Trong lúc các thầy khác kiếmviệc làm thêm bằng thiết k ế hoặc thi công,tôi làm thêm

 bằng dạy học.Càng dạy tôi càng thích thú ,càng say sưa vì phát hiện ra nhiều điều bổ ích.Nhiều học viên nhận xét nộidung và phươ ng pháp dạy của tôi thật tuyệt vờ i, môn họcthật sự có giá tr ị.Thế nhưng tôi hành nghề có hiệu quả chỉ trong vài năm, sau đó nhiều tr ườ ng yêu cầu bỏ môn học

này vì họ không tìm đượ c thầy dạy có chất lượ ng.Thế là Bộ đồng ý cho các tr ườ ng tùy ý sắ p xế p.Từ chỗ hai môn cóthờ i lượ ng 2x45=90 tiết,tr ườ ng ta giữ lại 25 tiết cho PPluận NCKH đại cươ ng và 20 tiết cho PPNCKH chuyênngành. Gần đây lại bỏ luôn phần đại cươ ng và chỉ giữ lại

 phần chuyên ngành.Thế là công lao kiếm đượ c chiếccần,chỉ câu đượ c vài vụ nay đành gác lại.Tuy vậy cứ theoBật Tử Tiện thì học và dạy hai môn này tôi đã không mất gìmà đượ c r ất nhiều thứ.Cái đượ c nhất là đã đem phươ ng

 pháp,đạo lý và nhiệt tình truyền cho hàng ngàn ngườ i,để lạitrong lòng họ những k ỷ niệm tốt đẹ p về một ngườ i thầy yêunghề và yêu ngườ i.

21  CÁC CUỘC KHẨU CHIẾN

Viết là “ khẩu chiến” cho có vẻ quan tr ọng, thực ra chỉ là những trao đổi nhằm tự bảo vệ ý kiến hoặc việc làm khi

 bị ngườ i khác hiểu nhầm .

Thứ nhất là vớ i ban giám hiệu. Tôi đã nhiều lần dựa vàoquy chế và quyền hạn mà giải quyết cho s/v một số việc màkhông xin phép BGH, trong lúc các chủ nhiệm khác khônglàm như vậy.Việc này làm cho có sự vênh ở các khoa, chủ yếu là quyền lợ i của s/v khi bị lưu ban.Cũng một quyền đómà ở khoa Xây dựng s/v đượ c hưở ng còn các khoa khác thìkhông.Một vài phụ huynh s/v ở các khoa phản ảnh và khiếunại lên BGH. Ông hiệu phó phụ trách đào tạo cho là tôi làmliều, làm sai nên mờ i lên hỏi cho ra nhẽ.Tôi trình bày chínhcác khoa khác làm chưa đúng quy chế chứ không phải tôilàm sai . Tôi làm như vậy là đã dựa vào những điều sau đâycủa quy chế.Thế là tôi đọc vanh vách nội dung các điềuđó.Hơ i bị đuối lý, hiệu phó nói : Vẫn biết quy chế là thế nhưng khoa làm việc gì cũng nên báo cáo và xin ý kiến củaBGH để cho công việc đượ c tiến hành tốt hơ n.

Chẳng biết từ đâu, trong lúc chúng tôi đang trao đổi thấyxuất hiện cả hiệu tr ưở ng và bí thư đảng ủy,chắc các anh lochúng tôi có việc gì đó cãi nhau.

Tôi nói:tôi làm việc tr ướ c hết là theo đúng quy chế vànhững quy định bằng văn bản của tr ườ ng,nếu tôi làm sai

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 26/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  26

điều gì xin các anh cứ k ỷ luật.Tôi ngh ĩ  các anh cần cónhững cán bộ có khả năng độc lậ p giải quyết công việc,dámlàm,dám chịu trách nhiệm,như thế sẽ  đỡ  vất vả cho cácanh,còn các anh muốn có cán bộ việc gì cũng phải xin ýkiến thi tôi e r ằng minh không xứng đáng.Nếu các anh

thích có ngườ i xin ý kiến thì từ ngày mai tôi sẽ để s/v lêngặ p các anh,tôi chỉ sợ các anh không có đủ thì giờ .

  Nghe vậy anh Chọn cườ i xuề xòa: Thôi mà, anh thấyviệc gì đúng,có lợ i cho tr ườ ng, cho s/v thì làm, đừng để chúng tôi mang tiếng là đượ c.

Thứ hai là chuyện tôi dạy toán cho học viên bằnghai.Trong một buổi giao ban anh Đào ở bộ môn toán thắcmắc vớ i BGH: Ở tr ườ ng này bộ môn nào dạy môn gì đã có

quy định rõ ràng, thế mà có thầy không phải bộ môn toánlại tổ chức dạy toán, việc đó BGH có biết và có cho phépkhông?

Không để mất thì giờ , tôi hỏi: ngườ i anh nói đến là tôihay ngườ i khác,nếu đúng là tôi thì để tôi tự tr ả lờ i.Anh Đàoxác nhận đúng như vậy.

Tôi chất vấn tr ở  lại: anh nghe như thế vậy đã tìm hiểu,xác minh xem tôi dạy toán gì và dạy cho ai chưa?Tôi trình

 bày sự việc và nói rõ tôi dạy bổ túc cho học viên bằng 2một số toán cần thiết để học các môn k ỹ thuật xây dựng Tôicó đủ quyền và khả năng làm việc đó, không đụng chạm gì

tớ i bộ môn toán. Anh Đào nghe vậy đã nói lờ i xin lỗi là đãhơ i vội vàng .

Thứ ba là chuyện tôi dạy môn PP luận NCKH và lý luậndạy học.Lần này là ở hội đồng khoa học tr ườ ng, ngườ i thắcmắc và yêu cầu hiệu tr ưở ng tr ả lờ i là giáo sư Lê . Lậ p luận

của anh Lê là không phải ai muốn dạy gì cũng đượ c mà phải học hành nghiêm túc,có chuyên môn vững vàng.Lầnnày anh Chọn tr ả lờ i tr ướ c,anh k ể lại dự án ,sự chuẩn bị củatôi và sự cho phép của Bộ.Nhưng có vẻ anh Lê chưa hàilòng,tôi buộc phải lên tiếng tự bảo vệ.Tôi nói : Thưa anhLê,anh vớ i tôi thì có lạ gì nhau,khi anh nghe ngườ i ta nóivề tôi thì tại sao anh không gặ p hoặc điện thoại cho tôi để hỏi cho ra nhẽ,cần gì phải chờ   đến cuộc họ p của

HĐKH.Hoặc anh gặ p các học viên cao học hỏi xem tôi đãdạy những gì và như thế nào.Thưa anh, tôi vì thích thú cácmôn này và cũng để giúp tr ườ ng giải quyết khó khăn mà đã

 bỏ ra hơ n hai năm tr ờ i tầm sư học đạo.Có phải tự nhiên tôivác nợ vào thân đâu.Kiến thức của ngườ i ta, có phải chỉ cónhà tr ườ ng chính quy,học theo lớ  p,đượ c cấ p bằng mớ iđượ c công nhận,còn tự học thì không.Nếu HĐKH còn nghingờ kiến thức của tôi trong các l ĩ nh vực trên xin các anh tổ chức kiểm tra,tôi xin chấ p nhận đượ c kiểm tra, không than

 phiền gì cả.

Thấy tôi tự tin như vậy và lậ p luận cũng nghe đượ c GSLê mớ i yên lòng.Tôi biết anh Lê cũng chỉ vì muốn bảo vệ sự nghiêm túc và uy tín của tr ườ ng mà thắc mắc vậy thôi

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 27/80

  27

chứ anh không ghét bỏ gì tôi , mục đích và tấm lòng củaanh là trong sáng, tiếc r ằng cách làm hơ i vội.

Thứ tư là chuyện ngồi lên bàn.Hôm đó họ  p giao ban.Gần cuối buổi anh Quý hiệu phó có nhắc : Ở tr ườ ng tađang có một số thầy giáo ngồi lên bàn s/v, trong đó nghe

nói có cả giáo sư,việc này cần chấn chỉnh,đề nghị các khoaquan tâm.Tôi biết mình đang bị phê phán nên vội đứng dậy

  phát biểu:Thưa hội nghị, giáo sư mà anh Quý nói làtôi,ngoài tôi ra không biết có ai dám ngồi lên bàn nữa haykhông.Nhưng tôi ngh ĩ  đó là việc làm hợ  p lý.Trong việc nàyđáng phê phán không phải là tôi mà chính là BGH. Nghetôi phản pháo cả hội nghị ngạc nhiên lắng nghe lậ p luận.Tôi nói tiế p: Trong toàn bộ nhà H1 không có một cái ghế 

nào cho thầy giáo. Tr ườ ng ta nghèo đến vậy sao hay cácanh thấy là không cần, là lảng phí. Việc này đã có lần tôilưu ý vớ i BGH nhưng không ai quan tâm.Vớ i các thầy tr ẻ thì không sao còn vớ i các thầy già nhu cầu đượ c ngồi là r ấtchính đáng.Đứng giảng bài 3 tiết lại đi bộ từ cuối nhà đến

 phòng nghỉ,uống hớ  p nướ c,ngồi đượ c tý xíu r ồi đi bộ tr ở lạiquảng đườ ng dài,không biết các giáo sư khác chịu đựngđượ c như thế nào chứ tôi quá mỏi chân,đứng lâu e bị quỵ Mà các anh có biết chuyện một giáo sư của tr ườ ng ta bị ngãngay trên bục giảng chưa nhỉ. Mỏi chân quá thì phảingồi,tôi hỏi các anh ngồi vào đâu.Tôi đưa ra 3 phươ ng ánđể lựa chọn: ngồi lên bệ lát gạch,lên ghế s/v và lên bàn.Saukhi phân tích,so sánh tôi thấy ngồi lên bàn là hay hơ n

cả,tuy có hơ i chướ ng mắt một tý đối vớ i ngườ i ngoài vìchưa quen nhưng hiệu quả lờ i giảng là cao hơ n,mà tôi chỉ thỉnh thoảng ngồi ghé một tý chẳng thể làm hư hỏng

 bàn.Nếu trong lớ  p có ghế đàng hoàng mà tôi ngồi lên bàntôi xin chịu sự phê bình,đàng này tôi bị bắt buộc phải dùng

 biện pháp tình thế để khắc phục khó khăn,tôi ngh ĩ có dũngcảm mớ i làm đượ c như vậy.

Không có ai bình luận gì thêm, hội nghị chuyển sang bàn việc khác

Tôi ngh ĩ nếu hôm đó tôi không có mặt để tự bênh vựcthì đã bị phê phán một cách oan uổng .

22 - KHÔNG HỎI LÝ DO

Thỉnh thoảng cán bộ và s/v gặ  p chủ nhiệm khoa xinnghỉ vài ngày.Mỗi lần như vậy tôi dặn làm một giấy xin

 phép,tôi ký vào r ồi đem cất đi để lỡ  ra sau này có ai thắcmắc gì còn có bằng chứng,tránh việc khẩu thiệt vô

 bằng,trong giấy tôi chỉ yêu cầu ghi rõ thờ i gian và đi đâumà không cần nêu lý do nếu là việc riêng.Điều này làm một

số ngườ i vui thích và ngạc nhiên.Có ngườ i hỏi tại sao tôikhông quan tâm đến lý do trong khi nhiều thủ tr ưở ng khácr ất chú ý tớ i.Tôi tr ả lờ i là biết để làm gì,có bao nhiêu phầntr ăm nói thật,bao nhiêu sẽ nêu lý do giả dối.Hỏi lý do nhiềulúc chỉ khuyến khích ngườ i ta dối trá.

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 28/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  28

Không hỏi lý do, đó là bài tôi học đượ c từ hồi làmchuyên gia ở  Angiêri.Hồi năm 1998 anh Nguyễn XuânĐặng( lãnh đạo chuyên gia của sứ quán) chỉ thị cho đơ n vị chúng tôi cử ngườ i sang Tiệ p làm một việc có tính chất nội

 bộ.Đơ n vị cử tôi lãnh trách nhiệm ấy. Đang giữa học k ỳ,

 phải xin phép hiệu tr ưở ng.Ông này ngườ i Angiêri. Để xin phép phải có lý do.Thế là các cốt cán của đơ n vị ngồi lạivớ i nhau để bịa ra lý do có thể chấ p nhận đượ c,chỉ khôngnói ra lý do thật.Dự buổi hôm đó có tôi và các anh Lê VănThưở ng,Nguyễn Lê Ninh, Dươ ng Học Hải,Lê ĐứcThắng,Ngô Phú An…Bàn bạc một lúc r ồi cũng thống nhấtđượ c lý do bịa đặt để phổ biến cho đơ n vị đề phòng có aihỏi tớ i và quan tr ọng là để trình bày khi làm thủ tục xin

 phép.Thế nhưng khi tôi và anh Ninh gặ  p hiệu tr ưở ng để trình bày ông ta không hề hỏi một tí nào về lý do.Ông chỉ hỏi tôi đã nhờ  ngườ i dạy thay chưa, tôi chỉ vào anh

 Ninh,thế là ông an tâm và hỏi có cần ông giúp đỡ gì thêmkhông.Không hỏi lý do,đối vớ i tôi thật là một bài học quýgiá.Không những đối vớ i cán bộ, sinh viên mà nhiều khivớ i con cháu trong nhà tôi cũng không hỏi lý do.

23- KHÔNG LÀM TRIỂN LÃM

Năm 1996 k ỷ niệm 40 năm đào tạo và 30 năm thành lậ ptr ườ ng.BGH gợ i ý cho các khoa làm triển lãm để tuyêntruyền.Tôi thấy việc làm này là tốn kém,vất vả mà hiệu quả thấ p.Hơ n nữa vào thờ i điểm đó khoa Xây dựng đã có đượ c

vị thế,không cần phải tiế p thị và tuyên truyền.Ngh ĩ như thế nhưng nếu khoa không làm chắc sẽ bị điều tiếng.Để tránhr ắc r ối cho cá nhân tôi ngh ĩ  ra mẹo họ p hội đồng khoahọc,lấy ý kiến tậ  p thể không cần triển lãm. Tôi đã vậnđộng đượ c một số ý kiến ủng hộ và tin là ra hội nghị sẽ thuyết phục đượ c nhiều ngườ i theo ý mình.Tôi khai mạchội nghị vớ i mục đích bàn có nên làm triển lảm không vànói rõ ý kiến của tôi là không muốn làm vớ i một số lý

do.Thế nhưng lần đó tôi đã gặ  p nhiều ý kiến không tánthành, ngườ i đòi phải làm hăng hái nhất là anh Đoàn ĐịnhKiến.Cuối cùng phải lấy biểu quyết và tôi bị thiểu số.

Thế thì làm,và đã làm thì phải làm cho thật tốt, muốnvậy phải lậ p ra một ban chuyên lo việc này.Mọi ngườ i tánthành ý kiến đó.Tôi nói đáng ra tôi phải làm tr ưở ng bannhưng như mọi ngườ i đã chứng kiến tôi không thích thú gìviệc này, nếu tôi làm sẽ không tốt, tôi đề nghị cử anh Kiến

là ngườ i hăng hái nhất làm tr ưở ng ban,anh Kiến sẽ lên k ế hoạch,cần nhân lực và điều kiện gì khoa sẽ huy động để đáp ứng, mọi việc chuyên môn khác anh bàn giao chongườ i khác để tậ p trung làm tốt việc này, khối lượ ng công

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 29/80

  29

việc sẽ đượ c tính khi tổng k ết năm học.Mọi ngườ i đều tánthành đề nghị của tôi trong sự ngỡ ngàng của anh Kiến.

Tan cuộc họ  p anh Lều Thọ Trình giả làm bộ mặtnghiêm chỉ mặt tôi mà nói: Không ngờ mày là một thằngđểu.Nói xong anh cườ i xòa.Tôi bắt chặt tay anh và nói :

cám ơ n đại ca đã đánh giá đúng tiểu đệ.K ết quả khoa Xây dựng không làm đượ c triển lãm vì từ 

hôm đó tr ở   đi chẳng thấy anh Kiến nhắc nhủ gì còn tôicũng đượ c thể lờ luôn .Có ngườ i biết chuyện bảo tôi là nênhọ p HĐKH để kiểm điểm việc anh Kiến không làm tròntrách nhiệm, nhưng tôi thấy chẳng việc gì phải kiểmđiểm,không làm triển lãm đỡ ra đượ c bao thứ mà chẳng bị thiệt hại gì, mọi ngườ i tự rút ra kinh nghiệm và bài học cho

 bản thân mình là đủ.Thế mớ i biết xui ngườ i ta làm thì dễ còn tự mình làm thì có phần khó.

24 - KHÔNG VÀO ĐƯỢ C ĐẢNG ỦY

Trong đảng ủy tr ườ ng thườ ng có đại diện một số khoa .Xây dựng là khoa lớ n nên thườ ng có đảng ủy viên là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hoặc bí thư chi bộ.Đại hội Đảng bộ tr ườ ng năm 1993,đoàn đại biểu chi bộ giớ i thiệu một mìnhtôi vào danh sách bầu cử.Thế nhưng ra đại hội một đại biểu

ở   đâu đó lại giớ i thiệu thêm đ/c khác.Tôi biết một đơ n vị có hai ngườ i trong danh sách bầu cử thì phiếu dễ bị phântán và khó có ngườ i đạt đủ số phiếu trúng cử.Tôi thầm traođổi vớ i một đ/c ngồi cạnh,có ý muốn đ/c đó vận động đ/cvừa đượ c đề cử rút lui.Không biết việc vận động đã xẩy ra

như thế nào nhưng không thấy đ/c kia rút .Đã vậy thì tôixin rút,nói r ằng không nên để hai ngườ i trong cùng đơ nvị,cũng là để đánh động thử chơ i.Chủ tịch đoàn không chorút.K ết quả bầu như đã dự đoán,cả hai đều không trúng,tôituy có nhiều phiếu hơ n nhưng vẫn còn thiếu vài lá .Thế làlần đầu tiên trong nhiều năm,khoa lớ n nhất tr ườ ng khôngcó ngườ i trong đảng ủy.

Tôi muốn vào đảng ủy không phải để cho oai hoặc đượ c

tăng thêm quyền lực gì mà chỉ muốn đượ c đóng góp trí tuệ vào những việc lớ n của tr ườ ng ngay từ lúc sơ  khai,tr ướ ckhi đảng ủy ra nghị quyết.Không vào đượ c cũng là tại thờ ivận mà thôi.

Về chuyện đảng tôi có vài k ỷ niệm.Đó là hồi còn ở  Hươ ng canh, phần lớ n các giáo sư, tiến sỹ, tr ưở ng bộ môncòn ngoài đảng,tôi cũng ở  trong số đó. Trong một đại hộicông đoàn (1978), khi bàn về chủ đề xây dựng Đảng tôi có

  phát biểu như sau : Tôi ngh ĩ  ở  đâu đó đảng là của côngnông nhưng ở  trong tr ườ ng đại học,để làm đượ c vai tròlảnh đạo toàn diện thì đảng phải tậ p hợ  p đượ c đội ngũ tríthức,trong đảng phải có nhiều giáo sư,tiến sỹ,các thầy giáocốt cán về chuyên môn.Tôi đề nghị ban chấ  p hành công

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 30/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  30

đoàn giớ i thiệu những đoàn viên như thế cho đảng. Ý kiếnấy đượ c nhiều ngườ i tán thành .

Vài hôm sau tôi đượ c tiế  p anh Nguyễn Mậu Bành tạinhà,anh cho biết đượ c thườ ng vụ đảng ủy cử tớ i để trao đổivớ i tôi về việc đưa các GS-TS vào đảng.Hồi đó trong số 

GS-TS ngoài các anh đảng viên cựu trào như anh Sam,anhThưở ng,anh Đặng,anh Chọn,anh Bành,anh Đạt v.v…thìđàng cũng vừa k ết nạ p đượ c anh Chấn.Tôi có gặ p anh Chấntìm hiểu việc vào đảng của anh nhưng xem ra không có gìmớ i ,đáng để rút kinh nghiệm.

Tôi nói : Xin cám ơ n đảng ủy đã quan tâm đến lờ i phát biểu của tôi.Nếu đảng ủy muốn nghe những ý kiến của tôithì để tôi chuẩn bị thật chu đáo,khi nào các anh họ p đảng

ủy,gọi tôi lên,tôi xin khoảng 30 phút để trình bày cho cótr ướ c sau.Bây giờ  tôi chưa đượ c chuẩn bị,hơ n nữa nói vớ ianh,anh về trình bày lại e có gì bất tiện.Anh Bành đồng ýnhưng nói thêm : chỗ bạn bè thân quen, tôi cứ nói cho anhnghe một vài suy ngh ĩ cá nhân,coi như trao đổi ý kiến củanhững ngườ i bạn .Thôi thì ngh ĩ sao tôi nói vậy.

Tôi cho r ằng trong một thờ i gian dài một số cơ sở  đảnghơ i bị nhầm lẩn trong việc phát triển.Anh Bành ngạc nhiên

và yêu cầu giải thích.Tôi nói:Tuy tôi chưa vào đảng nhưngcũng biết các việc làm của chi bộ khi xét k ết nạ p đảngviên.Đó là: xem xét trong số quần chúng ai có tinh thần

 phấn đấu thì đưa vào diện cảm tình,cử đảng viên theo dõi,giúp đỡ , r ồi đưa lên diện đối tượ ng, cho đi học vài lớ  p bồi

dưỡ ng lý luận, làm lý lịch và xác minh, làm đơ n,chi bộ họ pđể xét k ết nạ p.

Anh Bành cho biết đúng là như vậy và hỏi nhầm lẫn ở  chỗ nào.Tôi tr ả lờ i r ằng : Khi làm việc gì thườ ng ngườ i taxuất phát từ  điều kiện cần sau đó mớ i xét tớ i điều kiện

đủ.Thế mà trong phần lớ n tr ườ ng hợ  p các chi bộ chỉ chú ýnhiều đến điều kiện đủ, nào là xem quần chúng đó đã đạtđượ c các tiêu chuẩn chưa, còn thiếu cái gì, nào là cử đảngviên theo dõi, giúp đỡ ,giớ i thiệu v.v…Trong cả quá trìnhđó không mấy ai quan tâm đến vấn đề là chi bộ có cần k ếtnạ  p ngườ i này không,cần đến mức nào,ngườ i này vào cólàm tổ chức đảng cơ sở mạnh lên hay không . Thêm vào đóviệc tuyên truyền quá mức về vinh dự  đượ c đứng trong

hàng ngũ đảng đã làm cho một số không ít k ẻ cơ hội tìmcách chui vào đảng,chi bộ đã bỏ sót mất một số ngườ i cótài năng và trung thực.Và ở nơ i nào k ẻ cơ hội chiếm ưu thế thì ở  đó không có sự lảnh đạo thực sự của đảng.Không lạ gìcó những ngườ i tr ướ c khi vào đảng phấn đấu r ất tích cực,khi vào đượ c r ồi lại buông xuôi.Đó là những k ẻ cơ hội loạixoàng,chỉ mong ướ c có đượ c danh hiệu đảng viên để thỏamãn s ĩ diện cá nhân.Những k ẻ cơ hội cao thủ hơ n sẽ tìmcách leo cao, khi có đượ c vị thế mong muốn r ồi mớ i dầndần lộ mặt.

Không biết anh Bành về báo cáo vớ i đảng ủy như thế nào nhưng tôi không đượ c gọi .

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 31/80

  31

Trong một lần nghỉ mát tôi có dị p ở chung vớ i anh PhanXuân Mỹ thườ ng vụ đảng ủy.Tôi lại nói vớ i anh là đảng ủychưa chú ý đúng mức đến việc k ết nạ p trí thức.Anh Mỹ chor ằng đấy là lỗi của các chi bộ cơ sở .Tôi không nhất trí vàcho r ằng nếu đảng ủy có chủ tr ươ ng thì cần thúc dục các

chi bộ chứ không bị động chờ  đề xuất từ dướ i.Cũng may là từ khoảng năm 1983 nghe đâu đảng có chủ 

tr ươ ng mở r ộng việc k ết nạ p đảng viên trí thức, từ đó nhiềuGS-TS của tr ườ ng mớ i đượ c k ết nạ  p.Tôi vào đảng năm1985,lúc đã gần 50 tuổi.Tr ướ c đấy tôi cũng tưở ng khôngvào đượ c vì có chút vướ ng mắc về lý lịch, biết có gỡ  rađượ c hay không.Thế nhưng khi đọc tiểu thuyết “Quy luậtcủa muôn đờ i” của M.Đumbatzê (Liên xô) tôi biết đượ c

câu chuyện nhà trí thức Batsana khi huyện ủy hỏi tại saoxin vào đảng đã tr ả lờ i : Tôi muốn trong đảng có thật nhiềungườ i chính tr ực.Câu chuyện ấy cùng vớ i những mong ướ cchính đáng, những thực tế của tr ườ ng đã thuyết phục tôi xinvào đảng.Ngườ i giớ i thiệu là anh Nguyễn Văn Tấn(bí thư liên chi đảng của khoa,phó chủ nhiệm khoa) và anh Hoàng

 Như Tầng ( bí thư chi bộ )

Rút bài học không vào đượ c đảng ủy,các khóa sau tôi đề 

nghị giớ i thiệu Lê Văn Thành,bí thư chi bộ,phó chủ nhiệmkhoa và chỉ giói thiệu một ngườ i. K ết quả đ/c Thành trúngvào đảng ủy

25- ĐÓN TIẾP SINH VIÊN CHUYỂN GIAI ĐOẠN

Hồi ấy việc đào tạo đượ c chia thành hai giai đoạn.Hai

năm đầu học đại cươ ng do phòng đào tạo quản.Sau khi thivượ t rào, chuyển giai đoạn mớ i đưa về khoa chuyênmôn.Tất cả các khoa chỉ nhận danh sách s/v, xế p lớ  p,thờ ikhóa biểu r ồi thông báo để s/v đi học.Không có khoa nàotổ chức đón tiế  p, mấy năm tr ướ c khoa Xây dựng cũngvậy.Từ khóa 37 tôi bàn vớ i anh Viên, anh Thành tổ chứcmột cuộc lễ đón tiế p s/v nhậ p khoa cho vui vẽ và gây đượ cấn tượ ng.Chúng tôi mờ i đại diện BGH,đại diện các bộ mônvà toàn thể sinh viên trong khoa.Việc tổ chức đượ c phốihợ  p vớ i liên chi đoàn và hội s/v.Buổi lễ diễn ra đúng dự kiến,có k ết quả tốt.

Có một điều chúng tôi r ất quan tâm là làm sao nâng caođượ c tinh thần học tậ p của s/v, tính độc lậ  p và chủ động,phát huy dân chủ.Muốn vậy ngoài việc giáo dục,độngviên còn phải cung cấ p đầy đủ thông tin cần thiết.Hồi đónhà tr ườ ng chưa in và phát sổ tay s/v như bây giờ .Chúngtôi đã tậ p hợ  p những điều cần thiết trong các quy chế cóliên quan,in ra hàng tr ăm bản,phát cho s/v,căn dặn phảinắm vững các quyền lợ i và ngh ĩ a vụ, nếu khoa hoặc cácthầy làm sai quy chế thì s/v có quyền khiếu nại.Chúng tôikhuyến khích s/v phát huy tinh thần dân chủ trong mọi

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 32/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  32

công việc,dám cãi lại hoặc vạch ra chỗ sai sót của chủ nhiệm khoa.Nếu làm đượ c như vậy và đượ c công nhận làđúng thì sẽ đượ c khen thưở ng.Thế nhưng suốt cả nhiệm k ỳ tôi chưa nhận đượ c ý kiến nào như vậy.

Có nhiều cách xưng hô vớ i s/v.Có ngườ i gọi là các

em,các cháu,cho như thế là thân mật.Tôi ngh ĩ nên xem s/vlà ngườ i lớ n và luôn nhắc điều đó.Vì thế ở chỗ công cộngtôi thườ ng gọi các anh các chị,cũng có khi gọi các bạn tr ẻ.Gọi như thế có thể sẽ nâng cao đượ c tinh thần tráchnhiệm.Tôi cũng có làm điều tra xã hội học và thấy đa số s/vthích cách gọi như vậy.Còn khi cần thân mật tôi gọi cáccậu,các cô,cũng có khi quá thân mật tôi gọi chúng mày.Cóvài ngườ i bất chợ t nghe gọi như vậy cho là thô lỗ, nhưng

xem ra khi đượ c gọi thế phần đông s/v lại tỏ ra thích thú.Tôi cũng đã tiến hành thăm dò bằng một số nguồn khác

nhau để xem có s/v nào bất bình vớ i chủ nhiệm khoa khôngnhưng chưa phát hiện thấy.Tôi tự động viên mình là đã làmtốt nhiệm vụ.

26 - K Ỷ LUẬT VÀ GIÁO DỤC SINH VIÊN

Đối vớ i s/v phạm k ỷ luật chúng tôi nặng về giáo dục,khuyên bảo,r ăn đe hơ n là tr ừng phạt . Suốt cả nhiệm k ỳ củatôi khoa Xây dựng không thi hành k ỷ luật đuổi một s/vnào.Tôi đã nghiên cứu khá k ỹ quy chế thi hành k ỷ luật s/v

và thấy r ằng k ỷ luật đượ c xét ở  hai cấ  p:khoa vàtr ườ ng.Tr ướ c hết xét ở khoa,chỉ khi s/v phạm k ỷ luật đếnmức khá nặng,ngoài quyền hạn xử lý của khoa mớ i lậ p hồ sơ   đưa lên tr ườ ng.Ở mỗi cấ p đều phải lậ p hội đồng xétxử,có mặt của đươ ng sự, các đại diện của lớ  p và hội sinh

viên.Thế nhưng theo dõi tôi thấy nhiều khoa và cả ở  cấ ptr ườ ng không mấy khi làm đúng như thế.Thườ ng thườ ngcác khoa không lậ p hội đồng mà đưa thẳng lên tr ườ ng,hộiđồng tr ườ ng thườ ng xét xử chỉ căn cứ vào hồ sơ mà khôngcó mặt của đươ ng sự.Có nhiều quyết định buộc s/v thôi họcchỉ mang tính dọa dẫm và chỉ do một mình hiệu phó chịutrách nhiệm.

Suốt cả nhiệm k ỳ chúng tôi không đưa lên hội đồng

tr ườ ng một s/v bị k ỷ luật nào và chỉ lậ p hội đồng xét xử một lần.Đó là s/v Hoàng phạm tội quấy r ối phá phách buổi biểu diễn văn nghệ của đoàn thanh niên.Hôm đó s/v nàyuống r ượ u say, lên sân khấu quậy phá,ném chai làm hỏngthiết bị âm thanh. Đoàn TN lậ p biên bản gửi khoa yêu cầuxét k ỷ luật.Dư luận trong s/v nói chung là bất bình, muốnthi hành k ỷ luật nặng đến mức đuổi học. Sau khi tỉnh r ượ uHoàng mớ i thấy hoảng, không dám về nhà.Chúng tôi lậ ptức tìm cách báo cho gia đình ở Hà nội ,nhanh chóng hoàn

thiện hồ sơ và lậ p hội đồng xét xử. Chúng tôi muốn làmthật đúng quy chế  để có thể nêu một mẫu mực trongtr ườ ng.Hội đồng do đ/c Thành phó khoa làm chủ tịch,ủyviên là tr ợ  lý tổ chức,đại diện đoàn thanh niên.Chúng tôi

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 33/80

  33

triệu tậ p đươ ng sự,mờ i đại diện gia đình,đại diện lớ   p vàthông báo cho s/v toàn khoa biết để ai quan tâm có thể đếndự.Tôi hoàn toàn đứng ngoài để theo dõi.Chủ tịch Thànhcông bố quyết định của chủ nhiệm khoa về việc thành lậ phội đồng,tuyên bố lý do,mờ i đại diện đoàn TN đọc cáo

tr ạng,cho đươ ng sự trình bày và tự bào chữa,mờ i đại diệngia đình và lớ   p phát biểu.Cuối cùng hội đồng mớ i họ priêng,quyết định hình thức cảnh cáo toàn khoa,ghi lýlịch,phải bồi thườ ng thiệt hại.Sau đó chúng tôi mớ i lậ p hồ sơ gửi lên tr ườ ng chỉ để báo cáo.Thật là một vụ xét xử k ỷ luật ít đượ c biết đến.Gia đình và các s/v tham dự ra về r ất

 phấn khở i.

Chuyện nữ s/v Nông lớ  p KV8 cũng đáng đượ c lậ p hội

đồng xét xử nhưng tôi thấy chưa đến mức cần thiết nên đãtìm cách giáo dục riêng.S/v Nông,ngườ i dân tộc thiểu số, r ủ  bạn trai về cùng nằm vớ i nhau trong ký túc xá đã vàilần,bạn bè phê bình góp ý nhưng không sửa chữa.Lần này

 bị bảo vệ bắt đượ c quả tang,lậ p biên bản gửi lên khoa để thihành k ỷ luật.Tôi hội ý BCN và thống nhất chưa vội k ỷ luật,cứ giáo dục và r ăn đe đã,nếu vẫn tiế p tục thì k ỷ luậtcũng chưa muộn. Tôi cho gọi Nông lên văn phòng khoa vàhỏi xem có biết phạm vào tội gì không.Cô ta tr ả lờ i lý nhí

là mắc khuyết điểm nằm vớ i bạn trai,vi phạm đạo đức.Tôi bảo đó không phải là tội chính,cho ngh ĩ k ỹ đi.Ngh ĩ một lúc  Nông nói r ằng chỉ phạm khuyết điểm đó.Tôi phân tích :Việc chị sử dụng thân thể của mình như thế nào,nằm vớ i ai

là quyền tự do cá nhân,khoa không can thiệ p vào chuyệnđó,nhưng phải tìm nơ i thích hợ  p chứ không đượ c ở  trongký túc xá,xung quanh có các bạn..Tội chính là làm ô uế môitr ườ ng tậ p thể, tội này nhẹ thì bị đuổi khỏi ký túc xá, nặnghơ n thì bị đuổi học.Tôi đưa quy chế thi hành k ỷ luật cho cô

ta xem nhưng còn sức đâu mà xem,chỉ van xin tha thứ.Tôi bắt viết cam đoan không tái phạm và viết thư về nhà mờ iđại diện gia đình,tốt nhất là mẹ, đến gặ p khoa để bàn biện

  pháp phối hợ   p giáo dục.Sau đó bà mẹ có đến gặ  p chúngtôi,xin tha thứ cho cháu. Mọi chuyện r ồi cũng trôi vào quênlãng, giờ nhắc lại chỉ như là một k ỷ niệm xa xăm.

Chuyện gay cấn hơ n là nam s/v Dũng,ngườ i Nghệ an.Dũng nổi tiếng là một đầu gấu trong KTX,nhưng chưa ai

dám tố cáo chính thức,chưa có tội tr ạng rõ ràng, chỉ mớ i cómột số phản ảnh miệng.Tôi cũng đang thu thậ  p chứngcứ,định gọi lên để giáo dục và r ăn đe nhưng chưa k ị p làmthì sự cố xẩy ra.Tối hôm đó cậu ta say r ượ u,ra phố trêughẹo phụ nữ và còn bị cho là có hành động cướ  p giật, bị công an bắt nhốt một đêm.Sáng hôm sau nhận đượ c tin báocủa CA, tôi nhờ  đ/c Chúc tr ợ  lý lấy giấy giớ i thiệu ra đồnCA nhận về và dặn Dũng lên văn phòng gặ p tôi vào lúc 10giờ .Tôi hội ý BCN và thống nhất đây là dị p tốt để giáo dục

và nếu thấy giáo dục không hiệu quả thì sẽ lậ p hội đồng k ỷ luật. Tôi lại nhờ  tr ợ  lý tìm xem hồ sơ  để rõ hoàn cảnh giađình.

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 34/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  34

Không biết đầu gấu ở  đâu chứ khi gặ p tôi thì cậu ta như gà đã bị cắt cổ.Tôi ngồi nghiêm và quát: Anh là s/v Dũngcó phải không? Tôi chỉ ghế cho ngồi nhưng cậu ta vẫnđứng.Tôi tiế p tục vớ i giọng nghiêm khắc: Tôi biết rõ giađình anh,bố mẹ anh ở Nghệ an đang đầu tắt mặt tối lo kiếm

tiền cho anh đi học,thế mà anh không lo học hành cho tử tế.Tôi thừa biết anh là một đầu gấu nổi tiếng trong KTX,hồ sơ tội tr ạng ngườ i ta tố cáo cả xấ p đó kìa.Anh đã đượ c khoa

 phát tài liệu trong đó có nói rõ các mức k ỷ luật,vậy tôi choanh tự xét lấy k ỷ luật của mình. Nghe thế Dũng chỉ ấ p úngxin tha.Tôi nói tiế p, nhẹ nhàng hơ n: Tội của anh nếu đưa rahội đồng k ỷ luật thì bị  đuổi là chắc chắn,ít nhất cũng bị đuổi 1 năm. Tôi đã chuẩn bị xong hồ sơ r ồi nhưng tôi cònngh ĩ  đến một vài ngườ i nên chưa quyết định dứt khoát, anh

có biết tôi ngh ĩ  đến ai không. (im lặng).Tôi tr ầm giọng ,nóinhư tâm sự:Tôi ngh ĩ  đến cha,mẹ và các đứa em cùa anh ở  nhà.Tôi đang hình dung khi nhận đượ c giấy báo anh bị đuổihọc thì gia đình anh đau khổ đến mức nào,tôi đang mườ ngtượ ng ra cảnh mẹ anh khóc hết nướ c mắt,cha anh sẽ lặn lộira Hà nội ,khóc lóc van xin tha thứ cho anh.

Vừa nói tôi vừa quan sát, thấy hai hàng nướ c mắt tuônr ơ i.Tôi đoán là nhân vật này còn giáo dục đượ c.Tôi tiế p

tục: mày có biết thươ ng cha mẹ không thằng kia,mày cónhớ khi mày đậu đại học gia đình đã mừng r ỡ như thế nàokhông,mày có nhớ khi tiễn mày ra Hà nội cha mẹ đã dặn dònhững gì không. Thế mà mày chỉ thể hiện một thằng con

 bất hiếu.Nghe thế Dũng chỉ cúi mặt khóc.Tôi cũng khônghiểu vì sao đang xưng anh ,tôi lại chuyển sang màytao.Nghỉ một lúc cho Dũng thấm đòn, tôi tiế p tục:bây giờ  thế nào tôi cho anh lựa chọn.Cậu ta lí nhí : thưa thầy em

 biết tội r ồi xin thầy ra tay cứu giúp.Tôi hỏi nếu tha cho lần

này thì có quyết tâm phấn đấu để tr ở  thành ngườ i tốtkhông.Dũng xin thề bỏ hết thói ngông cuồng,chăm chỉ tudưỡ ng đạo đức và chuyên cần học tậ p.Tôi bảo tất cả hồ sơ  còn đó,nếu sau này còn phạm thêm bất k ỳ một tội gì thì k ếthợ  p xét xử luôn.

K ết quả Dũng đã tr ở  thành s/v bình thườ ng, đã tốtnghiệ p, không biết bây giờ  làm việc ở  đâu và có giữ đượ clờ i thề hay không.

27 - TỔ CHỨ C ĐÊM VĂN NGHỆ 

Đã lâu không thấy liên chi đoàn có hoạt động gì sôinổi,tôi bàn thử tổ chức một buổi văn nghệ nhằm động viên

 phong trào.Ý kiến lậ p tức đượ c hưở ng ứng vì cũng r ất phùhợ  p vớ i dự kiến của đoàn TN.Khoa sẽ hỗ tr ợ kinh phí vàlàm thủ tục xin phép còn liên chi đoàn lo tổ chức và nộidung.Riêng khoản giữ tr ật tự khoa đã có phươ ng án.Tôi

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 35/80

  35

làm văn bản xin phép tổ chức tối văn nghệ của khoa tại nhàthi đấu.Anh Nguyễn Tấn Quý nói r ằng tổ chức biểu diễnvăn nghệ thì cũng đượ c nhưng anh lo nhất về an ninh tr ậttự.Tôi hứa vớ i anh là sẽ không có chuyện lôi thôi gì xẩyra,khoa đã có những biện pháp hữu hiệu,nếu có gì r ắc r ối

tôi xin chịu k ỷ luật.Tôi hội ý BCN,nói về sự lo lắng củaanh Quý và định trình bày phươ ng án thì đ/c Thành nóitr ướ c:Em đoán đượ c mẹo của anh r ồi,có phải anh địnhdùng “ sinh viên tự quản” trong việc này có phài không.Tôigật đầu đồng ý.Đ/c Thành bổ sung: tuy vậy em sẽ hổ tr ợ  

 bằng một vài cảnh sát mặc sắc phục lảng vãng ở  vòngngoài.

Tôi nhờ liên chi đoàn phối hợ  p tr ợ lý tổ chức lên “danh

sách các sinh viên cần cho công việc” và triệu tậ p lên gặ pBCN khoa.Văn phòng khoa chuẩn bị thuốc lá,bánh k ẹo để tiế p.Các cậu ngơ ngác nhìn nhau không biết khoa chơ i trògì. Tôi đi ngay vào vấn đề : khoa cho mờ i các anh em làcó nhiệm vụ quan tr ọng cần nhờ  đến trí tuệ và sức lực.Khoasắ p tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ, điều khoa quantâm nhất là giữ gìn an ninh tr ật tự để không xẩy ra bất k ỳ sự lộn xộn nào.Thầy tin tưở ng vào các anh em ở   đây, thầymuốn trao nhiệm vụ khó khăn và vinh dự này cho các anh

em, liệu anh em có nhận đượ c không, nếu bạn nào vì có lýdo gì mà không tham gia đượ c cũng không sao, thầy khôngép buộc,vấn đề là tự giác,tự nguyện.

Mọi ngườ i vui vẽ nhận lờ i.Tôi đề nghị tậ p thể cử ra mộtđội tr ưở ng.Có nhiều ý kiến xin thầy cứ chỉ định.Vậy là tôichỉ vào Dũng và hỏi mọi ngườ i có tín nhiệm không.Tất cả vỗ tay hoan hô.Tôi còn dặn dò một số mẹo đối vớ i ngườ ingoài lỡ  ra họ có đến và cũng không quên dọa một

câu:Thầy đã tin cậy các anh em và giao nhiệm vụ, anh emđã hứa làm tốt ,tuy vậy thầy còn có lực lượ ng khác hỗ tr ợ ,nếu đứa nào lơ mơ thầy sẽ nghiêm tr ị, không tha.

K ết quả tối văn nghệ diễn ra quá vui, thành công ngoàimong đợ i.

Tr ườ ng ĐHXD có một vấn nạn là s/v hay quậy phá tạicác buổi sinh hoạt tậ p thể như ở cuộc thi SV 96 và các buổiđá bóng .BGH đã ngh ĩ  ra một số cách nhưng không khắc

 phục đượ c,k ể cả biện pháp huy động các tr ợ  lý tổ chứckhoa và các thầy chủ nhiệm lớ  p đi giữ tr ật tự.Đã vài lần tôiđề nghị đượ c nhận nhiệm vụ này,chỉ xin mỗi lần vài triệuđể chiêu đãi đội ngũ.BGH không tin,cứ ngh ĩ tôi chỉ nói chovui, tôi dẫn chứng việc đã làm ở khoa, các vị cho r ằng vớ imột khoa có thể làm đượ c còn toàn tr ườ ng thì khôngthể.Thôi thì tùy các vị.Riêng tôi vẫn ngh ĩ  r ằng chỉ có s/vmớ i giữ đượ c s/v trong những tr ườ ng hợ  p như vậy

28 - NÓI CHUYỆN VỚ I SINH VIÊN

Tôi r ất quan tâm đến tinh thần và phươ ng pháp học tậ pcủa s/v nên thườ ng tổ chức các buổi nói chuyện ngoại

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 36/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  36

khóa,đặc biệt là vớ i các s/v mớ i về khoa.Mỗi lần tr ướ c khinói tôi thườ ng thu thậ p tình hình thực tế trong s/v, không lýthuyết suông mà bám sát cuộc sống, lấy thí dụ cụ thể từ thực tế sinh động, lại dùng những lờ i lẽ và giọng điệu thânmật nên khá thu hút ngườ i nghe.Đã có lần tôi nói ở  hội

tr ườ ng G3,ban đầu chỉ có vài tr ăm ngườ i ngồi chưa kín hộitr ườ ng,thế mà khi gần k ết thúc, không những s/v ngồi chậtkín cả hai tầng mà nhiều ngườ i còn đứng cả bên trong và

 bên ngoài để nghe. Tôi không làm đượ c việc điều tra để  biết k ết quả của những buổi nói chuyện ngoại khóa như thế,chỉ thỉnh thoảng nhận đượ c lờ i khen là thầy nói hayquá,thấm thía quá,bổ ích quá.

Tôi nhớ lại hồi khóa 28.Mấy khóa liền tr ướ c đó k ết quả 

của s/v năm thứ nhất thườ ng r ất thấ p,phòng đào tạo(do anh Nguyễn Khải làm tr ưở ng và anh Hoàng Xuân Liễn làm phó)đã tổng k ết ra như vậy nhưng không tìm nguyên nhânvà biện pháp khắc phục.Riêng bí thư liên chi đoàn khoaXây dựng Nguyễn Văn Khánh ngh ĩ  ra mẹo động viên vàhuấn luyện s/v bắng cách nhờ tôi nói chuyện ngoại khóa về động lực,tinh thần và phươ ng pháp học tậ  p cho K28 khimớ i vào tr ườ ng đượ c vài tuần.Cuộc nói chuyện r ất đượ choan nghênh,s/v cho r ằng r ất bổ ích.Cuối năm học đó k ết

quả học tậ p của khóa K28 là khá tốt,vượ t hẳn lên so vớ inhiều khóa khác. Anh Liễn đã tổng k ết đượ c như vậynhưng cũng không hiểu tại vì sao.Riêng tôi và đ/c Khánhthì đoán là do k ết quả của buổi ngoại khóa đầu năm học.

Biết tôi nói chuyện đượ c s/v yêu thích,đoàn thanh niêntr ườ ng mờ i nói cho s/v toàn tr ườ ng về chủ đề văn hóa họcđườ ng.Chẳng là vấn đề này cũng đang làm nhiều vị quantâm.Tôi bàn là sẽ nói nhiều về văn hóa học đườ ng nhưngkhông nên đặt tên chuyên đề như vậy,nên tìm một tên khác

hấ p dẫn hơ n,ví dụ “những bí quyết đầu tiên để thành đạt”và phải làm tốt việc tuyên truyền để thu hút thính giả.Theonhận xét của các cán bộ  đoàn hôm đó thì k ết quả r ấttốt,ngoài sự mong đợ i.Tôi biết trong lờ i khen ấy có phầnđộng viên.Tuy vậy khi nghe tiếng vỗ tay kéo dài lúc k ếtthúc cũng phần nào hình dung đượ c sự thich thú của ngườ inghe.

Lần nói chuyện về chuyên đề sinh viên làm nghiên cứu

khoa học,có ý quan tr ọng là ngườ i làm nghiên cứu phải biết nghi ngờ .Có s/v đặt câu hỏi: thế thầy có nghi ngờ  những điều vừa nói hay không.Đó là một câu hỏi hay.Tôitr ả lờ i là không. Thầy có tin là đúng thì mớ i nói,còn nghingờ là việc của các bạn, các bạn nghe thầy, ghi nhận nhưngchớ vội tin ngay mà phải thông qua sự suy ngh ĩ của mình,

 phải thử lật ngượ c vấn đề, phải nghi ngờ .Chỉ khi nào có đủ sự suy xét cần thiết thì mớ i tin.Thầy nghi ngờ những việckhác,còn những điều thầy nói ra là đã đượ c suy xét k ỹ, cho

là đúng thì mớ i nói, nhưng điều thầy cho là đúng đã chắc gìđựoc ngườ i khác công nhận.Vậy các anh chị em nên nghingờ cả điều thầy nói.

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 37/80

  37

Về việc tuyên truyền, giớ i thiệu tr ướ c để lôi kéo ngườ inghe,tôi đã một lần gặ  p thất bại đau đớ n.Đó là vào năm1974,hồi khoa còn ở Chèm.K ỷ niệm ngày 19 tháng 5 tôiđăng ký nói chuyện cho toàn khu Chèm về bài tr ườ ng canổi tiếng của Tố Hữu : “ Theo chân Bác”.Tôi đã chuẩn bị khá công phu và đây là lần thứ hai nói về đề tài này.Lầnthứ nhất tôi nói cho tậ  p thể s/v ở  Liên xô năm 1972,r ấtđượ c hoan nghênh.Không ngờ  đ/c ban tổ chức đã làm gầnhỏng cuộc nói chuyện đó.Ban tổ chức đã không hề tuyêntruyền, nói tr ướ c. Đến khi k ết thúc buổi lễ chính thức,mọingườ i chuẩn bị ra về thì ban tổ chức mớ i nói: bây giờ mờ iquý vị và các bạn ở  lại nghe nói chuyện thơ .Hơ n hai phần

  ba ngườ i bỏ ra về,tôi cố tìm cách nói thật to là mờ i mọingườ i ở lại,tôi sẽ nói nhiều chuyện r ất hay.Nghe nói thế có

một số ngườ i tr ở lại.Lần đó tôi đã tr ổ hết nghệ thuật,nói r ấthay.Nhiều ngườ i cứ xuýt xoa, không ngờ  ông Cống nóichuyên văn thơ  hay đến như vậy Những ngườ i đã bỏ về nghe k ể lại cứ tiếc mãi.

Biết sinh viên thích nghe văn thơ ,tôi đã chuẩn bị đề tài “tr ăng và hoa trong thơ Bác Hồ”, nói cho khóa 16.Một lầnkhác lại nói về “ câu đối trong kho tàng văn học Việt

 Nam”.Lần nào cũng đượ c hoan nghênh.

 Năm 1976 tuyên huấn tr ườ ng mờ i nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện ở Hươ ng canh.Sinh viên dự r ất đông.Hôm sautôi lên lớ   p, giờ nghỉ mọi ngườ i hỏi hôm qua tôi có ngheXuân Diệu không và ý kiến thế nào.Tôi hỏi lại nếu sinh

viên thích nghe thơ tôi sẽ bớ t ra một tiết để ngoại khóa.Thế là tôi có dị p trình bày lại chuyên đề về tr ăng và hoa trongthơ Bác.Sinh viên thích chí cho r ằng tôi nói gần ngang vớ iXuân Diệu.

Tôi tự cho mình là ngườ i có chút ít khả năng nói chuyện

nhưng tiếc r ằng chưa dùng đượ c bao nhiêu.Sở d ĩ có đượ cchút năng lực như vậy là nhờ hồi còn ở  Đại học bách khoachúng tôi đượ c nghe các diễn giả nổi tiếng như NguyễnViệt Phươ ng,Xuân Diệu,vụ tr ưở ng Định nói chuyên quáhay,tôi ướ c ao nói đượ c gần như họ,thế là cố gắng luyệntậ p.

29 -GIẢNG DẠY VỀ KHẢ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Ở trong các tr ườ ng của chúng ta có ít ngườ i quan tâmđến khả năng thuyết trình.Nói khả năng này là ở  mứcthấ p,còn cao hơ n là nghệ thuật nói chuyện,phô diễn, hùng

 biện .Trong SV 96 có mục thi hùng biện.Tôi là ngườ i huấnluyện cho s/v Hùng tiết mục này. Ở Hà nội có vài ngườ i

quan tâm và đã mở các lớ  p học,tôi có biết đượ c và đã đếngặ p gỡ ,trao đổi vớ i Nguyễn Đình San, Phan Quốc Việt(Tâm Việt group ).Sách báo về môn nghệ thuật này có khánhiều,có thể k ể ra một số tác giả như sau :Raymond deSaint Laurent (Minh Đạo đã dịch ra tiếng Việt),Nguyễn

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 38/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  38

Hiến Lê,Hoàng Xuân Việt,Liêu Chí Trung,Triệu TruyềnĐống,Phan Quang Định,Tô Minh,Tườ ng Vi,Hà Thiện

 Ngôn,Nguyễn Đình San,Giang Văn Toàn …

Tôi bàn vớ i liên chi đoàn mở  một lớ  p về khả năngthuyết trình cho cán bộ đoàn,hội và các lớ  p sinh viên,liên

chi lo chiêu sinh,tôi lo hội tr ườ ng và giảng dạy miễn phívào một số buổi tối hoặc ngày nghỉ.Ý kiến r ất đượ c hoannghênh.Đã tổ chức đượ c lớ   p khoảng 40 học viên,học vàthực hành trong 4 buổi.K ết quả chỉ đượ c xem là tàm tạm.

 Nhân đây bàn một chút về khả năng trí tuệ (chấtxám).Khả năng của con ngườ i (trí tuệ hoặc các dạng khác )thườ ng đượ c xem là vô giá.Tôi hiểu cái vô giá này theo cả hai ngh ĩ a : r ất có giá tr ị và không có một tí giá tr ị nào hết.

 Nó có giá tr ị (cao hay thấ p, còn tùy…) chỉ khi đượ c đem rasử dụng để mang lại một ích lợ i nào đấy. Còn nếu chỉ để cất giữ thì nó chỉ là dạng tiềm ẩn, chưa có hoặc không cómột tí giá tr ị nào,khi chết sẽ mang theo luôn,không để lạicho ai một ích lợ i gì.Trong tr ườ ng hợ  p này chất xám dù cólớ n đến đâu cũng không có đượ c giá tr ị,thậm chí không

 bằng một tờ giấy loại,vì tờ giấy còn có thể dùng để nhóm bế p,còn chất xám vùa nói chỉ tan vào khoảng không.Ừ ,mà

không biết sau khi tan như thế r ồi liệu nó có tác dụng đến aikhông nhỉ? Bạn có một ít tài sản ư,chết đi còn để lại chocon cháu.Bạn có nhiều chất xám ư,nếu lúc sống khôngdùng đượ c,chết đi bạn sẽ mang theo toàn bộ xuống mồ.Tấtnhiên nếu bạn là ngườ i đã tạo đượ c tiếng tăm,tạo đượ c uy

tín và đạo đức thì có thể  để lại các sản phẩm tinh thầnđó,con cháu đượ c hưở ng sản phẩm tinh thần của bạn chứ không đượ c hưở ng chất xám .

Vì suy ngh ĩ như thế nên hễ tôi học đượ c cái gì,biết đượ ccái gì hay,có ích là tìm cách truyền bá,tìm cách vận

dụng.Việc mở  lớ  p giảng dạy miễn phí về khả năng thuyếttrình (hoặc nghệ thuật nói tr ướ c đông ngườ i) là một hoạtđộng như vậy.

 Nhân bàn về việc sử dụng chất xám tôi nhớ  đến một bài báo của GS Tạ Quang Bửu đăng trên tờ Văn nghệ (tr ướ ckhi GS mất vài tháng).Trong bài có một vấn đề về học vàhành như sau:GS tuy có một số thành tích,một số cống hiếnnhưng so vớ i khả năng thì chưa thật xứng đáng mà nguyên

nhân là GS đã dành tươ ng đối nhiều thờ i gian cho việc họcnhiều l ĩ nh vực khác nhau,thờ i gian dành cho thực hành làtươ ng đối ít so vớ i thờ i gian học.Giả thử học đượ c 10 màhành đượ c năm,sáu thì sẽ tốt hơ n học đượ c 15 mà chỉ hànhđượ c ba,bốn.GS nổi tiếng là học r ộng,biết nhiều nhưng chỉ mớ i vận dụng đượ c một phần nhỏ kiến thức cho công việc.

30 LÀM TR ẬT TỰ VIÊN BẤT ĐẮC DĨ 

Hôm ấy BGH triệu tậ p s/v vừa tốt nghiệ p,chuẩn bị ratr ườ ng để phổ biến vấn đề gì đó.Họ p ở hội tr ườ ng tầng 2nhà ăn s/v trong khu KTX (hội tr ườ ng G3 đang sửa chữa

 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 39/80

  39

còn nhà thi đấu chưa xong).Anh Nguyễn Tấn Quý và anh Nguyễn Như Khải chủ trì.

Ban đầu mọi việc diễn ra bình thườ ng nhưng khi ngheanh Quý nói một lúc thì hội tr ườ ng bắt đầu ồn ào, càng lúccàng tăng.Đã vài lần diển giã đề nghị các em giữ tr ật tự 

nhưng chỉ đượ c một lúc r ồi lại ồn ào hơ n.Trong lúc các anhchưa biết làm thế nào, tôi đứng dậy, đi xuống đứng ở giữahội tr ườ ng, nói to theo kiểu ra lệnh: tất cả i..i..m..m.Hộitr ườ ng bỗng nhiên im bặt.Tôi tiế p tục nói to, chậm rãi(không dùng micrô) như nhấn mạnh vào từng tiếng:Cácanh chị em làm cái gì thế.Tại sao thầy hiệu phó,bí thư đảngủy đang phổ biến,dặn dò những điều cần thiết mà các anhchị em lại làm mất tr ật tự đến vậy, phải chăng những điềuđó là vớ vẩn không cần nghe, hay là các anh ch ị em chor ằng đượ c cấ p giấy công nhận tốt nghiệ p r ồi thì không cầnnghe các thầy và ban giám hiệu nữa.Các anh chị em là sinhviên của tr ườ ng Đại học Xây dựng kia mà, học ở  đâu ra cáithói làm mất tr ật tự như thế.Thôi, có việc gì quan tr ọng hãytạm gác lại,sau hãy nói, bây giờ giữ im lặng để nghe,mờ ithầy Quý tiế p tục.

Cả hội tr ườ ng giữ tr ật tự cho đến cuối buổi.Sau đó anhQuý cám ơ n tôi, nói r ằng nếu không có tôi xuất hiện k ị pthờ i thì các anh chưa biết làm sao .

Chuyện khác.Hồi ấy tr ườ ng chưa mở cổng mớ i,cổng cũ quá chật hẹ p.Vào lúc gần 12 giờ ,sinh viên ra vào r ất đôngnhưng ngay giữa cổng một ô tô đi ra,một xe ba gác đi vào

đang tránh nhau.Lậ p tức hai luồng ngườ i bị ùn lại,số đi vàotràn lên chắn đầu ô tô,số đi ra chắn đầu xe ba gác.Trongchốc lát gây ra tắc nghẽn giữa cổng .Tôi vừa đến, không cómột bảo vệ nào đứng ra dẹ p tr ật tự.Có thấy anh Quý đi bộ đến nhưng đã lách đượ c qua đám đông để vào, tôi đoán cólẽ anh đi tìm ngườ i ra giải quyết.Đợ i đượ c e quá lâu, tôi thử liều mạng đứng ra dẹ p loạn xem sao.Tôi khóa xe cẩn thậnr ồi len vào gần ôtô nói to : nghe đây,mọi ngườ i biết tôi là air ồi chứ, hãy nghe tôi dẹ p tr ật tự nào.Số ngườ i này tạm thờ ilùi lại, lùi lại đi, số ngườ i này dep sang bên, dẹ p đi .Mọingườ i theo mệnh lệnh, ôtô đã từ từ lăn bánh, thế nhưng xe

 ba gác chỉ nhích lên đượ c một chút r ồi phải dừng lại ví cóhai xe máy không chịu dẹ p,vẫn đứng cản đườ ng.Tôi cầmcàng xe bảo mấy ngườ i cùng đầy tông thẳng vào xe máy,

nói r ằng tội vạ đâu tôi chịu.Đến lúc này hai xe máy mớ i hốthoảng dẹ  p sang bên.Cổng tr ườ ng đượ c giải phóng xongxuôi tôi mớ i ra lấy xe để vào.

Rút kinh nghiệm lần đó,sau này có hai lần tôi cũng thử đứng ra dẹ p tắc đườ ng ngoài phố và đều thành công.Mộtlần ở phố Khươ ng trung,lần khác ở  Định công. Cũng theocách như vừa nêu nhưng xưng danh cách khác :Bà connghe đây,tôi cũng chỉ là ngườ i đi đườ ng nhưng xin đứng ra

làm tr ật tự.Để giải thoát cho nhanh, xin bà con nghe theochỉ dẫn của tôi.Nào, những ngườ i này…, những ngừoikia….. Mọi ngườ i nghe theo.Thế mớ i biết dân ta tuy nặng

 

ế ầ ổ ế

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 40/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  40

tính ích k ỷ, thích tranh giành, nhưng nếu có ngườ i chỉ bảothì cũng biết tôn tr ọng lẽ phải.

31 - ĐỘNG VIÊN ĐỘI BÓNG ĐÁ

 Năm 1991 tr ườ ng ĐH Nông nghiệ p k ỷ niệm thành lậ p,mờ i đội bóng đá tr ườ ng Xây dựng giao hữu.Anh Đỗ Hữu

 Ngh ĩ a, hiệu phó dẫn đội đi .Anh Ngh ĩ a r ủ tôi cùng đi vàtr ướ c khi xuất phát anh còn đề nghị tôi chiêu đãi phở chođội.Trên xe sang Gia lâm các cầu thủ bàn tán sôi nổi vớ i

quyết tâm thắng lợ i. Không thấy anh Ngh ĩ a có ý kiến gì,tôimớ i đề nghị k ể cho đội bóng nghe câu chuyện.Đó là nămkia tr ườ ng Cơ   điện tổ chức k ỷ niệm,cũng mờ i đội bóngtr ườ ng bạn giao hữu.Trong lúc các cầu thủ tranh tài trênsân thì trong nhà ăn chuẩn bị tiệc để mờ i hai đội.K ết quả giao hữu đội khách đã thắng 3-0. Bàn thắng đầu còn đượ cvài tiếng vỗ tay,hai bàn sau diễn ra trong im lặng. Độikhách đượ c tiễn ra về ngay, không đượ c mờ i liên hoan.Đội

chủ vào liên hoan một mình, bữa tiệc thịnh soạn mà chẳngmấy vui vẻ.

Thầy đồng ý là phải có thắng lợ i, càng lớ n càng tốt ,nhưng thắng lợ i quan tr ọng nhất là tình hữu nghị.Đề nghị 

các cầu thủ chơ i thật hay,nhiệt tình,tr ổ hết k ỹ thuật,tàinghệ.Cố gắng mỗi bên ghi đượ c vài bàn và k ết quả hòa làtốt nhất, nếu không ta chịu thua chênh lệch một quả làđẹ p.Nếu lỡ  ra gần đến cuối tr ận mà ta vẫn còn dẫn tr ướ cthì nên tìm cách nhườ ng.Chúng ta đi đây là để giao hữu vìvậy phải lấy sự vui vẻ làm chính chứ không nhằm vào việchơ n thua.Thầy đoán ở  nhà ăn cũng đang dọn tiệc để đónchúng ta, làm sao để cả hai đội cùng vào dự tiệc vui vẻ.

Anh Ngh ĩ a cũng tán thành ý kiến của tôi.K ết quả tr ận bóng hòa 2-2 như mong đợ i .

 Năm 1995 tr ườ ng tổ chức giải bóng đá giữa cáckhoa.Tôi đã kêu gọi các nhà hảo tâm trong khoa,thu đượ cmột khoản tài tr ợ  kha khá.Tôi trang bị cho đội bóng của

khoa khá tốt nhưng chỉ yêu cầu luyện tậ p vừa phải.Tôi đề ra phươ ng châm là chủ yếu dựa vào năng lực sẵn có,đượ c bao nhiêu hay bấy nhiêu, không tậ p luyện nhiều,chỉ cần tậ pvài buổi về phối hợ  p đội hình và chiến thuật.Tôi ngh ĩ  thể thao là cần thiết nhưng học hành là chính,thể thao là để hỗ tr ợ cho học tậ p chứ không vì mục đích tranh giành giải nọ giải kia. Nếu thể thao có thua ngườ i ta tí chút mà bảo đảmđượ c chất lượ ng học tậ p thì vẫn tốt hơ n nhiều là thể thaohơ n ngườ i mà kêt quả học lại kém.Thể thao ở  trongtr ườ ng,về mục tiêu là khác so vớ i thể thao chuyên nghiệ p.

Hôm đội bóng ra quân,tôi đến tận sân để động viên,dặncác cầu thủ cố gắng chơ i đẹ  p, nhiệt tình nhưng tránh xôxát,tránh cay cú, hoàn toàn không đượ c chơ i xấu,cố chơ i

 

ắ ố ố

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 41/80

  41

cho hay, thắng đượ c là tốt mà thua càng tốt hơ n . Một vàicầu thủ tỏ ra hiểu đượ c ý nhưng số đông ngạc nhiên.Ồ, saolại thế hả thầy.Tôi không tiện giải thích nhiều, chỉ dặn r ằngcác bạn cứ để ý suy ngh ĩ sẽ hiểu đượ c .

32 - KIẾN NGHỊ VỚ I BAN GIÁM HIỆU

Tr ườ ng có đề ra hình thức k ỷ luật,hễ s/v nào khôngđóng học phí quá một hạn nào đó thì bị xóa tên trong danhsách.Khoa đã nhiều lần nhận đượ c quyết định như vậy,đãnghiêm chỉnh chấ  p hành xóa tên.Nhưng sau đó ít lâu lạinhận đượ c quyết định phục hồi.Mỗi năm có vài lần như thế làm cho khoa r ất vất vả.Thực ra chúng tôi cũng chỉ xóa mộthai lần, sau đó hễ nhận đượ c quyết định xóa thì chỉ cườ i vàlấy bút chì đánh dấu vào danh sách để khi có quyết định

 phục hồi thì tẩy cho nhanh.Tuy thế tôi thấy cách làm việcnhư vậy là chưa hợ   p lý,đã vài lần đề nghị sửa đổi nhưngkhông ai nghe.Thế cho nên tôi đã viết văn bản sau đây:

Kính gử i Ban giám hiệu Trườ ng Đại học Xây dự ng

Vừa qua Hiệu tr ưở ng ra quyết định xóa tên một số sinhviên vì : “ mặc dù đã đượ c thông báo,nhắc nhở nhiều lầnvẫn không đóng học phí”.Sau đó quyết định thu nhận lạicác s/v trên vì “ có đơ n trình bày lý do,nhận khuyết điểm và

xin đóng học phí”.Trong QĐ còn nêu : Nay cảnh cáo đốivớ i sinh viên….

Khi hiệu tr ưở ng đã quyết định chúng tôi có trách nhiệmthi hành, tuy vậy cũng xin có một vài ý kiến sau :

1-Việc QĐ xóa tên s/v r ồi thu nhận lại ở tr ườ ng ta đã xẩy ranhiều lần,việc đó lam cho :

+ Uy tín của BGH bị ảnh hưở ng vì s/v và cán bộ cho r ằngk ỉ cươ ng không chặt chẽ,việc ra QĐ r ồi lại xóa là chuyệnthườ ng.

+ Gây khó khăn cho công tác quản lý s/v ở các khoa.

+ Tạo nên một sự “ nhờ n”trong s/v,gây ra những dư luậntiêu cực.

2-Đã có một số ý kiến, nhận xét và đề nghị sửa đổi cách xử lý s/v đóng học phí không đúng quy định vì cách làm như vừa qua,xét một phía nào đó là khác vớ i “Quy chế 

công tác học sinh,sinh viên”.Cụ thể là :+Theo khung xử lý k ỷ luật, s/v không đóng học phí đúngquy định,tùy theo mức độ mà xử lý từ khiển trách đến xóatên trong danh sách.Việc xóa tên thực chất là đuổi học.Khi

 

ế đị h hì h hứ kỷ l ậ à hải hế ứ hậ Kí h h á đồ hí B iá hiệ

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 42/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  42

quyết định hình thức k ỷ luật này phải hết sức thận tr ọng.Việc s/v nộ p chậm học phí một lần, lại không thật cố ý,mặcdù đã…., thì cũng chưa nên áp dụng mức k ỷ luật cao nhấtđó.

+ Việc xóa tên s/v là một k ỷ luật nặng vậy có cần họ p hội

đồng k ỷ luật theo đúng thủ tục để xem xét theo điều 13 củaquy chế hay chỉ do ý kiến của một ngườ i .Nếu vận dụngquy định “cấ  p thẩm quyền đượ c phê duyệt hình thức k ỷ luật trong tr ườ ng hợ  p s/v vi phạm pháp luật có chứng cứ rõràng…”thì chứng cứ vi phạm đến đâu và tại sao chứng cứ đã rõ ràng r ồi mà lại còn phải thay đổi.

+ Theo quy chế thì thủ tục công nhận s/v sửa chữa khuyếtđiểm đượ c thực hiện như thủ tục xét k ỷ luật,có ngh ĩ a là

cũng cần thành lậ p hội đồng.Vậy quyết định xóa k ỷ luậtxóa tên có thuộc diện này không hay chỉ là quyền riêng củahiệu tr ưở ng.

+ Việc ghi ở QĐ câu : nay cảnh cáo đối vớ i s/v…là mộtthông báo hay là một hình thức k ỷ luật.Nếu là một k ỷ luậtthì có cần đến hội đồng không?. Vớ i hội đồng cấ p tr ườ ngthì quyền hạn xét xử là từ đình chỉ đến buộc thôi học.Mứccảnh cáo là thuộc hội đồng cấ  p khoa.Hiệu tr ưở ng có nên

làm thay hội đồng cấ p khoa không ?Trong QĐ của hiệu tr ưở ng có ghi rõ ràng là căn cứ vào

quy chế quản lý sinh viên nhưng chúng tôi lại thấy có nhiềuđiểm khác vớ i quy chế đó.

Kính thưa các đồng chí trong Ban giám hiệu

Chúng ta đang muốn đề cao k ỷ cươ ng.Việc đó phảinghiêm minh từ trên xuống dướ i.Trong một cuộc họ p xemxét vấn đề đóng học phí chúng tôi có phát biểu: Nên thậntr ọng khi quyết định xóa tên s/v.Tr ướ c tiên cần khiển trách

và cảnh cáo vài lần ở  khoa, nếu quá đáng mớ i đưa lêntr ườ ng để xét k ỷ luật xóa tên,mà đã xóa là xóa hẳn,chỉ tr ừ một vài tr ườ ng hợ  p quá đặc biệt mớ i nhận lại.

Chúng tôi mạo muội có một số ý kiến trên đây tr ướ c hếtlà nhằm đóng góp váo việc giữ gìn k ỷ cươ ng của tr ườ ng,nhằm bảo vệ uy tín Ban giám hiệu, nhằm nâng cao hiệu lựccác QĐ của BGH.Tuy vậy để tránh mọi sự hiểu nhầm cóthể xẩy ra chúng tôi xin phép đượ c gặ p tr ực tiế p toàn thể 

BGH để trình bày quan điểm và cách làm của chúng tôi.

K ết quả: không có sự gặ p gỡ trao đổi nào cả và mọi việchầu như không có gì thay đổi.

33 - TO TIẾNG Ở PHÒNG TÀI VỤ 

Việc này không liên quan gì đến chức trách chủ nhiệmkhoa, nhưng xẩy ra ở tr ườ ng nên cũng ghi lại như là một k ỷ niệm buồn.

 

Nă 1985 tôi ký đ ột h đồ l độ ả ất d Cũ hí h ì hữ iệ h thế à à tôi à h

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 43/80

  43

 Năm 1985 tôi ký đượ c một hợ  p đồng lao động sản xuấtkha khá về tr ườ ng. Tiền đã chuyển về hơ n một tuần tôi mớ ixin l ĩ nh một ít để triển khai công việc.Cán bộ tài vụ xinkhất 3 ngày.Ba ngày qua lại xin khất đến tuần sau. Tuầnsau lại xin thông cảm…Đến lúc này tuy tôi vẫn giữ đượ c

 bình t ĩ nh nhưng quyết định to tiếng để làm cho ra nhẽ.Tôitìm gặ  p anh Tr ịnh Kim Súy,tr ưở ng phòng.Tr ướ c mặt cán

 bộ nọ tôi nói cho anh Súy biết:Tiền là của tôi chứ không phải của tr ườ ng,các anh chỉ có nhiệm vụ tạm quản lý chứ không có quyền quyết định.Để làm việc đó các anh đã đượ chưở ng 2% chứ không phải làm giúp không công.Chúng tôicòn phải nộ p thuế cho tr ườ ng,lại quả cho bên A và bao thứ chi khác.Hợ  p đồng đã ký trên 2 tuần,chúng tôi cần tiền để triển khai công việc,mà có cần nhiều lắm đâu,tôi chỉ xin rút

dần,lần đầu chưa đến một phần năm số đã chuyển về,thế mà các anh chỉ tìm cách gây khó dễ.Để làm gì vậy.Cha ôngcó dặn “ ma bắt xem mặt ngườ i ta”.Các anh cũng nên xemmặt các cán bộ trong tr ườ ng này chứ.

Anh Súy vội vàng xoa dịu,nói: Thôi mà,xin anh bớ tnóng (tôi chỉ to tiếng chứ có nóng đâu ),anh X kiểm xemtrong quỹ còn bao nhiêu phải ưu tiên chi tr ướ c cho anhCống.

Sau lần đó tôi gặ p anh Vũ Văn Tuấn,hiệu phó phụ tráchLĐSX phản ảnh tình hình.Tr ướ c khi đi làm chuyên gia tôicòn ký đượ c vài hợ  p đồng nữa nhưng không dám đem về tr ườ ng mà về chỗ anh Huỳnh Công Miêng của Hội Xây

dựng.Cũng chính vì những việc như thế này mà tôi và anhDục đã ngh ĩ  ra,đề xuất thành lậ p các đơ n vị LĐSX như ở  mục 4

Lần thứ hai lại đụng đầu vớ i một phó phòng khác.Năm1991 tôi đi dạy tại chức ở  Ban mê thuột.Hồi đó tr ườ ng

thanh toán công tác phí cho thầy giáo,cơ  sở  chỉ lo ănở .Theo sự hướ ng dẫn của khoa tại chức các thầy phải xintạm ứng,đi về sẽ thanh toán.Vì vội và cũng vì ngại,hơ n nữatôi thấy chẳng cần tạm ứng nên đã tự bỏ tiền ra để đi.Khivề tôi làm thủ tục thanh toán thì không đượ c chấ p nhận,tàivụ bảo r ằng phải có tạm ứng r ồi mớ i thanh toán. Đã thế thìtạm ứng và tôi đã viết số tiền gần bằng số sẽ đượ c thanhtoán.Khi đưa duyệt ông phó phòng gạch đi,chỉ duyệt chochưa đến một nửa.Ừ thì bao nhiêu chẳng đượ c,nhận đi choxong việc.Nhưng tôi thấy kiểu cửa quyền như vậy khôngchịu đượ c mớ i thử to tiếng xem sao.To tiếng nhưng vẫn

 bình t ĩ nh. Tôi tìm gặ p anh Súy tr ưở ng phòng, nói cho biếtđầu đuôi sự việc và đưa cho xem tờ  tạm ứng vớ i bút phêcủa phó phòng.Tôi hỏi anh có biết đây là cái gì không? Đâylà một cái tát vào mặt giáo sư Nguyễn Đình Cống.Các anhđịnh thể hiện quyền lực bằng cách cắt bớ t tạm ứng như thế này à,hay là các anh cho r ằng tôi không xứng đáng nhận

khoản tiền đó, hay các anh nói nhà tr ườ ng không đủ tiền.Tôi đã bỏ tiền túi ra để đi công tác,tr ướ c sau gì các anhcũng phải thanh toán đầy đủ kia mà.

 

Anh Súy lại xoa dịu và bảo cán bộ làm ngay thanh toán 34 ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 44/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  44

Anh Súy lại xoa dịu và bảo cán bộ làm ngay thanh toáncho tôi.

Thế mớ i biết cuộc đờ i mềm nắn,r ắn buông.

Trong công việc hàng ngày khi cần gặ  p ai đó để giảiquyết công việc tôi thườ ng chuẩn bị 4 bướ c, cũng hay k ể 

cho con cháu và học trò nghe .Bứoc thứ nhất là vận dụng tình cảm, không đượ c thì

chuyển sang nói lý.Tuy vậy nhiều lúc cả tình và lý đềukhông đạt.Tôi đã rút ra một điều : “chớ nói lý vớ i những k ẻ ngu,chớ  nói tình vớ i những k ẻ tham”. Cả tình và lý đềukhông đượ c r ồi thì chuyển sang bướ c thứ ba là dọa.Để dọađượ c ngườ i có chức có quyền là việc khó,phải biết đượ cđiểm yếu của ngườ i ta,biết đượ c ngườ i ta đang sợ  gì,lại

 phải có mẹo mực lắm mớ i dọa đượ c.Tôi đã có một số lầnđạt đượ c yêu cầu vì dọa đượ c ngườ i ta một cách khônkhéo,không phải dọa tr ực tiế p mà là gián tiế p.

Thế bướ c thứ tư?Nhiều bạn tr ẻ nghe tôi k ể thế cố hỏicho bằng đượ c,nếu dọa r ồi mà vẫn chưa thành công thì làmthế nào ? Tôi nói đó là bí mật không thể tiết lộ đượ c,mà tôicó tiết lộ thì chắc mọi ngườ i cũng khó vận dụng.Thôi thìcũng đành tiết lộ vậy.Bướ c thứ tư 

l..à…đ..ầ…u…h…à…n…g, chấ  p nhận chiến thắng kiểuAQ. À,mày không giải quyết việc này cho ông thì cũng như mày chửi bố mày vậy.

34 - ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ 

Trong các tr ườ ng đại học ở  Miền Bắc Đại học Xâydựng là nơ i đầu tiên thí điểm hệ thống tín chỉ.Trong ĐHXDthì khoa Xây dựng là một trong số khoa đi đầu vớ i những

ngườ i như Nguyễn Lê Ninh, Lều thọ Trình, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang Viên, Lê VănThành.Mong ướ c cũng như băn khoăn của nhiều thầy giáokhi làm tín chỉ là khả năng phát huy tính chủ động của sinhviên.So vớ i s/v nhiều nướ c và vớ i s/v ở TP HCM thì s/v Hànội có tính chủ động kém hơ n.Liệu làm tín chỉ trong tìnhhình như vậy có hơ i sớ m, có cần tìm cách nâng cao tínhchủ động của s/v lên hay không.Ý kiến của anh Trình là

không nên chờ  đợ i, làm tín chỉ cũng là một cách tích cực để  buộc s/v tự nâng cao tính chủ động của mình.

 Ngườ i ta cho r ằng tín chỉ là một sáng tạo của ngườ iMỹ.Thật ra các bậc tiền bối như Khổng Tử, Chu Văn Anđều đã dạy học cho từng cá thể, một hình thức tín chỉ r ấttích cực.

Khi đem tín chỉ vào tr ườ ng ĐHXD tiếc r ằng đã hơ i vộivàng, chưa có đượ c sự tuyên truyền, vận động và giải thích

thấu đáo trong đội ngũ thầy cô giáo nên một số chưa thôngsuốt và chưa tích cực hưở ng ứng.Cũng chưa có sự chuẩn bị đầy đủ và lườ ng hết các tình huống.Sự vội vàng có lẽ domột số ngườ i muốn có thành tích để báo cáo k ị p thờ i.Trong

 

lúc cùng vận động để thực hiện tín chỉ nhưng lại có hai nhiệm khoa XD và có biết tiếng Pháp tôi được tham gia từ

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 45/80

  45

lúc cùng vận động để thực hiện tín chỉ nhưng lại có haiđộng lực khác nhau.Một số ngườ i này là vì hiệu quả và chấtlượ ng của đào tạo, một số khác lại vì muốn có thành tích,họ biết r ằng lãnh đạo Bộ đang cần áp dụng tín chỉ.Đúng làcảnh “đồng sàng dị mộng”.

 Những ngày đầu tiên làm tín chỉ thật là những ngày quávất vả của BCN khoa vì có nhiều tình huống không lườ ngtr ướ c đượ c trong việc đăng ký, xế p lớ  p học.Từ thực tiễnđiều hành công việc chúng tôi mớ i đề xuất kiểu tín chỉ một

 phần.Đó lả việc lậ  p thờ i khóa biểu gồm phần cứng,bắt buộc,và phần mềm theo đăng ký.

Đến nay việc đào tạo theo tín chỉ đã tươ ng đối vào nề nế  p nhưng xem ra quy chế và tổ chức cũng còn một số 

điểm bất cậ p.

35 - MỞ LỚ P TIẾNG PHÁP XF

Việc mở các lớ  p dạy và học bằng tiếng Pháp là do phíaPháp đề nghị, trao đổi vớ i ban giám hiệu.Trong số các thầy

giáo có công cần k ể đến anh Đoàn Như Kim.Sau này Phápcòn giúp mở  thêm các lớ  p k ỹ sư chất lượ ng cao.Ban giámhiệu quyết định giao cho khoa Xây dựng quản lý các lớ  phọc bằng tiếng Pháp và đặt tên là XF.Vớ i cươ ng vị chủ 

nhiệm khoa XD và có biết tiếng Pháp tôi đượ c tham gia từ đầu trong việc hợ  p tác giữa hai bên.Trong một lần làm việcgiữa BGH vớ i tham tán sứ quán có tôi tham dự, phía Phápđề nghị tr ườ ng cử một cán bộ sang Pháp làm việc vài thángđể trao đổi công việc.Anh Chọn (hiệu tr ưở ng) có ý muốntôi đi chuyến ấy nhưng tôi đã xin ở nhà và đề cử anh Ninh(phó phòng đào tạo) .Vì đã nắm đượ c ý đồ của phía Phápnên tôi cũng bày một số mẹo để anh Ninh đượ c chấ p nhậnnanh chóng.

Các lớ  p XF đượ c anh Kim và tôi quan tâm nhiều,học tậ pcó k ết quả tốt.Trong cuộc hội nghị khoa học của sinh viêntoàn tr ườ ng năm 1997 tôi bàn vớ i anh Kim hướ ng dẫn chomột số s/v lớ   p XF 39 làm đề tài và báo cáo bằng tiếngPháp.Có 8 nhóm s/v làm đượ c báo cáo như vậy.Việc nàyđượ c phía Pháp r ất hoan nghênh, trong buổi báo cáo họ cử ngườ i đến dự và phát biểu đánh giá cao.Có lẽ đó là lần đầutiên s/v không chuyên ngữ của tr ườ ng đại học k ỹ thuật trình

 bày báo cáo bằng ngoại ngữ trong hội nghị khoa học củasinh viên .Tiếc r ằng hoạt động như vậy sau này ít đượ c lặ plại.

Hàng năm Pháp nhận một giáo viên sang tu nghiệ p 3tháng.Năm đầu tiên tr ườ ng cử anh Nghiêm Quang Hà .Nămsau BGH và anh Kim đều muốn tôi nhận suất ấy nhưng tôiđã đề cử và nhườ ng cho anh Nguyễn Phấn Tấn.Dù sao tôicũng đã có dị p đến Pháp một lần.

 

Theo dõi s/v các lớp XF tốt nghiệp thấy rằng một số thêm cả Tử vi Tứ trụ (tử bình) Hà lạc Độn giáp Thái

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 46/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  46

Theo dõi s/v các lớ   p XF tốt nghiệ  p thấy r ằng một số không nhỏ đã sang Pháp học lên cao hơ n và đã tr ở về nướ ccông tác.

36 - NGHỀ TAY TRÁI

Trong lúc bận r ộn vớ i công việc của khoa, giảng dạy vàkhoa học,tôi vẫn dành chút thì giờ  cho vài việc taytrái.Tr ướ c hết là chữa bệnh theo phươ ng pháp tác động cộtsống của lươ ng y Nguyễn Tham Tán.Tôi đã đến nhờ cụ Tánchữa bệnh và thấy đây là một phươ ng pháp r ất hay,khôngdùng thuốc. Tôi đã theo học một lớ  p tại tr ườ ng Y học dântộc Tuệ T ĩ nh,đượ c cấ p chứng chỉ hẳn hoi.Lớ  p học toàn làcán bộ trong ngành y,chỉ có tôi là ngoại đạo.Có một số thaotác đơ n giản của nghề tôi không biết,phải nhờ các học viênkhác hướ ng dẫn,họ nói đùa là đã hướ ng dẫn chuyên môncho cả giáo sư.Tôi cũng đã theo cụ tậ p chữa bệnh một thờ igian nhưng thấy không có năng khiếu nên bỏ dần,đến naychỉ còn nhớ một vài kiến thức cơ bản.

Thứ hai là hoạt động trong l ĩ nh vực tâm linh.Hồi còn ở  Hươ ng canh s/v Hoàng Hướ ng Dươ ng ( con nhà thơ HoàngTrung Thông ) đưa cho mượ n quyển Kinh Dịch.Tôi đã bỏ công nghiên cứu nhưng r ất khó hiểu phải bỏ dở .

 Năm 1992 nghe tin ở  Hà nội có lớ   p Kinh Dịch tại Hòenhai,tôi tìm cách đi học.Và r ồi ngoài Kinh dịch lại học

thêm cả Tử vi,Tứ tr ụ (tử bình),Hà lạc,Độn giáp,Tháiất,Phong thủy,Cảm xạ ,mỗi thứ học một ít trong vòng 4năm,mỗi tuần 3 buổi tối.Trong quá trình đó tôi gặ p và thânquen vớ i GS Nguyễn Hoàng Phươ ng,lại theo GS nghiêncứu về tâm linh.Chúng tôi lậ p ra câu lạc bộ nghiên cứu vàứng dụng tâm linh,lấy Đền Đồng cổ ở phố Thụy khuê làmnơ i sinh hoạt hàng tháng.Trong hơ n 2 năm tôi đã đượ c bầugiữ chức chủ nhiệm CLB đó.Tuy là chủ nhiệm nhưng tôichỉ làm về tổ chức còn năng lực chuyên môn tôi kém xa cácthành viên,vì thế một thờ i gian sau tôi tìm cách rút lui.Tôicũng phát hiện ra mình không có năng khiếu ( không códuyên ) vớ i những môn đã học và những hoạt động đã thamgia nên cũng không tiế p tục đi sâu.Mà có lẽ công việc đờ ithườ ng,tr ần tục còn nặng nề quá nên chưa thoát ra

đượ c.Cũng mong đến lúc nào đó r ủ bỏ đượ c mọi công việctr ần tục để có thể chuyên về tâm linh.

Thứ ba là việc làm tr ọng tài viên của Trung tâm tr ọngtài quốc tế Việt nam.Nguyên do là năm 1993 cán bộ củaTrung tâm đến tr ườ ng,gặ p BGH,đề nghị giớ i thiệu một tiếnsỹ chuyên ngành làm tr ọng tài viên để tham gia xét xử những vụ tranh chấ p về xây dựng.Anh Nguyễn Văn Chọnvà anh Đổ Hữu Ngh ĩ a đã hội ý và giớ i thiệu tôi.Một số các

tr ọng tài viên là luật sư.Hồi ấy dân chuyên môn,ngoài tôi racòn có anh Nguyễn Đông Hải (tr ướ c ở  ĐHBK) và một vàingườ i khác ít quen biết.Để làm đượ c tr ọng tài viên chúngtôi phải dự một số lớ  p huấn luyện chuyên môn,học một số 

 

chuyên đề (nhung không phải thi) Từ bấy đến nay tôi chỉ BÀN VỀ NGHỊ QUYẾT VÀ GÓP Ý KIẾN

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 47/80

  47

chuyên đề (nhung không phải thi).Từ bấy đến nay tôi chỉ mớ i tham gia 3 vụ xét xử trong đó 2 vụ tôi làm chủ tịch hộiđồng.Số lượ ng như vậy là quá ít, nguyên nhân có lẽ là docác tranh chấ p về xây dựng thườ ng đượ c A,B tự giải quyếtmà không đưa ra kiện ở trung tâm tr ọng tài.

K ể ra làm thêm việc tay trái tuy có vất vả chút ít nhưngcũng làm cho cuộc sống thêm phong phú và có thêm nhiều bạn.

37 - BÀN VỀ VIỆC GÓP Ý KIẾN

Đại hội Đảng bộ ĐH Xây dựng năm 1995 mờ i đượ c ôngPhạm Thế Duyệt bí thư thành ủy và ông Nguyễn Đình Tứ tr ưở ng ban tuyên giáo trung ươ ng về dự.Trong giờ nghỉ tôitiế p cận ông Duyệt góp một ý kiến về việc Hà nội quá thiếunhà vệ sinh công cộng.Lại gặ  p ông Tứ trao đổi về việcTrung ươ ng đã ra đượ c nghị quyết “ Giáo dục là quốc sáchhàng đầu”,thế nhưng tại sao giáo dục vẫn ì ạch và phạmnhiều tiêu cực.Ông Tứ hơ i lúng túng,tr ả lờ i qua loa. Trong

đại hội hôm ấy tôi cũng có phát biểu vài ý kiến,đó là nhữngsuy ngh ĩ khá sâu sắc mà tôi đã từng ấ p ủ một thờ i gian,thế nhưng tôi cảm thấy chỉ có một số r ất ít ngườ i nghe đồngtình còn đa số thờ  ơ .Tối hôm đó tôi ngẩm ngh ĩ  đến nhữngviệc trên và viết ra một tiểu luận như sau :

Ị Q

 Nghị quyết,ý kiến đóng góp cũng như luật pháp dù cóhay đến đâu thì cũng chỉ có giá tr ị khi đượ c thực hiện.Như vậy việc thi hành quan tr ọng hơ n nhiều so vớ i việc ban bố.Để các nghị quyết ,các ý kiến đượ c thi hành thì chúng phải

 phù hợ  p vớ i “t ầm”của những ngườ i lảnh đạo cao nhất , giữ địa vị then chốt trong việc tổ chức thực hiện.Chúng phảiđượ c thấm sâu,biến thành nhận thức,nhiệt tình,nhu cầu ,ýchí của những ngườ i đó.Nếu không phù hợ  p, không biếnthành…thì dù nghị quyết có đúng đến mấy,ý kiến có hayđến mấy cũng tr ở thành vô ngh ĩ a,có khi còn phản tác dụng.

 Ngay như nghị quyết “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”r ất hay,r ất đúng,r ất cần thiết,thế mà vẫn chỉ tồn tại như mộtkhẩu hiệu chứ có thục hiện đượ c bao nhiêu.Vì sao vậy?Phải chăng đó chỉ là sự thắng lợ i và thỏa mãn nhất thờ i củamột số ngườ i đòi ra nghị quyết, là sự tạm nhượ ng bộ củanhững ngườ i có quyền ra nghị quyết.Nó chưa biến thànhnhận thức và tình cảm sâu sắc ,chưa phù hợ  p vớ i tầm củanhững ngườ i có chức quyền cao.Hãy cứ so sánh vớ i nghị quyết “Tất cả vì tiền tuyến” tr ướ c đây hoặc nghị quyết về cấm đốt pháo thì thấy rõ.

Cách đây trên hai ngàn năm Hàn Phi đã viết “ Thuyếtnan”,trong đó có một ý quan tr ọng,đại khái như sau : Cáicơ  bản nhất của thuyết khách (ngườ i góp ý kiến) không

 phải là tìm ra ý đẹ p, lờ i hay, biện pháp tốt mà chính là và

 

cũng khó nhất là đoán đúng, nói đúng với cái tầm của thoảng có bất đồng ý kiến trong một số công việc,vì vậy

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 48/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  48

g g, gngườ i nghe.

Đáng thươ ng thay và cũng đáng trách thay cho bỉ nhânvà những ngườ i, mỗi lần phát biểu ý kiến chỉ chăm chú vàoviệc cần làm, biện pháp tốt mà không chú ý đến điều quan

tr ọng nhất…,thế thì ý kiến dù có đúng, có hay cũng là vôngh ĩ a và có khi còn phản tác dụng.

38 - KHÔNG ĐƯỢ C MỜ I LÀM HIỆU PHÓ

Trong cuộc dân chủ bầu hiệu tr ưở ng có một câu hỏi của

cử tri mà tất cả ứng cử đều tr ả lờ i vòng quanh,đó là câu :nếu đ/c trúng cử sẽ chọn ai làm phó.

Khi anh Chọn trúng cử và tôi đạt số phiéu cao thứ hai,cóngườ i đoán r ằng anh sẽ mờ i tôi như là ngườ i của khoa lớ nnhất tr ườ ng làm một trong bốn hiệu phó.Cuối cùng anh đãmờ i anh Nguyễn Xuân Liên ,đang là phó chủ nhiệmkhoa.Tôi không có băn khoăn hoặc thắc mắc gì,khôngtrúng cử hiệu tr ưở ng,làm chủ nhiệm khoa cũng quá tốt.

Lần nghỉ mát do Quân khu 3 mờ i (1994), tôi đượ c xế p ở  chung phòng vớ i anh Nguyễn Văn Chọn và anh Phan XuânMỹ .Trong câu chuyện tào lao sau bữa tr ưa,không biết từ đâu có ngườ i nhắc đến anh Trà.Tôi nói : Cống này thỉnh

g g ý g ộ g ệ , ậychắc là anh ấy chẳng thích gì. Các anh Chọn,Mỹ bảo k ể một chuyện nghe xem.Tôi k ể chuyện sau:

Hồi ở Hươ ng canh anh Trà làm tổ chức.Một hôm anhđưa cho anh Ngô Thế Phong xem đơ n của một cô ngườ i Hà

nội tố cáo cán bộ Hiệu của khoa XD lừa tình và tiền.AnhTrà chỉ thị mồm là phải họ p đơ n vị kiểm điểm,lậ p biên bảnvà đề nghị hình thức k ỷ luật gửi lên cho tổ chức.Anh Phong

 bàn vớ i tôi nên xử lý như thế nào.Chúng tôi thấy từ tr ướ ctớ i nay Hiệu là một ngườ i tử tế, nghiêm chỉnh,đáng tincậy.Đơ n kia có thể có một phần sự thật hoặc chỉ là vu cáovì lý do nào đó.Chúng tôi thống nhất chưa vội họ  p kiểmđiểm mà gặ p riêng Hiệu hỏi cho ra nhẽ,sau đó đi điều traxác minh.Hiệu trình bày là qua một ngườ i bạn giớ i thiệu

cậu ta có gặ p gỡ , tìm hiểu một cô như thế nhưng chưa hề hứa hẹn gì,càng tìm hiểu càng nhận ra nhiều tật xấu khôngthể chấ  p nhận đượ c và vì thế tìm cách rút lui.Khôngngờ …Anh Phong đã bỏ ra mấy ngày về Hà nội xác minh vàthấy những lờ i Hiệu nói là đáng tin.Riêng tôi cũng đã tìmhiểu qua ngườ i bạn của Hiệu và cũng thấy như thế .Vì vậychúng tôi chẳng họ p kiểm điểm.Anh Phong vì bận việc gìđó nên nhờ  tôi trình bày cho anh Trà biết.Sau khi nghe

xong anh Trà phê phán chúng tôi là bao che cho cán bộ màkhông tin vào sự tố cáo của quần chúng.Tôi mớ i hỏi lại:Thế giữa cô kia mà anh chưa biết gì vớ i anh Phong và tôi anh

 

tin vào ai nhiều hơ n? Anh Trà không tr ả lờ i và mọi việc trôi hiểu đúng về mình thì chớ vội trách ngườ i mà tr ướ c tiên

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 49/80

  49

g ọ ệđi trong im lặng .

 Nghe xong anh Chọn buột miệng: hèn gì.

Đến tối ngồi riêng vớ i nhau tôi hỏi : hồi tr ưa anh chỉ nói“ hèn gì” r ồi thôi, bây giờ  nếu đượ c xin anh cho nghe

tiế  p.Anh Chọn nói: việc này tôi cũng không muốn nói ranhưng thầy đã hỏi thì xin nói vậy.Hồi đó tôi cũng r ất muốnmờ i thầy làm hiệu phó và đã nói vớ i anh Long lái xe chuẩn

 bị đưa tôi xuống Kim giang gặ  p thầy nhưng ngay sau đóanh Trà gặ p và góp ý kiến. Hồi này anh Trà đang phụ tráchcông tác đảng của tr ườ ng nên ý kiến của anh là có tr ọnglượ ng,cũng như ý kiến của thành ủy.Theo anh Trà tôikhông đượ c dùng thầy làm hiệu phó , vì thế tôi đã đề cử 

anh Liên.Sau này có một ngườ i bạn hỏi tôi: có biết vì sao anh

Chọn không dùng tôi giúp việc? Tôi tr ả lờ i là không biết.Anh bạn nói là cũng đã hỏi anh Chọn câu ấy và đượ cnghe tr ả lờ i là ông ta ngại ông thườ ng có ý kiến đề xuất nàynọ khó thực hiện, là ngườ i khó bảo, ngại dùng ông khó tạođượ c sự nhất trí trong BGH, mà không khéo lại xẩy ra mấtđoàn k ết thì nguy.

Tôi biết anh Chọn và anh Trà đều là những ngườ i tốt, lolắng cho công việc chung.Vớ i tôi các anh đều là nhữngngườ i bạn tốt, chỉ có điều đã hơ i hiểu nhầm.Tôi càng thấmthía một câu trong Luận ngữ đại ý là khi ngườ i ta không

g ộ ghãy tự trách mình.Mình đã làm gì, làm như thế nào mà để xẩy ra như thế.

Xung quanh chuyện hiệu phó cũng đã từng xẩy ra việchiểu nhầm tai hại.Ở nhiệm k ỳ sau, đ/c hiệu tr ưở ng có gặ p

tôi đề nghị giớ i thiệu vài ngườ i có thể làm hiệu phó.Trong phòng hôm ấy có cả anh Hoàng Như Tầng.Tôi nói ý anhmuốn đẩy mạnh mặt công tác nào thì tìm ngườ i có thế mạnh về l ĩ nh vực ấy. Thí dụ muốn đẩy mạnh đào tạo thìnên mờ i những vị có nhiều kinh nghiệm như Ngô Thế Phong,Nguyễn Đình Cống hoặc Dươ ng Học Hải,muốn cóngườ i tr ẻ tuổi,hăng hái thì nên chọn anh X,anh Y…Thế màkhông biết từ đâu đưa ra cái tin tôi lên gặ p hiệu tr ưở ng xinlàm phó.Vài hôm sau một ngườ i bạn hỏi tôi tại sao lại có

thể làm chuyện như vậy đượ c, tao thì tao không tin nhưngnghe ngườ i ta cứ khẳng định như thế.Tôi k ể cho anh bạnnghe câu chuyện và bảo nên gặ p anh Tầng để biết thêm sự thật.Anh bạn vui vẻ: có thế chứ !

39 - ĐIỀU TRA CUỐI KHÓA 

Tôi đang dạy môn phươ ng pháp luận nghiên cứu khoahọc,trong các PPNC có PP điều tra khảo sát.Tôi muốn thựchành PP k ết hợ  p thu thậ p số liệu về tình hình đào tạo củakhoa.Đây là việc làm mang tính cách cá nhân.Tôi chọn sinh

 

viên vừa tốt nghiệ p,đã đượ c cấ p bằng làm đối tượ ng,nhờ   Ghi ý kiến bằng các từ :tốt,khá ,t.bình,yếu,kém hoặc cho

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 50/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  50

cán bộ lớ  p và liên chi đoàn vận động. Tôi đã thảo ra,sửanhiều lần để có đượ c phiếu điều tra ưng ý.Sau đây tóm tắtcác điều mục.

1-Đôi điều về quan hệ 

a-Bạn tự  đánh giá (tốt,khá,trung bình,không có):quan hệ vớ i tậ p thể lớ  p(…), tình cảm vớ i khoa(…),vớ i tr ườ ng(…)

 b- Ở đại học bạn thích đượ c lảnh đạo và thầy cô đối xử như: ngườ i lớ n(…), còn bé(…),tùy lúc mà xem là lớ n hay

 bé(…)

c-Ở các cuộc họ p hành nghiêm túc,các thầy,cô,cán bộ nhàtr ườ ng gọi s/v thế nào là hợ   p lý:các em,các cháu(…),cácđồng chí(…),các anh chị (…),các bạn sinh viên(…),các

cô,cậu (…)

d- Bạn có nhận xét gì về những tr ườ ng hợ  p khen thưở ng vàk ỷ luật s/v:các tr ườ ng hợ  p khen đều xứng đáng(…),có mộtvài T.H chưa xứng đáng(…),các T.H k ỷ luật đều xứng đáng(…),có một số bị oan,sai (…)

2-Xin bạn góp ý,đánh giá một cách trung thực, công bằngcác hoạt động của khoa và các thầy,cô về 6 chủ đề: Tinh

thần trách nhiệm .Phươ ng pháp công tác hoặc giảngdạy.Trình độ chuyên môn,nghiệ p vụ.Thái độ, tình cảm đốivớ i s/v.Sự nghiêm túc trong công việc.Sự công bằng trongđánh giá.

điểm từ 10 đến 1.(không có ý kiến thì để tr ống).Đối tượ ngđánh giá là: chủ nhiệm khoa,phó chủ nhiệm,tr ợ  lý,giáovụ,giáo viên chủ nhiệm lớ  p,hướ ng dẫn đồ án tốt nghiệ p,cácthầy,cô dạy các môn : cơ  học,sức bền,k ết cấu ,bê tông,thép,thực nghiệm,k ỹ thuật TC,tổ chức TC,an toàn,kiến trúc,cơ  

đất,nền móng,máy xây dựng ( ngoài ra có thể tự ghi thêmcác môn khác hoặc các nhận xét khác)

3-Đề nghị đánh giá về : Thực tậ p công nhân.Thực tậ p k ỹ thuật.Những môn học nào ưa thích,môn học nào buồnchán,vì sao : do nội dung,do thầy dạy,do thấy sự cầnthiết.Bạn đánh giá k ết quả bảo vệ đồ án tốt nghiệ p phản ảnhđượ c trung thực khoảng bao nhiêu % khả năng và sự làmviệc của s/v.

Đã tiến hành điều tra 3 khóa,mỗi khóa thu đượ c số  phiếu bằng khoảng 70% số s/v.K ết quả có nhiều điều thúvị,tiếc r ằng tôi đã không chịu khó làm cho đến cùng để công bố.Riêng phần cho điểm,nhiều thầy cô nhận đượ cđiểm 7 tr ở lên,điểm 5;6 chiếm khoảng 20%,có một số điểm1 và 2.

40 - SUÝT THÔI CHỨ C CHỦ NHIỆM KHOA

 

Vào đầu năm 1994 cụ lươ ng y Nguyễn Tham Tán nhờ   Tr ướ c đây cũng đã có vài cơ hội để tôi xin chuyển khỏi

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 51/80

  51

tôi đến gặ p một số giáo sư ở  Đại học Y và Đại học quốc giaHà nội trao đổi việc thành lậ  p Trung tâm y học phươ ng

 pháp tác động cột sống theo sáng kiến và sự bảo tr ợ của GSViện sỹ Vũ Tuyên Hoàng .Cụ bảo để làm việc vớ i các GS

 phải cử GS cho ngang cấ p.Trong lúc tôi đang thơ  thẩn ở  

hành lang Đại học quốc gia thì gặ p giám đốc Nguyễn VănĐạo.Là chỗ quen biết từ tr ướ c, anh mờ i vào phòng chơ i,nóichuyện.Anh Đạo có biết việc tôi ứng cử hiệu tr ưở ng và hỏitôi đang làm gì.Tôi nói đang làm chủ nhiệm khoa.Sau vàicâu chuyện về các bạn bè quen thân anh nói là Đại họcquốc gia đang thiếu phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ  

 bản mà chưa tìm ra.Anh thấy tôi có đủ tiêu chuẩn vào chứcấy,nếu tôi muốn làm thì để anh xem xét,đề cử.Tôi chưa

dám nhận liều mà xin phép suy ngh ĩ  thêm.Anh Đạo dặnnếu tôi đồng ý thì điện thoại cho biết để xúc tiến thủ tục,nếu không ,anh nhờ tôi tìm hỏi trong số các bạn bè, cóai đủ tiêu chuẩn và thích làm thì giớ i thiệu cho anh.Tôi cóhỏi vài ngườ i nhưng không ai nhận lờ i.Riêng tôi, cũngthích làm quan to hơ n,nhưng ngh ĩ  đi,ngh ĩ lại mãi,thấy mìnhđang để tâm huyết vào công việc yêu thích,một số dự địnhmớ i bắt đầu triển khai nên không nỡ bỏ mà đi nơ i khác.Hơ n

nữa cũng là để giữ lờ i hứa khi ứng cử chủ nhiệmkhoa.Nghe nói sau này anh Đạo tìm đượ c một cán bộ củaBộ Xây dựng về làm việc.

Đại học Xây dựng nhưng tôi đã không đi.Lý do đơ n giảnchỉ là muốn gắn bó vớ i bộ môn,vớ i tr ườ ng,vớ i bạn bè đồngnghiệ p và cũng là để tỏ lòng biết ơ n tr ườ ng đã cưu mang vợ  con tôi trong những năm tháng khó khăn.

Lần thứ nhất vào khoảng năm 1976 Đại học quân sự mờ i tôi và anh Đinh Ngọc Vịnh,sau khi đã mờ i đượ c anhHà Huy Cươ ng.Chúng tôi biết về Đại học quân sự có lẽ quyền lợ i sẽ cao hơ n nhưng đã không chấ p nhận.

Lần thứ hai là sự dàn xế p của gia đình.Vào khoảng năm1978,chị ruột tôi bàn vớ i chồng là Hoàng Tr ọng Đại,thứ tr ưở ng bộ Ngoại thươ ng muốn tìm cách đưa gia đình tôi từ Hươ ng canh về Hà nội.Tr ướ c hết xin cho vợ tôi về làm việc

tại bộ ngoại thươ ng để chuyển chổ  ở ,đưa các con về,tạođiều kiện cho chúng học hành,sau một thờ i gian tôi sẽ xinvề nốt.Chị đã vạch ra cho tôi một con đườ ng tiến thân kháhấ p dẫn.Ban đầu sẽ làm cán bộ ở  cục xây dựng,vớ i bằngtiến sỹ và sự dìu dắt,chẳng mấy chốc sẽ đượ c đề bạt tr ưở ng

 phòng,và dần dần nhờ có thế lực và năng lực thì cái chứccục tr ưở ng là trong tầm tay vớ i .Tôi biết khả năng trên cóthể thành hiện thực chứ kkông như cô bán sữa củaLaphôngten.Tuy vậy chúng tôi đã từ chối.Biết không thuyết

 phục đượ c, chị mắng chúng tôi là những đứa quá ngu vàủng hộ việc chúng tôi mua đất mua nhà ở Ngoại tr ạch để ancư lạc nghiệ p lâu dài vớ i tr ườ ng,nếu tr ườ ng vẫn còn đóngtại Hươ ng canh (Quất lưu)

 

nhà,càng không phải gắn vớ i BGH mà là gắn vớ i tậ p thể bộ ồ ế

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 52/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  52

41 - CÂU CHUYỆN VỀ HƯ U

Khi hết nhiệm k ỳ chủ nhiệm khoa ( năm 1997) tôi đã 60tuổi,nói vớ i BGH và tổ chức là sẽ chuẩn bị để nghỉ hưu.Tổ 

chức cho biết tôi là giáo sư, có thể ở lại đến 65 tuổi.Tôi hỏiđó là ngh ĩ a vụ hay quyền lợ i,nếu là nghiã vụ tôi xin chấ phành, nếu là quyền lợ i tôi xin đượ c từ chối.Tổ chức cho

 biết đó là quyền lợ i Tôi cũng hơ i biết tính toán, nếu ở  lạithêm 5 năm, đượ c tăng hai bậc lươ ng, đạt mức chạm tr ầncủa bậc giáo sư, lươ ng hưu đượ c tăng hai bậc, có giá tr ị lắmchứ.

Việc một giáo sư đòi đượ c về hưu lúc 60 tuổi trong khi

sức khỏe còn tươ ng đối là một điều hơ i lạ,nghe đâu trongcả nướ c mớ i chỉ có vài ngườ i.Khi làm việc này tôi có vàisuy ngh ĩ ,một trong các ý ngh ĩ như sau : Tr ườ ng ĐH Xâydựng đang chịu một mâu thuẩn là muốn tăng số cán bộ giảng dạy nhưng không tăng đượ c vì biên chế đã đủ.Muốnlấy thêm ngườ i mớ i phải tạo ra chỗ tr ống.Bằng cách nào để tạo ra chỗ tr ống đó?Thông thườ ng và đơ n giản nhất là chomột số cán bộ đủ tuổi nghỉ hưu.

 Nhưng cho các GS về hưu lại mất đi cán bộ có nănglực.Tôi đã đề nghị giải quyết mâu thuẩn này bằng cách về hưu mà không về hẳn,vẫn cộng tác vớ i bộ môn.Các thầy côgiáo gắn bó vớ i tr ườ ng không phải là gắn vớ i các ngôi

môn.Việc các GS nghỉ hưu ký hợ  p đồng làm việc tiế p hiệnnay là bình thườ ng, nhưng vào năm 1996 còn r ất mớ i.Tôimuốn mình là một trong những ngườ i đi đầu,dám chấ pnhận một chút thiệt thòi để thực hiện ý đồ.Tuy vậy BGH vàtổ chức vẫn r ất ngại, không muốn để tôi về.Tôi đã phải

dùng mẹo mớ i thuyết phục đượ c anh Nguyễn Tấn Quý để anh đồng ý nói vớ i tổ chức chuẩn bị hồ sơ .Tổ chức yêu cầulàm đơ n xin,tôi bảo có việc gì mà phải xin nên khônglàm.Anh Nguyễn Hữu An (tr ưở ng phòng) mớ i giải thích làthườ ng thì không phải làm đơ n,nhưng tr ườ ng hợ  p của tôicác anh lảnh đạo ngại là có ngườ i không hiểu lại cho r ằngtôi bị ép,vì vậy các anh muốn có một bằng chứng do tự taytôi viết ra,để đề phòng mọi tr ườ ng hợ  p bất tr ắc.Đã vậy thì

tôi viết mấy chữ ngắn gọn r ồi ký tên chứ không có đơ n từ gì hết.May mà anh An hơ i biết tính tôi và thấy như vậycũng đượ c.

Từ khi về hưu đến nay tôi vẫn xem mình là ngườ i của bộ môn và anh chị em trong bộ môn vẫn xem như vậy,tôivẫn đi dạy,hướ ng dẫn luận văn,viết sách,tài liệu.Tôi đã thựchiện đượ c ý là mình về hưu nhưng tr ườ ng không mất cán

 bộ.

 

tậ p vì thế mà học vấn không tấn tớ i,bổng lộc ít không đủ ấ ế ế

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 53/80

  53

42- NHẬN THỨ C VỀ VIỆC LÀM CÁN BỘ 

QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

Làm cán bộ quản lý và lãnh đạo, nói theo dân gian là “làm quan”

Quan nhất thờ i, dân vạn đại.Vậy làm quan và làm dânđàng nào tốt hơ n? Nếu làm quan thì thế nào là một quantốt? Đó là những vấn đề tôi thườ ng suy ngh ĩ  và tìmhiểu.Về việc làm quan, các tấm gươ ng tốt và xấu của cácquan trong lịch sử và đươ ng đại tôi biết khá nhiều, trong

đó xin k ể ra hai chuyện có ảnh hưở ng đến nhận thức, đó làcâu chuyện “cái đượ c, cái mất của ngườ i làm quan”trongCổ học tinh hoa và tiểu thuyết “Chuyện thườ ng ngày ở  huyện”.

Khổng Tử có cháu là Khổng Miệt và học trò là Bật Tử Tiện cùng làm quan một thờ i .

Khổng Tử qua chơ i Khổng Miệt, hỏi r ằng:

-Từ khi ngươ i ra làm quan đượ c những điều gì, mất nhữngđiều gì?

Khổng Miệt thưa: Từ khi tôi ra làm quan chưa đượ c điều gìmà đã mất ba điều.Việc quan bận, không còn thì giờ học

chu cấ p cho họ hàng vì thế họ hàng không thân thíết, côngviệc nhiều không thể đi thăm ngườ i ốm,viếng ngườ i chết vìthế ăn ở vớ i bạn không tr ọn vẹn.

Khổng Tử nghe nói không bằng lòng .

Sau Ngài đến chơ i Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi KhổngMiệt.

Bật Tử Tiện thưa: Từ khi tôi ra làm quan chưa mất điều gìmà đã đượ c ba điều.Những vấn đề tr ướ c học nay đem rathực hành vì thế mà học càng rõ, bổng lộc dù bạc cũng cóthể chu cấ p ít nhiều cho họ hàng vì thế mà họ hàng cànggần,việc quan tuy bận nhưng cũng bớ t đượ c ít thì giờ thămngườ i ốm,viếng ngườ i chết vì thế bầu bạn càng thân.

Khổng Tử nghe nói, khen r ằng: Tử Tiện thật là ngườ iquân tử.

Tiểu thuyết “Chuyện thườ ng ngày ở  huyện” (Liên xô-1975) k ể về một số “quan” dướ i chế độ Xô viết Xã hội chủ ngh ĩ a,trong đó có Boocdố  p,bí thư huyện ủy vàMactưnôp,phó bí thư.Boocdố  p là một ngườ i tr ưở ng thànhtrong đấu tranh cách mạng và lậ p nhiều công tr ạng trongchiến tranh Vệ Quốc,là cán bộ cốt cán và ưu tú của Đảng

Cộng sản Liên xô.Thế nhưng vì chạy theo “bệnh thànhtích” và những danh lợ i cá nhân mà làm cho cả huyện điêuđứng. Mactưnố p là một ngườ i chính tr ực, thực sự làm việcvì sự phát triển của đất nướ c và hạnh phúc của nhân dân

 

nhưng đã gặ  p phải tr ở  ngại khá lớ n từ phe củaB dố M à ó bí h ỉ h ủ K lố hô ả h

 H ậu phươ ng  của bạn chính là gia đình, vợ  con,nhàử ki h ế Tôi đã ừ l h ế để ó đ hậ h

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 54/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  54

Boocdố p.May mà có bí thư tỉnh ủy Kr ưlố p thông cảm chođượ c phần nào.

Vậy chỉ nên làm quan và chỉ có thể làm quan tốt khi bạncó đủ phẩm chất cần thiết thể hiện ở  tư tưở ng ,năng lực,nhân cách,nguyện vọng.Trong một vị quan thườ ng có haivai trò:lảnh đạo và quản lý. Tùy từng vị trí của chức quanmà vai trò nào là chủ đạo.Nếu bạn không có đủ phẩm chấtcần thiết mà cố chạy để làm quan ,để thực hiện những mưuđồ cá nhân thì sẽ mang lại tai họa cho cộng đồng và khôngkhéo còn hại đến bản thân.Nhưng khi bạn có ý đồ tốt đẹ p,có năng lực mà chỉ là một dân thườ ng hoặc một cán bộ nhỏ 

 bé thì sẽ r ất khó thực thi ý đồ dù r ằng nó có thể mang lạihiệu quả to lớ n cho tậ  p thể.Bạn phải trình báo qua nhiều

cấ p và có khi ý đồ của bạn còn bị lợ i dụng,bị chiếm đoạt.Làm quan ở  cấ  p trung gian thườ ng chịu các áp lực từ 

cấ  p trên, thườ ng thườ ng ngườ i ta đem áp lực đó truyềnxuống dướ i.Tôi ngh ĩ như thế là chưa tốt.Cấ p trung gian nênnhư là một cái giảm xóc, sẵn sàng hứng chịu một số áp lựcvô bổ, làm tiêu tán bớ t năng lượ ng xấu,tránh cho cấ p dướ inhững tác động không mong muốn.

Trong việc làm quan tôi còn nhận ra r ằng để làm đượ cnhững điều có ích, ngoài các phẩm chất tốt đẹ p của bảnthân còn cần có hậu  phươ ng vữ ng,có tam đại và tam ủng  

cửa,kinh tế.Tôi đã vừa lo thu xế p để có đượ c hậu phươ ngtươ ng đối yên ổn vừa tìm cách chuyển nhà từ Kim gianglên Phươ ng mai để gần tr ườ ng hơ n.

Tam đại  bao gồm: đại nhân,đại ngh ĩ a,đại sự.Đại nhân lànhững ngườ i quân tử,có phẩm chất tốt đẹ p,ở các vị trí chủ chốt,làm trung tâm đoàn k ết mọi ngườ i.Đại ngh ĩ a là mụctiêu, là ngọn cờ  để tậ p hợ  p lực lượ ng.Đai sự là những côngviệc mang lại nhiều lợ i ìch cho tậ p thể.Tôi nhận thấy r ằngkhi thiếu những đại nhân ở các cươ ng vị chủ chốt thì mộttậ p thể khó có đượ c sự đoàn k ết,thân ái

Tam ủng là sự ủng hộ của 3 cấ p:cấ p trên,tổ chức Đảngcùng cấ  p và tâp thể cán bộ trong đơ n vị.Để có đượ c tamủng ,ngoài tam đại ra còn cần nhiều năng lực khác.Thiếu sự ủng hộ của một trong ba cấ p thì công việc sẻ gặ p nhiều khókhăn.

Một trong những việc quan tr ọng của ngườ i làm quan là phát hiện và tiến cử ngườ i tài.Thông thườ ng trong việc đề  bạt hoặc bầu cử ngườ i ta hay chú ý đến những ngườ i đã cónhiều thành tích.Tôi lại ngh ĩ  hơ i khác.Khi chọn ngườ i để giao trách nhiệm, tốt nhất là chọn ngườ i có tiềm năng , cóđộng cơ  đúng và nhiệt tình vớ i công việc(mặc dù chưa cóthành tich đáng k ể).Tuy vậy để phát hiện ra ngườ i có tiềmnăng là r ất khó, chỉ ngườ i có đủ tâm và tầm mớ i làmđượ c.Câu chuyện Khổng minh chỉ nhìn thấy một nụ cườ imà phát hiện ra Đặng Chi là một thí dụ vô cùng sinh

 

động.Trong lúc làm chủ nhiệm khoa,tuy tôi có chú ý việcà h h là đ b hiê

vận động cách mạng ,có ý ngh ĩ a lớ n trong thờ i k ỳ đầu khiá h ừ thà h ô Hiệ hỉ ê ý đó đã

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 55/80

  55

này nhưng chưa làm đượ c bao nhiêu

Có ba cách để thăng quan tiến chức là trèo,nhả y vàlôi.Trèo là tiến lên từ từ,từng bướ c một như kiểu trèonúi,trèo cây.Nhảy là thực hiện một lúc vài ba bướ c,vượ tcấ p.Lôi là tác động từ trên,lôi kéo bạn lên, (cũng có nhữnglúc do dướ i đẩy lên), là thực hiện bướ c nhảy bằng ngoạilực.Tôi nhận thấy ở  ta r ất ít chấ p nhận kiểu nhảy,chủ yếuchấ  p nhận kiểu trèo và một phần nào đó dùng kiểulôi.Trong lịch sử khá đông quan tốt là do thực hiện các

 bướ c nhảy. Khi ứng cử để bầu hiệu tr ưở ng tôi cũng đã liềuthực hiện một bướ c nhảy nhưng không thành công, thờ i cơ  chưa tớ i.Cũng có ý kiến cho r ằng còn một cách nữa để thăng quan tiến chức là “đánh đu”, một kiểu sử dụng ô dù

Để phán xét một vị quan là tốt hay xấu là tươ ng đốikhó nếu chỉ dựa vào đánh giá của một số ngườ i nào đó vìtiêu chí và quan điểm của mọi ngườ i là khác nhau .Vì vậymỗi khi suy ngh ĩ ,định làm việc gì tôi tậ p trung chú ý đếnhai phía: thứ nhất là lươ ng tâm của mình,thứ hai là Thượ ngđế.Khi bạn làm một điều gì đó (dù tốt hay xấu) bạn có thể dấu diếm,lừa ngườ i khác hoặc bị ngườ i khác hiểu nhầm và

  phán xét sai,nhưng bạn không có cách gì che dấu đượ c

lươ ng tâm và Thượ ng đế. Nói về phẩm chất của cán bộ, năm 1945 Bác Hồ có căn

dặn, đại ý là cán bộ cách mạng phải là ngườ i đầy tớ  củanhân dân.Lờ i của Bác là hoàn toàn đúng trong giai đoạn

cách mạng vừa thành công.Hiện nay chỉ nên xem ý đó đãthuộc về lịch sử còn đem ra mà vận dụng vào thực tế thìquá khó.Hiện nay,trong thờ i buổi xây dựng kinh tế, tôi ngh ĩ  câu của vua Lê Lợ i trong chiếu dụ cho các quan có lẽ thíchhợ  p hơ n.Câu đó đại ý như sau : “ các quan phải lo lắng cho

dân như cha mẹ lo cho con cái”.Khi có địa vị là có quyền hành.Có một câu triết lý r ất

hay “Muốn biết phẩm chất của một ngườ i hãy trao cho họ quyền hành và xem họ sử dụng như thế nào”

Mỗi lần lựa chọn ngườ i đứng đầu một đơ n vị (cơ quan,tổ chức…) thườ ng có hai luồng ý kiến : 1-cần lựa chọnngườ i thật sự có phẩm chất vì vai trò ngườ i đứng đầu là vôcùng quan tr ọng.2-trong số ngườ i đượ c dự kiến (đề cử)chọn ai cũng đượ c vì ai làm r ồi cũng đến thế mà thôi. Hailoại ý kiến trên là ngượ c nhau nhưng ý nào cũng đúng.Ýthứ nhất đúng đượ c khoảng 70-80 % vì có phẩm chất tốt làcần thiết nhưng để làm đượ c việc tốt còn cần đến nhiều yếutố khác nữa.Ý thứ hai đúng đượ c 50-60% . Trong tr ườ nghợ  p mọi chuyện xẩy ra bình thườ ng, phẩm chất ngườ i đứngđầu có ảnh hưở ng không lớ n đến công việc chung, nhưngkhi đơ n vị có vấn đề gay cấn thì phẩm chất đó có vai trò to

lớ n (như đi thuyền trên dòng sông phẳng lặng thì ngườ i láigiỏi và ngườ i lái kém không hơ n thua nhau là bao nhiêu,nhưng khi gặ p thác ghềnh mớ i biết ai hơ n ai )

 

Trong một số tr ườ ng hợ  p những ngườ i đứng đầu đơ nvị mâu thuẩn với nhau hoặc với cấp dưới thường chứng tỏ

 phát huy đượ c nhiều năng lực.Câu châm ngôn “ tr ướ c tiênhãy tự trách mình” nghe thì đơn giản nhưng thực hiện được

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 56/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  56

vị mâu thuẩn vớ i nhau hoặc vớ i cấ p dướ i thườ ng chứng tỏ  phẩm chất của họ có phần kém,trong con ngườ i họ phầntiểu nhân lấn lướ t mất phần quân tử,họ chưa đóng đượ c vaitrò “đại nhân” trong tiêu chuẩn “tam đại” đượ c nêu ra ở  trên.Rõ ràng lúc này không phải ai đứng đầu cũng như 

nhau.Trong mọi hoạt động thườ ng xuất hiện một số đơ n vị 

xuất sắc.Ngườ i ta thườ ng đi tìm nguyên nhân để học tậ p, để  phổ biến.Đa số tr ườ ng hợ  p tìm ra nguyên nhân phụ, thứ cấ p( như có sự đoàn k ết nhất trí,có sự lãnh đạo sáng suốt vàk ị p thờ i, có…) mà ít khi nêu ra đượ c nguyên nhân chính (có thể ngườ i ta thấy nhưng không muốn hoặc không dámnói tớ i ).Đó là phẩm chất,vai trò của một hoặc vài ngườ i

đứng đầu. Không có những con ngườ i đó ( đại nhân ) làmtrung tâm đoàn k ết lực lượ ng không thể có đơ n vị xuất sắc.

 Nhưng ở  đâu ra các con ngườ i ấy, các phẩm chất ấy. Đócòn là bí mật của Tạo hóa, là sự may mắn.

Trong khi làm chủ nhiệm khoa tôi đã suy ngh ĩ , nghiềnngẫm những điều trên đây và cố gắng vận dụng vào thực tế .Tuy vậy sự thành công r ất bị hạn chế vì giữa nhận thức vàviệc làm còn một khoảng cách không nhỏ.Có những việc

tôi tự cho là tốt nhưng không đượ c ủng hộ hoặc bị hiểusai.Tr ướ c đây tôi cứ hay trách ngườ i khác không hiểu mìnhnhưng r ồi một hôm tôi bỗng ngộ ra điều thiếu sót cơ bảncủa mình là thiếu sự mềm dẻo và khôn ngoan nên chưa

hãy tự trách mình nghe thì đơ n giản nhưng thực hiện đượ clà quá khó.

Sau khi k ết thúc nhiệm k ỳ chủ nhiệm khoa tôi tự thấymình cũng có làm đượ c vài việc tốt, thực thi đượ c một số ýđồ nhằm giảm nhẹ các tiêu cực trong việc xuống cấ p củachất lượ ng và hiệu quả  đào tạo, biết việc gì có thể làmđượ c, việc gì không.Tôi r ất hài lòng vì tậ  p thể ban chủ nhiệm khoa và các tr ợ  lý luôn đoàn k ết , gắn bó, tôn tr ọnglẫn nhau,làm việc có hiệu quả.Đặc biệt các đồng chí

 Nguyễn Quang Viên và Lê Văn Thành là những tr ợ  thủ xuất sắc,có nhiều sáng kiến và chủ động trong công việc,đãgiúp tôi r ất nhiều.

43 - MỘT SỐ BÀI BÁO 

Vào thờ i k ỳ làm chủ nhiệm khoa và sau này, thỉnhthoảng tôi có viết báo,một số bài đã đượ c đăng.Tôi sưu tậ plại đây một số bài làm k ỷ niệm.Sau một vài bài tôi viết một  vài câu bình luận,đó là đoạn mớ i đượ c thêm vào saunày,không có trong nội dung bài báo đã công bố. 

CHUYỆN LẠ : HOA PHƯỢ NG NỞ MÙA ĐÔNG

 

( đăng báo Hà nội mớ i ngày 3-11-1991)

cách gọi như vậy là quá rõ ràng.Một năm học kéo dài từ giữa năm trước sang giữa năm sau

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 57/80

  57

Hoa Phượ ng v ĩ  nở  vào tháng 5, gắn vớ i mùa thi,vớ itiếng ve và đã tr ở thành biểu tượ ng đẹ p của mùa hè.Thế màcó hoa phượ ng nở  vào mùa đông,phải chăng đó là mộtđiềm lành.

Chiều 2-11-1991 tôi đi qua tr ướ c Cung văn hóa Việt Xô,ngỡ ngàng nhìn thấy một cây phượ ng v ĩ  nở hoa đỏ thắm.

Thấy r ồi, đi qua r ồi mà lòng vẫn còn ngờ ,hay là đã nhìngà hóa cuốc.Đành quay tr ở  lại xem cho thật rõ.Đúng thậtr ồi,gốc phượ ng v ĩ ,lá phượ ng v ĩ ,hoa phượ ng v ĩ  vớ i nhữngcánh đỏ thắm và chùm nhị cong móc lưỡ i câu,cả nhữngchùm đầy nụ,tròn như ngón tay búp măng…Đẹ p quá,tươ iquá.

Bạn có tin vào điềm lành không,tùy bạn,nhưng xin hãyđến tận nơ i để chứng kiến một cảnh đẹ p của thiênnhiên.Còn điềm lành đó là gì,xin nhườ ng cho các bậc họcvấn uyên thâm hoặc những ngườ i có khả năng đoán giải.

  Bình luận: bài báo ng ắ n g ọn, có vài ý hay,vă n chươ ng không đế n nỗ i nào

ĐẶT TÊN CHO K Ỳ THI TUYỂN ( đăng báo Giáo dục và thờ i đại ngày 12-4-1993)

Thườ ng gọi tên một năm học (niên khóa) bằngcác chữ số chỉ hai năm liên tiế p, thí dụ năm học 1992-1993.Lý do

giữa năm tr ướ c sang giữa năm sau.

Theo thói quen ngườ i ta cũng đặt tên cho k ỳ thi tuyểnsinh như tên năm học.Xét k ỹ ra cách gọi như vậy vừa dàivừa không chính xác.Bản thân k ỳ thi chỉ kéo dài vàingày,nếu k ể cả thờ i gian chuẩn bị và chấm thi cũng chỉ vàitháng,không thể kéo dài từ năm này qua năm khác.Nếu lậ pluận tuyển sinh cho năm học cũng không chính xác vìtuyển cho cả khóa chứ không phải chỉ cho một năm,màkhóa học thườ ng kéo dài từ 3 đến 6 năm.

 Như vậy,để đạt tên cho k ỳ thi tuyển sinh chỉ cần dùngmột con số chỉ năm tổ chức thi,thí dụ k ỳ thi tuyển sinh1993.Như thế vừa ngắn gọn hơ n,vừa chính xác hơ n.

 Bình luận : M ột chuyện t ưở ng như  đơ n giản,nế u chịu khó suy nghĩ có thể tìm ra ý hay. Sau bài báo này tôi thấ  y ng ườ ita sử a l ại cách g ọi theo đề nghị , tuy vậ y vẫ n còn g ặ  p một 

 số k  ỳ thi theo cách g ọi cũ ,họ không biế t hay biế t mà không theo,hay họ tìm thấ  y cách g ọi cũ hợ  p lý hơ n?. 

MỘT CHI TIẾT COI THI

(đăng báo Giáo dục và thờ i đại ngày 24-5-1993)

Tôi mớ i làm thầy giáo tr ườ ng đại học ít lâu,vừa qua

đượ c theo các bậc đàn anh coi thi tuyển sinh.Buổi thi đầutôi làm giám thị cùng anh Tr ần.Theo quy chế, sau khi giámthị thu bài và ghi số tờ giấy làm bài,thí sinh ký xác nhậnvào biên bản.Tuy vậy,đang giữa buổi thi anh Tr ần bảo tôi

 

đem biên bản cho thí sinh ký.Anh giải thích đó là sáng kiếnnhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục thu bài Nhờ đó chúng

-Cậu khen thế e cũng hơ i vội.Riêng tớ ,khi đọc qua thấyqui chế cũng chặt chẽ rõ ràng nhưng qua việc vận dụng vào

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 58/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  58

nhằm rút ngắn thờ i gian làm thủ tục thu bài.Nhờ  đó chúngtôi thu bài xong sớ m nhất,ra về tr ướ c mọi ngườ i. Tôi thầmcảm phục sự làm việc năng động của anh và xem đó như một tấm gươ ng cần học tậ p .

Buổi thi sau tôi cùng nhóm giám thị vớ i thầy Lê mộtgiáo sư lớ n tuổi.Giữa buổi thi tôi đề nghị đem biên bản để thí sinh ký.Ông ngăn lại và hinh như đoán đượ c thắc mắccủa tôi,khẽ dặn :sau buổi thi tớ sẽ nói cho cậu biết.Thu vànộ p bài xong tôi đi cùng thầy Lê ra chỗ gửi xe. Vừa đi ôngvừa k ể:

-Tớ  biết cái mẹo ấy từ lâu r ồi,cũng đã áp dụng vàilần.Thông thườ ng thí sinh ngừng làm bài và ký một cáchmáy móc vào biên bản.Nhưng có lần một thí sinh chẳng để ý gì việc tớ  đem biên bản đến,đang tậ p trung suy ngh ĩ ghêlắm.Chẳng biết cậu ta suy ngh ĩ  thật hay giả làm bộ như thế.Tuy vậy tớ   đành cầm biên bản về chỗ của mình vàngẩm ngh ĩ  đến mặt trái của sáng kiến nọ.À thì ra cái mẹoấy chỉ nhằm làm lợ i cho giám thị vài phút khi thu bài màquên mất việc thí sinh cần đượ c tôn tr ọng,cần đượ c bảo vệ khi làm bài,hơ n nữa có nộ p bài thì mớ i ký chứ.

Tôi thầm công nhận ý kiến của ông là đúng, thấy cáchlàm của anh Tr ần có khía cạnh không hay và tỏ ý khen quychế như vậy là chính xác.Thầy Lê cườ i thân mật:

qui chế cũng chặt chẽ,rõ ràng,nhưng qua việc vận dụng vàothực tế mớ i thấy có vài chỗ chưa hợ  p lí,cần xem xét lại vàsửa đổi.

Tôi hỏi xem thầy có góp ý vớ i ban tuyển sinh về nhữngđiểm đó chưa,ông tr ầm ngâm một lúc r ồi nói thong thả :

-Tr ướ c đây hồi còn tr ẻ, còn nhiều hăng hái tớ cũng haygóp ý kiến này nọ nhưng thườ ng không đúng lúc,khônghợ  p vớ i ngườ i nghe nên tác dụng ít lắm,có lúc còn gây nênsự hiểu nhầm,thôi thì mọi việc cũng chẳng nên cầu toànquá.

Về nhà tôi xem lại quy chế mong phát hiện ra chỗ chưahợ  p lý như thầy Lê nói.Tìm mãi mà không thấy.Tôi trao

đổi vớ i vài đồng nghiệ p lớ n tuổi hơ n,ngườ i bảo chẳng thấygì,ngườ i phê phán tôi đi làm cái việc không đâu. Tôi đànhmạnh dạn tìm đến thầy Lê hỏi cho ra nhẽ.Ông vui vẻ chỉ cho tôi thấy vài điều mà ông cho là chưa hợ  p lí và phân tíchmột cách có lí,có tình.Ra về tôi cứ băn khoăn suy ngh ĩ .Quychế đượ c in rõ ràng,giấy tr ắng, mực đen,tại sao tôi và vàiđồng nghiệ p không phát hiện ra đượ c điều gì mà thầy Lê lạithấy đượ c.Phải chăng đó là do kiến thức,kinh nghiệm haydo tấm lòng nhân ái của thầy,do chỗ thầy biết đặt mình vàovị trí của thí sinh hoặc của ngườ i phản biện để xem xét.

Thế mớ i biết để góp đượ c ý kiến cho ngườ i khác là khólắm thay .

 

  Bình luận:Tôi đ ã suy nghĩ  r ấ t lâu tr ướ c khi viế t bàinày trong đó có một số tình huống một số triết lý có phân

Về phiếu tr ắng có 2 cách giải thích : 1-Phiếu tr ắng làthể hiện sự vô trách nhiệm hoặc sự phá quấy,loại bỏ nó là

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 59/80

  59

này,trong đ ó có một số  tình huố ng,một số  triế t lý,có phântích k  ỹ   ,có ng ẩ m nghĩ  sâu mớ i thấ  y đượ c. Riêng vài chỗ  chư a hợ  p lý trong quy chế  ,có ng ườ i đ ã đọc bài báo và phê

 phán tôi là không nói rõ ra cho r ồi,úp mở mà làm gì.Ý củatôi là muố n bài báo này đế n đượ c ban tuyể n sinh,ng ườ i ta

 sẽ g ọi tôi đế n để hỏi về chỗ bấ t hợ  p lý.Thế như ng chẳ ng aihỏi đế n.Thôi thì ở  đ ây tôi trinh bày một đ iề u vậ y. Đó là quyđịnh mỗ i thí sinh phải thi đủ 3 môn thì mớ i hợ  p l ệ.Tôi xinđư a ra tình huố ng sau :Thí sinh thi hai mônđượ c 19 đ iể m,môn thứ ba đế n muộn quá giờ ( vì tai nạn giao thông,vì đ aubụng d ọc đườ ng v.v…) không  đượ c thi.Tr ườ ng l ấ  y đ iể mchuẩ n là 18.V ậ y theo quy chế có l ấ  y đỗ thí sinh này không?

PHIẾU TR ẮNG KÊU OAN

(đăng báo Giáo dục và thờ i đại ngày 19-7-1993 )

Ở các cuộc bỏ phiếu của Liên hiệ p quốc cũng như củaquốc hội nhiều nướ c, phiếu tr ắng cũng đượ c kiểm như các

 phiếu khác.Vì đó cũng là một hình thức tỏ rõ quan điểm

của ngườ i bỏ phiếu .Ở ta trong nhiều tr ườ ng hợ  p phiếu tr ắng đượ c xem là bất

hợ  p .

thể hiện sự vô trách nhiệm hoặc sự phá quấy,loại bỏ nó làđể bảo đảm sự chặt chẽ của tổ chức,sự trong sáng của bầucử.2-Phiếu tr ắng là thể hiện quyền dân chủ đượ c nêu ý kiếnkhông tán thành,là bày tỏ sự lưỡ ng lự về vấn đề nào đấy.Họ có ý kiến bất đồng vớ i tổ chức nhưng do thiếu cơ hội,thiếu

dũng cảm hoặc sợ nói công khai nên mớ i phải dùng đến lá phiếu kín.Như vậy loại bỏ phiếu tr ắng là thiếu tôn tr ọngkhách quan.

Khi bầu các ban chấ p hành,các đoàn đại biểu,việc xét phiếu hợ  p lệ hay không tưở ng như đã rõ ràng,nhung thực ravẫn còn nhiều điều cần thảo luận thêm.Xin bàn đến nhữngcuộc bầu mà danh sách đề cử (hoặc ứng cử) chỉ có mộtngườ i.Trong đợ t bầu chủ nhiệm khoa và tr ưở ng bộ môn ở  

các tr ườ ng đại học vừa r ồi có nhiều danh sách như vậy.Theo quy định bầu cử xem phiếu tr ắng không hợ  p lệ vàtính tỷ lệ phần tr ăm số phiếu của ngườ i trúng cử theo phiếuhợ  p lệ.

Có nhiều ý kiến không đồng ý vớ i quy định trên vì chor ằng lúc này phiếu tr ắng là không tán thành (tuy khôngđồng ý mà vẫn phải thực hiện) . Lấy thí dụ đơ n vị có 10 cử tri để bỏ phiếu vớ i danh sách chỉ 1 ngườ i ứng cử.Có 3

 phiếu thuận và 7 phiếu tr ắng.Theo quy định hiện hành về  bầu cử thì chỉ có 3 phiếu hợ  p lệ và ngườ i ứng cử đã trúngvớ i 100% số phiếu hợ  p lệ.Nhưng thực chất ngườ i đó chỉ đạtđượ c ba phần mườ i.

 

Đứng trên quan điểm dân chủ mà xét, mấy cái phiếutr ắng đã bị loại một cách oan ức.Thực ra việc bầu chỉ một

THEO LỜ I DẠY CỦA BÁC HỒ 

(Báo cáo tại hội thảo “Đảng Bác Hồ với nhà trường” của

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 60/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  60

g ị ạ ộ ự ệ ộứng cử viên giống như việc lấy phiếu tín nhiệm và phiếutr ắng vẫn phải đượ c kiểm . Việc đề nghị xem sự hợ  p lệ của

 phiếu tr ắng trong một số tr ườ ng hợ   p mang tinh thần dânchủ nhưng thườ ng không đượ c chấ p nhận và lá phiếu tr ắng

vẫn thấy bị xử oan . Bình luận :Trong các cuộc bầu cử  thườ ng quy định nhữ ng  phiế u sau đ ây không hợ  p l ệ :1-Phiế u không do ban bầu cử   phát ra.2- Phiế u xóa hế t toàn bộ (phiế u tr ắ ng).3-Phiế u bầuthừ a ng ườ i.4-Phiế u viế t thêm ng ườ i ngoài danh sách.M ục 1là đ úng,mục 2 đ ã nói ở  bài báo,mục 3và 4 có thể  bỏ.Vì

 sao?M ục tiêu của bỏ phiế u và kiể m phiế u là chọn ra nhữ ng ng ườ i có phiế u cao hơ n để  l ấ   y vào danh sách trúng 

cử .Nhữ ng phiế u bầu thừ a ng ườ i không hề  làm ảnh hưở ng đế n mục tiêu và k ế t quả  ,vì vậ  y không cần loại bỏ.Nhữ ng 

 phiế u viế t thêm thì chỉ việc không kiể m tên ng ườ i đượ c viế t thêm,còn nhữ ng ng ườ i khác vẫ n kiể m bình thườ ng,việc nàycũng không ảnh hưở ng đế n mục tiêu và k ế t quả.Ng ườ i taquy định ra phiế u không hợ  p l ệ và loại bỏ có l ẽ là để t ă ng 

 sự nghiêm túc của bầu cử như ng như thế vừ a làm phứ c t ạ pthêm,vừ a làm giảm tính dân chủ.Tôi biế t nhiề u ng ườ i sẽ  

 phản đố i ý vừ a nêu,như ng cứ  đư a ra để g ợ i ý suy nghĩ . 

VÀI SUY NGHĨ VỀ CHƯ C NĂNG CỦA THẦY GIÁO

(Báo cáo tại hội thảo Đảng,Bác Hồ vớ i nhà tr ườ ng củatr ườ ng ĐH Xây dựng,đăng ở tậ p san “Đại học và trung họcchuyên nghiệ p” và tạ p chí “Lý luận dạy học” )

 Nhân dân ta r ất hiếu học và r ất coi tr ọng vai trò của thầy

giáo.Câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu kiêu, muốn conhay chữ hãy yêu mến thầy”đã nói lên tấm lòng đó.Suy r ộngra câu ca dao còn có ý ngh ĩ a : Muốn sự nghiệ p giáo dụcquốc gia phát triển thì Nhà nướ c và xã hội phải quan tâmđến đội ngũ thầy giáo.

Trong lễ giáo tr ướ c đây ngườ i ta sắ p xế p thứ bậc : quân-sư-phụ,xế  p thầy trên cha.Thứ bậc ấy tuy là của đạo Nhonhưng đượ c nhân dân ta chấ p nhận, điều đó chứng tỏ nhân

dân ta đánh giá cao vai trò của giáo dục,của học vấn trongsự phát triển xã hội.

Bác Hồ r ất quan tâm đến sự nghiệ p giáo dục và đội ngũ thầy giáo.Nhiều lần Bác đi thăm các tr ườ ng,các hội nghị của ngành giáo dục,gửi thư và điện cho thầy giáo,họcsinh.Mỗi lần như thế Bác đều có những lờ i dạy bảo chântình.

Về vai trò của thầy giáo, Bác dạy : “…nếu không có

thầy giáo thì không có giáo dục…”.Nhưng để thực hiệnđượ c vai trò vẻ vang của mình tr ướ c hết “ thầy phải xứngđáng là thầy,thầy phải đượ c lựa chọn cẩn thận vì không

 phải ai cũng làm thầy đượ c”.

 

Để xứng đáng vớ i vai trò và nhiệm vụ vẻ vang, thầygiáo cần có các phẩm chất chủ yếu : tâm hồn,kiến thức và

chưa đủ,còn cần những kiến thức r ộng rãi về xã hội ,về conngườ i và về các ngành khoa học khác.Sự phong phú về 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 61/80

  61

g p y , phươ ng pháp sư phạm.

Tâm hồn của ngườ i thầy đượ c xây dựng trên cơ sở lòngyêu thươ ng, quý mến và tôn tr ọng con ngườ i,lòng yêu nghề sâu sắc.Chính lòng yêu quý đó là cội nguồn của mọi tìnhcảm cao đẹ  p,là khở i thủy của đạo đức.Đối vớ i thầy giáotr ướ c hết cần yêu thươ ng học sinh,chính nhờ  lòng yêuthươ ng ấy mà mỗi lờ i giảng của thầy đều xuất phát tự đáylòng và vì thế nó mớ i dễ thấm sâu vào trí tuệ học sinh.

Lòng yêu thươ ng phải đượ c gắn vớ i sự tôn tr ọng conngườ i thì nó mớ i sâu r ễ,bền gốc.Tôn tr ọng con ngườ i,đó làtiền đề cho nền dân chủ . Bác Hồ r ất quan tâm đến dân chủ trong nhà tr ườ ng.Bác căn dặn : “trong tr ườ ng cần có dânchủ…Dân chủ nhưng trò phải kính thầy,thầy phải quýtrò…”.

Lòng yêu thươ ng và quý tr ọng con ngườ i là nền tảngcủa đạo đức,nó đòi hỏi ngườ i thầy không ngừng tự rènluyện,tự cải tạo như Bác đã tùng dạy : “Chúng ta cần phảichính tâm,tu thân…và… muốn cải tạo xã hội thì phải cảitạo mình.”

Kiến thức của thầy bao gồm nhiều mặt.Tr ướ c hết là kiếnthức vững chắc,sâu r ộng về chuyên môn trong đó k ết hợ  pnhuần nhuyễn giữa lý thuyết,thực tế và kinh nghiệm,giữanhận thức và thực hành.Nhưng chỉ giỏi về chuyên môn thì

g g ọ ự p g pkiến thức góp phần tạo nên sự phong phú tâm hồn.Vinh dự của thầy giáo là thông qua dạy chữ để dạy ngườ i.Nếu kiếnthức của thầy không phong phú nhiều mặt thì tác dụng dạyngườ i bị hạn chế.Để có đượ c kiến thức sâu r ộng,Bác đã

dùng lờ i của Khổng Tử để nhắc nhở  : “…Học không biếtchán,dạy không biết mỏi”.

Phươ ng pháp sư phạm của thầy đóng vai trò quantr ọng.Phươ ng pháp không tốt làm hiệu quả giảng dạy kémđi nhiều.Phươ ng pháp sư phạm bao gồm nhều vấn đề màtr ướ c hết và quan tr ọng nhất là biết khơ i dậy trong lòng họcsinh sự say mê học tậ p,sự khát khao hướ ng về cáichân,thiện,mỹ,là biết cách trình bày các kiến thức một cách

sáng sủa ,dễ hiểu,là làm cho học sinh hứng thú trong việctìm tòi,khám phá cái mớ i,cái đẹ p.

Viêc dạy học không nên dừng lại ở mục đích r ất tầmthườ ng là truyền thụ kiến thức mà phải nhằm cái đích caohơ n là phát triển mọi tài năng.Tài năng sẽ phát triển khi cósức mạnh của nội tâm.Sự vẻ vang của thầy giáo khôngdừng ở chỗ mang lại sự hiểu biết cho học sinh mà vươ n tớ ichỗ phát hiện và bồi dưỡ ng tài năng,động viên đượ c sức

mạnh nội tâm của con ngườ i.Về phươ ng pháp,Bác cũng đã căn dặn : “Các thầy giáo

và cô giáo phải tìm cách dạy.Dạy cái gì,dạy thế nào để trò

 

hiểu chóng,nhớ  lâu,tiến bộ nhanh…Thầy dạy tốt,trò họctốt,đó là nhiệm vụ vẻ vang của thầy,cô giáo”.

  bài làm,trách nhiệm của thầy là đánh giá điểm chođúng.Sáng suốt và công bằng là cần thiết để bảo đảm sự 

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 62/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  62

Về chức năng của thầy giáo cần phân biệt thật rõ rànghai việc khác nhau: giảng dạy và đánh giá.Mỗi việc có mụcđích và yêu cầu riêng, đòi hỏi những phẩm chất khác nhaucủa ngườ i thầy.

Chức năng giảng dạy thể hiện trách nhiệm của thầy đốivớ i học sinh.Lúc này đòi hỏi thầy có lòng yêu thươ ng,nhiệttình đối vớ i mọi h/s,giảng dạy đến nơ i,đến chốn,mở ra choh/s các hướ ng phát triển,ngăn ngừa và uốn nắn mọi sailầm.Khuyến khích h/s giỏi,giúp đỡ  tận tình h/s yếukém,động viên ngườ i cố gắng,r ăn đe k ẻ kiêu ngạo,lấy lòngnhân ái ,độ lượ ng mà cảm hóa h/s,lấy kiến thức uyên thâmvà phươ ng pháp tốt mà hướ ng dẫn h/s.

Chức năng đánh giá ( chấm thi,chấm đồ án…) thể hiệntrách nhiệm đối vớ i nhà tr ườ ng, xã hội, Nhà nướ c.Lúc nàyđòi hỏi ngườ i đánh giá phải có các phẩm chất nghiêmtúc,sáng suốt,khách quan,công bằng.

 Nghiêm túc thể hiện ở chỗ thực thi đúng và đầy đủ quychế, quy định,ngăn ngừa và xử lý các vi phạm.Nghiêm túclà điều cần thiết để bảo đảm công bằng.

Kêt quả việc đánh giá thườ ng đượ c thể hiện bằng điểmsố.Có một thói quen nói : “ thầy cho điểm”.Thói quen nàynhiều khi gây ra sự ngộ nhận tai hại như là thầy có quyền “cho”.Thực ra thầy không có điểm để cho,điểm là điểm của

đánh giá đúng đắn.Trong lúc thầy lấy nội dung khoa họclàm thướ c đo để đánh giá bài làm của h/s thì ngượ c lại thầycũng đang đượ c tậ p thể h/s và những ngườ i khác đánh giá

 bằng tiêu chuẩn công bằng và sáng suốt.

Kiến thức,phươ ng pháp và nhiệt tình trong giảngdạy,nghiêm túc,sáng suốt và công bằng trong đánh giá lànhững nhân tố cơ  bản tạo nên uy tín của thầy giáo,giúpthực hiện vai trò vẻ vang.

Tôi đã đượ c gặ p Bác nhiều lần,k ể cả lúc còn là sinh viênvà lúc đã làm thầy giáo.Lần đầu tiên và cũng để lại nhiềuk ỷ niệm nhất là hôm Bác đến thăm ký túc xá tr ườ ng Đạihọc Bách khoa sáng mồng một tết năm 1958.Tôi sẽ khôngdiễn tả buổi đi thăm đầy cảm động ấy mà chỉ nêu một k ỷ niệm sâu sắc có liên quan đến đề tài của bài này.Khi chúngtôi đã quây quần để nghe Bác nói,chủ tịch Tr ần Duy Hưngcó nhắc khẽ là trong số ngồi đây có cả thầy giáo và họcsinh. Bác tr ả lờ i chung,đại ý là :Giữa thầy và trò có quan hệ khăng khít,bất k ỳ ngườ i thầy nào cũng đã từng là trò,trongsố trò hiện nay có một số sẽ tr ở thành thầy,giữa thầy và tròhiện nay cần có dân chủ.

Lờ i Bác hôm ấy thấm sâu vào lòng tôi.Tôi thườ ng tự nhắc mình là tự nhiên không phải đã là thầy mà nhiều nămlàm trò và trong khi mình làm thầy trong l ĩ nh vực này thìcũng đang làm trò trong nhiều l ĩ nh vực khác . Trong cuộc

 

đờ i làm thầy của tôi tuy còn một số thiếu sót và nhiều điềuchưa đượ c như mong muốn,nhung dù sao cũng có đượ c

 Ngườ i ta gọi phươ ng pháp này là kiểu “cuốn chiếu”còntôi gọi là kiểu “mưa rào”.Đó là cách dạy học cấ p tậ p,mỗi

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 63/80

  63

một số thành tích,đượ c nhiều học sinh quý mến,đượ c nhiềuđồng nghiệ  p tin cậy.Bí quyết thành công của tôi tronggiảng dạy là không quên mình đã từng là học trò và trongnhiều công việc tôi thườ ng đặt mình vào cươ ng vị học trò

để xem xét lại.Tôi biết r ằng h/s cần phải quý mến và tôn tr ọng thầy

giáo, nhưng tôi không thể dùng quyền lực và mệnh lệnh để đạt đượ c sự quý tr ọng đó,chỉ có thể  đạt đượ c bằng cáchnâng cao phẩm chất của mình.

Tôi biết r ằng học sinh cần phải thích thú và chăm chỉ học hành nhưng tôi không thể dùng k ỷ luật và cưỡ ng ép để 

 bắt h/s thích môn học mà tôi phải tạo nên sự hứng thú bằng

nghệ thuật sư phạm .

Trách nhiệm và vai trò của thầy giáo là nặng nề và vẻ vang.Thầy giáo cần phải phấn đấu và rèn luyện nhiều mớ imong xứng đáng vớ i sự vẻ vang đó .

 Binh luận:Thự c chấ t đ ây là nhữ ng tâm sự của một thầ y l ớ ntuổ i muố n g ử i g ắ m đế n nhiề u bạn đồng nghiệ p,muố n uố nnắ n một số nhận thứ c và việc làm chư a hay.Tuy vậ y cũng 

chẳ ng mấ  y ai để ý đế n. 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHƯỢ C ĐIỂM

CỦA PHƯƠ NG PHÁP DẠY HỌC KIỂU MƯ A RÀO 

học phần khoảng 45 đến 60 tiết đượ c dạy trong vòng mộttuần,mỗi ngày từ 5 đến 8 tiết,có khi trên 10 tiết. Kiến thứcđượ c tuôn ra như mưa rào, nhưng r ồi trôi tuột hết,chẳngthấm vào đất đượ c mấy. Kiểu này đang đượ c dùng r ộng rãi

ở nhiều cơ sở  tại chức và một số tr ườ ng dân lậ p.Có nhữngmôn sau khi học vội vàng trong thờ i gian ngắn,đượ c tổ chức thi luôn.Thi xong,kiến thức còn lại trong đầu s/vchẳng có là bao,phần lớ n đã chữ thầy tr ả thầy.Tuy thế k ếtquả thi ghi trên giấy tr ắng mực đen là khá tốt.Có lẽ ngườ ita đã lợ i dụng đượ c một số sơ hở  của quy chế để tổ chứcdạy cho qua chuyện,thi cho qua chuyện.

Kiểu dạy học này là kém hiệu quả, gây ra lảng phí lớ n

về thờ i gian và sức lực,có phần nào đó là phản sư  phạm.Tuy thế nó đượ c dùng r ộng rãi vì thuận tiện chongườ i quản lý,thích hợ  p vớ i hoàn cảnh và ý muốn củanhiều thầy, r ất phù hợ  p vớ i phong cách dạy loa qua,học loaqua,chỉ cốt có bằng hoặc chứng chỉ mà không cần kiếnthức.

Tôi đã từng dạy nhiều lớ  p,ở  nhiều nơ i theo kiểunày.Thấy r ằng tr ướ c mắt nó vẫn còn đượ c dùng phổ biến

nên đã ngh ĩ  ra và áp dụng một số biện pháp nhằm khắc phục các nhượ c điểm,mong vớ t vát đượ c phần nào hiệu quả và chất lượ ng, tránh bớ t lảng phí.Tôi tạm gọi là biện pháp “

 be bờ ” nhằm giữ cho nướ c mưa không trôi tuột đi ngay mà

 

thấm đượ c phần nào xuống đất.Biện pháp gồm một số việcliên hoàn như sau :

k ết thúc là nhớ lại bài vừa học.Mỗi lần ôn tậ p trong khoảng10-15 phút.Về nhà lại phải ôn tậ p vài lần.Ban đầu s/v thấy

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 64/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  64

1-Bổ túc kiến thức.Tôi bắt đầu môn học bằng bài kiểmtra.Đó là kiểm tra kiến thức những vấn đề của các môn họctr ướ c tr ực tiế p có liên quan đến môn sắ p học,để nếu cần thì

 phải có k ế hoạch bổ túc.Không nắm đượ c các kiến thức cơ  

 bản có liên quan,làm sao có thể tiế p thu tốt bài mớ i.Vấn đề là lấy thờ i gian ở  đâu?Tìm thờ i gian ở  đâu sẽ bàn sau,tr ướ chết nên hỏi: có cần để s/v hiểu bài không?, muốn thế phảilàm gì ?Việc bổ túc có nhiều cách,làm tậ p trung hoặc r ảirác,cho cả lớ   p hoặc từng nhóm,trong giờ  hoặc ngoàigiờ .Vấn đề là cần linh hoạt,hợ  p lý,có hiệu quả 

2-Giảng dạy k ỹ.Tôi chia nội dung bài học lảm hai phần :cơ bản và bổ sung. Cơ bản là phần quan tr ọng,cốt lõi,mọi

s/v cần nắm đượ c,phần này đượ c giảng chậm rãi,thậtk ỹ,thậm chí có lúc phải giảng lại,làm cho số đông s/v hiểuđượ c,nắm đượ c mớ i thôi.Bổ sung là phần dễ,ít quantr ọng,s/v có thể tự tham khảo,phần này tôi chuẩn bị thànhtài liệu,yêu cầu s/v tự học,chỉ giớ i thiệu qua ở trên lớ  p.Mụcđích của việc này là làm sao để s/v hiểu đượ c nội dung cơ  

 bản của bài ở ngay tại lớ  p mà vẫn bảo đảm thờ i gian.

3-Ôn tậ  p thườ ng xuyên, k ị  p thờ i.Tr ướ c hết tôi huấn

luyện cho s/v phươ ng pháp ôn bài nhanh chóng và có hiệuquả lớ n,đó là “ phươ ng pháp hồi tưở ng” hoặc theo GS LêKhánh Bằng là “ PP thiền động”.Mỗi buổi học có ít nhấthai lần ôn tậ p tại lớ  p.Bắt đầu là ôn lại bài cũ,giữa buổi hoặc

hơ i chưa quen,chưa ôn tậ p đượ c gì mấy,khi đã quen mớ ithấy là hay,có hiệu quả.

4-Giảm bớ t cườ ng độ.Mỗi ngày tôi chỉ lên lớ  p 1 buổi,tốiđa 5 tiết,trong đó giảng bài mớ i chỉ khoảng 4 tiết còn lại

dùng cho ôn tậ p và kiểm tra.Phải có thờ i gian ở nhà để s/vôn tậ p, củng cố, làm bài tậ p.

5-Kiểm tra thườ ng xuyên,liên tục.Thườ ng mỗi buổi họcđều có kiểm tra,lại ra bài tậ p và kiểm tra về làm ở nhà.Các

 bài tậ p và kiểm tra đều đượ c chấm k ỹ,vạch ra và chữa lỗicho từng bài,chấm và tr ả bài k ị p thờ i,khi tr ả bài còn tổngk ết những cái sai phổ biến để mọi ngườ i rút kinhnghiệm.Cũng có lúc sau khi kiểm tra,tôi nêu và phân tích

đáp án trên lớ  p r ồi cho s/v đổi bài cho nhau để chấm.Việcchấm bài cho bạn và trao đổi nhóm cũng có tác dụng nắmvững thêm bài học.

6-Chú tr ọng khâu vận dụng, thực hành.Hướ ng dẫn k ỹ con đườ ng từ lý thuyết đến thực hành.Ra các bài tậ p làm tạilớ  p,theo dõi,uốn nắn cho nhiều ngườ i. Ra bài tậ p bắt buộcvà tự giác về nhà.Chấm và tr ả bài k ị p thờ i như kiểm tra .Việc phải làm nhiều bài tậ p và kiểm tra, ban đầu một số s/v

cũng kêu ca,phản ứng , nhưng về sau thấy đượ c cái lợ i nêncố gắng.Tôi nói cho s/v biết vì ai mà tôi làm như vậy,s/vcàng làm nhiều bài tôi càng mất công sức và thờ i gian để chấm chứ có sung sướ ng gì đâu.

 

7-Theo dõi sát sao.Tôi lậ p sổ theo dõi từng s/v ngay từ giờ  học đầu tiên,nắm đượ c tình hình từng nhóm.Thực ra

ỗ ế ố ấ ề

đóng góp gì vào kho tàng lý luận vốn đã quá đồ sộ,xinđượ c lượ ng thứ.

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 65/80

  65

trong mỗi lớ  p chỉ có khoảng 1/5 đến 1/4 số s/v là có vấn đề (học lực kém,hay nghỉ,ít làm bài…)cần theo dõi để nhắcnhở ,giúp đỡ .

Các biện pháp trên đây không phải chỉ là ý tưở ng mà

tôi đã thực hành cho nhiều lớ  p, chỉ có điều là mức độ khácnhau, có lớ  p đượ c nhiều,có lớ  p ít hơ n.Sau mỗi k ỳ dạy tôithườ ng thu thậ  p ý kiến của s/v.Nhiều ngườ i nhận xét

 phươ ng pháp của tôi thật tuyệt vờ i và ướ c mong có đượ cnhiều thầy sử dụng phươ ng pháp như thế để giúp họ họctậ p có hiệu quả hơ n.

Tôi đem những điều trên đây trao đổi vớ i nhiều đồngnghiệ  p,ai cũng thấy là hay,là có hiệu quả nhưng yêu cầu

thầy phải làm việc vất vả hơ n.Có một vài thầy nói là sẽ tìmcách vận dụng còn đa số ngại ,không muốn hoặc không thể đèo bòng thêm công việc. Thực ra những biện pháp đượ cnêu ra không có gì mớ i lạ,chúng đã có ở  trong các tài liệuvề lý luận dạy học,chẳng qua ngườ i ta có muốn dùng khôngmà thôi,tôi chỉ làm cái việc “ thuật nhi bất tác”,chỉ tìm cáchvận dụng vớ i mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Một vài nhà lý luận dạy học nghe nói đến “ kiểu dạy

học mưa rào”và “phươ ng pháp be bờ ” thì cườ i và cho là bịa đặt.Trong hàng tr ăm cuốn sách của các tác giả trên thế giớ i làm gì có những khái niệm đó.Thì tôi chỉ muốn dùngcác từ dân giả để mô tả việc làm của mình chứ không cần

 Bình luận : Chứ ng kiế n cảnh s/v bị nhồi nhét kiế n thứ c màk ế t quả chẳ ng đượ c là bao tôi quá xót xa,bứ c xúc.Tôi đ ã 

 suy nghĩ   ,tìm tòi và thự c hành các biện pháp trên.Thấ  y cók ế t quả t ố t,tôi tìm cách tuyên truyề n,phổ  biế n.Tôi đ ã báo

cáo t ại hội nghị bàn về phươ ng pháp giảng d ạ y của câu l ạcbộ các tr ườ ng  đại học ( H ội nghị t ại H ải phòng nă m2001,tr ườ ng  Đ HXD có anh hiệu phó  Đào vă n Toại d ự  ) vàviế t bài đă ng báo.Bài đ ã đượ c biên t ậ p l ại và đă ng như ng tôi không còn giữ   đượ c số  báo đ ó.Trên đ ây là bảnviế t,không hoàn toàn giố ng bài báo ( đ ã đượ c biên t ậ p,bỏ đ imột vài ý ). 

CẦN NGHIÊM CẤM VIỆC DẠY THÊM 

(Góp ý kiến qui chế dạy thêm,học thêm.Bài đã đăng báoGiáo dục và T Đ )

Tr ướ c hết nên phân biệt rõ ràng các việc học và họcthêm,dạy và dạy thêm.Không nên ghép viêc học thêm vàdạy thêm trong cùng một khái niệm,một l ĩ nh vực.

Học và dạy là những hoạt động bình thườ ng ở  nhàtr ườ ng,trong xã hội, đượ c khuyến khích phát triển ở  mọilúc,mọi nơ i.

 

Học thêm là chỉ việc,tuy đã học ở  tr ườ ng r ồi, nay họcthêm ở ngoài.Học thêm có nhiều cách : tự học,học vớ i gia

ổ hứ hà h hó h ặ lớ ồi ời ời d H

Về lâu dài cần nghiêm cấm thầy cô dạy thêm có thu tiềncho h/s mình đang dạy tại tr ườ ng về môn mình phụ trách (ó hể d hê h h/ ờ khá lớ khá ) Với hữ

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 66/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  66

sư,tổ chức thành nhóm hoặc lớ  p r ồi mờ i ngườ i dạy.Họcthêm là việc tốt,đượ c tiến hành đến mức độ nào là tùythuộc hoàn cảnh,khả năng,ý chí của ngườ i học,cần nhất làsự tự nguyện,tự giác.Quan tr ọng nhất là tự học,nên khuyến

khích tự học suốt đờ i.Dạy thêm để chỉ,thầy cô dạy chính khóa môn A ở  

tr ườ ng,ngoài ra lại dạy môn A ấy cho số học sinh ấy ở nơ ikhác,vào lúc khác và có nhận tiền công. Việc dạy thêm như vậy tuy có tạo thu nhậ p thêm cho thầy cô trong hoàn cảnhđờ i sống khó khăn,có giúp cho một số học sinh nào đó nắmvững thêm bài học nhưng nó cũng gây ra nhiều tiêucực,làm băng hoại đạo đức nhà giáo,làm ô nhiễm quan hệ 

thầy trò và đã bị lên án nhiều.Để góp phần làm trong sạch môi tr ườ ng giáo dục thì cần

nghiêm khắc vớ i việc dạy thêm này.Tôi đề nghị hai cấ p độ:Tr ướ c mắt và lâu dài.

Tr ướ c mắt cần cấm triệt để thầy cô đươ ng nhiệm dạythêm bất cứ môn gì, bất cứ ở  đâu cho các học sinh đang họcchính quy tại tr ườ ng,ngoại tr ừ việc giúp đỡ miễn phí và dạy

 bổ túc văn hóa.Có cấm như vậy mớ i tạo điều kiện để thầy

cô dạy tốt chính khóa,làm tròn trách nhiệm ngườ i giáo viênở  tr ườ ng .Việc cấm như vậy là đúng pháp luật,tươ ng tự như việc cấm các công chức đươ ng nhiệm hoạt động trongcác công ty TNHH tư nhân.

có thể dạy thêm cho h/s tr ườ ng khác,lớ  p khác).Vớ i nhữngthầy cô có trình độ và tâm huyết nên khuyến khích phụ đạoriêng cho các đối tượ ng đặc biệt.Ngoài ra thầy cô có thể dạy các lớ  p bổ túc văn hóa có nhận tiền công,các lớ  p tình

thươ ng.Vậy ai sẽ dạy các nhóm, các lớ  p do học sinh hoặc hội

cha mẹ h/s tự tổ chức để học thêm? Tôi cho r ằng khi ở  tr ườ ng chính quy đã dạy và phụ  đạo nghiêm chỉnh thìkhông cần học thêm nữa.Tr ườ ng hợ  p thật cần thiết (ví dụ như ở tr ườ ng dạy quá kém) và có điều kiện tổ chức thì nênmờ i thầy cô đã về hưu,sinh viên hoặc những ngườ i có nănglực khác ở ngoài ngành giáo dục (thông qua hội Cựu giáo

chức và hội Khuyến học )Còn một vấn đề nữa là một số thầy cô bị giảm thu nhậ p,

liệu việc đó có ảnh hưở ng đến đờ i sống ?

Về vấn đề này tôi đề nghị lảnh đạo và quản lý giáo dụccần xem xét, chăm lo làm sao để thu nhậ p của thầy cô đủ sống từ mức trung bình tr ở  lên,không để ngườ i nào bị r ơ ivào cảnh túng thiếu.Có như vậy các thầy cô mớ i có thể tậ ptrung tâm lực cho việc dạy và tự nâng cao trình độ.

Mặt khác cũng đề nghị các thầy cô có nhận thức : đồngtiền thu đượ c từ việc ép buộc hoặc gợ i ý học sinh đóng gópcho việc dạy thêm là chẳng vinh dự gì,một phần nào đó là

 

những đồng tiền bẩn,không xứng vớ i tâm hồn cao đẹ p củathầy cô giáo.Đã chọn nghề dạy học thì nên đề cao trách

hiệ l tâ ế ó ặ hải khó khă ề đời ố

tr ườ ng tuy đã thấy  đượ c điều đó nhưng cách làm có chỗ chưa ổn.

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 67/80

  67

nhiệm lươ ng tâm,nếu có gặ  p phải khó khăn về  đờ i sốngkinh tế thì nên tìm cách khắc phục bằng cách khác ngoàicách bắt ép h/s đóng tiền để học thêm trong lúc tại các giờ  học chính khóa chưa làm tròn trách nhiệm.

Khi có nhiều thầy cô đã quen vớ i việc dạy thêm,việcnghiêm cấm này chắc sẽ gặ p phải sự phản ứng công khaihoặc ngấm ngầm của một số ít nào đó.Tuy vậy,nếu cầnthiết thì phải tìm cách làm,tr ướ c hết cần giải thích,vậnđộng,sau là quyết định.Có cấm triệt để việc dạy thêm củacác thầy cô đươ ng nhiệm mớ i tạo cơ  hội góp phần làmtrong sạch nhà tr ườ ng và nền giáo dục.

TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠ NG THẦY GIÁO TR Ẻ 

Ở CÁC TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP

( bài đăng ở tạ p chí Trí tuệ số 7 năm 2006 ) 

Một số tr ườ ng đại học và cao đẳng ngoài công lậ pđang r ất thiếu đội ngũ thầy giáo cơ  hữu vững mạnh, ảnhhưở ng đến sự phát triển vững chắc của nhà tr ườ ng .Các

Thông thườ ng tiêu chuẩn để chọn thầy giáo tr ẻ là sinhviên tốt nghiệ p đúng chuyên ngành, thuộc loại giỏi tr ở lênvà biện pháp bồi dưỡ ng chủ yếu là cho đi học cao học để lấy bằng thạc sỹ.Làm như vậy không có gì sai nhưng hiệu

quả không cao và không toàn diện .

Tr ướ c hết, cần có cái nhìn tổng thể về phẩm chất cầnthiết của thầy giáo để có tiêu chuẩn tuyển chọn và có biện

 pháp bồi dưỡ ng dài hạn,trung hạn,ngắn hạn một cách đúngđắn.Lại phải có cái nhìn khách quan và thấu hiểu để biếtcông việc,tâm lý,hoàn cảnh của thầy giáo mà có chính sáchđối xử thích đáng.

Phẩm chất của thầy giáo là có tâm huyết vớ i sự nghiệ pgiáo dục, yêu nghề, yêu ngườ i, có đạo đức tư cách tốt, cónăng lực sư phạm và trình độ chuyên môn.Như vây tiêuchuẩn học giỏi là cần nhưng chưa phải là cao nhất.

Vậy làm sao để tìm đượ c ngườ i có tâm huyết ? Tr ướ chết cần có chính sách  chiêu hiền đãi sỹ , sau đó có cáchtuyển dụng đúng.

 Nên ưu tiên chọn con em các gia đình có truyền thống

dạy học và cần làm một số phép thử. Thử như thế nào làtùy tài năng của ngườ i tuyển chọn. Khi chọn thầy giáo còncần chú ý nhiều đến năng khiếu sư phạm. Đó là khả năngtrình bày các vấn đề một cách mạch lạc,rõ ràng,hấ p dẫn, là

 

khả năng khơ i dậy ở ngườ i khác các tình cảm tốt đẹ p, lòngham học hỏi và sáng tạo. Để phát hiện năng khiếunày ngoài việc cho đối tượng giảng dạy thử một vấn đề còn

chung mà ít đi sâu vào bồi dưỡ ng năng lực,hướ ng dẫnnghiệ p vụ cho những ngườ i mớ i chậ p chững vào nghề.

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 68/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  68

này,ngoài việc cho đối tượ ng giảng dạy thử một vấn đề còncần làm một số tr ắc nghiệm tâm lý và sư phạm.

Cần bồi dưỡ ng về tâm huyết, năng lực sư phạm và trìnhđộ chuyên môn. Sự cần thiết bồi dưỡ ng từng vấn đề phụ 

thuộc vào thờ i k ỳ và trình độ từng ngườ i. Nhiều lãnh đạokhi làm k ế hoạch bồi dưỡ ng cán bộ tr ẻ, việc duy nhất họ ngh ĩ tớ i là cho đi học cao học và khi cán bộ đã có bằng thạcsỹ là họ thỏa mãn. Tôi biết bằng thạc sỹ của chúng ta hiệnnay có một số chỉ là hư danh, vì chươ ng trình và cách thứcđào tạo r ất ít tác dụng đến công việc cụ thể của thầy giáo.

 Nếu chỉ bằng lòng vớ i tấm bằng thì thật tai hại.

Quan tr ọng nhất của thầy giáo tr ẻ là đào sâu, nắm vững

môn học mình phụ trách,liên hệ đượ c vớ i thực tế, là làmchủ đượ c phươ ng pháp sư phạm cơ  bản để đảm bảo choviệc dạy học đạt chất lượ ng cần thiết. Sau đó dần dần mớ i

 bồi dưỡ ng chuyên môn r ộng hơ n và bồi dưỡ ng nghiệ p vụ để đạt đượ c năng lực sư phạm cao hơ n.

Việc bồi dưỡ ng về môn học ít tr ườ ng quan tâm,để mặccho thầy giáo tự xoay xở .Việc bồi dưỡ ng sư phạm thì mộtsố tr ườ ng mờ i báo cáo viên của Tr ườ ng cán bộ quản lý giáo

dục đến thuyết trình một số chuyên đề, kiểm tra hoặc thi r ồicấ p chứng chỉ. Tôi có theo dõi một vài lớ  p như vậy và thấy

 phần lớ n nội dung thuyết trình là ít phù hợ  p vớ i các thầygiáo tậ p sự vì chủ yếu trình bày đườ ng lối,chủ tr ươ ng

Bản thân tôi đã vận dụng những lý luận day học vàkinh nghiệm hơ n 40 năm đứng lớ  p để hướ ng dẫn cho cácthầy giáo tr ẻ từ những nhận thức cơ  bản về dạy học,việcchuẩn bị bài giảng và các thao tác cụ thể khi lên lớ  p đến

việc xử lý các tình huống sư phạm v.v…Tôi lại dùng ngaynhững giờ giảng của mình ở một số lớ  p để các thầy thamkhảo,rút kinh nghiệm.Tôi nhận thấy cách bồi dưỡ ng như thế là có hiệu quả.

Về chính sách đối vớ i thầy giáo của các tr ườ ng ngoàicông lậ p,phải tr ả lươ ng cho thầy giáo đại học đạt đượ c mứcsống trung bình khá tr ở lên thì mớ i tạo cho họ an tâm côngtác,dành phần lớ n thì giờ và năng lực cho việc dạy học. Và

cũng như thế thì lãnh đạo các tr ườ ng mớ i có đủ cơ  sở  để yêu cầu các thầy làm tròn bổn phận dạy tốt. Các tr ườ ngngoài công lậ  p có khả năng làm việc này tốt hơ n so vớ itr ườ ng công lậ p.Vấn đề là các nhà lãnh đạo và quản lý cóthấy đượ c và có muốn làm hay không.

THAM LUẬN VỀ HIỆN TR ẠNG CÁN BỘ GIẢNG DẠY

CỦA CÁC TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC

 

Giớ i thiệu :Tháng 3 nă m 1995 Bộ Giáo d ục phố i hợ  p vớ iổ

 Như vậy là có mâu thuẩn lớ n.Đa số vẫn thích làmCBGD nhưng thực tế lại không dành đủ thì giờ  cho việcgiảng dạy Có mâu thuẩn ấy là do trong thời gian dài đồng

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 69/80

  69

Công đ oàn ngành t ổ chứ c cuộc hội thảo ở tr ườ ng  Đại học Kinh t ề quố c dân về chuyên đề : “ đội ng ũ cán bộ giảng d ạ yđại học trong tình hình mớ i”.H ội thảo do Bộ tr ưở ng Tr ần

 H ồng Quân và Chủ t ịch công  đ oàn ngành Nguyễ n M ậu

 Bành đồng chủ trì. Đoàn đại biể u của tr ườ ng  Đại học Xâyd ự ng do anh Phùng V ă n Lự ,chủ t ịch BCH công đ oàn, d ẫ nđầu. Tôi là thành viên, đ ã đọc bài tham luận d ướ i đ ây:

Kính thưa đồng chí Bộ tr ưở ng,đ/c Chủ tịch và toànthể các đồng chí

Tôi xin bắt đầu bài phát biểu bằng việc công bố k ết quả điều tra xã hội học do chúng tôi tiến hành về tình hình, tâmlý, nguyện vọng của các cán bộ giảng dạy.

Câu hỏi : Bạn có thích tiế p tục làm CBGD không ?

Trên 90% tr ả lờ i là r ất thích.

Câu hỏi : Trong thờ i gian vừa qua bạn đã dành baonhiêu phần tr ăm thờ i gian làm việc để thực hiện mọi khâu

của công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học?Đa số tr ả lờ i là vào khoảng 30 đến 40%, một số ít là

dướ i 30%,chỉ r ất ít ngườ i tr ả lờ i trên 80%.

giảng dạy.Có mâu thuẩn ấy là do trong thờ i gian dài đồnglươ ng thấ p,CBGD phải dành nhiều thờ i gian để kiếm sống

 bằng đủ mọi cách.

Công việc kiếm sống ban đầu đã có mục tiêu và phươ ng

hướ ng tốt như là kiếm đủ sống để có thể giảng dạy và nângcao trình độ một cách tốt hơ n và quả thực nó đã có tác dụngtích cực.Nhưng dần dần một số ngườ i đã đi quá xa mục tiêutốt đẹ p ban đầu và công việc kiếm tiền lộ ra nhiiều mặt trái,tiêu cực, như là quá say sưa vớ i đồng tiền r ồi ít quan tâmđến chất lượ ng giảng dạy,lên lớ  p dùng bài soạn cách đâytrên chục năm,thờ   ơ  vớ i k ỷ cươ ng và văn hóa họcđườ ng,coi thi và chấm bài qua loa miễn sao có điểm nộ p

cho giáo vụ, như là không vừa lòng nhau trong việc ăn chiagây nên mất đoàn k ết. Những mặt trái này tuy đượ c pháthiện nhưng không đượ c uốn nắn k ị p thờ i nên đã gây nhiềutác hại .

Trong thờ i gian vừa qua mâu thuẩn giữa hoạt động kiếmsống và giảng dạy là mâu thuẩn chủ yếu của đội ngũ CBGD, giải quyết mâu thuẩn này r ất khó nên nhiều tr ườ ngđã tạm bỏ qua. Trong khi số đông hoạt động kiếm sống có

hiệu quả, một số ít còn tr ở nên giàu có thì một bộ phận vì lýdo này khác mà không thể kiếm đượ c tiền.

Việc kiếm tiền đã thu hút nhiều tâm lực và thờ i giannhưng nhiều ngườ i vẫn r ất muốn tiế p tục làm CBGD, một

 

 phần là vì bản chất tốt đẹ p của nghề nghiệ p, nhưng phầnkhông nhỏ là cái danh CBGD cũng bảo đảm cho công việckiếm tiền làm CBGD mới lợi dụng được danh vị và thời

 buôn, làm cửu vạn xuyên biên giớ i, làm cố vấn k ỹ thuật,dạy thêm…Tôi cũng có dị p đứng ở  nhiều cươ ng vị khácnhau để nhìn nhận vấn đề này : CBGD quản lý bộ môn và

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 70/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  70

kiếm tiền, làm CBGD mớ i lợ i dụng đượ c danh vị và thờ igian nhiều cho việc đó.

Tôi cũng xin nói r ằng vẫn còn có một số CBGD giữ đượ c cân bằng giữa các hoạt động : làm tốt việc giảng

dạy,nghiên cứu khoa học và kiếm sống tạm đủ. Nhung số này chiếm tỷ lệ thấ p và tấm gươ ng của họ ít đượ c nhắc đến.

Đội ngũ CBGD đang chịu hai thử thách : sự phân hóavà sự bất cậ p.

Sự phân hóa thể hiện trên nhiều mặt : tinh thần, kiếnthức, kinh tế….Sự phân hóa này kéo theo nhiều vấn đề tâmlý phức tạ p.

Sự bất cậ  p so vớ i yêu cầu phát triển nền giáo dục đạihọc cũng thể hiên ở nhiều mặt, đó là kiến thức và phươ ng pháp chậm đổi mớ i, lạc hậu không những so vớ i các nướ ctiên tiến mà còn tụt hậu so vớ i một số cơ sở sản xuất trongnướ c ( những nơ i này có nhiều tiền,nhiều điều kiện hơ ntrong việc tiế p xúc vớ i thế giớ i) , đó là sự hụt hẫng về độingũ k ế cận, đó là các thầy lớ n tuổi bị hạn chế về sức khỏecòn các thầy tr ẻ thì hoài bão về khoa học không cao…

Kính thưa các đồng chíTôi là một CBGD đã có 35 năm tuổi nghề.Tôi cũng đã

làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống như tham gia khảosát, thiết k ế, thi công, đi làm chuyên gia ở  Châu Phi, đi

nhau để nhìn nhận vấn đề này : CBGD,quản lý bộ môn vàkhoa, cán bộ đảng và công đoàn, kiếm sống ở  trong nướ cvà ngoài nướ c…

Tôi thấy nguyên nhân của tiêu cực là do từ hai phía :

 phía CBGD và phía quản lý nhà nướ c,trong đó chủ yếu làdo cơ  chế, chính sách, sự quản lý của các cơ  quan nhànướ c.

Vì đồng lươ ng thấ  p,CBGD phải dùng nhiều thờ i giancho việc kiếm sống đã làm cho hiệu quả quản lý giảm sútnhiều, lãnh đạo các tr ườ ng nhiều lúc hữu khuynh, ngạiđụng chạm, buông lỏng quản lý, không có những biện phápgiải quyết mâu thuẩn , không có những khuyến khích và

cách thức bảo đảm đờ i sống cho những thầy giáo tâm huyếtvớ i nghề.

Qui định về chế độ làm việc của CBGD đượ c vạch ratrên 30 năm tr ướ c đây, nhiều điều không còn phù hợ  pnhưng vẫn chưa đượ c sửa đổi .

Trong công cuộc đổi mớ i mục tiêu, chươ ng trình, nộidung và phươ ng pháp đào tạo, các bộ phận tham mưu vàchức năng của bộ đã có nhiều công sức tìm hiểu tình hìnhngoài nướ c nhưng khi đem áp dụng vào hoàn cảnh củachúng ta thì còn nhiều lúng túng và không tránh khỏi mộtvài mâu tuẩn trong các quy định cụ thể, nó thể hiện vướ ng

 

mắc trong tư duy, một mặt Bộ muốn mở r ộng quyền tự chủ cho các tr ườ ng, mặt khác lại muốn tậ p trung quản lý.

Khi h h đị h á đ ờ lối khi thả á

tâm,toàn sức cho nghề nghiệ  p thì mọi chủ tr ươ ng, đườ nglối dù có hay đến mấy cũng chỉ nằm lại trên giấy.

2 Phải ă l hẩ hất ủ đội ũ thầ iá là

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 71/80

  71

Khi hoạch định các đườ ng lối, khi soạn thảo các quychế, Bộ vẫn lấy ý kiến đóng góp từ các tr ườ ng.Bộ cứ tưở ngđã thu thậ p đượ c ý kiến từ cơ  sở nhưng không phải hoàntoàn như thế do các nguyên nhân sau : 1- Sự thảo luận ở cơ  

sở thườ ng qua loa, ít khi đượ c làm thật cẩn thận. 2-Thườ ngý kiến phân tán,trái ngượ c, không mấy khi có đượ c sự tậ ptrung cao. 3-Ngườ i thay mặt cơ  sở  phản ảnh lên trên thì

 phần lớ n chỉ phản ảnh những ý kiến đã qua bộ lọc của họ.

Còn các chuyên gia của Bộ. Chúng tôi ở cơ sở r ất kính phục các vị về sự uyên thâm nhưng đoán r ằng các vị biếtkhá rõ tình hình nướ c ngoài mà thiếu thực tế ở trong nướ c.

Kính thưa đ/c Bộ tr ưở ng, đ/c Chủ tịch và tất cả cácđồng chí.

Để đóng góp ý kiến chúng tôi xin nêu một số vấn đề sau :

1-Xây dựng một nhận thức đúng về đội ngũ thầy giáo.Gầnđây chúng ta nói nhiều đến việc lấy ngườ i học làm trungtâm.Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Cần phân biệt hai vấnđề.Trong hoạt động giảng dạy và quản lý cụ thể  ở  từng

tr ườ ng thì phải lấy ngườ i học làm trung tâm, nhưng trongsự phát triển của giáo dục phải lấy việc xây dựng đội ngũ thầy giáo làm khâu chủ yếu. Nếu không có đượ c đội ngũ thầy có năng lực,có phẩm chất ,có đủ  điều kiện để toàn

2-Phải xem năng lực, phẩm chất của đội ngũ thầy giáo làtài sản quý của tr ườ ng, một thứ tài sản vô hình nhưng tồntại, có thể đượ c tăng tr ưở ng hoặc hao mòn.Tài sản này phảiđượ c đầu tư và phát triển.

Trong những năm chiến tranh,cơ sở vật chất thiếu thốnnhưng chúng ta vẫn đào tạo tốt, một trong những nguyênnhân quyết định là nhờ vào phẩm chất của thầy giáo. Ngàynay, trong công cuộc hiện đại hóa, Nhà nướ c cần đầu tư thích đáng và có chính sách thích hợ  p cho phần tài sản quýgiá, vô hình và khó quản lý này.

3- Về đờ i sống của CBGD.Chúng ta muốn phát triển cần cósự ổn định. Ổn định về chính tr ị mọi ngườ i đều thấy rõ vàr ất quan tâm,còn ổn định về xã hội thì sao? Tôi ngh ĩ mộttrong những yêu cầu của ổn định xã hội là ngườ i nào đượ cgiao việc gì phải có đủ  điều kiện và ràng buộc để toàntâm,toàn ý làm việc đó. Đối vớ i CBGD một trong nhữngđiều kiện là thu nhậ p. Hiện nay tiền lươ ng đã có một số cảicách, có tăng lên, có phụ cấ p thêm. Tuy vậy khi nhìn vàolươ ng cần phân biệt giá tr ị tuyệt đối và tươ ng đối. Giá tr ị tuyệt đối là quan tr ọng, nhưng giá tr ị tươ ng đối còn quan

tr ọng hơ n vì nó gây ra nhiều tác động tâm lý.Về tươ ng đối, trong r ất nhiều nướ c đờ i sống của

CBGD đại học phải ở mức trên trung bình khá của đô thị,

 

còn giáo sư phải là thuộc loại khá. Muốn phát triển giáodục Nhà nướ c cần quan tâm vấn đề đó, giải phóng cho độingũ thầy giáo khỏi việc lo kiếm sống. Trong lúc chưa giải

 Bình luận : Nhữ ng đ iề u đượ c đề  cậ p trong tham luận đ ã  xẩ   y ra trên 10 nă m.Hiện nay đ ã có nhữ ng thay đổ i theohướ ng đề nghị.

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 72/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  72

g y g ệ g g gquyết đượ c triệt để vấn đề này phải xem việc thầy giáo làmthêm để kiếm sống chỉ là giải pháp tình thế.Việc này khácxa vớ i hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất.

4-Cùng vớ i sự quan tâm về  đờ i sống và phẩm chất củaCBGD thì việc sàng lọc, bổ sung là r ất cần thiết. Một trongnhững tiên đề của giáo dục là “ thầy phải ra thầy”. Phải tìmcách gỡ  đượ c cái xích trói buộc về biên chế bằng các dạnghợ  p đồng. Phải làm sao để có đượ c những CBGD tr ẻ cókiến thức,có tâm huyết,có hoài bão khoa học và đặc biệt làkhông phải lo kiếm sống. Trong đối xử nên tránh,tìm cáchxóa bỏ quan điểm bình quân,sống lâu lên lão làng.

Kính thưa toàn thể các đồng chíVì thờ i gian có hạn nên tôi không thể trình bày đượ c hết

các suy ngh ĩ của mình và không đưa ra đượ c nhiều chứngcứ thuyết phục,mặc dù các chứng cứ không thiếu, mongcác đ/c thông cảm.Trong việc chấn hưng nền giáo dục tôicũng đã có một số suy ngh ĩ và dự kiến nhưng chưa có dị ptrình bày và thực thi. Hôm nay đượ c phát biểu vài ýkiến,đượ c phản ảnh vài thực tr ạng,có lẽ đối vớ i nhiều đồng

chí ở  đây là không có gì mớ i mẻ, nhưng vớ i tôi, đượ c phát biểu công khai như thế này là vinh dự,là hạnh phúc. Xincám ơ n ban tổ chức và toàn thể các đồng chí.

g g ị

THƯ  GỬ I QUỐC HỘI

Về các vấn đề của nền giáo dục 

( Quốc hội đã nhận đượ c,cho biên tậ p lại và đăng báo Ngườ i đại biểu nhân dân,số ra ngày 28 tháng 6 năm 2006dướ i tiêu đề “ Một số biện pháp khắc phục yếu kém củanền giáo dục nướ c nhà” )

Kính thư a Quốc hội 

Tôi là Nguyễn Đình Cống,giáo sư tr ườ ng Đại học Xâydựng,có gần 50 năm gắn bó vớ i ngành giáo dục,đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiế p tục dạy học ở nhiều tr ườ ng. Đượ c biếtQuốc hội sẽ họ p để bàn về giáo dục,tôi xin trình bày một

 

vài ý kiến để tham khảo.Nhiều ý là hoàn toàn mớ i,ít trùnglặ p.

Nền giáo dục của nước ta đã đạt nhiều thành tích to

hoặc k ỹ thuật,lại càng không thể là một ngườ i có năng lựcchung chung.Sự yếu kém về nhân văn , xã hội và quản lýlàm cho ngườ i lảnh đạo không đề xuất đượ c các biện pháp

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 73/80

  73

 Nền giáo dục của nướ c ta đã đạt nhiều thành tích tolớ n,điều đó là rõ ràng,xin không nhắc lại.Những hiện tượ ngtiêu cực,bất cậ p cũng đã đượ c phát hiện khá đầy đủ,tôicũng không nêu thêm.Tôi chỉ xin trình bày một vài suy

ngh ĩ về nguyên nhân của tiêu cực,đồng thờ i góp một số ýkiến về biện pháp khắc phục.

1-Nguyên nhân cơ bản là sự quá duy ý chí của lảnh đạotrong việc phát triển giáo dục.Chúng ta đã phát triển r ộngrãi giáo dục bậc cao trong lúc đất nướ c còn nghèo,nền kinhtế chưa theo k ị p để phục vụ và tiế  p nhận thành quả củanó.Chúng ta thườ ng tự hào là giáo dục đượ c xế p vào hàngcác nướ c phát triển trong khi kinh tế  đang ở  mức thấ p

kém.Trong khi quá tự hào như vậy lại không thấy đượ cmâu thuẩn to lớ n về việc tách giáo dục ra xa sự phát triểnkinh tế.Đây là nguyên nhân của nhiều nguyên nhân khácdẫn đến các tiêu cực như sự bần cùng hóa đội ngũ giáoviên,sự dạy thêm để thu tiền,sự giảm sút chất lượ ng đàotạo,sự sa sút phẩm chất của thầy cô giáo.

2-Nguyên nhân thứ hai là dùng nhầm ngườ i lảnh đạogiáo dục.Sau khi bộ tr ưở ng Nguyễn Văn Huyên mất,nhiều

 bộ tr ưở ng k ế tiế p đã tỏ ra thiếu tầm nhìn,thiếu nănglực.Theo tôi,bộ tr ưở ng giáo dục nên là một ngườ i giỏi về khoa học nhân văn và xã hội,một ngườ i thành thạo về giáodục phổ thông chứ không nên là một nhà khoa học tự nhiên

g ạ g ợ ệ p pđúng,không có tầm nhìn chiến lượ c về phát triển,khôngpháthiện sớ m và có biện pháp ngăn chặn k ị p thờ i các tiêu cựcdễ lây lan.Nhìn lại mấy chục năm qua thấy r ằng nhiều tiêu

cực đã xuất hiện và lây lan nhanh chóng sau khi bộ tr ưở ng Nguyễn văn Huyên mất.

3-Nguyên nhân thứ ba là đườ ng lối của Nhà nướ c khi sử dụng,đề bạt,tr ả luơ ng cho cán bộ quá thiên về hình thức của

 bằng cấ p mà chưa chú tr ọng đúng mức đến năng lực thựcsự.Điều này dẫn đến tiêu cực về bằng giả,về học giả bằngthật,về sự hạ thấ p chất lượ ng giáo dục.

4- Thứ tư là sự mất cân đối nghiêm tr ọng giữa phát triển

giáo dục phổ thông,đại học và hệ thống dạy nghề.5-Thứ năm là sự tuyên truyền của chúng ta quá đề cao

ngườ i có bằng cấ p,tạo ra một tâm lý háo danh trong nhândân,tìm đủ mọi cách để con em có bằng nọ bằng kia,tạo ramột nhu cầu to lớ n tìm kiếm học vị, trong đó có một phầnlà nhu cầu giả tạo. Một số ngườ i so sánh thấy số sinh viêntrên một vạn dân của nướ c ta thấ p hơ n các nướ c phát triểnr ồi lo lắng, muốn mau chóng tăng cao.So sánh như vậy là

khậ p khiểng.Họ không thấy r ằng cũng r ất cần so sanh số sinh viên trên tổng thu nhậ p GDP và con số này của chúngta chắc là thuộc nhóm cao nhất thế giớ i.

 

6-Thứ sáu là sự tiêu cực tràn lan trong xã hội mà chủ yếu là nạn tham nhũng,bệnh hình thức đã ảnh hưở ng mạnhđến giáo dục,làm cho nền giáo dục xuống cấ  p,làm cho

thức sâu sắc,phải thật sự đau xót vì sự yếu kém của giáodục.

2-Tạm dừng mọi việc phát triển tập trung vào việc củng cố

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 74/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  74

nhiều ngườ i vốn có tâm huyết vớ i giáo dục,nhiều nhà giáovà nhà quản lý giỏi và trung thực khó giữ  đượ c phẩmchất,phải miễn cưở ng chấ p nhận phận hèn.

* * *Trong sự phát triển của giáo dục cũng như của nhiều

ngành khác có hai loại động lực tác dụng.Thứ nhất là từ chính sách và sự quản lý của Nhà nướ c . Thứ hai là sự tự 

 phát của học sinh, của thầy cô,nói chung là của nhân dân.Mỗi động lực đều có chỗ hay, chỗ yếu.Các chỗ đó có khicộng hưở ng vớ i nhau,khắc phục cho nhau,triệt tiêu lẫnnhau.Thí dụ có những nơ i lảnh đạo và quản lý yếu kém

nhưng vẫn có đượ c một vài học sinh xuất sắc.Đó là nhờ  trong chốn tiêu cực vẫn còn có vài học sinh,vài thầygiáo,nhà quản lý đã tr ụ vững và vươ n lên,chứ không phảinhờ vào những thứ khác.

* * *

Để khắc phục những yếu kém tôi xin đề ra một số biện pháp sau :

1-Những cán bộ lảnh đạo cao nhất của Đảng,Nhànướ c,Quốc hội phải thật thấm nhuần nghị quyết “ Giáo dụclà quốc sách hàng đầu”,biến nó thành tình cảm và nhận

2 Tạm dừng mọi việc phát triển,tậ p trung vào việc củng cố 

3- Bằng mọi cách Nhà nướ c và nhân dân bảo đảm cho thầycô giáo có đượ c cuộc sống theo mức phát triển của xã hộiđể họ có thể dành phần lớ n tâm lực cho việc dạy học ở  tr ườ ng.

4- Phát động phong trào toàn dân quan tâm nâng cao chấtlượ ng giáo dục,tổ chức diễn đàn r ộng rãi,khuyến khíchnhững ngườ i có tâm huyết và trình độ  đóng góp ýkiến,công sức cho việc nâng cao chất lươ ng dạy và học.Tổ chức trong toàn ngành một số đợ t sinh hoạt quy mô vớ i chủ đề nâng cao hiệu quả và chất lượ ng.

5-Tổ chức tranh cử các chức vụ đứng đầu bộ và các sở giáodục để chọn đượ c những ngườ i thực sự có tài năng,có tâmhuyết vớ i giáo dục,tránh đượ c những k ẻ cơ hội.

6- Lậ p hệ thống thanh tra đặt ngoài Bộ Giáo dục ( có thể tr ực thuộc Quốc hội,Hội đồng nhân dân,Chính phủ hoặc Bộ 

 Nội vụ )

7-Tr ướ c mắt cấm hẳn việc các giáo viên đươ ng chức dạythêm có thu tiền,động viên và tạo điều kiện cho thầy cô

giáo tậ p trung vào dạy chính khóa.Việc học thêm sẽ do cácthầy cô giáo đã nghỉ hưu hoặc do những ngườ i ngoài ngànhgiáo dục.

 

Kính thưa Quốc hội

Tôi xin Quốc hội công bố để các đại biểu Quốc hội biếtđược nội dung thư này.Tôi cũng xin phép được trình bày

THƯ NGỎ GỬ I BỘ TR ƯỞ NG BỘ GIÁO DỤC 

Phản ảnh về đại học tại chứ c : vừ a học vừ a làm 

( đăng trên mạng Vietnamnet ngày 16 7 2007 )

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 75/80

  75

đượ c nội dung thư này.Tôi cũng xin phép đượ c trình bàymột tham luận khoảng 20 phút để thể hiện rõ hơ n,chi tiếthơ n các vấn đề đã đượ c nêu một cách ngắn gọn trên đây.

Kính xin bộ phận thườ ng tr ực,sau khi xem xong thư này báo cho tôi biết là Quốc hội đã nhận đượ c thư để tôi đượ can tâm

Kinh chúc Quốc hội vạn sự thành công.

  Bình luận:Quố c hội đ ã cho biên t ậ p l ại,cắ t bỏ một vài ý,sử a một vài câu r ồi cho đă ng báo.Không biế t các đại biể ucó ai đọc không như ng tác giả không nhận đượ c thông tin

 phản hồi nào cả. 

( đăng trên mạng Vietnamnet ngày 16-7 -2007 )

Kính thưa Bộ tr ưở ng

Chủ tr ươ ng,quy chế đào tạo đại học tại chức nhìn chunglà đúng đắn.Mấy chục năm qua việc đào tạo tại chức đãcung cấ p một số lớ n cán bộ có trình độ,giải quyết đượ c tìnhtr ạng thiếu ngườ i làm việc ở các địa phươ ng.Thành tích làto lớ n.Nhung gần đây việc đào tạo tại chức đã quá bị lạmdụng,mở  r ộng quá mức so vớ i khả năng của ngườ ihọc,ngườ i dạy và cơ quan quản lý,làm cho chất lượ ng tụtdốc thê thảm.Bức tranh đại học tại chức đã quá đen tối,tình

hình đã quá mức phải báo động.Qua khảo sát sơ  bộ thấyr ằng tiêu cực có mặt ở khắ p mọi hoạt động,tôi chỉ xin phảnảnh một số nét về tuyển sinh,giảng dạy và đánh giá.

V ề tuyể n sinh : Tuy cũng có những đợ t ôn tậ p,những k ỳ thi tuyển,cũng có điểm sàn xét tuyển nhưng phần lớ n chỉ làm cho có hình thức,đối phó.Sự gian dối là khá phổ 

 biến.Phần lớ n ngườ i đượ c tuyển không đúng đối tượ ng,cóđộng cơ học tậ p lệch lạc.Đa số sinh viên có trình độ quá

thấ p,bị hổng r ất nhiều kiến thức phổ thông,do đó khôngtiế  p thu đượ c các kiến thức đại học.Họ cũng học,cũngthi,cũng đạt điểm trên trung bình và đượ c xét lên lớ  p,đượ ccấ p bằng,thế nhưng học mà không hiểu,thi đượ c chủ yếu

 

nhờ  mưu mẹo,thi xong r ồi thì quên gần hết các kiếnthức,còn k ỹ năng gần như chẳng có gì.

Tôi dạy một số môn chuyên ngành năm thứ ba và thứ tư 

Trao đổi vớ i nhiều thầy giáo ở trong và ngoài tr ườ ng tôiđượ c biết tình tr ạng như trên là phổ biến trong toàn quốc .

Theo qui định mỗi năm sinh viên thườ ng đượ c tậ p trung

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 76/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  76

ạy ộ y gngành k ỹ thuật xây dựng (thi tuyển khối A).Tr ướ c khi dạytôi thườ ng kiểm tra trình độ sinh viên về một số vấn đề r ấtdễ,r ất cơ bản của kiến thức các năm tr ướ c có liên quan tớ i

môn sẽ học,thế mà hơ n 80 % sinh viên không làm đượ c bài.Gần đây tôi kiểm tra thêm về toán r ất dễ ở phổ thôngnhư cộng,tr ừ phân số,tính diện tích hình thang…thì trên 30% không làm đượ c.

Khi giảng bài, tôi đã cố gắng giảng thật cụ thể,giảng đigiảng lại những vấn đề chủ yếu,tìm cách đơ n giản hóa cácvấn đề phức tạ p vớ i mong mỏi sinh viên nắm đượ c kiếnthức cơ  bản.Sau mỗi vấn đề tôi thườ ng hỏi sinh viên đã

hiểu chưa,nắm đượ c chưa,nếu có chỗ nào chưa rõ tôi sẽ trình bày lại.Phần lớ n những lần như vậy tôi chỉ nhận đượ csự im lặng đáng buồn.Một số sinh viên cho phươ ng phápdạy của tôi là quá tuyệt vờ i nhưng không ít lại thờ  ơ . Tôi cứ tưở ng mình đã hết lòng giảng dạy như vậy thì thu nhận củasinh viên đạt khá cao nhưng qua kiểm tra mớ i thấy nhiềungườ i chẳng tiế p thu đượ c gì cả.Trong hoàn cảnh như vậyviệc hướ ng dẫn cho sinh viên phươ ng pháp học tậ p và làm

cho họ học cách suy ngh ĩ thật là khó khăn.Khi kiểm tra vàthi nếu bài ra không giống 100% bài mẫu đã đượ c luyện tậ ptr ướ c thì đa số sinh viên không làm đượ c bài,họ chỉ biếtmáy móc làm theo bài mẫu.

q ị g ợ ập ghọc vào hai k ỳ,mỗi k ỳ khoảng hai,ba tháng.trong thờ i gianđó đáng ra sinh viên đượ c nghỉ hoặc giảm bớ t việc làm để tậ  p trung cho việc học,thế nhưng số sinh viên đượ c nghỉ 

như vậy là quá ít,phần lớ n vẫn phải làm việc bìnhthườ ng.Có những lớ   p còn phải làm việc toàn bộ banngày,chỉ tranh thủ học vài giờ vào buổi tối trong các đợ ttậ  p trung ngắn ngủi.Trình độ  đã yếu kém lại không bảođảm đượ c thờ i gian và điều kiện thì làm sao học cho có k ếtquả.

V ề d ạ y và học:Cách tổ chức dạy học là theo lối “cuốnchiêu”.Đó là mỗi môn đượ c dạy trong một số ngày liên

tiế  p,xong môn này mớ i chuyển sang môn khác.Theo k ế hoạch và thờ i khóa biểu mỗi ngày chỉ học khoảng 5 tiếtnhưng có những môn đượ c dạy cấ p tậ p từ 8 đến 12tiết.Thầy phải dạy thật nhanh cho xong để còn đi dạy nơ ikhác hoặc làm việc khác có thu nhậ p cao hơ n.Cách tổ chứcdạy như thế có thuận lợ i cho ngườ i quản lý và ngườ i dạynhung hiệu quả r ất kém.Tôi gọi đó là dạy học “ kiểu mưarào”, mưa r ất to nhưng trôi tuột hết.Vài ba ngày cho một

môn,bảy,tám môn cho mỗi đợ t,sinh viên chỉ biết cắm cúighi chép mà không hiểu bài.Đúng là kiểu dạy cho quachuyện,học cho qua chuyện.

 

Có lậ p luận cho r ằng trong thờ i gian tậ p trung sinh viênchỉ cần tiế p nhận k ế hoạch ,chươ ng trình học tậ p,nhận tàiliệu và đượ c hướ ng dẫn các phần cơ bản còn việc học vàlà bài đ h hi hầ lớ đó h là

như đã hoàn thành môn học nhưng kiến thức còn lại chẳngcó gì đáng k ể.

Gần như tất cả các giảng viên dạy tại chức đều biết rõ

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 77/80

  77

làm bài tậ p đượ c thực hiện trong cả năm.Phần lớ n đó chỉ làlý thuyết suông.Thực tế sinh viên không có đủ trình độ vàđiều kiện để theo cách học đó.

Tôi đã ngh ĩ ra và áp dụng một số biện pháp nhằm khắc phục nhượ c điểm của kiểu dạy học mưa rào, có viết báo vàtìm cách phổ biến nhưng xem ra r ất ít thầy cô muốn vậndụng .

Trao đổi vớ i nhiều giảng viên về cách dạy tại chức đa số cho r ằng họ chỉ cố gắng trình bày cho xong nội dung mônhọc theo đề cươ ng mà r ất ít ngườ i quan tâm đến trình độ của sinh viên và k ết quả thu nhận.Cách dạy học như vậy

thật phản sư phạm và nguy hiểm.V ề  đ ánh giá : Có nhiều môn học sau vài ba ngày học

cấ p tậ p,sinh viên chưa k ị p hiểu,chưa k ị p ôn tậ p đã đượ c thiluôn.Thế mà k ết quả điểm số khá cao.Có lẽ do cả thầy vàtrò đã dùng một số mẹo nào đó.

Cũng có những môn học đượ c tổ chức ôn tậ p và thi khánghiêm túc nhưng phần lớ n ch ỉ nghiêm đượ c ở  lần thi thứ nhất,thườ ng lần thi này đạt k ết quả khá thấ p.Lần thi thứ haithườ ng thườ ng thầy gửi đề cho các cơ sở  tự tổ chức thi,sự lỏng lẻo và gian lận xẩy ra phổ biến ở k ỳ thi này vả đa số ngườ i thi đều qua đượ c.Điểm thi đạt trên trung bình,xem

g g yhiện tr ạng trên nhưng đa số đều chấ  p nhận vớ i câu an ủi“gặ p thờ i thế,thế thờ i phải thế”. Cũng có một ít thầy cô tỏ ra bức xúc,đã tự mình tìm cách bảo đảm chất lượ ng giảng

dạy môn học và góp ý kiến vớ i các cơ  sở  quản lý đàotạo.Thế nhưng việc làm của họ chỉ như ném hạt cát xuốngao bèo.Khi tôi trao đổi vớ i nhiều thầy cô về tình hình tạichức, họ thườ ng khuyên “xin đừng vác gậy chống tr ờ i sậ p”.

Đại học tại chức hàng năm đã cung cấ p nhiều ngườ i có bằng cử nhân,k ỹ sư, trong đó chỉ có một số ít có năng lựccòn đa số chỉ có bằng là thật còn kiến thức r ở m.

Tình hình như vậy có hai điều nguy hiểm, cần báo động.

Thứ nhấ t là sự băng hoại đạo đức và đạo lý giáo dục,làkhuyến khích gian lận và thói vô trách nhiệm,là thầy trò lừadối lẫn nhau và cùng đơ n vị quản lý lừa dối nhân dân.Cànglừa dối đượ c nhiều thành tích càng lớ n.

Thứ  hai là sự lảng phí quá lớ n của xã hội.Một số kháđông ngườ i quản lý, ngườ i dạy,ngườ i học bỏ ra nhiều công

sức,thờ i gian và tiền của để dạy và học nhưng k ết quả chẳng có đượ c là bao,hiệu quả của công việc là r ất thấ p.

Có lậ p luận cho r ằng dù sao đại học tại chức cũng giảiquyết đượ c các vấn đề nâng cao dân trí và thỏa mãn đượ c

 

nhu cầu đại học của số đông.Theo tôi đó là những lậ p luậnkhông đúng vớ i thực tế.Học mà không hiểu, không nhớ thìnâng cao dân trí ở chỗ nào?Còn nhu cầu, cũng nên đánh giáb hiê hầ t ă là h ầ iả t Và ế ó đá ứ

có một số  báo hưở ng  ứ ng và r ấ t nhiề u ng ườ i hoannghênh,trong đ ó có một số  ng ườ i ở  trong nướ c và nướ cngoài g ọi đ iện cho tôi t ỏ ý tán thành.Tôi cũng mong chờ  đ i đó hỏi ới á biệ há hằ khắ h ì h hì h

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 78/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  78

 bao nhiêu phần tr ăm là nhu cầu giả tạo.Và nếu có đáp ứngnhu cầu thì cũng cần dạy và học cho tử tế chứ không phải

 bằng cách gian lận.

Kính thưa Bộ tr ưở ng

Vì một số lý do mà tôi không viết thư riêng,buộc phảiviết thư ngỏ này, tôi xin lỗi vì việc đó.

Trên đây chỉ là vài nét chấm phá về bức tranh ảm đạmcủa đại học tại chức.Thực tế còn nhiều bất cậ p về chính

sách và quản lý, còn nhiều hành vi tiêu cực tồi tệ mà khôngthể k ể hết ra đây.Kính mong Bộ tr ưở ng quan tâm đến tìnhhình, tổ chức khảo sát và đánh giá thật khách quan việc đàotạo tại chức,có biện pháp chấn chỉnh k ị p thờ i.

Về phần tôi, nếu đượ c Bộ tr ưở ng hỏi đến, tôi xin cungcấ p thêm thông tin, đóng góp các suy ngh ĩ và biện phápnhằm chấn hưng nền giáo dục nướ c nhà.

Xin gửi Bộ tr ưở ng lờ i chào kính tr ọng và tin cậy .

  Bình luận :  Đây là nỗ i niề m bứ c xúc t ừ  lâu,đ ã suy nghĩ  nhiề u nă m mớ i viế t nên bứ c thư này.Sau khi đượ c công bố  

đượ c ai đ ó hỏi t ớ i các biện pháp nhằ m khắ c phục tình hìnhnhư ng chờ mãi mà chẳ ng có tin t ứ c gì cả.Thôi cũng đ ànhvậ  y chứ  biế t làm sao.Lại một l ần nữ a góp ý kiế n không 

đ úng vớ i t ầm ng ườ i nghe,phạm vào đ iề u r ă n của Hàn phikhi viế t “thuyế t nan”vậ y.

THƯ GỬ I BAN GIÁM HIỆU VÀ CÁC CHỦ NHIỆM KHOA

TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC XÂY DỰ NG

Kính thưa Quý Vị 

Mấy năm qua tr ườ ng chúng ta thu nhận nhiều cán bộ giảngdạy tr ẻ,tâp sự. Huấn luyện,đào tạo năng lực sư phạm chohọ là việc làm cần thiết.Việc này thườ ng do các bộ mônđảm nhiệm nhưng có nơ i làm đượ c,có nơ i không.Nhàtr ườ ng cũng đã có lần mở  lớ  p,mờ i các vị ở Viện quản lýgiáo dục đến giảng bài và cấ  p chứng chỉ.Tôi có theo dõi

các lớ  p ấy và thấy nội dung chủ yếu là các đườ ng lối,chínhsách,các xu hướ ng về giáo dục,ít phù hợ  p vớ i đối tượ ng cán

 bộ tậ p sự (chỉ thích hợ   p cho các tr ưở ng bộ môn tr ở  lên).Ngay như bài tâm lý sư phạm cũng nặng về lý thuyết

 

mà ít có tác dụng thực tế.Những lớ  p như vậy có cái hay làngườ i học đượ c cấ p chứng chỉ nhưng k ết quả không giúpích gì đượ c bao nhiêu cho công việc hàng ngày.

ề ề

5- Quy luật và nguyên tắc dạy học: Quy luật, nguyên tắc,đặc điểm của quy luật và nguyên tắc dạy học,vận dụng.

6-Phươ ng pháp dạy học : Đại cươ ng về PP, PP thông báo(ấ ề ế ố

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 79/80

  79

Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã tích lũy đượ c khá nhiềukinh nghiệm sư phạm,gần đây lại đượ c nghiên cứu và giảngmôn lý luận dạy đại học cho một số lớ   p cao học nên có

đượ c trang bị thêm về lý thuyết.Tôi có nguyện vọng đượ cgiúp đỡ các cán bộ tr ẻ,tậ p sự nhanh chóng nắm đượ c nhữngvấn đề lý luận và k ỹ năng sư phạm để phục vụ cho côngtác.Tôi đề nghị Nhà tr ườ ng hoặc các khoa tổ chức lớ  p bồidưỡ ng nghiệ p vụ sư phạm,tôi xin nhận giảng dạy.

Sau đây tôi xin giớ i thiệu một đề cươ ng dự kiến khoảng15 tiết

1-Mục tiêu của dạy học: Mục tiêu chuyên biệt, MT chung,MT chiến lượ c

2-Công viêc học và dạy: Các kiểu học, vấn đề tự học, tiềmnăng và sự phát triển.Các kiểu dạy,dạy đượ c,dạy hay,dạygiỏi,điều kiện để dạy hay,dạy giỏi.

3-Cấu trúc của quá trình dạy học: Chuẩn bị tâm lý, tri giácthông tin ,hình thành khái niệm,ôn tậ p củng cố,luyện tậ pvận dụng,kiểm tra điều chỉnh.

4- Nội dung dạy học: Hệ thống kiến thức, k ỹ năng k ỹ xảo,kinh nghiệm sáng tạo, chuẩn mực thái độ đạo đức.

diễn giảng),PP nêu vấn đề, PP tìm kiếm bộ phận, một số các PP khác.

7- Chức năng và phẩm chất của thầy giáo: Chức năng,phẩm

chất,việc bồi dưỡ ng phẩm chất.

8- Chuẩn bị việc dạy học : Chuẩn bị lâu dài (nănglực,phươ ng pháp..),chuẩn bị dạy một môn học,chuẩn bị một

 bài giảng (soạn bài ),chuẩn bị lên lớ  p.

9-Trình bày bài giảng (thực hành việc dạy-giảng bài): Yêucầu của việc giảng bài,cách dùng ngôn ngữ,cách dùng

 bảng,cách dùng các phươ ng tiện k ỹ thuật hiện đại,cách bao

quát lớ  p học,cách xử lý các tình huống sư phạm.10- Tâm lý sư phạm, quan hệ thầy trò:Động lực của việchọc,tại sao có sự chán học bỏ học,các kiểu quan hệ thầytrò,vấn đề k ỷ cươ ng và dân chủ trong nhà tr ườ ng.

Kinh thưa các vị 

Tôi chỉ thể hiện thiện chí của mình muốn đóng góp chútcông sức cho đội ngũ thầy cô giáo,góp phần vào việc dạyhọc đạt chất lượ ng và hiệu quả.Việc đó chỉ có thể thực hiệnđượ c khi có sự ủng hộ và sự tổ chức của quý vị.

Xin gửi lờ i chào thân ái và kính tr ọng .

 

  Bình luận : Thư  này đượ c g ử i đế n t ận tay các vị vàokhoảng tháng 10 nă m 2006( N ội dung hoàn toàn như  trênnhư ng vă n chươ ng có thể khác chút ít).Sau khi nhận đự oc,hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng và một số chủ nhiệm khoa

5/13/2018 Hoi Ky Cua GS Nguyen Dinh Cong - DHXD-1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/hoi-ky-cua-gs-nguyen-dinh-cong-dhxd-1 80/80

 H ồi ký của GS.TS. Nguyễ n Đình C ố ng – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD –  Đ HXD. Bản post t ặ ng các thành viên trên www.ketcau.com  80

hiệu tr ưở ng Nguyễ n V ă n Hùng và một số chủ nhiệm khoa g ặ   p tôi,t ỏ ý hoan nghênh thiện chí và hứ a sẽ  tìm cách t ổ  chứ c l ớ  p như  vậ y.Tuy thế  đế n nay vẫ n chư a mở  đượ c l ớ  p

nào,chắ c là do quá bận.Riêng đố i vớ i bộ môn Công trìnhbêtông cố t thép tôi có t ổ chứ c đượ c vài buổ i hướ ng d ẫ n, d ự   giờ một số cán bộ tr ẻ ,nghe các bạn ấ  y nói là có tác d ụng t ố t.