HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG...

25
1 Nguyn Ngọc Thơ. Hình tượng hồ lô trong văn hoá Trung Hoa Nguyn Ngọc Thơ * 1. Hvà hình tượng hlô - Nhng vấn đề chung 1.1. H1.1.1. Hlô thiên nhiên Hlô là mt loi quthc vt, hbu bí (Hình 1), được trng rng rãi các vùng nhit, cn nhiệt đới trên khp thế gii. Qua tư liệu kho cổ, Nam Trung Hoa, Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung , Nam Mĩ, đồng bằng sông Nile… đều có shin din ca quhlô [Du Tu Linh, 2001:10]. Vit Nam, hlô xut hin khắp nơi, tBc chí Nam, tđồng bằng đến vùng núi cao. 1.1.2. Vtên gi hVtên gi tiếng Trung, phbiến nht là hlô (葫芦 /húlu/), ngoài ra còn được biết đến vi các tên gi hlô (壶卢 /húlu/), phlô (蒲芦 /púlu/), hlô (胡卢 /húlu/) v.v.. Tên gi hlô thhiện ý nghĩa may mắn. Theo li hài âm, hđọc là // gn vi phúc //, đọc là /lu/ gn âm vi lc //. Trong văn hoá dân gian, người dân mượn hình nh quhlô căng tròn đển gi gắm ước vng phúc lc song tiến. Ngoài ra, khèn hlô gi là sênh (/sheng/), trong tiếng Hán hoàn toàn trùng âm vi tsinh (sôi) (/sheng/), sinh cơ (生机 /shengji/) hay thăng tiến (/sheng/) [Triu Thân, 2001:80]. Trong tiếng Anh, hlô là calabash, tiếng Tây Ban Nha là shekere, tiếng Sanscrit là tumba v.v.. 1.1.3. Phân loi - Vphân loi, theo Bn Thảo Cương Mục ca Lý Thi Trân (1518 - 1593) da vào hình dáng, kích cquhlô, có thphân hlô ra năm loi tiêu biu sau: (1) H(): hình trtròn, dài, đáy lõm vào giữa; (2) Huyn h(悬瓠): hlô đầu nh, phần dưới phình to, đáy lõm vào giữa; (3) H(): hlô hình qutim ngược; (4) Bào (): hlô hình qubưởi; (5) Ph(蒲芦): hình hlô có hai phn trên, dưới phình to, eo nh(Hình 5). * ThS, Bmôn Văn hoá học. Hình 1: Hlô thiên nhiên

Transcript of HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG...

Page 1: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

1

Nguyễn Ngọc Thơ. Hình tượng hồ lô trong văn hoá Trung Hoa

Nguyễn Ngọc Thơ*

1. Hồ lô và hình tượng hồ lô - Những vấn đề chung

1.1. Hồ lô

1.1.1. Hồ lô thiên nhiên

Hồ lô là một loại quả thực vật, họ bầu bí

(Hình 1), được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt,

cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Qua tư liệu

khảo cổ, Nam Trung Hoa, Đông Nam Á, Ấn Độ,

Trung Mĩ, Nam Mĩ, đồng bằng sông Nile… đều

có sự hiện diện của quả hồ lô [Du Tu Linh,

2001:10]. Ở Việt Nam, hồ lô xuất hiện khắp nơi,

từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến vùng núi cao.

1.1.2. Về tên gọi hồ lô

Về tên gọi tiếng Trung, phổ biến nhất là hồ lô (葫芦 /húlu/), ngoài ra còn được

biết đến với các tên gọi hồ lô (壶卢 /húlu/), phố lô (蒲芦 /púlu/), hồ lô (胡卢

/húlu/) v.v.. Tên gọi hồ lô thể hiện ý nghĩa may mắn. Theo lối hài âm, hồ đọc là

/hú/ gần với phúc /fú/, lô đọc là /lu/ gần âm với lộc /lù/. Trong văn hoá dân gian,

người dân mượn hình ảnh quả hồ lô căng tròn đển gửi gắm ước vọng phúc lộc

song tiến. Ngoài ra, khèn hồ lô gọi là sênh (笙 /sheng/), trong tiếng Hán hoàn toàn

trùng âm với từ sinh (sôi) (生 /sheng/), sinh cơ (生机 /shengji/) hay thăng tiến (升

/sheng/) [Triệu Thân, 2001:80]. Trong tiếng Anh, hồ lô là calabash, tiếng Tây Ban

Nha là shekere, tiếng Sanscrit là tumba v.v..

1.1.3. Phân loại

- Về phân loại, theo Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân (1518 - 1593)

dựa vào hình dáng, kích cỡ quả hồ lô, có thể phân hồ lô ra năm loại tiêu biểu sau:

(1) Hồ (瓠): hình trụ tròn, dài, đáy lõm vào giữa; (2) Huyền hồ (悬瓠): hồ lô đầu

nhỏ, phần dưới phình to, đáy lõm vào giữa; (3) Hồ (壶): hồ lô hình quả tim ngược;

(4) Bào (匏): hồ lô hình quả bưởi; (5) Phố lô (蒲芦): hình hồ lô có hai phần trên,

dưới phình to, eo nhỏ (Hình 5).

* ThS, Bộ môn Văn hoá học.

Hình 1: Hồ lô thiên nhiên

Page 2: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

2

- Còn nếu phân loại theo đặc điểm vị ngọt - đắng thì có thể phân ra hai loại: hồ

(瓠) - hồ lô ngọt; và bào (匏) - hồ lô đắng.

1.1.4. Lịch sử xuất hiện quả hồ lô ở Trung Quốc

Không ai biết hồ lô được thuần dưỡng tự bao giờ. Qua

nghiên cứu khảo cổ ở di chỉ Hà Mẫu Độ (河姆渡,lưu vực

sông Dương Tử) cho thấy hồ lô đã được người phương

Nam trồng ở đây từ hơn 7000 năm trước. Chủ nhân của

chúng là các tiền dân Bách Việt, Miêu Man, Bách Bộc.

Giáp Cốt Văn thể hiện chữ hồ 壶 (tức hồ lô) bằng hình ảnh

một chiếc bình có nắp đậy và có quai cầm (Hình 2). Có lẽ phần nút đậy bằng cành

trúc đồng thời cũng là tay xách khi mang đi. Phần quai cầm được gắn thêm vào để

tiện rót nước, rượu hay các vật đựng bên trong. Thời Tây Chu, hồ lô bắt đầu đi vào

văn học nghệ thuật, được Khổng Tử thể hiện trong bộ Kinh Thi “Tháng bảy hái

ăn, tháng tám lấy quả, tháng chín dựng lại giàn” (“七月食瓜,八月断壶,九月

筑场圃 thất nguyệt thực qua, bát nguyệt đoạn hồ, cửu nguyệt trường phố” bài Thất

Nguyệt, chương U Phong) [Triệu Thân, 2001:87]. Thời Đông Chu, do kĩ thuật vun

trồng được cải tiến, nhiều giống hồ lô mới, quả to được trồng khắp nơi, kể cả ở

vùng Hoa Bắc. Từ Hán - Đường về sau, người ta đã có thể trồng các loại hồ lô quả

cực to. Ngày nay, một số vùng Ngũ Lĩnh, Vân Quý, Hải Nam, nhiều nhà trồng

giàn hồ lô trước sân nhà.

Có thể quả hồ lô đã trở nên quen thuộc với con người từ thưở mông muội, khi

mà hoạt động hái lượm hay thu hoạch các loại sản phẩm từ thực vật trở nên phổ

biến. So với việc săn bắt động vật thì việc sử dụng sản phẩm thực vật tự nhiên có

ưu thế hơn. Các tính năng đặc biệt đã làm cho quả hồ lô dần dà thoát khỏi cái “vỏ

tự nhiên”, khiến nó được con người “nhân cách hoá”, “thần bí hoá” và tạo ra muôn

vàn thần thoại, truyền thuyết gắn với chúng.

1.1.5. Công năng của quả hồ lô

- Phần ruột

(1) Dùng làm thực phẩm. Phần hoa, đọt non, ruột, vỏ quả hồ lô non có thể

được dùng chế biến món rau bổ sung lượng chất xơ và vitamin đáng kể cho cơ thể

con người (trừ loại hồ lô đắng). Hồ lô non còn có thể được phơi khô dùng làm

“rau khô” trong suốt mùa đông băng giá.

Hình 2: Chữ hồ trên

Giáp cốt văn

Page 3: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

3

(2) Dùng làm dược phẩm. Loại được dùng làm dược phẩm chủ yếu là loại hồ lô

đắng. Hồ lô đắng có dược tính đặc biệt, chủ yếu là tính hàn. Theo ghi nhận, có hơn

30 loại thảo dược có dùng dược liệu từ hồ lô. Cụ thể trong Bản Thảo Cương Mục

có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt, giải tâm nhiệt, lợi tiểu tràng,

lợi tiểu, nhuận tâm phổi, trừ phiền muộn [Vương Thế Tương, 2001:4]. Chính nhờ

đặc tính này, vỏ hồ lô được các thầy lang dân gian dùng để đựng dược liệu (Hình

3). Một số loại hồ lô đắng qua chế biến có thể dùng thay thế trà [Lâm Hà,

2001:145].

- Phần vỏ

Hình 3: Bình hồ lô Hình4: Bao cẩn

(1) Dụng cụ chứa đựng. Bình hồ lô có thể dùng để đựng nước, rượu, gạo, thức

ăn, dược liệu v.v.. (Hình 3). Vỏ hồ lô khô có thể cắt làm bát, đĩa, bôi trong ăn uống.

Trong cuốn Hàn Phi Tử có viết “Hồ lô đực thuộc hàng quí, có thể dùng để chứa

đựng” (夫瓠所贵者,谓其可以盛也 Phu hồ sở quí giả, vị kì khả dĩ thịnh dã) [Từ

Kiệt Thuấn, 2001:92]. Trong hôn nhân của người tiền Hán, người ta lấy chiếc hồ

lô cán dài xẻ đôi thành hai cái “bao cẩn” (包卺) (Hình 4), dùng trong nghi thức

uống rượu giao bôi. Từ đó, thành ngữ “hợp cẩn giao bôi” (合卺交杯) được sử

dụng phổ biến. Ngoài ra, hồ lô nhỏ còn được chế tác thành dụng cụ hút thuốc,

tương tự như dụng cụ hút thuốc lào ở Việt Nam.

Xuất phát từ việc sử dụng hồ lô làm vật dụng chứa đựng, dần dần người

nguyên thuỷ đã phát minh, chế tác các loại đồ gốm dùng để chứa dựng có hình

dáng mô phỏng hồ lô (Hình 5). Hiện tại, thuyết “đồ gốm phỏng hồ lô” đã được

giới nghiên cứu công nhận rộng rãi [Từ Kiệt Thuấn, 2001:92; Sơn Mạn, 2001:107].

Quá trình biến đổi từ sử dụng hồ lô tự nhiên sang chế tác các loại đồ gốm phỏng

hình hồ lô hoàn toàn hợp với quá trình diễn hoá văn hoá.

Page 4: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

4

Hình

dáng

hồ lô

Tên

gọi

Hồ 瓠 Huyền hồ

悬瓠

Hồ 壶 Bào 匏 Phố lô 蒲

Hình

dáng

đồ

gốm

phỏng

Hình 5: Hình dáng hồ lô và các dạng đồ gốm mô phỏng

(2) Công cụ giao thông thuỷ: Nhờ đặc điểm rỗng ruột, chỉ cần bịt kín phần

miệng, hồ lô sẽ trở thành một loại “phao” đặc biệt.

Các sách Kinh Thi, Trang Tử, Quốc Ngữ đều có nhắc

đến loại “công cụ” giúp người qua sông, suối này.

Dân gian Trung Hoa gọi loại “công cụ” đặc biệt này

là “thuyền eo” (腰舟 yếu chu) (Hình 6). Ngày nay,

vùng nông thôn Hà Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên vẫn

còn dùng loại công cụ này khi qua sông, suối nhỏ.

Người Khách Gia ở Quảng Đông khi đánh cá dưới

sông đeo quanh eo vài chiếc hồ lô cứu sinh. Trẻ em

đeo vài chiếc hồ lô nhỏ quanh thân ngụ ý trừ tà, đồng

thời sẽ giúp cứu trẻ trong trường hợp bị rơi xuống nước. Ở đảo Hải Nam, người Lê

dùng một quả hồ lô to rỗng, bịt kín miệng, thả xuống sông, suối, ôm trầm lấy mà

bơi qua. Ở Đài Loan, người Amei, người Cao Sơn cũng làm cách này [Tống Triệu

Lân, 2001: 19-20, 38-39]. Ở một số vùng khác, người ta làm bè hồ lô qua vượt qua

những khúc sông có quá nhiều ghềnh thác. Trong thần thoại, hồ lô rỗng với đặc

tính nổi trên mặt nước đã được mượn làm biểu tượng cứu sống nhân loại. Học giả

Văn Nhất Đa (1899 - 1946) tiến hành phân tích 49 thần thoại hồng thuỷ của các

dân tộc thiểu số kết luận rằng hồ lô là dụng cụ cứu sinh phổ biến nhất (chiếm

Hình 6: “thuyền eo”- hồ lô

cứu sinh

Page 5: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

5

57,2% trong số các dụng cụ hồ lô, quả bầu, thùng gỗ, giường, trống, thuyền v.v..

(xem phần sau) [Tống Triệu Lân, 2001:35].

(3) Nông ngư cụ. Trong nông nghiệp, không ít nông dân dùng bình hồ lô đầu

nhọn, khoét miệng vừa đủ để rót hạt giống. Trong ngư nghiệp, vỏ hồ lô khô còn

được dùng làm phao nổi mắc vào lưới, giúp ngư dân định vị được vị trí mảnh lưới

của mình trên mặt nước.

(4) Chế tác vũ khí. Lịch sử chiến tranh ở đất Trung Hoa xưa đã từng tồn tại loại

vũ khí đả thương có tên gọi là “hồ lô hoả dược”. Có thể phân ra các loại: Hồ lô

hoả hoành trận (衡阵火葫芦); Hồ lô đối mã thiêu nhân (对马烧人葫芦); Pháo lôi

qua (雷瓜炮); Lạn cốt qua dầu thần (烂骨瓜油神); Hoả dược phi lôi (火药飞雷)

v.v.. dùng trong chiến tranh, khai phá đất đai và săn bắt thú rừng [Tống Triệu Lâm,

2001: 20-21].

(5) Chế tác nhạc khí. Hồ lô khô rỗng ruột khi

vỗ sẽ phát ra một loại âm thanh khá đặc trưng,

được các tộc người ở Trung Hoa chọn làm một

trong “bát âm” phổ biến, gồm kim loại, đá, tơ, trúc,

bào, đất, da thuộc và cây. Trong đó, bào (匏) chính

là cái khèn (笙竿 sênh can/ 竽 vu) (Hình 7). Từ

thời Chiến Quốc đến Tây Hán, vùng cao nguyên

Vân Quý đã mô phỏng khèn hô lô tự nhiên để chế tác loại kèn hồ lô đồng (khai

quật được ở vùng Giang Xuyên, Ninh Phổ - Vân Nam). Điều này cho thấy hồ lô tự

nhiên đã được chế tác thành nhạc khí từ rất lâu trước đó. Trong văn hiến, các sách

Man Thư, Tân Đường Thư, Lĩnh Ngoại Đại Đáp... đều có phần ghi chép về loại

nhạc cụ này [Tống Triệu Lân, 2001: 20-21]. Trong nghi lễ rước linh hồn người

chết vào hồ lô tổ linh của dân tộc Di (Vân Nam), các vu sư phải thổi khèn hồ lô để

múa cúng tế. Tộc người La Hô (拉祜) có 136 bộ múa khèn, và hơn 400 bài múa có

sử dụng khèn hòa tấu [www.cwineasy.com].

(6) Dùng làm tang cụ. Một số dân tộc như người Di, Thuỷ, La Hô dùng bình hồ

lô chứa xương tro của người chết với hi vọng linh hồn người chết sẽ được “quay

về” nguồn cội. Loại hồ lô này được gọi là “hồ lô tổ linh” (祖灵葫芦).

Hình 7: Khèn hồ lô

Page 6: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

6

(7) Đồ thưởng ngoạn. Chủ yếu là các loại hồ lô nhỏ, qua bàn tay chế tác, hoạ

vẽ của nghệ nhân có thể trở thành một loại hàng mĩ nghệ để trưng bày, trang trí

hay chứa đựng những thứ quí giá trong nhà.

(8) Các dụng cụ khác: Vỏ hồ lô còn dùng làm bát nến, đồ đo lường (rượu, giấm,

dầu), nuôi dế.

Hình 8: Tiểu hồ lô trang trí Hình 9: Hồ lô khắc hoa Hình 10: Bùa hồ lô

1.2. Chủ thể văn hoá hồ lô

Hiện có ít nhất 26 dân tộc ở Trung Quốc có tục sùng bái hồ lô hay có thần

thoại hồ lô, gồm Hán, Thái, Di, Lật Túc, Miêu, Dao, Xá, Tạng, Bạch, Hồi, Hà Nhì,

Choang, Cơ Nặc, Đức Ngang, Bố Y, Ngoã, Lê, Thuỷ, Cách Lao, Nộ, Đồng, Cao

Sơn, A Xương, Nạp Tây, Cảnh Pha, La Hô [www.nikerchina.com]. Về không gian,

ngoài tộc người Hán, các tộc người nói trên đa số phân bố ở các khu vực cao

nguyên Vân Quý, lòng chảo Tứ Xuyên, cao nguyên Thanh Tạng, Lĩnh Nam. Một

số tộc người sống rải rác ở vùng Hoa Đông, Tây Bắc và đảo Đài Loan.

Theo lịch sử, vùng đất phía Nam Dương Tử vốn là khu vực cư trú của ba tập

đoàn lớn: Bách Bộc ở vùng Tây Nam; Bách Việt ở vùng Đông Nam; Miêu Man ở

phía Đông cao nguyên Vân Quý và vùng phụ cận. Tác giả Lâm Hà [2001: 152-153]

thì cho rằng chủ thể văn hoá hồ lô chính là tập đoàn Bách Bộc. Ông cho rằng Bách

Việt là hậu duệ của Bách Bộc - một quan điểm hiếm thấy trong giới nghiên cứu.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không tập trung vào mối quan hệ giữa

Bách Bộc và Bách Việt mà chỉ khẳng định rằng cả hai nhóm này đều là chủ thể

của văn hoá hồ lô.

Page 7: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

7

Hình 11:

Trên Giáp

Cốt Văn

Hình 12: Cách diễn

giải của người Hán

Hình 13: Chữ Bộc qua các kiểu chữ Hán

Sách Sở Từ có viết “Bộc tại Sở Tây Nam” (仆在楚西南), “Bộc nhân vi đan sa”

(仆人为丹砂), “Bộc nhân vi thần sa” (仆人为神砂) [Lâm Hà, 2001:153]. Có thể

thấy, cư dân vùng đất rộng lớn phía tây nam nước Sở gọi chung là Bộc nhân (仆

人). Trong lịch sử, khu vực này vốn dĩ phức tạp vì cả ba tập đoàn lớn Bách Bộc,

Bách Việt, Miêu Man cùng cộng cư, cùng giao thoa văn hoá. Tù nhân, nô lệ gốc ở

ba tập đoàn này đều bị người Trung Nguyên gọi chung là “nô bộc” (奴仆) một

cách rất phiếm diện.

Trong Giáp Cốt Văn, từ bộc xuất hiện sớm (Hình 11). Chữ bộc bao gồm năm

phần chính: phần thân người, phần “đuôi”, phần đội đầu, phần cầm trên tay, và các

hạt li ti. Hiện có hai cách diễn giải ý nghĩa của chữ bộc. Hiện có hai cách diễn giải

như sau (Hình 12):

STT Bộ phận Diễn giải của các tác

giả người Hán

Diễn giải của tác giả Lâm

An

1 Thân người Người: nô bộc (tôi tớ) Người: vu sư

2 “Đuôi” Phần kéo dài của trang

phục (lụa, lông trĩ…)

Tàn dư của đuôi chó thần -

vật tổ của Bộc nhân

3 Phần đội đầu Hình cụ Mão có biểu tượng ngọn lửa

thiêng của vu sư đội khi cúng

tế

4 Phần cầm trên

tay

Cái ki rác Quả hồ lô lễ thần - biểu

tượng linh thiêng trừ tà ma

Page 8: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

8

và phồn thực

5 Các hạt li ti Bụi Hương thơm của món dâng

thần linh trong hồ lô

Bảng 1: Diễn giải hình tượng chữ bộc trên Giáp Cốt Văn

Có thể thấy hai cách diễn giải rất khác nhau do được nhìn nhận từ hai góc độ

rất khác biệt. Theo cách diễn giải của các tác giả người Hán thì danh từ Bộc nhân

mang ý nghĩa nô bộc nên nhìn đâu cũng ra nô bộc (quan điểm vô thần). Còn tác

giả Lâm An thì đứng ở góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử để quan sát nên cho kết

quả khác. Theo chúng tôi, thứ chữ này do tiền nhân người Hán tạo ra (Giáp Cốt

Văn) nên ít nhiều nó mang quan niệm “dĩ Trung Nguyên vi trung” của mình. Song,

ở một khía cạnh khác, Giáp Cốt Văn là loại chữ tượng hình, chủ yếu dựa vào hình

dáng của vật thể tự nhiên để cách điệu tạo chữ viết nên có thể chữ bộc này thể hiện

hình ảnh của một vu sư đang tiến hành nghi lễ. Cơ sở của ý kiến này nằm ở các

khía cạnh sau:

1. Phần đuôi không thể là phần kéo dài của trang phục. Người nô lệ không thể

mang theo phần đuôi này khi đang làm việc.

2. Phần đội đầu cho là hình cụ thì không thể lí giải nổi tại sao “người nô bộc

này” vừa cầm ki vừa đội hình cụ?

3. Nếu phần tay cầm là cái ki rác thì người nô bộc không thể nâng ki rác cao

đến như thế, vì như vậy sẽ là vô lễ đối với giới chủ.

4. Một số tác giả người Hán chưa giải nghĩa hết ý nghĩa của chữ Bộc (仆). Bộc

không chỉ có nghĩa là nô bộc, mà còn là hồ lô. Bộc nhân: dân tộc hồ lô. Còn từ

Bộc trên Giáp Cốt văn được tạo thành từ cách mượn âm diễn ý của người Hán.

Gốc ban đầu của từ bộc có âm đọc là Bu, Bô, Bua, Pu, Po… (xem mục Hình tượng

hồ lô trong ngôn ngữ).

2. Hình tượng hồ lô trong văn hoá Trung Hoa

2.1. Hình tượng hồ lô trong ngôn ngữ - văn học dân gian

2.1.1. Trong ngôn ngữ

Trong tiếng Hán hiện đại có không ít tục ngữ, thành ngữ mượn hình ảnh và ý

nghĩa của chiếc hồ lô để diễn đạt. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

Page 9: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

9

Tục ngữ/ Thành ngữ Chữ Hán Ý nghĩa

Nhất hồ thiên địa 一壶天地 Chiếc hồ lô chứa cả vũ

trụ

Vẽ cái gáo theo hình hồ

照着葫芦画瓢 Mô phỏng đơn giản

Theo hình mà vẽ hồ lô 依样画葫芦 Mô phỏng đơn giản

Đông nói hồ lô tây nóigáo 东指葫芦西指瓢 Huyên thuyên bất tận

Đè hồ lô xuống thì gáo

nổi lên

按下葫芦瓢起来 Việc này chưa xong việc

khác lại đến

Không biết trong hồ lô

bán loại thuốc gì

不知葫芦里卖的什么药 Không biết anh ấy/ cô ấy/

họ đang nghĩ gì

Hồ lô trộn cà tím 葫芦搅茄子 Thị phi hỗn độn/ Vàng

thau lẫn lộn

Cưỡi trên chiếc hồ lô mà

đầu óc hỗn độn

骑着葫芦头乱转转 Chủ ý bất định

Chỉ chiếc hồ lô ấy mà đầu

nảy ra vàng

指着那个葫芦头开金 Dựa dẫm vào ai đó làm

việc gì đó

Bảng 2: Thành ngữ, tục ngữ có mượn hình ảnh hồ lô

Có thể thấy hình ảnh hồ lô trong các thành ngữ, tục ngữ nói trên được sử dụng

phổ biến với phạm vi ý nghĩa rộng, song hàm ý đều mang tính tích cực. Chẳng hạn

ở câu “hồ lô trộn cà tím” (thị phi hỗn độn) thì hình ảnh hồ lô được hiểu là đối

tượng tích cực (thị), còn cà tím - một loại cà tầm thường - mang biểu trưng tiêu

cực (phi).

Trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số miền Nam và Tây Nam Trung Hoa,

hồ lô được gọi là Bộc (bo/ bu/ pu). Khái niệm Bộc nhân để chỉ dân tộc hồ lô. Tác

giả Lâm Hà [2001:154] dẫn ra rằng các từ bà (婆), ba (爸), phụ (父), bào (胞,

đồng bào), bát (钵) (bát đựng cơm của sư sãi) v.v.. đều có gốc chung là từ bo/ bu/

pu mà ra. Ngày nay, các tộc người thiểu số vùng Tây Nam, Đông Nam Trung

Quốc tự xưng tộc danh của mình với gốc từ bo (仆 bộc), ví dụ:

Page 10: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

10

Tộc

danh

chuẩn

Tộc danh tự

xưng

Chữ Hán Tộc danh

chuẩn

Tộc danh tự

xưng

Chữ Hán

Đồng Bộc Giám 仆鉴/ 仆鉴 Miêu Bộc Giám 仆鉴/仆鉴

Choang Bộc Choang 仆壮 Dao Bộc Giám 仆鉴

Bố Y Bộc Y 仆依 Thổ Gia Ba Bộc 巴仆

Bảng 3: Tộc danh gắn với tên gọi hồ lô ở Trung Hoa

Có thể thấy các từ bô, bua, bu, po, pu... rất gần âm với từ pò (chỉ thủ lĩnh) của

một số dân tộc thuộc các nhóm Việt - Mường, Tày - Thái có ở Đông Nam Á.

Chẳng hạn, từ vua Hùng âm Việt cổ là pò khun. Người Thái Tây Bắc cũng gọi thủ

lĩnh là pò khun [Trần Ngọc Thêm, 2004: 81]. Cũng ở tình huống tương tự, các từ

bô, bua, bu, po, pu… chỉ hồ lô cũng đồng/ gần âm với từ bô trong tiếng Việt cổ -

từ về sau phát triển thành hai từ vua và bố [Trần Ngọc Thêm, 2004:206]. Trong

phương ngữ Mân Nam vùng Phúc Kiến thì từ bô biến âm thành bou [po*1], chỉ bố

[Nguyễn Đức Hiệp, 2007].

2.1.2. Hình tượng hồ lô trong văn học dân gian

Là một biểu tượng văn hoá dân gian, hồ lô đã đi vào văn học dân gian từ rất

sớm. Tiêu biểu nhất là hai thể loại thần thoại và cổ tích. Trong đó, ở thể loại thần

thoại là đặc sắc hơn cả.

Học giả Văn Nhất Đa (1899 - 1946) trong tác phẩm Phục Hy khảo liệt kê được

49 loại thần thoại có liên quan đến hồ lô. Hiện nay, giới nghiên cứu văn hoá Trung

Quốc thống kê được hơn 119 loại [www.nikerchina.com]. Xét ở khía cạnh vai trò

tham gia của hình tượng hồ lô thì trên đại thể có thể xếp vào hai nhóm chính sau: 1)

một là chất liệu tạo nhân sinh; 2) hai là công cụ tị nạn.

Nhóm thứ nhất lại chia ra hai tiểu nhóm: hồ lô trực tiếp sinh người; và hồ lô

gián tiếp sinh người.

- Hồ lô trực tiếp sinh người

STT Tộc

người

Nguồn gốc xuất phát

hồ lô

Đối tượng sinh

ra từ hồ lô

Phối hôn và sản

sinh nhân loại

1 A

Xương

Thiên Công - Địa Mẫu:

mang thai 9 năm, sinh

9 em bé Tự phối hôn, sản

sinh loài người

Page 11: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

11

một hạt hồ lô

2 Cơ Nặc x Mã Hắc ( 玛黑),

Mã Tổ (玛祖)

Mã Hắc + Mã Tổ

sinh ra loài người

3 Hán,

Miêu

Hai gia đình Giang,

Chiêu trồng hồ lô

Nhị Lang Thần Nhị Lang Thần lấy

con gái Thái Thượng

Lão Quân sinh ra

loài người.

4 La Hô Thần linh gieo trồng,

quả bị chuột cắn

Một nam một nữ Hai thuỷ tổ kết hôn

sản sinh nhân loại

5 Lật Túc Từ trên trời rơi xuống 2

chiếc

1 chiếc sinh Tây

Tát (西萨, nam);

1 chiếc sinh Nặc

Tát (诺萨, nữ).

Tây Tát, Nặc Tát kết

hôn, sinh 9 cặp nam,

nữ. 9 cặp phối hôn

sinh nhân loại.

6 Nộ Âu Tát (欧萨) trồng hồ

lô (bầu). Hồ lô sinh

người. Đại Hồng Thuỷ

dâng, nhân loại chết.

Hai anh em sống

sót nhờ nấp vào

quả hồ lô

Hai anh em phối hôn

sinh nhân loại

7 Thái Từ chân trời trôi đến Tám nam. Tiên

nữ biến bốn

trong số họ

thành phụ nữ

Bốn cặp phối hôn

sinh nhân loại.

Bảng 4: Thần thoại hồ lô trực tiếp sinh người

- Hồ lô gián tiếp sinh người

Miêu,

Dao,

Một phụ nữ tộc Cao Tân thị sinh một con trùng to, thân hình chiếc đĩa (bàn

盘), sau hoá thân thành chó thần, gọi là Bàn Hồ. Giặc Nhung Ngô xâm lấn,

triều đình ra lệnh ai diệt được giặc thì trọng thưởng, gả con gái. Thắng giặc

xong, quần thần cho rằng Bàn Hồ là thú nên không giữ lời hứa. Tuy nhiên,

công chúa nhất mực theo Bàn Hồ. Cả hai lên núi, sống trong thạch thất, sau

ba năm sinh ra sáu nam sáu nữ. Sau khi Bàn Hồ qua đời, sáu nam sáu nữ

phối hôn, sinh ra các dân tộc Hán, Ba, Thục, Di, Miêu Man v.v..

Bảng 5: Thần thoại hồ lô gián tiếp sinh người

Page 12: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

12

Trên thế giới không chỉ có Trung Quốc mới có thần thoại hồ lô (trực tiếp, gián

tiếp) sinh ra nhân loại. Đông Nam Á, Nam Á, châu Mĩ… cũng có những ý niệm,

thần thoại tương tự. Chẳng hạn:

Trong văn hoá Ấn Độ, tiêu biểu là Sử thi Ramayana: Thiên thứ nhất, chương

37 có dẫn hình ảnh chiếc hồ lô như sau:

“Sumatis tu naravyaghra garbhatumba vyajayata sastih putrasahasrani

tumbabhedad vinihsrtah” (“Hỡi thần Sumatis… Người sinh một chiếc hồ lô dài.

Bổ chiếc hồ lô ra. Sáu mươi ngàn người con xuất hiện” [Kỳ Mộ Hiền, 2001:136].

Trong tiếng Phạn cổ, hồ lô được gọi là tumba. Trong đoạn sử thi trên, danh từ

garbhatumba mang ý nghĩa là bào thai hồ lô. Bào thai hồ lô này rất thần bí, cùng

lúc sinh ra sáu mươi ngàn đứa con trai.

Còn trong thần thoại Kelah ở Nam Mĩ

cũng có chi tiết tương đồng:

Nhật thần mang một chiếc hồ lô đi

tắm. Một cô gái từ trong hồ lô bước ra.

Nhật thần và nguyệt thần tranh giành cô

gái. Nhật thần tặng cô gái cho nguyệt

thần, tự mình tìm thêm một cô gái khác

từ trong hồ lô. Về sau, các gia đình nhật

thần, nguyệt thần sinh ra nhân loại [Lâm Hà, 2001:139].

Ở nhóm thứ hai, motif đại hồng thuỷ - hồ lô cứu sinh - anh em phối hôn tái tạo

nhân sinh hầu như thống nhất trong các thần thoại tiêu biểu sau:

STT Tộc

người

Nhân vật thuỷ tổ Thuỷ tai và hồ lô

cứu sinh

Phối hôn, sản sinh

nhân loại

1

Đồng,

Cách

Lao,

Thổ

Gia

Tổ mẫu ấp trứng,

sinh Tùng Tang (松

桑 nam) và Tùng Tư

(松斯 nữ). Hai thần

kết hôn, sinh lôi,

rồng, hổ, rắn, nhân

thần.. 12 loại thần,

Các thần tranh

chấp, lôi lên trời,

rồng xuống biển, hổ

lên rừng, rắn vào

động. Lôi dâng lũ

trả thù, tiêu diệt con

cháu nhân thần. Na

Huynh Na Muội

Na Huynh Na Muội

kết hôn, ba năm sinh

ra túi thịt, chặt thành

mảnh, mỗi mảnh biến

thành một tộc người:

thịt người Đồng

(da trắng); ruột

Miêu (thẳng tính);

Hình 14: các thiếu nữ Hawaii và bình hồ lô

Page 13: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

13

trong đó Na Huynh

Na Muội (傩兄傩妹)

nhỏ nhất.

được thần mách,

trốn trong hồ lô,

thoát nạn

xương Dao (rắn

rỏi, lao khổ); tim

Hán (khôn lanh)…

2 Thuỷ Á Oa (亚娲) sáng tạo

ra lôi, rồng, hổ và

người.

Nhân thần tranh

giành. Lôi thần

dâng nước báo thù.

Chỉ hai anh em trú

trong hồ lô do Á Oa

tạo ra thoát nạn.

Hai anh em kết hôn

sinh túi thịt, chặt

thành mảnh. Gan

biến thành người

Thuỷ; phổi Bố Y;

ruột Miêu; xương

Hán...

3 Miêu Cây phong sinh Hồ

Điệp Ma Ma (mẹ

bướm), kết hôn với

bọt biển (泡沫) sinh

12 trứng, nở ra

Khương (姜, anh),

Ương (央, em gái),

lôi, hổ, rồng…

Nhân thần tranh

chấp, lôi dâng lũ

tiêu diệt loài người.

Khương, Ương nấp

trong hồ lô thoát

nạn

Khương, Ương kết

hôn sinh ra túi thịt.

Chặt mảnh, mỗi

mảnh hoá thân thành

một tộc người.

4 Bạch Thiên thần A Tỷ (阿

仳) báo cho loài

người biết về trận

hồng thuỷ sắp tới

nhưng mọi người

không tin.

Duy chỉ có hai anh

em A Công (阿公),

A Bà (阿婆) nghe

theo, nấp trong quả

hồ lô nên thoát

mạng.

Hai anh em kết hôn,

tái sinh nhân loại.

5 Hán Một người đàn ông

có hai con trai, gái.

Người anh em của

ông này vì hận thù đã

cho dâng nước để trả

thù

Hai anh em vì được

tiên mách bảo

(hoặc bằng dự

đoán) nấp vào trong

hồ lô mà thoát nạn

Hai anh em kết hôn,

tái tạo nhân sinh

Bảng 6: Thần thoại hồ lô cứu sinh

Page 14: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

14

Ở nhóm thứ hai này, hồ lô tái tạo nhân sinh (hay thuỷ tổ loài người - hai anh

em) có thể chia thành hai loại: 1. hồ lô chứa người hoặc hồ lô thành người, cụ thể

phân ra sáu motif điển hình sau: hai anh em sinh ra từ hồ lô; hai anh em ngồi trong

nụ hoa, khi hoa kết trái, hai anh em sống trong quả hồ lô; tái tạo nhân chủng, đặt ở

bên trong hồ lô; ruột hồ lô biến thành đàn ông, vỏ hồ lô biến thành phụ nữ; chặt hồ

lô thành nhiều mảnh, mỗi mảnh biến thành một người; gieo hạt hồ lô, hạt biến

thành người. 2. hai anh em sinh ra quái thai, cụ thể là sinh ra quả hồ lô (hay quả

bầu), quả trứng gà, mảnh đá mài, quái thai (túi cầu thịt, miếng thịt, thân hình

không tay, chân, mắt, mũi) và túi máu. Việc chặt quái thai ra từng mảnh rồi phân

tán nhiều nơi là dạng mô phỏng của cách thức gieo hạt hồ lô.

Trong tất cả các thần thoại, tái tạo nhân sinh là hạt nhân của câu chuyện, mà

trong đó hình ảnh hồ lô tạo ra con người là đỉnh điểm.

Thần thoại tái sinh có chi tiết chiếc hồ lô cứu sinh được thay thế bằng các vật

thể khác cũng có thể tìm thấy ở các tộc người khác ở Trung Quốc, như người Lê

trứng rắn; người Dạ Lang (thời cổ đại) - ống tre; Cao Sơn - quả trứng… Các dân

tộc/ quốc gia khác trên thế giới cũng có các câu chuyện tương tự:

STT Tộc người/

quốc gia

Nhân vật thuỷ tổ Phối hôn, sản sinh nhân

loại

1 偻 (Wa,

Nhật)

Nam thần Izanagi + Nữ thần

Izanami

Kết hôn sinh ra các đảo, dân

tộc Nhật Bản và Nữ thần

Amaterasu

2 Kodiak - Mĩ Bọt biển đưa một cặp nam

nữ vào bờ. Hai người từ bọt

biển chui ra

Kết hôn và sản sinh nhân

loại

3 Philippines Điểu thần làm đại dương nổi

giận, dâng nước. Trúc Nam

và Trúc Nữ trốn vào ống

trúc thoát nạn

Điểu thần mổ vỡ ống trúc.

Trúc Nam Trúc Nữ kết hôn,

sản sinh nhân loại

4 Kitu (châu

Mĩ)

Chiếc thuyền vuông cứu

được nhiều người giữa biển

khơi

Họ vào bờ, kết hôn và sản

sinh ra nhân loại hôm nay.

Bảng 7: Thần thoại các vật dụng thay thế hồ lô cứu sinh trên thế giới

Page 15: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

15

(2) Ngoài kho tàng thần thoại hồ lô cứu sinh bên trên còn có không ít các câu

chuyện cổ tích có vay mượn hình ảnh quả hồ lô cùng các ý nghĩa văn hoá của nó

làm nền tảng cho nội dung. Điển hình có thể kể cố sự mang tên Hồ lô đỏ trong kho

tàng văn học dân gian vùng Sơn Đông như sau:

“Ngày xưa, hai anh em sống gần nhau. Người anh giàu có nhưng keo kiệt, bủn

xỉn. Người em trai nghèo khó nhưng bộc trực, tốt bụng. Mùa xuân đến, chim yến

làm tổ trên mái nhà tranh của người em. Chim đẻ trứng, trứng nở ra chim non.

Một ngày nọ, chim non chẳng may rơi khỏi tổ và rớt thủng mái nhà dột nát rơi

xuống đất, gãy chân. Vợ chồng người em chăm sóc cho chim non. Chim khỏe, bay

đi. Ít lâu sau, chim quay về tặng một hạt hồ lô. Người em gieo hạt, đến mùa thu thì

kết trái. Người em cưa quả, định bụng làm gáo múc nước, không ngờ bên trong

toàn là vàng ròng. Thoáng chốc người em giàu có hẳn.

Người anh tham lam, lười biếng chẳng mấy chốc đã phung phí hết tài sản của

mình. Nghe nói em trai bỗng dưng giàu có liền đến hỏi han. Biết chuyện, người

anh trai quyết tâm làm giàu theo cách của em mình: chăm sóc chim non, nhặt hạt,

gieo trồng, hái quả. Nào ngờ, khi bổ ra, bên trong quả hồ lô không có vàng mà chỉ

có một ông lão râu trắng bạc bước ra, không nói năng gì. Người anh tức giận, lấy

roi đánh ông lão. Ông lão bay lên không trung. Hoá ra, ông là tiên. Vợ chồng

người anh trai đành phải gánh hết tội lỗi của mình [Sơn Mạn, 2001: 107-108]”.

Có thể thấy, motif cố sự trên đây phảng phất hình ảnh hai anh em trong câu

chuyện Ăn khế trả vàng của người Việt Nam, song mấu chốt ở đây là hạt hồ lô -

giàn hồ lô - quả hồ lô. Quả hồ lô chứa vàng - biểu tượng của giàu có, thịnh vượng.

Dù vậy, đối với người tham lam (anh trai), hồ lô lại hoá ra công lí trừng trị kẻ ác,

thực hiện đạo lí “có vay - có trả”, “nghiệp báo - luân hồi”. Trong câu chuyện còn

có cả dấu tích xa gần của Đạo giáo và Phật giáo. Quả thật, hồ lô còn hơn cả một

biểu tượng may mắn.

2.2. Hình tượng hồ lô trong tín ngưỡng, tôn giáo

2.2.1. Trong tín ngưỡng

Có thể nhận định chung rằng hình tượng đặc trưng của hồ lô cùng với các tính

năng của nó đã giúp “thần thánh hoá” chính nó, trở thành đối tượng thờ cúng trong

các hình thức tín ngưỡng có từ thời viễn cổ.

Page 16: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

16

Đầu tiên, hồ lô là vật tổ của không ít các dân tộc thiểu số tại Trung Hoa (bảng

3). Cả cộng đồng sùng bái hồ lô, coi đó là biểu tượng của sự sống, sự phồn thực và

linh vật tạo ra dòng giống.

Thứ hai, hồ lô là một loại biểu tượng nữ tính gắn với sinh sôi được sùng bái

trong tín ngưỡng phồn thực. Chương Đại Nhã trong quyển Kinh Thi có viết “dưa

sai chi chít, dưa sinh loài người” (绵绵瓜瓞,民之初生 miên miên qua điệt, dân

chi sơ sinh) ghi nhận niềm tin hồ lô sinh ra nhân loại trong thần thoại viễn cổ. Hơn

nữa, người tiền Hán gọi mẹ là “tôn đường” (尊堂). Theo Liêu Trai Chí Dị và Nho

Lâm Ngoại Sử, “tôn” là tên khác của hồ lô葫芦 [Từ Kiệt Thuấn, 2001:95]. Có thể

thấy người tiền Hán và các dân tộc lân cận vốn có tín ngưỡng thờ hồ lô mẫu.

Trong suy nghĩ của họ, mẫu cũng chính là hồ lô. Mẫu sinh ra con, hồ lô sinh nhân

loại. Thờ hồ lô chính là thờ mẫu, thờ sự sinh sôi.

Thứ ba, hồ lô là biểu trưng của nguồn cội, là nơi trú ngụ của tổ tiên, và cũng là

nơi mà mọi “tiểu ngã” phải quay về sau cái chết. Chính vì thế, hồ lô gắn với tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Một số dân tộc, chẳng hạn người Di, đặt hồ lô lên bàn

thờ tổ tiên tượng trưng cho nơi linh hồn tổ tiên trú ngụ, hoặc giả làm nghi lễ rước

linh hồn người chết vào trú ngụ trong hồ lô.

Thứ tư, không gian bên trong hồ lô được thần bí

hoá thành không gian siêu phàm, nơi thần linh trú

ngụ, đặc biệt là trong tín ngưỡng thờ thần. Mỗi khi

gặp phải hoạn nạn, người ta làm nghi lễ tế hồ lô với

mong ước thần linh sẽ vượt qua không gian vũ trụ

linh thiêng ấy để giúp họ toại nguyện (Hình 15).

2.2.2. Trong tôn giáo

Cũng giống như trong tín ngưỡng, hình tượng hồ

lô trong tôn giáo được thể hiện mang đầy đủ các đặc

trưng của nó. Trong các tôn giáo Nho, Phật, Đạo… tại

Trung Hoa, có lẽ Đạo giáo tiếp nhận hình tượng hồ lô

sâu sắc nhất.

Đạo giáo rất coi trọng hình ảnh cùng ý nghĩa biểu

trưng của chiếc hồ lô. Đạo gia và Đạo giáo khởi nguồn

từ Lão Tử. Sư bối của Lão Tử là Hồ Tử, người nước

Hình 16: Thiết Quải Lý

Hình 15: Pháp sư trừ tà

Page 17: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

17

Trịnh thời Xuân Thu, lấy biệt danh là Hồ Lô [Từ Kiệt Thuấn, 2001:98]. Lão Tử thì

gọi hồ lô là huyền tẫn (玄牝) và thiên địa căn (天地根), tức gốc của đất trời [Trình

Tường, 2001:120]. Trang Tử cũng hết lời ca tụng công năng của chiếc hồ lô.

Trong Đạo gia, Thiết Quải Lý, một trong “bát tiên quá hải”, sở hữu một chiếc

hồ lô “pháp lực vô biên”, thường dùng hồ lô tiên (bảo hồ lô) để loại trừ cường bạo,

diệt ác trừ gian [www.nikerchina.com], “cải tử hoàn sinh”. Dường như hồ lô đã

gắn chặt với ý niệm bất tử, hồi sinh của Đạo giáo thần tiên trong dân gian…

Thiết Quải Lý (Hình 16) vốn tên là Lý Huyền (李玄), cùng luyện đan trên núi

với đệ tử Dương Tử. Một ngày nọ, Lý Huyền thần du, dặn dò đệ tử nếu đến bảy

ngày sau mà ông không về thì hãy thiêu xác ông. Chưa đến bảy ngày, đệ tử Dương

Tử hay hung tin mẹ mất, bấn loạn đã vội thiêu xác Lý Huyền. Đến ngày thứ bảy

Lý Huyền quay về thì thân xác không còn, vội vàng tìm kiếm một thân xác khác

để trú ngụ. May thay trong vùng có một người đàn ông què chân (có thể là người

ăn mày). Từ đó trở đi, Lý Huyền được dân gian gọi là Thiết Quải Lý. Thiết Quải

Lý tìm đến nhà Dương Tử hỏi cho ra chuyện, biết được lòng hiếu thảo của Dương

Tử, đã dùng một viên đơn trong chiếc hồ lô cứu sống mẹ Dương Tử.

Trong tác phẩm Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân 1506 - 1582) có nhiều chi tiết thần

tiên thâu tóm yêu tinh cất giữ trong hồ lô. Thái Thượng Lão Quân cũng cất linh

đan trong hồ lô tiên, chẳng may bị Tôn Ngộ Không trộm hết. Trong truyền thuyết

Đông Du Ký, chiếc hồ lô còn có thể hút cạn nước biển Đông.

Bên cạnh Đạo giáo, Phật giáo cũng mượn hình ảnh hồ lô với vai trò của bình

linh thuỷ (nước tạo sự sống), linh vật trừ tà (thu nhận và lưu giữ yêu nghiệt) v.v..

Trong tác phẩm Tây Du Ký, không ít lần các sư đồng đã phải sử dụng đến hồ lô

thần để thu phục yêu nghiệt, hoặc làm công cụ vượt sông.

Khác với Đạo giáo và Phật giáo, Nho giáo phủ nhận vai trò văn hoá của chiếc

hồ lô, coi đó là một biểu tượng phàm tục, tầm thường. Trong lịch sử phát triển

Nho gia, các nho sĩ một mực hoài nghi và phủ nhận tác dụng to lớn của hồ lô.

Chẳng hạn, trong suy nghĩ của Khổng Tử, hồ lô và các loại bầu bí nói chung đều

là những thứ vô dụng, đồng thời từ chối bình luận về nó. Một ngày nọ, học sinh

đến hỏi Khổng Tử về tác dụng quả hồ lô, Khổng Tử đáp “Quả hồ lô thôi thì làm

sao? Chỉ cột được (làm phao) chứ có ăn được đâu?” (吾岂匏瓜也哉?焉能系而

不食?Ngô khỉ bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực”(Luận Ngữ).

Page 18: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

18

2.3. Hồ lô và hình tượng Phục Hy - Nữ Oa

Thần thoại Phục Hy - Nữ Oa có ở nhiều tộc người thiểu số khác nhau tại Trung

Hoa. Nội dung hoàn toàn gắn liền với các chi tiết hồ lô cứu sinh hay hồ lô tái tạo

nhân sinh sau nạn đại hồng thuỷ. Về bản thân hình tượng Phục Hy và Nữ Oa

(Hình 20), tác giả Văn Nhất Đa đã chứng minh thuyết phục rằng cả hai vốn là hoá

thân với hai tên gọi phân biệt nam - nữ, đực - cái của chiếc hồ lô dân gian. Truyền

thống một số dân tộc thiểu số coi Phục Hy - Nữ Oa là hai hồ lô tinh. Quả thật, cả

Phục Hy và Nữ Oa đều là hoá thân từ một thứ chung nhất: hồ lô.

Tra cứu từ nguyên, chữ “phục” (伏) trong chương Hệ Từ Truyện quyển Dịch

cũng là bao (包). Bao (包) và bào (匏) trong tiếng Hán cổ cùng nghĩa (theo Thuyết

Văn). Vậy, Phục Hy (伏羲) chính là Bào Hy (匏羲). Từ bào hy trong tiếng Hán cổ

thường dùng để chỉ hồ lô. Từ Hy (羲) (trong Phục Hy伏羲) theo các quyển Quảng

Nhã, Trang Tử, Điền Tử, Quản Tử, Tuân Tử,

Nguyệt Lệnh… có thể viết thành hí (戏) hoặc

hy (希)(ba chữ cùng nghĩa), chỉ chiếc gáo hồ

lô. Rõ rang, Phục Hy chính là Bào Hy, là hoá

thân của hồ lô. Ở một phân tích khác, Phục

Hy còn được hiểu là “Nữ thần hồ lô” [Lâm Hà,

2001:152]. Ở đây, chúng tôi không đặt vấn đề

truy nghiệm Phục Hy là nam thần hay nữ thần

mà chỉ dừng lại ở chỗ Phục Hy xuất phát từ

hình tượng hồ lô.

Trong từ Nữ Oa (女娲), từ Nữ chỉ giống cái, còn từ Oa (娲) cũng có nguồn gốc

từ hồ lô mà ra. Theo các quyển Đại Hoảng Tây Kinh, Hán Thư, Liệt Tử, Quảng

Vận, Tập Vận..., Oa (娲) chính là qua (瓜), tức danh từ chỉ hồ lô, bầu bí. Sách Lộ

Sử chương Hậu Kỷ cho rằng Nữ Oa (女娲) là Bao Oa ( 娲). Qua so sánh âm,

Bao Oa chính là Bào Qua (匏瓜). Cả Bào Qua, Bào Hồ, Bao Oa đều do chạy âm

mà thành. Trong tiếng Hán cổ, Hy và Oa do chuyển âm tạo nên. Do vậy, Phục Hy

và Nữ Oa tuy hai mà một, đều là hoá thân của hồ lô. Nữ Oa mang tính âm, còn

được dân gian gọi là Nữ Bào Hồ (女匏瓠), Nữ Phục Hy (女伏羲). Một điều lí thú

nữa là câu chuyện Phục Hy - Nữ Oa thường gắn với thần thoại hồ lô, và chỉ ở các

Hình 17: Hình tượng Phục Hy - Nữ

Oa trong tranh bích hoạ ở Tứ Xuyên

Page 19: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

19

tộc người coi trọng hồ lô mới tồn tại sự tích Phục Hy - Nữ Oa [Văn Nhất Đa, 2001:

132-133]. Vậy, Phục Hy = Nữ Oa = hồ lô.

Dân gian Trung Quốc có câu “Nữ Oa làm khèn” (女娲作笙 Nữ Oa tác sênh),

hoàn toàn phù hợp với sự thật là khèn (sênh) được làm từ hồ lô. Sách Bạch Hổ

Thông viết “… Hy viết sênh…” (瓠曰笙). Người Miêu gọi hồ lô là sênh. Sách Lễ

Ký còn viết “Nữ Oa chi sênh hoàng” (女娲之笙簧), sách Thế Bản viết “Nữ Oa tác

sênh hoàng” (女娲作笙簧).

Ngày nay, người Miêu cho rằng bí đỏ là hậu duệ của Phục Hy - Nữ Oa. Người

Hán vẫn coi hồ lô là hiện thân của Phục Hy - Nữ Oa. Không ít tộc người (kể cả

người Hán) coi Phục Hy - Nữ Oa là thuỷ tổ, vô hình trung đề cao đặc tính phồn

thực của giống hồ lô thiên nhiên.

3. Các đặc trưng văn hoá của hình tượng hồ lô

3.1. Các đặc trưng văn hoá của hình tượng hồ lô

3.1.1. Tính biểu trưng

Từ khi chiếc hồ lô tự nhiên thăng hoa, hình tượng hồ lô được dân gian các tộc

người Trung Hoa gửi gắm vào đấy nhiều ước vọng ở đời:

- Biểu trưng nữ tính - phồn thực: đặc trưng nổi bật nhất của hình ảnh chiếc

hồ lô dân gian.

Về hình dáng, hồ lô được cho là 1) giống với bộ ngực căng tròn của người mẹ

đang trong thời kì cho con bú; 2) giống với sinh thực khí nữ (nội âm lẫn ngoại âm);

3) giống với phần thân của người phụ nữ có mang. Ngoài ra, hồ lô nhiều hạt, dễ

sinh sôi nên được dùng với ý niệm cầu mong phồn thực.

Tại vùng Đài Giang và Kiếm Hà tỉnh Quý Châu, người Miêu có tục “hồ lô

phóng tinh rượu” vào ngày tế bái tổ tiên. Thanh niên lấy hồ lô đựng đầy tinh rượu,

sau đó cầm hồ lô phóng tinh rượu về phía các cô gái trẻ. Các cô gái này hân hoan

đón nhận tinh rượu như đón nhận biểu trưng “dương tinh” cần thiết cho sự sinh sôi.

- Biểu trưng may mắn: theo phân tích ngữ âm - ngữ nghĩa ở phần tên gọi hồ

lô thì hình ảnh hồ lô mang biểu trưng của phúc lộc, thăng tiến. Các tộc

người Miêu, Bố Y vùng Quý Châu có tục rước thần hồ lô. Dân gian dùng

gỗ đẽo thành mặt nạ hồ lô thần có tay cầm. Phụ nữ tế tự hồ lô thần để cầu

Page 20: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

20

hạnh phúc tương lai [www.china.com]. Người La Hô kết hình hồ lô trên cổ

áo, hàm ý may mắn v.v..

- Biểu trưng tổ tiên: Người Cơ Nặc 基诺 /Ji Nuo/ và người Di 彝/Yí/ là các

trường hợp điển hình. Danh từ riêng Cơ Nặc có nghĩa là “(giống người)

chui từ hồ lô ra” [www.nikerchina.com]. Ngoài người Cơ Nặc, người Di

Vân Nam cũng coi hồ lô là hoá thân của tổ tiên. Trên bàn thờ hay vách thờ

thường có khắc hoạ hình ảnh hai chiếc hồ lô (mỗi chiếc tượng trưng cho

một thế hệ (nội, cha). Mỗi khi gia đình có một vong linh mới thì mời vu sư

đến cử hành đại lễ gửi linh hồn vào chiếc hồ lô mới. Cùng lúc đó mang hồ

lô chứa linh hồn của thế hệ cao nhất thiêu huỷ. Trong phong tục này, tàn dư

của chế độ mẫu hệ vẫn còn lưu giữ rất sinh động. Nếu người mẹ qua đời

trước, người Di rước vu sư làm lễ gửi linh hồn vào hồ lô cái. Đến khi người

cha qua đời, vu sư lai tiếp tục làm lễ gửi linh hồn người cha vào cùng. Nếu

cha mất trước, vu sư gửi tạm linh hồn vào một chiếc hồ lô đực nào đó, đến

khi người mẹ mất, người ta đổi một chiếc hồ lô khác, gửi linh hồn người

mẹ vào trước rồi rước linh hồn người cha vào cùng [Từ Kiệt Thuấn,

2001:96].

- Biểu trương hài hòa âm dương: Hồ lô là loại bầu bí có hoa tự thụ phấn, do

vậy nó tự mang trong mình sự hài hòa âm dương (nhụy và nhị). Cũng từ đó,

theo dân gian Trung Hoa, Phục Hy - Nữ Oa - hoá thân của hồ lô tượng

trưng cho hình ảnh người cha thuỷ tổ và người mẹ thuỷ tổ, cả hai hòa hợp

sinh ra nhân loại. Trên vách đá hang động có từ thời tiền sử, hình ảnh Phục

Hy - Nữ Oa được vẽ thành đầu người thân rắn, hai đuôi quấn vào nhau thể

hiện sự khắng khít âm dương. Thần thoại người A Xương kể rằng Thiên

Công Địa Mẫu yêu nhau, mang thai chín năm thì sinh được một hạt hồ lô.

Về sau, từ trong hồ lô, thuỷ tổ nhân loại bước ra [Lâm Hà, 2001:139]. Xa

hơn nữa, hồ lô còn là biểu trưng của tình yêu.

- Biểu trưng vũ trụ: Trong Đạo giáo, không gian bên trong là thế giới của

thần tiên, là vũ trụ độc lập với bên ngoài, có thể biến to, cũng có thể thu

nhỏ, thông với bên ngoài bằng một cửa hẹp: miệng hồ lô. Vũ trụ bên trong

hồ lô chỉ có hạnh húc, có tiên cảnh, có sự thăng hoa mà không hề có chiến

tranh, bất ổn của thế giới nhân sinh. Tác phẩm Thần Tiên truyện của Cát

Hồng (葛洪 284-364) là một ví dụ:

Page 21: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

21

Truyện kể rằng Phí Trường Phòng (费长房) làm tiểu quan vùng Nhữ Nam

(nay Hà Nam). Trong vùng có lão Hồ công đến bán thuốc. Thuốc rất hiệu nghiệm

nên ông rất được tin yêu. Ông đựng thuốc trong chiếc hồ lô bên thân. Tối, ông

chui vào hồ lô mà ngủ. Phí Trường Phòng rình biết được, bèn tìm cách tiếp cận Hồ

công. Ngày nọ, Hồ công dặn Phí Trường Phòng trời tối hãy đến. Đúng hẹn, Hồ

công mời Phí Trường Phòng cùng ngao du bên trong hồ lô. Trong hồ lô, Phí

Trường Phòng nhìn thấy khắp nơi đều là tiên cảnh, đài các, sơn thuỷ…

Bên trong hồ lô không chỉ có vũ trụ riêng mà còn có cả chuỗi không gian độc

lập với thế giới bên ngoài: “non tiên chỉ bảy ngày, thế giới đã ngàn năm” (山中方

七日,世上已千年 sơn trung phương thất nhật, thế thượng dĩ thiên niên).

… Phí Trường Phòng chỉ ngao du hồ lô chưa đến một ngày đã trở về. Người

nhà của ông không nhận ông, cho rằng ông đã chết từ bấy lâu rồi. Thì ra, thời gian

đã trôi qua hơn một năm.

Trong một cố sự Đạo giáo khác, hai đạo sĩ Lưu Thần và Nguyễn Triệu lên tiên

đài, sống với các tiên nữ chỉ non nửa năm mà khi trở lại hạ giới, thời gian đã hơn

10 đời trôi qua [Trình Tường 2001: 122-123]. Từ điểm này chúng ta hiểu được vì

sao các đạo sĩ thường lên non tu tiên ở những nơi “sơn cùng thuỷ tận”, đặc biệt là

các “tiên động” (hang động) mà lối ra vào đều rất hẹp.

- Biểu trưng linh thiêng: một số tộc người vùng Tây Nam như Di, Miêu,

Thuỷ, Cách Lao còn lưu truyền tục lấy hồ lô vẽ thành đầu rồng hay mộc hồ

treo ở cửa ra vào với mục đích xua đuổi tà ma [www.china.com]. Khi cúng

tế tổ tiên, một số dân tộc thiểu số mang hồ lô treo ở phía trước đàn tế, ngụ ý

cấm người lạ vào nhà [Lâm Hà, 2001:145]. Trẻ em đeo chiếc hồ lô nhỏ

trước ngực làm bùa và hi vọng đứa bé ấy sẽ có em trai, em gái về sau. Vào

ngày tết Đoan Ngọ, người dân mang hồ lô ra treo ngược trên đòn giông nhà,

đợi đến giữa trưa thì mang xuống vứt đi, ngụ ý hồ lô hút hết độc khí, ám

khí, hút hết xui xẻo.

3.1.2. Tính đa dụng

Tất cả các biểu trưng trên đây của hình ảnh chiếc hồ lô trong văn hoá đã tạo

nên tính đa dụng của nó. Hình ảnh chiếc hồ lô vừa gần gũi, giản dị, phàm tục lại

vừa linh thiêng, gợi vào lòng người một ý niệm xa xôi của biểu tượng thần tiên.

Chiếc hồ lô xuất thân từ đời sống thường nhật của tầng lớp dân dã, qua bàn tay chế

tác, khắc vẽ khéo léo của nghệ nhân đã trở thành những vật thưởng ngoạn của cả

Page 22: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

22

tầng lớp quí tộc lẫn bình dân. Hồ lô vừa là một dụng cụ đắc lực trong đời sống

thường nhật (bình đựng, dụng cụ gieo trồng, v.v.) vừa là biểu tượng của tâm linh.

Hồ lô mang trong mình nhiều ý nghĩa thiết thực nhưng cũng không kém phần triết

lí: biểu trưng của linh hồn tổ tiên; của phúc lộc; của nữ tính; của ước vọng phồn

thực; của ước vọng viên mãn, sung túc…

3.1.3. Tính phổ biến

Với các tính năng đặc thù của mình, hình ảnh chiếc hồ lô đã trở thành biểu

tượng văn hoá của hàng loạt các tộc người tại Trung Hoa. Nó không chỉ là sản

phẩm văn hoá của riêng tộc người nào, mà là thứ linh vật chung của cả khối cộng

đồng. Xét về phân bố không gian, quả hồ lô được trồng rộng khắp cả vùng Nam

Dương Tử, vùng Tây Nam Trung Quốc và một số nơi ở Hoa Bắc. Với đặc tính dễ

trồng, dễ sinh sôi, dễ thu hoạch, hồ lô tư nhiên đã trở nên rất phổ biến trong số các

loại cây rau, củ, quả tại các địa phương. Xuất phát từ phạm vi không gian rộng

như thế, khi hồ lô trở thành một thứ biểu tượng, nó hiện diện khắp nơi tại các vùng

có trồng hồ lô. Xa hơn thế, qua quá trình giao lưu - truyền bá văn hoá, hình ảnh

chiếc hồ lô văn hoá đã lan rộng khắp đất nước Trung Hoa.

Tại Đông Nam Á, hình tượng hồ lô sinh sôi cũng xuất hiện rộng rãi trong văn

hoá các dân tộc với nhiều hình tượng bầu bí. Công năng và ‎nghĩa văn hoá của

chiếc hồ lô cũng phong phú như ở Trung Hoa. Tại Việt Nam, tiêu biểu là vùng văn

hoá Tây Nguyên, người dân vẫn dung bình hô lô để đựng rượu, thuốc và các vật

dụng cần thiết khác. Trong văn hoá người Việt, hình ảnh chiếc hồ lô sinh sôi được

thay thế bằng một loại hình tượng gắn với tình đoàn kết các dân tộc anh em: sự

tích quả bầu sinh ra các tộc người Việt Nam.

3.2. Chất phương Nam trong biểu tượng hồ lô

Xét về mặt không gian, hình tượng hồ lô phát sinh đầu tiên ở những vùng trồng

trọt hồ lô tự nhiên. Tại Trung Hoa, đó là các vùng đất tương đối ẩm ướt, thuộc các

đới khí hậu ôn đới ấm, cận thiệt đới tại lưu vực Dương Tử, Hoa Nam, Hoa Trung,

cao nguyên Vân Qu‎ý v.v.. Các khu vực này trong lịch sử là vùng đất cư trú của

các cộng đồng cư dân phi Hán như Miêu Man, Bách Bộc và Bách Việt. Cả ba

cộng đồng này đều mang nguồn gốc nông nghiệp phương Nam. Điều này cũng dễ

dàng lí giải, bởi vì hồ lô (bầu bí) là sản vật phổ biến của nền văn minh gieo trồng

Đông Nam Á cổ. Chỉ mãi về sau, khi mà kĩ thuật canh nông của người Trung Hoa

đã tiến bộ, người ta đã cho lai giống hồ lô và đem gieo trồng ở một số vùng đồng

Page 23: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

23

bằng Hoàng Hà và Trung Nguyên [Triệu Thân, 2001:87]. Ngày nay, các vùng quê

Ngũ Lĩnh, Hải Nam vẫn trồng giàn hồ lô trước cửa nhà vừa cung cấp một lượng

thực phẩm nhất định vừa thể hiện ước vọng phồn sinh.

Xét về mặt chủ thể, trong số 26 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc có tục sùng bái

hồ lô được khảo sát thì đa phần là các tộc người thiểu số sống rải rác ở khu vực

Ngũ Lĩnh và cao nguyên Vân Qu‎ý. Ngay ở tộc người Hán thì việc sử dụng hồ lô

làm biểu tượng văn hoá cũng chỉ phổ biến nhất tại miền Nam. Quá trình cộng cư,

hợp chủng và giao thoa văn hoá đã “trao tay” cư dân người Hán truyền thống quí‎

trọng và sùng bái hồ lô.

Xét trên bình diện văn hoá dân gian thì hai lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo và

thần thoại thể hiện nhiều chất phương Nam nhất của hình tượng hồ lô. Trong tín

ngưỡng - tôn giáo, thực tế tục sùng bái hồ lô gắn liền với tục sùng bái Phục Hy -

Nữ Oa, sùng bái Bàn Hồ thần, sùng bái biểu tượng phồn thực v.v. phổ biến nhất ở

vùng văn minh gieo trồng Nam Dương Tử. Đích xác hơn, các tín ngưỡng này thể

hiện sâu sắc và gần với thời viễn cổ nhất trong văn hoá dân gian của các dân tộc

thiểu số Nam Man, chẳng hạn như người Cơ Nặc ở Vân Nam, người Di ở cao

nguyên Vân Quý và lòng chảo Tứ Xuyên, người Lê ở Hải Nam, người Choang ở

Quảng Tây v.v.. Với tố chất nông nghiệp, cư dân Nam Trung Hoa vốn có tư duy

trừu tượng, tổng hợp ở mức cao đã “biến” chiếc hồ lô thiên nhiên trở thành một

thứ linh vật, một biểu tượng tâm linh, văn hoá. Còn trong tôn giáo, chỉ có Đạo

giáo và Phật giáo tiếp nhận hình tượng hồ lô một cách tích cực, sâu sắc, đặc biệt là

Đạo giáo. Hồ lô gắn liền với thế giới thần tiên, nơi chứa đựng bí quyết trường sinh

bất lão, báu vật của các đạo sĩ. Đạo giáo hình thành ở phương Nam nên triết lí - tư

tưởng của Đạo giáo thấm đượm tinh thần phương Nam, gần gũi với cuộc sống cư

dân phương Nam. Ngược lại, Nho giáo - sản phẩm của tư duy quan phương

phương Bắc - lại coi hồ lô là một thứ vặt vãnh, coi tục sùng bái hồ lô là một thứ

“dị đạo” [Từ Kiệt Thuấn, 2001:98]. Còn trong thần thoại thì như đã chứng minh

trên, không nơi nào ở Trung Hoa bằng vùng đất phương Nam, hồ lô lại thẩm thấu

vào thần thoại sâu sắc đến vậy, phổ biến đến vậy. Hơn thế nữa, thần thoại hồ lô

Nam Trung Hoa phong phú về chi tiết song có chung những motif sản sinh hoặc

cứu sinh, tái tạo nhân loại như ở truyền thống các dân tộc Đông Nam Á cổ khác.

Page 24: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

24

Với tất cả các phân tích trên, hình tượng hồ lô đã, đang và sẽ mãi là biểu tượng

văn hoá đặc sắc của các cư dân phương Nam gắn liền với nền văn minh gieo trồng

Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chung Kính Văn, Hồ lô là loại bầu “nhân văn”, Hồ lô và tượng trưng, Du Kì,

Lưu Tích Thành (cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

2. Dịch Mưu Viễn, 1994, Tổ tiên dân tộc Trung Hoa có phải là Phục Hy và Nữ

Oa trong hồ lô linh tổ của dân tộc Di?, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, Kì 3, tr.

33-39.

3. Diệp Minh Giám, 1993, Bùa hộ thân Trung Quốc, Nxb. Hoa Thành.

4. Du Tu Linh, Thế gia hồ lô, Hồ lô và tượng trưng, Du Kì,Lưu Tích Thành (cb),

2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

5. Kì Mộ Lâm, Về thần thoại hồ lô, Hồ lô và tượng trưng, Du Kì, Lưu Tích Thành

(cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

6. Lâm Hà, 2001, Văn hoá hồ lô và thần thoại hồ lô, Hồ lô và tượng trưng, Du Kì,

Lưu Tích Thành (cb), Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

7. Lương Duy Thứ (cb), 2000, Đại cương văn hoá phương Đông, Nxb. ĐHQG

TP.HCM.

8. Lý Lộ Lộ, 2001, Công cụ giao thông đường thuỷ của người Lê ở Hải Nam, Hồ

lô và tượng trưng, Du Kì, Lưu Tích Thành (cb), Thương vụ ấn thư quán, Bắc

Kinh.

9. Lưu Nhiễu Hán, 1987, Nói về văn hoá hồ lô Trung Hoa, Luận đàn văn học dân

gian, Kì 3, Đăng lại trên Hồ lô và tượng trưng, Du Kì, Lưu Tích Thành (cb),

2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

10. Nguyễn Đức Hiệp, 2007, Đài Loan và cội nguồn Bách Việt, Website:

www.vanhoahoc.edu.vn.

11. Sơn Mạn, Vị trí dân tục của văn hoá hồ lô, Hồ lô và tượng trưng, Du Kì, Lưu

Tích Thành (cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

12. Thạch Kiện Trung, 1992, Thần thoại Bàn Hồ và nguồn gốc người Miêu, Học

báo Học viện Dân tộc Trung Nam, Kì 1, tr. 50-53.

13. Tống Triệu Lân, Công năng của hồ lô và kĩ thuật trồng, Hồ lô và tượng trưng,

Du Kì, Lưu Tích Thành (cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

14. Trần Ngọc Thêm, 2004, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP.

Hồ Chí Minh, Lần 1: 1996.

15. Triệu Thân, Lược đàm văn hoá hồ lô Trung Hoa, Hồ lô và tượng trưng, Du Kì,

Lưu Tích Thành (cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

16. Trình Tường, Văn hoá hồ lô và ý thức vũ trụ của người Trung Quốc, Hồ lô và

tượng trưng, Du Kì, Lưu Tích Thành (cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc

Kinh.

Page 25: HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOAqlkh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh... · có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt,

25

17. Từ Kiệt Thuấn, Văn hoá hồ lô Trung Quốc dưới góc nhìn nhân loại học, Hồ lô

và tượng trưng, Du Kì, Lưu Tích Thành (cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán,

Bắc Kinh, tr. 91-106.

18. Văn Nhất Đa, Phục Hy và hồ lô, Hồ lô và tượng trưng, Du Kì, Lưu Tích Thành

(cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

19. Vương Thế Tương, Nghiên cứu điều tra về văn hoá hồ lô, Hồ lô và tượng

trưng, Du Kì, Lưu Tích Thành (cb), 2001, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh.

20. www.china.com.cn/chinese/zhuanti/zgnwh/432407.html

21. www.cwineasy.com/hulu/index.html

22. www.nikerchina.com/minyicaifeng/ququhulu2.html

23. http://news.xinhuanet.com

Bài đăng trên Tập san Khoa học xã hội & Nhân văn. số 40.