HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH -...

183
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH NGUYN THTHÚY QUÁ TRÌNH TP HP LC LƯỢNG TRONG PHONG TRÀO CNG SN QUC TTNĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LCH SPHONG TRÀO CNG SN, CÔNG NHÂN QUC TVÀ GII PHÓNG DÂN TC Mã s: 62 22 52 01 Người hướng dn khoa hc: PGS.TS. NGUYN HU CÁT HÀ NI - 2016

Transcript of HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH -...

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÚY

QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,

CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Mã số: 62 22 52 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU CÁT

HÀ NỘI - 2016

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn

gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thúy

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu 7 1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 22

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 24

2.1. Những nhân tố khách quan 24 2.2. Những nhân tố chủ quan 38

Chương 3: THỰC TRẠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 54

3.1. Quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương thức tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế 54

3.2. Một số hình thức tập hợp lực lượng tiêu biểu của phong trào cộng sản quốc tế 72

Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ SỰ THAM GIA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 109

4.1. Một số nhận xét 109 4.2. Sự tham gia, đóng góp của Đảng cộng sản Việt Nam đối với

quá trình tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế 124

KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CMKHCN : Cách mạng khoa học công nghệ CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc CNQT : Chủ nghĩa quốc tế CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNTD : Chủ nghĩa tự do CNXH : Chủ nghĩa xã hội DĐĐPCĐ : Diễn đàn đa phương chính đảng ĐCS : Đảng Cộng sản ĐCS - CN : Đảng Cộng sản và công nhân ĐPT : Đang phát triển ĐQCN : Đế quốc chủ nghĩa

GCCN : Giai cấp công nhân GCTS : Giai cấp tư sản GCVS : Giai cấp vô sản HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế ICS : Hội thảo quốc tế các ĐCS IMCWP : Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân KH - CN : Khoa học công nghệ KH - KT : Khoa học kỹ thuật NXB : Nhà xuất bản PTCN : Phong trào công nhân

PTCNQT : Phong trào công nhân quốc tế PTCSQT : Phong trào cộng sản quốc tế PTCS-CNQT : Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế SPF : Diễn đàn Sao Paulô

TBCN : Tư bản chủ nghĩa TBPT : Tư bản phát triển TCH : Toàn cầu hoá XHCN : Xã hội chủ nghĩa XH- DC : Xã hội - dân chủ

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế (CNQT) của

giai cấp công nhân (GCCN) là một trong những vấn đề lý luận hết sức cơ bản trong nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của các Đảng cộng sản (ĐCS) cũng như của toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế (PTCSQT). Xét về bản chất, PTCSQT là một phong trào chính trị của những người theo con đường của chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập - một lực lượng cách mạng mang tính quốc tế, phấn đấu không chỉ vì sự nghiệp giải phóng bản thân giai cấp công nhân (GCCN), mà còn tiến tới giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) và xã hội cộng sản văn minh. Do đó, vấn đề đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng, phối hợp hành động chung trong PTCSQT là một tất yếu khách quan, một nhân tố rất quan trọng tạo nên sức sống, động lực phát triển và bảo đảm sự thắng lợi của phong trào cũng như của cả tiến trình vận động cách mạng thế giới.

Lịch sử tồn tại và vận động của PTCSQT đã cho thấy, đoàn kết quốc tế là một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo nên sức sống và động lực phát triển của phong trào, là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng XHCN. Ý thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của tình đoàn kết quốc tế và phối hợp hành động giữa các lực lượng cộng sản ở các nước, ngay từ buổi bình minh của PTCSQT, C.Mác và Ph. Ăngghen đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng các tổ chức quốc tế đầu tiên của những người cộng sản: từ Đồng minh những người cộng sản (1847- 1852) đến Quốc tế I (1864 - 1876) và sau đó là Quốc tế II (1889 - 1914). Những tổ chức quốc tế này, về cơ bản, đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đảm bảo sự thống nhất tư tưởng, tập hợp lực lượng, phối hợp hoạt động giữa các chính đảng của GCCN châu Âu trong suốt nửa sau thế kỷ XIX và thập niên đầu thế kỷ XX. Kế tục sự nghiệp của Mác và Ăngghen, tháng 3/1919 Lênin sáng lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), đánh dấu giai đoạn phát triển mới của cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN và lao động trên toàn thế giới, là bước phát triển mới về chất của tình đoàn kết quốc tế giữa các Đảng cộng sản - công nhân (ĐCS - CN) trên khắp thế giới.

Sau khi Quốc tế III tự giải thể, chín ĐCS - CN châu Âu lập ra Cục Thông tin quốc tế (1947-1956) như một hình thức tổ chức phối hợp tự nguyện nhằm trao đổi kinh

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

2

nghiệm, điều phối hoạt động giữa các đảng tham gia. Trong điều kiện lịch sử của thời kỳ Chiến tranh lạnh khi không còn tồn tại một tổ chức quốc tế thống nhất, PTCSQT đã sáng tạo một hình thức phối hợp và tập hợp lực lượng mới thông qua việc tổ chức hội nghị đại biểu các ĐCS - CN. Điển hình cho hình thức hoạt động này là hội nghị quốc tế của đại biểu các ĐCS-CN được tổ chức ở Mátxcơva vào các năm 1957, 1960, 1969. Những năm tiếp theo, các hội nghị khu vực và các hội nghị lý luận của PTCSQT liên tục được tiến hành: Hội nghị ĐCS các nước Mỹ Latinh - Caribê (La Habana -1975), Hội nghị của các ĐCS - CN châu Âu (Béclin-1976, Pari-1982), Hội nghị các ĐCS châu Á (Ulan Bato-1988), các hội thảo khoa học quốc tế (Xôphia-1978, Béclin-1983).v.v...

Trước biến động vô cùng phức tạp của tình hình thế giới sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu, PTCSQT bị lâm vào khủng hoảng trên mọi phương diện. Hoạt động quốc tế cũng như việc tập hợp lực lượng của phong trào gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có lúc bị bế tắc. Vào thời điểm này, một mặt, các lực lượng thù địch nhân cơ hội, chớp thời cơ đẩy tới việc chống CNXH một cách quyết liệt: Phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS và cho rằng CNQT của GCCN giờ đây chỉ còn là hoài niệm. Mặt khác, trong một số ĐCS - CN đã xuất hiện những biểu hiện coi nhẹ, thậm chí xa rời nguyên tắc tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế của GCCN. Chủ nghĩa quốc tế của GCCN đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Điều đó đã ảnh hưởng và cản trở lớn đến tiến trình phục hồi, củng cố và phát triển của phong trào. Tuy nhiên, cũng có không ít ĐCS - CN đã nỗ lực, cố gắng tìm ra nhiều hình thức mới để tập hợp lực lượng, thống nhất quan điểm, phối hợp hành động, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các ĐCS - CN, tiêu biểu cho những hình thức tập hợp lực lượng mới ấy phải kể đến cuộc gặp mặt quốc tế thường niên giữa đại biểu các ĐCS - CN ở Aten (Hy Lạp), Diễn đàn Paulô, ngoài ra còn có Hội nghị các ĐCS - CN được tổ chức ở Béclin (Đức), Nicôsia (Síp), Nêpan...các hội thảo khoa học giữa đại biểu các ĐCS cầm quyền ở các nước XHCN và hàng loạt các cuộc tiếp xúc trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa các ĐCS - CN và cánh tả.

Hơn hai thập niên qua, PTCSQT với sự nỗ lực chung của các ĐS - CN đã vượt qua giai đoạn gian khó nhất của cuộc khủng hoảng, tiếp tục trụ lại, từng bước phục hồi và củng cố. Thành tựu đạt được của PTCSQT thời kỳ sau Chiến tranh lạnh có sự đóng góp quan trọng của các hình thức liên hệ, phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng mới giữa các ĐCS - CN. Là một bộ phận cấu thành hữu cơ của PTCSQT,

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

3

ĐCS Việt Nam luôn trung thành với CNQT của GCCN, đã và đang tham gia tích cực các hoạt động chung của phong trào. Bằng thực tiễn sinh động của công cuộc đổi mới, ĐCS Việt Nam góp phần vào quá trình phục hồi, củng cố PTCSQT hiện nay. Việc nghiên cứu một cách thấu đáo, hệ thống nội dung, kết quả cũng như vấn đề đặt ra trong sự phối hợp hoạt động của PTCSQT những năm qua sẽ góp phần không chỉ làm rõ hơn thực chất bức tranh toàn cảnh của phong trào và triển vọng của nó, mà còn lý giải nhiều vấn đề cấp thiết trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn đặt ra trước phong trào trong khúc quanh đầy biến cố phức tạp sau Chiến tranh lạnh. Từ đây, có cơ sở hiểu sâu sắc hơn về đường lối quốc tế đúng đắn, sáng tạo của ĐCS Việt Nam - một yếu tố rất quan trọng đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của GCCN quốc tế trên hành trình tự giải phóng và phát triển.

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014” để viết luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng quá trình tập hợp lực lượng của

PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014, những vấn đề đặt ra và sự tham gia, đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với quá trình này

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tập hợp lực

lượng của PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014 - Phân tích thực trạng quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT từ năm 2001

đến năm 2014 bao gồm: Quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương thức tập hợp lực lượng, đồng thời phối hợp hoạt động tiêu biểu của PTCS từ năm 2001 đến năm 2014 và nhận xét về quá trình này

- Phân tích những vấn đề đặt ra của quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT hiện nay bao gồm: Những khó khăn chủ yếu và một số yêu cầu đặt ra

- Phân tích quan điểm, thực tiễn tham gia và những đóng góp chủ yếu của ĐCS Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014, nhận xét và rút ra kinh nghiệm

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ

năm 2001 đến năm 2014 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án dành cho việc luận bàn về quá trình tập hợp lực

lượng của PTCSQT bao gồm: Quan điểm, nội dung và phương thức tập hợp lực lượng của PTCSQT hiện nay; đồng thời luận án tập trung phân tích một số hình thức tập hợp lực lượng tiêu biểu của PTCS từ năm 2001 đến năm 2014 (đó là gặp mặt quốc tế tại Aten - hình thức tập hợp lực lượng mới của các ĐCS -CN quốc tế và Diễn đàn Sao Paulô - một diễn đàn đa phương phối hợp hoạt động của các lực lượng cộng sản và cánh tả trên thế giới: Để làm rõ mục tiêu, nội dung, lực lượng tham gia, cấp độ, quy mô. Ngoài ra luận án còn nêu một số hoạt động phối hợp khác của phong trào). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nội dung của chương 3, chương 4 luận án phân tích những vấn đề đặt ra hiện nay và nêu những đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT hiện nay

- Về không gian: Tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay là các ĐCS mở rộng, tăng cường quan hệ, hỗ trợ, hợp tác cả song phương và đa phương với các lực lượng cộng sản, lực lượng cảnh tả ở các nước, khu vực khác trên thế giới, thông qua các cơ chế diễn đàn, hội nghị, hội thảo khu vực và quốc tế theo những chủ đề nhất định với nhiều hình thức cơ động, linh hoạt. Vì vậy Khi nghiên cứu quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT ở diện rộng, luận án tập trung trọng điểm nghiên cứu tập hợp lực lượng của PTCSQT hiện nay là các ĐCS mở rộng, tăng cường quan hệ, hỗ trợ, hợp tác đa phương với các lực lượng cộng sản, lực lượng cảnh tả ở các nước, vào một số khu vực như: châu Âu, Mỹ Latinh là chủ yếu (đó là gặp mặt quốc tế tại Aten- hình thức tập hợp lực lượng mới của các ĐCS - CN quốc tế và Diễn đàn Sao Paulô), ngoài ra còn một số hình thức hoạt động khác và sự tham gia đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với quá trình này

- Về thời gian: Luận án giới hạn sự nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2014 (Luận án giới hạn sự nghiên cứu từ năm 2001 vì là năm bắt đầu vào thế kỷ XXI và năm 2014 là năm Hội nghị lần thứ XX Diễn đàn Sao Paulô và gặp mặt quốc tế tại Aten lần thứ XVI).

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

5

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, những nhận định đánh giá của ĐCS Việt Nam về CNQT của GCCN, về đoàn kết quốc tế, phối hợp và tập hợp lực lượng trong PTCSQT nhất là từ Đại hội IX đến Đại hội XI. Tác giả coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý luận, khoa học và thực tiễn giúp cho việc định hướng tư tuởng khi nghiên cứu đề tài luận án.

Mọi nhận định, đánh giá trong luận án sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát những dữ kiện thực tế, những văn kiện, tư liệu gốc được thông qua tại các đại hội, hội nghị, các hội thảo, diễn đàn quốc tế do các ĐCS - CN tổ chức từ những năm 90 thế kỷ XX đến nay, đồng thời luận án kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án.

- Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; hệ thống phương pháp luận sử học mác xít, thống nhất giữa phương pháp nghiên cứu lịch sử và lôgíc. Các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, đối chiếu, thống kê. v.v.., được vận dụng thích hợp đối với việc nghiên cứu từng nội dung cụ thể để trình bày nội dung luận án..

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án trình bày có hệ thống quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT

từ năm 2001 đến năm 2014 đặt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, so sánh lực lượng thế giới có phần bất lợi cho PTCSQT hiện nay, đó là tác động từ các nhân tố khách quan (sự thay đổi tương quan lực lượng trên thế giới, sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ (CMKH-CN), toàn cầu hóa (TCH), sự điều chỉnh của CNTB hiện đại, trào lưu xã hội - dân chủ quốc tế) và nhân tố chủ quan (Tác động từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô; những hành tựu của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở các nước XHCN hiện nay và tác động từ quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT trước năm 2001)

- Phân tích thực trạng quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014 bao gồm: Quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương thức tập hợp lực lượng, và một số hình thức tập hợp lực lượng tiêu biểu từ năm 2001 đến năm 2014. Qua đó rút ra nhận xét về quá trình này

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

6

- Trên cơ sở những cứ liệu khoa học và thực tiễn mới, luận án khẳng định vai trò, vị trí hết sức quan trọng của tập hợp lực lượng và sự phối hợp hành động chung giữa các ĐCS - CN trong tiến trình cách mạng thế giới vì mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xây dựng xã hội mới - XHCN. Luận án chứng minh rằng, mặc dù quá trình tập hợp lực lượng trong những năm đầu thế kỷ XXI gặp không ít khó khăn thách thức lớn và còn nhiều hạn chế, song khuynh hướng vận động tích cực của nó vẫn ngày càng được củng cố, tăng cường trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI. Luận án cũng nêu lên những đóng góp chủ yếu của ĐCS Việt Nam đối với đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong PTCSQT giai đoạn hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Trong điều kiện CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào và PTCSQT

đang đứng trước khó khăn thử thách lớn, luận án góp phần tìm hiểu, làm rõ thêm quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT giai đoạn 2001- 2014. Từ đó, luận án khẳng định hơn bất kỳ khi nào, vấn đề tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cấp bách, có ý nghĩa sinh tử đối với PTCSQT để phong trào có thể phục hồi và tiếp tục phát triển.

- Kết quả nghiên cứu đạt được của luận án có thể đóng góp vào việc tìm hiểu một cách cơ bản, hệ thống về quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014, trên cơ sở đó thấy rõ hơn vai trò động lực, sức mạnh to lớn của tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch thế giới của GCCN. Từ đây, luận án có thể góp phần củng cố thêm niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc thực hiện đường lối quốc tế của Đảng ta trong tình hình mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra. Đồng thời, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử PTCS - CNQT, công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống trường Đảng, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cũng như ở một số cơ sở giáo dục của Nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay

7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

luận án có kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

Từ khi chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ đến nay, PTCSQT nói chung và tập hợp lực lượng trong phong trào nói riêng ở nhiều khu vực trên thế giới, vẫn là chủ đề được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Về chủ đề này, đã xuất hiện những bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu của các ĐCS cầm quyền cũng như của các ĐCS ở các nước tư bản. Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu được công bố đã đề cập nhiều mặt và khía cạnh khác nhau về tình hình PTCSQT thời kỳ sau chiến tranh lạnh, trong đó một số tác giả đi sâu khảo sát hoạt động của phong trào tại những khu vực cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay cả ở trong và ngoài nước còn ít các công trình chuyên sâu và tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách toàn diện về sự vận động và triển vọng của PTCSQT, nhất là những chuyển biến mới của phong trào, trong đó vấn đề tập hợp lực lượng trong PTCSQT được đề cập trên một số khía cạnh như liên minh giữa các ĐCS với các lực lượng cánh tả, tiến bộ; những hình thức liên hệ mới của PTCSQT, nhu cầu đoàn kết và phối hợp hoạt động giữa những người cộng sản với các lực lượng, các phong trào chính trị - xã hội khác trong bối cảnh CMKHCN và TCH trong những năm đầu thế kỷ XXI, tuy nhiên, cũng có những công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét khá xác đáng về một số hoạt động của phong trào cũng như của các ĐCS trong thời gian gần đây. Sau đây xin nêu một số công trình tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu.

1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tập hợp lực lượng trong Phong trào cộng sản quốc tế

Thứ nhất: Những công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến

những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014, bao gồm: Sự thay đổi tương quan lực lượng thế giới hiện nay, CMKHCN và TCH, và sự phát triển của CNTB hiện đại và trào lưu xã hội - dân chủ quốc tế đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chính trị gia trong và ngoài nước. Sau đây xin nêu một số công trình tiêu biểu như:

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

8

Ở nước ngoài: Có những công trình tiêu biểu: "Chủ nghĩa tư bản trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI" của Kapuctin [79] đã chỉ rõ tương lai của CNTB không chỉ phụ thuộc vào quá trình công nghệ sản xuất mà phụ thuộc chủ yếu vào người lao động, thông qua “Cuộc gặp giữa các ĐCS - CN khu vực Bắc Mỹ những người cách mạng ở khu vực này muốn khẳng định, tuy CNTB đang tạm thời thắng thế song những người cách mạng ở đây vẫn hướng tới tương lai CNXH; "Toàn cầu hóa với giai cấp công nhân" của Lacôn [81] đã tổng hợp các tài liệu từ các học giả Pháp, Mỹ và bằng những số liệu trong những năm 1995 - 1998, tác giả đã làm rõ những thuận lợi và đặc biệt là những thách thức mà TCH đặt ra đối với GCCN ở các nước TBPT nhất (Pháp, Đức, Italia, Mỹ) và sự tập hợp lực lượng; "Triển vọng của giai cấp vô sản ở thế kỷ XXI" của Victor Trushkov [157] đã phân tích những tác động của TCH, CMKHCN đến giai cấp những người lao động, qua đó, tác giả rút ra nhận định: Trong thế kỷ XXI, giai cấp vô sản là “động lực trí tuệ và đạo đức” là “người thực thi bước quá độ từ CNTB lên CNXH”, tuy còn nhiều điểm phải bàn thêm, nhưng đây là một bài phân tích khá thuyết phục với cách tiếp cận và số liệu chứng minh cập nhật về sứ mệnh lịch sử của GCCN trong thế kỷ XXI; "Cách mạng khoa học kỹ thuật với giai cấp công nhân" của An Viễn Triệu [154] đã nhấn mạnh, trong xã hội đương đại, khoa học - kỹ thuật (KHKT) càng phát triển lành mạnh thì càng có lợi cho việc thực hiện quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa của GCCN, phát triển lành mạnh KHKT và vứt bỏ sự tha hóa của KHKT là điều kiện căn bản để cuối cùng xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập xã hội hoàn toàn mới, thực hiện triệt để giải phóng GCCN, ngoài ra tác giả còn nhận định, thế kỷ XXI là thế kỷ KH- CN phát triển mạnh mẽ hơn, cũng là thế kỷ các nước trên thế giới cạnh tranh và đua nhau phát triển KH - CN; "Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất" của Maicơnhepsi [101] đã phân tích những nguyên nhân cơ bản của những tiêu cực trong PTCN ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, đồng thời chỉ rõ GCCN vẫn là giai cấp lãnh đạo phong trào có thể làm thay đổi, thậm chí lật đổ CNTB; "Chủ nghĩa Mác, CNXH trong thiên niên kỷ mới" của Tedgrant và Robsewell [142] đã nêu rõ, sức mạnh của GCCN cả về số lượng và tình đoàn kết quốc tế đang gánh trên vai định mệnh của xã hội và tương lai của nhân loại.v.v...

Ngoài ra có thể kể đến một số công trình được đăng tải trong các tạp chí và trang Website sau: "CNXH dân chủ: ý thức hệ của giai cấp công nhân châu Âu" của Tào Á Hùng,

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

9

Trương Phượng Quyên [74]; "Nền kinh tế mới và phong trào công nhân” của Mdyates [19]; "Quan niệm mới về giai cấp những người lao động trong xã hội tư bản hiện đại" của A.Xakhnin [162]; "Thực trạng cuộc sống của người lao động Mỹ" của Michel Parenty [115]; "Phong trào công đoàn ở châu Âu trong bối cảnh TCH" của Cố Hân, Phạm Dậu Khánh [54]; "Cơ sở xã hội của những người cánh tả" của Aleksei Xakhnin [163].v.v...

Ở trong nước: Có những công trình tiêu biểu nghiên cứu về sự điều chỉnh của CNTB tác động đến GCCN và PTCS - CNQT ở các nước TBCN của những tác giả: "CNTB ngày nay: Tự điều chỉnh kinh tế" của Đỗ Lộc Diệp [15]; "Mỹ - Nhật - Tây Âu đặc điểm kinh tế so sánh" của Đỗ Lộc Diệp [16]; Cùng với chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về CNTB ngày nay do Đỗ Lộc Diệp làm chủ nhiệm (1996) có một loạt bài nghiên cứu. Đề tài đã phân tích về một số phương án, chính sách then chốt, điển hình của Mỹ - Nhật - Tây Âu, hệ thống thần kinh của nền kinh tế Mỹ - Đức - Nhật. Qua những công trình trên, các tác giả đã phân tích, đối chứng và rút ra sự khác biệt giữa các nền kinh tế tại các trung tâm quyền lực TBCN. Để so sánh hai mô hình chủ yếu của CNTB, đặc biệt về kinh tế thị trường có CNTB chống CNTB của M.Albert; "Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996 -2020)" của Nguyễn Cơ Thạch [143] đã mang đến cái nhìn tổng quát về thế giới trong 50 năm trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự... tác giả đã đưa ra những nhận định sắc sảo về tình hình thế giới đến năm 2020. Với cách nhìn nhận khoa học về những xu thế lớn trên thế giới, tác giả cũng đề xuất những khuyến nghị cần thiết giúp Việt Nam có thể bắt nhịp được với những biến đổi nhanh chóng của thế giới; "Một số vấn đề về tình hình thế giới sau sự kiện 11/9 và Afghanistan" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [63]. Các giả đã tập trung phân tích về tình hình chính, kinh tế văn hóa khoa học kỹ thuật và quân sự trên thế giới sau sự kiện 11/9 và Afghanistan ảnh hưởng đến đời sống quan hệ quốc tế; "Góp phần nhận thức thế giới đương đại" của Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa và Trần Hữu Tiến [12] đã phân tích về cuộc CMKHCN và xu thế TCH rộng lớn mà nội dung chủ đạo là TCH tư bản chủ nghĩa. Các nước đang nắm lấy vận hội mới do toàn cầu hóa đem lại và cũng phải đối mặt với những nguy cơ to lớn do những mặt trái của TCH tạo ra. Trong những vấn đề phức tạp đó, từ góc độ nghiên cứu của mình, các giả của tập sách đã nêu ra những luận chứng, kiến giải khác nhau để góp phần nhận thức thế giới đương đại; "Thế giới phẳng" của Thomas L.Friedman [40] đã làm rõ khái niệm về “thế giới phẳng”, khẳng định tất cả chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng,

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

10

đồng thời đưa ra quan điểm rằng: các quốc gia trong tương quan với các chủ thể trên thế giới hiện nay đề phải tiến hành đổi mới và hội nhập để có thể khai thác hết những thuận lợi và hạn chế tối đa khó khăn, thách thức do thế giới phẳng gây ra nếu không muốn trật bánh khỏi “đường ray của con tàu phát triển”; "Xu thế chủ yếu của sự phát triển khoa học công nghệ, sự hình thành và vai trò của kinh tế tri thức trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [70] đã phân tích về cuộc CMKHCN diễn ra mạnh mẽ, đạt được nhiều kỳ tích tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế đương đại. Đặc điểm nổi bật của cuộc CMKHCN hiện đại là ở chỗ khoa học, công nghệ và sản xuất không còn là ba lĩnh vực tách rời nhau. Cách mạng khoa học công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến những biến đổi khó lường về kinh tế - xã hội, văn hoá, tư tưởng, lối sống và cả kiến trúc thượng tầng chính trị của xã hội. Khoa học, công nghệ, tri thức là tài sản cả loài người không của riêng giai cấp, dân tộc nào, song những thành tựu của CMKHCN lại do các tập đoàn tư bản lớn và các nước tư bản phát triển chi phối. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng những thành tựu ấy để củng cố, tăng cường địa vị thống trị của nó; "Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế TCH" của Thái Văn Long [94] đã phân tích rõ những nhân tố tác động đến độc lập dân tộc của các quốc gia đang phát triển và những đặc điểm chung của cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển, cuốn sách cũng phân tích cụ thể về nội dung cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong xu thế TCH; "TCH- Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa" của Phạm Thái Việt [160] đã phân tích về khái niệm nguồn gốc, bản chất, quá trình hình thành và phát triển cũng như những tác động của TCH đến những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa hiện nay; "Toàn cầu hóa và phong trào công đoàn quốc tế" của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam [153] đã cung cấp thông tin về những trải nghiệm, những đánh giá, nhận định về những thách thức của TCH và các vấn đề công đoàn phải đối mặt giải quyết; "Phong trào chống mặt trái của TCH và những vấn đề đặt ra với Việt Nam" của Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp và Mai Hoài Anh [129] đã phân tích về TCH, nguồn gốc ra đời, mục tiêu, tính chất, lực lượng tham gia của phong trào chống mặt trái TCH, từ đó nêu lên thực trạng và dự báo khuynh hướng vận động của phong trào và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, đề xuất những khuyến nghị nhằm giúp cho Đảng và Nhà nước có phương thức tham gia phong trào này

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

11

một cách hiệu quả; "Trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương tây hiện nay và ảnh hưởng của nó" Bùi Việt Hương [78] đã nghiên cứu về: Lịch sử hình thành và vận động của trào lưu xã hội dân chủ quốc tế từ khởi đầu đến cuối thập niên 1980; bản chất của trào lưu xã hội dân chủ hiện đại; quan hệ giữa trào lưu xã hội dân chủ quốc tế với PTCSQT và quan hệ của ĐCS Việt Nam đối với trào lưu xã hội dân chủ quốc tế; "Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế TCH và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" của Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp [134] đã tiếp cận vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trên cơ sở phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn từ đó nhấn mạnh tính cấp thiết đặt ra đối với chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế TCH hiện nay; "Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay" của Nguyễn Hoàng Giáp [49] đã đề cập tới những vấn đề có tính thời sự của nền chính trị quốc tế hiện nay như: xu thế TCH, mối quan hệ giữa các nước lớn, chống chủ nghĩa khủng bố, trật tự thế giới mới trong đó có ảnh hưởng đến PTCSQT; "Tập bài giảng Quan hệ quốc tế" của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế [50] đã phân tích về thời đại ngày nay và mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, CNXH hiện thực và vai trò của nó trong quan hệ quốc tế, CNTB và sự tác động của CMKHCN hiện đại, các nước đang phát triển và trào lưu Xã hội dân chủ quốc tế tác động đến hiện nay PTCSQT nói chung và sự tập hợp lực lượng trong phong trào nói riêng...

Như vậy: Những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014, bao gồm: Sự thay đổi tương quan lực lượng thế giới hiện nay, CMKH-CN và TCH, và sự phát triển của CNTB hiện đại và trào lưu xã hội - dân chủ quốc tế. Những nhân tố này không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thực tiễn của PTCS nói chung và quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào nói riêng, mà còn đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trên phương diện lý luận cần phải lý giải và tháo gỡ, góp phần soi sáng con đường đấu tranh của các ĐCS - CN trong những năm tới.

Thứ hai: Những công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến những nhân tố chủ quan quan ảnh hưởng đến quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014.

Một là: Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô và thành tựu của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở các nước XHCN có những bài viết trong hội thảo quốc tế, đề tài, tập bài giảng, sách và các văn kiện của ĐCS trong và ngoài nước đã nghiên cứu như sau:

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

12

Ở nước ngoài: "Chủ nghĩa xã hội là gì? xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào?" của Chu Thượng Văn, Chu Cẩm uý và Trần Tích Hỷ [159] đã phân tích khái niệm, đặc điểm ra đời, thành công, hạn chế và mô hình của CNXH hiện thực và ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế nói chung và tập hợp lực lượng trong PTCSQT nói riêng; "CNXH và triển vọng của nó ở các nước phát triển" của Jose Manuel Mariscal [99] đã khẳng định CNTB ở các nước phát triển hiện đại đang tiến hành điều chỉnh, đến lúc hết hạn độ tự nó đi lên CNXH và từ đó ảnh hưởng đến quá trình tập hợp lực lượng của các ĐCS ở các nước này; "CNXH: Hiện thực và triển vọng" của A.Santos [137] đã phân tích đặc điểm ra đời, thành tựu, khó khăn và hạn chế của CNXH hiện thực, sai lầm đã gây hậu quả rất tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quan hệ quốc tế của CNXH hiện thực. Sự giảm sút lòng tin vào ĐCS, vào bộ máy nhà nước diễn ra đồng thời với sự hoài nghi nhất định về chủ nghĩa Mác - Lênin làm tổn thương nghiêm trọng đến hình ảnh của CNXH trong một bộ phận nhân dân lao động ở cả trong nước và ngoài nước. Toàn bộ điều này đòi hỏi phải được khắc phục triệt để thông qua những cải biến mang tính cách mạng, nhằm tạo ra động lực mới cho sự phát triển của CNXH hiện thực. v.v…

Ở trong nước: "CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nguyên nhân sụp đổ và bài học kinh nghiệm" của Ban Tuyên giáo thành uỷ Hà Nội [10] đã phân tích rõ về mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu và những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sụp đổ và bài học kinh nghiệm cho các ĐCS trên thế giới nói chung và các ĐCS đang cầm quyền hiện nay nói riêng, cũng như ảnh hưởng rất to lớn đến PTCSQT hiện nay; "Những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế giới và triển vọng hai thập niên đầu thế kỷ XXI" của Nguyễn Đức Bình [11] đã nêu: Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu như một bi kịch lớn của nhân loại. Thế giới sau chiến tranh lạnh, đế quốc Mỹ càng hung hăng hơn bao giời hết trong tham vọng khống chế, chi phối trật tự toàn cầu và từ đó tác động đến xu thế lớn của thế giới hiện nay là: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, là đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới, các quốc gia lớn, nhỏ đều tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác, các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hoá dân tộc, các nước XHCN, các ĐCS - CN, các lực lượng cách mạng, tiến

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

13

bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình; "Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học" của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học [65] đã nêu ra những luận chứng, kiến giải những kiến thức chuyên sâu về CNXH và về thời kỳ quá độ lên CNXH theo quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCS Việt Nam; "Tập bài giảng Quan hệ quốc tế" của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế [50] đã phân tích về CNXH hiện thực và sau một thời gian thực hiện cải cách, cải tổ, đổi mới do nhiều nguyên nhân, nên diễn biến và kết quả của nó ở mỗi nước XHCN không hoàn toàn giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Cùng hướng tới mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, các nước XHCN đã phát động cải tổ, cải cách và đổi mới. Vậy nhưng, cũng chính từ bước đi cấp thiết và có ý nghĩa quyết định này đối với vận mệnh của CNXH, thì một số ĐCS lại tỏ ra lúng túng, không tìm ra bước đi thích hợp, dao dộng hoặc xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng CNXH, mất cảnh giác trước thủ đoạn chống phá của CNĐQ. Thậm chí, một bộ phận lãnh đạo chóp bu trượt vào lập trường cơ hội phản bội đã đưa cải tổ, cải cách lâm vào bế tắc và thất bại. Sự đổ vỡ chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cuối những năm 80 - đầu 90 là bằng chứng sinh động nhất khẳng định cải cách, cải tổ, đổi mới mà xa rời nguyên tắc, mục tiêu CNXH thì chẳng những khó tránh khỏi thất bại, mà còn tự xoá bỏ những thành quả của CNXH. Trái lại, tại một số nước XHCN khác, do có sự vững vàng về bản lĩnh chính trị và có đường lối thích hợp, nên các ĐCS cầm quyền đã lãnh đạo cải cách, đổi mới thắng lợi, vượt qua được thử thách khắc nghiệt nhất bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống XHCN thế giới. Chế độ XHCN ở những nước này không chỉ trụ vững mà còn bước phát triển mới.

Tài liệu đề cập đến vấn đề cơ bản trong đường lối của ĐCS Việt Nam về xây dựng CNXH ở Việt Nam và tập hợp lực lượng trong PTCSCNQT hiện nay như: "Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng Bí thư cấp ủy cấp huyện" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [72], "Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới" của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế [52]...

Hai là: Nghiên cứu về PTCSCNQT và quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào trước năm 2001.

Ở nước ngoài: Trước đây, các nhà nghiên cứu ở các nước XHCN, trước hết là ở Liên Xô và Trung Quốc, luôn chú trọng nghiên cứu, tổng kết kịp thời sự phát

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

14

triển của PTCSCNQT, các học giả Xô viết hàng năm đã xuất bản nhiều công trình khoa học mang tính tổng hợp, khái quát toàn diện về phong trào. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học đạt được, nội dung môn “Lịch sử PTCS, công nhân quốc tế” thường xuyên được bổ sung, cập nhật và đưa vào chương trình giảng dạy chính thức cho sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn, các trường chính trị từ trung ương đến địa phương. Cụ thể là: "Phong trào công nhân quốc tế: Những vấn đề lịch sử và lý luận" của B.N Pônômariôp [119] đã trình bày một cách chi tiết và hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của phong trào công nhân quốc tế từ khởi đầu cho đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đồng thời chỉ ra và luận giải trên cơ sở khoa học những quy luật cơ bản trong sự vận động của phong trào. Các tác giả cũng tập trung làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các ĐCS - đội tiên phong của GCCN thế giới, hạt nhân lãnh đạo của PTCNQT như là một tất yếu lịch sử trong quá trình đấu tranh tự giải phóng của GCCN. Phong trào công nhân, dưới sự lãnh đạo của ĐCS ở các nước, nhất là ở các nước TBPT hàng đầu như Pháp, Đức, Anh, Italia và các nước tư bản khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Bỉ, Thuỵ Điển, Đan Mạch... được phân tích, đánh giá tương đối toàn diện, sâu sắc trên cả phương diện lý luận cũng như hoạt động thực tiễn. Từ những kết quả nghiên cứu của công trình khoa học nêu trên, có thể thấy rõ PTCSQT ngày nay vốn có truyền thống đấu tranh cách mạng sôi nổi, kiên định và rất đáng trân trọng. Đồng thời, không ít những vấn đề phức tạp trong sự vận động của PTCSQT từ trước năm 2001 liên quan đến nền tảng cơ sở giai cấp - xã hội, phương thức tập hợp lực lượng và phương pháp đấu tranh, tính đa dạng về quan điểm chính trị và khối đoàn kết thống nhất... có thể lý giải được một phần từ cách tiếp cận lịch sử phát triển của phong trào. Nhân tố lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng luôn đồng hành và tác động theo nhiều chiều tuyến khác nhau đối với sự vận động của PTCS- CNQT trong bối cảnh của thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Đây là điều rất cần thiết phải được tính đến khi nghiên cứu về PTCS- CNQT hiện nay.

Sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, thực tiễn vận động của PTCSQT nói chung và vấn đề tập hợp lực lượng trong phong trào nói riêng, là chủ đề được giới nghiên cứu ngoài nước quan tâm. Đã xuất hiện những bài viết, công trình nghiên cứu bước đầu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, của các ĐCS cầm quyền cũng như chưa cầm quyền, đồng thời cũng có cả không ít

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

15

những bài viết và công trình mang nặng ý đồ chính trị của lực lượng chống CNXH, liên quan đến việc đổi mới nhận thức về chủ nghĩa Mác -Lênin, về vận mệnh của CNXH, về thành tựu và kinh nghiệm xây dựng CNXH, về thực trạng PTCS -CNQT, về chủ nghĩa quốc tế và sứ mệnh lịch sử của GCCN... Trong những công trình đó, vấn đề tập hợp lực lượng trong PTCSQT được đề cập trên một số khía cạnh như liên minh giữa các ĐCS với các lực lượng cánh tả, tiến bộ; những hình thức liên hệ mới của PTCSQT, nhu cầu đoàn kết và phối hợp hoạt động giữa những người cộng sản với các lực lượng, các phong trào chính trị - xã hội khác trong bối cảnh cách mạng KH - CN và TCH, v.v...

Các công trình, bài viết có liên quan đến đề tài luận án thường tập trung phân tích những ảnh hưởng của cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh, những tác động của quá trình TCH và chiến lược của các nước lớn... đối với hoạt động liên hiệp, đoàn kết quốc tế của các ĐCS - CN cũng như đối với quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT. Một số công trình, bài viết khi lý giải sự cần thiết phải đổi mới tư duy lý luận, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong tình hình mới, đã nêu ra những đánh giá đối với CNQT của GCCN và vai trò của đoàn kết quốc tế, liên minh giữa các lực lượng cộng sản, công nhân trên thế giới. Đáng chú ý là những bài viết và công trình nghiên cứu của một số học giả Trung Quốc và của các nhà khoa học ở một số nước khác đã được dịch sang tiếng Việt, như: "Chủ nghĩa cộng sản hôm nay và ngày mai" của Cunhan Anvanrô [4]; "Xã hội hậu tư bản" của Peter F.Drueker [17]; "Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng toàn quốc Rôbe Uy" của Rôbe Uy [135]; "Báo cáo về cuộc gặp gỡ của các ĐCS và công nhân tại Aten, Hy Lạp" của Ban Đối ngoại Trung ương ĐCS Việt Nam [5]... Nội dung chủ yếu của các công trình nêu trên đã nêu rõ những thách thức của PTCSQT, phong trào XHCN thế giới trên nhiều phương diện, trong đó phân tích khá cụ thể những khó khăn, bất cập của việc tìm kiếm những phương thức tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN với nhau và với các lực lượng cánh tả, tiến bộ khác. Nhu cầu cấp thiết phải đổi mới phương thức tập hợp lực lượng và đoàn kết quốc tế giữa các ĐCS và công nhân trên thế giới cũng như ở châu Âu được phân tích khá rõ nét.

Trong số những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như đã kể trên, còn có những bài viết, công trình nghiên cứu mang đậm màu sắc chính trị chống cộng như:"Đợt sóng thứ ba" của Alvin Toffler [152]; "Sự kết thúc

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

16

của lịch sử" của Francis FuKuyama [40]... Chịu chi phối từ góc nhìn của GCTS, các công trình này về cơ bản phủ nhận diễn trình phát triển và những thành quả của PTCS - CNQT nói chung, do đó cũng đưa ra những nhận định, đánh giá rất sai lệch đối với sự phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng trong PTCSQT nói riêng.

Ở trong nước: Các công trình nghiên cứu về PTCSCNQT trước và sau khi Liên Xô tan rã cũng luôn được sự quan tâm nghiên cứu với qui mô và mức độ khác nhau. Trên các ấn phẩm chuyên ngành đã xuất hiện những công trình, bài viết về nhiều khía cạnh của PTCSQT, hoặc về hoạt động của PTCS và một số ĐCS ở các khu vực. Chẳng hạn: "Tình hình các ĐCS Tây Âu" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [60]; "Lực lượng cánh tả ở nhiều nước đang giành được uy tín cao" của Văn Tiến [151]; "Quốc tế Cộng sản và vấn đề tập hợp lực lượng trong đấu tranh cách mạng” của Trần Ngọc Linh [91]; "Thực trạng và triển vọng của PTCSQT trong giai đoạn cách mạng hiện nay" của Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [116]; "PTCS - CNQT sau khi Liên Xô tan rã và triển vọng của phong trào trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI" của Đào Duy Quát [121]; "Những chuyển động mới của PTCSQT hiện nay" của Lưu Văn An, Nguyễn Hoàng [2]; "Những chuyển động mới trong PTCS-CN Tây Bắc Âu thời gian gần đây" của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thanh Vân [44]... Các công trình này, một mặt phân tích bối cảnh quốc tế phức tạp thời kỳ sau chiến tranh lạnh tác động đến hoạt động của các ĐCS trên thế giới, mặt khác bước đầu đã tập trung đánh giá một cách khái quát những khó khăn, hạn chế của PTCS các nước trên thế giới trong thập niên 90 của thế kỷ XX.

Như vậy: Các bài viết, hội thảo và các luận án tiến sĩ nêu trên đã phân tích về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô, cũng như những thành tựu của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở các nước XHCN đạt được từ năm 1991 đến năm 2000 đã tác động rất lớn đến PTCSQT và ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức, nội dung và quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế trước năm 2001.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phương thức tập hợp lực lượng, phối hợp hoạt động trong Phong trào cộng sản quốc tế và sự tham gia, đóng góp của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến nay

Ở nước ngoài: Giới nghiên cứu lý luận đặc biệt quan tâm đến quan điểm của một số ĐCS - CN ở khu vực EU về vấn đề tập hợp lực lượng như ĐCS Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp..., về vấn đề tập hợp lực lượng như,

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

17

thông qua tham luận của đại biểu các đảng này tại Diễn đàn Sao Paolô, cuộc gặp gỡ thường niên của các ĐCS-CN ở Aten, Nicôsia, Béclin; "Triển vọng của chủ nghĩa xã hội" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [68] đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đổi mới của Việt Nam; cải cách, mở cửa của Trung Quốc, coi đó là “sự bổ sung độc đáo vào lý luận của CNXH”, là cơ sở cho sự đoàn kết tin cậy, sát cánh bên nhau hơn nữa giữa các ĐCS - CN, không chỉ trong khu vực mà cả trên phạm vi toàn thế giới; "Đảng đoàn Cánh tả thống nhất trong Nghị viện châu Âu" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Thông tin khoa học [66] đã đề cập vai trò của Đảng đoàn Cánh tả thống nhất trong Nghị viện châu Âu và ảnh hưởng đến PTCS ở các nước châu Âu; "Hai chủ nghĩa một trăm năm" của Tiêu Phong [117] đã phân tích đến sự vận động của CNTB và CNXH trong thế kỷ XX và ảnh hưởng của hai chủ nghĩa này đến quan hệ quốc tế nói chung và PTCSQT nói riêng; "Quan niệm về CNXH của một số ĐCS" của Ban Đối ngoại Trung ương [6] đã tổng hợp lại những quan niệm của các ĐCS về con đường đi lên CNXH. Các nhà nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc, Cuba, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Italia, Hy Lạp, Nhật Bản, Mỹ trong những bài viết của mình đều nhấn mạnh sự cần thiết phải xác lập những hình thức liên hệ, phối hợp lực lượng thích hợp của các ĐCS - CN trong giai đoạn hiện nay, khi các thế lực đế quốc cấu kết với nhau tăng cường phản kích các lực lượng cách mạng, chống các ĐCS, thực hiện chính sách cường quyền hiếu chiến can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đáng chú ý là cùng với việc đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam, nhiều ĐCS - CN trên thế giới khẳng định những đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với việc củng cố tình đoàn kết trong PTCSQT hiện nay, đồng thời cũng nhấn mạnh, với đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, ĐCS Việt Nam đã kết hợp có hiệu quả giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với CNQT của GCCN ở những thời điểm khó khăn nhất trong hoạt động của phong trào; Trong bài viết: "Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của ĐCS ở các nước TBCN" của Nhiếp Văn Lân [84] đã nêu rõ từ những năm 70 của thế kỷ XX, đặc biệt khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, lý luận và thực tiễn của ĐCS ở các nước tư bản có thay đổi to lớn và sâu sắc. Sự chuyển biến về hình thái tổ chức của ĐCS là có tính lịch sử và quan trọng nhất: từ chính đảng đội tiên phong chuyển thành chính đảng mang tính quần chúng hiện đại.

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

18

Ở trong nước: PTCSQT và quá trình tập hợp lực lượng của phong trào cũng là những vấn đề giành được sự quan tâm nghiên cứu kể từ năm 2001 đến nay.

Một là: Một số công trình, bài nghiên cứu khoa học tập trung phản ánh việc thực hiện những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNQT của GCCN trong tình hình mới, về sự cần thiết phải đổi mới nhận thức cũng như triển khai thực hiện các hình thức tập hợp lực lượng vì lợi ích cấp bách trước mắt, cũng như lợi ích cơ bản, lâu dài và mục tiêu chiến lược cuối cùng là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội của GCCN. Một số công trình, bài viết về kinh nghiệm của một số ĐCS - CN ở một số khu vực trong việc tập hợp lực lượng, phối hợp hoạt động quốc tế. Những bài học về tập hợp lực lượng của PTCSQT được phân tích, đánh giá trên góc nhìn mới với những gợi ý về khả năng vận dụng đối với phong trào hiện nay. Theo hướng này, đáng chú ý là các bài viết và một số công trình nghiên cứu như: "Về các xu thế và các hình thức liên kết, liên minh, tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay - chiến lược và sách lược của chúng ta” của Hoàng Thuỵ Giang [42] đã đưa ra những nhận định về các hình thức, nội dung kiên kết, tập hợp lực lượng trên thế giới ngày nay dựa trên cơ sở có sự tương đồng về lợi ích, xuất phát điểm, về địa lý, văn hoá và phong tục, tập quán về dân tộc, tôn giáo; "Những hình thức phối hợp hoạt động của PTCSQT từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay" của Nguyễn Hoàng Giáp [47]; "Sự phối hợp hoạt động của các ĐCS và cánh tả trên thế giới hiện nay" của Nguyễn Hoàng Giáp [48]; "Quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 1991 đến 2005" của Đặng Công Minh [110]; "Chủ nghĩa Mác-Lênin trong bối cảnh thế giới ngày nay" của Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp và Nguyễn Thị Quế [112]; "Phong trào cộng sản ở một số nước Liên minh châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh" của Nguyễn Thị Quế [128]; "Phong trào Cộng sản quốc tế hiện nay và triển vọng" của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế [51]....

Hai là: Đoàn kết quốc tế và vấn đề phối hợp hành động chung của các ĐCS-CN trong PTCSQT còn được phản ánh trên một số khía cạnh trong các luận án tiến sĩ: "Phong trào công nhân các nước TBPT từ cuối thập niên 80 thế kỷ XX đến nay" của Nguyễn Văn Lan [82]; "Mối quan hệ của Quốc tế cộng sản với ĐCS Việt Nam Dưới góc nhìn khác về phương thức tập hợp lực lượng mới" của Hồ Tố Lương [98]; "Phong trào cánh tả ở Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay và mối quan hệ với ĐCS Việt Nam" của Nguyễn Thị Hoài Phương [119] đã phân tích khá rõ thực trạng

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

19

hoạt động của cánh tả Nga và quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với cánh tả Nga thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Đây cũng là một trong những tài liệu tham khảo quý giúp tác giả có thêm chất liệu mới nâng cao chất lượng nghiên cứu luận án. v.v.…

Ba là: Nghiên cứu hoạt động của các ĐCS cụ thể: "Vài nét về ĐCS Mỹ" của Mai Hoài Anh [3]; "ĐCS Hy Lạp: Truyền thống và hiện đại" của Nguyễn Ngọc Thái [144]; "Những mốc chủ yếu trong hoạt động của ĐCS Bồ Đào Nha" của Nguyễn Thị Quế [122]; "Về ĐCS Phần Lan hiện nay" của Nguyễn Thị Quế [123]; "Hoạt động của ĐCS Tây Ban Nha" của Nguyễn Thị Quế [124]; "Hoạt động của ĐCS Đức" của Nguyễn Thị Quế [125]; "ĐCS Italia: Đường lối chính trị và hoạt động thực tiễn" của Nguyễn Thị Quế [126]; "Về hoạt động của ĐCS Bỉ" của Nguyễn Thị Quế [127];...

Bốn là: Chủ đề đoàn kết, tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN ở một số khu vực thế giới được đề cập đến trong những bài viết trong các tạp chí của: "Quan điểm của một số ĐCS - CN ở khu vực EU về vấn đề tập hợp lực lượng hiện nay" của Vũ Văn Hoà, Nguyễn Thị Quế [56]; "Hoạt động của một số ĐCS - CN ở một số nước TBPT" của Vũ Văn Hoà [57]; "Về cuộc gặp mặt quốc tế lần thứ VII đại biểu các ĐCS - CN tại Aten 8-10/10/2004" của Vũ Văn Hoà [58]; "PTCS các nước TBPT sau chiến tranh lạnh" của Nguyễn Văn Lan [83]; "Về xu hướng vận động của PTCS ở các nước TBPT" của Nguyễn Hoàng [59]; "Chủ nghĩa quốc tế của GCCN trong giai đoạn hiện nay: một số vấn đề đặt ra” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [67]. Những công trình, bài viết trên chỉ ra những tiến triển trong việc phục hồi, củng cố mối liên hệ giữa các ĐCS-CN, nhấn mạnh yêu cầu cảnh giác cách mạng, đấu tranh vạch trần và làm thất bại âm mưu chống CNXH trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; đồng thời cố gắng làm rõ đâu là mặt thuận, đâu là những khó khăn, hạn chế và bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của GCCN và các ĐCS sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô.

Năm là: Một trong số nội dung được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm là đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, tình đoàn kết quốc tế thuỷ chung trong sáng của ĐCS Việt Nam với các ĐCS anh em và bè bạn quốc tế trong quá trình lãnh đạo cách mạng gần 8 thập niên qua. Có thể thấy nội dung này qua một số công trình nghiên cứu: "Kiên định đường lối đổi mới Việt Nam vững bước tiến vào thế kỷ XXI" của Trần Đức Lương [97]; "Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

20

và thực tiễn" của Nguyễn Phú Trọng [155]; "Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay" của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo và Trần Khắc Việt [136]...

Những bài viết, những công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận quá trình tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN ở nhiều góc độ và với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện, chuyên sâu về quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến 2014 chưa nhiều. Hơn nữa, chủ đề này cũng chưa trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của một công trình khoa học nào ở trong cũng như ngoài nước, đặc biệt trên quy mô một luận án tiến sĩ lịch sử. Đây vừa là vấn đề lý luận cơ bản, rất quan trọng, vừa là vấn đề chính trị thực tiễn cấp thiết đối với tất cả các ĐCS - CN, nhất là đối với Đảng ta - một ĐCS cầm quyền đang nỗ lực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về CNXH, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN.

Đáng chú ý, đã có không ít bài viết đề cập CNQT vô sản trong tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, làm rõ sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Đảng ta và Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam: "Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh” của Phan Ngọc Liên [87]; "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế" của Lê Văn Yên [164]...

Các công trình của các tác giả trong nước, với số lượng đông đảo và nội dung khá phong phú, đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nhiều nội dung của đề tài luận án.Tựu chung, có thể thấy nổi lên những hướng nghiên cứu chủ yếu sau:

Thứ nhất, đánh giá thực trạng của PTCSQT trong những năm đầu thế kỷ XXI. Phần lớn các công trình, bài viết khi đánh giá PTCSQT thường cố gắng dựa trên cơ sở những số liệu cụ thể về sự biến động cơ cấu tổ chức, số lượng đảng viên, kết quả tham gia các kỳ bầu cử, các hình thức hoạt động, khả năng thâm nhập, mức độ ảnh hưởng trong GCCN và lao động, sự điều chỉnh đường lối và cương lĩnh của các ĐCS - CN. Do đó, kết quả đánh giá, về cơ bản, thể hiện tính khách quan và tương đối toàn diện. Có thể thấy điều này qua các công trình, bài viết đã nêu ở trên (tr.18, tr.19, tr.20). Các tác giả nhấn mạnh, trong những năm đầu thế kỷ XXI, xét về nhiều mặt, PTCSQT có những bước phục hồi rõ nét, sự phát triển của các ĐCS cầm quyền đóng góp quan trọng đối với sự hồi phục của phong trào. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém trong phương thức hoạt động, sự trì trệ về lý luận, tình trạng mâu

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

21

thẫn, bất đồng quan điểm trong nội bộ của không ít đảng vẫn là những nguy cơ lớn khiến cho phong trào chưa thể vượt ra khỏi khủng hoảng kéo dài.

Thứ hai, nghiên cứu hoạt động của các ĐCS cụ thể, từ đó làm rõ quá trình chuyển biến về các mặt của từng đảng trong bối cảnh lịch sử mới. Các công trình, bài viết theo hướng này đã phân tích những biến đổi về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các đảng được nghiên cứu, cố gắng chỉ ra sự đa dạng trong nỗ lực của mỗi đảng kiên trì tìm kiếm các biện pháp nhằm vượt qua khó khăn, thách thức để trụ lại và từng bước củng cố trong điều kiện thoái trào của cách mạng thế giới. Bởi vậy, ở nhiều thời điểm, không ít ĐCS ở các nước TBPT và đang phát triển bị phân hóa sâu sắc, bế tắc về phương hướng hoạt động nhưng đại đa số vẫn trụ lại được. Có thể tìm thấy sự lý giải khá rõ về điều này qua các bài viết.

Thứ ba, nghiên cứu phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng và thực hành chủ nghĩa quốc tế của GCCN. Trên hướng nghiên cứu này, các tác giả cố gắng luận giải sự cần thiết phải xác lập những hình thức liên hệ, phối hợp lực lượng thích hợp của các ĐCS - CN trong giai đoạn hiện nay, khi mà các thế lực đế quốc cấu kết với nhau, tăng cường phản kích các lực lượng cách mạng, chống các ĐCS. Mặt khác, các tác giả cũng chỉ ra yêu cầu phải đổi mới nhận thức về nội dung, hình thức và phương thức thực hành CNQT của GCCN trong tình hình mới. Các công trình nêu trên cũng dành dung lượng thỏa đáng để phân tích nguyên nhân và thực trạng phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CN với các đảng cánh tả hiện nay qua Diễn đàn Sao Paolô và các cuộc gặp mặt khác giữa các ĐCS tại nhiều khu vực trên thế giới.

Thứ tư, dự báo triển vọng của PTCSQT trong những năm tới. Căn cứ thực tế phát triển của tình hình PTCSQT và các nhân tố tác động đến phong trào, một số công trình, bài viết bước đầu đưa ra dự báo khái quát triển vọng chung của phong trào. Theo đó, trong những năm tới, phong trào tiếp tục xu hướng phục hồi, nhưng sự phục hồi diễn ra không đồng đều đối với mỗi đảng và từng khu vực, thậm chí phong trào còn có thể phải chứng kiến cả những phân liệt, đổ vỡ nhất định. Cách nhìn nhận này cũng nhận được sự chia sẻ của một số công trình khi nghiên cứu PTCS ở Liên minh châu Âu, ở các nước TBPT khác. Tuy nhiên, dự báo triển vọng của phong trào là một việc không dễ dàng, cho nên hầu như các dự báo được đưa ra đều rất khái quát hoặc còn chung chung, chưa được luận chứng một cách thật sự toàn diện.

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

22

Tóm lại: Phong trào cộng sản quốc tế có những dấu hiệu phục hồi rõ nét và vẫn là một lực lượng chính trị to lớn trong thời đại ngày nay. Các ĐCS cầm quyền đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt nhất, tiếp tục lãnh đạo xây dựng CNXH trong cải cách và đổi mới. Các ĐCS chưa cầm quyền có những điều chỉnh đường lối chiến lược và sách lược, đấu tranh bằng nhiều hình thức đa dạng, đổi mới tập hợp lực lượng, cải thiện vai trò, vị trí trong đời sống chính trị đất nước. Sự củng cố, lớn mạnh của các đảng cộng sản cầm quyền và sự phục hồi nhất định của các ĐCS ở các nước TBPT và các nước ĐPT, đặc biệt là sự phát triển của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh đang mở ra triển vọng mới cho PTCS - CNQT trong thế kỷ XXI. Kết quả của các hướng nghiên cứu chủ yếu trên đây thực sự có ý nghĩa quan trọng, rất hữu ích, có thể khai thác, kế thừa và tham khảo trong quá trình nghiên cứu nội dung của đề tài.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Những bài viết, những công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận quá trình

tập hợp lực lượng giữa các ĐCS-CN ở nhiều góc độ và với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện, chuyên sâu về quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến 2014 chưa nhiều. Hơn nữa, chủ đề này cũng chưa trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của một công trình khoa học nào ở trong cũng như ngoài nước, đặc biệt trên quy mô một luận án tiến sĩ lịch sử. Đây vừa là vấn đề lý luận cơ bản, rất quan trọng, vừa là vấn đề chính trị thực tiễn cấp thiết đối với tất cả các ĐCS-CN, nhất là đối với Đảng ta - một ĐCS cầm quyền đang nỗ lực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về CNXH, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN.

Luận án tiếp tục nghiên cứu về những nội dung sau: - Thứ nhất: Phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tập

hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014 bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan sau bao gồm:

+ Tác động từ sự thay đổi tương quan lực lượng thế giới hiện nay. + Tác động của CMKH- CN và TCH. + Tác động từ sự phát triển của CNTB hiện đại. + Tác động từ trào lưu xã hội - dân chủ quốc tế.

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

23

+ Tác động từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô. + Tác động từ những hành tựu của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở các nước

XHCN hiện nay. + Tác động từ quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT trước năm 2001. - Thứ hai: Phân tích thực trạng quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ

năm 2001 đến năm 2014 bao gồm: + Phân tích quan điểm, đường lối của một số ĐCS - CN về đoàn kết quốc tế

và tập hợp lực lượng trong tình hình mới. + Phân tích mục tiêu, nội dung và phương thức tập hợp lực lượng giữa các

ĐCS - CNQT. + Phân tích một số phương thức tập hợp lực lượng tiêu biểu của PTCSQT từ

năm 2001 đến năm 2014: Cuộc gặp mặt quốc tế các ĐCS - CN tại Aten và Diễn đàn Sao Paulô, một số hoạt động phối hợp khác trong PTCSQT (Hoạt động của các ĐCS - CN ở một số khu vực trên thế giới và một số hội thảo của các ĐCS) và một số đánh giá về các phương thức tập hợp lực lượng này.

- Thứ ba: Phân tích những vấn đề đặt ra của quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay bao gồm:

+ Phân tích những khó khăn chủ yếu đối với quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay.

+ Một số yêu cầu đặt ra đối với quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay bao gồm: Những khó khăn chủ yếu và một số yêu cầu đặt ra.

- Thứ tư: Phân tích và nêu rõ sự tham gia, những đóng góp chủ yếu của ĐCS Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014 bao gồm:

+ Phân tích quan điểm và thực tiễn tham gia của ĐCS Việt Nam. + Nêu một số đóng góp chủ yếu của ĐCS Việt Nam, nhận xét và rút ra kinh nghiệm.

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

24

Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH

TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN

2.1.1. Khái niệm về tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản Quốc tế Theo từ điển tiếng Việt “Lực lượng là sức mạnh của con người được tổ chức

nhau lại tạo ra để sử dụng vào các hoạt động của mình” [156, tr.576, 577]. Theo từ điển tiếng Việt “Tập hợp lực lượng là nhiều chỗ nhiều nơi khác

nhau tập trung lại để làm một việc gì (nói về số đông) [156, tr.869]. Phong trào cộng sản quốc tế là một lực lượng chính trị xã hội có ảnh hưởng

to lớn của thời đại, ra đời và trưởng thành gắn liền với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Phong trào tập hợp trong đội ngũ của mình các ĐCS - CN trên thế giới, là đội tiền phong của phong trào công nhân, phong trào đấu tranh dân chủ và của tất cả các lực lượng cách mạng thế giới [158, tr.246].

Tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế của PTCSQT trên cơ sở CNQT của GCCN là một trong những vấn đề lý luận hết sức cơ bản trong nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của các ĐCS cũng như của toàn bộ PTCS-CNQT. Xét về bản chất, PTCSQT là một phong trào chính trị của những người theo con đường của CNXHKH của C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập - một lực lượng cách mạng mang tính quốc tế, phấn đấu không chỉ vì sự nghiệp giải phóng bản thân GCCN, mà còn tiến tới giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội XHCN.

Tập hợp lực lượng của PTCSQT hiện nay rất mở và linh hoạt, với nhiều nội dung, nhiều cấp độ, thời gian và không gian khác nhau. Trước những thay đổi to lớn của thế giới và đặc biệt là những biến động bất lợi trong nội bộ PTCS - CNQT những năm đầu thế kỷ XXI, nhiệm vụ tập hợp lực lượng, thiết lập các liên minh trong cuộc đấu tranh của GCCN vì mục tiêu CNXH đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất, thu hút sự quan tâm hàng đầu của các ĐCS - CN. Vấn đề này bao hàm hai phương diện chủ yếu:

Thứ nhất, các ĐCS- CN phải tiến hành tập hợp lực lượng, hình thành liên minh của GCCN với các tầng lớp nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ trong nước.

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

25

Thứ hai, các ĐCS -CN mỗi nước phải mở rộng, tăng cường quan hệ, hỗ trợ, hợp tác cả song phương và đa phương với các lực lượng cộng sản, lực lượng cảnh tả ở các nước, khu vực khác trên thế giới.

Trong điều kiện lịch sử mới hiện nay, các ĐCS - CN vẫn nhận thức sâu sắc rằng đoàn kết dân tộc, giai cấp và đoàn kết quốc tế vừa là sức mạnh, vừa là vũ khí, của các ĐCS - CN nói riêng, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới nói chung trong cuộc đấu tranh với CNTB toàn cầu hóa hiện nay [43, tr.59].

Như vậy: Tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay là các ĐCS mở rộng, tăng cường quan hệ, hỗ trợ, hợp tác cả song phương và đa phương với các lực lượng cộng sản, lực lượng cảnh tả và các lực lượng tiến bộ ở các nước, khu vực khác trên thế giới, thông qua các cơ chế diễn đàn, hội nghị, hội thảo khu vực và quốc tế theo những chủ đề nhất định với nhiều hình thức cơ động, linh hoạt, để tăng cường sức mạnh cho các ĐCS - CN và toàn bộ phong trào trong việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó, một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, bức xúc đặt ra hiện nay đối với các ĐCS - CN trên thế giới là từng bước vững chắc vượt qua cuộc khủng hoảng của PTCSQT, đưa phong trào phát triển với tư cách lực lượng đi tiên phong của thời đại ngày nay, đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân lao động, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Tuy còn nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình phục hồi và trong việc xây dựng một liên minh mới, các ĐCS- CN trên thế giới đang có nhiều cố gắng tập hợp lực lượng ở trong nước, các khu vực và trên thế giới để có thể tiến tới xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả hơn giữa các ĐCS. Rút kinh nghiệm từ tổ chức và hoạt động của các liên minh trước đây trong PTCSQT (Quốc tế Cộng sản, Cục Thông tin quốc tế, hệ thống XHCN...), việc xây dựng một cơ chế tập hợp lực lượng mới, cần thấy rõ các ĐCS - CN trên thế giới hiện nay là những đảng đã trưởng thành, hoàn toàn độc lập, tự chủ; từng đảng chịu trách nhiệm chính trước dân tộc mình về việc đề ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược, tổ chức và lãnh đạo hoạt động GCCN và nhân dân lao động đấu tranh chống chính quyền tư sản, chống áp bức, bóc lột và bất công, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH ở từng nước. Từng ĐCS phải bám sát tình hình thực tế nước mình, chủ động và tích cực tập hợp lực lượng giai cấp và dân tộc, tiến hành đấu tranh vì những mục tiêu trước

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

26

mắt và lâu dài. Đồng thời, các ĐCS cần mở rộng quan hệ đoàn kết, hợp tác trên cơ sở CNQT của GCCN. Do vậy, để có thể xây dựng khối đoàn kết, tập hợp lực lượng một cách đúng đắn, hiệu quả, một mặt cần chống tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đảng khác, mặt khác cũng phải chống cả tư tưởng khép kín, biệt phái, chỉ biết phê phán chủ trương, hoạt động của các đảng khác. Cả hai thái cực này, như kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy đều gây phương hại đối với hoạt động đoàn kết quốc tế của PTCSQT. Do đó, vấn đề đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng, phối hợp hành động chung trong PTCSQT là một tất yếu khách quan, một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo nên sức sống, động lực phát triển và bảo đảm sự thắng lợi của phong trào cũng như của cả tiến trình vận động cách mạng thế giới. Trong điều kiện hiện nay, PTCSQT nói chung và tập hợp lực lượng của phong trào chịu sự tác động sâu sắc của những nhân tố khách quan và chủ quan chủ yếu sau đây:

2.1.2. Sự thay đổi tương quan lực lượng thế giới hiện nay Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu

sụp đổi làm cho trật tự thế giới hai cực Ianta không còn nữa và quan hệ quốc tế đã thay đổi một cách cơ bản. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, PTCSQT bị khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Hiện nay đã bước đầu hồi phục tuy vậy nó còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách xóa bỏ CNXH. Cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, cán cân so sánh lực lượng thế giới vẫn nghiêng về phía có lợi cho CNTB, bất lợi đối với CNXH và các lực lượng cách mạng tiến bộ. Những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới năm 2008, cục diện kinh tế thế giới đã có sự thay đổi rõ rệt, trung tâm quyền lực thế giới đang dịch chuyển về phía Đông một cách rõ nét hơn. Bên cạnh đó, xu thế đa cực hoá ngày càng đi vào chiều sâu. Điều đó cho thấy, ở một mức độ nào đó, trật tự chính trị, kinh tế quốc tế cũ không còn phù hợp với tình hình phát triển mới. Nhìn chung, thế giới hiện nay có một số đặc điểm chủ yếu như sau: Đa cực hóa là xu thế tất yếu trong sự phát triển của chính trị thế giới và ngày càng đi vào chiều sâu, tuy nhiên sự phát triển đó không phải là hoàn toàn thuận lợi. Về cơ bản, hòa bình và phát triển vẫn là dòng chảy chính của thời đại, nhưng bên cạnh đó chiến tranh cục bộ vẫn xảy ra, các điểm nóng trên thế giới vẫn còn tồn tại, mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống đan cài lẫn nhau; “Quan hệ giữa các nước lớn chủ yếu trên thế giới bước vào

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

27

thời kỳ điều chỉnh mạnh mẽ, các nước lớn chủ yếu trên thế giới đã xây dựng được những mối quan hệ đối tác chiến lược ở những tầng nấc và mức độ khác nhau với đặc điểm là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, chưa đối kháng” [36, tr.83]; Vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc được tăng cường, nhưng đồng thời cũng gặp phải nhiều thách thức. Nhân tố kinh tế và văn hóa có ảnh hưởng tương đối lớn đối với chính trị thế giới. Diễn biến của tình hình thế giới cho thấy: Những năm đầu thế kỷ XXI, tính chất và nội dung giao lưu quốc tế thay đổi nhanh chóng với vị trí ưu tiên hàng đầu thuộc về yếu tố kinh tế. Phương thức tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế thay đổi mạnh, trở nên rất cơ động, linh hoạt, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh và sự tập hợp lực lượng, hoạt động phối hợp chung và tình đoàn kết quốc tế giữa các ĐCS-CN, cánh tả trên thế giới đứng trước nhiều khó khăn thử thách lớn.

Lợi dụng ưu thế về so sánh lực lượng, CNĐQ, đứng đầu là đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng, chống phá các ĐCS - CN và khối đoàn kết thống nhất của PTCSQT, mưu toan áp đặt thế giới trong vòng kiềm toả của mình. Các thế lực chống cộng cực đoan, hiếu chiến lợi dụng thời cơ phản kích các nước XHCN, các ĐCS - CN, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hoạt động trong điều kiện không thuận lợi về so sánh lực lượng, các ĐCS - CN trên thế giới hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, song qua đó cũng nhận rõ hơn những mưu đồ chống phá của CNĐQ đối với các nước XHCN và PTCSQT hiện nay. Các ĐCS - CN đã phân tích cục diện thế giới hiện nay và sự điều chỉnh của CNTB hiện đại để các ĐCS-CN trên thế giới có đối sách thích hợp, từng bước tìm tòi, xác định đúng chiến lược, sách lược, tiến hành tập hợp và liên minh lực lượng một cách hiệu quả trong hoàn cảnh mới.

Như vậy, sự thay đổi tương quan lực lượng thế giới hiện nay tạo ra những bất lợi lớn đối với PTCSQT nói chung và tập hợp lực lượng của phong trào trên một số mặt chủ yếu sau:

Một là: CNĐQ càng tăng cường thao túng thế giới, phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia, trong lúc hệ thống XHCN tan rã. Một mặt, các thế lực đế quốc tăng cường thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ các nước XHCN còn lại, gây khó khăn và khống chế các nước đang phát triển, mặt khác, đẩy mạnh chống phá các ĐCS - CN và phong trào đòi dân

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

28

sinh, dân chủ và tiến bộ ở các nước trên thế giới. Thể hiện rõ nhất là sau 11/9/2001, dưới chiêu bài chống khủng bố, Mỹ cùng với chính quyền nhiều nước TBPT đã kiểm soát chặt chẽ các tổ chức chính trị đối lập, trong đó không ít ĐCS - CN bị xếp vào danh sách các tổ chức cực tả. Điều đó đã gây khó khăn lớn cho sự phối hợp hoạt động của PTCSQT hiện nay. Các ĐCS - CN trên thế giới, đứng trước đòi hỏi thực tế cấp bách cần phải điều chỉnh kịp thời đường lối, chiến lược, sách lược và hoạt động sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay. Ảnh hưởng và uy tín của các ĐCS - CN phụ thuộc không nhỏ vào việc liệu có khả năng bày tỏ quan điểm nhất quán rõ ràng về những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, chẳng hạn như: Chính sách cường quyền của CNĐQ, chính sách đối ngoại của chính phủ nước mình, quá trình mở rộng NATO, khủng hoảng kinh tế, nợ công, thất nghiệp... Hơn nữa, “Các ĐCS - CN còn phải chịu áp lực trực tiếp trước cuộc tấn công của đại tư bản độc quyền thông qua chủ nghĩa tự do mới về kinh tế, xu hướng thiên hữu về chính trị” [12, tr.140]. Vì vậy, các ĐCS - CN càng gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ thành quả cách mạng giành được, bảo vệ quyền lợi của những người lao động, duy trì ảnh hưởng xã hội cũng như tập hợp lực lượng trong PTCSQT, thực hành CNQT của GCCN.

Hai là: Những năm đầu thế kỷ XXI, phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới thay đổi cơ bản khởi nguồn từ sự thay đổi về thực lực của các chủ thể quốc tế, trước hết là giữa CNXH và CNTB. Từ năm 1945 đến năm 1991 cuộc đối đầu Xô - Mỹ đã đưa nhân tố chính trị - quân sự, ý thức hệ tư tưởng trở thành tiêu chí hàng đầu, quy định cách thức tập hợp lực lượng trên thế giới. Sau năm 1991, nhất là những năm đầu thế kỷ XXI phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới trở nên cơ động và linh hoạt hơn. “Lợi ích quốc gia - dân tộc, trước tiên là lợi ích kinh tế nổi lên hàng đầu chi phối các quan hệ quốc tế” [42, tr.54]. Điều đó buộc các ĐCS - CN trên thế giới cần có cách tiếp cận mới đối với mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp - dân tộc - nhân loại, để vừa có thể giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra trước dân tộc, vừa có thể tập hợp được lực lượng, đoàn kết quốc tế, giữ vững bản sắc của một đảng cách mạng chân chính. Tất nhiên, xử lý mối quan hệ này cho đúng đắn là một vấn đề không đơn giản đối với các ĐCS - CN, nhất là khi xu thế TCH hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ.

Ba là: Phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội ở các nước “ thế giới thứ ba” hiện nay không còn được sự ủng hộ, hậu thuẫn

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

29

cả về vật chất và tinh thần từ hệ thống XHCN. Hầu hết các nước lựa chọn định hướng XHCN đều rơi vào xung đột hoặc nội chiến kéo dài. Nhiều đảng dân chủ cách mạng và cộng sản dao động về mục tiêu, lý tưởng, bị cô lập trong xã hội, có đảng tan rã về tổ chức. Trước đây, nhiều ĐCS cầm quyền cũng như ĐCS ở các nước TBPT có mối quan hệ mật thiết với phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, sự phối hợp hành động giữa họ đã góp phần hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả đấu tranh CNĐQ, hiện nay, một sự phối hợp hành động như vậy không còn. Hơn nữa, các ĐCS - CN gặp nhiều khó khăn khi xử lý hàng loạt vấn đề phức tạp liên quan đến việc bày tỏ lập trường trước xu hướng bành trướng thế lực của tư bản độc quyền siêu quốc gia, gây phương hại lợi ích của GCCN và người lao động tại các nước ĐPT.

Như vậy, sự thay đổi tương quan lực lượng thế giới những năm đầu thế kỷ XXI tác động bất lợi đến PTCSQT trên nhiều phương diện, đòi hỏi PTCSQT phải biết cách vượt qua những khó khăn để tồn tại và phát triển vì vậy phải tiến hành tập hợp lực lượng, những thay đổi của tình hình thế giới hiện nay càng cho thấy rõ hơn tính cấp bách của nhu cầu phối hợp hoạt động và đoàn kết quốc tế trong PTCSQT.

2.1.3. Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hoá Trong bối cảnh CMKHCN và xu thế TCH phát triển mạnh mẽ, hoạt động của

PTCSQT nói chung và quá trình tập hợp lực lượng của phong trào nói riêng luôn chịu những tác động đa chiều từ bối cảnh đó. Các ĐCS của phong trào đứng trước yêu cầu phải giảm thiểu từ những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời biết tận dụng những điều kiện thuận lợi của CMKHCN và TCH hoá đưa lại. Đây không chỉ là đòi hỏi bức bách đối với mỗi ĐCS - CN nếu không muốn bị lạc hậu, mà còn là vấn đề liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của toàn bộ phong trào.

Cuộc CMKHCN khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhân tố tri thức - trí tuệ, tạo ra bước`ngoặt hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Xu thế phát triển kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cả trong so sánh lực lượng cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Do đó con người và trí thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển loại hình xí nghiệp tự động hóa, hiện tượng cơ cấu lại nền kinh tế và công nghệ dẫn đến sự thu hẹp việc làm ở các ngành công nghiệp truyền thống. Các ngành dịch vụ, các ngành công nghiệp mới gia tăng

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

30

mạnh mẽ. Hiện tượng này diễn ra tuy không đều nhưng là xu hướng chung của tất cả các nước TBPT. “Tiến bộ KH - CN còn đưa tới một hệ quả xã hội quan trọng mang tính tất yếu, đó là việc trí thức hóa người lao động, gián tiếp hóa loại hình lao động trực tiếp; trung lưu hóa về mức sống của một bộ phận người lao động” [70, tr.27]. Cách mạng khoa học công nghệ làm biến đổi sâu sắc cơ cấu GCCN, với những thay đổi cơ cấu ngành nghề, cùng với cơ sở xã hội của ĐCS. Bộ phận công nhân truyền thống - “công nhân áo cổ xanh” có xu hướng giảm, trong khi đó bộ phận “công nhân áo cổ trắng” làm việc tại các ngành công nghiệp tiên tiến có xu hướng tăng. “Mặt khác, trình độ học vấn, chuyên môn, mức sống, điều kiện làm việc của hai bộ phận công nhân này lại có sự phân hoá và chênh lệch ngày càng lớn” [129, tr.54]. Nội bộ GCCN diễn ra những thay đổi về quan niệm, hệ giá trị và nhu cầu dẫn đến sự phân hoá về quan điểm chính trị. Hơn nữa, do mức độ quốc tế hoá sản xuất ngày càng cao, nên không phải lúc nào, cũng như tất cả những người công nhân cũng nhận ra sự bóc lột tinh vi của giới chủ tư bản. Tình hình này đặt ra hàng loạt vấn đề cho ĐCS khi phát triển cơ sở xã hội cũng như xác định mục tiêu, tập hợp lực lượng đấu tranh để chống lại CNTB độc quyền.

Sự phát triển kinh tế tri thức trở thành một xu thế nổi trội, lôi cuốn và tác động mạnh đến tất cả các các quốc gia, giai tầng trong xã hội của mỗi nước, đã, đang và sẽ còn tạo ra những thay đổi lớn không chỉ trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, mà cả trong so sánh lực lượng cũng như thứ bậc của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Mối liên hệ giữa giới chủ với người lao động làm thuê và các loại hình lao động ở các nước TBPT ngày càng có xu hướng gián tiếp hoá, tạo cho một bộ phận GCCN cho rằng, các hình thức áp bức GCCN trực tiếp dường như đã giảm đi. Vì vậy đặt ra cho các ĐCS - CN bằng cách nào phải nâng cao ý thức giai cấp cho công nhân và lựa chọn hình thức đấu tranh thích hợp cho hiệu quả? Sự phát triển của công nghệ thông tin, giúp các ĐCS - CN có điều kiện hoạt động thông qua các phương tiện hiện đại để tăng cường, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giao lưu quốc tế… Tuy nhiên, công nghệ thông tin cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp đối với hoạt động của các ĐCS - CN, nhất là tại các nước Tư bản phát triển.

Toàn cầu hóa là xu thế vận động mang tính hệ thống và khách quan của thế giới trên phạm vi toàn cầu, nó bao trùm tất cả các mặt đời sống kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trục cốt lõi của xu thế TCH đa diện này là TCH về kinh

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

31

tế, đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính… Nền sản xuất trên thế giới ngày càng mang tính toàn cầu với sự phân công lao động quốc tế hiện đại, tính tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên, trong đó vai trò của các công ty đa quốc gia (đang có xu hướng sáp nhập thành các tổ hợp ‘siêu khổng lồ’’ trong quá trình cạnh tranh gay gắt), các mạng giao thông liên lạc xuyên biên giới và toàn cầu, cũng như vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế ngày càng tăng lên. Tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng mở rộng với tốc độ phát triển cao, tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ. Toàn thế giới đang tiến tới một dạng thị trường thống nhất. Trong điều kiện TCH, độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tương đối. Không một nước nào, dù đó là siêu cường kinh tế, có thể phát triển một cách biệt lập, lợi ích các quốc gia đan xen với nhau và ngày càng tùy thuộc lẫn nhau. Từ đó, làm cho nhận thức về thế giới, tư duy đối ngoại và phương thức quan hệ quốc tế cũng thay đổi mạnh mẽ.

Toàn cầu hóa làm nảy sinh và nuôi dưỡng các chủ thể quan hệ quốc tế mới: Các công ty đa quốc gia (TNC), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs)… Với vai trò đó, TCH làm cho đời sống quốc tế ngày càng phong phú, đan xen nhiều tầng nấc quan hệ. Mặt khác TCH tạo điều kiện cho các lực lượng chính trị xã hội nói chung và các ĐCS- CN nói riêng tham gia vào đời sống quốc tế, bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng..., nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.

Tuy nhiên, xu thế TCH đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Mặt khác, TCH là một quá trình đầy mâu thuẫn. Đó là những mâu thuẫn: giữa một bên là lợi ích của các thế lực tư bản, đế quốc bá quyền với một bên là chủ quyền của các quốc gia dân tộc; giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội; giữa áp lực của tư bản độc quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các nước; giữa các lực lượng lợi dụng TCH để mở rộng bóc lột kinh tế, áp đặt chính trị với các lực lượng đấu tranh chống TCH phi nhân bản, bảo vệ độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội... Do đó, TCH không chỉ thuần tuý là một quá trình kinh tế - kỹ thuật mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hoá - tư tưởng rất gay gắt với những thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là các nước ĐPT. Lợi ích và bất lợi do TCH tạo ra không được chia sẻ một

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

32

cách đồng đều, do đó nó làm trầm trọng thêm khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, đặc biệt giữa các nước phát triển phương Bắc và các nước ĐPT phương Nam. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt các nước phải đối mặt trước nhiều hiểm hoạ đối với sự ổn định như: nguy cơ gia tăng thất nghiệp và sự suy yếu của văn hoá truyền thống, nguy cơ phổ biến dễ dàng hơn các tệ nạn như ma tuý, mại dâm, nguy cơ gia tăng bất công xã hội, chủ nghĩa khủng bố và các khuynh hướng chính trị cực đoan phản dân chủ, v.v. Toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn, trước hết đó là mâu thuẫn giữa một bên là lợi ích của các thế lực tư bản, đế quốc bá quyền với một bên là chủ quyền của các quốc gia, dân tộc; mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội, với sự suy thoái đạo đức, phai nhạt bản sắc văn hoá; mâu thuẫn giữa áp lực của tư bản độc quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các nước ĐPT; mâu thuẫn giữa các lực lượng lợi dụng TCH để mở rộng sự bóc lột về kinh tế, áp đặt về chính trị với các lực lượng đấu tranh chống TCH phi nhân bản, bảo vệ độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội... “Nhìn từ chiều sâu này, TCH hàm chứa những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay gắt” [46, tr.66- 68].

Là một lực lượng mới trong nền chính trị thế giới ngày nay, phong trào chống TCH hàm chứa trong nó cả những nhân tố mang tính cách mạng. Do đó, các ĐCS-CN trên thế giới rất cần thiết tìm cho mình một vị trí xứng đáng trong cuộc đấu tranh chống mặt tiêu cực của TCH. Hoạt động trong bối cảnh TCH, các ĐCS - CN hàng ngày hàng giờ phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề đặt ra. Quan điểm của họ về TCH cũng như khả năng nhạy bén, năng lực phối hợp hoạt động đấu tranh chống mặt trái của TCH có ảnh hưởng đến vai trò của PTCSQT hiện nay. Toàn cầu hóa còn làm mở rộng và gia tăng sự bóc lột của tư bản, thì đồng thời nó cũng đưa cuộc đấu tranh của GCCN và lao động chống TCH nghĩa lan rộng khắp thế giới. Toàn cầu hóa với tác động hai mặt của nó,vừa làm trầm trọng thêm các vấn đề toàn cầu cấp bách (môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, chênh lệch giầu nghèo...), vừa tăng khả năng hợp tác liên kết để giải quyết một cách hiệu quả các mặt tiêu cực của các vấn đề này. Qua đó tác động mạnh mẽ đến xu hướng quan hệ giữa các quốc gia, làm xuất hiện những xu hướng liên minh, tập hợp lực lượng mới. Thêm vào đó, TCH thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa đời sống quốc tế, làm thay đổi tư duy và phương thức giải quyết các vấn đề quốc tế. Đây là

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

33

tiền đề quan trọng để các ĐCS-CN thống nhất hành động, xây dựng liên minh với các lực lượng, phong trào chính trị xã hội khác, tăng cường hợp tác quốc tế chống sự bành trướng của tư bản độc quyền.

Mặt khác, trong bối cảnh CMKHCN và TCH, các thế lực tư bản đế quốc, trong khi vẫn theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình, cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhau, nhưng lại thống nhất với nhau đẩy mạnh liên minh trên quy mô khu vực, châu lục và toàn cầu chống phá các ĐCS - CN. Sự điều chỉnh của CNTB hiện đại nhờ vào CMKHCN và TCH khiến mâu thuẫn giữa tư bản và lao động được thể hiện ra với những hình thức mới, đôi khi một bộ phận GCCN và các tầng lớp lao động khó nhận diện hơn, cho dù thực tế nó vẫn hiện hữu. Dưới ảnh hưởng của TCH, cùng với sự lưu chuyển nguồn vốn, dịch vụ, hàng hoá và công nghệ, đồng thời nguồn lao động cũng chuyển dịch vượt qua biên giới quốc gia, tạo ra tình trạng cạnh tranh về việc làm, làm xuất hiện mâu thuẫn, phân hoá trong nội bộ GCCN từng nước và giữa các nước với nhau... Trước tình hình này buộc các ĐCS - CN phải thường xuyên nghiên cứu lý luận chính trị, đổi mới cách tiếp cận, đẩy mạnh phối hợp hành động trong PTCS để có thể nắm bắt nhu cầu và nhịp tiến của PTCN, định hướng đúng cho cuộc đấu tranh của GCCN. Có như vậy, các ĐCS - CN mới có khả năng mở rộng cơ sở xã hội, thu nạp vào hàng ngũ của mình bộ phận tiên tiến nhất của công nhân các ngành nghề và lĩnh vực mới được hình thành trong điều kiện CMKHCN và TCH để tập hợp lực lượng đấu tranh chống lại các thế lực tư bản đế quốc.

Điểm mới không lường được đó là cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lan rộng, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, để lại hậu quả nặng nề. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu (2009- 2014). Hiện nay kinh tế thế giới tuy bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế, cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến các nước trên thế giới. Sau khủng hoảng tài chính, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới: Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên. Sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và thực hiện các hiệp định tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

34

rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về KHCN và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Ngoài ra, tình hình khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, bạo loạn, chạy đua vũ trang, can thiệp lật đổ, bất ổn tại Bắc phi và Trung Đông từ hệ lụy của các cuộc “cách mạng màu”, “ mùa xuân Ả Rập” và gần đâylà vấn đề như cạnh tranh Nga - Phương Tây tại U-krai -na, Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), di cư bất thường.v.v... Trước tình hình nêu trên các ĐCS- CN trên thế giới cần tận dụng thời cơ để tập hợp lực lượng chống lại các thế lực tư bản đế quốc, chống lại nhà nước tự xưng IS.

2.1.4. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại Trước những tác động to lớn của cuộc CMKHCN, TCH và nền kinh tế tri

thức, để duy trì sự tồn tại của mình, GCTS buộc phải điều chỉnh chính sách đối với những người lao động. Giai cấp tư sản liên tục điều chỉnh, hoàn thiện cấu trúc của CNTB trên cơ sở thi hành nhiều chính sách làm xoa dịu các mâu thuẫn nội bộ, v.v... Đồng thời GCTS đã điều chỉnh các quan hệ kinh tế và sở hữu theo hướng xã hội hóa (biểu hiện rõ nhất là cho công nhân được tham gia quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự” và “chế độ ủy nhiệm”; cho người lao động, các tổ chức công đoàn tham gia quản lý kinh tế - xã hội và 10% sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về các tập thể lao động…). Như vậy GCTS buộc phải nhượng bộ, phải trích một phần giá trị thặng dư mà họ chiếm đoạt, chia cho người lao động và cải thiện đời sống tinh thần tương ứng thông qua việc đảm bảo phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống của công nhân...”Với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, GCTS đã phần nào thành công trong việc phân hóa, bóc lột công nhân, lao động, từ đó ảnh hưởng bất lợi đến tập hợp lực lượng trong PTCSQT” [145, tr.45]. “Giới cầm quyền ở các nước TBCN đều đã phải ban hành nhiều điều khoản hiến pháp và pháp luật trên cơ sở tính đến quyền con người, quyền công dân và tuân theo chế độ cộng hòa với nhiều nội dung mang tính dân chủ, tiến bộ” [62, tr.11]. Thông qua quyền lực nhà nước, GCTS khôn khéo thi hành các chính sách mang tính cải lương để tranh thủ các tầng lớp trong xã hội và trong GCCN, nhằm tạm thời rút ngắn khoảng cách thu nhập, làm chậm lại tốc độ phân hóa, làm giảm bớt cuộc đấu tranh giai cấp ở trong nước để tăng thêm điều kiện bóc lột công nhân ngoài nước.v.v...Trong bối cảnh có nhiều thay đổi các chính sách kinh tế và chính trị, GCTS ở đã tăng cường được cơ sở xã hội của

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

35

mình, cục bộ hóa sự bất bình của một bộ phận quần chúng (bị tiến bộ KH- CN đẩy ra ngoài lề những người thất nghiệp, thanh niên mới ra trường chưa có việc làm ổn định, những người có tay nghề thấp, non yếu, công nhân ngoại quốc...). Sự bất bình của bộ phận người này được xoa dịu bằng hệ thống phúc lợi xã hội có thể đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. Xu thế gia tăng trí thức hóa trong GCCN đã tạo ra sự ngộ nhận về xu thế hữu sản hóa lực lượng lao động làm thuê, điều đó GCTS có thể chia rẽ hàng ngũ công nhân, lôi kéo một bộ phận đi theo mình, đồng thời thi hành những chính sách và biện pháp hạn chế quyền bãi công, biểu tình của công nhân.

Ở một khía cạnh khác, “GCTS ở các nước tư bản, trong một chừng mực nào đó, đã đưa tính đối kháng của quan hệ bóc lột ra ngoài biên giới, chuyển nó thành mâu thuẫn Bắc - Nam” [101, tr.25]. Sự chênh lệch về trình độ của lực lượng sản xuất đã cho phép tư bản xuyên quốc gia không chỉ thiết lập ách thống trị về mặt kinh tế, chính trị và tinh thần theo kiểu chủ nghĩa thực dân mới đối với các nước ĐPT, mà còn tư sản hoá được GCCN ở nước mình, biến họ thành những người cùng tham gia bóc lột đối với một số nước ĐPT về kinh tế. Trong ''mô hình mới của sự phát triển TBCN'', GCCN ở các nước TBPT được coi như là những ''công nhân quí tộc”. Đồng thời,

Giai cấp tư sản còn thiết lập nhiều cơ quan hiệp tác lao động và tư bản dưới nhiều tên gọi khác để lôi kéo mua chuộc người lãnh đạo công đoàn, khiến cho công đoàn sau khi đàm phán thành công với giới chủ thường hợp tác với tư bản, nhất là khi giới chủ gặp phải khó khăn trong thị trường tiêu thụ, các thành viên của nó thường thừa nhận sự đoàn kết nhất trí với giới chủ chứ không phải là với công nhân của nhà máy khác hay của nước khác. Bởi vậy, PTCS - CNQT, công đoàn ở các nước tư bản đang dần dần mang tính “phường hội chủ nghĩa” nhiều hơn [81, tr.25].

Hơn nữa, tập hợp lực lượng và phối hợp hoạt động trong PTCSQT còn phải chịu áp lực trực tiếp trước cuộc tấn công của đại tư bản độc quyền thông qua chủ nghĩa tự do (CNTD) mới về kinh tế, xu hướng thiên hữu về chính trị. Cho nên, tập PTCSQT càng gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ thành quả đấu tranh cách mạng đã giành được, bảo vệ quyền lợi của người lao động, duy trì ảnh hưởng của mình trong xã hội cũng như tập hợp lực lượng, củng cố khối đoàn kết thống nhất và thực hành chủ nghĩa quốc tế của GCCN. Việc tìm ra đối sách thích hợp và bằng hành động thực tế tiến hành đấu tranh chống lại cuộc tấn công của các thế lực phản động mà nhiều khi

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

36

dường như âm thầm nhưng vô cùng nham hiểm, trở nên hoàn toàn không dễ dàng đối với các ĐCS của phong trào.

Hiện tại CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, chẳng những không giải quyết được ngày càng trở nên sâu sắc, khủng hoảng kinh tế, chính trị xã hội vẫn tiếp tục xẩy ra. Chính sự vận động của mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của CNTB và cũng là thời cơ để các ĐCS tập hợp lực lượng.

2.1.5. Tác động từ phía trào lưu xã hội - dân chủ quốc tế Các đảng xã hội - dân chủ (XH - DC) hiện nay vốn có quá trình hình thành

từ sớm trong lịch sử và đã trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm, gắn liền với sự phân hoá, phân liệt của PTCS - CNQT. Quốc tế Xã hội hiện bao gồm hơn 150 đảng thành viên với số lượng gần 60 triệu đảng viên. Hiện nay, các đảng XH - DC là một lực lượng to lớn, có ảnh hưởng tương đối lớn tại nhiều nước trên thế giới. Do có cơ sở giai cấp xã hội khá rộng rãi, bao gồm các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, “công nhân quản lý” (công nhân được giới chủ thuê làm công việc quản lý sản xuất, kinh doanh), những người làm công ăn lương có thu nhập cao tại các ngành dịch vụ và các ngành đòi hỏi trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật cao, cho nên các đảng XH - DC thường giành được sự ủng hộ khá đông của cử tri tại các kỳ bầu cử. Họ đã trở thành các đảng cầm quyền hoặc trong liên minh cầm quyền ở nhiều nước tư bản. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các đảng phái và phong trào chính trị, hoạt động của các đảng XH - DC tác động mạnh và nhiều mặt đến sự phối hợp hoạt động của PTCSQT hiện nay.

Quốc tế Xã hội ngày càng được củng cố và mở rộng thành một tổ chức lớn nhất của các đảng phái chính trị trên thế giới hiện nay. “Trào lưu XH- DC tăng cường được ảnh hưởng ra khắp các châu lục và “ngày càng có nhiều đảng XH-DC được thành lập, xin gia nhập Quốc tế Xã hội, nhất là ở các nước Trung - Đông Âu vốn là các nước XHCN trước đây” [96, tr.32]. Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay khuynh hướng trung tả nổi lên thắng thế tại nhiều nước trên thế giới. Tình hình này tuy có tạo ra một vài tình thế thuận lợi cho các ĐCS khi xúc tiến chính sách liên minh lực lượng với phái tả, song về cơ bản, họ phải chịu sức ép cạnh

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

37

tranh rất lớn từ phía các đảng XH - DC, khiến cho lực lượng và cơ sở xã hội của các ĐCS bị thu hẹp rất đáng kể. Sự khủng hoảng của PTCSQT kéo dài và chậm được khắc phục cũng có thể lý giải một phần từ lý do này.

Trên thực tế, “Các đảng XH - DC đã cầm quyền ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở đó những cơ sở nền tảng của CNTB vẫn tiếp tục tồn tại. Trào lưu XH - DC về bản chất chính trị là sự cộng sinh với CNTB” [50, tr.156]. Các đảng XH - DC tại một số nước đã trở thành đại diện chính trị cho một bộ phận GCCN. Trong thời gian cầm quyền hoặc liên minh cầm quyền, các đảng XH - DC đã thi hành những chính sách đáp ứng được một số lợi ích nhất định của người lao động như là: Thực hiện một số chính sách xã hội tích cực như giảm giờ làm, tăng lương, quy định tiền lương tối thiểu, quy định chế độ hợp tác thuê mướn, sa thải lao động, giảm thất nghiệp, tạo việc làm, trợ cấp hưu trí, y tế, bảo hiểm xã hội, v.v.. Vì thế, các đảng XH - DC có ảnh hưởng chính trị rộng rãi trong PTCN, lao động. Cho nên, về khách quan, các đảng XH - DC đã góp phần nhất định làm dịu đi các mâu thuẫn trong xã hội tư bản, kéo dài sự tồn tại của xã hội đó. Trong khi đó, ở một số nước tư bản các ĐCS lại tổng kết thực tiễn chưa kịp thời vì vậy chậm đổi mới nhận thức lý luận, đường lối, cương lĩnh, chiến lược và sách lược đấu tranh, không đưa ra được những yêu sách về chính trị và kinh tế một cách kịp, thời đáp ứng nguyện vọng của đông đảo tầng lớp lao động, bị động và lúng túng trong hoạt động, khiến bộ phận GCCN ở những ngành phi truyền thống (dịch vụ, khoa học công nghệ cao) nhanh chóng ngả theo các đảng XH- DC. Mặt khác, trong sách lược liên minh với các đảng XH - DC, các ĐCS lại không thể hiện rõ bản sắc riêng của mình, thậm chí chạy theo chính sách của các đảng XH-DC, cho nên ảnh hưởng rất mờ nhạt, bị các đảng XH- DC lấn lướt.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng CNXH dân chủ chưa bao giờ tồn tại với tư cách là một chế độ xã hội hiện thực, độc lập. Nó sống cộng sinh với CNTB hiện đại và chịu sự chi phối chặt chẽ trong quỹ đạo của chế độ tư bản. Do các quan điểm lý luận chính trị có những hạn chế không thể khắc phục, nên các đảng XH - DC tại các nước tư bản không thể thực hiện triệt để những chủ trương, chính sách kinh tế, xã hội và văn hoá đáp ứng lợi ích căn bản của GCCN và các tầng lớp lao động xã hội. Dù chịu tác động mạnh mẽ từ áp lực của các đảng XH - DC, thậm chí có thời điểm rơi vào lập trường cơ hội của các đảng này, nhưng các ĐCS ở các nước vẫn có cơ hội tạo lập một diện mạo đổi mới, trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng độc lập, góp phần khôi phục ảnh hưởng trong đời sống xã hội.

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

38

Mặt khác sự vận động của các đảng XH - DC ở các nước trên thế giới từ giữa thập niên 90 đến nay cũng cho thấy, đã xuất hiện xu hướng tìm kiếm hướng đi mới nhằm đưa ra giải pháp thay thế cho phương án XH - DC và cánh tả truyền thống đã trở lên “hụt hơi” và không hiệu quả do gánh nặng chi tiêu cho phúc lợi xã hội ngày càng lớn. Theo hướng này, thủ tướng Anh T.Ble và thủ tướng Đức G.Sơroiđơ đã đưa ra quan niệm Con đường thứ ba mới mà thực chất là vừa dựa vào nhà nước, vừa dựa vào kinh tế thị trường và chủ nghĩa tự do mới về kinh tế. Đây là sự phân giải quyền lực nhà nước để vừa chuyển quyền lực xuống dưới cho các địa phương, vừa chuyển quyền lực lên trên cho các công ty đa quốc gia. “Con đường thứ ba mới” chủ trương thay đổi chính sách phúc lợi nhà nước nhằm giảm gánh nặng ngân sách khi khẳng định: “Nhà nước phúc lợi hoạt động theo hướng tạo ra công ăn việc làm ngày càng nhiều, chứ không phải quá tập trung vào trợ cấp thất nghiệp” [78, tr.127]. Quan điểm về “con đường thứ ba mới” thực ra chỉ là một sự triết trung, kết hợp hỗn độn giữ CNXH dân chủ với chủ nghĩa tự do mới. Việc thực hiện nó có thể coi như sự báo hiệu bắt đầu một thời kỳ khó khăn mới đối với các đảng XH - DC ở các nước. Trong những năm đầu thế kỉ XXI, đã liên tiếp diễn ra sự thay đổi chính quyền ở nhiều nước tư bản với việc liên minh trung hữu thắng cử và lên cầm quyền, cảnh báo nguy cơ ở một số nước sẽ dần chuyển sang cánh hữu sau nhiều năm xu thế trung tả được đề cao. Chẳng hạn, tính đến đầu năm 2003, các đảng trung hữu đang cầm quyền tại 9/15 nước EU là Nauy, Áo, Tây Ban Nha, Italia, Đan Mạch, Bỉ, Lucxămbua, Hà Lan, Pháp... Cùng với khó khăn chung của lực lượng cánh tả ở EU, một số đảng lớn như đảng cộng sản Pháp, đảng cộng sản Italia là những đảng cũng đứng trước tình thế nan giải, khó khăn nhất, sau thất bại tại các kỳ bầu cử. Điều đó đòi hỏi các đảng xã hội - dân chủ và toàn bộ các lực lượng cánh tả trên thế giới, trong đó có các ĐCS cần phải có cách nhìn thực tế hơn để hoá giải tình thế bất lợi này, đáp ứng phần nào lợi ích và nguyện vọng của các tầng lớp lao động trên thế giới.

2.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUAN

2.2.1. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô Thời kỳ chiến tranh lạnh, hoạt động của các ĐCS-CN ở các nước TBCN

luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn về nhiều mặt của các ĐCS cầm quyền ở các nước XHCN, nhất là nguồn động viên, cổ vũ thông qua tính nêu gương của CNXH hiện thực. “Các nước XHCN bằng thực lực lớn mạnh đã buộc CNTB phải

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

39

thu hẹp vòng cương tỏa ở nhiều nơi trên thế giới; tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh chung của PTCSQT vì hoà bình, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội” [73, tr.81]. Cùng với hệ thống XHCN, phong trào đấu tranh của GCCN và lao động tại các nước TBPT và phong trào giải phóng dân tộc, với sự lãnh đạo của các ĐCS, đã hợp thành “ba dòng thác cách mạng” của thời đại tấn công vào CNĐQ. Mặt khác, trước đây CNXH hiện thực đã đạt được thành tựu to lớn có những bước tiến vượt bậc về KH- KT, giáo dục, đào tạo, y tế,.. và về quân sự, vươn tới sự cân bằng hạt nhân chiến lược với CNTB, củng cố vững chắc khả năng quốc phòng. Các nước XHCN tham gia tích cực vào đời sống quốc tế, đồng thời khai sinh một kiểu quan hệ quốc tế mới - quan hệ hoà bình, hữu nghị, độc lập, dân chủ, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa các quốc gia - dân tộc. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tiến tới bình đẳng hoá các quan hệ quốc tế, xây dựng một nền hoà bình chân chính, bền vững. Chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị của CNXH hiện thực được bắt nguồn từ bản chất quốc tế của GCCN. Trên cơ sở này, các nước XHCN có khả năng đoàn kết quốc tế rộng rãi, tập hợp lực lượng trên thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Sau sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô, làm cho một bộ phận nhân dân lao động hẫng hụt, hoài nghi về lý tưởng, suy giảm niềm tin của vào CNXH và “Nhiều ĐCS bị phân hoá, phân liệt sâu sắc, không thể thống nhất về tư tưởng, đồng thời cũng không thể hành động thống nhất” [10, tr.78]. Đó là thời cơ cho CNTB gia tăng chống phá lại các ĐCS-CN và phong trào tiến bộ đòi dân sinh, dân chủ với những thủ đoạn thâm độc hơn. Mặt khác các nước TBPT thực thi các chính sách kinh tế - xã hội với chiều hướng thiên hữu, gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích của những người lao động. Sự tan rã hệ thống XHCN đã tác động rất tiêu cực của đối với quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT hiện nay, đặc biệt ở các nước TBPT và việc khắc phục nó đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các ĐCS -CN trên thế giới.

Đối với các nước XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, Lào, CHDCN Triều Tiên và Cuba), sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô đã mất sự giúp đỡ toàn diện của các nước XHCN mà đứng đầu là Liên Xô, trong khi các nước này lại chưa có sự chuẩn bị đối phó trước. Sự biến đổi so sánh lực lượng giữa CNXH và CNTB làm cho phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới thay đổi nhanh chóng và cơ

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

40

bản. Do không còn nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn về nhiều mặt từ CNXH, phong trào độc lập dân tộc đứng trước nguy cơ tiềm tàng và những thử thách khắc nghiệt. ”CNTB từ chỗ trước đây phải ít nhiều tranh thủ các nước “ngoại vi” thuộc thế giới thứ ba, nay chuyển sang thi hành chính sách tăng cường áp đặt và thâm nhập trực tiếp đối với những nước này, đe doạ nghiêm trọng chủ quyền quốc gia và nền độc lập của họ trên mọi phương diện” [134, tr.75].

Hoạt động trong bối cảnh thế giới nêu trên, PTCSQT nói chung và phối hợp hoạt động của phong trào càng gặp vô vàn khó khăn trong quá trình củng cố đội ngũ, tìm kiếm những hình thức phối hợp và tập hợp lực lượng đấu tranh chống CNĐQ vì mục tiêu, lý tưởng XHCN. Mặc dù vậy, cũng cần thấy rằng, bước thoái trào của CNXH hiển nhiên là một tổn thất to lớn đối với PTCSQT, song xét trên góc độ nhất định, đây còn là sự cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với các ĐCS-CN, giúp họ có thể rút ra bài học cần thiết, nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, sách lược và tổ chức, từng bước vươn lên củng cố khối đoàn kết nhằm hoàn thành trọng trách là lực lượng tiên phong trong thời đại ngày nay [48, tr.34].

2.2.2. Thành tựu của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở các nước Xã hội chủ nghĩa Các đảng ở các nước XHCN thực hiện cải cách, đổi mới, thu được thắng lợi

về mọi mặt, phát huy vai trò và ảnh hưởng của CNXH trên thế giới. Sự vận động của PTCSQT hiện nay, trước hết phải kể đến ở các nước XHCN còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên và Lào. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước XHCN chẳng những vẫn kiên định trụ vững, mà còn từng bước vượt qua nhiều thử thách lớn, tiếp tục cải cách, đổi mới thắng lợi về mọi mặt, do đó vị trí, vai trò và ảnh hưởng của CNXH trên thế giới cũng đứng trước triển vọng được củng cố nhất định. Những nước này đã không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của mình, ngày càng trở thành chủ thể quan trọng của đời sống quan hệ quốc tế hiện nay, với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đẩy mạnh, chủ động và tích cực hội nhập với khu vực và thế giới, đưa các mối quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu một cách có hiệu quả. Với những thành tựu mà các nước XHCN đạt được trong thời gian qua đã góp phần rất quan trọng vào quá trình hình thành một cục diện thế giới mới theo hướng thật sự dân chủ, công bằng và cùng phát triển, cũng như góp phần vào cuộc đấu tranh chung

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

41

của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những thành tựu cải cách, đổi mới mà các nước XHCN đạt được giành được đã đóng góp rất to lớn cho quá trình phục hồi của PTCSQT, góp phần thiết thực vào việc tìm kiếm những phương thức hoạt động hiệu quả của PTCSQT hiện nay.

“Thực tiễn cải cách, đổi mới ở các nước XHCN đã cho thấy, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các nước XHCN còn lại đã vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị, đang kiên cường đấu tranh để trụ vững và phát triển” [52, tr.29]. Dưới sự lãnh đạo của các ĐCS, công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên và Lào đang trên đà phát triển, đặc biệt công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử quan trọng.

Bên cạnh đó, từ những bài học kinh nghiệm cả về thành công cũng như thất bại của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, các ĐCS cầm quyền ở các nước XHCN còn tích cực rút ra những kinh nghiệm của chính bản thân nước mình trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN ở, tích cực tìm tòi, tổng kết thực tiễn để đúc rút lý luận về xây dựng mô hình CNXH, nỗ lực tìm kiếm, khai phá con đường đi lên CNXH phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, dân tộc mình, phù hợp với những thay đổi của tình hình thế giới đã và đang diễn ra trong điều kiện CMKHCN và TCH. Trong quá trình tìm tòi, khám phá mô hình phát triển ở các nước XHCN, các ĐCS cầm quyền đã sử dụng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Đây thực sự là một quyết định mang tính đột phá cả về lý luận và thực tiễn.

“Khi tiến hành cải cách, đổi mới đất nước, Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN, còn ở Việt Nam là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, và ở Lào gọi là nền sản xuất hàng hóa đi lên CNXH” [51, tr.58]. Tuy ở mỗi nước có tên gọi khác nhau, mức độ phát triển và bước đi nhanh chậm trong phát triển kinh tế - xã hội có khác nhau, nhưng cách thức và nội dung chủ yếu của nó có những điểm giống nhau là sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. “Đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đảng Lao động Triều Tiên lựa chọn cải tiến theo hướng kinh tế thị trường với bước đột phá đầu tiên vào lĩnh vực giá, tiền và phân phối vào năm 2002” [92, tr.27]. Năm 2003 Triều Tiên thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2003 - 2008), đã quyết định

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

42

chủ trương khoán trong nông nghiệp, giao đất cho các hộ nông dân tự canh tác những gì mà họ thấy có hiệu quả, đồng thời phá bỏ bao cấp, giao quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp công nghiệp, sửa đổi luật đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển một số khu công nghiệp và đặc khu kinh tế. Chủ tịch Kim Châng In thường xuyên đi thăm Trung Quốc để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế thị trường. Còn riêng Cuba, con đường và cách thức xây dựng CNXH có những đặc điểm khác. “Năm 1991, Đảng Cộng sản Cuba khẳng định mục tiêu cao cả nhất của sự nghiệp cách mạng là xây dựng CNXH, đồng thời tuyên bố đất nước bước vào “thời kỳ đặc biệt” với hàng loạt chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội cụ thể” [111, tr.15]. Tuy nhiên, Cuba vẫn tiếp tục duy trì nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, nên đã đẩy đất nước vào tình trạng khủng hoảng, đến năm 1993 để khắc phục hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, ĐCS Cuba tuyên bố và thực thi chính sách cải cách, bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng. Mặc dù cách thức mà Cuba tiến hành trong quá trình xây dựng CNXH trong những năm 1990 có khác với các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên, nhưng ĐCS Cuba vẫn nhận thấy một nội dung quan trọng rằng: “Chúng ta đang có và sẽ có CNXH. Nhưng để CNXH tồn tại được, chúng ta phải vận dụng nhiều hơn các yếu tố rất khó điều khiển như quan hệ hàng hóa tiền tệ và cả một số yếu tố TBCN “ [13, tr.28]. Nhìn chung, sự lựa chọn nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH của các nước XHCN đã và đang thu được những kết quả quan trọng, được các ĐCS trên thế giới đánh giá cao và coi đó là hướng đi có tính quy luật của CNXH, trở thành hướng đi quan trọng của thế giới trong thế kỷ XXI. Các ĐCS đều cho rằng, sự phát triển kinh tế thị trường XHCN và việc gắn những ưu việt của chính quyền nhân dân với những thành tựu mới nhất của KH - KT, với tham gia tích cực vào thị trường quốc tế của Trung Quốc và Việt Nam, coi đây là sự bổ sung độc đáo vào lý luận của CNXH.

Với những thành tựu đã đạt được trong quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc, đổi mới của Việt Nam và Lào, sự phát triển kinh tế - xã hội của Cuba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã làm cho thế và lực của CNXH trên thế giới ngày càng khác xa so với những năm 1990 - sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu. Điều đó đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế của CNXH và PTCSQT. Việt Nam sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế - xã hội phát triển gấp nhiều

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

43

lần so với trước. Về đối ngoại, từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã bình thường hóa, phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với tất cả các nước trên thế giới.

Đối với Trung Quốc, quá trình cải cách, mở cửa và hiện đại hóa đất nước từ năm 1978 đã đem lại cho họ một tầm vóc kinh tế, chính trị, KH - KT, quân sự lớn mạnh đến mức không một chủ thể quan hệ quốc tế nào ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể bỏ qua vai trò của quốc gia này trong tính toán chiến lược của mình [138, tr.12].

Còn các nước Lào, Triều Tiên, Cuba trong những năm qua tốc độ tăng trưởng GDP tuy không đồng đều, nhưng có xu hướng ngày càng tăng.

Có thể khẳng định rằng, những thành quả từ công cuộc cải cách, đổi mới đất nước của các nước XHCN trong những năm qua đã chứng minh cho thế giới thấy được sức sống mãnh liệt và khả năng tự đổi mới của các giá trị XHCN ngay trong bước vận động quanh co của PTCSQT. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy sự trưởng thành lớn mạnh của các ĐCS cầm quyền - nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử của CNXH ở mỗi nước và trên thế giới. Thực tiễn cải cách, đổi mới ở các nước XHCN đã tiếp tục khẳng định sức sống và tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Những thành tựu đạt được trong xây dựng CNXH không chỉ tiếp tục khẳng định tư cách bộ phận nòng cốt của các nước XHCN đối với PTCSQT, mà còn giúp họ tăng cường sức mạnh quốc gia, trở thành những chủ thể quốc tế, có tác động quan trọng đến so sánh lực lượng của thế giới đương đại. Đây cũng là nguồn động viên,cổ vũ lớn lao đối với các ĐCS của PTCSQT và phối hợp hoạt động trong phong trào, góp phần củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của những người cộng sản. Sự tìm tòi, khai phá con đường đi lên CNXH, mô hình xây dựng CNXH của các nước này trở thành những đóng góp rất lớn, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn cho việc phát triển CNXH khoa học, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong hoàn cảnh mới, phù hợp với thời đại.

2.2.3. Khái quát quá trình tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế trước năm 2001

* Khái quát quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT trước năm 1991 Với tư cách đội tiên phong chính trị và bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức

của phong trào công nhân, PTCS xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ XIX khi Đồng minh những người cộng sản ra đời (1847-1852) do C.Mác và Ph.Ăngghen

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

44

lãnh đạo. Từ đó, lý luận cách mạng thâm nhập ngày càng sâu rộng vào PTCN, tạo tiền đề cho sự ra đời hàng loạt các ĐCS. Quá trình trưởng thành của các đảng, cùng với những đòi hỏi thực tế khách quan cấp bách của PTCN, đã xuất hiện ba tổ chức quốc tế của công nhân đó là: Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I, 1864-1876), Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Quốc tế II, 1889-1914) và Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III, 1919-1943). “Như vậy ngay sau khi được thành lập, các tổ chức Quốc tế I, Quốc tế II và Quốc tế III đã tích cực triển khai hoạt động xây dựng khối đoàn kết thống nhất của các ĐCS-CN và toàn bộ PTCSQT” [150, tr.25]. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới đã làm cho CNXH và PTCSQT trở thành hiện thực sinh động và chủ thể mở đầu thời đại mới. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, nước Nga Xô viết bước vào sự nghiệp xây dựng CNXH. Các ĐCS trên thế giới đã tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng ở nhiều nước và khu vực. Cuộc đấu tranh của Liên Xô và PTCSQT đã góp phần quan trọng và quyết định nhất vào chiến thắng đối với chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Từ sau chiến tranh thế giới II đến cuối thập niên 80 thế kỷ XX, PTCSQT có nhiều nỗ lực trong xây dựng và củng cố lực lượng. Tình đoàn kết thống nhất và sức mạnh của PTCSQT được xác lập và phản ánh thông qua hoạt động của Cục Thông tin quốc tế (1947-1956) cùng với các hội nghị quốc tế và khu vực của các ĐCS, nhằm trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các đảng thành viên và xác định chiến lược, sách lược của những người cộng sản trong hoàn cảnh lịch sử mới. Qua 9 năm tồn tại, Cục Thông tin quốc tế đã có đóng góp nhất định vào việc khôi phục, củng cố sự đoàn kết quốc tế của PTCS sau khi Quốc tế III giải tán (5-1943); đồng thời vạch ra những nhiệm vụ cơ bản của các ĐCS trong cuộc đấu tranh chống CNTB và CNĐQ.

Tiếp theo là ba hội nghị quốc tế của các ĐCS- CN trên thế giới. Hội nghị đại biểu của 64 ĐCS - CNQT (11-1957) đã hoàn toàn tán thành Tuyên bố chung, coi đây là văn kiện chỉ đạo có tính cương lĩnh của toàn bộ PTCSQT. Đến tháng 11-1960, Hội nghị đại biểu 81 ĐCS - CN đã nêu ra những luận điểm cơ bản về thời đại ngày nay, xác định những nhiệm vụ cấp bách của những người cộng sản và tổng kết các kinh nghiệm mang tính quy luật của cách mạng XHCN.

Các hội nghị khu vực và các hội nghị lý luận quốc tế của phong trào cộng sản liên tục được tiến hành những năm tiếp theo,: Hội nghị ĐCS các nước Mỹ Latinh -

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

45

Caribê (La Habana, 6 -1975), Hội nghị Béclin của các ĐCS - CN hâu Âu (6 -1976), Hội nghị các ĐCS châu Á (Ulan Bato, 1988), Hội nghị lý luận quốc tế “Sự nghiệp xây dựng CNXH và sự phát triển thế giới” (Xôphia, 1978), Hội nghị khoa học quốc tế “Các Mác và thời đại ngày nay - cuộc đấu tranh cho hoà bình và tiến bộ xã hội” (Béclin, 1983)… Thông qua các hội nghị quốc tế và các cuộc gặp gỡ nhiều bên, PTCSQT đã khẳng định là một lực lượng có tổ chức, quyết tâm phối hợp hành động, đoàn kết và thống nhất trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu trước mắt và lâu dài của GCCN trên thế giới.

Với sức mạnh của một lực lượng có tổ chức trên toàn thế giới, phong trào cộng sản quốc tế đã có cống hiến lớn lao và vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với tiến trình lịch sử thế giới trong thế kỷ XX. Tiếp theo thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, thì sự hình thành hệ thống XHCN thế giới là một cống hiến lịch sử của phong trào cộng sản quốc tế. Hệ thống XHCN thế giới là lực lượng nòng cốt nhất của PTCSQT đã có vai trò mở rộng CNXH từ một nước thành lực lượng thế giới hùng hậu: 15 nước, 26% diện tích và 30% dân số toàn cầu, có thực lực quân sự, kinh tế đủ mạnh để đối trọng trước CNTB đế quốc.

Phong trào giải phóng dân tộc là một trong những sự kiện chính trị trọng đại nhất thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1945 trở đi. Ở nhiều nước Á- Phi- Mỹ Latinh, các ĐCS trở thành lực lượng lãnh đạo, hoặc đóng vai trò nòng cốt của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Kết quả là hơn một trăm dân tộc đã giành được độc lập, khai sinh một thực thể quốc tế mới - các nước đang phát triển - góp phần làm thay đổi nền chính trị thế giới trong suốt thế kỷ XX.

Quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQ có những đóng góp to lớn và góp phần quyết định vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới và cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội nói chung. Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ II đặt ra nhiều vấn đề mới và phức tạp cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình. Các ĐCS đã kiên trì và chủ động tiến hành đấu tranh không chỉ nhằm đẩy lùi chiến tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập, hoặc để kéo dài thời gian cùng tồn tại hoà bình, mà còn nhằm loại bỏ hoàn toàn chiến tranh thế giới khỏi cuộc sống của xã hội loài người.

Những cống hiến to lớn của sự tập hợp lực lượng trong PTCSQT đã đưa thế kỷ XX đi vào lịch sử thế giới với những dấu ấn vô cùng sâu sắc trên hành trình giải phóng và phát triển của nhân loại. Sự ra đời của CNXH hiện thực, sự trưởng thành

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

46

và phát triển của PTCS - CNQT, cùng với cao trào giải phóng dân tộc đã mở ra những bước ngoặt lớn trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội. Trong đó, PTCSQT trở thành một nhân tố quan trọng, một lực lượng tiên phong của xu thế phát triển trong thời đại ngày nay.

* Khái quát quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 1991 đến năm 2000

Thứ nhất: Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân (International Meeting of Communist and Workers’ Parties - IMCWP) tại Aten: Sau những chính biến ở Đông Âu và Liên Xô, mọi hoạt động chung của PTCSQT bị ngưng trệ, gián đoạn. Trong bối cảnh ấy, tìm kiếm những hình thức mới để phối hợp hoạt động chung cho phong trào đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Nhân kỷ niệm 150 năm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848 - 1998) và 80 năm ngày thành lập ĐCS Hy Lạp (KKE), Ban lãnh đạo KKE đã quyết định mời đại biểu các ĐCS-CN từ khắp thế giới về “ Gặp mặt ở Aten để thông tin về tình hình của các đảng, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, đấu tranh của các lực lượng, tổ chức cộng sản, công nhân trong bối cảnh mới” [23]. Từ đó, IMCWP đã trở thành hoạt động thường niên của các ĐCS-CN toàn thế giới, đến năm 2000, Diễn đàn đã tổ chức được 3 kỳ gặp mặt (năm 1998, 1999, 2000). Mỗi năm Diễn đàn đều tiến hành thảo luận một chủ đề cụ thể về những vấn đề cấp bách của thế giới và PTCS-CNQT. Những vấn đề được tập trung thảo luận, trao đổi ý kiến tại ba lần gặp mặt là: Về học thuyết Mác - Lênin; Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu và tác động của sự biến này; Về bản thân PTCSQT từ đầu thập niên 1990 đến nay; Về chiến lược, sách lược xây dựng liên minh trong cuộc đấu tranh của GCCN hiện nay; Về TCH, khu vực hoá và tác động của các xu thế này đối với các lực lượng cộng sản, công nhân thế giới; “Về phương án thay thế của các lực lượng cộng sản, cánh tả thế giới đối với hình thái TCH - TBCN hiện nay; Về những sự kiện quốc tế lớn như cuộc tấn công quân sự của NATO vào Nam Tư (1999)” [47, tr.159].

Qua ba kỳ hội nghị, IMCWP đã trở thành một hình thức hoạt động quốc tế rất sáng tạo của các lực lượng cộng sản, công nhân, các lực lượng cánh tả tiến bộ trên thế giới ba năm qua. Thành công của hình thái phối hợp hoạt động chung này được thể hiện ở chỗ: Việc tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế là một đóng góp quan trọng của ĐCS Hy Lạp đối với PTCSQT trong bối cảnh phong trào bị khủng hoảng.

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

47

Diễn đàn trở thành hình thức hoạt động chung mới của PTCSQT từ cuối thập niên 90 đến nay. Diễn đàn đã tận dụng kịp thời thành tựu của cuộc CMKHCN hiện đại để tăng cường hoạt động chung của các ĐCS - CN thế giới và nó là một kênh quan trọng để các đảng trao đổi thông tin, quan điểm về những vấn đề cấp bách của thời đại, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động của nhau. Diễn đàn tạo cơ hội để các lực lượng cộng sản, cánh tả tiến bộ khắp thế giới phát biểu, bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước những chuyển biến của thế giới hiện nay.

Bên cạnh những thành công là nét nổi bật, chủ đạo, thì IMCWP cũng gặp một số khó khăn như: Thiếu nguồn lực (đặc biệt là nguồn tài chính); Đến năm 2000, gặp mặt Aten chưa đề cập nhiều đến các vấn đề tư tưởng, lý luận của PTCSQT. Các đảng lớn (có đông đảng viên, có tiềm năng vật chất, kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo, có nhiều sáng tạo trong vận dụng, phát triển lý luận về CNXH) chưa thể hiện vai trò tương xứng của mình trong khuôn khổ diễn đàn Aten. Mặt khác, còn tồn tại khoảng cách khá lớn trong nhận định, đánh giá của các ĐCS - CN về những vấn đề lớn, cấp bách của thời đại, như về tiến trình TCH kinh tế, về những xu hướng vận động, phát triển của thế giới đương đại. Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của PTCSCNQT từ năm 1991 đến năm 2000, IMCWP là một bằng chứng thuyết phục cho thấy những người cộng sản đang cố gắng tìm các hình thức mới để tập hợp lực lượng, thống nhất quan điểm, tăng cường hợp tác phối hợp hành động, khôi phục, củng cố vai trò vị thế của một lực lượng cách mạng tiên phong của thời đại.

Thứ hai: Diễn đàn Sao Paulô (SPF- Sao Paulo Forum). Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã tác động tiêu cực nặng nề đối với PTCS - CN và các lực lượng cánh tả tiến bộ ở Mỹ Latinh, phong trào đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn không còn hậu thuẫn của hệ thống XHCN. Mặt khác sự gia tăng áp đặt CNTD mới từ thập niên 80 (thế kỷ XX) đã đưa lại hậu quả rất nặng nề trong đời sống kinh tế, xã hội của các nước khu vực, làm dấy lên một phong trào rộng lớn của GCCN và nhân dân lao động đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, chống lại sự tấn công của tư bản độc quyền thông qua CNTD mới về kinh tế, đứng trước yêu cầu bức xúc đó, đòi hỏi các ĐCS-CN và cánh tả Mỹ Latinh phải tăng cường liên minh, đoàn kết, thống nhất hành động để định hướng phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động chống lại kẻ thù chung là GCTS, các thế lực đế quốc và phản động. Vì vậy, ngày 2/7/1990 tại thành phố Sao Paulô - Braxin

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

48

Đảng Lao động Braxin đã triệu tập các đảng cánh tả khác thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribê, với sự tham dự của đại biểu 48 chính đảng và tổ chức để thảo luận về tình hình thế giới và những hậu quả của CNTD mới đối với khu vực. Tại cuộc gặp gỡ lần đầu tiên diễn ra các đại biểu tham dự đã nhất trí đặt tên cho cuộc gặp gỡ này là “Diễn đàn Sao Paulô”. Diễn đàn ra đời đánh dấu bước phát triển mới của PTCS, cánh tả Mỹ Latinh, khai sinh một hình thức liên hệ, tập hợp lực lượng mới giữa các ĐCS - CN và cánh tả ở khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.

Năm 1991, tại Mêhicô cuộc gặp lần thứ II của SPF đã được tổ chức với sự có mặt của gần 50 đoàn đại biểu đại diện cho các đảng chính trị và lực lượng tiến bộ của khu vực. Tại đây, các đại biểu tập trung thảo luận, nhận định về những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực; đồng thời nhấn mạnh để đạt được ý tưởng liên kết mạnh mẽ hơn của châu lục, cần phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về những điểm khác biệt, tìm kiếm sự đồng thuận trong hoạt động của các ĐCS-CN, cánh tả ở khu vực. Diễn đàn lần thứ III của SPF được tổ chức tại Nicaragoa năm 1992. Diễn đàn lần thứ IV của SPF diễn ra 7/1993 tại La Habana (Cuba), với sự tham dự của đại diện 112 đảng và phong trào cách mạng, dân chủ trong khu vực. Qua các hội nghị này các nội dung vấn đề thảo luận của SPF đầy đủ và toàn diện hơn,không chỉ thảo luận về tình hình khu vực, mà còn tham khảo kinh nghiệm thực tiễn các nước khác trên thế giới, nhất là kinh nghiệm về công tác giáo dục chính trị, tập hợp lực lượng quần chúng, đồng thời tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của sự đoàn kết, thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đảng, các lực lượng cách mạng và cánh tả Mỹ La tinh. Trong những năm tiếp theo, SPF vẫn tổ chức đều đặn các kỳ hội nghị: Hội nghị lần thứ V (1995) tại Urugoay. Hội nghị lần thứ VI (1996) tại En Xanvađo; Hội nghị lần thứ VII (1997) tại Braxin; Hội nghị lần thứ VIII tại Mêhicô (1998), Hội nghị lần thứ IX tại Nicaragoa (2000). Các hội nghị này thu hút sự tham gia đông đảo của các lực lượng cách mạng, cánh tả khắp thế giới. Chủ đề của các hội nghị rất đa dạng từ vấn đề “Khủng hoảng kinh tế xã hội và cuộc đấu tranh chống lại CNTD mới ở Mỹ Latinh” đến việc “Xây dựng một giải pháp dân chủ và nhân dân để đương đầu với CNTD mới ở Mỹ Latinh và Caribê” và “Cánh tả trước thế kỷ mới, cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn”. Qua thảo luận, đại biểu tham dự các hội nghị đều nhấn mạnh rằng: “CNTD mới không làm cho Mỹ Latinh phát triển, ngược lại nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đưa nhiều

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

49

nước Mỹ Latinh đến khủng hoảng kinh tế xã hội, do vậy cần kiên quyết chống lại CNTD mới” [6, tr.57].

Thứ ba: Những hoạt động chung khác của các ĐCS - CN Một là: Sự phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CN ở khu vực các nước TBPT Từ giữa những năm 1990, các ĐCS - CN ở các nước TBPT đều bắt đầu phục

hồi và đổi mới các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác. Nhờ đó, sự phối hợp hoạt động chung giữa các đảng có chuyển biến rõ nét. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đã hình thành một số diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế giữa các ĐCS - CN và cánh tả. Ngoài các diễn đàn, các cuộc gặp mặt của các ĐCS - CN ở Nicôsia (Síp), Aten (Hy Lạp), Beclin (Đức), những biểu hiện sinh động về đoàn kết và tập hợp lực lượng của các ĐCS ở các nước TBPT còn được thể hiện bằng sự tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh của quần chúng phản đối thất nghiệp, chính sách tự do hoá thị trường lao động, cắt giảm quỹ phúc lợi xã hội. “Thời gian này các ĐCS ở các nước TBPT bắt đầu tham gia tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình quy mô lớn phản đối mặt trái của TCH cũng như cuộc chiến tranh do Mỹ, Anh phát động chống Irắc” [42, tr.54].

Nhân kỷ niệm 150 năm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, ngày sinh Mác, Ăngghen, Lênin, các ĐCS ở EU đều tổ chức các cuộc gặp mặt, hội thảo khoa học. Đáng chú ý nhất phải kể đến là: Cuộc gặp mặt quốc tế của Hiệp hội toàn quốc không gian Mác (ANEM) do ĐCS Pháp tổ chức tháng 5/1998 tại Pari với sự có mặt của trên 600 đại biểu đến từ các châu lục. Ngoài ra, Hội nghị tại Síp (12/2000) với chủ đề “Sự cần thiết và phương thức tổ chức nhằm đối phó với trật tự thế giới mới và toàn cầu hóa kinh tế” có 60 đoàn đại biểu ĐCS - CN tham dự. Thực tế nêu trên cho thấy, các lực lượng cộng sản ở các nước TBPT nói riêng và trên toàn thế giới nói chung vẫn thể hiện nhu cầu đoàn kết, thống nhất hành động, nhất là trong đấu tranh chống lại các chính sách áp đặt, cường quyền của CNĐQ, đấu tranh vì quyền lợi hàng ngày của người lao động, vì hoà bình và dân chủ.

Hai là: Phối hợp hoạt động của các ĐCS - CN khu vực Liên Xô, Đông Âu (trước đây)

- Tại khu vực Liên Xô (trước đây) Có thể khẳng định, mọi hoạt động chung của các lực lượng cộng sản trên lãnh thổ Liên Xô thời kỳ hậu Xô viết được triển khai, điều hành chủ yếu bởi Liên đoàn các ĐCS - ĐCS Liên Xô (SKP-KPSS) và ĐCS LB

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

50

Nga. Thời điểm cao nhất Liên đoàn đã tập hợp được tới 24 đảng và tổ chức phong trào cánh tả ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây. Với sự điều phối của Liên đoàn, những năm qua các ĐCS - CN ở Liên Xô cũ đã phối hợp các hoạt động bảo vệ các quyền và các thành tựu xã hội của những người lao động, phục hồi mối quan hệ toàn diện, tình hữu nghị giữa các dân tộc Xô viết và đấu tranh để khôi phục Liên bang Xô viết trên cơ sở tự nguyện, khôi phục ĐCS Liên Xô, chính quyền nhân dân và CNXH. Ngoài ra, Liên đoàn cũng tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế, tham gia và tổ chức các cuộc gặp gỡ quốc tế của các lực lượng cánh tả như Diễn đàn Sao Paulo (Braxin), Gặp mặt Aten (Hy Lạp). Liên đoàn xúc tiến thành lập ĐCS Liên minh Nga - Bêlarus vào ngày 15/7/2000. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, Liên đoàn thành lập các tổ chức thuộc Liên đoàn như tổ chức “Liên minh quốc tế của các sĩ quan Xô viết”. Hoạt động của tổ chức này góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước và những giá trị tốt đẹp mà nhân dân ở các nước Cộng hoà Xô viết có được trong chế độ XHCN. Ngoài Liên đoàn các ĐCS- CN Liên Xô, còn có Liên đoàn Cộng sản Nga (RKS). Đây là tổ chức liên minh lỏng lẻo của các lực lượng cộng sản ở Nga, bao gồm ĐCS Nga, ĐCS Bônsêvich toàn Nga, Đảng của những người cộng sản Nga, ĐCS Nga - ĐCS Liên Xô. Tổ chức RKS ra đời 7/1994 song do vị trí của từng đảng thành viên còn hạn chế, nên chưa thể giành được sự ủng hộ của cử tri, chưa có vị trí trong hệ thống quyền lực Nga [119, tr.68].

- Tại khu vực Đông Âu: Từ đầu thập niên 90, các ĐCS - CN ở khu vực này bị phân liệt, phân hoá trầm trọng. Các đảng đi theo nhiều xu hướng khác nhau. Có đảng tiếp tục quan điểm cũ, có đảng về cơ bản vẫn chấp nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, song có những đổi mới, có đảng chuyển hẳn sang lập trường của lực lượng dân chủ xã hội... Tuy sự phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CN ở các nước Đông Âu không gắn kết, và mạnh như ở khu vực Liên Xô (trước đây), nhưng bước đầu cũng có những mối liên kết nhất định.

Ba là: Phối hợp hoạt động của các ĐCS - CN khu vực Trung Đông: Sau khi Liên Xô tan rã, PTCS - CN ở Trung Đông trải qua nhiều biến động sâu sắc, suy yếu và phân liệt. Tuy vậy, sau cơn chấn động chung, phong trào bắt đầu có sự xốc lại đội ngũ cả về tổ chức, cả về hình thức hoạt động. Hầu hết các ĐCS - CN ở đây từng bước phục hồi, tiến hành triển khai tập hợp lực lượng mới. Đồng thời với việc tập hợp lực lượng trong nước, các ĐCS - CN ở Trung Đông đã xác lập những hình thức

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

51

mới trong phối hợp hoạt động trên phạm vi khu vực. Năm 1993, ĐCS Xiry tổ chức các hội thảo quốc tế với các chủ đề “Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản”, “ Các phương tiện thông tin đại chúng của trật tự thế giới mới”, thu hút sự tham gia của phần lớn các ĐCS ở khu vực này. “Trong các dịp dự Đại hội của ĐCS Xiry (8/1995), ĐCS Ixrael (2/1997) đại biểu các ĐCS khu vực đã tích cực, chủ động trao đổi về hoạt động chung nhằm tạo ra bước tiến mới cho phong trào cách mạng ở khu vực, góp phần phát triển phong trào cách mạng quốc tế” [62, tr.108]. Có thể nói, bước đầu các ĐCS-CN ở khu vực đã xây dựng được những nội dung phối hợp, liên kết lực lượng phù hợp tình hình thực tế, có sức lôi cuốn quần chúng tham gia.

Bốn là: Sự phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CN và các lực lượng cánh tả, phong trào đấu tranh vì hoà bình, vì tiến bộ xã hội, vì sự phát triển bền vững. Sự phối hợp hoạt động này diễn ra trên một số hướng sau:

- Phối hợp hành động, tăng cường hợp tác giữa các ĐCS - CN và các lực lượng cánh tả tiến bộ. Các ĐCS-CN đều tăng cường đối ngoại đảng, điều chỉnh về chiến lược và sách lược nhằm mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả; thông qua các hội nghị quốc tế, các diễn đàn khu vực để trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động. Nội dung chính trong phối hợp hoạt động gồm: Phát triển lý luận xây dựng CNXH và đấu tranh cách mạng trong bối cảnh TCH; Trao đổi quan điểm về xây dựng, phát triển kinh tế thị trương; Chia sẻ quan điểm về sử dụng phương thức đấu tranh nghị trường và dân chủ để cải biến CNTB, sau đó tiến hành bước quá độ lên CNXH; Đánh giá về quá trình TCH... Các ĐCS - CN và lực lượng cánh tả đã phối hợp cùng nhau tổ chức những cuộc biểu tình, tuần hành lớn ở nhiều nơi trên thế giới mỗi khi có các cuộc họp cấp cao của Diễn đàn kinh tế thế giới, WB, IMF. Phối hợp đấu tranh chống chiến tranh, chống cường quyền đế quốc bảo vệ hoà bình thế giới. Các đảng đều nhất trí rằng cần quốc tế hoá cuộc đấu tranh của các tầng lớp lao động, các lực lượng, phong trào cách mạng tiến bộ trên toàn thế giới. Về thái độ và hành động chung, các ĐCS - CN cùng các lực lượng cánh tả xác định: Trên quy mô toàn cầu, cần mở rộng, tăng cường phối hợp hành động giữa những người cộng sản và cánh tả nhằm hạn chế, ngăn chặn mọi hành động hiếu chiến của các thế lực đế quốc... Ở cấp độ khu vực, châu lục, cần tìm ra những hình thức hợp tác phù hợp, tăng cường gặp gỡ, trao đổi ý kiến, phối hợp hành động trước những vấn đề của khu vực và châu lục mình.

- Sự phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CN với Phong trào hoà bình thế giới. Phát huy truyền thống là lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh bảo vệ

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

52

hoà bình, các ĐCS - CN đã có nhiều hình thức phối hợp hoạt động phát huy vai trò của mình trong Phong trào hoà bình thế giới. Những hình thức phối hợp hành động chung gồm: Tuần hành, mít tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng; Chất vấn các quan chức qua truyền hình; Thông qua các Diễn đàn quốc tế tiến hành trong thời gian nổ ra chiến tranh để biểu thị thái độ phản đối chiến tranh, bảo vệ hoà bình; Tổ chức cầu nguyện cho hoà bình; Biểu tình qua mạng Internet; Làm “lá chắn sống”.

- Sự phối hợp hoạt động giữa các Đảng ĐCS - CN với các Đảng Xanh để thực hiện những mục tiêu chung, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững. Trong tham gia phối hợp hành động với Đảng Xanh, các ĐCS - CN vẫn luôn giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh. Hợp tác vì những mục tiêu, nội dung đấu tranh của các đảng Xanh có nhiều điểm tích cực, tiến bộ, còn đấu tranh vì nội bộ các đảng Xanh và Thuyết chính trị Xanh mà nó đại diện còn không ít hạn chế.

- Sự phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CN và Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá. Các ĐCS - CN trên thế giới đều xác định và chủ động xúc tiến quan hệ, phối hợp hoạt động với phong trào này. Các ĐCS - CN và lực lượng cánh tả đều lên tiếng phản đối toàn cầu hoá TBCN, đồng thời nhận định rằng “Cần thay đổi phương hướng phát triển của tiến trình TCH, thực hiện tiến trình TCH sao cho nhân dân ở mọi nước đều được hưởng lợi, và cùng chia sẻ đồng đều những tiêu cực từ TCH” [129, tr.89]. Các cuộc mít tinh, biểu dương lực lượng phản đối mặt tiêu cực của TCH kinh tế đối với cuộc sống của các tầng lớp lao động, sự phát triển kinh tế, duy trì ổn định chính trị xã hội của các nước nghèo, đối với sự phát triển an toàn bền vững của cả cộng đồng nhân loại luôn được các ĐCS - CN và cánh tả ủng hộ, tham gia ở các mức độ khác nhau.

Tiểu kết chương 2 Vận động trong bối cảnh lịch sử mới, đầy biến cố phức tạp, PTCSQT nói

chung và phối hợp hoạt động của phong trào nói riêng những năm đầu thế kỷ XXI luôn chịu sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan. Những nhân tố ấy không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thực tiễn của phong trào nói chung và phối hợp hoạt động của phong trào nói riêng, mà còn đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trên phương diện lý luận cần phải lý giải và tháo gỡ, góp phần soi sáng con đường đấu tranh của các ĐCS - CN trong thời gian tới. Bên cạnh những nhân tố tác động tích cực đến phong trào như thành tựu cải cách, đổi mới của các ĐCS cầm quyền,

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

53

truyền thống cách mạng của các ĐCS - CN, những cơ hội do sự phát triển CMKHCN và xu thế TCH... thì nhìn chung phối hợp hoạt động của PTCSQT những năm đầu thế kỷ XXI, về cơ bản, phải đối diện trước những khó khăn, thách thức lớn do cuộc thoái trào tạm thời của CNXH hiện thực, sự sụp đổ của hệ thống XHCN và cuộc phản kích hiểm độc của các thế lực đế quốc, phản động trên thế giới chống lại PTCSQT. Thực tế cho thấy từ năm 1991 đến năm 2000, sự hợp tác, những nỗ lực phối hợp hành động của các ĐCS - CN, cánh tả và phong trào tiến bộ xã hội đã và đang đem lại thành quả đáng kể và ấn tượng. Các hình thức phối hợp đó rất phong phú, đa dạng. Nhiều hình thức mới đã tận dụng được những tiến bộ của cuộc CMKHCN và thiết chế dân chủ tư sản để đưa lại những kết quả to lớn. Những nội dung phối hợp đấu tranh đều hướng vào những vấn đề của thời đại, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của đại đa số các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vấn đề đặt ra trong thời gian tiếp theo là các ĐCS trong phong trào có đủ tỉnh táo và sáng tạo để tận dụng những thời cơ lịch sử, đồng thời vững vàng bản lĩnh để tập hợp lực lượng một cách hiệu quả vượt qua những khó khăn, thách thức đầy biến cố đó, tiếp tục đấu tranh kiên định hướng tới mục tiêu chiến lược của mình. Do đó tình đoàn kết, thống nhất, sự khôn khéo, linh hoạt phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng trở thành một trong những vấn đề có ý nghĩa cốt tử đối với PTCSQT hiện nay.

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

54

Chương 3 THỰC TRẠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHONG TRÀO

CỘNG SẢN QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế trong tình hình mới

3.1.1.1. Quan điểm tập hợp lực lượng Quan điểm chung của các đảng trong PTCSQT đều thống nhất phải tăng

cường quan hệ, phối hợp hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc: “Độc lập tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đoàn kết và hữu nghị với nhau” [6, tr.57]. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện thực tế của mỗi ĐCS, quan điểm đường lối về đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng của từng ĐCS cũng có nét đặc thù riêng.

Quan điểm về tập hợp lực lượng và đoàn kết quốc tế của các ĐCS cầm quyền và các ĐCS - CN chưa cầm quyền ở các nước TBCN cụ thể là:

Thứ nhất: Đối với các ĐCS cầm quyền ở 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên, Cu Ba đang lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, ra sức phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, giữ vững độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, "Quan điểm về tập hợp lực lượng và đoàn kết quốc tế của GCCN, dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của lãnh tụ nước đó về CNQT của GCCN” [51, tr.54]. Các ĐCS cầm quyền trong khi tuyên bố đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên cho việc phát triển quan hệ hợp tác với các ĐCS - CN, các đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, các phong trào cách mạng tiến bộ xã hội trên thế giới. Trong đường lối quốc tế của mình, các đảng này đều coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác với các ĐCS trong PTCS - CNQT với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới, theo hai kênh song phương và đa phương.

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

55

Trên bình diện song phương, sự hợp tác giữa các ĐCS cầm quyền với nhau có một vị trí đặc biệt quan trọng vì đây không chỉ là mối quan hệ giữa hai đảng cùng chung nền tảng tư tưởng và ý thức hệ XHCN, mà còn là biểu hiện mối quan hệ giữa hai nhà nước, giữa nhân dân hai nước XHCN với nhau, trên cơ sở bảo lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. “Bởi vậy, quan hệ song phương giữa các ĐCS cầm quyền có sự kết hợp một cách trực tiếp giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, cho nên cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh, ngoại giao, kinh tế, đến văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quốc phòng…”[76, tr.36]. Trên thực tế, hiện nay các ĐCS cầm quyền, các nước XHCN đã từng bước cải thiện, phát triển quan hệ, xây dựng những khuôn khổ quan hệ mới về mặt đảng và về mặt nhà nước, thích hợp với điều kiện tương quan lực lượng mới trên thế giới. Sự phát triển quan hệ Trung Quốc -Việt Nam, Trung Quốc - Cuba, Trung Quốc - Lào, Trung Quốc - Bắc Triều Tiên, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cuba, Việt Nam - Bắc Triều Tiên, Lào - Cuba.v.v… thời gian qua là những biểu hiện sinh động tình đoàn kết, hữu nghị giữa các ĐCS cầm quyền, giữa các nước XHCN. Cùng với việc tăng cường quan hệ giữa các nước XHCN trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa giáo dục, KH- KT và quốc phòng an ninh thời gian qua, các ĐCS cầm quyền chủ trương phát triển hợp tác nghiên cứu lý luận, trao đổi kinh nghiệm xung quanh vấn đề xây dựng mô hình con đường đi lên CNXH ở mỗi nước. Những cuộc trao đổi chân thành, cởi mở và thẳng thắng trên tinh tinh thần đồng chí giữa ĐCS Trung Quốc với ĐCS Việt Nam, ĐCS Cuba, Đảng Nhân dân cách mạng Lào trên lĩnh vực này có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi đảng trong việc tham khảo kinh nghiệm lý luận của nhau, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đảng, đồng thời đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ, phát triển CNXH khoa học nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung của PTCSQT hiện nay [51, tr.77].

Trên bình diện đa phương: Ngoài sự phát triển các quan hệ song phương, thì các ĐCS cầm quyền đều quan tâm tham gia vào các hình thức quan hệ đa phương trong PTCSQT với mức độ khác nhau. Sự tham gia tích cực của ĐCS Việt Nam, ĐCS Cuba trên Diễn đàn Sao Paulô và các cuộc gặp mặt quốc tế Aten, đặc biệt là những cống hiến của Đảng và Nhà nước Cuba đối với lực lượng cánh tả Mỹ Latinh thời gian qua, đã nhận được sự đánh giá cao của các đảng bạn.

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

56

Với bước đi và cách làm đúng đắn trong cải cách, đổi mới, các ĐCS cầm quyền đã giành được những thành tựu hết sức quan trọng, nâng cao thực lực, vị thế, uy tín của các nước XHCN trên trường quốc tế. Những thành tựu hiện nay của các nước XHCN trên lĩnh vực đối ngoại phản ánh rõ nét tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối đoàn kết quốc tế của các ĐCS cầm quyền và là sự đóng góp rất đáng trân trọng của các đảng này đối với sự khôi phục, củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa các ĐCS - CN quốc tế, đối với quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT những năm đầu thế kỷ XXI.

Thứ hai: Đối với các ĐCS - CN chưa cầm quyền ở các nước TBCN, trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường, vấn đề cấp bách đặt ra là các đảng phải nhanh chóng chuyển hướng chiến lược và sách lược phối hợp, tập hợp lực lượng đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ và những mục tiêu chung khác, chống lại các chính sách áp bức, áp đặt, cường quyền của CNĐQ. Điều đáng chú ý là, trên lĩnh vực này, các ĐCS - CN ở các nước tư bản đã có những chuyển động tích cực, thể hiện qua quan điểm, đường lối của một số đảng tại các nước TBPT về đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng. Sau đây xin nêu quan điểm, đường lối của một số ĐCS về đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng như sau:

Đảng Cộng sản Anh mới (NCP- The New Communist Party of Britain) chủ trương ủng hộ phong trào độc lập dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, CNXH và vì một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân lao động Anh cũng như toàn thể những người lao động trên thế giới. Đảng bảo vệ lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa Mác - Lê nin, CNQT vô sản, đấu tranh đòi giải trừ quân bị, chống CNTB và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đánh giá cao sự nghiệp cải cách, đổi mới CNXH ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba. NCP quan tâm mở rộng quan hệ với các ĐCS - CN trong và ngoài khu vực để học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Đảng cộng sản Anh (CPB- Communist Party of Britain) luôn bày tỏ mong muốn tăng cường đoàn kết quốc tế, ủng hộ Cu ba, đòi thống nhất Bắc Ireland vào Cộng hòa Ireland. Đảng lên án hành động khủng bố 11/9/2001 nhằm vào nhân dân Mỹ, bày tỏ cảm thông với những nạn nhân của vụ khủng bố, nhưng phản đối hành động quân sự trả đũa của Chính phủ Mỹ và sự ủng hộ vô điều kiện của Chính phủ Anh đối với các hành động quân sự của Mỹ ở Apganistan và Irắc. Đảng cũng bày tỏ tình đoàn kết, công khai ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Palextin...

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

57

Đảng Cộng sản tái lập Italia (CRP- Partito della Rifondazione Comunista) thừa nhận mình là một Đảng đại diện cho lợi ích của GCCN, của người lao động, thanh niên, trí thức và tất cả những ai theo đuổi lý tưởng XHCN, tư tưởng mác-xít; chống chủ nghĩa phát xít. Đảng phấn đấu cho quyền tự do của các dân tộc vì hòa bình và đoàn kết quốc tế, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống CNĐQ; chủ trương tích cực tham gia hợp tác quốc tế và hành động liên hợp giữa các ĐCS-CN quốc tế, phải gắn kết và phối hợp được hoạt động của Đảng với phong trào đấu tranh của các tổ chức công đoàn và quần chúng trong nước với hoạt động của các lực lượng cộng sản, cánh tả toàn châu Âu. Đảng ủng hộ việc xây dựng châu Âu thống nhất để chống lại bá quyền của Mỹ.

Đảng cộng sản Italia (CPI- Comunista Partito Italian) cho rằng ở Italia đang nổi lên mâu thuẫn và đấu tranh giữa lực lượng phản động, phát xít với các lực lượng dân chủ, nên Đảng buộc phải lựa chọn liên minh với các lực lượng chính trị trong liên minh trung tả, coi đây là một sự lựa chọn chiến lược để giữ nền dân chủ. Trong tình mới, Đảng đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng theo hướng “Đoàn kết và đổi mới”. Trên trường quốc tế, CPI chủ trương duy trì, củng cố quan hệ với các ĐCS ở các nước XHCN và hát triển quan hệ với các ĐCS, các đảng cánh tả, đảng Xanh và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

ĐCS Đức (DKP- Deutsche Komunistiche Partei) khẳng định cần phấn đấu vì sự thống nhất của GCCN, sự hoà hợp của những người cộng sản, những người xã hội - dân chủ và tất cả lực lượng dân chủ trong cả nước đấu tranh cho hoà bình, tiến bộ xã hội. Mục tiêu của Đảng được xác định là: “Đấu tranh cho một xã hội XHCN không còn bóc lột, thất nghiệp, nghèo nàn; không còn phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng; bảo vệ sinh thái; thực hiện các quyền tự do dân chủ; phân phối lại của cải xã hội”. Do đó, Đảng cần thu hút sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động vào cuộc đấu tranh chung, tăng cường hoạt động trong công đoàn, phụ nữ, liên minh với Đảng của CNXH dân chủ Đức (PDS) và các lực lượng dân chủ cánh tả khác. Đảng cộng sản Đức coi trọng việc tích cực tham gia các hội nghị, các cuộc gặp mặt quốc tế, các hoạt động của các ĐCS châu Âu nhằm thống nhất các lực lượng cộng sản tại châu lục, đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác, hữu nghị, vì các quyền dân sinh, dân chủ; chống các lực lượng phát xít mới và các phong trào, tổ chức có tư tưởng thù địch với người nước ngoài; chống tiến trình liên

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

58

kết châu Âu TBCN, chống chủ nghĩa tự do... “DKP chủ trương tăng cường đoàn kết với các ĐCS cầm quyền và các ĐCS ở những khu vực khác trên thế giới” [38].

Đảng Cộng sản Pháp (PCF - Parti Communiste Francais) khẳng định: Việc tăng cường các mối quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa GCCN, các lực lượng cộng sản và cách mạng là nhu cầu khách quan. Điều này xuất phát từ lợi ích chung và trở nên cấp thiết trong hoàn cảnh thế giới hoá nền kinh tế và sự hợp tác chặt chẽ của các lực lượng tư bản nhằm khắc phục những mâu thuẫn nội bộ và chống phá các lực lượng cách mạng. Đây yêu cầu bức bách đòi hỏi những người cộng sản và các lực lượng cách mạng không thể để cho những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của mình bị suy yếu đi, mà trái lại phải tăng cường đoàn kết chống CNĐQ, CNTB độc quyền xuyên quốc gia [27].

Đảng Cộng sản Hy Lạp (KKE:Communist Party of Greece) cho rằng, trong bối cảnh TCH hiện nay rất cần thiết phải thiết lập Mặt trận chống đế quốc trên quy mô toàn cầu vì những lợi ích chính đáng của nhân dân lao động và các dân tộc, vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong hoạt động quốc tế, Đảng quan tâm phát triển quan hệ với các ĐCS trên thế giới. Đảng đưa ra nhiều sáng kiến tổ chức hội nghị, diễn đàn quốc tế nhằm tăng cường sự phối hợp hành động, tập hợp lực lượng, hợp tác, tham khảo ý kiến lẫn nhau giữa các ĐCS và công nhân. Thủ đô Aten đã trở thành điểm hẹn của hàng loạt cuộc gặp gỡ có ý nghĩa lịch sử. Tháng 5/1998 tại đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ thường niên của các ĐCS và công nhân với các chủ đề luôn nóng hổi tính thời sự cấp bách của thế giới [23].

Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha (PCP) là một trong những đảng đặc biệt coi trọng việc tập hợp lực lượng, hình thành những liên minh rộng rãi đấu tranh chung giữa GCCN và các tầng lớp nhân dân lao động khác ở Bồ Đào Nha cũng như ở các khu vực khác của thế giới. Đảng nhấn mạnh yêu cầu phải thường xuyên đổi mới, củng cố về tổ chức, đoàn kết nội bộ, mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. ĐCS Bồ Đào Nha cho rằng, trong bối cảnh khi các lực lượng tư bản đang hợp sức chống lại công nhân và lao động, mở rộng sự thống trị, cướp bóc các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trấn áp các phong trào đấu tranh đòi quyền sống, ráo riết tập hợp lực lượng tiến hành chiến tranh, thì hơn bao giờ hết “GCCN, các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hoà bình, các ĐCS và lực lượng cánh tả thế giới phải củng cố quan hệ hợp tác, đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn” [56, tr.18]. Cuộc đấu tranh của các ĐCS ở cấp độ quốc

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

59

gia vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định đối với cuộc đấu tranh chung của toàn thể GCCN thế giới. Song bên cạnh đó, việc tiến hành hoạt động chung với tất cả lực lượng xã hội tiến bộ là rất cần thiết để đối phó với sự chống trả trên quy mô toàn cầu và những âm mưu áp đặt một trật tự chuyên chế mới từ phía các lực lượng đế quốc hiếu chiến. Để đoàn kết quốc tế, ĐCS Bồ Đào Nha cho rằng phải bắt đầu từ đoàn kết trong nước, mà trước hết là vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng đối với xã hội.

Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (PCE): Xác định việc tập hợp lực lượng, hình thành các liên minh rộng rãi dựa trên những mục tiêu chung là rất quan trọng nhằm tạo ra những tiến bộ trong đường hướng của CNXH. Để thành lập được các liên minh này, những người cộng sản phải nhận thức rõ mọi mâu thuẫn hiện nay của CNTB, tìm ra những điểm chung, những lợi ích tương đồng của mình với các lực lượng tiến bộ khác, từ đó chủ động liên kết với các lực lượng đó, cố gắng hướng hoạt động của họ vào mục tiêu chung: đấu tranh vì quyền dân sinh, dân chủ, vì việc làm, vì sự bình đẳng trong thụ hưởng phúc lợi xã hội, chống áp bức bóc lột, chống phân biệt đối xử vì lý do sắc tộc, tôn giáo... và cuối cùng là vì mục tiêu XHCN. Nhiệm vụ trước mắt của Đảng là tăng cường vai trò trong các phong trào chống mặt trái của TCH. Đảng ý thức sâu sắc rằng, sự liên kết toàn cầu của GCCN với các tầng lớp nhân dân lao động, các lực lượng chính trị xã hội cánh tả trong cuộc đấu tranh chống CNTB là cần thiết, vì kẻ thù của GCCN và nhân dân lao động là GCTS đã liên minh lại trên quy mô toàn cầu.

Những người cộng sản cần thành lập một thiết chế quốc tế mới để tổ chức cuộc chiến toàn cầu chống CNTB. Thiết chế quốc tế mới này được hiểu như là sự đoàn kết giữa những người bị áp bức trên thế giới, gắn kết, bảo đảm sự cân bằng giữa cuộc đấu tranh trong nội bộ từng quốc gia và cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn cầu [28, tr.58].

Đảng Cộng sản Nhật Bản trong Cương lĩnh sửa đổi tại Đại hội XXIII (1/2004) chỉ rõ, với trình độ phát triển kinh tế vào bậc nhất thế giới, Nhật Bản sẽ không cần đến thời kỳ quá độ nào nữa, mà chỉ cần tiến hành “những chuyển đổi dân chủ trong khuôn khổ CNTB” để trực tiếp tiến thẳng vào “xã hội XHCN/xã hội CSCN” [57, tr.76-77]. Thực hiện “những chuyển đổi dân chủ”, Đảng chấp chấp nhận liên minh, hợp tác với tất cả các đảng phái, lực lượng chính trị trong một chính phủ liên hợp được bầu lên thông qua những cuộc bầu cử thực sự dân chủ. Đảng

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

60

phấn đấu cùng với các lực lượng tiến bộ khác chiếm đa số tuyệt đối trong chính phủ liên hiệp, đề ra và triển khai những đạo luật, những chính sách kinh tế - xã hội đảm bảo lợi ích của đại đa số các tầng lớp nhân dân lao động, hạn chế, tiến tới chấm dứt sự thao túng của tầng lớp tư bản tài phiệt.

Đảng cộng sản Nhật Bản đặc biệt chú trọng quan hệ với các ĐCS - CN, các lực lượng, phong trào chính trị - xã hội tiến bộ trên thế giới. Đảng cho rằng, việc thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các ĐCS - CN ở các nước khác, chủ động, tích cực tham gia vào các diễn đàn, các hoạt động chung của PTCSQT là một nhiệm quan trọng trên mặt trận đối ngoại của mình [24, tr.57].

3.1.1.2. Mục tiêu tập hợp lực lượng Hiện nay hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới luôn diễn biến phức tạp,

khó lường, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, đòi hỏi các đảng thuộc PTCSQT không chỉ vững vàng bản lĩnh chính trị, mà đồng thời cũng phải luôn sáng suốt, tỉnh táo phân tích tình hình trong nước và quốc tế nhằm đề ra đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn.

Trong quan hệ quốc tế nói chung và trong quan hệ giữa các ĐCS-CN, các lực lượng cánh tả, tiến bộ nói riêng, quá trình tập hợp lực lượng cũng luôn diễn ra rất phức tạp, đa dạng, bởi thực chất đây là việc giải quyết các quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia. Tuy nhiên, mục tiêu của việc tập hợp lực lượng trong PTCSQT còn tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chính trị cần đạt được ở từng giai đoạn cách mạng. Có mục tiêu trước mắt, có mục tiêu cơ bản lâu dài. Mục tiêu đoàn kết, tập hợp lực lượng thời kỳ chiến tranh lạnh chủ yếu giữ vững, bảo toàn chế độ XHCN trong quan hệ đối đầu giữa hai hệ thống. Mục tiêu của tập hợp lực lượng hiện nay không hoàn toàn khuôn theo mục tiêu của giai đoạn trước, mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội bảo đảm cho sự phồn vinh của mỗi quốc gia, dân tộc được lựa chọn ưu tiên. Trong bối cảnh quốc tế mới, khi hệ thống XHCN không còn nữa, mục tiêu của tập hợp lực lượng trong PTCSQT vừa có chung, vừa có cái riêng, hòa quyện và đan xen lẫn nhau. Do vậy, mục tiêu của việc tập hợp lực lượng trên tất cả các cấp độ: từ quốc gia, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu, nhìn chung đều là nhằm tạo sự phối hợp hành động chung, tăng cường sức mạnh để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề, mà tự bản thân mỗi lực lượng riêng lẻ không thể hoặc khó có thể giải quyết được. Nhưng

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

61

những chủ thể tham gia tập hợp lực lượng ngoài việc hướng tới mục tiêu chung, đều mong muốn đạt được những mục tiêu, lợi ích cụ thể của mình với mức độ khác nhau. Đây chính là chất keo kết dính tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay

Một khía cạnh khác của xu thế và hình thức tập hợp lực lượng trên thế giới là tính thời gian và phạm vi bao quát của chúng. Nếu tập hợp lực lượng dựa trên cơ sở trùng hợp về lợi ích cơ bản, thì xu thế liên kết, tập hợp lực lượng sẽ mang tính lâu dài, bao quát nhiều lĩnh vực, cho dù hình thức của nó có lúc chặt chẽ, có lúc lỏng lẻo và mờ nhạt. Nếu tập hợp lực lượng dựa trên sự trùng hợp về lợi ích cụ thể, thì xu thế liên kết, tập hợp lực lượng đó sẽ mang tính chất ngắn hạn và thường chỉ ở một vài lĩnh vực cụ thể. Lợi ích của các chủ thể tham gia liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng thường rất đa dạng và phức tạp, trong đó lợi ích cơ bản, lâu dài và các lợi ích cụ thể luôn luôn đan xen với nhau. Do đó, khi tham gia liên minh liên kết, tập hợp lực lượng, các chủ thể đều đứng trước nhu cầu kết hợp những vấn đề có tính chiến lược với những vấn đề có tính sách lược. “Thực tế đó làm cho bức tranh hiện thực về các xu thế và hình thức liên kết, tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay càng thêm phức tạp với sự đan xen của các xu thế khác nhau và với những hình thức hết sức đa dạng” [43, tr.12-13].

Quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay cũng chịu sự chi phối của xu thế tập hợp lực lượng chung trong quan hệ quốc tế như đã nêu trên. Do đó, về mục tiêu tập hợp lực lượng của PTCSQT trong giai đoạn hiện nay là nhằm đoàn kết các lực lượng trong phong trào với nhau và với các lực lượng tiến bộ trên thế giới để tăng cường sức mạnh cho các ĐCS-CN và toàn bộ phong trào trong việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó, một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, bức xúc đặt ra hiện nay đối với các ĐCS-CN trên thế giới là từng bước vững chắc vượt qua cuộc khủng hoảng của PTCSQT, đưa phong trào phát triển với tư cách lực lượng đi tiên phong của thời đại ngày nay, phấn đấu đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [6, tr.57].

Hiện nay các ĐCS-CN đang xúc tiến tập hợp lực lượng trên các cấp độ rất đa dạng: ở từng nước, tại các khu vực và trên phạm vi thế giới, với nội dung, phương thức và hình thức cũng rất phong phú, trên nhiều lĩnh vực. Xét về bản chất, các ĐCS-CN có sự thống nhất về lợi ích chiến lược cơ bản, lâu dài, đó là xây dựng thành công CNXH, CNCS, đồng thời do bản chất quốc tế quy định, quan hệ giữa

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

62

các ĐCS-CN được chỉ đạo bởi những nguyên tắc của CNQT của GCCN. Do đó, liên kết, tập hợp lực lượng giữa các đảng của PTCSQT hiện nay có ý nghĩa cơ bản, chiến lược lâu dài, nội dung bao quát tất cả các lĩnh, đặc biệt là sự liên minh, tập hợp lực lượng giữa các ĐCS cầm quyền với nhau.

3.1.2. Nội dung và phương thức tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản quốc tế

3.1.2.1. Nội dung tập hợp lực lượng Về nội dung phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN và

với các đảng cánh tả và các lực lượng tiến bộ khác: Việc tăng cường các mối quan hệ hợp tác, đoàn kết hữu nghị giữa các ĐCS -CN với nhau là nhu cầu khách quan. Điều này xuất phát từ lợi ích chung của các ĐCS và trở lên cấp thiết trong bối cảnh TCH hiện nay và sự liên kết ngày càng chặt chẽ của các lực lượng tư bản nhằm khắc phục những mâu thuẫn nội tại và chống phá các lực lượng cách mạng tiến bộ. Trước yêu cầu bức bách đó, đòi hỏi những người cộng sản không thể để cho những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của mình bị suy yếu đi, mà trái lại phải tăng cường đoàn kết với các đảng cánh tả và tất cả các lực lượng cách mạng tiến bộ chống CNĐQ, CNTB độc quyền xuyên quốc gia. Quá trình phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN và với các đảng cánh tả, các đảng Xanh, phong trào hoà bình, cùng với các lực lượng tiến bộ khác có nội dung phong phú, trong đó đáng chú ý là các nội dung chủ yếu sau:

Một là: Phát triển lý luận xây dựng CNXH, CNXH là tương lai và đấu tranh cách mạng trong bối cảnh TCH và trong điều kiện sự biến đổi của CNTB ngày càng sâu sắc và xu thế TCH diễn ra mạnh mẽ, các ĐCS-CN đã tích cực tìm tòi con đường, cũng như phương thức để thực hiện mục tiêu CNXH [6, tr.214]. Thông qua các quan hệ song phương, các hội nghị, diễn đàn quốc tế và trao đổi trên Internet, nhiều vấn đề lý luận về mô hình xây dựng CNXH trong bối TCH, về đấu tranh giành chính quyền, dân chủ hoá đời sống chính trị, những đặc điểm mới của CNTB đương đại... được các ĐCS-CN, cánh tả thảo luận và ra nghị quyết, thông cáo báo chí. Theo hướng này, những cuộc hội thảo, trao đổi song phương về lý luận giữa ĐCS Trung Quốc với ĐCS Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Cuba, nhận được sự đánh giá rất cao trong PTCSQT thời gian qua. Thông cáo báo chí về cuộc gặp mặt Aten lần thứ XIII (tháng 12/2011), Các ĐCS đã khẳng định: Trong bối

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

63

cảnh khủng hoảng của CNTB, các kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng CNXH trên thế giới đang chứng minh tính ưu việt của CNXH và cho thấy rõ chỉ có CNXH mới có thể loại bỏ chiến tranh, thất nghiệp, nghèo đói, mù chữ; chỉ có CNXH mới tạo điều kiện cho sự phát triển phù hợp lợi ích của nhân dân lao động. Các ĐCS - CN cần đẩy mạnh hoạt động, phát huy vai trò dẫn dắt cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân các nước đi lên CNXH.

Nghị quyết của Hội nghị lần thứ XVIII SPF đã nêu rõ: “Cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra là cuộc khủng hoảng của nền văn minh trước hệ quả của phương thức sản xuất và tiêu dùng TBCN, đòi hỏi các giải pháp triệt để và toàn diện cả về kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, văn hóa và do đó, CNXH chính là sự lựa chọn cần thiết và đúng đắn nhất.

“Về đấu tranh nghị trường, xuất phát từ đặc điểm tình hình trong nước, nhiều ĐCS-CN và cánh tả đều chủ trương thông qua phương thức đấu tranh nghị trường một cách hoà bình và dân chủ để cải biến CNTB, sau đó tiến hành bước quá độ lên CNXH” [48, tr.136]. Thông qua trao đổi lý luận, các đảng đều nhấn mạnh chủ trương dân chủ hoá đời sống chính trị, đảm bảo sự tham gia giám sát của nhân dân đối với đời sống chính trị đất nước.v.v…

Trên lĩnh vực kinh tế, hầu như các ĐCS chủ trương trong quá trình xây dựng CNXH “phải kết hợp kế hoạch với thị trường, đa dạng hoá loại hình sở hữu, tăng cường sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, thực hiện chính sách tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi của người lao động, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động” [48, tr.135]. Các ĐCS ỏ châu Âu, chủ trương một nền kinh tế hỗn hợp mà tư doanh và quốc hữu cùng tồn tại, chủ trương giữ vững ảnh hưởng của bộ phận quốc hữu đối với tổng thể nền kinh tế quốc dân cũng như năng lực điều tiết vĩ mô của nhà nước.

Hai là: Phối hợp đấu tranh chống áp bức, bóc lột TBCN, chống chính sách tự do kinh tế mới của CNĐQ, tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc, áp dụng những chính sách riêng để phát triển kinh tế - xã hội ở các nước khu vực. CNTD mới được áp dụng ở Mỹ Latinh thực chất là mô hình quản lý kinh tế - xã hội TBCN kiểu Mỹ, trong đó nhấn mạnh một cách thái quá việc mở cửa, tự do hoá thương mại, đầu tư và tư nhân hoá. Tuy có mang lại một số kết quả trước mắt về tăng trưởng kinh tế, nhưng các mặt trái của nó

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

64

ngày càng bộc lộ gay gắt. Tình trạng phân hoá xã hội, bất bình đẳng xã hội, nghèo đói, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, nợ nước ngoài, nạn tham nhũng... gia tăng nhanh chóng, gây mất ổn định xã hội dẫn đến khủng hoảng chính trị triền miên. CNTD mới được coi là một trong những nguyên nhân làm cho châu Mỹ giữ vị trí số 1 thế giới về tình trạng phân hoá giàu nghèo. Vì vậy phải phối hợp đấu tranh chống áp bức, bóc lột TBCN, chống chính sách tự do kinh tế mới của CNĐQ, đây là một nội dung quan trọng trong phối hợp hành động, tập hợp lực lượng giữa các ĐCS-CN và các lực lượng cánh tả trong từng nước cũng như trên phạm vi toàn thế giới. các ĐCS - CN nhất trí nhận định rằng: Trong tình hình thế giới hiện nay, các ĐCS - CN cần triển khai đường lối chiến lược liên minh cả ở phạm vi từng nước, cả ở phạm vi quốc tế, tức là các ĐCS - CN cần gắn hoạt động trong nước với hoạt động chung của PTCS - CNQT. Trong liên minh ấy, các ĐCS - CN cần nắm quyền lãnh đạo, định hướng cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, vì quyền lợi của người lao động, chống lại sự áp bức của GCTS, đặc biệt là của các công ty độc quyền xuyên quốc gia, đồng thời không được lãng quên mục tiêu chiến lược của ĐCS - CN là xây dựng CNXH. Trên thực tế, các ĐCS - CN và lực lượng cánh tả đã phối hợp cùng nhau tổ chức những cuộc biểu tình, tuần hành lớn ở nhiều nơi trên thế giới mỗi khi có các cuộc họp cấp cao của Diễn đàn Đavớt, WB, IMF, WTO... Tại đó, các chính sách kinh tế tự do mới, các hình thức áp bức bóc lột tinh vi nhưng nặng nề người lao động bị lên án, vạch trần. Phong trào cánh tả Mỹ La Tinh đã tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc, áp dụng những chính sách riêng để phát triển kinh tế - xã hội ở các nước khu vực và thắt chặt tình đoàn kết và ủng hộ cách mạng Cuba, lên án chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cuba [71, tr.31].

Một trong những biểu hiện sinh động trong nỗ lực đoàn kết và tập hợp lực lượng của các ĐCS - CN và cánh tả ở các nước TBPT là năm 2001 ở Italia, các lực lượng cộng sản cũng dấy lên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của GCCN và nhân dân lao động phản đối các đạo luật do Chính phủ phái hữu dự định thông qua, nhằm hạn chế quyền của người lao động, tạo điều kiện để giới chủ tư bản dễ dàng hơn trong việc sa thải lao động.

Ba là: Phối hợp đấu tranh chống chiến tranh, chống cường quyền đế quốc bảo vệ hoà bình thế giới. Trong quan hệ song phương và nhất là tại các hội nghị, diễn đàn đa phương hoặc thông qua mạng Internet, các ĐCS - CN và các đảng cánh

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

65

tả đều nhận định: Sau sự kiện 11/9/2001 tình hình quốc tế biến động khó lường. Các thế lực đế quốc hiếu chiến vì lợi ích vị kỷ, tham vọng thống trị thế giới, các thế lực hiếu chiến bất chấp luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ cũng như sự phản đối, lên án của dư luận thế giới, ra sức lợi dụng chống khủng bố để tập hợp lực lượng, sẵn sàng hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, chống lại các phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới.

Trước tình hình trên, các ĐCS, cánh tả tiến bộ và các phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới bày tỏ sự nhất trí, cần phải có quan điểm và hành động nhất quán để hạn chế những tác động bất lợi cho phong trào, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.

Sự phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CN với phong trào hoà bình thế giới những năm qua tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt phong trào chống chiến tranh xâm lược của Mỹ - Anh ở Irắc (2003) trở thành một phong trào rộng lớn và mạnh mẽ nhất kể từ sau chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Phát huy truyền thống đi đầu trong đấu tranh bảo vệ hoà bình, các ĐCS - CN đã có nhiều hình thức phối hợp hiệu quả nhằm củng cố vai trò của mình trong phong trào hoà bình thế giới. Ngoài các hình thức truyền thống như: tuần hành, mít tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng quy mô lớn ngay tại các trung tâm tư bản đế quốc hiếu chiến nhất ở Âu - Mỹ, đã xuất hiện những hình thức mới như: chất vấn các quan chức qua truyền hình nhằm vạch trần âm mưu gây chiến tranh của chính phủ tư sản, đồng thời kêu gọi, tập hợp lực lượng đấu tranh bảo vệ hoà bình; tổ chức cầu nguyện cho hoà bình (diễn ra ở Ôxtrâylia, Pháp, Tây Ban Nha...); biểu tình qua mạng Internet; tấn công vào các trang Website của các chính phủ chủ chiến, gây nghẽn mạch cục bộ với mục đích ngăn chặn hoạt động gây chiến ở Irắc; làm “lá chắn sống”, quyên góp kinh phí cho những ai tình nguyện đến những điểm nóng, nơi các lực lượng đế quốc đang tiến hành chiến tranh xâm lược, như Ápganixtan, Irắc ngăn chặn hành động quân sự của các lực lượng đế quốc…

Bốn là: Phối hợp đấu tranh chống các khuynh hướng chính trị cực đoan, cực hữu, chống kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Trước nguy cơ trỗi dậy của những thế lực cực hữu phát xít ở một loạt các nước châu Âu, các ĐCS-CN và cánh tả ở đây là những người đi đầu, tích cực đấu tranh phản đối, ngăn chặn không để cho chính quyền rơi vào tay các thế lực cực hữu ấy. Đầu năm 2000, chính trường Tây Âu trở

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

66

nên cực kỳ sôi động trước việc Đảng Tự do của Joerg Haider tham gia Chính phủ liên minh của Đảng Nhân dân bảo thủ ở Áo. Đảng Tự do Áo là một đảng cực hữu có tư tưởng phát xít, chủ trương chống mở rộng EU, chống nhập cư và bài xích người nước ngoài. Việc tham gia chính phủ của Đảng Tự do áo đã làm dấy lên làn sóng phản đối quyết liệt của các lực lượng tiến bộ ở Áo và các nước Tây Âu.

Các ĐCS-CN và cánh tả ở đây không đứng ngoài cuộc mà tích cực tham gia vào phong trào phản đối này. Cuối tháng 4 đầu tháng 5/2002, các lực lượng cộng sản và cánh tả ở khắp châu Âu đã phối hợp phát động một chiến dịch rầm rộ kêu gọi cử tri Pháp tẩy chay, không bỏ phiếu cho ứng cử viên của Đảng Dân tộc quốc gia của M. Lepen - một đảng cực hữu có tư tưởng bài ngoại. Theo đó, đã nổ ra những cuộc biểu dương lực lượng chính trị khá rộng lớn của các tầng lớp nhân dân lao động ở các nước TBPT châu Âu, trong đó các ĐCS - CN và cánh tả là một trong những lực lượng tham gia lãnh đạo tích cực. Để bày tỏ thái độ phản đối quyết định của Hội đồng Nghị viện thuộc Hội đồng châu Âu (PACE) đưa ra “Nghị quyết về sự cần thiết phải lên án quốc tế đối với tội lỗi của CNCS”, các ĐCS-CN trên khắp thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động phản đối quyết liệt. Cùng với sự phối hợp hoạt động của các đảng tham gia cuộc gặp Aten năm 2005 đã ra Tuyên bố của những người cộng sản thế giới về kế hoạch của Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE) thảo luận báo cáo chống chủ nghĩa cộng sản Tháng 3/2006 theo sáng kiến của ĐCS Bồ Đào Nha, đại biểu của 23 ĐCS-CN từ khắp các nước châu Âu đã tổ chức hội nghị, cùng nhau bàn bạc, thống nhất quan điểm, đưa ra nhận định đánh giá thống nhất về tính chất nguy hiểm của “Nghị quyết” do PACE thông qua. Đồng thời, Hội nghị xác định những phương hướng hành động, đấu tranh chung trong thời gian sắp tới để phản bác, vô hiệu hoá hiệu lực của nghị quyết chống cộng đó. Hội nghị nêu rõ, các ĐCS - CN ở mỗi nước châu Âu có trách nhiệm làm cho dư luận nước mình thấy rõ tính chất phản động, phản dân chủ, nguy cơ trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít từ “Nghị quyết” của PACE. Hội nghị cũng tiến hành thảo luận dự thảo “Bị vong lục về tội ác của chủ nghĩa tư bản” do ĐCS Liên bang Nga soạn thảo và đề ra nhiệm vụ cho các đảng là nhanh chóng triển khai một chiến dịch lấy chữ ký rộng rãi ủng hộ dự thảo đó từ tất cả các tầng lớp nhân dân, các lực lượng tiến bộ ở nước mình.

Chính các cuộc đấu tranh như đã nêu trên đã có tác dụng ngăn chặn sự phục hồi, ngóc đầu dậy của các lực lượng phát xít cực hữu, hiếu chiến, dân tộc chủ nghĩa cực

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

67

đoan ở các nước TBPT. Nó góp phần bảo vệ hoà bình thế giới, thúc đẩy xu thế hợp tác, giao lưu quốc tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển của thế giới.

Năm là: Các ĐCS - CN, cánh tả và các Đảng Xanh phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường sống. Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ môi trường, sinh thái mà các Đảng Xanh đã thu hút và tập hợp được khá đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia vào những hoạt động của mình. Những hình thức hoạt động chính của Đảng Xanh là: Mít tinh, biểu tình, tập hợp chữ ký, nêu kiến nghị với chính phủ về những vấn đề môi trường. Thành lập các đoàn xe, các đội tàu đến các khu vực thử hạt nhân, vùng giới tuyến để ngăn chặn các cuộc thử hạt nhân và xung đột trên thế giới.

Lập những hồ sơ, trang Website về sự vi phạm môi trường của các chính phủ để tập hợp thông tin, thức tỉnh quần chúng đấu tranh. Đấu tranh nghị trường, tham gia trong liên minh cầm quyền để đấu tranh với những chính sách gây nguy hại cho môi trường của chính phủ [48, tr.141].

Trong tất cả các hình thức trên, các ĐCS - CN ở các nước đều tham gia với những mức độ khác nhau và ít nhiều đều mang tính tích cực vì sự phát triển bền vững của nhân loại. Tham gia phối hợp hành động với Đảng Xanh, các ĐCS - CN vẫn luôn giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh. Hợp tác vì những mục tiêu, nội dung đấu tranh của các Đảng Xanh ít nhiều mang tính tích cực, tiến bộ; đồng thời cần phải đấu tranh vì nội bộ các Đảng Xanh và Thuyết Chính trị xanh mà nó đại diện còn hàm chứa không ít hạn chế. Sự hợp tác phối hợp hành động giữa các ĐCS - CN và các Đảng Xanh những năm qua đã được triển khai trong nỗ lực bảo vệ môi trường và cả trên một số lĩnh vực xã hội khác. Các ĐCS-CN luôn theo dõi và có sự phối hợp hành động trong những vấn đề cụ thể như: bảo vệ môi trường, bảo vệ hoà bình, chống chạy đua vũ trang... Đây là những nội dung tiến bộ vì sự phát triển chung của nhân loại. Tuy nhiên, quá trình hợp tác của các ĐCS với các Đảng Xanh luôn bao hàm hai mặt vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm giữ vững lập trường và bản sắc của các ĐCS - CN nhưng cũng vì sự phát triển chung của toàn bộ phong trào tiến bộ xã hội trên thế giới.

Sáu là: Phối hợp giữa các ĐCS - CN, phong trào cánh tả với phong trào chống mặt trái của TCH. Sự tham gia, phối hợp hoạt động của các ĐCS - CN, phong trào cánh tả với phong trào chống mặt trái của TCH được quy định bởi những mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức, phương tiện đấu tranh mang tính

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

68

tích cực và cách mạng của phong trào này. Các ĐCS -CN và phong trào cánh tả trên thế giới đều xác định: Sự cần thiết và chủ động xúc tiến quan hệ phối hợp hoạt động với các lực lượng chống TCH, trước hết lên tiếng phản đối TCH TBCN, đấu tranh thay thế TCH của thiểu số và cho thiểu số hiện nay bằng một quá trình TCH mới cho tất cả mọi người. Đặc biệt, các ĐCS -CN và cánh tả nêu rõ chủ trương phối hợp hành động chống việc lợi dụng xu thế TCH để áp đặt một kiểu TCH tiêu cực, phi nhân bản của CNTB. Các cuộc mít tinh, biểu dương lực lượng phản đối tác động tiêu cực của TCH đối với cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lao động, đối với sự phát triển kinh tế, duy trì ổn định chính trị xã hội của các nước nghèo, kém phát triển và sự phát triển bền vững của cả cộng đồng nhân loại, luôn được các ĐCS - CN và cánh tả ủng hộ, tham gia ở các mức độ khác nhau. “Trong cuộc đấu tranh chống mặt trái của TCH hiện nay, những người cộng sản và cánh tả lựa chọn hình thức đấu tranh hoà bình, nhưng không thụ động, thông qua tuần hành biểu dương lực lượng” [149]. Trong tình hình hiện nay việc sử dụng bạo lực sẽ tạo cớ để chính quyền tư sản đàn áp phong trào bằng bạo lực. Tham gia vào phong trào chống mặt trái của TCH, các ĐCS và cánh tả đã gây được một số ảnh hưởng tích cực quan trọng, họ đấu tranh phê phán mặt trái của quá trình TCH, chống độc quyền, áp đặt, bất công, hướng tới những mục tiêu phát triển trong công bằng và văn minh.

Bẩy là: Phối hợp giữa các ĐCS - CN để khẳng định tầm quan trọng của Cách mạng tháng Mười vĩ đại năm 1917 và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các đảng và đề ra biện pháp phối hợp hành động của cánh tả trong cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới công bằng, vì hòa bình, tiến bộ xã hội. Các ĐCS - CN nhấn mạnh: Cách mạng tháng Mười vĩ đại năm 1917 là sự kiện có tầm quan trọng lịch sử mở ra một thời đại mới, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, liên kết họ trong cuộc đấu tranh vì một xã hội tự do và công bằng. Đồng thời các đại biểu phân tích trao đổi về xu hướng phát triển xã hội hiện nay; trao đổi ý kiến giữa các ĐCS - CN về hàng loạt vấn đề quốc tế cấp bách và tình hình ở các nước. Đề ra nhiệm vụ của những người Cộng sản trong việc bảo vệ chủ quyền, tăng cường các liên minh xã hội, củng cố mặt trận chống đế quốc trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và CNXH.

Có thể thấy, trong những năm qua, các ĐCS - CN đã có sự phối hợp hoạt động khá tích cực với các đảng cánh tả, các phong trào tiến bộ xã hội trên nhiều lĩnh vực. Sự hợp tác và những nỗ lực phối hợp hành động như vậy đã và đang đem lại

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

69

những thành quả đáng kể và rất ấn tượng. Các hình thức phối hợp hoạt động đó là rất phong phú đa dạng về nội dung, do đó tập hợp ngày càng được đông đảo các lực lượng chính trị, xã hội tham gia.

Tám là: Đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực và thế giới. Tại Hội nghị lần thứ X của Diễn đàn Sao Paulô không chỉ thể hiện rõ nét nhất sự đoàn kết ủng hộ lẫn nhau giữa các lực lượng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh, mà còn thể hiện sự đoàn kết trong PTCS - CNQT. Các đại biểu là quan sát viên của Diễn đàn, như các ĐCS - CN ở châu Âu, châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Đông,... đều ca ngợi và nhiệt tình ủng hộ nhân dân các nước Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh chống lại CNTD mới. Họ đều nhất trí coi Diễn đàn Sao Paulô là một biểu hiện sinh động tình đoàn kết của các lực lượng cộng sản, cánh tả và cách mạng trên toàn thế giới. Hội nghị thảo luận và thông qua 15 nghị quyết về: đoàn kết với nhân dân Cuba, Côlômbia, Puéctô Ricô, Vênêzuêla, Chilê, Êcuađo, Braxin, Haiti, các nước Ảrập; ủng hộ tiến trình hoà bình ở Trung Đông; lên án chủ nghĩa khủng bố quốc tế và sự kiện 11/9/2001, đồng thời cũng lên án cuộc chiến tranh của Mỹ chống nhân dân Ápganixtan.v.v..

3.1.2.2. Phương thức tập hợp lực lượng Về phương thức phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng giữa các ĐCS -

CN và các lực lượng cánh tả, tiến bộ từ năm 2001 đến nay, cụ thể như sau: Thứ nhất: Các ĐCS - CN đều quan tâm tăng cường đối ngoại đảng, điều

chỉnh về chiến lược và sách lược nhằm mở rộng quan hệ song phương, cũng như đa phương, trong đó đặt ra việc tăng cường với các đảng cánh tả và phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới. Đây là một trong những hình thức được biểu hiện rõ nét nhất ở các ĐCS cầm quyền tại các nước XHCN. Các ĐCS Trung Quốc, Việt Nam, Đảng NDCM Lào, Đảng Lao động Triều Tiên, Cuba đều điều chỉnh quan điểm đối ngoại của mình, mở rộng các cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, trao đổi lý luận với nhau và các đảng cánh tả, phong trào cánh tả trên thế giới [51, tr.87]. Còn ở các nước SNG và Đông Âu, các ĐCS - CN có khuynh hướng mềm dẻo hơn về sách lược, bắt tay hợp tác với các đảng cánh tả trong nước trước những sinh hoạt chính trị quan trọng như bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống... “Các ĐCS - CN ở các nước TBPT đẩy mạnh quan hệ với các đảng cánh tả, tham gia vào liên minh cầm quyền, tham gia phối hợp đấu tranh nghị trường vì những mục tiêu dân sinh, dân chủ” [76, tr.35]

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

70

Các ĐCS - CN và các đảng cánh tả ở mỗi nước, đã tăng cường phối hợp hành động trong đấu tranh nghị trường, cũng như trên mọi diễn đàn chính thức và phi chính thức để hạn chế, ngăn cản việc thông qua các đạo luật, qui định phản dân chủ, chống cộng, hạn chế quyền tự do dân chủ, các chính sách gây phương hại tới những thành quả đấu tranh đã giành được. Sự phối hợp này được thể hiện rõ nét nhất ở khu vực các nước đang phát triển Á- Phi - Mỹ Latinh. Các ĐCS ở các nước này đã đẩy mạnh hoạt động, tích cực chủ động tham gia vào các phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, chống lại sự can thiệp, áp đặt của các thế lực đế quốc, chống lại chính sách kinh tế tự do mới của Mỹ. Ở một số nước như: U-ru-goay, Vê-nê-zu-ê-la, Bra-xin, Ấn Độ, Nam Phi, các lực lượng cánh tả với sự phối hợp của các ĐCS-CN đã giành được những thắng lợi quan trọng trong các cuộc bầu cử, trở thành đảng tham chính.

Thứ hai: Quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT những năm qua đã và đang sử dụng có hiệu quả phương thức kết hợp song phương với đa phương nhằm tạo lập sự phối hợp hoạt động đa dạng theo từng vấn đề, từng lĩnh vực. Trong đó, các diễn đàn đa phương ở mọi quy mô, cấp độ ngày càng có xu hướng phát triển mở rộng, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sức mạnh chung cho phong trào. Thông qua các hội thảo, hội nghị quốc tế, các diễn đàn khu vực để trao đổi thông tin, bày tỏ lập trường quan điểm, chính kiến về nhiều vấn đề cấp bách đặt ra đối với PTCSQT nói riêng và thế giới hiện nay nói chung, từ đây tăng cường sự hiểu biết, tích cực ủng hộ lẫn nhau làm cho sự phối hợp hoạt động trở nên có hiệu quả, thiết thực. Từ năm 2001 đến nay, phương thức phối hợp hoạt động dưới dạng hội nghị quốc tế, diễn đàn khu vực là những phương thức thức nổi trội và diễn ra thường xuyên. Ví dụ, từ năm 2001 đến năm 2015 ĐCS Hy Lạp đã 15 lần (Từ lần III đến lần thứ XVII) đứng ra tổ chức gặp mặt quốc tế đại biểu các ĐCS-CN, mỗi kỳ gặp mặt đã thu hút được từ 40 đến 60 ĐCS - CN tham dự. Đây là phương thức tập hợp lực lượng mới nhằm tăng cường tình đoàn kết trao đổi ý kiến, thống nhất quan điểm, phối hợp hành động giữa các ĐCS-CN trong đó có cả một số đảng cánh tả trên thế giới. Ở khu vực Ban Căng, các ĐCS - CN và một số đảng cánh tả thường xuyên tổ chức các hội nghị khu vực nhằm thảo luận các vấn đề thời sự cấp bách của khu vực, thống nhất nhận thức và phối hợp hành động trong đấu tranh với các chính phủ cầm quyền và sự áp đặt của Mỹ và phương Tây đối với các nước khu vực. Diễn đàn Sao

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

71

Paulô là một ví dụ điển hình khác về sự phối hợp hoạt động giữa các đảng cánh tả, với các ĐCS-CN ở Mỹ Latinh, Caribê và một ĐCS trên thế giới. Sự phối hợp này đã góp phần năng động hoá hoạt động của cánh tả Mỹ Latinh, thúc đẩy trào lưu cánh tả tại đây có bước phát triển mới với sự thắng lợi liên tiếp trong bầu cử tổng thống trước hết của 9 lãnh tụ cánh tả như: Tổng thống Chavet ở Vênêzuêla, Lagốt ở Chilê, Lula đờ Silva ở Bra-xin, Kitchơnơ ở Áchentina, Tôrigiô ở Panama, Vatquet ở Urugoay, Môralet ở Bôlivia, Baxênét ở Chilê, Óctêga ở Nicaragoa [110, tr.87].

Thứ ba: Phương thức hiệp thương, đối thoại thẳng thắn, dân chủ trong quá trình xác định nội dung, tìm kiếm hình thức tập hợp lực lượng của PTCSQT trở thành vấn đề mang tính nguyên tắc chung được các ĐCS-CN thừa nhận và vận dụng. Rút bài học từ quá khứ, mọi phương thức áp đặt trong phối hợp hoạt động,tập hợp lực lượng được hạn chế và loại bỏ. Kinh nghiệm của từng đảng trong đấu tranh cho CNXH và xây dựng CNXH là quý báu song không phải là khuôn mẫu đối với phong trào chung, do đó cần được tham khảo, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn toàn cụ thể ở từng nước. “Các đảng tham gia tập hợp lực lượng trên cơ sở độc lập tự chủ, tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng không để xảy ra tình trạng có “đảng lãnh đạo”, “đảng trung tâm” và “đảng bị lãnh đạo”[47, tr.84]. Việc các ĐCS tham gia các hình thức phối hợp hoạt động chung thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, hiệp thương dân chủ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các thoả thuận đạt được trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, biết thông cảm với nhau, từ bỏ việc áp dụng các biện pháp hành chính để giải quyết các bất đồng giữa các đảng..., đã làm cho các hình thức tập hợp lực lượng trở nên ổn định, bền vững hơn.

Thứ tư: Trong quá trình tập hợp lực lượng, các ĐCS - CN những năm qua đã bước đầu sử dụng ngày càng nhiều hình thức mới trên cơ sở tận dụng được những tiến bộ của cuộc CMKHCN, cũng như một số thiết chế dân chủ tư sản nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp và tập hợp lực lượng. Trong đó đáng chú ý là việc thông qua mạng Internet để trao đổi thông tin, phối hợp hành động. Các ĐCS - CN, cánh tả lập những Website riêng và giới thiệu cho các ĐCS và cánh tả khác cùng truy cập, để nắm tình hình hoạt động chung của phong trào, hoặc cũng có thể đưa tin, trao đổi ý kiến, tài liệu về những vấn đề cùng quan tâm.Những Website điển hình và được nhiều đảng truy cập nhất hiện nay là: Website Solidnet (Đoàn kết) do ĐCS Hy

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

72

Lạp lập ra, Website Rednet (Thông tin đỏ) do ĐCS Mỹ phối hợp với ĐCS Ôtxtrâylia và ĐCS Canađa thành lập.

Một điều đặc biệt là khi sử dụng Internet làm phương tiện liên lạc trao đổi thông tin, các ĐCS - CN không chỉ phối hợp được với các đảng cánh tả mà còn liên lạc rộng rãi được với phong trào hoà bình, các đảng Xanh trong một số mục tiêu, nội dung đấu tranh [51, tr.87].

Các ĐCS - CN thông qua không gian mạng để tiến hành nghiên cứu, trao đổi, tranh luận về những vấn đề toàn cầu. Có rất nhiều mạng nổi tiếng chống lại mặt trái của TCH như mạng “Giám sát khống chế các công ty xuyên quốc gia”, mạng “Lựa chọn CNXH”, mạng “Nhân dân toàn cầu hành động phản đối tự do hoá mậu dịch và WTO”. Ngoài ra, các tổ chức bảo vệ môi trường như Tổ chức Hoà bình xanh quốc tế, Quỹ Thiên nhiên thế giới... đều duy trì những mạng riêng có ảnh hưởng rộng rãi. Những năm gần đây, một hoạt động chung khá phát triển, đó là các lực lượng phản đối TCH thường xuyên tiến hành biểu tình trên mạng trước mỗi lần tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới, trước các cuộc họp cấp cao của IMF, WB. NATO, G7, EU... làm nghẽn tắc mạng trong nhiều giờ, thậm thí nhiều ngày. Hành động trên biểu thị sự phản kháng của phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đối với các quyết định bất công của các tổ chức quốc tế nêu trên, đồng thời cũng là hình thức phối hợp hoạt động, biểu dương lực lượng của các đảng phái, phong trào chính trị xã hội.

3.2. MỘT SỐ HÌNH THỨC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ

3.2.1. Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân (IMCWP) 3.2.1.1. Nội dung Những năm đầu thế kỷ XXI, IMCWP vẫn tiếp tục diễn ra đó là Cuộc gặp

mặt lần thứ III của IMCWP tại Aten - Hy Lạp (22-24/6/2001) với sự tham gia của đại biểu 54 ĐCS - CN từ 41 nước đã thảo luận sôi nổi chủ đề “Những người cộng sản và phong trào lao động, phong trào công đoàn”. Các đại biểu chỉ ra rằng, những năm gần đây cuộc đấu tranh của các tầng lớp lao động trên thế giới có nét mới đáng chú ý, đó là hoạt động phản kháng đặc biệt sôi động trong dịp diễn ra các diễn đàn, hội nghị quan chức cấp cao của các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại toàn cầu như IMF, WB, WTO. Tuy nhiên, các đại biểu cũng thẳng thắn thừa nhận, “sự tham

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

73

gia và vai trò của các lực lượng cộng sản trong những chiến dịch phản kháng nêu trên còn mờ nhạt, do vậy, các ĐCS - CN cần chủ động, tích cực tham dự và thể hiện vai trò tiên phong, định hướng của mình.

Cuộc gặp mặt lần thứ IV của IMCWP tại Aten- Hy Lạp (21-23/6/2002) có đại biểu của 63 ĐCS - CN.Chủ đề được đưa ra thảo luận là: “Những nét mới của tình hình thế giới sau sự kiện 11/9”. Trên tinh thần đoàn kết thân ái, với thái độ hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, các đại biểu đã trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm, nhận định của đảng mình đối với những vấn đề được đặt ra.

Về tình hình thế giới sau 11/9, các đại biểu thống nhất vạch rõ một số nét mới chủ yếu sau: 1) Dưới chiêu bài ngăn chặn nguy cơ khủng bổ, các nhà nước tư bản, đặc biệt là Mỹ và EU, không chỉ thu hẹp những quyền tự do cơ bản của nhân dân, mà còn thông qua hàng loạt đạo luật làm cơ sở pháp lý cho các hành động kiểm soát, theo dõi, xâm phạm bí mật đời tư của công dân.; 2) Hoạt động can thiệp vũ trang và đe doạ sử dụng vũ lực, kể cả vũ khí hạt nhân, được tăng cường và có nguy cơ trở thành xu hướng phổ biến trong quan hệ quốc tế. Mỹ lợi dụng chống khủng bố, phát động cuộc chiến Ápganixtan mà thực chất là nhằm mục tiêu kiểm soát khu vực chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu lửa, đồng thời tạo thế khống chế Nga và Trung Quốc, lập ra chính phủ thân Mỹ ở Ápganixtan...; 3) Các thế lực chống cộng ở khắp nơi trên thế giới tăng cường hoạt động. Một số chính phủ ra sức vận động để cơ quan lập pháp thông qua những đạo luật hạn chế, thậm chí ngăn cấm hoạt động của các ĐCS-CN ở nước mình...; 4) Các xu hướng chính trị cực hữu, các trào lưu mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa cực đoan, phân biệt, kỳ thị chủng tộc, các lực lượng phát xít mới có xu hướng trỗi dậy ở nhiều nơi; 5) Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống, vì quyền dân sinh, dân chủ. chống mặt trái của TCH giờ đây thường gắn liền với phong trào đấu tranh chống việc lợi dụng chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền, độc lập dân tộc của các nước.

Trong tình hình nêu trên, các đại biểu xác định rõ thái độ và hành động của các ĐCS - CN, là: 1) Cần làm cho dư luận xã hội thấy rõ ý đồ thâm hiểm của các thế lực phản động cố tình đánh đồng phong trào đấu tranh của GCCN và các tầng lớp lao động chống đế quốc, tư bản độc quyền, chống sự can thiệp, xâm lược với

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

74

các hành động khủng bố giết hại người dân vô tội. Lên án mạnh mẽ, kiên quyết phản đối mọi hành động lợi dụng chống khủng bố để tấn công vũ trang, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; 2) Cần quốc tế hoá cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên toàn thế giới. Để đấu tranh có hiệu quả với CNĐQ, thì GCCN và các lực lượng tiến bộ, hơn lúc nào hết, cần phải liên kết, hợp sức lại dưới sự lãnh đạo của các ĐCS - CN. 3) Cần đặc biệt bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ về vật chất và tinh thần cho những người cộng sản đang bị tù đày, hoặc đang phải hoạt động trong điều kiện bí mật, bị chính quyền kiểm soát ngặt nghèo, thậm chí bị săn đuổi.

Cuộc gặp mặt lần thứ V của IMCWP tại Aten - Hy Lạp (19-20/6/2003) có đại biểu của 61 ĐCS - CN từ khắp nơi trên thế giới. Xoay quanh chủ đề: “Phong trào đấu tranh phản đối TCH và chiến tranh đế quốc”, các đại biểu thảo luận về quan điểm, thái độ, vai trò của các ĐCS - CN trong phong trào đấu tranh chống chiến tranh Irắc và chống mặt trái của TCH. Diễn văn khai mạc của Tổng bí thư ĐCS Hy Lạp, A. Papariga, Thông cáo báo chí sau cuộc gặp, phát biểu của các đại biểu đã thể hiện sự thống nhất quan điểm về hàng loạt các vấn đề quan trọng, cấp bách: Các đại biểu kịch liệt lên án hành động quân sự của Liên quân Mỹ - Anh ở Irắc,. Về tình hình thế giới, các đại biểu cho rằng, CNĐQ đang ra sức lợi dụng chống khủng bố để chống lại các ĐCS - CN, các phong trào của quần chúng lao động, để áp đặt ý chí, hệ giá trị của họ cho phần còn lại của thế giới. Do đó, cộng đồng quốc tế cần tích cực đấu tranh nhằm xây dựng và thực thi một hệ thống pháp lý quốc tế bình đẳng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của các quốc gia dân tộc.

Cuộc gặp mặt lần thứ VI của IMCWP tại Aten -Hy Lạp (8-10/10/2004) có sự tham dự của đại biểu 64 ĐCS-CN trên thế giới với chủ đề: “Chống lại sự hiếu chiến của CNĐQ - các mặt trận đấu tranh và các đối sách”. Kết thúc ba ngày hội nghị, cùng với Thông cáo báo chí, đại diện các đảng tham dự ký 4 bản tuyên bố ủng hộ nhân dân Cuba, CHDCND Triều Tiên và Paletxtin. Các đại biểu thảo luận sôi nổi về tình hình thế giới và những vấn đề của PTCS-CNQT, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, vận động, tổ chức phong trào đấu tranh của quần chúng ở nuớc mình. Do đó, các ĐCS - CN cần đẩy mạnh phối hợp hành động với phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp lao động nhằm hạn chế, ngăn chặn chính sách và

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

75

hành động hiếu chiến của các thế lực cầm quyền ở các nước TBPT. Cần tiến hành tổng động viên mọi tiềm năng, sức mạnh để tạo thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho các phong trào đấu tranh vì hoà bình và CNXH. ĐCS-CN, cánh tả ở các nước TBPT có nhiệm vụ hàng đầu là hình thành mặt trận đấu tranh rộng rãi phản đối chính sách tân tự do, chống độc quyền, chống bóc lột, vì dân sinh dân chủ. Các đại biểu cũng nhất trí rằng, “bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các ĐCS - CN cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học về các vấn đề lý luận, như việc phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận xây dựng CNXH, xây dựng đảng trong bối cảnh mới” [47, tr.84-85].

Cuộc gặp mặt lần thứ VII của IMCWP, tại Aten - Hy Lạp (18-20/11/2005) với sự tham gia của 73 đoàn đại biểu từ 60 nước ở tất cả các châu lục. Chủ đề cuộc gặp là: “Những xu thế vận động hiện nay của CNTB. Hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội. Phương án thay thế của những người cộng sản”. Bên cạnh chủ đề chính, các đại biểu thảo luận hai văn kiện quan trọng: “Về tình hình xung quanh Lăng V.I Lênin” và “Tuyên bố của những người cộng sản thế giới về kế hoạch của Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE) thảo luận báo cáo chống chủ nghĩa cộng sản”. Như thường lệ, ngoài hội nghị và hội thảo, các đại biểu đã dự mít tinh, diễu hành biểu dương lực lượng do ĐCS Hy Lạp tổ chức với sự tham gia của hàng chục nghìn quần chúng nhân dân thủ đô Aten. Hội nghị đã ra tuyên bố về hàng loạt các vấn đề quốc tế, về tình đoàn kết, sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh của nhân dân một số nước trên thế giới. Các đại biểu nhất trí rằng, cần phải tăng cường tình đoàn kết và sự ủng hộ chính trị lẫn nhau giữa các ĐCS -CN và rộng hơn là giữa các phong trào quần chúng nhân dân nói chung, do đó cần nhân rộng hình thức sinh hoạt quốc tế như ở Aten ra cả ở cấp khu vực, liên khu vực cũng như trên quy mô toàn cầu. Những năm qua, đã diễn ra sự hợp tác có hiệu quả giữa các ĐCS - CN với các lực lượng dân chủ, yêu nước, chống đế quốc, chống độc quyền. Tại cuộc gặp Aten lần thứ VII, một loạt sáng kiến đã được đề xuất nhằm củng cố, phát triển tình đoàn kết và phối hợp hành động chung giữa các ĐCS-CN.

Cuộc gặp mặt lần thứ VIII của IMCWP tại Lít-xbon, Bồ Đào Nha, (tháng 11/2006). Từ năm 2006, các cuộc gặp trong khuôn khổ IMCWP được tổ chức luân phiên theo sự đăng cai của các đảng. Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha đăng cai tổ chức

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

76

với chủ đề: Những nguy cơ và tiềm năng của tình hình quốc tế; chiến lược của CNĐQ và vấn đề năng lượng. Cuộc đấu tranh của các dân tộc và kinh nghiệm Mỹ La tinh. Triển vọng của CNXH với sự tham gia của 61 đảng; đoàn đại biểu.

Cuộc gặp mặt lần thứ IX của IMCWP tại Min-xcơ của Cộng hòa Bê-la-rút

(3 -5/11/2007), với chủ đề “90 năm Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại”.

Tham dự cuộc gặp có đại diện hơn 80 ĐCS - CN. Với hàng chục báo cáo, tham luận

của các đoàn đại biểu khắp năm châu, cuộc gặp này nhằm một lần nữa nhìn nhận,

phân tích những sự kiện lịch sử năm 1917. Đồng thời các đại biểu phân tích trao đổi

về xu hướng phát triển xã hội hiện nay; trao đổi ý kiến giữa các ĐCS - CN về hàng

loạt vấn đề quốc tế cấp bách và tình hình ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm hoạt động

của các đảng và đề ra biện pháp phối hợp hành động của cánh tả trong cuộc đấu tranh

vì một trật tự thế giới công bằng, vì hòa bình, tiến bộ xã hội.

Cuộc gặp mặt lần thứ X của IMCWP tại Thành phố Sal Paolo, Brazil (21- 23/11/2008), đã diễn ra với chủ đề: Những hiện tượng mới trong đời sống quốc tế;

các vấn đề dân tộc, xã hội, môi trường, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng

xấu đi; cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, chủ quyền, tiến bộ và CNXH, sự thống

nhất hành động giữa các ĐCS - CN.

Cuộc gặp mặt lần thứ XI của IMCWP, New Dehli của Ấn Độ (20 - 22/11/ 2009). Cuộc gặp, có chủ đề “Khủng hoảng của CNTB thế giới, cuộc đấu tranh của

nhân dân lao động, giải pháp thay thế và vai trò của PTCS-CN”, thu hút sự tham gia

của 57 đoàn đại biểu các đảng từ 48 nước trên thế giới. Tại cuộc gặp, các đoàn đã

chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc đối

phó với những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Cuộc gặp mặt lần thứ XII của IMCWP, tại Johannesburg - Cộng hòa Nam Phi (3 -5/12/2010), có 49 đoàn đại biểu các ĐCS - CN từ 43 nước trên thế giới

tham dự. Với chủ đề: “Cuộc khủng hoảng hệ thống ngày càng sâu sắc của CNTB.

Nhiệm vụ của những người Cộng sản trong việc bảo vệ chủ quyền, tăng cường các

liên minh xã hội, củng cố mặt trận chống đế quốc trong cuộc đấu tranh vì hòa bình,

tiến bộ và CNXH”. Đại diện các đảng trong PTCS - CNQT đã trao đổi nhiều vấn đề

về tình hình thế giới cũng như các biện pháp tăng cường tình đoàn kết, sự hợp tác

và phối hợp hoạt động giữa các đảng trong tình hình hiện nay.

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

77

Cuộc gặp mặt lần thứ XIII của IMCWP tại Aten của Hy Lạp (9- 11/12/2011), đã diễn ra với chủ đề: “Chủ nghĩa xã hội là tương lai!”. Tham dự cuộc gặp có hơn 100 đại biểu của 78 đảng từ 61 nước trên thế giới. Các đại biểu dự cuộc gặp đã tập trung thảo luận về tình hình quốc tế, tình hình PTCS - CNQT 20 năm sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Ðông Âu sụp đổ; về các nhiệm vụ thúc đẩy đấu tranh giai cấp trong điều kiện khủng hoảng của CNTB. Tuyên bố chung của cuộc gặp nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng hiện nay là cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống của CNTB, ngày càng trở nên sâu sắc và tiếp tục lan rộng; đời sống nhân dân lao động ở phần lớn các nước ngày càng trở nên khó khăn. Nhân loại đang ở vào thời điểm bước ngoặt của lịch sử, với hai con đường phát triển:1) Con đường TBCN, con đường bóc lột các dân tộc, dẫn đến nguy cơ chiến tranh đế quốc, xâm phạm các quyền dân chủ của nhân dân lao động; 2) Con đường giải phóng, thực hiện lợi ích của công nhân và nhân dân lao động, vì tiến bộ và chủ quyền nhân dân, vì hòa bình - con đường xây dựng CNXH và CNCS. Trong bối cảnh khủng hoảng của CNTB, các kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng CNXH trên thế giới đang chứng minh tính ưu việt của CNXH và cho thấy rõ chỉ có CNXH mới có thể loại bỏ chiến tranh, thất nghiệp, nghèo đói, mù chữ; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới tạo điều kiện cho sự phát triển phù hợp lợi ích của nhân dân lao động. Các ĐCS - CN cần đẩy mạnh hoạt động, phát huy vai trò dẫn dắt cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân các nước đi lên CNXH.

Cuộc gặp mặt lần thứ XIV của IMCWP, tại thủ đô Beirut của Li-băng (22-25/11/2012), do ĐCS Lebanon đăng cai tổ chức. Tham dự Cuộc gặp có hơn 80 đại biểu đến từ 60 đảng của 44 nước. Với chủ đề “Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống lại tính hiếu chiến ngày càng tăng của CNĐQ, nhằm thỏa mãn các quyền kinh tế, xã hội, dân chủ và khát vọng của nhân dân, vì CNXH”. Các đại biểu đã tập trung đi sâu thảo luận về tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tại Trung Đông-Bắc Phi; về cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc của CNTB đang gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với các tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời kêu gọi các ĐCS - CN phát huy vai trò dẫn dắt các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống lại những thách thức của CNĐQ để đem lại những thay đổi thực sự cho người dân, vì một xã hội XHCN.

Cuộc gặp lần thứ XV của IMCWP tại Lisbon, Bồ Đào Nha (8-10/11/ 2013), với chủ đề: Cuộc khủng hoảng ngày càng sâu của CNTB, vai trò của GCCN

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

78

và nhiệm vụ của GCCN trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi của người công nhân và nhân dân. Sự tấn công của CNĐQ, sự tập hợp lực lượng ở quy mô quốc tế, câu hỏi quốc gia, sự giải phóng giai cấp và đấu tranh cho CNXH. Các đảng tham gia tại Cuộc gặp quốc tế các ĐCS - CN lần thứ 15 đã đưa ra các chỉ dẫn sau cho các hành động chung và mang tính tập hợp, đồng thời ủy tháp Nhóm Giúp việc phối hợp với các ĐCS - CN cố gắng thực hiện các chỉ dẫn này: 1) Kỷ niệm, trong năm 2014, 100 năm ngày nổ ra Chiến tranh thế giới thứ I và 75 năm nổ ra Chiến tranh thế giới thứ II; 2) Đánh đấu mốc 15 năm từ khi bắt đầu sự hung hăng của NATO đối với Cộng hòa Liên bang Nam Tư; 3) Để thúc đẩy, phối hợp với các đảng ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Caribe, việc việc tổ chức một hội thảo quốc tế về tác động của cuộc khủng hoảng tư bản ở các nước ĐPT; 4) Tổ chức một chiến dịch quốc tế về đoàn kết với các quá trình và cuộc đấu tranh liên tục ở châu Mỹ Latinh và Caribe và đặc biệt với CNXH Cuba - chống lại sự phong tỏa của Mỹ; 5) Kiểm tra khả năng - tận dụng các sự kiện quốc tế, nơi một số lượng lớn các Đảng có mặt - tổ chức một cuộc họp để tranh luận về tấn công về mặt tư tưởng và vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như trao đổi kinh nghiệm về công tác truyền thông đại chúng; 6) Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08 Tháng Ba năm 2014); 7) Vinh danh Ngày Quốc tế Lao động 01 tháng 5 với sự tham gia trong các cuộc đấu tranh của mỗi quốc gia để bảo vệ người lao động và các dân tộc về kinh tế và quyền lợi xã hội, cho quyền được làm việc và quyền lao động, làm nổi bật tầm quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp, cho việc bãi bỏ người bóc lột người; 8) Kiểm tra khả năng các hành động mang tính tập hợp trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, bài ngoại, chống lại chủ nghĩa phát xít, nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đấu tranh ý thức hệ chống chủ nghĩa chống cộng và viết lại lịch sử, tố cáo EU trong những chiến dịch vận động và các biện pháp nhằm đánh đồng CNCS với chủ nghĩa phát xít; 9) Để xác định một ngày hành động, với sự thể hiện ở mỗi quốc gia, chống lại sự đàn áp các ĐCS và lệnh cấm biểu tượng cộng sản, khẳng định tình đoàn kết với các ĐCS bị cấm ở nước họ; 10) Kỷ niệm lần thứ 95 của Ngày thành lập Quốc tế Cộng sản (tháng 3 năm 1919) nhấn mạnh đóng góp trung tâm của Lênin đối với PTCSQT nhân dịp 90 năm Ngày mất của Lênin; 11) Để thúc đẩy, phối hợp với các Đảng ở các nước Ả Rập và Trung Đông, việc tổ chức một hội thảo quốc tế về các cuộc đấu tranh giải phóng xã hội và quốc gia của nhân dân các nước Ả Rập và

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

79

Trung Đông; 12) Tiếp tục tố cáo sự can thiệp của đế quốc đối với Syria và Iran, và để tiếp tục cuộc đấu tranh cho sự công nhận một nhà nước Palestine độc lập; 13) Để phát huy mặt trận quốc tế chống lại CNĐQ và sự hỗ trợ đông đảo các tổ chức quốc tế chống CNĐQ, Liên đoàn Công đoàn Thế giới (WFTU), Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC), Liên đoàn Thanh niên dân chủ Thế giới (WFDY), và Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế (WIDF), trong chương trình nghị sự cụ thể của mỗi quốc gia.

Cuộc gặp lần thứ XVI của IMCWP tại Ecuado (13-15/11/ 2014) với chủ đề “Vai trò của các ĐCS-CN trong cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột của CNĐQ, CNTB - nguyên nhân gây ra khủng hoảng, chiến tranh và cổ vũ các lực lượng phát-xít, dân tộc chủ nghĩa chống lại các quyền của người lao động và nhân dân, công cuộc giải phóng xã hội và dân tộc, sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp và CNXH”. Tham dự Cuộc gặp có các đại biểu của 53 đảng từ 42 nước thuộc các châu lục trên thế giới. Các đại biểu đã tập trung thảo luận về tình hình quốc tế, các diễn biến mới trên thế giới, cuộc đấu tranh của các ĐCS - CN và nhân dân tại các nước và các biện pháp tăng cường phối hợp hành động giữa các đảng trong thời gian tới. Các đại biểu nhất trí khẳng định tình chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, chính trị đang diễn ra, nhấn mạnh mô hình phát triển TBCN vì lợi nhuận trên hết là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng và hậu quả đang dồn lên vai nhân dân lao động các nước. Các đại biểu lên án mạnh mẽ sự can thiệp của CNĐQ là nguyên nhân chính gây bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới hiện nay. Và các đại biểu tham dự cuộc gặp đã nhất trí thông qua chương trình phối hợp hành động chung trong năm 2015, trong đó có các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít (09/5/1955 - 09/5/2015) và 40 năm thắng lợi của Nhân dân Việt Nam trong công cuộc chống đế quốc Mỹ xâm lược (30/4/1975 - 30/4/2015).

Cuộc gặp lần thứ XVII của IMCWP tại Instabul, Thổ Nhĩ Kỳ (30/10 - 1/11/ 2015) với chủ đề: Nhiệm vụ của các ĐCS - CN để tăng cường cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự bòn rút của CNTB, chiến tranh đế quốc và chủ nghĩa phát xít, vì sự giải phóng của công nhân và nhân dân và CNXH.

3.2.1.2. Nhận xét Thứ nhất: Về công tác tổ chức và cách thức tiến hành, phương thức hoạt

động. Tháng 5/1998, ĐCS Hy Lạp đã mời các ĐCS - CN đến Aten, thủ đô của Hy Lạp,

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

80

dự cuộc gặp quốc tế với chủ đề: “Các ĐCS trong điều kiện hiện nay. Các đại biểu dự Cuộc gặp năm 1998 đã đánh giá cao sáng kiến của ĐCS Hy Lạp về tổ chức cuộc gặp quốc tế các ĐCS - CN; thống nhất tổ chức mỗi năm một cuộc gặp quốc tế các ĐCS - CN; coi Cuộc gặp lần này là sự kiện thành lập IMCWP và lấy cuộc gặp năm 1999 làm cuộc gặp lần thứ nhất; thống nhất xây dựng một trang thông tin điện tử trên mạng Internet với tên gọi SOLIDNET.ORG để phản ánh tin tức hoạt động của các ĐCS- CN. Từ đó hình thành nên một Diễn đàn đa phương chính đảng (DĐĐPCĐ) của ĐCS - CN trên thế giới với tên gọi Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân” (International Meeting of Communist and Workers’ Parties - IMCWP). Hằng năm, số lượng đại biểu, cũng như số đoàn đại diện của các đảng tham dự đều có xu hướng tăng. Mỗi năm, cuộc gặp mặt Aten đều tiến hành thảo luận một chủ đề cụ thể. Để chuẩn bị cho gặp mặt năm sau, đại biểu dự diễn đàn hội nghị năm trước lập “Nhóm công tác” duy trì liên lạc với các đảng thành viên trong quá trình triển khai thực hiện những quyết định đã được thông qua, đồng thời xác định chủ đề, chuẩn bị nội dung, thông tin về lịch trình, về những thay đổi, điều chỉnh (nếu có) của cuộc gặp mặt năm tới.

Liên tiếp trong các năm từ 1999 đến năm 2015, Đảng Cộng sản Hy Lạp đã tổ chức 17 cuộc gặp IMCWP. Cả 7 Cuộc gặp (lần I đến lần thứ VII) đều được tổ chức theo phương thức: ĐCS Hy Lạp là người đề xuất chủ đề và là người quyết định danh sách mời các ĐCS - CN trên thế giới đến dự Cuộc gặp. Trên thực tế, ĐCS Hy Lạp đã tự mình xác định chủ đề, phạm vi thành viên tham gia và cách thức tiến hành Cuộc gặp. Sau này, từ thực tiễn tham gia IMCWP, các đảng đã đưa ra những đề xuất và kiến nghị của mình về công tác tổ chức và cách thức tiến hành Cuộc gặp. Đến Cuộc gặp lần thứ 7 (A-ten, Hy Lạp, 18-20/11/2005), IMCWP đã có sự thay đổi về phương thức hoạt động. 74 đảng dự Cuộc gặp lần thứ 7 đã nhất trí hình thành cơ chế tổ chức luân phiên IMCWP ở các nước khác nhau theo sự đăng cai của các đảng; thống nhất về tư cách thành viên IMCWP; đồng thời, cũng thống nhất thành lập Nhóm làm việc của IMCWP để làm công tác tổ chức các cuộc gặp trong khuôn khổ IMCWP, tiếp nhận hồ sơ xin tham gia IMCWP của các đảng, lựa chọn chủ đề và dự thảo văn kiện chung của mỗi cuộc gặp.

Về tư cách thành viên IMCWP của các đảng. Cuộc gặp lần thứ 7 đã thống nhất công nhận 74 đảng có mặt tại Cuộc gặp này là thành viên chính thức của

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

81

IMCWP; thống nhất tiêu chí để một đảng có thể trở thành thành viên IMCWP là đảng đó phải là ĐCS- CN, thể hiện rõ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng việc lấy chủ nghĩa Mác -Lê nin làm nền tảng tư tưởng, phải là đảng có quy mô toàn quốc và đảng hoạt động hợp pháp ở các nước [6, tr.78].

Về mặt thủ tục chấp nhận đảng thành viên mới của IMCWP, các đảng muốn tham gia IMCWP phải có đơn gửi “Nhóm làm việc” của Cuộc gặp kèm theo Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và những thông tin tóm lược về lịch sử hoạt động của Đảng. Nhóm làm việc sẽ nghiên cứu, tìm hiểu hồ sơ và báo cáo với các đảng thành viên IMCWP tại một kỳ họp của Cuộc gặp để biểu quyết theo đa số công nhận đảng nộp hồ sơ là thành viên chính thức của IMCWP. Trường hợp đảng nộp hồ sơ là đảng ở một nước đã có đảng thành viên IMCWP, thì phải được tất cả các đảng thành viên IMCWP ở nước đó ủng hộ [77, tr.89].

Về thành phần Nhóm làm việc, tại Cuộc gặp lần thứ 7, ĐCS Hy Lạp đã đề xuất thành phần của Nhóm làm việc và được Cuộc gặp thông qua bằng hình thức biểu quyết theo đa số, gồm: ĐCS Hy Lạp (đảng khởi xướng IMCWP), ĐCS Liên bang Nga (đại diện cho khu vực Liên Xô trước đây và Đông Âu), ĐCS Bồ Đào Nha (đại diện cho khu vực Tây Âu), ĐCS Ấn Độ và ĐCS Ấn Độ Mác-xít (đại diện cho châu Mỹ), ĐCS Nam Phi (đại diện cho châu Phi), ĐCS Li-băng (đại diện cho khu vực Trung Đông). Như vậy, sau Cuộc gặp lần thứ 7 (năm 2005), IMCWP thực sự khẳng định như một Diễn đàn đa phương chính đảng của các ĐCS- CN trên thế giới với cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động được xác định.

Thứ hai: Khái quát một số thành công của diễn đàn Aten, qua 17 hội nghị, gặp mặt Aten đã trở thành một hình thức hoạt động quốc tế rất sáng tạo của các ĐCS-CN trên thế giới, cụ thể như sau:

Một là: Qua 17 cuộc gặp, IMCWP ngày càng khẳng định là một diễn đàn quan trọng của các ĐCS- CN trên thế giới. IMCWP thu hút ngày càng nhiều ĐCS từ khắp các nước trên thế giới tham gia. Từ khoảng hơn 50 ĐCS tham dự trong những năm đầu khi diễn đàn mới hình thành, đến nay, con số này đã lên tới gần 80 ĐCS. Đây là một đóng góp quan trọng, đặc biệt có ý nghĩa của ĐCS Hy Lạp đối với PTCSQT trong bối cảnh mới. Diễn đàn Aten trở thành phương thức tập hợp lực lượng với nhiều nét mới phù hợp, có hiệu quả thiết thực của PTCSQT hiện nay. “Các ĐCS-CN tham dự diễn đàn gặp mặt đều đánh giá cao phương thức hoạt động

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

82

chung này do đều có cơ hội bình đẳng để bày tỏ quan điểm, chính kiến một cách dân chủ, không có sự áp đặt trong mọi hoạt động của diễn đàn” [76, tr.37].

Hai là: Nhận rõ tính đa dạng trong lập trường, quan điểm và điều kiện hoạt động khác nhau giữa các ĐCS - CN, diễn đàn Aten luôn tìm kiếm và thể hiện tính sáng tạo, linh hoạt đối với việc xử lý những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa các ĐCS-CN nhằm thúc đẩy tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đảng tham gia diễn đàn. Do đó, từ việc lựa chọn hình thức, nội dung phối hợp hoạt động đến việc xác định mức độ, khuôn khổ lập trường quan điểm chung cũng như cách thức công bố kết quả của từng kỳ gặp mặt đều được tính toán một cách thận trọng. Diễn đàn Aten trên thực tế đã diễn ra không theo một khuôn mẫu cứng nhắc, sự tham dự của các đảng là hoàn toàn tự nguyện, kết quả các lần gặp cũng đa dạng, khi ra tuyên bố, khi ra nghị quyết, đôi khi chỉ ra thông cáo báo chí. Các đoàn đại biểu, một khi được uỷ quyền, có thể ký hoặc không ký vào các văn kiện cuối cùng.

Ba là: Hình thức hoạt động trong các kỳ gặp mặt ngày càng trở lên đa dạng, phong phú gồm: hội nghị, hội thảo, gặp gỡ theo khu vực và song phương, mít tinh, diễu hành biểu dương lực lượng…Nội dung hoạt động cũng ngày càng được mở rộng, bám sát yêu cầu đang đặt ra đối với PTCS-CNQT và thực tiễn vận động của thế giới đương đại. Những vấn đề chính được tập trung thảo luận, trao đổi ý kiến tại 17 lần gặp mặt như: giá trị khoa học và thực tiễn của học thuyết Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay; nguyên nhân sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu và tác động của sự biến này; tình hình PTCSQT từ sau năm 1991; chiến lược, sách lược xây dựng liên minh trong cuộc đấu tranh của GCCN; TCH, khu vực hoá và tác động của các xu thế này đối với các lực lượng cộng sản, công nhân thế giới; về phương án thay thế của các lực lượng cộng sản, cánh tả thế giới đối với hình thái TCH tư bản chủ nghĩa; về những sự kiện quốc tế lớn như hoạt động khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001; chiến tranh của Mỹ ở Apganistan, Irắc và thái độ của các ĐCS -CN trên thế giới, v.v... Hình thức và nội dung hoạt động của các cuộc gặp Aten không chỉ cho thấy tính phù hợp của phương thức tập hợp lực lượng mới giữa các ĐCS-CN, mà còn chứng tỏ các đảng này mặc dù đứng trước vô vàn khó khăn thử thách lớn nhưng vẫn rất tỉnh táo, nhạy cảm về chính trị, quan tâm và nắm bắt trúng nhiều vấn đề bức xúc đang phải đối mặt.

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

83

Bốn là: Các cuộc gặp Aten tuy là diễn đàn của các ĐCS - CN, nhưng đồng thời cũng trở thành một kênh quan trọng để các lực lượng cộng sản, cánh tả thế giới trao đổi thông tin, quan điểm về những vấn đề cấp bách của thời đại, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về mọi mặt cả lý luận và thực tiễn. Qua đây, các lực lượng cộng sản, cánh tả tiến bộ khắp thế giới bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước những chuyển biến của PTCS-CNQT cũng như của thế giới hiện nay. Hình thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng Aten vừa là sự tập hợp lực lượng theo ý thức hệ, vừa theo lợi ích của các đảng tham gia, nó là kết quả tìm tòi của PTCS - CNQT trong bối cảnh phong trào chưa vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng, do đó là một đóng góp rất quan trọng đối với những nỗ lực nhằm phục hồi củng cố phong trào trong giai đoạn hiện nay.

Năm là: Gặp mặt Aten đã tận dụng kịp thời thành tựu của CMKHCN hiện đại để tăng cường hoạt động chung của các ĐCS-CN thế giới. ĐCS Hy Lạp đã sớm lập ra Website http://www.solidnet.org để liên lạc một cách nhanh chóng và rẻ nhất với tất cả các đảng khác. Nhờ đó, các ĐCS -CN tham gia các cuộc gặp liên lạc với nhau nhanh chóng, thuận tiện hơn, tiết kiệm kinh phí hơn, có cơ hội để trình bày quan điểm của mình, trao đổi thông tin tài liệu. Những đảng không có điều kiện cử đoàn đại biểu đến dự, nhờ có trang Website, vẫn có thể giữ được liên hệ với diễn đàn, vẫn có thể gửi tài liệu, văn bản đến diễn đàn một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Thứ ba: Tuy nhiên, bên cạnh những thành công là nét chủ đạo nổi bật, thì phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng thông qua các cuộc gặp mặt Aten cũng còn không ít khó khăn, hạn chế.

Một là: Hoạt động của IMCWP cũng còn đơn điệu và giới hạn ở hình thức cuộc gặp toàn thể hàng năm. Khó khăn lớn nhất mà mà phần lớn các ĐCS-CN gặp phải đó là thiếu nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài chính cho các hoạt động quốc tế. Sự hỗ trợ tài chính lẫn nhau giữa các đảng, kể cả giữa các đảng cầm quyền với các đảng chưa cầm quyền là rất hạn chế. Do đó, nhiều đảng rất mong muốn tham dự gặp mặt nhưng không thể cử đại biểu đến Aten, do không có kinh phí để hỗ trợ cho các đại biểu. “Việc lựa chọn chủ đề cho các cuộc gặp vẫn nghiêng về các vấn đề thời sự của thế giới đương đại; chưa đề cập nhiều đến các vấn đề lý luận của PTCSCNQT ở giai đoạn hiện nay”…[77, tr.90]. Tại Cuộc gặp lần thứ 13 (năm

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

84

2011), vấn đề hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của IMCWP đã được nêu ra. Đánh giá cao những nổ lực của Nhóm làm việc trong thời gian qua, nhiều đảng đề nghị cần xem xét lại cơ cấu thành phần của Nhóm làm việc sao cho đảm bảo được tính đại diện của các đảng tham gia cuộc gặp, cần ban hành quy chế và quy định về đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Nhóm làm việc. Cuộc gặp lần 13 đã thống nhất trao đổi ý kiến và có kết luận cụ thể về vấn đề này đã được thông qua tại Cuộc gặp lần thứ 14 (tại Li-băng- năm 2012).

Hai là: Cho dù tất cả các đảng đều nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường trao đổi ý kiến về hàng loạt vấn đề lý luận chính trị, nhưng cho đến nay gặp mặt Aten chưa đề cập nhiều đến các vấn đề này. Sở dĩ vậy là do tồn tại tình trạng phân hoá khá sâu sắc về nhận thức lý luận đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và việc vận dụng những nguyên lý đó trong thực tiễn hoạt động của mỗi đảng. Tính đa dạng và không thuần khiết trong việc xác định nền tảng tư tưởng khiến cho giữa các đảng hoạt động ở những hoàn cảnh khác nhau khó có thể đi đến thống nhất về những vấn đề lý luận cấp bách đang đặt ra hiện nay. Hơn nữa, trên phạm vi toàn bộ PTCSQT nhìn chung công tác nghiên cứu lý luận do chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng cả về nhân lực và vật lực nên còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa có nhiều đột phá mới về chất. Góp phần khắc phục hạn chế này, cuộc gặp mặt Aten lần thứ VII (2005) đã đề ra kế hoạch đến cuộc gặp lần thứ IX (2007) nhân kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng Mười Nga sẽ tập trung thảo luận các vấn đề lý luận, nhất là những vấn đề về lựa chọn mô hình, triển vọng và tính tất yếu của CNXH trong thế kỷ XXI.

Ba là: Tại diễn đàn, còn tồn tại khoảng cách khá lớn trong nhận định, đánh giá của các ĐCS-CN về một số vấn đề lớn, cấp bách của thời đại và của PTCSQT. Điều này thể hiện khá rõ nét trong nhận định đánh giá của một số ĐCS cầm quyền và các ĐCS-CN khác về giai đoạn phát triển hiện nay của CNTB hiện đại, về tiến trình TCH và hội nhập quốc tế, về những xu hướng vận động, phát triển của thế giới đương đại…Đặc biệt, phải kể đến những nhận thức khác nhau giữa các đảng về mô hình xây dựng CNXH, về biện pháp sách lược và đường lối chiến lược cách mạng cũng như phương thức thúc đẩy một cơ chế liên minh, tập hợp lực lượng mới có hiệu quả hơn, v.v... Cho nên, cũng giống như Diễn đàn Sao Paulô, “không ít tuyên bố, nghị quyết được thông qua tại các kỳ gặp mặt Aten chưa đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc hiệu quả triển khai còn rất hạn chế” [6, tr.99].

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

85

Bốn là: Một điều đáng chú ý là, vì nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan, các đảng lớn có đông đảng viên, có tiềm năng vật chất, kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, có những sáng tạo nhất định trong vận dụng, phát triển lý luận về CNXH, lại chưa thể hiện vai trò tương xứng của mình trong khuôn khổ diễn đàn Aten. Nói cách khác, vai trò, đóng góp của các ĐCS lớn còn mờ nhạt, thậm chí còn dè dặt khi tham gia diễn đàn Aten. Từ Hội nghị lần thứ II năm 2000 trở lại đây, một vài ĐCS muốn thể chế hoá các cuộc gặp Aten, thậm chí kiến nghị thành lập một Trung tâm điều phối hoạt động của PTCSQT giống như Quốc tế III trước đây hoặc thành lập Quốc tế IV. Có ý kiến đề xuất, các ĐCS cầm quyền (đặc biệt là ĐCS Trung Quốc) nên hỗ trợ về tài chính cho việc tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các đại biểu không nhất trí với ý tưởng lập Ban thư ký hay Cơ quan Thường trực điều phối hoạt động của các ĐCS-CN hoặc một tổ chức Quốc tế mới, vì họ lo ngại sẽ rơi vào “vết xe cũ” thiếu dân chủ của thời kỳ chiến tranh lạnh” trong phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của PTCSQT.

Trên thực tế, hiện nay việc xây dựng các định chế quốc tế để phối hợp hoạt động mang tính thể chế hoá cao như trước đây là chưa có khả năng hiện thực. Điều đó trước hết là do tính thống nhất giữa các đảng còn hạn chế và nhất là việc thiếu một chính đảng hội đủ các tố chất cần thiết sẵn sàng đứng ra đảm trách vai trò làm đầu mối khơi dậy, tập hợp và nuôi dưỡng những sáng kiến, nỗ lực chung của phong trào [6, tr.102].

Mặc dù vậy, trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của PTCS-CNQT hiện nay và trước sự tấn công quyết liệt của kẻ thù giai cấp, các cuộc gặp mặt Aten thực sự là cơ hội để các đảng tiến hành thảo luận, trao đổi ý kiến về các vấn đề cấp bách của cộng đồng nhân loại, từ đó tìm kiếm cơ hội thống nhất quan điểm, phối hợp hành động, phát huy sức mạnh đoàn kết trong cuộc đấu tranh chung.Cùng với những hoạt động sôi động khác đã và đang được các ĐCS - CN trên khắp thế giới triển khai, các cuộc gặp mặt quốc tế Aten với sự tham gia tích cực và ngày càng đông đảo đại diện của các ĐCS - CN là bằng chứng xác đáng cho thấy những người cộng sản đang cố gắng tìm các phương thức mới để tập hợp lực lượng, tăng cường hợp tác phối hợp hành động, khôi phục, củng cố vai trò vị thế của PTCSQT với tư cách một lực lượng cách mạng tiên phong của thời đại.

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

86

3.2.2. Diễn đàn Sao Paulô (SPF) 3.2.2.1. Nội dung Bước sang thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ X của SPF được tổ chức tại La

Habana, Cuba, (12/2001) với chủ đề: “Sự thất bại của chủ nghĩa tự do mới và giải pháp thay thế”. Hội nghị có sự tham dự của 891 đại biểu của 112 ĐCS và cánh tả Mỹ Latinh, Caribê, cùng với 115 đại biểu của các ĐCS, cánh tả ở các châu lục trên thế giới là quan sát viên. Hội nghị lần thứ X có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, là cuộc gặp gỡ đông đảo đầu tiên của đại biểu các ĐCS và cánh tả thế giới trong thế kỷ XXI, là dịp tổng kết hơn 10 năm hoạt động của Diễn đàn, khẳng định những thắng lợi lớn của các ĐCS và cánh tả trong cuộc đấu tranh chống CNTD mới. Hội nghị tập trung vào 3 nội dung chính sau: 1) Khẳng định sự thất bại của CNTD mới ở Mỹ Latinh và Caribê. Hội nghị cho rằng: CNTD mới được áp dụng ở Mỹ Latinh thực chất là mô hình quản lý kinh tế - xã hội TBCN kiểu Mỹ, trong đó nhấn mạnh một cách thái quá việc mở cửa, tự do hoá thương mại, đầu tư và tư nhân hoá. Những thất bại của CNTD mới, xét ở nghĩa nào đó, lại là một điều kiện thuận lợi để các và tìm giải pháp thay thế CNTD mới; 2) Về giải pháp thay thế CNTD mới, cho cả khu vực là thực hiện chế độ dân chủ nhân dân với mục tiêu: Độc lập dân tộc, bình đẳng về điều kiện và cơ hội, công bằng xã hội, đoàn kết và sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân trong nền dân chủ mới. Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành những cải biến cơ cấu thực sự cách mạng cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội đoàn kết, thống nhất, dân chủ và công bằng hơn. Mặt khác, cần phải sử dụng đồng bộ tất cả các hình thức, phương pháp đấu tranh như chính trị, nghị trường, quần chúng, không công khai - bất hợp pháp, công khai - hợp pháp, bạo lực, hoà bình, nếu cần thiết có thể dùng cả phương pháp bạo lực vũ trang... 3) Đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực. Hội nghị lần thứ X không chỉ thể hiện rõ nét nhất sự đoàn kết ủng hộ lẫn nhau giữa các lực lượng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh, mà còn thể hiện sự đoàn kết trong PTCS-CNQT...

Hội nghị lần thứ XI của SPF được tổ chức tại thành phố Antigua của Goatêmala, (12/2002) với chủ đề: “Xây dựng tương lai”. Hội nghị có sự tham dự đông đảo nhất của các ĐCS và cánh tả: 595 đại biểu của 142 ĐCS -CN và cánh tả từ 46 nước Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và Trung Đông. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị lần thứ XI nêu rõ: mục tiêu ưu tiên số một

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

87

hiện nay của các lực lượng cánh tả là tiến hành cuộc đấu tranh vì hoà bình, chủ quyền quốc gia, quyền tự quyết dân tộc. Cùng với việc xác định đoàn kết giữa các dân tộc là định hướng chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của lực lượng cánh tả, Hội nghị kêu gọi các đảng, lực lượng tiến bộ tăng cường quan hệ với các tổ chức quần chúng xã hội như thanh niên, phụ nữ, dân bản địa, nông dân... xây dựng tình đoàn kết rộng rãi, tạo ra sức mạnh tổng hợp chống lại CNTD mới. Hội nghị thông qua các nghị quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba, Goatêmala, En Xanvađo, Vênêzuêla, Palextin..., lên án âm mưu xâm lược Irắc và kế hoạch Côlômbia của Mỹ.

Từ sau hội nghị XI, do xuất hiện sự không thống nhất ý kiến giữa 4 đảng trong “Nhóm công tác” của Diễn đàn về việc Đảng Lao động Braxin phản đối Nghị quyết lên án Mỹ, IMF, WB, không muốn tổ chức hội nghị tiếp theo của Diễn đàn ở Ecuađo như dự kiến, không muốn cho 2 tổ chức du kích vũ trang Côlômbia tham gia Diễn đàn với lý do họ là lực lượng chống đối chính phủ... Cho nên, hơn 2 năm sau, Hội nghị của SPF lần thứ XII được tổ chức tại Áchentina, (tháng 6/2005) với sự tham gia của đại diện 54 đảng đến từ 30 nước. Hội nghị đã ra: Tuyên bố ủng hộ lập trường bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cùng nhau phấn đấu để thiết lập một trật tự quốc tế mới công bằng, bình đẳng hơn vì sự hợp tác, đoàn kết Mỹ Latinh.

Hội nghị lần thứ XIII của SPF được tổ chức tại thủ đô Xanvađo của En Xanvađo (1/2007) đã kết thúc với việc ra tuyên bố chung khẳng định quyết tâm đấu tranh nhằm chấm dứt CNTD mới và bảo vệ chủ quyền của các dân tộc. Tham gia Diễn đàn có hàng trăm đại diện các chính đảng cánh tả của 33 nước Mỹ Latinh và Caribê. Hội nghị đã tập trung thảo luận và đi đến thống nhất cao 3 vấn đề lớn:

1) Loại bỏ mô hình tự do mới là một yếu tố then chốt cho tiến trình phát triển của lực lượng cánh tả trong khu vực; 2) Tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc, áp dụng những chính sách riêng để phát triển kinh tế - xã hội ở các nước khu vực; 3) Thắt chặt tình đoàn kết và ủng hộ cách mạng Cuba, lên án chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cuba [71, tr.31].

Hội nghị lần thứ XIV của SPF được tổ chức tại Môntêviđêô - Urugoay (23 -25/5/ 2008) với chủ đề “Cánh tả Mỹ La-tinh trong thời kỳ mới”. Tham dự diễn đàn có hơn 600 đại biểu của 72 đảng, phong trào chính trị - xã hội thuộc 35 nước châu

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

88

Mỹ và gần 40 đại biểu khách mời đến từ châu Á, châu Âu và Trung Đông, Diễn đàn Xao Paolô lần thứ XIV đã tập trung thảo luận các chủ đề liên quan tới thắng lợi trong các cuộc bầu cử Tổng thống của nhiều lực lượng cánh tả, quá trình hội nhập khu vực, những mục tiêu chiến lược của diễn đàn và vai trò của quốc hội, thanh niên, phụ nữ trong quá trình xây dựng đất nước, đồng thời diễn đàn cũng thảo luận về tình hình khu vực Mỹ La-tinh - Caribê năm 2007, các đại biểu đánh giá cao yếu tố đoàn kết; các chương trình xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo; quan tâm tới giáo dục và y tế; quốc hữu hóa các ngành kinh tế then chốt; tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và thực hành dân chủ của các chính phủ cánh tả. Diễn đàn Xao Paolô lần thứ XIV kêu gọi các nước tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, chống nghèo nàn lạc hậu và bất bình đẳng xã hội, cải cách thể chế, củng cố tổ chức đảng và thúc đẩy sản xuất nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế ổn định. Các đại biểu cũng thống nhất tiến hành hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng thống Chilê Salvador Ajende, 80 năm ngày sinh của người du kích huyền thoại Che Guevara và 50 năm ngày Cách mạng Cuba thành công.

Hội nghị lần thứ XV của SPF được tổ chức tại thủ đô Mexico (20-23/8/ 2009), tham dự cuộc gặp có khoảng 300 đại biểu của 56 đảng, tổ chức cánh tả Mỹ Latinh và khách mời quốc tế đến từ 29 quốc gia.cuộc gặp gỡ lần thứ XV Diễn đàn Sao Paolo với chủ đề “Các giải pháp thay thế của cánh tả Mỹ Latinh trước cuộc khủng hoảng TBCN”. Tại cuộc gặp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay của CNTB, tình hình Mỹ Latinh và tác động của khủng hoảng tới khu vực, những giải pháp của cánh tả, đề xuất của diễn đàn nhằm đối phó với khủng hoảng và nhiệm vụ trước mắt của các đảng cánh tả Mỹ Latinh. Ngoài ra, các hội nghị chuyên đề được tổ chức trong khuôn khổ cuộc gặp cũng thảo luận nhiều vấn đề đang được quan tâm tại khu vực như: Kinh nghiệm cầm quyền của các đảng cánh tả, vấn đề văn hóa, phụ nữ, thanh niên, môi trường, thổ dân, phong trào xã hội… Hội nghị đã ra tuyên bố cuối cùng và nhiều nghị quyết về các vấn đề của khu vực.

Hội nghị lần thứ XVI của SPF họp tại thủ đô Buenos Aires, Argentina, (20-23/8 2010). Cuộc họp lần thứ XVI, trùng vào dịp diễn đàn chính trị cánh tả tại Tây Bán cầu lần này kỷ niệm tròn 20 năm ngày ra đời. Với chủ đề “Chủ nghĩa thực dân tại châu Mỹ của chúng ta, phân tích, triển vọng và tình hữu nghị”, mục đích

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

89

của Diễn đàn lần thứ XVI là tăng cường tình đoàn kết giữa các đảng tiến bộ, nhân dân và phong trào cánh tả cũng như mở rộng hội nhập khu vực. Diễn đàn đã bế mạc ngày 20 tháng 8 sau khi thông qua Tuyên bố chung, trong đó ủng hộ Argentina nhận chủ quyền đối với quần đảo Man-vi-nat, lên án cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba, và kết nạp Mặt trận Phản kháng nhân dân toàn quốc (FNRP) của Hon-đu-rat - phong trào chống lại cuộc đảo chính tháng 6-2009 lật đổ Tổng thống Ma-nu-en De-lay-a -làm thành viên của Diễn đàn.

Hội nghị lần thứ XVII của SPF được tổ chức tại Managua, Nicaragua (16- 21/5/2011), với sự tham gia của 640 đại biểu từ 48 đảng thành viên thuộc 21 quốc gia và 33 khách từ 29 đảng từ 15 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Âu. Các tổ chức và cá nhân tham dự Hội nghị XVII thảo luận về những chủ đề được quan tâm với các dân tộc châu Mỹ La tinh và nhân loại, như: Dự án thay thế của các lực lượng nhân dân, tiến bộ và cánh tả ở Mỹ Latinh và vùng Caribê; những thành tựu của chính phủ và quốc hội các nước, các nhà nước và các địa phương được thúc đẩy bởi các đảng thuộc Diễn đàn; cuộc khủng hoảng quốc tế, ở tất cả các khía cạnh của nó, kinh tế, thực phẩm, năng lượng, khí hậu, xã hội và chính trị; cuộc đấu tranh phi thực dân hóa và chủ quyền quốc gia; Những mối đe dọa và thảm kịch gây ra bởi chính sách của chủ nghĩa đế quốc và cánh hữu, như buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức chống lại hòa bình, nhân quyền và các quyền của các dân tộc. Hội nghị cũng thảo luận những vấn đề vô cùng quan trọng, như: Sự cần thiết phải dân chủ hóa truyền thông, thông tin và văn hóa; cuộc đấu tranh để mở rộng quyền và sự tham gia của phụ nữ, thanh niên, dân tộc ít người và các bộ tộc; việc bảo vệ quyền của lao động nhập cư và gia đình họ, những thách thức của phong trào xã hội, vấn đề quốc phòng và an ninh.

Hội nghị lần thứ XVIII của SPF họp tại Vê-nê-xu-ê-la (12/ 2012) đã đánh dấu bước phát triển mới của quá trình mở rộng, tập hợp và tăng cường đoàn kết lực lượng cánh tả khu vực Mỹ Latinh cùng với bước trưởng thành về chính trị của diễn đàn.Với chủ đề “Nhân dân thế giới chống lại CNTD mới và bảo vệ hòa bình,” diễn đàn đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú gồm: Cuộc gặp lần thứ nhất các nghị sỹ cánh tả Mỹ Latinh với mục đích đề xuất các giải pháp của cánh tả trước khủng hoảng CNTB toàn cầu và 14 hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình và phi thực dân hóa, quốc phòng, dân chủ hóa thông tin và

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

90

truyền thông, môi trường và biến đổi khí hậu, công đoàn và các tổ chức xã hội, an ninh lương thực, phòng chống buôn bán ma túy… và do đó, CNXH chính là sự lựa chọn cần thiết và đúng đắn nhất. Các đại biểu đòi hỏi phải thay thế mô hình phát triển với mục tiêu tăng trưởng vì lợi nhuận bằng mục tiêu đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho mọi người, nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ môi trường, sinh thái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng sinh học, bảo vệ quyền của Mẹ Trái Đất trước sự xâm hại bởi lòng tham của con người và trước hết là sự chiếm đoạt, khai thác mang tính tàn phá của các tập đoàn đa quốc gia. Vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia cũng được đặc biệt quan tâm tại diễn đàn trong bối cảnh CNĐQ tăng cường các biện pháp can thiệp về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, thông tin, thông qua kênh hoạt động phi chính phủ và quá trình TCH. Diễn đàn cũng thông qua các nghị quyết đoàn kết với Cuba, Palestine,Tây Sahara, lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính tại Paraguay và ủng hộ các chính phủ cánh tả tại các nước Mỹ Latinh.

Hội nghị lần thứ XIX của SPF tổ chức tại thành phố Sao Paulo, Brazil (31/7- 4/8/2013). Tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ XIX Diễn đàn Sao Paulo có đại diện của 91 đảng, tổ chức cánh tả của 42 quốc gia trên thế giới. Với chủ đề: Tăng cường thay đổi và đẩy nhanh hội nhập khu vực: Vai trò của các đảng, phong trào và chính phủ, diễn đàn đã tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng như tình hình khu vực và quốc tế, phong trào cánh tả Mỹ La-tinh, thành tựu và thách thức của các chính phủ cánh tả, biện pháp đẩy nhanh quá trình liên kết khu vực nhằm chống lại chiến lược phản công của CNĐQ và một số vấn đề như phát triển bền vững, an ninh lương thực, an sinh xã hội, dân chủ hóa thông tin, biến đổi khí hậu, ma túy, di cư.

Hội nghị lần thứ XX của SPF đã diễn ra tại thủ đô La Paz của Bolivia (25 - 29/8/2014), lần đầu tiên, Diễn đàn Sao Paulo lần thứ XX với chủ đề “Chiến thắng đói nghèo và chống lại cuộc phản công của đế quốc.Giành hòa bình, hội nhập và cuộc sống tốt đẹp ở châu Mỹ”. Tham dự diễn đàn lần này hơn có 500 đại biểu của 180 đảng cánh tả, tổ chức xã hội Mỹ Latinh và khách mời quốc tế đến từ 52 quốc gia. Các đại biểu tham dự khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết đưa ra từ Diễn đàn lần thứ 19 tại Sao Paulo, cũng như Tuyên bố của Nhóm công tác được thông qua tại Managua (Nicaragua) tháng 2/2014. Kết thúc diễn đàn, các đại biểu đã thông qua tuyên bố chung phân tích và vạch ra hướng đi nhằm củng cố quá trình hội nhập của khu vực Mỹ Latinh và Caribê trước sự đe dọa của CNTB hiện nay. Diễn đàn Sao

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

91

Paulo XX cũng kêu gọi ủng hộ các chính phủ cánh tả ở Bolivia, Brazil và Uruguay, đồng thời nhất trí thành lập trường giáo dục chính trị về khủng hoảng của CNTB, tổ chức các cuộc gặp gỡ thanh niên, phụ nữ và những người gốc Phi. Ngoài ra, các đại biểu cũng nhất trí “Tổ chức hội thảo về chính phủ tiến bộ tại khu vực nhằm rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi trong khu vực.

Hội nghị lần thứ XXI của SPF được tổ chức tại thủ đô Mexico của Mexico (31-7 đến 1-8- 2015). Sự kiện năm nay thu hút hơn 500 đại biểu đến từ 23 quốc gia khu vực, với sự tham dự đại diện của 104 đảng cánh tả và tổ chức xã hội Mỹ Latinh. Hội nghị lần này nhấn mạnh tầm quan trọng của Cuộc gặp gỡ lần thứ XXI, nêu bật ý nghĩa sự ra đời cách đây 25 năm của Diễn đàn Sao Paulo và chào mừng thắng lợi trong các cuộc bầu cử trong năm 2014. Hội nghị đã ra Tuyên bố chung về Chương trình hành động mang tên Mexico nhằm chống lại chiến lược phản cách mạng trong khu vực Mỹ Latinh. Các tổ chức cánh tả cũng thông qua nghị quyết kêu gọi Venezuela và Guyana tiến hành đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

3.2.2.2. Nhận xét Thứ nhất, về mục tiêu chung của SPF: là xây dựng một không gian cho các

cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp các sáng kiến chính trị của các lực lượng cánh tả, tiến bộ khu vực Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh chống lại CNTD và CNĐQ, cũng như trong việc tìm kiếm một giải pháp thay thế, vì một xã hội công bằng hơn, vì nền dân chủ và mở rộng dân chủ, vì sự phát triển bền vững và công bằng xã hội, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động.

Thứ hai: SPF có nhiều hình thức hoạt động phong phú, trong đó hoạt động chính là cuộc gặp thường niên theo các chủ đề cụ thể và được tiến hành luân phiên theo đăng cai hoặc đồng đăng cai của các đảng ở các nước Mỹ La tinh và Ca-ri-bê. Tại các cuộc gặp thường niên, bên cạnh các phiên toàn thể, còn có các hội thảo chuyên đề, hội thảo theo khu vực địa lý và hội thảo về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,... đồng thời, có các cuộc gặp song phương giữa các đảng… Các cuộc gặp thường niên của SPF thường thông qua các văn kiện chung, gồm Tài liệu cơ sở và Tuyên bố cuối cùng.

Thứ ba: Từ Cuộc gặp lần thứ XV (Mê-hi-cô, 2009), SPF bắt đầu tiến hành cơ chế gặp gỡ giữa các tổ chức thanh niên của các đảng thành viên với tên gọi “Cuộc gặp gỡ của Thanh niên Diễn đàn Xao Pao-lô”; tới nay, đã tổ chức được 4 cuộc gặp.

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

92

Tại Cuộc gặp lần thứ XVIII (Vê-nê-xu-ê-la, 2012), SPF bắt đầu tổ chức “Cuộc gặp các Nghị sĩ cánh tả của Mỹ La-tinh” và “Cuộc gặp của Phụ nữ Diễn đàn Xao Pao-lô”. Như vậy, có thể thấy xu thể mở rộng phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng của SPF tới các lực lượng chính trị - xã hội ở các nước Mỹ Latinh và Ca-ri-bê.

Thứ tư: Về cơ cấu tổ chức, SPF có các Ủy ban khu vực, các Ủy ban chuyên đề, Nhóm Công tác và Ban Thư ký Thường trực để điều phối các hoạt động của Diễn đàn.

Các Ủy ban khu vực: có nhiệm vụ thúc đẩy liên kết giữa các đảng thành viên SPF ở các tiểu khu vực. Hiện có 03 Ủy ban khu vực là Ủy ban Trung Mỹ và Ca-ri-bê, Ủy ban An-đết-A-ma-dôn, Ủy ban Nam Cô-nô. Các Ủy ban khu vực họp ít nhất 4 tháng một lần (trong đó có một cuộc được tiến hành bên lề của các cuộc gặp toàn thể thường niên của SPF) với sự tham gia của các đảng thành viên SPF tại tiểu khu vực và Ban Thư ký thường trực SPF. Ngoài ra 4 Ủy ban khu vực nói trên, SPF đang xem xét việc lập thêm 03 ủy ban mới là Ủy ban các đảng cánh tả Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có cơ sở tại Hoa Kỳ, Ủy ban các đảng cánh tả Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có cở sở tại châu Âu và Ủy ban những người Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê sinh sống tại châu Âu [7, tr.8].

Các Ủy ban chuyên đề: SPF hiện có: Ủy ban về các vấn đề của chính phủ, Ủy ban liên kết Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, Ủy ban Nghiên cứu và Đào tạo, Ủy ban về các vấn đề của nghị viện, Ủy ban về các vấn đề bầu cử, Ủy ban Phong trào xã hội, Ủy ban Thanh niên, Ủy ban phụ nữ và Ủy ban về các vấn đề di cư.

Nhóm Công tác của SPF: Gồm 16 thành viên tập thể do các đảng của một hoặc nhiều nước trong khu vực thống nhất cử ra. Nhóm Công tác họp 3 tháng 1 lần, có nhiệm vụ: 1) duy trì quan hệ và phối hợp hoạt động giữa các đảng thành viên trong thời gian giữa hai cuộc gặp toàn thể, 2) tổ chức các cuộc họp, 3) đề xuất quy định về thành viên tham gia SPF, 4) tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề…

Ban Thư ký thường trực là cơ quan thường trực, điều phối công việc hàng ngày của SPF, gồm một thành viên do Nhóm Công tác chi định và 3 thành viên do 3 ủy ban khu vực chỉ định. Các cuộc họp mở rộng của Ban Thư ký thường trực được tiến hành 2 tháng 1 lần với sự tham gia của điều phối viên các ủy ban khu vực, điều phối viên của các ủy ban chuyên đề và của Thư ký thường trực Diễn đàn nhằm xem xét, triển khai các kế hoạch làm việc đã được các Cuộc gặp toàn thể và Nhóm Công tác thông qua.

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

93

Thứ năm: Với sự tham gia ngày càng đông đảo của các đảng, tổ chức và lực lượng cánh tả Mỹ La-tinh - Ca-ri-bê, Diễn đàn Xao Pao-lô đã trở thành một không gian tin cậy cho các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp các sáng kiến chính trị của các lực lượng cánh tả, tiến bộ khu vực Mỹ La-tinh trong cuộc đấu tranh chống lại CNTD mới và CNĐQ cũng như trong việc tìm kiếm một giải pháp thay thế, vì một xã hội công bằng hơn, vì sự phát triển bền vững và công bằng xã hội, SPF đã khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống chính trị xã hội tại Mỹ La tinh - Ca-ri-bê [77, tr.103].

Kết quả của các cuộc thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và những nghị quyết được thông qua tại các cuộc gặp toàn thể thường niên, các cuộc họp, hội nghị của Nhóm công tác, của các ủy ban khu vực và các ủy ban chuyên đề có giá trị tham khảo to lớn, giúp các đảng thành viên của SPF trong việc xác định phương hướng, hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của đảng mình trong cuộc đấu tranh chống lại CNĐQ, CNTD mới. Chính qua các cuộc gặp toàn thể thường niên của Diễn đàn, các đảng thành viên đã hình thành một chiến lược đấu tranh chung, xây dựng được mô hình phát triển gắn tăng trưởng với thực hiện công bằng xã hội để thay thế mô hình CNTD mới. SPF thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tập hợp lực lượng, mở rộng khối đại đoàn kết các dân tộc Mỹ La tinh; thúc đẩy quá trình liên kết khu vực, mở rộng đối thoại và hợp tác khu vực, mở rộng đối thoại và hợp tác khu vực. Thắng lợi của các đảng cánh tả Mỹ La tinh - Ca-ri-bê trong những năm qua có một phần đóng góp quan trọng của Diễn đàn Xao Pao-lô.

Thứ sáu: Thành tựu đạt được sau 25 năm (1990 - 2015), có thể thấy hoạt động sôi nổi của Diễn đàn với 21 kỳ hội nghị đã đưa lại những kết quả thiết thực, thúc đẩy sự phát triển của PTCS, cánh tả ở Mỹ Latinh nói riêng và trên thế giới nói chung. Trước hết, với sự tham gia ngày càng đông đảo các ĐCS-CN, các đảng cánh tả không chỉ giới hạn trong khu vực, mà mở rộng ra khắp các châu lục, Diễn đàn đã tỏ rõ là một phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng thích hợp,có tính hiệu quả, đồng thời thể hiện nhu cầu gặp gỡ, trao đổi về nhiều mặt giữa các lực lượng cộng sản, cánh tả ngày càng tăng trong điều kiện lịch sử mới hiện nay

Hai là; tính linh hoạt và cơ chế mở trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện của Diễn đàn tạo điều kiện cho các chính đảng, phong trào và lực lượng chính trị theo nhiều khuynh hướng đa dạng: từ các ĐCS cầm quyền hoặc chưa cầm quyền, các

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

94

đảng dân chủ - xã hội đến các tổ chức, phong trào dân tộc cấp tiến đều có cơ hội tham gia, bày tỏ quan điểm, chính kiến một cách dân chủ trước những chủ đề được lựa chọn trong mỗi kỳ hội nghị. Đây là một nét mới trong cơ chế phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của các ĐCN -CN với cánh tả, phù hợp với sự thay đổi tương quan lực lượng ở khu vực và trên thế giới từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX trở lại đây. Do đó, ngay từ hội nghị đầu tiên, Diễn đàn đã quy tụ được sự tham gia của đại biểu 48 chính đảng cánh tả khu vực Mỹ Latinh, Caribê và lúc cao nhất như Hội nghị lần thứ XI (Goatêmala - 2002) có tới 142 ĐCS -CN và cánh tả từ 46 nước Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và Trung Đông. SPF hiện nay có 84 đảng thành viên chính thức từ 21 nước ở khu vực Mỹ La tinh và Ca-ri-bê; ngoài ra còn có các đảng, tổ chức và các nhân sĩ nổi tiếng được mời tham gia SPF trong tư cách là quan sát viên đối với các đảng, tổ chức ở các nước Mỹ La tinh và Ca-ri-bê) và khách mời (đối với các đảng, tổ chức và cá nhân từ các nước ngoài khu vực Mỹ La tinh và Ca-ri-bê). ĐCS Việt Nam là khách mời của SPF. Sự ra đời và hoạt động của Diễn đàn đưa Mỹ Latinh thực sự trở thành một điểm sáng hội tụ những nỗ lực trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc và lựa chọn con đường phát triển, chống nghèo đói bất công, chống áp đặt nô dịch và cường quyền đế quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh. “Diễn đàn Sao Paulô là một biểu tượng sinh động về tình đoàn kết, sự sẻ chia mối quan tâm giữa các lực lượng cộng sản, cánh tả trước những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với khu vực và thế giới cũng như đối với PTCS, cánh tả trong giai đoạn hiện nay”[77, tr.103].

Ba là, tuy mức độ và hiệu quả hoạt động còn chưa đồng đều, nhưng các ĐCS-CN, cánh tả ở Mỹ Latinh đã ngày càng thể hiện rõ vai trò hạt nhân trong phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, bước đầu tập hợp được xung quanh mình những lực lượng tiến bộ, chứng minh cho sự bắt đầu hồi phục và có bước phát triển mới của PTCS, cánh tả tại đây [7, tr.48]. Chỉ trong thời gian ngắn, tại Mỹ Latinh đã có 13 chính phủ cánh tả tiến bộ cầm quyền (Vênêzuêla, Chilê, Braxin, Áchentina, Panama, Urugoay, Bôlivia, Nicaragoa, Êcuađo), chiếm gần 1/3 số nước trên lục địa châu Mỹ. Một số đảng cánh tả giữ vị trí đối lập mạnh như ở En Xanvađo, Mêhicô, Pêru, Côlômbia.... Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng cánh tả và cách mạng tiến bộ trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh PTCS- CNQT tuy đã từng bước hồi phục nhưng chưa thực

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

95

sự vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc từ cuối thập niên 80 thế kỷ XX. Với những thành quả bước đầu đạt được như đã nêu, các ĐCS-CN Mỹ Latinh nói riêng, các ĐCS-CN quốc tế nói chung củng cố được niềm tin và vững vàng hơn với vai trò lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân các dân tộc trên thế giới vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bốn là, xét về nội dung, Diễn đàn Sao Paulô qua các kỳ hội nghị đã quan tâm đến hàng loạt vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội Mỹ Latinh và thế giới, song vấn đề nổi bật nhất và xuyên suốt hoạt động của Diễn đàn là sự phê phán gay gắt đối với việc áp đặt mô hình CNTD mới, chỉ rõ tính không tương thích và những hậu quả nặng nề của nó đối với các nước khu vực, đồng thời nỗ lực tìm giải pháp thay thế. Điều này cho thấy, các lực lượng cộng sản, cánh tả tiến bộ Mỹ Latinh đã nhận thức đúng và trúng một trong những vấn đề cốt lõi nhất đối với sự phát triển của khu vực, bước đầu phản ánh được lợi ích và nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo vốn đang phải hứng chịu nhiều nhất hậu quả của CNTD mới. Quá trình áp đặt mô hình CNTD mới đã làm cho sự lệ thuộc của các nước Mỹ Latinh vào tư bản độc quyền nước ngoài, nhất là tư bản Mỹ ngày càng chặt chẽ, lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại. Do đó, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc của các tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của GCCN và nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội. Đây là thuận lợi rất cơ bản để các lực lượng cánh tả khu vực, trong đó có các khuynh hướng dân tộc cấp tiến, điều chỉnh sách lược đấu tranh, đẩy mạnh hoạt động, trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống CNTD mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Từ cách tiếp cận này có thể lý giải một phần thắng lợi của cánh tả Mỹ Latinh trong những năm gần đây. Một trong những điều chỉnh quan trọng nhất về sách lược đấu tranh là tuyệt đại đa số các chính đảng, phong trào, mặt trận cánh tả ở Mỹ Latinh đều nhấn mạnh ưu tiên cho hình thức đấu tranh hoà bình, thực hiện hoà giải hoà hợp dân tộc, vận động sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động trong các kỳ bầu cử. Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc Pharabunđô Macti (FMLN) ở En Xanvađo, các lực lượng kháng chiến ở Pêru, Côlômbia, Urugoay, Bôlivia... đã từng bước chuyển từ phương thức đấu tranh vũ trang sang đấu tranh nghị trường, công khai hợp pháp.

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

96

Hoạt động của Diễn đàn Sao Paulô đã phản ánh rõ nét sự chuyển biến tích cực của phong trào cánh tả Mỹ Latinh những năm qua. Trên cơ sở phân tích thực tế tình hình khu vực Mỹ Latinh, càng về những hội nghị gần đây, “Từ quan điểm lý luận đến việc xác định phương hướng hoạt động và tìm tòi mô hình phát triển cho các nước khu vực, Diễn đàn ngày càng tiến gần đến lập trường có tính chất XHCN” [6, tr.79]. Điều này được thể hiện nổi bật khi đại biểu các chính đảng tham gia Diễn đàn khẳng định: giải pháp thay thế CNTD mới phải gắn với thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từng bước quá độ lên CNXH. Để thực hiện giải pháp này, các lực lượng cộng sản, cánh tả và cách mạng Mỹ Latinh nhấn mạnh cần tăng cường vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân; đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ với nhau, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau mà Diễn đàn Sao Paulô là một kênh có ý nghĩa quan trọng. Ngay từ Hội nghị lần thứ VI (En Xanvađo - 1996) đã nêu rõ 10 phương hướng hoạt động của các lực lượng cách mạng và cánh tả khu vực là: bảo vệ cuộc sống con người; thực hiện tự do, công bằng trong bầu cử; nhà nước thực sự chăm lo đời sống cho quần chúng nhân dân lao động; bảo vệ sự phát triển của toàn hành tinh; bình đẳng giới; có chương trình phát triển cho các cộng đồng cư dân bản địa (đặc biệt là người da đỏ); có kế hoạch phát triển cân đối kinh tế xã hội của mỗi nước; thực hiện khu vực hoá và TCH bảo vệ quyền lợi của các nhóm dân di cư, bảo vệ môi trường. Những phương hướng này rõ ràng chứa đựng những quan điểm phát triển con người phù hợp với mục tiêu của CNXH.

Trên thực tế, cánh tả Mỹ Latinh trong đấu tranh chính trị, luôn chú trọng đưa ra những chính sách kinh tế, xã hội đáp ứng nguyện vọng của quần chúng lao động, nhất là tầng lớp dân nghèo. Chẳng hạn, Cương lĩnh tranh cử tổng thống Bôlivia, E. Môralet - lãnh tụ Đảng Phong trào tiến lên CNXH (MAS) - chủ trương phải chấm dứt chính sách kinh tế thị trường tự do được coi là nguyên nhân của tình trạng đói nghèo và bất công, đồng thời chỉ rõ cần thúc đẩy cải cách kinh tế, xã hội theo hướng tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, nhất là kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng nguồn thu ngân sách phục vụ các chương trình xã hội. Luận giải về tính cấp bách của giải pháp thay thế CNTD mới thông qua cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và từng bước quá độ lên CNXH, cánh tả Mỹ Latinh tỏ rõ quan điểm phê phán, không chấp nhận mô hình phát triển TBCN. Tổng thống Vênêzuêla Chavet và nhiều nhà lãnh đạo cánh tả đã công khai tuyên bố: mô hình CNTB sẽ là ngõ cụt cho tương lai của Mỹ

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

97

Latinh và CNXH mới là con đường duy nhất đúng đắn. Trả lời phỏng vấn báo Tấm gương (Đức) về các chương trình cải cách kinh tế - xã hội của chính phủ, Tổng thống Bôlivia Môralet nhấn mạnh rằng: CNTB chỉ làm tổn thương cho Mỹ Latinh và bày tỏ hy vọng CNXH sẽ mang lại cuộc sống tốt hơn, bình đẳng, công bằng cho mọi người, không gây ra những vấn đề kinh tế kinh tế và xã hội [49, tr.95].

Khi ở vị trí cầm quyền, lực lượng cánh tả Mỹ Latinh đều ít hoặc nhiều tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội có xu hướng tiến bộ, chuyển từ mô hình CNTD mới sang thực hiện dân chủ hoá, mô hình kinh tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội, đề cao chống tham nhũng, xúc tiến điều chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động, cải cách ruộng đất và các chương trình xã hội như: xóa đói giảm nghèo, cải thiện dịch vụ y tế, văn hóa cộng đồng, quan tâm tạo dựng việc làm, cung cấp vốn tín dụng để phát triển khu vực kinh tế hợp tác... Những cải cách của các chính phủ cánh tả thời gian qua đã thu được kết quả bước đầu rất tích cực, kinh tế phục hồi và có bước tăng trưởng khá, chính trị đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, chỉ trong vòng 4 năm (2002-2006) tỷ lệ người nghèo của Mỹ Latinh giảm từ 44% xuống 38% [39].

Thứ bẩy: Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu của Diễn đàn Sao Paulô, cũng cần thấy rõ những khó khăn, hạn chế của phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng này giữa các ĐCS-CN và cánh tả.

Một là: Khó khăn, hạn chế dễ nhận thấy nhất bắt nguồn ở chỗ, tuy đã tập hợp được một liên minh rộng rãi, nhưng lực lượng cánh tả trên thế giới nói chung, ở Mỹ Latinh nói riêng chưa hoàn toàn là một khối thống nhất. Do đó, còn nhiều quan niệm khác nhau về các vấn đề cốt yếu như chiến lược, sách lược, hình thức và phương pháp cách mạng. Đây là điểm yếu mà PTCS, cánh tả rất cần thiết phải sớm khắc phục trong quá trình đấu tranh cho những mục tiêu đã được xác định.

Hai là: Tính không thuần nhất, trước hết về chính trị, tư tưởng của các chính đảng, phong trào, mặt trận tham gia Diễn đàn Sao Paulô đã ảnh hưởng không thuận chiều đến hiệu quả hoạt động phối hợp thực tiễn giữa họ. Nhiều thoả thuận đạt được tại Diễn đàn về phối hợp hoạt động chung của cánh tả chủ yếu mang tính hình thức mà chưa được triển khai trên thực tế [6, tr.103].

Ba là: Do vị trí, vai trò của mỗi đảng cánh tả trong đời sống xã hội ở nước mình không giống nhau nên việc triển khai thoả thuận đạt được ở mỗi nước cũng

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

98

rất khác nhau, chưa thực sự tạo ra bước chuyển biến toàn diện có tính đột phá về chất của toàn bộ phong trào cánh tả nói chung. Hậu quả nặng nề của CNTD mới, tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội tại một số nước do lực lượng thân Mỹ nắm quyền, những âm mưu chống phá thâm độc của CNĐQ… cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các lực lượng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh. Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với họ là phải đề ra được đường lối chiến lược đúng đắn và thực hiện đường lối đó để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và phát triển bền vững. “Đồng thời, họ cũng phải khắc phục kịp thời những hạn chế của khuynh hướng dân tộc cấp tiến cực đoan, tạo được sự đoàn kết, thống nhất lâu dài trong cánh tả trên cơ sở điều hoà lợi ích hợp lý” [128, tr.88].

Mặc dù vậy, những kết quả hoạt động của Diễn đàn Sao Paulô kể từ khi ra đời đến nay là một bước tiến quan trọng của các ĐCS-CN và lực lượng cánh tả Mỹ Latinh nói riêng, của PTCSQT nói chung trong điều kiện lịch sử mới. Qua đó củng cố thêm niềm tin rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào các ĐCS, cánh tả và các lực lượng cách mạng thế giới cũng luôn sáng tạo tìm kiếm những phương thức phù hợp để phối hợp hành động, đoàn kết đi đến thống nhất, bởi họ có mục tiêu chung và đại diện cho lợi ích đông đảo nhân dân lao động trên khắp hành tinh. Thắng lợi của cánh tả Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI trở thành một hiện tượng nổi bật trong thực tiễn chính trị thế giới hiện nay, có lợi cho cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội ở khu vực cũng như trên thế giới.

3.2.3. Một số hình thức tập hợp lực lượng khác 3.2.3.1. Hoạt động của các ĐCS - CN ở một số khu vực trên thế giới Ngoài các cuộc gặp gỡ thường niên ở Aten và sự phối hợp với lực lượng

cánh tả ở Diễn đàn Sao Paulô, thì các ĐCS - CN ở một số khu vực trên thế giới cũng xúc tiến các hoạt động chung nhằm tập hợp lực lượng, đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.

Thứ nhất: Ở khu vực Trung Đông - châu Phi: Các ĐCS ở Trung Đông- châu Phi là bộ phận quan trọng của PTCSQT. Những năm đầu thế kỷ XXI, các ĐCS ở khu vực này đã đẩy mạnh hoạt động, củng cố tổ chức, phát triển đảng viên, tăng cường phối hợp hoạt động trong toàn khu vực cũng như với các ĐCS khác trên thế giới. Cụ thể là: Cuộc gặp các ĐCS - CN khu vực Đông và Nam Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vùng Vịnh (tiến hành vào năm 2006 và năm 2008); Cuộc gặp các ĐCS -CN về chủ đề giáo dục

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

99

(do ĐCS Hy Lạp đề xướng, được tổ chức liên tục hàng năm từ năm 2006 đến năm 2010). Trong bối cảnh hoạt động khó khăn, các ĐCS - CN khu vực Ban-căng cũng đã thường xuyên tổ chức các cuộc gặp chung kể từ năm 1990 đến nay, thảo luận về tình hình khu vực, trao đổi kinh nghiệm hoạt động. Cuộc gặp tháng 9/2006 nhằm phản đối “Sự hiện diện quân sự của chủ nghĩa đế quốc” trong khu vực, Cuộc gặp tháng 12/2009 và cuộc gặp tháng 1/2011 về “Những diễn biến ở khu vực Ban-căng và Đông Địa Trung Hải và nhiệm vụ của những người cộng sản” [51, tr.98].v.v… Sự phối hợp hoạt động của các ĐCS - CN Trung Đông - châu Phi từ năm 2001 đến nay có sự phát triển mới với nhiều hình thức phong phú, nội dung tương đối thống nhất như sau:.

Một là: Tập trung vào những vấn đề nóng bỏng, mang tầm ảnh hưởng chiến lược với khu vực và quốc tế. Có thể nói, sự phối hợp hoạt động của các ĐCS -CN ở Trung Đông - châu Phi tập trung vào những vấn đề nóng bỏng, mang tầm ảnh hưởng chiến lược với khu vực và quốc tế. Họ lên án và phủ nhận cái gọi là Kế hoạch Trung Đông, Kế hoạch Đại Trung Đông đang được Mỹ xúc tiến. Các lực lượng cộng sản ở đây công khai lên tiếng chỉ trích chính sách thiên vị của Mỹ đối với Ixraen; kêu gọi việc rút các chiến hạm và các căn cứ quân sự của Mỹ và NATO ra khỏi khu vực này; ủng phi hạt nhân hoá khu vực Trung Đông, đòi Ixraen huỷ bỏ kho vũ khí hạt nhân; ký Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và cho phép các cơ quan thanh sát quốc tế làm nhiệm vụ có liên quan. Nhìn chung, trong lực lượng cách mạng ở Trung Đông - châu Phi vẫn còn một bộ phận không nhỏ kiên định mục tiêu, giá trị của CNXH, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, lý tưởng CSCN. Bước đầu đã xây dựng được những nội dung phối hợp, liên kết lực lượng phù hợp tình hình thực tế, có sức lôi cuốn quần chúng, hình thành nên một sự tập hợp lực lượng mới trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hai là: Chống lại chính sách hiếu chiến của Mỹ, đòi quyền tự quyết cho các quốc gia, dân tộc khu vực và vì hòa bình thế giới: Đây là nội dung hoạt động nổi bật của các ĐCS - CN ở khu vực Trung Đông - châu Phi thời gian qua. Các đảng này không ngừng gia tăng liên hệ với các ĐCS, đảng cánh tả, các lực lượng tiến bộ, dân chủ và hoà bình khắp thế giới để chống lại chính sách hiếu chiến của Mỹ, đòi quyền tự quyết cho nhân dân Irắc, quyền bình đẳng cho mọi công dân dù là người Arập, người Cuốc hay mang bất cứ quốc tịch nào. Ngay sau khi liên quân Mỹ - Anh phát động chiến tranh Irắc, các ĐCS Suđăng, Giocđani, Xiri, Đảng Nhân dân Palextin,

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

100

‘ĐCS Libăng và ĐCS Ai cập ngay lập tức đã triệu tập nhau lại để thảo luận sự phối hợp hoạt động cho cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của Mỹ - Anh với Irắc và xác định hành động chung để đối phó với các xung đột tương lai. Các ĐCS ở khu vực Trung Đông tiếp tục liên hệ với ĐCS, đảng cánh tả, các lực lượng tiến bộ, dân chủ và hoà bình khắp thế giới chống lại chính sách hiếu chiến của Mỹ, đòi quyền tự quyết cho nhân dân Irắc. Nhìn chung, trong lực lượng cách mạng ở Trung Đông vẫn còn một bộ phận không nhỏ kiên định mục tiêu, giá trị của CNXH, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Bước đầu các ĐCSV- CN ở khu vực này đã xây dựng được những nội dung phối hợp, liên kết lực lượng phù hợp tình hình thực tế, có sức lôi cuốn quần chúng, hình thành nên một sự tập hợp mới trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội [77, tr.89].

Thứ hai: Tại Châu Âu Tại khu vực Liên Xô trước đây: Sự tập hợp lực lượng của các ĐCS - CN

được triển khai chủ yếu thông qua hoạt động của Liên đoàn các ĐCS - ĐCS Liên Xô (SKP-KPSS) và ĐCS Liên bang Nga. Sau khi hình thành (3/1993), ở thời điểm cao nhất SKP-KPSS đã tập hợp được 24 đảng và tổ chức cánh tả ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây: ĐCS LB Nga, Đảng Công nhân cộng sản Nga, các ĐCS Belarus, Ucraina, Estonia, Latvia, Latvia, Mônđôva, Azerbaidzhan, Turmenistan, Uzbekistan, Tadzhikistan, Kazakhstan, Cưrgưstan, Đảng Nhân dân lao động Tatarstan, Phong trào “Các nhà khoa học Nga theo định hướng XHCN”, Đoàn thanh niên cộng sản Lênin Liên Xô và một quan sát viên là Đảng của những người cộng sản Nga [20, tr.12]. Qua các kỳ đại hội, SKP-KPSS luôn khẳng định mục tiêu là bảo vệ các quyền và lợi ích của những người lao động, phục hồi mối quan hệ toàn diện, tình hữu nghị giữa các dân tộc Xô viết, đấu tranh để khôi phục Liên bang Xô viết trên cơ sở tự nguyện, khôi phục ĐCS Liên Xô, chính quyền nhân dân và CNXH. Ngoài ra, SKP- KPSS xúc tiến thành lập ĐCS Liên minh Nga-Bêlarus vào ngày 15/7/2000. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, SKP - KPSS thành lập các tổ chức thuộc Liên đoàn như:

Liên minh quốc tế của các sĩ quan Xô viết”. Hoạt động của Liên minh này góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước và những giá trị tốt đẹp mà nhân dân ở các nước cộng hoà Xô viết có được dưới chế độ XHCN. “SKP-KPSS đến năm 2005 có 17 đảng và 2 phong trào, bao gồm

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

101

hơn 1 triệu đảng viên trên lãnh thổ của 15 nước cộng hoà thuộc Liên Xô, trong đó ĐCS LB Nga là đảng lớn và có ảnh hưởng nhất [67, tr.57].

Qua các văn kiện, cương lĩnh, điều lệ của các ĐCS ở khu vực này, có thể thấy họ có những điểm chung:

1) Tuyên bố ở những mức độ khác nhau, trung thành với các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin; 2) Cơ sở xã hội đều là những người lao động, trước hết là GCCN và nông dân; 3) Đều thấy cần phải phục hồi chính quyền Xô viết, xây dựng CNXH; 4) Mong muốn phục hồi một nhà nước liên bang đổi mới. Tuy có sự thống nhất nhiều điểm về mục tiêu, cương lĩnh, về cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay, nhưng các lực lượng cộng sản ở khu vực Liên Xô trước đây còn có sự khác nhau về quan điểm, lập trường, về phương thức đấu tranh, về liên minh với các lực lượng xã hội, về vấn đề xây dựng nhà nước, về thời kỳ quá độ, chế độ sở hữu và mô hình kinh tế để đạt tới mục tiêu đặt ra [47, tr.83- 84].

Những năm gần đây, hàng năm một số ĐCS đứng ra đăng cai các hội nghị quốc tế theo chuyên đề. Thí dụ, “ năm 2005 ĐCS Ucraina tổ chức hội nghị bàn tròn “Những quan điểm thực sự về châu Âu và cách thức tổ chức cánh tả châu Âu”, với sự tham gia chủ yếu là các ĐCS-CN trên lãnh thổ Liên Xô cũ và Đông Âu” [86, tr 27]. Trong các cuộc gặp gỡ quốc tế, một số ĐCS đặt vấn đề cần thành lập Quốc tế cộng sản mới (Quốc tế IV). Đặc biệt, các ĐCS có xu hướng cực tả ở Liên Xô cũ đề nghị ĐCS Trung Quốc hay ĐCS Việt Nam đứng ra tổ chức thành lập Quốc tế cộng sản mới. Tuy nhiên, ý kiến này không được đa số các đảng ủng hộ vì cho rằng hiện nay chủ yếu thiết lập quan hệ song phương giữa các ĐCS -CN quốc tế để duy trì cơ chế gặp gỡ quốc tế đã có, trên cơ sở đó khi phong trào có bước phát triển mới sẽ sáng tạo những hình thức liên hệ phù hợp. Đảng cộng sản Liên bang Nga (KPRF). KPRF cũng đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế của PTCSQT, tại Moskva vào các ngày 15- 16/12/2012, với sự tham gia của 12 ĐCS.v.v...Xlôvakia tổ chức cuộc gặp quốc tế bàn về “Triển vọng của CNXH” với sự tham gia của 39 ĐCS-CN và cánh tả trên thế giới. Ngoài hoạt động nêu trên, nhân dịp những ngày lễ như Quốc tế lao động (1-5), kỷ niệm Chiến thắng phát xít (9-5), Cách mạng tháng Mười Nga và “nhiều hội nghị quốc tế được các ĐCS - CN khu vực Đông Âu tận dụng để phát động, cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc và các lực lượng phản cách mạng” [86, tr.28].

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

102

Tháng 3/2006 Cuộc gặp 23 ĐCS - CN khu vực châu Âu theo sáng kiến của ĐCS Bồ Đào Nha để bác bỏ Nghị quyết 1481 “Về sự cần thiết phải lên án quốc tế đối với tội lỗi vủa chủ nghĩa cộng sản” của Nghị viện Hội đồng châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe - PACE). Từ ngày 10 đến 12-11/ 2006, tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha đã diễn ra “Cuộc gặp quốc tế các ĐCS -CN” với sự tham gia của 63 đoàn đại biểu các đảng đến từ 51 nước trên thế giới, với chủ đề “Những hiểm họa và triển vọng tình hình quốc tế, chiến lược của CNĐQ và vấn đề năng lượng. Cuộc đấu tranh của các dân tộc, kinh nghiệm Mỹ Latinh và triển vọng CNXH”. Các đại biểu tham dự đã nhất trí thông qua thông cáo báo chí của cuộc gặp, cùng một số nghị quyết kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt, chống chạy đua vũ trang, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Cuộc gặp các ĐCS - CN các nước thành viên EU (tháng 3/2008) với chủ đề “Hiệp định EU. Những diễn biến trong EU và cuộc đấu tranh của nhân dân”; Cuộc gặp các ĐCS châu Âu (tháng 4/2011) với chủ đề “Các tiến trình chính trị và xã hội ở châu Âu và phản ứng của những người cộng sản”. Những ngày cuối tháng 5-2015, Hội nghị quốc tế các đảng cộng sản, công nhân do Đảng Cộng sản Séc - Mô-ra-va đăng cai, đã diễn ra tại Thủ đô Pra-ha (Cộng hòa Séc). Trong bối cảnh châu Âu đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong quá trình phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng và đối mặt với nhiều diễn biến quốc tế mới phát sinh, các chủ đề của hội thảo tập trung bàn về phương hướng phối hợp hành động của các ĐCS, công nhân; xây dựng mặt trận chống phát-xít, cũng như về hình thức và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời gian tới. v.v....

3.2.3.2. Một số hội thảo của các đảng cộng sản Bên cạnh các cơ chế nêu trên, các ĐCS- CN trên thế giới cũng đã tổ chức

nhiều hội thảo khoa học theo các chủ đề chuyên biệt, tập trung vào những vấn đề thời sự cấp bách cụ thể:

Thứ nhất: Hội thảo quốc tế tại Béclin (Đức) từ 28-30/6/2001 với chủ đề: “Toàn cầu hoá TBCN- các giải pháp thay thế- các lực lượng chống đối - vai trò của những người cộng sản” thu hút sự tham gia của đại biểu từ 33 ĐCS và phong trào thuộc 31 nước. Tại các diễn đàn nêu trên, đại biểu của các ĐCS - CN đã đề cập đến hàng loạt vấn đề cấp bách của PTCSQT hiện nay và các vấn đề lớn của thời đại.

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

103

Nhiều sáng kiến, giải pháp tăng cường sự phối hợp hành động chung và tập hợp lực lượng trong PTCSQT được đề xuất [125, tr.27].

Thứ hai: Hội thảo quốc tế các ĐCS (International Communist Seminar - ICS) do Đảng Lao động Bỉ tổ chức thường niên từ năm 1992 đến nay: Từ năm 1999 đến năm 2008 (Hội thảo lần thứ 8 đến hội thảo lần thứ 17), ICS đã cụ thể hóa và ra tuyên bố đầy đủ nhất về mục tiêu của mình, hướng tới các nội dung chủ yếu sau:

Một là, kêu gọi các lực lượng cách mạng tiến bộ, đặc biệt là giai cấp vô sản, đứng lên đánh đổ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc và giai cấp tư sản; hai là, khẳng định sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lên án chủ nghĩa xét lại; ba là, giương cao ngọn cờ xây dựng CNXH trên toàn thế giới; bốn là, tập hợp lực lượng và xây dựng tình đoàn kết giữa các ĐCS [77, tr.103].

Đến nay, tất cả các đảng tham dự ICS đều tiếp tục khẳng định sự trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện mới, nêu đậm vai trò của đấu tranh giai cấp, thừa nhận tác dụng của đấu tranh nghị trường trong từng hoàn cảnh cụ thể và bày tỏ mong muốn xây dựng một phong trào đoàn kết mạnh mẽ giữa các ĐCS, thúc đẩy sự phối hợp hành động trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều thay đổi. Hội thảo lần thứ 18 (tháng 5/2009) ICS có chủ đề về thanh niên “Thanh niên - tình hình thanh niên hiện nay, công tác của những người cộng sản trong thanh niên và việc kết nạp các thế hệ mới vào ĐCS “, với sự tham gia của 49 ĐCS - CN. Hội thảo lần thứ 19 (tháng 5/2010) có chủ đề “Hậu quả của cuộc khủng hoảng và hành động của các ĐCS”, với sự tham gia của 41 ĐCS -CN. Hội thảo lần thứ 20 (tháng 5/2011) có chủ đề “Tăng cường vai trò của các ĐCS rong bối cảnh cuộc khủng hoảng của CNTB ngày càng sâu sắc”, với sự tham gia của 52 ĐCS - CN. Hội thảo lần thứ 21(tháng 5/2012), ICS tổ chức với chủ đề “Quan hệ giữa các nhiệm vụ trước mắt của những người cộng sản và cuộc đấu tranh của họ vì CNXH “. Tại ICS-21, Các đại biểu của 59 ĐCS - CN từ 49 nước đã tập trung thảo luận các vấn đề: 1) Tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu; 2) Lên án các biện pháp cứu trợ kinh tế của chủ nghĩa tư bản; 3) Một số đề xuất về phối hợp hoạt động giữa các ĐCS. Hội thảo quốc tế của ICS lần thứ 22 (07/06/2013) đã diễn ra tại Vương quốc Bỉ, do Ðảng Lao động Bỉ đăng cai tổ chức. Tham dự hội thảo năm nay có đại biểu của 52 đảng, tổ chức cộng sản và công nhân từ 43 nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

104

và châu Phi. Hội thảo có chủ đề “Các cuộc tiến công vào quyền dân chủ và tự do trong cuộc khủng hoảng toàn cầu của CNTB. Chiến lược và hành động đáp trả”. Các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận và đánh giá các chính sách của CNTB hiện nay; cho rằng trong điều kiện khủng hoảng ngày càng trầm trọng, các nhà nước tư sản đang tăng cường những biện pháp hạn chế quyền lợi của người lao động, tiến công vào các quyền dân chủ và tự do của người lao động. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn đang tác động mạnh tới các quyền dân sinh, dân chủ của người lao động, hội thảo thống nhất đánh giá cao vai trò của các ĐCS - CN trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, đáp ứng nguyện vọng chính đáng đối với quyền được lao động, quyền được hưởng phúc lợi xã hội, quyền được sống hòa bình, an toàn và các nhu cầu bức thiết khác của nhân dân. Hội thảo cho rằng lực lượng cộng sản các nước cần phối hợp chặt chẽ với nhau ở từng nước và tăng cường hơn nữa tình đoàn kết quốc tế trên phạm vi thế giới [51, tr.104]...

Bên cạnh các phiên làm việc chính trong các kỳ Hội thảo (trao đổi ý kiến, chất vấn, tham luận) với các chủ đề lựa chọn trước, Đảng Lao động Bỉ còn tiến hành một số hình thức hoạt động khác, như: thường xuyên thực hiện các cuộc mít tinh chuyên đề theo các chủ đề riêng, xuất bản sách… ICS đã xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Sự sụp đổ của Liên Xô: Nguyên nhân và Bài học” (The collapse of the Soviet Union: causes and lessions) vào năm 1998, sách bằng tiếng Anh và Pháp, tập hợp 12 bài tham luận các kỳ hội thảo trước đó; phát hành các ấn phẩm Nghiên cứu chủ nghĩa Mác hàng năm, từ năm 1993 đến năm 2007.

Nhận xét về ICS: ICS không có bộ máy tổ chức chuyên trách và hoàn toàn mang tính tự nguyện. Mọi hoạt động chuẩn bị cho các kỳ Hội thảo, cả về tổ chức, hầu cần và nội dung, tùy thuộc rất nhiều vào vai trò và nhân sự của đảng khởi xướng mô hình là Đảng Lao động Bỉ, với đầu mối liên lạc và chịu trách nhiệm là Ban đối ngoại của Đảng. Nội dung từng kỳ Hội thảo do Nhóm Cố vấn (Advisory Commitee) phụ trách, trong đó đại diện Đảng Lao động Bỉ giữa vai trò điều phối. Hiện nay, Nhóm Cố vấn gồm các đại diện của 12 Đảng: Đảng Lao động Bỉ, ĐCS Bra-xin (PcdoB), ĐCS Cu-ba, ĐCS Mác-xít - Lê-nin-nít Ê-cua-a-đo, ĐCS Hy Lạp (KKE), ĐCS Phi-lip-pin, Đảng Công nhân Cộng sản Nga - Đảng Những người cộng sản Nga (RKRP-RPK), ĐCS Thụy Điển, ĐCS Xi-ri, ĐCS Thổ Nhĩ Kỳ, ĐCS Vê-nê-xu-ê-la (PCV), ĐCS Việt Nam.

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

105

Hội thảo quốc tế các Đảng Cộng sản không có quy định về thành viên và quy chế hoạt động; các đảng tham gia ICS theo lời mời của Đảng Lao động Bỉ. Với cách làm này, có thể coi ICS như một cơ chế hoạt động quốc tế của Đảng Lao động Bỉ. Tuy vậy, sự tham gia của các đảng tại ICS trong tám năm qua (2008 -2015) khá ổn định. Không tính các đảng bày tỏ sự quan tâm nhưng không đến dự được do các lý do cả khách quan và chủ quan và các đảng gửi điện mừng, số Đảng tham gia diễn đàn thường xuyên (từ 3 kỳ Hội thảo trở lên) khá cao, chiếm khoảng 40 trong tổng số 41-59 đảng tham dự. Tại các cuộc hội thảo năm 2013 bản thân Đảng Lao động Bỉ và một số đảng khác đã nêu suy nghĩ về việc “ thể chế hóa” và chuyển ICS thành một DĐĐPCĐ thực sự.

Thứ ba: Hội thảo quốc tế “Phong trào cộng sản quốc tế hôm nay và ngày mai”, diễn ra tại Mátxcơva trong hai ngày 15-16 tháng 12 năm 2012. Có 11 ĐCS thuộc 10 nước tham dự Hội thảo (ĐCS Việt Nam, ĐCS Cu Ba, ĐCS Trung Quốc, ĐCS ĐCS Braxin, ĐCS Bồ Đào Nha, ĐCS Hy Lạp, ĐCS Li Băng, ĐCS Séc, ĐCS Moravia, ĐCS Ukraina, ĐCS Ấn Độ và ĐCS Ấn Độ (Mácxít), và một số giáo sư, học giả thuộc các viện nghiên cứu, các trường đại học của Nga. Hội thảo bàn về những nội dung sau: Một là: Các ĐCS tham dự Hội thảo khẳng định: kiên định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng cho hoạt động của đảng, cho cuộc đấu tranh vì CNXH, vì GCCN và nhân dân lao động ở mỗi nước và trên toàn thế giới. Hai là: Các đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng CNTB đang mang tính toàn cầu rất cao. Ở các nước TBPT, việc giải phóng sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ thu được kết quả to lớn. Để đối phó với phong trào đấu tranh của GCCN và nhân dân lao động, chính quyền các nước này đã có những điều chỉnh nhất định, kể cả chế độ phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, nó không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó, hay như Mác khẳng định: CNTB đang hủy hoại chính ngay những nhân tố làm nên sự giàu có của nó là lao động và tài nguyên. Ba là: Hội thảo “PTCSQT hôm nay và ngày mai” nhận định: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, dư chấn nặng nề và kéo dài của nó là một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà phủ nhận tính chất khoa học, cách mạng, tiến bộ, nhân văn của học thuyết Mác - Lênin, của CNXH và con đường đi lên CNXH của các quốc gia, dân tộc và cả nhân loại. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH tiếp tục diễn ra, lúc đấu tranh, giằng xé khốc liệt, lúc phải đi qua những khúc quanh, tạm

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

106

thời chịu những thất bại, những bước thụt lùi. Vì lẽ đó, không nên, không được nhìn nhận vấn đề hệ trọng này một cách đơn giản, phiến diện, càng không được nao núng, chùn bước, buông xuôi. Cuộc khủng hoảng của ngày hôm nay của CNTB là tự nhiên, như một tất yếu. Cần kiên trì đấu tranh chống CNĐQ trên phạm vi toàn thế giới và dẫn dắt nó bởi những người cộng sản. Bốn là: Các ĐCS, trong tham luận tại Hội thảo và trao đổi bên lề Hội thảo, đều khẳng định và tỏ rõ sự đánh giá cao trước nỗ lực và thành tựu xây dựng CNXH ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, đặc biệt là của Việt Nam và những tiến bộ, thành công của PTCS, cánh tả ở Mỹ Latinh và một số nước khác; coi đó là sự cổ vũ quan trọng, là minh chứng sinh động cho sức sống của CNXH, cho cuộc đấu tranh còn nhiều khó khăn của ĐCS Liên bang Nga và các ĐCS, cánh tả và công nhân trên toàn thế giới [51, tr.127].

Tiểu kết chương 3 Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu làm cho so sánh lực

lượng thế giới thay đổi có lợi cho CNĐQ, do đó tính chất hiếu chiến của nó ngày càng tăng. Mặt khác, sự phân công lao động quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục phát triển. Trong hoàn cảnh đó, tình đoàn kết giữa tất cả các lực lượng cách mạng, giữa GCCN các nước càng cần thiết hơn bao giờ hết, do đó CNQT của GCCN đã được đổi mới và phát triển lên tầm cao mới. ĐCS, GCCN và nhân dân lao động ở tất cả các nước thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, luôn kề vai, sát cánh, đi đầu trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ. Việc tăng cường các mối quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa GCCN, các lực lượng cộng sản và cách mạng là nhu cầu khách quan do sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN quy định. Trong điều kiện lịch sử mới, khi CNTB, CNĐQ đang ra sức chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, bóc lột các nguồn nhân lực, thống trị về chính trị, ngăn cản và bóp nghẹt tiến trình cách mạng, tiến hành những hành động can thiệp, xâm lược và chiến tranh, thì một yêu cầu bức bách đòi hỏi những người lao động, những người cộng sản và các lực lượng cách mạng không thể để cho những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của mình bị suy yếu đi, trái lại phải tăng cường tình đoàn kết chiến đấu chống CNĐQ, CNTB độc quyền xuyên quốc gia. Ngày nay các ĐCS đều thống nhất tăng cường quan hệ trên cơ sở 5 nguyên tắc: (1) độc lập tự chủ; (2) bình đẳng; (3) tôn trọng lẫn nhau; (4) không can thiệp công việc nội bộ của nhau; (5) đoàn kết và hữu nghị với nhau.

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

107

Các hình thức quan hệ chủ yếu giữa các đảng vẫn là trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, dự đại hội, tổ chức hội thảo, diễn đàn, nghiên cứu tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau... Gần đây một số đảng quan tâm đến việc trao đổi lý luận; giữa một số đảng cũng đã hình thành cơ chế trao đổi thường kỳ về lý luận, như giữa các ĐCS Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Nhật Bản, Pháp, Cuba, Hy Lạp…

Trong thời gian qua, nhất là từ năm 1998 đến nay, đã hình thành một số cơ chế gặp gỡ, trao đổi ý kiến thường niên giữa các ĐCS - CN và cánh tả trên thế giới, như: “Diễn đàn Xao Paolô” do ĐCS Cuba, Đảng Lao động Braxin, Đảng Cách mạng Dân chủ Mêhicô và Mặt trận rộng rãi Urugoay phối hợp tổ chức hàng năm, luân phiên tại các nước Mỹ Latinh, từ năm 1990 đến nay; “Cuộc gặp quốc tế các ĐCS - CN” tổ chức hàng năm từ năm 1998 đến nay (lúc đầu do ĐCS Hy Lạp đăng cai tổ chức tại Aten; từ 2006, bắt đầu tổ chức luân phiên tại các khu vực theo đăng cai của các đảng); cuộc hội thảo quốc tế “Các đảng chính trị và một xã hội mới” do Đảng Lao động Mêhicô tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 1998. Từ năm 1999, ĐCS Hy Lạp phối hợp với một số đảng khác tổ chức website solidnet.org và xuất bản tạp chí Information Bulletin (ra 3 kỳ/năm) làm diễn đàn trao đổi thông tin giữa các đảng. Bên cạnh các diễn đàn thường niên như nêu trên, nhiều đảng đã đăng cai tổ chức các cuộc gặp quốc tế để trao đổi về những vấn đề nổi lên trong đời sống chính trị quốc tế và khu vực…

Trong năm 2009, đã diễn ra nhiều đại hội thường kỳ, cuộc gặp, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS - CN, đảng cánh tả trên thế giới. Tại các đại hội đảng, các cuộc gặp, hội nghị, hội thảo quốc tế đó, nhiều ĐCS và cánh tả có chung nhận định rằng: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay là rất sâu, mang tính hệ thống, động chạm đến mô hình và triết lý phát triển chạy theo lợi nhuận của CNTB. Để tránh sụp đổ, các nhà nước TBCN đang ra sức cứu trợ giới đại tư bản, nhất là tư bản tài chính, ngân hàng; đồng thời, cắt giảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, thực hiện nguyên tắc “Tư nhân hóa lợi nhuận, xã hội hóa rủi ro”, dồn mọi gánh nặng khủng hoảng lên vai người lao động. Các tầng lớp lao động đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng; các quyền lợi dân sinh, dân chủ bị thu hẹp. Thực trạng đó đang làm cho sự bất bình của quần chúng nhân dân ngày càng sục sôi. Đây là cơ sở khách quan thúc đẩy đấu tranh giai cấp - xã hội. Tình thế này vừa mở ra thời cơ, vừa tạo nên thách thức rất lớn đối với các ĐCS - CN, các lực lượng cánh tả tiến bộ; nếu

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

108

các đảng đưa ra được mô hình, đường lối phát triển thích hợp, có tính khả thi với hoàn cảnh nước mình và trên cơ sở đó tập hợp được quần chúng nhân dân, liên minh rộng rãi với các lực lượng cánh tả, tiến bộ...,thì sẽ có những bước phát triển và giành được những thắng lợi mới; ngược lại, sẽ càng khó khăn gấp bội.

Với tư cách là một lực lượng chính trị xã hội vốn từng đi tiên phong trong các cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, các ĐCS-CN trên thế giới hiện nay đã nỗ lực hoạt động, tìm kiếm những hình thức, phương pháp phối hợp hoạt động mới để thích ứng với tình hình và tự khẳng định vai trò của mình trong đời sống chính trị trong nước và quốc tế. Những hình thức phối hợp hoạt động nêu trên của các ĐCS - CN rất đáng quan tâm, cần được động viên khích lệ và phát triển trong tình hình hiện nay.

Những kết quả đạt được và tiến trình phát triển của sự phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng mỗi nước và cách mạng thế giới. Tiến trình này có nhiều điểm mới, những điểm mới này luôn gắn liền với thực tiễn diễn biến rất phức tạp của cục diện thế giới ngày nay. Những hình thức và nội dumg tập hợp lực lượng trên thế giới nói chung và trong PTCSQT nói riêng diễn ra rất đa dạng và linh hoạt trên từng vấn đề từng thời điểm cụ thể. Nhờ có sự đổi mới nhận thức về đường lối đối ngoại, phối hợp hành động chung, trên cơ sở độc lập tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đoàn kết và hữu nghị với nhau, các ĐCS -CN đã tạo ra sinh lực mới cho chính bản thân mình và cho toàn bộ PTCSQT hiện nay.

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

109

Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ SỰ THAM GIA, ĐÓNG GÓP

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014

4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

Từ thực trạng tập hợp lực lượng của PTCSQT những năm đầu thế kỷ XXI, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất: Từ năm 2001 đến nay, các ĐCS -CN nhìn nhận lại các phương thức tập hợp lực lượng trong PTCSQT đã được sử dụng trước năm 1991 đều cho rằng vẫn còn có giá trị, nhưng về cơ bản không còn phù hợp nữa. Nội dung tập hợp chủ yếu dựa vào hệ tư tưởng chung là chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh tế (Khối SEV) và quân sự (Hiệp ước Vacxava), thuần tuý chỉ có các nước XHCN với nhau, tập hợp dưới sự lãnh đạo của một trung tâm với cơ chế hoạt động chặt chẽ, đã không thỏa mãn, đáp ứng được với quan hệ quốc tế mới hiện nay nói chung và với chính yêu cầu nâng tầm quan hệ hợp tác liên kết trong PTCSQT nói riêng. Những động thái mới của quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT giai đoạn 2001- 2015 là kết quả của sự nỗ lực chung của các ĐCS-CN trên thế giới nhằm từng bước vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc, kéo dài từ nửa cuối thập niên 80 thế kỷ XX đến năm 2000. Hậu quả nặng nề của tình trạng khủng hoảng đã làm cho PTCSQT bị phân hoá, phân liệt và suy yếu nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới nói chung. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra trước các ĐCS-CN là phải củng cố lại khối đoàn kết nội bộ, tìm kiếm liên minh lực lượng nhằm khôi phục vai trò, vị trí của mỗi đảng cũng như của phong trào trong đời sống chính trị xã hội.

Thứ hai: Từ năm 2001 đến nay, dưới tác động của những nhân tố khách quan từ sự chuyển biến của cục diện chính trị, an ninh, kinh tế thế giới và những nhân tố chủ quan trong PTCSQT, các ĐCS - CN trên cơ sở xác định rõ mục tiêu khôi phục sức mạnh của phong trào đã xác lập nhiều phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng đa dạng với nội dung ngày càng phong phú. Những nguyên tắc cơ bản trong quá trình tập hợp lực lượng được xác định là: độc lập tự chủ, tự

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

110

nguyện, hiệp thương dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Nội dung phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng trong PTCSQT ngày càng có xu hướng mở rộng trên nhiều lĩnh vực: từ phát triển lý luận về CNXH và đấu tranh cách mạng đến phối hợp với các lực lượng cánh tả và tiến bộ đấu tranh chống áp bức, bất công, chống bóc lột TBCN và CNTD mới; từ chống chiến tranh và cường quyền đế quốc để bảo vệ hoà bình thế giới đến phối hợp đấu tranh chống các khuynh hướng chính trị cực đoan, cực hữu, chống kỳ thị và phân biệt chủng tộc; từ hoạt động trong phong trào chống mặt trái tiêu cực của TCH đến tham gia phong trào bảo vệ môi trường sống với các Đảng Xanh, v.v… Phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng trong PTCSQT cũng trở lên ngày càng nhiều vẻ và có tính cơ động, linh hoạt rõ nét hơn như: toạ đàm, hội thảo, hội nghị, diễn đàn, gặp mặt, mít tinh, tuần hành biểu dương lực lượng… trên nhiều cấp độ: quốc gia, liên quốc gia, khu vực, châu lục và toàn cầu, kết hợp giữa hình thức song phương và đa phương, phối hợp hoạt động theo từng vấn đề, từng lĩnh vực cụ thể. Các ĐCS-CN đã bước đầu tận dụng tiến bộ KH - CN (không gian mạng), cũng như một số thiết chế dân chủ tư sản nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp và tập hợp lực lượng.

Thứ ba: Mặc dù còn không ít khó khăn, hạn chế nhưng những hình thức phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của các ĐCS-CN và cánh tả trên thế giới trong những năm qua, đặc biệt là các cuộc gặp gỡ Aten và Diễn đàn Sao Paulô, có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân PTCSQT, đồng thời tác động trên nhiều mặt đến đời sống chính trị thế giới đương đại. Thành quả đạt được và tiến trình phát triển của sự phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng trong PTCSQT đã trực tiếp thúc đẩy sự phục hồi của phong trào, tạo điều kiện thuận lợi đối với cách mạng mỗi nước và cách mạng thế giới. Bản thân tiến trình này với sự tham gia ngày càng đông đảo của các lực lượng cộng sản, cánh tả và tiến bộ đã bao hàm ý nghĩa quốc tế rộng lớn và có nhiều điểm mới, những điểm mới này luôn gắn liền với thực tiễn diễn biến rất phức tạp của cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh. Thông qua hoạt động chung trong những hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, linh hoạt trên từng vấn đề, từng thời điểm cụ thể, đội ngũ của PTCSQT được củng cố, sức mạnh đoàn kết của phong trào được nâng cao một bước quan trọng. Sự phối hợp hành động giữa các ĐCS-CN với nhau, cũng như với các lực lượng cánh tả, các lượng tiến bộ cho thấy

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

111

rõ khả năng tự đổi mới và sức sống của PTCSQT ngay cả trong điều kiện phong trào còn đối mặt trước những khó khăn, thách thức to lớn của thời kỳ khủng hoảng, thoái trào. Điều đó cũng chứng tỏ, đoàn kết, tập hợp lực lượng là phương thức tồn tại và phát triển của chính bản thân PTCSQT.

Thứ tư; Các ĐCS ở các nước trên thế giới cho rằng, đã đến lúc phải mở rộng cơ sở xã hội, tập hợp lực lượng, tạo sự liên minh giữa những người cộng sản với những người cánh tả và các lực lượng tiến bộ để đấu tranh vì quyền lợi thiết thân của nhân dân lao động, vì một nền hoà bình, dân chủ, công bằng, tiến bộ xã hội. Các ĐCS Anh, Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha đều thấy sự liên minh hành động là cần thiết. Họ đặt vấn đề liên minh với GCCN và nhân dân lao động, với các lực lượng cánh tả; mở rộng quan hệ hợp tác với các ĐCS. Họ nhận định rằng, phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ của nhân dân lao động ngày càng gắn chặt với phong trào đấu tranh phản đối âm mưu của các thế lực cầm quyền đang tìm mọi cách can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền, độc lập dân tộc của các nước. Phong trào cộng sản ở các nước trên thế giới đang diễn ra theo hướng phục hồi những hoạt động trước đây; đa dạng hoá các hình thức đấu tranh, trong đó, coi trọng đấu tranh nghị trường, đấu tranh bằng phương pháp hoà bình; đổi mới phương thức hoạt động bằng việc liên minh giữa ĐCS với các tổ chức chính trị, xã hội khác, kiên trì vận động, xác định đối tượng vận động, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; xử lý hài hoà giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, tạo sự đồng thuận giữa tất cả các bên.

Thứ năm: Trong phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng của PTCSQT giai đoạn hiện nay có sự tham gia rất đông đảo các ĐCS, cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội từ các nước đang phát triển. Trên thực tế, các kỳ hội nghị của Diễn đàn Sao Paulô và các cuộc gặp mặt Aten đã bàn thảo và thông qua nhiều văn kiện, tuyên bố, nghị quyết về nhiều vấn đề bức xúc của các nước Á - Phi - Mỹ Latinh, bày tỏ lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các dân tộc trước sự áp đặt, can thiệp của các thế lực đế quốc, phản động. Hoạt động tập hợp lực lượng trong PTCSQT đã góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc trong thời đại TCH, thúc đẩy sự phát triển phong trào đấu tranh chống áp bức bất công, bảo vệ và củng cố hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội ở các nước đang phát triển.

Thứ sáu: Là một bộ phận cấu thành hữu cơ của PTCSQT, các ĐCS cầm quyền tại các nước XHCN bằng những thành tựu đạt được trong cải cách, đổi mới

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

112

đã và đang đóng góp tích cực đối với sự phục hồi của PTCSQT, đồng thời góp phần thúc đẩy tiến trình phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng của phong trào thông qua việc củng cố, tăng cường quan hệ với các ĐCS-CN và cánh tả cả về song phương lẫn đa phương. Những nét đột phá trong nghiên cứu phát triển lý luận và đặc biệt là thực tiễn xây dựng CNXH ở các nước XHCN được các ĐCS - CN và cánh tả trên thế giới đánh giá cao, tạo cho họ niềm tin đối với sự tìm kiếm mô hình con đường phù hợp đi lên CNXH. Từ góc nhìn này có thể lý giải một phần vì sao khi đi tìm giải pháp thay thế CNTD mới ở Mỹ Latinh, các lực lượng cánh tả tham gia Diễn đàn Sao Paulô lại lựa chọn giải pháp tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân, từng bước quá độ lên CNXH. Mặt khác, những tiến triển tích cực trong sự phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng giữa các ĐCS - CN và cánh tả nhiều năm qua cũng tác động quan trọng đến sự nghiệp xây dựng, củng cố chế độ XHCN của các ĐCS cầm quyền. Tác động quan trọng nhất đó là sự cổ vũ, ủng hộ quốc tế lớn từ phía các lực lượng cách mạng, tiến bộ thế giới đang được tập hợp lại, điều này trở lên đặc biệt có ý nghĩa đối với ĐCS cầm quyền ở các nước XHCN như Cuba, CHDCND Triều Tiên vốn đang phải chịu áp lực rất lớn từ chính sách bao vây, cấm vận, cô lập và chống phá gắt gao của CNĐQ. Đồng thời, thông qua việc phát triển các quan hệ song phương và đa phương, các ĐCS cầm quyền có điều kiện bày tỏ quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm lý luận và thực tiễn phục vụ thiết thực cho việc hoạch định đường lối đối nội cũng như đối ngoại, đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH trong giai đoạn hiện nay.

Thứ bẩy: Các đảng của trào lưu XH - DC quốc tế với sự tham gia vào một số hình thức hoạt động chung của các ĐCS-CN, cho nên vừa nhân tố chi phối quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT vừa chịu tác động từ chính quá trình này. Sự tham gia của các đảng XH-DC cho thấy khả năng hợp tác của họ với những người cộng sản tăng lên, nhất là khi xu thế thiên hữu trong CNTB đang tỏ ra thắng thế. Tuy mục tiêu và lập trường quan điểm tập hợp lực lượng không hoàn toàn giống những người cộng sản, song trào lưu XH - DC khi tham gia đã có cơ hội củng cố và nâng cao vị thế của mình trong các phong trào quần chúng rộng lớn; từ đó, trào lưu này thực hiện những điều chỉnh nhất định đường lối chính trị để có thể cải thiện tình thế khó khăn do sa sút ảnh hưởng xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tám: Trong các cuộc gặp gỡ quốc tế thời gian qua, cũng có một số ĐCS - CN (đặc biệt là các đảng ở khu vực Liên Xô và Đông Âu trước đây) nêu ý kiến

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

113

muốn hình thành một “Quốc tế cộng sản mới” làm trung tâm chỉ đạo và phối hợp hoạt động của PTCS - CNQT như mô hình “Quốc tế cộng sản - Quốc tế III” trước đây. Tuy nhiên, những ý kiến này không được đa số các đảng ủng hộ và được coi là không thích hợp với bối cảnh thế giới ngày nay.

Ý kiến chung của đa số các đảng hiện nay nhấn mạnh trách nhiệm hàng đầu của mỗi đảng là phải tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh ngay tại chính nước mình, đồng thời đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau, dành cho nhau sự hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp cả về tinh thần và vật chất; tiếp tục duy trì các cơ chế quốc tế hiện có, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn, phối hợp hoạt động ở khu vực và trên trường quốc tế…

Thứ chín: Tiến trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT có ảnh hưởng khá rõ nét đối với cục diện chính trị thế giới hiện nay. Trước hết, so sánh lực lượng trên thế giới có những chuyển biến đáng kể so với những năm cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 thế kỷ XX do sự trụ vững và từng bước phát triển của CNXH đồng thời với quá trình phục hồi, củng cố PTCSQT. Các hoạt động phối hợp và tập hợp lực lượng trong PTCSQT thông qua các kỳ gặp mặt Aten, Diễn đàn Sao Paulô và nhiều hình thức đa dạng khác tại nhiều khu vực trên thế giới đã góp phần tăng cường thêm sức mạnh cho CNXH trong tương quan lực lượng với CNTB. Mặt khác, kết quả của những hoạt động này đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến đối tượng đấu tranh của PTCSQT và của các phong trào tiến bộ khác đó là CNTB toàn cầu hoá, góp phần nhất định ngăn chặn những tham vọng cường quyền đế quốc áp đặt trong quan hệ quốc tế, can thiệp vào công việc nội của các quốc gia dân tộc có chủ quyền. Một Mỹ Latinh đang “đỏ lên” sau thắng lợi liên tiếp của cánh tả, những hoạt động sôi nổi của lực lượng cộng sản và cánh tả thế giới tại Hy Lạp, một địa danh có vị trí chiến lược nhạy cảm đối với châu Âu, Trung cận Đông, Bắc Phi cùng với sự khởi sắc của phong trào nhân dân tiến bộ chống chiến tranh đế quốc, chống mặt trái của TCH vì phát triển bền vững và bảo vệ môi trường… đã làm cho các thế lực tư sản cầm quyền đại diện cho lợi ích của tư bản độc quyền phải lo ngại, tìm cách đối phó. Có thể thấy rõ điều này qua việc các thế lực cực hữu trong Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) thông qua nghị quyết chống CNCS, cùng lúc chính quyền Mỹ và nhiều nước tư bản lợi dụng chống khủng bố để ban hành các điều luật tăng cường kiểm soát, hạn chế quyền tự do công dân, chĩa mũi nhọn chống phá các ĐCS, PTCN và các phong trào xã hội tiến bộ khác.

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

114

Thứ mười: Có thể còn có những đặc thù khác nhau về phương diện địa chính trị, về cơ cấu đội ngũ GCCN, về sự trưởng thành của đội tiên phong của GCCN ở mỗi nước, hoặc cho dù mục tiêu đấu tranh trước mắt có thể đặt ra những yêu cầu khác nhau, song GCCN toàn thế giới đều chung sức đấu tranh chống đại tư bản độc quyền xuyên quốc gia. Để tăng thêm sức mạnh và củng cố vai trò, vị trí của mình đối với đời sống xã hội, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị được đặt ra trong từng thời kỳ, các ĐCS - CN cần và có thể tăng cường hợp tác với các đảng cầm quyền hay liên minh cầm quyền, các đảng cánh tả, đảng XH - DC, các lực lượng tiến bộ khác. Quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay không chỉ mang ý nghĩa quốc tế mà nó còn có ý nghĩa riêng đối với cách mạng mỗi nước. Phong trào cách mạng của mỗi nước là một bộ phận cấu thành hữu cơ của phong trào cách mạng thế giới, do đó một khi sức mạnh của PTCSQT được củng cố, tăng cường thông qua những hình thức tập hợp lực lượng phong phú và hiệu quả, nhất định có tác động tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ĐCS và các lượng lực lượng cách mạng ở mỗi nước. Sự tương tác biện chứng đó càng đặt ra yêu cầu cấp bách với mỗi ĐCS - CN cần tham gia đóng góp tích cực hơn nữa thúc đẩy quá trình tập hợp lực lượng, phối hợp hoạt động chung của PTCSQT phát triển.

Thứ mười một: Quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT luôn vận động, biến đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi bước tiến cũng như lúc khó khăn tạm lắng đều gắn với lịch sử PTCN kể từ khi chủ nghĩa Mác thâm nhập vào và trở thành vũ khí lý luận của GCCN cách mạng. Từ thực tế quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT những năm đầu thế kỷ XXI đã, đang và sẽ tiếp tục đối mặt với một số khó khăn chủ yếu sau đây:

Một là: Cục diện thế giới hiện nay phản ánh rõ cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc của GCCN và nhân dân lao động toàn thế giới không hề giảm đi, mà nó được thể hiện bằng những nội dung, hình thức đấu tranh mới rất gay gắt. Khi so sánh lực lượng nghiêng về có lợi cho CNĐQ và có phần bất lợi đối với PTCSQT, nhân cơ hội đó CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng thông qua “Diễn biến hoà bình” nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, thao túng các lực lượng thân Mỹ để phục vụ lợi ích cho chính giới Mỹ. Cùng với việc thực hiện khá hiệu quả chiến lược “ngoại giao đôla” và “chiếc gậy lớn” quân sự đối với các nước đang phát triển, Mỹ đã sử dụng và dung dưỡng các phần

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

115

tử cơ hội chính trị, bất đồng chính kiến, các lực lượng đối lập ra sức chống phá các ĐCS- CN và các phong trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội ở tất cả các nước.

Sau sự kiện 11/9/2001, dưới chiêu bài chống khủng bố, Mỹ tích cực vận động một số nước đồng minh cùng với Mỹ tiến hành hàng loạt biện pháp chống cộng, chống các lực lượng cách mạng, nước nào không theo Mỹ thì bị đe doạ, gây sức ép, hoặc bị bao vây, cấm vận, kể cả can thiệp, lật đổ. Mỹ đã phối hợp một cách ăn ý với một nhóm lãnh đạo cánh hữu của Liên minh Châu Âu cả về kinh tế và chính trị để khống chế các nước cần “quan tâm” xoáy sâu vào các chiêu bài về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo ở các nước, đặc biệt ở các nước có sự lãnh đạo của ĐCS cầm quyền hay liên minh cầm quyền với các đảng cánh tả tiến bộ. “Bằng cả hai biện pháp hết sức nguy hiểm: các thế lực chống cộng công khai đòi loại bỏ CNXH, mà trước hết là phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, loại bỏ các ĐCS - CN ra khỏi đời sống xã hội; tăng cường điều chỉnh chính sách đối ngoại, cũng như chiến lược toàn cầu, gia tăng chi phối các lực lượng thân Mỹ để thực hiện mưu đồ của Mỹ” [110, tr.120]. “Bất chấp sự phản đối kịch liệt của các ĐCS-CN và lực lượng tiến bộ, ngày 26/01/2006, Hội đồng Nghị viện châu Âu đã thông qua Nghị quyết số 1481 lên án các chế độ cộng sản trên thế giới trong đó có Liên Xô trước đây, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, Lào” [66, tr.25]. Thông qua các biện pháp này, các thế lực thù địch đã tạo ra những cản trở không nhỏ cho quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT tại nhiều khu vực và trên thế giới. Tháng 3/2006, chính quyền Mỹ điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia, đã đưa ra “Chính sách ngoại giao biến đổi”, tăng cường sự hiện diện của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, nhất là ở các nước, các khu vực được Mỹ “quan tâm” bằng cách hỗ trợ lực lượng đối lập hoạt động gây chuyển hoá về chính trị từ bên trong, tạo cớ để Mỹ can thiệp, phổ biến các giá trị Mỹ đối với thế giới. “Thủ đoạn này cũng tương tự như chiến lược “Diễn biến hoà bình” mà các thế lực đế quốc đã áp dụng chống các ĐCS cầm quyền, các nước XHCN, song quy mô được mở rộng hơn rất nhiều đối với hầu như mọi loại hình quốc gia dù không phải là XHCN”[49, tr.84].

Trước diễn biến phức tạp của bối cảnh quốc tế nêu trên, PTCSQT, mà hạt nhân là các ĐCS ở các nước, phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mới phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Hoạt động của các ĐCS trở nên khó khăn gấp bội khi thiếu

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

116

đi chỗ dựa vững chắc của thành trì XHCN, những hình thức tập hợp lực lượng phối hợp hành động chung của PTCSQT nhằm đấu tranh chống CNĐQ trước đây về cơ bản là phù hợp với ình hình lúc đó. Tuy nhiên, hiện nay, tính hiệu quả của nó được xem là yếu tố quan tâm hàng đầu và phải được lựa chọn một cách thích hợp trước những biến đổi khó lường của tình hình thế giới.

Quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT hiện nay càng gặp khó khăn hơn, khi không ít ĐCS trong phong trào còn phải chịu áp lực và cạnh tranh trực tiếp từ nhiều hướng: CNTD do mới về kinh tế, trào lưu CNXH dân chủ, xu hướng thiên hữu về chính trị. Vị thế của PTCSQT đối với đời sống chính trị thế giới trong giai đoạn hiện nay dường như phụ thuộc khá lớn vào việc các ĐCS - CN, các lực lượng xã hội tiến bộ ở mỗi nước có đưa ra được đường lối chính trị thích hợp, đáp ứng với tình hình trong nước và thế giới hay không, có bảo vệ được thành quả cách mạng đã giành được và tăng cường cơ sở xã hội của đảng, duy trì ảnh hưởng của mình trong xã hội hay không? Sự thắng thế của cánh tả ở nhiều nước, nhất là khu vực Mỹ Latinh, tuy có tạo ra điều kiện thuận lợi cho tập hợp lực lượng của các ĐCS-CN với cánh tả, “song cánh tả hiện nay tại một số nước lại chủ yếu do các lực lượng dân tộc cấp tiến chi phối, hơn nữa trong thành phần cánh tả rất hỗn tạp về quan điểm, lợi ích. Do đó, trong hợp tác, liên minh lực lượng với cánh tả, các ĐCS cần vững vàng bản lĩnh và sự tỉnh táo về chính trị” [163].

Hai là: Ảnh hưởng của cuộc CMKHCN, đặc biệt là tác động của TCH về kinh tế (do CNTB khống chế, chi phối) đã dẫn đến sự phân tầng và phân hoá trong GCCN và những người lao động, có thể xem đây là nhân tố gây tác động tiêu cực làm suy giảm tính thống nhất của PTCSQT hiện nay. Các ĐCS - CN rất khó khăn trong việc phát triển đội ngũ và tập hợp lực lượng đối với bộ phận công nhân “áo cổ trắng” trong những lĩnh vực mới, ngành nghề mới sử dụng công nghệ cao. Những sự khác biệt về thu nhập, về trình độ văn hoá, nghề nghiệp, về vị trí trong quá trình sản xuất, về tâm lý xã hội đã dẫn tới sự khác nhau về lý tưởng, lối sống và ý thức chính trị. Điều khác biệt đó cho thấy, phương thức tập hợp lực lượng mang tính truyền thống trong PTCSQT đến nay, tự nó đòi hỏi phải có sự đổi mới rất cơ bản.

Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhân tố chính trị - quân sự, ý thức hệ tư tưởng trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu, quy định cách thức tập hợp lực lượng thế giới. Thì hiện nay phương thức tập hợp lực lượng trong PTCSQT đã có

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

117

sự thay đổi ở các mức độ, phạm vi, quy mô khác nhau. Phương thức tập hợp lực lượng trở nên hết sức đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, diễn ra ở nhiều cấp độ, nhiều tầng, nhiều nấc, đan chéo nhau trên tất cả các lĩnh vực cụ thể, thời điểm, hoàn cảnh cụ thể. Mục tiêu đấu tranh của GCCN đã mở rộng và hoà vào mục tiêu đấu tranh của nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Cơ sở cho sự xích lại gần nhau giữa các ĐCS - CN các lực lượng xã hội tiến bộ trong một nước cũng như trên thế giới, không chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là ý thức hệ mà còn dựa trên nhiều tiêu chí mới, trong đó nổi lên lợi ích quốc gia - dân tộc, những giá trị tương đồng về yếu tố văn hoá, địa lý, quan niệm về tôn giáo, dân tộc, những lợi ích toàn cầu khác có liên quan như môi trường sinh thái, bệnh tật, nợ nần và đói nghèo...Các giá trị này tác động đan xen vừa tạo ra lợi thế cho quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT, để từ đó từng bước hồi phục và phát triển, nhưng đồng thời cũng sản sinh ra những xung lực mới không thuận chiều từ những quan niệm xem ra còn chưa thống nhất cao trong nội bộ phong trào [51, tr.157].

Ba là: Hiện nay thực lực, sức mạnh chung của cả PTCSQT, cũng như của từng bộ phận hợp thành trong phong trào, đó là các ĐCS - CN ở các nước mới vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài, mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, nên chưa đủ mạnh, thậm chí còn non yếu ở các mức độ khác nhau. Vẫn còn một số ĐCS - CN và các lực lượng cách mạng tiến bộ khác ở một số nước vẫn phải hoạt động bí mật, trong điều kiện thiếu thông tin, khó khăn về địa bàn không gian, thiếu thốn cơ sở vật chất và nguồn tài chính hoạt động. Một số ĐCS cầm quyền hoặc liên minh cầm quyền, các lực lượng cách mạng tiến bộ khác dù có đủ các điều kiện nêu trên để có thể đi đến tập hợp lực lượng, phối hợp hoạt động chung, song vẫn chưa thể đạt được sức mạnh “dòng thác” cách mạng một thời như những năm 70 của thế kỷ XX. Cũng cần nhìn thẳng vào một thực tế là, không ít các ĐCS - CN hiện nay vừa lúng túng trong nhận thức lý luận và vừa trong thực tiễn đối với việc thực hiện chủ nghĩa quốc tế của GCCN sao cho thích hợp và có hiệu quả thiết thực. Vai trò của các đảng lớn, có thực lực mạnh trong PTCSQT lại chưa được thể hiện tương xứng với tiềm năng, không đáp ứng với sự trông đợi của các ĐCS anh em. Nói cách khác, PTCSQT hiện nay vẫn thiếu vắng “những mạnh thường quân” có thể gánh vác trọng trách lớn hơn trong những nỗ lực chung, trong khi đối thủ của phong trào lại đang có lợi thế so sánh lực lượng một cách khá toàn diện.Thực trạng tập hợp lực lượng của PTCSQT

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

118

hiện nay vẫn trong bước quá độ, tìm tòi, thử nghiệm các hình thức, phương thức và nội dung tập hợp với tư duy mới, để phù hợp trong tình hình và nhiệm vụ mới.

Hiện nay với thực lực còn hạn chế của PTCSQT trong cục diện thế giới đầy biến động và phức tạp, khó có thể đoán định được một cách tuyệt đối vị trí, vai trò cũng như ảnh hưởng trở lại của nó đối với tiến trình cách mạng thế giới. Từ góc nhìn về những hạn chế của nội tại các nhân tố chủ quan của phong trào, với những trở ngại khách quan như đã nêu, có thể thấy, quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT chưa thể có những bứt phá mới về chất trong những năm trước mắt, cho dù điều đó luôn nằm trong sự trông đợi hoàn toàn chính đáng của những người cộng sản chân chính trên thế giới.

Thứ mười hai: Một số yêu cầu đặt ra đối với tập hợp lực lượng của PTCSQT Một là: Hiện nay để có thể hoàn thành trọng trách lãnh đạo sự nghiệp cách

mạng của dân tộc, đồng thời đóng góp đối với quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT, thì các ĐCS -CN luôn phải kiên định và vận dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình. “Lịch sử PTCSQT là lịch sử đấu tranh không mệt mỏi của giai cấp vô sản - GCCN nhằm thực hiện sứ mệnh toàn thế giới của mình là giải phóng toàn nhân loại ra khỏi áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng CNXH và cuối cùng CNCS” [67, tr.98]. Mục tiêu phù hợp với sự vận động có tính quy luật và tất yếu khách quan đó của xã hội đã trở thành động lực, tăng thêm sức mạnh đoàn kết, giúp GCCN vượt lên những thách thức và thời gian để tiến về phía trước. Tuy nhiên, quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT nhằm thực hiện mục tiêu đã nêu không hề giản đơn, nhất là trong điều kiện biến đổi khó lường của tình hình thế giới mới, khi mà thời cơ và thách thức luôn tác động đan xen lẫn nhau, nhiều vấn đề bức thiết đặt ra cả về lý luận, cả về thực tiễn trước mỗi ĐCS - CN và cho cả phong trào cần phải quan tâm giải quyết chưa thể một sớm một chiều có thể tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Những bài học kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sức mạnh trong tập hợp lực lượng của PTCSQT có thể đạt tới mục đích chỉ khi các ĐCS - CN luôn kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin; thống nhất những quan điểm có tính nguyên tắc; làm rõ lợi ích cơ bản và các mục tiêu cần đạt được (mục tiêu trực tiếp,mục tiêu gián tiếp, mục tiêu trước mắt, và mục tiêu lâu dài), lấy đó làm cơ sở

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

119

làm tăng điểm tương đồng, giảm điểm bất đồng, tăng cường sức mạnh đoàn kết, tập hợp lực lượng trong phong trào.

Nhìn lại PTCSQT vận động qua các thời kỳ, vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đó là, kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình, đây được xem là bài học vô cùng sâu sắc đối với tất cả các ĐCS - CN. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối những năm 80 - đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đã gây nên một sự biến lịch sử to lớn, hệ thống XHCN thế giới bị phá vỡ, phong trào XHCN thế giới rơi vào tình cảnh thoái trào. Một số ĐCS bị khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng sang lập trường xã hội - dân chủ. Không ít người trước đây vốn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, vào CNXH, nay tư tưởng và niềm tin cũng bị ngả nghiêng, chao đảo, không đứng vững được trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Tình hình đó đã tạo lợi thế cho các lực lượng của CNĐQ tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH. Chúng luôn lấy sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu để cố chứng minh rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã thực sự lỗi thời, rằng CNXH chỉ là không tưởng; chỉ có CNTB là có sức sống vì nó luôn thích nghi với thời đại. Lập luận trên của các thế lực chống cộng hoàn toàn sai trái, phiến diện và phản khoa học. Bất kỳ ai có hiểu biết về chủ nghĩa Mác -Lênin, về CNXH, đều có thể đánh giá một cách khách quan sự biến nêu trên và chỉ ra những nguyên nhân của nó. Có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, các ĐCS cầm quyền ở đó đã sa vào chủ nghĩa giáo điều và siêu hình, tư tưởng chủ quan, bảo thủ, xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đến sai lầm về đường lối, làm cho lý luận của Đảng ngày càng trở nên xơ cứng, cuối cùng làm mất đi tính tiên tiến về tư tưởng. Các đảng này, tuy tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH, nhưng lại làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH cũng như bản thân các đảng đó mất dần đi sức sống [141, tr.15-16].

Thực tế chứng minh tính đúng đắn của bài học về sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể cách mạng mỗi nước của một số ĐCS cầm quyền ở các nước XHCN như: ĐCS Trung Quốc, ĐCS Việt Nam, ĐCS Cu Ba,... Nếu ĐCS cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, biết vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với thực tiễn cách mạng nước mình, thì chế độ XHCN ở đó không chỉ trụ vững, mà còn phát triển. Như vậy, có

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

120

thể rút ra kết luận rằng: sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu là sự thất bại của việc xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin chứ không phải là sự lỗi thời của chủ nghĩa Mác - Lênin, của CNXH như luận điệu chống cộng phản động của các thế lực thù địch đã tung ra. Từ cách tiếp cận này, khi nghiên cứu thực tế Việt Nam, có quan điểm cho rằng: “Những thành tựu trong việc cụ thể hoá một con đường thích hợp quá độ lên CNXH không chỉ là tài sản vô giá của những người cộng sản Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng và tin tưởng đối với những người cộng sản và cách mạng trên toàn thế giới” [1, tr.5].

Hai là: Yêu cầu rất cấp bách đặt ra hiện nay là, quá trình tập hợp lực lượng của PTCSQT trong tình hình mới cần phải được tiến hành trên cơ sở đổi mới nhận thức về CNQT của GCCN. Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả các phương thức tập hợp lực lượng một cách thiết thực và hiệu quả, đoàn kết quốc tế phù hợp với thực tiễn hoạt động của PTCSQT trong điều kiện thế giới đang biến đổi nhanh chóng, phức tạp, nhất là dưới tác động của quá trình TCH [67, tr.105].

Là một phạm trù then chốt của chủ nghĩa Mác - Lênin, CNQT của GCCN là sự đoàn kết của GCCN tất cả các nước trên toàn thế giới nhằm chống lại và đánh đổ cùng một kẻ thù chung là GCTS và xây dựng thành công cùng một loại hình chế độ kinh tế - xã hội là CNXH và CNCS trên toàn thế giới. Với cách tiếp cận này, có thể xác định một số nội dung cơ bản cần thiết trong đổi mới nhận thức về CNQT của GCCN:

(1) Cần nhận thức rõ bản chất bóc lột của GCTS đối với GCCN toàn thế giới không phân biệt dân tộc, quốc gia. Tuy nhiên, khác với thời kỳ trước năm 1991, việc thực hành CNQT của GCCN hiện nay diễn ra trong điều kiện hệ thống XHCN không còn, PTCS - CNQT vẫn chưa vượt ra khỏi tình trạng thoái trào. Sự hỗ trợ giúp đỡ có tính “bao cấp” chủ yếu của Liên Xô như đã từng làm trước đây đã không thể diễn ra hiện nay và điều đó cũng không phù hợp với tinh thần CNQT của GCCN.

(2) Trước những thay đổi to lớn của thế giới đặc biệt là những biến động bất lợi đối với PTCSQT kể từ sau năm 1991 đến nay, các ĐCS - CN cần nhận thức rõ rằng: Một mặt phải tiến hành tập hợp lực lượng, hình thành liên minh của GCCN với các tầng lớp nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ trong nước. Mặt khác mỗi ĐCS - CN mỗi nước phải mở rộng quan hệ, tăng cường hỗ trợ, hợp tác với các lực lượng cộng sản, lực lượng cánh tả và với phong trào cách mạng tiến bộ ở các quốc gia khu vực khác trên thế giới cả song phương và trên diễn đàn đa phương.

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

121

Đoàn kết quốc tế là một tất yếu, một nguyên tắc trong hoạch định đường lối đối ngoại của các ĐCS. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam khẳng định tiếp tục

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giầu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới [36, tr.83- tr 84].

Tương tự ĐCS Việt Nam, các ĐCS cầm quyền khác, với mức độ khác nhau, đều nhấn mạnh quan điểm đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, song vẫn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác với các ĐCS, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Mặt khác, trong tình hình mới, Đảng chủ trương phát triển quan hệ với các đảng khác trên cơ sở bảo lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Thực tiễn hoạt động của các ĐCS cầm quyền cho thấy, nhiệm vụ đoàn kết quốc tế của GCCN góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN, tạo nên môi trường hoà bình và ổn định cần thiết cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Mặt khác, điều đó tạo điều kiện có thể tranh thủ sự giúp đỡ của GCCN và các lực lượng tiến bộ khác trên toàn thế giới, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực của mỗi nước.

(3) Trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, việc thực hành CNQT của GCCN thông qua phương thức tập hợp lực lượng trong PTCSQT rất đa dạng về hình thức và cả nội dung. Nhiều ĐCS đã chú ý phát triển quan hệ song phương, đa phương theo những chủ đề nhất định với nhiều hình thức cơ động, linh hoạt có sự kết hợp lợi ích giai cấp và dân tộc. Xét về bản chất, các ĐCS có sự thống nhất về lợi ích chiến lược cơ bản, lâu dài đó là xây dựng thành công CNXH và cuối cùng là CNCS. Tuy nhiên, trong lợi ích cơ bản, lâu dài ấy không thể không tính đến lợi ích dân tộc đặt trong quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế hoặc giai cấp - dân tộc - nhân loại. “Đối với mỗi ĐCS, lợi ích dân tộc phải được xem là yếu tố rất quan trọng trong liên

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

122

minh, tập hợp lực lượng, có thể nói đây là nhận thức mới về thực hành CNQT của GCCN trong bối cảnh quốc tế hiện nay” [52, tr.174]. Với tư cách là một đảng chính trị tiên phong, ĐCS - CN cần tăng cường giáo dục CNQT trong công nhân và quần chúng lao động. Khơi dậy và phát huy ý thức tự chủ, lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết gắn bó thủy chung đồng chí với GCCN, nhân dân tiến bộ trên thế giới trong mỗi con người công nhân cụ thể.

Đối với các nước XHCN, ĐCS cầm quyền cần nâng cao chất lượng hoạch định đường lối chính trị, tăng cường vai trò của các ĐCS cầm quyền đối với sự nghiệp đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong PTCSQT. Sự đoàn kết, thống nhất giữa các ĐCS - CN trong PTCSQT không chỉ vì kẻ thù chung là CNTB, CNĐQ còn tồn tại, mà còn vì mục đích chung của GCCN toàn thế giới hướng tới là xây dựng thành công CNXH, CNCS. Trên cơ sở nhận thức mới về chủ nghĩa quốc tế của GCCN, cần thực hiện tốt 5 nguyên tắc: độc lập tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đoàn kết và hữu nghị với nhau, cụ thể là: (1) Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, CNQT của GCCN, thống nhất hữu cơ giữa dân tộc với vấn đề quốc tế trong hoạt động của đảng; (2) Giúp đỡ lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết những nhiệm vụ cách mạng, trong đấu tranh chống những hành động xâm lược, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc; (3) Mỗi đảng có trách nhiệm về sinh mệnh của phong trào cách mạng trước GCCN và quần chúng lao động mỗi nước và trước toàn bộ PTCSQT; (4) Tính độc lập tự chủ, sáng tạo của mỗi đảng trong việc hoạch định đường lối phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước; (5) Tự nguyện phối hợp hành động; Không để xảy ra hoạt động chia rẽ trong đội ngũ của PTCSQT, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa giáo điều và bè phái; (6) Tất cả các đảng đều bình đẳng, không phân biệt số lượng đảng viên, kinh nghiệm và vai trò trong đấu tranh vì những mục tiêu chung; (7) Trường hợp nảy sinh những bất đồng hoặc mâu thuẫn, thì cần trao đổi, tôn trọng lẫn nhau, biết tạo ra các điều kiện thuận lợi tối ưu để hiệp thương giải quyết một cách có lý, có tình.

(4) Một yêu cầu khác đặt ra là, cần khai thác triệt để những điều kiện và lợi thế sẵn có, cũng như những lợi thế mới của mỗi ĐCS-CN và các phong trào, các lực lượng tiến bộ xã hội khác, trong điều kiện của cuộc CMKHCN và TCH, để tiến hành tập hợp lực lượng trong PTCSQT. Tổng kết thực tiễn hoạt động của các tổ

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

123

chức, các loại hình thông tin đã từng được sử dụng trước đây và hiện có như Cục thông tin quốc tế (KOMINFORM), mạng thông tin nhanh “Solidnet” đăng tải các bài nghiên cứu có tính lý luận và thực tiễn của các ĐCS-CN, của các nhà khoa học để trao đổi về những vấn đề quốc tế cần quan tâm. Sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN gắn với cuộc CMKHCN hiện đại, đã tạo ra đội ngũ những người lao động mới. Về mặt trình độ khoa học công nghệ, lực lượng lao động mới này là một bộ phận hữu cơ cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến và là lực lượng chủ yếu ở các nước TBPT. Về mặt chính trị, họ luôn là giai cấp tiên phong, họ đã ý thức được địa vị, vai trò lịch sử của mình thông qua giác ngộ lý luận và ảnh hưởng của chính đảng của giai cấp. Những đặc điểm khách quan đó, lúc đầu mới chỉ có ở GCCN các nước TBPT, sau do cuộc CMKH-CN trở lên có tính toàn cầu, do đó, những đặc điểm khách quan trên trở thành đặc điểm chung của GCCN toàn thế giới. Nhu cầu tăng cường kết nối giữa các ĐCS - CN ở các nước lại với nhau, từ đó cũng phát triển và nâng cao. Sự kết nối giữa các ĐCS - CN được thực hiện trên cơ sở hợp tác song phương và đa phương, thông qua các hình thức trao đổi đoàn cấp cao, hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ để tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết, phối hợp hành động chung.

Thứ mười ba: Trong bối cảnh như đã nêu, triển vọng tập hợp lực lượng trong PTCSQT có thể diễn ra theo nhiều “kịch bản” khác nhau, song rõ ràng nó sẽ không thể thoát ly mối quan hệ mật thiết với khả năng hồi phục và các xu hướng vận động của chính bản thân phong trào. Từ góc nhìn này có thể thấy trong một hai thập niên tới, viễn cảnh hiện thực nhất là các phương thức tập hợp lực lượng hiện có của các ĐCS-CN sẽ tiếp tục được duy trì, củng cố và phát triển đi vào chiều sâu với sự bổ sung thêm nhiều nội dung mới do chính sự phát triển của thế giới và bản thân PTCSQT đặt ra. Với đà phát triển như hiện nay của CMKHCN và quá trình TCH, thì các phương thức phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng của các ĐCS - CN trong tương lai sẽ có điều kiện lan toả nhanh trên quy mô rộng, mở ra khả năng thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo các tầng lớp xã hội, các lực lượng chính trị đa dạng. Và do đó, PTCSQT sẽ có cơ hội lớn hơn để nâng cao vai trò, vị thế trong việc tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng, bức xúc của thế giới cũng như vươn tới những mục tiêu chiến lược của mình. Tuy nhiên, do quá trình phục hồi của PTCSQT tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều khó khăn trở ngại lớn như đã nêu,

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

124

cho nên chưa thể có sự đột phá căn bản về chất, và sự tiệm tiến sẽ vẫn là một đặc trưng nổi bật của tiến trình tập hợp lực lượng trong phong trào một hai thập niên tới.

4.2. SỰ THAM GIA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ

4.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Trên mỗi chặng đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua,

ngoài sự quyết định của nhân tố nội lực, còn có sự đóng góp rất quan trọng của nhân tố quốc tế - thời đại, trong đó sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các ĐCS trên thế giới luôn chiếm giữ một vị trí trân trọng. Lịch sử quan hệ của ĐCS Việt Nam với các đảng trong PTCS QT và được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa quốc tế của GCCN. Hiện nay, trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN ở nước ta càng đặt ra yêu cầu bức bách phải tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ của Đảng ta với các ĐCS trên thế giới. Đương nhiên, việc tìm tòi những hình thức và biện pháp thích hợp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ này không đơn giản và không thể thoát ly những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa quốc tế của GCCN và quá trình vận động của sự nghiệp cách mạng nước ta.

Việc phát triển quan hệ của Đảng ta với các ĐCS, trong PTCSQT hiện nay là đòi hỏi tất yếu, thể hiện bản chất của một đảng macxit - lêninit chân chính. Khi luận chứng về sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN, C.Mác và Ph. Ăngghen đã đồng thời chỉ ra rằng, chủ nghĩa quốc tế vô sản, với nội dung cốt lõi là tình đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước, trở thành một nguyên tắc xây dựng và hoạt động của chính đảng vô sản. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” [99 tr.216], coi đây là cội nguồn sức mạnh của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại sự liên kết quốc tế của GCTS để giành thắng lợi trên hành trình tự giải phóng.

V.I Lênin đã nêu một mẫu mực kiệt suất về sự vận dụng và phát triển nguyên tắc mátxít về chủ nghĩa quóc tế vô sản. Người luôn coi việc kết hợp lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế là sự thống nhất nảy sinh không phải ngẫu nhiên mà do quan hệ biện chứng vốn có của PTCN, là biểu hiện mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung của cách mạng vô sản. Theo quan điểm Lênin, chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa yêu

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

125

nước kết hợp với nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN. Do vậy, trên con đường đấu tranh tiến tới mục tiêu chiến lược, GCCN cần và hoàn toàn có khả năng đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai tầng bị áp bức, bóc lột, làm cách mạng lật đổ chế độ TBCN và xây dựng xã hội mới. Khẩu hiệu mà Người đưa ra: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” [85, tr.86] không chỉ là một lời hiệu triệu, mà còn phản ánh nội dung mới của quá trình cách mạng và sự phân bố mới của các lực lượng giai cấp trên thế giới, khẳng định đoàn kết quốc tế là vấn đề chiến lược có ý nghĩa sinh tử đối với sự nghiệp cách mạng của GCCN.

Thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn bôn ba tìm đường cứu nước đã nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới [128, tr.259].

Người luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau giữa các dân tộc thuộc địa, bị áp bức và giữa giai cấp vô sản thuộc địa với giai cấp vô sản chính quốc. Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với nhau. Khi Người nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” [104, tr.607], thì trước hết là nói đến sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong nước, nhưng đồng thời cũng nói đến sức mạnh của đoàn kết giai cấp, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Trên thực tế, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng “tình hữu ái vô sản”, coi “bốn phương vô sản đều là anh em”, mà còn tìm mọi cách để “thêm bạn bớt thù”, bày tỏ thiện chí Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [67, tr.220].

Những nguyên tắc về đoàn kết quốc tế, thống nhất PTCS và công nhân quốc tế do Mác, Ăngghen, Lênin vạch ra và được Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo luôn được ĐCS Việt Nam vận dụng trên thực tế, trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới [128, tr.260].

Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản hình thành đường lối quốc tế của Đảng ta qua các thời kỳ

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

126

Trong công cuộc đổi mới, trước những thay đổi to lớn trên thế giới, Đảng ta về cơ bản đã kịp thời đổi mới tư duy đối ngoại, có cách tiếp cận phù hợp đối với vấn đề đoàn kết quốc tế nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ chỉ có quan hệ với các ĐCS - CN, các đảng cánh tả, cách mạng và tiến bộ là chủ yếu, ĐCS Việt Nam đã mở rộng quan hệ cả với những chính đảng cầm quyền hoặc tham chính ở các nước trong khu vực, các nước có quan hệ đối tác quan trọng với nước ta và một số nước có ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới.

Trong khi khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, ĐCS Việt Nam vẫn chú trọng Chính sách củng cố và tăng cường hoạt động đối ngoại Đảng luôn được quán triệt thống nhất và xuyên suốt trong văn kiện các kỳ đại hội ĐCS Việt Nam và các văn bản chính thức của ĐCS Việt Nam. Có thể thấy sự thống nhất và phát triển trong chính sách đối ngoại Đảng đã được nêu từ Đại hội VI đến Đại hội XI như sau:

Đại hội VI (tháng 12/1986) nêu rõ: “Là một đội ngũ của PTCS và công nhân quốc tế, Đảng ta tích cực góp phần vào việc tăng cường đoàn kết của phong trào trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNQT, tăng cường sự hợp tác giữa các đảng anh em trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [29, tr.102]. Tiếp đến Đại hội VII (tháng 6/1991) Đảng ta long trọng tuyên bố:

Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường quan hệ với các ĐCS - CN, góp phần tích cực vào sự đoàn kết và hợp tác giữa các đảng anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đấu tranh vì những mục tiêu cao cả của thời đại. Đoàn kết với các lực lượng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, sẵn sàng thiết lập và mở rộng quan hệ với các đảng xã hội - dân chủ, các phong trào dân chủ và tiến bộ trên thế giới [30, tr.89].

Và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (tháng 6/1991) đã nêu: “ĐCS Việt Nam trước sau như một ủng hộ các ĐCS - CN, các phong trào cách mạng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại. ĐCS Việt Nam sẵn sàng thiết lập và mở rộng quan hệ với các đảng và các lực lượng đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, xâm lược, áp bức bóc lột các nước chậm tiến, vì hòa bình thế giới và tiến bộ xã hội” [31, tr.18]. Tiếp theo là Nghị quyết Trung Ương 3

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

127

khóa VII năm 1992 đã nêu 4 phương châm đối ngoại thời kỳ đổi mới, phương châm đầu tiên được Đảng xác định là: “Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của GCCN” [32, tr.45]. Thực chất phương châm này là nhằm xử lý mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và đoàn kết quốc tế trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Đối ngoại phục vụ lợi ích chân chính của dân tộc và đó cũng là cách thực hiện tốt nhất nghĩa vụ quốc tế, là sự đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng thế giới. Lợi ích cao nhất của dân tộc mà cũng là của ĐCS Việt Nam là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, ra sức phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh, giữ vững độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Kiên trì sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN với những thành tựu quan trọng đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị vững chắc, phát triển lý luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là sự đóng góp hiệu quả, thiết thực nhất của Đảng và nhân dân Việt Nam đối với cách mạng thế giới, nhất là trong bối cảnh PTCS-CNQT, và CNXH đang đứng trước những khó khăn, thử thách lớn trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.

Trong khi tập trung nỗ lực tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH, thì Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng xác định rõ phải luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước XHCN, PTCS - CNQT, phong trào độc lập dân tộc, với phong trào không liên kết và các lực lượng hoà bình, tiến bộ khác trên thế giới, theo khả năng thực tế của đất nước, phù hợp với sự chuyển biến của tình hình thế giới. Đảng luôn kiên định quan điểm coi cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đó là nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đại hội VIII (tháng 6/1996) Đảng ta khẳng định: “Phát triển quan hệ với các ĐCS- CN, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác” [33, tr.121]. Đại hội IX (tháng 4/2001) đã nêu: “Củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các ĐCS - CN, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền” [34, tr.121-122]. Đại hội X (tháng 4/2006) nói rõ: “Tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ với các ĐCS - CN, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền” [35, tr.113]. Đại hội XI (tháng

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

128

1/2011) Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển quan hệ với các ĐCS, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới” [36, tr.237- 238]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định:

Trước sau như một ủng hộ các ĐCS và công nhân, các phong trào tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại, mở rộng quan hệ vớ các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển [37, tr.84].

Trung thành với chủ nghĩa quốc tế của GCCN, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt kể từ năm 2001 đến nay, Đảng ĐCS Việt Nam bằng các hoạt động cụ thể đã, đang và góp phần phục hồi PTCSQT, cùng với GCCN, phong trào cánh tả và cách mạng tiến bộ trên thế giới đấu tranh xây dựng một trật tự thế giới,hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ,công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI diễn biến phức tạp, khó lường, và môi trường hoạt động của từng ĐCS-CN ở mỗi nước là khác nhau, nhưng với ĐCS Việt Nam và các ĐCS-CN trên thế giới.

Vẫn thể hiện sự thống nhất về nhiều vấn đề tư tưởng - chính trị trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng hướng tới mục tiêu, lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, tiến lên CNXH. Chính sự thống nhất về cơ bản tư tưởng chính trị và mục tiêu chiến lược là tiền đề khách quan tạo nên mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa ĐCS Việt Nam với ĐCS-CN trên thế giới trước đây cũng như ngày nay, thể hiện tính tất yếu và sự sáng trong của chủ nghĩa quốc tế của GCCN [48, tr.209].

4.2.2. Sự tham gia, đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam Thứ nhất: Trong bối cảnh PTCSQT lâm vào khủng hoảng, vượt lên những

khó khăn, trở ngại, ĐCS Việt Nam kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu CNXH. Đây là một bằng chứng sống động về sự đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với PTCSQT hiện nay. Đồng thời ĐCS Việt Nam không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, trước hết là nghiên cứu chủ

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

129

nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh thế giới ngày nay, từ đó làm nổi bật lên ý nghĩa và những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc xây dựng nhà nước đi theo con đường XHCN trong bối cảnh TCH. Trong quá trình đổi mới, ĐCS Việt Nam đã tập trung Đổi mới tư duy lý luận, ĐCS Việt Nam vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó đáng chú ý là quan niệm về tám đặc trưng của mô hình CNXH ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng mang tính đột phá, đề ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn phù hợp với điều kiện cách mạng Việt Nam. ĐCS Việt Nam xác định rõ trong điều kiện còn những hạn chế về tiền đề kinh tế, sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta tất yếu “Phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ” thích ứng với biến đổi của tình hình thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu của nhân dân Việt Nam trên con đường đi lên CNXH, được ĐCS Việt Nam diễn đạt trong giai đoạn hiện nay là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, được xem như một đóng góp đáng trân trọng vào việc tăng cường sức sống của CNXH, có ảnh hưởng rất lớn đến PTCSQT. Bên cạnh, những vấn đề lý luận mang tính phổ biến, việc ĐCS Việt Nam triển khai nghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận mà thực tiễn đang đặt ra đối với cách mạng Việt Nam như: Về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước; Về kinh nghiệm lãnh đạo của ĐCS Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước; Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; sứ mệnh lịch sử của GCCN trong nền kinh tế tri thức và trong xu thế TCH, mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế v.v... Là một đóng góp rất đáng trân trọng và ghi nhận, đồng thời để lại những kinh nghiệm quý báu mà các ĐCS-CN trên thế giới có thể tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể, thực tế của nước mình. Đây cũng là sự bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác - Lênin. trong khúc quanh co đầy biến cố, phức tạp hiện nay của phong trào cộng sản quốc tế.

Thứ hai: Sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ĐCS Việt Nam luôn thể hiện chủ nghĩa quốc tế của GCCN, tuy ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, sự thể hiện đó có đặc điểm và hình thức khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, sự đoàn kết, hợp tác của ĐCS Việt Nam với các ĐCS - CN trên tinh thần đồng chí anh em được xác định như một nguyên tắc cốt yếu trên mặt trận đối ngoại của Đảng. Sự tham dự của đại biểu các ĐCS-CN của các nước trên thế giới tại Đại hội VII, VIII, IX của ĐCS Việt

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

130

Nam và sự tham dự của đại biểu ĐCS Việt Nam ta tại các đại hội của nhiều ĐCS -CN trên thế giới là một biểu hiện sinh động và cụ thể chủ nghĩa quốc tế của GCCN hiện nay. ĐCS Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương chính đảng của các ĐCS- CN, các đảng cánh tả trên thế giới và khu vực. Hàng năm, ĐCS Việt Nam đều cử đoàn đi dự: Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân (IMCWP), Diễn đàn Xao Pao-lô (SPF), Hội thảo quốc tế “Các đảng chính trị và một xã hội mới” Hội thảo quốc tế các đảng cộng sản (ICS), và một số hội nghị, hội thảo quốc tế khác… Thông qua các hoạt động này, Đảng ta bày tỏ rõ quan điểm, lập trường đối với nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra cho PTCSQT và lực lượng cánh tả thế giới hiện nay. Xuất phát từ bản chất giai GCCN, Đảng ta luôn sẵn sàng hợp tác, phối hợp với tất cả các ĐCS-CN đấu tranh vì mục tiêu của thời đại. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể của nước ta và hàng loạt các nhân tố liên quan như lịch sử phát triển của mối quan hệ, quan hệ ngoại giao nhà nước của nước ta với các nước, nơi các ĐCS-CN đang hoạt động, cho nên quy mô, cấp độ mối quan hệ giữa Đảng ta với từng đảng cũng khác nhau. Có thể nêu ra một số hoạt động quốc tế, phối hợp lực lượng của Đảng ta đối với PTCSQT qua các hoạt động cụ thể sau đây:

Một là: Sự tham gia, đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với Diễn đàn Aten: Đảng cộng sản Việt Nam rất coi trọng vị trí, vai trò của Cuộc gặp quốc tế các ĐCS - CN (IMCWP), coi đó là một kênh quan trọng để củng cố quan hệ của ĐCS Việt Nam với các ĐCS - CN ở các khu vực trên thế giới, nắm bắt tình hình chung của các đảng và góp phần thúc đẩy PTCSQT vượt qua khó khăn, thử thách hiện nay.

Trung thành với CNQT của GCCN, với tư cách một trong những thành viên tích cực của PTCSQT, trong những năm qua ĐCS Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào mọi hoạt động chung của phong trào. ĐCS Việt Nam đã tham gia đầy đủ tất cả các kỳ họp của IMCWP (1998 - 2015). Ngay tại cuộc gặp đầu tiên - được coi là Cuộc gặp thành lập IMCWP (A-ten, Hy Lạp, tháng 5/1998), nhận lời mời của ĐCS Hy Lạp, ĐCS Việt Nam đã cử đoàn đại biểu ở cấp Ủy viên Trung Ương Đảng tham dự do đồng chí Nguyễn Duy Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia làm Trưởng đoàn. Trong các cuộc gặp từ năm 1999 tới nay, đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam tham dự các kỳ họp IMCWP hầu hết đều ở cấp Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, hoặc cấp tương đương. Tại Cuộc gặp A-ten, Hy Lạp lần 2 (tháng

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

131

5/1999) và cuộc gặp A-ten, Hy Lạp lần 3 (tháng 6/2000), đoàn đại biểu ta do đồng chí Hoàng Thụy Giang, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu. Cuộc gặp A-ten, Hy Lạp lần 4 (tháng 6/2001),đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Phạm Văn Chương, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung Ương, dẫn đầu. Cuộc gặp A-ten, Hy Lạp lần 5 (tháng 6/2003); đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Tạ Minh Châu, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu. Cuộc gặp A-ten, Hy Lạp lần 6 (tháng 10/2004), đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, dẫn đầu. Cuộc gặp A-ten, Hy Lạp lần 7 (tháng 11/2005), đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Phạm Xuân Sơn, Trợ lý Trưởng ban, Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu.

Từ năm 2006, các cuộc gặp trong khuôn khổ IMCWP được tổ chức luân phiên theo sự đăng cai của các đảng. Cuộc gặp lần thứ 8 (tháng 11/2006), đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Vụ trưởng, Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu. Cuộc gặp lần thứ 9 (tháng 11/2007), đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Phạm Xuân Sơn, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu. Cuộc gặp lần thứ 10 (tháng 11/2008), đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Tạ Minh Châu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu. Cuộc gặp lần thứ 11 (tháng 11/2009) và Cuộc gặp lần thứ 12 (tháng 12/2010), Cuộc gặp lần thứ 13 (tháng 12/2011), tại 3 cuộc gặp này, đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu. Cuộc gặp lần thứ 14 (tháng 11/ 2012), đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam do đồng chí Phạm Tất Thắng, Phó Tổng biên tập Thường trực Tạp chí Cộng sản, làm trưởng đoàn đã tham dự Cuộc gặp. Cuộc gặp lần thứ 16 (13-15/11/ 2014), đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam do đồng chí Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương dẫn đầu, tham dự Cuộc gặp. Tổng Bí thư ĐCS Ecuado Winston Alarcon tiếp, đánh giá cao sự tham gia, đóng góp của Đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam tại Cuộc gặp và khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với ĐCS Việt Nam trong thời gian tới [7, tr.29].

Sự đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với Diễn đàn Aten qua 16 hội nghị như sau: Mặc dù, như đã phân tích tại Chương 3, hoạt động của IMCWP còn đơn điệu, chủ yếu giới hạn ở hình thức cuộc gặp toàn thể hàng năm, trong khuôn khổ các phiên làm việc toàn thể của IMCWP, tham luận của đoàn ĐCS Việt Nam tập trung làm rõ quan điểm của Đảng ta về những chủ đề thảo luận chính của Cuộc gặp. Đáng

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

132

chú ý, các tham luận do đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam trình bày, cũng như các cuộc trao đổi, tiếp xúc với các đảng tham dự, đều chú trọng giới thiệu đường lối, chính sách, tình hình của Đảng ta và những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được trong công cuộc đổi mới, và những kinh nghiệm của Đảng trong công cuộc xây dựng tổ quốc và bảo vệ tổ quốc XHCN trong điều kiện TCH và hội nhập quốc tế, khẳng định con đường phát triển đi lên CNXH ở nước ta, giới thiệu và thông báo kết quả những sự kiện lớn của ĐCS Việt Nam (như các kỳ Đại hội), thực tế được nhiều đại biểu đánh giá cao.

Những thông tin do đoàn ĐCS Việt Nam giới thiệu, chia sẻ đã giúp các đảng bạn hiểu rõ hơn về đường lối đổi mới và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Việt Nam là nước XHCN ở một số nước hiện nay, các đảng đều thừa nhận Việt Nam là nước XHCN. Nhiều đảng ủng hộ và cho rằng việc sử dụng kinh tế thị trường định trường XHCN trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH là một đóng góp quý báu của Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn cho PTCSCNQT, góp phần vừa khẳng định vừa tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác Lê-nin trong bối cảnh ngày nay của thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Nhiều đảng cho rằng sự phát triển ổn định của Việt Nam và các nước XHCN trong bối cảnh quốc tế hiện nay thể hiện sức sống mạnh mẽ và triển vọng tươi sáng của CNXH. Đặc biệt tại Cuộc gặp lần thứ 13 (năm 2011), đề nghị của ĐCS Việt Nam đưa vào Tuyên bố chung nội dung “Trong bối cảnh khủng hoảng của CNTB hiện nay, những kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng CNXH. tính ưu việt của CNXH” đã được các đảng tham dự trong cuộc gặp mặt này nhất trí cao [7, tr.34].

Qua tiếp xúc, trao đổi với Đoàng đại biểu ĐCS Việt Nam bên lề các cuộc gặp của IMCWP, các ĐCS - CN trên thế giới đều đề nghị ĐCS Việt Nam tăng cường gặp gỡ, cung cấp thông tin, tài liệu về Việt Nam cho các đảng bạn thông qua kênh trực tiếp hoặc qua quan hệ với Đảng ta, mong được vào thăm và tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn Việt Nam. Nhiều đảng bày tỏ mong muốn đi sâu trao đổi lý luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn giữa hai đảng. Nhiều đảng bày tỏ mong muốn Việt Nam đăng cai tổ chức một Cuộc gặp các đảng trong thời gian tới.

Không chỉ quan tâm thúc đẩy trao đổi, hợp tác trên kênh đảng với ĐCS Việt Nam, một số đảng, nhất là những đảng đang có vị trí, vai trò trên chính trường các nước, đã tranh thủ các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc này để vận động Việt Nam ủng hộ

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

133

nước bạn trên các diễn đàn khu vực và quốc tế khác, tìm hiểu kinh nghiệm đối ngoại của Việt Nam trong các vấn đề lớn của đất nước, như ĐCS Ấn Độ (CPI) và ĐCS Ấn Độ Mác-xít (CPI-M) đã tỏ ra rất quan tâm kinh nghiệm của Việt Nam trong giải quyết vấn đề biên giới với Trung Quốc.

Tại Cuộc gặp lần thứ 13 IMCWP (tháng 12/2011), các thành viên Nhóm làm việc của IMCWP đề nghị được đến thăm Việt Nam và ĐCS Việt Nam chính thức mời bạn thăm Việt Nam để tìm hiểu thực tiễn đổi mới của Việt Nam. Sau Cuộc gặp lần thứ 13 IMCPW, ĐCS Việt Nam cũng đã quyết định chính thức tham gia Trang thông tin điện tử SOLIDNET.ORG của các ĐCS - CN; cử Tạp chí Cộng sản làm đầu mối thông tin về ĐCS Việt Nam, đất nước ta lên SOLIDNET.ORG trên mạng Internet toàn cầu.

Nhìn tổng thể, thông qua các hoạt động tại IMCWP, ĐCS Việt Nam nằm được tình hình và chủ động quan hệ, tuyên truyền, làm cho các đảng anh em hiểu đúng và ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, phát huy vai trò của ĐCS Việt Nam, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy sự hồi phục của PTCS- CNQT

Hai là: Sự tham gia, đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với Diễn đàn Sao Paulô (SPF)

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đó tiếp tục được củng cố, phát triển với sự hiện diện đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam tại SPF. Tại các buổi gặp gỡ và làm việc với các ĐCS-CN và lực lượng cánh tả khu vực Mỹ Latinh, đại biểu ĐCS Việt Nam luôn nhận được sự đón chào trân trọng cùng với những lời bày tỏ sự cảm ơn chân thành từ phía bạn và những lời ca ngợi những thành tựu đổi mới của nhân dân ta. Tấm gương và những kinh nghiệm của ĐCS Việt Nam trong đấu tranh cách mạng trước đây và trong xây dựng kinh tế - xã, xoá đói nghèo, phát triển văn hoá, giáo dục hiện nay luôn được nhắc đến như một điểm sáng của các nước đang phát triển. Tham dự SPF, ĐCS Việt Nam có dịp trao đổi kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong đó bản tham luận của đoàn đại biểu Đảng ta với tiêu đề “Thành tựu và bài học tổng quát của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam 70 năm qua” tại Diễn đàn lần thứ IX (Nicaragoa) năm 2000 đã giành được sự quan tâm đặc biệt” [7, tr.45].

Mặt khác, ĐCS Việt Nam còn bày tỏ quan điểm về nhiều vấn đề chung của các nước đang phát triển hiện nay, hiểu rõ hơn những chuyển biến diễn ra ở Mỹ

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

134

Latinh, nhất là những hậu quả tiêu cực của việc áp đặt “chủ nghĩa tự do mới’’ và cuộc đấu tranh của các lực lượng cánh tả ở đây chống lại sự áp đặt đó; đồng thời củng cố tình đoàn kết, gắn bó với các lực lượng cộng sản, cánh tả khu vực. Thông qua đó, ĐCS Việt Nam có điều kiện thuận lợi để xác lập, tăng cường quan hệ nhà nước với các nước Mỹ Latinh, bởi vì nhiều đảng cánh tả ở đây đang là lực lượng cầm quyền hoặc trong liên minh cầm quyền. Sự gần gũi về trình độ phát triển, cùng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống càng làm cho sự tham dự của đại diện ĐCS Việt Nam tại SPF trở nên bổ ích, góp phần nâng cao vai trò và uy tín của ĐCS Việt Nam trong PTCS, cánh tả khu vực cũng như đóng góp thiết thực vào quá trình phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng của PTCS-CNQT trong giai đoạn hiện nay.

Qua quá trình tham gia SPF, ĐCS Việt Nam đã cung cấp thông tin cập nhật về tình hình Việt Nam và chia sẻ với bạn bè Mỹ La tinh những kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, vừa giúp ĐCS Việt Nam nắm tình hình khu vực, vừa góp phần tạo dựng sự ủng hộ, nhất trí của các đảng, các nước trong khu vực với chủ trương, đường lối phát triển ủa Việt Nam. Đảng Cộng sản Bra-xin (PCdoB) cho biết phần lớn các ĐCS, cánh tả Mỹ la tinh, sau một thời gian chưa đồng tình, nay đã hiểu và thừa nhận con đường mà Việt Nam đã lựa chọn là đúng đắn. Các đảng đều khẳng định tiếp tục ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam; bày tỏ mong muốn được cử đoàn sang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm đổi mới của ta và cho rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp các đảng rất nhiều trong bối cảnh hiện nay. Đảng cũng đã nhiệt tình đáp ứng mong muốn của đảng bạn; đã đón nhiều đoàn đại biểu của các đảng bạn thăm, tìm hiểu kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam; tổ chức một số lớp bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu của một số đảng…

Ba là: Hội thảo quốc tế các Đảng Cộng sản (ICS) Hội thảo quốc tế các ĐCS được Đảng Lao động Bỉ (PTB) tổ chức thường

niên từ năm 1992, với sự tham gia của nhiều ĐCS trên thế giới. Tư tưởng, đường lối đấu tranh và khả năng phối hợp hành động của các ĐCS - CN và phong trào cánh tả trên thế giới là những nội dung thảo luận chính của ICS.

Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng coi trọng hơn vai trò của ICS trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt đối với quan hệ đối ngoại trên kênh đảng. Trước năm 2008, ĐCS Việt Nam đã dự một số

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

135

kỳ họp của ICS (như năm 2005, 2006); tuy nhiên, chủ yếu thông qua đại diện Đại sứ quán nước ta tại Bỉ, mục đích theo dõi và nắm tình hình là chính. Kể từ Hội thảo lần thứ 17 (năm 2008), ĐCS Việt Nam bắt đầu đều đặn cử đoàn đi dự với tư cách thành viên diễn đàn và tham gia tích cực vào các hoạt động trong khuôn khổ ICS. Hội thảo lần thứ 17 (tháng 5/2008) có chủ đề “Giai cấp công nhân, vai trò và sứ mạng của nó ngày nay. Nhiệm vụ và kinh nghiệm thực tiễn của ĐCS trong công nhân và công đoàn”, với sự tham gia của 47 ĐCS và công nhân. Tại Hội thảo lần thứ 17 (tháng 5/2008) lãnh đạo ĐCS Bỉ đã hỏi thêm về quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Cam-pu-chia thời kỳ Khơ-me-Đỏ. Bạn thừa nhận lúc đó do thiếu thông tin và do ủng hộ Trung Quốc nên có lập trường ngả theo Khơ-me Đỏ, nay muốn nắm rõ hơn để giải thích cho đảng viên hiểu [7, tr.65].

Các thông tin, trao đổi trực tiếp của đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam với các đảng tại Hội thảo đã giúp làm sáng tỏ các băn khoăn, thắc mắc của một số đảng bạn về một số vấn đề liên quan tới quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cũng như việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và mô hình xây dựng XHCN ở Việt Nam. Mặc dù nhiều đảng tham dự Hội thảo còn mang tư tưởng cứng nhắc, bảo thủ, một số đảng giáo điều, ủng hộ cao độ chuyên chính vô sản, tuyệt đối không chấp nhận kinh tế thị trường, thậm chí là cực đoan khi coi các đảng không áp dụng triệt để hai yếu tố trên là cơ hội, cải lương, có đảng cho rằng đổi mới, mở cửa sẽ làm suy yếu ĐCS và chế độ XHCN “như perestroika đã làm tan rã ĐCS và sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô”[7, tr.67], tuy nhiên, qua trao đổi, các đảng đã tỏ ra hiểu hơn về con đường phát triển của Việt Nam. Đặc biệt, Đảng Lao động Bỉ chủ nhà đã hiểu và nhiệt tình ủng hộ chủ trương đường lối của ta, rất quan tâm theo dõi tình hình Việt Nam, đồng tinh ủng hộ việc Việt Nam áp dụng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH và hứa giúp thông tin rộng rãi để tạo sự đồng thuận và nhận thức chung trên vấn đề này; đồng thời, luôn thể hiện tinh thần trọng thị, chu đáo, tôn trọng và đánh giá cao các ý kiến của đoàn ĐCS Việt Nam. Sự tham dự và những đóng góp của ĐCS Việt Nam được Đảng Lao động Bỉ và các đoàn đại biểu có mặt tại Hội thảo nhiệt liệt hoan nghênh, coi đó là sự ủng hộ tích cực đối với PTCSQT nói chung và Đảng Lao động Bỉ nói riêng. Tại mỗi kỳ tham dự, các thông tin từ đoàn Việt Nam, nhất là các tham luận, ý kiến đóng góp xây dựng cho phong trào, cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

136

và về ĐCS Việt Nam đã được Hội thảo đặc biệt quan tâm. Tại kỳ Hội thảo lần thứ 19, Đảng Lao động Bỉ đã đặt vấn đề mời ĐCS Việt Nam chính thức tham gia Ban Cố vấn của Hội thảo quốc tế các ĐCS vì đã có những đóng góp thiết thực đối với sự nghiệp phát triển chung của PTCSCNQT. Đây cũng còn là sự ghi nhận, đánh giá cao của Hội thảo đối với tinh thần quốc tế trong sáng của ĐCS Việt Nam [77, tr.88].

Ở bốn kỳ Hội thảo này (2008- 2011), đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam đi dự ở cấp Vụ trưởng, Ban Đối ngoại Trung ương. Hội thảo lần thứ 21 (tháng 5/2012) có chủ đề “Quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và cuộc đấu tranh của những người cộng sản vì CNXH”, với sự tham gia của 59 ĐCS, công nhân. Đoàn đại biểu ta do đồng chí Vương Thừa Phong, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, dẫn đầu. Bên cạnh việc tham gia Hội thảo, Đoàn kết hợp thăm và làm việc song phương với cac đảng, chính quyền và bạn bè tại Vương quốc Bỉ.

Ở các kỳ Hội thảo, đoàn đại biểu của ĐCS Việt Nam đã phát biểu tham luận theo chủ đề cụ thể từng năm của diễn đàn, dự các phiên làm việc và tham gia các hoạt động khác trong khuôn khổ Hội thảo; gặp, trao đổi với lãnh đạo Đảng Lao động Bỉ. Đồng thời, ĐCS Việt Nam tích cực gặp gỡ, trao đổi với các đoàn đại biểu tham dự thông tin, thông báo về tình hình Việt Nam, về đường lối đổi mới và những kinh nghiệm, thành tựu đạt được; giải đáp các vấn đề bạn bè quốc tế quan tâm; trao đổi về việc thúc đẩy, triển khai quan hệ song phương. Các đảng đều bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với ĐCS Việt Nam, đề nghị được cung cấp nhiều thông tin về Đảng ta và tình hình Việt Nam; một số đảng bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ với Đảng ta; có đảng như Đảng Lao động Bỉ đề nghị đẩy mạnh trao đổi lý luận giữa hai đảng.

Đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam đã tham gia tích cực các hoạt động của Hội thảo. Các đại biểu đánh giá cao đóng góp của đoàn vào thành công của Hội thảo, khẳng định những thành tựu về phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam trong 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam có ý nghĩa quốc tế to lớn, cổ vũ phong trào đấu tranh của các ĐCS - CN tại nhiều nước trên thế giới; đồng thời là những kinh nghiệm quý báu mà các đảng quốc tế quan tâm nghiên cứu, tham khảo. Trong thời gian dự Hội thảo, Đoàn đã tiếp xúc và trao đổi với lãnh đạo Đảng Lao động Bỉ và nhiều đoàn đại biểu và khách quốc tế tham dự Hội thảo [77, tr.122].

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

137

Bốn là: Hội thảo quốc tế “Phong trào cộng sản quốc tế hôm nay và ngày mai”, diễn ra tại Mátxcơva trong hai ngày 15 -16 tháng 12 năm 2012. Trong bài phát biểu tham luận tại Hội thảo, đồng chí Trưởng Đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam khẳng định: Từ khi ra đời cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, PTCSQT đã thực sự trở thành lực lượng hùng hậu, giữ vai trò là lực lượng tiên phong của cách mạng thế giới; có những cống hiến to lớn cho lịch sử phát triển của nhân loại; hình thành nên hệ thống XHCN thế giới trong nhiều thập niên. Hiện nay, tuy chưa thoát hẳn ra khỏi khủng hoảng, còn gặp muôn vàn khó khăn, nhưng ở hầu hết các khu vực trên thế giới, PTCSQT vẫn trụ vững, từng bước phục hồi và phát triển. Thành công của những quốc gia - nơi có ĐCS nắm quyền lãnh đạo, cũng như những thắng lợi của phong trào cánh tả Mỹ latinh và một số nước khác là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với PTCSQT trong điều kiện hiện nay. Điều mà các ĐCS cần quan tâm là tập trung giải quyết cho được những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển; về xây dựng một xã hội thực sự vì con người, phát triển kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội; về dân chủ, bao gồm dân chủ trong Đảng và dân chủ trong xã hội; về xây dựng Đảng vững mạnh, giàu sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo xã hội; về công tác vận động, tập hợp quần chúng để đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của lịch sử [77, tr.128].

Có hai vấn đề lớn cũng được Hội thảo hết sức quan tâm là: Các ĐCS chưa nắm được chính quyền hoặc bị mất quyền lãnh đạo xã hội, phải bằng các phương pháp phù hợp để tiến tới nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Nhưng với các nước mà ĐCS đang nắm quyền từ nhiều năm, từ hàng chục năm nay, câu nói nổi tiếng của V.I.Lênin: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn” luôn nóng hổi tính thời sự và sự cảnh báo nghiêm khắc. Nguy cơ đối với Đảng cầm quyền là một bộ phận cán bộ, kể cả cấp cao, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, độc đoán, chạy chức quyền, quan liêu, thoái hóa, biến chất,v.v.. Từ đó, dẫn đến tình trạng xa dân hoặc dân xa lánh Đảng. Về cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng CNXH là tìm tòi, kiến tạo một kiểu xã hội mới, khác về chất so với trước. Đó là sự nghiệp cách mạng vĩ đại, đầy khó khăn, thách thức. Các ĐCS, nhất là ĐCS cầm quyền, phải không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; giác ngộ, tập hợp và phát huy cao độ sự ủng hộ rộng rãi, sự tham gia cách mạng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Trong bối cảnh thế giới

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

138

ngày nay, do tính chất toàn cầu hóa, ĐCS phải vừa đứng vững trên mảnh đất hiện thực của đất nước mình, vừa phải theo sát tình hình thế giới; luôn kiên định nghĩa Mác - Lênin; tiếp tục nghiên cứu, phát triển, bổ sung những thành tựu mới nhất về lý luận; vận dụng có tính nguyên tắc, tính sáng tạo học thuyết khoa học và cách mạng này trong chặng đường tiếp theo [77, tr.130].

4.2.3. Nhận xét và kinh nghiệm * Nhận xét Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, các mối quan hệ quốc tế của ĐCS Việt

Nam tiếp tục được phát triển ngày càng sâu rộng, ĐCS Việt Nam tham gia ngày càng chủ động, tích cực vào quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế, đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chủ trương của ĐCS Việt Nam quan hệ với các đảng trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ; bình đẳng; tôn trọng lẫn nhau; không can thiệp công việc nội bộ của nhau; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của tình hình thế giới và bối cảnh hiện tại của PTCS- CN, cánh tả thế giới. Từ sự tham gia của ĐCS Việt Nam đối với quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQ những năm qua có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất: Những kết quả chủ yếu đã đạt được thông qua sự tham gia của ĐCS Việt Nam đối với quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT là:

Một là, thông qua quá trình tập hợp lực lượng trong PTCS - CNQT, ĐCS Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương với ĐCS - CN và cánh tả thế giới, tạo nền tảng chính trị thúc đẩy quan hệ về mặt nhà nước và mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân (nhất là với các tổ chức quần chúng chịu ảnh hưởng của các đảng bạn), phát triển sự hợp tác ổn định, bền vững giữa nước ta và các nước, tạo môi trường hoà bình, ổn định cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, Việt Nam tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các ĐCS - CN và cánh tả mà ĐCS Việt Nam có quan hệ và lực lượng quần chúng của các đảng đó trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

139

Hai là, hoạt động của ĐCS Việt Nam tại các diễn đàn tập hợp lực lượng trong PTCSQT đã góp phần củng cố, thắt chặt hơn mối quan hệ trực tiếp giữa lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam với các ĐCS -CN và cánh tả thế giới, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy những nhận thức chung và sự đồng thuận về khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài giữa nước ta và các nước; làm cho chính giới, nhân dân các nước có cách nhìn xác thực hơn, hiểu đúng hơn về Việt Nam để từ đó họ tham gia vào tác động vào quá trình hoạch định và triển khai các chính sách của các nước đối với Việt Nam. Các ĐCS - CN và cánh tả trong khu vực và trên thế giới và cộng đồng quốc tế ngày càng hiểu đúng, đầy đủ hơn và tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam; uy tín và vị thế của ĐCS Việt Nam trên trường quốc tế được coi trọng với tư cách là một ĐCS cầm quyền. Các diễn đàn cuả quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT, đối ngoại đảng đã trở thành một kênh quan trọng để tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, về tình hình mọi mặt của Việt Nam, nâng cao sự hiểu biết và tạo lập sự đồng tình, ủng hộ của ĐCS - CN và cánh tả trong khu vực và trên thế giới đối với con đường phát triển của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, vận động các ĐCS - CN và cánh tả các nước đồng thuận lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế. Đây là những yếu tố góp phần rất quan trọng tạo thế đối ngoại vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thông qua sự đan xen lợi ích với nhiều nước, nhất là các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước lớn; phân hoá và cô lập các thế lực thù địch chống Việt Nam…

Ba là, từ trao đổi lý luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn với các các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới, ĐCS Việt Nam tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm quốc tế bổ ích về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, về lãnh đạo, quản lý đất nước và giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá…; góp phần bồi đắp tiềm lực tri thức, lãnh đạo, cầm quyền, chỉ đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước Việt Nam - nhân tố hết sức quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời, Việt Nam có điều kiện làm phong phú và sâu sắc hơn những hiểu biết của chúng ta về thế giới và khu vực, cũng như về tình hình mọi mặt của các nước đối tác; có thêm điều kiện dự báo và chủ động ứng phó với mọi diễn biến của tình hình thế giới và khu vực liên quan đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước.

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

140

Bốn là, sự tham gia của ĐCS Việt Nam tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng ta xây dựng và mở rộng quan hệ với các chính đảng của các nước trên thế giới theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, song có vị trí, vai trò trên chính trường các nước (đảng cầm quyền, đảng tham gia chính quyền, đảng đối lập có tiềm năng tranh cử…); từ đó, góp phần tạo thế chủ động cho Việt Nam khi có sự thay đổi chính quyền các nước qua bầu cử.

Năm là, qua việc ĐCS Việt Nam sớm chủ động khôi phục lại quan hệ với các ĐCS ở các nước thuộc Liên Xô trước đây và Đông Âu, tích cực tham gia các diễn đàn của các ĐCS - CN tổ chức ở khu vực châu Âu, bạn bè quốc tế đánh giá cao tình nghĩa thuỷ chung, trước sau như một của ĐCS Việt Nam. Điều đó khẳng định với bạn bè, đồng chí lập trường quốc tế nhất quán của ĐCS Việt Nam

Sáu là, sự tham gia tích cực và chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, phát triển đất nước của ĐCS Việt Nam tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới là những đóng góp trực tiếp quý báu đối với phong trào cách mạng thế giới, góp phần tích cực vào việc từng bước hồi phục PTCSQT và sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Các ĐCS -CN, đảng cánh tả và bạn bè quốc tế đánh giá cao những thành tựu đổi mới của Việt Nam, coi đó là đóng góp tích cực của ĐCS Việt Nam, cả về lý luận và thực tiễn, trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và xây dựng CNXH, củng cố niềm tin và cổ vũ bạn bè quốc tế trong cuộc đấu tranh còn nhiều khó khăn gian khổ hiện nay vì những mục tiêu cao cả của thời đại.

Đạt được những kết quả quan trọng nêu trên chủ yếu là do trong những năm đổi mới ĐCS Việt Nam đã thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, trong đó có các mối quan hệ với các chính đảng nước ngoài và các diễn đàn đa phương chính đảng. Trong quan hệ với các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới, ĐCS Việt Nam đã phát huy đầy đủ vị thế là một ĐCS cầm quyền; không chỉ trong quan hệ với các đảng và các diễn đàn đa phương chính đảng của các ĐCS - CN, mà còn mở rộng quan hệ với các đảng và các diễn đàn đa phương chính đảng của các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và các chính đảng khác, trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

141

Bí thư và sự nỗ lực triển khai có kết quả các mặt công tác đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Đối ngoại Trung ương với Bộ Ngoại giao và các ban Đảng Trung ương là nhân tố quan trọng, trực tiếp góp phần tạo nên những kết quả quan trọng nêu trên.

Thứ hai: Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, quá trình tham gia của Việt Nam trong quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT cũng còn có một số hạn chế cần khắc phục

Một là, ĐCS Việt Nam chưa thật sự chủ động phát huy vai trò tại diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS - CN và cánh tả trên thế giới; mặc dù các ĐCS - CN nhiều lần đề nghị, song Việt Nam chưa đăng cai tổ chức một hoạt động diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS - CN và cánh tả trên thế giới

Hai là, Việt Nam vẫn chưa có tính định hướng trung và dài hạn, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, biện pháp và phương hướng tổ chức thực hiện nhất là phát huy sáng kiến nhằm nâng cao vị thế, ảnh hưởng nhưng cũng phù hợp với khả năng của mình tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS - CN và cánh tả trên thế giới, đôi khi Việt Nam có thể có điều kiện phát huy tốt vai trò, thế mạnh, một số hoạt động của đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế còn mang tính hình thức; tính thiết thực và hiệu quả chưa cao. Còn có những rào cản ý thức hệ; tính đón đầu trong quan hệ đảng để chủ động ứng phó với những biến động chính trị ở các nước chưa rõ nét.

Ba là, công tác nghiên cứu, dự báo về tình hình và xu thế phát triển của các ĐCS, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS - CN, cánh tả trên thế giới chưa sâu sát; ít có sáng kiến quốc tế và khu vực về quan hệ với các ĐCS và các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS - CN và cánh tả trên thế giới

Bốn là: Còn tồn tại một thực tiễn là, không phải tất cả các ĐCS - CN hiện nay tại khu vực Đông Âu, nhất là những đảng còn giữ lập trường cứng nhắc, bảo thủ, hiểu biết và chia sẻ với ĐCS Việt Nam về mô hình và con đường đi lên CNXH. Điều đó đặt ra yêu cầu cần tăng cường trao đổi thông tin, kể cả thông tin lý luận và thực tiễn, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố tình đoàn kết quốc tế giữa các ĐCS - CN trong khu vực và trên toàn thế giới.

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan liên quan đến những diễn biến phức tạp về chính trị nội bộ các nước, như: cơ cấu của hệ thống chính

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

142

đảng một số nước nói chung và ĐCS nói riêng có biến động (tình trạng phân liệt, giải thể hay lập mới chính đảng), vị thế của các ĐCS trên chính trường các nước cũng có thay đổi gắn với chu kỳ bầu cử ở các nước; mong muốn tăng cường quan hệ của các ĐCS với các ĐCS - CN nước ngoài cũng khác nhau…,

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan, song chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan sau:

(1) Còn tình trạng nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác đối ngoại đảng, cũng như về sự cần thiết phải mở rộng và tăng cường các mối quan hệ đối ngoại của Đảng, nhất là đối với các đảng trong khu vực, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; không thấy hết những đặc thù trong quan hệ đối ngoại đảng (như: các đối tác quan hệ là các chính đảng nước ngoài trong đó có các ĐCS có khuynh hướng chính trị, thực lực và vị thế khác nhau trên chính trường các nước; luật pháp, cơ chế và văn hoá chính trị của các nước liên quan đến hoạt động của các chính đảng cũng khác nhau; khác với quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, quan hệ đối ngoại giữa các chính đảng trong đó có ĐCS chưa được điều tiết một cách cụ thể bởi các điều ước quốc tế; v.v…). Công tác thông tin, tuyên truyền về đối ngoại đảng chậm đổi mới.

(2) Một số cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu tình hình các ĐCS - CN trong đó có ĐCS ở nước sở tại và triển khai quan hệ đối ngoại đảng. Số biên chế chuyên trách công tác đối ngoại đảng ở các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng và tăng cường các mối quan hệ quốc tế của Đảng ta.

(3) Bộ máy tổ chức và hoạt động đối ngoại của Đảng chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại đảng còn yếu và thiếu, do những yếu tố cơ chế và điều kiện sinh hoạt, công tác dẫn đến rất khó khăn trong việc thu hút cán bộ có năng lực và phẩm chất về công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương.

(4) Ngân sách đối ngoại đảng còn hạn hẹp, phần nào cũng hạn chế kết quả quan hệ quốc tế của Đảng ta nói chung và sự tham gia tại diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới nói riêng.

Thứ ba: Trong thời gian tới, việc tham gia tại diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới của Đảng cần đặc biệt chú ý những tình hình sau: Thế và lực của CNXH hiện thực ngày càng được củng cố và tăng cường. Sức sống và khả năng tự đổi mới và phát triển của CNXH hiện thực có tác dụng to lớn củng cố niềm tin vào CNXH, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ các ĐCS, công nhân, cánh

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

143

tả, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới trong cuộc đấu tranh còn nhiều khó khăn, thách thức vì các mục tiêu cao cả của thời đại. Trong thời gian tới, nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác và phối hợp hoạt động giữa các ĐCS - CNQT sẽ tăng lên, trong đó có nhu cầu tăng cường quan hệ với ĐCS Việt Nam.

Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, các nước đều đứng trước nhu cầu lựa chọn và định hình mô hình phát triển mới. Trong khi đó, các chính đảng chủ yếu ở phần lớn các nước trên thế giới đều lúng túng trong việc đề xuất mô hình phát triển cho đất nước. Quá trình định hình mô hình phát triển mới còn kéo dài. Thêm vào đó, tính chu kỳ gắn với bầu cử Quốc hội/Nghị viện, bầu cử Tổng thống trong đời sống chính trị các nước. Nên cần dự báo thay đổi chính quyền ở các nước trong thời gian tới, việc tăng cường phối hợp giữa Đảng ta với tại diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới sẽ cho phép ta chủ động ứng phó với tình trạng đó. Vấn đề cần đặc biệt quan tâm là phải đánh giá đúng vị thế chính trị và triển vọng tham gia chính quyền của các chính đảng khác nhau ở mỗi nước để lựa chọn thỏa đáng các đối tác quan hệ và tập trung tăng cường quan hệ với các đảng cầm quyền hoặc có triển vọng trở thành đảng cầm quyền.

Các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội khu vực và quốc tế; thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu giữa các đảng chính trị và sự hợp tác giữa các nước. Đây đồng thời là một kênh quan trọng để các đảng trao đổi thông tin, lý luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, bày tỏ quan điểm, lập trường và vận động, tạo lập sự ủng hộ, đồng thuận quốc tế đối với quan điểm, lập trường của mình. Cần chú trọng chủ động tham gia và phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của Đảng ta tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và cánh tả trên thế giới.

Nhìn tổng thể, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được qua 30 năm đổi mới đã tăng cường sức mạnh toàn diện của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới. Đây là thuận lợi cơ bản để tiếp tục phát triển sâu rộng các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, sự phát triển của đất nước ta trong thời gian tới cũng đòi hỏi Đảng ta phải tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đối ngoại đảng, nhằm thực hiện tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, sự đồng tình,

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

144

ủng hộ và hậu thuẫn chính trị quốc tế rộng rãi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế; góp phần vào sự hồi phục, đoàn kết và đổi mới PTCS- CNQT; đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thứ tư: Để chủ động, tích cực và tham gia có hiệu quả vào tiến trình phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng của PTCSQT trong giai đoạn hiện nay, từ sự tham gia của ĐCS Việt Nam đối với quá trình tập hợp lực lượng trong PTCSQT năm 2001 đến năm 2015 có thể rút ra một số vấn đề sau:

Một là, đẩy mạnh đổi mới tư duy đối ngoại, nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn hơn tính chất, đặc điểm, nội dung, hình thức biểu hiện của các mâu thuẫn cũng như các lực lượng cách mạng của thời đại. Làm rõ động thái phát triển của CNTB đương đại, các đặc điểm, xu thế lớn của thế giới và quan hệ quốc tế hiện nay, đồng thời triển khai nghiên cứu cơ bản để có đánh giá đúng chiều hướng phát triển của các vấn đề: chiến tranh và hoà bình, an ninh và phát triển, lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, hợp tác và đấu tranh. Chuyển tư duy đối ngoại từ chỗ nhận thức về đối tượng, đối tác một cách cứng nhắc, siêu hình sang dạng tư duy mới phù hợp với cục diện mới, coi hợp tác và đấu tranh là hai mặt biện chứng, đan xen và biến hoá. Từ đây, xây dựng cho được lý luận quan hệ quốc tế của Việt Nam trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Hai là, phối hợp chặt chẽ, phát huy nền ngoại giao toàn diện. Các mặt công tác đối ngoại Nhà nước, đối ngoại của Đảng và hệ thống chính trị, ngoại giao nhân dân đều được coi trọng. Quán triệt và thực hiện tốt chủ trương:

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước [35, tr.115].

Ba là, đặt cách mạng Việt Nam trong xu thế chung của cách mạng thế giới, kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích chung của nhân dân các nước. Tăng cường tính chủ động, từ chỗ các hoạt động đối ngoại thiên về bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc, chuyển sang trạng thái vừa giữ vững mục tiêu, vừa phát huy, đề cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, tham gia một cách chủ động vào các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Bốn là, chăm lo giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế của GCCN cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đoàn kết, tập hợp lực

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

145

lượng, hợp tác quốc tế trên cơ sở nâng cao ý chí tự lực, tự cường và dựa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Năm là, xác định rõ mục tiêu, nội dung, phạm vi và mức độ tham gia các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng với các ĐCS-CN, các lực lượng cánh tả và các lực lượng tiến bộ trên thế giới ở từng tầng, từng nấc, từng vấn đề cụ thể, thời điểm cụ thể. Nâng cấp các quan hệ song phương với các nước láng riềng, các nước lớn và bạn bè truyền thống. Trong đó, đặc biệt đã chuyển mối quan hệ với các nước lớn và các thể chế quốc tế từ bình thường hoá sang mối quan hệ ổn định, lâu dài và đi vào chiều sâu, vì lợi ích của hai bên. Chủ động đẩy mạnh hoạt động ngoại giao đa phương. Trong điều kiện và khả năng cho phép, có thể đăng cai tổ chức một số sinh hoạt quốc tế như hội nghị, hội thảo khoa học, gặp gỡ quốc tế gắn với các dịp kỷ niệm các sự kiện lớn của nước ta và Đảng ta.

Sáu là, phối hợp tốt ngoại giao với kinh tế - văn hoá- xã hội; ngoại giao với quốc phòng, an ninh. Tạo moi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh trao đổi các đoàn đại biểu Đảng hoặc tổ chức đoàn thể do các ĐCS lãnh đạo. Tăng cường trao đổi thông tin- văn kiện, tài liệu về những kinh nghiệm hoạt động cách mạng, phát triển lý luận của ĐCS - CN trên thế giới. Tích cực, chủ động tham gia các Website trên mạng Internet của các ĐCS như “Solidnet”, “Rednet” để giới thiệu hoạt động của Đảng ta với các tổ chức cộng sản và cách mạng trên thế giới. Liên hệ và phát triển quan hệ với các nhóm nghị sĩ cộng sản ở nghị viện các nước tư bản...

Bẩy là, phát huy dân chủ quá trình đoàn kết, tập hợp lực lượng trong PTCSQT, chống tư tưởng cục bộ, bè phái, đề cao một cách thái quá dân tộc hoặc tự ti dân tộc. Chủ động đấu tranh chống những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về CNXH. Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể ở mỗi nước, tình hình mới ở mỗi khu vực và trên thế giới.

Tám là, chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn đa phương chính đảng. Đây là hướng coi trọng trong công tác đối ngoại Đảng thời gian tới. Cần chủ động và tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các diễn đàn đa phương của các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả thế giới (một trong những hoạt động thường xuyên của Đảng ta là tham dự Cuộc gặp thường niên các đảng cộng sản và công nhân quốc tế). Việc tham gia diễn đàn đa phương chính đảng nhằm tăng cường

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

146

vai trò của Đảng ta tham gia giải quyết các vấn đề của khu vực và quốc tế, trao đổi thông tin, lý luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; bày tỏ quan điểm, lập trường của Đảng ta về các vấn đề quốc tế, khu vực và các vấn đề quan tâm chung khác; thông tin, tuyên truyền rộng rãi về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những thành tựu đổi mới, phát triển của Việt Nam. Qua đó, chủ động đối thoại và tích cực vận động, tạo lập sự ủng hộ, đồng thuận khu vực và quốc tế đối với quan điểm, lập trường của Việt Nam; nâng cao vị thế của Đảng ta và nước ta ở khu vực và trên thế giới.

* Kinh nghiệm Từ thực tiễn tham gia, đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với quá trình tập hợp lực

lượng trong PTCSQT qua 30 năm đổi mới, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, đối ngoại đảng có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong việc triển

khai thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động đối ngoại của Đảng cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các hoạt động ngoại giao của Nhà nước và các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, cần khắc phục tư tưởng e ngại việc phát triển quan hệ đảng ảnh hưởng không thuận đến quan hệ nhà nước; cần thấy quan hệ về đảng và quan hệ về nhà nước là thống nhất, luôn bổ sung, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, tạo thế đối ngoại chung cho đất nước.

Hai là, Đảng ta là một ĐCS cầm quyền, luôn vì lợi ích của đất nước, vừa cần tăng cường quan hệ với các ĐCS và công nhân, tích cực tham gia và đóng góp tại các diễn đàn của các ĐCS - CN, cánh tả, vừa cần phát triển quan hệ với các chính đảng khác trên thế giới, mở rộng và nâng cao hiệu quả sự tham gia của Đảng ta tại diễn đàn chính đảng của khu vực. Không để ý thức hệ trở thành rào cản trong quan hệ với các đảng theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, nhất là với các đảng cầm quyền, tham chính, các đảng có ghế trong Quốc hội/ Nghị viện các nước.

Ba là, cần chủ động và tích cực trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng, song có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; thường xuyên phát huy tốt vai trò của các cơ quan chức năng trong việc tham mưu cho Đảng về nhận định đánh giá tình hình, dự báo xu hướng phát triển và thái độ chính trị của các chính đảng nước ngoài để Đảng ta có đối sách phù hợp; cần phát huy hơn nữa vai trò của Đảng ta tại các diễn đàn đa phương chính đảng.

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

147

Bốn là, thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, ngoại ngữ; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai hiệu quả các mối quan hệ đối ngoại của Đảng ta.

Năm là, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại đảng, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền đối ngoại đảng đáp ứng với tình hình thế giới và trong nước

Tiểu kết chương 4 Từ sự phân tích những khó khăn trở ngại đặt ra hiện nay đối với tiến trình tập

hợp lực lượng trong PTCSQT cũng như bản thân phong trào, có thể thấy, tiến trình này trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục chịu sự tác động từ những nhân tố khách quan và chủ quan vốn đã và đang tác động, thậm chí có mặt còn sâu sắc hơn. Trong đó, trước hết phải kể đến sự phát triển của cách mạng KH-CN và xu thế TCH dẫn đến sự phân hoá ngày càng sâu sắc GCCN; sự gia tăng chống phá của các thế lực đế quốc thông qua chiến lược toàn cầu phản cách mạng; trong khi thực lực sức mạnh chung của toàn bộ PTCSQT tuy hồi phục nhưng đủ vẫn bất lợi hơn trong tương quan lực lượng với CNTB,… Tình hình này đặt ra nhiều yêu cầu mới bức xúc cần phải được giải quyết đối với các ĐCS - CN trong tập hợp lực lượng: từ đổi mới nhận thức lý luận về CNXH, chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là về chủ nghĩa quốc tế của GCCN và việc vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đến việc phát huy, kế thừa những thành quả, kinh nghiệm, những lợi thế vốn có cũng như biết cách tận dụng tiến bộ KH - CN hiện đại trong đấu tranh cách mạng, v.v…

Với tư cách là một bộ phận hợp thành của PTCSQT, ĐCS Việt Nam luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế, đồng thời đã tham gia tích cực và có những đóng góp xứng đáng vào hoạt động tập hợp lực lượng của phong trào trong các thời kỳ trước đây cũng như hiện nay. Bởi vậy, sự nghiệp cách mạng Việt Nam cũng luôn nhận được sự đoàn kết, ủng hộ rộng rãi và hiệu quả từ các ĐCS -CN, cánh tả và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, thông qua việc phát triển các quan hệ song phương và đa phương với các ĐCS - CN, các lực lượng cách mạng tiến bộ khác và bằng những thành tựu đổi mới, ĐCS Việt Nam tiếp tục góp phần củng cố và tăng cường tình đoàn kết, thống nhất của PTCS -CNQT, đóng góp thiết thực cả về lý luận cả về thực tiễn đối với quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào.

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

148

KẾT LUẬN

Với tư cách một phong trào hiện thực, PTCSQT là một lực lượng chính trị xã hội từng có ảnh hưởng to lớn trong đời sống chính trị quốc tế, thúc đẩy xu thế phát triển tiến bộ của thời đại. Sức mạnh của phong trào trước hết đó là sự trung thành với tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tình đoàn kết quốc tế giữa những người cộng sản trên thế giới đấu tranh vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất trong hoàn cảnh lịch sử mới sau chiến tranh lạnh, hiện nay PTCSQT đang từng bước hồi phục, tích cực củng cố đội ngũ, tăng cường tình đoàn kết thông qua quá trình tìm tòi sáng tạo những hình thức, phối hợp hoạt động tập hợp lực lượng mới một cách thiết thực. Quá trình này luôn chịu sự tương tác tổng hợp, đan quyện vào nhau vừa trực tiếp, vừa gián tiếp của hàng loạt những nhân tố khách quan và chủ quan. Những nhân tố ấy không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến tập hợp lực lượng của phong trào, mà còn đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trên phương diện lý luận cần phải lý giải và tháo gỡ, góp phần soi sáng con đường đấu tranh của các ĐCS - CN trong những năm sắp tới. Bên cạnh những nhân tố có tác động tích cực đến tập hợp lực lượng của PTCSQT như thành tựu cải cách, đổi mới dưới sự lãnh đạo của các ĐCS cầm quyền, truyền thống đấu tranh cách mạng và tình đoàn kết của các ĐCS, những cơ hội do sự phát triển của CMKH - CN hiện đại và xu thế TCH …Từ năm 2001 đến năm 2014 tập hợp lực lượng của PTCSQT về cơ bản, phải đối diện trước vô vàn khó khăn, thách thức do sụp đổ của hệ thống XHCN, sự bất lợi trong so sánh lực lượng và đặc biệt là cuộc phản kích hiểm độc của các thế lực đế quốc, phản động trên thế giới chống các ĐCS - CN…v.v.

Vận động dưới ảnh hưởng của các nhân tố trên, các ĐCS - CN trên thế giới đã ngày càng tỏ rõ không chỉ sự kiên định mục tiêu lý tưởng, mà còn tỉnh táo tận dụng những thời cơ thuận lợi, khôn khéo, linh hoạt trong phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng để từng bước vượt qua những thách thức to lớn, kiên định hướng tới mục tiêu chiến lược của mình. Quá trình phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của PTCSQT những năm đầu thế kỷ XXI đã trải qua bước thăng trầm phức tạp. Tuy nhiên, sự nỗ lực chung của các ĐCS trong PTCSQT đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp vào việc củng cố, tăng cường sức chiến đấu, thúc đẩy phong trào bắt đầu từ cuối thập niên 90 đến nay chuyển động theo hướng phục hồi ngày một rõ nét.

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

149

Kế thừa có chọn lọc những hình thức phối hợp hoạt động từng có trong lịch sử đấu tranh cách mạng, PTCSQT hiện nay đã xác lập nhiều hình thức liên hệ, tập hợp lực lượng mới đa dạng giữa các ĐCS - CN và giữa họ với các lực lượng cánh tả, các phong trào tiến bộ xã hội khác. Trong đó, nổi bật nhất là các hình thức như: Gặp mặt quốc tế của đại biểu các ĐCS - CN ở Aten, Diễn đàn Sao Paolô (Braxin), Diễn đàn Béclin.v.v… Cùng với các cuộc gặp khác trên quy mô khu vực, các hình thức liên hệ thông qua không gian mạng toàn cầu (internet), các hội thảo khoa học giữa đại biểu các ĐCS đang cầm quyền ở các nước XHCN và hàng loạt các cuộc tiếp xúc trong khuôn khổ quan hệ song phương, đa phương của các ĐCS - CN và cánh tả, v.v... Tất cả những hình thức nêu trên thu hút ngày càng đông đảo đại biểu các ĐCS - CN từ khắp các châu lục, khu vực của thế giới tham dự. Điểm mới của những hình thức này là ở chỗ nó không theo một khuôn mẫu cứng nhắc, sự tham dự của các đảng là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, thực sự dân chủ, bình đẳng. Đây là những cơ hội thuận lợi để các lực lượng cộng sản và cánh tả trênthế giới trao đổi thông tin, quan điểm về những vấn đề cấp bách của thời đại, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động giữa các đảng, đồng thời bày tỏ thái độ trước những chuyển biến của tình hình thế giới hiện nay và có đối sách cho phù hợp.v.v…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công là nét chủ đạo nổi bật, thì các hình thức phối hợp hoạt động, và tập hợp lực lượng của PTCSQT cũng gặp một số khó khăn, hạn chế. Trước hết, do hệ thống XHCN không còn nên cũng mất đi khả năng hỗ trợ cho hoạt động chung của PTCSQT, đặc biệt là nguồn tài chính. Mặt khác, cũng còn tồn tại khoảng cách khá lớn trong nhận định, đánh giá của các ĐCS - CN về không ít những vấn đề lớn, cấp bách của thời đại. Vai trò, đóng góp của các ĐCS lớn còn mờ nhạt, thậm chí còn dè dặt khi tham gia hoạt động chung.

ĐCS Việt Nam là một bộ phận của PTCSQT luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết, thống nhất giữa các ĐCS - CN và trong lịch sử đấu tranh cách mạng cũng luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ phong trào về nhiều mặt. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, Đảng Việt Nam khẳng định chủ trương tăng cường quan hệ với các ĐCS - CN trên thế giới; đồng thời tham gia đóng góp tích cực vào hoạt động chung của PTCSQT từ năm 2001 đến nay. Để tăng cường củng cố khối đoàn kết và tập hợp lực lượng của PTCSQT trong tình hình mới, ĐCS Việt Nam nhấn

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

150

mạnh việc quán triệt và khôi phục nguyên tắc cơ bản của CNQT của GCCN trên tinh thần đổi mới. Mặt khác, các biện pháp tăng cường đoàn kết quốc tế giữa các ĐCS - CN với nhau và với các lực lượng cánh tả và các phong trào tiến bộ xã hội phải dựa trên nguyên tắc độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Với những kết quả rất đáng trân trọng đạt được và tính thích hợp, thiết thực của nó, những hình thức mới trong phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của PTCSQT thời gian qua đã và đang góp phần củng cố một bước quan trọng sức mạnh và tình đoàn kết quốc tế - một nhân tố quyết định tạo nên sức sống và động lực phát triển của phong trào, đồng thời là nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của các ĐCS - CN trên thế giới. Do vậy, trong thời gian tới, những hình thức đó vẫn đứng trước triển vọng khả quan, tiếp tục là sự lựa chọn trong phương hướng phối hợp hoạt động và tập hợp lực lượng của phong trào.

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thúy (2013), “Mấy nét về phong trào công đoàn ở các nước tư

bản chủ nghĩa hiện nay”, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, (1+2), tr.16 -19.

2. Nguyễn Thị Thúy (2014), “Chương V: Một số hình thức tập hợp lực lượng chủ

yếu của phong trào cộng sản quốc tế hiện nay”, Trong: Phong trào cộng

sản quốc tế hiện nay và triển vọng (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế

(Chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thúy (2015), “Chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với

châu Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Lý luận chính trị, (298), tr.91-98.

4. Nguyễn Thị Thúy (2015), “Chuyên đề 6: Chính sách đối ngoại của Liên minh

châu Âu”, Trong: Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong giai đoạn hiện

nay (Nguyễn Thị Quế (chủ biên)), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thúy (2015), “Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của mối quan

hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”, Trong: Mối quan hệ giữa độc

lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay: Những vấn đề lý luận

và thực tiễn (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (Đồng

chủ biên), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thúy (2015), “Đối sách của Việt Nam trước các biến đổi cấu trúc

địa - chính trị và trật tự Đông Á đến năm 2020", Tạp chí Lịch sử Đảng,

(298), tr.68-72.

7. Nguyễn Thị Thúy (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế”, Tạp

chí Lý luận chính trị, (11), tr.44-49.

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alilốp (2001), “Việt Nam là biểu tượng của thế kỷ XX”, Báo Nhân dân, (234), tr.5.

2. Lưu Văn An, Nguyễn Hoàng (2000), “Những chuyển động mới của phong trào

cộng sản quốc tế hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (2), tr.20-21.

3. Mai Hoài Anh (2002), “Vài nét về Đảng Cộng sản Mỹ”, Tạp chí Khoa học

chính trị, (4), tr.11-12.

4. C.Anvanrô (1995), “Chủ nghĩa cộng sản hôm nay và ngày mai”, Tạp chí

Phong trào cộng sản quốc tế, (21), tr.15-16.

5. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1999), Báo cáo về cuộc

gặp gỡ của các Đảng cộng sản và công nhân tại Aten - Hy Lạp, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Đối ngoại Trung ương (2000), Văn kiện các cuộc gặp của các diễn đàn đa

phương chính đảng mà Đảng ta đã dự, Hà Nội.

7. Ban Đối ngoại Trung ương (2001), Các báo cáo của Đoàn đại biểu Đảng ta

tham dự các diễn đàn, Hà Nội.

8. Ban Đối ngoại Trung ương (2004), Quan niệm về chủ nghĩa xã hội của một số

Đảng Cộng sản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Ban Đối ngoại Trung ương (2009), Một số quan niệm trên thế giới hiện nay về

chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.

10. Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội (2002), Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và

Đông Âu, nguyên nhân sụp đổ và bài học kinh nghiệm, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Bình (2003), Những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế

giới và triển vọng hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Chương trình khoa học

xã hội cấp nhà nước KX08, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa và Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận

thức thế giới đương đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba (1996), Báo cáo Hội nghị Trung ương V

khóa IV, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

153

14. M.Côsôlô (2001), “Lời chào mừng Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (4), tr.16-17.

15. Đỗ Lộc Diệp (1992), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Tự điều chỉnh kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Đỗ Lộc Diệp (1996), Mỹ - Nhật - Tây Âu: đặc điểm kinh tế so sánh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. P.F.Drueker (1995), Xã hội hậu tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội. 18. P.F.Drueker (1997), “Các lực lượng cộng sản của Bắc Âu đang tập hợp lại”,

Tạp chí Phong trào cộng sản quốc tế, (31), tr.36-37. 19. M.Dyates (2006), Nền kinh tế mới và phong trào công nhân, tại trang

http://www.monthlyreview.org, [truy cập ngày 22/2/2015]. 20. A.Đavliatshin (2003), “Một số suy nghĩ về tình hình trong phong trào cánh tả”,

Tạp chí Đối thoại, (6), tr.12-13. 21. Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha (1996), Văn kiện Đại hội XV Đảng Cộng sản Bồ

Đào Nha, Vụ Tây Âu - Bắc Mỹ - Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Hy Lạp (1994), Tuyên bố nhân cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tháng 6 năm 1994, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Hy Lạp (2006), Các cuộc gặp quốc tế của Đảng Cộng sản Hy Lạp, tại trang http://inter.kke.gr/IntAct/, [truy cập ngày 22/6/2015].

24. Đảng Cộng sản Nhật Bản (2004), "Cương lĩnh sửa đổi tại Đại hội XXIII", Thông tin Những vấn đề chính trị xã hội, (5), tr.57.

25. Đảng Cộng sản Pháp (1996), Văn kiện Đại hội lần thứ XXIX (19 - 22/12/1996), Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng toàn quốc Rôbe Uy, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Nam, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Pháp (2000), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XXX Đảng Cộng sản Pháp, Vụ Tây Âu - Bắc Mỹ - Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Pháp (2004), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XXXI Đảng Cộng sản Pháp từ 23-26/10/2004, Vụ Tây Âu - Bắc Mỹ - Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

154

28. Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (2010), Chủ nghĩa xã hội và triển vọng của nó ở

các nước phát triển, Viện Thông tin Khoa học - Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI, NXB Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa (Bổ sung, phát triển năm 2011), NXB Chính trị

quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Đức (2004), Văn kiện Đại hội XVII, Vụ Tây Âu - Bắc Mỹ -

Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

39. Hoàng Văn Đồng (2011), Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào cánh tả Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh, tại trang dangcongsan.vn, [truy cập ngày 29/12/2011].

40. T.L.Friedman (2006), Thế giới phẳng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 41. F.FuKuyama (1999), Sự kết thúc của lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Hoàng Thuỵ Giang (2001), Về các xu thế và các hình thức liên kết, liên minh,

tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay - chiến lược và sách lược của

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

155

chúng ta, Đề tài Khoa học xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

43. Hoàng Thụy Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (2002), Một số vấn đề về liên kết, tập

hợp lực lượng trên thế giới ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thanh Vân (2000), “Những chuyển động mới

trong phong trào cộng sản, công nhân Tây Bắc Âu thời gian gần đây”,

Thông tin Khoa học xã hội , (4), tr.14-15.

45. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2002), “Đảng Cộng sản Nhật Bản trước

những thay đổi của thời cuộc”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (7), tr.3-4.

46. Nguyễn Hoàng Giáp (2003), “Phong trào chống toàn cầu hoá: mục tiêu, nội dung

và phương pháp đấu tranh”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (4), tr.66-68.

47. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), Những hình thức phối hợp hoạt động của phong

trào cộng sản quốc tế từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, Đề tài

khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

48. Nguyễn Hoàng Giáp (2006), Sự phối hợp hoạt động của các đảng cánh tả trên

thế giới hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

49. Nguyễn Hoàng Giáp (2012), Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn

hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2013), Tập bài giảng quan hệ quốc tế,

NXB Lý luận Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

51. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2014), Phong trào cộng sản quốc tế

hiện nay và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2014), Chính sách đối ngoại Việt Nam

thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Đ.Gônđicac (1997), Phát biểu của uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Hy

Lạp, Đimitri Gônđicac, Viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

54. Cố Hân, Phạm Dậu Khánh (2007), Phong trào công đoàn ở châu Âu trong bối

cảnh toàn cầu hoá, tại trang http://www.aglob.ru, [truy cập ngày

29/1/2015].

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

156

55. F.M. Heredia (2012), Chủ nghĩa xã hội ở Cuba: những vấn đề hiện tại và triển

vọng, Tài liệu tham khảo Thông tấn xã Việt Nam, tại trang

http://reds.vn/index.php, [truy cập ngày 15/4/2015].

56. Vũ Văn Hoà, Nguyễn Thị Quế (2003), “Quan điểm của một số ĐCS-CN ở khu

vực EU về vấn đề tập hợp lực lượng hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa

học xã hội, (11), tr.18- 21.

57. Vũ Văn Hoà (2004), “Hoạt động của một số Đảng Cộng sản, công nhân ở một

số nước tư bản phát triển” , Tạp chí Cộng sản, (20), tr.76-77.

58. Vũ Văn Hoà (2004), Về cuộc gặp mặt quốc tế lần thứ VII đại biểu các Đảng

cộng sản, công nhân tại Aten, Hội thảo Viện quan hệ quốc tế, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

59. Nguyễn Hoàng (2004), “Về xu hướng vận động của phong trào cộng sản ở các

nước tư bản phát triển”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10), tr.24-25.

60. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1990), Tình hình các Đảng Cộng

sản Tây Âu, Tập chuyên đề Giáo dục lý luận, Hà Nội.

61. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Thông tin khoa học (1997),

Đảng Cộng sản Tái lập Italia tiến lên trong đổi mới, Tài liệu dịch, Hà Nội.

62. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Quan hệ quốc tế (2001),

Giáo trình Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hà Nội.

63. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Một số vấn đề về tình hình thế

giới sau sự kiện 11/9 và Afghanistan, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

64. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam: Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường - Kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2004),

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

66. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Thông tin khoa học (2004),

“Đảng đoàn Cánh tả thống nhất trong Nghị viện châu Âu”, Tạp chí

Thông tin những vấn đề chính trị xã hội, (28), tr.25-26.

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

157

67. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay: một số vấn đề đặt ra, Hội thảo khoa học, Hà Nội.

68. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Triển vọng của chủ nghĩa xã hội, Hội thảo quốc tế, Viện Thông tin khoa học biên dịch, Hà Nội.

69. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), 75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2005), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

70. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Xu thế chủ yếu của sự phát triển khoa học công nghệ, sự hình thành và vai trò của kinh tế tri thức trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

71. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), “Diễn đàn Saopaulô: bảo vệ chủ quyền dân tộc”, Những vấn đề chính trị- xã hội, (3), tr.31-32.

72. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng Bí thư cấp ủy cấp huyện, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

73. R.Hue (1999), Chủ nghĩa cộng sản, một dự án mới, Viện thông tin khoa học -

Học viện chính trị quốc gia biên dịch, Hà Nội.

74. Tào Á Hùng, Trương Phượng Quyên (2007), “Chủ nghĩa xã hội dân chủ: ý thức hệ của giai cấp công nhân châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội, (3), tr.33-34.

75. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Một số nét về cánh tả xanh”, Tạp chí Đối ngoại, (6), tr.27-28.

76. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Dung (2012), “Các diễn đàn đa phương chính đảng và vị trí, vai trò trong đời sống chính trị thế giới, Tạp chí Đối ngoại, (10), tr.35-38.

77. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Sự tham gia của Đảng ta tại các diễn đàn đa phương chính đảng: thực trạng và phương hướng trong thời gian tới, Ban Đối ngoại Trung ương, Hà Nội.

78. Bùi Việt Hương (2012), Trào lưu xã hội dân chủ ở các nước phương tây hiện

nay và ảnh hưởng của nó, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

79. Kapuctin (1999), “Chủ nghĩa tư bản trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI”, Tạp chí

Tư tưởng tự do, (Nga), (8), tr.15-16.

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

158

80. Khămphởi Panmalaythong (2011), “Đôi nét về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào”, Tạp chí Triết học, (4), tr.17-18.

81. Lacôn (1999), “Toàn cầu hóa với giai cấp công nhân”, Tạp chí Cộng sản, (4), tr.25-26.

82. Nguyễn Văn Lan (2002), Phong trào công nhân các nước tư bản phát triển từ cuối thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

83. Nguyễn Văn Lan (2004), “Phong trào cộng sản ở các nước tư bản phát triển sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Cộng sản, (21), tr.9-10.

84. Nhiếp Văn Lân (2007), “Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, (6), tr.23-24.

85. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, Tập 42, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 86. Vương Chí Liên (2005), “Một số vấn đề về sự biến đổi lực lượng chính trị cánh tả

Đông Âu”, Thông tin những vấn đề lý luận, (31), tr.12, tr.27, tr.28. 87. Phan Ngọc Liên (1997), Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội. 88. Liên minh Các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (1957), Văn kiện Hội

nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân tại Mátxcơva năm 1957, NXB Sự thật, Hà Nội.

89. Liên minh các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (1960), Văn kiện Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân tại Mátxcơva năm 1960, NXB Sự thật, Hà Nội.

90. Liên minh các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (1969), Văn kiện Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân tại Mátxcơva 1969 , NXB Sự thật, Hà Nội.

91. Trần Ngọc Linh (1999), “Quốc tế Cộng sản và vấn đề tập hợp lực lượng trong đấu tranh cách mạng”, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, (3), tr.11-12.

92. Dương Linh Linh (2002), “Con đường của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên”, Tạp chí Chủ nghĩa xã hội khoa học, Trung Quốc, (2), tr.27-28.

93. Nguyễn Ngọc Long (2010), Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai

của CNXH hiện thực, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

159

94. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Nguyễn Thế Lực (1994), Đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển - Đặc điểm và xu thế, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

96. Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Tất Giáp (2001), “ Trào lưu xã hội - dân chủ châu Âu: Lịch sử và hiện tại ”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (3), tr.34-35.

97. Trần Đức Lương (2002), Kiên định đường lối đổi mới Việt Nam vững bước tiến vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98. Hồ Tố Lương (2001), Mối quan hệ của Quốc tế cộng sản với Đảng Cộng sản Việt Nam Dưới góc nhìn khác về phương thức tập hợp lực lượng mới, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

99. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. C.Mác và Ph.Ăngghen (1999), Toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Maicơnhepsi (2004), “Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng

nhất”, Tạp chí Động thái lý luận nước ngoài của Trung Quốc, (5), tr.25-26. 102. J.M. Mariscal (2001), Chủ nghĩa xã hội và triển vọng của nó ở các nước phát triển,

Hội thảo quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 103. R.A.Métvêđép (1996), “Chủ nghĩa xã hội: Tư tưởng và sự thể hiện”, Tạp chí

Tư tưởng tự do, (12), tr.45-46. 104. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội. 105. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 110. Đặng Công Minh (2005), Quá trình tập hợp lực lượng trong phong trào cộng

sản quốc tế từ năm 1991 đến 2005, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

111. N.F. Muruaga (2008), “Hoạt động kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

Cuba”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (356), tr.15-16.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

160

112. Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp và Nguyễn Thị Quế (2009), Chủ nghĩa Mác-

Lênin trong bối cảnh thế giới ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

113. Nguyễn Nhâm (2009), Cuba trên con đường đổi mới và phát triển, tại trang http://www.tapchicongsan.org.vn/, [truy cập ngày 15/2/2015].

114. A.Papariga (2001), Phát biểu của Tổng bí thư ĐCS Hy Lạp A. Papariga, tại cuộc gặp quốc tế các ĐCS, công nhân ở Aten, Viện Thông tin khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên dịch, Hà Nội.

115. M.Parenty (2006), Thực trạng cuộc sống của người lao động Mỹ, NXB Generation, Mỹ.

116. Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Thực trạng và triển vọng của phong trào cộng sản quốct ế trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Trường, Hà Nội.

117. Tiêu Phong (2004), Hai chủ nghĩa một trăm năm, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 118. Lê Văn Phong (2012), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Thành tựu 35 năm

xây dựng và phát triển, tại trang tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2011/2426/Cong-hoa-Dan-chu-Nhan-dan-Lao-Thanh-tuu- ay.aspx, [truy cập ngày 15/5/2015].

119. Nguyễn Thị Hoài Phương (2002), Phong trào cánh tả ở Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay và mối quan hệ với ĐCS Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

120. B.N Pônômariôp (1985), Phong trào công nhân quốc tế: Những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Sự thật, Hà Nội.

121. Đào Duy Quát (1999), Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sau khi Liên Xô tan rã và triển vọng của phong trào trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI, Hội thảo quốc gia: "Nhìn lại thế kỷ XX và thử nhìn sang thế kỷ XXI”, Hà Nội.

122. Nguyễn Thị Quế (2003), “Những mốc chủ yếu trong hoạt động của Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (4), tr.15-16.

123. Nguyễn Thị Quế (2003), “Về Đảng Cộng sản Phần Lan hiện nay”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (7), tr.3-4.

124. Nguyễn Thị Quế (2004), “Hoạt động của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (8), tr.7-8.

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

161

125. Nguyễn Thị Quế (2004), “Hoạt động của Đảng Cộng sản Đức”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (9), tr.27-28.

126. Nguyễn Thị Quế (2005), “Đảng Cộng sản Italia: Đường lối chính trị và hoạt động thực tiễn", Tạp chí Xây dựng Đảng, (4), tr.5-6.

127. Nguyễn Thị Quế (2006), “Về hoạt động của Đảng Cộng sản Bỉ” , Tạp chí Xây dựng Đảng, (6), tr.9-10.

128. Nguyễn Thị Quế (2005), Phong trào cộng sản ở một số nước Liên minh châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

129. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp và Mai Hoài Anh (2008), Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá và những vấn đề đặt ra với Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

130. Nguyễn Duy Quý (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

131. Nguyễn Huy Quý (1999), Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chặng đường nửa thế kỷ (1949-1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

132. Nguyễn Huy Quý (2005), “Sáng tạo lý luận trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc”, Tạp chí Cộng sản, (11), tr.8-9.

133. Phan Văn Rân (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia hoạt động chung với các đảng cộng sản, cánh tả trên thế giới, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

134. Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

135. Rôbeuy (2006), Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng toàn quốc Rôbeuy, Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

136. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo và Trần Khắc Việt (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

137. A.Santos (2001), Chủ nghĩa xã hội: Hiện thực và triển vọng, Hội thảo quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

138. Đỗ Tiến Sâm (2012), Một số thông tin cơ bản về Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

162

139. Nguyễn Văn Son (2000), “Phong trào cộng sản công nhân quốc tế hiện nay và quan hệ đối ngoại của Đảng ta”, Báo Nhân dân, (32), tr.6.

140. J.A.A. Sotolonge (2005), “Cuba: Kinh tế, xã hội và quan hệ với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (74), tr.34-35.

141. M.Steinert (1997), “Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô: biểu hiện và suy ngẫm”, Tạp chí Quan hệ quốc tế, (98), tr.15-16.

142. Tedgrant và Robsewel (2012), Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội trong thiên niên kỷ mới, tại trang www.marxist.com, [truy cập ngày 1/1/2015].

143. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

144. Nguyễn Ngọc Thái (2002), “Đảng Cộng sản Hy Lạp: Truyền thống và hiện đại”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (8), tr.19-20.

145. Nguyễn Viết Thảo (2010), “Cuba kiên định và sáng tạo trên con đường xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (1), tr.27-28.

146. Thông tấn xã Việt Nam (2009), “Cánh tả đang lâm nguy ở châu Âu”, Tin Tham khảo thế giới, (24), tr.5-6.

147. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Khai mạc hội thảo lý luận hai đảng Việt - Lào lần thứ nhất, tại trang http://www.baomoi.com/, [truy cập ngày 10/01/2015].

148. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, (13), tr.8.

149. Thông tấn xã Việt Nam (2015), Diễn đàn Sao - Paulo chống chiến lược phản cách mạng Mỹ La tinh, tại trang http://www.vietnamplus.vn/, [truy cập ngày 23/1/2015].

150. Nguyễn Hữu Tiến (2001), “Một số đặc điểm của phong trào cộng sản quốc tế hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, (2), tr.25-26.

151. Văn Tiến (1994), “Lực lượng cánh tả ở nhiều nước đang giành được uy tín cao”, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hoá, (2), tr.16-17.

152. A.Toffler (1996), Đợt sóng thứ ba, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 153. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2007), Toàn cầu hóa và phong trào công

đoàn quốc tế, NXB Lao động, Hà Nội. 154. An Viễn Triệu (2003), “Cách mạng khoa học kỹ thuật với giai cấp công nhân”,

Tạp chí Trào lưu tư tưởng đương đại Trung Quốc, (1), tr.4-5.

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

163

155. Nguyễn Phú Trọng (2006), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156. Trung tâm từ điển học (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 157. V.Trushkov (2003), “Triển vọng của giai cấp vô sản ở thế kỷ XXI,” Tạp chí

Dialog, (7), tr.11. 158. Từ điển chính trị (1987), NXB Chính trị, Mátxcơva. 159. Chu Thượng Văn, Chu Cẩm uý và Trần Tích Hỷ (1999), Chủ nghĩa xã hội là

gì? xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào?, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

160. Phạm Thái Việt (2006), Toàn cầu hóa - Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội.

161. VOV (2012), Việt Nam dự Hội nghị về Phong trào cộng sản quốc tế, tại trang http://tuoitrehaiduong.vn/, [truy cập ngày 15/1/2015].

162. A.Xakhnin (2006), Quan niệm mới về giai cấp những người lao động trong xã hội tư bản hiện đại, tại trang http://www.cprf.ru, [truy cập ngày 10/5/2015].

163. A.Xakhnin (2006), Cơ sở xã hội của những người cánh tả, tại trang http://www.aglob.ru, [truy cập ngày 12/3/2015].

164. Lê Văn Yên (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, NXB Lao động, Hà Nội.

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

164

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

QUAN HỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN TRÊN THẾ GIỚI NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

I. QUAN HỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG

CỘNG SẢN CẦM QUYỀN Ở CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Trước đây cũng như ngày nay, ĐCS Việt Nam luôn xác định “coi trọng và

phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước XHCN” là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đây không phải là sách lược nhất thời mà là nguyên tắc đối ngoại, xuất phát từ bản chất GCCN của Đảng. Với nhận thức đó, từ đầu thập niên 90 đến nay, ĐCS Việt Nam đã chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị trên nhiều mặt với ĐCS Trung Quốc, Đảng NDCM Lào, ĐCS Cuba...

Sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao nhà nước (1991), quan hệ của ĐCS Việt Nam với ĐCS Trung Quốc ngày càng được củng cố, tăng cường và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngoài những chuyến thăm giữa lãnh đạo của hai đảng, hai nhà nước, qua các văn kiện hợp tác trên mọi lĩnh vực được ký kết và triển khai thực hiện, hai đảng còn thường xuyên tiến hành các cuộc hội khoa học nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận mà sự nghiệp xây dựng CNXH ở mỗi nước đang đặt ra. Cho đến nay, hai đảng đã tiến hành mười một cuộc hội thảo lý luận với nhiều chủ đề khác nhau như: “Chủ nghĩa xã hội - kinh nghiệm của Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc” tổ chức lần thứ nhất tại Bắc kinh, tháng 11/2000; “CNXH và kinh tế thị trường - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc”, tổ chức lần hai tại Hà Nội tháng 10/2002 ; "Phát triển khoa học, hài hòa giữa kinh tế - xã hội trong xây dựng CNXH - Lý luận và thực tiễn", tổ chức lần ba tại Trung Quốc từ ngày 28 đến 30-7/ 2006; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", tổ chức lần 4 tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 1 đến 10/ 2008; “Lý luận và thực tiễn về ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, tổ chức lần 5 tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, ngày 12/12/ 2009; “ Đẩy mạnh xây dựng Văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, tổ chức lần thứ sáu tại Đà Nẵng ngày 8/9/ 2010; “Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” được tổ chức lần thứ 7 tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, từ

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

165

ngày 28 đến 30-11/ 11; “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc”, tổ chức lần thứ 8 tại thành phố Hạ Long ngày 09/06/2012; “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam”, tổ chức lần thứ 9 ngày 26/7/ 2013; “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc.”, lần thứ 10 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ngày 4/11/ 2014; “Quản lý, phát triển xã hội - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, tổ chức lần thứ 11 tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 17/6/ 2015. Nhiều vấn đề lý luận thông qua các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo hai đảng cũng như qua các cuộc hội thảo, không những phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng CNXH ở mỗi nước, mà còn làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác - Lênin. Đây cũng là những đóng góp cụ thể của Đảng ta đối với PTCSQT. Sự phát triển quan hệ giữa hai đảng đã thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và toàn diện từ chính trị, kinh tế, văn hoá đến khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, quân sự... phù hợp với phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và sau đó được bổ sung thêm “4 tốt” là “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”.

Trong quan hệ với Đảng NDCM Lào, ĐCS Cuba, ngoài những giúp đỡ vật chất mà điều kiện đất nước cho phép, ĐCS Việt Nam và các đảng bạn còn tăng cường trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, xác lập cơ chế gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao định kỳ, tham khảo quan điểm của nhau về những vấn đề quốc tế cùng quan tâm như: Hội thảo Lý luận lần thứ nhất giữa ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào với chủ đề “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào”, tổ chức tại Việt Nam, ngày 11/1/ 2013; “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền ở Việt Nam và Lào”, tổ chức lần thứ hai tại Lào, ngày 8/4/2014; “Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và Lào - Lý luận và thực tiễn”, tổ chức lần thứ ba tại Hà Nội, ngày 14/7/ 2015. Hội thảo lý luận lần thứ nhất giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Cu Ba với chủ đề “Đảng Cộng sản lãnh đạo quá trình đổi mới tại Việt Nam - Cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế xã hội tại Cuba: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tổ chức tại Hà Nội, ngày 05/11/ 2012; “Vai trò của Đảng trong cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội tại Cuba và quá trình đổi mới ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn", tổ chức lần thứ hai tại thủ đô La Habana, ngày 0/11/ 2014.

Đảng ta cũng đã chủ động xúc tiến nhiều bước đi cần thiết trong việc củng cố các mối liên hệ với Đảng Lao động Triều Tiên, từ đây thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Coi trọng mối quan hệ với các ĐCS cầm quyền ở các nước

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

166

XHCN cũng là một biểu hiện cụ thể trong việc thực hành chủ nghĩa quốc tế của GCCN của ĐCS Việt Nam.

II. QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

Trong điều kiện hệ thống XHCN không còn, ĐCS Việt Nam với tư cách là ĐCS cầm quyền, bằng khả năng có thể của mình đã có những đóng góp tích cực vào sự khôi phục và phát triển PTCSQT thông qua việc khôi phục, củng cố, mở rộng quan hệ với các ĐCS - CN chưa cầm quyền. Đáp ứng yêu cầu của nhiều ĐCS- CN, ĐCS Việt Nam thông qua Ban đối ngoại Trung ương đã chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức các hoạt động đối ngoại, tìm kiếm các hình thức liên hệ thích hợp với các đảng bạn để nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước của các đảng bạn. Việc ĐCS Việt Nam hiện nay có quan hệ ở mức độ khác nhau với hơn 200 các đảng chính trị, trong đó phần lớn là các ĐCS - CN, các phong trào cách mạng cánh tả đã nói lên sự đóng góp của Đảng đối với quá trình phối hợp hoạt động, tập hợp lực lượng của PTCSQT. Trong các chuyến thăm ngoại giao chính thức đến nhiều nước trên thế giới, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đều tranh thủ dành thời gian trong điều kiện có thể để tiếp xúc và làm việc với các ĐCS - CN tại đó. Đồng thời những năm gần đây, ĐCS Việt Nam thông qua Ban đối ngoại Trung ương đã chủ trì và tham gia tổ chức đón nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của các đảng bạn vào thăm, làm việc và dự đại hội của Đảng ta, đón hàng trăm đoàn cán bộ của nhiều ĐCS - CN đến nước ta nghiên cứu tình hình, học tập, trao đổi kinh nghiệm…Đây là sự thể hiện rõ nét về tình đoàn kết quốc tế, tinh thần thuỷ chung với đồng chí, bạn bè của ĐCS Việt Nam với các ĐCS - CN anh em, về điều này, có thể nêu khái quát một số mối quan hệ song phương và đa phương giữa ĐCS Việt Nam với các ĐCS-CN trong những năm đầu thế kỷ XXI như sau:

Thứ nhất: Trên bình diện song phương quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với các ĐCS-CN ở các nước TBCN, nhất là các nước TBPT có nhiều bước tiến triển rất đáng ghi nhận.

Một là: Quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với các ĐCS-CN ở các nước TBPT (1) Đối với Đảng cộng sản Pháp (PCF), do có bề dày truyền thống tốt đẹp, quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với đảng bạn đã vượt qua những khó khăn, thử thách của những năm đầu thập niên 90, tiếp tục được củng cố và tăng cường. Hai bên tiếp tục dành cho nhau sự quan tâm, chia sẻ chân tình thông qua các chuyến thăm, các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn ở các cấp. Ngày 31/8/ 2004, ông Henri Martin - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng Cộng sản Pháp và bà Raymonde Dien - Ủy viên T.Ư Hội Hữu nghị Pháp - Việt, sang thăm nước Việt Nam; Đoàn đại biểu do Bí thư toàn

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

167

quốc Đảng Cộng sản Pháp Marie George Buffet, dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam ngày 1-9/ 2006 và ngày 16 đến 18/4/ 2008 ….Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo PCF đánh giá cao thành tựu đổi mới mà Đảng và nhân dân ta giành được, coi đó là đóng góp quan trọng trong việc tìm tòi con đường mới đi lên CNXH phù hợp với hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Phía bạn cũng nhấn mạnh rằng, hoạt động ở một nước TBPT trong hoàn cảnh PTCSQT bị khủng hoảng, thoái trào, PCF phải có cách làm riêng, tuy vậy việc tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam là bổ ích, thiết thực. Về phía ĐCS Việt Nam, nhiều đoàn đại biểu cũng đã sang dự các đại hội và trao đổi với PCF. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ hai nước và hai đảng là cuộc thăm chính thức Cộng hoà Pháp của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu theo lời mời của Tổng thống G.Sirắc (5/2000). Tại thành phố Môngtơrơi, nơi mà chính quyền và nhân dân địa phương này luôn hướng về Việt Nam với tình cảm trân trọng và sự ủng hộ to lớn qua nhiều thời kỳ, đúng vào ngày kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khánh thành “Không gian Hồ Chí Minh” trong Bảo tàng lịch sử thành phố. Thị trưởng thành phố, nghị sĩ Quốc hội, đảng viên PCF, Giăng Piêbra coi “đây là một nghĩa cử tỏ lòng biết ơn, cảm phục của nhân dân Môngtơrơi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam anh em”. Những năm gần đây, PCF đứng trước nhiều khó khăn do các diễn biến phức tạp nội bộ và sự tấn công từ phía cánh hữu nên hoạt động quốc tế bị giảm sút. Tuy nhiên, Đảng ta vẫn luôn mong muốn tăng cường các cuộc tiếp xúc, trao đổi cả về lý luận và thực tiễn, củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai đảng phù hợp với tình hình mới. Sự có mặt đoàn đại biểu Đảng ta tại Đại Hội XXXII PCF (2003) và Đại hội XXXIII (2006), Đại hội XXXIV (2008), Đại Hội XXXV (18-20/2010), Đại Hội XXXVI PCF (10/ 2/2013). Những chuyến thăm ĐCS Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 30/9/ 20071, đoàn đại biểu cấp cao ĐCS Việt Nam ngày 4/9/ 2011; Đoàn đại biểu cấp cao ĐCS Việt Nam do đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm và làm việc tại Pháp, ngày 16/10/ 2014 và đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam Nam do đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu đã thăm, làm việc tại Cộng hòa Pháp từ ngày 20 đến 24/6/ 2015, thêm một lần nữa khẳng định tình đoàn kết gắn bó mật thiết giữa hai đảng. Hiện nay ĐCS Pháp có một số công ty hợp tác với Việt Nam trong dự án xử lý chất thải bệnh viện của 5 tỉnh, thành phố là Nam Định, Thái Bình, Hoà Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc. (2) Đối với ĐCS Italia, tuy đã bị phân liệt về tổ chức, song ĐCS Việt Nam vẫn duy trì quan hệ với ĐCS Tái lập Italia và Đảng của Những người cộng sản Italia (PDCI); đồng thời cũng có quan hệ với cả Đảng Cánh tả Italia, một đảng có tiền 1 Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Pháp - Tin xa hoi, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Hoat-dong-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-tai- Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

168

thân từ ĐCS sản Italia. ĐCS Tái lập Italia (PRC) luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của ĐCS Việt Nam, đã cử đoàn do. Các đồng chí O.Diliberto và M.Consolo, uỷ viên ban lãnh đạo sang dự Đại hội VIII và IX của Đảng ta. Trong lời chào mừng tại Đại hội IX, đồng chí M.Consolo nhấn mạnh: “...chúng tôi nhìn vào Việt Nam không chỉ với lòng kính trọng và tình đoàn kết mà còn coi Việt Nam là đài quan sát quan trọng để có thể hiểu được bản chất của đối phương đang đứng trước mặt tất cả chúng ta. Đó là CNTB mới”1. Thuỷ chung tình đồng chí, Đảng ta chủ động thúc đẩy quan hệ với PRC và PDCI. Những năm đầu thế kỷ XXI có những chuyến thăm giữa hai đảng nhằm tăng cường quan hệ song phương: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm cấp Nhà nước tới Italy, ngày 11 tháng 12 năm 2009. Trong các cuộc tiếp Tổng Bí thư Đảng của những người cộng sản Italy, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản tái lập Italy và đại diện lãnh đạo Đảng Dân chủ Italy, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định ĐCS Việt Nam luôn mong muốn tăng cường thúc đẩy quan hệ với các ĐCS, cánh tả anh em ở Italy. Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy, Tại buổi tiếp Tổng Bí thư PRC- Paolo Ferrero, ngày 22/1/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuyển tới Tổng Bí thư Đảng PRC cùng lãnh đạo và đảng viên những tình cảm hữu nghị và lời chào thân thiết; đồng thời bày tỏ tin tưởng và chúc Đảng PRC và PTCS, cánh tả nói chung ở Italia được củng cố, phát triển trong thời gian tới2. Về phía PRC gần đây có các chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu PRC do đồng chí Tổng Bí thư Paolo Ferrero dẫn đầu, sang thăm Việt Nam từ ngày 9 đến ngày 14/7/2013 và chuyến thăm ngày 21/03/2014, hai đảng khẳng định quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thúc đẩy quan hệ hai đảng đi vào chiều sâu, nhất là kinh nghiệm xây dựng, phát triển đảng, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, và các biện pháp tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -Italia3. Ngoài ra ĐCS Việt nam đã cử đoàn đại biểu sang dự Đại hội I (4/1999) và Đại hội II (12/2001) của PDCI, Đại Hội V của PRC (4/2002), Đại Hội VI của PRC (4/2004), Đại Hội VII của PRC (4/2006), Đại Hội VIII của PRC (4/2008), Đại Hội IX của PRC (4/2010), Đại Hội X của PRC (4/2012), Đại Hội XI của PRC (4/2014). Trong các cuộc trao đổi, Đảng ta đồng tình và chia sẻ một số quan điểm của PRC và PDCI về bản chất không thay đổi của CNTB hiện đại, về tính hai mặt của xu thế TCH, đặc biệt là việc các thế lực đế quốc ra sức lợi dụng toàn cầu hoá để áp đặt chính trị, mở rộng bóc lột kinh tế trên quy mô toàn cầu, về yêu cầu đoàn kết GCCN thế giới và PTCSQT

1 Máccô Côsôlô (2001), Phát biểu của đồng chí Máccô Côsôlô, Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản tái lập Italia, Lời chào mừng Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, tr.106. 2 Báo Nhân Dân ngày 22/01/2013, tr 1 3 Thông tấn xã Việt Nam, ngày 21/3/ 2014

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

169

(3) Quan hệ giữa ĐCS Việt nam với ĐCS Tây Ban Nha (PCE) mấy năm gần đây chuyển biến tích cực, nhiều cuộc tiếp xúc được tổ chức nhân các đại hội của hai bên. Đại diện của ĐCS Việt Nam đã sang dự Đại hội, Đại hội XVI của PCE (3/2002), Đại hội XVII của PCE (3/2005), Đại hội XVIII của PCE (3/2008), Đại hội XIX của PCE (3/2011), Đại hội XX của PCE (3/2014). Đồng thời cũng thường xuyên tham dự Hội báo Mundo Obrero (Thế giới công nhân) của bạn. Ngoài PCE, Đảng ta còn có quan hệ với ĐCS các dân tộc Tây Ban Nha (PCPE), cử đại diện dự một số lần hội báo “Con đường của chúng ta” của bạn. Đại diện báo Nhân dân vẫn thường xuyên dự hội báo Avant của ĐCS Catalunha - một đảng bộ của PCPE.

(4) Trong quan hệ với ĐCS Bồ Đào Nha (PCP), ĐCS Việt nam luôn nhấn mạnh tình đoàn kết, phối hợp hành động quốc tế, phấn đấu củng cố PTCSQT. Nhằm tăng cường sự hiểu biết và tình đoàn kết, hai đảng thường xuyên cử các đoàn tham dự đại hội và thăm hữu nghị lẫn nhau. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, PCP đã cử các đoàn sang thăm Việt Nam như đoàn của đồng chí Giê-rô-ni-mu Đờ Sô-da, Tổng Bí thư dẫn đầu đang ở thăm nước ta ngày 13-6/2005, Tổng Bí thư Jerónimo Carvalho de Sousa dẫn đầu, đã sang thăm Việt Nam từ ngày 1- 4/3/2013 và đồng chí Pedro Guerreiro - Bí thư Trung ương phụ trách đối ngoại - dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 23/3 - 27/3/2015. Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình hai Đảng, hai nước và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; bàn các biện pháp tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam -Bồ Đào Nha. Đồng thời cử đại biểu dự Đại hội IX của ĐCS Việt nam ( 2001) Phát biểu tại Đại hội IX của ĐCS Việt Nam, đồng chí Giô-dép Ca-na-nô-va, Trưởng đoàn đại biểu ĐCS Bồ Đào Nha nhấn mạnh: "Một lần nữa, xin bày tỏ những lời chúc thành công tốt đẹp đối với cuộc đấu tranh của Đảng và dân tộc các đồng chí, bày tỏ với các đồng chí những tình cảm đoàn kết anh em và ý chí vững chắc của chúng tôi muốn tăng cường và phát triển hơn nữa các quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai Đảng chúng ta"1. Đáp lại, ĐCS Việt Nam cũng cử đoàn sang dự các đại hội của bạn như Đại hội XIV (12/1992), XV (12/1996), XVI (12/2000), XVII (12/2004), XVIII (12/2008), XIX (12/2012).Báo Nhân dân hàng năm đều cử đại diện dự hội báo Avantê của PCP.

(5) Đối với lực lượng cộng sản ở Đức: Tiếp nối quan hệ truyền thống với những người cộng sản ở hai nước Đức trước đây, ĐCS Việt Nam tiếp tục duy trì, củng cố quan hệ với ĐCS Đức (DKP) và Đảng CNXH dân chủ Đức (PDS) sau khi nước Đức thống nhất. Thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam, DKP sáng tạo ra hình thức “Quán cà phê Việt Nam” tại các cuộc hội báo hàng năm của mình. Trong lời chào mừng Đại hội IX, Đồng chí Crixtian Côbecgơ, trưởng đoàn đại biểu DKP, 1 Lê Thùy Dương, Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha: Lịch sử hình thành và phát triển, Tạp chí Cộng sản , Email: [email protected]

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

170

khẳng định: “Đoàn kết với sự nghiệp tái thiết đất nước Việt Nam XHCN , về phương diện chính trị cũng như vật chất, là một sự nghiệp của trái tim chúng tôi”1. Về phía ĐCS Việt Nam đã cử các đoàn tham dự Đại hội XVI ( 2002 ), XVII (2004), XVIII (2006), XIX (2008), XX (2010), XXI (2012), XXI (2014) của DKP. Đồng thời, ĐCS Việt Nam coi trọng và phát triển quan hệ với PDS. Nữ đồng chí Sylviayvonne Kàumanm, Uỷ viên Ban thường vụ toàn quốc PDS, nghị sĩ Quốc hội châu Âu sang dự Đại hội IX Đảng ta. Tháng 3/2002, đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Tô Huy Rứa, Uỷ viên Trung ương, Bí thư thành uỷ Hải Phòng dự kỳ họp thứ ba Đại hội VII của PDS. Trong các ngày 25-26/10/2003, PDS đã tiến hành Đại hội VIII, đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Nguyễn ánh Minh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, dẫn đầu, đã tham dự Đại hội của PDS. Tiếp theo là chuyến thăm chính thức CHLB Đức, ngày 4/3/ 2004 Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiếp đồng chí Lô-tha Bi-xki, Chủ tịch Đảng của PDS. Đảng Dân chủ Xã hội Đức, Đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam do Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, dẫn đầu đã thăm và làm việc với tại Đức SPD (từ 18-25/5/2013).

(6) Quan hệ của ĐCS Việt Nam ĐCS Mỹ đã có bề dày truyền thống hữu nghị và được tiếp tục củng cố ngay cả trong bối cảnh khó khăn phức tạp của PTCSQT kể từ sau năm 1991. Khi ĐCS Việt Nam tiến hành Đại hội IX, nữ đồng chí Giôen Phixman, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng tham dự và có bài phát biểu đánh giá cao những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới của Việt Nam. Về phía mình, trong năm kỳ đại hội gần đây của bạn (Đại hội XXVI, XXVII, XXVIII, XXIX và XXX (2014)), Đảng ta đều cử một đồng chí Uỷ viên BCHTW dẫn đầu sang dự, được phía bạn coi đây là “sự kiện lịch sử trong quan hệ hai Đảng, chứng tỏ quan hệ giữa hai Đảng là quan hệ đặc biệt”. Những người cộng sản Mỹ tích cực đấu tranh cho sự bình thường hoá quan hệ Mỹ - Việt và nhấn mạnh việc bình thường hoá quan hệ hai nước là một thắng lợi đặc biệt, đồng thời, phía bạn cũng lưu ý Đảng ta cần hết sức cảnh giác trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam nên tận dụng tối đa cơ hội để kinh doanh, buôn bán với Mỹ, nhưng đừng nên quên rằng CNĐQ Mỹ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thủ tiêu các nước XHCN và các ĐCS. Ngày 10/7/ 2015. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp với Ban Lãnh đạo ĐCS Mỹ và bạn bè cánh tả Mỹ. Chủ tịch ĐCS Mỹ John Bachtell, cho rằng chuyến thăm Mỹ lần này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ , khẳng định vị thế của ĐCS Việt Nam mang lại nguồn cổ vũ to lớn đối với những người cộng sản và nhân dân lao động Mỹ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng dù xa cách về địa lý nhưng ĐCS và 1 Crixtian Côbécgơ (2001), “Phát biểu của đồnh chí Crixtian Côbécgơ, Uỷ viên thường trực Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đức”, Lời chào mừng Đại hội IX ĐCS Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, tr.144.

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

171

nhân dân Việt Nam luôn quan tâm và dõi theo sự nghiệp của những người cộng sản Mỹ , và vui mừng nhận thấy mối quan hệ truyền thống gắn bó giữa hai Đảng không ngừng được củng cố, tăng cường trong suốt những năm qua1.

(7) Quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với ĐCS Nhật Bản tiếp tục được củng cố và tăng cường trên cơ sở mối quan hệ tin cậy gắn bó, phối hợp đấu tranh và ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhau. Hai Đảng thường xuyên cử các đoàn cán bộ cấp cao thăm, tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tham dự các đại hội Đảng của nhau. Và gần đây nhất là việc đoàn kết đại biểu ĐCS Việt Nam do đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, uỷ viên Bộ chính trị dẫn đầu tham dự Đại hội 24 ĐCS Nhật Bản. Thông qua các hoạt động này, hai Đảng bày tỏ sự thống nhất quan điểm trước nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như tính chất và nội dung của thời đại, về giá trị của CNXH khoa học, về nguyên nhân và tính chất cuộc khủng hoảng của PTCS-CNQT thời gian qua. Tại đại hội lần thứ 23 ngày 13/1/2004, Đoàn đại biểu cấp cao ĐCS Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Phan Diễn, dẫn đầu đã đến Nhật Bản tham dự tại tỉnh Sidưôca.

Hai là: Quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với các ĐCS - CN ở Đông Âu Khi chế độ XHCN ở các nước Đông Âu sụp đổ, PTCS - CNQT lâm vào

khủng hoảng; không ít đảng đã chấm dứt tồn tại, bị cấm hoạt động hoặc phân liệt hay chuyển hoá sang trào lưu xã hội - dân chủ; đồng thời, cũng hình thành một số đảng mới… Do vậy, quan hệ của ĐCS Việt Nam với các ĐCS-CN ở Đông Âu bị gián đoạn một thời gian. Từ giữa những năm 1990, ĐCS Việt Nam đã chủ động chắp nối lại quan hệ với các ĐCS-CN ở các khu vực này. Những hình thức chủ yếu để triển khai quan hệ với các ĐCS - CN những năm qua là: (1) Thường xuyên trao đổi thư, điện, thông tin; (2) Cử đoàn đi dự, theo dõi đại hội Đảng bạn; (3) Trao đổi đoàn các cấp; (4) Cử đại biểu tham gia các hội nghị, hội thảo do Đảng bạn tổ chức; (5) Trao đổi, phối hợp lập trường về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; (6) Hỗ trợ bạn trong một số trường hợp nhất định và trong khả năng cho phép…Đảng ta giữ quan hệ khá chặt chẽ với các đảng sau: ĐCS Séc - Mô-ra-va, Đảng Công nhân Hung-ga-ri, ĐCS Xlô-va-ki-a.

(1) Với Đảng Cộng sản Séc - Mô-ra-va ( KSCM): ĐCS Việt Nam có quan hệ truyền thống tốt đẹp với KSCM. KSCM khâm phục những thành tựu đổi mới của Việt nam , coi trọng và đánh giá cao vị trí và kinh nghiệm của ĐCS Việt Nam, cũng như vai trò của ĐCS Việt Nam trong khu vực. Chủ tịch Đảng và các Phó Chủ tịch của KSCM đều đã sang thăm Việt Nam. Tháng 4/2007 và 11/2008, đồng chí Vôi-tếch Phi-líp đã sang thăm Việt Nam trên cương vị Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hoà

1 Báo Nhân dân, ngày 10/7/ 2015

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

172

Séc và tháng 4/2011, tháng 8/2012 trên cương vị Chủ tịch Đảng. Các Đại hội VIII, IX của ĐCS Việt Nam, KSCM đều cử đoàn sang dự. ĐCS Việt Nam đã cử đoàn đi dự các Đại hội của KSCM : cấp ủy viên Trung ương Đảng dự Đại hội V (1999) và Đại hội VI (2004), cấp Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương dự Đại hội VII (2008). Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chúc mừng đồng chí Vôi-tếch Phi-líp được bầu lại làm Chủ tịch ĐCS Séc - Mô-ra-va ( 2008 và 2012).

Nhân dịp Đại hội XI của ĐCS Việt Nam , KSCM đã có điện mừng Đại hội và Chủ tịch KSCM gửi Điện mừng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu tại Đại hội. Nhân dịp đồng chí Vôi-tếch Phi-líp được bầu làm Phó Chủ tịch Hạ viện Séc, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã gửi điện mừng đồng chí Vôi-tếch Phi-líp (12/2013). Tháng 3/2014, báo Halo Noviny, cơ quan ngôn luận của KSCM báo Nhân dân của Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác và trao đổi đoàn hai bên (Gần đây, đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, trong chuyến thăm Séc tháng 8/2014 đã gặp, làm việc với Chủ tịch KSCM.

(2) Với Đảng Công nhân Hung-ga-ri (HWP): ĐCS Việt Nam có quan hệ chính thức với HWP. Về phía HWP , đồng chí Chủ tịch Đảng Thuy-mơ Guy-la đã nhiều lần sang Việt Nam (vào các năm 1999, 2003, 2006); Đoàn đại biểu HWP do đồng chí Sa- bô I-a-nốt, Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban doanh nghiệp dẫn đầu, thăm Việt Nam từ 12-19/1/2004 nhằm tìm hiểu các khả năng hợp tác kinh tế với các công ty của Việt Nam. Tháng 1/2011, HWP đã có Điện mừng Đại hội XI của ĐCS Việt Nam. Về phía ĐCS Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng nước ta cũng đã có điện mừng gửi Chủ tịch Đảng bạn được bầu (lại) qua các kỳ Đại hội. HWP coi trọng và đánh giá cao vị trí, uy tín và kinh nghiệm của ĐCS Việt Nam, cũng như vai trò của Việt Nam trong khu vực; muốn tăng cường quan hệ truyền thống với ĐCS Việt Nam thông qua việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trao đổi đoàn.

(3) Với Đảng Cộng sản Xlô-va-ki-a (CPS): ĐCS Việt Nam có quan hệ truyền thống với CPS, hai bên đã trao đổi đoàn cấp cao. Về phía CPS , Đoàn Chủ tịch Đảng bạn đã sang thăm Việt Nam (21-28/7/2008) để trao đổi thông tin, kinh nghiệm; tìm hiểu tình hình Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng ta và thông qua đó thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng; tìm hiểu khả năng hợp tác với ta trong việc gửi lao động Việt Nam sang làm việc tại một số nhà máy liên doanh sản xuất ô tô ở Xlô-va-ki-a. Đồng chí Samuel Zubo, Phó Chủ tịch CPS đã dẫn đầu Đoàn doanh nghiệp Xlô-va-ki-a sang thăm và làm việc tại Việt Nam (tháng 4/2009). Nhân dịp Đại hội lần thứ XI của ĐCS Việt Nam (1/2011), CPS đã có Điện mừng gửi Đại hội. Về phía ĐCS Việt Nam, đã cử đoàn sang dự một số Đại hội của CPS (cấp UVTW,

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

173

năm 2004 và 2008). Tuy nhiên, từ 2009 đến nay, do tình hình bạn khó khăn, hai bên chỉ trao đổi thông tin và gặp gỡ tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế (gần đây nhất là diễn đàn do Đảng Lao động Bỉ tổ chức năm 2011 và đoàn Ban Đối ngoại TW thăm và làm việc tại Xlô-va-ki-a tháng 7/2012).

Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc từ trước tới nay, CPS bày tỏ sự xúc động trước tình cảm thủy chung, trước sau như một của ĐCS Việt Nam đối với CPS . CPS có ấn tượng rất sâu sắc trước những thành tựu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và đánh giá cao vai trò, kinh nghiệm của ĐCS Việt Nam, coi những thành tựu của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCS là sự cổ vũ động viên to lớn đối với CPS trong tình hình khó khăn hiện na, nhấn mạnh rằng những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp xây dựng CNXH là đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với PTCS - CN thế giới và là mô hình tốt để cho CPS nghiên cứu, học tập. CPS có quan điểm tương đồng với ĐCS Việt Nam trong nhiều vấn đề, bày tỏ sự đồng tình với các chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN của ĐCS Việt Nam; việc phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, tinh thần; việc nhà nước nắm các ngành kinh tế chiến lược… Tuy nhiên, trong trao đổi, CPS còn băn khoăn về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. CPS đồng tình đầu tư nước ngoài là cần thiết để phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm, giải quyết khó khăn trước mắt, nhưng lo ngại rằng nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp, thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách, pháp luật và gây những hậu quả lớn về mặt xã hội và môi trường. Điều này đã xảy ra ở Xlô-va-ki-a và CPS mong ĐCS Việt Nam không lặp lại sai lầm này. Về nội dung hợp tác kinh tế, CPS quan tâm tới việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Xlô-va-ki-a.

(4) Với Đảng Cộng sản Bun-ga-ri (CPB), ĐCS Việt Nam có quan hệ chính thức với CPB. Trong các cuộc tiếp xúc với đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế mấy năm gần đây, CPB đề nghị tăng cường quan hệ giữa hai Đảng và mong muốn thực hiện việc trao đổi đoàn. Tháng 3/2012, Đoàn đại biểu CPB do đồng chí A. Pau-nốp, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TW Đảng, dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam

Như vậy: Có thể nói, Những năm đầu thế kỷ XXI, các mối quan hệ quốc tế của ĐCS Việt nam với các ĐCS trên thế giới đã được khôi phục, củng cố và từng bước mở rộng, đóng góp tích cực vào những thành tưu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với các ĐCS đã tạo nền tảng chính trị thúc đẩy quan hệ về mặt nhà nước và mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, tranh thủ được sự ủng hộ của các chính đảng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của ĐCS

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

174

Việt Nam; góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ trực tiếp giữa Lãnh đạo cấp cao của ĐCS và Nhà nước Việt Nam với các chính khách hàng đầu các nước, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ ổn định, lâu dài giữa nước ta với các nước; tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quốc tế bổ ích về xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ trao đổi lý luận và kinh nghiệm với các đảng bạn; góp phần tạo thế chủ động cho Việt Nam khi có sự thay đổi chính quyền các nước qua bầu cử; thể hiện tình nghĩa thủy chung, trước sau như một của ĐCS và nhân dân Việt Nam, đóng góp cho PTCS-CN , cánh tả trên thế giới .

Thứ hai: Trong quan hệ đa phương: ĐCS Việt Nam xác định việc tham gia tích cực vào các hoạt động đa phương tại các hội nghị, diễn đàn của các ĐCS-CN và cánh tả là một trong những hướng ưu tiên trong hoạt động đối ngoại của Đảng. Theo quan điểm của ĐCS Việt Nam, trong bối cảnh chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, phong trào XHCN nói riêng, phong trào cách mạng thế giới nói chung đang tạm thời khủng hoảng, thoái trào thì các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc đa phương giữa các ĐCS-CN trở nên rất cần thiết. Thông qua đó, các đảng có điều kiện trao đổi quan điểm nhằm làm sáng tỏ và thống nhất với nhau khá nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trước PTCSQT, từ đây có thể phối hợp hành động vì sự phát triển của phong trào. ĐCS Việt Nam đánh giá cao và tham gia tích cực các cuộc gặp gỡ quốc tế thường niên giữa các ĐCS-CN tại Aten do ĐCS Hy Lạp tổ chức. Ngoài ra, ĐCS Việt Nam còn cử đoàn đại biểu tham gia các cuộc gặp gỡ quốc tế khác của các ĐCS như Hội nghị tại Síp (2000), tại Béclin (2002), Diễn đàn Sao Paulô hằng năm của các lực lượng cánh tả Mỹ La tinh và thế giới. Với việc tham gia hình thức hợp tác này, ĐCS Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa các ĐCS-CN, thúc đẩy sự đồng thuận và phối hợp hành động nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng của PTCSQT.

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

175

Phụ lục 2 DANH SÁCH CÁC ĐẢNG TRONG KHU VỰC ĐÔNG ÂU

VÀ QUAN HỆ VỚI ĐCS VIỆT NAM

TT Tên Đảng Tính chất của Đảng

Vai trò, vị trí

Mức độ quan hệ với Đảng ta

1 Đảng Xã hội Dân chủ Séc (CSSD) Cánh tả Tham chính

Chưa có quan hệ chính thức

2 Đảng Cộng sản Séc-Mô-ra-va (KSCM)

Cánh tả Đối lập Quan hệ chính thức

3 Đảng Liên minh Công dân Hung-ga-ri (FIDESZ)

Cánh hữu Cầm quyền

Chưa có quan hệ chính thức

4 Đảng Xã hội Hung-ga-ri (MSZP) Cánh tả Đối lập Quan hệ chính thức 5 Đảng Công nhân Hung-ga-ri

(HCWP) Cánh tả Đối lập Quan hệ chính thức

6 Đảng Diễn đàn Công dân Ba Lan (PO)

Cánh hữu Cầm quyền

Chưa có quan hệ

7 Đảng Liên minh DC cánh tả Ba Lan (SLD)

Cánh tả Đối lập Chưa có quan hệ chính thức

8 Đảng Phương hướng - XHDC Xlô-va-ki-a (Smer)

Cánh tả Cầm quyền

Chưa có quan hệ chính thức

9 Đảng Cộng sản Xlô-va-ki-a (CPS) Cánh tả Đối lập Quan hệ chính thức 10 Đảng Công dân vì sự phát triển châu

Âu của Bun-ga-ri (GERB) Cánh hữu Cầm

quyền Chưa có quan hệ

chính thức 11 Đảng XHCN Bun-ga-ri (BSP) Cánh tả Đối lập Quan hệ chính thức 12 Đảng Cộng sản Bun-ga-ri (CPB) Cộng sản Đối lập Quan hệ chính thức 13 Đảng Xã hội dân chủ Ru-ma-ni

(PSD) Cánh tả Cầm

quyền Quan hệ chính thức

14 Đảng Thay thế XHCN Ru-ma-ni (PAS)

Cánh tả Đối lập Quan hệ chính thức

15 Đảng Tiến bộ Xéc-bi-a (SNS) Cánh hữu Cầm quyền

Chưa có quan hệ chính thức

16 Đảng XHCN Xéc-bi-a (SPS) Cánh tả Tham chính

Quan hệ chính thức

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

176

Phụ lục 3 CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN

TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY (Xếp thứ tự theo tên nước)

1. Đảng Cộng sản Anh (CPGB) 2. Đảng Cộng sản Anh mới (NCP - tách ra từ CPGB) 3. Đảng Cộng sản nước Anh (CPB - tách ra từ CPGB) 4. Đảng Cộng sản Áchentina (PCA) 5. Đảng tái lập Cộng sản Áchentina 6. Liên đoàn Cộng sản Áchentina (LC - tả khuynh) 7. Đảng Cộng sản Ácmênia (KPA) 8. Đảng Cộng sản Ai Cập (CPE) 9. Đảng Cộng sản Ailen (CPI) 10. Đảng Công nhân Ailen (WPI) 11. Đảng Dân chủ và Chủ nghĩa xã hội Angiêri (PADS) 12. Đảng Cộng sản Áo (KPÖ) 13. Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) 14. Đảng Cộng sản Ấn Độ mácxít (CPI-M) 15. Đảng Cộng sản Ba Lan (KPP) 16. Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Ba Lan (PSPR) 17. Mặt trận dân tộc giải phóng Baranh (NLFB) 18. Đảng Cộng sản Bănglađét (BCP) 19. Đảng Những người cộng sản Bêlarút (PKB) 20. Đảng Cộng sản Bêlarút (KPB) 21. Đảng Cộng sản Bỉ (CPB) 22. Đảng Cộng sản Bôlivia 23. Đảng Lao động Bỉ (LPB) 24. Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha (PCP) 25. Đảng Cộng sản Braxin (PCB) 26. Đảng Cộng sản của Braxin (PCdoB - tách ra từ PCB)) 27. Đảng Cộng sản Braxin Mácxít - Lêninnít (PCBML - tách ra từ PCB) 28. Đảng Công - Nông Bungari (BRSP) 29. Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Bungari (BRSP) 30. Đảng Cộng sản Cadắcxtan (KKP) 31. Đảng Cộng sản Canađa (CPC) 32. Đảng Cộng sản Chilê (PCC) 33. Đảng Cộng sản Côlômbia (PCC)

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

177

34. Đảng Tiền phong Nhân dân Côxta Rica (PVP) 35. Đảng Nhân dân Côxta Rica (PPC - tách ra từ PVP) 36. Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Crôatia (SRP) 37. Đảng Cộng sản Cuba (PCC) 38. Đảng Cộng sản Đan Mạch (DKP) 39. Đảng Cộng sản tại Đan Mạch (KPiD - tách ra từ DKP) 40. Đảng Cộng sản mácxít - lêninnít Đan Mạch 41. Đảng Các lực lượng Cách mạng Cộng hoà Đôminicana (FRDR) 42. Đảng Cộng sản Đức (DKP) 43. Đảng Cộng sản Đức (KPD) 44. Đảng Cộng sản En Xanvađo 45. Đảng Cộng sản Êcuađo 46. Đảng Cộng sản Giamaica 47. Đảng Cộng sản Gioócđani 48. Đảng Cộng sản Goađơlúp 49. Đảng Cộng sản mới Hà Lan (NCPN - tách ra từ Đảng Cộng sản Hà Lan khi

Đảng Cộng sản Hà Lan sáp nhập vào Đảng cánh tả xanh) 50. Đảng Cộng sản thống nhất Hà Lan (VCP - tách ra từ NCPN) 51. Đảng Thống nhất những người cộng sản Haiti 52. Đảng Cộng sản Ônđurát 53. Đảng Công nhân Hunggari (HWP) 54. Đảng Cộng sản Hy Lạp (KKE) 55. Đảng trào lưu cánh tả mới Hy Lạp (NAR - tách ra từ KKE) 56. Đảng Tuđê Iran (HTI) 57. Đảng Cộng sản Irắc (ICP) 58. Đảng tái lập Cộng sản Italia (PRC - được thành lập sau khi Đảng Cộng sản

Italia đổi tên thành Đảng cánh tả Italia) 59. Đảng Những người cộng sản Italia (PdCI - tách ra từ PRC) 60. Đảng Cộng sản Ixraen (MAKI) 61. Diễn đàn Cộng sản Ixraen (tách ra từ MAKI) 62. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (PRPL) 63. Đảng Xã hội chủ nghĩa Látvia (LSP) 64. Đảng Cộng sản Libăng (PCL) 65. Đảng Cộng sản Lêxôthô 66. Đảng Cộng sản Lúcxămbua (PCL) 67. Đảng Cộng sản Máctiních (PCM) 68. Đảng Cộng sản vì Độc lập và CNXH Máctinic (PCIS - tách ra từ PCM) 69. Đảng Cộng sản Manta (CPM) 70. Đảng Tiến bộ và Chủ nghĩa xã hội Marốc (PPS)

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

178

71. Đảng Những người cộng sản Mêhicô (PCM) 72. Đảng Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Mêhicô (PPS) 73. Đảng Những người cộng sản Cộng hoà Mônđôva (PCRM) 74. Đảng Cộng sản Mỹ (CPUSA) 75. Đảng Cộng sản Nauy (NKP) 76. Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP) 77. Đảng Cộng sản Nêpan Mácxít - Lêninnít thống nhất (CPUML) 78. Đảng Xã hội chủ nghĩa Aotearoa, Niu Dilân (SPA - tách ra từ Đảng Thống

nhất Xã hội chủ nghĩa Niu Dilân) 79. Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) 80. Đảng Cộng sản toàn Nga của Tương lai (VKPB - tách ra từ KPRF) 81. Đảng Cộng sản Nga - Đảng Cộng sản Liên Xô (RKP-KPSS) 82. Đảng Những người cộng sản nước Nga lao động (KTP) 83. Đảng Công nhân Cộng sản Nga - Đảng Những người cộng sản cách mạng

(RKRP-RPK) 84. Liên đoàn những người cộng sản Nga (SK) 85. Liên minh những người ácxít Nga (SM) 86. Liên đoàn các đảng cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (SKP-KPSS) 87. Đảng Cộng sản Bônsêvích toàn liên bang, Nga (VKPB) 88. Đảng Cộng sản Liên Xô - Shênin (KPSS-Shenin) 89. Đảng Cộng sản Liên Xô - Skvortsốp (KPSS-Skvortsov) 90. Đảng Công nhân mácxít Nga (MRP) 91. Đảng Công nhân mácxít Bônsêvích Nga (MRP-b) 92. Đảng Cộng sản mới Nam Tư (NKPJ) 93. Đảng Cộng sản Nhật Bản (CPJ) 94. Đảng Cộng sản Ôxtrâylia (CPA) 95. Đảng Cộng sản Pakixtan - Khaskheli (CPP-Khaskheli) 96. Đảng Nhân dân Palextin (PPP) 97. Mặt trận Dân chủ Giải phóng Palextin (DFLP) 98. Đảng Cộng sản Paragoay (PPC) 99. Đảng Cộng sản Pêru (CPP) 100. Đảng Cộng sản Pêru (Tổ quốc Đỏ) 101. Đảng Những người cộng sản Pêru thống nhất (PPC-U) 102. Đảng Cộng sản Pháp (PCF) 103. Đảng Cộng sản của Phần Lan (SKP - tách ra từ Đảng Liên minh cánh tả Phần Lan) 104. Đảng Công nhân Cộng sản Phần Lan (KTP - tách ra từ Đảng Cộng sản Phần

Lan khi đảng này đổi tên thành Đảng Liên minh cánh tả Phần Lan) 105. Liên đoàn những người cộng sản Phần Lan (tách ra từ KTP) 106. Đảng tái lập cộng sản Puéctô Ricô (RCPP)

Page 183: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/3/4/nguyen_thi_thuy_la.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh nguyỄn thỊ

179

107. Đảng Cộng sản Rêuyniông 108. Đảng tái lập cộng sản San Marinô (RCS) 109. Đảng Cộng sản Séc - Môravia (KSCM) 110. Đảng Cộng sản Séc - Xlôvakia (SCK - tách ra từ KSCM) 111. Đảng Tiến bộ của Nhân dân lao động Síp (AKEL) 112. Đảng Cộng sản Tátgikixtan (KPT) 113. Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (PCE) 114. Đảng Cộng sản các dân tộc Tây Ban Nha (PCPE - tách ra từ PCE) 115. Đảng Những người cộng sản Catalunha, Tây Ban Nha (PCC) 116. Đảng Công nhân Cộng sản Tây Ban Nha (PCOE) 117. Đảng Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ (TKP) 118. Đảng Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ - Tiếng nói công nhân (TKP-IS - tách ra từ TKP) 119. Đảng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ 120. Đảng Cộng sản Cuốcđixtan, Thổ Nhĩ Kỳ (KKP) 121. Đảng Lao động Thuỵ Sĩ (PST) 122. Đảng Cộng sản Thuỵ Điển (SKP - tách ra từ Đảng Những người cộng sản

cánh tả Thuỵ Điển khi Đảng này chuyển thành Đảng cánh tả) 123. Đảng Cộng sản mácxít - lêninnít Cách mạng Thuỵ Điển 124. Đảng Lao động Triều Tiên 125. Đảng Mặt trận Dân tộc Dân chủ Nam Triều Tiên 126. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) 127. Đảng Cộng sản Tuynidi 128. Đảng Cộng sản Ucraina (KPU) 129. Liên đoàn những người cộng sản Ucraina (SKU - tách ra từ KPU) 130. Đảng Cộng sản Urugoay (PCU) 131. Đảng Cộng sản Xlôvakia (KSS) 132. Đảng Cộng sản Xri Lanca 133. Đảng Cộng sản Xuđăng (HSS) 134. Đảng Cộng sản Xyri 135. Đảng Cộng sản Vênêxuêla (PCV) 136. Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV)