Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

202
UAN LltN LẠt HỤ NUU V it I NAM 50 HSỒ WỆĨ Ma X iCỈ&KĨĨ

description

Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Transcript of Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Page 1: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

U A N L l t N L Ạ t H Ụ N U U V i t I N A M

50 HSỒ WỆĨ MaXiCỈ&KĨĨ

Page 2: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Những thành viên chủ công của Ban liên lạc

Mộ tổ họ Ngô thôn Tổ Bản - Đồng Mai - Hà Tây cũ (08.01.2009) inh b ìa 1: Đ ội t ế nữ mừng Lễ khánh thành Lãng mộ Hán Quốc công.

Page 3: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

H Ọ N G Ô V IỆ T N A M X Ư A & N A Y

Page 4: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010
Page 5: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

BAN LIÊN LẠC HỌ NGÔ VIỆT NAM

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG HÀ NÔI - 2010

Page 6: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

BAN BIÊN TẬP:

Ngô Vui: Trưởng ban

Ngô Gia Biểu: ủ y viên

Ngô Sỹ Phan: ủ y viên

Ngô Thảo: ủy viên

Page 7: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

& t à ơ G [ ) u A n ^ Ẩ i n h n y ầ ễ i

2 010

KÂdp> c ltố *i m ỈẾKỶ X u ân àónẹ, oòe

' ỉiđ 4^Jlo4iỶ itẹ à n Ì44ẩi đẹp’ ềtlue m »

/ ỉiớJ^cị& VuosHỶ d iệ t tỉuc ầựnỶ

ỡ 4ì.JÌỷ ớẵ*t ừ ifi đ ấ t đụtk đấ

V c U í M iế tc * H ( Ỉ m o K (ỹ > ^ tợ c -

' à ỡ -đ à tt K Cỹòsi éÓ Ậ tỶ ấH Cỹ. t ỉu f

Q kiến cSncỹ, tnoH Ỷ ^ càn < fỉu dấi>c

^ ấ t Kitìỷc nẹàn nỏUtt u iù iỶ c5i òàĩl

BAN LIÊN LẠC HỌ NGÔ VIỆT NAM

Page 8: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010
Page 9: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY

1. HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG HỌ NGÔ TRONG NĂM 2009

Ngô VuiTrưànẹ han Lién lạc họ Ngô Việt Nam

Trong Lễ tưởng niệm Tiền Ngô vương nhân ngày giỗ lần thứ 1065 được tổ chức tại Câu lạc bộ Thanh niên Hà Nội, sô' 1 Tăng Bạt Hổ ngày 15/02/2009, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam lần đầu tiên cho phát hành N ội san họ Ngô Việt Nam và nghĩ rằng, Nội san có thể thay cho Bản báo cáo hằng năm của BLL. Nhưng ngay trong buổi lễ đã có nhiều đại biểu yêu cầu được cung cấp Bản báo cáo, như một món quà đầu năm về cho con cháu đọc. Khi biết BLL không có chủ trương phát Bản báo cáo như mọi năm, thì một sô' vị đã mượn chúng tôi bản gốc để đi phô tô lấy. Sau đó, nhiều vị qua điện thoại đề nghị chúng tôi nên tiếp tục phân phát Báo cáo, vì nó cũng là một kênh thông tin để quảng bá các hoạt động của dòng họ rất có hiệu quả, một phần nào đó không thể mang lại từ Nội san.

Thể theo những ý kiến đó, từ số Nội san này ngoài việc báo cáo các công việc đã làm trong năm, chúng tôi sơ lược báo cáo

Page 10: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HOA 7 ĐÔNG Dí )NG TÔC

môt SỐ nét chính đã làm được trong năm trước, để bà con được biết và khi cần có thể dùng để quảng bá cho dòng họ.

1. Những việc đã làm trong năm 2008.

1.1 Năm 2008 là năm Đại hội Ngô tộc toàn quốc lần thứ VII. Nhân dịp này đã tổ chức Lễ tưởng niệm Tiền Ngô vương nhân1064 năm ngày mất. Lễ được tổ chức tại 2 nơi: Hà Nội và Đường Lâm trong 2 ngày 23 - 24 tháng 2 năm 2008, tức ngày 1 7 - 1 8 tháng Giêng Mậu Tý tại 2 địa điểm Nhà Văn hóa Thanh niên Hà Nội, số 1 Tăng Bạt Hổ và Đền thờ Ngô Quyền tại thôn Cam Lâm xã Đường Lâm TP. Sơn Tây. Gần 500 con cháu khắp cả nước đã về dự.

Nhiều Ban Liên lạc địa phương như Phú Thọ, Bắc Ninh, nhiều chi họ như Quảng Bá, Phù Lỗ, Thượng Cát, cẩm Phả, Xuân Lũng, Hương Mạc... tự tổ chức xe đưa đông đảo bà con về dự. Quả thật đây là một ngày Hội của bà con họ Ngô cả nước.

1.2. Tổ chức trổng cây lưu niệm tại Đền thờ Đường Lâm.

Sau Lễ Dâng hương và Đại hội Ngô tộc toàn quốc, ngày Mồng 9 tháng 2 Mậu Tý tức 16/3/2008 Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam, đã tổ chức Lễ trổng cây lưu niệm tại Đền. Cây được trổng là cây ngọc lan, cây giống do Ban Liên lạc họ Ngô Phú Thọ, với sự hỗ trợ của Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đức Vượng đã lấy từ vườn cây ươm Đền Hùng.

1.3. Một số công việc thường xuyên trong hoạt động dòng họ cũng được tiến hành đều đặn như;

- Dự Lễ rước bằng Di tích Lịch sử Văn hóa tại họ Ngô Đông Duyên, Thường Tín, Hà Tây.

- Dự giỗ Tổ và nâng cấp mộ Tổ họ Ngô Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh; thăm và trao đổi việc họ với họ Ngô Yên Hải gần đó.

Page 11: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY

- Dự Lễ Tế Xuân tại họ Ngô Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Giao lưu với họ Ngô Đáp cầu để cảm ơn chi họ đã cử đội tế đến phục vụ Lễ dâng hương.

- Họp Ban Liên lạc để kiểm điểm công việc và quyết định ra Nội san họ Ngô, chọn và mời người vào Ban biên tập.

- Đi Đường Lâm thăm cây và phúng điếu Cụ Lục - thủ nhan đền Đường Lâm, người đã cộng tác giúp đỡ họ rất nhiều trong công việc tổ chức Lễ Dâng hương hàng năm.

- Bàn việc Phả với họ Ngô Hương Mạc.

- Tham dự Tế Thu tại Đường Lâm do địa phương tổ chức, đổng thời tổ chức Dâng hương Đền Chẹo, thờ Tiền Ngô Vương tại Thanh Uyên, Tam Nông, Phú Thọ.

- Giúp đỡ chi họ Ngô Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) về Nam Định tìm quê gốc.

2. Những việc đã làm trong năm 2009;

- Ngày 03/01/2009 về Dưỡng Phú (Chính Nghĩa, Kim Động, Hưng Yên) hội thảo với chi họ về việc kết nối chưa thật chuẩn xác trước đây, và việc tìm lại ngôi Mộ Tổ đã thất lạc do sự kết nối sai đó.

- Ngày 07/01/2009 về dự Lễ khánh thành Mộ Tổ và chạp họ họ Ngò Mai Lĩnh, xã Đổng Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

- Ngày 10/01/2009, cũng là lần đầu tiên BLL họ Ngô Việt Nam cử một đoàn đại biểu về Kim Châm (Mỹ Đức, An Lão, Hải Phòng) dự Giỗ Tổ chi họ Ngô tại đây.

- Ngày 11/01/2009 về dự ngày Chạp họ của họ Ngô Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội.

- Ngày 12/02/2009 tức ngày 18 tháng Giêng năm Đinh Sửu, ngày chính kỵ Tiền Ngô Vương, BLL họ Ngô Việt Nam và BLL họ Ngô Phú Thọ về Đường Lâm dâng hương Tổ.

Page 12: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

- Ngày 15/02/2009, tổ chức Lề dâng hương tưởng niệm nhân 1065 năm ngày mất của Tiền Ngỏ Vương tại Câu lạc bộ Thanh Niên Hà Nội, số 1 Tăng Bạt Hổ có đông đảo bà con trong họ ở Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh,... về dự.

- Ngày 19/02/2009 về dự Giỗ tổ và trao đổi việc họ với họ Ngô Đắc thôn Ngô Xá, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

- Ngày 26/4/2009 về dự lễ Khánh thành từ đường họ Ngô Nam Cao huyện Kiến Xương, Thái Bình.

- Ngày...........về Phù Vệ, huyện Đường Hào (nay là xã TânPhúc, huyện Ân Thi, Hưng Yên) trao đổi với chi họ về việc lập Hồ sơ di tích cho dòng họ có đến 4 vị tiến sĩ thời Lê và bàn giải pháp có khả năng di đời ngôi mộ tổ để lấy đất làm đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Ngoài ra còn giúp một số chi họ trong vệc thẩm định bản dịch gia phả, xác định thế thứ, định hàng trong họ như với họ Ngô Chi Các, xã Việt Hòa, TP. Hải Dương hoặc chi họ Ngô Liên Phương, Thường Tín...

Sau đó, BLL tập trung công sức cho công việc trọng tâm của năm 2009 là vận động quyên góp tiền và tổ chức xây dựng mộ Hán Quốc công Ngô Lan, người đã có công to lớn đối với quốc gia cũng như họ tộc mà hiện tại con cháu thất truyền, về vấn đề này, xin xem bài "Ghi chép của Ngô Gia Biểu - Phó BLL họ Ngô Việt Nam kiêm Trưởng ban xây dựng Lăng Hán Quốc công" ở dưới.

Trên đây là một số nét về hoạt động của dòng họ Ngô ta trong năm 2009, trong phạm vi hẹp mà BLL chủ động thực hiên. Còn hoạt đông của BLL các địa phương, các dòng họ thì chúng tôi mới nắm được mấy nét như;

* Ban Liên lạc họ Ngô Thái Bình là một trong những BLL địa phương hoạt động mạnh và có hiệu quả nhất. Thường niên đều

________________________________ HOẠ T ĐỘNG DÒNG TỘC

Page 13: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

tổ chức Lễ Dâng hương tại Đền thờ do tiền của, công sức của bà con họ Ngô trong tỉnh đóng góp xây dựng. Với các năm chẵn, thì có tổ chức tế lễ long trọng hơn các năm thường.

* Ban Liên lạc họ Ngô Phú Thọ, tuy mới được thành lập chưa lâu, nhưng cũng là một BLL địa phương hoạt đông năng nổ tích cực và có nhiều hiệu quả. Hàng năm đều có tổ chức Lễ Tưởng niệm, ngày Giỗ 18 tháng Giêng và Tế thu đều tổ chức về Dâng hương tại Đường Lâm. BLL Phú Thọ còn lập được một số BLL ỏ một số huyện hoặc liên huyện. Đã cộng tác và hỗ trợ rất nhiều cho BLL họ Ngô Việt Nam suốt mấy năm qua.

* Tuy mới được thành lập, nhưng BLL lâm thời họ Ngô Hải Phòng cũng năng nổ vận động bà con cúng tiến tiền bạc để xây dựng mộ Hán Quốc công với số lượng khá, đổng thời đã tổ chức xe đưa bà con vào Đồng Phang dự Lễ động thổ tìm kiếm di cốt Hán Quốc công. Tất cả bà con đều là lần đầu tiên vào đất tổ họ Ngô và dâng hương Phúc Quang Từ Đường.

Chỉ tính từ ngày làm lễ động thổ 12/10/2009 cho đến khi làm lễ cắt băng khánh thành công trình Lăng Mộ Hán Quốc công vào ngày 29 - 30/12/2009 đã phải ngược xuôi khi Đổng Phang, khi Ninh Vân (Ninh Bình) để kiểm tra đôn đốc công việc, nhằm bảo đảm cho Lăng Mộ uy nghiêm hoành tráng và bền vững theo thời gian.

Tuy vậy những công việc đột xuất khác trong thời gian đó cũng được BLL quan tâm giải quyết thỏa đáng, ví như: Ngày 01/12/2009 Dự khai mạc triển lãm của họa sĩ trẻ Ngô Văn sắc tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để động viên khích lệ một tài năng trẻ có nhiều triển vọng của ngành Hội họa Việt Nam.

(Bài giới thiệu sơ bộ về họa sĩ tài năng này sẽ có bài riêng ở dưới).

HỌ NGỒ VIẼT NAM XƯA & NAY__________________________ ỊỊ_

Page 14: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Đến ngày 26/12/2009, BLL vào Đổng Phang kiểm tra lần cuối. Mọi công việc đều đã hoàn thành mỹ mân, chuẩn bi cho lễ hoàn công và kính cáo tổ tiên vào ngày 29 - 30/12/2009.

Lễ kính cáo tổ tiên đã tiến hành vào tối 29, sáng 30 lễ Khánh thành được tổ chức trang nghiêm, trọng thể tại Lăng Mộ, sau đó vào Phúc Quang Từ Đường tiến hành nghi lễ kính cáo Tổ tiên và thụ lộc. Có hơn 200 con cháu xa gần về dự, ai nấy đểu phấn khởi, tấm tắt khen Lăng Mộ Ngài cực kỳ hoành tráng và kỳ vọng Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam nên tiếp tục vận động, quyên góp kinh phí để xây dựng Lăng Mộ cho các Cụ Tổ khác cũng đàng hoàng, to đẹp như thế hoặc hơn thế sao cho tương xứng với một dòng họ Văn Hiến.

>2_________________________________ h o ạ t Độ n g d ò n g tộ c

Page 15: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ 13

2. CHỦ TRƯƠNG TRÙNG TU TÔN TẠO PHẦN MỘ HÁN QUỐC CÔNG NGÔ LAN

Tại Lễ Tưởng niệm Tiền Ngô Vương nhân ngày giỗ lần thứ1065 vào ngày 15/02/2009, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam đã khỏi xướng việc trùng tu, tôn tạo phần mộ Hán Quốc công Ngô Lan, người đã có công lao to lớn đối với quốc gia dân tộc cũng như vói dòng họ. Được nhiều chi họ cũng như bà con đồng tinh, ủng hộ, nên trong cuộc họp BLL ngày 11 tháng 5 năm 2009, đã bàn và đi đến thống nhất chủ trương phát động cuộc vận động bà con họ Ngô cả nước cúng tiến tiền của để tôn tạo phần mộ Ngài cho tương xứng với công lao của Hàn Quốc cõng đã để lại cho con cháu.

Nay Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam có vàn bản sau đây gửi đến toàn thể bà con họ Ngô cả nước

Kinh gửi:

- Các chi họ Ngô trong cả nước

- Các Doanh nhân và Doanh Nghiệp họ Ngô

- Các Nhà khoa học và Chính khách họ Ngô

- Các Cụ, các óng Bà, các Anh Chị Em họ Ngò trong và ngoài nước.

Người xưa nói: "Quốc hữu sử như gia hữu phả" có nghĩa là: Quốc gia có sử cũng như gia tộc có phả.

Page 16: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Sử để ghi chép sự thịnh suy của một quốc gia, một dân tộc.

Phả để ghi chép về nguồn gốc, về thế thứ của một họ tộc.

ơ V iệt Nam phả đã xuất hiện đầu tiên vào thời Nhà Lý.

Đó là: "Lý triều ngọc điệp" và "Hoàng tông ngọc phả" là phả của dòng dõi nhà vua.

Còn thực sự gia phả chỉ xuất hiện vào thế kỷ 15, sau khi Lê Lợi lên ngôi: Cuốn phả sớm nhất của họ Ngô Việt Nam cho đến nay được biết là cuốn phả do Hán Quốc công Ngô Lan biên soạn năm Đinh Dậu thời Hồng Đức (1477). Chính nhờ đó mà ngày nay chúng ta mới có được cuốn phả: "Phả hệ họ Ngô việt Nam". Trong đó thế thứ họ Ngô Việt Nam trải dài trên 1200 năm

gồm hơn 40 đời. Họ Ngô Việt Nam là một trong những họ tộc có phả sớm nhất ở Việt Nam.

Hán Quốc công Ngô Lan có nhiều đóng góp cho Vương triều Lê, năm 1469 đã cùng vua Lê Thánh Tông chinh Chiêm Thành, được Toàn thưgh\ nhận công lao. Sinh thời, Ngài được triều đình vinh phong: Điện tiền Đô kiểm điểm, Thái bảo, Hán Quốc công.

Chắc nhiều người nghĩ rằng, với một người có công lao to lớn như vậy thì hản phần mộ phải khang trang, to đẹp lắm! Nhưng thực ra không phải như vậy. Phần mộ Ngài ở Đổng Phang (xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) được Ban Liên lạc họ Ngô Thanh Hóa xây dựng từ năm 1995 thật đơn sơ, nay đã xuống cấp (Mời xem ảnh). Nhìn phẩn mộ của Ngài hẳn ai cũng thấy mủi lòng và cảm thấy minh chưa thật phải đạo với Ngài vì ngày nay mỗi chi họ, mỗi gia đình chúng ta đều xây dựng, tôn tạo, tu bổ phần mộ của tổ tiên họ mình, gia đình mình với quy mô thật hoành tráng, trong khi mộ Ngài thì quá giản dị, đơn sơ (con cháu Ngài đều thất truyền).

^ ___________________________________ HOẠ T ĐỘ NG DÒNG TỘC

Page 17: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGỎ VIẼT N A M XUA & NAY 15

Chính vì vậy mà, tại Lễ tưởng niệm Tiền Ngô Vương được tổ chức tại Hà Nội ngày15/02/2009, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam đã khởi xướng việc trùng tu tôn tạo phần mộ Hán Quốc công để tôn vinh xứng đáng công lao của Ngài đối với quốc gia dân tộc cũng như VỚI họ tộc.

Về qui mô công trình; Trên cơ sở khuôn viên hiện nay sẽ tôn tạo phần mộ của Ngài thành tam cấp, ốp đá hoa cương. Trên mộ sẽ xây dựng nhà mổ mái bê tông cốt thép dán ngói gốm hai tầng.

Ngày 31 tháng 5 năm 2009, BLL họ Ngô Việt Nam đã mời một nhà ngoại cảm có uy tín và một kiến trúc sư vào Đồng Phang khảo sát tại thực địa. Kết quả khảo sát bước đầu cho biết ngôi mộ hiện tại không đúng vị trí huyệt, tường vây bên phải đè ngang lên hài cốt. Vì vậy việc xây lại mộ Ngài là điều bắt buộc. Trước khi tiến hành xây dựng, BLL sẽ cho thẩm định một lần nữa để định vị chính xác huyệt mộ. Rồi xây lại toàn bộ tường hoa xung quanh, cột cổng. Quy hoạch vườn hoa cây cảnh và lát sân, đường.

Mộ Hán Quốc công Ngô Lan tại Đổng Phang xã Định Hoà, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

Ảnh; Ngô Mạnh Thường

Page 18: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Kinh phí công trình: Dự kiến 60 triệu đồng (sáu mươi triệu đồng).

Ban Liên Lạc họ Ngô Việt Nam kêu gọi các chi họ, các nhà khoa học, các doanh nhân cũng như các thành viên của họ Ngô Việt Nam ỏ trong và ngoài nước hãy phát tâm công đức đóng góp vào việc trùng tu tôn tạo phần mộ Hán Quốc công Ngô Lan để tôn vinh Ngài một cách xứng đáng.

Trước mắt đề nghị các chi họ cho ý kiến về qui mô và đóng góp mỗi chi họ tối thiểu một triệu đồng. Các cá nhân xin tùy tâm.

Các ý kiến đóng góp và kinh phí xin được gửi về địa chỉ:

Ngô Vui - Trưởng Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam.

Số 7B1 Ngõ 79 Dương Quảng Hàm, cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 04.38342494

E - mail: [email protected]

Riêng tiền đóng góp và cúng tiến có thể chuyển vào tài khoản của Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam.

Chủ tài khoản: Ngô Gia Biểu. Ngân hàng Sài Gòn Thương tín SACOMBANK chi nhánh Đống Đa. Sô' tài khoản: 481100018444

Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam hy vọng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chi họ, các thành viên của họ Ngô việt Nam ở trong và ngoài nước để trong năm Kỷ Sửu khảo sát thiết kế, khởi công xây dựng và hoàn thành công trình có nhiều ý nghĩa này trước Đông chí năm nay 07/11/Kỷ Sửu (22/12/2009).

TM. BAN LIÊN LAC HỌ NGÔ VIỆT NAM

TRƯỞNG BAN Ngò Vui

>6________________________________ h o ạ t Độ n g d ò n g tộ c

Page 19: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

| ^ J HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 17

3. THÀNH LẬP BAN LIÊN LẠC (LÂM THỜI)h ọ n g ô h ả i p h Òn g

Ngỏ Đàng Duyên

Năm 1988 BLL họ Ngô - Việt Nam được thành lập. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập BLL họ Ngô từ hàng chục năm rồi. Hải Phòng là nơi có đền thờ Tiền Ngô vương (Lương Xâm Từ - phường Nam Hải, quận Hải An), là nơi diễn ra trận đại thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử năm 938, không chỉ đánh tan trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo mà còn chôn vùi vĩnh viễn tham vọng xâm chiếm nước ta của nhà Nam Hán. Hải Phòng - sông Bạch Đằng, nơi vinh danh Ngô Quyển. Con cháu họ Ngô trên đất Hải Phòng luôn tự hào về cụ Tổ và luôn mong ước xứng đáng với Tiền Ngô vương.

Từ nhiều năm nay, những người mang họ Ngô trên đất cảng luôn trăn trở về việc thành lập BLL họ Ngô Hải Phòng, để cùng nhau tôn vinh, thờ phụng Tổ Vương của mình. Tại nhà ông Ngò Đức Uy đã có nhiều cuộc họp bàn, tại đây gia chủ đã xây riêng một ngôi nhà để làm nơi hương khói Tổ vương và là nơi làm việc của BLL họ Ngô Hải Phòng khi ra đời. Chúng tôi đã làm việc với BLL họ Ngô Việt Nam, đã đi thăm, học hỏi các BLL họ Ngô Thái Bình, Nam Định, và một số họ Ngô trong thành phố, như họ Ngò thôn Kim Châm - Mỹ Đức - An Lão, họ Ngô Vĩnh Bảo, tham khảo kinh nghiệm của người đi trước, xin ý kiến của một số vị cao niên họ Ngô. Với sự chuẩn bị kỹ càng, BLL (lâm thời) họ Ngô Hải Phòng đã được thành lập. Đây cũng là thời gian ở

Page 20: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Hải Phòng đang chuẩn bị xây dựng tượng đài Ngô Quyền với quy mô rất hoành tráng (kích thước xày dựng 9,27m X 5,64m X 3,92m; tổng chiều cao tượng là 11,37m; chất liệu đà đúc Granit, phủ đổng điện phân. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến 14 tỷ đồng sẽ được thực hiện bằng xã hội hoá).

Ngay sau khi tu sửa lại đền thờ Ngô Quyền với quy mô lớn, nay đến việc dựng tượng Ngài là những sự kiện lớn tại thành phố Hải Phòng, là niềm vui lớn với các con, cháu họ Ngô trên đất Cảng. Vì vậy BLL (lâm thời) họ Ngô Hải Phòng đã chọn ngày 20-9-2009 làm lễ ra mắt.

Dự lễ ra mắt BLL (lâm thời) họ Ngò Hải Phòng có đại diện BLL họ Ngô Việt Nam: ông Ngô Vui - Trưởng ban và ông Ngõ Gia Biểu - Phó trưởng ban. Đoàn đại biểu BLL họ Ngô Thái Bình do ông Ngô Văn Dũng - Trưởng ban liên lạc làm trưởng đoàn, BLL họ Ngô Quảng Ninh do ông Ngô Văn Thái - Trưởng ban liên lạc làm trưởng đoàn cũng có mặt tại buổi lễ. về phía địa phương có đại diện Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng, đại diện quận uỷ, UBND quận Hải An, phường Đông Hải. Đông vui và xúc động hơn cả là sự có mặt của hàng trăm các cụ, các cô bác anh chị em, con cháu nội ngoại, dâu rể họ Ngò Hải Phòng. Họ được sống trong không khí đầm ấm, thân tình của những người cùng chung dòng họ Ngô trẽn đất cảng, họ cùng nhau xum vầy hội tụ. Từ nay đã có nơi để đi về hội tụ, để cùng nhau "tôn vinh tổ tiên của mình thông qua việc tế tự hàng năm, qua việc xây dựng Từ đường, tôn tạo phần mộ tổ tiên, bổ sung phả hệ, truy tìm kết nối dòng tộc, thể hiện đạo lý; "Uống nước nhớ nguồn” luôn thắm đượm trong tim mỗi con cháu trong mọl chi họ. Đó là niềm tự hào của dòng họ Ngô ta (phát biểu của ông Ngô Vui - Trưởng ban liên lạc họ Ngô Việt Nam trong buổi lễ 20-9-2009 tại Hải Phòng).

18________________________________ HOẠ T ĐỘNG DÒNG TỘC

Page 21: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Trong nhiều phát biểu của mình, đại diện các chi họ đã cảm ơn BLL họ Ngô Việt Nam, BLL họ Ngô Hải Phòng đã tạo cơ hội cho họ được gặp mặt những người cùng dòng tộc trong cuộc đoàn tụ đầy ý nghĩa này. Điểu đó càng đặc biệt hơn với những người ở Hải Phòng đang ở xa Tổ quốc có mặt tại buổi lễ (20.9.2009). Tất cả họ đều mong muốn BLL họ Ngô Hải Phòng hoạt động tích cực hơn, tập hợp ngày càng đông vui hơn các cư dân mang họ Ngô ở Hải Phòng trong tổ chức đáng tự hào: Họ Ngô Hải Phòng.

Chỉ trong thời gian ngắn BLL (lâm thời) họ Ngô Hải Phòng đã tập hợp được hàng chục dòng họ Ngô. Có những dòng họ lớn như họ Ngô Kim Châm - An Lão - Hải Phòng hiện có hơn 500 xuất đinh. Họ Ngô - Tân Hưng - Vĩnh Bảo với nhiều di chỉ được lưu giữ. Họ Ngô Mỹ Lộc - Tiên Thắng - Tiên Lãng tuy mới có 15 đời nhưng đã tập hợp được nhiều chi họ xa quê: một ở Nguyệt Áng (An Lão), 01 ở Lê Thiện (An Dương) và 01 ở Tân Hưng, Mỹ Hưng (Lạng Giang, Bắc Giang). Các chi họ phân chi từ Mỹ Lộc đã có trên dưới 10 đời. Vừa qua đã cùng nhau xây lăng mộ Tổ tại Mỹ Lộc, lăng bằng đá khang trang, hiện đại. Hiện nay ở Hải Phòng trong một thôn, một xã có hai ba hộ Ngô mà chưa tìm được cội nguồn chung. Có thể nói, nhu cầu truy tìm kết nối dòng tộc hiện nay là rất lớn. Nó phản ánh đời sống tâm linh hướng về cội nguồn dòng tộc của mỗi người, mọi chi họ, là cội nguồn, là động lực cho sự hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách và cho sự thành đạt của mỗi con người, mỗi dòng họ. Và từ mỗi con người, dòng họ thành đạt chính là sự thành đạt hưng thịnh cho quê hương, đất nước. Dường như càng ngày người ta càng nhận thức sâu hơn về những điều như vậy. Đó là một nét để gữi gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong dòng suy nghĩ này là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời của BLL họ Ngô Hải Phòng.

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ 1^

Page 22: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Ban Liên lạc (lâm thời) họ Ngô Hải Phòng do óng Ngô Đức Uy làm trưởng ban, Phó ban là các ông Ngô Đăng Duyên, Ngô Quang Khì, Ngô Văn Đoán; uỷ viên thường trực là các ông Ngô Cúc, Ngô Văn Huân, Ngô Xuân Huy, Ngò Minh Duyên cùng 9 vị là uỷ viên hợp thành BLL (lâm thời) họ Ngô Hải Phòng là 17 người, Ông Ngô Đăng Lợi, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng là cố vấn của BLL họ Ngô Hải Phòng. Có thể nói BLL (lâm thời) họ Ngô Hải Phòng đã thu hút được một số nhà khoa học, một số cán bộ quản lý của các cấp, các ngành ở Hải Phòng, một sô' doanh nhân tiêu biểu, một số là trưởng tộc họ Ngô. BLL (lâm thời) có nhiệm vụ tuyên truyền tập hợp các dòng họ Ngô ở Hải Phòng tiến tới Đại hội lần thứ nhất vào năm 2010.

Tại buổi lễ ra mắt BLL (lâm thời) ông Ngô Đức Uy, đã trình bày một số hoạt động hướng tới Đại hội họ Ngô Hải Phòng lần thứ nhất với niềm phấn khởi tin tưởng Đại hội sẽ thành công tốt đẹp sau một năm chuẩn bị đầy hứng khởi và tận tâm.

Trong không khí trang nghiêm và xúc động các đại biểu dự lễ đã kính cẩn dâng hương Tiền Ngô Vương, xin Ngài chứng giám, phù hộ. Mùi hương lan tỏa, điệu nhạc trầm hùng, nghi lễ tế tụng cung kính uy nghi, làm xúc động lòng người, hướng tâm linh mỗi người về với cội nguồn dòng tộc với lòng thánh thiện và tự hào sâu sắc là con cháu họ Ngô - Tổ Vương Ngô Quyền, cùng nguyện mãi mãi xứng đáng với Người.

Hải Phòng thăng 8-2009

20_______________________________ HOA T DỎNG LX 'WG TÔC

Page 23: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 21

4. VIỆC TÌM KIẾM VÀ XÂY DựNG LĂNG MỘ HÁN QUỐC CÔNG NGÔ LAN

Ghi chép của N gô G ia Biểu -

Phó Ban LL họ Nẹô Việt Nam -

Triỉỏng ban xây dựng LAng

Từ năm 2007, 2008 mỗi khi vào dịp Lễ dâng hương Tiền Ngô Vương, ông Ngô Vui - Trưởng BLL họ Ngô Việt Nam nói với tôi như một điều mong ước, là làm sao quyên góp được tiền để tôn tạo mộ Hán Quốc công Ngô Lan tại đất tổ họ Ngô, thôn Đồng Phang, xã Định Hòa, huyện Yên Định, Thanh Hóa.

Cụ Ngô Lan là em trai bà Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, là cậu ruột vua Lê Thánh Tông, người đã có công biên soạn bản Phả họ Ngô đầu tiên năm 1477. Công lao của cụ đối với đất nước, với triều đình nhà Lê cũng như với dòng họ lớn như vậy mà phần mộ của cụ thật đơn sơ và đang bị hư hỏng. Chúng ta là con cháu, thật có lỗi với cụ biết chừng nào.

Những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy một số con cháu họ Ngô làm ăn, công tác, học hành chưa thành đạt, còn gặp nhiều trắc trở chứ không thuận lợi như một số họ khác. Tâm sự điều trăn trở ấy với một số nhà ngoại cảm thân quen thi được biết, điều ấy có nhiểu nguyên nhân, nhưng có thể từ việc phần mộ của các bậc tiên tổ chưa được tốt, hoặc thất lạc... Có thể là như thế chăng? Quả là người xưa có nói: Sống vì mổ mả....

Page 24: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Vì lẽ đó mà nhân Lễ dâng hương Tiền Ngô Vương Xuân Kỷ Sửu - 2009, BLL họ Ngô Việt Nam đã đưa vấn đề tôn tạo phần mộ Hán Quốc công ra báo cáo và bàn bạc trước họ tộc. Được sự nhất trí cao của bà con, nhiều người đã xin công đức ngay tại hội trường như các ông Ngô Quang Nam, Ngô Sĩ Phan, Ngô Thị Mại, Ngô Vui, Ngô Gia Biểu, Ngô Tiến Quý, Ngô Nhật Dân, Ngô Thảo, Ngô Đức Đoàn, Ngô Trọng Mỹ, Ngô Công Hoàn, Ngô Bích Luyện, vv-.Tiếp theo đó là các chi họ như; Quảng Bá, Phong Cốc, La Khê, Định Công, Phú Thọ, Dưỡng Phú, Phú Cốc, Mai Lĩnh, Phù Lỗ, Đáp cầu, Ngô Thời, Thượng Cát, Hải Phòng, Đồ Sơn, Ngô Phú - Hổi Quan và rất nhiều bà con, con cháu cả nội ngoại dâu rể liên tục gửi tiền công đức về Thường trực BLL. Năm nay tuy suy thoái kinh tế, nhiều gia đình có khó khăn hơn trước, nhưng có nhiều người công đức với mức khá, tiêu biểu như: Ngô Trọng Mỹ 5 triệu đồng; Ngô Gia Biểu 5 triệu đồng; Ngô Ngọc Bích 3 triệu đồng, Ngô Thị Mại 3 trệu đồng, Ngô Quang Nam 4 triệu đổng, Ngô Vui 2 triệu đổng, Ngô Sỹ Phan 2 triệu đổng...

Đặc biệt họa sĩ Ngô Quang Nam, sau khi vào khảo sát khu mộ cũ, chỉ sau 5 ngày đã thiết kế xong khu lăng mộ mới với ý tưởng rất độc đáo và hoàn chỉnh, phù hợp với kinh phí có thể huy động được. Vì vậy bản Đề án thiết kế được BLL thông qua nhanh chóng.

Một điểu nữa cũng rất đáng tôn vinh là Công ty cổ phần Xây dụng Thủy lợi Phú Thọ do òng Ngô Trọng Mỹ, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc đã xin đứng ra chịu trách nhiệm thi công công trình phi lợi nhuận nhưng bảo đảm chất lượng tốt nhất.

Sau đây là những ghl chép chi tiết suốt cả quá trình khảo sát, thiết kế xây dựng Lăng;

22________________________________ h o ạ t Độ n g d ò n g tộ c

Page 25: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

- Ngày 31/5/2009 khảo sát lần thứ nhất: BLL họ Ngô Việt Nam gồm ông Ngô Vui, Ngô Sỹ Phan, Ngô Thị Mại, vợ chổng Thiếu tướng Ngô Tiến Quý, vợ chồng Ngô Gia Biểu, Ngô Văn Hiến, KTS Ngô Đình Ngọ. họ Ngô Định Công có Ngô Văn Hùng, Ngỏ Văn Hậu, họ Ngô Phú Thọ có gia đình Ngô Trọng Mỹ. Ngoài ra, ông Ngô Tiến Quý có mời nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư cùng đi.

Chuyến đi này do gia đình ông Ngô Tiến Quý và Ngò Gia Biểu tài trợ mọi chi phí.

- Ngày 06/9/2009 khảo sát lần thứ hai: BLL họ Ngô Việt Nam gồm Ngô Vui, Ngô Sỹ Phan, Ngô Gia Biểu. Ngoài ra còn có Đai tá Ngô Văn Giao, Viện trưởng Viện Thuốc nổ BQP. Chuyến đi này nhằm xác định vị trí huyệt mộ và một số vấn để liên quan khác trước khi quyết định khai quật tìm kiếm phần mộ cụ và phương án xây dựng. Chuyến đi này do ông Giao tài trợ mọi phí tổn. Kết quả qua hai iần khảo sát đã định vị được huyệt mộ. Do vậy, sau khi tham khảo thêm ý kiến của bà con trong họ tộc cũng như bà con sống quanh khu mộ, đã quyết định Lễ động tho vào ngày 12/10/2009 (24/8/Kỷ Sửu).

Theo kế hoạch, chiều hôm 11/10 bà con họ Ngô Đồng Phang đã bơm kiệt nước trong ao phía trước mộ cũ và đào thám một đoạn dưới ao về phía trái mộ. Buổi chiều hôm đó BLL cũng cử các ỏng Ngô Vui, Ngô Sỹ Phan, Ngô Quang Nam vào để phối hợp lo công tác chuẩn bị.

- Ngày 12/10/2009 - ngày động thổ tìm kiếm di hài Hán Quốc còng, Thêm một đoàn nữa gồm Ngô Gia Biểu, Ngô Văn Hậu cùng hai xe của BLL họ Ngô Hải Phòng gồm 15 người, do ông Ngô Đức Uy trưởng ban LL dẫn đầu, mang đổ lễ vào từ 02 giờ sáng để kịp giờ hành lễ vào hồi 8h30. Sau Lễ động thổ thì

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 26: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

24 HOA T ĐỘNG DÔNG TÔC 1 ^ 1

bắt đầu đào đất tìm kiếm theo phương án BLL đâ dự định, cho đến 11 giờ thì xăm thấy nơi nghi là phần mộ cũ.

Bắt đầu triển khai công việc khai quật theo hướng đã xác định (Phía sau, giữa hai cây đại là phần mộ xây nàm 1996)

Nghỉ trưa xong lại tiếp tục đào cho đến 16 giờ thì thấy ván quan quách cùng lớp than đen lót đáy quan. Ngay lập tức cho người đi thị trấn Quán Lào để mua quan quách bằng sành, vải liệm, vàng hương,., thuê máy phát điện để chuẩn bị bốc hài cốt vào buổi tối.

Đến 17 giờ, kết hợp giữa con cháu đào bới tìm kiếm và sự hướng dẫn từ Hà Nội do tướng Quý và nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư khi ấy đang ở quê nhà Hà Nam, con cháu đã tìm thấy hài cốt cụ. Đến 20 giờ việc san cát đã hoàn thành bởi hai thợ

Page 27: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

l iỀ Ì HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 25

chuyên nghiệp, cũng là con cháu trong họ là Ngô Văn Phú, Ngô Văn Dục cùng 4 người trợ giúp trước sự chứng kiến của BLL, Ban tộc biểu họ Ngô Đồng Phang và đông đảo bà con sở tại. Đến 22h15 thì hoàn thành việc bốc hốt, tuy đã qua 500 năm, nhưng hài cốt cụ còn nhiều, có đủ từng bộ phận: xương đòn, xương tay, xương ống chân... Đặc biệt đã tìm thấy phía tay phải cụ một đốc kiếm có lẽ bằng sừng, còn thanh kiếm đã bị tiêu hủy theo thời gian.

Đặt quan quách vào đúng vị trí cũ.

Đến 23 giờ, di cốt cụ được sắp xếp khảm liệm chu đáo, quàn tạm nơi mộ cũ. cắt cử con cháu trực suốt đêm để thắp hương và canh giữ cho đến sáng.

8 giờ ngày 13/10/2009, BLL, Ban tộc biểu họ Ngô Đổng Phang cùng đông đảo bà con trong họ tiến hành Lễ mai táng

Page 28: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

hài cốt đúng vị trí và hướng cũ, nơi cụ đã yên nghỉ suốt 500 năm. Đến 10 giờ mọi công việc hoàn tất, cùng nhau về Phúc Quang Từ Đường làm lễ kính cáo tổ tiên, thụ lộc tuy đơn sơ nhưng hết thảy mọi người đều mãn nguyện.

Sau khi hoàn tất các công việc trên, mà KTS Ngô Đình Ngọ vẫn chưa có phương án thiết kế, nên BLL giao cho họa sỹ Ngô Quang Nam. Sau 5 ngày mệt mài làm việc, đến 18/10/2009 thì hoàn thành thiết kế tổng thể. Sau hai ngày xem xét, đến 20/10/2009 BLL chính thức thông qua. Ngay sau đó, ông Ngô Quang Nam vào một cơ sở làm đá ở Ninh Bình để chọn đá và đặt chế tác. Toàn bộ phần đá hết 47 triệu đổng (kể cả kinh phí vận chuyển, lắp đặt).

Ngày 21/11/2009 (05/10/Kỷ Sửu), BLL gồm ông Vui, ông Phan, ông Ngô Thảo, vỢ chồng ông Biểu, ông Mỹ - GĐCTXD Phú Thọ cùng một cán bộ kỹ thuật vào Đổng Phang trước để chuẩn bị cho sáng hôm sau làm lễ khởi công xây dựng Lăng Mộ mới. Đến 8h30, sau khi tiến hành Lễ khởi công, công việc được đồng bộ triển khai: Bơm hút nước, phá dỡ mộ cũ, san lấp mặt bằng, đào móng...

Ngày 24/11/2009 phần móng mộ đã xây xong.

Ngày 27/11/2009 toàn bộ phần móng khu lăng mộ đã hoàn thành. Việc san lấp mặt bằng khuôn viên mộ hơn 200m^ đã xong, đủ chắc để ô tô chở các cấu kiện đá có thể tới tận nơi lắp đặt.

Đến ngày 30/11/2009, khuôn viên mộ về cơ bản đã được hình thành, còn chờ khâu làm đá xong đưa vào lắp đặt, khi ấy mới xây tường bao.

Ngày 07/12/2009, bốn thành viên BLL gồm ông Vui, ông Biểu, ông Nam, ông Phan vào cơ sở làm đá của anh

26________________________________h o ạ t Độ n g d ò n g tộ c 1 ^ 1

Page 29: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY 27

ĐỖ Đình Sửu ở thôn Hệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình để kiểm tra việc chế tác và khắc chữ, góp ý với chủ cơ sở khắc phục một vài chi tiết chưa thật hoàn mỹ, như chữ Hán ở trán bia quá bé mất cân đối với kích thước của bia, hoặc chữ Hán ỏ câu đối hơi gầy... Sau đó đoàn vào Đồng Phang kiểm tra mặt bằng xây dựng, phát hiện một vài sai sót nhỏ, đã điện cho GĐ CTXD khẩn trương khắc phục để kịp ngày 17/12/2009 (là ngày trước đây dự định khánh thành) chỏ các cấu kiện bằng đá từ Ninh Bình vào lắp đặt.

Phối cảnh Lăng Hán Quốc công Ngõ Lan (theo thiết kế ban đầu)

Đêm 16/12/2009, bốn thành viên của BLL gồm ông Vui, ông Biểu, ông Phan, ông Nam đi vào Đồng Phang để sáng hôm sau đón xe chỏ các cấu kiện đá từ Ninh Bình vào phối hợp lắp đặt. Công việc lắp đặt được khẩn trương tiến hành từ 7 giờ sáng, nhưng vì có bốn cấu kiện bằng đá nguyên khối nặng, cẩu tự hành bị lún nên sau hơn 10 giờ mới được hoàn tất.

Page 30: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Đến ngày 26/12/2009, hai ông Biểu và Phan vào cầu Mai Lĩnh mua hai cây thiên tuế để trổng trong khuôn viên mộ. Đồng thời cũng là để kiểm tra lần cuối.

Một điều thú vị là cô bán cây, tên Thu, khi đưa cây vào cốp xe, trông thấy có thùng Công Đức, mới biết hai ông khách nói thực là cây được mua để trồng ở Lăng Mộ, cô ta đă xin phép công đức trước 50.000đ!

Mọi công việc đều đã hoàn thành mỹ mãn, chuẩn bị cho lễ hoàn công và kính cáo tổ tiên vào ngày 29 - 30/12/2009.

Ngày 28/12/2009, hai vợ chổng ông Vui, ông Phan, ông Biểu, ông Nam vào Đồng Phang trước, mang theo mọi dụng cụ vật phẩm được chuẩn bị trước để phục vụ cho Lễ tạ mộ.

Ngày 29/12/2009, một chuyến xe nữa gồm bà Mại, vỢ và con trai con dâu ông Biểu xuất phát từ Hà Nội 5 giờ sáng mang theo các thiết bị hiện đại để quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho Nội san họ Ngô số II năm Canh Dần.

Lễ kính cáo tổ tiên đã tiến hành vào tối 29, trong phạm vi nội tộc. Đáng tiếc, ngày hôm ấy bị cắt điện cho đến 20h30, khi ấy con cháu ở xa đều đã tập kết về thị trấn Quán Lào, nhưng vì mất điện quá lâu, bà con đi xa mỏi mệt nên không vào Đồng Phang tham dự được. Đây là trở ngại đầu tiên và cũng là trỏ ngại duy nhất trong suốt 7 tháng tiến hành công việc khảo sát, tìm kiếm huyệt mộ và xây dựng Lăng. Sáng 30, lễ Khánh thành được tổ chức trang nghiêm, trọng thể tại Lăng Mộ, có đại diên chính quyền xã: Chủ tịch Lê Văn Xướng cùng hai ủy viên ủy ban, có hai đại diện của hai họ Lê, Vũ trong làng cùng đông đảo con cháu từ các nơi như Quảng Ninh, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Nội và bà con nội ngoại quanh vùng thuộc xã Định Hòa về dự. Sau khi hoàn tất Lễ cắt băng Khánh thành đều tề UAJ tại

28_________________________________ h o ạ t Độ n g d ò n g tộ c

Page 31: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Phúc Quang Từ Đường tiến hành nghi lễ kính cáo Tổ tiên và thụ lộc. Có hơn 200 con cháu xa gần về dự, ai nấy đểu phấn khởi, tấm tắt khen Lăng Mộ Ngài cực kỳ hoành tráng và kỳ vọng Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam sẽ tiếp tục vận động, quyên góp kinh phí để xây dựng Lăng Mộ cho các Cụ Tổ khác cũng đàng hoàng, to đẹp như thế hoặc hơn thế sao cho tương xứng với một dòng họ Văn Hiến.

Ông Chủ tịch xã Lê Văn Xướng cũng rất tâm đắc với các ý kiến đề xuất trên của một số bà con. ông cho biết: Xã có dự kiến sẽ khai quật một trong ba khu vực chắc chắn có bia đá bị chôn vùi trước đây trong phong trào "chống mê tín dị đoan". Rất may dự kiến đó của xã Định Hòa cũng trùng với định hướng công tác của Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam trong năm Canh Dần - 2010.

Đàm đạo bên mâm cỗ đơn sơ, nhưng ai nấy đều phấn khỏi tự hào là bà con đất tổ còn nghèo, nhưng nhờ con cháu ở xa với tấm lòng thơm thảo hướng về nguồn cội đã vận động quyên góp một khoảng tiền lớn, xây nên một công trình kiến trúc có thể nói là "mang tầm cỡ quốc gia". Còn bà con ỏ xa về thì hồ hởi: Chúng tôi nhận được thông báo của BLL về ngày khánh thành hôm nay, đồng thời cũng là vận động quyên góp đợt hai, trong đó có "Phối cảnh Lăng Hán Quốc công" thì bà con đã sung sướng hãnh diện lắm. Nhưng khi vào đây, được "mục sỏ thị", thì có thể nói Lăng Mộ còn đẹp hơn rất nhiều so với "Phối cảnh" ban đầu.

Sau khi thụ lộc xong, Ban Liên lạc họ Ngô trao đổi thêm với Ban Tộc biểu họ Ngô Đổng Phang một số công việc cần thiết khác, đến 15 giờ chúng tôi gồm Ngô Vui, Ngô Sỹ Phan, Ngô Quang Nam, Ngô Gia Biểu ra Lăng thắp nén hương từ biệt Ngài. Khi nhìn kỹ Lư hương thì hương đã hóa tự lúc nào! Nhiều

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 32: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

đoạn tàn hương ước chừng 5 - 7 cm phủ đầy một lớp trên mặt Lư. Ai nấy đều kinh ngạc và rất đỗi vui mừng vì không nghĩ với thời tiết ẩm ướt như thế, với lượng hương không nhiều lại có thể hóa được!

Với niềm vui khôn xiết đã xua tan mọi nhọc mệt sau một thời gian dài tổ chức thi công, chúng tôi tạm biệt Đổng Phang đất tổ ra về, lòng thầm hẹn sẽ còn quay lại trong một thời gian không xa.

30___________________________________ H O Ạ T EHpNG DÒNG TỘC

Page 33: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Văn bia:

HÁN QUỐC CÔNG NGÔ LAN (THẾ KỶ XV)

Hán Quốc công là con trai thứ Diên Ý Dụ Vương Ngô Từ và là em Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Ngài văn võ song toàn phò vua Lê Thánh Tông đánh giặc, định yên bờ cõi. Do có công lớn nên được phong Bình nhung Thượng tướng quân, Điện tiền Đô kiểm điểm, vinh phong Thái bảo Hán Quốc công, tham dự triều chính. Khi mất, ban thụy Phúc Khê thượng sỹ.

Ngài là người đầu tiên viết Phả họ Ngô. Bản Phả được viết năm 1477 còn lưu lại tới ngày nay.

Do điều kiện lịch sử, mộ Ngài bị xâm hại. Năm 1996, Ban Liên lạc họ Ngô Thanh Hóa đã tổ chức xây ngôi mộ bằng gạch. Do mộ lệch vị trí nên năm 2009, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam kêu gọi công đức và đã tìm chính xác mộ Ngài, sang cát và khởi công ngày 24 tháng 8 năm Kỷ Sửu (12/10/2009), khánh thành ngày Mồng 2 tháng 11 năm Kỷ Sửu (17/12/2009).

Đã trải bao lần cuộc bể dâu

Năm trăm năm trước, mờ công đầu

Phò vua giết giặc gươm ngời sáng

Giúp nước bình văn bút đượm màu

Ngọc phả ngàn năm lưu dấu mãi

Công khanh muôn thuở tiếng thơm lâu

Đổng Phang cây gốc muôn cành tỏa

Che mát Ngô gia bóng rợp đầu

BLL nọ NGÔ VIỆT NAM

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY___________________________^

Page 34: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

32 HOA T E)ÔNG DÒNG TÔC

T ^ y ^ pm ^Chữ Hán trên trán bia

Câu đối chữ Hán

Hiển

Hách

Công

Bình

Ế Chiêm

Tiêu

Việt

Quốc

% Quang

Huy

Ẵ Văn

Nghiệp

Phả

^ Biểu

Ngô

^ Gia

ÌB

3 Éam

Tạm dịch nghĩa; Bình Chiêm, hiển hách võ công nêu nước Việt. Viết phả, vẻ vang văn nghiệp rạng nhà Ngô

Page 35: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Câu đối Nôm:

Phả tộc ngàn đời lưu hậu thế

Gươm thần muôn thuở giữ non sông

Văn khấn Lễ Khánh Thành lăng Hán Quốc công

A: VĂN KHẤN THẦN LINH THổ ĐỊA

Việt Nam dân chủ cộng hòa - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuế thứ lục thập tứ niên - Kỷ Sửu niên, thập nhất nguyệt, thập tứ nhật, vọng nhật. Ngày 14 tháng 11 năm Kỷ Sửu (2009).

Thanh Hóa tỉnh, Yên Định huyện, Định Hòa xã, Động Bàng thôn, xứ đổng Phác Hạp, âm trạch Hán Quốc công.

Đổng tín chủ Ngô tộc Thế hệ tòn:

+ Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam.

+ Ban liên lạc họ Ngô Thanh Hóa.

+ Ban Tộc biểu họ Ngô Đồng Phang.

Thay mặt con cháu họ Ngô cả nước

Đổng kính cáo Thần linh Thổ đia cai quản xứ này:

Cổ nhân đã dạy: Đất có Thổ công, sông có Hà bá.

Hôm nay, tối 14 tháng 11 năm Kỷ Sửu, là lễ Tiên thường kính cáo Thần linh cùng Vong hồn Hán Quốc công đến ngày mai 15 tháng 11 năm Kỷ Sửu là ngày hoàn thành việc cải cát cho cụ tổ đời thứ 21 họ Ngô Việt Nam: Bình nhung thượng tướng quân, Điện tiền Đô kiểm điểm, tham dự triều chính, vinh phong Thái bảo Hán Quốc công, thụy Phúc Khê thượng sĩ. Ngài mất ngày Mồng 5 tháng Giêng, mộ táng tại đồng Phác Hạp.

- Chúng con thay mặt họ tộc kính lạy Đức Hoàng thiên Hậu thổ chư vi tôn thần.

11 ^ HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 36: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

- Chúng con kính lạy các Ngài Long mạch, Sơn thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

- Chúng con cùng họ tộc tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa tôn thần cùng chư vị uy linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tộc Ngô chúng con được bình an khang thái, vạn sự hanh thông.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin phù hộ.

Nam mô A di đà Phật!

B. VĂN KHẤN TẠ MỘ

Việt Nam dân chủ cộng hòa - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuế thứ lụữ thập tứ niên - Kỷ Sửu niên, thập nhất nguyệt, thập tứ nhật, vọng nhật. Ngày 14 tháng 11 năm Kỷ Sửu (2009).

Thanh Hóa tỉnh, Yên Định huyện, Định Hòa xã, Động Bàng thôn, xứ đồng Phác Hạp, âm trạch Hán Quốc Gòng.

Đồng tín chủ Ngô tộc Thế hệ tôn:

+ Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam

- Trưởng ban: Ngô Vui

- Các Phó trưởng ban; Ngô Quang Nam, Ngô Gia Biểu

- Các ủy viên Thường trực: Ngô Sỹ Phan, Ngô Tiến Quý, Ngô Thị Mại, Ngô Văn Hùng.

+ Trưởng ban Liên lạc họ Ngô Thanh Hóa: Ngô Huệ.

+ Trưởng ban Tộc biểu họ Ngô Đồng Phang; Ngô Sỹ Đô.

+ Trưởng ban xây dựng Lăng Hán Quốc công: Ngô Gia Biểu.

+ Trưởng ban thi công: Giám đốc công ty TNHH Xây dựng Thủy lợi tỉnh Phú Thọ: Ngô Trọng Mỹ.

34______________________________ h o ạ t Độ n g d ò n g tộ c j ^ |

Page 37: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Hôm nay, tối 14 tháng 11 năm Kỷ Sửu, là lễ Tiên thường kính cáo hương hổn Hán Quốc công đến ngày mai 15 tháng 11 năm Kỷ Sửu, đại diện con cháu họ Ngô cả nước sẽ tề tựu tại đây cử hành Lễ cắt băng khánh thành công trình Lăng Mộ Ngài. Ngài tên húy là Ngô Lan, tên thụy Phúc Khê thượng sĩ, tước Thái bảo Hán Quốc công.

Chúng con tâm cảm chí thành, cẩn dụng bàn soạn kim ngân, hương đăng hoa quả, phẩm vật.

Kính lễ:

- Ngô tộc thế hệ tôn tâm nguyện: Mộ phần, âm trạch, long cốt Hán Quốc công thần quang khí vượng, trường tồn linh ứng.

- N gô tộc thế hệ tôn tâm nguyện: Linh khí Hán Quốc công đồng chư vị Thủy tổ, Viễn tổ là bậc khai quốc nguyên huân, chung đúc tinh anh của sông Mã sông Lương cùng núi Qui núi Phượng. Đồng Phang cát địa diên trường, cháu con là bậc danh tướng thời Trung Hưng, được tiên thế tích lũy âm công, nên về sau các bậc vương công hầu bá, quan chức khoa danh đều trung trinh một dạ, giúp nước hết lòng, ân huệ khắp muôn dân, niềm vui lớn để mãi cho con cháu. Con cháu cầu mong được tổ tiên phù trì mãi mãi, được thổ công thần quân, long quân chúa mạch, chư vị thần linh anh minh phù hộ thế hệ tôn Ngô tộc, toàn tộc khoa danh thành đạt, công danh sự nghiệp hưng vượng.

Phục vọng tổ đức, mặc thùy giám lâm thượng hưởng!

Động Bàng, ngày 14 tháng 11 năm Kỷ Sửu.

Xứ đồng Phác Hạp, âm trạch mộ phần Hán Quốc công

Khánh thành. Kính cáo!

1 ^ 1 HỌ NGỒ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________^

Page 38: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

36_____________________________HOẠT ĐỘNG DÓNG TỘC

DỂN VĂN CỦA BAN LIÊN LẠC HỌ NGÔ VIỆT NAM TẠI LỄ KHÁNH THÀNH

LĂNG M ộ HÁN QUỐC CÔNG

- Kính thưa vong linh tiên tổ: Thái bảo Hán Quốc công

- Kính thưa các vị đại biểu thay mặt cho Đảng ủy, Hội đổng nhân đân, ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.

- Kính thưa các vị đại biểu đại diện cho các dòng họ bạn trong xã Định Hòa.

- Kính thưa các vị đại diện Ban Liên lạc họ Ngô các tỉnh: Thái Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hải Phòng.

- Kính thưa các vị đại diện cho các chi họ: La Khê, Mai Lĩnh, Định Công, Quảng Bá, Khúc Thủy (Hà Nội), chi họ Phù Mỹ, Tam Quan (Bình Định), chị họ Lý Trai, Hưng Bình (Nghệ An), Trình Phố, Hồng Vân, hai chi họ Thị trấn Hưng Hà (Thái Bình), chi họ Cẩm Khê (Phú Thọ), chi họ Phong Cốc (Quảng Ninh), Hòa Nghĩa, Tiên Thắng, Lâm Động, Phùng Xá (Hải Phòng), hai chi họ ỏ Nông cống (Thanh Hóa).

- Kính thưa toàn thể bà con, con cháu nội ngoại, dâu rể xa gần có mặt tại buổi lễ trang nghiêm và long trọng này.

Hôm nay, ngày 15 tháng 11 năm Kỷ Sửu, tức ngày 30 tháng 12 năm 2009, chúng ta vui mừng vì xúc động họp mặt tai đây, tại xứ đổng Phác Hạp, âm phần Hán Quốc công, một vị tổ đời thứ 21 của Ngô tộc thân yêu của chúng ta.

Page 39: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Hán Quốc công tên húy là Lan - con trai thứ Diên Ý Dụ Vương Ngô Từ và là em bà Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Ngài văn võ song toàn phò vua Lê Thánh Tông đánh giặc, định yên bờ cõi. Do có công lớn nên được phong Bình nhung Thượng tướng quân, Điện tiền Đô kiểm điểm, vinh phong Thái bảo Hán Quốc công, tham dự triều chính. Khi mất, ban thụy Phúc Khê thượng sỹ.

Ngài là người đầu tiên viết Phả họ Ngô. Bản Phả được viết năm 1477 còn lưu lại tới ngày nay, nhờ thế mà chúng ta biết được gốc tích của dòng họ.

Do điều kiện lịch sử, con cháu Ngài thất truyền, mộ Ngài bị xâm hại. Năm 1996, Ban Liên lạc họ Ngô Thanh Hóa đã tổ chức xây ngôi mộ bằng gạch. Do mộ lệch vị trí nên năm 2009, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam kêu gọi công đức và đã nhờ các nhà ngoại cảm phối hợp với sự chỉ dẫn của bà con tại địa phương nên đã tìm được chính xác huyệt mộ Ngài, cát táng và khỏi công xây dựng ngày 24 tháng 8 năm Kỷ Sửu tức 12/10/2009.

Trước đây, dự định khánh thành vào ngày Mồng 2 tháng 11 năm Kỷ Sửu tức 17/12/2009. Nhưng do kinh phí huy động không kịp, nên tiến độ thi công chậm lại. Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam đã quyết định lấy ngày Mồng 2 tháng 11 Kỷ Sửu làm ngày lắp đặt các cấu kiện bằng đá, như tất cả chúng ta đang được mục sỏ thị, và dời ngày Khánh thành cho đến hôm nay, tức ngày 15 tháng 11 năm Kỷ Sửu (30/12/ 2009).

Vậy có bài minh rằng;

Thế sự biến thiên Tìm được di cốt

Phong tục đổi dời Sau năm trăm năm.

Mộ Ngài lạc nấm. cả Tộc phát tâm

Đến năm Bính Tý Xây lăng tẩm mới

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY___________________________ ^

Page 40: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

38

Con cháu lòng thành

Xây nên phần mộ.

Nhưng nấm lạc huyệt

Tộc họ không đành

Nhờ thầy ngoại cảm

Cùng với bà con

Sống nơi quê gốc

Hùng vĩ khang trang

Đúng nơi huyệt cũ.

Nay được ngày lành

Thỉnh Ngài yên vị

Vĩnh viễn từ đây

Phù hộ cháu con

Phúc đầy mãi mãi.

HOẠ T ĐỘNG DÒNG TỘC

Để có được kết quả như ngày hôm nay, đó trước hết là nhờ hồn thiêng tiên tổ âm phù, nhờ sự gắng sức hết lòng của một số thành viên trong BLL. Chỉ tính từ cuối tháng 5/2009 đến nay, đã phải vào ra, xuôi ngược Hà Nội - Đồng Phang - Ninh Bình vừa đúng 10 lần để khảo sát, tổ chức tìm kiếm huyệt mộ, bốc hốt di cốt cát táng đúng nơi huyệt cũ, chỉ đạo việc tổ chức thi công, tìm cơ sở chế tác đá có uy tín rồi kiểm tra việc chạm khắc họa tiết, mộ chí và văn bia bằng đá Xanh núi Nhồi, Các chuyến đi đó đều cần thiết để bảo đảm cho Lăng Hán Quốc công được thi công đúng ý đồ thiết kế, bảo đảm tính thẩm mỹ và tính bền vững của công trình. Trong 10 chuyến đi thì có 2 chuyến được tài trợ mọi chi phí, còn 8 chuyến BLL chỉ phải hổ trợ tiền xăng. Các thành viên BLL tự túc mọi chi phí àn ỏ. Việc thanh quyết toán công trình đầy ý nghĩa này sẽ được báo cáo chi tiết trong Lễ tưởng niệm đầu năm 2010 và đăng trong Nội san họ Ngô số II.

Tối hôm qua, 14 tháng 11, năm Kỷ Sửu, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam đã phối hợp với Ban tộc biểu họ Ngô Đồng Phang tổ chức lễ Tạ Mộ, cũng là lễ Tiên thường kính cáo lên Ngài Hán Quốc công ngày hôm nay sẽ có đông đảo con cháu trong dòng tộc từ nhiều miền đất nước tề tựu tại đây để cử hành long trọng

Page 41: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Lễ Cắt băng Khánh thành Lăng Mộ Ngài trên khuôn viên có diện tích hơn 200m^

- Tại buổi lễ trọng thể này, trước anh linh Thái bảo Hán Quốc công, BLL họ Ngô Việt Nam chân thành cảm ơn ủy ban nhân dân xã Định Hòa đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc cấp đất để con cháu Ngô tộc xây dựng công trình đồ sộ và hoành tráng này.

- Chúng tôi cũng ghi nhận sự phối hợp chặt chẽ của Ban tộc biểu họ Ngô Đồng Phang, sự tham gia nhiệt tình của một số bà con họ Ngô sở tại.

- Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp của Thiếu tướng Ngô Tiến Quý trong việc tổ chức và tài trợ cho chuyến đi đầu tiên cùrig nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư đến tận thực địa nhằm xác định sơ bộ hướng và vị trí huyệt mộ. Nhân đây chúng tôi xin cảm tạ sự giúp đỡ vô tư của nhà ngoại cảm.

- Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực của ông Ngô Sỹ Phan và Đại tá Ngô Văn Giao đã tổ chức và tài trợ cho chuyến đi thực địa thứ hai dùng phương pháp trắc nghiệm cảm xạ học, để một lần nữa xác định thêm hướng cũng như vị trí huyệt mộ.

- Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp của anh Ngô Văn Hải và anh Vũ Hồng Thơm là những người gần 20 năm trước đã tận mắt nhìn thấy tấm ván thủ của ngôi mộ hung tán và cho chúng tôi những thông tin đáng tln cậy về hướng mộ.

Phối hợp ba kênh thông tin có được, đổng thời tham khảo thêm các bậc cao niên trong làng kể cả người ngoài họ, đã đi tới xác định chính xác hướng mộ. Thực tiễn đã xảy ra đúng như vậy.

- Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp với nhiệt tâm trong sáng của ông Ngô Quang Nam, người đã thiết kế Lăng Mộ và

1 ^ 1 HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 42: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

tìm cơ sở Chế tác đá với chất lượng tốt, giá thành rẻ chỉ bằng hai phần ba giá thị trường.

- Chúng tôi ghi nhận sự đóng góp vô điều kiện trong việc nhận lãnh thi công công trình của Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thủy lợi tỉnh Phú Thọ Ngô Trọng Mỹ, đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp tổ chức chỉ đạo thi công tại hiện trường trong suốt thời gian thi công, không nhận tiền công từ chi phí của công trình, mà do Công ty chi trả. Nhân đây chúng tôi cũng có lời cảm ơn anh Lưu Quốc Nam, cán bộ Kỹ thuật của Công ty đã khắc phục mọi khó khăn trong sinh hoạt, trong việc đổng thời vừa điều hành sản xuất của Đội do Công ty giao trong dịp cuối năm bận rộn, vừa chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức thi công Lăng tổ họ Ngô.

- Chúng tôi xin cảm ơn sự nhiệt tâm của cơ sở chế tác đá của anh Đỗ Đình Sửu ở thôn Hệ xã Ninh Vân huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, nhận chế tác, chạm khắc các họa tiết, mộ đá, văn bia, câu đối, lư hương, nghê đá, phượng đá, búp sen đá bằng những nét khắc chạm tinh xảo vượt quá yêu cầu so với hợp đồng, nhưng không lấy thêm tiền.

- Chúng tôi có lời cảm tạ sự hiện diện của quý vị đại biểu của chính quyền địa phương, của đại diện các họ tộc bạn trên địa bàn, đã góp phần làm cho buổi lễ Khánh thành thêm phần long trọng.

- Chúng tôi cũng có lời cảm tạ sự hiện diện của đại diện BLL họ Ngô các địa phương, cùng các chi họ ở xa đã không quản đường sá xa xôi, tốn kém về đây thể hiện sự cộng đồng chăm lo, quan tâm đến công việc của dòng tộc, chứ không coi đây là việc riêng của BLL họ Ngô Việt Nam với bà con họ Ngô sở tại.

- Chúng tôi cũng có lời cảm tạ tất cả bà con địa phương có mặt trong buổi iễ Khánh thành hôm nay.

40________________________________h o ạ t đ ộ n g d ò n g t ộ c

Page 43: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Iẫ I h o n g ô v iê t n a m x ư a & n a y 41

Chúng con kính thỉnh Hán Quốc công, đăng nhập Phúc Quang Từ Đường thụ lộc của con cháu gần xa dâng lên kính cáo tổ tiên đã hoàn thành việc xây dựng Lãng mộ Hán Quốc công thật uy nghi hoành tráng, thông qua Ngài kính cáo tiên linh tiên tổ bề trên và dẫn dắt con cháu bề dưới của Ngài cùng về phối hưởng.

Từ sau buổi lễ Khánh thành hôm nay, việc chăm nom quản lý Lăng Hán Quốc công sẽ do Ban tộc biểu họ Ngô Đổng Phang chịu trách nhiệm không để những kẻ vô ý thức xâm hại, xúc phạm đến vong linh người đã khuất, đổng thời tạo điểu kiện thuận tiện cho con cháu ở xa về cũng như bà con trong cũng như ngoài họ Ngô đều được chiêm bái, dâng hương lên Hán Quốc công. Với công lao to lớn đối với quốc gia dân tộc và đối với họ tộc, Ngài xứng đáng được ngàn năm hương hỏa.

Cuối cùng, một lần nữa chúng tôi thay mặt Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam cùng con cháu trong dòng tộc xin chân thành cảm ơn sự hiện diện của tất cả các quý vị. Kính chúc quý vị mạnh khỏe, thành đạt trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội và hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Đồng Phang, ngày 30 tháng 12 năm 2009 Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam

Page 44: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Mấy dòng thơ chúc mừng

VỀ VỚI CỘI NGUỔN

Tìm về nguồn cội xa xưa

Năm trăm nàm muộn dãi dừa thời gian

Vượt qua sương thẳm núi ngàn

Gặp mừng tiên tổ phúc tràn lóp sau

Thế thời loạn lạc cơ cầu

Dòng dõi ly tăn người đâu vẫn về

Đắm minh quyện gió sơn khê

Lòng trung thổn thức bốn bề nhớ thương

Ngô Quyền dụng võ phi thường

Thơ ca nghe rộn nỗi vương Ngỗ Thì

Danh nhân hiển khắp trường thi

Tiến sĩ đời nhó lấy chi đong lường

Miếu văn rùa đội bia chương

Mấy thời sáu vị khói hương nghiêng mình

Nói sao chẳng vỢi nghĩa tinh

Phúc ông cha để chúng sinh đề huề

Trời tày Yên Định mải mẽ

Sông Chu hát mãi hồn quê dâng đầy

Bước chân dồn mãi chốn đây

Năm châu bốn biển trời mày nhớ nhà

Kinh dâng Ngô Cường

Quảng Bá - Tây Hổ - Hà Nội Tháng 12/2009

42______________________________ hoạ t e)ộng Dòng tộ c I

Page 45: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________ ^

LĂNG M ộ Tổ HÁN QUỐC CÔNG

Về Đồng Phang viếng Lăng Mộ Tổ

Nhớ ơn Ngài viết Phả họ Ngô

Nối dòng Hưng Quốc Ngô Kinh

Đức Ngô Lan đã hết minh phò vua

Bằng tài trí thông minh uyên bác

Đã viết nên Phả tộc Ngô gia

Ngàn cành muôn lá nỏ hoa

Đổng Phang cây gốc tỏa ra mọi miền

Do biến cố thiên nhiên mai một

Năm trăm năm sai lệch mộ phần

Được ban Ngô tộc tỉnh Thanh

Đã cho tôn tạo một lẩn trước đây

Nhà ngoại cảm đến nay tìm được

Cả mộ phần hài cốt còn nguyên

Nhờ ban Ngô tộc Việt Nam

Về xây Làng Mộ ngàn nàm trường tốn

Nhiều tảng đá như hòn núi lớn

Đã đưa về xây đắp mộ phần

Tạc nên Làng Mộ hoa vàn

Mọi miền hậu thế muôn năm lưu truyền

"Hiển hách võ công binh Chiêm tiêu Việt quốc

Quang huy văn nghiệp ký phả biểu Ngô gia"

Page 46: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Thảnh thơi ngắm cảnh đọc thơ

Nhó công Đức Tổ họ Ngô đượm màu

Lãng Mộ Tổ mai sau còn đó

Là cháu con phải biết công lao

Tháng năm hương khói nguyện cầu

Đ ể Ngài phù hộ mạnh giàu khang trang

Tâm thành dâng hiến tuần nhan

Chúc Ngài an giấc cả ngàn niên dư.

Đồng Phang, ngày 15/11 Kỷ Sửu Ngô Kim Chung - Tộc trưởng dòng Ngô Khắc Cung

Kính bái

44______________________________HO Ạ T E>ỘNG DÒNG TỘC

Page 47: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Khai quật tìm kiếm huyệt mộ Hán Quốc công, ngày 12 tháng 10 năm 2009

Tìm thấy di cốt Hán Quốc công, bốc hốt vào ban đêm

Page 48: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Lắp đặt mộ chí Lăng Mộ Hán Quốc công

Lăng Mộ Hán Quốc công đã xây xong

Page 49: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

1 ^ 1 HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________ ^

NHỮNG MẨU CHUYỆN CHUNG QUANH VIỆC XÂY LĂNG HÁN QUỐC CÔNG

Ngô Sỹ Phan

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin, tư liệu, còn phần

suy ngẫm, bình luận xin giành cho bà con và độc giả.

1. Cụ mất cách nay hơn 500 năm, nguồn năng lượng nào tỏa thần khí để "phát sóng"? cho nhà ngoại cảm nhận biết mà truyền dịch lại cho anh em chúng tôi thăm dò, khai quật rồi cải táng?

2. Nếu tên người chỉ là một ký hiệu, một mã... để gọi nhau, xưng hô, giao tiếp, hay để ghi vào phả sử bình công, luận tội, thì hơn 500 năm, bao nhiêu thế hệ đã trở về với cát bụi.,., mà sao khi con cháu thỉnh cụ VỀ... lại đúng là cụ nhà mình. Quan tài trong quan ngoài quách, cụ ung dung đường bệ trong triều phục.

3. Sáng Rằm tháng Mười một, tổ chức Lễ Khánh thành, tối 14 tháng 11 Kỷ Sửu, chúng tôi tổ chức Lễ Cáo cụ, lễ phẩm và lễ nghi rất nhẹ nhàng, thanh đạm và hết sức yên tĩnh như Lễ Tiên thường, như con cúng cơm hôm cha mẹ.

Thế nhưng, sau đó bà con mang lễ vật đến "cầu yên", "xin quẻ" rất đỏng và đã xảy ra hai tình huống:

- Mọi người đang xi sụp khấn vái lầm rầm, thì một cô gái ngoài hai mươi tuổi đến trước mộ cụ kêu khóc thảm thiết; nào là "cha ơi, mẹ ơi con khổ lắm" v.v... nhiều người đến khuyên can không được. Thấy vậy, bà Ngô Thị Mại quán tâm thỉnh cụ,

Page 50: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

nâng khí phát công, ấn quyết...Cô bé đang gào khóc bỗng giậtmình tỉnh khô. Mọi người xúm lại hỏi cô vừa nói gì làm gì....cô trả lời: "không, em có làm gì đâu?" Và như chưa hề có việc gì xảy ra.

Tự nhiên trong đầu tôi nảy sinh một sự liên tưởng thú vị, nhưng tôi không tin chắc nên lặng lẽ nhờ bà Mại giải thích việc "xử lý" vừa rồi. Bà Mại bảo, có một vong lang thang, nhập vào cô bé... Tôi cho nó "thăng" để khỏi quậy phá.

Ngày mồng 2 tháng 8 (tức là cách ngày 15/11 hơn 3 tháng, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư đã "nhìn" thấy gần mộ Hán Quốc công còn có một vong bé vô chủ...

Liệu có mối liên hệ gì giữa sự việc trên với cái vong cậu bé vô chủ lang thang kia không?

- Trong lễ cáo tiên thường, anh em chúng tôi đủ tin vào sự thành tâm, trong sáng của mình nên không ai trong chúng tôi nỡ "hỏi cụ" có chấp nhận lời thỉnh cầu hay không bằng hai đổng âm dương hoặc quả lắc cảm xạ, nhưng rất đông bà con đem cả đĩa và tiền xin âm dương... Nhiều người cầu một đài được ngay, nhưng có một bà xin đến bảy đài mà đều không được.

Tôi tò mò lân la hỏi chuyện bà con xung quanh thì được biết, bà ta vừa có hai cái tang gần.

Tôi chỉ biết nói khẽ một câu gần như vô nghĩa: "Tội quá... biết làm sao bây giờ".

4. Ngày xấu - Ngày tốt

- Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam tất cả anh chị em đều ỏ Hà Nội, nơi đến làm việc là Yên Định, Thanh Hóa, chế tác lăng mộ đá ỏ xưởng đá Ninh Vân, Ninh Binh. Vì thế trước những chuyến đi làm việc, chúng tôi phải chuẩn bị rất cẩn thận, nhất là chọn ngày làm sao những thành viên "chủ công" phải đi được, thời

46________________________________h o ạ t Độ n g d ò n g tộ c

Page 51: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

gian ở tại Thanh Hóa là ít nhất vì phương tiện phải thuê hoặc mượn, ngoài ra còn có những công việc cần kíp khác đang bỏ dở ở nhà.... Trong 10 chuyến đi nói chung là được "chọn ngày"9 chuyến, còn một chuyến vì có phương tiện đột xuất, nên đã xảy sự cố nhỏ về sức khỏe lái xe. Mà theo Thiếu tướng Quý thì đó là một lần hi hữu trong hàng chục năm qua. Tuy tất cả anh em trên xe có tiên lượng một ngày không tốt, nhưng vẫn không ai hiểu hết chữ ngờ.

- Vì phải thăm dò, khảo sát mộ ở khu vực ngập nước, nên từ đầu năm chúng tôi đã chọn sẽ tiến hành sau mùa mưa. Cụ thể là ngày 24 tháng 8 âm lịch.

Ngày 23/8, chúng tôi vào trước, trời vẫn đang mưa.

Ngày 24/8 trời tạnh, không mưa, nắng nhẹ. Việc thăm dò, khảo sát, khai quật, cải táng cho Cụ xong, chúng tôi thắp hương cáo Cụ ra về. Cứ tưởng nắng mưa là chuyện của trời...

Hương cháy lập lòe trong màn mưa nhè nhẹ, xe chuyển bánh, lòng chúng tôi quay lại. Không ai khóc nhưng nước mắt tuôn trào như những hạt mưa, khi tượng trời vượng dương khí giao hòa.

Sang ngày hôm sau thì trời mưa tầm tã một tuần lễ liền!

Nhờ kết quả ngoài dự kiến: cải táng được cho Cụ do đó phải thay đổi thiết kế, phương án chế tác lăng mộ, khám bằng đá nguyên khối thay cho phương án xây gạch. Chúng tôi chọn lắp ráp vào ngày mồng 2 tháng 11 âm lịch, sau khi đã kiểm tra việc chế tác, mặt bằng, móng và đường cẩu vào.

Những cấu kiện đá nguyên khối được chế tác tinh vi, hoa văn mềm mại có thẩn, chữ nghĩa sắc sảo có hổn, mỗi phiến nặng hơn 3 tấn được cẩu lên lắp ráp chính xác đến từng m.m.

Tuy chưa chải chuốt, tẩy trần nhưng hình hài một công trình uy nghi, hoành tráng nghê chầu hạc vũ đã xua tan sự hoài nghi

1 ^ 1 HỌ NCX!) VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________

Page 52: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

của những kẻ định kiến, đa nghi. Thực tê' đã thức tỉnh họ..., để rồi bà con "thắc mắc": sao mỗi lần các ông vào làm xong một công việc thì trời...lại mưa.

- Ấn định đêm 14/11/âm lịch Lễ Cáo Cụ.

Ngày 15/11 Lễ Khánh thành.

Không nói thì mọi người cũng rõ ý nghĩa của dự định trên, nhưng vào hai ngày đó mưa, nắng lại là một vấn đề phải suy nghĩ; giấy mời đã phát, là công trình tâm linh, hứa với Cụ rồi thì không thể hoãn, vể tài chính, nếu mưa to sẽ phải chi thêm mấy triệu đồng, những đồng tiền tâm huyết!

Chẳng ai biết được mệnh trời, nên một mặt chúng tôi chuẩn bị phương án hai là ngày đó trời mưa to. Mặt khác dùng trắc nghiệm cảm xạ và được kết quả:

* Tối 14/11 tại Khu Lăng trời mưa nhỏ.

* Ngày 15/11 tại Khu Lăng không nắng, không mưa to và con lắc cảm xạ chỉ vào giữa mưa nhỏ và râm mát....

Làm trắc nghiệm tại Hà Nội, e năng lượng không đủ mạnh, nhưng sau trắc nghiệm tại Khu Lăng cũng cho kết quả như trên.

Sau tháng ngày chờ đợi, buổi Lễ Khánh thành được tổ chức đúng ngày và đúng như linh báo.

Lễ Khánh thành xong, chủ khách gần xa bà con trong họ về nhà thờ thụ lộc hàn huyên chuyện họ, chuyện đời...

Thụ lộc xong chúng tôi ra Lăng Cáo Cụ để trở về Hà Nội.

Trời vẫn mưa bay bay, nhưng cả đài hương đã hóa, tàn hương trắng một màu tinh khiết.

Niềm vui và ánh mắt xúc động của bao thế hệ cháu con...

Chúng tôi lặng lẽ lên xe... như tiếc nuối vừa tiễn Cụ.

48_______________________________ h o ạ t Độ n g d ò n g t ộ c

Page 53: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Ngô Quang Nam, người thiết kế và vẽ trang trí Lăng Mộ Hán Quốc công

Ngô Trọng Mỹ, người góp nhiều công sức xây dựng Lăng Mộ Hán Quốc công

Page 54: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Bà con từ Quảng Ninh về dự Lễ khánh thành Lăng Mộ Hán Q uốc công,

Lễ khánh thành Lăng Mộ Hán Q uốc công, ngày 30 tháng 12 năm 2009

Page 55: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

^ HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY 49

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY

1. Lược PHẢ HỌ NGÔ VIỆT NAM(tiếp theo kỳ trước)

17.

18.

19.

Ngô Rô (? - 1336) Nsành trưỏne Tăng Đại toát Thái lão Hương quan

Ngô Tây

Ngỏ Vui

Tặng Hổ bôn tướng quân

y ịNgô Thành Ngô Trừng Ngô Kinh Lan Toàn

(tt) Tham đốc (1350-1439) Thái tửHậu duệ ở Nhập nội Thiếu bảoLạc nghiệp Hànli khiển

Thọ Nghiệp Thái phóXuân Trường Hưng Quốc

Nam Định công

Page 56: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

50 KẾT NỐI THỜI GIAN m

2. NGHỊ QUỐC CÔNG NGÔ TRỪNG VÀ CON CHẤU

Hán Quốc công Ngô Lan viết bản phả họ Ngô vào năm 1477, như đã nói trên, có lẽ vì Ngô Kinh là con thứ, nên ông chỉ viết dòng trực hệ của mình, mà không viết đủ con cháu của Ngô Tây. Phối hợp các bản phả cũ khác, thì được biết Ngô Tây có bốn con trai như trên lược đổ.

Thủy tổ họ Ngô - Lạc Nghiệp là Ngô Nồm định cư và chết ỏ Hạ Đoạn, Hải Dương (nay thuộc An Hải, Hải Phòng). Ngô Nồm có 5 con trai, thì người con thứ 3 là Ngô Phúc Sơn ỏ lại Hạ Đoạn để trông nom phần mộ cha mẹ, còn hai người anh và hai người em thì di cư, lập nghiệp nơi khác trong đó có Lạc Nghiệp. Từ năm 2000 trở về trước cả dòng họ đều nghĩ rằng họ mình thuộc dòng thứ Ngô Chương, vì Hạ Đoạn nằm trong địa bàn hoạt động của Ngô Bệ khởi nghĩa chống nhà Trần từ năm 1344 đến 1360. Do đó mới nghĩ rằng bốn người con của Ngô Nồm chạy về Lạc Nghiệp là để tránh họa tru di.

Nhưng đến năm 2000, do tình cờ phát hiện một bản phả cũ được dấu kỹ trên đầu hồi nhà, mới biết là không phải vậy. Bản phả được viết năm 1699, qua bốn lần tục biên, lần cuối cùng là năm 1959, gặp CCRĐ, ông trưởng tộc sợ bị tịch thu, nên dấu kỹ mà không cho ai biết. Bản phả cho biết, Ngô Nồm (tức Nam) gặp thời loạn mới chạy từ núi Pù Rinh (Thanh Hóa) ra Hạ Đoạn, và rằng Ngô Nồm là con cháu Ngô Tây.

Đối chiếu niên đại thê' thứ, thì thấy Ngô Nồm là tằng tôn Nghị Quốc công.

Page 57: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

l i S I HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 51

Lược đồ như dưới đây:

20

21

22

23 Ngô Liễn Trường Quốc

công ờ Lạc Nghiệp

Ngô Trùng Tham đốc, Nghị Quốc công

MỖĩMỖ

Ngô Nồm (Nam)

ĩ y ịMỗ Phúc Scm Nhân Thọ MỖ

khuyết ở Hạ Đoạn đến đời 29 thì Nay xácdanh An Hải về Nam Điền định vào

Hải Phòng nay là xã Quảngchưa có Xuân Vinh Bình

thế thứ

24 Thanh Liêm1

25 Ngô Xi1

26▼

Ngô Ngọc Hốt (con thứ)

1

27▼

Ngô Minh Lược 1

28▼

Ngô Cơ Đức (con thứ)

1

29▼

Ngô Gia Trinh

.. { ...Ngô Pháp Hỷ

L .Duyên Không

VPhúc Lương

ịPhúc Hưng

Nhân Tâm

ịNhân Tiệm

Ngô Nhân Tùy

Ngô Nhân Xưcmg

Ngô Nguyên Thủy

. . .Ngô Hồng Binh

ANgô Cao Thắng

Ngô Đắc Thọ

Page 58: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Họ Ngô Lạc Nghiệp hiện đến đời thứ 43. Con cháu họ Ngò

Lạc Nghiệp về sau phân cư nhiều nơi, đời thứ 11 có cụ Ngô

Đình Phiên về Lục Thủy (nay là xã Xuân Hổng) dạy học, lấy con

gái họ Vũ rồi đổi sang họ Vũ đến nay đã 12 đời, nhưng con cháu

vẫn không quên gốc tổ và họ gốc là họ Ngô. Hiện tại họ này

mang họ kép Vũ Ngô.

52__________________________________KẾT NỐI THỜI GIAN

Page 59: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

3 HO NGỒ VIÊT NAM XƯA & NAY 53

CON CHÁU NGÔ NỔM CHUYỂN Cư ĐI NƠI KHÁC

Họ Ngô Đình Diệm

Ngô Nồm có 5 con trai, trong đó người thứ 2 và thứ 5 là khuyết danh (người thứ 5 thất truyền). Các văn bản thời Hổng Đức (1470 - 1497) được cháu 8 âờì (nhưng tôn) của Ngô Nồm la Ngô Gia Trinh (xã chính) và Ngô Đắc Thọ (xã sử) xã Lạc Nghiệp năm 1694 đã sao lại, cho biết 5 anh em Ngô Liễn được chiếm xạ vùng đất hoang hóa, sú vẹt mà lập ra xã Lạc Nghiệp từ năm 1470. Như vậy, sau khi "gặp thời loạn" cha con Ngô Nồm chạy từ Thanh Hóa ra Hạ Đoạn được hơn 10 năm, thì rời bỏ Hạ Đoạn về chiếm xạ đất Lạc Nghiẹp. Từ khi mỏ đất Lạc Nghiệp, cho đến năm 1699 là hơn 200 năm, dòng họ mới biên soạn Gia phả, vậy mà ngoài hai vị ở đời thứ hai khuyết danh ra, thì không có bất kỳ một vị nào khác trong suốt 21 thế hệ con cháu khuyết danh cả. Điều đó chứng tỏ các chi phái đều có ghi chép danh tính của tổ tiên phái minh.

Riêng hai vị đời thứ 2 khuyết danh, chúng tôi cho rằng, đó là thủy tổ của hai chi họ Ngô ở thôn Vạn Xuân và Đại Phúc, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình (chi tiết xin xem Kể chuyện nối thời gian của Ngô Vuự.

Thủy tổ của họ Ngô - Vạn Xuân là người anh Ngô Tử Hy. Thủy tổ họ Ngô Đại Phúc là người em Ngô Tăng Long, ông Ngô Tử Hy là "Bột Hải quận, Hải Dương nhân, tòng Lê di lai, khai phá dinh điền, lập thành xã hiệu" đến Vạn Xuân vào thời Hổng Đức, sau khi khai phá mộng vườn, trổng cấy, làm nhà cửa xong thì quay ra đón vợ con vào, nhưng vợ ông không vào mà chỉ có hai

Page 60: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

54 KẾT NỐI THỜI GIAN

con và người em ruột theo vào thôi. Hơn 500 năm đã qua, ngày nay chúng ta cũng khó biết được lý do thực sự việc khuyết danh trong phả họ Lạc Nghiệp của hai anh em Tử Hy và Tăng Long.

Đến đây, ta có thể điền khuyết hai người con khuyết danh của Ngô Nồm. Tóm lại Ngô Nồm có 5 con trai là: Ngô Liễn, Ngô Tử Hy, Ngô Phúc Sơn, Ngô Nhân Thọ và Ngô Tăng Long.

Dưới đây là Lược Phả đồ họ NgôVạn Xuân - Vạn Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình

23 Ngô Tử Hy

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Ngô Khắc Kiện

N gô Khắc Thận

i ị

Ngô Khắc Hạnh

N g ô U

N g ô ^ ìn h Tôn

N g ô ^ ìn h Nghiễm

N g ồ ^ ìn h Sĩ_______

Ngô Đìiịh Truyển

Ngỏ Đình Thục

ỉ ịĐình Đoàn Đình Phát

Ngô Ấp

ịNgô Đ nh An

Ngô Đình Trọng

ịĐình Đảng Đình Giới

Page 61: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

- Ngô Đình Đoàn: Di cư vào Đại Phong, Phong Thủy, Lệ Thủy

- Ngô Đình Phát: Thay trưởng.

- Ngô Đình Đảng: Con cháu làm quan to triều Nguyễn, ỏ An Hòa, Huế.

- Ngô Đình Giới: cần Chánh học sĩ, thầy học của hoàng đệ, hoàng tử. ông là cháu ngoại họ Võ (họ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và là Cao tổ của Ngô Đình Diệm. Như vậy, Ngô Đình Diệm ở vào đời thứ 36 họ Ngô Việt Nam.

(Kỷ sau đăng tiếp)

Ị - ^ HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________ ^

Page 62: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

56 KÉT NỐI THỜI GIAN m

3. MỘT CHỎ KHUẤT TRONG LỊCH sử CẦN LÀM SẮNG Tỏ HAY Đỗ ANH vũ

KỂ ĂN THEO THÁI ÚY VIỆT QUỐC CÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT

Ngỏ Vui

Trong quá trình chuẩn bị tư liệu cho việc biên soạn Phả hệ họ Ngô Việt Nam, chúng tôi đã phải tìm đọc một khối lượng khá lớn các tài liệu từ nhiều nguồn viết về các tiên tổ họ Ngô. Khi đọc các tài liệu về Lý Thường Kiệt, chúng tôi nhận thấy chức tước của Đỗ Anh Vũ giống chức tước của Lý Thường Kiệt gần như từng chữ một. Chức tước của Đỗ Anh Vũ trong bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh” có tất cả 87 chữ; còn chức tước của Lý Thường Kiệt trong bia"A/gtv0/ig Sơn Linh Xứng tự bi minh" có 82 chữ thì chỉ có 4 chữ khác nhau.

Theo chúng tôi, có lẽ chỉ có 2 chữ bắt buộc phải khác nhau là tứ tính và nghĩa đệ; còn hai chữ còn lại là do nhầm lẫn khi khắc lại bia vào thời Trần; đó là minh chính và môn hạ.

Cụ thể, như dưới đây: Các chữ khác nhau được in đậm.

Chức tước Chức tước

của Đỗ Anh Vũ của Lý Thường Kiệt

trong "Cổ việt thôn Diên trong "Ngưỡng Sơn Linh Phúc tự bi minh" như sau; Xứng tự bi minh" như sau:

Page 63: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

â HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 57

Suy thành, hiệp mưu, bảo tiết thủ chính, tá lý, dự đới

công thần, thủ thượng thư lệnh, khai phủ, nghi đồng tam ti, nhập nội nội thị, sảnh đô đô tri, kiểm hiệu thái úy kiêm ngự sử đại phu dao thụ chư trấn tiết độ sứ, đổng trung thư minh chính bình chương sự, thượng trụ quốc, thiên tử tứ tính, phụ quốc thượng tướng quân nguyên soái đại đô thống, Việt Quốc công, thực ấp một vạn hộ, thực thực phong bốn ngàn hộ.

Suy thành, hiệp mưu, bảo tiết thủ chính, tá lý, dực đới công thần, thủ thượng thư lệnh, khai phủ, nghi đồng tam ti, nhập nội nội thị, sảnh đô đô tri, kiểm hiệu thái úy kiêm ngự sử đại phu dao thụ chư trấn tiết độ sứ, đồng trung thư môn hạ bình chương sự, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng thướng quận,

ViệtQuốc công, thực ấp một vạn hộ, thực thực phong bốn ngàn hộ.

Học giả Hoàng Xuân Hãn nhận xét rằng, khi đọc mộ chí Đỗ Anh Vũ mà "người đọc không thật chú ý, thì sẽ nhầm đó là mộ chí Lý Thường Kiệt". Còn nếu ai có dịp đến những làng thờ Đỗ Anh Vũ ở vùng huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nghe dân làng kể sự tích Đức Thánh Lác mà họ thờ, thì không thể không nghĩ rằng đây chính là mộ và nơi thờ tự Lý Thường Kiệt, vì "Đức Thánh" cũng đánh Tống, bình Chiêm - mà đó chính là võ công của Lý Thường Kiệt. Do vậy Nhữ Bá Sỹ (1788 -1867) khi viết văn bia đền Ngọ Xá cũng như Đại Nam nhất thống chí nhầm lẫn là sự dĩ nhiên.

Chúng tôi tự hỏi: Tại sao lại có sự lạ đời như thế và cố đi tìm câu trả lời.

Page 64: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Trên bản đồ hành chính thi huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên có xã Thường Kiệt. Chúng tôi tìm về đó, nhưng không thấy có đền nào thờ Lý Thường Kiệt cả. Dân làng cho biết đền thờ đó ỏ xã Tân Việt bên cạnh chứ không phải xã Thường Kiệt.

ở thôn Cảnh Lâm, xã Tân Việt có ngôi chùa cổ tên gọi chùa Diên Phúc, đã bị phá hủy hoàn toàn trong hai cuộc chiến tranh, mãi gần đây dân làng mới quyên góp xây dựng lại. Tuy chùa mới được dựng lại, nhưng ở đây còn tấm bia được dựng từ thời Lý đổng thời với việc xây dựng ngôi chùa. Nhưng ngôi chùa này cũng không phải là nơi thờ Lý Thường Kiệt. Mà đó là ngôi chùa do mẹ Đỗ Anh Vũ dựng năm 1156, trước khi Đỗ Anh Vũ chết 2 năm, để sám hối tội lỗi của đứa con "đại ác", sát nhân của mình. Bằng chứng là tòa điện trung tâm của chùa Diên Phúc có thờ hai vị Phật tượng trưng cho sự quả báo của kiếp luân hồi là Tấu Tiên Nhân và Cộng Lực Thiên Nữ, mà Lê Thị Liên và Tống Trung Tín đã giới thiệu trên Khảo cổ học, số 1-1999. Cái tên chùa là Diên Phúc cũng đã nói lên phần nào mục đích dựng ngôi chùa này của bà mẹ Đỗ Anh Vũ.

Do chỉ là "nhà nghiên cứu nghiệp dư', không có thông tin, nên phải tổ chức đi dập bia và tim hiểu dân làng các địa phương có thờ Đỗ Anh Vũ, kể cả mộ và nơi chính thờ ông ta ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Qua hai cuộc điền dã cùng với văn bia có thể lý giải được phần nào "sự trớ trêu của lịch sử" hay là sự cố ý "đánh iận con đen" giữa một kẻ đại ác, được tôn vinh thành bậc thánh; "Đức Thánh Lác" với một bậc vĩ nhân, anh hùng phạt Tống bình Chiêm gin giữ non sông Đại Việt: Lý Thường Kiệt.

58____________________________________ KẾT N Ố I THỜI GIAN

Page 65: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

1 ^ 1 HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 59

. ' ; r ỉ{

Tấm bia chùa Diên Phúc có từ năm 1156

Ảnh Ngô Khắc Viễn

Trên cơ sỏ đó, chúng tôi đã có bài Vụ án cảo điền nhi, đăng trên Xưa & Nay sô' 231 tháng 3-2005.

Chúng tôi xin phép nêu tóm tắt mấy nét chính:

Đỗ Anh Vũ là cháu bà Đỗ thị là vỢ Sùng Hiền hầu. Chẳng may Lý Nhân Tông không có con trai, nên con bà là Dương Hoán được chọn làm Hoàng thái tử để nối ngôi. Bà Đỗ thị đã

Page 66: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

biết lợi dụng cơ hội đó, nên năm 1124, khi 13 tuổi Đỗ Anh Vũ được đưa vào cung giao cho Thái sư Lê Bá Ngọc nuôi làm con, đến năm 1127 thì được đưa vào chầu trong nội cấm. Năm sau (1128), Lý Nhân Tông mất, Dương Hoán lên ngôi, đó là vua Lý Thần Tông. Vợ Thần Tông là bà Lê thị, cháu gọi Lê Bá Ngọc bằng chú, cũng là chỗ thân tình với Đỗ Anh Vũ. Khi Thần Tông chết, con là Anh Tông mới 3 tuổi lên ngôi, bà Lê thị phải buông rèm nhiếp chính. Bà mẹ chồng Đỗ thị bắt nàng dâu Lê thị phải trao cho cháu bà là Đỗ Anh Vũ chức Cung điện lệnh tri nội ngoại sự để rồi ngay sau đó trao cho ông ta chức Thải úy.

Dựa vào thế lực của hai người đàn bà Đỗ thị và Lê thị, Đỗ Anh Vũ đã tác oai, tác quái, "lăng loàn dữ tợn" trong khoảng10 năm. Khi Thần Tông ốm sắp chết, ông ta bày mưu tính kế phế bỏ Hoàng thái tử Thiên Lộc để lập con bà Lê thị là Thiên Tộ lên ngôi, tức là vua Anh Tông (1136 I 1138 - 1175). Đến năm 1147, chỗ dựa vững chắc nhất của ông ta là bà cô Đỗ thị chết, thì năm sau (1148), Anh Vũ bị ba vị trong tông thất cùng phò mã Dương Tự Minh liên kết với Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái và một số thế lực khác vu cho ông ta tội tư thông với Lê thái hậu, làm ô uế miếu đường, mới nổi lên chống lại. Kết quả là Đỗ Anh Vũ phải đi làm điền nhi ở cảo Động (tức là đi làm ruộng cho nhà nước ở vùng Nhật Tảo (Đông Ngạc, Từ Liêm). Không rõ ông ta phải cày ruộng bao nhiêu năm, nhưng chắc là không lâu, thì được Hoàng thái hậu Lê thị cứu ra. Kỳ thực thì đó không phải là tội của ông ta, vi ông ta là quan hoạn. Khi được quay về triều, Đỗ Anh Vũ được trao lại cho chức Thái úy, và ngay lập tức ông ta trả thù những thế lực chống mình trước kia, sát hại rất nhiều quan tướng của triều đình. Toàn thư cho biết số người bị hại chỉ đến con số hàng chục, nhưng dân chúng quanh vùng Yên Mỹ,

60____________________________________ KẾT N Ố I THỜI G IAN I g

Page 67: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

nơi CÓ chùa Diên Phúc, cho mãi đến ngày nay còn truyền tụng câu: "nhất dạ sát bách quan". Thế nhưng ông ta lại được Anh Tông và Lê Thái hậu tin dùng hơn xưa. Và đó chính là cái giá của ngôi báu vậy.

Lợi dụng sự tin dùng, sủng ái đó, Anh Vũ đã từng bước xây dựng thế lực cho họ mình ngày càng mạnh ỏ hai triều Anh Tông và Cao Tông: Đỗ Anh Vũ đã đưa hai cháu gái con ngưổi anh họ là Đỗ Thị o (khuyết danh) và Đỗ Thụy Châu vào làm vợ vua Anh Tông và em trai hai bà này là Đỗ An Di vào hầu hạ trong cung. Về sau Đỗ An Di trở thành Thái sư dưới triều Cao Tông (1176 - 1210). Đến năm 1158, Đỗ Anh Vũ chết, nhưng thế lực

họ này vẫn còn đủ sức làm nghiêng đổ vương triều Lý. Bà em Thụy Châu sinh cho Anh Tông ba con trai vào các năm 1154, 1156, 1158; còn bà chị mãi đến năm 1173 mới sinh được Long Trác.

Sau khi sinh được Long Trác, ba con người họ Đỗ ấy đã làm một cuộc phế lập mới: Phế Long Xưỏng lúc này đã 24 tuổi, qua mặt Kiến Khang vương Long ích cũng đã trưỏng thành để đưa Long Trác lên ngôi Hoàng thái tử, để rồi 2 năm sau lên ngôi Hoàng đế (1176), tức là Lý Cao Tông.

Bằng việc phế lập, giành lấy quyền phụ chính những ông vua hãy còn là những đứa trẻ (Anh Tông lên 3, Cao Tông lên 4), những người họ Đỗ trỏ thành những ông vua không ngai, họ mặc sức ban phát ân uy, điều hành đất nước theo ý của riêng minh, làm cho nhà Lý suy vi. Chính lúc này là thời cơ để ân đền nghĩa trả cho kẻ đã có công mang lại vinh quang cho họ Đỗ cũng như đem lại ngai vàng cho Thiên Tộ (Anh Tông) và Long Trác (Cao Tông). Chính họ đã dùng quyền vua phép nước thực

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 68: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

hiện thành công trò "đánh lận con đen", biến một kẻ đại ác là Đỗ Anh Vũ thành một vị Thánh. Đó là Thánh Lác (Lác là tục danh làng Yên Lạc quê mẹ ông ta, cũng là nơi có đền thờ ông ta), và cũng chính họ phù phép cho "Đức Thánh" cũng đánh Tống, bình Chiêm khiến hậu thế nhầm tưởng Thánh Lác cũng là Lý Thường Kiệt. Cái tài giỏi của những kẻ làm trò "ảo thuật" đó, là ở chỗ mãi đến hơn 850 năm sau còn làm lóa được mắt một số vị quan chức ngành văn hóa: Đền thờ kẻ sát nhân độc ác Đỗ Anh Vũ tại Yên Lạc - Đổng Tiến - Khoái Châu - Hưng Yên được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa!

Về công lao Lý Thường Kiệt đối với quốc gia dân tộc cũng

như tài vũ lược của ông, chúng tòi xin nhường lời cho các nhà khoa học. Là con cháu của dòng họ Ngô, chúng tôi muốn "tránh những lời tự mình ca ngợi tổ tiên mình" nên xin kết thúc bài phát biểu này tại đây bằng việc trích mấy dòng trong sách Lý Thường Kiệt mà học giạ Hoàng Xuân Hãn đã viết hơn 50 năm về trước; "Công Lý Thường Kiệt là to. Tài cầm quân Thường Kiệt là cao đã đành, mà đến chính sách nội trị và ngoại giao của Thường Kiệt cũng khéo. Thường kiệt lại không tự ái quá, biết trọng quyền lợi chung. Nếu không thì sao khi vua còn nhỏ, ông cầm hết quyền binh và quân đội trong tay, mà không bắt chước Lê Hoàn hay Lý Công uẩn, chỉ ra một lệnh là cướp được ngai vàng? Nếu không, thì sau khi thấy tình thế ngoại giao với Tống trở nên khó khăn bởi mình, ỏng lại chịu bỏ ngôi tể phụ mà ra lủi thủi ở trấn Thanh Hóa.

Tuy sách sử ta chép chuyện sơ sài. Nhưng xét qua những sự còn ghi trong những sách Tống ta cũng hiểu được ít nhiều đức tính của Lý Thường Kiệt.

62____________________________________KỂTNỐI THỜI GIAN

Page 69: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Chỉ tiếc rằng riêng về cá nhân của ông, thì không có những chứng làm cho ta biết rõ ràng hơn. Ngoài cái bia chùa [Linh Xứng ở Thanh Hóa] còn lại tuyệt nhiên không còn có vật gì kỷ niệm một vị ân nhân của dân tộc ta. Tưởng nay đã đến lúc ta có thể đền bù công đức của Lý Thường Kiệt".

Bài viết chuẩn bị cho Hội thảo về Lý Thường Kiệt do Trường ĐHKHXH & NV QG sẽ tổ chức trong

dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________^

Page 70: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

KẾT NỚI THỜI GIAN m

4. LÝ THƯỜNG KIỆT QUA VĂN BIA, SẮC PHONG

Anh hùng dân tộc Ngô Tuấn - Lý Thường Kiệt, là một người con của Thăng Long, có nhiều công lao to lớn trong sự nghiệp đành Tống, bình Chiêm, tôn phò ấu chúa, giữ gìn non sông Đại Việt. Trong quá trình vận động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nhiều nhà khoa học đã có bài trên các phương tiện thông

tin đại chúng về thân thế cũng như sự nghiệp của Ngài. Chúng tôi xin trích giói thiệu bài viết của Phạm Tấn trên báo Tiền phong cuối tuần, số 47 (21-27/11/2009) và 48 (28/11 - 4/12/2009)

Phạm Tấn

Lý Thường Kiệt - một nhân vật lịch sử kiệt xuất của dân tộc Việt Nam hồi thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII chính là người họ Ngô có nguồn gốc Thanh Hóa. Khi Lý Công uẩn lên ngôi vua (1010), Ngô An Ngữ ra làm một chức quan võ nhỏ "Sùng bang lang tướng" và đưa gia đình về sống ở phường Thái Hòa, Thăng Long. Và tại đây ông đã sinh ra Ngô Tuấn (tức Lý Thường Kiệt) vào năm 1019. Lý Thường Kiệt đã trỏ thành người con của kinh thành Thăng Long văn hiến trong quốc gla Đại Việt. Mặc dù cha mất lúc 13 tuổi (1031) và mẹ mất lúc 18 tuổi (1036), nhưng Lý Thường Kiệt được chồng của người cô là Tạ Đức động viên giúp đỡ nên ông đã quyết chí học võ, học chữ và rèn chí để giúp nước, làm vẻ vang cho cha mẹ.

Page 71: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Theo sự ghi chép của phả họ Ngô và văn bia ỏ đền Ngọ Xá (tức đền Lý Thường Kiệt ở xã Hà Ngọc, Hà Trung, Thanh Hóa nay) do Nhữ Bá Sỹ soạn vào năm Tự Đức thứ 29 (1876) thì trong thời gian còn ở nhà để thờ cha mẹ, Lý Thường Kiệt đã lấy vợ. Bia Ngọ Xá cho biết người chú rể Tạ Đức khuyên ông lấy cháu là Tạ Thuần Khanh (...). về việc Lý Thường Kiệt có lấy vợ hay không cũng còn có những ý kiến khác nhau. Nhưng một chứng cứ mà chúng tôi mới phát hiện đó là hai sắc phong thời Nguyễn cho vị thần được thờ ở Nghè A Đô (nay thuộc làng A Đô, xã Yên Trung, huyện Ỵên Định, Thanh Hóa) đã chứng minh việc Lý Thường Kiệt có lấy vợ trước khi vào nội đình như bia Ngọ Xá và phả họ Ngô chép là có cơ sở, như:

- Sắc phong:

Dịch nghĩa: "Sắc cho thôn Điền, xã A Đô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo như lệ trước phụng thờ Chính phu nhân Tạ Thị Thuần Khanh là vợ của Thái bảo Việt Quốc công Lý Thường Kiệt triều nhà Lý, nỗi niềm nghiệm thấy linh ứng. Tới nay vua đội ơn nối trả mệnh sáng đất nước, nhớ về công lao của thần trước đây, gia phong thêm mỹ tự là bậc Dực bảo Trung hưng Linh phù. Cho phép phụng thờ theo từng năm để thần ngầm giúp bảo hộ dân ta. Vâng sắc.

Ngày 18 tháng 3 niên hiệu Khải Định thứ2 (1918)".

Đến năm 1925, nhân lễ Khánh thọ 40, vua Khải Định lại có một sắc phong nữa "(...) gia tặng thêm mỹ tự; Trung vi thượng đẳng thần. Đặc biệt cho phép phụng thờ, dùng theo lễ quốc khánh mà phương pháp tế tự dõi theo phép điển xưa".

Qua hai sắc phong này cho phép khẳng định Tạ Thị Thuần Khanh chính là người cháu mà Tạ Đức đã khuyên Lý Thường Kiệt lấy làm vợ như bia Ngọ Xá đã chép. Và rất có thể bà là người A Đô có công đức với làng nên mới được thờ tại đây.

Ị ^ l HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 72: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

ở làng A Đô lại cũng từng có đền thờ Lý Thường Kiệt mà hiện nay vẫn còn nền móng. Điều đó chứng tỏ hai vỢ chồng Lý Thường Kiệt chắc chắn là có sự gắn bó, kỉ niệm với vùng đất này.

Như vậy, từ một chàng trai khỏe mạnh tuấn tú, đã từng có vợ có con và tham gia vào đội kỵ binh để giữ chức kỵ mã đô úy, Lý Thường Kiệt lại được vời vào cung, vào ngạch thị vệ hầu cận vua để trở thành một chức quan hoạn (như bia chùa Linh Xứng và bia Ngọ Xá ở núi Ngưỡng Sơn đã chép). Và từ đây ông phụng sự dưới 3 triều vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), Lý Thánh Tông (1054 - 1072) và Lý Nhân Tông (1072 - 1128), Lý Thường Kiệt đã nhanh chóng được tin dùng và bằng tài năng, đức độ cùng công lao to lớn trên nhiều lĩnh vực, ông đã từng bước đạt tới những nấc thang danh vọng cao nhất ở trong triều (dưới vua). Tóm tắt thân thế sự nghiệp lẫy lừng của Lý Thường Kiệt, bia chùa Linh Xứng đã chép; "Lúc quan Thái úy còn trẻ được chọn vào cấm đình hầu vua Thái Tông, chưa đầy một kỷ, tiếng khen đã nức ở nội đình. Đến khi vua Thánh Tông nối ngôi trị nước, Thái úy hết lòng giúp đỡ. Ra sức siêng năng, nổi bật trong hàng tả hữu, được thăng chức kiểm hiệu thái bảo. Khi nước Phật Thệ (Chiêm Thành) khinh nhờn phép tắc, không chịu vào chầu, vương sư rầm rộ tiến đánh. Thái úy thao lược hơn người, vào cung vua mà nhận mưu chước, chế quân lược mà đuổi đánh quân thù. Hoàn Vương không đường chạy trốn, đành tự bó tay mà chịu cắt tai. Bắt được y rồi, Thái úy mới rút quân về. Vua nghĩ công lớn ấy, bèn ban khen và thăng chức.

Giữa khoảng niên hiệu Thẩn Vũ (1069 - 1072) được phong chức Thái úy đổng trung thư môn hạ bình chương sự giúp đỡ việc chính sự của nước nhà, muôn dân được nhờ ơn rất nhiều vậy.

66_____________________________________KẾT NỐ I THỜI G IAN

Page 73: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Đầu niên hiệu Thái Ninh (1072 - 1075), đức kim thượng Minh hiếu hoàng đế lên ngôi (tức Nhân Tông), Thái úy lấy tư cách là Y Doãn, Hoắc Quang được nhà vua giao phó nhiếp chính và gửi gắm công việc xã tắc. Bỗng chốc quân biên giới

nhà Tống dòm ngó nước ta.Thái úy nắm sẵn mưu chước của triều đình, thống lĩnh quân sĩ, diệt ba châu, bốn trại dễ dàng như bẻ cành gỗ mục. Chẳng bao lâu [quân giặc] ồ ạt kéo đến

sông Như Nguyệt, thề trả thù cho ba châu.Thái úy lại cầm quân đánh giặc. Thái úy lấy tư cách biện sĩ mà phân tích cho giặc, không vất vả mà bọri' đầu sỏ rã rời, nhụt chí. Thế là giữ được an ninh cho xã tắc. Vua mến Thái úy dũng cảm nên càng

thêm sủng kính. Đầu năm Anh Vũ Chiêu Thắng (1076 - 1084),Thái úy được phong làm em vua, trông, nom việc quân ở các châu thuộc trấn Thanh Hóa, quận cửu Chân, châu Ái và phong cho thái ấp một vạn hộ ở V iệt Thường".

"Đến năm NhâmTuất (1082), nhà vua đặc biệt ban thêm một quận Thanh Hóa cho ông làm phong ấp, châu mục đều ngưỡng mộ phong thanh, muôn dân đều mến đức chính".

Sau hơn bốn chục năm ở triều đình nhà Lý để giúp vua bình Chiêm, phá Tống và điều hành chính sự cho quốc gia được yên ổn. đến năm 1082, khi 63 tuổi. Lý Thường Kiệt được biệt phái vào cai quản trấn Thanh Hóa trong 19 năm để bảo vệ vùng đất

phên giậu quan trọng ở phía nam của tổ quốc. Trong 19 năm ấy (1082 - 1101), với quyền lực tối cao và mang danh là Thiên tử nghĩa đệ (em vua), Lý Thường Kiệt được toàn quyển quyết định mọi việc ở trong trấn. Là một trung quân sáng suốt, khoan hòa và đức độ cho nên ông luôn là người mang lại lợi ích cho dân ở trấn mình cai quản. Vị Đại sư Hải chiếu Pháp bảo - một người làm việc dưới quyển ông trong những năm làm tổng trấn Thanh Hóa đã từng chứng kiến tận mắt những việc ông làm cho nên có

HỌ NGỔ VIỆT N A M XƯA & NAY____________________________ ^

Page 74: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

6 8 KẾT N Ố I THỜI G IA N

những lời ca ngợi cụ thể hết lời trong bia Linh Xứng: "Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục, nào có quản công. Làm việc thì siêng

năng, sai bảo dân thì òn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ dân chúng, nhân từ yêu hết mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ bọn gian ác, đem minh

chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá

lạm. Thái úy biết dân lấy ấm no làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe

khoan, nuôi dưỡng cả đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi

là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đấy cả. Giúp chính sự cha ba triều, dẹp yên loạn biên tái, chỉ khoảng vài năm mà làm tám phương yên lặng, công lao thật to lớn.

Đền Ngô Quyền ở Hà Ngọc, Hà Trung, Thanh Hóa

Ảnh Ngô Mạnh Thường

Page 75: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Trong thời gian làm tổng trấn Thanh Hóa, ngoài việc chú trọng đến việc nông tang, cày bừa cấy hái, làm sao cho không bị mất mùa, Lý Thường Kiệt còn rất chăm lo đến việc đào kênh dẫn nước và mỏ mang thêm nhiều làng xóm, ruộng đổng. Truyền thuyết ỏ làng A Đô đã nói về việc Lý Thường Kiệt là người trực tiếp chỉ huy việc đào vét kênh nhà Lê để nối sông Mã với sông Lương qua địa bàn này và chính ông là người cho lập ra trang A Đô. Vì vậy mà ở đây mới có đền thờ ông và phu nhân là bà Tạ Thuần Khanh như đã nói ở trên.

Qua văn bia chùa Báo Ân núi An Hoạch, ta biết tất cả những nghĩa cử cho dân của ông đã làm cho "các châu mục đểu ngưỡng mộ" và "muôn dân đều mến đức chính".

Cũng theo sự ghi chép của bia chùa Báo Ân cho chúng ta biết, có thể chính Lý Thường Kiệt là người đầu tiên mang lại nghề đục đá cho dân làng Nhồi, nơi có chùa Báo Ân.

Và để tỏ lòng biết ơn trời phật, vua và công đức của Lý Thường Kiệt mà nhân dân xứ Thanh đã chọn đất và góp công, góp của để xây dựng ở khu vực núi Nhồi một ngôi chùa với cái tên đầy ý nghĩa - đó là chùa Báo Ân.

Rất tiếc là sử sách cổ của nước ta đều không chép một cách cụ thể, rõ ràng về hành trạng của Lý Thường Kiệt trong 19 năm cai quản trấn Thanh Hóa, nhưng rất may là nhờ các tấm bia thời Lý còn lại, chúng ta không những biết được khá đầy đủ về thân thế sự nghiệp nói chung, mà còn biết được khá kỹ về công lao to lớn của ông đối với xứ Thanh.

Cũng từ những bia ký đã nêu và đối chiếu với các tài liệu sử sách có liên quan, chúng ta thấy Lý Thường Kiệt trong thời gian 19 năm trấn trị ỏ Thanh Hóa, ngoài việc làm cho vùng đất phên giậu của đất nước được yên ổn, vững mạnh, ông còn có công rất lớn trong việc phát triển chùa chiền và làm cho đạo Phật ở đây

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 76: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

hưng thịnh hơn bao giờ hết. Như lời Hải Chiếu đại sư nói trong bia chùa Linh Xứng thì ông "tuy thân vướng việc đời, mà lòng vẫn hướng về đạo Phật". Và chính vì có tấm lòng và tư tưởng hướng Phật ấy mà đã thôi thúc ông chuyên làm những điều thiện đối với dân, với nước. Chính ông là người trực tiếp xây dựng chùa Linh Xứng ở núi Ngưỡng Sơn. Vì vậy dân địa phương còn gọi tên là chùa Lý Thái úy. Bia chùa Linh Xứng soạn lúc Lý Thường Kiệt còn ở Thanh Hóa, nhưng mãi 21 năm sau khi ông mất, tức năm 1126 mới được dựng. Bia này đã chép khá tường tận quá trình tìm đất và xây dựng ngôi chùa (...).

Có thể nói dấu ấn của Lý Thường Kiệt - nhân vật lịch sử kiệt xuất, vĩ đại của dân tộc trong 19 năm ở trấn Thanh Hóa quả là rất đậm nét. Trong 19 năm ấy, với sự có mặt của Lý Thường Kiệt, với sự giao thoa văn hóa Thăng Long kinh kỳ với xứ Thanh phên giậu càng có điều kiện để phát triển một cách thuận lợi. Với những sử sách và bi ký còn lại chúng ta được biết nhiều nhân vật tên tuổi như Thái phó Lưu Khánh Đàm và các vị đại sư như Sùng Tín, Đạo Dung cùng nhiều người khác đã mang sắc thái văn hóa Thăng Long vào xứ Thanh và giúp Lý Thường Kiệt mở mang khai trí những vùng đất còn "mộc mạc", "thuần phác" thành những nơi rực rỡ đền đài, chùa phật,... Và ngược lại khi Lý Thường Kiệt trở về triều (1102) ông lại tuyển chọn nhiều nhân tài xứ Thanh ra Thăng Long để phục vụ triều đình.

Sau khi rời xứ Thanh chỉ vài năm, đến năm 1105, vị anh hùng kiệt xuất Lý Thường Kiệt qua đời, thọ 86 tuổi.

Ngay sau khi ông qua đời, mảnh đất mà lúc sinh thời ông tự chọn để làm Thọ thân đường ở ngay núi Ngưỡng Sơn (nơi liền kề với chỗ ngôi chùa Linh Xứng mà ông xây dựng) đã trở thành một ngôi đền quốc tế để thờ ông mãi mãi. Và cho đến hôm nay, nơi đền thiêng vẫn khói hương nghi ngút. Đã qua rồi gần mười

70_____________________________________ KẾT N Ố I THỜI GIAN

Page 77: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

thê kỷ, nhưng hình ảnh và công lao của Lý Thường Kiệt vẫn còn sống mãi trong tâm thức, tình cảm của người dân xứ Thanh. Và núi Ngưỡng Sơn với chùa Linh Xứng và đền Lý Thường Kiệt chính là một quần thể lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật rất có giá trị mà nhà nước xếp hạng. Rồi đây, với sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước và Ban kỷ niệm ngàn năm Thăng Long cùng sự cố gắng, nỗ lực của Thanh Hóa, khu di tích thắng cảnh này chắc chắn sẽ được phục dựng như xưa để tỏ lòng tri ân thành kính đối với anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ 7^

Page 78: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

72 KẾT NỚI THỜI GIAN

5. BIA SƠN LĂNG

Bia Sơn Làng là bia ỏ mộ Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao tại Lam Kinh. Văn bia do Nguyễn Bảo, Tiến s ĩ khoa Nhâm Thìn (1472), Hữu thị lang bộ Lễ và Nguyễn Xung Xác, Tiến s ĩ khoa Kỷ Sửu (1469), tham chưởng Hàn lảm viện sự biên soạn năm Mậu Ngọ, niên hiệu cảnh Thống năm đầu (1498).

Văn bia do các danh s ĩ đương thòi viết, nên rất chuẩn xác và đàng tin cậy. Vì văn bia quá dài, nên chúng tôi xin trích giới thiệu với bạn đọc Nội san họ Ngô phần có liên quan đến dòng họ để bà con tham khảo.

"Chúng tôi kính cẩn dựa vào gia phả các đời mà ghi lại: Hoàng thái hậu họ Ngô tên húy là Ngọc Dao, người huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hóa. Cao tổ khảo tên húy là Rô, một họ lớn thời Trần. Cao tổ tỷ là Á quận chúa kiêm Bảo từ cung Thái hoàng bà Đinh Thị Quỳnh Khôi.

Tằng tổ khảo là Tây, triều Lê tặng Kiên Tường hầu. Tằng tổ tỷ là Đinh Thị Ngọc Son được tặng Kiến Tường quận phu nhân.

Tổ khảo là Kinh, truy phong Hưng Quận công. Tổ tỷ là Đinh Thị Mại được tặng Hưng Đức quốc phu nhân.

Khảo là Từ làm Tuyên phủ sứ, Thái tử thiếu bảo, Quan nội hầu tặng tước Chương Khánh công, thăng lên Ý Quốc công. Tỷ Đinh Thị Ngọc Kế tặng Ý Quốc thái phu nhân. Hoàng thái hậu là con gái thứ ba.

Page 79: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 73

Ngoại tổ là Trần Thị Ngọc Huy là dòng dõi Tá Thánh Thái sư triều Trần, Chiêu Văn đại vương Trần Nhật Duật.

Hoàng thái hậu từ nhỏ mồ côi mẹ, được bà ngoại nuôi. Có lần gặp một người lạ nói rằng: "Cô bé này sẽ đáng làm mẹ thiên hạ". Nói xong người ấy biến mất. Đó là điểm tốt.

■IR-

Bia Sơn Lăng ở Lam Kinh

Ảnh; Ngô Mạnh Thường

Chị ruột của Hoàng thái hậu là Ngọc Xuân được vào hầu vua Thái Tổ Cao hoàng đế là nơi vinh hiển, tiếng thơm lây sang từ đó.

Niên hiệu Thiệu Bình thứ 3 (1435), Thái hậu 16 tuổi, con nhà lương thiện được tuyển vào cung. Lời nói thành giáo huấn, nết na hợp khuôn phép. Đối bậc trên đúng lễ độ, tiếp kẻ dưới có ân tình, được Thái Tông Văn hoàng đế rất mến yêu.

Page 80: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Lần đầu sinh Diệu Quốc trưởng công chúa, tức là con gái thứ 5 của Văn hoàng đế, lần sau sinh Thánh Tông hoàng đế, tức là con trai thứ tư của Văn hoàng đế.

Niên hiệu Đại Bảo thứ nhất (1440), sách phong Tiệp dư ở cung Khánh Phương. Thái hậu biết đó là cung của bà Chiêu nghi họ Lê từ những ngày đầu nên không dám nhận, từ chối 2 - 3 lần. Trên dưới mọi người đều khuyến khích.

Thánh Tông hoàng đế mới sinh vài tháng thì Thái Tông Văn hoàng đế qua đời. Nhân Tông hoàng đế lên ngôi, phong Thánh Tông hoàng đế làm Phiên vương ở bình nguyên. Tuyên từ Hoàng thái hậu ngự triều, vì Thái hậu là mẹ của thân vương, nên đặc cách thăng sung viện coi việc phụng thờ ở Thái miếu.

Niên hiệu Diên Ninh thứ 6 (1459), vào tháng 10, mùa đôngnăm Kỷ Mão, Lạng Sơn vương là Nghi Dân gây biến.

Tuyên từ Hoàng thái hậu và Nhân Tông Văn hoàng đế bịgiết hại. Cương thường đổ nát, khó nói hết được.

Năm sau vào tháng 6, mùa hạ Canh Thìn (1460), các quan đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Niệm, Lê Thọ Vực,... cùng con em các đại thần dẹp được loạn, rồi rước Thánh Tông hoàng đê' từ biên giới về triều lên nối ngôi vua, lập lại thể thống, dâng ngọc sách tôn mẹ là Hoàng thái hậu ở điện Thừa Hoa.

Hoàng thái hậu ở Đông Triều, ăn chay niệm phật thanh đạm, sáng suốt, khỏe mạnh sống lâu rất là vui vẻ, lấy kiệm cần mà răn dạy người đời, lấy nhân hậu mà nhắc nhủ quan gia.

Thánh Tông hoàng đế tài cao đức lớn, anh dũng thông minh, biết nghe từng lời mẹ dạy, ngày đêm chăm lo lễ nhạc văn chương, phát huy pháp luật, thuần phong mỹ tục, mỗi đổi thay, hoàn hảo đều có công của Hoàng thái hậu.

74_____________________________________KẾT N Ố I THỜI GIAN

Page 81: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Tháng 3, năm Bính Thìn (1496), đi viếng lăng về thì mắc bệnh lị. Giờ Hợi ngày 26 tháng 3 nhuận, niên hiệu Hổng Đức thứ 27, bà mất ở chính tẩm Thừa Hoa điện, hưởng thọ 76 tuổi, giúp vua 37 năm.

Lúc Hoàng thái hậu mới bị mệt nặng, Thánh Thượng hoàng đế lúc đó là Hoàng thái tử ngày đêm chầu chực bên giừơng bệnh, thuốc thang cơm nước tự vua nếm trước. Trong thì cúng tổ tiên, ngoài thì nghe dân chúng cầu khấn các thần không thiếu nơi nào. Khi bà không cử động được nữa, không mong cầu được, vua tự đặt hiệu mà gọi rồi kêu khóc, Hoàng thái hậu vì thế cố mở miệng muốn nói mà không ra tiếng. Việc khâm liệm, phạm hàm đều do vua tự làm, viết điếu văn, đặt quan tài ở điện để viếng, định tháng 10 rựớc về Sơn Lăng, nhưng Thánh Tông hoàng đế cũng băng hà nên chưa làm lễ an táng được.

Ngày 6 tháng 2 năm Đinh Tỵ (1497), niên hiệu Hồng Đức thứ 28, (Lê Hiến Tông) lên ngôi Hoàng đế, tế cáo trời đất rồi ra lệnh tiến hành tang lễ, dâng sách truy tôn, báo ơn ông bà, tiên tổ. Lòng thương tiếc, lễ tống chung, đức đại hiếu của thánh nhân là tột bực....".

Theo Hoàng Thái hậu sinh vua Lê Thánh Tông của Lê Bá Chức. Nhà xuất bản Thanh Hóa,

năm 2001. Có chỉnh lý.

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 82: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

76 DANH NHÀN, DANHSỸ VÀ DOANH NHÀN HO NGÔ

H Ọ N G Ô V IỆ T N A M X Ư A & N A Y

ỉrộ'WI!t-ffiữỉl!(«) Mèịẽ

1. NGÔ CHÂN LƯU NGƯỜI KHUÔNG PHÒ Nước VIỆT

/Vgố Chân Lưu tên húy là Xương Tỷ, đời thứ 8 họ Ngô, con thứ của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, em Ngô Xương Xí- sứ quân Bình Kiều. Chi tiết xin xem Phả hệ họ Ngô Việt Nam, NXB VHTT - HN - 2003.

Nguyễn Huệ Chi

Tên quen thuộc là Đại sư Khuông Việt, nhà sư và nhà văn Việt Nam đời Đinh và Tiền Lê, người hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Lúc bé học đạo Nho, lớn lên ra thành Đại La học Đạo Phật với Thiền sư Văn Phong ở chùa Khai Quốc trở thành thế hệ thứ tư dòng thiền Quan Bích. Năm 40 tuổi nổi tiếng tinh thông thiển học, được Đinh Tiên Hoàng mời về Hoa Lư trao cho chức Tăng thống và ban hiệu Khuông Việt Đại sư. Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi, càng hết sức trọng đãi, cho tham dự những công việc

Page 83: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

trọng đại của triều đình. Năm 986, ông và nhà sư Pháp Thuận được cử ra đón tiếp sứ Tống Lý Giác, về già, trở về tu ở một ngòi chùa trong núi Du Hý gần quê quán.

Ngô Chân Lưu chỉ còn để lại khúc ca Vương lang quy, hai câu thơ tặng học trò và một bài kệ ứng khẩu lúc sắp mất. Vương lang quy không hẳn là một tên riêng, mà chỉ là tên một thể loại từ khúc mà tác giả mô phỏng. Đây là một áng văn nặng

tính chất ngoại giao, lời lẽ nhún nhường, thể hiện chủ trương bề

ngoài chịu nhún, bên trong tự cường của Lê Đại Hành, một ông

vua có tinh thần dân tộc. v ề nghệ thuật, đây là một bài từ điêu

luyện âm điệu êm ái, lời lẽ "nõn nà tưởng có thể vốc được"

(Lê Quý Đôn), nhưng đồng thời một đôi cụm từ cũng có những

hàm nghĩa sâu xa, lấp lửng, khiến người đọc ngày nay vặn có

nhiều ý kiến khác nhau trong khi tiếp nhận. Ra đời trong điều

kiện văn đàn Việt Nam còn xa lạ với thể từ, bài Vương lang quy chứng tỏ tài sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật chữ Hán cũng như

khả năng theo sát bước phát triển cao nhất của nền văn hóa

Trung Hoa đương đại của tầng lớp trí thức dân tộc buổi đầu

thời tự chủ. Có lẽ đây cũng là bài từ sớm nhất còn lại trong lịch

sử văn học Việt Nam. Hai câu thơ Thủy Chung, giải thích cho học trò Đa Bảo về cách hiểu phạm trù "thủy chung" (mờ đầu và

kết thúc) theo tinh thần Phật học. Bài thơ ứng khẩu lúc sắp mất, nguyên hỏa le lói tư tưởng duy vật; lửa cũng như các yếu tố khác tạo ra vật chất, là cái có sẵn trong vật chất, không hề mất đi cũng không ai tạo ra được và luôn luôn được bảo toàn theo chu trình diệt rồi sinh không ngừng.

(Nguồn: Từ điển Văn học,NXB Khoa học xã hội - 1984)

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY________________________tj_

Page 84: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

78 DANHNHÁN, DANHSỸ VÀ DOANH NHÀN HỌ NGÔ ^ £ 1

2 .THẠCH THÀNH LÂM ẤP TRÚC LỤC LỘ NGÔ TỬ AN

Đó là câu ngạn ngữ nói đến việc người Chiêm Thành xây thành đá nay còn dấu tích ở Hoành Sơn để ngăn chặn sự xâm lấn của Đại Việt, còn Ngô Tử An mở lối vượt Hoành Sơn.

Ngô Tử An là con Ngô Xương sắc, đích tôn Sứ quân Bình Kiều Ngô Xương Xí, thuộc thế hệ thứ 10 họ Ngô. Không rõ ông sinh và mất năm nào. Năm 950, Nam Tấn Vương Ngô xương Văn phế truất được Dương Tam Kha, sai đón anh là Ngô Xương Ngập về Kinh sư cùng trông coi việc nước. Đến năm 954, Thiên Sách Vương mất, Nam Tấn Vương tiếp tục giữ ngôi cho đến năm 965 thì mất. Sau khi Hậu Ngô vương Xương Văn mất thì xảy ra loạn 12 sứ quân, năm sau, năm 966 sứ quân Bình Kiểu Ngô Xương Xí bị Đinh Tiên Hoàng thu phục, cha ống ià Ngô Xương Sắc chạy về ẩn cư ở Thượng du châu Ái, rồi sinh ra ông ở đó. Khi lớn lén, Ngò Tử An theo Lê Hoàn lập ra nhà Tiền Lẽ và được tôn là Phụ quốc vương triều này.

Năm 983, khi chuẩn bị đánh Chiêm Thành, vua Lê Đại Hành sai Ngô Tử An đem quân đào và vét các khúc sông nối sông Đáy với sông Hoát để tránh cửa Thần Phù hay có gió bão, vét các khúc sông từ Yên Định đến Tĩnh Gia, gồm Kênh Son, Kênh Sắt và sông Đa Cái (Nghệ An), tạo thành con đường thủy cho thuyền bè đi thông từ sông Đáy đến cửa Sót (Hà Tĩnh).

Page 85: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Theo cụ Ngô Đức Thắng thì sự nghiệp đào sông của Ngô Tử An, di tích còn lại là một cái nghè bằng đá có hậu bành khắc ba chữ "Thủy Thạch Tiên" trong một hang đá thuộc địa phận xã Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tương truyền có hai bài thơ khắc vào vách đá. Nhưng do việc khai thác đá nên nay không còn.

Đến năm 992, vua Lê lại sai Phụ quốc Ngô Tử An đem ba vạn người đi mỏ đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Ly của Chiêm Thành (nay là huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) Đó là con đường bộ đầu tiên nối Đại Việt với đất Chiêm Thành, vượt qua dãy Hoành Sơn ở Đèo Ngang.

BTV

111^ HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 86: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

80______ DANHNHẢK DANHSỸ VÀ DOANH NHÁN HỌ NGÔ 1

3. NGÔ SỸ LIÊN - DƯỚI MĂT CÁC NHÀ s ử HỌC

Ngô Sỹ Liên người làng Chúc Lý huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) năm sinh năm mất chưa rõ. Đỗ Tiến sĩ khoa 1442, ông đâ trải qua các chức trong Hàn Lâm viện, Đô sát viện. Dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497), ông làm sử quan được giao nhiệm vụ biên soạn sách "Đại Việt sử ký toàn thư" gồm 15 quyển. Bộ sử này là công trình tập thể qua nhiều thời đại. Phần đóng góp riêng của Ngô Sỹ Liên là ngoài phần chỉnh lý lại các bản cũ của Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, ông đã viết phần Ngoại kỷ (từ Hổng Bàng đến Thục An Dương Vương). Phần bản kỷ quyển 10 viết về Lê Thái Tổ. Sách làm xong lìăm 1479.

Khi xuất bản cuốn ĐVSKTT năm 1993, giáo sư sử học Phan Huy Lê có bài,giới thiệu về Ngô Sỹ Liên, về ĐVSKTT trong đó có đoạn như sau; "Trong quá trình biên soạn ĐVSKTT, Ngô Sỹ Liên giữ một vai trò quan trọng (...). Theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục, ông thọ 98 tuổi, ông từng tham gia khỏi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) và đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông (1434 - 1442).

Dưới triều Lê, Ngô Sỹ Liên giữ chức Đỏ ngự sử đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), rồi Lễ bộ Hũru thị lang, triều liệt đại phu, kiêm Quốc tử giám tư nghiệp, kiêm sử quan tu soạn đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Cũng như Phan Phù Tiên, Ngô Sỹ Liên hoạt động trong hai cơ quan chuyên trách về văn hóa và giáo dục là

Page 87: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Quốc tử giám và Quốc sử viện. Năm 1479, Lê Thánh Tông "sai

sử quan tu soạn Ngô Sỹ Liên soạn ĐVSKTT 15 quyển".

Vào đầu thế kỷ thứ XV, quân Minh trong thời gian đô hộ và xâm lược nước ta (1406 - 1427) đã tiêu hủy và cướp mang về nước không biết bao nhiêu tác phẩm thuộc nhiều dân tộc của ta lĩnh vực văn hóa. Đó là thủ đoạn hủy diệt văn hóa nằm trong âm mưu đồng hóa thâm độc của quân xâm lược, đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền văn hóa dân tộc của ta. Sau khi giành lại độc lập, Lê Quý Đôn cho biết: "Triều ta (triều Lê) dẹp loạn, lập lại trị bình, các bậc danh nho như Nguyễn Trãi, Nguyễn Tử Tấn, Phan Phù Tiên cùng nhau sưu tầm các sách vở, nhặt nhạnh từng tờ giấy còn sót lại; nhưng sau cuộc binh hỏa, mười phần chỉ còn được bốn năm phần". Lê Thánh Tông đã hai lần hạ chiếu "tìm tòi những dã sử, thu thập những truyện ký cổ kim còn chứa trong các nhà riêng, cầu những sách còn sót lại đem chứa cất ở bí các". Trên cơ sở những tư liệu được thu thập lại, Quốc sử viện thời Lê Thánh Tông đã có nhiều cố gắng biên soạn quốc sử.

Lời tựa sách ĐVSKTT của Ngô Sỹ Liên có đoạn viết: "Khoảng năm Quang Thuận (1460 - 1469) xuống chiếu tìm kiếm dã sử và các truyện ký xưa nay do các tư nhân cất giữ, đều ra lệnh dâng cả lên để sẵn tham khảo. Lại sai các nho thần thảo luận, biên xếp. Thần lúc trước ở sử viện đã được dự vào việc ấy. Đến khi thần lại được vào sử viện thì sách ấy đã dâng lên chứa ở Đông Các, không được trông thấy nữa". Như vậy là trong những năm đầu đời Lê Thánh Tông, Quốc sử viện triều Lê đã biên soạn xong một bộ sử, chứa ở Đông Các. Ngô Sỹ Liên có tham gia công trình biên soạn này, nhưng nửa chừng phải về chịu tang gia đình. Không rõ ai chủ trì bộ sử này và vì sao không được vua Lê công nhận như một bộ quốc sử và cho ban hành.

HỌ NGỔ VIỆT N AM XƯA & NAY____________________________ ^

Page 88: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Cho đến nay, bộ sử đó không để lại một dấu vết nào trong kho tàng thư tịch Việt Nam.

Đến năm 1497, Ngô Sỹ Liên biên soạn xong bộ ĐVSKTT 15 quyển trên cơ sở "lấy hai bộ sách của tiên hiền ra, hiệu chỉnh biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ.

"Hai bộ sách của tiên hiền" là hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Huu và Phan Phù Tiên đã nói ở trên. Ngô Sỹ Liên một mặt đánh gía cao những nhà sử học tiền bối này: "Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phù Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vỏ còn sót lại, gom lại thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa là được". Mặc khác Ngô Sỹ Liên cũng nêu lên những nhược điểm của của hai bộ quốc sử đó: "Song ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa là còn có chỗ chưa đúng, văn tự còn có chỗ chưa ổn thì đổi đi, thỉnh thoảng gặp những việc thiện ác có thể khuyên răn được, thì góp ý kiến quê mùa ỏ sau". Qua đó có thể thấy phần tu bổ của Ngô Sỹ Liên đối với hai bộ quốc sử của Lê Văn Hưu và Phan Phù Tiên không phải là ít. Ngô Sỹ Liên đã viết rõ trong Phàm Lệ: "Sách làm ra, gốc ỏ hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phù Tiên, tham khảo thêm Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính biên tập mà thành".

Phần biên soạn mới của Ngô Sỹ Liên là phần Ngoại kỷ chép lịch sử từ họ Hổng Bàng đến đời An Dương Vương. Cơ sở tư liệu và phương pháp biên soạn phần này được ông nêu lên như sau: "Những việc chép trong Ngoại kỷ là gốc ở dă sử. những việc quái đản thì bỏ đi không chép". Tuy có hạn chế của trình độ khoa học lúc đó, nhưng phải ghi nhận đây là một cống hiến to lớn của Ngô Sỹ Liên. Với phần bổ sung này, thời đại mở nước còn mang tính chất nửa huyền thoại nửa lịch sử bao gổm các

82________D A N H N H Ả K D A N H S Ỹ VÀ D O A N H N H Ả N H Ọ NG Ô j ^ |

Page 89: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

đời Kinh Dương vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, An Dương Vương lần đầu tiên được chính thức đưa vào quốc sử.

Từ Lê Văn Hưu đến Ngô Sỹ Liên, bộ quốc sử đầu tiên của chúng ta đã được biên soạn một cách có hệ thống từ đời Hồng Bàng cho đến năm 1427. Công việc biên soạn còn tiếp tục, nhưng có thể nói, đến đây bộ ĐVSKTT còn lại ngày nay đã được định hình về cấu trúc và xác lập về quan điểm viết sử.

(Nguồn: Từ điển văn hóa Việt Nam)

| ^ [ HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________^

Page 90: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

84 DANH NHÀN, DANH SỸ VÀ DOANH NHÁN HỌ NGÔ

4. NGÔ QUANG BÍCH VÀ cuộc CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX

Cuộc đời quan trường và sự nghiệp chống Pháp của Ngô

Quang Bích kéo dài 21 năm (1869 - 1890), địa bàn hoạt động

của ông trải rộng khắp hai miền Trung Bắc. Trong đó Phú Thọ

(Hưng Hóa) là nơi ông dừng chân lâu nhất, 15 năm. Quê gốc

của ông vốn ở miền Trung (Thanh Hóa), cuối thế kỷ thứ X V II cụ

tổ chuyển ra lập nghiệp trên đất Bắc làng Trinh Phố, Kiến

Xương, Thái Bình. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày m ất của

ông, chúng tôi xin trích giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả

Nguyễn Văn Nguyên

về họ của ông có lúc ghi là Ngô, có khi ghi là Nguyễn, khiến cho nhiều người đã lầm tường là ông được triều Nguyễn phong quốc tính, nhưng thực ra là vì hoàn cảnh. Vào đời thứ tư, hai người con trai họ Ngô phải sang làm con nuôi bên họ ngoại là

họ Nguyễn nên đã mang tên họ đó. Đến Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890), đời thứ 7, ông đã đổi lại họ Ngô (1). Họ này vốn là một họ nổi tiếng trong lịch sử với những danh nhân như Ngô Sỹ Liên, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sờ rồi đến Ngô Quang Bích; ông là người đã thừa kế được cả hai mặt văn và võ của dòng họ đó.

Page 91: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Năm 1861 đỗ cử nhân, năm 1869 đỗ tiến sỹ, vào thi Đình đỗ Đình nguyên, sau đó ông được bổ dụng giữ chức tri phủ Diên Khánh, sau thăng lên án sát Bình Định rồi Sơn Tây. Do có công lao vượt trội, năm 1875 ông được gọi về triều và gần như một lúc ông được phong hai chức quan trọng: Tế tửu Quốc tử giám (Hiệu trường) và Tổng tài Quốc sử quán (duyệt quốc sử). Trong tình thế Pháp đã đánh chiếm Nam kỳ, nay chúng lại gây rối trên đất Bắc để hòng chiếm trọn nước ta, sau khi đã cân nhắc triều đình quyết định cử ông ra Bắc giữ chức chánh sứ sơn phòng kiêm tuần phủ Hưng Hóa.

Vua Hàm Nghi lên ngôi, sau vụ chính biến ở Huế thất bại (1885) nhà vua hạ chiếu cần vương, Ngô Quang Bích đã hường ứng và được phong nhiều chức tước. Cuộc chiến do ông lãnh đạo ở Bắc kỳ chia làm hai giai đoạn: 1879 - 1883 và 1884 -1890.

G iai đoạn 18 70 - 1883

Nam kỳ đã bị mất vào tay quân Pháp. Bắc kỳ lâm vào tình trạng rối loạn, giặc giã nổi lên như ong, trong đó đáng gờm nhất là giặc Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc tung hoành cướp búc khắp vùng Yên Bái, Phú Thọ. Triều đình cừ Ngô Quang Bích ra trấn trị phủ Lâm Thao thay chân viên tri phủ cũ bất lực. bị thải hồi. Triều đình đã dùng trăm phương ngàn kế để dẹp loạn mà không nổi, nay có lẽ phải dùng sách "Tâm công" của Nguyễn Trãi là đánh vào lòng người. Ngô Quang Bích tìm gặp ông bạn người Hoa đang làm nghề mãi võ ở nước ta, đã từng là bạn của Lưu Vĩnh Phúc, nhờ ông này làm môi giới mời tướng giặc về chơi phủ đường.

Vĩnh Phúc vốn là một nông dân, tham gia khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc bị thất bại phải chạy sang Việt Nam, đành

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 92: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

làm liều đẻ kiếm miếng ăn, nay được đối đãi trọng thị, giảng giải chí tình, lại được giao cho vùng đất Bảo Thắng (Yên Bái) làm nơi đóng quân, làm ăn sinh sống, đã vui vẻ nhận về hợp tác với Ngô Quang Bích. Sự biến này có tác động lớn đến những toán giặc khác, bọn thì ra hàng, bọn thì lặng lẽ giải thể, xã hội dần ổn định trở lại. Đây quả là một chiến công độc đáo của Ngô Quang Bích không phải dùng một lính mà đã ổn định được tình hình. Binh pháp xưa có câu: "không đánh mà thắng là đại tướng", lần đầu ra quân mà ông đã có tầm vóc của một tướng tài.

Ông được nhà vua tặng danh hiệu "Thanh liêm chi quan" và thăng lên chức án sát tỉnh Sơn Tây, còn Lưu Vĩnh Phúc cũng chính thức được nhận một chức vụ của triều đình: "Bảo Thắng phòng ngự sứ". Sau đó xảy ra vụ xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất của giặc Pháp do viên đại úy Prancis Garnier chỉ huy. Ngày 20-11-1872, chúng chiếm được Hà Nội, tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương, bị giặc bắt, nhịn ăn mà chết. Thừa thắng chỉ với vài trăm quân, Pháp đánh rộng ra và đã chiếm được nhiều tỉnh ờ đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, thậm chí có nơi chỉ có 7 tên lính mà chúng đã chiếm được cả tình thành.

Để chuẩn bị đối phó, Ngô Quang Bích cho mời Lưu Vĩnh Phúc về tư dinh bàn bạc, hai ông thống nhất cho quân mật phục áp sát thành Hà Nội, đồng thời dùng một lực lượng nhỏ luân phiên tập kích gây rối, khiến cho bọn giặc đóng trong thành sợ hãi phải kêu thủ íĩnh về cứu. Quen thói ngạo mạn, với đầu óc chủ quan khinh địch, vừa đến nơi Garnier đã thân chinh ra trận, thế là sa ngay vào lưới phục kích. Cả hắn và Benni - viên chỉ huy phó đều bị bỏ mạng tại cầu Giấy ngày 21-12-1872,

86______ DANH NHẢN, DANHSỸ VÀ DOANH NHÂN HỌ NGÔ

Page 93: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

bọn lính sống sót rút chạy xuống tàu để mong thoát nạn. Nhưng giữa lúc đó thì triều đình vội ra lệnh lui binh ngưng chiến để nghị hòa và đã ký với Pháp (kẻ bại trận) một hiệp ước (1874) trong đó có những điều khoản bất lợi cho ta như: Việt Nam không được tự ý ký hiệp ước thương mại với nước ngoài, hoặc nếu có loạn, Pháp sẽ đem quân dẹp giúp. Rồi thì những người có công cũng được triều đình thăng thưởng. Lưu Vĩnh Phúc lên chức Phó Đề đốc còn Ngô Quang Bích thì được vời về triều để nhận chức vụ cao hơn.

Lần thứ hai viện cớ Bắc kỳ có loạn, vin vào hiệp ước 1874, Pháp đem quân ra can thiệp. Một lần nữa triều đình lại cử Ngô

Quang Bích ra Bắc với những chức tước tạo cho ông có điều kiện hơn để đối phó với giặc: Chánh sứ sơn phòng, Hiệp biện đại học sỹ kiêm tuần phủ Hưng Hóa.

Lần này tên đại tá Henri Rivière được cử làm chỉ huy với lực lượng tăng gấp bội so với lần trước. Đầu tháng 4, chúng tới Hà Nội đưa thư khiêu chiến, ngày 25 cùng tháng chúng mờ cuộc tấn công. Tổng đốc Hoàng Diệu lực yếu, thế cô không giữ nổi thành đã thắt cổ tự tử. Chiếm được Hà Nội, Rivière cũng liền mở rộng cuộc tấn công nhưng bài bản hơn lần trước, một mặt tung quân cấp tốc chiếm Hải Phòng, Hòn Gai, khống chế vùng biển ngăn chặn sự can thiệp cùa quân Thanh, mặt khác chúng chia quân đi lần lượt đánh chiếm các tỉnh là vựa thóc vùng đồng bằng sông Hồng nhằm có nguồn lương thực tại chỗ để đối phó với cuộc chiến có thể kéo dài. Riêng vùng Sơn Tây, Hưng Hóa, Pháp chưa dám đụng tới vì e ngại lực lượng chính quy do Hoàng Kế Viêm chỉ huy còn nằm bất động

ở đó.

1 ^ ^ HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________^

Page 94: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Biết trước nguy cơ sẽ tới, vượt lên sự trù trừ của Hoàng Kế Viêm, Ngô Quang Bích tổ chức cuộc gặp của ba nhân vật chủ chốt trên đất Bắc là hai ông với tướng Lưu Vĩnh Phúc, ngoài ra ông còn mở rộng cho một số vị đề đốc bỏ vùng Pháp chiếm tìm đến với ông được tham dự. Một lối khiêu khích mới lại được diễn ra như vừa thách đố, vừa hăm dọa và dùng cả "hạ sách" là nguyền rủa, chửi bới.

Quả nhiên như một kẻ phát khùng, Rivière cho mở cửa thành tất bật xông ra để đè bẹp "lũ giặc man rợ", vì quá hăm hở, quên mất bài học cũ, sa vào vết xe đổ, Rivière lại bị mất mạng cách chỗ Garnier vùi xác lần trước không xa. Trên đà thắng thế, các cánh quân của Đốc Ngữ, Quang Điền, Lưu Thư Trung theo lệnh Ngô Quang Bích cùng hợp sức với quân Cờ Đen mang thang, vác búa quyết phá thành và chiếm lại Hà Nội. Đang hăm hở thì Hoàng Kế Viêm hạ lệnh ngưng chiến, mọi người uất ức xin Ngô tướng quân cứ cho đánh, ông nghẹn ngào nói với quân sĩ, ông ta là cấp trên nên đành phải tuân lệnh, nói rồi ông lặng người suy nghĩ, giặc đang tan tác như rắn mất đầu, dịp này mà bỏ qua thì khó có cơ hội đánh nổi chúng nữa.

Cuộc thảm bại lần thứ hai của giặc ở cầu Giấy tuy có làm cho dư luận nước Pháp xôn xao, song thực dân Pháp đang ờ vào thế phát triển, nên chúng liền tăng viện để quyết tâm chiếm cho bằng được Bắc kỳ, một thị trường béo bở đang bị lắm kẻ dòm ngó. Được giao nhiệm vụ lần này là viên đô đốc Courbert trên đường đi ra Bắc, gặp lúc vua Tự Đức băng hà (17-7-1883), triều đình đang tronq tình trạng "tang gia bối rối", chớp thời cơ Courbert cho chiến thuyền tấn công thẳng vào cửa Thuận An,

88_______ DANHNHÁN, DANHSỸ VÀ DOANH NH Â N HỌ NGÔ

Page 95: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Huế đầu hàng ký hiệp ước Harmand nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Từ đây cuộc chiến đấu của Ngô Quang Bích chuyển sang một giai đoạn mới.

| ị; Ệ I h ọ n g ỏ v iệ t n a m x ư a & NAY_______________________________^

(1) Chúng tôi xin nói lại chỗ này cho rõ: Người đầu tiên dổi sang họ Nguyễn là Nguyễn Ngô Thiều (1763 - 1824). Cháu nội Nguyễn Ngô Thiều là Nguyễn Quang Bích có hai con trai cũng còn mang họ Nguyễn là Nguyễn Quang Tiềm, Nguyễn Quang Đoan. Theo Gia lễ "Ngũ đại mai thần chủ", thì sang đời cháu nội Nguyễn Quang Bích mới nhất loạt xin lấy lại họ Ngỏ.

(Vi khuôn khổ Nội san, chúng tôi không đăng phần cuối của bài viết. Kinh mong tác giả và bạn dọc thông cảm. Bạn nào có nhu cầu đọc tiếp xin xem Xưa & Nay số 339 tháng 9-2009).

Page 96: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

90 DANH NHẢN, DANHSỸ VÀ DOANH NHÂN HỌ NGÔ \

5. NHÀ THỜ TIẾN Sĩ NGÔ NHO

Nguyệt Đức

Ngô Nho (sinh năm 1756 mất ngày 11 tháng giêng

năm 1787) là Tiến sĩ, nhà ngoại giao trẻ tuổi thời Lê - Trịnh thế

kỷ XVIII, nổi tiếng là thần đổng. Từ năm lên 8 ông đã giỏi làm

thơ, hay chữ, năm 14 tuổi trúng cách kỳ thi khảo hạch ỏ huyện, năm 18 tuổi thi Hương đỗ Giải nguyên, năm 1785 đỗ Tiến sĩ làm

quan đến Cấp sự trung bộ Hộ. Tính tình ông khảng khái cương

trực. Năm 1787, triều đình Lê - Trịnh cử ông làm Phó Sứ của

Phải đoàn ngoại giao vào Phú Xuân thương nghị với Tày Sơn về

phẩn đất Nghệ An đã bị chiếm. Trên đường trỏ về thi thuyền bị chim, TS Ngô Nho và cả đoàn sứ bộ đều bị chết. Tên tuổi, sự

nghiệp nhà khoa bảng được ghi chép khá chi tiết trong các sử

sách (Lê triều lịch khoa Tiến sĩ đề danh bi kỷ, Đăng khoa lục

sưu giảng, Lịch triều tạp kỷ, Hoàng Lê nhất thống chí, Khâm

định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử cương mục tiết yếu...). Nhưng còn di tích nhà thờ Tiến s ĩ Ngô Nho có qui mô

kiến trúc ra sao và hiện trạng thế nào thì chưa thấy tài liệu nào

đề cập. Xin cho biết rõ về Nhà thờ vị Tiến sĩ này?

Đoàn Quảng Minh(quận Long Biên, Hà Nội)

Nhà thờ Tiến sĩ Ngô Nho tọa lạc trên thế đất đẹp cao ráo, nhìn theo hướng Tây Nam ở vị trí giữa thôn Tri Chỉ, xã Tri Trung,

Page 97: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Tri Chỉ cổ (còn có tên là làng Trê hay Trể) nằm trong vùng chiêm trũng của đồng bằng châu thổ sông Hồng, được bổi đắp cách nay hơn ngàn năm. Dấu tích khảo cổ hiện vật như: lưỡi rìu đồng, bia đá ghi dòng chữ "Mã Viện chi thê" là bằng chứng. Di tích là ngôi nhà ngang 3 gian, 2 đĩ với kiến trúc nội tự ngoại khách. Phía ngoài di tích được xây chồng diêm, hai tầng lợp ngói mũi nhỏ, hai đầu bờ nóc đắp đấu đinh, cuối bờ giải xây dật cấp. Giữa hai tầng mái là phần chồng diêm chia làm 3 ô. ồ giữa ghi 4 chữ đại tự "Ngô tộc từ đường", hai ô bên đắp nổi hình tượng Tùng, Mai.

Câu đối ở gian giữa:

"Ngô tộc khai danh phúc ấm tiên linh lưu hậu duệ

Tổ đường lập tự ân quang th ế phả quyết tương lai"

(Phúc ấm tổ tiên đã khai sáng dòng họ Ngô được lưu truyền vạn đại. Tổ đường là nơi hội tụ dòng họ muôn đời sau phải đoàn kết gìn giữ lâu dài). Tại nhà thờ còn lưu giữ sắc phong cảnh Hưng năm thứ 46 (1785). Phía trên bệ thờ có treo bức hoành phi đề 3 chữ Hán "Tư tứ thưởng" có nghĩa TS Ngô Nho được nhà vua ban thưởng nhiều lần. Đôi câu đối ca ngợi công trạng của TS Ngô Nho:

Khai tiên truyền gia ấm cơ cữu ức niên tồn trỏ.

K hải hậu hữu sứ công khoa hoạn lịch đại đẩu sơn.

Dịch nghĩa:

Công danh về sau càng lớn càng dày tấm gương lớn như núi

cao biển rộng.

M ệnh ơn tổ tiên khai sáng khoa vàn rạng rỡ muôn đời sàn

lạn huy hoàng.

Nhà thờ TS Ngô Nho là một loại hình di tích riêng. Nơi đây đã góp phẩn đáng kể trong việc bảo tổn những giá trị văn hóa

1 ^ ^ HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________^

Page 98: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

truyền thống của dòng họ, giáo dục tinh thần hiếu học, tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ ở địa phương. Nhà thờ từng là nơi hội họp, nuôi dấu cán bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và là nơi một số cơ quan Nhà nước sơ tán trong kháng chiến chống Mỹ. Phát huy tinh thần hiếu học của tổ tiên và TS Ngô Nho, từ năm 1999 dòng họ đã sớm lập Quỹ khuyên học và nhiều lớp con cháu của dòng họ Ngô ở Tri Chỉ đã trưởng thành, đảm nhận những vai trò quan trọng trên các [ĩnh vực của Nhà nước, trong đó có người là đại biểu Quốc Hội, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, học viện Chính trị - Quân sự cấp cao...

(Nguồn: Báo Phụ nữ Thủ dô, sô'ra ngày 061512009)

92________D A N H N H Ả N , D A N H S Ỹ VÀ D O A N H N H Ả N H Ọ NGÔ

Page 99: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 93

6. NGÔ NGỌC BÍCH c ự u CHIẾN BINH - DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT

Ngỏ Gia Biểu

Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Đúc đồng Ngũ Xã, thép xây dung Đa Hội, giấy Phong Khê, gỗ mỹ nghệ Đổng Kỵ,...

Tuy gọi là làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, nhưng thực ra là khu vực sản xuất đổ gỗ mỹ nghệ này bao gồm ba xã liền kề là Đổng Quang, Phù Khê, Hương Mạc, ba xã này đều thuộc thị trấn Từ Sơn, nay là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vùng đô thị ngoại vi thủ đô Hà Nội về phía Bắc.

Khu làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đổng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, có rất nhiều cơ sở sản xuất, công ty, hộ kinh doanh cá thể chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nhưng nói tới Công ty Hổng Ngọc Bích thì ai cũng biết. Công ty Hồng Ngọc Bích do Ngô Ngọc Bích làm Giám đốc, nổi tiếng xa gần bởi cách làm ăn đàng hoàng, có uy tín không chỉ trong nước mà cả ở thị trường nước ngoài. Tiếng lành đồn xa, công ty Hồng Ngọc Bích được nước bạn Lào nhờ đào tạo giúp mấy khóa thợ đồ gỗ mỹ nghệ, được nước bạn đánh giá cao và tặng bằng khen.

Không chỉ có vậy, công ty Hổng Ngọc Bích còn thường xuyên tham gia công tác từ thiện, đào tạo nghề miễn phí cho con em diện chính sách, cho bà con nghèo ỏ địa phương,

Page 100: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Ngoài ra, anh Ngô Ngọc Bích còn góp nhiều tiền công đức cho dòng họ để tôn tạo từ đường, mộ tổ, hàng năm tài trợ hàng chục triệu đồng để tổ chức những buổi sinh hoạt văn nghệ mang đặc trưng văn hóa Kinh Bắc nhân ngày giỗ tổ của dòng họ.

Anh Ngô Ngọc Bích sinh năm 1958 trong một gia đình có nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống tại thôn Hương Mạc, xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Học hết phổ thông 10 năm năm 1976, Ngô Ngọc Bích hăng hái nhập ngũ tham gia bộ đội, thuộc quân đoàn 3. Anh tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, chiến trường Lào, chiến trường biên giới phía Bắc, đều là các chiến trường gian khổ, ác liệt.

Năm 1981, sau hơn 5 năm chiến đấu trên các chiến trường, anh được xuất ngũ về làng. Ngô Ngọc Bích yêu quý quê hương, yêu quý làng nghề, anh quyết định lập nghiệp ngay chính tại quê hương mình bằng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống của cha ông.

Với hai bàn tay trắng dạn dày từ chiến trường trỏ về, với ý chí của người lính cụ Hồ, vợ chồng Ngô Ngọc Bích đã tần tảo vừa làm vừa học, học nâng cao tay nghề, học quản lý sản xuất kinh doanh.

Năm 1995, Ngô Ngọc Bích thành lập Công ty TNHH Hổng Ngọc Bích chuyên sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Cái tên Hồng Ngọc Bích là do các quan chức tỉnh Bắc Ninh yêu quý đặt cho, với mong muốn Công ty anh trở thành điểm sáng như cái tên của nó: Hồng Ngọc Bích.

Qua hơn 15 năm liên tục phấn đấu không mệt mỏi trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, sàng lọc liên tục, Công ty

^ _______ DANH NHẢN, DANHSỸ VÀ DOANH NH Ả N HỌ NGÔ

Page 101: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Hổng Ngọc Bích đã không phụ lòng yêu quý của các vị lãnh đạo tỉnh, thi xã và người tiêu dùng. Công ty Hổng Ngọc Bích trỏ thành một trong những doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hàng đầu của làng nghề, hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh.

Hàng gỗ mỹ nghệ của Công ty Hổng Ngọc Bích là hàng trung, cao cấp không những tiêu thụ khắp cả nước mà còn xuất

khẩu sang Campuchia, Lào và đặc biệt là thị trường khó tính và

rộng lớn Trung Quốc cũng rất ưa chuộng mẫu mã của đồ gỗ mỹ

nghệ Công ty.

Đồ gỗ mỹ nghệ của Công ty Hổng Ngọc Bích đã tham dự

nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế và đã đạt được 2 Huy chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao, nhiều Huy

chương các Hội chợ khác trong nước, là một trong 14 doanh nghiệp cựu chiến binh tiêu biểu toàn quốc, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm và tặng bằng khen. Riêng Giám đốc Ngô Ngọc Bích, hiện là ủy viên Hội Gỗ tỉnh Bắc Ninh, Thường vụ Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh. Anh là đại biểu

của tỉnh Bắc Ninh tham dự Đại hội những người có công với

cách mạng toàn quốc, được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp và tặng bằng khen hai năm liền 2007, 2008.

Phòng làm việc của Giám đốc Ngô Ngọc Bích, trên tường treo la liệt các loại bằng khen cho Công ty, cho cá nhân Giám đốc, ảnh chụp chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với Tổng bí thư Nông Đức mạnh và nhiều đồng chí iânh đạo cao cấp của Trung ương và địa phương.

Công ty TNHH Hồng Ngọc Bích thực sự là một điểm sáng, xứng đáng với cái tên mà lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đặt cho.

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________95

Page 102: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Giám đốc Ngô Ngọc Bích không những là một nhà doanh nghiệp tài năng, một cựu chiến binh thành đạt mà còn là một con người luôn coi trọng công tác từ thiện đối với người nghèo, công đức đóng góp với dòng họ, giúp đỡ ủng hộ các phong trào của địa phương, thị xã và tỉnh. Luôn coi sự thành đạt của Công ty mình hôm nay là nhờ vào hồng phúc của dòng họ tổ tiên, vào sự giúp đỡ động viên của chính quyền địa phương, của các đổng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cùng sự ủng hộ của khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

^ ______ DANHNHẢK DANHSỸ VÀ DOANH NHẢN HỌ NGÔ

Page 103: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Cụ Ngô Thị Quy, ở Cự Khối - Long Biên, đại thọ 101 tuổi

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giám đốc Ngô Ngọc Bích

Page 104: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Ngô Văn sắc - họa sĩ trẻ tài năng (hàng 2, thứ 2 từ phải sang)

Ngô Bảo Châu ứng viên sáng giá của Huy chương Pields

Page 105: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 97

1. NGÔ THÀNH ĐỒNG - THIÊN TÀI HAY MỘT NGƯỜI ĐIÊN?

Bố mẹ Đồng ở xóm Đông Yên,... Mẹ chết sớm, Đồng là con trưởng, em trai là Ngô Ngọc Tiêu đi bộ đội, hy sinh năm 1972, em gái Ngô Thị Phượng có chồng là Nguyễn Văn Duy (thờ cúng cha mẹ Đổng và Đổng) ở trường cấp hai Long Thành xã Liên Thành (Yên Thành, Nghệ An)

Sách duy nhất của Đổng được xuất bản là Khám phá về các bí ẩn của con người và thế giói sống Nxb Đà Năng ấn hành. Luận án cuả Đổng về bản chất và nguồn gốc của trí tuệ năm 1988 không được thẩm định. Đổng tự tử chết năm 1997.

Chúng tôi xin trích bài của Phùng Nguyên trên Tiền phong chủ nhật số 28 ngày 13/7/2003.

"Có một người mất đi đã gần chục năm rồi nhưng cho đến nay bạn bè, các nhà khoa học vẫn còn băn khoăn đặt câu hỏi; Anh là thiên tài hay là người điên. Đó là Ngô Thành Đổng - cuộc đời ngắn ngủi, dị thường của người này hẳn sẽ làm không ít bạn đọc ngạc nhiên, tiếc nuối, thương cảm... Thuỏ nhỏ Thành Đồng học rất giỏi nên được gọi là Thần Đổng. Học hết PTTH Thành

Page 106: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Đồng được sang Liên Xô học khoa Sinh vật tại trường ĐH Kishinhôp. Tại đây Thành Đồng học vào loại xuất sắc, năm học thứ 3 có cuộc thi sinh viên tranh luận về nguồn gốc sự sống. Đổng tham gia với bản tham luận "Đổi thoại với Giáo hoàng Janpol //" và đoạt giải nhất. Trong bản tham luận này Thành Đồng đưa một quan điểm rất mới của cá nhân mình: Nếu không gian vật lý của Anhxtanh có bốn chiều thì Không gian sinh học của Ngô Thành Đổng có 6 chiều và Thành Đồng sẩn sàng đối thoại với giáo hoàng Giăng Pôn II về vấn đề này.

Khi tốt nghiệp, trường ĐH Kisinhốp cho Đồng ở lại làm nghiên cứu sinh, nhưng số phận đã không mỉm cười với anh. Tuy học giỏi nhưng tính tình của Thành Đổng lại gàn, bị hội đồng hương cho là vô kỉ luật, kiến nghị cho về nước làm việc, về nừớc, Ngò Thành Đổng quyết định làm khoa học với đổng lương chết đói chứ không nhận công tác đâu cả. Anh suốt ngày ngồi trong nhà đọc sách và tiếp tục theo đuổi đề tài nguồn gốc sự sống. Lúc đó giáo sư Phạm Đức Dương - Chủ tịch hội nghiên cứu Đông Nam Á đang làm công trình "Môi trường ứng xử của cư dân Đông Nam Á - Từ truyền thống đến hiện đại", biết Đổng có hiểu biết về lĩnh vực này nên GS Phạm Đức Dương đã đưa anh vào nhóm công trình. Từ đó mối quan hệ giữa hai người trở nên thân tình. Theo giáo sư Dương thì hổi đó Thành Đổng sinh hoạt như một nhà tu hành khổ hạnh.

Vào thời điểm đầu những năm 90 của thê' kỷ trước nhưng Đổng không dùng điện mà chỉ thắp đèn dầu, không có xe đạp nên muốn đến nơi nào trong thành phố anh phải đi bộ. Đổng sống độc thân, cơm niêu nước lọ, bữa nay lo bữa mai để làm khoa học. Cuối cùng thì Đổng viết xong cuốn sách về nguồn gốc sự sống dày 700 trang bằng tiếng Nga. Nhưng khi công trình hoàn thành, Đổng đưa cho bạn bè xem thì hầu như không ai hiểu cả (...).

98__________________________________ NHÀ KHOA HỌC

Page 107: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Lúc đó, để giúp Ngô Thành Đồng, GS Phạm Đức Dương đã mở một cuộc hội thảo mời các nhà khoa học có tên tuổi đến dự, cho anh trình bày công trình nghiên cứu của mình (...)■ Ngô Thành Đồng trình bày xong thì mọi người có mặt trong hội thảo đều vỗ tay nhưng không ai phát biểu. Theo phán đoán của GS Phạm Đức Dương thì có lẽ chẳng ai hiểu rõ công trình của Đồng. Một dịp khác GS Phạm Đức Dương sang công tác tại Liên Xô, ông đã yêu cầu Ngô Thành Đồng tóm tắt công trình của anh để ông sang nhờ các nhà khoa học bên đó thẩm định. Sang Liên Xô, GS Phạm Đức Dương đã đến Viện nghiên cứu lịch sử các khoa học và đề nghị với các nhà khoa học - vốn là chỗ thân tình với GS (...) giúp đỡ. Các nhà khoa học ở đây đã nhận lời. Nhưng Ngô Thành Đổng đã không gặp may vì chỉ một thời gian sau thì Liên Xô sụp đổ.

Thấy Ngô Thành Đồng buồn bã bi quan vì công trình nghiên cứu về nguồn gốc sư sống không được in, GS Phạm Đức Dương lại yêu cầu Đổng chuyển công trinh nghiên cứu ấy sang tiếng Việt. Khi Đồng chuyển xong, GS Phạm Đức Dương đã nhờ một người học trò công tác tại NXB Đà Nang cho in cuốn sách đó. Người học trò nhận giúp thầy nhưng vì sách khó bán nên xin thầy mua giúp 200 cuốn... GS Dương không có đủ sô' tiền trả cho NXB, nên sách không được in. Ngô Thành Đồng sốt ruột lắm, tuần nào cũng đi bộ từ Kim Liên lên nhà GS Phạm Đức Dương ỏ Đội cấn nhắc chuyện in sách. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của ông Đoàn Tử Huyến - Giám đốc trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, công trình nghiên cứu của Ngô Thành Đổng đã được in thành sách. Nhưng khi cuốn sách chưa ra đời thì Ngô Thành Đổng chết. Đó là một cái chết bất đắc kỳ tử và cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Trước khi chết Thành Đổng đã kịp hoàn thành cuốn "Lý thuyết về con người và trí tuê".

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_______________________________ ^

Page 108: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Cuốn sách ra đời cũng không gây một dư luận nào trong giới khoa học, nó chìm vào lãng quên. Trong cuốn sách này Ngô Thành Đổng đã tự viết ra nhiều công thức toán học và nhiều hình vẽ khó hiểu. Đến tận hôm nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định rằng những công thức hình vẽ, những dòng nói về sự sống về cái chết, về Lômônôxốp, về triết học, sinh học trong cuốn sách... là sáng tạo của một thiên tài hay một người điên".

Sau khi bài báo được đãng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đặc biệt là bạn bè Ngô Thành Đổng thời sinh viên ở Liên Xô. Mọi người đều thống nhất nhận định: "Ngô Thành Đồng chưa phải thiên tài, cũng không phải là một người điên". Lại có một vị PGS. TS nuối tiếc "Giá như ngày ấy Ngô Thành Đổng tiếp tục được học nghiên cứu sinh..." Không biết cái "giá như ngày â'y" nếu trở thành hiện thực thì có thể cứu được mạng sống của Ngô Thành Đổng hay không. Nhưng dù sao thì nó đã xảy ra như một định mệnh. Người biên tập lại những bài báo viết về Ngô Thành Đổng chỉ mong "giá như' có vài ba chục triệu đổng để in công trình "Lý thưyết về con người và trí tuệ" của Ngô Thành Đổng hiện còn đang nằm im trên giá sách của GS Phạm Đức Dương hơn chục năm nay, coi như một nén hương thắp cho người đa tài mệnh bạc, đổng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học thẩm định công trình này, đúng như tác giả Phùng Nguyên viết trong lời kết bài báo "Đã đến lúc cần môt câu trả lời".

100__________________________________NHÀ KHOA HỌC

B TV

(Nguồn: Tiền phong chủ nhật số 28 ngày 13/7/ 03 của Phùng Nguyên; số 29 ngày 20 /7/ 03 của Nguyễn Thị Thuý (cùng học với Đồng ỏ Liên Xô) và số 30 ngày 27/7/03 của Trần Tuấn).

Page 109: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY_____________________________101

2. NGÔ BẢO CHÂU MỘT VINH QUANG TOÁN HỌC CỦA VIỆT NAM

Hàm Chàu

"Có thể nói thành tựu toán học đỉnh cao mới đây của Ngô Bảo Châu - được tặng giải thưởng toán học Clay khi mới 32 tuổi- là một kết quả hợp thành của nhiều yếu tố; năng khiếu bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập và nghiên cứu, trình độ hiểu biết và ý chí bản thân" - Đó là lời mỏ đầu bài báo với nhan để trên của nhà báo Hàm Châu.

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 trong một gia đình trí thức cha là GS TSKH cơ học Ngô Huy cẩn, mẹ là PGS TS dược học Trần Lưu Vân Hiền, thuộc thế hệ thứ 15 họ Ngô thôn Tảo Khê xã Tảo Dương Văn huyện ứng Hòa, Hà Nội. Tổ tiên anh "thuộc dòng họ thi thư" có người từng giữ chức Đông các Đại học sĩ chuyên giảng "sách thánh hiển" cho thái tử triều Nguyễn. Thời hiện tại có bác là nhà toán học nổi danh Ngô Thúc Lanh.

Ngay từ những năm cấp hai, Bảo Châu đã được học tại các lớp chuyên toán của thành phố. Lên cấp ba, Châu thi đỗ vào Khối Phổ thông chuyên toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội) được các thầy giáo là những nhà toán học nổi danh rèn cặp, tài năng toán học của Ngô Bảo Châu được phát huy. Mùa hè năm1988, khi mới 16 tuổi đang học lớp 11, Châu đã lọt vào đội tuyển học sinh giỏi toán nước ta đi thi Olympic Toán quốc tế

Page 110: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

(IMO) tại Australia và giành Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối 42/42.

Mùa hè năm sau, 1989, một lần nữa Châu lọt vào đội tuyển quốc gia đi dự IMO tại Đức. Và một lẩn nữa, Châu giành Huy chương Vàng.

Sau khi tốt nghiệp PTTH, Châu được nhà nước dự định cho sang Hungary học toán; nhưng bên Đông Âu xảy biến cố Bức tường Berlin sụp đổ, chính quyền Hungary không tiếp tục nhận sinh viên Việt Nam sang du học.

Nhờ có GS Paul Germain, Tổng thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Pháp can thiệp để Chính phủ nước này cấp học bổng ngoại lệ cho Châu vào Đại học Paris 6.

Đối với một sinh viên Pháp hay Việt Nam bình thường được vào học tại París 6 là mãn nguyện lắm rồi, nhưng Châu thì không! Anh luôn luôn khát khao vươn tới đỉnh cao. Hai năm sau anh quyết định thi vào hệ đào tạo trên đại học của École normale supérieure, đại học nổi tiếng ahất nước Pháp, nơi đã từng đào tạo nhiều nhà bác học Pháp lừng danh cũng như của Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo. Và Châu đã đỗ thủ khoa kỳ thi tuyển sinh năm ấy.

Ngô Bảo Châu bảo vệ thành còng luận án tiến sĩ năm 25 tuổi rồi luận án habilitation (tương đương TSKH) năm 31 tuổi.

Đầu năm 2004, khi chưa đầy 32 tuổi, Châu được 2 trường Đại học lớn ở Paris mời làm giáo sư. Cũng trong năm ấy, vào tháng 4, Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon công bố dưới dạng tiền ấn phẩm (prépublication) và đưa lên mạng Internet công trình toán học dày 100 trang viết bằng tiếng Pháp nhan đề: "Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita".

Những ai qua bậc đại học ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật đều hiểu "Bổ để" là cái gì. Đó là một mệnh đề phụ bổ trợ

102__________________________________NHÀ KHOA HỌC

Page 111: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

cho một mệnh đề chính - tức là một định lý nào đó. Nhưng "Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita" - nói gọn là "Bổ đề", thì không phải như vậy. Đó là do một nhận định chủ quan sai lầm của người khai sinh ra nó là nhà toán học người Mỹ Robert Langlands. "Bổ đề" ấy cũng tức là công trình của hai nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu - Gérard Laumon đã đi vào một vấn để thời sự toán học, giải quyết một bài toán lớn từng được nhiều nhà toán học hàng đầu trên thế giới lao vào chứng minh trong suốt hơn hai chục năm qua, nhưng chưa ai thành công kể cả Robert Langlands. Giới toán học thế giới đánh giá kết quả của việc chứng minh thành công "Bổ đề" này là đã "gạt bỏ một chướng ngại lì lợm trên dòng chủ lưu của toán học".

Vì lẽ đó mà A. Wiles, "Nhà toán học lừng danh nhất thế kỷ 20" đã đứng ra tiến cử Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhận Giải thưởng Nghiên cứu của Viện Toán học Clay dành cho công trình toán học xuất sắc nhất thế giới năm 2004.

Lễ trao Giải thưởng Clay năm 2004 diễn ra giản dị mà trọng thể trong phiên họp hàng năm của Viện tại Giảng đường Đại học Harvard ngày 5-11-2004. Cho tới lúc ấy, mới chỉ có 12 nhà toán học trên thế giới được tặng giải thưởng này.

Đã 5 năm trôi qua kể từ ngày ấy, đến nay chúng tôi mới có điều kiện giới thiệu đôi nét về Ngô Bảo Châu trên Nội san họ Ngô. Chúng tôi mong được gia đình và chính bản thân Ngô Bảo Châu cung cấp cho bạn đọc Nội san họ Ngô biết quá trình rèn luyện để trở thành "một vinh quang toán học Việt Nam" cũng như những thành công tiếp theo của anh trong việc chinh phục "nữ Hoàng" xinh đẹp nhưng khó tính này.

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY______________________________

(Nguồn; Ngô Bảo Châu một vinh quang toán học của Việt Nam" của Hàm Châu. Văn nghệ số 52 ngày 25-12-2004).

Page 112: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

104 NHÀ KHOA HOC

NGÔ BẢO CHÂU ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ CỬA HUY CHƯƠNG PIELDS

Đó cũng là tiêu đề một bài viết khác của Hàm Châu trên báo Thời Nay sô' 2, ngày 7-1-2010. Tác giả cho biết: Toán học là "Nữ hoàng của các khoa học" lại không có giải thưởng Nobel. Đại hội Quốc tế các nhà toán học năm 1924 ở Toronto (Canada) đã nêu ý tưởng tặng hai Huy chương vàng vào mỗi kỳ Đại hội, cho các nhà Toán học có sông trình xuất sắc nhất thế giới dưới 40 tuổi (Hiện nay là 2 - 4 huy chương, thay vì hai trước kia). Huy chương Pields được coi là Giải thưởng Nobel trong toán học.

Sau khi nhận được Giải thưởng Clay năm 2004, Ngô Bảo Châu còn nhận được Giải thưởng Obewolfach, năm 2007. Đây là Giải thưởng ba năm mới tặng một lần, cho một hoặc hai nhà toán học dưới 36 tuổi có công trình đặc biệt xuất sắc ở châu Âu. Năm đó chỉ một mình Ngô Bảo Châu là có vinh dự nhận Giải thưởng này.

Nếu năm 2004, cùng với G. Laumon, anh mới đưa ra đáp án về "Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita", thì giờ đây, anh chứng minh được Bổ đề này trong trường hợp tổng quát.

Đọc diễn văn tại tại buổi lễ trao giải thưởng vào đầu năm 2008, GS Rapoport coi công trình mới của Ngô Bảo Châu là "một thành tựu sáng chói".

Theo GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba, thì công trình

Page 113: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

của GS Ngô Bảo Châu được giới toán học quốc tê đánh giá thuộc loại công trình "bom tấn"!

Công trình hoàn chỉnh của Ngô Bảo Châu được các nhà toán học nhiều nước kiểm tra kỹ lưỡng và công nhận vào năm 2009. Chính vì vậy, tạp chí Time (Mỹ) mới xếp công trình của anh vào nhóm 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới trong năm 2009.

Đó là những cơ sở để chúng ta tin rằng trong tháng 8 năm 2010, tại Đại hội Quốc tế các nhà toán học sẽ diễn ra tai Ấn Độ, Ngô Bảo Châu của chúng ta sẽ được tôn vinh xứng đáng với những gì mà anh đã tô điểm thêm cho "nữ Hoàng" ngày càng xinh đẹp hơn.

Nội san họ Ngô tin tưởhg Ngô Bảo Châu lần này cũng sẽ một lần nữa mang vinh quang về cho đất nước.

BTV

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA k NAY______________________________

Page 114: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

106 MHÀ KHOA HOC

3. NGÔ NHƯ BÌNH- NGƯỜI ĐƯA TIẾNG VIỆT VÀO HARVARD

Giáo sư Ngô Như Bình được nhiều người biết đến với tư cách là một chuyên gia giỏi trong bộ môn Ngôn ngữ và văn minh Đông Á Đại học Harvard. Từ nhiều năm qua, với tấm lòng hướng về quê hương, nhà trí thức người Việt này đã không ngừng đem kiến thức chuyên môn để duy trì và truyền lại tiếng nói và văn hóa quê hương cho các thế hệ người Việt đang sinh sống tại nước Mỹ.

Chuyên gia ngôn ngữ Nga - Việt tài năng

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sau khi học xong phổ thông năm 1968, chàng trai Ngô Như Bình theo học tại Khoa tiếng Nga, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Hà Nội. Là sinh viên xuất sắc, sau khi tốt nghiệp đại học, Ngô Như Bình được trường giữ lại làm giảng viên giảng dạy tại Khoa tiếng Nga. Năm 1979, õng sang Liên Xô (cũ) làm nghiên cứu sinh chuyên ngành lý thuyết ngôn ngữ tiếng Nga tại Viện tiếng Nga, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Đồng thời, ông còn giảng dạy ngôn ngữ học và tiếng Việt tại Học viện các nước Á - Phi, thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva mang tên M.v. Lomonosov.

Năm 1982 Ngô Như Bình đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ với đề tài "Trường ngữ nghĩa trong tiếng Nga". Sau đó, ông tiếp tục giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp Lomonosov đến năm 1991, rồi chuyển từ Nga sang Mỹ để làm viéc tại Đại học Harvard.

Page 115: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Trong thời gian dạy tiếng Việt tại Liên Xô (cũ) và Nga, Giáo sư Ngô Như Bình đâ biên soạn một số giáo trình dạy tiếng Việt được đánh giá cao phục vụ cho việc giảng dạy sinh viên quốc tế. Cuốn sách sau cùng ỏng xuất bản trước khi rời Mátxcơva sang Mỹ là "Giáo trình tiếng Việt cho năm thứ nhất" biên soạn cùng hai đổng nghiệp người Nga, xuất bản tại Mátxcơva năm1989, hiện vẫn được sử dụng tại Đại học Tổng hợp Lomonosov, Học viện Quan hệ Quốc tế Mátxcơva, Đại học Khoa học Nhân văn Nga, Đại học Quân sự Bộ Quốc phòng Nga ở Mátxcơva.

Tiếng Việt ỏ Đại học Harvard

Tại Đại học Harvard trường Đại học hàng đầu nước Mỹ này, Giáo sư Bình giảng dạy tiếng Việt tại Bộ môn Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á (Department of East Asian Languages and Civilizations). Trước khi Giáo sư Ngô Như Bình đến Mỹ, tiếng Việt đã được dạy ở Đại hoc Harvard hơn 20 năm. Nhưng khi ấy nhà trường chưa có chương trình tiếng Việt bài bản.

Sau khi Giáo sư Ngô Như Bình giảng dạy được hai năm, Đại học Harvard đã quyết định xin kinh phí để có biên chế dạy tiếng Việt tại Bộ môn Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, do Giáo sư Bình là chủ nhiệm chương trình. Ngoài ra Giáo sư Ngò Như Bình còn được ban lãnh đạo Đại học Harvard tín nhiệm bầu vào tiểu ban cố vấn về ngoại ngữ của toàn trường

Đại học Harvard. Thành viên trong tiểu ban đều là những "cây đa cây đề" trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Trong nhiều năm tháng đứng trên giảng đường Đại học Harvard, Giáo sư Ngô Như Bình đã ra sức giới thiệu về Việt Nam - đất nước của một dân tộc có bề dày lịch sử, có nền văn hóa lâu đời - đến các sinh viên Mỹ. Đối với những sinh viên người Mỹ gốc Việt, qua ngôn ngữ, ỏng luôn cố gắng giúp họ tìm về cội nguồn. "Ngay năm thứ hai đại học, tôi đã ổLfa một sô' tác phẩm văn học Việt Nam vào

f HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 116: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

108 NHÀ KHOA HOC i

để khai thác tiếng Việt, ví dụ truyện của Nguyễn Huy Thiệp, thơ của Nguyễn Bính. Đến năm thứ ba thì chương trình tiếng Việt được dạy toàn bộ tác phẩm văn họa Việt Nam", GS Ngô Như Bình cho biết.

Học giả không ngừng truyền bá ngôn ngữ Việt ra thế giới

Bằng tài năng, uy tín và nỗ lực của mình, GS Ngô Như Bình đã đưa tiếng Việt trở thành môn học đứng ngang hàng với các ngôn ngữ Trung, Nhật, Hàn tại Khoa ngôn ngữ học của Đại học Harvard cũng như tại các trường đại học ở Mỹ. Đến nay, chương trình tiếng Việt của Đại học Harvard liên tục thu hút được số sinh viên Ổn định. Ngoài ra, GS Ngô Như Bình còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội các trường đại ỏ Mỹ giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài (GUAVA); Phó chủ tịch Hội giảng viên các ngôn ngữ Đông Nam Á (COSTEAL).

Giáo sư Bình (phải) cùng một đồng nghiệp Mỹ trong chuyến về Việt Nam

Page 117: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Bên cạnh việc nghiên cứu, giảng dạy, GS Ngô Như Bình còn biên soạn một số cuốn sách giáo khoa được sử dụng phổ biến trong nhiều trường đại học tại Mỹ. Một trong những cuốn sách giáo khoa như vậy là Tiếng Việt sơ cấp (Elementary Vietnamese) kèm theo 8 CD ghi âm do nhà xuất bản Charles E. Tuttle Publishing Inc xuất bản lần đầu tiên năm 1999 và bốn năm sau, được sửa đổi, chỉnh lý và xuất bản lần hai. Cuốn sách còn được sử dụng tại các trường đại học ở Canada, Đức. Hàn Quốc, Nhật Bản,...

Ông cũng biên soạn một số chương trình dạy ngôn ngữ cho người Việt Nam ỏ Mỹ như "Conversational Vietnamese" (Tiếng Việt hội thoại), chương trinh dạy tiếng Anh cho người Việt "English for Vietnamese Speakers". Các chương trình này đểu dựa theo phương pháp Pimsleur do nhà xuất bản Simon & Schuster phát hành. Ngoài ra, GS Bình còn cùng hai đồng nghiệp tại hai đại học khác ở Mỹ biên soạn Chuẩn đánh giá trình độ kỹ năng (Proĩiciency Guidelines) dành cho người học tiếng Việt và Hướng dẫn giảng dạy và học tiếng Việt (Teaching and Learning Framework for Vietnamese). cả hai cuốn đang được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học ở Mỹ và nước ngoài.

Ngô Tiến Dũng(Trích theo báo Khuyển học & Dân trí

sỏ' 20 ngày 14/5/2Ỏ09)

Ị-^ HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY____________________________

Page 118: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

110 Tư GIỚI THIỆU \

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY

VỊ;ÍỊạ.ĩE^SỊỈ)aP-ỉ®> ' íĩl/SỉỉỉtTiĩllP'

1. HỌ DƯỠNG PHÚ ĐI TÌM MỘ Tổ

Thủy tổ họ Ngô - Dưỡng Phú là Cụ Ngô Mỹ không rõ từ đâu đến đây lập nghiệp đã có 11 đời con cháu. Hơn 10 nàm trước cụ Ngô Đức Thắng và ông Ngô Nguyên Hàm đã càn cứ vào tương truyền cụ Ngô Mỹ gốc Tả Thanh Oai, nên đã thống nhất xác định: Cụ Ngô Mỹ là Ngô Thời ức, hiệu Thuần Mỹ. Nhưng Ngô Thời ức có mộ tại Kỉm Quan, huyện Thạch Thất, Hà Tây, giỗ 20/11; còn cụ Ngô Mỹ tự Công Nhân mất ngày 6 - 4 mộ đặt tại nền ông Mễ thôn Dưỡng Phú. Sự khác nhau ấy khiến một số người trong họ băn khoăn, cố đi tim câu trả lời. Chúng tôi xin giói thiệu bài viết của hai tác giả thuộc đời thứ 10 của chi họ.

Nịỉỏ Khắc Viễn - Ngỏ Đức Đoàn

Vào thập niên 60, ông họ tôi là Ngô Nguyên Hàm may mắn tìm được cuốn gia phả của họ bị thất lạc từ lâu, chỉ còn một số tờ rách nát và bị cháy mất một góc. ông đã chắp bút viết cuốn "Khởi thảo lược sử họ Ngô trên đất Dưỡng Phú" (thuộc xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên bây giờ).

Page 119: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Năm 1974, anh cả tôi mượn cuốn này của ông, tôi lấy đọc, mừng quá và đã chép lại, khi đó tôi mới 12 tuổi còn chưa biết nhiều về họ mà chỉ biết Cô, Bác và Chú là anh, chị em ruột của bố tôi. Càng đọc tôi càng thấy vui vì biết thêm nhiều người đã gặp nhưng chưa rõ mối quan hệ với mình thế nào? Vì là "khởi thảo" nên còn thiếu nhiều, đã một số lần tôi cùng ông và có lần tôi đi một mình đến một vài gia đình trong họ để bổ sung.

Từ năm 1985 tôi đi công tác xa không có thời gian tham gia cùng ông nữa. Đến năm 1999 khi về công tác ổn định tại Hà Nội tôi đã dành thời gian hạn hẹp quan tâm đến cuốn Gia phả của họ. Thời điểm này ông Hàm đã mất được vài năm rồi. Nhớ lại ngày ông còn sống, ông tâm sự với tôi "hy vọng cháu sẽ là người viết tiếp cuốn Gia phả họ" và tôi đã chắp bút nhưng chưa viết được gì nhiều.

Trong cuốn "khởi thảo" và cuốn gia phả cũ (tôi đuợc nghe các Cụ cao tuổi trong họ nói lại) có ghi Cụ tổ tên là Ngô Mỹ, tự Công Nhân, mất ngày 6-4 mộ đặt tại nền ông Mễ thôn Dưỡng Phú. Vậy mà cuốn gia phả mới in lần 2 thì không có tên Cụ nữa.

Tôi cứ băn khoăn tự hỏi: sao phả cũ có mà phả mới lại không ghi? Căn cứ tài liệu ông Hàm để lại tôi cố gắng tìm hiểu nguyên cớ vì đâu lại như thế?

Sau tết Đinh Hợi bà vợ ông Hàm cho tôi một đĩa CD nói về các nhà ngoại cảm. Nghe đĩa xong tôi lập tức đi tìm chị Phan Thị Bích Hằng để nhờ tìm Cụ tổ họ tôi bây giờ ở đâu và Cụ từ đâu về Dưỡng Phú lập nghiệp? Đến cơ quan chị công tác, chúng tôi không gặp được chị mà chỉ xin được địa chỉ và số điện thoại nhà chị. Chúng tôi tìm đến nhà chị nhưng chị không có nhà, người hàng xóm của chị cho biết còn có anh Nguyễn Khắc Bảy cũng làm được việc đó và bác nói khi nào chúng tôi đến thì bác sẽ đưa vào gặp anh Bảy. Buổi đầu tiên chúng tôi đến không được

HỌ NGỔ VIỆT N AM XƯA & NAY___________________________

Page 120: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

việc gì vì anh Bảy bận quá, mấy ngày sau mới gặp được anh. Hôm đó là ngày 21-8 âm lịch. Anh nói với tôi rằng: Nhà anh mất bốn ngôi mộ tỏi sẽ tìm giúp. 14giờ cùng ngày hai vợ chồng tôi đưa anh về quê tôi, gặp bố tôi, anh Ngô Khắc Tân con bác Trưởng tộc và Lộc em ruột tôi. Ngồi đối diện với anh Tân, anh Bảy nhìn anh Tân và nói: Mộ cụ vẫn còn ở đó toạ trên một cái nền nhỏ cách nhà bố tôi 1,5 km về hướng đông, khu này trước đây chỉ có năm ngôi mộ trong đó có một ngôi là cô gái người Tàu, mấy ngôi khác đã chuyển đi nay chỉ còn lại ngôi mộ của Cụ. Mộ Cụ đã có người đào đến tiểu, cạnh mộ Cụ là một hàng rào cột bê tông, dây thép gai xung quanh có cam, quýt và chuối, cạnh là con mương cụt, gần với góc tường gạch. Lộc rất ngạc nhiên làm sao lại có hàng rào cột bê tông, dây thép gai được chứ? Vì chú ấy là thợ điện đâ đến khu này nhiều lần, nhà ai ở gần đấy chú cũng biết cả, tường gạch có, mương có, còn hàng rào? Không đợi lâu tôi và Lộc đi ngay ra đó. Đến gần khu vực này Lộc bảo tôi đi đường qua nhà anh Hải nhưng tôi không đi, dừng lại một lúc tôi bảo Lộc đi theo hướng của tôi. Thật kỳ diệu như có ai dẫn đường chỉ lốĩ, trong đời tôi lần đầu tiên đặt chân đến đây mà tôi đi thẳng tới mộ không một chút do dự nào. Đến nơi chú em tôi ngỡ ngàng nhìn hàng rào dây thép gai với cột bê tông y hệt như anh Bảy đã mô tả. Gần đó hai vợ chồng anh Hải đang làm vườn. Khi được hỏi: Lâu nay anh có thấy ai đến thăm viếng ngôi mộ này không? Anh Hải cho biết, anh có để ý mấy năm rồi không thấy ai đến thăm viếng, ngay cả dịp thanh minh. Ngôi mộ nằm trên khu đất của anh Nam em ruột của vỢ anh Hải. Anh Hải cho biết anh Nam đào ao đã chuyển đi một sô' ngòi rồi còn ngôi này đang đào dỏ dang, định chuyển đi nhưng thế nào đó lại thôi và nói đợi xem có nhà ai nhận không? Nếu không, cuối năm chọn ngày mát mẻ sẽ chuyển đi. Thật không còn băn khoăn gì nữa tôi nói với anh Hải: Đây là mộ họ Ngô nhà tôi, anh giúp tôi nói với mọi người là xin đừng ai làm gì nữa.

112________________________________________ Tự GIỚI THIỆU

Page 121: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Trong lúc đang trao đổi thì chuông điện thoại của tôi reo lên. Mọi người ở nhà nghĩ rằng tôi chưa ra đến nơi nhưng anh Bảy nói rằng đã đến nơi rồi và nhắc vợ tôi gọi cho tôi. Anh cầm máy hướng dẫn tôi: bước sang phải hai bước đấy là tiểu của Cụ. Mọi người ỏ nhà lúc đó vô cùng ngạc nhiên. Và tôi, trước mộ Cụ trong lòng trào dâng niềm vui khó tả, tôi hả hê với điểu kỳ diệu này và nhắc Lộc đi mua hương về thắp trên mộ Cụ. Ngay lúc ấy tôi lại nghe điện thoại của vợ tôi nói rằng anh Bảy bảo anh không phải làm gì, anh Bảy dặn sau một tuần anh sẽ trở lại và tìm giúp một số ngôi mộ khác nữa.

Chào lạy Cụ anh em tôi ra về. Khi về tới nhà, anh Bảy gọi tôi lại và nói một số điểu tỏi đã làm ngoài mộ. Đúng quá! tôi vỏ cùng kính nể và có cảm giác như anh đi cùng tôi vậy.

Đúng hẹn một tuần sau, vỢ chồng tòi cùng anh về lại quê tôi. Hôm đó tôi đề nghị với bố tôi mời thêm mấy chú nữa trong họ là em của bố tôi. Từ nhà ra mộ, anh Ngô Khắc Tân đưa anh Bảy bằng xe máy, trên đường đi anh Bảy nói với anh Tân rằng: Hiện tại có một cô gái trẻ đang dội nước lên mộ Cụ, đến nơi thì thấy con gái anh Nam đang dùng vòi nước tưới cây con giống xu hào thật. Chắp tay trước mộ Cụ ít phút anh Bảy nói: Cụ nằm, chân về hướng Đông Đông nam, đầu hướng về Tây Tây bắc, đúng như trong Gia phả để lại "Toạ kiền, hướng tốn", và các con trưởng của Họ đều sống ở xa, ngẫm thấy đúng quá, nhưng sau này khi mộ Cụ được xây lên thì các con, các cháu sẽ kéo về đòng vui kể cả ở nước ngoài. Mọi người trong họ đi cùng chúng tỏi hôm đó mừng lắm. Buổi sáng hôm ấy anh còn giúp gia đình tôi tìm thêm mấy ngôi mộ nữa.

Cho đến nay đúng hay chưa đúng, tin hay chưa tin thì vẫn cẩn thêm nhiều thông tin khác nữa kể cả phương pháp khoa học, tuy rằng các cụ cao tuổi trong họ đều cho ý kiến có mộ

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY___________________________ Ị 2 i

Page 122: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Cụ TỔ ở vị trí nói trên, có người đã vài lẩn đi thanh minh đến thắp hương ngôi mộ này.

Ngày 21 tháng chạp năm đó anh Tân cùng chú Ngô Thái (người cùng đời với bố tôi), và 3 em tôi: Ngô Lộc, Ngô Nhiên, Ngô Nhẫn ra mộ đặt lễ, thắp hương kính cáo Cụ xin được thăm mộ Cụ. Sau đó dùng cây thuốn xác định vị trí tiểu rồi đào, nhưng nghi ngờ, thấy nản định dừng, vì tiểu bé và dài hơn bình thường. Theo Nhẫn kể lại lúc đó mặt mình nóng bừng lên đã chạy về nhà mời bố là ông Ngô Văn Kiểu ra mộ, năm đó ông đã gần 80 tuổi mặc dù đau yếu do bệnh huyết áp cao hành hạ, ông vẫn chống gậy ra mộ, động viên mọi người đào tiếp. Và Nhẫn là người đầu tiên luồn tay xuống sờ bốn mặt xung quanh tiểu với cả nắp thiên. Khi rút tay khỏi tiểu chú ấy thốt lên: Đây đúng là mộ Cụ nhà mình rồi, vì khi chạm tay vào tiểu thì thấy trong lòng nhẹ nhõm đến lạ thường không còn có cảm giác nặng nể như trước nữa. Sau này một người chú tôi trong họ đã nói lại rằng tiểu của con trai Cụ cũng như thế.

Trong quá trình đào đất đã gặp một con rắn rất béo, mỡ màng trong Mộ, con rắn không hề sây sát gì mặc dù mọi người đã thuốn và đào cả mấy chục phút liền. Em tôi xin anh Nam cái bao để chứa con rắn. Thật trân trọng anh Nam lăng lẽ giặt bao sạch sẽ rồi mới đưa cho em tòi. Nhẫn dùng lá chuối lót tay để bắt rắn, con rắn không hề phản ứng gì khi nâng trên tay, mà còn quấn chặt lấy cánh tay của chú ấy. Thả vào bao, con rắn nằm im. Đến trưa mọi việc hoàn tất, đất xung quanh Mộ được đắp lại, mọi người thả rắn ra. Con rắn bò lại mộ, đuổi thế nào cũng không đi đâu mà cuộn tròn nằm im trên Mộ. Lộc em tôi lấy một lá bắp cải to đậy con rắn lại và mọi người ra về. Chiều 30 tết năm đó Nhẫn ra thắp hương thì thấy xác rắn lột, nằm ngang trên Mộ.

114_________________________________________Tự GIỚI THIỆU

Page 123: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

S í HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 115

Ngày mọi người thăm mộ Cụ thì tôi đang ở Hà Nội. Lộc trao đổi với tôi điều nghi ngờ về tiểu, tôi liền gọi điện cho nhà ngoại cảm khác tên là Thiên mà tôi biết anh đã giúp một người ở Quảng Ninh tìm thấy mộ ông nội bị bạn buôn cướp của rồi giết chết cách đây gần 50 năm ở Cao Bằng. Anh quê ỏ Quảng Bình vào TP Hồ Chí Minh công tác mới ra Hà Nội làm đại diện được hai năm. Đã một số lần tôi gọi cho anh nhưng chưa gặp được thế mà hôm đó gọi cho anh, anh nhận lời ngay và hẹn tôi hôm sau gặp nhau trên tầng hai một quán café ở số 12 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Khi tôi, anh và người con út của ông Hàm là Ngỏ Hồng Hà bắt đầu vào câu chuyện thì cả tầng không còn ai ngoài ba chúng tôi. Tôi đặt vấn đề VỚI anh rằng: anh xem giúp họ tôi có ngôi mộ Cụ Tổ mà ở quê mọi người quên mất vị trí cũng lâu rồi. Anh Thiên nói với tôi: Đúng mộ Cụ đã bị quên từ đời ông nội của anh chứ không phải từ đời bố anh hay đời anh. (Sau này hỏi lại thì đúng từ đời ông nội tôi có tin đồn họ khác có mộ ở đây đã chuyển nhầm mộ Cụ nhà mình đi nơi khác nên chẳng ai đến đây nữa) Mộ Cụ vẫn còn đó, đầu hướng về chùa, chân về hướng đông có trạm bơm nay đã bị phá rồi nếu về đó hỏi vẫn còn nhiều người biết, cạnh nền là cái ao, khu vực ấy chỉ có ít mộ nhưng lùi về phía chùa thi mộ nhiều vò kể. Khu đất Cụ nằm đã bị đào bới nhiều, mộ Cụ được xây bằng gạch cuốn tròn như cái giếng, thấp dưới mặt nền, tiểu màu đen, trong không còn gì. điều này rất khớp với thực tế. Thời điểm chúng tôi kết thúc câu chuyện thì cũng là lúc khách kéo đến nhiều cười nói râm ran và chuông điện thoại của anh cũng reo lên còn trước đó trong suốt cuộc nói chuyện dài hơn 40 phút anh không hể có cuộc gọi nào. Chúng tôi chia tay, chú Hồng Hà đã thốt ỉên thật kỳ lạ, khi chúng ta nói chuyện xung quanh không có ai nhưng khi kết thúc câu chuyện thì khách kéo đến đông thế. Có điều gì linh thiêng chăng?

Page 124: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

116 T ự G IỚ I TH IỆU

Hai ngày sau tôi vé quê, ra Mộ Cụ có gọi thêm chú em họ là Ngò Nhiên mà hôm trước đã làm lễ viếng Cụ. Tôi gọi cho anh Thiên và mở loa điện thoại để cả hai chúng tôi cùng nghe. Chúng tôi vô cùng sung sướng vì từ Hà Nội anh đã chỉ cho chúng tôi đúng vị trí đó. Em Nhiên không nói câu gì thêm mà nở nụ cười mãn nguyện.

Ngoài chỉ dẫn của hai nhà ngoại cảm trên, chúng tôi còn tiếp tục làm thêm một số thủ tục khác nữa. Họ tôi đã cử một đoàn đến số 1 phô' Đông Tác, Hà Nội với mong muốn gặp các Cụ nhà mình để hỏi thêm nhiều điều hơn. Và cũng phải đến tháng 2 năm Kỷ Sửu, chú Ngô Đức Đoàn em tôi cũng là người trong họ, đã nhờ nhà ngoại cảm thứ ba: anh Nguyễn Hữu Mẫn vừa thực hiện thủ tục tìm mộ, vừa thực hiện thủ tục áp vong vì thế chúng tôi đã gặp được cháu nội của Cụ Mỹ là cụ Ngô Đắc Dư, người mà trong Gia phả ghi lại đã được sinh ra và phát triển họ Ngô ở Dưỡng Phú bây giờ. Một lần nữa cháu của Cụ đã chỉ bảo ngôi Mộ chúng tồi đã tìm là đúng. Khen các cháu có tâm, dặn các cháu cố gắng hơn nữa. Cụ Dư nói sẽ phù hộ cho các cháu, Cụ còn nói ra nhiều điều xảy ra trong họ từ cách đây khá lâu mà trong họ chắc chắn nhiều người biết.

Đến nay trong họ mọi người đã nhất trí lấy ngày 6-4 là ngày giỗ Tổ chính của họ sau mười mấy năm lãng quên.

Hà Nội tháng 1 năm 2009

Page 125: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

L ^ J HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 117

2. HỌ NGÔ NAM CAO XÂY DựNG TỪ ĐƯỜNG

Xày dựng Từ đường của dòng họ để thờ phụng tổ tiên là việc thường của nhiều dòng họ. Tuy nhiên, đất nước ta trải qua hơn 30 nàm chiến tranh, nhiều Từ đường đã bị bom đạn phá hỏng, việc thờ phụng cũng do thế mà bị xem nhẹ. Ngày nay, sau hơn 20 năm đất nước đổi mới, cuộc sống đã có nhiều khỏi sắc, dân chúng nói chung đã no đủ và giàu có hơn. Do đó nhu cầu tâm linh được tôn tạo, xây dung phần mộ, Từ đường đã trỏ nên bức thiết. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay không biết rõ việc thiết lập các khu vực và các ban thờ trong từ đường được bổ trí ra sao và có ý nghĩa như thế nào. Họ Ngô Nam Cao đã có sáng kiến thiết lập một gian thờ các vị vô tự, võ hậu nhằm giải tỏa tâm lý còn nặng nề về việc phải có con trai để nối dõi tông đường. Chúng tôi xin trân trọng giói thiệu cùng bạn đọc kinh nghiệm quỷ bấu này của họ Ngô Nam Cao.

Ngỏ Vản Đảm

Dòng họ Ngô thôn Cao Bạt, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Binh trước đây có ba nhà thờ nhỏ của 3 cành, thời kháng chiến chống Pháp đều bị giặc đốt hết. Từ ngày đất nước hòa bình, đời sống nhân dân nói chung được nâng cao, con cháu họ Ngô - Nam Cao mới có điều kiện xây dựng lại từ đường cả ba cành. Năm 2008, cả họ xây dựng từ đường hợp nhất. Một dòng họ có khoảng 800 nhân khẩu à một xã vùng nông thôn, mà chỉ trong 16 năm đã xây 4 ngôi từ đường lớn nhỏ,

Page 126: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

118 Tự GIỚI THIỆU ^ | Ị

quả là một cố gắng lớn. Dầu khó khăn đến mấy thì vẫn phải có nơi thờ tự chu đáo, không chỉ là tâm linh đối với tổ tiên đã khuất mà còn để giáo dục chữ hiếu cho con cháu.

Xã Nam Cao có hai thôn là Cao Bạt và Nam Đường. Nơi đây, thời kháng chiến chống Pháp là căn cứ du kích mạnh; giặc càn đi quét lại nhiều lần, nhiều trận đánh ác liệt với địch đã xảy ra, giặc tổn thất cũng nhiều mà nhân dân nơi đây hy sinh cũng lắm. Sự hy sinh ấy còn tiếp tục đến thời chống Mỹ. Sau mấy trận càn ác liệt của địch năm 1951-1952 gần như cả xã không còn một ngôi nhà nguyên vẹn. Xã này không có rừng núi, xóm làng được xây dựng lên đều do sức người lập từ đất bãi bổi, nên khi giặc đốt phá hết nhà cửa, các công trình công cộng thì coi như bằng địa. Tuy nhiên, xã có nhiều thế mạnh: Ruộng đất màu mỡ, trổng cấy cho thu nhập cao. Trong xã có nhiều ngành nghề phụ, đặc biệt là nghề dệt. Nhìn chung nhân dân cần cù, khéo tính toán làm ăn, nhờ vậy chỉ trrên 30 năm trong cảnh hòa bình, bà con Nam Cao xây dựng lại quê hương mình có đủ các tiêu chí: điện, đường, trường, trạm. Toàn xã không còn hộ nghèo, nhà tranh vách đất, mà toàn nhà xây, trong đó có nhiều nhà cao tầng. Đời sống văn hóa tinh thần cũng được nâng cao rõ rệt. Phong trào xây dựng lại từ đường ỏ Nam Cao cũng phát triển nhanh và mạnh. Hầu hết các họ dù lớn dù nhỏ cũng đều xây dựng được từ đường, kiểu cách dáng vẻ rất khác nhau, mang được đặc thù, sắc thái riêng. Từ đường họ Ngô - Nam Cao có mấy đặc điểm sau:

1 - Từ đường có hiên tiền (tiền sảnh), hậu cung, nhà giữa để bái tổ, hội họp. Hậu cung chia thành 3 gian; Gian giữa thờ chung từ cụ thủy tổ đến các đời sau, gian bên phải thờ các danh nhân liệt sỹ, gian bên trái thờ chư linh vị bà cô, ông mãnh, người vô tự hoặc vô hậu. Cách bố trí các gian thờ như trên đã giải đáp được nhiều băn khoăn, thắc mắc, lo lắng cho nhiều người, nhất

Page 127: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

là những người có ông cha, cồ bác mình rơi vào hoàn cảnh đặc biệt mà lâu nay sự thờ cúng không được đều đặn. Điều tưởng như đơn giản ấy lại giúp làm yên lòng những người hiện không có con trai, nhưng vì phải thực hiện "kế hoạch sinh đẻ", buộc phải chấp nhận sinh con một bề. Từ nay về sau họ Ngô - Nam Cao hàng năm đến các lễ tiết: Vu lan, Thanh Minh, 27/7... những vị chân linh có hoàn cảnh đặc biệt như trên đểu được cả họ thờ cúng.

2 - Các hoành phi câu đối: Có nội dung theo đặc thù, lịch sử riêng của dòng họ, không đi xin hoặc mua hoành phi câu đối có sẵn. Ví dụ: Hoành phi gian chính giữa đề: "NGÔ TỘC TÔN QUÝ", hoành phi thờ danh nhân, liệt sĩ đề; "VỊ DÂN HỘ QUỐC", hoành phi thờ bà cô, ông mãnh, người vô tự đề: "HỘI TỤ LINH ĐUỜNG"; về câu đối, như câu ở cột thiên tiền:

Ba cành hợp nhất lập từ đường bài tổ

Cả họ cùng chung làm tộc phả lưu tông

Từ trước họ Ngô - Nam Cao các chi đểu có nhà thờ, nhưng đến nay cả họ mới xây dựng được từ đường hợp nhất, mới viết được tộc phả chung; câu đối trờn phản ánh sự kiện đó.

3 - Bốc bát hương và lễ tế tổ

Ngày bốc bát hương, chúng tôi mời nhà sư về đọc canh. Đọc canh, một hình thức phổ biến trước đây trong các ngày lễ chùa, lễ ở các tư gia, dòng họ. Ngày nay hầu hết đều đã bỏ tục đọc canh.

Thành ngữ cố câu; "Mặt nhăn như đọc văn tế tổ", thực thì văn tế tổ rất khó viết, bởl vì phải biết lịch sử của dòng họ, nhất là thành tích, chiến tích, văn hóa mọi mặt và danh nhân, có ích cho dòng họ, cho đất nước, những điều đó phải được nêu trong văn tế để giáo dục con cháu. Lại phải viết theo các thể thơ như: Biền ngẫu, Lục bát, Song thất lục bát. Chúng tôi học cách viết

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 128: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

của nhiều dòng họ khác, đã viết bằng thể thơ Song thất lục bát, có nội dung riêng của dòng họ, không sử dụng văn tế chung chung được in trong các sách.

Đêm liên hoan ngày giỗ tổ mùng 10-7, chúng tôi mời CLB UNESCO ca nhạc dân tộc Hà Nội về phục vụ, đa phần các bài hát theo thể loại ca trù, chầu văn, xẩm, chèo, quan họ... chúng tôi tự viết lời ca riêng dâng tổ và ca ngợi quê hương, ít dùng các bài hát có lời ca sẵn. Được đội tế nam dòng họ Nguyễn Thiên cùng xã giúp đỡ tế tổ rất hoành tráng.

Trong kế hoạch, thì rồi đây từ đường sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa của dòng họ

Ngày khánh thành và tế tồ, dòng họ chúng tôi vinh dự được đoán tiếp rất nhiều đoàn đại biếu đại diện cho chính quyền địa phương sở tại, đại diện các chi họ Ngô trong vùng cũng như đại diện các dòng họ khác về dự, đặc biệt có đại diện Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam do ông Ngô Vui trưởng ban, Ban Liên lạc họ Ngô Thái Bình do ông Ngô Văn Dũng trưởng ban và Ban Liên lạc họ Ngô huyện Kiến Xương về dự đông đủ.

Nhiều đại biểu khen ngợi và tâm đắc với nhiều nét đặc thù của từ đường họ Ngô - Nam Cao. Vì lẽ đó, chúng tôi có bài viết này cho Nội san họ Ngô để trao đổi cùng các chi họ.

Thái Binh tháng 8-2009

120______________________________________ Tự GIỚI THIỆU

Page 129: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 121

3. HỌ NGÔ - HƯNG CÔNG TÌM G ốc

Ngỏ Tiễm

Họ Ngô - Hưng công không có bản phả gốc, có phả đổ do nguyên Đại tá Ngô Tuấn Phương, trưởng chl thứ sưu tầm mà lập nên đã giới thiệu ở trang 247 PHHNVN. Trong phả đổ này chỉ xin cải chính một chi tiết có liên quan đến tên cụ thuỷ tổ Ngô Văn Quản. Theo ghi chép của ông Ngô Tuấn Phương, tên của cụ Thuỷ tổ là Ngô Văn Quản (Quảng). Như vậy tên cụ có thể là Quảng hoặc Quản. Cũng có thể Quảng là tên huý, còn Quản là tên chức quan võ như Quản giáp, Quản lãnh mà cụ đã kinh qua. Điều này hợp lý hơn nên dưới đây sẽ gọi tên của cụ thuỷ tổ họ Ngô - Hưng Công là Ngô Văn Quảng (I).

Cụ Thuỷ tổ Ngô Văn Quảng có mộ táng ở chỗ cây Đa Đồng Chắm và đã được hậu duệ dòng họ tổ chức xây lại. Cho đến bây giờ, phần mộ cùng hậu duệ của cụ đâ minh chứng cho sự hiện diện của cụ ỏ đây, nhưng chẳng ai biết cụ từ đâu đến, vào thời gian nào và vì sao?

Theo tương truyền trong dòng họ thì cụ Thuỷ tổ họ Ngô - Hưng Công gốc Thanh Hoá có Tiên tổ là "ông Bờ đó, Bá Xó chùa". Sự tích này còn lưu truyền đến ngày nay do các cụ kể lại hàng năm vào dịp thanh minh khi đưa con cháu đi tảo mộ. Thật là tuyệt vời từ ngày xưa các cụ giáo dục cho con cháu về nguồn cội không chỉ bằng hành động thực tế mà còn bằng các sự tích để không cần phải ghi chép và lưu trữ mà vẫn hiện hữu với thời gian.

Page 130: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Tuy nhiên cho đến nay họ Ngô - Hưng Công chưa có lần nào tổ chức đi tìm quê gốc. Đó là do điều kiện không cho phép cũng như chưa có định hướng về địa danh. Như chúng ta đâ biết họ Ngô Phạm Xá đã được linh báo về gốc ỏ Đổng Phang, song cũng phải mất mấy năm sau mới tìm được, huống hổ đây là cả tỉnh Thanh Hoá rộng lớn.

Bây giờ thật may mắn làm sao khi chúng ta có trong tay các tài liệu do Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam xuất bản. Từ đây cánh cửa đã hé mở, hy vọng đã nhân lên. Nhưng không chỉ có thế. Những trang tài liệu này đã hấp dẫn chúng tôi một cách kỳ lạ, làm ta hiểu hơn cảm xúc về sự "hấp dẫn không thể cưỡng lại được" của ông Ngô Vui khi tiếp xúc với kho tư liệu về họ Ngô trong thời kỳ làm việc cùng cụ Ngố Đức Thắng. Sau này chắc con cháu chúng ta sẽ đánh giá đầy đủ hơn với lòng biết ơn BLL về những tài liệu này, nhưng trước mắt nó thôi thúc chúng tôi đi tìm gốc của họ mình.

Họ Ngô - Hưng Công tính từ cụ Ttiuỷ Tổ đến nay đã được 9 đời. ở đời thứ 6 có ông Ngỏ Văn Phan, chiến sỹ cách mạng tiền khởi nghĩa, được thưỏng huân chương độc lập hạng 3. ồng là Đảng viên cộng sản từ 1936, đã tham gia tuyên truyền tổ chức lực lượng vũ trang trong huyện Bình Lục để chuẩn bị khỏi nghĩa, đã lãnh đạo lực lượng vũ trang này phá khó thóc của Nhật ở Vũ Bị và Bình Lục chia cho dân, tổ chức cướp chính quyền từ tay Phát xít Nhật ở phủ Bình Lục tháng 8 năm 1945. Sau đó đưa lực lượng vũ trang ấy thành vệ quốc đoàn tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp và trở thành Liệt sỹ tháng 03/1951, gia đình được tặng bằng tổ quốc ghi công.

Thông qua Phòng thương binh và xã hội huyện Bình Lục, được biết ông Ngô Văn Phan sinh năm 1909, kém ông Ngô Gia Tự

122_________________________________________ Tự GIỚI THIỆU

Page 131: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

1 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Ngô Vui trong Kể chuyện nối thời gian (KCNTG) (tr.47) thì ông Ngô Gla Tự thuộc đời thứ 38 (cháu 7 đời cụ Ngô Văn Đạo), vậy ông Ngô Văn Phan cũng thuộc đời này. Tính từ đời ông Ngô Văn Phan ngược lại, thì cụ Thuỷ Tổ họ Ngô Hưng Công thuộc đời thứ 33 trong phả hệ họ Ngô Việt Nam.

Theo thời gian có thể cụ Thuỷ Tổ họ Ngô - Hưng Công sinh vào năm 1909 - 5 X 28 = 1769. Đến cuối đời cảnh Hưng 1786, cụ đã 17 tuổi. Nghĩa là vào năm 1786, khi Tây Sơn ra Bắc Hà cụ đã ở vào tuổi có thể tự lập. Điều này có nghĩa là khi Tây Sơn ra Bắc Hà có thể do cụ thuộc lực lượng phò Lê nên lánh nạn về Hưng Công, hoặc do hoàn cảnh kinh tế nào đó mà di cư đến đây.

Trong bản phả do Ngô Trần Thực viết tuyệt đại đa số các đời 29, 30, 31 đều không có hậu duệ. Lý do là sau khi Ngô Trần Thực mất thì không ai sưu tầm biên chép tiếp. Chính vì vậy đã tạo thành các nhánh cụt trong cây phả hệ họ Ngô Việt Nam. Theo định hướng này chúng tôi đã tìm thấy cụ Ngô Văn Quảng (II) đời thứ 31, hậu duệ dòng Thế Quận công Ngô cảnh Hựu, là một trong những nhánh cụt đó (xem trang 74 PHHNVN). Tuy nhiên, trong phần khảo cứu ở ngay trang tiếp theo cho biết; "Ngô Phúc Trinh (tằng tổ Ngô Văn Quảng) có thể không phải là con mà là hậu duệ 3 - 4 đời của Ngô Phúc Hoành (con thứ

Ngò Cảnh Hựu).

Dựa vào phả đổ của các dòng họ có liên quan chúng tôi đã lập được lược đồ nối từ cụ Ngô Văn Quảng (II) hậu duệ dòng Thế Quận công Ngô cảnh Hựu tới tiên tổ Ngô Rô, nhân vật trong sự tích "òng Bờ đó, Bà Xó chùa" (xem bảng dưới, tạm cọi Ngò Văn Quảng đời 31).

^ HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 132: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

124 T ự C IỚ I TH IỆU

Đời Phần phả đồ nối ghép trích trong Phả hé họ Ngó Việt Nam

31 Ngô Vàn Quảng (II)

30 Ngô Huy Mai

29 Ngô Đình Tịnh

28 Ngô Phúc Trịnh (Xem trang 74 PHHNVN)

27 Ngô Phúc Hoành

26 Ngô Cảnh Hựu (Xem trang 73)

25 Ngô Phúc Thanh

24 Ngô Phúc Hà

23 Ngô Phúc Hải

22 Ngô Nước (Xem trang 48)

21 Ngô Khế (Xem trang 46)

20 Ngô Từ (Xem trang 36)

19 Ngô Kinh

18 Ngô Tây

17 Ngô Rô (Xem trang 30)

Còn từ Ngô Rô đến khởi tổ Ngô Nhật Đại, có thể xem lược đổ trong trang 30 Nội san 2009 Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam.

Như vậy hai cụ Ngô Văn Quảng, một cụ có gốc nối tới khởi tổ nhưng không rõ hậu duệ, một cụ có hậu duệ lại không rõ gốc, có nhiều điểm chung:

Page 133: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

- Chung sự tích, nghĩa là cùng gốc.

- Có thế thứ phù hợp.

- Được xem là cùng tên.

Liệu hai cụ có thể là một hay chỉ là sự trùng-hợp ngẫu nhiên?

Đến đây ta lại gặp trường hợp tương tự như cụ Ngô Đăng Chiêu, con út của bà vỢ thứ 10 Ngô Đăng Sỹ sinh ra ở Cụ Thôn xã Hà Phú - Hà Trung - Thanh Hoá (thất truyền). Còn họ Ngô - Đỗ Ngoại, thuỷ tổ có tên là Ngô Đăng Chiêu - hai người có thể là một? (trang 331 KCNTG).

ở đây dù đã biết rõ là một cụ Ngô Đăng Chiêu thất truyền, nhưng tác giả vẫn chưa dám kết luận hai cụ là một thì trong trường hợp hai cụ Ngô Văn Quảng càng khó kết luận hơn, bởi vì cụ Ngô Văn Quảng (II) trong phả đổ không cho biết rõ là thất truyền, vô tự hay không rõ hậu duệ. Hơn thế nữa, những điềm chung mà hai cụ Ngô Văn Quảng có được chỉ là dự đoán theo tài liệu hiện có.

Chính vì thế trên đây chỉ dám xem là định hướng và với khát khao tìm gốc họ Ngô - Hưng Công, chúng tôi xin đăng bài khảo cứu này như một thông điệp gửi đến Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam và các họ có liên quan để được giúp đỡ cung cấp thêm thòng tin và được kiểm chứng. Chúng tôi thật lòng biết ơn sự quan tâm quý báu này.

Đến đây có thể rút ra một số kết luận;

1. Vấn đề định hướng nối phả, nghĩa là việc xác định hai đầu điểm nối là công việc phổ biến của nhiều họ Ngô nếu như không muốn nói là tất cả họ Ngô đang không rõ gốc. Vì thế cần tập trung tháo gỡ vấn đề này.

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 134: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

2. Việc nối phả là giải quyết sự việc đã xảy ra hàng trăm năm trước, bây giờ phải tháo gỡ tuy trong điều kiện tốt hơn rất nhiều về mọi mặt song cũng không phải là dễ dàng, vì thế cần sự giúp đỡ của nhiều người. Đó trước hết là BLL họ Ngô Việt Nam, các họ Ngô có liên quan và cuối cùng là Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thông qua các nhà ngoại cảm hoặc các cuộc nói chuyện với người âm.

Chỉ có như vậy công việc nối phả mới hy vọng được hoàn tất tốt đẹp.

Hà Nội, tháng 10 nâm 2009

126___________________________________________ T ự G IỚ I TH IỆU

Page 135: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 127

4. HỌ NGÔ ĐỢvTH CÔNG HOÀNG MAI HÀ NỘI

Ngỏ Văn Hậu

Định Công trước thuộc huyện Thanh Trì, ngày nay thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vùng đất mà ngày nay con cháu họ Ngô Định Công sinh sống vốn xưa kia là Xóm Trại hay Xóm Trại Hoàng Anh. Đây là đất phong, có thể là tự điền của một người họ Ngô vì trong họ có người con gái làm nhũ mẫu của vua.

Theo phả cũ để lại thì người đến khai phá Hoàng Anh Trại là bà họ Phạm hiệu Từ Bi cùng con trai Ngô Phúc Thuận (không rõ tên húy). Cụ Ngô Phúc Thuận sinh năm Tân Mùi (1651), là con trai cụ Ngô Thiện Hành với bà vợ thứ họ Phạm, bản quán thôn Hốt, xã Thiêm Lộc nay thuộc xã Yên Chính huyện Ý Yên. Bản phả do Trưởng tộc đời thứ 7 là cụ Ngô Tiến Văn biên soạn vào năm Đồng Khánh nguyên niên (1886).

Họ Ngô Định Công lấy cụ Ngô Thiện Hành làm đời thứ nhất, đến nay đã có con cháu vào đời thứ 14 gồm 2 chl với hơn 300 nhân khẩu gần 200 suất đinh sống quần tụ ỏ 8 tổ dân phố thuộc cụm dân cư số 6 và 7. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Định Công thuộc vùng tề, nhưng có nhiều gia đình là cơ sở cách mạng, là chỗ dựa tin cậy đi về của các chiến sĩ hoạt động nội thành. Riêng họ Ngô Định Công có nhiều gia đình cho con em ra vùng tự do theo kháng chiến, trong đó gia đình cụ Ngô Đình Trung có 3 con đã thoát ly đi hoạt động và hy sinh.

Page 136: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Trại Hoàng Anh xưa là một vùng đất đầm ao hoang hóa, nhờ bàn tay lao động cần cù của bao thế hệ con cháu cụ Ngô Phúc Thuận, đã dần dần trở nên trù phú. Sau mấy trăm năm từ trại phát triển thành làng xã, rồi từ làng xã trở thành phô' phường với những Khu đô thị mới cao tầng hiện đại. Sự biến đổi đó làm thay đổi cảnh quan của cả một vùng đầm ao lầy lội. Cuộc sống của dân chúng nói chung và bà con họ Ngô Định Công nói riêng nay đã khác xưa, mức sống được nâng cao hiện đại theo thời thế. Nhưng có một cái không bao giờ thay đổi đó là tấm lòng tri ân của con cháu đối với tổ tiên và các bậc tiền nhân đã có công khai phá vùng đất này, rồi từ đời này qua đời khác không ngừng tô điểm để cho nó ngày càng trù phú giàu đẹp hơn mà ngày nay con cháu đang được thụ hưởng. Cái đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" bất di bất dịch ấy luôn thấm đượm trong tâm khảm mỗi người, được thể hiện bằng hành động thực tiễn là tự nguyện góp công góp của để tôn tạo từ đường, mộ tổ cho tương xứng với cảnh quan phường phố cũng như tư gia cao tầng sang trọng của con cháu trong họ.

Chỉ trong vòng chục năm trở lại đây, họ Ngò Định Công đã xây dựng rồi tôn tạo nâng cấp từ đường Đại tôn, từ đường tiểu chi với tổng diện tích hơn 300m^ Họ tộc cũng đã xây dựng khu mộ tổ khang trang với kinh phí lên đến hàng trăm triệu đổng từ tâm lòng tự nguyện cúng tiến của con cháu là chủ yếu; còn việc "bổ suất đinh" chỉ là "liệu pháp tâm lý".

Sau khi xây dựng xong từ đương, mộ tổ, họ tộc quyết định tập trung sức giải quyết bàl toán; Tìm về nguồn.

Bản phả của cụ Trưởng Văn (tức Ngô Tiến Văn) biên soạn năm 1886 như đã nói trên được Lý trưởng Vân Bảng (nay thuộc xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định) xác nhận và đóng mộc sau đó 18 năm, tức năm 1904 cho biết về mốl quan hệ thâm

J 2 8 ________________________________________________ T ự GIỚI THIÊU

Page 137: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

tình giữa con cháu họ Ngô Định Công và bà con ở bản quán: Bà Phạm thị sau khi cùng con trai Ngô Phúc Thuận lên định cư ở đất phong vẫn còn trở về thăm lại bản quán vào dịp tết cùng với người con gái Nương Hoa 9 tuổi. Trong những ngày vui xuân đó, trong khi chơi đu chẳng may Nương Hoa bị ngã chết, và được mai táng tai đó. Và thứ nam đời thứ 5 Ngô Phúc Thiện (1761 - 1836) lại quay về thôn Hốt lấy vợ.

Phả do Trưởng tộc viết rõ ràng như vậy và cũng chỉ mới 120 năm, những tưởng nếu tìm về thôn Hốt thì việc nhận họ có thể không gặp trở ngại nào, nếu họ Ngô ở đó còn Gia phả.

Tháng 6 năm 2004, được sự giúp đỡ của ông Ngô Vui, Trường BLL họ Ngô Việt Nam, họ Ngô Định Công cử 3 người là Ngô Gia Biểu, Ngô Quốc Ân và Ngô Văn Hậu cùng ông Vui đi tìm về cội nguồn. Trước hết chúng tôi về cái nơi mà đúng 100 năm trước lý trưởng làng ấy Nguyễn Văn Uy đã ký xác nhận vào bản Gia phả. Nhưng ở làng Vân Bảng chỉ có một họ Ngô mới đến định cư có 7 đời, thế thì cụ Thủy tổ Ngô Thiện Hành của họ chúng tôi không thể thuộc về họ Ngô ấy. Ngay cạnh Vân Bảng là thôn Lương Kiệt, nơi đây có một họ Ngô đã được 19 đời, rất có thể họ chúng tôi phân chi từ đây chăng? Chúng tôi đến tìm và được ông Ngô Minh Thông (s.1936, đời 16) vui vẻ tiếp chuyện và cho xem Phả. Nhưng bản Phả của họ này bằng Việt ngữ, chứ không còn bản chữ Hán; hơn thế nữa tên trong Phả toàn là tên thụy, nên không có tên nào trùng với tên vị Thủy tổ của họ chúng tôi, vì tên cụ tổ chúng tôi là tên húy hoặc tên tự, tức là tên của cụ dùng khi còn sống; còn tên thụy là tên đặt khi đã chết dùng để thay cho tên húy.

Việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại chuyển ra phức tạp. Thế là đoàn chúng tôi tìm về địa danh ghi trong Gia phả là xã Thiêm Lộc, ở Thiêm Lộc nay là xã Yên Chính có đến 9 họ Ngò

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________ ^

Page 138: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

nhưng đều mất phả, các họ đều mới sưu tầm ghi chép lại một số đời gần đây, nhiều nhất cũng chỉ được 11 đời. Chúng tôi tìm đến một họ có số đời nhiều nhất. Người cao niên nhất họ và cũng là người dành nhiều tâm huyết nhất cho công việc lập lại gia phả là cụ Ngô Miễn (s.1928, đời thứ 6) phấn khởi đem cho chúng tôi xem những tư liệu cụ sưu tầm ghi chép được. Chúng tôi cũng phải xem qua cho phải phép, chứ không mảy may hy vọng tìm được tên cụ Thủy tổ họ mình trong đó. Khi chúng tôi hỏi cụ Miễn về địa danh thôn Hốt, thì cụ trả lời là không biết và khẳng định rằng ỏ đây không có thôn Hốt và rằng cái tên đó lần đầu tiên cụ được nghe chúng tôi nói đến.

Thế là chuyến đi không mang lại kết quả mong muốn. Hẳn là có một điều uẩn khuất gì đây. Tìm trong Địa chí Nam Định, chúng tôi thấy có thôn Hốt ở gần thị trấn Lâm huyện lỵ Ý Yên nên đến cuối năm 2007, chúng tôi lại tìm về đó, nhưng vẫn không có kết quả gì.

Sau hai lần họ tộc đi tìm kiếm gốc tổ của đòng họ không thu được kết quả, chúng tôi mới dám nghĩ đến tương truyền Hoàng Anh Trại là đất phong hoặc tự điền cho con cháu người đàn bà đã có công dùng bầu sữa của mình nuôi dưỡng ấu chúa. Lục tìm trong chính sử thì thấy có một bà họ Ngô có được hân hạnh đó, sau được phong làm phi của chúa Trịnh Căn. Đó là "Thuận phi thụy Diệu Tĩnh họ Ngô, làng Đồng Đội huyện Thiên Bản, nhà ở làng Bảo Ngũ, có công nuôi Trịnh Cương". Bà được thờ cùng Chiêu tổ Khang vương Trịnh Cân (1633*1682 - 1709) ở nhà Kim thất thứ 2.

Huyện Thiên Bản cũng tức là huyện Vụ Bản ngày nay, còn làng Đồng Đội, làng Bảo Ngũ chúng tôi chưa tra cứu được. Bàl viết này coi như một thông điệp kính cáo đến tất thảy bà con trong cũng như ngoài họ Ngô, những ai đọc được thông điệp

130________________________________________ Tự GIỚI THIỆU

Page 139: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

• HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 131

này, nếu biết thi xln vui lòng chỉ giúp. Chúng tôi cũng mong nhân được thông tin quý giá từ họ Ngô làng Bảo Ngũ hoặc làng Đồng Đội hay con cháu họ Ngô hai làng ấy, để thỏa ước nguyện tìm về nguồn của bà con họ tộc chúng tôi.

Chúng tôi vô cùng cảm kích và biết ơn về những thông tin mà quý vị gửi đến địa chỉ: Ngô Văn Hậu, cụm dân cư số 6, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại (04)3855.4683 hoặc 0989.552039.

Hà Nội, tháng 10 - 2009

Nhà thờ Đại tôn họ Ngô Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội

Page 140: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

132 Tự GIỚI THIỆU-

5. THÊM MỘT HỌ TÌM NGUỒN

Ngô Thảo

Trong cuốn sách Đất và người Quảng Trị do Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia xuất bản năm 2005, có bốn người họ Ngô thuộc một gia đình ở thôn Huỳnh Cung Nam, xã Vĩnh Nam (một phần của xã Vĩnh Hoàng xưa) huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nằm ở phía Bắc Vĩ Tuyến 17. Đó là ông nội tôi, cha, chú và tôi.

Mười năm lại đây, tôi đã về xây mộ cho ông Khai Khẩn, cùng ông bà nội - Bà nội tôi là bà Mẹ Việt Nam anh hùng, có 3 người con là liệt sỹ và 4 người là cán bộ cách mạng lão thành.

Điều làm chúng tôi phân vân là xuất xứ của chi họ Ngô chúng tôi.

Theo các bậc trưỏng lão kể lại, ông cố chúng tôi vốn ở làng Thủy Cần, thuộc xã Vĩnh Kim, một làng giáp biển gần cửa Tùng. Họ Ngô ỏ đó có một cuốn gia phả bằng chữ Hán. Trải bao năm chiến tranh, bom đạn ác liệt nơi đầu cầu giới tuyến, mà các cụ vẫn giữ được. Mấy năm trước tôi đă nhờ cụ Ngô Đức Thắng dịch.

Nhưng rất tiếc, các cụ xưa chắc học hành cũng có hạn, lại không khoa học khi ghi gia phả, nên chỉ ghi được tên người mà không có năm sinh và thân thế sự nghiệp.

Cũng theo lời các cụ, cửa Tùng là một cửa biển đẹp. Ngày trước các vua triều Nguyễn thường ra đó nghỉ mát. Vua Hàm Nghi đã chọn vợ người vùng này. Cũng dễ hiểu, nhiều trai tráng

Page 141: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

nơi đây vốn giỏi võ nghệ, nghề biển, nghề săn bắn nên được tuyển vào đội lính bảo vệ nội cung.

Năm 1865, khi vua Hàm Nghi công khai chống Pháp, bị tấn công, kinh đô thất thủ.

òng cố chúng tôi là Ngô Tình là một cai đội, đi tiên phong mỏ đường máu cùng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra khỏi cung. Từ đó xây dựng cơ sỏ Kháng chiến ỏ Tân sỏ - Cam Lộ rồi ra Quảng Bình đi vòng qua Lào để về lập căn cứ ở Hương Khê - Hà Tĩnh. Cuộc kháng chiến kéo dài ba năm.

Về cuối, Tôn Thất Thuyết xuất bôn sang Trung Quốc cầu viện. Bị phản bội, vua Hàm Nghi bị bắt phải hồi cung rồi bị đày đi Angerie.

Đoàn lính theo vua tan tác.

Không thể trỏ về làng cũ, vì đã bị coi là phần tử phản nghịch, ông cố chúng tôi đã tới một vùng rừng hoang để vỡ đất, khai hoang, lập nghiệp, ông đã về quê cũ di dời phần mộ thân phụ về nơl lập ấp.

Cho đến trước Cách Mạng tháng Tám, vùng Huỳnh Cung vẫn là một vùng đồi núi cây cối rậm rạp, hổ, lợn rừng còn vào làng quấy phá. Trong kháng chiến chống Pháp là vùng cân cứ của du kích. Chỉ đến thời chiến tranh chống Mỹ, bom đạn các loại của giặc mới biến Vĩnh Linh thành bình địa.

Ý chí bất khuất, tấm lòng yêu nước ấy, cố đã truyền lại cho con cháu, ông nội tôi chỉ làm nghề thuôc Đông y, nhưng rất có uy tín trong làng. Tuy ỏ vùng quê xa, nhưng các con trai gái đểu được đi học. Và chính nhờ tiếp xúc với phong trào yêu nước ở Quảng Trị, Huế, mà từ năm 1929, họ đã tham gia Công Hội Đỏ. Năm 1930 đã lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ỏ Vĩnh Linh. Nhà thờ

|Ị^ HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 142: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

họ Ngô do ông chú tôi là Ngô Hữu sổ tạo dựng, ông vào đảng năm 1930, mất 2008, thọ 95 tuổi. Khi ỏng mất, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có viếng đôi câu đối:

Quốc nội vị dân liệt sỹ tam

Tộc trung cách mạng lão thành tứ.

Chỉ tiếc, cho đến bây giờ, con cháu lớp sau vẫn chưa tìm được nguồn gốc họ Ngô ỏ Vĩnh Linh.

134______________________________________________ T ự GIỞI THIỆU

Page 143: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

s HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 135

6. HÀNH TRÌNH TÌM MỘ cụ Tổ HỌ NGÔ TIẾN ở THÔN ĐOÀI, XÃ TAM GIANG,

HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BĂC NINH

N gỏ T iến Q uý

Ngày 24-11-2009, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Tuyến đường này đi qua nhiều địa phương, trong đó có huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.

Từ đầu năm 2008, cán bộ dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương cắm mốc giới và khảo sát thực địa để chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng. Nằm trong mốc giới qui hoạch, họ Ngô Tiến - Thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có 6 ngôi mộ dã xây phải di dời, trong đó có mộ Cụ Tổ của dòng họ (Cụ Ngô Tiến Trực), ngôi mộ được xây gạch xi măng kiên cố từ hơn chục năm nay.

Mặc dù địa phương chưa yêu cầu di dời các ngôi mộ, nhưng xác định trước sau thì cũng phải làm để tạo điều kiện thuận lợi cho công trình quan trọng của quốc gia, nên trong họ đã cố sự chuẩn bị chu đáo. Sau khi đã họp bàn thống nhất trong họ, thời gian được chọn đẻ thực hiện di dời các ngòi mộ là từ chiều tối ngày 21-12-2008 (tức ngày 25 tháng mười một. năm Mậu Tý). Theo phương án đã được lập, buổi chiều ngày 21-12 tập kết vật liệu xây dựng, chuẩn bị máy phát điện để làm đêm..., làm lễ xin chuyển mộ, thì từ 16h đến 18h bạt nấm các

Page 144: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

ngôi mộ để hờ cạnh tiểu, đồng thời tiến hành đào các phần huyệt mới và sau Oh ngày 22-12 (tức ngày ngày 26 tháng mười một, Mậu Tý, là ngày có Sao Tất chiếu và Trực Thành - ngày tốt) thì chuyển tiểu sang huyệt mới.

Khi thực hiện, có 5 ngôi mộ sau khi phạt nấm đã lộ tiểu. Riêng mộ Cụ Tổ đến 18h30ph vẫn không tìm thấy tiểu dưới nấm. Sau khi đã đào sâu dưới phần nấm chính (đường kính khoảng 3 mét), dùng thuốn sắt kiểm tra bốn xung quanh không thấy gì, đã tiếp tục đào mở rộng, đến hơn 20h vẫn chưa tìm thấy tiểu. Lúc này, ông Ngô Tiến Dụ và Ngô Tiến Khải đã điện vào cho ông Ngô Tiến Quý đang công tác ở thành phố Hồ Chí Minh để nhờ sự trợ giúp của các nhà ngoại cảm. Từ giờ phút này "hành trình" tìm mộ Cụ Tổ họ Ngô Tiến diễn ra với rất nhiều sự cố gắng của con, cháu trong họ và sự trợ giúp tận tình, hiệu quả của các nhà ngoại cảm (do ông Quý đã liên hệ từ trước).

Ban đầu, ông Quý đã điện nhờ Bà Hiền (ở Thanh Xuân, Hà Nội). Bà Hiền xác định sẽ tìm thấy Cụ và hiện tiểu nằm cách nấm 3 mét về hướng tây - tây bắc, đến 21h30 sẽ thấy tiểu. Theo chỉ dẫn này, đã đào mở rộng hình dẻ quạt tìm kiếm theo hướng tây - tây bắc, khi cách nấm 3 mét thì gặp một vùng đất mềm, đặt quả trứng trên đũa thì trứng "trụ" được khoảng vài chục giây. Xác định chỗ đó có thể là vị tri ngòi mộ, nhưng khi đào sâu xuống đến phần đất sét liền thổ thì vẫn không thấy tiểu.

Đến 21h30, ông Quý liên hệ tiếp với nhà ngoại cảm (cậu) Nguyễn Văn Lư (ở Kim Liên, Hà Nội) thì cậu Lư cho biết là từ hồi giữa năm 2008, khi về thăm mộ Cụ thì đã thấy dưới nấm không có tiểu, nhưng không nói gì với họ tộc mà để khi chuyển mộ Cụ thì sẽ hướng dẫn tìm tiểu Cụ. Còn ở chỗ đặt trứng đậu trên đũa thì trước đây tiểu nằm ở đó, nhưng đã bị di chuyển đi chỗ khác rồi. cần tìm một người đàn ông ở trong làng,

136________________________________________________T ự G IỞ THIỆU

Page 145: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

hơn 40 tuổi, người nhỏ, da ngăm đen, cằm nhọn hỏi thì sẽ biết tiểu của Cụ đang ở đâu.

Theo chỉ dẫn của cậu Lư, tìm hiểu được biết có một gia đình trong làng đang canh tác khu ruộng và người đàn ông chủ gia đình (là cháu họ của gia tộc) có những đặc điểm đúng như cậu Lư mô tả. Mảnh ruộng này liền đất bãi (trước đây chỗ Cụ nằm là phần bãi tha ma), nên gia đình có mở rộng để trồng lúa. Khi mở rộng ruộng, có chuyển một số tiểu tìm thấy ra rìa thửa ruộng. Khi được hỏi, gia đình đã chỉ cho nơi chôn cất 04 chiếc tiểu mà họ đâ di chuyển, vị trí cách mộ cũ gần 2 mét về hướng bắc. Trong số bốn chiếc tiểu được di chuyển thì có ba tiểu nhỏ và một tiểu lớn. Con cháu trong họ đã đào tìm và thấy được cả bốn tiểu. Tuy thấy, nhưng ban đầu không biết có tiểu của Cụ Tổ trong đó không, nên đã quyết định lấp lại để gọi điện hỏi cậu Lư xin chì dẫn.

Lúc này đã là 21 h 42ph. Vì phải gọi "lòng vòng": gọi về quê, sau lại gọi cho cậu Lư, sau lại gọi về quê..., nên ông Quý đã đề nghị và được cậu Lư đồng ý là ờ quê liên hệ trực tiếp với cậu để được chỉ dẫn tiếp.

Cuộc gọi đầu tiên cho cậu Lư dài 3,30 phút. Ngay khi gọi, cậu Lư nói là tiểu của Cụ đã bị chuyển đến chôn sát thùng nước (vị trí này trước đây là bờ của một thùng sâu do lấy đất đắp bờ mương tạo nên, hiện tại thùng nước đã bị lấp làm ruộng), ở chỗ mới có 4 tiểu; 1 tiểu người lớn (là tiểu của Cụ) và3 tiểu trẻ con, tất cả tiểu đều ở chỗ dưới chân hai người đang đứng cầm cuốc xẻng (hai người vừa mới lấp đất vùi 4 tiểu đã thấy). Theo cậu Lư chỉ dẫn, mọi người quyết định đào lại 4 tiểu. Khi để hở toàn bộ thì chỉ thấy có 3 tiểu (hai tiểu nhỏ, một tiểu lớn hơn) và một túi dứa mầu trắng (nằm ngoài cùng) chứ không phải là tiểu (khi gia đình làm ruộng chuyển tiểu, tiểu bị vỡ nên đã cho tất cả vào túi dứa trắng chôn).

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 146: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

138______________________________________________ Tự GIỚI THIỆU

Đến 22h13, lại phải điện thoại cho cậu Lư (cuộc gọi kéo dài 5,05 phút). Ngay khi nhận điện, cậu Lư nhắc tên bà Bình (một bà con gái trong họ Ngô Tiến) và nói Cụ đang quờ vì sao họ tộc có công việc lớn thế mà không có mặt ngoài đồng (Trong họ phân công tất cả trai tráng thì ra đồng, còn phụ nữ thì ở nhà lo hậu cần). Trong cuộc thoại cậu nói thấy có một túi màu trắng nằm cạnh các tiểu. Lúc này con cháu trong họ hỏi vị trí tiểu của Cụ trong số các tiểu mới đào lên, cậu nói tiểu Cụ nằm vị trí thứ 2 từ phía thùng nước lên, trước tiểu Cụ là túi mầu trắng và cậu nói tên các vong theo thứ tự là Dũng, Khánh, Hoa. Trong họ đề nghị cậu hỏi giúp tên Cụ để xác nhận thòng tin, cậu bảo Cụ nói tên Cụ bắt đầu bằng chữ T và kết thúc chữ c (khi lễ lạt con cháu cúng Cụ với tên Trực). Tiếp tục cuộc thoại, hỏi cậu thứ tự các tiểu từ phía nấm mộ ra, được trả lời mộ Cụ là tiều thứ 3 và cuối cùng là túi mầu trắng. Như vậy, qua hai lần hỏi cậu Lư thì vị trí tiểu của Cụ Tổ trong bốn tiểu đã được xác định.

Vì sau này đường sẽ đi qua, nên họ tộc đã quyết định di chuyển tất cả các tiểu mới tìm thấy: 3 tiểu nhỏ trước, còn tiểu của Cụ thì để lại di dời lúc sau Oh như dự định. Khi đào để lấy tiểu bọc trong túi trắng lên đã va phải gạch, thăm dò xác định khả năng có tiểu thứ 5. Lúc này đã là 23h21ph, nhưng vẫn phải gọi tiếp cậu Lư. Khi gọi, cậu Lư nói thấy một tiểu nữa, nhưng đây là ngôi mộ khác chứ không phải ngòi mộ có 4 tiểu. Hỏi tên ngôi mộ cậu nói vong không cho biết tên mà chỉ nói tên người nhà là Quyết hay Quyến (nghe không rõ). Trong cuộc gọi, hỏi cậu hướng các ngôi mộ thì trong số 5 tiểu có bốn tiểu đặt theo hướng bắc - nam còn tiểu thứ 2 đặt ngược (tiểu tên vong là Khánh đặt ngược, hướng bắc - nam, ờ vị trí này là hướng thủy tụ, hướng đẹp).

Khi đưa tất cả các tiểu lên và đo thì thấy tiểu của Cụ có kích thước lớn nhất. Để một lần nữa khẳng định chính xác mộ Cụ,

Page 147: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_____________________________

đâ gọi điện cho cậu Lư (lúc đó đã là 23h38ph - cuộc gọi dài 5,48 phút). Trong cuộc gọi đã xác định lại tên của các vong và cậu đã nói có vong của ông Sơn (một người trong họ mới mất hơn 1 năm) cũng có mặt ờ hiện trường và đang đứng bên mọi người để tìm mộ Cụ Tổ. Khi hỏi các đặc điểm nhận biết tiểu của Cụ, cậu đã chỉ rõ: 4 góc tiểu có đóng dấu giống đồng xu (theo cậu Lư thi đây là dấu bản quyền của người sản xuất tiểu) và phía trên tiểu có viên gạch thứ 2 bị gãy đôi. Tất cả các thông tin được con cháu kiểm chứng, đều chính xác. Khi hỏi còn có đặc điểm gì để nhận biết tiểu Cụ không, cậu đã nói tiểu Cụ bị vỡ góc dưới chân trái, thông tin này cũng hoàn toàn chính sác.

Sau các cuộc điện thoại với nhà ngoại cảm và qua tất cả thực tiễn diễn ra trong quá trình tìm mộ, tất cả con cháu nội ngoại có mặt đã xác nhận chính xác mộ Cụ Tổ họ Ngô Tiến. Mộ cụ cùng tất cả các ngôi mộ trong dòng tộc, các ngôi mộ được tìm thấy trong quá trình tìm mộ Cụ Tổ đều được di dời ra khỏi khu vực chỉ giới đường theo đúng thời khắc sau Oh ngày 22-12-2008.

Nhờ có sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm và sự cố gắng của con cháu trong họ, sau hàng chục năm thất lạc mà không biết (nấm một nơi, tiểu một chốn), mộ Cụ Tổ họ Ngô Tiến đã được tìm thấy và di dời đứng thời gian đã định và sáng hôm sau, con cháu nội ngoại đã cùng nhau xây cầt cho Cụ ngôi nhà mới khang trang hơn trong niềm hân hoan vô tận.

Page 148: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

140 NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VỀ

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY

1. NGƯỜI NÔNG DÂN có BÀN TAY TÀI HOA

Trần Ngọc Dưoìig

Đây là chuyện về người nặn tượng cho chùa Đất Sét (Bửu Sơn tự) ỏ Sóc Trăng. Ngôi chùa này do ông Ngô Kim Tây xây dựng. Ông là người Bắc vào đây cư ngụ và lập nghiệp cách ngày nay chừng 200 năm. Ban đầu chỉ là một cái am nhỏ của gia đinh, rồi dân tu cư đến đông dần. Đến đời ông Ngô Kim Đính thì cái am cũng theo đó ngày một mỏ rộng, tu sửa thành một cái chùa như ngày nay.

Dọng họ Ngô dựng chùa không phải với mục đích rũ bỏ bụi trần, chuyên tâm tụng kinh niệm phật, mà họ là những cư sỹ tại gia, tự tu ngoài giờ lao động để rèn tâm, rèn đức.

Năm 1909, ông Ngô Kim Đính sinh hạ được chàng trai Ngô Kim Tòng. Năm 20 tuổi, Ngô Kim Tòng quyết chí làm ăn, rồi thuê hai công đất bên bờ sông Tiền thuộc vùng Phú Hữu để làm rẫy. Tuy nhiên, làm rẫy được một thời gian thì đổ bệnh rất nặng. Mời đủ các thầy, nhưng đều không biết bệnh gì, chữa cũng không khỏi. Gia đình chỉ còn biết khiêng ông về đặt ở trong chùa

Page 149: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY____________________________

Cầu trời khấn phật. Thế rổi vừa uống thuốc vừa ngồi thiển, tĩnh tàm để chống lại bệnh tật, dần dà ông khỏe lại. ồng thì cho là do phật thương nên quyết chí đi tu.

Từ đó, mỗi buổi sáng, sau khi luyện khí công xong, ông Tòng đi đến khu ruộng trũng cách chùa khoảng 1km không có ai canh tác, đào đất sét gánh về chùa. Sau khi phơi khô ông cho vào cối và dùng chày giã nhuyễn, loại bỏ cát và tạp chất, rồi từ trí tưỏng tượng của mình mà tạo ra các hình tượng khác nhau.

Khi đó ông Tòng mới ngoài 20 tuổi, mới học hết lớp 3 trường làng. Trình độ học vấn kém, không hiểu biết gì về mỹ thuật, song bằng đôi tay khéo léo, ông đã tạo nên được những tượng phật vô cùng tinh xảo.

Những sản phẩm từ đất sét mà ông tạo ra cách ngày nay 80 năm hiện vẫn còn nguyên vẹn và du khách đều có thể "thực mục sỏ thị". Nổi bật giữa ngôi chùa là bệ tam giáo công đổng với hệ thống tượng Phật như: A Di Đà, Quan Thế Âm Bổ Tát, Ngọc hoàng thượng đế, Đại Thế Chí, Văn Thù Phổ Hiền, Khổng Tử, Lão Tử, Di Lặc... Công trình đặc sắc nhất là tháp Đa Bảo 13 tầng, mỗi tầng 16 cửa được đắp năm 1939. Toàn thân tháp có 208 cửa với 208 vị phật và 156 tượng rồng đỡ từng mái tháp. Cạnh tháp Đa Bảo có Bảo tòa thỉnh phật trụ thế truyền pháp luận. Bảo tòa có một tòa sen gồm có 1000 cánh tay sen, lại có 1000 vị phật ngồi tọa thiền Nhìn cái tòa tháp và tòa sen này, người ta phải nghĩ rằng, đây là công trình của một nhà điêu khắc nổi tiếng và kỳ lạ hàng đầu thế giới, chứ không phải của một người chỉ học hết lớp 3 trường làng, không hiểu biết gì về nghệ thuật hội họa.

Tuy nhiên, nhiều du khách tham quan lại bày tỏ niềm khâm phục với hệ thống tượng đất sét kể lại sự tích Phật Thích Ca từ lúc giáng sinh cho đến khi nhập cõi niết bàn. Nhìn 24 cây cột đất sét lớn, với hình ảnh rồng bay phượng múa cực kỳ tinh tế, ngay những người hiểu về tạo hình cũng không thể hiểu nổi làm

Page 150: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

sao đất sét lại có thể tạo ra những nét tinh vi như sợi râu, sợi tóc được và điều kỳ lạ là gần thế kỷ qua, nó không nứt nẻ, rơi rụng bởi thời tiết khắc nghiệt.

Xung quanh chùa, canh giữ cho hệ thống tượng Phật là 200 mẫu tượng thú với vô vàn những loài thú vừa lạ vừa quen. Nổi bật và đẹp nhất là các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Long Mã, Bạch Tượng, Bạch Hổ... con thì hiền lành đủng đỉnh, con thì dữ dằn như chực vồ mồi. Con nào cũng to lớn như thật, lại được phủ sơn hoặc kim nhũ, dầu bóng giống như làm bằng đồng.

Theo ông Ngô Minh Hiệp, cháu gọi ông Ngô Kim Tòng bằng bác ruột, rất nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu đều đánh giá cao nhất cây đèn được gọi là Lục Long Đăng. Lục Long khổng lồ bằng đất sét treo dưới trần nhà ở trung tâm ngòi chùa. Cây đèn này là tác phẩm cuối đời của ông Ngô Kim Tòng. Sau khi hoàn thành cây đèn, ông lâm trọng bệnh rồi mất. Lục Long Đăng gồm 3 chóp đỉnh với 6 con rồng lớn, uốn cong, đuôi chụm vào nhau, đầu thò ra các phía. Đáy đèn là một bông sen nâng đỡ. Thân rồng hoàn toàn bằng đất sét với ngàn vạn chi tiết tinh vi, lại có trọng lượng khá nặng, vậy mà treo mấy chục năm nay, vẫn không hề bị biến đổi gì.

Khách tham quan còn thích thú nhất khi tận mắt nhìn thấy những cây nến khổng lổ. Cho đến lúc này, những người trong gia đình họ Ngỏ vẫn không hiểu ỏng Tòng lấy đâu ra tiền để mua được lượng sáp nến lên đến 1,4 tấn, dù ông không có vợ con và cũng chẳng làm gì khác ngoài việc nặn tượng. Chỉ với những tấm tôn bó lại, ông nấu sáp đổ thành 4 đôi nến khổng lổ, rổi trang trí cho các ngọn nến bằng những con rồng nặn từ đất sét. Trong số đó có 6 cây nến to, mỗi cây nặng 200kg, hai cây nhỏ nặng 100kg. Hai cây nến nhỏ này được thắp từ ngày ông Tòng mất (18/7/Canh Tuất - 1970), tính đến nay (2008) đã 38 năm. Theo dự đoán, phải chừng 4 - 5 năm nữa hai cây nến mới

1^2_____________________________________ NGƯỜI HỌ NGỎ VIẾT, VẼ 1 ^

Page 151: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

cháy hết... Sau khi hai cây nến này cháy hết, hai cây nến lớn sẽ tiếp tục được thắp lên. Như vậy, phải hơn 250 năm sau, những cây nến này mới cháy hết. Ngoài ra trong chùa còn có 3 cây hương khổng lồ, mỗi cây cao 1,5m, nặng 50kg và hiện chưa đốt.

Điểu kỳ lạ nhất đối với các nhà khoa học, cũng như những người trong gia đình họ Ngô này, đó là vì sao ông Ngô Kim Tòng lại tự dưng trở thành một nhà điêu khắc, nhà nặng tượng, nhà họa sỹ tài hoa đến vậy? Theo ông Ngô Minh Hiệp, rất nhiều nhà khảo cổ học ở Hà Nội vào chùa nghiên cứu, song họ cũng đểu lắc đầu trong việc tìm lời giải thích trước những tuyệt tác được nặn từ đất sét.

Trong suốt 40 năm nhào đất nặn tượng, hàng ngày ông Tòng chỉ ăn một bữa với một chén cơm vào giờ Ngọ. Thức ăn của ông chỉ là một đĩa rau, nhưng điều lạ là ông chỉ gắp một lần duy nhất, ông cũng chỉ uống duy nhất một cốc nước. Đến ngày tròn 58 tuổi, ông đột nhiên không ăn cơm nữa. vẫn mỗi ngày một bữa, nhưng ông chỉ ăn vài ba bông hoa trang, bông vạn thọ. Án uống chỉ có vậy, nhưng ông làm việc hầu như suốt ngày suốt đêm. Làm việc đến gần sáng, ông lại ngồi trước tượng Phật nhắm mắt tọa thiền. Và khi tiếng gà gáy báo sáng, ông lại bắt đầu làm việc. Người chị cả của ông, bà Ngô Bạch Tuyết, người đã theo sát ông Tòng suốt 40 năm lăn lưng ra đổng đào đất nặn tượng, cũng không hiểu được vì sao người em trai vốn gầy gò ốm yếu của mình đột nhiên lạj có sức khỏe vô biên như vậy. Đã nhiều lần bà Tuyết hỏi người em trai, song ông cũng không lý giải được mà chỉ bảo: "Có lẽ do Trời Phật ban cho". Khối lượng đất sét ông đào ngoài đổng gánh về trên đoạn đường 1.000 thước, giã nhuyễn, nặn tượng lên đến cả trăm tấn. ôn g chỉ dừng làm việc đến một ngày mà ông cho là rất đẹp để ... "hóa".

Ồng Ngô Minh Hiệp còn nhớ như in cái ngày người bác của mình rời cõi tục để về với Phật. Sáng ngày 14-7 Canh Tuất (1970),

ị^ jif HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY__________________________ ^

Page 152: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

sau khi hoàn thành tuyệt tác đỉnh cao là cây đèn Lục Long, ông Ngô Kim Tòng tắm gội sạch sẽ rồi ngồi tụng kinh. Tay ông gõ mõ đều đặn, miệng đọc kinh rầm rì. Con cháu thấy chuyện lạ, liền tụ họp trong chùa, òng Ngỏ Kim Tòng dặn dò con cháu: "Ngày 18-7 Canh Tuất là ngày đẹp nhất để tôi về trời. Tôi sẽ hóa vào hôm đó, mọi người trong nhà không có gì phải lo lắng, buồn phiền cả".

Gia đình nghĩ ông mắc bệnh trọng, nên đã khiêng ông đi bệnh viện. Các bác sĩ sau khi khám bệnh tỉ mỉ thì kết luận huyết áp ông Tòng bình thường, tim đập đúng nhịp, không thấy có biểu hiện bệnh tật gì. Các bác sĩ liền truyền nước vào cơ thể của ông, nhưng cơ thể không tiếp nhận. Con cháu cho ông uống nước, nhưng nước lại chảy ngược ra.

Nằm viện đến trưa ngày 17, ông tự dưng ngồi dậy, miệng đều đều đọc "Nam mô a di đà Phật", rồi nhất quyết kêu dòng tộc đưa ông về chùa, về đến chùa, ông Tòng yêu cầu mọi người trong họ niệm Phật theo ông. Niệm liên tục như vậy đến 3 giờ sáng ngày 18, ông đột nhiên dừng lại, nhìn lần lượt từng người trong thân tộc, mỉm nụ cười mãn nguyện, rồi ông từ trần trong tư thể ngồi thiền, ông Ngô Kim Tòng thọ 61 tuổi.

Trước khi mất, ông Tòng còn dặn mọi người trong họ rằng, khi nào có "lệnh" của Phật thì sẽ thắp hai ngọn nến đấu tiên. Nhưng con cháu cho rằng ông Ngô Kim Tòng là người kỳ lạ, khác thường, thế gian này đâu có người thứ hai, nên ngay khi ông mất, gia đình cho thắp hai ngọn nến đầu tiên, ông đã về trời 38 năm nay, nhưng hai ngọn nến nhỏ nhất vẫn cháy chưa hết. Và một điều kỳ lạ nữa, đó là trong suốt 38 năm nay, hai ngọn nến này chưa một lần bị tắt.

(Nguồn: theo Trần Ngọc Dương trên An ninh thế giới sô' 744,

Ra ngày 5-4-2008)

144______________________________________ NGƯỜI HỌ NGÔ VlẾT, VẼ

Page 153: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 145

2. NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT PHẢ CHO HỌ

Ngỏ Vui

Họ Ngô Trảo Nha là một dòng họ lớn, có lẽ là dòng họ lớn nhất trong các dòng họ Ngô Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy dủ, cho đến nay dòng họ này phát triển thành gần 70 chi, phái cư trú trên 60 địa phương khắp từ Bắc đến Nam; nhưng chủ yếu là ỏ quê gốc Hà Tĩnh.

Bản phả đầu tiên của dòng họ này được Thạch Xuyên Thuật Trai Ngô Phúc Lâm tự Thiên Tích biên soạn năm Bính Dần niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 (1746), khi mới 22 tuổi. Bản phả được Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm viết lời tựa sau đó hai năm, tức vào năm Mậu Thìn (1748). Bản phả có tựa đề: Thạch Hà Trảo Nha Ngô thị truyền gia tập lục. Bản phả được con trai ông là Ngô Phúc Trường tục biên sau đó 90 năm, tức là vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837) với nhan đề Tân tập Hoan Châu Thạch Hà Trảo Nha Ngô thị truyền gia tập lục.

Tuy nhiên, đó chỉ là bản phả Đại tôn, tức là chỉ viết về dòng trưởng và cũng chỉ được 10 đời.

Trước khi ông Ngô Phúc Trường tục biên bản phả nói trên, thì ông Ngô Diễn biên soạn bản Truyền gia tập lục chi thứ V vào năm Kỷ Tỵ Gia Long thứ 8 (1809). Bản Tập lục này được Tiến sĩ Phan Huy ích hiệu đính và viết lời bạt trong cùng năm đó.

Tuy viết là Truyền gia tập lục chi thứ V, nhưng ngoài lược đồ gồm 6 đời của chi V từ cụ tổ chi Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ

Page 154: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

cho đến tác giả kèm theo thụy hiệu 4 đời tiên tổ ra, còn chủ yếu viết về ông bố là Hoành Quận công Ngô Phúc Phương. Ngô Phúc Phương (1712 - 1804) sống trong giai đoan .lịch sử đầy biến động Lê mạt - Tây Sơn, cho nên nhũmg trang Tập lục chứa nhiều thông tin có giá trị mà chính sử không có được, ví như tước phong của Đại tư mã Ngô Văn sở là Chấn Quận công, hay như chi tiết việc kiêu binh gây loạn ở kinh thành năm 1783 và việc chúng phá nhà bố ông năm 1784.

Cho mãi đến những năm 80 của thê' kỷ XX, một người con của dòng họ Trảo Nha, cụ Ngô Đức Thắng (1912 - 1998) đã dành hơn 20 năm vào việc sưu tầm tư liệu lịch sử, tập hợp gia phả các chi họ Ngô là hậu duệ của Thủy tổ Ngô Nước để biên soạn tập gia phả đầy đủ hơn của họ Trảo Nha. Những sưu tầm, biên chép của cụ được in trong các quyển Lịch sử họ Ngô Tổng hợp, phát hành trong các năm 1991, 1994, 1997, về sau được chọn lọc biên tập vào Phả hệ họ Ngô Việt Nam do Nxb VHTT xuất bản năm 2003.

Có thể nói đó là những thông tin đầy đủ nhất về dòng họ Ngô Trảo Nha cho đến lúc này. Nhưng như trên đã nói, dòng họ Ngô Trảo Nha sau hơn 500 năm từ một người đã phát triển thành một họ lớn có đến gần 70 chi, phân chi lớn nhỏ sinh sống trên mọi miền đất nước, thì khó có thể có người tập hợp được đầy đủ gia phả các nhà để biên soạn thành một bản phả chung cho cả họ. Vì vậy mà việc làm của bà Ngô Minh Tâm rất đáng được hoan nghênh và cần phát huy rộng rãi trong mọi chi, phái không chỉ của họ Ngô Trảo Nha mà cho cả các dòng họ lớn khác như họ Lý Trai, họ Ngô Thời, v.v...

Dòng Trảo Nha - chi V Hà Nội chỉ là một nhánh nhỏ của chi V họ Trảo Nha, chứ chưa phải là một nhánh của họ Ngô Trảo Nha. Chi V dòng Trảo Nha tổ chi là Phượng Quận công

146_____________________________________NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VẼ

Page 155: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Ngô Phúc Hộ, truyền 5 đời đến Đại tư đồ Hoành Quận công Ngô Phúc Phương, òng Ngô Phúc Phương có 5 con trai, thì con út Ngô Diễn vì con cháu đều sinh sống ở Hà Nội, nên gọi là phái Nội thành của chi V.

Ngô Diễn chính là người biên soạn Truyền gia tập lục chi thứ V, cho đến nay ông đã có 8 đời con cháu.

Bà Ngô Minh Tâm từ lâu đã chia sẻ với tôi ý định biên soạn một bản gia phả thật đầy đủ cho chi V phái Nội thành, tức là bản phả về con cháu của Diễn Võ bá Ngô Diễn, nhưng vì nhiều lý do, cho mãi đến hôm nay bản phả mới được hoàn thành.

Khi trao bản thảo cho tôi, bà bảo: "Anh chiếu cô' đọc nhanh giúp tôi và cho ý kiến vì quĩ thời gian của tòi không còn nhiều". Tôi thực sự cảm động vì lời nói ấy.

Nhưng có lẽ trong sâu thẳm tâm hồn, tôi cảm động vì hành động của bà; Một người đàn bà lại là con cháu xuất thân cửa thứ lại đứng ra gánh vác trọng trách của con trai xuất thân cửa trưởng. Bản gia phả tuy chỉ có 9 đời, nhưng do con cháu đông, các đời tiên tổ và con cháu lại sống trong giai đoạn biến động nhất của lịch sử dân tộc, nên việc thu thập tư liệu gặp nhiều trở ngại. Trải thiên tai, địch họa và cả sai lầm trong nhận thức của mấy thế hệ người cầm lái, gia phả bị mất mát, thất lạc, việc ghi chép phả ký bị xao nhãng, sự phụng tự tổ tiên bị coi nhẹ, lạí vì lận đận trong việc mưu sinh khiến cho con cháu gần cũng hóa xa. Trong bối cảnh ấy, việc làm của bà đã thắp sáng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" trong tâm hồn con cháu. Mọi người dù là trai hay gái, dù là nội hay ngoại đều hết lòng ủng hộ bà. Mức độ chuẩn xác, cụ thể và hết sức chi tiết của mọi thông tin về mỗi một nhân vật trong số hàng mấy trăm con cháu khiến cho tôi vô cùng kinh ngạc. Chính điều đó đã nói lên sự đồng tình của con cháu về việc làm của bà mà lẽ ra đó không phải là nhiệm vụ;

HỌ NGỔ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 156: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Nếu con cháu không đồng tình, ủng hộ bà thì đâu họ có cung cấp thông tin chi tiết đến mức ấy cho bà để chép vào gia phả.

Ngày xưa, các bà cô trong họ khi gặp cảnh ngang trái trong cuộc đời thì thường xin quay về họ, nương nhờ tổ tiên mong được sống thanh thản những năm cuối đời. Bà cũng vậy, nhưng lại không phải vậy: Bà cũng gặp bất hạnh trong cuộc sống gia đình; bà bị chồng bỏ rơi khi đã có với nhau 4 mặt con. Trong lúc người đàn bà cần sự sẻ chia của người chồng thì người ấy lại đi theo kẻ khác. Khi ấy ngoài việc chăm lo cho 4 đứa con ra thì bà nghĩ về dòng họ tổ tiên, mong làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời để bà thêm nghị lực sống cho con. Và bà đã chọn công việc khó khăn mà lẽ ra là không phải của bà. Phải chăng là hết thảy con cháu vì yêu thương, quý trọng bà mà hết lòng ủng hộ bà trong cái công việc đầy khó khăn vất vả đó đối với bất kỳ ai huống chi là với một bà già ngoài tám mươi?

Không biết có thực sự cần một lời giới thiệu cho bản gia phả mà bà biên soạn hay không, vì độc giả chỉ là con cháu trong chi phái, nên đều btè't bà cả. Nhưng vi lòng kính trọng, nên bà đã có lời, thì tôi không thể từ chối mà coi đó là một nghĩa vụ. vả chăng, với người ngoài dòng Trảo Nha thì tôi là người nắm chắc phả hệ của dòng họ và có đủ cả các bản gia phả cũ cũng như mới.

Bản Gia Phả họ Ngô - dòng Trảo Nha - chi 5 Hà Nội do bà biên soạn, có thể lấy làm "khuôn mẫu" cho phả tiểu chi của bất cứ chi họ nào, bởi lẽ với số thế hệ vừa phải nhưng chứa rất nhiều thông tin cần thiết cho con cháu đủ để hiểu về một con người nào đó. Với lượng thông tin như thế, nếu không biết cấu trúc thì sẽ rất rối rắm, phức tạp. ở đây, bằng cách dùng các "Chú thích" bà đã khắc phục được sự rối rắm đó, giúp người đọc cảm thấy thoải mái, hài lòng: Khi nào cần thì sẽ đọc đến chú thích.

148____________________________________ NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VẼ

Page 157: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

ĐÓ là cái giỏi của bà, nếu không qua nhiều trăn trở thì không thể có được điều ấy.

Duy có một điều tôi băn khoăn là bản phả họ Ngô mà lại chép quá sâu về bên ngoại, đến chắt ngoại cũng có tên. Nhưng ở đây cũng nói lên cái khéo của bà trong việc xử lý vấn để này. Phàm là cháu hay chắt ngoại thì bà đều không chép họ, nhưng khi đọc thì ta vẫn biết rõ những người ấy mang họ gì. Có được điều ấy hẳn cũng không phải là ngẫu nhiên.

Mong rằng, bản Gia phả họ Ngô dòng Trảo Nha - chi 5 Hà Nội thỏa mãn được lòng kỳ vọng của hết thảy con cháu trong chi họ, đồng thời cũng là nguồn khích lệ cho mọi chi phái khác của dòng Trảo Nha noi gương bà để biên soạn cho chi, phái mình một bản phả tiểu chi hàm súc như thế để con cháu hiểu rõ hơn về cội nguồn dòng tộc cũng như quan hệ huyết thống trong chi họ của mình.

Hà Nội, Mùa Đông Kỷ Sửu - 2009

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________ 1 ;^

Page 158: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

150 NGƯỜI HO NGÔ VIẾT, VẼ

3. THỬ BÀN VỂ GỐC TÍCH HỌ NGÔ

Gia Hưng Ngó Gia Chăn

Tôi thường thắc mắc về công việc khảo cứu nguồn gốc họ ta, nên lúc nào cũng tìm kiếm, khảo sát các bia, các sử sách nhân vật trong địa hạt. Cũng có nhiều bia ghi tên họ Ngô! Các cụ nhà mình hay sao?

Mà trong tỉnh hay ở các tỉnh lân cận cũng có họ Ngô; gần nhất là làng Đa Mai (dòng dõi Ngò Tử Văn) Hoàng Vân (Ngô Tiến Sinh) cụ này là bạn chí thân của Ngô Gia Chăn ta. Đạo Ngạn (Ngô Phấn Rung), Đáp cầu (Họ Ngô Thế).

Còn như Mỹ Độ ta thì duy nhất có Ngô Hữu và Ngô Trí mới là chính dòng dõi họ Ngò còn ngoạj giả là họ bỏ họ của họ mà theo mình (ta gọi là bá họ). Cái phong cách ngày xưa khi người ta bị lép vế thì một khi nịnh nọt hay dựa vào thế lực của phía mạnh, có quyền, nhất là trong làng xã thì hay xin cải họ, xin làm đầu con nuôi rồi lâu ngày quên mất gốc gác rằng đã lấy họ người làm họ mình. (Trong sử sách chứng minh: Lý Thường Kiệt tên chính là Ngô Tuấn, như làng ta họ Ngô Văn thuộc dòng dõi của Nguyễn Công Hãng ở Phù Chẩn mà ra).

Năm 1940 có người bạn ở Sơn Tây mời tôi lên tìm hộ ngôi đất, nhân dịp đó tôi ở Sơn Tây hơn một tháng đi khắp đó đây. Xem trong sách cổ làng Đông Sàng có kiểu đất đẹp.

Một hôm đang theo đuổi trên các cánh đồng thì được gặp một người làng Đông Sàng đáp lễ cùng nhau rồi thưa chuyện.

Page 159: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Ồng này lắc đầu lè lưỡi nói: "Đất đây cổ nhân làm được rồl: kia ngôi chùa Đông Sàng đâ ngự trên đất ấy; phát đã bao nhiêu ròi! Khách quan chưa biết hay sao?"

Tôi tiếp lời: Thưa thực chưa biết.

- Đất này đã phát cụ Phùng Hưng làm vua nước ta. Kế đến Ngô Quyền đã đánh đông dẹp bắc gây dựng nên cơ đồ nhà Ngô, mở màn cho nền độc lập của Tổ quốc, dựng quốc hiệu, đặt nền tự chủ từ đây.

Nói đến đây tôi ngắt lời: Thưa ông, đức Ngô Vương, người ở Đường An (bây giờ) cơ mà?

- Thưa phải, cả hai Cụ người làng tôi cả.

- Thế sao đất Đông Sàng mà lại phát người Đường An?

- Thưa, đất ấy làm chùa hàng tổng, Đường An chúng tôi cũng thờ cùng chung cả ở hai chùa ấy, nên cả tổng tôi cùng phát, ông Nghè, ông Bảng vô số (như Kiều Oánh Mậu bố Phan Kế Toại).

Tôi lại tiếp: Cụ Ngô Vương ờ Đường An cách đây có xa không.

- Thưa gần ạ! Gần đây lắm, cách cái dốc này, phía dưới làng Đông Sàng, phía trên là Đường An. Hai xã chỉ cách nhau có một cánh đồng hình con mộc thói ạ!

- Gần quá! Tôi cứ tưởng là xa! Thế còn con cháu của Ngài thì sao?

Thưa khá lắm, Cụ nào con cái cũng có tinh thần. Chính bản thân tôi đây cũng dòng dõi họ Ngô. Trước tôi cũng theo học chữ nho, thi hai khóa không đỗ. Quay về xin hương sư. Được ít lâu nghỉ, làm Chánh hội. Tôi cũng có khảo về phong thủy địa đạo, nay thấy cụ đến đây tôi xin phép tiếp kiến.

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 160: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

- Thưa! Đất chúng tòi đây còn mấy ngôi bàng, thì nhà vợ Tây ở Cam Giá Thịnh đã được một ngôi rồi. Chị ta gái quê, tự nhiên có tên Tây buôn đến mua bao nhiêu ruộng rồi lấy chị ta. Chị này phút chốc hóa ra sung sướng.

Cái trò phú quý sinh lễ nghĩa, bèn đem táng mả mẹ. Đào lên thấy mả mẹ đầy ván xương, áo quần chưa rách lại vội lấp xuống. Sự việc mới xẩy ra đây độ 9 tháng (duy tâm cho là lộ thiên cơ).

Chuyện trò hổi lâu ông khách Đường An mời hai thầy trò tôi về chơi nhà, làm cơm ăn thì trời vừa tối. Ăn cơm xong chúng tôi ngủ lại.

Tôi vốn có ý muốn đi sâu vào vấn đề bèn hỏi:

- Trên này còn di tích gì để lại về sự di cư của các Ngài không?

- Thưa không! Chỉ biết có một nhà xuống tỉnh Sơn để buôn bán, nay hỏi thì không thấy tung tích gì nữa.

Cùng nhau giở đi giở lại cuốn gia phả xem đi xem lại hai ba lần cũng không phát hiện có vấn đề gì liên hệ tới việc trên.

- Các cụ ở Bắc có dấu tích gì để lại không?

- Thưa không. Chỉ có là đời nọ lưu truyền qua đời kia là người Sơn Tây đến đất Bắc mà thôi.

- Khẳng định rằng có thể là có một chi ấy sang Bắc rồi.

Từ đây lập trường sát lại gần nhau, có thể vì sự kỳ ngộ này mà coi nhau như ruột thịt. Một khi câu chuyện đã ý hợp tâm đầu rồi thì nhiều tư tuởng cởi mở ra vanh vách.

- Họ tôi vốn ở Trung Quốc sang, lưu cư ở đây đến nay không biết là bao nhiêu đời rồi mà dấu vết là ngôi đền thờ đức Ngô Vương (chỉ về phía núi) là di tích độc nhất của cả họ nên mới nhận họ Ngô nhà tôi là con cháu Ngài.

152_______________________________ NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VẼ

Page 161: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Lại tiếp: dòng họ tôi mang một huyết thống đặc biệt: tính khí nóng nảy, làm gì cũng mong bằng đuợc muốn xong ngay, nói câu nào cũng một mực, miệng nói chân bước liền, xử sự rết quả quyết, làm việc rất mực công bằng, ít thủ đọan xảo quyệt, mà hay phù suy hơn phù thịnh. Nói một cách khác có lẽ là vụt chạc kiểu dáng như một kẻ thất phu sao? Không, 100% không! Mà xuất phát hiểu nhiều, trọng nghĩa khinh tài không hay khuất phục trước sức mạnh vô lý. Coi là khờ khạo ờ đời thì có lẽ là ở điểm phù suy hơn phù thịnh, không ưa chuộng lối ra luồn vào cúi, thà ép bụng cho trong, hy sinh cả thân thế cho một việc nghĩa lý cũng không từ, do đó dịp may dễ mất.

Lắng nghe lời tâm sự phát biểu liên hệ với dòng dõi nhà tôi ở miền Bắc quả thấy là đồng thanh tương ứng gần gụi nhau trong nhiều quan điểm và thật là lồng vào nhau nặng những ưu cũng như khuyết. Còn một điều xấu nữa là tính kém nhẫn nại bền bỉ, hay bỏ dở trong khó khăn hưởng lạc sớm trước thắng lợi.

- Có thể ngược lại vấn đề thì chúng ta là cùng một gốc gác, cùng một ông tổ.

òng bạn nghe tủm tỉm cười có vẻ thông cảm và tăng thêm phần thân ái tha thiết hơn lên.

Đồng hồ điểm 24 giờ. Chúng tôi chào nhau đi ngủ để mai lại trao đổi tiếp.

Sáng ra, chủ nhà bảo: Bây giờ tôi đưa ông lên bái yết đền Vua: Tôi và cháu (tức Ngô Hữu Lũng) bèn cùng tắm gội sạch sẽ đến 9 giờ thì thầy trò sắm sửa lễ vật rồi cùng nhau theo chủ hướng dẫn lên chiêm bái ngôi đển Tổ cổ kính.

Ra ngoài hướng về phía Tây Nam có những dãy núi bao la chập chùng trên non cao xanh biếc, thăm thẳm một bầu trời bao

1 ^ 1 HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 162: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

la bát ngát cây cối um tùm, thình thoảng có dòng nước quanh co, suối tuôn róc rách. Thật là hùng vĩ thay! Thật là lưu luyến xiết bao!

Con sông con lại còn ngoằn ngoèo từ phía Ba Vì dồn tới, nước chảy quanh năm hình như vô tận. Tuy là lưu lượng nhỏ bé nhưng cũng là một phương tiện giao thông có ích cho Sơn Tây.

Từ trong đường làng đi ra nối với đại lộ rẽ vào, tức là một ngã ba, thì có một đường thẳng tắp dẫn lên núi đền, đường rộng 4m, hai bên trồng toàn duối, tục truyền Vua Ngô thiết kế con đường này. Trồng cây duối với mục đích để buộc voi, lá dùng cho voi ăn. Những cây này kỳ quái, to lớn vô chừng, thân cây sù sì, mốc mác, chỗ lõm vào có thẻ chứa được một người ẩn mưa, mà cây nào cũng xòe ra như mổt cái rừng con, cao lạ mà lớn lao cũng lạ! Có gốc to tới 4 - 5 người ôm mới xuể. Già cỗi lắm sao! cổ kính lắm sao! Khiến cho khách vãng lại chạnh lòng hoài cổ.

Số lượng nào có phải là ít đâu? Có thể ước lượng tới 100 cây vĩ đại như thế tựa như quân quyền bày hàng che lọng rợp mát dầy đặc một khúc trời khiến cho chạnh tưởng tới tiền nhân.

Khoảng giữa con đường là một quán cổ, chúng tôi vào nghỉ. Không biết làm tự bao giờ, quan sát kỹ thì toàn là gạch cổ rất to và lại dầy. Ngói lớp bằng loại 6 hòn gạch vuông.

Quán này to bằng ba gian nhà ta ở.

Tục truyền Đức Vua sinh ở quán này. Phép cắm hướng cho quán này thực là sơn thủy hữu tình, có long chầu hổ phục, coi như là một ngôi đất có giá trị.

Lại có thuyết do cụ Tả Ao cắm hướng (nếu như vậy mới có 300 - 400 năm) quán này cho một người bán hàng họ ISígô.

154______________________________ NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VẼ j ^ |

Page 163: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

DÙ dẫu sao vẫn là ngôi quán cổ mà dân làng có bổn phận bảo vệ và sửa chữa.

Cùng nhau đi lên đền, trông thì gần mà đi lại xa. Vừa đi vừa nói chuyện nên không mấy chốc đã đến nơi.

ở đây tuy không có vượn hót, nhưng sẵn chim kêu, hoa cỏ phồn vinh, đá mọc lô nhô hiện lên một con đường gập ghềnh cheo leo giống như phong cảnh núi đá ở Hạ Long.

Đi một quãng nữa tới sân đền, ngắm nghía hồi lâu, xung quanh tường xây toàn gạch cổ. Có cổng ở giữa là cửa cấm, hai bên là cửa ra vào, trông thật đơn sơ mà tôn nghiêm, hùng vĩ, là một ngôi đền xứng đáng tôn thờ một vị anh hùng lập quốc tiếng dội muôn đời.

Qua sân lát gạch, gạch cũng thật cổ. Trèo một cái thềm năm bậc lên tới đền. Hai bên có hai cây duối cũng lâu đời (có lẽ Ngài thích thứ cây này).

Tôi lặng lẽ sờ vào cái chìa khóa ở then câu, tra vào khóa mở, đẩy cửa mạnh một cái, bổng có người ờ trong đền chạy ra chắn cửa, tiếp sau có con hổ ngoe nguẩy đuôi. Thật sợ! Tôi rụng rời hồn vía. cố trấn tĩnh thì nhận ra đó là một pho tượng.

Thong thả ung dung bạn tôi nói: không vào được, phải khép cửa lại rút cái then ờ bậu cừa ra, rồi ẩy cửa lần nữa thì tượng và hổ cắp gươm hầu.

Tôi và cháu kính cẩn dâng lễ!

Lễ đoạn, ra sân bạn tôi thuật: "Đền này lập từ đời thượng cổ, do thợ Trung Quốc làm hộ cái hệ thống máy đóng cửa này. Ai không biết mở theo đúng qui cách thì tượng chạy ra ngăn cửa, không cho vào. Nếu biết thao tác đúng thì tượng hổ đứng

HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Page 164: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

chào. Chẳng qua cũng như trâu của Khổng Minh lừa Tư Mã Ý mà thôi!

Lễ bái xong đóng cửa lại rồi cùng ra về, vầng thái dương đã xế, đi đường hai người cùng họ cùng giao ước với nhau sẽ tái ngộ.

Từ bẩy cho đến nay không có hòa bình, yên tĩnh, nên việc đi vào chiều rộng và sâu vẫn đành bỏ dở, trong truờng "Chiến quốc" này biết bao giờ trở lại với ước muốn của chúng ta!

(Bài này được rút từ Gia phả chi họ Ngô Mỹ Độ, Bắc Giang. Tác giả là người trong chi họ đó,

bài được viết năm 1940).

156______________________________ NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VẼ

Page 165: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 157

4. NGÔ VĂN SẮC - HỌA s ĩ TRẺ TÀI NĂNG

Lại Giang

Ngô Văn sắc sinh năm 1981 tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống năng khiếu về hội họa.

Năm 2004 tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật, bốn năm sau, tức năm 2008, anh nhận bằng Thạc sĩ Mỹ thuật, Giảng viên tại chính ngôi trường mà anh đã học. Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Ngay khi còn là sinh viên, sắc đâ bộc lộ tài năng thiên bẩm: năm 1999, khi mới 19 tuổi, sắc được giải khuyến khích triển lãm sinh viên mỹ thuật toàn quốc, đề tài; "Việt Nam đất nước tôi". Ba năm sau, 2002 sắc tham gia 3 cuộc triển lãm ở Hà Nội. Năm 2003, anh tham gia hai cuộc triển lãm ỏ Việt Nam và ở Lào. Năm 2004 là năm cuối cùng Ngô Văn sắc ngồi trên ghế nhà trường, anh đã tham gia bốn cuộc triển lãm với bốn đề tài khác nhau ở Hà Nội, trong đó sắc đoạt Giải Nhì triển lãm sinh viên Mỹ thuật toàn quốc. Sau khi ra trường, năm 2005, Ngỏ Văn sắc tham gia Triển lãm mỹ thuật toàn quốc tại Hà Nội. Năm 2006, anh tham gia triển lãm quốc tế Nanning - Trung Quốc. N ăm

2007, Ngô Văn sắc tham gia hai cuộc triển lãm: Triển lãm tranh Lụa toàn quốc và triển lãm quốc tế lần thứ nhất - Kualalumpur - Malaysia. Sang năm 2008, là năm Ngô Văn sắc tham gia nhiều triển làm nhất: 9 cuộc. Đáng chú ý là bốn cuộc triển lãm quốc tế tại Viên - Áo, tại Kennimajor - Hungary, tại Xeoul - Hàn Quốc, tại Kualalumpur - Malaysia. Đó đều là những cuộc triển lãm nhóm hay có tranh gửi tham gia. Riêng trong năm 2008,

Page 166: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Ngô Văn sắc có một triển lãm quốc tế của cá nhân tại Gallery Atlort - Kualalumpur - Malaysia. Nàm 2009, Ngô Vàn sắc có hai cuộc triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trong đó có một cuộc triển lãm cá nhân.

Như vây, khi chưa đầy 30 tuổi đời, 6 năm tuổi nghề, Ngô Văn Sắc đã tham gia 25 cuộc triển lãm lớn nhỏ với những chất liệu khác nhau, trong đó có 8 cuộc triển lãm quốc tế. Cho thấy, anh là một họa sỹ đa tài đầy triển vọng.

Chỉ mới ỏ chặng đầu của bước đường sự nghiệp, nhưng chúng ta cũng đủ tin rằng Ngô Văn sắc còn tiến xa trên con đường Hội họa. Năm nay, 2010, Ngô Văn sắc đã ở tuổi "tam thập nhi lập", chắc rằng anh sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

158______________________________NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VẼ

Page 167: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

K I HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 159

6. NGƯỜI HỌ NGÔ TRẺ TUỒI HIỆN NAY

Ngỏ Thảo

Năm nay, Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 1000 năm triều Lý định đò. Lịch sử còn ghi, làm nên sự tích huy hoàng của triều Lý có một danh tướng họ Ngô. Đó là Ngô Tuấn. Vì đóng góp to lớn vào việc bảo vệ và mỏ rộng bờ cõi Đại Việt, ông được ban họ của nhà vua với tên Lý Thường Kiệt. Suốt 35 năm ngoài việc bình Tống ở phía Bắc, ông còn bạ lần trực tiếp xuất chinh, dẹp yên giặc Chiêm, mở rộng bờ cõi cề phía Nam với ba châu: Bố Chính, Lâm Bình (vốn là Địa Lý), Minh Linh (vốn là Ma Linh) tức Quảng Bình và bắc Quảng Trị và đưa dân châu Hoan, châu Ái (Nghệ An, Thanh Hóa) vào khai canh lập ấp.

Đó chính là lý do những người họ Ngô toàn quốc khi tìm về nguồn cội đều tìm về xứ Thanh - Nghệ

Các cuộc di dân lớn thường đi bằng thuyền. Nên không có gì lạ khi hầu hết các dòng tộc, trong đó có họ Ngô đều tìm thấy nguồn cội ở gần các địa phương ven biển. Từ đó họ mới phát triển, tiến sâu vào đất liền.

Cho đến nay, mấy cuốn gia phả Ngô tộc mới chỉ có tư liệu họ Ngô từ miền Trung trỏ ra. Đất Nam Trung Bộ, Nam Bộ từ miền Đông sang Tây còn chưa có dầy đủ để cung cấp.

Chúng tôi nghĩ, đây là trách nhiệm của các bạn trẻ họ Ngô hiện nay. Hàng ngày, trên báo chí và các kênh truyền thông đại chúng, tên tuổi những người họ Ngô được nhắc tới với tần sô' không hề thấp. Họ có mặt ở khắp mọi ngành nghề, cương vị xã hội từ chính trị, kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật, thể thao văn hóa...

Page 168: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Chúng tôi thử gợi ý một thống kê đầy thiếu sót để các bậc lão thành và con cháu góp thêm:

Năm 2008, hai nam thanh nữ tú của quốc gia đều con cháu họ Ngô;

- Hoa hậu thê' giới Người Việt: Ngô Phương Lan.

- Hoa Vương thế giới: Ngô Tiến Đoàn.

Dân gian có câu: "Rượu nếp cái, gái họ Ngô".

Hay còn có câu: "Thổi xôi, chọn gạo nếp cái

Lấy vợ, chọn gái họ Ngô".

Xin cung cấp một số tên tuổi con gái họ Ngô đương thời:

- Ngô Thị Huệ (vỢ cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh).

- Ngô Thị Doãn Thanh - Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội.

- Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

- Ngô Thị Tuyển - Anh hùng thời chống Mỹ.

Giói Văn nghệ thuật:- Ngô Thị Kim Cúc - Nhà văn.

- Ngô Hoàng Giang - Nhà báo.

- Ngô Thanh Hoài - NSND hát chèo.- N gô K iều N gân - N S N D m úa ba lê.

- Ngô Thanh Vân - Diễn viên điện ảnh.

- Ngô Thái Uyên - Nhà thiết kế.

- Ngô Mỹ Uyên - Người mẫu, ảo thuật gia.

- Ngô Hổng Vân - Giám đốc kịch Phú Nhuận, ủy viên BCH Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam

160_______________________________ NGƯỜI HỌ NGÔ VIẾT, VẼ ^ - Ị Ị

Hy vọng bản thống kê này sẽ được bổ sung tiếp tục.

Page 169: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

| $ i HO NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 161

1. ĐỀN THỜ, NHÀ THỜ, LĂNG tẦM, Mổ MẢ DƯỚI ÁNH SÁNG PHONG THỦY

Ngỏ Sĩ Phan

Trong nội san Họ Ngô Việt Nam năm 2009, chúng tòi đã đề cập đến những nội dung:

a/ Việc chọn hướng cho công trình,

b/ Kích thước,

c/ Vị trí bát hương,

d/ Rốn trên mộ

e/ Tam cấp

g/ Cây trổng khu nhà thờ, chung quanh mộ.

h/ Chọn ngày giờ.

Trong số này chúng tôi xin trao đổl với bà con cô bác trong họ vấn đề sau;

i/ Chữ nghĩa, câu đối, hoành phi, bia, mộ chí (xin gọi chung là chữ nghĩa).

Có thể nói chữ nghĩa trong nhà thờ, trên lăng mộ là lịch sử cô đọng của một dòng họ, qua đấy ánh lên Hiện tại và Tương lai. Những hoành phi, câu đối chỉnh vể hinh thức, sâu sắc, thâm

Page 170: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

thúy về nội dung đã trở thành bất hủ để lại cho con cháu những bài học và niềm tự hào chân chính.

Trong bài báo ngắn này chúng tôi muốn nêu khía cạnh khác: xin phép được nêu một vài thí dụ buồn để bà con tham khảo;

- Có dòng họ có đủ tên 17 đời tiên tổ và con cháu, hậu cung có từ lâu, nhưng khi tôn bái đường ở trước, trên thượng ốc đề "Tân tạo 200...". Mộ cụ tổ 17 đời, trán bia (mộ chO đề 2002!

- Nhiều nhà thờ (chủ yếu các nhà thờ nhỏ của chi) trên ban thờ gian giữa rất trang trọng treo Hoành phi "Phụng tổ đường". Ba chữ ấy vừa thừa lại vừa thiếu, thừa vì đã là nhà thờ thì việc gì phải "giới thiệu" là "nhà thờ tổ"; thiếu là không biết tổ nào, họ nào... quá chung chung và không làm giàu thêm thông tin, kiến thức cho con cháu.

- Có nhà thờ trên nóc đề "Ngô đường tộc". Ngô đường tộc theo văn phạm chữ Hán là họ Ngô Đường. Họ Ngô ta có dòng Ngô Trí, Ngô Sỹ, Ngô Đức, Ngô Xuân, Ngô Văn,... chứ đâu có dòng Ngô Đường. Ngay họ Ngô chúng tôi nêu ra đây cũng không phải họ Ngô Đường. Thực ra nó là "Ngô tộc từ đường", vì thấy 4 chữ không tiện nên rút gọn thành "Ngô tộc đường". Do chữ "đường" Hán tự đối xứng nên "tác giả" nhét vào giữa cho "đẹp", nhưng có biết đâu sai một ly đi một...dặm

- Trừ một số rất ít bia thế phả, bia công đức có bài "bi ký" đầy đủ chi tiết, còn các mộ chí trên mộ, trên lăng cần ngắn gọn, cô đọng, đủ thông tin, không thừa, không thiếu.

Ví dụ; Cụ Ngô Văn X...

1867 - 1924

Rằm - 11 - Giáp Tý

Ngần ấy thông tin đã cho ta biết cụ sinh 1867 (Đinh Mão), cụ mất 1924 (Giáp Tý); giỗ ngày rằm tháng 11 (tháng Tý); còn muốn biết thêm thân thế sự nghiệp của cụ thì phải đọc và nghiên cứu phả...

162_______________________________________ VIỆC TÂM LIN H

Page 171: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

L ^ i HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 163

Cách Hà Nội 250km về phía nam, một làng quê (*) kẹp giữa quốc lộ lA và đường sắt xuyên Việt, con sông Bùng hình n trước mặt làng, minh đường lớn là biển cả, núi có đền thờ An Dương Vương là bình phong,... Bốn tấn bom Mỹ trên đầu mỗi người dân nơi đây đã trở thành làng anh hùng, xã anh hùng được vinh danh là "làng đội bom đi học".

Trong cái túi bom bầy, pháo hạm Mỹ đó, vậy mà quần thể đền thờ các cụ Hoàng giáp, Tiến sĩ vẫn ngời đôi câu đối vua ban:

"Khoa danh thiên hạ hữu

Phụ tử thê' gian vô"

Đã từ lâu con cháu trong họ, ngoài làng trước khi đi thi, sau khi đỗ đạt đều về nhà thờ các cụ cẩu xin và tạ ơn.

Trải qua 182 khoa thi với 2889 Tiến sỹ cùng bao nhiêu đền đài lăng miếu tôn vinh các bậc khoa danh, nhưng câu đối trên vẫn chưa bị ai mượn ý, rnượn lời.

Hoành phi, câu đối... chữ nghĩa trong nhà thờ, trên lăng mộ không chỉ là những tư liệu, những thông tin mà còn là tinh thần, khí tiết nối quá khứ lịch sử với hiện tại và nhắn nhủ con cháu trong tương lai.

Hoành phi, câu đối ở những vị trí linh thiêng ấy phải là máu thịt của chúng ta, của từng gia đình, gia tộc. Chúng ta có quyền tự hào nhưng không nên (hay không được) ngồi chờ, gặm nhắm vinh quang của quá khứ!

Chúng ta cố gắng học tập tu dưỡng nhằm làm rạng danh tiên tổ để xứng đáng là lớp con cháu "hậu sinh khả úy" mà tổ tiên ký thác cho ta.

(*) Làng Đông Trai, xã Lý Trai, huyện Đỏng Thành, Nghệ An, nay là làng Đòng Trai, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An.

Page 172: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

164____________________________________ VIỆC TÁM LINH

2. NHỮNG NGÀY XUẤT HIỆN SAO ĐẠI HUNG TRONG NẢM 2010

Linh Giang

Thực ra các ngày Đại Hung được tính theo lịch can chi, nhưng để tiện cho bà con theo dõi và chiêm nghiệm, chúng tôi

ghi theo ngày tháng dương lịch.

A. Ồn cổ: Chuyện đã xảy ra

- Ngày 26-12-2003 có sao Thụ tử - cẩu trận hắc đạo, đã xảy động đất ở Iran chết hơn 3.300 người.

- Ngày 26-12-2004 có sao Thụ tử - Thiên cương, đã xảy động đất và sóng thần ở Xumtra chết 312.000 người.

- Ngày 26-9-2007 có sao Sát chủ, Huyền vũ hắc đạo sập

cầu Cần Thơ chết 53 người.

- Ngày 08-10-2005 động đất ở Iran chết 73.000 người. Ngày ấy có sao Thiên Cương - Huyền vũ hắc đạo.

- Ngày 03-5-2008 có sao Thiên địa chuyển sát, cẩu toàn

hắc đạo động đất ở Tứ Xuyên chết 60.560 người, mất tích

25.000 người.

- Ngày 06-3-2009 có sao Thụ tử, động đất ỏ Ý làm chết 292 người. Giá nhà chức trách Italya biết lắng nghe lời cảnh báo của

Giuliani, thì chắc đỡ tổn thất hơn nhiều!

Page 173: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

S I H O NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 165

B. Tri tân: Dự báo các ngày có sao Đại Hung năm 2010 (xem bảng)

Bảng dự báo các ngày tháng xuất hiện các sao Đại hung: Thiên cương, Sát chủ, Thụ tử theo dương lịch năm 2010.

Ghi chú:Vì Nội san họ Ngô sô' sau đến tháng 3 năm 2011 mới phát

hành, nên chúng tôi xin cung cấp cho bà con các ngày có sao: Sát chủ; Thụ tử; Thiên cương (theo thứ tự) của các tháng 1, 2, 3 năm 2011 để bà con tiện sử dụng :

Tháng 01/2011; (01; 13; 25); (06; 18; 30); (07; 19; 31).

Tháng 02/2011: (07;19); (12; 24); (07; 19).

Tháng 3/2011: (03; 10; 22); (14; 26); (03; 10; 22).

Page 174: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

- Riêng các sao trùng tang, trùng phục, tam tang chỉ tránh cho ngày cải táng; nếu người chết mai táng ngay trong 03 ngày đầu thì không cần tránh (mai táng sớm còn giảm được hung khQ. Những lễ 35, 49, 100 ngày, giỗ đầu, giỗ đoạn tang nếu trùng vào các ngày xấu trùng tang, trùng phục, tam tang thì nên tránh và tổ chức vào những ngày trước có cát tinh, sau đó thì theo đúng chính kỵ làm giỗ không cần tránh.

- Những ngày xuất hiện các sao xấu kể trên nếu trùng với ngày xung bản mệnh, ngày hắc đạo thì tính hung càng tăng lên.

- Tuy nhiên các ngày có sao xấu nhưng gặp các cung hoàng đạo mạnh thì thêm cát, giảm hung

- Những hoàn cảnh bất khả kháng thì "luận" tính tương sinh, tương khắc của ngũ hành, hiện tượng tức thời của ngoại quái và dịch lý để tìm giải pháp tối ưu.

(Nguồn: Âm dương đối lịch)

1 6 6_______________________________________________ VIỆC TÂM LINH

Page 175: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

I S | HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_____________________________

3. Sự KỲ LẠ CÓ THỂ GlẢl THÍCH

Xuân Tòng

Ngài Thủy tổ Ngô Hân họ tộc chúng tôi từ Huế vào, hiện đã có 14 thế hệ.

Năm 1994, họ tộc chúng tôi chủ trương vận động con cháu trong họ tự nguyện đóng góp tiền của để xây dựng Mộ Tổ. Mặc dù điều kiện kinh tế lúc ấy còn có nhiều khó khăn, nhưng nhờ tấm lòng hiếu thảo của con cháu, nên chỉ chưa đầy một năm, số tiền con cháu tự nguyện đóng góp đã thừa đủ để xây dựng ngôi Mộ Tổ khang trang vào hàng nhất nhì trong vùng ở thời điểm ấy.

Đó cũng là việc bình thường như với bất kỳ một đòng họ nào khác, chẳng có gì đáng nói. Có điều là, trong họ có hai người hứa tự nguyện đóng góp, nhưng có lẽ chỉ là lời hứa cho qua chuyện bởi vì mình là bề trên. Cho đến khi Mộ Tổ xây xong, tiền cũng không gửi về cho trưởng tộc.

Đây là ngôi mộ Thủy Tổ của dòng họ, nên cũng là ngôi mộ Tổ đầu tiên được xây cất khang trang, bằng việc vận động đóng góp tự nguyện chứ không phân bổ theo suất đinh như phẩn đông các chi họ khác (không kể mộ của phái; phái nào lo cho phái ấy). Vì lẽ đó mà họ tộc chủ trương dựng bia lưu niệm để động viên con cháu tiếp tục đóng góp để xây dựng các ngôi Mộ Tổ khác. Cho đến đầu năm 2009, cũng bằng cách đó, họ tộc đã xây dựng khang trang được 12/13 ngôi Mộ Tổ

Nhưng khi chụp ảnh lưu niệm thì tình cờ tiêu điểm ống kính lại rọi đúng vào chỗ tên hai vị chưa nộp tiền.

Page 176: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

168 VIÊC TÂM LINH

(vị trí bia lưu niệm trên ảnh vì mới khắc mang về đặt để chụp ảnh chứ vị trí chính ở phía đối diện).

ti

" ' ĩ ' ; ’- . Ị c ế í ỉ - ^ .

---- —........ .....?0il(lliÌIIQII6ỈỈỈKliỊflUCN|ỉi;

■Mt- !u laús, MUI u utiii: Iiỉi;::Bm noi.ỉu iit Kiniuiii Ktii Ị B iM iíU R a^C ím inT tsns IS *SW Ị^U 3 ’ tìnBìiíc líùcn I■ Ị'n ỉid H |Ị> 0 ỈUII KCCCỊfl-iù .'tì-w ỉtỉdCỉ ị■ l i í * ĨB k i C ỉ l ỉ ỉ iCCÍSỈ ;K lỉ iẢ K s i i n t .C ỉn i in iu s lỉsEiỉ ’

Ị Bỉỉmsmmin muN I Blfi«iifp ROIÓI BĩtuMi-ri: ?!:í:rị . MỈIttK I? 5 . MUItint«KZ:!A:H,r W‘. t

Rõ ràng hiện tượng trên là có thể giải thích theo khoa học, nhưng họ tộc thì phần đông thiên về khía cạnh tâm linh. Lại một sự trùng hợp nữa liên quan đến một trong hai vị "côi cả" nói trên. Đó là, đổng thời với việc vận động xây dựng các ngôi Mộ Tổ, dòng họ còn tổ chức biên soạn Gia phả để lưu truyền lại cho con cháu.

Page 177: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

K I HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY 169

Mỗi người trong họ có "một bảng trích ngang", như trong ảnh. Trong số 170 người, thì chỉ có duy nhất một vị (trong số hai vị trong câu chuyện trên), in đến lần thứ 3 trong 3 ngày khác nhau nhưng đểu không hiện chữ trong khung (xem ảnh)

NGÔ KHÀI ^ #G»ỏ

' Ĩ U iầ t i tĩ i .a : i / io

N fô Tìíí Q ttnh tcoo hà cả).ch ikhxU i-t)!

• Ngô Xuân (rtiđ 4).Ciin ha Ihu M>' vo.'ii>

• T h Ị Thu . / 9 . í yC h í« | H<vV*nLvK. I'íV»Con ■ H đ T k iT h u H ù .t'*^ .'^

• w.l //*Kln /’*“• H Ổ T h V u ,k : .> . ! '* ■ '

■ H<i Hửu rhu < \ .H ó T k :T h u L s /« r.-

H .ÌT h : ĩh u T tu < H ' l

conNi KKii

• Ngồ Vân 1^0.1963• S'gA T h i M ỳ Hương. 1964

oxtng.Coo

t>iH »hưvSk‘-

•N gò VànTién.1% 3• \ Ị t f i T iu K í ỳ H u im g . Ỉ9Ờ 4

a>f>nị-t\>n

ì-Á-4ầx.

Về hiện tượng này, nếu ai làm việc với máy vi tính cũng đều xác nhận là có thể xảy ra (mặc dù rất hiếm). Nhưng bà con trong họ tộc chúng tôi đểu nghĩ là việc tâm linh xui khiến ra, chứ không phải do kỹ thuật, bởi lẽ họ không biết đến máy vi tính và rằng, nếu do lỗi kỹ thuật thì sao không xảy ra với những người khác trong số 170 người?

Chuyện là như vậy, có chụp ảnh làm bằng, ai muốn hiểu thế nào thì tùy ý; còn họ tộc chúng tòi bảo đảm các bức ảnh này là thật chứ không hể ngụy tạo.

Page 178: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

170 T À I C H ÍN H ĨM

H Ọ N G Ô VIỆT N A M XƯA & NAY

VIII. TÀI CHÍNH

A. DANH SÁCH CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ CÚNG TIẾN XÂY MỘ HÁN QUỐC CÔNG NGÔ LAN

STT Họ và Tên Địa chỉ Số tiền

1 Ngô Quang Nam Trình Phố, Tiền Hải, Thái Bình 4,000,000

2 Ngô Vui Mỹ Lợi, Phù Mỹ, Bình Định 2,000,000

3 Ngô Gia Biểu và các con: Định Công, Hoàng Mai, Hà Nôi 5,000,000

4 Ngô Sỹ Phan Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An 2,000,000

5 Ngô Tiến Quý Thôn Đoài, Tam Giang, Yên phong, Bắc Ninh 1,500,000

6 Ngô Trọng Mỹ Phú Khê, Cẩm Khê, Phú Thọ 5,000,000

7 Ngô Thị Mại Tam Quan, Hoài Nhơn, BĐ 3,000,000

8 Ngô Thảo Vĩnh Nam, Vĩnh Linh, Q Trị 1,000,000

9 Ngô Nhật Dân Thuỵ Lôi, Tiên Lữ, Hưng Yên 1,000,000

10 Họ Ngô Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội 4,000,0(X)

11 Họ Ngô Phong Cốc, Yên Hưng, QN 2,000,000

12 Ngô Ngọc Bích Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh 3,000,000

13 Ngô Đức Đoàn Dưỡng Phú, Khoái Châu, HY 3,000,000

Page 179: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 171

STT Họ và Tén Địa chi’ Sô tiền

14 Ngố Cóng Hoàn Mễ Trì Thượiig, Từ Liêm, HN 1,000,000

15 Họ Ngô Định Công, Hoàng Mai, HN ! ,000,000

16 Ngỏ Văn Hậu Định Công, Hoàng Mai, HN 1,200,000

17 Ngô Vãn Đỉnh Định Công, Hoàng Mai, HN 500,000

18 Ngô Văn Sâm Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

19 Ngô Văn Hiến Định Công, Hoàng Mai, HN 50,000

20 Ngô Văn Chạnh Định Công, Hoàng Mai, HN 200,000

21 Ngố Minh Phưcmg Đinh Cồng, Hoàng Mai, HN 500,000

22 Ngô Văn Long Định Cồng, Hoàng Mai, HN 200,000

23 Ngô Mạnh Hùng Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

24 Ngô Thị Mang Định Cồng, Hoàng Mai, HN 200,000

25 Ngô Quốc Ân Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

26 Ngỏ Vãn Thắng Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

27 Ngô Thị Thanh Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

28 Ngô Vãn Bình Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

29 Ngô Văn Dương Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

30 Ngô Văn Tấn Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

31 Ngô Văn Tới Định Cõng, Hoàng Mai, HN 100,000

32 Ngô Văn Chính Định Công, Hoàng Mai, HN 100,000

33 Ngô Quốc Hùng Định Cõng, Hoàng Mai, H,N 100,000

34 Ngô Trung Sơn Định Cõng, Hoàng Mai, HN 200,000

35 Họ Ngô La Khê, Hà Đông, Hà Nội 5,000,000

36 Ngô Bích Luyện La Khê, Hà Đông, Hà Nội 1,000,000

Page 180: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

172 TÀI CHÍNH

STT Họ và Tén Địa chi Sỏ liền

37 Ban Liên lạc Họ Ngỏ Phú Tliọ 2,3ís0,000

38 Họ Ngỏ Dưõfng Phú,Chính Nghía. HY 1,000,000

39 Họ NgôHọ Phú Cốc, Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên 1,000,000

40 Ngô Công ThànhPhú Cốc, Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên

500,000

41 Họ Ngô Mai Lĩnh, Thanh Oai, HN 2,000,000

42 Ngô Doãn Chấn Mai Linh, Thanh Oai, HN 500,000

43 Họ Ngô Phù Lồ, Sóc Sơn, Hà Nội 2,130,000

44 Ngô Minh Quang Phù Lồ, Sóc Sơn, Hà Nội 200,000

45 Ngô Thị Hảo Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội 200,000

46 Ngô Thu Nga Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội 100,000

47 Ngô Thị Bích Phù Lỗ, Sóc Scm, Hà Nội 100,000

48 Ngô Thị Lan Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội 100,000

49 Ngô Mạnh Cường Vũ Ẻn, Thanh Ba, Phú Thọ 1,000,000

50 Họ Ngô Đáp Cầu, Bác Ninh 1,000,000

51 Nguyễn Thị Bích Đáp Cầu, Bác Ninh 1,000,000

52 Họ N gô Thời Tả Tlianh Oai, Thanh Trì, HN 1,000,000

53 Họ Ngô Thượiig Cát, Từ Liêm, HN 1,000,000

54 Họ Ngô Thành phô' Hải Phòng 1,000,000

55 Ngô Thị Chung Cẩm Phả, Quáng Ninh 1,000,000

56 Ngô Quang Tinh Hạ Đoạn, An Hải, Hải Phòng 1,000,000

57 Ngô Vãn Dũng Văn Tràng, Thái Tliuỵ, TBình 1,000,000

Page 181: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HO NGỔ VIÊT N A M XƯA & NAY 173

STT Ho và Tên f)ia chi Sò tiền

58 llọ Ngỏ Đổ Sơii. H;>i Phòng 1.()()(),000

59 N sô Ọuốc Khánh Cẩm Phá. Quảng Ninh 1.000.000

60 Ngô Đức Uy Trưởng BLL. họ Ngô HP 500,000

61 Ngó Quang Khì Phó BLL ho Ngô Hải Phòng 100.000

62 Ngô Văn Huấn u ỷ viên BLLhọ Ngỏ HP 300,000

63 Ngô Minh Duyên Uỷ viên BLLhọ Ngô HP 200,000

64 Ngô Văn Đoán Phó’ BLL họ Ngô Hải Phòng 300,000

65 Ngô Đăng Duyên Phó BLL họ Ngô Hải Phòng 200,000

66 Ngô Thị Liên Hội viên họ Ngô Hải Phòng 200,000

67 Ngô Văn Quang Họ Ngô Hải Phòng 200,000

68 Ngố Văn Cát Họ Ngô Hải Phòng 200,000

69 Đinh Tiến Vinh Cháu Ngoại họ Ngô HP 200,000

70 Nguyễn Vãn Hiếu Cháu Ngoại họ Ngô HP 200,000

71 Ngô Văn Trường Họ Ngô Hải Phòng 100,000

72 Ngỏ Văn Cầy Họ Ngỏ Hải Phòng 200,000

73 Ngỏ Văn Thuỷ Họ Ngô Hải Phòng 200,000

74 Ngổ Văn Nam Họ Ngổ Hải F’hòng 100,000

75 Họ Ngỏ Phú Hồi Quan. Tương Giang, Từ Scm, Bác Ninh 1,000,000

76 Ngô Phú Đức Hồi Quan, Từ Scm, Bắc Ninh 100,000

77 Ngô Phú Nhân Hổi Quan, Từ Sơii, Bắc N inh 1,000.000

78 Ngô Phú Huệ Hồi Quan, Từ Som, Bắc Ninh 1.000,000

79 Ngô Phú Nhượng Hồi Quan, Từ Sơn, Bác Ninh 200,000

Page 182: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

174 TÀI CHÍNH Í ; ^ J

STT Họ và Tcn Địa chi Sô tiền

80 Ngỏ Phú Thái Hồi Quan, Từ Sơii, Bác Ninli 200,000

81 Ngô Phú Hái Hồi Quan, Từ Scfii, Bắc Ninh 200,000

82 Ngỏ Thị Nhiều Hồi Quan, Từ Sơn, Bắc Ninh 10,000

83 Ngô Thị Phấn Hồi Quan, Từ Sơii, Bác Ninh 10,000

84 Ngỏ Văn Giao Viên trưcmg Viện thuốc nổ 2,000,000

85 Ngô Thị Hiến Quê Nghệ An, Thường trú QN 200,000

86 Họ Ngô Địch Lễ, Nam Vân, Nam Định 1,000,000

87 Ngô Văn TácĐịch Lễ, Nam Vân, Nam Định (1 chỉ vàng) 2,400,000

88 Ngô Nhâm Địch Lề, Nam Vân, NĐ 100,000

89 Ngô Thị An Địch Lẽ, Nam Vân, NĐ 50,000

90 Ngô Dũng Huy An Nông, Nam Tiến, NĐ 200,000

91 Ngô Văn Hùng An Nông, Nam Tiến, NĐ 100,000

92 Ngô Văn Quảng An Nông, Nam Tiến. NĐ 300,000

93 Ngô Đoan Trực Đao, Trực Ninh, NĐ 200,000

94 Ngô Tuấn Sở Nông nghiệp ÍTNT NĐ 50,000

95 Ngô Giang Thành Phô Nam Định 100,000

96 Ngô Hải Trực Khang, Trực Ninh, NĐ 500,000

97 Ngô Quang An Trực Đạo, Trực Ninh, NĐ 1,000,000

98 Ngô Quang Lảm HT trường PTTH Chí Linh 500,000

99 Đội nhạc Định Hoà,Ycn Định, THoá 100,000

100 Ngố Xuân Trườiig Định Hoà,Yên Định, THoá 50,000

101 Ngô Ngọc Ca Định Hoà,Yên Định, THoá 50,000

Page 183: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

S I HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 175

STT Họ và rẻn Địa chi' Sỏ íién

102 Ngỏ Văn Dục Định Hoà,Yên Định, T Hoá 10,000

103 Ngô Thị Thu Định Hoà,Yên Định, T Hoá 20,000

104 Ngỏ Hữu Lư Định Hoà.Yên Định, T Hoá 50,000

105 Ngô Văn Trọng Định Hoà,Yên Định, T Hoá 50,000

106 Ngô Thị Xuyên Định Hoà,Yên Định, THóa 10,000

107 Ngô Thiện Thân Định Hoà,Yên Định, THoá 20,000

108 Ngỏ Hằng Nga Định Hoà,Yên Định, T Hoá 30,000

109 Ngô Xuân Cương Định Hoà,Yên Định, THoá 20,000

110 Ngô Văn Minh Định Hoà,Yên Định, THoá 20,000

111 Ngô Văn Ngân Định Hoà,Yên Định, T Hoá 20,000

112 Ngô Xuân Triệu Định Hoà,Yên Định, THoá 20,000

113 Ngô Thị Cây Định Hoà,Yên Định, THoá 20,000

114 Vũ Thị Đa Định Hoà,Yên Định, T Hoá 20,000

115 Ngô Thị Định Định Hoà,Yên Định, T Hoá 20,000

116 Ngô Văn Chuẩn Định Hoà,Yên Định, T Hoá 100,000

117 Lô Vàn Khoa Định Hoà,Yên Định, T Hoá 10,000

118 N gô Kim Chung Định Hoà,Yên Định, T Hoá 100,000

119 Ngô Thị 'rhái Định Hoà,Yên Định, T Hoá 20,000

120 Ngô Đăng Ninh Định Hoà,Yên Định, THoá 20,000

121 Ngỏ Mạnh Hành Định Hoà,Yên Định, THoá 50,000

122 Ngô Văn Cứ Định Hoà,Yên Định, THoá 30,000

123 Ngô Hữu Thoan Định Hoà,Yên Định, THoá 10,000

124 Ngô Long Hội Định Hoà,Yên Định, T Hoá 20,000

Page 184: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

176 TÀ! C H ÍN H

s n Họ và Tén Địa chỉ Só tién

125 Ngỏ Xuủn Chung Định Hoà,Yèn Định, THoá 50,000

126 Ngô Thị Lê Định Hoà,Yên Định, T Hoá 100,000

127 Dương Thị Tỵ Định Hoà.Yén Định, T Hóa 20,000

128 Ngô Vãn Phong Lam Scm, Thọ Xuân, THóa 100,000

129 Ngô Đức Năm Lam Sơn. Thọ Xuân, THóa 100,000

130 Lê Thị Mỹ Nguyên Hồng, Thanh Hoá 100,000

131 Ban Liên lạc Họ Ngô huyện Thọ Xuân, TH 1,000,000

132 N gô Huệ và gia đinh. TP Thanh Hoá 500,000

133 Họ Ngô Mễ Trì Thượng, TL, HN 1,000,000

134 N gô Duy Tám La Khê, Hà Đông, Hà Nội 1,000,000

135 N gô Trọng Đổng La Khê, Hà Đông, Hà Nội 500,000

136 N gô Quốc Hội La Khê, Hà Đỏng, Hà Nội 300,000

137 N gô Mạnh Trung La Khô, Hà Đông, Hà Nội 1,000,000

138 Ngô Thế Dụ La Khê, Hà Đỏng, Hà Nội 500,000

139 Ngồ Đức Thắng La Khê, Hà Đòng, Hà Nội 200,000

140 N gô Duy Toán La Khê, Hà Đỏng, ỉíà Nội 200,000

141 N gô Xuân Phiêm La Khê. Hà Đông, Hà Nội 100,000

142 Ngô Doãn Thanh Mai Lĩnh, Hà Đỏng, Hà Nội 100,000

143 Ngô Doãn Liêm Mai Lĩnh, Hà Đông, Hà Nội 100,000

144 Ngô Doãn Khang Mai Lĩnh, Hà Đông, Hà Nội 100,000

145 Ngô Vàn Bàn Quảng Bá, Tây Hổ, Hà Nội 100,000

146 N gô Văn Phi Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội 200,000

147 N gô Văn Chưcmg Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội 100,000

Page 185: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

1 HO NGÔ VIÊT NAM XƯA & NAY 177

STT Họ và Tén Địa chỉ Sò tiền

148 Ngô Tiến Dũng Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội 100,000

149 Ngô Quang Đính Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội 100,000

150 N gô Chiến Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 200,000

151 N gô Cường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 100,000

152 Ngô Hữu Hà Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 100,000

153 N gô Quang Tính Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 100,000

154 Họ Ngô Thái Bình 2,200,000

155 Ngô Thi Hảo Hải Yên, Móng Cái, QN 100,000

156 Vũ Đức Tiến Hải Yên, Móng Cái, QN 100,000

157 Ngô Tiến Dũng Thanh Scfn, Uông Bí, QN 100,000

158 Ngô Chiến Cẩm Phả, Quảng Ninh 100,000

159 Ngô Thị Yến Cẩm Bình, cẩm Phả, QN 100,000

160 Ngô Đức Vượng Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ 1,000,000

161 Lưu Quốc NamCTy thuỳ lợi Việt Trì, Phú Thọ (giám sát công trình) 1,000,000

162 Ngô Bình Nam Giang

Huỳnh Thúc Kháng - Hà Nội (Con ông Nam) 100,000

163 Ngô Quang Dưcmg

Huỳnh Thúc Kháng - Hà Nội (Con ông Nam) 100,000

164 Trần Thị Thanh Vân

Dưcmg Quảng Hàm - Hà Nội

(vợ ông Vui)100,000

165 Ngô Mạnh HùngDưcfng Quảng Hàm - Hà Nội (con ông Vui) 100,000

166 Ngô Hồng ThuýDưcmg Quảng Hàm - Hà Nội

(con ông Vui)100,000

Page 186: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

178 TÀ I C H ÍN H sSTT Họ và Tèn Địa chỉ Số tiền

167 Đoàn Thị Thoa Tây Sơn, Đồng Đa, Hà Nội (vợ ông Biểu) 100,000

168 Không tên Ngoài phong bì 191,500

169 Cô Thu bán cây ở cầu Mai Lĩnh, Hà Đông, Hà Nội 50,000

170 Họ Ngô Cẩm Phả, Quảng Ninh 4,000,000

Tổng cộng Tính đến hết ngày 30/12/2009 105,951,600

Page 187: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGỎ VIỆT NAM XƯA & NAY 179

B. CHI PHÍ XÂY DựKG KHU LĂNG MỘ HÁN QUỐC CÔNG NGÔ LAN

Ngày 31/05/09:

★ Ban liên lạc họ Ngô đưa nhà ngoại cảm vào khảo sát lần thứ nhất (chuyến đi do Thiếu tướng Ngô Tiến Quý và ông Ngô Gia Biểu tài trợ mọi chi phQ.

- Mua 4 lễ (nhà thờ 2, mộ 2): 400.000Ổ

Ngày 06/09/09:

★ Ban Liên lạc đi khảo sát lần hai để xác định thêm hướng và huyệt mộ. Chuyến đi do ông Ngô Văn Giao. Viện trưởng Viện thuốc phóng thuốc nổ, tài trợ mọi chi phí.

- Mua đổ lễ hương hoa: 80.000Ổ

Ngày 11/10/09:

★ Lễ động thổ tìm kiếm và cải táng phần mộ Hán Quốc công, chi phí bao gồm:

- Đổ lễ tại nhà thờ và mộ Ngài: 250.000Ổ

- Tiền mua tiểu, quách, vải liệm vàng hương,tiền công và bồi dưỡng làm đém...: 3.180.000Ổ

- Thưởng cho hai thợ bốc và sang cát hàicốt Ngài: 200.000Ổ

- Tiền xăng xe hai chuyến trong lần côngtác này: 1.820.000đ

Page 188: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

■>80 TÀI CHÍNH

Ngày 22/10/09:

I^ông Ngô Quang Nam vào Ninh Bình đặt 7 hạng mục bằng đá cho công trình, tiền xe ôtô đi lại: 500.000Ổ

Ngày 22/11/09:

i^Thi công xây dựng khu Lăng mộ, gồm: bơm hút nước khu ao, xây móng đá bao quanh, xây phần móng mộ, san lấp mặt bằng 214m^

- Đổ lễ hương hoa: lOO.OOOđ

- Tiền xăng xe ô tô cho chuyến đi: 980.000Ổ

Ngày 30/11/09:

- Ông Ngô Quang Nam đi kiểm tra việc chế tác đá.

- Tiền thuê ôtô: 500.000Ổ

Ngày Q7/12/09:

- Ban Liên lạc vào Ninh Bình kiểm tra việcchế tác 7 hạng mục bằng đá, rồi vàoĐồng Phang kiểm tra nền móng của công trình;

- Tiền xăng xe và lệ phí: 980.000Ổ

Ngày 12/12/09:

- Ông Biểu cùng ông Vui, ông Phan vào Đổng Phang kiểm tra lẩn cuối điểu kiện để có thể lắp đặt các hạng mục bằng đá, có khối nặng tới hàng chục tấn:.

- Tiền xăng xe và lệ phí; 980.000đ

Page 189: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Ngqày 17/12/09:

- K a n Liên lạc vào Đổng Phang chỉ đạo vựiệc lắp đặt các hạng mục bằng đá;

- TPhanh toán 7 hạng mục bằng đá: 45.000.000đ

- Trhưởng cho xe đá và cẩu: 2.000.000Ổ

- Công Ngô Quang Nam chi phí in và vật tưtítrong thiết kế họa tiết cho toàn bộ Lăng mộ; 1 .OOO.OOOđ

- €>DỒ lễ hoa quả; 50.000Ổ

- x<ăng xe và lệ phí: 950.000Ổ

Ncgày 24/12/09:

- TTiền sơn các màu; 235-OOOđ

- NVIua các vật dụng phục vụ cho Lễ KhánhIthành và in ấn tài liệu: 790.000Ổ

- Làm vi tính bộ câu đối bằng chữ quốc ngữ: 150.000Ổ

N<gày 25/12/09:

- Ban Liên lạc vào kiểm tra và chỉ đạo hoàntất công trình, trồng cây, chuẩn bị Lễ khánh thành.

- ỈMua 2 cây vạn tuế: 350.000đ

- /Xăng xe và lệ phí: 950.000Ổ

Nigày 29-30/12/09:

- ILễ Khánh thành và quyết toán công trình:

- Thanh toán công trình phần xây móng đá bao quanh, móng và các hạng mục khác, san lấp mặt bằng xây các công trình xungquanh, lát nền gạch, đắp đường, cấy cỏ ... 39.500.000d

^ m ọ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_______________________________ 'IQ'*

Page 190: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

182 T À I C H ÍN H

- Thưởng cho cán bộ chỉ đạo còng trinh: 2.0{j0,000đ

- Đổ lễ cúng tế tối 29/12: 260,000đ

- Chi cho Lễ Khánh thành, thụ lộc cơm trưa(24 mâm, 150 người) 5.020,OOOđ

- Thuê dựng rạp bát đĩa, bàn ghế, máyphát điện 900.000đ

- Bồi dưỡng đội tế: 200.000Ổ

- Bồi dưỡng đội nhạc tế: lOO.OOOđ

- Bồi dưỡng 5 cháu học sinh phục vụ Lễ cắtbăng khánh thành: lOO.OOOđ

- Chi tiền để lại hương khói Phúc QuangTừ Đường: 2.000.000đ

- Chi cho chuyển phát nhanh công văn, vănbản vận động đóng góp lần 2: 497.000đ

- Xăng xe và lệ phí: 980.000Ổ

- Chi phí cho việc quay phim, chụp ảnh làmtư liệu: 1.200.000đ

Tổng chi: 114.472.000 đồng

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 TRƯỞNG BAN XÂY DỰNG

Ngô Gia Biểu

Ghi chú: Như vậy, công trình xây Lăng Hán Quốc công, Quĩ họ phải ứng ra hơn 8,5 triệu đồng.

Page 191: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

3 H iỌ N GÔ VIỆT NAM XƯA & NAY ‘•83

C: QUYẾT TOÁN TÀI CHÍNH NĂM 2009

Thiu nám 2009- Tiền quỹ nâm 2008 chuyển sang: 50.485.000đ

- Tiền công đức tại Lễ dâng hương 21/1 -Kỷ Sửu 20^00.000đ

- Ông Ngô Nhật Dân tài trợ chuyến xe điKim Châm - Hải Phòng 1.650.000đ

- Vợ chồng ông Trần Văn Tuyến - bà NgôThị Thu họ Kim Châm tài trợ: l.soo.ooođ

- Tiền lãi tiết kiệm: 3.060.000đ

- Tiền bán Nội san: 7.290.000đ

Tổng thu năm 2009: 83.985.000đ

Chi năm 2009★ Ngày 3/01/09 Ban LL về họ Ngô DUỠng

Phú, Chính Nghĩa Khoái Châu, Hưng Yèn trao đổi việc chắp nối sai trưức ơây..

-Lễ: lOO.OOOđ

★ Ngày 07/01/09: Dự giỗ tổ họ Ngô Đổng Mai, Thanh Oai, Hà Nội,

- Lễ: 350.000Ổ

★ Ngày 10/01/09: Dự giỗ tổ họ Ngô Kím Châm, Mỹ Đức, Hải Phòng:

-Lễ: lOO.OOOđ

Page 192: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

184 TÀI CHÍNH ^

- Tiền thuê ôtô 1,6C0 OOOđ

- Chi giấy mời, tem thư chuẩn bị cho Lễdâng hương đầu năm 2009: 1 £5 OOOđ

•A- Ngày 11/01/09; Dự lễ Chạp họ họ Ngô Thượng Cát, Từ Liêm, Hà N ộ i: 3C4 OOOđ

★ Ngày 22/01/09: Chi Nội san số I - 2009: 14.8«) OOOđ

★ Ngày 31/01/09: Đi đám ma ông NgôXuân Hàm: 300 OOOđ

Ngày 12/02/09: Đi Đường Lâm thắp hương Tiền Ngô Vương: Nhân ngày chính kỵ 18/Giêng; 120.000 đ

★ Ngày 15/02/09; Lễ dâng hương Tiền Ngô Vương tại Hà Nội

- Lễ; 48D OOOđ

- Chi tiếp Đội tế nữ họ Ngô Đáp cầu: 1.495,000đ

- Tiền xe ôtô đưa đón Đội tế: 1 .eOD.OOOđ

- Tiền thuê Hội trường nhà VHTN (đã đượcgiảm giá) 3.5OD.000đ

★ Ngày 19/02/09; Dự giỗ tổ họ Ngô Phật Tích, Tiên Du, BN

-Lễ: 311000Ổ

- Xăng xe và lệ phí: õOO.OOOđ

★ Ngày 8/3/09; Dự lễ Tế Xuân họ NgôĐáp Cầu: 300.000đ

★ Ngày 1/4/09; Ban LL thăm ông Vui ốm 209.000Ổ

★ Ngày 25/4/09: Dự Lễ Khánh thành Từ đường họ Ngô Nam Cao, Kiến xương,Thái Bình: 310.000đ

Page 193: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

^ Ngày 27/6/09: Thăm ông Mạnh, thành viẽnBLL lOO.OOOđ

- <Chi cho trông cây lưu niệm của họ Ngô tạiĐền thờ Đường Lâm: 1,960.000đ

Ngày 20/9/09: Dự lễ ra mắt BLL lâm thời họ Ngô Hải Phòng

- - Đ ồ l ễ : HO.OOOđ

- - Cúng tiến: 300.000Ổ

- - Xăng xe và lệ phí: 432.000Ổ

Ngày 26/4/09: Ban LL mua bức phù điêu để tặng ông Ngô Đức Nhuận, Thành viên BLL vì sức khỏe yếu xin nghỉ: 250.000đ

Ngày 02/12/09: Dự Khai mạc triển lãm Mỹ thuật của họ sỹ trẻ tài năng Ngô Văn Sắc: Lẵng hoa 180.000đ

‘ Tổng chi năm 2009: 29.965.000đ

Tiền quỹ năm 2009 chuyển sang năm 2010 là:

Tổng thu 2009 - Tổng chi 2009:

83.985.000 - 29.965.000 = 54.020.000đ

I ị HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY_________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 nDm 2009

PHÓ BLL PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH Ngô G ia Biểu

Page 194: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

186 TÀI CHÍNH ^

D. BẢNG VÀNG DÒNG HỌ N ĂM 2009 D AN H SÁCH NHỮIVÍG CÁ N HÂN, ĐƠN VỊ

CÚNG TIẾN TỪ 200.000 NGÀN Đ ổNG TRỞ LÊN (Danh sách đầy đủ xin xem bản kê chi tiết)

STT Họ và tên Địa chỉ Sô tiền

1 Ngô Gia Bảo Riú Cốc - Ngũ Lão - Kim Động - Hưng Yên

200,000

2 Ngô Ngọc Bích Hương Mạc, Hương Mạc, Từ Sơn, B. N i^ 3,000,000

3 Ngô Đình Bính SỐ 14/294 Kim Mã, Hà Nội 200,000

4 Ngô Gia Biểu SỐ122 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. 200,000

5 Ngô Xuân Chung 109 ngõ 5 Hoàng Quốc Việt, CXj, HN 200,000

6 Ngô Nhật Dân 14B ngõ 14/25 Pháo Đài Láng, E)Đ,HN

300,000

7 Ngô Minh Diộu Sô' 750/31 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP.HCM

200,000

8 Ngô ĐứcĐoàn B12A Lô 4 Khu ĐTM Định Công, HM, HN

200,000

9 Ngổ Trọng Hiếu 19 Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, HN 200,000

10 Ngổ Phú Huệ Hồi Quan, Tương Giang, Từ Sơn, B. Ninh

200,000

11 Ngô Công Hùng Mễ Trì, Từ Liêm, HN 200,000

12 Ngô Quốc Khánh 36/603 Lạc Long Quân, Tây Hồ, HN 200,000

i3 Ngô Hồng Lĩnh Nội Phật, Tam Hợp, Bình Xuyên, V. Phúc

200,000

Page 195: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

| ^ [ HỌ NGÒ VIỆT NAM XƯA & NAY 187

14 Ngô Hữu Minh Số 33, B4, ngõ 28 B Điện Biên Phủ. Ba Đình. HN

200,(XX)

15 Ngô Vãn Minh P.20I TT Ban Đôi ngoại Tư, Ngọc Khánh, Ba Đình. HN

200,000

16 Ngô Phú Nhân Hồi Quan, Tương Giang, Từ Sơn, B. Ninh

300,000

17 Bà Ngô Huy Phan 22 Bà Triệu, HN 200,000

18 Ngô Tiến Quý Số 32/113 Vĩnh Hồ, HN 500,000

19 Ngô Thảo 60 Hàng Bông, Hà Nội 200,000

20 Ngô Trọng Tiết Lạc Thủy, Đông Kết, Khoái Châu, HY 500,000

21 Ngô Đức Trân Viộn Y học cổ truyền Quân E)ội 300,000

22 Ngô Việt Sô' 34 ngõ 670/38 Hà Huy Tập, Yên Viên

2000,000

23 Ngô Trọng Yêm Lạc Thủy, E)ông Kết, Khoái Châu, HY 300,000

24 Ngô Văn Bàn Họ Quảng Bá, Quảng An, Tây Hổ, HN 200,000

25 Họ La Khê Hà Đông, Hà Nội 1,000,000

26 Họ Mai Lĩnh Cổ Bản, E)ồng Mai, Thanh Oai, HN 200,000

27 Họ Ngô Hữu Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội 200,000

28 Ban Liên lạc họ Ngô Cẩm Phả, Quảng Ninh 500,000

31 Họ Kim Châm Mỹ Đức, An Lão, Hải Phòng 200,000

Page 196: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

MỤC LỤC'rang

I. h o ạ t đ ộ n g d ò n g t ộ c .............................................................7

1. Hoạt động của dòng họ Ngô trong năm 2009........................ 7

2. Chủ trương trùng tu tôn tạo phần mộ Hán Quốc côngNgô Lan..................................................................................13

3. Thành lập Ban liên lạc (Lâm thời) Họ Ngô Hải Phòng.......17

4. Việc tìm kiếm và xây dựng Lăng mộ Hán Quốc côngNgô Lan..................................................................................21

• Hán Quốc công Ngô Lan (Thế kỷ XV)...................................31

A: Văn khấn thần linh thổ đ ịa ....................................................33

B. Văn khấn Tạ Mộ................................................................................. 34

• Diễn văn của Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam tại lễkhánh thành Lăng mộ Hán Quốc công................................. 36

• Về với cội nguồn....................................................................42

• Lăng mộ tổ Hán Quốc công.................................................. 43

• Những mẩu chuyện chung quanh việc xây Lăng HánQuốc công............................................................................. 45

II. KẾT NỐI THỜI GIAN..................................................................49

1. Lược phả họ Ngô Việt Nam (tiếp theo kỳ trước)...................49

2. Nghị Quốc công Ngô Trừng và con cháu............................50

• Con cháu Ngô Nồm chuyển cư đi nơi khác.......................... 53

3. Một chỗ khuất trong lịch sử cần làm sáng tỏ hay Đỗ Anh Vũ kẻ ăn theo Thái úy Việt Quốc côngLý Thường Kiệt....................................................................... 56

1 8 8 ___________________________________________ TÀI CHÍNH

Page 197: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

4. L ILý Thường Kiệt qua Văn bia, sắc phong................. .................64

5. E, [Bia Sơn Lăng................................................................................72

I. DAA^NH NHÂN, DANH SỸ VÀ DOANH NHÂN HỌ NGÓ.............76

1.1. INgô Chân Lưu người khuông phò nước V iệt............................ 76

2 . Thạch thành Lâm Ấp trúc Lục lộ Ngô Tử A n ...........................78

3 .1. Ngô Sỹ Liên - dưới mắt các nhà sử học....................................80

4. . Ngô Quang Bích và cuộc chống Pháp cuối thê' kỷ X IX ......... 84

5. . Nhà thờ tiến sĩ Ngô N ho.............................................................90

6.). Ngô Ngọc Bích cựu chiến binh - Doanh nhân thành đ ạ t.......... 93

IV. NHHÀ KHOA H Ọ C ............................................................................ 97

1.. Ngô Thành Đổng - Thiên tài hay một người đ iên? .................97

2.!. Ngô Bảo Châu một vinh quang toán học của Việt Nam.... 101

• Ngô Bảo Châu ứng viên sáng giá của Huy chương Relds........104

3.1. Ngô Như Bình - Người đưa tiếng Việt vào Harvard...............106

V. HCỌ NGÓ KHẮP NƠI Tự GIỚI THIỆU......................................... 110

11. Họ Dưỡng Phú đi tìm Mộ T ổ .................................................... 110

21. Họ Ngô Nam Cao xây dựng từ đường.................................... 117

3ì. Họ Ngô - Htmg Công tìm gốc ...................................................121

4ị. Họ Ngô Định công Hoàng Mai Hà Nội.................................... 127

55. Thêm một họ tìm nguồn............................................................132

Ễ3. Hành trình tìm mộ cụ Tổ họ Ngô Tiến ở Thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc N inh.................135

VI. NGƯỜI HỌ NGÒ VIẾT, NGƯỜI HỌ NGÔ VẼ ........................... 140

1. Người nông dân có bàn tay tài hoa......................................... 140

‘2. Người đàn bà viết Phả cho h ọ .................................................145

^ H H iỌ NGỎ VIỆT N A M XƯA & NAY____________________________^

Page 198: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

3. Thử bàn về gốc tích họ N g ô ....................................................150

4. Ngô Văn sắc - họa sĩ trẻ tài năng ..........................................157

6. Người họ Ngô trẻ tuổi hiện nay................................................159

VII. VIỆC TÂM LINH VÀ THỜ CÚNG...............................................161

1. Đền thờ, nhà thờ, lăng tẩm, mồ mả dưới ánh sángphong thủy...................................................................................161

2. Những ngày xuất hiện sao Đại hung trong năm 2010..... 164

3. Sự kỳ lạ có thể giải thích...........................................................167

VIII. TÀI CHÍNH.................................................................................... 170

A. Danh sách cá nhân, đơn vị cúng tiến xây mộ HánQuốc công Ngô Lan................................................................ 170

B. Chi phí xây đưng khu Lăng mộ Hán Quốc côngNgô Lan .................................................................................... 179

c. Quyết toán tài chính năm 2009......................................... 183

D. Bảng vàng dòng họ năm 2009................................................186

190____________________ TÀI CH ÍNH

Page 199: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

HỌ NGÔ VIỆT NAM XƯA & NAY

NH À XUẤT BÁN LAO ĐỘNG175 Giảng Võ - Hà Nội

ĐT: (04) 37366574 Fax: (04) 38515381Email: [email protected]'n

Chịu trách nhiệm xuất bảnLÊ HUY HÒA

Biên tập: ĐẬU ĐÌNH CUNG

Bỉa: TIẾN ĐẠTsủa bản in: LÊ NGA

Page 200: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

In 1.000 cuốn, khổ 16 X 24cm tại cty in Sông Lam. QĐXB sô 111/QĐLK/LĐ ngày 02/02/2010 ĐKKH sô' 1174-2009/CXB/12-175/LĐ ngày 29/12/2009. In xong và nộp lưu chiểu quý 1/2010.

Page 201: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010

Vợ chồng Tướng Quý trước PQTĐ trong chuyến đi khảo sát lần thứ nhất (31.5.

Các thành vièn chủ công của BLL, gồm: Bà Mại, các ông Vui,Thảo, Biếu, Phan, từ Đồng Phang về, nghỉ giải lao dọc đường.

Page 202: Ho Ngo VN Xua Va Nay 2010