HƯỚNG CHUYỂN DỊCH NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VỤ … NCTD_04.pdf · năm 2015, toàn...

3
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 8/2017 [37] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI n Nguyễn Đình Hương Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An I. Mục tiêu kế hoạch Toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 40.650ha cây trồng vụ Đông các loại (ngô, lạc, rau đậu các loại, khoai lang), 3.055ha cá vụ 3, trong đó phấn đấu về diện tích, năng suất, sản lượng như sau: 2. Hướng chuyển dịch 2.1. Đối với sản xuất ngô Từ trước đến nay sản xuất ngô ở tỉnh ta chủ yếu để lấy hạt phục vụ chăn nuôi và bán ra thị trường, hiện nay sản xuất ngô đang có sự chuyển dịch theo hướng có giá trị cao hơn, đó là ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi và ngô lấy bắp ăn tươi. - Về sản xuất ngô lấy hạt: Hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các giống ngô có tiềm năng năng suất như: PAC669, PAC999 Super, NK6654, NK66, P4199, CP 501, DK6919, PSC102… Tuy nhiên, do tác động bởi nhiều nguyên nhân nên hiệu quả sản xuất ngô lấy hạt cũng chỉ ở mức bình thường. Với năng suất và giá ngô như hiện nay thì cho thu nhập từ 25-30.000.000 đồng/ha/vụ, có nhiều thời điểm giá ngô xuống thấp, trừ chi phí đầu vào thì thu nhập 1ha ngô cũng chẳng được bao nhiêu. - Sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi: Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp như Công ty TH True milk, Vina- milk, trang trại nuôi bò thịt ở Nghi Lộc, Hà Tĩnh... là rất lớn, vì vậy diện tích trồng ngô sinh khối không ngừng được tăng lên sau hàng vụ, hàng năm. Chỉ tính riêng vụ Đông năm 2015, toàn tỉnh mới trồng 1.939,6ha thì sang vụ Đông 2016 đã trồng 3.754ha và vụ Đông 2017 kế hoạch bước đầu là 4.000ha. Sản xuất ngô sinh khối có những hiệu quả sau: V ụ Đông là vụ sản xuất thứ 3 trong năm với diện tích gieo trồng khoảng trên dưới 40.000ha cho các loại cây trồng nhưng lại là vụ sản xuất hàng hóa, sản phẩm rau màu... chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, sản xuất vụ Đông lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết vì diễn ra trong giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão, do đó gặp nhiều rủi ro, ngoài ra cũng chịu tác động bởi các khó khăn khác như nhân lực lao động, giá vật tư đầu vào cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh không ổn định, dịch hại cây trồng... Vì vậy, để phát huy hiệu quả và tăng giá trị kinh tế cho sản xuất vụ Đông, việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng là một trong những khâu quan trọng hàng đầu cần phải được đẩy mạnh thực hiện. HƯỚNG CHUYỂN DỊCH NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2017 TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Cây ngô 24.500 Trong đó: 20.500 45,0 92.250 - Cây ngô lấy hạt 4.000 350,0 140.000 - Ngô lấy thân lá làm thức ăn cho bò 2 Cây lạc 1.400 21,0 2.940 3 Rau đậu các loại 12.000 125,0 150 - Trong đó: Rau có giá trị (bí xanh, bí đỏ, súp lơ, cà chua...) 3.000 135,0 4.050 4 Khoai lang 2.750 65,0 17.875 5 Cá vụ 3 3.055 10,6 3.238

Transcript of HƯỚNG CHUYỂN DỊCH NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VỤ … NCTD_04.pdf · năm 2015, toàn...

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 8/2017 [37]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

n Nguyễn Đình Hương Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An

I. Mục tiêu kế hoạchToàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 40.650ha cây

trồng vụ Đông các loại (ngô, lạc, rau đậu các loại,khoai lang), 3.055ha cá vụ 3, trong đó phấn đấu vềdiện tích, năng suất, sản lượng như sau:

2. Hướng chuyển dịch 2.1. Đối với sản xuất ngôTừ trước đến nay sản xuất ngô ở tỉnh ta chủ yếu để

lấy hạt phục vụ chăn nuôi và bán ra thị trường, hiệnnay sản xuất ngô đang có sự chuyển dịch theo hướng

có giá trị cao hơn, đó là ngô sinh khối làmthức ăn chăn nuôi và ngô lấy bắp ăn tươi.

- Về sản xuất ngô lấy hạt: Hiện nay vẫnchiếm tỷ lệ diện tích lớn với các giống ngôcó tiềm năng năng suất như: PAC669,PAC999 Super, NK6654, NK66, P4199, CP501, DK6919, PSC102… Tuy nhiên, do tácđộng bởi nhiều nguyên nhân nên hiệu quảsản xuất ngô lấy hạt cũng chỉ ở mức bìnhthường. Với năng suất và giá ngô như hiệnnay thì cho thu nhập từ 25-30.000.000đồng/ha/vụ, có nhiều thời điểm giá ngôxuống thấp, trừ chi phí đầu vào thì thu nhập1ha ngô cũng chẳng được bao nhiêu.

- Sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn chănnuôi: Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ ngô sinhkhối làm thức ăn chăn nuôi của các doanhnghiệp như Công ty TH True milk, Vina-milk, trang trại nuôi bò thịt ở Nghi Lộc, HàTĩnh... là rất lớn, vì vậy diện tích trồng ngôsinh khối không ngừng được tăng lên sauhàng vụ, hàng năm. Chỉ tính riêng vụ Đôngnăm 2015, toàn tỉnh mới trồng 1.939,6ha thìsang vụ Đông 2016 đã trồng 3.754ha và vụĐông 2017 kế hoạch bước đầu là 4.000ha.

Sản xuất ngô sinh khối có những hiệuquả sau:

V ụ Đông là vụ sản xuất thứ 3 trong năm với diện tích gieo trồng khoảng trên dưới 40.000ha chocác loại cây trồng nhưng lại là vụ sản xuất hàng hóa, sản phẩm rau màu... chủ yếu phục vụnhu cầu tiêu dùng trong dịp tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, sản xuất vụ

Đông lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết vì diễn ra trong giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão,do đó gặp nhiều rủi ro, ngoài ra cũng chịu tác động bởi các khó khăn khác như nhân lực lao động, giávật tư đầu vào cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh không ổn định, dịch hại cây trồng... Vì vậy, để phát huyhiệu quả và tăng giá trị kinh tế cho sản xuất vụ Đông, việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng là mộttrong những khâu quan trọng hàng đầu cần phải được đẩy mạnh thực hiện.

HƯỚNG CHUYỂN DỊCH NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2017

TT Loại cây trồng Diện tích(ha)

Năng suất(tạ/ha)

Sản lượng(tấn)

1 Cây ngô 24.500Trong đó: 20.500 45,0 92.250- Cây ngô lấy hạt 4.000 350,0 140.000- Ngô lấy thân lálàm thức ăn cho bò

2 Cây lạc 1.400 21,0 2.9403 Rau đậu các loại 12.000 125,0 150

- Trong đó: Rau cógiá trị (bí xanh, bíđỏ, súp lơ, càchua...)

3.000 135,0 4.050

4 Khoai lang 2.750 65,0 17.8755 Cá vụ 3 3.055 10,6 3.238

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 8/2017 [38]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Sản xuất rau vụ Đông tại Quỳnh Lưu

Sản xuất rau vụ Đông tại Đô Lương

Trồng dưa lưới tại Diễn Thành - Diễn Châu

+ Về kinh tế: Trồng ngô sinh khối có năngxuất từ 35-50 tấn cây/ha/vụ, giá bán hiện naytừ 800.000-1.000.000 đồng/tấn sẽ cho thunhập 28-50 triệu/ha (Tính năng suất bìnhquân 40.000 tấn/ha x 800.000 đồng/tấn =32.000.000 đồng/ha/vụ, tăng hơn so ngô lấyhạt từ 5-6 triệu đồng/ha).

+ Rút ngắn thời gian thu hoạch: Trồngngô sinh khối “làm thức ăn chăn nuôi” cònrút ngắn được thời gian thu hoạch khoảng 15ngày nên nhiều vùng đất có thể bố trí được3-4 vụ/năm, đặc biệt ngô trên đất 2 lúa thìrút ngắn được thời gian để kịp gieo trồng vụXuân năm sau.

+ Hạn chế được thiệt hại do mưa: vàomùa mưa nếu trồng ngô lấy hạt thì gặp khókhăn trong việc thu hoạch và phơi hạt, cònngô lấy sinh khối thì hạn chế được việc nàyvà có trường hợp ngô gặp mưa gió thụ phấnkém thì vẫn thu hoạch làm thức ăn cho bòbình thường, đặc biệt là bò lấy thịt.

- Về sản xuất ngô lấy bắp ăn tươi: Hiệnnay, nhu cầu về ngô ăn tươi “ngô luộc, ngônướng” đang tăng cao, đặc biệt thị trườngthành phố, thị xã... Trồng ngô thu hoạch bắpăn tươi cho hiệu quả kinh tế rất cao. Cónhững mô hình cho thu nhập 100-50.000.000đồng/ha/vụ. Ngoài ra, các giống ngô nếptrồng thu hoạch bắp ăn tươi đều có thời giansinh trưởng ngắn, khoảng trên dưới 80 ngàynên rất phù hợp cho sản xuất ngô trên đất 2lúa ở vụ Đông, sau thu hoạch bắp thân ngôvẫn sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò...

* Một số chú ý về sản xuất ngô sinh khốivà thu hoạch bắp ăn tươi:

+ Trồng ngô sinh khối muốn có năng suấtcao trước hết phải chọn được các giống ngôcó tiềm năng cho sinh khối lớn như NK7328,CP111, SK100, NK6326, AG69, B265,DK6919, NK6654… Bố trí gieo trồng ởnhững chân ruộng đất tốt; trồng với mật độdày từ 6,5-7,0 vạn cây/ha; đầu tư phân bóncao; phải ký hợp đồng với các công ty, trangtrại nuôi bò có nhu cầu về thức ăn; nên rảivụ trồng, không trồng tập trung cùng lúcdiện tích lớn để rải thời gian thu hoạch...

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 8/2017 [39]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

+ Với ngô thu hoạch bắp ăn tươi: Nghiêncứu nhu cầu thị trường, lựa chọn các giốngngô nếp thơm, dẻo, màu sắc,... phù hợp vớithị hiếu người tiêu dùng để trồng, các giốngngô đang thịnh hành hiện nay như: NH68,MX10, Fancy111 (ngô màu tím), MX6,Max68...; Có thể trồng xen với lạc, đậu,trồng trên đất 2 lúa vụ Đông, đất bãi...Trồng mật độ vừa phải và chăm sóc bónphân cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời,nhất là sâu đục bắp nhưng phải đảm bảothời gian cách ly an toàn trước lúc thuhoạch...

2.2. Đối với sản xuất rauSản xuất rau vụ Đông có nhiều lợi thế

như: Nhu cầu tiêu dùng lớn, đặc biệt trongdịp tết nguyên đán; thời tiết vụ Đông kháphù hợp với nhiều loại rau, đặc biệt là cácloại rau củ quả có giá trị dinh dưỡng vàkinh tế cao; vụ Đông sâu bệnh phát sinhgây hại ở mức độ nhẹ hơn so với rau vụXuân và vụ Hè. Để đạt hiệu quả cao nhất,trong sản xuất rau vụ Đông cần đi theohướng sau:

- Trồng rau vụ Đông sớm: Tận dụngnhững diện tích đất nhàn rỗi không gieotrồng được trong vụ hè, đất thu hoạch lúavụ hè thu, thậm chí sử dụng cả đất đang cólúa hè thu - mùa nhưng cho năng suất thấpnên phá để gieo trồng các loại rau vụ Đôngsớm như cà dừa, cà tím, dưa chuột, mướpđắng, rau cải... Rau vụ Đông sớm cho thunhập cao do đầu vụ rau còn ít vì vụ hè khógieo trồng và còn bị mưa lụt hư hỏng nhiều.Chú ý: chỉ trồng ở những chân ruộng bảođảm thật an toàn.

- Trồng rau chính vụ: rau được trồngnhiều trong các tháng 9,10,11,12 và có rấtnhiều loại rau như nhóm rau ăn lá, rau củquả, rau thơm... Tuy nhiên, xu hướng tiêudùng hiện nay là các loại rau có giá trị dinhdưỡng cao. Các loại rau này khi bán cũngcó giá cao nên mang lại hiệu quả kinh tếcao. Vì vậy, cần căn cứ nhu cầu tiêu thụ,hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tính chất đất,

kinh nghiệm và khả năng canh tác của từng hộ giađình, từng vùng... để gieo trồng cho phù hợp, trồngrải vụ và không gieo trồng một loại rau quá nhiềudiện tích, tránh thu hoạch cùng lúc giá bán sẽ thấp.Các loại rau trồng trong vụ Đông như: rau ăn lá, cà,xúp lơ, bắp cải, xu hào, mướp đắng, mướp lào “mướplặc lè”, đậu cô ve, măng tây, hành các loại, ớt cay,cải củ, bí xanh, bí đỏ, dưa lê, dưa đỏ, dưa lưới...

*Chú ý: Cần áp dụng quy trình sản xuất tiên tiếntheo tiêu chuẩn VietGap, sử dụng các loại phân bónhữu cơ, vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học... bảođảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt nhất là ký hợpđồng với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để tănggiá trị và ổn định sản xuất theo hướng bền vững.

2.3. Một số mô hình sản xuất vụ Đông có hiệuquả cao

+ Mô hình bí xanh tại xã Diễn Tân, Diễn Lộc -Diễn Châu với diện tích 10ha, năng suất 24-30tấn/ha, thu nhập bình quân 130 triệu đồng/ha, lãi thuđược: 90 triệu đồng/ha.

+ Mô hình sản xuất ngô làm thức ăn cho Công tyTH True Milk, công ty Vinamilk tại xã Diễn Hùng,Hoàng Lâm - Diễn Châu với quy mô 350ha, năngsuất 36-40 tấn/ha, thu nhập bình quân 28-32 triệuđồng/ha, lãi thu được từ 14-16 triệu đồng/ha.

+ Mô hình sản xuất ngô nếp chất lượng cao xãNghi Thạch - Nghi Lộc với quy mô 4 sào (2.000m2),bán ngô bắp luộc cho thu nhập bình quân 160-200triệu đồng/ha; lãi ròng 100-120 triệu đồng/ha.

+ Mô hình sản xuất dưa chuột tại Nghĩa Đàn vớidiện tích 07 ha; năng suất 300 tạ/ha; tổng thu nhập:150 triệu đồng/ha; lãi thu được: 60 triệu đồng/ha.

+ Mô hình sản xuất rau, quả vụ Đông trên đất 2lúa tại xã Tân Sơn - Quỳnh Lưu với các giống: mướpđắng, rau mùi, xà lách, đậu lấy quả, cà xanh, bí đao;diện tích 60 ha; năng suất 300 tạ/ha; tổng thu nhập210 triệu đồng/ha lãi thu được 100 triệu đồng/ha.

+ Mô hình sản xuất mướp hương trên đất 2 lúatại xã Quỳnh Giang - Quỳnh Lưu, quy mô diện tích:01ha, tổng thu nhập 600 triệu đồng/ha.

+ Mô hình sản xuất rau an toàn gắn quản trị sảnxuất với bao tiêu sản phẩm tại xã Nghi Liên - TPVinh với quy mô diện tích 02ha; năng suất 70 tạ/ha.Tổng thu nhập: trên 200 triệu đồng/ha; lãi ròng 80-100 triệu đồng/ha./.