HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham...

37
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM Đề NGHị KHôNG TăNG LươNG TốI THIểU VùNG NăM 2017 Và LấY CăN Cứ MứC SốNG TốI THIểU! BẢN TIN THƯƠNG MẠI www.vasep.com.vn PHÁT HÀNH THỨ 6 HÀNG TUẦN

Transcript of HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham...

Page 1: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017và lấy căn cứ mức sống tối thiểu!

BẢN TIN THƯƠNG MẠI

www.vasep.co

m.vn

PHÁT HÀNH THỨ 6 HÀNG TUẦN

Page 2: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

TRUY XUẤTTừ nguyên liệu đến người tiêu dùng

Khả năng truy suất là chìa khóa trong việc chứng minh chất lượng cũng như vệ sinh an toàn của sản phẩm với khách hàng của bạn.

Với giải pháp phần mềm INNOVA các nhà chế biến thủy sản có thể truy xuất từng công đoạn của quá trình chế biến sản xuất, từ nguyên liệu đến thành phẩm.

Phần mềm quản trị sản xuất được tích hợp vào quy trình chế biến hiện hữu và ghi lại từng chuyển động của quá trình này từ khâu tiếp liệu đến khâu xuất hàng.

Sức mạnh quản trị sản xuấtINNOVA Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

www.marel.com/Innova/traceability

Page 3: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

Giấy phép xuất bản số: 13/GP - XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông

cấp ngày 24/2/2014

Chịu trách nhiệm xuất bảnTổng Thư ký Trương Đình Hòe

Chịu trách nhiệm nội dungPhó Tổng Thư ký Nguyễn Hoài Nam

Thực hiện bởi VASEP.PROĐịa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, P. Ngọc Khánh Q. Ba Đình - Hà Nội

Tel: (84-4) 38354496 - Fax: (84-4) 37715084E-mail: [email protected]

Website: www.vasep.com.vn

Trưởng Ban Biên tậpLê Hằng

Phó Giám đốc TT VASEP.PROTel: (84-4) 38354496 (ext. 204)

Mobile: 0982 195872E-mail: [email protected]

Ban Biên tậpNguyễn Thị Ngọc Thủy

Tạ Thị Vân HàLê Bảo Ngọc

Phùng Kim ThuNguyễn Vân Hà

Thiết kếNguyễn Khắc Vương

Bản quyền của VASEPAll rights reserved.

Quotations or copying in whole or part only by prior agreement with VASEP

hình thức thanh toán: chuyển khoảntên tài khoản: Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại VASEPtài khoản số: 28554939 (VNĐ). tại: Ngân hàng Thương mại CP Á Châu (ACB)Chi nhánh Thăng Long.Địa chỉ: 57B Phan Chu Trinh, P. Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

liÊn hỆ Đăng kÝ: Ban Truyền thông – Ms Nguyễn Trang - Mobile: 0906 151556Tel: 04. 38354496 Ext: 212 - Fax: 04. 37715084 - Email: [email protected]

ngoài hội viên vAsEPĐăng ký theo các gói phát hành áp dụng cho 2016 với 02 email nhận bản tin. Cụ thể:

1.920.000 đ/năm

hội viên vAsEP 1. Được nhận miễn phí Bản tin PDF hàng tuần theo hình thức phát hành năm 2016 với 01 email/HV đã đăng ký. 2. Được download bản tin theo Account HV trên: http://www.vasep.com.vn 3. Đăng ký thêm tối đa 02 email nhận Bản tin:

480.000 đ/năm

1.200.000 đ/năm/06tháng

Thời gian đăng ký: từ tháng:.......đến tháng:.......thời gian đăng ký

THÔNG TIN DOANH NGHIỆPTên Công ty/cá nhân: Địa chỉ nhận hóa đơn:

Địa chỉ viết hoá đơn:

Mã số thuế: Tel: Fax: Email nhận bản tin điện tử: Người liên hệ : Mobile:

PHIẾU ĐẶT MUABẢN TIN TUẦN “THƯƠNG MẠI THUỶ SẢN”

nỘi Dung chÍnhTiêu điểm Đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 và lấy căn cứ mức sống tối thiểu!...4Tin doanh nghiệp Fimex VN: Kim ngạch xuất khẩu đạt 10,6 triệu USD...5Văn bản mới Nghị định số 35/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y...8Chất lượng Đức: Sản phẩm thủy sản được dán nhãn tỷ lệ mạ băng...9Thủy sản thế giớiNgành thủy sản của Mỹ và Canada chịu tác động từ cuộc bỏ phiếu Brexit..10Thống kê chung Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 1/1 đến 15/6/2015...17TômXuất khẩu tôm sang Anh tăng 22%...18Cá traCá tra quyết tâm bám trụ tại Mỹ...22Cá ngừXuất khẩu cá ngừ sang Tây Ban Nha giảm 58%...25Mực – bạch tuộcXuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh...30SurimiGiá surimi cá minh thái Alaska giảm do tồn kho, đồng yên tăng...33Nhuyễn thể hai mảnh vỏTrung Quốc - nước xuất khẩu nghêu hàng đầu sang Mỹ...34

Page 4: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

4

tiÊu Điểm

( v a s e p . c o m .vn) Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), mức tăng lương tối thiểu 12,4% của năm 2016 và việc tăng thường xuyên từ vài chục năm nay

đã tác động mạnh theo hướng bất lợi đến tình hình sản xuất kinh doanh của các DN ngành dệt may. Chi phí nhân công tăng cao, đặc biệt là các khoản trích nộp theo lương, lợi nhuận giảm, cổ tức thấp… dẫn đến nhiều DN không mở rộng sản xuất tạo việc làm mới. Thu nhập của đại đa số người lao động không tăng, DN hạn chế tuyển dụng lao động các vùng nông thôn có tay nghề yếu, năng suất thấp… Vai trò đòn bẩy kinh tế của hệ thống tiền lương không phát huy được tác dụng do DN có xu hướng xây dựng số bậc và khoảng cách giữa các bậc thợ ít nhất có thể.

TS Trương Văn Cẩm – Chủ tịch Vitas cho biết, tăng lương tối thiểu sẽ làm hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều DN dệt may có xu hướng không đầu tư

mở rộng sản xuất về vùng 3, 4 do lao động tay nghề thấp, nâng suất thấp, phải bù lương, tiền đóng bảo hiểm, chi phí vận chuyển cao làm giảm cơ hội tạo việc làm cho các vùng nông thôn. Do đó, cần phải xuất phát từ cơ cấu lao động Việt Nam làm sao sử dụng hiệu quả 54 triệu lao động của thị trường lao động.

Ông Cẩm cho rằng, tiêu chí về mức sống tối thiểu cũng chưa thuyết phục và khó có thể làm được vì nhu cầu sống tối thiểu là một biến số luôn biến động chứ không phải là hằng số làm căn cứ tăng lương tối thiểu.

Đồng quan điểm với Vitas, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đề nghị Hội đồng Tiền lương Quốc gia có ý kiến với các đơn vị liên quan (Viện Dinh dưỡng, Tổng cục Thống kê…) thống nhất về xác định mức sống tối thiểu cho người lao động, nhất là sự khác nhau về số lượng calo tối thiểu cho một người lao động, chủng loại “rổ hàng hóa”, không nhất thiết đưa một số loại hàng hóa xa xỉ, cao cấp như: rượu, bia, tôm biển, phomat, thịt bò… vào rổ hàng hóa.

Hiện nay mức lương tối thiểu của Việt Nam đang tiệm cận đến mức lương

trung bình (bằng 70% mức lương trung bình của cả nước), trong khi đó mới đáp ứng được 80% nhu cầu sống tối thiểu. Theo ông Cẩm, nếu lương tối thiểu mà đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu thì bằng lương trung bình, nếu lương tối thiểu bằng lương trung bình thì toàn bộ hệ thống khuyến khích dùng tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế bị phá vỡ, toàn bộ hệ thống tiền lương cũng bị vô hiệu hóa.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn đề nghị Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017,

đồng thời nghiên cứu giãn thời gian tăng lương tối thiểu. Cụ thể, 2-3 năm/lần thay vì hàng năm vì đối với DN mỗi lần Nhà nước tăng lương tối thiểu bên cạnh việc tăng chi phí, DN còn phải mất rất nhiều công sức để tính toán lại, điều chỉnh các mức phí, mức trích nộp cho từng người lao động… Tăng lương tối thiểu và tỷ lệ đóng bảo hiểm đến thời điểm này đã quá sức chịu đựng của DN. Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong 2 năm liên tiếp đã dự báo để làm căn cứ tăng lương tối thiểu chênh lệch đến 7% so với thực hiện. Đây là thời điểm ngừng

Đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 và lấy căn cứ mức sống tối thiểu!

Page 5: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

5

tin DOAnh nghiỆP

(vasep.com.vn) Tháng 5/2016 nắng nóng, nguyên liệu ít và thương lái Trung Quốc tranh mua, đẩy giá tôm nguyên liệu lên cao. Sản lượng tôm chế biến của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN - FMC) đạt 1.007 tấn, cùng kỳ là 1.010 tấn. Giá trị tiêu thụ đạt 10,6 triệu USD, cùng kỳ là 11 triệu USD. Đến nay, Fimex VN đã thả cơ bản tôm nuôi khoảng 40 ngày tuổi, nhìn chung phát triển tốt. Tổng giám đốc FMC, ông Hồ Quốc Lực đã đưa ra nhận định sau sự kiện BREXIT. Tới thời điểm này còn quá sớm để đánh giá lợi hại của sự kiện Brexit tới hoạt động kinh doanh của FMC nói riêng và ngành tôm Việt Nam nói chung.

Sự kiện Brexit làm đồng Bảng Anh mất giá và đồng Euro tương tự. Điều này làm giá sản phẩm nhập khẩu ở Anh và EU tăng lên. Tuy nhiên, song song đó, đồng Yen và đồng USD tăng giá, trong khi FMC có 80% thị phần là đồng Yen và USD. So sánh giữa thiệt và được, hoạt động FMC không bị gọi là ảnh hưởng bởi Brexit, nếu không muốn nói là có lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, nếu tiến trình của Brexit nhanh, FMC sẽ có điều chỉnh thị trường. Củng cố những khách hàng phân khúc cao ở Anh và EU, đồng thời tìm thêm cơ hội ở thị trường Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc.

(vasep.com.vn) Ngày 03/07/2016, Saigon Food vinh dự tài trợ chính chương trình “Ngày hội dinh dưỡng trẻ em” tại nhà hát Bến Thành do Trung Tâm Dinh Dưỡng TP.HCM tổ chức. Chương trình thu hút gần 1.000 khách tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự.

Tham gia trong sự kiện, các bé được thử sức với các hoạt động phát triển thể chất và tư duy như các trò chơi cho bé cao lớn, cho bé khéo léo, cho bé năng động, cho bé sáng tạo... Trong chương trình ngày hội dinh dưỡng cho bé. Saigon Food chính thức ra mắt với người tiêu dùng sản phẩm cháo tươi với thương hiệu Saigon Food Baby cho bé từ 10 tháng tuổi trở lên. Đây là sản phẩm

cháo tươi đóng gói áp dụng công nghệ hiện đại Nhật Bản, nấu chín trực tiếp nguyên liệu trong bao bì, sản phẩm sử dụng bao bì đa lớp cao cấp chuyên dụng dùng trong thực phẩm nên không dùng chất bảo quản, sản phẩm sử dụng 100% thành phần nguyên liệu tươi ngon tự nhiên được tuyển chọn khắt khe theo quy trình kiểm

soát chất lượng quốc tế như ISO, HACCP. Ngoài ra, mỗi gói cháo đều đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé như: chất đạm, bột đường, chất béo, và bổ sung thêm nhóm vitamin B và chất xơ hoà tan. Các sản phẩm được Saigon Food ra mắt trọng sự kiện như cháo tươi baby cá hồi & cải bó xôi, cháo tươi baby bò & đậu hà lan, cà rốt, cháo tươi baby

Ngày hội dinh dưỡng trẻ emSaigon Food

Kim ngạch xuất khẩu đạt 10,6 triệu USD Fimex VN: tăng lương tối thiểu như một cách để bù

lại cho DN giúp ổn định sản xuất và phát triển.

Vitas đề nghị Hội đồng Tiền lương Quốc gia không lấy tiền lương tối thiểu làm căn cứ xây dựng thang, bảng lương và đóng bảo hiểm, kinh phí công đoàn. DN có trách nhiệm trả lương cho người lao động không thấp hơn lương tối thiểu mà Nhà nước quy định nhưng cũng có quyền chọn kết cấu tiền lương để khuyến khích người lao động, kể cả lao động làm công việc đơn giản đơn nhất để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.

Hiện nay tỷ lệ đóng bảo hiểm của Việt Nam đang ở mức cao so với khu vực và thế giới, Vitas kiến nghị Nhà nước giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm cho DN và người lao động về mức đóng trước năm 2010: DN đóng 18% (BHXH 15%; BHYT 2%; BHTN 1%) và người lao động đóng 7% (BHXH 5%; BHYT 1% và BHTN 1%). Về phí công đoàn 2% đề nghị để toàn bộ cho công đoàn cơ sở để người sử dụng lao động chăm lo cho người lao động.

Đồng quan điểm với Vitas, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cũng đề nghị Hội đồng tiền lương Quốc gia kiến nghị Chính phủ không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2017 mà vẫn giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng năm 2016.

Tạ Hà

Page 6: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016 tin DOAnh nghiỆP

(vasep.com.vn) Sáu tháng đầu năm tình hình thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác thuỷ sản, lượng tàu cá tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển khoảng 90%, các vùng biển Trung và Nam Trung bộ liên tục xuất hiện các đàn cá nổi như cá nục, cá cơm, cá trác, cá chuồn, cá ngừ sọc dưa, cá chù mực…. Hầu hết các nghề khai thác đều đạt hiệu quả, cao nhất là các nghề pha xúc, lưới vây và lưới rê cước, nghề lưới rê.

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khai thác biển ước đạt 1.458 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015. Khai thác nội địa ước đạt 84 nghìn tấn, giảm 2% so với cùng kỳ.

Ngư dân khai thác cá ngừ tiếp tục gặp

khó khăn do giá bán sụt giảm mặc dù sản lượng khai thác cá ngừ không nhiều, trong khi đó mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi từ khai thác đến tiêu thụ sản phẩm lại chưa phát huy hiệu quả. Đánh bắt cá ngừ đại dương 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 11.152 tấn cá ngừ. Trong đó: Tại Phú Yên sản lượng cá ngừ đại dương đạt 3.500 tấn, giảm 7,5% so cùng kỳ năm trước; Tại Bình Định sản lượng là 4.820 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; Tại Khánh Hòa sản lượng ước đạt 2.382 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá ngừ đại dương chỉ dao động 85.000 - 88.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 - 12.000 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tháng. Với giá bán cá hiện nay thì các ngư dân chỉ đủ chi phí chứ không có lãi.

(vasep.com.vn) Để phòng ngừa việc XK cua đã bị đánh bắt trái phép sang Nhật Bản, Nhật Bản quyết định sẽ xác nhận giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước như chính phủ của khu vực chất hàng lên tàu... phát hành khi NK mặt hàng cua được chất lên tàu tại các quốc gia và khu vực khác ngoài Nga. Tại Việt Nam, trên cơ sở làm việc với cán bộ phụ trách của Việt Nam, dự kiến sẽ thay đổi cách vận hành theo hướng cho phép NK thông qua giấy chứng nhận do Phòng Thương mạ và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp.

Khi NK đối tượng cua mà khu vực chất hàng lên tàu là Việt Nam nhưng nơi xuất xứ là quốc gia hoặc khu vực thứ 3 thì giấy tờ mà Chính phủ Nhật

Bản yêu cầu cung cấp để xác nhận nước xuất xứ trong thời gian tới chỉ là giấy chứng nhận của VCCI (không cần phải cung cấp cho cơ quan quản lý của Nhật Bản giấy chứng nhận xuất xứ do nước thứ 3 là nước xuất xứ phát hành).

Về thủ tục thông quan của Nhật Bản, trường hợp VCCI không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận... thì mặt hàng cua đó sẽ không được coi là “đối tượng cua có khu vực chất hàng lên tàu là Việt Nam”.

Sau một số buổi họp để trao đổi và thống nhất việc áp dụng quy định mới này, ngày 21/6/2016 Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Đại sứ quán Nhật Bản đề nghị bắt đầu áp dụng quy định về cơ chế NK mặt hàng cua của Nhật Bản đối với Việt Nam từ ngày 1/8/216 để Bộ Công Thương thông báo đến các cơ quan, DN có liên quan của Việt Nam biết và tổ chức thực hiện.

Trong trường hợp có lô hàng bị từ chối NK vào Nhật Bản; hoặc trường hợp có vấn đề phát sinh khác, đề nghị phía Nhật Bản (Bộ METI hoặc Đại sứ quán Nhật Bản) thông báo ngay cho phía Việt Nam (Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương) để phối hợp xử lý.

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,5 triệu tấn

Đề nghị áp dụng quy định nhập khẩu cua của Nhật Bản đối với Việt Nam từ ngày 1/8/216

6

thịt thăn bằm & bí đỏ, cháo tươi baby gà & cà rốt.

Bà Lê Thị Thanh Lâm (P.TGĐ CTy Cổ Phần Sài Gòn Food) chia sẻ: “Hiện nay, đối với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… ngành hàng Thực phẩm đóng gói cho trẻ em đang rất phát triển với những sản phẩm chuyên biệt dành cho bé. Tại Việt Nam thì ngành hàng này chưa được quan tâm nhiều. Với thế mạnh

là Doanh nghiệp hàng đầu sản xuất các mặt hàng cao cấp cho Nhật Bản, với công nghệ, kinh nghiệm và tâm huyết. Saigon Food hiện nay là đơn vị duy nhất sản xuất sản phẩm cháo tươi đóng gói nghiên cứu dành riêng cho sự phát triển của bé với thành phần 100% từ nguyên liệu tươi. Chúng tôi tin rằng, sản phẩm cháo tươi sẽ luôn đồng hành và là giải pháp dinh dưỡng cho bà mẹ thời hiện đại”.

Page 7: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

Đồng Tháp: Sản xuất 125,6 triệu cá tra giống

TIN BUỒN

tin DOAnh nghiỆP

7

(vasep.com.vn) Hạn hán và xâm nhập mặn, thời tiết nắng nóng kéo dài, các loài thủy sản khó thích nghi với những thay đổi môi trường dẫn đến dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi ở các tỉnh miền trung và một số vùng nuôi trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long. Những diễn biến về thời tiết và môi trường này cũng đã làm chậm tiến độ thả nuôi thủy sản của người dân.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6 năm 2016 ước đạt 435 ngàn tấn, tăng 1,6% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.584 ngàn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất cá tra 6 tháng đầu năm 2016 chưa có dấu hiệu phục hồi, hàng loạt các khó khăn như thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cá không ổn định, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã làm cho diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm. Diện tích cá tra 6 tháng đầu năm của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 3.757 ha, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 526.683 tấn, xấp xỉ so với cùng kỳ. Trong đó, một số tỉnh trọng điểm về nuôi cá tra có sản lượng giảm như: Vĩnh Long 38.000

tấn (-4%), Bến Tre 82.575 tấn (-12%), An Giang 121.437 tấn (-7%), Đồng Tháp 184.004 tấn (-1%).

Tình hình thời tiết 6 tháng đầu năm 2016 diễn biến khá phức tạp, không thuận lợi cho sản xuất tôm nước lợ, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, môi trường ao nuôi bị biến động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm nuôi, gây ra nhiều loại bệnh như: hoại tử gan tụy, phân trắng, đường ruột... Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung tôm nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, giá tôm nguyên liệu tăng. Nhiều nhà máy chế biến chỉ hoạt động khoảng 50 – 60% công suất. Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi tích cực cải tạo ao đầm để thả tiếp hoặc thả bù những diện tích nuôi tôm đã bị thiệt hại.

Trong hai tháng trở lại đây diện tích nuôi tôm sú có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tôm sú: diện tích ước đạt 540.451ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 103.244 tấn, tương đương với cùng kỳ năm trước; Tôm thẻ chân trắng: diện tích ước đạt 31.480 ha (-10%), sản lượng ước đạt 59.054 tấn (-11%).

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1,5 triệu tấn (vasep.com.vn) Trong 6 tháng đầu

năm nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 1.405 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra, trong đó có 89 cơ sở sản xuất và 1.316 cơ sở ương giống. Trong tháng 6 năm 2016, đã sản xuất được 125,60 triệu con giống, lũy kế số lượng giống sản xuất là 584,72 triệu con; số lượng bột sản xuất là 1.862 triệu con, lũy kế số lượng cá bột sản xuất là 7.361,40 triệu con.

Năm 2016, kế hoạch nuôi cá tra với diện tích 2.100 ha và sản lượng 405.000 tấn. Tính đến thời điểm ngày 23/6/2016, diện tích đã thả nuôi cá

tra là 1.658,00 ha, đạt 78,95% kế hoạch, trong đó: diện tích đang nuôi 1.087,94 ha và diện tích thu hoạch 570,07 ha, sản lượng thu hoạch 214.769 tấn, đạt 53,03% kế hoạch, năng suất trung bình 376,7 tấn/ha.

Đến nay, cơ quan quản lý tại địa phương đã cấp mã số nhận diện cho 24 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm với diện tích 48,86 ha. Bên cạnh đó, đã xác nhận 110 hồ sơ đăng ký nuôi thương phẩm với diện tích 210,23 ha và sản lượng dự kiến là 77.694 tấn.

Ngọc Thủy

Văn phòng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trân trọng kính báo: Bà Huỳnh Lê Tâm (sinh năm 1954) – Chuyên gia về Quản lý chất lượng và là cộng tác viên đã gắn bó nhiều năm cùng VASEP - do bệnh nặng, đã từ trần lúc 3h sáng ngày 28/6/2016 (tức ngày 24/5 âm lịch), hưởng thọ 62 tuổi.

Bà Huỳnh Lê Tâm đã có nhiều hỗ trợ tích cực cho VASEP từ những ngày đầu thành lập Hiệp hội, đặc biệt trong các hoạt động đào tạo cho các doanh nghiệp trong ngành thủy sản.

Lễ viếng Bà Huỳnh Lê Tâm được tổ chức vào hồi 10h30 đến 12h00 ngày thứ Bảy 2/7/2016 (tức ngày 28/5 năm Bính Thân) tại Nhà tang lễ Phùng Hưng, 125 Phùng Hưng, Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. An táng tại Đài Hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội

Văn phòng Hiệp hội xin thông báo tới toàn thể doanh nghiệp hội viên.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam xin thành kính chia buồn cùng gia đình!

VASEP

Page 8: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

8

văn BẢn mỚi

Ngày 24/6/2016, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 8595/BTC-TCHQ về việc trả lời vướng mắc của VASEP. Theo đó, Bộ Tài chính nhận được Công văn số 47/2016/CV-VASEP của Hiệp hội VASEP đề nghị sửa đổi quy định tại điểm h khoản 2 Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Về vướng mắc tại điểm h khoản 2 Điều

41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ của Hiệp hội VASEP, Bộ Tài chính ghi nhận kiến nghị và đưa vào dự thảo Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật TTĐB, Luật quản lý thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định về thuế để trình Chính phủ xem xét quyết định. Do đó, trước mắt đề nghị VASEP thực hiện đúng quy định hiện hành.

Ngày 15/5/2016, Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp bắt buộc được ban hành. Theo đó:

- Người lao động (NLĐ) được hỗ trợ kinh phí điều trị phục hồi chức năng do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải hội đủ 2 điều kiện sau:

+ Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;

+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

- Mức hỗ trợ kinh phí tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.

- Số lần hỗ trợ tối đa 02 lần/NLĐ và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.

- Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 37/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016).

Ngọc Thủy

văn BẢn mỚi

Ngày 15/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Theo đó, thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là 05 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc gia hạn. Trường hợp cấp lại là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:

1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.

2. Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ.

3. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận.

Ngày 15/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2016/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định này quy định tạm ngừng xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật trong các trường hợp sau đây:

a) Động vật, sản phẩm động vật có nguy cơ mang đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của nước nhập khẩu và chưa có biện pháp xử lý vệ sinh thú

y triệt để;

b) Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu vi phạm quy định của nước nhập khẩu, bị nước nhập khẩu cảnh báo mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để nguyên nhân vi phạm và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động…

Nghị định số 35/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y

Công văn số 8595/BTC-TCHQ: Trả lời vướng mắc của VASEP

Nghị định 37/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Page 9: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

Sản xuất và XNK thủy sản Việt Nam quý I năm 2016; Vị thế của Việt Nam trên các thị trường NK và so sánh với các nước đối thủ. Cơ hội, thách thức và triển vọng của ngành thủy sản Việt Nam.

Sản xuất và XK cá tra Việt Nam, diễn biến tại các thị trường NK. Tác động của POR11, quyết định thanh tra cá da trơn,… đối với XK cá tra Việt Nam.

Sản xuất và XNK tôm; So sánh với các đối thủ lớn: Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan. Xu hướng của các đối thủ tại các thị trường chính.

XNK cá ngừ, mực, bạch tuộc và Hải sản khác: XK của Việt Nam so sánh với các đối thủ cạnh tranh; triển vọng XK sau khi ký các FTA và TPP.

Top Doanh nghiệp XK Thủy sản, tôm, cá tra, cá ngừ quý I/2016, so với cùng kỳ 2015.

Dự báo về tình hình sản xuất và XK trong quý II/2016 và cả năm chi tiết từng ngành hàng và thị trường.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VASEP (VASEP.PRO)Tel: +84 43835 4496 - Fax: +84 43771 5084www.vasep.com.vn

ĐƠN GIÁ (Bao gồm thuế VAT và phí vận chuyển)

Tiếng Việt : 4.800.000đ/năm (file PDF+Bản in)3.600.000đ/năm (file PDF)

Tiếng Anh :65 USD/quý (file PDF)260USD/năm (file PDF)

Quý Doanh nghiệp và Bạn đọc quan tâm vui lòng liên hệ:

Ms Nguyễn Thu Trang Mobile: 0906 151 556

Email: [email protected]

1.800.000đ/quý (file PDF + Bản in)7.200.000đ/năm (file PDF+Bản in)

TRỌN BỘ(Tiếng Việt - Tiếng Anh)

BÁO CÁO XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

QUÝ I/2016Báo cáo tiếng Anh,

phát hành ngày 06/05/2016Báo cáo tiếng Việt,

phát hành ngày 29/04/2016

Page 10: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

Địa chỉ: KCN Bàu Xéo,

xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom,

tỉnh Đồng Nai

ĐT: (0613) 921502 – 09

Fax: (0613) 921512 – 14

Website: www.cp.com.vn

New Super ShrimpNew Super Shrimp

Page 11: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

9

chất lưỢng

(vasep.com.vn) Matthias Keller, giám đốc quản lý của Hiệp hội chế biến thủy sản Đức cho biết, ngày 14/6/2016 tòa hành chính tại Koblenz, Đức quyết định sản phẩm thủy sản mạ băng có thể được dán nhãn “tổng trọng lượng bao gồm mạ băng” ghi nhãn bắt buộc về trọng lượng tịnh/thoát nước trên sản phẩm đông lạnh của nhà sản xuất FEMEG, với sự hỗ trợ của BV Fisch.

Trước đó, một cơ quan hiệu chuẩn của Đức phản đối việc dán nhãn bổ sung tổng trọng lượng vì cho rằng có thể gây hiểu nhầm và trái với Quy định của Châu Âu về Thông tin Thực phẩm (FIR).

Ngoài ra, theo Keller, Ủy ban Châu Âu (EC) và Bộ Kinh tế Liên bang Đức coi việc ghi nhãn bổ sung tổng trọng lượng là “không được phép”.

Tuy nhiên, Christian Fulbier, Giám đốc điều hành của FEMEG, và Keller cho rằng việc ghi nhãn bổ sung tổng trọng lượng giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các sản phẩm mà họ mua. Chỉ bằng việc dán nhãn này giúp cho người tiêu dùng hiểu rõ lý do các sản phẩm mà họ mua thực tế nặng hơn khối lượng tịnh được chỉ ra.

Keller cho biết, năm 2015, EC đã đưa ra một tuyên bố với các nước thành viên về cách áp dụng các quy định về thông tin thực phẩm đối với sản phẩm mạ băng, cụ thể là không được để 2 trọng lượng trên cùng một sản phẩm.

Tuy nhiên, theo luật thì việc ghi 2 trọng lượng trên cùng một sản phẩm không bị cấm, toàn bộ trọng lượng bao gồm trọng lượng mạ băng và trọng lượng tịnh (hoặc trọng lượng thoát nước).

Theo Keller, bên phản đối việc dán nhãn bổ sung cho rằng, với các đối tác, việc đưa ra 2 trọng lượng thì được phép, nhưng nếu bán sản phẩm cho người tiêu dùng, thì chỉ nên cung cấp 1 loại trọng lượng- trọng lượng tịnh. Ví dụ, gói philê cá tuyết cod đông lạnh 1.000 gam chỉ ghi nhãn trọng lượng tịnh trên sản phẩm. Nếu khách hàng muốn biết trong lượng nước trong sản phẩm , họ không thể thấy. Do vậynên ghi rõ tổng trọng lượng 1.000 gam và trọng lượng tịnh 800 gam.

Đây chỉ là một thành công của các nhà chế biến thủy sản Đức, trường hợp này mới là một phần trong quy định mới của EU về ghi nhãn thực phẩm, tuy nhiên còn nhiều trường hợp khác có thể tiếp tục gây tranh cãi, ví dụ vấn đề về truy xuất nguồn gốc.

Keller tin rằng quyết định của tòa án quan trọng không chỉ đối với Đức mà còn cho toàn EU, bởi nó chứng tỏ các nước thành viên có thể đưa ra ý kiến về

các kiến nghị của Ủy ban.

Việc dán nhãn tỷ lệ mạ băng làm tăng tính minh bạch trên các sản phẩm và đó là cách dễ nhất và nhanh nhất giúp người tiêu dùng biết được lượng nước có trong mỗi sản phẩm đó.

(Tổng hợp)

(vasep.com.vn) Theo báo The Daily Star, Thái Lan cho biết họ cần thêm thời gian để cải thiện ngành thủy sản trên toàn quốc và tránh lệnh cấm NK của châu Âu đối với các sản phẩm thủy sản của nước này.

Trước đó, các quan chức EU khẳng định lệnh cấm NK vẫn được duy trì và kêu gọi Thái Lan đưa ra “các biện pháp mạnh mẽ” về việc cải thiện ngành thủy sản trong cuộc đàm phán tại Bangkok vào tháng tới.

Thái Lan cần thêm nhiều thời gian hơn nữa, cơ bản luật đã được thông qua nhưng việc thực thi hiệu quả vẫn còn là một thách thức. Không phải mọi thứ đều hoạt động hiệu quả 100%.

Lệnh cấm NK thủy sản có thể gây tổn thất cho Thái Lan lên tới 1 tỷ USD/năm khi chính quyền nước này đang phải vật lộn để phục hồi nền kinh tế.

(Tổng hợp)

Đức: Sản phẩm thủy sản được dán nhãn tỷ lệ mạ băng Thái Lan cần thêm thời gian để tránh thẻ đỏ của EU

Page 12: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016 thỦy sẢn thẾ giỚi

10

(vasep.com.vn) Cuộc bỏ phiếu bất ngờ về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đã làm rung chuyển thị trường tài chính tiền tệ. Nó cũng ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản của Mỹ và Canada.

Cuộc bỏ phiếu đã gây ra một số thay đổi về tiền tệ lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Vào ngày 24/6/2016, đồng euro đã giảm 3,2% so với đồng USD, bảng Anh giảm 8,8%, và đồng yên Nhật giảm 3,8% so với đồng USD, những con số ở mức thấp nhất trong năm nay. Đáng chú ý, tất cả các nước này là các nước NK thủy sản của Mỹ, (80% XK của Mỹ là từ tiểu bang Alaska).

Biến động tiền tệ và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái là rủi ro trong kinh doanh luôn được quản lý, tuy nhiên chúng có tác động lớn.

Nhật Bản sẽ mua ít cá hồi và trứng cá minh thái, surimi, cá tuyết cod và các sản phẩm khác hơn là khi đồng yên mạnh. Anh sẽ mua ít cá hồi hơn. EU sẽ mua ít cá minh thái, cá hồi và cá tuyết cod hơn, và Canada sẽ XK ít tôm hơn đến Anh, và ít cua hơn sang Nhật Bản. Cả Mỹ và Canada sẽ XK ít tôm hùm hơn sang Anh và châu Âu.

Đảo Newfoundland (Canada) đặc biệt gắn liền với thị trường Anh. Bảng Anh

giảm 6,5% so với đồng đôla Canada. Điều này sẽ có những tác động tiêu cực trực tiếp.

Những thay đổi không mong đợi về mặt giá trị làm cho các nhà NK lo ngại rủi ro hơn. Khi các nhà NK trở nên thận trọng trong một quy mô lớn, họ thường có những phản ứng tiêu cực với thị trường.

Trên quy mô quốc gia hay toàn cầu, điều này được gọi là giảm phát. Giá giảm, và các nhà NK do dự vì họ cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm. Khi đó, cầu giảm và các nhà NK trở nên thận trọng hơn, vì họ mong đợi giá giảm hơn nữa.

Đây là vấn đề kinh điển dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng. Tuy nhiên còn quá sớm để khẳng định liệu thảm họa của Anh sẽ mở ra một giai đoạn giảm phát kéo dài hay không.

Tuy nhiên đối với ngành thủy sản, có thể giá sẽ giảm. Lý do là trong những hoàn cảnh thông thường, điểm yếu của một quốc gia này là lợi thế của một quốc gia khác, và các nhà sản xuất thủy sản có thể điều chỉnh tiếp thị của họ cho phù hợp.

Nhưng đôi khi có những trường hợp không thể điều chỉnh. Ví dụ, khi lệnh cấm vận của Nga đánh vào thị trường cá tuyết, các nhà XK chỉ còn cách lựa

chọn thị trường NK khác. Với thực tế là đồng yên, bảng Anh và đồng euro đều yếu đi so với đồng USD khiến các nhà XK Mỹ có ít lựa chọn hơn.

Rủi ro đó không phải là sự thay đổi hàng ngày, nhưng sự tan rã của Liên minh châu Âu (với Anh là nền kinh tế lớn thứ hai của EU) sẽ dẫn đến đồng USD tăng dài hạn và ảnh hưởng đến XK.

Trung Quốc không phải là một thị trường đủ để bù đắp cho nhu cầu về các sản phẩm thủy sản đang giảm ở châu Âu và Nhật Bản, bởi vì họ mua một loạt sản phẩm khác nhau.

Điều đáng lo ngại tiếp đến là vấn đề tài chính. Ngành thủy sản đã và đang trải qua một giai đoạn củng cố và phụ thuộc vào các nhà đầu tư bên ngoài. Đơn giản là nhìn vào những nỗ lực của Ocean Choice International trong việc tái cấp vốn, việc Cooke mua Icicle Seafoods, và sự mở rộng nhanh chóng của một số nhà kinh doanh sò điệp và tôm hùm.

Tất cả các khoản đầu tư đó phụ thuộc vào sự thanh khoản, nghĩa là các ngân hàng và tổ chức tài chính sẵn sàng cung cấp và quản lý các khoản vay. Sự biến động tương tự làm cho các nhà NK phải thận trọng vì không chắc chắn về mức giá tiền tệ cũng

gây đóng băng thanh khoản đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính. Họ trở nên lo ngại rủi ro hơn, và khi đó, các DN thủy sản có thể không bảo đảm được nguồn tài chính cần thiết để được hưởng ưu đãi lớn.

Việc đóng băng tín dụng này cũng có thể ảnh hưởng đến các vấn đề nhỏ như bao thanh toán và cho vay đối với hóa đơn lớn. Sự thất bại của Great Pacific Seafoods đầu năm nay là một ví dụ về cách thắt chặt tín dụng kết hợp với sự gia tăng chi phí sau một thời gian với mức giá thấp có thể giúp DN vượt qua khó khăn.

Điều lo ngại cuối cùng là chính phủ thường có ảnh hưởng trong hành động cải thiện tính thanh khoản và chặn một số xu hướng tiêu cực.

Hiện tại, tiểu bang Alaska Mỹ không thể thỏa thuận đối với một ngân sách đưa ra; ở Washington DC, Quốc hội đang trong tình trạng hoàn toàn rối loạn, Thủ tướng Anh David Cameron đã từ chức, và các nhà lãnh đạo châu Âu cho thấy sự yếu kém và không hiệu quả trong việc đối phó với những vấn đề riêng của họ, tức là tình trạng tài chính bấp bênh của Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Chưa kể Brazil đang bùng nổ trong vụ bê bối tham nhũng.

(Theo Undercurrentnews)

Ngành thủy sản của Mỹ và Canada chịu tác động từ cuộc bỏ phiếu Brexit

Page 13: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

11

thỦy sẢn thẾ giỚi

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), NK philê cá rô phi đông lạnh vào thị trường Mỹ đã giảm trong năm 2016. Trong đó, khối lượng NK trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 48.613 tấn, giảm 14,8%, so với 57.060 cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, giá trị NK cũng giảm 24,2%, từ 270 triệu USD xuống còn 204,7 triệu USD.

Đến nay, NK cá rô phi của Mỹ từ Trung Quốc, nước XK philê cá rô phi đông lạnh lớn nhất, thậm chí còn giảm mạnh hơn, giảm 16,1% về khối lượng và 27,6% về giá trị.

Ông Luciano Bonaldo thuộc công ty NK Netuno USA cho biết, công ty đã thôi NK cá rô phi của Trung Quốc và chuyển sang các sản phẩm của Brazil, một phần là do sự giảm sút này. Theo Luciano Bonaldo, các nhà NK không nhận được nhiều lợi nhuận từ cá rô phi Trung Quốc.

Trước đó, Netuno USA NK cá rô phi từ Trung Quốc khoảng 7-8 đợt/tháng, cho đến năm ngoái công ty này hoàn toàn ngừng NK mặt hàng này từ Trung Quốc. Họ hiện tại chỉ tập trung vào các sản phẩm của Brazil, với mức giá cao gấp đôi nhưng chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Với philê đông lạnh NK từ Trung Quốc giảm, Bonaldo cho rằng có cơ hội cho sản phẩm sinh thái được dán nhãn trên thị trường.

Công ty sản xuất Colombia PezCo cho biết, có cơ hội lớn cho sản phẩm cá rô phi được chứng nhận ASC và BAP của công ty. Tương tự như vậy, sản phẩm được chứng nhận ASC của Netuno USA cũng đang dần thu hút được nhiều quan tâm từ người tiêu dùng.

Những người khác, như Jim Bugbee, cho rằng sự biến động giá là chuyện bình thường và năm 2016 thực sự là một năm điển hình hơn năm 2015.

Theo Bugbee, phó chủ tịch phát triển kinh doanh và chuỗi cung ứng toàn cầu của Sunnyvale Seafood trụ sở tại California, thông thường, sau Tết Nguyên đán, lượng NK sẽ ít hơn so với những tháng mùa hè. Thông thường mức giá cao nhất trong năm là ngay sau Tết Nguyên đán, khi đó Trung Quốc không XK trong 1 tháng và trong suốt mùa đông, vì cá phát triển rất chậm do nước lạnh.

Giá sau đó sẽ giảm đến cuối mùa xuân và sang mùa hè, nhu cầu khi đó cũng là thấp hơn cho đến cuối hè. Năm 2015 được xem là một năm đặc biệt, Bugbee cho biết NK đã thực sự tăng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến năm 2016. Đây chỉ là chu kỳ điển hình của thị trường.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành Bill Dresser của Sea Port Products đồng ý rằng với khối lượng NK lớn vào cuối năm 2015 đã tạo ra một tình huống khó khăn cho NK cá rô phi. Về cơ bản, thị trường đã giảm NK mặt hàng này vài tháng nay, kể từ tháng 2. Do đó, khối lượng NK đã giảm đáng kể.

Trong quý 4/2015, Mỹ đã NK philê cá rô phi đông lạnh với khối lượng lớn, trong khi đó tiêu thụ cá rô phi những tháng đầu năm 2016 vẫn ổn định.

Cần phải kiên nhẫn, sẽ có dấu hiệu cho thấy NK tăng, và thị trường cá rô phi sẽ đi vào ổn định. Dresser dự đoán NK cá rô phi sẽ tăng trong khoảng tháng 7.

(Tổng hợp)

Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ giảmIceland: Xuất khẩu hải sản giảm 6%(vasep.com.vn) Theo số liệu của thống kê của Iceland, tổng XK hải sản của Iceland đạt 632.000 tấn trong năm 2015, giảm 3,2% so với 654.000 tấn năm trước.

Giá trị XK năm 2015 đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6% so với năm trước và các sản phẩm đông lạnh chiếm khoảng một nửa giá trị XK. XK cá tuyết cod đông lạnh đạt mức lớn nhất với giá trị XK 290 triệu USD và tiếp đến là cá tuyết cod ướp đá với 280 triệu USD.

Khoảng 75% các sản phẩm hải sản của Iceland được XK sang châu Âu, 8,6% sang châu Á và 8% sang Bắc Mỹ.

(Tổng hợp)

Page 14: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

12

thỦy sẢn thẾ giỚi

(vasep.com.vn) Phiên đấu giá tại New York báo giá tôm ổn định ngoại trừ Ấn Độ, với giá tăng đáng kể.

Giá tôm thẻ chân trắng nuôi của Ấn Độ cỡ 16/20 và 21/25 tăng giá sau khi giữ ở một mức giá trong 4 tuần liên tiếp. Trong đó, cỡ 16/20 tăng 0,15 USD trong tuần 23 lên 6,45 USD; kích cỡ 21/25 tăng 0,25 USD (tăng khoảng 4,7%) lên 5,55 USD; và kích cỡ 26/30 tăng 0,20 USD lên 5,00 USD. Đây là tuần thứ ba liên tiếp kích giá tôm cỡ 26/30 tăng.

Giá tôm thẻ chân trắng Indonesia còn đuôi cỡ 26/30 và 31/40 giữ ở mức lần lượt là 5,20 USD và 4,60 USD, trong tuần thứ năm liên tiếp.

Giá tôm thẻ chân trắng còn đuôi từ Thái Lan cỡ 31/35 tăng 0,10 USD lên 5,10 USD, trong khi kích cỡ 36/40 vẫn ổn định trong tuần ở mức 4,65 USD.

Giá tôm thẻ chân trắng nuôi từ Ecuador cỡ 31/35, 36/40 và 41/50 vẫn giữ ở mức lần lượt là 4,40 USD; 4,15 USD và 4,00 USD.

Giá cá rô phi xuất kho trong phiên đấu giá tại New York giảm trong tuần 22 so với tuần 20.

Philê cá rô phi từ Trung Quốc kích cỡ 3-5 pao, 5-7 pao, 7-9 pao và 9-11 pao vẫn ổn định lần lượt ở mức 2,00 USD/pao; 2,10 USD/pao; 2,20 USD/pao và 2,60 USD/pao. Mức giá đối với kích cỡ 9-11 pao giữ nguyên kể từ tuần 10.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ SalmonEx, giá cá hồi salmon Chile NK vào Hoa Kỳ giảm trong tuần 22 sau một tháng tăng.

Giá bán buôn trung bình đối với cá hồi salmon D Trim Đại Tây Dương NK vào Hoa Kỳ trong tuần đạt 5,65 USD/pao, giảm 0,26 USD/pao.

Giá bán buôn cá hồi salmon Đại Tây Dương từ Chile NK vào Brazil, kích thước 10-12, trong tuần đạt 7,49 USD/kg, giảm 0,12 USD/kg.

Tuy nhiên, đối với thị trường Nhật Bản, mức giá trung bình đối với cá hồi bạc coho bỏ đầu và rút ruột (H&G) đông lạnh, kích cỡ 4-6, tăng 20 JPY/kg lên 665 JPY/kg.

Giá cá hồi trout đông lạnh H&G giữ ở mức ổn định là 765 JPY/kg.

Giá cá hồi salmon Na Uy tăng cao trong tuần này, các kích thước lớn thậm chí tăng lên hơn 80 NOK/kg. Mức giá như sau:

Kích cỡ 3-4 kg: 70-75 NOK/kg

Kích cỡ 4-5 kg: 71-76 NOK/kg

Kích cỡ 5-6 kg: 72-78 NOK/kg

Kích trên 6 kg: Trên 80 NOK/kg, bao gồm vận tải hàng không.

Mức giá tăng hơn 5-10 NOK/kg so với tuần trước.

Các số liệu mới nhất từ Nasdaq Salmon Index cho thấy xu hướng tương tự với giá cá hồi nuôi trung bình ở Na Uy. Trong tuần, mức giá cá hồi salmon nuôi đạt 60,30 NOK/kg, tăng 1,56% (tương ứng 0,93 NOK/kg) so với tuần trước.

(Tổng hợp)

(vasep.com.vn) Theo Rabobank, giá bột cá có khả năng giảm khi Peru công bố hạn ngạch cá cơm cao hơn dự đoán, ở khu vực đánh bắt chính phía trung và phía bắc trong vụ khai thác thứ nhất.

Gorjan Nikolik, nhà phân tích của Rabobank cho biết, giá đã bị chi phối bởi thông tin trên và có thể giảm hơn nữa trong suốt vụ đánh bắt.

Giá bột cá đạt gần 2.000 USD/tấn khi thị trường chờ đợi kết quả của cuộc khảo sát. Peru ước tính khu vực phía trung và bắc có một lượng sinh khối 7,3 triệu tấn, đo vào ngày 15/6, so với 4,4 triệu tấn trong cuộc khảo sát đầu tiên thực hiện vào tháng 4. Bộ Sản xuất Peru cho phép hạn ngạch đánh bắt là 1,8 triệu tấn. Một nguồn tin cho biết, trước sự kiện trên, ông đã dự kiến hạn ngạch đánh bắt sẽ nằm trong khoảng từ 1 triệu đến 1,5 triệu tấn.

Theo Nikolik, mức giá có thể phục hồi nếu chưa đánh bắt đủ tổng lượng đánh bắt cho phép, vì vụ đầu tiên sẽ phải kết thúc vào tháng 8 để chuẩn bị cho mùa sinh sản. Vụ đầu thường vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, có nghĩa là các công ty đánh bắt mất thêm 1 tháng cho hoạt động đánh bắt.

Bộ trưởng Bộ sản xuất Piero Ghezzi cho biết, ảnh hưởng của El Nino giữa năm 2015 và 2016 đã có tác động đối với trữ lượng cá cơm ít hơn so với năm 1997-1998.

(Theo Undeucrrentnews)

Mỹ: Giá cá rô phi giảm, giá tôm tăng Peru: Giá bột cá giảm khi công bố hạn ngạch cá cơm

Page 15: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

13

thỦy sẢn thẾ giỚi

Cá tươi nguyên conCá phile/cắt khúc tươi/ướp lạnh/đông lạnhCá chế biến và trứng cáGiáp xácCá hun khóiNhuyễn thểCá đông lạnh nguyên conGiáp xác và nhuyễn thể chế biếnCá sốngThủy sản khác

sẢn Phẩm thỦy sẢn nk cỦA Eu, t1 – t3/2016 (nghìn USD)

Quý 1/2015 t1/2016 t2/2016 t3/2016 Quý 1/2016 tăng, giảm (%)sản phẩmmã hs

14,03,3

-1,50,56,49,92,4

14,715,4

7,6

1.046.292854.969526.884462.392340.491338.150302.486171.282

30.5093.433

909.013784.891520.934412.644209.148316.638243.557273.710

23.0482.870

2.884.3582.429.6871.512.5761.289.515

817.7941.000.403

827.887603.232

83.1198.975

929.053789.827464.758414.479268.155345.615281.844158.240

29.5622.672

2.531.1892.352.1361.535.0861.283.717

768.753910.513808.412525.823

72.0518.344

‘0302‘0304‘1604‘0306‘0305‘0307‘0303‘1605‘0301‘0308

Tổng EU 28Tây Ban NhaItalyPhápĐứcThụy ĐiểnAnhHà LanĐan MạchBa LanBỉBồ Đào NhaHy lạpÁoLithuaniaPhần LanIreland

nk thỦy sẢn vàO các nưỚc trOng khối Eu, t1 –t3/2016 (nghìn USD)

Quý 1/2015 t1/2016 t2/2016 t3/2016 Quý 1/2016 tăng, giảm (%)nước nk

6,13,07,49,30,89,91,93,6

15,810,4

5,55,71,33,6

14,2-5,9-2,9

4.076.888505.504515.072486.982417.613454.997341.540242.842246.065190.336150.615192.542

49.93644.97741.16433.99524.213

3.696.453480.158411.226450.365406.751366.775345.371260.331278.462156.330152.177120.602

34.52540.63337.47025.21624.212

11.457.5461.485.5931.370.9991.373.5281.230.9871.185.390

979.340739.959765.917506.379451.999444.324135.049135.356118.556

87.76371.660

3.684.205499.931444.701436.181406.623363.618292.429236.786241.390159.713149.207131.180

50.58849.74639.92228.55223.235

10.796.0241.442.3421.276.4941.256.3561.221.3951.078.479

960.791714.481661.590458.834428.422420.288133.374130.633103.844

93.31173.767

NHậP KHẨU THỦY SẢN CỦA EU T1-T3/2016

Page 16: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

14

giá

giá tôm tẠi thị trưỜng nEW yOrk (mỸ): FOB, usD/pao (1pao ~ 453g), ngày 24/6/2016, Nguồn: Aquafind.com

kích cỡ kích cỡgiá giá

tôm vỏ đông lạnh

Xuất xứ Xuất xứ

Tôm sú Indonesia

Tôm sú Việt Nam

Tôm sú Ấn Độ

Tôm sú Malaysia

Tôm sú Thái Lan

Tôm thẻ nuôi Indonesia

Tôm thẻ Thái Lan

Thailand Whites EZpeel

Tôm thẻ vỏ, xẻ lưng Trung Quốc, IQF

China Whites EZpeel - IQF

6/8U - 1221/2526/30

6/8U – 1521/25

U - 12U - 1516/2021/25

U – 1516/2021/25

6/8U – 1221/25

16/2021/2526/30

16/2026/3031/40

16/2021/2526/3031/40

13,6511,508,505,35

14,508,306,25

11,556,605,45-5,25-

11,556,605,45-

13,6511,505,35

6,455,555,00

5,754,45-3,90

5,70+4,403,95

-

kích cỡ kích cỡgiá giá

tôm thịt, rút gân, block

Xuất xứ Xuất xứ

Tôm thẻ Ecuador

Ecuador Tail - On

Tôm thẻ nuôiIndonesia

Inonesian WhitesTail - On

Tôm sú Việt Nam

Vietnam Tail - On

Tôm thẻ nuôiIndonesia

Inonesian WhitesTail - Off

36/4041/5051/60

16/2021/2526/3031/40

U-1216/20

21/2531/4041/5061/70

6,105,255,00

7,655,755,204,60

12,256,75

5,80+4,554,253,85

2 - 4 pao4 - 6 pao

4 - 6 kg6 - 8 kg8 - 10 kg10 - 12 kg

3 - 5 pao5 - 7 pao

Cỡ Nhỏ

Bạch tuộc tây Ban nha

cá vược chile

cá rô phi trung Quốc (File)

vẹm new Zealand

File, còn da cắt miếng

6 -8 pao

4 oz6 oz8 oz10 oz

7 - 9 pao9 -11 pao

3,003,55

14,1515,0014,7515,00

2,002,10

1,70

4,10-

--

19,1519,15

2,202,60

giá mỘt số mẶt hàng hẢi sẢn tẠi thị trưỜng nEW yOrk - mỸ, ngày 24/6/2016, usD/pao (1 pao ~ 453 g)

File, còn da cắt miếngcá nục heo Peru

1 - 3 pao3 - 5 pao

5 - 7 pao≥ 7 pao

4 oz6 oz

8 oz10 oz

-3,65

4,054,25

5,60-

-6,75

GIÁ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI & NỘI ĐỊA

kích cỡ kích cỡgiá giá

tôm thịt, chín

Xuất xứ Xuất xứ

Tôm thẻ Indonesia

Inonesian Whites Tail - On

Tôm thẻ nuôi Indonesia

Indonesian WhitesTail - Off

Tôm thẻ Việt Nam

Vietnam WhitesTail - On

Tôm sú Việt Nam

Vietnam Black TigerTail - On

16/2021/2531/40

61/7071/90

91/110

21/2541/5051/60

U – 12U – 1516/20

7,306,505,20

4,454,404,25

6,60+5,00-4,90

-10,50

-

Page 17: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

15

giá

Cá điêu hồngCá lóc

Tôm càng xanh

Cá tra

Ếch

tên mặt hàng một số loại giốngcỡ cỡgiá (đồng/kg) giá (đồng/con)

giá mỘt số nguyÊn liỆu thỦy sẢn tẠi ĐỒng tháP, ngày 24/6 – 30/6/2016

Cá tra thịt trắng Cá tra thịt trắng Cá điêu hồng Cá lóc nuôiSặc rằnCá rô đầu vuôngẾch

Tôm càng xanh

Loại ILoại II

>800g – 1000g≥ 0,5 kg/con7 - 8 con/kg

5 con/kg3 - 5 con/kg

>=100g/con75g – 99g/con50g – 74g/con

Tôm trứng (< 50con/kg)

80 con/kgcỡ 1.200 con/kg

Tôm Thái Lan (cỡ 80.000 – 90.000 con/kg)

Tôm postlarva Việt Nam (cỡ 80.000 - 90.000 con/kg)

bộthương (3.000 con)

giống (2 cm)cỡ 7 – 8 kg/ngàn con

19.200 - 21.200đ/kg18.500 - 19.200đ/kg33.000 - 35.000đ/kg38.000 - 40.000đ/kg52.000 - 58.000đ/kg24.000 - 26.000đ/kg28.000 - 30.000 đ/kg

260.000 - 280.000 đ/kg240.000 - 260.000 đ/kg220.000 - 230.000 đ/kg120.000 - 140.000 đ/kg

30.000 - 34.000 250 - 300

-

150 – 170 đ/con

0,6 – 1 đ/con20 - 26 đ/con

600 – 650 đ/con500 – 550

tên mặt hàng một số loại giốngcỡ cỡgiá (đồng/kg) giá (đồng/kg)

giá mỘt số nguyÊn liỆu thỦy sẢn tẠi Đà nẴng, ngày 24/6 – 30/6/2016

Cá ngừ vằnCá ngừ mắt toCá hốCá thuCá đổngCá bò daCá cờCá nục

Mực ống

1 - 2 con/kg2 - 3 con/kg> 0,5kg/con

> 500 con/kg

17 - 24 cm/con25 - 35 cm/con

25 - 35 con/kg

8 con/kg15 con/kg

25 - 30 con/kg40 con/kg60 con/kg80 con/kg

120 con/kg

30.00050.000

130.000140.000100.00075.00055.00030.000

100.000150.000

230.000100.00065.000

-360.000250.000220.000140.000120.00080.000

Mực láMực nangBạch tuộc

Tôm sú

Tôm chân trắng

tên mặt hàng Đơn giá đ/kgQuy cáchkích cỡ Xu hướng nguồn cungso sánh

với giá tuần trước

BẢng giá nguyÊn liỆu tẠi PhÚ yÊn - từ ngày 18/6 – 24/6/2016

Cá ngừ đại dương

Tôm hùm

Tôm thẻ chân trăng

130.000 -135.000 1.500.0001.440.0001.440.000

98.000 - 110.000

Đông lạnhTươi sốngTươi sốngTươi sống

Tươi

0000

-2.000

Hàng ít Hàng ít Hàng ítHàng ítHàng ít

>30kg/con1- < 1,7kg

<0,7 kg>0.7 kg

100 con/kg

Page 18: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

16

giá

1.3201.220

7670607475

50-6045-50

90600

500-550700175165

80-90330290130330

190-170500đ-400đ400đ-300đ

≥ 1kg/con0,7-1kg/con

0,5kg/con7-8 cm

Tươi0,5kg/con0,8kg/con

150-200gr/con12-15con/kg≥ 0,5kg/con

20cm 15-20cm≥ 20 cm ≥ 0,8 kg

≥ 1kg≥ 0,8-1,6kg

0,8kg/con0,8-1,3kg/con

7kg/con40 con/kg

60-80con/kgP15P12

100-130g/con90-100g/con60-90g/con50-60g/con

≥ 500300-500g/con200-300g/con

≥ 500g/con10 -14cm/con14-dưới 20 cm

≥ 20cm/con2kg

1,5-2kg1- dưới 1,5kg-con

≥ 0,5 ≥ 0,5kg/con

≥ 0,5kg1kg

≥ 8kg/con≥ 8k/con

≥ 10kg/con≥ 10kg/con

loại I (≥ 50kg/con)sô (≥ 30kg/con)

1,5kg/con3kg/con

175-180150-160100-110

75-80180

170-175150-160

220110140150135

120-13090-100

6968683545454648

290120140150

Quy cách Quy cáchgiá (1.000 đ/kg) giá (1.000 đ/kg)mặt hàng mặt hàng

BẢng giá nguyÊn liỆu tẠi khánh hÒA - từ ngày 24/6 – 30/6/2016

Ghẹ

Mực nang

Mực lá

Mực ống

Cá Thu

Cá móCá đổng quéoCá đổng tíaCá ngừ sọc dưaCá ngừ vây vàngCá ngừ mắt toCá cờ kiếmCá cờ gònCá ngừ đại dươngCá ngừ đại dươngCá mú chấmCá mú tạp

Tôm hùm bông sống

Cá dấm trắngCá cơm săn tươiCá cơm trắngCá sơn laCá sơn đỏCá sơn thócCá nụcCá hố

Mực ống khô

Mực lá khôCá hồng đỏCá hồng rốcCá chẽmCá mú cọp (sống)Cá mú đen(sống)Cá bớpTôm súTôm chân trắngTôm sú giốngTôm chân trắng

Page 19: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

17

thống kÊ chung

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TỪ 1/1 ĐẾN 15/6/2016Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

mỹEuĐứcAnhHà LanBỉItalynhật BảntQ và hkHồng Kônghàn QuốcAsEAn AustraliacanadaBrazilngacác tt kháctỔng cỘng

10,42,4

-8,85,66,4

21,89,2

-2,841,4

2,2-1,06,75,3

-53,968,391,8

-14,44,4

6,913,8-14,5-22,5113,3-10,638,4

-10,159,7-9,8

21,9-3,8

34,1-12,2-69,0-30,6-14,9

5,3

586,846502,953

81,33979,60777,43955,64754,887

397,977351,081

66,952238,316226,197

73,25566,42135,30533,653

334,9842.846,988

58,64652,152

7,0046,067

11,7225,0147,991

36,15332,727

5,84428,91720,349

7,5666,7481,7361,440

29,865276,298

112,59094,59616,52012,74417,565

8,4878,715

82,81982,94112,185

50,23338,38215,15812,376

5,7214,748

59,095558,659

thị trưỜng so với cùng kỳ 2015 (%)

so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

tôm các loại (mã HS 03 và 16)trong đó: - Tôm chân trắng - Tôm súcá tra (mã HS 03 và 16)cá ngừ (mã HS 03 và 16)trong đó: - Cá ngừ mã HS 16 - Cá ngừ mã HS 03

cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra)

nhuyễn thể (mã hs 0307 và 16)trong đó: - Mực và bạch tuộc - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

cua, ghẹ và giáp xác khác (mã HS 03 và 16)

tỔng cỘng

+5,6+6,4+6,3+5,5

-2,1-16,4

+10,2

+8,4

-7,8-9,9

+2,3+9,6+4,4

117,30376,35032,798

67,72022,126

8,63413,492

42,251

21,69818,339

3,3455,200

276,298

+2,9+6,5

-0,6+6,1

+18,3+26,2+13,7

+10,1

-4,1-4,2-3,1

+8,3+5,3

1.217,899712,421403,749

718,065201,616

79,832121,784

465,556

198,426160,821

36,89345,426

2.846,988

241,810143,390

76,958142,799

38,47615,68822,789

89,624

37,62530,384

6,9808,325

558,659

sẢn Phẩm so với cùng kỳ 2015 (%)

so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

Tôm42,8%

thị trường chính, từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

sản phẩm chính, từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

Nhật Bản14,0%

Các TT khác19,1%

ASEAN7,9%

Trung Quốc12,3% Hàn Quốc

8,4%EU

17,7%

Mỹ20,6%

Nhuyễn thể7,0%

Giáp xác khác1,6%Cá khác

16,4%

Cá ngừ7,1% Cá tra 25,2%

Page 20: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

www.vasep.com.vn 18

tôm

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam sang Anh 5 tháng đầu năm nay vẫn tăng 21,6% đạt trên 44 triệu USD. Tuy nhiên,

XK tôm tháng 5/2016 đạt 6,8 triệu USD; giảm 27,7% so với tháng 5/2015. Đây là tháng đầu tiên kể từ đầu năm, XK tôm sang thị trường này giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi EU liên tục giảm NK tôm từ Việt Nam, Anh luôn là thị trường năng động về NK tôm từ Việt Nam trong năm 2015. Từ vị trí là thị trường lớn thứ 3 về NK tôm Việt Nam trong khối EU năm 2014, Anh vươn lên vị trí thứ 2 từ đầu năm 2015. Bắt đầu từ tháng 8/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường dẫn đầu khối về NK tôm từ Việt Nam.

Tuy nhiên, tính tới tháng 5 năm nay, Anh đã phải nhường vị trí thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU cho Đức với giá trị tôm XK sang Đức 5 tháng đầu năm nay đạt trên 46 triệu USD.

Sở dĩ XK tôm sang Anh tăng là do thị trường này tăng nhu cầu NK tôm

nước ấm trong khi nguồn cung tôm nước lạnh giảm và giá cao.

Theo thống kê của Eurostat, 4 tháng đầu năm nay, NK tôm nước lạnh (Crangon crangon shrimp) vào Anh đạt 17 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2015 (85 tấn). Giá NK trung bình 4 tháng đầu năm nay đạt 14,20 EUR/kg so với 6,64 EUR/kg của cùng kỳ năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm nay, NK tôm nước ấm (Penaeus spp) vào Anh đạt 545 tấn, tăng 146,6% so với cùng kỳ năm ngoái (221 tấn). Giá NK trung bình đạt 9,44 EUR/tấn so với 9,25 EUR/tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Trên thị trường bán lẻ Anh, trong 52 tuần kết thúc vào 23/4/2016, doanh số bán tôm nước lạnh giảm 12,3% về khối lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước đó. Trong giai đoạn này, do khan hiếm nguồn cung nên giá tôm nước lạnh tăng 11,5% lên 18,20 USD/kg.

Trong giai đoạn này, doanh số tôm nước ấm tăng và lần đầu tiên vượt qua doanh số tôm nước lạnh trong 3 năm trở lại đây. Tôm nước ấm tăng 15,4% về khối lượng và 9,6% về giá trị. Doanh số tôm nước ấm tăng một phần nhờ giá cả phải chăng. Giá đã giảm 4,7% đối với tôm nước ấm ướp lạnh (24,1 USD/kg) và giảm 5,9% đối với tôm nước ấm đông lạnh (17,2 USD/kg).

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tổng NK tôm vào Anh 4 tháng đầu năm nay đạt 264,3 triệu USD; tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015. Việt Nam là nhà cung cấp lớn nhất cho Anh chiếm 15,4% tổng NK tôm của thị trường này; Ấn Độ đứng thứ 2 với 14,2%. Trong top 8 nguồn cung tôm lớn nhất cho Anh 4 tháng đầu năm nay, NK từ Việt Nam tăng mạnh nhất 56,8%; tiếp đó là Indonesia với 34,8%. NK từ Thái Lan giảm mạnh nhất 31,5%; tiếp đó là Canada giảm 6,7%. Trên thị trường Anh, Việt Nam phải cạnh tranh với Ấn Độ, chủ yếu về giá. Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng thị phần tại các thị trường thuộc EU, đặc biệt là Anh.

Hôm 23/6, Anh đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc ở lại hay ra khỏi liên minh EU. Kết quả công bố hôm 24/6 cho thấy 51,9% số người bỏ phiếu bầu muốn “Đi”, còn 48,1% muốn “Ở lại”. Việc người dân Anh bỏ phiếu đồng ý rời EU đã có tác động không nhỏ tới kinh tế toàn cầu.

Đối với XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này, sự kiện này sẽ chưa ảnh hưởng trong thời gian trước mắt, vì Anh phải mất 2 năm nữa để hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi khối. Trong khoảng thời gian này, Anh vẫn được đảm bảo các nghĩa vụ và quyền

lợi trong khối như bình thường. Hơn nữa, dù Anh tách khỏi EU, thì các hệ thống tiêu chuẩn của họ vẫn tương đồng với khu vực này.

Tuy Anh là thị trường lớn nhất nhì trong khu vực EU đối với thủy sản Việt Nam, nhưng đây không phải là thị trường mang tính cửa ngõ như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ…, mà là thị trường tiêu thụ. Hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam XK sang Anh đều được bán tới tay người tiêu dùng nước này. Vì thế, dù Anh có rời EU hay không thì việc mua bán thủy sản giữa nhà NK Anh với nhà XK Việt Nam vẫn diễn ra bình thường.

Tuy vậy, cũng có một chút lo ngại là khi Anh rời khỏi EU, thủy sản Việt Nam XK sang nước này sẽ không còn được hưởng những điều kiện ưu đãi về thuế như trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU khi Hiệp định này chính thức được các thành viên EU thông qua. Sự kiện này cũng khiến đồng USD tăng giá, EUR và GBP giảm giá, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá của thủy sản Việt Nam xuất sang Anh.

XK tôm Việt Nam sang Anh trong tháng 6 dự kiến giảm nhẹ do biến động tỷ giá.

Kim Thu

Xuất khẩu tôm sang Anh tăng 22%

Page 21: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

19

tôm

(vasep.com.vn) Giá tôm nguyên liệu ở Thái Lan giảm từ đầu tháng 5/2016 tuy nhiên tăng dần sau đó. Trong khi giá tôm Ấn Độ cũng tăng và Trung Quốc tăng mạnh nhu cầu với tôm Ecuador.

Trong tuần thứ 2 của tháng 6 giá tôm nguyên liệu HOSO cỡ 60 con/kg tại Thái Lan đạt 175- 180 bạt/kg, tăng từ 170- 175 bạt/kg của tuần trước đó. Tôm cỡ 70 con có giá 170-175 bạt/kg, tăng từ 165- 170 bạt. Giá tôm cỡ 80 đạt 165- 170 bạt/kg, tăng từ 160- 165 bạt/kg.

Giá tôm Thái Lan tăng là do một số nhà chế biến, đóng gói tăng cường mua tôm nguyên liệu để đáp ứng các đơn hàng. Nhu cầu từ các nhà chế biến dự kiến vẫn mạnh cho tới cuối tháng 7 và giữa tháng 8.

Nguồn cung ở Thái Lan dự kiến đạt khoảng 270.000 tấn - 300.000 tấn năm 2016 tuy nhiên nguồn cung này dự kiến không đủ đáp ứng nhu cầu.

Do thiếu tôm nguyên liệu, một số lái buôn Trung Quốc hiện đang mua trực tiếp từ Thái Lan. Nhu cầu từ các lái buôn còn cao hơn các nhà đóng gói Thái Lan và sẵn sàng trả giá cao hơn để có đủ nguồn tôm nguyên liệu.

Một số mua tôm tươi và chở về Trung Quốc bằng xe tải. Một số thuê nhà xưởng nhỏ để chế biến lại và đóng thành block bỏ đầu và gửi về Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng xấu tới tình hình hiện tại ở Thái Lan.

Nhu cầu mua nhiều tôm nuôi từ Trung Quốc là do sản lượng giảm. Sản lượng tôm của nước này năm nay có thể thấp hơn năm 2015. Khu vực Hải Nam đang hoạt động tốt tuy nhiên Trạm Giang và các vùng khác đang gặp khó khăn do ô nhiễm và chất lượng tôm post kém, điều này khiến tình hình dịch bệnh tại các trại nuôi càng thêm phức tạp.

(Theo undercurrentnews)

(vasep.com.vn) Giá tôm giảm mạnh – sau khi đạt mức cao kỷ lục trong những năm gần đây – đang thúc đẩy sức mua của ngành dịch vụ thực phẩm Mỹ. Giá tôm giảm là do nguồn cung phục hồi.

Theo cập nhật của công ty quản lý chuỗi nguồn cung SpenDifference, giá tôm hiện tại rất lý tưởng cho các chuỗi cửa hàng mua vào để tích trữ và chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng cuối năm nay.

Do dịch bệnh khiến nguồn cung sụt giảm năm 2013, giá tôm đã

tăng lên gần 7 USD/pao đối với tôm bóc vỏ, bỏ gân cỡ trung bình (cỡ phổ biến trên nhiều thực đơn), tuy nhiên hiện nay giảm còn khoảng 4,25 USD/pao.

Andy Beaty, Giám đốc thu mua hải sản của SpenDifference cho biết, hiện là lúc để các cửa hàng mua tích trữ cho các lễ hội cuối năm và chuẩn bị hoạt động xúc tiến cho mùa giải Super Bowl (Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ). Giá có thể bắt đầu tăng sau mùa hè khi nguồn cung giảm.

(Theo undercurrentnews)

(vasep.com.vn) Các chính phủ, nhà khoa học và các nhà sản xuất mới đây đã nhóm họp ở Thái Lan để thảo luận về các phương pháp chống lại dịch tôm chết sớm (EMS). Dịch bệnh này vẫn đang tiếp tục đe dọa ngành tôm nuôi thế giới.

Được triệu hồi bởi Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), đại diện từ 16 nước thành viên cùng với các chuyên gia và các nhà sản xuất trong ngành tôm nuôi đã đến tham dự hội thảo đặc biệt ở Bangkok để thảo luận về diễn biến của dịch bệnh và cân nhắc cách thức chống lại dịch này.

Dịch bệnh có xu hướng tăng trên thế giới do thiếu sự quản lý chặt chẽ ở các vùng nuôi. Do vậy, duy trì môi trường nuôi sạch sẽ rất quan trọng và cần có sự chia sẻ trách nhiệm giữa các nước.

Dịch bệnh xảy ra ở bất kỳ nước nào đều có thể trở thành mối đe dọa với tất cả các nước sản xuất khác.

Nuôi giáp xác trong đó có tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm thế giới

(Theo undercurrentnews)Kim Thu

(vasep.com.vn) Mỹ vừa mới điều chỉnh tăng 1,93% thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với tôm đông lạnh NK từ Ấn Độ.Đại diện của một công ty Ấn Độ XK tôm sang Mỹ, Chirag Ice Factory cho biết, điều này sẽ ảnh hưởng tới các nhà XK tôm Ấn Độ và Bộ Thương mại nước này sẽ phải làm việc với Mỹ về vấn đề này.

Ấn Độ cũng sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh với các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.

Chính phủ Mỹ đã tăng mức thuế sơ bộ lên 4,89% trong đợt rà soát hàng năm lần thứ 10 so với mức 2,96% của đợt rà soát lần thứ 9 (từ 1/2/2013 đến 31/1/2014).

(Theo seafoodnews)

Thái Lan: Các nhà chế biến thiếu nguyên liệu Mỹ: Chuỗi nhà hàng tăng cường mua tôm

Ngành tôm nuôi tìm cách chống lại EMS

Mỹ tăng thuế CBPG đối với tôm Ấn Độ

Page 22: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016 tôm

20

Tôm sú, tôm chân trắng đông lạnhTôm chế biến không đóng gói hút chân khôngTôm chế biến đóng gói hút chân khôngTôm nước lạnh đông lạnhTôm nước lạnh tươi/ướp lạnhTôm sú, chân trắng tươi

sẢn Phẩm tôm nk cỦA Eu, t1 – t3/2016 (nghìn USD)

Quý 1/2015 t1/2016 t2/2016 t3/2016 Quý 1/2016 tăng, giảm (%)sản phẩmmã hs

-4,917,1

4,918,540,9

5,1

299.48264.58652.10842.60915.69710.519

288.327116.480

55.88430.308

9.9299.683

869.020244.757154.220109.312

34.37529.323

281.21163.69146.22836.395

8.7499.121

913.875209.022147.084

92.27624.39627.897

‘030617‘160521‘160529‘030616‘030626‘030627

Tổng EU 28Tây Ban NhaAnhPhápHà LanĐứcĐan MạchBỉItalyThụy ĐiểnBồ Đào NhaÁoHy lạpBa LanIrelandPhần LanLuxembourgBulgariaEstoniaLatviaCộng hòa Síp

nk thỦy sẢn vàO các nưỚc trOng khối Eu, t1 –t3/2016 (nghìn USD)

Quý 1/2015 t1/2016 t2/2016 t3/2016 Quý 1/2016 tăng, giảm (%)nước nk

1,9-7,52,74,3

-3,6-2,115,1

4,61,7

13,013,3-7,65,3

-17,7-6,87,1

-6,12,0

24,51,3

-15,6

485.00172.36062.94569.95136.94248.14636.37337.03648.06027.01316.595

4.9196.2923.6613.3412.7311.258

8771.144

811816

510.61156.27481.03171.81561.88847.20359.20442.46526.95024.95614.657

5.1123.2703.5642.3762.521

865727866754154

1.441.007204.634202.630202.184133.282134.622133.943120.175112.658

72.21941.79115.51716.57611.121

8.1977.1873.1532.6373.1852.3581.951

445.39576.00058.65460.41834.45239.27338.36640.67437.64820.25010.539

5.4867.0143.8962.4801.9351.0301.0331.175

793981

1.414.550221.156197.207193.936138.223137.549116.412114.907110.758

63.90436.89816.79515.74513.519

8.7956.7133.3592.5852.5582.3282.312

NHậP KHẨU TÔM CỦA EU, T1-T3/2016

Page 23: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

21

tôm

XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM TỪ 1/1 ĐẾN 15/6/2016Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

thị trường nk tôm từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

Các TT khác13,2%

Trung Quốc

16,3%

Hàn Quốc8,8% Canada

3,2%EU

19,2%

Mỹ22,4%

Nhật Bản16,9%

sẢn Phẩm tôm Xk từ 1/1 ĐẾn 15/6/2016

sản phẩm tỷ lệ gt (%)gt (usD)58,5

33,2

8,4

100,0

712.421.378324.491.568387.929.810

403.749.32861.604.950

342.144.379101.728.180

1.572.29761.660.238

2.712.15835.783.488

1.217.898.886

tôm chân trắng (1) Trong đó: - Tôm chân trắng chế biến (thuộc mã HS16) - Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)tôm sú (2) Trong đó: - Tôm sú chế biến khác (thuộc mã HS16) - Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)tôm biển khác (3) Trong đó: - Tôm loại khác chế biến đóng hộp (thuộc mã HS16) - Tôm loại khác chế biến khác (thuộc mã HS16) - Tôm loại khác khô (thuộc mã HS03) - Tôm loại khác sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)tổng Xk tôm (1+2+3)

thị trưỜngso với cùng kỳ

2015 (%)so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tỷ lệ gt (%)

tỷ lệ gt (%)

mỹEuĐứcAnhHà Lannhật BảntQ và hkHồng Kônghàn QuốcAustraliacanada AsEAn SingaporePhilipinesĐài loanthụy sĩcác tt kháctổng

+14,3+8,6+3,1

+16,0+24,0

-8,0+37,7

-0,3+6,3

-6,4-24,3

-2,8-1,4-2,3

-28,9-14,0

-6,8+5,6

22,419,2

4,13,93,5

16,916,3

3,28,83,33,22,01,30,31,61,15,2

100

-11,3+11,5

-9,4-26,7

+199,7-16,4

+90,1-10,4

+31,6-4,1

-37,9-4,3

-14,4+344,3

-10,3+100,9

-44,1+2,9

272,317234,040

50,20647,55242,897

205,487198,792

39,135107,718

39,72439,14424,15015,557

3,55320,08813,29563,145

1.217,899

49,49243,91011,179

6,82810,607

40,24546,296

6,39526,732

8,0946,8044,5923,0950,718

3,8352,4319,380

241,810

23,06125,680

4,1233,4717,986

18,52516,469

3,32315,925

3,3533,4171,8640,9980,460

3,1522,2433,615

117,303

19,721,9

3,53,06,8

15,814,0

2,813,6

2,92,91,60,90,42,71,93,1

100GT: Giá trị (triệu USD)

giá trị xuất khẩu tôm, 6 tháng đầu năm 2012 - 2016

Page 24: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

22

cá trA

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2016, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 152 triệu USD, chiếm 23,4% tổng XK, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù, số lượng DN tham gia XK sang thị trường này ít nhưng giá trị XK cao nhất trong top 10 thị trường hàng đầu của cá tra Việt Nam.

Theo thống kê của ITC, 4 tháng đầu năm 2016, cá rô phi Trung Quốc tiếp tục là sản phẩm có giá trị NK lớn nhất trong cơ cấu NK cá thịt trắng của Mỹ, tiếp sau đó là sản phẩm cá tra phile đông lạnh Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm, Mỹ tăng NK cá rô phi từ Trung Quốc nhưng 2 tháng sau đó lại giảm NK sản phẩm này để nhập cá tra từ Việt Nam.

Ngày 25/5/2016, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc bỏ chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sau khi Tổng thống Barack Obama kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam. Thông tin này đã “cởi bỏ” tâm lý đè nặng cho các DN XK cá tra Việt Nam trong suốt quý đầu năm. Trước đó, áp lực này giá cá tại Mỹ tăng do nguồn cung giảm, cả nhà cung cấp và nhà NK đều hoang mang do chương trình quá gấp không có thời gian chuẩn bị.

Với 55 phiếu bầu thuận và 43 phiếu bầu chống, Thượng viện Mỹ đã nhất

trí thông qua nghị quyết (Res SJ. 28), hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Từ năm 2008, Quốc hội Mỹ đã thay đổi Luật Nông nghiệp để Cục kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc USDA giám sát cá tra và cá da trơn thay Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Nếu chương trình thanh tra cá da trơn gây tâm lý mệt mỏi cho các DN XK thì thuế chống bán phá giá cao là rào cản thương mại ngăn bước DN tiếp cận Mỹ. Ngày 29/3/2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố Quyết định cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11)

cho giai đoạn từ ngày 01/8/2013 đến 31/7/2014 đối với sản phẩm cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong kết luận cuối cùng, DOC xác định mức thuế cuối cùng đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Theo đó, mức thuế mà hai bị đơn bắt buộc là HUNG VUONG CORP và TAFISHCO lần lượt là 0,41 USD/kg, và 0,97 USD/kg. 14 công ty là bị đơn tự nguyện trong đợt xem xét lần này chịu mức thuế là 0,69 USD/kg. Thuế suất toàn quốc vẫn ở mức 2,39 USD/kg. Với mức thuế cao như hiện nay, chỉ có hai công ty là: VINH HOAN CORP và BIEN DONG SEAFOOD hưởng mức thuế 0% tham gia tích cực và ổn định XK cá tra sang thị trường Mỹ.

Năm nay, XK cá tra sang hầu hết các thị trường XK chính của Việt Nam đều gặp khó khăn, giá XK chững hoặc giảm và Mỹ không phải là trường hợp ngoại lệ. Năm 2015, giá cá tra phile đông lạnh NK từ Việt Nam ở mức 3 – 3,1 USD/kg thì bước sang quý I/2016 mức giá hạ còn 2,6 - 2,7 USD/kg. Số lượng DN tham gia ít ỏi, giá xuất giảm so với năm 2015. XK cá tra sang thị trường Mỹ gặp nhiều khó khăn trong suốt 5 tháng qua. Điều này cho thấy rằng, với tổng giá trị XK cá tra 5 tháng tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước quả là nỗ lực rất lớn của các DN tham gia bám trụ tại thị trường XK lớn nhất này.

Tạ Hà

Cá tra quyết tâm bám trụ tại MỹnhậP khẩu cá trA PhilE Đông lẠnh từ viỆt nAm

Page 25: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

23

cá trA

(vasep.com.vn) Việc ban hành luật có tác động lớn đến ngành cá da trơn Mỹ, đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Hạ viện nước này. 180 thành viên của Hạ viện đã ký một lá thư gửi đến lãnh đạo Hạ viện yêu cầu thông qua nghị quyết bác bỏ chương trình thanh tra cá da trơn NK của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).

Theo Gavin Gibbons, phát ngôn viên của Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ (NFI), những hạ nghị sỹ tham gia ký vào bức thư chủ yếu thuộc đảng Cộng hòa (với 435 thành viên trong Hạ viện).

Theo Gibbons trong một cuộc phỏng vấn với Mississippi Business Journal, nhìn chung, còn có chút nghi ngờ Hạ viện muốn đảm nhiệm việc này. Không có thành viên nào của bang Mississippi ký tên vào bức thư. Thad Cochran và Roger Wicker, cả hai thượng nghị sỹ bang Mississippi đều thuộc đảng Cộng hòa, đều phản đối Nghị quyết chung 28 của Thượng viện.

Jeremy Robbins, phó chủ tịch của Hiệp hội cá da trơn tại Jackson, Mỹ cho biết, ngành cá da trơn đang chống lại lập pháp tại Hạ viện.

Những người ủng hộ Nghị quyết chung 28, trong đó với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống vào ngày 25/5/2016, cho rằng việc chuyển giao

nhiệm vụ thanh tra sang USDA gây lãng phí tiền của, lên đến 14 triệu USD/năm.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của Cục Thanh tra An toàn vệ sinh thực phẩm (FSIS) thuộc USDA đưa ra con số hàng năm thấp hơn nhiều, là 1,4 triệu USD.

Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện Mỹ thông báo vào giữa tháng 6/2016 rằng những người phản đối chương trình thanh tra của USDA “tiếp tục đưa ra những chi phí của chương trình từ Báo cáo Văn phòng Kế toán Chính phủ Mỹ năm 2013.”

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đảm nhiệm giám sát NK thủy sản trong khoảng 20 năm, nhưng một số người chỉ trích rằng, hàng năm cơ quan này chỉ kiểm tra 2% hàng NK và chỉ 0,2% qua phòng kiểm nghiệm.

Gibbons, người phát ngôn của Hiệp hội Thủy sản cho rằng các mô hình kiểm tra của hai cơ quan là hoàn toàn khác nhau. FDA sử dụng phương pháp Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), một cách tiếp cận phòng ngừa có hệ thống hơn là kiểm tra thành phẩm.

Chad Causey, đại diện cho người nuôi cá da trơn Mỹ, cho biết đây là cách mà FDA chỉ phải kiểm tra 2%.

Theo Gibbons, cách làm này chưa bao giờ có mục đích chính là về an toàn thực phẩm, mà là về việc tạo ra một rào cản thương mại.

Causey cho rằng Tổ chức Thương mại Thế giới đã phán quyết có lợi của Hoa Kỳ - là nước bị cáo buộc là dựng rào cản thương mại thông qua việc thanh tra thịt bò, thịt lợn và gia cầm. Thủy sản NK cũng là một trường hợp tương tự.

Những nhà phê bình cho rằng chương trình thanh tra của USDA có sự chồng chéo đối với các trường hợp doanh nghiệp vừa bán cá da trơn vừa bán các sản phẩm thủy sản NK khác. USDA sẽ thanh tra cá da trơn và FDA sẽ thanh tra hàng thủy sản NK.

FSIS cho biết, công ty NK thủy sản Mỹ, Cado Holdings Inc. of Santa Ana, Calif., đang thu hồi khoảng 25.760

pao cá tra (swai) philê đông lạnh NK không đạt yêu cầu đưa vào lưu thông tại Mỹ. Việc thu hồi này được xem là rủi ro từ chương trình thanh tra của USDA.

Những người ủng hộ chương trình thanh tra cá da trơn của USDA bao gồm Liên đoàn người tiêu dùng Mỹ; Hiệp hội người tiêu dùng; Tổ chức Food & Water Watch và Liên đoàn người tiêu dùng quốc gia.

Những người phản đối bao gồm Tổ chức phi chính phủ Mỹ National Taxpayers Union, Less Government, Center for Individual Freedom, Club for Growth và một số tổ chức khác.

Vị thế của Mississippi - bang đứng đầu Mỹ về sản xuất cá da trơn - đang giảm dần trong thập kỷ qua, từ 60% thị phần tại Mỹ, đến nay giảm còn 30%.

Năm 2001, có khoảng 10.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp trong ngành cá da trơn tại Mississippi. Con số hiện tại giảm xuống 4.000.

Theo USDA, diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mississippi giảm mạnh, từ 100.000 mẫu những năm 2000 xuống còn 36.000 mẫu năm nay.

(Theo Mississippi Business Journal)

Nhiều tổ chức ủng hộ bãi bỏ chương trình thanh tra cá da trơn của USDA

Page 26: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

24

cá trA

thị trường nhập khẩu cá tra từ 1/1 – 15/6/2016 (gt) (gt)

XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM TỪ 1/1 ĐẾN 15/6/2016Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

sẢn Phẩm cá trA Xuất khẩu từ 1/1 ĐẾn 15/6/2016

sản phẩm tỷ lệ gt (%)gt (usD)

99,4

0,6100,0

713.405.73451.370.662

662.035.0714.659.210

718.064.944

cá tra mã hs03 (1)Trong đó: - Cá tra sống/tươi/đông lạnh/ khô (thuộc mã HS03, trừ mã S0304) - Cá tra (thuộc mã HS0304) cá tra chế biến khác thuộc mã hs16 (2)tổng Xk cá tra (1 + 2)

Brazil4,8%

Mexico4,4% Trung

Quốc14,7%

Mỹ23,6%

ASEAN8,7%

EU16,8%

giá trị xuất khẩu cá tra, 6 tháng đầu năm 2012 - 2016

Các TT khác26,9%

thị trưỜngso với cùng kỳ

2015 (%)so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tỷ lệ gt (%)

tỷ lệ gt (%)

mỹ

Eu

Anh

Tây Ban Nha

Hà Lan

Đức

tQ và hk

Hồng Kông

AsEAn

Thái Lan

Singapore

Philippines

Brazil

mexico

colombia

Ảrập Xêut

các tt khác

tổng cộng

+15,6

-6,9

-4,2

-0,6

-16,3

+3,2

+69,0

+2,5

-2,4

-0,6

-1,9

-1,6

+67,5

-11,5

-8,0

-23,4

-11,4

+5,5

23,6

16,8

3,0

3,0

2,9

2,0

14,7

2,1

8,7

3,1

2,2

1,8

4,8

4,4

3,2

3,0

20,8

100

+46,3

+6,1

-12,1

-25,0

+42,6

+17,0

+42,4

-10,9

+14,0

-6,4

+63,0

+18,8

-69,0

+88,6

+56,4

-44,1

-21,0

+6,1

169,213

120,613

21,787

21,217

21,036

14,009

105,908

15,095

62,350

22,514

15,648

13,104

34,614

31,898

22,824

21,211

149,435

718,065

36,915

22,431

4,394

3,613

3,938

2,479

27,481

3,208

11,566

4,330

2,627

2,293

5,721

5,164

3,465

4,634

25,422

142,799

17,134

11,283

1,848

1,458

2,536

1,476

10,933

1,255

6,750

2,307

1,843

1,391

1,736

3,296

2,277

1,808

12,502

67,720

25,3

16,7

2,7

2,2

3,7

2,2

16,1

1,9

10,0

3,4

2,7

2,1

2,6

4,9

3,4

2,7

18,5

100

GT: Giá trị (triệu USD)

Page 27: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

25

cá ngừ

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 5/2016, giá trị XK cá ngừ sang thị trường Tây Ban Nha đạt 3 triệu USD, chiếm 1,68% tổng XK cá ngừ Việt Nam. Mặc dù, Tây Ban Nha vẫn là thị trường XK lớn thứ 8 sản phẩm cá ngừ chế biến (HS 16); thị trường NK lớn thứ 7 trong khối EU, nhưng giá trị XK giảm rất mạnh 58% so với cùng kỳ năm trước.

5 tháng đầu năm nay, giá trị XK cá ngừ chế biến (HS 16) sang thị trường Tây Ban Nha đạt 1,62 triệu USD, cao hơn so với giá trị 1,4 triệu USD XK cá ngừ đông lạnh thuộc mã HS 0304 (trừ surimi). Trong 5 năm trở lại đây, giá trị XK cá ngừ sang hai thị trường lớn nhất EU là Italia và Tây Ban Nha khá tốt và ổn định nhưng điều đó đã trái ngược tại Tây Ban Nha trong nửa đầu năm nay.

Theo thống kê của Eurostat, tính đến hết tháng 4/2016, tổng NK cá ngừ của Tây Ban Nha giảm 8,22% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, đây là xu hướng giảm tiếp của nước này trong 2 năm qua. Hiện nay, Tây Ban Nha vẫn nằm trong số các nước sản xuất và NK cá ngừ đóng hộp hàng đầu thế giới. Trong đó, Ecuador và Trung Quốc là hai nguồn cung lớn nhất của Tây Ban Nha trong thời gian này.

5 tháng đầu năm 2016, giá cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn tại các chợ bán buôn ở Mercamadrid, Tây Ban Nha tương đối ổn định: giá cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) của Tây Ban Nha vẫn tương đối ổn định, 1,65 EUR/kg (cỡ <10kg/pc); 1,7-1,75 EUR/kg (cỡ >10kg/pc), giá FOB thăn cá ngừ hấp chín đông lạnh cá ngừ vây vàng làm sạch kỹ từ 5,4-5,6 EUR/kg; cá ngừ vây vàng sơ chế từ 5-5,2 EUR/kg; trong khi đó giá cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) dao động từ 4,2-4,6 EUR/kg (tùy loại). Tuy nhiên, đây chưa phải là mức giá mong muốn của các nguồn cung lớn tại thị trường Tây Ban Nha.

Quý đầu năm tại đất nước có nền kinh tế lớn thứ tư trong khu vực đồng euro này, sau sự mất giá của đồng EUR trong năm cũ, trước xu hướng mạnh lên của đồng tiền này và sự rối ren của tình hình chính trị trong nước vẫn đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng và DN nước này. Theo đà giảm NK cá ngừ chế biến trong 4-5 tháng đầu năm nay, giá trị XK sản phẩm cá ngừ của Việt Nam sang Tây Ban Nha cũng giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi trong các quý tới.

Tạ Hà

Xuất khẩu cá ngừ sang tây Ban nha giảm 58%10 thị trưỜng nk cá ngừ chẾ BiẾn (hs 16) hàng Đầu cỦA viỆt nAm,

t1-t5/2016stt sttthị trường thị trườnggt (usD) gt (usD)

21.972.628

11.635.925

5.912.277

3.263.484

3.106.400

2.667.827

2.455.039

1.619.2641.458.708

1.271.239

1

2

3

4

5

6

7

89

10

Mỹ

Thái Lan

Đức

Nhật Bản

Italy

Israel

Tunisia

tây Ban nhaHà Lan

Bỉ

nhậP khẩu cá ngừ cỦA tây BAn nhA, t1-4/2016 (Nghìn USD)

stt thị trường t1 t2 t3 t4 t1-t4/2016

259.218

79.061

15.948

14.007

10.953

10.669

9.813

9.733

9.002

8.961

8.678

8.255

8.221

8.105 6.193

5.649

5.098

4.134

3.835

3.475

64.707

16.994

346

3.859

3.215

4.352

1.586

2.175

4.487

2.177

2.563

2.332

1.957

389 403

818

1.057

2.536

580

1.223

65.967

25.204

3.592

3.754

1.945

2.678

2.529

2.877

757

847

3.946

1.367

2.516

1.058 428

1.777

1.312

391

1.017

1.468

1.541

60.373

20.737

566

2.889

4.398

3.093

2.604

4.018

3.492

-

290

1.649

2.328

895 2.670

2.209

246

302

1.619

627

711

68.171

16.126

11.444

3.505

1.395

546

3.094

663

266

5.937

1.879

2.907

1.420

5.763 2.692

845

2.483

905

619

790

-

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1314

15

16

17

18

19

20

TG

Ecuador

Trung Quốc

Cabo Verde

Guatemala

El Salvador

Mexico

Mauritius

Pháp

Thái Lan

Antilles (thuộc Hà Lan)

Indonesia

Seychelles

việt namNam Phi

Papua New Guinea

Special categories

Senegal

Philippines

Hàn Quốc

Brazil

Page 28: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

www.vasep.com.vn 26

cá ngừ

ISSF: 48% nguồn lợi cá ngừ thế giới vẫn dồi dào

Ecuador: Cần có lệnh cấm khai thác cá ngừ toàn cầu

Nhật Bản: Nhập khẩu cá ngừ vây xanh đông lạnh giảm

(vasep.com.vn) Ngày 27/6/2016, Tổ chức Phát triển Thủy sản Bền vững Quốc tế (ISSF) đã công bố báo cáo cá ngừ năm 2015 trong đó chỉ ra 48% nguồn lợi cá ngừ thế giới được coi là vẫn dồi dào.

Báo cáo với mục đích đánh giá tình trạng của các nguồn lợi cá ngừ thương mại trên thế giới, đã nhấn mạnh những tiến bộ đã đạt được trong năm qua, tuy nhiên cũng lưu ý thế giới cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để duy trì được những thành tựu này.

ISSF đã đạt được tiến bộ trong việc áp dụng và thực hiện các thông số khoa học giúp quản lý bền vững các nguồn lợi cá ngừ. ISSF tự hào rằng những cố gắng của tổ chức đã có những ảnh hưởng nhất định trên toàn thế giới. Báo cáo năm 2015 cũng đưa ra tỷ lệ tuân thủ trong số các công ty tham gia đã tăng từ 80% năm 2014 lên 87% năm 2015. ISSF bắt đầu theo dõi và báo cáo mức độ tuân thủ của các công ty từ năm 2013.

Hàng trăm triệu người trên thế giới sống nhờ vào cá ngừ vì cá ngừ vừa là nguồn cung cấp thực phẩm vừa tạo công ăn việc làm cho người dân.Các ảnh hưởng tiêu cực đối với nguồn lợi cá ngừ rất phức tạp và chỉ một tổ chức hoặc một quốc gia đều không thể giải quyết được. Tuy nhiên, ISSF biết rằng việc đảm bảo tính bền vững hoàn toàn có thể làm được từ sự chung tay hợp tác, định hướng khoa học và cam kết dài hạn.

Theo báo cáo: 48% nguồn lợi cá ngừ thế giới trong tình trạng dồi dào; 39% nguồn lợi cần sự quản lý chặt chẽ hơn để có thể chấm dứt lạm thác; 78% sản lượng cá ngừ thế giới được khai thác từ những nguồn lợi dồi dào; 16% sản lượng đến từ các nguồn chưa quản lý tốt việc khai thác.

ISSF là một liên minh toàn cầu gồm các nhà khoa học, ngành cá ngừ và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cùng đưa ra các sáng kiến để bảo tồn lâu dài và khai thác bền vững nguồn lợi cá ngừ, giảm khai thác không chủ đích và phát triển hệ sinh thái.

(Theo undercurrentnews)

(vasep.com.vn) Trong cuộc họp hàng năm lần thứ 90 của Ủy ban Cá ngừ Nhiệt đới Liên Mỹ (IATTC) tổ chức từ 27/6 đến 1/7/2016 tại La Jolla, California, Mỹ; đoàn đại biểu của Ecuador đã yêu cầu phải áp dụng một lệnh cấm khai thác cá ngừ trên toàn thế giới.

Lệnh cấm đề xuất của Ecuador nhằm mở rộng khả năng bảo vệ cá ngừ ở tất cả các đại dương, chứ không chỉ ở khu vực đông Thái Bình Dương (EPO).

Ông Cesar Rohon, thành viên của đoàn đại biểu cho biết, Ecuador chuẩn bị bước vào giai đoạn cấm khai thác ở khu vực đông Thái Bình Dương (tháng 8 và tháng 9) và ông nhấn mạnh cần phải áp dụng một biện pháp tương tự ở các vùng biển khác

để bảo vệ nguồn lợi, ngành kinh doanh cá ngừ và việc làm của nhiều người liên quan. Theo thống kê của IATTC, 5 tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2015 từ 242.792 tấn xuống 221.227 tấn.

Theo số liệu của IATTC, đội tàu khai thác cá ngừ của Ecuador dẫn đầu sản lượng khai thác trong khu vực với 99.526 tấn trong 5 tháng đầu năm nay. Mexico đứng thứ hai với 36.864 tấn và Panama ở vị trí thứ ba với 23.454 tấn.

Trong cuộc họp, IATTC sẽ bầu lại Chủ tịch và Phó Chủ tịch trong giai đoạn từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017.

(Theo fis.com)

(vasep.com.vn) Theo Hải quan Nhật Bản, tháng 4/2016, giá nhập khẩu trung bình cá ngừ vây xanh đông lạnh (mã HS 030345000 và 030346000) vào thị trường này đạt 1.690 yên/kg, tăng 9% so với tháng 3/2016 nhưng giảm 8% so với tháng 4/2015. Bốn tháng đầu năm nay, giá trung bình đạt 1.621 yên/kg, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2015.

Tháng 4/2016, NK cá ngừ vây xanh đông lạnh vào Nhật Bản đạt 42 tấn, trị giá 71 triệu yên, giảm 86% về khối lượng và 85%

về giá trị so với tháng 3/2016; giảm 94% về khối lượng và giá trị so với tháng 4/2015.

Bốn tháng đầu năm 2016, NK mặt hàng này đạt 644 tấn, trị giá 1.044 triệu yên, giảm 80% về khối lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Mexico là nhà cung cấp chính cá ngừ vây xanh đông lạnh cho Nhật Bản với 226 tấn (trị giá 346 triệu yên) trong 4 tháng đầu năm nay.

(Tổng hợp)

Page 29: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

27

cá ngừ

Maruha Nichiro (Nhật Bản) dự kiến xuất khẩu cá ngừ nuôi từ trứng

Sapmer (Pháp): Cung cấp cá ngừ không sử dụng FAD

Mỹ-Thái Bình Dương thống nhất quy định mới về khai thác cá ngừ

(vasep.com.vn) Nhờ tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng, Maruha Nichiro - một công ty thủy sản của Nhật Bản - dự kiến bắt đầu XK cá ngừ vây xanh nuôi từ trứng đến trưởng thành vào đầu năm tài khóa 2018.

Maruha Nichiro đã cung cấp cá ngừ nuôi từ trứng cho siêu thị Aeon và các kênh bán lẻ nội địa lớn khác từ năm tài khóa 2015. Hiện công ty có kế hoạch thúc đẩy doanh số bán cho các chuỗi cửa hàng ở Nhật Bản và các thị trường XK tiềm năng.

Cùng với xu hướng thực phẩm Nhật ngày càng phổ biến ở Mỹ và châu Âu, công ty thấy được tiềm năng lớn về nhu cầu cá ngừ vây xanh ở các thị trường này.Hoạt động nuôi đã giải quyết được vấn đề mà dư luận quan tâm đó là lạm thác đang dần đẩy cá ngừ vây xanh tới mức tuyệt chủng.

Qua nhiều thế hệ giống chọn lọc, Maruha Nichiro đã có thể nuôi từ cá ngừ vây xanh con đến khi trưởng thành trong trại nuôi. Công ty ước tính, XK cá ngừ nuôi của công ty có thể tăng gấp 5 lần từ năm tài chính 2015 lên khoảng 600 tấn (khoảng 10.000 con) trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4/2018.

Các trại nuôi cá ngừ ở Nhật Bản sản xuất được 15.000 tấn cá ngừ vây xanh năm 2015 tuy nhiên chỉ gần 300 tấn được nuôi từ trứng đến trưởng thành. Maruha Nichiro, Đại học Kindai ở Osaka và Toyota Tsusho là một số ít các tổ chức có khả năng nuôi cá ngừ vây xanh từ trứng đến trưởng thành.

Năm 2013, toàn thế giới khai thác được 26.000 tấn cá ngừ vây xanh tự nhiên.

(Theo Nikkei)

(vasep.com.vn) Công ty khai thác và chế biến Sapmer của Pháp đã hoàn thành quá trình thẩm định gia hạn đội tàu lưới vây với Friend of the Sea (FoS). Điều này có nghĩa là cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn và cá ngừ mắt to từ các đội tàu khai thác của công ty tiếp tục có được dấu chứng nhận từ tổ chức này. Công ty cũng đang thực hiện thẩm định hoạt động khai thác không sử dụng FAD (thiết bị dò cá) để cung sản phẩm bền vững cho khách hàng.

Các tàu khai thác của công ty có một chính sách khai thác trách nhiệm giúp giảm thiểu ảnh hưởng tới cá chưa trưởng thành và các loài có liên quan, góp phần giảm tỷ lệ khai thác không chủ đích. Các tàu này còn có hệ thống quản lý chất thải hiệu quả giúp ngăn ngừa sự phát thải ra môi trường. Công ty có hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo tất cả

các sản phẩm đều bền vững. Cá ngừ khai thác được cấp đông trực tiếp trên tàu ở nhiệt độ âm 40 độ để giữ được mùi vị và chất lượng cá.

Gần đây, Sapmer phối hợp với FoS thực hiện chương trình thẩm định bên thứ ba về khai thác không sử dụng FAD để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về cá ngừ được khai thác không sử dụng FAD. Nhờ tuân thủ tốt các quy định, công ty góp phần bảo vệ hệ sinh thái của đại dương và nguồn lợi cá ngừ nhiệt đới. Sapmer đã giảm được lỗ trong năm 2015 mặc dù trong bối cảnh hoạt động khai thác cá ngừ gặp khó khăn: giá cá ngừ nguyên con năm 2015 thấp hơn 2014 và hiện tượng El Nino tác động mạnh tới vùng biển Ấn Độ Dương và gây ảnh hưởng tới hoạt động khai thác.

(Theo undercurrentnews)

(vasep.com.vn) Mỹ và một số nước Thái Bình Dương vừa mới thống nhất một thỏa thuận khai thác mới về hoạt động khai thác cá ngừ của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương.

Thỏa thuận đa phương lớn nhất thế giới này đã được thống nhất sau nhiều cuộc đàm phán bế tắc kể từ thỏa thuận năm 2012.

Thỏa thuận mới kéo dài 6 năm là một thành công cho khu vực Thái Bình Dương, tạo điều kiện linh hoạt cho tàu của Mỹ và mang lại nguồn thu lớn cho các quốc đảo Thái Bình Dương.

Để thỏa thuận có hiệu lực, cần có sự phê chuẩn từ lãnh đạo hai bên. Sau khi có hiệu lực, thỏa thuận mới có thể cung cấp điều kiện linh hoạt cho từng tàu khai thác của Mỹ tự chọn số và loại ngày khai thác họ muốn mua trong khi các quốc đảo Thái Bình Dương có quyền kiểm soát nhiều hơn các vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) tương ứng.

Thỏa thuận mới cung cấp ít ngày khai thác hơn trước đây và nếu tàu khai thác Mỹ vẫn muốn mua thêm thì sẽ phải trả giá cao hơn.

Nếu được phê chuẩn, thỏa thuận mới kéo dài 6 năm sẽ được ký bởi các lãnh đạo của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương ở Pohnpei vào tháng 8/2016 và sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2017.

(Theo radionz.co.nz)Kim Thu

Page 30: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

www.vasep.com.vn 28

cá ngừ

Cá ngừ vằn, bonito chế biến nguyên con/cắt khúcCá ngừ vây vàng đông lạnhCá ngừ vằn, bonito phile đông lạnhCá ngừ vây vàng tươi/ướp lạnhCá ngừ vằn, sọc dưa đông lạnhCá ngừ albacore hoặc vây dài đông lạnhCá ngừ albacore hoặc vây dài đông lạnhCá ngừ albacore/vây dài tươi/ướp lạnhCá ngừ vây xanh tươi/ướp lạnhCá ngừ khác đông lạnhCá ngừ mắt to tươi/ướp lạnhCá ngừ vằn/sọc dưa tươi/ướp lạnhCá ngừ vây xanh sốngCá ngừ vây xanh đông lạnhCá ngừ vây xanh miền nam đông lạnh

sẢn Phẩm cá ngừ nk cỦA Eu, t1 – t3/2016 (nghìn USD)

Quý 1/2015 t1/2016 t2/2016 t3/2016 Quý 1/2016 tăng, giảm (%)sản phẩmmã hs

-6,4-8,931,127,5-6,848,4

-26,5-6,852,290,523,4

-18,2527,8-88,5

-2,8

244.00423.32716.900

6.2385.7873.5591.9351.3611.170

963604319169118

10

261.91217.12417.413

6.1074.3245.875

9231.189

7891.755

635244

597410

710.24659.39251.73118.78415.62515.882

4.8904.0232.8053.8461.831

8776.171

27535

204.33018.94117.418

6.4395.5146.4482.0321.473

8461.128

592314

5.9438315

759.01365.20839.47314.73016.76410.701

6.6494.3161.8432.0191.4841.072

9832.391

36

‘160414‘030342‘030487‘030232‘030343‘030341‘030344‘030231‘030235‘030349‘030234‘030233‘030194‘030345‘030346

Tổng EU 28ItalyTây Ban NhaAnhPhápĐứcBồ Đào NhaHà LanBỉÁoĐan MạchPhần LanBa LanHy lạp

nk cá ngừ vàO các nưỚc trOng khối Eu, t1 – t3/2016 (nghìn USD)

Quý 1/2015 t1/2016 t2/2016 t3/2016 Quý 1/2016 tăng, giảm (%)nước nk

-3,3-3,4-6,1

-14,0-1,4-9,9-4,346,5-1,3

-19,33,4

-38,1-17,911,2

307.73173.17565.96736.85741.09122.51412.49113.417

8.2863.8563.3831.9183.7223.367

319.46272.64468.17144.30942.93926.71411.86315.282

6.2544.5814.6012.6402.1132.762

899.877201.256194.511107.720115.880

73.87732.54945.72923.22613.28712.675

7.0387.9399.657

272.68455.43760.37326.55431.85024.649

8.19517.030

8.6864.8504.6912.4802.1043.528

931.001208.431207.054125.215117.535

82.01134.01131.21023.53016.46912.26111.370

9.6668.683

NHậP KHẨU CÁ NGỪ CỦA EU, T1-T3/2016

Page 31: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

www.vasep.com.vn 29

cá ngừ

XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM TỪ 1/1 ĐẾN 15/6/2016 Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

sẢn Phẩm cá ngừ Xuất khẩu từ 1/1 ĐẾn 15/6/2016

sản phẩm tỷ lệ gt (%)gt (usD)

60,4

39,6

100,0

121.784.31116.703.921

105.080.39079.832.160

53.921.77725.910.382

201.616.471

cá ngừ mã hs 03 (1)Trong đó: - Cá ngừ sống/tươi/đông lạnh/ khô (thuộc mã HS03, trừ mã HS0304) - Cá ngừ (thuộc mã HS0304) cá ngừ chế biến mã hs16 (2)Trong đó: - Cá ngừ đóng hộp (thuộc mã HS16) - Cá ngừ chế biến khác (thuộc mã HS16)tổng Xk cá ngừ (1 + 2)

thị trường nhập khẩu cá ngừ từ 1/1 – 15/6/2016 (gt) 2016 (gt)

EU22,5%

Các TT khác13,1%

Trung Quốc5,8%Israel

3,6%

ASEAN9,4%

Nhật Bản3,6%

Mỹ 42,0%

giá trị xuất khẩu cá ngừ, 6 tháng đầu năm 2012 - 2016

thị trưỜngso với cùng kỳ

2015 (%)so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tỷ lệ gt (%)

tỷ lệ gt (%)

mỹ

Eu

Italy

Đức

Bỉ

AsEAn

Thái Lan

trung Quốc

israel

nhật Bản

canada

mexico

các tt khác

tổng

-1,1

-8,0

+110,1

-44,3

+37,4

+25,0

+14,4

+126,2

+0,6

-20,5

-3,2

-19,4

-26,1

-2,1

42,0

22,5

5,7

4,4

2,7

9,4

6,9

5,8

3,6

3,6

1,7

1,5

9,9

100

+19,3

+18,1

+115,7

-26,4

-20,9

+0,1

-10,9

+70,3

+252,6

-62,8

+140,6

+80,0

+3,0

+18,3

84,623

45,456

11,426

8,823

5,509

18,884

13,995

11,603

7,355

7,301

3,448

3,058

19,888

201,616

17,416

8,132

1,040

1,758

1,260

3,371

2,415

1,544

0,328

1,503

0,711

0,432

5,040

38,476

10,928

4,114

1,472

0,847

0,257

1,661

1,170

1,156

1,077

0,510

0,673

0,419

1,587

22,126

49,4

18,6

6,7

3,8

1,2

7,5

5,3

5,2

4,9

2,3

3,0

1,9

7,2

100

GT: Giá trị (triệu USD)

Page 32: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

30

mỰc - BẠch tuỘc

( v a s e p . c o m .vn) Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, XK mực, bạch tuộc sang Australia trong 5 tháng đầu năm nay đạt giá trị 1,625 triệu USD, tăng 49,7% so

với cùng kỳ năm 2015. Riêng tháng 5/2016 giá trị XK đạt 275 nghìn USD, tăng gần 39% so với tháng 5/2015. Australia hiện chiếm 1,1% tỷ trọng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam và là thị trường đứng thứ 8 về NK mặt hàng này từ Việt Nam. Đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng đạt cao nhất trong top 10 thị trường NK hàng đầu mực, bạch tuộc.

Trong quý I/2016, tổng giá trị NK mực, bạch tuộc của Australia đạt 24,52 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại giảm 5% so với quý trước đó. Khối lượng mực, bạch tuộc NK của Australia trong quý 1/2016 đạt 5.808 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại giảm so với quý trước đó. Trung Quốc là nước XK hàng đầu vào thị trường này, tiếp đến là Malaysia và Thái Lan.

Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 6 về khối lượng XK sang Australia.

Trong quý 1/2016, Việt Nam XK sang Australia với khối lượng đạt 213 tấn mực, bạch tuộc, tăng mạnh so với 123 tấn của quý 1/2015 nhưng lại giảm so với mức 286 tấn của quý 4/2015.

Australia có xu hướng NK nhuyễn thể chân đầu về tiêu thụ trong nước hơn là NK về sau đó gia công chế biến để tái XK. Do vậy, XK mực, bạch tuộc của nước này hiện vẫn còn khiêm tốn. Trong quý 1/2016, Australia XK 18 tấn mực, bạch tuộc, trị giá 55 nghìn USD.

Từ ngày 1/7/2016, hệ thống ghi nhãn nước xuất xứ mới sẽ được áp dụng theo Luật Người tiêu dùng của Australia (ACL). Luật này sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm được bán lẻ tại Australia, bao gồm các sản phẩm được bán tại cửa hàng hay chợ, trên mạng hay tại các máy bán hàng tự động. Luật này sẽ không áp dụng đối với các thực phẩm được bán tại các địa điểm như các nhà hàng, quán cà phê, các cửa hàng bán đồ để mang đi (take-away), các trường học hay các căn tin.

Tuy nhiên, các DN sẽ có 2 năm để bán hết các sản phẩm hiện tại và thay đổi nhãn mác của mình để phù hợp với quy định mới trước khi quy định này trở thành bắt buộc từ ngày 01/07/2018. Theo hệ thống mới này,

hầu hết các loại thực phẩm được sản xuất, nuôi, trồng hay chế biến tại Australia sẽ được yêu cầu dán nhãn với: (1) biểu tượng con kangaroo trong hình tam giác để người tiêu dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng nhận biết các thực phẩm có nguồn gốc tại Australia, (2) một tuyên bố cho biết thực phẩm này được nuôi, trồng, sản xuất hay chế biến tại Australia; (3) tỷ lệ tối thiểu các thành phần có xuất xứ từ Australia trong tổng trọng lượng, chỉ rõ bằng số % hay biểu đồ cột.

Quy định về dán nhãn sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và việc sản phẩm này được nuôi, trồng, sản xuất, chế biến hay đóng gói tại Australia hay nước khác. Đối với hầu hết thực phẩm NK (lương thực

được nuôi, trồng, sản xuất, chế biến hay đóng gói tại nước khác ngoài Australia), nguồn gốc nước xuất xứ sẽ cần phải được quy định cụ thể trên nhãn dán trong một ô rõ ràng.

Hiện tại, các sản phẩm thực phẩm được bán lẻ tại Australia phải tuân thủ các yêu cầu về việc dán nhãn nước xuất xứ được quy định trong Bộ tiêu chuẩn Thực Phẩm, được quản lý bởi Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Australia New Zealand. Các DN phải tiếp tục thực hiện luật này cho đến ngày 01/07/2018, trừ khi họ được chọn để tự áp dụng các tiêu chuẩn này trước đó.

Ngọc Thủy

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnhtOP 6 nưỚc Xuất khẩu mỰc, BẠch tuỘc sAng AustrAliA

Page 33: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

www.vasep.com.vn 31

mỰc - BẠch tuỘc

XUẤT KHẨU MỰC, BẠCH TUỘC VIỆT NAM TỪ 1/1 ĐẾN 15/6/2016

Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

sẢn Phẩm mỰc, BẠch tuỘc Xuất khẩu từ 1/1 ĐẾn 15/6/2016

sản phẩm tỷ lệ gt (%)gt (usD)54,7

45,3

100,0

87.966.1934.810.695

35.443.50047.711.998

72.854.90315.505.91057.348.993

160.821.096

mực (1)Trong đó: - Mực chế biến khác (thuộc mã HS 16) - Mực khô, nướng, (thuộc mã HS 03) - Mực sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS 03)Bạch tuộc (2)Trong đó: - Bạch tuộc chế biến (thuộc mã HS 16) - Bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS 03) tổng Xk mực, bạch tuộc (1 + 2)

Đài Loan1,4%

Trung Quốc4,1%

EU14,0%

Hàn Quốc37,9%

Nhật Bản24,8%

thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

Các TT khác4,7%ASEAN

13,1%

giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc 6 tháng đầu năm 2012 - 2016

thị trưỜngso với cùng kỳ

2015 (%)so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tỷ lệ gt (%)

tỷ lệ gt (%)

hàn Quốcnhật BảnEuItalyTây Ban NhaĐứcAsEAnThái LantQ và hkHồng KôngĐài loanmỹAustraliangacác tt kháctỔng cỘng

-12,5-5,7-0,4

+4,0+34,1

-42,9-13,3-16,5-37,1-11,6+8,7

-8,3+41,2

+1,9-0,4-9,9

37,924,814,0

8,81,30,7

13,110,24,11,31,41,21,20,51,8

100

+11,8-19,2+3,4

+18,0-3,8

-84,1-34,3-30,9

+27,3-63,4

+54,8+45,6

+2,5+179,9

-29,5-4,2

60,95439,85222,59014,149

2,0701,199

21,03116,3766,5352,167

2,2221,9881,8700,8652,914

160,821

11,0128,5854,1322,3530,4000,104

3,9152,458

1,1010,497

0,3140,0840,2750,1450,822

30,384

6,5833,5262,9081,9860,1990,042

2,4932,161

1,5810,260

0,2070,3380,2450,1980,258

18,339

35,919,215,910,8

1,10,2

13,611,88,61,41,11,81,31,11,4

100

GT: Giá trị (triệu USD)

Page 34: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

32

surimi

Xuất khẩu chả cá và surimi, 6 tháng đầu năm 2012- 2016

thị trường nhập khẩu chả cá và surimitừ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

XUẤT KHẨU CHẢ CÁ VÀ SURIMI TỪ 1/1 ĐẾN 15/6/2016Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)

Các TT khác6,8%

ASEAN22,7%

Nga7,7%

Trung Quốc8,2% EU

10,0%Hàn Quốc

32,0%

Nhật Bản12,6%

thị trưỜngso với cùng kỳ

2015 (%)so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tỷ lệ gt (%)

tỷ lệ gt (%)

hàn QuốcAsEAnThái LanSingaporeMalaysianhật BảnEuPhápLithuaniaTây Ban NhatQ và hkHồng KôngngaĐài loanmỹcác tt kháctỔng cỘng

-12,9-33,3-37,5-17,5-20,4-11,0

+44,3+32,3+71,1

+528,4-36,5

-8,4+44,1

-5,1+31,6+45,9

-14,0

32,022,716,2

4,32,1

12,610,0

6,01,71,38,20,57,74,20,81,9

100

-15,7-47,8-56,3-28,0

-2,7+1,7

+244,2+188,2

-40,4-54,5+7,3-35,0

+61,9+351,8

-15,7

34,71224,57017,539

4,7072,308

13,68010,832

6,4631,8671,454

8,8320,493

8,3094,5390,8262,051

108,352

6,0063,0571,9610,7680,313

2,7181,8691,0870,4860,185

2,5100,023

1,5670,7060,1040,340

18,877

2,7671,8061,1340,4190,253

1,4671,1120,7860,1380,063

0,5850,021

0,1540,2620,1570,2858,595

32,221,013,2

4,92,9

17,112,9

9,21,60,76,80,21,83,01,83,3

100

GT: Giá trị (triệu USD)

Page 35: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

www.vasep.com.vn 33

surimi

(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi tại châu Âu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí tăng cao, cạnh tranh mạnh từ Nhật Bản trong khi các nhà bán lẻ tiếp tục gây sức ép đối với nhà sản xuất bằng cách đưa ra mức giá thu mua thấp.

Giám đốc Kinh doanh cấp cao của tập đoàn Viciunai Group, Tomas Skierus cho biết, nguồn cung nguyên liệu cho thị trường nhiều hoặc ổn định hơn, nhưng các nhà sản xuất lo ngại nhu cầu tăng mạnh tại Nhật Bản.

Nhật Bản hiện chiếm khoảng 40% nguyên liệu surimi, đồng yên Nhật tăng mạnh khiến khách hàng mua nhiều hơn. Đồng yên tăng so với USD, cùng thời gian này năm ngoái 125 JPY đổi được 1 USD trong khi năm nay 109 JPY đổi được 1 USD. Nhu cầu tại Nhật Bản không có nhiều thay đổi - có thể chỉ tăng vài phần trăm - nhưng Nhật Bản đang có vị thế đàm phán tốt hơn so với các đối tác EU của họ.

Skierus cho biết, thị trường surimi EU đang gặp nhiều khó khăn. Pháp không tăng trưởng trong khi Tây Ban Nha, Italy và các thị trường nhỏ khác tăng trưởng rất ít.

Các nhà bán lẻ có thể ép giá bằng cách hạ giá thu mua sản phẩm surimi từ các nhà sản xuất trong khi giá nguyên liệu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đồng euro suy yếu so với đồng USD trong khi chi phi lao động tăng cũng ảnh hướng tới các nhà sản xuất.

Trong nhiều năm qua surimi là phần cốt lõi của tập đoàn Viciunai nhưng kể từ “cuộc khủng hoảng surimi” năm 2008 tập đoàn này đã phải đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, surimi chỉ chiếm chưa đến 50% hoạt động kinh doanh của tập đoàn này – công ty đã phải đa dạng hóa nhiều sản phẩm như cá hồi giá trị gia tăng, cá biển, tôm, trứng.

(vasep.com.vn) Vụ B cá minh thái Alaska bắt đầu từ ngày 10/6 tại biển Bering, khách hàng Nhật Bản dự kiến sẽ trả giá thấp đối với sản phẩm cá minh thái Alaska vì họ viện lý do rằng đồng yên tăng, hàng tồn kho cao trong khi nhu cầu tiêu thụ lại thấp. Các nhà sản xuất Alaska và các nhà NK Nhật Bản có truyền thống ký hợp đồng giao dịch bằng tiền yên. Đồng yên tăng so với USD sẽ góp phần làm giảm giá sản phẩm surimi.

Đồng yên hiện tăng so với USD, 1 USD hiện đổi được 106 JPY trong khi hồi tháng 3 vừa qua 1 USD đổi được 110 JPY, trong khi đó nhà NK và nhà sản xuất đã hoàn tất hợp đồng vụ A năm 2016. Giá surimi phẩm cấp trung bình vụ A lần đầu tiên giảm trong 6 vụ, giảm 20 - 30 JPY (0,17 - 0,25 euro /0,19 - 0,29 USD) do đồng yên tăng so với USD kể từ vụ B năm 2015 khi 1 USD đổi được 120 JPY.

Thống kê của hải quan Nhật Bản cho thấy, giá mua cá minh thái Alaska trong tháng 4/2016 giảm 11% đạt 326 JPY (3,11 USD/2,76 euro)/kg. Các nhà sản xuất trên biển mua hầu hết hạn ngạch của họ.

Theo số liệu của Cơ quan Nghề cá Biển Quốc gia, các lô hàng surimi đông lạnh của Mỹ XK sang Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm nay giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 26.148 tấn.

Các lô hàng XK sang Hàn Quốc, một số lô hàng XK sang Nhật Bản thông qua kho ngoại quan tại Busan, đạt tổng cộng 26.011 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK surimi đông lạnh của Mỹ tăng 5.757 tấn, tuy nhiên, XK sang Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ tăng 0,5% đạt 52.159 tấn.

Nguồn cung cá minh thái từ Alaska XK trực tiếp và gián tiếp sang Nhật Bản đạt 45.000 tấn, tương đương vụ A năm 2015.

Trong khi đó, vụ khai thác vào mùa xuân tại ngư trường Pacific Whiting, bang Washington, Oregon và California lại sụt giảm, sản lượng khai thác tính đến ngày 4/4 đối với các nhà sản xuất trên biển đạt 52.823 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Surimi cá tuyết hake chủ yếu XK sang thị trường EU và Hàn Quốc.

Đối với surimi nhiệt đới, Nhật Bản đã NK 6.869 tấn surimi Itoyori (cá vược vây vàng) từ các nước trong khu vực châu Á trong 4 tháng đầu năm nay, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Giá NK trong tháng 4 giảm 4% đạt 329 JPY/kg.

Tồn kho surimi đông lạnh tính đến cuối tháng 4 đạt 60.326 tấn tại Nhật Bản, lần đầu tiên đạt mức đỉnh 60.000 tấn trong 4 tháng.

Sản lượng surimi cá minh thái ngoài khu vực Hokkaido, Nhật Bản cao cũng góp phần làm tăng hàng tồn kho. Theo Hiệp hội Surimi Nhật Bản, sản lượng surimi cá minh thái tại Hokkaido trong tháng 4 tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 679 tấn, lũy kế 4 tháng đạt 4.020 tấn, giảm 12%.

Ngọc Thủy

Các nhà sản xuất surimi EU đối mặt với nhiều khó khăn

Giá surimi cá minh thái Alaska giảm do tồn kho, đồng yên tăng

Page 36: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

www.vasep.com.vn

BẢN TIN TMTS số 25, ngày 01/07/2016

34

nhuyỄn thể hAi mẢnh vỎ

(vasep.com.vn) NK nghêu của Mỹ hiện đang có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, giá trung bình NK lại không tăng. Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Mỹ, trong 4 tháng đầu năm nay, nước này NK 7.419 tấn nghêu các loại, trị giá 19,98 triệu USD, tăng 4,58% về khối lượng và tăng 3,96% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá trung bình NK nghêu các loại của Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay đạt 2,69 USD/kg, giảm so với mức 2,71 USD/kg của cùng kỳ năm 2015.

Trung Quốc hiện là nước đứng đầu về XK nghêu sang thị trường Mỹ với khối lượng đạt 4.699 tấn, trị

Trung Quốc - nước xuất khẩu nghêu hàng đầu sang Mỹ

XUẤT KHẨU NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ TỪ 1/1 ĐẾN 15/6/2016

giá 8,89 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, XK của Trung Quốc sang Mỹ lại sụt giảm. So với cùng kỳ năm 2015, XK nghêu trong 4 tháng đầu năm nay giảm 6,53% về khối lượng và giảm 11,5% về giá trị.

Ngọc Thủy

thị trưỜngso với cùng kỳ

2015 (%)so với cùng kỳ 2015 (%)

từ 1/1 – 15/6/2016 (gt)

tháng 5/2016 (gt)

nửa đầu t6/2016 (gt)

tỷ lệ gt (%)

tỷ lệ gt (%)

EuBồ Đào NhaTây Ban NhaItalymỹnhật BảnAsEAnIndonesiahàn QuốcAi cậpAustraliaĐài loantQ và hkcác tt kháctỔng cỘng

-4,3-4,6

+20,2-31,2

+97,3-19,3-16,3

+164,7

+74,9+49,1

-62,2-49,2+2,3

62,818,418,112,0

12,49,94,71,83,62,21,00,90,81,7

100

+30,0+56,9

+263,3-4,8

+127,9-62,91

-27,5

+21,4

+146,2-99,5-86,5

-3,1

23,1776,8016,6864,426

4,5623,6431,7500,650

1,3140,8290,3690,3360,2830,630

36,893

4,8221,4701,4591,023

0,6650,5780,202

0,1570,3190,0700,0270,0550,0856,980

2,2310,7410,6940,615

0,5510,2840,123

0,0660,0000,0320,0380,0020,0193,345

66,722,120,818,4

16,58,53,7

2,00,00

0,91,10,00,6

100

GT: Giá trị (triệu USD)

nhậP khẩu nghÊu cỦA mỸ trOng 4 tháng Đầu năm (KL: kg; GT: USD)loài kl 2015 kl 2016gt 2015 gt 2016 % kl % gt

46,69-48,53-11,50-50,9516,19

-49,17176,90

-7,83-21,75111,70

467.488272.346

5.027.77836.274

214.4355.779

67.401110.063113.876

714

3.987.4601.036.275

10.051.905101.562726.132

57.378218.837265.110369.017

10.568

837.714237.044

4.699.22917.652

271.9952.471

200.428134.686118.429

2.170

5.849.254533.415

8.895.96049.817

843.69429.163

605.957244.364288.764

22.372

79,19-12,96

-6,53-51,3426,84

-57,24197,37

22,374,00

203,92

CanadaChileTrung QuốcĐài LoanIndonesiaNhật BảnMexicoHà LanNew ZealandHàn Quốc

Page 37: HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM tin TMTS so 25-2016... · tham gia, bao gồm các bé mầm non cùng các phụ huynh tham dự. Tham gia trong

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN VÀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN (RECP)

DỰ ÁN SUPA HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN

Với mục tiêu hỗ trợ thiết lập chuỗi cung ứng bền vững trong ngành thủy sản thông qua việc áp dụng các kỹ thuật hiệu quả, đổi mới và cải thiện liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự án SUPA do Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNCPC) cùng với các đối tác Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF-VN và WWF – Áo), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thực hiện với sự tài trợ của ủy ban Châu Âu (EC) hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua gói tư vấn “Sử dụng hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP).

1. Lợi ích RECP đem lại cho doanh nghiệp:

- Tập huấn, đào tạo cho các cán bộ và lãnh đạo doanh nghiệp về RECP: DN sẽ hiểu về phương pháp luận RECP và nắm được các kỹ năng thực hành tại doanh nghiệp củamình.

- Đánh giá tại hiện trường, thu thập số liệu, đề xuất các giải pháp RECP: DN đạt được các hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội như tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu (nước, hóa chất,..), tối ưu hóa sản xuất, giảm giá thành và giảmtác động đến môi trường.

- Báo cáo kết quả quá trình triển khai RECP tại nhà máy: DN được cấp chứng nhận giam gia chương trình “sử dụng hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất sạch hơn” do cơ quan tài trợ là Liên Minh Châu Âu (EU) và ban quản lý Dự án SUPAcấp.

2.Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016.

3. Phí tham gia: Dự án SUPA sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho các hoạt động bao gồm: Chi phí chuyên gia; chi phí tổ chức các lớp tập huấn; chi phí tư vấn, cấp chứng nhận.

4. Quy trình: Nhận đăng ký của DN → Lên kế hoạch triển khai → Tập huấn/đào tạo → Tiến hành đo đạc/khảo sát→ Tư vấn đưa ra các giải pháp cải tiến → Giải pháp khả thi và hướng dẫn thực hiện → Cấp chứng nhận.

SỐ LƯỢNG DN ĐƯỢC HỖ TRỢ CÓ HẠN DỰ ÁN SẼ ƯU TIÊN CÁC DN ĐĂNG KÝ SỚM NHẤT

www.supa.vasep.com.vn

Thông tin liên hệ:1. Anh Nguyễn Thành Trung – VNCPC; Mobile: 0969.054.226 Tel: 04 38684849 - 30; Email: [email protected]. Chị Nguyễn Thị Thanh - VASEP.PRO; Mob: 0973.168.611Tel: 04 3835 4496 - 205; Email: [email protected]