HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT...

8
HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: Cựu Tổng Thống Tiệp Khắc Vaclav Havel, linh hồn của “cuộc cách mạng nhung” xoá bỏ độc tài, biểu tượng của dân chủ tự do, Cố vấn danh dự của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam vừa từ trần ngày chủ nhật 18 tháng 12 năm 2011 hưởng thọ 75 tuổi. Sự ra đi của một Kịch tác gia, nhà báo, nhà thơ, nhà đạo diễn, nhà bất đồng chính kiến, một người tù chính tri, một nhân cách vĩ đại đã để lại sự mất mát lớn lao đối với cả nhân loại tiến bộ nhưng biểu tượng Vaclav Havel linh hồn của cuộc “Cách mạng Nhung” xoá bỏ chế độ độc tài sẽ là ngọn đuốc soi đường để nhân dân Việt nam đứng vùng lên đòi lại quyền sống làm người: Quyền dân chủ tự do, quyền được sống no đủ và quyền làm chủ đất nước. TM Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại PHẠM TRẦN ANH 1

Transcript of HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT...

Page 1: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ

TÔN GIÁO VIỆT NAM

Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam vô

cùng thương tiếc báo tin:

Cựu Tổng Thống Tiệp Khắc Vaclav Havel, linh hồn của

“cuộc cách mạng nhung” xoá bỏ độc tài, biểu tượng của

dân chủ tự do, Cố vấn danh dự của Hội Ái Hữu Tù Nhân

Chính trị và Tôn giáo Việt Nam vừa từ trần ngày chủ

nhật 18 tháng 12 năm 2011 hưởng thọ 75 tuổi.

Sự ra đi của một Kịch tác gia, nhà báo, nhà thơ, nhà đạo

diễn, nhà bất đồng chính kiến, một người tù chính tri,

một nhân cách vĩ đại đã để lại sự mất mát lớn lao đối với

cả nhân loại tiến bộ nhưng biểu tượng Vaclav Havel linh

hồn của cuộc “Cách mạng Nhung” xoá bỏ chế độ độc tài

sẽ là ngọn đuốc soi đường để nhân dân Việt nam đứng

vùng lên đòi lại quyền sống làm người: Quyền dân chủ

tự do, quyền được sống no đủ và quyền làm chủ đất

nước.

TM Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt

Nam

Hội Đồng Điều Hành Hải Ngoại

PHẠM TRẦN ANH

1

Page 2: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

Linh hồn cuộc “Cách mạng

Nhung” 1989

Việt-Long- RFA

2011-12-19

Trong khi cái chết của chủ tịch Bắc Hàn gây nên nhiều

nguồn dư luận, thế giới không quên chú ý đến sự ra đi

vĩnh viễn của một nhân vật được gọi là biều tượng dân

chủ của Tiệp Khắc, linh hồn của cuộc “Cách mạng

Nhung” 1989.

AFP photoVáclad Havel trước hằng trăm ngàn người mừng ngày “Cách mạng Nhung”

thành công 10 tháng 12, 1989

Kịch tác gia, nhà báo, nhà thơ, nhà đạo diễn, nhà bất

đồng chính kiến Václav Havel từ vị trí một người tù

chính trị đã trở thành Chủ tịch thứ 10 và cuối cùng của

Tiệp Khắc vào năm 1989. Đó là năm bức tường Berlin

sụp đổ và cuộc “Cách mạng Nhung” ở Tiệp Khắc hoàn

thành mỹ mãn, giải thể chế độ Cộng Sản trên xứ sở này

2

Page 3: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

không cần tới một tiếng súng. Đến năm 1993 ông trở

thành Tổng thống đầu tiên của Công Hoà Czech, vào khi

Tiệp Khắc, tức Czechoslovakia, vừa tách ra thành hai

nước Czech và Slovakia.

Tổng thống Václad Havel tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Prague, 2008. AFP photo

Bước đường sự nghiệp của ông tương tự như của lãnh tụ

Nelson Mandela ở châu Phi, không gian khổ bằng,

nhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

với thiên tài của một nghệ sĩ và niềm tin vào chính nghĩa

của một nhà cách mạng chân chính.

Tự rèn học vấn

Václav Havel sinh năm 1936 tại Prague. Ông xuất thân

từ một dòng dõi doanh thương trí thức giàu có và nổi

tiếng có liên quan chặt chẽ với những sự kiên văn hóa và

chính trị của Tiệp Khắc từ các thập niên 1920 và 1940.

Với lý lịch “tư sản”, Vaclav Havel không được vào học

trung học phổ thông dưới thời Cộng Sản.

3

Page 4: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

Thiếu niên Havel 15 tuổi đi làm phụ tá cho một phòng

thí nghiệm hoá học, đi học đêm và hoàn tất chương trình

trung học vào năm 1954. Xin vào trường cao đẳng nhân

văn nhưng không được nhận vì lý lịch, ông ghi danh vào

phân khoa kinh tế trường đại học kỹ thuật Prague ,

nhưng bỏ học sau hai năm.

Sau thời gian nghĩa vụ quân sự, năm 1959 Vaclav Havel

làm công việc hậu trường sân khấu và học hàm thụ Học

viện Nghệ thuật Trình diễn Prague. Ông bắt đầu viết

kịch trong thời gian này, và tác phẩm trường kịch đầu

tay của ông lập tức nổi tiếng quốc tế. Tựa đề được dịch

sang Anh ngữ là “The Garden Party”, kịch phẩm châm

biếm nền nếp văn hóa chính trị hoá đầy khoa trương với

toàn những ngôn từ rỗng tuếch vô nghĩa của các chế độ

Cộng Sản. Những tác phẩm liên tiêp sau đó càng giúp

ông thêm nổi tiếng như một nhà văn hoá trẻ trung, kỳ

tài, đối kháng.

Ông là tác giả của hai mươi vở trường kịch và hằng

trăm tác phẩm được dịch thuật ra nhiều thứ tiếng trên

khắp thế giới, trong suốt trong thời gian trước và sau khi

trở thành nguyên thủ quốc gia. Ông cũng đoạt nhiều giải

thưởng quốc tế về văn học, nhân quyền, được nhiều nhà

lãnh đạo quốc gia kính nể, trong thời gian ấy cho đến

sau này.

Dấn thân vào chính trị

Càng đến gần giữa thập niên 1960 Vaclav Havel càng

chú trọng hơn vào địa hạt chính trị. Sau khi cuộc cải tổ

dân chủ hoá Tiệp Khắc “Mùa Thu Prague (Pra-Ha)” bị

4

Page 5: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

xe tăng Liên Xô nhân danh “Khối liên minh quân sự

Warsaw (Vac-Xa-Va)” đè bẹp, ông càng hăng hái và

năng động hơn trong những hoạt động chính trị trực

tiếp, công khai, với tài hùng biện và chiều sâu tư tưởng

trong mọi tác phẩm, văn kiện do ông soạn thảo, phổ

biến, đặc biệt kiên định với lý tưởng bất bạo động.

“Diễn đàn Công dân” do ông chủ trương, cùng với tuyên

ngôn “Hiến Chương 77” do ông soạn thảo phần lớn và

phổ biến trên Diễn đàn này để kết hợp mọi ý kiến, đã

đem lại cho ông danh tiếng quốc tế của một nhả chính

trị, nhân quyền. Ông được coi như lãnh tụ phong trào

đối lập tại Tiệp Khắc.

Danh tiếng ấy đồng thời cũng đưa ông vào nhà tù của

chế độ Cộng Sản Tiệp khi Warsaw coi ông là thành phần

cần phải bịt miệng để ngăn chặn ảnh hưởng đang làm

bén lên ngọn lửa cách mạng dân chủ khắp Đông Âu.

Trong tù ông vẫn tỏ ra vững tin vào chân lý, hiên ngang

thách đố, không ngừng đối kháng. Ông trở thành nguồn

cảm hứng cách mạng cho người Tiệp Khắc cũng như

toàn thể phần Đông Âu còn nằm dưới ách Cộng Sản.

“Cách Mạng Nhung” êm đềm

17 tháng 11-1989. Cảnh sát Tiệp đàn áp một cuộc biểu

tinh đòi dân chủ của sinh viên học sinh Prague, làm nổ

bùng những cuộc biểu tình rộng lớn gấp bội. Ngày 19,

200 ngàn người biểu tình. Ngày 20 con số trở thành 500

ngàn người, đòi giải thể chính phủ độc đảng của đảng

Cộng sản Tiệp Khắc.

5

Page 6: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

Ngày 27, toàn dân Tiệp tổng đình công 2 giờ đồng hồ.

Ngày 28 tháng 11, đảng Cộng sản cầm quyền tuyên bố

rời bỏ quyền lực chính trị, giải thể chế độ độc đảng. Đầu

tháng 12 mọi hàng rào kẽm gai và chướng ngại vật cạnh

biên giới với Tây Đức và Áo được rỡ bỏ.

Mùng 10 tháng 12, chủ tịch đảng Cộng sản Tiệp kiêm

chủ tịch nước Gustav Husak từ chức sau khi đã chỉ định

một chính phủ không cộng sản đầu tiên của Tiệp từ năm

1948.

Ngày 28 tháng 12, cựu chủ tịch Alexander Dubcek của

Tiệp khắc thời “Mùa Xuân PraHa” được bầu làm chủ

tịch Quốc hội Liên bang. 29 tháng 12, Václad Havel

được bầu làm chủ tịch Liên bang Tiệp Khắc.

Tổng thống Obama và Tổng thống Havel hội kiến tại Prague năm 2009- AFP photo

Tháng 6-1990 Tiệp Khắc mở cuộc tuyển cử dân chủ đa

đảng đầu tiên kể từ 1946, hợp pháp hoá chính phủ

Havel. Qua năm 1992 ông Havel không được khối dân

cử người Slovak ủng hộ bầu lại làm Tổng thống vì ông cố

duy trì Liên Bang Tiệp Khắc, chống lại sự tách đôi làm

6

Page 7: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

hai nước Tiệp và Slovakia. Khi người Slovak tuyên bố

tách khỏi liên bang, ông tuyên bố không làm lãnh đạo

một quốc gia chia rẽ, và từ chức ngày 20 tháng 7, 1992.

Tuy nhiên, sau khi Cộng Hoà Tiệp thành hình, ông lại

ra tranh cử vào ngày 26 tháng 1 năm 1993, lại được bầu

làm Tổng thống Cộng Hoà Tiệp, một chức vụ nặng về

nghi thức hơn thực quyền, nhưng biểu trưng cho tinh

thần dân chủ và nền văn hoá khai phóng lâu đời của

người dân Tiệp.

Ngày 2 tháng 2-2003, Václav Havel hoàn tất nhiệm kỳ

Tổng thống thứ nhì, rời sân khấu chính trị. Từ đó ông

vẫn không ngừng hoạt động văn hóa, trở thành một

khuôn mặt được ngưỡng mộ tại các trường đại học và

học viện nổi tiếng tại Hoa Kỳ, châu Âu, trong vai trò

diễn giả, thỉnh giảng và nghiên cứu. Ông cũng được mời

hội kiến với nhiều nguyên thủ quốc gia, trong số đó có

hai Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Barrack Obama.

Biểu tượng thân yêu

Hình ảnh của Vaclav Havel có vẻ như rụt rè, với bộ ria

lưa thưa và điếu thuốc lá liền miệng suốt ngày, đầy vẻ

kịch sĩ và trí thức, đã trở thành hình ảnh thân yêu đối

với người dân Tiệp và biểu tượng dân chủ của Đông Âu

từ thập niên 1960 đến mãi sau này. Ông qua đời ngày

chủ nhật 18 tháng 12 năm 2011, vì ung thư phổi lâu năm

tái phát.

Với tài hùng biện và tài năng văn học nghệ thuật hiếm

có, với đức hy sinh quên mình cho lý tưởng cách mạng

77

Page 8: HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAMvietnamvanhien.org/linhhoncachmangnhung.pdfnhưng đầy màu sắc rực rỡ trong một cuộc đởi hoạt động

bất bạo động, Vásclav Havel từng được Tổng thống Hoa

Kỳ Bill Clinton so sánh với thuỷ tổ của lý tưởng bất bạo

động, “Thánh” Mohandas Karamchand Gandhi của Ấn

Độ, và lãnh tụ nhân quyền Martin Luther King Jr. của

Mỹ. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher từ thế kỷ trước

đã ca ngợi ông như một nhân vật nổi bật của thế kỷ 20.

Tổng thống Barrack Obama tuyên bố từ Washington:

“Cuộc đối kháng bất bạo động của ông Václav Havel đã

làm rung chuyển nền móng của một đế quốc, phơi bày sự

trống rỗng của ý thức hệ hà khắc, đồng thời chứng minh

rằng đức lãnh đạo tinh thần công chính có sức mạnh vượt

trội hơn bất kỳloại vũ khí nào”

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights

reserved

8