HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf ·...

69
KT QUNGHIÊN CU Hi tho “Vai trò cá cnh TPHCM” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 1 HIN TRNG KINH DOANH VÀ NUÔI GII TRÍ CÁ CNH NƯỚC NGT TI TPHCM Nguyn Văn Chinh*, Quách Trn Bo Long** và Nguyn Minh Đc* *Bmôn Qun Lý và Phát Trin NghCá, Đi Hc Nông Lâm TPHCM **Trường Trung Hc Kinh Tế KThut Bc Liêu TÓM TT Qua phng vn trc tiếp 240 người nuôi và 40 ca hàng kinh doanh cá cnh bng phiếu câu hi son sn, đtài cung cp nhng thông tin vhin trng kinh doanh và hot đng nuôi cá cá cnh cho các mc đích gii trí ca nhng người dân TPHCM. Trong s75 loài cá cnh nước ngt đang được mua bán trên thtrường, nhóm cá được sn xut ging trong nước chiếm slượng loài nhiu nht. Ngoài cá, các ca hàng cá cnh cũng đa dng mt hàng kinh doanh vi hnuôi, giá đ, thc ăn; cây thy sinh; phkin, thuc, và hóa cht. Các ca hàng kinh doanh cá cnh cũng cung cp cho khách hàng nhiu dch vnhư tư vn min phí kthut nuôi và chăm sóc cá; dch vthiết kế, trang trí, lp đt hnuôi và dch vbo dưỡng hnuôi, chăm sóc cá. Vi chi phí mua cá chiếm tlthp trong tng chi phí đu tư ban đu, đa sngười chơi cá cnh tthiết kế bnuôi cho mình và thường nuôi cá trong bkính đt trên giá đ. Hình thc nuôi đơn được ưu tiên nhiu nht và người nuôi sdng cthc ăn tnhiên tươi sng và thc ăn viên nuôi cá khi thi gian chăm sóc, ngm cá trong ngày thường ít hơn 60 phút. ĐT VN ĐTheo Vũ Cm Lương (2008) Vit Nam, thú nuôi cá cnh gii trí chmi có lch strong khong 100 năm trli và ti thành phHChí Minh, nghnuôi cá cnh đã hình thành ttrước năm 1940 (Hung et al., 2005). Trong thi gian qua, cùng vi sphát trin kinh tế nhanh chóng ti thành phsôi đng và phát trin nht Vit Nam, phong trào nuôi cá cnh phát trin ngày càng mnh mti thành phHChí Minh (TP.HCM). Ngoài vai trò tha mãn nhu cu tiêu khin, cá cnh còn có các vai trò đc bit khác như làm đp không gian nhà ca, giúp cuc sng vui vhnh phúc hơn, to điu kin làm ăn kinh doanh thun lơi hơn và mang li may mn, tài lc, thnh vượng cho gia đình…. Đã có nhiu đtài kho sát vhin trng sn xut kinh doanh cá cnh như các nghiên cu ca Hung et al. (2005), Trn Bùi ThNgc Lê (2007), Vũ Cm Lương (2007),…. Tuy nhiên, chưa có nghiên cu nào cung cp nhng thông tin vhin trng nuôi và thhiếu ca người nuôi gii trí đi vi cá cnh nước ngt. Đtài này được thc hin vi mong mun cung cp thông tin nhiu hơn vhin trng kinh doanh và hot đng nuôi cá cá cnh cho các mc đích gii trí ca nhng người dân TPHCM. Hơn na thông qua các kho sát và phng vn thc tế, đtài cũng xác đnh mt sging loài cá cnh đang được nuôi và kinh doanh phbiến TPHCM. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU Đtài được thc hin ttháng 9 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010. Sliu thcp được thu thp tSNông Nghip và Phát Trin Nông Thôn THCM, Chi Cc Bo VNgun Li Thy Sn THCM, Thư vin Khoa Thy Sn, Trường Đi Hc Nông Lâm THCM, các website liên quan… Đsliu sơ cp, nhóm nghiên cu đã phng vn trc tiếp 240 người nuôi và 40 ca hàng kinh doanh cá cnh bng phiếu câu hi son sn. Các quan sát thc đa đđo lường tn sut mua cá và phkin cũng được

Transcript of HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf ·...

Page 1: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 1

HIỆN TRẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GIẢI TRÍ CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT TẠI TPHCM

Nguyễn Văn Chinh*, Quách Trần Bảo Long** và Nguyễn Minh Đức* *Bộ môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Đại Học Nông Lâm TPHCM

**Trường Trung Học Kinh Tế Kỹ Thuật Bạc Liêu

TÓM TẮT

Qua phỏng vấn trực tiếp 240 người nuôi và 40 cửa hàng kinh doanh cá cảnh bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn, đề tài cung cấp những thông tin về hiện trạng kinh doanh và hoạt động nuôi cá cá cảnh cho các mục đích giải trí của những người dân TPHCM. Trong số 75 loài cá cảnh nước ngọt đang được mua bán trên thị trường, nhóm cá được sản xuất giống trong nước chiếm số lượng loài nhiều nhất. Ngoài cá, các cửa hàng cá cảnh cũng đa dạng mặt hàng kinh doanh với hồ nuôi, giá đỡ, thức ăn; cây thủy sinh; phụ kiện, thuốc, và hóa chất. Các cửa hàng kinh doanh cá cảnh cũng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ như tư vấn miễn phí kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá; dịch vụ thiết kế, trang trí, lắp đặt hồ nuôi và dịch vụ bảo dưỡng hồ nuôi, chăm sóc cá. Với chi phí mua cá chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí đầu tư ban đầu, đa số người chơi cá cảnh tự thiết kế bể nuôi cho mình và thường nuôi cá trong bể kính đặt trên giá đỡ. Hình thức nuôi đơn được ưu tiên nhiều nhất và người nuôi sử dụng cả thức ăn tự nhiên tươi sống và thức ăn viên nuôi cá khi thời gian chăm sóc, ngắm cá trong ngày thường ít hơn 60 phút.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Vũ Cẩm Lương (2008) ở Việt Nam, thú nuôi cá cảnh giải trí chỉ mới có lịch sử trong khoảng 100 năm trở lại và tại thành phố Hồ Chí Minh, nghề nuôi cá cảnh đã hình thành từ trước năm 1940 (Hung et al., 2005). Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại thành phố sôi động và phát triển nhất Việt Nam, phong trào nuôi cá cảnh phát triển ngày càng mạnh mẽ tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Ngoài vai trò thỏa mãn nhu cầu tiêu khiển, cá cảnh còn có các vai trò đặc biệt khác như làm đẹp không gian nhà cửa, giúp cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn, tạo điều kiện làm ăn kinh doanh thuận lơi hơn và mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho gia đình….

Đã có nhiều đề tài khảo sát về hiện trạng sản xuất kinh doanh cá cảnh như các nghiên cứu của Hung et al. (2005), Trần Bùi Thị Ngọc Lê (2007), Vũ Cẩm Lương (2007),…. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cung cấp những thông tin về hiện trạng nuôi và thị hiếu của người nuôi giải trí đối với cá cảnh nước ngọt. Đề tài này được thực hiện với mong muốn cung cấp thông tin nhiều hơn về hiện trạng kinh doanh và hoạt động nuôi cá cá cảnh cho các mục đích giải trí của những người dân TPHCM. Hơn nữa thông qua các khảo sát và phỏng vấn thực tế, đề tài cũng xác định một số giống loài cá cảnh đang được nuôi và kinh doanh phổ biến ở TPHCM.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn THCM, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản THCM, Thư viện Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm THCM, các website liên quan… Để có số liệu sơ cấp, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 240 người nuôi và 40 cửa hàng kinh doanh cá cảnh bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn. Các quan sát thực địa để đo lường tần suất mua cá và phụ kiện cũng được

Page 2: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 2

thực hiện tại 10 cửa hàng kinh doanh cá cảnh, mỗi cửa hàng 3 ngày, thời gian quan sát buổi sáng từ 8 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút, buổi chiều từ 15 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút. Thông tin thu thập được lưu trữ và xử lý thống kê bằng phần mềm MS Excel 2003 và MiniTab 16.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Hiện trạng kinh doanh cá cảnh nước ngọt tại TPHCM

Thời gian kinh doanh

Qua khảo sát thực tế 40 cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở các quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận 3, quận 5 và quận Tân Bình, số cửa hàng có thời gian kinh doanh trên 10 năm chiếm tỷ lệ 25%, số cửa hàng có thời gian kinh doanh từ 5 đến 10 năm chiếm 52,5% và số cửa hàng có thời gian kinh doanh dưới 5 năm chiếm 22,5%, điều đó chứng tỏ trong giai đoạn năm 1999 đến 2004 thì phong trào nuôi và kinh doanh cá cảnh nước ngọt phát triển mạnh. Đặc biệt trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy rất nhiều cửa hàng mới hoạt động hơn một năm trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình.

Hình thức kinh doanh

Qua số liệu khảo sát của 40 cửa hàng kinh doanh cá cảnh kết quả thống kê được, có 29 cửa hàng chọn hình thức kinh doanh là bán lẻ chiếm tỷ lệ 72,5%; có 11 cửa hàng chọn hình thức kinh doanh là bán sỉ và lẻ chiếm tỷ lệ 27,5%. Một số cửa hàng mới mở, cửa hàng nhỏ lẻ hoặc những người bán dạo họ thường lấy cá ở những cửa hàng lớn vì có thể họ chưa biết địa điểm cơ sở sản xuất hoặc họ ít vốn. Chính vì vậy mà có một số cửa hàng cá cảnh lớn chọn hình thức kinh doanh bán sỉ và lẻ để cung cấp cá cảnh cho những đối tượng này.

Mặt hàng kinh doanh

Cũng qua khảo sát 40 cửa hàng này chúng tôi nhận thấy đa số các chủ cửa hàng đều lựa chọn kinh doanh rất đa dạng các mặt hàng và dịch vụ liên quan đến nuôi cá cảnh. Có 37 cửa hàng bán cá cảnh chiếm tỷ lệ 92,5%, có 40 cửa hàng bán thức ăn cho cá chiếm tỷ lệ 100%, có 37 cửa hàng bán phụ kiện chiếm tỷ lệ 92,5%, có 35 cửa hàng bán hồ nuôi/giá đỡ chiếm tỷ lệ 87,5%, có 27 cửa hàng bán cây thủy sinh chiếm tỷ lệ 67,5%, 37 cửa hàng bán thuốc và hóa chất chiếm tỷ lệ 92,5%.

Thức ăn là mặt hàng không thể thiếu đối với người nuôi cá cảnh cho nên cửa hàng nào cũng bán thức ăn. Quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy cửa hàng nào có mặt hàng kinh doanh đa dạng thì khách hàng ra vào rất nhộn nhịp (lấy ví dụ hai cửa hàng gần nhau trên đường Lý Chính Thắng quận 3, cửa hàng Song Long I bán đầy đủ các mặt hàng cá cảnh, hồ và giá đỡ, thức ăn tự nhiên và nhân tạo, cây thuỷ sinh/phân bón, phụ kiện, thuốc và hoá chất có số lượng khách hàng vào mua rất đông, trong khi đó cửa hàng Ngọc Mai chỉ bán hồ nuôi và giá đỡ, thức ăn nhân tạo, phụ kiện, thuốc và hoá chất thì khách hàng vào cửa hàng rất hạn chế).

Xu hướng hiện nay của người nuôi cá cảnh là nuôi ghép cá với cây thuỷ sinh vì thế mà mặt hàng cây thuỷ sinh chỉ mới được đưa vào kinh doanh trong vài năm gần đây. Trong đó có cửa hàng Hồ Cảnh trước năm 2006 chỉ bán cá cảnh nước ngọt nhưng bây giờ chuyển sang bán cây thuỷ sinh. Việc trồng cây thuỷ sinh khá phức tạp cho nên phần lớn các cửa hàng bán cây thuỷ sinh đã trồng sẵn trong chậu nhỏ với giá 10 - 40 ngàn đồng/chậu. Cây thuỷ sinh chỉ được bán ở những cửa hàng lớn và khu đông dân cư, còn những cửa hàng nhỏ, lẻ thì hầu như không bán.

Page 3: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 3

Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Ngoài việc kinh doanh cá cảnh và các mặt hàng liên quan, các cửa hàng kinh doanh cá cảnh còn cung cấp thêm cho khách hàng các dịch vụ như tư vấn về kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc cá; thiết kế, trang trí và lắp đặt hồ nuôi; bảo dưỡng hồ nuôi và chăm sóc cá. 100% cửa hàng tư vấn miễn phí cho khách về kỹ thuật nuôi; 50% cửa hàng cung cấp dịch vụ thiết kế, trang trí và lắp đặt hồ nuôi; 25% cửa hàng cung cấp dịch vụ bảo dưỡng hồ nuôi và chăm sóc cá.

Trong các cuộc phỏng vấn với người nuôi cá cảnh, chúng tôi có sử dụng câu hỏi “Anh/Chị biết thông tin về kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cảnh qua nguồn nào?” thì có 74,17% người nuôi biết thông tin về kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá qua người bán cá cảnh. Như vậy cho thấy nhu cầu về kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá của người nuôi được đáp ứng từ cửa hàng kinh doanh cá cảnh là rất lớn. Đồng thời khi hỏi các chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh “Phương pháp Anh/Chị giữ khách hàng thân thuộc là gì?” thì có 10 cửa hàng đưa ra phương pháp giữ khách hàng thân thuộc đó là tư vấn kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc cá cho khách hàng.

Chỉ những hồ trồng cây thuỷ sinh có quy mô lớn hoặc nuôi những loài cá quý hiếm như cá rồng mới cần tới dịch vụ thiết kế, trang trí, lắp đặt, bảo dưỡng hồ nuôi và chăm sóc cá. Còn đa số người nuôi tự thiết kế, trang trí, lắp đặt, bảo dưỡng hồ nuôi theo sở thích riêng của mình.

Mức độ hài lòng của việc kinh doanh cá cảnh

Qua phỏng vấn 40 chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh, có 24 người hài lòng với việc kinh doanh cá cảnh, chiếm tỷ lệ 60%, có 16 người cho rằng việc kinh doanh cá cảnh bình thường, chiếm tỷ lệ 40%. Có 23 chủ cửa hàng cho rằng số lượng khách hàng của mình tăng lên so với năm trước, có 17 chủ cửa hàng cho rằng lượng khách của mình không tăng không giảm. Điều này cho thấy việc kinh doanh cá cảnh hiện nay khá thuận lợi và số người nuôi cá cảnh ngày càng tăng.

Kết quả quan sát thực tế tại các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Qua thống kê từ phiếu quan sát, đã ghi nhận trung bình trong một giờ cao điểm (là khoảng thời gian có số lượng người đến cửa hàng đông nhất) có khoảng 8 người đến cửa hàng, trong đó có 25% người đến cửa hàng mua cá; 12,5% người đến cửa hàng mua hồ nuôi giá đỡ; 25% người đến cửa hàng mua phụ kiện và có 75% người đến cửa hàng mua thức ăn cho cá cảnh, điều đó có thể giải thích vì sao cửa hàng nào cũng bán thức ăn cho cá cảnh. Số lượng người đến cửa hàng mua thức ăn cho cá cảnh chiếm số lượng nhiều, điều này có thể lý giải là hầu hết những người này đến mua thức ăn tự nhiên như trùn chỉ, tép bò, cá con và bo bo mà những loại thức ăn đó người nuôi không dự trữ được, vì thế họ phải thường xuyên đến cửa hàng để mua.

Ngoài ra, từ phiếu quan sát chúng tôi còn thu nhận thêm trong 8 người đến cửa hàng thì có 25% người nói rằng họ chỉ mới bắt đầu nuôi cá cảnh hoặc họ có ý định nuôi cá cảnh. Điều này nói lên số người nuôi cá cảnh ngày càng gia tăng, đây chính là tín hiệu vui cho việc sản xuất giống và kinh doanh cá cảnh ở Tp. Hồ Chí Minh.

Các loài cá cảnh nước ngọt được kinh doanh ở TPHCM

Qua khảo sát 40 cửa hàng kinh doanh, 75 loài cá cảnh đã được ghi nhận với ba nhóm. Nhóm 1 là nhóm cá nội địa, cá nhập và được sản xuất giống ở Việt Nam; nhóm 2 là nhóm cá được nhập từ nước ngoài, chưa sản xuất giống ở Việt Nam; nhóm 3 là nhóm cá khai thác từ tự nhiên. Trong đó nhóm 1 có 36 loài (chiếm 48%) nhiều hơn nhóm 2 có 25 loài (33%), nhóm 3 có số lượng loài ít nhất là 14 loài (18,67%).

Page 4: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 4

Bảng 1: Tỷ lệ nhóm 1 và nhóm 2 qua các năm khảo sát

Tên người khảo sát Năm khảo sát Nhóm 1(%) Nhóm 2 (%)

Mai Anh Tuấn 2006 31,25 53,75

Hà Văn Nam và

Bùi Thị Thuý Việt 2007 30,68 50

Phan Minh Thành 2008 34 50

Vũ Cẩm Lương 2008 35 33,33

Đối chiếu với các nghiên cứu trước đây (Bảng 1), tỷ lệ nhóm 1 tăng qua các năm khảo sát, tỷ lệ nhóm 2 giảm. Như vậy sau một thời gian nhập từ nước ngoài về, một số loài cá đã được sản xuất giống ở Việt Nam, điều đó chứng tỏ kỹ thuật sản xuất giống cá ở nước ta ngày càng tiến bộ và nhu cầu trong nước của nhóm cá cảnh này cũng ngày càng tăng.

Tỷ lệ bắt gặp của nhóm 1 ở các cửa hàng kinh doanh cá cảnh rất lớn, chiếm tỷ lệ 48 % (Bảng 2). Trong đó một số loài chiếm tỷ lệ cao là cá la hán chiếm 85%; cá chép nhật chiếm tỷ lệ 85%; cá vàng chiếm tỷ lệ 82,5%; cá hòa lan chiếm tỷ lệ 82,5%; cá bảy màu chiếm tỷ lệ 80%; cá neon chiếm tỷ lệ 77,5%; cá dĩa và cá cánh buồm mỗi loài chiếm tỷ lệ 75%. Những loài cá chiếm tỷ lệ cao trong cửa hàng cũng là những loài cá có số người mua nhiều. Cá vàng và cá chép nhật là hai loại cá dễ nuôi, nuôi truyền thống ở Việt Nam đặc biệt hai loại cá này có màu sắc, kiểu hình rất đa dạng nên người nuôi ưa chuộng, vì lý do đó mà các cửa hàng bán hai loài cá này nhiều.

Cá la hán có phong trào nuôi giai đoạn 2002 - 2006 nên bây giờ vẫn còn ít nhiều còn ảnh hưởng việc bày bán ở các cửa hàng. Cá hòa lan; cá bảy màu; cá neon; cá dĩa; cá cánh buồm nuôi ghép sẽ rất đẹp hoặc nuôi ghép với cây thủy sinh trông rất sinh động và tự nhiên, tạo nên xu hướng nuôi hiện nay nên các cửa hàng bán những loài cá này cũng rất phổ biến.

Bảng 2: Danh sách cá cảnh thuộc nhóm 1 đang được mua bán tại TPHCM Tên cá Số cửa hàng bán Tỷ lệ(%) Cá la hán 34 85 Cá chép nhật 34 85 Cá vàng 33 82,5 Cá hòa lan 33 82,5 Cá bảy màu 32 80 Cá neon 31 77,5 Cá dĩa 30 75 Cá cánh buồn 30 75 Cá ông tiên 27 67,5 Cá neon đen 26 65 Cá phượng hoàng 25 63 Cá mập nước ngọt 23 57,5 Cá môly 22 55 Cá kim cương đỏ 21 52,5 Cá tai tượng phi châu 21 52,5 Cá sặc cẩm thạch 21 52,5 Cá xiêm 18 45 Cá tỳ bà 17 42,5 Cá sặc gấm 16 40

Page 5: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 5

Cá tai tượng 15 37,5 Cá hồng kim 14 35 Cá nàng hai 13 32,5 Cá rambo xanh 11 27,5 Cá tứ vân 10 25 Cá hồng cam 10 25 Cá cầu vồng 10 25 Cá rambo đỏ 9 22,5 Cá sặc trân châu 6 15 Cá ali 6 15 Cá hoàng tử phi 6 15 Cá tuyết điêu 5 12,5 Cá hắc kì Cá hồng nhung

5 4

12,5 10

Cá mắt ngọc 4 10 Cá mùi 3 7,5 Cá kim cương đầu lân 2 5

Nhóm 2 chiếm 33,33% thành phần loài cá trong đợt khảo sát (Bảng 3). Cá thanh long và cá ngân long mỗi loại chiếm tỷ lệ 67,5%; cá sọc ngựa chiếm tỷ lệ 52,5%; cá kim long hồng vỹ chiếm tỷ lệ 47,5%. Cá thanh long và cá ngân long rẻ hơn cá kim long hồng vỹ nên số người nuôi nhiều hơn vì thế mà cá thanh long và cá ngân long được bán ở cửa hàng nhiều hơn cá kim long hồng vỹ. Ba loại cá nói trên ngoài việc bán cho người nuôi thì một số cửa hàng còn sử dụng để làm đẹp cửa hàng hay làm cho cửa hàng sang trọng hơn.

Bảng 3. Danh sách cá cảnh thuộc nhóm 2 đang được mua bán tại TPHCM Tên cá Số cửa hàng bán Tỷ lệ(%) Cá thanh long 27 67,5 Cá ngân long 27 67,5 Cá sọc ngựa 21 52,5 Cá kim long hồng vỹ 19 47,5 Cá hồng két 16 40 Cá kim long quả bối 15 37,5 Cá khủng long vàng 11 27,5 Cá chim dơi bốn sọc 10 25 Cá mũi đỏ 9 22,5 Cá lông gà 9 22,5 Cá chuột 9 22,5 Cá công gô 9 22,5 Cá hoàng đế 8 20 Cá da báo mỏ vịt 8 20 Cá phi phụng 8 20 Cá sấu hỏa tiễn 7 17,5 Cá khủng long bong 6 15 Cá kim thơm 6 15 Cá quan đao 6 15 Cá vòi voi 5 12,5 Cá tam giác 4 10 Ca trường giang hổ 4 10 Cá hải tượng 4 10

Page 6: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 6

Cá hồng vỹ mỏ vịt 3 7,5 Cá hồng câu 2 5

Nhóm 3 là nhóm chiếm tỉ lệ thấp chiếm 18,6% (Bảng 4), trong đó cá chuột thái 57,5%; cá thủy tinh 32,5%; cá hỏa tiễn 27,5%; cá kim ngân 25%; cá nâu 25%; cá vệ sinh 25%. Cá chuột thái và cá thủy tinh người nuôi cũng sử dụng để nuôi ghép với các loài cá khác hoặc nuôi ghép với cây thủy sinh khá phổ biến.

Bảng 4. Danh sách cá cảnh thuộc nhóm 3 đang được mua bán tại TPHCM Tên cá Số cửa hàng bán Tỷ lệ(%) Cá chuột thái 23 57,5 Cá thủy tinh 13 32,5 Cá hỏa tiễn 11 27,5 Cá kim ngân 10 25 Cá nâu 10 25 Cá vệ sinh 10 25 Cá mang rỗ 9 22,5 Cá bút chì 9 22,5 Cá chim dơi bạc 7 17,5 Cá nóc da beo 6 15 Cá sơn xiêm 6 15 Cá thái hổ 4 10 Cá đuôi kéo 4 10 Cá chốt sọc 4 10

Hiện trạng nuôi giải trí cá cảnh nước ngọt

Thiết kế bể cá

Chỉ có 12 người nuôi (chiếm 5.24%) thuê người có chuyên môn thiết kế bể nuôi giúp, còn lại 187 người (chiếm 81.66%) tự thiết kế bể nuôi và 30 người (chiếm 13.10%) nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ hay góp ý cho thiết kế bể nuôi.

Số liệu khảo sát cho thấy đa số người nuôi (84.21%) dùng bể kính đặt trên giá đỡ, chỉ có 1.75% người nuôi sử dụng bể kính treo tường trong khi có 16 người (14.04%) không dùng cả 2 loại bể trên.

Điều này có thể giải thích, do bể kính đặt trên giá đỡ quen thuộc với người dân hơn bể kính treo tường, một dạng thức mới phát triển và đòi hỏi chi phí cao. Một số hình thức nuôi cá cảnh khác: nuôi trong hòn non bộ, bể xây bằng bê tông trong nhà... cũng là các hình thức nuôi cá cảnh quen thuộc nên được nhiều người chọn lựa hơn là sử dụng bể kính treo tường.

Hình thức nuôi và dạng thức ăn được sử dụng

Dựa vào tập tính ăn, cá cảnh được chia làm 3 nhóm: ăn động vật, ăn tạp và ăn thực vật. Tuy nhiên qua thực tế, cá cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh đa số là cá có tính ăn tạp và ăn động vật. Qua đó, người nuôi sẽ chọn hình thức nuôi phù hợp với các loài cá khác nhau.

Hình thức nuôi đơn (53.87%) và nuôi ghép cá với cá (28.29%) được lựa chọn nhiều trong khi đó hình thức nuôi ghép cá với thủy sinh (17.93%) ít người lựa chọn do những đòi hỏi về kỹ thuật quản lý bể nuôi khó khăn (chất nền, ánh sáng...) so với hai hình thức còn lại.

Page 7: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 7

Việc lựa chọn thức ăn tự nhiên (52%) hay thức ăn viên (48%) không quá chênh lệch, đa số người nuôi cá cảnh sẳn sàng dùng thức ăn thay thế khi không mua được thức ăn tự nhiên.

Tần suất và lượng nước thay của bể cá

Tần suất thay nước chiếm đa số một tuần một lần (38.30%) và hai tuần một lần (35.32%), một số ít người chơi thay nước cho cá nhiều hơn một lần trong tuần (13.19%), số khác do bận việc, dạng bể nuôi...nên hơn hai tuần mới thay nước một lần.

Đa số người chơi cá cảnh thay nước dưới 50% (39.06%) và dưới 70% (51.07%) thể tích bể nuôi, một số ít thay từ 70% đến 100% (9.87%) thể tích bể nuôi cho mổi lần thay nước.

Thời gian chăm sóc, ngắm cá và kênh thông tin về kỹ thuật

Do nhịp sống nhanh ở thành phố Hồ Chí Minh nên thời gian chăm sóc, ngắm cá của người chơi cũng hạn chế, dưới 30 phút trong ngày (56.25%), dưới 60 phút trong ngày (29.46%) và chỉ có (14.29%) dành trên 60 phút trong ngày cho việc chăm sóc, ngắm cá cảnh. Người chơi cá cảnh thường tìm thông tin về kỹ thuật chăm sóc cá qua bạn bè, người thân (36.48%), sách, báo, tạp chí, internet...(31,45%), người bán (23.27%), một số ít (8.8%) có kênh thông tin khác để tìm hiểu.

Chi phí cho việc nuôi cá cảnh nước ngọt

Chi phí đầu tư ban đầu (bể, giá đỡ, đèn, cá....) khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm người có thu nhập trên 11 triệu/tháng so với các nhóm người có thu nhập thấp hơn. Chi phí dùng để mua cá chỉ chiếm 30.55% tổng chi phí ban đầu, chi phí cho các phụ kiện kèm theo 69.45%. Chi phí duy trì cho hoạt động nuôi cá cảnh dao động từ 2.000 đến 50.000 mỗi lần mua thức ăn cho cá và dao động từ một ngày đến hai tuần mới mua thức ăn cho cá một lần.

Các loài cá cảnh được người nuôi ưa chuộng

Qua phỏng vấn 40 chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh về những loài cá cảnh được nhiều người mua, thì có 27 ý kiến cho rằng cá vàng được mua nhiều nhất, tiếp đó là cá chép nhật có 26 ý kiến. Nhiều loài cá khác cụng được người nguôi ưa chuộng theo ý kiến của người bán (Bảng 5).

Bảng 5: Các loài cá cảnh được người nuôi ưa chuộng theo ý kiến các chủ cửa hàng Tên cá Số ý kiến Tỷ lệ(%) Cá vàng 27 67,5 Cá chép nhật 26 65 Cá bảy màu 17 42,5 Cá hòa lan Cá neon đỏ Cá ông tiên

14 13 10

35 32,5 25

Cá neon đen 8 20 Cá cánh buồm 8 20 Cá sọc ngựa 7 17,5 Cá xiêm 3 7,5 Cá hồng két 3 7,5 Cá phượng hoàng 3 7,5 Cá phát tài 2 5 Nhóm cá rồng 3 7,5

Page 8: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 8

Cá bình tích, trân châu, hạt lựu 2 5 Cá chuột thái 2 5 Cá mập nước ngọt 1 2,5 Cá tứ vân 1 2,5 Cá vệ sinh 1 2,5

Qua quan sát thực tế tại 10 cửa hàng kinh doanh thì có 262 người đến mua cá và có 24 loài được người nuôi mua (Bảng 6). Trong đó cá vàng được mua nhiều nhất chiếm tỷ lệ 21,37%, tiếp đến là chép nhật chiếm 12,98 %; cá môly chiếm 11,07%; cá bảy màu chiếm 10,06%… Hiện nay xu hướng nuôi cá cảnh kết hợp với cây thủy sinh đang phát triển mạnh, cho nên những loài cá có kích thước nhỏ và màu sắc đẹp như cá neon; cá hòa lan; cá tứ vân; cá môly; cá cánh buồm; cá hồng kim ngày càng được nhiều người nuôi.

Bảng 6. Các loài cá được người nuôi mua qua quan sát thực tế Tên cá Số lượng người mua Tỷ lệ ( % ) Cá vàng 56 21,37 Cá chép nhật 34 12,98 Cá môly 29 11,07 Cá bảy màu 28 10,69 Cá neon đỏ 17 6,49 Cá dĩa 16 6,11 Cá hòa lan 15 5,73 Cá la hán 15 5,73 Cá cánh buồm 14 5,34 Cá ông tiên 13 4,69 Cá phượng hoàng 12 4,58 Cá sặc gấm 11 4,20 Cá hồng kim 9 3,44 Cá tứ vân 8 3,05 Cá neon đen 8 3,05 Cá thủy tinh 8 3,05 Cá chuột 6 2,29 Cá hồng nhung 4 1,53 Cá xiêm 3 1,15 Cá mập nước ngọt 3 1,15 Cá rồng 2 0,76 Cá chim dơi 4 sọc 2 0,76 Cá ali 1 0,38 Cá vệ sinh 1 0,38

Những giống loài cá cảnh đang được nuôi

Qua phỏng vấn 240 người nuôi cá cảnh giải trí, cá la hán; cá vàng; cá chép nhật; cá dĩa; cá rồng; cá bảy màu; cá neon; cá ông tiên; cá vệ sinh;... có tỷ lệ người nuôi lớn. Điều này có thể suy ra đây là những giống loài phù hợp với sở thích của người chơi cá cảnh.

Tỷ lệ người nuôi cá la hán còn rất cao 32,5%, có thể giải thích là do phong trào nuôi cá la hán giai đoạn 2002 - 2006, trong thời gian đó số người chơi cá cảnh sưu tầm nhiều cá la hán và đến nay họ vẫn còn giữ lại số cá đó. Để cá la hán có đầu gù lớn, màu sắc đẹp, hàng châu sáng thì bắt buộc phải cho cá ăn bằng thức ăn tự nhiên (cá chép con, rồng rồng), vì vậy người nuôi cá la hán phải thường xuyên đến cửa hàng

Page 9: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 9

để mua thức ăn cho cá, đây cũng là một trong những lý do tần suất bắt gặp người nuôi cá la hán cao trong đợt khảo sát vừa qua.

Cá vàng, cá chép nhật dù không có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng được xâm nhập vào nước ta từ rất lâu nên được người nuôi coi như là hai loài cá truyền thống. Chúng còn đa dạng về hình dáng, phong phú về màu sắc, hoạt động bơi lội thì uyển chuyển tinh nghịch và là loài dễ nuôi nên đa số những người mới tập chơi cá cảnh đều chọn hai đối tượng này để nuôi. Qua khảo sát 40 cửa hàng chúng tôi ghi nhận hầu hết cửa hàng nào cũng có bán hai loài cá này, cho nên người nuôi dễ dàng mua ở bất cứ cửa hàng kinh doanh cá cảnh nào, cộng thêm đặc điểm giá bán hai loài này không quá cao, mức giá bán chỉ dao động từ vài ngàn đến hàng chục ngàn. Những lý do trên giải thích được tỷ lệ người nuôi cá vàng và cá chép nhật cao, người nuôi cá vàng chiếm tỷ lệ 24,17%, người nuôi cá chép nhật chiếm tỷ lệ 19,17%.

Cá dĩa hình dáng đẹp và có màu sắc rất đa dạng, đặc biệt là cá dĩa có rất nhiều dòng. Màu sắc, các sọc, đốm hay các dạng hoa văn khác nhau trên thân đặc trưng cho từng dòng khác nhau. Hiện ở Tp, Hồ Chí Minh có tới 17 dòng cá dĩa khác nhau (Huỳnh Thanh Vân, 2006), vì thế mà tỷ lệ người nuôi cá dĩa chiếm tỷ lệ 15%.

Cá rồng mang vẻ đẹp sang trọng, tượng trưng cho sự may mắn, phát tài, phát lộc, cá rồng còn bơi lội uyển chuyển, nhẹ nhàng là thú vui để thư giãn. Cá rồng có giá bán rất cao từ hàng trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng, là loài cá quý hiếm thuộc loài cá quý tộc. Do cá rồng thích ăn thức ăn tự nhiên đặc biệt là cá con và tép bò nên người nuôi cá rồng phải thường xuyên tới các cửa hàng để mua thức ăn. Trên đây là những lý do người nuôi cá rồng chiếm tỷ lệ lớn 14,17%.

Cá ông tiên; cá bảy màu; cá neon; cá vệ sinh; cá hoà lan; cá cánh buồm; cá chuột;... cũng được các cửa hàng cũng bày bán rất nhiều, giá bán cũng tương đối rẻ chỉ từ vài ngàn đến vài chục, phù hợp cho mọi lứa tuổi để nuôi. Đặc biệt màu sắc rực rỡ, phong phú và bơi lội trông rất vui mắt, những loài này nuôi ghép cùng với nhau và ghép với cây thuỷ sinh sẽ làm cho ngôi nhà mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên hơn.

Bảng 7. Số lượng người nuôi cá cảnh nhóm 1 Tên cá Số người nuôi Tỷ lệ(%) Cá la hán 40 33,33 Cá vàng 29 24,17 Cá chép nhật 23 19,17 Cá dĩa 18 15 Cá neon 15 12,5 Cá ông tiên 14 11,67 Cá bảy màu 13 10,83 Cá cánh buồm 16 13,33 Cá hoà lan 6 5 Cá tai tượng phi châu 6 5 Cá sặc 6 5 Cá phượng hoàng 4 3,33 Cá hồng nhung 3 2,5 Cá hồng kim 3 2,5 Cá nàng hai 3 2,5 Cá môly 3 2,5 Cá tứ vân 2 1,67 Cá phát tài 2 1,67 Cá chép 1 0,83

Page 10: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 10

Cá ali 1 0,83 Cá mập nước ngọt 1 0,83 Cá tỳ bà 1 0,83

Bảng 8. Số lượng người nuôi cá cảnh nhóm 2 Tên cá Số người nuôi Tỷ lệ(%) Cá thanh long 9 7,5 Cá ngân long 6 5 Cá sọc ngựa 4 3,33 Cá hồng két 2 1,67 Cá kim long hồng vỹ 2 1,67 Cá mũi đỏ 1 0,83

Bảng 9. Số lượng người nuôi cá cảnh nhóm 3 Tên cá Số người nuôi Tỷ lệ(%) Cá vệ sinh 12 10 Cá chuột 7 5,83 Cá thuỷ tinh 4 3,33 Cá nâu 2 1,67 Cá chim dơi 2 1,67 Cá bút chì 1 0,83 Cá nóc da beo 1 0,83 Cá hỏa tiễn 1 0,83 Cá đuôi kéo 1 0,83

KẾT LUẬN

Trong số 75 loài cá cảnh nước ngọt đang được mua bán trên thị trường, nhóm cá cảnh sản xuất giống trong nước chiếm số lượng loài nhiều nhất (48% tổng số loài), tiếp đến là nhóm cá cảnh nhập nội (33,33%) và nhóm cá cảnh khai thác từ tự nhiên (18,67%). Các cửa hàng kinh doanh cá cảnh chọn hình thức kinh doanh bán lẻ là chủ yếu (chiếm 72,5%) trong khi các cửa hàng khác chọn hình thức kết hợp cả hai: sỉ và lẻ và rất đa dạng các mặt hàng phụ trợ như hồ nuôi, giá đỡ; thức ăn; cây thủy sinh; phụ kiện và thuốc, hóa chất. Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh cá cảnh cũng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ như tư vấn miễn phí kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá, dịch vụ thiết kế, trang trí, lắp đặt hồ nuôi và dịch vụ bảo dưỡng hồ nuôi, chăm sóc cá.

Đa số người chơi cá cảnh tự thiết kế bể nuôi cho mình, ít cần sự hỗ trợ của người có chuyên môn về thiết kế, và thường nuôi cá trong bể kính đặt trên giá đỡ. Hình thức nuôi đơn được ưu tiên nhiều nhất, và người nuôi sử dụng cả thức ăn tự nhiên tươi sống và thức ăn viên nuôi cá. Thời gian chăm sóc, ngắm cá trong ngày thường dưới 60 phút, thường tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc cá qua sách, báo, tạp chí...bạn bè, người thân, người bán cá cảnh, có ít người có kênh thông tin khác.

Chi phí mua cá chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí đầu tư ban đầu và có sự khác biệt trong đầu tư nuôi cá cảnh giữa nhóm người có thu nhập hàng tháng hơn 11 triệu so với các nhóm có thu nhập hàng tháng thấp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hà Văn Nam và Bùi Thúy Việt, 2007. Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cá cảnh nước ngọt ở thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, (chưa xuất bản).

Page 11: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 11

Huỳnh Thanh Vân, 2006. Hiện trạng suất và tiêu thụ cá dĩa ở Tp. Hồ chí Minh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, (chưa xuất bản)

Le Thanh Hung, Vu Cam Luong and L. Weschen, 2005. “Current state and potential of ornamental fish production in Hochiminh City”. Sterling University Newsletter No. 2.

Mai Anh Tuấn, 2006. Xây dựng danh mục các loài cá cảnh đang được kinh doanh phổ biến trên thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, (chưa xuất bản)

Phạm Minh Thành, 2008. Thống kê các thông số điều kiện nuôi 100 loài cá cảnh nước ngọt. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, (chưa xuất bản)

Trần Bùi Thị Ngọc Lê, 2008. “Xây dựng khóa phân biệt kiểu hình 20 loài cá cảnh nước ngọt phổ biến tại TPHCM”. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ, Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM.

Vũ Cẩm Lương, 2007. “Một số đặc điểm phát triển thị trường cá cảnh nước ngọt ở TPHCM”, Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, ĐH Nông Lâm TPHCM. Số 1&2/2007:162-168

Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá cảnh nước ngọt. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, TPHCM, 264 trang.

Page 12: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 12

QUY MÔ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP THỊ

Ở MỘT SỐ CỬA HÀNG CÁ CẢNH TẠI TPHCM Ngô Ngọc Thùy Trang* và Vũ Cẩm Lương**

* Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Thủy Sản KAIYO, Long An

** Bộ môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Đại Học Nông Lâm TPHCM

TÓM TẮT

Với số liệu thu được từ phỏng vấn 20 người kinh doanh cá cảnh trên địa bàn TPHCM, cụ thể là ở các quận 1, 3, 5, 10, 11, 12, Thủ Đức, và Tân Bình, các phân tích kinh tế được tiến hành để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế của cơ sở kinh doanh, bao gồm các bước: tính toán chi phí hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, doanh thu hòa vốn và thời điểm hòa vốn. Vốn đầu tư trung bình cho một cửa hàng kinh doanh cá cảnh là 111,4 triệu đồng/tháng. Chi phí cố định mà chủ cửa hàng phải trả là 17,8 triệu đồng/tháng, chi phí lưu động là 142,3 triệu đồng/tháng. Với các chi phí đó, doanh thu trung bình của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh là 175,5 triệu đồng/tháng và lợi nhuận trung bình là 15,4 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ cửa hàng quan tâm đến tiếp thị còn thấp và hai hình thức tiếp thị được các chủ cửa hàng sử dụng nhiều nhất là đăng thông tin quảng cáo trên sách, báo, tạp chí và trên internet. Lợi nhuận trung bình các cửa hàng có tiếp thị cao hơn so với các cửa hàng không có tiếp thị.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Vũ Cẩm Lương (2008), hiện nay ở TP. HCM có hơn 300 hộ kinh doanh cá cảnh, số hộ kinh doanh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới đi kèm với sự phát triển kinh tế, cơ chế, chính sách của Nhà Nước. Theo Hội Sinh Vật Cảnh TP. HCM, muốn đi đến một quy hoạch tổng thể về ngành kinh doanh cá cảnh thì trước tiên phải nghiên cứu quy mô hoạt động kinh doanh của các cơ sở cụ thể là phân tích các loại chi phí, hiệu quả kinh tế và kế hoạch tiếp thị để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cá cảnh trên thị trường TP. HCM. Chính từ thực trạng trên, việc khảo sát trên cơ sở khoa học về quy mô hoạt động kinh doanh và tiếp thị cá cảnh trên thị trường TP. HCM là cần thiết để làm cơ sở cho định hướng kinh doanh, nắm bắt nhu cầu của thị trường và tầm quan trọng của tiếp thị đối với hoạt động kinh doanh cá cảnh trên thị trường TP HCM nói riêng và trên cả nước Việt Nam nói chung. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá quy mô hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiếp thị ở một số cửa hàng cá cảnh tại TP HCM.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện từ tháng 3-2010 đến tháng 8-2010 qua việc phỏng vấn 20 người kinh doanh cá cảnh trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, cụ thể là ở quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 11, quận 12, quận Thủ Đức, quận Tân Bình.

Phân tích kinh tế được tiến hành để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế của cơ sở kinh doanh, bao gồm các bước: tính toán chi phí hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, doanh thu hòa vốn và thời điểm hòa vốn.

Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, đối với những thông tin được chọn sẽ mã hóa thành số 1, còn những thông tin không được chọn sẽ mã hóa thành số 0. Thông qua các kết quả, chúng tôi tiến hành phân tích, xem

Page 13: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 13

xét, đánh giá sự khác nhau giữa các cửa hàng về các vấn đề trong kinh doanh cá cảnh như: quy mô hoạt động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh, nhận thức và nhu cầu tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh và mối liên hệ giữa chúng.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Quy mô kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các cửa hàng cá cảnh

Các loài cá được kinh doanh phổ biến trong các cửa hàng cá cảnh

Có 4 cửa hàng chọn đối tượng kinh doanh rất hạn chế mà cụ thể là có 3 cửa hàng chỉ kinh doanh độc nhất một đối tượng, đó là cửa hàng cá rồng Hiệu Nhân nằm trên đường Lưu Xuân Tín, cửa hàng cá rồng TY nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan và cửa hàng cá rồng Hồng Anh nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Điều này cho thấy cá rồng là đối tượng thu hút thị hiếu nhất hiện nay. Thị hiếu của người dân vào thời điểm năm 2006 là hai đối tượng cá La Hán và cá Xiêm (Mai Anh Tuấn, 2006). Như vậy, thị hiếu về cá cảnh của người dân sẽ thay đổi theo thời gian và theo trào lưu.

Những cửa hàng có số đối tượng kinh doanh trên 15 loài chiếm tỉ lệ cao nhất, chủ yếu tập trung ở hai khu vực cá cảnh lớn là đường Nguyễn Thông quận 3 và đường Lưu Xuân Tín quận 5. Tại các cửa hàng này số loài rất phong phú từ những loài khá quen thuộc như cá Bảy Màu, cá Vàng, Chép Nhật, Cánh Buồm, … đến các loài có giá trị cao như cá Rồng, cá Dĩa, … Điều này khẳng định khách hàng tại đây rất đa dạng và thị hiếu cũng rất phong phú. Số loài cá cảnh trong cửa hàng đa dạng là yếu tố thu hút người chơi cá cảnh tìm đến với cửa hàng. Ở những nơi dân lao động thu nhập bình thường thì các cửa hàng chỉ chọn bán các đối tượng quen thuộc, dễ nuôi và không quá đắt tiền với số lượng loài từ 4 đến 15 loài.

Qua ghi nhận ở 20 cửa hàng kinh doanh cá cảnh tôi thấy rằng số loài cá trong các cửa hàng rất đa dạng ngoại trừ 3 cửa hàng chỉ bán duy nhất một loại cá rồng. Trong đó có 16 cửa hàng bán cá chép Nhật chiếm tỉ lệ cao nhất là 80%, có 15 cửa hàng bán cá bảy màu chiếm tỉ lệ 75%, có 14 cửa hàng bán cá vàng chiếm tỉ lệ 70%, nhóm có rồng cũng được 13 cửa hàng bán chiếm tỉ lệ 65%, các loài cá còn lại ít được bán hơn, chi tiết được trình bày ở Bảng 1.

Giá trị đầu tư các loài cá ở các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Cá dĩa được xếp thứ hai sau cá rồng về giá trị đầu tư, đây là hai loài cá có giá trị cao và khó nuôi nên chỉ có những khách hàng có thu nhập cao mới nuôi hai loài cá này, vì vậy chúng được bán với số lượng rất hạn chế. Còn các loài cá có giá trị thấp hơn thì được bán với số lượng rất lớn do chúng được tiêu thụ dễ dàng hơn, dân lao động có thu nhập thấp cũng có thể nuôi được.

Trong 20 cửa hàng kinh doanh cá cảnh trên thị trường TP. HCM thì có 3 cửa hàng chỉ kinh doanh duy nhất một loài cá Rồng, đó là cửa hàng cá rồng Hiệu Nhân nằm trên đường Lưu Xuân Tín, cửa hàng cá rồng TY nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan và cửa hàng cá rồng Hồng Anh nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, các cửa hàng cá rồng này được đầu tư với số vốn rất lớn. Còn các cửa hàng khác có kinh doanh cá rồng nhưng chỉ với số lượng rất hạn chế, giá mỗi con chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng.

Tóm lại, giá trị đầu mỗi loài cá ở các cửa hàng kinh doanh cá cảnh không phụ thuộc vào giá trị của loài cá đó mà phụ thuộc vào khả năng được tiêu thụ nhiều hay ít và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Chủ cửa hàng dựa vào điều này để có thể điều chỉnh đối tượng kinh doanh phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Page 14: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 14

Bảng 1. Các loại cá được kinh doanh phổ biến ở các cửa hàng cá cảnh

Tên cá Số cửa hàng Tỉ lệ (%) Chép Nhật (Cyprinus carpio carpio) 16 80 Bảy màu (Poecilia reticulate ) 15 75 Vàng (Carassius auratus auratus ) 14 70 Rồng các loại (Scleropages spp.) 13 65 Dĩa các loại (Symphysodon spp.) 11 55 Trân châu (Poecilia spp.) 9 45 Cánh buồm (Gymnocorymbus ternetzi ) 9 45 Mập nước ngọt (Pangasianodon hypophthalmus ) 8 40 Neon đỏ (Paracheirodon axelrodi ) 8 40 Sọc ngựa (Danio rerio) 8 40 Hồng kim (Xiphophorus hellerii ) 7 35 Sấu hỏa tiễn (Lepisosteus oculatus) 7 35 Ông tiên (Pterophyllum spp.) 6 30 Hoà lan (Xiphophorus spp.) 6 30 Tai tượng (Osphronemus goramy ) 6 30 La hán (Cichlasoma spp.) 5 25 Hồng két (Cichlasoma citrinellum) 5 25 Nàng hai (Chitala ornate) 5 25 Chuột (Corydoras aeneus) 4 20

Bảng 2. Giá trị đầu tư các loài cá ở các cửa hàng cá cảnh (triệu đồng/cửa hàng) Giá trị ( triệu đồng/cửa hàng) Tên cá

Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Rồng các loại 59 1,5 480 Dĩa các loại 38,2 0,6 250 Chép Nhật 18,9 1,8 60 Bảy màu 8,1 8,1 28 Vàng 5,9 0,4 20 La hán 9,8 2 20 Neon đỏ 4,8 1 20 Sấu hỏa tiễn 3,7 1 16 Ông tiên 4,8 1 15 Hồng két 8,3 5 15 Sọc ngựa 4,7 0,5 12 Hồng kim 7,1 0,6 12 Nàng hai 4,5 3 9 Mập nước ngọt 3,8 1,8 7,5 Cánh buồm 3,6 0,42 6 Trân châu 2,8 1,2 6 Chuột 2,5 1 5 Tai tượng 2 0,6 4 Hoà lan 2,2 0,8 3,2

Chi phí đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh cá cảnh

Qua khảo sát 20 cửa hàng cá cảnh thì chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng trung bình khoảng 111,4 triệu đồng. Trong đó chi phí dùng để mua bể kiếng, giá đỡ là cao nhất, kế tiếp là chi phí mua thiết bị lọc, sục khí, sưởi ấm, tủ kiếng, quạt, đèn, bảng hiệu, xây dựng, trang trí, thiết kế và cuối cùng là chi phí mua các dụng cụ khác như

Page 15: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 15

thau nhựa, ống nước, …Các chi phí đầu tư ban đầu này được trừ khấu hao hàng năm trong chi phí cố định, chi tiết được trình bày ở bảng 3.

Qua kết quả khảo sát ở bảng trên ta có thể thấy chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng cá cảnh là tương đối cao, vì vậy trước khi mở cửa hàng cần phải tính toán, khảo sát kĩ lưỡng về đối tượng khách hàng khu vực định mở, số lượng các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, nếu làm thì đầu tư vốn ở mức độ nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ đi trước. Phải tìm cách trang trí cửa hàng sao cho thật bắt mắt để có thể thu hút khách hàng. Phải tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Bảng 3 Chi phí đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh cá cảnh

Chi phí (triệu đồng/cửa hàng ) Các khoản đầu tư ban đầu Số năm khấu hao TB Nhỏ nhất Lớn nhất

Bể kiếng, giá đỡ 5 49,6 10 400 Thiết bị lọc, sục khí, sưởi ấm 3 27,5 5 200 Tủ, quạt, đèn, bảng hiệu 5 17,8 5 100 Xây dựng, thiết kế, trang trí 5 9,0 2 50 Dụng cụ khác(thau, ống nước) 2 7,5 2,5 20 Tổng chi phí đầu tư ban đầu 111,4 29 770

Chi phí cố định của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Chi phí cố định mà một cửa hàng phải chi trong một tháng khoảng 17,8 triệu đồng bao gồm chi phí thuê mặt bằng, các khoản khấu hao công cụ, dụng cụ đầu tư ban đầu của cửa hàng, thuế, lãi suất, bảo trì hàng tháng. Cửa hàng có mặt bằng lớn và ở vị trí đông dân cư thì chi phí cố định cao hơn rất nhiều so với những cửa hàng nhỏ và ở khu vực ít dân cư. Ví dụ như chợ cá cảnh trên đường Lưu Xuân Tín quận 5 và đường Nguyễn Thông quận 3 có rất nhiều cửa hàng cá cảnh đã hoạt động rất lâu năm mặc dù chi phí thuê mặt bằng rất cao do ở đây là chợ đầu mối cá cảnh, nên lượng khách hàng rất đông, đây là những nơi dễ dàng hoạt động kinh doanh hơn những nơi khác.

Bảng 4 Chi phí cố định của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Chi phí ( triệu đồng/tháng ) Các khoản chi phí cố định TB Nhỏ nhất Lớn nhất

Thuê mặt bằng 11,7 3,5 30 Bể kiếng, giá đỡ 0,2 0,03 0,83 Thiết bị lọc, sục khí, sưởi ấm 0,3 0,08 1,67 Tủ, quạt, đèn, bảng hiệu 0,8 0,17 6,67 Xây dựng, thiết kế, trang trí 0,8 0,14 5,56

Khấu hao:

Thau, ống nước 0,3 0,1 0,8 Thuế 1,7 0,5 5,0 Lãi suất trên chi phí đầu tư (1% chi phí đầu tư) 1,1 0,3 7,7 Bảo trì 0,9 0,2 2,0 Tổng chi phí cố định 17,8 5,9 60,3

Chi phí lưu động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Chi phí lưu động trong một tháng trung bình là 142,3 triệu đồng bao gồm chi phí mua cá cảnh, rùa, tôm, cây thủy sinh, thức ăn tự nhiên, chế biến, thuốc phòng và trị bệnh cho cá, vật tư hồ cá, lương lao động làm thuê, điện, nước. Trong các chi phí trên thì chi phí mua cá cảnh thường chiếm tỉ lệ cao nhất ở tất cả các cửa hàng do cá

Page 16: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 16

cảnh là đối tượng kinh doanh chính, các đối tượng còn lại được bán kèm theo để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Bảng 5. Chi phí lưu động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Chi phí (triệu đồng/tháng ) Các khoản chi phí lưu động Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Cá cảnh 105 29,1 480 Rùa, tôm, cây thủy sinh 2,7 1 10 Thức ăn tự nhiên 6,7 5 30 Thức ăn chế biến 5,2 1,5 45 Thuốc phòng và trị bệnh cho cá 3,3 2 15 Vật tư trang trí hồ cá 5,9 6,5 30 Lương lao động làm thuê 8,4 3 24 Điện, nước 5,2 3 12 Tổng chi phí lưu động 142,3 43,6 505

Doanh thu và lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Doanh thu trung bình trong một tháng của các cửa hàng cá cảnh là 175,5 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động kinh doanh hàng tháng thì lợi nhuận trung bình các cửa hàng nhận được là 15,4 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trung bình là 10,5%, thời điểm hòa vốn là 16 ngày nghĩa là số tiền kiếm được từ ngày thứ 16 cho đến cuối tháng chính là lợi nhuận của chủ cửa hàng. Điều này cho ta thấy lợi nhuận thu được trong việc kinh doanh cá cảnh là rất lớn, xác suất rủi ro trong kinh doanh là rất thấp.

Nghề kinh doanh cá cảnh đang trở thành ngành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một nghề chiếm vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp đô thị của TPHCM. Vì vậy, số lượng cửa hàng kinh doanh cá cảnh đã tăng lên rất nhiều.

Bảng 6 Doanh thu và lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Giá trị Các khoản giá trị Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Tổng chi phí hoạt động (triệu đồng/tháng) 160,1 50,5 565,3 Doanh thu (triệu đồng/tháng) 175,5 55,0 645,0 Lợi nhuận (triệu đồng/tháng) 15,4 4,5 79,8 Tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (%) 10,5 7,2 14,1 Doanh thu hòa vốn (triệu đồng/tháng) 89,5 33,4 277,6 Thời điểm hòa vốn (ngày) 16 11 19

Nhận thức và nhu cầu tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Tình hình tiếp thị và kinh doanh cá cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Chưa có số liệu cụ thể về tình hình tiếp thị cá cảnh trên địa bàn TP. HCM nhưng nhìn chung phương thức tiếp thị của các cửa hàng cá cảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, sách báo, tạp chí, ti vi rất đa dạng và phong phú phụ thuộc vào quy mô hoạt động kinh doanh của các cửa hàng. Đầu tư cho tiếp thị mạnh tay nhất có thể nói đến cửa hàng cá cảnh Hồng Anh với quy mô kinh doanh rất lớn đã đăng quảng cáo trên kênh truyền hình BTV3 với một đoạn giới thiệu sơ lược về cửa hàng dài 9 phút, đăng thông tin trên trang web aquabird.com.vn, ngoài ra trên tạp chí VIETFISH cửa hàng cũng đăng 2 trang báo có hình ảnh minh họa (Theo Anh Long,

Page 17: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 17

chủ cửa hàng cá cảnh Hồng Anh). Còn ở các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ, ví dụ như cửa hàng cá cảnh Tân Xuyên, cá cảnh TY, cá cảnh Thuận Thiên, cá cảnh Tuyết Vân, cá cảnh Sơn Hà, cá cảnh Đại Lợi, cá cảnh Minh Sang đã từng đăng quảng cáo trên tạp chí VIETFISH.

Đối với hình thức tiếp thị trên Internet thì có cửa hàng cá cảnh Hiệu Nhân chuyên kinh doanh cá rồng đã đăng quảng cáo trên rất nhiều trang web như 5s.com, aquabird.com, arowana.com, … Ngoài ra còn có vài cửa hàng lập trang web cho riêng mình như cá cảnh Châu Tống, cá cảnh Sơn Hà 2, cá cảnh Hồng Anh để tiện cho việc cập nhập các thông tin mới nhất cho cửa hàng của mình. Nhìn chung, tình hình tiếp thị cá cảnh trên thị trường TP. Hồ Chí Minh đang rất phát triển, nó xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ của các chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh.

Qua khảo sát thực tế 20 cửa hàng kinh doanh cá cảnh trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, số cửa hàng kinh doanh được chia làm 2 nhóm: nhóm A bao gồm 12 cửa hàng đã tiếp thị cửa hàng của mình trên tạp chí, internet chiếm tỉ lệ 60%; nhóm B bao gồm 8 cửa hàng chưa từng tiếp thị cửa hàng của mình trên tạp chí, internet chiếm tỉ lệ 40%. Phần lớn các cửa hàng thuộc nhóm A có quy mô lớn và có vài cửa hàng có bán sỉ nên có nhu cầu tiếp thị cao còn các cửa hàng thuộc nhóm B thường là cửa hàng nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát nên nhu cầu tiếp thị không cao.

Mức độ quan tâm đến tiếp thị của các chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Qua phỏng vấn 20 chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh, có 12 người cho rằng số lượng khách hàng của cửa hàng tăng lên so với các năm gần đây chiếm tỉ lệ 60%, có 5 người cho rằng tình hình kinh doanh bình thường chiếm tỉ lệ 25%, có 3 người cho lượng khách hàng giảm so với các năm trước chiếm tỉ lệ 15%. Điều này cho thấy rằng việc kinh doanh cá cảnh hiện nay khá thuận lợi.

Theo các chủ cửa hàng thuộc nhóm B do ảnh hưởng của đợt suy thoái kinh tế vừa rồi và do sức ép cạnh tranh của nhiều cửa hàng lớn có tiếp thị nên tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn so với trước đây. Còn các chủ cửa hàng thuộc nhóm A lại cho rằng tình hình kinh doanh tốt hơn do hiệu quả của việc tiếp thị trên tạp chí, internet mà ngày càng nhiều người biết đến và ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.

Trong số các cửa hàng được khảo sát, số cửa hàng quan tâm đến tiếp thị chiếm tỉ lệ 45%, 25% không quan tâm, còn lại 30% không bày tỏ thái độ của mình về vấn đề tiếp thị. Trong số các cửa hàng quan tâm đến tiếp thị có 3 cửa hàng đặt biệt quan tâm đến tiếp thị, đó là 3 cửa hàng chỉ kinh doanh duy nhất 1 loài cá rồng, điều này cho chúng ta thấy nhu cầu tiếp thị của các cửa hàng cá rồng là rất lớn và cá rồng đang rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Các cửa hàng còn lại chỉ quảng cáo một hoặc hai lần do các tạp chí, diễn đàn cá cảnh mời rồi không tiếp tục làm nữa.

Hình thức tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Trong số các cửa hàng đã làm công tác tiếp thị thì có 9 cửa hàng lựa chọn hình thức tiếp thị trên sách, báo, tạp chí và có 6 cửa hàng chọn tiếp thị trên internet, trong số này có 3 cửa hàng vừa tiếp thị trên Internet vừa tiếp thị trên sách, báo, tạp chí. Điều này cho ta thấy các chủ cửa hàng chuộng hình thức tiếp thị trên sách, báo, tạp chí hơn vì ở đây chi phí chi cho tiếp thị thấp hơn và chỉ chịu chi phí cho một lần đăng thông tin mà đem lại hiệu quả lâu dài hơn. Còn khi đăng thông tin tiếp thị trên internet, các chủ cửa hàng phải trả chi phí theo định kỳ 1 tháng, 1 quý hay 1 năm. Hiệu quả cũng như chi phí của 2 hình thức tiếp thị trên sách, báo, tạp chí và Internet là hoàn toàn

Page 18: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 18

khác nhau. Vì thế mà các chủ cửa hàng phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để lựa chọn hình thức tiếp thị phù hợp với mình nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

Nhu cầu tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Trong số các cửa hàng đã từng đăng thông tin tiếp thị trên tạp chí, internet, … có 75% khẳng định là sẽ tiếp tục tiếp thị cửa hàng trên các phương tiện thông tin trong thời gian sắp tới. Trong số các cửa hàng chưa từng đăng thông tin tiếp thị chỉ có 37,5% cho biết sẽ thử làm tiếp thị trong thời gian gần nhất.

Mối liên hệ giữa tiếp thị và quy mô kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh

Lợi nhuận trung bình mà các cửa hàng nhóm A thu được là 21,5 triệu đồng/tháng, so với lợi nhuận nhóm B thu được là 10,6 triệu đồng/tháng thì chênh lệch này là rất cao. Điều này một lần nữa cho ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác tiếp thị thông tin của cửa hàng đến với khách hàng chỉ có tiếp thị là cách để tiếp cận khách hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Bảng 7. Quy mô kinh doanh của hai nhóm cửa hàng A và B

Giá trị (triệu đồng/tháng) Nhóm A Nhóm B

Các khoản chi phí TB Nhỏ nhất Lớn nhất TB Nhỏ nhất Lớn nhất Chi phí đầu tư 144,9 34,0 770 61,1 29,0 145 Chi phí cố định 20,7 5,9 60,3 13,4 6,9 18,4 Chi phí lưu động 177 75,2 505 90,4 43,6 154,2 Doanh thu 219,2 100 645 114,4 55,0 190 Lợi nhuận 21,5 9,9 79,7 10,6 4,5 13,5

Ngoài ra, bảng 7 cũng cho chúng ta thấy các cửa hàng nhóm A có quy mô kinh doanh lớn hơn các cửa hàng nhóm B rất nhiều. Như vậy, cửa hàng nào có quy mô kinh doanh càng lớn thì nhu cầu tiếp thị càng cao và ngược lại cửa hàng có quy mô kinh doanh nhỏ thì nhu cầu tiếp thị thấp hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Các loài cá được kinh doanh phổ biến trong các cửa hàng bao gồm Cá chép Nhật, bảy màu, cá vàng, cá rồng, cá dĩa, trân châu, cánh buồm, cá mập nước ngọt, neon đỏ, sọc ngựa, hồng kim, sấu hỏa tiễn, ông tiên, hòa lan, tai tượng, la hán, hồng két, nàng hai, cá chuột.

Đầu tư trung bình cho một cửa hàng kinh doanh cá cảnh là 111,4 triệu đồng, chi phí cố định mà chủ cửa hàng phải trả trong một tháng trung bình là 17,8 triệu đồng, chi phí lưu động trung bình một tháng của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh là 142,3 triệu đồng. Với các chi phí đó, doanh thu trung bình một tháng của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh là 175,5 triệu đồng và lợi nhuận trung bình là 15,4 triệu đồng/tháng.

Tỷ lệ cửa hàng quan tâm đến tiếp thị còn thấp và hai hình thức tiếp thị được các chủ cửa hàng sử dụng nhiều nhất là đăng thông tin quảng cáo trên sách, báo, tạp chí và trên internet. Lợi nhuận trung bình các cửa hàng có tiếp thị là 21,5 triệu đồng/tháng cao hơn so với các cửa hàng không có tiếp thị (trung bình 10,6 triệu đồng)

Đề nghị

Cần có nhiều những đề tài nghiên cứu sâu về quy mô hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiếp thị của các cửa kinh doanh cá cảnh nhằm làm cầu nối giữa người kinh

Page 19: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 19

doanh và người chơi cá cảnh. Từ đó có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển hơn, và người chơi cá cảnh có thể dễ dàng tìm mua những con cá mà mình yêu thích.

Cần phải có những chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ những người sản xuất, kinh doanh cá cảnh. Đây là một động lực lớn cho những người nuôi và kinh doanh cá cảnh nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và khắc phục những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Các chủ cơ sở sản xuất giống, các chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh cũng thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm để giới thiệu những loài cá cảnh mới đẹp đến với người chơi cá cảnh. Đây cũng là nơi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa người sản xuất cá cảnh, người kinh doanh cá cảnh và người nuôi cá cảnh.

Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về luật xuất khẩu cũng như các quy định an toàn dịch bệnh khi xuất khẩu cá cảnh do các nước nhập khẩu quy định để giúp đỡ những người sản xuất, kinh doanh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như phát triển ngành công nghiệp cá cảnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá Cảnh Nước Ngọt. NXB Nông Nghiệp TPHCM, 263 trang.

Huỳnh Thị Thu Trang, 2005. Hiện trạng và hoạt động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở TP. Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư Thủy Sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Mai Anh Tuấn, 2006. Xây dựng danh mục các loài cá cảnh nước ngọt đang được kinh doanh phổ biến trên thị trường TP. Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư Thủy Sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Huỳnh Thanh Vân, 2006. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cá dĩa ở TP. Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư Thủy Sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Page 20: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 20

HIỆN TRẠNG KINH DOANH CÁ CẢNH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Quyến, Nguyễn Minh Đức Bộ Môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá – Đại Học Nông Lâm TPHCM

TÓM TẮT

Những nghiên cứu về cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh trước đây chủ yếu tập trung vào phân loại hay kỹ thuật thuần dưỡng, nuôi trữ trong điều kiện nhân tạo, thông tin về thị thường kinh doanh còn hạn chế. Nghiên cứu này không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về thị trường kinh doanh mà còn bổ sung cho những nghiên cứu trước đây. Số liệu nghiên cứu được thu thập qua phỏng vấn 20 chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian kinh doanh của mỗi cửa hàng trung bình là 5,65 năm. Trong mỗi cửa hàng có bình quân 4 người tham gia vào công việc kinh doanh, trong đó lao động nam có vai trò chính. 95 % cửa hàng bán sỉ và bán lẻ, 5 % cửa hàng bán lẻ và 15 % cửa hàng có xuất khẩu. Kết quả khảo sát cho thấy 68 loài cá biển đang được kinh doanh, trong đó 33 loài cá được người nuôi ưa chuộng. Ngoài mặt hàng cá cảnh biển thì các cửa hàng cũng bán các loại sinh vật biển khác và tất cả các chủ cửa hàng đều hài lòng với hiện trạng kinh doanh của mình. Với hiện trạng kinh doanh thuận lợi hiện nay, kinh doanh cá cảnh biển đang là sinh kế tốt và bền vững cho các chủ cửa hàng và gia đình họ.

GIỚI THIỆU

Trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người nuôi cá cảnh biển vào mục đích giải trí hoặc kinh doanh, giá trị giao dịch thương mại cá cảnh biển từ 200 – 300 triệu USD mỗi năm (Dowling, 2004). Do vị trí nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều tiềm năng sản xuất, kinh doanh cá cảnh do có khí hậu nhiệt đới, bờ biển trải dài với nhiều vũng, vịnh và tài nguyên thiên nhiên thủy sản phong phú. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh đã là trung tâm cá cảnh của Việt Nam vì có khí hậu nhiệt đới thuận lợi và có lịch sử sản xuất, kinh doanh cá cảnh lâu đời.

Những nghiên cứu về cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh trước đây có nhiều nhưng chủ yếu tập chung vào các đối tượng cá cảnh nước ngọt như Hung et al. (2005) Vũ Cẩm Lương (2008). Những nghiên cứu về cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh và thông tin về hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển còn hạn chế. Do đó, với số liệu điều tra thực tế nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm thông tin về hiện trạng kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2010. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn ngẫu nhiên 20 chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.

Thông tin được mã hóa, lưu trữ và xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows ở mức ý nghĩa α = 0,05. Định danh của các loài cá được thực hiện qua việc tham khảo cơ sở dữ liệu Fishbase và trang web Wikipedia.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Lao động

Ngoài lao động trong gia đình thì các cửa hàng cũng thuê lao động để đảm bảo hoạt động kinh doanh (bảng 1). Đa số các chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển trước kia là những người chơi cá cảnh biển sau đó họ phát triển lên thành kinh doanh.

Page 21: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 21

Những người chơi cá cảnh này chủ yếu là nam nên tương tự như nghiên cứu của Bùi Thế Bình (2008) trong các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này nam giới thường giữ vai trò chính. Trong số LĐTM (lao động thuê mướn) thì nữ thường bán hàng ngay tại cửa hàng, còn nam thường làm công việc nặng như lắp đặt bể nuôi cá cảnh cho khách hàng và vận chuyển trang thiết bị hay công việc liên quan đến dịch vụ bên ngoài cửa hàng. LĐNN (lao động người nhà) nữ ít hơn nam vì nữ chủ yếu bán hàng và quản lý còn nam thường vừa bán hàng lại vừa điều phối hoạt động dịch vụ ngoài cửa hàng.

Bảng 1: Lao động trong các cửa hàng cá cảnh biển tại TP HCM Min Max Sum Mean SE

Lao động người nhà (người) 1 3 33 1,65 0,15

Nam 0 2 20 1,00 0,10

Nữ 0 1 13 0,65 0,11

Lao động thuê mướn (người) 1 4 49 2,45 0,19

Nam 1 4 44 2,20 0,20

Nữ 0 1 5 0,25 0,10

Các số liệu khảo sát cũng cho thấy lượng lao động trong các cửa hàng kinh doanh chủ yếu là lao động thuê mướn, với số lượng cao hơn số lao động gia đình. Kết quả này trái ngược với kết quả khảo sát trước đây của Bùi Thế Bình (2008). Lực lượng lao động thuê ngoài tăng lên có thể do hoạt động kinh doanh của các cửa hàng ngày càng phát triển nên nhu cầu lao động tăng lên, các cửa hàng phải thuê thêm lao động để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình.

Thời gian và mặt bằng kinh doanh

Thời gian kinh doanh và mặt bằng kinh doanh của cửa hàng cá cảnh biển cũng biến động lớn giữa các cửa hàng (bảng 2). Thời gian kinh doanh tương tự như nghiên cứu của Bùi Thế Bình (2008) tuy nhiên lại tương đối thấp so với thời gian kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh nước ngọt (Huỳnh Thị Thu Trang, 2005).

Mặt bằng kinh doanh cá cảnh biển chủ yếu thuê mướn (bảng 2). Do chủ các cửa hàng chủ yếu thuê mặt bằng để kinh doanh và hoạt động kinh doanh tập trung nơi đông dân cư nên mặt bằng kinh doanh tương đối nhỏ. Cửa hàng là nơi bán và trữ cá đối với các hộ kinh doanh nhỏ nhưng các hộ kinh doanh quy mô lớn thường có nơi trữ cá riêng nên cửa hàng chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu cá cảnh.

Bảng 2: Thời gian kinh doanh và mặt bằng kinh doanh của các cửa hàng Chỉ tiêu N Min Max Mean SE

Thời gian kinh doanh (năm) 20 3 13 5,65 0,59

Diện tích mặt bằng kinh doanh (m2) 20 9 40 19,15 1,66

Hình thức kinh doanh

Đa số cửa hàng đều bán sỉ và bán lẻ, số cửa hàng chỉ bán lẻ chiếm tỉ lệ thấp và cửa hàng có xuất khẩu chiếm 15% (bảng 3). Điều đó cho thấy ngoài bán trực tiếp cho người chơi thì các cửa hàng cũng mua lại của nhau khi cần thiết. Hoạt động này làm tăng tính liên kết giữa các cửa hàng, tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của người chơi cá. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành của cá cảnh.

Page 22: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 22

Bảng 3: Hình thức kinh doanh

Chỉ tiêu Tổng Bán lẻ Bán lẻ &

sỉ Xuất khẩu

Bán lẻ, Bán sỉ & Xuất khẩu

Tần số 20 1 19 3 3 Tỉ lệ (%) 100 5 95 15 15

Vai trò của hoạt động xuất khẩu là không lớn đối với phát triển kinh doanh cá cảnh biển, thực tế thấy rằng số lượng cá cảnh biển được xuất khẩu không nhiều, mức đóng góp cho thu nhập của cửa hàng thấp và các chủ cửa hàng kinh doanh chỉ coi hoạt động này là phụ. Như vậy, thị trường tiêu thụ chính của các cửa hàng kinh doanh vẫn là ở TP HCM.

Mặt hàng kinh doanh

Trong các loài cá được kinh doanh làm cảnh, những loài thuộc họ Pomacentridae chiếm khoảng 50 %. Theo Wabnitz và ctv, (2003), mười loài cá phổ biến nhất chiếm 36 % tổng số lượng được trao đổi mua bán. Tại TP HCM có 68 loài cá cảnh biển khác nhau được tìm thấy trong 20 cửa hàng khảo sát (bảng 4). Mỗi cửa hàng có trung bình 36 loài cá được bày bán. Kết quả nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Bùi Thế Bình (2008) nhưng số lượng này ít hơn rất nhiều so với nghiên cứu ở các quốc gia khác như Brazil với 143 loài cá cảnh biển trong đó 109 loài bản địa, 34 loài nhập khẩu và 65 loài động vật không xương sống (Neto và ctv, 2003; Gasparini và ctv, 2005) hay ở Hongkong với 342 loài cá cảnh biển thuộc 49 họ khác nhau (Chan và Sadovy, 1998). Nguyên nhân sự khác biệt lớn về số lượng loài được bán có thể do sự đa dạng của nguồn cung cấp, tính mùa vụ trong khai thác cá cảnh.

Bảng 4: Các loài cá cảnh biển đang được kinh doanh

STT Tên Việt Nam Tên tiếng Anh Tên khoa học Tần số

(%)

1 Khoang cổ đỏ Tomato clownfish Amphiprion frenatus 15 75

2 Khoang cổ hồng chỉ trắng

Pink skunk clownfish

Amphiprion perideraion

16 80

3 Hề Clown anemonefish

Amphiprion ocellaris 11 55

4 Khoang cổ hồng Skunk clownfish Amphiprion

akallopisop 14 70

5 Khoang cổ sọc trắng

Yellowtail clownfish

Amphiprion clarkii 12 60

6 Ngựa đen Spotted seahorse Hippocampus kuda 6 30

7 Hoàng đế Emperor angelfish

Pomacanthus imperator

11 55

8 Hoàng gia Regal angelfish Pygoplites diacanthus 11 55

9 Hoàng hậu đuôi trắng

Bluering angelfish

Pomacanthus annularis

5 25

10 Chim xanh Semicircle angelfish

Pomacanthus semicirculatus

13 65

11 Hoàng hậu mắt kiếng

Black velvet angelfish

Chaetodontoplus melanosoma

5 25

12 Hoàng đế yên ngựa

Majestic angelfish Euxiphipops navarchus

5 25

13 Thái tử Sixbar angelfish Pomacanthus

sexstriatus 9 45

Page 23: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 23

14 Hoàng yến/hoàng anh

Threespot angelfish

Apolemichthys trimaculatus

12 60

15 Sim tím Coral beauty angelfish

Centropyge bispinosus 15 75

16 Sim đen/phụng hoàng

Keyhole angelfish Centropyge tibicen 15 75

17 Sim vện/sim gốm Rusty angelfish Centropyge ferrugatus 13 65

18 Mắt ngọc Half black angelfish

Centropyge vroliki 9 45

19 Phượng hoàng lửa Flame angelfish Centropyge loriculus 5 25 20 Hà mỹ nhân Bicolor angelfish Centropyge bicolor 16 80

21 Đào học trò Copperband butterflyfish

Chelmon rostratus 17 85

22 Đào chim sâu Forcepsfish Forcipiger flavissimus 12 60

23 Đào tam hoàng Vagabond butterflyfish

Chaetodon vagabundus

14 70

24 Đào sọc chéo Threadfin butterflyfish

Chaetodon auriga 5 25

25 Sim vàng Lemonpeel angelfish

Centropyge flavissima 8 40

26 Chim cờ Pennant coralfish Heniochus acuminatus 13 65

27 Chim tai thỏ Threeband pennantfish

Heniochus chrysostomus

12 60

28 Chim dù sọc Sailfin tang Zebrasoma veliferum 15 75 29 Chim dù vàng Yellow tang Zebrasoma flavescens 16 80

30 Mặt khỉ xanh Powderblue surgeonfish

Acanthurus leucosternon

6 30

31 Đuôi gai nâu Twotone tang Zebrasoma scopas 8 40

32 Mặt khỉ môi son Orangespine unicornfish

Naso lituratus 8 40

33 Bắp nẻ xanh Palette surgeonfish

Paracanthurus hepatus

7 35

34 Hoàng gia đuôi gai

Lined surgeonfish Acanthurus lineatus 8 40

35 Bông tai Jewelled blenny Salaria fasciatus 9 45

36 Kẽm bong Harlequin sweetlips

Plectorhynchus chaetodonoides

15 75

37 Kẽm sọc Lined sweetlips Plectorhynchus

gaterinoides 12 60

38 Domino Threespot dascyllus

Dascyllus trimaculatus

13 65

39 Rô đá Reticulate dascyllus

Dascyllus reticulatus 13 65

40 Rô 3 sọc White tailed damselfish

Dascylus aruanus 12 60

41 Thia xanh biếc Andaman damsel Pomacentrus alleni 16 80

42 Thia hồng Two spot basslet Pseudanthias

bimaculatus 14 70

Page 24: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 24

43 Thia lá mạ Blue green chromis

Chromis viridis 15 75

44 Thia xanh lưng vàng

Azure demoiselle Glyphidodontops hemicyaneus

9 45

45 Mó lửa/mó bảy màu

African coris Coris gaimard 7 35

46 Mó xanh Broomtail wrasse Cheilinus lunulatus 13 65

47 Bác sĩ Bluestreak cleaner wrasse

Labroides dimidiatus 16 80

48 Mao tiên vây liền Radial firefish Pterois radiate 11 55 49 Mao tiên vây rời Red lionfish Pteriois volitans 8 40 50 Chuồn chuồn Damselfish Chromis chromis 6 30

51 Sơn đá Blackbar soldierfish

Myripristis jacobus 6 30

52 Bò bông bi Clown triggerfish Balistoides

conspicillum 11 55

53 Bò picaso White banded triggerfish

Rhinecanthus aculeatus

7 35

54 Bống sọc Ocellated dragonet

Synchiropus ocellatus 9 45

55 Bống cờ Firefish goby Nemateleotris

magnifica 12 60

56 Bống đầu vàng Blueband goby Valencienna strigata 16 80

57 Trạng nguyên Mandarinfish Synchiropus

splendidus 9 45

58 Mó bong Picturesque dragonet

Synchiropus picturatus

7 35

59 Thù lù Moonish idol Zanclus canescens 12 60

60 Căng bốn sọc Largescaled terapon

Therapon theraps 16 80

61 Phèn vàng Goldsaddle goatfish

Parupeneus cyclostomus

10 50

62 Dơi Orbicular batfish Platax orbicularis 5 25 63 Hoàng sa Dusky batfish Platax pinnatus 8 40

64 Chình thiên long Ribbon eel Rhinomuraena

quaesita 6 30

65 Lon mây Black blenny Atrosalarias fuscus 11 55 66 Nóc chuột Balloonfish Diodon holocanthus 5 25 67 Nóc hòm Longhorn cowfish Lactoria cornuta 8 40

68 Thia vàng Square spot fairy basslet

Pseudanthias pleurotaenia

11 55

Các cửa hàng cho rằng có 33 loài cá biển được người nuôi ưa chuộng (bảng 5). Trong đó có 6 loài cá người nuôi ưa chuộng được bày bán nhiều nhất trong các cửa hàng (50 % số cửa hàng) là Sim tím Centropyge bispinosus, Chim xanh Pomacanthus semicirculatus, Đào tam hoàng Chaetodon vagabundus, Chim cờ Heniochus acuminatus, Thia xanh biếc Pomacentrus alleni, Thia lá mạ Chromis viridis.

Page 25: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 25

Bảng 5. Các loài cá cảnh biển được người nuôi ưa chuộng

STT Tên Việt Nam Tên tiếng Anh Tên khoa học Tần số

(%)

1 Khoang cổ đỏ Tomato clownfish Amphiprion frenatus 9 45

2 Khoang cổ hồng chỉ trắng

Pink skunk clownfish

Amphiprion perideraion

4 20

3 Khoang cổ hồng Skunk clownfish Amphiprion

akallopisop 9 45

4 Khoang cổ sọc trắng Yellowtail clownfish

Amphiprion clarkii 5 25

5 Hoàng đế Emperor angelfish Pomacanthus

imperator 9 45

6 Hoàng gia Regal angelfish Pygoplites diacanthus 6 30 7 Hoàng hậu đuôi trắng Bluering angelfish Pomacanthus annularis 5 25

8 Chim xanh Semicircle angelfish

Pomacanthus semicirculatus

10 50

9 Hoàng hậu mắt kiếng Black velvet angelfish

Chaetodontoplus melanosoma

4 20

10 Sim tím Coral beauty angelfish

Centropyge bispinosus 10 50

11 Sim đen/phụng hoàng Keyhole angelfish Centropyge tibicen 11 55 12 Sim vện/sim gốm Rusty angelfish Centropyge ferrugatus 4 20 13 Hà mỹ nhân Bicolor angelfish Centropyge bicolor 7 35

14 Đào học trò Copperband butterflyfish

Chelmon rostratus 7 35

15 Đào chim sâu Forcepsfish Forcipiger flavissimus 8 40

16 Đào tam hoàng Vagabond butterflyfish

Chaetodon vagabundus 10 50

17 Chim cờ Pennant coralfish Heniochus acuminatus 10 50 18 Chim dù sọc Sailfin tang Zebrasoma veliferum 6 30 19 Chim dù vàng Yellow tang Zebrasoma flavescens 8 40

20 Mặt khỉ xanh Powderblue surgeonfish

Acanthurus leucosternon

6 30

21 Mặt khỉ môi son Orangespine unicornfish

Naso lituratus 9 45

22 Bắp nẻ xanh Palette surgeonfish

Paracanthurus hepatus 8 40

23 Kẽm bong Harlequin sweetlips

Plectorhynchus chaetodonoides

9 45

24 Domino Threespot dascyllus

Dascyllus trimaculatus 11 55

25 Rô đá Reticulate dascyllus

Dascyllus reticulatus 8 40

26 Thia xanh biếc Andaman damsel Pomacentrus alleni 10 50

27 Thia lá mạ Blue green chromis

Chromis viridis 10 50

28 Mó xanh Broomtail wrasse Cheilinus lunulatus 6 30

Page 26: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 26

29 Mao tiên vây liền Radial firefish Pterois radiata 7 35 30 Mao tiên vây rời Red lionfish Pteriois volitans 5 25 31 Bống đầu vàng Blueband goby Valencienna strigata 11 55

32 Mó bác sĩ Bluestreak cleaner wrasse

Labroides dimidiatus 5 25

33 Mó bong Picturesque dragonet

Synchiropus picturatus 7 35

Trung bình có 12,7 ± 0,34 loài cá biển được người nuôi ưa chuộng được bày bán trong mỗi cửa hàng. Tất cả cáC cửa hàng đều bán những loài cá được người nuôi ưa chuộng, nhưng số lượng loài khác nhau. Nguyên nhân sự khác nhau này do quy mô kinh doanh mỗi cửa hàng, nguồn mua cá khác nhau. Hơn nữa, tâm lý và sở thích của con người luôn thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội (Kotler và ctv, 2003) nên tính ưa chuộng của những người nuôi cá cảnh biển cũng thay đổi theo.

Nhóm cá có giá bán nhỏ hơn 50 ngàn đồng chiếm 56,72 %, nhóm cá có giá bán từ 50 – 100 ngàn đồng chiếm 17,91 %, nhóm cá có giá bán lớn hơn 100 ngàn đồng chiếm 25,37 %. Các chủ cửa hàng cho biết những loài có giá bán lớn hơn 100 ngàn đồng thường là những loài cá hiếm, màu sắc đẹp và người chơi nào cũng tìm mua, chơi những loài cá này. Giá bán cá cảnh biển tại TP HCM tương đối thấp nếu so với nghiên cứu của Chan và Sadovy (1998), Alencastro (2004).

Ngoài mặt hàng chủ đạo là cá cảnh biển thì các cửa hàng cũng kinh doanh nhiều mặt hàng khác (hình 1) nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người chơi và tăng thu nhập. Các loại sinh vật biển ngoài mục đích trang trí cho bể cá còn góp phần tạo hệ sinh thái gần với môi trường sống của cá dưới biển.

75

95

85

95 9590

95 95

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Thức ănCN

San hô Hải quỳ Tômcảnh

Đá sống Thức ănTN

Hải sâm Sao biển

Tỉ lệ(%)

Hình 1: Mặt hàng kinh doanh

Ngoài bán cá cảnh biển các cửa hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng (bảng 6). Các dịch vụ này ngoài nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu khách hàng còn là hoạt động không thể thiếu để phát triển kinh doanh.

Bảng 6: Các dịch vụ của cửa hàng Dịch vụ Tần số Tỷ lệ (%)

Tư vấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá 20 100 Thiết kế, trang trí và lắp đặt hồ nuôi 20 100 Bảo dưỡng hồ nuôi và chăm sóc cá 18 90

Khách hàng mới chơi cá cảnh biển sẽ được cửa hàng tư vấn thiết kế, lắp đặt và cách chơi cá cảnh biển. Những khách này thường gặp khó khăn về kỹ thuật nuôi và

Page 27: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 27

chăm sóc, những khách hàng không có thời gian chăm sóc bể cá thường thuê dịch vụ từ các cửa hàng nên đây cũng là nguồn thu nhập cho cửa hàng.

Các cửa hàng cho biết Khánh Hòa và Bình Thuận là hai tỉnh cung cấp chính, nhiều hơn Kiên Giang do có nguồn cá phong phú, giá thành phù hợp (bảng 7). Mặt khác phong trào kinh doanh ở các địa phương này cũng phát triển nên khả năng đáp ứng nhu cầu của những nhà cung cấp ở đó đối với các cửa hàng tại TP HCM rất tốt.

Bảng 7: Nguồn cung cấp cá biển cho các cửa hàng tại TP HCM Mặt hàng Nha Trang Bình Thuận Kiên Giang

Cá biển (%) 100 95 40 Sinh vật khác (%) 90 95,00 20

Khi hỏi về tỉ suất lợi nhuận thì chủ các cửa hàng thường không cho biết cụ thể nhưng cho biết lợi nhuận tăng so với những năm trước và hài lòng với tình hình kinh doanh hiện nay của cửa hàng (100 %). Có 60 % cửa hàng cho rằng số lượng khách hàng tăng lên và chỉ có 5 % cửa hàng cho rằng lượng khách hàng giảm. Như vậy, tình hình kinh doanh cá cảnh biển tại TP HCM rất thuận lợi, lượng khách hàng không ngừng tăng lên chứng tỏ phong trào nuôi cá cảnh biển để giải trí sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Tương tự như các hoạt động kinh tế khác, mục đích và động lực lớn nhất của hoạt động kinh doanh cá cảnh biển là lợi ích kinh tế. 95 % cửa hàng bán sỉ và bán lẻ, 5 % cửa hàng bán lẻ và 15 % cửa hàng tham gia xuất khẩu. Tất cả các chủ cửa hàng đều hài lòng với hiện trạng kinh doanh của mình. Với hiện trạng kinh doanh thuận lợi hiện nay, kinh doanh cá cảnh biển là sinh kế tốt và bền vững cho các chủ cửa hàng và gia đình họ. Qua hoạt động kinh doanh cá cảnh biển, các cửa hàng không chỉ tạo công việc cho lao động của gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho xã hội. Trong mỗi cửa hàng có bình quân 4 người tham gia vào công việc kinh doanh, trong đó lao động nam có vai trò chính. Với 68 loài cá được kinh doanh và 33 loài cá được người nuôi ưa chuộng, cùng các loại sinh vật biển khác, hoạt động kinh doanh cá cảnh biển không chỉ tạo giá trị gia tăng cho cá cảnh biển mà còn góp phần quan trọng phát triển hình thức giải trí mới cho người dân TP HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alencastro A.L., 2004. Hobbyists’ preferences for marine ornamental fish: A discrete choice analysis of source, price, guarantee and ecolabeling attributes. MSc. Thesis, University Florida, US.

Bùi Thế Bình, 2008. Tìm hiểu hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển tại TP HCM và kỹ thuật trữ cá cảnh biển. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TP HCM.

Chan T.C.T., and Sadovy Y., 1998. Profile of the Marine Aquarium Fish Trade in Hong Kong. Aquarium Sciences and Conservation 2: 197 - 213.

Dowling C., 2004. International trade of aquarium species. http://are.berkeley.edu/courses/EEP131/old_files/NotableStudent04/TradeAquariumDowling.pdf

Gasparini L.J., Floeter R.S., Ferreira E.L.C., and Sazima I., 2005. Marine ornamental trade in Brazil. Biodiversity and Conservation 14: 2883 - 2899.

Page 28: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 28

Huỳnh Thị Thu Trang, 2009. Hiện trạng hoạt động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở TP HCM. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TP HCM.

Kotler P., Ang W.S., Leong M.S., and Tan T.C., 2003. Marketing Management – A Asian Perspective, 3rd edition, Pearson – Prentice Hall.

Luong C.V., Hung T.L., and Leschen W., 2002. The current state and potental of ornamental fish production in Ho Chi Minh city. State of the system report. Nong Lam University, Ho Chi Minh city.

Neto M.C., Cunha E.D.A.F., Nottingham C.M., Araujo E.M., Rosa L.I., and Barros M.L.G., 2003. Analysis of the marine onamental fish trade at Ceara’ state, northeast Brazil. Biodiversity and Conservation 12: 1287 - 1295.

Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá Cảnh nước ngọt, NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 263 trang.

Wabnitz C., and Taylor M., 2003. From ocean to aquarium. Cambridge, UK, UNEP – WCMC. 66 pp.

Page 29: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 29

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT Ở TPHCM

Tô Thị Kim Hồng*, Nguyễn Minh Đức** và Trần Thị Phượng** * Khoa Kinh Tế - Đại Học Mở TPHCM

** Bộ môn Quản Lý và Phát Triển Nghề cá – Đại Học Nông Lâm TPHCM

TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính trong kinh tế lượng với

dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 04/2009 ñến 12/2009 để xây dựng được năm mô hình về sự sẵn lòng đầu tư cho việc nuôi cá cảnh nước ngọt trên địa bàn TP.HCM, bao gồm tổng chi phí đầu tư nuôi cá, chi phí mua bể cá và giá đỡ, chi phí mua cá, và trang thiết bị. Kết quả từ các mô hình hồi quy cho thấy tổng chi phí nuôi cá cảnh phụ thuộc rất lớn vào chi phí mua thiết bị, kế ñến là chi phí cho việc trang trí tạo thẩm mỹ, chi phí mua cá và hồ cá. Ngoài ra, người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm sẵn lòng chi trả nhiều hơn để mua cá, mua bể và trang thiết bị. Số lượng cá, bể cá nhiều hơn và mục đích tâm linh sẽ làm tăng chi phí vừa kể trên.

GIỚI THIỆU

Một trong những phương pháp đo lường giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ là đo lường sự sẵn lòng chi trả (WTP), dù trực tiếp hay gián tiếp, của người tiêu dùng. Đó là số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho hàng hóa hay một dịch vụ mong muốn (Kentsch và Sinden, 2001). Nhiều nhà kinh tế đã ứng dụng những phương pháp đo lường WTP khác nhau trong các nghiên cứu của mình. Alfnes and Rickertsen (2003) đã nghiên cứu về sự sẵn lòng trả của người tiêu dùng châu Âu đối với thịt bò được nhập khẩu từ Ireland, Na Uy, và Hoa Kỳ. Trong một nghiên cứu khác, O’Brien and Viramontes (1994) đã phân tích chi phí-lợi nhuận của chương trình chăm sóc sức khỏe dựa trên việc xem xét tác động giữa WTP và thu nhập dựa vào mô hình hồi quy đa biến tuyến tính. Phương pháp đo lường WTP cũng được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích khả năng chi trả của con người cho các dịch vụ môi trường hay cho việc hưởng thụ các dịch vụ du lịch sinh thái (Turner et al., 1995)

Từ rất lâu cá cảnh đã được kinh doanh và nuôi nhằm mục đích giải trí trong những ngôi nhà sang trọng, biệt thự cũng như được trưng bày ở những cửa hàng, công ty, nhà hàng khách sạn,... nhằm phục vụ kinh doanh ở vùng đô thị. Trước kia, những hồ cá cảnh được thiết kế nhằm mục đích giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Ngày nay, bên cạnh mục đích giải trí và trưng bày, bể cá cảnh còn có thêm nhiệm vụ hỗ trợ con người về mặt tinh thần, tâm linh khi nhiều người tin rằng bể cá cảnh trong nhà sẽ mang lại may mắn cho bản than và gia đình. Theo Hung et al. (2005), cá cảnh đã và đang tạo ra những giá trị kinh tế rất lớn đối với kinh tế TPHCM, không chỉ góp phần vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung mà còn phục vụ cho nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đo lường sự sẵn lòng (hay khả năng) chi trả của người dân TPHCM cho thú vui cá cảnh của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đó. Vì phân tích hồi quy tuyến tính là phương pháp được sử dụng phổ biến, hiệu quả và dễ ứng dụng nhất trong kinh tế học (Gujarati, 2002) nên nghiên cứu này ứng dụng phương pháp này ñể xây dựng những hàm số tuyến tính nhằm bổ sung cho những nghiên cứu trước đây về hiện trạng và vai trò của cá cảnh.

Page 30: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 30

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu khảo sát được thu thập qua các cuộc khảo sát, điều tra thực tế và phỏng vấn 240 người đang nuôi cá cảnh nước ngọt nhằm mục đích giải trí ở Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2009 – 08/2010. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính với các biến định tính và định lượng và thủ tục loại trừ biến không có ý nghĩa (backward selection) được sử dụng để xây dựng các mô hình. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và được kiểm chứng bằng phần mềm thống kê SAS (Statistical Analysis System).

Các mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được xây dựng dựa trên phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Các mô hình hồi qui tuyến tính này được xây dựng dựa trên lý thuyết về hàm số chi phí với các biến phụ thuộc là tổng chi phí nuôi cá cảnh (được xem là mức sẵn lòng đầu tư), chi phí mua cá, mua bể, trang thiết bị. Các biến giải thích được quan tâm bao gồm số năm kinh nghiệm của người nuôi cá, số lượng cá nuôi, hình thức nuôi và các yếu tố khác…

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

Chi phí đầu tư và đường cầu cho việc nuôi cá cảnh

Qua khảo sát 240 người nuôi có tổng 322 hồ nuôi, chi phí đầu tư ban đầu trung bình cho một hồ nuôi là 1.104.130 đồng, chi phí một người nuôi đầu tư ban đầu cho việc nuôi cá cảnh nước ngọt trung bình là 1.481.375 đồng.

Trong các hình thức nuôi cá thì tổng chi phí trung bình của hình thức nuôi cá ghép với cây thủy sinh có chi phí đầu tư là cao nhất (Bảng 1). Chi phí trung bình một người nuôi theo hình thức này thì người nuôi phải tốn 1.732.400 đồng, còn đối với hình thức nuôi đơn là 1.495.857 đồng, hình thức nuôi ghép cá với cá là 734.998 đồng. Trong hình thức nuôi ghép cá với cây thủy sinh người nuôi phải tốn thêm chi phí mua cây thủy sinh và vật liệu làm nền, cho nên chi phí trung bình cho hình thức nuôi này cao hơn hai hình thức còn lại, ngoài ra hồ nuôi theo hình thức này thường có kích thước lớn và kính làm hồ dày vì vậy chi phí mua hồ cũng cao (Bảng 2). Chi phí trung bình mua cá của hình thức nuôi đơn có chi phí cao nhất là 683.281 đồng/người, hình thức nuôi ghép cá với cây thủy sinh là 432.800 đồng/người, hình thức nuôi ghép cá với cá là 133.363 đồng/người.

Bảng 1. Chi phí trung bình đầu tư cho các hình thức nuôi cá cảnh Hình thức nuôi Chi phí (đồng) Nuôi đơn Nuôi ghép cá với cá Nuôi ghép cá với cây thủy sinh

1.495.859 ± 56.147 738.636 ± 227.303

1.731.600 ± 226.527

Bảng 2. Các khoản chi phí trung bình cho một người nuôi theo các hình thức Các khoản chi phí (đồng) Nuôi ghép cá với

cây thủy sinh Nuôi đơn Nuôi ghép cá

với cá Mua cá 432.80 ± 138.31 683.28±193.07 133.64±19.74 Mua hồ nuôi, giá đỡ 612.80 ± 66.97 476.33±36.37 362.27±23.10 Mua phụ kiện 292.80 ± 27.39 198.13±15.81 155.91±18.92 Mua vật trang trí 214.00 ± 20.11 138.27±23.78 83.18±7.10 Mua cây thủy sinh, phân bón 180.00 ± 19.58 0 0

Với hình thức nuôi đơn, đối tượng nuôi là các loài cá như cá la hán; cá rồng; cá dĩa;… mà giá của các loài cá này trên thị trường rất cao, giá thấp nhất một con la

Page 31: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 31

hán là 50.000 đồng, với cá dĩa có giá bán trung bình là 200.000 đồng/con, còn cá thanh long loại lớn thì có giá 400.000 đồng/con…

Đối tượng nuôi của hình thức nuôi ghép cá với cá mà chúng tôi khảo sát chủ yếu là cá vàng và cá chép nhật, cá vàng trên thị trường có giá từ 10.000 đến 40.000 đồng/con còn cá chép nhật có gia bán từ 5.000 đến 200.000 đồng.

Với số liệu thu thập được dựa trên mức sẵn lòng đầu tư cho thú vui nuôi cá cảnh giải trí, đường cầu của thú vui này đã được xây dựng và thể hiện trong Hình 1.

Hình 1. Mức sẵn lòng đầu tư cho thú vui cá cảnh của những người đang nuôi cá cảnh nước ngọt tại TP.HCM

0

10

20

30

40

50

60

<1 1-2 2-3 3-5 6-7 7-10 10-50 >50

tổng chi phí nuôi cá cảnh (triệu đồng)

ðường cầu của cá cảnh nước ngọt

số lượng (người)

Đường cầu này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cơ bản về cung cầu trong kinh tế học, theo đó, đường cầu có độ dốc đi xuống. Với đường cầu xây dựng được, nếu chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn 7 triệu đồng, số lượng người sẵn sang đầu tư để nuôi cá cảnh nước ngọt là rất ít. Tuy nhiên, nếu chi phí đầu tư ban đầu ít hơn 1 triệu đồng, số lượng người sẵn lòng tham gia hưởng thụ thú vui này se tăng rất nhiều.

Hàm số tổng chi phí cho việc nuôi cá cảnh nước ngọt

Mối liên quan của các chi phí thành phần đối với tổng chi phí

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ khảo sát được các khoản chi phí gồm: chi phí mua cá, chi phí mua hồ nuôi, giá đỡ; chi phí mua phụ kiện; chi phí mua vật trang trí và chi phí mua cây thủy sinh, phân bón. Trong đó chi phí mua cá chiếm tỷ lệ 36,44% có tỷ lệ cao nhất, chi phí mua hồ nuôi giá đỡ chiếm 35,06%, chi phí mua phụ kiện chiếm 15,02%, chi phí mua vật trang trí chiếm 10,08% và chi phí mua cây thủy sinh, phân bón chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,4% (Bảng 3).

Bảng 3. Trung bình các khoản chi phí cho một người trong việc nuôi cá cảnh Các khoản chi phí Chi phí (đồng) Tỷ lệ (%) Mua cá 539.750 ± 109.394 36,44 Mua hồ nuôi, giá đỡ 519.375 ± 31.856 35,04 Mua phụ kiện 222.500 ± 12.976 15,02 Mua vật trang trí 149.333 ± 14.234 10,08 Mua cây thủy sinh, phân bón 50.417 ± 8.950 3,42

Hệ số xác định của mô hình 1 là 98.4%, cho biết các khoản chi phí mua cá, mua hồ, mua trang thiết bị và mua dụng cụ trang trí giải thích được 98,4% tổng chi

Page 32: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 32

phí, còn 1,6% do các yếu tố khác. Mô hình hồi quy 1 đã được kiểm tra sai phạm. Kết quả không có các hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo, phương sai của sai số thay đổi (nR2= 50.67< χ2) và tự tương quan (D.W=2.12) trong mô hình. Như vậy mô hình tuyến tính này có thể được sử dụng để đánh giá tác động của các khoản chi phí thành phần lên tổng chi phí cũng là mức sẵn lòng chi trả cho thú vui cá cảnh nước ngọt.

TONGCHIPHIi = -59625.5** + 0.9913 MUACAi***+ 0.9623MUAHOi *** + 1.4894THIETBIi***+1.053 TRANG TRIi*** + ei (Mô hình 1)

Kết quả hồi quy cho thấy tất cả các yếu tố trong mô hình bao gồm chi phí mua cá, chi phí mua hồ cá và giá đỡ, trang thiết bị ñều làm tăng tổng chi phí nuôi cá giải trí, ở mức độ tin cậy 99%. Trong đó, chi phí mua trang thiết bị ñể duy trì sự sống cho cá có tác động lớn nhất đến tổng chi phí là nhiều nhất trong. Chi phí mua cá và mua hồ cá có mức tác động gần bằng nhau và thấp nhất.

Các yếu tố tác động đối với tổng chi phí đầu tư

Để tìm hiểu tác động của các yếu tố kỹ thuật và các yếu tố khác như kinh nghiệm, mục đích nuôi, lên tổng mức sẵn sàng chi trả, mô hình 2 được xây dựng với các biến số được mô tả trong Bảng 4.

Bảng 4. Các biến số được sử dụng trong mô hình 2 Tên biến Mô tả ðặc điểm Đơn vị Y2 Tổng chi phí người nuôi giải trí chi cho

việc nuôi cá cảnh Biến phụ thuộc ðồng

Y3 Chi phí người nuôi giải trí chi cho việc mua hồ và giá đỡ

Biến phụ thuộc ðồng

Y4 Chi phí người nuôi giải trí chi cho việc mua cá

Biến phụ thuộc ðồng

Y5 Chi phí người nuôi giải trí chi cho việc mua trang thiết bị

Biến phụ thuộc ðồng

Kinhnghiem số năm kinh nghiệm trong việc nuôi cá cảnh

Biến độc lập năm

Soca tổng số cá thể cá được nuôi Biến độc lập Con Soho tổng số hồ nuôi cá Biến độc lập Cái A1 kích thước hồ nuôi từ 0,4-0,6m Biến định tính B1 kích thước hồ nuôi từ 0,8-1,0m Biến định tính C1 kích thước hồ nuôi từ >1,2m Biến định tính A3 Nuôi cá cảnh nhằm mục đích giải trí Biến định tính B3 Nuôi cá cảnh nhằm mục đích tâm linh Biến định tính C3 Nuôi cá cảnh nhằm mục đích nâng cao

thu nhập Biến định tính

A6 Hình thức nuôi đơn Biến định tính B6 Hình thức nuôi ghép cá với cá Biến định tính C6 Hình thức nuôi ghép cá với thủy sinh Biến định tính

Thủ tục hồi qui loại bỏ bớt biến không có ý nghĩa thống kê cho kết quả như sau:

Y2i = -188592 +102499.3Kinhnghiemi** + 2558872Sohoi*** -1636656A1i*** -1438960B1i*** +648323.2B3i*** -609498 B6i*** + ei (Mô hình 2)

Tổng chi phí nuôi cá cảnh có 40% được quyết định bởi các yếu tố như kinh nghiệm nuôi, số lượng bể nuôi nhỏ, trung bình, mục đích nuôi vì tâm linh và hình thức nuôi cá ghép. Kết quả kiểm chứng cho thấy không có đa cộng tuyến hoàn hảo

Page 33: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 33

trong mô hình, phương sai của sai số ổn định (nR2= 39.12< χ2) và không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình (D.W=2.05).

Kết quả hồi quy ở mô hình 2 cho thấy với độ tin cậy 99%, tổng chi phí cho việc nuôi cá cảnh giải trí phần lớn là do số lượng hồ cá quyết định, kế ñến kích thước hồ nuôi, mục đích nuôi cá và cuối cùng là hình thức nuôi. Ngoài ra, kinh nghiệm nuôi cá cảnh cũng ảnh hưởng ñến chi phí nuôi cá cảnh (ở mức tin cậy 95%). Khi người nuôi có càng nhiều kinh nghiệm, số bể nuôi càng nhiều, và nuôi cá nhằm mục đích tâm linh thì họ sẵn sàng đầu tư chi phí ban đầu nhiều hơn cho việc nuôi cá cảnh. Trong khi đó những người nuôi cá bể nhỏ (0,4-0,6m) hoặc trung bình (0,8-1,0m) và có hình thức nuôi cá ghép thì chỉ sẵn sàng đầu tư ít hơn so với các hình thức khác.

Cũng với các biến giải thích như trong mô hình 2 (Bảng 4), phân tích hồi qui cũng cho biết các tác động của các yếu tố kỹ thuật và các yếu tố khác lên chi phí mua hồ nuôi và giá đỡ (Mô hình 3), chi phí mua cá (Mô hình 4), chi phí mua trang thiết bị. (Mô hình 5).

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mua hồ nuôi và giá đỡ

Y3i = 40583.88+ 17472.62Kinhnghiemi* + 11088.68 Socai*** + 342944.3 Sohoi*** -289052 A1i*** -97428.9 B1i** + 365525.6B3i*** -111044B6i** + ei (Mô hình 3)

Mức độ phù hợp của mô hình đạt 55.84%, cho thấy 55.84% chi phí mua hồ và giá đỡ được giải thích bởi các yếu tố như kinh nghiệm, số cá, số lượng bể, kích thước bể nhỏ hơn 1m, hình thức nuôi cá ghép. Những người nuôi cá vì mục đích tâm linh, phong thủy được dự đoán sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho việc mua bể và giá đỡ. Dựa vào kết quả hồi quy cho thấy số cá và số hồ nuôi làm tăng chi phí của hồ và giá đỡ (độ tin cậy 99%), cũng như người có nhiều kinh nghiệm nuôi cá giải trí sẽ sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho hồ và giá đỡ (90%), kết quả này tương tự đối với người nuôi cá vì tâm linh. Những người nuôi cá trong những bể có kích thước nhỏ từ 0,4-1,0m sẽ chi trả thấp hơn cho việc mua bể và giá đỡ. Việc nuôi ghép cá cũng làm giảm chi phí cho việc mua bể nuôi và giá đỡ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mua cá

Y4i = -369492* + 76140Kinhnghiemi* - 21526.9Socai** + 1879049Sohoi*** -1067012A1i*** -1193854B1i*** + ei

Mức độ giải thích của mô hình là 28,71%, cho thấy chi phí mua cá có 28,71% là phụ thuộc vào kinh nghiệm, số lượng cá, bể nuôi và kích thước bể nuôi nhỏ và trung bình. Các sai phạm cũng đã được kiểm tra trong mô hình hồi quy 4. Kết quả không có đa cộng tuyến hoàn hảo, phương sai của sai số không thay đổi (nR2= 58.8< χ2) và không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình (D.W=2.046).

Kết quả hồi quy cho thấy những người có kinh nghiệm nuôi cá càng nhiều thì họ sẵn lòng chi trả cho chi phí mua cá nhiều hơn so với những người có ít kinh nghiệm hơn. Có thể nói cách khác người nuôi cá có kinh nghiệm thì sẽ nuôi những loại cá nhiều tiền hơn (độ tin cậy 90%). Nhận xét này tương tự đối với chi phí mua hồ nuôi, người nuôi cá giải trí đầu tư nhiều vào những hồ nuôi thì họ cũng sẵn sàng bỏ tiền nhiều hơn ñể mua cá (độ tin cậy 99%). Tuy nhiên dựa vào kết quả hồi quy của mẫu nghiên cứu lại chỉ ra rằng số cá và chi phí mua cá có quan hệ nghịch biến, mặc dù cá trong hồ nuôi ít nhưng chi phí ñể mua cá này cao hơn so với chi phí nuôi nhiều cá trong hồ (độ tin cậy 95%). Điều này có thể lý giải là do những người nuôi cá cảnh nước ngọt với số lượng cá nhiều thường là nuôi các loài cá rẻ tiền hơn so với những người nuôi chỉ một hoặc hai con cá. Thêm một phát hiện khác từ mô hình 4 là những

Page 34: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 34

người nuôi cá với bể nuôi có diện tích nhỏ 0,4-0,6m và nuôi cá vì mục đích tâm linh sẽ sẵn lòng đầu tư nhiều hơn vào chi phí mua cá (độ tin cậy 99%).

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mua trang thiết bị

Y5i = 43670.69**+ 10478.69Kinhnghiemi*** +4762.087So cai*** + 153154.9So hoi*** -142694A1i*** -63527.4B1i*** + 125953.9B3i*** -55539.4B6i*** + ei

Mức độ phù hợp của mô hình là 56.54%, nghĩa là chi phí mua trang thiết bị phụ thuộc 56,54% vào kinh nghiệm, số lượng cá, bể cá, kích thước bể nhỏ, trung bình, mục đích nuôi vì tâm linh và hình thức nuôi cá ghép. Kết quả kiểm tra không cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo hay phương sai của sai số thay đổi (nR2= 16.56< χ2). Người nuôi sẵn lòng chi trả cao cho trang thiết bị trong các trường hợp sau: người có kinh nghiệm nhiều, nuôi cá với số lượng nhiều, số lượng bể cá nhiều và mục đích nuôi cá do tâm linh (độ tin cậy 99%). Trong khi đó kích thước hồ nuôi nhỏ (0,4-0,6m), trung bình (0,8-1,0m), hoặc nuôi cá ghép thì người nuôi sẽ đầu tư chi phí trang thiết bị ít hơn.

KẾT LUẬN

Đường cầu cho thú vui cá cảnh nước ngọt cũng có hình dạng tương tự như đường cầu của các sản phẩm hay dịch vụ khác. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính về chi phí đầu tư hay sự sẵn lòng trả (WTP) cho việc nuôi cá cảnh nước ngọt trên địa bàn TP.HCM. cho thấy tổng chi phí đầu tư cho nuôi cá cảnh nước ngọt phụ thuộc rất lớn vào chi phí mua thiết bị, kế ñến là chi phí cho việc trang trí tạo thẩm mỹ, chi phí mua cá và hồ cá. Ngoài ra, người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm được dự đoán sẽ sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho chi phí mua cá, mua bể và trang thiết bị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alfnes, F. and K. Rickertsen, 2003. European consumers' willingness to pay for u.s. beef in experimental auction markets. American Journal of Agricultural Economics, 85(2): 396-405

Công Phiên, 2010. TP Hồ chí minh - Những công trình trọng điểm: Giống cây con chất lượng cao - Kết quả mới, vai trò mới, Niên giám nông nghiệp-thực phẩm

Gujarati, D.N., 2002. Basic Econometrics - 4th edition, The McGrow-Hill. 1002p.

Kerry Turner, David Pearce and Ian Bateman (1995). Kinh Tế Môi Trường. East Anglia & London Universities. Bản dịch bởi ĐH Nông Lâm TPHCM.

Knetsch, J.L. and J.A. Sinden, 1984. Willingness to Pay and Compensation Demanded Experimental Evidence of an Unexpected Disparity in Measures of Value. The Quarterly Journal of Economics, 99: 507-521.

Le Thanh Hung, Vu Cam Luong and L. Weschen, 2005. “Current state and potential of ornamental fish production in Hochiminh City”. Sterling University Newsletter No. 2.

O'Brien B, and J.L. Viramontes, 1994. Willingness to pay: a valid and reliable measure of health state preference? Medicine Decision Making. 14(3): 289–297.

Q.Trung, 2009. Khai thông xuất khẩu cá cảnh sang Mỹ, pháp luật http://phapluattp.vn/248558p1014c1068/khai-thong-xuat-khau-ca-canh-sang-my.htm

Page 35: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 35

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ CHO THÚ VUI CÁ CẢNH BIỂN CỦA NGƯỜI NUÔI GIẢI TRÍ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Quyến*, Tô Thị Kim Hồng** và Nguyễn Minh Đức*

* Bộ môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá – Đại Học Nông Lâm TPHCM ** Khoa Kinh Tế - Đại Học Mở TPHCM

TÓM TẮT

Như nhiều hình thức giải trí khác, việc nuôi cá cảnh biển cho mục đích giải trí ngày càng phổ biến tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Cũng giống như các hình thức giải trí khác như du lịch, thưởng thức ca nhạc nghệ thuật, người nuôi cá cảnh biển phải trả một số tiền nhất định cho thú vui của họ. Nghiên cứu này làm góp phần làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mà người chơi bỏ ra cho thú vui cá cảnh biển. Số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người nuôi cá cảnh biển. Kết quả điều tra được xử lý bằng các phân tích thống kê mô tả và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Ngoài các loại chi phí mua cá, bể, sinh vật cảnh biển thì địa điểm nuôi tại gia đình, mục đích giải trí, mục đích kinh doanh và chỉ tiêu ngoại hình để lựa chọn cá nuôi cũng là những yếu tố làm cho người nuôi sẵn sàng mua cá cảnh để nuôi.

GIỚI THIỆU

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất của Việt Nam, mặc dù chỉ chiếm 7,5 % dân số của nước ta nhưng TP HCM đóng góp tới 24,3 % tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. GDP của TP HCM tăng liên tục qua các năm, mức tăng trưởng GDP của TP HCM liên tục tăng và giữ ở mức hai con số từ năm 2001 cho đến năm 2007 (Cục thống kê TP HCM, 2010). Qua đây cho thấy đời sống của người dân thành phố ngày càng được nâng cao và ổn định. Thu nhập bình quân trên đầu người không ngừng tăng lên dẫn tới nhu cầu vật chất của người dân TPHCM nói chung và nhu cầu các mặt hàng thủy sản nói riêng cũng tăng lên, nhu cầu về đời sống tinh thần theo đó cũng ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Bể cá cảnh ngoài vai trò bảo vệ môi trường thông qua giáo dục cộng đồng (Evan, 1997) thì nhiều người cũng xem bể cá cảnh như một thứ không thể thiếu để tăng thêm vẻ tươi mát, duyên dáng cho không gian mỗi căn phòng, góc làm việc. (Nguyễn Văn Chinh và Trần Thị Phượng, 2009).

Như khẳng định của Clont và Jolly (1993), Nguyễn Minh Đức (2009b) thì dân số và thu nhập là hai trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng thủy sản. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cá cảnh biển trước đây chủ yếu tập chung vào nghiên cứu phân loại hay kỹ thuật nuôi trữ trong điều kiện nhân tạo, chưa có nghiên cứu nào về chi phí của người nuôi cho thú vui cá cảnh biển của họ. Do đó, với số liệu điều tra thực tế và mô hình hồi qui thống kê, nghiên cứu này cung cấp minh chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi cá cảnh biển tại TPHCM.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập và xử lý số liệu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2009 đến tháng 10/2010. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người nuôi cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Thông tin được mã hóa, lưu trữ và xử lý thống kê

Page 36: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 36

bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows ở mức ý nghĩa α = 0,05. Việc xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính đa biến với biến giả thông qua tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một (backward selection).

Xây dựng hàm hồi quy thực nghiệm

Trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến giả ngoài ảnh hưởng của các biến độc lập định lượng thì các biến độc lập định tính cũng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (Hoàng Ngọc Nhậm và ctv, 2008). Sử dụng phương pháp xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến giả của Hoàng Ngọc Nhậm và ctv (2008), Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008a) để xây dựng mô hình ảnh hưởng của các yếu tố lên chi phí cho thú vui cá cảnh biển. Mô hình (1) là mô hình thực nghiệm cho nghiên cứu này.

Yi = β0+ β1Xi+ β2Di + ui = f(Xi, Di) (1)

Trong đó Yi: Tổng chi phí nuôi cá cảnh biển (triệu đồng)

β0: Hằng số của mô hình

β1: Vector các tham số tương ứng với các biến giải thích định lượng

β2: Vector các tham số tương ứng với các biến giải thích định tính

ui: Sai số ngẫu nhiên

Xi: Các biến định lượng đại diện cho người trả lời

Di: Các biến giả đại diện cho người trả lời (D = 0 hoặc D = 1)

i: Số thứ tự của mẫu phỏng vấn

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thông tin chung

Mức thu nhập của người chơi cá cảnh biển tại TP HCM (hình 1) cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình của người dân TP HCM với khoảng 3 triệu đồng/tháng (Cục Thống Kê TP HCM, 2007). Như vậy, đa số những người chơi cá cảnh biển thuộc nhóm có thu nhập cao. Bên cạnh nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình nhu cầu giải trí cũng rất quan trọng, thu nhập càng tăng thì chi phí dành cho hoạt động giải trí cũng tăng lên (Vogel, 2007). Đa số người nuôi cá cảnh biển nuôi tại gia đình (77 %), nhiều người khác lại nuôi tại quán cà phê, nhà hàng, khách sạn (hình 2).

1,67 28,33

23,3346,67

≤ 5 Triệu đồng 5 - 10 Triệu đồng

10 - 15 Triệu đồng ≥ 15 Triệu đồng

77%

10%

8%

5%

Gia đình Quán cà phê

Nhà hàng Khách sạn

Hình 1. Thu nhập của người nuôi cá cảnh biển tại TP HCM (triệu đồng/tháng)

Hình 2. Địa điểm nuôi cá cảnh biển

Page 37: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 37

Tương tự như nghiên cứu của Alencastro (2004), đa số người nuôi cá cảnh biển ngoài mục đích trang trí cho không gian nhà thêm đẹp (98,33 %) cũng nhằm mục đích thỏa mãn sở thích giải trí của bản thân (88,33 %). Một số người khác nuôi cá cảnh biển tại quán cà phê, nhà hàng, khách sạn không chỉ nhằm mục đích giải trí, trang trí mà cũng nhằm mục đích kinh doanh (25 %) và mục đích tâm linh (21,67 %). Họ cho rằng sở hữu bể cá cảnh đẹp trong không gian kinh doanh cũng là một cánh tiếp thị hiệu quả, bể cá cảnh đẹp giúp cho khách hàng của mình cảm thấy thư giãn hơn, tạo dấu ấn sâu sắc hơn nên khách hàng sẽ đông hơn.

Theo thứ bậc nhu cầu của Maslow (1943) thì sở thích nuôi cá cảnh biển của người dân TP HCM (bảng 1) xuất phát từ nhu cầu được tôn trọng. Bởi vì nhu cầu nuôi cá cảnh biển không chỉ tự nảy sinh trong ý thích của cá nhân mà còn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài. Sở thích nuôi cá cảnh biển không chỉ đơn thuần để giải trí hay trang trí mà đó là mong muốn được người khác chú ý, mong muốn được tôn trọng và khẳng định giá trị bản thân. Sự tác động của những người xung quanh và sự trưng bày, giới thiệu của người bán cá cảnh có vai trò rất lớn trong việc hình thành sở thích nuôi cá cảnh của người dân khi 58,33% người được phỏng vấn cho rằng họ thích nuôi cá do tác động của người bán và đến 71,67% do tác động từ bạn bè. Điều đó cho thấy vai trò tiếp thị rất quan trọng trong kinh doanh cá cảnh biển. Thực tế cho thấy lĩnh vực cá cảnh hầu như chưa có bộ phận tiếp thị vì tính đơn lẻ, mang tính chất cha truyền con nối. Như vậy việc nuôi cá cảnh giải trí không chỉ tự nảy sinh trong ý thích của cá nhân mà còn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài.

Bảng 1. Sở thích nuôi cá cảnh biển

Sở thích từ Tần số Tỉ lệ (%)

Bạn bè 43 71,67 Sách, báo 26 43,33 Người bán 35 58,33 Khác 21 35

Có nhiều chỉ tiêu để người nuôi lựa chọn cá cảnh tuy nhiên màu sắc và hình dạng là hai yếu tố kinh điển nhất để chọn các loài cá cảnh (Vũ Cẩm Lương, 2008). Đối với người nuôi cá cảnh biển tại TP HCM, màu sắc và ngoại hình cũng là hai yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Chinh và Trần Thị Phượng (2009), quan điểm của (Vũ Cẩm Lương, 2008) (bảng 2). Tuy nhiên chỉ tiêu hoạt động bơi lội cũng rất quan trọng, thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá sơ bộ sức khỏe và tập tính hoạt động của cá.

Bảng 2. Chỉ tiêu chọn cá cảnh biển Chỉ tiêu Tần số Tỉ lệ (%)

Màu sắc 60 100

Hình dáng 57 95

Hoạt động 47 78,33

Kotler và ctv (2003) cho rằng hành vi của người mua hàng chịu ảnh hưởng chủ yếu của bốn yếu tố bao gồm các yếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý và tính cách cá nhân. Đối với sản phẩm là cá cảnh biển thì những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua cá của người nuôi đó là (hình 3):

• Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người nuôi cá. Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người.

Page 38: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 38

• Tính cách cá nhân và tâm lý của người nuôi tác động sự hình thành sở thích chơi cá cảnh biển nên ảnh hưởng tới quyết định mua cá (85 %). Mặc dù yếu tố cá đẹp là tiêu chí quan trọng và kinh điển nhất để chọn các loài cá cảnh nhưng khái niệm đẹp tuỳ theo sở thích, tâm lý và tính cách của mỗi người khác nhau.

• Yếu tố xã hội tác động tới tâm lý lựa chọn, quy chuẩn về loài cá đẹp hay không đẹp và quyết định mua cá của người nuôi (93,33 %)

• Những người nuôi cá cảnh biển thì họ sẽ không ngần ngại khi mua những con cá đẹp và đảm bảo chất lượng vì thu nhập của họ cao. Động lực mua cá cảnh biển là xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn thú vui, niềm đam mê của họ nên tỉ lệ người chơi căn cứ vào giá cả để mua cá cảnh thấp (21,67 %) .

• Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi người nuôi như niềm tin và thái độ (28,33 %). Đối với cá cảnh biển thì người nuôi sẽ mua và nuôi thử, nếu thõa mãn được nhu cầu và sở thích của họ thì niềm tin của người đó về loài cá đó sẽ được nâng cao và họ sẽ tiếp tục mua loài đó lần sau và ngược lại họ sẽ không mua nữa và sẽ có ấn tượng xấu.

21,67

85

93,33

28,33

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Giá cả hợp lý Sở thích Cá đẹp Khác

Tỉ lệ(%)

Hình 3. Yếu tố quyết định mua cá biển

Các yếu tố tác động lên chi phí cho thú vui cá cảnh biển

Chi phí của một người nuôi cá cảnh biển tại TP HCM là 12.288,83 ± 648,98 (ngàn đồng) trong khoảng thời gian 2,23 ± 0,16 (năm). Chi phí nuôi cá cảnh biển (bảng 4) cao hơn nhiều so với chi phí nuôi cá cảnh nước ngọt nếu so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chinh và Trần Thị Phượng (2009).

Bảng 4. Chi phí nuôi cá cảnh biển (ngàn đồng) Khoản chi phí N Min Max Mean SE Tỉ lệ (%)

Cá cảnh biển 60 3.000 12.000 5.966,67 300,16 48,55 Bể nuôi hoàn chỉnh 60 1.800 14.000 5.096,67 328,24 41,47 Sinh vật biển khác 60 300 2.000 791,17 43,54 6,43 Thay nước/lần 60 100 800 381,83 20,54 3,11 Dịch vụ/lần 19 100 300 165,78 13,27 0,43 Tổng CP/người nuôi 60 5.800 27.900 12.288,83 648,98 100

Page 39: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 39

Các yếu tố tác động lên chi phí cho thú vui cá cảnh biển được nghiên cứu thông qua xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến giả. Kết quả xây dựng mô hình với tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một được tổng kết qua bảng 5. Kết quả kiểm định F - test về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình cho thấy việc sử dụng mô hình để giải thích là rất phù hợp (bảng 6). Kiểm định T - test về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể có ý nghĩa ở các mức α nhỏ hơn 0,1, 0,05 và 0.01 (bảng 5).

Bảng 5. Các yếu tố tác động lên tổng chi phí nuôi cá cảnh biển UnStd.

Coefficients Std.

Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig.

Hằng số -0,696 0,267 -2,606 0,012 Chi phí mua cá (triệu đồng)

1,010 0,022 0,467 44,909 < 0,001

Chi phí mua bể nuôi (triệu đồng)

1,027 0,019 0,519 54,927 < 0,001

Chi phí mua sinh vật biển (triệu đồng)

1,047 0,082 0,07 12,739 < 0,001

Địa điểm nuôi cá cảnh biển - nuôi tại gia đình

0,507 0,183 0,043 2,778 0,008

Mức thu nhập (10 - 15 triệu đồng/tháng)

-0,116 0,064 -0,01 -1,825 0,074

Vai trò làm giảm stress của việc nuôi cá cảnh biển

0,104 0,047 0,01 2,199 0,033

Nuôi cá cảnh biển nhằm mục đích giải trí

0,208 0,082 0,013 2,527 0,015

Nuôi cá cảnh biển nhằm mục đích kinh doanh

0,451 0,195 0,039 2,317 0,025

Chỉ tiêu ngoại hình để tuyển chọn cá cảnh biển

0,195 0,1 0,009 1,946 0,058

Bảng 6: Kết quả kiểm định ý nghĩa chung của mô hình

Model Sum of Squares

df Mean Square

F Sig.

Regression 1489,713 11 135,428 5301,516 < 0,001

Residual 1,226 48 0,026

Total 1490,939 59

Chi phí mua cá cảnh, mua bể nuôi và mua các loại sinh vật cảnh biển khác đều làm tăng chi phí cho thú vui cá cảnh biển. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó không khác nhau nhiều mặc dù chi phí mua các loại sinh vật biển thấp hơn nhiều so với chi phí mua cá và chi phí mua bể (bảng 4). Những người nuôi cá cảnh biển tại gia đình cũng có khuynh hướng chi tiêu cho bể cá nhiều hơn những người nuôi cá tại nơi kinh doanh hay nơi làm việc. Nhận thức về vai trò làm giảm stress của nuôi cá cảnh, mục đích giải trí, mục đích kinh doanh và tiêu chí ngoại hình chọn mua cá cũng làm tăng tổng chi phí cho thú vui cá cảnh biển ở các mức độ khác nhau.

Lý thuyết kinh tế học cơ bản khẳng định rằng người có thu nhập cao hơn sẽ có mức chi tiêu cao hơn cho cuộc sống. Kết quả hồi qui tuyến tính cũng cung cấp bằng

Page 40: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 40

chứng cho lý thuyết trên. Tuy có 28,33 % người nuôi cá cảnh biển có mức thu thập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, mức sẵn sàng chi tiêu cho cá cảnh biển của nhóm thu nhập này ít hơn những người có thu nhập ở mức cao hơn 15 triệu đồng.

Theo quan điểm của Kotler và ctv (2003) với sản phẩm là cá cảnh biển là một sản phẩm cao cấp thì người nuôi sẵn sàng mua để nuôi tại gia đình vì bể cá cảnh biển làm không gian sống của họ đẹp hơn, cuộc sống vui vẻ hơn, đáp ứng nhu cầu bậc cao hơn khi thu nhập gia tăng. Ngoài tính cách cá nhân và tâm lý người nuôi cũng ảnh hưởng tới quyết định mua cá, động lực của quyết định mua cá cảnh biển được giải thích theo lý thuyết của Maslow (1943) về động cơ tiêu dùng. Nhu cầu nuôi cá cảnh biển không chỉ tự nảy sinh trong ý thích của cá nhân mà còn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài. Sở thích nuôi cá cảnh biển không chỉ đơn thuần để giải trí hay trang trí mà đó là mong muốn được người khác chú ý, mong muốn được tôn trọng và khẳng định giá trị bản thân.

KẾT LUẬN

Mô hình hồi quy đa biến với biến giả có thể khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cho thú vui cá cảnh biển. Qua mô hình thống kê này, để phục vụ nhu cầu giải trí, nhu cầu trang trí và kinh doanh người nuôi sẵn sàng mua bể cá cảnh đẹp để nuôi. Ngoài chi phí mua cá, mua bể nuôi và mua các loại sinh vật cảnh biển khác, những người nuôi cá tại gia đình và những người nhận thức được vai trò giảm stress, giải trí của cá cảnh biển cũng như nuôi cá biển phục vụ cho kinh doanh có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho thú vui này. Để phát triển hoạt động kinh doanh và nuôi cá cảnh biển tại TP HCM, người kinh doanh cần đa dạng hóa loài cá cảnh biển và sinh vật biển hơn để tăng sự lựa chọn cho người nuôi, tập trung vào những loài mới và lạ. Tập trung tiếp thị vào những gia đình có thu nhập cao và người nuôi với mục đích kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alencastro A.L., 2004. Hobbyists’ preferences for marine ornamental fish: A discrete choice analysis of source, price, guarantee and ecolabeling attributes. MSc. Thesis, University Florida, US.

Evans K., 1997. Aquaria and Marine Environmental Education. Aquarium Sciences and Conservation 1: 239 – 250.

Hoàng Ngọc Nhậm, Vũ Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Dương Thị Xuân Bình, Ngô Thị Tường Nam và Nguyễn Thành Cả, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 330 trang.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008a. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS(1). Nhà xuất bản Hồng Đức, TP HCM, 295 trang.

Kotler P., Ang W.S., Leong M.S., and Tan T.C., 2003. Marketing Management – A Asian Perspective, 3rd edition, Pearson – Prentice Hall.

Maslow H., 1943. A theory of human motivation. Psychological Review 50:370 – 96.

Vogel L.H., (2007). Entertainment industry economics: Aguide for Financial Analysis. 7th Edition, Cambridge University Press, London, UK, 621 pages.

Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá Cảnh nước ngọt, NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 263 trang.

Clont H., and Jolly C., 1993. Economics of aquaculture. The Food Products Press, Binghamton, NY, 319 pages.

Page 41: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 41

NHU CẦU VÀ VAI TRÒ CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Diệp Thị Quế Ngân và Nguyễn Minh Đức Bộ môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, ĐH Nông Lâm TPHCM

TÓM TẮT

Nghiên cứu phỏng vấn ngẫu nhiên 80 người nuôi cá cảnh giải trí với bản câu hỏi soạn sẵn Với hơn 50% người hiện nay nuôi cá cảnh theo hướng kết hợp nhiều đối tượng nuôi, 71,2% số người không có ý định thay đổi loài cá đang nuôi trong khi chỉ có 28,8% số người có ý định thay đổi loài cá đang nuôi. Người nuôi cá cảnh giải trí cũng đồng ý rằng cá cảnh nước ngọt có vai trò giảm stress (83,8% người đồng ý), giúp cuộc sống vui vẻ hơn (76,2%), giúp không gian nhà đẹp hơn (73,8%), giúp làm ăn thuận lợi hơn (32,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ người đồng ý với việc mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình khá thấp, khi chỉ có 31,2% người đồng ý. Đa số người được phỏng vấn (67,5%) hài lòng đối với việc nuôi cá cảnh nước ngọt hiện nay.

Đối với 100 người chưa nuôi được phỏng vấn, có đến 81 người thích nuôi cá cảnh. Những lý do khiến cho họ chưa nuôi là do không hiểu biết kỹ thuật nuôi (29%), không đủ thời gian (26%), nhà không đủ rộng để nuôi (25%). Nếu nuôi cá cảnh, 31,8% người chưa nuôi sẽ chọn cá dễ nuôi, 24,4% chọn cá đẹp và 23,7% chọn cá theo sở thích trong khi chỉ 13,6% chọn những giống loài cá rẻ tiền và có đến 2,6% sẵn sàng chọn cá theo tiêu chuẩn lạ độc đáo dù đắt tiền. Đa số người chưa nuôi (70%) sẵn lòng chi ít hơn 2 triệu nhưng cũng có 4% người sẵn sàng chi trên 4 triệu để đầu tư cho bể cá cảnh. Nghiên cứu cũng đã xây dựng được đường cầu của những người chưa nuôi đối với việc đầu tư cho thú vui cá cảnh và để duy trì thú vui này.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Võ Văn Chi (1993), quá trình thuần dưỡng và nuôi cá như một thú vui giải trí đã trải qua lịch sử lâu dài hơn 2.000 năm. Từ những năm 265-419 sau Công nguyên, các loại cá chép, cá vàng đã được nuôi ở Trung Hoa và phổ biến, mở rộng khắp thế giới từ những năm 1368-1643 sau Công nguyên. Ở TP Hồ Chí Minh, nghề nuôi và sản xuất cá cảnh có từ những năm 1930. Trước năm 1975 đã từng có thời kỳ, nghề sản xuất cá cảnh ở TPHCM giữ vị thế hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á.

Việc nuôi cá cảnh thể hiện sự sành điệu cũng như đẳng cấp của người chơi cá cảnh. Một hồ cá hiện hữu trong phòng khách hay hòn non bộ đặt ở góc sân trước nhà cũng nói lên địa vị trong xã hội, tiềm lực kinh tế, tính cách của gia chủ. Nền kinh tế nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang phát triển mạnh mẽ, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, khi nhu cầu vật chất đã ổn định, thì nhu cầu vui chơi, giải trí tinh thần đòi hỏi ngày càng lớn hơn, đa dạng hơn, con người càng muốn thể hiện, chứng minh bản thân trước cộng đồng, bè bạn, người thân (Maslow, 1943). Nhịp sống công nghiệp càng cao, áp lực công việc càng nặng, con người lại càng muốn trở về với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên để tìm niềm vui và thưởng thức những vẻ đẹp do thiên nhiên mang lại ở quanh mình. Nghề sản xuất cá cảnh ở TPHCM đã có cơ hội phát triển trở lại mạnh mẽ hơn và đa dạng hơn (Hung et al, 2005, Vũ Cẩm Lương, 2007). Hiện trạng sản xuất và kinh doanh cá cảnh nước ngọt cũng đã được mô tả trong các nghiên cứu trước đây của Hung et al. (2005) và Vũ Cẩm Lương (2007). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đi sâu tìm hiểu và phân tích vai trò của cá cảnh nước ngọt đối với người nuôi, những khách hàng cuối cùng của nghề sản xuất cá cảnh. Trong khi đó, để đáp ứng được những nhu cầu, thị hiếu,

Page 42: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 42

những đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, kinh doanh phải không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được những nhu cầu, hành vi của khách hàng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ hơn thị hiếu, mức độ quan tâm của những người đang nuôi cá cảnh nước ngọt cho các mục tiêu giải trí, thưởng ngoạn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nghiên cứu cũng xác định vai trò của cá cảnh nước ngọt thông qua những lợi ích và sự hài lòng mà cá cảnh nước ngọt đã tạo ra cho người nuôi giải trí.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành từ 01/8/2010 đến 31/12/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào những người nuôi cá cảnh giải trí với 80 người trong độ tuổi từ 15 tới 70 được phỏng vấn ngẫu nhiên các quận nội thành (đã phát triển), quận mới (mới phát triển) và huyện (đang phát triển) và chưa nuôi cá cảnh giải trí với số lượng được phỏng vấn là 100 người.. Với bản câu hỏi soạn sẵn, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin trực tiếp ngay tại hiện trường thông qua các cuộc phỏng vấn, quan sát các cửa hàng, các khu vui chơi, nhà dân… theo phương pháp điều tra hoàn toàn ngẫu nhiên và thuận tiện. Số liệu khảo sát được tổng hợp và xử lý bằng các thống kê mô tả với phần mềm MS Excel, SPSS và MS word trong tổng hợp báo cáo.

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

Độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập của người nuôi cá cảnh giải trí

Độ tuổi

Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống của mỗi cá nhân quyết định đến chủng loại sản phẩm mà một cá nhân tiêu thụ (Philip Kotler, 2003). Người ta mua những sản phẩm, dịch vụ khác nhau ở những độ tuổi và những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống.

Trong số những người đang nuôi cá cảnh giải trí được phỏng vấn, có ñến 42,5% ở độ tuổi 26-36. Đây là điều hết sức thú vị và ngạc nhiên vì trước khi tiến hành điều tra, chúng tôi vẫn cho rằng những người nuôi cá cảnh thường là những người lớn tuổi, nhàn hạ. Trong khi đó, nhóm người ở độ tuổi 48-68 chỉ chiếm 13,75% . Đây là độ tuổi vẫn cho rằng có đủ điều kiện như thời gian, kinh nghiệm, thú đam mê tiêu khiển-giải trí... ñể chăm sóc, nuôi cá cảnh tốt nhất nhưng lại có tỷ lệ thấp và gây bất ngờ nhất. Số người đang nuôi cá cảnh giải trí trong độ tuổi 15-25 chiếm 23,75% người và chỉ có 20% số người đang nuôi-chơi cá cảnh nằm ở độ tuổi 37-47.

Qua những kết quả trên cho thấy chỉ có thể tạm thời nhận định rằng xu hướng nuôi cá cảnh giải trí cá cảnh hiện nay đang có những chuyển hướng tích cực theo sự đa dạng, năng động, luôn đổi mới, cập nhật giống, loài, phương thức nuôi... và điều này lớp trẻ thường chiếm ưu thế.

Nghề nghiệp

Nghề nghiệp của mỗi người cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sắm, quyết định khả năng lựa chọn một sản phẩm và chủng loại sản phẩm nào đó của người đó (Philip Kotler, 2003). Qua đợt khảo sát, có 43,75% người chơi cá cảnh được phỏng vấn có nghề nghiệp trực tiếp, gián tiếp liên quan ñến giới kinh doanh, hoặc hoạt động kinh doanh. Điều này được lý giải do người làm kinh doanh có điều kiện về mối quan hệ rộng về đối tác làm ăn, thời gian chủ động, tài chánh dư dả. Khi những nhu cầu cơ bản và thường nhật đã được thỏa mãn, con người thường mong muốn đạt được những nhu cầu cao cấp hơn như nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định bản than

Page 43: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 43

(Maslow,1943). Việc nuôi cá cảnh giải trí còn được thúc đẩy bởi những lý do thuộc về tâm linh, phong thủy vốn không thể thiếu trong công việc mua bán, làm ăn. Nuôi cá cảnh được quan niệm là mang lại nhiều may mắn, “mua may, bán đắt”, phát tài, phát lộc.

Có 23,75% người chơi cá cảnh được phỏng vấn có nghề nghiệp tự do như nội trợ, thợ hồ…nhìn chung nhóm người này cũng ít nhiều quan niệm tâm linh, phong thủy. Yếu tố may mắn thông qua việc nuôi cá được họ chú ý dù quỹ thời gian có khác nhau. Riêng 18,75% đối tượng hiện đang chơi-nuôi cá cảnh được phỏng vấn là học sinh, sinh viên. Đây là nhóm đối tượng tuy vốn thời gian không nhiều, song chính sở thích và những hấp dẫn, đam mê từ nuôi cá cảnh giải trí của họ có thể nói rất mãnh liệt, mạnh mẽ. Nhóm công chức-viên chức là nhóm tương đối có thời gian, tuy thu nhập có khác nhau, nghề nghiệp đa dạng từ giảng viên, cán bộ, bác sỹ, kỹ sư… nhưng cũng có 13,75% số người thuộc nhóm này hiện nuôi cá cảnh giải trí khi được phỏng vấn một cách ngẫu nhiên.

Thu nhập

Hoàn cảnh kinh tế bao gồm thu nhập có thể chi tiêu (mức thu nhập, mức ổn định, mức chia sẻ với người thân), tiền tiết kiệm, tài sản, nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm… Thông thường người ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập tăng, tuy nhiên đối đối với một số mặt hàng thông thường hay cấp thấp, sẽ có xu hướng ngược lại (Kotler, 2003).

Thông tin về thu nhập bình quân/tháng của người được phỏng vấn, nhìn chung các mức thu nhập dưới 3 triệu, từ 3 đến 5 triệu, từ 5 đến 7 triệu và trên 7 triệu lần lượt là 43,75%; 10%; 13,75% và 32,5%. Trong đó thu nhập bình quân tổng thể của những người chơi cá cảnh ở mức thu nhập dưới 3 triệu cao hơn hẳn so với mức thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên. Điều này được giải thích cơ bản bao gồm cho thấy hiện nay nuôi cá cảnh còn nhỏ lẻ, manh mún, con giống đã quá cũ, kỹ thuật nuôi đã quá lạc hậu, khả năng đầu tư rất hạn chế, chí phí sản xuất cao, đối tượng cá sản xuất không có sự đa dạng về giống loài, không đủ số lượng cung cấp, không đạt chất lượng và giá trị hàng hóa, thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn, bị động, chưa xây dựng được thương hiệu cá cảnh Việt Nam. Vấn ñề rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại vẫn hạn chế, bất cập đối với phát triển cá cảnh, tác động không nhỏ ñến người nuôi-chơi.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mua và nuôi cá

Loài cá được nuôi

Qua kết quả trên cho thấy, có hơn 50% người được phỏng vấn ngẫu nhiên hiện nay nuôi-chơi cá cảnh theo hướng kết hợp đối tượng nuôi (nuôi nhiều loài). Điều này được giải thích một phần hình thành do sở thích đa dạng đối tượng cá nuôi từ người nuôi-chơi cá cảnh, mặt khác do yếu tố thị trường về nhu cầu chi phối. Những đối tượng cá cảnh được thị trường chấp nhận, có nhu cầu thực sự, có tính phổ biến, thông dụng thường được sản xuất nhiều hơn. Các loài cá đắt tiền, cá nuôi truyền thống, giống cũ... thường chưa được chơi-nuôi đại trà phần do giá bán cao, kỹ thuật chưa nắm kỹ, sinh học chưa thuần, đa phần là cá nhập nội, thị trường chưa rộng hoặc nhu cầu thị trường hiện đang giảm mạnh. Qua đó cũng dễ dàng nhận thấy những loài cá nuôi truyền thống đang mất dần thị phần trong cơ cấu giống loài cá cảnh nuôi-chơi cũng như thị phần trong cơ cấu kinh doanh trên thị trường.

Kết quả điều tra cũng cho thấy 71,2% số người không có ý định thay đổi loài cá đang nuôi có thể là do sở thích cá nhân, có kinh nghiệm về cách chăm sóc cũng như sự may mắn mà loài cá đang nuôi mang lại cho họ. Trong khi đó có 28,8% số

Page 44: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 44

người có ý định thay đổi loài cá đang nuôi có thể là do tập tính khó nuôi của loài, nuôi theo phong trào hoặc nuôi loài có giá trị khi mức sống được nâng cao.

10

6.25

5

5

6.25

11.25

1.253.75

51.25

Rồng

Dĩa

Vàng

7 màu

Koi

La hán

Ông tiên

Xiêm

Kết hợp

Hình 1. Tỷ lệ các loài cá được nuôi

Yếu tố ảnh hưởng đến việc mua cá cảnh

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi-chơi cá cảnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn với câu hỏi “Yếu tố nào giúp Anh/chị quyết định mua cá cảnh ?” và các phương án trả lời là: Giá cả hợp lý; cá đẹp và sở thích. Người được phỏng vấn có thể có nhiều sự lựa chọn. Qua kết quả điều tra cho thấy việc mua cá cảnh chủ yếu do sở thích của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất (45%) và yếu tố cá đẹp chiếm 22,5% trong số các phương án lựa chọn. Mặc dù yếu tố cá đẹp là tiêu chí quan trọng nhất để chọn các loài cá cảnh nhưng khái niệm đẹp tuỳ theo sở thích của các nhóm cá nhân khác nhau (Vũ Cẩm Lương, 2008).

Ngoài ra, nơi mua cá cũng ảnh hưởng đến việc nuôi-chơi cá cảnh. Kết quả phỏng vấn có 35-40% người cho rằng gần nhà hoặc gần cửa hàng lớn. Qua đó cho thấy hai yếu tố này ít nhiều tác động trực tiếp ñến quyết định nuôi-chơi cá cảnh. Đây có thể là do sự thuận lợi, lợi thế về khả năng đáp ứng, cung cấp cá, vật tư trang thiết bị, tiện dụng trong đi lại, giá cả phải chăng, mua không sợ lầm. Người nuôi cảm thấy yên tâm khi gần nhà đã có loại hình dịch vụ liên quan ñến cá cảnh, khi cần thiết có thể nhờ tư vấn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, máy móc.

Cũng qua phỏng vấn chỉ có 1.25% người đang nuôi cá cảnh mua cá từ những người bán dạo, phản ánh rằng loại hình kinh doanh này không được người nuôi chọn lựa vì mức độ nghèo nàn về chủng loại cá, giá bán cao và chất lượng cá không ổn định, hiểu biết về cá cảnh từ những người bán dạo rất hạn chế. Những người có nhiều kinh nghiệm nuôi cá cảnh giải trí sẽ tìm ñến những cơ sở sản xuất, các cửa hàng để mua cá vì giá mềm, chất lượng cá tốt, màu sắc cá đẹp, đa dạng…

Page 45: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 45

Vai trò của cá cảnh nước ngọt đối với người nuôi giải trí

Lợi ích của việc nuôi cá cảnh giải trí

Để tìm hiểu lợi ích của việc nuôi cá cảnh theo đánh giá của người nuôi giải trí, chúng tôi tiến hành phỏng vấn với câu hỏi nhiều lựa chọn như “Nuôi cá cảnh giúp cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn, hay giảm stress, hay tạo không gian nhà đẹp hơn, hay làm ăn thuận lợi hơn, đem lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình” và chia ra làm 2 mức độ trả lời “Đồng ý và không đồng ý” cho người nuôi trả lời.

Bảng 1. Tỷ lệ người đồng ý với lợi ích của việc chơi cá cảnh Các lợi ích Tần suất Tỷ lệ (%) Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc 61 76,2 Giảm stress 67 83,8 Không gian nhà đẹp hơn 59 73,8 Làm ăn thuận lợi 26 32,5 May mắn, thịnh vượng cho gia đình 25 31,2

Tỷ lệ người đồng ý với việc nuôi cá cảnh nhằm mục đích giảm stress chiếm 83,8%; giúp cuộc sống vui vẻ chiếm 76,2%; giúp cho không gian nhà đẹp hơn chiếm 73,8%; giúp làm ăn thuận lợi chiếm 32,5%. Người nuôi cá cảnh nhằm mục đích giảm stress chiếm đa số có thể là do khi nuôi cá cảnh, người ta thường xuyên chăm sóc cá như cho cá ăn, ngắm cá…làm cho họ cảm thấy thoải mái và sảng khoái hơn. Trong khi đó, tỷ lệ người đồng ý với việc mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình thấp nhất nhưng cũng chiếm 31,2%.

Ngoài ra, 68,7% người nuôi chiếm tỷ lệ vị trí đặt bể ở phòng khách với mục đích làm đẹp không gian sống. Trong khi đó, một số ít người nuôi đặt bể cá tại phòng riêng (2,5%) có thể là do không gian rộng rãi cùng với sự thể hiện mức độ sành điệu trong việc chơi cá cảnh. Bên cạnh đó, có khoảng 28,8% số người chơi đặt hồ tại các vị trí khác như ngoài sân, trên sân thượng hoặc tại những nơi dễ chăm sóc.

Số người nuôi cá cảnh nhằm mục đích tâm linh, phong thuỷ chiếm tỷ lệ khoảng 23,8%. Số người này phần lớn là người Hoa với nghề nghiệp chủ yếu là kinh doanh. Trong khi đó, nhóm người nuôi cá cảnh không theo mục đích này chiếm tới 76,2%, đa phần nhằm mục đích giải trí và làm đẹp không gian sống.

Mức độ hài lòng của người nuôi đối với chất lượng và dịch vụ cá cảnh

- Hài lòng về việc nuôi cá cảnh nước ngọt

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy 67,5% số người đang nuôi cá cảnh nước ngọt hài lòng đối với việc cá cảnh hiện nay. Cá cảnh luôn có sự hấp dẫn, lôi cuốn người chơi bằng vẻ đẹp quyến rũ, bằng kiểu dáng thướt tha, bằng kiểu cách bơi lội. Việc nuôi cá cảnh đã góp phần làm cho đời sống con người thêm vui vẻ, hạnh phúc, giảm stress cùng những ưu tư, phiền muộn, đây chính là nguyên nhân làm họ hài lòng lớn nhất. Một tỷ lệ đáng kể 32,5% những người đang nuôi cá cảnh không hài lòng về chất lượng cá cảnh với những lý do chủ quan của bản thân và gia đình, ngại chăm sóc, nuôi dưỡng, tài chánh…

- Hài lòng về khả năng đáp ứng nhu cầu

Đối với khả năng đáp ứng nhu cầu người nuôi của nghề sản xuất cá cảnh tại TPHCM, có ñến 63.8% người nuôi hài lòng. Qua đó cũng thấy rằng nhu cầu người chơi rất đa dạng, từ hồ nuôi, giống cá nuôi, máy móc, trang thiết bị… người bán đã không ngừng cập nhật, chuẩn bị đầy đủ chỉ với mục đích làm hài lòng người mua.

Page 46: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 46

Đây chính là nguyên nhân khiến người nuôi cá cảnh ngày càng nhiều vì gần như mọi yếu tố vật chất, vật liệu phụ trợ liên quan ñến việc nuôi cá cảnh ñều được đáp ứng kịp thời, chủ động từ người bán.

- Hài lòng về dịch vụ trợ giúp kỹ thuật

Có ñến 68,8% người nuôi cá cảnh nước ngọt được phỏng vấn hài lòng với dịch vụ trợ giúp kỹ thuật của các cửa hàng kinh doanh. Như vậy dịch vụ trợ giúp đã có những tác động nhất định theo chiều hướng tích cực đến nhu cầu nuôi cá cảnh hiện nay.

Mức độ quan tâm, chăm sóc cá cảnh của người nuôi cá giải trí

Thời gian chăm sóc và ngắm cá

Thời gian chăm sóc và ngắm nhìn cá nuôi cũng phản ánh được mức độ đam mê cá cảnh của người chơi. Kết quả điều tra cho thấy thời gian chăm sóc và ngắm cá dưới 30 phút/ngày chiếm tỷ lệ 60%, từ 30-60 phút/ngày chiếm 23,8% và trên 60 phút/ngày chiếm 16,2%. Điều này có thể giải thích rằng người nuôi cá cảnh giải trí mặc dù rất thích chăm sóc và ngắm nhìn cá cảnh nhưng thời gian không cho phép nên chỉ có trong khoảng dưới 30 phút mỗi ngày. Một số ít người có nhiều thời gian rãnh hơn nên có thể chăm sóc và ngắm cá hằng giờ trong một ngày.

Người chăm sóc cá

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người tự chăm sóc cá là 60%, người thân trong gia đình là 23,8% và tất cả các thành viên trong gia đình là 16,2%. Những người có sở thích và đam mê cá cảnh thì tự bản thân người đó sẽ chăm sóc cho cá của họ. Trong một số trường hợp, người nuôi cá không có nhiều thời gian hoặc không xuất phát từ sở thích bản thân mà chỉ do nhu cầu làm đẹp không gian, phục vụ nhu cầu tâm linh, phong thuỷ hay thể hiện sự sành điệu trong nuôi cá cảnh nên những người thân của họ hay tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia chăm sóc cá.

Khó khăn ảnh hưởng đến việc nuôi cá cảnh giải trí

Trong quá trình nuôi cá cảnh, người nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Qua kết quả điều tra cho thấy, khó khăn trong việc phòng trị bệnh chiếm tỷ lệ 30%, kế đến là thiếu thời gian chăm sóc chiếm 18,75% và kỹ thuật nuôi chiếm 17,5%. Việc phòng trị bệnh cho cá rất quan trọng, đòi hỏi người nuôi phải quan tâm chăm sóc và theo dõi cá nuôi thường xuyên nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để có biện pháp xử lý thích hợp.

Nhu cầu cá cảnh của người chưa nuôi

Kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên 100 người chưa nuôi, nguyên nhân khiến người dân chưa nuôi cá cảnh là do họ không am hiểu kỹ thuật nuôi (29%), tốn thời gian (26%), nhà không đủ rộng (25%). Nếu nuôi cá cảnh, 31,8% những người chưa nuôi sẽ chọn những giống loài cá dễ nuôi. Lý do vì họ chưa có kinh nghiệm nuôi, chưa có kiến thức về kỹ thuật nuôi cá nên họ sẽ nuôi những loài cá dễ nuôi trước. 24,4 đến 23,7 % chọn cá đẹp và theo sở thích trong khi 13,6% chọn cá rẻ tiền do thu nhập của họ còn eo hẹp, và do chưa có kinh nghiệm nuôi cá nên cá dễ chết khiến họ cảm thấy tiếc cho số tiền họ bỏ ra mua cá. Cũng có đến 2,6 % người chưa nuôi sẵn sang chọn cá đắt tiền nếu lạ và độc đáo để thể hiện đẳng cấp, sự sành điệu và cá tính bản thân.

Tỷ lệ người chưa nuôi chọn hình thức bể kính đặt trên giá đỡ chiếm 43%, được lý giải là do nhà ở có khoảng không gian rộng vừa đủ để có thể đặt một bể cá và cũng làm vật trang trí cho không gian nhà đẹp hơn. Tỷ lệ chọn bể treo tường chiếm

Page 47: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 47

24% trong khi 21% chọn kiểu hồ có hòn non bộ do nhà có sân rộng và mức sống cao nên họ muốn có phong cảnh thiên nhiên hữu tình “có cây, có đá, có cá bơi lội”. Tỷ lệ người chưa nuôi sẽ nuôi cá trong hồ xi măng chiếm 9%; 3% người nuôi còn lại tận dụng những gì họ có được để nuôi cá như thau, chậu, hủ,…

Chỉ có 19 người không thích nuôi cá cảnh; trong 81 người còn lại, đa số (70%) chỉ sẵn lòng bỏ ra dưới 2 triệu để đầu tư cho thú vui nuôi cá cảnh và 74% sẵn lòng bỏ thêm dưới 200 ngàn đồng để duy trì thú vui này. Tỷ lệ sẵn lòng đầu tư trên 4 triệu cho thú vui nuôi cá cảnh chỉ chiếm 4%, và chi trên 400 ngàn cho duy trì chỉ chiếm 1%. Số liệu khảo sát cho phép hình thành đường cầu đầu tư cho thú vui cá cảnh giải trí (Hình 2) và đường cầu cho việc duy trì thú vui này (Hình 3).

Hình 2. Mức sẵn lòng đầu tư ban đầu cho thú vui cá cảnh nước ngọt của những người chưa nuôi

0

10

20

30

40

50

60

70

<1 1-2 2-4 >4

chi phí đầu tư ban đầu (triệu đồng)

số lư

ợng

(ngư

ời)

ðường cầu đầu tư cho thú vui cá cảnh nước ngọt

Hình 3: Mức sẵn lòng chi trả để duy trì thú vui cá cảnh của những người chưa nuôi

0

10

20

30

40

50

60

<0.1 0.1-0.2 0.2-0.4 0.4

chi phí duy trì (triệu đồng/tháng)

số lư

ợng

(ngư

ời)

đường cầu cho việc duy trì bể cá cảnh nước ngọt

KẾT LUẬN

Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy việc lựa chọn nuôi cá cảnh giải trí của người dân thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc vào chất lượng của thị trường cá cảnh cũng như những yếu tố phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và xã hội của người tiêu dùng như: tuổi, nghề nghiệp, thu nhập bình quân, số lượng người thân tham gia vào chơi cá cảnh, nhận định về thị trường cá cảnh… Với hơn 50% người hiện nuôi cá cảnh theo hướng kết hợp nhiều đối tượng nuôi, 71,2% số người không có ý định thay đổi loài cá đang nuôi trong khi chỉ có 28,8% số người có ý định thay đổi loài cá đang nuôi. Người nuôi cá cảnh giải trí cũng đồng ý rằng cá cảnh nước ngọt có vai trò giảm stress (83,8% người đồng ý), giúp cuộc sống vui vẻ hơn (76,2%), giúp không gian nhà đẹp hơn (73,8%), giúp làm ăn thuận lợi hơn (32,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ người đồng ý với việc mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình khá thấp, khi chỉ có 31,2% người

Page 48: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 48

đồng ý. Đa số người được phỏng vấn (67,5%) hài lòng đối với việc nuôi cá cảnh nước ngọt hiện nay.

Những lý do khiến cho người dân chưa nuôi cá cảnh là do không hiểu biết kỹ thuật nuôi (29%), không đủ thời gian (26%), nhà không đủ rộng để nuôi (25%). Nếu nuôi cá cảnh, 31,8% người chưa nuôi sẽ chọn cá dễ nuôi, 24,4% chọn cá đẹp và 23,7% chọn cá theo sở thích trong khi chỉ 13,6% chọn những giống loài cá rẻ tiền và có đến 2,6% sẵn sàng chọn cá theo tiêu chuẩn lạ độc đáo dù đắt tiền. Đa số người chưa nuôi (70%) sẵn lòng chi ít hơn 2 triệu nhưng cũng có 4% người sẵn sàng chi trên 4 triệu để đầu tư cho bể cá cảnh.

Như vậy, để đạt mục tiêu mở rộng thị trường nội địa tại TPHCM, thì không chỉ hoàn thiện, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, ngành sản xuất cá cảnh cần phải có những hoạt động thu hút, thúc đẩy người dân phát sinh nhu cầu và sử dụng cá cảnh bên cạnh việc phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi cá cảnh cho mọi người, đồng thời cũng cần cải thiện kỹ thuật sản xuất giống để có thể cung cấp những giống loài cá cảnh rẻ tiền hơn cho thị trường nội địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kotler, P. 2003. Marketing Management, Millenium Edition. 456p.

Le Thanh Hung, Vu Cam Luong and L. Weschen, 2005. Current state and potential of ornamental fish production in Hochiminh City. Newsletter No. 2. Sterling University.

Maslow, H.A., 1943. A theory of human motivation, Psychological Review 50: 370 – 396.

Vũ Cẩm Lương, 2007. “Một số đặc điểm phát triển thị trường cá cảnh nước ngọt ở TPHCM”, Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, ĐH Nông Lâm TPHCM. Số 1&2/2007:162-168

Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá cảnh nước ngọt. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. 263 trang.

Page 49: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 49

ỨNG DỤNG HỒI QUI LOGISTIC NHỊ PHÂN TRONG ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC

VỀ VAI TRÒ CỦA CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT Nguyễn Minh Đức và Trần Thị Phượng

Bộ môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Đại Học Nông Lâm TPHCM

TÓM TẮT Cá cảnh đóng vai trò quan trọng trong đời sống người nuôi giải trí tại

TPHCM với hai vai trò quan trọng nhất là vai trò giảm stress và vai trò thẩm mỹ. Để khảo sát các yếu tố liên quan và tác động đến vai trò của cá cảnh nước ngọt đối với người nuôi giải trí, các mô hình hồi qui logistic nhị phân được xây dựng trên số liệu khảo sát trực tiếp từ 240 người nuôi cá giải trí được phỏng vấn ngẫu nhiên ở các khu vực kinh doanh cá cảnh tập trung ở các quận 3, 5, Thủ Đức, Tân Bình,... Kết quả hồi qui cho thấy những người nuôi đầu tư nhiều hơn cho việc mua sắm bể cá là những người nhận thức rõ hơn về các vai trò của cá cảnh trong cuộc sống. Những người nuôi này đầu tư cho bể cá cảnh nhiều hơn vì họ tin rằng ngoài việc giảm stress và làm đẹp không gian sống, cá cảnh khiến cho họ vui vẻ hạnh phúc hơn hay khiến cho công việc làm ăn kinh doanh thuận lợi hơn và đem lại nhiều may mắn hơn. Những người tin vào vai trò tâm linh của cá cảnh như đem lại nhiều may mắn hơn trong cuộc sống cũng là những người sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho việc mua cá.

GIỚI THIỆU

Thủy sản không chỉ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng, việc làm cho xã hội mà còn tạo ra những thú vui giải trí cho người dân (Jolly and Clonts, 1993). Ở TPHCM, cá cảnh đang được xem là một trong những đối tượng nuôi chủ lực ở khu vực ven đô TPHCM khi hoạt động xuất khẩu cá cảnh đã bắt đầu từ hơn 40 năm nay và thị trường cá cảnh ở TPHCM cũng đang phát triển nhanh chóng (Vũ Cẩm Lương, 2007), liên quan đến nhiều chủ thể như người sản xuất, nghệ nhân, những nhà kinh doanh, xuất nhập khẩu, những người dân nuôi giải trí và cả những nhà quản lý và nghiên cứu thủy sản. Những tiến bộ trong kỹ thuật ương nuôi cũng như các trang thiết bị phục vụ nuôi cá cảnh cũng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thú vui này (Livengood và Chapman, 2007) và đóng góp đáng kể vào việc phát triển nghề sản xuất cá cảnh ở TPHCM. Khi nền kinh tế Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng phát triển nhan chóng, mức sống của người dân được nâng cao và nhu cầu của người dân TPHCM đối với cá cảnh đang gia tăng nhanh chóng. Mặc dù quá trình phát triển và hiện trạng nuôi cá cảnh đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trước đây (Hung et al., 2005 và Vũ Cẩm Lương, 2007), vai trò của cá cảnh, đặc biệt là cá cảnh nước ngọt, chưa được nghiên cứu và phân tích đầy đủ.

Trong một thời gian dài, sự hài lòng với công việc và mức độ thỏa mãn với cuộc sống đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà tâm lý học trước khi được các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm (Frey and Stutzer, 2001). Khoa học kinh tế chứng minh rằng sự hài lòng có thể được đo lường và được nghiên cứu để xác định các tác động của ngành nghề hay một công việc lên sự thỏa mãn nhu cầu của con người (Frey and Stutzer, 2002). Khi một cá nhân hài lòng với công việc hay với món hàng mà họ vừa mua sắm, mức độ hạnh phúc của người ấy sẽ được gia tăng. Vì vậy, nghiên cứu về sự hài lòng đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu marketing và quản trị học.

Trong những nghiên cứu với mô hình kinh tế lượng logistic tích lũy, Nguyễn Minh Đức (2009a) đã khẳng định rằng việc nuôi cá của các hộ nông dân qui mô nhỏ ở

Page 50: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 50

khu vực miền Đông Nam Bộ đã mang lại sự hài lòng đối với người nuôi. Sự hài lòng đối với việc nuôi cá cũng sẽ góp phần tạo ra hạnh phúc hay sự hài lòng đối với cuộc sống của người nuôi (Nguyễn Minh Đức, 2009b). Flores and Saradón (2004) cũng khẳng định rằng sự hài lòng của người nuôi đang được xem là chỉ số quan trọng của sự bền vững, một lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu hiện nay. Bài nghiên cứu này ứng dụng mô hình binary logistic sử dụng số liệu điều tra thực tế nhằm mục đích tìm hiểu các vai trò và phân tích các yếu tố tác động về vai trò của việc cá cảnh nước ngọt trong nhận thức của người nuôi, đối tượng phục vụ cuối cùng của nghề nuôi cá cảnh nói riêng và của ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp xây dựng mô hình

Đối với các mô hình hồi qui mà biến phụ thuộc là biến định tính được lượng hóa theo những giá trị lựa chọn không liên tục, phương pháp bình phương nhỏ nhất, một phương pháp thường được sử dụng trong kinh tế lượng và mô hình hóa sản xuất, sẽ không thể được sử dụng. Thay vào đó, các mô hình logistic phi tuyến tính để lượng hóa các biến số như sự hài lòng, mức độ đồng ý,… có thể được sử dụng

Dựa trên hàm số thỏa dụng, Frey and Stutzer (2002) đưa ra hàm số đo lường hạnh phúc Wi = α + β xi + ε i , trong đó W là mức độ hạnh phúc và X là vectơ các biến giải thích. Đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến hạnh phúc của người nuôi cá ở Việt Nam, Duc (2008, 2009) cũng đã sử dụng mô hình logistic tích lũy để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm của mô hình thỏa dụng Ui = α + β xi +ε i trong đó mức độ thỏa dụng U là những đơn vị của sự lựa chọn, vectơ X thể hiện những biến giải thích cho sự thỏa dụng của cá nhân i được phỏng vấn.

Trong nghiên cứu này, người được phỏng vấn sẽ trả lời với hai lựa chọn: đồng ý hay không đồng ý, với câu hỏi được đưa ra. Do đó, mô hình binary logistic được sử dụng với biến phụ thuộc nhận một trong hai giá trị là 0 (cho những câu trả lời không đồng ý) hoặc 1 (cho những câu trả lời không đồng ý). Các tham số của mô hình sẽ cho biết tác động của các biến độc lập đối với xác xuất đồng ý của người nuôi đối với từng vai trò của cá cảnh hay từng vấn đề được nêu ra. Mô hình binary logistic cho nhiều biến độc lập được mô tả như sau

Log P(Yi = 1) logit [P(Yi = 1)] =

1 – log P(Yi = 1) = b0 + bX'i = f(X'i) (2)

Trong đó Xi: là vector các biến độc lập đại diện cho người được phỏng vấn Y: Mức độ trả lời của người được phỏng vấn, trong đó

Y = 1 với câu trả lời “đồng ý” Y = 0 với câu trả lời “không đồng ý”

P: Xác suất trả lời của người được phỏng vấn với Y = 1 i: Số thứ tự của mẫu phỏng vấn b0: Hằng số của mô hình b: Vector các tham số tương ứng với các biến giải thích

Thu thập số liệu

Số liệu được thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp 240 người chơi cá cảnh bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn. Bên cạnh những khách hàng của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh rải rác ở các quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận 3, quận 5 và Tân Bình được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn tại nhà riêng của một số người đang nuôi cá cảnh.

Page 51: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 51

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Vai trò của cá cảnh nước ngọt

Để đánh giá vai trò của cá cảnh nước ngọt đối với người nuôi, người được phỏng vấn sẽ trả lời có đồng ý với những vai trò trong câu hỏi; ví dụ “Nuôi cá cảnh có giúp Anh/Chị có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn không?”,... Vai trò được người nuôi xác nhận nhiều nhất là vai trò giúp giảm stress (95% xác nhận) và làm đẹp không gian sống (86,67%, Hình 1).

Hình 1. Vai trò của cá cảnh đối với người nuôi

28.22%

95%86.67%

20.83% 20%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00%

tạo sự vui vẻ hạnhphúc hơn

giảm stress làm đẹp không giansống

giúp làm ăn thuậnlợi

đem lại may mắnthịnh vượng

Điều đó cho thấy việc nuôi cá cảnh đem lại lợi ích rất lớn về tinh thần cho người nuôi. Bể cá cảnh không giống như tranh ảnh, những vật trang trí nội thất khác trong nhà vì những thứ này mua về có khi người mua sau một thời gian không nhìn tới nó. Đối với hồ cá cảnh thì phải được chăm sóc thường xuyên như cho cá ăn, thay nước, quan sát xem cá ăn hết thức ăn hay không, cá bơi nhanh nhẹn hay không…

Khi được hỏi: “Tại sao Anh/Chị thích nuôi cá ?”, một số người nuôi trả lời vì họ thích được chăm sóc cá và bể cá cảnh mang lại vẻ sinh động hơn. Việc chăm sóc cá làm cho họ vui vẻ hơn, và hạnh phúc hơn khi thấy cá ăn hết thức ăn, cá lớn nhanh hoặc cá bơi lội nhanh nhẹn cho dù chỉ có 28,22% thừa nhận rằng bể cá cảnh tạo ra sự vui vẻ và khiến họ hạnh phúc hơn.

Tỷ lệ người nuôi đồng ý cá cảnh nước ngọt làm không gian nhà đẹp hơn chiếm 86,67% số người được phỏng vấn. Với những màu sắc rực rỡ, hình dạng rất phong phú, đa dạng và hoạt động bơi, ăn mồi của cá cảnh rất sinh động, cá cảnh tạo cảm giác cho người nuôi như đang sống gần gũi với thiên nhiên. Qua đó, vẻ đẹp sinh động của bể cá cảnh giúp tạo thêm vẻ đẹp cho không gian sống và sinh hoạt của người nuôi.

Các yếu tố tác động đến vai trò của cá cảnh nước ngọt trong nhận thức của người nuôi giải trí

Vai trò tạo ra cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn

Kết quả hồi qui với mô hình logistic nhị phân và phương pháp loại bỏ biến không ý nghĩa cho thấy những người nuôi cá cảnh lâu năm và những người đầu tư nhiều hơn cho việc mua bể cá được dự đoán nhận thức rõ hơn vai trò của cá cảnh trong việc tạo nên cuộc sống vui vẻ hạnh phúc cho người nuôi (Bảng 1).

Page 52: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 52

Chi phí đầu tư ban đầu cho nuôi cá cảnh nước ngọt thể hiện khả năng chi trả hay mức độ sẵn sàng chi trả cho thú vui nuôi cá cảnh giải trí. Qua khảo sát, chi phí đầu tư ban đầu trung bình cho một hồ nuôi là 1.104.130 đồng, chi phí trung bình một người nuôi đầu tư ban đầu 1.481.375 đồng. Trong đó chi phí mua cá chiếm tỷ lệ 36,44% có tỷ lệ cao nhất, chi phí mua bể nuôi, giá đỡ chiếm 35,06%, chi phí mua phụ kiện trang thiết bị chiếm 15,02%, chi phí mua vật trang trí chiếm 10,08% và chi phí mua cây thủy sinh, phân bón chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,4%.

Bảng 1. Các yếu tố tác động đến vai trò tạo ra một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn Parameter Estimate S.E Chi-Square P-value Kinh nghiệm 0.1108 0.0555 3.9865 0.0459 Số bể nuôi -1.2929 0.355 13.2623 0.0003 Bể nhỏ 0,4-0,6m 0.7772 0.2418 10.3308 0.0013 Nhu cầu tâm linh 1.4754 0.3074 23.0294 <.0001 Lượng nước thay 50-70% 0.3944 0.2189 3.2459 0.0716 Chi phí mua bể nuôi 2.74E-06 6.47E-07 17.9983 <.0001

Theo kết quả phân tích, số bể nuôi nhiều có thể làm giảm vai trò này của cá cảnh trong nhận thức người nuôi. Những người nuôi cá cảnh nước ngọt trong những bể cá nhỏ từ 0,4-0,6m và thay nước nhiều (50-70%) mỗi lần cũng có khuynh hướng cho rằng nuôi cá cảnh tạo sự vui vẻ hạnh phúc nhiều hơn so với những người nuôi cá trong những bể lớn hơn và thay nước một phần thay vì thay toàn bộ nước. Điều này có thể là vì nuôi cá trong bể nhỏ, việc thay nước mỗi lần khiến cho người nuôi không cảm thấy vất vả với việc nuôi cá.

Toàn bộ 100% người nuôi cá cảnh được phỏng vấn sử dụng loại bể kiếng đặt trên giá đỡ. Theo họ, loại bể này thuận tiện trong khâu chăm sóc cá cũng như di chuyển. Trong tồng số 322 bể nuôi của tất cả những người được phỏng vấn, 34,16 % số bể có chiều dài nhỏ hơn 0,8m; 54,04% có chiều dài từ 0,8 – 1,0m, và 11,8% số bể có chiều dài từ 1,2m trở lên.

Vai trò giảm stress

Ngược lai với vai trò tạo ra cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn, những người có kinh nghiệm nuôi cá cảnh hơn lại ít cho rằng việc nuôi cá cảnh khiến cho người nuôi giảm stress. Nói cách khác, vai trò giảm stress được xác nhận bởi những người ít kinh nghiệm hơn. Với 58% số người trả lời phỏng vấn chỉ mới nuôi cá cảnh trong 1-2 năm, rõ ràng những người mới nuôi cá cảnh đã nhận thức được vai trò của cá cảnh trong việc giảm stress, giảm áp lực từ công việc, từ cuộc sống. Trong cuộc sống kinh tế tại TPHCM ngày cành nhiều áp lực hơn, vai trò này sẽ ngày càng được nhận thức rộng rãi hơn và từ đó, nhu cầu cá cảnh được dự đoán sẽ gia tăng trong tương lai.

Những người nuôi cá cảnh nước ngọt với số lượng cá ít hơn cũng nhận thấy vai trò giảm stress nhiều hơn so với những người nuôi với số lượng cá lớn. Điều này khá hợp lý khi những người nuôi cá với số lượng ít thường nuôi một loài cá có giá trị cao như cá rồng, cá dĩa hay cá tai tượng. Dáng vẻ khoan thai, hoạt động bơi lội nhẹ nhàng của những loài cá này được dự đoán khiến cho cuộc sống của người nuôi bình lặng hơn, yên ổn hơn, giải tỏa nhiều hơn áp lực từ cuộc sống. Vai trò giảm stress của cá cảnh cũng được những người nuôi cá trong những bể nhỏ và trung bình nhận thức rõ hơn so với những người nuôi trong bể lớn. Tuy nhiên, kết quả mô hình cũng cho thấy những người nuôi cá theo hình thức nuôi ghép nhiều loài cá hay nuôi ghép cá với thực vật thủy sinh cũng nhận thức về vai trò giảm stress của việc nuôi cá cảnh nhiều hơn so với những người nuôi theo hình thức nuôi đơn (Bảng 2).

Trong 322 hồ nuôi mà chúng tôi thống kê được có 200 hồ nuôi theo hình thức nuôi đơn; 54 hồ nuôi theo hình thức nuôi ghép cá với cá không trang trí cây thủy sinh; có

Page 53: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 53

68 hồ nuôi theo hình thức nuôi ghép cá với cây thủy sinh. Hình thức nuôi đơn chiếm tỷ lệ nhiều nhất (chiếm 83,33 %) với các đối tượng nuôi chủ yếu là cá la hán, cá rồng, cá tai tượng. Hồ nuôi ghép chủ yếu là các loài cá có kích thước nhỏ như cá hoà lan; cá cánh buồm; cá phượng hoàng; cá bảy màu; cá chép nhật; cá vàng… Hiện nay nuôi cá cảnh kết hợp trồng cây thuỷ sinh trong hồ nuôi ngày càng phổ biến, những người nuôi cá kết hợp với cây thuỷ sinh thường chọn những loài cá có kích thước nhỏ như cá môly; cá neon đỏ; cá cánh buồm; cá hồng nhung; cá tứ vân; cá hoà lan; cá hồng kim; cá bảy màu;… một số ít người thì chọn cá dĩa hoặc cá rồng.

Bảng 2. Các yếu tố tác động đến vai trò giảm stress của cá cảnh Parameter Estimate S.E Chi-Square P-value Kinh nghiệm -0.4689 0.1162 16.2885 <.0001 Số cá -0.157 0.0448 12.3079 0.0005 Bể nhỏ 1.5368 0.5815 6.9847 0.0082 Bể trung bình 1.0201 0.5197 3.8537 0.0496 Nuôi đơn -1.8722 0.7783 5.7868 0.0161 Chi phí mua bể 4.58E-06 1.72E-06 7.1265 0.0076

Vai trò thẩm mỹ

Vai trò tạo nên một không gian số tươi đẹp hơn được nhận thức rõ hơn ở những người nuôi cá có nhiều kinh nghiệm hơn, nuôi bể nhỏ hơn, thay nước ít hơn cũng như chi phí mua cá ít hơn (Bảng 3). Kết quả hồi qui cũng cho thấy những người có khả năng đầu tư nhiều hơn, trong đó chú trọng đầu tư nhiều hơn cho bể cá và tranh thiết bị đi kèm sẽ nhận thức rõ hơn về vai trò thẩm mỹ của việc nuôi cá cảnh nước ngọt. Việc đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị phụ kiện như lọc nước, sục khí, vật dụng trang trí... giúp cho người nuôi cảm thấy việc nuôi cá cảnh đem lại giá trị thẩm mỹ nhiều hơn.

Bảng 3. Các yếu tố tác động đến nhận thức về vai trò thẩm mỹ của cá cảnh nước ngọt Estimate S.E Chi-Square P-value Kinh nghiệm 0.693 0.2559 7.3307 0.0068 Số hồ -3.4727 0.9347 13.8019 0.0002 Bể nhỏ 2.7457 0.8597 10.1993 0.0014 Bể trung bình 1.9488 0.8775 4.9323 0.0264 Thay nước <1 tuần/lần 3.042 1.7307 3.0894 0.0788 Thay nước 1 tuần/lần 4.3091 1.8152 5.6352 0.0176 Thay nước 1-2 tuần/lần 6.772 2.2347 9.1835 0.0024 Thay nước 50-70% -2.1872 0.7094 9.5057 0.0020 Chi phí mua cá -4.56E-06 1.26E-06 13.1928 0.0003 Chi phí mua bể 8.21E-06 2.83E-06 8.4336 0.0037 Chi phí mua thiết bị 0.000013 7.33E-06 3.3769 0.0661 Tổng chi phí 3.71E-06 1.06E-06 12.2843 0.0005

Bể cá cũng được xem như một cảnh vật trang trí bên trong ngôi nhà cho nên hầu hết người nuôi cá cảnh đều sử dụng hệ thống lọc, đèn chiếu sáng, máy sục khí gắn trực tiếp vào hồ cá, để lọc một phần thức ăn thừa và chất thải của cá, giữ nước trong sạch giúp cá khỏe mạnh và làm cho hồ cá thêm phần thẩm mỹ. Đa số người nuôi (94,17%) sử dụng hệ thống lọc thác trong khi chỉ có 6,67% sử dụng hệ thống lọc tràn và không có ai sử dụng hệ thống lọc ngoài trong số những người được phỏng vấn. Hệ thống lọc thác giá rẻ, dễ sử dụng, ít tốn diện tích hồ và cửa hàng nào cũng bán nên dễ mua trong khi hệ thống lọc tràn tốn diện tích bể (chiếm 1/5 thể tích hồ).

Page 54: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 54

Vai trò tạo thuận lợi cho việc làm ăn, kinh doanh

Vai trò tạo điều kiện cho công việc làm ăn thuận lợi hơn được xác nhận nhiều hơn bởi những người nuôi cá với số cá và số bể ít hay kích cỡ bể nhỏ hơn (Bảng 4). Mô hình hồi qui logistic nhị phân với biến phụ thuộc là xác nhận của người nuôi về vai trò tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh cũng dự đoán những người tin vào vai trò này cũng thay nước ít hơn và chi phí nhiều hơn cho việc mua sắm bể cá trong khi lại ít đầu tư hơn cho việc mua cá.

Người nuôi cá cảnh nước ngọt thường thay nước 1-2 tuần/lần (85%) trong khi số người thay nước dưới 1 tuần/lần chiếm tỷ lệ 10,83% và hơn 2 tuần/lần chiếm tỷ lệ 4,17%. Hình thức thay nước của người nuôi chủ yếu là hút nước đáy và thay một lượng nước nhất định, ít người thay hết bể vì thay hết bể dễ làm cho cá bị shock. Với nguồn nước chủ yếu là nước máy, lượng nước họ thay mỗi lần ít nhất là 30% và nhiều nhất là 100%. Lượng nước thay từ 30 - 50% chiếm tỷ lệ 41,67%, lượng nước thay 50 - 70% chiếm tỷ lệ 53,33%, lượng nước thay 70 - 100% chiếm tỷ lệ 5%.

Bảng 4. Các yếu tố tác động đến nhận thức về vai trò tâm linh của cá cảnh nước ngọt khiến cho công việc làm ăn của người nuôi thuận lợi hơn Estimate S.E Chi-Square P-value Intercept -1.1577 0.3533 10.7348 0.0011 Số lượng cá -0.0423 0.0137 9.6192 0.0019 Số bể -0.9436 0.2900 10.5870 0.0011 Bể nhỏ 0.8071 G0.2344 11.8598 0.0006 Thay nước 1 tuần/lần -0.7583 0.2580 8.6360 0.0033 Thay nước 50-70% -0.5157 0.2369 4.7387 0.0295 Chi phí mua cá -1.92E-07 1.10E-07 3.0735 0.0796 Chi phí mua bể 4.25E-06 7.43E-07 32.7232 <0.0001

Vai trò tâm linh

Vai trò tâm linh của cá cảnh được khảo sát thông qua vai trò đem lại may mắn cho người nuôi. Trong khi tổng chi phí đầu tư không có tác động một cách có ý nghĩa đến nhận thức về vai trò tâm linh của cá cảnh nước ngọt, những người đầu tư nhiều tiền hơn cho việc mua bể có nhận thức rõ ràng hơn về vai trò tâm linh này thể hiện ở tác động có ý nghĩa thống kê ở mô hình hồi qui logistic nhị biến (Bảng 5). Dù ít tin hơn đối với vai trò tạo thuận lợi làm ăn, những người chi phí nhiều hơn cho việc mua cá dường như tin nhiều hơn vào vai trò của cá cảnh trong việc đem lại may mắn cho người nuôi.

Bảng 5. Các yếu tố tác động đến nhận thức về vai trò tâm linh của cá cảnh nước ngọt trong việc đem lại may mắn thịnh vượng cho người nuôi Estimate S.E Chi-Square P-value Intercept -54.6995 21.7711 6.3126 0.012 Số bể -13.9541 6.7237 4.3071 0.038 Nuôi đơn 28.9798 12.6217 5.2717 0.0217 Thay nước 1 lần/tuần -20.7361 9.2657 5.0084 0.0252 Chi phí mua cá 0.000077 3.4E-05 5.0539 0.0246 Chi phí mua bể 0.000088 0.00005 3.0296 0.0818

Qua khảo sát, những loài cá được nuôi phổ biến bao gồm cá la hán (32,5% người trả lời), cá vàng (24,1%), cá chép nhật (19,17%), cá dĩa (15%), cá rồng (14,17%). Một số giống loài khác cũng được nuôi nhiều là cá bảy màu, cá neon, cá ông tiên... Các

Page 55: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 55

chỉ tiêu lựa chọn cá bao gồm màu sắc (56,67%), ngoại hình (54,17%), hoạt động bơi lội (46,67%), phù hợp với nhận xét trước đây của Vũ Cẩm Lương (2008), theo đó màu sắc và hình dạng là hai yếu tố kinh điển nhất để chọn các loài cá cảnh để nuôi. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sở thích (60%), vẻ đẹp của cá (53,33%) vẫn là hai tiêu chí quan trọng và kinh điển nhất để quyết định mua cá với tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ chọn giá bán (4,17%) là yếu tố quyết địmh. Tuy nhiên, khái niệm đẹp tuỳ theo sở thích của các nhóm cá nhân khác nhau. Vì thế hầu hết các cửa hàng kinh doanh cá cảnh đều bày bán rất đa dạng các loài cá, dễ dàng cho khách hàng lựa chọn loài nuôi mà mình thích.

KẾT LUẬN

Cá cảnh nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong đời sống người nuôi giải trí tại TPHCM, trong đó hai vai trò quan trọng nhất là vai trò giảm stress và vai trò thẩm mỹ, làm đẹp không gian sống của người nuôi. Những người nuôi đầu tư nhiều hơn cho việc mua sắm bể cá là những người nhận thức rõ hơn về các vai trò của cá cảnh trong cuộc sống. Ngoài hai vai trò quan trọng trên, những người nuôi này đầu tư cho bể cá cảnh nhiều hơn vì họ hy vọng cá cảnh khiến cho cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn hay khiến cho công việc làm ăn kinh doanh thuận lợi hơn và đem lại cho họ nhiều may mắn hơn. Những người tin rằng cá cảnh đem lại nhiều may mắn cho họ hơn cũng là những người sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho việc mua cá. Điều này cho thấy nếu ngành sản xuất cá cảnh chú trọng hơn đến việc tiếp thị thông qua việc nêu bật vai trò của cá cảnh trong cuộc sống, tiềm năng của thị trường TPHCM sẽ là rất lớn khi nền kinh tế của thành phố này ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Duc M.N., 2008. Farmers’ satisfaction with aquaculture – A Logistic moddel in Viet

Nam. Ecological Economic 68: 525 - 531.

Duc M.N., 2009. Contribution of fish production to farmers’ subjective well-being in Viet Nam – Logistic model. Journal of the World Aquaculture Society 40 (3): 417 - 424.

Flores, C.C. and S.J. Sarandón, 2004. “Limitations of neoclassical economics for evaluating sustainability of agricultural systems: comparing organic and conventional systems”. Journal of Sustainable Agriculture 24 (2), 77–91.

Frey, B. S. and A. Stutzer. 2002. What can economists learn from happiness research? Journal of Economic Literature 40(2):402–435.

Jolly, C.M. and H. A. Clonts. 1993. Economics of aquaculture. Food Products Press, New York, New York, USA.

Le Thanh Hung, Vu Cam Luong and L. Weschen, 2005. “Current state and potential of ornamental fish production in Hochiminh City”. Sterling University Newsletter No. 2.

Livengood, E.J. and F.A. Chapman, 2007. The ornamental fish trade: an introduction with perspectives for responsible aquarium fish ownership. University of Florida, IFAS extension, FA 124. http://edis.ifas.ufl.edu/FA124

Vũ Cẩm Lương, 2007. “Một số đặc điểm phát triển thị trường cá cảnh nước ngọt ở TPHCM”, Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, ĐH Nông Lâm TPHCM. Số 1&2/2007:162-168

Page 56: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 56

VAI TRÒ CỦA CÁ CẢNH BIỂN ĐỐI VỚI NGƯỜI NUÔI GIẢI TRÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Quyến và Nguyễn Minh Đức Bộ Môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Đại Học Nông Lâm TPHCM

TÓM TẮT

Vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi giải trí tại thành phố Hồ Chí Minh là chủ đề được thảo luận trong nghiên cứu này. Số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người nuôi cá cảnh biển. Kết quả điều tra được xử lý bằng các phân tích thống kê mô tả và xây dựng mô hình hồi quy binary logistic. Chi phí có vai trò quan trọng đối với mức độ hài lòng và vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi, chi phí càng tăng thì người nuôi càng hài lòng và thư giãn hơn. Địa điểm nuôi và tương tác giữa thời gian nuôi với mức thu nhập cũng làm người nuôi thư giãn hơn. Ngược lại, tương tác giữa địa điểm nuôi với thời gian nuôi lại làm giảm vai trò này. Vai trò làm giảm stress, địa điểm nuôi tương tác với hình thức nuôi, thời điểm cho cá ăn buổi chiều, tiêu chí hoạt động bơi lội để lựa chọn cá cũng làm người nuôi hài lòng hơn. Khó khăn không có nhiều thời gian chăm sóc bể cá làm giảm mức độ hài lòng của người nuôi.

GIỚI THIỆU

Ngày nay, nhịp sống công nghiệp càng cao, áp lực công việc càng nặng, con người lại càng muốn trở về với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, tìm niềm vui và thưởng thức những vẻ đẹp do thiên nhiên mang lại. Khi đời sống của người dân được nâng cao, các nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại căn bản đã được giải quyết, mọi người có thời gian và nhu cầu giải trí để tái tạo sức lao động. Nuôi và chăm sóc cá cảnh là một trong những thú vui được nhiều người lựa chọn do có thể tạo lập được một khoảng thiên nhiên trong không gian sống của họ. Bể cá cảnh ngoài vai trò bảo vệ môi trường thông qua giáo dục cộng đồng (Evan, 1997) thì nhiều người cũng xem bể cá cảnh như một thứ không thể thiếu để tăng thêm vẻ tươi mát, duyên dáng cho không gian mỗi căn phòng, góc làm việc. Phong trào nuôi cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng chưa có nghiên cứu nào về vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi giải trí. Do đó, với số liệu điều tra thực tế và những mô hình hồi qui thống kê, nghiên cứu này sẽ cung cấp minh chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2009 – 12/2010. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người nuôi cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.

Phương pháp hồi quy logistic và ứng dụng trong nghiên cứu thủy sản

Hồi quy logistic diễn tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc nhị phân và các biến giải thích, các biến giải thích có thể là biến định tính hay biến định lượng. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic là quan hệ phi tuyến theo hàm số mũ (Trịnh Công Thành, 2003). Có nhiều tác giả đã sử dụng mô

Page 57: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 57

hình này trong nghiên cứu thủy sản (Alencastro, 2004; Duc, 2008a; Duc 2009b; Nguyễn Minh Đức và Dương Thị Kim Lan, 2009; Tang và Heron, 2008).

Đối với mô hình binary logistic, biến phụ thuộc nhận một trong hai giá trị là 0 (không xảy ra sự kiện) hoặc 1 (xảy ra sự kiện). Xác suất xảy ra sự kiện phụ thuộc vào các biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tương tự như hồi quy logistic, mô hình binary logistic cũng nhiều tác giả ứng dụng trong nghiên cứu thủy sản (Adeogun và ctv, 2008; Đào Công Thiên, 2008; Baez và ctv, 2009). Do đó, mô hình binary logistic hoàn toàn có thể sử dụng trong nghiên cứu này.

Xây dựng mô hình binary logistic thực nghiệm

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đưa ra mô hình binary logistic cho trường hợp chỉ có một biến độc lập X như sau:

XB B P - 1

Plog 10

i

ie +=

(1)

Trong công thức (1) thì Pi = E (Y = 1/X) = P (Y = 1) là xác suất để sự kiện xảy ra (Y = 1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi và Bi là các tham số hồi qui. Mở rộng mô hình binary logistic cho nhiều biến độc lập và biến đổi như Mahapatra (2001), Mahapatra và Kant (2005), Adeogun và ctv (2008), Baez ctv (2009) và (Duc, 2009) thì mô hình (1) trở thành mô hình (2).

Log P(Yi = 1) logit [P(Yi = 1)] =

1 - log P(Yi = 1) = b0 + bX'i = f(X'i) (2)

Trong đó Xi: Các biến độc lập Y: Mức độ trả lời của người được phỏng vấn (Y = 0 hoặc Y = 1) P: Xác suất trả lời của người được phỏng vấn với Y = 1 i: Số thứ tự của mẫu phỏng vấn b0: Hằng số của mô hình b: Vector các tham số tương ứng với các biến giải thích

Mã hóa thông tin và xử lý số liệu

Thông tin được mã hóa, lưu trữ và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows ở mức ý nghĩa α = 0,05. Việc xây dựng mô hình hồi qui binary logistic thông qua tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một (backward selection).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển

Mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển có thể ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục nuôi hoặc không nuôi cá cảnh biển. Nếu người nuôi cảm thấy hài lòng sẽ tiếp tục nuôi và ngược lại. Tại TP HCM 90 % người nuôi cá cảnh biển hài lòng và chỉ có 10 % không hài lòng với hoạt động nuôi cá cảnh của mình.

Với câu hỏi “Anh/Chị có hài lòng đối với việc nuôi cá cảnh biển hiện nay không ?”, người nuôi cá cảnh biển lựa chọn hai ý kiến trả lời là “hài lòng” hoặc “không hài lòng”. Vì vậy, mô hình binary logistic được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển đối với hoạt động nuôi cá cảnh biển.

Page 58: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 58

Kết quả xây dựng mô hình binary logistic với tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một được tổng kết qua bảng 1. Kết quả này cũng được dùng để tính tác động biên của các biến độc lập định lượng đối với mức độ hài lòng của người chơi cá cảnh biển.

Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển Yếu tố B S.E Wald Sig. Tác động biên

Tổng chi phí 2,902 1,456 3,971 0,04 0,725

Làm giảm stress 6,649 4,043 2,704 0,11 -

Tiêu chí hoạt động bơi lội 7,171 4,01 3,197 0,07 -

Không nhiều thời gian -8,242 4,666 3,119 0,08 -

Địa điểm nuôi * Kinh nghiệm * Tổng chi phí

-0,225 0,105 4,597 0,03 -0,056

Cho cá ăn buổi chiều 5,94 3,547 2,805 0,09 -

Hình thức nuôi * Tổng chi phí -0,501 0,279 3,235 0,07 -0,125

Địa điểm nuôi * Hình thức nuôi 3,832 2,117 3,276 0,07 0,958

Hằng số -24,266 12,849 3,567 0,06 -

Kết quả kiểm định Chi-square về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình cho thấy việc sử dụng mô hình để giải thích là phù hợp (bảng 2). Giá trị -LL = 18,009 là không lớn, như vậy nó thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể (bảng 3). Mức độ dự báo chung của mô hình cao và phù hợp để dự báo chung (bảng 4). Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể có ý nghĩa ở các mức α nhỏ hơn 0,1 và 0,05 (bảng 1).

Bảng 2: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Chi-square df Sig.

Step 21,001 12 0,05

Block 21,001 12 0,05

Model 21,001 12 0,05

Bảng 3: Kiểm định chung mô hình -2 Log

likelihood Cox & Snell

R Square Nagelkerke R

Square

18,009 0,295 0,618

Bảng 4: Mức độ dự báo của mô hình Predicted

Mức độ hài lòng Observed

Không Có Percentage

Correct

Không 2 4 33,3 Mức độ hài long

Có 2 52 96,3

Overall Percentage 90

Thông qua các kiểm định và các hệ số hồi quy tìm được, mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người nuôi cá cảnh biển đối với hoạt động nuôi cá cảnh biển được viết lại như sau:

Page 59: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 59

Logit [P(Y=1)] = - 24,266 + 2,902Tổng chi phí + 6,649Làm giảm stress +7,171Tiêu chí hoạt động bơi lội - 8,242Không nhiều thời gian - 0,225Địa điểm nuôi * Thời gian nuôi * Tổng chi phí + 5,940Cho cá ăn buổi chiều - 0,501Hình thức nuôi * Tổng chi phí + 3,832Địa điểm nuôi * Hình thức nuôi + ε

Chi phí cho nuôi cá cảnh biển càng cao thì người nuôi càng hài lòng. Cụ thể tác động biên của tổng chi phí lên mức độ hài lòng là 0,725. Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò giảm căng thẳng của cá cảnh biển đối với người nuôi cũng làm tăng mức độ hài lòng của người nuôi, vai trò này càng lớn người nuôi càng hài lòng. Tác động của vai trò giảm căng thẳng của cá cảnh biển đối với người nuôi lên mức độ hài lòng lớn hơn tác động của tổng chi phí nhưng lại nhỏ hơn tác động của tiêu chí bơi lội khi lựa chọn cá cảnh biển.

Những người không có nhiều thời gian để chăm sóc bể cá cảnh cũng cảm thấy ít hài lòng hơn với cá cảnh, thời gian chăm sóc bể cá cảnh càng nhỏ thì mức độ hài lòng càng thấp. Có thể do bận rộn với công việc cuộc sống thường nhật làm cho người nuôi không có nhiều thời gian như kỳ vọng của họ để chăm sóc và thưởng ngoạn bể cá, và việc chăm sóc cá cảnh tiêu tốn khá nhiều thời gian nên mức độ hài lòng của họ cũng giảm. Tuy vậy, dành thời gian để cho cá ăn vào buổi chiều sau một ngày làm việc sẽ làm cho người nuôi cảm nhận được vẻ đẹp của bể cá, cảm thấy thư giãn hơn nên thời điểm cho cá ăn vào buổi chiều làm tăng sự hài lòng của người nuôi. Trái ngược với thời điểm cho cá ăn buổi chiều, mặc dù cùng có 71,67 % người nuôi cho cá ăn vào buổi sáng nhưng tác động của thời điểm cho cá ăn vào buổi sáng đối với hài lòng của người nuôi bị loại bỏ thông qua tiến trình lựa chọn biến phù hợp, nguyên nhân của vấn đề này có thể do vào buổi sáng người nuôi cho cá ăn để cá không bị đói chứ không phải người nuôi thích cho cá ăn vào thời điểm này.

Mặc dù tác động của địa điểm nuôi và thời gian nuôi không có ý nghĩa về thống kê nhưng tương tác giữa hai biến đó và tổng chi phí lại có ý nghĩa thống kê, cụ thể tác động biên là - 0,056. Sự tương tác giữa địa điểm nuôi * kinh nghiệm * tổng chi phí làm giảm mức độ hài lòng của người nuôi, trái với tác động của tổng chi phí lên mức độ hài lòng. Chi phí nuôi cá cảnh biển ngày càng tăng theo thời gian nuôi có lẽ làm cho mức độ hài lòng của những người nuôi ở gia đình khác với những người nuôi ở quán cà phê, nhà hàng, khách sạn. Ngoài mục đích chính là trang trí cho không gian thì những người nuôi ở quán cà phê, nhà hàng, khách sạn còn mục đích kinh doanh, có thể chi phí nuôi cá cảnh biển, tăng theo thời gian nuôi, chưa đáp ứng được kỳ vọng của những người nuôi này.

Lợi ích và vai trò nuôi cá cảnh biển

Bể cá cảnh biển ngoài vai trò làm tăng sự hiểu biết của người dân về môi trường biển và bảo vệ môi trường biển thông qua giáo dục cộng đồng (Evan, 1997) còn có các vai trò, lợi ích khác như vai trò thẩm mỹ, lợi ích tinh thần, lợi ích tâm linh. Khảo sát người nuôi cá cảnh biển tại TP HCM về vai trò và lợi ích của nuôi cá cảnh biển bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5: Vai trò và lợi ích của nuôi cá cảnh biển Vai trò và lợi ích Tần số Tỉ lệ (%)

Có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn 22 36,67 Giảm căng thẳng (stress) 41 68,33 Không gian đẹp hơn 60 100 Kinh doanh thuận lợi hơn 15 25 Mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng 15 25

Page 60: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 60

v Lợi ích tinh thần

Ngày nay áp lực của cuộc sống lên mỗi người là rất lớn nên sau một ngày làm việc vất vả đầu óc con người rất dễ bị căng thẳng cho nên con người cần phải thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại thăng bằng và tái tạo sức lao động. Có nhiều cách để con người thư giãn như đi dạo, xem phim, chơi thể thao, mua sắm. Nhiều người thư giãn bằng cách chăm sóc cá, ngắm nhìn cá cảnh bơi lội.

Nuôi cá cảnh biển có lợi ích rất lớn về tinh thần vì có tới 68,33 % người nuôi cho rằng bể cá cảnh biển giúp làm giảm căng thẳng, 36,67 % người nuôi cho rằng bể cá cảnh biển làm cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Nười nuôi chăm sóc bể cá cảnh biển hàng ngày như cho cá ăn, vệ sinh, quan sát hoạt động ăn mồi, hoạt động bơi lội. Thông qua các hoạt động đó giúp người nuôi giảm căng thẳng vì đó không hẳn là công việc mà còn là thú vui, niềm đam mê của người nuôi. Hoạt động chăm sóc bể cá cảnh biển thường do một người làm nhưng cũng có khi nhiều thành viên trong gia đình cùng tham gia, qua đó làm tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Với câu hỏi “Nuôi cá cảnh biển có giúp Anh/Chị giảm stress (căng thẳng) không ?”, người nuôi cá cảnh biển lựa chọn hai ý kiến trả lời là “có” hoặc “không”. Vì vậy, mô hình binary logistic được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò làm giảm stress đối với người nuôi cá cảnh biển.

Kết quả xây dựng mô hình với tiến trình lựa chọn các biến độc lập bằng cách loại bỏ từng biến một được tổng kết qua bảng 6. Kết quả này cũng được dùng để tính tác động biên của các biến độc lập định lượng.

Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò làm giảm stress của cá cảnh biển Yếu tố B S.E. Wald df Sig. Tác động biên

Địa điểm nuôi 2,536 1,252 4,104 1 0,043** -

Tổng chi phí 0,93 0,8 3,358 1 0,067** 0,233

Địa điểm nuôi * Thời gian nuôi

- 0,177 0,369 4,434 1 0,035** 0,044

Thời gian nuôi * Mức thu nhập

0,271 0,133 4,143 1 0,042** 0,068

Hằng số - 2,998 1,669 3,226 1 0,072* - * và **: Ý nghĩa ở 90 % và 95 %

Kết quả kiểm định Chi-square về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình cho thấy việc sử dụng mô hình để giải thích là phù hợp (bảng 7). Giá trị -LL = 24,507 là không quá lớn, như vậy nó thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể (bảng 8). Mức độ dự báo chung của mô hình là 68,3 % không cao nhưng cũng có thể dự báo chung (bảng 9). Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể có ý nghĩa ở các mức α nhỏ hơn 0,1 và 0,05 (bảng 6).

Thông qua các kiểm định và các hệ số hồi quy tìm được, mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò làm giảm căng thẳng đối với người nuôi cá cảnh biển của hoạt động nuôi cá cảnh biển được viết lại như sau:

Logit [P(Y=1)] = - 2,998 + 0,93Tổng chi phí + 2,536Địa điểm nuôi - 0,177Địa điểm nuôi * Thời gian nuôi + 0,271Thời gian nuôi * Mức thu nhập của người nuôi + ε (Mô hình III)

Page 61: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 61

Bảng 7: Kiểm định mức độ phù hợp mô hình vai trò làm giảm căng thẳng của hoạt động nuôi cá cảnh biển

Chi-square df Sig.

Step 10,413 5 0,064

Block 10,413 5 0,064

Model 10,413 5 0,064

Bảng 8: Kiểm định chung mô hình vai trò làm giảm căng thẳng của hoạt động nuôi cá cảnh biển

-2 Log likelihood

Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

24,507 0,159 0,223

Bảng 9: Mức độ dự báo mô hình vai trò làm giảm căng thẳng của hoạt động nuôi cá cảnh biển

Predicted

Vai trò làm giảm stress

Observed

Không Có

Percentage Correct

Không 4 15 21,1 Vai trò làm giảm stress Có 4 37 90,2

Overall Percentage 68,3

Kết quả hồi qui cho thấy rằng chi phí nuôi cá cảnh biển càng lớn vai trò làm giảm stress của bể cá cảnh biển càng tăng. Người nuôi mua những loài cá, sinh vật cảnh biển khác mà chúng đẹp và lạ hay những bể cá theo sở thích để trang trí cho không gian sống của mình. Chi phí càng lớn tức là người nuôi càng làm cho bể cá đẹp hơn nên cảm thấy thư giãn hơn và hài lòng hơn. Tương tự như chi phí nuôi thì địa điểm nuôi cá cảnh biển cũng làm người nuôi thư giãn hơn với bể cá của mình. Có tới 77 % người nuôi cá cảnh biển nuôi tại gia đình nên hàng ngày người nuôi đều cho cá ăn và chăm sóc bể cá, việc này làm người nuôi thấy thư giãn hơn.

Kinh nghiệm nuôi tuy không có ý nghĩa về thống kê đối với vai trò làm giảm stress của bể cá cảnh biển đối với người nuôi nhưng trong số những người có kinh nghiệm nuôi, người có thu nhập cao hơn nhận thức rõ ràng hơn vai trò này đối với người nuôi. Đa số người nuôi cá cảnh biển có thu nhập cao nên họ không bận tâm nhiều tới chi phí cho hoạt động nuôi cá cảnh biển tức là chi phí cho hoạt động giải trí của bản thân và gia đình. Người nuôi sẵn sàng bỏ tiền để nuôi bể cá cảnh đẹp để thỏa mãn nhu cầu giải chí cho bản thân và gia đình.

Vai trò thẩm mỹ

Mục đích chính của người nuôi cá cảnh biển là trang trí, làm đẹp không gian sống (98,33 %) nên kết quả khảo sát vai trò này đối người nuôi (bảng 5) cho thấy 100 % người nuôi cho rằng bể cá cảnh biển giúp không gian sống đẹp hơn là hoàn toàn phù hợp. Thật vậy, màu sắc cá cảnh rực rỡ, hình dạng rất phong phú, đa dạng và hoạt động bơi lội, ăn mồi của cá cảnh rất sinh động. Hơn thế, khi nuôi ghép các loại cá cảnh biển với các loài sinh vật biển khác thì sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài cá cảnh biển với các loài sinh vật biển khác và cách thức trang trí bể nuôi làm cho bể cá

Page 62: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 62

cảnh biển đẹp hơn, lung linh hơn tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên, mang cả đại dương vào trong nhà.

v Lợi ích tâm linh

Kết quả khảo sát có 25 % người nuôi cho rằng nuôi cá cảnh biển giúp người nuôi kinh doanh thuận lợi hơn và cũng có 25 % người nuôi cho rằng nuôi cá cảnh biển mang lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng (bảng 5).

Những người nuôi cá cảnh biển tại quán cà phê, nhà hàng và khách sạn cho rằng bể cá cảnh biển đẹp ngoài lợi ích tinh thần và vai trò thẩm mỹ cho người nuôi còn làm cho khách hàng thư giãn hơn, vui vẻ hơn. Hơn thế, sở hữu bể cá cảnh biển đẹp tạo nên nét riêng biệt, độc đáo và sang trọng, tạo ấn tượng hơn đối với khách hàng nên lượng khách hàng đông hơn.

Vai trò chính của bể cá cảnh biển đối với người nuôi là trang trí cho không gian sống thêm đẹp và thỏa mãn sở thích giải trí của bản thân, gia đình. Bên cạnh đó bể cá cảnh biển cũng làm cho người nuôi cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn, thư giãn hơn. Những người nuôi cá cảnh biển tại quán cà phê, nhà hàng, khách sạn không chỉ nhằm mục đích giải trí, trang trí mà cũng nhằm mục đích kinh doanh. Họ cho rằng nuôi bể cá cảnh làm cho không gian đẹp hơn, ấn tượng hơn đối với khách hàng vì vậy sẽ làm cho lượng khách hàng tăng thêm.

KẾT LUẬN

Mô hình binary logistic có thể sử dụng nghiên cứu mức độ hài lòng cũng như vai trò và lợi ích của cá cảnh biển đối với người nuôi. Thông qua mô hình này, chi phí có vai trò quan trọng đối với mức độ hài lòng và vai trò của cá cảnh biển đối với người nuôi, chi phí càng tăng thì người nuôi càng hài lòng và thư giãn hơn. Tương tự, địa điểm nuôi và tương tác giữa thời gian nuôi với mức thu nhập cũng làm người nuôi thư giãn hơn mặc dù mức thu nhập không có ý nghĩa thống kê. Nhận thức về vai trò làm giảm stress, thời điểm cho cá ăn buổi chiều, hoạt động bơi lội của cá cũng làm người nuôi hài lòng hơn mặc dù mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng là khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Adeogun A.O., Ajana M.A., Ayinla A.O., Yahere T.M., and O.M. Adeogun, 2008. Application of logit model in adoption decision: A study of hybrib Clasias in Lagos state, Nigeria. American – Eurasian J. Agric. & Environ. Sci 4 (4): 468 – 472.

Alencastro A.L., 2004. Hobbyists’ preferences for marine ornamental fish: A discrete choice analysis of source, price, guarantee and ecolabeling attributes. MSc. Thesis, University Florida, US.

Baez C.J., Olivero J., Petero C., Yanez F.F., Soto G.C., and R. Real, 2009. Macro - environmental modelling of the current distribution of Undaria pinnatifida (Laminariales, Ochrophyta) in northern Iberia. Biological Invasions 12 (7). 2131 - 2139.

Đào Công Thiên, 2008. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

http://www.khafa.org.vn/default.aspx?cmd=newspub&cmdid=newspubdetail&idnew=442

Page 63: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 63

Duc N.M., 2008. Farmers’ satisfaction with aquaculture – A Logistic moddel in Viet Nam. Ecological Economic 68: 525 - 531.

Duc N.M., 2009a. Economic contribution of fish culture to farm incom in Southeast of Viet Nam. Aquaculture International 17 (1): 15 - 29.

Duc N.M., 2009b. Contribution of fish production to farmers’ subjective well-being in Viet Nam – Logistic model. Journal of the World Aquaculture Society 40 (3): 417 - 424.

Evans K., 1997. Aquaria and marine environmental education. Aquarium Sciences and Conservation 1: 239 – 250.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS(2). Nhà xuất bản Hồng Đức, TP HCM, 179 trang.

Mahapatra C.K., 2001. The Determinants of Global Tropical Deforestation. MSc. Thesis, University of Toronto. CANADA.

Mahapatra C.K., and S. Kant, 2005. Tropical deforestation: A multinomial logistics model and some country – specific policy prescriptions. Forest Policy and Economics 7: 1 – 24.

Nguyễn Minh Đức và Dương Thị Kim Lan, 2009. Thái độ và mức độ hạnh phúc đối với cuộc sống của ngư dân trong khu bảo tồn biển Nha Trang. Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 19/11/2009. pp. 427 - 435.

Tang, S. and A.E. Heron, 2008. Bayesian inference for stochastic logistic model with switching point. Ecological Modelling 219: 153 – 169.

Trịnh Công Thành, 2003. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu thú y. Bài giảng môn phương pháp thí nghiệm, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TPHCM. pp 141 – 143.

Page 64: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 64

CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT – HIỆN TRẠNG, LÝ DO SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI NÔNG DÂN

Lâm Quyền và Nguyễn Minh Đức Bộ Môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Đại Học Nông Lâm TPHCM

TÓM TẮT

Cùng với tốc độ đô thị hóa ở mức cao, hoạt động sản xuất cá cảnh trong loại hình nông nghiệp đô thị của Thành Phố Hồ Chí Minh có những thay đổi quan trọng cần được nghiên cứu, từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển loại hình nông nghiệp quan trọng này. Thông qua việc phỏng vấn và khảo sát thực tế tại 63 trại sản xuất cá cảnh ở TPHCM, đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề có liên quan đến quá trình chuyển đổi sang hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn. Với nhu cầu diện tích sử dụng cho sản xuất kinh doanh khá lớn, các trại sản xuất cá cảnh có xu hướng chuyển dịch từ vùng sản xuất truyền thống ở nội thành ra vùng ven đô và có khuynh hướng sử dụng nguồn giống sản xuất tại chỗ với hình thức nuôi ao. Trước khi chuyển sang cá cảnh, đa số các chủ cơ sở đã tham gia sản xuất cá giống thương phẩm. Sở thích và lợi nhuận là 2 nguyên nhân chính dẫn đến quyết định chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh. Thu nhập tăng cùng với kỹ thuật sản xuất ngày càng hoàn thiện, điều kiện cơ sở vật chất phù hợp,… đã mang lại sự hài lòng cho phần lớn các cơ sở sản xuất cá cảnh hiện nay. Tuy nhiên, giá cả thấp và thị trường bấp bênh của một số giống loài cá cảnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của nông dân sản xuất cá cảnh.

GIỚI THIỆU

Những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang nền sản xuất nông nghiệp đô thị với cây, hoa kiểng và cá cảnh là những mũi nhọn đặc trưng. Tuy nhiên, tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị còn thấp (Viện Nghiên Cứu Phát Triển TPHCM, 2007). Theo FAO (2007), nông nghiệp đô thị cũng thể hiện tính không ổn định ở tốc độ đô thị hóa khá nhanh, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp bị giảm, hoặc phải thay đổi địa điểm cư ngụ, tái định cư do các hoạt động xây dựng cũng dễ làm cho người nông dân chuyển sang nuôi mô hình khác hoặc sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam, lao động nông nghiệp có thu nhập thấp so với các hoạt động kinh tế khác ở đô thị cũng là nguyên nhân cơ bản làm người dân ít mặn mà với hoạt động nông lâm thủy sản ở đô thị (Lê Văn Trưởng, 2009). Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa ở mức cao, nhiều vấn đề về dân số, thu nhập, ô nhiễm môi trường,… nảy sinh, hoạt động sản xuất cá cảnh trong loại hình nông nghiệp đô thị của thành phố Hồ Chí Minh có những thay đổi quan trọng cần được nghiên cứu, từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển loại hình nông nghiệp quan trọng này.

Kết quả trong bài viết này là một phần của đề tài nghiên cứu “Khả năng chuyển đổi từ mô hình sản xuất giống cá nuôi thịt sang sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Không lặp lại các nghiên cứu về hiện trạng trước đây, bài viết này sẽ tập trung vào các vấn đề có liên quan hoặc ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi trong hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố. Các hình thức canh tác trước khi chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh, nguyên nhân chuyển đổi sang nuôi cá cảnh, khả năng chuyển đổi đối tượng nuôi và mở rộng đầu tư, mức độ hài lòng của người sản xuất cá cảnh, các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu ảnh hưởng

Page 65: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 65

đến quyết định chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh cũng như ảnh hưởng hoạt động sản xuất cá cảnh hiện nay đã được khảo sát trong bài viết này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu

Số liệu thu thập từ 63 hộ sản xuất cá cảnh được phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi soạn trước bao gồm các thông tin về cơ sở, nguyên nhân chuyển đổi sang nuôi cá cảnh, hiệu quả của hoạt động đầu tư trước và sau khi chuyển đổi, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu và khả năng phát triển mở rộng của cơ sở trong tương lai… Việc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 12/2010 trên các trại sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố.

Mã hóa và xử lý số liệu

Số liệu, các thông tin liên quan đến thực trạng nghề sản xuất cá cảnh sẽ được thống kê, phân tích và mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và mối quan hệ giữa các biến số.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hiện trạng sản xuất cá cảnh

Theo kết quả khảo sát năm 2005 của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh trên 106 hộ nuôi cá cảnh cho thấy các trại sản xuất cá cảnh chủ yếu tập trung ở Quận 8 (28,3%) và Quận 12 (22,6%). Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 63 hộ sản xuất cá cảnh hiện nay được trình bày ở Bảng 1, Kết quả này cho thấy xu hướng chuyển dịch trại sản xuất cá cảnh ra các vùng ngoại thành với nguồn nước ít ô nhiễm hơn và không chịu ảnh hưởng của các dự án quy hoạch đô thị.

Bảng 1. Sự phân bố của các hộ điều tra

Địa phương Số trại khảo sát Tỷ lệ (%)

Bình Chánh 26 41,3

Quận 12 22 34,9

Quận 8 6 9,5

Quận Thủ Đức 2 3,2

Gò Vấp 2 3,2

Củ Chi 2 3,2

Quận 6, Quận 9, Quận 11 3 4,7

Trong 63 hộ được khảo sát, chỉ có 1 trường hợp là đồng sở hữu, còn lại 62 hộ là thuộc sở hữu riêng tư nhân. Chủ sở hữu kinh doanh đồng thời là chủ sở hữu chiếm 61,9%; 7,9% chủ sở hữu đất có thuê thêm đất, 30,2% không có đất và phải thuê hoàn toàn mặt bằng để sản xuất. Giá trị mảnh đất dao động từ 300 triệu đến 40 tỷ đồng, trung bình 3,685 tỷ đồng, trong đó 50% trong số 38 cơ sở có giá trị đất nhỏ hơn 3 tỷ đồng. Tiền thuê đất dao động từ 500 ngàn đến 24 triệu đồng/năm. Diện tích đất trung bình 11359 m2, trong đó diện tích sử dụng cho kinh doanh trung bình là 10444 m2. Có khá nhiều hiệp hội, câu lạc bộ được thành lập trong thời gian gần đây nhằm phát triển nền nông nghiệp đô thị, tuy nhiên chỉ có 17 hộ (27%) có tham gia vào các tổ chức này. Tuy diện tích sử dụng cho kinh doanh khá lớn và tăng về quy mô so với các

Page 66: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 66

nghiên cứu trước đây nhưng hiện nay hầu hết các hộ kinh doanh vẫn mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, số cơ sở phải thuê đất để sản xuất chiếm tỷ lệ cao.

Hầu hết các trại sản xuất cá cảnh hiện nay đều chủ động nguồn giống nuôi với 92,1% số trại được hỏi có thể tự sản xuất con giống. Có 36 trường hợp (57,1%) mua cá từ trại khác. Chỉ có 3 trại có sử dụng cá nguồn gốc nhập khẩu. Hình thức nuôi ao vẫn chiếm ưu thế với 55,6% số trại được khảo sát, kế đến là nuôi bể xi măng hoặc bể bạt với 29 người (46%), hình thức nuôi bể kiếng có 15 trường hợp (23,8%).

Ngoài việc tự tìm hiểu nghiên cứu kỹ thuật sản xuất (chiếm tỷ lệ 30,2% người sản xuất), nguồn thông tin chủ yếu là từ họ hàng và bạn bè (55,6%). Chỉ có rất ít (12,7%) người sản xuất thu thập được thông tin nhờ các lớp huấn luyện và đào tạo. Trong 63 người được phỏng vấn, chỉ có 9 trường hợp (14,3%) nhận được sự hỗ trợ của Nhà Nước. Điều này cho thấy các hình thức hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật vẫn chưa mang tính thực tiễn và xã hội hóa cao.

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh khiến lượng chất thải đổ ra sông ngày càng nhiều. Ô nhiễm môi trường nguồn nước là vấn đề nóng đối với ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay, trong đó hoạt động nuôi cá cảnh cũng không ngoại lệ, đặc biệt đối với các mô hình nuôi ao. Trong 63 người được khảo sát, có 43 ý kiến (68,2%) cho rằng ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cơ sở hiện nay. Trong các ý kiến này thì có 42 người (97,7%) cho rằng nguyên nhân ô nhiễm là do hóa chất công nghiệp, 6 ý kiến (14%) cho rằng có ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, 2 ý kiến xác định là có ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp. Có thể do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt không rõ ràng hoặc khó nhận diện dẫn đến số ý kiến trả lời không cao.

Khảo sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất được thực hiện trên 55 hộ nuôi, có 29 hộ (52,7%) cho rằng biến đổi khí hậu có ảnh hưởng. Trong đó 22 ý kiến (75,9%) trả lời do tần suất và biên độ triều cường tăng, 17 ý kiến (58,6%) xác định sự nhiễm mặn tăng, 3 ý kiến (10,3%) trả lời lượng mưa tăng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hiện nay.

Về ngành nghề của chủ cơ sở trước khi chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh, kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các chủ cơ sở sản xuất cá cảnh hiện nay chuyển đổi từ ngành nông nghiệp hoặc có liên quan đến nông nghiệp. Trong đó xuất phát từ sản xuất giống cá nuôi thịt chiếm tỷ lệ cao nhất với 17 người (27%), kế đến từ nghề trồng trọt với 16 người (25,4%).

Bảng 2. Nghề nghiệp của chủ cơ sở sản xuất cá cảnh trước khi sản xuất cá cảnh

Ngành nghề Số người Tỷ lệ %

Sản xuất giống cá nuôi thịt 17 27,0

Trồng trọt 16 25,4

Chăn nuôi gia súc 4 6,3

Cung cấp mồi tươi sống cho cá cảnh 4 6,3

Công nhân tại các trại cá cảnh 3 4,8

Nuôi cá thịt 1 1,6

Ngành nghề khác 22 34,9

Page 67: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 67

Nguyên nhân chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh

Có nhiều nguyên nhân khiến người đầu tư chuyển sang lĩnh vực cá cảnh, tuy nhiên phần lớn người được hỏi trả lời là do sở thích (50,8%) kế đến là do lợi nhuận mang lại từ nghề nuôi cá cảnh (46%). Điều kiện cơ sở phù hợp cho sản xuất cá cảnh cũng được 19 người chọn (30,2%). Các hình thức hỗ trợ nuôi cá cảnh, yếu tố thị trường, chi phí đầu tư cũng cũng là nguyên nhân đưa đến quyết định chuyển đổi nhưng tỷ lệ không cao.

Nguyên nhân do môi trường ô nhiễm cũng có 22 người đưa ra (34,9%), trong đó các tác nhân gây ô nhiễm phần lớn ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt hoặc sản xuất cá giống. Trong 22 trường hợp chịu ảnh hưởng của môi trường thì 100% người trả lời tác nhân là hóa chất công nghiệp, 6 người trả lời do chất thải sinh hoạt, 1 người trả lời do hóa chất nông nghiệp.

Yếu tố biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang nuôi cá cảnh với 10 người trả lời (15,9%). Trong đó cả 10 người đều đồng ý do tần suất và biên độ triều cường tăng, 3 người trả lời do nhiễm mặn ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi.

Nhìn chung, sở thích không phải là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định chuyển đổi ngành nghề, nhưng có thể là nguyên nhân khơi gợi sự tìm tòi học hỏi trong nhu cầu giải trí, dần dần dẫn đến quyết định gắn bó với nghề sản xuất cá cảnh. Điều này có thể là sự khác biệt của nghề sản xuất sinh vật cảnh so với các ngành nghề khác trong cơ cấu nông nghiệp đô thị. Yếu tố môi trường ô nhiễm kết hợp với biên độ triều cường ngày càng tăng trong những năm gần đây gây tác hại không nhỏ đến hoạt động sản xuất cá giống, ngoài ra cũng ảnh hưởng đáng kể đến các hộ trồng trọt, trong đó phải kể đến một số hộ trồng lan, mai hoặc trồng rau quả… là một trong các nguyên nhân chính đưa đến quyết định chuyển đổi ngành nghề.

Vai trò của sản xuất cá cảnh:

Về thu nhập, có 45 người được hỏi (71,4%) cho rằng mức thu nhập hiện nay cao hơn so với trước khi chuyển đổi sang nuôi cá cảnh, trong khi đó 18 người không đồng tình (28,6%) với ý kiến này. Lợi nhuận hằng tháng của các cơ sở sản xuất cá cảnh dao động lớn (0 – 50 triệu/tháng), trong đó mức lợi nhuận dưới 10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ khá cao (66,7%), 12 cơ sở (25%) có mức lợi nhuận từ 10-20 triệu đồng/tháng, 4 cơ sở (8,3%) có mức lợi nhuận trên 20 triệu đồng/tháng.

Trong 63 người được phỏng vấn thì có 46 người (73%) trả lời hài lòng với nghề sản xuất cá cảnh hiện nay. Nguyên nhân mang lại sự hài lòng cho người sản xuất thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3: Nguyên nhân mang lại sự hài lòng cho người sản xuất

Nguyên nhân hài long Số người Tỷ lệ %

Kỹ thuật đơn giản 21 45,7

Điều kiện cơ sở phù hợp 16 34,8

Thị trường ổn định 14 30,4

Giá cá cao 8 17,4

Chi phí sản xuất thấp 3 6,5

Nguyên nhân khác 8 17,4

Page 68: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 68

Mức độ hài lòng cũng được thể hiện ở việc mở rộng đầu tư. Trong 63 người được phỏng vấn, có 27 hộ (42,9%) dự định đầu tư thêm, mở rộng sản xuất trong thời gian tới. Đây là một tín hiệu tốt cho các chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố.

Song song với việc lấy ý kiến các hộ hài lòng, 17 cơ sở không hài lòng cũng được khảo sát trong đó có 15 ý kiến cho rằng giá cá hiện nay thấp (88,2%), 10 ý kiến cho rằng thị trường không ổn định (58,8%), 4 ý kiến cho rằng chi phí cao (23,5%) và 2 ý kiến khác với tỷ lệ 11,8%. Việc phát triển diện tích nuôi ao, yếu tố kỹ thuật ngày càng hoàn thiện đã mang lại sự hài lòng cho phần lớn khách hàng, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến sự giảm mạnh về giá một số loại cá cảnh hiện nay. Ngoài ra thị trường cung cầu một số loài cá không ổn định dẫn đến một số trại nuôi không hài lòng. Nhìn chung, các ý kiến trái chiều nhau về giá cả và thị trường đều xuất phát từ việc lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp hay không phù hợp với điều kiện cơ sở hiện có. Có 13 trại (20,6%) dự định sẽ chuyển đổi đối tượng sản xuất, trong đó phần lớn ý kiến lựa chọn đối tượng phù hợp với nhu cầu thị trường (61,5%), ưu tiên kế đến là chọn đối tượng có giá bán cao (46,2%), chỉ 1 cơ sở lựa chọn đối tượng dễ sản xuất hơn. Có 3 ý kiến lựa chọn khác trong đó có 1 ý kiến sẽ quay trở lại hoạt động sản xuất giống cá nuôi thịt do hiện nay thị trường cá giống đang khá thuận lợi.

KẾT LUẬN

Với nhu cầu diện tích sử dụng cho sản xuất kinh doanh khá lớn, các trại sản xuất cá cảnh có xu hướng chuyển dịch từ vùng sản xuất truyền thống ở nội thành ra vùng ven đô - nơi có nguồn nước trong sạch hơn và ít chịu ảnh hưởng của các dự án đô thị hóa. Chỉ một phần nhỏ các cơ sở sản xuất nhận được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, hầu hết các trại sử dụng nguồn giống sản xuất tại chỗ với hình thức nuôi ao. Do đó, có đến 68,2% số trại nuôi chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, chủ yếu là do hóa chất công nghiệp. Trước khi chuyển sang cá cảnh, đa số các chủ cơ sở đã tham gia sản xuất cá giống cá thịt dùng cho nuôi thương phẩm.

Sở thích và lợi nhuận là 2 nguyên nhân chính dẫn đến quyết định chuyển đổi sang sản xuất cá cảnh. Các yếu tố ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu cũng có tác động đến quyết định chuyển đổi. Thu nhập tăng cùng với các yếu tố như kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, điều kiện cơ sở phù hợp… đã mang lại sự hài lòng cho phần lớn các cơ sở sản xuất cá cảnh hiện nay. Tuy nhiên, giá cả thấp và thị trường bấp bênh của một số giống loài cá cảnh đã dẫn đến xu hướng chuyển đổi đối tượng và giảm sự hài lòng của nông dân sản xuất cá cảnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển cá cảnh. Định hướng phát triển cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh,

http://fishviet.com/fishviet/index.php?page=news&content=10&article=52

Báo Khoa Học Kỹ Thuật Nông nghiệp. TP Hồ Chí Minh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,

http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news.php?newsid=50610084852

Cao Minh Nghĩa, 2008. Phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 đến tháng 6 năm 2008. Bản tin Kinh tế xã hội – Viện nghiên cứu phát triển tp HCM- Số tháng 12/2008.

Page 69: HI ỆN TR ẠNG KINH DOANH VÀ NUÔI GI ẢI TRÍ CÁ C ẢNH N … Word - PHẦN 1 in.pdf · cũng cung c ấp cho khách hàng nhi ều d ịch v ụ nh ư t ư v ấn mi ễn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hội thảo “Vai trò cá cảnh ở TPHCM” -------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐH Nông Lâm TPHCM 31/12/2010 69

Công Phiên, 2009. Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp TPHCM thiếu quy hoạch nên chưa bật xa. Báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 8/2/2010.

FAO, 2007. Profitability and sustainability of urban and peri-urban agriculture. Agricultural management, marketing and finance occasional paper. Food and Agriculture Organization. 95pages.

Brown, K. H. and A. Carter, 2003. Urban Agriculture and Community Food Security in the United States: Farming from the City Center to the Urban Fringe. Community Food Security Coalition, Venice California, USA. 28 pages.

Lê Thanh Liêm, Đặng Hạo, Ngô Văn Tiến, Trương Hoàng, Phan Văn Tự, Đặng Trung Thành, Bùi Thanh Quang, Hà Thúc Viên, 2009. Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng 2025.

Lê Văn Khâm, 2008. Đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị ở khu kinh tế Dung Quốc theo hướng ổn định và bền vững: Vấn đề cấp thiết đặt ra từ thực tiễn. Nội san Nghiên cứu Khoa học Số 48/2008. Trường Cao đẳng Tài Chính Kế Toán. Trang 47 – 49.

Lê Văn Trưởng, 2009. Nhận dạng nông nghiệp đô thị ở Việt Nam. http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB9/truong.pdf

Phạm Sỹ Liêm, 2009. Nông nghiệp đô thị- Tại sao không?

http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Kinh-Te/Nong-Nghiep-Do-Thi-Tai-Sao-Khong.html

Trúc Nhã, 2009. Phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh. http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/DetailNews.asp?ID=1636

Trương Hoàng, 2009. Cá cảnh trong cơ cấu nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh- Trung tâm Khuyến Nông Thành phố Hồ Chí Minh.

Viện Nghiên Cứu Phát Triển TPHCM, 2007. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước.