Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận...

10

Click here to load reader

Transcript of Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận...

Page 1: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận rút ra

Chủ nghĩa Mác – Ăng-ghen từ khi ra đời đã cung cấp cho nhân loại nói chung và

triết học nói riêng một cách nhìn nhận, đánh giá mới khách quan hơn, khoa học hơn,

hợp lý hơn về thế giới. Trong đó, hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát

triển đóng vai trò là cơ sở, nền tảng của phép biện chứng duy vật.

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1.1. Nội dung nguyên lý

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động, ràng

buộc, quy định, xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng và các

quá trình trong thế giới. Phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng, mọi sự vật, hiện tượng

trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn

nhau, cùng vận động và biến đổi không ngừng, không có sự vật, hiện tượng tồn tại

biệt lập, cô lập.

Phép biện chứng duy vật cũng khẳng định, cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa

các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng

dù có đa dạng và khác nhau thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới

duy nhất là thế giới vật chất. Thậm chí ngay cả ý thức của con người, dù không phải

là vật chất nhưng cũng không thể tồn tại biệt lập với một dạng vật chất có tổ chức cao

là bộ óc con người và nội dung phản ánh của ý thức cũng là thế giới vật chất.

Quan điểm duy vật biện chứng chỉ ra, mối liên hệ phổ biến có các thuộc tính là:

Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng.

Tính khách quan thể hiện ở chỗ, mối liên hệ phổ biến tồn tại không phụ thuộc

vào suy nghĩ, ý muốn chủ quan và tác động của con người.

Tính phổ biến thể hiện ở việc, mọi sự vật trong thế giới đều tồn tại trong các mối

liên hệ phổ biến, không có ngoại lệ.

Tính đa dạng thể hiện ở chỗ, có rất nhiểu loại liên hệ: mối liên hệ bên trong, bên

ngoài; mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu; mối liên hệ chung, mối liên hệ riêng; mối liên hệ

trực tiếp, gián tiếp; mối liên hệ bản chất và không bản chất; mối liên hệ tất nhiên,

ngẫu nhiên; mối liên hệ giữa các sự vật, mối liên hệ giữa các mặt của sự vật… Việc

Page 2: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận rút ra

phân loại các mối liên hệ là một việc làm cần thiết bởi vì mỗi loại liên hệ lại có tác

động khác nhau đến sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, sự

phân loại này chính là cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu của phép biện chứng duy

vật và của các ngành khoa học cụ thể và các khoa học liên ngành. Tuy nhiên, việc

phân loại này chỉ có ý nghĩa tương đối vì trong từng trường hợp cụ thể, một loại liên

hệ này lại có thể trở thành một loại liên hệ khác.

1.2. Ý nghĩa phương pháp luận

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã đập tan quan điểm siêu hình (cho rằng

các sự vật hiện tượng tồn tại độc lập, tách rời nhau, giữa các sự vật hiện tượng không

có bất kỳ mối liên hệ, ràng buộc nào), quan điểm duy vật thô sơ (cho rằng thế giới vật

chất chỉ là một vài yếu tố riêng lẻ như lửa, nước, không khí…), quan điểm duy vật

máy móc (cho rằng các sự vật liên hệ với nhau giống như là một hệ thống máy móc

phức tạp, ngưng đọng và biệt lập mà thôi). Đồng thời, nguyên lý về mối liên hệ phổ

biến cũng khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật so với chủ nghĩa duy tâm

khi khẳng định cơ sở của nó là tính thống nhất.

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người khi xem xét các sự vật,

hiện tượng cụ thể phải có quan điểm toàn diện, quan điểm và lịch sử cụ thể:

+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi phân tích sự vật phải xem xét sự vật trong

mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật khác, đồng thời phải phân biệt được cái nào là

tất yếu, là cơ bản, là chủ yếu, cái nào là ngẫu nhiên, không cơ bản, không chủ yếu,

tránh quan điểm siêu hình, phản khoa học.

+ Quan điểm lịch sử cụ thể giúp chúng ta nhận thức đúng đắn sự phát triển bao

giờ cũng xảy ra trong những điều kiện cụ thể, không gian và thời gian xác định. Cùng

một sự vật nếu đặt trong các hoàn cảnh khác nhau thì tính chất của mối liên hệ và sự

phát triển cũng khác nhau.

- Đảng ta đã vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào công cuộc đổi mới đất

nước. Đại hội Đảng VI đã đề ra quan điểm đổi mới, xuất phát từ đổi mới tư duy chính

trị trong việc hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại; đối mới kinh tế nhằm khắc

2

Page 3: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận rút ra

phục cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, giữ ổn định chính trị. Chính bởi các yếu tố

chính trị, kinh tế, văn hóa…. có mối liên hệ mật thiết với nhau cũng như tới sự ổn

định của đất nước, do đó, tiến hành đổi mới cần phải tiến hành toàn diện, không thể

chỉ tiến hành đổi mới trên một lĩnh vực, tuy nhiên cũng không thể ngay một lúc tiến

hành đổi mới như nhau trên tất cả các mặt, do đó, cần phải xác định lĩnh vực nào là

trọng điểm cần phải tiến hành mạnh hơn và tiến hành trước tiên. Đảng ta đã nhận định

đổi mới kinh tế là cốt lõi, kinh tế ổn định sẽ giúp giữ vững ổn định chính trị và các

mặt khác của đời sống xã hội. Thực tế đã chứng minh, đường lối đó là hoàn toàn đúng

đắn.

2. Nguyên lý phát triển

2.1. Nội dung nguyên lý

Trước khi phép biện chứng duy vật ra đời, trong lịch sử triết học đã có nhiều

quan điểm khác nhau về sự phát triển. Các nhà triết học trước Mác cho rằng, sự phát

triển, vận động của thế giới đơn thuần chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về lượng mà

không có sự thay đổi về chất. Sự vật sinh ra như thế nào thì vẫn như vậy cho đến lúc

mất đi, chất của nó vẫn được giữ nguyên, nếu có thay đổi thì cũng chỉ là diễn ra theo

một vòng tròn khép kín, không sinh ra cái mới, chất mới. Sự phát triển là một quá

trình tiến lên liên tục.

Đối lập với quan điểm siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Mọi

sự vật, hiện tượng trong thế giới đều vận động, biến đổi, chuyển hóa từ trạng thái này

sang trạng thái khác. Sự vận động biến đổi ấy là vô cùng vô tận, không có điểm kết

thúc, có nhiều tính chất, khuynh hướng khác nhau, có sự vận động biến đổi từ thấp

đến cao nhưng cũng có sự vận động đi đến tan rã, thụt lùi. Tuy nhiên, sự vận động và

phát triển không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhau. Phát triển là chỉ sự vận động

theo hướng đi lên, có đặc điểm là phát triển từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp,

từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, trong đó cái mới thay thế cho cái cũ đã lỗi thời

nhưng không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà có sự kế thừa, chọn lọc cái cũ. Sự phát triển

là khách quan, phổ biến vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội đến tư duy.

3

Page 4: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận rút ra

Nguyên lý về sự phát triển cũng chỉ ra nguyên nhân, cách thức và xu hướng của

sự phát triển:

- Về nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh, tác động qua lại theo xu

hướng bài trừ và phủ định lẫn nhaugiữa các mặt đối lập, không phụ thuộc vào ý muốn

và nguyện vọng chủ quan của con người.

- Về cách thức của sự phát triển: Đó là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự

thay đổi về chất. Quá trình phát triển là sự tiệm tiến về lượng, thông qua những bước

nhảy vọt, tạo ra sự biến đổi từ chất cũ sang chất mới. Chất mới ra đời lại quy định

lượng mới.

- Về xu hướng của sự phát triển: Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng

mà diễn ra quanh co theo đường xuáy ốc, trong đó có những bước lùi tạm thời. Sự vật

dường như trở lại ban đầu nhưng ở mức cao hơn.

Thực tế các thành tựu khoa học đã chứng minh tính đúng đắn của nguyên lý phát

triển là một quá trình biến đổi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn

thiện đến hoàn thiện hơn. Ví dụ, sự sống trên Trái đất trước tiên là xuất hiện dưới

dạng sống đơn bào, tiến hóa lên đa bào và đỉnh cao là xuất hiện con người. Con người

cũng phải phát triển từ loài vượn người nguyên thủy, trải qua hàng nghìn, hàng vạn

năm mới được như ngày nay. Tuy nhiên, trong qúa trình phát triển đó, không phải sự

vật mới sinh ra là khác biệt hoàn toàn với sự vật cũ mà vẫn có sự kế thừa và phát triển

trên cơ sở những mặt tích cực của sự vật cũ. Ngay cả trong nhận thức và tư duy của

con người cũng không ngoại lệ, sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Ăng-ghen không phải

là ngẫu nhiên mà là sự kế thừa, học hỏi, tiếp nối một cách có chọn lọc từ Triết học cổ

điển Đức, Kinh tế chính trị Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, thậm chí

ngay cả phép biện chứng duy vật của Mác cũng xuất phát từ cơ sở là phép biện chứng

duy tâm khách quan của Hê-ghen và Chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách.

2.2. Ý nghĩa phương pháp luận

- Nắm vững nguyên lý về sự phát triển giúp con người rút ra được phương pháp

luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới.

4

Page 5: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận rút ra

- Giới tự nhiên, xã hội và tư duy đều trong quá trình vận động và phát triển

không ngừng. Bản chất khách quan của các quá trình hiện thực đòi hỏi con người

muốn phản ảnh đúng hiện thực khách quan cần phải có quan điểm phát triển. Khi xem

xét sự vật hiện tượng, cần tránh quan điểm siêu hình cho rằng sự vật là bất biến, cần

nhìn nhận sự vật trong sự vận động, phát triển, hơn nữa cần phải phát hiện ra các xu

hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.

- Nắm vững nguyên lý phát triển cũng giúp đẩy lùi tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tuyệt

đối hóa tri thức, có nghĩa là nhận thức về sự vật trong một hoàn cảnh cụ thể và cho

rằng điều đó đúng với mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.

- Nguyên lý phát triển đòi hỏi khi con người phải có quan điểm phát triển khi

xem xét sự vật, hiện tượng, tức là phải vạch ra được cái tương lai trong cái hiện tại,

cái mới trong cái cũ, nhưng không loại bỏ cái cũ mà chọn lọc, kế thừa những gì tiến

bộ của cái cũ, đồng thời phải biết ủng hộ cái mới.

- Nguyên lý phát triển đòi hỏi phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong quá trình

biện chứng đầy mâu thuẫn, tức là nhận ra nguyên nhân của sự phát triển phải xuất

phát từ chính các yếu tố nội tại của sự vật, hiện tượng đó, từ đó tìm ra các mâu thuẫn,

phân tích mâu thuẫn, xem xét toàn diện các mặt đối lập, quá trình phát sinh, phát triển

của các mặt đó. Trong họat động thực tiễn, cần phải xác định rõ trạng thái chín muồi

của mâu thuẫn, tìm ra phương thức, phương tiện có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó

một cách nhanh nhất.

- Nguyên lý phát triển cũng đòi hỏi con người cần phải có sự nhận thức đúng đắn

về mối quan hệ thống nhất giữa lượng và chất. Trong họat động thực tiễn cần phải

biết nắm bắt thời cơ để đẩy nhanh việc chuyển từ những thay đổi về lượng thành

những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa thành những thay đổi

mang tính cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng, hiểu đúng cách thức của sự phát

triển cũng giúp cho chúng ta tránh được xu hướng “cải lương”, “xét lại”, cũng như xu

hướng “tả khuynh”, nóng vội, chủ quan.

5

Page 6: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận rút ra

- Nguyên lý phát triển cũng giúp con người tin tưởng vào cái mới, vào sự chiến

thắng tất yếu của cái mới so với cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc

hậu, bên cạnh đó, con người cũng cần phải biết phát hiện cái mới, quý trọng cái mới,

không được chán nản, thất vọng trước những bước lùi tạm thời. Trong họat động thực

tiễn, con người cũng cần xác định rõ, không được “phủ định sạch trơn”, phủ định

hoàn toàn cái cũ mà chỉ phủ định cái lạc hậu và vẫn phải kế thừa những yếu tố tích

cực; đồng thời, cũng cần tránh thái độ bảo thủ, cố bám giữ những thứ đã quá lỗi thời,

làm cản trở sự phát triển của lịch sử.

Tóm lại, hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển chính là cốt

lõi, có ý nghĩa bao trùm, chi phối đối với những lý luận khác của phép biện chứng

duy vật. Trong họat động thực tiễn của con người, cần thiết phải nắm vững nội dung

và ý nghĩa phương pháp luận của hai nguyên lý trên để từ đó áp dụng vào việc nghiên

cứu, nhìn nhận đánh giá và cải tạo thế giới xung quanh ta.

6