HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG VÀ VẤN ĐỀ THỂ...

34
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRIỆU VĂN THỊNH HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HỌC HÀ NỘI - 2015

Transcript of HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG VÀ VẤN ĐỀ THỂ...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU VĂN THỊNH

HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI

M’NÔNG VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU VĂN THỊNH

HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI

M’NÔNG VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC DÂN GIAN

MÃ SỐ: 62.22.36.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS. TS Lê Chí Quế

2. PGS. TS Đỗ Hồng Kỳ

HÀ NỘI - 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn

liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Triệu Văn Thịnh

LỜI CẢM ƠN Ngoài sự nỗ lực của bản thân, trong quá trình thực hiện luận án chúng

tôi nhận được sự gợi ý và hướng dẫn tận tình, chu đáo của GS.TS Lê Chí Quế,

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, của

PGS.TS Đỗ Hồng Kỳ, Viện nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội Việt Nam.

Luận án còn có sự giúp đỡ về tài liệu, sự động viên khích lệ và những ý

kiến đóng góp của các thầy cô giáo thuộc Khoa Văn học, Trường Đại học Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội .

Xin trân trọng gửi tới quý thầy cô giáo lời biết ơn chân thành và sâu sắc.

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 7

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 21

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21

5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 22

6. Đóng góp mới của luận án ................................................................... 23

7. Cấu trúc của luận án ........................................................................... 24

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.

1.1. Khái quát về dân tộc M’nông...................................Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Địa bàn cư trú, đặc điểm xã hội và thành phần tộc ngườiError! Bookmark not defined.

1.1.2. Đời sống văn hoá của người M’nông ............ Error! Bookmark not defined.

1.1.2.1. Đời sống văn hoá vật chất ........................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2.2. Đời sống văn hoá tinh thần.......................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Kho tàng văn học dân gian .......................................Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Các tác phẩm thuộc loại hình văn xuôi tự sự Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Các tác phẩm thuộc loại hình văn vần .......... Error! Bookmark not defined.

1.3. Những vấn đề cơ bản của Ot Ndrong .....................Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Những vấn đề cơ bản về nội dung của sử thi M’nôngError! Bookmark not defined.

1.3.1.1. Ot Ndrong phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người M’nôngError! Bookmark not defined.

1.3.1.2. Ot Ndrong phản ánh những vận động, chuyển biến lớnError! Bookmark not defined.

1.3.1.3. Ot Ndrong là “bách khoa thư” của người M’nôngError! Bookmark not defined.

1.3.2. Hình thức thể hiện chính của Ot Ndrong ...... Error! Bookmark not defined.

1.3.2.1. Mấy vấn đề về ngôn ngữ của Ot Ndrong ... Error! Bookmark not defined.

1.3.2.2. Biện pháp xây dựng cốt truyện và nhân vậtError! Bookmark not defined.

1.3.2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật của Ot NdrongError! Bookmark not defined.

1.4. Một số vấn đề lý luận về sử thi .................................Error! Bookmark not defined.

1.4.1. Quan niệm về sử thi của các nhà nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

1.4.1.1. Quan niệm về sử thi của một số nhà nghiên cứu ngoài nướcError! Bookmark not defined.

1.4.1.2. Quan niệm về sử thi của các nhà nghiên cứu Việt NamError! Bookmark not defined.

1.4.2. Quan niệm của người M’nông về Ot NdrongError! Bookmark not defined.

1.5. Tiểu kết .........................................................................Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNGError! Bookmark not defined.

2.1. Nhân vật văn học ........................................................Error! Bookmark not defined.

2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông...............Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Nhân vật trung tâm .......................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1.1. Nhân vật khai thiên lập địa .......................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1.2. Nhân vật anh hùng văn hóa ......................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1.3. Nhân vật anh hùng chiến trận...................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Các loại nhân vật khác .................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2.1. Nhân vật thần kỳ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2.2. Nhân vật người đẹp ...................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2.3. Nhân vật đối lập............................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.2.4. Nhân vật cộng đồng ..................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2.5. Nhân vật truyền tin ....................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Tiểu kết .........................................................................Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3. VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA SỬ THI M’NÔNGError! Bookmark not defined.

3.1. Môi trường diễn xướng của sử thi M’nông ...... Error! Bookmark not defined.

3.2. Chức năng của sử thi M’nông ........................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Cách cấu tạo đề tài .............................................. Error! Bookmark not defined.

3.4. Cốt truyện của sử thi M’nông ............................ Error! Bookmark not defined.

3.5. Cách thức xây dựng nhân vật của sử thi M’nôngError! Bookmark not defined.

3.6. Cơ sở xã hội và nội dung phản ánh của sử thi M’nôngError! Bookmark not defined.

3.7. Tiểu kết ................................................................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN....................................................................................... 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 26

7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sử thi là một thể loại có giá trị đặc biệt trong kho tàng văn học dân gian

Việt Nam. Những kết quả sưu tầm và nghiên cứu gần đây, càng cho chúng ta

có cơ sở để đưa ra nhận định trên. Sử thi là thể loại văn học có tính nguyên

hợp, ngoài những giá trị về văn học nghệ thuật, nó còn chứa đựng những tư

liệu quý về lịch sử, tư tưởng, văn hoá, phong tục tập quán v.v...

Người đầu tiên sưu tầm và xuất bản sử thi Tây Nguyên là viên công sứ

người Pháp tên là Léopold Sabatier. Năm 1927, L. Sabatier công bố sử thi Dăm

Săn bằng tiếng Pháp, tại Pari. Trong lời tựa của cuốn sách, một nhà văn người

Pháp cho rằng đây là tác phẩm văn học cuối cùng của người Êđê: “Nhưng cay

đắng thay, bằng chứng về văn chương của người Mọi cũng là cái cuối

cùng”[128/15]. Đó là một nhận xét có phần vội vàng và võ đoán, bởi sự phát

hiện ra Dăm Săn mới chỉ là bước khởi đầu cho công việc sưu tầm và khám phá

kho tàng sử thi phong phú và đa dạng của Tây Nguyên. Tiếp đó, vào năm 1955,

các học giả người Pháp khác tên là Dominique Antomarchi và Goerges

Condominas cho công bố tác phẩm Dăm Di (D. Antomarchi sưu tầm và G.

Condominas viết giới thiệu) trên Tạp chí của Viện Viễn Đông bác cổ. Như vậy,

với việc sưu tầm và công bố sử thi của người Pháp, chúng ta biết rằng ở Tây

Nguyên có sử thi.

Sau sự phát hiện mang tính mở đường của L. Sabatier, phải mấy mươi

năm sau độc giả Việt Nam mới được biết nhiều về kho tàng sử thi Tây Nguyên

với việc Đào Tử Chí dịch và xuất bản tác phẩm Dăm Săn với tên gọi là Bài ca

chàng Dăm Săn vào năm 1957 (Đào Tử Chí dịch sử thi Dăm Săn sang tiếng

Việt từ bản bằng tiếng Pháp của L. Sabatier) [128/35]. Tiếp đó vào năm 1963,

hàng loạt tác phẩm như Dăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Dăm Prao… ra mắt bạn

đọc được in trong cuốn sách Trường ca Tây Nguyên. Tuy nhiên công tác sưu

tầm, dịch thuật, xuất bản và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên thật sự được quan

tâm chú ý, đầu tư đúng mức và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng là vào

8

những năm cuối thế kỷ thứ XX, đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là Dự án Điều tra,

sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên . Kết qủa

to lớn của Dự án là đã sưu tầm, ghi âm được hàng trăm sử thi khác nhau và đã

xuất bản được 75 tác phẩm sử thi của các dân tộc Tây Nguyên như Ê Đê, Ba

Na, M’nông, RagLai, Xtiêng, Xê Đăng, Chăm Hroi… bằng hình thức song ngữ

(tiếng Việt và tiếng bản tộc).

Đặt trong tiến trình sưu tầm và nghiên cứu sử thi ở Việt Nam thì sử thi

M’nông được phát hiện tương đối muộn (năm 1988). Mặc dù được phát hiện

muộn nhưng việc nghiên cứu sử thi M’nông cũng đã đạt được những thành tựu

to lớn, các tác giả tiêu biểu là Đỗ Hồng Kỳ với công trình Sử thi thần thoại

M’nông (1996) và phần viết về sử thi M’nông in trong cuốn Văn học dân gian

Êđê và M’nông (2008); Phan Đăng Nhật với công trình Vùng sử thi Tây

Nguyên (1999), Để tìm hiểu thêm sử thi M’nông - Ot Nrong (2002), Ngô Đức

Thịnh với Sử thi Tây Nguyên phát hiện và các vấn đề (2002), Nguyễn Việt

Hùng với luận án tiến sĩ Công thức truyền thống trong sử thi - Ot Ndrong

(2012)…

Về nguồn tư liệu, có thể nói trước năm 2001, việc sưu tầm, dịch thuật và

xuất bản sử thi M’nông còn tương đối khiêm tốn. Nhưng từ năm 2001 đến năm

2007, trong khuôn khổ Dự án, trong đó sử thi M’nông là bộ phận quan trọng

được tiến hành thì các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu văn hoá thuộc Viện

Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

đã sưu tầm được số lượng hàng trăm tác phẩm sử thi M’nông (đã xuất bản

được 26 tác phẩm song ngữ Việt - M’nông). Kết quả trên đã góp phần làm

phong phú thêm kho tàng sử thi Việt Nam và khẳng định dân tộc M’nông có

khối lượng sử thi đồ sộ vào bậc nhất trong khu vực và cả thế giới.

Việc sưu tầm, dịch thuật, xuất bản và nghiên cứu sử thi M’nông đã gặt

hái được nhiều kết quả đáng trân trọng, song vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục

được nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về một thể loại văn học dân gian độc

đáo đang hiện tồn trong đời sống của cộng đồng người M’nông. Bên cạnh đó,

việc xác định tiểu loại sử thi M’nông đang còn có những ý kiến khác nhau, có

9

người cho nó là sử thi thần thoại, có người cho nó là sử thi phổ hệ, có người

cho nó mang đậm tính chất của sử thi sáng thế, có người cho nó là sử thi anh

hùng… Ở đây cần nói thêm là hiện nay việc phân loại sử thi đang có những

cách làm khác nhau. Nếu dựa theo thời gian, có sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại (cổ

điển); dựa vào nội dung và đề tài, có sử thi sáng thế và sử thi thiết chế xã hội

(cũng dựa và nội dung và đề tài người ta còn có cách gọi tên khác: sử thi sáng

thế tương đương với sử thi thần thoại và sử thi thiết chế xã hội tương đương

với sử thi anh hùng); dựa vào hình thức, cấu trúc tác phẩm có sử thi phồ hệ và

sử thi đơn hệ. Vậy sử thi M’nông là loại nào trong những loại vừa nêu trên?

Với những vấn đề đặt ra ở trên, cùng với đó bản thân là người dân tộc thiểu số,

hiện nay đang công tác và giảng dạy trên vùng đất Tây Nguyên - nơi sản sinh

ra kho tàng sử thi đặc sắc nên chúng tôi chọn đề tài Hệ thống nhân vật trong sử

thi M’nông và vấn đề thể loại làm đối tượng cho luận án của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về văn hoá M’nông đã được các nhà khoa học trong nước và

ngoài nước quan tâm cách đây hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên công việc này chỉ

thật sự được chú trọng và đạt được những kết qủa to lớn vào những năm cuối

thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

Người đầu tiên nghiên cứu về dân tộc M’nông một cách khoa học là học

giả người Pháp tên là Goerges Condominas. Trong những năm 1947, 1948 ông

đã đến sống cùng với người M’nông Gar ở huyện Lăk, tỉnh Dak Lăk để tìm

hiểu và nghiên cứu về tộc người này. Sau một quá trình cùng chung sống với

người M’nông Gar, nhà dân tộc học người Pháp đã cho xuất bản cuốn sách có

tựa đề Chúng tôi ăn rừng vào năm 1957, sau đó được tái bản vào năm 1974

(Năm 2003, tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt). Trong

cuốn sách này, G. Condominas có nhắc đến một hình thức truyện kể của người

M’nông Gar có tên gọi là noo proo và ông gọi đó là anh hùng ca (épopée), ông

viết “Và câu chuyện nói đến nào noo proo, nào anh hùng ca mới hay ho làm

sao: cuộc sáng tạo ra thế giới, trận đại hồng thuỷ, con người bị quỷ nhai nuốt và

10

phun ra, biển nhấn chìm cả một đạo quân…” [12/186]. Tuy nhiên do mục đích

của cuốn sách chủ yếu là khảo sát về tộc người và văn hoá M’nông trên

phương diện dân tộc học do vậy mà G. Codominas chưa đi sâu nghiên cứu sử

thi của người M’nông.

Ở Việt Nam, người đầu tiên đề cập đến sử thi M’nông là cố học giả Võ

Quang Nhơn. Năm 1981 trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn (nay là Tiến sĩ) và

năm 1983 trong cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam

ông cho rằng người M’nông có sử thi với những tác phẩm như Đam Brơi,

Chàng Trăng…[71/58] nhưng ông cũng mới chỉ dừng lại ở việc kể tên tác

phẩm, còn tên gọi bản địa của nó là gì, hình hài của nó ra sao thì chưa thấy ông

nói đến.

Năm 1982 trong cuốn sách Đại cương về các dân tộc Êđê, Mnông ở Dak

Lak, Bế Viết Đẳng và các tác giả của cuốn sách cũng đã nhắc đến hình thức hát

kể sử thi của người M’nông, ông viết “Cùng với nhóm M’nông Nong, nhóm

M’nông Prêng còn có hình thức kể gia phả gọi là N’koc yao được xem như một

loại sử thi vậy” [17/144]. Ở đây các tác giả đã có sự nhầm lẫn giữa hình thức

kể gia phả với sử thi.

Việc nghiên cứu về sử thi M’nông chỉ đặc biệt được chú ý sau việc phát

hiện ra thể loại này ở xã Dak Mol, huyện Dak Mil, tỉnh Dak Lăk (nay là huyện

Dak Song, tỉnh Dak Nông) vào năm 1988. Theo Đỗ Hồng Kỳ cho biết thì năm

1988, đoàn công tác của Viện Văn hoá dân gian (nay là Viện nghiên cứu Văn

hoá) gồm Ngô Đức Thịnh, Đỗ Hồng Kỳ, Tô Đông Hải và Nguyễn Tấn Đắc

(Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, nay là Viện phát triển bền

vững vùng Nam bộ) đã tiến hành khảo sát tại bon Bu Dop, xã Dak Môl, huyện

Dak Song, tỉnh Dak Nông; qua lời hát kể của các nghệ nhân người M’nông và

qua những phỏng dịch ban đầu, nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ và một số người

trong đoàn công tác đã nhất trí cho rằng đó chính là sử thi của người M’nông.

Từ đó đến nay đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu về sử thi M’nông

và có thể nói tiêu biểu hơn cả là nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ. Vào thập niên

80, 90 của thế kỷ trước, ông đã nhiều lần đến vùng đất có nhiều người M’nông

11

sinh sống (chủ yếu là tỉnh Dak Lăk và tỉnh Dak Nông). Ông đã cùng ăn, cùng ở

với những con người nơi đây để tìm hiểu, nghiên cứu về văn hoá, văn học của

họ. Ông đã tiếp cận với nhiều nghệ nhân dân gian người M’nông như Điểu

Kâu, Điểu Klứt, Điểu Klung, Điểu Mpơih, Điểu Byăt… Trong số các nghệ

nhân đó thì Đỗ Hồng Kỳ đã có một quá trình làm việc thường xuyên và lâu dài

với nghệ nhân Điểu Kâu - đến thời điểm đó vẫn là người duy nhất phiên dịch

các tác phẩm sử thi M’nông ra tiếng Việt. Tình cảm giữa Đỗ Hồng Kỳ và nghệ

nhân Điểu Kâu đã trở nên sâu sắc và mật thiết, chính vì vậy mà vào năm 2008

khi Điểu Kâu mất, Đỗ Hồng Kỳ đã có bài viết “Cánh chim đại ngàn đã ngừng

bay ” đăng trên báo Thể thao - Văn hoá rất cảm động về người nghệ nhân mà

ông luôn trân trọng và quý mến. Từ khi sử thi M’nông được phát hiện, Đỗ

Hồng Kỳ và một số trí thức địa phương đã sưu tầm, giới thiệu và cho xuất bản

nhiều công trình về sử thi M’nông như: Sử thi cổ sơ M’nông, Cây nêu thần,

Mùa rẫy bon Tiăng, Sử thi thần thoại M’nông, Kể dòng con cháu mẹ Chếp,

Tiăng bán tượng gỗ…

Từ năm 2001, công tác sưu tầm, dịch thuật và xuất bản sử thi M’nông có

bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn. Năm 2001, Chính

phủ phê duyệt Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho

tàng sử thi Tây Nguyên, giao cho Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn

Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp

với các tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận thực hiện. Trong khuôn khổ dự án

này, các nhà nghiên cứu đã xác định được gần 100 nghệ nhân người M’nông

biết hát kể sử thi, họ đang sống chủ yếu ở các tỉnh Dak Lăk, Dak Nông, Bình

Phước và hầu hết tuổi đã rất cao. Đến tháng 12 năm 2007, Dự án kết thúc và đã

thu được những kết quả to lớn ngoài dự kiến. Riêng về Ot Ndrong, các nhà

nghiên cứu đã sưu tầm, ghi âm được 215 bản hát kể và đã cho biên dịch, xuất

bản được 26 tác phẩm sử thi M’nông với 32 tập sách được làm rất công phu.

Các tác phẩm sử thi được công bố dưới dạng song ngữ, có chân dung của các

nghệ nhân hát kể sử thi. Trong mỗi tác phẩm đều có bài giới thiệu của người

biên tập văn học nhằm giúp cho người đọc thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận,

12

nghiên cứu và đánh giá tác phẩm. Vậy là kể từ khi được phát hiện (1988) cho

đến trước năm 2001, mới chỉ sưu tầm, dịch thuật và xuất bản được 6 tác phẩm

sử thi M’nông, nhưng chỉ với 7 năm Dự án được thực hiện, đã sưu tầm, ghi âm

được hàng trăm tác phẩm sử thi M’nông và đã dịch thuật, biên tập và xuất bản

được 26 tác phẩm. Điều này khẳng định được hiệu quả thiết thực từ việc đầu tư

đúng đắn của Nhà nước cũng như những đóng góp to lớn của các nhà khoa học

và trí thức địa phương. Dưới đây là bảng thống kê các tác phẩm sử thi M’nông

đã được xuất bản (đến thời điểm Dự án kết thúc) và tất cả đều do nghệ nhân

Điểu Kâu phiên dịch từ tiếng M’nông sang tiếng Việt. (Xin xem phụ lục 1)

Với số lượng lớn các tác phẩm đã được sưu tầm và công bố cho chúng ta

thấy dân tộc M’nông có kho tàng sử thi vào loại phong phú, đồ sộ, hiếm có trên

thế giới. Kể từ khi được phát hiện, quá trình nghiên cứu và nhận thức sử thi

M’nông đã trải qua mấy thập kỷ và đã xuất bản được nhiều công trình nghiên

cứu có giá trị khoa học. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc nhận thức và xác

định đặc trưng thể loại của nó vẫn còn những điểm khác biệt, chưa thống nhất

giữa các nhà khoa học.

Như trên chúng tôi đã trình bày, người đã dành nhiều thời gian, công sức

nghiên cứu về sử thi M’nông là Đỗ Hồng Kỳ. Từ năm 1990 đến nay, Đỗ Hồng

Kỳ đã liên tục cho công bố các kết qủa nghiên cứu của ông trên các tạp chí

khoa học chuyên ngành cũng như những cuốn sách có giá trị. Trong rất nhiều

những công trình đó, đáng chú ý là những bài báo và cuốn sách: Năm 1990,

trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, Đỗ Hồng Kỳ có bài viết Ot Nrông - sử thi

cổ sơ Mơ Nông. Trong bài này, tác giả giới thiệu một cách khái quát về môi

trường, phương thức diễn xướng và chức năng sinh hoạt, nội dung và phương

thức thể hiện, cơ sở xã hội và nội dung phản ánh của sử thi M’nông. Ngay từ

những trang viết đầu tiên này, Đỗ Hồng Kỳ đã có những nhận định ban đầu về

hình thức thể loại của sử thi M’nông và ông cho rằng sử thi M’nông thuộc loại

sử thi cổ sơ, trong đó chứa đựng cả những yếu tố thần thoại lẫn yếu tố sử thi

anh hùng. Điểm này hơi khác so với những công trình tiếp theo của ông, bởi

13

trong những công trình nghiên cứu sau đó, ông đều cho rằng sử thi M’nông là

sử thi thần thoại.

Năm 1993, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1, có bài Cốt truyện và

nhân vật trong sử thi nrông của người M’nông . Trong bài này, tác giả có bàn

đến cốt truyện đơn và cốt truyện liên kết, phân tích đặc điểm của cốt truyện Ot

Ndrong, bàn về hành động của các nhân vật trong Ot Ndrong và ông đã đưa ra

nhận xét: Kết cấu cốt truyện của sử thi M’nông là kết cấu theo kiểu liên hoàn,

gồm nhiều cốt truyện đơn hợp lại với nhau. Các cốt truyện đơn có mối quan hệ

mật thiết với nhau, tuy nhiên ở chừng mực nào đó nó lại có tính độc lập tương

đối.

Năm 1994, Đỗ Hồng Kỳ đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay là

Tiến sĩ) với đề tài Sử thi thần thoại M’nông và năm 1996 công trình này đã

được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành. Trong cuốn sách này, ngoài phần

giới thiệu khái quát về tiến trình nghiên cứu sử thi thần thoại ở Việt Nam và

những vấn đề đại cương về dân tộc M’nông thì trong phần chính của cuốn

sách, tác giả đã tập trung phân tích về nội dung của sử thi M’nông trên các

phương diện: Sự hình thành con người; thế giới ba tầng và một số nhân vật tiêu

biểu hoạt động trong thế giới đó; các nhân vật anh hùng; sự giàu có, tràn ngập

niềm vui của dân tộc M’nông; những vận động chuyển biến lớn trong xã hội

M’nông cổ xưa; tri thức và sự hiểu biết của người M’nông đã được phản ánh

như thế nào trong Ot Ndrong. Bên cạnh vấn đề nội dung của Ot Ndrong, ông

đã đi vào phân tích hình thức của nó trên các phương diện: Đặc điểm cấu trúc

của tác phẩm, các thủ pháp nghệ thuật, chức năng tư tưởng - thẩm mỹ của Ot

ndrong. Sau khi khảo sát một cách cơ bản về nội dung và hình thức của sử thi

M’nông. Đỗ Hồng Kỳ đã chứng minh Ot Ndrong là sử thi thần thoại, điều này

được thể hiện qua các phương diện môi trường diễn xướng, chức năng sinh

hoạt, hệ thống thi pháp, cơ sở xã hội và nội dung phản ánh của nó.

Vào năm 2001, Đỗ Hồng Kỳ cho xuất bản cuốn sách Những khía cạnh

văn hoá dân gian M’nông Nong. Trong cuốn sách này, bên cạnh việc đề cập

sâu hơn những vấn đề về tác giả, sáng tác và phương thức lưu truyền, nghệ

14

nhân, công chúng và môi trường diễn xướng, chức năng sinh hoạt, nội dung và

thi pháp của Ot Ndrong, tác giả đã luận giải về tên gọi bản địa của sử thi

M’nông và ông cho rằng cách gọi chuẩn xác nhất, được nhiều nhóm M’nông

chấp nhận là Ot Ndrong.

Năm 2002, Đỗ Hồng Kỳ có 2 bài viết đáng chú ý đăng liên tiếp trong 2

số 4 và 5 của Tạp chí Văn hoá dân gian, đó là bài Sử thi của người M’nông và

bài Diện mạo Ndrong - sử thi M’nông (Bu Nong). Trong những bài viết này,

ông đã cho biết sử thi M’nông có một số lượng đồ sộ với hàng trăm tác phẩm

đã được điều tra, phát hiện, khảo sát và sưu tầm. Bên cạnh đó, bằng những luận

cứ của mình, ông tiếp tục cho rằng “Sử thi M’nông là sử thi cổ sơ - sử thi thần

thoại (đúng hơn là thần thoại - sử thi) với ý nghĩa đầy đủ của từ này”. Có lẽ với

Đỗ Hồng Kỳ, cuốn sách công phu, đầy đủ nhất về quá trình nghiên cứu sử thi

M’nông là Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông, xuất bản năm 2008. Với những

kết quả đạt được của cuốn sách mà Nguyễn Xuân Kính (Nguyên Viện trưởng

Viện nghiên cứu Văn hoá) cho nó như là một tập đại thành về quá trình nghiên

cứu sử thi M’nông. Trong cuốn sách này, ngoài những vấn đề đã được ông nói

nhiều trong các bài báo, cuốn sách trước đó thì ở đây Đỗ Hồng Kỳ đã điều

chỉnh một số nhận xét trước đây của mình về sử thi M’nông, bên cạnh đó là

việc ông cùng Điểu Kâu đã sơ đồ hoá dòng con cháu mẹ Chau và cụ thể hoá

một cách khá đầy đủ hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông. Với cuốn sách này

thì một lần nữa lại đặt ra câu hỏi là sử thi M’nông thuộc loại nào, sử thi phổ hệ

hay sử thi chuỗi hoặc sử thi liên hoàn; thuộc tiểu loại nào, thần thoại hay anh

hùng, sáng thế hay thiết chế xã hội hay sử thi M’nông mang cả hai tính chất:

thần thoại - anh hùng hoặc sáng thế - thiết chế xã hội? Đỗ Hồng Kỳ vẫn luôn

cho rằng Ot Ndrong là sử thi thần thoại, tuy nhiên quan điểm này của ông có sự

khác biệt với quan điểm của Phan Đăng Nhật, Ngô Đức Thịnh, Bùi Thiên

Thai…

Bên cạnh Đỗ Hồng Kỳ còn có nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên

cứu về sử thi M’nông như Phan Đăng Nhật, Nguyễn Xuân Kính, Ngô Đức

Thịnh, Tấn Vịnh, Nguyễn Việt Hùng, Bùi Thiên Thai, Trần Thị An… Năm

15

1998, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, Phan Đăng Nhật cho đăng bài Ot

Nrông - một bộ sử thi phổ hệ đồ sộ mới được phát hiện . Trong bài viết này

cũng như trong cuốn sách Vùng sử thi Tây Nguyên được xuất bản sau đó một

năm, Phan Đăng Nhật đều cho rằng Ot Ndrong là một bộ sử thi phổ hệ đồ sộ

của người M’nông. Mặc dù vào thời điểm ấy, tư liệu chưa nhiều, tác phẩm sưu

tầm được còn ít nhưng Phan Đăng Nhật đã có những nhận xét rất đáng chú ý về

“tính chất” phổ hệ của sử thi M’nông. Hiện nay. với những tác phẩm Ot

Ndrong đã được xuất bản, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác phẩm sử thi đều

được xuất phát từ bon Tiăng, các nhân vật sử thi đều từ đây ra đi để lao động

sản xuất, chiến đấu chống kẻ thù gia tộc, giành lại vật báu hoặc cướp người đẹp

rồi lại trở về bon làng cũ (Bon Tiăng). Tuy nhiên, ở Ot Ndrong chúng tôi chưa

thấy được tính chất cha truyền con nối như sử thi phổ hệ nói chung, ở đây chủ

yếu là ở thế hệ thứ nhất, thứ hai còn ở thế hệ thứ ba chỉ có một mình nhân vật

Mbông mà thôi. Vì vậy Ot Ndrong có thật sự là sử thi phổ hệ đích thực hay

không cần phải tiếp tục được nghiên cứu và tìm hiểu thêm. Chúng tôi sẽ quay

trở lại vấn đề này ở một dịp khác. Tiếp đó, vào năm 2002, trên Tạp chí Văn

học, số 11, Phan Đăng Nhật có bài Để tìm hiểu thêm sử thi M’nông - Ot nrông.

Trong bài viết này, ông cho rằng, bằng những tư liệu đã thu thập được có thể

đưa ra nhận xét rằng, qua sử thi M’nông có thể nhận thức về các hiện tượng

lịch sử - xã hội M’nông như lễ hội và vấn đề chiến tranh.

Năm 2002, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, Ngô Đức Thịnh có bài

Sử thi Tây Nguyên - phát hiện và các vấn đề. Trong bài viết này, tác giả đã hệ

thống hoá những vấn đề học thuật về sử thi Tây Nguyên như: khái niệm sử thi

Tây Nguyên; xác định thể loại và phân loại sử thi Tây Nguyên; thời đại của sử

thi Tây Nguyên; những đặc điểm nghệ thuật của sử thi; sử thi Tây Nguyên là

sử thi “sống”; có một vùng sử thi Tây Nguyên; sử thi Tây Nguyên với sử thi

khu vực Đông Nam Á…

Trong bài viết Tính thống nhất và đa dạng của sử thi Tây Nguyên đăng

trên Tạp chí Văn hoá dân gian số 6 năm 2008, Ngô Đức Thịnh cho rằng sử thi

Tây Nguyên đều thuộc loại hình sử thi cổ sơ, ông viết: Sử thi Tây Nguyên đều

16

thuộc cùng một loại hình là sử thi cổ sơ (épopée archaique), phân biệt với sử thi

cổ đại (épopée antique). Tất nhiên, trong loại hình sử thi cổ sơ không phải

thuần nhất, mà giữa chúng cũng có những sự khác biệt nhất định, đặc biệt là

các hình thức tư duy, sử dụng ngôn ngữ và hình thái xã hội mà nó phản

ánh[89/14].

Năm 2005, Bùi Thiên Thai có bài viết về tác phẩm Con đỉa nuốt bon

Tiăng đăng trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 3. Trong bài viết này, tác giả

cho rằng Con đỉa nuốt bon Tiăng là sử thi anh hùng. Ở phần kết luận của bài

báo, tác giả viết “Đây là một sử thi anh hùng, khác với những sử thi thần thoại

của dân tộc Mơ Nông đã được biết đến trước đây” [82/39]. Bùi Thiên Thai còn

cho rằng, các sử thi M’nông là một chuỗi sử thi (sử thi chuỗi) và tác giả đã xếp

sử thi M’nông vào loại sử thi chuỗi chứ không phải sử thi liên hoàn bởi theo tác

giả, hai loại sử thi này có những đặc điểm khác nhau. Tác giả đã đưa ra cách

giải thích về hai loại sử thi này như sau: Thuật ngữ “chuỗi sử thi” (epic cycle)

ban đầu được dùng để chỉ một loạt những bài thơ tự sự có liên quan đến những

miêu tả về chiến tranh Tơ roa nhằm bổ sung cho sử thi của Hôme. Những bài

thơ này do một loạt các nghệ nhân hậu kỳ Hy Lạp được gọi là “thi nhân liên

ca” sáng tác. Sau này nó được dùng để chỉ một hệ thống sử thi được móc nối

với nhau bởi nhiều phần độc lập, giữa các phần có nhân vật chính và bối cảnh

chung, giữa các sự kiện cũng có liên kết và thứ tự nhất định. Bùi Thiên Thai

cho rằng cần có sự phân biệt giữa chuỗi và liên hoàn. Sáng tác liên hoàn (ring

composition) là kết cấu theo kiểu vòng tròn đồng tâm nhằm nhấn mạnh yếu tố

ở vị trí trung gian, có chức năng làm cho dễ nhớ và cả chức năng thẩm mỹ, còn

thuật ngữ “chuỗi” ở trong các sáng tác thơ ca có thể dịch là “liên ca”. Kịch tôn

giáo thời kỳ trung cổ thường thể hiện hoặc giải quyết hàng loạt những chủ đề

lấy kinh thánh làm nền tảng, do đó cũng gọi là chuỗi kịch hoặc liên kịch. Bên

cạnh đó, Bùi Thiên Thai còn cho rằng thuật ngữ sử thi phổ hệ có lẽ không thoả

đáng lắm nếu như áp dụng với sử thi M’nông, bởi sử thi phổ hệ phải có các

nhân vật trung tâm theo kiểu cha truyền con nối, ví dụ như sử thi Manas của

Kirgia. Điểm này khác với quan niệm của Phan Đăng Nhật, bởi Phan Đăng

17

Nhật cho rằng sử thi M’nông là sử thi phổ hệ. Nhìn chung, trong bài viết này

Bùi Thiên Thai đưa ra hai vấn đề rất đáng lưu ý khi cho rằng có một tác phẩm

sử thi M’nông là sử thi anh hùng và các tác phẩm sử thi Mơ Nông là sử thi

chuỗi (chứ không phải sử thi liên hoàn, sử thi phổ hệ).

Ở đây, Bùi Thiên Thai đã tạo ra những bất ngờ thú vị bởi trước Bùi

Thiên Thai chưa thấy có ý kiến nào cho rằng sử thi M’nông là sử thi anh hùng.

Như trên đã nói, Đỗ Hồng Kỳ thì xếp sử thi M’nông thuộc tiểu loại sử thi thần

thoại, Ngô Đức Thịnh thì cho rằng sử thi M’nông có tính sáng thế đậm, còn

Phan Đăng Nhật lại rất thận trọng khi xem xét vấn đề thể loại của sử thi

M’nông. Đến đây, vấn đề nhận thức về đặc trưng thể loại của sử thi M’nông đã

có những quan niệm khác nhau. Vậy Ot Ndrong thuộc tiểu loại nào? Điều này

sẽ được chúng tôi giải quyết trong luận án.

Trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 2 năm 2006, có bài của Trần Thị

An giới thiệu về sử thi Rôch, Rông bắt hồn Lêng. Ở bài này, Trần Thị An nhấn

mạnh đến chất thô sơ trong miêu tả của sử thi M’nông, tác giả viết: Tính chất

thô sơ được thể hiện man mác khắp tác phẩm sử thi này. Trước hết, có thể thấy,

trong trận đánh, các động tác mà nhân vật anh hùng phô diễn sức mạnh của

mình là “vật”, “đè”, “ôm”, “đẩy tay”, “móc chân”, “lôi”, “ôm chặt”, “ôm

dính”… Đoạn miêu tả này cho thấy trí tưởng tượng của nghệ nhân dân gian

quả là chưa được cất cánh. Khó có thể hình dung đây là sự phô diễn của các

anh hùng đại diện cho hai bon làng hùng mạnh. Vũ khí mà họ sử dụng từ đầu

đến cuối, ngoài lao, dao gươm (thực ra ít thấy họ sử dụng) còn có chài, đơm,

các loại dây (rất hay được sử dụng và rất có hiệu quả). Các loại vũ khí này xem

ra vẫn khá thô sơ và việc “đơm” một người anh hùng như Yang không khác xa

việc đơm một con cá. Người hát/kể vẫn mang những hiểu biết của mình trong

đời sống hàng ngày thật thà kể lên trong bài hát/kể mà chưa có gia công nghệ

thuật bao nhiêu.

Tháng 10 năm 2008, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lăk, Viện

Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Dak Lăk tổ chức Hội thảo quốc tế Sử thi

18

Việt Nam. Hội thảo đã thu hút được đông đảo các học giả trong nước và ngoài

nước như Ấn Độ, Lào, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… tham gia. Tại Hội

thảo này, một lần nữa vấn đề phân loại sử thi lại được bàn đến nhiều và có

những quan niệm khác nhau. Trước khi diễn ra Hội thảo, ở Việt Nam, do ảnh

hưởng quan niệm của các nhà nghiên cứu Liên Xô nên đã phân sử thi thành hai

loại: sử thi cổ sơ và sử thi cổ điển (còn gọi là sử thi cổ đại). Ở Hội thảo này tác

giả Triều Qua Kim (người Trung Quốc) đã giới thiệu một cách phân loại nữa,

ông viết: Cùng với sự phát triển không ngừng của truyền thống sử thi các dân

tộc, các quốc gia trên toàn thế giới, giới nghiên cứu đã dần dần chấp nhận cách

phân loại mới về sử thi: 1. Sử thi truyền miệng dân gian; 2. Sử thi do văn nhân

sáng tác (được ghi chép thành sách); 3. Sử thi nằm giữa hai loại nói trên, tức

“lấy truyền thống làm kim chỉ nam” hoặc “chuẩn ghi chép thành sách”. Theo

Triều Qua Kim những tác phẩm sử thi truyền miệng tiêu biểu của thế giới là

Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, Iliat và Ođixê của Hy Lạp; các tác

phẩm sử thi tiêu biểu cho loại sử thi do văn nhân sáng tác như Gerusalemme

giải phóng của nhà thơ người Ý Torquato Tasso và tác phẩm Thần khúc của

Dante; còn tác phẩm Kalevala của Phần Lan lại được coi là thiên sử thi “chuẩn

ghi chép thành sách” điển hinh [128/315]. Bên cạnh đó, các học giả người

Trung Quốc cũng giới thiệu kết quả phân loại các sử thi tồn tại và lưu truyền

trên đất nước họ, bao gồm sử thi sáng thế, sử thi di cư và sử thi anh

hùng[128/316].

Năm 2009, trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 2, tác giả Nguyễn Thị

Mỹ Lộc cho đăng bài Hệ thống nhân vật anh hùng của sử thi Mơ Nông. Ở bài

viết này, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã có những nhận xét và so sánh rất xác

đáng, chỉ có điều số lượng tác phẩm Ot Ndrong mà tác giả khảo sát trong bài

này là hơi ít (9 tác phẩm, chiếm gần 1/3 số lượng sử thi M’nông đã được công

bố) vì vậy có thể nói những nhận xét và so sánh đó chưa thật sự thuyết phục và

chưa mang tính phổ quát, bao trùm về sử thi M’nông. Nguyễn Thị Mỹ Lộc xếp

sử thi M’nông thuộc tiểu loại sử thi cổ sơ - thiết chế xã hội, tác giả viết: Sử thi

M’nông cũng như của các dân tộc anh em khác ở Việt Nam, theo nhận định

19

của giới nghiên cứu, “tuyệt đại bộ phận là sử thi cổ sơ - thiết chế xã

hội”[56/57].

Năm 2011, Nguyễn Việt Hùng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Công

thức truyền thống trong sử thi - Ot Ndrong. Trong luận án của mình, ngoài

phần Tổng quan về đề tài và lý thuyết công thức truyền thống, Nguyễn Việt

Hùng tập trung vào hai chương, chương một nghiên cứu về Mô hình công thức

truyền thống và cấu trúc tự sự tác phẩm sử thi M’nông và chương hai nghiên

cứu về Vai trò của công thức truyền thống đối với việc diễn xướng và với qúa

trình văn bản hoá sử thi - Ot Ndrong. Đóng góp của công trình này là đã cung

cấp những khái niệm cơ bản của phương pháp nghiên cứu thể loại truyền

miệng từ các công thức truyền thống. Sau khi cung cấp những khái niệm cơ

bản về phương pháp nghiên cứu từ công thức truyền thống, Nguyễn Việt Hùng

đi vào nghiên cứu hệ thống công thức truyền thống của sử thi M’nông trên các

bình diện: Cấu trúc hình thức thể loại, qúa trình hình thành văn bản truyền

miệng - văn bản viết, mối quan hệ giữa văn bản và nghệ nhân, quá trình diễn

xướng sử thi M’nông để đưa ra những kết luận về bản chất của thể loại Ot

Ndrong. Tiếp đó tác giả nghiên cứu về vai trò của văn hoá dân gian nói chung

và Ot Ndrong nói riêng trong đời sống cộng đồng của người M’nông, vai trò

của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền

thống của dân tộc M’nông. Từ những kết quả nghiên cứu, Nguyễn Việt Hùng

đã góp thêm tiếng nói quan trọng khẳng định những giá trị to lớn của sử thi

M’nông. Bên cạnh đó, trong luận án của mình, Nguyễn Việt Hùng đã đề xuất

những ý kiến quan trọng trong công tác nghiên cứu sử thi M’nông nói riêng và

sử thi nói chung đó là lập hồ sơ về những công thức truyền miệng của sử thi

M’nông cũng như của các dân tộc khác. Việc lập hồ sơ hệ thống công thức của

từng loại sử thi sẽ là những bộ mã quan trọng để góp phần xác lập tính truyền

thống của mỗi loại. Ở phần cuối luận án, những băn khoăn, lo ngại của Nguyễn

Việt Hùng cũng như của rất nhiều nhà khoa học là làm sao tạo được môi

trường diễn xướng cho các tác phẩm sử thi trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Nguyễn Việt Hùng đã đề xuất phương án truyền dạy hát - kể sử thi thông qua

20

việc mô hình hóa các tác phẩm sử thi bằng các công thức truyền thống và theo

tác giả nếu làm được như vậy việc truyền dạy và tiếp nhận sử thi sẽ trở nên gọn

nhẹ và dễ dàng hơn. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với tác giả Nguyễn Việt Hùng

về những đề xuất trên. Theo chúng tôi, việc khó nhất hiện này là làm sao đưa

được những tác phẩm sử thi về với đời sống của cộng đồng, làm sao để những

tác phẩm đó được sống một cách tự nhiên như vốn nó đã tồn tại trong đời sống

cộng đồng của các cư dân bản tộc. Sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, thâm

nhập cuộc sống của người M’nông nói riêng và của các dân tộc bản địa Tây

Nguyên, chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề cực kỳ hóc búa và khó giải

quyết. Chúng ta đang đứng trước sự mâu thuẫn gay gắt giữa việc bảo tồn

những giá trị văn hoá truyền thống với việc phát triển kinh tế - xã hội, phải làm

sao để dung hoà được hai mặt của một thực tế đầy nghiệt ngã này?

Như chúng tôi đã nói, vấn đề nhận diện và phân loại sử thi Việt Nam nói

chung và sử thi M’nông nói riêng đang còn có những ý kiến khác nhau. Theo

Võ Quang Nhơn và một số nhà khoa học khác thì ở Việt Nam có hai loại sử thi

đó là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Theo Phan Đăng Nhật, nếu lấy tiêu

chí đặc điểm lịch sử - xã hội để phân loại thì trên thế giới có hai loại sử thi là sử

thi cổ sơ và sử thi cổ đại, nếu lấy tiêu chí chức năng, nhiệm vụ của nhân vật

trung tâm của tác phẩm thì có hai loại: sử thi sáng tạo thế giới (gọi tắt là sử thi

sáng thế) và sử thi thiết chế xã hội (gọi tắt là sử thi thiết chế), cách phân loại

này được Phan Đăng Nhật và một số nhà khoa học tiếp thu từ các tác giả người

Trung Quốc (cụ thể là Nông Quán Phẩm).

Việc phân loại sử thi M’nông đang có những quan niệm khác nhau.

Ngoài cách phân loại theo những tiêu chí quen thuộc của các nhà nghiên cứu

Việt Nam trong mấy chục năm gần đây (sử thi cổ sơ, sử thi cổ đại hay cách

phân loại khác là sử thi thần thoại, sử thi anh hùng; sử thi sáng thế, sử thi thiết

chế xã hội) còn có cách phân loại của các học giả người Trung Quốc như Triều

Qua Kim đã giới thiệu tại Hội thảo quốc tế Sử thi Việt Nam vào tháng 10 năm

2008 và nếu cách phân loại này được tiếp nhận thì việc phân loại sử thi Việt

21

Nam nói chung và sử thi M’nông nói riêng sẽ như thế nào? Đó là những vấn đề

cần được giải quyết một cách thấu đáo và thận trọng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử thi M’nông đạt được những kết

quả to lớn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đi trước, về cơ bản mới khảo sát một

cách khái quát những giá trị về nội dung và hình thức của sử thi M’nông mà

chưa nhiều người đi vào nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống nhân vật

và vấn đề thể loại của Ot Ndrong. Mục đích của luận án là khảo sát một cách

có hệ thống các nhân vật trong sử thi M’nông để thấy được các thủ pháp nghệ

thuật, những quan niệm thẩm mỹ của người M’nông đã được thể hiện như thế

nào trong các tác phẩm sử thi của họ, trên cơ sở đó có được những cứ liệu quan

trọng xác định tiểu loại của sử thi M’nông.

Hiện nay việc xác định tiểu loại sử thi M’nông đang còn một số ý kiến

khác nhau, nhiệm vụ của luận án là khảo sát một cách có hệ thống các tác phẩm

sử thi M’nông trên các phương diện môi trường diễn xướng, chức năng sinh

hoạt, quan niệm thẩm mỹ, nội dung và thi pháp, đặc điểm xã hội để xác định

đặc trưng thể loại của nó. Những kết qủa nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để

xác định sử thi M’nông thuộc tiểu loại sử thi nào - sử thi thần thoại hay sử thi

anh hùng hay là trong kho tàng sử thi M’nông vừa có những tác phẩm là sử thi

thần thoại lại vừa có những tác phẩm là sử thi anh hùng?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận án sẽ đi vào khảo sát 32 tác phẩm sử thi M’nông đã được xuất bản

để có thể tóm tắt một cách khái quát về nội dung tác phẩm và thống kê sơ bộ về

hệ thống nhân vật của Ot Ndrong (Xin xem phụ lục 2 và phụ lục 3) . Tiếp theo

chúng tôi tập trung tìm hiểu kỹ những tác phẩm như Bông, Rŏng và Tiăng; Đẻ

Tiăng; Đẻ Lênh; Lênh nghịch đá thần của Yang; Mùa rẫy bon Tiăng; Cây nêu

thần; Đi giành lại đàn Ndring; Cướp chiêng cổ bon Tiăng; Cướp Djăn, Dje;

Con diều lá cướp Bing con Jri; Bắt con lươn ở suối Dak Hŭch... Đó là những

tác phẩm thể hiện tập trung nhất hệ thống các nhân vật; những vấn đề khái quát

22

về nội dung và các thủ pháp nghệ thuật của sử thi M’nông. Những kết qủa

nghiên cứu sẽ là cơ sở tin cậy cho việc đưa ra được những đánh giá khái quát

về hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông.

Bên cạnh việc khảo sát hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông, luận án

còn dựa vào hệ thống lý thuyết về phân loại sử thi của các nhà khoa học để

nghiên cứu về đặc điểm thể loại của sử thi M’nông trên các khía cạnh môi

trường diễn xướng, chức năng sinh hoạt, quan niệm thẩm mỹ, những vấn đề cơ

bản về nội dung và hình thức, cơ sở xã hội của sử thi M’nông để xác định tiểu

loại của Ot Ndrong.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Sử thi là một thể loại mang tính nguyên hợp cao, dung chứa trong đó

nhiều vấn đề về điều kiện tự nhiên cũng như đời sống xã hội thời cổ xưa, là

bách khoa thư của con người thời cổ đại. Vì vậy khi tiếp cận, nghiên cứu sử thi

M’nông chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học

khác nhau (phương pháp liên ngành), cụ thể như sau:

5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận các tác phẩm sử thi

M’nông đã xuất bản để dựng được bức tranh toàn cảnh về hệ thống nhân vật

của sử thi M’nông,

5.2. Phương pháp thống kê, phân loại: Phân loại, xác định được hệ

thống nhân vật trong sử thi M’nông, tiếp đó là phân loại Ot Ndrong thuộc tiểu

loại nào.

5.3. Phương pháp điền dã dân tộc học: Tìm hiểu về chức năng, vai trò,

giá trị của Ot Ndrong trong đời sống của cộng đồng người M’nông.

5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu để tìm ra những

nét tương đồng cũng như khác biệt giữa sử thi M’nông với sử thi của các dân

tộc khác để thấy được những đặc điểm cơ bản của sử thi M’nông.

5.5. Phương pháp phân tích văn học: Phân tích làm nổi bật những giá trị

nội dung và hình thức của sử thi M’nông, các thủ pháp nghệ thuật, những quan

niệm thẩm mỹ và nhận thức của người M’nông qua các tác phẩm sử thi của họ.

23

5.6. Phương pháp liên ngành: Sử thi là thể loại văn học có tính nguyên

hợp, ngoài những giá trị về văn học nghệ thuật, nó còn chứa đựng những tư

liệu quý về lịch sử, tư tưởng, văn hoá, phong tục tập quán v.v... Vì vậy khi

nghiên cứu về sử thi M’nông, chúng tôi vận dụng tổng hợp các phương pháp

nghiên cứu của các ngành khoa học liên quan (phương pháp liên ngành) để có

thể hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, giúp cho chúng tôi sẽ làm sáng rõ những vấn đề

được nghiên cứu trong luận án.

6. Đóng góp mới của luận án

Các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ nghiên cứu một cách khái

quát về nhân vật trung tâm của sử thi M’nông mà chưa nghiên cứu một cách

tổng thể về hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông. Chúng tôi khảo sát một

cách có hệ thống thế giới nhân vật trong sử thi M’nông để thấy được các thủ

pháp nghệ thuật, những quan niệm thẩm mỹ của người M’nông đã được thể

hiện như thế nào trong các tác phẩm sử thi của họ, trên cơ sở đó có được những

cứ liệu quan trọng chứng minh sử thi M’nông là sử thi thần thoại.

Vấn đề thể loại của sử thi M’nông hiện nay đang còn một số ý kiến khác

nhau. Năm 1995, Đỗ Hồng Kỳ đã xác định sử thi M’nông là sử thi thần thoại,

tuy nhiên do tư liệu chưa nhiều, số lượng tác phẩm sưu tầm được còn ít nên

ông chưa có điều kiện khảo sát một cách có hệ thống để chứng minh cho luận

điểm của mình. Một số người thì cho rằng Ot Ndrong là sử thi phổ hệ, là sử thi

có tính sáng thể đậm, là sử thi anh hùng… Dựa trên những kết qủa nghiên cứu

của luận án, chúng tôi khẳng định sử thi M’nông là sử thi thần thoại.

Khẳng định thêm những giá trị về văn học, lịch sử, văn hoá và chức năng

văn hoá - nghệ thuật của sử thi M’nông và đặc biệt là vị trí, vai trò của nó đối

với đời sống của cộng đồng người M’nông hiện nay, là cơ sở tin cậy cho công

tác bảo tồn kho tàng Ot Ndrong nói riêng và văn hoá dân gian của dân tộc

M’nông nói chung.

24

7. Cấu trúc của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phần thư mục

tham khảo và phần phụ lục. Phần nội dung gồm 3 chương:

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2.

HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG

Chƣơng 3.

VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA SỬ THI M’NÔNG

25

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Triệu Văn Thịnh (2007), “Lễ cưới truyền thống của người M’nông”, Tạp

chí Văn hoá nghệ thuật (11), tr 95-98.

2. Triệu Văn Thịnh (2008), “Một số nghi thức trong lễ tang của người

M’nông”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (3), tr 38-43.

3. Triệu Văn Thịnh (2008), “Thủ pháp “trì hoãn” trong các sử thi M’nông”,

Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (3), tr 44-49.

4. Triệu Văn Thịnh (2009), “Một số vấn đề về luật tục hôn nhân và gia đình

của người M’nông trong đời sống hiện nay (Qua khảo sát ở xã Đắk

Ndrung, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông)”, Tạp chí khoa học của Trường

Đại học Tây Nguyên (5), tr 77-86.

5. Triệu Văn Thịnh (2010), “Hệ thống nhân vật phụ trong sử thi M’nông”,

Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (7), tr 105-112.

6. Triệu Văn Thịnh (2010), “Những nét tương đồng trong thủ pháp xây dựng

nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi M’nông (Qua cái nhìn so

sánh)”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (7), tr 113-122.

7. Triệu Văn Thịnh (2012), “Hình ảnh cộng đồng trong sử thi M’nông”, Tạp

chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (6), tr 71-74.

8. Triệu Văn Thịnh (2013), “Môi trường diễn xướng và chức năng tín ngưỡng

của sử thi M’nông”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (11), tr 40-43.

9. Triệu Văn Thịnh (2014), “Xác định đặc điểm thể loại của sử thi M’nông

(Nhìn từ phương diện môi trường diễn xướng và chức năng sinh hoạt)”, Tạp

chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (11), tr 113-119.

[1/],[ 2/],[ 3/],[ 4/],[ 5/],[ 6/],[ 7/],[ 8/],[ 9/],[ 10/],[ 11/],[ 12/],[ 13/],[ 14/],[ 15/],[ 16/],[ 17/],[ 18/],[ 19/],[ 20/],[ 21/],[ 22/],[ 23/],[ 24/],[ 25/],[

26/],[ 27/],[ 28/],[ 29/],[ 30/],[ 31/],[ 32/],[ 33/],[ 34/],[ 35/],[ 36/],[ 37/],[ 38/],[ 39/],[ 40/],[ 41/],[ 42/],[ 43/],[ 44/],[ 45/],[ 46/],[ 47/],[ 48/],[ 49/],[ 50/],[ 51/],[ 52/],[ 53/],[ 54/],[ 55/],[ 56/],[ 57/],[ 58/],[ 59/],[ 60/],[ 61/],[ 62/],[ 63/],[ 64/],[ 65/],[ 66/],[ 67/],[ 68/],[ 69/],[ 70/],[ 71/],[ 72/],[ 73/],[ 74/],[ 75/],[ 76/],[ 77/],[ 78/],[ 79/],[ 80/],[ 81/],[ 82/],[ 83/],[ 84/],[ 85/],[ 86/],[ 87/],[ 88/],[ 89/],[ 90/],[ 91/],[ 92/],[ 93/],[ 94/],[ 95/],[ 96/],[ 97/],[ 98/],[ 99/],[ 100/],[ 101/],[ 102/],[ 103/],[ 104/],[ 105/],[ 106/],[ 107/],[ 108/],[ 109/],[ 110/],[ 111/],[ 112/],[ 113/],[ 114/],[

115/],[ 116/],[ 117/],[ 118/],[ 119/],[ 120/],[ 121/],[ 122/],[ 123/],[ 124/],[ 125/],[ 126/],[ 127/],[ 128/],[ 129/],[ 130/],[ 131/],[ 132/],[ 133/],[ 134/],[ 135/]

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị An ( 2006), "Giới thiệu sử thi Rôch, Rông bắt hồn Lêng", Tạp chí Nguồn

sáng dân gian (2), tr. 58-63.

2. Ngọc Anh,Y Điêng… ( 1963), Trường ca Tây Nguyên, Nxb Văn học.

3. Vương Anh (1995), " Mo - Sử thi Mường", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (1) , tr.

10-18.

4. Vương Anh (1997), Mo - Sử thi và thần thoại Mường, Nxb Văn hoá dân tộc.

5. Vương Anh,Hoàng Anh Nhân ( 1975), Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hóa Thanh Hoá.

6. Aristote,Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long, Nxb Văn học.

7. Trương Bi (2003), Chàng Tiăng bán tượng gỗ, Sở Văn hoá-Thông tin Đak Lak.

8. Trương Bi (2004), Nghi lễ cổ truyền của đồng bào M’nông, Sở Văn hoá - Thông

tin Đắk Lắk.

9. Trương Bi ( 2003), Kể dòng con cháu mẹ Chêp, Sở Văn hoá - Thông tin Đak Lak.

10. Trương Bi ( 2005 ), Văn hoá mẫu hệ M’Nông, Sở Văn hoá -Thông tin Dak Lak.

11. Dam Bo,(Jacques Dournes) (2003), Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi

Nam Đông Dương), Nxb Hội nhà văn.

12. Goerges Condominas (2003), Chúng tôi ăn rừng, Nxb Thế giới.

13. Goerges Condominas ( 1997), Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Nxb Văn

hóa Thông tin.

14. Phan Hữu Dật (chủ biên) (1992), Văn hoá lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam Á,

Nxb Văn hoá dân tộc.

15. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb

Khoa học xã hội.

16. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên , Nxb Khoa

học xã hội.

17. Bế Viết Đẳng,Chu Thái Sơn… (1982), Đại cương các dân tộc ÊĐê, MNông ở

Đak Lak, Nxb Khoa học xã hội.

18. Cao Huy Đỉnh, Phạm Thuỷ Ba,Nguyễn Quế Dương (dịch và giới thiệu) (2004), Sử thi

Ấn Độ vĩ đại – Mahabharata cùng với Chí tôn ca, Nxb Văn học.

27

19. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian , Nxb Khoa

học xã hội.

20.F. Ăng - Ghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà

nước, Nxb Sự thật.

21. V. Guxep (1999), Mỹ học Phôn-cờ-lo, Nxb Đà Nẵng (Hoàng Ngọc Hiến dịch)

22. Lê Bá Hán và các cộng sự (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

23. Hêghen (1972), Mỹ học T.4, Nhữ Thành dịch, Nxb Văn học.

24. Phan Thu Hiền (1999), Sử thi Ấn Độ, Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Văn Hoàn (chủ biên) (1998), Đam Săn sử thi Ê-đê,, Nxb Khoa học xã hội.

26. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2000), Góp phần nâng cao chất lượmg sưu

tầm, nghiên cứu văn hoá, văn nghệ dân gian , Nxb Văn hoá dân tộc.

27. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2001), Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu Văn

hoá dân gian, Nxb Văn hoá - Thông tin.

28. Anne De Hautecloque - Howe (2004), Người Ê Đê, Môt xã hội mẫu quyền, Nxb

Văn hoá dân tộc.

29. Nguyễn Việt Hùng (2011), Công thức truyền thống trong sử thi - Ot Ndrong,

Luận án tiến sĩ Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

30. Nguyễn Việt Hùng ( 2008), Bàn thêm về thuộc tính sử thi ở Việt Nam, Tạp chí

Văn hoá dân gian (1), tr.12 -20.

31. Trương Sĩ Hùng (1992), Sử thi thần thoại Mường, Nxb Văn hoá dân tộc.

32. Phạm Đặng Xuân Hương (2007), "Sự ra đời thần kỳ của người anh hùng trong sử

thi khan Ê Đê", Tạp chí Văn hoá dân gian (2) , tr. 31-39.

33. Phạm Đặng Xuân Hương (2012), Đặc trưng thể loại sử thi - Khắp Chương Han

(Thái - Tây Bắc Việt Nam), Luận án tiến sĩ Văn học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

34. Đinh Gia Khánh và các cộng sự (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo

dục.

35. Đinh Gia Khánh và các cộng sự (2000), Tổng tập văn học Việt Nam (T.41), Nxb

Khoa học Xã hội.

36. Vũ Ngọc Khánh (2006), Truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam,,

Nxb Thanh niên.

28

37. Nguyễn Văn Khoả (2002), Anh hùng ca của Hô-me-rơ, Nxb Văn học.

38. Nguyễn Xuân Kính (2002), "Những vấn đề đặt ra trong những cuốn sách sưu tầm,

nghiên cứu sử thi đã xuất bản", Tạp chí Văn hoá dân gian (4), tr. 45-50.

39. Nguyễn Xuân Kính (2004), "Sử thi Cướp chiêng cổ bon Tiăng", Tạp chí Nguồn

sáng dân gian (1), tr. 40-49.

40. Nguyễn Xuân Kính (2006), "Quá trình sưu tầm và nhận thức lí luận đối với sử thi

ở Việt Nam", Tạp chí Văn học (1), tr. 11-20

41. Nguyễn Xuân Kính (2006), "Sử thi Đẻ Lêng", Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2),

tr. 49-57.

42. Nguyễn Xuân Kính (2009), "Nhìn lại quá trình sưu tầm, nghiên cứu sử thi Mơ

Nông", Tạp chí Văn hoá dân gian (4),, tr. 7-18.

43. Nguyễn Xuân Kính (2012), Một nhận thức về văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Đại học quốc gia Hà Nội.

44. Đỗ Hồng Kỳ (1990), "Ot Nrong - Sử thi cổ sơ Mơ Nông", Tạp chí Văn hoá dân

gian (3),, tr. 53-58.

45. Đỗ Hồng Kỳ (1992), "Vũ trụ quan và người anh hùng văn hoá trong sử thi nrông

của người Mơ Nông", Tạp chí Văn hoá dân gian (2), , tr. 41-45.

46. Đỗ Hồng Kỳ (1993), Sử thi cổ sơ M’nông Nxb Văn hóa dân tộc.

47. Đỗ Hồng Kỳ (1996), Sử thi thần thoại M’nông, Nxb Khoa học xã hội.

48. Đỗ Hồng Kỳ (1997), Sử thi thần thoại M’nông (sách sưu tầm), Nxb Văn hoá dân

tộc.

49. Đỗ Hồng Kỳ (1999), "Địa danh và những mẩu truyền thuyết có liên quan đến sử

thi của người Bu Nong", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á tr. 12-19.

50. Đỗ Hồng Kỳ (2001), Những khía cạnh văn hoá dân gian M’nông Nong, Nxb Văn

hoá dân tộc.

51. Đỗ Hồng Kỳ (2002), "Sử thi của người M’nông", Tạp chí Văn hoá dân gian (4),

tr. 19-30.

52. Đỗ Hồng Kỳ (2005), "Sơ bộ về sử thi Mơ Nông và tác phẩm Thuốc cá ở hồ Bầu

trời, Mặt trăng", Tạp chí Nguồn sáng dân gian (3) , tr. 14-18.

29

53. Đỗ Hồng Kỳ (2006), "Sử thi Ting, Rung chết - “Bách khoa thư” về đời sống của

người Mơ Nông", Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2) , tr. 38-48.

54. Đỗ Hồng Kỳ (2008), Văn học dân gian Êđê - M’nông, Nxb Khoa học xã hội.

55. Phan Ngọc Liên (1998), Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục.

56. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), "Hệ thống nhân vật anh hùng của sử thi Mơ Nông",

Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2) , tr. 53-59.

57. Đặng Văn Lung, Bùi Thiện,Bùi Văn Nợi (1996), Mo Mường, Nxb Văn hoá dân

tộc.

58. Lê Thị Thuỳ Ly (2007), "So sánh chiến trận trong sử thi cổ sơ Tây Nguyên và sử

thi cổ đại Hy Lap Iliat", Tạp chí Văn hoá dân gian (5) , tr. 27-35.

59. Mahabharata (2004), Sử thi Ấn Độ (Cao Huy Đỉnh và Phạm Thuỷ Ba dịch) Nxb

Văn học.

60. Lê Mai (1983), Trường ca Tây Nguyên, Nxb Giáo dục.

61. Henri Maitre (2008), Rừng người thượng, , Nxb Tri thức.

62. E. Mêlêtinxki (1974), "Về nguồn gốc sử thi anh hùng (Lê Sơn dịch)", Tạp chí Văn

học (1), tr. 112-125.

63. E. Mêlêtinxki (2004), Thi pháp của huyền thoại,, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

(Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch).

64. Phan Đăng Nhật (1991), Sử thi Êđê, Nxb Khoa học xã hội.

65. Phan Đăng Nhật (1998), "Ot Nrông - một bộ sử thi phổ hệ đồ sộ mới được phát

hiện", Tạp chí Văn hoá dân gian (3) , tr. 62-67.

66. Phan Đăng Nhật (1999), Vùng sử thi Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội.

67. Phan Đăng Nhật (2001), Nghiên cứu sử thi ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

68. Phan Đăng Nhật (2001), Văn hoá các dân tộc thiểu số - những giá trị đặc sắc,

Nxb Khoa học xã hội.

69. Phan Đăng Nhật,Nguyễn Ngọc Tuấn (2003), Chương Han - sử thi Thái, Nxb

Khoa học xã hội.

70. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1999), Văn học Việt Nam, Văn học dân gian những

công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, tr.14,20.

30

71. Võ Quang Nhơn (1981), Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên ,

Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

72. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb

Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

73. Võ Quang Nhơn (1997), Sử thi anh hùng Tây Nguyên, Nxb Giáo dục.

74. Niculin (1987), "Về bản chất thể loại của “Đẻ đất đẻ nước” (Lê Chí Quế dịch)",

Tạp chí Văn hoá dân gian (1) , tr. 15-24.

75. Stêphen Oppenheimer (1998), Địa đàng ở Phương Đông, Nxb Lao động.

76. Orvieto (2002), Chuyện kể thành Tơroa (Nguyễn Văn Chất, Trần Linh Ngọc dịch),

Nxb Thanh niên.

77. V.IA. PRôp (1996), Đặc trưng của Phônclo, Nxb Giáo dục.

78. Lê Chí Quế (2001), Văn hoá dân gian khảo sát và nghiên cứu, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội.

79. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn,Nguyễn Hùng Vĩ (1999), Văn học dân gian Việt

Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

80. Hoàng Thiếu Sơn (1943), "Anh hùng ca Việt Nam", Tạp chí Tri Tân (123), tr. 5-9.

81. Bùi Thiên Thai (2001), "Hiện tượng sử thi Truyện vua Cách Tát Nhĩ của Tây

Tạng - Trung Quốc", Tạp chí Văn hoá dân gian (5) , tr. .65-68.

82. Bùi Thiên Thai (2005), "Sử thi Con đỉa nuốt bon Tiăng (Dân tộc Mơ Nông)", Tạp

chí Nguồn sáng dân gian (3), tr. 31-39.

83. Phạm Nhân Thành (2009), Hệ thống nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên, Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội.

84. Tô Ngọc Thanh (2008), " Số phận của sử thi Tây Nguyên trong điều kiện xã hội

đương đại", Tạp chí Văn hoá dân gian (6) , tr. 3-6.

85. Văn Thị Bích Thảo (2007), "Phương thức so sánh trong sử thi Tây Nguyên", Tạp

chí Nguồn sáng dân gian (4), tr. 49-57.

86. Trần Nho Thìn (2005), "Sử thi Kră, Năng cướp Bing, Kông (dân tộc Mơ Nông)",

Tạp chí Nguồn sáng dân gian (3) , tr. 19-30.

87. Ngô Đức Thịnh (2002), "Sử thi Tây Nguyên - phát hiện và các vấn đề", Tạp chí

văn hoá dân gian (4), tr. 3-16.

31

88. Ngô Đức Thịnh (2006), Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên , Nxb

Khoa học xã hội.

89. Ngô Đức Thịnh (2008), "Tính thống nhất và đa dạng của sử thi Tây Nguyên", Tạp

chí Văn hoá dân gian (6), tr. 7-14.

90. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1995), Văn hoá dân gian M’Nông, Sở Văn hoá -

Thông tin Dak Lak.

91. Ngô Đức Thịnh,Frank Proschan (chủ biên) (2005), Folklore thế giới một số công

trình nghiên cứu cơ bản, Nxb Khoa học xã hội.

92. Ngô Đức Thịnh,Nguyễn Xuân Kính (1990), Văn hoá dân gian những phương

pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội.

93. Nguyễn Thị Tuyết Thu (2006), " Chi tiết đặc tả trong Mahabharata", Tạp chí Văn

hoá dân gian (3), tr. 79-82.

94. X.A. Tôcarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng ,

Nxb Chính trị Quốc gia.

95. Nguyễn Tuấn Triết (2007), Tây Nguyên - những chặng đường lịch sử văn hoá,

Nxb Khoa học xã hội.

96. Võ Quang Trọng (2004), "Về sử thi ở Trung Quốc", Tạp chí Văn hoá dân gian

(5), tr. 67-71.

97. Võ Quang Trọng (2005), "Sử thi Giông, Giơˇ mồ côi từ nhỏ (dân tộc Ba Na)",

Tạp chí Nguồn sáng dân gian (3) , tr. 7-13.

98. Trương Thông Tuần (2010), Truyện cổ M’nông, Nxb Trẻ.

99. Hoàng Tiến Tựu (1977), " Vấn đề phân loại văn học dân gian và ý nghĩa phương

pháp luận của nó", Tạp chí Văn học (6), tr. 11-18.

100. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2010), Tổng điều tra

dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb Thống kê.

101. Nguyễn Thị Kim Vân (2008), "Thần sáng tạo vũ trụ theo quan niệm cổ truyền

của người Gia Rai Chor", Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2) , tr. 85-88.

102. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Con đỉa nuốt bon Tiăng, Nxb Khoa

học xã hội.

32

103. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Cướp chiêng cổ bon Tiăng, Nxb Khoa

học xã hội.

104. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Lêng nghịch đá thần của Yang, Nxb

Khoa học xã hội.

105. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Bắt con lươn ở suối Đak Hŭch, Nxb

Khoa học xã hội.

106. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Cướp chăn lêng con Jrêng, Lêng con

Ôt,, Nxb Khoa học xã hội.

107. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông,

Nxb Khoa học xã hội.

108. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Lấy hoa bạc hoa đồng, Nxb Khoa học

xã hội.

109. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Lêng, Kong, Mbong lấy ché voi trắng,

Nxb Khoa học xã hội.

110. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Thuốc cá ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng,

Nxb Khoa học xã hội.

111. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Yơng, Yang lấy ống bạc tượng người,

Nxb Khoa học xã hội.

112. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Bing con Măch xin làm vợ Yang, Nxb

Khoa học xã hội.

113. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Con hổ cắn mẹ Rông, Nxb Khoa học

xã hội.

114. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Đẻ Lêng, Nxb Khoa học xã hội.

115. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Kể gia phả Ot ndrong, Nxb Khoa học

xã hội.

116. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Lấy cây bạc cây đồng, Nxb Khoa học

xã hội.

117. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Lấy ché con ó của Tiăng, Nxb Khoa

học xã hội.

33

118. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Rôch, Rông bắt hồn Lêng, Nxb Khoa

học xã hội.

119. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Tiăng cướp Djăn, Dje, Nxb Khoa học

xã hội.

120. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Tiăng lấy gươm tự chém, Nxb Khoa

học xã hội.

121. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Tiăng lấy lại ché rlung chim phượng

hoàng ở bon Kla, Nxb Khoa học xã hội.

122. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Ting, Rung chết, Nxb Khoa học xã hội.

123. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006), Trâu bon Tiăng chạy đến bon Krơng,

Lơng con Jiăng, Nxb Khoa học xã hội.

124. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Yang bán Bing con Lông, Nxb Khoa

học xã hội.

125. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Cướp Bung con Klêt, Nxb Khoa học

xã hội.

126. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Sung, Trang con Mung thăm Tiăng

Nxb Khoa học xã hội.

127. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Tiăng giành lại bụi tre lồ ô, Nxb Khoa

học xã hội.

128. Viện KHXH Việt Nam - UBND tỉnh Đắc Lắc (2009), Sử thi Việt Nam trong

bối cảnh sử thi châu Á, Nxb Khoa học xã hội.

129. Trần Tấn Vịnh (1994), Cây nêu thần, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Dak Lak

130. Trần Tấn Vịnh (2008), “Tìm hiểu văn học dân gian Mơ Nông: Lời tâm tình bên

khung dệt”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2), tr.53-57.

131. Trần Tấn Vịnh,Điểu Kâu (1996), Mùa rẫy bon Tiăng, Sở Văn hoá - Thông tin

Dak Lak.

TIẾNG ANH

34

132. John Miles Fole (Ed) (1998), " Teaching oral tradition", Modern Language

Association (11), tr. 403-22, 445-64.

133. Chamberlain và các cộng sự (1997), " Symposium on Austroasiatic

Languages," nguồn internet: http://sealang.net/sala/htm/ CHAMBERLAINJamesR.htm.

134. Elizabeth.C.Fine (1984), The phôn-cờ-lo text, Indian.

135. Matija Murko (1990), "The singers and their Epic songs", Oral tradition, (5/1),

tr. 5-10.