HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình...

85
HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ GỒM CÓ: 1/ Quy chế hoạt động của BCH Công đoàn trường 2/ Quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm tra (Nếu công đoàn có trên 30 đoàn viên) 3/ Quy chế quan hệ làm việc giữa BCH công đoàn và thủ trưởng đơn vị. 4/ Kế hoạch công tác công đoàn ( năm, tháng..) 5/ Kê hoạch hoạt động của ban nữ công (năm, tháng..) 6/ Sổ nghị quyết công đoàn. 7/ Các biểu mẫu khác của công đoàn. CÁC TÀI LIÊU TẬP HUẤN: - “Công đoàn với công tác hướng dẫn chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân” - Phụ lục Nghị định 99/CP - Cán bộ công đoàn làm công tác UBKT - Nghiệp vụ công tác công đoàn

Transcript of HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình...

Page 1: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ GỒM CÓ:

1/ Quy chế hoạt động của BCH Công đoàn trường2/ Quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm tra (Nếu công đoàn có trên 30 đoàn viên)3/ Quy chế quan hệ làm việc giữa BCH công đoàn và thủ trưởng đơn vị.4/ Kế hoạch công tác công đoàn ( năm, tháng..)5/ Kê hoạch hoạt động của ban nữ công (năm, tháng..)6/ Sổ nghị quyết công đoàn. 7/ Các biểu mẫu khác của công đoàn.

CÁC TÀI LIÊU TẬP HUẤN: - “Công đoàn với công tác hướng dẫn chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân”- Phụ lục Nghị định 99/CP- Cán bộ công đoàn làm công tác UBKT- Nghiệp vụ công tác công đoàn

Page 2: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

CÔNG ĐOÀN GD&ĐT Q. BÌNH THUỶ     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCĐCS TRƯỜNG:                                                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                                        BÌnh Thuỷ, ngày      tháng     năm 20

 QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ  TRƯỜNG……………………….    NHIỆM KỲ 2009-2012

___________________  

            Căn cứ Luật Công đoàn được nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30/6/1990;

Căn cứ Điều lệ và Thông tri hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;           Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của BCH Công đoàn cơ sở, BCH Công đoàn cơ sở  trường……………………..quyết định Quy chế hoạt động của BCH nhiệm kỳ (2009-2012) như sau:

 CHƯƠNG I

 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH

 Điều 1. Nhiệm vụ của Ban chấp hành công đoàn cơ sở :

         1- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ (2009-2012).         2- Triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn giáo dục và Đào tạo quận Bình Thuỷ , Liên đoàn Lao động và  cấp trên đến đoàn viên.        3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị, chăm lo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn.       4- Tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng và chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận cán bộ, giáo viên, công nhân viên, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động phong trào văn nghê, thể dục thể thao trong đơn vị.      5- Quyết định công nhận  Ban thanh tra nhân dân và chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân  hoạt động.      6- Tổ chức thực hiện chế độ chính sách đang hiện hành liên quan đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh theo Pháp luật.      7- Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của  công đoàn cơ sở  cho Công đoàn Giáo dục và Đào tạo quận.     8- Quản lý tài chính và tài sản của công đoàn cơ sở theo đúng quy định hiện hành của tài chính.

Page 3: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

     9-  Nghiên cứu, tham gia giải quyết với chính quyền về  đơn khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên , giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến hoạt động của Công đoàn. 

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên.

* Chủ tịch Công đoàn : Đ/c ………………………………     1- Chịu trách nhiệm về phong trào và hoạt động của công đoàn cơ sở, điều hành mọi công việc của Ban chấp hành Công đoàn.     2- Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị  quyết của Đảng, Nhà nước và của công đoàn cấp trên  để xây dựng chương trình công tác của BCH cho phù hợp với đặc điểm tình hình của phong trào cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị.     3- Thay mặt BCH tạo mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo trường và các tổ chuyên môn của đơn vị  trong việc tổ chức các hoạt động phối hợp có liên quan đến quyền lợi của cán bộ, giáo viên, công nhân viên .     4- Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp của BCH, thực hiện thời gian sinh hoạt của BCH và CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.     5- Chăm lo xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Công đoàn cơ sở.     6- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về phong trào cán bộ, giáo viên, công nhân viên cho cấp trên.     7- Chủ tài khoản của Công đoàncơ sở, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, tài chính, thi đua khen thưởng, tuyên giáo.     8- Thay mặt BCH tham gia họp với lãnh đạo nhà trường trong việc phối hợp  thực hiện nhiệm vụ năm học.

* Phó Chủ tịch Công đoàn: Đ/c ………………………………    1- Thay mặt chủ tịch giải quyết các công việc theo sự ủy quyền khi Chủ tịch vắng mặt.    2- Trực tiếp phụ trách công tác …………………………

* Các Ủy viên ban Chấp hành:      1- Đ/c ……………………………… phụ trách: …………………………     2- Đ/c ……………………………… phụ trách: …………………………     3- Đ/c ……………………………… phụ trách: ………………………… 

- Tham dự đầy đủ các buổi BCH thường kỳ và đột xuất, tham gia xây dựng chương trình công tác của Ban chấp hành.

- Phụ trách các công tác khác  theo sự phân công của Ban chấp hành. 

CHƯƠNG HAI:NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

 

Page 4: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Điều 3. Chế độ làm việc      1- Hội nghị thường kỳ của Ban chấp hành họp 1 tháng/lần với nội dung đánh giá kết quả công tác tháng qua và đề ra chương trình công tác tháng đến , góp ý về sự chỉ đạo của Ban chấp hành..     2- Trong các kỳ họp của BCH các ủy viên Ủy ban kiểm tra  được mời dự họp.     3- BCH Công đoàn cơ sở  làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.     4- Công đoàn cơ sở  mỗi tháng họp 1 lần để đánh giá kết quả công tác tháng qua và đề ra chương trình công tác tháng đến. Khi cần thiết có thể họp bất thường để xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức, tài chính, thi đua khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo..

Điều 4. Về quan hệ công tác của Công đoàn cơ sở: 1. Đối với Công đoàn Giáo dục và Đào tạo quận:- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Công đoàn Giáo dục và Đào tạo

quận Bình Thuỷ về các mặt công tác liên quan đến hoạt động công đoàn .- Thực hiện đầy đủ báo cáo theo quy định2. Đối với Chính quyền cùng cấp:- Phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các phong trào thi đua thực

hiện nhiệm vụ năm học, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên , thực hiện quyền lợi  hợp pháp của cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định hiện hành.

- Tham gia công tác quản lý cùng với chính quyền theo quy định. 

CHƯƠNG IIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 5.  Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra có trách nhiệm thực hiện Quy chế

hoạt động của BCH công đoàn.Điều 6 . Quy chế này đã được hội nghị BCH Công đoàn cơ sở thông qua

ngày ……………………  và có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc xem xét sửa đổi bổ sung Quy chế này do BCH công đoàn cơ sở  quyết định./.  Nơi nhận:                                                                            TM/BAN CHẤP HÀNH - Các UV BCH, UBKT;                                                                                                                                         CHỦ TỊCH- Lưu ./.                                                                                                       

Page 5: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

CÔNG ĐOÀN GD&ĐT Q. BÌNH THUỶ     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCĐCS TRƯỜNG:                                                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                                        BÌnh Thuỷ, ngày      tháng     năm 20  

QUY CHẾ QUAN HỆ LÀM VIỆCGIỮA BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

__________________  

          Căn cứ Luật Công đoàn;Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam ;Căn cứ Thông tư liên tịch số 12-TT/LT ngày 8/5/1992 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam “Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo;

Ban chấp hành CĐCS và Hiệu trưởng trường……………………..  thống nhất ban hành Quy chế làm việc giữa BCH CĐCS và thủ trưởng đơn vị như sau: 

I/ TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ:1.  Tổ chức cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và

các công tác khác do cấp trên giao.2. Quan tâm tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động như bố trí thời gian sinh

hoạt, cung cấp phương tiện làm việc theo Luật công đoàn. 3. Khi xây dựng chương trình kế hoạch công tác cần gửi trước văn bản thảo

để BCH nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến đóng góp . 4. Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua của đơn vị và phối hợp

với Công đoàn sơ kết, tổng kết dánh giá phong trào thi đua và khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.

 5. Có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước đến cán bộ, giáo viên , nhân viên.

 6. Bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ kế cận, cử cán bộ, giáo viên , nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị.

 7. Các cuộc họp liên tịch, sơ kết, tổng kết, phổ biến những công tác lớn của ngành, đại diện công đoàn được mời tham dự.

 II/ TRÁCH NHIỆM CỦA BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SƠ: 1. Phối hợp với Hiệu trưởng đơn vị phát động phong trào thi đua, xây dựng

các chỉ tiêu, đăng ký danh hiệu thi đua. 2.Vận động cán bộ, đoàn viên thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Điều lệ nhà

trường và hoàn thành tốt công tác chuyên môn được giao. Tham gia đầy đủ các buổi học Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

3. Tổ chức thăm hỏi đoàn viên kịp thời khi ốm đau, tai nạn hoặc gia đình gặp khó khăn.

Page 6: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

4. Cùng với hiệu trưởng xem xét giải quyết các chế độ chính sách và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đoàn viên.

5. Vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào do cấp trên tổ chức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

 6.Tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

 III/ NHỮNG CAM KẾT CHUNG; - Cuối học kỳ 1 và tổng kết năm học tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình

thực hiện các nội dung trên , rút kinh nghiệm trong việc phối hợp. - Hàng năm tổ chức hội nghị cán bộ công chức đúng thủ tục và thời gian quy

định.             Quy chế này được thông qua ngày……………………. và ký trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.                  HIỆU TRƯỞNG                                          TM/ BAN CHẤP HÀNH                                                                                                 CHỦ TỊCH         

Page 7: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

CÔNG ĐOÀN GD&ĐT Q. BÌNH THUỶ     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCĐCS TRƯỜNG:                                                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                                        BÌnh Thuỷ, ngày      tháng     năm 20  

QUYẾT ĐỊNH(V/v kết nạp đoàn viên công đoàn)

 BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞTRƯỜNG:………………………………….

             Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;            Căn cứ vào biên bản ngày……….tháng……năm……..của tổ công đoàn ………………….            Xét nguyện vọng và sự phấn đấu tu dưỡng của đ/c …………………………………; 

QUYẾT ĐỊNH 

  Điều 1. Nay kết nạp đ/c ………………là:…………………. vào tổ chức Công đoàn cơ sở  trường: ………………………………………………

 Điều 2. Đoàn viên  công đoàn có quyền hạn và nhiệm vụ theo điều 4 và 5

của Điều lệ Công đoàn Việt Nam  kể từ ngày có quyết  định kết nạp 

Điều 3. Tổ Công đoàn ………………………..và đ/c ………………………. thi hành Quyết định này.

   

Nơi nhận                                                                 TM. BAN CHẤP HÀNH- CĐGD&ĐT Q. BT                                                                                 CHỦ TỊCH- Như điều 3- Lưu.

Page 8: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

CÔNG ĐOÀN GD&ĐT Q. BÌNH THUỶ     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCĐCS TRƯỜNG:                                                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                                        BÌnh Thuỷ, ngày      tháng     năm 20   

QUYẾT ĐỊNH(V/v công nhận Ban thanh tra nhân dân)

 BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

TRƯỜNG …………………………………. 

       Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/6/2004; Căn cứ Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ;Căn cứ vào biên bản bầu cử ngày……….tháng………năm……..của Hội

nghị Cán bộ Công chức trường:…………………………………………….. 

QUYẾT ĐỊNH 

Điều 1. Nay công nhận Ban thanh tra nhân dân trường:…………………………gồm các Ông(Bà) có tên sau:

1)        Trưởng ban2)       Uỷ viên3)        Uỷ viên

 Điều 2. Ban thanh tra nhân có nhiệm vụ và quyền hạn  được Quy định tại

chương III, Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ. 

Điều 3. Các đơn vị, tổ chức có liên quan và các Ông (bà) có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.        Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.   Nơi nhận:                                                                      TM. BAN CHẤP HÀNH- CĐGD Q.BT                                                                                              CHỦ TỊCH- Như điều 3- Lưu.

Page 9: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN NỮ CÔNG____________

 I/ Tổ chức nữ cônng công đoàn trường học:- Các công đoàn cơ sở ra quyết định thành lập Ban nữ công cơ sở có từ 3 đến 7 người, trưởng ban nữ công là một đ/c trong BCH công đoàn.đối với các trường có nhiều nữ nên chia thành các tổ nữ công để tiện sinh hoạt. II/ Các hình thức hoạt động nữ công:

1)     Sinh hoạt câu lạc bộ:2)     Sinh hoạt chuyên đề:3)     Tổ chức vui chơi giải trí, tham quan du lịch, thể thao văn nghệ:4)     Tổ chức các hội thi:5)     Thăm hỏi, tâm sự: 

III/ Kế hoạch hoạt động nữ công:I/ Về tổ chức:- Tổng số CB, Giáo viên, CNV: ………………………    Nữ: ………………- Tổng số đoàn viên :                     ………………………    Nữ: ………………-  Tổng số đảng viên:         ………………………    Nữ: ………………- Số tổ công đoàn: ………………..  BCH:………….  Nữ: ……………… II/ Thuận lợi- Khó khăn:1)     Thuận lợi:2)   Khó khăn: III/ Nội dung công tác nữ công:

1)     Giáo dục truyền thống, giáo dục về giới, giáo dục gia đình trong nữ đoàn viên:

2)     Duy trì phong trào “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” và tham gia các công tác xã hội, từ thiện.

3)     Giám sát các chế độ chính sách đối với nữ, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nữ đoàn viên.

Page 10: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

BIÊN BẢN HỌP CÔNG ĐOÀNThời gian họp:……………………………, điạ điểm………………………...Thành phần họp:  :………………………………………………….

Chủ trì: :……………………………………………………………Thư ký: :……………………………………………………………Có mặt:…………………………………………………………………..Vắng :………………………………………………………………..

Nội dung: I/ Kiểm điểm công tác tháng         :1) Phát huy dân chủ, công khai, tổ chức phong trào thi đua, tham gia quản lý( nêu rõ nội dung , chỉ tiêu, biện pháp):………………………………………………………………………………………2) công tác chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích, hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên:……………………………………………………………………………………… 3) Công tác tuyên truyền, giáo dục: …………………………………………………………………………………… 4)Công tác xây dựng tổ chức công đoàn: ………………………………………………………………………………………. 5) công tác khác:……………………………………………………………………………………II/ Kế hoạch công tác tháng     :1) Phát huy dân chủ, công khai, tổ chức phong trào thi đua, tham gia quản lý (nêu rõ nội dung , chỉ tiêu, biện pháp):……………………………………………………………………………………2) công tác chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích, hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên:……………………………………………………………………………………… 3) Công tác tuyên truyền, giáo dục: …………………………………………………………………………………… 4)Công tác xây dựng tổ chức công đoàn: …………………………………………………………………………………… 5) công tác khác:……………………………………………………………………………………III. ý kiến thảo luận:………………………………………………………………………………………IV.  Kết luận cuả chủ toạ:…………………………………………………………………………………….                   Biên bản được thông qua và buổi họp kết thúc lúc ..giờ   cùng ngày./          Chủ trì                                                                                         Thư ký

Page 11: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ CÔNG ĐOÀNLÀM CÔNG TÁC KIỂM TRA

--------------------------PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ UỶ BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN

I. CÔNG TÁC KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN1. cơ sở pháp lý về quyền kiểm tra công đoàn

- Điều 10 Hiến pháp Nước CHXHCNVN- Điều 9 Luật Công đoàn Việt nam năm 1990 quy định.- Điều lệ CĐVN lần thứ X ghi tại phần đàu, Điều 35.- Quyết định 1693/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2007 cuả Đoàn Chủ tịch TLĐ.

2. Phạm vị trách nhiệm kiểm tra cuả công đoàn- Ủy ban kiểm Tra là cơ quan kiểm tra của công đoàn được thành lập ở

các cấp công đoàn, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

1- Uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cấp đó và sự chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

2- Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong ban chấp hành không được vượt quá 1/3 tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.

Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra của công đoàn cơ sở không quá 5 ủy viên (theo thông tư hướng dẫn thi hành điều lệ công đoàn Việt nam).

3- Việc bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải được quá ½ số phiếu bầu.

Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu. Tổ chức cơ sở của công đoàn có dưới 30 đoàn viên thì cử một ủy viên ban chấp hành công đoàn làm nhiệm vụ kiểm tra.

4- Khi mới thành lập hoặc tách,nhập tổ chức công đoàn , công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định ủy ban kiểm tra , chủ nhiệm ,phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra lâm thời.

5- Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra theo nhiệm kỳ của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. (Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở là 5 năm 2 lần.

6- Ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp là cán bộ chuyên trách công đoàn khi chuyển công tác không là cán bộ chuyên trách công đoàn thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra. Ủy viên ủy ban kiểm tra khi chuyển công tác ra khỏi ngành hoặc địa phương, đơn vị đó thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn ở ngành, địa phương, đơn vị đó. Ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp khi nghỉ hưu, thôi việc thì thôi tham gia ủy ban kiểm tra kể từ thời điểm nghỉ hưu hoặc thôi việc ghi trong quyết định.

Page 12: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

7- Tiêu chuẩn ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; Vận dụng theo tiêu chuẩn như ủy viên ban chấp hành cùng cấp, ngoài ra ủy viên ủy ban kiểm tra cần có sự hiểu biết về kiến thức pháp luật, kinh tế, quản lý tài chính … có nghiệp vụ và kinh nghiệm làm công tác kiểm tra.

Không cơ c ấu những cán bộ , đoàn viên là trưởng phó ban , phòng tài chính công đoàn, kế toán trưởng, chủ tài khoản và người được ủy quyền chủ tài khoản của công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra.

8- Khi khuyết ủy viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.thì ủy ban kiểm tra báo cáo ban chấp hành cùng cấp và tiến hành thực hiện quy trình bầu bổ sung.

II- Theo điều Lệ Công Đoàn việt nam ủy ban kiểm tra công đoàn có các nhiệm vụ sau;

1- Giúp ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn đối với công đoàn cùng cấpvà cấp dưới.

Đây là nội dung có tính chất bao trùm, có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rất rộng nó bao gồm toàn bộ các vấn đề về tổ chức, hoạt động của cả hệ thống tổ chức công đoàn, đồng thời thực hiện cho tất cả hệ thống tổ chức công đoàn, đồng thời thực hiện cho tất cả các cấp công đoàn. Do đó khi thực hiện nhiệm vụ giúp ban Chấp hành, ban thường vụ kiểm tra việc chấp hành điều lệ, ủy ban kiểm tra căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể của từng nơi, từng cấp trong từng thời gian, căn cứ vào sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn cùng cấp và chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và lựa chọn những nội dung kiểm tra cho thiết thực, cụ thể nhằm tác động có hiệu quả đến việc chấp hành điều lệ.

Nội dung kiểm tra chấp hành điều lệ gồm;- Kiểm tra các chương ,các điều của điều lệ công đoàn Việt Nam.- Kiểm tra việc thực hiện cá văn bản hướng dẫn thi hành điều lệ công đoàn

Việt Nam của Tổng Liên Đoàn.2- Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên

có dấu hiệu vi phạm điều lệ, nghị quyết, chỉ thị , và các quy định của công đoànKiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm là kiểm tra khi phát hiện thấy những biểu

hiện, những hiện tượng mà thông qua đó các cá nhân hay tổ chức có thể dẫn đến vi phạm hoặc đã vi phạm nhưng chưa được phát hiện, chưa được kết luận. Phạm vi nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm bao gồm;

- Kiểm tra công đoàn cấp dưới,- Kiểm tra tổ chức và kiểm tra cá nhân ;- Kiểm tra dấu hiệu vi phạm điều lệ, vi phạm nghị quyết, chỉ thị hoặc vi phạm

các quy định khác của công đoàn ..- Kiểm tra dấu hiệu vi phạm là nhiệm vụ quan trọng của UBKT công đoàn các

cấp nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện vi phạm điều lệ công đoàn mà nó còn thể hiện tính chủ động của công tác kiểm tra đối với những vi phạm có

Page 13: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra, đồng thời phát hiện kịp thời những vi phạm đã xảy ra nhưng chưa phát hiện hoặc chưa được kết luận trong tổ chức công đoàn .

2- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế công đoàn cấp mình và cấp dưới.

Cần xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu của UBKT công đoàn các cấp, làm tốt nhiệm vụ này, UBKT công đoàn sẽ góp phần tích cực vào việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và TLĐ. Góp phần đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong hệ thống công đoàn, xây dựng hệ thống công đoàn thực sự vững mạnh.

Nội dung kiểm tra gồm có:a- Tài chính công đoàn , theo quy định của điều lệ công đoàn Việt nam, tài

chính công đoàn bao gồm:- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng góp hàng tháng bằng 1%quỹ tiền

lương hoặc tiền công.- Kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ phần trăm 2% quỹ tiền lương từ các

doanh nghiệp và cơ quan nơi có tổ chức công đoàn (thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐngày 08/12 /2004 của TLĐ –LĐVN về việc hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn).

- Các khoản thu khác ( thu từ hoạt động văn hóa,thể thao, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ do công đoàn tổ chức, nguồn tài trợ, cấp hỗ trợ của chính quyền, cơ quan quản lý.

b- Về tài sản công đoàn; tài sản công đoàn là những tài sản thuộc sở hữu của công đoàn gồm:

- Những tài sản được hình thành từ các nguồn đóng góp của các thành viên tham gia tổ chức công đoàn, các nguồn thu từ hoạt động văn hóa thể thao, kinh doanh dịch vụ của công đoàn.

- Những tài sản do nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn.- Tài sản được tặng cho chung và những tài sản khác phù hợp với quy định

của pháp luật hiện hành.- Tài sản thuộc sở hữu công đoàn thì công đoàn có quyền chiếm hữu, sử dụng

và định đoạt. Quá trình quản lý, khai thác công dụng và định đoạt những tài sản thuộc sở hữu của mình, công đoàn phải tuân theo pháp luật, thực hiện đúng quy định theo điều lệ công đoàn Việt Nam và phù hợp với mục đích của hoạt động công đoàn.

c- Hoạt động kinh tế công đoàn:- Bao gồm các cơ sở SXKD của công đoàn hoặc công đoàn góp cổ phần ,góp

vốn liên doanh..- các đơn vị sự nghiệp do công đoàn quản lý như; các trường đại học, nhà văn

hóa…- Các dự án; công đoàn là chủ dự án hoặc tham gia trong dự án có liên quan

đến sử dụng tài chính, tài sản.- Các quỹ xã hội; bao gồm các loại quỹ xã hội mà công đoàn quản lý hoặc

tham gia quản lý.

Page 14: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

d- về quản lý thu- chi ngân sách công đoàn cơ sở.Thực hiện theo quy định về nội dung và phạm vi thu chi ngân sách công đoàn

cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định số 1375 /QĐ-TLĐngày 16/10/2007của tổng Liên đoàn lao động Việt Nam . quy định về việc thực hiện phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn ( ban hành theo Quyết định 1262/QĐ-TLĐ ngày 19/9/2007cua3 đoàn chủ tịch TLĐ-LĐVN)Công văn số 374/TLĐngày 05/3/2008 của TLĐ-LĐVN quy định bổ sung và hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn .

4. Giúp Ban Chấp hành, Ban thường vụ: giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ.

Căn cứ vào các quy địnhcủa Luật khiếu nại, tố cáo; căn cứ vào tính chất của tổ chức công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Công đoàn có thể thực hiện theo một số nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Một là, khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức công đoàn có nội dung thuộc quyền quản lí của cấp nào thì công đoàn cấp đó giải quyết;

Hai là, tố cáo đối với hành vi trái pháp luật, trái Điều lệ Công đoàn Việt Nam hoặc trái với các quy định khác của công đoàn có nội dung thuộc quyền quản lí của cấp nào thì công đoàn cấp đó giải quyết;

Ba là, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc quyền giải quyết của công đoàn là Ban chấp hành công đoàn mỗi cấp; trong thời gian giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành là Đoàn Chủ tịch, Ban thường vụ, thay mặt Ban chấp hành là Chủ tịch công đoàn mỗi cấp; thay mặt Đoàn Chủ tịch, Ban thường vụ là Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ban thường vụ hoặc các chức danh khác được công đoàn cấp có thẩm quyền ủy quyền;

Bốn là, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hành chính, sự nghiệp của công đoàn là người đứng đầu đơn vị đó;

Năm là, Ủy ban kiểm tra mỗi cấp giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn là thực hiện việc xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết với cơ quan có thẩm quyền của công đoàn , tức là Ủy ban kiểm tra không có thẩm quyền giải quyết.

Nội dung khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn bao gồm:

- Những nội dung khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ;

- Những nội dung khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc thực hiện và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị và các quy định khác của công đoàn;

Page 15: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

- Những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc làm, liên quan đến chính sách, chế độ đối với cán bộ công đoàn, đối với tổ chức công đoàn hay đối với những cá nhân, tổ chức khác nhưng do công đoàn quản lý;

- Những khiếu nại, tố cáo có nội dung liên quan đến các quy định liên tịch, liên ngành, liên doanh, liên kết…trong đó công đoàn là một trong những chủ thể tham gia thì công đoàn phối hợp.

Đối với những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước thì công đoàn tham gia với các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động theo pháp luật. Thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động.

5- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn làm công tác kiểm tra.

Đây là nhiệm vụ nhưng đồng thời cũng là biện pháp nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra. Do đó cần coi việc bồi dưỡng, tập huấn là việc làm thường xuyên hằng năm của Ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp.

Căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế ở mỗi cấp, hàng năm Ủy ban kiểm tra cần có chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra.

III. Quyền của Ủy ban kiểm tra Công đoàn1. Ủy viên Ủy ban kiểm tra được tham dự hội nghị của Ban chấp hành và

được mời dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Công đoàn cùng cấp.2. Báo cáo với ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra

Công đoàn và đề xuật các nội dung, chương trình công tác cùa Ủy ban kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ của Ban Chấp hành.

3. Yêu cầu đơn vị và người chịu trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do Ủy ban kiểm tra nêu ra.

4. Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra không được Ban Thường vụ giải quyết thì Ủy ban Kiểm tra có quyền báo cáo với Ban Chấp hành Công đoàn cấp mình và báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp trên.

- Căn cứ Điều lệ công đoàn Việt Nam và các quy định hiện hành, quyền của Ủy ban kiểm tra có thể phân thành những nhóm quyền chủ yếu sau đây:

1. Quyền thực hiện các cuộc kiểm tra theo nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra:- Chủ động nội dung, đối tượng và áp dụng các hình thức kiểm tra.- Chủ động về thời gian tổ chức kiểm tra.- Có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức được kiểm tra cung cấp tài liệu cần thiết

và trả lời chất vấn những vấn đề do Ủy ban kiểm tra nêu ra.- Được kết luận kiểm tra và kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý

những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.

Page 16: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

-Trường hợp những kiến nghị của Ủy ban kiểm tra với cơ quan thường trực công đoàn cùng cấp về nội dung liên quan đến kiểm tra không được giải quyết thì Ủy ban kiểm tra có quyền bào cáo với Ban chấp hành công đoàn cấp mình và ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

2. Quyền khi thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban chấp hành, Ban thường vụ cùng cấp.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra việc chấp hành điều lệ ở công đoàn cấp mình và cấp dưới để Bna chấp hành, Ban thường vụ cùng cấp xem xét quyết định; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các ban, Bộ phận khác cùng thực hiện việc kiểm tra theo sự lãnh đạo của Ban chấp hành, chỉ đạo của Ban thường vụ cùng cấp;

- Tổ chức việc tiếp công nhân, viên chức lao động đến công đoàn khiếu nại, tố cáo theo ủy quyền của cơ quan thường trực; xác minh, kết luận và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn với các cơ quan thường trực cùng cấp;

- Đề xuất với Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cùng cấp những nội dung cần tham gia với cơ quan chức năng Nhà nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật hiện hành.

IV. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban kiểm tra- Ủy ban kiểm tra của công đoàn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.- Ý kiến, nhận xét, kết luận, đánh giá và phát ngôn với danh nghĩa Ủy ban

kiểm tra phải được tập thể Ủy ban kiểm tra thảo luận thống nhất và được các thành viên thực hiện khi thay mặt Ủy ban kiểm tra hoặc do Ủy ban kiểm tra ủy quyền.

V.Hình thức kiểm tra- Nếu xét theo thời gian, Ủy ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp có thể lựa chọn,

sử dụng các hình thức kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.- Xét theo quy mô và nội dung kiểm tra có thể lựa chọn hình thức kiểm tra

toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đồng loạt từ cấp mình đến cấp dưới hoặc kiểm tra ở từng cấp.

- Xét theo mối quan hệ, Ủy ban kiểm tra có thể sử dụng hình thức kiểm tra đồng cấp hoặc cấp dưới.

Ngoài các hình thức trên, khi cần thiết có thể sử dụng hình thức phúc tra tức là xem xét lại kết luận của Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới hoặc tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra.

Tuy nhiên, phải căn cứ vào sự lãnh đạo của Ban chấp hành và sự chỉ đạo của Ban thường vụ công đoàn cùng cấp; căn cứ vào tính chất của từng loại nhiệm vụ mà áp dụng, lựa chọn các hình thức kiểm tra cho thích hợp và hiệu quả.

VI. Phương pháp và trình tự kiểm tra1.Phương pháp và trình tự kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàna/ Xây dựng kế hoạch kiểm tra:

Page 17: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Căn cứ vào Điều lê Công đoàn Việt Nam, phương hướng hoạt động của UBKT công đoàn cấp trên, nghị quyết Đại hội công đoàn cùng cấp để tham mưu cho Ban chấp hành, Ban thường vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn khóa. Kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời gian, thành phần, yêu cầu chuẩn bị cho cuộc kiểm tra và trình tự tiến hành cuộc kiểm tra.

b/ Ra thông báo kiểm tra:Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã đề ra, tiến hành ra thong báo kiểm tra.Nội dung thông báo kiểm tra phải nêu rõ: Đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm

tra, thời gian kiểm tra và những yêu cầu cho cuộc kiểm tra.Thông báo kiểm tra phải được gửi trước một thời gian nhất định để tổ chức

Công đoàn, đoàn viên được kiểm tra chuẩn bị.c/ Ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra:Căn cứ vào yêu cầu, nội dung cuộc kiểm tra để thành lập Đoàn kiểm tra và

xác định số lượng người cần thiết tham gia vào cuộc kiểm tra.d/ Tiến hành kiểm tra:Đoàn kiểm tra làm việc với Ban thường vụ công đoàn nơi được kiểm tra, công

bố quyết định kiểm tra và nghe lãnh đạo tổ chức công đoàn nơi được kiểm tra trình bày báo cáo trước tập thể Đoàn kiểm tra về những nội dung liên quan đến cuộc kiểm tra; giải thích những vấn đề do Đoàn kiểm tra nêu ra, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra để xem xét.

e/ Kết quả kiểm tra:Nội dung kết luận kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, thể hiện

rõ ưu điểm, khuyết điểm ở từng nội dung được kiểm tra. Những kiến nghị của đoàn kiểm tra với đơn vị được kiểm tra và kiến nghị của đơn vị được kiểm tra, của đoàn kiểm tra với công đoàn cấp trên về khắc phục khuyết điểm và mức độ xử lý kỹ luật (nếu có).

Kết luận kiểm tra được công bố công khai với Ban thường vụ công đoàn nơi được kiểm tra. Trường hợp có những nội dung kết luận của đoàn kiểm tra mà bên được kiểm tra chưa nhất trí, thì bên được kiểm tra làm bản tường trình kèm theo văn bản kết luận của Đoàn kiểm tra, để tập thể Đoàn kiểm tra hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

f/ Lập và lưu trữ hồ sơ về cuộc kiểm tra:Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ

sơ về cuộc kiểm tra theo quy định của tổ chức Công đoàn.2.Phương pháp và trình tự kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạma/ Xác định dấu hiệu vi phạm:- Chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm: Thông qua việc theo

dõi nắm bắt tình hình hoạt động và các buổi sinh hoạt Công đoàn; qua báo cáo và phản ánh trưc tiếp, gian tiếp của Công đoàn và đoàn viên; qua giải quyết va tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; qua hình thức đối thoại giữa đoàn viên và người quản lý; qua cuộc kiểm tra chấp hành điều lệ công đoàn; kiểm tra việc quản lý sử dụng tài

Page 18: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn; thong qua các phương tiện thong tin đại chúng.

- Xử lý thong tin nhằm xác định một cách chính xác các nguồn tin thu thập được, phân loại tính chất, mức độ quan trọng của từng dấu hiệu vi phạm;

- Quyết định nội dung, đối tượng kiểm tra, lên kế hoạch kiểm tra, dự kiến Đoàn kiểm tra.

Đối tượng kiểm tra là tổ chức Công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới ( kể cả ủy viên Ban chấp hành công đoàn cùng cấp)

b/ Xây dựng kế hoạch, ra quyết định kiểm tra:- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Căn cứ vào dấu hiệu vi phạm đã được xác

định, xây dựng kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, thời gian, phương pháp tiến hành kiểm tra.

- Ra quyết định kiểm tra: Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng ra quyết định kiểm tra, trong quyết định phải nêu rõ đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời gian kiểm tra; thành phần tham gia Đoàn kiểm tra và những yêu cầu cho cuộc kiểm tra. Quyết định kiểm tra do Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra ký.

Thành phần tham gia Đoàn kiểm tra chủ yếu là các đồng chí Ủy viên Ủy ban kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra và có thể đề nghị Ban thường vụ triệu tập một số đồng chí ở các ban, bộ phận có liên quant ham gia.

c/ Tổ chức kiểm tra:Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra để công bố quyết định

kiểm tra và nghe lãnh đạo tổ chức công đoàn, đoàn viên được kiểm tra trình bày báo cáo về những nội dung liên quan đến cuộc kiểm tra; giải trình những vấn đề do Đoàn kiểm tra nêu ra và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn kiểm tra làm việc.

Căn cứ vào nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, có thể cử cán bộ thẩm tra, xác minh, làm việc với cán bộ, đoàn viên hoặc tổ chức công đoàn liên quan đến nội dung kiểm tra, các cuộc làm việc đều được thể hiện bằng biên bản và báo cáo kết quả làm việc với Đoàn kiểm tra. Tùy nội dung và đối tượng kiểm tra, có thể tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên có quan hệ đến tổ chức công đoàn, đoàn viên được kiểm tra.

d/ Kết luận kiểm tra, lưu trữ hồ sơ:- Căn cứ vào báo cáo của tổ chức, đoàn viên, ý kiến của cán bộ đoàn viên có

quan hệ đến đối tượng được kiểm tra; ý kiến của tổ chức công đoàn cấp dưới (nếu có) và kết quả nghiên cứu, xem xét, thẩm tra xác minh, các biên bản làm việc (nếu có) Đoàn kiểm tra thảo luận và kết luận về những nội dung kiểm tra, có thể trao đổi với tổ chức công đoàn, đoàn viên bên được kiểm tra và tổ chức đang quản lý đoàn viênđó về ý kiến kết luận của Đoàn kiểm tra;

Kết luận kiểm tra phải thể hiện rõ ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm hay không vi phạm, vi phạm về vấn đề gì, mức độ, tính chất tác hại và nguyên nha6ncua3 vi phạm, những kiến nghị về khắc phục khuyết điểm và mức độ xử lý kỷ luật (nếu có)

Kết luận kiểm tra do Trưởng Đoàn kiểm tra là Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm UBKT ký, đóng dấu và đọc công bố công khai với tổ chức công đoàn, đoàn

Page 19: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

viên nơi được kiểm tra; Đọc gửi cho Ban thường vụ công đoàn cùng cấp, tổ chức, cá nhân đọc kiểm tra.

- Lập và lưu trữ hồ sơ về cuộc kiểm tra theo quy định của tổ chức công đoàn.3.Một số nội dung kiểm tra kế toán công đoàn:a/ Kiểm tra chứng từ kế toán:- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép

trên chứng từ kế toán.- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên

chứng từ kế toán.- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.- Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển nội bộ, qui chế kiểm

tra, xét duyệt chứng từ kế toán.- Những chứng từ gốc chứng minh số tiền đã thực chi;- Chứng từ ghi sổ phải được đánh số thứ tự liên tục từ đầu năm đến cuối năm.b/ Kiểm tra sổ sách kế toán:Kiểm tra sổ sách kế toán đang sử dụng của đơn vị xem có đúng với qui định

của pháp luật kế toán và Tổng Liên đoàn qui định không, các danh mục lập trong sổ có đúng qui định không, kiểm tra các số liệu ghi trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp, phát hiện kịp thời những sai phạm giúp đơn vị chấn chỉnh, sửa chữa.

4.Trình tự các bước xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:Bước 1: Nghiên cứu đơn khiếu nại, tố cáoCần làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:- Tên, chức danh, địa chỉ của người hay cơ quan khiếu nại, tố cáo.- Tên, chức danh, địa chỉ của người hay cơ quan bị khiếu nại, tố cáo.- Nội dung khiếu nại, tố cáo.- Những chứng cứ về nội dung khiếu nại, tố cáo.- Tên, chức danh, địa chỉ của người hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết

khiếu nại, tố cáoBước 2: Tìm hiểu, điều tra, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ vụ việc khiếu

nại, tố cáo.Thực hiện bước này có thể trực tiếp bằng cách gặp đương sự và các bên có

liên quan; tổ chức họp, tổ chức đối thoại hoặc có thể ra văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp, giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

Bước 3: Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáoCần xác định rõ đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ

quan, tổ chức nào. Từ những chứng cứ, tài liệu có được, sau khi đã nghiên cứu, nếu thấy nội dung vụ việc xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc phát hiện việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền trước đó có vi phạm pháp luật thì Ủy ban kiểm tra chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, công nhân, lao động bị xâm hại, Ủy ban kiểm tra cần tham mưu cho Ban thường vụ, Ban chấp

Page 20: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

hành tham gia, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ cho người lao động.

Bước 4: Theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận và kiến nghịVới tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, công đoàn có quyền giám sát

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước. Những đơn thư khiếu nại, tố cáo do công đoàn chuyển đến hoặc đã kiến nghị giải quyết phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết và thong báo cho công đoàn kết quả giải quyết. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết đó, công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tồ chức cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức cấp trên có trách nhiệm trả lời kiến nghị của công đoàn.

Page 21: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

BÀI SOẠN LỚP TẬP HUẤNCÁC BAN THANH TRA NHÂN DÂN

Bổ sung Kèm Tài liệu “CÔNG ĐOÀN VỚI CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN”

Tài liệu CĐN đã nêu 3 hình thức Công Đoàn tổ chức hoạt động kiểm tra và giám sát kiểm tra ở cơ sở, đó là :

-Thông qua hoạt động của Ban Thanh Tra Nhân Dân.-Thông qua tổ chức đối thoại tại cơ sở.-Thông qua hoạt động của Uỷ ban Kiểm Tra Công Đoàn.-Và các nội dung khác…

Những nội dung cần trao đổi :1/-Khái niệm về Ban Thanh Tra Nhân Dân.

-Hình thức thanh tra :-Cơ sở pháp lý :

2-Tổ chức :3-Nhiệm vụ quyền hạn

-Hoạt động của Ban Thanh Tra Nhân dân-Xây dựng chương trình công tác-Hoạt động giám sát.-Hoạt động xác minh. -Nguyên tắc hoạt động

4-Phạm vi giám sát. 5-Phương thức thực hiện quyền giám sát.6-Lề lối làm việc của Ban Thanh tra nhân dân (Điều 33.)7.Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan đơn vị.8.Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

1/-Khái niệm Về Ban Thanh Tra Nhân dân : Là 1 tổ chức thanh tra của quần chúng Được lập ở xã phường cơ quan đơn vị Thực hiện quyền giám sát kiểm tra của quần chúng đối với mọi tổ chức cá

nhân trong việc thực hiện chính sách xã hội ở phạm vi xã phường cơ quan đơn vị.

(Điều 2. Luật Thanh Tra 2004 Phạm vi thanh traCơ quan thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Page 22: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.)Điều 4 PLTTra 1-4-1990)Các tổ chức thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, đơn vị sản xuất, kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp để thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nuớc tại địa phơng, đơn vị, cơ quan mình.Trong phạm vi chức năng của mình, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra nhân dân và cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp với các tổ chức thanh tra Nhà nước trong hoạt động thanh tra.

Như vậy Khái niệm Ban Thanh Tra Nhân dân đã được qui định trong Luật, và không chỉ giám sát kiểm tra việc thực hiện chính sách xã hội, mà còn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.)

(NĐ 99/cp)-Vai trò của Ban Thanh tra nhân dân

-(Điều 2.) Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

-Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban Thanh tra nhân dânĐiều 3. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công

tâm, có uy tín, có hiểu biết nhất định về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

Thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước phải là người làm việc thường xuyên tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Page 23: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Thành viên Ban Thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và không phải là Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân phố và những người đang đảm nhận nhiệm vụ tương đương.

4-Nguyên tắc hoạt động của Ban Thanh tra nhân dânĐiều 4. Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan,

công khai, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

5-Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 5.)=Sự bảo đảm cho hoạt động Thanh Tra Nhân dân.=các cơ s ở pháp lý.

1. Nghiêm cấm mọi hành vi đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

II.Các hình thức hoạt động thanh tra :PLTTRa 1990 trước đây chưa nói rõ, đến Luật Thanh Tra 2004 đã phân biệt

và xếp loại rất rõ, bao gồm :1. Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý

nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.

3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Page 24: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Và để hoạt động thanh tra nhân dân có hiệu lực hiệu quả thì tổ chức nhiệm vụ quyền hạn phải được qui định cụ thể.

2.Về tổ chức :Điều 11. (LUẬT THANH TRA 2004 ) Ban thanh tra nhân dân1. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình.

LUẬT THANH TRA 2004 Chương IV. Thanh tra nhân dânĐiều 58 LTT . Tổ chức Thanh tra nhân dân

Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân.

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

3-Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban Thanh tra nhân dân.Điều 3.LTT) Thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải là người trung

thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết nhất định về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

Thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước phải là người làm việc thường xuyên tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Thành viên Ban Thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và không phải là Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân phố và những người đang đảm nhận nhiệm vụ tương đương.

4-Nguyên tắc hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

Page 25: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Điều 4 LTT. Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

5-Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 5 LTT.)=Sự bảo đảm cho hoạt động Thanh Tra Nhân dân.=các cơ sở pháp lý.

1. Nghiêm cấm mọi hành vi đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

3.V ề Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân (Điều 59 LTT) 1. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu

nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

3. Khi cần thiết, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.

4. Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Giới thiệu thêm :Mục 1 Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn(Điều 60.LTT) Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn5-11 thành viên.NK 2 năm

Mục 2 Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước

(Điều 64 LTT) Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước

Page 26: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.Ban thanh tra nhân dân có từ ba đến chín thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là hai năm.2. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

Ghi nhớ :(-HNCNVC- ĐHCNVC b ầ u BAN TTND 3-9 thành viên. -Nhi ệ m kỳ c ủ a Ban thanh tra nhân dân là hai năm. -Không hoàn thành nhi ệ m v ụ b ị bãi nhi ệ m)

Điều 65.(LTT) Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước 1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động.2. Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm.3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Ghi nh ớ : (-Ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm.(thông qua BCHCĐCS)-do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động.-có trách nhiệm báo cáo về hoạt động)(Những nội dung này được qui định tại điều 28 Nđ99/CP)

Mục 2Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dânở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,

Page 27: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

doanh nghiệp nhà nướcĐiều 28. LTT) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân1. Hàng năm, Ban Thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động. 2. Chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân phải thông qua Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

Ghi nh ớ : -V/v Xây d ựng chương trình công tác -Cần dựa vào phạm vi Giám sát của Ban TTND. -Nghị quyết của HNCBCC, ĐHCNVC.

3/-Lề lối làm việc của Ban Thanh tra nhân dân (Điều 33. NĐ 99/2005 ) Ban Thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết thì có thể họp bất thường.

Ban Thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo mỗi quý một lần trước Ban Chấp hành công đoàn; hàng năm tổng kết hoạt động báo cáo trước Đại hội công nhân, viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức.

NĐ 99/2005/ CP4/* Phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân (Điều 29-NĐ 99.)

1. Phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp: a) Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị;b) Sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị; c) Thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; d) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân, viên chức theo quy định của pháp luật;đ) Việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước,

Page 28: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

đơn vị sự nghiệp; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;e) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;g) Những việc khác theo quy định của pháp luật.2. Phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà

nước: a) Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật;b) Thực hiện Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức;c) Thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp;d) Thực hiện thoả ước lao động tập thể;đ) Thực hiện hợp đồng lao động;e) Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, việc sử dụng các loại quỹ sau thuế;g) Việc giải quyết các tranh chấp lao động;h) Việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp nhà nước;i) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp;k) Những việc khác theo quy định của pháp luật.

Page 29: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

5-Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban Thanh tra nhân dân (Điều 30-N Đ 99/CP)

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ảnh của cán bộ, công nhân, viên chức, thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

6/-Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ( Điều 66.-LTTra)

1. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân về các chế độ, chính sách và những thông tin cần thiết khác; bảo đảm quyền lợi đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân trong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ.2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ.3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.5. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật.

7-Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (Điều 67.LTTra)

Page 30: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.3. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.4. Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

8-Kinh phí và chế độ tài chính của Ban Thanh tra nhân dân (Điều 37)1. Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đó.2. Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc họp, chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban Thanh tra nhân dân.Hàng năm, Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí hoạt động với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

KẾT LUẬN : Những nội dung cần nhớ-Khái niệm về Ban Thanh Tra Nhân Dân.-Hình thức thanh tra : thanh tra NN, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên

ngành, thanh tra nhân dân.-Cơ sở pháp lý :

-Pháp lệnh Thanh Tra 1990 =>2004 Nghị định 241-HĐBT 5-8-1991- Luật Thanh Tra => NĐ 99/2005/NĐ-CP 28-7-2005.

-Tổ chức :-ĐHCNVC bầu Ban TTND 3-5-7-9 tv.-BCHCĐCS công nhận.-Ban TTND có Trưởng ban, (>5 TV có Phó Trưởng ban)-Nhiệm kỳ hoạt động : 2 năm.

-Nhiệm vụ quyền hạn.-Hoạt động của Ban Thanh Tra Nhân dân:

-Xây dựng chương trình công tác

Page 31: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

-Hoạt động giám sát -Hoạt động xác minh.(khi được giao)-Nguyên tắc hoạt động : công khai dân chủ kịp thời, chế độ tập thể

quyết định đa số.-Phạm vi giám sát. -Phương thức thực hiện quyền giám sát.

-Lề lối làm việc của Ban Thanh tra nhân dân (Điều 33.)-Họp mỗi qúy lần (đột xuất khi cần).-Báo cáo 1 lần/qúy trước BCHC ĐCS-Hàng năm tổng kết báo cáo trước ĐHCNVC.

-Kinh phí điều kiện làm việc .

Người biên soạn

Page 32: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Phụ lục NĐ 99/CP

Chương III

Page 33: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dânở Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,

Doanh nghiệp nhà nước

Mục 1Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn

của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Điều 22. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân

1. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật Thanh tra.

Ban Thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác của Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là hai năm.

2. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu ra.

Trong cơ quan nhà nước Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức là Hội nghị cán bộ, công chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức. Trong đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là Đại hội công nhân, viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức (sau đây gọi chung là Đại hội công nhân, viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức).

3. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có tổ chức công đoàn cơ sở.

Page 34: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

4. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở doanh nghiệp nhà nước tổ chức theo các loại hình: Tổng công ty nhà nước, các công ty nhà nước độc lập, các công ty thành viên hạch toán độc lập của công ty do Nhà nước quyết định đầu tư được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở lên, công ty cổ phần mà vốn điều lệ là của Nhà nước, của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

Điều 23. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân

Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân, viên chức, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân và do Đại hội công nhân, viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức quyết định.

Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Ban Thanh tra nhân dân có trên 5 thành viên được bầu 1 Phó Trưởng ban.

Điều 24. Bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách những người ứng cử, danh sách người được đề cử do cán bộ, công nhân, viên chức giới thiệu để tổ chức bầu Ban Thanh tra nhân dân.

2. Đại hội công nhân, viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập. Người được bầu là thành viên Ban Thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Đại hội tín nhiệm.

Điều 25. Công nhận Ban Thanh tra nhân dân

Page 35: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban; ra văn bản công nhận Ban Thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước biết.

Điều 26. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế

1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức hội nghị để bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế. Việc bãi nhiệm và bầu người khác thay thế được tiến hành tại Đại hội công nhân, viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức thường kỳ hàng năm hoặc hai năm một lần ở cấp Tổng công ty nhà nước.

2. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban Thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban Thanh tra nhân dân thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở xem xét, quyết định việc miễn nhiệm.

3. Việc bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân

1. Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

2. Khi cần thiết được người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp

nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.

Page 36: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

3. Khi cần thiết, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mời đại diện Ban Thanh tra nhân dân tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm cử người tham gia, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi được yêu cầu.

4. Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có vi phạm pháp luật; các biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân, viên chức; khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác.

5. Kiến nghị Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có các hình thức biểu dương, khuyến khích, động viên cán bộ, công nhân, viên chức đã có thành tích trong việc phát hiện vi phạm pháp luật; tiếp nhận các kiến nghị và phản ảnh của công nhân, viên chức, người lao động.

6. Đại diện Ban Thanh tra nhân dân được mời tham dự các cuộc họp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

7. Tham dự các cuộc họp của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Mục 2Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dânở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,doanh nghiệp nhà nước

Điều 28. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

Page 37: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

1. Hàng năm, Ban Thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.

2. Chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân phải thông qua Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

Điều 29. Phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân

1. Phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

a) Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị;

b) Sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị;

c) Thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;

d) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân, viên chức theo quy định của pháp luật;

đ) Việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

e) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;

g) Những việc khác theo quy định của pháp luật.

2. Phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước:

Page 38: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

a) Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức;

c) Thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

d) Thực hiện thoả ước lao động tập thể;

đ) Thực hiện hợp đồng lao động;

e) Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, việc sử dụng các loại quỹ sau thuế;

g) Việc giải quyết các tranh chấp lao động;

h) Việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp nhà nước;

i) Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp;

k) Những việc khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban Thanh tra nhân dân

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ảnh của cán bộ, công nhân, viên chức, thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Page 39: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

2. Phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

3. Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Điều 31. Hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân

1. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban Thanh tra nhân dân có quyền đề nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát.

2. Trường hợp phát hiện có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân, viên chức, có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích chi, thu ngân sách và các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và các hành vi vi phạm khác mà thuộc nội dung giám sát của Ban Thanh tra nhân dân thì kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết đồng thời báo cáo với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban Thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết.

Điều 32. Hoạt động xác minh của Ban Thanh tra nhân dân

1. Khi được người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao nhiệm vụ xác minh, Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao.

Page 40: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban Thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xác minh, xem xét để làm rõ sự việc được xác minh.

Kết thúc việc xác minh, Ban Thanh tra nhân dân báo cáo với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết.

3. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, nếu phát hiện việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân, viên chức cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban Thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cấp trên trực tiếp của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết.

Điều 33. Lề lối làm việc của Ban Thanh tra nhân dân

Ban Thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết thì có thể họp bất thường.

Ban Thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo mỗi quý một lần trước Ban Chấp hành công đoàn; hàng năm tổng kết hoạt động báo cáo trước Đại hội công nhân, viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức.

Mục 3

Trách nhiệm của ban chấp hành công đoàn,cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp

Page 41: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước

Điều 34. Trách nhiệm của Ban Chấp hành công đoàn

1. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 67 của Luật Thanh tra;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân. Chủ trì việc tổ chức phối hợp với các tổ chức khác trong cơ quan, đơn vị trong việc hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;

c) Dự toán, quyết toán kinh phí hàng năm cho Ban Thanh tra nhân dân;

d) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân;

đ) Mời đại diện Ban Thanh tra nhân dân tham dự cuộc họp của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Page 42: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

2. Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo Ban Chấp hành công đoàn cơ sở trong việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Điều 35. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước

1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 66 của Luật Thanh tra.

2. Giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân. Trường hợp nội dung kiến nghị vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân biết.

3. Xử lý theo thẩm quyền người có hành vi vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

4. Mời đại diện Ban Thanh tra nhân dân tham dự các cuộc họp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

5. Bố trí địa điểm, phương tiện, hỗ trợ kinh phí để Ban Thanh tra nhân dân tổ chức các cuộc họp và tạo điều kiện thuận lợi để Ban Thanh tra nhân dân hoạt động.

Điều 36. Trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nước

Thanh tra Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ quan cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, ngành quản lý.

Thanh tra cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Page 43: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Điều 37. Kinh phí và chế độ tài chính của Ban Thanh tra nhân dân

1. Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đó.

2. Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc họp, chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban Thanh tra nhân dân.

Hàng năm, Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí hoạt động với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

______________________________________________________

  

Page 44: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 45: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 46: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 47: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 48: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 49: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 50: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 51: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 52: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 53: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 54: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 55: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 56: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,
Page 57: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

TẬP HUẤNNghiệp vụ công tác công đoàn

I. Vị trí- CĐCS là nền tảng của tổ chức Công đoàn, CĐCS có lớn mạnh thì tổ chức Công đoàn mới vững mạnh.

- Là nơi trực tiếp thực hiện các chức năng CĐ, nơi vận động, tập hợp, thuyết phục đoàn viên, CNVC-LĐ thực hiện chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Công đoàn cấp trên, của CĐCS và thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị.II. Nhiệm vụ của BCH- Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐCS.- Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy, CĐ cấp trên.- Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của CĐBP, tổ Công đoàn, chỉ đạo hoạt động Ban thanh tra nhân dân.- Thường xuyên báo cáo với Đảng ủy, với CĐ cấp trên và thông báo cho các CĐBP các tổ CĐ tình hình hoạt động của CĐCS.- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động của CĐCS và phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm cho các ủy viên BCH CĐCS phụ trách các mặt hoạt động.- Thực hiện thu, chi tài chính, quản lý tài sản và các hoạt động kinh tế của CĐCS.III. Các mối quan hệ- CĐCS với cấp ủy Đảng. - CĐCS đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.- CĐCS đối với Công đoàn cấp trên.- CĐCS đối với tổ CĐ. - CĐCS đối với các tổ chức quần chúng khác. - CĐCS đối với CNVC - LĐ.

IV. Nội dung hoạt động1. Công tác đoàn viên.2. Hoạt động của tổ Công đoàn.3. Hoạt động của Công đoàn bộ phận.4. Hoạt động của CĐCS

1. Công tác đoàn viên.- Tuyên truyền phát triển đoàn viên.- Quản lý đoàn viên.- Kiểm tra, giúp đỡ đoàn viên hoạt động.

2. Hoạt động của tổ Công đoàn.

Page 58: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

a) Nội dung hoạt động của tổ Công đoàn.- Vận động, giúp đỡ đoàn viên thi đua công tác, lao động SX.- Vận động đoàn viên, CNVC-LĐ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách trong tổ. Thăm hỏi giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn.- Vận động đoàn viên, CNVC-LĐ giúp đỡ nhau giải quyết những vướng mắc, phản ánh những kiến nghị của đoàn viên lên Công đoàn cấp trên.- Giữ vững sinh hoạt tổ Công đoàn theo định kỳ.b) Phương pháp hoạt động của tổ Công đoàn.- Liên hệ mật thiết với đoàn viên để hiểu rõ người, rõ việc.- Xác định nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo từng tháng cụ thể.- Tạo điều kiện về tổ chức, tâm lý, vật chất chất để đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ.- Thực hiện việc kiểm tra để giúp đỡ đoàn viên hoạt động.

c) Hoạt động của tổ trưởng Công đoàn.- Tìm hiểu chế độ, chính sách, pháp luật Nhà nước có liên quan đến người lao động để giải thích cho đoàn viên hiểu và thi hành. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật đó trong đơn vị đối với đoàn viên, lao động của tổ.- Hiểu rõ nhiệm vụ của tổ để làm căn cứ dự kiến công việc cụ thể cho tổ CĐ họat động.- Tổ chức thực hiện các nội dung và biện pháp xây dựng tổ CĐ vững mạnh.3. Hoạt động của Công đoàn bộ phận.

a) Nội dung hoạt động của CĐBP- Bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVC-LĐ là việc làm và nâng cao thu nhập cho họ.- Tham gia và để CNVC-LĐ tham gia quản lý, thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động.- Áp dụng các hình thức thi đua thích hợp đem lại hiệu quả cao.- Tổ chức thảo luận quy chế quản lý cơ quan đơn vị thông qua Hội nghị CBCC và tổ chức thực hiện nghị quyết của CĐ cấp trên.b) Phương pháp hoạt động của CĐBP- Xây dựng chương trình công tác.- Phân công mỗi ủy viên BCH CĐBP những nhiệm vụ cụ thể để các ủy viên xây dựng kế hoạch hoạt động.- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ CĐ, giúp các tổ xây dựng tổ Công đoàn vững mạnh.- Tổng kết hoạt động của các tổ Công đoàn.- Kiểm tra, đôn đốc sự hoạt động của các tổ CĐ.4. Hoạt động của CĐCS.a) Phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh.b) Chỉ đạo hoạt động của các tổ Công đoàn .c) Xây dựng và thực hiện chương trình công tác của CĐCS.

Page 59: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

V. Chủ tịch1. Vị trí, vai trò của Chủ tịch CĐCS2. Các mối quan hệ của Chủ tịch CĐCS3. Nội dung công tác của Chủ tịch CĐCS4. Phương pháp công tác của Chủ tịch CĐCS

1. Vị trí, vai trò của Chủ tịch CĐCS

- Là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu BCH CĐCS.- Thay mặt BCH xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động của CĐCS.- Chuẩn bị nội dung, chủ trì các cuộc họp của BTV, BCH. - Đề xuất, phân công, kiểm tra đôn đốc giúp đỡ cán bộ đoàn viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.- Là người thay mặt BCH trực tiếp quan hệ với Đảng, phối hợp với chuyên môn và các tổ chức khác theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2. Các mối quan hệ của Chủ tịch CĐCSa) Quan hệ với cấp ủy Đảng cơ sở- Là mối quan hệ giữa người đại diện CNVC - LĐ với Đảng lãnh đạo, Đảng lãnh đạo CĐ bằng nghị quyết và đường lối. - Chủ tịch CĐCS có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng ủy cơ sở.- Tập hợp tâm tư nguyện vọng những vướng mắc của đoàn viên phản ánh cho Đảng ủy để Đảng ủy định ra chủ trương lãnh đạo chính xác, khoa học.

b) Quan hệ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Là mối quan hệ giữa người đại diện cho CNVC-LĐ chăm lo bảo vệ lợi ích cho họ với một bên là người sử dụng sức lao động. Đây là mối quan hệ có tính chất quyết định thắng lợi mục tiêu công tác của đơn vị. c) Quan hệ với đoàn viên, CNVC-LĐ.- Là mối quan hệ giữa người lao động với người đại diện của họ. Chủ tịch CĐCS cần luôn giữ mối quan hệ mật thiết với CNVC-LĐ, có như vậy mới hiểu được họ, bảo vệ lợi ích cho họ và thuyết phục CNVC-LĐ hoạt động CĐ.- Trong các mối quan hệ nói trên của Chủ tịch CĐCS thì mối quan hệ với CNVC-LĐ là quan trọng nhất có tính quyết định trong hoạt động của cán bộ công đoàn nói chung và Chủ tịch CĐCS nói riêng.3. Nội dung công tác của Chủ tịch CĐCS.- Nghiên cứu nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của CĐ cấp trên, tình hình công tác của đơn vị.- Nắm vững nội dung và tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh.- Dự kiến chương trình công tác của CĐCS.

Page 60: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

- Chỉ đạo hoạt động của các ủy viên BCH CĐCS, BCH Công đoàn bộ phận và tổ CĐ.- Tiến hành kiểm, sơ kết, tổng kết báo cáo.

4. Phương pháp công tác của Chủ tịch CĐCS.

- Xử lý thông tin.- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác.- Giải quyết các mối quan hệ.- Kiểm tra và tự kiểm tra.VI. Xây dựng CĐCS vững mạnh- Xây dựng được một BCH có năng lực, thường xuyên chăm lo xây dựng tổ Công đoàn, CĐBP.- Xây dựng được kế hoạch và nội dung hoạt động từng thời kỳ, tổ chức sinh hoạt đều đặn.- Tổ chức bồi dưỡng cán bộ thông qua hình thức tổng kết kinh nghiệm và tập huấn ngắn ngày.

- Xây dựng các quy chế hoạt động và phối hợp hoạt động, thực hiện hoạt động theo quy chế.

- Tổ chức các màng lưới, nhóm chuyên đề, tọa đàm, câu lạc bộ, ... để thu hút quần chúng vào hoạt động.- Phối hợp với chính quyền tổ chức tốt Hội nghị CBCC.- Kiểm tra, đôn đốc, thu nhận thông tin, tổng kết, rút bài học kinh nghiệm, thực hiện tốt chế độ báo cáo với CĐ cấp trên.VII. Hoạt động của UBKT

1. Nguyên tắc tổ chức của UBKT công đoàn2. Nguyên tắc làm việc của UBKT 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT CĐCS4. Phương châm, hình thức và phương pháp hoạt động của UBKT công đoàn5. Sự khác nhau về tổ chức và nhiệm vụ giữa UBKT CĐCS và Ban Thanh tra

nhân dân cơ sở1. Nguyên tắc tổ chức của UBKT Công đoàn - Nguyên tắc quần chúng. - Nguyên tắc công khai.- Nguyên tắc hiệu quả.2. Nguyên tắc làm việc của UBKT Công đoànLàm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ:+ Tập thể lãnh đạo.+ Cá nhân phụ trách.+ Thiểu số phục tùng đa số.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT CĐCS a. Nhiệm vụ

Page 61: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của CĐCS và cấp dưới.- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn của cơ sở và cấp dưới.- Phối hợp với Ban Thường vụ CĐCS củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ. - Phối hợp với Ban Thường vụ CĐCS và lãnh đạo chuyên môn ở cơ sở giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên và CNLĐ.b. Quyền hạn:- Quyền thực hiện các cuộc kiểm tra theo quy định của Điều lệ CĐ.- Quyền thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp BCH, Ban Thường vụ CĐ cùng cấp.- Có quyền báo cáo với BCH CĐ cùng cấp về hoạt động kiểm tra CĐ trong các kỳ họp thường kỳ của BCH.- Ủy viên UBKT được tham dự các Hội nghị của BCH và được mời dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu công đoàn cùng cấp.- UBKT CĐ có quyền đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân trong hệ thống UBKT CĐ cấp đó và cấp dưới. 5. Sự khác nhau về tổ chức và nhiệm vụ giữa UBKT CĐCS và BTT nhân dân cơ sở* Khác nhau về tổ chức và nhiệm kỳ - Ủy ban kiểm tra CĐCS do BCH CĐCS bầu ra, Công đoàn cấp trên ra quyết định. Nhiệm kỳ hai năm rưỡi.- Ban thanh tra nhân dân do Hội nghị cán bộ công chức bầu ra, BCH CĐCS ra quyết định và chỉ đạo hoạt động. Nhiệm kỳ hai năm.* Khác nhau về nhiệm vụNhiệm vụ của UBKT CĐCS:

- Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của CĐ.- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ CĐ.- Phối hợp với BCH và cơ quan chức năng của Nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên và CNVC-LĐ.- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ CĐ làm công tác kiểm tra.Nhiệm vụ của Ban TTND cơ sở: - Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân trong đơn vị.- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.VIII. Hoạt động của Ban nữ công

1. Tổ chức Ban nữ công CĐCS 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban nữ công CĐCS 3. Trách nhiệm của Ban nữ công CĐCS4. Mối quan hệ của Ban nữ công CĐCS5. Phương pháp hoạt động của Ban nữ công CĐCS6. Các hình thức sinh hoạt nữ công

Page 62: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

1. Tổ chức Ban nữ công CĐCS- Là một bộ phận của CĐCS, do BCH CĐCS trực tiếp chỉ đạo.- Số lượng Ban nữ công cơ sở từ 3 – 9 người.- Hoạt động của Ban nữ công cơ sở là hoạt động kiêm nhiệm, không chuyên trách.- Những cơ sở có từ 70% nữ trở lên thì sinh hoạt CĐ cũng là sinh hoạt nữ công.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban nữ cônga. Nhiệm vụ:- Nghiên cứu đề xuất với BCH CĐCS nội dung chương trình công tác vận động nữ CNVC-LĐ. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ. - Tìm hiểu nắm vững tâm tư nguyện vọng, những kiến nghị, đề xuất của nữ CNVC-LĐ để đề xuất với CĐ, chính quyền có biện pháp giải quyết. - Trực tiếp tổ chức hướng dẫn, động viên nữ CNVC-LĐ thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Ban nữ công cơ sở.b. Quyền hạn:- Được dự họp với Ban Thường vụ, BCH CĐCS.- Được mời dự họp các Hội đồng tư vấn của cơ sở khi bàn các vấn đề có liên quan đến lao động nữ.- Được dự các cuộc họp do Ban nữ công cấp trên triệu tập.- Được thay mặt CĐCS trực tiếp làm việc với các phòng, ban chức năng tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động nữ.- Được đề nghị CĐCS và CĐ cấp trên khen thưởng3. Trách nhiệm của Ban nữ công- Chịu trách nhiệm trước BTV, BCH CĐCS về hoạt động nữ công.- Xây dựng chương trình công tác của ban. - Phân công nhiệm vụ các ủy viên trong ban. - Chuẩn bị nội dung sinh họat định kỳ, quý, năm, kế hoạch sơ kết, tổng kết công tác nữ công. Báo cáo với CĐCS và Ban nữ công cấp trên kết quả hoạt động theo định kỳ.- Đề xuất với CĐCS chương trình, nội dung sinh hoạt ngày 8/3, 20/10 trong nữ CNVC-LĐ. Dự trù kinh phí hoạt động của ban theo chương trình công tác đã được BTV duyệt.4. Mối quan hệ của Ban nữ công- Tham mưu giúp việc cho Ban Thường vụ CĐCS trong công tác vận động nữ CNVC-LĐ.- Với các ban quần chúng của CĐCS, Ban nữ công có mối quan hệ bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp thực hiện nhiệm vụ vận động nữ CNVC-LĐ.- Ban Nữ công CĐCS có trách nhiệm thông tin báo cáo và chịu sự kiểm tra của Ban Nữ công Công đoàn cấp trên.5. Phương pháp hoạt động của Ban nữ công- Chú trọng công tác vận động, thuyết phục.

Page 63: HỒ SƠ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ - Bình Thủycongdoangiaoduc.binhthuy.vn/.../ho-so-cong-doan-co-so.doc · Web view3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt,

- Hướng hoạt động của Ban Nữ công CĐCS vào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của CNVC-LĐ- Phải có chương trình, kế hoạch làm việc và duy trì sinh hoạt thường xuyên, đều đặn.- Ban nữ công phải năng động, sáng tạo tìm ra nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thu hút, vận động, giáo dục nữ CNVC-LĐ.- Hình thức hoạt động phải được đổi mới, phù hợp với đặc điểm lao động công tác, đáp ứng nguyện vọng của nữ CNVC-LĐ.- Coi trọng tổng kết, khen thưởng kịp thời những cá nhân và tập thể có thành tích.6. Các hình thức sinh hoạt nữ công- Sinh hoạt định kỳ và sinh hoạt nhân những ngày kỷ niệm riêng của nữ giới. - Tổ chức hội thảo hoặc nghe nói chuyện chuyên đề.- Vui chơi giải trí, tham quan du lịch, thể thao, văn nghệ.- Tổ chức các hội thi.- Thăm hỏi, tâm sự.