HÀ NỘI - 2020

216

Transcript of HÀ NỘI - 2020

Page 1: HÀ NỘI - 2020
Page 2: HÀ NỘI - 2020
Page 3: HÀ NỘI - 2020

HÀ NỘI - 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾTCHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC

“KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Page 4: HÀ NỘI - 2020

4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

MỤC LỤCI. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Tên Chương trình

1.2. Thời gian thực hiện

1.3. Ban Chủ nhiệm Chương trình

1.4. Tổng số nhiệm vụ thuộc Chương trình đã thực hiện

1.5. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ

1.6. Mục tiêu, nội dung, sản phẩm và các chỉ tiêu đánh giá Chương trình

II. TÔ CHƯC THƯC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Quá trình thực hiện Chương trình

2.2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Chương trình

2.3. Chuyển giao kết quả nghiên cứu của Chương trình

III. KẾT QUẢ THƯC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH THEO CÁC NHÓM NỘI DUNG

3.1. Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ xác định chiến lược, kế hoạch phát triển và các khâu đột phá của vùng và các địa phương vùng Tây Bắc

3.2. Ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa và các mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống

3.3. Phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

3.4. Phát triển văn hóa - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THƯC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2020

4.1. Đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu, nội dung của Chương trình

4.2. Đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình

6

6

6

6

6

6

7

10

10

12

13

14

14

19

31

36

41

41

42

Page 5: HÀ NỘI - 2020

5 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

4.3. Đánh giá sự phù hợp của Chương trình với các định hướng

4.4. Một số kết quả đánh giá ngoài

4.5. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao hiệu quả Chương trình

V. CÁC NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ CẦN TIẾP TỤC THƯC HIÊN CHO VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2021-2025

5.1. Chủ trương, cơ sở pháp lý

5.2. Một số hạn chế của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020

5.3. Tính cấp thiết của việc cần tiếp tục Chương trình Tây Bắc

5.4. Bối cảnh, yêu cầu của thực tiễn và tình hình mới

5.5. Nguyên tắc, tiêu chí của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2021-2025

5.6. Mục tiêu, nội dung, đối tượng tác động, tính liên kết

VI. KIẾN NGHỊ

6.1. Với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

6.2. Với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính

6.3. Với các Ban, Bộ ngành, Địa phương

VII. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh mục các đề tài, dự án đã được triển khai trong Chương trình giai đoạn 2013-2020

Phụ lục 2: Báo cáo tóm tắt các kết quả và đóng góp của các đề tài, dự án thuộc Chương trình

Phụ lục 3: Danh mục các sản phẩm khoa học công nghệ của các đề tài, dự án thuộc Chương trình

Phụ lục 4: Danh mục các sản phẩm chuyển giao của Chương trình

Phụ lục 5: Danh mục các sản phẩm đã đăng ký SHTT, giải pháp hữu ích của Chương trình

Phụ lục 6: Khung Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2021-2025

42

44

46

47

47

47

48

50

52

53

57

57

57

57

59

60

70

125

168

201

125

206

Page 6: HÀ NỘI - 2020

6 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Tên Chương trình

"Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc"

Mã số: KHCN-TB/13-18

1.2. Thời gian thực hiện

- Chương trình “Khoa hoc va Công nghê phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc” (gọi tắt là Chương trình Tây Bắc) được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y và Bộ Khoa học Công nghệ giao Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là cơ quan chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2013-2018 (Quyết định số 1746/QĐ-KHCN ngay 28 thang 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa hoc va Công nghê).

- Chương trình được tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện đến 30/6/2020 theo Quyết định số 1044/QĐ-ĐHQGHN ngay 26/4/2018 của Bộ Khoa hoc va Công nghê nhằm tập trung đánh giá hiệu quả, tác động của các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã triển khai giai đoạn 2013-2018; đánh giá tác động, sự phối hợp và liên kết giữa Chương trình Tây Bắc với các Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Chương trình mục tiêu khác của nhà nước cùng đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc; đánh giá và lựa chọn một số kết quả, sản phẩm của Chương trình Tây Bắc để kiến nghị, đề xuất chuyển giao cho các đơn vị sử dụng hoặc kết nối cung - cầu; đề xuất luận cứ khoa học, thực tiễn, định hướng

nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững (PTBV) vùng Tây Bắc giai đoạn 2021-2025.

1.3. Ban Chủ nhiệm Chương trình

Chủ nhiệm Chương trình

- Giai đoạn 2013-2016:

GS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Giai đoạn 2017-2020:

PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phó Chủ nhiệm Chương trình

- GS.TS. Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- GS.TSKH. Dương Ngọc Hải, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- TS. Trương Xuân Cừ, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương.

1.4. Tổng số nhiệm vụ thuộc Chương trình đã thực hiện

Chương trình đã phê duyệt và triển khai 58 nhiệm vụ, trong đó có 55 đề tài và 03 dự án sản xuất thử nghiệm.

1.5. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ

Tổng kinh phí thực hiện: 311,032.5 tỷ đồng, trong đó:

- Kinh phí từ NSNN: 296,292.5 tỷ đồng;

- Kinh phí từ nguồn khác: 14,74 tỷ đồng.

Page 7: HÀ NỘI - 2020

7 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

1.6. Mục tiêu, nội dung, sản phẩm và các chỉ tiêu đánh giá Chương trình

1.6.1. Mục tiêu của Chương trình

Chương trình Tây Bắc có bốn (4) mục tiêu cơ bản sau1:

a) Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch PTBV, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

b) Xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.

c) Đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin; phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

d) Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

1.6.2. Các nội dung Chương trình

a) Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dư liêu, cơ sở khoa hoc, mô hình phat triên bên vưng vung Tây Băc, bao gồm:

- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, điều tra bổ sung để xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn nhân lực, môi trường và tai biến thiên nhiên vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học của mô hình phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ xây dựng các tiêu chí, các hướng, các giải pháp trong điều kiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các tiểu vùng, liên vùng cho toàn vùng Tây Bắc.

b) Nghiên cứu cơ sở khoa hoc của cac mô hình phat triên kinh tế - xã hội phu hợp cho cac tiêu vung va liên vung Tây Băc, bao gồm:

- Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp ở các tiểu vùng, liên vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng các mô hình phát triển cộng đồng phù hợp.

- Thiết kế, thử nghiệm và chuyển giao một số mô hình phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, văn hóa và trình độ phát triển của các địa phương.

c) Nghiên cứu, đê xuất, chuyên giao cac giải phap khoa hoc va công nghê phat triên kinh tế, hạ tầng giao thông, thông tin, văn hóa, xã hội, sử dung hợp lý tai nguyên thiên nhiên va bảo vê môi trường, phòng tranh va giảm nhẹ thiên tai vung Tây Băc, bao gồm:

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, thông tin tiểu vùng, vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giám sát và giải quyết các vấn đề môi trường và thiên tai đặc thù (liên vùng và liên quốc gia) ở Tây Bắc.

1 Trích Quyết định số 1746/QĐ-KHCN ngay 28 thang 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa hoc va Công nghê.

Page 8: HÀ NỘI - 2020

8 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo quốc phòng an ninh gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng.

d) Nghiên cứu xac định nhu cầu đao tạo nguồn nhân lực va đê xuất giải phap đao tạo phu hợp cho phat triên nguồn nhân lực vung Tây Băc, bao gồm:

- Nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù văn hóa xã hội vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế phục vụ PTBV vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu các mô hình, giải pháp phù hợp cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của các địa phương vùng Tây Bắc.

1.6.3. Quan điểm thực hiện

Khác với các chương trình điều tra cơ bản hay các chương trình nghiên cứu cơ bản, Chương trình Tây Bắc là một chương trình nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chương trình Tây Bắc đã cụ thể hóa thành quan điểm và nguyên tắc triển khai như sau:

- Cấp thiết: Các kết quả của Chương trình giải quyết được các vấn đề cấp bách tầm quốc gia tại địa phương vùng Tây Bắc như mô hình phát triển, triết lý phát triển liên ngành phù hợp với đòi hỏi thực tiễn hiện nay, giải quyết các thiếu hụt về công nghệ và tổ chức triển khai các công nghệ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cung cấp ngay các giải pháp cho giảm thiểu thiệt hại và ứng phó với tai biến thiên nhiên và xã hội ngày một tăng.

- Hiêu quả: Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có đầu ra, các kết quả nghiên cứu và triển khai có thể ứng dụng và được nhân rộng tại các địa phương làm động

lực và cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững mà không phải nhập công nghệ của nước ngoài, tạo nên cơ sở khoa học nền tảng cho phát triển lâu dài, chỉ ra được các vướng mắc cần giải quyết thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù.

- Khả thi: Kết quả của Chương trình đảm bảo phù hợp với trình độ của các nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp để có thể triển khai ứng dụng được trong quản lý, sản xuất phát triển tùy theo từng trường hợp, vùng miền cụ thể.

- Bên vưng: Các nghiên cứu được phê duyệt và tổ chức thực hiện luôn có tính kế thừa, phù hợp với trình độ phát triển của nguồn nhân lực trong khu vực, đồng thời phù hợp với khả năng hấp thụ của nguồn nhân lực trong khu vực, có khả năng thu hút đầu tư từ khối doanh nghiệp tư nhân, làm cơ sở cho triển khai các sinh kế phù hợp với tài nguyên hiện có của vùng, đảm bảo các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng lâu dài và nhân rộng.

1.6.4. Các đặc thù cơ bản của Chương trình

Xuất phát từ các quan điểm nêu trên, Chương trình Tây Bắc được xác định là chương trình KH&CN liên ngành, có tính ứng dụng cao. Do đó, đặc thù cơ bản của Chương trình được thể hiện ở phương pháp tiếp cận:

a) Tiếp cận phat triên bên vưng: Phát triển phù hợp với định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Agenda 21 của Việt Nam) ban hành năm 2004 và Chiến lược Phat triên bên vưng Viêt Nam giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/4/2012 (theo Quyết định số Quyết định số 432/QĐ-TTg), phát triển đầy đủ về vật chất, giàu có về tinh thần và văn hoá, bình đẳng của các công dân; sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, đảm bảo đồng bộ cả 3 trụ cột phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

b) Tiếp cận hê thống: Chương trình Tây Bắc bao gồm các

Page 9: HÀ NỘI - 2020

9 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

hợp phần đa dạng trong một hệ thống: Chiến lược phát triển bền vững vùng Tây Bắc → Phân tích các thách thức lên sự phát triển → Đánh giá thực trạng kinh tế, văn hóa xã hội, tài nguyên môi trường vùng → Đề xuất phương án quy hoạch và mô hình phát triển Tây Bắc → Giải pháp thực hiện.

c) Tiếp cận hê sinh thai: Tây Bắc được xem là một vùng sinh thái lớn, gồm nhiều tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng gồm một số hệ sinh thái với các đặc trưng về yếu tố tự nhiên, sinh thái, chức năng sử dụng. Đây là một trong những cơ sở quan trọng nhất trong nghiên cứu, hoạch định chiến lược, quy hoạch, chính sách và giải pháp, mô hình và công nghệ trong phát triển bền vững của vùng, tiểu vùng, của địa phương và từng ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển xanh.

d) Tiếp cận liên vung: Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn trong đó có một số tiểu vùng. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng thể về vùng Tây Bắc phục vụ PTBV của vùng phải chú ý đến tính tổng thể của toàn vùng hoặc phân vùng, đồng thời cũng phải đặc biệt lưu ý đến những đặc điểm riêng của mỗi tiểu vùng, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng quy hoạch, mô hình và giải pháp PTBV phù hợp với từng tiểu vùng. Tây Bắc là khu vực dự trữ nguồn tài nguyên chung: đầu nguồn của các hệ thống sông lớn có nguồn thủy năng dồi dào, có tài nguyên khoáng sản quý, nơi dự trữ sinh quyển quan trọng. Vì vậy, cần cân nhắc cả tính liên vùng giữa miền núi và đồng bằng, giữa vùng cung cấp tài nguyên và vùng sản xuất, giữa vùng phát sinh tai biến và vùng chịu tác động của tai biến môi trường.

e) Tiếp cận liên nganh: Tây Bắc là một chỉnh thể phức hợp của nhiều tiểu vùng, nơi các tiềm năng, lợi thế, cơ hội và thách thức cần phải được tiếp cận từ nhiều chiều cạnh, nhiều góc độ, trên cơ sở đó mới có thể đề xuất được các

định hướng quy hoạch, mô hình và giải pháp PTBV phù hợp. Hơn nữa, các vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của Tây Bắc hiện nay phần lớn đều là những vấn đề có tính phức hợp cao, vượt ra khỏi khuôn khổ của những nghiên cứu và giải pháp đơn ngành, ví dụ vấn đề biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế biên mậu, du lịch, vấn đề tái định cư và chuyển đổi sinh kế của đồng bào các dân tộc... Vì vậy, tiếp cận liên ngành là một nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, chuyển giao tri thức và đào tạo của Chương trình. Cách tiếp cận này, trên căn bản được vận dụng dựa trên hai định hướng: thứ nhất, đó là các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tri thức và đào tạo được tổ chức triển khai trên nguyên tắc tích hợp, liên ngành, và thứ hai, là các hoạt động nghiên cứu, xây dựng mô hình, giải pháp... đều dựa trên nền tảng của những phân tích đa chiều để tránh nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, không phù hợp với nguyên tắc của phát triển bền vững và không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

1.6.5. Các chỉ tiêu của Chương trình

a) Tiêu chí vê ứng dung vao thực tiễn: 60% các kiến nghị, khuyến nghị, giải pháp, được các cấp có thẩm quyền chấp nhận, 20% mô hình đề xuất được thực hiện và nhân rộng;

b) Tiêu chí vê trình độ khoa hoc: 100% đề tài có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ có uy tín của quốc gia hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít nhất 20%;

c) Tiêu chí sở hưu trí tuê: Có ít nhất là 30% số đề tài có kết quả được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả;

d) Tiêu chí vê đao tạo: 80% số đề tài đào tạo hoặc góp phần đào tạo ít nhất là 01 tiến sĩ và 1-2 thạc sĩ.

Page 10: HÀ NỘI - 2020

10 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

e) Cac tiêu chí khac:

- 40% đề tài có kết quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng ở giai đoạn tiếp theo;

- 50% đề tài có kết quả phục vụ trực tiếp cho việc quy hoạch định hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

II. TÔ CHƯC THƯC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Quá trình thực hiện Chương trình

2.1.1. Quy trình thực hiện xác đinh nhiệm vụ, tuyển chọn và phê duyệt

Quá trình lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện đề tài, dự án theo đặt hàng thông qua việc xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn theo những yêu cầu, tiêu chí tuân theo đúng các quy trình hướng dẫn.

Chương trình đã tuyển chọn được các tổ chức và cá nhân có đủ năng lực và khả năng tham gia thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

a) Vê công tac đê xuất đê tai, dự an

Các đề tài phải xuất phát từ thực tế của các địa phương trong vùng nhằm giải quyết những vấn đề đang là bức xúc trên các lĩnh vực KT - XH, an ninh - quốc phòng, dân tộc - tôn giáo; đồng thời phát huy trên năng lực tổng thể của các địa phương lân cận và trong vùng.

b) Quy trình lựa chon va thực hiên cac nhiêm vu KH&CN Chương trình Tây Băc

- Quy trình thực hiện lựa chọn và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN rất nghiêm ngặt: Các đề tài, dự án được xây dựng đều xuất phát từ các địa phương và có sự phối hợp của các nhà khoa học tâm huyết với vùng. Căn cứ đề xuất nhu cầu của các địa phương, Ban Chủ nhiệm Chương trình

đã tổ chức hội nghị, hội thảo, thảo luận nhằm xác định những khó khăn, bất cập của từng địa phương; đồng thời xác định các tiềm năng, lợi thế, cũng như khó khăn thách thức để đưa khoa học vào nghiên cứu, xử lý. Trên cơ sở đó, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã chọn được các danh mục đề tài, đề án cần nghiên cứu.

- Quy trình thực hiện lựa chọn các nhiệm vụ KH&CN là dân chủ: i) Dân chủ từ địa phương (Hội đồng khoa học tỉnh tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh đề xuất các đề tài, đề án). ii) Dân chủ từ các nhà khoa học: Các nhà khoa học, lãnh đạo tâm huyết với vùng đề xuất các vấn đề, chủ đề, đề tài cần nghiên cứu cho vùng.

c) Qua trình thẩm định lựa chon đê tai, dự an

- Để có cơ sở lựa chọn, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã thành lập Hội đồng tư vấn bao gồm các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý tư vấn cho Ban Chủ nhiệm Chương trình. Sau khi được Hội đồng tư vấn thông qua chương trình thành lập hội đồng tuyển chọn.

- Tất cả các đề tài, dự án đều được hội đồng tuyển chọn xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu sao cho thiết thực, hiệu quả, khẳng định tính cấp thiết của đề tài, dự án.

d) Qua trình tổ chức nghiên cứu

Các cơ quan chủ quản giao chủ nhiệm đề tài, dự án và các thành viên trong Ban Chủ nhiệm: phần lớn là cơ quan, cá nhân có uy tín trong nghiên cứu khoa học và quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Việc tổ chức nghiên cứu khoa học khá bài bản, đảm bảo quy trình. Công tác kiểm tra, đôn đốc của Ban Chủ nhiệm kịp thời. Huy động được nhiều cán bộ khoa học, quản lý tham gia vào hội thảo; các cơ quan, địa phương hưởng lợi trực tiếp tham gia góp ý vào đề tài, dự án, nhất là các giải pháp.

Page 11: HÀ NỘI - 2020

11 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

2.1.2. Tổng hợp số liệu về tuyển chọn và phê duyệt

Tổng số 58 nhiệm vụ gồm 55 đề tài và 03 dự án thuộc Chương trình Tây Bắc đã được phê duyệt trong giai đoạn 2013-2018 thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau từ khoa học xã hội, chính sách, khoa học tự nhiên và khoa học liên ngành; bên cạnh đó các đề tài và dự án công nghệ, xây dựng các giải pháp truyền thông cũng được thực hiện nhằm đạt được các giải pháp khoa học và chuyển giao công nghệ để phục vụ phát triển KT-XH vùng Tây Bắc.

2.1.3. Tổng hợp số liệu về đia bàn nghiên cứu, triển khai

Các nhiệm vụ trong Chương trình được phân bổ lần lượt theo bốn nhóm mục tiêu chính đã phân kỳ.

Các đề tài nghiên cứu vừa có tính vĩ mô gắn với bài toán chung của toàn vùng, liên vùng và tiểu vùng, vừa tập trung giải quyết vấn đề cụ thể của một số địa phương:

- Các đề tài xây dựng bộ cơ sở dữ liệu liên ngành, liên vùng; rà soát chính sách (Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xóa đói, Giảm nghèo; Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,...) nghiên cứu, thu thập dữ liệu của toàn bộ 14 tỉnh vùng Tây Bắc, có tính vĩ mô cao.

- Các đề tài phát triển dược liệu khoanh vùng nghiên cứu và phát triển dược liệu (Tam thất, Ô đầu, Đan sâm, Ý dĩ, Sâm Lai Châu, Hoàng liên chân gà, Tục đoạn, Táo mèo, Hà thủ ô đỏ, Cốt khí củ, …) tại Hà Giang. Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn...; Nuôi trồng Đông trùng hạ thảo tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; Xử lý ô nhiễm môi trường nước thí điểm mô hình tại khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; Du lịch sinh thái triển khai mô hình thử nghiệm tại Hòa Bình, Lào Cai,...; Lọc và cung cấp nước sạch tại Bắc Kạn, Hà Giang; Nông nghiệp công nghệ cao và Điện mặt trời ở

Lào Cai; Trồng cây Mắc ca tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; Mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình; Sản xuất tre ép khối tại Hòa Bình và Lai Châu; Xây dựng các mô hình phát triển sinh kế bền vững tại Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên; Mô hình phát triển bền vững của tỉnh Bắc Kạn; Mô hình 3E+1 tại vùng biên giới Việt - Lào; Mô hình nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng tại Lạng Sơn và Lào Cai; Khung chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cho các địa phương cho Cao Bằng, Hà Giang; Giải pháp liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới nghiên cứu ở chín tỉnh có biên giới vùng Tây Bắc...

2.1.4. Tổng hợp số liệu về tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện đề tài

Việc triển khai các đề tài thu hút được sự quan tâm, tham gia và phát huy được đóng góp của các nhà khoa học đến từ nhiều tổ chức nghiên cứu mạnh trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Cụ thể, đã có:

- 40 tổ chức và 58 cá nhân đăng ký tham gia chủ trì thực hiện đề tài đến từ các tổ chức khoa học công nghệ trong cả nước.

- 200 tổ chức tham gia phối hợp thực hiện, trong đó có 12 sở ngành thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc tham gia phối hợp (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang; Sở Nội vụ tỉnh Sơn La; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La và Yên Bái; Sở Công thương tỉnh Yên Bái, Cao Bằng và Lào Cai; Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Bắc Kạn).

Page 12: HÀ NỘI - 2020

12 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

2.2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Chương trình

Trong giai đoạn 2013-2020, Chương trình đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và các tọa đàm khoa học chuyên môn, trong đó có các hội thảo, hội nghị điển hình như sau:

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Khoa hoc va Công nghê phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc” (tháng 7/2014). Tham dự Hội thảo có lãnh đạo UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ của 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc và hơn 100 nhà khoa học thuộc các Vụ, Viện nghiên cứu ở Trung ương và các trường đại học. Tại hội thảo, đã có hơn 90 nhiệm vụ được đề xuất đặt hàng đối với Chương trình triển khai trong kế hoạch năm 2015.

- Tổ chức Hội thảo "Xây dựng cơ sở dư liêu tích hợp liên nganh va phân tích chính sach phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc" (tháng 10/2014).

- Phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức Tọa đàm “Cơ chế, chính sach, thúc đẩy liên kết vung Tây Băc giai đoạn 2016-2020” (tháng 10/2015), trong đó tập trung thảo luận về hai nội dung: Liên kết không gian (mạng lưới giao thông); Liên kết về du lịch (tour, tuyến). Hội thảo đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển liên kết vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Tây Bắc.

- Ban Chủ nhiệm Chương trình đã tham gia và trình bày báo cáo tại hội thảo “Phat triên kinh tế - xã hội tỉnh Ha Giang trong mối liên kết vung Đông Băc va Tây Băc” tại Hà Giang, Hội nghị Tổng kết năm 2014 và Sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Hội nghị giám sát việc thực hiện phát triển khoa học công nghệ vùng Tây Bắc của Quốc hội tại tỉnh Yên Bái,...

- Phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo "Khoa hoc va công nghê thúc đẩy liên kết va phat triên vung Tây Băc" tháng 11/2016 tại Hòa Bình. Hội thảo đã thu hút ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong khuôn khổ hội thảo, ĐHQGHN, UBND tỉnh Hòa Bình và Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình đã kí kết văn bản hợp tác giữa 3 bên, cam kết việc thực hiện đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu - triển khai và chuyển giao công nghệ cũng như quảng bá, xây dựng hình ảnh của các bên.

- Phối hợp với Chương trình KH&CN Nông thôn mới tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giưa Chương trình Khoa hoc va công nghê phuc vu xây dựng nông thôn mới va cac Chương trình Khoa hoc va công nghê phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc, Tây Nguyên va Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2020. Việc kí kết phối hợp giữa các Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp quốc gia nhằm chia sẻ các thông tin, kết quả nghiên cứu, sử dụng có hiệu quả nguồn lực và đề xuất những cơ chế, chính sách, giải pháp công nghệ thiết thực, hiệu quả phục vụ xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các vùng.

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị chuyên giao sản phẩm khoa hoc công nghê thuộc Chương trình “Khoa hoc va công nghê phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc” cho các địa phương vùng Tây Bắc (lần thứ nhất). Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo của các địa phương đánh giá ĐHQGHN đã làm tốt vai trò điều phối, thực hiện, triển khai chương trình và làm cầu nối đưa hàng nghìn lượt nhà khoa học đến với Tây Bắc, hình thành thêm những ý tưởng khoa học công nghệ xuất phát từ thực tiễn, góp phần giải quyết các bài toán đặt ra từ thực tiễn. Đồng thời đánh giá cao các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã triển khai trong chương trình Tây Bắc thời gian qua trên

Page 13: HÀ NỘI - 2020

13 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

địa bàn tỉnh và cũng mong rằng sẽ được tiếp tục hợp tác với các nhà khoa học của ĐHQGHN trong thời gian tới để sản phẩm và kết quả của các đề tài được nhân rộng tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nhân dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Ban Chủ nhiệm Chương trình đã tham gia và trình bày báo cáo tại hội thảo “Phat triên kinh tế - xã hội tỉnh Ha Giang trong mối liên kết vung Đông Băc va Tây Băc” tại Hà Giang; Hội nghị Tổng kết năm 2014, Hội nghị Sơ kết 6 thang đầu năm/cuối năm cac năm 2015, 2016 của Ban Chỉ đạo Tây Băc; Hội nghị giám sát việc thực hiện phát triển khoa học công nghệ vùng Tây Bắc của Quốc hội tại tỉnh Yên Bái, Hội nghị "Triển khai chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 vùng Tây Bắc và khu vực Miền núi phía Bắc",...

- Phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương (Ban KTTW) tổ chức Tọa đàm khoa học “Kết quả nghiên cứu của Chương trình Khoa hoc va Công nghê phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc tư vấn tổng kết 15 năm thực hiên Nghị quyết 37-NQ/TW” ngày 14/6/2019 tại ĐHQGHN.

- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm triển khai nghiên cứu theo đặt hàng của Ban KTTW phục vụ tư vấn tổng kết 15 năm triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị. Theo đó, đã có 8 báo cáo của các chuyên gia ở các lĩnh vực và 01 báo cáo của ĐHQGHN gửi Ban KTTW. Ngày 14/12/2019 tại Thái Nguyên, Giám đốc, Chủ nhiệm Chương trình cùng một số nhà khoa học đã tham dự và báo cáo tại Hội thảo do Ban KTTW tổ chức và đề xuất “Quan điêm va giải phap của Đại hoc Quốc gia Ha Nội vê Phat triên bên vưng vung Trung du va Miên núi Băc Bộ đến năm 2030 va tầm nhìn đến năm 2045”.

2.3. Chuyển giao kết quả nghiên cứu của Chương trình

Toàn bộ các đề tài, dự án triển khai trong Chương trình Tây Bắc đã và đang được chuyển giao/bàn giao cho các Ban, Bộ, Ngành, Địa phương: Bộ cơ sở dư liêu liên nganh, cac luận cứ khoa hoc, cac khuyến nghị,… phuc vu xây dựng, điêu chỉnh cac chiến lược, quy hoạch va kế hoạch phat triên bên vưng, đảm bảo quốc phòng, an ninh; Cac mô hình, tiêu chí va bản đồ quy hoạch phat triên bên vưng vung; Cac mô hình: sinh kế; nuôi trồng (dược liêu, cây nông nghiêp, cây công nghiêp, thủy sản,…), chế biến (dược liêu, thức ăn chăn nuôi,…), sản xuất kinh doanh (liên kết vung; chuỗi cung ứng, chuỗi gia trị, sản xuất nước sạch, tre ép khối, chế biến dược liêu, chế biến nông lâm sản,...); Đao tạo va phat triên nguồn nhân lực (chương trình, tai liêu, quy trình),...

Các kết quả triển khai của các đề tài, dự án đã được tổng hợp, chọn lọc, kịp thời tư vấn, đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ 14 tỉnh vùng Tây Bắc nhiệm kỳ 2015-2020; Góp phần quan trọng trong việc thực hiện một số nội dung của Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/07/2004 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phat triên kinh tế - xã hội va bảo đảm quốc phòng, an ninh vung Trung du va miên núi Băc Bộ đến năm 2020” dưới góc độ đóng góp của ngành khoa học và công nghệ; Tư vấn Phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 cho 14 tỉnh vùng Tây Bắc; Đề xuất quan điểm và giải pháp của ĐHQGHN về “Phat triên bên vưng vung Trung du va Miên núi Băc Bộ đến năm 2030 va tầm nhìn đến năm 2045” (với Ban Kinh tế Trung ương),...

Các đề tài cũng đã chủ động ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đơn vị, một số doanh nghiệp và địa phương đã cam kết ứng dụng kết quả nghiên cứu (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương...). Một số

Page 14: HÀ NỘI - 2020

14 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

kết quả nghiên cứu được đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình để tiến hành sản xuất sản phẩm (Tam thất Tây Bắc; Nước tăng lực Camplus; Viên hoàn giọt chứa tinh chất đan sâm, tam thất Botimax)...

Một số đề tài sau khi nghiệm thu đã chủ động bàn giao kết quả nghiên cứu cho các cơ quan trung ương, địa phương nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ tư vấn xây dựng điều chỉnh chính sách, đồng thời chuyển giao các quy trình người dân địa phương.

Đặc biệt, các hoạt động chuyển giao nghiên cứu của Chương trình đã góp phần giúp các địa phương dần thay đổi quan điểm và coi ứng dụng khoa học và công nghệ là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(Chi tiết vê danh muc sản phẩm chuyên giao của Chương trình Tây Băc: Mô hình; Thiết bị la tai sản; Cac bao cao kiến nghị; Cac bao cao, cơ sở dư liêu đanh gia thực trạng; Hê thống bản đồ; Sổ tay, Cẩm nang hướng dẫn, Bộ công cu, Bộ chỉ tiêu, Cở sở dư liêu liên nganh số hóa; Quy trình công nghê, hồ sơ thiết kế... được thê hiên tại Phu luc 4).

III. KẾT QUẢ THƯC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH THEO CÁC NHÓM NỘI DUNG

3.1. Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ xác định chiến lược, kế hoạch phát triển và các khâu đột phá của vùng và các địa phương vùng Tây Bắc

3.1.1. Các kết quả và sản phẩm trực tiếp

a) Hê thống cơ sở dư liêu liên nganh phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc

Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên ngành của 14 lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, môi trường, tai biến, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân cư, dân tộc, nguồn nhân

lực cho 12 tỉnh và 21 huyện phía tây của Thanh Hóa và Nghệ An. Hệ thống CSDL này cung cấp nguồn dữ liệu cơ bản từ nhiều nguồn khác nhau và biên tập thành các lớp thông tin được chuẩn hóa thể hiện trên bản đồ không gian và các bảng thuộc tính. Kết hợp với phần mềm của hệ thống cổng thông tin không gian một cửa cho phép chiết xuất, tìm kiếm dữ liệu toàn vùng dạng bảng dữ liệu, bản đồ...; hỗ trợ việc tra cứu thông tin nhanh, trực tiếp; Chiết xuất các biểu mẫu thống kê, báo cáo theo yêu cầu quản lý, thống kê của các bộ ngành, địa phương và hỗ trợ các phân tích sâu về chỉ số phát triển bền vững. Đây là một sản phẩm quan trọng, nền tảng cho quản lý và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển trong tương lai của các địa phương và toàn vùng. Bên cạnh việc hỗ trợ xây dựng phương hướng phát triển của các địa phương như đã trình bày trên đây, bộ CSDL này còn là cơ sở để hỗ trợ xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội và cũng là cơ sở để nghiên cứu tiếp tục, xây dựng triết lý phát triển cho vùng.

Ngoài việc chuyển giao sử dụng từng phần cho các địa phương, đề xuất mô hình kết nối không gian, liên kết vùng, hệ thống CSDL đã được áp dụng hiệu quả đối với tỉnh Lào Cao: i) “Quy hoạch tổng thê vung va khu nông nghiêp ứng dung công nghê cao tỉnh Lao Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”; ii) “Quy hoạch xây dựng canh đồng mẫu lớn tỉnh Lao Cai giai đoạn 2015-2025, định hướng đến 2030”; iii) “Quy hoạch phat triên vung trồng cây dược liêu tỉnh Lao Cai đến năm 2020 va tầm nhìn đến 2030” va iv) “Quy hoạch chế biến nông lâm sản tỉnh Lao Cai đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030”.

b) Xây dựng bộ chỉ tiêu phat triên bên vưng (PTBV) theo lĩnh vực va theo lãnh thổ vung Tây Băc: Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững theo lĩnh vực và theo lãnh thổ vùng Tây Bắc được

Page 15: HÀ NỘI - 2020

15 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

xây dựng gồm có 105 chỉ tiêu cho vùng và 103 chỉ tiêu cho tỉnh, theo các chỉ đề như sau: i) Phát triển kinh tế; ii) Quan hệ kinh tế quốc tế; iii) Phương thức sản xuất và tiêu dùng; iv) Mức sống; v) Quản trị; vi) Sức khỏe; vii) Giáo dục, Văn hóa; viii) Dân số; ix) Thiên tai; x) Khí quyển; xi) Đất đai; xii) Tài nguyên nước; xiii) Đa dạng sinh học.

Kết quả của đề tài chỉ ra: chỉ số PTBV tổng hợp toàn vùng Tây Bắc là 0,452, ở mức rất thấp, thấp hơn cả chỉ số của vùng Tây Nguyên năm 2012 (cũng hướng tới mục tiêu PTBV năm 2020) là 0,473.

Trước mắt, kết quả nghiên cứu đóng góp thiết thực vào công tác điều hành, điều chỉnh các chính sách thúc đẩy PTBV ở các địa phương, phục vụ tốt công tác tổng kết nghị quyết và chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Về lâu dài, kết quả nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh bộ chỉ tiêu PTBV cấp địa phương trong giai đoạn 2021-2030 và theo dõi, giám sát, đánh giá tiến trình hướng đến PTBV vào năm 2030 của các tỉnh. Kết quả của đề tài cùng với kết quả của Chương trình là cơ sở thực tiễn quan trọng để Nhà nước xây dựng và ban hành bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia và địa phương trong giai đoạn tới (2021-2030) theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc (LHQ), đảm bảo hai cấp độ của PTBV của một quốc gia theo như định hướng của LHQ.

c) Nghiên cứu khoa hoc va thực tiễn đê xây dựng định hướng quy hoạch phat triên bên vưng cac tiêu vung Tây Băc

Đề tài xác lập (lần đầu tiên) được cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc. Đề tài có cách tiếp cận hoàn toàn mới so với trước đây, đó là tiếp cận tổng hợp theo địa - sinh thái - xã

hội, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của lãnh thổ, đáp ứng ba trụ cột của PTBV là kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái vùng Tây Bắc; và định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng dựa trên lợi thế so sánh. Định hướng quy hoạch PTBV lần đầu tiên được thực hiện ở quy mô cấp tiểu vùng, hình thành được định hướng quy hoạch hoàn toàn mới so với các quy hoạch đã và đang có ở vùng Tây Bắc. Đó là định hướng quy hoạch theo tiểu vùng, không phụ thuộc địa giới hành chính của các tỉnh, có tính tích hợp, liên ngành, liên kết vùng; khắc phục được tình trạng cát cứ, địa phương cục bộ trong thực hiện các quy hoạch cấp tỉnh hiện nay. Đề tài đã xây dựng được các mô hình PTBV khái quát và cụ thể để chuyển giao cho tỉnh Bắc Kạn thí điểm thực hiện; khuyến nghị các ngành, lĩnh vực tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh để ưu tiên phân bổ nguồn lực đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài cũng đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tự nhiên, tài nguyên, môi trường, tai biến thiên nhiên, kinh tế, xã hội có tính tích hợp, đồng bộ, đầy đủ của 11 tiểu vùng phục vụ xây dựng định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc.

d) Nghiên cứu ra soat sự phu hợp, tính thực thi của cac chính sach đang còn hiêu lực ở vung Tây Băc

Đề tài tiến hành rà soát, tập hợp, phân loại, đánh giá các chính sách của Đảng và Nhà nước cho vùng Tây Bắc theo các trụ cột: kinh tế, an sinh xã hội, tài nguyên môi trường; Đã kiến nghị loại bỏ các chính sách chồng chéo phi hiệu quả, bổ sung và sửa đổi chính sách; Đề xuất: Danh sách các chính sách cần xóa bỏ; Danh mục các chính sách cần sửa đổi, điều chỉnh; Danh mục các chính sách cần giữ nguyên; Dự báo các điều kiện liên quan cần thiết để thực

2 Đê tai: “Xây dựng bộ chỉ tiêu phat triên bên vưng theo lĩnh vực va theo lãnh thổ vung Tây Băc”, mã số: KHCN-TB.25X/13-18.3 Phat triên bên vưng Tây Nguyên: Đanh gia giải phap. NXB Khoa hoc va Công nghê, 2016.

Page 16: HÀ NỘI - 2020

16 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

thi các chính sách của các trụ cột phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Đề tài có một số phát hiện: một số cơ chế cho các khu kinh tế cửa khẩu chưa triển khai thực hiện được trên thực tế bởi các nội dung này đang được thực hiện theo Hiệp định thư và Nghị định thư mà Việt Nam đã ký kết với nước láng giềng; Chính sách về khu kinh tế cửa khẩu chưa thật sự linh hoạt, chậm sửa đổi, bổ sung nên chưa thật sự tạo ra những ưu đãi lớn, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển kinh tế cửa khẩu. Khả năng điều chỉnh chính sách khi nhận được sự phản hồi của đối tượng thụ hưởng và của cơ quan quản lý cấp địa phương còn chưa nhanh, chưa linh hoạt,...

e) Nghiên cứu đanh gia tac động tổng thê vê kinh tế - xã hội của cac chương trình muc tiêu xóa đói va giảm nghèo giai đoạn 2001-2015

Đề tài được tiến hành từ năm 2014-2016 nhằm đánh giá tác động mang tính tổng thể về kinh tế - xã hội của các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo để cung cấp luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh và đề xuất chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững vùng Tây Bắc; Góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công của chính phủ trong xóa đói, giảm nghèo tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc, phát huy lợi thế so sánh của vùng, thực hiện giảm nghèo bền vững.

Đề tài đánh giá được vai trò của các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đối với chương trình trong quá trình triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo; Chỉ ra các bất cập trong công tác hoạch định, năng lực thực thi của cơ quan triển khai chính sách, cơ chế thực hiện, cơ chế kết hợp nguồn lực; Đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của các chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc trong thời gian tới.

Đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng Tây Bắc; Đã gửi kiến nghị đến Chính phủ và các bộ ngành có liên quan gồm: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng kết quả để hoàn thiện và điều chỉnh chính sách và giải pháp giảm nghèo trong phạm vi lĩnh vực của bộ ngành quản lý để thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ về giảm nghèo bền vững; Thông qua Chương trình Tây Bắc, UBND các tỉnh, huyện trên địa bàn vùng Tây Bắc sử dụng các kết quả trung gian và kết quả cuối cùng để tăng cường hiệu quả trong đầu tư công và thực hiện giảm nghèo trong thời gian tới để thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ về giảm nghèo bền vững.

Đề tài đã bàn giao các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo bền vững ở vùng Tây Bắc cho Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc.

f ) Nghiên cứu ra soat, đanh gia kết quả, tac động va đê xuất giải phap triên khai thực hiên hiêu quả Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 15 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg (QĐ 79) về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37 nhằm chỉ đạo, điều hành các hoạt động quản lý và đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Bắc, làm căn cứ cho các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế định hướng hoạt động. QĐ 79/2005/QĐ-TTg ra đời với định hướng ưu tiên đầu tư phát triển vùng Tây Bắc đã góp phần cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã

Page 17: HÀ NỘI - 2020

17 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng của vùng và đất nước. Tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách còn gặp nhiều rào cản và khó khăn nên các kết quả đạt được từ việc triển khai QĐ 79/2005/QĐ-TTg tại các địa phương còn chưa được thu thập và báo cáo đầy đủ. Sau hơn 10 năm triển khai, QĐ 79 vẫn chưa phát huy được hết hiệu lực trong việc phát triển vùng Tây Bắc.

QĐ 79 thực tế là một chính sách lớn đa mục tiêu (mục tiêu kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng - môi trường...). Hiệu quả của đề tài thể hiện qua các đánh giá về việc triển khai các mục tiêu, nhận diện các rào cạn trong quá trình thực thi chính sách này tại các địa phương cụ thể. Từ kết quả đánh giá, đề tài cung cấp các luận cứ, các nhóm giải pháp cho các vấn đề chính sách như: Giải pháp điều chỉnh sự phối hợp triển khai giữa các cơ quan hoạch định - triển khai - đánh giá chính sách; Giải pháp tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng làm chính sách giúp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm chính sách tại địa phương và một giải pháp về việc phát triển hướng nghiên cứu về phát triển vùng, khoa học chính sách tại các cơ quan nghiên cứu.

Đề tài đã đóng góp thiết thực cho sự phát triển của các địa phương cụ thể: i) Đóng góp cho Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ii) Đóng góp cho Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030; Đóng góp cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

g) Nghiên cứu chính sach, giải phap va xây dựng mô hình liên kết vung, tiêu vung trong phat triên du lịch ở vung Tây Băc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng du lịch, có nhiều tiểu vùng với tài nguyên du lịch phong phú. Trong những năm gần đây, ở Tây Bắc đã bắt đầu hình thành một số mô hình

liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, các mô hình liên kết nói trên hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Điểm hạn chế nhất của các mô hình du lịch ở Tây Bắc hiện nay là chưa xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp với tính đặc thù của vùng và từng tiểu vùng, chưa hình thành được thể chế quản trị chung để điều phối liên kết du lịch trên phạm vi toàn vùng.

Nội dung của đề tài góp phần quan trọng vào việc luận giải cơ sở khoa học cho việc hoạch định, thực thi chính sách về liên kết vùng, tiểu vùng phát triển du lịch gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Đề tài đã đề xuất mô hình liên kết du lịch vùng Tây Bắc và tiểu vùng sông Hồng - sông Lô (5 tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Hà Giang và Tuyên Quang); cơ chế chính sách để thực hiện liên kết du lịch ở Tây Bắc; đề xuất phương pháp phân chia tiểu vùng và mô hình liên kết tiểu vùng phát triển du lịch ở Tây Bắc. Mô hình phát triển du lịch vùng, tiểu vùng ở Tây Bắc được chuyển giao cho các cơ quan có liên quan và các địa phương và được ứng dụng vào thực tiễn ở Tây Bắc sẽ góp phần phát huy lợi thế tiềm năng du lịch của vùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở các địa phương vùng Tây Bắc. Kết quả của đề tài là luận cứ khoa học có giá trị để Đảng, Nhà nước hoạch định chiến lược và các kế hoạch phát triển các vùng kinh tế, nhất là các vùng dân tộc, miền núi, góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

3.1.2. Tư vân phát triển kinh tế - xã hội cho các đia phương

Trên cơ sở phân tích cơ sở dữ liệu sơ cấp và chiết xuất một số thông tin theo tiếp cận các chỉ số phát triển bền vững, Chương trình đã tư vấn cho các địa phương xác định, bổ sung các nội dung trọng tâm và khâu đột phá. Cụ thể:

Page 18: HÀ NỘI - 2020

18 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

- Tỉnh Bắc Kạn: Định hướng phát triển thành trung tâm cung ứng các ngành dịch vụ4; chú trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ du lịch3; đẩy mạnh liên kết vùng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, du lịch và thủ công nghiệp5.

- Tỉnh Cao Bằng: Định hướng phát triển lấy ngành dịch vụ làm khâu then chốt với trọng tâm là du lịch6; đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu7; phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng8; phát triển hạ tầng giao thông nhằm đẩy mạnh liên kết vùng và ngành hàng trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh5.

- Tỉnh Điện Biên: Chú trọng các đột phát chiến lược gắn với ba khâu đột phá là hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế9; cần đẩy mạnh liên kết vùng và ngành hàng nhằm phát huy lợi thế của tỉnh5.

- Tỉnh Hà Giang: Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu7; đẩy mạnh liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế5;

- Tỉnh Hòa Bình: Chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững10; phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng giá trị11; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, phục vụ xuất khẩu9; chủ động mở rộng liên kết vùng nhằm phát huy lợi thế địa kinh tế để tạo đà bứt phá trong phát triển kinh tế5.

- Tỉnh Lai Châu: Xây dựng quy hoạch nông nghiệp và nông thôn mới trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương12; xem xét bổ sung mục tiêu thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế4; cần đẩy mạnh liên kết vùng và ngành hàng nhằm phát huy lợi thế của tỉnh5.

- Tỉnh Lạng Sơn: Đề xuất với Chính phủ về việc đẩy nhanh xây dựng và vận hành khu kinh tế xuyên biên giới (CBEZ) giữa Việt Nam và Trung Quốc13; định hướng phát triển một số ngành công nghiệp7; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp13; nên xây dựng chương trình phát triển các trục kinh tế động lực và các trung tâm tăng trưởng14.

- Tỉnh Lào Cai: Trở thành trung tâm động lực phát triển của vùng Tây Bắc15; đẩy mạnh việc xây dựng và vận hành khu kinh tế xuyên biên giới (CBEZ) giữa Việt Nam và Trung Quốc15; làm rõ bài học kinh nghiệm về cải cách thể chế để phát triển kinh tế tư nhân.

- Tỉnh Nghệ An: Bổ sung thêm một khâu đột phá về thể chế để đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra17; phát triển các trục động lực, trung tâm tăng trưởng để tạo thế đột phá và phát triển lan tỏa cho các huyện phía Tây của Nghệ An16; phát triển du lịch nên đặt trong mối liên kết vùng18.

- Tỉnh Phú Thọ: Cùng với du lịch, nên coi xuất khẩu là một trong những ngành có thể tạo nên đột phá trong giai đoạn tới19; tập trung phát triển theo chiều sâu các ngành công nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng20; chủ động mở rộng liên kết vùng với các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng nhằm phát huy lợi thế địa kinh tế và tạo đà bứt phá cho các tỉnh lân cận14.

- Tỉnh Sơn La: Nên chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn21; xem xét tính đồng bộ trong cơ cấu vùng kinh tế nhằm phát huy lợi thế từng vùng và tác động

4 Đê tai: KHCN-TB.06X/13-18; 3 Đê tai: KHCN-TB.09X/13-18; 4 Đê tai: KHCN-TB.09X/13-18; 5 Đê tai: KHCN-TB.01C/13-18; 6 Cac đê tai: KHCN-TB.06X/13-18, KHCN-TB.07X/13-18, KHCN-TB.09X/13-18; 7 Đê tai: KHCN-TB.03X/13-18; 8 Cac đê tai: KHCN-TB.03X/13-18, KHCN-TB.07X/13-18; 9 Đê tai: KHCN-TB.05X/13-18; 10 Cac đê tai: KHCN-TB.06X/13-18, KHCN-TB.07X/13-18.

Page 19: HÀ NỘI - 2020

19 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

tương hỗ giữa các vùng15; xem xét và đề xuất phát triển trục quốc lộ 6 thành tuyến cao tốc để kết nối với Hòa Bình và Điện Biên trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh và đẩy mạnh liên kết vùng và ngành hàng14.

- Tỉnh Thanh Hóa: Quan tâm phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để tăng cường xuất khẩu; quan tâm phát triển giao thông đường biển22; tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp và dịch vụ23; đẩy mạnh liên kết vùng và xây dựng các trung tâm kinh tế mới để thúc đẩy sự phát triển các huyện phía Tây của tỉnh24.

- Tỉnh Tuyên Quang: Nâng cao giá trị ngành du lịch25; phát triển nông nghiệp giá trị gia tăng cao và ứng dụng công nghệ cao26; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu19; xây dựng chương trình/kế hoạch cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh27; đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết ngành trong phát triển kinh tế14.

- Tỉnh Yên Bái: Cần đưa ra các khâu đột phát chiến lược gắn với ba khâu đột phá đã được Đại hội Đảng XI đặt ra: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế28; Tận dụng tối đa lợi thế kết nối với hành lang kinh tế Bắc Nam (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cũng như lợi thế về sự đa dạng của các hình thức giao thông (thủy, bộ, đường sắt)29.

3.2. Ưng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa và các mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống

3.2.1. Các kết quả và sản phẩm trực tiếp

a) Nghiên cứu xây dựng cac mô hình phat triên kinh tế va cac mô hình sinh kế bên vưng vung Tây Băc

- Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của cac tỉnh khu vực Tây Băc

Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước, với nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Hiện nay, một số sản phẩm nông lâm đặc sản của các tỉnh vùng Tây Bắc đã được xuất khẩu (chủ yếu là tiểu ngạch sang Trung Quốc), có những sản phẩm là đặc sản của vùng nhưng chưa từng tận dụng được giá trị để thúc đẩy xuất khẩu. Với các sản phẩm nông lâm đặc sản đã xuất khẩu, dễ nhận thấy còn tồn tại nhiều vấn đề: tính hiệu quả thấp, tính chuyên nghiệp không cao từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu tổ chức tiêu thụ. Hiện chủ yếu xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch qua biên giới, không có các hỗ trợ nên thường bị ép giá, còn hiện tượng tranh mua, tranh bán ảnh hưởng đến quyền lợi của bà con nông dân, doanh nghiệp và cả sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đề tài đã xây dựng bốn mô hình thử nghiệm cho các loại nông, lâm sản và thủy sản phục vụ xuất khẩu tại hai tỉnh Sơn La và Yên Bái bao gồm: chè, gạo, hoa quả đặc sản và thủy sản. Đã hỗ trợ tư vấn chính sách, xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm sản; xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ và quảng bá thương hiệu; phát triển

4 Đê tai: KHCN-TB.09X/13-18; 5 Đê tai: KHCN-TB.01C/13-18; 7 Đê tai: KHCN-TB.03X/13-18; 9 Đê tai: KHCN-TB.05X/13-18; 11 Cac đê tai: KHCN-TB.03X/13-18, KHCN-TB.09X/13-18 ; 12 Đê tai: KHCN-TB.07X/13-18;13 Đê tai: KHCN-TB.01X/13-18; 14 Đê tai: KHCN-TB.01C/13-18; 15 Đê tai: KHCN-TB.01X/13-18; 16 Cac đê tai: KHCN-TB.01X/13-18, KHCN-TB.05X/13-18; 17 Cac đê tai: KHCN-TB.01X/13-18, KHCN-TB.03X/13-18; 18 Cac đê tai: KHCN-TB.01C/13-18, KHCN-TB.09X/13-18; 19 Cac đê tai: KHCN-TB.09X/13-18, KHCN-TB.03X/13-18; 20 Đê tai: KHCN-TB.07X/13-18; 21 Đê tai: KHCN-TB.02X/13-18; 14 Đê tai: KHCN-TB.01C/13-18; 19 Cac đê tai: KHCN-TB.09X/13-18, KHCN-TB.03X/13-18; 22 Cac đê tai: KHCN-TB.05X/13-18, KHCN-TB.07X/13-18; 23 Đê tai: KHCN-TB.06X/13-18; 24 Cac đê tai: KHCN-TB.07X/13-18 ; 25 Đê tai: KHCN-TB.09X/13-18; 26 Đê tai: KHCN-TB.03X/13-18; 27 Đê tai: KHCN-TB.01X/13-18; 28 Đê tai: KHCN-TB.05X/13-18; 29 Đê tai: KHCN-TB.01C/13-18

Page 20: HÀ NỘI - 2020

20 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

chuỗi cung ứng nông, lâm đặc sản cho một số sở ngành, địa phương (UBND tỉnh Sơn La, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái, Sở Công thương tỉnh Điện Biên) và được đánh giá cao.

- Nghiên cứu phat triên cac mô hình thị trường phu hợp cho người nghèo vung Tây Băc

Đề tài đã xây dựng được khung phân tích chung cho việc phát triển thị trường cho người nghèo, bao gồm các điều kiện cơ bản, điều kiện hỗ trợ và điều kiện pháp lý cũng như vai trò của các tác nhân tham gia để tạo nên các điều kiện này. Từ khung phân tích này, đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc thông qua 2 mô hình là thị trường đáy tháp và chuỗi cung ứng.

Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đã chỉ ra hai cách thức chính để giúp người nghèo tham gia thị trường là thông qua mô hình đáy tháp (coi người nghèo là người mua) và thông qua mô hình chuỗi cung ứng (coi người nghèo là người bán). Mỗi cách thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và việc phát triển đồng thời hai mô hình thị trường này sẽ giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững, kể cả khi xét đến chuẩn nghèo đa chiều hiện nay.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình phat triên du lịch sinh thai (DLST) theo hướng phat triên bên vưng vung Tây Băc

Tiềm năng thiên nhiên ở Tây Bắc rất đa dạng, phong phú, thích hợp cho việc phát triển DLST. Sự đa dạng cấu trúc địa chất Tây Bắc đã tạo nên những nét rất đặc sắc của địa hình, sự phong phú của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, hầu hết các tỉnh nằm trong vùng Tây Bắc chưa xây dựng được mô hình DLST bền vững có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, khách du lịch tự do đi khám phá bản làng dẫn đến khó quản lý. Trước thực tiễn này, một

vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng mô hình DLST bền vững vừa góp phần xóa đói giảm nghèo vừa góp phần quản lý khách du lịch. Như vậy, xây dựng mô hình sinh thái bền vững là một yêu cầu cấp bách góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo tồn các di sản tự nhiên và văn hóa, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ môi trường. Phát triển mô hình DLST theo hướng bền vững, có trọng điểm cũng là chìa khóa để mở cánh cửa thích nghi với toàn cầu hóa, tiếp xúc với nền văn minh của nhân loại.

Đề tài xây dựng 02 mô hình: Mô hình Ngọc Sơn Ngổ Luông, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và Mô hình Nghĩa Đô, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trong hơn 2 năm xây dựng, bước đầu mô hình đã vận hành có hiệu quả: Có 36 người đến từ 6 hộ gia đình được lựa chọn từ dự án để đón khách du lịch. Có 10 người làm hướng dẫn viên cho khách du lịch. Có 100 người từ 20 hộ gia đình được lựa chọn bởi dự án để sản xuất và bán các sản phẩm địa phương như dệt, tre, thủ công mỹ nghệ mây tre đan, trà xanh địa phương, mật ong địa phương cho khách du lịch. Như vậy, tổng hưởng lợi cuối cùng khoảng 36 hộ gia đình và khoảng 146 người.

- Nghiên cứu đê xuất cac giải phap phat triên va quản lý thương mại (hang hoa va dịch vu) biên giới (TMBG) vung Tây Băc

Đề tài đã nhận diện và chỉ ra các đặc thù của vùng Tây Bắc trong phát triển và quản lý TMBG. Đồng thời, trên cơ sở điều tra khảo sát các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, đề tài đã đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi mua bán, trao đổi hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho hoạt động thương mại biên giới tại các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc. Trên cơ sở

Page 21: HÀ NỘI - 2020

21 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

đó, đề tài đã xây dựng được một mô hình TMBG cho vùng Tây Bắc, có tính đến yếu tố đảm bảo quốc phòng an ninh khi phát triển TMBG của các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc.

Đồng thời, đề tài có những khuyến nghị cụ thể và phù hợp đối với các cơ quan quản lý vĩ mô cũng như đối với các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc trong việc phát triển bền vững và quản lý có hiệu quả TMBG của khu vực này: i) Đối với các cơ quan xây dựng chính sách như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh vùng Tây Bắc, Sở Công thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh vùng Tây Bắc: cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc định hướng chính sách, chủ động lựa chọn các chính sách phát triển và mô hình quản lý hoạt động thương mại biên giới phù hợp nhất với đặc thù các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc, gợi mở những đề xuất và kiến nghị cải tiến liên quan đến việc thực thi chính sách công; ii) Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong khu vực Tây Bắc: giúp các doanh nghiệp hiểu được những đặc trưng trong TMBG vùng Tây Bắc, những khó khăn và thuận lợi khi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động TMBG vùng Tây Bắc, từ đó, giúp doanh nghiệp tham gia TMBG có được các chiến lược kinh doanh phù hợp; iii) Đối với các tổ chức nước ngoài: các kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các tổ chức nước ngoài hiểu được những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là các vùng khó khăn như Tây Bắc. Điều này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thu hút thêm tài trợ từ các dự án phát triển của nước ngoài vào phát triển kinh tế vùng Tây Bắc như WB, ADB, Nhật Bản, Uc...; đồng thời cũng khẳng định tính lan tỏa của mô hình TMBG vùng Tây Bắc tới các khu vực khác của Việt Nam như Đông Bắc, Tây Nam; iv) Đối với mỗi người dân: mậu dịch biên giới phát triển sẽ tạo ra những hoạt động sinh kế. Người dân khu vực biên giới mua được những vật dụng, vật tư cần thiết phục vụ

sản xuất và tiêu dùng hàng ngày; đồng thời có thể tiêu thụ được các sản phẩm do họ làm ra, vừa tạo công ăn việc làm, vừa tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội. Từ đó, giúp củng cố niềm tin của người dân vào Đảng, Chính phủ, đồng thời tăng khả năng gắn kết giữa Nhà nước và nhân dân trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Nghiên cứu xây dựng cac mô hình phat triên bên vưng lưu vực sông Đa

Trong bối cảnh phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế xã hội đang tạo áp lực lên tài nguyên rừng ngày càng lớn, đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang tạo ra những bất ổn đối với môi trường. Do vậy, việc duy trì hiện trạng tài nguyên rừng và nâng cao chất lượng rừng và tích lũy carbon sẽ là giải pháp cấp thiết. Từ thực tế đó, các mô hình phát triển sinh kế theo hướng bền vững cho cộng đồng người dân địa phương, một mặt góp phần phát triển kinh tế, một mặt từng bước giảm ảnh hưởng và tác động đến hệ sinh thái rừng.

Đề tài đã xây dựng được 03 mô hình phát triển sinh kế bền vững: i) Nông - Lâm kết hợp (Cao Phong, Hòa Bình); ii) Nông - Lâm - Du lịch (Mộc Châu, Sơn La); iii) Nông - Lâm - Dịch vụ (Tuần Giáo, Điện Biên).

Đề tài được triển khai đã tạo ra nhiều quan điểm mới trong việc phát triển sinh kế bền vững đối với người dân địa phương trên cơ sở những điều kiện sẵn có hoặc thế mạnh đối với từng vùng, từng khu vực cụ thể. Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng của địa phương, người dân lựa chọn những phương thức phát triển các mô hình phù hợp với yêu cầu và thế mạnh của vùng. Việc phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp của người dân địa phương căn cứ trên các chuỗi cung ứng sản phẩm đầu vào, thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra.

Page 22: HÀ NỘI - 2020

22 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

b) Phat triên nguồn nguyên liêu, dược liêu va cac chế phẩm từ dược liêu vung Tây Băc

- Nghiên cứu phat triên (theo hướng GACP) va bao chế một số chế phẩm từ dược liêu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vung Tây Băc

Đã phối hợp với người dân huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trồng 9000 m² Tam thất và xây dựng thỏa thuận hợp tác với các Công ty Dược phẩm để tạo sản phẩm thương mại trên thị trường dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài. Sản phẩm viên hoàn giọt chứa tinh chất Đan sâm, Tam thất Botimax do Khoa Y Dược, ĐHQGHN phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình hợp tác sản xuất thử nghiệm thành công theo công nghệ mới Phytosol; Bào chế chế phẩm viên nang cứng Tabalix có tác dụng hạ lipid trong máu từ ba dược liệu Táo mèo, Hà thủ ô đỏ, Cốt khí củ ở vùng Tây Bắc.

- Ứng dung cac giải phap khoa hoc công nghê đê phat triên nguồn nguyên liêu va tạo sản phẩm từ hai loai cây thuốc Sâm vũ diêp (Panax bipinnatifidus Seem.) va Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.Tsai et K.M. Feng) vung Tây Băc

Đã xác định đặc điểm nông sinh học, dược liệu, nhân giống, trồng Sâm vũ diệp và mở rộng vùng trồng Tam thất hoang; Đã phối hợp tốt với người dân và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai, cụ thể xây dựng vườn giống gốc, vườn nhân giống Sâm vũ diệp với diện tích lần lượt là 500 m2 và 400 m2, vườn nhân giống Tam thất hoang 100 m2, mô hình trồng Sâm vũ diệp và tam thất hoang có diện tích lần lượt khoảng 0,8 ha và 0,2 ha tại xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang). Sâm vũ diệp và Tam thất hoang trồng tại Hồ Thầu sinh trưởng và phát triển tốt cả phần thân và phần củ. Đề tài đồng thời triển khai xây dựng mô hình trồng Sâm vũ diệp diện tích 400 m2 tại Sapa, Lào Cai.

- Nghiên cứu nuôi trồng Đông trung hạ thảo tại ba tỉnh

Sơn La, Điên Biên va Lai Châu

Hoàn thành qui trình công nghệ nuôi cấy nấm C. militaris trên môi trường nhân tạo trong phòng thí nghiệm có thành phần, hàm lượng của các chỉ tiêu dinh dưỡng, hoạt tính sinh học trên thể quả của nấm C. militaris đạt: Adenosine - 0,45% , Cordycepin - 0,42%.

Đề tài góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu KH&CN của các nhà khoa học tại địa phương: i) Các cán bộ nghiên cứu thuộc các sở, ban, ngành trong 3 tỉnh có cơ hội tiếp cận với công nghệ cao; ii) Người dân có cơ hội tham gia vào 1-2 khâu nuôi trồng Đông trùng hạ thảo theo quy mô pilot hoặc hộ gia đình; iii) Doanh nghiệp có khả năng (kinh tế và kiến thức khoa học) có thể tiếp nhận quy trình hoàn chỉnh; iv) mang lại thu nhập cho người dân địa phương từ khâu bán nguyên liệu (nhộng tằm, mật ong, rượu) và bán sản phẩm (Đông trùng hạ thảo).

Đề tài cũng tạo ra nhãn hiệu hàng hóa mới trong tỉnh Sơn La: Đông trùng hạ thảo Tây Bắc từ sản phẩm Đông trùng hạ thảo; Trà, rượu, mật ong là nhãn hiệu được tôn vinh Sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao năm 2018 do Viện Chất lượng Việt Nam xác nhận.

- Nghiên cứu phat triên nguồn nguyên liêu va sản phẩm hỗ trợ điêu trị bênh ung thư từ cây thuốc Ban chi liên (Scutellaria barbata), Bạch hoa xa thiêt thảo (Hedyotis diffusa) va Nấm Linh chi (Ganoderma lucidus) tại Lao Cai va vung Tây Băc

Triển khai một chuỗi các nghiên cứu, đánh giá kết nối theo chuỗi giá trị, từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng, từ nghiên cứu trồng trọt, thu hái, chế biến cây thuốc Bán chi liên (Scutellaria barbata), Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa) theo hướng GACP - WHO đến bào chế sản phẩm viên nang cứng Anti-U200 hỗ trợ điều trị ung thư. Đề tài mang tính thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế vùng Tây Bắc. Viên nang

Page 23: HÀ NỘI - 2020

23 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

cứng được đánh giá chất lượng thông qua việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá tính an toàn, tính hiệu quả thông qua các nghiên cứu dược lý hiện đại trên thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm dược lý cho thấy, đây là một sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư rất tốt hiện nay.

- Nghiên cứu trồng va chế biến một số cây thuốc Hoang kỳ (Astragalus sp.), Tuc đoạn (Dipsacus japonicus Miq.), Thương truật (Atractylodes lancea (Thunb.) DC.) va Hoang liên chân ga (Coptis chinensis Franch. / hoặc Coptis quinquesecta W.T.Wang) ở một số tỉnh vung Tây Băc, tạo nguồn dược liêu sản xuất chế phẩm bảo vê sức khỏe

Đề tài đã góp phần bổ sung một số cây dược liệu mới vào cơ cấu cây trồng của vùng Tây Bắc, tăng cường khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân miền núi.

Đã xây dựng được: 04 tiêu chuẩn giống cho 04 cây Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và Hoàng liên chân gà bao gồm các chỉ tiêu về cây đầu dòng, các chỉ tiêu về hạt giống, cây giống; 03 Quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cho các cây Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và 01 Quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính cho cây Hoàng liên chân gà; 04 quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu (Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và Hoàng liên chân gà) từ kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm và thử nghiệm ở quy mô sản xuất nên đảm bảo tính ổn định và làm chủ được trong điều kiện sản xuất quy mô lớn; Quy trình bào chế hai chế phẩm giúp tăng cường miễn dịch (Ascuga) và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa (DigestKing) từ các dược liệu nghiên cứu và triển khai sản xuất thử nghiệm hai chế phẩm viên nang cứng giúp tăng cường miễn dịch (Ascuga) và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa (DigestKing).

- Nghiên cứu tạo thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sử dung một số dược liêu trồng ở vung Tây Băc (Cam

lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoai sơn

Đề tài đã xây dựng được: 04 tiêu chuẩn giống cho 4 cây Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn bao gồm các chỉ tiêu về cây đầu dòng, các chỉ tiêu về hạt giống, cây giống; 04 Quy trình kỹ thuật nhân giống cho các cây Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn; 04 quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu từ kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm và thử nghiệm ở quy mô sản xuất nên đảm bảo tính ổn định và làm chủ được trong điều kiện sản xuất quy mô lớn.

Đề tài đã kiểm tra chất lượng 04 dược liệu thu được tại vùng trồng theo chuyên luận riêng trong Dược điển Việt Nam V (DĐVN V); xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 04 dược liệu Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn dựa trên các chỉ tiêu trong DĐVN V; thay đổi, bổ sung thêm một số chỉ tiêu theo Dược điển Hong Kong; Đã xây dựng được công thức, quy trình bào chế cho sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng - Peacelife từ các nguyên liệu của đề tài.

Đề tài đã triển khai sản xuất thử nghiệm 2.000 đơn vị sản phẩm Peacelife, đóng lọ 300 g, tương đương với 600 kg bột sản phẩm bổ sung dinh dưỡng; đồng thời đã triển khai đánh giá tác dụng, hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm.

- Nghiên cứu đanh gia va phat triên một số bai thuốc dân gian có tac dung điêu trị bênh gan, mật của cac dân tộc vung Tây Băc

Đề tài góp phần bảo tồn tri thức dân gian về thuốc cổ truyền; cung cấp các giải pháp công nghệ sản xuất thuốc đông dược từ nguồn nguyên liệu địa phương; cung cấp luận cứ khoa học cho việc phát triển kinh tế địa phương (sản xuất thuốc đông dược, trồng dược liệu). Chế phẩm được sản xuất, bào chế trên cơ sở sử dụng 02 bài thuốc dân gian gốc làm nguyên liệu, lần đầu tiên chế phẩm được

Page 24: HÀ NỘI - 2020

24 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

sản xuất theo quy mô pilot, đã thực hiện các thực nghiệm chứng minh hiệu quả bảo vệ gan và lợi mật. Các quy trình, tiêu chuẩn lần đầu tiên được xây dựng, phù hợp để sản xuất chế phẩm.

- Nghiên cứu bao chế chế phẩm có tac dung hạ lipid trong mau từ ba dược liêu Tao mèo, Ha thủ ô đỏ, Cốt khí củ ở vung Tây Băc

Đề tài cung cấp những thông tin khoa học mới về một số hợp chất phân lập được từ 3 loài nghiên cứu và hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của chúng. Đề tài đã xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Táo mèo và nâng cấp tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Hà thủ ô đỏ và Cốt khí củ. Những kết quả này góp phần nâng cao công tác kiểm soát chất lượng 3 dược liệu này.

Với 3 quy trình điều chế bột cao khô và 01 quy trình bào chế viên nang cứng, đề tài đã tạo ra một sản phẩm mới (viên nang cứng Tabalix) có nguồn gốc từ dược liệu, có tác dụng hạ lipid cung cấp cho thị trường thuốc trong nước. Kết quả này cũng là cơ sở cho những nghiên cứu phát triển sản phẩm khác trong tương lai.

c) Nghiên cứu ứng dung KH&CN cho phat triên nông nghiêp; tạo sản phẩm hang hóa; liên kết chuỗi gia trị

- Nghiên cứu ứng dung va chuyên giao công nghê xử lý hạt ngô giống bằng một số nano kim loại đê tăng năng suất thu hoạch của cây ngô tại một số địa phương vung Tây Băc

Đề tài đã chế tạo thành công các chế phẩm nano sắt, đồng, côban và xử lý được hạt giống ngô trước khi gieo; Đã triển khai mô hình canh tác thông minh kết hợp hợp lý các giải pháp ứng dụng công nghệ nano với kỹ thuật canh tác tiên tiến trên hai giống ngô LVN-10, VN-8960 được xử lý bằng nano đồng nồng độ 80 trên diện tích 4 ha tại xã Chiềng Sung, Mai Sơn, Sơn La (Công ty Nông nghiệp Chiềng Sung Nông trường Chiềng Sung cũ) và xã Tông

Lệnh, Thuận Châu, Sơn La. Kết quả là vụ thu đông năm 2016, năng suất ngô tăng từ 19 đến 24%, và vụ xuân hè năm 2017 tăng năng suất ngô từ 21-23%.

- Nghiên cứu một số giải phap kỹ thuật phat triên nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò quy mô trang trại tại vung Tây Băc

Để chủ động trong việc cung cấp thức ăn xanh cho phát triển chăn nuôi, điều cần thiết là phải đẩy mạnh các nghiên cứu phát triển đồng cỏ, cũng như kỹ thuật bảo quản, chế biến thức ăn gia súc từ cỏ và phụ phẩm trồng trọt nhằm đáp ứng yêu cầu thức ăn quanh năm, vừa phù hợp với trình độ canh tác của người dân ở vùng Tây Bắc, cũng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng bảo đảm tính bền vững và an toàn của các sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, để bảo đảm phát triển ngành chăn nuôi theo định hướng hàng hóa, việc đầu tư nghiên cứu phát triển trồng, bảo quản và chế biến thức ăn cho trâu bò được xem là có vai trò quyết định đến việc phát triển chăn nuôi ở nước ta nói chung và ở vùng Tây Bắc nói riêng.

Đề tài đã nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật thâm canh cây cỏ làm thức ăn cho trâu bò: Giống cỏ VA06, cỏ Voi xanh, Mombasa, cỏ Panicum maxmum TD58, Guatemala, ngô LCH9, ngô C919, ngô NK4300, Cao lương Hà Giang, Cao lương Canada nhập nội. Đề tài đã sản xuất thành công bánh dinh dưỡng cho trâu bò và nghiên cứu kỹ thuật chế biến thức ăn cho trâu bò bằng phương pháp ủ xanh cỏ. Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cỏ VA06 ở vùng núi phía Bắc cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, được Bộ NN&PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt theo Quyết định số 418/QĐ-TT-CLT ngày 9/12/2019 của Cục trưởng Trồng trọt.

Đề tài đã tiến hành chế biến bánh dinh dưỡng từ rỉ mật đường, bột bã mía, bột dây lạc...; bổ sung thêm các hỗn

Page 25: HÀ NỘI - 2020

25 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

hợp khoáng và muối ăn giúp bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia súc một lượng khoáng, vitamin, protein cần thiết.

- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hê thống may chế biến thức ăn dự trư cho đại gia súc va dây chuyên sản xuất viên nén sinh khối tại vung Tây Băc

Đề tài đã chế tạo được máy băm cây ngô và cỏ trong hệ thống máy băm thái, máy trộn và máy đóng gói thức ăn gia súc và đang chạy thử nghiệm; Hoàn thành chế tạo phần thô của hệ thống máy sấy trong dây chuyền công nghệ sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối từ mùn cưa và bã mía. Trong quá trình triển khai có sự phối hợp với các doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Nam Việt, Công ty Cổ phần Mía Đường Cao Bằng, Doanh nghiệp tư nhân Thái Long. Các doanh nghiệp cam kết ứng dụng và tiến hành thương mại hóa sản phẩm.

- Nghiên cứu ứng dung một số vật liêu tiên tiến, thân thiên môi trường trong canh tac nông, lâm nghiêp vung Tây Băc

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đưa vật liệu mới sử dụng trong nông nghiệp có khả năng giữ ẩm, cải tạo đất, chống xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng và nâng cao năng suất cây trồng và hoàn thiện các kỹ thuật sử dụng các vật liệu trên cho một số cây trồng khu vực Tây Bắc. Cụ thể, đề tài đã áp dụng polyme siêu hấp thụ nước (AMS-1) để giữ ẩm, tạo xốp cho đất; sử dụng phân bón nhả chậm giảm rửa trôi, không gây ô nhiễm môi trường; sử dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV nhằm giảm tác động do thay đổi của thời tiết, tạo điều kiện sinh trưởng thuận lợi, tăng quy mô mùa vụ và giảm thiểu bệnh thực vật, ngăn cỏ dại, sâu bệnh, màng tự hủy giảm tác động ô nhiễm môi trường đất. Các kết quả bước đầu cho thấy các loại vật liệu tiên tiến này có ảnh hưởng tích cực đến năng suất và chất lượng của các loại cây trồng.

- Nghiên cứu đê xuất va ứng dung cac giải phap khoa

hoc, công nghê phu hợp nâng cao hiêu quả cac công trình đập dâng vung Tây Băc

Báo cáo đánh giá hiện trạng và hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc; Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của các công trình đập dâng vùng Tây Bắc; Báo cáo tổng hợp các nguyên nhân gây suy giảm hiệu quả của các đập dâng vùng Tây Bắc; Báo cáo đề xuất các giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả phục vụ công tác sửa chữa, vận hành, khai thác các công trình đập dâng vùng Tây Bắc; Báo cáo thuyết minh thiết kế sơ bộ kèm bản vẽ và dự toán cho 04 mô hình đập dâng điển hình trên địa bàn nghiên cứu; Báo cáo phân loại đập dâng và đề xuất ứng dụng các giải pháp KH&CN cho từng dạng đập dâng; Xây dựng được 01 mô hình thu nước ngầm đáy sông, suối tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Công trình này hiện đang cấp nước ổn định, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới từ 15 ha đến 50 ha. Mô hình đã bàn giao cho Chi cục Thủy lợi tỉnh Lào Cai quản lý, khai thác và vận hành.

- Đanh gia tai nguyên đất nông nghiêp, đê xuất mô hình sử dung đất với cơ cấu cây trồng có hiêu quả kinh tế va bên vưng vê môi trường vung lưu vực sông Đa thuộc ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điên Biên

Đề tài đánh giá được chất lượng đất, đặc thù quá trình thoái hóa, tổn thương tài nguyên đất nông nghiệp vùng lưu vực sông Đà thuộc ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, làm cơ sở đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, tạo sinh kế bền vững, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với chế biến và thị trường, góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai và ổn định cư dân của vùng.

Đề tài tiến hành nghiên cứu và xây dựng: i) Mô hình sinh kế bền vững cho hộ gia đình quy mô 1,0 ha với cây

Page 26: HÀ NỘI - 2020

26 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

trồng ngắn ngày là ngô: Cho hiệu quả kinh tế tăng 8,6 triệu đồng/ha, bên cạnh đó kỹ thuật canh tác còn giảm xói mòn hơn 40% so với kỹ thuật canh tác truyền thống; ii) Mô hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm quy mô 1,0 ha theo hướng liên kết giữa người dân trồng sản xuất và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm (cây chè): Hiệu quả kinh tế tăng 9,7 triệu đồng/ha. Sản phẩm chè được bón phân cân đối giảm thiểu dư lượng, tăng số lần thu hoạch, giảm xói mòn đất; iv) Mô hình nông, lâm kết hợp nhằm hạn chế xói mòn, tăng hiệu quả sử dụng đất thoái hóa mạnh quy mô 5 ha: Hiệu quả kinh tế đạt 82,350,000 đồng/ha, cao hơn so với canh tác truyền thống 18%.

- Nghiên cứu công nghê sản xuất tre ép khối lam vật liêu xây dựng va nội thất tại vung Tây Băc

Đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu nội thất, vật liệu xây dựng. Quy trình đơn giản, dễ áp dụng, các bước công nghệ tạo sản phẩm không quá phức tạp. Những cơ sở sản xuất có đủ máy móc thiết bị có thể sản xuất ra sản phẩm tre ép khối. Sản phẩm tre ép khối do đề tài tạo ra có chất lượng cao, có thể thay thế gỗ rừng tự nhiên. Như vậy, sử dụng sản phẩm của đề tài sẽ giải quyết được một số vấn đề thực trạng về kinh tế - xã hội và môi trường tại vùng Tây Bắc.

Đề tài đã tạo ra được sản phẩm tre ép khối chất lượng cao thay thế gỗ rừng tự nhiên. Sử dụng sản phẩm tre ép khối của đề tài sẽ giải quyết được một số vấn đề thực trạng về kinh tế - xã hội và môi trường tại vùng Tây Bắc như: i) Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng (nhà sàn) và nội thất cho đồng bào, qua đó nâng cao giá trị cây tre và góp phần sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tre giàu tiềm năng tại vùng Tây Bắc; ii) Khi cây tre được sử dụng hiệu quả, tạo vật liệu tre có tính năng tương đương các loại gỗ; sẽ

giảm khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên; iii) Tạo động lực thúc đẩy việc duy trì và phát triển diện tích rừng trồng tre tại các tỉnh vùng Tây Bắc, góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên tre ở vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung; iv) Tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào vùng Tây Bắc từ việc trồng tre, chế biến, tạo các sản phẩm từ tre. Khi đồng bào có việc làm và thu nhập ổn định sẽ giảm các tệ nạn xã hội; v) Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tre sẽ góp phần nâng cao giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của đồng bào vùng Tây Bắc nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung; vi) Tạo vật liệu mới thân thiện môi trường.

- Ứng dung va triên khai hê thống phần mêm tích hợp va kết nối cac thiết bị điên tử y sinh va mạng truyên thông hỗ trợ theo dõi sức khoẻ va dịch tễ cộng đồng khu vực Tây Băc

Thiết kế và thiết lập được hệ thống phần mềm tích hợp và kết nối hệ thống máy đo, thu thập thông số bệnh nhân (điện tim: 6 đạo trình trước ngực; Đo huyết áp (0 tới 299 mm Hg, Chính xác: ±3 mm Hg); Nhịp tim (40 tới 180 nhịp/phút, chính xác: ±5%); Nhiệt độ (0 - 50oC, chính xác 0.2oC; Nồng độ bão hòa oxy trong máu (45 - 100 %, chính xác ±2%)) có khả năng kết nối từ xa (di động hoặc cố định), qua mạng Internet, truyền dữ liệu hai chiều về các thông số sức khỏe và dịch tễ học cộng đồng theo tuyến quản lý y tế, từ phòng y tế/bệnh viện vùng Tây Bắc (thử nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Sơn La) về Bệnh viện trung tâm ở Hà Nội.

Triển khai thí điểm hệ thống kết nối, truyền dữ liệu giữa một bệnh viện cấp tỉnh và một số bệnh viện cấp huyện vùng Tây Bắc với Bệnh viện trung tâm ở Hà Nội (Bệnh viện ĐHQGHN hoặc tương đương). Hệ thống cho phép trợ giúp các bác sĩ và bệnh viện trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân từ xa.

Page 27: HÀ NỘI - 2020

27 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

d) Nhóm cac đê tai Nghiên cứu, đê xuất, chuyên giao cac giải phap khoa hoc va công nghê sử dung hợp lý tai nguyên, bảo vê môi trường, phòng tranh va giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biên đổi khí hậu

- Xây dựng được quy trình nguyên lý công nghê tích hợp địa môi trường - địa sinh thai ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước

Đề tài triển khai tại một số điểm khai thác và chế biến khoáng sản đa kim ở lưu vực sông vùng Tây Bắc; Nghiên cứu và đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm môi trường nước của một số nguyên liệu tự nhiên (bùn thải mỏ sắt, apatit, laterit đá ong) và 20 loài thực vật mọc xung quanh khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn; Chế tạo thành công hạt vật liệu hấp phụ kim loại từ nguyên liệu khoáng (bùn thải mỏ sắt và laterit đá ong). Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về chế tạo và sử dụng bùn thải mỏ sắt để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải, đồng thời mở ra triển vọng về sử dụng nguyên liệu khoáng tại chỗ kết hợp với thực vật để tiết kiệm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường nước vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình va hê thống dự bao thời tiết tiêu vung va cảnh bao nguy cơ lũ quét, chay rừng va sâu bênh nông nghiêp cấp huyên vung Tây Băc

Đề tài đã triển khai khảo sát thực địa tại 03 huyện nghiên cứu trọng điểm (Cao Phong - Hòa Bình; Thuận Châu - Sơn La; Hoàng Su Phì - Hà Giang), từ đó phân tích được điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu và lắp đặt trạm quan trắc. Ap dụng công nghệ đa phương tiện, các nhà khoa học xây dựng được cổng thông tin trực tuyến, tự động kết nối các trạm khí tượng chuyên dùng và mạng khí tượng toàn cầu để dự báo thời tiết sớm 7 ngày cho tiểu vùng cấp xã tại 3 huyện nghiên cứu thí điểm. Hệ thống này có thể minh họa cho một sản phẩm ứng dụng cụ thể

của xu thế công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp và phòng chống tai biến thiên nhiên.

Bên cạnh chức năng dự báo thời tiết, hệ thống có thể cảnh báo về nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp chi tiết đến từng thôn bản, cấp xã ở khu vực vùng núi Tây Bắc. Hệ thống này có thể tự động dự báo lũ quét, cháy rừng trước 1- 6 ngày, dự báo 3 loại sâu bệnh (là bệnh đạo ôn hại lúa và sâu đục thân ngô, bệnh nhện đỏ hại cam) ở quy mô cấp huyện với thời gian trước 1-6 ngày. Thông tin được truyền tự động qua các phương tiện như website, bảng điện tử và bản tin SMS cho điện thoại di động.

- Nghiên cứu đanh gia tổng thê tiêm năng cac bồn địa nhiêt vung Tây Băc

Đây là hướng khai thác và phát triển năng lượng sạch và kết hợp khai thác năng lượng này với sấy khô nông sản, sưởi ấm, chữa bệnh và phát triển dịch vụ du lịch. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá các nguồn địa nhiệt tiềm năng trong vùng và thành lập bản đồ trường địa nhiệt toàn vùng Tây Bắc tỷ lệ 1:500.000. Nghiên cứu xây dựng và đề xuất dự án đầu tư phát triển tiềm năng địa nhiệt tại khu vực Uva Điện Biên. Đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ khai thác nguồn tài nguyên nước khoáng nóng khu vực Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang phục vụ hình thành tổ hợp đa mục đích.

- Nghiên cứu đanh gia tiêm năng va triên vong quặng Cu, Au, Ni khu vực Tây Băc

Đã thống kê, nghiên cứu và đánh giá một cách có hệ thống về các loại hình khoáng sản Cu; Ni; Au; Mo vùng Tây Bắc (trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả thấy rằng khoáng sản Molipden trong vùng rất có triển vọng, vì vậy loại hình khoáng sản này cũng được đưa vào nghiên cứu trong đề tài); Nghiên cứu cấu trúc địa chất mỏ, xác định các yếu tố cấu trúc địa chất khống chế quặng Cu;

Page 28: HÀ NỘI - 2020

28 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Ni; Au; Mo tại một số diện tích có tiềm năng, phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò khoáng sản tiếp theo.

Việc phát hiện quặng Ni biểu sinh tại khu vực Cao Bằng là kết quả nghiên cứu mới của đề tài này. Đánh giá tiềm năng, triển vọng quặng Cu; Ni; Au; Mo phục vụ cho việc đề xuất định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò các loại hình khoáng sản này cho khu vực Tây Bắc.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành Địa chất Việt Nam. Cụ thể, sau khi Hội thảo khoa học lần thứ nhất của đề tài vào ngày 15/8/2015 tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đã được ngành Địa chất tiếp nhận và đề xuất với Chính phủ Dự án "Hoàn thiện nền bản đồ và đánh giá tổng thể tài nguyên Tây Bắc". Dự án này đã được Chính phủ phê duyệt và đang thực hiện trong giai đoạn 2017-2021.

Đề tài đã được chuyển giao cho các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Cao Bằng và Lào Cai sử dụng vào việc thăm dò các loại hình khoáng sản trên ở những diện tích có triển vọng.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình PTBV tích hợp 3E+1 (kinh tế, môi trường, hê sinh thai va an ninh phi truyên thống) cho cac khu vực biên giới Viêt - Lao vung Tây Băc

Đề tài đã xác lập được cơ sở khoa học xây dựng mô hình phát triển bền vững tích hợp 3E+1 (phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái kết hợp an ninh phi truyền thống (di cư tự do) cho khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc.

Đề tài đã đưa ra được mô hình phát triển bền vững tích hợp 3E+1 (mô hình tổng quát) cho khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc và mô hình cụ thể cho hai xã nghiên cứu điểm là xã Na Ư và xã Nậm Cắn. Các mô hình cụ thể mà đề tài đề xuất có thể được xem xét để triển khai trong thực tiễn nhằm nâng cao đời sống của đồng bào các dân

tộc, đảm bảo an ninh phi truyền thống (di cư tự do) và chủ động ứng phó với thiên tai.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm căn cứ để thu hút đầu tư, thực hiện các công tác tư vấn, khảo sát, thiết kế, triển khai các mô hình sinh kế, mô hình phát triển kinh tế, BVMT và giảm nhẹ thiên tai, phát triển cộng đồng, làng bản bền vững. Việc thực hiện mô hình PTBV tích hợp 3E+1 sẽ đáp ứng được phát triển nông nghiệp miền núi bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các cơ sở khoa học và các giải pháp hợp tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xuyên biên giới giữa Việt Nam và Lào và là cơ sở khoa học quan trọng để Chính phủ và các bộ ngành liên quan làm rõ các lợi ích của Việt Nam và Lào trong hợp tác thực hiện các chính sách liên quan với mô hình PTBV tích hợp 3E+1 xuyên biên giới.

e) Nghiên cứu cac giải phap KH&CN xử lý va loc đê tạo nguồn nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân va phuc vu quốc phòng ở cac tỉnh vung Tây Băc

- Nghiên cứu ứng dung công nghê mang loc kết hợp với vật liêu loc đa năng đê xử lý nước suối vung biên giới Tây Băc cấp nước cho sinh hoạt

Hiện nay, việc thiếu nước sạch tại các vùng cao khu vực Tây Bắc và đặc biệt là các tỉnh miền núi như Hà Giang đang là vấn đề hết sức cấp bách và khó khăn. Việc nghiên cứu ứng dụng xử lý nước sông Tả Vải để sử dụng cho sinh hoạt sẽ nhằm giải quyết vấn đề cấp bách này. Ngoài ra, nghiên cứu còn đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp nước sạch cho các đơn vị trong địa bàn tỉnh và có thể mở rộng mô hình để áp dụng cho toàn khu vực Tây Bắc nhằm thúc đẩy phát triển bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng. Đề tài hoàn thành hai (02) hệ thống xử lý nước suối cấp cho sinh hoạt. Sản phẩm của đề tài đã có hiệu quả thực tế, cung cấp nước sạch cho hàng

Page 29: HÀ NỘI - 2020

29 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

nghìn người dân sống trong điều kiện vùng cao khó khăn trong khu vực ứng dụng (huyện Yên Minh, Trung đoàn 877), góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Một trong hai sản phẩm ứng dụng của đề tài được lắp đặt tại Trung đoàn 877. Nước sạch giúp đảm bảo đời sống cán bộ chiến sĩ tại Trung đoàn 877, từ đó giúp các chiến sĩ an tâm công tác, đảm bảo an ninh quốc phòng. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài qua thời gian vận hành, thử nghiệm cho thấy có tính ứng dụng cao, tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện các vùng có điều kiện môi trường, xã hội và kinh tế đều khó khăn như Tây Bắc.

- Nghiên cứu đê xuất cac giải phap công nghê va quản lý trong thu trư nước mưa va nước mặt phuc vu dân sinh vung Tây Băc

Đề tài góp phần giải quyết nhiệm vụ cấp nước cho vùng dân sinh vùng Tây Bắc với hàng loạt các điều kiện khó khăn như: địa hình phức tạp; đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn, nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường còn hạn chế; công trình cấp nước tập trung có đầu mối xa khu dân cư, khó lắp đặt thiết bị xử lý nước theo quy chuẩn, khó vận hành, quản lý và duy tu công trình... Do đó cần phải có thêm những chương trình hành động thiết thực dựa trên các kinh nghiệm từ thực tế. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ trong thu trữ nước mưa, nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc là rất cần thiết, bao gồm các giải pháp đồng bộ về công nghệ thu trữ, xử lý nước cho nhiều đối tượng khác nhau như : hộ gia đình, cụm dân cư, các tổ chức trường học, trạm y tế, phù hợp với các địa phương. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất được các mô hình quản lý hệ thống cấp nước theo hướng bền vững.

Đề tài hoàn thành các mô hình: Mô hình cấp nước sinh hoạt cho trường mầm non xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giúp cho nhà trường tiết kiệm được 200.000đ

đến 300.000đ/tháng do trước đây nhà trường phải mua nước sinh hoạt cho các cháu; Mô hình cấp nước sinh hoạt cho trạm y tế xã Tả Gia Khâu giúp cho trạm tiết kiệm được 200.000 đ/tháng, do trước đây phải mua nước sạch phục vụ công tác khám chữa bệnh; Mô hình cấp nước sinh hoạt cụm dân cư đã tạo điều kiện cho người dân có nguồn nước tưới cho cây trồng trong vườn, góp phần tăng thu nhập của người dân.

g) Cac dự an sản xuất thử nghêm, có sự tham gia triên khai từ doanh nghiêp

- Dự an “Thử nghiêm nhân trồng, phat triên cây Măc ca tại ba tỉnh Điên Biên, Lai Châu va Sơn La”

Đánh giá thực trạng sản xuất Mắc ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La; Xác định được địa điểm bố trí các thí nghiệm và địa điểm xây dựng các mô hình đảm bảo cho sự thành công của dự án; Hoàn thiện quy trình nhân giống cây Mắc ca; Hoàn thiện quy trình thâm canh cây Mắc ca; Hoàn thiện quy trình thu hoạch, sơ chế, bảo quản Mắc ca; Xây dựng 03 vườn nhân giống Mắc ca, tại 03 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (quy mô: 0,5 ha/vườn); Xây dựng 03 mô hình thâm canh Mắc ca, tại 03 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La (quy mô: 5,0 ha/mô hình); Xây dựng 03 mô hình sơ chế, bảo quản tại 03 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (quy mô 30 tấn hạt/tháng); Tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cán bộ kỹ thuật của địa phương và cán bộ khuyến nông cơ sở (900 lượt người).

- Dự an: “Thử nghiêm sản xuất tra va bột dinh dưỡng từ Tao Mèo va Chum ngây với viêc ứng dung công nghê sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, góp phần nâng cao hiêu quả kinh tế cho vung Tây Băc”

Hiện nay, giá trị gia tăng từ các sản phẩm có nguồn gốc từ Táo mèo và Chùm ngây tại Tây Bắc Việt Nam còn thấp do chưa có công nghệ và thiết bị chế biến sau thu hoạch.

Page 30: HÀ NỘI - 2020

30 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Việc nghiên cứu và đầu tư để biến các thảo mộc này thành các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe mở ra một tiềm năng mới về các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và tiềm năng xuất khẩu rất lớn, đem lại giá trị gia tăng cao và thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh vùng Tây Bắc.

Với dây chuyền công nghệ của dự án, đặc biệt là nhờ có lò sấy bằng công nghệ hồng ngoại, nhiệt độ được duy trì thấp, không làm ảnh hưởng tới các thành phần của dược liệu, không làm mất vi lượng đặc biệt là Vitamin, không gây ra các chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sản phẩm sản xuất ra đều đạt được tiêu chuẩn ngặt nghèo của các nước phương Tây và Mỹ. Hơn nữa, cách thức làm trà túi lọc và bột dinh dưỡng cũng rất phù hợp với thói quen ăn uống nhanh gọn của người phương Tây và thích hợp sử dụng trong các chuyến bay, chuyến tàu và các hệ thống nhà hàng, quán cafe. Vì vậy, tiềm năng để các sản phẩm này tại các thị trường quốc tế là rất lớn.

Dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây tại vùng Tây Bắc, từ đó sẽ tạo ra sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh này. Ngoài việc thúc đẩy trồng các loại cây đem lại giá trị kinh tế lớn, góp phần vào quy hoạch phát triển lâm nghiệp của từng tỉnh, dự án còn góp phần quảng bá được đặc sản của vùng Tây Bắc, đem thương hiệu của Táo mèo và Chùm ngây của Việt Nam đến được với bạn bè năm châu.

Dự án tạo ra sản phẩm hàng hóa mới: Trà tan Táo mèo; Trà túi lọc Táo mèo; Bột dinh dưỡng Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thiết bị máy móc mới được lắp đặt: Dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (đặt tại Công ty cổ phần chè San Tuyết, Thôn giàng B, xã Suối giàng, huyện

Văn chấn, tỉnh Yên Bái). Sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ sấy hồng ngoại là công nghệ mới nhất trên thế giới ứng dụng cho thiết bị trong ngành dược của nước ta tạo điều kiện cho sản phẩm của các công ty sản xuất thuốc và trong ngành dược xuất khẩu vào thị trường của các nước công nghiệp phát triển như EU, Mỹ...

- Xây dựng va ứng dung mô đun Nông nghiêp Công nghê cao - Điên mặt trời (NNCNC - ĐMT) phuc vu phat triên Nông nghiêp sạch va Du lịch sinh thai tại tỉnh Lao Cai - Tây Băc

Đây là một dự án SXTN phục vụ NNCNC, Du lịch sinh thái, chế biến nông sản quy mô công nghiêp đầu tiên ở miền Bắc và vùng Tây Bắc. Vì thế, dự án có một ý nghĩa thực tiễn rất cao, đang có tiếng vang tại Lào cai và thu hút sự quan tâm của cả vùng Tây Bắc.

Sản lượng ĐMT của 100kWp PMT được tạo ra trong vòng đời 25 năm vận hành liên tục của hệ thống cho phép thu hồi vốn trong vòng 8 năm.

Theo ước tính của Tổng công ty Linh Dương, nhờ sử dụng ĐMT, giá trị sản phẩm và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao. Sản phẩm “Trà 4 sạch” của Tâm Trà - Linh Dương tạo ra một sự khác biệt, có tính đặc trưng, là một cách quảng bá, tôn vinh tốt nhất cho thương hiệu Tâm Trà.

Thị trường được mở rộng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mở rộng Dự án sẽ góp phần quan trọng tạo thêm 50-70 việc làm cho người lao động địa phương là đồng bào dân tộc thiểu số tại “Quần thể Văn hóa-Du lịch Nông nghiệp Công nghệ Cao, Điện mặt trời Linh Dương” tỉnh Lào Cai với mức thu nhập ổn định từ (5-10 triệu/tháng).

Dự án sẽ góp phần tạo ra một trung tâm Du lịch văn hóa trà của tỉnh Lào Cai, làm phong phú thêm diện mạo du lịch của Lào Cai nói riêng và ngành du lịch vùng Tây Bắc nói chung.

Page 31: HÀ NỘI - 2020

31 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Sản lượng ĐMT/vòng đời của toàn hệ thống đạt 4.726.350 kWh giảm phát thải, tương đương 2.363,175 tấn CO2, cho phép giảm nhập khẩu 10.000 tấn than, tương đương như trồng 700.000 cây xanh hoặc giảm bớt lượng khí thải của 2.500 xe ô tô.

3.2.2. Tư vân xác đinh chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù hợp cho các đia phương

- Tỉnh Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy cải cách hành chính, quảng bá du lịch30; ứng dụng công nghệ giám sát hiện trường phục vụ phòng tránh thiên tai31.

- Tỉnh Điện Biên: Triển khai khai thác nguồn địa nhiệt phục vụ phát triển điện năng32; Triển khai chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VNSAT); Phát triển một số vùng trồng cây đặc hữu33.

- Tỉnh Hòa Bình: Tăng cường ứng dụng KH&CN trong bảo quản và chế biến nông, lâm sản32; tăng cường ứng dụng KH&CN trong phát triển du lịch34.

- Tỉnh Lai Châu: Ap dụng nhiều hơn nữa kết quả KH&CN mang tính đổi mới sáng tạo, hướng tới hỗ trợ người có thu nhập thấp35; tăng cường công tác xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu để tạo đột phá về hàng thủy sản nước ngọt của Lai Châu trên lòng hồ thủy điện Sơn La, phục vụ cho công tác xuất khẩu36.

- Tỉnh Lào Cai: Tăng cường kết nối với các nhà khoa học của các trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn ở trong và ngoài nước37; coi trọng công tác chuyển giao KH&CN trong bảo quản, chế biến và tạo chuỗi giá trị hàng hóa38.

- Tỉnh Phú Thọ: Xem xét thành lập trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ tinh chế khoáng sản tập trung39; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch40.

- Tỉnh Sơn La: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản, chế biến nông - lâm sản32; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch40.

- Tỉnh Thanh Hóa: Ứng dụng công nghệ giám sát hiện trường trong việc phòng tránh thiên tai, ô nhiễm môi trường khu vực miền núi, đô thị và miền biển41.

- Tỉnh Tuyên Quang: Triển khai ứng dụng công nghệ khai thác nguồn tài nguyên nước khoáng nóng khu vực Mỹ Lâm phục vụ hình thành tổ hợp đa mục đích32; ứng dụng công nghệ giám sát hiện trường phục vụ dự báo, cảnh báo cháy rừng và phòng tránh thiên tai41.

- Tỉnh Yên Bái: Chú trọng khai thác hiệu quả tài nguyên nước hồ Thác Bà; Thành lập trung tâm Khoa học và Công nghệ vật liệu miền Tây Bắc39.

3.3. Phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

3.3.1. Các kết quả và sản phẩm trực tiếp

- Nghiên cứu nhu cầu va đê xuất giải phap phat triên nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hanh chính công vung Tây Băc giai đoạn từ nay đến năm 2020 va tầm nhìn đến năm 2030

Đề tài đã: Xây dựng và bàn giao Khung năng lực can bộ quản lý lãnh đạo hanh chính công cho Sở Nội vụ các tỉnh

30 Đê tai: KHCN-TB.09X/13-18; 31 Đê tai: KHCN-TB.02C/13-18; 32 Đê tai: KHCN-TB.01T/13-18; 33 Cac đê tai KHCN-TB.03C/13-18, KHCN-TB.05C/13-18.

Page 32: HÀ NỘI - 2020

32 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Hà Giang, Sơn La; Bàn giao Khung chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cho cac địa phương cho Sở Nội vụ các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Giang và Sơn La, trong đó đã triển khai thí điểm các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Cao Bằng và Nghệ An; Hướng dẫn triển khai đánh giá mức độ đáp ứng năng lực lãnh đạo hành chính công phục vụ hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nội vụ Tỉnh Hà Giang; Phân tích thực trạng nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công các tỉnh vùng Tây Bắc; Bàn giao kiến nghị triển khai ứng dụng khung năng lực vào đào tạo lãnh đạo kế cận, lãnh đạo quản lý vùng Tây Bắc cho Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

- Nghiên cứu đê xuất giải phap, mô hình nâng cao năng lực của hê thống chính trị cấp cơ sở một số địa ban trong yếu vung Tây Băc

Đề tài đã triển khai các nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện được luận cứ khoa học, khung lý thuyết về đánh giá năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở nói chung và tại địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc nói riêng; Phân tích thực trạng của năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở tại địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc, đưa ra được một số giải pháp cụ thể, có chiều sâu về nâng cao năng lực hệ thống chính trị cơ sở địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc. Đề tài đã xây dựng được một số mô hình cụ thể về nâng cao năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở tại địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc như: i) Mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở tại các xã trọng yếu vùng biên trên địa bàn Tây Bắc; ii) Mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở tại các xã trọng yếu không thuộc vùng biên trên địa bàn Tây

Bắc; iii) Mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở tại các xã trọng yếu trên địa bàn Tây Bắc với đại đa số dân cư là người dân tộc thiểu số.

Đề tài giúp: i) Nhận diện được địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc, chỉ ra được các yếu tố tác động tới năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc; ii) Tổng hợp được những kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát huy năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở; iii) Đánh giá được thực trạng và những vấn đề đặt ra về năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc; iv) Dự báo được sự biến đổi các yếu tố tác động tới năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc; v) Đề xuất được những giải pháp cơ bản về nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc; vi) Xây dựng được một số mô hình cụ thể về nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc.

- Đanh gia tac động của hiêu quả đầu tư thực hiên Chương trình muc tiêu quốc gia giao duc va đao tạo (CTMTQG GD&ĐT)

Đề tài triển khai đánh giá tổng thể, toàn diện về tính hiệu quả, đặc biệt là đánh giá tác động của các CTMTQG GD&ĐT ở vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao hiệu quả các CTMTQG GD&ĐT các tỉnh vùng Tây Bắc cũng như của cả nước.

Đề tài đã: i) Góp các căn cứ để đưa ra các quyết sách trong việc chỉ đạo điều chỉnh, duy trì và phát triển các CTMTQG GD&ĐT phù hợp với địa bàn Tây Bắc; ii) Tham

32 Đê tai: KHCN-TB.01T/13-18; 33 Cac đê tai KHCN-TB.03C/13-18, KHCN-TB.05C/13-18; 34 Đê tai: KHCN-TB.10X/13-18; 35 Đê tai: KHCN-TB.07X/13-18; 36 Cac đê tai: KHCN-TB.10X/13-18, KHCN-TB.07X/13-18; 37 Cac đê tai: KHCN-TB.01T/13-18, KHCN-TB.02C/13-18; 38 Cac đê tai: KHCN-TB.05C/13-18, KHCN-TB.06X/13-18; 39 Đê tai: KHCN-TB.02T/13-18; 40 Đê tai: KHCN-TB.09X/13-18; 41 Đê tai: KHCN-TB.02C/13-18.

Page 33: HÀ NỘI - 2020

33 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

chiếu, điều chỉnh các CTMTQG GD&ĐT để đảm bảo không có sự chồng lấn, xung đột hoặc ít hiệu quả; iii) Thông tin, luận giải, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện các CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc; iv) Bổ sung và làm phong phú lý luận về đánh giá trong giáo dục nói chung và đánh giá tác động các chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo nói riêng; v) Khái quát hoá để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận vững chắc nhằm đề xuất mục tiêu, nội dung và các giải pháp thực hiện cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn tiếp theo từ 2016-2020.

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tác động của các CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị giúp: i) Chính phủ có căn cứ để đưa ra các quyết sách trong việc chỉ đạo điều chỉnh, duy trì và phát triển các CTMTQG GD&ĐT phù hợp với địa bàn Tây Bắc ; ii) Các Bộ, Ban, Ngành tham chiếu, điều chỉnh các CTMTQG GD&ĐT để đảm bảo không có sự chồng lấn, xung đột hoặc ít hiệu quả; iii) Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Hội đồng Nhân dân các cấp có được thông tin, luận giải, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện các CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc; iv) Làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo của Chương trình Tây Bắc hoặc các nghiên cứu độc lập khác liên quan đến vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngư cho can bộ, công chức, viên chức cac nganh Hải quan, Ngoại vu, Du lịch va Biên phòng đê thực thi công vu va dịch vu trong xu thế hội nhập quốc tế ở vung Tây Băc

Đề tài đã tiến hành khảo sát nhu cầu sử dụng ngoại ngữ, năng lực sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc của cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, và Bộ đội Biên phòng vùng Tây Bắc (với số lượng phiếu thu về là hơn 2.200 phiếu khảo sát và phiên phỏng vấn sâu). Đồng thời, đề tài tiến hành tiếp cận thành công các đối

tượng cán bộ viên chức để nghiên cứu khả năng đáp ứng của địa phương với mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ qua các tọa đàm, hội thảo và trong suốt thời gian 4 tháng thực nghiệm. Mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ và các sản phẩm ứng dụng gồm chương trình, tài liệu phục vụ việc nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc của cán bộ được xây dựng với quan điểm hướng tới nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ chuyên biêt cho đối tượng người lớn, tại các vị trí công việc với các tình huống sử dung ngoại ngư cu thê phuc vu giải quyết công viêc.

Để tài đề xuất mô hình nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng vùng Tây Bắc trong thực thi công vụ và dịch vụ, kèm 14 chương trình và 25 tài liệu để hiện thực hóa mô hình này. Mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ của cán bộ viên chức nhấn mạnh tính tự chủ của người học và của địa phương trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ một cách thiết thực. Số lượng 14 chương trình và 25 tài liệu mà nhóm nghiên cứu thiết kế cho cán bộ viên chức 4 ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, và Biên phòng đáp ứng nhu cầu đa dạng của cán bộ viên chức ở các ngành, các vị trí việc làm khác nhau.

Đề tài cũng có một số kiến nghị với ngành và địa phương về chính sách bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ viên chức để có thể thực thi công vụ, dịch vụ hiệu quả trong xu thế hội nhập quốc tế.

Đề tài có một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về chủ trương xây dựng Khung năng lực ngoại ngữ gắn với ngành nghề và chính sách về việc biệt phái cán bộ là giảng viên các trường ngoại ngữ tham gia cùng các bộ ngành trong công tác xây dựng tiêu chí đánh giá, đánh giá, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ viên chức các ngành khác.

Page 34: HÀ NỘI - 2020

34 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

- Nghiên cứu đê xuất giải phap nâng cao chất lượng đội ngũ can bộ quản lý giao duc va giao viên phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc

Đề tài đã phân tích thực trạng và yêu cầu cấp bách về giáo dục vùng Tây Bắc, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và đào tạo; Xây dựng tài liệu thực hiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục vùng Tây Bắc đồng thời đề xuất chính sách, kiến nghị giải pháp phục vụ phát triển bền vững đội ngũ cán bộ giáo dục cho vùng Tây Bắc trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Đề tài đã có những đóng góp về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn sau: i) Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý bậc phổ thông đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam; ii) Đánh giá thực trạng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các tỉnh vùng Tây Bắc định hướng chuẩn nghề nghiệp, làm cơ sở phân loại đội ngũ theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; iii) Đánh giá tác động của các yếu tố vùng miền, phong tục tập quán sinh sống và một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chất lượng của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; iv) Đề xuất và xây dựng 02 khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; v) Tổ chức 01 khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cốt cán các tỉnh Tây Bắc tại Hòa Bình; Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chương trình các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn; vi) Đề xuất bổ sung các kiến thức, kỹ năng, năng lực đặc thù cần thiết để nâng cao chất lượng và phát triển bền vững đội ngũ giáo viên trung học cho các tỉnh Tây Bắc vào các chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm; vii) Đề xuất các giải pháp và chính

sách đặc thù trong đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát triển bền vững đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vùng Tây Bắc.

- Nghiên cứu phat triên, chuyên giao bộ tiêu chuẩn va phần mêm đanh gia năng lực sử dung ngôn ngư tiếng Viêt đê hỗ trợ dạy - hoc tiếng Viêt cho hoc sinh dân tộc thiêu số cấp tiêu hoc vung Tây Băc

Dựa trên những nghiên cứu lý luận về năng lực ngôn ngữ, năng lực tiếng Việt của lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại, lý thuyết đo lường hiện đại và tiếp cận chuẩn đầu ra trong giáo dục cấp tiểu học, đề tài xác lập được bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Việt phù hợp với trình độ học sinh cấp tiểu học.

Căn cứ vào kết quả phân tích đặc điểm tâm lý, văn hóa, nhận thức, khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng Việt của học sinh các dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc, đề tài xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt phù hợp, tương ứng với bộ tiêu chuẩn đánh giá đã đề xuất. Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, địa bàn trường học và thực tiễn dạy học tiếng Việt cấp tiểu học, đề tài xây dựng phần mềm đánh giá năng lực tiếng Việt phù hợp với trình độ học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, phục vụ đánh giá trực tiếp và trực tuyến.

Đề tài đã phát triển được bộ công cụ và phần mềm đánh giá được thử nghiệm, hoàn thiện, chuyển giao đưa vào sử dụng trực tiếp hoặc trực tuyến tại các trường tiểu học, góp phần đánh giá chính xác năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

Đề tài góp phần nâng cao năng lực tiếng Việt của học sinh cấp tiểu học; đánh giá lại chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học tiếng Việt, chuẩn hóa việc đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số

Page 35: HÀ NỘI - 2020

35 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

cấp tiểu học hiện nay; đề xuất những đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học tiếng Việt cấp tiểu học vùng Tây Bắc giai đoạn sau năm 2018.

- Thực trạng va giải phap nâng cao chất lượng đao tạo nghê phuc vu phat triên kinh tế - xã hội vung Tây Băc

Đề tài cung cấp cách tiếp cận có tính phức hợp và những vấn đề cơ bản về lý luận đào tạo nghề gắn với thực tiễn địa phương; khảo sát và đánh giá được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, thực trạng chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cùng các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động của các địa phương vùng Tây Bắc. Đây là cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định các chiến lược, các chính phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đề tài cũng đề xuất được các giải pháp mới, có tính đột phá, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng đào tạo nghề cho người lao động các địa phương vùng Tây Bắc.

Đề tài đề xuất được 07 giải pháp về: phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực; phát triển đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực; gắn đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề với thực tiễn địa phương, với các doanh nghiệp và đào tạo theo hướng mở trong bối cảnh công nghệ 4.0.

- Nghiên cứu đê xuất chính sach va giải phap nâng cao chất lượng đao tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ can bộ la người dân tộc thiêu số nhằm phat triên bên vưng vung Tây Băc

Đề tài đã đạt được các kết quả: Làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; Đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

vùng Tây Bắc thông qua kết quả khảo sát 5 tỉnh đại diện cho vùng Tây Bắc; Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc; Đề xuất chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Từ đó, đề tài góp phần hoàn thiện chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng quản lý, điều hành, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

3.3.2. Tư vân chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo cho các đia phương

- Các tỉnh Bắc Kạn và Sơn La: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân gắn với phát triển nông - lâm - thủy sản và chăn nuôi hàng hóa, gắn với phát triển kinh tế trang trại/hộ gia đình; chú trọng đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động.

- Các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Yên Bái và Phú Thọ: Chú trọng phát triển nhân lực gắn với phát triển một số lĩnh vực kinh tế ưu tiên như phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, khai khoáng...; tăng cường đào tạo nghề, gắn với xuất khẩu lao động.

- Các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Điện Biên: Đề xuất phương án đào tạo và hỗ trợ phát triển tinh thần kinh doanh, phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh; Triển khai chương trình thu hút, kết nối và hợp tác với các doanh nhân, chuyên gia trong và ngoài

Page 36: HÀ NỘI - 2020

36 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

nước gắn với các chương trình, dự án lớn của tỉnh.

- Các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Hòa Bình: Triển khai đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ; xây dựng và triển khai chương trình phát triển đội ngũ nhân lực khu vực công; chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, gắn với tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh42.

- Tỉnh Sơn La: Định hướng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp; Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề; Bổ sung các giải pháp ưu tiên đầu tư phát triển, thu hút và đãi ngộ nhân lực có trình độ cao cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính ngân hàng, thương mại42.

- Các tỉnh Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ và Lai Châu: Phương án đẩy nhanh công tác kiểm định và đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các tỉnh.

- Các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai và Phú Thọ, Thanh Hóa và Nghệ An: Quy hoạch và sắp xếp, tái cấu trúc lại hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng cũng như các đơn vị tham gia dạy nghề trên địa bàn để phân luồng sau trung học cơ sở; Tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng cho các trường trung cấp và cao đẳng trên địa bàn; Đầu tư trọng điểm cho một số cơ sở giáo dục.

- Các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu và Tuyên Quang: Mở rộng triển khai các mô hình giáo dục mới, hiện đại như “trường học mới”, “học cả ngày”43.

- Các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ và Yên Bái: Xây dựng đề án đào tạo tăng cường năng lực đội ngũ giáo

viên, giảng viên cũng như đề án thu hút cán bộ có trình độ về tỉnh làm việc.

3.4. Phát triển văn hóa - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng

3.4.1. Các kết quả và sản phẩm trực tiếp

- Nghiên cứu đê xuất cac mô hình, chính sach, giải phap liên kết quân dân trong xây dựng va bảo vê cac tuyến cơ động quân sự cac tỉnh biên giới khu vực Tây Băc

Đề tài tiến hành nghiên cứu ở 09 tỉnh có biên giới vùng Tây Bắc (Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn). Các kết quả nổi bật của đề tài là: Xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn và xây dựng khung phân tích liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc; Đánh giá thực trạng các tuyến cơ động quân sự, các yếu tố tác động đến các tuyến cơ động quân sự và vị trí chiến lược quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc; Đánh giá thực trạng liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc; Đề xuất các giải pháp, mô hình, chính sách liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc.

Đề tài đã xây dựng và cập nhật bản đồ nền cho hai tỉnh Lào Cai và Sơn La phục vụ cho các bước tiếp theo xây dựng mô hình kịch bản trên bản đồ.

- Nghiên cứu giải phap nâng cao hiêu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vung Tây Băc

Đề tài là công trình khoa học cấp Nhà nước đầu tiên nghiên cứu, phân tích làm rõ lý luận chung về tội phạm

42 Đê tai: KHCN-TB.05X/13-18; 43 Đê tai: KHCN-TB.04X/13-18

Page 37: HÀ NỘI - 2020

37 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

xuyên quốc gia và công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm xuyên quốc gia. Đề tài triển khai khảo sát toàn diện và làm rõ thực trạng hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc; đặc biệt là thực trạng hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý, tội phạm mua bán người, tội phạm buôn lậu ở vùng Tây Bắc.

Qua nghiên cứu, đề tài đã đưa ra những dự báo về tình hình hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này ở vùng Tây Bắc thời gian tới.

Đề tài đưa ra những kiến nghị và đề xuất, trong đó có những nội dung mang tính giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc. Các giải pháp trên khi được áp dụng sẽ là lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở vùng Tây Bắc, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Kết quả của đề tài góp phần giúp cho các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an các địa phương vùng Tây Bắc đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia; thực trạng, kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này tại các địa phương. Từ đó, các lực lượng chức năng có những điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

- Nghiên cứu giải phap nâng cao hiêu quả vận động đồng bao cac dân tộc khu vực biên giới Tây Băc trong sự nghiêp bảo vê chủ quyên, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới

Đề tài đã phân tích và làm rõ cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn của hoạt động Bộ Đội Biên Phòng vận động

đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Các kết quả chính của đề tài là: Đánh giá thực trạng của hoạt động này; dự báo những vấn đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc.

Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá khách quan trên cả hai phương diện thành công và hạn chế về thực trạng Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiếu số khu vực biên giới Tây Bắc từ 2003-2016, gắn với các mục tiêu và tiêu chí hoạt động cụ thể. Kết quả này cung cấp những cứ liệu quan trọng để điều chỉnh các thiết chế, chính sách dân tộc, tôn giáo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia vùng Tây Bắc đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hệ thống giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ được cung cấp cho các đơn vị bộ đội biên phòng áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

- Nghiên cứu giải phap khoa hoc va công nghê xây dựng mô hình phuc vu bảo tồn va phat huy cac gia trị di sản cho phat triên bên vưng du lịch vung lòng hồ Hòa Bình

Đề tài đã phân tích và làm rõ cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn của hoạt động Bộ Đội Biên Phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Các kết quả chính của đề tài là: Đánh giá thực trạng của hoạt động này; dự báo những vấn đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Bộ

Page 38: HÀ NỘI - 2020

38 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc.

Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá khách quan trên cả hai phương diện thành công và hạn chế về thực trạng Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiếu số khu vực biên giới Tây Bắc từ 2003-2016, gắn với các mục tiêu và tiêu chí hoạt động cụ thể. Kết quả này cung cấp những cứ liệu quan trọng để điều chỉnh các thiết chế, chính sách dân tộc, tôn giáo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia vùng Tây Bắc đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hệ thống giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ được cung cấp cho các đơn vị bộ đội biên phòng áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Đề tài xây dựng Bộ quy tắc phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh môi trường nguồn nước khu vực lòng hồ với sự tham gia của các bên liên quan: chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Bộ quy tắc: i) Giúp địa phương có qui chế để quản lý sao cho các bên liên quan cùng tham gia và hưởng lợi từ du lịch nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh quốc phòng; ii) Giúp doanh nghiệp đầu tư theo nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ; iii) Giúp các bộ, ban ngành có cơ chế quản lý hướng đến phát triển bền vững.

Đề tài đã đề xuất mô hình và được Trung tâm tiền sử Đông Nam A ứng dụng để xây dựng một bảo tàng tiền sử đầu tiên của Việt Nam, nhằm gắn phát triển du lịch với nghiên cứu khoa học, gắn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tiền sử Hòa Bình cho phát triển du lịch.

Các kết quả của đề tài có thể chuyển giao đến chính

quyền địa phương, các nhà quản lý và điều hành du lịch, các công ty du lịch và các đơn vị khai thác du lịch trên địa bàn khu vực hồ Hòa Bình.

- Nghiên cứu, đanh gia chuyên đổi tín ngưỡng của đồng bao Mông theo đạo Tin Lanh va cac hiên tượng tôn giao mới ở Tây Băc

Đề tài cung cấp các luận cứ khoa học nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa và tôn giáo truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, cảnh báo đồng bào Mông còn mang nặng tâm thức tôn giáo nguyên thủy, không thể sống thiếu tôn giáo. Nếu không kịp thời ngăn chặn đà suy yếu của tôn giáo truyền thống của dân tộc này thì điều đó sẽ tạo ra khoảng trống để các tôn giáo ngoại lai, trong đó có cả những tôn giáo mới có thể xâm nhập vào cộng đồng người Mông, và như vậy sẽ không chỉ có tín ngưỡng Dương Văn Mình mà các tín ngưỡng tương tự như vậy có thể xuất hiện trong tương lai gần. Các đề xuất cụ thể là: củng cố đội ngũ những người có uy tín trong cộng đồng Mông truyền thống; khôi phục lại những sinh hoạt văn hóa đã bị lãng quyên, điều đang được chú ý hơn trong thời gian gần đây nhưng còn mang nặng tính hình thức; khôi phục lại những sinh hoạt tôn giáo truyền thống lành mạnh vẫn còn thích dụng với hoàn cảnh hiện đại; loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp.

Trên cơ sở xác định nhóm đồng bào Mông theo tín ngưỡng Dương Văn Mình thực chất là một “tôn giáo mới”, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các cấp chính quyền tạo điều kiện, khuyến khích họ quay về với cộng đồng Mông truyền thống; hoặc trong trường hợp ngược lại, nếu như họ không thể quay về với cộng đồng Mông truyền thống thì nên lựa chọn theo các hệ phái Tin Lành.

Đề tài đề xuất những giải pháp cụ thể điều chỉnh chính sách đối với cộng đồng Mông truyền thống, cộng đồng

Page 39: HÀ NỘI - 2020

39 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Mông Tin Lành và nhóm người Mông theo Dương Văn Mình.

- Nghiên cứu biến đổi xã hội vung Tây Băc phuc vu xây dựng mô hình phat triên bên vưng, đanh gia tình hình biến đổi xã hội ở vung Tây Băc từ năm 1986 đến nay

Đề tài triển khai tổng kết thực tiễn để góp phần hiện thực hóa mục tiêu nhân văn của quá trình đổi mới đất nước. Phát triển bền vững về xã hội để tạo nhiều điều kiện cho sự phát triển của các tộc người thiểu số vùng Tây Bắc - vốn là nhóm xã hội chịu thiệt thòi trong phát triển và có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quý cho các ngành khoa học có liên quan. Việc triển khai các nội dung nghiên cứu giúp hình thành nhóm nghiên cứu, chuyên gia về quản trị biến đổi xã hội vùng Tây Bắc, vùng dân tộc thiểu số nói chung.

Đề tài đã đề xuất mô hình quản trị biến đổi xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Mô hình góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là quản trị biến đổi xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới. Mô hình cũng góp phần đổi mới quy trình, phương pháp hoạch định chính sách quản trị biến đổi xã hội phục vụ xây dựng mô hình phát triển bền vững ở vùng tái định cư các dự án thủy điện vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nói chung, ở tỉnh Lai Châu nói riêng.

- Nghiên cứu mối quan hê tộc người ở vung biên giới với Trung Quốc

Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng các thế lực phản động đang triệt để lợi dụng những bất cập trong quan hệ tộc người ở vùng biên giới nói chung, vùng biên giới Việt - Trung nói riêng để chia rẽ giữa các tộc người, kích động tư tưởng ly khai, tạo ra bất ổn, chuyển hóa thành các “điểm nóng” chính trị.

Đề tài cũng đánh giá các tác động của quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc đối với ổn định và phát triển.

Đề tài đã đề xuất chính sách đặc thù và giải pháp phát huy mối quan hệ hữu nghị, tăng cường khối đoàn kết dân tộc ở vùng biên giới Việt - Trung, góp phần ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Nghiên cứu đê xuất giải phap phat huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thai trong phat triên bên vưng vung Tây Băc

Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên sử dụng cách tiếp cận liên ngành, đa ngành nhằm giải quyết các vấn đề mang tính tổng thể, toàn diện cả về không gian nghiên cứu, cả về các vấn đề nghiên cứu. Đề tài cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập, đánh giá từ tính chất mối quan hệ của cộng đồng dân tộc Thái với các dân tộc trong khu vực và quốc tế; khẳng định bản sắc của cộng đồng dân tộc Thái trong mối quan hệ đa văn hóa với các dân tộc khác ở Tây Bắc; chỉ rõ thực trạng vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái,... đến vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng người Thái trong phát triển bền vững ở Tây Bắc. Đề tài cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc; đánh giá xu hướng phát triển và khả năng thích ứng của cộng đồng dân tộc Thái trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững; đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho công tác hoạch định chính sách của Nhà nước và các Bộ ngành, địa phương (trong khu vực), trong đó có hệ thống các giải pháp nhằm phát huy vai trò cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ cần được xem xét ứng dụng trong việc

Page 40: HÀ NỘI - 2020

40 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

hoạch định chính sách phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái và các dân tộc khác ở Tây Bắc, các dân tộc thuộc nhóm Tày - Thái, ngữ hệ Thái - Kadai, mà còn có thể xem xét, ứng dụng trong việc phát huy vai trò của các cộng đồng dân tộc có dân số đông, chiếm vai trò quan trọng, chủ đạo ở các khu vực khác trên cả nước, như người Tày ở Đông Bắc Bắc Bộ, người Cơ tu ở Bắc Trường Sơn, người Ba na ở Bắc Tây Nguyên, người Gia rai, Ê đê ở Trung Tây Nguyên và người Cơ ho, Mạ ở Nam Tây Nguyên,...

- Nghiên cứu, đanh gia tac động của truyên thông, đê xuất giải phap phat triên va nâng cao chất lượng công tac truyên thông phuc vu phat triên bên vưng Tây Băc.

Đề tài lần đầu tiên hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về truyền thông phát triển, về vai trò của truyền thông, bao gồm cả các kênh truyền thông đại chúng, truyền thông liên cá nhân (truyền thông nhóm và truyền thông cộng đồng), truyền thông quan hệ công chúng, đối với sự phát triển bền vững ở một địa bàn dân cư đặc thù, trên diện rộng, cụ thể là vùng Tây Bắc.

Đề tài khảo sát, đánh giá nhu cầu, điều kiện, thói quen, tâm lý và mức độ tiếp nhận truyền thông của công chúng vùng Tây Bắc; chỉ rõ ưu điểm và hạn chế của các kênh truyền thông trong việc thông tin hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững vùng Tây Bắc, từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông trong lĩnh vực này. Đề tài đưa ra các giải pháp về truyền thông, góp phần tích cực thúc đẩy khu vực Tây Bắc phát triển bền vững trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp lãnh đạo các địa phương, các cơ quan, ban, ngành chức năng trong vùng Tây Bắc nhận

thức rõ hơn vai trò của truyền thông, phương thức, cơ chế, nội dung và hình thức truyền thông nhằm thay đổi hành vi, nhận thức của người tiếp nhận.

Sản phẩm chuyển giao ứng dụng của đề tài là Cẩm nang Truyền thông phát triển dành cho cán bộ truyền thông của các tỉnh vùng Tây Bắc; tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ truyền thông tại 6 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Đồng thời, đề tài sản xuất 10 chương trình truyền hình và 10 chương trình phát thanh, phát sóng trên các kênh phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương như những sản phẩm mẫu về truyền thông phát triển vùng Tây Bắc.

3.4.2. Tư vân chính sách cho bộ, ngành, đia phương

Mô hình, chính sách và đề xuất giải pháp liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc44 đã được chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 2.

Bộ công cụ đánh giá hiệu quả Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở vùng Tây Bắc dược chuyển giao cho: Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Cục Dân vận/Tổng cục Chính trị; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 09 tỉnh Tây Bắc.

Cẩm nang công tác dân vận cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc được chuyển giao cho: Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Cục Dân vận/ Tổng cục Chính trị; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 09 tỉnh vùng Tây Bắc.

44 Đê tai: KHCN-TB.08X/13-18

Page 41: HÀ NỘI - 2020

41 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THƯC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2020

4.1. Đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu, nội dung của chương trình

Chương trình Tây Bắc là Chương trình KH&CN cấp Nhà nước mà phạm vi triển khai nghiên cứu và ứng dụng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, bao gồm 14 tỉnh của vùng Tây Bắc với tính liên ngành, liên lĩnh vực và liên vùng rất cao. Trong suốt thời gian triển khai Chương trình, ĐHQGHN và Chương trình đã nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các Ban, Bộ, Ngành và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt từ Chính phủ, các Bộ, Ngành, các địa phương, đảm bảo cho viêc thực hiên thanh công cả bốn muc tiêu của Chương trình.

Chương trình Tây Bắc có “tính mở” cao, thích ứng tối đa với diễn biến của tình hình, được phân kỳ triển khai trong cả hai giai đoạn triển khai của Chương trình. Sự tham gia tích cực của chính quyên cac địa phương, cac đoan thê, doanh nghiêp, cộng đồng dân cư va cac nha khoa hoc trong vung la vô cung quan trong, vừa với tư cach la cộng tac viên, la người “đặt hang”, người đanh gia (định kỳ, nghiêm thu) va vừa la người trực tiếp sử dung kết quả của Chương trình (thông qua chuyên giao/ban giao). Đây cũng là điểm ưu việt của Chương trình Tây Bắc, góp phần tác động trực tiếp đến các địa phương, thúc đẩy phát triển các mô hình quy mô tập thể hay hộ gia đình trong sản xuất/kinh doanh dựa trên nền tảng ứng dụng KH&CN.

Việc thực hiện Chương trình Tây Bắc đã góp phần nâng cao nhận thức của tất cả các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp về phát triển bền vững vùng Tây Bắc, một vùng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng của đất nước. Chương trình đã chỉ ra/khẳng định rằng mặc dù có nhiều

khó khăn nhưng Vùng đang có nhiều tiềm năng và những tiềm năng đó chưa được khai thác một cách có hiệu quả và một trong những nguyên nhân quan trọng là thiếu nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.

Toàn bộ 58 đề tài, dự án triển khai trong Chương trình đã được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu được điều tra và khảo sát thực tiễn với các phương pháp, cơ sở vật chất và cách tiếp cận phong phú, đa dạng và hiện đại và phù hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ.

Số liệu chi tiết về mức độ phù hợp của các mục tiêu, nội dung của các đề tài, dự án với mục tiêu chung và nhóm nội dung của Chương trình Tây Bắc:

Thống kê các đề tài, dự án có mục tiêu phù hợp với các mục tiêu của Chương trình Tây Bắc cho thấy (Hình 1):

i) Có 28 đê tai phu hợp với 1 muc tiêu/nhóm nội dung;

ii) 27 đê tai phu hợp với đồng thời 2 muc tiêu /nhóm nội dung;

iii) 3 đê tai đap ứng 3 muc tiêu/nhóm nội dung.

Như vậy, mục tiêu nội dung triển khai của của các đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc rất phù hợp với mục tiêu/nhóm nội dung của Chương trình Tây Bắc.

Sự cân đối của các mục tiêu nội dung của đề tài, dự án phân bổ theo từng mục tiêu chung/nhóm nội dung của Chương trình Tây Bắc:

Chương trình Tây Bắc có:

i) 24 đê tai, dự an (chiếm 26,1%) phu hợp với muc tiêu 1/nhóm nội dung 1 (Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh, các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch PTBV, đảm bảo QPAN vùng Tây Bắc).

ii) 18 đê tai, dự an (chiếm 19,6%) phu hợp với muc tiêu 2/nhóm nội dung 2 (Xác định luận cứ khoa học cho các mô

Page 42: HÀ NỘI - 2020

42 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

hình phát triển KT-XH phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc).

Hình 1. Số lượng (trai) va tỉ lê (phải) cac nhiêm vu có muc tiêu phu hợp với cac muc tiêu của Chương trình Tây Băc

iii) 41 đê tai, dự an (chiếm 44,6%) phu hợp với muc tiêu 3/nhóm nội dung 3 (Đề xuất, chuyển giao các giải pháp KH&CN phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin; phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa; góp phần đảm bảo QPAN vùng Tây Bắc).

iv) 9 đê tai, dự an (chiếm 9,8%) phu hợp với muc tiêu 4/nhóm nội dung 4 (Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu PTBV vùng Tây Bắc) (Hình1).

4.2. Đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu của chương trình

Chương trình về cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt có một số chỉ tiêu vượt như: bài báo đăng, cụ thể: tiêu chí về công bố quốc tế; tiêu chí về đào tạo thạc sĩ

và tiến sĩ; tiêu chí về ứng dụng thực tiễn, cụ thể:

i) 100% cac nhiêm vu triên khai trong Chương trình Tây Băc đã va đang được chuyên giao/ban giao cho cac Ban, Bộ, Nganh va Địa phương.

ii) 100% đê tai có kết quả được công bố trên tạp chí khoa hoc công nghê có uy tín của quốc gia hoặc quốc tế, trong đó 34/58 cac nhiêm vu có công bố quốc tế (đạt 58%).

iii) 54/58 nhiêm vu có sản phẩm đao tạo hoặc góp phần đao tạo ít nhất la 01 tiến sĩ va 1-2 thạc sĩ;

iv) 20% số đê tai có kết quả được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hưu trí tuê, đăng ký quyên tac giả;

v) 60% cac kiến nghị, khuyến nghị, giải phap, được cac cấp có thẩm quyên chấp nhận, 20% mô hình đê xuất được thực hiên va nhân rộng;

vi) Cac tiêu chí khac:

- 40% đê tai có kết quả lam tiên đê cho viêc nghiên cứu ứng dung ở giai đoạn tiếp theo;

- 50% đê tai có kết quả phuc vu trực tiếp cho viêc quy hoạch định hướng phat triên bên vưng vung Tây Băc.

4.3. Đánh giá sự phù hợp của chương trình với các định hướng

Chương trình Tây Bắc triển khai trong giai đoạn 2013-2010 phù hợp với yêu cầu và các định hướng, thể hiện ở các điểm quan trọng sau đây:

Thứ nhất, Chương trình Tây Bắc với tính hướng đích và tính ứng dụng cao, nhằm thiết thực giải quyết có hiệu quả cao các vấn đề cấp bách, phức tạp đang đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của vùng và các tiểu vùng. Đây không phải là chương trình nghiên cứu cơ bản hoặc điều tra cơ bản mà là chương trình nghiên cứu ứng dụng. Do vậy, một số nghiên cứu cơ bản va điêu tra cơ bản đã được tiến hanh với tính cach la nhưng nghiên cứu bổ sung, điêu tra bổ

Page 43: HÀ NỘI - 2020

43 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

sung nhằm phuc vu nghiên cứu ứng dung, phat triên công nghê, chuyên giao tri thức va công nghê nhằm đap ứng nhu cầu phat triên bên vưng của vung.

Thứ hai, do tính phức hợp cao của các vấn đề do thực tiễn phát triển bền vững của vùng đặt ra nên Chương trình Tây Bắc là một chương trình nghiên cứu tổng thể, tiếp cận các vấn đề theo hướng tích hợp, liên ngành, liên lĩnh vực, bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu với đào tạo, chuyển giao tri thức và công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, chất lượng cao. ĐHQGHN là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực lớn nhất cả nước, bao gồm đủ cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, luật, kinh tế, y, dược, khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và công nghệ, xếp hạng 1000 thế giới (theo cac bảng xếp hạng QS va THE), là nòng cột và đầu tàu trong hệ thống đại học Việt Nam. Đây là lợi thế riêng có của ĐHQGHN, phù hợp với yêu cầu khách quan của Chương trình là cần phải tiếp cận các vấn đề của vùng Tây Bắc theo hướng tích hợp, liên ngành, liên lĩnh vực; tích hợp cao giữa nghiên cứu với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao mô hình phát triển bền vững. ĐHQGHN có kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai các chương trình/nhiệm vụ KHCN lớn; Quy trình quản lý nhiệm vụ, quản lý kinh phí... được xây dựng và tổ chức thực hiện bài bản, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các chủ nhiệm/cơ quan chủ trì trong quá trình triển khai các nhiệm vụ.

Ngoài ra, ĐHQGHN đã huy động sự tham gia triển khai/phối hợp triển khai của các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn như: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Đại

học Thái Nguyên; các sở, ban, ngành của 14 tỉnh và một số doanh nghiệp. Vì vậy, viêc Bộ KH&CN đã giao ĐHQGHN quản lý va triên khai Chương trình Tây Băc la một chủ trương đúng dăn, có tính chiến lược trong nghiên cứu khoa hoc, phat triên va chuyên giao ứng dung công nghê cho vung.

Thứ ba, đảm bảo ANQP, phát triển bền vững, coi trọng và giải quyết thỏa đáng và kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, các địa phương trong vùng với lợi ích quốc gia - dân tộc đã va đang la nguyên tăc cơ bản trong tổ chức, xac định nội dung va nhiêm vu cu thê, triên khai thực hiên của Chương trình.

Thứ tư, KH&CN được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhu cầu của các địa phương là lớn, coi đó là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Các kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Bắc đã bám sát mục tiêu; được tách chiết để chuyển giao các tỉnh thông qua việc góp ý Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc; báo cáo trong các hội nghị, hội thảo khoa học và trong các buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương. Cac hoạt động của Chương trình đã góp phần giúp địa phương dần thay đổi nhận thức, coi viêc lựa chon ứng dung khoa hoc va công nghê la khâu đột pha trong phat triên kinh tế - xã hội của địa phương; được cac địa phương đanh gia cao va mong muốn hợp tac sâu rộng với Chương trình va ĐHQGHN; qua đó, đã góp phần thiết thực mở rộng quan hê hợp tac giưa ĐHQGHN với cac Ban, Bộ, Nganh va Địa phương.

Thứ năm, trong quá trình thực hiện, việc phối hợp giữa ĐHQGHN, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc (từ 2017 trở về trước), Ban Chủ nhiệm Chương trình, các sở, ban, ngành địa phương là hiệu quả. Ngoài ra, ĐHQGHN đã xây dựng được mạng lưới các cộng tác viên khoa học, đặc biệt các tổ chức KHCN ngay tại chính các địa phương tham gia hỗ trợ hiệu quả cho Chương trình.

Page 44: HÀ NỘI - 2020

44 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

4.4. Một số kết quả đánh giá ngoài

4.4.1. Đánh giá tích hợp

Đánh giá định lượng tích hợp tính thiết thực hiệu quả, đóng góp, tác động của Chương trình Tây Bắc được trình bày trong Hình 2. Theo đó, đánh giá định lượng: tính thiết thực, hiệu quả, đóng góp, tác động từ 14 tỉnh vùng Tây Bắc tương ứng là: 0,54; 0,55; 0,52 và 0,55 theo thang điểm 1, tức ở mức thiết thực, hiệu quả, có đóng góp, có tác động. Trong khi đó, các chuyên gia và các cán bộ tham gia trực tiếp đề tài, dự án đánh giá ở mức cao hơn, tương ứng là: 0,76; 0,66; 0,76 và 0,84 theo thang điểm 1, tức ở mức rất thiết thực, hiệu quả, có nhiều đóng góp và tác động nhiều. Sự khác biệt về đánh giá giữa 2 nhóm: i) 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và ii) đối tượng khác (các chuyên gia và các cán bộ tham gia trực tiếp đề tài, dự án) có thể là do một nhóm là đối tượng thụ hưởng các kết quả từ Chương trình Tây Bắc (14 tỉnh) còn một nhóm là đối tượng trực tiếp triển khai, tạo ra các kết quả.

Hình 2. Kết quả đanh gia tích hợp Chương trình Tây Băc

4.4.2. Đánh giá phân theo đia phương

Đánh giá tích hợp tính thiết thực hiệu quả, đóng góp, tác động của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018 theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: Yên Bái < Bắc Kạn < Hòa Bình < Nghệ An < Cao Bằng < Thanh Hóa < Tuyên

Quang < Điện Biên = Lai Châu < Lạng Sơn < Lào Cai < Sơn La < Phú Thọ < Hà Giang (Hình 3). Như vậy, Yên Bái và Bắc Kạn là hai tỉnh có đánh giá Chương trình Tây Bắc ở mức thấp nhất và Phú Thọ, Hà Giang có đánh giá Chương trình Tây Bắc ở mức cao nhất.

Trong số 57 nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây Bắc (không tính đề tài tổng kết), phần lớn các đề tài đều nghiên cứu, đánh giá chung đối với toàn bộ vùng Tây Bắc, trong đó có nghiên cứu, triển khai cụ thể tại từng địa phương. Số đề tài, dự án thực hiện/chuyển giao/áp dụng trực tiếp tại các địa phương được thống kê trong Bảng 1. Như vậy, tỉnh có ít nhất và nhiều nhất đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc triển khai trực tiếp là Thanh Hóa (1 đề tài) và Lào Cai (15 đề tài, dự án).

Hình 3. Kết quả đanh gia tích hợp theo địa phương

Bảng 1. Số đê tai, dự an giai đoạn 2013-2018 tại cac tỉnh vung Tây Băc

STT Tỉnh Số đề tài, dự án

1 Bắc Kạn 5

2 Cao Bằng 4

3 Điện Biên 8

Page 45: HÀ NỘI - 2020

45 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

4 Hà Giang 13

5 Hòa Bình 6

6 Lai Châu 8

7 Lạng Sơn 5

8 Lào Cai 15

9 Nghệ An 2

10 Phú Thọ 4

11 Sơn La 13

12 Thanh Hóa 1

13 Tuyên Quang 4

14 Yên Bái 3

Sự khác nhau trong kết quả đánh giá tính thiết thực, hiệu quả, đóng góp, tác động của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018 giữa các tỉnh có tương quan thuận với số lượng đề tài, dự án triển khai/chuyển giao/áp dụng tại các tỉnh (Hệ số tương quan R ≈ 0,33), nếu không tính số liệu của tỉnh Thanh Hóa và Phú Thọ thì hệ số tương quan này là R ≈ 0,55 (Hình 4).

Giá trị trung bình chung về tính hiệu quả về khoa học, công nghệ trong Chương trình Tây Bắc là 0,65 (mức hiệu quả). Mức độ hiệu quả của các sản phẩm KH&CN thuộc Chương trình Tây Bắc được áp dụng trong thực tế được đánh giá là 0,61, ở mức hiệu quả. Hiệu quả của các nhiệm vụ thuộc Chương trình tạo ra tri thức khoa học mới và có giá trị được đánh giá ở mức 0,63 (mức hiệu quả).

Về nguồn lực thực hiện, kết quả đánh giá trung bình chung là 0,55, được đánh giá ở mức hiệu quả. Tính hiệu quả của sự phối hợp của các tổ chức thực hiện đề tài, dự án là 0,43.

Hình 4. Tương quan giưa đanh gia va số đê tai, dự an trực tiếp tại cac tỉnh

(bên trai biêu đồ cho tất cả 14 tỉnh, bên phải la biêu đồ không tính hai tỉnh Phú Tho va Thanh Hóa)

Số cán bộ tham gia thực hiện các đề tài, dự án có trình độ tiến sĩ trở lên được đánh giá mức hiệu quả là 0,70 và có trình độ thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư là 0,33.

Về hiệu quả quản lý nhiệm vụ, chương trình, kết quả đánh giá cho thấy giá trị trung bình chung là 0,66 (mức hiệu quả).

Mức độ hiệu quả trong thực hiện quy trình công bố tuyển chọn, đánh giá lựa chọn là 0,69 (mức hiệu quả cao), đối với công tác giám sát tiến độ thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc mức độ hiệu quả được đánh giá là 0,62 (mức hiệu quả).

Mức độ hiệu quả trong việc đánh giá kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình Tây Bắc sau khi hoàn thành là 0,62 (mức hiệu quả).

Tính hiệu quả của hội nghị và hội thảo khoa học đã tổ chức là 0.50.

Sau khi thực hiện đánh giá tích hợp tính thiết thực, hiệu quả, đóng góp, tác động của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018, mức độ thiết thực, hiệu quả, đóng góp và tác động theo thứ tự từ thấp đến cao là: Yên Bái <

Page 46: HÀ NỘI - 2020

46 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Bắc Kạn < Hòa Bình < Nghệ An < Cao Bằng < Thanh Hóa < Tuyên Quang < Điện Biên = Lai Châu < Lạng Sơn < Lào Cai < Sơn La < Phú Thọ < Hà Giang. Như vậy, Yên Bái và Bắc Kạn là 2 tỉnh có đánh giá Chương trình Tây Bắc ở mức thấp nhất và Phú Thọ, Hà Giang có đánh giá Chương trình Tây Bắc ở mức cao nhất.

Kết quả đánh giá tác động, sự phối hợp và liên kết giữa Chương trình Tây Bắc với các địa phương cho kết quả trung bình là 0,45 được xếp ở mức chặt chẽ. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các tỉnh vùng Tây Bắc. Giá trị đánh giá được xếp ở mức cao nhất là tỉnh Hà Giang và thấp nhất là ở tỉnh Nghệ An và Bắc Kạn.

Sự phối hợp giữa cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án với địa phương trong triển khai các nhiệm vụ KH&CN cũng có giá trị chặt chẽ, cao nhất ở tỉnh Sơn La và thấp nhất là tỉnh Hòa Bình.

Sự phối hợp của Chương trình (Ban Chủ nhiệm, Văn phòng, Cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm đề tài, dự án) với địa phương trong chuyển giao và sử dụng kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phối hợp chặt chẽ, cao nhất tại tỉnh Hà Giang và thấp nhất tại tỉnh Hòa Bình.

4.5. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao hiệu quả Chương trình

Một la, cần phải làm tốt công tác đề xuất nhiệm vụ, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, liên ngành, liên vùng,... trong quá trình đề xuất, xác định nhiệm vụ và tuyển chọn nhằm giải quyết được các vấn đề cấp bách tầm quốc gia như mô hình phát triển, triết lý phát triển liên ngành phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, giải quyết các thiếu hụt về công nghệ,... và tránh dàn trải.

Hai la, cần phải tập trung thực hiện các mục tiêu, nội dung trọng tâm của Chương trình Tây Bắc, bám sát các trọng tâm ưu tiên trong Chiến lược KH&CN, Nghị quyết

37-NQ/TW,... và đặc biệt là nhu cầu thực tế của các địa phương vùng Tây Bắc. Các nhiệm vụ được đề xuất, xác định và tuyển chọn phải đảm bảo tính thiết thực, khả thi, bền vững và mang lại hiệu quả.

Ba la, cần phải coi trọng phương thức phối hợp, liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng để tiến hành nghiên cứu, kiểm tra đánh giá định kỳ, nghiệm thu và chuyển giao. Giải quyết các vấn đề theo chuỗi, có tính liên ngành, liên tỉnh nội vùng và liên vùng. Các đề tài, dự án xây dựng được các mô hình không chỉ đem lại hiệu quả thiết thực trên địa bàn triển khai, mà còn phải góp phần làm rõ hơn các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho vùng Tây Bắc.

Bốn la, cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí đề các đề tài, dự án thực hiện có chất lượng, đề xuất được các giải pháp thiết thực, triển khai được các mô hình ứng dụng, các công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đảm bảo tính hiệu quả trong triển khai. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ cơ sở và nhân dân địa phương để thu được các phản biện khách quan cho các đề tài, dự án, nhất là các nhiệm vụ có tính lý luận, về cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Năm la, cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức cá nhân chủ trì đề tài, dự án với các cơ quan, tổ chức đặt hàng và ứng dụng kết quả để luôn bám sát mục tiêu đề ra và kịp thời triển khai ứng dụng kết quả. Tránh nóng vội, xa rời thực tế, nặng về hàn lâm, nhất là các đề tài, dự án nghiên cứu lý luận, cơ chế và chính sách.

Sau la, cần tăng cường liên chuỗi giá trị, phát huy vai trò của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, gắn với tái cơ cấu Nông nghiệp - Lâm nghiệp và Dịch vụ.

Bảy la, cần có phương thức tổ chức phù hợp để người

Page 47: HÀ NỘI - 2020

47 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

dân các địa phương trong vùng Tây Bắc tích cực tham gia triển khai các mô hình đặt tại địa phương. Cần có cách đi đúng để huy động sự hưởng ứng và nhân rộng nhanh chóng của người dân trong vùng.

Tam la, cần huy động tốt các nguồn lực địa phương, doanh nghiệp, các nguồn lực quốc tế tham gia thực hiện Chương trình Tây Bắc, nhất là đối với các đề tài, dự án triển khai ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, địa phương đặc biệt khó khăn.

Chín la, cần phải xác định rõ cơ chế phối hợp đề lồng ghép các đề tài, dự án của Chương trình Tây Bắc với các chương trình kinh tế - xã hội khác, đặc biệt từ nguồn lực hợp tác quốc tế.

V. CÁC NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ CẦN TIẾP TỤC THƯC HIÊN CHO VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2021-2025

5.1. Chủ trương, cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội và đảm bảo Quốc phòng, An ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2020”;

- Quyết định số 1580/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 2014 về “Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 2 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển Kinh tế - Xã hội và bảo đảm Quốc phòng - An ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”;

- Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tháng 4 năm 2005 về “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/NQ/TW”, giao

nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện cho 21 Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh trong vùng;

- Các quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của các tỉnh vùng Tây Bắc;

- Văn kiện Đại hội các Đảng bộ các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025;

- Các chiến lược: “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; “Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam"; "Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam”...;

- Các quy hoạch và kế hoạch: “Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030”; “Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến 2030”;

- Quyết định số: 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Ý kiến đóng góp của các địa phương vùng Tây Bắc về nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV giai đoạn 2019-2025.

5.2. Một số hạn chế của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020

Thứ nhất, mặc dù các đề tài đã cung cấp luận cứ khoa học cho PTBV của vùng nhưng chưa đủ thời gian và nguồn lực tài chính để triển khai chuyển giao và xây dựng các dự

Page 48: HÀ NỘI - 2020

48 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

án chuyển giao có sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp theo hướng vùng và liên kết vùng; Một số đề tài, dự án trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đã và đang triển khai cần có thời gian tiếp tục phát triển và mở rộng, quảng bá rộng rãi.

Thứ hai, để một kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn, trước hết đề tài phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và rất cần sự phối kết hợp thật chặt chẽ của ba nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Tất cả những điều kiện có tính tiên quyết trên đây tuy đã được quan tâm đặc biệt khi xây dựng chương trình, nhưng trên thực tế sự sâu sát và tính gắn kết còn hạn chế.

Thứ ba, có những địa phương được coi là đơn vị đặt hàng nhưng trong quá trình triển khai và khi nghiệm thu đã không thật quan tâm đến kết quả. Một trong lý do rất căn bản khiến cho các mô hình, dự án khó PTBV là vì phần lớn đều được dựng lên dưới dạng “thí điêm” nên hết kinh phí thì dự án không thể tiếp tục hoạt động. Trong ý nghĩa này, sự vào cuộc của doanh nghiệp có ý nghĩa kép. Trước tiên, thể hiện tính khả thi và hiệu quả của dự án. Doanh nghiệp chỉ thực sự bỏ tiền đầu tư khi họ nhìn thấy khả năng thu hồi vốn và sinh lời khi vận hành. Thêm nữa, như một hệ quả tất yếu, sự tham gia sâu của doanh nghiệp chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của dự án.

Thứ tư, một nhận thức mới (có được qua một số đề tài) là phải gắn kết thực sự (nghĩa là không chỉ trên hình thức) và có sự phân công rõ ràng giữa ba nhà. Nhà quản lý đương nhiên có trách nhiệm vạch quy hoạch và giữ vai trò quả lý, nhưng sẽ thiếu tính khoa học và khó mời gọi nhà đầu tư nếu ngay từ khâu này thiếu đi sự tham gia của các nhà chuyên môn và các doanh nhân. Trong Chương trình Tây Bắc, đề tài “Nghiên cứu giải phap khoa hoc va công nghê xây dựng mô hình phuc vu bảo tồn va phat huy cac gia trị di sản cho phat triên bên vưng du lịch vung lòng hồ Hòa Bình”

đã có tương đối đầy đủ các yếu tố nói trên, rất cần được phát huy và nhân rộng.

Thứ năm, trong Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 đã có đề tài nghiên cứu đánh giá về hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Một phát hiện rất rất đáng lưu tâm là có không ít chính sách đề ra rất nhiều nội dung cần thực hiện, nhưng lại không có kinh phí kèm theo hoặc không chỉ ra được nguồn kinh phí lấy từ đâu. Vì vậy, mặc dù những chính sách này hết sức quan trọng, nhưng khi triển khai phần nhiều chỉ dừng lại trên hình thức. Rất cần tiếp tục đưa những chính sách dạng này vào cuộc sống với những nội dung nghiên cứu cụ thể, thực tế hơn ở giai đoạn sau.

Thứ sau, một vấn đề khá nan giải đặt ra cho chương trình là tỉnh nào cũng muốn được cái gì cụ thể cho địa phương mình, chứ không nghĩ tới lợi ích tầm cả vùng, chứ chưa nói đến cả nước, toàn cầu,... trong khi đó lại rất lo ngại khi triển khai một dự án cụ thể, cho đó là “thiếu tầm”, dễ gây xung đột cục bộ,... Chẳng hạn khi nói tới những dự án liên kết du lịch toan vung Tây Băc thì rất ít địa phương hào hứng, nhưng khi đặt vấn đề xây dựng dự án đầu tư nhà Vương (vua Mèo) thành một địa chỉ du lịch đẳng cấp quốc tế, thì lại e ngại sự phản ứng của cộng đồng các tộc người khác (Thái, Dao, Tày, Mường,...).

5.3. Tính cấp thiết của việc cần tiếp tục Chương trình Tây Bắc

Thứ nhất, cùng với những luận chứng khá thuyết phục được thể hiện trong thuyết minh về tầm quan trọng của việc nghiên cứu phục vụ PTBV vùng Tây Bắc, là vùng được ưu tiên nên từ trước tới nay đã có khá nhiều chương trình mục tiêu, trong đó có nội dung và kinh phí dành cho nghiên cứu. Tuy nhiên, do tính chất chuyên ngành, chuyên đề của các chương trình mục tiêu nên việc nghiên cứu thường chỉ đạt tới độ nhận thức khoa học cần thiết

Page 49: HÀ NỘI - 2020

49 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

và thiếu những hiểu biết mang tính tổng thể. Vì vậy, kết quả việc triển khai các chương trình còn nhiều hạn chế. Thậm chí đã xảy ra tình trạng chồng lấn, lãng phí và kém hiệu quả. Nhiều nội dung nghiên cứu mang tính cơ bản vẫn phải triển khai trong Chương trình Tây Bắc. Điều này ít nhiều có ảnh hưởng tới định hướng ứng dụng của chương trình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cơ bản đạt được trong chương trình lần này rất có giá trị, đặc biệt trên phương diện tạo ra cơ sở dữ liệu toàn diện, có thể khai thác tốt cho các nhiệm vụ nghiên cứu liên ngành và nghiên cứu ứng dụng trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, khi thiết kế các nhiệm vụ thành phần cho Chương trình Tây Bắc, vấn đề này cũng đã được lường tính, nhưng khi triển khai thì những lường tính ấy còn có khoảng cách so với thực tế. Chẳng hạn, trong nhóm các đề tài xây dựng mô hình sinh kế, hầu hết không thấy hết tập quán quen “nhận tài trợ”của cư dân các vùng nghèo nên gặp không ít khó khăn khi vận dụng các mô hình sinh kế ở miền xuôi. Đây là một nhận thức khoa học mới rất quan trọng. Những phát hiện này sẽ giúp cho việc xây dựng các mô hình trong thời gian tới sẽ thực tế và hiệu quả hơn.

Thứ ba, khi xây dựng thuyết minh Chương trình, tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, của nguồn nhân lực và công tác giáo dục - đào tạo đã được chú trọng. Tuy nhiên, sau khi triển khai một số đề tài thuộc nội dung này, Chương trình phát hiện được những thiết kế đó chưa thật phù hợp. Chẳng hạn, việc bồi dưỡng giáo viên là quan trọng, nhưng cần chú ý đúng mức hơn việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cũng cần phải thấy, không có mô hình chung cho toàn vùng Tây Bắc mà cần lưu ý đặc thù vùng văn hóa và đặc trưng các tộc người. Sẽ rất hiệu quả nếu những phát hiện này tiếp tục được kế thừa và tiếp tục

nâng cao theo hướng sát hợp hơn với nhu cầu thực tiễn.

Thứ tư, khi nói tới vùng Tây Bắc, những vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng thường được đặc biệt quan tâm và Chương trình Tây Bắc không phải là ngoại lệ. Sau khi nghiệm thu có thể thấy các đề tài thuộc nhóm nội dung này đều làm rất tốt. Một trong những nguyên nhân là các nội dung này là những nhiệm vụ có tính chuyên biệt cao, đã từng được các cơ quan và các lực lượng chức năng (công an, quân đội) đã tiến hành nghiên cứu từ rất sớm. Thực tế đó chỉ ra rằng nghiên cứu những vấn đề thuộc nhóm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần được tiến hành thường xuyên bởi các lực lượng chức năng và chỉ trong những trường hợp đặc biệt hoặc gắn với nghiên cứu cơ bản mới kết hợp với các các chương trình lớn mang tính tổng hợp và cần thời gian nghiên cứu dài.

Thứ năm, một trong những nguồn tài nguyên vô tận và vô giá của vùng Tây Bắc là văn hóa. Giá trị của văn hóa Tây Bắc nằm ở tính chất đa dạng và đặc sắc, độc đáo đến độ khó có nơi đâu có thể so sánh được. Tuy nhiên, trong Chương trình Tây Bắc ở giai đoạn 2013-2020, các nhiệm vụ thuộc nhóm này còn tản mạn, rời rạc và còn bị chi phối bởi khuynh hướng nghiên cứu văn hóa tộc người, cách mà các viện nghiên cứu chuyên ngành, các trường đại học đã tiến hành từ nhiều năm trước. Chưa có nhiều những nghiên cứu hướng tới khai thác các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên như những tài nguyên có giá trị. Còn hạn chế về phương diện nghiên cứu phát huy các di sản văn hóa. Hạn chế này là do trong thiết kế Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 chưa chú ý đúng mức đến việc xây dựng các dự án khai thác cụ thể, cần phải được khắc phục trong giai đoạn sau.

Thứ sau, mặc dù Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hỗ trợ PTBV đối với một vùng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối

Page 50: HÀ NỘI - 2020

50 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và an ninh môi trường, sinh thái. Nhu cầu của Vùng và những kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Bắc cho thấy việc tiếp tục thực hiện Chương trình ở giai đoạn tiếp theo sẽ giúp:

i) Cụ thể hóa quan điểm Đại hội XIII của Đảng về phát triển bền vững vùng Tây Bắc nói chung và quan điểm của đại hội Đảng bộ các tỉnh trong Vùng nói riêng thông qua việc nghiên cứu các luận cứ khoa học và thực tiễn cho xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của Vùng và từng địa phương trong giai đoạn tới.

ii) Kết nối được các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý cả ở Trung ương và địa phương; tập trung được nguồn lực để giải quyết những vấn đề căn bản, mang tính nền tảng đối với phát triển bền vững của Vùng (như phát triển nguồn nhân lực; xây dựng thể chế,…); giúp cho Vùng tận dụng được lợi thế của người đi sau; phát huy được ở mức cao nhất các tiềm năng và lợi thế, không chỉ về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên mà cả về văn hóa, lịch sử độc đáo và đặc sắc cho phát triển; giúp giải quyết được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh; giữa phát triển kinh tế với xóa đói, giảm nghèo và giảm bất bình đẳng xã hội…

iii) Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước, nhất là trong ứng dụng và chuyển giao các kết quả khoa học và công nghệ; giúp giải quyết những vấn đề mới nảy sinh dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và những biến đổi của tình hình trong nước và thế giới, nhất là sau đại dịch Covid 19.

iv) Những kết quả đạt được của Chương trình Tây Bắc đã chứng minh năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội trong xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình.

5.4. Bối cảnh, yêu cầu của thực tiễn và tình hình mới

Thứ nhất, trong lịch sử cũng như hiện tại, vùng Tây Bắc luôn là địa bàn chiến lược trọng yếu, nơi có hai tuyến đường biên giới với tổng chiều dài hơn 2.200 km tiếp giáp với Trung Quốc và Lào. Vì vậy, sự vững mạnh toàn diện của vùng này liên quan mật thiết đến sự hưng thịnh, tồn vong, an nguy của cả nước, của chế độ, sự toàn vẹn của chủ quyền quốc gia, sự thống nhất của Tổ quốc. Tiếp tuc nghiên cứu khoa hoc, phat triên va ứng dung công nghê phuc vu phat triên bên vưng vung Tây Băc la trực tiếp góp phần vao viêc củng cố vung biên cương trong yếu nhất của Tổ quốc, biến nơi đây thanh nhưng cửa ngõ hưu nghị, thanh điêm sang trong qua trình chủ động hội nhập quốc tế của đất nước.

Thứ hai, Tây Bắc lại là nơi đầu nguồn của tất cả các dòng sông, nơi nắm giữ và cung cấp nguồn nước và điện năng cho toàn bộ vùng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Các nghiên cứu thời gian qua đã chỉ ra mối liên hệ địa - môi trường - khí hậu giữa vùng Tây Bắc với các vùng phụ cận, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ là vô cùng mật thiết. Bất kỳ sự biến đổi nào về thiên nhiên, môi trường ở vùng này đều trực tiếp tác động đến châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cac nghiên cứu giai đoạn vừa qua đã va đang cung cấp được cac luận cứ khoa hoc va thực tiễn, phuc vu viêc định hướng quy hoạch, đê xuất mô hình va giải phap phat triên bên vưng vung Tây Băc. Đó la viêc lam vô cung cấp thiết va cần triên khai liên tuc đối với vung Tây Băc.

Thứ ba, các kết quả nghiên cứu của giai đoạn 2013-2020 đã chỉ ra vùng Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển to lớn nhưng chưa được khám phá đầy đủ, chưa được khơi dậy và phát huy tốt, bền vững. Tây Bắc có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị kinh tế to lớn, như khoáng sản, nông-lâm sản, các

Page 51: HÀ NỘI - 2020

51 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

nguồn thủy sản lòng hồ và thủy sản nước lạnh, các nguồn gen và các chủng vi sinh vật, các cây dược liệu quý hiếm,... Tây Bắc còn là nơi có di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của nhân dân các dân tộc được kết tinh và bảo tồn từ hàng nghìn năm lịch sử. Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, kỳ vĩ... thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch chữa bệnh... Bên cạnh đó, truyền thống lịch sử hào hùng, nhất là những trang lịch sử cận hiện đại cũng là những tài sản vô giá có thể đã và đang được nghiên cứu để bảo tồn, khai thác và phát huy. Mặc du có sự đầu tư tốt cho nghiên cứu ở giai đoạn 2013-2020, tuy nhiên cac mô hình va triên khai tại vung chưa có đủ thời gian đê phat huy hết cac gia trị. Nhiêu đê tai đã cung cấp luận cứ khoa hoc cho phat triên bên vưng của vung nhưng chưa đủ thời gian va nguồn lực tai chính đê triên khai xây dung cac dự an chuyên giao có sự tham gia của cac địa phương, doanh nghiêp theo hướng vung va liên kết vung. Một số đê tai dự an trong lĩnh vực nông đê lâm nghiêp đã va đang triên khai rất cần có thêm thời gian tiếp tuc phat triên va mở rộng, phat huy gia trị của cac đóng góp KH&CN va được quảng ba rộng rãi. Vì vậy, tiếp tuc triên khai Chương trình Tây Băc giai đoạn 2021-2025 sẽ giúp phat huy tốt cac tiêm năng va lợi thế to lớn nói trên trong một chiến lược phat triên bên vưng phu hợp dựa vao KH&CN va giúp Tây Băc sẽ trở thanh một khu vực phat triên bên vưng, xanh, bao trum, có đóng góp chung vao sự nghiêp công nghiêp hóa, hiên đại hóa va hội nhập của cả nước.

Thứ tư, kết quả Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 cho thấy Tây Bắc là một trong những vùng mà thực tiễn phát triển đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, nóng bỏng nhất. Đó là hiện tượng suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng không đúng các nguồn khoáng sản; đó là tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao nhất cả nước, nhất là trong các cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa;

đó là tình trạng kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn ở mức thấp, cho nên Tây Bắc cũng là nơi có nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất; đó là nơi các tệ nạn xã hội và tội phạm (buôn lậu ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn lậu qua biên giới...) gia tăng nhanh chóng. Đây cũng là địa bàn luôn ẩn chứa những nguy cơ dẫn đến sự kỳ thị, chia rẽ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, là địa bàn mà các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ và xâm hại chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia... Viêc tiếp tuc tổ chức, triên khai Chương trình Tây Băc giai đoạn 2021-2025 va cả sau nay la xuất phat từ chính nhu cầu thực tiễn nóng bỏng của vung Tây Băc ma một giai đoạn 2013-2020 vừa qua chưa thê giải quyết được hết cac vấn đê. Đó cũng vì sự phat triên bên vưng của Tây Băc va của cả nước, mang lại lợi ích trước hết cho đồng bao cac dân tộc ở vung Tây Băc va cho nhân dân cả nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh của vung Tây Băc va của quốc gia.

Thứ năm, trong xu hướng tất yếu của kỷ nguyên văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ và văn hóa đã trở thành một nguồn lực trực tiếp và quan trọng bậc nhất của sự phát triển nhanh và bền vững của tất cả các quốc gia, dân tộc, vùng và của các địa phương. Riêng đối với nước ta và đặc biệt đối với vùng Tây Bắc, để tìm ra lời giải tối ưu, hài hòa cho các bài toán phát triển trước mắt và lâu dài, phát huy tối đa sức mạnh của các nguồn lực, các tiềm năng và lợi thế, tạo nên nguồn xung lực phát triển mới với các bước phát triển đột phá nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách tụt hậu trong phát triển so với các khu vực và quốc gia tiên tiến thì lựa chọn duy nhất là phát huy nguồn lực trí tuệ và nguồn lực con người, tức là dựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ và văn hóa. Tiếp tuc tổ chức triên khai Chương trình Tây Băc giai đoạn 2021-2025 chính la đê đap ứng yêu cầu bức thiết mang tính thời đại trong qua trình đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiên đại hóa va chủ động hội nhập quốc tế của vung Tây Băc va của cả nước.

Page 52: HÀ NỘI - 2020

52 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Thứ sau, với quan điểm coi sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao ĐHQGHN chủ trì triển khai Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 với tầm nhìn chiến lược mang tính đột phá, tiếp cận và giải quyết các vấn đề của vùng theo quan điểm phát triển bền vững, tương xứng với vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của vùng trong chiến lược phát triển của đất nước và chủ trương của Bộ Chính trị thể hiện ở Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngày 01 tháng 7 năm 2004. Vung Tây Băc la vung còn nhiêu khó khăn vê điêu kiên tự nhiên, kinh tế- xã hội vì vậy cang phải dựa vao khoa hoc va công nghê đê phat triên bên vưng, ứng phó với biến động toan cầu (trong đó có biến đổi khí hậu - BĐKH). Viêc tiếp tuc triên khai ở giai đoạn 2021-2025 sẽ góp phần tạo nên một nên tảng, một đòn bẩy tri thức - công nghê - văn hóa - xã hội mạnh mẽ cho chiến lược phat triên bên vưng vung Tây Băc, đap ứng nguyên vong tha thiết của nhân dân cac dân tộc trong vung va góp phần tư vấn tổng kết Nghị quyết 37/NQ-TW của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII, XIII của Đảng nhằm đưa cac Nghị quyết, chủ trương, chính sach mới giai đoạn 2020-2025 của Đảng va Nha nước trên nên tảng KHCN vao cuộc sống.

5.5. Nguyên tắc, tiêu chí của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2021-2025

Chương trình được xây dựng và tổ chức triển khai phải đảm bảo bốn nguyên tắc sau:

5.5.1. Tính hướng đích và ứng dụng

Các đề tài, dự án thuộc Chương trình phải có mục tiêu, mục đích, các nội dung nghiên cứu và kết quả thực hiện về KH&CN phục vụ trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo an ninh - quốc phòng (ANQP), ứng phó với biến đổi toàn cầu (BĐTC)... Các kết quả này phải đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị đặt hàng, doanh nghiệp, người dân về sản xuất

hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm, tạo sinh kế bền vững, bảo vệ môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, giảm xung đột xã hội...

5.5.2. Tính thiết thực

Các đề tài, dự án thuộc Chương trình phải đáp ứng được nhu cầu thực tế của Nhà nước, các địa phương, tổ chức, cơ quan quản lý, tuân thủ chặt chẽ đặt hàng của đơn vị sử dụng kết quả; có sự tham gia phối hợp cùng thực hiện của đơn vị, người dân có nhu cầu và đơn vị chủ trì nghiên cứu, phát triển.

5.5.3. Tính khả thi và hiệu quả

Các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ phải có tính khả thi trong quá trình thực hiện đối với đơn vị sử dụng; các nhiệm vụ được phê duyệt và cho phép triển khai khi thuyết minh đầy đủ được tính khả thi về thời gian thực hiện, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, năng lực của chủ nhiệm đề tài, của thành viên tham gia nghiên cứu và đơn vị chủ trì; các nhiệm vụ thực hiện phải đảm bảo triển khai đúng tiến độ, mục tiêu, nội dung, kết quả đạt được đúng như thuyết minh được phê duyệt.

5.5.4. Tính bền vững

Sử dụng, duy trì, phát huy kết quả, sản phẩm các đề tài, dự án, nhiệm vụ của Chương trình sau khi kết thúc. Chương trình cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cần thiết, phát triển, nhân rộng, chuyển giao công nghệ và tri thức đã có từ Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 cùng các tiến bộ KH&CN đã có từ các chương trình KH&CN khác. Các nhiệm vụ cần chuyển giao thành công, có tính ứng dụng lâu dài, vận hành và thực hiện bởi các địa phương, doanh nghiệp và người dân vùng Tây Bắc vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sinh kế, nâng cao trình độ KH&CN, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐTC.

Page 53: HÀ NỘI - 2020

53 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

5.6. Mục tiêu, nội dung, đối tượng tác động, tính liên kết

5.6.1. Mục tiêu

a) Cung cấp luận cứ, mô hình và giải pháp tổng thể phát triển KH&CN và chuyển giao tri thức, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp phục vụ PTBV, bao trùm, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống), ứng phó với BĐTC, nâng cao tính bền vững về hệ thống xã hội, hệ thống tự nhiên và hệ thống con người.

b) Phát triển và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ, xử lý rác thải, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, giáo dục và đào tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu PTBV và ứng phó với BĐTC.

c) Phát triển và nhân rộng các mô hình đã thử nghiệm vào sản xuất tạo sản phẩm hàng hóa nông-lâm-ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hoá... có tác động và hiệu quả cao về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, sinh thái và phát triển xã hội theo hướng bền vững; thúc đẩy chuyển giao tri thức, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp phục vụ thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch PTBV, đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống), ứng phó với BĐTC.

d) Phát huy và phát triển nguồn nội lực KH&CN tại Tây Bắc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với CMCN 4.0, nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo của các cấp quản lý tại các tỉnh Tây Bắc về PTBV, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống), ứng phó hiệu quả với BĐTC.

5.6.2. Các đinh hướng về nội dung triển khai Chương trình giai đoạn 2021-2025

a) Nội dung 1: Nghiên cứu xác định các luận cứ khoa học và thực tiễn cho chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của Vùng nói chung và các địa phương trong vùng nói riêng, giai đoạn 2021-2030. Gồm có:

i) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp kiến tạo PTBV, bao trùm, ứng phó với BĐTC, thiên tai, biến đổi xã hội, phát huy tiềm năng, thế mạnh, phù hợp với văn hóa, con người, khả năng chống chịu, phục hồi, chịu tải, nhạy cảm, tổn thương hệ sinh thái, môi trường, tài nguyên, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc.

ii) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và giải pháp cho PTBV kinh tế và xã hội, chống chịu tốt với BĐTC.

iii) Nghiên cứu các giải pháp KH&CN thúc đẩy liên kết vùng, gắn kết hữu cơ trong nội vùng cũng như liên kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, và hội nhập kinh tế quốc tế.

iv) Nghiên cứu các mô hình và giải pháp phát triển xã hội hài hoà bản sắc các dân tộc, với tự nhiên, an toàn với thiên tai, BĐKH, môi trường và các BĐTC; phát huy và phát triển văn minh sinh thái Tây Bắc để PTBV.

v) Nghiên cứu xác định luận cứ, mô hình, giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng các địa phương vùng Tây Bắc; Bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc; Kết hợp phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đối ngoại với bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc; Nâng cao vai trò hệ thống chính trị các cấp trong bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc.

b) Nội dung 2: Nghiên cứu thúc đẩy chuyển giao, phát triển và ứng dụng các công nghệ và kết quả đạt được của các đề tài, dự án, nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 vào thực

Page 54: HÀ NỘI - 2020

54 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

tiễn sản xuất và phát triển nông - lâm - ngư, công nghiệp và dịch vụ, du lịch, văn hoá, tri thức bản địa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Gồm có:

i) Nghiên cứu các giải pháp nhân rộng công nghệ xử lý cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiết kiệm; các công nghệ mới về năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới nhằm bảo vệ môi trường.

ii) Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy sản và các đặc sản Tây Bắc. Hình thành chuỗi nông - lâm - thủy sản và đặc sản phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho các nông - lâm - thủy sản và đặc sản vùng Tây Bắc. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế biến sâu và xây dựng thị trường cho sản phẩm đặc thù của vùng Tây Bắc.

iii) Nghiên cứu phát triển cây dược liệu và các bài thuốc đông dược, nam dược, triển khai liên kết vùng tạo thành vùng sản xuất và nghiên cứu dược liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất tại Tây Bắc hoặc tại các tỉnh thành khác của Việt Nam cũng như xuất khẩu dược liệu.

iv) Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh hóa, hóa dược, phục vụ sản xuất thuốc đông dược, nam dược, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về các bài thuốc dân tộc, tri thức bản địa và nguồn dược liệu phong phú được phát hiện ở Tây Bắc.

v) Nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra giống cây, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, sức chống chịu tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc.

vi) Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ gắn với chứng nhận chất lượng, xây dựng và quảng bá, phát triển thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

vii) Nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học phát huy và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi, nuôi cấy mô và phát triển công nghệ sinh học tiên tiến phục vụ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp công nghệ cao, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tại các vùng sinh thái đặc thù vùng Tây Bắc.

viii) Nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: phân bón (NPK nhả chậm, phân bón hữu cơ sinh học); chất giữ ẩm, thuốc trừ sâu và các sản phẩm đặc thù khác của Tây Bắc; các sản phẩm sinh - hóa học (sản xuất phân bón hữu cơ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học)...

ix) Nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng chuyển giao công nghệ thông tin, một số công nghệ của CMCN 4.0 phục vụ tự động hóa tưới tiêu, giám sát môi trường, thiên tai, BĐKH...

x) Nghiên cứu xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu tích hợp, Atlas điện tử Tây Bắc phục vụ quản lý và PTBV, ứng phó hiệu quả với BĐTC.

xi) Nghiên cứu các công nghệ phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng tự nhiên của vùng Tây Bắc (năng lượng mặt trời, địa nhiệt và năng lượng gió) phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, điện năng, an toàn cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch.

xii) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng chuyển giao công nghệ thu hoạch, chế biến tinh, chế biến sâu sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm nông sản, cây ăn quả và dược liệu chủ lực, các loài gia súc và gia cầm, thức ăn cho đại gia súc... tại vùng Tây Bắc.

xiii) Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Tây Bắc để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm; Ap dụng khoa

Page 55: HÀ NỘI - 2020

55 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

học công nghệ vào thu hút khách du lịch, quảng bá du lịch đến du khách trong nước và quốc tế.

xiv) Nghiên cứu, phát triển và phát huy giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống nhằm nâng cao thu nhập, thu hút du lịch, bảo vệ môi trường.

xv) Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ chữa bệnh hiện đại đến các bệnh viện tuyến tỉnh nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị cho các bệnh viện tỉnh.

xvi) Phát triển và nhân rộng các mô hình đã được nghiên cứu và thử nghiệm trong giai đoạn 2013-2018.

xvii) Nghiên cứu phát triển các mô hình chuyển đổi số đặc thù cho vùng Tây Bắc dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn và dữ liệu.

c) Nội dung 3: Nghiên cứu phát triển các giải pháp quản lý tổng hợp, hiệu quả, bền vững tài nguyên, thiên nhiên và bảo tồn các hệ sinh thái (HST) đặc thù, ứng phó hiệu quả với thiên tai, BĐKH ở Tây Bắc. Gồm có:

i) Nghiên cứu các giải pháp về công nghệ, quy hoạch khai thác sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, kỳ quan, tài nguyên du lịch để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

ii) Nghiên cứu giải pháp khoa học, cơ chế quản lý trong sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Đà, sông Hồng... đảm bảo an ninh môi trường, an ninh nguồn nước và ứng phó BĐKH.

iii) Nghiên cứu phát triển các công nghệ giám sát, nâng cao năng lực quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm.

iv) Nghiên cứu giải pháp khoa học cho quản lý tổng hợp liên ngành tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, kỳ quan thiên nhiên, di sản văn hoá các HST miền núi và các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên Tây Bắc phục vụ bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó BĐKH.

v) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ phục hồi các vùng đất thoái hóa, bạc màu, các diện tích rừng bị suy thoái và các loại hình cảnh quan sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

vi) Nghiên cứu các giải pháp KH&CN giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ứng phó hiệu quả với BĐKH, các kịch bản bất lợi nhất có thể xảy ra.

vii) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ giá thành hợp lý, hiệu quả, phù hợp với điều kiện Tây Bắc để xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải sản xuất, sinh hoạt.

viii) Nghiên cứu các mô hình, giải pháp, công nghệ đảm bảo an ninh phi truyền thống, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước cho vùng Tây Bắc.

d) Nội dung 4: Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, phát huy nguồn nội lực KH&CN tại Tây Bắc đáp ứng yêu cầu PTBV, bao trùm, ứng phó BĐTC. Gồm có:

i) Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý vùng Tây Bắc về kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường, đảm bảo an ninh phi truyền thống, ứng phó hiệu quả với BĐTC.

ii) Nghiên cứu các giải pháp phát huy và phát triển nguồn nội lực KH&CN tại Tây Bắc và hợp tác giữa KH&CN với doanh nghiệp, với hợp tác xã, với các hộ gia đình nội vùng Tây Bắc và với các vùng lân cận và cả nước để PTBV vùng Tây Bắc, ứng phó hiệu quả BĐTC; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN, CMCN 4.0; nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn Tây Bắc trong khuôn khổ của Chương trình.

iii) Nghiên cứu các cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng cán bộ có trình độ cao trên một số lĩnh vực phù hợp với

Page 56: HÀ NỘI - 2020

56 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

điều kiện thực tiễn của địa phương; Xây dựng sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN từ tỉnh đến huyện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tự chủ của tổ chức KH&CN công lập; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vùng Tây Bắc.

5.6.3. Dự kiến các kết quả, sản phẩm của Chương trình giai đoạn 2021-2025

i) Cac sản phẩm dạng I

- Các mô hình kinh tế tuần hoàn, hài hòa thiên nhiên, du lịch bền vững...

- Các mô hình kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản bền vững, du lịch, dịch vụ.

- Sản phẩm hoàn thiện phục vụ sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa (thuốc đông dược, nam dược, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, phân hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh - hóa, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường, phôi và tinh động vật, con giống, cây giống...).

- Hệ thống dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất, chế biến: thức ăn gia súc, phân vi sinh, phân hữu cơ, thuốc đông dược, nam dược, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt...

- Hệ thống tự động hóa trong nông nghiệp (tưới thông minh, chiếu sáng thông minh, truy xuất nguồn gốc nông sản...) tạo sản phẩm nông sản an toàn có chất lượng tốt, có thương hiệu và có khả năng xuất khẩu.

- Hệ thống thiết bị bổ sung, lưu giữ nước ngầm và nước mặt;

- Hệ thống giám sát môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước...

- Hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp, Atlas điện tử Tây Bắc phục vụ quản lý và PTBV, ứng phó hiệu quả với BĐTC.

- Hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ năng lượng

mặt trời, địa nhiệt và nguồn năng lượng tái tạo khác phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

ii) Cac sản phẩm dạng II

- Luận cứ, mô hình và giải pháp tổng thể phát triển KH&CN và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV, đảm bảo an ninh phi truyền thống, ứng phó biến đổi toàn cầu, nâng cao tính bền vững về hệ thống xã hội, hệ thống tự nhiên và hệ thống con người.

- Các giải pháp chuyển giao, phát triển và ứng dụng các công nghệ và kết quả đạt được của các nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013 - 2018 vào thực tiễn sản xuất và phát triển.

- Các giải pháp quản lý tổng hợp, hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các HST đặc thù, ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu ở Tây Bắc.

- Các giải pháp nâng cao năng lực, phát huy nguồn nội lực KH&CN tại Tây Bắc đáp ứng yêu cầu PTBV, bao trùm Tây Bắc, ứng phó BĐTC.

- Các quy trình công nghệ hoàn thiện trong sản xuất thử nghiệm: phân vi sinh hữu cơ, các chế phẩm sinh - hóa học, dược phẩm.

- Quy trình chế biến và sử dụng bền vững khoáng sản (apatit, đất hiếm...).

- Quy trình bảo quản và chế biến sau thu hoạch đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và các đặc sản của Tây Bắc.

- Các công nghệ và quy trình bổ sung, lưu giữ nguồn nước, tưới tiêu tiết kiệm.

- Các quy trình sản xuất vật liệu (vật liệu xây dựng không nung, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu xây nhà chống chịu được thiên tai).

- Các hồ sơ thiết kế dây chuyền công nghệ, hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Các nhóm giải pháp khoa học công nghệ về quản lý

Page 57: HÀ NỘI - 2020

57 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

tài nguyên, môi trường, thiên tai, ứng phó BĐKH.

- Các nhóm giải pháp chính sách, cơ chế về liên kết vùng, hội nhập kinh tế quốc tế, sử dụng hợp lý tài nguyên (đất, nước, rừng, khoáng sản).

- Các quy trình và công nghệ xây dựng mô hình nông-lâm-ngư nghiệp cho địa phương, vùng và tiểu vùng.

- Các mô hình chuyển đổi số đặc thù cho vùng Tây Bắc dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn và dữ liệu.

iii) Cac sản phẩm dạng III

- Báo cáo tổng kết.

- Sách chuyên khảo.

- Các công bố trong nước, quốc tế, tài liệu tập huấn.

- Các kết quả đào tạo sau đại học.

- Các kết quả đào tạo kỹ thuật trong chuyển giao công nghệ.

- Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

5.6.4. Đối tượng tác động, tính liên kết

Mục tiêu, nội dung, kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ của các đề tài, dự án triển khai trong Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2021-2025 dựa trên: i) Các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hợp tác liên vùng và nội vùng; ii) Nhu cầu PTBV, bao trùm Tây Bắc ứng phó với BĐTC, bảo đảm ANQP; iii) Các vấn đề cần giải quyết của toàn vùng, liên vùng, liên tiểu vùng, các địa phương, doanh nghiệp và nhà đầu tư vùng Tây Bắc.

Sản phẩm KH&CN của Chương trình Tây Bắc vì thế sẽ góp phần trực tiếp vào PTBV vùng Tây Bắc. Đối tượng thụ hưởng kết quả của Chương trình sẽ là các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, Địa phương, Người dân, các Doanh nghiệp vùng Tây Bắc.

Chương trình Tây Bắc sẽ liên kết chặt chẽ với: i) Các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và các Địa phương vùng Tây

Bắc; ii) Các Chương trình KH&CN Quốc gia (giai đoạn 2020-2025); iii) Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (Xóa đói giảm nghèo; Dân tộc; Xây dựng Nông thôn mới) và phối hợp các bên liên quan trong tất cả các khâu từ đề xuất, xác dịnh nhiệm vụ, tuyển chọn, triển khai, chuyển giao và nhân rộng kết quả.

VI. KIẾN NGHỊ

6.1. Với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Với phạm vi và nội dung nghiên cứu của Chương trình Tây Bắc rộng lớn và toàn diện nhưng thời gian triển khai Chương trình còn ngắn (2013-2020) và địa bàn triển khai rộng lớn, nhiều khó khăn phức tạp, vì vậy Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn Chính phủ xem xét quyết định tiếp tục triển khai “Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (giai đoạn 2021-2025)”, giao Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì triển khai. Các nhiệm vụ được triển khai trong giai đoạn 2013-2020 sẽ là cơ sở triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm và mở rộng quy mô và nghiên cứu chiều sâu trong giai đoạn 2021-2025.

6.2. Với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính

- Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Tài chính tiếp tục ưu tiên đầu tư kinh phí cho Chương trình giai đoạn 2021-2025, nhất là cho các đề tài, dự án triển khai ứng dụng, nhân rộng mô hình chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc và các cơ quan, doanh nghiệp vùng Tây Bắc.

- Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ủng hộ và phối hợp với ĐHQGHN trong quản lý, triển khai toàn diện Chương trình.

6.3. Với các Ban, Bộ ngành, Địa phương

Các Ban, Bộ, Ngành và UBND 14 tỉnh vùng Tây Bắc tiếp

Page 58: HÀ NỘI - 2020

58 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

tục phối hợp chặt chẽ với ĐHQGHN và Chương trình tiếp tục rà soát, đánh giá tổng thể hiệu quả triển khai Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020 và chuẩn bị tích cực cho giai đoạn 2021-2025.

* * *

Để có được các kết quả trên đây, một lần nữa ĐHQGHN, Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc trân trọng cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, lãnh đạo và nhân dân các tỉnh vùng Tây Bắc, các nhà khoa học đã ủng hộ, đồng hành và giúp đỡ Chương trình trong suốt thời gian qua.

ĐHQGHN tin tưởng rằng với sự nỗ lực, quyết tâm của các nhà khoa học tham gia Chương trình với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương,... các trường đại học, các viện nghiên cứu, các sở, ban, ngành ở địa phương, Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2021-2025 sẽ tiếp tục được triển khai, mang lại những thành công tốt đẹp, đáp ứng mục tiêu, kỳ vọng mà Đảng và Chính phủ đã giao phó.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Page 59: HÀ NỘI - 2020

59 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

PHỤ LỤC

Page 60: HÀ NỘI - 2020

60 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DƯ ÁN ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG

CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2020

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

IMục tiêu 1: Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng điều chỉnh, các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Bắc (11 nhiệm vụ)

1Nghiên cứu rà soát sự phù hợp, tính thực thi của các chính sách đang còn hiệu lực ở vùng Tây Bắc

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

TS. Trần Mạnh Tuyến 12/2013-3/2016

2

Nghiên cứu đánh giá tác động của các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2005 - 2015 trên địa bàn Tây Bắc

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

12/2013-3/2016

3Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng

12/2013-6/2016

4

Nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể về kinh tế - xã hội của các chương trình mục tiêu xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

GS.TS. Đỗ Kim Chung 9/2014-8/2016

5

Nghiên cứu rà soát, đánh giá kết quả, tác động và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

GS.TS. Nguyễn Văn Khánh

6/2014-11/2016

Page 61: HÀ NỘI - 2020

61 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

6Nghiên cứu đánh giá tổng thể tiềm năng các bồn địa nhiệt vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

PGS.TS. Vũ Văn Tích 9/2014-3/2018

7Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc

Viện Công nghệ Địa chất và Khoáng sản

GS. TSKH. Đặng Văn Bát

9/2014-8/2017

8

Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mô hình sử dụng đất với cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường vùng lưu vực sông Đà thuộc ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Hải

12/2015 - 8/2018

9Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu vùng Tây Bắc

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

TS. Nguyễn Thanh Tuấn

3/2017-6/2019

10Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng Tây Bắc

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh

8/2017-6/2019

11

Luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2019-2025

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

GS.TS. Mai Trọng Nhuận

5/2018-12/2019

IIMục tiêu 2: Xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc (7 nhiệm vụ)

12Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc

Trường Đại học Thương mại

GS.TS. Đinh Văn Sơn 9/2014-8/2016

13Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh

9/2014-8/2016

Page 62: HÀ NỘI - 2020

62 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

14Nghiên cứu phát triển các mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc

Viện Phát triển doanh nghiệp

TS. Lương Minh Huân 9/2014-2/2017

15Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý thương mại (hàng hóa và dịch vụ) biên giới vùng Tây Bắc

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

PGS.TS. Hà Văn Hội 1/2016-12/2017

16Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

GS.TS. Hoàng Văn Hoa 9/2016 -1/2019

17

Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển bền vững tích hợp 3E+1 (kinh tế, môi trường, hệ sinh thái và an ninh phi truyền thống) cho các khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

TS. Trần Đăng Quy 02/2017- 6/2019

18Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà

Trường Đại học Lâm nghiệp

GS.TS. Trần Văn Chứ 5/2017- 6/2019

III

Mục tiêu 3: Đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin; phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc (33 nhiệm vụ)

19

Nghiên cứu đề xuất các mô hình, chính sách, giải pháp liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc

Học viện Kỹ thuật Quân sự

TS. Hoàng Quốc Long 9/2014-8/2016

20

Nghiên cứu bào chế chế phẩm có tác dụng hạ lipid trong máu từ ba dược liệu táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ ở vùng Tây Bắc

Học viện Quân y TS. Nguyễn Văn Bạch 9/2014-12/2016

Page 63: HÀ NỘI - 2020

63 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

21

Nghiên cứu, áp dụng công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái nhằm ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước tại một số điểm ở các lưu vực sông vùng Tây Bắc

Hội Địa hóa Việt Nam

TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà

9/2014-12/2016

22Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm Đông trùng hạ thảo tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

Trường Đại học Tây Bắc

TS. Phạm Văn Nhã 09/2014-6/2017

23

Nghiên cứu mối quan hệ tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc góp phần ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc

Học viện Chính trị Khu vực I

TS. Đậu Tuấn Nam 9/2014-2/2017

24Nghiên cứu biến đổi xã hội vùng Tây Bắc phục vụ xây dựng mô hình phát triển bền vững

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

PGS.TS. Nguyễn Tất Giáp

9/2014-2/2017

25

Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin Lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng

9/2014-2/2017

26

Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô dầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải

9/2014-8/2017

27

Nghiên cứu, đánh giá tác động của truyền thông, đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng công tác truyền thông phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

PGS. TS. Bùi Chí Trung 12/2015-5/2018

Page 64: HÀ NỘI - 2020

64 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

28

Nghiên cứu đề xuất giải pháp, mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

PGS.TS. Phạm Quốc Thành

12/2015-5/2018

29Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc

Học viện Chính trị Công an nhân dân

GS.TS. Trương Giang Long

01/2016-3/2018

30

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả vận động đồng bào các dân tộc khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới

Học viện Biên phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Trung tướng Phạm Huy Tập

01/2016-12/2017

31Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN

PGS.TS. Phạm Văn Lợi 01/2016-6/2018

32

Ứng dụng và triển khai hệ thống phần mềm tích hợp và kết nối các thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông hỗ trợ theo dõi sức khoẻ và dịch tễ cộng đồng khu vực Tây Bắc

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

12/2015-11/2018

33Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu tiên tiến, thân thiện môi trường trong canh tác nông, lâm nghiệp vùng Tây Bắc

Viện Hóa học TS. Đinh Gia Thành 12/2015-5/2018

34Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò quy mô trang trại tại vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

GS.TS. Nguyễn Xuân Cự

1/2016-12/2019

Page 65: HÀ NỘI - 2020

65 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

35

Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý hạt ngô giống bằng một số nano kim loại để tăng năng suất thu hoạch của cây ngô tại một số địa phương vùng Tây Bắc

Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

PGS.TS. Hoàng Anh Sơn

1/2016-12/2018

36

Nghiên cứu đánh giá và phát triển một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

GS.TS. Phạm Hùng Việt 1/2016-12/2019

37

Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho đại gia súc và dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối tại vùng Tây Bắc

Đại học Thái NguyênPGS.TS. Nguyễn Hữu Công

1/2016 - 6/2018

38

Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch

1/2016-6/2019

39Dự án SXTN: Thử nghiệm nhân trồng, phát triển cây Mắc-ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Cao nguyên, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Macadamia Quốc tế

TS. Vũ Hoàng Phương 1/2016-12/2018

40

Đề tài: Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm từ hai loài cây thuốc Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.Tsai et K.M. Feng) vùng Tây Bắc

Khoa Y Dược, ĐHQGHN

PGS.TS. Dương Thị Ly Hương

1/2016-6/2019

Page 66: HÀ NỘI - 2020

66 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

41

Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc

Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam

TS. Nguyễn Chí Thanh 12/2016-11/2018

42

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước cho sinh hoạt

Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường

ThS. Đặng Xuân Thường

12/2016-12/2018

43Nghiên cứu công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất tại vùng Tây Bắc

Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng

TS. Nguyễn Quang Trung

5/2017-6/2019

44

Dự án SXTN: Thử nghiệm sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây với việc ứng dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc

Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp

TS. Trần Ngọc Hưng 3/2017-6/2019

45

Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai)

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TS. Phạm Quang Tuyến 4/2017-6/2019

46

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ nước mưa và nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

ThS. Phạm Văn Ban 5/2017 - 6/2019

Page 67: HÀ NỘI - 2020

67 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

47

Nghiên cứu trồng và chế biến một số cây thuốc Hoàng kỳ (Astragalus sp.), Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.), Thương truật (Atractylodes lancea (Thunb.) DC.) và Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis Franch. / hoặc Coptis quinquesecta W.T.Wang) ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, tạo nguồn dược liệu sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe

Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội

ThS. Trần Danh Việt 5/2017-6/2019

48

Nghiên cứu tạo thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc (Cám lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn,...)

Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam

GS.TS. Hoàng Đình Hòa

4/2017-6/2019

49

Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ cây thuốc Bán chi liên (Scutellaria barbata), Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa) và nấm Linh chi (Ganoderma lucidus) tại Lào Cai và vùng Tây Bắc

Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam

TS. Lê Thị Kim Loan 7/2017-6/2019

50

Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN

TS. Hoàng Thị Thu Hương

8/2017-6/2019

51

Dự án SXTN: Xây dựng và triển khai ứng dụng mô đun Nông nghiệp Công nghệ Cao - Điện mặt trời phục vụ phát triển nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái tại tỉnh Lào Cai - Tây Bắc

Tổng Công ty CP Linh Dương

Ông Trịnh Quang Dũng

10/2017-6/2019

Page 68: HÀ NỘI - 2020

68 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

IIMục tiêu 4: Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Tây Bắc (7 nhiệm vụ)

52

Nghiên cứu nhu cầu và đề xuất giải pháp phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, ĐHQGHN

PGS.TS. Lê Quân 12/2013-3/2016

53

Nghiên cứu rà soát và đánh giá sự phù hợp, hiệu lực thực thi của các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện tại vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 - 2015

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

TS. Nguyễn Quốc Việt 12/2013-3/2016

54

Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

TS. Cao Anh Đô 1/2016-12/2017

55

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

PGS.TS. Lê Kim Long 9/2016-3/2019

56

Nghiên cứu phát triển, chuyển giao bộ tiêu chuẩn và phần mềm đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để hỗ trợ dạy - học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc

Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn miền núi, Đại học Thái Nguyên

PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý

12/2016-5/2019

Page 69: HÀ NỘI - 2020

69 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤCƠ QUAN

CHỦ TRÌCHỦ NHIÊM NHIÊM VỤ

THỜI GIAN THƯC HIÊN

57Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS. Lê Minh Nguyệt

12/2016-5/2019

58

Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc

Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

TS. Đỗ Tuấn Minh 8/2017-12/2018

Page 70: HÀ NỘI - 2020

70 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

PHỤ LỤC 2BÁO CÁO TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA

CÁC ĐỀ TÀI, DƯ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

1. NGHIÊN CƯU RÀ SOÁT SƯ PHÙ HỢP, TíNH THƯC THI CỦA CÁC CHíNH SÁCH ĐANG CòN HIÊU LƯC ở VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.01X/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm: TS. Trần Mạnh Tuyến

Hiệu quả của đề tài

Đề tài rà soát, tập hợp, phân loại, đánh giá các chính sách của Đảng và Nhà nước cho vùng Tây Bắc theo 5 trụ cột: kinh tế, văn hóa xã hội, an sinh xã hội, tài nguyên môi trường; quan hệ quốc tế, kiến nghị loại bỏ các chính sách chồng chéo không hiệu quả và bổ sung, sửa đổi các chính sách chưa phù hợp. Cụ thể, đề tài cung cấp thông tin về: Danh sách các chính sách cần xóa bỏ; Danh mục các chính sách cần sửa đổi, điều chỉnh; Danh mục các chính sách cần giữ nguyên; Dự báo các điều kiện cần thiết để thực thi các chính sách của 5 trụ cột phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Phát hiện mới của đề tài là một số cơ chế cho Khu Kinh tế cửa khẩu chưa triển khai thực hiện được trên thực tế bởi các nội dung này đang được thực hiện theo Hiệp định thư và Nghị định thư mà Việt Nam đã ký kết với nước láng giềng. Chính sách về khu kinh tế cửa khẩu chưa linh hoạt,

chậm sửa đổi, bổ sung nên chưa thật sự tạo ra những ưu đãi lớn, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển kinh tế cửa khẩu. Khả năng điều chỉnh chính sách khi nhận được sự phản hồi của đối tượng thụ hưởng và của cơ quan quản lý cấp địa phương còn chưa nhanh, chưa linh hoạt.

Tác động của đề tài

Đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho:

- Sửa đổi 02 danh mục, hợp nhất 02 văn bản chính sách; khuyến nghị bổ sung thêm 02 chính sách về phát triển kinh tế/sinh kế.

- Sửa đổi, điều chỉnh 11 danh mục; khuyến nghị bổ sung thêm 09 chính sách về phát triển văn hóa-xã hội (nâng cao trình độ văn hóa, thay đổi lối sống và phong tục tập quán theo chiều hướng tốt…).

- Sửa đổi, điều chỉnh 05 danh mục; khuyến nghị bổ sung thêm 08 chính sách về đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Xóa bỏ 02 chính sách; sửa đổi 01 danh mục; khuyến nghị bổ sung thêm 02 chính sách về bảo vệ môi trường, tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sửa đổi, điều chỉnh 10 danh mục; khuyến nghị bổ sung thêm 05 chính sách đối với các chính sách về quan hệ quốc tế.

Page 71: HÀ NỘI - 2020

71 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

2. NGHIÊN CƯU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2005-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.04X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã xây dựng khung lý luận cơ bản về đánh giá tác động CTMTQG giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trên địa bàn Tây Bắc. Trên sơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất 09 giải pháp cùng các kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc trong giai đoạn tiếp theo.

Đóng góp mới của đề tài

Về lý luận, đề tài bổ sung và làm phong phú lý luận về đánh giá trong giáo dục nói chung và đánh giá tác động các chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo nói riêng; khái quát hoá để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận vững chắc nhằm đề xuất mục tiêu, nội dung và các giải pháp thực hiện cho CTMTQG GD&ĐT giai đoạn tiếp theo từ 2016-2020.

Về thực tiễn, đề tài phác họa bức tranh tổng thể về tính hiệu quả, những bài học thực tiễn sinh động của CTMTQG GD&ĐT đã thực hiện từ năm 2005 đến 2015. Trên cơ sở các luận cứ khoa học về lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn, đề tài tiến hành đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi cho CTMTQG GD&ĐT những năm còn lại của giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp sau đến 2020. Nghiên cứu đánh giá này không chỉ có tác động đối với các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là tiền đề triển khai đánh giá hiệu quả của việc thực hiện CTMTQG GD&ĐT tại các tỉnh và các vùng trong cả nước. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tác động

của các CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc, đề tài đưa ra căn cứ để kiến nghị giúp: (i) Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Bắc đưa ra các quyết sách trong việc chỉ đạo điều chỉnh, duy trì và phát triển các CTMTQG GD&ĐT phù hợp với địa bàn Tây Bắc; (ii) Các Bộ, Ban, Ngành tham chiếu, điều chỉnh các CTMTQG GD&ĐT để đảm bảo không có sự chồng lấn, xung đột hoặc ít hiệu quả; (iii) Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Hội đồng Nhân dân các cấp có được thông tin, luận giải, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện các CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc; (iv) Làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo của Chương trình Tây Bắc hoặc các nghiên cứu độc lập khác liên quan đến vùng Tây Bắc. Đề tài có bản kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc và bản góp ý dự thảo văn kiện đại hội Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Kết quả đánh giá của đề tài đã khẳng định những thành công và chỉ ra những hạn chế cần được tháo gỡ, làm cơ sở cho sự phát triển các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT đã và đang triển khai ở vùng Tây Bắc. Các kết quả này không những làm chuyển biến về nhận thức xã hội mà chủ yếu mang lại hiệu quả thiết thực đối với các đối tượng được hưởng lợi ích của Chương trình và phục vụ sự nghiệp GD&ĐT của địa phương. Đồng thời, đề tài đưa ra các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn để đề xuất chính sách vĩ mô và vi mô phục vụ sự nghiệp GD&ĐT cũng như phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú thêm kinh nghiệm trong đánh giá tác động các CTMTQG GD&ĐT, không chỉ về nội dung mà còn về hình thức và phương pháp đánh giá khoa học.

Đề tài phân tích tổng thể những tác động của chương trình đối với sự nghiệp giáo dục, tạo đà cho sự phát

Page 72: HÀ NỘI - 2020

72 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

triển nguồn lao động cũng như sinh kế của lao động địa phương, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống mới và bài trừ các hủ tục lạc hậu của địa phương.

3. NGHIÊN CƯU, XÂY DƯNG HÊ THỐNG CƠ Sở Dữ LIÊU LIÊN NGÀNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VữNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.01C/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Văn Vượng

Đóng góp mới của đề tài

Trên cơ sở hệ thống dữ liệu được xây dựng, đề tài đã chắt lọc thông tin để cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn giúp hoàn thiện định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 cho văn kiện Đại hội Đảng bộ các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ. Cụ thể là các định hướng lớn như: phát huy thế mạnh và tiềm năng của các tỉnh thông qua liên kết vùng; tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao phù hợp với đặc thù địa phương; đẩy mạnh phát triển du lịch; thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu, cải cách thể chế nâng cao chỉ số cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; áp dụng các tiến bộ KHKT trong nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ và công nghiệp…

Ngoài ra, đề tài cũng cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành Nông nghệp; quy hoạch cách đồng mẫu lớn; quy hoạch phát triển dược liệu; quy hoạch phát triển trồng hoa của tỉnh Lao Cai như một ví dụ về áp dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu

liên ngành 14 lĩnh vực vào phát triển kinh tế nông nghiệp của một tỉnh. Đề tài đã xây dựng phần mềm máy tính mới là Cổng thông tin Geoportal và phương pháp tích hợp dữ liệu liên ngành.

Tác động của đề tài

Trên cơ sở các góp ý hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 của 14 tỉnh do đề tài và Chương trình Tây Bắc cung cấp, nhiều kiến nghị đã được các tỉnh tiếp thu và triển khai ở cấp tỉnh và cấp vùng như đẩy mạnh việc công nghiệp hóa nông nghiệp, thúc đẩy liên kết vùng thông qua nâng cấp một số hệ thống giao thông quan trọng phục vụ tỉnh và toàn vùng…

4. NGHIÊN CƯU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÔNG THỂ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU XÓA ĐÓI VÀ GIẢM NGHèO GIAI ĐOẠN 2001-2015

Mã số: KHCN-TB.07X/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm: GS.TS. Đỗ Kim Chung

Hiệu quả của đề tài

Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công của chính phủ trong xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc, phát huy lợi thế so sánh của vùng, thực hiện giảm nghèo bền vững.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng Tây Bắc.

Đề tài đã gửi kiến nghị đến Chính phủ và các bộ ngành có liên quan gồm: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả này được sử dụng để hoàn thiện và điều chỉnh chính

Page 73: HÀ NỘI - 2020

73 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

sách và giải pháp giảm nghèo trong phạm vi lĩnh vực của bộ ngành quản lý để thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ về giảm nghèo bền vững.

Thông qua Chương trình Tây Bắc, UBND các tỉnh, huyện trên địa bàn vùng Tây Bắc sử dụng các kết quả trung gian và kết quả cuối cùng để tăng cường hiệu quả trong đầu tư công và thực hiện hiệu quả Nghị quyết 80 của Chính phủ về giảm nghèo bền vững.

Đề tài đề xuất hoàn thiện chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc. Một số giải pháp đề xuất đã được sử dụng để xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ 14 tỉnh thuộc chương trình Tây Bắc nhiệm kỳ 2016-2021.

Đề tài khuyến nghị đổi mới chính sách xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc. Một số khuyến nghị đã được Văn phòng quốc gia giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) xem xét trong sửa đổi, bổ sung chính sách xóa đói giảm nghèo của cả nước nói chung và ở vùng Tây Bắc nói riêng.

Bộ cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp do đề tài thu thập và hệ thống một cách logic đã phản ánh kết quả và tác động tổng thể của các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở vùng Tây Bắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và đến tất cả các chủ thể kinh tế.

Tác động của đề tài

Về tác động xã hội, đề tài góp phần tăng cơ hội cho người dân Tây Bắc nói chung và người dân thuộc hơn 20 dân tộc thiểu số đưa ra ý kiến và nguyện vọng của mình về các chương trình và giải pháp giảm nghèo; có cơ hội tiếp cận và hưởng lợi một cách có hiệu quả các hỗ trợ giảm nghèo. Nhờ đó, nghiên cứu góp phần phát triển bền vững kinh tế và xã hội vùng Tây Bắc, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và chính trị vùng biên giới, đặc biệt là các vùng biên giới liên quan Trung Quốc và Lào.

Đề tài đã cung cấp luận cứ khoa học để đổi mới chiến lược và chính sách đầu tư công cho xóa đói, giảm nghèo ở Tây Bắc một cách bền vững. Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Bắc, các bộ ngành và các địa phương có luận cứ khoa học để điều chỉnh các chính sách xóa đói, giảm nghèo trong từng vùng, nội vùng và liên vùng một cách bền vững. Các trường đại học và các viện nghiên cứu có thể áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phản hồi chính sách, đánh giá tác động chính sách giảm nghèo.

5. NGHIÊN CƯU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUấT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THƯC HIÊN HIÊU QUẢ QUYẾT ĐỊNH SỐ 79/2005/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯớNG CHíNH PHỦ

Mã số: KHCN-TB.02X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã phân tích vai trò của chính sách phát triển vùng và các kinh nghiệm quốc tế trong hoạch định, phân tích chính sách phát triển vùng. Đây là nền tảng để giúp đề tài nhận diện bối cảnh của việc xây dựng các mục tiêu chiến lược trong phát triển vùng Tây Bắc của Việt Nam và phân tích những tác động và tính hiệu quả của Quyết định 79 trong thực tế. Vấn đề chính sách phát triển vùng được nhận diện thông qua các nhu cầu về việc liên kết phát triển giữa các ngành, các địa phương, các vùng phát triển lân cận.

Quyết định 79 thực tế là một chính sách lớn đa mục tiêu (mục tiêu kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng - môi trường…). Hiệu quả của đề tài thể hiện qua các đánh giá về việc triển khai các mục tiêu, nhận diện các rào cản trong

Page 74: HÀ NỘI - 2020

74 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

quá trình thực thi chính sách này tại các địa phương cụ thể. Từ kết quả đánh giá, đề tài cung cấp các luận cứ, các nhóm giải pháp cho các vấn đề chính sách như: Giải pháp điều chỉnh sự phối hợp triển khai giữa các cơ quan hoạch định - triển khai - đánh giá chính sách; Giải pháp tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng làm chính sách giúp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm chính sách tại địa phương và một giải pháp cho phát triển hướng nghiên cứu về phát triển vùng, khoa học chính sách tại các cơ quan nghiên cứu.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài có các đóng góp mới trên các phương diện:

Tiếp cận các lý thuyết về phát triển vùng, liên kết vùng và chính sách phát triển vùng trên thế giới và rút ra các bài học trong hoạch định chính sách phát triển vùng tại Việt Nam.

Hình thành khung phân tích chính sách góp phần tạo ra một khung tham chiếu cho việc phân tích, đánh giá các chính sách khác.

Cung cấp các kết quả, đánh giá các tác động của việc thực hiện Quyết định 79 để xem xét việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh chính sách từ các cơ quan quản lý và các địa phương.

Cung cấp các nhóm giải pháp đa chiều trong phát hiện và giải quyết các vấn đề chính sách: từ việc nghiên cứu lý thuyết, cung cấp luận cứ cho quá trình hoạch định, phân tích và đánh giá chính sách, cung cấp tài liệu và học liệu cho quá trình đào tạo nhân lực về kỹ năng làm chính sách để nâng cao chất lượng công tác hoạch định, phân tích chính sách tại địa phương. Điều này giúp tăng cường tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu vào thực tế.

Cung cấp các tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu cho ngành học về khoa học chính sách. Đặc biệt, sau

thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế tại các tỉnh vùng Tây Bắc, kết quả của đề tài đã được tham khảo để xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Kế hoạch phát triển KH&CN của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Tác động của đề tài

Đề tài giúp Cơ quan quản lý xác định rõ các rào cản, hạn chế trong việc thực hiện Quyết định 79 trong việc phát triển vùng tại địa phương để có các điều chỉnh phù hợp. Các địa phương cần xác định các nhiệm vụ triển khai trọng tâm theo các mục tiêu mà Quyết định 79 đưa ra; rà soát các nội dung chưa triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả để đề xuất giải pháp điều chỉnh/lựa chọn kịch bản chính sách phù hợp.

Từ lý thuyết của ngành khoa học chính sách, đề tài đã xây dựng khung phân tích áp dụng cho một chính sách đa mục tiêu về phát triển vùng (Quyết định 79). Việc xây dựng khung phân tích trong đánh giá chính sách có thể được tiếp tục phát triển và áp dụng cho các loại hình chính sách đa mục tiêu khác.

Vấn đề phát triển vùng, liên kết vùng, chính sách phát triển vùng - tiểu vùng, hình thành các cụm phát triển là một trong các mục tiêu trong phát triển tổng thể của quốc gia. Đề tài đã cung cấp các kinh nghiệm quốc tế về phát triển vùng, trong đó có các nghiên cứu về phát triển các vùng miền núi có đặc trưng tương đồng với vùng Tây Bắc của Việt Nam.

Thông qua các hoạt động điền dã, khảo sát, nghiên cứu, đào tạo và xuất bản, các cán bộ, đội ngũ của đề tài có nhiều cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn và kỹ

Page 75: HÀ NỘI - 2020

75 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

năng làm việc. Bên cạnh đó, các cán bộ làm nghiên cứu cũng có cơ hội tham gia trao đổi với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý để khai thác thêm các vấn đề nghiên cứu mới. Viện Chính sách và Quản lý trường ĐH KHXH&NV là đơn vị có nhiều cán bộ tham gia đề tài đã hình thành hướng nghiên cứu về phát triển vùng.

Đề tài cung cấp tài liệu, thông tin và các luận cứ khác để phục vụ quá trình hoạch định chính sách nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo tại địa phương. Đồng thời, cung cấp các phương pháp, tài liệu giảng dạy về Kỹ năng làm chính sách cho đối tượng là các nhà hoạch định chính sách cấp cơ sở.

6. NGHIÊN CƯU ĐÁNH GIÁ TÔNG THỂ TIỀM NăNG CÁC BồN ĐỊA NHIÊT VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.01T/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Văn Tích

Hiệu quả của đề tài

Về hiệu quả kinh tế, đề tài đã đưa ra được kiến nghị chính sách và định hướng khai thác bền vững nguồn địa nhiệt Uva; cung cấp cơ sở khoa học để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp cho phát triển nguồn tài nguyên địa nhiệt cho mục đích phát điện.

Về hiệu quả xã hội, đề tài đưa ra được định hướng quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên địa nhiệt phục vụ nâng cao đời sống cư dân địa phương. Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng sạch nên nếu được khai thác tốt sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tác động tích cực đến cuộc sống của người dân địa phương, thu hút đầu tư và phát triển du lịch.

Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ tiềm năng địa nhiệt vùng Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt là bồn địa nhiệt Điện Biên tại khu vực nguồn địa nhiệt Uva; xây dựng mô hình bồn chứa địa nhiệt; góp phần hoàn thiện hệ phương pháp điều tra, đánh giá tiềm năng địa nhiệt và xây dựng quy trình công nghệ khai thác năng lượng cho phát điện và nước khoáng, sưới ấm, sấy khô nông sản (có bản quy hoạch khai thác và sử dụng).

Tác động của đề tài

Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

+ Đưa một loại năng lượng mới chưa được sử dụng ở Việt Nam vào khai thác sản xuất điện năng.

+ Về khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu sẽ hoàn thiện được hệ phương pháp điều tra, đánh giá tiềm năng địa nhiệt, một nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo rất có triển vọng của đất nước.

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là lần đầu tiên làm sáng tỏ điều kiện và bản chất của các bồn địa nhiệt được nghiên cứu và đánh giá và lựa chọn được bồn địa nhiệt, lĩnh vực phù hợp để áp dụng thử nghiệm mô hình công nghệ khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt một cách hợp lý.

+ Định hướng công tác quy hoạch quản lý và khai thác nguồn năng lượng tái tạo chưa được khai thác của nước ta.

Đối với kinh tế - xã hội va môi trường

+ Xây dựng được cơ sở khoa học, định hướng cho quy hoạch phát triển tiềm năng sử dụng địa nhiệt của đất nước. Kết quả đánh giá tiềm năng địa nhiệt sẽ giúp chính quyền các địa phương có kế hoạch quản lý, khai thác tùy theo điều kiện của mỗi mỏ địa nhiệt, mang lại lợi ích kinh tế.

Page 76: HÀ NỘI - 2020

76 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

+ Năng lượng địa nhiệt là năng lượng sạch, do đó các tác động tiêu cực đến môi trường trong các công nghệ khai thác sử dụng đều ở mức độ thấp, so với công nghệ khai thác sử dụng các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống.

+ Xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp năng lượng địa nhiệt tại một số nguồn địa nhiệt tiềm năng như Uva, Mỹ Lâm, Quảng Ngần phục vụ phát triển kinh tế.

+ Phát triển văn hóa-xã hội (nâng cao trình độ văn hóa, thay đổi lối sống và phong tục tập quán theo chiều hướng tốt,...):

- Bảo tồn, phát huy các truyền thống văn hóa khu vực, địa phương thông qua các hoạt động du lịch quảng bá kết hợp với nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho khách thăm quan tại khu vực các nguồn địa nhiệt được khai thác.

- Các nguồn địa nhiệt tại các địa phương được khai thác sử dụng sẽ góp phần cải thiện và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế địa phương, tác động tích cực đến cuộc sống của người dân địa phương. Người dân sẽ được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên tự nhiên này; có thêm thu nhập từ các loại hình dịch vụ phục vụ khách thăm quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, công nhân trực tiếp làm việc tại các nguồn địa nhiệt...

+ Xây dựng mô hình khai thác tổng hợp năng lượng địa nhiệt trong đó có khai thác năng lượng điện địa nhiệt không gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí.

+ Về phòng tránh thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu:

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng sạch, do đó các tác động tiêu cực đến môi trường trong các công

nghệ khai thác sử dụng đều ở mức độ thấp, so với công nghệ khai thác sử dụng các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống như: than đá, dầu mỏ hoặc năng lượng nguyên tử.

Lượng khí phát thải hầu như không đáng kể, do vậy sử dụng năng lượng địa nhiệt cũng là một biện pháp chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong khai thác năng lượng địa nhiệt, không có bụi do đó không làm bẩn bầu không khí của địa phương, đảm bảo cho sức khỏe của người dân.

Đối với một công trình địa nhiệt, diện tích để xây dựng không lớn nên việc san ủi, phá hỏng cảnh quan môi trường ở mức rất thấp so với các công trình khác như nhà máy nhiệt điện chẳng hạn, nó không đòi hỏi bãi chứa nhiên liệu, bãi thải.

+ Về phát triển khoa học và công nghệ:

Đưa một loại năng lượng mới chưa được sử dụng ở Việt Nam vào khai thác sản xuất điện năng.

Hoàn thiện được hệ phương pháp điều tra, đánh giá tiềm năng địa nhiệt, một nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo rất có triển vọng của đất nước.

Làm sáng tỏ điều kiện và bản chất của các bồn địa nhiệt được nghiên cứu và đánh giá và lựa chọn được bồn địa nhiệt, lĩnh vực phù hợp để áp dụng thử nghiệm mô hình công nghệ khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt một cách hợp lý.

+ Về tác động đến thể chế, chính sách của nhà nước: Kết quả của của đề tài có thể áp dụng cho việc xây dựng báo cáo khả thi cho dự án đầu tư xây dựng Nhà máy phát điện địa nhiệt ở Tây Bắc.

+ Về đóng góp cho phát triển nguồn lực cho sản xuất: Một số lượng lớn lao động địa phương sẽ có đời sống ổn định khi được đào tạo và tham gia trực

Page 77: HÀ NỘI - 2020

77 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

tiếp vào các hoạt động của khu vực các nguồn địa nhiệt từ các mô hình khai thác tổng hợp năng lượng địa nhiệt như dịch vụ chữa bệnh, spa chăm sóc sức khỏe, sản xuất nông nghiệp sạch...

+ Về đóng góp cho phát triển thị trường: Đóng góp cho phát triển thị trường nông nghiệp (lúa, ngô khoai sắn các sản phẩm y tế đông y, các sản phẩm chăn nuôi) tại các vùng sử dụng nước khoáng địa nhiệt mang lại các nguồn dinh dưỡng cao.

+ Về đóng góp cho phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng: Xây dựng các mạng lưới liên kết kinh tế (du lịch, nghỉ dưỡng) trong khu vực các bồn địa nhiệt phân bố, phát triển cơ sở hạ tầng giữa các vùng với nhau đặc biệt là các vùng có tiềm năng địa nhiệt cao.

+ Về đóng góp cho phát triển ngành hàng, lĩnh vực (Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ): Kết quả đánh giá các nguồn địa nhiệt tiềm năng trong khu vực mang lại nguồn lợi cao cho việc khai thác và sử dụng điện năng, ngâm tắm chữa bệnh, nuôi trồng thủy sản, đóng chai làm nước giải khát,... mang lại lợi ích kinh tế cho các địa phương.

+ Về mặt môi trường, các công nghệ khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt có tác động tiêu cực đến môi trường không đáng kể và mang lại những ảnh hưởng tích cực cho kinh tế xã hội và môi trường.

7. NGHIÊN CƯU ĐÁNH GIÁ TIỀM NăNG VÀ TRIỂN VỌNG QUặNG Cu, Au, Ni KHU VƯC TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.02T/13-18 Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ Địa chất và Khoáng sảnChủ nhiệm: GS.TSKH Đặng Văn Bát

Hiệu quả của đề tàiKết quả nghiên cứu của đề tài đã mang lại hiệu quả

thiết thực cho ngành Địa chất Việt Nam. Cụ thể, sau Hội thảo khoa học lần thứ nhất của đề tài vào ngày 15/8/2015 tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đã được ngành Địa chất tiếp nhận và trên cơ sở đó đề xuất với Chính phủ Dự án « Hoàn thiện nền bản đồ và đánh giá tổng thể tài nguyên Tây Bắc ». Dự án này đã được Chính phủ phê duyệt và đang thực hiện trong giai đoạn 2017-2021.

Đóng góp mới của đề tàiĐề tài đã thống kê, nghiên cứu và đánh giá một cách

có hệ thống về các loại hình khoáng sản Cu, Ni, Au, Mo khu vực Tây Bắc Việt Nam (trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả thấy rằng khoáng sản Molipden trong vùng rất có triển vọng, vì vậy loại hình khoáng sản này cũng được đưa vào nghiên cứu trong đề tài).

Đề tài nghiên cứu cấu trúc địa chất mỏ, xác định các yếu tố cấu trúc địa chất khống chế quặng Cu, Ni, Au, Mo tại một số diện tích có tiềm năng, phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò khoáng sản tiếp theo.

Việc phát hiện quặng Ni biểu sinh tại khu vực Cao Bằng là kết quả nghiên cứu mới của đề tài.

Đánh giá tiềm năng, triển vọng quặng Cu, Ni, Au, Mo của nhóm nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc đề xuất định hướng công tác tìm kiếm thăm dò các loại hình khoáng sản này cho khu vực Tây Bắc Việt Nam.

Tác động của đề tài

Đề tài đã được chuyển giao cho các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Cao Bằng và Lào Cai sử dụng vào việc thăm dò các loại hình khoáng sản trên ở những diện tích có triển vọng.

Page 78: HÀ NỘI - 2020

78 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Đề tài đã áp dụng công nghệ hiện đại vào việc phân tích các loại mẫu khoáng sản phục vụ cho việc phát triển khoa học công nghệ của ngành Địa chất.

Việc khai thác khoáng sản Cu, Ni, Au, Mo sẽ góp phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc, gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên.

8. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐấT NÔNG NGHIÊP, ĐỀ XUấT MÔ HÌNH Sử DỤNG ĐấT VớI CƠ CấU CÂY TRồNG CÓ HIÊU QUẢ KINH TẾ VÀ BỀN VữNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÙNG LƯU VƯC SÔNG ĐÀ THUỘC BA TỉNH LAI CHÂU, SƠN LA, ĐIÊN BIÊN

Mã số: KHCN-TB.03T/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hiệu quả của đề tài

Hiêu quả kinh tế

Mô hình sinh kế bền vững cho hộ gia đình quy mô 1,0 ha với cây trồng ngắn ngày (cây ngô): Cho hiệu quả kinh tế tăng 8,6 triệu/ha, bên cạnh đó kỹ thuật canh tác còn giảm xói mòn hơn 40% so với kỹ thuật canh tác truyền thống.

Mô hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm quy mô 1,0 ha theo hướng liên kết giữa người dân trồng sản xuất và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm (cây chè): Hiệu quả kinh tế tăng 9,7 triệu/ha. Sản phẩm chè được bón phân cân đối giảm thiểu dư lượng, tăng số lần thu hoạch, giảm xói mòn đất.

Mô hình nông lâm kết hợp nhằm hạn chế xói mòn, tăng hiệu quả sử dụng đất thoái hóa mạnh quy mô 5 ha: Hiệu quả kinh tế đạt 82.350.000 đồng/ha, cao hơn so với canh tác truyền thống 18%.

Hiêu quả xã hội

Góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm; Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm phục vụ an ninh lương thực và thức ăn chăn nuôi.

Ổn định dân cư sống ở vùng miền núi, đặc biệt bộ phận dân cư tái định cư của hoạt động xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La và Lai Châu, góp phần phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai; mức độ thoái hóa đất 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Đề tài đánh giá tiềm năng tài nguyên đất nông nghiệp và các quá trình thoái hóa đất (phân tích nguyên nhân, mức độ), từ đó xây dựng cơ sở khoa học đề xuất sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp của vùng. Đề tài đã xây dựng được ba mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, có hiệu quả kinh tế cao (trên 15% so với mô hình truyền thống), bền vững so với các mô hình truyền thống. Mô hình kết hợp với kỹ thuật canh tác, sử dụng cây trồng bản địa kết hợp với giống cây trồng mới phù hợp với nhu cầu lương thực, nhu cầu thị trường và trình độ canh tác của người dân địa phương. 03 mô hình đó là:

Mô hình sinh kế bền vững cho hộ gia đình quy mô 1,0 ha với cây trồng ngắn ngày: cây ngô.

Mô hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm quy mô 1,0 ha theo hướng liên kết giữa người dân trồng sản xuất và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm (cây chè).

Mô hình nông lâm kết hợp nhằm hạn chế xói mòn, tăng hiệu quả sử dụng đất thoái hóa mạnh quy mô 5 ha.

Tác động của đề tài

Đề tài xây dựng được mô hình sinh kế bền vững (cây ngô kết hợp trồng xen cây đậu nho nhe) phù hợp với tập quán canh tác, đảm bảo an ninh lương thực. Mô hình chè

Page 79: HÀ NỘI - 2020

79 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

có kỹ thuật canh tác phù hợp, tạo ra sản phẩm chè an toàn, được doanh nghiệp bao tiêu thu mua. Mô hình nông lâm kết hợp đã tăng hiệu quả sử dụng đất, trồng xen cây ăn quả và băng cỏ, cây họ đậu đã đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng đất bền vững.

Đề tài đã phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai, quá trình thoái hóa để có những giải pháp công nghệ phù hợp hiện tại và trong tương lai.

Thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn đầu bờ, người dân học cách nhận dạng các nguyên nhân làm cho đất mất khả năng canh tác và cách các biện pháp kỹ thuật giúp giảm tác động làm suy thoái đất. Từ đó, người dân nhận thức được phải bảo vệ đất như là bảo vệ cuộc sống của họ.

9. XÂY DƯNG BỘ CHỉ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VữNG CHO MỘT SỐ LĩNH VƯC KINH TẾ CHỦ YẾU VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.25X/13-18

Cơ quan chủ trì: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thanh Tuấn

Hiệu quả của đề tài

Kết quả của đề tài được áp dụng vào đánh giá thực trạng PTBV các tỉnh Tây Bắc, mang lại hiệu quả trực tiếp trong công tác điều hành, điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của các tỉnh. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường của các tỉnh vùng Tây Bắc, dần thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong cả nước. Bên cạnh đó, đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ tham gia đề tài, các cơ quan

chủ trì và phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo 03 thạc sỹ, 02 nghiên cứu sinh.

Đóng góp mới của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài đã hoàn thiện: (1) Quy trình xây dựng bộ chỉ tiêu theo hướng tăng cường áp dụng bộ chỉ PTBV vào thực tiễn địa phương để kiểm chứng từ đó nâng cao tính khả thi của bộ chỉ tiêu; (2) Cơ sở xác định giá trị mục tiêu/kỳ vọng/ngưỡng của các chỉ tiêu PTBV; (3) Lần đầu tiên đề xuất các bước, thang đánh giá tiến trình hướng đến PTBV của các chỉ tiêu, thang đánh giá chỉ số PTBV và khung định hướng các giải pháp thúc đẩy PTBV.

Đề tài đã xây dựng được các module hỗ trợ tính toán giá trị các chỉ tiêu liên quan đến bản đồ gồm: Tỷ lệ dân số sống trong vùng có nguy cơ bị trượt lở đất và lũ lụt, Tỷ lệ diện tích có lượng xói mòn đất thực tế vượt ngưỡng trên diện tích đất nông lâm, Tỷ lệ đất bị khô hạn trên diện tích đất nông nghiệp, Diện tích cây trồng hàng năm trồng ở khu vực không phù hợp, Tỷ lệ diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng so với tổng diện tích tự nhiên, Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất và cây lâu năm trồng trên diện tích phù hợp so với tổng diện tích đất phù hợp rừng sản xuất và cây lâu năm, Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá vôi, Mức độ phân mảnh của các hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Đề tài đã làm rõ mục tiêu, bản chất, ý nghĩa, tiến trình phát triển của bộ chỉ tiêu PTBV và bộ chỉ tiêu mục tiêu PTBV của LHQ và tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, các địa phương trong vùng nghiên cứu có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để tổng kết đánh giá PTBV giai đoạn 2010-2020, phục vụ chuẩn bị Đại hội Đảng cấp tỉnh năm 2020. Kết quả của đề tài cùng với kết quả của đề tài “Xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV vùng Tây Nguyên” trong Chương trình Tây Nguyên 3 là cơ sở thực tiễn quan trọng để Nhà nước xây dựng và ban hành bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia và địa phương trong giai đoạn tới

Page 80: HÀ NỘI - 2020

80 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

(2021–2030) theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc (2007), đảm bảo hai cấp độ của PTBVcủa một quốc gia theo như định hướng của LHQ: (1) SDGIs hướng ra thế giới, để so sánh mức độ thực hiện mục tiêu PTBV của ta với các nước khác trên thế giới, (2) SDIs hướng nội giúp chúng ta đánh giá chính mình, so sánh PTBV của chính nước ta, của chính các đặc thù của các địa phương trong nước. Quan trọng hơn cả, kết quả của đề tài sẽ góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg về PTBV, đặc biệt là ở cấp địa phương.

Quy trình đánh giá tiến trình hướng đến PTBV của các chỉ tiêu, thang đánh giá chỉ số PTBV và khung định hướng các giải pháp thúc đẩy PTBV của đề tài đã góp phần thực hiện đánh giá thực trạng PTBV các địa phương theo bộ chỉ tiêu đề tài đã xây dựng.

Đề tài cung cấp phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý, giám sát và đánh giá tiến trình phát triển hướng đến phát triển bền vững vùng Tây Bắc, hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, đánh giá PTBV các địa phương; hỗ trợ các công cụ tính toán các giá trị thực tế một số chỉ tiêu PTBV liên quan đến GIS.

Các giải pháp quản lý và thúc đẩy phát triển bền vững vùng Tây Bắc cũng được đề tài để xuất để hướng tới mục tiêu: làm thế nào để bộ chỉ tiêu PTBV có đóng góp thiết thực vào công tác điều hành, điều chỉnh các chính sách thúc đẩy PTBV ở các địa phương.

Tác động của đề tài

Nhà nước đã ban hành hai bộ chỉ tiêu đánh giá chiến lược PTBV giai đoạn 2011-2020 và bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên đến nay, việc tính toán còn gặp nhiều khó khăn, chưa tính toán được. Nghiên cứu đã xây dựng được bộ chỉ tiêu PTBV Tây Bắc phổ quát và phù hợp với đặc thù của vùng Tây Bắc, phục vụ hiệu quả cho việc giám sát quản lý PTBV của lãnh thổ, đã minh bạch hoá việc xây dựng danh sách bộ chỉ

tiêu, tính toán, đánh giá PTBV cũng như đề xuất giải pháp quản lý và thúc đẩy PTBV các địa phương vùng Tây Bắc.

Trước mắt, kết quả nghiên cứu đóng góp thiết thực vào công tác điều hành, điều chỉnh các chính sách thúc đẩy PTBV ở các địa phương, phục vụ tốt công tác tổng kết và chuẩn bị Đại hội Đảng lần XIII. Về lâu dài, kết quả nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh bộ chỉ tiêu PTBV cấp địa phương trong giai đoạn 2021-2030 và theo dõi, giám sát, đánh giá tiến trình hướng đến PTBV vào năm 2030 của các tỉnh. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có tác động nhất định đến khoa học, đặc biệt liên quan đến xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cũng như ứng dụng bộ chỉ tiêu PTBV vào thực tiễn. Cụ thể, kết quả của đề tài đã định hướng cho các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cách thức kiểm chứng hiệu quả bộ chỉ tiêu, cơ sở xác định giá trị mục tiêu/kỳ vọng/ngưỡng của các chỉ tiêu PTBV, quy trình đánh giá tiến trình hướng đến PTBV dựa vào bộ chi tiêu PTBV và khung định hướng các giải pháp thúc đẩy PTBV. Bên cạnh đó, kết quả của các đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường đại học. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến quản trị có tác động đến vấn đề an ninh như tội phạm ma tuý, buôn bán người.

Các giải pháp quản lý và thúc đẩy PTBV mà đề tài đưa ra cho 8 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, 2 huyện: Cẩm Thuỷ và Quế Phong, vùng Tây Bắc (theo ranh giới địa lý) có tác động nhiều đến thể chế, chính sách của nhà nước về PTBV. Cụ thể, đề tài đã kiến nghị thay đổi về tổ chức thực hiện đánh giá PTBV hàng năm. Đề tài đã đưa ra nhiều giải pháp thay đổi về chính sách để đưa bộ chỉ tiêu PTBV vào phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Page 81: HÀ NỘI - 2020

81 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

10. NGHIÊN CƯU CƠ Sở KHOA HỌC VÀ THƯC TIễN ĐỂ XÂY DƯNG ĐỊNH HƯớNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VữNG CÁC TIỂU VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.04T/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh

Hiệu quả của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mang lại hiệu quả cao về mặt khoa học cũng như thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, môi trường ở vùng Tây Bắc. Trước hết, đề tài đã góp phần bổ sung, hoàn thiện về cơ sở khoa học xây dựng định hướng quy hoạch PTBV cấp tiểu vùng (TV). Thứ hai, thông qua đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh, đặc thù lãnh thổ và xem xét các chức năng sinh thái, xã hội của các TV Tây Bắc, đề tài đã đề xuất được định hướng quy hoạch PTBV và hệ thống giải pháp thực hiện, qua đó, giúp các địa phương hoạch định các chiến lược phát triển KT-XH trung và dài hạn theo hướng bền vững, phù hợp với nguồn lực hiện có và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương. Định hướng quy hoạch các lĩnh vực ưu tiên và không gian phát triển các TV Tây Bắc, các mô hình PTBV được thực hiện theo chuỗi liên kết nội và ngoại vùng (liên kết vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị ngành hàng, liên kết theo hệ thống giao thông, theo trục động lực phát triển kinh tế, liên kết “5 nhà”) đã tạo nên động lực phát triển KT-XH, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tăng thêm thu hút đầu tư từ bên ngoài. Đồng thời, giúp các địa phương xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, thay đổi tập quán sản xuất cho đồng bào dân tộc thiếu số để cải thiện thu nhập, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng tránh thiên tai và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng biên giới.

Đóng góp mới của đề tài

Lần đầu tiên đã xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng quy hoạch PTBV các TV Tây Bắc. Đề tài có cách tiếp cận hoàn toàn mới so với trước đây, đó là tiếp cận tổng hợp theo địa - sinh thái - xã hội, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của lãnh thổ, đáp ứng 3 trụ cột của PTBV là kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái vùng Tây Bắc; và định hướng quy hoạch PTBV các TV dựa trên lợi thế so sánh.

Định hướng quy hoạch PTBV lần đầu tiên được thực hiện ở quy mô cấp tiểu vùng, hình thành được định hướng quy hoạch hoàn toàn mới so với các quy hoạch đã và đang có ở vùng Tây Bắc. Đó là định hướng quy hoạch theo TV, không phụ thuộc địa giới hành chính của các tỉnh, có tính tích hợp, liên ngành, liên kết vùng; khắc phục được tình trạng cát cứ, địa phương cục bộ trong thực hiện các quy hoạch cấp tỉnh hiện nay.

Đề xuất các thứ tự ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực dựa trên lợi thế so sánh của mỗi TV.

Đề tài xây dựng được các mô hình PTBV khái quát và cụ thể để chuyển giao cho tỉnh Bắc Kạn thí điểm thực hiện; khuyến nghị các ngành, lĩnh vực tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh để ưu tiên phân bổ nguồn lực đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH. Các mô hình nông - lâm kết hợp và mô hình chuỗi giá trị du lịch sinh thái gắn với cộng đồng được xây dựng theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm đã tạo một hướng phát triển mới bền vững hơn so với các mô hình hiện trạng, đồng thời giúp địa phương thay đổi cách thực hiện so với các mô hình cũ.

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tự nhiên, tài nguyên, môi trường, tai biến thiên nhiên, kinh tế, xã hội có tính tích hợp, đồng bộ, đầy đủ của 11 TV phục vụ xây dựng định hướng quy hoạch PTBV các TV Tây Bắc.

Page 82: HÀ NỘI - 2020

82 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Tác động của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở khoa học và thực tiễn của phân chia tiểu vùng theo tiếp cận địa - sinh thái - xã hội và định hướng quy hoạch PTBV dựa trên lợi thế so sánh. Các định hướng quy hoạch PTBV các TV, các mô hình PTBV và hệ thống giải pháp thực hiện đã giúp các địa phương hoạch định các chiến lược phát triển KT-XH trung và dài hạn theo hướng bền vững, phù hợp với nguồn lực hiện có và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, liên kết vùng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, tăng thêm thu hút đầu tư từ bên ngoài; thay đổi tập quán sản xuất (đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiếu số) từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; phát triển kinh tế - xã hội gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng biên giới. Đồng thời, thông qua các hoạt động điều ra, phỏng vấn, thảo luận nhóm và hội thảo khoa học, đề tài đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức về các vấn đề tiểu vùng, quy hoạch PTBV tiểu vùng, liên kết vùng và thể chế cho phát triển bền vững vùng của các đối tượng tham gia; xây dựng mạng lưới hợp tác, trao đổi thông tin và phối hợp làm việc giữa địa phương, ban, ngành và các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, các viện nghiên cứu. Đội ngũ cán bộ tham gia đề tài đã nâng cao được trình độ và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học.

Các định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc và các mô hình PTBV cho tỉnh Bắc Kạn đã tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế; liên kết vùng hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị; tăng thêm hiệu quả dựa trên lợi thế so sánh và bền vững hơn.

Định hướng quy hoạch PTBV các TV và các mô hình PTBV đã góp phần thay đổi nhận thức về tiểu vùng, liên kết giữa các địa phương trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội; thay đổi tập quán sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị; tạo thêm việc làm, giảm tỉ lệ nghèo đói, đặc biệt là đối với các đồng bào dân tộc thiểu số.

Định hướng quy hoạch PTBV các ngành kinh tế của các tiểu vùng, đặc biệt là kinh tế cửa khẩu đều gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng biên giới. Phát triển kinh tế vững mạnh vùng biên giới chính là cơ sở vững chắc để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Các định hướng quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường được đề xuất đã giúp các địa phương rà soát, điều chỉnh các kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trên lãnh thổ. Các định hướng quy hoạch PTBV các ngành kinh tế dựa trên lợi thế so sánh, do đó, đã khai thác tối ưu các tiềm năng về tài nguyên, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của lãnh thổ.

Tây Bắc là vùng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và các rủi ro thiên tai, mất an ninh môi trường rất lớn, ảnh hưởng đến đời sống của dân cư. Vì vậy, việc phân chia tiểu vùng dựa trên tiếp cận địa sinh thái - xã hội; đánh giá khả năng chống chịu thiên tai và biến đổi khí hậu; định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và bố trí các khu dân cư có khả năng chống chịu thiên tai, biến đổi khí hậu đã giúp các địa phương chủ động ứng phó với vấn đề này.

Với các mô hình PTBV đề xuất đã tạo ra nhu cầu đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho người dân tham gia chuỗi giá trị du lịch sinh thái gắn với cộng đồng; tập huấn kỹ thuật trong các mô hình nông - lâm kết hợp có sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nông - Doanh nghiệp - Nhà nước - Nhà khoa học.

Page 83: HÀ NỘI - 2020

83 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Đề tài có đóng góp quan trọng về khoa học nghiên cứu vùng, tiểu vùng, quy hoạch PTBV tiểu vùng; cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc với tiếp cận mới so với tiếp cận truyền thống. Đó là tiếp cận tổng hợp, liên ngành, liên vùng; phân chia tiểu vùng Tây Bắc dựa trên tiếp cận địa - sinh thái - xã hội và định hướng quy hoạch PTBV dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của lãnh thổ. Các định hướng quy hoạch và các mô hình PTBV phù hợp với đặc thù của các tiểu vùng và có tính liên kết vùng hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn; khuyến nghị theo thứ tự ưu tiên các ngành, lĩnh vực có thế mạnh; cung cấp hệ thống các quan điểm và giải pháp thực hiện các định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc.

Đề tài góp phần thay đổi nhận thức về các vấn tiểu vùng, quy hoạch PTBV tiểu vùng, liên kết vùng; công nhận về mặt pháp lý, lập quy hoạch cấp tiểu vùng và thành lập cơ chế điều phối, giám sát quy hoạch cấp tiểu vùng.

11. LUậN CƯ KHOA HỌC VÀ THƯC TIễN, ĐỀ XUấT ĐỊNH HƯớNG NGHIÊN CƯU KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHÊ VÀ CHUYỂN GIAO TRI THƯC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VữNG VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2019-2025

Mã số: KHCN-TB.27X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: GS.TS. Mai Trọng Nhuận

Hiệu quả của đề tài

Các sản phẩm sau đây của đề tài có thể được điều chỉnh và áp dụng cho việc đánh giá các đề tài, dự án, chương trình KH&CN nói chung nhằm nâng cao tính thiết thực, hiệu quả, đóng góp, tác động của chúng: cơ sở khoa học, bộ tiêu chí và quy trình đánh giá kết quả, mức độ thực

hiện các mục tiêu của Chương trình Tây Bắc; đánh giá hiệu quả, đóng góp của các đề tài, dự án; đánh giá tích hợp tính thiết thực, hiệu quả, đóng góp, tác động của Chương trình Tây Bắc.

Các kiến nghị, khuyến nghị, giải pháp... do đề tài đề xuất thúc đẩy chuyển giao, thương mại hóa hoặc hỗ trợ khởi nghiệp cho một số kết quả, sản phẩm KH&CN từ các đề tài và dự án của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2020; tăng cường hiệu quả của truyền thông KH&CN; góp phần nâng cao hiệu quả, tác động của các chương trình KH&CN.

Kết quả của đề tài đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để Nhà nước quyết định Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025 cũng như hoàn thiện quy định, hướng dẫn đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và chuyển giao tri thức.

Đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới ở nước ta về đánh giá tích hợp đề tài, chương trình KH&CN, thúc đẩy phát triển ngành quản lý khoa học, công nghệ và chuyển giao tri thức đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội về nâng cao hiệu quả và đóng góp của hoạt động khoa học, công nghệ.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã xây dựng được cơ sở khoa học và bộ tiêu chí đồng bộ, quy trình đánh giá đề tài, dự án, chương trình KH&CN; Đánh giá và lựa chọn được một số kết quả, sản phẩm của Chương trình Tây Bắc để kiến nghị, đề xuất chuyển giao cho các đơn vị sử dụng hoặc kết nối cung - cầu, hỗ trợ khởi nghiệp; Tạo ra 15 sản phẩm truyền thông khoa học kết nối Chương trình Tây Bắc với xã hội; Đề xuất được khung định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025.

Page 84: HÀ NỘI - 2020

84 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Tác động của đề tài

Các kết quả, sản phẩm đề xuất từ đề tài (khả năng chuyển giao, thương mại hóa, kết nối cung - cầu, hỗ trợ khởi nghiệp của các kết quả, sản phẩm thuộc Chương trình Tây Bắc; các sản phẩm truyền thông; luận cứ khoa học, thực tiễn, định hướng và khung nội dung Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025) là cơ sở, giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao khả năng áp dụng/ứng dụng các kết quả, sản phẩm nhằm PTBV vùng Tây Bắc.

Đề tài xây dựng tiêu chí, quy trình, kết quả đánh giá đề tài, dự án, chương trình khoa học, công nghệ phục vụ PTBV giúp thúc đẩy phát triển quản lý KH&CN và chuyển giao tri thức, đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội về nâng cao hiệu quả và đóng góp của hoạt động KH&CN.

12. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG CHUỗI CUNG ƯNG SẢN PHẩM NÔNG LÂM ĐặC SẢN XUấT KHẩU CỦA CÁC TỉNH KHU VƯC TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.06X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương mại

Chủ nhiệm: GS.TS Đinh Văn Sơn

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu các báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ của 14 tỉnh khu vực Tây Bắc (nhiệm kỳ 2015-2020) và tiến hành góp ý cho các báo cáo trên các nội dung sau:

i) Quy hoạch các vùng nuôi trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm nông lâm đặc sản phù hợp với thế mạnh của các địa phương (Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai).

ii) Các mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm

đặc sản gắn với đầu tư khoa học công nghệ, nông sản xanh, sạch, hữu cơ (Chè tại Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La; Gạo tại Điện Biên; Hoa, quả tại Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai; Thủy sản tại Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La).

iii) Các chính sách về tài chính, thương mại nhằm hỗ trợ kết nối vùng thông qua giao thông, tổ chức các không gian trong chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu.

iv) Đề xuất các mô hình xuất khẩu nông sản thông qua các cửa khẩu tại các tỉnh trong khu vực Tây Bắc (Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn).

Đề tài đã chuyển giao kết quả nghiên cứu cho UBND tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, Sở Công thương tỉnh Điện Biên, Viện phát triển doanh nghiệp (VCCI).

Đóng góp mới của đề tài

Các mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm đối với từng loại nông, lâm đặc sản: gạo; chè; hoa; quả; thủy sản.

Kiến nghị "Chính sách phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu cho vùng Tây Bắc" gửi tới lãnh đạo UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương các tỉnh khu vực Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Đề tài góp phần quan trọng trong việc xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các tỉnh trong khu vực Tây Bắc trên cơ sở tiếp cận mô hình chuỗi cung ứng giá trị. Do đó, đề tài là tài liệu có giá trị để các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước, Ban chỉ đạo Tây Bắc, các tỉnh trong khu vực Tây Bắc nghiên cứu, áp dụng vào việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu, tư vấn hoạch định chính sách và đề

Page 85: HÀ NỘI - 2020

85 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

xuất các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của các tỉnh vùng Tây Bắc và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Đề tài đã đề xuất được mô hình phát triển chuỗi cung ứng nông sản kết hợp với du lịch, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân địa phương.

13. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯớNG PHÁT TRIỂN BỀN VữNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.09X/13-18

Cơ quan chủ trì: Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

Chủ nhiệm: GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh

Hiệu quả của đề tài

Trong hơn hai năm xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái (DLST) theo hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc, bước đầu mô hình đã vận hành có hiệu quả: Có 36 người đến từ 06 hộ gia đình được lựa chọn từ dự án để đón khách du lịch. Có 10 người làm hướng dẫn viên cho khách du lịch. Có 100 người từ 20 hộ gia đình được lựa chọn bởi dự án để sản xuất và bán các sản phẩm địa phương như dệt, tre, thủ công mỹ nghệ mây tre đan, sản xuất, chế biến như trà xanh địa phương, mật ong địa phương… cho khách du lịch. Như vậy, tổng hưởng lợi cuối cùng khoảng 36 hộ gia đình và khoảng 146 người.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài có đóng góp mới về mặt lý thuyết: Trong các định nghĩa về DLST, các tác giả đều đề cập đến vai trò của cộng 29 đồng, nhưng chỉ nêu “có sự tham gia của cộng đồng”. Thực tiễn ở các mô hình DLST hoạt động kém hiệu quả (Pù Mát, Bến En, Xuân Sơn...) là do ít chú trọng đến vai trò của cộng đồng. Mô hình DLST thành công phải là mô hình có sự chủ động tham gia của cộng đồng ở tất cả các khâu (lựa

chọn địa điểm, xây dựng kế hoạch, xây dựng sản phẩm, tổ chức không gian, xúc tiến quảng bá...). Người hưởng lợi thực sự phải là cộng đồng địa phương. Sự phân chia lợi ích giữa cộng đồng, doanh nghiệp phải hài hòa. Vì vậy, không nên gọi mô hình DLST mà phải xác định đó là mô hình DLST cộng đồng. Điểm mới về định nghĩa DLST là đề cao vai trò của cộng đồng, cộng đồng không chỉ tham gia mà còn là chủ nhân của các mô hình du lịch, nhất là đối với các loại hình DLST ngoài vườn quốc gia. Xuất phát từ lý thuyết Nhân học sinh thái, tài nguyên nhân văn số một của DLST là những ứng xử của tộc người bản địa với môi trường tự nhiên, hệ sinh thái. Về tài nguyên du lịch tự nhiên sinh thái, không nhất thiết phải là những tài nguyên du lịch độc đáo, đặc thù như các sân chim, miệt vườn, xem các loài thú đặc hữu. Tài nguyên du lịch tự nhiên sinh thái là những tài nguyên mang tính đặc trưng, tiêu biểu cho một hệ sinh thái mà các hệ sinh thái khác không có. Một đóng góp nữa về mặt lý thuyết của đề tài là xây dựng được bộ tiêu chí du lịch sinh thái phù hợp với vùng Tây Bắc, có điều kiện dễ thực hiện, dễ triển khai mô hình phát triển theo hướng bền vững.

Bên cạnh đó, đề tài còn có đóng góp mới về quy trình và kết quả xây dựng mô hình DLST. Đề tài đã xây dựng được mô hình lý thuyết và kịch bản các hợp phần của mô hình DLST. Vận dụng mô hình lý thuyết, đề tài đã xây dựng mô hình DLST Nghĩa Đô.

14. NGHIÊN CƯU PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHèO VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.10X/13-18

Cơ quan chủ trì: Viện Phát triển doanh nghiệp

Chủ nhiệm: TS. Lương Minh Huân

Page 86: HÀ NỘI - 2020

86 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Hiệu quả của đề tài

Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đã chỉ ra hai cách thức chính để giúp người nghèo tham gia thị trường là thông qua mô hình đáy tháp (coi người nghèo là người mua) và thông qua mô hình chuỗi cung ứng (coi người nghèo là người bán). Đề tài đã xây dựng được khung phân tích chung cho việc phát triển thị trường cho người nghèo, bao gồm các điều kiện cơ bản, điều kiện hỗ trợ và điều kiện pháp lý cũng như vai trò của các tác nhân tham gia để tạo nên các điều kiện này. Từ khung phân tích này, đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc thông qua 02 mô hình là thị trường đáy tháp và chuỗi cung ứng. Để phát triển thị trường cho người nghèo vùng Tây Bắc, ngoài vai trò chủ đạo của doanh nghiệp thì rất cần sự tham gia của các tác nhân hỗ trợ khác, trong đó đặc biệt là Nhà nước. Nhà nước một mặt tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp vào Tây Bắc, mặt khác có các chính sách hỗ trợ người nghèo giúp họ nâng nhận thức, trình độ và năng lực để có thể tham gia vào thị trường, cả với tư cách của người mua và người bán. Bên cạnh đó, cần sự tham gia của các tổ chức xã hội, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ… để cùng xây dựng nên một hệ sinh thái giúp người nghèo tham gia được vào thị trường, từ đó giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo một cách bền vững. Bên cạnh các kết quả nghiên cứu chính, đề tài cũng đã đạt được một số kết quả khác như: đã công bố được 05 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có uy tín; hỗ trợ được 03 luận văn thạc sỹ và hỗ trợ 01 chuyên đề tổng quan cho một nghiên cứu sinh. Đề tài cũng đã xây dựng được 02 cuốn cẩm nang phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc thông qua thị trường đáy tháp và chuỗi cung ứng.

Tác động của đề tài

Đề tài đã chỉ ra hai cách thức chính để giúp người

nghèo tham gia thị trường là thông qua mô hình đáy tháp (coi người nghèo là người mua) và thông qua mô hình chuỗi cung ứng (coi người nghèo là người bán). Mỗi cách thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và việc phát triển đồng thời hai mô hình thị trường này sẽ giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững, kể cả khi xét đến chuẩn nghèo đa chiều hiện nay.

15. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN Lý THƯƠNG MẠI (HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ) BIÊN GIớI VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.18X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Hà Văn Hội

Hiệu quả của đề tài

Đề tài có một số đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu về thương mại quốc tế, đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đề tài còn cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu sâu hơn đối với việc dự thảo và thực hiện chính sách thương mại biên giới trong từng chương trình, dự án cụ thể. Từ đó, đề tài giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động thương mại biên giới nói chung của Việt Nam và của vùng Tây Bắc nói riêng.

Đề tài góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân vùng biên giới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hoá qua biên giới và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thương mại biên giới.

Page 87: HÀ NỘI - 2020

87 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Ngoài ra, đề tài góp phần bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ và năng lực nghiên cứu của các cán bộ tham gia đề tài thông qua các hoạt động nghiên cứu, tham gia hội thảo và đi khảo sát thực tế trong và ngoài nước.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã nhận diện và chỉ ra các đặc thù của vùng Tây Bắc trong phát triển và quản lý thương mại biên giới. Đồng thời, trên cơ sở điều tra khảo sát các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, đề tài đã đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi mua bán, trao đổi hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho hoạt động thương mại biên giới tại các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng được một mô hình thương mại biên giới cho vùng Tây Bắc - là một trong những cơ sở để các bộ, ban, ngành định hướng chính sách, chủ động lựa chọn các chính sách phát triển và mô hình quản lý hoạt động thương mại biên giới phù hợp với đặc thù các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc.

Đồng thời, đề tài có những khuyến nghị cụ thể và phù hợp đối với các cơ quan quản lý vĩ mô cũng như đối với các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc trong việc phát triển bền vững và quản lý có hiệu quả thương mại biên giới của khu vực này. Các kiến nghị, giải pháp chính sách phát triển thương mại biên giới vùng Tây Bắc được gửi đến Bộ Công thương.

Tác động của đề tài

Đề tài góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới vùng Tây Bắc; giúp các doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh thương mại biên giới phù hợp với đặc thù của các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc; tạo công ăn việc làm cho dân cư vùng biên giới. Đề tài cũng giúp các địa phương vùng Tây Bắc chủ động lựa

chọn các chính sách phát triển và mô hình quản lý hoạt động thương mại biên giới phù hợp với đặc thù của tỉnh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới của tỉnh và tăng thu ngân sách Nhà nước. Mô hình thương mại biên giới đề xuất bởi đề tài cũng tính đến yếu tố đảm bảo quốc phòng an ninh khi phát triển thương mại biên giới của các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc.

16. NGHIÊN CƯU CHíNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ XÂY DƯNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT VÙNG, TIỂU VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.22X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chủ nhiệm: GS.TS. Hoàng Văn Hoa

Hiệu quả của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững du lịch vùng Tây Bắc và đóng góp thiết thực cho phát triển KT-XH của vùng, đặc biệt là góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh, chính trị vùng miền núi phía Bắc nước ta trong những năm tới.

Hệ thống các chính sách, giải pháp và kiến nghị về liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch gắn với phát triển KT-XH vùng Tây Bắc do đề tài đề xuất là cơ sở khoa học cho Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách phát triển du lịch vùng Tây Bắc nói riêng, các vùng miền núi ở nước ta nói chung.

Đóng góp mới của đề tài

Về lý luận, đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách về liên kết vùng nói chung và

Page 88: HÀ NỘI - 2020

88 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc nói riêng.

Về thực tiễn, đề tài đã phân tích kinh nghiệm một số nước và một số vùng trong nước về liên kết vùng du lịch và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng Tây Bắc; phân tích, đánh giá thực trạng các chương trình liên kết vùng du lịch ở Tây Bắc trong những năm gần đây, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của liên kết du lịch ở Tây Bắc. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất mô hình liên kết du lịch vùng Tây Bắc và mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng - sông Lô. Đề tài cũng đề xuất 09 nhóm giải pháp và các kiến nghị cụ thể để thực hiện liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ cho việc hoạch định và thực thi chính sách liên kết vùng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, liên kết du lịch nói riêng ở vùng Tây Bắc, góp phần thực hiện Nghị quyết số 37-NQ-TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

Mô hình về liên kết du lịch vùng Tây Bắc, Mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng - sông Lô do đề tài đề xuất phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, góp phần thúc đẩy liên kết du lịch ở vùng Tây Bắc.

Kiến nghị các giải pháp chính sách về thực hiện liên kết vùng, tiểu vùng du lịch ở Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của đề tài phù hợp với thực tiễn, là cơ sở khoa học để Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương, doanh nghiệp nghiên cứu, thực hiện các chính sách, biện pháp cụ thể về liên kết vùng, tiểu vùng du lịch ở Tây Bắc.

17. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VữNG TíCH HỢP 3E+1 (KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG, HÊ SINH THÁI VÀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG) CHO CÁC KHU VƯC BIÊN GIớI VIÊT - LÀO VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.19C/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: TS. Trần Đăng Quy

Hiệu quả của đề tài

Mô hình tổng quát phát triển bền vững tích hợp 3E+1 và các mô hình cụ thể mà đề tài đề xuất góp phần phát triển kinh tế cho các xã khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc.

Đề tài cứu xây dựng được các mô hình PTBV gắn với an ninh phi truyền thống (di cư tự do) góp phần hạn chế di cư tự do, nâng cao đời sống cho người dân và ổn định xã hội.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã xác lập được cơ sở khoa học xây dựng mô hình phát triển bền vững tích hợp 3E+1 (phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái kết hợp an ninh phi truyền thống (di cư tự do)) cho khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc.

Đề tài đã đưa ra được mô hình phát triển bền vững tích hợp 3E+1 (mô hình tổng quát) cho khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc và mô hình cụ thể cho hai xã nghiên cứu điểm là xã Na Ư và xã Nậm Cắn. Các mô hình cụ thể mà đề tài đề xuất có thể được xem xét để triển khai trong thực tiễn nhằm nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, đảm bảo an ninh phi truyền thống (di cư tự do) và chủ động ứng phó với thiên tai.

Page 89: HÀ NỘI - 2020

89 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Tác động của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm căn cứ để thu hút đầu tư, thực hiện các công tác tư vấn, khảo sát, thiết kế, triển khai các mô hình sinh kế, mô hình phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai, phát triển cộng đồng, làng bản bền vững. Việc thực hiện mô hình PTBV tích hợp 3E+1 sẽ đáp ứng được phát triển nông nghiệp miền núi bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Kết quả của đề tài cung cấp các cơ sở khoa học và các giải pháp hợp tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xuyên biên giới giữa Việt Nam và Lào; là cơ sở khoa học quan trọng để Chính phủ và các bộ ngành liên quan làm rõ các lợi ích của Việt Nam và Lào trong hợp tác thực hiện các chính sách liên quan với mô hình PTBV tích hợp 3E+1 xuyên biên giới.

Các mô hình PTBV tích hợp 3E+1 được xây dựng trên cơ sở tận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệm bản địa, thể hiện qua các mô hình phát triển kinh tế đã thành công tại mỗi địa phương được cải tạo, nâng cấp, chỉnh sửa để phù hợp với mục tiêu PTBV về kinh tế - sinh thái - môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng và an ninh lương thực... và hạn chế di cư tự do; để phát huy tối đa các thế mạnh, ưu đãi của vùng về chính sách, điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhằm phát triển kinh tế khu vực biên giới một cách bền vững, đảm bảo an ninh - quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ. Khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc trải dài hơn 1.220 km, có sự phân dị mạnh về điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên, phong tục, tập quán của đồng bào DTTS và quy mô các cửa khẩu quốc tế với nước bạn Lào. Vì vậy, mô hình PTBV tích hợp 3E+1 phải phù hợp và phát huy được tiềm năng, thế mạnh nội lực của từng vùng cụ thể, đặc biệt là tại các vùng có quy mô khác nhau về cửa khẩu quốc tế với nước Lào.

Mô hình PTBV tích hợp 3E+1 coi con người là trung

tâm, là động lực thực hiện các hoạt động phát triển. Yếu tố văn hóa, đặc biệt là đặc trưng văn hóa cộng đồng của các DTTS và tri thức bản địa được lồng ghép trong cả bốn hợp phần và được coi là chất gắn kết giữa các hợp phần. Việc xây dựng thành công mô hình PTBV tích hợp 3E+1 sẽ thúc đẩy phát triển văn hóa, duy trì các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, cải thiện và thay đổi các nét văn hóa chưa phù hợp, thể hiện qua các vấn đề, giải pháp và tiêu chí đánh giá như: số lượng phong tục tập quán sản xuất truyền thống còn được duy trì; mức độ phù hợp với văn hóa bản địa và người dân địa phương của các mô hình sản xuất mới; vấn đề thu gom chất thải và sử dụng nhà vệ sinh tự hoại...

Khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc có địa hình núi cao, hiểm trở, kinh tế chậm phát triển, nhiều tập tục lạc hậu, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Các khu vực này có vị trí địa chiến lược cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của đất nước. Nghiên cứu vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc là một nội dung rất quan trọng trong nhiệm vụ PTBV trong khu vực, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền đất nước. Trong các loại hình an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc thì vấn đề nhập cư và di cư trái phép của các đồng bào DTTS trong nội biên và ngoại biên gây đe dọa mạnh đến các phát triển kinh tế, môi trường và hệ sinh thái của khu vực. Trong khuôn khổ nội hàm của mô hình PTBV tích hợp 3E +1 thì yếu tố an ninh phi truyền thống được xác định là sự di cư tự do xảy ra do sự biến đổi về quy mô, chất lượng,… của các hợp phần môi trường và hệ sinh thái đe dọa đến sinh kế của người dân hoặc sự di cư tự do gây tác động đến các hợp phần của mô hình 3E như giảm phát triển kinh tế, phá vỡ quy hoạch phát triển, gây suy thoái môi trường và tàn phá các hệ sinh thái tự nhiên. Khi thực

Page 90: HÀ NỘI - 2020

90 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

hiện thành công mô hình sẽ hạn chế được vấn đề này, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

Đối với khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc, các nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài nguyên nước là những nguồn tài nguyên sống còn đảm bảo sự phát triển kinh tế, duy trì ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Việc khai thác thiếu hợp lý trước đây đã để lại những hậu quả về môi trường như tài nguyên đất bị thoái hóa, tài nguyên rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm... Việc xây dựng thành công mô hình sẽ giúp thúc đẩy việc bảo vệ các nguồn tài nguyên này, đưa ra được các giải pháp sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên thiết yếu này.

Đối với khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc, các thiên tai chủ yếu là lũ lụt, sạt lở đất, rét đậm và rét hại. Việc xây dựng thành công mô hình PTBV tích hợp 3E+1 sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế lũ lụt, nâng cao năng lực chống chịu và phục hồi trước tác động của thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kết quả của đề tài cung cấp các cơ sở khoa học và các giải pháp hợp tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên xuyên biên giới giữa Việt Nam và Lào và là luận cứ quan trọng để Chính phủ và các bộ ngành liên quan làm rõ các lợi ích của Việt Nam và Lào trong hợp tác thực hiện các chính sách liên quan với mô hình PTBV tích hợp 3E+1 xuyên biên giới.

18. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VữNG LƯU VƯC SÔNG ĐÀ

Mã số: KHCN-TB.22C/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Lâm nghiệp

Chủ nhiệm: GS.TS. Trần Văn Chứ

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã hoàn thiện các mô hình tại các địa phương, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân từ chuyển giao kỹ thuật, giống, hỗ trợ công chăm sóc. Các sản phẩm của đề tài là mô hình bước đầu đã có thu nhập mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân (cam, trứng cút, ổi… ở Tây Phong, Cao Phong, Hòa Bình; Táo mèo ở Chiềng Hắc, Mộc Châu, Sơn La; Mắc ca ở Tuần Giáo, Điện Biên) theo hướng bền vững.

Các mô hình thí điểm được phát triển đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, là địa điểm tham qua học tập của nhiều địa phương lân cận. Bên cạnh đó, các mô hình được phát triển cũng là các hình mẫu trình diễn về mô hình phát triển sinh kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm xói mòn đất, tăng độ che phủ cho rừng...

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đánh giá được hiện trạng các mô hình sinh kế ở lưu vực sông Đà, trong đó tập trung các mô hình nông lâm nghiệp vốn là sinh kế chủ yếu của người dân khu vực Tây Bắc; xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá các mô hình sinh kế ở lưu vực sông Đà; xây dựng các bản đồ định hướng phát triển bền vững lưu vực sông Đà.

Tác động của đề tài

Đề tài được triển khai đã tạo ra nhiều quan điểm mới trong việc phát triển sinh kế bền vững đối với người dân địa phương trên cơ sở những điều kiện sẵn có hoặc thế mạnh đối với từng vùng, từng khu vực cụ thể. Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng của địa phương và người dân, đề tài lựa chọn những phương thức phát triển các mô hình phù hợp với yêu cầu và thế mạnh của vùng. Việc phát triển sản phẩm nông lâm nghiệp của người dân địa phương căn cứ trên các chuỗi cung ứng sản phẩm đầu vào, thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra.

Page 91: HÀ NỘI - 2020

91 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Đề tài tạo ra các mô hình sinh kế bền vững từ các mô hình hiện có, phù hợp với từng đặc điểm, tiềm năng của địa phương.

Đề tài góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng, giảm tác động lên tài nguyên rừng; giữ gìn, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.

Các mô hình được hoàn thiện giảm phụ thuộc vào rừng, phát huy thế mạnh sẵn có và nâng cao chất lượng rừng, giữ đất, giảm xói mòn đất, góp phần phòng tránh thiên tai.

19. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT CÁC MÔ HÌNH, CHíNH SÁCH, GIẢI PHÁP LIÊN KẾT QUÂN DÂN TRONG XÂY DƯNG VÀ BẢO VÊ CÁC TUYẾN CƠ ĐỘNG QUÂN SƯ CÁC TỉNH BIÊN GIớI KHU VƯC TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.08X/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chủ nhiệm: Thượng tá, TS. Hoàng Quốc Long

Hiệu quả của đề tài

Mô hình liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự khu vực Tây Bắc cùng các kiến nghị và giải pháp là các sản phẩm khoa học của đề tài, gắn chặt chẽ với thực tiễn hiện nay của khu vực Tây Bắc. Các kiến nghị, đề xuất đã được các cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Điện Biên đánh giá cao về sự phù hợp khi áp dụng mô hình vào thực tế xây dựng các tuyến cơ động quân sự hiện nay. Trên thực tế, các kiến nghị, biện pháp đề xuất của đề tài góp phần ngăn ngừa việc hư hỏng, sửa chữa nhanh, kịp thời thông tuyến cho các tuyến cơ động quân sự. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, nâng cao hiệu quả

đầu tư cho xây dựng và khai thác các tuyến cơ động quân sự.

Kết quả của đề tài đã được chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ đạo Tây Bắc trong xây dựng giải pháp và đưa ra các chính sách tăng cường liên kết quân dân, không những cho Tây Bắc mà có thể áp dụng cho phạm vi các khu vực Tây Nguyên, vùng biên giới Nam Trung Bộ. Kết quả của đề tài là một tài liệu cho Bộ Giao thông vận tải tham khảo trong việc sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008; giúp tăng cao hiệu quả đầu tư công của Chính phủ trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài xây dựng được mô hình liên kết quân dân; đánh giá thực trạng liên kết quân dân; đề xuất và kiến nghị các giải pháp trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Các kết quả nghiên cứu và kiến nghị của đề tài giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị liên quan và các lực lượng vũ trang đánh giá được một cách tổng thể về thực trạng xây dựng các tuyến đường cơ động quân sự, thực trạng liên kết quân dân; những bất cập, thuận lợi và khó khăn trong các công tác này để từ đó có các chủ trương, chính sách phù hợp, mang lại hiệu quả cao về mặt xã hội, đặc biệt là ở các vùng biên giới Tây Bắc.

Đề tài góp phần bảo đảm công tác xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động được tốt hợn và đó là tiền đề để góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng biên giới.

Page 92: HÀ NỘI - 2020

92 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

20. NGHIÊN CƯU BÀO CHẾ CHẾ PHẩM CÓ TÁC DỤNG HẠ LIPID TRONG MÁU Từ BA DƯỢC LIÊU TÁO MèO, HÀ THỦ Ô Đỏ, CỐT KHí CỦ ở VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.04C/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Quân y

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Bạch

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã có kiến nghị về một số vùng quy hoạch phát triển dược liệu Hà thủ ô đỏ và Cốt khí củ. Sản phẩm của đề tài cũng góp phần nâng cao giá trị gia tăng đối với nguồn dược liệu của địa phương.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài cung cấp những thông tin khoa học mới về một số hợp chất phân lập được từ 03 loài nghiên cứu và hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của chúng. Kết quả về nội dung này đã được đăng trên tạp chí quốc tế.

Đề tài đã xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Táo mèo và nâng cấp tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Hà thủ ô đỏ và Cốt khí củ. Những kết quả này góp phần nâng cao công tác kiểm soát chất lượng 03 dược liệu này.

Với 03 quy trình điều chế bột cao khô và 01 quy trình bào chế viên nang cứng, đề tài đã tạo ra một sản phẩm mới có nguồn gốc từ dược liệu, có tác dụng hạ lipid, cung cấp cho thị trường thuốc trong nước. Kết quả này cũng là cơ sở cho những nghiên cứu phát triển sản phẩm khác trong tương lai.

Những dữ liệu về tính an toàn và hoạt tính của sản phẩm là những minh chứng khoa học giúp khẳng định tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm đối với người dùng.

Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu, Quy trình điều chế bột cao khô từ 03 dược liệu, Quy trình bào chế viên nang cứng

Tabalix góp phần kiểm soát chất lượng dược liệu tốt hơn; giúp tạo ra sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng hạ lipid; đồng thời là cơ sở cho những nghiên cứu phát triển sản phẩm tiếp theo.

Dữ liệu về thành phần hóa học phân lập được từ từng dược liệu nghiên cứu và hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của chúng góp phần cung cấp thông tin về thành phần hóa học của dược liệu và hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid của một số hợp chất.

Dữ liệu về độ ổn định, tính an toàn và tác dụng gây hạ lipid máu của sản phẩm viên nang cứng góp phần cung cấp minh chứng về tính an toàn và tác dụng hạ lipid của sản phẩm đề tài.

Tác động của đề tài

Sản phẩm của đề tài giúp người dân vùng Tây Bắc có thêm việc làm và thu nhập (trồng cây thuốc để bán cho doanh nghiệp), qua đó cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, kết quả của đề tài là cơ sở để các cơ quan chức năng ở một số tỉnh quy hoạch vùng trồng dược liệu có giá trị, tránh việc khai thác bừa bãi, thiếu quản lý, qua đó bảo tồn và nâng cao giá trị gia tăng của nguồn tài nguyên dược liệu vùng.

Đề tài góp phần cung cấp thêm cho xã hội một sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn với giá cả hợp lý và có hiệu quả trong dự phòng, hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn lipid máu.

Trong quá trình thực hiện, đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ trẻ của Học viện Quân y. Đồng thời, việc triển khai đề tài cũng góp phần phát huy tốt hiệu quả sử dụng trang thiết bị nghiên cứu và tạo nguồn đề tài phục vụ huấn luyện cho đối tượng sau đại học của đơn vị.

Page 93: HÀ NỘI - 2020

93 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

21. NGHIÊN CƯU, ÁP DỤNG CÔNG NGHÊ TíCH HỢP ĐỊA MÔI TRƯỜNG - ĐỊA SINH THÁI NHằM NGăN NGừA, Xử Lý Ô NHIễM MÔI TRƯỜNG NƯớC TẠI MỘT SỐ ĐIỂM ở CÁC LƯU VƯC SÔNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.02C/13-18

Cơ quan chủ trì: Hội Địa hóa Việt Nam

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà

Hiệu quả của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu một số mỏ ở vùng Tây Bắc, thử nghiệm tại khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đề tài đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết và thực tiễn và phát triển công nghệ tích hợp địa môi trường (ĐMT) - địa sinh thái (ĐST) xử lý ô nhiễm nước tại các khu khai thác, chế biến khoáng sản. Thực nghiệm công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái tại khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn cho thấy việc ứng dụng nhân rộng công nghệ trong xử lý nước thải do khai thác, chế biến khoáng sản kim loại tại Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng có rất nhiều triển vọng. Công nghệ tích hợp ĐMT - ĐST xử lý ô nhiễm môi trường do nước thải mỏ có thể nhân rộng áp dụng cho các khu vực khác trong phạm vi vùng Tây Bắc có điều kiện tự nhiên, ĐMT, ĐST tương tự.

Công nghệ tích hợp ĐMT - ĐST mà đề tài nghiên cứu và triển khai thí điểm là công nghệ ứng dụng chức năng của môi trường địa chất và hệ sinh thái, được đánh giá đạt hiệu quả xử lý cao, giá thành rẻ và thân thiện với môi trường so với các công nghệ truyền thống do sử dụng nguyên liệu khoáng tự nhiên, bùn thải của quá trnh khai khoáng và thực vật địa phương trong ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước.

Việc áp dụng công nghệ xử lý với chi phí rẻ trong xử lý chất ô nhiễm, ngăn ngừa sự phát tán chất ô nhiễm trong

các lưu vực sông sẽ góp phần quan trọng trong giảm thiểu những tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra.

Kết quả nghiên cứu, các báo cáo và kiến nghị của đề tài giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị liên quan sử dụng làm cơ sở để bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ triển khai áp dụng công nghệ tích hợp ĐMT - ĐST với chi phí phù hợp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh con người và phát triển bền vững vùng khai khoáng nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Đề tài góp phần phát triển nguồn nhân lực về nghiên cứu và phát triển công nghệ ĐMT, ĐST. Kết quả đề tài đã góp phần tích cực phát triển hướng nghiên cứu và đào tạo về công nghệ ĐMT, ĐST ở Việt Nam.

Đóng góp mới của đề tài

SBC2-400-10S là hạt vật liệu chế tạo từ bùn thải chế biến khoáng sản, có khả năng hấp phụ kim loại nặng, ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường, đóng góp cho phát triển xu hướng mới về tái sử dụng chất thải khai khoáng.

Quy trình công nghệ tích hợp ĐMT - ĐST trong xử lý ô nhiễm môi trường vùng khai thác mỏ chì kẽm vùng Bắc Kạn đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nước thải công nghiệp, tiếp cận theo hướng tái sử dụng chất thải khai khoáng, đá vôi sẵn có, thực vật địa phương để xử lý ô nhiễm nhằm giảm chi phí xử lý và thân thiện với môi trường.

Hệ pilot tích hợp công nghệ ĐMT - ĐST xử lý nước thải khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn - mô hình tích hợp giữa sử dụng hạt vật liệu chế tạo từ bùn thải khai khoáng và hệ bãi lọc trồng cây (cây Sậy và đá vôi) là mô hình có hiệu quả xử lý kim loại tốt, khả thi, dễ vận hành và thân thiện với môi trường.

Tác động của đề tài

Đề tài sử dụng các nguồn vật liệu tự nhiên, chất thải

Page 94: HÀ NỘI - 2020

94 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

khai khoáng và thực vật địa phương để xử lý nước thải bị ô nhiễm bởi kim loại nặng; đã triển khai có hiệu quả tại khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn ở quy mô pilot (5m3/ngày). Do đó, đề tài có những tác động bước đầu về công nghệ xử lý ô nhiễm hiệu quả, chi phí hợp lý, khả thi. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ áp dụng ở quy mô pilot, cần được ứng dụng ở những quy mô lớn hơn để tăng tính tác động đến bảo vệ môi trường nói chung và tại các khu vực khai thác, chế biến kim loại nói riêng.

22. NGHIÊN CƯU NUÔI TRồNG THử NGHIÊM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI 3 TỉNH SƠN LA, ĐIÊN BIÊN, LAI CHÂU

Mã số: KHCN-TB.03C/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tây Bắc

Chủ nhiệm: TS. Phạm Văn Nhã

Hiệu quả của đề tài

Đề tài góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu của các nhà khoa học tại địa phương. Các cán bộ nghiên cứu thuộc các sở, ban, ngành ở 3 tỉnh có cơ hội tiếp cận với công nghệ cao. Người dân có cơ hội tham gia vào 1-2 khâu nuôi trồng Đông trùng hạ thảo theo quy mô pilot hoặc hộ gia đình. Doanh nghiệp có khả năng (kinh tế và kiến thức khoa học) có thể tiếp nhận quy trình hoàn chỉnh. Đề tài góp phần mang lại thu nhập cho người dân địa phương từ khâu bán nguyên liệu (nhộng tằm, mật ong, rượu) và bán sản phẩm (Đông trùng hạ thảo).

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã tạo ra nhãn hiệu hàng hóa mới trong tỉnh (Đông trùng hạ thảo Tây Bắc) từ sản phẩm Đông trùng hạ thảo (trà, rượu, mật ong), là nhãn hiệu được tôn vinh Sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao năm 2018 do Viện Chất lượng Việt Nam và Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tác động của đề tài

Người tiêu dùng trong tỉnh và cả nước có cơ hội tiếp cận sản phẩm Đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu cao, có giá thành phù hợp với khả năng kinh tế. Người nuôi tằm tại địa phương có thêm một hướng tiêu thụ nhộng tằm cho sản xuất Đông trùng hạ thảo ngoài việc bán nhộng phục vụ làm thực phẩm, tiêu thụ mật ong và rượu phục vụ cho chế biến Đông trùng hạ thảo thành các sản phẩm phẩm trà, rượu. Người dân địa phương có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ, nâng cao trình độ qua các buổi hội thảo, hướng dẫn nuôi trồng.

23. NGHIÊN CƯU MỐI QUAN HÊ TỘC NGƯỜI ở VÙNG BIÊN GIớI VớI TRUNG QUỐC GÓP PHẦN ÔN ĐỊNH XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHòNG, AN NINH VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.11X/13-18Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị khu vực 1Chủ nhiệm: TS. Đậu Tuấn NamHiệu quả của đề tài

Xây dựng khung cấu trúc, các loại hình quan hệ tộc người và các tiêu chí đánh giá mức độ quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Làm rõ được thực trạng mối quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo cấu trúc: quan hệ giữa các tộc người với quốc gia dân tộc, quan hệ nội tộc người, quan hệ giữa các tộc thiểu số, quan hệ giữa các tộc thiểu số với người Việt (Kinh), quan hệ tộc người xuyên biên giới; trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...

Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các mối quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung

Page 95: HÀ NỘI - 2020

95 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Quốc đến sự ổn định xã hội và phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Dự báo xu hướng biến đổi các mối quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong việc phát triển bền vững vùng biên giới Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Đóng góp vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trog tình hình mới.

Đóng góp vào sự phát triển của khoa học trên các lĩnh vực: Dân tộc học/Nhân học, Quản lý xã hội, Khoa học chính trị, Khoa học an ninh, Việt Nam học, Quan hệ quốc tế...

Đóng góp vào việc làm thay đổi nhận thức và hành động nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của các bộ trong hệ thống chính trị và công dân đối với vấn đề tộc người và quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển bền vững vùng biên giới Tây Bắc.

- Khuyến nghị chính sách, giải pháp giảm thiểu xung đột, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển bền vững vùng biên giới Tây Bắc.

24. NGHIÊN CƯU BIẾN ĐÔI XÃ HỘI VÙNG TÂY BẮC PHỤC VỤ XÂY DƯNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VữNG

Mã số: KHCN-TB.12X/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Tất Giáp

Đóng góp mới của đề tài

Phát triển bền vững là phát triển vì con người. Việc thực hiện tốt quản lý phát triển xã hội theo mô hình bền vững là góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và các cơ hội phát triển ổn định, lâu dài cho các thế hệ dân cư trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Đây là một hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn để góp phần hiện thực hóa mục tiêu nhân văn của quá trình đổi mới đất nước. Phát triển bền vững về xã hội để tạo nhiều điều kiện cho sự phát triển của các tộc người thiểu số vùng Tây Bắc - vốn là nhóm xã hội chịu thiệt thòi trong phát triển và có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quý cho các ngành khoa học có liên quan. Việc triển khai các nội dung nghiên cứu giúp hình thành nhóm nghiên cứu, chuyên gia về quản trị biến đổi xã hội vùng Tây Bắc, vùng dân tộc thiểu số nói chung.

Mô hình quản trị biến đổi xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là quản trị biến đổi xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới; góp phần đổi mới quy trình, phương pháp hoạch định chính sách quản trị biến đổi xã hội phục vụ xây dựng mô hình phát triển bền vững ở vùng tái định cư các dự án thủy điện vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nói chung, ở tỉnh Lai Châu nói riêng.

Tác động của đề tài

Trước hết, phát triển toàn diện con người, quản trị biến đổi xã hội theo hướng nhân văn, lấy con người làm trung tâm, xem phát triển con người - cả cá nhân và cộng đồng

Page 96: HÀ NỘI - 2020

96 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

là mục tiêu cao nhất, thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội, tạo ra một xã hội hài hoà giữa phát triển xã hội bền vững với tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và bảo vệ môi trường.

Hai là, giữ vững xã hội trong trật tự, kỷ cương, phòng ngừa xung đột xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển trước mắt với phát triển bền vững trong tương lai.

Ba là, thúc đẩy sự phát triển bình đẳng, hài hoà và tương đối đồng đều của các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc, trong đó chú trọng đến những nhu cầu và tính đặc thù của các dân tộc thiểu số để đạt được trình độ phát triển ngày càng cao về chỉ số phát triển con người của vùng nói chung và của mỗi dân tộc trong vùng nói riêng.

Bốn là, giảm dần và từng bước đi đến chấm dứt sự tụt hậu và tiến tới rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc ở Tây Bắc và của người dân Tây Bắc và trình độ chung của cả nước.

Năm là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa khai thác và đầu tư trở lại để phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Phát triển hạ tầng cơ sở, trong đó có hạ tầng giao thông, điện, nước… đồng bộ và hiệu quả, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng Tây Bắc.

25. NGHIÊN CƯU ĐÁNH GIÁ XU HƯớNG TíN NGƯỡNG CỦA CỘNG ĐồNG DÂN TỘC MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH VÀ MỘT SỐ HIÊN TƯỢNG TÔN GIÁO MớI VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.13X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng

Hiệu quả của đề tài

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể điều chỉnh chính sách đối với cộng đồng Mông truyền thống, cộng đồng Mông Tin Lành và nhóm người Mông theo Dương Văn Mình.

Tác động của đề tàiĐề tài đã cung cấp các luận cứ khoa học nhằm bảo

tồn các giá trị văn hóa và tôn giáo truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, cảnh báo đồng bào Mông còn mang nặng tâm thức tôn giáo nguyên thủy, không thể sống thiếu tôn giáo. Nếu chúng ta không ngăn chặn đà suy yếu của tôn giáo truyền thống của dân tộc này thì điều đó sẽ tạo ra khoảng trống để các tôn giáo ngoại lai, trong đó có cả những tôn giáo mới có thể xâm nhập vào cộng đồng người Mông, và như vậy sẽ không chỉ có tín ngưỡng Dương Văn Mình mà các tín ngưỡng tương tự như vậy có thể xuất hiện trong tương lai gần. Các đề xuất cụ thể là: củng cố đội ngũ những người có uy tín trong cộng đồng Mông truyền thống; khôi phục lại những sinh hoạt văn hóa đã bị lãng quyên, điều đang được chú ý hơn trong thời gian gần đây nhưng còn mạng nặng tính hình thức, khôi phục lại những sinh hoạt tôn giáo truyền thống lành mạnh vẫn còn thích dụng với hoàn cảnh hiện đại; loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp.

Đồng thời, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm bình thường hóa cộng đồng Mông theo đạo Tin Lành theo hướng tôn trọng tự do tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào, hướng họ tuân thủ pháp luật của nhà nước, sống “tốt đời đẹp đạo”, khuyến khích các trưởng nhóm tôn trọng một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tiếp tục hoàn thiện và tuân thủ Chỉ thị 01 của Thủ tướng chính phủ năm 2005, nhất là ở các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu và Sơn La, nơi mà việc công nhận các điểm nhóm Tin Lành quá chậm, chưa đáp ứng được nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo của đồng bào.

Page 97: HÀ NỘI - 2020

97 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Trên cơ sở xác định nhóm đồng bào Mông theo tín ngưỡng Dương Văn Mình thực chất là một “tôn giáo mới”, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các cấp chính quyền tạo điều kiện, khuyến khích họ quay về với cộng đồng Mông truyền thống hoặc trong trường hợp ngược lại, nếu như họ không thể quay về với cộng đồng Mông truyền thống thì nên lựa chọn theo các hệ phái Tin Lành.

Ổn định cộng đồng Mông sẽ giúp đáng kể cho việc đảm bảo quốc phòng, an ninh các tỉnh miền núi phía Bắc; có tác động hạn chế nạn chặt phá rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, tài nguyên; có tác động đáng kể tới thể chế, chính sách của Nhà nước về các vấn đề dân tộc và tôn giáo các tỉnh vùng núi phía Bắc.

26. NGHIÊN CƯU PHÁT TRIỂN (THEO HƯớNG GACP) VÀ BÀO CHẾ MỘT SỐ CHẾ PHẩM Từ DƯỢC LIÊU Ô ĐẦU, ý Dĩ, TAM THấT, ĐAN SÂM ở VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.05C/13-18 Cơ quan chủ trì: Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà NộiChủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thanh HảiHiệu quả của đề tài

Sản phẩm “VNU Botimax” đã được đưa vào sản xuất kinh doanh, được quảng bá và giới thiệu với cộng đồng, trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Phát triển được 01 sản phẩm thuốc có giá trị điều trị bệnh tim mạch (Quancardio), đã được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành, đưa vào sản xuất nhằm cung ứng cho ngành Y tế.

Đóng góp mới của đề tài Đề tài đã đưa ra bộ tài liệu hướng dẫn trồng trọt, thu

hái chế biến cây thuốc (GACP): Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm và phát triển thành công công nghệ tách chiết phân đoạn có hoạt tính sinh học từ các dược liệu này.

Đề tài đã công bố kết quả nghiên cứu về thực vật, hóa học, tác dụng sinh học của 04 dược liệu trên 04 bài báo quốc tế ISI/scopus; 07 bài báo chuyên ngành trong nước; xuất bản 01 cuốn sách chuyên khảo (Ô đầu - Cây thuốc quý).

Tác động của đề tàiĐề tài đã góp phần phát triển vùng trồng dược liệu,

điều chỉnh cơ cấu cây trồng ở một số địa phương khu vực Tây Bắc, giảm đáng kể việc khai thác tự nhiên, giúp bảo vệ tài nguyên, môi trường, tạo sinh kế mới bền vững cho người dân; đồng thời phát triển thành công công nghệ tách chiết phân đoạn có hoạt tính sinh học từ Đan sâm, Tam thất và sản xuất viên hoàn giọt VNU Botimax chuyển giao cho doanh nghiệp, góp phần phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới.

27. NGHIÊN CƯU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG, ĐỀ XUấT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHấT LƯỢNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VữNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.14X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Bùi Chí Trung

Hiệu quả của đề tài

Lần đầu tiên hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về truyền thông phát triển, về vai trò của truyền thông, bao gồm: kênh truyền thông đại chúng, truyền thông liên cá nhân (truyền thông nhóm và truyền thông cộng đồng), truyền thông quan hệ công chúng đối với sự phát triển bền vững ở một địa bàn dân cư đặc thù, trên diện rộng, cụ thể là vùng Tây Bắc, từ đó chỉ rõ ưu điểm và hạn chế của các kênh truyền thông trong việc thông tin hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững của vùng Tây Bắc.

Page 98: HÀ NỘI - 2020

98 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc đồng thời sản xuất 10 chương trình truyền hình và 10 chương trình phát thanh, phát sóng trên các kênh phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương như những mẫu về truyền thông phát triển vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Đối với các cấp quản lý và hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các địa phương cũng như các ngành khác trong việc hoạch định chính sách khai thác, sử dụng, phát huy thế mạnh của báo chí và các kênh truyền thông phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững ở địa phương.

Đối với các cơ quan báo chí truyền thông, những đánh giá về thành công và hạn chế của báo chí và những đề xuất cụ thể của đề tài về việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của các sản phẩm báo chí hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững, sẽ tạo điều kiện để các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông.

Đối với doanh nghiệp và giới đầu tư, đề tài góp phần thúc đẩy và kết nối các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tham gia vào chương trình phát triển bền vững vùng Tây Bắc thông qua việc tổng kết, đánh giá thực trạng, tiềm năng, triển vọng phát triển của vùng được phản ánh trên báo chí và các phương tiện truyền thông.

Đối với các nhà khoa học, kết quả khảo sát của đề tài là nguồn tham khảo hữu ích và góp phần kết nối các nhà khoa học tham gia giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến sự phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Đối với cộng đồng và người dân Tây Bắc, đề tài góp phần phản hồi và nêu những nguyện vọng, đề xuất của người dân, các cộng đồng dân cư trong vùng đối với

các vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội được phản ánh thông qua truyền thông; cũng như tìm hiểu nhu cầu, thói quen tiếp nhận, điều kiện tiếp nhận, mức độ tiếp nhận thông tin của người dân Tây Bắc và ý kiến đánh giá của họ về nội dung và hình thức của hệ thống truyền thông, nhằm đề xuất giải pháp giúp hệ thống truyền thông phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin toàn diện của người dân Tây Bắc.

Đối với cơ sở đào tạo, đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông trong lĩnh vực truyền thông và phát triển.

28. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT GIẢI PHÁP, MÔ HÌNH NÂNG CAO NăNG LƯC CỦA HÊ THỐNG CHíNH TRỊ CấP CƠ Sở ở MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG YẾU VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.15X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Phạm Quốc Thành

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã xây dựng và hoàn thiện được luận cứ khoa học, khung lý thuyết về đánh giá năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở nói chung và tại địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc nói riêng. Ngoài ra, đề tài đã phân tích được thực trạng của năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở tại địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc, dự báo được sự biến đổi các yếu tố tác động tới năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể, có chiều sâu cũng như xây dựng được một số mô hình cụ thể về nâng cao năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở tại địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc.

Page 99: HÀ NỘI - 2020

99 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đề xuất những giải pháp cơ bản về nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc; xây dựng thành công 03 mô hình cụ thể về nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Về phương diện lý luận, đề tài đã làm rõ hơn một số vấn đề như: lý thuyết về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp cơ sở; khung lý thuyết đánh giá năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở; những yếu tố tác động tới năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở…

Về phương diện thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài, cụ thể là những giải pháp và mô hình được đề xuất, sẽ có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở tại một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc trong thời gian tới.

29. NGHIÊN CƯU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ ĐấU TRANH PHòNG, CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA ở VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.16X/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị Công an nhân dân

Chủ nhiệm: GS.TS. Trương Giang Long

Hiệu quả của đề tài

Đề tài là công trình khoa học cấp Nhà nước đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về tội phạm xuyên quốc gia và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; một số kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế cũng như của cơ quan chức năng một số nước trên thế giới và khu vực

trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Đặc biệt, đề tài đã nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về thực trạng tình hình tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc; đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp, giải pháp mà các cơ quan chức năng triển khai thực hiện nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc trong những năm qua.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã làm rõ lý luận chung về tội phạm xuyên quốc gia và công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm xuyên quốc gia. Các công trình nghiên cứu trước đây tuy đã tiếp cận nhưng chưa nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về vấn đề này. Đây cũng là công trình khoa học cấp Nhà nước đầu tiên khảo sát toàn diện và làm rõ thực trạng hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc; đặc biệt là thực trạng hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý, tội phạm mua bán người, tội phạm buôn lậu ở vùng Tây Bắc. Qua nghiên cứu, đề tài đã đưa ra những dự báo về tình hình hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc và các yếu tố ảnh hưởng đến đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này ở vùng Tây Bắc thời gian tới; những kiến nghị và đề xuất, trong đó có những nội dung mang tính giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành góp phần giúp cho các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an các địa phương vùng Tây Bắc đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia; thực trạng, kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này tại các địa phương, từ đó giúp các lực lượng chức năng có những điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu

Page 100: HÀ NỘI - 2020

100 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

sót để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

30. NGHIÊN CƯU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ VậN ĐỘNG ĐồNG BÀO CÁC DÂN TỘC KHU VƯC BIÊN GIớI TÂY BẮC TRONG SƯ NGHIÊP BẢO VÊ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIớI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MớI

Mã số: KHCN-TB.17X/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Biên phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chủ nhiệm: Trung tướng Phạm Huy Tập

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã bổ sung, hoàn thiện lý luận về Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia phù hợp với đặc thù khu vực biên giới các tỉnh Tây Bắc. Bên cạnh đó, đề tài đã phần nào lượng hóa được hiệu quả Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới thông qua bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác dân vận nói chung và công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng nói riêng.

Khảo sát, đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia từ năm 2003 đến năm 2016 gắn với mục tiêu, tiêu chí hoạt động Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên cả hai phương diện: thành công và hạn chế.

Đóng góp mới của đề tài

Đưa ra mô hình phát triển kinh tế có thể áp dụng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc như: "Mô hình Hợp tác xã đại đoàn kết Hùng Pèng về chăn nuôi bò giống", "Mô hình trồng chuối thương phẩm", "Mô hình trồng lúa nước hai vụ", "Mô hình chăn nuôi đại gia súc tập trung"... Các mô hình này phù hợp với đặc điểm địa hình và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới Tây Bắc.

Đề tài đã biên tập 03 chuyên khảo, cẩm nang về Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đây là tài liệu quan trọng giúp cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời cung cấp cho các trường có liên quan đến công tác dân vận và các trường trong quân đội nói chung, Bộ đội Biên phòng nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.

Tác động của đề tài

Về mặt xã hội, đề tài góp phần vào việc hoàn thiện chủ trương, chính sách đối với công tác dân vận của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc tham gia bảo vệ, chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những luận cứ khoa học để Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ vận động nhân dân nói chung, vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc nói riêng tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Đề tài cũng góp phần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở vùng Tây Bắc của Bộ đội Biên phòng.

Page 101: HÀ NỘI - 2020

101 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Một ý nghĩa khác của đề tài là góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân. Cụ thể là tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học cho các cơ quan có cán bộ tham gia thực hiện đề tài, tăng cường sự hiểu biết và nhận thức mới của các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu đề tài về lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng; góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài, bổ sung kiến thức khoa học, lý luận, tư duy khoa học và thực tiễn về vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng.

31. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRò CỦA CỘNG ĐồNG DÂN TỘC THÁI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VữNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.19X/13-18

Cơ quan chủ trì: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Văn Lợi

Hiệu quả của đề tài

Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên sử dụng cách tiếp cận liên ngành, đa ngành nhằm giải quyết các vấn đề mang tính tổng thể, toàn diện cả về không gian nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập, đánh giá mối quan hệ của cộng đồng dân tộc Thái với các dân tộc trong khu vực và quốc tế; khẳng định bản sắc của cộng đồng dân tộc Thái trong mối quan hệ đa văn hóa với các dân tộc khác ở Tây Bắc; chỉ rõ thực trạng vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái..., vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng người Thái trong phát triển bền vững ở Tây Bắc. Đề

tài cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc; đánh giá xu hướng phát triển và khả năng thích ứng của cộng đồng dân tộc Thái trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đưa ra bộ cơ sở dữ liệu số hóa, tích hợp liên ngành về cộng đồng dân tộc Thái vùng Tây Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp mới phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Đề tài đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững; làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò và phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đề tài cũng tác động tới hoạt động kinh tế của cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc, dẫn tới xu hướng duy trì (hoặc làm giảm tốc độ suy giảm) diện tích ruộng nước và hoạt động canh tác ruộng nước của người Thái và các dân tộc khác trong khu vực, đặc biệt là các phương thức canh tác truyền thống nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn cho con người. Đề tài còn tác động tới hoạt động du lịch cộng đồng của dân tộc Thái nói riêng và cả khu vực Tây Bắc nói chung; từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các đặc trưng văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái và các cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đặc biệt, đề tài cũng có tác động tới xu hướng bảo vệ môi trường bản làng trong khu vực, hạn chế tác động không cần thiết tới chân đồi, chân núi; dựng nhà cách xa bờ sông suối và tiến hành thu gom rác thải, vệ sinh làng bản…

Page 102: HÀ NỘI - 2020

102 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

32. ƯNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI HÊ THỐNG PHẦN MỀM TíCH HỢP VÀ KẾT NỐI CÁC THIẾT BỊ ĐIÊN Tử Y SINH VÀ MẠNG TRUYỀN THÔNG Hỗ TRỢ THEO DõI SƯC KHỏE VÀ DỊCH Tễ CỘNG ĐồNG KHU VƯC TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.06C/13-18Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất ThànhChủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thanh TùngHiệu quả của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại hiệu quả về cả mặt kinh tế và xã hội, cụ thể, góp phần giảm thiểu việc nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài; tạo công việc cho nguồn nhân lực trong nước; đưa vào sử dụng trong điều trị với chất lượng tương đương ngoại nhập, giá thành rẻ, dễ sử dụng; giúp việc theo dõi chỉ số huyết áp nhằm giảm thiểu các nguy cơ các bệnh tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, giúp đỡ các bác sĩ và bệnh viện trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân từ xa và góp phần vào việc số hóa thông tin dữ liệu y tế tại các bệnh viện trên vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Xây dựng cơ sở khoa học của hệ thống (phần cứng và phần mềm) tích hợp và kết nối thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông, hỗ trợ theo dõi sức khoẻ cộng đồng và dịch tễ khu vực Tây Bắc; thiết kế và thiết lập được hệ thống phần mềm tích hợp và kết nối thiết bị điện tử y sinh (di động hoặc cố định), qua mạng internet, truyền dữ liệu hai chiều về các thông số sức khỏe và dịch tễ học cộng đồng theo tuyến quản lý y tế, từ phòng y tế/bệnh viện vùng Tây Bắc về bệnh viện trung tâm ở Hà Nội (Bệnh viện ĐHQGHN hoặc tương đương). Đề tài cũng triển khai thí điểm hệ thống kết nối, truyền dữ liệu giữa một bệnh viện cấp tỉnh và một số bệnh viện cấp huyện vùng Tây Bắc với bệnh viện trung tâm ở Hà Nội (Bệnh viện ĐHQGHN hoặc tương đương).

Tác động của đề tài

Đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ Việt Nam nói chung và lĩnh vực khoa học, công nghệ trong y tế nói riêng, dự án là một bước đột phá quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ cao, hiện đại vào công tác chẩn trị bệnh, góp phần hiện đại hóa nền y tế nước nhà. Sự thành công của đề tài sẽ tạo ra niềm tin, sự tự tin và hy vọng cho các nhà khoa học công nghệ và các tổ chức trong nước tìm tòi và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ cao, cụ thể là lĩnh vực tổ hợp cơ khí - điện tử - tin học và điều khiển học. Điều này cũng tạo tiền đề và điều kiện phát triển kỹ thuật, nghiên cứu chế tạo thiết bị y tế công nghệ cao trong nước.

33. NGHIÊN CƯU ƯNG DỤNG MỘT SỐ VậT LIÊU TIÊN TIẾN, THÂN THIÊN MÔI TRƯỜNG TRONG CANH TÁC NÔNG, LÂM NGHIÊP VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN.08C/13-18Cơ quan chủ trì: Viện Hóa học Chủ nhiệm: TS. Đinh Gia ThànhHiệu quả của đề tài

Đề tài là cơ sở để xây dựng công nghệ chế tạo và ứng dụng các vật liệu tiên tiến thân thiện môi trường trong việc giữ ẩm, cải tạo đất, giảm thiểu những tác động của thời tiết đến cây trồng hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và nhu cầu ngày càng tăng ở nước ta.

Đề tài đã nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới nhằm phát triển nông lâm nghiệp có hiệu quả, giá thành phù hợp với điều kiện Việt Nam mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với PTBV.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã xây dựng 04 quy trình và 04 mô hình ứng dụng một số vật liệu tiên tiến (màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bầu ươm cây tự huỷ, polyme siêu hấp thụ nước, phân

Page 103: HÀ NỘI - 2020

103 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

bón nhả chậm) trong canh tác nông, lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

Tác động của đề tài

Những kết quả đạt được của đề tài sẽ góp phần phát triển nông, lâm nghiệp khu vực Tây Bắc theo hướng bền vững, xoá đói, giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị và quốc phòng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp hình thành phương pháp xây dựng công nghệ chế tạo và ứng dụng các vật liệu tiên tiến thân thiện môi trường trong việc giữ ẩm, cải tạo đất, giảm thiểu những tác động của thời tiết đến cây trồng hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và nhu cầu ngày càng tăng ở nước ta.

34. NGHIÊN CƯU MỘT SỐ GIẢI PHÁP Kỹ THUậT PHÁT TRIỂN NGUồN THƯC ăN XANH, SẠCH CHO TRÂU, Bò QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.09C/13-18Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Xuân CựHiệu quả của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã dự báo nhu cầu thức ăn xanh và diện tích đất trồng cỏ cung cấp cho tổng đàn trâu bò đến năm 2030 trên cơ sở quy hoạch phát triển chăn nuôi của các tỉnh. Xác lập được những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò, nguồn thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh vùng Tây Bắc, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai sẵn có.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao và phổ biến trực tiếp cho người dân ứng dụng, thông qua tham quan thực tế mô hình và các lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây cỏ, cách chế biến, bảo quản thức ăn cho trâu bò.

Đóng góp mới của đề tàiNghiên cứu mới của đề tài đã được chuyển giao và phổ

biến trực tiếp cho người dân; xây dựng giải pháp kỹ thuật thâm canh cỏ làm thức ăn cho chăn nuôi, thích hợp với hệ thống canh tác và điều kiện ở vùng Tây Bắc. Thực tế cho thấy, năng suất chất xanh của cỏ Voi xanh trồng trong mô hình thâm canh cao hơn đối chứng 36,25%, cỏ VA06 có năng suất mô hình thâm canh cao hơn đối chứng 34,27% và cỏ P. Mombasa, năng suất mô hình thâm canh cao hơn đối chứng 33,22%.

Xây dựng được phương pháp và kỹ thuật chế biến bảo quản thức ăn xanh cho trâu bò bằng phương pháp phơi khô, sản xuất bánh dinh dưỡng; đặc biệt là phương pháp ủ xanh cỏ, đơn giản, dễ áp dụng và có hiệu quả cao, thích hợp cho người dân chăn nuôi ở các quy mô khác nhau, từ quy mô trang trại, gia trại đến chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình. Phương pháp ủ xanh cỏ Voi đem lại hiệu quả kinh tế cao do giảm được chi phí so với quy trình thông thường 18-20%, tăng tỷ lệ sử dụng thức ăn ủ chua lên 15-20% so với phương pháp đang áp dụng tại các địa phương. Chất lượng sản phẩm ủ tốt, có hàm lượng dinh dưỡng ổn định, đảm bảo an toàn cho trâu bò khi sử dụng. Thời gian bảo quản lâu hơn (5 tháng), so với phương pháp đang áp dụng tại các địa phương (3 tháng).

Xây dựng được Quy trình ủ chua cỏ VA06 làm thức ăn cho trâu, bò; được công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn, theo Quyết định số 521/QĐ-CN-GSL ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 4 mô hình trồng thâm canh cỏ và 1 mô hình chế biến dự trữ thức ăn cho trâu bò bằng phương pháp ủ xanh. Các mô hình đã được chuyển giao trực tiếp cho người dân tiếp nhận thực hiện và quản lý phục vụ cho chăn nuôi. Đã phổ biến kỹ thuật thâm canh cây cỏ, chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho trâu bò (đặc biệt là trong mùa đông lạnh)

Page 104: HÀ NỘI - 2020

104 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

thông qua các lớp tập huấn cho 400 lượt người tham dự ở 2 tỉnh Hà Giang và Sơn La.

Tác động của đề tàiĐề tài chú trọng vào nghiên cứu phát triển thức ăn cho

trâu bò thịt quy mô trang trại dựa trên việc thâm canh cây cỏ gắn với việc quản lý tốt nguồn tài nguyên và đất hiện có của địa phương như một bộ phận của chiến lược quản lý chăn nuôi, trong đó bao gồm cả việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội để phát triển chăn nuôi.

Các địa phương ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ được hưởng lợi trực tiếp, từ đó góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương thông qua phát triển chăn nuôi gia súc.

Sau khi kết thúc đề tài, các đơn vị thụ hưởng trực tiếp là những người dân chăn nuôi trâu bò thịt ở các địa phương thực hiện đề tài. Các địa phương, các ban, ngành chức năng trên địa bàn Tây Bắc có khả năng tổ chức triển khai nhân rộng các mô hình, ứng dụng và đưa tiến bộ kỹ thuật vào các địa bàn khác trong khu vực nhằm thúc đẩy các biện pháp chăn nuôi tại địa phương, giảm bớt thiệt hại kinh tế cho các hộ chăn nuôi trâu bò do thiếu hụt thức ăn trong mùa khô lạnh ở Tây Bắc.

35. NGHIÊN CƯU ƯNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHÊ Xử Lý HẠT NGÔ GIỐNG BằNG MỘT SỐ NANO KIM LOẠI ĐỂ TăNG NăNG SUấT THU HOẠCH CỦA CÂY NGÔ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.10C/13-18Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Chủ nhiệm: PGS.TS. Hoàng Anh Sơn

Hiệu quả của đề tài

Việc kết hợp xử lý hạt ngô giống bằng nano kim loại đồng (Cu) trước khi gieo trồng với mô hình canh tác tiên tiến với mật độ gieo trồng 65.000 cây/ha, mức phân bón có tỉ lệ 210N - 80P2O5 - 80K2O kg/ha các giống ngô trồng thử nghiệm cho năng suất ngô tăng từ 15-28% (tăng từ 0,75-1,4 tấn ngô hạt/ha), với giá thị trường hiện nay (6.000 đồng/kg) thì có thể tăng thu nhập từ 4,5-8,4 triệu đồng/ha trong khi chi phí cho hạt nano kim loại để xử lý giống chỉ mất khoảng 300 nghìn đồng/ha. Ngoài ra, các ưu điểm như hạt ngô giống sau khi xử lý rút ngắn thời gian nảy mầm, tăng tỉ lệ nảy mầm, rút ngắn thời gian thu hoạch từ 2-3 ngày cũng góp phần tích cực vào việc tăng hiệu quả kinh tế khi ứng dụng.

Đóng góp mới của đề tài

Đã nghiên cứu cải tiến và thiết kế thiết bị chế tạo hạt nano kim loại theo phương pháp hoàn nguyên đảm bảo quy mô chế tạo từ 6-10g nano kim loại trên 1 mẻ (đủ để xử lý lượng ngô giống trồng trên 100ha).

Đưa ra được 02 luận cứ khoa học minh chứng cơ chế tác dụng tăng năng suất của cây ngô sau khi xử lý hạt giống bằng các hạt nano Fe°, Cu° và Co° với minh chứng hiệu quả kinh tế: không gây biến đổi gen và không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của việc sử dụng kỹ thuật xử lý này.

Sau khi triển khai, đề tài đã tổng hợp được quy trình chế tạo các hạt nano Fe°, Cu° và Co° với cấu trúc đơn tinh thể có kích thước phù hợp; qui mô đủ cung cấp để xử lý hạt ngô giống cho 100ha/mẻ; qui trình xử lý hạt giống ngô trước khi gieo trồng bằng nano Fe°, Cu° và Co° đảm bảo tăng năng suất thu hoạch của cây ngô từ 13-16% với chi phí không quá 300 nghìn đồng/ha và mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác thông minh thí điểm trên 5ha/vụ, triển khai trong 03 vụ liên tiếp đảm bảo năng suất thu hoạch trung bình mỗi vụ tăng từ 15-20% tại tỉnh Sơn La.

Page 105: HÀ NỘI - 2020

105 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Tác động của đề tài

Nghiên cứu của đề tài đã thay đổi tư duy sản xuất cũ theo hướng tiếp cận công nghệ và kỹ thuật mới, ổn định sản xuất, phát triển kinh tế để góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh gây ra trong quá trình canh tác, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp với tính liên ngành cao, đó là công nghệ nano - công nghệ sinh học - giống, cây trồng.

36. NGHIÊN CƯU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BÊNH GAN, MậT CỦA CÁC DÂN TỘC VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.11C/13-18Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà NộiChủ nhiệm: GS.TS. Phạm Hùng ViệtHiệu quả của đề tài

Đề tài đã khẳng định về thành phần và tác dụng bảo vệ gan, lợi mật của một số bài thuốc bằng khoa học, từ đó cho thấy khả năng phát triển chế phẩm từ bài thuốc gốc trong dân gian theo hướng hiện đại hóa nhằm tăng cao giá trị sản phẩm thuốc.

Đóng góp mới của đề tài

Đưa ra cơ sở dữ liệu mới về danh mục các bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc và thành phần hóa học, minh chứng tác dụng bảo vệ gan và lợi mật của các bài thuốc này.

Đã xây dựng được các quy trình, tiêu chuẩn để sản xuất chế phẩm 02 loại cao, 02 loại viên nang của 2 bài thuốc là chế phẩm được sản xuất, bào chế trên cơ sở sử dụng 02 bài thuốc dân gian gốc làm nguyên liệu, lần đầu tiên chế phẩm được sản xuất theo quy mô pilot, đã thực hiện các thực nghiệm chứng minh hiệu quả bảo vệ gan và lợi mật.

Tác động của đề tài

Việc khẳng định về thành phần và tác dụng bảo vệ gan, lợi mật của một số bài thuốc bằng khoa học đã cho thấy khả năng phát triển từ bài thuốc gốc trong dân gian thành chế phẩm theo hướng hiện đại hóa nhằm tăng cao giá trị sản phẩm thuốc, tránh thất truyền các nguồn dược liệu quý; đồng thời, mở ra khả năng phát triển sinh kế/kinh tế cho cộng đồng theo hướng trồng dược liệu.

37. NGHIÊN CƯU THIẾT KẾ CHẾ TẠO HÊ THỐNG MÁY CHẾ BIẾN THƯC ăN DƯ TRữ CHO ĐẠI GIA SúC VÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUấT VIÊN NéN SINH KHỐI TẠI VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.12C/13-18

Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hữu Công

Hiệu quả của đề tài

Tăng nguồn thu cho Công ty cổ phần Mía Đường Tây Bắc. Cụ thể, thay vì bán bã mía thô với sản lượng 5.000 tấn/năm có doanh thu khoảng 2 tỉ đồng/năm, Công ty tiếp nhận chuyển giao dây chuyền sẽ thu được doanh thu có giá trị khoảng 08 tỉ đồng/năm. Đề tài cũng giúp các trạng trại, gia trại phát triển ổn định số lượng và nâng cao chất lượng chăn nuôi đại gia súc tại địa phương do đã hoàn toàn chủ động về khâu thức ăn, đặc biệt về mùa Đông; góp phần giúp một số doanh nghiệp chế tạo cơ khí thực hiện chế tạo các sản phẩm từ kết quả đề tài đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đưa ra giải pháp mới chế tạo dao phẳng từ thép hợp kim thấp dùng trên máy băm thủy lực thay thế dao nhập ngoại bằng dao sản xuất trong nước, chất lượng tốt, giá thành rẻ và thời gian cung cấp nhanh; chế tạo được

Page 106: HÀ NỘI - 2020

106 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho đại gia súc và dây chuyền sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối với nhiều cải tiến quan trọng trong tính toán, thiết kế máy ép thanh sinh khối từ mùn cưa và bã mía: Tăng tần số ép của máy; thay pu ly đai dẹt bằng đai thang để tăng lực ép; thay đổi góc côn khuôn ép nhằm tăng lực ma sát giữa nguyên liệu và thành khuôn; giảm năng lượng tiêu hao; sử dụng hệ thống cánh đảo liệu kép với hai bước xoắn ngược chiều nhau nhằm làm tăng thời gian hấp thu nhiệt trong lô sấy và giảm chiều dài lô sấy.

Tác động của đề tài

Việc áp dụng thành công đề tài vào thực tiễn sẽ tạo sự ổn định đời sống của người dân khu vực vùng cao và biên giới các tỉnh Tây Bắc, góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới bền vững và giữ vững chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới phía Bắc của đất nước.

Tạo ra nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường: Giảm hiệu ứng nhà kính, giảm lãng phí dư lượng chất thải trong nông nghiệp và lâm nghiệp, khuyến khích sử dụng nhiên liệu tái tạo thay nhiên liệu hóa thạch.

38. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG MÔ HÌNH VÀ HÊ THỐNG DƯ BÁO THỜI TIẾT TIỂU VÙNG VÀ CẢNH BÁO NGUY CƠ Lũ QUéT, CHÁY RừNG VÀ SÂU BÊNH NÔNG NGHIÊP CấP HUYÊN VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.13C/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch

Hiệu quả của đề tài

Về mặt khoa học và công nghệ, đề tài đã hoàn chỉnh về mặt lý thuyết và xây dựng 5 mô hình công nghệ cho 5

loại tai biến cụ thể, từ đó có thể triển khai rộng cho nhiều loại hình tai biến khác, ở nhiều vùng khác trong khu vực Tây Bắc. Đề tài cũng xây dựng và hoàn chỉnh việc triển khai công nghệ đa phương tiện trong việc xây dựng cổng thông tin dự báo đa tai biến, đa chức năng với những công nghệ mới (công nghệ internet 4G, công nghệ đám mây, công nghệ điện mặt trời, cảm biến không dây, công nghệ học máy và công nghệ số, công nghệ phần mềm mã nguồn mở). Sản phẩm này đã nộp đơn đăng ký thành công giải pháp hữu ích với Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Về mặt kinh tế xã hội, kết quả đề tài có thể phục vụ trực tiếp, tích cực cho sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp thông minh. Cụ thể, trước mắt, hướng dẫn thời gian phun thuốc trừ sâu phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng nông nghiệp, từ đó có thể giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả của việc phòng trừ sâu bệnh; dự báo thời tiết sớm 6 ngày với độ chính xác rất cao và chi tiết đến cấp làng, xã cho phép triển khai việc gieo trồng và tưới hợp lý, chính xác cho các loại cây trồng cạn. Từ việc cảnh báo sớm các loại tai biến, người quản lý và từng người dân có thể triển khai sớm, kịp thời các biện pháp ứng xử thích hợp, từ đó tránh được hoặc giảm thiểu được thiệt hại khi tai biến xảy ra. Các kết quả của đề tài đã chuyển giao cho 3 huyện thông qua các đợt tập huấn cho người sử dụng. Bước đầu đã được địa phương đánh giá cao và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và phòng, chống tai biến thiên nhiên của các địa phương trong phạm vi hoạt động của đề tài.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã xây dựng được phần mềm Hệ thống WebGIS cảnh báo sớm tai biến cho 3 huyện vùng Tây Bắc. Đây là công cụ hữu ích giúp người dân tại địa bàn nghiên cứu

Page 107: HÀ NỘI - 2020

107 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

có thể phòng, chống được tốt hơn, giảm thiểu các thiệt hại mà tai biến gây ra về vật chất và con người. Phát triển hệ thống là một công việc cần thiết để người dân có thể bắt đầu tiếp cận dần với các công nghệ mới, cũng như giúp cho việc tăng cường thói quen sử dụng công nghệ thông tin cùng với việc vận hành và duy trì trang thiết bị hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng xảy ra sự cố sau khi được bàn giao. Sau khi được đào tạo, người dân có thể sử dụng hệ thống để phục vụ trực tiếp cho cuộc sống hàng ngày nhằm ứng phó sớm với các tai biến thiên nhiên, giảm thiểu sự tổn thương.

Tác động của đề tài

Góp phần phát triển nông, lâm nghiệp địa phương thông qua việc cảnh báo sớm các thông số thời tiết; nâng cao khả năng tiếp cận trực tiếp của người dân với thông tin cảnh báo sớm tai biến; đảm bảo an ninh rừng phòng hộ; nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương trong việc phòng chống thiên tai.

39. THử NGHIÊM NHÂN TRồNG, PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TẠI 3 TỉNH ĐIÊN BIÊN, LAI CHÂU VÀ SƠN LA

Mã số: KHCN-TB/13-18.DA01

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu nông nghiệp Cao nguyên, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Macadamia Quốc tế (IDMA)

Chủ nhiệm: TS. Vũ Hoàng Phương

Hiệu quả của dự án

Về mặt kinh tế, dự án đem lại thu nhập khá cao, đạt 581.000.000 đồng/ha. Tổng doanh thu 03 vườn nhân giống là 871,850 triệu đồng. Mô hình thâm canh, tính đến

thời điểm báo cáo chưa cho hiệu quả kinh tế, vì mới có 50-70% số cây ra quả vụ đầu tiên. Ước tính đến vụ quả thứ 3, các mô hình thu hồi được vốn và có lãi từ 62 triệu đồng đến 205 triệu đồng/mô hình; mô hình trồng xen chè cũng cho thu hồi được vốn và có lãi khoảng 40 triệu đồng/mô hình. Mô hình sơ chế, bảo quản sản xuất được 9,9 tấn hạt khô, với giá bán buôn như hiện nay 150.000 đồng/kg, tổng thu 1.485,0 triệu đồng.

Về mặt xã hội, dự án góp phần thúc đẩy việc phát triển sản xuất Mắc ca tại 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Cụ thể, đã cung cấp một lượng cây giống khá lớn (80.000 cây giống ghép) phục vụ cho việc trồng mở rộng diện tích Mắc ca. Mô hình sơ chế, bảo quản Mắc ca mà dự án đề xuất đã mở ra thị trường tiêu thụ mắc ca cho 3 tỉnh (trong 2 năm 2016 và 2017 đã bao tiêu 30 tấn quả). Các mô hình dự án xây dựng tại Điện Biên, Lai Châu và Sơn La là địa chỉ tham quan, học tập cho người dân trong vùng. Thông qua các lớp tập huấn, người nông dân được tiếp cận với kỹ thuật mới, nắm được kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, kỹ thuật sơ chế, bảo quản Mắc ca và áp dụng ngay trên vườn Mắc ca của gia đình.

Đóng góp mới của dự án

Dự án đã nghiên cứu đưa ra phương pháp khai thác mắt ghép (phương pháp khoanh cành) và các quy trình nhân giống Mắc ca; thâm canh Mắc ca; thu hoạch, sơ chế, bảo quản Mắc ca đồng thời xây dựng thành công các mô hình nhân giống Mắc ca; thâm canh mắc ca; sơ chế, bảo quản Mắc ca.

Tác động của dự án

Dự án thúc đẩy việc phát triển sản xuất Mắc ca tại 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La: Cung cấp giống tốt cho sản xuất; mở rộng diện tích trồng cây Mắc ca tại ba tỉnh (Điện Biên, Lai Châu và Sơn La); bao tiêu sản phẩm cho

Page 108: HÀ NỘI - 2020

108 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

nông dân, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, dự án cũng trang bị kỹ thuật mới cho nông dân: Kỹ thuật nhân giống cây Mắc ca bằng phương pháp ghép; kỹ thuật thâm canh Mắc ca; kỹ thuật sơ chế, bảo quản hạt Mắc ca.

40. ƯNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHÊ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUồN NGUYÊN LIÊU VÀ TẠO SẢN PHẩM Từ HAI LOÀI CÂY THUỐC SÂM Vũ DIÊP (PANAX BIPINNATIfIDUS SEEM.) VÀ TAM THấT HOANG (PANAX STIPULEANATUS H.TSAI ET K.M. fENG) VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.07C/13-18

Cơ quan chủ trì: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Dương Thị Ly Hương

Hiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế, các nghiên cứu một cách hệ thống về Sâm vũ diệp và Tam thất hoang đã làm sáng tỏ nhiều thông tin khoa học về 02 loài cây này, giúp gia tăng giá trị sử dụng, mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương.

Nghiên cứu nhân giống và trồng trọt vừa đáp ứng yêu cầu bảo tồn nguồn gen, PTBV, vừa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguyên liệu của công nghiệp dược chất lượng cao nhờ nguồn nguyên liệu ban đầu ổn định về lượng và chất. Việc triển khai các nghiên cứu nhân giống, trồng trọt ngay tại các cộng đồng địa phương thuộc vùng phân bố tự nhiên của 02 loài sâm trực tiếp góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho vùng Tây Bắc, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao tại địa phương. Việc trồng trọt đúng phương pháp, cung cấp nguồn nguyên liệu có chất lượng và ổn định cũng sẽ là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân địa phương.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng sinh

học, độc tính và bào chế sản phẩm là cơ sở khoa học quan trọng cho việc chuẩn hóa, nhận dạng, phát triển sản phẩm mới và nâng cao giá trị hàng hóa các sản phẩm từ hai loài cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc này. Hơn 1.000 viên nang mềm dược liệu mỗi loại đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần Nam Dược, đơn vị tham gia và đồng hành cùng đề tài trong suốt quá trình thực hiện. Viên nang mềm được bào chế công phu, bài bản và chuẩn hóa từ nguồn nguyên liệu đầu vào (dược liệu), bán sản phẩm (cao giàu saponin), sản phẩm (viên nang mềm), cũng như được nghiên cứu rõ ràng về tác dụng dược lý và độc tính. Đây là cơ sở khoa học quan trọng nhằm nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm, mang lại các nguồn lợi kinh tế cho cả địa phương (phát triển nguồn nguyên liệu) và doanh nghiệp (phát triển sản phẩm và mang sản phẩm đến cho người dân).

Về mặt xã hội, việc làm rõ giá trị khoa học và giá trị sử dụng của 02 loài sâm này góp phần quan trọng vào việc phát triển sản phẩm đặc hữu của địa phương, giúp địa phương có những chiến lược tốt trong việc quy hoạch dược liệu, mang lại nguồn lợi kinh tế, cũng như tạo nên nét đặc trưng, khác biệt trong sự phát triển văn hóa, xã hội ở địa phương.

Đóng góp mới của đề tài

Về giá trị khoa học, đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học của việc nhân giống, trồng trọt Sâm vũ diệp và Tam thất hoang để tạo nguồn nguyên liệu và mở rộng vùng trồng Tam thất hoang ở Hà Giang. Bên cạnh đó, cung cấp cơ sở khoa học của việc xác định các chất hóa học đặc trưng, xây dựng dấu vân tay hóa học của Sâm vũ diệp và Tam thất hoang, xây dựng phương pháp định lượng chất đánh dấu stipuleanosid R2, là chất hóa học đặc trưng của 2 dược liệu này, góp phần quan trọng vào việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn hóa 2 dược liệu này, cũng như tiêu chuẩn

Page 109: HÀ NỘI - 2020

109 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

hóa các sản phẩm từ 2 dược liệu này. Ngoài ra, đã nghiên cứu chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 05 hợp chất tinh khiết từ Sâm vũ điệp gồm: β-sitosterol (1), oleanolic acid (2), daucosterol (3), stipuleanoside R2 (4) và araloside A methyl ester (5), trong đó các chất oleanolic acid (2), stipuleanoside R2 (4) và araloside A methyl ester (5) lần đầu tiên được phân lập từ Sâm vũ diệp. Các hợp chất phân lập từ Tam thất hoang gồm: 3-O-α-L-arabinopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuropyranosid-28-β-D-glucopyranosid oleanolic acid hay chikusetsusaponin IV (PS01), 28-β-D-glucopyranosyloleanolic-acid-3-O-β-D-xylopyranosyl(1→2)-[α-L-arabinopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucuropyranosid-6-O-methyl este (PS02), 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucuropyranosid-28-β-D-glucopyranosyl oleanolic acid methyl este (PS04), stipuleanosid R2 (PS05), stipuleanosid R1 (PS06), trong đó hợp chất PS01 và PS02 lần đầu tiên được phân lập từ Tam thất hoang. Đề tài cũng đã xây dựng được phương pháp chiết xuất và quy trình chiết tối ưu nhằm làm giàu saponin của dược liệu, đồng thời hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về tác dụng và độc tính của 2 dược liệu này. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng được quy trình bào chế và bào chế thành công 1.000 viên nang mềm mỗi loại nhằm hướng tới tác dụng bảo vệ tim mạch, phòng ngừa huyết khối, xác định được liều có tác dụng trên lâm sàng và các thông số về tính an toàn của dược liệu thông qua nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn.

Về giá trị thực tiễn, đề tài đã đóng góp được 500 m2

vườn giống gốc Sâm vũ diệp tại tỉnh Hà Giang, 400 m2 vườn nhân giống Sâm vũ diệp (tại Hà Giang), với 3.200 cây giống đạt tiêu chuẩn ở các độ tuổi (đủ khả năng nhân rộng ra 0,8ha vùng trồng sau mỗi năm), 100 m2 vườn nhân giống Tam thất hoang (tại Hà Giang), với 800 cây giống đạt tiêu chuẩn ở các độ tuổi (đủ khả năng nhân rộng ra 0,2 ha

vùng trồng sau mỗi năm), 0,8 ha vườn trồng Sâm vũ diệp, trong đó có 400 m2 tại Lào Cai (dưới giàn mái che), 0,2 ha vườn trồng Tam thất hoang (tại Hà Giang). Đây là những mô hình rất thiết thực, có thể nhân rộng và đóng góp về mặt sinh kế cho địa phương. Đề tài đã sản xuất được hơn 2.000 viên nang mềm bào chế từ dược liệu Sâm vũ diệp và Tam thất hoang đạt tiêu chuẩn cơ sở, có thể tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về tác dụng dược lý và nghiên cứu lâm sàng để có thêm bằng chứng về hiệu quả, và lợi ích của sản phẩm đối với các bệnh tim mạch.

Tác động của đề tài

Về mặt khoa học, các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần luận giải các khía cạnh khoa học của việc sử dụng các loài Panax đặc hữu của Việt Nam (Sâm vũ diệp và Tam thất hoang) làm thuốc; các nghiên cứu về nhân giống, trồng trọt góp phần quan trọng vào việc lưu trữ, bảo tồn nguồn gen, tạo vùng nguyên liệu ổn định, bền vững.

Về mặt kinh tế - xã hội và môi trường, Sâm vũ diệp và Tam thất hoang là những cây có thị trường tiêu thụ lớn nên khi trồng rộng rãi hai loài này sẽ tạo thêm thu nhập cho người nông dân, đặc biệt ở vùng Tây Bắc, góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh dược và dược liệu chủ động nguồn nguyên liệu trong nước và tăng lợi nhuận.

Sâm vũ diệp và Tam thất hoang đang được coi là hai trong những cây thuốc quan trọng của vùng Tây Bắc trong chiến lược quy hoạch và phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm của cả nước. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển nguồn dược liệu Tây Bắc và góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc nói riêng, và của cả nước nói chung. Việc nghiên cứu triển khai đề tài cũng góp phần vào công tác bảo tồn các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.

Page 110: HÀ NỘI - 2020

110 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

41. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT VÀ ƯNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHÊ PHÙ HỢP NÂNG CAO HIÊU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐậP DÂNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.14C/13-18Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt NamChủ nhiệm: TS. Nguyễn Chí ThanhHiệu quả của đề tài

Đập dâng miền núi nói chung và Tây Bắc nói riêng được xây dựng qua các thời kỳ khác nhau, trong các điều kiện kinh tế xã hội, cũng như trình độ thiết kế thi công khác nhau. Đập dâng thường được xây dựng trên các sông, suối có địa hình với độ dốc lớn, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và thủy văn phức tạp nên thường bị suy giảm hiệu quả rất nhanh sau khi đưa vào vận hành. Các nguyên nhân gây ra sự suy giảm hiệu quả của đập dâng đa dạng, nhưng nguyên nhân cần phải khắc phục sớm nhất là hiện tượng bồi lấp cửa lấy nước và khu vực thượng lưu của đập dâng. Các giải pháp công nghệ tạo ra từ đề tài là những giải pháp kỹ thuật đơn giản, không quá khó giúp các công trình đập dâng không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thủy văn như mưa lũ và đặc biệt là không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng bồi lấp nên rất phù hợp với thực tiễn quy mô dân cư, đặc điểm khu tưới phân tán nhỏ lẻ của vùng Tây Bắc cũng như các vùng có điều kiện tự nhiên tương tự.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các công trình đập dâng nhằm giúp các nhà quản lý lựa chọn các công trình đập dâng để đầu tư nâng cấp sữa chữa.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã xác định được nhiều nội dung nghiên cứu mới và sáng tạo so với các nghiện cứu triển khai trước đây. Cụ thể, nghiên cứu đề xuất và ứng dụng hệ thống lấy nước kiểu ngầm (đáy sông suối) để thay thế cho cửa lấy nước truyền thống, hệ thống lấy nước này được áp dụng cho các

đập dâng xây dựng trên lòng suối có tầng bồi tích là cuội sỏi có chiều dày từ 0,8m trở lên. Ngoài ra, nghiên cứu đề xuất và ứng dụng giải pháp đập dâng kết hợp cửa phai xả bùn cát (dạng đập dâng dự kiến áp dụng cho các khu vực lòng suối, và cửa lấy nước bị bồi lấp bởi loại vật liệu sét pha cát pha, cát hạt mịn).

Tác động của đề tài

Loại hình công trình đập dâng đã được xây dựng khá phổ biến ở các vùng Tây Bắc, với khoảng 11.000 đập cung cấp nước tưới cho gần 3.000.000ha đất nông nghiệp; mặc dù vậy, hiện nay có đến 70% công trình bị xuống cấp. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài là các giải pháp khoa học công nghệ có ý nghĩa khoa học trong lĩnh vực thủy nông, tài nguyên nước, và có tính thực tiễn cao, phạm vi ứng dụng rộng rãi. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ sung, nâng cao và hoàn thiện kỹ năng ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi.

42. NGHIÊN CƯU ƯNG DỤNG CÔNG NGHÊ MÀNG LỌC KẾT HỢP VớI VậT LIÊU LỌC ĐA NăNG ĐỂ Xử Lý NƯớC SUỐI VÙNG BIÊN GIớI TÂY BẮC CấP NƯớC CHO SINH HOẠT

Mã số: KHCN-TB.15C/13-18Cơ quan chủ trì: Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trườngChủ nhiệm: ThS. Đặng Xuân ThườngHiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế, sản phẩm nghiên cứu của đề tài được ứng dụng qua thời gian vận hành thử nghiệm cho thấy có tính ứng dụng cao, tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện các vùng có điều kiện môi trường, xã hội và kinh tế khó khăn như Tây Bắc.

Về mặt xã hội, ứng dụng của đề tài vào thực tế đã góp

Page 111: HÀ NỘI - 2020

111 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

phần cung cấp nước sạch cho nhu cầu sử dụng của người dân trong huyện Yên Minh và cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, bảo vệ Tổ quốc của các chiến sĩ tại Trung đoàn 877, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang. Ứng dụng của đề tài góp phần ổn định dân sinh và đảm bảo đời sống của người dân trong khu vực được ứng dụng góp phần hiện thực hóa mục tiêu PTBV vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài có sự kế thừa và chuyển giao công nghệ từ các nghiên cứu đi trước và của nước ngoài, tuy nhiên không trùng lặp và có sự sáng tạo về cải tiến công nghệ khi áp dụng thực tế tại vùng cao Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra các định hướng và lựa chọn mới về kết hợp, cải tiến những công nghệ sẵn có của màng lọc và vật liệu lọc để đưa ra một hệ thống xử lý chất ô nhiễm trong nước tự nhiên hoàn hảo hơn, triệt để hơn. Qua các thí nghiệm và mô hình nghiên cứu thực tế, đề tài đã đưa ra được một bộ quy trình hoàn toàn mới và phù hợp với thực tế điều kiện tại vùng Tây Bắc Việt Nam.

Tác động của đề tài

Nguồn nước sạch sẽ làm thay đổi thói quen tập quán sinh hoạt của người dân trong khu vực. Bên cạnh đó, một trong hai sản phẩm ứng dụng của đề tài được lắp đặt tại Trung đoàn 877 giúp đảm bảo đời sống cán bộ chiến sĩ tại Trung đoàn 877, từ đó giúp các chiến sĩ an tâm công tác đảm bảo an ninh quốc phòng.

43. NGHIÊN CƯU CÔNG NGHÊ SẢN XUấT TRE éP KHỐI LÀM VậT LIÊU XÂY DƯNG VÀ NỘI THấT TẠI VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.20C/13-18

Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng (Văn phòng)

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Quang Trung

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã tạo ra được sản phẩm tre ép khối chất lượng cao thay thế gỗ rừng tự nhiên. Sử dụng sản phẩm tre ép khối của đề tài sẽ giải quyết được một số vấn đề liên quan đến thực trạng về kinh tế - xã hội và môi trường tại vùng Tây Bắc như: Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng (nhà sàn) và nội thất cho đồng bào, qua đó nâng cao giá trị cây tre và góp phần sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tre giàu tiềm năng tại vùng Tây Bắc. Khi cây tre được sử dụng hiệu quả, tạo vật liệu tre có tính năng tương đương các loại gỗ sẽ giảm khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên, từ đó giữ được rừng tự nhiên. Sản phẩm cũng tạo động lực thúc đẩy việc duy trì và phát triển diện tích rừng trồng tre tại các tỉnh vùng Tây Bắc, góp phần PTBV nguồn tài nguyên tre ở vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung; đồng thời tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào vùng Tây Bắc từ việc trồng tre, chế biến, tạo các sản phẩm từ tre.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu chế tạo vật liệu mới tre ép khối góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới về sử dụng tre ở Việt Nam và góp phần tạo thêm nguồn nguyên liệu mới trong ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Nó cũng mở rộng chủng loại nguyên liệu cho xây dựng và đóng đồ mộc thay thế các loại gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm; đồng thời nâng cao giá trị sử dụng của cây tre Việt Nam, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, góp phần bảo vệ môi trường.

Tác động của đề tài

Tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào vùng Tây Bắc từ việc trồng tre, chế biến tạo các sản phẩm từ tre. Khi đồng bào có việc làm và thu nhập ổn định sẽ giảm các tệ nạn xã hội. Đồng bào sử dụng sản phẩm tre ép khối để làm nhà sàn sẽ hạn chế việc chặt phá rừng tự

Page 112: HÀ NỘI - 2020

112 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

nhiên góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng, phòng tránh được sự xói mòn do mưa lũ, phòng tránh thiên tai do nạn chặt phá rừng mang lại.

44. THử NGHIÊM SẢN XUấT TRÀ VÀ BỘT DINH DƯỡNG Từ TÁO MèO VÀ CHÙM NGÂY VớI VIÊC ƯNG DỤNG CÔNG NGHÊ SấY BằNG HồNG NGOẠI ĐẠT TIÊU CHUẩN CHấT LƯỢNG XUấT KHẩU, GÓP PHẦN NÂNG CAO HIÊU QUẢ KINH TẾ CHO VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.DA02/13-18

Cơ quan chủ trì: Công ty cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp

Chủ nhiệm: TS. Trần Ngọc Hưng

Hiệu quả của dự án

Về mặt kinh tế, với số vốn ngân sách đầu tư một lần khoảng 8,5 tỷ đồng, nhà máy sử dụng 1 dây chuyền công nghệ và thiết bị của dự án tại địa phương Tây Bắc đem lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận hàng năm cho địa phương khoảng 6 tỷ đồng. Sản lượng nguồn nguyên liệu đặc hữu là Táo mèo của vùng Tây Bắc hàng năm trên 25.000 tấn, tuy nhiên hiện chỉ khai thác chưa đến 1/5 công suất với lợi nhuận thấp. Do đó, nếu triển khai dự án, chỉ khai thác thiên nhiên thì hiện cũng cần đến hàng chục dây chuyền công nghệ tương tự cần được chế tạo mới và chuyển giao công nghệ, cộng thêm với tiềm năng tiêu thụ xuất khẩu dồi dào các sản phẩm trà và bột dinh dưỡng thì lợi nhuận đem lại là rất lớn, đóng góp vào thu nhập người dân và ngân sách của địa phương, giúp phát triển bền vững địa phương vùng Tây Bắc.

Về mặt xã hội, dây chuyền công nghệ và thiết bị của dự án được tạo ra khi đưa vào chuyển giao, sản xuất các sản phẩm trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm

ngây đem lại công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 30 nhân lực lao động địa phương vùng Tây Bắc vận hành dự án và hàng trăm hộ nông dân địa phương vùng nguyên liệu, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho bà con. Dự án cũng tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người lao động nhờ việc xây dựng các nhà máy sản xuất trà Táo mèo và bột dinh dưỡng xuất khẩu vào thị trường EU và các nước khác.

Đóng góp mới của dự án

Đề tài đã nghiên cứu chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Dây chuyền này ứng dụng công nghệ sấy hồng ngoại là công nghệ mới nhất trên thế giới, tạo điều kiện cho sản phẩm của các công ty sản xuất thuốc và trong ngành dược xuất khẩu vào thị trường của các nước công nghiệp phát triển như: EU, Mỹ,... đảm bảo chất lượng các sản phẩm và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tác động của dự án

Kết quả của dự án góp phần tạo ra sản phẩm trà dược liệu Táo mèo mới và bột dinh dưỡng Chùm ngây chất lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra còn có tác dụng rất lớn trong việc quảng bá các sản phẩm chất lượng của Việt Nam nói chung mang thương hiệu của vùng Tây Bắc đến với thế giới.

45. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG VÀ TRồNG CÂY SÂM LAI CHÂU (PANAX VIETNAMENSIS VAR.fUSCIDISCUS K. KOMATSU, S.ZHU & S.Q.CAI)

Mã số: KHCN-TB.16C/13-18

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Chủ nhiệm: ThS. Phạm Quang Tuyến

Page 113: HÀ NỘI - 2020

113 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Hiệu quả của đề tài

Theo đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ năm 2020 và tầm nhìn 2030”, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị (sản xuất trong nước và xuất khẩu) trên 2 tỷ USD vào năm 2013. Sâm Lai Châu là một trong những loài cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên, nên có thể trở thành hàng hoá được tiêu thụ mạnh trên thị trường, đặc biệt thị trường chăm sóc sức khoẻ. Điều này được khẳng định bởi Sâm Lai Châu là một trong những loài quý hiếm có những đặc tính, tác dụng gần giống với Sâm ngọc linh. Do đó, đây là một trong những loài cây được săn lùng và chào bán trên thị trường với giá rất cao, giá thị trường chào bán dao động từ 5-20 triệu/kg, tuỳ theo tuổi và kích thước củ (Phạm Quang Tuyến, 2014). Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào sản xuất trồng cây dược liệu tại Lai Châu nói riêng và những nơi có điều kiện tương tự ở Lai Châu. Đây chính là một hướng đi mới để vừa có thể bảo tồn được nguồn gen cây Sâm Lai Châu đồng thời giúp đồng bào dân tộc vùng cao trồng Sâm Lai Châu nâng cao thu nhập có cơ hội thoát nghèo.

Trong quá trình thực hiện, đề tài phối hợp trực tiếp xây dựng mô hình với Hợp tác xã Sâm Tam thất Sìn Hồ, Công ty cổ phần Sâm Lai Châu, các hộ dân tham gia trồng mô hình. Việc này giúp cho công tác chuyển giao trực tiếp các tiến bộ khoa học về kỹ thuật trồng rừng cây Sâm Lai Châu được thuận lợi, giúp các đơn vị thực hiện chủ động nắm bắt kỹ thuật sau khi đề tài kết thúc. Các nghiên cứu của đề tài chủ động về nguồn giống sản xuất, chủ động về kế hoạch, kỹ thuật trồng cây Sâm Lai Châu góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và bảo tồn nguồn gen các loài cây dược liệu quý hiếm tại địa phương.

Đóng góp mới của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài đã xây dựng được 3 quy trình kỹ thuật: 01 quy trình nhân giống, 01 quy trình trồng trọt, 01 quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô; 1 TCCS dược liệu Sâm Lai Châu, 01 TCCS cây giống Sâm Lai Châu. Bên cạnh đó, đề tài còn xác định được 03 mẫu giống Sâm Lai Châu, đánh giá được chất lượng dược liệu Sâm Lai Châu trồng và 01 chất mới lần đầu tiên được công bố cho chi Sâm (Panax).

Về mặt thực tiễn, đề tài xây dựng được 01 vườn giống gốc về Sâm Lai Châu; 02 vườn nhân giống Sâm Lai Châu với diện tích 5.000m2; 02 mô hình trồng Sâm Lai Châu dưới tán rừng và dưới mái che cho 04 địa phương trên tỉnh; 06 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 120 lượt người trên địa bàn tỉnh.

Tác động của đề tài

Kết quả của đề tài góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua việc trồng, chăm sóc, bảo tồn và phát triển cây Sâm Lai Châu tại các xã vùng cao biên giới tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, đề tài xây dựng được 02 mô hình phát triển tại các huyện vùng cao biên giới góp phần ổn định đời sống đồng bào, đảm bảo an ninh và quốc phòng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu làm tăng thêm những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái học, điều kiện gây trồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển tài nguyên rừng nhằm cải thiện môi trường sống.

46. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHÊ VÀ QUẢN Lý TRONG THU TRữ NƯớC MƯA VÀ NƯớC MặT PHỤC VỤ DÂN SINH VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.21C/13-18Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi Việt NamChủ nhiệm: ThS. Phạm Văn Ban

Page 114: HÀ NỘI - 2020

114 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Hiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế, mô hình cấp nước sinh hoạt cho Trường Mầm non xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giúp cho nhà trường tiết kiệm được từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/tháng do trước đây nhà trường phải mua nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, mô hình cấp nước sinh hoạt cho Trạm Y tế xã Tả Gia Khâu giúp cho trạm tiết kiệm được 200.000 đồng/tháng, do trước đây phải mua nước sạch phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Về mặt xã hội, người dân vùng xây dựng mô hình yên tâm có nguồn nước sạch, không lo lắng về nguồn nước trong mùa khô cạn. Việc được sử dụng nước sạch sẽ góp phần tăng cường lòng tin đối với Đảng và Nhà nước của người dân vùng biên giới, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Đóng góp mới của đề tài

Đề xuất và xây dựng được mô hình xây dựng thu nước mặt kiểu đập thu nước ngầm tầng trên (vùng ẩm ướt), kết hợp băng thu nước Waterbel cho vùng khan hiếm nước mặt, khắc phục các nhược điểm của lấy nước kiểu hở trước đây. Đề tài cũng đề xuất giải pháp và xây dựng được mô hình ứng dụng công nghệ chống thấm bằng vật liệu Bentofix cho vùng Tây Bắc trong việc xây dựng hồ treo, khắc phục việc rách, thủng các lớp chống thấm trước đây, đồng thời xây dựng thành công mô hình xử lý nước bằng quy trình lọc vận hành tự động, bán tự động, thay thế cho quy trình thủ công trước đây; đề xuất mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Người dân giảm chi phí việc dùng nước cho sinh hoạt, tăng thu nhập từ thu hoạch sản xuất và chăn nuôi do có nguồn nước ổn định, nâng cao ý thức về việc tham gia

đóng góp xây dựng công trình nước sạch (hiến đất, lắp đặt đường ống cấp nước từ sau bể tập trung về tới hộ gia đình, lắp đặt đồng hồ nước, chi phí dịch vụ quản lý công trình) góp phần phát triển kinh tế/sinh kế, văn hóa - xã hội. Người dân có ý thức bảo vệ rừng để giữ ổn định nguồn sinh thủy, không dùng thuốc bảo vệ thực vật trên đầu nguồn nước sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học. Đề tài cũng góp phần giảm chi phí cho trường học, từ đó có thể đầu tư các hạng mục khác, nâng cao điều kiện học tập cho học sinh trường mầm non góp phần phát triển và nâng cao giáo dục và đào tạo.

47. NGHIÊN CƯU TRồNG VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ CÂY THUỐC HOÀNG Kỳ (ASTRAGALUS SP.), TỤC ĐOẠN (DIPSACUS jAPONICUS MIQ.), THƯƠNG TRUậT (ATRACTYLODES LANCEA (THUNB.) DC.), HOÀNG LIÊN CHÂN GÀ (COPTIS CHINENSIS fRANCH. / HOặC COPTIS QUINQUESECTA W.T.WANG) ở MỘT SỐ TỉNH VÙNG TÂY BẮC, TẠO NGUồN DƯỢC LIÊU SẢN XUấT CHẾ PHẩM BẢO VÊ SƯC KHỏE

Mã số: KHCN-TB.17C/13-18

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội

Chủ nhiệm: ThS. Trần Danh Việt

Hiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế, đề tài đã tạo sinh kế cho người dân nghèo Tây Bắc trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng nông nghiệp truyền thống sang cây dược liệu nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo; cung cấp cho nông dân, công ty nông nghiệp và dược liệu các quy trình nhân giống, trồng, sơ chế, chế biến các dược liệu Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà; cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm chức năng

Page 115: HÀ NỘI - 2020

115 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ hơn các sản phẩm cùng loại; tạo cơ hội cho các nhà khoa học triển khai ý tưởng nghiên cứu, kết nối với nông dân và doanh nghiệp.

Về mặt xã hội, đề tài góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng Quản Bạ - Hà Giang, Sa Pa - Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần phủ xanh đồi núi, chống biến đổi khí hậu.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã xây dựng được 04 Tiêu chuẩn giống cho 4 cây Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và Hoàng liên chân gà bao gồm các chỉ tiêu về cây đầu dòng, các chỉ tiêu về hạt giống, cây giống; 03 Quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cho các cây Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và 01 Quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính cho cây Hoàng liên chân gà; 04 quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu (Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và Hoàng liên chân gà) từ kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm và thử nghiệm ở quy mô sản xuất nên đảm bảo tính ổn định và làm chủ được trong điều kiện sản xuất quy mô lớn.

Đề tài đã đưa ra tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Hoàng kỳ, Thương truật, Tục đoạn, Hoàng liên chân gà trồng tại Việt Nam theo các tiêu chí của Dược điển Việt Nam V; tiêu chuẩn cơ sở cho bán thành phẩm (cao đặc dược liệu) 03 cao dược liệu gồm cao đặc Hoàng kỳ, cao đặc Thương truật và cao khô Hoàng liên chân gà; tiêu chuẩn cơ sở cho 2 chế phẩm sản phẩm viên nang cứng giúp tăng cường miễn dịch - Ascuga và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa - DigestKing đã bào chế được từ các nguyên liệu của đề tài. Đề tài cũng đưa ra quy trình bào chế hai chế phẩm giúp tăng cường miễn dịch (Ascuga) và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa (DigestKing) từ các dược liệu nghiên cứu và triển khai sản xuất thử nghiệm hai chế phẩm viên nang cứng giúp tăng cường miễn dịch (Ascuga) và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu

hóa (DigestKing).

Tác động của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh vật học, kỹ thuật trồng của các cây thuốc Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà trồng tại vùng Tây Bắc. Đây là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất dược liệu trồng của các cây thuốc trên trồng tại vùng Tây Bắc. Đề tài cũng đã góp phần bổ sung một số cây dược liệu mới vào cơ cấu cây trồng của vùng Tây Bắc, tăng cường khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân miền núi.

48. NGHIÊN CƯU TẠO THƯC PHẩM CHƯC NăNG BÔ SUNG DINH DƯỡNG Sử DỤNG MỘT SỐ DƯỢC LIÊU TRồNG ở VÙNG TÂY BẮC (CÁM LúA GẠO, ý Dĩ, ĐẳNG SÂM, BẠCH TRUậT, HOÀI SƠN,...)

Mã số: KHCN-TB.18C/13-18

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam

Chủ nhiệm: GS.TS Hoàng Đình Hòa

Hiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế, đề tài đã tạo sinh kế cho người dân nghèo Tây Bắc trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng nông nghiệp truyền thống sang cây dược liệu nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo; cung cấp cho nông dân, hợp tác xã, công ty nông nghiệp nguồn dược liệu và các quy trình nhân giống, quy trình trồng và chăm sóc, quy trình sơ chế, chế biến các dược liệu Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn; cung cấp cho cộng đồng sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng có chất lượng tốt, hàm lượng khoa học cao và dự kiến có giá thành rẻ hơn các sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

Page 116: HÀ NỘI - 2020

116 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Về mặt xã hội, đề tài đã tạo dựng quy trình kỹ thuật trồng và sơ chế dược liệu, tạo vùng nguyên liệu ổn định, bền vững cho sản xuất các chế phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều này góp phần đẩy mạnh lĩnh vực bảo tồn phát triển dược liệu, cung cấp nguyên liệu và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ dược liệu cho ngành dược tại Việt Nam và hướng tới xuất khẩu. Đồng thời, đề tài cũng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng Bắc Hà, Bảo Thắng và Si Ma Cai - Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần phủ xanh đồi núi, chống biến đổi khí hậu.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đưa ra 04 Tiêu chuẩn giống cho 4 cây Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn bao gồm các chỉ tiêu về cây đầu dòng, các chỉ tiêu về hạt giống, cây giống; 04 Quy trình kỹ thuật nhân giống cho các cây Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn; 04 Quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu (Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn) từ kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm và thử nghiệm ở quy mô sản xuất nên đảm bảo tính ổn định và làm chủ được trong điều kiện sản xuất quy mô lớn; Tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn, Cám gạo và Hoàn liên chân gà; công thức, quy trình bào chế cho sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng - Peacelife.

Tác động của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh vật học, kỹ thuật trồng, tác dụng sinh học của các cây dược liệu Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn.

Đề tài đã góp phần bổ sung một số cây dược liệu mới vào cơ cấu cây trồng của vùng Tây Bắc, tăng cường khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân miền núi. Đồng thời, đề tài đã cung cấp một sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng y học chất lượng tốt, giá thành hợp lý phục vụ cộng đồng.

49. NGHIÊN CƯU PHÁT TRIỂN NGUồN NGUYÊN LIÊU VÀ SẢN PHẩM Hỗ TRỢ ĐIỀU TRỊ BÊNH UNG THƯ Từ CÂY THUỐC BÁN CHI LIÊN (SCUTELLARIA BARBATA), BẠCH HOA XÀ THIÊT THẢO (HEDYOTIS DIffUSA) VÀ NấM LINH CHI (GANODERMA LUCIDUS) TẠI LÀO CAI VÀ VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.23C/13-18

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam

Chủ nhiệm: TS. Lê Thị Kim Loan

Hiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế, Bán chi liên và Bạch hoa xà thiệt thảo là những dược liệu có thị trường tiêu thụ tương đối lớn nên việc xây dựng các quy trình nhân giống, trồng và chế biến hai loài này góp phần tạo sinh kế cho nông dân vùng Tây Bắc trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh dược và dược liệu chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, từ đó tăng lợi nhuận.

Về mặt xã hội, đề tài đã tạo dựng quy trình kỹ thuật trồng và sơ chế dược liệu, tạo vùng nguyên liệu ổn định, bền vững cho sản xuất các chế phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là một bước quan trọng góp phần đẩy mạnh lĩnh vực bảo tồn phát triển dược liệu, cung cấp nguyên liệu và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ dược liệu cho ngành dược tại Việt Nam và hướng tới xuất khẩu. Đề tài cũng cung cấp cho cộng đồng một sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng, hàm lượng khoa học cao có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và dự kiến giá thành rẻ hơn so với các dòng sản phẩm khác cùng tác dụng của nước ngoài. Những kết quả của đề tài cũng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng Tây Bắc, bảo

Page 117: HÀ NỘI - 2020

117 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

tồn đa dạng sinh học và góp phần phủ xanh đồi núi, chống biến đổi khí hậu.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được 02 Quy trình trồng Bán chi liên và Bạch hoa xà thiệt thảo theo hướng GACP - WHO với các dẫn liệu đầy đủ, chính xác, khoa học, dễ dàng áp dụng được trong thực tế; xây dựng được quy trình sơ chế, chế biến 02 dược liệu Bán chi liên và Bạch hoa xà thiệt thảo theo hướng GACP-WHO, chất lượng dược liệu đầu ra đều đạt các chỉ tiêu trong Dược điển Việt Nam V. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng được bộ Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo và nấm Linh chi trên cơ sở giữ nguyên một số chỉ tiêu trong DĐVN V và bổ sung thêm một số chỉ tiêu mới như: hàm lượng các hoạt chất chính (biomarker), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Đề tài cũng nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế các bán thành phẩm như cao định chuẩn Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, nấm Linh chi. Các cao định chuẩn đều được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để đánh giá chất lượng cao đầu ra sau mỗi quy trình bào chế. Đề tài cũng xây dựng công thức cho sản phẩm viên nang cứng Anti - U200. Từ đó, xây dựng thành công quy trình bào chế viên nang cứng Anti - U200 chứa 03 loại cao định chuẩn Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo và nấm Linh chi với các dẫn liệu đầy đủ, khoa học.

Tác động của đề tài

Đề tài đã góp phần bổ sung một số cây dược liệu mới vào cơ cấu cây trồng của vùng Tây Bắc. Quy hoạch trồng cây dược liệu theo quy trình kỹ thuật đã hoàn thiện, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần PTBV nền kinh tế khu vực Tây Bắc.

50. NGHIÊN CƯU GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ, XÂY DƯNG MÔ HÌNH PHỤC VỤ BẢO TồN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VữNG DU LỊCH VÙNG LòNG Hồ HòA BÌNH

Mã số: KHCN-TB.24C/13-18

Cơ quan chủ trì: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

Chủ nhiệm: TS. Hoàng Thị Thu Hương

Hiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế - xã hội và môi trường, kết quả đề tài có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển du lịch trên lòng hồ thủy điện. Cụ thể, thông qua việc xây dựng các mô hình, các giải pháp PTBV, bộ quy tắc và hướng dẫn phát triển du lịch vùng lòng hồ sẽ góp phần khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh môi trường và an ninh quốc phòng.

Phát triển du lịch bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, hạn chế được những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đánh giá tổng thể và xác định giá trị đặc hữu các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, sinh thái vùng lòng hồ Hòa Bình và phụ cận để đưa ra các mô hình và sản phẩm độc đáo phục vụ phát triển du lịch bền vững tại vùng lòng hồ Hòa Bình.

Đề tài đã đưa ra các giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho PTBV du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình.

Tác động của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút đầu tư, tăng thu nhập của doanh nghiệp, nâng cao mức sống dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm

Page 118: HÀ NỘI - 2020

118 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Góp phần nâng cao nhận thức khoa học và giá trị thực tiễn của tài nguyên tự nhiên và nhân văn của khu vực hồ Hòa Bình, từ đó người dân có ý thức bảo tồn và phát huy các tài nguyên này cho phát triển du lịch.

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo an ninh môi trường và an ninh quốc phòng ở khu vực hồ thủy điện. Đề tài đã kết hợp tốt nghiên cứu và đào tạo theo tinh thần nghiên cứu vừa là mục tiêu vừa là phương tiện đào tạo có hiệu quả cao. Thông qua các khóa tập huấn tại địa phương, đề tài giúp nâng cao nghiệp vụ du lịch và nhận thức của cán bộ quản lý, cộng đồng địa phương về tài nguyên du lịch địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hướng dẫn phát triển du lịch cho khu vực hồ Hòa Bình, là căn cứ hướng dẫn ban hành các chính sách phát triển du lịch cho khu vực hồ Hòa Bình.

51. XÂY DƯNG VÀ TRIỂN KHAI ƯNG DỤNG MÔ ĐUN NÔNG NGHIÊP CÔNG NGHÊ CAO - ĐIÊN MặT TRỜI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIÊP SẠCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỉNH LÀO CAI - TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.DA03/13-18

Cơ quan chủ trì: Tổng công ty cổ phần Linh Dương

Chủ nhiệm: Trịnh Quang Dũng

Hiệu quả của dự án

- Về mặt khoa học công nghệ, dự án (DA) hoàn toàn được thiết kế bởi Chủ nhiệm DA và lắp đặt, làm chủ công nghệ bởi đội ngũ 100% chuyên gia, các công ty của Việt Nam. Điều này khẳng định, Việt Nam đã làm chủ được công nghệ, thiết kế và đưa vào ứng dụng đa dạng công nghệ điện mặt trời (ĐMT), công nghệ LED.

- Về kinh tế xã hội, đây là DA ĐMT phục vụ nông nghiệp

công nghệ cao; du lịch sinh thái, chế biến nông sản quy mô công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc và vùng Tây Bắc. Vì thế DA sản xuất thử nghiệm này có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Trên thực tế, sản lượng ĐMT của 100kWp PMT được tạo ra trong vòng đời 25 năm vận hành liên tục của hệ thống cho phép thu hồi vốn trong vòng 8 năm. Theo ước tính của Tổng công ty cổ phần Linh Dương, nhờ sử dụng ĐMT, giá trị sản phẩm và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao: Sản phẩm “Trà 4 sạch” của Tâm Trà - Linh Dương tạo ra sự khác biệt có tính đặc trưng và là một cách quảng bá, tôn vinh tốt nhất cho thương hiệu Tâm Trà.

Thị trường được mở rộng đồng nghĩa doanh nghiệp mở rộng DA góp phần quan trọng tạo thêm 50-70 việc làm cho lao động địa phương là đồng bào dân tộc thiểu số tại “Quần thể Văn hóa - Du lịch Nông nghiệp Công nghệ Cao, Điện mặt trời Linh Dương” tỉnh Lào Cai với mức thu nhập ổn định (5-10 triệu/tháng). Dự án góp phần tạo ra một trung tâm Du lịch văn hóa trà của tỉnh Lào Cai, làm phong phú thêm diện mạo du lịch của Lào Cai nói riêng và ngành du lịch vùng Tây Bắc nói chung.

Về mặt môi trường, suốt vòng đời của Dự án sản xuất thử nghiệm có khả năng giảm phát thải tương đương 2.363,175 tấn CO₂, cho phép giảm nhập khẩu 10.000 tấn than, tương đương như trồng 700.000 cây xanh hoặc giảm bớt lượng khí thải của 2.500 xe ôtô.

Đóng góp mới của dự án

Đề tài đã nghiên cứu chế tạo Công trình ĐMT hòa lưới 90 kWp - Công trình ĐMT hòa lưới quy mô công nghiệp đầu tiên của tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc.

Tác động của dự án

Dự án đem lại nhiều cơ hội việc làm cho phát triển sản phẩm trà và du lịch của tỉnh Lào Cai. Công trình ĐMT hòa

Page 119: HÀ NỘI - 2020

119 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

lưới 90 KWp tạo ra nguồn điện sạch đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài là minh chứng cho thấy tiềm năng phát triển ĐMT, là cơ sở để chính quyền ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp sạch ở Lào Cai.

52. NGHIÊN CƯU NHU CẦU VÀ ĐỀ XUấT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LƯC LÃNH ĐẠO, QUẢN Lý KHU VƯC HÀNH CHíNH CÔNG VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN Từ NAY ĐẾN NăM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NăM 2030

Mã số: KHCN-TB.05X/3-18Cơ quan chủ trì: Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Đại học Quốc gia Hà NộiChủ nhiệm: PGS.TS Lê QuânHiệu quả của đề tài

Sản phẩm khung năng lực của đề tài đã được các tỉnh Hà Giang và Sơn La ứng dụng trực tiếp vào việc hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, đồng thời được ĐHQGHN ứng dụng vào việc xây dựng khung chương trình đào tạo cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp sở/huyện. Từ khung chương trình đào tạo này, ĐHQGHN đã phối hợp với các tỉnh như: Cao Bằng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Bắc Ninh… triển khai thành công các khoá đào tạo cho cán bộ, công chức lãnh đạo cấp sở/huyện.

Sản phẩm khung năng lực của đề tài đã được ĐHQGHN sử dụng trong quá trình góp ý Văn kiện đại hội Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 tại 14 tỉnh vùng Tây Bắc về phát triển nguồn nhân lực.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài xây dựng được khung năng lực lãnh đạo, quản

lý khu vực hành chính công dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết hiện đại, kinh nghiệm quốc tế và thực hành đặc thù của Tây Bắc, đặc biệt áp dụng thành công các phương pháp của quản trị kinh doanh vào khu vực công.

Tác động của đề tài

Sản phẩm từ điển năng lực và khung năng lực với lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc có giá trị thực tiễn để hỗ trợ Sở Nội vụ các tỉnh vùng Tây Bắc: (i) hoàn thiện đề án vị trí việc làm; (ii) là công cụ quan trọng đánh giá mức độ đáp ứng năng lực với các vị trí công việc làm căn cứ để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với lãnh đạo, quản lý các cấp.

Sản phẩm khung năng lực của đề tài là công cụ xây dựng, đề xuất chính sách đặc thù thu hút, đãi ngộ, sử dụng và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý với các tỉnh Tây Bắc. Đây là các chính sách gắn với yêu cầu đạt chuẩn năng lực theo chức danh/vị trí việc làm, do đó góp phần đổi mới công tác cán bộ tại vùng Tây Bắc.

53. NGHIÊN CƯU RÀ SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ SƯ PHÙ HỢP, HIÊU LƯC THƯC THI CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA THƯC HIÊN TẠI VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2001 - 2015

Mã số: KHCN-TB.03X/13-18Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà NộiChủ nhiệm: TS. Nguyễn Quốc ViệtHiệu quả của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế đồng thời đưa ra những đánh giá khách quan về quá trình thực chi chính sách công, từ đó làm căn cứ quan trọng cho việc hoàn thiện và điều chỉnh khung chính sách liên quan đến việc thực thi chính sách công nói chung và các

Page 120: HÀ NỘI - 2020

120 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

chương trình mục tiêu quốc gia nói riêng, đẩy nhanh quá trình thực hiện chính sách, tránh được những hạn chế đáng tiếc xảy ra, tiết kiệm tối đa nhân lực và vật lực trong quá trình thực thi các chính sách quốc gia. Kết quả này cũng chứng minh những nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là các vùng khó khăn.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đưa ra Bộ cơ sở dữ liệu về các chương trình mục tiêu quốc gia ở Tây Bắc và đề xuất các điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ mục tiêu, nội dung của các chương trình hoặc loại bỏ chương trình với Chính phủ, các bộ/ban/ngành, tỉnh/huyện và Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Đề tài cung cấp cơ hội để người dân hiểu hơn mục tiêu và cách thức triển khai chính sách công, những khó khăn có thể xảy ra để họ hiểu và thông cảm với cơ quan thực thi chính sách, cùng góp sức xây dựng vào thành quả thực thi các chính sách công triển khai ở địa phương. Bên cạnh đó, họ cũng có cơ hội hiểu rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong việc tham gia và nhận hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia. Từ đó, củng cố niềm tin của người dân vào Đảng, Chính phủ, đồng thời tăng khả năng gắn kết giữa Nhà nước và nhân dân trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đề tài có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu về chính sách công, đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia trong bối cảnh đầu tư công cho nền kinh tế ngày càng tăng, góp phần làm phong phú hơn (thông qua việc nghiên cứu trường hợp cụ thể là Việt Nam) những nội dung cơ bản của ngành kinh tế học phát triển, kinh tế chính trị học và kinh tế học dành cho các nền kinh tế chuyển đổi.

54. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT CHíNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHấT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BồI DƯỡNG CHO ĐỘI NGũ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ NHằM PHÁT TRIỂN BỀN VữNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.20X/13-18

Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm: TS. Cao Anh Đô

Hiệu quả của đề tài

Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc thông qua kết quả khảo sát 5 tỉnh đại diện cho vùng Tây Bắc; đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc; đề xuất chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm PTBV vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đưa ra Cơ sở dữ liệu và hệ thống bảng biểu tổng hợp xử lý từ dữ liệu điều tra chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm PTBV vùng Tây Bắc phân theo các tỉnh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Đề tài góp phần hoàn thiện chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội

Page 121: HÀ NỘI - 2020

121 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng quản lý, điều hành, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

55. NGHIÊN CƯU ĐỀ XUấT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHấT LƯỢNG ĐỘI NGũ CÁN BỘ QUẢN Lý GIÁO DỤC VÀ GIÁO VIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VữNG VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.21X/13-18

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS Lê Kim Long

Hiệu quả của đề tài

Về mặt kinh tế, đề tài đã đưa ra được những chính sách khuyến nghị cho các cấp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (CBQLGD và GV) vùng Tây Bắc giúp nâng cao dân trí cho vùng dân tộc thiếu số Tây Bắc từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân.

Về mặt xã hội, các CBQLGD và GV vùng Tây Bắc được tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho bản thân để áp dụng vào giảng dạy cho học sinh vùng Tây Bắc giúp phát triển giáo dục vùng Tây Bắc, một trong những yếu tố then chốt phát triển toàn diện kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc, giúp nâng cao trí lực cho vùng Tây Bắc nhằm bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia và phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã có những đóng góp về mặt cơ sở lý luận

và thực tiễn như: Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý bậc phổ thông đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam; đánh giá thực trạng CBQLGD và GV các tỉnh vùng Tây Bắc định hướng chuẩn nghề nghiệp, làm cơ sở phân loại đội ngũ theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; đánh giá tác động của các yếu tố vùng miền, phong tục tập quán sinh sống và một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chất lượng của CBQLGD và GV; đề xuất và xây dựng 02 khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao năng lực đội ngũ CBQLGD và GV đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tổ chức 01 khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho CBQLGD và GV cốt cán các tỉnh Tây Bắc tại Hòa Bình; đề xuất bổ sung các kiến thức, kỹ năng, năng lực đặc thù cần thiết để nâng cao chất lượng và phát triển bền vững đội ngũ giáo viên trung học cho các tỉnh Tây Bắc; đề xuất các giải pháp và chính sách đặc thù trong đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho CBQLGD và GV nhằm phát triển bền vững đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tài

Đề tài đã tác động đến CBQLGD và GV vùng Tây Bắc. Cụ thể, thông qua điều tra khảo sát, đề tài đã tiếp cận, phỏng vấn và khảo sát CBQLGD và GV, học sinh để phân tích thực trạng đội ngũ CBQLGD và GV. Từ đó, đề tài đã thông tin được đến CBQLGD và GVnhững chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục vùng Tây Bắc. Đề tài cũng tổ chức 03 hội thảo tại Hà Nội, Điện Biên, Hòa Bình và 04 tọa đàm tại Hà Nội, trong đó đã bàn luận sâu, tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học giáo dục đặc biệt là CBQLGD và GV vùng Tây Bắc về các chương trình cần bồi dưỡng để nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện nhiệm vụ giáo dục vùng Tây Bắc. Những buổi hội thảo đã tác động lớn đến

Page 122: HÀ NỘI - 2020

122 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

nhận thức, vai trò của CBQLGD và GV vùng Tây Bắc đối với giáo dục, giúp các nhà khoa học nhận thấy thực trạng và những vấn đề cần đầu tư cho giáo dục vùng Tây Bắc. Ngoài ra, những kiến nghị giải pháp đặc thù dành cho phát triển năng lực CBQLGD và GV vùng Tây Bắc có tác động đến chính sách của Nhà nước nhằm phát triển vùng Tây Bắc.

56. NGHIÊN CƯU PHÁT TRIỂN, CHUYỂN GIAO BỘ TIÊU CHUẩN VÀ PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NăNG LƯC Sử DỤNG NGÔN NGữ TIẾNG VIÊT ĐỂ Hỗ TRỢ DẠY - HỌC TIẾNG VIÊT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CấP TIỂU HỌC VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.23X/13-18Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn miền núi, Đại học Thái NguyênChủ nhiệm: PGS.TS. Ngô Thị Thanh QuýHiệu quả của đề tài

Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là Bộ tiểu chuẩn, tiêu chí và phần mềm đánh giá góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số các trường tiểu học khu vực Tây Bắc. Các đề xuất được nêu ra trong bộ tiêu chuẩn và bộ công cụ dựa trên nguyên tắc đơn giản: đánh giá phải được tạo lập để nâng cao khả năng giáo dục học sinh, chứ không chỉ đơn thuần là đánh giá như một bài kiểm tra bình thường ở các trường hiện nay. Để tăng kết quả đạt được, học sinh cần các đánh giá mang tính giáo dục, định hướng học tập. Đánh giá này luôn có ít nhất hai yêu cầu thiết yếu: gắn liền với các nhiệm vụ xác thực, đó là các bài kiểm tra dạy cho học sinh cách mà người ta vượt qua thử thách trong các trường hợp giao tiếp thực tiễn xã hội như thế nào. Bên cạnh đó, nó mang lại cho học sinh và giáo viên những phản hồi và các cơ hội, từ đó giúp họ có thể sử dụng để xem xét lại kết quả học tập và giảng dạy của mình.

Để sẵn sàng đón nhận những yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời gian tới, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn, bộ công

cụ đánh giá năng lực tiếng Việt - hỗ trợ dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số bậc tiểu học vùng Tây Bắc là cấp thiết. Bộ tiêu chuẩn, bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số cấp tiểu học khu vực Tây Bắc sẽ giúp có thêm những định hướng để thay đổi chương trình, góp phần cải tiến chương trình và nâng cao trình độ tiếng Việt cho học sinh trong thời đại công nghệ 4.0. Đồng thời, đưa ra những định hướng thay đổi phương pháp dạy - học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt bậc tiểu học để nâng cao trình độ tiếng Việt cho học sinh. Bộ tiêu chuẩn, bộ công cụ sẽ trở thành bộ tài liệu tham khảo cho giáo viên xây dựng các bài tập, bài kiểm tra đánh giá, để chuẩn hóa trình độ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và tổ chức các hoạt động trong dạy học tiếng Việt cho học sinh bậc tiểu học các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tàiĐề tài xác lập được bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực

tiếng Việt phù hợp với trình độ học sinh cấp tiểu học; xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt phù hợp, tương ứng với bộ tiêu chuẩn đánh giá đã đề xuất; phần mềm đánh giá năng lực tiếng Việt phù hợp với trình độ học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, phục vụ đánh giá trực tiếp và trực tuyến.

Tác động của đề tàiKết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ cho việc đổi

mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phát huy năng lực của học sinh dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc; đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời đại mới. Sản phẩm đề tài được chuyển giao sẽ tiết kiệm chi phí cho quá trình học tập của học sinh dân tộc thiểu số, tạo sự hấp dẫn trong quá trình học tập tiếng Việt của các em.

Tiếng Việt là công cụ để khám phá, tìm hiểu, học tập các môn học khác. Học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt sẽ tạo nền tảng cơ bản để các em học tốt các môn

Page 123: HÀ NỘI - 2020

123 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

khoa học khác. Điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực trên các phương diện, hòa nhập được với giáo dục phổ thông để từ đó có thể mở ra cánh cửa tri thức, tạo đà phát triển góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng nghĩa với nâng cao nhận thức, hiểu biết, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, việc xây dựng phần mềm ứng dụng trong đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học tạo ra sự hấp dẫn, thúc đẩy học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học học ngôn ngữ thứ hai, tạo ra sự phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giảng dạy và học tập tiếng Việt.

57. THƯC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHấT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.24X/13-18Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Hà NộiChủ nhiệm: PGS.TS Lê Minh NguyệtHiệu quả của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài làm phong phú thêm lý luận về đào tạo nghề nghề gắn với địa phương trong bối cảnh công nghệ 4.0

Về mặt kinh tế - xã hội, đề tài góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng Tây Bắc và phát triển nguồn nhân lực lao động được đào tạo của các địa phương thông qua việc đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi.

Về mặt giáo dục - đào tạo, đề tài góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc các địa phương vùng Tây Bắc.

Đóng góp mới của đề tàiĐề tài đã đánh giá được thực trạng chất lượng nguồn

nhân lực; thực trạng chất lượng đào tạo và giải quyết việc

làm cũng như các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động của các địa phương vùng Tây Bắc, làm cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định các chiến lược, chính phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu PTBV vùng Tây Bắc. Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất các giải pháp mới, có tính đột phá, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo nghề cho người lao động các địa phương vùng Tây Bắc.

Tác động của đề tàiĐề tài đã tác động và nâng cao nhận thức của cán bộ

quản lý chính quyền các cấp ở địa phương vùng Tây Bắc; nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục nghề; nâng cao trình độ hiểu biết thay đổi nhận thức của các tầng lớp lao động dân tộc vùng Tây Bắc về đào tạo nghề; về các giải pháp có liên quan nhằm góp phần thúc đẩy việc học nghề của người lao động và chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề. Đề tài cũng tác động đến quá trình xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực và phát triển đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động các địa phương vùng Tây Bắc; và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu PTBV Tây Bắc.

58. NGHIÊN CƯU XÂY DƯNG MÔ HÌNH NÂNG CAO NăNG LƯC NGOẠI NGữ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHƯC, VIÊN CHƯC CÁC NGÀNH HẢI QUAN, NGOẠI VỤ, DU LỊCH VÀ BIÊN PHòNG ĐỂ THƯC THI CÔNG VỤ VÀ DỊCH VỤ TRONG XU THẾ HỘI NHậP QUỐC TẾ ở VÙNG TÂY BẮC

Mã số: KHCN-TB.26X/13-18Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà NộiChủ nhiệm: TS. Đỗ Tuấn Minh

Page 124: HÀ NỘI - 2020

124 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

Hiệu quả của đề tài

Các sản phẩm của đề tài cung cấp cho các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, và Bội đội Biên phòng vùng Tây Bắc Bộ công cụ khảo sát và thông tin khảo sát về thực trạng nhu cầu và năng lực sử dụng ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc của cán bộ viên chức trong thực thi công vụ và dịch vụ. Những thông tin này là căn cứ cho việc định hướng và xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả, thiết thực công tác cán bộ tại các ngành và địa phương. Đề tài cũng cung cấp cho các ngành và địa phương mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ và các sản phẩm ứng dụng để nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho cán bộ viên chức các ngành theo hướng phát huy tính tự chủ của ngành, địa phương. Các sản phẩm ứng dụng đa dạng cho phép các ngành, địa phương, và cán bộ viên chức có sự chọn lựa phù hợp các chương trình, tài liệu, và phương thức nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cho cán bộ viên chức theo hướng hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đưa ra bộ công cụ đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của cán bộ viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch

và Biên phòng vùng Tây Bắc trong thực thi công vụ và dịch vụ, kèm 14 chương trình và 25 tài liệu để hiện thực hóa mô hình này. Mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ của cán bộ viên chức nhấn mạnh tính tự chủ của người học và địa phương trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ một cách thiết thực. Số lượng 14 chương trình và 25 tài liệu mà nhóm nghiên cứu thiết kế cho cán bộ viên chức 4 ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, và Biên phòng thể hiện nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của cán bộ, viên chức ở các ngành, các vị trí việc làm khác nhau.

Tác động của đề tài

Đề tài đã kiến nghị với ngành và địa phương về chính sách với việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, viên chức để có thể thực thi công vụ, dịch vụ hiệu quả trong xu thế hội nhập quốc tế. Đồng thời kiến nghị các cơ quan nhà nước về chủ trương xây dựng khung năng lực ngoại ngữ gắn với ngành nghề và chính sách về việc biệt phái cán bộ là giảng viên các trường ngoại ngữ tham gia cũng các bộ ngành trong công tác xây dựng tiêu chí đánh giá, đánh giá, và bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ viên chức các ngành khác.

Page 125: HÀ NỘI - 2020

125 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

PHỤ LỤC 3

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

I Mục tiêu 1: Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh, các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch PTBV, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.

1

Nghiên cứu rà soát sự phù hợp, tính thực thi của các chính sách đang còn hiệu lực ở vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Bộ khung lý thuyết đánh giá tính hợp lý, tính thực thi của các chính sách theo 5 trụ cột của PTBV vùng Tây Bắc.- Báo cáo về cơ sở dữ liệu về các chính sách của các tổ chức: Đảng, Chính phủ, Quốc hội, bộ, ban ngành về Tây Bắc.- Các bản kiến nghị đối với các cơ quan ban hành chính sách đối với vùng Tây Bắc.- Báo cáo khoa học tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài.2. Sản phẩm dạng II- 04 bài báo trong tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.- 01 sách chuyên khảo.- Đào tạo 02 thạc sĩ.

2

Nghiên cứu đánh giá tác động của các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2005 - 2015 trên địa bàn Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Khung phân tích đánh giá tác động của các CTMTQG GD&ĐT trên địa bàn Tây Bắc- Báo cáo thực trạng về các CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2005-2015.- Bản kiến nghị các giải pháp đặc thù nhằm thực hiện hiệu quả CTMTQG GD&ĐT đến năm 2015 và những năm tiếp theo.- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài.2. Sản phẩm dạng II- 10 bài báo trong nước. - 01 bài báo quốc tế.- 01 sách chuyên khảo.- Đào tạo 03 thạc sĩ; hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

DANH MỤC CÁC SẢN PHẩM KHOA HỌC CÔNG NGHÊ CỦA CÁC ĐỀ TÀI, DƯ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

Page 126: HÀ NỘI - 2020

126 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

3

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ PTBV vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng IHệ thống phần cứng gồm máy chủ và các thiết bị mạng LAN, WAN.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo đánh giá thực trạng về cơ sở dữ liệu và nhu cầu sử dụng đối với dữ liệu về 14 lĩnh vực (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường, tai biến, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân cư, dân tộc, nguồn nhân lực) của vùng Tây Bắc.- Cơ sở khoa học và các giải pháp thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu của 14 lĩnh vực (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường, tai biến, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân cư, dân tộc, nguồn nhân lực) cho vùng Tây Bắc.- Bộ dữ liệu về 14 lĩnh vực (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường, tai biến, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân cư, dân tộc, nguồn nhân lực) của vùng Tây Bắc đã được chuẩn hóa.- Cơ sở dữ liệu nền tỷ lệ 1/50.000 và CSDL chuyên đề GIS tích hợp tỷ lệ 1/250.000 về 14 lĩnh vực (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường, tai biến, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân cư, dân tộc, nguồn nhân lực) cho vùng Tây Bắc.- Phần mềm và tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng và cơ chế chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu, đáp ứng các nhu cầu PTBV vùng Tây Bắc.- Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về 14 lĩnh vực của vùng Tây Bắc.- Báo cáo đề xuất các dự án, các đề tài cần điều tra bổ sung để hoàn thiện CSDL.3. Sản phẩm dạng III- 05 bài báo.- 02 sách chuyên khảo, 01 cẩm nang.- Đào tạo 2 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Page 127: HÀ NỘI - 2020

127 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

4

Nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể về kinh tế - xã hội của các chương trình mục tiêu xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2015

1. Sản phẩm dạng I- Khung và bộ tiêu chí đánh giá tác động của các chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc.- Kinh nghiệm thành công và bất cập trong xây dựng và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc.- Bản kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo bền vững ở vùng Tây Bắc.- Bộ cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về tình hình triển khai, kết quả thực hiện và ý kiến đánh giá ảnh hưởng của chương trình xóa đói giảm nghèo đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường của các bên liên quan ở vùng Tây Bắc.- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong nước và 01 bài báo quốc tế.- 01 sách chuyên khảo; 01 sách tham khảo.- Đào tạo 07 thạc sĩ; hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh.

5

Nghiên cứu rà soát, đánh giá kết quả, tác động và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

1. Sản phẩm dạng I- Bản kiến nghị tới Chính phủ, các bộ, ngành, Ban chỉ đạo Tây Bắc về: các tác động tích cực, tiêu cực và các tác động ngoài mục tiêu của QĐ 79/2005/QĐ - TTg đối với vùng Tây Bắc.- Khung phân tích chính sách của QĐ 79/2005/QĐ - TTg và tiêu chí đánh giá QĐ 79/2005/QĐ - TTg.- Báo cáo khoa học tổng hợp của đề tài.- Bộ số liệu về tình hình triển khai QĐ 79/2005/QĐ-TTg.2. Sản phẩm dạng II- 11 bài báo trong tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước. - 01 sách chuyên khảo.- Đào tạo 02 thạc sĩ.

6

Nghiên cứu đánh giá tổng thể tiềm năng các bồn địa nhiệt vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng II- Dữ liệu tổng hợp các bồn địa nhiệt (mô hình bồn chứa, thành phần, nguồn gốc của nước và nhiệt độ dưới bồn, mức độ dập vỡ đất đá trong khu vực bồn địa nhiệt) vùng Tây Bắc.- Bộ thông số công nghệ phù hợp để lắp đặt một nhà máy phát điện quy mô từ 200-300 kw cho một vùng tiềm năng và xây dựng mô hình khai thác thí điểm tại một bồn lựa chọn ở vùng Tây Bắc.

Page 128: HÀ NỘI - 2020

128 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Định hướng qui hoạch sử dụng bền vững tài nguyên địa nhiệt ở bồn nghiên cứu vùng Tây Bắc.- Kiến nghị chính sách khai thác năng lượng địa nhiệt vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững.- 01 bản đồ trường địa nhiệt toàn vùng Tây Bắc.- 01 bản đồ trường địa nhiệt tại vùng địa nhiệt tiềm năng.- Đề xuất định hướng các mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa nhiệt ở bồn nghiên cứu vùng Tây Bắc.- Báo cáo tổng hợp.2. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo trong nước.- 01 bài báo quốc tế ISI/Scopus.- Đào tạo 02 thạc sĩ, 01 chuyên đề nghiên cứu sinh.

7

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng II- Báo cáo đánh giá tổng thể tiềm năng, triển vọng các loại hình khoáng sản Cu-Ni (Au) khu vực Tây Bắc.- Đề xuất định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản Cu-Ni (Au) khu vực Tây Bắc theo kịch bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.- Bản đồ phân vùng triển vọng các loại hình khoáng sản Cu-Ni (Au) tỷ lệ 1: 200.000 cho 9 vùng nghiên cứu trọng điểm.- Bản đồ địa chất và phân vùng tiềm năng khoáng sản một số khu vực trọng điểm về các loại hình khoáng sản Cu-Ni (Au) ở tỷ lệ 1/25.000.- Sơ đồ cấu trúc khống chế quặng hóa tỷ lệ 1/10.000 cho các điểm quặng Cu-Ni (Au) có triển vọng.2. Sản phẩm dạng III- 03 bài báo quốc tế.- 03 bài báo khoa học trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, 03 chuyên đề nghiên cứu sinh.

8

Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mô hình sử dụng đất với cơ cấu cây trồng có

1. Sản phẩm dạng II- Bộ số liệu phân tích và thông tin thuộc tính các mẫu thổ nhưỡng và nông hóa thuộc vùng lưu vực sông Đà qua 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.- Bản đồ đất lưu vực sông Đà thuộc 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu tỷ lệ 1/50.000 và bản đồ đất lưu vực Sông Đà tỷ lệ 1/250.000.

- Mô hình sản xuất nông lâm nghiệp: Xã Mường Bon và xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Page 129: HÀ NỘI - 2020

129 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường vùng lưu vực sông Đà thuộc ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên

- Bản đồ đơn vị đất đai lưu vực sông Đà thuộc 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu tỷ lệ 1/50.000 và bản đồ đơn vị đất đai toàn lưu vực Sông Đà tỷ lệ 1/250.000.- Bản đồ thoái hóa đất lưu vực sông Đà thuộc 3 tỉnh tỷ lệ 1/50.000 và toàn lưu vực tỷ lệ 1/250.000.- Bản đồ khả năng thích hợp đất đai vùng lưu vực sông Đà thuộc các tỉnh tỷ lệ 1/50.000 và toàn lưu vực tỷ lệ 1/250.000.- Bản đồ đề xuất cơ cấu cây trồng phù hợp cho vùng lưu vực sông Đà thuộc các tỉnh tỷ lệ 1/50.000 và toàn lưu vực tỷ lệ 1/250.000.- Báo cáo đánh giá các nguyên nhân, quá trình và xu hướng thoái hóa và tổn thương do tai biến thiên nhiên và hoạt động nhân sinh đến tài nguyên đất nông nghiệp và khả năng thích ứng với các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.- Giải pháp khoa học quản lý tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp thích ứng với các tai biến thiên nhiên và phù hợp với các nhu cầu nhân sinh khác.- 03 loại mô hình sản xuất nông lâm nghiệp được thử nghiệm trên các vùng đất khác nhau.- Bộ cơ sở dữ liệu dạng số không gian và phi không gian các bản đồ và báo cáo toàn đề tài.- Báo cáo tổng kết đề tài.2. Sản phẩm dạng III- 03 bài báo trong nước, 01 bài báo quốc tế ISI.- 01 tài liệu tập huấn cho cán bộ và người dân địa phương.- Đào tạo 04 thạc sĩ, 01 chuyên đề nghiên cứu sinh.

- Mô hình sinh kế hộ gia đìnhĐịa điểm: xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Quy mô 1ha- Mô hình cây công nghiệp lâu nămĐịa điểm: Xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Quy mô 1,5ha- Mô hình nông, lâm kết hợp tại vùng đất bị thoái hóaĐịa điểm: xã Mường Bom, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Quy mô 5ha.

9

Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV theo lĩnh vực và theo lãnh thổ vùng Tây Bắc.- Bộ chỉ tiêu PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường theo lĩnh vực và theo lãnh thổ vùng Tây Bắc.- Kết quả tính toán và đánh giá thực trạng phát triển vùng Tây Bắc theo bộ tiêu chí PTBV đã được xây dựng. - Các giải pháp giám sát, quản lý quá trình phát triển (theo lĩnh vực và theo lãnh thổ) hướng tới bền vững vùng Tây Bắc.

Page 130: HÀ NỘI - 2020

130 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá và quản lý PTBV vùng Tây Bắc được kế thừa các cơ sở dữ liệu hiện có và phát triển đáp ứng nhiệm vụ đề tài.2. Sản phẩm dạng II:- 01 bài báo tạp chí quốc tế ISI/Scopus.- 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước.- Đào tạo 03 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh.

10

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng IMô hình tổng PTBV tỉnh Bắc Kạn phù hợp với định hướng quy hoạch tiểu PTBV ở Tây Bắc.2. Sản phẩm dạng II- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc. - Các tiêu chí đánh giá tiềm năng lợi thế so sánh các tiểu vùng Tây Bắc để PTBV, tiêu chí quy hoạch PTBV các tiểu vùng. - Hệ thống thông tin, dữ liệu tích hợp từ kết quả đề tài và các đề tài khác đã thực hiện ở Tây Bắc phục vụ quy hoạch PTBV các tiểu vùng ở Tây Bắc, trong đó có hệ thống bản đồ về hiện trạng và lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, tai biến thiên nhiên, kinh tế xã hội, khả năng chống chịu đối với thiên tai, biến đổi khí hậu ở tỷ lệ phù hợp.- Các bản đồ tỷ lệ phù hợp và thuyết minh kèm theo về định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc.- Nội dung mô hình PTBV tỉnh Bắc Kạn phù hợp với định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng ở Tây Bắc.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo trong nước.- 01 báo cáo hội nghị quốc tế.- 02 kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

11

Luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển công

1. Sản phẩm dạng I- 04 báo cáo đánh giá kết quả, mức độ thực hiện các mục tiêu của Chương trình Tây Bắc thông qua mục tiêu và nội dung của các đề tài, dự án đã thực hiện.- 01 báo cáo đánh giá tổng hợp về: a) tính thiết thực hiệu quả, đóng góp, tác động của Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018

Page 131: HÀ NỘI - 2020

131 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2019-2025

đã triển khai tại các địa phương vùng Tây Bắc; b) tác động, sự phối hợp và liên kết giữa Chương trình Tây Bắc với các Chương trình khoa học và công nghệ, Chương trình mục tiêu khác của Nhà nước cùng đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc nhằm xác định rõ vai trò của khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc.- 01 báo cáo đánh giá và đề xuất một số kết quả, sản phẩm, nhóm sản phẩm cơ bản hoàn thiện từ các đề tài và dự án giai đoạn 2013-2018 để kết nối cung - cầu.- 03 kết quả, sản phẩm được đề xuất hỗ trợ khởi nghiệp.- 01 báo cáo đề xuất các giải pháp để chuyển giao, thương mại hóa đối với một số kết quả, sản phẩm khoa học và công nghệ từ các đề tài và dự án giai đoạn 2013-2018.- Các luận cứ khoa học, thực tiễn, định hướng và khung nội dung Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV vùng Tây Bắc giai đoạn 2019-2025.- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị.2. Sản phẩm dạng II- 15 sản phẩm truyền thông (các tài liệu in, đăng trên website, các chương trình phát trên đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương).- 01 dự thảo sách tham khảo được chấp nhận xuất bản.- 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước.

IIMục tiêu 2: Xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.

12

Nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Khung phân tích mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm đặc sản xuất khẩu vùng Tây Bắc.- Báo cáo thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông, lâm đặc sản vùng Tây Bắc.- Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm đặc sản cụ thể xuất khẩu ở vùng Tây Bắc.

Page 132: HÀ NỘI - 2020

132 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Kiến nghị: "Chính sách phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu cho các tỉnh vùng Tây Bắc" gửi tới Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chủ nhiệm Chương trình. - Kiến nghị: "Chính sách phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm đặc sản xuất khẩu cho vùng Tây Bắc" gửi tới Bộ Công Thương, Bộ NN và PTNN.- Kiến nghị: "Chính sách phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm đặc sản xuất khẩu cho vùng Tây Bắc" gửi tới lãnh đạo UBND, Sở NN và PTNN, Sở Công Thương các tỉnh khu vực Tây Bắc- Các mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm đối với từng loại nông, lâm đặc sản: gạo; chè; hoa; quả; thủy sản.- Báo cáo tổng hợp.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong nước.- Đạo tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

13

Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Bộ tiêu chí phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn giá trị di sản ở khu du lịch sinh thái có quy mô dân số 1.000 người trở lên và phạm vi cấp huyện.- Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch sinh thái gắn với các di sản cho toàn vùng Tây Bắc và bản đồ mô hình khu du lịch sinh thái được lựa chọn.- Báo cáo kiến nghị đề xuất về chính sách đặc thù phát triển du lịch bền vững cho toàn vùng Tây Bắc.- 02 mô hình kịch bản phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn các giá trị di sản và xóa đói, giảm nghèo của một số vùng có quy mô dân số có từ 1.000 dân trở lên ở phạm vi cấp huyện vùng Tây Bắc. + Mô hình Du lịch sinh thái Ngọc Sơn, Ngổ Luông (tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình). + Mô hình Du lịch sinh thái Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, Lào Cai (tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, Lào Cai).- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Page 133: HÀ NỘI - 2020

133 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

14

Nghiên cứu phát triển các mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo khung lý thuyết, mô hình, bộ công cụ phân tích, đánh giá mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc.- Báo cáo phân tích, đánh giá năng lực, văn hóa tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là người nghèo dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.- Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động các thị trường phù hợp cho người nghèo ở Tây Bắc.- Báo cáo mô hình tiếp cận thị trường của người nghèo thông qua chuỗi cung ứng ở Tây Bắc.- Báo cáo khuyến nghị, đề xuất chính sách.- 02 cẩm nang phát triển thị trường cho người nghèo thông qua mô hình thị trường đáy tháp và mô hình chuỗi cung ứng.- Báo cáo tổng hợp.- Báo cáo tóm tắt.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong nước.- 02 cẩm nang.- Đào tạo 03 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

15

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý thương mại (hàng hóa và dịch vụ) biên giới vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo tổng hợp "Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách quản lý và điều hành TMBG vùng Tây Bắc trong thời gian qua". - Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị.- Báo cáo chắt lọc.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước.- 01 bài báo đăng trên tạp chí nước ngoài (trong danh mục ISI hoặc Scopus). - 01 sách: "Phát triển thương mại biên giới: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam". - Đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- Sản phẩm chuyển giao ứng dụng: Hệ thống các kiến nghị, chính sách, giải pháp thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện quản lý thương mại biên giới Việt - Trung và Việt - Lào.

Page 134: HÀ NỘI - 2020

134 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

16

Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành liên kết vùng trong phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế các vùng có hoạt động du lịch từ 10 - 15%.- Báo cáo: Thực trạng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc.- Báo cáo: Các mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội ở vùng Tây Bắc.- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước, 01 bài báo quốc tế trong danh mục ISI.- Tham gia đào tạo 02 học viên cao học và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

17

Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển bền vững tích hợp 3E+1 (kinh tế, môi trường, hệ sinh thái và an ninh phi truyền thống) cho các khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng II- Luận chứng khoa học, thực tiễn của mô hình tích hợp 3E+1 (phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái kết hợp an ninh phi truyền thống) các khu vực biên giới Việt - Lào vùng Tây Bắc.- Các mô hình tích hợp 3E+1 phù hợp với từng khu vực biên giới Việt - Lào.- Cơ sở dữ liệu GIS về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường và thiên tai toàn khu vực biên giới Việt - Lào tỷ lệ 1/100.000 và tỷ lệ 1/50.000 cho các địa bàn xây dựng mô hình.- Điều kiện và các giải pháp thực hiện các mô hình PTBV tích hợp 3E+1; các lợi ích và các giải pháp trong hợp tác thực hiện các chính sách liên quan với mô hình tích hợp 3E+1 giữa hai quốc gia Việt - Lào.2. Sản phẩm dạng III- 01 bài báo đăng tạp chí quốc tế ISI/Scopus.- 02 bài báo đăng tạp chí khoa học trong nước.- 02 báo cáo tại hội nghị khoa học trong nước và quốc tế.- Đào tạo 03 thạc sĩ.

Page 135: HÀ NỘI - 2020

135 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

18

Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà

1. Sản phẩm dạng I03 mô hình trình diễn phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc ở các địa điểm khác nhau thuộc lưu vực sông Đà:- 01 mô hình sinh kế bền vững Nông Lâm kết hợp;- 01 mô hình sinh kế bền vững Nông - Lâm - Du lịch;- 01 mô hình sinh kế bền vững Nông - Lâm - Dịch vụ.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo về cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình PTBV lưu vực sông Đà (đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý tổng hợp, mô hình PTBV).- Báo cáo tổng hợp về bộ tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá các mô hình phát triển sinh kế bền vững lưu vực sông Đà.- Bản đồ định hướng phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc lưu vực sông Đà.- Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững lưu vực sông Đà, phát triển và nâng cao hiệu quả sinh kế cho đồng bào các dân tộc lưu vực sông Đà.- Báo cáo các điều kiện, giải pháp nhân rộng các mô hình này.- Báo cáo tổng hợp về nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển sinh kế bền vững lưu vực sông Đà và bài học kinh nghiệm.- Báo cáo về các điều kiện và giải pháp nhân rộng các mô hình phát triển sinh kế bền vững. - Báo cáo đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững lưu vực sông Đà, phát triển và nâng cao hiệu quả sinh kế cho đồng bào các dân tộc lưu vực sông Đà.- Báo cáo tổng kết đề tài. 3. Sản phẩm dạng III- 03 bài đăng trên các tạp chí khoa học trong nước.- 01 bài báo quốc tế.- Đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

- Mô hình sinh kế bền vững Nông Lâm kết hợp quy mô 6,5 ha tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình;- Mô hình sinh kế bền vững Nông - Lâm - Du lịch quy mô 12 ha tại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La;- Mô hình sinh kế bền vững Nông - Lâm - Dịch vụ quy mô 23 ha tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Page 136: HÀ NỘI - 2020

136 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

IIIMục tiêu 3: Đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin; phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc

19

Nghiên cứu đề xuất các mô hình, chính sách, giải pháp liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài.- Bản kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết hoạt động quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc.- 02 mô hình (mô hình kịch bản) liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc cho 2 tỉnh Sơn La, Lào Cai (thuyết minh mô hình kèm theo).- 02 bản đồ mô hình kịch bản liên kết quân dân.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong nước.- 01 cẩm nang.- Đào tao 02 thạc sĩ; hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

20

Nghiên cứu bào chế chế phẩm có tác dụng hạ lipid trong máu từ ba dược liệu Táo mèo, Hà thủ ô đỏ, Cốt khí củ ở vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- 3 loại bột cao khô của 3 dược liệu Táo mèo/Hà thủ ô đỏ/Cốt khí củ (5 kg mỗi loại).- Viên nang cứng: 60 viên/lọ x 500 lọ.2. Sản phẩm dạng II- Dữ liệu về thực trạng 3 loại dược liệu Táo mèo, Hà thủ ô đỏ, Cốt khí củ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc.- 03 bộ tiêu chuẩn cơ sở của từng loại dược liệu (nâng cấp tiêu chuẩn dược liệu trong DĐVN IV).- 03 bộ tiêu chuẩn cơ sở của từng loại bột cao khô điều chế từ 3 dược liệu.- Tiêu chuẩn cơ sở của viên nang cứng. - 03 quy trình điều chế bột cao khô từ 3 dược liệu. - Quy trình bào chế viên nang cứng. - Bộ dữ liệu về thành phần hóa học phân lập được từ 3 dược liệu nghiên cứu và hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của chúng. - Dữ liệu về độ ổn định, tính an toàn và tác dụng gây hạ lipid máu của sản phẩm viên nang cứng bào chế được.

Page 137: HÀ NỘI - 2020

137 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- 02 mô hình đánh giá tác dụng trên enzym chuyển hóa lipid. - Báo cáo tổng kết đề tài. - Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị.3. Sản phẩm dạng III- 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế (ISI/Scopus).- 04 bài báo đăng trên tạp chí trong nước. - Đào tạo 01 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

21

Nghiên cứu, áp dụng công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái nhằm ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước tại một số điểm ở các lưu vực sông vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng IHệ pilot tích hợp công nghệ địa môi trường - địa sinh thái xử lý nước thải khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn.2. Sản phẩm dạng II- Cơ sở khoa học và thực tiễn của áp dụng công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái trong xử lý ô nhiễm môi trường nước vùng khai thác khoáng sản đa kim khu vực Bắc Kạn.- Quy trình công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái trong xử lý ô nhiễm môi trường vùng khai thác mỏ chì kẽm vùng Bắc Kạn đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nước thải công nghiệp.- Kết quả xử lý thử nghiệm bằng công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái xử lý ô nhiễm nước thải tại khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) đạt quy chuẩn môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.- Báo cáo tổng kết đề tài.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo trong nước.- 01 bài báo trong tạp chí khoa học quốc tế. - 02 báo cáo trong kỷ yếu hội nghị quốc tế và trong nước.- Đào tạo 25 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Hệ pilot tích hợp công nghệ địa môi trường - địa sinh thái xử lý nước thải tại Khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

22

Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm Đông trùng hạ thảo tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

1. Sản phẩm dạng I 20 kg sản phẩm Đông trùng hạ thảo được nuôi theo quy trình tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo: Luận cứ khoa học về các điều kiện nuôi trồng Đông trùng hạ thảo C. militaris trên tằm dâu ở cả 3 khu vực tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đảm bảo theo tiêu chuẩn của WHO-GACP.

03 mô hình công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng Đông trùng hạ thảo tại:- Trung tâm xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Page 138: HÀ NỘI - 2020

138 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Báo cáo: Định chuẩn thành phần, hàm lượng một số chỉ tiêu dược liệu của Đông trùng hạ thảo tại ba vùng thử nghiệm theo tiêu chuẩn của WHO-GACP.- Mô hình công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng Đông trùng hạ thảo tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phù hợp với điều kiện xác lập.+ Qui trình công nghệ nuôi trồng C. militaris trên tằm dâu ở quy mô phòng thí nghiệm.+ Qui trình nuôi trồng C. militaris trên tằm dâu ở quy mô pilot.+ Qui trình nuôi trồng C. militaris trên tằm dâu trong điều kiện tự nhiên ở quy mô hộ gia đình.3. Sản phẩm dạng III- 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng: Quy trình công nghệ sản xuất nấm Cordyceps militaris.

- Đỉnh đèo Pha Đin, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu.- Xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

23

Nghiên cứu mối quan hệ tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc góp phần ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Khung cấu trúc, các loại hình quan hệ tộc người và các tiêu chí đánh giá mức độ quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. - Báo cáo thực trạng (theo cấu trúc và các tiêu chí nêu trên) về mối quan hệ tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Các dự báo xu hướng biến đổi mối quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong PTBV vùng biên giới Tây Bắc.- Khuyến nghị các chính sách đặc thù và giải pháp giảm thiểu xung đột, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và PTBV vùng biên giới Tây Bắc.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong nước.- 01 cẩm nang.- 01 mẫu quy ước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Page 139: HÀ NỘI - 2020

139 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

24

Nghiên cứu biến đổi xã hội vùng Tây Bắc phục vụ xây dựng mô hình phát triển bền vững

1. Sản phẩm dạng I- Luận cứ khoa học và các tiêu chí đánh giá biến đổi xã hội ở vùng Tây Bắc.- Báo cáo thực trạng biến đổi xã hội phục vụ mô hình phát triển xã hội bền vững vùng Tây Bắc từ năm 1986 đến năm 2015.- Báo cáo phân tích dự báo xu thế, kịch bản phát triển xã hội ở vùng Tây Bắc từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030.- Báo cáo tổng hợp đề tài: Nghiên cứu biến đổi xã hội vùng Tây Bắc phục vụ xây dựng mô hình PTBV.- Báo cáo kiến nghị chính sách, giải pháp an sinh xã hội.- Cơ chế và mô hình quản trị biến đổi xã hội thí điểm cấp tỉnh.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo.- 01 sách.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

25

Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin Lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Bộ cơ sở dữ liệu về chủ trương chính sách của Nhà nước về vấn đề tôn giáo - tộc người liên quan đến cộng đồng Mông và thực tiễn cách ứng xử đối với vấn đề này trong và ngoài nước.- Báo cáo thực trạng, nguyên nhân, đặc trưng các loại/nhóm cộng đồng đồng bào Mông theo đạo Tin Lành và các hiện tượng tôn giáo mới.- Bản kiến nghị những giải pháp chính sách với biện pháp hành chính, những biện pháp cụ thể trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội và tôn giáo để ổn định cộng đồng người Mông theo đạo Tin Lành.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước,- 02 bài báo trong tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế đăng trên tạp chí đạt tiêu chuẩn ISI.- 01 công trình chuyên khảo,- 01 cẩm nang cho cán bộ cấp xã, cấp huyện; dân vận.- 01 bản đồ phân bố tín đồ và các hệ phái Tin Lành ở Tây Bắc.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Page 140: HÀ NỘI - 2020

140 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

26

Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô dầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Cốm bổ từ Ý dĩ.- Thuốc viên từ Đan sâm, Tam thất.- Thuốc tiêm từ Tam thất.- Thuốc giảm đau chứa Ô đầu.- Dược liệu (từ Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm).- Saponin toàn phần từ Tam thất làm nguyên liệu bào chế thuốc viên.- Saponin toàn phần từ Tam thất làm nguyên liệu bào chế thuốc tiêm.- Cồn Ô đầu định chuẩn.- Cao Đan sâm định chuẩn.- Cao Ý dĩ định chuẩn.2. Sản phẩm dạng II- Bộ tài liệu hướng dẫn trồng trọt, thu hái chế biến cây thuốc (GACP): Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm.- Quy trình chế biến các dược liệu thành vị thuốc dùng trong Y Dược học cổ truyền.- Quy trình chiết xuất phân đoạn saponin toàn phần từ Tam thất làm nguyên liệu bào chế thuốc viên.- Quy trình chiết xuất phân đoạn saponin toàn phần từ Tam thất làm nguyên liệu bào chế thuốc tiêm.- Quy trình chiết xuất cồn Ô đầu định chuẩn sử dụng để bào chế thuốc giảm đau ngoài da.- Quy trình chiết xuất cao Đan sâm định chuẩn làm nguyên liệu bào chế thuốc.- Quy trình chế biến cao Ý dĩ định chuẩn làm nguyên liệu bào chế thuốc. - Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng sinh học của saponin toàn phần của Tam thất.- Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng sinh học của cồn Ô đầu chuẩn hóa.- Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng sinh học của Ý dĩ sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc. - Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng sinh học của cao chuẩn hóa Đan sâm.

Page 141: HÀ NỘI - 2020

141 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Quy trình bào chế thuốc viên tăng cường tuần hoàn động mạch vành và não từ Tam Thất và Đan sâm.- Quy trình bào chế thuốc tiêm chống co thắt mạch vành và tăng tuần hoàn máu não từ Tam thất.- Quy trình bào chế thuốc giảm đau từ Ô đầu.- Quy trình bào chế dạng cốm bổ cung cấp calci từ Ý dĩ.- Qui trình bào chế mỹ phẩm chứa Ý dĩ.3. Sản phẩm dạng III- 01 bài báo quốc tế ISI/ Scopus. - 01 cẩm nang.- 01 bài báo trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

27

Nghiên cứu, đánh giá tác động của truyền thông, đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng công tác truyền thông phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài.- Báo cáo đề xuất, khuyến nghị.2. Sản phẩm dạng II- 01 sách chuyên khảo.- 05 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành. - Đào tạo 03 học viên thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- Xây dựng 01 bộ “Cẩm nang truyền thông” - 01 mô hình truyền thông ứng dụng thực tế tại vùng có hoạt động du lịch phát triển trong thời gian 01 năm.- Hệ thống các sản phẩm truyền thông: + 10 tác phẩm phát thanh phát sóng trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc các đài địa phương như Đài PT-TH Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn.+ 10 chương trình truyền hình phát sóng trên các kênh trung ương (VTV) hoặc các kênh địa phương của Đài PT-TH Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn...

28

Nghiên cứu đề xuất giải pháp, mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở

1. Sản phẩm dạng I- Bản kiến nghị chính sách vĩ mô gửi Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Hội đồng Lý luận Trung ương.- Bộ hồ sơ tổng hợp số liệu, tư liệu, dữ kiện thu thập được qua khảo sát thực tế.

Page 142: HÀ NỘI - 2020

142 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc

- Báo cáo khoa học tổng quan và báo cáo tóm tắt đề tài.- 01 mô hình thử nghiệm.- Báo cáo kết quả hợp tác quốc tế.2. Sản phẩm dạng II- 06 bài báo khoa học trong nước.- 01 sách tham khảo.- Đào tạo 05 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh.

29

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo tổng hợp và tóm tắt nhiệm vụ.- Báo cáo kiến nghị với Chính phủ; Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan và chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc2. Sản phẩm dạng II- 04 sách.- 15 bài báo khoa học trong nước.- 03 cuốn kỷ yếu các hội thảo.- Hỗ trợ đạo tạo 01 nghiên cứu sinh và đào tạo 02 thạc sĩ

30

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả vận động đồng bào các dân tộc khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới

1. Sản phẩm dạng I- Cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn về hoạt động Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.- Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.- Bộ công cụ đánh giá hiệu quả của việc Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở vùng Tây Bắc. - Cẩm nang công tác dân vận cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Page 143: HÀ NỘI - 2020

143 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Báo cáo tổng hợp đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả vận động đồng bào các dân tộc khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.- Báo cáo tóm tắt đề tài.- Báo cáo kiến nghị đề tài.- Kỷ yếu khoa học của 01 hội thảo. 2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo đăng trên tạp chí.- Sách chuyên khảo.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

31

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo đánh giá thực trạng, đặc điểm, vị trí và vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong PTBV vùng Tây Bắc. - Bộ cơ sở dữ liệu số hóa, tích hợp liên ngành về cộng đồng dân tộc Thái vùng Tây Bắc.- Các chính sách đặc thù và giải pháp bảo tồn, phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái đối với PTBV vùng Tây Bắc.2. Sản phẩm dạng II- 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.- 01 sách chuyên khảo- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

32

Ứng dụng và triển khai hệ thống phần mềm tích hợp và kết nối các thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông hỗ trợ theo dõi sức khoẻ và dịch tễ cộng đồng khu vực Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Bộ máy đo, thu thập thông số bệnh nhân có khả năng kết nối từ xa.- 01 bộ sản phẩm gồm phần mềm tích hợp và kết nối thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông.- 01 hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo phân tích về hệ thống theo dõi bệnh nhân.- Quy trình công nghệ thiết kế từ các khối chức năng đến các hệ mạch thành phần.- Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch in của hệ thống.

- 01 bộ sản phẩm gồm phần mềm tích hợp và kết nối thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông. - 01 hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm.Địa điểm:- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La- Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu - Tiểu

Page 144: HÀ NỘI - 2020

144 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Cơ sở khoa học của hệ thống phần mềm kết nối thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông nhằm theo dõi sức khoẻ và dịch tễ cộng đồng theo tuyến điều trị/tuyến quản lý y tế, từ bệnh viện vùng Tây Bắc về bệnh viện tại trung tâm Hà Nội.- 01 bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống dùng cho người dùng (cán bộ y tế tại các bệnh viện cấp huyện ở vùng Tây Bắc).- 01 bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng cho người quản trị hệ thống tại trung tâm Hà Nội.- 01 bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng cho người dùng là cán bộ y tế tại trung tâm Hà Nội.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo ở tạp chí trong nước.- 01 bộ hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ/sáng kiến hữu ích.- Biên bản chuyển giao sử dụng phần mềm và hệ máy thiết vị cho bệnh viện cấp tỉnh/ huyện thuộc vùng Tây Bắc.- Đào tạo 02 thạc sỹ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyển sở hữu công nghiệp: 01 bộ sản phẩm gồm phần mềm tích hợp và kết nối thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông và cho phép truy xuất, theo dõi và thống kê dữ liệu sức khoẻ và dịch tễ cộng đồng vùng Tây Bắc theo thời gian.

khu 11, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La- Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Châu - Tiểu khu 3, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.- Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu - Tiểu khu 21, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.- Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La - Tiểu khu 4, thị trấn Ít Ong, xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.- Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn - Tiểu khu 17, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

33

Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu tiên tiến, thân thiện môi trường trong canh tác nông, lâm nghiệp vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng II- Luận cứ khoa học và kinh tế - kỹ thuật của ứng dụng polyme siêu hấp thụ nước cho cây dược liệu.- Luận cứ khoa học và kinh tế - kỹ thuật của ứng dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV cho cây rau, hoa màu.- Luận cứ khoa học và kinh tế - kỹ thuật của ứng dụng phân bón nhả chậm kết hợp polyme siêu hấp thụ nước cho cây chè kinh doanh.- Luận cứ khoa học và kinh tế - kỹ thuật của ứng dụng bầu ươm cây tự hủy để ươm trồng cây lâm nghiệp.- Mô hình ứng dụng polyme siêu hấp thụ nước để giữ ẩm, cải tạo đất, tăng năng suất, chất lượng cây dược liệu (cây Đương quy và Actiso).- Mô hình ứng dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV cho cây rau.

- Mô hình ứng dụng polyme siêu hấp thụ nước để giữ ẩm, cải tạo đất, tăng năng suất, chất lượng cây dược liệu (cây Đương quy và Actiso) tại Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa (tổ chức phối hợp) - Tổ 9, thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai.- Mô hình ứng dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV cho cây rau tại

Page 145: HÀ NỘI - 2020

145 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Mô hình ứng dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây chè kinh doanh.- Mô hình ứng dụng bầu ươm cây tự hủy để ươm trồng cây lâm nghiệp.- Quy trình sử dụng polyme siêu hấp thụ nước cho cây dược liệu (cây Đương quy và Actiso).- Quy trình sử dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV cho cây rau, hoa màu.- Quy trình sử dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây chè kinh doanh.- Quy trình sử dụng bầu ươm cây tự hủy để ươm trồng cây lâm nghiệp.- Hồ sơ chuyển giao 04 quy trình sử dụng 04 loại vật liệu tiên tiến (polyme như polyme siêu hấp thụ nước, màng phủ hấp thụ UV, phân bón nhả chậm, bầu ươm cây tự hủy) cho các địa phương.2. Sản phẩm dạng III- 05 bài báo khoa học trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Hợp tác xã rau an toàn Tự nhiên (bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)- Mô hình ứng dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây chè kinh doanh tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây chè (xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ).- Mô hình ứng dụng bầu ươm cây tự hủy để ươm trồng cây lâm nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây chè (Km 9, xã Đạo Đức, huyện vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).- Mô hình ứng dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

34

Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò quy mô trang trại tại vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng II- 01 báo cáo khoa học phân tích tiềm năng đất đai, hiện trạng các loài cây cỏ làm thức ăn gia súc và đề xuất giải pháp phát triển vùng trồng thức ăn chăn nuôi. - Một số giống cỏ và cây trồng làm thức ăn cho trâu, bò.- 01 quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cỏ và cây trồng sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò.- 01 quy trình chế biến và bảo quản thức ăn xanh cho trâu, bò.- 01 mô hình trồng trọt, 01 mô hình bảo quản, chế biến cỏ và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc.

- Mô hình trồng trọt thực hiện tại thôn Nấm Ản, xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.- Mô hình bảo quản, chế biến thực hiện tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Page 146: HÀ NỘI - 2020

146 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- 20 lớp tập huấn kỹ thuật, mỗi lớp khoảng 20 người (tổng cộng khoảng 400 lượt người tham gia).2. Sản phẩm dạng III- 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

35

Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý hạt ngô giống bằng một số nano kim loại để tăng năng suất thu hoạch của cây ngô tại một số địa phương vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Hệ thiết bị chế tạo các hạt nano kim loại.- Nano Fe°, Nano Cu°, Nano Co°.2. Sản phẩm dạng II- Luận cứ khoa học minh chứng cơ chế tác dụng tăng năng suất của cây ngô sau khi xử lý hạt giống bằng các hạt nano kim loại sắt, đồng và côban.- Luận cứ khoa học minh chứng hiệu quả kinh tế, không gây biến đổi gen và không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của việc sử dụng kỹ thuật xử lý này phục vụ chuyển giao và nhân rộng tại một số địa phương vùng Tây Bắc.- Hệ thiết bị và quy trình: chế tạo các hạt nano kim loại sắt, đồng và côban với cấu trúc đơn tinh thể có kích thước phù hợp; qui mô đảm bảo đủ cung cấp để xử lý hạt ngô giống cho 100 ha/mẻ.- Quy trình xử lý hạt giống ngô trước khi gieo trồng bằng nano kim loại sắt, đồng và côban đảm bảo tăng năng suất thu hoạch của cây ngô từ 13-16% với chi phí không quá 300 nghìn đồng cho một hecta. - Mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác thông minh thí điểm trên 5 ha/vụ, triển khai trong 02 đến 03 vụ liên tiếp đảm bảo năng suất thu hoạch trung bình mỗi vụ tăng từ 15-20%.- Chuyển giao thành công hệ trang thiết bị chế tạo và qui trình kỹ thuật xử lý hạt giống ngô bằng nano kim loại sắt, đồng và côban theo mô hình canh tác thông minh.3. Sản phẩm dạng III- Đăng ký 01 giải pháp hữu ích.- 03 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.

Mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác thông minh thí điểm trên 5 ha/vụ tại:- Xã Chiềng Xung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.- Xã Tông Lệnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Page 147: HÀ NỘI - 2020

147 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

36

Nghiên cứu đánh giá và phát triển một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Viên nang cứng bào chế từ mỗi bài thuốc có tác dụng chữa bệnh gan và mật từ nguồn dược liệu nghiên cứu.- Cao khô định chuẩn cho mỗi bài thuốc của nguồn dược liệu nghiên cứu.- Bộ tiêu bản thực vật các cây thuốc trong 5 bài thuốc chọn lọc bước I (2 tiêu bản/loài x trung bình 4 loài/bài x 5 bài).- Các bài thuốc mẫu để lưu trữ 2 thang/bài x 5 bài = 10 thang (gồm các vị thuốc khô, các bài thuốc có thông tin về nguồn gốc và thu thập).2. Sản phẩm dạng II- Danh mục (50-60) bài thuốc dân gian của các dân tộc Mường, H’Mông, Thái, Tày, Dao Đỏ (vùng Tây Bắc) có tác dụng điều trị bệnh gan mật.- Bộ hồ sơ của 5 bài thuốc tiềm năng điều trị bệnh gan, mật.- 04 bộ dữ liệu về thành phần hóa học và cấu trúc của một số chất có hoạt tính trong một số vị thuốc chính.- 02 bộ dữ liệu thành phần hóa học và cấu trúc của một số chất có hoạt tính trong 2 bài thuốc được lựa chọn.- 02 bộ hồ sơ nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh học của hai bài thuốc được lựa chọn trên động vật thực nghiệm.- 04 quy trình sản xuất, bào chế cao khô định chuẩn và chế phẩm viên từ 2 bài thuốc đã lựa chọn.- 04 bộ tiêu chuẩn cơ sở cho cao định chuẩn và chế phẩm viên từ hai bài thuốc.- 04 bộ dữ liệu về độ ổn định của 2 loại cao định chuẩn và 2 loại chế phẩm viên.- 02 bộ hồ sơ đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh gan, mật trên động vật thí nghiệm của chế phẩm viên.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo khoa học quốc tế.- 03 bài báo khoa học trong nước.- 01 đăng ký sở hữu trí tuệ.- 01 quy trình sản xuất các chế phẩm được chuyển giao cho cơ sở sản xuất thuốc đông dược tại khu vực Tây Bắc.- Đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- 01 đăng ký sở hữu trí tuệ được chấp nhận đơn hợp lệ.

Page 148: HÀ NỘI - 2020

148 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

37

Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho đại gia súc và dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối tại vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Hệ thống máy băm, máy trộn và máy đóng bao thức ăn đại gia súc.- Dây chuyền công nghệ sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối mùn cưa và bã mía Tây Bắc.2. Sản phẩm dạng II- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ công nghệ chế tạo hệ thống máy (máy băm, máy trộn và máy đóng bao - bánh) chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò.- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ chế tạo dây chuyền sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối.3. Sản phẩm dạng III- 05 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước. - Đào tạo 02 thạc sỹ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- Sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ: 01 dao băm, 01 bạc trục chính máy ép.

Hệ thống máy băm, máy trộn và máy đóng bao thức ăn đại gia súc, dây chuyền công nghệ sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối mùn cưa và bã mía Tây Bắc tại doanh nghiệp tư nhân Thái Long, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

38

Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Hệ thống quan trắc tự động cảnh báo đa mục tiêu cấp huyện tại vùng Tây Bắc có độ bền cao, hoạt động ổn định.- Bảng tin điện tử.2. Sản phẩm dạng II- Phần mềm tích hợp trạm mặt đất và hệ thống cảnh báo thời tiết toàn cầu, cho phép truy cập số liệu thời tiết tự động và cảnh báo kịp thời các thông số thời tiết, môi trường phục vụ cảnh báo tai biến, truyền thông tin và các phương án ứng phó với lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp.- Xây dựng cổng thông tin đa năng cảnh báo sớm về thời tiết, khí hậu và tai biến cho 3 huyện sử dụng công nghệ “đám mây” chạy trong môi trường internet.- Mô hình phát sinh tai biến lũ quét cho 3 huyện.- Mô hình phát sinh tai biến cháy rừng cho 3 huyện.- Mô hình phát sinh bệnh nông nghiệp cho 3 huyện (2 loại sâu bệnh).- Hệ thống hỗ trợ ra quyết định cảnh báo sớm tai biến lũ quét cho 3 huyện.

* Huyện Thuận Châu, Sơn La: - Xã Tông Lạnh (trạm tổng hợp); - Xã Phổng Lái (trạm đo mưa);- Xã Chiềng Bôm (trạm đo mưa);- Xã Thôn Mòn (bẫy côn trùng).* Huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang: - Thị trấn Vinh Quang (trạm tổng hợp); - Xã Bản Péo (trạm đo mưa); - Xã Hồ Thầu (trạm đo mưa); - Xã Tụ Nhân (bẫy côn trùng).

Page 149: HÀ NỘI - 2020

149 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

3. Sản phẩm dạng III- 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.- 03 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh.- Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Phần mềm mã nguồn mở kết nối cơ sở dữ liệu GIS, thông tin giữa các trạm và mạng thời tiết toàn cầu phục vụ cảnh báo thiên tai trước 6 ngày có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

* Huyện Cao Phong, Hòa Bình:- Thị Trấn Cao Phong (trạm tổng hợp, bẫy côn trùng); - Xã Yên Lập (trạm đo mưa); - Xã Xuân Phong (trạm đo mưa).

39

Dự án SXTN: Thử nghiệm nhân trồng, phát triển cây Mắc-ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La

- Báo cáo kết quả điều tra.- Bộ quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản hạt Mắc ca tại vùng Tây Bắc.- Báo cáo đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây Mắc ca trên địa bàn ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.- Bài báo về cây Mắc ca tại vùng Tây Bắc.- Mô hình nhân trồng: Vườn nhân giống và mô hình trình diễn: + Vườn nhân giống Mắc ca, quy mô 0,5 ha/vườn + Mô hình trình diễn trồng cây Mắc ca hiệu quả kinh tế cao. Năng suất hạt: 5-7 kg hạt/cây, quy mô 5,0 ha/mô hình.- Mô hình công nghệ sơ chế, bảo quản: Mô hình công nghệ sơ chế, bảo quản, quy mô: 30 tấn hạt/tháng.- Tập huấn, chuyển giao công nghệ quy trình nhân giống, trồng thâm canh, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ hạt Mắc ca tại các địa phương thử nghiệm.- Báo cáo tổng kết dự án.

* 03 mô hình vườn nhân giống Mắc ca quy mô 0,5ha tại:- Xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ và Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội tỉnh Điện Biên, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; - Xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; - Khu đất của Trạm Khuyến nông huyện Tam Đường, thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.* 03 Mô hình thâm canh Mắc ca quy mô 5,0 ha tại:- Xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; - Xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;- Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Page 150: HÀ NỘI - 2020

150 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

* 03 mô hình sơ chế, bảo quản Mắc ca quy mô 30 tấn hạt/ tháng tại:- Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội tỉnh Điện Biên, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; - Xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; - Bản Noong Luống, xã Bình Lư, huyện Tam Đường.

40

Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm từ hai loài cây thuốc Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Tam thất hoang (Panax st ipuleanatus H.Tsai et K.M. Feng) vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Vườn giống gốc Sâm vũ diệp.- Vườn nhân giống Sâm vũ diệp; vườn nhân giống Tam thất hoang. - Mô hình trồng Sâm vũ diệp tại Hà Giang (dưới tán rừng) và Lào Cai (dưới giàn mái che).- Mô hình trồng Tam thất hoang tại Hà Giang.- Dược liệu Sâm vũ diệp; Dược liệu Tam thất hoang.- Cao định chuẩn giàu saponin Sâm vũ diệp phục vụ nhu cầu nghiên cứu.- Cao định chuẩn giàu saponin Tam thất hoang phục vụ nhu cầu nghiên cứu. - Sản phẩm bào chế từ Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo kết quả về điều kiện môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển loài Sâm vũ diệp. - Báo cáo kết quả nông sinh học của loài Sâm vũ diệp. - Quy trình nhân giống Sâm vũ diệp tại Hà Giang. - Quy trình trồng trọt Sâm vũ diệp tại Hà Giang; Qui trình trồng trọt Tam thất hoang tại Hà Giang.- Báo cáo kết quả nghiên cứu thành phần hóa học từ 2 loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Báo cáo dữ liệu phổ của 3-5 chất tinh khiết phân lập từ 2 loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.

- Vườn giống gốc Sâm vũ diệp 500 m² tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.- Vườn nhân giống Sâm vũ diệp 400 m² tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.- Vườn nhân giống Tam thất hoang 100 m² tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.- Mô hình trồng Sâm vũ diệp tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (dưới tán rừng) và Lào Cai (dưới giàn mái che): 0,8 ha vườn trồng Sâm vũ diệp, trong đó có 400 m² tại Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa, Tổ 1, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (dưới giàn mái che)

Page 151: HÀ NỘI - 2020

151 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Báo cáo phương pháp định lượng chất phân lập từ 2 loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang. - Quy trình chiết xuất cao định chuẩn giàu saponin quy mô phòng thí nghiệm 1 kg/mẻ từ 2 loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Báo cáo về tác dụng của Sâm vũ diệp và Tam thất hoang trên quá trình đông máu và kết tập tiểu cầu.- Báo cáo về tác dụng của Sâm vũ diệp và Tam thất hoang trên thần kinh trung ương, hoặc tác dụng trên cơ quan sinh dục, hoặc tác dụng khác.- Báo cáo độc tính của Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Phương pháp chế biến và bào chế sản phẩm từ dược liệu Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Báo cáo độ ổn định của sản phẩm bào chế từ dược liệu Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Tiêu chuẩn cơ sở cao saponin của hai loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm bào chế từ Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.- Báo cáo kết quả về đặc điểm nông sinh học, nhân giống và trồng Sâm vũ diệp và Tam thất hoang tại địa điểm nghiên cứu.- Báo cáo về thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tính của sản phẩm từ 2 loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.3. Sản phẩm dạng III- 05 bài báo trong nước.- 01 bài báo quốc tế.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

- Mô hình trồng Tam thất hoang 0,2 ha tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

41

Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Mô hình dùng hệ thống lấy nước kiểu ngầm thay thế cửa lấy nước truyền thống tại tỉnh Lào Cai.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.- Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị.- Báo cáo đánh giá hiện trạng và hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc.

01 mô hình đập ngầm kết hợp hệ thống thu nước đáy sông suối kiểu nằm ngang, mô hình có độ ổn định cao và đáp ứng được lưu lượng đủ tưới cho 40 ha đất nông nghiệp tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Page 152: HÀ NỘI - 2020

152 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của các công trình đập dâng vùng Tây Bắc.- Báo cáo tổng hợp các nguyên nhân gây suy giảm hiệu quả của các đập dâng vùng Tây Bắc.- Báo cáo đề xuất các giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả phục vụ công tác sửa chữa, vận hành, khai thác các công trình đập dâng vùng Tây Bắc.- Báo cáo phân loại đập dâng và đề xuất ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ cho từng dạng đập dâng.- Báo cáo thuyết minh thiết kế sơ bộ kèm bản vẽ và dự toán cho 04 mô hình đập dâng điển hình trên địa bàn nghiên cứu.3. Sản phẩm dạng III- 03 bài báo khoa học trong nước.- 01 bài báo khoa học quốc tế.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

42

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước cho sinh hoạt

1. Sản phẩm dạng I- Hệ thống xử lý nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước sinh hoạt.- Bộ quy trình công nghệ ứng dụng màng lọc và vật liệu lọc đa năng xử lý nước suối đạt yêu cầu QCVN 02:2009/BYT (cấp nước sinh hoạt).- Hồ sơ chuyển giao công nghệ hệ thống xử lý nước.- Báo cáo kiến nghị của đề tài.3. Sản phẩm dạng III- 03 bài báo khoa học.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

- 01 mô hình hệ thống xử lý nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạttại Trung đoàn 877 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang) tại xã Ngọc Đường, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.- 01 mô hình hệ thống xử lý nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạttại thôn Nà Rược, thị Trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

43

Nghiên cứu công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất tại vùng Tây Bắc.

1. Sản phẩm dạng I- 50 m3 khối tre ép khối.- Nhà sàn truyền thống diện tích 35 m2

- 01 mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất tre ép khối.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo phân tích, đánh giá chủng loại nguyên liệu tre phù hợp sản xuất tre ép khối.

- 01 mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất tre ép khối quy mô 1500 m3

sản phẩm/năm tại Nhà máy - Cty CP BWG Mai Châu, Hòa Bình.

Page 153: HÀ NỘI - 2020

153 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- 01 quy trình xử lý nguyên liệu tre đạt yêu cầu nguyên liệu sản xuất tre ép khối.- 01 quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng nhà truyền thống thân thiện môi trường.- 01 quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu nội thất thân thiện môi trường.- Báo cáo tổng kết đề tài.- Báo cáo kiến nghị.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo khoa học trong nước.- 01 bài báo quốc tế ISI/Scopus.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- Đăng ký giải pháp hữu ích về công nghệ tạo sản phẩm tre ép khối từ nguyên liệu tre sẵn có của vùng Tây Bắc làm vật liệu xây dựng, sản xuất đồ nội thất.

- 01 mô hình nhà sàn truyền thống cho đồng bào vùng Tây Bắc sử dụng vật liệu tre ép khối làm khung nhà, sàn nhà; diện tích sàn nhà: 70 m² tại Bản San Thàng 2, xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

44

Dự án SXTN: Thử nghiệm sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây với việc ứng dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc.

1. Quy trình công nghệ- Quy trình công nghệ chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.- Quy trình công nghệ sấy nguyên liệu bằng hồng ngoại để đưa vào chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây.2. 01 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây bằng công nghệ sấy bằng hồng ngoại.3. 01 dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bao gồm:3.1. 01 hê thống thiết bị sơ chế nguyên liêu:- Máy rửa, năng suất rửa dược liệu: 300-500 kg/h.- Máy băm thái, năng suất: 50-400 kg/h.- Máy thái lát, năng suất: 200-500 kg/h.3.2. 01 hê thống thiết bị cô chiết:- Thiết bị chiết xuất, cô đặc chân không; dung tích: 3 m3; áp suất làm việc: < 0,25 MPa; năng suất bay hơi: 1000 kg/h.- Dàn cô kép áp suất thấp, nhiệt độ cô: 50-70oC; áp suất chân không: 0,05-0,08 MPa; năng suất bay hơi: 1000 kg/h.- Giàn cô đặc chân không, áp suất chân không: 0,06-0,08 MPa, năng suất bay hơi 145 kg/h.

- Dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. - Mô hình trồng 01 ha chùm ngây tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. - Mô hình trồng 05 ha táo mèo tại Xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Page 154: HÀ NỘI - 2020

154 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

3.3. 01 may trộn nguyên liêu, dung tích hiêu dung: 200 lít; năng suất: 600 kg/h.3.4. 01 may tạo sợi: loại sợi Φ 1.2-3 mm; năng suất 140-400 kg/h.3.5. 03 may sấy hồng ngoại dược liêu tự động, kích thước khay sấy: 600×800 mm; số khay sấy: 12 khay/lò; số bóng hồng ngoại: 65 bóng/lò; bước sóng sấy hồng ngoại: λ=2 12 µm.3.6. 01 may nghiên nguyên liêu, năng suất: 50-300 kg/h; cỡ hạt nghiên rây: 12-120 mesh.3.7. 01 may sửa sợi, đường kính hạt tạo ra: Ф 0,8-2,5 mm; năng suất: 60-200 kg/h.3.8. 03 may đóng gói:- Máy đóng gói trà tan tự động 5-7 gr, năng suất đóng gói: 28–50 gói/phút.- Máy đóng gói trà túi lọc tự động 2-5 gr, năng suất đóng gói 30–60 gói/phút.- Máy đóng gói túi dạng bột tự động 250/500 g, năng suất đóng gói: 20 - 60 gói/phút.3.9. 01 hê thống thiết bị phu trợ: nồi hơi, lò đốt, van hơi, cân định lượng, máy thí nghiệm.4. Mô hình- 01 mô hình trồng Táo mèo và Chùm ngây với diện tích: 05 ha Táo mèo và 01 ha Chùm ngây.- 01 mô hình chế biến với việc ứng dụng công nghệ và dây chuyền thiết bị nêu trên, năng suất cho từng chủng loại sản phẩm như sau:+ Trà hòa tan Táo mèo: 30.000 gói/ngày (7gr/gói); + Trà túi lọc Táo mèo: 30.000 gói/ngày (2.5 gr/gói);+ Bột dinh dưỡng Chùm ngây: 350 gói/ngày (250-500 gr/gói).5. Số lượng sản phẩm sản xuất thử nghiệm- Trà hoà tan Táo mèo: 5000 hộp (hộp 24 gói, 7gr/gói).- Trà túi lọc Táo mèo: 5000 hộp (hộp 24 gói, 2.5 gr/gói)- Bột dinh dưỡng Chùm ngây: 1000 gói (250-500 gr/gói)03 loại sản phẩm cụ thể nêu trên đạt một số chỉ tiêu chất lượng cơ bản theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước mà dự án dự kiến xuất khẩu.6. Khác- Đào tạo đội ngũ vận hành được dây chuyền thiết bị sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây.

Page 155: HÀ NỘI - 2020

155 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Báo cáo về tính khả thi, cam kết cùng minh chứng của doanh nghiệp trong việc xử lý, sử dụng dây chuyền thiết bị và công nghệ xuất khẩu sản phẩm.- Tập huấn được 100-200 lượt nông dân về kỹ thuật trồng trọt Táo mèo và Chùm ngây.- Công bố 02 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước.

45

Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu (Panax v i e t n a m e n s i s var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai.

1. Sản phẩm dạng I- Mẫu giống Sâm Lai Châu.- Vườn nhân giống có ít nhất 1.000 cây giống gốc, có khả năng sản xuất tối thiểu 5.000 cây giống đạt tiêu chuẩn/năm.- Mô hình trồng thí nghiệm dưới tán rừng và trồng dưới mái che số lượng trồng 15.000 cây.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo đặc điểm sinh học, chất lượng, kiến thức bản địa về cây Sâm Lai Châu.- Quy trình nhân giống, quy trình trồng trọt.- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng trọt.- Bộ tiêu chuẩn cơ sở cây giống xuất vườn. - Bộ tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Sâm Lai Châu.- Báo cáo thành phần hóa học của cây Sâm Lai Châu.- Báo cáo đánh giá động thái tích luỹ saponin của cây Sâm Lai Châu.- Sơ đồ, bản đồ thiết kế mô hình thí nghiệm.- Bộ số liệu đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng cây Sâm Lai Châu.- Báo cáo kiến nghị.3. Sản phẩm dạng III - 02 bài báo trong nước.- 01 bài báo quốc tế ISI/Scopus.- Đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

* Xã Giang Ma, huyện Tam Đường, Lai Châu - Diện tích thí nghiệm dưới tán rừng (100 m²).- Mô hình trồng dưới tán rừng (0,9 ha).* Phường Đông Phong, TP. Lai Châu- Vườn nhân giống Sâm Lai Châu 2000 m².- Mô hình thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng (mật độ trồng, che sáng, độ cao, phân bón) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây (100m²).- Mô hình trồng dưới mái che (600 m²).* Xã Dề Phìn, huyện Sìn Hồ: - Vườn nhân giống Sâm Lai Châu 3.000 m².- Mô hình thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng (mật độ trồng, che sáng, độ cao, phân bón) đến sinh.

Page 156: HÀ NỘI - 2020

156 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

trưởng, phát triển và năng suất của cây (100m²).* Xã Pa Vệ Sử, TT. Mường Tè, Lai Châu:- Vườn giống gốc Sâm Lai Châu 1.000 cây (trong đó: 500 cây kế thừa + 500 cây bổ sung).- Mô hình trồng dưới tán rừng (1 ha).

46

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ nước mưa và nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Mô hình thu, trữ, xử lý nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, tổ chức quản lý hệ thống cấp nước theo hướng bền vững quy mô hộ gia đình: 02 mô hình thu trữ nước quy mô hộ gia đình.- Mô hình thu, trữ, xử lý nước phục vụ sinh hoạt, tổ chức quản lý hệ thống cấp nước theo hướng bền vững quy mô cụm dân cư: 02 mô hình thu trữ nước quy mô cụm dân cư.- Mô hình thu, trữ, xử lý nước phục vụ sinh hoạt, tổ chức quản lý hệ thống cấp nước theo hướng bền vững quy mô tổ chức (trường học, trạm y tế): 01 mô hình trường học, 01 mô hình trạm y tế.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo thực trạng về công trình thu, trữ nước, quản lý, xử lý nước, tổ chức quản lý hệ thống cấp nước tại vùng Tây Bắc.- Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp công nghệ thu trữ và xử lý nước mưa, nước mặt, tổ chức quản lý hệ thống.- Báo cáo đề xuất giải pháp công nghệ thu trữ nước mưa, nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất quy mô hộ gia đình, cụm dân cư, tổ chức (trường học, trạm y tế).- Báo cáo đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức quản lý bền vững các hệ thống cấp nước quy mô hộ gia đình, cụm dân cư, tổ chức (trường học, trạm y tế).- Mô hình tổ chức quản lý bền vững các hệ thống cấp nước quy mô hộ gia đình, cụm dân cư, tổ chức (trường học và trạm y tế): 01 bộ quy chế, 01 báo cáo, 01 hồ sơ tập huấn.

* Xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, gồm 03 mô hình:- 01 mô hình đối với hộ gia đình; Quy mô trữ mỗi hô hình cần đạt 30-50 m3 (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 05-07 m3.- 01 mô hình cho cụm dân cư; phục vụ cho tối thiểu 15 hộ gia đình/mô hình; quy mô trữ mỗi mô hình cần đạt 500-700 m3 (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 10-15 m3.- 01 mô hình trạm y tế; Quy mô trữ mỗi mô hình cần đạt 300-500 m3 (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 10-15 m3.

Page 157: HÀ NỘI - 2020

157 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

* Xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn01 mô hình đối với hộ gia đình; quy mô trữ mỗi hô hình cần đạt 30-50 m3 (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 05-07 m3.* Xã Hảo Nghĩa, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn01 mô hình trường học: Quy mô trữ mỗi mô hình cần đạt 300-500 m3

(trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 10-15 m3.* Xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn01 mô hình cho cụm dân cư; phục vụ cho tối thiểu 15 hộ gia đình/mô hình; Quy mô trữ mỗi hô hình cần đạt 500-700 m3

(trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 10-15 m3.

47

Nghiên cứu trồng và chế biến một số cây thuốc Hoàng kỳ (Astragalus sp.), Tục đoạn ( D i p s a c u s japonicus Miq.), Thương truật (Atrac t y lodes lancea

1. Sản phẩm dạng I- Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản cây Hoàng kỳ.- Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản cây Tục đoạn.- Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản cây Thương truật.- Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản cây Hoàng liên chân gà.- Sản phẩm viên nang cứng giúp tăng cường miễn dịch.- Sản phẩm viên nang cứng hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo quy hoạch vùng trồng Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà tại một số tỉnh vùng Tây Bắc.

* Xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, bao gồm: - Vườn giống gốc Sâm vũ diệp 500 m² (lưu giữ 310 cá thể).- Vườn phục vụ nhân giống Sâm vũ diệp và Tam thất hoang là 500m²: Trong đó 400 m²

Page 158: HÀ NỘI - 2020

158 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Quy trình kỹ thuật nhân giống Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà.- Quy trình kỹ thuật canh tác Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà.- Tiêu chuẩn cơ sở giống Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà.- Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà.- Quy trình kỹ thuật sơ chế, chế biến dược liệu Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà.- Quy trình bào chế 02 chế phẩm bảo vệ sức khỏe từ các dược liệu nghiên cứu.- Tiêu chuẩn cơ sở của bán thành phẩm (cao đặc toàn phần dược liệu) và 02 loại chế phẩm bảo vệ sức khỏe từ các dược liệu nghiên cứu.- Báo cáo tổng kết.- Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo.- Đào tạo 01 thạc sĩ.

dùng để nhân giống Sâm vũ diệp và 100 m² dùng để nhân giống Tam thất hoang.- Mô hình trồng Sâm vũ diệp và Tam thất hoang dưới tán rừng là 1 ha: Trong đó bao gồm 0,8 ha dùng để trồng Sâm vũ diệp và 0,2 ha dùng để trồng Tam thất hoang

48

Nghiên cứu tạo thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc (Cám lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn,...)

1. Sản phẩm dạng I- Mô hình vườn giống Ý dĩ; Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài Sơn.- Mô hình trồng Ý dĩ; Đẳng sâm; Bạch truật; Hoài Sơn.- Dược liệu khô (Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn) sau sơ chế.- Bán thành phẩm (bột cám lúa gạo, bột Ý dĩ, bột cao khô Đẳng sâm, bột Bạch truật, bột Hoài sơn).- Sản phẩm (tăng cường sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ phòng chống rối loạn tiêu hóa) đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.2. Sản phẩm dạng II- Báo cáo quy hoạch 03 vùng trồng các cây dược liệu (Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn...) ở vùng Tây Bắc đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, kế thừa các dữ liệu hiện có và phát triển đáp ứng yêu cầu của đề tài.

Page 159: HÀ NỘI - 2020

159 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Bộ hồ sơ về tiêu chuẩn trồng trọt:+ Bộ hồ sơ về tiêu chuẩn giống 04 cây Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn.+ Bộ hồ sơ về tiêu chuẩn của 04 dược liệu tươi (Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn).- Bộ hồ sơ về chế biến dược liệu và chất lượng dược liệu:+ Quy trình sơ chế, chế biến dược liệu Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn và các hồ sơ liên quan.+ Báo cáo chất lượng dược liệu Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn.- Quy trình cấp cơ sở chế biến và bào chế sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng:+ Tiêu chuẩn cơ sở của Cám lúa gạo.+ Quy trình công nghệ xử lý khử Enzyme Lipase và tinh chế Cám lúa gạo.+ Quy trình công nghệ chiết xuất cao lỏng từ Đẳng sâm khô.+ Quy trình công nghệ sản xuất bột cao khô Đẳng sâm từ cao lỏng.+ Quy trình công nghệ sản xuất bột Ý dĩ, Hoài sơn, Bạch truật.+ Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.- Bộ hồ sơ và giấy chứng nhận hợp lệ cho thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng:+ Tiêu chuẩn cơ sở cho thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.+ Báo cáo đánh giá độ ổn định của phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.+ Báo cáo đánh giá tính an toàn của thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.+ Báo cáo đánh giá hiệu quả của thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.+ Bộ hồ sơ đăng ký lưu hành cho thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.- Báo cáo tổng kết.- Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo.- Đào tạo 01 thạc sĩ.

Page 160: HÀ NỘI - 2020

160 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

49

Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ cây thuốc Bán chi liên (Scutellaria barbata), Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa) và nấm Linh chi ( G a n o d e r m a lucidus) tại Lào Cai và vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản Bán chi liên.- Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản Bạch hoa xà thiệt thảo.- Sản phẩm viên nang cứng Anti-U200 giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.- 03 cao định chuẩn bào chế từ dược liệu.2. Sản phẩm dạng II- Quy trình kỹ thuật trồng Bán chi liên và Bạch hoa xà thiệt thảo theo hướng GACP- WHO.- Quy trình sơ chế, chế biến dược liệu Bán chi liên và Bạch hoa xà thiệt thảo theo hướng GACP - WHO.- Tiêu chuẩn cơ sở 3 dược liệu Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, và nấm Linh chi.- Quy trình chiết xuất 3 cao định chuẩn Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo và nấm Linh chi.- Tiêu chuẩn cơ sở của 3 loại cao định chuẩn Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo và nấm Linh chi.- Quy trình bào chế viên nang cứng giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ 3 loại cao định chuẩn Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo và nấm Linh chi (Bao gồm nghiên cứu tỷ lệ phối chế 03 cao định chuẩn trên và quy trình bào chế viên nang cứng Anti-U200).- Tiêu chuẩn cơ sở và báo cáo đánh giá độ ổn định trong thời gian 6 tháng của sản phẩm Anti-U200.- Báo cáo đánh giá tính an toàn (độc tính cấp và độc tính bán trường diễn) của chế phẩm Anti-U200.- Báo cáo kết quả nghiên cứu điều trị ung thư trên động vật thực nghiệm của chế phẩm Anti-U200.- Báo cáo tổng kết.- Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị.3. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo.- Đào tạo 01 thạc sĩ.

- Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản Bán chi liên 0,2 ha.* Tại xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.* Tại xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - Mô hình trồng khảo nghiệm cơ bản Bạch hoa xà thiệt thảo 0,2 ha tại thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Page 161: HÀ NỘI - 2020

161 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

50

Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình

1. Sản phẩm dạng II- Các báo cáo đánh giá tổng thể và xác định các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, nhân văn và tổ chức không gian phát triển du lịch gắn với các di sản văn hóa lịch sử, dân cư - dân tộc ở vùng lòng hồ Hòa Bình. - Các báo cáo đánh giá tổng thể các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tổ chức không gian phát triển du lịch gắn với các di sản thiên nhiên đặc hữu vùng lòng hồ Hòa Bình.- Các báo cáo đánh giá hiện trạng các hoạt động du lịch trên lòng hồ Hòa Bình: hiện trạng nguồn lực, tổ chức lãnh thổ, nguồn khách, cơ sở hạ tầng, sức tải phục vụ du lịch.- Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình: dự báo phát triển, dự báo xu thế xung đột trong sử dụng tài nguyên.- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động du lịch hiện tại và các hoạt động du lịch tiềm năng tại khu vực lòng hồ Hòa Bình.- Bộ cơ sở dữ liệu không gian GIS và bản đồ về không gian văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên sinh vật và địa chất vùng lòng hồ, dữ liệu GIS về cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng hình ảnh lòng hồ trước và sau khi có đập thủy điện từ tư liệu ảnh viễn thám.- 01 mô hình phát triển du lịch gắn với sinh kế cộng đồng đảm bảo yêu cầu/quyền lợi của nhà đầu tư, lợi ích quốc gia: mô hình phát triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng dân cư dân tộc Mường tại vịnh Ngòi Hoa, hồ Hòa Bình. - Bộ quy tắc PTBV, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh môi trường nguồn nước khu vực lòng hồ với sự tham gia của các bên liên quan: chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.- 01 đề xuất đầu tư phát triển sản phẩm du lịch tiềm năng trên cơ sở các nghiên cứu sâu về giá trị văn hóa, lịch sử và giá trị tài nguyên thiên nhiên đặc hữu và nguồn lực của địa phương. Đề xuất cần được doanh nghiệp du lịch địa phương cam kết đầu tư và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài.2. Sản phẩm dạng III- 02 bài báo quốc tế.- 02 bài báo trong nước.

- Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, mang lại sinh kế cho cộng đồng địa phương tại khu vực vịnh Ngòi Hoa, hồ Hòa Bình.

Page 162: HÀ NỘI - 2020

162 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Đào tạo 01 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.- Đào tạo 01 khóa bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ về quy tắc PTBV, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh môi trường nguồn nước cho các cán bộ quản lý, tổ chức và doanh nghiệp.- Đào tạo 01 khóa bồi dưỡng chuyên môn về giá trị di sản đặc hữu phục vụ phát triển du lịch cho các cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch địa phương.

51

Dự án SXTN: Xây dựng và triển khai ứng dụng mô đun Nông nghiệp Công nghệ Cao - Điện mặt trời phục vụ phát triển nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái tại tỉnh Lào Cai - Tây Bắc

- 03 mô đun NNCNC-ĐMT với công suất mỗi mô đun >10 KWp (tổng công suất > 30 KWp) có thể kết nối với các nguồn điện khác. Điện mặt trời được sử dụng để điều khiển hệ thống điều khiển trung tâm, hệ thống điều khiển chế độ tiểu khí hậu (điều khiển chế độ, chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…), hệ thống tưới nước tiết kiệm (tưới phun sương, tưới nhỏ giọt,…) và hệ thống chiếu sáng LED, đảm bảo hoạt động 24/24h cho toàn bộ mô đun. - 01 vườn ươm diện tích 0,5 - 1,0 ha trong đó hệ thống chiếu sáng chuyên dụng nhằm kích thích, điều khiển quá trình sinh trưởng của cây giống. - 01 hệ thống bơm nước: công suất > 5KWp, công nghệ tự hành không sử dụng ắc quy được cấp điện mặt trời.- 01 hệ thống mạng ĐMT cục bộ (Madicub) có thể kết nối linh hoạt với các nguồn tái tạo phân tán hoặc điện lưới tổng công suất >30 KWp phục vụ cho một quần thể Văn hóa – Du lịch (bao gồm các hệ thống chiếu sáng công cộng, chiếu sáng nhà trưng bày sản phẩm).- 01 mạng ĐMT có thể kết nối song song với các nguồn tái tạo phân tán hoặc điện lưới cấp điện cho xưởng sản xuất sản phẩm mới công suất > 10 KWp.- Bộ tài liệu hồ sơ thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo, lắp đặt, vận hành và an toàn mô đun NNCNC-ĐMT (bao gồm thiết kế chi tiết các hệ thống điều khiển tích hợp).- Bộ tài liệu thiết kế hệ thống cấp ĐMT và chiếu sáng chuyên dụng cho vườn ươm.- Bộ tài liệu thiết kế hệ thống chiếu sáng phục vụ quần thể Văn hóa – Du lịch (bao gồm thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng nhà trưng bày sản phẩm, hệ thống chiếu sáng xưởng sản xuất sản phẩm mới).

- 01 hệ Công suất mỗi mô đun >10 kWp (tổng công suất PMT >30 kWp). Tổng công suất phát điện: 25 kW/220V, 150 LED kích thích sinh trưởng tổng công suất ~5kW.- 01 hệ tồn trữ đủ cho hệ thống chạy 24h có dung lượng ~ 30-40 kVAh.- 01 hệ thống tưới phun sương ĐK vi khí hậu- 01 mạng ĐMT cục bộ-Madicub - (Tuýp B).- Đèn đường ĐMT - Gió. LED theo TC: Sigma; TUV; EMC (05 cây)* Đồi Linh Sơn, thôn Cửa Cải, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, bao gồm:- 01 mạng ĐMT có thể kết nối song song với các nguồn.- 01 vườn ươm 0,5 ha /tưới CNC TUV; EMC (37 cây).

Page 163: HÀ NỘI - 2020

163 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Bộ tài liệu thiết kế mạng ĐMT cho xưởng sản xuất sản phẩm mới.- Báo cáo phân tích về tác động của hệ thống chiếu sáng chuyên dụng đến việc kích thích, điều khiển quá trình sinh trưởng của cây giống trong vườn ươm. - Báo cáo phân tích và đánh giá hoạt động và hiệu quả kinh tế của mô đun NNCNC-ĐMT; Vườn ươm; Hệ thống chiếu sáng quần thể văn hóa du lịch và mạng ĐMT cho xưởng sản xuất (chất lượng sản phẩm mới,…).- 01 đăng ký sở hữu trí tuệ (patent/GPHI) về mô đun NNCNC-ĐMT (có đơn chấp nhận hợp lệ).- 02 công bố khoa học trên tạp chí khoa học hoặc hội nghị khoa học trong nước.

- 01 hệ Bơm nước- Đèn đường ĐMT - Gió. LED theo TC : Sigma.

IV Mục tiêu 4: Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Tây Bắc

52

Nghiên cứu nhu cầu và đề xuất giải pháp phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1. Sản phẩm dạng I- Khung phân tích đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công cấp tỉnh và sở/huyện tại vùng Tây Bắc.- Báo cáo kiến nghị.- Báo cáo về hiện trạng nhân lực đội ngũ lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công ở các địa phương.- Báo cáo tổng hợp.- Báo cáo tóm tắt.2. Sản phẩm dạng II- 01 sách chuyên khảo.- 04 bài báo trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

53

Nghiên cứu rà soát và đánh giá sự phù hợp, hiệu lực thực thi của các chương trình mục tiêu quốc gia thực

1. Sản phẩm dạng I- Khung phân tích lý thuyết về đánh giá sự phù hợp, hiệu lực thực thi của các CTMTQG.- Bộ cơ sở dữ liệu về các CTMTQG ở Tây Bắc.- Báo cáo khuyến nghị.- Báo cáo tổng hợp.

Page 164: HÀ NỘI - 2020

164 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

hiện tại vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 - 2015

2. Sản phẩm dạng II- 01 sách.- 03 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước.- 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.- Đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

54

Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo tổng quan tài liệu.- Báo cáo Nội dung 1: Lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.(Kết quả nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về chính sách, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm PTBV vùng Tây Bắc).- Báo cáo Nội dung 2: Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số Tây Bắc; Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.- Báo cáo Nội dung 3: Luận cứ khoa học của các chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.- Báo cáo Nội dung 4: Báo cáo về một số nhóm giải pháp cơ bản triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm PTBV vùng Tây Bắc (đến năm 2020, tầm nhìn 2030) đáp ứng yêu câu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.- Báo cáo tổng hợp đề tài.- Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo đề xuất, kiến nghị.- Bộ công cụ nghiên cứu định lượng và định tính.- Bộ số liệu điều tra.

2. Sản phẩm dạng II- 01 bản thảo sách chuyên khảo từ của kết quả nghiên cứu của đề tài.- 05 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Page 165: HÀ NỘI - 2020

165 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Các sản phẩm chuyển giao, ứng dụng: + Các báo cáo, sản phẩm khoa học (Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài; Sách chuyên khảo từ của kết quả nghiên cứu của đề tài; Số liệu của đề tài; các bài báo từ đề tài,…). + Bản khuyến nghị chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm PTBV vùng Tây Bắc.

55

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên vùng Tây Bắc.- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.- Báo cáo tóm tắt đề tài.- Báo cáo đề xuất giải pháp đặc thù và khuyến nghị chính sách nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý vùng Tây Bắc.- Bộ tài liệu chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vùng Tây Bắc. (01 bộ tài liệu gồm 03 chương trình tập huấn cho giáo viên. 01 bộ tài liệu gồm 03 chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục).- Báo cáo đánh giá hiệu quả của các chương trình bồi dưỡng.2. Sản phẩm dạng II- 01 sách chuyên khảo về giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.- 05 bài báo khoa học. - Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

Nghiên cứu phát triển, chuyển giao bộ tiêu chuẩn và phần mềm đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để hỗ trợ dạy - học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo tổng hợp.- Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để hỗ trợ dạy - học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc.2. Sản phẩm dạng II- Bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc theo lý thuyết ngôn ngữ hiện đại và tiếp cận chuẩn đầu ra.- Bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc theo lý thuyết ngôn ngữ hiện đại và tiếp cận chuẩn đầu ra.

Page 166: HÀ NỘI - 2020

166 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

- Phần mềm đánh giá năng lực tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc.- Tài liệu hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực tiếng Việt bậc tiểu học của học sinh dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.- Chứng nhận giải pháp hữu ích.- 01 bài báo đăng trên tạp chí hệ thống Scopus.- 03 bài báo tạp chí chuyên ngành trong nước.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

57

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc

1. Sản phẩm dạng I- Báo cáo phân tích thực trạng đào tạo nghề vùng Tây Bắc.- Báo cáo phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu đào tạo nghề vùng Tây Bắc (quy mô, số lượng, cơ cấu ngành nghề,…).- Hệ thống các giải pháp và khuyến nghị về các nguồn lực, các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề vùng Tây Bắc.- Hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả/chất lượng đào tạo nghề. - Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt.2. Sản phẩm dạng II- 01 chuyên khảo “Phát triển nhân lực vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới”.- 06 bài báo khoa học.- Đào tạo 02 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

58

Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc.

1. Sản phẩm dạng I- 01 bộ công cụ đánh giá thực trạng năng lực và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng vùng Tây Bắc. - 02 báo cáo đánh giá thực trạng năng lực và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của các đối tượng nêu trên (độc lập cho 02 ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung).- 01 báo cáo về cơ sở lý luận để thiết kế chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và phương thức học tập trực tiếp và trực tuyến.- 02 lớp thí điểm/tỉnh (01 lớp tiếng Anh; 01 lớp tiếng Trung) cho các đối tượng nêu trên tại các tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn. - Báo cáo tổng hợp. - Báo cáo tóm tắt.- Báo cáo kiến nghị.

Page 167: HÀ NỘI - 2020

167 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN NHIÊM VỤ SẢN PHẩM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ MÔ HÌNH

2. Sản phẩm dạng II- 02 bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín trong nước.- 02 chương trình (01 tiếng Anh, 01 tiếng Trung) và quy trình triển khai đại trà ở vùng Tây Bắc.- Đào tạo 01-02 thạc sĩ.- 200 cán bộ được đào tạo tại 04 lớp triển khai thí điểm mô hình được xây dựng (thí điểm tại Lào Cai và Lạng Sơn, mỗi tỉnh 01 lớp tiếng Anh và 01 lớp tiếng Trung Quốc; mỗi lớp 50 học viên thuộc 4 nhóm đối tượng: cán bộ các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, và Biên phòng).

Page 168: HÀ NỘI - 2020

168 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

I Các báo cáo kiến nghị (36)

I.1 Bản kiến nghị tổng hợp 5 trụ cột PTBV: văn hóa xã hội, phát triển kinh tế, quan hệ quốc tế, tài nguyên môi trường, an ninh quốc phòng.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.01X/13-18

I.2 Báo cáo khuyến nghị chính sách cho việc sửa đổi và điều chỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng Tây Bắc.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.03X/13-18

I.3 Báo cáo kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo trên địa bàn Tây Bắc.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.04X/13-18

I.4 Báo cáo kiến nghị nhằm phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.05X/13-18

I.5 Báo cáo kiến nghị chính sách phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu cho các tỉnh vùng Tây Bắc.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.06X/13-18

PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO

CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Page 169: HÀ NỘI - 2020

169 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

I.6 Bản kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo bền vững ở vùng Tây Bắc.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.07X/13-18

I.7 Báo cáo kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả liên kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc.

UBND 09 tỉnh biên giới Tây Bắc: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn; Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An (Bộ Chỉ huy Quân sự; Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), Lai Châu

KHCN-TB.08X/13-18

I.8 Báo cáo kiến nghị hệ thống giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc và các khuyến nghị khác.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.09X/13-18

I.9 Báo cáo khuyến nghị đề xuất đối với cơ quan nhà nước, đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp và người nghèo khi tham gia thị trường chuỗi cung ứng ở Tây Bắc.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.10X/13-18

I.10 Báo cáo khuyến nghị chính sách phát triển đặc thù đối với các tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

UBND 05 tỉnh biên giới (Việt - Trung) vùng Tây Bắc: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu

KHCN-TB.11X/13-18

I.11 Báo cáo kiến nghị chính sách, giải pháp an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.12X/13-18

Page 170: HÀ NỘI - 2020

170 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

I.12 Báo cáo kiến nghị những giải pháp chính sách với biện pháp hành chính, những biện pháp cụ thể trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội và tôn giáo để ổn định cộng đồng người Mông theo đạo Tin lành.

Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.13X/13-18

I.13 Báo cáo đề xuất khuyến nghị giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng công tác truyền thông phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa), Lào Cai (UBND huyện Bắc Hà), Sơn La (Sở Thông tin và Truyền thông), Phú Thọ (Sở Thông tin và Truyền thông), Lai Châu

KHCN-TB.14X/13-18

I.14 Báo cáo kết quả về kiến nghị, giải pháp, mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cơ sở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Sơn La (Ban Tổ chức tỉnh ủy - Sở Nội vụ), Phú Thọ (Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh), Lai Châu

KHCN-TB.15X/13-18

I.15 Báo cáo kiến nghị nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La (Công an tỉnh Sơn La), Lai Châu

KHCN-TB.16X/13-18

I.16 Báo cáo kiến nghị nghiên cứu nâng cao hiệu quả vận động đồng bào các dân tộc khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới

UBND tỉnh Hà Giang, Lai Châu KHCN-TB.17X/13-18

I.17 Báo cáo kiến nghị đề xuất các chính sách và giải pháp thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện quản lý thương mại biên giới Việt - Trung, Việt - Lào.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.18X/13-18

Page 171: HÀ NỘI - 2020

171 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

I.18 Báo cáo kiến nghị giải pháp bảo tồn, phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc Thái đối với phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Sơn La (Ban dân tộc), Điện Biên (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Ban Dân tộc tôn giáo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Lai Châu.

KHCN-TB.19X/13-18

I.19 Báo cáo kiến nghị về quan điểm, định hướng, chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Sơn La (Ban Tổ chức tỉnh ủy - Sở Nội vụ), Phú Thọ (Ban Dân tộc, Sở Nội vụ), Lai Châu.

KHCN-TB.20X/13-18

I.20 Báo cáo đề xuất giải pháp đặc thù và khuyến nghị chính sách nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên), Lào Cai (UBND huyện Bắc Hà), Phú Thọ (Sở Giáo dục và Đào tạo), Lai Châu

KHCN-TB.21X/13-18

I.21 Báo cáo kiến nghị thực thi các chính sách, giải pháp và điều kiện thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Lai Châu

KHCN-TB.22X/13-18

I.22 Báo cáo kiến nghị nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để hỗ trợ dạy - học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Sở Giáo dục và Đào tạo), Lai Châu

KHCN-TB.23X/13-18

Page 172: HÀ NỘI - 2020

172 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

I.23 Báo cáo kiến nghị xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu vùng Tây Bắc

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái), Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư), Lai Châu

KHCN-TB.25X/13-18

I.24 Báo cáo kiến nghị xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai (Sở Giáo dục và Đào tạo), Điện Biên (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ), Lai Châu

KHCN-TB.26X/13-18

I.25 Báo cáo kiến nghị về luận cứ khoa học cho việc rà soát, đề xuất các chính sách liên quan đến việc xử lý ô nhiễm môi trường do khai thác và chế biến khoáng sản.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.02C/13-18

I.26 Báo cáo kiến nghị phát triển vùng trồng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc.

UBND tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (Phòng Nông nghiệp và nhân dân địa phương vùng trồng cây dược liệu)

KHCN-TB.05C/13-18

I.27 Báo cáo kiến nghị đề xuất các giải pháp và mô hình theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân từ xa và liên kết các tuyến bệnh viện, nhằm nâng cao hiệu quả về y tế xã hội trên địa bàn vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Thanh Hoá (Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa), Phú Thọ (Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê), Lai Châu

KHCN-TB.06C/13-18

Page 173: HÀ NỘI - 2020

173 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

I.28 Báo cáo kiến nghị cải thiện đời sống, môi trường, xã hội, phát triển kinh tế vùng Tây Bắc trong việc ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước cho sinh hoạt.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN, Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.15C/13-18

I.29 Báo cáo kiến nghị nghiên cứu trồng và chế biến một số cây thuốc Hoàng kỳ (Astragalus sp.), Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.), Thương truật (Atractylodes lancea (Thunb.) DC.) và Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis Franch. / hoặc Coptis quinquesecta W.T.Wang) ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, tạo nguồn dược liệu sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

I.30 Báo cáo kiến nghị nghiên cứu tạo thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc (Cám lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn,... )

UBND các tỉnh Lào Cai (UBND huyện Bắc Hà), Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

I.31 Báo cáo đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý trong thu trữ nước mưa và nước mặt phục vụ dân sinh vùng Tây Bắc

UBND các tỉnh Lào Cai (xã Tả Gia Khâu, xã Dìn Chin huyện Mường Khương), Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu

KHCN-TB.21C/13-18

I.32 Báo cáo kiến nghị nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình

UBND các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Lai Châu

KHCN-TB.24C/13-18

Page 174: HÀ NỘI - 2020

174 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

I.33 Báo cáo đề xuất mô hình sử dụng đất với cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường vùng lưu vực sông Đà thuộc ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên

UBND tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

I.34 Báo cáo kiến nghị xây dựng định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng Tây Bắc

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.04T/13-18

I.35 Báo cáo đề xuất giải pháp phát triển bền vững cây Mắc ca trên địa bàn ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.DA01/13-18

I.36 Báo cáo kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển Táo mèo, Chùm ngây Tây Bắc dựa trên kết quả đạt được khi triển khai dự án.

UBND các tỉnh Phú Thọ (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học kĩ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và thông tin KHCN) , Yên Bái (Sở Nông ngiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương), Nghệ An, Lai Châu

KHCN-TB.DA02/13-18

II Các báo cáo, cơ sở dữ liệu đánh giá thực trạng,... (28)

II.1 Kinh nghiệm thành công và bất cập trong xây dựng và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.07X/13-18

Page 175: HÀ NỘI - 2020

175 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

II.2 Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động các thị trường phù hợp cho người nghèo ở Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.10X/13-18

II.3 Báo cáo tổng hợp "Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách quản lý và điều hành TMBG vùng Tây Bắc trong thời gian qua"

UBND các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.18X/13-18

II.4 Báo cáo đánh giá thực trạng, đặc điểm, vị trí và vai trò của cộng đồng dân tộc Thái trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Sơn La (Ban Dân tộc), Điện Biên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Ban Dân tộc tôn giáo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Lai Châu

KHCN-TB.19X/13-18

II.5 Báo cáo thực trạng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Lai Châu

KHCN-TB.22X/13-18

II.6 Báo cáo kết quả tính toán đánh giá thực trạng phát triển vùng Tây Bắc theo bộ tiêu chí đã xây dựng

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư), Lai Châu

KHCN-TB.25X/13-18

Page 176: HÀ NỘI - 2020

176 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

II.7 Báo cáo đánh giá thực trạng năng lực và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của các đối tượng nêu trên (độc lập cho 02 ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung).

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai (Sở Giáo dục và Đào tạo), Điện Biên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ), Lai Châu

KHCN-TB.26X/13-18

II.8 Báo cáo một số nguyên liệu tự nhiên, thực vật có khả năng xử lý chất ô nhiễm môi trường nước được sử dụng trong công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.02C/13-18

II.9 Báo cáo kết quả về điều kiện môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển loài Sâm vũ diệp.

UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.07C/13-18

II.10 Báo cáo khoa học phân tích tiềm năng đất đai, hiện trạng các loài cây cỏ làm thức ăn gia súc và đề xuất giải pháp phát triển vùng trồng thức ăn chăn nuôi.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN), Lai Châu

KHCN-TB.09C/13-18

II.11 Danh mục (50-60) bài thuốc dân gian của các dân tộc Mường, H’Mông, Thái, Tày, Dao Đỏ (vùng Tây Bắc) có tác dụng điều trị bệnh gan, mật.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Sở Y tế), Lai Châu

KHCN-TB.11C/13-18

Page 177: HÀ NỘI - 2020

177 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

II.12 Bộ dữ liệu về thành phần hóa học và cấu trúc của một số chất có hoạt tính trong một số vị thuốc chính.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Sở Y tế), Lai Châu

KHCN-TB.11C/13-18

II.13 Bộ dữ liệu thành phần hóa học và cấu trúc của một số chất có hoạt tính trong 2 bài thuốc được lựa chọn

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Sở Y tế), Lai Châu

KHCN-TB.11C/13-18

II.14 Bộ hồ sơ nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh học của hai bài thuốc được lựa chọn trên động vật thực nghiệm.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Sở Y tế), Lai Châu

KHCN-TB.11C/13-18

II.15 Báo cáo đánh giá hiện trạng và hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.14C/13-18

II.16 Báo cáo tổng hợp các nguyên nhân gây suy giảm hiệu quả của các đập dâng vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.14C/13-18

II.17 Báo cáo quy hoạch vùng trồng Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và Hoàng liên chân gà tại một số tỉnh vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

Page 178: HÀ NỘI - 2020

178 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

II.18 Báo cáo quy hoạch 03 vùng trồng các cây dược liệu (Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn,…) ở vùng Tây Bắc đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, kế thừa các dữ liệu hiện có và phát triển.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

II.19 Báo cáo thực trạng về công trình thu, trữ nước, quản lý, xử lý nước, tổ chức quản lý hệ thống cấp nước tại vùng Tây Bắc

UBND các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu

KHCN-TB.21C/13-18

II.20 Báo cáo các điều kiện, giải pháp nhân rộng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.22C/13-18

II.21 Báo cáo tổng hợp đánh giá tiềm năng, thực trạng, dự báo xu thế phát triển và tổ chức không gian phát triển du lịch khu vực hồ Hòa Bình.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Lai Châu

KHCN-TB.24C/13-18

II.22 Bộ số liệu phân tích và thông tin thuộc tính các mẫu thổ nhưỡng và nông hóa thuộc vùng lưu vực sông Đà qua 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

UBND tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

II.23 Báo cáo đánh giá các nguyên nhân, quá trình và xu hướng thoái hóa và tổn thương do tai biến thiên nhiên và hoạt động nhân sinh đến tài nguyên đất nông nghiệp và khả năng thích ứng với các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

UBND tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

Page 179: HÀ NỘI - 2020

179 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

II.24 Hệ thống thông tin, dữ liệu tích hợp từ kết quả đề tài và các đề tài khác đã thực hiện ở Tây Bắc phục vụ quy hoạch PTBV các tiểu vùng ở Tây Bắc, trong đó có hệ thống bản đồ về hiện trạng và lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, tai biến thiên nhiên, kinh tế xã hội, khả năng chống chịu đối với thiên tai, biến đổi khí hậu ở tỷ lệ phù hợp

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.04T/13-18

II.25 Báo cáo kết quả điều tra thực trạng sản xuất Mắc ca tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.DA01/13-18

II.26 Báo cáo phân tích về tác động của hệ thống chiếu sáng chuyên dụng đến việc kích thích, điều khiển quá trình sinh trưởng của cây giống trong vườn ươm.

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.DA03/13-18

II.27 Báo cáo phân tích và đánh giá hoạt động và hiệu quả kinh tế của mô đun Nông nghiệp công nghệ cao - Điện mặt trời; Vườn ươm; Hệ thống chiếu sáng quần thể văn hóa du lịch và mạng Điện mặt trời cho xưởng sản xuất (chất lượng sản phẩm mới,…).

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.DA03/13-18

III Hệ thống bản đồ

III.1 Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch sinh thái gắn với các di sản tự nhiên và văn hóa vùng Tây Bắc - Việt Nam.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.09X/13-18

Page 180: HÀ NỘI - 2020

180 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

III.2 Bản đồ phân bố tín đồ và hệ phái Tin Lành ở Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.13X/13-18

III.3 Bản đồ định hướng phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc lưu vực sông Đà.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.22C/13-18

III.4 Bản đồ về không gian văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên sinh vật và địa chất vùng lòng hồ, dữ liệu GIS về cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng hình ảnh lòng hồ trước và sau khi có đập thủy điện từ tư liệu ảnh viễn thám

UBND các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu

KHCN-TB.24C/13-18

III.5 Bản đồ đất lưu vực sông Đà thuộc 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu tỷ lệ 1/50.000 và bản đồ đất lưu vực Sông Đà tỷ lệ 1/250.000.

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

III.6 Bản đồ đơn vị đất đai lưu vực sông Đà thuộc 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu tỷ lệ 1/50.000 và bản đồ đơn vị đất đai toàn lưu vực Sông Đà tỷ lệ 1/250.000

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

III.7 Bản đồ thoái hóa đất lưu vực sông Đà thuộc 3 tỉnh tỷ lệ 1/50.000 và toàn lưu vực tỷ lệ 1/250.000.

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

III.8 Bản đồ khả năng thích hợp đất đai vùng lưu vực sông Đà thuộc các tỉnh tỷ lệ 1/50.000 và toàn lưu vực tỷ lệ 1/250.000.

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

III.9 Bản đồ đề xuất cơ cấu cây trồng phù hợp cho vùng lưu vực sông Đà thuộc các tỉnh tỷ lệ 1/50.000 và toàn lưu vực tỷ lệ 1/250.000.

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

Page 181: HÀ NỘI - 2020

181 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

III.10 Bản đồ tỷ lệ phù hợp và thuyết minh kèm theo về định hướng quy hoạch PTBV các tiểu vùng Tây Bắc

UBND các tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.04T/13-18

IV Sổ tay, Cẩm nang hướng dẫn, Bộ công cụ, Bộ chỉ tiêu, Cở sở dữ liệu liên ngành số hóa,... (39)

IV.1 Từ điển năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.05X/13-18

IV.2 Khung và bộ tiêu chí đánh giá tác động của các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.07X/13-18

IV.3 Cẩm nang "Phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc thông qua mô hình thị trường đáy tháp".

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.10X/13-18

IV.4 Cẩm nang "Phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc thông qua mô hình chuỗi cung ứng".

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.10X/13-18

Page 182: HÀ NỘI - 2020

182 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

IV.5 Mẫu quy ước cộng đồng các xã vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

UBND 05 tỉnh biên giới (Việt - Trung) vùng Tây Bắc: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn

KHCN-TB.11X/13-18

IV.6 Cẩm nang hướng dẫn quản lý các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới.

UBND 05 tỉnh biên giới (Việt - Trung) vùng Tây Bắc: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn

KHCN-TB.11X/13-18

IV.7 Cẩm nang cho cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.13X/13-18

IV.8 Cẩm nang phương pháp và kỹ năng truyền thông với đồng bào vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa), Lào Cai (UBND huyện Bắc Hà), Sơn La (Sở Thông tin và Truyền thông), Phú Thọ (Sở Thông tin và Truyền thông), Lai Châu

KHCN-TB.14X/13-18

IV.9 Bộ công cụ đánh giá hiệu quả của việc Bộ đội Biên phòng vận động đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở vùng Tây Bắc

UBND tỉnh Hà Giang KHCN-TB.17X/13-18

IV.10 Cẩm nang công tác dân vận cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

UBND tỉnh Hà Giang KHCN-TB.17X/13-18

Page 183: HÀ NỘI - 2020

183 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

IV.11 Bộ cơ sở dữ liệu số hóa, tích hợp liên ngành về cộng đồng dân tộc Thái vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Sơn La (Ban Dân tộc), Điện Biên (Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Ban Dân tộc tôn giáo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Lai Châu

KHCN-TB.19X/13-18

IV.12 Bộ tài liệu chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vùng Tây Bắc (01 bộ tài liệu gồm 03 chương trình tập huấn cho giáo viên, 01 bộ tài liệu gồm 03 chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục).

UBND các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên), Lào Cai (UBND huyện Bắc Hà), Phú Thọ (Sở Giáo dục và Đào tạo), Lai Châu

KHCN-TB.21X/13-18

IV.13 Bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc theo lý thuyết ngôn ngữ hiện đại và tiếp cận chuẩn đầu ra.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.23X/13-18

IV.14 Bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc theo lý thuyết ngôn ngữ hiện đại và tiếp cận chuẩn đầu ra

UBND các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.23X/13-18

IV.15 Tài liệu hỗ trợ giáo viên đánh giá năng lực tiếng Việt bậc tiểu học của học sinh dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.23X/13-18

IV.16 Phần mềm đánh giá năng lực tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.23X/13-18

Page 184: HÀ NỘI - 2020

184 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

IV.17 Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường theo lĩnh vực và theo lãnh thổ vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư), Lai Châu

KHCN-TB.25X/13-18

IV.18 Các giải pháp giám sát, quản lý quá trình phát triển (theo lĩnh vực và theo lãnh thổ) hướng tới bền vững vùng Tây Bắc

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư), Lai Châu

KHCN-TB.25X/13-18

IV.19 Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá và quản lý phát triển bền vững vùng Tây Bắc được kế thừa các cơ sở dữ liệu hiện có và phát triển.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư), Lai Châu

KHCN-TB.25X/13-18

IV.20 Bộ công cụ đánh giá thực trạng năng lực và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai (Sở Giáo dục và Đào tạo), Điện Biên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Sở Văn hóa thể, Thao và Du lịch, Sở Nội vụ), Lai Châu

KHCN-TB.26X/13-18

IV.21 Bộ cơ sở dữ liệu số hóa tích hợp liên ngành vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.01C/13-18

Page 185: HÀ NỘI - 2020

185 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

IV.22 Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.01C/13-18

IV.23 Cơ sở dữ liệu nền tỷ lệ 1/50.000 và CSDL chuyên đề GIS tích hợp tỷ lệ 1/250.000 về 14 lĩnh vực (điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường, tai biến, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dân cư, dân tộc, nguồn nhân lực) cho vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.01C/13-18

IV.24 Bộ tài liệu hướng dẫn trồng trọt, thu hái chế biến cây thuốc (GACP): Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm.

UBND các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhân dân địa phương vùng trồng cây dược liệu)

KHCN-TB.05C/13-18

IV.25 Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống dùng cho người dùng (cán bộ y tế tại các bệnh viện cấp huyện ở vùng Tây Bắc).

UBND các tỉnh Thanh Hoá (Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa), Phú Thọ (Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê), Lai Châu

KHCN-TB.06C/13-18

IV.26 Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng cho người quản trị hệ thống tại Trung tâm Hà Nội.

UBND các tỉnh Thanh Hoá (Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa), Phú Thọ (Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê), Lai Châu

KHCN-TB.06C/13-18

IV.27 Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng cho người dùng là cán bộ y tế tại trung tâm Hà Nội.

UBND các tỉnh Thanh Hoá (Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa), Phú Thọ (Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê), Lai Châu

KHCN-TB.06C/13-18

Page 186: HÀ NỘI - 2020

186 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

IV.28 Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của các công trình đập dâng vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.14C/13-18

IV.29 Báo cáo đề xuất các giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả phục vụ công tác sửa chữa, vận hành, khai thác các công trình đập dâng vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.14C/13-18

IV.30 Tiêu chuẩn cơ sở giống, dược liệu Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà.

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

IV.31 Tiêu chuẩn cơ sở của bán thành phẩm (cao đặc toàn phần dược liệu) và chế phẩm bảo vệ sức khỏe từ các dược liệu nghiên cứu..

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

IV.32 Bộ hồ sơ về tiêu chuẩn trồng trọt, chế biến dược liệu và chất lượng dược liệu

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

IV.33 Cơ sở dữ liệu GIS về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường và thiên tai toàn khu vực biên giới Việt - Lào tỷ lệ 1/100.000 và tỷ lệ 1/50.000 cho các địa bàn xây dựng mô hình (xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).

UBND tỉnh Nghệ An, Lai Châu KHCN-TB.19C/13-18

IV.34 Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng công trình thu, trữ, xử lý nước mưa, nước mặt.

UBND các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu

KHCN-TB.21C/13-18

Page 187: HÀ NỘI - 2020

187 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

IV.35 Sổ tay hướng dẫn quy trình thành lập tổ chức quản lý, vận hành công trình.

UBND các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu

KHCN-TB.21C/13-18

IV.36 Báo cáo tổng hợp về bộ tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá các mô hình phát triển sinh kế bền vững lưu vực sông Đà

UBND các tỉnh Hòa Bình, Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.22C/13-18

IV.37 Bộ cơ sở dữ liệu không gian GIS về không gian văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên sinh vật và địa chất vùng lòng hồ, dữ liệu GIS về cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng hình ảnh lòng hồ trước và sau khi có đập thủy điện từ tư liệu ảnh viễn thám.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu

KHCN-TB.24C/13-18

IV.38 Báo cáo đề xuất định hướng cho công tác tìm kiếm thăm dò khai thác khoáng sản hợp lý vùng Tây Bắc

UBND các tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.02T/13-18

IV.39 Tài liệu tập huấn về canh tác, sử dụng đất phù hợp với trình độ sản xuất của người dân địa phương (cho cán bộ và người dân địa phương).

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

V Quy trình công nghệ, hồ sơ thiết kế (51)

V.1 Quy trình nguyên lý công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường nước tại một số điểm ở các lưu vực sông liên quan đến khai thác và chế biến khoáng sản đa kim vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.02C/13-18

V.2 Quy trình bào chế thực phẩm chức năng Tabalix (viên nang cứng) từ ba loại bột cao khô Táo mèo, Hà thủ ô đỏ, Cốt khí củ.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.04C/13-18

Page 188: HÀ NỘI - 2020

188 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

V.3 Quy trình công nghệ thiết kế phần mềm tích hợp và kết nối thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông từ các khối chức năng đến các hệ mạch thành phần

UBND tỉnh Thanh Hoá (Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa)/ UBND tỉnh Phú Thọ (Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê), Lai Châu

KHCN-TB.06C/13-18

V.4 Quy trình nhân giống Sâm vũ diệp tại Hà Giang.

UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.07C/13-18

V.5 Quy trình trồng trọt Tam thất hoang tại Hà Giang

UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.07C/13-18

V.6 Quy trình chiết xuất cao định chuẩn giàu saponin quy mô phòng thí nghiệm 1 kg/mẻ từ 2 loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.

UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.07C/13-18

V.7 Quy trình sử dụng polyme siêu hấp thụ nước cho cây dược liệu (cây đương quy và actiso).

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

V.8 Quy trình sử dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV cho cây rau, hoa màu

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

V.9 Quy trình sử dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây chè kinh doanh.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

Page 189: HÀ NỘI - 2020

189 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

V.10 Quy trình sử dụng bầu ươm cây tự hủy để ươm trồng cây lâm nghiệp

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

V.11 Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cỏ và cây trồng sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN), Lai Châu

KHCN-TB.09C/13-18

V.12 Quy trình chế biến và bảo quản thức ăn xanh cho trâu bò.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN), Lai Châu

KHCN-TB.09C/13-18

V.13 Quy trình xử lý hạt giống ngô trước khi gieo trồng bằng nano kim loại sắt, đồng và côban đảm bảo tăng năng suất thu hoạch của cây ngô từ 13-16% với chi phí không quá 300 nghìn đồng cho một hecta

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.10C/13-18

V.14 Quy trình sản xuất, bào chế cao khô định chuẩn và chế phẩm viên từ 2 bài thuốc dân gian

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ (Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Sở Y tế), Lai Châu

KHCN-TB.11C/13-18

V.15 Hồ sơ thiết kế hệ thống máy (máy băm, máy trộn và máy đóng bao - bánh) chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò và

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu

KHCN-TB.12C/13-18

Page 190: HÀ NỘI - 2020

190 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

V.16 Hồ sơ công nghệ chế tạo hệ thống máy (máy băm, máy trộn và máy đóng bao - bánh) chế biến thức ăn dự trữ cho trâu bò.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu

KHCN-TB.12C/13-18

V.17 Hồ sơ thiết kế dây chuyền sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu

KHCN-TB.12C/13-18

V.18 Hồ sơ công nghệ chế tạo dây chuyền sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu

KHCN-TB.12C/13-18

V.19 Thuyết minh thiết kế sơ bộ kèm bản vẽ cho 04 mô hình đập dâng điển hình trên địa bàn nghiên cứu.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.14C/13-18

V.20 Bộ quy trình công nghệ ứng dụng màng lọc và vật liệu lọc đa năng xử lý nước suối đạt yêu cầu QCVN 02:2009/BYT (cấp nước sinh hoạt).

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.15C/13-18

V.21 Quy trình nhân giống Sâm Lai Châu UBND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu

KHCN-TB.16C/13-18

V.22 Quy trình trồng trọt Sâm Lai Châu UBND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu

KHCN-TB.16C/13-18

V.23 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và Hoàng liên chân gà, đáp ứng yêu cầu phát triển trồng bền vững, cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất chế phẩm lâu dài.

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

Page 191: HÀ NỘI - 2020

191 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

V.24 Quy trình kỹ thuật canh tác Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật và Hoàng liên chân gà.

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

V.25 Quy trình kỹ thuật chế biến dược liệu Hoàng kỳ, Tục đoạn, Thương truật, Hoàng liên chân gà đạt chất lượng cao (tương đương tiêu chuẩn chất lượng của Dược điển Việt Nam IV).

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

V.26 Quy trình bào chế 02 chế phẩm bảo vệ sức khỏe từ các dược liệu nghiên cứu.

UBND các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.17C/13-18

V.27 Quy trình sơ chế, chế biến dược liệu Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn và các hồ sơ liên quan.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

V.28 Quy trình cấp cơ sở chế biến và bào chế sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

V.29 Quy trình công nghệ xử lý khử Enzyme Lipase và tinh chế Cám lúa gạo

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

V.30 Quy trình công nghệ chiết xuất cao lỏng từ Đẳng sâm khô

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

Page 192: HÀ NỘI - 2020

192 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

V.31 Quy trình công nghệ sản xuất bột cao khô Đẳng sâm từ cao lỏng.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

V.32 Quy trình công nghệ sản xuất bột Ý dĩ, Hoài sơn, Bạch truật

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ) , Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

V.33 Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.

UBND các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ (Sở Y tế, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ), Lai Châu

KHCN-TB.18C/13-18

V.34 Quy trình xử lý nguyên liệu tre đạt yêu cầu nguyên liệu sản xuất tre ép khối.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN), Lai Châu

KHCN-TB.20C/13-18

V.35 Quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng nhà truyền thống thân thiện môi trường.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN), Lai Châu

KHCN-TB.20C/13-18

V.36 Quy trình công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu nội thất thân thiện môi trường.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN), Lai Châu

KHCN-TB.20C/13-18

V.37 Quy trình kỹ thuật trồng Bán chi liên và Bạch hoa xà thiệt thảo theo hướng GACP- WHO.

UBND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu

KHCN-TB.23C/13-18

Page 193: HÀ NỘI - 2020

193 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

V.38 Quy trình sơ chế, chế biến dược liệu Bán chi liên và Bạch hoa xà thiệt thảo theo hướng GACP - WHO

UBND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu

KHCN-TB.23C/13-18

V.39 Quy trình chiết xuất cao định chuẩn từ dược liệu Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo và nấm Linh chi.

UBND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu

KHCN-TB.23C/13-18

V.40 Quy trình phối chế các cao định chuẩn từ 03 loại dược liệu Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo và nấm Linh chi có tác dụng tăng cường điều hòa miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư (giảm tác hại của hóa chất và xạ trị).

UBND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu

KHCN-TB.23C/13-18

V.41 Bộ quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản hạt Mắc ca tại vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.DA01/13-18

V.42 Quy trình công nghệ chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

UBND các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu

KHCN-TB.DA02/13-18

V.43 Quy trình công nghệ sấy nguyên liệu bằng hồng ngoại để đưa vào chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây.

UBND các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu

KHCN-TB.DA02/13-18

V.44 Bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và Chùm ngây bằng công nghệ sấy bằng hồng ngoại.

UBND các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu

KHCN-TB.DA02/13-18

V.45 Bộ tài liệu hồ sơ thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo, lắp đặt, vận hành và an toàn mô đun NNCNC-ĐMT (bao gồm thiết kế chi tiết các hệ thống điều khiển tích hợp).

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.DA03/13-18

Page 194: HÀ NỘI - 2020

194 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

V.46 Bộ tài liệu thiết kế hệ thống cấp ĐMT và chiếu sáng chuyên dụng cho vườn ươm

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.DA03/13-18

V.47 Bộ tài liệu thiết kế hệ thống chiếu sáng phục vụ quần thể Văn hóa - Du lịch (bao gồm thiết kế hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng nhà trưng bày sản phẩm, hệ thống chiếu sáng xưởng sản xuất sản phẩm mới).

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.DA03/13-18

V.48 Bộ tài liệu thiết kế mạng ĐMT cho xưởng sản xuất sản phẩm mới.

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Tài nguyên và Môi trường), Lai Châu

KHCN-TB.DA03/13-18

VI Mô hình

VI.1 Báo cáo mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.06X/13-18

VI.2 Báo cáo mô hình tiếp cận thị trường của người nghèo thông qua chuỗi cung ứng ở Tây Bắc.

UBND các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình

KHCN-TB.10X/13-18

Page 195: HÀ NỘI - 2020

195 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

VI.3 Báo cáo mô hình truyền thông ứng dụng thực tế tại vùng có hoạt động du lịch phát triển trong thời gian một năm.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa), Lào Cai (UBND huyện Bắc Hà), Sơn La (Sở Thông tin và Truyền thông), Phú Thọ (Sở Thông tin và Truyền thông), Lai Châu

KHCN-TB.14X/13-18

VI.4 Báo cáo mô hình thử nghiệm nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Sơn La (Ban Tổ chức tỉnh ủy - Sở Nội vụ), Phú Thọ (Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh), Lai Châu

KHCN-TB.15X/13-18

VI.5 Báo cáo mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội ở vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Điện Biên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên), Phú Thọ (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Lai Châu

KHCN-TB.22X/13-18

VI.6 Báo cáo mô hình ứng dụng polyme siêu hấp thụ nước để giữ ẩm, cải tạo đất, tăng năng suất, chất lượng cây dược liệu (cây Đương quy và Actiso).

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

VI.7 Báo cáo mô hình ứng dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV cho cây rau.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

VI.8 Báo cáo mô hình ứng dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây chè kinh doanh.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

Page 196: HÀ NỘI - 2020

196 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

VI.9 Báo cáo mô hình ứng dụng bầu ươm cây tự hủy để ươm trồng cây lâm nghiệp

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

VI.10 Báo cáo mô hình ứng dụng phân bón nhả chậm kết hợp với polyme siêu hấp thụ nước cho cây cam.

UBND các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu

KHCN-TB.08C/13-18

VI.11 Báo cáo mô hình trồng trọt, bảo quản, chế biến cỏ và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc

UBND các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN), Lai Châu

KHCN-TB.09C/13-18

VI.12 Báo cáo mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác thông minh thí điểm trên 5 ha/vụ, triển khai trong 02 đến 03 vụ liên tiếp đảm bảo năng suất thu hoạch trung bình mỗi vụ tăng từ 15-20%.

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.10C/13-18

VI.13 Báo cáo các mô hình tích hợp 3E+1 (kinh tế, môi trường, hệ sinh thái và an ninh phi truyền thống) phù hợp với từng khu vực biên giới Việt - Lào.

UBND các tỉnh Nghệ An, Lai Châu

KHCN-TB.19C/13-18

VI.14 Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, mang lại sinh kế cho cộng đồng địa phương tại khu vực vịnh Ngòi Hoa, hồ Hòa Bình.

UBND các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu

KHCN-TB.24C/13-18

VI.15 Báo cáo mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp được thử nghiệm trên các vùng đất khác nhau.

UBND các tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lai Châu

KHCN-TB.03T/13-18

Page 197: HÀ NỘI - 2020

197 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

VI.16 Báo cáo mô hình: Vườn nhân giống Mắc ca, Mô hình trình diễn trồng cây Mắc ca, Mô hình công nghệ sơ chế, bảo quản tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La.

UBND các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu

KHCN-TB.DA01/13-18

VII Mô hình, thiết bị là tài sản (26)

VII.1 Hệ pilot tích hợp công nghệ địa môi trường - địa sinh thái xử lý nước thải khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn, Bắc Kạn gồm: 01 Bể lắng bùn, 01 Bể hấp thụ, 02 Bãi lọc cây, 01 Bồn chứa nước sau lọc.

UBND tỉnh Bắc Kạn KHCN-TB.02C/13-18

VII.2 Hệ thống phần mềm tích hợp và kết nối các thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông hỗ trợ theo dõi sức khoẻ và dịch tễ cộng đồng khu vực Tây Bắc

UBND tỉnh Thanh Hoá (Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa)/ UBND tỉnh Phú Thọ

KHCN-TB.06C/13-18

VII.3 Vườn trồng Tam thất hoang (0,2 ha) tại Hà Giang.

UBND tỉnh Hà Giang KHCN-TB.07C/13-18

VII.4 Hệ trang thiết bị chế tạo và quy trình kỹ thuật xử lý hạt giống ngô bằng nano kim loại sắt, đồng và côban theo mô hình canh tác thông minh.

UBND tỉnh Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

KHCN-TB.10C/13-18

VII.5 Hệ thống máy băm, máy trộn và máy đóng bao thức ăn đại gia súc.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa)

KHCN-TB.12C/13-18

VII.6 Dây chuyền công nghệ sản xuất thanh nhiên liệu sinh khối mùn cưa và bã mía Tây Bắc.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa)

KHCN-TB.12C/13-18

Page 198: HÀ NỘI - 2020

198 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

VII.7 Hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc.

UBND các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thuận Châu)

KHCN-TB.13C/13-18

VII.8 Mô hình dùng hệ thống lấy nước kiểu ngầm thay thế cửa lấy nước truyền thống tại tỉnh Lào Cai.

UBND tỉnh Lào Cai KHCN-TB.14C/13-18

VII.9 Hệ thống xử lý nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt.

UBND các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng

KHCN-TB.15C/13-18

VII.10 Vườn nhân giống Sâm Lai Châu. UBND tỉnh Lai Châu KHCN-TB.16C/13-18

VII.11 Mô hình trồng thí nghiệm Sâm Lai Châu dưới tán rừng và trồng dưới mái che.

UBND tỉnh Lai Châu KHCN-TB.16C/13-18

VII.12 Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất tre ép khối.

UBND tỉnh Lai Châu KHCN-TB.20C/13-18

VII.13 Nhà sàn truyền thống cho đồng bào vùng Tây Bắc sử dụng vật liệu tre ép khối diện tích 70 m².

UBND tỉnh Lai Châu KHCN-TB.20C/13-18

VII.14 Mô hình thu, trữ, xử lý nước phục vụ sinh hoạt cho hộ gia đình; Quy mô trữ mỗi hô hình cần đạt 30-50 m³ (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 05-07 m³.

UBND tỉnh Lào Cai (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương)

KHCN-TB.21C/13-18

VII.15 Mô hình thu, trữ, xử lý nước phục vụ sinh hoạt cho cụm dân cư; Phục vụ cho tối thiểu 15 hộ gia đình/mô hình; Quy mô trữ mỗi mô hình cần đạt 500-700 m³ (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 10-15 m³.

UBND tỉnh Lào Cai (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương)

KHCN-TB.21C/13-18

Page 199: HÀ NỘI - 2020

199 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

VII.16 Mô hình thu, trữ, xử lý nước phục vụ sinh hoạt cho trạm y tế; Quy mô trữ mỗi mô hình cần đạt 300-500 m³ (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 10-15 m³.

UBND tỉnh Lào Cai (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương)

KHCN-TB.21C/13-18

VII.17 Mô hình thu, trữ, xử lý nước phục vụ sinh hoạt trường học; Quy mô trữ mỗi mô hình cần đạt 300-500 m³ (trong toàn mùa khô), dung tích chứa mỗi mô hình 10-15 m³.

UBND tỉnh Lào Cai (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương)

KHCN-TB.21C/13-18

VII.18 Mô đun NNCNC-ĐMT với công suất mỗi mô đun > 10 KWp (tổng công suất > 30KWp) có thể kết nối với các nguồn điện khác. Điện mặt trời được sử dụng để điều khiển hệ thống điều khiển trung tâm, hệ thống điều khiển chế độ tiểu khí hậu (điều khiển chế độ, chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…), hệ thống tưới nước tiết kiệm (tưới phun sương, tưới nhỏ giọt,…) và hệ thống chiếu sáng LED, đảm bảo hoạt động 24/24h cho toàn bộ mô đun.

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Công Thương)

KHCN-TB.DA03/13-18

VII.19 Vườn ươm diện tích 0,5 - 1,0 ha trong đó hệ thống chiếu sáng chuyên dụng nhằm kích thích, điều khiển quá trình sinh trưởng của cây giống.

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Công Thương)

KHCN-TB.DA03/13-18

VII.20 Hệ thống bơm nước: công suất > 5KWp, công nghệ tự hành không sử dụng ắc quy được cấp điện mặt trời.

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Công Thương)

KHCN-TB.DA03/13-18

Page 200: HÀ NỘI - 2020

200 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT SẢN PHẩM CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ NHậN CHUYỂN GIAO

MÃ SỐ NHIÊM VỤ

VII.21 Hệ thống mạng ĐMT cục bộ (Madicub) có thể kết nối linh hoạt với các nguồn tái tạo phân tán hoặc điện lưới tổng công suất > 30 kWp phục vụ cho một quần thể Văn hóa - Du lịch (bao gồm các hệ thống chiếu sáng công cộng, chiếu sáng nhà trưng bày sản phẩm).

UBND tỉnh Lào Cai (Sở Công Thương)

KHCN-TB.DA03/13-18

VII.22 Mô hình Nông - Lâm kết hợp Địa điểm tại: xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa BìnhQuy mô: 6,5ha

UBND tỉnh Hòa Bình KHCN-TB.22C/13-18

VII.23 Mô hình Nông - Lâm – Du lịch Địa điểm tại: xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn LaQuy mô: 12ha

UBND tỉnh Sơn La KHCN-TB.22C/13-18

VII.24 Mô hình Nông - Lâm - Dịch vụ Địa điểm tại: xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện BiênQuy mô: 23ha

UBND tỉnh Điện Biên KHCN-TB.22C/13-18

Page 201: HÀ NỘI - 2020

201 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC SẢN PHẩM ĐÃ ĐăNG Ký Sở HữU TRí TUÊ,

GIẢI PHÁP HữU íCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

TT TÊN ĐỀ TÀI MÃ SỐ ĐỀ TÀI

NỘI DUNG ĐăNG Ký SHTT, GPHI, GIỐNG

CÂY TRồNG MớI

LOẠI HÌNH ĐăNG Ký KẾT QUẢ

ĐƠN VỊ CấP

1 Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý hạt ngô giống bằng một số nano kim loại để tăng năng suất thu hoạch của cây ngô tại một số địa phương vùng Tây Bắc

KHCN-TB.10C/13-18

Phương pháp xử lý hạt ngô giống bằng dung dịch nano kim loại đồng

Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế Số: 21712 Cấp theo Quyết định số: 66810/QĐ-SHTT, ngày 12/08/2019

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

2 Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò quy mô trang trại tại vùng Tây Bắc

KHCN-TB.09C/13-18

Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cỏ VA06 ở vùng miền núi phía Bắc

Tiến bộ Khoa học Kỹ thuật

Quyết định Số: 418/QĐ-T T-CLT ngày 09/12/2019 về việc công nhận Tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt

Cục Trồng trọt,Bộ NN&PTNN

Quy trình ủ chua cỏ VA06 làm thức ăn cho trâu, bò

Tiến bộ Khoa học Kỹ thuật

Quyết định Số: 521/QĐ-CN-GSL ngày 20/12/2019 về việc công nhận Tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc lớn

Cục Chăn nuôi,Bộ NN&PTNN

Page 202: HÀ NỘI - 2020

202 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN ĐỀ TÀI MÃ SỐ ĐỀ TÀI

NỘI DUNG ĐăNG Ký SHTT, GPHI, GIỐNG

CÂY TRồNG MớI

LOẠI HÌNH ĐăNG Ký KẾT QUẢ

ĐƠN VỊ CấP

3 Nghiên cứu đánh giá và phát triển một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

KHCN-TB.11C/13-18

Phương pháp chiết tách hợp chất từ cây “Bàn tay ma”

Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế Số: 23010 Cấp theo Quyết định số: 0 1 / Q Đ - S H T T , ngày 02/01/2020

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

Hỗn hợp chứa cao chiết của các cây Bàn tay ma, Giảo cổ lam, Cà gai leo. Thuốc bảo vệ gan và lợi mật, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hỗn hợp này

Bằng độc quyền sáng chế

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 79345/QĐ-SHTT ngày 07/11/2018

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

Hỗn hợp chứa cao chiết của các cây Trứng quốc và Dứa dại, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hỗn hợp có tác dụng bảo vệ gan và lợi mật

Bằng độc quyền sáng chế

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 15461/QĐ-SHTT ngày 27/02/2019

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

Phương pháp chiết tách hợp chất capparilosit A từ cây Trứng quốc (Stixis suaveolens (Roxb.) Pierre (Capparaceae)

Bằng độc quyền sáng chế

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ Số: 3172w/QĐ-SHTT ngày 10/04/2020

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

Page 203: HÀ NỘI - 2020

203 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN ĐỀ TÀI MÃ SỐ ĐỀ TÀI

NỘI DUNG ĐăNG Ký SHTT, GPHI, GIỐNG

CÂY TRồNG MớI

LOẠI HÌNH ĐăNG Ký KẾT QUẢ

ĐƠN VỊ CấP

4 Nghiên cứu công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất tại vùng Tây Bắc.

KHCN-TB.20C/13-18

Quy trình sản xuất tre ép khối từ cây tre luồng

Giải pháp hữu ích

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 62950/QĐ-SHTT ngày 31/07/2019

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

5 Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc

KHCN-TB.13C/13-18

Phần mềm mã nguồn mở kết nối cơ sở dữ liệu GIS, thông tin giữa các trạm và mạng thời tiết toàn cầu phục vụ cảnh báo thiên tai trước 6 ngày có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Giải pháp hữu ích

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 86785/QĐ-SHTT ngày 31/11/2018

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

6 Ứng dụng và triển khai hệ thống phần mềm tích hợp và kết nối các thiết bị điện tử y sinh và mạng truyền thông hỗ trợ theo dõi sức khoẻ và dịch tễ cộng đồng khu vực Tây Bắc

KHCN-TB.06C/13-18

Máy đo huyết áp nhịp tim cầm tay kết nối mạng

Giải pháp hữu ích

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 4666/QĐ-SHTT ngày 31/01/2018

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

7 Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho đại gia súc và dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối tại vùng Tây Bắc

KHCN-TB.12C/13-18

Quy trình chế tạo dao phẳng từ thép hợp kim thấp dùng trên máy băm thủy lực

Giải pháp hữu ích

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 68761/QĐ-SHTT ngày 02/10/2017

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

Page 204: HÀ NỘI - 2020

204 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

TT TÊN ĐỀ TÀI MÃ SỐ ĐỀ TÀI

NỘI DUNG ĐăNG Ký SHTT, GPHI, GIỐNG

CÂY TRồNG MớI

LOẠI HÌNH ĐăNG Ký KẾT QUẢ

ĐƠN VỊ CấP

Kết cấu bể dầu có khả năng tạo xung áp ngược khi bị tăng áp đột ngột

Giải pháp hữu ích

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 68762/QĐ-SHTT ngày 02/10/2017

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

Kết cấu rãnh dẫn dầu bôi trơn trên bạc lót hai nửa của tay biên máy ép

Giải pháp hữu ích

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 30319/QĐ-SHTT ngày 07/5/2018

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

8

Nghiên cứu, áp dụng công nghệ tích hợp địa môi trường - địa sinh thái nhằm ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước tại một số điểm ở các lưu vực sông vùng Tây Bắc

KHCN-TB.02C/13-18

Hệ thống xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng

Giải pháp hữu ích

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ngày 20/10/2017

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

9

Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai).

KHCN-TB.16C/13-18

- Tên giống: SRIT1- Tên loài: Sâm - Panax vietnamensis var. Fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai

Giống cây trồng mới

Thông báo số 652/TB-TT-VPBH ngày 05/6/2019 về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Page 205: HÀ NỘI - 2020

205 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

TT TÊN ĐỀ TÀI MÃ SỐ ĐỀ TÀI

NỘI DUNG ĐăNG Ký SHTT, GPHI, GIỐNG

CÂY TRồNG MớI

LOẠI HÌNH ĐăNG Ký KẾT QUẢ

ĐƠN VỊ CấP

10 Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp nâng cao hiệu quả các công trình đập dâng vùng Tây Bắc

KHCN-TB.14C/

13-1

Phương pháp thu nước ngầm đáy sông , suối kiểu nằm ngang

Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế số: 24035 Cấp theo Quyết định số: 4874w/QĐ-SHTT, ngày 08/05/2020

Cục Sở hữu trí tuệ,Bộ KH&CN

Page 206: HÀ NỘI - 2020

206 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CƯU KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHÊ VÀ CHUYỂN GIAO TRI THƯC PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN BỀN VữNG VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2021-2025

PHỤ LỤC 6

TíNH CấP THIẾTVùng Tây Bắc bao gồm 14 tỉnh, có chung đường biên

giới với Lào và Trung Quốc, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ chủ quyền, đảm bảo quốc phòng an ninh đối với nước ta. Đây là địa bàn sinh sống của trên 11,6 triệu người, trong đó khoảng 63% là đồng bào các dân tộc thiểu số, với tổng diện tích tự nhiên 115.153,4 km², chiếm khoảng 35 % diện tích cả nước. Tây Bắc là vùng núi cao, địa hình dốc và là đầu nguồn các hệ thống sông lớn đổ vào nước ta. Vùng Tây Bắc có diện tích rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, các HST đặc thù với mức độ đa dạng sinh học cao bao gồm nhiều loài động thực vật quí hiếm, cung cấp các nguồn gen, nguồn giống để phát triển ngành nông, lâm nghiệp chất lượng cao. Vì vậy, Tây Bắc có ý nghĩa quyết định tới an ninh phi truyền thống (an ninh nước, sinh thái, môi trường, năng lượng,...) đối với miền Bắc nước ta. Mặt khác, các điều kiện về địa chất, thổ nhưỡng, thủy văn, khí hậu của vùng Tây Bắc cũng có một số thuận lợi cho hình thành các tiểu vùng sinh thái với các đặc trưng khác biệt, tạo điều kiện để phát triển các đặc sản về cây trồng và vật nuôi. Vùng Tây Bắc là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số anh em trong không gian văn hóa rộng lớn, phong phú với nhiều nét văn hóa rất đặc trưng, là cái nôi của Cách mạng Việt Nam,... Tuy nhiên, Tây Bắc có điều kiện tự nhiên, KT-XH khó khăn nhất, tốc độ phát triển KT-XH của vùng Tây Bắc vẫn còn chậm so với trung bình chung của đất nước, hiện trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng - lợi thế của vùng, tỷ lệ hộ nghèo cao

nhất (tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc chiếm 24,2% (thống kê năm 2018), cao hơn bình quân của cả nước hơn 3 lần); chỉ số năng lực cạnh tranh mới ở mức thấp (phần lớn các tỉnh xếp ở nửa dưới và áp chót bảng xếp hạng). Những rào cản tốc độ phát triển KT-XH của vùng Tây Bắc là sự khó khăn của địa hình, đất đai, tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí,… nhưng rào cản lớn có thể là do trình độ phát triển, nguồn nhân lực yếu, ứng dụng KH&CN của vùng vẫn còn thấp hơn so với các vùng khác của đất nước.

Biến đổi toàn cầu (biến đổi khí hậu, toàn cầu hoá, phát triển khoa học, công nghệ, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện các mục tiêu PTBV của Liên Hợp Quốc, xung đột lợi ích giữa các quốc gia, sử dụng tài nguyên xuyên biên giới, một vành đai một con đường, hành lang kinh tế Đông - Tây, nhưng chính sách biên giới của các nước hay thay đổi, hợp tác và cạnh tranh giữa các nước, chủ nghĩa bảo hộ mới,...), vừa tạo ra các thách thức lớn và các cơ hội cho PTBV, bao trùm Tây Bắc. Đất nước đang tiếp tục phát triển kinh tế truyền thống và phát triển kinh tế số, sang mô hình tăng trưởng xanh, carbon thấp, chống chịu cao dựa vào nguồn nhân lực, phát triển KH&CN, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư... Cần có Chương trình KH&CN nghiên cứu để tận dụng các cơ hội và hoá giải các thách thức từ BĐTC và Việt Nam để PTBV, bao trùm Tây Bắc.

Trong những năm qua, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đầu tư để phát triển KT-XH, cơ sở hạ tầng với nhiều nguồn đầu tư từ nhiều chương trình, dự án trong nước và quốc

Page 207: HÀ NỘI - 2020

207 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

tế nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sinh kế cộng đồng, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai,... Bên cạnh đó, các chương trình KH&CN, nhiệm vụ cũng đã được quan tâm đầu tư thực hiện nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ PTBV vùng Tây Bắc. Trong đó, Chương trình KH&CN phục vụ PTBV vùng Tây Bắc giai đoạn 2013-2018 đã đạt được nhiều kết quả về khoa học, luận chứng thực tiễn, các mô hình và công nghệ có tiềm năng chuyển giao, ứng dụng vào thực tế sản xuất, phát triển KT-XH và khởi nghiệp. Tuy nhiên, các đề tài dự án kể trên mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng được các luận cứ, giải pháp KH&CN, xây dựng mô hình, xây dựng quy trình sản xuất, quản lý,... và chuyển giao cho một số cơ quan, tổ chức, địa phương, mà chưa được thực hiện chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KH&CN để phát triển bao trùm cho toàn vùng Tây Bắc. Vì vậy, cần phải tiếp tục thực hiện Chương trình KH&CN trong điểm cấp nhà nước cho vùng Tây Bắc với chủ đề “Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV vùng Tây Bắc giai đoạn 2021-2025” cho vùng Tây Bắc nhằm tiếp tục hoàn thiện các luận cứ khoa học, thúc đẩy phát triển và chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức để phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo an ninh phi truyền thống và ứng phó biến đổi toàn cầu.

Đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là sứ mạng mới của KHCN và là ưu tiên của Đảng và Nhà nước để tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo việc làm, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe con người, giảm bất bình đẳng, phát triển bao trùm, bền vững dựa vào chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên tri thức, chuyển đổi số. Vì thế Chương trình KH&CN trong điểm cấp nhà nước cho vùng Tây Bắc cần dựa vào và khai thác triệt để đổi mới sáng tạo để xây dựng, triển khai các đề tài, dự án và chuyển giao tri thức để PTBV.

CăN CƯ PHÁP Lý- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính

trị về “Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội và đảm bảo Quốc phòng, An ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2020”;

- Quyết định số 1580/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 2014 về “Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 2 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển Kinh tế - Xã hội và đảm bảo Quốc phòng - An ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”;

- Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tháng 4 năm 2005 về “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/NQ/TW”, giao nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện cho 21 Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh trong vùng;

- Các quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của các tỉnh vùng Tây Bắc;

- Văn kiện Đại hội các Đảng bộ các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025;

- Các chiến lược: “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; “Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam; Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam”,...;

- Các quy hoạch và kế hoạch: “Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030”; “Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng

Page 208: HÀ NỘI - 2020

208 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

xanh Việt Nam đến 2030”.

- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Ý kiến đóng góp của các địa phương vùng Tây Bắc về nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV giai đoạn 2019-2025.

QUAN ĐIỂMChương trình Nghiên cứu khoa học, phát triển công

nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV vùng Tây Bắc giai đoạn 2021-2025 là một chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức có tính liên ngành, định hướng ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo an ninh phi truyền thống và ứng phó BĐTC trên cơ sở đổi mới sáng tạo. Phải xuất phát từ phát hiện, dự báo, đánh giá nhu cầu, yêu cầu PTBV, bao trùm, ứng phó BĐTC, các vấn đề cần giải quyết của toàn vùng, liên vùng, liên tiểu vùng và các địa phương Tây Bắc, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà đầu tư, hộ gia đình để xây dựng và triển khai các nhiệm vụ một cách sáng tạo. Phối hợp các bên liên quan (các cơ quan, đơn vị sử dụng kết quả, doanh nghiệp, các hộ gia đình...) sử dụng, nhân rộng kết quả của Chương trình KHCN thông qua một đầu mối của mỗi tỉnh trong tất cả các khâu từ đề xuất đề tài, xây dựng thuyết minh, triển khai nhiệm vụ KHCN, nhân rộng kết quả,... Cần tính đến sử dụng, duy trì, phát huy kết quả, sản phẩm các đề tài sau khi đề tài kết thúc. Trên cơ sở đổi

mới sáng tạo, Chương trình được xây dựng và tổ chức triển khai dựa trên các quan điểm sau:

Tính hướng đích va ứng dung: các nhiệm vụ thuộc Chương trình phải có mục tiêu, mục đích, các nội dung nghiên cứu và kết quả thực hiện về KH&CN phục vụ trực tiếp vào phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo an ninh phi truyền thống, ứng phó BĐTC, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống)... Các kết quả này phải đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị đặt hàng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, người dân về sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm, tạo sinh kế bền vững, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, giảm xung đột xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống)...

Tính thiết thực: Các nhiệm vụ thuộc Chương trình phải đáp ứng được nhu cầu thực tế của Nhà nước, các địa phương, tổ chức, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tuân thủ chặt chẽ đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng kết quả để có thể chuyển giao được sản phẩm nghiên cứu, phát triển công nghệ; có sự tham gia phối hợp cùng thực hiện của đơn vị, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu vàđơn vị chủ trì nghiên cứu.

Tính khả thi va hiêu quả: Các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phải có tính khả thi trong quá trình thực hiện đối với đơn vị sử dụng; các nhiệm vụ được phê duyệt và cho phép triển khai khi thuyết minh đầy đủ được tính khả thi về thời gian thực hiện, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, năng lực của chủ nhiệm đề tài, của thành viên tham gia nghiên cứu và đơn vị chủ trì; các nhiệm vụ thực hiện phải đảm bảo triển khai đúng tiến độ, mục tiêu, nội dung, kết quả đạt được đúng như thuyết minh được phê duyệt.

Tính bền vững: sử dụng, duy trì, phát huy kết quả, sản phẩm các nhiệm vụ của Chương trình sau khi kết thúc.

Page 209: HÀ NỘI - 2020

209 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

Chương trình cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cần thiết, phát triển và nhân rộng công nghệ, chuyển giao công nghệ và tri thức đã có từ Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018 và các tiến bộ KH&CN đã có từ các chương trình KH&CN khác. Các nhiệm vụ cần chuyển giao thành công, có tính ứng dụng lâu dài, vận hành và thực hiện bởi các địa phương, doanh nghiệp và người dân vùng Tây Bắc vào các mục tiêu phát triển KT-XH, phát triển sinh kế, nâng cao trình độ KH&CN, bảo vệ môi trường và ứng phó BĐTC, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống).

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CậNPhương pháp tiếp cận của Chương trình “Nghiên cứu

khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức

phục vụ PTBV vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025” được trình bày và khái quát trong Hình 1.

- Dựa trên các đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH, hợp tác liên vùng và nội vùng; nhu cầu PTBV bao trùm Tây Bắc, ứng phó với BĐTC, đảm bảo QPAN (truyền thống và phi truyền thống), các vấn đề cần giải quyết của toàn vùng, liên vùng, liên tiểu vùng và các địa phương Tây Bắc, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà đầu tư để xây dựng mục tiêu, nội dung, kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ KH&CN. Trên cơ sở đó, 04 trụ cột để triển khai Chương trình gồm: Luận cứ, mô hình va giải phap tổng thê phat triên KH&CN va chuyên giao tri thức; Phat triên va chyên giao công nghê; Phat triên va nhân rộng cac mô hình đã thử nghiêm vao sản xuất; Phat huy va phat triên nguồn nội lực khoa hoc công nghê tại Tây Băc. Sản phẩm KH&CN, chuyển giao tri thức sẽ góp phần

Hình 1. Sơ đồ tiếp cận của Chương trình Tây Băc giai đoạn 2020-2025

Page 210: HÀ NỘI - 2020

210 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

trực tiếp vào PTBV, bao trùm vùng Tây Bắc. Đối tượng thụ hưởng kết quả của Chương trình sẽ là người dân, các doanh nghiệp, địa phương vùng Tây Bắc và vùng lân cận. Thông qua một đầu mối của mỗi tỉnh thuộc Tây Bắc và của các Chương trình Quốc gia giai đoạn 2020 - 2025, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới miền núi và các Chương trình khác để phối hợp các bên liên quan (các cơ quan, đơn vị sử dụng kết quả, doanh nghiệp, các hộ gia đình...) sử dụng, nhân rộng kết quả của Chương trình KH&CN trong tất cả các khâu từ đề xuất đề tài, xây dựng thuyết minh, triển khai nhiệm vụ, nhân rộng kết quả,...

MỤC TIÊU1. Cung cấp luận cứ, mô hình và giải pháp tổng thể

phát triển KH&CN và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV, bao trùm, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống), ứng phó BĐTC, nâng cao tính bền vững về hệ thống xã hội, hệ thống tự nhiên và hệ thống con người.

2. Phát triển và chyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ, xử lý rác thải, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, giáo dục và đào tạo thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu PTBV và ứng phó với BĐTC.

3. Phát triển và nhân rộng các mô hình đã thử nghiệm vào sản xuất tạo sản phẩm hàng hóa nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hoá... có tác động và hiệu quả cao về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, sinh thái và phát triển xã hội theo hướng bền vững; thúc đẩy chuyển giao tri thức, công nghệ phục vụ thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch PTBV, đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống), ứng phó BĐTC.

4. Phát huy và phát triển nguồn nội lực KH&CN tại Tây Bắc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với CMCN 4.0, nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo của các cấp quản lý tại các tỉnh Tây Bắc về PTBV, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh (truyền thống và phi truyền thống), ứng phó hiệu quả với BĐTC.

NỘI DUNG NGHIÊN CƯUCác nội dung nghiên cứu của Chương trình hướng

đến giải quyết các vấn đề, nhu cầu thực tiễn của từng địa phương và toàn vùng Tây Bắc, các doanh nghiệp để phát triển bền vững dựa vào đổi mới sáng tạo và phát huy văn hoá, kinh nghiệm, truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Nội dung 1: Nghiên cứu xác định các luận cứ khoa học và thực tiễn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của Vùng nói chung và các địa phương trong vùng nói riêng, giai đoạn 2021-2030. Gồm có:

i) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp kiến tạo PTBV, bao trùm, ứng phó với BĐTC, thiên tai, biến đổi xã hội, phát huy tiềm năng, thế mạnh, phù hợp với văn hóa, con người, khả năng chống chịu, phục hồi, chịu tải, nhạy cảm, tổn thương hệ sinh thái, môi trường, tài nguyên, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc.

ii) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và giải pháp cho PTBV kinh tế và xã hội, chống chịu tốt với BĐTC.

iii) Nghiên cứu các giải pháp KH&CN thúc đẩy liên kết vùng, gắn kết hữu cơ trong nội vùng cũng như liên kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, và hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 211: HÀ NỘI - 2020

211 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

iv) Nghiên cứu các mô hình và giải pháp phát triển xã hội hài hoà bản sắc các dân tộc, với tự nhiên, an toàn với thiên tai, BĐKH, môi trường và các BĐTC; phát huy và phát triển văn minh sinh thái Tây Bắc để PTBV.

v) Nghiên cứu xác định luận cứ, mô hình, giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng các địa phương vùng Tây Bắc; Bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc; Kết hợp phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đối ngoại với bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc; Nâng cao vai trò hệ thống chính trị các cấp trong bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc.

Nội dung 2: Nghiên cứu thúc đẩy chuyển giao, phát triển và ứng dụng các công nghệ và kết quả đạt được của các đề tài, dự án, nhiệm vụ KH&CN thuộc CTTB giai đoạn 2013-2020 vào thực tiễn sản xuất và phát triển nông-lâm-ngư, công nghiệp và dịch vụ, du lịch, văn hoá, tri thức bản địa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Gồm có:

i) Nghiên cứu các giải pháp nhân rộng công nghệ xử lý cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiết kiệm; các công nghệ mới về năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới nhằm bảo vệ môi trường.

ii) Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy sản và các đặc sản Tây Bắc. Hình thành chuỗi nông – lâm – thủy sản và đặc sản phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho các nông – lâm – thủy sản và đặc sản vùng Tây Bắc. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế biến sâu và xây dựng thị trường cho sản phẩm đặc thù của vùng Tây Bắc.

iii) Nghiên cứu phát triển cây dược liệu và các bài thuốc đông dược, nam dược, triển khai liên kết vùng tạo thành vùng sản xuất và nghiên cứu dược liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất tại Tây Bắc hoặc tại các tỉnh thành khác của Việt Nam cũng như xuất khẩu dược liệu.

iv) Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh hóa, hóa dược, phục vụ sản xuất thuốc đông dược, nam dược, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về các bài thuốc dân tộc, tri thức bản địa và nguồn dược liệu phong phú được phát hiện ở Tây Bắc.

v) Nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra giống cây, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, sức chống chịu tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc.

vi) Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ gắn với chứng nhận chất lượng, xây dựng và quảng bá, phát triển thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

vii) Nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học phát huy và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi, nuôi cấy mô và phát triển công nghệ sinh học tiên tiến phục vụ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp công nghệ cao, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tại các vùng sinh thái đặc thù vùng Tây Bắc.

viii) Nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: phân bón (NPK nhả chậm, phân bón hữu cơ sinh học); chất giữ ẩm, thuốc trừ sâu và các sản phẩm đặc thù khác của Tây Bắc; các sản phẩm sinh - hóa học (sản xuất phân bón hữu cơ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học,...

ix) Nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng chuyển giao công nghệ thông tin, một số công nghệ của CMCN4.0 phục vụ tự động hóa tưới tiêu, giám sát môi trường, thiên tai, BĐKH,...

x) Nghiên cứu xây dụng và khai thác cơ sở dữ liệu tích hợp, Atlas điện tử Tây Bắc phục vụ quản lý và PTBV, ứng phó hiệu quả với BĐTC.

Page 212: HÀ NỘI - 2020

212 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

xi) Nghiên cứu các công nghệ phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng tự nhiên của vùng Tây Bắc (năng lượng mặt trời, địa nhiệt và năng lượng gió) phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, điện năng, an toàn cho phát triển nông - lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch.

xii) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng chuyển giao công nghệ thu hoạch, chế biến tinh, chế biến sâu sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm nông sản, cây ăn quả và dược liệu chủ lực, các loài gia súc và gia cầm, thức ăn cho đại gia súc,... tại vùng Tây Bắc.

xiii) Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Tây Bắc để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm; Ap dụng khoa học công nghệ vào thu hút khách du lịch, quảng bá du lịch đến du khách trong nước và quốc tế.

xiv) Nghiên cứu, phát triển và phát huy giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống nhằm nâng cao thu nhập, thu hút du lịch, bảo vệ môi trường.

xv) Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ chữa bệnh hiện đại đến các bệnh viện tuyến tỉnh nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị cho các bệnh viện tỉnh.

xvi) Phát triển và nhân rộng các mô hình đã được nghiên cứu và thử nghiệm trong giai đoạn 2013-2018.

xvii) Nghiên cứu phát triển các chuyển đổi số đặc thù cho vùng Tây Bắc dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn và dữ liệu.

Nội dung 3. Nghiên cứu phát triển các giải pháp quản lý tổng hợp, hiệu quả, bền vững tài nguyên, thiên nhiên và bảo tồn các hệ sinh thái (HST) đặc thù, ứng phó hiệu quả với thiên tai, BĐKH ở Tây Bắc. Gồm có:

i) Nghiên cứu các giải pháp về công nghệ, quy hoạch khai thác sử dụng sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, kỳ quan, tài nguyên

du lịch để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

ii) Nghiên cứu giải pháp khoa học, cơ chế quản lý trong sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Đà, sông Hồng,... đảm bảo an ninh môi trường, an ninh nguồn nước và ứng phó BĐKH.

iii) Nghiên cứu phát triển các công nghệ giám sát, nâng cao năng lực quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm.

iv) Nghiên cứu giải pháp khoa học cho quản lý tổng hợp liên ngành tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, kỳ quan thiên nhiên, di sản văn hoá các HST miền núi và các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên Tây Bắc phục vụ bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó BĐKH.

v) Nghiên cứu phát triển và ưng dụng các giải pháp công nghệ phục hồi các vùng đất thoái hóa, bạc màu, các diện tích rừng bị suy thoái và các loại hình cảnh quan sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

vi) Nghiên cứu các giải pháp KH&CN giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ứng phó hiệu quả với BĐKH, các kịch bản bất lợi nhất có thể xảy ra.

vii) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ giá thành hợp lý, hiệu quả, phù hợp với điều kiện Tây Bắc để xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải sản xuất, sinh hoạt.

viii) Nghiên cứu các mô hình, giải pháp, công nghệ đảm bảo an ninh phi truyền thống, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước cho vùng Tây Bắc.

Nội dung 4. Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, phát huy nguồn nội lực KH&CN tại Tây Bắc đáp ứng yêu cầu PTBV, bao trùm, ứng phó BĐTC. Gồm có:

i) Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn

Page 213: HÀ NỘI - 2020

213 www.taybac.vnu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ TRONG ĐIỂM CẤP NHA NƯỚC “KHOA HOC VA CÔNG NGHÊ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”

nhân lực, năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý vùng Tây Bắc về kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường, đảm bảo an ninh phi truyền thống, ứng phó hiệu quả với BĐTC.

ii) Nghiên cứu các giải pháp phát huy và phát triển nguồn nội lực KH&CN tại Tây Bắc và hợp tác giữa KH&CN với doanh nghiệp, với hợp tác xã, với các hộ gia đình nội vùng Tây Bắc và với các vùng lân cận và cả nước để PTBV vùng Tây Bắc, ứng phó hiệu quả BĐTC; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN, CMCN 4.0; nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn Tây Bắc trong khuôn khổ của Chương trình.

iii) Nghiên cứu các cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng cán bộ có trình độ cao trên một số lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; Xây dựng sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN từ tỉnh đến huyện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tự chủ của tổ chức KH&CN công lập đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vùng Tây Bắc..

SẢN PHẩM DƯ KIẾN

Sản phẩm dạng I

- Các mô hình kinh tế tuần hoàn, hài hòa thiên nhiên, du lịch bền vững,…

- Các mô hình kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản bền vững, du lịch, dịch vụ.

- Sản phẩm hoàn thiện phục vụ sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa (thuốc đông dược, nam dược, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, phân hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh - hóa, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường, phôi và tinh động vật, con giống, cây giống,…).

- Hệ thống dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất, chế

biến: thức ăn gia súc, phân vi sinh, phân hữu cơ, thuốc đông dược, nam dược, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt,…

- Hệ thống tự động hóa trong nông nghiệp (tưới thông minh, chiếu sáng thông minh, truy xuất nguồn gốc nông sản,…) tạo sản phẩm nông sản an toàn có chất lượng tốt, có thương hiệu và có khả năng xuất khẩu.

- Hệ thống thiết bị bổ sung, lưu giữ nước ngầm và nước mặt;

- Hệ thống giám sát môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước,…

- Hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp, Atlas điện tử Tây Bắc phục vụ quản lý và PTBV, ứng phó hiệu quả với biến đổi toàn cầu.

- Hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời, địa nhiệt và nguồn năng lượng tái tạo khác phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Sản phẩm dạng II

- Luận cứ, mô hình và giải pháp tổng thể phát triển KH&CN và chuyển giao tri thức phục vụ PTBV, đảm bảo an ninh phi truyền thống, ứng phó biến đổi toàn cầu, nâng cao tính bền vững về hệ thống xã hội, hệ thống tự nhiên và hệ thống con người.

- Các giải pháp chuyển giao, phát triển và ứng dụng các công nghệ và kết quả đạt được của các nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình Tây Bắc giai đoạn 2013- 2018 vào thực tiễn sản xuất và phát triển.

- Các giải pháp quản lý tổng hợp, hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các HST đặc thù, ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu ở Tây Bắc.

- Các giải pháp nâng cao năng lực, phát huy nguồn nội lực KH&CN tại Tây bắc đáp ứng yêu cầu PTBV, bao trùm Tây Bắc, ứng phó biến đổi toàn cầu.

Page 214: HÀ NỘI - 2020

214 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KÊT

- Các quy trình công nghệ hoàn thiện trong sản xuất thử nghiệm: phân vi sinh hữu cơ, các chế phẩm sinh - hóa học, dược phẩm.

- Quy trình chế biến và sử dụng bền vững khoáng sản (apatit, đất hiếm,…).

- Quy trình bảo quản và chế biến sau thu hoạch đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và các đặc sản của Tây Bắc.

- Các công nghệ và quy trình bổ sung, lưu giữ nguồn nước, tưới tiêu tiết kiệm.

- Các quy trình sản xuất vật liệu (vật liệu xây dựng không nung, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu xây nhà chống chịu được thiên tai).

- Các hồ sơ thiết kế dây chuyền công nghệ, hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Các nhóm giải pháp khoa học công nghệ về quản lý tài nguyên, môi trường, thiên tai, ứng phó BĐKH.

- Các nhóm giải pháp chính sách, cơ chế về liên kết vùng, hội nhập kinh tế quốc tế, sử dụng hợp lý tài nguyên (đất, nước, rừng, khoáng sản).

- Các quy trình và công nghệ xây dựng mô hình nông-lâm-ngư nghiệp cho địa phương, vùng và tiểu vùng.

- Các mô hình chuyển đổi số đặc thù cho vùng Tây Bắc dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn và dữ liệu.

Sản phẩm dạng III

- Báo cáo tổng kết.

- Sách chuyên khảo.

- Các công bố trong nước, quốc tế, tài liệu tập huấn.

- Các kết quả đào tạo sau đại học.

- Các kết quả đào tạo kỹ thuật trong chuyển giao công nghệ.

- Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

CÁC CHỉ TIÊU ĐÁNH GIÁ

Chỉ tiêu về trình độ khoa học

- 100% đề tài/dự án có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ, hội nghị, hội thảo quốc gia;

- Ít nhất 30% đề tài/dự án có kết quả được công bố quốc tế.

- Ít nhất 20% đề tài/dự án có kết quả công bố sách tham khảo, chuyên khảo.

Chỉ tiêu về ứng dụng thực tiễn

- 100% kết quả cóđịa chỉ ứng dụng, trong đó cóít nhất 50% các công nghệ, chính sách, giải pháp, mô hình đề xuất được chuyển giao cho các cấp có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, viện, trường) để khai thác và sử dụng.

- 50% số nhiệm vụ có mô hình liên kết ứng dụng KH&CN theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân;

- 50% số nhiệm vụ có các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ địa phương thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, KH&CN, tập huấn kỹ thuật cho người dân địa phương.

Chỉ tiêu sở hữu trí tuệ

- 50% số đề tài/dự án có kết quả được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích cho sáng chế).

Chỉ tiêu về đào tạo

- 100% số nhiệm vụ góp phần đào tạo ít nhất là 01 tiến sỹ hoặc 02 thạc sĩ, tập huấn hộ gia đình, cộng đồng về ứng dụng các kết quả KH&CN....

Chỉ tiêu về truyền thông

- 100% số nhiệm vụ thực hiện công tác truyền thông trên các website, báo, đài phát thanh, truyền hình.

Page 215: HÀ NỘI - 2020
Page 216: HÀ NỘI - 2020

Tel: 024 3 7450 164 | fax: 024 3 7450 163Email: [email protected] | Website: www.taybac.vnu.edu.vn

Địa chỉ: Phòng 1001, D2, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội