Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

171
Gương mặt Bình Định qua Ca dao cổ

description

Tác phẩm của Nguyễn Có nghiên cứu về Bình Định qua ca dao cổ.

Transcript of Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

Page 1: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

Gương mặt Bình Địnhqua Ca dao cổ

Page 2: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

Những người tài trợ:+ Đỗ Thanh Hùng - Giám đốc Công ty Bao bì giấy Việt Trung: 5.000.000 đồng+ TS. Nguyễn Thái Thiện: 3.000.000 đồng+ Ngài Mai Ái Trực: 3.000.000 đồng+ GS. Hoàng Chương: 1.000.000 đồng

Page 3: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

Gương mặt Bình Định

NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

NGUYỄN CÓ

Ca Dao Cổ

Page 4: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Page 5: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

5

LỜI THƯA ĐẦU SÁCH

NGUYỄN CÓ

Về “Gương mặt Bình Định” chắc đã có nhiều nhà thơ, nhà văn viết rồi bằng văn vần hoặc văn xuôi.

Còn tôi, trong quá trình học tập, nghiên cứu, đọc sách báo, đôi lúc gặp một số câu ca dao cổ xưa về núi sông, sản vật, thắng cảnh… ở Bình Định quê tôi, tôi thích thú và ghi chép, lưu trữ lại để thỉnh thoảng lúc rỗi rãi đọc lại cho vui, và cũng để nhớ quê hương Bình Định của tôi.

Gặp bạn bè tri kỷ, người đồng hương, tôi đem ra khoe, các bạn đọc cũng thấy thích thú, khuyên tôi nên tiếp tục sưu tầm, phân loại, biên tập lại để in thành sách. Nhưng tôi chưa dám vì nhiều lý do.

Gần đây một số bạn ở thành phố Hồ Chí Minh mang ra cho tôi một số tiền tài trợ in sách “Gương mặt Bình Định qua một số ca dao cổ” để phục vụ bà con đồng hương và những ai ưa thích.

Đó là lý do vì sao tập tài liệu này được ra mắt bạn đọc bà con đồng hương Bình Định và người nào quan tâm.

Page 6: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

6

Về tập tài liệu này tôi thấy còn quá khiêm tốn, chắc còn nhiều câu ca dao cổ hay nữa nói về gương mặt Bình Định mà tôi không đủ sức, đủ thời gian để tiếp tục sưu tập.

Rất mong được quý bạn quan tâm tiếp sức sưu tập, đóng góp ý kiến…

Tập sách này gồm có hai phần: Phần chính gồm có 4 mục:- Mục I: Núi non - sông nước- Mục II: Sản vật - chợ búa - ngành nghề- Mục III: Thắng cảnh - Di tích- Mục IV: Văn hóa - Văn nghệPhần phụ gồm có:- Một số bài văn, bài thơ có liên quan đến Bình

Định.- Một bài tóm tắt về chuyện Chàng Lía; truyện

anh hùng liệt sĩ Ngô Mây, truyện cô Thông Tằm.Cuối cùng xin có đôi lời cảm tạ: quý vị có bài

viết, bài trích, quý nhà tài trợ, quý cá nhân hoặc tổ chức giúp cho việc biên soạn, in ấn, quý bà con đồng hương, bạn hữu đã động viên, khích lệ và thưởng thức.

Xin đa tạ!Hà Nội - Mùa hoa phượng đỏ rực bầu trời

Page 7: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

7

NGUYỄN CÓNHÀ GIÁO LÃO THÀNH

HẾT LÒNG VÌ QUÊ HƯƠNG

GS HOÀNG CHƯƠNG

Tôi quen nhà giáo Nguyễn Có khi ông còn ở tuổi 70, đến nay ông đã bước vào tuổi 90 - tuổi xưa nay hiếm. Thời gian làm cho ông có già yếu hơn, tai nặng hơn, bước đi chậm chạp hơn, nhưng tấm lòng yêu quê hương Bình Định của ông chưa hề giảm sút.

“Nợ đời còn nợ sớm chiềuHướng về quê mẹ thân yêu mặn nồng”

(Nguyễn Có)Tuy sống ở Hà Nội, nhưng ông không bỏ một

buổi sinh hoạt đồng hương nào từ cấp xã đến cấp tỉnh và cũng không bỏ sót một câu ca dao, câu tục ngữ nào nói về Bình Định. Dường như ông đã thuộc cả quyển dân ca miền Nam Trung bộ của tôi (1963). Từ nguồn tư liệu này, ông tiếp tục sưu tầm để rồi hợp tác với tôi ra quyển sách “Bài chòi và dân ca

Page 8: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

8

Bình Định” năm 2000. Không có một cuộc sinh hoạt học thuật nào của chúng tôi mà không có mặt ông. Ông ngồi tập trung nghe như một học trò ở lớp. Ông khát khao tri thức như vậy đó. Nhiều người mới gặp ông thấy người ông nhỏ bé, ăn mặc không sang trọng, nói năng nhỏ nhẹ lại nghễnh ngãng nên có thể ngỡ là ông già nông dân nghèo nào đó, nhưng có biết đâu, ông là một nhà giáo nổi tiếng một thời ở các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, nơi Bác Hồ đã nhiều lần tới thăm. Ông là thầy của rất nhiều tài năng, nhiều cán bộ cao cấp như nguyên UVBCT, Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được, Trung tướng Trương Quang Khánh, nguyên UVTƯ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Mai Ái Trực… Các vị này thỉnh thoảng lại mời thầy Có tới chơi hoặc gửi cho thầy một ít tiền để bồi dưỡng sức khỏe hoặc giúp thấy in sách. Vì ít tiền nên sách ông viết ra tới hàng trăm trang nhưng chỉ in nội bộ chừng ba bốn chục quyển để kỉ niệm và tặng người thân. Ông thích viết về xứ dừa quê ông và viết về tấm gương người tốt việc tốt trong ngành giáo dục của mình. Một nhà giáo đầy công lao nhưng hai lần bầu nhà giáo ưu tú ông đều thiếu một phiếu. Ông không buồn cho mình mà buồn cho đời sao lúc nào cũng bất công.

Page 9: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

9

Nhà giáo Nguyễn Có rất mê đọc Tạp chí Văn hiến Việt Nam nên cứ tháng tháng ông đi bộ tới nhà tôi để xin báo. Xin nhiều quá, ông ngại nên làm bài thơ bày tỏ cảnh ngộ của mình:

Mê Văn hiến, nhưng không có tiền mua Văn hiến…

Mà xin hoài thì ngượng quá thôi!Cảnh nghèo ai thấu cho tôi…Để kỉ niệm tuổi 90, nhà giáo Nguyễn Có sưu

tầm những bài ca dao nói về cảnh đẹp Bình Định. Trong đó ông sưu tầm được khá nhiều ảnh đẹp về Tháp Chàm, về chùa chiền, sông núi Bình Định, lại kèm theo một số tư liệu về Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) ở Bình Định.

Đọc bản thảo, tôi xúc động và đánh giá cao tấm lòng của một nhà giáo nghèo cao niên. Bởi có biết bao người có tiền, có lực thậm chí thừa sức làm những việc tuyên truyền, quảng bá quê hương mình, nhưng có chịu làm đâu. Vì vậy mà tôi đánh giá cao quyển sách nhỏ này của nhà giáo lão thành Nguyễn Có và xin giới thiệu với bạn đọc xa gần.

Hà Nội, tháng 5/2013

Page 10: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

10

Page 11: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

11

Phần I

GƯƠNG MẶT BÌNH ĐỊNH QUA CA DAO CỔ

MỤC I: NÚI NON, SÔNG NƯỚCBình Định cổ xưa là một dải đất ven biển miền

Nam Trung bộ. Đây là một tỉnh đất không rộng, người không đông, nhưng lại có một kho tàng văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng khá phong phú.

Qua ca dao cổ, ta có thể thấy phần nào gương mặt cổ xưa của Bình Định. Trước hết về mặt địa lý, núi non, sông nước.

1. Núi nonBình Định phía Đông giáp biển cả trời nước

một màu. Ba mặt: Tây, Bắc, Nam giáp núi đèo, làm ranh giới tự nhiên cho tỉnh nhà với các tỉnh bạn: Phía Bắc có đèo Bình Đê mà trước gọi là đèo Bến Đá, làm ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi:

Trung quân vương, Bến Đá trở raHiếu phụ mẫu, Bồ Đề trở lạiNgày xưa, người Bình Định, ngoài việc đi lính

và làm quan, ít ai ra khỏi đèo Bến Đá, chỉ có người

Page 12: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

12

đi lính, hoặc làm quan mới ra khỏi đèo Bến Đá mà thôi.

Phía Nam ngăn cách với tỉnh Phú Yên là đèo Cù Mông. Đèo Cù Mông nằm gần biển, tuy không dốc như đèo An Khê nhưng dài và quanh co, khó đi, hiểm trở. Nơi đây xưa kia tiêu điều vắng vẻ, nước độc, ma thiêng. Cho nên cực chẳng đã người Bình Định mới qua lại lên xuống. Ca dao có câu:

Tiếng ai than khóc nỉ nonVợ chàng lính thú lên hòn Cù MôngNhưng đến lúc vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc)

lên ngôi, việc đối xử với quân lính được chu đáo nên có câu:

Ơn vua Thái Đức chí tìnhCù Mông vắng vẻ nhưng mình vẫn vuiPhía Tây Bình Định, núi non trùng điệp, hiểm

trở và thuộc hệ thống dãy Trường Sơn.Dãy Trường Sơn chẳng khác một cây đại thụ

nằm vắt ngang ở mặt phía tây, và nứt ra nhiều nhánh, nhiều ngóc, lớp thẳng xuống phía Đông, lớp chạy xiêng xiêng vô Đông Nam. Khi thấp, khi cao, khi đứt, khi nối. Nổi tiếng phải kể đến hòn Tổng Dinh, thế rất hiểm, rất hùng. Đó là mật khu của nghĩa quân Cần Vương thuở trước do anh hùng Mai Xuân Thưởng chỉ huy và các danh tướng Tăng Bạt Hổ…

Page 13: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

13

Mây chiều quấn quýt hòn DinhNhớ Tăng tổng trấn hết tình cứu dânNon sông chưa sạch bụi trầnNắng mưa bao quản tấm thân quê ngườiTre tàn còn có măng tươiGương xưa còn tỏ còn người noi gương.Ngoài ra còn có dãy Kim Sơn, có nhiều ngọn

cao, lớn, hiểm yếu. Ở đây có dãy núi đứng nghiêng nghiêng về phía Tây Nam, hình giống như đàn bà vừa “đi việc cần” xong đứng dậy, tay còn xách quần, nên người dân địa phương còn gọi là núi “xách quần” và đặt ra câu hát rằng:

Xứ em có núi xách quầnLấy ai thì lấy, em đừng lanh chanhYêu anh thì giữ lấy anhEm đừng ăn tỏi, chê hành là hôiXách quần chạy ngược chạy xuôiChạy mỏi cẳng rồi, đứng lại bơ vơTrên đầu mây kéo bạc phơDưới chân nước chảy lững lờ về ĐôngỞ đây có nhiều dãy núi ngọn núi cao, nổi

danh như dãy núi Tây Sơn, nơi phát tích của nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của ba danh tướng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, có hòn ông Bình, hòn ông Nhạc, hòn Nghiên, hòn Bút:

Page 14: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

14

Trên non có nướcGắng bước mà lênNước non còn nợ chớ quênLòng trung với nước, gan bền cùng nonTrời tây mây kéo hoàng hônBiển Đông thấp thoáng bóng dồn bình minhNghiên non mài sáng lung linhBút tuôn hàng nhạn chép tình nước nonCũng phải kể thêm ngọn Kim Sơn, sắc xanh

mịt mịt và trông vẻ ngang ngạnh:Nghênh ngang kìa ngọn Kim SơnTình chung đất nước, không sờn nắng mưaCòn Hòn Kiền thì không cao lắm, nhưng rậm

rạp. Trên núi mọc toàn gỗ kiền kiền là một thứ danh mộc quý giá:

Bằng lăng tốt gỗ dễ cưaSo tài lương đống còn thua kiền kiền.Phía Tây đèo Phú Quý, về phía đường quốc lộ

19, có một hòn núi trọc, hình giống như con cóc ngồi le lưỡi, tục gọi là Hòn Cóc:

Đời sanh ra cóc làm chiLộc trời liếm sạch lấy gì nuôi dânCòn một hòn núi nữa gọi là Hòn Ông, đứng

giữa dãy núi Nam Sơn, chung quanh núi non la liệt, khói quyện mây tuôn, cảnh trí tuyệt đẹp. Chung quanh Hòn Ông có nhiều núi cao và có danh như hòn Bà Cương, tục gọi là Hòn Bà:

Page 15: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

15

Hòn Ông đứng trong Hòn BàChồng cao, vợ thấp đôi đà xứng đôiTrên đây chỉ ghi lại những tên núi có danh còn

lưu lại trong ca dao. Còn bao nhiêu núi non hùng vĩ, tươi đẹp khác không kể hết.

2. Còn về mặt sông nước thì sao?Bình Định có nhiều sông, suối, đầm…Về sông: Bình Định có 2 con sông lớn. Đó là

sông Côn ở phía Nam và sông Lại Giang ở phía Bắc.Sông Côn là một con sông dài hơn 60km, phát

nguyên từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua các huyện Bình Khê, An Nhơn, Tuy Phước rồi đổ vào đầm Thị Nại:

Nước sông Côn chảy về Đồng LạcChảy sang Thiện Hạc, chảy xuống Thạch ĐềAi về nhắn với Bình KhêSao không giữ nước để nó về Văn Phong (An

Nhơn)Dòng sông La Vĩ, tức là sông Gò Găng, một

nhánh của sông Côn:Dòng sông La Vĩ dài đằng đẵngBàu nước Nam An rộng thênh thangThành xưa Bình Định hữu tìnhHỏi thăm ông Hậu bỏ mình vì ai?Còn một nhánh sông quan trọng của sông Côn

là sông Thạch Yển (nghĩa là đập xây bằng đá),

Page 16: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

16

nhưng người dân địa phương thường gọi là sông Đập Đá.

Em về Đập Đá quê chaGò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồngvà Anh về Đập Đá đưa đòTrước đưa quan khách, sau dò ý emAnh về Đập Đá, Gò GăngĐể em kéo vải sáng trăng một mình.Nước sông Côn rất trong, cho nên có câu:Nước sông trongDù lòng dâu bểTiếng anh hùngTạc để ngàn thuXa xa con én liệng mùTiềm long hỏi chốn, vân du đợi ngày.Người dân ở đây có nghề làm bún Song Thần.

Lấy nước sông Côn mà làm bún được tốt, còn lấy nước khác làm bún thì thường thường bún bị hỏng:

Nước trong thời bún mới trongTình anh bạc bẽo vì lòng anh đen.Thói thường hễ nước trong thì ít cá. Nhưng

nước sông Côn thật trong mà nhiều cá mới lạ. Nhất là cá chép:

Côn giang cá chép mép sonLại giang cá bống trắng non vóc ngà

Page 17: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

17

Cù giang chiếc lá trôi vàngTưởng bầy cá chép Côn giang sững sờSông Lại Giang: Sông Lại Giang có 2 nguồn:

nguồn từ núi rừng Ba Tơ, Quảng Ngãi, chảy vào và một nguồn từ Kim Sơn chảy ra. Do đó có câu:

Nước nguồn hai ngọn giao chiBồng Sơn hai huyện thiếu gì vợ anhvà Nước Ba Tơ chảy về Bình ĐịnhNhắn bạn thân tình, tránh nịnh chớ theo(nịnh đây ám chỉ Nguyễn Thân, kẻ đã theo giặc

Pháp đàn áp phong trào Cần Vương).Sông Lại Giang dài độ bốn chục cây số, chạy

qua các huyện An Lão, Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ…

Về mùa nắng, sông nước Lại Giang lênh láng còn mùa mưa thì lại cạn, khác với sông Côn mùa mưa lại lênh láng, mùa nắng thì lại cạn kiệt:

Nước Lại Giang mênh mang mùa nắngDòng sông Côn lai láng mùa mưaSông Lại Giang có cá bống ngon nổi tiếng. Còn

sông Côn lại có con cá chép nổi danh.Về mùa nước trên sông Lại Giang có những bờ

xe nước để lấy nước đưa vào ruộng:Ngồi buồn nhớ cảnh bờ xeNhớ nước dừa nạo, nhớ chè đường non

Page 18: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

18

Nhớ nồi cá nục y conThịt heo cắt khúc, lòng còn ước mơNgoài hai con sông lớn nói trên, Bình Định còn

có những suối, đầm nổi tiếng.Trước hết nói về suối Từ Bi. Gọi là suối Từ Bi

vì hai bên bờ suối có giống cây gọi là Từ Bi mọc đầy. Phong cảnh không có gì đặc biệt, nhưng danh được truyền vì mấy câu ca dao ngậm chứa một nỗi niềm cay đắng, vừa thống thiết, vừa oán thán:

Củ lang Đồng PhóĐỗ phộng Hà NhungChàng bòn, thiếp mótĐổ chung một gùiChẳng qua duyên nợ sụt sùiChàng giận, cháng đá cái gùi thiếp điChim kêu dưới suối Từ BiNghĩa nhân còn bỏ huống chi cái gùi.Tiếp đến là suối Đá Dàn. Suối Đá Dàn cũng

không có kỳ nham, quái thạch gì nhưng có danh là nhờ câu ca dao ý nhiệm, tình thâm:

Chim kêu dưới suối Đá DànEm còn chút mẹ, cậy chàng viếng thămhoặc câu:Ai lên thăm suối Đá DànĐể lòng tưởng nhớ can tràng người xưa

Page 19: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

19

Người xưa đây là anh hùng Mai Xuân Thưởng khi bị thực dân Pháp sát hại vẫn còn mẹ già.

Còn đây là Suối Đục đụt mưaChẳng duyên thì nợ gió đưa gặp nàngTứ bề ruộng vắng, gò hoangCho đây gửi chút can tràng được chăng?- Giữa đường không tiện nói năngXửng mưa cùng xuống Gò Găng tự tìnhGò Găng có chợ, có đìnhNgười quen thấy mặt, thần minh chứng lờiCòn khi gặp nắng thì:- Trời mưa không quán, không nhàBờ tre suối Đụt đôi ta cùng ngồiChờ cho ráo hột mồ hôiCầm tay tỏ thiệt rằng tôi yêu mình- Yêu nhau thì mối thì manhTình trao cát trắng, rau xanh tốt gìCòn về đầm thì có:1. Đầm Đạm Thủy (còn gọi là đầm Nước Ngọt)Đầm Nước Ngọt một nửa thuộc địa phận Phù

Mỹ, một nửa thuộc Phù Cát. Gọi là đầm nước ngọt, nhưng nước không ngọt mà lại mặn, nước đầm có thể lấy làm muối được. Nhưng chẳng phải riêng gì đầm này mới có sự trái ngược như thế. Ở Hoài Nhơn, có một cái cầu gọi là cầu Nước Mặn. Nhưng nước dưới cầu không mặn mà lại ngọt. Dựa vào chỗ danh không đi với thực, nên bạn gái thường hát đố bạn trai:

Page 20: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

20

- Tiếng đồn chàng hay chữTài ngang tú, cửLại đây em hỏi thử đôi câu:Ngọt ngay nước chảy dưới cầuGọi “Cầu Nước Mặn”, cớ bởi đâu hỡi chàng?Lâm thế bí, bên trai bằng mượn “đầm Nước

Ngọt” để gỡ:- Thật thà là thói hồng nhanĂn xuôi, nói ngược thế gian lạ gìMặn chằng nước vũng Đề GiGọi “đầm Nước Ngọt” là gì hỡi em!Đầm Nước Ngọt có rất nhiều cá, có lẽ nhiều

hơn tất cả các đầm. Cá ngon nhất là cá làm gỏi. Cho nên có người nói: Đến Đề Gi mà không ăn gỏi cá thì cũng như đến Thủ Đức, đến chợ Huyện (Tuy Phước) mà không ăn nem, coi như không đến”. Vì đầm Nước Ngọt cũng thường gọi là Vũng Đề Gi.

2. Đầm Thị Nại:Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định.

Đầm rộng trên ba nghìn mẫu tây. Bề dài từ Bắc vào Nam có đến 12 - 13 cây số. Bề ngang từ Tây xuống Đông phỏng chừng 3 - 4 cây số. Nước đầm chảy ra cửa Quy Nhơn. Đầm Thị Nại cũng có rất nhiều cá. Cá ngon không thua cá Nước Ngọt. Có tiếng ngon nhất là cá nục. Giống cá này có nhiều thứ. Được ưa chuộng nhiều nhất là cá Nục Vọng. Bị hắt hủi nhất

Page 21: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

21

là cá Nục Gai. Để bênh cho cá Nục Gai, các chợ bán cá vừa bán, vừa hát:

Cá Nục Gai bằng hai cá Nục VọngVợ chồng nghĩa trọngNhơn ngãi tình thâmXa nhau muôn gặm cũng tầmGặp nhau hớn hở tay cầm, lời traoĐầm Thị Nại chẳng những có nhiều cá mà còn

có nhiều hải sản khác: tôm, cua, vễnh, ruốc…- Mong về xứ sở Vinh QuangĂn canh cua bấy, tôm rang thỏa tìnhHai xóm Quang Hiển, Quang MinhĂn cá lá nướng, cá kình nấu chua- Ăn chả tôm bạc, thịt nạc đố bằngCá Hanh nấu ám, cá Rằn nướng khoTôm cỏ lột, tôm rằn bấyTrông thấy đã ngonKho tiêu cá thệ thì còn nói chiĂn vào một miếng mê liNgười già thích hợp, sánh chi cho bằng- Vễnh Bình ThớiRuốc Cồn ChimỞ xa ngàn dặm cũng tìm tới muaNgoài hai đầm lớn kể trên, Bình Định còn nhiều

ao, bàu mà đáng kể nhất là: Giao Trì (tục gọi là Ao Cá Sấu), Ngạc Đảm (tục gọi là Bàu Sấu).

Page 22: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

22

MỤC II: SẢN VẬT - CHỢ BÚA NGÀNH NGHỀSản vật Bình Định rất phong phú đa dạng và

đặc biệt1. Trước hết nói về dừaCả tỉnh Bình Định đều có dừa, nhưng nơi nhiều

dừa nhất là Tam Quan. Dừa Tam Quan đã đi vào thơ ca, ca dao: “Tam quan bóng mát xanh um vườn dừa”. Dừa Tam Quan mọc thành rừng, nhiều đến nỗi người ta không thể nào tưới nước cho dừa được.

Công đâu công uổng công thừaCông đâu xách nước tưới dừa Tam QuanCông đâu công uổng công hoangCông đâu gánh nước Tam Quan tưới dừaDừa dùng để chế biến nhiều thức ăn: Kẹo dừa,

bánh tráng dừa, mứt dừa, dầu dừa… Dầu dừa khi xưa các cô gái thường dùng để chải tóc cho trơn cho mượt, cho thơm:

Mài dừa đạp cám cho nhanhLấy dầu mà chải tóc anh tóc nàngMài dừa dưới ánh trăng vàngLấy dầu mà chải tóc nàng tóc anh.Mài dừa, đạp cám là công việc rất nặng nhọc,

nhưng cũng rất thi vị, tình tứ:- Tam Quan ngọt nước dừa xiêmCha từ, mẹ bỏ vẫn tìm theo anh

Page 23: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

23

- Ai về Bình Định ban trưaDừng chân uống bát nước dừa Tam Quan- Nước dừa ngọt lắm ai ơiUống vào một ngụm thấy đời thêm tươiĐó là nước dừa, còn cơm dừa thì:- Cơm dừa thơm béo quê nhàNấu canh khó cá đậm đà tình quêCòn xơ dừa, thân dừa thì:- Xơ dừa xe võng ru emThân dừa cột võng đêm đêm ngắm trời2. Ở Bình Định có nhiều ngành nghề phục vụ

cho đời sống bà con trong tỉnh và các nơi khácTrước hết xin nói về nghề xe dây dừa để làm

dây neo tàu ghe, làm võng ru em, làm thảm…- Thân em về ở xóm dâyCon thì bồng khế, chồng quây suốt ngày 1

Sáng ra đi võng, tối về lại xe.- Chồng để về nuôi vịt, nuôi côngƯng chi anh cạo gáo trên gông dưới cùm 2

3. Bình Định còn có những của ngon, vật lạ đồi dào:

1. Bồng khế: Khế là dụng cụ dùng để xe dây dừa, giống như quả khế; Quây: Động tác xe dây dừa

2. Trên gông, dưới cùm: Người cạo gáo dừa thường gác cái thang trên phía đầu (giống như cái gông) trên thang đế chiếu hoặc cái nong cho khỏi nắng, hai chân kẹp sọ dừa để cạo giống như bị cùm.

Page 24: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

24

Ới bà con cô bácHãy nghe đây của lạ, vật ngonNày mĩ vị yến sào Tuy PhướcBún song thần Nhơn Phước cao lương- Dày cơm nước ngọt tựa đườngDừa xiêm khắp tỉnh phải nhường Tam Quan- Trái ngọt thanh đại ân xoài ngựCá thịt thơm kẻ thử, vùng nồmĐề gì món gỏi cá cơmVừa ăn, vừa thưởng gió nam thêm ghiền- Lẫu sanh cầm Bàu Sen nhân hậuLương ngã tư (?) um với măng vòi- Thú rùng ngon thịt hai nơiNúi Bà thứ nhất, nhì thời Đầm Vơi!- Nước mắm nhĩ Gò Bồi tuyệt hảoMật ong rừng An Lão sơn trânCủa ngon vật lạ tuyệt trầnKể sao cho hết đâu chỉ có ngần ấy thôi- Lụa Phú Phong nên duyên nên nợNón Gò Găng khắp chợ mến thươngÁo hồng, quần tía vấn vươngNghiêng nghiêng chiếc nón, gió sương quản gì- Đầm Châu Trúc nước xanh biêng biếcGạch cua tôm chi xiết mặn nồngChình mun nằm sát đáy sôngSài Gòn, Hà Nội, Hồng Kông cũng thèm

Page 25: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

25

- Sông Dinh dòng nước trong ngầnRừng An Lão có mấy tầng dây tiêuHạt tiêu nho nhỏ đáng yêuCay cay đón khách, khách đều mến ưaThân em duyên dáng từ xưaCàng cay càng thấm, càng vừa ý anh.4. Còn đây là một ngành nghề của ngư dân:- Bình Định có đầm Quy NhơnNgư dân sinh sống có trăm thứ nghềĐi thì nhớ, ở thì mêDễ làm, dễ sống, nghề nghề no vuiTừ Lạc Điền, xuống tận Hóc Hồi Sáo dời, sáo đất, ngược xuôi đăng hàng Từ Hưng Thịnh đến Vinh QuangRuộng muối, bờ cá hàng ngàn dặm xaTừ Thới Bình qua Khe NhàNghề nò, nghề đón, nghề chà biết baoVinh Quang: Lưới, xiết, tủ, ngaoChồ, thuyền, tủ xúc nghề nào cũng vui- Kể sao cho hết quê tôiMắm ngon thượng hạng Gò Bồi nổi danhTừ Qui Nhơn ra tận Cù Lao XanhNgày ngày thấp thoáng thuyền mành ra khơiPhương Mai có hang yến, hang dơiÌ ầm sóng vỗ rợp trời chim bay.

Page 26: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

26

5. Ngoài ra còn các nghề khác: làm nón, đặc biệt là nón ngựa (ở Gò Găng), dệt lãnh, lụa (ở An Thái), làm nước mắm (ở Tam Quan, Gò Bồi), hái chè (ở Hòa Đại), dệt chiếu…

- Anh về Hòa Đại hái chèBỏ cây cam mật sau hè ai trôngAnh về Bình Định thăm nhàTháng hai trở lại, tháng ba cưới nàngCưới nàng đôi nón Gò GăngXấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn- Anh về dưới vạn Gò BồiBán mắm, bán cá, lần hồi cưới con- Nón ngựa Gò GăngBún song thần An TháiLụa đậu ba An NgãiXoài tương chín Hưng Long - Anh về Bồ Địch, Giếng VuôngChiếu che bốn vách còn buồn nỗi chi? 6. Ở Bình Định, ngành nghề, sản vật phong

phú như vậy nên việc buôn bán cũng rất phát triển: Buôn ghe, buôn chợ…

Trước hết nói về buôn ghe:- Ngó ra ngoài biển tăm tămThấy ghe anh chạy có năm mái chèoKhi nào không gió anh neoChờ cho gió lại, mở lèo anh đi

Page 27: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

27

Anh đi nước ngọt Đề GiXông pha sóng gió kể chi nam, nồm.- Xin bà thổi ngọn gió đôngCho ghe tôi chạy, cho chồng Bà lên 3

Việc giao thương, buôn bán đường biển rất phức tạp, phải biết chỗ nào có gành, có đá, thường có sóng to, gió lớn phải tránh, chỗ nào có cửa biển, cửa sông để vào mua bán hàng hóa, tiếp tế lương thực, thực phẩm. Do vậy bà con đặt ra những câu hát, bài ca về các địa danh cần ghi nhớ để giúp cho bạn ghe bầu học thuộc lòng:

Vát ra thấy múi Sa HoàngKìa là Bù Nú, Tam Quan nhiều dừa Gặp nhau chưa nói đã cườiKìa là An Dũ, thật nơi Lò GhèĐông trên nước bấc đáng ghêNúi Hương, Gạch Trọc, dựa kề Lộ GiaoNgó qua thấy rạng khô khaoVác mặt trông vào cửa cạn Hà RaBàu Bàng, Gành Mét bao xaKim Dung, Bờ Đập, tránh mà Lố ÔngNgửa mặt xem thấy Vĩ RồngHòn Lan, nước ngọt, tránh lần Hòn KhôNhắm chừng Suối Búng, Vũng Tô

3. Bà: Đây là Bà Vọng Phu

Page 28: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

28

Ông ầm nằm đó, xác to ì ìVọng Phu, tích cũ còn ghiNgồi trên Kẻ Thử tay thì bồng conNghìn xưa hẹn ước, thề nonMình khô hóa đá lòng son để đờiVũng Nồm, Vũng Bấc xem chơiHòn Thia khơi rồi lại gần Cỏ, Cân.Nam lò Eo Vượt rần rầnSan Hô, Mũi Mác, đến gần Phương MaiCửa Dã có hòn án ngoàiCác lái thuyền chài đều gọi Lao Xanh…Còn sau thì buôn chợ. Chợ ở Bình Định khá

nhiều, hàng hóa bán buôn rất phong phú, dồi dào:Đi chợ, ới chị em đi chợChợ nào thú vị bằng chợ Gò Tôm kho cá trọng, thịt bò thịt heoÊ hề bánh ướt, bánh xèoBánh khô, bánh nổ, bánh bèo liên uCòn như cá chép, cá thuCá ngừ, cá gỏi, cá chù thiệt ngonLá gai bánh ít, bánh bònNem chua, chả mực, trà đường ủ êKể ra cho hết chớ nềThiên hồ, vạn hải quý thầy nghe chơiNgó ra ngoài chợ, bán những trạnh càyRoi mây, gáo, vá, dép giày nghênh ngang

Page 29: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

29

Kể thêm mấy thứ xoàng xoàngBắp ranh, cử đổ, đục, chàng, kéo daoXem qua chẳng thiếu thứ nàoQuảng Nam, Quảng Ngãi cũng ào mà vô…Đó là chợ phiên Gò Chàm, một phiên chợ lớn nhất

của tỉnh nhà. Còn biết bao là chợ huyện, chợ làng khác:- Đồi đàng ở Dã lên thànhCầu Chàm, An Thái, An Hành, Phù LyLần về Làng Cả, Cây ĐaGò Găng, Đập Đá, ngó qua Quán ChùaBình Dương kẻ bán người muaMua rồi tính toán hơn thua Chợ GòĐôi ta dừng lại hẹn hòBước qua Cầu Vợi, bến đò Lại GiangChợ Đổ, chợ Bông, chợ HàngBồ Đề, Bến Đá đổi đàng còn lâuTam Quan có một cái cầuLần kề xuống Vạn thấy lầu ông TâyTiếng đồn Chợ Cát, chợ Mới gần đâyChợ Ân, Cầu Lỡ hàng dây thiếu gìBuồn tình cất gánh ra điBâng khuâng nhớ bạn, bạn thì nhớ ai?...Bình Định là đất thuần nông cũng như cả nước

ta thủa trước. Nhân dân lấy việc làm nông là chính đúng như câu “Quốc dĩ nông vi bản”. Bà con làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, nuôi gà, vịt, nuôi heo…

Page 30: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

30

- Rủ nhau đi cấy lấy côngRuộng soi cấy trước, ruộng đồng cấy sau 4

Cấy mau về cuốc vườn rauCho con trẻ bú, tưới rau, tưới trầu- Ra đi anh đã dặn dòRuộng gộc thì cấy, ruộng gò thì gieo 5

- Anh về Bình Định chi lâuBỏ em ở lại hái dâu một mình- Làm xe đưa nước lên đồng 6

Bà con no ấm thần nông vui cườiRuộng rộc thì cấy lúa trì 7

Đất gò, đất rẫy, trồng mì, trồng lang- Đường đi cát nhỏ lăm tămEm về Bình Định nuôi tằm kéo tơ.- Ruộng An Nhơn mỗi sào ba tạLúa Tuy Phước năm giạ một sào 8

Anh về đắp đập đào ao

4. Ruộng soi: Ruộng bãi, gần bờ sông hoặc bờ suối5. Ruộng gộc: Ruộng trũng 6. Xe: gồng nước, dụng cụ như bánh xe dùng để đưa

nước sông, nước suối lên ruộng7. Lúa trì: Lúa dài ngày 8. Giạ: Đơn vị đo lương (độ 4kg) dùng để đong lúa,

gạo bắp

Page 31: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

31

Ruộng Song Trung anh cấy rẻ, ruộng ông Đào anh lĩnh canh 9

Cầu cho mưa thuận gió lànhLúa vàng nặng hạt, ruộng anh được mùa- Trăng rằm đã tỏ lại trònCủ lang Phù Mỹ đã ngon lại bùiAnh về dưới Dã hồi hômGánh phân đổ ruộng gió nồm bay lên- Sông Dinh dòng nước trong ngầnRừng xanh An Lão mấy tầng dây tiêuHạt tiêu nho nhỏ đáng yêuCay cay đón khách, khách đều mến ưaThân em duyên dáng từ xưaCàng cay càng thấm, càng vừa ý anh- Ngó lên đất đỏ nhiều khoaiNgó xuống đồng xoài nhiều mía, nhiều tranhNgó về đồng cọ lúa xanhPhú Điềm, Phú Cốc, Mỹ Phong cau nhiều- Quảng Nam nổi tiếng lòn bonChà viên Bình Định vừa ngon vừa lành 10

Chín mùi da vẫn tươi xanhMùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn9. Ruộng Song Trung: Ruộng của vua nhà Nguyễn

cấp cho 2 người trung thành với vua là: Võ Tánh, Ngô Tùng Châu; Ruộng ông Đào: Ruộng cấp cho Đào Duy Từ (đệ nhất công thần triều Nguyễn).

10. Chà viên: Một thứ trái cây thường có ở Bình Khê, An Khê

Page 32: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

32

- Tam Quan ít mít nhiều dừaNhiều cô gái đẹp mà chưa có chồng.Qua đây, ta thấy nông sản ở Bình Định thật dồi

dào: Có lúa, có dừa, có cau, có mít… không thiếu thứ gì…

MỤC III: THẮNG CẢNH - DI TÍCHBình Định có nhiều thắng cảnh và di tích nổi tiếng.- Bình Định có núi Lan SơnCó đầm Đạm Thủy nước rờn rờn xanhCó cây, có cá, có tìnhTrời mây bốn mặt có mình ở trong- Bình Định có núi Vọng PhuCó đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh 11 Có Cân, có Cỏ, có Gành 12

Có non, có nước, có mình, có taỞ đây ta thấy cảnh và tình luôn quyện vào nhau1. Núi vọng phuTrước hết nói về núi Vọng Phu, có nơi gọi là

đá Vọng Phu. Đá Vọng Phu ở trong dãy núi Bà, thuộc huyện Phù Cát. Đó là một hòn đá xanh cao, to mọc đứng trên ngọn núi cao, ở ngoài khơi trông

11. Cù Lao Xanh: Tên hòn đảo trước mặt cửa biển Qui Nhơn.

12. Cân, Cỏ: tức là hòn Cân, hòn Cỏ, hai hòn đảo nhỏ ngoài biển thuộc huyện Tuy Phước. Gành: tức là Gành Ráng (thuộc thành phố Qui Nhơn)

Page 33: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

33

vào giống như hình một người đàn bà dắt đứa con nhìn đăm đăm ra biển cả như đợi, như trông ai đó.

Đá Vọng Phu ghi lại sự tích một mối tình éo le. Vợ chồng là hai anh em ruột, vì xa cách nhau quá nhiều năm tháng không nhận ra nhau nên lấy nhau. Đến khi người chồng nhận biết vợ mình chính là em gái mình thì lòng như thiêu, như đốt, nhưng không dám lộ cho vợ biết, vì không muốn cho vợ biết sự tình éo le như vậy, nên bỏ xuống ghe ra đi biền biệt. Người vợ ở nhà trông mãi không thấy chồng về, nên dắt con lên núi đứng ngóng ra biển, trông chờ chồng, lâu ngày hóa đá.

- Xin Bà thổi ngọn gió đôngCho ghe tôi chạy, cho chồng Bà lênỞ Bình Định có những di tích đặc biệt ít nơi

nào có.2. Trước hết là Thành CựuThành Cựu có tháp Cánh TiênCó chùa Thập Tháp, có phiên Gò ChàmThành Cựu tức là thành cũ hay là thành Đồ Bàn.

Thành Đồ Bàn thuộc huyện An Nhơn do vua Chiêm Thành xây vào thế kỷ thứ X. Tường xây bằng gạch, mặt hướng về Nam, chu vi hơn mười dặm, có bốn cửa kiến trúc rất kiên cố. Bên trong có dựng tháp làm bảo chứng. Bên ngoài có dẫy đồi Kim Sơn làm cánh cửa che cửa tây, có núi Tiên Cốt làm tiền án

Page 34: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

34

và gò Thập Tháp yểm hậu. Ngoài xa nữa có núi non trùng điệp, sông quanh co, biển bát ngát thật là hùng vĩ, thật là hiểm trở.

Qua thời gian, thành Đồ Bàn được sửa sang và được gọi là thành Hoàng Đế (thời Nguyễn Nhạc) và thành Bình Định (thời Nguyễn Ánh).

Thành Đồ Bàn còn ghi lại một sự kiện lịch sử. Đó là việc Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm, vì non sông mà phải vào đây chung sống với người khác giống nòi.

Nước non nghìn dặm ra đi..Mối tình chi?Mượn màu son phấnĐền nợ Ô, Ly…Xót xa vì đương độ xuân thì…Nghĩ đến tình cảnh công chúa Huyền Trân, ở

địa phương có câu:Má hồng đền nợ quân vươngNhững tay chống đỡ miếu đường là ai?Qua nhiều lần dâu, biển, đến thời Gia Long

thành Đồ Bàn bị triệt hạ để xây thành mới gọi là thành Bình Định.

Đến nay thành Bình Định không còn vết tích gì. Vì trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến”, thành Bình Định đã bị san bằng.

Page 35: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

35

Về Thành Đồ Bàn, nhiều tao nhân, mặc khách qua đây đã cảm tác, viết lên những dòng thơ hoài cảm, phần lớn viết bằng chữ Hán.

Xin ghi lại đây bài “Điếu cổ” được dịch là:Ai vua, ai giặc khôn bànPhong quang một cảnh ngỡ ngàng hôm maiVườn dâu lấp nẻo cân đaiNơi xưa ca viện, vũ đài: Gò không!Mồ hoang lạc phách anh hùngHồn thiêng tráng sĩ lạnh lùng gió sươngMây tàn, tàn cả ánh dươngTháp Tiên riêng vững can tràng nghìn thu.(Người dịch: Nguyễn Khôi)Còn thơ quốc âm thì chỉ thấy có một bài của

Thọ Nguyên:Trăm rưỡi năm trên một chiến trườngBàn thành nay rặt dấu tang thươngTháp Tiên dạn mặt nhìn sông núiVoi đá trơ hình ngạo nắng sươngThế cuộc trải xem bao mộng huyễnAnh hùng trông thấy một tòa hươngNồi da xáo thịt ôi, nòi giốngTrang sử trung hưng giọt máu hường3. Các ngọn thápỞ Bình Định, di tích cổ xưa còn lại là những

ngọn tháp, thường gọi là Tháp Chàm.

Page 36: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

36

Xin kể lại đây một vài ngọn mà ca dao còn ghi lại.Trước hết là Tháp Phú Lộc, mà người Pháp

thuở trước gọi là Tour d’or (Tháp Vàng).Đi từ Bắc vào Nam theo đường quốc lộ trước

hết chúng ta thấy một ngọn tháp đứng chon von trên ngọn Thổ Sơn tròn trịa, không cây cối, ở giữa cánh đồng mênh mông. Tháp có vẻ ngạo nghễ nhưng đượm sắc buồn, buồn vì quá quạnh hiu.

Tháp thứ hai là tháp Cánh Tiên.Từ tháp Phú Lộc đi vào một chặng nữa, lại thấy

một ngọn tháp cao ngất trời xanh. Đó là tháp Cánh Tiên. Tháp ở cạnh miếu Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu nên địa phương có câu:

Ngó lên hòn tháp Cánh TiênCảm thương ông Hậu thủ thiền ba năm 13

Sau nữa là tháp Bánh Ít.Qua khỏi tháp Cánh Tiên chừng mười cây số thì

thấy trên đỉnh núi sát bên đường một nhóm bốn ngọn tháp, một ngọn lớn ở trên cao, ba ngọn nhỏ ở dưới thấp, xa trông như bốn chiếc bánh ít lá gai lột trần trên mâm cỗ bồng vun ngọn. Đó là tháp Thị Thiện tục gọi là tháp Bánh Ít, thuộc địa phận Tuy Phước.

Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà DiSông xanh, núi cũng xanh rìVào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này

13. Ông Hậu: Võ Tánh

Page 37: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

37

Nghìn năm gương cũ còn đâyLòng ơi, phải lo nung son sắt kẻo nửa đầy bể dâu.Rồi là tháp Đôi.Đi tiếp đến địa đầu thành phố Qui Nhơn ta thấy

có hai ngọn tháp tên là tháp Hưng Thạnh, tục gọi là Tháp Đôi.

Mang tên là Tháp Đôi vì có 2 ngọn tháp đứng song song trên một khoảnh đất, một ngọn cao và một ngọn thấp, kề sát bên nhau:

- Cầu Đôi nằm cạnh Tháp ĐôiVật vô tri còn đèo bòng duyên hứa Huống chi tôi với mình.- Tháp kia còn đứng đủ ĐôiCầu nằm đủ cặp, hướng chi tôi với nường.- Ai về Tuy Phước ăn nemGhé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm- Tháp ngạo nắng sươngCầu nương sắt đáDù người thiên hạCao thâm đã chứng lời nguyềnCòn cầu, còn tháp, còn duyên đôi lứa mìnhNon sông nặng gánh chung tình.Và Tháp Thủ Thiện - Tháp Dương Long.Nếu theo dòng sông Côn đi ngược về phía Tây

cách Qui Nhơn chừng ba, bốn chục cây số, chúng ta được xem hai ngọn tháp. Đó là tháp Thủ Thiện và tháp Dương Long.

Page 38: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

38

Tháp Dương Long và tháp Thủ Thiện xưa kia làm mốc ranh giới cho ấp Tây Sơn, nơi phát tích người anh hùng Nguyễn Huệ và vị nguyên soái lãnh đạo phong trào Cần Vương bốn tinh: Bình, Phú, Khánh, Thuận là Mai Xuân Thưởng mà dấu tích thành lũy vẫn còn nơi núi Hương Sơn, cạnh tháp. Bởi vậy có câu hát rằng:

Vững vàng tháp cổ ai xâyBia kia Thủ Thiện, bên này Dương LongNước sông trongDẫu lòng dâu bểTiếng anh hùngTạc để nghìn thu…Xa xa con én liệng mịt mùTiềm long hỏi chốn, vân du đợi ngày.Những cánh tháp Chiêm Thành đã gợi nguồn

thi hứng cho bao thi nhân, đặc biệt có nhà thơ Chế Lan Viên.

Nhiều nhà nghiên cứu tháp Chăm ở Bình Định cho rằng: Hệ thống tháp Chăm ở Bình Định có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu chu đáo: về kiến trúc, về tôn giáo, về xây dựng và sự độc đáo so với các địa phương có tháp Chăm trong cả nước (Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận) và cả với một số nước Đông Nam Á.

Page 39: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

39

Chính vì những giá trị nổi bật, độc đáo đó mà Ủy ban Nhân dân tỉnh, viện Khảo cổ đang xúc tiến xây dựng hồ sơ kiến nghị với chính phủ đề nghị UNESCO công nhận hệ thống các di tích tháp Chăm Bình Định là di tích văn hóa thế giới.

4. Chùa Chiềng - Miếu mạo - Hang hầmỞ Bình Định có nhiều chùa nổi tiếngThành Cựu có tháp Cánh TiênCó chùa Thập Tháp, có phiên Cầu ChàmChùa Thập Tháp được xây dựng trên một nổng

gò rộng hình mai rùa. Trên có mười ngọn tháp gọi là gò Thập Tháp. Trên gò có xây một ngôi chùa gọi là chùa Thập Tháp.

Chùa được xây dựng từ lâu, từ những năm hậu thế kỷ 17 do một thiền sư người Trung Hoa xây dựng. Chùa nổi tiếng vì khi xưa chùa đã đào tạo nhiều thượng tọa tài đức đã góp phần chấn hưng nền Phật giáo Việt Nam.

Chùa còn nổi danh vì tương truyền rằng trong chùa có đủ 3 tạng kinh giấy khổ rộng và chữ lớn bằng ngón tay út. Ba tạng kinh này ngoài chùa Thập Tháp, không chùa nào có. Bộ kinh hết sức cổ. Ba tạng kinh này có người cho rằng đã được sư cụ Phước Huệ mang ra Huế cùng một số kinh, luận để mở trường Đại học Phật giáo và để tại chùa Từ Đàm.

Page 40: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

40

Chùa này bị thiêu hủy thời Ngô Đình Diệm, một ngàn kinh, luận rất cổ của chùa Thập Tháp cũng cháy trụi. Chùa Thập Tháp còn có 2 pho tượng Hộ pháp và 36 tượng La Hán bằng gỗ chạm khắc rất tinh vi. Các vị La Hán, mỗi vị một khuôn mặt, một dáng điệu khác hẳn nhau, kích thước cân xứng, đường nét nhịp nhàng trông thật sinh động. Thật là những bảo vật cô giá.

Vì chùa nổi danh là lâu đời, linh thiêng nên người địa phương truyền nhau nhiều chuyện hoang đường nhưng lý thú, như chuyện “vỏ lúa” là một.

Có bài thơ về chùa Thập Tháp như sau:Mười tháp khuất sau sươngTrang nghiêm cảnh Phạm ĐườngHiên lồng trăng tịnh độVườn đọng nước Kim CươngNguyên Thiều công nối núi 14

Bình Định gió sanh hươngKinh truyền ba tạng đủNguồn Đạo thắm muôn phương.(Tác giả: Đặng Đạo)

14. Nguyên Thiều là tên hiệu của vị sư lập chùa. Ngoài chùa Thập Tháp, Bình Định còn có nhiều chùa nổi danh khác nhưng do khuôn khổ tài liệu hạn hẹp, và cũng do khuôn khổ hạn định ở ca dao cổ nên chúng tôi không thể nói đến hết được và chỉ có thể nêu ra đây một vài chùa và một số bài thơ, câu ca để minh chứng.

Page 41: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

41

Chùa Linh Phong. Thật tên là “Linh Phong Thiền Tự” tục gọi là “Chùa Ông Núi”.

Chùa ở trên núi Bà, mặt phía Nam, thuộc thôn Phương Phi, huyện Phù Cát.

Người địa phương gọi là chùa Ông Núi vì thấy nhà sư ở tu trên núi suốt năm, dùng vỏ cây làm y phục, ít khi xuống đồng bằng. Thỉnh thoảng cần lương thực thì sư ông gánh một gánh củi xuống chân núi để ở ngã ba đường rồi trở lên núi. Người quanh vùng đem muối, gạo đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau nhà sư xuống nhận muối, gạo, nhiều ít không kể, mất còn cũng không bận. Nhưng khi trong hạt có bệnh tả, bệnh dịch thì tự nhiên nhà sư đem thuốc đến cứu chữa, chữa xong lại đi ngay, một cái vái cũng không nhận.

Phong cảnh chùa Linh Phong thật là kì thú. Chùa nằm trong rừng cây cổ thụ tĩnh mịch âm u. Quanh chùa đá mọc ngổn ngang, hoặc đứng sững giữa trời, hoặc chen chúc cùng cây cối.

Sau chùa, nước khe trên núi cao chảy xuống. Nước chia thành từng nhánh lớn nhỏ chảy vào sân sau, chảy vào bếp, quanh co rồi nhập lại nơi sân trước để chảy xuống hồ sen trước chùa…

Nơi sườn núi phía đông có một hang đá rộng lớn ăn sâu vào lòng núi. Đó là nơi ông Núi tu từ thuở trước.

Page 42: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

42

Xa tít chân trời, đồng lúa bát ngát bao trùm hai mặt Tây, Nam.

Nhìn về phía Đông thì biển xanh bát ngát, phía Đông - Nam thì đầm Thị Nại long lanh dưới ánh mặt trời và rừng dương liễu xanh um, chập chờn trên bãi cát nửa trắng, nửa vàng.

Ngày xưa, du khách đến đây thường nghe các em mục đồng, các chàng ngư phủ, các cô thôn nữ, sơn nữ hát rằng:

Cây chen, đá chấp chập chùngBiển giăng dưới núi, chùa lồng trong mâyBùi đời không bận mảy mayChút thân rộng tháng dài ngày thảnh thơiCũng có lúc lại được nghe những câu ngâm

chứa nỗi u hoài:Ông Núi đi đâuBỏ bầu sơn thủyĐủ nhân, đủ tríThêm vỹ, thêm kỳChùa xưa nhạt bóng tà huyXui lòng non nước nặng vì nước nonVề phía tao nhân mặc khách một khi đã đến

đây viếng cảnh, đều có đề thơ vách đá rất nhiều. Nhưng hầu hết những bài thơ đó đều viết bằng chữ Hán. Chỉ có mấy bài thơ quốc âm còn lại:

Page 43: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

43

Thạch động xưa tu nổi tiếng thầyThầy nay đâu vắng dấu còn đâyGiữ chùa ông hộ non xây đáCúng phật vừa hương biển kéo mâyNước nhỏ lon bon chuông dưới suốiGió rung lốc có mõ đầu câyNhững người phiền não phường danh lợiĐến đó thì lòng cũng giải khuây( Tác giả: Võ Kiêm)Còn đây là bài của Trương Xuyên;Chùa vua cất, nùi trời xâyNguồn đạo thơm danh, sạch suối đầySuối chảy quanh chùa, chùa vịn núiNúi nằm ôm biển, biển xanh mâyCó chăng chẳng mất: người trong thápSắc đó mà không: khỏi ẩn câyMột tiếng chuông buông hồ gợn sóngGió lay phất nhẹ cánh cò bayVà đây là bài thơ của cụ Đào Tấn, có lần cụ

đến trú tại chùa này, cụ Đào có viết một bài ký rất nổi tiếng là “Linh Phong ký” và bài thơ này. Bài thơ viết bằng chữ Hán được cụ Quách Tấn dịch ra quốc âm:

Cành xanh trăm trắm tiếng chuông rơiHứng tới đàn duyên bước thảnh thơiMột bức yên hà trời tự tại

Page 44: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

44

Mười năm hồ hởi mộng quy laiAm mây, ông Núi chừng Tiên đấyLượng bể, người thơ đích Phật rồiNgụm nước thanh tuyền chơn vị tỏMười phương không phụ tiếng thơm bay5. Truông Mây và Chàng LíaChiều chiều én liệng Truông MâyCảm thương chú Lía bị vây trong thànhTruông Mây có tài liệu cho là ở huyện Hoài

Ân, xã Ân Đức dài độ 3 cây số. Hai bên mây mọc thành rừng, cây cối um tùm, rậm rạp. Quang cảnh đìu hiu quạnh quẽ, ít người qua lại, lại nghe nói có nhiều cọp. Truông Mây dẫn đến trang trại của Chàng Lía.

Chàng Lía xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khổ:

Có người ở phủ Qui NhơnQuán Phù ly huyện, gần miền Bích KhêĂn cận, ngồi kề sinh đặng một conThời trời, xế nước chon vonCha thác, mẹ còn, Lía chịu mồ côiNhà nghèo, Lía đi làm thuê, làm mướn kiếm

ăn, mang chút tiền ít ỏi về nuôi mẹ. Không chịu nổi sự áp bức, đè nén khốc liệt của bọn hương lý, Lía bỏ làng chạy lên rừng, lên núi cùng với một số người cùng cảnh ngộ nghèo khó, bị áp bức làm tướng

Page 45: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

45

cướp. Đặc biệt Lía chỉ cướp của bọn nhà giàu, lũ gian ác… rồi đem chia cho dân nghèo:

Lía ta tâm tánh lạ saoGhét người phú hộ đất đào ném raNhững người nghèo khổ dân taThì Lía xót phận rất là yêu thươngKẻ nghèo rủi gặp tai ươngHễ Lía nghe biết dễ thường bỏ đâuGiúp cho tiền bạc, tiếc nàoCho nên nhiều kẻ xiết bao cảm tình.Vì thế cho nên khi nghe tin Lía bị quan quân

triều đình vây đánh thì nhân dân tỏ lòng thương xót “cảm thương chú Lía bị vây trong thành”.

Có một di tích gọi là Hang Chàng Lía.Đó là cái hang chạy xuyên qua núi Bà, dài trên

20 cây số, cửa hang cao rộng, vừa một người đi. Lòng hang lúc cao, lúc rộng, lúc thu hẹp lại, rất khó đi lại, tương truyền rằng trong hang có nhiều rắn, ngổn ngang rắn to, rắn nhỏ. Do đó không ai dám mạo hiểm vào. Có một vài đoàn thám hiểm vào gặp rắn phải rút ra.

Tương truyền xia kia chàng Lía chiếm cứ nơi này để làm căn cứ chống lại quan quân triều Nguyễn.

Di tích Hầm HôNgó vô Linh Đổng mây mờNhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây

Page 46: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

46

Hầm Hô cữ nước còn đầyCòn gương phấn dũng, còn ngày vinh quangHầm Hô thuộc thôn Phú Phong, huyện Bình

Khê, phong cảnh thật kỳ thú, nhưng cũng thật hiểm trở, là căn cứ địa chống Pháp của vị anh hùng nổi tiếng Mai Xuân Thưởng.

Hầm Hô có nước, có cá, có đá, có cây rừng, cổ thụ, có hoa phong lan rực rỡ.

Đó là một dòng suối có thác nước đổ, có gành đá dựng, bờ đá sừng sững, hầm rộng thênh thang. Nước chảy trong lòng suối đá lởm chởm, hai bên bờ, đá dựng như thành, nơi bằng, nơi khúc, lúc hiểm, gập ghềnh. Tiếng nước đổ vào hầm đá rộng bềnh bềnh, bọt bắn tung tóe, tiếng kêu ồ ồ vang xa như tiếng hô báo cho người theo bè gỗ biết rằng sắp tới hầm mà chuẩn bị…

Do đó tên gọi là Hầm Hô.Hầm đây thật ra là một cái thác cao độ 6-7

thước, bốn bề bị vách đá che khuất, trông như một cái hầm. Hai dãy núi chạy dọc theo bờ dài đến vài ba cây số. Núi lởm chởm như gươm, có nơi núi dựng đứng như một vách tường. Cảnh thế thật hùng hiểm, ở đây cây cỏ, hoa lá mọc chen vào đá. Người ta thấy những gốc cổ thụ cao to, thân vóc rắn rỏi, màu da đã hóa thành màu đá xám xanh.

Page 47: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

47

Người ta còn gặp những lùm sim, lá mịn như nhung, hoa tim tím trông thật vui mắt.

Còn những khóm phong lan, dính vào vách đá, bám vào thân cây, nơi năm bảy chùm, nơi đôi ba nhánh, đủ hình, đủ sắc… treo lửng lơ, lơ lửng trên mặt nước lung linh trông thật ngoạn mục.

Và kìa, rừng hoa ngâu nở bên kia suối mùi hương khi phảng phất, khi ngạt ngào.

Nếu chịu khó đi sâu vào rừng, thỉnh thoảng chúng ta còn gặp được vài khóm bạch mai, hoa trắng mịn, mùi hương thoang thoảng làm dịu tâm hồn ta.

Hầm Hô còn một điểm rất đặc biệt nữa. Đó là suối Hầm Hô có rất nhiều cá. Về mùa gió Nam, về mùa nước lũ, cá sông kéo nhau về nguồn đẻ dồn vào đây nhiều vô kể. Từng bầy kéo vào suối trông “đặc cả nước” rồi đua nhau “bay lên” ngọn thác Hầm Hố mà về nguồn.

Gọi là cá “bay” bởi thác nước cao, nước đổ mạnh, nếu không “bay” lên thì sao mà lên nổi.

Do vậy Hầm Hố còn có tên nữa là “Thác cá bay”.Miếu MạoNgày xưa ở Bình Định có rất nhiều ngôi miếu ở

khắp làng quê. Nhưng qua thời gian các ngôi miếu cổ đều bị hư hỏng, không còn vết tích. Có những ngôi miếu do làng, xã, huyện, tỉnh dựng lên. Có những ngôi miếu do triều đình thiết lập như:

Page 48: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

48

- Xã Tắc Đàn ở thôn Kim Châu, quận An Nhơn xây năm Minh Mạng thứ 13 (1832).

-Tiên Nông Đàn ở thôn Liên Trực, quận An Nhơn xây năm Minh Mạng thứ 14 (1833).

- Sơn Xuyên Đàn ở thôn An Ngãi, quận An Nhơn, xây dựng năm Tự Đức thứ 3 (1850).

Ngoài ra, các ngôi miếu xây dựng đã lâu đời như:- Hội Đồng Miếu - Thành Hoàn Miếu ở An Nhơn- Tam tòa Sơn thần từ ở Qui Nhơn- Bao Trung từ ở Quy Nhơn- Tam Thần từ ở Hoài Nhơn- Miếu Cô Xíu ở Bắc Hoài Nhơn- Miều Xà (thờ rắn) thôn Thượng An, Bình Khê.Về những ngôi miếu này, chúng tôi chỉ được

biết qua một số tài liệu và cũng chưa tìm được những câu ca dao cổ nào liên quan đến các ngôi miếu cổ đó.

Như vậy, ta biết được một số phong cảnh di tích đặc biệt ở Bình Định thật đa dạng, phong phú… ở đây chỉ liệt kê một số cảnh vật mà trong ca dao cổ còn truyền lại, còn thì không sao kể hết được.

MỤC IV: VĂN HÓA - VĂN NGHỆTừ thời cổ xưa, quê hương Bình Định đã có nền

văn hóa, văn nghệ dồi dào, đa dạng về nội dung cũng như về hình thức biểu hiện.

Page 49: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

49

1. Về nội dung, văn hóa, văn nghệ Bình Định đề cao tinh thần trọng nghĩa nhân, sự thông cảm, lòng yêu thương…

Người Bình Định cổ xưa tính tình đôn hậu, chất phát, hiền lành, chuộng khí tiết, trọng nhân nghĩa. Ngoài xã hội lấy trung tín làm gốc. Trong gia đình lấy hiếu thuận làm nền.

a. Về trọng nhân nghĩa, ta thấy có những câu:- Tham vàng, bỏ nghĩa mặc aiLòng đây, sông giữ, non mài vẫn nguyên- Dù cho đất đổi, trời thayTrăm năm vẫn giữ lòng ngay với đờiHoặc- Một lời em nói raBằng ba lời thề thốtNhư đinh đóng vào cộtNhư rìu cốt vào câyAnh đừng ngại gió, e mâyVàng cao ngất núi sao tày nghĩa nhânĐó là lòng chung thủy xây trên nền tín nghĩa,

do vậy, người không tín nghĩa thì bị lên án, coi như người bỏ đi.

- Những người bất nghĩa, bất nhânLưới trời đâu dễ thoát thân ra ngoài- Nghĩa nhân chi thứ cương quyềnChúng chỉ vì tiền sinh chuyện hại dân.

Page 50: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

50

Hoặc:- Con cua làm vua dưới nướcBá tước, cường quyền trái ngược lòng dânHở mồm rặt giọng nghĩa nhânTăng cao lễ vật là ân với tìnhb. Về sự thông cảm, lòng yêu thương những

con người gặp những hoàn cảnh éo le, khổ cực, bị áp bức cũng được khơi dậy.

- Lòng thương con dế ở hangNắng mưa cũng chịu, sói sàng tiếp kêu- Bởi nghèo chịu chữ ngu siPhải chi có của thua gì thế gian- Cây khô lột vỏ khó trèoMẹ ơi, thương lấy dân nghèo mồ côiMồ côi tội lắm hỡi trờiĐói cơm ai đỡ lỡ lời ai bênh- Thương thay cho kiếp dã tràngSông sâu, biển rộng, muôn ngàn sóng xao- Cơm cha, cơm mẹ đã từngCon đi làm mướn, kiếm lưng cơm ngườiCơm người cực lắm mẹ ơiChẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn- Con quạ ăn dưa mà bắt con cò phơi nắngĐêm nằm nghĩ lại cái sự đờiCon cò trắng mà con quạ đen…c. Lòng hiếu thảo với cha mẹ thật đậm đà, sâu sắc

Page 51: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

51

Thuở xưa, lòng hiếu thảo với cha mẹ được đề cao, được trọng vọng:

- Ơn cha núi chất trời tâyLáng lai nghĩa mẹ nước đầy bể đôngƠn cha, nghĩa mẹ trìu trìuMưa mai, lòng sợ, nắng chiều, dạ lo- Ra đường vật lạ của ngonMua dâng thầy mẹ, dạ con thỏa lòng.- Có cha có mẹ thì hơnKhông cha, không mẹ như đờn đứt dây - Trèo non mới biến non caoNuôi con mới biết công lao mẹ, thầy- Một mai con cá hóa rồngĐền ơn cha mẹ bõ công sinh thành- Những lo cha yếu, mẹ giàĐặt lưng xuống chiếu trời đà sang canh- Năm tiền con cá liệt xuôiCũng mua cho đặng về nuôi mẹ già- Lọng rách giơ xương, còn sờn cũng lọngCha mẹ bên nào cũng trọng vừa haiLên rừng kiềm chút sữa naiĐền ơn nhạc mẫu sinh ai đầu lòngVà còn nhiều vô kể những lời ca, tiếng hát nêu

cao lòng hiếu thảo với mẹ cha.Đó là lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹCòn anh chị em đối với nhau thì sao?

Page 52: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

52

d. Anh chị em thì thương yêu hòa thuận, đùm bọc nhau hết lòng, hết sức, không kém phần cảm động

- Anh em như khúc ruột chia haiMạch còn máu chảy, đứt ngoài liền trong- Anh em trên thuận, dưới hòaHọ hàng đẹp mặt, mẹ cha vui lòng- Rách lành đùm bọc lấy nhauGian nan chung chịu, sang giàu chung vui- Anh em là tay, là chânPhước phần chung hưởng, nợ nần chung loTình nghĩa anh chị em mặn mà, nồng thắm như

thế. Cho nên trong làng, trong xóm, trong gia đình nào, nếu có anh, chị, em bất hòa thì bị cho là gia đình vô phúc và phê phán nghiêm khắc.

- Lỗi lầm anh vẫn là anhNồi da xáo thịt, sao đành hở em!e. Đối với vợ chồng thì lòng tín nghĩa sự chung

thủy cũng được đề cao một cách sâu sắc- Vợ chồng nghĩa nặng, tình sâuThương nhau đến tuổi bạc đầu càng thương- Thề nguyền sau trước nhất ngônSống nằm chung gối, thác chôn chung mồ- Trăm năm kẻ mất, người cònGió mưa gửi vẹn lòng son ở đời- Chồng như giỏ, vợ như homĐá vàng chung chạ, cháo cơm vui lòng.

Page 53: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

53

- Năm tiền một tấm tranh săngCũng mua cho được lợp lăng thờ chồng- Chồng giận thì vợ làm thinhVợ giận chồng hỏi rằng mình giận aiVợ rằng giận trúc, giận maiVợ chồng ai có giận ai bao giờ!- Chồng giận thì vợ bớt lờiCơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê.Trên đây một vài nét sơ lược về nội dung còn

về hình thức biểu hiện thì sao?2. Về hình thức biểu hiệnVề hình thức biểu hiện của văn nghệ Bình Định

cổ xưa cũng thật dồi dào, phong phú cả về văn học dân gian lẫn văn chương bác học. Nói về văn chương bác học thì có nhiều thơ, phú viết bằng chữ Hán, chữ Nôm của nhiều sĩ phu nổi tiếng (nhưng không thuộc phạm vi phản ảnh của chuyên đề này).

Nói về văn học dân gian thì có bài chòi, hò, ví, lý, ca dao, tục ngữ, hát (bao gồm hát giao duyên, hát kết, hát đối đáp…)

a. Trước hết nói về Bài ChòiBài Chòi là một loại hình sân khấu dân gian, có

thể nói được bà con ưa chuộng.- Rủ nhau đi đánh bài chòiĐể con nó khóc, nó lòi rún ra.

Page 54: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

54

Nói say mê bài chòi đến nỗi bỏ con nó khóc, nó lòi rún ra, đó là sự đam mê tột bực!

Bởi vì những câu thai hay, phê phán những thói hư tật xấu mà gây cười được bà con rất ưa thích. Hãy nghe một số câu như thế này.

- Ngày thường thiếu áo, thiếu cơmĐêm nằm không thiếu lấy rơm làm giườngDù dơi, dép bướm chật đườngMàn loan, gối phượng, ai thương thằng nghèo- Tiếc công bỏ mắm cho cuCu ăn, cu lớn, cu gù, cu bayCu say mũ cả, áo dàiCu chê nhà khó, phụ hoài duyên anh- Tóc dài em rủ đắp ngangHay tay ôm mẹ cho an giấc nồngMấy năm chẳng thấy mặt chồngEm đi hành khất thấu không hỡi chàng.- Còn duyên mua thị bán hồngHết duyên mua mít, cho chồng gặm xơGặm xơ rồi lại gặm cùiCòn ba, bảy hạt để lùi cho con…Bài chòi chẳng những là những câu hát, giọng

hò với những câu thai 5,7 câu mà dần dần tiến lên “bài chòi truyện” có sân khấu, có diễn viên… cũng được bà con thiệt tình đón nhận như Thoại Khanh - Châu Tuấn…

Page 55: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

55

b. Ngoài bài chòi, còn có một loại hình sân khấu gọi là Hát Bội, được bà con ưa chuộng

Hát Bội có văn chương bác học. Lời ca thâm thúy. Nội dung phần lớn đề cao gương tiết nghĩa, lên án bọn phản dân, hại nước, bọn phi nhân, phi nghĩa. Nhiều bổn tuồng, tích tuồng thiên về chuyện thời xưa ở nước ta hay ở nước bạn Trung Quốc (Ngũ hổ bình Tây, Sơn Hậu, Hoàng Phi Hổ…) chẳng những được các văn nhân tán thưởng mà cùng được các tầng lớp nhân dân ưa thích. Cho nên mỗi lần có đám hát hội thì dù xa mấy, lắm người cũng rủ nhau đi xem. Có người bị cha mẹ hoặc chồng cấm cũng cứ lén đi.

- Bầu Đông đóng Lý Phượng ĐìnhDù cho chống có đánh thì mình cũng điHoặc:Mẹ ơi! đừng đánh con đauĐể con hát bội, làm đào mẹ coi.Do vậy mà Hát bội vẫn ngày càng tồn tại và

phát triển cho đến ngày nay.c. Các loại hình dân ca khác: Hò, vè, hát.* Hò: là một loại hát quen thuộc được người

Bình Định nói riêng và các địa phương phía Nam nói chung, rất yêu chuộng.

Bà con khi lao động trên sông nước (hoặc trên cạn) thường cất tiếng hò.

Page 56: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

56

Hò trên sông nước như: Hò khoan, Hò chèo thuyền… Hò trên cạn như: Hò giã gạo, Hò mài dừa, Hò giả vôi, Hò xe nước…

Hãy nghe một vài câu hò tương đối phổ biến.Hò trên sông nước:Gặp nhau một chút nên duyênXin mời bên đó cất lên tiếng hò…Khoan hỡi hò khoan! là hò khoanSông tôi chẳng có bến thuyềnMong gì là gì hứng gió những miền khơiTủi lòng sông lắm thuyền ơiĐừng chê là nơi thôn nhỏ, hám nơi phố phườngKhoan! khoan hò hò khoan, khoan là hò khoanHò trên cạn.Đây là hò khiêng xe nước:Hò khiêng lên, khiêng lên hò hố lênKhiêng xe ta khiêng xe, hố hụi lênCho nước hố hụi lên! lên! đồng hò hố Lên là hố hụi! Lê! Bà con ta đủ ấmLà hố hụi lên, thấm nông là hố hụi lênVui mừng là hố lên, là hố hụi lên, lên!Còn đây là Hò giã vôi:Hố hò hố hụi hố hụi. Xịt hụi hò khoan! Hụi hò khoanLửa cháy núi lan! Hụi hò khoan!A, ngó lên. Hụi hò khoan! Lửa cháy núi lan.Hụi hò khoan, a bạn ơi, đôi ta mà thủng thỉnh

Page 57: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

57

Là hố ô khoan. A. lửa tànHụi hò khoan. Lửa tàn sẽ vôHụi hò khoan!Hay là Hò đò:Hò chơi bên gái, bên traiXin cùng cô bác đừng ai nghi ngờEm đến đây xứ lạ quê ngườiRủ hò vui miệng, chớ cười lời thôCó thương thì bắc lửa hươngKhông thương thì cũng nhúm lại, đừng bươi nó tàn… Sông bên ni, anh lập cảnh chùa Hoài ThiệnSông bên tê, anh đựng huyện Hoài NhơnCái huyện Hoài Nhơn để ông Bao Công xử kiệnCái chùa Hoài Thiện, có bao kẻ tu hànhƠi! bạn mình ơi!...* Lý:Lý là một loại hình hát được bà con Bình Định

ưa chuộng.Giai điệu Lý rất phong phú, trau chuốt xin trích

ra đây vài câu Lý.- Lý thương nhau:Thương nhau trường đoạn đoạn trường Lụy lưu lưu lụy dạ dường kim châm…Thương nhau chừng đã quá chừngTrèo đèo quên mệt ngậm gừng quên cay- Lý tiếng đờn:

Page 58: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

58

Xa xôi chi đó mà lầmPhải hương, hương bén, phải trầm, trầm thơmAnh đừng suy nghĩ thiệt hơnLắng nghe em gảy tiếng đờn tri âm* Vè.Là loại hình dân ca mà nội dung của nó đề cập

đến mọi vấn đề trong cuộc sống, có khi là một lời khuyên răn, nhắc bảo… (vè thằng nhác, vè khuyên học trò). Có khi kể lể, trình bày, giới thiệu một đặc điểm gì đó của sự vật… (vè con cá, vè cây dừa, vè trái cây… hoặc kể một câu chuyện, một nhân vật (vè Thông Tằm, vè Chàng Lía…). Có khi lại đề cập đến một việc, một loại người nào cần châm biếm, chỉ trích (vè nói láo, vè đánh bạc…). Có khi chỉ là những tiếng, những chuyện vui đùa, cười cho thỏa thích. Cho nên vè được mọi người ưa chuộng.

- Vè đúc cây dừa:Đúc cây dừaChừa cây nậmCây tầm phổngCây mía lau….Chùm tơi chín đỏQuan văn, quan vỏĂn trộm trứng gà…- Vè thằng nhác (trích đoạn):

Page 59: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

59

Lẳng lặng mà ngheCái vè thắng nhácTrời đã phó thácTính khí anh taTheo sự thư sựCho đi học chữ“Nhiều chữ ai vay!”Cho đi học cày“Rằng nghề ở tớ”Cho đi làm thợ“Nói nghề ấy buồn”…Chết rũ giữa đườngRồi đời thằng nhác!-Vè thày phù thủy:Cốc cốc cheng chengNấu chè đỗ đenNấu xôi ổ quạTưởng rằng thầy lạAi dà thầy quenĐóng cửa cài thenTắt đèn bốc lủm* HátỞ Bình Định, hát có nhiều loại: Hát đố, hát kết,

hát đối, hát ru con, hát huê tình…

Page 60: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

60

Vào những đêm trăng sao, khi rỗi rãi, lúc hội hè hoặc cả trong khi lao động, những nhóm thanh niên nam nữ tụ tập lại đối mặt nhau hoặc cách nhau năm, ba chục thước hoặc đầu vườn bên này, cuối vườn bên nọ, hoặc trong nhà, ngoài sân… cất tiếng hát, khi trầm, khi bổng, làm cho không khí vui tươi, rộn ràng trong thôn xóm.

Xin trích ra đây vài làn điệu.Hát đố, hát đối đáp:- Bánh dẫu nhiều cũng kêu bánh ítChuối còn non sao gọi chuối giàNếu anh đối đặng mới là đáng khenCanh chua loét, cũng kêu canh ngọtCau cao nghệu, sao gọi cau lùnThuyền quyên mà còn hỏi nữa, anh cũng còn

gửi thưa.- Tiếng anh ăn học cựu tràoChị dâu té xuống giếng, anh biết chỗ nào nắm

kéo lên?Nắm đầu thị sợ tội trờiNắm ngang khúc giữa lại sợ lời thế gianGiếng sâu anh phải thông thangKéo chị dâu lên được kẻo chết oan linh hồn- Sáng mai em ngồi cầy (cây cầy), em bán thịt

chó, em xỏ tiền muôn (ý nói đến chó săn)

Page 61: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

61

Anh mà đối đặng, em theo luôn về nhàChiều qua anh đi chợ Gò Miêu, anh bán con

miêu, anh mua con mèoEm ơi, ở vậy, để anh đi cưới, nạp tiền cheo cho

làng.Hát ru em:- Ru con, con ngủ cho muồiĐể mẹ đi chợ mua vôi ăn trầuMẹ đi chợ Quán, chợ CầuMua rau chợ Dã, mua trầu chợ Dinh- Con chim én Cù Lao Chàm nó hay từ Nam

chí BắcNó vượt bãi ghềnh rồi liệng cả Đông, TâyNước miếng trong nó làm tổ từng ngàyNuôi con khôn lớn tháng ngày đâu có kể công.- Ngủ đi em nhỏ em thơChị ru, chị dỗ, chị chờ em nghenChiều hôm mưa núi, gió ngànThương cha, nhớ mẹ dạ càng bâng khuângHát huê tình rất tình tứ, đậm đà, sâu sắc, kín

đáo, tế nhị. Đó là những lời trao duyên ân tình, than thân trách phận, hờn dỗi nhau. Nói chung, làn điệu Hát huê tình rất đa dạng, vô cùng phong phú, không sao kể cho hết được. Ở đây chỉ xin chép lại năm ba câu để minh họa mà thôi.

Page 62: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

62

- Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòaChữ hiếu thờ cha mẹ, chữ hòa thờ anh- Bao giờ anh cũng cang tràngMiễn em ừ một tiếng, anh sẽ lạy song đường xin

cưới em- Bướm này ở tận núi xaChiều hôm nó bay tới muốn chơi hoa xuân thìVội vàng chi em lại đuổi nó điĐông, Tây, Nam, Bắc thiếu gì ngả nó hayNghiêng tai anh hỏi lời nàyCon bướm kia nó mê nhụy, cũng như anh đây

mê nàng.- Dế kêu sâu thẳm bờ mươngCam đành én khóc bạn, nhạn kêu sương từ ràyNói làm chi cho đau đớn lòng nàyThương nhau xin hẹn chốn tuyền đài gặp nhau.- Nghe em than thân trách phậnQua càng oán hận cho cái phận của quaLênh đênh không cửa không nhàNhưng thương nhau dĩ lỡ qua cũng phải ráng

tính cho nhứt gia trùng phùng.- Lời anh đã hứa, ngàn bữa em không quênThương nhau cho chặt, cho bềnTừ đây em đốt nén hương nguyền chờ anh…Qua các phần kể trên ((Núi sông, sản vật, chợ

búa, ngành nghề, di tích, thắng cảnh, văn hóa, văn

Page 63: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

63

nghệ) ta thấy gương mặt Bình Định cổ xưa tuyệt đẹp, do con người cổ xưa rất tài danh bỏ bao nhiêu tài trí, công sức, mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để xây đắp nên.

Những điều, những việc chúng tôi lược kể trên chỉ là một phần rất nhỏ, rất nhỏ của gương mặt Bình Định thân yêu mà những phần rất nhỏ này, chúng tôi biết được do đọc, do nghe nhiều hơn được trông thấy, và cũng chỉ lược trích và cũng chỉ qua một số câu ca dao cổ mà thôi. Do đó nhất định có nhiều thiếu sót. Rất mong được bà con thông cảm, lượng thứ cho.

Gương mặt Bình Định cổ xưa đã đẹp như vậy còn ngày nay gương mặt Bình Định đang và sẽ đẹp hơn muôn phần về mọi mặt. Đó là nhờ công lao to lớn của các bậc tiền bối và hậu bối.

Page 64: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

64

Page 65: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

65

PHỤ LỤC

A. Một vài bài thơ, văn về quê hương Bình Định từng lưu truyền trong dân gian hay được nhiều người yêu thích hiên nay mà tôi ghi chép sưu tầm được.

Page 66: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

66

Gửi về Bình Định quê ta(trích)

CAO VĂN BẢO

Quê ta Bình Định anh hùngCâu ca Bình Định não lòng người xaEm về Đập Đá quê chaGò Găng quê mẹ, Phủ Đa quê chồngAi đi Đồng Phó, Phú PhongSông Côn mãi mãi còn trong giang hồTrăm năm chi lỗi hẹn hòMái chèo Vĩnh Thạnh, con đò Định QuangAi qua Bình Định, Tam QuanMênh mông đồng lúa bạt ngàn dừa xanhEm về Bình Định với anhCùng ăn bí đỏ, nấu canh nước dừa

Sông Côn(Không rõ tác giả)

Uẩn khúc xuôi dòng một mạch thôngNước trong lai láng trải xinh đồngTrường Sơn tuyết phủ hùm thêm vuốtĐầm Nại triều dâng cá hóa rồngBình Định anh hùng vang đất BắcTây Sơn nữ kiệt rạng trời Đông

Page 67: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

67

Bốn mùa, tám tiết Côn Giang vẫnVun đắp hiềm nhân chí vẫy vùng

Hầm Hô thưởng ngoạnHOÀI CHI

Thiên tạo Hầm Hô cảnh đẹp a!Ban nơi vu vịnh tặng quê nhàĐộng khai văn dịch quần anh hộiCá hướng vũ môn ứng vận khoaCây muốn lội như chào viễn kháchNước đòi leo họa bản trường caĐá Hàng 15 tiếp khỏa dòng Côn chảyTrang trải đầy vơi mạch hiệp hòa

Trăng nước sông CônNINH GIANG THU CÚC

Trăng nước Sông Côn đẹp tuyệt vờiVườn thơ nhẹ bước ghé sang chơiĐượm tình thi hữu hương trà đậmThắm nghĩa văn nhân sắc mực tươiGặp gỡ một lần hoài luyến mếnTâm tư mấy bận mãi không vơiĐôi vần gieo cảm xin tâm niệmChút nghĩa tri ân đẹp rạng ngời

15. Sông Đá Hàng

Page 68: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

68

Cổ Tháp quê tôiNAM HẢI

Tháp cổ Dương Long tự thuở xưaHiên ngang khí phách dãi dầm mưaThần linh nào khuất trong sương sớmVóng dáng rực ngời buổi nắng trưaLác đác cổ rêu vườn héo hắtLíu lo chim chóc hót say xưaẤy nền văn hóa Chăm Pa đóChứng tích ngàn năm của xứ dừa

Vực Hòn GànhTẨN HOÀI

Sông Côn nổi tiếng vực Hòn GànhCảnh tượng khác nào một bức tranhĐá nổi duyền khơi đường độc thápCây chen vách đứng tựa liên thànhSóng ôm bãi cát phô màu trắngMây ấp đầu non rợn nét xanhChốn ấy dẫu rằng xa đến mấyChân chưa qua đó dạ chưa đành

Page 69: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

69

Uy danh Quang Trung Nguyễn HuệTÂN HOÀI

Uy danh nổi tiếng khắp gần xaNguyễn Huệ Quang Trung cứu nước nhàChớp nhoáng diệt Thanh hăm chín vạnDập dồn chôn giặc một gò ĐaChiến công hiển hách còn vang vọngTrang sử liệt oanh mãi chói lòaDân tộc muôn đời luôn tưởng nhớTrước đền kỷ niệm ngát hương hoa.

Đầm xanh Châu TrúcĐỒNG HUỆ

Xanh xanh Châu Trúc dưới chiều tàLấp lánh thuyền ai dõi mắt xaNon nước hồn thu dìu sóng bạcTình quê lữ khách ướt sương saBâng khuâng chuông vọng vờn tâm cảnhLưu luyến hương đưa quyện chén ngàBóng nhạn lưng trời chưa mỏi cánhNỗi niềm âu dễ đà phôi pha

Page 70: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

70

Thành Đồ BànTHẠCH KHÊ

Một thoáng Đồ Bàn bước tới thămNơi đây thủ phủ của Chiêm ThànhTháp xưa cổ kính âm thầm đứngMồ lạnh hoang vu lặng lẽ nằmSự nghiệp lâu dài ân một thiếpCơ đồ ngắn ngủi hận muôn nămAi qua trộm nhắc nguồn cơn ấyCảnh đó, tình này ngỡ thấu chăng

Đây Thị NạiTHẠCH KHÊ

Tôi cảm nhớ thầm yêu trong giấc mộngVui mùa trăng, say biển lộng, trời thơNhững năm qua ôn lại chuỗi ngày mơĐây Thị Nại không phai mờ dấu cũBao kỷ niệm con đường xưa bóng rũNhìn xa khơi nắng phủ rặng dừa xanhCánh buồm giăng vượt sóng chạy qua nhanhNghe sôi động âm thanh tình cả nướcTháng năm ấy bên Cầu Đôi mấy lượtĐón thi nhân lạc bước giữa tinh sươngNhư mơ màng trong gió thoảng muôn phương

Page 71: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

71

Nhung nhớ gợi sắc hương triều ảo ảnhLần gót dạo qua con đường hẻo lánhDưới hàng cây vi vút cảnh thông reoỞ nơi đây chung cả một xóm nghèoTrong mái ấm gặp nhau niềm tri kỷĐây Thị Nại lừng danh dũng khíTình nên thơ và cảnh trí thần tiênGiữ giùm tôi bao kỷ niệm hoa niênCho thắm mãi mối duyên về đất mẹ

Đào Tấn và chùa Ông NúiMAI KHÊ

Gót bồng theo dấu bụi thời gianẨn dật Mai Tăng nỡ biệt làngTừ khắc gốc cây, chim, thú đọcThơ ghi tháp bút, gió sương chanMang mang mộng thực đời đưa lớpLồng lộng chân hư cuộc chuyển vầnNon nước hồn tuồng danh sáng mãiNỗi lòng Vinh Thạnh tiếng vang ngân

Page 72: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

72

Chùa Ông NúiLƯƠNG TRỌNG LÃNH

Lưng chừng non nước góc trời ĐôngCó đá Vọng Phu vợ ngóng chồngAi khéo dựng nên chùa Ông NúiMây bay, cá nhảy, bóng trăng lồngTrải bao thế sự chùa rệu rãMái đổ rêu phong Phật chạnh lòngDu khách bàng hoàng nhìn cảnh thựcTrần ai sóng gió, biển mênh mông

Tức cảnh Đề GiLƯU TRỌNG LÃNH

Đề Gi bãi cát trắng phauRừng dương bát ngát một màu xánh xanhXa xa thấp thóang bóng mànhNhạn kêu, én liệng đầu gành cá bơiHoàn Trâu hoang đảo ngoài khơiBầu trời sắc nước tuyệt vời như tranhKìa Lan Sơn, nọ núi GànhĐây, đầm nước ngọt nước xanh một màuĐầu ngòi sóng vỗ chân cầuDừa in bóng nước, thuyền câu giữa dòngCon đò đưa khách sang sông

Page 73: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

73

Bên kia còn vọng tiếng ai gọi vềChiều chiều ra đứng bờ đêNhìn sông, nhìn núi mà mê mẩn lòngRa về khách nhớ lấy lòngHẹn ngày trở lại bến sông tự tình.

Viếng lăng Mai Xuân ThưởngTƯỜNG PHONG

Lăng mộ bảng đề cấp quốc giaDanh Mai Xuân Thưởng rạng quê nhàRa tay thao lược trang hào kiệtNung chí quật cường bậc cử khoaLinh Đổng vấn vương hồn chí sĩHoành Sơn vang vọng khí hùng ca“Chết nào có sợ” lòng cương quyếtTrung liệt gương người đất nước ta

Hoàng Đế Quang TrungTHANH PHONG

Dũng khí nghiêng vai cứu lấy đờiAnh hùng Nguyễn Huệ đất quê tôiĐiều binh khiển tướng tài siêu việtTrị nước thương dân đức sáng ngờiCõi Bắc, Thanh triều nghe khiếp vía

Page 74: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

74

Trời Nam, Xiêm tặc thấy run ngườiKỳ công chiến tích hồng trang sửVạn thuở lưu danh rạng giống nòi

Vè các lái(Hát ra) 16

Cù Mông. Vũng Trích ăn quanhVũng Mú trực chỉ Cù Lao Xanh sáng đèn 17

Thuận buồm, xuôi gió một phenGhé vô cửa Dã trong miền Hòn MaiGành Ráng mút tận Bãi DàiBưng qua Bãi Nhạn vô chơi phố phườngĐi cho thấu chữ Qui NhơnGiáp đầm Thị Nại hãy còn sử xanhVô chợ ăn bún song thần Hỏi mua nón ngựa để dành về quê Thiếu gì hải vị, sơn khêVào nam, ra bắc, ê chề ngựa xeNói chơi sợ nẫu cười chêCó say đất khách, mới mê nết ngườiNghĩ thôi dạ tợ dầu sôiDay qua Mũi Mác, San Hôi dong buồmEo Vượt ngó thấy Cỏ, CânVũng Nồm, Vũng Bấc kề gần làng đôi

16. Bài hát từ phía Nam ra phía Bắc tỉnh17. Cù Lao Xanh có ngọn đèn hải đăng

Page 75: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

75

Ngó vô Ké Thữ thương ôiTrông chồng hóa đá, tích đời còn ghiVũng Tô, Suốn Bún là đâyHòn Khô, Nước Ngọt dựa kề Hòn LanVũng Bầu ở chếch phía NamVĩ Rồng, Phường Mưới giăng ngang kia làLố Ông, Mũi Đụn đã quaGành Mét đã khỏi, Hà Ra lại gầnTiếp theo là xóm Hội VânPhong cảnh xoay vần đến mũi Lộ GiaoVũng Cù sóng bổ lao xaoNồm thổi ngọt ngào, ghe chạy thưng thưngAn Dũ sâu cạn không ngừngLời đồn có miếu thổ thần linh ghêTam Quan rày đã gần kềĐất này nổi tiếng Tân Khê nhiều dừaNhớ lời thề thốt thuở xưaTiếng hát mài dừa lảnh lót thâu đêmTai nghe dạ xót niềm riêngNhổ neo mà chạy hướng lên Sa Hoàng.

Những câu ca dao lẻ ghi đượcDòng sông La Vĩ dài đằng đẵngBàu nước An Nam rộng thênh thênhThành xưa Bình Định hữu tìnhHỏi thăm ông Hậu quên mình vì ai?

Page 76: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

76

Hai voi đứng đó hầu hoàiĐền không, ngôi trống nào ai chủ quyềnBên kia hòn tháp Cánh TiênTrong ruột trống lổng trống thiên xa vờiAn Nhơn thắng cảnh nhiều nơiCó chùa Ông Đá nơi này Phương DanhNhạn về Cân, Cỏ nhạn ơi!Nhạn nhớ lấy lời chiêm yến Phương Mai- Nước sông Côn chảy về Đông LạcChảy sang Thiên Hạt, chảy xuống Thạch ĐềAi về nhắn với Bình KhêSao không giữ nước cho nó về Văn Phong- Trăng già mười tám trăng treoAnh sắm giường lèo cưới vợ Quy Nhơn- Cha chài, mẹ lưới, con câuChàng rể đi xúc, cô dâu đi mòQuanh năm ăn những ốc sòCũng hoàn rách rưới chẳng no ấm gì- Hai vai gánh nặng đều haiXương rồng cũng gánh, dầu lai cũng đèo- Ai về nhắn với nậu nguồnThơm chua gửi xuống, cá chuồn gửi lên.- Trăng rằm đã tỏ lại tròn,Củ lang Phù Mỹ đã ngon lại bùi- Anh nguyện cùng em chợ Dã cho chí Cầu Đôi,Nguyền lên Cây Cốc xuống vạn Gò Bồi giao lân

Page 77: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

77

Anh nguyền cùng em thành Cựu cho chí thành Tân,Cầu Chàm, Đập Đá ái ân kết nguyềnAnh nguyền cùng em chợ Làng Cả bán muaCầm dao cắt tóc thề chùa Minh Hương Anh thề cùng em Trung Định cho chí Hưng LươngTrung Nghĩa, Trung Lý cùng nguyền cao xaAnh nguyền cùng em trăm tuổi đến giàDù cho sông cách, biển xa cũng gần- Lụa Phú Phong nên duyên nên nợNón Gò Găng khắp chợ mến thươngÁo hồng, quấn tía vấn vươngNghiêng nghiêng chiếc nón, gió sương quản gì - Vạn Ninh, Vạn Thái có tàiNấu một lon gạo nồi hai cùng đầy- Hội Sơn đi dễ khó vềTrai đi ế vợ, gái về không con- Rủ nhau mua tép Trà ÔSẵn bờ cát trắng phơi khô đem về- An Nhơn có núi Mò OCó chùa Thập Tháp, có đò Trường Thi- Gió cầu Tấn trưa chiều thổi mátĐường Quy Nhơn mịn cát dễ điPhương Mai, Gành Ráng tương triNgâm câu thủy tú, sơn kỳ thảnh thơi- Họ Mai là đấng anh hùngChữ hiếu cũng vẹn, chữ trung cũng toàn.

Page 78: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

78

- An Khê nổi tiếng Hòn BìnhNgày xưa Nguyễn Huệ ẩn binh chốn này- Cây Me cũ, bến Trầu xưa Dẫu không tình nghĩa cũng đón đưa trọn niềm- Ơn vua Thái Đức chí tình Cù Mông vắng vẻ như mình vẫn vui- Rộng trời mặc sức chim bayBiển Hồ lai láng mặc tài con cá đua- Cá đua sông trước thì đuaSông sau có miếu thờ Vua xin đừng - Ai về Bình Định mà coiĐàn bà Bình Định cưỡi voi diệt thù - Thương cho thân phận quả dừaNon thì khoét mắt, già cưa mất đầu

Chuyện người liệt sỹ anh hùng Ngô Mây(Vè)Quê anh làng Cát ChánhTỉnh Bình Định, miền TrungDừa xanh tốt một vùngĐường trải dài cát trắngCha của anh mất sớmHai mẹ con nuôi nhauĐi cày thuê cuốc mướnÁo rách, cơm cháo rauKhi cách mạng thành công

Page 79: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

79

Anh vừa hai mươi tuổiVẫn nhà tre nắng rọiVẫn tay cuốc tay càyNhà một con một mẹNhưng đời sao khác thay!Cờ Tự do, Độc lậpHạnh phúc đến từng ngàyChiều chiều làn khói bếpCũng mơ màng nhẹ bay…Nhưng ở phía chân trờiBóng mây đen đã dựngGiặc Pháp lại xâm lấnMưu toan cướp nước taChúng đánh chiếm An KhêToan đánh sang Bình Định…Dân ta sôi máu giậnKhông có súng dùng gươmThà chết để tiếng thơmHơn sống làm nô lệCăm hờn dâng sóng bểTheo lệnh của Bác HồNhững trai làng thi đuaLên đường đi giết giặcAnh Mây lòng đã quyếtXin mẹ đi tòng quânNhà một mẹ một con

Page 80: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

80

Mẹ thương anh nhiều lắmMẹ thấy con khôn lớnCàng thêm vui tuổi giàGiờ giặc đã đến nhàCon ngồi yên sao đượcNhớ con mà lòng vuiChiếc áo mẹ rách vaiMẹ cắt ra khâu lạiTấm áo nâu dầu dãiNay con mặc ra điVắng mẹ lúc canh khuya…Vẫn ấm hơi của mẹMẹ đưa con miếng quếPhòng trái gió trở trời…Rồi một hômNào mũ đỏ, mũ vàngLũ khát máu nghênh ngangChúng ào lên như nướcTrung liên ta bị tắcKế hoạch định trước rồiQuân ta liền rút luiCòn lại mình Ngô MâyÔm trái bom nóng hổiLũ giặc càng tràn tớiChúng la hét om sòm:- Việt Minh đâu?

Page 81: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

81

- Việt Minh đâu?- Như một tia lửaTrong bụi vụt bayNgô Mây thét lớn:- Việt Minh đây!- Bố mày đây!Chiếc khăn quàng đỏTia lửa Ngô MâyQuân thù hoảng sợHồn bay, vía bay!Chiếc khăn quàng đỏTia lửa Ngô MâyMột trung đội địchVụn thành bụi bayĐâu văng xuống suốiTay vắt cành câyChiếc khăn quàng đỏTia lửa Ngô MâyThành tiếng sét nổXé mây đen dàySáng ngời khuôn mặtAnh hùng Ngô Mây!Lũ giặc còn sống sótXéo lên nhau chạy dàiTim đập vỡ lồng ngựcLo sợ tưởng đứt hơi

Page 82: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

82

Từ đấy hết vênh váoMỗi khi trông phía xaThấp thoáng chiến sĩ taĐeo chiếc khăn quàng đỏGiặc rùng mình kinh sợHè nhau chạy tháo thânNhư một bầy quỷTrông thấy báo thiên thầnTiếng bom của Ngô MâyVang khắp miền đất nướcThương tiếc người anh hùngXưởng giấy lấy tên emCho các em đi họcÔi màu giấy trắng tinhHương Ngô Mây thơm nứcĐời anh thành trang sáchLưu mãi đến mai sau

Đồng bào Bình Định tế vua Quang Trung ngày giỗ trận Đống ĐaThan ôi!Dòng Côn thủy mây lồng thức gấmMãn vui tình mai liễu độ xuânĐỉnh Tây Sơn gió lộng sóng tùngChạnh tưởng đức anh hùng cứu quốcNhớ tôn linh xưa:

Page 83: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

83

Khí cốt lăng tằngAnh tư khôi đặcSức điều binh tài khiển tướng:Hạng Võ Lưu BangLòng trọng sĩ lượng tôi hiền:Văn Vương Huyền ĐứcTình đất nước giận cơn chia sẻLưỡi gươm trần dẹp loạn cứu dânNghĩa Bắc Nam trải dạ gắn hànThân áo vải tận tâm dựng nướcQuy Nhơn biển lặng, rực rỡ ánh tường vânThuận Hóa trời cao, chói chang vần bạch nhậtXiêm phê áo phủTrên chín trùng toan mới trị bìnhVút dũa nanh màiNgoài muôn dặm rắp tâm xâm lượcCõng rắn tội kìa ai?!Bắt hùm tay sẵn chướcTế trời đất đàn Giao cao vút núiBóng tinh kỳ sáng dội buổi đăng quangNhìn non sông khí giận ngất tầng mây,Tiếng hiệu lệnh sấm vang giờ xuất phátHùng binh mười vạn hăng hái hy sinhChiến tượng hai trăm tinh tường trận mạcLòng một quyết ra tay hùng hổHẹn nước non ca khúc khải hoàn sau

Page 84: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

84

Chí mười ngày dẹp giống sài langCùng tướng sỹ chung vui nguyên đán trướcCạn lời ủy lạo, trống giục cờ giongDốc dạ truy tùng, non băng biển vượt.Ngày ba mươi tháng chạp, song Lam Thủy dồn binhĐêm mồng ba tháng giêng, đồn Hà Hồi hãm giặcĐánh trận này tiếp trận khác, sấm dậy chớp giăngXong đồn nọ tới đồn kia, ngói tan đá nátKhuya mồng 4 gió sương mờ mịtĐốt lương rừng lửa đỏ, khiến ba quân liều chết chớ luiSáng mồng năm voi ngựa sẵn sàngQuấn cổ thước khăn vàng, quyết một trận chẳng hơn thì thácThế giặc dẫu binh đông tướng dữThuốc súng chôn quanh thành, chông sắc cắm khắp lũyThêm bốn bề đạn rạc rào mưaQuân ta nhờ trí sáng gan bền,Ván dày cột thành cốt, rơm ướt phải làm bìHè một rập sức cuồn cuộn khác Ầm tiếng pháo, Ngọc Hồi kíp hạSông máu láng laiThúc chân voi, Khương Thượng liền thâu,Núi thây chồng chấtNghi Đống liệu khôn bề sống sót

Page 85: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

85

Vội vàng treo cổ Đống ĐaSỹ Nghị may tìm được lối raHớt hải thoát thân mạn BắcNgoài ải sói gió tan mùi sát khíNiềm hân hoan nhuộm thắm mặt sơn xuyênVào thành Long cờ rợp bóng vinh quang,Áo chiến thắng phủ đen hồn đạn dượcMười ngày hẹn trước, trời đất chứng lời vàngHai bận vui xuân, cỏ hoa lồng tiệc ngọcLựa tạnh hề biên cươngNền cao hề xã tắcTiếng anh dũng nước mây lừng lẫy sấmTriều Mãn Thanh bóp bụng sống chung trờiChí đấu tranh son sắt vững vàng nonMiền Lưỡng Quảng quyết tâm đòi lại đấtNhưng than ôi!Tấm gan rèn đá trời chửa vá xongĐỉnh ngự chìm mây rồng sao vội khuất!Cờ cường thịnh thiếu tay xếp đặtCửi dòn thoi phút để mối tơ chùng!Nghiệp đế vương đuối sức giữ gìnThuyền thuận bến trúc theo cơn gió lật!Trời Phú Xuân sương gió lạnh lùngBiển Thi Nại bèo mây tản mác!Bút chép sử múa men tay đắc thếTrang oanh liệt son nhòa!

Page 86: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

86

Nền ghi ân khuất lấp bóng cô thônGương anh hùng thủy nhạt! 18

Nối chí cả người sau toan lấp hận,Lao công tinh vệ ngậm ngùi thương! 19

Gìn dấu linh, chốn cũ khó nguôi tìnhLắng giọng đề quyên tê tái ruột! 20

Cũng may thay!Lẽ tuần hoàn trời đất chẳng ngừng xoay,Ách chuyên chế giống nòi nay đã thoátTrăng hào kiệt bấy lâu u ámNgọn Đông phong mát mẻ vén màn sươngVườn anh hoa đua nở tự do,Bút thanh nghị ngọt ngào rời giọt mócChúng tôi nay: Chung gọi ơn xuân, Kính dâng lễ bạcNon xanh nước biếc khí anh tú mơ màngNội thẳm ngàn xa hương tinh thành bát ngátDòng lịch sử mở ra ôn lại, Dịu dàng chữ gấm dệt lời hoaTranh vỹ nhân mở rộng xem chung,Lộng lẫy chỉ vàng treo bóng ác

18. Bị chú: bài này đọc tại Đền Tây Sơn năm 1991 sau khi đền cất xong (thôn Kiên Mỹ, huyện Bình Khê). Từ ấy thường dùng để đọc trong ngày kỷ niệm Đống Đa mỗi năm.19, 20. trong suốt triều nhà Nguyễn, người Bình Khê vẫn phụng sự Tây Sơn tam kiệt trong âm thầm.

Page 87: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

87

Hầm Hô con cá nhảyTrong bóng mây thấp thoáng bóng rồngTrưng Lĩnh cánh diều bayTheo tiếng gió nhịp nhàng tiếng nhạcLinh thiên xin chứng

Q.T. phụng soạn

Nhân dân Bình Khê tế Tây Sơn tam kiệt(Ngày kỵ 15 tháng 11 âm lịch tại Đền Kiên Mỹ)

Duy!Nước bị quan nhânTrời sanh tam kiệtNon Tây áo vải, phất linh kỳ dẹp loạn an dânĐất Việt khí thiêng, tung bảo kiếm diệt thù cứu nướcNền đế nghiệp xây cao trời một cõiBước tiền đồ hoa cỏ đón mừng xuânTiếng anh hùng vang dội sấm mười phươngMiền biên tái sài lang im lặng dấuVí sử bóng rồng không vội khuấtThì chi đuôi ngạc dễ mà tungBiển nên cồn thời vận kéo xuiTay bé khôn xoay trời đất lạiĐá vá khuyết cơ duyên chửa gặpDấu linh còn tạc nước non đâyNhân dân Bình Khê chúng tôiLắng hơi quyên trằn trọc giấc canh chầy

Page 88: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

88

Mơ bóng hạc thẫn thờ đêm nguyệt rạngĐền cũ dâng lòng hương một nénBia xanh tạc đức ngọc muôn hàngCá nhớ nguồn lên xuống nước Côn GiangDạ nhắn dạ mồi thơm chẳng tưởngChim nhớ cội đi về cây Tượng LĩnhĐàn gọi đàn gò thấp chớ nương Một lòng nguyện giữ sắt son Muôn gội dám quên mưa mócNay: Niệm kỳ húy nhật, lá vàng điểm tiết hàn đôngChứng tấc thành tâm, lễ bạc dân trời dị lộTrăm thước trầm hương cuồn cuộn gióĐôi hàng bạch lạp ngập ngừng châuNâng kim bôi rượu đủ ba tuầnPhưởng phất long nhan dường thấy đóTrước linh án lễ rồi bốn lạyMơ màng loan giá trở về đâyGương nghìn thu lai láng ánh quang huyTrong khuất tịch cũng không còn hắc ámĐất ba cõi sáng soi vầng bạch nhậtDẫu cô cùng vẫn được hưởng vinh quangLời cầu xin mong thấu cõi u huyềnLòng thành kính ngửa chờ ơn chiếu giám.Phục duyThượng hưởng

Q.T. phụng soạn

Page 89: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

89

Đồng bào Bình Định tế anh hùng Mai Xuân Thưởng(Trong buổi lễ cải táng ngày 17 tháng ChạpNăm Tân Sửu - 22/1/1962)

Than ôi!Đá Linh Đỗng khói mây che mấy lớpTấm gương trung nghĩa ngắm càng trongNước Côn Giang dâu bể nổi bao lầnGiọt lệ anh hùng lau chẳng ráo!Nhớ tôn linh xưa:Bóng nghiêm đường khuất buổi ấu xungƠn từ mẫu ra công đào tạoVăn võ gồm tàiHiếu trung trọn đạoNăm Ất Dậu trường đua bạch chiếnBút hoa thừa thêu dệt gấm sôNgoài Xương Môn bỗng dấy hồng trầnĐường mây khiến thẹn thùng áo mãoCờ tam sắc phất phơ non nướcĐoái trông cỏ giận hoa hờnLòng tứ dân xao xuyến Bắc NamThêm chạnh mưa sầu gió não!Niềm ái quốc chứa chan bầu nhiệt huyếtTay lược thao cầm nhẹ sức phong baChiếu Cần Vương sôi nổi tấm trung can

Page 90: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

90

Gương địch khái quyết tru loài hổ báoXúm tay hào kiệt mãi mã chiêu binhGóp sức nhân dân dồn lương tích thảoĐàn nguyên soái xây cao tình đất nướcBa quân thề hết dạ khuôn phòCờ xuất sư sáng rỡ bóng non sôngBốn tỉnh thảy trao quyền lãnh đạoLòng khắn keo sonKhí lừng gió bãoNên dù cho đoản kiếm trường cônVẫn chống lại liên thanh trọng pháoĐồ bát trận dàn nơi chiến lũyKìa thứ Hương Sơn, kìa độn Thuận Trấn…Hăng hái gươm mài giáo dũaCản bao phen sức giặc hoành hànhTrống ngũ lôi dậy chốn sa trường.Nào gò Thú Thiện, nào bãi Cẩm VănVẫy vùng pháo đụt đạn xôngXáp mấy trận quân thù điên đảoThân chiến sỹ ba năm sương nắngHùng tâm càng vững với gian laoTình quốc dân một mực lửa hươngChánh nghĩa tất đánh lui cường bạoNào hay vận nước linh đinhNên khiến lật lừa máy tạoBinh cứu viện dồn cơn sóng ngạc

Page 91: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

91

Giặc xâm lăng dường mọc thêm vâyPhường bôn xu hùn trận gió măngTay mãi quốc còn đua nối giáo!Rầm rầm sức giặc bốn mặt công viLẫm lẫm quân ta một lòng chiến đấuNhưng than ôi!Dù quyết trụi gan dạ đá vàngKhó đương nổi vút nanh hùm gấuĐuối tay kinh tế, hàng văn thân bóng nép Đồng HươuKết trận thư hùng, đoàn nghĩa sỹ máu trôi Bàu SấuSương khói tả tơi trời Nại HảiLệ khôn cầm dòng huyết đỗ quyênCỏ hoa ủ rũ bóng Trường SơnLòng thêm rối nét thanh vân cẩuThân trơ trọi một thân một ngựaVì nỗi quốc cừu vị báoDòng Côn giang vượt bến rủi dongBước gập ghềnh càng nghĩ càng căm,Nhớ câu “quyền thổ trùng lai”Miền Linh Đỗng tạm đường ẩn náuNhe nanh sè vuốtBầy khuyển ưng lục đã khắp nơiNgăn suối khuất rừngBóng vân hạc tìm không ra dấuPháp Lạng trú sứ nóng ruột lập công

Page 92: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

92

Bá Lộc ngoài nô xuống tay độc thủThảm sát lương dânSanh cầm thái mẫuNiềm uất hận não nùng tiếng gióCây rừng đá núi cũng bầm ganGiọt oan cừu lã chã đêm mưaCỏ nội hoa đồng chung rớm máuCánh vây chưa đủ, liệu không phương xoay gấp cuộc cờ;Tang tóc đã nhiều, lòng chẳng lỡ kéo dài thế thủĐành một thác cho tròn nghĩa vụ.Trói thân nạp giặcĐức hy sinh nhuần thấm sơn xuyênThêm trăm năm xem nhẹ hình hàiThẳng tiếng nhiếc thùGương chính trực rạng ngời tinh đẩu Nửa kiếp anh hùng,Nghìn thu tiết tháoTrông cõi Bắc bái từ cựu chúaƠn chín trùng khép nép lòng ngay Vọng non Tây vĩnh biệt từ thânDâng bốn lạy gập ngừng tấc thảoCuộc binh hoàn, thành bại thế là xong!Lòng trung hiếu, cao thâm chừng đã thấu Đương nửa buổi, mây vẫn gió chuyểnCảnh pháp trường mờ mịt khí đông thiênTiếp ba ngày, chợ vắng đồng không

Page 93: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

93

Khắp bàn quận sụt sùi cơn hạ vũThương mà khóc, khóc rồi nghĩ thẹnBút tà ngụy bôi lem đời người liệtBia Lý lăng trăng gió những lưu là!Nói thêm buồn, buồn lại càng cămÁch cường quyền đà nặng kiếp trung lươngMã Dương Nghiệp bìm lau riêng ấp ủ!Bảy mươi năm lẻ đánh chịu tang thươngBa thước đất vàng vùi sâu thế phủNay:Nước Tổ vững vàng nền độc lậpKinh Lân chép lại hiến đời xemRừng Nam mát gió hòa bìnhChim Việt bay về tìm nhánh đậuNên chúng tôi:Đưa trung cốt về nơi vĩnh cửuRồng Hầm Hô, cọp Hòn Dũng, nghìn thu giữ vẹn dấu linhVái anh hồn nơi chốn u huyềnCây Nùng Lĩnh, nước Cà Mau, ba cõi nỗi liền đất cũ…Đốt nén hương lòng dâng trước ánNgạt ngào khói quyện bóng long loanNgăn hàng lệ cảm rưới vào biaThấp thoáng sương pha màu thảo thụ.Phục duyChiếu giám

Q.T. phụng soạn

Page 94: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

94

Nhân dân Bình Khê tế anh hùng Mai Xuân Thưởng(Ngày kỵ rằm tháng Tư âm lịch mỗi năm)

Than ôi!Trời rạng khúc tinhĐất nhuần cam võNghĩ nhớ thuở nghĩa kỳ cao khỉPhiến hùng tâm chung nợ nước nonKể từ phen linh khí qui thầnNắm trung cột riêng tình hoa cỏ!Mây Linh Đỗng bơ vơ hồn Tổ quốcLạnh lùng mấy lớp sầu giăng!Nước Côn Giang lai láng dạ hoài nhânSụt sùi hai hàng lụy nhỏMưa nắng ngót bảy mươi năm dầu dãiLằn ngọc thoan đưa tại xuân thiênBể dâu qua bao nhiêu cuộc nổi chìmÁnh hồng nhật soi về cố thổĐầm nhạn sóng imRừng mai lộc trổGương hào kiệt treo cao đất nướcVầng trăng xưa vằng vặc bóng tân lăngDòng trung lương tắm mát cỏ câyLuồn sóng mới chứa chan tình cổ độNay chúng tôi:

Page 95: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

95

Trong cõi bách niênChạm niềm thiên cổNén hương cuốn gió bày lễ thúc sôChén rượu lồng mây dâng trời dị lộPhảng phất làn hương quán khóiCánh thanh loan bay liệng ánh tà huyMơ màng điếm nguyệt cầu sươngTiếng qui hạc thấp cao vùng cổ mộLòng đã cảm thôngSức mong phù hộGánh non nước hai vai nghĩa trượngXưa hiệp lực nay cùng hiệp lựcPhải Hán Hồ chi tách đôi phương!Giống tiên rồng trăm trứng tình thâmTrước đồng tâm, sau vẫn đồng tâmThời Nam Bắc mau vầy một tổ.Phục duy. Thượng hưởng

Q.T. phụng soạn (1962)

Page 96: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

96

BIỂU TƯỢNG TUYỆT ĐẸP CỦA QUAN HỆ BÌNH ĐỊNH

VỚI THĂNG LONG - HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH BÌNHPhó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

Hơn 700 năm trước, năm 1301, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã viếng thăm mảnh đất Bình Định và ở lại đây hơn 9 tháng để tạo giao hảo giữa Đại Việt với vương quốc Chăm Pa cùng đoàn kết chống họa xâm lược phương Bắc. 5 năm sau, tiếp bước cha, vì sự nghiệp giữ nước và mở nước, con gái của Trần Nhân Tông, Huyền Trân công chúa, đã “nước non ngàn dặm ra đi” đến nơi đây, trở thành hoàng hậu Đại Việt của Chăm Pa.

500 năm sau, anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, nhà quân sư thiên tài, vị vua anh minh, đã tạo nên mối thâm tình giữa Bình Định với Thăng Long - Hà Nội.

Trong chuỗi huân công bách chiến bách thắng chống thù trong giặc ngoài, thống nhất non sông, giữ yên bờ cõi của Nguyễn Huễ, chiến công giải phóng Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh mùa xuân Kỷ Dậu 1789 là chiến công hiển hách nhất. Hàng trăm năm nay, người dân Thăng Long - Hà Nội luôn tưởng nhớ công ơn của Nguyễn Huệ bằng

Page 97: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

97

việc thờ cúng ông tại chùa Bộc, nơi ông được hóa Phật và tổ chức lễ hội Đống Đa vào mùng 5 tháng giêng hàng năm, lễ hội văn hóa lịch sử lớn nhất vào mùa xuân ở Thủ đô đất nước.

Là người con ưu tú của “Đất võ trời văn” Bình Định, Nguyễn Huệ được người dân và sĩ phu Bắc Hà - Thăng Long luôn tưởng nhớ, tri ân không chỉ bởi tài năng trí tuệ siêu việt mà còn bởi tấm lòng nhân ái rộng mở. Với chiến lược “Dựng nước lấy đạo học làm đầu; cai trị lấy nhân tài làm gốc”, Quang Trung Nguyễn Huệ đã quy tụ được nhiều tài năng là trung thần của nhà Lê và sĩ phu tiêu biểu của Bắc Hà - Thăng Long. Và họ, những tên tuổi lớn: Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Bùi Dương Lịch, Nguyễn Huy Lượng… đã tin yêu, đi theo, hết mình phục vụ Nguyễn Huệ và trung thành, chung thủy với ông cho đến phút cuối cuộc đời, ngay cả sau khi Nguyễn Huệ mất và triều Tây Sơn sụp đổ.

Thành công của đại nghiệp Quang Trung - Nguyễn Huệ có sự đóng góp rất lớn của người dân và sĩ phu Bắc Hà - Thăng Long, trong đó có một con người cần luôn được nhắc đến: công chúa Ngọc Hân.

Việc vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ nhằm cứu vãn ngôi báu triều Lê đã đem đến cho chàng trai Bình Định một quà

Page 98: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

98

tặng vô giá của đất Thăng Long. Không chỉ là một công chúa xinh đẹp, Lê Ngọc Hân còn là một kỳ nữ thông tuệ, hiền thục, lịch duyệt của Thăng Long ngàn năm văn vật. Thi hào Cao Bá Quát từng trân trọng đánh giá Ngọc Hân là một “khí phách, tâm linh nữ nhi siêu đẳng”, “có tài giúp nước giúp đời, có chí dựng nghiệp lớn”. Bởi vậy, mối tình Nguyễn Huệ và Ngọc Hân nhanh chóng chuyển từ một mối tình chính trị sang lương duyên thật sự ý hợp tâm đầu cả trong việc nhà và việc nước, tình đôi lứa và nghĩa non sông. Vào lúc đất nước nghiêng nghèo, khi Chiêu Thống đưa 29 vạn quân Thanh tràn vào Thăng Long, Ngọc Hân đã không ngần ngại đoạn tuyệt với vương triều của dòng tộc, ủng hộ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, mở ra một triều đại mới, danh chính ngôn thuận hiệu triệu toàn dân diệt quân xâm lược…

Hình tượng cành đào báo tiệp do vua Quang Trung gửi từ Thăng Long giữa ngày đại thắng về tặng Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân nơi phương Nam xa xôi sống mãi trong tâm thức các thế hệ Việt Nam như một biểu tượng đẹp của mói tình Nguyễn Huệ - Ngọc Hân và cũng là biểu tượng tuyệt đẹp của mối quan hệ Bình Định với Thăng Long - Hà Nội …

(Trích phát biểu tại khai mạc hội thảo Bình Định với Thăng Long - Hà Nội 2010)

Page 99: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

99

VĂN BIA TƯỞNG NIỆM LIỆT SỸ TÂY SƠN

TẠI CHÙA KIM SƠN (HÀ NỘI)

Nhớ linh xưaVì giang san Tổ quốc Việt NamTheo chủ tướng Quang Trung, Nguyễn HuệRạch Gầm, Xoài Mút, ba trăm thuyền vùi xác

bọn Chiêu TăngKhương Thượng, Đống Đa, hai chín vạn tan

hồn quân Sĩ NghịTrên đường sự nghiệp, thành công nào chẳng

có thương vongGiữa lửa chiến trường, đội ngũ tránh sao không

sứt mẻDưới cờ chiến thắng, đường hồi hương nhộn

nhịp bóng anh hùngSau khúc khải hoàn, trăng viễn xứ xót xa hồn

liệt sĩChúng tôi nayĐi từ Bình Định, tưởng người xưa luống những

nhớ thương

Page 100: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

100

Tìm đến Kim Sơn, nhìn dấu cũ càng thêm thống thiết

Chọn nơi thờ để mãi mãi khói hương thơmDựng bia đá để đời đời con cháu biết:Nam chinh bắc chiến, trăm lần từng quyết tử

xung phongMáu chảy đầu rơi, một buổi đã hy sinh oanh

liệtCông lao kia rực sáng giữa sơn hàKhí phách ấy soi cao cùng nhật nguyệt!

Mùa hạ năm Tân Mão (2011)

Lãnh đạo và nhân dân Bình Định lập gian thờ và dựng văn bia

Anh hùng lao động, Giáo sư VŨ KHIÊU soạn thảo lời văn

Page 101: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

101

ĐÀO TẤNĐOÁ MAI GIỮA CHỐN BỤI LẦM

NGUYỄN THẾ KHOA

Câu thơ trong bài thơ “Hành bộ ngẫu đắc” (Đi công cán hưng viết) Đào Tấn viết trên đường công cán ở cương vị tổng đốc An Tĩnh, nguyên văn chữ Hán “Thanh khoáng ngâm hoài tự thử trung” được nhà thơ Xuân Diệu dịch là “Trong sạch lòng thơ với nước non”, có thể được coi là câu thơ gói gọn cả một đời làm người và làm nghệ thuật vì nước non của danh nhân Đào Tấn.

Thanh khoán - trong sạch, chắc chắn là chí hướng sống trọn đời của Đào Tấn. Ông đặt tên hiệu là “Mộng Mai”, (giấc mộng hoa mai), khi sống ông luôn muốn là một đóa mai (mai hảo ưng như cựu), còn khi chết, ông “ưng hữu mai hoa tác mộng hồn” (ước hồn hóa thành đóa hoa mai). Nếu danh sĩ Cao Bá Quát, “nhất sinh đê bái thủ mai hoa” (một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai), thì hơn thế, Đào

Page 102: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

102

Tấn muốn cái loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, trong sạch của con người luôn ở trong giấc mộng mình, luôn trong tâm hồn mình. Ông không chỉ cúi đầu trước hoa mai mà còn muốn mình thực sự là một đoá mai.

Thế nhưng trời chẳng dễ chiều lòng người, “bắt phong trần phải phong trần/cho thanh cao mới được phần thanh cao”, để theo đuổi cho được sự thanh khoán ấy, cuộc đời Đào Tấn đã phải trải qua bao năm tháng ngập chìm vùng vẫy trong chốn bụi lầm: Cái cũ vội vội đi/Cái mới xăm xăm đến/Gặp nhau ngã ba đường/Thương thay đều lấm bụi…

Cái thứ bụi mà Đào Tấn nói trong bài thơ trên và trong nhiều bài thơ và từ khác của ông thực ra không phải là bụi đường mà là bụi đời, hay đúng hơn là bụi chốn quan trường, nơi ông sống gần nửa cuộc đời mình. “Ngã yểm phong trần trì nhất xa”, (Ta tuyệt vọng bởi đã như một chiếc xe lỡ lao vào gió bụi), Đào Tấn từng đau đớn thốt lên như thế trong một bài thơ trò chuyện với người em họ mình ở quê nhà ra thăm ông nơi cửa quan chốn Hoan Thành.

Được vời vào triều từ năm 26 tuổi và chỉ rời triều khi sắp bước vào tuổi 60, Đào Tấn có hơn 30 năm làm quan qua ba đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Xét theo cái nhìn thông thường

Page 103: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

103

của người đời, Đào Tấn thật hết sức “công thành danh toại”. Với các chức tổng đốc, thượng thư, Đào Tấn đã có các chức quan vào hàng nhất phẩm, nhị phẩm triều đình. Thời Tự Đức, về đức làm quan, ông được nêu danh “Thanh, thận, cần” và “bất uý cường ngự”, về tài làm tuồng thì được vua bút phê là “kỹ thuật thần diệu”. Đến thời Thành Thái, khi sắc phong tước “Vinh quang từ” cho Đào Tấn (1902), vị vua trẻ yêu nước dành hẳn một bài chế để nêu gương ông khắp “trong triều, ngoài quận”. Trong bài chế ấy có hai câu “Văn chương chúa mến, nghiệp bút nghiên giỏi việc trung thư/Đức độ dân thương, tài cai trị trội hơn tam phụ”, như vậy cả nghiệp bút nghiên và tài cai trị của Đào Tấn luôn được các vua Nguyễn, dù là vị vua để mất nước như Tự Đức hay vị vua nuôi chí phục quốc như Thành Thái, đánh giá rất cao. Nhìn bề ngoài, đời làm quan của Đào Tấn đáng xem là hết sức viên mãn dù cũng lắm thăng trầm.

Thế nhưng, nếu xem thơ và từ của Đào Tấn như cuốn nhật ký tâm hồn ông như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu, thì trong tâm hồn của vị quan đầu triều, đầu tổng ấy, đời hoạn lộ, chốn triều trung chỉ là chốn bụi lầm, ô trọc, nơi đầy rẫy những “beo”, những “mọt”, mỗi khi tiếng “quan”, tiếng “thần” vang lên thì kèm theo đấy bao giờ cũng là những

Page 104: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

104

tiếng “thẹn”, tiếng “hổ” (Thẹn lắm nghe ai gọi cựu thần, So với nàng ta thẹn xiết bao, Ngồi già trên sông Hương/Thầm hổ với vầng trăng...). Suốt ba mươi năm làm quan, ông thượng quan “Mộng Mai” luôn cảm thấy cô đơn lạc loài vô hạn, luôn ôm một “hương mộng” và khắc khoải ngày đêm một mơ ước “hoàn hương”, để được rời xa chốn dối gian nhơ nhuốc, chốn hang hùm nọc rắn đó.

Đọc cuốn sách “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng về thời thơ trẻ của Bác Hồ, trong cuộc trò chuyện giữa thượng thư bộ binh Đào Tấn và anh học trò nghèo Nguyễn Sinh Sắc giữa một đêm kinh thành, nghe Đào Tấn nói: “Như người xưa đã luận giải: Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ là bốn cái rường cột để giữ vững quốc gia. Nếu người trong nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm, vô sỉ thì quốc gia ấy ắt sụp đổ và có thể bị diệt vong”, ta càng hiểu vì sao Đào Tấn lại dị ứng với chốn quan trường triều Nguyễn đến vậy: Người trong nước chưa phải tất cả đã vô lễ, vô nghĩa, vô sỉ, vô liêm, nhưng người chốn triều trung thời ấy thì đa phần đã vậy.

Tuy trong một câu đối tặng bạn thời bắt đầu bước “hoạn lộ”, Đào Tấn từng nói rằng mình vào triều chỉ vì “cơm áo nuôi mẹ già”, nhưng giới sĩ phu đương thời ca ngợi rằng Đào Tấn làm quan không hề vì danh lợi mà chỉ để thi thố chí lớn. Quả

Page 105: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

105

thật, nếu không có cái chí lớn ấy thì có lẽ không gì giữ chân được Mộng Mai tiên sinh ở lại chốn quan trường. Cũng như Cao Chu Thần, con người chỉ biết cúi đầu trước hoa mai, Đào Tấn, con người mang giấc mộng hoa mai, là những con người hành động, tranh đấu, tuy mỗi ngươi một hoàn cảnh khác nhau, một con đường khác nhau.

Tâm hồn Đào Tấn cũng tràn đầy một “hùng tâm”, một niềm tự hào dân tộc lớn lao, một ý chí cứu nước cháy bỏng. Ông từng viết “Cự Bắc bình Tây kim cổ chấn/Tứ phương danh động ngã Tiên Long”(Dẹp Bắc, bình Tây chấn động kim cổ/bốn phương vang danh nòi giống Tiên Rồng),“Bạt kiếm khiêu đăng đối tửu ca/Tâm trung duy ái ngã sơn hà/Anh hùng mỗi độc ngô Nam sử/Thùy bất thâm thù Phú Lăng Sa? (Tuốt gươm, khêu cao ngọn đèn, nhìn chén rượu mà hát/lòng ta chỉ yêu núi sông ta/anh hùng mỗi lần đọc sử nước Nam, ai không thâm thù giặc Pháp) và “Thủ vãn sơn hà tâm vị tử/thân kỳ Cơ Vĩ khí do sanh” (tay giành lại sơn hà lòng chăng chết/ thân gửi sao Cơ sao Vĩ khí tiết còn sinh sôi mãi)

Nếu Cao Chu Thần đoạn tuyệt quan trường, dựng cờ khởi nghĩa, khi sa cơ vẫn ngẩng cao đầu trên đoạn đầu đài thì Đào Tấn vẫn ở lại triều làm quan. Các sĩ phu đương thời coi ông là “kẻ ở ẩn

Page 106: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

106

tại triều”, kiểu “đại ẩn” đầy hy sinh của một nhân cách lớn. Quả thật, Đào Tấn sẵn lòng chịu bao nhục nhã tai tiếng với người đương thời và cả hậu thế, ở lại bên vị vua trẻ Thành Thái trong một kế hoạch bí mật phục quốc, liên kết các văn thân, sĩ phu Nam Bắc, tạo điều kiện hoạt động cho những nhân tài cứu nước và âm thầm làm một thứ tuồng hát nghệ thuật cao cường tố cáo lũ cướp nước và bọn tay sai bán nước, luyện đức hy sinh, luyện chí anh hùng, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân.

Không được làm một đoá mai giữa đất trời thanh sạch, con người mang hiệu Mộng Mai ấy đã lặng lẽ làm một đoá mai giữa chốn bụi lầm. Giữa đám tham quan ô lại, ông ngời sáng một đức thanh liêm, trọn đời tay trắng thanh bần. Giữa rất nhiều danh sĩ bó gối xuôi tay, tuyệt vọng, con người “Thậm cảm hưng vong chuyện nước nhà” ấy vẫn sẵn sàng “Vì vương mang gánh nghĩa gánh tình/phải lịu địu tay bồng tay ẵm”, âm thầm và quyết liệt hành động vì một bình minh tươi sáng cho non nước thân yêu sau đêm trường lạnh cóng.

Chính nhờ thế, giữa thời buổi nhiễu nhương tủi nhục bậc nhất trong lịch sử đất nước, chúng ta đã có Đào Tấn như một nhà yêu nước lớn, một “nhân tài nghệ thuật đặc biệt” (chữ dùng của nhà thơ Xuân

Page 107: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

107

Diệu), bậc hậu tổ của nghệ thuật tuồng với những kiệt tác làm rạng danh dân tộc.

Những gì có thể làm cho nước non, cho nghệ thuật vì nước non, Đào Tấn đã làm và chính thế ông mới có thể hoàn toàn thanh thản để viết câu thơ “Trong sạch lòng thơ với nước non”.

Một thế kỷ trước, ngày Đào Tấn mất, các văn thân Nghệ Tĩnh đã gửi đôi câu đối thành kính viếng ông: “Hiền tướng phong lưu, Hoan quận thập niên do truyền thảo/Danh viên tiêu tức, Lại Giang thiên lý ức hàn mai”(Vị tướng nhân ái phong lưu, mười năm ở Hoan quận đã để lại bao tác phẩm đáng truyền tụng/Tin buồn lan đi từ khu vườn danh tiếng, nhớ mai cội mai khí tiết sông Lại ngàn dặm).

Cội mai khí tiết sông Lại, có lẽ với Đào Tấn không gì thoả nguyện hơn khi được gọi bằng tên gọi trên. Ông chỉ ước được hóa thành một đóa mai nhưng đã thực sự là một cội mai tuyệt đẹp trong lòng dân tộc, trong tâm hồn mỗi chúng ta hôm nay.

Page 108: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

108

BÌNH ĐỊNH VÀ BƯỚC NGOẶT LỚN

CỦA TUỔI TRẺ NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN THẾ KHOA

Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, quyển sách có tính chất tiểu sử đầu tiên về cuộc đời vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc từ lúc lên đường cứu nước đến những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tác giả Trần Dân Tiên từng viết: “Tôi nhấn mạnh trong quyển sách này còn thiếu nhiều đoạn. Trong đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, những đoạn ấy phải chăng là rất quan trọng? Tôi không thể biết, đồng thời tôi cũng nghĩ rằng: ngoài Hồ Chủ tịch, thì không ai có thể trả lời câu hỏi đó”. Nhà văn thương binh Sơn Tùng, người từng dày công sưu tầm tư liệu cuộc đời Bác Hồ trong hơn 60 năm qua và đã có 14 đầu sách được đánh giá cao về Bác, đặt tên cho phần mở đầu cuốn “Hoa râm bụt” là “Đi tìm ẩn

Page 109: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

109

tích Hồ Chí Minh” và cuốn sách sắp xuất bản là “Trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn”. Sự khiêm nhường, đức hy sinh của Bác, con người “Như đỉnh non cao tự giấu hình/trong rừng xanh lá ghét hư vinh”, đã khiến hậu thế rất khó khăn trong hành trình ngược thời gian, vượt không gian tìm hiểu cuộc đời phong phú và bão táp trải qua năm châu bốn biển xuyên ngót thế kỷ của Hồ Chí Minh. Có thể thấy, cho tới nay, khi chúng ta sắp kỷ niệm 40 năm ngày mất và 120 năm ngày sinh của Người, sau hàng vạn bài viết, công trình nghiên cứu, sáng tác ở cả trong và ngoài nước về anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh, nhiều ẩn tích về Người vẫn chưa được khám phá, nhiều sự kiện trong cuộc đời Người chúng ta vẫn chưa thấu tỏ ngọn nguồn, trong đó có những sự kiện ở giai đoạn thời niên thiếu trước khi Người xuất dương tìm đường cứu nước. Sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định những năm 1909 - 1910 là một trong những sự kiện đó. Hội thảo lần này là dịp để chúng ta nhìn nhận, suy ngẫm và cùng nhau lấp đầy một khoảng trống trong tiểu sử Hồ Chí Minh, quãng thời gian hơn một năm ở Bình Định, quãng thời gian ngắn ngủi nhưng nhiều ý nghĩa, đánh dấu một bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh.

Page 110: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

110

I. Thời gian Nguyễn Tất Thành ở Bình Định, thực ra là vấn đề có thể kết luận và đã được kết luận

Theo tổng hợp của nhà nghiên cứu Đỗ Quyên trong cuốn sách “Nguyễn Tất Thành ở Bình Định” và khảo sát nhiều công trình, nghiên cứu, nhiều tập sách có đề cập đến sự kiện Nguyễn Tất Thành đến Bình Định đã xuất bản trong vòng hơn 20 năm qua, dựa theo nhiều tư liệu khác nhau đã có nhiều ý kiến khác nhau về các mốc thời gian Nguyễn Tất Thành đến Bình Định, ở Bình Định và rời Bình Định. Tựu trung, có hai nhóm ý kiến như sau:

Nhóm thứ nhất: Nhóm các ý kiến cho rằng sau khi tham gia biểu tình chống sưu thuế ở kinh đô vào giữa năm 1908, bị đuổi học ở trường Quốc học Huế, trong hành trình đi về phương Nam tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã ghé qua Bình Định và đến Bình Khê thăm thân phụ đang làm tri huyện tại đây rồi tiếp tục qua Phan Rang đến Phan Thiết xin làm trợ giáo ở trường Dục Thanh. Hầu hết các ý kiến này đều không nêu rõ thời điểm đến và rời Bình Định của Nguyễn Tất Thành nhưng qua cách diễn tả đều cho thấy Nguyễn Tất Thành chỉ dừng chân ở Bình Định một thời gian rất ngắn.

Nhóm thứ hai: Nhóm các ý kiến cho rằng Nguyễn Tất Thành cùng anh trai là Nguyễn Tất Đạt

Page 111: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

111

đã có mặt ở Bình Định trước và sau khi ông Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) đến Bình Định tham gia phúc khảo kỳ thi hương tại đây và sau đó được bổ nhiệm đồng tri phủ lãnh chức tri huyện Bình Khê. Tại Bình Định, Nguyễn Tất Thành đã được cha gửi xuống học tiếng Pháp tại nhà người bạn thân của ông là thầy Phạm Ngọc Thọ (cha bác sĩ Phạm Ngọc Thạch), lúc đó là thầy giáo trường Pháp - Việt Quy Nhơn. Sau biến cố ông Nguyễn Sinh Sắc bị cách chức tri huyện Bình Khê, “lai kinh hậu cứu” (17/1/1910), Nguyễn Tất Thành còn ở lại nhà gia đình thầy Phạm Ngọc Thọ một thời gian khá lâu, vừa tiếp tục học tập nâng cao trình độ. Nguyễn Tất Thành chỉ rời Bình Định vào Phan Thiết sau khi được tin về bản án chính thức của cha (cuối tháng 8/1910).

Nhận xét: Nhóm ý kiến thứ nhất đều không đưa ra được

căn cứ lịch sử xác thực, hầu hết là suy đoán nối hai sự kiện Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống sưu thuế ở Huế và Nguyễn Tất Thành vào làm trợ giáo trường Dục Thanh. Trong nhóm ý kiến này, có tác giả đã đưa ra những tư liệu sai lệch như trong một cuốn sách viết về Bác Hồ với miền Nam xuất bản năm 1996 và vừa được tái bản lần thứ ba đầu năm 2009, tác giả cho rằng Nguyễn Tất Thành

Page 112: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

112

trên đường vào Nam có ghé nhờ cụ Phạm Ngọc Thọ chỉ dạy tiếng Pháp nhưng cụ Thọ lúc bây giờ không phải là thầy giáo ở Quy Nhơn mà đang giữ chức Tổng đốc Phú Yên và đang ở Sông Cầu.

Nhóm ý kiến thứ hai hầu hết đều dựa trên sự khảo cứu, đối chiếu nghiêm túc cẩn trọng các tài liệu lịch sử đáng tin cậy như lưu trữ của mật thám Pháp, của triều đình Huế, lời kể của bà Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, của gia đình bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và những nhận xét của chính Bác Hồ về một số tác phẩm viết về thời thơ ấu và thanh niên của Bác có liên quan đến khoảng thời gian Bác từ Huế đến Quy Nhơn rồi vào Phan Thiết.

Kết luận:Các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy, khi tham

gia biểu tình chống sưu thuế (tháng 4/1908), Tất Đạt và Tất Thành đang học năm cuối tiểu học Pháp - Việt Đông Ba chứ không phải ở Quốc học Huế. Tuy hai anh bị mật thám Pháp cảnh cáo ghi sổ đen vì thái độ “bài bảo hộ” và ông Nguyễn Sinh Sắc bị triều đình khiến trách vì hành vi của hai con nhưng sau đó Nguyễn Tất Thành đã tốt nghiệp bậc tiểu học ở Trường Pháp Việt Đông Ba và được nhận chính thức vào lớp trung đẳng Quốc học Huế (tháng 8/1908). Bởi vậy, sự thật là không có chuyện Tất

Page 113: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

113

Thành bị đuổi học ở Huế và một mình đi thẳng từ Huế qua các tỉnh miền Trung vô Phan Thiết. Nguyễn Tất Thành chỉ bỏ dở việc học ở trường Quốc học Huế và rời Huế theo cha khi ông Nguyễn Sinh Sắc được điều vào làm việc ở Bình Định. Tại Bình Định, Nguyễn Tất Thành được cha gửi theo học thầy Phạm Ngọc Thọ ở Quy Nhơn. Thời gian này, có tài liệu cho biết Nguyễn Tất Thành đã từng xin thi làm giáo viên của một trường làng và đã thi đỗ xuất sắc nhưng tên anh đã bị Phơrie, Khâm sai Pháp, gạch bỏ vì là người đang bị mật thám Pháp theo dõi (Nhà sử học, nhà báo E. Cô-bê-ép trong sách “Đồng chí Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Tiến Bộ, Matscova và Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội xuất bản năm 1985).

Đã có khá đủ căn cứ để có thể kết luận: Thời điểm Nguyễn Tất Thành đến Bình Định là khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 1909. Thời điểm Nguyễn Tất Thành rời Bình Định là khoảng đầu tháng 9/1910. Thời gian Nguyễn Tất Thành ở Bình Định là khoảng trên dưới 1 năm 3 tháng.

Và trên thực tế, điều này đã được Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chính thức kết luận và đưa vào bộ sách lớn “Hồ Chí Minh - biên niên tiểu sử”, một công trình nghiên cứu biên soạn công phu, khoa

Page 114: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

114

học (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, bản xuất bản lần thứ hai, 2006, tập I - 1890-1929, trang 31-35).

II. Về Bình Định, lựa chọn của ông Nguyễn Sinh Sắc

Theo lời kể của cụ Nguyễn Sinh Khiêm nhà văn Sơn Tùng ghi được trong những năm 1948-1953, lần Nguyễn Tất Thành đến Bình Định giữa năm 1909 không phải là lần đầu tiên mà là lần thứ ba Nguyễn Tất Thành đặt chân đến mảnh đất này. Trước đó, Nguyễn Tất Thành đã từng hai lần đến Bình Định vì mối quan hệ thâm tình giữa ông Nguyễn Sinh Sắc và gia đình anh với cụ Đào Tấn. Lần thứ nhất, Nguyễn Tất Thành đến Bình Định là vào đầu năm 1905. Đó là khi từ Nghệ An vào Huế chuẩn bị nhận bổ quan, Nguyễn Sinh Sắc được biết Thượng thư Đào Tấn vừa bị bọn gian thần Việt và Khâm sứ Pháp vu oan, buộc về hưu và Đào Tấn đã hồi hương về Bình Định. Ông liền thu xếp cùng hai con Tất Đạt, Tất Thành vượt trăm dặm về Bình Định thăm Đào Tấn, đàm đạo với cụ Thượng Đào trước khi ông chính thức được bổ nhiệm ở Bộ Lễ (Dụa theo tờ trình của bộ Lại đề ngày 6-6-1906 về việc bổ nhiệm Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy làm thừa biện bộ Lễ, nhiều tài liệu cho rằng cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đến giữa năm 1906 mới vào Huế, nhưng theo cụ Nguyễn Sinh Khiêm thì sau khi mẹ

Page 115: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

115

vợ, bà Nguyễn Thị Kép, mất vào đầu năm 1904, đầu năm 1905, ông Nguyễn Sinh Sắc đã nhận triệu hồi của triều đình “lai kinh hậu bổ” đem theo Tất đạt và Tất Thành và hơn 1 năm sau, ông mói được chính thức bổ nhiệm).

Lần thứ hai, Nguyễn Tất Thành đến Bình Định là sau rằm tháng 7 năm 1907. Ấy là sau khi được tin cụ Đào Tấn mất tại quê nhà, ông Nguyễn Sinh Sắc lại đưa hai con cùng vài người bạn yêu mến Đào Tấn từ Huế về Bình Định viếng cụ, đem theo câu đối nhân danh văn thân Nghệ Tĩnh do chính Nguyễn Sinh Sắc chấp bút đặt trên bàn thờ cụ Thượng Đào, người bạn vong niên và ân nhân của gia đình mình. Câu đối viết “Hiền tướng phong lưu, Hoan quận thập niên do truyền thảo/Danh viên tiêu tức, Lại giang thiên lý ức hàn mai”.

Như vậy, trước khi đến Bình Định vào giữa năm 1909, Bình Định đã là mảnh đất khá thân thuộc với cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành. Bình Định thân thuộc với họ không chỉ bởi là quê hương của cụ Thượng Đào mà còn bởi là quê hương và nơi dấy nghĩa của Quang Trung - Nguyễn Huệ, người gốc làng Thái Xá, xứ Nghệ quê hương. Trong sự nghiệp vĩ đại của mình, ngoài quê hương Bình Định, Nguyễn Huệ luôn coi xứ Nghệ cố hương là chỗ dựa vững chắc của mình. Trước khi tiến quân

Page 116: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

116

ra quét sạch giặc Thanh, giải phóng Thăng Long, Nguyễn Huệ đã có một cuộc mộ binh rất lớn ở xứ Nghệ và sau khi ổn định đất nước Nguyễn Huệ đã dự định dời đô ra Nghệ An, lập nên Phượng Hoàng Trung Đô nổi tiếng. Nguyễn Huệ và Nhà Tây Sơn là kẻ thù không đội trời chung của Nhà Nguyễn. Trong suốt hơn 100 năm, triều Nguyễn đã thực hiện một cuộc trả thù kéo dài vô hạn, luôn luôn tìm cách truy sát, bôi nhọ, tìm cách xoá hết mọi dấu vết của người anh hùng áo vải bách chiến bách thắng và triều đại lẫy lừng này. Tuy vậy, với mỗi người Việt Nam yêu nước, mỗi người dân Bình Định và Nghệ An, với cả các vị quan trung chính của triều Nguyễn, nhất là những người con xứ Nghệ và Bình Định như Đào Tấn, Nguyễn Sinh Sắc, vị hoàng đế “Cự Bắc bình Tây kim cổ chấn/Tứ phương danh động ngã tiên long” (Thơ Đào Tấn) mãi mãi là biểu tượng chói sáng của niềm kiêu hãnh dân tộc, lòng tự hào quê hương. Dường như Nguyễn Huệ và kẻ hậu sinh của ông, Đào Tấn, là những người đã tạo nên mối quan hệ tâm linh đặc biệt giữa văn hiến sông Lam và văn hiến sông Côn, giữa xứ Nghệ và Bình Định. Từ xứ Nghệ, gia tộc Nguyễn Huệ vào định cư ở Bình Định và từ đây, Nguyễn Huệ đã lập nên những võ công hiển hách: đuổi Nguyễn, dẹp Trịnh, thống nhất sơn hà, quét sạch giặc Xiêm, đại

Page 117: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

117

phá giặc Thanh, bảo vệ trọn vẹn độc lập tự do, viết nên những trang hết sức vẻ vang trong lịch sử đất nước. Từ Bình Định, con đường hoạn lộ đã đưa Đào Tấn đến xứ Nghệ và tại đây, Đào Tấn đã để lại hình ảnh cao đẹp của một vị quan nhân đức, chính trực và một văn nghiệp lừng lẫy với những kiệt tác thơ, từ, tuồng tạo nên một đỉnh cao đáng tự hào của văn hoá dân tộc.

Theo các tài liệu đã được ông sưu tầm và ghi chép, nhà văn Sơn Tùng cho biết: trước khi chính thức được bổ vào Bình Khê, triều đình khuyết hai chức quan mà Nguyễn Sinh Sắc có thể lựa chọn để được bổ nhiệm: tri phủ Bình Giang (Hải Dương) và tri huyện Bình Khê và Nguyễn Sinh Sắc đã đề nghị cho ông về Bình Khê.

Như vậy, Nguyễn Sinh Sắc đã lựa chọn quê hương của Nguyễn Huệ và Đào Tấn. Có thể ông Phó Bảng, người có câu nói nổi tiếng được lưu truyền thời ấy “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (Quan trường là nô lệ giữa đám người nô lệ, càng nô lệ hơn), người từng viết lên xà nhà mình ở làng Kim Liên dòng chữ “Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng” (Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình) để răn dạy con, khi buột phải dấn thân vào chốn quan trường đầy cạm bẫy, lại được thăng tiến từ một chức quan “hư” quyền đến

Page 118: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

118

một chức quan “thực” quyền, cảm thấy quê hương của Nguyễn Huệ và Đào Tấn sẽ giúp ông thêm chí khí để làm được những việc ích nước lợi dân trong thân phận một “nô lệ của nô lệ”. Cũng có thể ông Sắc nghĩ rằng đây là dịp để ông đưa Nguyễn Tất Thành về với nơi sinh thành của hai con người vĩ đại, tạo điều kiện cho Thành trực tiếp tìm hiểu, suy ngẫm thêm bằng cách nào mà một vị quan nô lệ như Đào Tấn vẫn có thể “toạ nha hành thiện”, vẫn không ngừng tranh đấu cho công lý, cho độc lập tự do của đất nước, vẫn giữ được cốt cách thanh cao giữa chốn bùn nhơ và bằng cách nào mà một người áo vải, thậm chí bị coi là “giặc cỏ trong khe núi” như Nguyễn Huệ lại có thể trở thành một vị vua anh hùng và anh minh với những huân công cứu nước cứu dân được đời đời tri ân. Đó là những gì ông Sắc nghĩ là cần thiết trong hành trang của Nguyễn Tất Thành, người con mà ông hy vọng sẽ thành một nhân tài tìm ra được con đường lớn để lập thân, cứu nước chứ không bị lâm vào ngõ cụt như thế hệ ông, thế hệ mãi mãi ôm mối trường hận “Nước mất mà không cứu được nước”.

III. Sự kiện Bình Khê và bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành

Sự kiện đáng chú ý nhất trong thời gian Nguyễn Tất Thành ở Bình Định chắc chắn là sự kiện chỉ sau

Page 119: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

119

hơn sáu tháng làm tri huyện Bình Khê (từ 1/7/1909 đến 17/1/1910), Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã bị cách chức, bị giải về kinh hạ ngục để sau đó nhận được một bản án rất nặng nề với một tội danh mù mờ.

Tìm hiểu cuộc đời làm quan của Đào Tấn và Nguyễn Sinh Sắc, ta có thể thấy dù chức tước, bối cảnh và thời gian làm quan hết sức khác nhau, nhưng giữa hai người bạn vong niên tri kỷ này có những sự trùng hợp rất kỳ lạ. Cả hai người sau khi thi đỗ đều nấn ná ở lại quê hương, Đào Tấn thì tiếp tục theo học tuồng với cụ Tú Nhơn Ân và giao du với cấc nghệ sĩ tuồng ở Bình Định còn Nguyễn Sinh Sắc lo phụng dưỡng mẹ vợ và nuôi dạy các con thơ, mãi 4 năm sau mới được bổ quan. Trong hơn sáu tháng tại Bình Khê, tri huyện Nguyễn Sinh Huy đã “thực thi” những công vụ giống hệt Tổng đốc Đào Tấn đã làm trong gần 10 năm ở An Tịnh: kết thân với các văn thân khoa bảng, che chở các gia đình Cần Vương, bênh vực dân nghèo, khích lệ tinh thần yêu nước, chống Pháp, tình đoàn kết tương thân tương ái của dân chúng…Nếu tại kinh đô Huế, Phủ doãn Đào Tấn đã thẳng tay xử chém tên Bồi Ba, tay sai chó săn của bảo hộ Pháp, từng gây nhiều tội ác với dân chúng xứ Huế và bị khiển trách, thì tại Bình Khê hơn 20 năm sau, tri huyện Nguyễn Sinh Huy

Page 120: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

120

đã nghiêm khắc trừng phạt bằng đòn 50 roi tên điền chủ thân Pháp Tạ Đức Quang vì tội chiếm đất công, ức hiếp, vu vạ dân lành, khinh nhờn phép công, rồi bị mất chức.

Bất chấp nhân dân Bình Khê đã gửi đơn minh oan cho ông Sắc, đưa ra những chứng cứ nói rõ trận đòn của quan huyện chỉ có ý nghĩa cảnh cáo, không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của Tạ Đức Quang, Quang chết chỉ là do ăn chơi trác táng quá độ, Tổng đốc Bình Định và Công sứ Pháp ở đây đã gửi công văn về triều đình và Khâm sứ Trung Kỳ đề nghị truy cứu tội đánh chết người của ông Sắc. Hơn 8 tháng sau, ngày 23/9/1910, sau nhiều lần nghị án rồi chỉnh sửa, Bộ Hình trình lên Hội đồng nhiếp chính triều đình và Khâm sứ Trung kỳ bản nghị án với nội dung: “Viên tri huyện này là Nguyễn Sinh Huy (tức Sắc) vốn nên chiếu theo luật phạt giáng bốn cấp rồi chuyển đi xa. Nhưng lại xét Tạ Đức Quang bị đánh roi qua hơn hai tháng sau bị ốm chết chứ không phải bị đánh chết tức thì, tình có thể tha thứ. Xin đội gia ân đổi làm giáng bốn cấp mà lưu. Lại xét viên tri huyện này mới ra làm quan, chưa tường dân chính, xin cho Bộ Lại cái bổ kinh chức”. Tuy sự việc đã được Bộ Hình phân định rõ ràng như thế nhưng Hội đồng Nhiếp chính triều đình dưới sức ép của Khâm sứ Pháp đã không chấp nhận đề nghị

Page 121: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

121

“giáng bốn cấp mà lưu” và “cái bổ kinh chức” của bộ Hình mà phê duyệt “triệt hồi” và “chuyển đi xa”. Cụm từ “chuyển đi xa” có nghĩa là cấm ông Nguyễn Sinh Sắc cư trú tại ba nơi: kinh đô Huế, quê hương Nghệ An, và Bình Định, nơi ông từng làm quan và gây án.

Bản án này không chỉ đã đưa ông quan Nguyễn Sinh Sắc trở về vị trí một thường dân mà còn biến ông thành một kẻ bị lưu đày, bị tách ra khỏi những nơi thân thuộc nhất khi sắp bước vào cái tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Có thể hiểu vì sao, bắt đầu từ đây, khi ai hỏi ông Sắc nhà ở đâu, quê ở đâu, người ta thường nghe ông Sắc trả lời: “Nước mất, còn đâu nhà”, “Nước mất còn đâu quê”…

Bước sa chân trong chốn quan trường của cha và bản án nghiệt ngã mà người cha thân yêu phải nhận chắc chắn đã gây nên những chấn động mạnh mẽ và đã tạo nên một bước ngoặc lớn trong tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành những tháng ngày ở đất Bình Định.

Ta có thể thấy với sự kiện này, tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành đã có một sự thay đổi lớn. Anh phải bắt đầu một chặng đường mới của cuộc đời khi bước vào tuổi 20.

Theo nhà văn Sơn Tùng, ông Nguyễn Sinh Sắc, con người nổi tiếng thông minh trong “Tứ hổ Nam

Page 122: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

122

Đàn” được người xứ Nghệ vinh danh thời ấy, từng có bốn câu thơ nói lên chí hướng cuộc đời mình:

Thư đăng túc liệu chíNgã vô mộng công hầuGiáo tử, tôn sự quốcHồ hải hằng y dânTạm dịch:Tôi bền chí đèn sáchKhông bởi mộng công hầuĐể dạy con vì nướcĐể chữa bệnh giúp dânBiết ơn cha mẹ vợ đã ba lần bán ruộng để lấy

tiền giúp mình ăn học thi cử, hết thi hương rồi thi hội, biết ơn người vợ hiền thảo đã quên mình xa quê để nuôi chồng nuôi con ăn học, rồi kiệt sức mất sớm nơi đất khách quê người ở tuổi 30, Nguyễn Sinh Sắc quyết tâm theo đuổi bảng vàng đại khoa để không phụ công ơn gia đình. Nhưng sau khi đỗ Phó Bảng, ông Sắc không màng tới con đường công danh đã rộng mở và dứt khoát từ chối việc đi bước nữa, dành toàn bộ thời gian, tâm sức phụng dưỡng mẹ vợ già yếu và nuôi dạy ba đứa con thơ. Người xứ Nghệ coi ông là một tấm gương của chữ hiếu, chữ thuỷ chung vì thế. Chỉ đến khi mẹ vợ mất, ông Sắc mới về kinh đô Huế để nhận bổ quan chỉ vì tương lai các con, nhất là hai đứa con trai rất thông minh mà ông đã

Page 123: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

123

đặt cho hai cái tên gửi gắm niềm hy vọng lớn lao: Tất Đạt, Tất Thành. Ông muốn hai con có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, mở rộng tầm mắt, tiếp cận được những cái hay, cái mới để sau này vững vàng lập thân giúp nước, giúp dân. Trong hai con trai thì ông dồn uu tiên cho Tất Thành, vì ông biết với thiên tư đặc biệt của mình, Thành có thể lập nên nghiệp lớn. Khi đến Huế lần thứ 2 chờ nhận bổ quan vào năm 1905, gặp khó khăn, Tất Đạt đã đi làm thợ in tay ở toà khâm sứ, giúp em tập trung thời gian vào học tập. Lúc vào Bình Định, ông giữ Đạt giúp ông ở Bình Khê, còn Thành được gửi xuống Quy Nhơn học với thầy Phạm Ngọc Thọ. Từ thời thơ ấu cho đến những ngày ở Bình Định, trừ một lần xa cha khi cha ra Thanh Hoá phục vụ một kỳ thi hương, Thành ở lại với mẹ và em tại Huế, Nguyễn Tất Thành gắn bó như hình và bóng với cha, anh luôn được sống trong sự yêu thương đùm bọc, chỉ dạy tận tình, chăm sóc chu đáo của cha. Sau khi ông ngoại mất, mẹ mất, rồi bà ngoại mất, bây giờ, đến những ngày trên đất Bình Định, cha lâm nạn, Nguyễn Tất Thành phải đối diện với một thách thức lớn: từ một cậu ấm con quan (dù là quan nghèo, quan thanh liêm, con quan vẫn được gọi là cậu ấm), sống chủ yếu dựa vào chu cấp của cha, anh sẽ phải hoàn toàn tự lo liệu lấy cuộc đời mình. Người thanh

Page 124: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

124

niên này từ nay không còn gì hết ngoài hai bàn tay trắng. Tuy vậy, truyền thống quê hương, gia đình, tấm gương chịu thương chịu khó của mẹ, những chỉ dạy chu đáo, nghiêm khắc của cha và cái “trí lực to lớn” tiềm ẩn từng được cụ Đào Tấn và Giải Nguyên Phan Bội Châu phát hiện từ thủa ấu thơ dường như đã chuẩn bị đầy đủ những gì cần thiết để Nguyễn Tất Thành đối diện thách thức lớn lao và bất ngờ này.

Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên, tác giả có kể câu chuyện một trí thức Sài Gòn khi được Nguyễn Tất Thành rủ ra nước ngoài, đã hỏi lại anh lấy tiền đâu ra mà đi thì Tất Thành vừa trả lời vừa giơ hai bàn tay: Đây! tiền đây. Chúng ta sẽ làm việc, sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.

Biến cố bất ngờ của cha không thể nói không làm Nguyễn Tất Thành choáng váng nhưng anh đã vượt qua rất nhanh, ý thức rõ những gì mình có, những gì mình phải làm, tìm thấy những sức mạnh mới, nhất là sức mạnh của đôi bàn tay lao động. Anh tin với đôi bàn tay ấy, anh có thể làm được tất cả: tự kiếm sống, trợ giúp cha già và đi tìm chân lý cho đất nước.

Cái án nặng nề, có tính chất triệt hạ đối với ông Nguyễn Sinh Sắc chỉ vì ông bảo vệ công lý,

Page 125: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

125

bênh vực dân lành cũng đã cho Nguyễn Tất Thành nhận rõ hơn bao giờ hết tình cảnh đen tối, bế tắc tột cùng của đất nước. Hy vọng mỏng manh làm quan để “toạ nha hành thiện” được như thời Đào Tấn của những người như ông Sắc đã tan thành mây khói. Phong trào Cần Vương đã bị dập tắt từ lâu, vị vua bất khuất Thành Thái đã bị buột thoái vị, những người yêu nước chống pháp trong triều đình bị thanh trừng quyết liệt, cuộc nổi dậy của sĩ phu Hà Nội liên kết với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám mưu chiếm Hà Thành, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, phong trào chống sưu cao thuế nặng tại miền Trung bị dìm trong biển máu, các chí sĩ Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi, Huấn Đạo bị xử chém, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Cự Soạn, Lê Nguyên Thành… bị đày ra Côn Đảo, Phan Chu Trinh bị kết án tử hình sau giảm xuống chung thân và cũng bị đưa thụ hình ở Côn Đảo, chí sĩ hải ngoại Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại hầu Cường Để bị trục xuất khỏi nước Nhật, không biết đang lưu lạc ở đâu trên đất Trung Hoa. Các con đường cứu nước bằng bạo động bí mật, Đông du cầu viện sự giúp đỡ của nước Nhật hay duy tân công khai đều đã thất bại. Khởi nghĩa như cụ Hoàng Hoa Thám dù thật anh hùng đơn độc quá, thất bại là tất yếu. Yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương dân

Page 126: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

126

chủ dân sinh như cụ Phan Chu Trinh chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cầu viện Nhật giúp đuổi Pháp cũng rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ vào cửa trước, rước beo vào cửa sau” (Trần Dân Tiên).

Như vậy, chỉ có thể tìm cách cứu nước bằng một con đường khác, con đường mà Nguyễn Tất Thành đã từng linh cảm khi lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiện: “Tự do, bình đẳng, bác ái” treo trước của Trường Pháp Việt Vinh, hiện rõ dần trong những ngày học ở trường Pháp Việt Đông Ba, Quốc học Huế, sáng tỏ hơn trong những ngày ở nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ tại Quy Nhơn, vừa học tiếng Pháp vừa được thầy giúp đỡ tìm hiểu, suy nghĩ về công cuộc duy tân của người Nhật, về cuộc cách mạng tư sản dân quyền Pháp, về sự khác biệt lạ lùng của người Pháp ở chính quốc và ở người Pháp ở đất nước mà họ “bảo hộ”. Đó là con đường sang nước Pháp, sang Phương Tây, đến những nơi được coi là tân tiến nhất thế giới “để xem họ làm thế nào để sau về giúp đồng bào mình” (Trần Dân Tiên).

Từ rất lâu, từ những ngày ông Nguyễn Sinh Sắc đưa Tất Thành mới 13 tuổi về học ở trường Pháp Việt tại Vinh, chắc chắn ông đã từng nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ đưa Nguyễn Tất Thành sang Pháp để “học cách đánh Pháp từ nước Pháp”

Page 127: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

127

mà ông và một số nhà nho thức thời xứ Nghệ từng bàn đến. Nhưng có lẽ ông hy vọng sẽ đưa Thành đi với tư cách một con quan triều đình như ông bạn vong niên của mình, hoạ sĩ Lê Văn Miến, hay bằng những đồng tiền dành dụm từ cuộc đời làm quan tủi cực của mình. Ông Nguyễn Sinh Sắc không thể ngờ chỉ sau ít tháng mình bị lột hết quan quyền, đứa con mảnh khảnh thư sinh có đôi mắt tinh anh mà ông hết mực yêu thương cưng chiều đã thực hiện được hy vọng thầm kín đó của ông trong thân phận một “người cùng khổ” với cái nghề hết sức cực nhọc: phụ bếp Việt trên một tàu viễn dương Tây.

Không phải ở đâu khác mà chính trong những ngày ở Bình Định, sau sự biến Bình Khê, giữa muôn trùng khó khăn giữa tuổi 20, Nguyễn Tất Thành đã đi đến lựa chọn có tính chất quyết định với cuộc đời mình, với vận mệnh đất nước, dân tộc: Bằng mọi cách, phải vượt trùng dương sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu nhà.

IV. Mong thấy một bức tượng đài cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành dựng tại Bình Định

Không những là nơi diễn ra bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành, mảnh đất Bình Định chắc chắn là nơi chứng kiến cuộc chia tay lịch sử đầu thế kỷ 20 của cha con hai con người vĩ đại:

Page 128: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

128

Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành. Đó là cuộc chia tay làm ta nhớ lại cuộc chia tay lịch sử 500 năm trước (1407) tại ải Nam Quan của cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi.

Tuy có một số cuốn sách nói tới việc sau khi nhận án của triều đình, Nguyễn Sinh Sắc đã lần vào Nam tìm con và đã từng gặp Nguyễn Tất Thành tại một địa điểm ở Sài Gòn giữa năm 1911, trước khi anh lên đường ra nước ngoài trên tàu Đô đốc Latouche Tre’ville. Nhưng rất dễ thấy chi tiết này không đúng sự thật vì ngay sau khi ra nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã tìm cách liên lạc và 4 lần gửi tiền về mong được giúp đỡ cha đang trong khốn khó nhưng do không có địa chỉ anh phải nhờ qua Khâm sứ Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Bản thân cụ Cả Khiêm (Cụ Nguyễn Tất Đạt) và cụ Nguyễn Thị Thanh, anh và chị ruột của Nguyễn Tất Thành, sau này cũng cho biết sau lần chia tay ở Bình Khê, cụ Nguyễn Sinh Sắc chưa lần nào gặp lại Nguyễn Tất Thành dù có được biết tin về anh qua cụ Phan Chu Trinh, người từng ở Paris với Nguyễn Tất Thành và là bạn phó bảng đồng khoa, bạn đồng nghiệp thừa biện bộ Lễ của ông Sắc, cũng như qua nhiều người khác ở nước ngoài về khi Nguyễn Tất Thành đã là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng. Cụ Nguyễn Sinh Sắc mất năm 1929, khi

Page 129: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

129

Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở vùng Đông Bắc Thái Lan.

Cho đến nay và mãi mãi sau này có lẽ chúng ta khó có thể biết địa điểm cụ thể của cuộc chia tay lịch sử này. Có thể nó diễn ra trên cầu qua sông Côn trước huyện đường Bình Khê như miêu tả của nhà văn Hồ Phương trong cuốn tiểu thuyết “Cha và con”, có thể nó diễn ra trước ngôi mộ của Đào Tấn trên núi Hoàng Mai, Tuy Phước như suy tưởng của nhà văn Sơn Tùng trong kịch bản phim “Hẹn gặp giữa Sài Gòn” hay cũng có thể nó diễn ra ở nhà Dịch đình tỉnh đường Bình Định như phỏng đoán của một số nhà nghiên cứu. Chỉ có thể biết một điều chính xác: cuộc chia tay bi tráng và chói sáng đó đã diễn ra trên đất Bình Định.

Chắc chắn sau hội thảo này, sẽ có nhiều hoạt động, nhiều công trình tưởng nhớ sự kiện “Nguyễn Tất Thành ở Bình Định”, sự kiện quan trọng trong cuộc đời Hồ Chí Minh, sự kiện có ý nghĩa lịch sử và giáo dục truyền thống lớn của Bình Định và của cả nước. Gian trưng bày “Chủ tịch Hồ chí Minh với Bình Định” trong Bảo tàng Bình Định chắc chắn sẽ lớn hơn và phong phú hơn và có thể sẽ nhanh chóng phát triển thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh” ở Bình Định. Huyện đường Bình Khê sẽ được phục dựng. Từ đường Đào Tấn có thể được mở rộng không

Page 130: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

130

những cho xứng đáng với tầm vóc của danh nhân Đào Tấn mà còn để ghi lại sự kiện ba cha con cụ Nguyễn Sinh Sắc đến với quê hương của “hậu tổ” nghệ thuật tuồng. Một tấm bia lớn sẽ được dựng lên tại địa chỉ cũ ngôi nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (nhân đây cũng xin nói rằng qua sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định, chúng ta được biết Bình Định còn là nơi sinh của một người hiền vĩ đại Việt Nam khác: GS Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch)…Và có lẽ, sẽ có một tượng đài tại trung tâm TP Quy Nhơn.

Nếu có một tượng đài để ghi lại ý nghĩa lớn lao của sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định, tôi thực sự muốn thấy đó là bức tượng hai cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành trong cuộc chia tay lịch sử tại mảnh đất này cùng câu nói: “Nước mất hãy đi tìm nước, chớ đi tìm cha”.

Cụ Nguyễn Sinh Khiêm kể rằng đó là câu nói mà phụ thân Nguyễn Sinh Sắc đã dặn Nguyễn Tất Thành, khi Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha tại Bình Khê cuối năm 1909. Trong đêm cuối cùng trò chuyện với Nguyễn Tất Thành, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã căn dặn Thành nhiều điều quan trọng và nói với anh: “Con hãy hứa với cha: Dù có chuyện gì xảy đến với cha thì cũng đừng bao giờ quay trở lại tìm cha. Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ đi tìm cha”. Rồi ông nhắc với con 3 câu danh

Page 131: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

131

ngôn mà ông từng nói với Tất Đạt, Tất Thành trong lần cùng các con đến viếng mộ cụ Đào Tấn hai năm trước “Kỳ ấu giả duy phụ mẫu sở hữu chi thân/Kỳ tráng giả duy quốc gia sở hữu chi thân/Kỳ lão giả duy hậu thế sở hữu chi thân”.

Có lẽ cho đến nay, chúng ta còn chưa nói đến thật đúng thật đủ công lao sinh thành dưỡng dục, góp phần quan trọng tạo nên lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của gia đình, nhất là của cha Người. Nhân cách, học vấn, trí tuệ của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng quan hệ thân thiết của ông với các nhà yêu nước nổi tiếng đương thời như Đào Tấn, Đặng Nguyên Cẩn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương…đã là không gian tinh thần hết sức thuận lợi hình thành nhân cách, tinh thần dân tộc, ý chí cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Sự thức thời và việc kiên trì hướng con theo con đường tân học của ông Sắc đã tạo điều kiện cho Nguyễn Tất Thành sớm tiệp cận được với những tư tưởng dân chủ tiên tiến của thời đại, tìm được con đường cứu nước mới. “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ đi tìm cha”, lời dặn dò chứa đựng sự hy sinh to lớn của ông Nguyễn Sinh Sắc đã giải thích vì sao lúc ông lâm đại nạn, một người con chí hiếu như Nguyễn Tất Thành lại không quay lại bên cha để chia sẻ cùng Người mà đã gạt nước mắt đi

Page 132: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

132

về phía trước, đặt nghĩa cả lên trên tình riêng, thực hiện sứ mệnh mà người cha thân yêu đã tin tưởng gửi gắm nơi anh: cứu nước, cứu nòi.

Sau cuộc chia tay lịch sử tại Bình Định, cả gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc đã thực hiện trọn vẹn 3 câu danh ngôn quý giá của người xưa truyền dạy. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Tất Thành đều đã hiến dâng toàn bộ tuổi tráng niên cho đất nước. Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, niềm tin và hy vọng của toàn dân tộc. Nguyễn Thị Thanh và Nguyễn Sinh Khiêm là những chiến sĩ trung kiên của Việt Nam Quang Phục hội, đều phải chịu án khổ sai rồi bị quản thúc ở các tỉnh miền Trung cho tới Cách mạng tháng Tám. Riêng cụ Nguyễn Sinh Sắc, một thân một mình, tuổi cao, sức yếu, vẫn thanh thản, kiên cường chịu đựng và vượt qua những đắng cay, khổ ải dằng dặc, là một lão thành uy tín hoạt động trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và một lương y được nhân dân tin yêu ở Đồng Tháp, để lại cho hậu thế một tấm gương cao đẹp.

Sự vĩ đại của Bác Hồ nhiều khi làm chúng ta dễ quên rằng Người đã có một gia đình vĩ đại. Tìm hiểu gia đình Bác, chúng ta không thể không coi những con người tuyệt vời như các cụ Hoàng Xuân Đường, Nguyễn Thị Kép, Hoàng Thị Loan, Nguyễn

Page 133: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

133

Sinh Sắc, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm là những nhân cách vĩ đại. Họ vĩ đại không vì đã lập được một sự nghiệp vĩ đại mà vì lòng nhân từ, sự trân trọng trí thức, sự yêu quý hiền tài, đức hy sinh phi thường, vì sự cống hiến vô tư, thầm lặng, kiên trinh cho người thân, cho quê hương đất nước. Có thể nói: Sự vĩ đại của gia đình Bác đã là một trong những cái nền làm nên sự vĩ đại của Bác. Gia đình Bác là một hình ảnh chứng minh thuyết phục cho quan điểm rất đúng đắn của Đảng ta: gia đình là môi trường quan trọng để đào tạo bồi dưỡng nhân cách con người.

Trên đất nước ta ở khắp mọi nơi mọi miền đã có rất nhiều tượng đài Bác Hồ với nội dung và hình thức phong phú, ấn tượng. Tượng riêng của Bác, tượng Bác với Bác Tôn, tượng Bác với thanh thiếu niên nhi đồng, với chiến sĩ quân đội, với thanh niên xung phong, với mọi tầng lớp xã hội…nhưng hầu như chưa thấy nơi nào dựng tượng Bác với gia đình, với ông bà, cha mẹ, anh chị…

Bức tượng đài về cuộc chia tay của Bác với người cha thân yêu trên đất Bình Định có thể là bức tượng đầu tiên khắc phục cái thiếu rất lớn này. Đó là bức tượng về sự gắn bó máu thịt giữa tình gia đình, tinh phụ tử với tình yêu quê hương đất nước. Đó là bức tượng về sự tri ân sâu sắc của thế hệ sau

Page 134: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

134

với sự hy sinh quên mình của lớp người đi trước, bức tượng về sự kỳ vọng lớn lao, gửi gắm tha thiết của thế hệ trước với thế hệ hậu sinh, thế hệ sẽ làm được tất cả những gì mà thế hệ mình mới chỉ dám mong ước: độc lập cho đất nước, tự do, công bằng, hạnh phúc cho mỗi con người...

(Tham luận tại hội thảo “Nguyễn Tất Thành và Bình Định, tháng 9-2009)

Page 135: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

135

B. CÁC NGÔI THÁP CỔ Ở BÌNH ĐỊNH

Bình Định là một trong những địa phương có nhiều tháp cổ, thường gọi là Tháp Chàm.

Trên đường quốc lộ I, đoạn từ phía Nam huyện Phù Mỹ và qua các huyện Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Qui Nhơn, người ta thấy trên những ngọn đồi cao, sừng sững những ngọn tháp vươn lên trời xanh. Nhưng chúng ta rất hiếm có dịp trực tiếp đến gẫn những ngọn tháp đó, để chiêm ngưỡng, để tìm hiểu cách cấu tạo, các xây dựng và công dụng của những ngọn tháp đó.

Để bà con có thể nhìn cận cảnh và hiểu thêm về các ngôi tháp đó, chúng tôi xin phép được trích đăng lại bài viết “Các thư tịch cũ về Tháp Chàm” (đăng trong tạp chí Văn hóa Bình Định năm 1993 do các học giả người Pháp viết).

1. Tháp Chàm tại tỉnh Bình Định(Lược trích)Sau Bình Thuận, vùng rừng núi mà nay có hơn

80 làng người Chàm với số dân là trên 50 nghìn người, nơi có thể tìm thấy dấu vết bổ ích nhất về

Page 136: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

136

vương quốc và nền văn minh của người Chàm tất nhiên là tỉnh Bình Định, bởi vì họ đã có thời kỳ xây dựng Thủ đô của họ tại đây.

Trong tỉnh Bình Định hiện có một số lượng lớn các tháp nằm rải rác trên các ngọn đồi mà việc xây dựng nên chúng được gán cho người Chàm.

Mặc dầu trải qua nhiều cuộc tàn phá, các đền đài cho đến nay vẫn còn, chủ yếu là các tháp vuông hoặc chữ nhật. Chúng thường tụ hội lại thành từng nhóm và được xây dựng trên các ngọn đồi cao. Tuy nhiên, ta cũng tìm thấy các tháp ở khoảng đất thấp. Ví dụ: Hai tháp Chàm ở Qui Nhơn. Ngày xưa sóng biển đã tràn đến đây. Đó là cửa ngõ của thung lũng dẫn tới tỉnh lỵ.

Các đền đài khác trong tỉnh là Tháp Bạc (Bang U) 21 gồm có 4 cái, các tháp Vàng (Troc Loc) 22, ba tháp Ngà (Dương Tong) 23 các tháp Đồng (Cánh Tiên) 24 và tháp Bình Lâm.

Các tháp này đều làm bằng đá Gra-nit (Granit) bằng sa thạch và bằng gạch đỏ. Cho đến nay không ai biết được các khối sa thạch khổng lồ này ở đâu và làm thế nào họ lại có thể vận chuyển được chúng về. Những khối sa thạch này hình chữ nhật hoặc lập

21. Tháp Bạc (Bang U): Tháp Bánh ít. 22. Tháp Vàng (Troc Loc): Tháp Phốc Lốc23. Tháp Ngà (Dương Tong): Tháp Dương Long24. Tháp Đồng (Canh Tiên): Tháp Cánh Tiên

Page 137: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

137

phương và đặt kề bên nhau, không dùng xi măng. Làm thế nào mà họ đã mang được chúng lên và đặt đúng vào vị trí của chúng.

Giống như các khối đá ở đền Ăng-co (Angkor) và các đền ở Cam-pu-chia, các khối đá này có một hoặc nhiều nhóm lỗ có khoảng cách từ 10 đến 15cm, bán kính 2cm và chiều sâu 3cm. Cách làm này thường thấy trong tất cả các đền đài ở đây cũng như ở Cam-pu-chia không thể như người Chàm thường nói, có mục đích là liên kết các khối đá lại bằng các cái móc sắt và cho đến nay cũng ít thấy việc che phủ bằng cách bọng chúng bằng kim khí hoặc một chất liệu khác. Ông M.de Lagree miêu tả các công trường ở Cam-pu-chia cho biết rằng ở đó có các phiến đá giống như các phiến đá ở vùng Tháp Chàm (Việt Nam) nhưng không có dấu vết các lỗ. Vì vậy, chúng không phải được đục để tiện vận chuyển mà chính là để móc các móc sắt vào đó và dùng các đòn bẩy hoặc bằng tất cả các công cụ khác để nâng các khối đó lên và đặt đúng vào chỗ của chúng.

Hai tháp ở Qui Nhơn ở ngoài trời và chính vì vậy mà hiển nhiên ta có thể nhìn thấy chúng từ bên ngoài. Tuy nhiên đã có người tưởng rằng vòm của chúng liên tiếp nối với nhau và như là sụp xuống. Bên trong không có các mái đua, nhưng có những cái lỗ tròn trên 3 mặt của tháp và 2 lỗ vuông trên

Page 138: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

138

hai mặt khác của tháp đối xứng nhau từng đôi một, có thể là để tra các xà bằng gỗ, đỡ một cái trần bằng ván che phủ cái vòm. Các trần này thường bằng gỗ có chạm khắc cũng như các cái cửa có hai cánh nặng nề và được lồng hết vào các ổ quay được trở vào dưới và trên các nguyên khối đá Gra-nít được đẽo thành khu của các cửa.

Trong các tháp bạc, các vòm thấp và có gân cung. Các vòm này được xây dựng giống như đã được xây dựng ở Cam-pu-chia, các khối đá được xếp chồng các canh lên nhau theo cách hàng ngang tương ứng và xít gần nhau, mỗi viên trồi ra một chút so với viên dưới. Người ta đã chốt các đầu phía trong của các tiết diện có đường gân cung. Tiếp đó, bề mặt của nó được làm cho nhẵn bóng và đôi khi nó được sơn nữa.

Các tháp ở đây chỉ có một cửa vuông quay về hướng đông, các tháp khác khi thì có bốn cửa cắt nhau theo bốn phương trời và hợp thành một loại như khải hoàn môn khi thì có hai cửa như tháp Bạc quay về hướng Bắc và Nam. Trên mỗi bề mặt của ba mặt khác của các tháp ở Qui Nhơn có những cửa giả có đường gân cung khép kín, trong đó đường gân cung thứ tư được viền bằng bốn hàng đồng tâm với các đường chỉ lá. Bề mặt bên trong tháp ở phía bắc là hai mét. Có tất cả 8 tầng kể từ thân tới đỉnh

Page 139: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

139

các cột, tạo thành một nóc vòm cột cao hình vuông. Trên mỗi bề mặt của chúng có 5 cột hình vuông xây bằng gạch được xây chồng lên các viên đá sa thạch xếp thành tầng. Các viên đá này được xếp gần nhau thành các lớp ngang và giữ cái dáng lồi cho tới tận đỉnh, kết thúc như một cái tháp nhọn và theo truyền thống trên chóp nhọn này thường là một hình cầu hoặc một mũi tên thếp vàng.

Đá gra-nít tìm thấy tại các tháp ở Bình Định giống như đá mà người Cam-pu-chia gọi là Bay Kriêm (gạo rang) bởi vì nó có màu sắc, hình dáng và vẻ bên ngoài giống như gạo dính bết vào nhau.

Bên cạnh một cái giếng gần các tháp này có một phiến đá cùng loại có chiều dài là 3,5m, chiều rộng 2m, bề dày là 80cm. Các phiến đá này có thể là cưa được chạm khắc.

Các phiến đá được chạm khắc là loại sạ thạch xám. Giống như ở đề Ăng-co, có thớ có thể bào nhẵn một cách hoàn hảo, mềm, để cắt ra tại các công trường đá và trở nên rắn khi để ở ngoài trời nhưng không phải là loại có thể chống lại được mưa nắng và gió. Cũng loại đá này người Cam-pu-chia gọi là Thmâpola (đá bùn). Các tác phẩm được khắc từ các loại đá này rất tinh tế, rất sâu sắc, rất hoàn hảo đến mức mà theo một truyền thuyết lan truyền trong nhân dân và những người quý tộc Cam-puchia

Page 140: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

140

do ông De Lagrée thuật lại thỉ các chất liệu để xây dựng các đền đài Khơ-me đều được chế tạo từ đất và nước nhào nặn ở thể lỏng theo các công thức do nhà đại kiến trúc của vũ trụ, thần Pasnuhha, đại diện của Préa En (còn gọi là Indra, vua của các vị thàn) chỉ bảo cho.

Trong các tháp có các tượng. Rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu, những tượng bằng đá có thể bị lấy đi sau đó. Người ta đã đào các bức tường để đỡ các tranh thánh đã được gắn vào đó và rất có thể các tranh này bằng đá và bằng gạch nung.

Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tượng có đường gân cung. Nó dấu kín một tượng đàn bà khỏa thân nửa người, nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen.

Tám bậc của tháp có những nét giống các truyền thống của Ấn Độ tại các di tích Phật. Một khi một nhà sư chết, người ta thiêu xác ông và hài cốt được chia thành 8 phần đựng vào 8 cái bình đựng hài cốt và đem đặt tại các tháp có 8 tầng này.

Phần lớn các tượng bằng kim loại hoặc bằng đá được thếp vàng. Theo ông De Lagrée, vì mục đích này, các tượng được quét một lớp nhựa sơn đen giống lớp nhựa sơn mà người Cam-pu-chia đến nay

Page 141: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

141

vẫn dùng và họ gọi là ma-rak. Bên trên họ phủ một lớp thuần sa (sơn đỏ) và một lớp mạ vàng. Đối với các tượng lớn sẽ được trưng bày ngoài trời, người ta đã trộn nhựa ma-rak với một thứ bột tro tạo thành một lớp vữa trát bên ngoài dày từ 4 đến 5cm. Tôi có thu nhập một vài bức tượng này, lớp mạ bên ngoài hầu như không còn nhưng nước sơn bóng (véc-ni) rất bền vững.

Các tháp này giống như các tháp mà người Cam-pu-chia gọi là Pread Sai, có thể được làm các mộ của các vua chúa ngày xưa. Bên trên các ngôi mộ của họ chắc chắn đã dựng lên các tượng của họ.

Tháp Vang (Thốc Lốc)Ở đây cũng như ở Cam-pu-chia, không chỉ các

bức tượng bị gãy mà các bệ của nó cũng bị xới lộn cả lên, vì vậy có khuynh hướng cho rằng, trong thời gian có chiến tranh hoặc từ khi có sự sụp đổ của những cư dân của nước này, có những kẻ đã tới đây tìm kiếm những vật mà họ đã giả thiết là người Chàm đã chôn dấu ở đây. Di hài hỏa táng của những vua chúa và quý tộc trong thực tế được thu thập và chứa vào trong các lọ quý, xung quanh có đặt các vật quý giá và tập quán chôn cất hài cốt trong các mộ táng vẫn còn được giữ đến nay.

Điều kỳ lạ là ở chỗ các móc và đế cột đều là bằng đá hoặc gạch làm cho người ta nhớ lại và dễ

Page 142: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

142

lầm lẫn với kiểu kiến trúc Hy Lạp trong thời đại hoàng kim của nó. Ông De Lagrée đã từng nói: “Cũng một hình vẽ tổng quát như vậy, cũng những đường chỉ như vậy cũng những hoa văn đã được hoàn thiện gần như nhau, buộc chúng ta phải tiến hành nghiên cứu đặc biệt về kiến trúc Hy Lạp”.

Các lanh tô đặt trên các cột được trang trí một loạt các hình người nhảy múa theo điệu thức Cam-pu-chia, các cẳng chân soạc rộng, các cánh tay giơ lên trời. Trên các phiến đá có chạm nổi các con rắn đầu người và có 2 tay nằm cuộn tròn - các con Naga. Có những dải kép bằng đá nhô ra bao quanh các công trình kiến trúc này. Chính giữa các dải này có tạo một Thần hoặc ma, tay cầm vương trượng hoặc kiếm giống như ở những lâu đài Ăng-co. Mỗi bên đều có những con sư tử có bờm ở thế ngồi nhìn vào tượng thần hoặc ma, tiếp đó là người đàn bà tay mõi người cầm một bông sen, tiếp đó là các quái vật mình sư tử đầu chim có đuôi vễnh lên thành từng cuộn (chùm). Tại mỗi dải trên cùng, người ở chính giữa được đặt trên hai hốc nhỏ, có đường gân cung, xếp đối xứng với nhau và chúng đã làm giảm chiều rộng ở mỗi tầng.

Ở mỗi góc có gắn các quái vật Kơ- rát (Krats), hoặc Ga-ru-da (Garoudas). Đó là những người có nửa thân bên trên, chân và tay của một người đàn

Page 143: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

143

bà, đầu và mỏ của chim én, móng và cánh của chúng được đính vào tường. Trên đầu của quái vật Kơ-rát ở dải đất đầu tiên có một người đứng, các cẳng chân soạc rộng, có thể là thần Vít-sơ-nu (Visnu) mà quái vật Ga-ru-đa là vật cưỡi của thần. Vị thần Bà-la-môn này có những đường nét pha trộn với các đường nét của các thần của các đạo Phật.

Ở tháp Bạc, đó là các Yahs, quái vật hình người, mồm rộng, bộ mặt nhăn nhó và những con mắt lồi. Ở tháp Vàng đó là những đầu voi đội vương miện, một tay cầm vương trượng, tay kia đỡ vòi voi. Con voi trong các nghi thức tôn giáo là biểu tượng củar trí thông minh và sức mạnh tối cao.

Các công trình kiến trúc của người Cam-pu-chia, người Chàm và người Ấn Độ dù cho nó có sự khác nhau nhưng các đặc tính kiến trúc của chúng đều chung một nguồn gốc Ấn Độ. Chính vì vậy mà đã có sự quan tâm rất lớn vì người ta phát hiện được bức tượng bằng đồng mà tôi vừa tìm thấy, bức tượng này được chôn tại một ngọn núi gần tác Bạc. Đó là thần Bơ-rah-ma có 5 đầu, mười tay, bốn đầu quay ra 4 phương trời, chiếc đầu thứ năm cao hơn cả 4 đầu khác 25.

25. Theo Trần Phương Kỳ trong bài “Tư liệu về nghệ thuật Chàm”, bảo tàng Đà Nẵng. Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật số 5-6 năm 1980, tr.79: Trần Brahma của người Chiêm thành chỉ có 4 đầu, 4 tay. Tường thần

Page 144: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

144

Không còn nghi ngờ gì nữa, các khám thờ và các đền đài nầy đều dùng vào mục đích tôn giáo và chính trị. Chúng tôi đã lưu ý rằng kiến trúc của chúng trong các bộ phận khác nhau đã tỏ ra những sự tương đồng rất lớn với nền kiến trúc cổ điển Hy Lạp.

Ông De Lagrée đã nói: “Nếu chúng ta ngước mắt lên nhìn các vòm có đường gân cung của các tháp khổng lồ này, nếu chúng ta bỏ qua các mớ chằng chịt những thân, lá và hoa, ngước mắt lên cao hơn nữa tới đám đông nhăn nhó, các quái vật trong thần thoại của đạo Phật, tới cac bộ mặt ngây thơ và hồn nhiên của các thiên thiên và các thánh đang cầu nguyện, tới đông đảo các mái đua, các đường (hình) cắt được nổi cao hẳn lên tại thời kỳ trung cổ ở Phương Tây. Chúng ta đã thu thập được những chứng cứ gì trong sự tương đồng này. Các đường viền quỷ quái, cái miệng rộng, các móng dài rất giống cái mà chúng ta đã lầm tưởng là đã nhìn được thấy trong các đền đài cổ của chúng ta. Cũng thường phát hiện được các bộ mặt cao thượng của thần thánh đang quỳ trong thế tĩnh tâm (tham thiền nhập định) hoặc chí thành, các hình ảnh này cũng

Brahâm mà Chi Lamire phát hiện được ở gần Tháp Bạc lại có 5 đầu, 10 tay, là điển hình của điêu khắc Ấn Độ và vì vậy mà Lermire đi đến kết luận nghệ thuật Chàm và Ấn Độ có cùng một nguồn gốc. N.D.

Page 145: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

145

không trội hơn các hình ảnh trong nhà thờ cổ của chúng ta”.

Các tháp Bạc đã phô bày ra hàng loạt các công trình điêu khắc đáng lưu ý. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm được dành cho bảo tàng Li-ông (Lyon) đã được tàu Mê-kông chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của tiến sĩ Mô-rít-xơ (Maurice). Tàu Mê-kông đã bị đánh đắm tại bờ biển Hồng Hải và những người Xô-ma-li (Somalis) tưởng rằng họ đã tìm thấy những viên đá là đá,. Từ đó đến nay, khoa học cũng không tìm thấy những viên đá này. Tiến sĩ Mô-rít-xơ buồn phát ốm và chết ở Pháp sau khi được biết về số phận của các công trình tìm kiếm cần cù và vất vả của mình.

Hoa văn trang trí ở một bệ đặt tượngĐiều có thể đi đến kết luận là ở đây, các lâu đài

cổ được đặt trên các đỉnh núi hoặc đồi, việc thờ thần Brahma đã có thể xác minh cho công trình nghiên cứu các đền đài hiện có ở tỉnh Bình Định và rất giống như các đền đài đã được giới thiệu ở Cam-pu-chia. Người bạn học của tôi, ông Ay-mô-ri-ê đã đến thăm và nghiên cứu các tháp Chàm ở Bình Thuận cũng đã thu nhặt được một bài văn khắc trên bia. Trong lĩnh vực này tôi không chỉ là người ngoài đạo, tuy nhiên, tôi luôn luôn nghĩ rằng đằng sau nhà bác học có thể có chỗ cho người phổ cập khoa học.

Page 146: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

146

Thời gian và con người tiếp tục hủy hoại các đền đài có từ thời tiền sử này. Những tảng đá nguyên khối ở các cửa đã không còn chân nữa, các gõ đã bị rã ra, các nóc đã bị đập vỡ, các bộ phận đẹp nhất đã bị lấy đi một cách vô ích sau khi có sự sụt lở. Một trong các tháp này đã nghiêng và sụp xuống. Sự phát triển của cây cỏ, nhất là cây đa, để làm cho hàng nghìn rễ cây quấn chặt lấy các tượng thần khổng lồ bằng đá này, làm rã rời chân tay, bóp nghẹt và nghiền nát chúng giống như con trăn đang nuốt miếng mồi trơ trơ của nó. Sắp tới, các đền đài này có thể sẽ bị hủy diệt.

Người dịch: Trương Yến Nhân(Dịch từ cuốn Les tours Miames de la province

de Binh Dinh (An Nam) In tại Sài Gòn 1890)

2. Các đền đài Chàm ở Bình Định1. Tính chất lâu đời của các dòng họ vua ChàmCác cứ liệu chính xác đã kết luận rằng người

Chàm đã có quan hệ với người Trugn Quốc, người Cam-pu-chia, người Việt và người Mã Lai.

Các văn khắc tại các đền đài và các triều đại của các vua của họ đã kéo dài từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XV trong kỷ nguyên của chúng ta. Các văn khắc này, cái thì ghi bằng chữ Xăng-cơ-rít (Sanscrits), cái thì ghi bằng chữ Chàm cổ.

Page 147: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

147

Các văn khắc cổ nhất được ghi bằng chữ Xăng-cơ-rít là các bài thơ. Những cái sau này ở thế kỷ thứ IX thì một bộ phận là văn xuôi, một bộ phận là thơ.

Chữ Xăng-cơ-rít, ngôn ngữ bác học này, đã chấm dứt vào thế kỷ thứ X, lúc đó nền văn minh của người Chàm giống như nền văn minh của Ấn Độ đã bước vào thời kỳ suy tàn, ngôn ngữ này có một niên đại cổ hơn ngôn ngữ Xăng-cơ-rít của người Cam-pu-chia.

2. Đặc tính của các văn khắcCác văn khắc này là các bài tán tụng các vua,

các công chúa và những người sùng đạo. Họ đã được nêu lên như những người hào phóng nhất. Chúng cũng lưu truyền kỷ niệm về việc xây dựng các đền thờ hoặc các pho tượng.

Các đền thờ này được cúng hiến cho thần Si-va, bà vợ của ông ta và tượng Lin-ga (Lmga) của Sl-va. Trong các đền đèn này có các pho tượng băng vàng mà người Cam-pu-chia đã lấy mất vào năm 905 thuộc kỷ nguyên của chúng ta, đúng ở nơi mà bây giờ ta gọi là Khánh Hòa hiện còn những ngôi đền đẹp nhất của người Chàm. Trong số này có ngôi đền thờ Pơ-Na-ga (Pa Ngoan đã được ông Ay-mô-ni-ê miêu tả. Kẻ phá hủy là vua Cam-pu-chia, tên Ra-den-đơ-ra Va-rơ-man (RajendraVaman) cũng mang vương biểu Va-rơ-man như các vua Chàm. Các vua

Page 148: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

148

này xưa kia cũng mang vương hiệu Vơ-rát Pa-da (Vrah Pa da) nghĩa là các bàn chân thần thánh: hay Pơ-rê-a-bát (Préabat). Một trong các vương hiệu hiện tại của các vua Cam-pu-chia. Cũng như các vua Việt Nam được người Chàm gọi là U-văng (Y van) từ năm 1142.

3. Niên đại và mục đích xây dựng của các đền đài

Theo các niên đại được ghi trong các văn khắc, những bia ký này được dựng lên nhằm mục đích xây dựng biên niên sử về các Vua Chàm. Vẫn chữ cái của biên niên này có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ và niên đại của nó đã có trên 1.500 năm, thời kỳ mà nền văn minh Ấn Độ đã phát triển rực rỡ trên bờ biển phía đông của Đông Dương. Điều này đã được chứng minh trong các tài liệu về chúng cũng như trong các đền đài này. Các niên đại của chúng thuộc thời đại Xa-ca (Caka). Thời đại này, bắt đầu từ năm 78 sau công nguyên. Hiện còn những bia ký Chàm từ vĩ tuyến 10 đến vĩ tuyến 18 của bắc bán cầu.

Chính ở núi Beng Lam 26 tỉnh Bình Định người ta đã tìm thấy văn khắc về một ông vua sống gần thời đại ngày nay nhất, thế kỷ thứ XV của thời địa Xa-ca. Đó là ông vua hùng mạnh cuối cùng của họ

26. Có lẽ là núi Bình Lâm, chú thích của Ban biên tập (BBT).

Page 149: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

149

ở Chà Bàn thuộc tỉnh Bình Định tên gọi của Quy Nhơn cổ, mà thủ đô cuối cùng của họ ở Chà Bàn27

Tên gọi của các vua này thường là In-dơ-ra (Indra) và Xi-nha (Sinha) - vua của các vua. Tên Chămpa (Campa) lf tên gọi của một thành phố đồng thời cũng là tên gọi của một vương triều.

4. Việc thờ cúng của người ChàmTheo ông Béc-gai-nhơ: “Tại một xứ sở mà

ngôn ngữ bác học là chữ Xăng-cơ-rít, tất nhiên là cũng phải trông chờ vào việc tìm thấy việc thờ các thần khác nhau được ghi lại trong các kinh thánh được biên soạn bằng ngôn ngữ này và trước hết là việc thờ các thần, đã được tập hợp dưới cái tên gọi là đạo Hin-đu (Hindouisme).

Chúng ta thấy ở Champa, vị thần đứng đầu các thần, được nhân dân thờ cúng là thần Si-va và bà vợ của ông ta. Việc thờ thần Si-va ở đây được gắn với thần Vitsơnu, hai vị thần này đã hợp lại thành một thể duy nhất mà người ta đã ghi chép được rất nhiều ví dụ, và những ví dụ cổ nhất ở tại vương quốc láng giềng, vương quốc Cam-pu-chia. Tiếp đó là đạo Phật và một đạo Phật Xăng-cơ-rít, cũng như ta thường bắt gặp ở Cam-pu-chia nhưng có thể như đã qua được xét đoán, vào một thời kỳ xã hội thấp hơn so với các tôn giáo Bà-la-môn”.

27. Chà Bàn, còn gọi là Đồ Bàn. BBT.

Page 150: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

150

Si-va đã được ngưỡng mộ từ một thời kỳ rất xa xưa và được che dấu dưới các từ ngữ được vay mượn từ tên các vị vua đã đứng ra xây dựng các đền đài này hoặc bằng cách nào an) đó, góp phần vào làm hiển hách thêm việc thờ cúng của họ.

Một trong các từ ngữ thường dùng nhiều nhất là từ Lin-ga (khoa) và cả thần tượng bằng vật thể có thể nhìn thấy được. Theo ông Ay-mô-ní-ê “Bên trong tháp Pô-cơ-long Ga-rai (Pôklong Garai) gần Phan Rang, thần tượng là một Lin-ga đặt nằm trên một cái bệ được khoét thành bồn có rãnh nước chảy. Trên thần tượng Lin-ga này có chạm nổi nửa đầu một vị thần nom rất tinh tế, có kích thước thông thường, mang bộ râu xanh, chăc đó là thần Si-va”.

“Si-va và Vít-sơ-nu được thể hiện trên cùng một thân thể nam mà hai phần của thân thể, bên trái và bên phải, mỗi phần có biểu hiện khác nhau, nhưng biểu hiện này lại được thống nhất trên một thân thể người duy nhất. Nhưng trong tất cả các thời kỳ tôn giáo Si-va giữ vai trò chủ đạo 28”. Trong sự pha trộn với Phật giáo thì Phật giáo được xếp ở vị trí thấp hơn.

Đã tìm thấy ở Bình Định một tấm bia đã bị xén bớt đi:

1. Ở An Thuận - một phiên bản có hình vẽ lễ

28. Bergaine

Page 151: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

151

cầu khẩn Si-va và bà vợ của ông; và một phiên bản khác về Vit-sơ-nu hiện thân thành một vị thần mình người đầu sư tử.

2. Ở Phú Sơn một bia khắc từ năm 11913. Trong thành, một bia khắc gồm 15 dòng

không đọc được.4. ở làng Kiên Ngọc một hình cầu khẩn Phật

Thích Ca, từ năm 1187.5. Trên núi Beng Lam, 2 bia khắc từ thế kỷ XIV

5. Tháp Thu Thiên 29

Tháp Chàm Thu Thiên ở phía tây tỉnh lộ Bình Định ngày nay, cách xa khoảng 12 cây số (ki-lô-mét) trên dòng phải của con sông lớn tên là Đong Pho 30. Nó được bao bọc bởi các sườn dốc của các pháo đài cổ và ở bên cạnh một làng lớn. Tháp này đối ciện với 3 tháp Dương long, bờ bên kia sông, tại một địa điểm không đông dân và không giàu. Ở đó có các cây trồng khác nhau được tưới bằng những cái cọn lấy nước bằng tre được đặt từng đôi hay 4 chiếc chiếc một dọc theo dòng sông.

Tháp Thu Thiên bị một cây đa khổng lồ với các tán lá lúc nào cũng xanh tươi che phủ, và những rễ phụ của chúng bám vào tháp giống như những cái thang dùng trèo lên đỉnh tháp.

29. Tức tháp Thủ Thiên - BBT30. Dong Pho tức Đồng Phó

Page 152: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

152

Các phiến đá sa thạch, có chạm khắc, che phủ một tác phẩm lớn bằng gạch đỏ đã bị rữa ra và bụi rậm che khuất. Chỉ còn sót lại ở cử một hòn đá có đường gân cung và một người ngồi xổm, tại chỗ sâu nhất, bên trên bàn thờ đã bị bào mòn và nay không còn nữa, một cái vòm có chạm 12 hình người đang cầu nguyện nhắc ta nhớ lại 12 vị thánh tông đồ. Chiếc vòm này được đặt trên một cái bệ bằng đá sa thạch và hai đầu của nó là hai cái đầu rộng miệng mở rộng, giữa các hàm răng có người phụ nữ nằm.

Tôi đã cứu được hai tượng thần Bờ-ra-ma khỏi bị hủy hoại. Các tượng này đều có mũ miện, có râu và kiểu người In-du (Indou). Nhưng tất cả các tượng người này bao giờ cũng có mũi và hai cái tai thường bị cụt.

6. Các tháp Ngà voi hoặc Dương LongTrên các bờ của sông Dong Pho, gần cái chợ

lớn gọi là Chợ Đình hiện còn ba cái tháp Chàm mà người Pháp gọi là “Các tháp Ngà voi”. Người Việt Nam gọi là Dương Long. Chúng được xây dựng trên một ngọn đồi, trong một cánh rừng mít và xoài tuyệt đẹp. Các cây đa khổng lồ và uy nghiêm đang tấn công các ngọn tháp ở bên cạnh.

Tôi đã phải vạch các bụi rậm để có thể đi vòng quanh các đền này. Chúng rất cao, được chau chuốt và được bảo vệ tốt hơn các tháp ở Thị Nại. Tháp ở

Page 153: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

153

chính giữa lớn hơn và các được trang trí đẹp hơn hai chiếc kia. Tháp lớn nhất được xây dựng bằng gạch đỏ nhưng nó đã được trang trí rất nhiều các tượng hoặc phù điêu bằng đá sa thạch có hình voi và rồng. Bên trên các cửa là các hình chạm nổi trình bày các vũ nữ, các sư tử đúng, các quái vật, các súc vật, các phụ nữ và các con voi. Các góc là các đầu rồng hoặc súc vật khổng lồ có bộ mặt nhăn nhó nối tiếp nhau và nhỏ dần đi, điều này đã gây ra ấn tượng hư ảo. Chung quanh các tháp này vẫn còn giữ được các đường chỉ và đường gờ chạm trổ trên đá gơ-ra-nít. Các cửa của đền được hợp thành từ bốn cái cửa bằng đá nguyên khối, và thường là hơi cao hơn mặt đất một ít. Bên trong là những cái vòm được thu hẹp lại ở đỉnh giống như các lò sưởi của một phòng thí nghiệm. Đỉnh của chúng được đắp một bông sen đang nở.

Cho đến nay ba tháp này là ba tháp đẹp nhất mà chúng tôi đã được chiêm ngưỡng. Chúng đáng được lưu ý, trước hết về chiều cao của chúng, về khía cạnh đồ sộ và phong phú của các công trình điêu khắc nổi bật trên các khối lớn đá gra-nit.

7. Cảm nhận về các công trình điêu khắcThật là kỳ lạ khi có sự gần giống nhau trong

các công trình điêu khắc tại 3 tháp Dương Long ở Bình Định với các tháp ở Ăng-co “Các con sư tử

Page 154: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

154

có dáng hung dữ, mồm ngoác rộng, các răng nanh nhọn trông như còn sống”. Các tượng cột đàn bà được dựng lên hoặc chôn xuống đất lại được cấu tạo từ các Yaks (quái vật hình người) và các Vruts (tượng thân người đầu chim). Cái đỉnh thon của chugns được trang trí bằng những chiếc… rực rỡ in bóng nền trời chói rực trong không gian và phản chiếu từ xa ánh sáng mặt trời. Những chiếc mái nhiều tầng của chúng cái nọ xếp chồng lên cái kia cho tới đỉnh hợp thành một cái chóp nón được trang trí các hoa và các đường lượn. Các góc được khảm vàng và bạc (trên đó là biệt danh của họ). Các binh lễ nhô ra các bông hoa mới hoặc các hình người nhảy múa, hai tay giang rộng. Các thần Bờ-ra-ma tại 4 mặt tháp bình thản và đầy uy lực mặt hướng về 4 phương trời.

Thần Vít-xơ-nu táo tợn và hùng mạnh cưỡi trên lưng chim thần Ga-ru-da hoặc trên đầu một con voi. Các con rắn Na-ga cuộn tròn cái thân dài của chúng lại và ngẩng cao các cái đầu của chúng lại và ngẩng cao các cái đầu của chúng lên. Các con thú xếp thành hàng nối đuôi nhau đi dưới con mắt kiểm tra của những người chăn dắt cảnh giác.

Bộ mặt của Si-va được chạm khắc giữa những người đến để tôn sùng vẻ rực rỡ của luồng hào quang của thế giới này và cầu khấn thần ban cho họ cuộc sống, sức mạnh và chiến thắng.

Page 155: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

155

Cuối cùng là các bộ mặt đáng yêu của phụ nữ, những tấm thân của họ mềm mại và tròn, được trời phú cho mọi sự hoàn hảo mà chugns ta đều biết. Đầu của họ tết những vành hoa, những người này tóc vấn tròn, những người khác tóc cắt ngang lưng. Với những thân hình tròn, mạnh và yêu kiều những cặp vú rắn chắc và còn tròn giống như những đóa hoa sen. Một số người cầm trong tay những cành hoa thần thánh, những người khác nhìn nhau thân hơi khom xuống hoặc bá vai nhau để tranh giành những cành hoa. Một số khác phá lên cười vui vẻ sau một câu chuyện vui. Ta tưởng rằng đang trông thấy họ thú tội một cách dịu dàng và mơ hồ, đầu hơi cúi xuống, nửa có vẻ muốn yêu đương nử e lệ. Mình đeo đầy kiềng rộng và nhẵn, họ nghiêng mình quay đi, đảo lại, miệng mỉm cười, thân mềm mại và uyển chuyển. Khổ người họ trung bình cân đối đang độ tuổi thanh xuân ngắm nhìn thật tuyệt diệu, không ai trông thấy mà không đem lòng yêu, nhìn mãi mà không chán, tâm hồn hoan hỷ, trái tim lúc nào cũng rộn rã vui tươi. Một khi đã nhìn kỹ những bức tượng này trong một thời gian, đầu óc chúng ta sẽ tràn ngập hình ảnh về họ đến nỗi chân không muốn rời đi nơi khác. Đây không phải là các bức tượng đã được bàn tay con người đẽo gọt nên. Đây là những phụ nữ thật đẹp và tuyệt diệu.

Quy Nhơn, ngày 19 tháng 4 năm 1888

Page 156: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

156

Page 157: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

157

Khai quật lò gốm cổ Chàm ở Gò Sành, An Nhơn, Bình Định

Lăng Hoàng Đế, An Nhơn

Page 158: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

158

Thắng cảnh Gành Ráng, Quy Nhơn

Thắng cảnh Hầm Hô, Tây Sơn

Page 159: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

159

Vung gươm, giục ngựa lướt ngàn dâuTươi nắng đầu xuân bước nhiệm màu

Điện Thờ Tây Sơn, Tây Sơn, Bình Định

Page 160: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

160

Lăng Mai Xuân Thưởng, Tây Sơn

Bảo tàng Quang Trung, Bình Định

Page 161: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

161

Đền thờ Đào Duy Từ, Hoài Nhơn

Mộ danh nhân Đào Tấn, Tuy Phước

Page 162: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

162

Bia tưởng niệm thảm sát cầu Binh Trị, đập Cây Kê, Phù Mỹ

Bia tưởng niệm thảm sát Bình An, Tây Sơn

Page 163: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

163

Nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi, Hoài Nhơn

Di tích chiến thắng Đèo Nhông Dương Liễu, Phù Mỹ

Page 164: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

164

Chùa Thập Tháp - kiến trúc thế kỷ XIX, An Nhơn

Rừng dừa Tam Quan, Bình Định

Page 165: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

165

VÌ HỌC SINH MIỀN NAM THÂN YÊU

Chống Pháp chiến tranh kết thúc rồiĐã qua lửa bỏng, lại nước sôiRời Nam ra Bắc, lìa quê mẹƯớc vọng hai năm tạm biệt thôi

Tạm biệt tuổi thơ trường Hoài NhơnĐáp lời kêu gọi của nước nonTa về với trẻ rời lòng mẹHiến cả tâm hồn, tấm lòng son.

Trường miền Nam 14 xã La khê (1)

Phố Cảng năm sau lại chuyển về (2)

Xa mẹ, chim non lìa tổ ấmThay cha hôm sớm luôn vỗ về

Bắc Mã, Đông Triều trường mười sáu (3)

Đồi cao gió lộng, xót chim nonNhớ về quê mẹ lòng đau đáuThương cảm, hiến dâng tấc lòng son

Page 166: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

166

Ta cũng xa nhà xa vợ conMẹ già trông đợi sống mỏi mònThầy trò cùng cảnh cùng thông cảmĐau cảnh chia lìa, xót nước nonXa Mười sáu lại về Hăm támBên dòng sông Đáy nước trong xanh (4)

Thầy trò năm tháng cùng sát cánhDạy, học say mê vì miền Nam.

Giặc Mỹ điên cuồng bắn phá trườngThầy, trò dắt dìu về Hổ Lao (5)

Đào hầm, dựng lớp, tiếp tục họcGian khổ cùng nung mối tình thương.

Vâng lệnh Bác Hồ, Trung ương ĐảngHành quân vượt núi sang Quế Lâm (6)

Bạn bè ấp ủ tình cảm lớnBảo vệ, vun trồng giống miền Nam...

(Trích thơ tự thuật)Nguyễn Có

(1) La Khê: thuộc tỉnh Hà Đông(2) Phố Cảng: thành phố Hải Phòng(3) Bắc Mã: thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh(4) Sông Đáy: thuộc tỉnh Hà Đông và Hà Nam(5) Hổ Lao: thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh(6) Quế Lâm: thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Page 167: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

167

VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ (1)

Trường cũ về thăm luống ngậm ngùiĐâu còn vết tích những ngày vuiMấy gian trường lớp rày đâu tá?Bao lớp học trò ai tới luiSân bóng nơi đâu tìm chẳng thấyVườn hoa chỗ nọ đã chôn vùiBần thần nhớ bạn buồn khôn tảNgắm cảnh thương trò dạ chẳng nguôi

Nguyễn Có

1. Đây là trường nội trú Học sinh miền Nam số 28, đã bị giặc Mỹ ném bom hủy diệt

Page 168: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

168

NHỚ BÔNG MAI

Gió reo, bướm lượn, cánh chim bayVườn cũ về thăm nhớ tháng ngàyNắng sớm, chiều hôm, tình thắm thiếtĐêm dài da diết nhớ bông mai

Nguyễn Có

MỪNG VUI

Nhân ngày kỷ niệm bốn mươi năm (1)

Đào tạo nhân tài trẻ phía NamMừng thấy bạn xưa chưa già lắmVui nhìn trò cũ lớn hơn thầy

Hỡi người trò cũ lớn hơn thầyƠn Đảng, nghĩa Dân chớ đổi thayCần Kiệm, Chính Liêm luôn tu dưỡngTẩy trừ tham nhũng chớ run tay

Nguyễn Có

1. Kỷ niệm 40 năm (1954 - 1994) thành lập trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc

Page 169: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

169

CỬU TUẦN TỰ BẠCH

1. Sáu lăm tuổi Đảng, chín mươi xuânNgẫm lại đời ta, nghĩ cũng mừngKháng chiến hai lần đều “đấu cật”Hòa bình một thuở cũng “chung lưng”Về hưu chẳng nghỉ lại biên khảoTại chức miệt mài cũng đã từngVun bón mầm non say sự nghiệpTrồng người tiếng hát mãi vang lừng

2. Thoắt đã cửu tuần tớ bước sangChẳng giàu chẳng có chỉ làng nhàngKhông quan, không chức cũng không tướcĐược một tiếng “Thầy” cũng quá sang.

2013

Page 170: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

170

Page 171: Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn

171

- Họ tên: Nguyễn Có- Năm sinh: 02-12-1923- Quê quán: Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định- Nơi ở hiện nay: Nhà A-58 Ngoc Trúc Lạc, Trúc

Bạch, Ba Đình, Hà NộiĐT: 0983670087

- Quá tình công tác:+ Thời kháng chiễn chống pháp: Hiệu trưởng, giáo

viên trường PT. cấp II - Hoài Nhơn II+ Thời kháng chiến chống Mỹ: . Giáo viên cấp II, cấp II nhiều trường Học sinh miền

Nam ở miền Bắc.. Trưởng phòng giáo dục Khu giáo dục Học sinh miền

Nam Quế Lâm (Trung Quốc). Chuyên viên (chuyên viên 5) biên soạn, biên tập

sách giáo khoa cải cách giáo dục cải cách lần thứ nhất. Biên soạn sách giáo khoa B (1973, 1974, 1975)- Về Hưu: năm 1990- Khen thưởng: Huân chương khách chiến chống Pháp

(hạng Ba); Huân chương kháng chiến chống Mỹ (hạng Nhất); Nhiều Bằng khen, huy chương khác...