Global Citizen Booklet

14
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG DÂN TOÀN CẦU Sổ tay thông tin AIESEC VIệt Nam – Tháng 3/2014

description

AIESEC Vietnam GC booklet Vietnamese

Transcript of Global Citizen Booklet

Page 1: Global Citizen Booklet

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG DÂN TOÀN CẦU Sổ tay thông tin

AIESEC VIệt Nam – Tháng 3/2014

Page 2: Global Citizen Booklet

2

Chương trình Công Dân Toàn Cầu

Cơ hội làm việc trong các dự án

xã hội ở nước ngoài trong vòng 6

đến 8 tuần.

Có mặt trên 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, AIESEC cung

cấp hơn 20,000 cơ hội tình nguyện quốc tế cho giới trẻ mỗi năm. Chúng tôi tạo ra môi trường làm việc đầy thử thách

cho sinh viên bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia vào các dự án xã hội (giáo dục, môi trường…) ở nước ngoài, để qua đó họ có thể hiểu rõ hơn về bản thân, trở nên tự lập

trong các tình huống khó khăn và khám phá được đam mê trong cuộc sống của mình.

Tham gia chương trình công dân toàn cầu của AIESEC, sinh viên được tiếp xúc với một môi trường đa văn hoá để trau dồi những kỹ năng về kinh doanh và xã hội ngay từ khi tuổi

đời của họ còn rất trẻ.

Giới thiệu chung về chương trình

Bạn có biết?

1

2

Sinh viên có thể lựa chọn đi

thực tập ở bất cứ nước nào nằm

trong mạng lưới của AIESEC

miễn là họ có thể tìm thấy dự

án phù hợp với khả năng của

mình.

Từ năm 2005, hơn 650 sinh

viên Việt Nam đã tham gia

chương trình Công Dân Toàn

Cầu của AIESEC, với 60% thực

tập ở các nước trong khu vực

Đông Nam Á và 30% thực tập ở

các nước trong khu vực Trung

Đông Âu.

Page 3: Global Citizen Booklet

3

Phát triển toàn diện bản thân

Đóng góp cho sự phát triển của xã hội

Thế giới ngày nay rất cần những người không chỉ

quan tâm đến sự phát triển của bản thân mà còn

biết suy nghĩ cho cộng đồng mà mình sinh sống.

Sinh viên sau khi làm việc trong những dự án về xã

hội sẽ có cơ hội để đóng góp đến sự phát triển của

xã hội cũng như biết cách để trở thành một công

dân tốt hơn và cống hiến cho đất nước khi quay về.

Chương trình Công Dân Toàn Cầu của

AIESEC không khuyến khích sinh viên

với động cơ kiếm tiền hoặc chỉ muốn

đi du lịch tham gia.

Trải nghiệm môi trường đa văn hoá

Những sinh viên tham gia chương trình sẽ có cơ

hội học tập và nghiên cứu về những vấn đề của xã

hội, văn hoá, lịch sử, kiến trúc, ẩm thực, ngôn

ngữ, kinh tế và con người của đất nước mà họ đến

để làm việc. Bên cạch đó, việc giao tiếp với nhiều

quốc gia trong cùng một nhóm dự án cũng giúp

cho sinh viên phát triển tư duy suy nghĩ quốc tế.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” - Thực tế

cho thấy những người thành công trong xã

hội là những người luôn đặt ra hoặc tìm đến

các thử thách khác nhau để phát triển.

Chính vì vậy, chương trình Công Dân Toàn

Cầu của AIESEC muốn tạo ra một môi

trường khó khăn để thúc đẩy sự phát triển

toàn diện của giới trẻ. Khi sinh viên sinh

sống và làm việc với những người đến từ

nhiều quốc gia khác nhau trong một đất

nước mới với vô số những khác biệt về mặt

văn hoá, xã hội, kinh tế và quan điểm suy

nghĩ, họ sẽ phải học cách để thích nghi, để

tự lập, để giải quyết tất cả những tình

huống phát sinh. Qua đó, sinh viên sẽ phát

triển được về khả năng lãnh đạo bản thân

và kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

1 2

Chương trình Công Dân Toàn Cầu của AIESEC

không phải là một cách để định cư lâu dài ở

nước ngoài hay xuất cảnh khỏi đất nước.

Lợi ích

của chương trình

Page 4: Global Citizen Booklet

Điều kiện chung

Là sinh viên hoặc sinh viên đã tốt nghiệp (chưa đến 2 năm)

Có khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh

Quan tâm đến các vấn đề của thế giới và trách nhiệm với xã hội

Mong muốn được phát triển bản thân

Điều kiện tài chính

Phí tham gia dự tuyển: Miễn phí

Phí tham gia chương trình (sau khi đã trúng tuyển): 150USD

Sinh viên tham gia chương trình Công Dân Toàn Cầu sẽ tự chi

trả cho vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm, visa và các sinh hoạt

hàng ngày. Thức ăn và nơi ở sẽ được hỗ trợ một phần hoặc hỗ

trợ hoàn toàn tùy vào từng dự án cụ thể.

Điều kiện

tham gia chương trình

Đợt tuyển thực tập sinh mùa Thu

Sinh viên tham gia vào đợt tuyển chọn mùa Thu sẽ có thể

tham gia vào những dự án trong tháng 12, tháng 1 và

tháng 2. Trong thời gian này, phần lớn các trường đại học

sẽ có kỳ nghỉ ngắn sau học kỳ và nghỉ Tết Âm lịch.

Đợt tuyển thực tập sinh mùa Hè

Sinh viên tham gia vào đợt tuyển mùa Hè sẽ có thể tham

gia vào những dự án trong tháng 5, 6, 7, 8. Trong thời gian

này, phần lớn các trường đại học sẽ có kỳ nghỉ ngắn cho

sinh viên năm cuối viết khoá luận và nghỉ hè.

Đợi tuyển thực tập sinh mùa Hè là đợt tuyển lớn nhất trong

năm bởi vì tất cả dự án xã hội trên khắp thế giới thường tập

trung nhiều vào thời gian này. Bên cạnh đó, sinh viên cũng

cảm thấy thuận tiện hơn trong việc sắp xếp lịch học và làm

việc của mình.

Thời gian

dự tuyển chương trình

Page 5: Global Citizen Booklet

5

Hồ sơ trực tuyến

Sinh viên truy cập vào website của

AIESEC để nộp hồ sơ tham gia chương trình trực tuyến

Các vòng tuyển chọn

Chương trình Công Dân Toàn Cầu có tổng cộng 4 vòng tuyển chọn: Đánh giá hồ sơ, Phỏng vấn sơ bộ, Hoạt động nhóm, Ban thẩm định. Sau khi vượt qua được các vòng tuyển chọn, sinh viên sẽ được công nhận đủ tiêu chuẩn để chính thức tham gia vào

chương trình.

Hợp đồng và giấy xác nhận

Sau khi được công nhận có đủ tiêu chuẩn để

tham gia vào chương trình, sinh viên sẽ nộp phí chương trình đợt đầu tiên (50USD) và ký hợp đồng với AIESEC trên những điều khoản về quá trình thực tập và sự đồng ý của phụ huynh.

Hội thảo Hành trang Thực tập

AIESEC sẽ tổ chức một buổi hội thảo với mục đích giúp sinh viên tham gia chương trình có cái nhìn rõ ràng hơn về chuyến thực tập của

mình và biết cách tận dụng các trải nghiệm từ chuyến thực tập để phát triển bản thân một cách tốt nhất. Hội thảo cũng là cơ hội để sinh viên có thể gặp gỡ những bạn đã từng

tham gia chương trình Công Dân Toàn Cầu những năm trước để có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm cần thiết.

Lựa chọn dự án thực tập

AIESEC sẽ hướng dẫn cho sinh viên cách sử

dụng hệ thống nội bộ của mình để tìm kiếm và lựa chọn những dự án tốt phù hợp với khả năng của bản thân. AIESEC cũng đóng vai trò hỗ trợ khi bạn tham gia phỏng vấn với trưởng nhóm dự án.

Hội thảo Khác Biệt Văn Hoá

Để tránh việc sinh viên cảm thấy bỡ ngỡ trong một môi trường với văn hoá hoàn

toàn khác biệt so với Việt Nam, AIESEC sẽ tổ chức một buổi hội thảo Khác Biệt Văn Hoá để chuẩn bị về mặt tinh thần cho các bạn và chia sẻ những kinh nghiệm để thích nghi cũng như phát triển tư duy suy nghĩ toàn cầu.

Thời gian làm việc trong dự án

Trong thời gian sinh viên làm việc trong dự án xã hội mình đã chọn, AIESEC ở đất nước sinh viên làm việc sẽ là người

đảm bảo họ có những trải nghiệm tốt nhất trong chuyến thực tập của mình. AIESEC ở Việt Nam cũng sẽ vẫn giữ liên lạc để chắc chắn rằng họ không gặp khó khăn và giúp đỡ kịp thời nếu có. Bên cạnh đó, sinh viên tham gia dự án

được khuyến khích ghi lại trải nghiệm và những học hỏi của mình để có thể chia sẻ sau khi đã quay về nước.

Đóng góp ý kiến xây dựng chương trình

AIESEC đánh giá cao những ý kiến đóng góp của sinh viên về chương trình Công Dân Toàn Cầu của mình. Chúng tôi sẽ gửi cho sinh viên những khảo sát ở những thời điểm khác nhau để hiểu rõ cảm nhận và suy nghĩ của bạn, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng của chương trình.

Các cơ hội khác với AIESEC

Sau khi sinh viên đã hoàn thành

chuyến thực tập của mình và quay

trở về nước. AIESEC ở Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho họ tham gia vào các sự kiện, dự án và hội nghị trong nước cũng như trở thành một thành viên chính thức của AIESEC (nếu họ đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ tuổi và kỹ năng). Bên cạnh đó,

AIESEC sẽ cấp giấy chứng nhận thực tập cho sinh viên và trở thành cầu nối để những trải nghiệm thực tập của họ được chia sẻ đến những bạn trẻ khác.

Tóm lược chương trình trong 9 bước

Page 6: Global Citizen Booklet

6

Nam

vestibulu

m dolor

quis

libero.

Lựa chọn dự án Giải quyết vấn đề xã hội

PHỔ CẬP KIẾN THỨC

Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất

mà chúng ta có thể sử dụng để

thay đổi thế giới.

Tầm quan trọng của phổ cập kiến thức như là một vấn đề

toàn cầu đã được nhận diện bởi nhiều chuyên gia trong

ngành bởi sự liên đới trực tiếp với chất lượng cuộc sống.

Các dân tộc thiểu số, các vùng kém phát triển thiếu thốn cơ

sở vật chất căn bản cho giáo dục ngày càng nhiều và đây

chính là mặt trái của sự phát triển quá nhanh của công

nghệ. Bên cạnh đó, tốc độ toàn cầu hoá của thế giới cũng

góp phần làm cho phổ cập giáo dục trở nên bức bách hơn

bao giờ hết.

Làm việc trong dự án về phổ cập giáo dục, sinh viên sẽ có

cơ hội giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ công nghệ

thông tin hay kiến thức tài chính căn bản cho trẻ em, người

vô gia cư hay các cụm cư dân nghèo khó. Bên cạnh đó, có

những trường hợp sinh viên sẽ dạy cho một đối tượng trung

gian (tức là những người sẽ đóng vai trò giảng dạy sau này).

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng giảng dạy

Quản lý lớp học

Kiến thức chuyên ngành

Thấu hiểu văn hoá

Linh hoạt trong cư xử

Sinh viên sẽ phát triển:

Lựa chọn dự án Giải quyết vấn đề xã hội

Dự án trọng điểm

Page 7: Global Citizen Booklet

7

THẤU HIỂU VĂN HOÁ

Để phát triển hiện tại chúng ta

phải thấu hiểu quá khứ

Thấu hiểu và xem trọng sự đa dạng của văn hoá là chìa

khoá quan trọng nhất để xoá đi sự phân biệt chủng tộc

đang tồn tại hiện nay. Mỗi cá nhân phải được tự do để

khám phá sự độc đáo của văn hoá cũng như nét riêng của

mỗi dân tộc và quốc gia trên thế giới. Nếu đi ngược lại sẽ

là vô tình giới hạn các khía cạnh khác nhau của quan

điểm về cuộc sống cũng như sự truyền tải kiến thức từ

thế hệ này qua thế hệ khác.

Dự án xã hội về thấu hiểu văn hoá giúp sinh viên Việt

Nam có cơ hội đóng vai trò đại sứ quốc gia để giới thiệu

các khác biệt văn hoá cũng như cội nguồn của các đất

nước và vùng miền khác nhau.

Sinh viên sẽ được yêu cầu tham gia vào các lễ hội văn

hoá, chủ toạ các cuộc thảo luận về sự đa dạng của văn

hoá với các đối tượng khác nhau cũng như giúp đỡ các

thành phố hoặc vùng miền cụ thể bảo vệ các di sản văn

hoá địa phương.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng giảng dạy

Thấu hiểu văn hoá

Kiến thức lịch sử

Hình ảnh quốc gia

Sinh viên sẽ phát triển:

Dự án trọng điểm

Dự án trọng điểm

Page 8: Global Citizen Booklet

8

PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Làm công việc yêu thích, chúng ta

sẽ chẳng bao giờ cảm thấy áp lực

nghề nghiệp.

Sự mất cân đối giữa cung và cầu của lao động là tình trạng

chung của rất nhiều nước trên thế giới. Các phương án giải

quyết nằm ngoài hệ thống giáo dục với mục đích trang bị

cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nghề

nghiệp tương lai là việc hết sức cần thiết.

Sinh viên tham gia làm việc trong những dự án này sẽ có cơ

hội phát triển định hướng nghề nghiệp và đào tạo kỹ năng

cho các cộng đồng thiếu kém cơ sở hạ tầng giáo dục ở các

quốc gia và vùng miền trên thế giới.

Sinh viên sẽ được yêu cầu xoá bỏ những lỗ hổng của hệ

thống giáo dục lỗi thời bằng cách đào tạo cho cộng đồng các

kỹ năng, kiến thức cũng như tư duy thực tế cần thiết. Bên

cạnh đó, sinh viên còn đóng vai trò kết nối với doanh nghiệp

để cung cấp các thông tin quan trọng về cung cầu của thị

trường lao động và cơ hội việc làm cho cộng đồng hay tư

vấn nghề nghiệp và phát triển khả năng lãnh đạo cho họ.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng giảng dạy

Thấu hiểu văn hoá

Am hiểu nghề nghiệp

Kỹ năng lãnh đạo

Sinh viên sẽ phát triển:

Dự án trọng điểm

Page 9: Global Citizen Booklet

9

Page 10: Global Citizen Booklet

10

Page 11: Global Citizen Booklet

11

Page 12: Global Citizen Booklet

12

“Đối với tôi, tham gia chương trình và được chọn đi dự án ở

nước ngoài là một trong những điều tuyệt vời nhất mà tôi có

được”

52 ngày ở Philippines với hơn 20 bạn đến từ trên 10 quốc gia: Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Hà Lan, Úc, Peru, Chile, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức là một khoảng thời gian với những thách thức và nhiều kỷ niệm đáng nhớ mà tôi chắc chỉ có thể trải qua một lần trong đời. Lần đầu tiên được

sống và làm việc tại nước ngoài làm cho tôi cảm thấy rất lo lắng và xuất hiện nhiều các câu tự hỏi: mình nên mang bao nhiêu tiền đây? Nếu mình bị lạc thì sao? Lỡ xui xẻo hơn là thất lạc hành lý thì sao đây?... Nhưng rồi tôi tự nhủ với chính mình rằng đây là lúc để thay đổi, để trưởng thành

hơn và chiến thắng nổi sợ hãi và và thối quen suy nghĩ tiêu cực của mình. Thế là tôi bước lên máy bay và thực hiện chuyến phiêu lưu của mình.

Những thử thách thật sự đã đến với tôi trong khoảng thời gian đầu sống là làm việc với các bạn sinh viên quốc tế. Giao tiếp bằng tiếng Anh với các bạn đó nhưng các bạn đó lại không hiểu làm cho tôi cảm thấy rất tự ti. Học tiếng Anh là một trong những mục tiêu của tôi khi đi “exchange”, không để cảm giác buồn và những suy nghĩ tiêu cực kéo dài, tôi thúc đẩy

bản thân là phải cố gắng, cố gắng và cố gắng nữa. Tôi chấp nhận khả năng nói tiếng Anh còn chưa tốt của mình và bắt đầu thực hiện mục tiêu cải thiện khả năng nói năng tiếng Anh của mình. Tôi chia sẻ những khó khăn gặp phải khi nói tiếng anh và cố gắng giao tiếp và tranh thủ từng cơ hội có thể để được nói tiếng Anh. Một lần, rồi hai lần, ba lần… tôi cố gắng lặp lại những điều tôi muốn nói đến khi các bạn của tôi hiểu. Cái

cảm giác rụt rè, mắc cở dần dần biến mất sau những lần cố gắng của tôi và các bạn tôi như cũng đồng cảm với tôi, họ chia nhau dạy tiếng Anh cho tôi vào mỗi đêm, ban ngày nếu tôi nói sai chỗ nào thì họ sửa lỗi phát âm cho tôi. Cứ như thế, chúng tôi ngày càng trở nên thân nhau hơn sau những bài học tiếng Anh. Thật là vui khi nhớ lại những kỷ niệm này, lúc đó tôi thấy mình giống như một đứa trẻ, học, cố gắng học và luôn tươi cười. Nói thật ra cũng cảm thấy rất hổ thẹn…tôi đã học lại cách phát âm

của từng chữ cái “A B C…”, nhưng nghĩ lại thì thấy rất vui, ít ra tôi cũng có hai lần tuổi thơ, haha.

Không những thế, tôi và các bạn của tôi còn cùng giúp đỡ nhau để hoàn thành dự án một cách tốt nhất, học hỏi kinh nghiệm làm việc việc của

nhau. Thời gian rảnh rỗi thì cùng nhau chia sẻ những câu chuyện riêng tư cho nhau nghe, giúp nhau vượt qua những kỷ niệm buồn về gia đình, tình bạn, tình yêu… không ai giấu nhau điều gì vì thiết nghĩ chỉ có thể gặp nhau một lần trong đời. Vui nhất là được đi chơi cùng nhau, cùng

nhau sắp lịch chọn địa điểm đi chơi, tất cả đều lo do bản thân mình quyết định. Chúng tôi còn tạo cho nhau những “bất ngờ hạnh phúc” trong suốt cả dự án khi cùng nhau tổ chức sinh nhật và tiệc chia tay cho nhau.

Nếu kể nữa thì không biết bao nhiêu là cho đủ, được làm những điều mình thích, có thêm những người bạn tốt, học hỏi được nhiều điều mới và chiến thắng được chính mình để thay đổi tốt hơn là điều mà tôi có được sau chuyến đi Philippines. More fun in The Philippines!

Còn các bạn thì sao? Đã sẵn sàng để khám phá và thay đổi chưa?

Nguyen Thanh Tuan

Chuyến thực tập của tôi

Page 13: Global Citizen Booklet

13

Nếu bạn có câu hỏi khác về

chương trình, vui lòng gửi

email về minhtram.tram[at]

aiesec.net

Chương trình Công Dân Toàn Cầu của AIESEC khác với các chương trình trao đổi quốc tế khác như thế

nào?

AIESEC không chỉ đơn thuần là một tổ chức cung cấp cơ hội thực tập cho sinh viên. Qua chương trình Công

Dân Toàn Cầu, AIESEC tạo cơ hội cho giới trẻ có những trải nghiệm để khám phá và phát triển toàn diện

bản thân. Thực tập chỉ là một trải nghiệm trong số tất cả những trải nghiệm ấy. Cụ thể, trong thời gian

thực tập, sinh viên sẽ được AIESEC ở đất nước họ đang làm việc kết nối với các bạn trẻ đến từ nhiều đất

nước khác với những quan điểm sống khác nhau và cá tính khác nhau. Sinh viên cũng được tạo điều kiện

để tham gia các hội nghị của AIESEC để có thể phát triển thêm những kỹ năng xã hội và kinh doanh của

mình.

Vai trò của AIESEC trong chương trình Công Dân Toàn Cầu là gì?

AIESEC tạo ra một hệ thống giúp sinh viên có thể lựa chọn các dự án tốt phù hợp với khả năng của họ. Với

mạng lưới hoạt động trên 113 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như sự đa dạng của các loại hình dự án (môi

trường, quyền trẻ em, bình đẳng giới tính, phát triển nông thôn…), AIESEC có một số lượng nhiều các dự

án ở khắp nơi trên thế giới để sinh viên có thể lựa chọn. Trong quá trình sinh viên tham gia vào chương

trình Công Dân Toàn Cầu, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ của AIESEC ở Việt Nam từ mặt trang bị kiến thức,

đến chia sẻ những kinh nghiệm khi sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, AIESEC ở đất nước

sinh viên thực tập cũng sẽ tích cực giúp đỡ họ trong việc thích ứng với môi trường và đảm bảo những trải

nghiệm tốt nhất trong chuyến thực tập.

AIESEC không đóng vai trò gì trong chương trình Công Dân Toàn Cầu?

AIESEC không tạo ra những dự án thực tập cụ thể ở bất kỳ một nước nào, ở bất kỳ một lĩnh vực nào. Điều

này đòi hỏi sinh viên phải chủ động và linh hoạt trong việc tìm kiếm các dự án xã hội mà mình muốn tham

gia. Ví dụ như ở Singapore không phải lúc nào cũng có các dự án về Môi trường, sinh viên quan tâm đến

lĩnh vực này có thể tham gia vào các dự án ở các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia…

Hai người bạn có thể cùng nhau tham gia vào một dự án không?

AIESEC không thể bảo đảm việc hai người bạn có thể cùng nhau tham gia vào một dự án. Bởi vì để đảm

bảo tính đa dạng văn hoá, các dự án thường chọn người tham gia đến từ các quốc gia khác nhau. Sự đa

dạng đấy chính là điều mà AIESEC tin rằng sẽ góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của các sinh

viên tham gia vào dự án, cũng như giúp họ có thể trở nên độc lập hơn trong suy nghĩ và hành động của

mình.

Sinh viên có cần phải biết nói ngôn ngữ của đất nước mà họ đến

không? Tiếng Anh là ngôn ngữ chung của AIESEC. Thành viên của AIESEC ở

khắp thế giới sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau, chính vì vậy

các dự án xã hội được phát triển bởi AIESEC phần lớn cũng sử dụng

ngôn ngữ này. Tuy nhiên, ở một số khu vực như Trung và Nam Mỹ,

các dự án nhìn chung đòi hỏi sinh viên phải biết tiếng Tây Ban Nha.

Hoặc các dự án của CHLB Đức đỏi hỏi sinh viên phải có khả năng

giao tiếp bằng tiếng Đức.

Sinh viên có được nhận lương khi tham gia vào chương trình Công

Dân Toàn Cầu hay không? Hầu hết các sinh viên tham gia dự án của chương trình Công Dân

Toàn Cầu không được nhận lương. Tuy nhiên, ở một vài dự án họ

nhận được một phần tiền hỗ trợ mang tính tương đối.

Sinh viên có nhận được chứng nhận của chương trình hay không?

Sinh viên sẽ nhận được chứng nhận từ chương trình Công Dân Toàn

Cầu cấp bởi AIESEC ở Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các

bạn có kinh nghiệm hoạt động xã hội để xin học bổng hoặc tham gia

xin việc sau khi tốt nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp

Page 14: Global Citizen Booklet

14

Life begins

at the end of

your comfort

zone.

+

AIESEC Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG DÂN TOÀN CẦU 2014 www.aiesec.vn

www.facebook.com/aiesecvietnam

Neale Donald Walsch