Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻ

5
GIÚP MẸ HIỂU ĐÚNG VỀ BIẾNG ĂN TÂM LÝ Ở TRẺ Đa phần các triệu chứng biếng ăn ở trẻ đều do tâm lý gây ra. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết nên tình trạng biếng ăn ở trẻ càng thêm biếng ăn. Vì vậy, việc hiểu đúng tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ giúp con cải thiện chứng biếng ăn, ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn. 1. Giúp mẹ hiểu rõ về tình trạng trẻ biếng ăn tâm lý Biếng ăn tâm lý ở trẻ Khi trẻ có cảm giác bị buộc phải vào một khuôn khổ nào đó như là: phải ngồi yên một chỗ từ đầu tới cuối bữa ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình mặc dù không muốn ăn nữa hay đã ăn no, không khí bữa ăn căng thẳng khi bố mẹ cứ la mắng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, thay đổi món ăn, lịch ăn và cách cho ăn,… dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác như: trẻ từng bị sặc thức ăn hoặc ăn nhầm thức ăn quá nóng nên sợ ăn. 2. Biểu hiện trẻ bị biếng ăn tâm lý

description

Có thể mẹ chưa biết: Đa phần các triệu chứng biếng ăn ở trẻ đều do tâm lý gây ra. Cho nên, việc hiểu đúng tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ giúp con cải thiện chứng biếng ăn, ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn.

Transcript of Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻ

GIÚP MẸ HIỂU ĐÚNG VỀ BIẾNG ĂN TÂM LÝ Ở TRẺ

Đa phần các triệu chứng biếng ăn ở trẻ đều do tâm lý gây ra. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết nên tình trạng biếng ăn ở trẻ càng thêm biếng ăn. Vì vậy, việc hiểu đúng tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ giúp con cải thiện chứng biếng ăn, ăn ngon hơn và khỏe mạnh hơn.

1. Giúp mẹ hiểu rõ về tình trạng trẻ biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý ở trẻ

Khi trẻ có cảm giác bị buộc phải vào một khuôn khổ nào đó như là: phải ngồi yên một chỗ từ đầu tới cuối bữa ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình mặc dù không muốn ăn nữa hay đã ăn no, không khí bữa ăn căng thẳng khi bố mẹ cứ la mắng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, thay đổi món ăn, lịch ăn và cách cho ăn,… dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ.

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác như: trẻ từng bị sặc thức ăn hoặc ăn nhầm thức ăn quá nóng nên sợ ăn.

2. Biểu hiện trẻ bị biếng ăn tâm lý

Trẻ biếng ăn tâm lý, che miệng không chịu ăn

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ biếng ăn tâm lý qua những dấu hiệu sau:

· Trẻ che miệng, ngậm chặt miệng khi thấy thức ăn

· Ngậm thức ăn thường xuyên, không chịu nuốt, khóc lóc

· Trẻ quay mặt đi khi mỗi khi mẹ cho ăn

· Với những trẻ lớn hơn sẽ thường trốn mẹ mỗi khi tới giờ ăn hoặc ăn rất ít.

3. Phương pháp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn tâm lý

Tình trạng bé biếng ăn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn diện của bé cả về thể chất lẫn tinh thần. Cho nên, bố mẹ cần có giải pháp khắc phục sớm để giúp con cải thiện tình trạng này hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện chứng biếng ăn do tâm lý ở trẻ, giúp bé ăn ngon, phát triển tốt mẹ nên làm:

· Cho trẻ ăn theo nhu cầu

Thay vì việc ép trẻ ăn, mẹ hãy cho con ăn theo nhu cầu để cải thiện chứng biếng ăn. Đó là khi trẻ muốn ăn thì mẹ hãy cho con ăn và dừng lại khi con không muốn ăn nữa. Hãy chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để bé không cảm thấy sợ ăn và vẫn có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả ngày hoạt động.

· Không bắt ép trẻ ăn

Không bắt ép trẻ ăn

Cách tốt nhất để giúp trẻ biếng ăn tâm lý ăn ngon miệng hơn, phát triển tốt hơn bố mẹ không nên ép con ăn. Ép trẻ ăn là thói quen của rất nhiều mẹ Việt, nhất là khi thấy con nhỏ hơn so với những bạn bè cùng tuổi. Việc ép con ăn sẽ làm cho bữa ăn của cả mẹ và trẻ không khác gì cuộc chiến và chính điều này khiến cho tình trạng trẻ sợ ăn ngày càng cao hơn.

Bên cạnh đó, khi ép trẻ, trẻ vừa khóc vừa ăn có thể dẫn tới sặc cháo, thức ăn, cơm cực kỳ nguy hiểm như tắc đường thở nữa đó.

· Thay đổi thực đơn thường xuyên

Thay đổi thực đơn thường xuyên

Cũng giống như người lớn, việc ăn mãi một món ăn chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy chán nản. Bởi vị giác của trẻ rất nhạy cảm, trẻ sẽ không cảm thấy thích thú và ăn mãi một món trong thời gian dài gây ra tình trạng mất cảm giác thèm ăn. Vì vậy, mẹ hãy liên tục thay đổi món mới cho trẻ ăn để kích thích vị giác của con nhé.

Trong ngày, mẹ có thể cho trẻ ăn 2 món chính là cháo hoặc cơm. Và các bữa còn lại mẹ có thể cho trẻ ăn bún, mì, nui, trái cây,…

· Cho trẻ ăn cùng gia đình

Cho trẻ ăn cùng gia đình

Nhiều mẹ Việt cho trẻ ăn riêng, ăn trước không ăn cùng gia đình vì cho rằng ăn riêng sẽ giúp con tập trung trong việc ăn uống hơn. Tuy nhiên, với những trẻ biếng ăn, bố mẹ nên cho bé ăn cùng cả nhà. Khi cho trẻ ăn cùng gia đình sẽ giúp thay đổi không khí và tâm trạng ăn uống tốt hơn.

· Cải thiện hệ tiêu hóa và bổ sung vitamin, khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện

Cải thiện hệ tiêu hóa và bổ sung vitamin, khoáng chất cũng là một trong những cách cải thiện chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Bởi khi trẻ biếng ăn, hệ tiêu hóa sẽ giảm tiết dịch enzym để tiêu hóa thức ăn dẫn đến biếng ăn, đầy hơi, chướng bụng,… Không những vậy, biếng ăn lâu ngày còn khiến cơ thể trẻ bị thiếu đi các vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Kẽm, Lysine, vitamin D,… làm giảm cảm giác thèm ăn.

Cải thiện hệ tiêu hóa và bổ sung vitamin, khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện

Vì thế, mẹ nên kết hợp bổ sung cho bé các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần kể trên để giúp cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả, giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.