Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

10
Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 1 CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected] 2015 CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG ---------- Giới thiệu CHẾ PHẨM SINH HỌC SPS CLEAN TÀI LIỆU NỘI BỘ, KHÔNG PHỔ BIẾN Hà Nội - 2015

Transcript of Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Page 1: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 1

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG

----------

Giới thiệu CHẾ PHẨM SINH HỌC

SPS CLEAN

TÀI LIỆU NỘI BỘ, KHÔNG PHỔ BIẾN Hà Nội - 2015

Page 2: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 2

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC XU THẾ TẤT YẾU CỦA THẾ KỶ 21

Để tiến tới một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe cho con

người, phòng tránh bệnh tật thì yêu cầu đặt ra cho ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là phải thực hiện nghiêm các qui định về bảo đảm an toàn sinh học, an toàn môi trường và an toàn thực phẩm.

Muốn đạt mục tiêu đó thì không có cách nào khác là phải nhanh chóng áp dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Nhưng trước hết là chấm dứt ngay tình trạng sử dụng thuốc hóa học, hóa chất, kháng sinh trong phòng trừ dịch bệnh mà THAY THẾ bằng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh và Chế phẩm sinh học.

Thực tế đã chứng minh việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân như giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng, năng suất…; giảm mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp

1. Chế phẩm sinh học là gì ? Chế phẩm sinh học (CPSH) là tập hợp các loài vi sinh vật gồm:Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi trường. CPSH là những sản phẩm bao gồm hỗn hợp nhiều chủng vi sinh vật có ích nhằm mục đích cải thiện môi trường, sức khỏe con người và cây trồng vật nuôi. CPSH là những sản phẩm an toàn với môi trường, con người, vật nuôi, cây trồng không gây hại và tác dụng phụ, xấu khi sử dụng Các loại CPSH này đều có chung một bản chất là tập hợp các loại vi sinh vật có ích và có nguồn gốc từ EM1 (Effective Microoganisms). - Vi sinh vật hữu hiệu EM1 là tập hợp các loài vi sinh vật gồm khoảng 80 – 120 loài cả kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H2O), vi khuẩn cố định Nitơ (Sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất hữu cơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các axitamin). Các vi sinh vật trong EM tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển Phân loại - Theo tính chất, chia thành 3 dạng chính: Dạng lỏng (nước), dạng bột, dạng viên. Trong đó thường gặp dạng lỏng và dạng bột.

Page 3: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 3

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

- Theo công dụng, chia thành các loại: o CPSH có tác dụng xử lý chất thải, nước thải, rác thải (sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp, y tế,…) o CPSH có tác dụng kích thích sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi cây trồng.

2. Tác dụng, lợi ích của CPSH Trong chăn nuôi: - Lợi ích của sử dụng CPSH trong chăn nuôi mang lại nhiều hiệu quả cao, đặc biệt là về mặt môi trường, khi môi trường trong sạch vật nuôi sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. - Sử dụng CPSH trong chăn nuôi giúp: o Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh. o Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn. o Kích thích khả năng sinh sản, tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi. o Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi. o CPSH có tác dụng đối với mọi vật nuôi, bao gồm các loại gia súc gia cầm và các loài thủy hải sản. Đối với nuôi trồng thủy sản (tôm, cá): Chế phẩm sinh học có tác dụng: - Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước; - Hấp thu các khí độc như NH3, H2S..., cải thiện chất lượng nước, kích thích các sinh vật có lợi khác trong ao phát triển như: sinh vật phù du, sinh vật tự nhiên có lợi, làm giảm sự gia tăng lớp bùn đáy ao; - Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá (do kích thích tôm cá sản sinh ra kháng thể); - Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại). Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được những mầm bệnh gây bệnh cho tôm cá. - Giúp ổn định độ pH của nước, gián tiếp làm tăng oxy hòa tan trong nước, làm tôm, cá khỏe mạnh, ăn nhiều, mau lớn. - Các vi sinh vật có trong Chế phẩm sinh học khi đưa vào cơ thể tôm qua đường thức ăn sẽ giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích sự ăn mồi của tôm… làm tăng hiệu quả sử dụng thức và phũng chống các bệnh đường ruột cho tôm. - Do đó, sử dụng Chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như: o Tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt. o Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn). o Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh. o Tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi. o Giảm chi phí thay nước. Trong trồng trọt CPSH có tác dụng ở nhiều mặt:

Page 4: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 4

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

- Chế biến phân hữu cơ vi sinh: Phân giải phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân ngô….) thành phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao. - Phân giải nhanh chất thải hữu cơ, rác thải, phân gia súc, gia cầm, phế thải nông nghiệp thành các chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Chuyển hóa phân lân khó tiêu thành dễ tiêu. - Hoại mục nhanh chất thải hữu cơ. - Xử lý đất trồng: làm tăng độ tơi xốp, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất, giảm các vi sinh vật gây hại. - Điều tiết sinh trưởng cây trồng. - Ngâm ủ, xử lý hạt giống. Trong sinh hoạt - Rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chiếm một khối lượng lớn (trung bình 1 người thải 250 – 400g rác mỗi ngày) bao gồm: cọng rau, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, bã chè. - Sử dụng CPSH xử lý rác thải hữu cơ trong sinh hoạt giúp cho: o Phân giải nhanh các chất hữu cơ o Hạn chế mùi hôi thối của nhà tiêu o Giảm được các vi sinh vật gây hại o Ủ rác thải, chất thải thành phân hữu cơ tốt cho cây trồng, cải thiện môi trường đất, thúc đẩy hệ vi sinh vật có ích phát triển. Lợi ích về mặt xã hội o Giảm được chi phí vận chuyển rác và diện tích chôn lấp rác. o Thu gom và xử lý rác thải nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng: Sạch, vệ sinh, văn minh. o Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, tăng cường tính trách nhiệm, đoàn kết. o Đảm bảo sự phát triển bền vững. Bảng so sánh

Không sử dụng CPSH Sử dụng CPSH TRONG CHĂN NUÔI Môi hôi thối nồng nặc Mùi hôi được xử lý triệt để (>80%) Chỉ hạn chế được một phần rất nhỏ môi hôi thối

Hạn chế mầm bệnh.

Ủ mầm bệnh, khả năng lây lan và bùng phát dịch bệnh cao.

Tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.

Lây lan dịch bệnh sang các vùng khác. Bảo vệ sức khỏe cho con người Là nơi trú ẩn của nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người.

Tạo môi trường sống trong lành, thoáng mát…

Mùi hôi thối gây khó chịu cho cuộc sống hàng ngày.

Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Bảo vệ môi trường hiệu quả

Chỉ áp dụng trên một số đối tượng (bán: phân gà, cho cá ăn: Phân lợn, bón ruộng:

Dễ áp dụng, áp dụng được trên tất cả các đối tượng vật nuôi

Page 5: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 5

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

phân lợn, phân gà, Biogas: chỉ áp dụng khi chăn nuôi nhiều, kinh phí đầu tư lớn..) Áp dụng khi lượng chất thải đủ lớn Áp dụng thường xuyên Nguồn phân không đảm bảo nếu không được ủ hoai mục trong thời gian dài

Sau khi xử lý tạo nguồn phân có chất lượng cao

Phân không được xử lý chưa nhiều nguồn bệnh

Tăng khả năng sinh sản, chất lượng sản phẩm vật nuôi

khiến vật nuôi dễ mắc bệnh làm khả năng đẻ, chất lượng thịt…kém

TRONG TRỒNG TRỌT Cung cấp 1 lượng nhỏ tro Ủ thành phân hữu cơ có chất lượng cao Làm đất chai cứng, bạc màu Bảo vệ và cải tạo đất trồng làm đất

tơi xốp màu mỡ Tiêu diệt các vi sinh vật có ích Cung cấp thêm hệ vi sinh vật có lợi cho đất Càng ngày càng cần sử dụng nhiều phân hóa học

Hạn chế sử dụng phân hóa học

Tao ra nông sản chất lượng thấp, tích tụ nhiều chất gây hại (thừa đạm, tích lũy các kim loại nặng…)

Tạo ra nông sản có chất lượng cao

Phát triển không bền vững Phát triển bền vững TRONG SINH HOẠT Vứt bừa bãi ra môi trường hoặc thu gom chung rác thải về 1 nơi

Thu gom và Phân loại rác thải tại chỗ

Rác đổ hỗn độn vào nhau và được chôn lấp chung

Rác hữu cơ được ủ thành phân hữu cơ vi sinh

Mất nhiều diện tích đất; Giảm diện tích chôn lấp, xử lý rác Mất nhiều công vận chuyển; Mất mỹ quan thôn xóm

Giảm công vận chuyển

Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; Gây ô nhiễm môi trường khu chôn lấp rác, thời gian chôn lấp lâu gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Bảo vệ môi trường

Page 6: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 6

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

Chế phẩm sinh học SPS CLEAN PHẦN 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẾ PHẨM SINH HỌC SPS CLEAN 1. Đặc điểm:

- Dạng lỏng, màu nâu hoặc đen, mùi thơm như mùi của tương, cà phê. - Thân thiện với môi trường, không độc hại với người và vật nuôi, cây trồng.

2. Thành phần: Sản phẩm sử dụng Bộ chủng Vi sinh vật của Bảo tàng giống chuẩn Vi Sinh Vật

VTCC gồm: - Nấm sợi : Aspergillus niger, Aspergillus oryzae. - Nấm men: Candida ulitis, Saccharomyces cerevisiare. - Vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Azotobacer, Lactobacillus

platarum, Lactobacillus acidophilius. - Xạ khuẩn : Streptomyces sp.

3. Tác dụng: - Làm sạch môi trường, khử mùi hôi thối, hạn chế ruồi muỗi ở chuồng trại chăn

nuôi gia súc gia cầm, những nơi bị ô nhiễm. - Xử lý ao nuôi cá bị yếm khí, thiếu oxy, ngộ độc hữu cơ… - Ủ phân hữu cơ sinh học tại chỗ: phân chuồng, rác thải hữu cơ, phụ phẩm phế

thải của nông nghiệp… - Xử lý hạt giống và cây con giống, vườn ươm… - Dùng trong thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm - Cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, chuyển hóa dinh dưỡng trong đất cho cây trồng. - Chế phẩm sinh học SPS CLEAN bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. - Tăng năng suất cây trồng từ 10% - 20%. Chất lượng sản phẩm sau khi thu

hoạch thơm, ngon hơn. - Giảm chi phí sản xuất: giảm tiền mua phân bón vô cơ, giảm tiền mua thuốc Bảo

vệ thực vật… Lưu ý: - Chế phẩm không dùng chung với thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất khác. - Nếu bình đã dùng thuốc trừ sâu phải ngâm ngập bình trong nước vôi trong từ 1-

4 giờ trước khi sử dụng chế phẩm sinh học. - Phun chế phẩm vào sáng sớm hoặc chiều mát; phun khi đất ẩm là tôt nhất.

Page 7: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 7

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

PHẦN 2

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHO CÂY TRỒNG

GiẢM 50% phân vô cơ so với liều lượng thường dùng và tiếp tục giảm nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài.

Cân bằng nguồn dinh dưỡng, cải tạo đất…

I - Cây cà phê và cây ăn quả: Chế phẩm sinh học dùng cho cây cà phê và cây ăn quả có mầu đen, mùi thơm như

mùi cà phê. 1. Bón lót: Cuốc rãnh vòng quanh theo tán lá, dùng phân chuồng đã hoai mục +

phân vô cơ trộn đều rải xuống rãnh và lấp đất, sau đó dung 40ml Chế phẩm sinh học SPS CLEAN hòa với 16lít nước sạch phun vào chỗ vừa bón phân.

2. Thời kỳ ra quả non: dùng Chế phẩm sinh học SPS CLEAN hòa với tỷ lệ 1/300 (1 lít đậm đặc pha với 300 lít nước sạch) phun đều cho cây, đặc biệt phun xuống mặt dưới của lá sẽ hấp thu tốt hơn, phun thời kỳ này có tác dụng chống rụng quả sinh lý.

3. Thời kỳ sinh trưởng: Đây là thời kỳ rất cần bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho quả tăng trưởng, pha dung dịch Chế phẩm sinh học SPS CLEAN với tỷ lệ 1/200 (1 lít đậm đặc với 200 lít nước sạch) phun đều trực tiếp vào quả, mặt dưới của lá cây, cứ 10 ngày phun 1 lần. Làm như vậy sẽ cho quả đầy đủ chất dinh dưỡng, trái to, mọng, ngọt đậm, màu sắc đẹp; tăng năng suất chất lượng, đặc biệt mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

4. Cải tạo đất : pha tỷ lệ 1/200 hoặc 1/100( tùy vào mức độ bạc màu của đất )

II - Cây ngô, lúa, đậu, đỗ và hoa màu SPS CLEAN dùng cho cây ngô, lúa, đậu đỗ và hoa màu có mầu nâu, mùi thơm như

mùi tương. LẠC, ĐỖ & HOA MẦU 1. Hạt giống rửa sạch để ráo, hòa 100ml Chế phẩm sinh học SPS CLEAN đậm đặc

với 16lít nước ngâm với lượng giống vừa đủ đến khi hạt giồng no nước thì vớt ra ủ giống. Xứ lý như vậy để phòng sâu bệnh cho hạt giống.

2. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục, nếu không có phân chuồng thì dùng phân vô cơ (giảm 50% phân vô cơ so với liều lượng thường dùng) trộn với chế phẩm đậm đặc dùng để bón lót. Tỷ lệ trộn chế phẩm tùy vào độ bạc màu của đất. Trung bình 1 lít chế phẩm/1 sào Bắc Bộ (360m2).

3. Các cây lạc, đậu và hoa mầu sử dụng tương tự.

Page 8: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 8

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

NGÔ Tỷ lệ pha từ 1/400 đến 1/200 tùy vào từng thời kỳ phát triển của cây(cây mới ra lá non, quả non thì pha tỷ lệ 1/400)

Cách sử dụng như sau: a. Phun lần 1: Khi Ngô được 02 – 03 lá. b. Phun lần 2: Khi Ngô được 04 – 06 lá. c. Phun lần 3: Khi Ngô được 09 – 10 lá. d. Phun lần 4: Khi bắp vào sữa phun trực tiếp vào bắp ngô.

LÚA Chế phẩm SPS CLEAN có tác dụng thúc đẩy bộ rễ phát triển, lá to, xanh và dày, góc lá gọn; tăng nhánh hữu hiệu, tăng khả năng quang hợp, hạt mẩy, cứng cây. Chế phẩm SPS CLEAN còn giúp cây lúa tăng sức đề kháng sâu bệnh, chống rét, chống hạn…

Xử lý đất: Cho 360 m vuông. Với đất đã bạc màu, ô nhiễm, sâu bệnh nên làm theo phương pháp sau: Gặt lúa xong, rải đều rơm rạ, rắc vôi bột, ngâm nước 5 – 7 ngày sau đó tháo nước đi.

Bón lót: dùng 1 lít Chế phẩm sinh học SPS CLEAN + 50% phân vô cơ (so với mức thường dùng) rải đều rồi cày bừa kỹ

Ngâm thóc giống: Rửa sạch để ráo, hòa 100ml Chế phẩm sinh học SPS CLEAN đậm đặc với 16 lít nước ngâm với lượng giống vừa đủ đến khi hạt giồng no nước thì vớt ra ủ giống. Xứ lý như vậy để phòng sâu bệnh cho hạt giống.

Chăm sóc 4 lần vào các thời kỳ sau (tỷ lệ 1/400) tức 40ml/ 16 lít nước: - Lần 1: Sau khi cấy từ 15 – 20 ngày.

- Lần 2: thời kỳ đẻ nhánh từ 35 – 40 ngày + Phân NPK (50% so với lượng thường dùng).

- Lần 3: Thời kỳ hóa đòng từ 50 – 60 ngày. - Lần 4: Trước khi trổ bông.

III - Cây chè và cây công nghiệp SPS CLEAN dùng cho cây chè và cây công nghiệp có mầu nâu, mùi thơm của cây

thảo dược.

CÂY CHÈ 1. Bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục, Nếu không có phân chuồng thì dùng phân

vô cơ trộn với chế phẩm đậm đặc rải xuống xung quanh gốc cây chè và lấp đất. 2. Sau khi hái chè từ 2-5 ngày dùng chế phẩm pha với tỷ lệ 1/300 (1 lít đậm đặc pha

với 300 lít nước sạch)phun đều khắp thân cây. Sau đó định kỳ 10-15 ngày phun một lần có tác dụng tăng khả năng phòng trừ rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ. Đặc biệt chè nhanh được thu hái, đậm hương, màu nước xanh.

Page 9: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 9

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

Chú ý: phun xuống mặt dưới của lá sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. 2. Cải tạo đất : pha tỷ lệ 1/200 hoặc 1/100 ( tùy vào mức độ bạc màu của đất ).

CÂY CÀ PHÊ 1. Thời kỳ trước khi ra hoa:

- Dùng 40ml chế phẩm sinh học pha với 12 lít nước, phun đều 01 lượt. Có tác dụng cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho quá trình phân hóa ra nụ, ra hoa, làm cho hoa mập, tăng khả năng liên kết với cuống, hạn chế hiện tượng rụng hoa sinh lý.

2. Thời kỳ ra hoa: - Sau khi hoa nở, hoa đã tàn lụi và quả đã được hinh thành dùng 40 ml chế phẩm sinh học pha với 16 lít nước, phun đều 01 lượt. Tác dụng kích thích đậu quả, tránh hiện tượng rụng đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây tiếp tục ra hoa ở các lứa tiếp theo.

3. Thời kỳ quả nhỏ: - Dùng 40 ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước, phun đều 01 lượt, phun 02 lượt liên tiếp, mỗi lượt cách nhau 10 ngày. Giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả, tăng kích thước và độ lớn của quả.

4. Thời kỳ quả lớn: - Dùng 50 ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước, phun đều 01 lượt, phun 02 lượt liên tiếp, mỗi lượt cách nhau 10 ngày. Tăng khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng vào trong quả, làm tăng chất lượng quả và hạt.

5. Thời kỳ thu hái: - Trước khi thu hoạch 01 tháng dùng 50ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước, phun đều 01 lượt. Tác dụng giúp quả chín sớm và chín đều. Sau khi hái quả, cắt bỏ cành lá già cỗi và phun đều 01 lượt với tỉ lệ như trên.

Page 10: Giới thiệu chương trình về chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học - SPS CLEAN

“Thực phẩm chức năng” của cây trồng/vật nuôi/đất đai Page 10

CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHỆ CÁT TƯỜNG E-Mail: [email protected]

2015

Phần 3 THAM KHẢO CÁC DÒNG SẢN PHẨM KHÁC

A - PHÒNG NGỪA SÂU BỌ & XỬ LÝ MẦM SÂU BỆNH

Sản phẩm không độc với người, vật nuôi và môi trường I- Thành phần: 1. Các chủng vi sinh và các loại nấm có ích; 2. Thảo dược có hoạt tính trừ sâu; 3. Kháng sinh thực vật. II – Hướng dẫn sử dụng: 1. Phun phòng chống sâu bệnh ngay từ khi làm đất, trồng cây mới; pha với tỷ lệ

1/800(01 lít chế phẩm pha với 800 lít nước sạch) phun vào đất trồng cây. 2. Khi có dấu hiệu có mầm sâu bệnh trên cây: pha tỷ lệ 1/500 hoặc pha với tỷ lệ

1/400 tùy mức độ nặng, nhẹ của sâu bệnh. Lưu ý: Không nên sử dụng đồng thời chế phẩm với phân bón, thuốc BVTV mà phải sử

dụng cách 05 ngày. Chế phẩm này không phải là thuốc trừ sâu(giết chết sâu). B – LÀM SẠCH MÔI TRƯỜNG 1. KHỬ MÙI HÔI CHỦA CHUỒNG TRẠI: Pha loãng với tỷ lệ 1/200 hoặc 1/100(tùy

mức độ ô nhiễm) phun vào chuồng trại chăn nuôi sẽ khử mùi hôi, hạn chê ruồi, muỗi; hoặc đổ trực tiếp vào hố chứa phân, chứa chất thải của gia súc, gia cầm với tỷ lệ 1/100 cho 5-10m3;

2. XỬ LÝ AO NUÔI TÔM CÁ BỊ Ô NHIỄM: Tùy theo mức độ ô nhiễm để pha với tỷ lệ 1/200 hoặc 1/100 cho 1 sào(360m2) rồi đổ xung quanh bờ ao khi đất ẩm, trời mát.

3. CHẾ BIẾN PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ Phân chuồng, lá cây, rơm rạ và tất cả phụ phẩm nông nghiệp khác băm nhỏ. Pha chế phẩm sinh học với tỷ lệ 1/50, 1/100 tưới ẩm, trộn đều rồi đậy kín; sau 1-2 tháng hết mùi hôi thối, tơi xốp đem ra sử dụng.

Chúc Bà con có một vụ mùa bội thu !