Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

45
GIÁO DỤC KINH DOANH Giáo dục Kinh doanh trong nhà trường, các cơ sở ñào tạo nghề và kỹ thuật Chủ ñề 5 Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt? Các tác giả George Manu Robert Nelson John Thiongo Klaus Haftendorn Biên dịch, Chỉnh sửa và Biên tập sang tiếng Việt Lê Vân Anh Hoàng Văn Dương Trịnh Thị Anh Hoa Nguyễn Thị Hoàng Yến & Một số Chuyên gia của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam Văn phòng Tổ chức Lao ñộng Quốc tế (ILO) tại Việt Nam Trung tâm Đào tạo Quốc tế (ITC) của ILO, Turin, Ý

Transcript of Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Page 1: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

GIÁO DỤC KINH DOANH

Giáo dục Kinh doanh trong nhà trường, các cơ sở ñào tạo nghề và kỹ thuật

Chủ ñề 5 Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

Các tác giả

George Manu Robert Nelson John Thiongo

Klaus Haftendorn

Biên dịch, Chỉnh sửa và Biên tập sang tiếng Việt

Lê Vân Anh Hoàng Văn Dương Trịnh Thị Anh Hoa

Nguyễn Thị Hoàng Yến

&

Một số Chuyên gia của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam

Văn phòng Tổ chức Lao ñộng Quốc tế (ILO) tại Việt Nam

Trung tâm Đào tạo Quốc tế (ITC) của ILO, Turin, Ý

Page 2: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

Bản quyền thuộc Trung tâm Đào tạo Quốc tế (ITC) của ILO 2008

Xuất bản phẩm này ñược bảo vệ bởi Điều 2 của Công ước Bản quyền Toàn cầu. Các yêu cầu sao chép, dịch thuật hay chuyển ñổi một phần hay toàn bộ nội dung phải xin phép Trung tâm Đào tạo Quốc tế của ILO. Trung tâm sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu như vậy. Tuy nhiên, các trích ñoạn ngắn có thể ñược sao chụp mà không cần giấy phép nếu như có chú thích rõ về nguồn tài liệu.

Giáo dục Kinh doanh

ISBN: 978-92-9049-487-4

Xuất bản lần ñầu 1996 Xuất bản lần thứ hai 2000 Xuất bản lần thứ ba 2002 Xuất bản lần thứ tư 2004 Xuất bản có hiệu chỉnh 2005 Xuất bản có hiệu chỉnh 2007 Xuất bản có hiệu chỉnh 2008 Xuất bản thí ñiểm tiếng Việt lần ñầu tháng 12 năm 2006 Xuất bản thí ñiểm tiếng Việt có hiệu chỉnh lần hai tháng 9 năm 2007 Xuất bản thí ñiểm tiếng Việt có hiệu chỉnh lần ba tháng 12 năm 2007 Xuất bản thí ñiểm tiếng Việt có hiệu chỉnh lần bốn tháng 02 năm 2009 Xuất bản thí ñiểm tiếng Việt có hiệu chỉnh lần năm tháng 11 năm 2009

Các ñịa danh sử dụng trong các xuất bản phẩm của Trung tâm Đào tạo Quốc tế của ILO tuân thủ cách làm của Liên hiệp quốc. Việc trình bày các tài liệu của cơ quan này không hàm ý thể hiện quan ñiểm hay bất kì ñiều gì khác về phía Trung tâm liên quan tới thể chế của các quốc gia, khu vực hay vùng lãnh thổ hoặc của các cơ quan quyền lực, hay liên quan tới ranh giới hoặc biên giới. Các tác giả của những bài viết, nghiên cứu và các công trình khác chịu hoàn toàn trách nhiệm về quan ñiểm thể hiện trong những bài viết, nghiên cứu hay công trình khác mà họ thực hiện và việc xuất bản không có nghĩa là Trung tâm ủng hộ các quan ñiểm ñược thể hiện trong tài liệu.

Có thể nhận ñược các ấn phẩm của Trung tâm, cũng như danh mục các ấn phẩm mới khi liên hệ với ñịa chỉ sau:

Phòng ấn phẩm

Trung tâm Đào tạo Quốc tế của ILO

Viale Maestri del Lavoro 10

10127 Turin, Italy

Tel: +39 11 693-6693

Fax: +39 11 693-6352

E-mail: [email protected]

http://www.itcilo.org

Phòng thư viện

Văn phòng ILO tại Hà Nội, Việt Nam

48-50 Nguyễn Thái Học

Hà Nội, Việt Nam

Tel: +8443 734 09 02

Fax: +8443 734 09 04

Email: [email protected]

http://www.itcilo.org

Page 3: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?
Page 4: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Lời nói ñầu

Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước có dân số trẻ và ñang gia tăng. Hàng năm có khoảng hơn một triệu thanh niên gia nhập thị trường lao ñộng ñể tìm kiếm việc làm. Chính phủ Việt Nam ước tính ñến năm 2010 sẽ cần phải tạo ra khoảng tám triệu chỗ làm việc mới ñể ñáp ứng nhu cầu việc làm ngày càng tăng. Điều hết sức quan trọng là thanh niên khi gia nhập thị trường lao ñộng cần phải có trình ñộ giáo dục và kĩ năng cần thiết ñể tìm việc.

Tổ chức Lao ñộng Quốc tế (ILO) ñã xây dựng bộ tài liệu Giáo dục Kinh doanh (KAB) bao gồm các tài liệu ñào tạo về Giáo dục Kinh doanh. Bộ tài liệu KAB ñược xây dựng như cầu nối trong quá trình học viên chuyển từ ghế nhà trường ra nơi làm việc. Nó cung cấp cho thanh niên những kiến thức và kĩ năng quan trọng trước khi khởi sự kinh doanh và trang bị cho họ không những kiến thức về cách thành lập doanh nghiệp mà còn về cách làm việc hiệu quả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khác.

Năm 2005, ILO ñã giới thiệu bộ tài liệu KAB tại Việt Nam thông qua Chương trình thí ñiểm về Việc làm cho Thanh niên. ILO ñã hỗ trợ Viện Khoa học Giáo dục Việt nam (VNIES), thông qua nhóm chuyên gia của VNIES xây dựng Giáo trình mới về Giáo dục Kinh doanh (KAB) cho các trường Trung học Phổ thông (THPT) ở Việt Nam bằng cách dịch và chỉnh sửa bộ tài liệu KAB sang tiếng Việt.

Từ năm 2006 ñến 2008, với sự hỗ trợ tài chính từ Dự án PRISED của SIDA-ILO/VCCI (Giảm nghèo thông qua hỗ trợ tổng thể phát triển doanh nghiệp nhỏ) và từ Văn phòng ILO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ILO ROAP) tại Băng Cốc, VNIES và Trung tâm Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực (TS-HRD) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) ñã hợp tác với ILO tại Việt nam triển khai thí ñiểm giáo trình KAB tại các trường THPT, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Dạy nghề (TTGDTX-DN), Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp (TTKTTH-HN) tại các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh và Bình Phước. Kết quả của những chương trình thí ñiểm này ñã ñược các cơ quan tham gia ñánh giá rất cao. Sau thí ñiểm, VNIES thể hiện mong muốn lồng ghép một số phần quan trọng của KAB vào chương trình sách giáo khoa mới cho hệ thống trường THPT trong tương lai. TS-HRD cũng rất quan tâm ñến việc chỉnh sửa lại KAB ñể có thể ñưa KAB trở thành một môn học tự chọn chính thức trong hoạt ñộng giáo dục nghề phổ thông của các TTGDTX-DN, TTKTTH-HN.

Phiên bản mới 2009 có chỉnh sửa này là lần xuất bản thứ năm của KAB bằng tiếng Việt. Phiên bản chỉnh sửa bằng tiếng Việt lần này có những ñặc ñiểm sau: có những ý kiến phản hồi từ những chương trình thí ñiểm trước ñây; có ý kiến ñóng góp của các ñại biểu ñã tham gia lớp tập huấn cho Giáo viên (TOT) tại Đà Lạt vào tháng 12 năm 2008; có những cập nhật lồng ghép nhận thức về giới của các chuyên gia về giới ñến từ Văn phòng ILO ROAP tại Băng Cốc, Thái Lan; có các bài học mới, ñồng thời soạn theo cấu trúc và các bước giảng của phiên bản gốc có chỉnh sửa năm 2008.

Từ năm 2008-2010, thông qua Dự án Thị trường Lao ñộng của ILO-EC-MoLISA và với sự hợp tác của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao ñộng - Thương binh và Xã hội (MoLISA), ILO tiếp tục thí ñiểm chương trình KAB tại 10 Cơ sở dạy nghề thuộc các tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre nhằm mục tiêu xây dựng một Chiến lược dài hạn về KAB cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.

Xin chuyển lời cảm ơn ñặc biệt ñến PGS-TS. Lê Vân Anh, Ths. Trịnh Thị Anh Hoa, Ths. Nguyễn Thị Hoàng Yến thuộc VNIES, ông Hoàng Văn Dương (ILO) và các chuyên gia về Giới ñến từ Văn phòng ILO ROAP tại Băng Cốc, Thái Lan - những người ñã tham gia trong quá trình biên dịch, chỉnh sửa và hoàn thiện bộ giáo trình Giáo dục Kinh Doanh phiên bản 2009 này. Xin chân thành cảm ơn những ñóng góp kỹ thuật trong việc xây dựng tài liệu gốc ban ñầu của GS.TS. Nguyễn Hữu Châu, PGS.TS. Đào Thái Lai (VNIES), ông Lê Ngọc Châu, bà Trần Lan Anh, bà Phạm Nguyên Cường và các Giáo viên cao cấp SIYB, bà Đỗ Thị Thanh Bình, bà Đào Mai Thanh, ông Bas Rozemuller và ông Kees Van Der Ree (ILO), các giáo viên và cán bộ quản lí tham gia chương trình thí ñiểm KAB ở các tỉnh.

Tháng 11 năm 2009

Rie Vejs Kjeldgaard

Giám ñốc

Văn phòng ILO tại Hà Nội, Việt Nam

Page 5: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

3

Chủ ñề 5

Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng tốt?

Mục tiêu của Chủ ñề:

� Cung cấp kỹ thuật tạo lập ý tưởng kinh doanh cũng như xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh.

Các bài học của chủ ñề: Trang

BÀI 1: SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI (2 TIẾT) ................................................. 4

BÀI 2: TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH (4 TIẾT) ........................................ 13

BÀI 3: XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI KINH DOANH (3 TIẾT) ........ 5

Page 6: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

4

BÀI 1: SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI (2 TIẾT)

I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, các học viên sẽ có khả năng:

• Nhận biết ñược tiềm năng sáng tạo của mình.

• Áp dụng kiến thức và kĩ năng ñã học ñược ñể phát triển năng lực sáng tạo của mình.

II. Nội dung 1. Sáng tạo và tiềm năng sáng tạo của bạn.

2. Ý nghĩa của sự sáng tạo và các bài tập về sự sáng tạo.

III. Tài liệu và phương tiện • BÀI TẬP 1,2,3,4

• TÀI LIỆU PHÁT TAY 1

• HÌNH CHIẾU 1,2,3,4

• Máy chiếu (hoặc máy LCD)

• Giấy trắng, bút dạ, bảng lật, giấy A0

IV. Gợi ý các hoạt ñộng dạy học Hoạt ñộng 1: Sáng tạo và tiềm năng sáng tạo của bạn 1. Giáo viên cho học viên trả lời BÀI TẬP 1: “Tiềm năng sáng tạo của bạn”. Giải thích cho học

viên rằng BÀI TẬP này giúp cho các bạn ñánh giá tiềm năng sáng tạo của mình.

2. Giáo viên phát cho học viên BÀI TẬP 2: “Ba mẫu người”. Cho học viên ñọc mô tả ba mẫu người ñó và yêu cầu học viên chọn mẫu người mà giống với mình nhất (hoạch mình thích nhất). Giáo viên hỏi học viên tại sao mẫu người ñó giống với họ (hay tại sao họ thích mẫu người ñó).

3. Giáo viên chiếu Bảng chấm ñiểm dưới ñây và yêu cầu học viên tự chấm ñiểm cho BÀI TẬP 1 của mình. Giáo viên yêu cầu học viên ñọc số ñiểm cho mỗi câu hỏi và viết số ñiểm họ tự ñánh giá vào bên cạnh câu trả lời. Ví dụ ñối với câu hỏi A, nếu học viên trả lời là “không chắc chắn” thì ñược 1 ñiểm cho câu trả lời ñó. Nếu học viên tự ñánh giá là “ñúng” ñối với câu A thì ñược 2 ñiểm.

BẢNG CHẤM ĐIỂM

ĐÚNG SAI KHÔNG CHẮC CHẮN

A 2 0 1

Page 7: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

5

B 2 0 1

C 0 3 1

D 0 2 1

E 0 3 1

F 3 0 1

G 0 3 1

H 0 3 1

I 2 0 1

J 3 0 1

K 2 0 1

L 3 0 1

M 2 0 1

N 3 2 1

O 2 0 1

Khi học viên ñã chấm ñiểm xong, giáo viên yêu cầu học viên cộng tổng số ñiểm mà họ ñạt ñược và yêu cầu học viên ñối chiếu tổng ñiểm của mình với những ñánh giá như sau:

• Mẫu người thứ nhất: cho những người ñạt 23 ñiểm trở lên.

• Mẫu người thứ hai: cho những người ñạt từ 11 ñến 23 ñiểm.

• Mẫu người thứ ba: cho những người ñạt từ 10 ñiểm trở xuống.

4. Giáo viên dùng những câu hỏi dưới ñây ñể ñánh giá kết quả cho ñiểm của học viên:

� Bạn có ngạc nhiên về kết quả ñiểm mà bạn ñạt ñược không? Tại sao có và tại sao không? Với số ñiểm ñạt ñược, bạn thuộc mẫu người nào? Điều gì khiến bạn thích mẫu người ñó? Bạn có muốn thay ñổi hoặc cải tiến gì không? Những miêu tả trong bài tập có những gì giống và khác với bạn? Những mẫu người ñược mô tả có những lợi thế và nhược ñiểm gì ñể tự tạo việc làm?

5. Giáo viên cho học viên ñọc và thảo luận TÀI LIỆU PHÁT TAY 1 về “Tính sáng tạo”.

6. Giáo viên yêu cầu học viên thảo luận kỹ thuật thay ñổi những ý tưởng hiện tại nhằm phát triển những ý tưởng mới có tính sáng tạo. Những ý tưởng hiện tại là ñiểm xuất phát, bằng cách thay ñổi một hoặc một số phần của ý tưởng hiện tại, chúng ta có thể phát triển thêm ñược những ý tưởng hữu ích mới. Giáo viên yêu cầu học viên thảo luận những cách làm dưới ñây nhằm thay ñổi một ý tưởng. Giáo viên yêu cầu học viên ñưa ra một ví dụ với mỗi cách làm.

Page 8: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

6

• Mở rộng ý tưởng hiện tại hoặc thêm vào những phần mới. Ví dụ như: “mở rộng quy mô kinh tế” của sản phẩm và tăng quy mô doanh nghiệp ñể có nhiều sản phẩm hơn hoặc phục vụ khách hàng trên quy mô rộng hơn.

• Thu hẹp ý tưởng hiện tại hoặc giảm bớt một số phần. Những ví dụ này có thể thấy rất nhiều trong lĩnh vực ñiện tử như máy thu thanh nhỏ, máy tính bỏ túi, máy ảnh cầm tay, v.v..

• Thay ñổi một số bộ phận hoặc ý tưởng hiện tại. Ví dụ thay ñổi màu sắc, khẩu vị, mùi vị và kiểu cách. Chẳng hạn có thể thay màu sắc và mùi vị của xà phòng hay kiểu dáng xe hơi cũng thường ñược thay ñổi hàng năm.

• Sắp xếp lại các bộ phận. Ví dụ sắp xếp lại các bộ phận trong thiết kế những toà nhà, những công viên, hay những nhà máy.

• Đảo ngược các bộ phận. Ví dụ, ñảo ngược các bộ phận trong xe hơi, thay ñổi chỗ ñặt máy hoặc chỗ ñể hành lý trên xe hơi. Cũng có thể lấy ví dụ thay ñổi trách nhiệm của mỗi người, ví dụ như hoán ñổi trách nhiệm của vợ chồng trong một gia ñình, người chồng lo việc nhà còn người vợ có trách nhiệm chính lo kinh tế cho gia ñình, nếu người vợ thực sự có khả năng làm kinh tế hơn người chồng.

• Thay thế vật liệu, các bộ phận hoặc các phương pháp. Ví dụ thay ñổi chất liệu gỗ hay kim loại bằng chất dẻo. Thay một ñộng cơ ñốt trong bằng ñộng cơ chạy bằng ắc quy nạp ñiện trong xe máy, xe hơi.

• Phối kết hợp các bộ phận hoặc các ý tưởng. Ví dụ phối kết hợp các trang thiết bị giải trí trong nhà như máy truyền hình, máy thu thanh, máy ghi âm, máy nghe băng hoặc máy xem băng hình. Có thể lấy ví dụ về nhà di ñộng kết hợp chỗ ở kiêm phương tiện ñi lại…

7. Giáo viên cho học viên làm BÀI TẬP 3: “Các ý tưởng mới xuất phát từ ý tưởng cũ”.

• Giáo viên yêu cầu học viên trao ñổi ý kiến với nhau. Yêu cầu họ giải thích ý tưởng mới của họ ñưa ra bổ ích như thế nào trong công việc hiện tại của họ.

• Giáo viên yêu cầu cả lớp xem xét ñể kết hợp nhiều ý tưởng của các cá nhân lại thành một ý tưởng mới.

• Giáo viên nhấn mạnh rằng kỹ thuật sử dụng trong hoạt ñộng này có thể giúp tạo dựng những ý tưởng mới, những quá trình mới hoặc những ñối tượng mới.

• Giáo viên yêu cầu học viên vận dụng kỹ thuật này ñể xây dựng ý tưởng mới cho một hoạt ñộng dịch vụ thay vì cho một ñồ vật. Giáo viên cho học viên tưởng tượng rằng cả lớp sẽ cùng hình thành một doanh nghiệp dịch vụ (chẳng hạn làm dịch vụ bảo vệ hoặc huấn luyện chó). Giáo viên yêu cầu học viên làm việc theo nhóm, sử dụng những kỹ thuật ñã học ở trên ñể xây dựng những phương pháp xúc tiến sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.

Kết luận:

• Sáng tạo là khả năng thiết kế, hình thành hay làm ñiều gì ñó mới hoặc làm theo cách khác biệt.

• Tất cả mọi người ñều có tiềm năng và khả năng sáng tạo, ñể phát huy ñược tính sáng tạo của mình, cần luôn luôn quan sát, suy nghĩ và thử nghiệm một số sự thay ñổi.

Hoạt ñộng 2: Ý nghĩa của sự sáng tạo và các bài tập về sự sáng tạo.

1. Giáo viên cho học viên làm BÀI TẬP 4: “Hành ñộng ñổi mới”, giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận về những sáng kiến mà các doanh nhân ñã áp dụng ñể ñáp ứng những thay ñổi trong công việc kinh doanh.

Page 9: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

7

2. Giáo viên cho cả lớp xem HÌNH CHIẾU 1: “Ý nghĩa của sự sáng tạo” và yêu cầu học viên thảo luận về những cách mà họ có thể áp dụng ñể trở thành người có khả năng sáng tạo hơn.

3. Giáo viên cho cả lớp xem HÌNH CHIẾU 2: “Nét vẽ ñi qua 9 ñiểm”, giáo viên giải thích về tính sáng tạo và tầm quan trọng của tính sáng tạo trong việc tạo lập ý tưởng kinh doanh. Tiếp ñó, giáo viên yêu cầu học viên suy nghĩ ñể có thể vẽ một nét vẽ không quá 4 ñoạn thẳng và phải ñi qua 9 ñiểm như trong hình chiếu 2. Giáo viên cũng có thể vẽ 9 ñiểm lên bảng như ñã trình bày trong HÌNH CHIẾU 2 và yêu cầu học viên vẽ một nét vẽ không quá 4 ñoạn thẳng và không ñược nhấc bút ñể nối 9 ñiểm với nhau. Cho từng người viết ra ñáp án của mình. Những học viên nào ñã có ñáp án, giáo viên mời các em ñó lên bảng giải thích cách làm.

4. Nếu học viên không làm ñược, giáo viên ñưa ra ñáp án và giải thích rằng muốn vẽ ñược một nét vẽ không quá 4 ñoạn thẳng và ñi qua chín ñiểm thì phải kéo dài nét vẽ ra khỏi phạm vi các ñiểm và phải vận dụng trí tưởng tượng và trí thông minh của mình. Giáo viên yêu cầu học viên thảo luận về những sáng tạo mà các bạn có thể phát hiện ñược thông qua bài tập vừa rồi. Giáo viên hỏi học viên, theo họ, sự sáng tạo thể hiện ở những ñiểm nào?

5. Giáo viên nhấn mạnh rằng, ñể có thể sáng tạo, ñôi khi chúng ta cần suy nghĩ rộng ra ngoài phạm vi thông thường của sự vật hay hiện tượng.

6. Giáo viên cho học viên xem HÌNH CHIẾU 3 và yêu cầu mỗi người ñếm xem có tất cả bao nhiêu hình vuông trong bảng. Chú ý hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau. Giáo viên cho học viên thảo luận với nhau về cách giải bài toán. Nhấn mạnh ñến nhu cầu phải có tính sáng tạo. Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông có thể tiến hành như sau: a) Đếm số lượng hình vuông nhỏ trong hình vuông lớn; b) Kết hợp nhiều hình vuông với nhau tạo thành một hình vuông mới lớn hơn các hình vuông nhỏ; c) Tiếp tục kết hợp như vậy ñể có kết quả tổng số hình vuông là 30.

7. Giáo viên yêu cầu học viên thực hiện một hoạt ñộng tiếp theo, ñó là tiến hành theo cách tương tự ñể tính xem có bao nhiêu hình chữ nhật. Bằng cách làm như trên có thể tìm ñược 52 hình chữ nhật.

8. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, giáo viên chiếu cho học viên xem HÌNH CHIẾU 4 và yêu cầu học viên thảo luận ñể tính xem tất cả có bao nhiêu hình tam giác. Đáp án ñúng là 47 hình gồm: ACE; BFD; AEB; AED, AEH, AFC, AFH; AFD, AFB, ACH; ACD, AGF, AGB, ABH, ABD, CEB, CEF, CEH, CDH, CDF, CDB, CID, CIB, CBH, CFB, EDH; EBD, EDF, EJF; EJD, EFH; EFB; HBG; HBI; HFG; HFJ; HDI; HDJ; HFB, HDB; HFD; FIB; FID; DGB; DGF; BJD; BJF.

9. Giáo viên yêu cầu học viên cùng làm việc trong một nhóm giúp nhau “phát hiện” ra những gì thú vị từ các góc nhìn khác nhau.

10. Giáo viên hỏi học viên có thể có cách nào khác ñể tính số lượng hình tam giác nữa không. Ví dụ ñếm những hình tam giác từ một góc nhìn, sau ñó nhân ñôi rồi cộng với 1 ñể ra ñáp án tổng số hình tam giác.

Kết luận:

• Để thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, cần có những ñổi mới và sáng tạo.

• Để có sáng tạo, ñôi khi phải suy nghĩ rộng ra bên ngoài phạm vi thông thường của sự vật hoặc hiện tượng.

• Để sáng tạo, bạn cần luôn chú tâm quan sát và suy nghĩ.

Page 10: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

V. Kết luận chung Giáo viên kết luận bằng cách nhấn mạnh những ñiểm sau:

• Con ñường ñể giúp người học phát triển năng lực sáng tạo phải bắt ñầu với những ý tưởng hiện tại. Những ý tưởng ñó có thể thay ñổi bằng nhiều con ñường ñể sáng tạo ra những ý tưởng mới. Các ý tưởng mới thường xuất phát từ những ý tưởng cũ.

• Các ý tưởng sáng tạo luôn cần cho những vấn ñề chưa tìm ra ñược giải pháp. Trong thế giới kinh doanh, các doanh nhân sử dụng sáng tạo ñể giải quyết các vấn ñề hàng ngày.

• Qua việc suy nghĩ và chia sẻ các ý tưởng, mọi người có thể phát triển ñược khả năng sáng tạo của mình.

• Chúng ta có thể phát triển tiềm năng sáng tạo của mình qua việc học và thực hành. Một số phương pháp có thể ñược sử dụng ñể phát triển các thói quen suy nghĩ có tính sáng tạo, ñó là: Nâng cao nhận thức về môi trường xung quanh, ñộng não và thay ñổi các ý tưởng hiện tại.

• Để phát triển năng lực sáng tạo, học viên cần có cơ hội ñánh giá khả năng sáng tạo của mình. Đầu tiên cần có suy nghĩ sáng tạo. Sự sáng tạo cũng giúp cho các doanh nhân có nhiều cơ hội sử dụng và phát huy những phẩm chất của mình.

• Khi người chủ doanh nghiệp gặp khó khăn và không có khả năng sáng tạo, người lao ñộng sẽ là những nguồn lực tuyệt vời của những ý tưởng mới. Chủ doanh nghiệp cần tạo cơ hội cho người lao ñộng hình thành và ñóng góp ý tưởng ñể giải quyết những vấn ñề kinh doanh có liên quan.

• Khả năng tìm ra những giải pháp sáng tạo trước những nhu cầu và tiếp cận các giải pháp này thường ñánh dấu sự khác nhau giữa thành công và thất bại trong kinh doanh. Đồng thời, khả năng này tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp năng ñộng và có khả năng phát triển tốt với các doanh nghiệp bình thường.

Page 11: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

3

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

BÀI TẬP 1

TIỀM NĂNG SÁNG TẠO CỦA BẠN

Hãy trả lời từng câu sau bằng cách ñọc những câu ở cột cuối cùng bên phải và ñánh dấu vào một trong ba ô phía trước “Đúng” hoặc “Sai” hoặc “Không chắc chắn” phù hợp nhất với bạn. Lưu ý rằng ñây không phải là bài kiểm tra. Hãy suy nghĩ kỹ về mỗi câu trước khi trả lời.

ĐÚNG SAI KHÔNG CHẮC CHẮN

A Các ý tưởng của tôi luôn không dễ dàng ñể giải thích rõ ràng cho những người khác.

B Tôi muốn làm công việc ñể khám phá ra ñược những ý tưởng mới hơn là dạy những người khác.

C Tôi không muốn lãng phí thời gian và công sức vào những ý tưởng mà chúng có thể không giúp ích gì.

D Tôi cảm thấy dễ dàng diễn ñạt các ý tưởng hơn là nghĩ về những ý tưởng mới.

E Tôi thích các giải pháp chậm mà an toàn hơn là phải ñương ñầu với những giải pháp nhanh không chắc chắn về kết quả.

F Cách suy nghĩ của tôi luôn khác thường và mới mẻ.

G Tôi dễ dàng bỏ dở một công việc ñang làm khi có bạn bè gọi ñiện rủ ñi chơi hoặc ñến thăm tôi.

H Tôi cảm thấy thoải mái với thực tế hơn là lý thuyết.

I Tôi muốn mình là người viết truyện giỏi hơn là người kể chuyện hay.

J Tôi gặp khó khăn khi từ bỏ ý tưởng của mình chỉ ñể làm hài lòng người khác.

K Tôi thích thiết kế quần áo hơn là trình diễn quần áo.

L Tôi thích tự mình làm việc với những ý tưởng của mình hơn là thực hiện ý tưởng của những người khác.

M Những ñiều xảy ra với tôi có nhiều sự khác thường hơn là sự thông thường.

N Khi tôi có ý tưởng, tôi sẽ làm việc với ý tưởng ñó, ngay cả khi những người khác nghĩ rằng ý tưởng ñó xa vời và không thực tiễn.

O Tôi muốn theo ñuổi các ý tưởng của mình, kể cả trong trường hợp những ý tưởng này không ñược ai ủng hộ.

Page 12: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

4

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

BÀI TẬP 2

BA MẪU NGƯỜI

Dưới ñây là những mô tả về 3 mẫu người. Hãy ñọc một cách cẩn thận cả ba ñoạn mô tả này. Đánh dấu “x” bên cạnh ñoạn mô tả mẫu người mà bạn cho rằng nó ñúng với bạn nhất.

Mô tả mẫu người thứ nhất

Bạn không bị bó buộc bởi các lối suy nghĩ bình thường. Bạn có thể phát triển và thừa nhận những cách thức kết hợp các ý tưởng ñể có ñược những cách làm mới. Bạn sẽ sẵn sàng làm thử nghiệm một việc gì ñó ngay cả khi bạn không chắc chắn lắm về tính hiệu quả của công việc mà bạn muốn làm. Bởi vì bạn hiếm khi phụ thuộc vào những người khác, bạn có thể tự sắp xếp thời gian cho chính mình, tự nỗ lực và tạo sự tách biệt cần thiết cho các hoạt ñộng sáng tạo. Bạn không dễ bị nhụt chí hay chán nản bởi người khác một khi bạn quan tâm và muốn thử thách với một công việc nào ñó.

Mô tả mẫu người thứ hai

Bạn có thể nhận ra và ñánh giá cao về những ý tưởng sáng tạo, mặc dù bạn không phải là người ñưa ra những ý tưởng này. Bạn sẽ có thể tham gia vào các hoạt ñộng sáng tạo mà nó liên quan ñến việc sử dụng chân tay của bạn hoặc các ñồ vật mà bạn có thể nhìn thấy và sờ thấy ñược. Đôi lúc bạn tự mình bắt ñầu những dự án, công việc có tính sáng tạo, nhưng bạn có thể mất kiên trì hoặc hứng thú khi dự án hay công việc ñó yêu cầu bạn phải nỗ lực làm việc trong một thời gian dài.

Mô tả mẫu người thứ ba

Bạn thường xuyên quan tâm ñến những vấn ñề thực tiễn hơn là theo ñuổi những vấn ñề viển vông. Bởi vì bạn luôn có xu hướng thực tế trong suy nghĩ, bạn có thể không ñể ý nhiều ñến những ý tưởng khác thường mà nó cần thiết ñể giải quyết vấn ñề theo cách sáng tạo. Bởi vì bạn thích làm việc với người khác, nên hiếm khi bạn dành thời gian riêng ñể làm việc với những ý tưởng của mình. Bạn sẽ sẵn sàng tham gia các hoạt ñộng mà chúng tạo cho bạn các kết quả tức thì và có thể chia sẻ ñược với những người khác.

Page 13: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

5

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

TÀI LIỆU PHÁT TAY 1

Sáng tạo

Phần lớn mọi người có thể nghĩ về một số nghề nghiệp mà chúng ñòi hỏi phải có sự sáng tạo như: người nghệ sĩ, nhạc sĩ, ñạo diễn, vũ công, nhà thiết kế và nhà khoa học. Tuy nhiên sự cần thiết phải sáng tạo không hạn chế ở những nghề nghiệp này. Các ý tưởng sáng tạo luôn cần thiết với những vấn ñề chưa tìm ra ñược các giải pháp. Trong thế giới kinh doanh, các doanh nhân sử dụng tính sáng tạo ñể giải quyết các vấn ñề hàng ngày như: Khuyến mại sản phẩm, cải thiện dịch vụ, nâng cấp sản phẩm/dịch vụ và tận dụng tối ña nguồn lực có hạn.

Một số người cho rằng mình không có khả năng sáng tạo. Có thể do những người này nghĩ rằng sáng tạo là những gì quá cao siêu và chỉ có những người giỏi mới có các ý tưởng hay, hoặc có thể do những người này không muốn chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác. Trên thực tế, tất cả mọi người ñều có khả năng và tiềm năng sáng tạo. Thông qua việc nhận ra và chia sẻ các ý tưởng, mọi người có thể phát triển ñược khả năng sáng tạo của mình.

Bởi vì mọi người vẫn thường nghĩ và hành ñộng theo những cách quen thuộc nhất ñịnh, họ có thể gặp khó khăn trong việc nghĩ về các ý tưởng mới khác với những gì họ vẫn làm. Chúng ta có thể phát triển tiềm năng sáng tạo của mình qua việc học và thực hành. Một số phương pháp có thể ñược sử dụng ñể phát triển các thói quen suy nghĩ có tính sáng tạo cho mọi người là: Nâng cao nhận thức về môi trường xung quanh, ñộng não và thay ñổi các ý tưởng hiện tại.

Nâng cao nhận thức về môi trường xung quanh có nghĩa là học cách chú ý tới cảnh quan và âm thanh nhất ñịnh mà chúng ta thường không ñể ý ñến. Phần lớn mọi người có thói quen bỏ qua toàn cảnh và các âm thanh mà chỉ tập trung vào một thứ vào một thời ñiểm. Bằng việc chú ý tới những gì chúng ta thờ ơ, chúng ta có thể mở rộng tầm mắt quan sát và tiến tới những cách suy nghĩ mới.

Động não là một phương pháp trong ñó mọi người nảy sinh một số ý tưởng từ một tình huống hay một câu hỏi ñược nêu ra. Mục tiêu chính của ñộng não là nhằm khuyến khích ñưa ra ñược nhiều ý tưởng, từ ñó có thể xác ñịnh ñược một số ý tưởng khác biệt, có tính sánh tạo. Khi tổ chức ñộng não ñể ñưa ra các ý tưởng, người ñiều hành không bao giờ ñược phán xét và bình luận các ý tưởng ñược ñưa ra trong quá trình ñiều hành ñộng não. Các thành viên tham gia ñộng não có thể kết hợp và cải thiện các ý tưởng của nhiều người lại ñể xây dựng và thống nhất những ý tưởng mới có tính sáng tạo.

Thay ñổi các ý tưởng hiện tại có thể ñược phát triển bằng việc sử dụng ý tưởng hiện có như là ñiểm bắt ñầu. Các phần của ý tưởng hiện tại có thể ñược thay ñổi bằng nhiều cách như: mở rộng hơn; thu hẹp lại; thay ñổi về màu sắc, hương vị hoặc kiểu cách; sắp xếp lại; thay thế, hoặc kết hợp lại với nhau. Ví dụ: Các doanh nghiệp thường sử dụng những phương pháp này ñể ñổi mới các sản phẩm/dịch vụ nhằm làm cho chúng hấp dẫn hơn ñối với khách hàng. Phương pháp này cũng có thể ñược các doanh nhân áp dụng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Bằng việc phát triển và sử dụng sự sáng tạo, các doanh nhân có thể tăng tiềm năng thành công của họ.

Đánh giá cao khả năng sáng tạo ñóng vai trò quan trọng ñối với các doanh nhân trong những năm qua. Thế giới ngày càng cho thấy rõ rằng trí tuệ và trình ñộ là nền tảng cho khả năng ñáp ứng một cách sáng tạo với các tình huống có thử thách.

Page 14: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

6

Sau ñây là bảy bước nhằm phát triển tiềm năng sáng tạo của bạn:

1. Xem xét kỹ càng cách mà bạn phân biệt sự sáng tạo và những con người sáng tạo. Văn hóa ñịnh hướng kết quả của chúng ta là nhìn vào những người mà sự sáng tạo của họ ñã tạo ra những sản phẩm tốt – một cuốn sách hay, một bức tranh ñẹp, hoặc một chiếc bánh ngon – ñây là sự sáng tạo thực sự. Chúng ta có ít khả năng nhận ra ñược những người ñã ñưa ra ñược các cách suy nghĩ và ứng xử theo cách sáng tạo, ñặc biệt trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh.

2. Dành thời gian với những người sáng tạo. Quan sát xem cách họ hành ñộng, suy nghĩ, thư giãn và các câu trả lời của họ. Mời họ nói về những sự kiện và yếu tố trong cuộc sống ñã làm xuất hiện và tác ñộng tới sự sáng tạo của họ.

3. Học quá trình tự suy nghĩ và hành ñộng. Quá trình này làm tăng khả năng của bạn ñể sẵn sàng phát triển khả năng sáng tạo và tính mạo hiểm của mình – chấp nhận rủi ro tích cực trong việc tạo ra các thay ñổi, thậm chí cả các rủi ro nhỏ. Hãy luôn suy nghĩ về những sự kiện có thể kích thích bạn thử thách với những hành ñộng sáng tạo.

4. Vận ñộng. Múa, tập thể dục, ñi xe ñạp, ñi bộ và vươn thở, tập yoga hoặc thái cực quyền. Những hoạt ñộng thể lực này giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái và mở rộng sự suy nghĩ cho trí não và cho phép chúng ta tăng cường sức lực, cơ thể của mình ñúng như qui luật tự nhiên. Khi cơ thể vận ñộng, phía phải và trái của bộ não (phía tưởng tượng và phía quan sát) có thể làm việc với nhau hiệu quả hơn.

5. Hãy nghe nhạc và thử nghiệm các vận ñộng cải thiện sức khỏe. Nghe các loại nhạc khác nhau ñể cải thiện khả năng cảm nhận về âm nhạc của bạn, từ ñó nâng cao khả năng cảm nhận và phản ứng của bạn. Các bài tập như diễn kịch và sân khấu sẽ giúp bạn thực hành các cách khác nhau về phản ứng, ngoài các thói quen hàng ngày của bạn.

6. Hãy lấy một quyển vở ghi lại những ý tưởng, những quan sát thú vị về sự sáng tạo. Hãy cắt và dán lên một quyển vở những bức tranh từ tạp chí mà bạn thấy thích, thậm chí là bạn không cần biết lý do tại sao bạn cần nó. Hãy tập phác thảo và vẽ nó. Khi làm bất cứ một việc gì, bạn không nên quá chủ ñộng và vội vàng thực hiện, hãy quan sát và làm thử trước.

7. Tìm người tư vấn hoặc người có thể hướng dẫn bạn phát triến sự sáng tạo của bạn tới mức ñộ cao hơn. Hãy nghĩ ñến những người bạn, những người thân, những người quan tâm, sẵn sàng giúp ñỡ cũng tư vấn cho bạn. Bạn sẽ học ñược rất nhiều từ họ nếu bạn biết lắng nghe và thực sự muốn ñược giúp ñỡ.

Page 15: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

7

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

BÀI TẬP 3

Các ý tưởng mới xuất phát từ ý tưởng cũ

• Mở rộng ý tưởng hiện tại hoặc thêm vào những phần mới. Ví dụ như: “mở rộng quy mô

kinh tế” của sản phẩm và tăng quy mô doanh nghiệp ñể có nhiều sản phẩm hơn hoặc phục vụ khách hàng trên quy mô rộng hơn.

• Thu hẹp ý tưởng hiện tại hoặc giảm bớt một số phần. Những ví dụ này có thể thấy rất nhiều trong lĩnh vực ñiện tử như máy thu thanh nhỏ, máy tính bỏ túi, máy ảnh cầm tay, v.v..

• Thay ñổi một số bộ phận hoặc ý tưởng hiện tại. Ví dụ thay ñổi màu sắc, khẩu vị, mùi hương và kiểu cách. Chẳng hạn có thể thay màu sắc và mùi hương của xà phòng. Kiểu dáng xe hơi thường ñược thay ñổi hàng năm.

• Sắp xếp lại các bộ phận. Ví dụ sắp xếp lại các bộ phận trong thiết kế những toà nhà, những công viên hay những nhà máy.

• Đảo ngược các bộ phận. Ví dụ, ñảo ngược các bộ phận trong xe hơi, thay ñổi chỗ ñặt máy hoặc chỗ ñể hành lý trên xe hơi. Cũng có thể lấy ví dụ thay ñổi trách nhiệm của mỗi người, ví dụ như hoán ñổi trách nhiệm của vợ chồng trong một gia ñình, người chồng cần cảm thấy vui vẻ làm việc nhà còn người vợ có trách nhiệm làm kinh tế cho gia ñình, nếu người vợ thực sự có khả năng làm kinh tế hơn người chồng.

• Thay thế vật liệu, các bộ phận hoặc các phương pháp. Ví dụ thay ñổi chất liệu gỗ hay kim loại bằng chất dẻo. Thay một ñộng cơ ñốt trong bằng ñộng cơ chạy bằng ắc quy nạp ñiện trong xe máy, xe hơi.

• Phối kết hợp các bộ phận hoặc các ý tưởng. Ví dụ phối kết hợp các trang thiết bị giải trí trong nhà như máy truyền hình, máy thu thanh, máy ghi âm, máy nghe băng hoặc máy xem băng hình. Có thể lấy ví dụ về nhà di ñộng kết hợp chỗ ở kiêm phương tiện ñi lại…

Ứng dụng thực hành

1. Nghĩ về một ñồ vật ñược sử dụng hoặc sản xuất trong môi trường làm việc. Viết tên của ñồ vật ñó.

2. Nói tên các bộ phận của ñồ vật.

3. Đồ vật ñó hoặc bộ phận của nó có thể ñược: mở rộng, thu hẹp hay thay ñổi như thế nào?

4. Các bộ phận của ñồ vật có thể ñược: sắp xếp lại, thay ñổi hoặc sản xuất bằng vật liệu khác như thế nào?

5. Các ý tưởng của bạn có thể ñược kết hợp và có tác dụng trong việc sản xuất sản phẩm mới như thế nào?

Page 16: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

8

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

BÀI TẬP 4

Có hành ñộng ñổi mới Trong kinh doanh, doanh nhân cần có những hành ñộng ñổi mới và sáng tạo. Chúng ta có thể thấy rõ rằng, trong kinh doanh ở ñâu có sự sáng tạo phù hợp, ở ñó có cơ hội thành công cao hơn.

Hãy ñiền vào một hành ñộng ñổi mới, sáng tạo mà một doanh nhân cần thực hiện cho các tình huống sau ñây.

TÌNH HUỐNG ĐÁP ỨNG CẦN CÓ CỦA DOANH NHÂN

Kết cấu về dân số thay ñổi (ví dụ: phần lớn thanh niên ñều ra thành phố tìm việc, chỉ có những người già và phụ nữ ở lại làng sinh sống)

Các giá trị và lối sống thay ñổi (các cặp vợ chồng trẻ thường có xu hướng ăn tối bên ngoài vào ngày nghỉ)

Thu nhập và sức mua ñang giảm xuống

Các chính sách của chính phủ về giới có sửa ñổi (cả vợ và chồng ñều ñứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất)

Các nguồn tài nguyên ñang trở nên cạn kiệt (Chính phủ cấm khai thác gỗ và các loại măng rừng)

Với các loại ñèn trang trí, khách hàng ñang có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm thủ công

Các ngân hàng ñang ñẩy mạnh việc sẵn sàng cho vay vốn tiêu dùng bằng hình thức tín chấp

Nhu cầu sử dụng ñiện thoại di ñộng ngày càng tăng

Nhu cầu sử dụng máy tính và internet ở nhà ngày càng tăng

Các ñối thủ cạnh tranh vừa mua một thiết bị tiên tiến mới ñể ñưa vào sản xuất

Chính phủ vừa ban hành các chiến lược mới ñể tạo ñiều kiện cho những người nhiễm HIV hoà nhập cộng ñồng

Page 17: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

9

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

HÌNH CHIẾU 1

Ý nghĩa của sự sáng tạo

� Sáng tạo là khả năng thiết kế, tạo mẫu,

chế tạo hay làm một cái gì ñó theo một cách mới hoặc khác với cách làm thông thường.

� Sáng tạo là khả năng ñưa ra các giải pháp mới cho các vấn ñề. Sáng tạo của các doanh nhân thường cho kết quả là sự thành công hoặc thất bại trong kinh doanh.

� Sáng tạo thường giúp phân biệt rõ các doanh nghiệp phát triển tốt hoặc năng ñộng với các doanh nghiệp bình thường hoặc trì trệ.

� Để sáng tạo, các doanh nhân cần phải có ñầu óc và tầm nhìn mở rộng ra ngoài môi trường của họ.

Page 18: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

10

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

HÌNH CHIẾU 2

Hãy vẽ một nét vẽ (không ñược nhấc bút), không quá bốn ñoạn thẳng và ñi qua chín ñiểm như hình vẽ sau ñây

Đáp án:

Page 19: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

11

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

HÌNH CHIẾU 3

Hãy tính xem trong hình sau, có bao nhiêu hình vuông?

Page 20: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

12

A B C

D

E

F

G

H

I

J

CHỦ ĐỀ 5, Bài 1

HÌNH CHIẾU 4

Hãy tính xem trong hình sau, có bao nhiêu hình tam giác?

Page 21: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

13

BÀI 2: TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH (4 TIẾT)

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, các học viên sẽ có khả năng:

• Xác ñịnh ñược tầm quan trọng của việc có ñược ý tưởng kinh doanh tốt cho sự thành công của một doanh nghiệp;

• Hình thành ñược ý tưởng kinh doanh cho bản thân.

II. Nội dung bài học 1. Ý tưởng kinh doanh và tầm quan trọng của ý tưởng kinh doanh.

2. Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh.

III. Tài liệu và phương tiện • HÌNH CHIẾU 1, 2,3,4

• TÀI LIỆU PHÁT TAY 1,2

• BÀI TẬP 1,2,3

• Một số sách báo

• Bảng viết hoặc bảng lật

• Tài liệu bổ sung cho giáo viên

IV. Gợi ý các hoạt ñộng dạy học Hoạt ñộng 1: Ý tưởng kinh doanh và tầm quan trọng của ý tưởng kinh doanh

1. Giáo viên nêu một tình huống trong cuộc sống, ví dụ các gia ñình trẻ có kinh tế khá giả ñang có xu hướng thuê dịch vụ dọn dẹp vệ sinh, giáo viên yêu cầu học viên xác ñịnh các ý tưởng kinh doanh cho tình huống này.

2. Giáo viên ghi nhanh câu trả lời của học viên lên bảng hoặc bảng lật. Có thể sẽ có nhiều câu trả lời ñược học viên ñưa ra.

3. Giáo viên tổ chức cho học viên thảo luận về những ý tưởng kinh doanh mà học viên ñã ñưa ra.

4. Giáo viên chiếu HÌNH CHIẾU 1: “Ý tưởng kinh doanh” lên bảng cho học viên thảo luận ñể ñối chiếu với những ý tưởng kinh doanh mà học viên vừa ñề xuất cho tình huống trên, từ ñó giáo viên khái quát cho học viên những hiểu biết chung về ý tưởng kinh doanh.

5. Giáo viên nêu câu hỏi “Vì sao phải tạo lập ý tưởng kinh doanh?” và chia nhóm thảo luận.

6. Giáo viên yêu cầu ñại diện các nhóm trả lời câu hỏi và giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm lên bảng. Giáo viên sử dụng HÌNH CHIẾU 2 “Vì sao phải tạo lập ý tưởng kinh doanh?” ñể so sánh những ý kiến của học viên với những ñiểm gợi ý trong HÌNH CHIẾU 2. Giáo viên khuyến khích học viên ñưa ra những ví dụ thực tiễn

Page 22: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

14

ñể thấy ñược việc tạo ra những ý tưởng kinh doanh là ñiều cần thiết cả trước và sau khi triển khai công việc kinh doanh.

7. Giáo viên cho học viên ñọc TÀI LIỆU PHÁT TAY 1: “Tại sao cần tạo ý tưởng kinh doanh?” và yêu cầu học viên nêu câu hỏi, nếu có câu hỏi, giáo viên tổ chức cho học viên thảo luận và giúp học viên tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà học viên nêu ra.

8. Giáo viên yêu cầu học viên cho ví dụ về những người hoặc chủ trang trại hoặc chủ doanh nghiệp trong cộng ñồng ñịa phương hoặc ở nơi khác ñã có ñược ý tưởng kinh doanh tốt và nêu lý do vì sao các bạn lại cho rằng những ý tưởng ñó là tốt.

Kết luận

• Một ý tưởng kinh doanh tốt là hết sức cần thiết cho việc bắt ñầu một sự mạo hiểm thắng lợi và cho việc duy trì sự cạnh tranh sau ñó.

• Thông thường, những ý tưởng kinh doanh tốt không tự nhiên xuất hiện trong ñầu doanh nhân, chúng thường là kết quả của sự cần cù trong công việc, sự cố gắng và sáng tạo của doanh nhân.

Hoạt ñộng 2: Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh

1. Giáo viên nêu câu hỏi: “Theo các bạn, doanh nhân thường tìm kiếm ý tưởng kinh doanh bằng những cách nào?”.

2. Giáo viên khuyến khích học viên trả lời câu hỏi và giáo viên liệt kê những ý kiến của học viên về những căn cứ ñể tạo lập ý tưởng kinh doanh lên bảng. Giáo viên chiếu HÌNH CHIẾU 3: “Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh” và so sánh với những ý kiến của học viên ñưa ra. Giáo viên hướng dẫn học viên thảo luận về những ñiểm chính, ñưa ra ví dụ minh hoạ.

3. Giáo viên phát cho học viên TÀI LIỆU PHÁT TAY 2: “Tạo ý tưởng kinh doanh” và yêu cầu ñọc tài liệu thảo luận với nhau về những nội dung trong tài liệu.

4. Giáo viên sử dụng HÌNH CHIẾU 4: “Động não” ñể nhấn mạnh cho học viên khái niệm và các nguyên tắc ñộng não. Nêu một số kinh nghiệm thực tế trong việc sử dụng kỹ thuật ñộng não.

5. Giáo viên dành một khoảng thời gian khoảng 15 phút ñể học viên ñộng não và ñề xuất ñược khoảng mười ý tưởng kinh doanh từ việc sử dụng những nguyên liệu sau: sách báo cũ, vỏ dừa, quần áo cũ, vỏ hộp lon nước giải khát v.v..

6. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ 4-5 người. Nói với họ rằng chúng ta sẽ làm bài tập ñể thực hành việc sử dụng những khái niệm nói ở trên cho việc tạo lập ý tưởng kinh doanh. Giáo viên sử dụng BÀI TẬP 1 và 2: “Sở thích/mối quan tâm” và yêu cầu các nhóm xác ñịnh sở thích và mối quan tâm chung của các thành viên trong nhóm, sau ñó thảo luận ñể xác ñịnh ñược những ý tưởng kinh doanh giúp sử dụng và phát huy ñược những sở thích và mối quan tâm của các thành viên trong nhóm.

7. Giáo viên ñưa cho các nhóm một số tờ báo (có thể là báo cũ), và yêu cầu học viên ñọc những thông tin có trong những tờ báo ñó và làm BÀI TẬP 3: “Thông tin ñại chúng, báo, tạp chí” ñể xác ñịnh những ý tưởng kinh doanh thông qua những thông tin ñọc ñược từ các tờ báo ñó.

8. Giáo viên yêu cầu ñại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, sau ñó giáo viên kết luận bài học như sau:

Page 23: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

15

V. Kết luận chung: • Ý tưởng kinh doanh là sự hưởng ứng của một người, một số người, hay của một tổ chức

nhằm giải quyết một vấn ñề ñã ñược xác ñịnh hoặc ñáp ứng nhu cầu ñang và sẽ xuất hiện trong môi trường (thị trường, cộng ñồng v.v ...).

• Tìm ñược ý tưởng tốt là bước ñi quan trọng ñầu tiên trong việc biến nguyện vọng và sự sáng tạo của doanh nhân thành cơ hội kinh doanh.

VI. Kiểm tra, ñánh giá 1. Trong số những quy tắc sau, những quy tắc nào thúc ñẩy việc ñộng não

có hiệu quả?

A. Yêu cầu người ñộng não tránh ñưa ra những quan ñiểm không thực tế.

B. Khuyến khích người ñộng não chỉ ñưa ra các ý tưởng mới.

C. Hoàn thiện ý tưởng trên cơ sở phân tích và kết hợp ý tưởng của nhiều người.

D. Quan tâm nhiều ñến số lượng - càng có nhiều ý tưởng càng tốt.

Đáp án: C,D (Tham khảo HÌNH CHIẾU 7)

2. Nhượng quyền thương mại là gì, hãy chọn ra câu trả lời ñúng trong các câu trả lời sau?

A. Một thỏa thuận theo ñó nhà sản xuất bán một sản phẩm bằng nhiều nhãn hiệu.

B. Một thỏa thuận theo ñó những nhà bán lẻ ñộc lập phải thanh toán một khoản tiền bản quyền cho doanh nghiệp nhượng quyền và (thông thường) phải tuân thủ một số quy trình vận hành chuẩn hóa chung.

C. Một thỏa thuận theo ñó một nhà sản xuất phân phối một sản phẩm bằng cách lập doanh nghiệp con ở các vùng.

D. Một thỏa thuận theo ñó nhà sản xuất hay doanh nghiệp phân phối ñộc quyền và cấp ñộc quyền phân phối tại chỗ cho một doanh nghiệp khác.

Đáp án: B, D (Tham khảo: TÀI LIỆU PHÁT TAY 1)

Page 24: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

16

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

HÌNH CHIẾU 1

Ý TƯỞNG KINH DOANH LÀ GÌ?

■ Ý tưởng kinh doanh là sự hưởng ứng của một người, một số người, hay của một tổ chức nhằm giải quyết một vấn ñề ñã ñược xác ñịnh hoặc ñáp ứng nhu cầu ñang và sẽ xuất hiện trong môi trường (thị trường, cộng ñồng v.v ...).

■ Tìm ñược ý tưởng tốt là bước ñi quan

trọng ñầu tiên trong việc biến nguyện vọng và sự sáng tạo của doanh nhân thành cơ hội kinh doanh.

Page 25: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

17

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

HÌNH CHIẾU 2

TẠI SAO CẦN TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH?

■ Bạn cần có một ý tưởng và là một ý tưởng tốt ñể kinh doanh (cho cả công việc kinh doanh mới và công việc kinh doanh hiện tại)

■ Để ñáp ứng nhu cầu của thị trường

■ Để ñáp ứng thị hiếu và những nhu cầu ñang thay ñổi

■ Để ñi trước trong cạnh tranh

■ Để khai thác công nghệ tốt hơn

■ Vì vòng ñời sản phẩm

■ Để phân tán rủi ro và thử thách với những ý tưởng mới

Page 26: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

18

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

HÌNH CHIẾU 3

CÁC NGUỒN GIÚP TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH

■ Sở thích/Mối quan tâm

■ Các kĩ năng và kinh nghiệm cá nhân

■ Nhượng quyền thương mại (franchise)

■ Thông tin ñại chúng (báo, tạp chí, vô tuyến truyền hình, internet)

■ Triển lãm

■ Khảo sát

■ Lời phàn nàn

■ Động não

■ Sự sáng tạo

Page 27: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

19

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

HÌNH CHIẾU 4

ĐỘNG NÃO

Động não là một kỹ thuật ñể giải quyết vấn ñề một cách sáng tạo cũng như ñể tạo ra các ý tưởng. Mục tiêu của ñộng não là ñưa ra ñược càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Kỹ thuật này thường bắt ñầu với một câu hỏi hay một vấn ñề. Mỗi ý tưởng dẫn tới một hay nhiều ý tưởng khác và kết quả là có một số lượng lớn ý tưởng ñược ñưa ra.

BỐN NGUYÊN TẮC TRONG KỸ THUẬT ĐỘNG NÃO 1 Không chỉ trích hoặc ñánh giá ý tưởng của người khác.

2 Khuyến khích tự do ñưa ra ý tưởng; những ý tưởng phi lý hay ñiên rồ cũng ñược hoan nghênh.

3 Quan tâm nhiều ñến số lượng; càng nhiều ý tưởng càng tốt.

4 Hoàn thiện ý tưởng trên cơ sở phân tích và kết hợp ý tưởng của nhiều người.

Page 28: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

20

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

BÀI TẬP 1

Sở thích/Mối quan tâm

Trong 5 phút, mỗi người trong nhóm phải liệt kê ít nhất 4 sở thích hoặc mối quan tâm

1. ________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

2. ________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

3. ________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

4. ________________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

5. ________________________________________________________________________

____________________________________________________________________

6. ________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

7. ________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

8. ________________________________________________________________________

Page 29: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?
Page 30: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

BÀI TẬP 2

Sở thích/Mối quan tâm

Từ danh mục liệt kê về sở thích/mối quan tâm trong BÀI TẬP 1, mỗi nhóm phải chọn một ý tưởng mà nhóm muốn phát triển thành một công việc kinh doanh. Thành viên nhóm tự thảo luận với nhau về việc lựa chọn trên. Bây giờ, dùng phần dưới trang giấy này và tờ giấy khác, hoặc sử dụng máy vi tính nếu muốn, mô tả ý tưởng của nhóm bạn với kết quả sản phẩm hoặc dịch vụ một cách chi tiết, trong ñó bao gồm miêu tả ai có thể sẽ là khách hàng. Bạn có 15 phút ñể thực hiện nhiệm vụ này, sau ñó bạn có thể dành 5 phút ñể trình bày ý tưởng của nhóm mình trước lớp.

Mô tả ý tưởng _________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Page 31: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

3

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

BÀI TẬP 3

Thông tin ñại chúng: Báo/Tạp chí

Nhóm của bạn hãy tìm ra 5 ý tưởng kinh doanh từ các bài báo và chương mục các cơ hội kinh doanh trên báo và tạp chí. Trên các chương mục thương mại có thể có quảng cáo bán doanh nghiệp hay máy móc, còn các tạp chí có thể mô tả các loại hình kinh doanh mới hay thông báo những thay ñổi về thị hiếu hoặc những nhu cầu tiêu dùng. Sau ñó, từ mỗi ý tưởng lựa chọn, ñưa ra các lý do tại sao bạn lại quan tâm ñến nó. Các bạn có 15 phút ñể thực hiện nhiệm vụ này.

Ý tưởng kinh doanh Lý do quan tâm

1. ______________________________

______________________________

2. ______________________________

______________________________

3. ______________________________

______________________________

4. ______________________________

5. ______________________________

______________________________

6. ______________________________

______________________________

7. ______________________________

______________________________

8. ______________________________

______________________________

______________________________

9. ______________________________

____________________________ _

______________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

Page 32: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

4

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

TÀI LIỆU PHÁT TAY 1

A. Tạo ý tưởng kinh doanh

Có ñược một ý tưởng kinh doanh tốt là ñiều hết sức cần thiết, và thậm chí là ñiều kiện tiên quyết cho một công việc kinh doanh thành công. Tuy nhiên, những ý tưởng kinh doanh tốt không tự ñến với doanh nhân mà nó là kết quả của quá trình cần cù làm việc và cố gắng của doanh nhân trong việc tạo ra, xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội.

1. Ý tưởng kinh doanh là gì?

Ý tưởng kinh doanh là sự hưởng ứng của một người, một số người, hay của một tổ chức ñể giải quyết một vấn ñề ñã ñược xác ñịnh hay ñể ñáp ứng nhu cầu ñã ñược nhận diện trong môi trường (thị trường, cộng ñồng v.v...). Tìm ñược ý tưởng tốt là bước ñi quan trọng ñầu tiên trong việc biến nguyện vọng và sự sáng tạo của doanh nhân thành cơ hội kinh doanh.

Mặc dù vậy, có hai ñiều nên chú ý:

a) Một ý tưởng kinh doanh tốt cần ñạt ñược hai yêu cầu chính sau: Sáng tạo và Khả thi.

b) Một ý tưởng rất tốt vẫn là chưa ñủ cho sự thành công, doanh nhân cần lập kế hoạch chi tiết ñể triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh sau khi ñã xác ñịnh ñược nó.

Nói tóm lại, mặc dù quan trọng, ý tưởng chỉ là công cụ cần ñược phát triển và biến thành cơ hội kinh doanh bền vững.

2. Sáng tạo là gì?

Sự sáng tạo là khả năng thiết kế, hình thành và tạo nên hay làm ñiều gì ñó mới hoặc theo cách khác biệt.

Khả năng tìm ra những giải pháp sáng tạo trước những nhu cầu/vấn ñề và tiếp cận các giải pháp này thường ñánh dấu sự khác nhau giữa thành công và thất bại trong kinh doanh. Đồng thời, khả năng này tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp năng ñộng và có khả năng phát triển tốt với các doanh nghiệp bình thường. Doanh nhân thành công là người có óc sáng tạo trong việc xác ñịnh ñược sản phẩm mới, dịch vụ hay các cơ hội kinh doanh.

Để sáng tạo, bạn cần luôn chú tâm quan sát và suy nghĩ. Bạn hãy nghiên cứu kỹ các nguồn giúp tạo lập ý tưởng kinh doanh nêu dưới ñây:

Page 33: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

5

B. Các nguồn giúp tạo lập ý tưởng kinh doanh

Đã có hàng triệu doanh nhân trên toàn thế giới và những bằng chứng xác thực của họ cho thấy có nhiều nguồn ý tưởng kinh doanh tiềm năng. Dưới ñây giới thiệu sơ lược một số nguồn hữu dụng hơn cả.

1. Sở thích/Mối quan tâm

Sở thích là hoạt ñộng ưa thích trong thời gian rỗi. Nhiều người trong khi theo ñuổi sở thích hay mối quan tâm của mình ñã hình thành nên công việc kinh doanh. Ví dụ nếu bạn thích chơi máy tính, nấu ăn, âm nhạc, du lịch, thể thao hay biểu diễn - hãy kể ra vài sở thích của bạn và bạn có thể phát triển chúng thành một công việc kinh doanh. Để minh hoạ thêm ñiều này, bạn có thể hình dung nếu bạn thích ñi du lịch, biểu diễn và có lòng hiếu khách, bạn có thể cân nhắc việc kinh doanh ngành du lịch, một trong những ngành công nghiệp không khói lớn nhất trên thế giới.

2. Các kĩ năng và kinh nghiệm cá nhân

Hơn nữa, những ý tưởng của công việc kinh doanh thành công bắt nguồn từ kinh nghiệm làm việc. Ví dụ như một công nhân cơ khí có kinh nghiệm làm việc ở một xưởng sửa chữa ô tô lớn, cuối cùng anh ta lập một xưởng sửa chữa xe ô tô riêng hoặc kinh doanh xe ô tô cũ. Vì vậy, kiến thức và kinh nghiệm của doanh nhân tiềm năng ñóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết ñịnh công việc kinh doanh cũng như loại hình kinh doanh. Những kĩ năng và kinh nghiệm của bạn có thể xếp vào nguồn lực quan trọng bậc nhất, không chỉ trong việc tạo ra những ý tưởng mà cả trong việc sử dụng chúng như một nguồn vốn.

3. Nhượng quyền thương mại (franchise)

Nhượng quyền thương mại (franchise) là một sự sắp xếp mà nhờ ñó nhà sản xuất hay nhà phân phối của một thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ cho phép những người buôn bán nhỏ lẻ ñộc lập trả phí quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ ñó và tuân thủ quy trình vận hành chuẩn hoá của họ. Những người, doanh nghiệp mua quyền thương mại ñược ñộc quyền trong việc phân phối tại ñịa phương. Nhượng quyền thương mại có thể ñược thể hiện dưới một số hình thức khác nhau, nhưng một trong những hình thức ñược quan tâm nhất là loại hình cung cấp thương hiệu, danh tiếng, phương thức kinh doanh và các quy trình vận hành.

Trong những năm 1980 và ñầu những năm 1990, nhượng quyền thương mại có bước phát triển mạnh mẽ, và trở thành cách thức khởi sự doanh nghiệp của hàng triệu doanh nghiệp Mỹ và châu Âu. Chỉ riêng ở Mỹ, có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt ñộng dưới hình thức thức nhượng quyền thương mại, ñóng góp hơn 300 tỉ ñô la thu nhập hàng năm và khoảng 1/3 trong số họ là các doanh nghiệp bán lẻ. Ngoài mua quyền thương mại, doanh nghiệp cũng có thể phát triển hình thức bán quyền thương mại. Có nhiều tài liệu, sách hướng dẫn, cũng như các hiệp hội, cũng có thể giúp cho bạn có thêm các thông tin liên quan.

Nếu bạn có kỹ năng bán hàng, quản lí tốt, bạn có thể triển khai công việc kinh doanh theo hình thức mua nhượng quyền thương mại của một doanh nghiệp mà sản phẩm/dịch vụ của họ ñã có thương hiệu và uy tín. Nếu thương hiệu và uy tín doanh nghiệp của bạn ñã ñược thiết lập, bạn cũng có thể kinh doanh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp mình thông qua hình thức bán nhượng quyền thương mại.

Page 34: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

4. Thông tin ñại chúng

Thông tin ñại chúng là nguồn thông tin, nguồn ý tưởng lớn và cung cấp cơ hội thường xuyên. Báo, tạp chí, vô tuyến truyền hình và ngày nay internet là tất cả những ví dụ của thông tin ñại chúng. Ví dụ, hãy ñể ý ñến các quảng cáo thương mại trên một tờ báo, hay tạp chí, bạn có thể tìm thấy có những doanh nghiệp ñược rao bán. Như vậy, có một cách ñể trở thành doanh nhân là trả lời những lời chào hàng như vậy.

Những bài báo ñăng trên báo chí, trên internet hay các chương trình phim tài liệu trên vô tuyến truyền hình có thể cho biết những thay ñổi về thị hiếu hay các nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ, bạn có thể ñọc hay nghe và biết ñược rằng người ta bây giờ ñang ngày càng quan tâm ñến việc ăn uống an toàn hay thể dục thể hình hoặc thẩm mỹ.

Bạn cũng có thể tìm thấy ñược những quảng cáo giới thiệu cung cấp các dịch vụ nào ñó cần kĩ năng, ví dụ như kế toán, cung cấp ñồ ăn hay an ninh. Hoặc bạn cũng có thể phát hiện ra một loại hình kinh doanh mới cần nhà ñầu tư.

5. Triển lãm

Còn có một cách tìm ra ý tưởng cho công việc kinh doanh khác là tham dự các cuộc triển lãm và hội chợ thương mại. Những hoạt ñộng này thường ñược quảng cáo trên báo ñài. Bằng cách ñến những nơi này thường xuyên, bạn sẽ không những khám phá ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, mà ñồng thời bạn cũng có thể gặp gỡ người ñại diện thương mại, nhà sản xuất, nhà bán buôn, các nhà cung cấp và các nhà Nhượng quyền thương mại (franchiser), ñây là nguồn ý tưởng, thông tin kinh doanh tuyệt vời và giúp bạn trong bước ñầu khởi sự kinh doanh. Cũng có thể ai ñó trong số họ cũng ñang tìm kiếm ñối tác như bạn chẳng hạn.

6. Điều tra khảo sát

Mục tiêu chính của một ý tưởng kinh doanh phải là khách hàng. Những nhu cầu và mong muốn của khách hàng tạo cơ sở cho sự ra ñời của một sản phẩm/dịch vụ nào ñó, chúng có thể ñược xác ñịnh qua khảo sát. Những cuộc khảo sát như vậy có thể thu thập thông tin một cách chính thức hoặc không chính thức thông qua việc nói chuyện, trao ñổi với mọi người, dùng phiếu hỏi hay thông qua phỏng vấn và/hoặc có thể qua quan sát.

Bạn có thể bắt ñầu bằng việc nói chuyện với người thân trong gia ñình, bạn bè ñể tìm hiểu xem họ cần gì hoặc muốn gì mà hiện không có sẵn. Hoặc giả, ví dụ như họ không thoả mãn với những sản phẩm hay dịch vụ hiện có và họ mong ñợi những thay ñổi hay cải thiện gì. Sau ñó, bạn có thể chuyển sang tiếp cận với những người tham gia phân phối sản phẩm/dịch vụ, ñó là nhà sản xuất, người bán buôn, nhà phân phối, các ñại lý và người bán lẻ. Việc chuẩn bị sẵn một bộ câu hỏi ñể dùng trong phiếu hỏi hay phỏng vấn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Những mối quan hệ gần gũi của những người này với khách hàng và các thành viên trong kênh phân phối sẽ cung cấp ñược những thông tin hữu ích về những gì khách hàng ñang cần và những gì sẽ không bán ñược. Cuối cùng bạn nên tiếp cận ñược càng nhiều khách hàng càng tốt, với cả hai loại khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Càng thu thập ñược nhiều thông tin bao nhiêu thì càng tốt cho bạn bấy nhiêu.

Page 35: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

3

Ngoài việc tiếp cận với mọi người, bạn cũng cần thu thập thông tin qua quan sát. Ví dụ, khi cân nhắc xem có quyết ñịnh mở cửa hàng trên một phố nào ñó, bạn có thể quan sát và ñếm số người qua lại con phố ñó vào một số ngày và so sánh các con số này với số liệu thu ñược ở các vị trí khác. Nếu bạn quan tâm ñến khu vực có nhiều khách du lịch, bạn có thể thiết lập cơ sở kinh doanh những sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hoặc bạn có thể nhận thấy là không có nhà hàng/ khách sạn nào ñạt tiêu chuẩn trong tuyến du lịch hoặc ở thành phố mà bạn hay ñến.

Cách ñó ñảm bảo rằng bạn không lơ là trong vấn ñề này và lúc nào cũng ñể mắt tới các nhu cầu và cơ hội ñể kinh doanh. Chúng ta biết rằng, ñôi khi có những doanh nghiệp lui tới mọi cuộc chiêu ñãi ñể tìm hiểu xem ai ñang sử dụng những sản phẩm gì không ñáp ứng thoả ñáng mục ñích họ mong ñợi. Có người lại quan sát ñồ chơi của trẻ em trong gia ñình khi tìm kiếm những ý tưởng phù hợp với thị trường.

7. Những lời phàn nàn

Lời phàn nàn và thất vọng của một số khách hàng ñã dẫn ñến việc xuất hiện nhiều sản phẩm hay dịch vụ mới. Khi nào người tiêu dùng hay khách hàng phàn nàn sự thất vọng về một sản phẩm hay một dịch vụ, hoặc khi bạn nghe thấy ai ñó nói rằng “tôi muốn có...” hay “nếu có một sản phẩm/dịch vụ có thể...”, nghĩa là bạn ñang có cơ hội cho một ý tưởng kinh doanh. Từ một ý tưởng có thể thành lập một doanh nghiệp cạnh tranh cung cấp một sản phẩm/dịch vụ tốt hơn hoặc nó có thể là tạo ra một sản phẩm/dịch vụ mới ñể bán cho doanh nghiệp có nhu cầu và/hoặc bán cho những người khác.

8. Động não

Động não là một kỹ thuật dùng ñể giải quyết vấn ñề một cách sáng tạo cũng như ñể sáng tạo ra các ý tưởng. Mục tiêu là ñể ñưa ra ñược càng nhiều ý tưởng càng tốt. Động não thường bắt ñầu với một câu hỏi hay một vấn ñề. Ví dụ bạn có thể hỏi “Sản phẩm nào hay dịch vụ nào cần trong gia ñình ngày nay và những sản phẩm nào ñang sẵn có?”. Bạn tự ñộng não hoặc tổ chức ñộng não với những người khác ñể ñưa ra ñược nhiều câu trả lời cho câu hỏi trên. Mỗi ý tưởng dẫn ñến một ý tưởng khác hoặc phát triển thêm nhiều ý tưởng, kết quả là thu về ñược nhiều ý tưởng có giá trị.

Khi sử dụng kỹ thuật này, bạn cần tuân theo 4 nguyên tắc:

• Không chỉ trích hoặc ñánh giá ý tưởng của người khác.

• Khuyến khích tự do ñưa ra ý tưởng - những ý tưởng phi lý hay ñiên rồ cũng ñược hoan nghênh.

• Quan tâm nhiều ñến số lượng - càng nhiều ý tưởng càng tốt.

• Hoàn thiện ý tưởng trên cơ sở phân tích và kết hợp ý tưởng của nhiều người.

Hơn nữa tất cả các ý tưởng cho dù ñúng hay sai cũng phải ñược ghi lại và xem xét một cách nghiêm túc.

Page 36: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

4

CHỦ ĐỀ 5, Bài 2

TÀI LIỆU PHÁT TAY 2

Tạo ý tưởng kinh doanh

Có rất nhiều lý do tại sao các doanh nhân hiện tại và tương lai cần ñưa ra các ý tưởng kinh doanh. Dưới ñây là một số ít trong những lý do ñó.

Bạn cần một ý tưởng - và là một ý tưởng tốt cho việc kinh doanh. Một ý tưởng tốt là hết sức cần thiết cho công việc kinh doanh thành công, cho cả khi bắt ñầu việc kinh doanh và ñể duy trì khả năng cạnh tranh sau này.

Để ñáp ứng nhu cầu thị trường. Thị trường ñược hình thành chủ yếu bởi những khách hàng có nhu cầu và mong muốn ñược thoả mãn. Những ai hay doanh nghiệp nào có thể thoả mãn ñược những yêu cầu ñó ñều ñược ñền bù xứng ñáng.

Để theo kịp thị hiếu và yêu cầu ñang thay ñổi. Những nhu cầu này cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp ñáp ứng ñược ñòi hỏi ñó với những ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ mới.

Để ñi trước trong cạnh tranh. Nên nhớ là nếu bạn không tạo ra những ý tưởng mới thì ñối thủ cạnh tranh sẽ làm ñiều ñó. Thách thức là ñể tạo ra sự khác biệt và làm tốt hơn người khác.

Để khai thác công nghệ - làm tốt hơn. Công nghệ ñã trở thành một công cụ cạnh tranh chính trên thị trường ngày nay với tốc ñộ thay ñổi nhanh chóng buộc nhiều doanh nghiệp phải ñổi mới. Có hàng loạt các doanh nghiệp mới trên thế giới ñang hoạt ñộng trong lĩnh vực ñiện tử và công nghiệp hàng gia dụng hàng tháng ñưa ra hàng chục sản phẩm mới. Đối với những doanh nghiệp này và nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường toàn cầu ngày nay thì việc phát kiến ra những ý tưởng kinh doanh là hết sức cần thiết.

Để phân tán rủi ro và thử thách với những ý tưởng mới. Gắn với khái niệm vòng ñời sản phẩm, thực tiễn cho thấy hơn 80% sản phẩm mới bị thất bại. Bởi vậy, ñiều cần làm là các doanh nghiệp cố gắng phân tán rủi ro và cho phép ñôi khi thất bại bằng cách liên tục ñưa ra những ý tưởng mới.

Page 37: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

5

BÀI 3: XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI KINH DOANH (3 TIẾT)

I. Mục tiêu Sau khi học xong bài bày, các học viên sẽ có khả năng:

• Xác ñịnh ñược tầm quan trọng của việc ñánh giá các cơ hội kinh doanh

• Xác ñịnh và ñánh giá ñược một số cơ hội kinh doanh phù hợp với năng lực của bản thân

II. Nội dung bài học 1. Cơ hội kinh doanh là gì?

2. Xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh

III. Tài liệu và phương tiện • Chiếu HÌNH CHIẾU 1,2

• TÀI LIỆU PHÁT TAY 1

• Máy chiếu nếu có

• Bảng viết hoặc bảng lật

• Mời một doanh nhân nam và một doanh nhân nữ ñang có những hoạt ñộng kinh doanh thành công ñến nói chuyện về những ý tưởng và cơ hội kinh doanh mà họ ñã áp dụng thành công.

IV. Gợi ý các hoạt ñộng dạy học

Hoạt ñộng 1: Cơ hội kinh doanh là gì?

1. Giáo viên mời một số học viên phát biểu những suy nghĩ và hiểu biết của học viên về “cơ hội kinh doanh”. Giáo viên chiếu HÌNH CHIẾU 1: “Cơ hội kinh doanh là gì?” và yêu cầu học viên thảo luận và phân biệt sự khác nhau giữa ý tưởng và cơ hội kinh doanh.

2. Giáo viên ghi những ý kiến của học viên lên bảng và tổng hợp lại kiến thức cho học viên. Giáo viên có thể ñưa ra một vài ví dụ cụ thể như có một số ý tưởng kinh doanh hay nhưng chưa chắc ñã có cơ hội kinh doanh. Ví dụ: Kinh doanh máy giặt, kinh doanh dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa ở một thị trấn nhỏ.

3. Giáo viên yêu cầu học viên thảo luận chung về những ñặc ñiểm của một cơ hội kinh doanh tốt. So sánh những ý kiến của học viên với nội dung ghi trong HÌNH CHIẾU 2: “Xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh”. Giáo viên yêu cầu học viên ñọc TÀI LIỆU PHÁT TAY 1: “Xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh” và yêu cầu học viên thảo luận những nội dung chính ghi trong tài liệu.

4. Giáo viên nói với học viên rằng buổi chiều hoặc ngày hôm sau, chúng ta sẽ có cơ hội phỏng vấn các doanh nhân ñang có những hoạt ñộng kinh doanh thành công. Giáo viên yêu cầu học viên chuẩn bị các câu hỏi ñể phỏng vấn doanh nhân. Giáo viên nhấn mạnh với học viên rằng cần có các câu hỏi ñể tìm hiểu xem những doanh nhân này ñã xác ñịnh và

Page 38: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

6

ñánh giá các cơ hội kinh doanh như thế nào, làm thế nào ñể biến các ý tưởng thành các cơ hội kinh doanh. Những ý tưởng nào sẽ có cơ hội kinh doanh tốt và tại sao?... Giáo viên gợi ý cho học viên chuẩn bị những câu hỏi ñể tìm hiểu nội dung làm thế nào doanh nhân tạo lập ñược ý tưởng kinh doanh, làm thế nào ông ấy (hoặc bà ấy) xác ñịnh hay nhận ra ñược cơ hội kinh doanh, làm thế nào ông ấy (hoặc bà ấy) ñánh giá ñược cơ hội và làm thế nào ông ấy (hoặc bà ấy) chuyển hoá ñược những cơ hội này thành công việc kinh doanh thành công. Trong cuộc phỏng vấn này, giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thu thập một số thông tin cơ bản về doanh nhân và doanh nghiệp của họ, ví dụ loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh chính, số lượng nhân công, sản phẩm và dịch vụ chính, năm thành lập, ñiểm mạnh và những ñiểm yếu của doanh nghiệp...

5. Giáo viên cũng có thể mời những người hoạt ñộng ở một hiệp hội doanh nghiệp, một tổ chức hỗ trợ phát triển kinh doanh, một tổ chức ñầu tư, một tổ chức của những người lao ñộng (liên ñoàn lao ñộng), một tổ chức phát triển kinh tế vùng hoặc một cơ quan chuyên môn nhà nước có liên quan (phòng ñăng kí kinh doanh), một trường ñại học, một cơ quan tư vấn kinh doanh ñến nói chuyện về các cơ hội kinh doanh.

6. Giáo viên tiếp ñón doanh nhân, giới thiệu ngắn về Chương trình Giáo dục Kinh doanh (KAB) và cảm ơn doanh nhân ñã dành thời gian ñến nói chuyện với lớp học. Giáo viên mời học viên lần lượt nêu câu hỏi, giáo viên lưu ý với học viên ghi chép lại nội dung thảo luận và tránh hỏi những câu hỏi mang tính trùng lặp. Giáo viên ñiều khiển quá trình phỏng vấn ñể ñảm bảo tất cả những câu hỏi quan trọng ñều ñược học viên ñưa ra và những câu trả lời của doanh nhân ñáp ứng ñược mong ñợi của học viên.

Kết luận:

• Việc nhận ra ñược một cơ hội kinh doanh có khả năng ñáp ứng một cách hiệu quả một nhu cầu nào ñó ñã ñược xác ñịnh là cơ sở cho việc bắt ñầu và duy trì sự mạo hiểm thành công, những nhận thức này không những ñóng góp vào việc phát kiến các ý tưởng hay xác ñịnh các cơ hội, mà còn kiểm tra và ñánh giá những cơ hội ñó ñể quyết ñịnh lựa chọn những mục tiêu có cơ hội và chắc chắn nhất.

Hoạt ñộng 2: Xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh

1. Giáo viên chia học viên thành các nhóm khoảng 4-5 người. Giáo viên yêu cầu học viên thảo luận ñể xây dựng một phiếu ñiều tra ñơn giản hay một số ít câu hỏi ñể ñiều tra những tác nhân liên quan (khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan quản lí nhà nước, các cơ quan hỗ trợ phát triển kinh doanh...) nhằm xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh.

2. Sau ñó giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm gặp và trao ñổi với một ñại diện của các cơ quan liên quan, học viên tiến hành phỏng vấn và thu thập thông tin ñể xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh.

3. Giáo viên yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tự thảo luận thống nhất ý kiến, câu hỏi và sắp xếp toàn bộ quá trình phỏng vấn và thu thập thông tin, giáo viên theo dõi và có thể trợ giúp các nhóm khi cần.

4. Giáo viên yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập trong một khoảng thời gian nhất ñịnh (ví dụ sau 5 ngày), và yêu cầu các nhóm chuẩn bị một bản báo cáo ñể lên trình bày trước lớp vào một ngày cụ thể.

5. Cuối cùng, giáo viên tóm tắt một số kết luận từ kết quả làm bài tập của học viên và củng cố lại những ñiểm chính ñã học.

Page 39: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

7

V. Kết luận chung • Cơ hội kinh doanh có thể ñược ñịnh nghĩa một cách ñơn giản là một ý tưởng ñầu tư hấp

dẫn hay một công việc có khả năng ñược ñền bù xứng ñáng cho người dám mạo hiểm. Những cơ hội như vậy có ñược từ nhu cầu của khách hàng và dẫn ñến việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, tạo ra hay làm tăng thêm giá trị cho người mua sản phẩm hay cho người sử dụng cuối cùng.

• Một CƠ HỘI KINH DOANH ñược ñánh giá là tốt khi nó ñáp ứng hay có khả năng ñáp ứng ñược những tiêu chí sau: Có nhu cầu thực sự; Có lợi nhuận từ việc ñầu tư; Mang tính cạnh tranh; Đáp ứng các mục tiêu; Sẵn có nguồn lực và năng lực thực hiện.

VI. Gợi ý kiểm tra và ñánh giá

1. Cơ hội kinh doanh là gì, hãy chọn ra câu trả lời ñúng trong số các câu sau?

A. Một ý tưởng kinh doanh hay nhưng tính khả thi không cao

B. Một khoảng trống trong thị trường có thể biến thành việc kinh doanh

C. Một cơ hội ñể mua lại doanh nghiệp của người khác

D. Cơ hội phát triển một sản phẩm mới mà người tiêu dùng sẵn lòng trả tiền

Đáp án: B,D (Tham khảo: TÀI LIỆU PHÁT TAY 1)

2. Nhận ñịnh này là ñúng hay sai: “Mỗi ý tưởng kinh doanh ñều có thể ñược chuyển thành một cơ hội kinh doanh”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

3. Nhận ñịnh này là ñúng hay sai: “Một khi xác ñịnh ñược cơ hội kinh doanh, người có tố chất kinh doanh có rất nhiều thời gian ñể thực thi nó”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

4. Nhận ñịnh này là ñúng hay sai: “Một cơ hội kinh doanh tốt không thể triển khai ñược trong một môi trường kinh doanh tệ hại”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Page 40: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

8

CHỦ ĐỀ 5, Bài 3

HÌNH CHIẾU 1

CƠ HỘI KINH DOANH LÀ GÌ?

Cơ hội kinh doanh có thể ñược ñịnh nghĩa một cách ñơn giản là một ý tưởng ñầu tư hấp dẫn hay một công việc có khả năng ñược ñền bù xứng ñáng cho người dám mạo hiểm. Những cơ hội như vậy có ñược từ nhu cầu của khách hàng và dẫn ñến việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, tạo ra hay làm tăng thêm giá trị cho người mua sản phẩm hay cho người sử dụng cuối cùng.

Phân biệt giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh:

� Một ý tưởng kinh doanh hay chưa hẳn sẽ có cơ hội kinh doanh tốt. Ví dụ có tới 80% sản phẩm mới là không thành công.

� Một ý tưởng ñược ñánh giá là có cơ hội kinh doanh tốt khi ý tưởng ñó ñáp ứng ñược các tiêu chí sau: Có nhu cầu thực sự; Có lợi nhuận từ việc ñầu tư; Mang tính cạnh tranh; Đáp ứng các mục tiêu; Sẵn có nguồn lực và năng lực thực hiện.

� Bạn cần ñánh giá một cách cẩn thận các ý tưởng kinh doanh ñể xác ñịnh xem những ý tưởng nào có cơ hội kinh doanh nhất cho bạn.

Page 41: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

9

CHỦ ĐỀ 5, Bài 3

HÌNH CHIẾU 2

XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI KINH DOANH

� Đánh giá và xác ñịnh cơ hội kinh doanh không

phải công việc dễ thực hiện.

� Trước khi quyết ñịnh triển khai kinh doanh một sản phẩm hay một dịch vụ nào ñó, bạn cần xác ñịnh ñược nguy cơ cũng như phần thưởng/lợi ích mà bạn sẽ thu ñược thông qua ñánh giá: � Ngành hàng và thị trường

� Độ rộng của “cửa sổ cơ hội” � Các mục tiêu cá nhân và năng lực của bạn � Khả năng quản lí � Sự cạnh tranh � Các yêu cầu về nguồn vốn, công nghệ và các

nguồn lực khác

� Môi trường kinh doanh (các quy ñịnh của chính phủ, luật pháp, kinh tế, chính trị v.v...).

Page 42: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

CHỦ ĐỀ 5, Bài 3

TÀI LIỆU PHÁT TAY 1

Xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh

Quan sát, tìm kiếm và triển khai các cơ hội là một trong những ñặc ñiểm của các doanh nhân thành công, ñây cũng là cơ sở của bước khởi ñầu doanh nhân duy trì những cuộc mạo hiểm thắng lợi. Việc xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh không những bao gồm việc tạo lập ra các ý tưởng và nhận ra ñược các cơ hội mà còn là sự kiểm tra và ñánh giá các cơ hội ñể xác ñịnh ra ñược những cơ hội kinh doanh hấp dẫn và chắc chắn nhất ñể theo ñuổi.

Cơ hội kinh doanh là gì?

Cơ hội kinh doanh có thể ñược ñịnh nghĩa một cách ñơn giản là một ý tưởng ñầu tư hấp dẫn hay một công việc có khả năng ñược ñền bù xứng ñáng cho người dám mạo hiểm. Những cơ hội như vậy có ñược từ nhu cầu của khách hàng và dẫn ñến việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, tạo ra hay làm tăng thêm giá trị cho người mua sản phẩm hay cho người sử dụng cuối cùng.

Mặc dù vậy, một ý tưởng tốt không nhất thiết sẽ là cơ hội kinh doanh tốt. Ví dụ, bạn có thể phát kiến ra một sản phẩm sáng giá từ quan ñiểm kỹ thuật, song thị trường có thể không sẵn sàng chấp nhận nó. Hoặc một ý tưởng thoạt nghe có vẻ hay nhưng xét ở mức ñộ cạnh tranh và các nguồn lực yêu cầu lại có thể không ñáng ñể theo ñuổi. Đôi khi, thậm chí thị trường sẵn sàng ñón nhận ý tưởng nhưng lợi nhuận do nó mang lại có thể không ñủ trang trải cho những chi phí phải bỏ ra, ñiều này ñã ñược chứng minh qua thực tế là hơn 80% sản phẩm mới ra ñời bị thất bại. Thông thường, những phát minh và ý tưởng mới là tốt, song ñiều hiển nhiên là rất nhiều phát minh, ý tưởng mới ñó không thể trụ ñược trước thử thách của thị trường.

Chính vì vậy, ñiều gì biến một ý tưởng thành cơ hội kinh doanh? Câu trả lời ñơn giản là khi doanh thu cao hơn chi phí, người kinh doanh sẽ có lợi nhuận. Trong thực tiễn, ñể có thể hiểu ñược, bạn cần nghiên cứu kỹ các nhân tố ñược liệt kê và minh hoạ dưới ñây.

Những ñặc ñiểm của một cơ hội kinh doanh tốt

Để một ý tưởng ñược ñánh giá là có cơ hội kinh doanh tốt, ý tưởng ñó phải thoả mãn hay có thể ñáp ứng các tiêu chí sau:

� Có nhu cầu thực sự, ví dụ ñáp ứng những nhu cầu chưa thoả mãn của khách hàng - những người có khả năng mua và sẵn sàng trả tiền ñể mua.

� Có lợi nhuận từ việc ñầu tư, tức là mức lợi nhuận có thể chấp nhận ñược và bù ñắp ñược một cách thoả ñáng các chi phí cũng như những rủi ro và nỗ lực ñã bỏ ra.

� Mang tính cạnh tranh, tức là tương ñương hay tốt hơn (theo quan ñiểm của khách hàng) so với những sản phẩm/dịch vụ tương tự ñang bán trên thị trường.

� Đạt mục tiêu, nghĩa là ñạt ñược các mục tiêu và tham vọng của cá nhân hay tổ chức dám mạo hiểm.

� Sự sẵn có các nguồn lực và kĩ năng, tức là doanh nhân có khả năng huy ñộng ñược mọi nguồn lực cần thiết ñể thực hiện.

Page 43: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

3

Xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh

Các ý tưởng và cơ hội sau khi ñã ñược xác ñịnh cần ñược kiểm tra và ñánh giá khả năng thực thi. Việc xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh không phải là việc dễ làm, nhưng ñây là một công việc cực kỳ quan trọng, bởi vì việc làm này sẽ có thể tạo ra sự thành công hay thất bại, sự phát ñạt hay mất trắng mọi thứ bạn có. Việc ñánh giá không hẳn ñã ñảm bảo cho sự thành công nhưng chắc chắn sẽ giúp hạn chế rủi ro và giảm nhẹ thất bại.

Xác ñịnh và ñánh giá các cơ hội kinh doanh về thực chất là xác ñịnh sự rủi ro và lợi nhuận, sự ñền bù xứng ñáng ñược phản ánh qua các nhân tố sau:

Ngành hàng và thị trường

Câu hỏi chính ñể tìm câu trả lời ở ñây là liệu có một thị trường dành cho ý tưởng mới hay không. Một thị trường trong bối cảnh này, bao gồm khách hàng tiềm năng hay là khách hàng thực sự có nhu cầu và mong muốn, là người có khả năng mua sản phẩm/dịch vụ dự kiến của bạn, họ cũng là người sẵn sàng trả tiền cho lựa chọn ñó. Bởi vậy, cũng cần ñánh giá xem liệu bạn có khả năng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ mà họ có nhu cầu với giá phải chăng, ñúng nơi và ñúng thời gian hay không.

Một vấn ñề quan trọng khác cần cân nhắc ở ñây là quy mô thị trường và tốc ñộ phát triển của ngành hàng. Bối cảnh lý tưởng là thị trường lớn và ñang phát triển. Khi bạn phải chia sẻ thị trường nhỏ, ñiều quan trọng là bạn phải chắc chắn rằng quy mô kinh doanh ñang phát triển.

Trong trường hợp này, doanh nhân tương lai cần thu thập thông tin. Nếu một số doanh nhân nghĩ rằng công việc này quá nặng nhọc thì họ có thể thấy thoải mái hơn khi biết rằng ñã có sẵn số liệu về thị trường (quy mô, ñặc ñiểm, ñối thủ cạnh tranh…) và thường thì các thông tin này phản ánh những gì trái ngược với tiềm năng thực tế của một cơ hội. Tóm lại, nếu số liệu về thị trường là sẵn có và cho thấy rõ tiềm năng lớn, thì có khả năng là có rất nhiều ñối thủ sẽ tham gia vào thị trường và các cơ hội sẽ giảm bớt. Có một số các nguồn số liệu ñã ñược công bố (có thể gọi là thông tin thứ cấp) như thư viện, các phòng thương mại, các trung tâm xúc tiến ñầu tư, các bộ ngành, trường ñại học, các ñại sứ quán, internet, báo và tạp chí...

Ngoài ra, cần thu thập thông tin gốc (thường ñược gọi là nghiên cứu ban ñầu) bằng cách thực hiện phỏng vấn, ví dụ như phỏng vấn khách hàng và các nhà cung cấp. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải xác ñịnh phương pháp phỏng vấn và thu thập thông tin.

Độ rộng của “cửa sổ cơ hội”

Cơ hội kinh doanh ñược ví như là “Cửa sổ”, nó tồn tại song không mở ra mãi mãi. Các thị trường lại phát triển theo thời gian với tốc ñộ khác nhau, thị trường ngày càng lớn hơn và ñược củng cố vững chắc hơn, nhưng do cạnh tranh nên các ñiều kiện kinh doanh càng về sau càng ít thuận lợi hơn. Vì vậy, thời ñiểm kinh doanh ñóng vai trò hết sức quan trọng. Vấn ñề ở ñây là xác ñịnh ñược quãng thời gian mà “Cửa sổ” sẽ mở và liệu bạn có thể tạo ra hay nắm giữ ñược cơ hội trước khi “Cửa sổ” ñóng lại hay không.

Các mục tiêu cá nhân và năng lực của nhà doanh nghiệp

Một câu hỏi quan trọng ñặt ra ñối với bất kỳ ai ñang mạo hiểm bước vào kinh doanh là liệu họ có muốn thực hiện công việc mạo hiểm ñó không. Động lực cá nhân là sự góp phần cần thiết cho thành công của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, chỉ trừ khi người ta thực sự mong muốn thực hiện công việc kinh doanh, bằng không thì họ sẽ không lao vào mạo hiểm.

Một câu hỏi khác liên quan ñến vấn ñề này là liệu doanh nhân tiềm năng có ñủ năng lực cần thiết (kiến thức, kĩ năng và các khả năng) trước những yêu cầu của kinh doanh hay không và nếu không thì liệu những yêu cầu này có thể ñược ñáp ứng bằng cách tận dụng nguồn lực bên ngoài

Page 44: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

4

hay không. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ ñã bước vào kinh doanh dựa trên thế mạnh về những kĩ năng của mình.

Khi những yếu tố trên ñược kết hợp lại thì vấn ñề giờ ñây là trả lời ñược câu hỏi liệu có sự phù hợp giữa yêu cầu của công việc kinh doanh và những gì mà người chủ doanh nghiệp muốn, khát khao hay không. Điều này quan trọng không những vì sự thành công mà còn vì hạnh phúc của nhà doanh nghiệp. Bạn hãy ghi nhới câu nói “Thành công là nhận ñược ñiều bạn muốn; hạnh phúc là bạn muốn nhận ñược ñiều gì”.

Khả năng quản lí

Trong nhiều cuộc kinh doanh mạo hiểm, ñặc biệt là ñối với những cuộc kinh doanh cần huy ñộng vốn lớn, ñộ mạo hiểm cao, có thị trường phức tạp và sự cạnh tranh cao thì khả năng quản lí thường có tầm quan trọng nhất trong quyết ñịnh sức hấp dẫn của cơ hội kinh doanh. Kinh nghiệm và các kĩ năng của những người quản lí tương tự như yếu tố ngành công nghiệp, công nghệ và thị trường thường quyết ñịnh thành công hay thất bại. Điều này giải thích tại sao các nhà tư bản mạo hiểm (hay người cấp vốn kinh doanh) lại rất chú trọng vào nhân tố quản lí và họ thường nói rằng họ thà quản lí tốt một ý tưởng/sản phẩm/dịch vụ bình thường hơn là một ý tưởng/sản phẩm/dịch vụ tuyệt vời với sự quản lí tồi.

Sự cạnh tranh

Để có sức hấp dẫn, một cơ hội phải có những thuận lợi mang tính cạnh tranh nào ñó. Những ñặc ñiểm mang tính cạnh tranh này có thể là giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm là thấp hơn, hay chất lượng tốt hơn. Thêm vào ñó là luôn có sẵn các rào cản xâm nhập thị trường, có thể dưới các hình thức như yêu cầu có số vốn cao, ñược bảo hộ về sáng chế, phát minh hay có các quy chế ñiều tiết, thuận lợi có hợp ñồng ñộc quyền về một thị trường, hoặc ñối với một nhà cung cấp - có thể tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa quyết ñịnh ñầu tư “làm ăn ñược” và ñầu tư “không làm ăn ñược”. Nói cách khác, nếu một doanh nghiệp không thể ñẩy các ñối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, hay ñương ñầu với các rào cản hiện tại thì cơ hội sẽ khó có sức hấp dẫn.

Các yêu cầu về nguồn vốn, công nghệ và các nguồn lực khác

Là sự sẵn có và khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và các nguồn lực khác, bao gồm cả các kĩ năng xác ñịnh xem có thể theo ñuổi cơ hội cụ thể nào ñó và ở mức ñộ nào. Theo quy luật chung, các yêu cầu trong một lĩnh vực kinh doanh càng cao bao nhiêu thì ñương nhiên mục tiêu ñó càng có sức hấp dẫn bấy nhiêu, nó cung cấp một thị trường cho ý tưởng/sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, việc tiếp thị một sản phẩm mang tính ñột phá dựa trên công nghệ ñược cấp bằng sáng chế chắc chắn sẽ tạo ra một thuận lợi cạnh tranh rất lớn.

Môi trường kinh doanh

Môi trường triển khai hoạt ñộng kinh doanh sẽ có ảnh hưởng sâu sắc ñến sức thu hút của bất kỳ cơ hội nào. Nói ñến môi trường, chúng ta không chỉ nói ñến những vấn ñề môi trường xanh (nghĩa là môi trường vật lý, cũng ñang là vấn ñề quan trọng và ngày càng ñược quan tâm), mà còn nói ñến các ñiều kiện môi trường khác như luật pháp, ñịa lý, kinh tế, chính trị. Ví dụ, sự bất ổn ñịnh về chính trị ở nhiều nước làm cho các cơ hội kinh doanh bị kém thu hút - ñặc biệt ñối với những ai mạo hiểm ñầu tư với thời gian hoàn vốn dài hạn. Tương tự như vậy, lạm phát và tỉ giá hối ñoái lên xuống thất thường hay một hệ thống luật pháp yếu kém không báo trước ñiềm tốt lành cho việc ñầu tư, thậm chí ngay cả khi có lợi nhuận cao. Việc thiếu thốn hay không có sẵn các ñiều kiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ (như ñường sá giao thông, ñiện nước, thông tin liên lạc, và trường học, bệnh viện) cũng làm ảnh hưởng tới sức thu hút các cơ hội trong một khu vực.

Page 45: Giáo dục kinh doanh 5 - Làm thế nào để có được ý tưởng kinh doanh tốt?

Giáo dục Kinh doanh Chủ ñề 5: Làm thế nào ñể có ñược ý tưởng kinh doanh tốt?

5

Kế hoạch kinh doanh

Cuối cùng, quy trình nghiên cứu các nhân tố ñã thảo luận trên thường ñề cập ñến việc nghiên cứu tính khả thi. Hiện nay, các nhà ñầu tư, người cho vay yêu cầu những vấn ñề trên cần ñược xem xét và ñược trình bày trong kế hoạch kinh doanh. Việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh như thế nào sẽ ñược trình bày trong chủ ñề 8.