GIÁ: 17.500 ĐVN

41
GIÁ: 17.500 ĐVN

Transcript of GIÁ: 17.500 ĐVN

Page 1: GIÁ: 17.500 ĐVN

GIÁ: 17.500 ĐVN

Page 2: GIÁ: 17.500 ĐVN

BAN CỐ VẤNVŨ ĐỨC GIANGChủ tịch Vitas

TRẦN QUANG NGHỊChủ tịch HĐQT Vinatex

TỔNG BIÊN TẬPLÊ TIẾN TRƯỜNG

TV HĐQT - TGĐ Vinatex

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐOÀN DOÃN ĐỨC

NGUYỄN VĂN THÔNGViện trưởng Viện Dệt May

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPNGUYỄN KHÁNH SƠN

Giám đốc điều hành - TB Tuyên giáo Vinatex

TRẦN VĂN PHỔChủ tịch Hoatho corp PHẠM PHÚ CƯỜNG

TV HĐQT - Phó TGĐ Vinatex - TGĐ NBCNGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TGĐ Garco 10BÙI VĂN TIẾNTGĐ Viettien

THƯ KÝ TOÀ SOẠNKIỀU BÍCH HẬU

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCMSố 10 Nguyễn Huệ - Q.1 - TP. HCM

NGUYỄN THỊ HỒNGĐiện thoại: 08. 38244044, máy lẻ 131

DĐ: 0989 112 553

Toà soạn25 Bà Triệu, Q.HK - Hà NộiĐiện thoại: (84-4)38256882

Fax: (84-4)38262269Email: [email protected]

Thiết kế mỹ thuậtĐỖ QUẾ NGA

In tại Công ty CP in & TM Quốc DuyGPHĐBC 439/GP-BTTTT-3/2012

Gấm Vóc Non Sông Hào Khí Lạc Hồng

Ảnh

bìa: D

iễn v

iên, M

C - V

ân H

ugo

Lá thư tòa soạnBạn đọc thân mến!

Chúng ta đang sống trong thời điểm cả đất nước ôn lại những ngày tháng hào hùng, với không khí rộn ràng làm sống lại những giây phút thiêng liêng của một dân tộc Anh hùng trong chiến tranh giành lại nền độc lập, tự do cho tổ quốc. Vào dịp này, toàn thể nhân dân ta đang thi đua học tập, lao động sản xuất, để lập nhiều thành tích chào mừng Quốc khánh 2-9.

Hòa chung không khí sôi nổi và phong trào thi đua đó, toàn thể người lao động trong ngành dệt may đang nỗ lực hoàn thành tốt những lô hàng xuất khẩu lớn. Tập đoàn Dệt May Việt Nam với vai trò dẫn dắt ngành dệt may, hiện đang tăng tốc đầu tư vào các dự án sản xuất sợi, dệt và may để gia tăng năng lực xuất khẩu, hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất trọn gói về hàng dệt may. Tin vui đến với ngành Dệt May Việt Nam, trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã khởi công dự án Nhà máy may hàng dệt kim xuất khẩu tại Quảng Bình với tổng mức đầu tư dự kiến 150 tỷ đồng, sẽ tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động tại địa phương.

Bên cạnh những thuận lợi lớn cho dệt may xuất khẩu, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải gồng mình để cõng thêm chi phí do tăng lương tối thiểu, dẫn đến khoản đóng BHXH hàng tháng sẽ phải tăng thêm đến hàng tỷ đồng, do đó các doanh nghiệp lại phải tiếp tục giải bài toán về tăng năng suất, chất lượng.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới bạn đọc những bài viết của các chuyên gia và nhà quản lý về các nội dung trên. Những bộ sưu tập thời trang ứng dụng của các doanh nghiệp thành viên và các mẫu mốt mới nhất do các NTK sáng tạo sẽ là món quà gửi đến quý độc giả yêu thích thời trang.

Ban biên tập

Page 3: GIÁ: 17.500 ĐVN

4

MỤCLỤC SỐ 329 (9-2015)

TIN TỨC & SỰ KIỆN

CÔNG NGHỆ MỚI SẢN PHẨM MỚI

HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAMGÓC NHÌN CHUYÊN GIA & NHÀ QUẢN LÝ

THỜI TRANG ỨNG DỤNG

NHÂN VẬT

VĂN HÓA

SỐNG

CÔNG ĐOÀN

SỔ TAY PHÓNG VIÊNBỘ SƯU TẬP THỜI TRANG

THỜI TRANG CUỘC SỐNG

BẠN CẦN BIẾT

DU LỊCH

DỆT MAY

6. Chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn để phát triển bền vững

9. Tìm hiểu cơ hội hợp tác với Vinatex

10. Kết quả đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU

12. Hiệp định TPP: Cơ hội cho dệt may mở rộng thị trường

14. Khởi công xây dựng Nhà máy May Quảng Bình

16. Kỳ vọng về hợp tác giữa Tập đoàn Intochu và Vinatex

17. Sản phẩm May 10 cất cánh

18. Việt Nam - Điểm đến của chuỗi cung ứng toàn cầu

19. Thỏa thuận hợp tác giữa Vinatex với Vietcombank

20. Vinatex: Sử dụng xơ, sợi từ PVTEX

44. K-Style By Ledome đưa phong cách thời trang Hàn Quốc

vào Việt Nam

45. NTK lan Hương: Sẽ ra mắt dòng thời trang phi thời gian

46. Giao thoa thời trang kết nối sinh viên trẻ năng động

47. Chuỗi cửa hàng thời trang 3F

74. Giày thông minh có khả năng thay đổi thiết kế

và màu sắc

75. Vitas tham gia hội thảo

“20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”

76. Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng: “Việt Nam và

Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước rất nhiều cơ hội về hợp

tác kinh tế”

48. Sơmi caro xanh sành điệu

50. Thời trang May 10

52. Thời trang Sanding

62. Chàng trai “Duyên lạ” của V-POP

64. “Truông Bồn tráng ca bất tử”: Đêm linh thiêng huyền diệu

70. Màu thu ngọt mềm

72. Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhà báo Việt Nam

73. Tập huấn nghiệp vụ công đoàn năm 2015

31. Đừng để đuối sức

54. Hơi thở thời trang thập niên 70

56. Sơn nữ

58. Vũ điệu của nắng

60. Valentino Garavani huyền thoại thời trang Ý

33. Một số lợi ích chính mô hình sản xuất tinh gọn Lean tại doanh

nghiệp may

66. Những bãi biển Việt Nam “Hút” khách quốc tế

68. Thiên đường xanh ở Pháp

22. Dugarco: Môi trường tốt cho phát triển năng lực

24. Donagamex: 40 năm phát triển không ngừng

26. May Hưng Yên: Vững bước hội nhập

28. May Quốc tế Thắng Lợi: Khẳng định thương hiệu Việt

30. Cách đi mới để quảng bá thời trang Việt

32. Lành mạnh hóa môi trường dệt may

34. Tăng lương tối thiểu cần dựa vào sức khỏe doanh nghiệp

38. Nhân dân tệ giảm và ảnh hưởng đến Dệt May Việt Nam

40. Hàng dệt may Việt Nam khẳng định sức mạnh lan tỏa

42. Để gắn đào tạo với nhu cầu xã hội

Page 4: GIÁ: 17.500 ĐVN

6 7

TIN TỨ

C & SỰ KIỆN

CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN

ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TIỀM ẨN VỀ MẤT AN NINH, AN TOÀN

Với đặc thù là ngành công nghiệp có quy mô lao động lớn, khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh nên sức thu hút, lan tỏa của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và Vinatex tại các địa bàn trên cả nước là rất đáng kể. Theo số liệu thống kê, cứ 1 tỷ USD xuất khẩu dệt may tăng thêm sẽ tạo ra khoảng 100 nghìn việc làm trực tiếp và khoảng đó cho các ngành phục vụ sản xuất như vận tải, bao bì, cung cấp nguyên liệu. Riêng năm 2014, cứ 5 việc làm mới thì có 1 việc làm trực tiếp từ ngành dệt may. Hiện tỷ lệ lao động trong các

nhà máy sản xuất dệt may của Tập đoàn phân bố phân tán từ các tỉnh phía Đông Bắc Bộ khoảng 35%, tại khu vực miền Trung là 20% và tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Nam Bộ khoảng 45%. Trong cơ cấu tỷ lệ lao động của Vinatex hiện nay, lao động nữ chiếm 73%, lao động từ 18 đến 35 tuổi chiếm 75%, lao động trực tiếp là 80%. Số lượng công nhân mới qua dạy nghề ngắn hạn, trung cấp chiếm 83% số lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất.

Dưới góc độ nhu cầu về trình độ văn hóa, năm 2012 Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 60% người lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, 40%

nhân lực tốt nghiệp trung học cơ sở. Qua những số liệu cụ thể trên cho thấy đối tượng lao động của Vinatex đa phần là trẻ, trình độ văn hóa còn hạn chế, có sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo… Sự hiện diện của các nhà máy sản xuất dệt may tại Nam Định, Thái Bình nơi vẫn được coi là khởi nguồn của đạo công giáo vào Việt Nam, hay tại Tây Ninh có Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh quản lý trên 3/5 tín đồ Cao Đài toàn thế giới, ở đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ… Cho thấy sự tồn tại những nguy cơ tiềm tàng, khó lường khi có những biến động về lao động diễn ra.

Việc nhận thức giản đơn của số đông các công nhân tại các nhà máy sản xuất dệt may có thể dẫn đến những bất đồng, lôi kéo, dễ bị kích động khi có mâu thuẫn xảy ra. Hàng ngàn lao động tại nhà máy sản xuất thép Formosa khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) biểu tình gần đây là một minh chứng điển hình cho việc xô xát giữa công nhân Việt Nam và công nhân nước ngoài do có sự lợi dụng kích động, gây phức tạp về an ninh, trật tự, tổn hại của cải, vật chất cho doanh nghiệp.

Thực tiễn cho thấy khi có biến động về lao động thì yếu tố vật chất sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp là năng suất lao động, doanh thu hàng ngày dẫn đến giảm sút về lợi nhuận. Theo ước tính của Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (TP. Đà Nẵng) có quy mô dưới 10.000 lao động - đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong nghề

của Vinatex tại Đà Nẵng, nếu trễ và phải ngừng sản xuất 01 ngày thì tổng thiệt hại vào khoảng 10 tỷ đồng từ doanh thu và các khoản chi cố định như khấu hao, chi phí lãi vay, trích đóng Bảo hiểm xã hội… Như vậy, ảnh hưởng với Tập đoàn cho một ngày sản xuất có thể lên tới hơn 120 tỷ đồng.

Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ ANTT an toàn tài sản tại cơ sở sản xuất, sẽ tạo nên môi trường làm việc an toàn và thân thiện góp phần giúp cho các doanh nghiệp dệt may ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận được giao từ đó có đủ điều kiện về tài chính để chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho CBCNV làm cho NLĐ càng gắn bó hơn với đơn vị công tác. Việc ngộ độc khí xảy ra tại khu công nghiệp Amata, Đồng Nai hay ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang, Long An thời gian qua là hồi chuông báo động cho công tác ATVSLĐ cho các công nhân tại các xí nghiệp sản xuất.

NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỒNG BỘ NHẰM NGĂN NGỪA RỦI RO

Luôn nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lực lượng lao động trong sự phát triển của Tập đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để đảm bảo an ninh, an toàn cuộc sống cho công nhân viên chức, người lao động, Tập đoàn đã và đang thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ và thiết thực:

Thứ nhất là thông qua việc xây dựng qui chế tiền lương, chế độ BHYT, nội qui lao động minh bạch, giúp cho mối quan hệ giữa tập thể CNVCLĐ và lãnh đạo doanh nghiệp Vinatex có tiếng nói chung và hài

hòa trong việc ổn định sản xuất kinh doanh. Công đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp với Viện FES một tổ chức phi chính phủ của Đức hoạt động cho các mục tiêu tinh thần tự do, đoàn kết và công bằng xã hội - tổ chức Hội thảo cho các đơn vị ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam chuyên đề “Tổ chức Công đoàn với việc tham gia xây dựng và áp dụng thang bảng lương trong doanh nghiệp”. Với sự chia sẻ trên kinh nghiệm thực tế hoạt động hơn 30 năm trong hệ thống công đoàn của chuyên gia Công đoàn Kim Khí Đức, cùng với những trao đổi thẳng thắn từ phía chính các doanh nghiệp của Vinatex như Tổng Công ty May Hưng Yên-CTCP và Công ty CP May Đáp Cầu, nhiều doanh nghiệp

Dệt May đã phần nào giải đáp lúng túng trong việc xây dựng và áp dụng thang bảng lương tại đơn vị mình, góp phần thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Thứ hai là quan tâm xây dựng những chế độ đãi ngộ sinh hoạt, làm việc tốt nhất cho người lao động. Nhiều đơn vị của Tập đoàn đã bố trí nhà ở cho công nhân điển hình như: Tổng Công ty May Hưng Yên-CTCP, Tổng Công ty May 10-CTCP, Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân... đặc biệt Tổng Công ty CP Phong Phú xây nhà chung cư chất lượng tốt cho CBCNVC có mức giá cả phù hợp với từng đối tượng nhằm góp phần giải quyết một phần quan trọng

QUA HAI THẬP KỶ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN, VỚI VAI TRÒ LÀ MỘT TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC, TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX) ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA MÌNH TRONG NHIỆM VỤ DẪN DẮT VÀ HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY TOÀN NGÀNH PHÁT TRIỂN MẠNH, GÓP PHẦN CƠ BẢN ĐỂ VIỆT NAM VƯƠN LÊN TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG NƯỚC SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI.

LÊ TIẾN TRƯỜNG - TGĐ Vinatex

Vinatex tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy

Page 5: GIÁ: 17.500 ĐVN

8 9

TIN TỨ

C & SỰ KIỆN

để thông báo thông tin và giải đáp thắc mắc kịp thời cho người lao động.

Thứ tư là luôn phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an nhân dân (CAND) trong công tác bảo đảm an toàn lao động và an ninh trật tự, ổn định sản xuất kinh doanh của khu vực, cũng như giao thương với đối tác quốc tế. Trong suốt thời gian qua, các cấp, ban, ngành của lực lượng CAND đã theo dõi và đồng hành sát sao với sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đứng đằng sau sự thành công của Vinatex luôn có bóng dáng cũng như những đóng góp to lớn của lực lượng CAND. Dưới sự hướng dẫn của Bộ Công an, Tập đoàn đã tổ chức Hội nghị để phổ biến, giao nhiệm vụ cho các đơn vị cá nhân, phát động thi đua xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong toàn Tập đoàn, thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Qua việc phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tới các đơn vị, đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ổn định tư tưởng trước những sự kiện, những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tranh chấp biển đảo, khiếu kiện đông người, đình lãng công,… để tuyên truyền, xuyên tạc, gây rối, gây bạo loạn… nhằm làm mất ổn định chính trị ở thành phố. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã nhận thức rõ hơn về âm mưu, hoạt động phá hoại của các đối tượng, giữ vững đoàn kết nội bộ, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống trong sạch, lành mạnh, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

công nhân. Nhận thức được điều đó, những năm qua, Công đoàn Ngành DMVN cùng Vinatex chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Lao Động, PCCC, các quy định ATLĐ trong các cấp công đoàn và đến từng CNVCLĐ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, lứa tuổi, điều kiện làm việc của người lao động như tập huấn, đối thoại, tọa đàm… Có thể kể đến như: Định kỳ hằng tuần Công ty quy định họp tổ sản xuất và duy trì thường xuyên chương trình phát thanh nội bộ để tuyên truyền, thông báo đến người lao động thông tin tình hình nội bộ về ANTT ở Tổng Công ty và trên địa bàn đơn vị hoạt động, lắp đặt thùng thư góp ý trong các khu vực như: Nhà ăn tập thể, trước cửa ra vào của đơn vị để thuận tiện cho việc tham gia góp ý, niêm yết số điện thoại đường dây nóng tại khu vực sản xuất và nơi sinh hoạt của đơn vị, hàng tháng gặp mặt người lao động có ý kiến đề xuất, chào cờ hàng tuần

nhu cầu về chỗ ở cũng như nguyện vọng “an cư lạc nghiệp” của CBCNVC Phong Phú,… Một số đơn vị trong Tập đoàn duy trì nhà trẻ, mẫu giáo để người lao động yên tâm công tác như Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty May 10-CTCP, Tổng Công ty May Hưng Yên-CTCP, Công ty CP May Đáp Cầu..., hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền gửi trẻ, mẫu giáo, tổ chức tham quan, nghỉ mát trong và ngoài nước, khám sức khỏe định kỳ,thực hiện ng-hiêm túc chế độ bồi dưỡng thêm giờ, thưởng tết...,.

Bên cạnh việc cung cấp phương tiện đưa đón người lao động ở xa khu làm việc, nhiều doanh nghiệp dệt may Vinatex đã chủ động phát mũ bảo hiểm miễn phí cho người lao động để đảm bảo việc lưu hành giao thông an toàn. Từ năm 2013 hơn 10.000 cán bộ công nhân viên Tổng Công ty May 10 - doanh nghiệp của Vinatex tại phía Bắc đóng tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã được phát mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Thứ ba là nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người lao động về ý thức chấp hành và quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó mới hạn chế được các mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với

Người lao động yên tâm công tác khi gửi con vào trường mầm non của doanh nghiệp

Ông Lê Tiến Trường - TGĐ Vinatex tiếp đại diện Gap Inc.

mặc của Gap Inc. được sản xuất tại Việt Nam.

Hiện là nhà bán lẻ hàng may mặc lớn thứ ba trên thế giới nhưng Gap Inc. đang phấn đấu vươn lên vị trí hàng đầu. Và TPP sẽ giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng để Gap Inc. có thể phát triển kinh doanh hơn nữa.

Gap Inc. đã tìm kiếm nguồn cung sản phẩm may mặc tại Việt Nam kể từ năm 2001. Hiện nay, Gap Inc. là nhà mua hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2014, Tập đoàn này đã mua tới 1,8 tỷ USD hàng may mặc ở Việt Nam và mong đợi sẽ đạt mức 2 tỷ USD trong năm 2015.

Gap Inc. đã nhượng quyền thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam năm 2011, với kết quả là cửa hàng Banana Republic đầu tiên mở tại Việt Nam vào năm 2012.

Khi có hiệu lực, TPP có thể mang đến những lợi ích to lớn cho Việt Nam và Gap Inc., cho phép Công ty phát triển kinh doanh tốt tại Việt Nam. TPP có hiệu lực là ưu tiên thương mại hàng đầu của Gap Inc. và Gap Inc. đã làm việc chặt chẽ với Bộ Thương mại Mỹ và các nhà đàm phán Việt Nam trong nhiều năm qua để bảo đảm cho các ưu tiên và cơ hội đó.

Việt Nam là một trong 8 quốc gia mà Gap Inc. là đối tác của chương trình Better Work của ILO. Trong năm 2011 - 2012 Gap Inc. hợp tác với Better Work tại Campuchia, Haiti, Indonesia, Jordan, Lesotho, Nicaragua và Việt Nam để giám sát hơn 90 nhà máy.

TÌM HIỂU CƠ HỘI HỢP TÁCVỚI VINATEX

Vừa qua, Gap Inc. - nhà bán lẻ hàng may mặc lớn thứ ba trên thế giới đã có cuộc tiếp xúc với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tại trụ sở của Tập đoàn để tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh.

Lãnh đạo Vinatex cùng các cán bộ chuyên môn về sản xuất và thị trường của Tập đoàn đã trao đổi thông tin ban đầu về khả năng hợp tác giữa hai bên, đặc biệt là khi TPP có hiệu lực, mở ra cơ hội vô cùng to lớn, với những lợi thế và khả năng vượt trội cho sự phát triển của Vinatex cũng như Gap Inc. và Ngành DMVN nói chung.

Chiếm 18% lượng KNXK toàn

Ngành, Vinatex có lợi thế là một trong những DN cổ phần hàng đầu về may mặc ở Việt Nam, đang nỗ lực đầu tư, hoàn thiện chuỗi cung ứng Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May để là một điểm đến cho khách hàng. TPP sẽ mang đến cơ hội phát triển nhảy vọt cho Vinatex. Với năng lực của mình, thêm những thuận lợi từ TPP, Vinatex hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu hàng may mặc chất lượng cho Gap Inc.. Đây cũng là thời cơ thuận lợi để Vinatex và Gap Inc. hợp tác, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng phát triển ở mức cao, để ngày càng nhiều hàng may

KH

Page 6: GIÁ: 17.500 ĐVN

10 11

DỆT M

AYKẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

GIỮA VIỆT NAM VÀ EU

thuận nguyên tắc về toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương

mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý.

CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

Thương mại hàng hóa Đối với xuất khẩu của Việt

Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:

- Hàng dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.

- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ

NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2015, VIỆT NAM VÀ EU ĐÃ CÔNG BỐ VIỆC KẾT THÚC CƠ BẢN ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (HIỆP ĐỊNH EVFTA). TẠP CHÍ DỆT MAY & THỜI TRANG VIỆT NAM XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU TÓM TẮT NHỮNG CAM KẾT CHÍNH TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA.

THÔNG TIN CHUNG

Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Châu Âu (EU) đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sau khi hai Bên hoàn tất các công việc kỹ thuật.

Thực hiện chỉ đạo của hai Nhà Lãnh đạo, Việt Nam và EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở cấp Bộ trưởng, cấp Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã đạt được thỏa

gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.

- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính là:

- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm;

- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.

Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá.

Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Thương mại dịch vụ và đầu tư

Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.

Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Mua sắm của Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất các

nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.

Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.

Sở hữu trí tuệ Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm

cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược

phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

CÁC NỘI DUNG KHÁC

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

(Theo Ban Chỉ đạo liên ngành HNQT về kinh tế)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam - Vũ Huy Hoàng và Đại sứ - Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đang chủ trì Lễ công bố

Page 7: GIÁ: 17.500 ĐVN

12 13

TIN TỨ

C & SỰ KIỆN

HIỆP ĐỊNH TPP:CƠ HỘI LỚN ĐỂ DỆT MAY MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

VÀ TĂNG TRƯỞNG MẠNH

nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc.

Theo bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Vitas, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50%. Đây là thị trường mà hầu hết các nước xuất khẩu đều luôn mong muốn thâm nhập. Hiệp

định TPP không chỉ tăng cơ hội cho ngành Dệt May Việt Nam tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ, mà còn nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.

Còn đại diện Trung tâm Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng, Mỹ là nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, có ngành sản xuất nội địa tương đối nhỏ nhưng lại có tiếng nói vận động rất lớn, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may trong TPP. Theo đó, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi phải được sản xuất tại các nước TPP.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 vào thị trường Mỹ nhưng hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Có tới 60-90% sản phẩm dệt ở Việt Nam đến từ các thị trường khác, chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan. Khi tham gia TPP, Việt Nam bắt buộc phải chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào ở trong nước để tăng giá trị gia tăng. Về mặt kỹ thuật, các nhà sản xuất dệt may Việt Nam cũng không thể nhập nguyên liệu từ Trung Quốc mãi nếu muốn hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi theo quy định của TPP. Để chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, đòi hỏi phải có đầu tư lớn cả về nguồn công nghệ và

nhân lực. Năng suất lao động thấp, đẩy giá thành lên cao, như cùng sản phẩm áo Polo năng suất của 1 lao động Việt Nam chỉ bằng 2/3 năng suất của 1 lao động Trung quốc. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP cũng thừa nhận, hiện nay năng suất lao động của Việt Nam đang bị xem là thấp hơn một số nước trong khu vực như Malaysia và Thái Lan.

ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY, TẠO ĐÀ CHO DỆT MAY TRONG DÀI HẠN

Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Vitas cho rằng, TPP yêu cầu cao về xuất xứ. Đây là thách thức đối với doanh nghiệp dệt may bởi xuất phát điểm của ngành dệt may đang yếu trong khâu nguồn, tức là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho dệt may như vải, nhuộm... đang lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Chính vì vậy cần sự nỗ lực của toàn Ngành, xã hội và Chính phủ để thu hút được doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào điểm yếu nhất này. Mặt khác, tăng cường liên kết trong Ngành, giữa các nhà sản xuất trong nước với những nhà sản xuất nguyên phụ liệu, tận dụng thành phẩm của nhau để làm nguyên liệu dệt may. Có như vậy chúng ta mới đáp ứng xuất xứ để hưởng lợi từ các hiệp định.

Đại diện Ngân hàng Thế giới đưa ra gợi ý, Việt Nam cần có cách tiếp cận mở cửa rộng hơn nữa. Đồng thời, tái cấu trúc Ngành để hoàn thiện chuỗi cung ứng, như tăng cường đầu tư vào các công đoạn dệt, nhuộm và hoàn tất dệt. Đây là điều kiện sống còn không chỉ để thực hiện TPP mà còn để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi đầu tư vốn lớn và tính chất môi trường cao. Như vậy, khi thu hút các dự án FDI phải vừa có các chính

sách khuyến khích phù hợp, vừa cần khắt khe trong lựa chọn các dự án theo hướng chuẩn công nghệ. Việt Nam không hạ thấp chỉ tiêu môi trường. Nhưng Chính phủ cần hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý nước thải trong ngành nhuộm. Đặc biệt, thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua phát triển các cụm dệt may.

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương lạc quan cho rằng, việc tuân thủ quy định về nguyên tắc xuất xứ, kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường hay thủ tục pháp lý... trước mắt sẽ là khó khăn nhưng lại là động lực thúc đẩy,

tạo đà cho doanh nghiệp trong cuộc chơi dài hạn. Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương liên quan đến những cam kết, những chỉnh sửa về pháp lý, về chính sách trong nước. Doanh nghiệp cần hiểu nguyên tắc cam kết hội nhập, nhưng cũng phải hiểu sự chuyển động về chính sách trong nước.

Khi gia nhập TPP, dệt may là ngành có thị trường rộng hơn, mức độ giảm thuế nhanh hơn sẽ dễ có cơ hội phát triển. Hiện mức thuế quan trung bình của dệt may nếu không có TPP là 16 - 17%, nếu có TPP giảm về 0% thì rõ ràng khả năng cạnh tranh, lợi ích đem lại cho ngành dệt may sẽ rất lớn.

THEO HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM (VITAS), TRONG SỐ CÁC THỊ TRƯỜNG THUỘC CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP), XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ LUÔN ĐẠT GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, CHIẾM 42% SO VỚI TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY, TĂNG KHOẢNG 11% SO VỚI CÙNG KỲ NĂM 2014, CHIẾM GẦN 50% TRONG KHỐI THỊ TRƯỜNG NÀY. ĐẾN NAY, XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH TPP ĐÃ CHIẾM GẦN 70% TRONG TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TOÀN NGÀNH, KHI GIA NHẬP TPP, THỊ PHẦN NÀY SẼ CÒN TĂNG GẤP ĐÔI. NHƯNG NỖI LO VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ LUÔN THƯỜNG TRỰC VỚI NGÀNH DỆT MAY CŨNG GIA TĂNG, KHI PHẦN LỚN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM NHẬP TỪ CÁC NƯỚC NGOÀI TPP.

ÁP LỰC TỪ QUY TẮC XUẤT XỨ

Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương có những yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm - điều mà các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng. TPP đưa ra các quy định để bảo vệ các

DOÃN ĐỨC

Page 8: GIÁ: 17.500 ĐVN

14 15

TIN TỨ

C & SỰ KIỆN

tất-May, phù hợp các quy tắc xuất xứ từ sợi và vải, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn luôn ở trong thế chủ động về nguồn nguyên liệu. Hiện nay, ngành Dệt May Việt Nam đã đạt ngưỡng xấp xỉ 50% giá trị của hàng hóa may mặc xuất khẩu được tạo nên trong đất nước Việt Nam. Về cơ bản sau 2020, Tập đoàn sẽ là các chuỗi cung ứng hoàn chỉnh theo nhóm sản phẩm, theo thị trường. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010- 2015, Vinatex đã và đang tập trung đầu tư vào đúng ngành nghề cốt lõi, phát triển các dự án sợi, dệt, nhuộm hoàn tất, may mặc xuất khẩu, cung ứng vật tư, đào tạo... Mục tiêu của Tập đoàn là đạt kim ngạch xuất khẩu 3,6 tỷ USD vào năm 2015 và nâng lên 5 tỷ USD vào trước năm 2020, tiếp tục giữ vững vai trò hạt nhân, nòng cốt trong sự phát triển của Ngành.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Tiến Trường, Phó Bí thư Đảng ủy - TV HĐQT - Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, qua hai thập kỷ hoạt động và phát triển, với vai trò là một Tập đoàn kinh tế nhà nước hết sức năng động, là đơn vị sử dụng gần 3 triệu lao động, Vinatex đã thực hiện được mục tiêu của mình trong nhiệm vụ dẫn dắt và hỗ trợ, thúc đẩy toàn Ngành phát triển mạnh, góp phần cơ bản để Việt Nam vươn lên trở thành một trong 5 nước SX hàng dệt may hàng đầu thế giới. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương giao cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam phát triển năng lực dệt may theo định hướng tầm nhìn năm 2030, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang quyết liệt triển khai chương trình đầu tư phát triển. Qua quá trình khảo sát, đánh giá và được

sự hợp tác tích cực của Chính quyền tỉnh Quảng Bình, Vinatex quyết định lựa chọn và đầu tư dự án và sẽ đầu tư thêm một nhà máy nữa tại thị xã Ba Đồn, tỉnh quảng Bình.

Vinatex cam kết sẽ xây dựng máy May Quảng Bình đạt các mục tiêu về thiết kế, tiến độ, hình thức, chất lượng dự án, hiệu quả vận hành nhà máy, triển khai các thủ tục pháp lý đúng quy định của Pháp luật. Nhà máy May Quảng Bình sẽ là một trong những nhà máy tốt nhất về điều kiện làm việc, quan hệ lao động, có thu nhập cao và ổn định, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh Quảng Bình.

Thay mặt Tỉnh Quảng Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Trần Văn Tuân đã ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực và quyết liệt của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong việc phối hợp với các sở, ngành trên địa bàn tỉnh để triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy May Quảng Bình. Việc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đầu tư xây dựng Nhà máy May Quảng Bình tại huyện

Lệ Thủy sẽ góp phần quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị thi công ưu tiên tập trung nguồn vốn, bố trí nhân lực và thiết bị đảm bảo xây dựng, lắp đặt nhanh, gọn các dây chuyền may của Dự án. Tỉnh Quảng Bình cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Dự án triển khai đúng tiến độ và sẽ hỗ trợ đắc lực khi Nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đề cao trách nhiệm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án, góp phần hoàn thành Nhà máy đảm bảo tiến độ đề ra; phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Ban Quản lý Dự án Nhà máy May Quảng Bình trong việc việc tuyển dụng, kết hợp với đào tạo nghề cho lao động...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam

KHỞI CÔNG XÂY DỰNGNHÀ MÁY MAY QUẢNG BÌNH

TRONG KHÔNG KHÍ CẢ NƯỚC ĐANG NÔ NỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG 70 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9, CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH KHÓA XVI, NHIỆM KỲ 2015-2020 TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NGÀY 25/8/2015, ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TỈNH ỦY, UBND, HĐND TỈNH QUẢNG BÌNH, TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX) TỔ CHỨC LỄ KHỞI CÔNG DỰ ÁN NHÀ MÁY MAY QUẢNG BÌNH TẠI KHU CÔNG NGHIỆP CAM LIÊN, XÃ CAM THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.

Dự án Nhà máy May Quảng Bình do Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư, được xây dựng tại

Khu công nghiệp Cam Liên, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy có tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng, với diện tích 4,9 héc ta. Dự án có quy mô 60 chuyền may, sản lượng 12 triệu sản phẩm/năm, doanh thu bình quân 800 tỷ đồng/năm, nộp vào ngân sách Nhà nước hàng năm khoảng 4 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành việc xây lắp, Dự án sẽ tiến hành tuyển dụng và giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động tại địa phương. Dự án Nhà máy May Quảng Bình sẽ được phân kỳ đầu tư gồm 03 giai đoạn và dự kiến hoàn thành vào quý I/2017, trong đó giai đoạn I sẽ đầu tư 20 chuyền may, dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong quý I/2016.

Với vai trò định hướng phát triển cho cả Ngành, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư đón đầu khả năng các Hiệp định thương mại, mà quan trọng nhất là Hiệp định TPP khi được ký kết sẽ tạo khả năng mở rộng thị trường, Tập đoàn đã chuẩn bị và triển khai nhiều dự án để kịp thời đón đầu cơ hội, tích lũy khả năng cạnh tranh, Vinatex đang tích cực triển khai các chương trình đầu tư theo chiến lược nâng cao năng lực chuỗi cung ứng Sợi-Dệt-Nhuộm hoàn

Lễ Khởi công xây dựng Nhà máy May Quảng Bình

Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex phát biểu tại buổi lễ

Page 9: GIÁ: 17.500 ĐVN

16 17

TIN TỨ

C & SỰ KIỆN

KỲ VỌNG VỀ HỢP TÁCGIỮA TẬP ĐOÀN ITOCHU VÀ VINATEX

Tại TP. HCM, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Itochu - Nhật Bản. Tiếp và làm việc với đại diện Tập đoàn Itochu - Nhật Bản có ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT và Cơ quan điều hành Tập đoàn cùng đại diện một số DN của Tập đoàn tại khu vực phía Nam.

Được biết, Tập đoàn Itochu thành lập năm 1858, là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Nhật Bản, có trên

4.200 nhân viên (không bao gồm văn phòng tại nước ngoài và các công ty con), vốn điều lệ 2 tỷ USD và có mặt tại 139 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Itochu là Tập đoàn kinh doanh hỗn hợp lớn thứ ba và là công ty lớn nhất trong ngành dệt may của Nhật Bản. Tập đoàn Itochu hiện làm ăn với khoảng 100 hãng dệt may Việt Nam. Hãng kinh doanh khá nhiều mặt hàng, từ nguyên liệu thô đến hàng thời trang tại Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.

Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn Itochu cho biết: “Năm 2015, Itochu dự kiến đạt KNXK từ Việt Nam là 400 triệu USD, vì vậy chúng tôi mong muốn được cùng hợp tác mạnh mẽ hơn nữa với Vinatex để đầu tư một số dự án mới. Vinatex là đối tác lớn nhất của chúng tôi ở Việt Nam trong nhiều năm liền. Itochu quan tâm đầu tư về lĩnh vực kéo sợi, dệt

kim, nhuộm hoàn tất, đặc biệt sản xuất hàng thể thao. Chúng tôi sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy của Vinatex để một rộng hợp tác đầu tư lâu dài với Vinatex tại Việt Nam”.

Ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT Vinatex, nhấn mạnh: “Itochu và Vinatex là đối tác chiến lược tin cậy vừa là nhà đầu tư, nên Vinatex có trách nhiệm để sao cho cổ phiếu của Itochu đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới, Vinatex sẽ đầu tư một loạt các dự án để tăng năng lực sản xuất phục vụ cho khách hàng. Chúng tôi tập trung vào phát triển chuỗi cung ứng từ nguyên liệu cho đến may mặc”.

Ông Trần Quang Nghị mong muốn Itochu sẽ hỗ trợ Vinatex về công nghệ như dệt kim, Yarndye, nhuộm liên tục, cũng như trong lĩnh vực tài chính… Hai bên cùng bàn bạc để đưa ra những nội dung hợp tác cho thị trường Mỹ khi TPP được ký kết. Hy vọng sự hợp tác giữa 2 Tập đoàn trong thời gian tới sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.

BELLUNI: BẢN LĨNH QUYẾT ĐỊNH

Với phương châm tập trung phát triển hệ thống cửa hàng Belluni tại các thành phố lớn, trung tâm thương mại, đầu tư đồng bộ các hệ thống bán lẻ, phát triển kênh phân phối một cách đa dạng, Tổng công ty 28 (TCT28) mở rộng hệ thống bán lẻ nhãn hiệu thời trang Belluni tại Siêu thị BigC, Lô 1/20 Khu Đô Thị Ngã Năm, sân bay Cát Bi, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.

Với những bước đi mang tính

nhân văn, chia sẻ vì cộng đồng của TCT28, trong những năm qua, thương hiệu Belluni đã chinh phục hàng triệu người tiêu dùng bằng sự kết hợp giữa sang trọng, lịch lãm tạo nên sức mạnh của phong cách và sự quyến rũ đầy quyền lực của thương hiệu thời trang mang đẳng cấp quốc tế.

Từ các thiết kế năng động, trẻ trung, cách phối hợp chi tiết trong các thiết kế vừa giá trị, trang nhã, cổ điển mang đậm phong cách thời trang Ý, thương hiệu Belluni luôn chắt lọc những tinh hoa, tinh túy tạo cho mình hình ảnh riêng biệt, cá tính thương hiệu, cập nhật xu hướng và tự làm mới mình theo mỗi mùa với các sản phẩm đa dạng từ veston, áo sơ mi, quần tây, quần khaki đến các loại áo thun Polo shirt…

Tiếp nối thành công trong việc ứng dụng dòng sản phẩm BambooSilk, trong dịp khai trương này, Belluni giới thiệu dòng sản phẩm Luxury tiên phong

ứng dụng công nghệ sợi Cooletch biến tính từ Nhật Bản, mang đến một xu hướng mới về chất liệu thời trang, tạo cảm giác mát lạnh khi tiếp xúc, tính năng khuyếch tán nước - khô nhanh, sợi vải co giãn do cấu trúc dạng viên, mặt vải mềm mại, kiểu dệt sang trọng và hoàn toàn chống nhăn. Dòng sản phẩm này còn là lần đầu tiên ở Việt Nam được ứng dụng máy quấn chân nút hiện đại nhất cho áo sơ mi, khắc phục sự bung nút, đứt chỉ do sử dụng loại chỉ chuyên dụng, đạt thẩm mỹ và độ bền cao. Đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những người đàn ông thành đạt, tạo nên nét đẹp đầy tuệ giác cùng những họa tiết kẻ sọc mới mang tính hiện đại, sang trọng, mang đến sự tao nhã giữa những gam màu tươi sáng, đậm chất tự nhiên hướng tới sự thân thiện và lịch lãm.

Với sự đa dạng về sản phẩm, màu sắc và kiểu dáng, Quý khách hàng sẽ có thêm nhiều lựa chọn, trải nghiệm trọn vẹn những giá trị tốt đẹp nhất của cuộc sống trong những ngày hè năng động cùng nhãn hiệu thời trang Belluni.

Hệ thống bán lẻ nhãn hiệu thời trang Belluni tại Siêu thị BigC, Hải Phòng

ĐỂ SẢN PHẨM MAY 10

CẤT CÁNH

KIÊN ĐỊNH VỚI TRIẾT LÝ MAY 10

Từng người công nhân miệt mài bên những cỗ máy, từng người cán bộ tâm huyết ngày đêm học tập, làm việc, nỗ lực nghiên cứu tìm các giải pháp nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, khai mở thị trường mới, để những sản phẩm đa dạng của May 10 có thể ngày càng phục vụ được nhiều người tiêu dùng hơn, tạo được uy tín thương hiệu lớn, đi vào lòng người, giành được tình cảm quý mến, tin cậy của người tiêu dùng. Cứ thấy sản phẩm dán nhãn May 10 là an tâm về chất lượng và giá cả. Các chính khách lớn của Việt Nam cũng tin dùng veston, sơ mi May 10 và dành cho May 10 những lời trân trọng, quý mến. Khi May 10 thành công ở thị trường nước ngoài, cũng có nghĩa là Dệt May Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin rằng Ngành sẽ khẳng định được vị thế, tầm vóc và thành công trong việc phục vụ được cho người tiêu dùng ngoài nước.

Để đạt được thành công đó, cũng một phần nhờ người May 10 kiên định với triết lý May 10 trong 7 thập kỷ qua, đó là “Mang lại giá trị cốt lõi,

Với những nỗ lực cùng giải pháp thông minh của tập thể Tổng Công ty May 10, chắc chắn rằng sản phẩm May 10 sẽ được chắp cánh bay, phủ khắp tới các thị trường trong nước và quốc tế, khẳng định một điều: sản phẩm may mặc của Việt Nam có chất lượng cao và theo kịp xu hướng thời trang quốc tế.

HẬU KIỀU

thẩm mỹ, niềm vui trọn vẹn cho người tiêu dùng. Từ đó khẳng định tầm vóc, vị thế của mình”.

Đối với May 10, Tổng Công ty luôn theo định hướng: Tạo dòng sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp nhất, đạt mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, sự tiện dụng, thoải mái của người tiêu dùng. May 10 cũng tiên phong trong việc sản xuất đi đôi với dịch vụ, làm tốt dịch vụ hậu mãi, luôn lắng nghe, thấu hiểu người tiêu dùng (NTD) để thay đổi, phục vụ NTD ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, May 10 còn năng động trong việc kết hợp hài hòa với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để không chỉ tăng tỷ lệ nội địa trong sản phẩm, mà còn đảm bảo yêu cầu chất lượng, môi trường, an toàn cho NTD, và cùng nhau tiến bộ, phát triển. Thông qua hệ thống đại lý rộng khắp trong cả nước, mọi nhu cầu, ý kiến phản ánh, đóng góp của NTD đều được đội ngũ nghiên cứu thị trường của May 10 cân nhắc, điều chỉnh hợp lý, kịp thời để sản phẩm về sau càng được sáng tạo có chất lượng cao hơn, phù hợp hơn với NTD từng vùng miền.

ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CAO

Là một doanh nghiệp trực thuộc Vinatex, May 10 luôn đi đầu trong phong trào phát triển công nghệ, quản trị hệ thống, tạo nên một môi trường quản trị hiệu quả, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhanh đòi hỏi về công nghệ cao trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt để hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của Ngành DMVN.

Bước sang thế kỷ 21, đòi hỏi những NSX may mặc như May 10 còn phải đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của mẫu mốt, bắt kịp xu hướng thời trang quốc tế. Điểm mạnh của May 10 là có đội ngũ NTK hoạt động chuyên nghiệp, tạo nên những dòng sản phẩm khác nhau, tạo được vị thế trong thị trường và trong lòng NTD từ mức trung bình khá đến mức cao. Điều khác biệt ở May 10 là còn sở hữu hệ thống siêu thị M10 Mart có thể phục vụ tốt NTD ở những vùng có nhà máy của May 10 trú đóng. Như vậy, May 10 có thể gắn kết tốt nhất lợi ích của DN, với lợi ích NLĐ, NTD và cổ đông.

Trong vai trò là một DN dẫn đầu trong Tập đoàn và Ngành, May 10 đã tạo ra sự khác biệt, mức độ nhận biết cao trong thị trường thời trang, may mặc, và trung thành với mục tiêu, định hướng xuyên suốt của đơn vị trong 7 thập kỷ qua. Đó là tạo ra dòng sản phẩm có thương hiệu, có uy tín cao, đảm bảo chất lượng, đảm bảo trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đến cùng với NTD. Lớp lớp những NLĐ của May 10 thành công nhờ kết nối được truyền thống tốt đẹp May 10 giữa các thế hệ, phát huy ưu điểm và nhân lên mãi để DN ngày càng lớn mạnh.

Page 10: GIÁ: 17.500 ĐVN

18 19

TIN TỨ

C & SỰ KIỆN

ngành dệt may, hàng loạt các chính sách, như Luật Đầu tư; Luật về thuế đã được chỉnh sửa, bổ sung và cải thiện theo chiều hướng tích cực; vai trò của các hiệp hội, ngành hàng đã được tăng cường. Mạng lưới hạ tầng cơ sở, phát triển hệ thống giao thông, logistics, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề đã được chú trọng và quan tâm hơn.

Trong thời gian tới, ngành Dệt May Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ một số Hiệp định thương mại tự do (FTA), như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam-EU, FTA Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA),Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu( EEU)… do thuế giảm mạnh và thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhiều công ty ở Mỹ mong muốn sẽ tìm nguồn cung ứng từ nhiều quốc gia tham gia Hiệp định TTP khi Hiệp định này có hiệu lực và Việt Nam đang được xếp hạng cao nhất về khả năng thu hút các doanh nghiệp mới. Vì vậy, phía Việt Nam cần tận dụng cơ hội này.

Dệt May Việt Nam đang là đối tượng cạnh tranh của tất cả các quốc gia sản xuất dệt may trên thế giới. Các doanh nghiệp dệt may trong nước đã tận dụng tốt cơ hội phát triển thị trường, thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài để tăng năng lực xuất khẩu. Việt Nam có lợi thế về nhân công, môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt, những lợi ích khổng lồ do Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại mang lại sẽ khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư dệt may lớn trên thế giới.

Có thể nói với “thiên thời địa lợi” và sự chuẩn sự chu đáo tích cực, ngành Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút nguồn vốn và trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

VIỆT NAM - ĐIỂM ĐẾNCỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỆT MAY TOÀN CẦU

Các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 12,18 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau nhiều năm hội nhập nền kinh tế thế giới, Dệt May Việt Nam đang trở thành đối tượng cạnh tranh, níu kéo chặt chẽ của tất cả các quốc gia sản xuất dệt may trên thế giới. Các doanh nghiệp dệt may trong nước đã tận dụng tốt cơ hội phát triển thị trường, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào làm tăng quy mô của Ngành. Đến nay, sau 9 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ không ngừng tăng lên, từ mức 3% hiện đã là 10% (chỉ sau Trung Quốc). Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng tại các thị

Những năm gần đây, ngành Dệt May Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về năng lực sản xuất, trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Hiện Việt Nam cùng Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh là những nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn về xuất khẩu của Việt Nam với hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động, đã và đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp, thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển…

trường lớn trong năm 2014 - với mức tăng trưởng 17% ở châu Âu, 12,5% ở Mỹ, và 9% ở Nhật Bản, 27% ở Hàn Quốc.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, đến năm 2030, quy mô sản xuất hàng dệt may của toàn thế giới sẽ mở rộng lên gấp đôi, sản lượng của châu Á sẽ chiếm hơn 60% sản lượng dệt may thế giới; quy mô sản xuất tại châu Á sẽ tăng gấp 2,4%; TTP và FTA sẽ biến Việt Nam trở thành điểm đến cho chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may toàn thế giới. Đó chính là cơ hội lớn cho ngành Dệt May Việt Nam tận dụng đón đầu cơ hội này.

Thời điểm hiện tại đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất sợi, dệt, nhuộm, vải tại Việt Nam, như Texhong, Trung Quốc với sản phẩm sợi, đan, nhuộm; Crystal Pacific, Hồng Kông với sản phẩm vải, may mặc; Shengzhou, Trung Quốc với các sản phẩm dệt kim, nhuộm…

Để đón làn sóng đầu tư vào

Ngành và là một trong những khách hàng lớn. Vietcombank cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị, đưa mối quan hệ hợp tác tương xứng với vị thế, tiềm lực và thương hiệu của cả Vietcombank và Vinatex.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, với phương châm “quản trị chặt chẽ - tăng tốc đầu tư - phát triển thị trường - tăng cường nhân lực”, Vinatex luôn đẩy mạnh đầu tư để phát triển bền vững. Thỏa thuận hợp tác toàn diện với Vietcombank sẽ giúp các doanh nghiệp có vốn để đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, tạo giá trị

Để nâng tầm quan hệ hợp tác giữa 2 bên, sau một thời gian đàm phán, thống nhất, Vietcombank và Vinatex đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện vào tối 10/8/2015 tại Hà Nội nhằm mở ra các cơ hội hợp tác chặt chẽ, toàn diện nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế hiện có của mỗi bên.

Đại diện Vietcombank, Chủ tịch HĐQT Nghiêm Xuân Thành đánh giá cao vai trò của Vinatex - đơn vị giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong thị trường dệt may Việt Nam, có lợi thế về quy mô và sức mạnh của toàn chuỗi giá trị trong ngành với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,6 tỷ USD đến cuối năm 2015 và phấn đấu đạt 5 tỷ USD vào năm 2020. Vinatex có lợi thế về quy mô, sức mạnh của toàn chuỗi giá trị trong

TRONG NHIỀU NĂM QUA, NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) LUÔN CHÚ TRỌNG HỢP TÁC VỚI CÁC TẬP ĐOÀN LỚN VÀ COI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX) LÀ MỘT TRONG NHỮNG KHÁCH HÀNG LỚN NHẤT VỚI QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG, LÂU DÀI. HIỆN TẠI, VIETCOMBANK VÀ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA VINATEX ĐÃ HỢP TÁC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VỚI TỔNG DƯ NỢ CỦA VINATEX VÀ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TẠI VIETCOMBANK LÀ HƠN 3.000 TỶ ĐỒNG.

gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho Tập đoàn. Với Vinatex, đầu tư không chỉ để tăng quy mô, lợi nhuận mà còn là đầu tư cho việc an sinh xã hội, đầu tư cho đất nước. Vinatex ghi nhận và trân trọng những đóng góp của Vietcombank đối với ngành Dệt May Việt Nam trong thời gian qua.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ ký kết hợp tác giữa hai đơn vị, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao nỗ lực của Vietcombank và Vinatex để tiến tới việc ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện. Đây là hai đơn vị lớn có bề dày lịch sử, hiệu quả kinh doanh tốt và có uy tín trên thị trường, do vậy việc ký thỏa thuận hợp tác toàn diện sẽ mang lại lợi ích to lớn cho mỗi bên nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Thứ trưởng tin tưởng rằng, Vietcombank sẽ ưu tiên nhiều nguồn vốn ưu đãi để giúp Vinatex thực hiện các phương án kinh doanh, dự án đầu tư của mình, đồng thời đội ngũ nhân viên đông đảo của Vietcombank sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm dệt may của Vinatex, góp phần hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Vietcombank và Vinatex là một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên, đồng thời tạo tiền đề để các đơn vị hai bên khai thác thế mạnh, phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh ngày càng bền chặt.

Thứ trưởng mong muốn trên cơ sở các điều khoản thỏa thuận, ngay sau lễ ký kết hai bên sẽ cử đại diện tham gia nhóm công tác để cụ thể hóa các nội dung hợp tác và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; đồng thời thường xuyên thông tin cho nhau các nội dung liên quan đến thỏa thuận hợp tác, chủ động đề xuất các vấn đề cần hợp tác, phương thức hợp tác trong quá trình tổ chức triển khai.

THOẢ THUẬN HỢP TÁCGIỮA VINATEX VỚI VIETCOMBANK

Page 11: GIÁ: 17.500 ĐVN

20 21

TIN TỨ

C & SỰ KIỆN

GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY

Từ chỗ phải nhập khẩu 100% nguyên liệu cho ngành dệt may, nay với dự án đầu tư này đã có thể tự sản xuất

được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và có chất lượng. Đây cũng là nhà máy sản xuất xơ sợi chất lượng cao đầu tiên và có quy mô lớn nhất của Việt Nam, sản xuất xơ sợi polyester từ nguyên liệu chính là PTA (axit perephthalic tinh khiết) và MEG (monoethylenglycol), TiO2 (titanium dioxide), vốn là những sản phẩm khâu sau của công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Do đó, sự kiện nhà máy sản xuất xơ sợi polyester hoạt động không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành dệt may mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của ngành dầu khí, một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Với lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất và dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự kiến sẽ đạt công suất 175.000 tấn xơ sợi/năm, đáp ứng 40% nguyên liệu cao cấp cho ngành dệt may trong nước. Về lâu dài, trong chiến lược phát triển, Công ty PVTEX dự kiến sẽ cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (đối tác chiếm 80% khách hàng nội địa), các công ty 100% vốn nước ngoài và xuất khẩu ra nước ngoài. Để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm xơ sợi sản xuất từ dầu khí, Công ty có chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất, xây dựng thêm Nhà máy sản xuất sợi PVTEX Phú Bài, với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng tại Khu Công nghiệp Đình Vũ, để hỗ trợ sản xuất cho Nhà máy xơ sợi Đình Vũ hiện nay.

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ

không chỉ là công trình của những tầm nhìn lớn với hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác động xã hội sâu sắc. Ngoài việc đạt doanh thu khoảng 300 triệu USD/năm và đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 30 triệu USD mỗi năm, nhà máy còn tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho hơn 600 lao động.

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG CỦA NHAU

Tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam số 18 Láng Hạ, Ba Đình - Hà Nội, những ngày đầu tháng 8 năm nay, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong việc tiêu thụ sản phẩm xơ sợi Đình Vũ giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Tại lễ ký kết, ông Lê Tiến Trường, Phó Bí thư Đảng ủy, TV HĐQT,

VINATEX: SỬ DỤNG XƠ, SỢI TỪ PVTEX

SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT XƠ SỢI TỔNG HỢP POLYESTER ĐÌNH VŨ ĐƯỢC ĐẦU TƯ BỞI PVTEX VỚI MỤC TIÊU TRƯỚC HẾT LÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHẤT LƯỢNG CAO CHO NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC, ĐÃ MỞ RA THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM GẮN LIỀN VỚI SẢN PHẨM XƠ SỢI TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CAO.

XUÂN QUÝ

Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (PVTEX) đã hoạt động ổn định và sẵn sàng phục vụ các yêu cầu về chất lượng đối với ngành Sợi Việt Nam là tin vui cho cả hai tập đoàn kinh tế lớn của đất nước. Vinatex đang tích cực đầu tư xây dựng các nhà máy sợi mới như: Đã hoàn thành Dự án Nhà máy sợi Phú Hưng; các dự án sợi Phú Cường, Sợi Nam Định đang trong giai đoạn gấp rút để hoàn thành... Dự kiến

trong 3 năm tới riêng Vinatex sẽ đầu tư thêm trên 100 ngàn cọc sợi. Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, các doanh nghiệp sợi của Vinatex cũng rất mong muốn được sử dụng nguyên liệu do Việt Nam sản xuất để hoàn thiện chuỗi cung ứng và đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ sợi và vải của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán. Đây cũng là cơ hội để Vinatex tăng tỷ lệ nội địa hóa cho

sản phẩm dệt may xuất khẩu.

Các doanh nghiệp sợi của Vinatex cam kết sẽ sử dụng tối thiểu 50% lượng xơ mà mình sử dụng và có thể nâng lên 70-80% trong những năm tới nếu PVTEX có thể đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng. Chúng tôi mong muốn rằng PVTEX tiếp tục duy trì chất lượng, ổn định sản lượng, thực hiện đúng thời gian giao hàng để 2 Tập đoàn có thể hợp tác trên nguyên tắc cạnh tranh hoàn hảo và bền vững.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc PVN cho biết, việc ký kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm xơ sợi polyester Đình Vũ là sự kiện quan trọng thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa VINATEX và PVTEX với nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định, giảm tối đa thời gian vận chuyển, lưu kho..., hy vọng nhận được sự đóng góp, chia sẻ và hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm của PVTEX từ các doanh nghiệp sợi của Vinatex. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của PVTEX sẽ đem lại giá trị, lợi thế lớn cho khách hàng khi kinh doanh.

Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa PVN và VINATEX là nền tảng mở đường cho mối quan hệ chặt chẽ và toàn diện giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực như cung cấp các sản phẩm xơ sợi polyester, hợp tác mở rộng thị trường xuất khẩu, đào tạo nhân sự, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như nhiều lĩnh vực khác vì lợi ích song phương và nâng cao giá trị thương hiệu của cả hai bên trong tương lai.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex phát biểu tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác

Ông Nguyễn Quốc Khánh, quyền Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc PVN phát biểu tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác

Lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn DMVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chứng kiến Lễ ký kết

Page 12: GIÁ: 17.500 ĐVN

22 23

DỆT M

AY

cho Đoàn. Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó TGĐ Vinatex, Chủ tịch HĐQT Dugarco chia sẻ, bộ trang phục cho Đoàn Thể thao Việt Nam phải thể hiện nét đặc trưng của tinh thần thể thao Việt. Sau những tháng chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu sâu sắc chủ đề của Đoàn trong SEA Games lần này, đội ngũ thiết kế và SX của Dugarco đã cố gắng phát triển thiết kế, vải, dựng mẫu và khảo sát số đo, sau đó sản xuất. Với lòng nhiệt tình và sự sáng tạo, bàn tay khéo léo, đội ngũ Dugarco đã làm nên những trang phục hoàn chỉnh nhất với ý tưởng do Tổng Cục Thể dục Thể thao đưa ra.

Với cách làm việc chuyên nghiệp, kinh nghiệm làm đồng phục và SX hàng xuất khẩu nhiều năm, Dugarco đã tạo nên bộ trang phục giúp cho Đoàn Thể thao Việt Nam nổi bật trong SEA Games. Trang phục cũng được xử lý không nhăn, không nhàu. Đặc biệt, áo veston có sự đột phá trong thiết kế với phần lót bên trong chỉ có ở phần thân trên áo, phía dưới để suông, tạo sự thông thoáng, dễ chịu cho người mặc trong thời tiết nóng bức của mùa hè.

Sự tham gia tài trợ trang phục cho Đoàn Thể thao Việt Nam của Dugarco thể hiện tinh thần chung của các doanh nghiệp Việt, đó là khi đã phát triển vững vàng, sẵn lòng chung tay đóng góp cho sự phát triển của tương lai nước nhà nói chung, cho nền thể thao Việt Nam nói riêng.

CHĂM CHÚT CHO NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ

Xác định người lao động chính là nguồn tài nguyên quý của đơn vị, Tổng Công ty luôn tổ chức chăm lo tốt cho người lao động. Nhân việc thực hiện chiến lược dài hơi cho việc phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa, Dugarco đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ nhân sự. Nhất là những người làm thị trường phải luôn cố gắng, phải giỏi mới làm thành công. Tuy nhiên, làm hàng nội địa phải có quyết tâm cao, luôn luôn cố gắng, dù thành công cũng không thể dừng lại, sao cho cơ chế quản lý vận hành như máu của doanh nghiệp.

Nhưng cũng nhờ sức ép liên tục đó mà trình độ của nhân lực được nâng cao lên đáng kể. Hiện nay, Dugarco có đội ngũ nhân lực giỏi công tác thị trường, trình độ làm ODM cũng được tăng dần lên. Với tổng số người lao động của Dugarco lên tới 10 ngàn, việc đào tạo nhân sự để đội ngũ đạt trình độ cao và đồng đều được coi là chìa khóa thành công của Tổng công ty.

Đặc biệt, cũng trong năm nay, Dugarco đã thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ và đào tạo kiến thức quản lý sản xuất cho công ty Lạc thủy (Hòa Bình), một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty. Là một công ty mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2/2015 nên lãnh đạo công ty, lãnh đạo Tổng công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý của cán bộ từ chuyền phó trở lên. Ban lãnh đạo công ty xác định rõ: Trong một chuyền may thì người quản lý chuyền như: trưởng, phó chuyền đóng vai trò rất quan trọng bởi họ là người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với người công nhân, điều hành mọi hoạt động của chuyền may để giữ vững năng suất, góp phần nâng cao thu nhập của người lao động. Để làm đúng vai trò của mình, người tổ trưởng cần biết cách quản lý, điều hành và chăm lo đến anh chị em trong tổ. Do đó, công tác đào tạo cán bộ của công ty được duy trì hàng năm. Và trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội được Tổng công ty Đức Giang tin tưởng đặt hàng đào tạo.

Bên cạnh đó, hoạt động thể dục thể thao để nâng cao thể chất cũng

được tổ chức thường xuyên. “Giải bóng đá DG LEAGUE 2015” mới được tổ chức với 7 đội tham gia. Sau hơn 2 tháng tranh tài sôi nổi, quyết liệt, giải đã kết thúc tốt đẹp. Dugarco cũng đã tham gia hội khỏe quận Long Biên 2015. Tham gia giải chạy: “Báo Hà Nội Mới lần thứ 42 - Vì hòa bình”… Những sự kiện thể thao này càng làm tăng tinh thần đồng đội, đoàn kết gắn bó giữa các CBNV của Dugarco, thúc đẩy anh chị em tăng cường hoạt động để tích lũy sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Trong tháng 7 năm nay, toàn hệ thống TCT Đức Giang cũng đã tổ chức thi thợ giỏi cấp cơ sở tại các công ty thành viên trên cơ sở đó tuyển chọn những người có tay nghề giỏi, những đội có thành tích cao nhất tham dự Hội thi thợ giỏi cấp Tập đoàn DMVN. Tất cả các DN thành viên của TCT như Cty TNHH may Đức Giang, Cty TNHH may Hưng Nhân, Cty TNHH may & TM Việt Thành, Cty cổ phần Thời trang phát triển cao và Cty cổ phần may Đức Hạnh đã cử người tham dự. Tại hội thi thợ giỏi năm nay, trong toàn hệ thống TCT có 245 thí sinh tham gia với các nội dung như sơ mi, jacket, quần âu, 100% các thí sinh đã hoàn thành tốt bài thi của mình.

Với những hoạt động tích cực để thực hiện “bản tổng phổ” một cách hài hòa, tin rằng Dugarco sẽ thành công trong con đường sự nghiệp, tạo ra những sản phẩm may mặc sắc sảo, phục vụ tốt cho người tiêu dùng thế giới và Việt Nam, xây dựng một đội ngũ những CBNV phát huy tối đa năng lực để cùng tỏa sáng.

DUGARCO: MÔI TRƯỜNG TỐTCHO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

THÀNH LẬP NĂM 1990, TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG - CTCP (DUGARCO) LÀ MỘT TRONG NHỮNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ LÀ NHÀ SẢN XUẤT, CUNG CẤP HÀNG MAY MẶC UY TÍN CHO NHIỀU KHÁCH HÀNG NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.

CẠNH TRANH BẰNG SỰ KHÁC BIỆT

Với mô hình hoạt động công ty mẹ-con, hiện nay Dugarco có 9 công ty thành viên đóng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình với gần 10.000 công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý chuyên nghiệp làm việc trong 22 nhà máy may, 160 dây chuyền sản xuất hiện đại, Tổng công ty đã thực sự trở thành một doanh nghiệp lớn của ngành Dệt May Việt Nam. Trong nhiều năm qua Dugarco đã liên tục đầu tư xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ năng lực và kinh nghiệm, một hệ thống quản lý khoa học và một môi trường lao động thân thiện, hài hoà, có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của mọi khách hàng đến từ nhiều nước và khu vực trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada...

Tổng công ty luôn coi việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là trên

hết. Từ đó xây dựng cho mình các chuỗi giá trị gia tăng về thiết kế thời trang, cung ứng nguyên phụ liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như các giải pháp đồng bộ về xúc tiến thương mại, công nghệ chất lượng, nhằm tạo ra những sản phẩm thời trang chất lượng cao, cạnh tranh và có sự khác biệt trên thị trường.

Với phương châm “Tự mình vươn lên, tranh thủ sức mạnh thời đại mới, hòa vào trào lưu tiến hóa chung của nhân loại”, Tổng công ty Đức Giang mong muốn đặt quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư lâu dài với mọi khách hàng trên cơ sở bình đẳng, các bên đều có lợi và phục vụ tốt cho người tiêu dùng.

Tổng Công May Đức Giang được biết đến không chỉ là một trong những DN mạnh trong Tập đoàn DMVN liên tục tăng trưởng để hội nhập và chủ động thực hiện chuỗi cung ứng dệt may, tăng cường chăm lo khâu thiết kế thời

trang và phát triển thương hiệu. Việc tập trung khai thác thị trường nội địa đánh dấu bước lột xác từ giai đoạn chỉ làm gia công, sang giai đoạn làm ODM, từ chọn nguyên phụ liệu, thiết kế, marketing đến phân phối sản phẩm thời trang. Mọi việc chủ động hơn, đòi hỏi mỗi người làm trong DN cần năng động hơn, trau dồi những kiến thức, kỹ năng mới, nhạy bén với cạnh tranh hơn nữa.

Sự chuyển đổi SX-KD, mà ban đầu là làm với thị trường nội địa của Dugarco là nằm trong chiến lược thay đổi mạnh mẽ, tiến nhanh, tạo đột phá của cả Ngành DMVN: chuyển từ phương thức làm CMT sang ODM. Có thể nói Du-garco là một trong những DN đi đầu trong chiến lược này. Cùng với sự hỗ trợ tích cực từ các Ban, Ngành, mà điển hình là cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, ý thức của người tiêu dùng đã được nâng lên một bậc, khi mua sắm NTD đã để ý hơn tới việc chọn hàng thời trang chất lượng, và do DN Việt Nam sản xuất. Việc liên tiếp tăng doanh thu mỗi năm tới 20% từ nguồn hàng nội địa, và liên tục cho ra đời thêm hai thương hiệu thời trang mới (HeraDG và SPearl) trong năm 2014, đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ Dugarco.

Một lĩnh vực hoạt động đang được đầu tư phát triển mạnh của Tổng công ty Đức Giang - CTCP là tư vấn thiết kế và sản xuất các loại đồng phục và bảo hộ lao động chất lượng cao, phù hợp với đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động. Do đó, năm 2015 khi vinh dự là nhà tài trợ trang phục trình diễn cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại Sea Games 28, Dugarco đã dùng những thế mạnh của mình để thiết kế và SX những bộ trang phục tốt nhất

MINH HƯƠNG

Page 13: GIÁ: 17.500 ĐVN

24 25

DỆT M

AY

sản phẩm. Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có đủ trình độ, bản lĩnh kế thừa cho sự phát triển bền vững của Tổng Công ty.

Bên cạnh đó Donagamex cũng đã phối hợp tốt với các chương trình đầu tư, phát triển của Tập đoàn. May Đồng Nai còn là đơn vị mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới như sản phẩm vải không dệt, bao bì nhựa kỹ thuật, in - thêu, chần gòn, cắt ép laser… Trong đó, sản phẩm vải không dệt của May Đồng Nai là một hướng đầu tư thành công nhất, sản lượng sản xuất đạt trên 150 tấn/tháng, tiêu thụ ở trong và ngoài nước. Đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể thay thế túi nylon và có khả năng tái chế, phân hủy trong môi trường. Hoạt động xã hội từ thiện luôn được quan tâm và coi trọng như một trách nhiệm xã hội thường niên. Hằng năm, doanh nghiệp trích khoảng 3 tỷ đồng vào Quỹ phúc lợi xã hội để chi cho hoạt động phúc lợi chung đối với cán bộ, công nhân viên và làm công tác xã hội từ thiện. Thường xuyên tặng quà, đóng góp quỹ vì người nghèo của tỉnh Đồng Nai và các huyện có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, đóng góp ủng hộ đồng bào bị khó khăn thiên tai bão lũ cho Hội chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai và các tỉnh thành trong cả nước; xây tặng nhà tình thương, tình nghĩa;

Phụng dưỡng suốt đời 1 mẹ Việt Nam Anh hùng, 3 mẹ các liệt sỹ…

Với những thành tích đã đạt được, Công ty cổ phần - Tổng Công ty May Đồng Nai đã được Đảng và Nhà nước dành tặng phần thưởng cao quý Huân chương Độc lập hạng Hai, hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ và Bằng khen của các cấp bộ, ngành. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Bùi Thế Kích được tặng Huân chương Lao động hạng Hai và được vinh danh là Doanh nhân tiêu biểu (2010) và Doanh nhân tiêu biểu, Doanh nhân văn hóa (2012). Donagamex nhận được Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Cúp vàng Hội nhập kinh tế quốc tế, top 100 nhà cung ứng đáng tin cậy tại Việt Nam, top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành May Việt Nam.

TIẾP TỤC ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

Donagamex là đơn vị thứ 2 thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) được tiến hành cổ phần hóa vào năm 2001. Sau cổ phần hóa, Donagamex phát triển rất mạnh mẽ cả về quy mô và chiều sâu.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Đồng Nai trong công cuộc phát triển kinh tế, CNH và HĐH đất nước; thực hiện

chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương huyện Thống Nhất; nắm bắt cơ hội và các làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam - nhất là ngành dệt may khi Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết; nhằm đầu tư mở rộng sản xuất và từng bước chuẩn bị cho việc di dời nhà máy của Tổng Công ty May Đồng Nai khi chuyển đổi công năng Khu CN Biên Hòa 1. Được sự cho phép và ủng hộ của UBND Tỉnh Đồng Nai, các cấp Sở ngành và địa phương huyện Thống Nhất; HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Đồng Nai đã quyết định đầu tư thực hiện Dự án Cụm Công nghiệp Hưng Lộc tại địa điểm Ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Dự án rộng 42 ha này có tổng mức đầu tư 155 tỷ đồng.

Năm 2015, Donagamex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 1.500 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ 1.400 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất trước thuế 62 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ 52 tỷ đồng.

Phát huy những thành quả đã đạt được, tận dụng những lợi thế sẵn có, Donagamex tiếp tục đồng tâm hiệp lực, đoàn kết tìm kiếm mọi giải pháp để tăng năng suất lao động, linh hoạt lựa chọn đơn hàng gia công có hiệu quả cao, đầu tư chiều sâu để trang bị máy móc thiết bị mới, hiện đại, cải tiến quy trình công nghệ và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, khai thác tốt các dự án đầu tư đã đi vào ổn định, đầu tư mở rộng có chọn lọc và hiệu quả hợp tác tốt với khách hàng, linh hoạt trong chính sách điều hành, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đại hội đồng cổ đông đề ra, đưa Tổng Công ty May Đồng Nai tiếp tục phát triển nhanh bền vững, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

PHÁT TRIỂNKHÔNG NGỪNG40 năm

DONAGAMEX:

LÀ ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX) THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG, CÔNG TY CỔ PHẦN - TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI (DONAGAMEX) ĐƯỢC THÀNH LẬP NĂM 1975 CHUYÊN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA; KINH DOANH CÁC THIẾT BỊ, PHỤ TÙNG VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA NGÀNH DỆT MAY.

VƯƠN LÊN MẠNH MẼ

Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế thế giới chậm hồi phục,

nhưng Tổng Công ty vẫn giữ vững khách hàng lớn và thị trường truyền thống. Nguồn lao động tuy có biến động nhưng vẫn giữ được đội ngũ công nhân lành nghề và CBNV có kinh nghiệm, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cho nên Tổng Công ty May Đồng Nai vẫn giữ vững được nhịp độ tăng trưởng hàng năm từ 12% trở lên, năm 2014 tổng doanh thu đạt trên 1.400 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 110 triệu USD, lợi nhuận tăng trên 10%, thu nhập bình quân của người lao động tăng trên 15%.

Donagamex cũng là đơn vị có mức chia cổ tức tương đối cao trong Tập đoàn. Chế độ BHXH các loại cho người lao động được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, người lao động còn được đi tham quan nghỉ mát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; được khen thưởng theo thành tích thi đua và danh hiệu thi đua… Năm 2014 cũng ghi nhận về chiến lược kinh doanh sản phẩm may mặc, phát triển nguyên phụ liệu, đầu tư mở rộng và hoạt động tài chính đã mang lại hiệu quả cao, Tổng Công ty áp dụng phổ biến công nghệ Lean để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển sản xuất và xuất khẩu gắn liền với phát triển xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu

PHẠM SỸ

Page 14: GIÁ: 17.500 ĐVN

26 27

DỆT M

AYVỮNG BƯỚC HỘI NHẬPMAY HƯNG YÊN:

QUẢN LÝ TỪ TÂM LÝNgười Hưng Yên hay làm nhưng không hay nói, ngại va chạm, sóng gió.

Có thể vì thế mà khó làm lớn. Có lần doanh nhân Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Hugaco đã chia sẻ như vậy khi tôi hỏi ông làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp mạnh, mà vẫn “im hơi lặng tiếng” như vậy. Nhưng cũng là người Hưng Yên, hiểu sâu sắc văn hóa, tâm lý con người nơi đây, nên ông cùng đội ngũ cán bộ chủ chốt qua ba thập kỷ đã xây dựng nên một doanh nghiệp may thuộc hàng mạnh và phát triển bền vững ở khu vực miền Bắc với hơn 12 ngàn lao động. Chiến lược trong thời gian tới của Tổng Công ty May Hưng Yên là tận dụng tối đa thế mạnh của mình là may, để tham gia khâu may trong chuỗi cung ứng toàn diện của Tập đoàn. Hội nhập sâu hơn nữa trong chuỗi cung ứng để mở rộng đầu tư, phát triển mạnh mẽ hơn khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Tổng Công ty sẽ hợp tác, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài, tận dụng thế mạnh của nhau để cùng phát triển. Trong thời gian này, May Hưng Yên đang chuẩn bị về vốn và nhân lực, cho giai đoạn nhảy vọt sắp tới. Đặc biệt trong đào tạo nhân lực, Hugaco chú ý tập trung cho nhóm nhân sự làm FOB, ODM, để đáp ứng công việc trong thời kỳ tới.

Ông Nguyễn Xuân Dương chia sẻ, quản lý doanh nghiệp dệt may mệt hơn những lĩnh vực khác, bởi trong môi trường phức tạp với quá nhiều lao động nữ, để giữ ổn định lao động, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

không phải đơn giản. Ông nói: “Nhiều năm gắn bó với nghề này, tôi nhận thấy, tính bất ổn của lao động chính là do tâm lý. Người đứng đầu doanh nghiệp nếu quản được tâm lý lao động thì sẽ thắng, mà quản lý tâm lý chính là quản lý dạ dày. Nếu anh để dạ dày người lao động ấm, tai người ta nghe lọt, thì họ gắn bó với doanh nghiệp. Chỉ đơn giản vậy.”

Nghề may không khác gì nghề nuôi tằm, cho tằm ăn dâu tốt thì tơ nhả ra đẹp. Nếu không trả mức thu nhập đủ để người lao động có cuộc sống ổn định, thì họ làm sao có tâm trí làm ra hàng chuẩn, hàng không lỗi.

Mức thu nhập trung bình mà Hugaco trả cho người lao động năm 2014 là 7,7 triệu đồng/người/tháng, thậm chí Công ty cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long - một doanh nghiệp thành viên của Hugaco còn trả mức thu nhập 8,5 triệu đồng/tháng cho người lao động. Đó là mức thu nhập đáng mơ ước với rất nhiều lao động dệt may tại những doanh nghiệp có nhà máy đóng tại thành phố lớn.

Giờ thì có thể hiểu vì sao ngay tại cổng chính của Hugaco lại có câu khẩu hiệu: “Tiền lương và thu nhập người lao động là thước đo năng lực và đạo đức của người quản lý”. Cũng có thể hiểu vì sao ở Hugaco, có nhiều cặp vợ chồng cùng làm việc. Nếu cuộc sống của gia đình họ không được đảm bảo, thì không có lý gì họ lại gắn bó với Hugaco như vậy. Không an phận với hiện tại, ông Dương còn luôn tính toán và lường trước những khó khăn của tương lai. Ông cho rằng, nếu chỉ chăm chăm vào những cái được trước mắt, quên đi lâu dài, sau này có vấn

XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẸ TRÊN VÙNG ĐẤT HƯNG YÊN, NƠI CON NGƯỜI NGÀN NĂM SỐNG VÙNG ĐỒNG BẰNG, VỚI NẾP VĂN HÓA LÚA NƯỚC, CHÂN CHỈ HẠT BỘT, ÍT VA CHẠM VÀ KHÔNG THÍCH NỔI BẬT, ÔNG NGUYỄN XUÂN DƯƠNG, NGƯỜI LÁI CON TÀU HUGACO ĐÃ DÙNG CHÍNH NÉT VĂN HÓA RIÊNG CỦA NGƯỜI HƯNG YÊN ĐỂ XÂY DỰNG NÊN DOANH NGHIỆP MẠNH, PHÁT TRIỂN VỮNG BỀN MÀ VẪN RẤT KIỆM LỜI VỚI GIỚI TRUYỀN THÔNG, NHƯ BẢN CHẤT NGƯỜI HƯNG YÊN VỐN VẬY.

MAI KHANH

đề gì, người lao động phải ra đường thì đó là lỗi của người quản lý.

“Quản lý doanh nghiệp mà không lo được cho người lao động ấm lưng thì đừng nói chuyện gì to tát. Đặc biệt, với nghề may, không bao giờ được lấy vốn vay để phát triển”, ông Dương chia sẻ thêm về quan điểm quản lý của mình.

ĐỂ GIỮ LỬA DOANH NGHIỆPXuất phát điểm từ một người

lính, rồi theo học Đại học Cơ điện Bắc Thái, đến năm 1981 ra trường, ông Dương gắn bó với Hugaco từ đó đến nay. Suốt thời gian đó, ông đã trải qua nhiều vị trí công tác, từ cán bộ bảo hộ lao động, tiền lương, nhân sự, đến Phó phòng Kỹ thuật, Trợ lý TGĐ rồi TGĐ và đến nay là Chủ tịch HĐQT. Có thể thấy, các vị trí ông đảm nhiệm đều có liên quan đến tài chính, chế độ cho người lao động.

Vì lẽ đó, ở vị trí cao nhất của doanh nghiệp, quan điểm “ăn chia” được ông chia sẻ rất cởi mở và đầy nhân văn. Ông bảo, muốn giữ lửa doanh nghiệp, phải giữ được sự ổn định, lòng nhiệt huyết của người lao động. Nói vậy nghe có vẻ hình tượng, nhưng điều cốt lõi nằm ở bài toán ăn chia của doanh nghiệp. Trong đó, lãnh đạo cần phải gương mẫu trong cả làm lẫn hưởng thụ để người lao động không cảm thấy bị thiệt thòi, không cảm thấy bị “vắt chanh bỏ vỏ”.

Giữ hòa khí trong một gia đình với 5-7 thành viên đã khó, đằng này, doanh nghiệp của ông quy tụ hàng ngàn lao động. “Nếu muốn doanh nghiệp đoàn kết thì đừng tư lợi và người giữ lửa phải có sự hy sinh cá nhân, gương mẫu, không tham lam”, bí quyết của ông chỉ có vậy.

Không chỉ bằng thu nhập, ông Dương còn chủ trương giữ lao động bằng điều kiện sống tốt nhất có thể. Vì thế, Hugaco cũng được tiếng là doanh nghiệp dệt may tiên

phong trong đầu tư tạo điều kiện sống ổn định cho người lao động. Hiện giờ, trường mầm non do Tổng công ty đầu tư đã có quy mô 350 cháu, trong đó con cán bộ, công nhân viên được gửi miễn phí. Hugaco cũng đã đầu tư nhà ở cho công nhân với khoảng 48 căn hộ…

CÔNG NGHIỆP TỚI ĐÂU, AN SINH XH TỚI ĐÓ

Nhờ sự chỉ đạo sáng suốt và tầm nhìn của người đứng đầu, sự đoàn kết như một của tập thể hơn 12 ngàn lao động, trong năm 2014, Hugaco đã đóng góp 357 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may, tăng 50 triệu USD so với năm 2013. Dự kiến năm 2015, KNXK của Hugaco sẽ tăng 12%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,3 triệu đồng/tháng.

Thật đáng tự hào khi Hugaco đã tạo ra diện mạo mới mẻ tại không ít vùng đất. Đó là vùng đất nghèo tại An Lập, huyện Sơn Động, TP. Bắc Giang khi Nhà máy May Sơn Động được Hugaco đầu tư hơn 33,5 tỷ đồng và đưa vào sản xuất năm 2010. Sau 4 năm hoạt động, đến nay, Nhà máy có quy mô 1.000 lao động đã thu hút, tạo việc làm cho 500 lao động với mức lương 4,8 triệu đồng/người/tháng.

Đó là vùng đất Ninh Bình, khi

Nhà máy May xuất khẩu Ninh Bình trong tình trạng thua lỗ nặng đã được Hugaco bơm vốn, trực tiếp điều hành và chỉ sau 1 năm đã cắt lỗ toàn bộ. Xí nghiệp thứ hai vừa được đưa vào hoạt động cuối tháng 1/2015, sẽ tạo nên quy mô và diện mạo mới cho Nhà máy tại vùng đất này trong những năm tới.

Không thể không nhắc tới thương vụ mua lại Xí nghiệp May Gunyong (nay là May Hưng Long II) đang làm ăn thua lỗ của ông chủ Hàn Quốc tại TP. Hưng Yên vào 3 năm trước. Với kinh nghiệm của mình, ông đã kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại sản xuất và tăng cường cán bộ quản lý, kỹ thuật để đưa Nhà máy hoạt động trở lại.

Thời điểm nhận bàn giao chỉ có 70 công nhân thì nay thu hút trở lại 600 lao động. Hiện May Gunyong đã trở thành 1 trong 12 mắt xích quan trọng trong hệ thống Hugaco.

Với chữ AN làm đầu, Hugaco vẫn nỗ lực cố gắng, để luôn giữ được khách hàng ổn định, nâng cao đời sống người lao động, nhận được đánh giá cao từ khách hàng, phát triển thêm khách hàng mới. Mục tiêu của Hugaco là công nghiệp đi tới đâu, tạo việc làm, an sinh xã hội tới đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng xuất khẩu.

Page 15: GIÁ: 17.500 ĐVN

28

DỆT M

AY

nghiệp dệt may tiêu biểu, Top 20 Nhà cung cấp uy tín Asean, Top 20 Nhà quản lý tâm - tài. Đặc biệt, mới đây tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ - Hà Nội, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư phát triển và truyền thông The Big One Việt Nam với sự phối hợp và tham gia của Liên hiệp các Hội KH & KT Hà Nội; Hội truyền thông Việt Nam; Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; Viện Sở hữu trí tuệ, đã tổ chức lễ tôn vinh “Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2015”. Tại buổi lễ, Công ty CP May Quốc tế Thắng Lợi vinh dự nhận giải thưởng Top 50 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, đánh dấu sự phát triển không ngừng và từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm và vị thế của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Danh hiệu “Nhãn hiệu nổi tiếng - Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2015” là danh hiệu uy tín dành cho những nhãn hiệu tiêu biểu Việt Nam trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Danh hiệu đã góp phần khẳng định sự tin tưởng của người tiêu dùng Việt Nam với các doanh nghiệp cũng như các nhãn hiệu mang thương hiệu Việt. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có thêm động lực để ngày càng nỗ lực, không ngừng phát triển và cung cấp ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, làm nên những nhãn

hiệu Việt mang tầm quốc tế.

Phát biểu tại Lễ vinh danh, ông Ngô Đức Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP May Quốc tế Thắng Lợi phấn khởi cho biết, với danh hiệu này, Công ty CP May Quốc tế Thắng Lợi tiếp tục khẳng định vị trí lớn mạnh, thương hiệu uy tín trên thị trường. Đây cũng là nguồn cổ vũ, động viên cán bộ nhân viên Công ty tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các kế hoạch đề ra và là động lực để Công ty CP May Quốc tế Thắng Lợi không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng.

Mục tiêu của Công ty cổ phần May Quốc tế Thắng lợi trong thời gian tới là thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể, được thể hiện từ chính sách sản phẩm đến giá cả, hệ thống phân phối, các chương trình xúc tiến thương mại… mà xuyên suốt là lấy yếu tố con người là động lực cho sự phát triển. Quan tâm đến công tác xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ, công tác có hiệu quả để từng bước kế thừa và phát huy kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ đàn anh. Bên cạnh đó Công ty cũng tăng cường công tác đào tạo cán bộ kế cận, thu hút nhân tài để hướng đến sự phát triển bền vững.

SECUTECH VIETNAM 2015: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ AN NINH, AN TOÀN, PCCC

Cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại, cùng với đó là những nguy cơ khó lường về mất an ninh, an toàn. Nhưng loài người vốn chưa bao giờ chịu dừng lại trước bất cứ một thách thức nào. Và khoa học công nghệ đã giúp cho con người hiện thực hóa những tưởng tượng không giới hạn của mình. Đi đầu trong những giấc mơ không giới hạn ấy là thị trường thiết bị ngành an ninh, an toàn, PCCC. Hàng năm, có một ngày hội dành cho những người liên quan đến lĩnh vực này.

Sau 7 kỳ tổ chức thành công, Secutech Vietnam 2015 lần thứ 8 tiếp tục đồng hành cùng các nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng đầu về kỹ thuật, thiết bị an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; là nơi để giới chuyên môn, người tiêu dùng khám phá xu hướng, giải pháp tiên tiến và sản phẩm mới nhất trong lĩnh vực này. Triển lãm diễn ra từ ngày 18 - 20/08/2015 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP.HCM.

Triển lãm do Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR) và Tập đoàn Messe Frankfurt New Era Business Media phối hợp tổ chức, quy tụ hơn 200 gian hàng, trưng bày hàng nghìn sản phẩm và ứng dụng an ninh, an toàn, PCCC, cứu nạn cứu hộ mới nhất trên thế giới như: Hệ thống kiểm soát vào ra, phòng cháy chữa cháy, báo động đột nhập, các giải pháp tích hợp cho tòa nhà, khu công nghiệp, giao thông, ngân hàng, ngành bán lẻ, nhà riêng...

Ngoài các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giải pháp công nghệ, tại triển lãm còn diễn ra các cuộc hội thảo chuyên ngành về thiết bị an ninh, an toàn; nhà thông minh & tiết kiệm năng lượng; điện & tự động hóa... với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia đầu ngành.

CẨM HÀ

MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI:

KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU VIỆTCÔNG TY CP MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI ĐƯỢC THÀNH LẬP TRÊN CƠ SỞ NGÀNH MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY THẮNG LỢI (THÀNH LẬP TỪ NĂM 1958). NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY LÀ SẢN XUẤT, KINH DOANH, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC, CHĂN-DRAP-GỐI, SẢN PHẨM NHỒI BÔNG, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, ĐẠI LÝ MUA BÁN, KÝ GỬI HÀNG HÓA; KINH DOANH VẢI, HÀNG MAY SẴN, GIÀY DÉP, PHỤ LIỆU MAY, MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP; KINH DOANH KHO BÃI, BẤT ĐỘNG SẢN…

thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chất liệu vải 100% cotton, có đặc điểm ưu việt là hút mồ hôi, mát trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông. Vải in hoa hoặc nhuộm màu được xử lý chống nhăn, kháng khuẩn, mềm mại. Mặt hàng chăn-drap-gối được thiết kế độc quyền với phong cách thiết kế đa dạng, giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn theo từng mùa, tăng thêm nét sang trọng từng không gian trong ngôi nhà. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm may mặc khác như Jacket, sơ mi, quần kha ki, áo body…

Không chỉ sản xuất kinh doanh hiệu quả, Công ty còn tham gia nhiều chương trình từ thiện và các hoạt động xã hội như chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì Trường Sa, Hoàng Sa”, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tặng tiền cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam… Số tiền đóng góp cho các chương trình từ thiện xã hội hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.

Liên tục nhiều năm, sản phẩm của Công ty được các tổ chức trao danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty được vinh danh là doanh

Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu chính như tổng doanh thu và kim ngạch xuất

khẩu năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 10-12%; đời sống và thu nhập của người lao động luôn được cải thiện; giữ vững mức chia cổ tức như Đại hội hội đồng cổ đông đề ra. Công ty CP May Quốc tế Thắng Lợi có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện chủ trương của Bộ chính trị về “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Ghi nhận thành tích của Công ty, Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Ngoài ra, Công ty nhận được nhiều Cờ, Bằng khen của Bộ Công Thương và Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Các hoạt động đoàn thể của Công ty luôn được duy trì. Đảng bộ công ty luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Công ty cung cấp cho thị trường nhiều chủng loại hàng may mặc với thiết kế đa dạng, đáp ứng

CẨM HÀ

29

Page 16: GIÁ: 17.500 ĐVN

30

DỆT M

AY

Việt sử dụng? Thực tế, chúng tôi đã đưa ra thị trường nội địa những sản phẩm hợp mốt, hợp túi tiền người Việt và có chất lượng không thua kém hàng ngoại, nhưng chưa nhiều người tiêu dùng biết đến ưu thế này của Mattana, cũng như thương hiệu Mattana. Qua những cuộc thi như thế này, với sự lan tỏa của nó trên cộng đồng mạng, những lợi ích của sản phẩm sẽ được người tiêu dùng hiểu, và sau đó sẽ lựa chọn. Chúng tôi cũng muốn người tiêu dùng hiểu là Mattana luôn quan tâm chăm sóc họ về nhu cầu thời trang, và mặt hàng thời trang đó phải có tính năng bảo vệ sức khỏe.

- Sử dụng mạng xã hội để tạo sự kiện thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, truyền tải thông điệp thương hiệu, phải chăng sẽ là xu thế truyền thông mà các thương hiệu thời trang sẽ tích cực khai thác, thưa bà?

- Với Mattana thì đây là cuộc thi mang tính tương tác cao, kết nối rộng rãi mọi đối tượng khách hàng. Không chỉ tri ân khách hàng, và những CBCNV của mình, mà qua sự kiện này, chúng tôi còn biết được khách hàng mong muốn gì từ Mattana để linh hoạt đáp ứng kịp thời. Biết được tâm tư, tình cảm của CBVN để thay đổi, cải thiện môi trường làm việc.

- Quan tâm sâu sát CBNV, chú ý đặc biệt đến truyền thông nội bộ, phải chăng là truyền thống của NBC?

- Đúng vậy, Tổng Giám đốc của May Nhà Bè là người có tâm, có tài. Chúng tôi học được nhiều từ anh. Anh luôn cuốn hút mọi người hành động theo mình, sống tích cực mỗi ngày. Anh cũng đặc biệt quan tâm cuộc sống của mọi CBCNV NBC, tạo điều kiện hợp lý để ai cũng có thể phát triển tốt trong ngôi nhà chung NBC.

- Xin cảm ơn bà!

ĐỪNG ĐỂ ĐUỐI SỨC

Hiệp định TPP nhiều phần chắc chắn sẽ được ký kết cuối năm 2015. Vì lẽ đó mà cơn sóng đầu tư vào dệt may ở Việt Nam gia

tăng mạnh từ 2014 tới nay, trong đó có cả DN trong nước và FDI. Tuy nhiên, DN Việt lại yếu hơn trong khả năng đầu tư bởi vấn đề vốn, kinh nghiệm cũng như quan hệ bạn hàng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp dệt may Việt không đuối sức trong con đường dài?

Theo thông tin mới đây từ Vi-tas, tỷ trọng XK của các DN Dệt May

Việt Nam ngày càng giảm, các DN FDI phát triển nhanh. Riêng 2014, đầu tư FDI vào VN là 2 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2015 đầu tư nước ngoài vào VN là 750 triệu USD. Các nền kinh tế đầu tư lớn vào VN gồm có Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, EU, Mỹ, Nga (trong 2 năm qua Nga đã đầu tư mạnh vào VN). Ở nước ta đang diễn ra hiện tượng mua, bán, sáp nhập DN tương đối nhiều, nhất là các DN có quy mô trung bình. Các DN FDI trả lương cao nên thu hút nhiều nguồn nhân lực, trong khi hầu hết các DN VN, ngoại trừ Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)

lại chưa có chiến lược liên kết.

Các DN dệt may VN, không còn con đường nào khác ngoài liên kết với nhau trong đầu tư, tăng sức mạnh và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ trọn gói của khách hàng, chuyển đổi phương thức SX từ CMT sang ODM, tận dụng tối đa lợi thế về miễn thuế khi hàng xuất vào các nước thành viên TPP. Thời gian không chờ đợi chúng ta. Nếu như không có tầm nhìn chiến lược, thì tất yếu sẽ phải nhường sân chơi cho DN nước ngoài, thì con em chúng ta lại tiếp tục kiếp làm thuê ngay trên quê hương của mình.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas từng chỉ ra, rằng Dệt May Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng chuỗi liên kết có tính hệ thống. Đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị để tạo nên sức mạnh chung, xây dựng các nhóm chuyên ngành hoạt động trên cơ sở tự nguyện, thoải mái, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi thành viên. Có như vậy, chúng ta mới không sớm đuối sức trong thị trường, mất đi lợi thế mang tính lịch sử trong giai đoạn này.

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

CÁCH ĐI MỚIĐỂ QUẢNG BÁ THỜI TRANG VIỆT

MỚI ĐÂY, CỘNG ĐỒNG MẠNG KHÁ SÔI NỔI THAM GIA CUỘC THI TRÊN MỘT FANPAGE CỦA THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG NAM MATTANA, THUỘC TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ (NBC). SAU HIỆU ỨNG TỪ CUỘC THI NÀY, MỘT SỐ CUỘC THI, GAME NHO NHỎ CŨNG ĐƯỢC TỔ CHỨC TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG KHÁC. PV CÓ CUỘC TRAO ĐỔI VỚI BÀ TRẦN THU HIỀN - GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÍA BẮC NBC VỀ CÁCH ĐI MỚI ĐỂ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG VIỆT NÀY.

BH

- Thưa bà, Mattana có thế mạnh gì khiến Chi nhánh phía Bắc NBC mạnh dạn tổ chức một cuộc thi trên Fanpage Mattana – cuộc thi “Đại gia đình Mattana”, kêu gọi rộng rãi đối tượng dự thi, từ khách hàng tới CBNV của NBC?

- Mattana luôn tự hào và tự tin về sản phẩm dành cho phái mạnh. Bởi nó mang đến cho người tiêu dùng vẻ đẹp lịch sự, sang trọng. Hơn thế nữa, sản phẩm Mattana còn chú trọng đặc biệt tới bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Mỗi sản

phẩm Mattana có đặc tính chăm sóc sức khỏe nhờ được lựa chọn may từ những chất liệu nổi tiếng thế giới, có tác dụng kháng khuẩn, độ hút ẩm cao.

- Qua cuộc thi, thêm nhiều người tiêu dùng Việt biết đến Mattana, nhưng liệu họ có dễ dàng tiếp cận với sản phẩm thời trang này?

- Mattana cũng cố gắng tạo nên tiện ích nhất cho phái mạnh. Với hệ thống phân phối rải đều trên toàn quốc, các anh có thể dễ dàng mua được hàng Mattana ưng ý ở bất cứ đâu. Thậm chí, các anh có thể đặt hàng qua điện thoại, qua mạng…

- Cuộc thi đã có tác động nhất định tới người tiêu dùng Việt Nam. Vậy bà cho biết, còn hiệu ứng nào khác mà cuộc thi “Đại gia đình Mattana” mang lại?

- Được khách hàng đánh giá là sản phẩm may mặc chất lượng cao cho người tiêu dùng, chúng tôi cũng mong muốn cảm ơn người tiêu dùng luôn ủng hộ, đồng hành cùng Mattana, và đội ngũ CBCNV đã ngày đêm cố gắng làm việc. Chúng tôi tổ chức chương trình thi này còn với mong muốn, mọi người am hiểu hơn nữa về sản phẩm, biết cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, tin tưởng vào chất lượng hàng Việt Nam, yêu tấm áo manh quần mình mặc, yêu công việc của mình.

- Vậy sứ mệnh của Mattana, cùng như các sản phẩm khác của NBC dành cho thị trường nội địa là gì, thưa bà?

- Sản phẩm của NBC đã đi khắp thế giới, được người tiêu dùng Mỹ, châu Âu, Nhật Bản sử dụng và tin tưởng nhiều năm nay. Vậy thì tại sao chúng ta lại không sản xuất hàng thời trang chất lượng tốt cho chính người

Bà Trần Thu Hiền trả lời PV

31

Page 17: GIÁ: 17.500 ĐVN

32 33

DỆT M

AYLÀNH MẠNH HÓA MÔI TRƯỜNG DỆT MAY

Việt Nam hiện có 31% hàng dệt may, da giày đang được xuất khẩu vào 11 quốc gia thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với 6.000 doanh nghiệp và 2,5 triệu lao động trong ngành, nếu không có những điều chỉnh, hoàn thiện môi trường lao động để phù hợp với điều kiện của TPP thì sẽ rất khó để các doanh nghiệp dệt may trong nước giữ được thị phần xuất khẩu vào các quốc gia thành viên của Hiệp định này. Đây cũng là lý do Bộ Lao động, Thương binh

LẦN ĐẦU TIÊN, BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI PHỐI HỢP VỚI TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ILO TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH THANH TRA LAO ĐỘNG TẠI 360 DOANH NGHIỆP DỆT MAY TRONG NƯỚC NHẰM KHẮC PHỤC NHANH CHÓNG NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

và Xã hội phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế ILO tổ chức chiến dịch thanh tra lao động tại 360 doanh nghiệp dệt may trong nước.

Chiến dịch thanh tra lần này nhằm lành mạnh hoá môi trường làm việc của các doanh nghiệp dệt may. Kết quả của chiến dịch thanh tra sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may cải thiện điều kiện làm việc và giúp hàng hoá các doanh nghiệp này đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của các thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ.

NGỌC DUNG

Tại Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2015, bà Julia K.Hughes Chủ tịch Hiệp hội thời trang Mỹ cho biết, nhiều DN Mỹ mong muốn tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia tham gia Hiệp định TPP. Việt Nam đang được xếp hạng cao nhất về khả năng thu hút các DN mới, vì vậy không thể bỏ lỡ cơ hội này...

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam hiện nay là lệ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài. Dệt May là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhưng về chuỗi giá trị gồm nguyên liệu, nghiên cứu thiết kế, sản phẩm, marketing và phân phối vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, các quy định về môi trường ngày càng khắt khe.

Do khả năng vốn của các DN “nội” thấp, nên đến nay sản xuất nguyên liệu hỗ trợ cho ngành Dệt May gần như mới chỉ tập trung cho các công đoạn giá trị gia tăng thấp, các khâu có giá trị gia tăng cao như sợi, hóa chất, chất trợ nhuộm,

nhuộm in hoa và hoàn tất vải vẫn phải nhập khẩu. Cùng với đó, Việt Nam phải chịu ảnh hưởng trực tiếp khi mức lương tối thiểu, vốn đầu tư, giá nguyên phụ liệu… tạo sức ép buộc DN phải tăng chi phí sản xuất.

Khắc phục những hạn chế trên, Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục mời gọi các DN trong, ngoài nước đầu tư vào những khâu yếu nhất của ngành Dệt May. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã tập trung đầu tư mạnh cho các khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm… Từ năm

2013 đến nay, Tập đoàn đã đầu tư 14 dự án sợi, 15 dự án dệt, 15 dự án may… với tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành vào năm 2016, các dự án có khả năng đáp ứng 50-60% nhu cầu. Về phía DN Dệt May, để tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định với những ưu đãi lớn, các DN cần chủ động nghiên cứu đầu tư, cải tiến công nghệ, thiết kế mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, DN “nội” cần tăng cường liên kết, chia sẻ cơ hội và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, chủ động phân định vai trò, mức đóng góp của từng đơn vị dựa trên khả năng về vốn, công nghệ... để có thể định rõ vị trí, tầm quan trọng trong chuỗi liên kết nội địa. Qua chuỗi liên kết, mỗi đơn vị sẽ từng bước tái cơ cấu để phát triển theo định hướng chuyên môn hóa cao, bảo đảm tốt nhiệm vụ trong quá trình phân công lao động của Ngành.

Công nghệ sản xuất tinh gọn (Lean) được nhiều doanh nghiệp may tìm hiểu và áp dụng. Lean là phương pháp cải tiến có hệ thống, liên tục và tập trung vào việc tạo thêm giá trị cùng lúc với việc loại bỏ các lãng phí. Theo nguyên lý, Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất.

Một số lợi ích chính khi áp dụng mô hình Lean

1. Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, nhờ giảm thiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, tăng năng suất lao động thông qua giảm chờ đợi, giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc.

2. Rút ngắn thời gian, chu trình sản xuất nhờ hợp lý hóa thao tác, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất và thời gian

chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau.

3. Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình do tồn kho quá mức cần thiết, kể cả tồn kho bán thành phẩm dang dở giữa các công đoạn và thành phẩm.

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng thông qua các công cụ hữu ích như duy trì năng suất tổng thể, bố trí sản xuất theo mô hình tế bào.

5. Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt, đồng thời giảm thiểu áp lực lên các nguồn lực đầu vào (con người,

MỘT SỐ LỢI ÍCH CHÍNH CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤTTINH GỌN LEAN TẠI DOANH NGHIỆP MAY

thiết bị) trước các yêu cầu đa dạng của thị trường thông qua thực hành cân bằng sản xuất mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất. Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo.

Qua thực hiện của các doanh nghiệp may cho thấy: Việc triển khai Lean đem đến sự thành công, ngoài đội ngũ tư vấn tốt, còn cần có sự quyết tâm, nỗ lực không ngại khó, ngại thay đổi của người đứng đầu Công ty và người lao động của toàn doanh nghiệp.

Bạn cần biết

Page 18: GIÁ: 17.500 ĐVN

34 35

DỆT M

AY

Doanh nghiệp giảm khả năng cạnh tranh, chỉ tiêu lợi nhuận không đạt, thuế nộp Nhà nước cũng giảm, người lao động giảm thu nhập. Còn với những công ty nhỏ, cạnh tranh yếu hơn thì “chịu không nổi” phải đóng cửa, lao động thất nghiệp và khi đó quỹ trợ cấp thất nghiệp tiếp tục phải giải quyết.

Bài học của Myanmar đã cho thấy, tăng lương tối thiểu lên gấp đôi, lập tức các đơn hàng chuyển về Việt Nam và một số quốc gia khác, như vậy kéo theo hàng ngàn lao động mất việc.

“Chúng ta nếu không cẩn thận, kịch bản như vậy cũng sẽ xảy ra. Bởi khách hàng đến đặt hàng bao giờ cũng quan tâm tới xu hướng tăng lương tối thiểu ở Việt Nam”, bà Huyền cho biết.

Cũng là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty May Hồ Gươm và May Chiến Thắng, cho rằng, tăng lương phải tăng “chuẩn” để giữ được giá ổn định, bởi nhiều lần chưa tăng lương, giá cả đã tăng vù vù, như vậy người lao động đâu có được hưởng lợi.

Và hậu quả của doanh nghiệp là sức cạnh tranh kém, bởi bình quân hiện nay 70% doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. Nếu tăng lương ồ ạt, thì tỷ lệ này còn cao nữa, doanh nghiệp khá thành trung bình, trung bình thành doanh nghiệp yếu.

Riêng với bản thân 2 doanh nghiệp của bà Ty, nếu lương tối thiểu tăng 16%, tiền bảo hiểm của

doanh nghiệp sẽ tăng mỗi tháng thêm gần 1 tỷ đồng.

Với những khó khăn được phân tích, đại diện các doanh nghiệp đều kiến nghị mức tăng lương tối thiểu hợp lý nên từ 6-7% là cao nhất và tăng từ từ không nên tăng một cách đột biến.

DOANH NGHIỆP SẼ KHÔNG TRỤ ĐƯỢC LÂU

Ngày 3/8/2015, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) - đại diện cho các DN ngành dệt may cũng đã gặp gỡ báo giới chia sẻ thông tin và quan điểm của mình về lộ trình tăng lương tối thiểu vùng. Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tỏ ra quan ngại trước lộ trình tăng lương tối thiểu vùng khá dày hiện nay.

Việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm đi đôi với việc tăng tỷ lệ các khoản đóng bảo hiểm (BHXH từ 2010 đến 2014 cứ hai năm tăng thêm 1%) đã ảnh hưởng rất lớn đến DN. Thực tế hiện nay DN phải trích nộp 24%, người lao động phải đóng 10,5% và 1% đoàn phí nếu là đoàn viên công đoàn.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký VITAS thì không nên tăng lương tối thiểu vùng 2016 ở mức 14-16% như dự kiến. Thay vào đó, VITAS kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng ở mức 6%. Căn cứ đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng là 6% dựa vào chỉ số CPI dự kiến năm 2015 là 3%, mức tăng năng suất lao động của Việt Nam đạt từ 3,3-3,5%.

“Chúng tôi ủng hộ việc tăng

lương, đứng trên quan điểm tăng thu nhập của người lao động, tuy nhiên, Nhà nước cần nghiên cứu, tính toán lại để có mức tăng phù hợp nhằm giúp DN có điều kiện tồn tại và phát triển”, ông Cẩm nêu ý kiến.

Tăng lương tối thiểu vùng, cũng không đồng nghĩa với việc tất cả NLĐ sẽ được tăng thu nhập do các khoản phí nêu trên cũng tăng theo tỷ lệ. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các nước trong khu vực, thì một người lao động đi làm có mức thu nhập bằng nhu cầu sống tối thiểu cộng thêm 0,5 để nuôi thêm một con. Trong khi ở Việt Nam số cộng thêm để nuôi con là 0,7. Cách tính toán như thế này đang gây áp lực cho DN Việt Nam.

Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Vitas còn đưa ra con số đáng lưu ý. Nếu như trước đây, DN DMVN đóng góp tới 80% KNXK dệt may hàng năm, thì nay chỉ còn chiếm 30%, các DN FDI đang giữ 70% KNXK của DMVN. Như vậy, thuận lợi cho dệt may mà ta vất vả đàm phán để ký được các FTA, thậm chí phải hy sinh một số lợi ích khác để giành được ưu thế cho dệt may phát triển, thì những ưu thế này sẽ được tận dụng phần lớn bởi các DN FDI.

Ngành dệt may đang thu dụng gần 3 triệu lao động và hiện nay DN DMVN đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc tăng tiền lương tối thiểu. Con số thống kê từ ngành thuế cho hay, hiện nay Việt Nam có 483 ngàn DN đang còn hoạt động, trong đó 96% là DN nhỏ và siêu nhỏ, nhưng có tới 70% DN Việt làm ăn không có lãi.

TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU

NÊN DỰA VÀO SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ MỨC THU NHẬP CAO, SỐNG KHỎE THÌ MỚI XÂY DỰNG ĐƯỢC DOANH NGHIỆP KHỎE. HAY DOANH NGHIỆP PHẢI KHỎE THÌ MỚI CÓ NGUỒN LỢI TỨC NUÔI NGƯỜI LAO ĐỘNG? NHỮNG BẤT ĐỒNG Ý KIẾN TRONG THỜI GIAN QUA VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CŨNG KHÔNG NẰM NGOÀI VẤN ĐỀ LỰA CHỌN AI NÊN KHỎE TRƯỚC. VẬY CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯA RA GIẢI PHÁP NÀO HỢP LÝ HƠN CHO VIỆC NÂNG CAO MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG MÀ DOANH NGHIỆP VẪN KHỎE?

DOANH NGHIỆP NHƯ “NGỒI TRÊN ĐỐNG LỬA”

Nếu mức đề xuất tăng lương lên 16% được áp dụng sẽ kéo theo mức tăng đáng kể các chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Đại diện các doanh nghiệp đều kiến nghị mức tăng lương tối thiểu hợp lý nên từ 6-7% là cao nhất và tăng từ từ không nên tăng một cách đột biến.

Tại cuộc họp Hội đồng tiền lương quốc gia đầu tháng 8, mức tăng lương tối thiểu vùng 2016

vẫn chưa được thống nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xét các yếu tố như lạm phát, năng suất... để tăng lương tối thiểu vùng như hiện nay là chưa phù hợp.

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động cho rằng, việc tăng lương tối thiểu quá cao sẽ không có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, cho biết, mức lương trung bình của NLĐ ở các doanh nghiệp trung bình và trung bình khá trở lên

chiếm 53% trong tổng chi phí.

Khi tăng 16%, nếu mọi chi phí giữ nguyên thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 25%. Với mức tăng lương phải thực hiện trong năm 2015, riêng chi phí đóng bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải bỏ ra thêm để đóng cho hơn 7.200 lao động là 15 tỷ đồng, người lao động phải đóng thêm 4,85 tỷ đồng.

Như vậy, nếu năm 2016 lương tối thiểu tăng thêm 16% thì phí đóng bảo hiểm mà doanh nghiệp phải bỏ ra thêm sẽ là 10 tỷ đồng, người lao động cũng sẽ phải đóng thêm khoảng 4,5 tỷ đồng nữa.

Trong khi từ đầu năm 2015 đến nay, doanh nghiệp dệt may nói chung đều đang đối mặt với khó khăn do đồng Euro mất giá so với đồng USD và đơn hàng giảm.

Hơn nữa, theo bà Huyền, với mức tăng lương tối thiểu như năm 2015, người lao động đi làm nhưng chỉ chơi không làm gì hoặc làm không đủ định mức thì doanh nghiệp vẫn phải trả mức lương là hơn 3,5 triệu đồng/tháng (không tính làm thêm).

Và với tốc độ tăng như thế này sẽ tạo tâm lý ỉ lại cho người lao động. Cơ hội việc làm cho những người lao động này cũng ít đi và chất lượng cũng bị ảnh hưởng.

MH-MK

Page 19: GIÁ: 17.500 ĐVN

36 37

DỆT M

AY

Và khi đã không có lãi thì không có nguồn đầu tư tích lũy, không nâng cao được đời sống NLĐ. Câu hỏi đặt ra là tại sao DN nước ngoài tại Việt Nam cứ lớn dần lên trong khi DN Việt thì thu nhỏ lại? Đơn cử trong Ngành Dệt May, Vinatex là đơn vị đầu tư mạnh nhất mà từ đầu năm tới nay mới chỉ đầu tư hơn 400 triệu USD, trong khi chỉ một DN FDI thực hiện một dự án của họ ở Đồng Nai đã có mức đầu tư lên tới 660 triệu USD. Nếu như gánh nặng tăng lương tối thiểu tiếp tục đè lên vai DNVN, thì DN Việt sẽ chẳng trụ nổi bao lâu nữa.

Việc tăng lương tối thiểu với mục tiêu nâng cao đời sống cho NLĐ là đúng, nhưng Nhà nước cần có cách tính toán cũng như lộ trình hợp lý hơn để thu nhập NLĐ thực tăng mà không làm khó cho DN.

CẦN CĂN CỨ VÀO NHU CẦU NLĐ VÀ “SỨC” DOANH NGHIỆP

Bàn về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, đại diện ILO tại Việt Nam cho rằng: Công đoàn và giới chủ đã có sự ghi nhận quan điểm và lợi ích của nhau hơn trước đây. Bên cạnh việc tăng cường thương lượng, hai bên cần tính tới các yếu tố kinh tế xã hội. Trả lời câu hỏi từ báo chí về nhận định của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) trước các mức đề xuất lương tối thiểu vùng năm 2016 giữa Tổng LĐLĐ VN và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông René Robert, Quyền Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng:

“Tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động thường có những đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu rất khác nhau do mỗi bên đều đang đại diện lợi ích cho các thành viên của mình. Sự khác biệt này là phổ biến tại các quốc gia khác trên thế giới”.

Theo quan sát của ILO, năm nay mức độ chênh lệch trong đề xuất tăng tiền lương tối thiểu giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và VCCI đã giảm so với những năm trước. Điều này cho thấy rằng hai bên đã ghi nhận quan điểm và lợi ích của phía bên kia.

Ông René Robert dẫn chứng, phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia vào năm 2013 khi Hội đồng mới bắt đầu thành lập, Tổng LĐLĐ VN đề xuất tăng lương tối thiểu bình quân 29,5% cho 4 vùng trong khi VCCI đề xuất mức tăng tối đa là 10%.

Tuy nhiên vào năm 2014, mức tăng mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất đã giảm xuống bình quân là 22,9% cho 4 vùng và VCCI đề xuất tăng lương tối thiểu từ 10-12%. Khoảng cách trung bình là 10%.

Sau cuộc họp chiều 5/8/2015 tại trụ sở Bộ LĐ - TB&XH (Hà Nội), mức chênh về xuất lương tối thiểu vùng của 2 bên chỉ còn giao động từ 2-5%.

Nhận định về mức tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2016, đại diện ILO tại Việt Nam cho rằng: “ILO

không có vai trò khuyến nghị mức tăng tiền lương tối thiểu cụ thể. Tuy nhiên, ILO hỗ trợ Hội đồng tiền lương Quốc gia xây dựng khuyến nghị trình Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng”.

Đồng thời, ILO cho rằng việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu nên được thực hiện thường xuyên và căn cứ trên cả các yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ nhu cầu của người lao động và gia đình họ, chi phí sinh hoạt, khả năng chi trả của doanh nghiệp, mức năng suất lao động và mong muốn duy trì việc làm.

Làm thế nào để đạt được sự cân bằng hợp lý giữa hai yếu tố xã hội và kinh tế là một thách thức. Thương lượng năm nay của Hội đồng đã có sự khởi đầu thuận lợi khi cả tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động đều thấy cần phải tăng lương tối thiểu.

Ông René Robert cũng ghi nhận, Hội đồng đang xây dựng một lộ trình để tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Điều này sẽ làm tăng tiền lương tối thiểu trong ngắn hạn.

Như vậy, điều cần thực hiện là Hội đồng Tiền lương Quốc gia nên xây dựng sự đồng thuận giữa tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động, tiến hành thêm các phiên họp thương lượng để các bên có đủ thời gian dung hòa lợi ích khác biệt trên cơ sở số liệu khoa học và lập luận thuyết phục.

NĂNG LỰC SẢN XUẤT: Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long được thành lập năm 1996, tiền thân là một Xí nghiệp thành viên của Công ty May Hưng Yên. Năm 2001 chính thức chuyển sang Công ty Cổ phần.Chuyên sản xuất áo bơi, quần âu, jắcket, măng tô xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU, …v.v.Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 40%

Nhà điều hành Công ty

HƯNG LONGHUNG LONG GARMENT AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY

Xưởng may khang trang hiện đại

Page 20: GIÁ: 17.500 ĐVN

38

DỆT M

AYNHÂN DÂN TỆ GIẢM GIÁVÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỆT MAY VIỆT NAM

khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc. Hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn tại Trung Quốc, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại Trung Quốc giảm, ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam lại rẻ đi rất nhiều. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định: “Với tác động của giá NDT giảm, nhập siêu của Việt Nam sẽ tăng lên. Năm ngoái Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc 29 tỷ USD. Bây giờ theo đà này thì Việt Nam sẽ nhập siêu của Trung Quốc khoảng 33 tỷ USD. Đó là chưa kể đến tình trạng buôn lậu qua biên giới nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam”.

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế giảm tốc, các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải tìm cách bán hàng ra bên ngoài để kiếm lợi nhuận. Với sự hỗ trợ về tỷ giá, những mặt hàng của Trung Quốc như dệt may, thủy sản và thép sẽ có lợi thế hơn hàng Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Theo thông tin từ các hiệp hội, hiện hàng hóa Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh lớn với hàng Việt.

Diễn biến này cũng có thể khiến một số nền kinh tế như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia… phải xem xét chính sách tiền tệ nhằm cải thiện tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Điều này sẽ tiếp tục tạo nên bất lợi cho hàng hóa Việt Nam, vốn đã phải chật vật chống đỡ những cú sốc từ Yên Nhật, Euro thời gian qua.

VIỆC NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC (PBOC) BẤT NGỜ ĐIỀU CHỈNH GIẢM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ (NDT) NHỮNG NGÀY QUA ĐÃ GÂY RA HÀNG LOẠT PHẢN ỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. TRUNG QUỐC LÀ MỘT ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI LỚN CỦA VIỆT NAM NÊN SỰ KIỆN NÀY ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ SẼ CÓ TÁC ĐỘNG NHẤT ĐỊNH ĐẾN XUẤT KHẨU NƯỚC TA NÓI CHUNG VÀ NGÀNH DỆT MAY NÓI RIÊNG.

VĨNH HỒNG

sau ba ngày liên tiếp giảm tổng cộng hơn 3%, PBoC đã điều chỉnh tăng tỷ giá đồng NDT so với đồng USD lên 0,05%, lên 6,3975 NDT/một USD. PBoC cho biết, việc điều chỉnh tỷ giá đồng NDT không xuất phát từ những áp lực kinh tế mà do lợi thế về thặng dư tài khoản tiền gửi và nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ, do đó PBoC khẳng định sẽ cho phép các thị trường can thiệp sâu hơn vào việc xác định tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên theo đánh giá của dư luận, động thái này của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện mức tăng trưởng kinh tế đang chậm dần của Trung Quốc.

Ảnh hưởng lớn nhất là xuất

XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT SẼ KHÓ KHĂN HƠN

Ngày 11-8, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC) lần đầu giảm mạnh tỷ giá hối đoái tới 1,9%, là đợt giảm

sâu nhất trong 20 năm trở lại đây, ở mức 6,2298 NDT/một USD, giảm 1,86% so mức 6,1162 NDT/một USD của ngày 10-8. Tiếp đó, ngày 12-8, NDT tiếp tục mất giá 1,6% khiến giá trị đồng tiền này rơi xuống mức thấp nhất trong bốn năm qua. Ngày 13-8, đồng NDT mất giá mạnh ngày thứ ba liên tiếp, với mức 6,4010 NDT ăn một USD. Sang ngày 14-8,

TÁC ĐỘNG ĐẾN DỆT MAY: LỢI ÍCH NGẮN HẠN, THÁCH THỨC LÂU DÀI

Về ngắn hạn, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ chưa ảnh hưởng rõ ràng đến doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp Việt Nam còn được hưởng lợi một phần do giá nguyên phụ liệu nhập khẩu rẻ hơn. Tuy nhiên về lâu dài, khi các các FTA Việt Nam ký kết với một số quốc gia, khu vực có hiệu lực, quy định khắt khe về xuất xứ để hưởng ưu đãi về thuế suất sẽ khiến điều này không còn là thuận lợi với Việt Nam nữa.

Ngoài ra, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ khiến sức ép cạnh tranh đối với hàng dệt may gia tăng. Doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép từ các đối tác nước ngoài trong việc bị yêu cầu điều chỉnh giảm giá xuất khẩu nếu muốn duy trì sức cạnh tranh với hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc. Đại diện một doanh nghiệp dệt may cho biết, Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng tiền khiến hàng hóa xuất khẩu của họ càng có lợi thế. Nếu Việt Nam không mạnh tay phá giá như họ thì đương nhiên sẽ bị thua khi xuất khẩu. Nhưng nếu Việt Nam cũng chạy đua phá giá đồng tiền thì sức ép về nghĩa vụ trả nợ vay sẽ rất lớn.

Điều doanh nghiệp cần làm bây giờ là tập trung đầu tư tự sản xuất nguyên phụ liệu với mức giá cạnh tranh nhất thay vì phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp vẫn nên kiên quyết theo con đường đã chọn, là đầu tư nội địa hoá, đáp ứng điều kiện về xuất xứ. Có như vậy mới giảm thiểu được tác động của chương trình điều hành tỷ giá của Trung Quốc đối với ngành và nền kinh tế Việt Nam.

Xuất khẩu ngành dệt may tháng 8 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Tháng 8 năm 2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 26,5 triệu m2, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 54,5 triệu m2, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2014; quần áo mặc thường ước đạt 294,8 triệu cái, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 197,5 triệu m2, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 443,7 triệu m2, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2014; quần áo mặc thường ước đạt 2.056 triệu cái, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2014.

39

(Theo Bộ Công Thương)

Page 21: GIÁ: 17.500 ĐVN

40 41

Vinatex đạt 18.518 tỷ đồng, năm 2012 đạt 19.700 tỷ đồng, tăng 6,4% so với 2011, năm 2013 đạt 20.800 tỷ đồng, tăng 6% so với 2012. Đáng chú ý năm 2014, doanh thu nội địa của Vinatex đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2013.

Có được kết quả này, hệ thống phân phối của Vinatex tại thị trường nội địa cũng đã và đang được thiết kế lại theo hướng phân cấp rõ ràng. Những doanh nghiệp có tiếng của Vinatex như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè... tập trung vào hệ thống cửa hàng riêng để phát triển thương hiệu. Những doanh nghiệp trung bình được đưa vào các trung tâm mua sắm hay hệ thống các siêu thị trên cả nước để vừa phân phối được sản phẩm, vừa giảm chi phí.

Các doanh nghiệp đang dần hình thành chính sách đầu tư cho

TỪNG BƯỚC CHINH PHỤC NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT

Những năm qua, sản phẩm may mặc của Việt Nam đã dần tạo được chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp tích cực mở rộng thị trường trong nước thông qua việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số cửa hàng, đại lý trên toàn quốc của các đơn vị thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam đạt trên 4.000, tăng trung bình 5%/năm. Nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng như: Hòa Thọ, Việt Thắng, Hanosimex, Việt Tiến, Nhà Bè, May 10... được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, kết quả doanh thu nội địa năm 2011 của

CÙNG VỚI PHONG TRÀO “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”, CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY TRONG NƯỚC ĐANG DẦN CÓ ĐƯỢC VỊ TRÍ VÀ UY TÍN VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG.

các trung tâm thiết kế thời trang để sản phẩm hợp với xu thế và thị hiếu người tiêu dùng. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt may có tính khác biệt, có chất lượng cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành được thương hiệu và phong cách riêng cho từng dòng sản phẩm, có thể kể đến như HeraDG, S.Pearl của Tổng Công ty Đức Giang-CTCP; Eternity Grusz của Tổng Công ty May 10-CTCP hay Merriman của Tổng Công ty Hòa Thọ…

Về phía Tập đoàn, nhằm kết nối người tiêu dùng - nhà bán lẻ với các thương hiệu - nhà cung ứng dệt may trong nước, Vinatex đã thường niên tổ chức 2 hội chợ thời trang Việt Nam VIFF/năm tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có quy mô mỗi hội chợ trên 300 gian hàng tiêu chuẩn với hơn 200 doanh nghiệp tham gia. Ngoài ra, Vinatex còn phối hợp với đơn vị thành viên tổ chức, tài trợ các tuần lễ thời trang, các chương trình thiết kế thời trang nhằm khuyến khích các nhà thiết kế trên cả nước phát triển, đem đến cho người tiêu dùng các mẫu thời trang mới, chất lượng tốt, tính ứng dụng cao… góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường.

LIÊN KẾT NỘI KHỐI ĐỂ THÚC ĐẨY NỘI ĐỊA HÓA

Nhằm nâng cao Thỏa thuận

HÀNG DỆT MAY VIỆT NAMKHẲNG ĐỊNH SỨC MẠNH LAN TỎA

hợp tác ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau giữa các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương, Vinatex đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nội địa, các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã chú trọng đến mẫu mã, thương hiệu, giá cả để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp đã chủ động liên kết, hợp tác cung cấp sản phẩm đồng phục và bảo hộ lao động cho 6 tập đoàn, tổng công ty lớn như: Dầu khí, Xăng Dầu, Điện lực, Hóa chất, Giấy và gần đây nhất là Hàng không.

Theo đó, Vinatex và các doanh nghiệp thành viên đã cung cấp các sản phẩm quần áo đồng phục cho phi công, tiếp viên và nhân viên của Vietnam Airlines. Các sản phẩm này rất phong phú, từ áo dài cho tiếp viên nữ, đồng phục cho tiếp viên nam, phi công, trang phục bảo hộ lao động… gồm cả quần áo mùa hè và mùa đông. Đây không chỉ là sự hợp tác mang lại lợi ích kinh tế cho hai Tập đoàn lớn mà còn mang ý nghĩa về thương hiệu và văn hóa khi những trang phục này góp phần rất lớn trong quảng bá hình ảnh và thương hiệu thời trang Việt Nam đến bạn bè năm châu.

Trước đó, từ năm 2010-2014, các đơn vị như Tổng Công ty CP May Đức Giang, Tổng Công ty May 10- CTCP , Tổng Công ty Nhà Bè-CTCP, Tổng Công ty CP May Việt Tiến... đã thực hiện cung ứng sản phẩm theo Thỏa thuận với số lượng lớn trị giá nhiều tỷ đồng. Vinatex cũng đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến, trong đó nổi bật có Hội thảo chuyên đề “Hệ thống hàng đầu sản xuất các loại vải và quần áo đồng phục - bảo hộ lao động cho thị trường trong nước và xuất

khẩu” nhằm phát triển mặt hàng quan trọng chiếm lĩnh thị trường nội địa, tăng cường sự liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất và thực hiện hiệu quả Cuộc vận động.

Trong nội bộ Tập đoàn, 18 doanh nghiệp thành viên (gồm 9 doanh nghiệp cung ứng vài và 9 doanh nghiệp tiêu thụ vải) cũng đã ký kết Biên bản Thỏa thuận Hợp tác khung. Các bên cam kết hợp tác trong cung ứng – tiêu thụ vải phù hợp với khả năng của từng đơn vị, tuân thủ định hướng chiến lược của Vinatex và các quy định của pháp luật Việt Nam. Với sự hợp tác này, các doanh nghiệp phần nào khai

thác tối đa sức mạnh của đơn vị mình, tạo hiệu quả kinh doanh, tăng vị thế và sức mạnh của từng doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích tổng thể cũng như của từng doanh nghiệp.

Với những kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được trong những năm qua, ngành dệt may đang có nền tảng tốt để phát triển hơn nữa tại thị trường nội địa. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục tìm hiểu thị hiếu của từng vùng, lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng để từng bước hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp, phân khúc lại thị trường nhằm mục tiêu kinh doanh lâu dài và bền vững.

HÀN KIM

Page 22: GIÁ: 17.500 ĐVN

42 43

DỆT M

AY

doanh nghiệp dệt may trực thuộc Tập đoàn và nhiều DN khác trong Ngành, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực dệt may.

* Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: Trường nổi tiếng với tỷ lệ 95% sinh viên có việc làm chỉ sau 6 tháng ra trường. Vậy nhà trường đã làm như thế nào?

Là một đơn vị đào tạo có uy tín, đào tạo sát với nhu cầu XH, Ban giám hiệu nhà trường hiểu rằng, các đơn vị tuyển dụng ngày nay đòi hỏi các ứng viên không chỉ đáp ứng được nhu cầu chuyên môn mà cần đáp ứng được các kỹ năng ứng dụng thực tiễn, nên ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, nhà trường còn chú ý trang bị thêm các kỹ năng khác cho sinh viên, như: ngoại ngữ, tin học, soạn thảo văn bản, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, ứng phó với một số tình huống trong công việc…

Bên cạnh đó, trường Đại học Nguyễn Tất Thành còn tổ chức “Chương trình ngày hội việc làm sinh viên năm 2015”, đây là chương trình được tổ chức hàng năm, với mong muốn giới thiệu thông tin, hướng phát triển cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; tạo điều kiện giao lưu, trao đổi thông tin giữa sinh viên, đặc biệt là sinh viên sắp ra trường với doanh nghiệp; giúp sinh viên tìm kiếm nơi thực tập, việc làm bán thời gian và toàn thời gian phù hợp…

Hơn nữa, trong thời gian này, nhu cầu về nhân lực dệt may ngày càng gia tăng. Năm 2015, lao động trong ngành là 2,5 triệu người và dự

ĐỂ GẮN ĐÀO TẠOVỚI NHU CẦU XÃ HỘI

cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, khiến nhiều người phải chọn thêm ngành, nghề khác để học, một số phải ngậm ngùi cất bằng tốt nghiệp đại học để xin làm công nhân trong các khu công nghiệp. Đây là sự lãng phí vô cùng lớn cho bản thân các em và gia đình cũng như xã hội.

Nhận thấy được những bất cập của giáo dục và hoàn cảnh xã hội hiện tại, và nguyên nhân của thực trạng thất nghiệp hay làm trái ngành nghề của sinh viên tốt nghiệp đại học là do sự thiếu hụt trong hướng nghiệp việc làm cho học sinh, sinh viên; cũng như sự thiếu gắn kết, phối hợp giữa hệ thống giáo dục, đào tạo nghề và yêu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, Tập đoàn DMVN và các trường trực thuộc Tập đoàn đã tổ chức sự kiện “Ngày hội việc làm”. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn để tăng cường cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp cho sinh viên. Trong đó, các sinh viên được tiếp xúc với các

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, yêu cầu tuyển dụng ngày càng gắt gao, nên hầu hết

ngày các sinh viên tốt nghiệp đồng nghĩa với ngày thất nghiệp. Các em hầu như thiếu những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm để chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động. Đối với nhiều bạn sinh viên, tình trạng thiếu kinh nghiệm thực tế, mơ hồ về nghề nghiệp tương lai là lý do khiến cho nhiều bạn sinh viên hoang mang khi ra trường. Trong khi đó, tình trạng “khát nhân lực” chất lượng cao vẫn khá phổ biến. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn phải “đỏ mắt” tìm kiếm những ứng viên phù hợp hoặc tốn kém những khoản kinh phí khổng lồ trong đào tạo các ứng viên sau khi tuyển dụng.

Theo số liệu thống kê, năm 2014 có gần 200.000 cử nhân đại học thất nghiệp và năm 2015 có 178

BH-MH

Ngày hội việc làm tại Trường CĐ KT-KT Vinatex TP. Hồ Chí Minh

kiến đến năm 2020 là 3,3 triệu người, trong đó số lao động làm nhiệm vụ quản lý, kỹ thuật là 30.200 người. Nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn nhưng trung bình hằng năm hệ thống các trường đào tạo ngành Dệt May chỉ cung cấp được 6000 sinh viên, đáp ứng 30% nhu cầu.

* Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Vinatex TP. HCM: Chú trọng tạo lập mối quan hệ bền vững giữa nhà trường - doanh nghiệp - các cơ quan tuyển dụng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội.

“Ngày hội việc làm 2015” của nhà trường thu hút hơn 1000 HS-SV, và sự tham gia tuyển dụng trực tiếp của hơn 35 doanh nghiệp, tổ chức lớn như Tổng công ty May Nhà Bè, Công ty CP May Phương Đông, Công ty CP May Bình Minh, Công ty Fashion Garment2, Tổng công ty May Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Phương, Công ty CP May Hữu Nghị, Công ty CP bán lẻ Kỹ thuật số FPT, Ngân hàng ANZ Việt Nam, Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét, Trung tâm giới thiệu việc làm các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM… Nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các ngành nghề chính: Tài chính - kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ, Tin học, Thiết kế thời trang, Công nghệ dệt may, Điện tử… đây được coi là dịp để sinh viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với đại diện của các công ty về nhu cầu tuyển dụng, môi trường làm việc thực tế cũng như tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Thị trường lao động đang trên đà tăng trưởng mạnh với các ngành kinh tế kỹ thuật, công nghệ dệt may... Đặc biệt trong thời gian tới các doanh nghiệp

đang chú trọng tuyển chọn ưu tiên sinh viên mới ra trường. Từ năm 2015 mỗi năm bình quân TP. HCM cần 270.000 lao động, trong đó nhu cầu tuyển dụng của ngành dệt may chiếm 70%. Đây là một tin vui cho các em HSSV của nhà trường đang theo học ngành may, mở ra cơ hội việc làm rất lớn.

Bàn phỏng vấn trực tiếp của các nhà tuyển dụng trong sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên đến phỏng vấn. Bạn Diễm Linh, sinh viên Khoa Thiết kế thời trang hào hứng: “Đây là lần thứ 2 em tham gia ngày hội việc làm, chương trình thực sự rất bổ ích.Vừa hoàn thành khóa đào tạo tại trường em thực sự hoang mang với tương lai nghề nghiệp cho mình nhưng hôm nay có rất nhiều công ty lớn, uy tín đến đây chia sẻ kinh nghiệm và thông tin tuyển dụng. Điều này giúp cho em và các bạn sinh viên thêm tự tin với cơ hội việc làm khi ra trường”.

“Ngày hội việc làm 2015” đã mang đến cho HS-SV những thông tin cần thiết, bổ ích về việc tìm hiểu, tiếp cận quy trình, điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp và cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp. Hỗ trợ HS-SV các khóa tìm kiếm nơi thực tập, việc làm bán thời gian và toàn thời gian phù hợp.

Bà Phạm Thị Thanh Dung - Phó phòng Lao động tiền lương Tổng Công ty May Nhà Bè-CTCP, chia sẻ: “Hiện tại Nhà Bè đang triển khai chương trình đào tạo quản lý chuyền. Với mục đích bổ sung nguồn nhân lực cho Nhà Bè tại các tỉnh miền tây như Bến Tre, Cần Thơ… chúng tôi mong muốn tại ngày hội này sẽ được chia sẻ, gần gũi nhiều hơn với các bạn sinh viên - nguồn nhân lực có nền tảng lý thuyết nhưng chưa có kinh nghiệm và thực hành”. Còn Công ty CP May Hữu Nghị cũng đã mang đến nhiều vị trí tuyển dụng, sẵn sàng tạo điều kiện, cơ hội việc làm

cho sinh viên và đánh giá cao khả năng, hiểu biết và trình độ tay nghề đối sinh viên trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex. Tại ngày hội, Công ty GhimLy cũng mong muốn tìm kiếm được nhân tài cho bộ phận tạo mẫu của công ty làm việc tại Indonesia, Malaysia, Campuchia. Công ty cam kết sẽ cung cấp đầy đủ nhà ở, phương tiện đi lại… cho người lao động.

Ngày hội việc làm đã đem đến cho thầy và trò nhà trường những thông tin về việc làm đầy ý nghĩa, sự tham gia của doanh nghiệp thể hiện sự gắn kết của doanh nghiệp với chương trình đào tạo. Ngày hội cũng tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với doanh nghiệp và có cơ hội được tuyển dụng. Với sự hợp tác từ các doanh nghiệp, các tổ chức, nhà trường sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Hàng năm, thông qua ngày hội việc làm, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex đã góp phần cung ứng hàng trăm hồ sơ cho các nhà tuyển dụng, giúp các doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là một trong những nỗ lực của nhà trường, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, đồng thời nâng cao được hiệu quả trong mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Từ đây sinh viên đã tìm được việc làm khi mới ra trường, mở ra cơ hội giao lưu học hỏi và tìm kiếm việc làm vì quyền lợi của người học. Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng đặt nền móng và từng bước tạo lập mối quan hệ bền vững giữa nhà trường - doanh nghiệp - các cơ quan tuyển dụng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội.

Page 23: GIÁ: 17.500 ĐVN

44 45

THỜ

I TRANG

& CUỘ

C SỐN

G

THỜI TRANG HÀN QUỐCK-STYLE BY LEDÔME ĐƯA PHONG CÁCH

VÀO VIỆT NAMVới mục đích ứng dụng các thiết kế vào thực tiễn để tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm may mặc (Thiết kế - May - Nguyên liệu - Phân phối) và giới thiệu trang phục sử dụng hàng ngày cho thị thường Việt Nam theo phong cách Hàn Quốc, trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Công nghệ Hàn Quốc (KITECH) phối hợp với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tổ chức hội thảo “Vietnamese K-Style Clothing Presentation”. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may và đông đảo các nhà thiết kế.

LAN HƯƠNG

Đây là chương trình đầu tiên K-Style by LEDÔME được tổ chức tại Việt Nam, nhằm mở ra cơ hội xây dựng

hệ thống kết nối giữa các nhà làm thời trang, giúp các doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ, phương pháp mới về thời trang theo phong cách Hàn Quốc, đề ra những định hướng, đầu tư thêm công nghệ, nguồn nhân lực thời trang, nâng cao chất lượng sản phẩm, Marketing, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển của ngành thời trang Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Tại hội thảo lần này, K-Style by LEDÔME đã mang thời trang Hàn Quốc tới Việt Nam, chia sẻ về công nghệ, chất liệu và thiết kế. Đồng thời đây cũng là

cơ hội để giới thiệu thương hiệu K-Style by LEDÔME tới Việt Nam, thăm dò thị trường Việt Nam thông qua Marketing thời trang. Thông qua đó, chúng ta sẽ tập hợp được các ý kiến và nắm bắt nét đặc trưng thị trường, thúc đẩy sự hợp tác, tăng cường hiểu biết về nhu cầu, xu hướng của thị trường Việt Nam.

Trong những năm qua, quan hệ giao thương của Việt Nam và Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Vị thế đối tác và thị trường trọng điểm của Hàn Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng được củng cố khi quốc gia này luôn là đối tác quan trọng mang tầm chiến lược. Hiện nay, sự hợp tác về dệt may của Hàn Quốc với Việt Nam đang trong những điều kiện hết sức thuận lợi, với những hợp tác sâu rộng với Hiệp định tự do thương mại song phương giữa hai nước đã được ký kết. Tổng kinh ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang Hàn Quốc năm 2014 đạt 2,4 tỷ USD tăng 27% so năm 2013, chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc, trong đó chủng loại sản phẩm thời trang tăng tưởng mạnh mẽ nhất là áo khoác, hàng xuất, quần nam nữ, hàng vải mành.…

Với những chất liệu sử dụng thành phần tự nhiên như vỏ cây, thân cây, K-Style by LEDÔME đã mang tới những chất liệu khô nhanh, thoáng mát, phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những mẫu trang phục thiết kế vừa mang công năng thoáng mát vào mùa nắng và chống thấm nước khi đi mưa, rất phù hợp cho người sử dụng phương tiện chủ yếu là xe máy như Việt Nam. Đặc biệt dòng sản phẩm VietBike được các nhà thiết kế Hàn Quốc ra mắt tại thị trường Việt Nam, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, ứng dụng, độc đáo, đầy sáng tạo.

NTK LAN HƯƠNG:

SẼ RA MẮT DÒNG THỜI TRANGPHI THỜI GIAN

CÓ THỂ NÓI, THỜI GIAN NÀY LÀ THỜI HOÀNG KIM CỦA NTK LAN HƯƠNG, KHI CÔ LIÊN TỤC GIỚI

THIỆU NHỮNG BỘ SƯU TẬP ÁO DÀI, DẠ HỘI, KHĂN MỚI, THUỘC DÒNG HÀNG XA XỈ, VÀ KÈM THEO

ĐÓ LÀ NHỮNG CHUYẾN LƯU DIỄN Ở NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DANH GIÁ CỦA ÂU, MỸ.

Nhưng cũng chính thời điểm này, NTK Lan Hương lại quyết định sẽ mở thêm một nhà mốt mới, chuyên bán

dòng hàng xa xỉ, màu đen, và thuộc dòng thời trang phi thời gian. Nghĩa là nếu như bạn không chán nó, thì

bạn có thể dùng nó tới vài thập kỷ. Chúng ta đều biết, những mẫu mốt do Lan Hương sáng tạo, đều rất độc đáo và được làm qua những quy trình bằng tay, tỉ mỉ, trau chuốt với chất lượng cao cả về sáng tạo, cũng như chất liệu.

Việc đưa ra dòng hàng thời trang phi thời gian là một ý tưởng độc đáo, thoạt đầu nghe có vẻ đi ngược với đặc trưng của thời trang, vốn qua nhanh và luôn thay đổi. Nhưng Lan Hương cho rằng, việc đứng ngoài mọi trào lưu và không phụ thuộc vào thời gian, sẽ là một thế mạnh mà cô tập trung khai thác. Những ai thật sự kỹ tính trong việc chọn trang phục, biết trân quý vẻ đẹp của vải vóc thêu thùa và nét đặc trưng riêng của văn hóa mặc Việt, sẽ lựa chọn dòng hàng này.

Chưa chịu dừng lại với những

thành công liên tiếp trong thời gian qua, Lan Hương lại tiếp tục thử thách mình với một bài toán khó.

Page 24: GIÁ: 17.500 ĐVN

46 47

THỜ

I TRANG

& CUỘ

C SỐN

G

CHUỖI CỬA HÀNG THỜI TRANG 3F

Với thị trường hơn 90 triệu dân, thì Việt Nam là một “miếng bánh ước mơ” của các doanh nghiệp thời trang và nhà phân phối

thời trang nước ngoài. Vậy thì tại sao doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam lại chịu bó tay trước thị trường ngon lành này? Doanh nhân Vũ Thúy Nga đã khởi động chuỗi cửa hàng thời trang 3F (“3F - FASHION FOR FAMILY”) – thời trang cho mọi nhà, với tham vọng sẽ phục vụ tốt cho thị trường lớn này.

Ngày 18/07/2015 tại 335 Cầu Giấy - Hà Nội, doanh nhân Vũ Thúy Nga đã khai trương chuỗi cửa hàng thời trang phục vụ cho mọi nhà với tên gọi “3F - FASHION FOR FAMILY”. Trong sự kiện mừng khai trương đã có nhiều khách mời nổi tiếng đến tham dự như: NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Ca Sỹ Đông Nhi, Diễn viên Mai Thu Huyền, Lã Thanh Huyền, NSƯT Chiều Xuân, vợ chồng diễn viên Minh Tiệp - Thùy Dương, Ca Sỹ Mít Mật Thu Trang, Nữ hoàng trang sức Lô Hương Trâm, Hoa hậu Camay Ngô Thu Trang, DJ Ngọc Ngà và dàn mẫu xinh đẹp Venus. Trong sự kiện này, nữ Doanh nhân Vũ Thúy Nga đã bộc lộ mong muốn lớn của mình: “Tôi muốn phục vụ hàng thời trang cho 90 triệu dân Việt Nam ở tất cả các lứa tuổi với giá thành hấp dẫn, mỗi món chỉ từ 98.000 đến 498.000 vnđ.”

Doanh nhân Vũ Thúy Nga được biết đến là “ Nữ hoàng” quyền năng phái đẹp 2014. Ngoài ra chị còn là Chủ tịch CLB WLIN Love Club Hà Nội, chị là biểu tượng của những người phụ nữ đẹp, thành đạt, tài năng đích thực đi cùng quan điểm sống mạnh mẽ và phong cách thời trang, quyến rũ. Sau nhiều năm

nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, với mong muốn làm đẹp cho đời, cho người, chị đã cho ra mắt Showroom đầu tiên trong kế hoạch hơn 10 Showroom lớn với diện tích trên 1000 m2 tại Hà Nội trong năm nay của chị. Và đây là bước đột phá rất lớn mà chị đã tâm huyết gần 10 năm nay.

Doanh nhân Vũ Thúy Nga cùng các nghệ sỹ tham gia chương trình thực hiện nghi thức khai trương

Dàn mẫu nhí tham gia biểu diễn trang phục của “3F - FASHION FOR FAMILY” trong sự kiện khai trương

Người mẫu Huy Ngọc cùng dàn Spark chụp ảnh lưu niệm cùng NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam trong buổi khai trương

Chị em diễn viên Mai Thu Huyền, NSƯT Chiều Xuân cùng con gái

Ngoài ra, sự kiện còn có sự góp mặt của Ca Sỹ Mít Mật Thu Trang, Nữ hoàng trang sức Lô Hương Trâm, Hoa hậu Camay Ngô Thu Trang

Showroom mới với diện tích rộng trên 1000 m2 với không gian thời trang sang trọng, hiện đại hứa hẹn là địa chỉ mua sắm quen thuộc cho các tín đồ thời trang ở mọi lứa tuổi khác nhau tại Hà Nội.

MAI KAGIAO THOA THỜI TRANG

KẾT NỐI SINH VIÊN TRẺ NĂNG ĐỘNG

Tối 6/8, tại khách sạn Caravelle (TPHCM) đã diễn ra đêm diễn thời trang chủ đề “Giao Thoa” nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa New Zealand và Việt Nam (1975 – 2015). Đội của Khánh Vy và Nicola Luey đã giành chiến thắng chung cuộc với bộ sưu tập lấy cảm hứng từ trang phục thổ cẩm.

Đại sứ New Zealand, ông Haike Manning và Bộ trưởng Giáo dục Đại học New Zealand Steven Joyce đã tham dự sự kiện.

Đại sứ New Zealand Haike Manning chia sẻ: “2015 là năm rất quan trọng với cả New Zealand và Việt Nam bởi chúng ta đang tiến hành kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao. Trong đó, kết nối con người với con người qua giáo dục và du lịch là nền tảng của mối quan hệ này. Mục đích của chúng tôi thông qua dự án thời trang là kết nối các bạn sinh viên trẻ năng động, sáng tạo của hai nước, đồng thời giới thiệu các khía cạnh sáng tạo và tân tiến của nền giáo dục hàng đầu New Zealand tới công chúng Việt Nam”.

Để chuẩn bị cho đêm diễn thời trang đặc biệt này, từ tháng 4/2015, ban tổ chức đã tiến hành tuyển lựa thí sinh trong hàng trăm sinh viên theo học ngành thời trang tại các trường đại học, học viện của New Zealand và Việt Nam. 10 đội được chọn (mỗi đội có 1 sinh viên Việt Nam và 1 sinh viên New Zealand làm việc với nhau từ xa) đã làm việc suốt 3 tháng qua để đưa ra các bộ thiết kế dựa trên chủ đề “Giao Thoa”.

Trong đêm diễn tối qua, 40

mẫu thiết kế của 10 đội đã được trình diễn và thẩm định bởi hội đồng giám khảo gồm: Đại sứ New Zealand Haike Manning, nhà thiết kế New Zealand Tamsin Cooper, Hoa hậu Châu Á tại Mỹ Jennifer Phạm và Giám đốc sản xuất Project Runway Tùng Leo.

Giành chiến thắng chung cuộc là đội của Khánh Vy và Nicola Luey với các mẫu thiết kế được truyền cảm hứng từ các trang phục thổ cẩm làm bằng tay của người dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc Việt Nam, kết hợp với chất liệu vải từ sợi tự nhiên như lông cừu, sợi lanh của New Zealand. Bộ sưu tập này được đánh giá cao khi phản ánh được sự tương đồng, giao thoa giữa cuộc sống, tình cảm của con người sinh sống ở hai vùng đất riêng biệt.

Được biết, đêm diễn thời trang này là sự kiện thứ 6 được tổ chức bởi Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam trong năm nay nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa New Zealand và Việt Nam. Nhiều sự kiện khác cũng sẽ được tổ chức trong năm 2015.

KIỀU MAI

Page 25: GIÁ: 17.500 ĐVN

48 49

THỜ

I TRANG

ỨN

G D

ỤN

G

SƠ MI CARO XANHsành điệu

Vào thời điểm này, Mattana đã đưa ra bộ sưu tập với màu xanh mát, làm dịu cái nắng nóng của mùa hè dữ dội. Bộ sưu tập caro xanh dành cho các chàng đang là lựa chọn ưu tiên.

Màu xanh được “chuyển độ” êm đềm với áo Caro xanh đậm, Caro xanh vàng, Caro xanh trắng, Caro đỏ xanh, Caro nhuyễn, Caro xanh đen… Sự chuyển màu linh hoạt trên tông xanh tạo nên nét đa dạng cho chiếc sơ-mi vạt ngang hiện đại.

Năng động, lịch lãm mà lại tạo cảm giác rất thoải mái khi mặc, hẳn là các chàng sẽ kết ngay chiếc sơ – mi caro xanh này của Mattana.

Page 26: GIÁ: 17.500 ĐVN
Page 27: GIÁ: 17.500 ĐVN
Page 28: GIÁ: 17.500 ĐVN

54 55

Hơi thởthời trang thập niên 70

Cuối hè 2015, cú lội ngược dòng hoàn hảo của thời trang thập niên 70 đem đến nguồn cảm hứng dạt dào cho các tín đồ.

Nhãn hàng thời trang Trali ra mắt Look book No.03 lưu giữ vẻ hiện đại, cá tính, đôi chút phóng khoáng vẫn phảng phất nét cổ điển sâu lắng và yểu điệu, một vẻ đẹp hoàn mỹ với sự thanh lịch, nữ tính lên ngôi, một xu hướng đề cao giá trị nguyên bản – đầy tinh tế.

BỘ SƯ

U TẬP M

ỚI

Page 29: GIÁ: 17.500 ĐVN

56

SỐNG

BST mốt mới nhất của NTK Vũ Việt Hà với tên gọi “Sơn nữ” vừa công bố được nghiên cứu từ chất liệu và mầu sắc truyền thống của người H’Mông Sapa.

Đặc trưng của trang phục truyền thống này là sợi lanh nhuộm chàm và in sáp ong. NTK đã kết hợp với kỹ thuật ghép nối liền mảng tạo nên nhịp điệu uyển chuyển giữa các chi tiết làm tay tỉ mỉ với mảng hoa văn chuyển động và phom dáng tỷ lệ mang hơi thở của thời đại mới, cũng là xu hướng của mùa mốt 2016. Thông điệp mà NTK muốn gửi đến qua BST này là sức hút và sự lan toả của quá khứ, hiện tại và tương lai.“S

ơn

nữ”

Page 30: GIÁ: 17.500 ĐVN

59

BỘ SƯ

U TẬP M

ỚI

Mùa nóng như thế này, nhưng bạn vẫn muốn mình vừa khác biệt, lại đậm chất truyền thống Việt Nam qua trang phục? Bộ sưu tập “Vũ điệu của nắng” với những tấm áo dài dành cho mùa nóng sẽ giúp bạn thỏa nguyện.

Đây là một sáng tạo hữu ích dành cho chúng ta. Ai cũng có thể mặc được áo dài, và áo dài hài hòa đi vào đời thường, đẹp giản dị mà thật phong cách.

Chính vì vậy, khi thực hiện bộ ảnh áo dài này, ê kip dựng hình đã đưa người mẫu vào khung cảnh đời sống sinh động thực tế của phố phường. Bộ ảnh diễn tả một buổi sáng thức dậy với ánh nắng ban mai, cô vũ công vui đùa với những điệu múa quay cuồng cùng với những bông hoa đang khoe sắc.

VU Đ

IÊU

CU

A N

ĂNG

Sử dụng chất liệu cotton, với những chiếc áo dài hiện đại, mát mẻ thể hiện vẻ đẹp trẻ khỏe của cô bé tuổi teen.

MO

DEL

: HIỂ

U HÂ

N /

PHO

TO: T

RẦN

MIN

H Q

UÂN

/ C

OST

UME:

HO

ÀI S

AN

G

KM

Page 31: GIÁ: 17.500 ĐVN

THỜ

I TRANG

& CUỘ

C SỐN

G

QN (Tổng hợp)

Valentino là thương hiệu cao cấp của Ý được sáng lập bởi Valentino Garavani – huyền thoại của làng thời trang thế giới. Sinh ra tại một ngôi làng cổ ở Lombardy, nước Ý, ngay từ nhỏ, Valentino đã có nhãn quan nhạy cảm đặc biệt với cái đẹp. Năm 17 tuổi, với khát vọng làm nên sự khác biệt trong thế giới thời trang, Valentino Garavani bắt đầu học những khóa về thiết kế thời trang đồng thời với việc học tiếng Pháp.

Ông đã nhận được học bổng của trường thiết kế thời trang danh tiếng của Paris - Chamber Syndicale. Tại đây, Valentino nhận được sự hướng dẫn của những tên tuổi lừng danh nhất trong làng thời trang thế giới. Sau khoảng 5 năm làm trợ lý cho rất nhiều những NTK khác nhau, vào năm cuối thập niên 1950, Valentino quyết định trở lại Rome xây dựng một đế chế thời trang đẳng cấp mang tên ông. Xưởng may nhỏ đầu tiên được mở ở Via Condotti, Rome. Từ đây, nhãn hiệu thời trang Valentino bắt đầu hình thành và danh tiếng ngày một lan rộng.

Hàng loạt BST khiến làng thời trang thế giới choáng váng, hàng loạt những phá cách “ngông cuồng” đầy sáng tạo, những cửa hàng Valentino mọc lên ở khắp nơi trên thế giới và nhận được sự yêu mến của hàng triệu tín đồ thời trang. Năm 2007, nhà thiết kế tài ba này quyết định nghỉ hưu.

Các sản phẩm thiết kế của Valentino luôn đạt tới đỉnh cao trong việc dung hòa nét đẹp cổ điển tinh tế, với sức sống thanh xuân của thời trang đương đại.

Page 32: GIÁ: 17.500 ĐVN

CHÀNG TRAI“DUYÊN LẠ”CUA V-POP

“DUYÊN LẠ”

BƯỚC RA TỪ CUỘC THI VIETNAM IDOL, TRUNG QUÂN CHỌN CHO MÌNH MỘT LỐI ĐI ‘SẠCH SẼ’, KHÔNG SCANDAL. ANH CHO RẰNG ĐÃ LÀM ÂM NHẠC THÌ PHẢI NỔI TIẾNG BẰNG ÂM NHẠC VỚI NHỮNG SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG.

TRÀ MY (thực hiện)

* TRUNG QUÂN CÓ PHẢI LÀ MỘT NGHỆ SĨ QUÁ “HIỀN” TRONG GIỚI SHOWBIZ VIỆT ĐẦY GAI NHỌN?Quân không thể chối bỏ điều này, trong showbiz ít sự thật lắm, nghệ sĩ dù lựa chọn hướng đi nào thì cũng phải tạo cho mình cái vỏ bọc đẹp đẽ. Quân chọn cho mình một lối sống tự nhiên và chân thành như chính con người mình. Nhưng nói như thế không có nghĩa Quân là người dễ bị bắt nạt đâu nhé!

* KHI TRỞ THÀNH CA SĨ, QUÂN SỢ NHẤT ĐIỀU GÌ? BẠN RÚT RA KINH NGHIỆM GÌ SAU NHIỀU NĂM HOẠT ĐỘNG TRONG SHOWBIZ?Tôi sợ sự giả dối. Trước mặt thì thế này sau lưng thì thế khác, mệt mỏi lắm. Nhưng có lẽ tôi may mắn không gặp phải tình huống này nhiều. Đa phần các anh chị em khác kể lại với tôi thôi. Tôi chỉ nghĩ là mình nên sống đàng hoàng, làm nghề nghiêm túc thì chẳng việc gì phải lo.

* QUÂN ĐANG HƯỚNG THEO DÒNG NHẠC NÀO ĐỂ KHÔNG DỄ BỊ BÃO HÒA?Âm nhạc của Quân không quá thị trường, lúc nào cũng đầy đủ kĩ thuật, cảm xúc, không quá khó nghe và cảm nhận.Trong tình trạng showbiz Việt đang bị bão hòa bởi các xu thế, các dòng nhạc thì Trung Quân muốn tạo cho mình một dấu ấn riêng.

* THÀNH CÔNG VỚI NHỮNG SINGLE CHUYỆN MƯA VÀ DẤU MƯA, VÀ GẦN ĐÂY TRUNG QUÂN MỚI RA ALBUM ĐẦU TAY LẤY TÊN LÀ MƯA. HÌNH NHƯ TRUNG QUÂN CÓ DUYÊN VỚI MƯA?Trung Quân sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, mùa mưa kéo dài lê thê. Những sáng mưa lạnh mà phải dậy đi học thì đúng là “cực hình”. Thế nhưng đúng là ghét của nào trời trao của ấy, khi nhận được bài hát Chuyện mưa từ nhạc sỹ, Quân thu một lèo, nghĩ là mình thu hộ thôi. Bài hát đó khi gửi

đến Bài hát Việt cũng bị loại, nhưng khi nhạc sỹ chia sẻ lên Facebook vào đúng mùa mưa tháng sáu thì được rất nhiều người yêu thích và sau đó đã trở thành hit. Một điều trùng hợp lạ lùng là mỗi khi bật bài hát đó, trời rất dễ đổ mưa. Biệt danh “Thần Mưa” hay “Cậu bé mùa mưa” theo Quân từ đấy. Sau thành công của những ca khúc về mưa, nhiều nhạc sỹ có ca khúc về mưa lại gửi cho Quân. Cuối cùn, Quân quyết định tập hợp những ca khúc đó vào album Mưa và dự định khi tổ chức mini show mà trời không mưa thì sẽ làm mưa nhân tạo (cười).

* CÓ KHI NÀO QUÂN NGHĨ, NẾU KHÔNG PHẢI MƯA MÀ LÀ NẮNG THÌ KHÁN GIẢ CÒN YÊU THÍCH QUÂN NỮA KHÔNG?Theo như Quân thấy, con người thường hay “tâm trạng” lắm, nhất là các bạn trẻ. Và mưa dễ làm cho người ta rung động hơn là nắng, khi người ta lạnh lẽo, người ta luôn có một vòng tay để ôm. Thẳng thắn mà nói, nếu hát về nắng thì chưa chắc Quân đã thành công như bây giờ.

* 2014 MỘT NĂM GHI DẤU KHÁ NHIỀU THÀNH CÔNG CỦA TRUNG QUÂN, GIẢI THƯỞNG NÀO LÀ ĐÁNG GHI NHỚ NHẤT ĐỐI VỚI QUÂN?Giải thưởng đối với Quân vô cùng quý

giá nhưng hành trình đến với giải thưởng đó mới là điều Quân muốn lưu giữ. Thời gian ba Quân mất, Quân rất buồn nên muốn vùi đầu vào công việc. Và may mắn thay là mọi dự án đến với mình rất nhiều. Tuy nhiên Quân phải tự lực cánh sinh mọi thứ, từ thu âm, quay MV cho đến truyền thông... Đó là những trải nghiệm mà Quân không thể quên.

* NHỮNG KHOẢNG THỜI GIAN CÔ ĐƠN TRONG THẾ GIỚI SHOWBIZ, KHI KHÔNG CÓ ĐIỂM TỰA THÌ QUÂN LÀM THẾ NÀO ĐỂ BƯỚC TIẾP?Quân nghĩ, nếu không có điểm tựa thì ta nên dựa vào bản thân thôi. Ai cũng sẽ có thể trở thành người tài giỏi, vấn đề chỉ là thời gian và nỗ lực của chính mình thôi. Chính vì vậy Quân luôn tự nhủ hãy tự tin lên và yêu thương bản thân mình nhiều hơn, chắc chắn mình sẽ gặt hái được nhiều thành công.

* DÙ KHÔNG AI MUỐN THỪA NHẬN NHƯNG CHẮC CHẮN MỖI CA SĨ ĐỀU CÓ “VŨ KHÍ” RIÊNG ĐỂ GIỮ CHÂN KHÁN GIẢ. VỚI QUÂN, ĐÓ LÀ GÌ?Nếu như nhiều ca sĩ khác thể hiện trước khán giả sự chuyên nghiệp hoàn hảo đến từng chi tiết thì tôi lại đem đến cho mọi người sự tự nhiên vốn có. Những bài hát của tôi tôn giọng tuyệt đối và ngay cả phần vũ đạo của tôi cũng mang tính chất đáng yêu, dễ thương nhiều hơn là kỹ thuật. Tôi muốn khán giả luôn có cảm giác vui vẻ.

* TRUNG QUÂN KHÔNG CÓ ĐƯỢC LỢI THẾ NGOẠI HÌNH NHƯ NHIỀU ĐỒNG NGHIỆP KHÁC, BẠN CÓ BAO GIỜ NGHĨ ĐẾN VIỆC “CHỈNH SỬA” ĐỂ HOÀN HẢO HƠN TRONG MẮT KHÁN GIẢ ?Tôi có ngoại hình hoàng tử đâu mà các bạn vẫn gọi là “hoàng tử” kia kìa, (cười). Tôi nghĩ đẹp mà nhạt nhòa thì vẫn ko bằng xấu mà có duyên. Theo tôi, ngoại hình chỉ 40% thôi, 50% là khả năng và 10% may mắn.

NH

ÂN VẬT

62 63

Page 33: GIÁ: 17.500 ĐVN

64 65

VĂN H

TRÀ MY

tuyến lớn miền Nam, nơi đây đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của địch. Chiến công và sự hy sinh oanh liệt của 13 TNXP tiểu đội thép thuộc Đại đội 317 vào rạng sáng ngày 31/10/1968 khi mà ít giờ nữa là Mỹ ngừng ném bom miền Bắc là một sự hy sinh huyền thoại về ý chí bất khuất kiên cường của chủ nghĩa

Phát biểu tại Chương trình nghệ thuật “Truông Bồn - Tráng ca bất tử” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta, Truông Bồn là một trọng điểm giao thông quan trọng, nơi kết nối các tuyến đường huyết mạch từ hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền

TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TRUÔNG BỒN, TỈNH NGHỆ AN CÙNG VỚI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÃ LONG TRỌNG TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN “TRUÔNG BỒN TRÁNG CA BẤT TỬ”, NHẰM TÔN VINH VÀ TRI ÂN CÁC ANH HÙNG, LIỆT SỸ ĐÃ HY SINH VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA TỔ QUỐC.THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CÓ ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG; ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG; ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC - ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ; ÔNG ĐÀO VIỆT TRUNG - ỦY VIÊN TƯ ĐẢNG, CHỦ NHIỆM VP CHỦ TỊCH NƯỚC; ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÁC BAN, BỘ, NGÀNH… CÙNG LÃNH ĐẠO TỈNH NGHỆ AN VÀ HÀNG NGÀN NGƯỜI DÂN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG VÀ VÙNG PHỤ CẬN.

anh hùng cách mạng trong thế kỷ 20. Hôm nay, khánh thành Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn chúng ta thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đồng thời để lưu giữ và bảo tồn một địa danh lịch sử cho các thế hệ mai sau. Để Truông Bồn mãi mãi là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường của thế hệ mai sau”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An bằng tất cả trách nhiệm và tâm huyết tấm lòng biết ơn với các thế hệ cha anh, cũng như trách nhiệm với các thế hệ mai sau sẽ làm tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Truông Bồn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng. Đồng thời cũng tin tưởng tỉnh Nghệ An sẽ tạo bước đột phá xây dựng tỉnh nhà trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh đã ôn lại một thời oanh liệt của Truông Bồn huyền thoại: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Truông Bồn có vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông để vận chuyển quân lương, đạn dược từ miền Bắc, chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt. Nơi đây, suốt ngày đêm không lúc nào ngớt tiếng bom đạn; ngày cao điểm phải chịu 131 lần oanh tạc của không quân Mỹ, với hàng trăm ngàn tấn bom đạn các loại đã trút xuống trọng điểm Truông Bồn,

Chương trình tri ân “Truông Bồn tráng ca bất tử”

“TRUÔNG BỒN TRÁNG CA BẤT TỬ”:ĐÊM LINH THIÊNG HUYỀN DIỆU

Ban Tổ chức tặng hoa cho những đồng đội cũ của tiểu đội thép Truông Bồn

Bạn trẻ tri ân những người anh, người chị đồng đội cũ của tiểu đội thép Truông Bồn

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng và nhà báo Văn Hiền tham gia giao lưu, kể về một thời hoa lửa ở Truông Bồn

biến nơi đây thành một bãi trắng hoang tàn, 211 làng dọc tuyến đường 15A bị tàn phá; hơn 1.240 cán bộ, chiến sỹ bộ đội, dân quân tự vệ, TNXP, công nhân ngành giao thông hy sinh, giữ vững mạch máu giao thông thông suốt. Với quyết tâm sắt đá “Tim có thể ngừng đập, nhưng đường không thể tắc. Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”.

Thể hiện lòng biết ơn và tri ân vô hạn với hàng ngàn Anh hùng, chiến sỹ, liệt sỹ Truông Bồn, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã tổ chức xây dựng vào năm 1994 khánh thành “Nhà bia mộ”, quy tập hài cốt các liệt sỹ để chăm sóc và tưởng niệm. Năm 1996, Truông Bồn được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia. Năm 2008, tập thể 14 chiến sỹ TNXP Truông Bồn được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Đến nay, 22 hạng mục công trình trên diện tích rộng khoảng 19,98 ha bao gồm các hạng mục: Khu tưởng niệm, Đài tưởng niệm, hồ điều hòa, nhà trưng bày, sân quảng trường, bãi đỗ xe phía Bắc, phía Nam; Nhà dịch vụ; Nhà Quản lý dự án; Nhà bán hàng lưu niệm, Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ,... đã hoàn thành. Đây là món quà rất có ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng Liệt sỹ đã hy

sinh, hiến trọn đời mình làm nên một Truông Bồn huyền thoại vì độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Chương trình tri ân “Truông Bồn tráng ca bất tử” là một chương trình nghệ thuật hướng về cội nguồn,

nhằm tưởng nhớ, tôn vinh các anh hùng liệt sỹ trên cung đường Truông Bồn huyền thoại, nhằm giáo dục và phát huy truyền thống Anh hùng Cách mạng của dân tộc. Chương trình đã làm sống lại những ký ức không thể nào quên về một thời đạn bom, một thời oanh liệt, hào hùng, một sự kiện bi hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, mà ở đó những chiến sỹ Thanh niên xung phong Truông Bồn là biểu tượng đẹp nhất cho chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng sáng ngời; Đồng thời thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và tấm lòng tri ân của chúng ta đối với các Anh hùng Liệt sỹ.

Page 34: GIÁ: 17.500 ĐVN

NHỮNG BÃI BIỂN VIỆT NAMKHÁCH QUỐC TẾ

ĐẢO PHÚ QUỐC

NHA TRANG

“HÚT”Sự đa dạng sinh học, cùng với những bãi biển cát trắng trải dài, hàng dừa xanh, rạn san hô, ẩm thực phong phú…

của “đảo ngọc” Phú Quốc đã làm say lòng bao du khách mỗi khi đặt chân đến hòn đảo này. Hòn đảo nhỏ này đã chinh phục nhiều trái tim du khách!

Nha Trang đẹp như một bức tranh thủy mạc khiến ai đã một lần tới đây, sẽ khó lòng quên vẻ đẹp thơ mộng mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng. Ngoài ra còn có rất nhiều trải nghiệm thú vị mà bạn không thể bỏ qua.

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu biển xanh, cát trắng, nắng vàng,… với nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp như tranh vẽ. Những bãi biển này không những được du khách nội yêu thích mà còn chinh phục nhiều du khách quốc tế

ĐÀ NẴNG

VŨNG TÀU

HẠ LONG

CỬA LÒ

Đà Nẵng là thành phố duy nhất của Việt Nam lọt top 10 điểm đến du lịch hè lý tưởng với chi phí thấp theo gợi ý từ chuyên trang du lịch nổi tiếng Skyscanner của Anh. Đà Nẵng không chỉ có những bờ biển đẹp mà các dịch vụ ăn uống, vui chơi,... cũng rất phong phú với mức giá cả hợp lý. Vì thế, những năm gần đây Đà Nẵng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Thành phố biển Vũng Tàu là điểm du lịch lý tưởng quanh năm. Ngoài tắm biển và tham quan những điểm du lịch nổi tiếng, thưởng thức món ngon cũng là cách khám phá đặc biệt.

Là một trong những kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam và thế giới, Hạ Long với vẻ đẹp “thoát tục” của vịnh nước trong xanh in bóng những núi đá vôi nhiều hình dáng, những động thạch nhũ tuyệt đẹp, bãi tắm hoang sơ luôn có sức hút đối với mọi du khách trong và ngoài nước.

Được thiên nhiên ưu đãi, Cửa Lò sở hữu nhiều bãi biển trong xanh với những bờ cát mịn trải dài. Không những thế, các dịch vụ ở Cửa Lò đều rất tốt, giá cả phù hợp và ẩm thực phong phú với những món hải sản tươi sống. Chọn Cửa Lò là điểm đến cho kỳ nghỉ 3-5 ngày rất phù hợp với những công ty và gia đình.

DU

LỊCH

Page 35: GIÁ: 17.500 ĐVN

68 69

SỐNGTHIÊN ĐƯỜNG XANH

Ở PHÁPKHU VƯỜN TẠI LÂU ĐÀI VERSAILLES - PHÁP ĐÃ RẤT NỔI TIẾNG VỚI DU KHÁCH THẾ GIỚI. NÓ RỘNG TỚI 800HA, ĐỂ CÓ THỂ ĐI THĂM HẾT CÁC ĐIỂM CHÍNH VÀ THƯỞNG LÃM CÂY CỐI TRONG MỘT NGÀY, NGƯỜI TA THƯỜNG PHẢI SỬ DỤNG XE THAY VÌ ĐI BỘ.

TRANG KIỀU

Được xây dựng từ năm 1678 đến năm 1683 trên một khoảnh đất rộng phía sau lâu đài, khu vườn là nơi trồng và thu hoạch những loại rau quả đặc biệt mà ở châu Âu vào thời kỳ đó rất hiếm nơi nào khác có được quả. Một người làm vườn trong lâu đài Versailles cho biết: “Một điều chắc chắn là những loại rau quả được trồng trong khu vườn này phải là những món ăn sở thích của vua Louis 14. Mặc dù rau cỏ trồng ở đây ngày nay ít nhiều khác với thời đại của ông, ví dụ như cà rốt ngày xưa không phải màu vàng mà có màu trắng, quả dâu đất không to được như bây giờ còn cà chua và khoai tây thì lúc đó chưa xuất hiện nhưng chúng cũng đã là những thứ mà nhà vua muốn dành lại cho con cháu sau này”.

Khu vườn dần trở thành điểm thu hút sự chú ý với bất kỳ ai khi đến đây. Trải qua hơn 300 năm, nó vẫn được duy trì cẩn thận cho đến ngày nay và chính thức mở cửa đón du khách thăm quan vào năm 1991. Hiện tại, khu vườn rau của Vua Louis 14 vẫn được 15 người thợ làm vườn chăm sóc hàng ngày với gần 130 loài rau quả như táo, lê, đậu tằm, quả mâm xôi... Hàng năm, ngoài việc trở thành điểm thăm quan của khoảng 7 triệu lượt du khách, khu vườn cũng là nơi thực tập của những học sinh đang theo học nghề làm vườn tại trường trung học phong cảnh quốc gia ở Versailles.

Page 36: GIÁ: 17.500 ĐVN

THỜ

I TRANG

& CUỘ

C SỐN

G

Màu thuBH

Make up: BOBO HÀNgười mẫu: VÂN HUGO

Foto: THIÊN HÙNG

ngọt mềm

Biết bao mong mỏi để thu đến mềm ngọt. Và trong sắc nắng vàng mật mùa

thu, trong cái gió heo may se thắt nỗi hoài niệm đẹp đẽ trong hồn người, bạn hẳn muốn được xuất hiện trước mùa thu trong vẻ xuân sắc rạng ngời mà vẫn dìu dịu man mác.

Chuyên gia trang điểm Bobo Hà (Bcenter, 75 Núi Trúc, Hà Nội) đã dành tặng chúng ta những mẫu trang điểm mới đón mùa thu 2015, với sắc màu dịu, lãng mạn đến ngơ ngác. Trên gương mặt tươi trẻ của người đẹp Vân Hugo, anh tập trung làm nổi hơn các nét xinh xắn thơ trẻ nhưng năng động. Cố gắng tạo nên vẻ đẹp

lôi cuốn mà vẫn tự nhiên, Bobo Hà đã chọn giải pháp trang điểm mà như không trang điểm. Vì thế, Vân Hugo trở nên đẹp hơn mà không bị lớp phấn làm cho mất tự nhiên.

Lớp phấn nền được xử lý vô cùng kỹ lưỡng và khéo léo, sao cho làn da trông không bị dày phấn mà vẫn sáng trong mềm mịn. Đường chân mày kẻ ngang tạo nên cá tính, vẻ đẹp lạ mà không quá nổi bật. Sắc nâu trang điểm trên đường chân mày cũng tôn thêm vẻ trẻ trung của người mẫu. Mắt cũng trang điểm với màu nâu nhạt tự nhiên cùng tông với chân mày, tạo nên vẻ hài hòa đáng yêu và là điểm nhấn trên gương mặt

với đôi mắt sáng trong như nước hồ thu. Dụng công nhiều hơn cả, Bobo Hà khéo chọn dùng bột màu đen để viền mắt trong, cho nét đẹp tự nhiên và mi mắt tạo một vòng cung kiều diễm mà không quá sắc sảo.

Để điều chỉnh các nét trên gương mặt sao cho cân đối, hài hòa, Bobo Hà dùng phấn má trang điểm sắc hồng nhạt, son môi màu hồng tự nhiên. Nếu cần sự nổi bật tôn bờ môi gợi cảm thì có thể dùng son màu đỏ tươi.

Tươi tắn, rạng rỡ và trẻ trung là phong cách trang điểm mà Bobo Hà đưa ra cho mùa thu này. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng.

71

Page 37: GIÁ: 17.500 ĐVN

72

ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ X HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM

Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội - Uông Chu Lưu và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ban ngành, đoàn thể, các nhà báo lão thành, và các đại biểu về dự Đại hội.

Phát biểu khai mạc Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân khẳng định, Hội đã và đang kế thừa, phát huy truyền thống 90 năm báo chí Cách mạng Việt Nam. Đồng chí Thuận Hữu cũng đã đánh giá, kiểm điểm công tác thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam.

Báo chí Việt Nam giai đoạn 2010-2015 có bước phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, đáng chú ý là sau 5 năm đã tăng 5.000 hội viên, nâng tổng số hội viên Hội Nhà báo Việt Nam lên 22.000. Bên cạnh đó, Đại hội lần này cũng phân tích, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của hoạt động báo chí cũng như hoạt động của các cấp Hội trong thời gian qua, từ đó xác định phương hướng, giải pháp trong nhiệm kỳ mới (2015-2020). Nhiều vấn đề được các đại biểu quan tâm và mong muốn đã được trao đổi thẳng thắn và thảo luận tại Đại hội như: Một bộ phận người làm báo có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, không thực hiện đúng quy định nghề nghiệp, một số nhà báo, cơ quan báo chí lạm dụng thông tin trên mạng xã hội mà không có kiểm chứng, dẫn tới đưa tin không chính xác, mang tính chất “giật gân”, “câu khách”… Nhiều đại biểu cho rằng,

Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ mới cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhà báo khi tác nghiệp, cũng như có nhiều hoạt động để tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho hội viên…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, dành cho báo chí sự quan tâm sâu sắc, ủng hộ và tạo các điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển. Báo chí cách mạng đã thực sự xứng đáng là vũ khí tinh thần, vũ khí chính trị sắc bén của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Đại hội đã đánh giá hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong 5 năm qua, khẳng định, biểu dương nỗ lực, cố gắng, thành tựu và những đóng góp quan trọng của báo chí cả nước và Hội Nhà báo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đã bầu 57 đồng chí vào Ban chấp hành; tại phiên họp thứ nhất đã bầu vào Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí ủy viên: Thuận Hữu, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Thế Kỷ, Trần Bình Minh, Nguyễn Đức Lợi, Nguyễn Bé, Phạm Văn Huấn, Phạm Văn Miên, Hồ Quang Lợi, Mai Đức Lộc, Nguyễn Quý Hòa; đồng chí Thuận Hữu tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

ĐẠI HỘI LẦN THỨ 10 HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM DIỄN RA TẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG 8/2015 VỚI SỰ THAM DỰ CỦA 501 ĐẠI BIỂU, ĐẠI DIỆN CHO HƠN 22.000 HỘI VIÊN NHÀ BÁO TRÊN CẢ NƯỚC. SAU 3 NGÀY LÀM VIỆC ĐẠI HỘI ĐÃ KẾT THÚC THÀNH CÔNG, THU ĐƯỢC KẾT QUẢ VIÊN MÃN.

Tới dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Án Toàn Án tối cao Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương

PHẠM SỸ

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội

Toàn cảnh Đại hội

Trong tháng 8/2015, Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ năm 2015 cho cán bộ Công đoàn các đơn vị cơ sở khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam. Thành phần tham gia tập huấn gồm các Chủ tịch công đoàn, kế toán, cán bộ chuyên trách BHLĐ, cán bộ phụ trách công tác tuyên giáo…

Được sự hướng dẫn của các giảng viên từ Tổng Liên đoàn lao Động Việt Nam và Học viện Báo chí & Tuyên truyền, các học viên của lớp tập huấn đã được tập huấn nghiệp vụ về công tác tổ chức và chính sách pháp luật; công tác BHLĐ; công tác tuyên giáo và kỹ năng thu thập tài liệu, cách

thức viết tin, bài phản ánh về hoạt động của các Công đoàn cơ sở cung cấp cho các ấn phẩm báo in và Cổng thông tin điện tử của Ngành, Bộ Công Thương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các học viên còn được Ban Thường vụ Công đoàn DMVN hướng dẫn tiêu chuẩn xét Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng Công đoàn, cách thức đánh giá Công đoàn cơ sở vững mạnh, thủ tục kéo dài nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn cơ sở.

Trong hai năm 2013 và 2014, nhiều Công đoàn cơ sở đã thực hiện tốt công tác tài chính công đoàn, do vậy Ban thường vụ Công đoàn Dệt May Việt Nam đã quyết định tặng

Chúng tôi là một số công nhân viên ngành Dệt, Sợi, Nhuộm làm việc tại các công ty thuộc Tập đoàn Dệt

May Việt Nam. Hơn 30 năm công tác trong ngành dệt may, nay đã nghỉ hưu, được cơ quan chức năng giải quyết chế độ Hưu trí theo quy định hiện hành của Luật BHXH Việt Nam. Tuy nhiên có một bất cập xin được trình bày để Bộ LĐTB&XH và các cơ quan có thẩm quyền được biết: Chúng tôi cùng vào Nhà máy, thời gian làm việc như nhau thời gian cống hiến đều trên 30 năm, bậc lương 4,40 (bậc

Bằng khen cho 17 Tập thể và 20 cá nhân với tổng số tiền 27 triệu đồng.

6/6 thang lương A2 nhóm III, đã được hưởng trên 5 năm, lương tối thiểu nhà nước 1.150.000đ).

Nhưng người về hưu từ tháng 12/2014 trở về trước được tăng lương từ tháng 1/2015 là 8% do đó mức lương Hưu được hưởng: 4,40 X 1.150.000 X 75% = 3.795.000đ/tháng + 8% = 4.098.000đ/tháng.

Người về hưu từ tháng 1/2015 đến nay, theo nghị định 09/2015 NĐ-CP của Chính phủ không được tăng 8%; mức lương hưu được hưởng: 4,40 X 1.150.000 X 75% = 3.795.000đ/tháng.

Thời gian cống hiến như nhau, bậc lương như nhau, cách tính lương và hệ số lương không có gì khác, chỉ nghỉ hưu sau 01 tháng, song lương hưu lại chênh lệch tới 300.000 đồng/tháng quả là rất thiệt thòi cho chúng tôi. Khoản tiền này rất có ý nghĩa, khi đã nghỉ hưu, tuổi ngày càng cao, thêm nhiều bệnh tật, trong khi giá cả leo thang. Thiết nghĩ Bộ LĐTB&XH và các cơ quan có thẩm quyền xem xét để những người lao động trong suốt hơn 30 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc, nóng, bụi, ồn đỡ thiệt thòi và tâm tư.

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ CÔNG ĐOÀN NĂM 2015

PV

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Công đoàn tại khu vực phía NamHội nghị tập huấn nghiệp vụ Công đoàn tại khu vực phía Bắc

Các cá nhân và Công đoàn cơ sở có thành tích xuất sắc trong công tác tài chính năm 2013-2014 nhận Bằng khen

Ý KIẾN người lao động:

73

Page 38: GIÁ: 17.500 ĐVN

74 75

CÔNG NGHỆ MỚI - SẢN PHẨM MỚI

Google đang hợp tác với nhà sản xuất quần jean hàng đầu của Mỹ là Levi Strauss để tạo ra những dòng quần áo có khả năng điều khiển màn hình cảm ứng.

Trong một hội nghị tại San Fran-cisco (Mỹ), “gã khổng lồ” trên internet Google tiết lộ Dự án mang tên Jacquard và LeviStrauss sẽ là đối tác đầu tiên trong dự án này.

Được đặt theo tên một người Pháp đã sáng chế một dạng khung cửi, Dự án Jacquard đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nhóm Dự án

Công ty M&J giới thiệu kỹ thuật nhuộm mới mang tên Zezero Pola cho phép các nhà sản xuất sử dụng chưa tới một lít nước cho quy trình giặt một sản phẩm may mặc.

Đại diện M&J cho biết “Đây là kết quả sau nhiều tháng nghiên cứu của phòng R&D về tiết kiệm nước trong quá trình xử lý nhuộm denim. Hơn nữa công nghệ mới còn thực hiện được hiệu ứng nhuộm đơn sắc và vintage cho bề ngoài của vải”.

M&J là Công ty đầu tiên giới thiệu

và Công nghệ tiên tiến (ATAP). “Chúng tôi tạo ra các loại vải tương tác bằng cách dệt các sợi chỉ dẫn điện vào sợi vải”, ông Emre Karagozler trưởng nhóm ATAP cho hay. Những loại chỉ đặc biệt này có thể được dệt vào nhiều loại vải khác nhau và có thể hiển thị rõ bên ngoài hoặc nằm âm thầm trong thớ vải tùy theo ý muốn của người thiết kế.

Loại vải thông minh này có thể kéo dãn được và giặt được. Cũng theo ông Karagozler loại vải thông minh cũng không có sự khác biệt với vải thường.

quy trình “Colored Laser” tại châu Á góp phần giảm tiêu thụ hóa chất và nước trong tẩy denim. M&J cũng là hãng sở hữu phần mềm “Start to Measure” trong theo dõi chi phí và năng lượng tiêu thụ trong sản xuất, ứng dụng này đã nhận được chứng chỉ Platinum LEED & GOTS.

Công ty M&J coi công nghệ Zenzero Polar là bước tiếp theo trên con đường đổi mới ngành dệt toàn cầu. Ông Fabio Adami Dalla Val - Trưởng bộ phận R&D nói “Chúng tôi không bao giờ quên vai trò của mình đối với xã hội và môi trường.

Nhờ vào Dự án Jacquard, phía Google có thể tích hợp các tương tác chạm vào bất cứ loại vải nào, trên các khung cửi công nghiệp và tiêu chuẩn.

Và chỉ dẫn điện sẽ được nối vào các bo mạch nhỏ, không lớn hơn nút áo jacket, cho phép chúng sử dụng thuật toán để nhận dạng những cái chạm hoặc động tác tay. Dữ liệu có thể được truyền không dây cho smartphone hoặc các thiết bị khác, cho phép người dùng có những hành động như thực hiện cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn bằng cách vuốt lên vải.

M&J luôn hướng đến những nghiên cứu mang lại kết quả tích cực cho con người và tự nhiên”

Công nghệ này được gọi là Shift Sneaker, một đôi giày có thể chuyển đổi màu sắc để phù hợp với tâm trạng và phong cách của người sử dụng. Đây là kết quả nghiên cứu thành công của 2 công ty có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, mong muốn gửi đến khách hàng. Đây là sự kết

hợp của sợi công nghệ cao, những sợi chỉ dệt dẫn điện và công nghệ dệt may cao cấp sẽ kết hợp với nhau để có kết quả phát sáng như đèn LED.

Thông điệp mà nhóm nghiên cứu dự án được khởi xướng bởi Hackweek và Rehabstudio muốn gửi tới khách hàng là: “Khi bạn mua một đôi giày này, bạn thực sự đã mua cả triệu đôi”.

Theo một báo cáo, những sợi chỉ này sẽ thay đổi màu sắc của đôi giày theo xung điện. Điều này sẽ thay đổi vị trí của vật liệu mờ và nó sẽ bẻ cong ánh sáng theo những cách khác nhau.

Trong khi đó, lớp ngoài của những đôi Sneaker sẽ nhận những tín hiệu thông qua phản ứng chạm. Điều này có nghĩa là bạn có thể nhấn gót chân để thay đổi màu sắc ngẫu nhiên cho đôi giày. Người

sử dụng cũng có thể dùng một ứng dụng trên smartphone, có tên là “Pack Store” để thay đổi màu sắc theo ý của mình.

Trong đó có những tuỳ chọn như “Selfie Pack”, giúp bạn thay đổi màu đôi giày phù hợp với trang phục của bạn. Hay “Running Pack” để thay đổi màu sắc dựa trên hoạt động đôi chân, và tuỳ chọn “Connection Pack” để sao chép từ bạn bè hoặc những người nổi tiếng.

Trước đó, hãng iShuu Technologie cũng đã tạo ra một sản phẩm tương tự, họ đã sản xuất giày dép có thể thay đổi màu sắc và thậm chí cả thiết kế nhờ vào màn hình e-ink linh hoạt được gắn vào lớp ngoài. Bên trong có một máy thu Bluetooth để kết nối với màn hình smartphone, và bạn có thể chọn những hoa văn, hình ảnh để hiển thị lên đôi giày.

GOOGLE VÀ LEVI STRAUSS SẢN XUẤT QUẦN ÁO THÔNG MINH

CÔNG NGHỆ NHUỘM ĐỔI MỚI TẠI TRIỂN LÃM MUNICH FABRIC

GIÀY THÔNG MINH CÓ KHẢ NĂNG THAY ĐỔI THIẾT KẾ VÀ MÀU SẮC

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã tổ chức họp báo bày tỏ quan điểm về tăng lương tối thiểu vùng năm 2016. Theo Vitas hiện các DN dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức như sức ép cạnh tranh về đơn hàng, giá điện, than, phí và phụ phí cảng và tầu biển… tăng. Đặc biệt, tiền lương tối thiểu vùng chỉ tính từ 01/01/2010

đến nay đã tăng 2,2 - 2,3 lần. Việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm đi đôi với tăng tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm (BHXH từ 2010 đến 2014 cứ 2 năm tăng thêm 1%) đã ảnh hưởng rất lớn đến DN. Hiện nay, DN phải trích nộp 24% bảo hiểm và

1% đoàn phí nếu là đoàn viên công đoàn. Số tiền người lao động đóng thực chất DN cũng phải lo để người lao động có tiền lương thực tế đủ trang trải, cải thiện cuộc sống và gắn bó với DN. Với mức đóng như hiện nay, DN và người lao động phải đóng bình quân khoảng 900.000 đ/người/tháng đối với các DN còn áp dụng thang, bảng lương theo NĐ 205/2004/NĐ-CP và sẽ tăng lên tối thiểu 1,3 triệu/đ/người/tháng (tăng khoảng 45%) khi phải chuyển đổi sang thang, bảng lương theo NĐ 49/2013/NĐ-CP. Khi lương thiểu vùng 2016 tăng mức đóng sẽ tăng lên tương ứng. Đặc biệt, theo luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016 thì mức đóng sẽ căn cứ vào tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Số tiền này sẽ còn tăng thêm khoảng 30%.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tham gia hội thảo“20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Nhìn từ góc độ kinh tế” do Hội hữu nghị Việt Mỹ TP. HCM tổ chức tại TP. HCM. Tại hội thảo,các diễn giả đã có những nhận định về thành tựu giao thương 20 năm qua và dự báo 20 năm tới trên nền tảng Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hy vọng được ký kết vào cuối năm nay. TTP sẽ củng cố và mang lại nhiều thuận lợi cho quyền lợi hai nước Việt - Mỹ.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tham gia hội thảo “Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Hải quan tổ chức. Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã nói về quy trình kiểm tra hàm lượng formaldehyt với sản phẩm dệt may. Thủ tục yêu cầu 10 loại chứng nhận, trong đó 7 chứng nhận bắt buộc, điều này khiến DN rất vất vả và mất thời gian. Cần có sự phân biệt sản phẩm từ khu vực tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam hoặc sản phẩm đã có chứng nhận của tổ chức uy tín thì miễn kiểm tra.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã tham dự khóa tập huấn tiêu chuẩn lao động quốc tế và thương lượng tập thể do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp cùng Công đoàn Công nghiệp và Sản xuất toàn cầu (IndustriALL) tại TP. HCM. Khóa học nhằm chuẩn hóa kiến thức về pháp luật lao động, Luật Công đoàn và trang bị kỹ năng thương lượng, giải quyết tranh chấp cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, từ đó làm tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG củaHIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM

Page 39: GIÁ: 17.500 ĐVN

76 77

SỐNG

“Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước rất nhiều cơ hội về hợp tác kinh tế, nhất là khi Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên sắp có hiệu lực. Điểm nổi bật của FTA này là tính bổ sung chặt chẽ giữa hai nền kinh tế. Có rất ít lĩnh vực mà hai bên phải cạnh tranh trực tiếp với nhau. Do đó, sau khi FTA chính thức được kí kết sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên. Đây là hiệp định toàn diện nên nhiều lĩnh vực đàm phán như mở cửa thị trường, đầu tư, mua sắm công, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, thuế… sẽ được hưởng lợi. FTA sẽ giúp mở rộng cửa cho các sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô, đồ uống có cồn của EU. Đây được coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đã đạt được trong các FTA mà Việt Nam đã kí kết tới nay”.

“Hoa Kỳ trở thành nước xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam khi đến năm 2014 kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng lên 35 tỷ USD. Đầu tư FDI từ Hoa Kỳ từ 126 triệu USD năm 2000 tăng lên 11 tỷ USD năm 2013. Trong các ngành hàng, dệt may được hưởng lợi nhiều nhất, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 30,6 tỷ USD, riêng dệt may đạt gần 10 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu”.

“Chúng tôi sẽ cố gắng đàm phán để đảm bảo được mức phù hợp, đảm bảo được yêu cầu của tăng lương tối thiểu và đảm bảo được sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của chúng tôi và các cơ quan chức năng là hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường năng lực chi trả để chúng ta có thể đáp ứng được yêu cầu của việc tăng lương”.

“Dệt may của Việt Nam muốn hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu sang thị trường EU phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc, xuất xứ kép, tức là ít nhất vải và việc may mặc phải được làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, phía EU cũng cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nếu đối tác đó thuộc FTA của Việt Nam và EU như Hàn Quốc. Khi đó, nguồn nguyên liệu coi như của Việt Nam. Trường hợp nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc sẽ không được áp dụng. Vấn đề duy nhất là nguồn gốc để đảm bảo chặt, đích thực là hàng Việt Nam xuất sang EU”.

“Không phải có thuận lợi về thuế, về giá là chiếm lĩnh được ngay thị trường. Dệt may là ngành đang rất tiềm năng với thị trường tiêu thụ lớn như EAEU và thị trường này không quá “khó tính”. Nhưng nếu nói tăng ngay 50% trong năm đầu tiên chỉ nhờ tác dụng về thuế thì hơi chủ quan, chúng ta phải tìm hiểu thị trường này thật kĩ càng mới hi vọng đạt con số như mong muốn”.

“Khi lương tối thiểu vùng 2016 tăng khiến mức đóng bảo hiểm sẽ tăng lên tương ứng. Đặc biệt, theo Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ 1-1-2016 thì mức đóng sẽ căn cứ vào tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Số tiền này sẽ còn tăng thêm khoảng 30%. Hiệp hội đã lấy ý kiến của các DN, tất cả DN đều không đồng tình với việc tăng lương tối thiểu vùng; nếu tăng thì cần có lộ trình vài 3 năm mới tăng một lần. Cứ tăng hoài thế này DN không thể trụ nổi”.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG - VŨ HUY HOÀNG:

THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG - TRẦN TUẤN ANH:

ÔNG HOÀNG QUANG PHÒNG, PHÓ CHỦ TỊCH PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:

ÔNG JEAN JACQUES BOUFLET, THAM TÁN CÔNG SỨ, TRƯỞNG BAN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI PHÁI ĐOÀN EU TẠI VN:

ÔNG ĐẶNG HOÀNG HẢI, VỤ TRƯỞNG VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU:

BÀ ĐẶNG PHƯƠNG DUNG, PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM:

chuyên gia và nhà quản lý

Góc nhìn

CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIÊU LỰCTỪ THÁNG 9/2015

CHÍNH THỨC NỚI ROOM CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TỪ THÁNG 9

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định mới là nới room (tỷ lệ sở hữu) cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, Nghị định 60/2015/NĐ-CP bổ sung Điều 2a quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:

Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế.Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó. Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà

chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%.

Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.

Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định trên, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa không có quy định, tỷ lệ này thực hiện theo quy định tương ứng như trên.

VIÊC ĐẦU TƯ VÀO TRÁI PHIẾU CUA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Theo Nghị định, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái

phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc tổ chức phát hành có quy định khác.Trong trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài như trên.

NĐTNN có thể được sở hữu 100% VĐL của tổ chức kinh doanh chứng khoán

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu không hạn chế vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo nguyên tắc: Nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức đáp ứng các quy định tại Khoản 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.

Trường hợp NĐTNN là các tổ chức không đáp ứng được quy định tại Khoản 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Page 40: GIÁ: 17.500 ĐVN

78

CƠ CH

Ế CHÍN

H SÁCH

Page 41: GIÁ: 17.500 ĐVN

80