For reading.

84
Năm Dê, Nói Chuyện…Sex 19 Feb 2015 Những khởi đầu thường trá hình như những đoạn kết bi thảm – New beginnings are often disguised as painful endings – Lao Tse) Vài nhà báo và BCA hỏi thăm về một bài viết về xuân mới cho Tết. Viết nửa chừng cái tựa thì khựng lại, vì năm Dê thì chắc cũng chỉ có chuyện sex. Ở tuổi 69, thú thật là ông già Alan đã không còn ham muốn và đã quên mất là sex vui đến thế nào đến nỗi đã “xài” hơn phân nửa thời gian của đời mình 55 năm qua trên giường. Chỉ có nhóm đỉnh cao trí tuệ với 85 năm trên giường là phá kỷ lục “ngủ bậy” của ông già Alan này. Người viết có nhiều kỷ niệm với con Dê. Lần đầu gặp nhau Alan vừa đủ 18 tuổi xuân, năm 1964 gì đó. Tôi đi theo bạn cùng phòng, thăm trang trại của gia đình hắn ở Virginia vào một cuối tuần nghỉ lễ dài. Sáng hôm sau, dậy sớm tản bộ , hưởng khí trời trong sạch của vùng quê an bình. Khi đi ngang chuồng dê, ông bố vừa mở cửa để dê ra ăn cỏ cây ngoài đồng. Ông nuôi khoảng 30 con dê gì đó, chính là để vắt sữa bán cho vài siêu thị, nhà hàng quanh đó. Khoảng 30 con dê cái và 1 chú dê đực độc nhất. Ông giải thích là 2 con dê đực sẽ đánh nhau suốt ngày để làm lãnh tụ; và cả bầy dê cái chỉ cấn 1 con có sức để thoả mãn. Chuồng vừa mở, con dê đực đứng choáng ngay cửa ra, và lần lượt bầy dê cái khoảng 30 con phải “nạp tô” cho ngài dê đực (vài phút thôi); rồi mới được tiếp tục đi ra đồng. Ông bố cười,” sáng nào nó cũng làm đủ 30 cái rồi lại quay vào chuồng ngủ tiếp”. Dù mới 18 tuổi, tuổi của mộng mơ (đôi lúc nhìn khúc gỗ cũng thèm muốn); nhưng tôi không còn bao giờ nghĩ rằng bất cứ một sinh vật nào trên đời có thể “so sánh” với ngài dê đực của tôi. Ngay cả sau này, khi quen biết các quan chức đại gia của XHCN. Ngoài thiên tài phong phú trên, ngài dê đực còn nhiều tính tốt đáng bậc trượng phu quân tử. Ngài không thích tán tỉnh cù rú như bầy chim hoàng anh hay quấn quít như lũ rắn khi “in heat”. Ngài cứ “be be” vài tiếng rồi “không nói nhiều, hốt liền”. (cũng may ngài không làm chính trị). Tôi chắc chắn là cả vạn danh nhân, lãnh tụ…trên thế giới, có thể để lại cho đời bao nhiêu túi khôn của vũ trụ (hay bao nhiêu xương trắng máu đào), vẫn không thể nào có bữa điểm tâm bằng một góc của ngài dê.

Transcript of For reading.

Page 1: For reading.

Năm Dê, Nói Chuyện…Sex19 Feb 2015

Những khởi đầu thường trá hình như những đoạn kết bi thảm – New beginnings are often disguised as painful

endings – Lao Tse)

Vài nhà báo và BCA hỏi thăm về một bài viết về xuân mới cho Tết. Viết nửa chừng cái tựa thì khựng lại, vì năm Dê thì

chắc cũng chỉ có chuyện sex. Ở tuổi 69, thú thật là ông già Alan đã không còn ham muốn và đã quên mất là sex vui đến

thế nào đến nỗi đã “xài” hơn phân nửa thời gian của đời mình 55 năm qua trên giường. Chỉ có nhóm đỉnh cao trí tuệ với

85 năm trên giường là phá kỷ lục “ngủ bậy” của ông già Alan này.

Người viết có nhiều kỷ niệm với con Dê. Lần đầu gặp nhau Alan vừa đủ 18 tuổi xuân, năm 1964 gì đó. Tôi đi theo bạn

cùng phòng, thăm trang trại của gia đình hắn ở Virginia vào một cuối tuần nghỉ lễ dài. Sáng hôm sau, dậy sớm tản bộ ,

hưởng khí trời trong sạch của vùng quê an bình. Khi đi ngang chuồng dê, ông bố vừa mở cửa để dê ra ăn cỏ cây ngoài

đồng. Ông nuôi khoảng 30 con dê gì đó, chính là để vắt sữa bán cho vài siêu thị, nhà hàng quanh đó. Khoảng 30 con dê

cái và 1 chú dê đực độc nhất. Ông giải thích là 2 con dê đực sẽ đánh nhau suốt ngày để làm lãnh tụ; và cả bầy dê cái chỉ

cấn 1 con có sức để thoả mãn.

Chuồng vừa mở, con dê đực đứng choáng ngay cửa ra, và lần lượt bầy dê cái khoảng 30 con phải “nạp tô” cho ngài dê

đực (vài phút thôi); rồi mới được tiếp tục đi ra đồng. Ông bố cười,” sáng nào nó cũng làm đủ 30 cái rồi lại quay vào

chuồng ngủ tiếp”. Dù mới 18 tuổi, tuổi của mộng mơ (đôi lúc nhìn khúc gỗ cũng thèm muốn); nhưng tôi không còn bao

giờ nghĩ rằng bất cứ một sinh vật nào trên đời có thể “so sánh” với ngài dê đực của tôi. Ngay cả sau này, khi quen biết

các quan chức đại gia của XHCN.

Ngoài thiên tài phong phú trên, ngài dê đực còn nhiều tính tốt đáng bậc trượng phu quân tử. Ngài không thích tán tỉnh cù

rú như bầy chim hoàng anh hay quấn quít như lũ rắn khi “in heat”. Ngài cứ “be be” vài tiếng rồi “không nói nhiều, hốt

liền”. (cũng may ngài không làm chính trị). Tôi chắc chắn là cả vạn danh nhân, lãnh tụ…trên thế giới, có thể để lại cho

đời bao nhiêu túi khôn của vũ trụ (hay bao nhiêu xương trắng máu đào), vẫn không thể nào có bữa điểm tâm bằng   một

góc của ngài dê.

Đôi khi bạn bè tụ họp để bàn về sự suy yếu trì trệ của xã hội Việt. Đủ mọi lý do được phân giải, từ cơ chế chính trị, kinh

tế đến tình huống hay sự phá hoại của con ruồi (quên, của các thế lực thù địch).  Phần lớn là do lỗi của “thằng Mỹ”.

Không ai nhìn vào tấm gương của ngài dê đực của tôi mà kết luận “chỉ vì mình chém gió nhiều quá”. Chuyện thật thì

hiếm, nên cứ bịa đặt thoải mái ra chuyện “thần thoại” cho đỡ uẩn ức trong lòng. Xin nói thêm là ông già Alan cũng thuộc

loại vô tích sự này. Sáng mở mắt ra, thấy 30 con dê cái đang ngổn ngang đợi chờ, thì cũng phải lo thoát ra cửa sau mà

trốn.

Page 2: For reading.

Thực ra, tôi không biết dân Việt có hạnh phúc như các anh chị Tây ba lô mô tả không? Nhưng tôi chắc phần lớn nhân loại

đều tin rằng ở Việt Nam, cứ ra ngõ là gặp anh hùng. Vào thời chiến thì anh hùng tính này không thể chối cãi. Cả 2 phe

Việt tham chiến đều tổn thất nặng nề, lên đến cả triệu sinh mạng. Nếu chúng ta “hiền” như người Lào thì suốt thời đánh

đấm này, có lẽ chỉ vạn người hy sinh. (Link: http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War_casualties )

Tính anh hùng không sợ chết còn thể hiện rõ ràng trong thời bình. Không kể chuyện cưa lựu đạn để lấy thuốc súng hay

đào bom bán sắt vụn vẫn truyền tụng khắp dân gian; người Việt lái xe quá can đảm nên tử vong do tai nạn giao thông

không thua kém gì các thiệt hại thời chiến. Ăn nhậu của dân Việt cũng đâu ra đó: mặc bao nhiêu cảnh báo về sự độc hại

của rượu bia, thuốc lá, phụ phẩm từ ông bạn tốt 16 chữ vàng, chúng ta vẫn lăn xả vào cuộc mỗi đêm để lấy danh hiệu “số

một về ung thư khắp phổi gan ruột”. Sống ở quê hương nhiều năm qua, tôi và bạn bè thấy người Việt ta gần như “không

sợ” bất cứ điều gì, kể cả pháp luật.

Tuy nhiên, sống lâu trong long xã hội, mặc cho cái ngang tang tự hào ngoài mặt, người Việt vẫn tiếm ẩn vài điều sợ hãi.

Trước hết, chúng ta sợ thay đổi vô cùng. Sau hai lần thay đổi đến tận cùng gốc rễ vào 1945 rồi 1975, người dân hai miền

Nam-Bắc, già hay trẻ, đã thấm đòn sâu sắc; và nhìn thay đổi quanh thế giới hay ngay cả làng mạc phố xá quanh mình như

một “biến thể” thay vì là một trạng thái “tự nhiên” của thời thế. Con đà điểu sẵn sàng chúi đầu vào cát như con chim vừa

thoáng thấy cây cong.

Tiếp đó, chúng ta sợ sự thật. Lớn lên, trưởng thành rồi già yếu trong sự dối trá bịa đặt hàng ngày hàng giờ của bộ máy,

người dân không còn khả năng phân biệt giữa kiến thức nghiêm túc khoa học và những tuyên truyền thần thoại về mọi

vấn đề. Chúng ta không muốn “khôn” ra vì khi nhận thức rằng mình đang bị bịp hàng ngày là khi phải đối diện những

con quỷ trong cô đơn và thất vọng. Không ai muốn đeo trên mình nỗi đau cay đắng đó. Thôi thì bịt mắt cho qua.

Cái sợ lớn lao khác là sợ hành động. Chúng ta phải bầy đàn vui chơi ăn nhậu, chứng tỏ mình lạc quan hạnh phúc vì nếu

phải “làm” trong hỗn loạn của văn hóa cơ chế này cũng đồng nghĩa với việc bơi ngược dòng thác chảy của con cá hồi nhỏ

bé, với hy vọng mỏng manh là vượt qua thử thách để quay về nguồn.

Nhiều nỗi sợ linh tinh khác khá phổ thông giống như nhiều sắc dân toàn cầu, nhưng 3 cái sợ trên đủ để giữ chân một vài

thế hệ trong suy thoái và trì trệ. Chúng ta có thể quan sát sự năng động và trí sáng tạo của những người Việt đã thoát khỏi

những gông cùm đó và đã tìm cho mình một định mệnh riêng, tự mình thiết kế.

Cũng xin nói thêm là không ai nên hoang tưởng là “thay đổi” hay “sự thật” hay “hành động” sẽ làm đời mình tốt đẹp hơn.

Nhiều khi cái giá phải trả còn cay đắng hơn là yên thân định vị. Như ngài dê đực của tôi. Tôi chắc chắn là trong đời ngài,

nhiều lần ngài húc bậy, nhẩy bậy và chạy bậy, khiến cái sừng bị gẫy hay bộ râu dê bị cắt (thảm hại hơn nếu cái kia bị

nạn).  Nhưng mỗi buổi sáng, ngài vẫn là ngài, làm những gì mà Trời đã ban phát và cho tận hưởng. Chắc chắn ngài không

muốn “làm người” và sống an phận như các bác, các “trật tự viên” đã khôn ngoan dặn dò.

Page 3: For reading.

Theo thông lệ, khi khai bút đầu năm, tôi phải chúc Xuân chúc Tết mừng các Bác mừng các Ông Nội Bà Ngoại. Mừng cả

một dân tộc vinh quang vĩ đại ngoài kia. Thôi thì như Tú Xương, xin chúc mọi người sống cho ra kiếp “Dê” năm Ất Mùi

này.

Be be….

Alan Phan

Tôi yêu đất nước tôi

“Đất nước tôi nằm phơi phới bên bờ biển xanh

Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình… Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui …

Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi

Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi!”

Tôi nhớ năm lên 12 hay 13 gì đó, tôi chui lỗ chó vào rạp Quốc Tế, đường Trần Hưng Đạo bây giờ, để coi “cọp” một

chương trình đại nhạc hội Tết rất hoành tráng. Tôi đã quên chi tiết của các màn trình diễn hay tên nghệ sĩ, chỉ còn nhớ

điều duy nhất là một bài hát nghe lần đầu. Bài “Tình Ca” của Phạm Duy do Thái Thanh hát. Tôi bị cuốn hút ngay từ câu

đầu…”Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời…” Cho đến giờ này, hơn 50 năm sau, tiếng

hát vẫn quyện tròn quanh tôi trong những đêm về sáng.

Tuổi thơ Việt Nam

Thực ra, khi tôi sinh ra, không phải là giọng ru con êm đềm của Mẹ mỗi đêm mà là tiếng đại bác và bom đạn vọng về

thường trực. Chiến tranh bùng nổ khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương năm 1945 và gia đình tôi phải chạy giặc liên

tục. Một ký ức Mẹ thường kể lại là có đêm tôi bị lên “bẹn” khóc suốt buổi và các gia đình cùng chạy giặc phài bịt mũi tôi

để giữ im lặng trong căn hầm trú ẩn. Đôi khi giặc sục sạo trên đầu và Mẹ cứ lo là tôi đã bị ngạt thở chết rồi. Có lẽ nó cũng

giải thích lý do là tại sao trong suốt 40 năm đầu của cuộc đời, tôi thường hốt hoảng giật mình tỉnh giấc giữa đêm như

đang bị ai bóp họng.

Lớn lên, tôi cũng an hưởng một tuổi thơ tương đối êm đềm dù nghèo khổ. Một ký ức khác từ Mẹ là cho đến năm tôi lên 3

tuổi, Mẹ đi bán rong mỗi ngày. Quầy hàng nặng ở một đầu gánh và tôi vui cười ở đầu gánh khác để Mẹ đươc cân bằng.

Đứa bạn thân duy nhất của tuổi thơ đó là một con khỉ nhỏ đi lạc vào nhà, cho đến ngày nó bứt dây xích và biến mất.

Trong những ngày tiểu học, vì thiếu ăn và nhỏ con, tôi luôn bị các bạn đồng lớp bắt nạt và đánh đập. Có lẽ nhờ vậy, kỹ

năng đánh lộn và phá phách của tôi cũng được trau dồi nâng cấp khá ấn tượng.

Những năm hạnh phúc

Gia đình tôi dọn về Saigon khoảng 1950. Ở cạnh vườn Tao Đàn bây giờ, tôi có chút khung xanh để đuổi hoa bắt bướm,

để nghe tiếng ve sầu mỗi hè, để nhìn lá me bay khắp phố mỗi mùa mưa. Cái tuổi thơ đó chắc cũng không khác gì những

Page 4: For reading.

tuổi thơ của triệu triệu đứa bé khác trên trái đất, nô đùa và vui cười hay khóc nhè mà không cần biết đến những nổi trôi

của đất nước. Thế giới của chúng tôi quay nhẹ qua những trận đá dế, ném bi…những lần trốn học bị đòn nát đít, những

lần được cha mẹ cho đi ngoại ô dã ngoại (ngoại ô đây là công viên ở sân bay Tân Sân Nhất hay ven sông Nhà Bè…).

Rồi tình yêu cũng đến rất sớm trong cái nhút nhát rụt rè của …”em tan trường về, đường mưa nho   nhỏ”. Quen nhau 3

năm, ngày tôi rời Việt Nam qua Mỹ khi lên 18, tôi chỉ mới dám nắm tay nàng. Nhưng đã có Trịnh Công Sơn, Nguyên Sa,

Mai Thảo…nói thay tôi những lời yêu thương mật ngọt, đã có ngàn hè phố bóng cây giữ cho chúng tôi dấu ấn, đã có trăm

ghế đá công viên nghe câu chuyện tình ngây ngô …

Những ngày ra biển lớn

Dù đẹp và thơ mộng, cái tuổi mới lớn đó cũng khác gì nhiều với những thiếu niên đã lớn lên ở Boston, Bogota hay

Belgrade. Quê hương Việt Nam của tôi không phải là vườn địa đàng của tuổi trẻ hay là một chùm khế ngọt ngào đặc thù

nào. Cho nên, với tuổi còn say mê khám phá những chân trời lạ, xứ Mỹ vừa gặp qua phong cảnh mênh mông, văn hóa đa

dạng và nhịp sống năng động làm tôi mau chóng quên đi những êm đềm của quê hương, dù mỗi đêm trên đài truyền hình,

thời sự về Việt Nam đã được phát sóng không ngừng.

Con người tôi thich ứng khá nhanh. Từ một cậu học trò nhút nhát ham học, tôi thành một sinh viên tự tin, nhưng ham

chơi và lười biếng. Tôi sống như người Mỹ, học như người Mỹ và chơi như người Mỹ. Là người Việt duy nhất trong số

42,000 sinh viên của trường, tôi cũng không có nhiều lựa chọn. Hòa nhập vào cộng đồng mới với một tư duy mới và

nhiều cuộc tình ngắn ngủi nhưng cháy bỏng, tôi quên đi các tà áo dài trắng e ấp ngày nào bên sân trường Duy Tân. Viêt

Nam thật xa và ký ức mờ nhạt.

Cho đến một ngày đẹp trời nào đó, tôi nhận một lá thơ của Bộ Ngoại Giao Mỹ nhắc nhở anh đã tốt nghiệp đại học, chúng

tôi sẽ ngưng gởi tiền học bổng. Anh cũng lo mà về phụng sự nước mình đi chứ. Tôi quăng lá thơ vào sọt rác, điện thoại

bạn bè hỏi cách ở lại Mỹ, hợp pháp và bất hợp pháp, rồi tiếp tục mê mết trong một cuộc tình đang nhiều thú vị với hai cô

đồng tính (lesbians).

Quê hương tìm đến

Vài ngày sau, chị Loan gõ cửa phòng. Em chị là Chí, người bạn nối khố từ nhỏ của tôi từ trường tiểu học đến khi đậu Tú

Tài 2. Chị qua Mỹ tu nghiệp và đi xe buýt cả 10 tiếng để đến thăm tôi. Tôi hồn nhiên hỏi thăm về Chí. “Nó hy sinh ở

chiến trường Bình Giả hai tháng trước rồi em.” Tôi lặng người. Chị kể thêm về anh Quang, người yêu sắp cưới của chị,

cũng đã gục ngã ở Quảng Nam. ‘Em còn nhớ con Thu Anh?” Ai mà không nhớ, hoa khôi Trưng Vương, niềm yêu thầm

nhớ trộm của cả nhóm học sinh Petrus Ký lẫn Chu Văn An. Chúng tôi cứ nghĩ là ông nhạc sĩ nào đặt bài “Trưng Vương

Khung Cửa Mùa Thu” là để dành riêng cho nàng. “Con bé đi thăm chồng đóng quân ở Pleiku, khi về, xe bị trúng mìn, nó

cũng chết rồi em ạ”. Sau một tiếng, tôi không nhớ được con số bạn bè đã ra đi hay tàn phế. Trên cả sự chết chóc là một

nỗi niềm tuyệt vọng vô bờ của lớp người trẻ đã lớn lên cùng tôi.

Page 5: For reading.

Đêm đó mưa xuân, nhẹ nhưng rả rich cả đêm. Tôi và chị ngồi co ro ngoài hiên nghe hơi gió hú. Suốt đêm không ngủ,

nhưng hai đứa cũng không nói lời nào. Cái thanh bình riêng biệt mà tôi tự tạo mấy năm qua để quên đi những quằn quại

của quê hương ngàn dặm giờ đang bị chị Loan xô đẩy. Cái hạnh phúc bé nhỏ của thế giới mới tôi đang an hưởng đã bị

gánh nặng của ký ức và thực tại đè chìm. Tôi đã sống như trong một cơn mơ. Và đến giờ phải tỉnh giấc.

Bài hát ngày xưa

Tháng sau, tôi rời bỏ công việc mới, người tình mới, căn nhà thuê mới…khăn gói về lại Việt Nam. Tôi hoàn toàn không

có ảo tưởng hay tham vọng gì về tiền bạc hay quyền lực hay sự nghiệp. Tôi cũng chắc chắn là mình sẽ không thay đổi

được điều gì, tốt hay xấu, cho đất nước. Tôi chỉ có cảm giác là mình “thuộc về đây”, mình về để chia sẻ với bạn bè, gia

đình, các người trẻ khác những khó khăn, đắng cay, tủi nhục và đau thương của những người đã “sinh nhầm thế hệ”.

Trước Tết Mậu Thân 1968, tôi lại tình cờ vào phòng trà nghe nhạc. Lần thứ hai, Thái Thanh lại làm nước mắt tôi lại lưng

tròng với bài Tình Ca …” bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu..vài ngàn năm… khóc cười theo mệnh nước

nổi trôi… nên tôi yêu biết bao người…Lý, Lê, Trần và còn ai nữa…”.

Tôi tự nhủ, “bao giờ quê hương mình mới hết hát nhạc buồn?”.

Văn Hóa Bạo Lực và Văn Hóa “không” Định Hướng

Người ta gọi cờ của Cộng Sản là lá cờ máu, mà không phải chỉ Việt Nam, các nước Cộng Sản trên thế giới đều có lá cờ

nền đỏ, từ Liên Bang Xô Viết, Trung Cộng, Bắc Hàn hay Cuba.

Chính cái màu máu đó “Người” đã vác về từ Liên Xô gây thảm họa cho dân tộc Việt Nam. Tố Hữu trong bài “Hoa và

Máu” đã ca tụng “Người” của ông, nhưng có kết quả ngược, khi đọc lên, người ta thấy “Người” quả thật là một nhân vật

ngoi lên từ vũng máu:

“Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu

Người vươn lên như một thiên thần!”

Và cả dân tộc này đang hân hoan phấn khởi được ngụp lặn, vùng vẫy trong máu:

“Ta lại về ta, những đứa con

Máu hòa trong máu, đỏ như son.”

Từ chủ trương sắt máu đó Tố Hữu cũng đã hò hét:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong…”

Không ai nghĩ ra vì sao phải đổ máu cho tốt ruộng đồng và thu thuế nhanh hơn, phải chăng đó là một lối cai trị bằng sắt

máu và khủng bố!

Page 6: For reading.

Ngay trong bài quốc ca “Tiến Quân Ca” chúng ta đã phải rùng mình khi nghe những lời hát man dại của Văn Cao:

“Thề phanh thây uống máu quân thù

Tiến mau ra xa trường, tiến lên!”

Những nhà thơ khác như Xuân Diệu cũng nhập cuộc, chủ trương:

“Máu kêu máu trả thù.

Súng đâu, anh em đâu.

Bắn nó thủng yết hầu,

Bắn tỉa nó dài lâu!”

Lời kêu gọi của những con người thèm khát nhìn thấy máu này, đã đưa dân tộc đến thảm sát Mậu Thân, pháo kích trường

học ở Cai Lậy, bắn pháo trên “đại lộ Kinh Hoàng,” gây biển máu trên Quốc Lộ 7B và những vụ trả thù ghê gớm trong

ngày miền Nam thất thủ. Những người thèm máu trong chiến tranh, dù hôm nay ngày hòa bình, đã đạt kết quả.

Ngày xưa có những bài toán trừ: “10 tên lính Mỹ giết 6 tên, còn lại mấy tên?” Nhưng ngày nay Việt Nam mon men lại

gần Mỹ, “hoan nghênh việc Hạ Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết hòa

bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông,” thì

bài toán có máu sẽ đổ lên đầu trẻ thơ vô tội, là, “10 ngón tay bị chặt đứt 2 ngón, tính ra còn mấy ngón tay?” Cũng là máu!

Trên những trang báo trong nước ngày nay, không có ngày nào là không có chuyện máu. Người ta giết nhau không cần

đến súng, mà bằng búa bằng dao. Sư giết người yêu chôn trong vườn chùa, cha giết con, con cầm dao giết mẹ, anh em vợ

chồng đoạt mạng nhau, còn phân thây, vứt bên lề đường, vùi trong bụi chuối, ao hồ. Mới đây là chuyện thiếu niên mới 15

tuổi giết cô chăn bò 52 tuổi, lột lấy bông tai và hiếp dâm thi thể, một thanh niên khác trấn nước nạn nhân cho đến chết,

rồi kéo lên bờ làm chuyện tồi bại.

Bây giờ là thời buổi của ma quỷ hiện hình cũng như con người khát máu ưa chém giết nhau, chỉ vì không biết phù phép,

bùa chú, yểm ma trừ tà, không chịu chôn hay thiêu đốt mà để con quỷ dâm dục, khát máu, bạo tàn sống nằm khô héo

nhăn răng trong lăng.

Chúng ta thường nghĩ, chiến tranh là chuyện bất đắc dĩ, khi tiếng súng đã im trên chiến trận, dù ai chết, bên này hay bên

kia, thì cũng là người, ai cũng có những người thân, cũng có một mái ấm. Phải là người lính của miền Nam ngày trước

mới có được nỗi buồn xót xa, nhân bản như Tô Thùy Yên:

“Trời ơi, những xác thây la liệt

Con ai, chồng ai, anh em ai?

Hay như Trần Hoài Thư:

Page 7: For reading.

“Ai bạn, ai thù sao quá thảm,

Trên một dòng cuồn cuộn oan gia!”

Trong khi đó, những người Cộng Sản hả hê:

“Ném lựu đạn cho người vui vật sướng!”

Hay cầm súng giết người mà hãnh diện:

“Ôi êm ái khi tay cầm vũ khí!” (Xuân Diệu)

Ngay cái hầm chông của du kích là một vũ khí giết người, khi một con vật sa vào bẫy, dù thèm miếng thịt cũng bất nhẫn,

khi thấy con vật giẫy giụa đau đớn trong máu me, nhưng Chế Lan Viên đã “yêu,” ca tụng nó, thứ vũ khí giết người:

“Hỡi cái hầm chông

Ta yêu ngươi hơn vạn đóa hoa hồng

Cái hầm chông nhọn hoắt…”

Sau khi giết người, họng súng của con người Cộng Sản “phải reo ca,” nên chế độ ấy, ngày nay sinh sản ra những con

người sát nhân, hiếp dân, vứt xác xong về đi ngủ, hay ra quán ngồi nhậu tiếp.

Thời buổi cai trị bằng sắt máu, dùng bạo lực, công an là lực lượng trung thành trấn áp nhân dân, “còn đảng còn ta” nên

cảnh giết người, đánh đập người dân trong các đồn công an trong khi lấy khẩu cung gây nên cảnh chết chóc, dàn cảnh tự

tử không hiếm tại Việt Nam hôm nay. Cảnh cướp đất, cướp nhà đã dồn người dân lành thành dân oan, ăn đường, ngủ bụi,

oán thán ngất trời.

Chúng ta trông đợi, hy vọng gì ở cái xã hội suy đồi bại hoại này, nó phát xuất từ cây đa Tân Trào, hay hang Pác Bó thì

cũng đem lại cái chết cho hàng triệu thanh niên và ngày nay là đạo lý suy đồi. Hay biết mấy những câu thơ của Tố Hữu

áp dụng cho hoàn cảnh hôm nay:

“…Càng tức nước, càng xui bờ vỡ

Lòng dân ta như lửa thêm dầu

Lưỡi lê, mũi súng, nhà tù

Càng đau, càng khổ, càng thù, càng căm!”

(Ba mươi năm đời ta có đảng)

Rồi đây, có lẽ sẽ không có “Cách Mạng Nhung,” “Cách Mạng Hoa Lài,” gì nữa. Khởi đầu con đường đi bằng máu, sợ rồi

đây nó sẽ tự kết thúc bằng máu như Tố Hữu đã từng kêu lên, “Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu!”

Một Góc Nhìn Khác Về Sự Đa Dạng Của Văn Hóa “Không Định Hướng”

CÁC “PHÊ PHÁN VĂN HỌC” (Thời VNCH)

Trương Phu Tử – Hồ Quang – Theo Sử Học VN – 11 April 2013

Page 8: For reading.

Nếu nói rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa khởi đầu từ sau khi Hiệp Ðịnh Genève (1954) được ký kết cho đến khi

Miền Nam Việt Nam bị VC cưỡng chiếm (30-4-1975), thì đã gần 21 năm… Nhìn lại với thời gian này, so với hiện

tại thì người dân Miền Nam được hưởng cảnh tự do, dân chủ một cách thực sự… không như hiện nay đã bị khóa

chặt bởi ý thức hệ “xã hội chủ nghĩa” khiến người cầm bút bị bắt buộc theo một định hướng được “đảng” đề ra.

Nhìn ngược trở lại thời kỳ trước 1975, Văn Học Miền Nam cũng chỉ là một phần của dòng Văn Học Việt Nam nói chung,

nó không thể bị tách rời và bị nhà cầm quyền đương thời loại bỏ… mà phải được gìn giữ, được ca tụng. Chính nó (Văn

Học dưới thời VNCH) đã đưa vào Văn Học Việt Nam những tia sáng của tự do, của dân chủ vì được ảnh hưởng ở nhiều

tư tưởng văn minh của Thế Giới Tự Do và ngay cả những tư tưởng “đổi mới” của những người trong Thế Giới Cộng Sản.

Đến hôm nay thì chúng ta đã nghiệm ra được “nó” là sự đối chọi quá rõ ràng, làm chậm bước tiến, và có thể chận đứng

luôn sự phát triển cái gọi là “dòng văn học cách mạng” mà CSVN thường cổ xúy.

Ðể chứng minh điều này, chúng ta thử xem xét văn học thời đó như thế nào?

Dĩ nhiên, ông cha ta thường nói “Văn tức là Người” và “Văn Dĩ Tải Ðạo”… Như thế có nghĩa “con người phải như thế

nào mới có lời văn thể hiện” và trong “lời văn đó sẽ nói lên cái gì, hàm ý gì”?… Cái gì ở đây không phải chỉ là một sự

tuyên truyền duy nhất cho một chủ nghĩa, mà nó phải mang tính đa nguyên để đi đến đa chiều do sự du nhập của đa

phương hướng từ bên trong cũng như từ bên ngoài…

Việc phê bình văn học mang tính phê phán, không thể chỉ nói đến chuyện sáng tác không thôi, mà còn phải nói đến

những phê phán đối với nó nữa. Ðiều này rất cụ thể vì bất cứ tác phẩm nào đem trình làng và muốn nó được “tải” đi rộng

khắp, phải nhờ vào tình cảm độc giả đón nhận tác phẩm đó như thế nào… Nghĩa là tác giả đưa ra tác phẩm thể hiện được

mọi khía cạnh của cuộc sống, góp phần đưa thêm nguồn sinh khí mới vào văn học tại giai đoạn đó… Tìm ra được những

ngõ ngách và sự suy nghĩ như thế này, chính là chúng ta đang làm công việc “phê phán” từ một “phê phán” có trước đó.

Ngày nay Việt Nam, từ bên ngoài nhìn vào, tuy có thay đổi về mặt hình thức, nhưng về mặt “nội dung” thì quả là một

thảm hại… “văn học” là cái làm cho ai cũng có thể nhận ra sự “thảm hại” này được. Một nhà văn nào đó muốn diễn đạt

tư tưởng của mình qua tác phẩm thì “tư tưởng” đó phải có sự chỉ đạo của “nhà nước” (không muốn nói là chỉ đạo từ

Ðảng). Chỗ này chúng ta so sánh được ngay với thời VNCH, như thới Tổng Thống Diệm, tác phẩm “Thềm Hoang” của

Nhật Tiến tuy có nội dung phê phán chế độ, nhưng vẫn đoạt giải “Văn Học của Tổng Thống”. Chuyện như thế nếu cùng

thời điểm tại Miền Bắc sẽ như thế nào? Vụ “Nhân Văn Gia Phẩm”, lịch sử văn học không thể không ghi vào và nhất định

những nhà phê bình văn học không thể lặng yên khi đưa ra những kết luận đầy phẫn nộ trong cách phê phán của mình.

Cứ cho rằng văn học tại Miền Bắc có phát triển theo một hướng nhất định của Ðảng Cộng Sản vạch ra, nếu tác phẩm nào

có nội dung “lệch đường”, tác giả của tác phẩm đó phải bị thanh trừng vì chống đối chế độ, âm mưu kích động lật đổ

chính quyền! Ngược lại, tại Miền Nam, văn học đã phát triển không theo một “định hướng”, “một lề phải” hay “lề trái”

nào cả, tác giả tự do biểu đạt ý tưởng của mình trong các tác phẩm, chưa nói đến việc du nhập các tư tưởng mới từ các

nước Âu, Mỹ vào… Từ đó nhan nhản các trường phái triết học ra đời, rồi kéo theo sự tranh luận mang tính bổ sung cho

Page 9: For reading.

nhau. Triết thuyết mạnh nhất lúc bấy giờ là thuyết Hiện Sinh của Jean Paul Sartre. Sự xuất hiện của triết thuyết này song

song với những triết thuyết khác (Mỹ Học, Phân Tâm Học, Lý Luận Học…) kéo về phía mình những phương pháp lý

luận có tính phê phán như “cấu trúc luận”; “hiện tượng luận”… phải xảy ra.

Doãn Quốc Sỹ trong cuốn “Văn Học và Tiểu Thuyết” (Sáng Tạo xuất bản tại Sài Gòn năm 1973) ở trang 348 có một “Ðồ

Biểu Văn Xuôi Việt Nam”, kê ra khoảng 50 tác giả cùng các tác phẩm tiêu biểu của họ (tại Miền Nam từ 1954-1973), với

những nội dung dưới nhiều thể loại như “truyện”, “nghiên cứu”, “phê bình”… về văn học Việt Nam trước và ngay tại

thời điểm đó.

Tại Hoa Kỳ, năm 1986, nhà văn Võ Phiến ghi lại trong cuốn: “Hai Mươi Năm Văn Học Miền Năm 1954-1975” (Nhà

Xuất Bản Văn Nghệ tại Hoa Kỳ), tuy tác giả không ghi ra con số rõ ràng, nhưng người đọc có thể đếm từ đầu đến cuối

các trang sách cộng lại được 267 tác giả mà trong đó những người viết văn xuôi chiếm đa số.

Năm 2000, Nhà Nghiên Cứu Văn Học Trần Hữu Tá (Ðại Học Tổng Hợp – SG) trong tác phẩm “Nhìn Lại Một Chặng

Ðường Văn Học Ðã Qua”, trong phần tuyển chọn tác phẩm của các cây viết mà theo ông ta là có “xu hướng tiến bộ, yêu

nước” gồm 60 tác giả viết văn xuôi.

Con số nhiều nhất là 267 (Võ Phiến), con số ít nhất (Doãn Quốc Sỹ), nó không phải là sự xác minh chắc chắn, nhưng dầu

sao thì cũng làm cho mọi người cảm nhận về lực lượng cầm bút thời VNCH có con số đáng kể. Nếu đem so sánh với con

số Nhà Văn Thời Tiền Chiến (trước 1945) thì ông Vũ Ngọc Phan trong quyển “Nhà Văn Hiện Ðại”, ông Cao Huy Khanh

trong quyển “Vấn Ðề Khuynh Hướng Trong Tiểu Thuyết Miền Nam Từ 1954 Ðến 1973” (Tập San Thời Tập, số IV, ra

ngày 14-4-1974) đều cho rằng số lượng các tác giả (văn xuôi) giai đoạn sau năm 1954 tại Miền Nam rất đáng kể (lên tới

200 người). Họ rất khác nhau trong quan niệm sáng tác vì sự xuất thân của họ ở nhiều thành phần xã hội khác nhau, và

nhiều nhất là họ sống về nghề làm báo, dạy học… Chúng ta có thể thấy rõ các tên tuổi như Nhất Linh, Vũ Bằng, Vi

Huyền Ðắc… (di cư từ Miền Bắc vào sau 1954), và những người mà sự nghiệp văn chương của họ khởi lên ngay tại Miền

Nam như Thanh Tâm Tuyền, Lê Tất Ðiều, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Doãn Dân… Tất cả họ không thể hòa nhập

với nhau, nên trên văn đàn lúc nào cũng tỏ ra hào hứng, gây xôn xao nơi độc giả, khiến giới sáng tác bị kích thích mạnh,

cố tìm riêng cho mình một cách viết mới, đây chính ta mầm mống của của sự phát triển mạnh về số lượng người cầm bút

ở Miền Nam (VNCH).

Bây giờ những nhà văn Miền Nam tên tuổi như Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Phú Ðức… (trước

1945), tiếp theo sau 1945 như Mai Văn Bộ, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà… rối tiếp theo

nữa như Ngọc Linh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Hà Huy Hà, Vân Trang…

Rồi còn có những nhà văn Miền Trung như Vũ Hạnh, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Minh Quân, Nguyễn Mộng

Giác… và sau 1964 đã xuất hiện những cây viết trẻ Hồ Minh Dũng, Nguyễn Mộng Giác, Trần Hoài Thư, Lê Văn Thiện,

Hoàng Ngọc Tuấn, Từ Kế Tường, Mường Mán, Ngụy Ngữ, Trần Duy Phiên, Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Mai, Dương

Uẩn, Cung Tích Biền, Ðinh Tiến Luyện, Du Tử Lê, Thế Vũ… Dầu cho mỗi người trong họ có xu hướng “bên này” hoặc

Page 10: For reading.

“bên kia” chăng nữa thì “họ” vẫn là những con người yêu văn chương, biết thể hiện tính dân tộc, đóng góp vào tính đa

dạng của Văn Học Miền Nam, giai đoạn mà chính thể VNCH ngự trị…

Lực lượng viết văn hùng hậu như thế, song những người chuyên về “Phê Bình Văn Học” không phải ít! Sáng tác của họ

là dùng lý luân, nghiên cứu, khảo cứu để từ đó phê phán những tác phẩm văn học mà họ thấy cần. Họ là những trí thức,

những học giả, nhà báo, nhà giáo, nhà văn… chúng ta có thể kể các tên tuổi như: Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng, Lê

Tuyên, Ðỗ Long Vân, Ðặng Phùng Quân, Lữ Phương, Nguyên Sa, Võ Phiến, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng,

Phạm Công Thiện, Vũ Hạnh, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Lê Huy Oanh, Nguyễn Tấn Long, Trần Tuấn Kiệt, Cao Thế

Dung, Ðặng Tiến, Tam Ích, Thế Phong, Nguyễn Xuân Hoàng, Tạ Tỵ, Nguyễn Sỹ Tế, Huỳnh Phan Anh, Phạm Thế Ngũ,

Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Ðình Tuyến, Uyên Thao, Minh Huy, Nguyễn Nhật Duật, Cao Huy Khanh…

Song hành với nam giới, nữ giới cũng đã đạt nhiều thành quả trên văn đàn như Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng,

Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trần Thị NgH… Nếu đem so sánh với các đàn chị như Bà Tùng Long, Nguyễn Thị

Vinh, Ái Lan, Linh Bảo, Vân Trang, Minh Quân, Mộng Trung, Lệ Hằng… thì trong các sáng tác của lớp nữ trẻ này đã

phá vỡ được nét cổ điển trước đó, nhất là về cách diễn đạt tâm lý nhân vật bằng giọng điệu, ngôn từ rất ư sống sượng,

không e lệ, không che giấu… nhất là các cảm xúc về nhục dục mà từ trước chua có ai dám viết (ở đây người viết xin nói

thêm là không phải dùng cách “nói tục giảng thanh” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nữa mà nói thẳng vào vấn đề!).

Dưới thời VNCH, chế độ tự do ngày càng được tôn trọng và được đề cao. Ở góc độ về suy nghĩ, các nhà văn nữ cũng như

nam tỏ ra độc lập với các tư tưởng mới, do đó từ các nhận thức về xã hội không đống nhất, ngược lại còn kình chống

nhau thật quyết liệt để bảo vệ cái mà tự cho mình là chính kiến nhất. Có thể nói nhờ vào tính chất này mà “Văn Học Miền

Nam” thời VNCH rất đa dạng, tạo sự sôi động, không người nào có ưu thế, mà cũng không có người nào yếu thế trên văn

đàn cả. Tất cả đều được tự do “cạnh tranh” trong sự ngang bằng, không phải xếp hạng, không ngôi thứ…

Có thể nói đây là giai đoạn của các tác phẩm viết bằng văn xuôi nở rộ. Ðó là các truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, tạp bút,

ký sự… Nhà phê bình văn học Tạ Tỵ viết hai tập “Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay” (Tập 1. Kim Lai xuất bản, Sài

Gòn, 1970) nội dung giới thiệu sự nghiệp văn nghệ và tác phẩm của 20 nghệ sĩ mà ông cho là thành đạt nhất ở Miền

Nam, trong số này có tới 13 tác giả viết văn xuôi. Tạp chí Bách Khoa là một “bán nguyệt san”, có thể nói đây là một tạp

chí rất có giá trị (kéo dài 18 năm), nội dung chính của tạp chí là quảng bá kiến thức chung về văn hóa nghệ thuật, kinh tế,

chính trị… Cũng giống như các tạp chí đương thời, Bách Khoa cũng dành một số trang để đăng các tác phẩm văn học

bằng văn xuôi. Ngay từ số đầu tiên (Số 1 ra ngày 15/01/1957, số cuối cùng là số 426 ra ngày 19/4/1975), nếu làm bài tính

cộng thì có hơn 600 tác phẩm gồm: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tùy bút, tiểu luận… do nhiều tác giả viết. thứ đến

là tập san Văn do ông Nguyễn Ðình Vượng chủ trương, với mục đích in tuyển, giới thiệu tác phẩm văn, thơ, nên số lường

các bài văn xuôi có con số tăng gấp đôi, gấp ba lần con số 600 trên. Tạp chí Văn Hóa – Chính Trị – Xã Hội (Trình Bày)

chỉ hoạt động ngắn ngủi (hơn 2 năm từ 1970 đến 1972), với 42 số mà đã đăng khoảng gần 80 truyện ngắn, trung bình gần

2 truyện trên một số báo. Có thể nói các nhà văn Miền Nam thời đó ai cũng viết rất khỏe! (Nhà Văn Bình Nguyên Lộc

Page 11: For reading.

viết khoảng 1000 truyện ngắn và nhiều tiểu thuyết, truyện dài khác; Học Giả Nguyễn Hiến Lê cũng đã xuất bản được 100

quyển sách các loại – Từ Ðiển Văn Học Bộ Mới của các tác giả Ðỗ Ðức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần

Hữu Tá do Nhà Xuất Bản Thế Giới, 2004; trang 133 viết về Nhà Văn Bình Nguyên Lộc; trang 1143 viết về Học Giả

Nguyễn Hiến Lê).

Sau 1975, những người nghiên cứu văn học ở Miền Nam đã có nhận định về sự phát triển vượt trội (đối với Miền Bắc) cả

hai mặt chất lượng cũng như số lượng là nhờ vào sự tác động của báo chí cũng như các hoạt động sôi nổi của các nhà

xuất bản.

Nhà Văn Vũ Bằng trong cuốn “Bốn Mươi Năm Nói Láo” có viết: “…riêng tại Sài Gòn vào thời điểm tháng Chạp năm

1963 có đến 44 tờ nhật báo…” (Tuyển tập Vũ Bằng – Triệu Xuân giới thiệu sưu tầm và tuyển chọn, Tập III; Nxb. Văn

Học, xuất bản năm 2000; trang 537), chưa kể các báo tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san rồi đủ loại tạp chí, tập san, đặc

san và cũng còn nhiều ấn phẩm khác do các nhà xuất bản phát hành… Nhà Văn Võ Phiến cũng cho rằng trước 1975, Sài

Gòn có cả nghìn nhà in, 150 nhà xuất bản. Những nhà xuất bản có tên tuổi như Sống Mới, Khai Trí, Trường Thi, Nguyễn

Ðình Vượng, Trí Ðăng… và kèm theo là những nhà phát hành như Thống Nhất, Nam Cường, Ðồng Nai, Á Châu…, mức

hoạt động của họ chắc chắn các đồng nghiệp thời tiền chiến không thể nào sánh nổi…” (Hai Mươi Năm Văn Học Miền

Năm 1954-1975 – Nhà Xuất Bản Văn Nghệ tại Hoa Kỳ).

Có một thực tế cần phải phê phán là các tác phẩm trước khi in thành sách đều đã đăng trên báo hoặc tạp chí… sở dĩ có

chuyện này là vì tất cả nội các bài viết đó được độc giả đón nhận nồng nhiệt hay không? Một khi có được cảm tình và sự

yêu thích của độc giả rồi thì các nhà xuất bản mới tìm đến tác giả xin được quyền xuất bản các tác phẩm đó. Dĩ nhiên khi

các sách này được bày bán ở tiệm sách, độc giả sẽ mua nhiều, nhà xuất bản lời to, tác giả cũng kiếm được chút cháo!

Người viết bài này còn nhớ, thời đó loại truyện mà độc giả thích đọc nhất là loại “Võ Hiệp Kỳ Tình”. Ảnh hưởng loại

truyện này của quần chúng quá mạnh, độc giả hầu như chiếm hết mọi tầng lớp trong xã hội (ngay như vị Tư Lệnh Không

Quân lúc đó là ông Nguyễn Cao Kỳ về sau làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương cũng để đầu giường mình cuốn

Cô Gái Ðồ Long, ông ta mê truyện Kim Dung thật, từng ví mình với nhân vật Trương Vô Kỵ và cho rằng bà Tuyết Mai là

nhân vật Triệu Minh…). Phong trào luyện “chưởng” trong mọi giới lên cao, các sân khấu cũng thi nhau trình diễn tuồng

“chưởng” (Lệnh Xé Xác, Cô Gái Ðồ Long…), trong giới học sinh và sinh viên thường kẹp bên mình một quyển sách gì

đó với tựa có vẻ triết học hay một tập thơ nổi tiếng…

Người viết nhớ rất rõ là các nữ sinh thường hay kẹp bên bình tập “Bông Hồng Cài Áo của Nhất Hạnh, còn các nam sinh

(cả nữ sinh) trình độ từ Ðệ Nhị, Ðệ Nhất cũng hay để lộ ra ngoài khi cầm trên tay các sách triết học, đa sồ là sách của tác

giả Phạm Công Thiện như: “Hố Thẳm Tư Tưởng”, “Khai Ngôn Cho Một Câu Hỏi: Triết Học Là Gì?”, “Ðối Mặt Với

1000 Năm Cô Ðơn của Nietzche”… còn sinh viên thì cầm tay những tác phẩm ngoại quốc dịch ra Việt như: “Buồn Ơi

Hãy Chào Mi” (Fracoise Sagan), “Chuông Nguyện Hồn Ai”, “Ngư Ông và Biển Cả” (Ernest Miller Hemingway)…

Page 12: For reading.

Về phần các Nhật Báo hay Tuần Báo đều chọn riêng cho mình một hay vài tác phẩm gì đó để đăng nhiều kỳ (Feuilleton)

hằng ngày, hoặc hằng tuần… Người viết cũng nhớ rất rõ là truyện ăn khách cho các báo lúc đó là truyện kiếm hiệp của

Kim Dung, báo nào cho đăng trước thì số bán ra được rất nhiều… còn nếu hôm nào báo không có đăng truyện Kim Dung

tiếp theo, thì khoảng trống đó phải đăng ngay mục xin lỗi: “Máy bay mang báo từ Hồng Kông đến trễ, xin xem vào ngày

mai. Thành thật cáo lỗi cùng độc giả!”, độc giả ghiền thì đến các sạp báo khác xem thử có báo nào “đăng” kịp không, nếu

không thì đành thuê vài cuốn của Kim Dung (đã đăng báo trước đó) để xem lại cho đỡ ghiền!

Về việc viết Feuilleton, phải cộng nhận rằng đây chính là cần câu cơm của các nhà văn thời VNCH. Họ viết và dịch rất

khỏe, có người viết tới 11, 12 bài mỗi ngày… Có lần Nguyễn Nam Anh phỏng vấn nhà văn Bình Nguyên Lộc, ông này

cho biết: “Vào năm 1957 thì tôi viết mỗi ngày 11 feuilletons. Nhưng sau đó chính An Khê và Lê Xuyên còn viết nhiều

hơn. An Khê có năm viết tới 12 feuilletons mỗi ngày, nhưng tôi chưa hề thấy ai vượt qua con số 12 nổi. Sự viết nhiều,

viết ít, không do ta, cũng không do chủ báo. Ðó là may mắn (hay rủi ro) ngẫu nhiên…” (Tập San Văn, số 199, ra ngày 1-

4-1972). Sự sôi động của báo chí nhìn thấy rất rõ vì tờ báo nào cũng muốn lôi kéo độc giả thật nhiều về cho mình, muốn

làm được điều này tất nhiên các chủ báo phải biết cách tìm mời các nhà văn chuyên nghiệp và cả những người không

chuyên nghiệp về cộng tác… Kết quả, một người có thể cộng tác với nhiều tờ báo, và một ngày người viết phải viết cho

xong nhiều bài, thậm chí phải xong một truyện ngắn… khiến tác phẩm xem ra về mặt chất lượng có thể giảm sút. Ðây là

vấn đề này khó tránh, viết cho kịp, cho đúng thời gian giao cho chủ báo kịp phát hành!…

Các nhà văn thời đó, chúng ta có thể phân biệt thành 3 nhóm riêng biệt, một nhóm trung thành với loại tiểu thuyết dài tình

cảm hay chuyện gay cấn, ly kỳ… có các cây bút như Ngọc Linh, Ngọc Sơn (trên báo Nhân Loại, Tiếng Chuông, Sài Gòn

Mới và nhiều nhật báo khác); nhóm thứ hai thường xuyên viết cho mục tùy bút, đoản văn trên tuần báo Khởi Hành, Văn,

Thời Tập và các báo khác như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ (tờ Sáng Tạo). Mai Thảo, Viên Linh, Võ

Phiến, Vũ Bằng và một số người khác; nhóm thứ 3 viết nghị luận nội dung mang màu sắc chính trị – xã hội như của

Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Lữ Phương, Nguyễn Nguyên, Nguyễn Trọng Văn… luôn là

phần quan trọng tìm thấy các tạp chí Ðối Diện, Tự Quyết, Ðất Nước, Tin Văn, Trình Bày…

Trong các bài viết và công trình nghiên cứu, phê bình, ông Cao Huy Khanh và nhiều người khác đều gọi chung các thể

loại truyện ngắn, truyện dài cho tới tùy bút, đoản văn… là “tiểu thuyết” (Các Thế Hệ Tiểu Thuyết Gia Miền Nam Thời

Hiện Ðại – Tập san Thời Tập, số III, ra ngày 14-3-1974). Loại tiểu thuyết dài (nhiều trang) có số lượng rất lớn, như Ngọc

Linh có hơn 20 tiểu thuyết (Ngọc Linh, Tình Cảm Miền Nam; Tập san Thời Tập, số XIV, ra ngày 10/11/1974). Một số

tác giả khác cũng có số lượng tác phẩm tương tự. Nhưng phải công nhận rằng về mặt chất lượng nghệ thuật của tác phẩm

chỉ ở thể loại truyện ngắn, mặc dầu những truyện dài do các cây viết tên tuổi như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Võ Phiến,

Võ Hồng… Nếu kể từ ừ 15/11/1958 đến ngày 15/11/1959, thì trên tạp chí Bách Khoa, Nguyễn Ngu Í khi phụ trách mục

“Phỏng Vấn Văn Nghệ Sĩ Về Truyện Ngắn Việt Và Ngoại Quốc Ðược Yêu Thích Nhất” (Tạp chí Bách Khoa, số 73, năm

1960), sau khi lấy ý kiến của 72 nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu được hỏi, thì 42 người trong số 72 này thừa nhận rằng:

Truyện ngắn Ba Con Cáo và Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc được ưa thích nhất. Thứ tự còn lại thuộc về các nhà văn

Page 13: For reading.

thời trước như Khái Hưng, Phạm Duy Tốn… Sự đánh giá này của Nguyễn Ngu Í, khiến Bình Nguyên Lộc không đồng ý,

theo ông thì “Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố” (tạp bút), “Cuống Rún Chưa Lìa” (truyện ngắn), “Tỳ Vết Tâm

Linh” (truyện dài) mới là các tác phẩm hay của ông (Nguyễn Nam Anh: phỏng vấn nhà văn Bình Nguyên Lộc; Tập san

Văn, số 199, ra ngày 1/4/1972). Không biết có phải Nhà Văn Bình Nguyên Lộc có nói thực lòng hay không, chứ khi kiểm

nhận lại thì rõ ràng ông ta nói “nước đôi” (1 truyện dài và 1 truyện ngắn), dầu sao thì chúng ta cũng phải tôn trọng ý kiến

đa số (42/72), nên về truyện ngắn ở giai đoạn của VNCH ngự trị, ngoài những tác giả kỳ cựu như Bình Nguyên Lộc, Sơn

Nam, Võ Phiến, Võ Hồng… các thế hệ nối tiếp như Túy Hồng, Dương Nghiễm Mậu, Y Uyên, Hoàng Ngọc Tuấn… được

đánh giá là những nhà văn có được phong cách riêng, nội dung cốt truyện không bị trùng lặp với người khác.

Nếu đem so sánh với giai đoạn trước 1954, tuy số lượng tác phẩm có rất nhiều, có bề rộng về cuộc sống (được các nhà

văn khai thác tối đa) do đó thích hợp với đủ mọi tầng lớp xã hội… nhưng rất khó kích động được sự ngưỡng mộ lâu dài

của độc giả (chỉ tồn tại giai đoạn ngắn) so với các tác phẩm “vang bóng” trước đó như “Số Ðỏ” của Vũ Trọng Phụng,

“Chí Phèo” của Nam Cao…

Hối đó, người viết nhớ rằng muốn tìm một cuốn sách (tìm hiểu) về loại chỉ dẫn làm người thì tìm tác giả Nguyễn Hiến

Lê, truyện thì tìm đọc các tác giả Phan Du, Võ Hồng, Võ Phiến, Vũ Hạnh… Khác với người dân lao động Miền Nam, họ

ít thích đọc sách, mà rất thích đọc Nhựt Trình (Nhật Báo). Hình ảnh của những người đạp Cyclo tại Sài Gòn cho ta thấy

rõ điều này (sáng ra, sau cuốc xe mối xong chừng 7:30 đến 8 giờ, họ ghé vào quán cà phê vỉa hè, ngồi nhâm nhi ly cà phê

đen, phì phà vài hơi thuốc lá và lật tờ báo chiều hôm qua ra xem tiếp, thế rồi có người gọi, họ uống nốt chỗ cà phê còn

lại, gấp tờ báo đem cất vào Cyclo của mình, và chở khách đi…

Ðến trưa, đường phố yên ắng, họ đưa xe đến một gốc cây nào đó nằm bên đường, dưới bóng mát của tàng cây này, họ lại

ngửa lưng trên nệm xe của mình, lật tờ báo của mình ra xem tiếp… cho đến khi phải dùng tờ báo này che mặt đánh thẳng

một giấc ngủ… cho đến khi có khách đến đánh thức, và lại tiếp tục “đạp”cho đến chiều… Trước khi về nhà, họ không

quên ghé qua sạp báo mua một báo gì đó mà họ ưa thích đọc hằng ngày (Nhựt Báo ở Sài Gòn lúc đó chỉ phát hành vào

buổi chiều). Những tờ báo mà người bình dân Sài Gòn hay đọc rất da dạng về nội dung, ngoài tin tức chung chung, họ

tìm những báo có các đăng các tiểu thuyết của Ngọc Linh, Ngọc Sơn, An Khê, bà Tùng Long…

Trở lại với việc xuất bản sách, tuy rằng đa phần sách được xuất bản sau khi nội dung của nó đã được đăng trên các báo,

nhưng có loại sách không đăng báo trước khi xuất bản vì không thu hút đa số độc giả như loại sách của Thiếu Nhi. Vào

những năm 60 các nhà in cho in loại sách này khá nhiều vì nội dung đề cao lòng nhân ái, giá trị đạo đức con người mà

các nhà văn Nhật Tiến, Lê Tất Ðiều, Minh Quân… và còn nhiều tác phẩm khác thuộc tủ sách Tuổi Hoa, loại này in giấy

khổ nhỏ (để thiếu nhi dễ dàng đóc và cất giữ: Hóa Tím, Hoa Ðỏ, Hoa Xanh… và kèm theo là các loại truyện bằng tranh).

Sôi động và hấp dẫn đối với Thiếu Nhi có lẽ các tác phẩm của nhà văn Duyên Anh, ông ta thành lập ra nhà xuất bản Tuổi

Ngọc chuyên xuất bản sách cho thiếu nhi mà ông là tác giả của một số truyện truyện dành cho độc giả tuổi từ 13, 14 trở

lên, sách bán rất chạy nhờ vào tác giả biết kích động cho các thiếu nhi thích tự do, thích phiêu lưu, thích làm anh hùng

Page 14: For reading.

cứu nhân độ thế… Ngoài những sách có nội dung nói trân, Van Học Miền Nam lúc đó còn ghi nhận sự có mặt đáng kể

của xác sách viết về lịch sử, địa lý như “Xứ Trầm Hương” của Quách Tấn), “Non Nước Bình Ðịnh”, “Non Nước Phú

Yên” của Nguyễn Ðình Tư, “Hương Nước Hồn Quê” của Toan Ánh…

Như vậy, Văn Học Miền Nam thời VNCH thật đa dạng, nó phát triển cực mạnh nhờ vào giai đoạn lịch sử, nhất là chế độ

tự do thực sự đang ngự trị ở đây. Nội dung của tất cả các tác phẩm văn học cũng tùy theo sự ưa thích của từng độc giả

đón nhận… Chính điều kiện này làm cho các nhà văn, nhà báo tìm cách chạy theo đúng thị hiếu người đọc, dĩ nhiên điều

này “tiêu chuẩn” về “đạo đức làm người” bị chi phối bởi “đồng tiền” nhiều hơn. Chúng ta không thể không ghi nhận câu

nói thưởng nở trên môi của các nhà văn, nhà báo: “Viết mới có tiền để sống chứ! Không viết thì biết làm gì đây?”…

Loạt Bài về Saigon Trước 1975

Bài 1: Sài Gòn và siêu thị đầu tiên ở Việt Nam

Phạm Công Luận – Theo Thanh Niên – 26 Feb 2015

Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho

nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.

Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đến mua hàng tại siêu thị Nguyễn Du

Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những

thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và

Page 15: For reading.

nhiều phụ nữ bận áo dài. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng tính tiền, tay lủ

khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.

Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc

quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần

Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những

việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập

tại VN các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.

Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn

để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài

chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm

soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ

chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc

mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.

Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ

họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở

VN chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một

cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy

thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những

Page 16: For reading.

người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi

nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký,

tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả

đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục

dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.

Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người

khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ

100.000, là anh Lê Văn Sâm…”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá

10.000 đồng.

Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm

nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có

khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.

Page 17: For reading.

Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến

cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu

thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư

nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12,

đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào

Tết Mậu Thân năm 1968.

Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là

khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người

vẫn cho rằng, siêu thị ở VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức

hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.

Page 18: For reading.

Đi trước cả Bangkok

Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị – Super Marketing Institute)

mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như

vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc

buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.

Loạt Bài Về Saigon Trước 1975 (Bài 2)

Bài 2: Trường Nữ trung học Gia Long

By Saigon Xưa – Hòn Ngọc Viễn Đông tổng hợp – 11 July 2012

Trường Nữ trung học Gia Long còn được gọi là  trường nữ sinh Áo Tím là một trường trung học phổ thông công

lập ở Sài Gòn. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Gia Long là một trong những trường phổ thông

lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.

Thời Pháp thuộc

Khoảng đầu thế kỷ 20, nền giáo dục ở Việt Nam còn mang tính chất Nho giáo nên ít chú trọng đến giáo dục nữ giới. Xuất

phát từ ý định tha thiết muốn xây dựng một nền giáo dục cho nữ giới, năm 1908, nghị viên  Hội đồng Quản hạt Nam

Kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của Tổng Đốc Phương và một số nhân sĩ trí thức đã đề nghị chính quyền thực dân Pháp thành

lập một ngôi trường Sơ Học Cao Đẳng (bậc tiểu học) dành cho nữ.

Năm 1909, đơn đã được Hội Đồng Quản Hạt chấp thuận nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mãi đến ngày 6 tháng 11

năm 1913, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Nữ Học Đường Sài Gòn mới được cử hành. Trường được xây dựng

trên một khu đất rộng ở đường Legrand de la Liraye, sau đổi tên là đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), bên

phải là đường Bà Huyện Thanh Quan, bên trái là Đoàn Thị Điểm (Trương Định ngày nay), phía sau là Ngô Thời Nhiệm,

thuộc thành phố Sài Gòn.

Page 19: For reading.

Hai năm sau, ngày 19 tháng 10 năm 1915, Toàn Quyền Ernest Nestor Roume và Thống Đốc Courbell làm khánh thành.

Trong buổi lễ trọng thể này, ban tổ chức đã chọn màu tím làm màu áo đồng phục cho nữ sinh, tượng trưng đức tính đoan

trang, kín đáo và khiêm nhường của người thiếu nữ Việt Nam. Từ đó, trường thường được gọi là “Trường Áo Tím”.

Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, Các học sinh đầu tiên của Trường thuộc những gia đình sống ở Sài Gòn và các

vùng phụ cận. Dần dần, có nhiều học sinh từ các tỉnh lên học nên Trường bắt đầu có nội trú.

Trường đào tạo thành nhiều lớp: Đồng ấu (Enfantin), Cao đẳng (Supérieur). Năm cuối Sơ học (CEP), học sinh phải thi

lấy Chứng chỉ Căn bản Giáo dục sau khi tốt nghiệp những lớp cao cấp.

Trong những năm 1917 – 1922, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thêm một tòa nhà thứ hai song song với

tòa nhà cũ.. Các phòng trên lầu được dùng làm phòng ngủ nội trú cho các học sinh xa nhà. Cách một sân cỏ, là một dãy

nhà sau, thấp, sát với vách tường rào. Ở đó có bệnh thất, các lớp nữ công gia chánh, phòng giặt và xếp quần áo học sinh

nội trú, cuối cùng là nhà bếp.

Tháng 9 năm 1922, Toàn Quyền Albert Sarraut cắt băng khánh thành Ban Trung Học Nữ Học Đường. Một phiến đá bằng

cẩm thạch khắc chữ Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước

cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím.

Bà Lagrange, vợ một ông Chánh Tham Biện người Pháp, được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng ban trung học. Trường mở từ

lớp đệ thất niên (lớp 6 bây giờ) đến lớp đệ tứ niên (lớp 9 bây giờ), chỉ thu nhận nữ sinh có bằng Sơ Học và kỳ thi tuyển

vào trường.

Lúc đầu, các nữ sinh đậu vào lớp đệ nhất (lớp 12 bây giờ) thì học ban Sư Phạm, sau bốn năm ra làm giáo viên. Hoặc theo

ban Phổ Thông. Cả hai ban đều học một chương trình để tốt nghiệp lấy bằng Thành Chung (DEPSI).

Page 20: For reading.

Từ lớp Dự Bị (Préparatoire) tức là lớp Hai bây giờ, học sinh đã bắt đầu học Pháp Văn. Ban Trung Học hoàn toàn được

giảng dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần chỉ có hai giờ Việt Ngữ. Trong trường học sinh bị bắt buộc phải nói chuyện với

nhau bằng tiếng Pháp. Mỗi lần bị bắt gặp nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, phải chịu phạt một hay hai xu. Nhưng

hình phạt không mấy khi thi hành.

Tuy trường khi này do người Pháp quản lý nhưng phong trào đấu tranh chống thực dân trong học sinh vẫn âm ỉ, ít nhất đã

hai lần nữ sinh trường xuống đường. Lần thứ 1 vào đầu năm 1920,  khi một giáo viên người Pháp yêu cầu học sinh người

Việt phải nhường ghế ở hàng đầu cho học sinh người Pháp ngồi. Lần thứ 2 vào năm 1926, nhân đám tang cụ Phan Chu

Trinh, một phong trào bãi khóa lan rộng từ Nam chí Bắc để tỏ lòng thương tiếc nhà cách mạng lão thành. Học sinh trường

Áo Tím nhiệt liệt hưởng ứng đưa đến kết quả một vài nữ sinh bị bắt và phải đuổi khỏi trường.

Năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng trường trong lúc học sinh nghỉ hè. Cũng trong năm này, trường đổi tên thành

Collège Gia Long (Cao đẳng tiểu học Gia Long), rồi Lycée Gia Long (Trường trung học đệ nhị cấp Gia Long).

Năm 1941:  tất cả thầy trò đều phải tản cư về trường tiểu học Đồ Chiểu (Tân Định). Ngay khi Nhật trao trả lại trường thì

quân đội Anh tiếp thu làm trại lính, kéo dài trong 6 năm.

Năm 1947: khi được người Anh trao trả, trường bị hư hại nhiều đến nỗi vị hiệu trưởng lâm thời là cô Mailleret phải vận

động mạnh thường quân quyên góp tài chính để lo việc tu sửa.

Năm 1949: trường lại được mở rộng: một tòa nhà hai tầng được xây mới ở đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số

lượng học sinh ngày càng tăng. Cũng trong năm 1949, nữ sinh trường cùng với nam sinh trường Trương Vĩnh Ký tổ chức

bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa dẫn đến việc trường bị nhà cầm quyền cho đóng cửa.

Page 21: For reading.

Quốc Gia Việt Nam

Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài hơi có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn –

Gia Định (trong số ấy có nhiều học sinh đã hy sinh, như Trần Văn Ơn của trường Trương Vĩnh Ký), trường được mở cửa

lại và đánh dấu một sự kiện lớn: cô Nguyễn Thị Châu, cựu nữ sinh Áo Tím, là vị giáo sư Việt Nam đầu tiên được bổ

nhiệm vào chức hiệu trưởng; đó là một niên học đáng ghi nhớ trong lịch sử của trường (Cô Châu qua đời tại Pháp năm

1996)

Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp; nữ sinh phải học cả hai ngoại ngữ là Anh

– Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường rất khó và được đem so sánh với kỳ thi vào trường dành cho nam là  Lycée

Petrus Ký với số học sinh tham dự đến từ khắp nơi trong miền Nam: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Tân An…

Năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng áo dài trắng với phù hiệu bông Mai Vàng. Sau cùng là huy hiệu với

tên trường Gia Long được thêu trên vải.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

1954, chính quyền Việt Nam ra lệnh dùng tiếng Việt trong mọi cơ sở của người Việt và đương nhiên cả trong ngành giáo

dục. Trong hệ thống mới, tiếng Anh, tiếng Pháp trở thành ngoại ngữ. Tên trường được gọi chính thức là Nữ trung học Gia

Long.

Năm 1964 trường bỏ nội trú. Những dãy lầu từng được dùng làm nơi cư ngụ cho các học sinh nội trú được sửa thành lớp

học. Buổi sáng có tất cả năm mươi lăm lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (lớp 9 đến lớp 12). Buổi chiều có tất cả bốn mươi

lăm lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (lớp 6 đến lớp 8). Tổng công sáng chiều trường có tất cả một trăm lớp học với tổng cộng

3000 học sinh. Trên bước đường phát triển, trường xây thêm: Thư Viện (1965), phòng Thí Nghiệm Lý Hóa (1966).

Năm 1967, mở rộng Giảng Đường nằm bên cạnh thư viện. Xây dựng sân khấu với mặt tiền chiếm hết chiều rộng của

Giảng đường, đồng thời trang bị thêm đàn dương cầm. Cùng thời gian này, trường trang bị thêm Phòng nhiếp ảnh (nhưng

chỉ hoạt động thời gian ngắn). Năm 1968, trường xây thêm hồ bơi đối diện thư viện.

Page 22: For reading.

Vào khoảng thập niên bảy mươi, kỳ thi tuyển vào đệ thất (lớp 6 ngày nay) mỗi năm có chừng bảy trăm nữ sinh trúng

tuyển trong số hơn mười ngàn thí sinh. Một cuộc tuyển sinh vào hệ trung học trường vào khoảng năm 1971 được ghi

nhận như sau: có tổng cộng 8000 học sinh ghi danh và thi tuyển nhưng chỉ có 819 đậu.  Trường có độ hai trăm giáo sư và

năm ngàn nữ sinh.

Thời gian này cũng là thời gian nữ sinh trường tham gia rất mạnh vào các phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt

Nam, trong đó một số học sinh đã tham gia trực tiếp vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chính các

phong trào như trên ở nữ sinh trường đã khiến cho nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng gọi nhiều thế hệ nữ sinh là: Áo Tím

trên các nẻo đường đất nước.Loạt Bài Về Saigon Trước 1975 (Bài 3)

Bài 3: THƯƠNG TIẾC LA DALAT

Huỳnh Ngọc Chênh – 16 /7/2013

Vào năm 1970, trên các thành thị lớn ở miền Nam đã xuất hiện chiếc ô tô mang thương hiệu Việt Nam chạy trên các

đường phố, đó là xe La Dalat.

Page 23: For reading.

Một phần do giá rẻ, một phần do tự hào với thương hiệu ô tô đầu tiên được sản xuất trong nước, người tiêu dùng Việt

Nam thời đó rất ưa chuộng chiếc La Dalat.

La Dalat do hãng Citreon của Pháp đầu tư lắp ráp tại Việt Nam với tỉ lệ nội địa hóa ban đầu là 25%. Đến năm 1975, khi

hãng nầy buộc phải đóng cửa thì tỉ lệ nội địa hóa đã lên đến 40%.

Nếu sau 75, cứ để tiêp tục sản xuất xe La Dalat thì đến bây giờ, qua 40 năm, không những Việt Nam sản xuất được xe ô tô 100% nội địa mà còn xây dựng được ngành công nghiệp sản xuất ô tô chẳng thua kém ai.

Nếu tôi nhớ không nhầm, hồi Việt Nam có La Dalat thì Nhật Bản cũng bắt đầu tung ra thị trường những chiếc Toyota đầu tiên, còn Hàn Quốc thì chưa có gì cả.

Còn bây giờ thì, vào năm 2007, ngành công nghiệp ô tô, Nhật đứng nhất thế giới và Hàn Quốc đứng thứ 5. Còn Việt Nam …thì thôi khỏi nói.

Bây giờ đường phố Sài Gòn, Hà Nội cũng chật cứng xe hơi và chỉ thấy toàn Toyota, Hyundai, Kia, Honda, Ford, Mercedes…cho chúng mầy cong lưng ra sản xuất xe, chúng tao chỉ cần móc đất, phá rừng ra bán là sắm được thôi. Ka ka. Ai sướng hơn ai?

La Dalat: Chiếc xe hơi Made in Vietnam vang danh một thờiKiều Châu – Bizlive – 17/ 10 /2014

Từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn đã sản xuất hơn năm ngàn chiếc xe dân dụng La Dalat tại Việt Nam

với mức độ nội địa hóa lên đến 40%.

Vào năm 1936, hãng chế tạo xe của Pháp Citroën đã thiết lập xưởng sản xuất đầu tiên ở Đông Dương với trụ sở ban đầu

tại góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ, ngày nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Sang đến thời Việt Nam Cộng hòa

xưởng sản xuất được dời đi và đổi tên thành Công ty Xe hơi Citroën, tiếp đến là Công ty Xe hơi Saigon

Sau Thế chiến thứ 2, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citroën đã

tung ra thị trường chiếc xe 2CV. Sau đó hãng này tiếp tục cho ra đời loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari lần lượt vào cuối

thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari. Vào

giữa thập niên 60, trước sức ép cạnh tranh từ các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki,

Bridgestone…. cũng như các loại ô tô Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… nhập khẩu từ Nhật Bản, hãng

Page 24: For reading.

Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không

thể cạnh tranh được. Chiếc xe được đặt tên là La Dalat.Năm 1969, công ty Citroën mua bản quyền thiết kế của chiếc

Baby Brousse từ công ty Ateliers et Forges de l’Ebrié.Tiếp đó, các kỹ sư của chi nhánh Société Automobile d’Extrême-

Orient tại Sài Gòn bắt tay vào sản xuất và lắp ráp ngay tại Việt Nam một chiếc xe tuy không sang trọng và mạnh như xe

Mỹ, nhưng giá thành và chất lượng ăn đứt tất cả các loại xe của Nhật.

Và chiếc La Dalat ra đời với 4 kiểu dáng khác nhau có phần máy và hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng… nhập cảng từ

Pháp, trong khi, các bộ phận như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải,

… được thiết kế và sản xuất ngay tại Sài Gòn Tuy dựa theo thiết kế của chiếc Baby Brousse, nhưng La Dalat được cải

tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy ép thép công nghiệp hạng nặng như Baby Brousse.

Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ bộ phận nhập cảng so với bộ phận nội địa là 75/25 và đến năm 1975 khi hãng

Citroën ngừng hoạt động, tỷ lệ này là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở

hàng.

Ước tính từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn sản xuất hơn năm ngàn chiếc La Dalat, tức là hơn một ngàn

chiếc mỗi năm! Theo thiết kế, chiếc xe này sở hữu động cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat

twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Chiếc xe có chiều dài 3,5m; rộng 1,53m; cao 1,54m; nặng

khoảng từ 480-590 kg tùy theo kiểu.

La Dalat được đánh giá là chiếc xe ít tốn xăng, dễ sửa chữa, dễ thay thế các bộ phận hỏng hóc, đặc biệt các bộ phận như

cánh cửa, kính xe đều có thể “tự chế”, dễ làm hơn các loại xe Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải

chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam Tiền thân là gốc Pháp nhưng La Dalat đã để lại dấu ấn không hề nhỏ mang

tên Việt Nam. Năm 1973, ngạc nhiên và hài lòng với thành công đáng ngờ của Công ty Xe hơi Sài Gòn, Citroën đã sang

Việt Nam lấy 3 chiếc La Dalat về Pháp để mổ xẻ phân tích thiết kế, từ đó họ cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà

không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Baby Brousse mui trần thế hệ thứ hai hay chiếc FAF.

Bài 4: Cà phê Sài Gòn của tôiCà phê Sài Gòn xưa có nhiều loại, nhiều gu, nhiều hạng, từ thượng lưu cho đến bình dân như cà phê vợt quán cóc

đầu hẻm. Nhưng nói đến cà phê Sài Gòn xưa không thể không nói đến những quán cà phê nhạc mà khách hàng

chủ yếu là giới trẻ, sinh viên học sinh – nơi dệt nên những tình bạn và những mối tình đơm hoa kết trái hoặc

không…

Cà phê Sài Gòn, với tôi, là cà phê – một thời tuổi trẻ, một thời sinh viên giảng đường đại học, một thời bè bạn, một thời

tình ý gái trai…

Page 25: For reading.

Cà phê Sài Gòn với tôi không tách rời, không thể tách rời những thứ ấy. Không có những thứ ấy thì không có cà phê Sài

Gòn như lắng đọng trong tôi hôm nay. Cũng như không có cà phê Sài Gòn của tôi tách rời với tiếng “đại bác đêm đêm

vọng về thành phố” và mặc cho tiếng đại bác, cà phê Sài Gòn của tôi không tách rời tuổi “lang thang thành phố tóc mây

cài”, “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” với thơ Nguyên Sa, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Phạm Thiên Thư… và

nhạc, ngoài Trịnh Công Sơn, Phạm Duy còn có Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên, Lê Uyên Phương… rồi sách của Phạm

Công Thiện, Khrisnamurti, Camus và Sartre vốn đang làm mưa làm gió trong triết học.

Sài Gòn nửa chiến tranh, với chết chóc ngoài kia và những cuộc biểu tình trong này, vẫn sống cuộc sống đô thị của nó.

Tất cả đó tạo thành một bầu khí quyển quyện chặt lấy và làm nên cà phê Sài Gòn của tôi một thời.

Từ trung học, ở nội trú, mỗi sáng tôi đã uống ly cà phê sữa trong bữa ăn sáng. Nhưng với tôi đó không phải là cà phê

đúng nghĩa. Cũng như ly cà phê trước giờ vào giảng đường, ở căntin đại học Văn khoa Sài Gòn vốn nằm trong ngôi nhà

trước là trại lính ấy, đó cũng chẳng phải là cà phê đúng nghĩa. Cà phê đầu hẻm, cà phê vỉa hè cũng từng, cũng có vị cà

phê. Nhưng cà phê chỉ thực sự là cà phê khi la cà với bạn bè, trai và gái. Cũng có khi uống một mình, nhưng vẫn như có

bạn bè bên cạnh bởi câu chuyện với bạn bè ngày hôm trước vẫn còn dư âm trong tâm trí.

Cà phê ở những quán trên là cà phê phin, nhỏ từng giọt từng giọt để đám bạn bè vừa nghe nhạc vừa nói đủ thứ chuyện, từ

chuyện học hành, chuyện làm thêm, dạy kèm kiếm tiền học, chuyện tương lai, chuyện đứa này đứa kia bị đi lính, chuyện

hiện tình đất nước, bầu cử độc diễn…

Thuở ấy, những năm 1969 – 1972, là sinh viên xa nhà, mới lên Sài Gòn vừa học Văn khoa vừa phải đi dạy kiếm tiền sống

và mua cours, tôi không dám mơ vào những chốn thượng lưu như Brodard, La Pagode hay Givral dù thỉnh thoảng vẫn đi

qua đấy. Hầm Gió trên đường Võ Tánh, nay là Nguyễn Trãi, thì hình như có vào một lần với ông anh họ. Tôi thường la

cà, với bạn trai thì ở Năm Dưỡng, một quán cà phê vợt bình dân trong con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, hoặc

Cheo Reo, trên một con hẻm khác cùng con đường ấy.

Cà phê ở hai quán đó, dù không thuộc hàng cao cấp, cũng thơm phức, ngon như ở bất cứ quán cà phê xịn nào và khách

bao giờ cũng đông nghịt gần như suốt ngày. Thỉnh thoảng, từ trường Văn khoa trên đường Cường Để, nay là Đinh Tiên

Hoàng, thả dọc xuống cà phê Hân, một quán nhỏ, ấm cúng, sạch sẽ và lịch sự, với cô chủ quán trẻ, đẹp quý phái thỉnh

thoảng xuất hiện sau ngọn đèn vàng nơi quầy.

Cà phê ngon khỏi nói. Có khi ngồi đó cả buổi, đọc sách, đọc cours, có khi đọc qua tờ tạp chí Paris Match mà quán để trên

kệ, rồi ngắm những anh chàng trẻ măng đeo kính cận đang chúi mũi vào “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” của

Phạm Công Thiện hoặc một tác phẩm đang ăn khách nào đấy. Cũng có khi đang đi trên đường, ngang qua tiệm rang xay

cà phê Jean Martin, xéo xéo nhà thờ Tân Định trên đường Hai Bà Trưng, nghe thơm phức mùi cà phê rang xay kiểu Pháp,

tôi lại ghé quán Nắng Mới cặp ngay hông đại học Vạn Hạnh ở chân cầu Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sỹ, với

Page 26: For reading.

những chữ Moka, Arabica và những hạt cà phê nâu vẽ trên tường. Cả buổi có thể trôi qua ở đó, trước ly cà phê nhỏ từng

giọt, đầu óc nghĩ ngợi mông lung.

Nhưng ngồi mấy quán ấy thường là ban ngày. Khi chiều buông, đêm xuống, đám bạn sinh viên thế nào cũng phải rủ nhau

vào những quán cà phê nhạc. Khi thì Đỉnh Thiêng, khi thì Da Vàng trong hẻm trên đường Trương Minh Giảng (nay là Lê

Văn Sỹ), khi thì Chiêu trong con hẻm đường Cao Thắng, khi thì Thăng Long trên đường Hoà Hưng, gần khám Chí Hoà.

Ở Đỉnh Thiêng, Da Vàng, Chiêu vẫn là những dòng nhạc đã kể ở trên. Ở Thăng Long chủ yếu là tiếng hát Thái Thanh,

ban nhạc Thăng Long và nhạc Phạm Đình Chương, Phạm Duy. Cũng có khi cả đám bạn bè sinh viên văn khoa, luật khoa,

sư phạm, đại học xá Minh Mạng, đứa quê miền Tây, đứa quê miền Trung kéo nhau tuốt vào quận 10, đến quán Da La.

Cà phê ở những quán trên là cà phê phin, nhỏ từng giọt từng giọt để đám bạn bè vừa nghe nhạc vừa nói đủ thứ chuyện, từ

chuyện học hành, chuyện làm thêm, dạy kèm kiếm tiền học, chuyện tương lai, chuyện đứa này đứa kia bị đi lính, chuyện

hiện tình đất nước, bầu cử độc diễn… Và những tia mắt, những câu buông tình ý giữa chàng này nàng kia. Nói đến cà phê

Sài Gòn, đọng lại trong tôi trên tất cả vẫn là những buổi tối cà phê như thế.

Ký ức cà phê Sài Gòn của tôi là vậy. Giờ thì cà phê Sài Gòn vô thiên lủng, không chỉ tập trung ở mấy quận trung tâm, với

đủ thể loại cho đủ loại gu, với những cà phê vườn sang trọng hoành tráng hơn nhiều lần, cà phê hi-end hiện đại đủ kiểu

cách. Nhưng dù thế nào, cà phê vẫn luôn luôn và trước hết gắn liền với giới trẻ, là nơi chốn của bạn bè, của những tình

yêu chớm nở và do đó, không thể tách rời cái văn nghệ, cái lãng mạn mà không khí Sài Gòn đã mang lại cho nó không

biết tự thuở nào.

CEO sinh năm 88 kiếm 200 triệu/tháng

Với nhiều người, cái tên Nguyễn Hà Linh đã không còn xa lạ bởi cô gái trẻ 8X này không chỉ là CEO của trung tâm

ngoại ngữ IBEST, mà còn quản lý chuỗi cà phê Cộng và nhà hàng Koh Samui Hut được nhiều người yêu thích tại Hà

Nội.  - Nguyễn Hà Linh, cô chủ 8x của trung tâm Anh ngữ IBEST. Sau thành công của IBEST, Hà Linh quyết định thử sức

trong lĩnh vực kinh doanh, cô mua thương hiệu cafe Cộng và nhanh chóng thành công.

- Sau thành công với Cộng cà phê, Linh lại nảy ra ý tưởng mở ra chuỗi nhà hàng Koh Samui Hut chuyên các món Thái

như xôi xoài, kem dừa hay trà sữa Thái…với giá bình dân.

- Thu nhập hàng tháng của cô gái 27 tuổi này ước tính khoảng 150-200 triệu đồng. Đối với Linh, kinh doanh là cả một

sự đầu tư chất xám, đầu tư về thời gian. Người thành công là người có khả năng quan sát và phân tích ngay cả những chi

tiết nhỏ nhất

Khởi nghiệp từ ý tưởng…tiết kiệm tiền cho bố mẹ

Chúng tôi hẹn gặp Hà Linh tại quán cà phê Cộng trên phố Vạn Phúc – một trong 4 cửa hàng cà phê cô nhận nhượng

quyền. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cô gái trẻ sinh năm 88 năng động này là lúc nào cũng bận rộn với điện thoại.

Page 27: For reading.

Hà Linh cho biết cô bắt đầu khởi nghiệp khi là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Hà Nội. Tại khoa Quản trị kinh

doanh của Linh, các môn học đều được giảng dạy bằng Tiếng Anh, do đó yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên được

học chuyên ngành là đạt điểm thi IELTS ít nhất 6.0.

Điều này không hề đơn giản với Linh – người từng theo học lớp chuyên Toán của trường THPT Hà Nội-Amsterdam. Vì

vậy, cô quyết định học thêm để trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình.

Sau khi tìm hiểu một số trung tâm Tiếng Anh nổi tiếng như ACET hay Hội đồng Anh, Hà Linh nhận thấy học phí tại đây

thường rất cao.

Để chủ động hơn trong việc học và cũng để tiết kiệm tiền cho bố mẹ, Linh đã nghĩ ra cách đăng tin quảng cáo để rủ các

bạn khác cùng thuê thầy giáo về dạy.

Mặc dù mục đích ban đầu chỉ là mở lớp cho mình học nhưng sau khi có đến 80 người đăng ký, Linh nhận ra đây chính là

cơ hội tốt để mình kinh doanh.

Nghĩ là làm, ban đầu Linh mở được 4 đến 5 lớp học và tự tay làm hầu hết mọi việc. Sau 3 năm (từ 2007 đến 2010), trung

tâm Anh ngữ IBEST với đầy đủ pháp lý chính thức ra đời. Với 2 chi nhánh tại Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng và

chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội IBEST thu hút được khoảng 200 học viên mới mỗi tháng. Đây cũng là trung tâm tiếng

Anh được nhiều người đánh giá là uy tín và chất lượng.

Với sự phát triển ngày càng mạnh của IBEST, Linh quyết định nhận thêm vốn đầu tư từ bên ngoài. Hiện nay, cô nắm giữ

50% cổ phần của IBEST và đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của trung tâm.

Đến thu nhập 200 triệu đồng mỗi tháng

Sau khi thành công với IBEST, Hà Linh lại muốn thử sức mình với những lĩnh vực kinh doanh mới. Từng rất yêu thích

và ấn tượng với chuỗi cà phê Cộng, lại nhận thấy tiền đầu tư không quá lớn nên Linh quyết định mua thương hiệu và

cùng với bạn bè mở 4 quán cà phê có phong cách độc đáo này.

Theo Linh, vì chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực kinh doanh cà phê nên mua thương hiệu là cách nhanh nhất để được

đào tạo, học hỏi từ mô hình vốn đã rất thành công.

Từ kinh nghiệm quản lý và điều hành chuỗi cà phê Cộng, Linh lại nảy ra ý tưởng mở ra chuỗi nhà hàng Koh Samui Hut

chuyên các món Thái như xôi xoài, kem dừa hay trà sữa Thái…với giá bình dân. Sự ra đời của Koh Samui đã nhận được

sự đón nhận nhiệt tình từ các bạn trẻ, cùng với đó kéo theo trào lưu bán các đồ ngọt Thái ở khắp mọi nơi.

Hiện nay ngoài 2 quán Koh Samui Linh và bạn bè trực tiếp quản lý, cô còn nhượng quyền thương hiệu cho 2 quán khác.

Page 28: For reading.

Sau khi trừ tất cả các loại chi phí, thu nhập hàng tháng của cô gái 27 tuổi này ước tính khoảng 150-200 triệu đồng.

Trong tương lai, CEO 8X cho biết sẽ tiếp tục mở rộng công việc kinh doanh hiện tại và có thể sẽ thử sức với một vài

thương hiệu mới trong lĩnh vực ăn uống.

Thành công=Nỗ lực+May mắn

Linh chia sẻ rằng để đạt được thành công như hiện nay, cô đã phải trải qua rất nhiều khó khăn. Nhưng theo Linh, trở ngại

lớn nhất chính là làm thế nào để ngày càng trưởng thành và hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

Khó khăn thứ hai là chọn được những bạn đồng hành phù hợp. Bởi với một người trẻ như Linh, việc nhìn người khó

tránh khỏi những va vấp và sai lầm.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh là thách thức tất yếu mà bất kỳ người kinh doanh nào đều phải trải qua. Linh cho biết cô từng

bị nhiều đối thủ tìm cách bôi nhọ uy tín nhưng cô vẫn luôn vững tin và cố gắng vượt qua.

Nói về thành công của mình, CEO IBEST cho rằng có 65% là sự nỗ lực và 35% còn lại là may mắn.

Hà Linh tự nhận mình là người khá may mắn trong kinh doanh vì trong suốt quá trình khởi nghiệp cô chưa gặp phải thất

bại nào quá lớn.

Linh tiết lộ một trong những bí quyết thành công của cô là đi du lịch thật nhiều để được học hỏi và trải nghiệm. Mỗi năm,

Linh tự đặt ra mục tiêu cho mình là phải khám phá những vùng đất mới. Tính đến nay, Linh đã đến được hơn 10 nước

trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia nổi tiếng như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hong Kong…Tại mỗi nơi đặt chân đến,

Linh quan sát cách người ta sống, làm việc và kinh doanh rồi từ đó rút ra những bài học riêng cho mình.

“Kinh doanh là cả một sự đầu tư chất xám, đầu tư về thời gian. Người thành công là người có khả năng quan sát và

phân tích ngay cả những chi tiết nhỏ nhất”, Linh nhấn mạnh.Kiếm 1 triệu đôla trong 5 năm?

Một doanh nhân đầy đủ cá tính với một sản phẩm sáng tạo và một kế hoạch kinh doanh ấn tượng cũng không thể

đi xa nếu việc quản lý hằng ngày không đủ nghiêm túc và tập trung. Những doanh nhân Việt thường vấp phải các

lỗi lầm phổ thông như đầu tư dàn trải (vì cơ hội làm ăn rất nhiều); để sĩ diện và bạn bè gia đình lôi cuốn vào

những hoạt động không hiệu quả; hay che giấu những thất bại lầm lỡ; không có kỷ luật nghiêm minh về vấn đề

chi tiêu tài chánh; thiếu đạo đức và kiên nhẫn trong việc xây dựng thương hiệu và kỹ cương công ty; không tôn

trọng khách hàng hay đối tác hay cổ đông hay địch thủ; sử dụng người theo tình cảm gia đình hay phe nhóm.

Bài nói chuyện của tôi ở buổi Siêu Hội Thảo về Đầu Tư và Kinh Doanh 16/2 không chắc có gây một ấn tượng gì sâu đậm

trong tư  duy các khán thính giả; nhưng một công thức rất đơn giản về tài chánh lại tạo một phản hồi ồn ào (hơn 200

Emails trong 3 ngày), nhất là với các bạn trẻ đang khát khao làm giàu.

Page 29: For reading.

Một công thức kiếm tiền đơn giản

Nguyên văn phần phát biểu, “Tôi tin rằng một doanh nhân trẻ, tìm ra một mô hình kinh doanh sáng tạo và dồn hết tâm trí

nội lực của mình liên tục trong 5 năm, sẽ nhất định trở thành một triệu phú đô la. Quên chuyện ăn nhậu, quên chuyện thất

tình trai gái, quên chuyện bạn bè bàn ra tán vào, quên chuyện sĩ diện…chỉ biết một mục đích duy nhất là công việc của

mình, không bỏ cuộc hay thất vọng, không phân tán tài lực với những hoạt động ngoài luồng, không suy nghĩ xa xôi hay

lầm lạc. Chỉ đơn giản có thế. Tôi sẵn sàng ký một khế ước với bạn: nếu bạn đã làm tất cả việc này thật nghiêm túc và

không kiếm được 1 triệu đô la vào 2017, tôi sẽ tịnh khẩu và ngưng hết viết lách trong phần đời còn lại.”

Tư duy của thế hệ 8X, 9X vẫn coi chuyện làm quan là con đường lý tưởng nhất để đạt mộng ước về giàu có (rồi đồng

tiền, dù cách kiếm chác có như thế nào, vẫn sẽ đưa ta đến những tài sản mà xã hội Việt nam coi trọng: phú quý, sĩ diện,

quyền lực, trí thức). Con đường này dĩ nhiên cũng vất vả, nhiều cạnh tranh và chuyện “đội trên đạp dưới” là một hành xử

bắt buộc. Nó cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm nếu trong quá trình, ta lỡ đụng chạm quyền lợi với một kẻ thù mạnh hơn.

Do đó, qua công thức kinh doanh tôi đề xướng, các bạn trẻ tham vọng lại thấy mình có một lối đi khác, nhiều tiền không

kém các quan, mà khỏi phải cúi đầu hoài, mỏi lưng. Chả trách các bạn muốn tìm biết thêm chi tiết để lên kế hoạch.

Nhưng vì không có bữa ăn nào miễn phí, nên tôi đã phải nói nhiều về cái giá phải trả cũng như về những điều kiện cần và

đủ nếu muốn theo đuổi chương trình triệu phú đô la này. Trước hết là những món hấp dẫn về điều kiện tham dự.

Quá dễ để tham dự

Bạn không cần một bằng cấp hay học vị nào, thực hay rởm, từ bất cứ một đại học nào. Bạn sẽ cần kiến thức, nhưng đó là

loại trí thức được trau dồi thu nhập hàng ngày qua những trải nghiệm thực tế và sai trái. Bạn sẽ phải nghiên cứu, phân

tích mỗi ngày đủ loại dữ kiện về công nghệ, quản lý, tài chánh, tiếp thị…nhiều gấp 3, 4 lần số giờ học tập của một sinh

viên MBA chính quy. Sẽ không có thi tuyển, thi sát hạch hay nhờ người thi dùm; nhưng mỗi lần bạn sơ hở, quên làm bài

và “thi trượt”, thì kết quả sẽ hiện thực bằng một cái giá vô cùng đau đớn.

Bạn không cần một lý lịch tốt, là con cháu của các bác, cần tìm một thế lực chống lưng hay giới thiệu. Bạn cũng không

cần một dự án kiểu sao chép, với đủ loại dấu xanh dấu đỏ phê chuẩn. Bạn chỉ cần một sản phẩm đặc thù sáng tạo, đủ khả

năng để cạnh tranh trên bất cứ thị trường nào và một kế họach kinh doanh bài bản làm các nhà đầu tư sửng sốt khi đọc.

Page 30: For reading.

Bạn có thể ở vào lứa tuổi 20 hay 30 hay 60 hay 70. Tuổi tác không quan trọng, nhưng sức khỏe, lòng đam mê và ý chí

vượt bão phải thật đầy đủ.

5 điều kiện mấu chốt

Tôi đã nói nhiều về những điều kiện cần có để tạo lực đẩy cho mọi hành trình kinh doanh. Tôi xin vắn tắt lập lại:

1.   Động lực, lòng tham và ngọn lửa trong người. Yếu tố này quan trọng nhất vì nó định đoạt vận mệnh của doanh

nghiệp. Đi đến đích hay bỏ cuộc là do ngọn lửa trong người. Khi khởi nghiệp thì ai cũng đầy ý tưởng tốt, sáng tạo và đặc

thù. Nhưng để ý tưởng trở thành hiện thực, doanh nhân phải đối diện với nhiều thử thách, khó khăn, tình thế tuyệt vọng

và nếu không còn động lực, việc bỏ cuộc đầu hàng sẽ là lựa chọn đầu tiên.

2. Lợi thế cạnh tranh: Sản phẩm kinh doanh phải mang tính sáng tạo, độc đáo và tạo một lợi thế cạnh tranh chắc chắn. Nó

có thể là một dịch vụ mới lạ chưa có trên thị trường, một công nghệ mũi nhọn hơn các địch thủ, một sản phẩm có thương

hiệu lâu đời hay một hệ thống tiếp liệu phân phối hiệu quả nhiều ứng dụng. Dĩ nhiên, nhu cầu thị trường cũng phải hiện

hữu ở tầm mức đủ lớn để tạo doanh thu và lợi nhuận mong muốn.

3. Sức khỏe để đối phó với áp lực và thời gian công sức đòi hỏi. Những áp lực và lời khen tiếng chê từ gia đình, đối tác,

cổ đông, nhà tài trợ, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ và ngay cả trong xã hội luôn đè nặng trên vai doanh

nhân. Nếu không có một thân thể khỏe mạnh để giữ tinh thần sáng suốt bình tĩnh thì không thể hoàn tất công việc quản

trị. Ngoài áp lực, sức khỏe là một yếu tố mấu chốt vì thiên tài đầy tham vọng mà không chịu đổ mồ hôi thì cũng chỉ là

một người thất bại, khó tạo dựng được gì bền vững. Tôi chưa thấy một doanh nhân thành công nào chỉ làm 40 giờ đồng

hồ trong tuần. Công thức áp dụng cho họ là 24/7, vì một doanh nhân ngủ cũng mơ thấy công việc làm ăn.

4. Liều lĩnh, dám làm, dám chấp nhận rủi ro. Chỉ cần một sai lầm nhỏ thì đã có thể giết chết một đại công ty như  Arthur

Anderson, Lehman Brothers hay suy yếu quằn quại như BP. Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh quá cao. Nếu một người giỏi về

toán và thống kê thì họ sẽ không làm doanh nhân. Tôi nói đùa những doanh nhân là những người…dốt toán nhất, và sự

ngu dốt này chỉ vượt qua được với tính lạc quan phi lý, lối xử lý liều lĩnh ngang ngược. Chỉ nghĩ đến hình ảnh khi làm ăn

thất bại, có thể sẽ mất tất cả từ gia đình, bạn bè đến tài sản, tiếng tăm… là nhiều người bình thường phải chùn chân.

5. Kinh nghiệm, quan hệ, kiến thức. Nếu chưa có những yếu tố này thì phải lo tạo dựng cho đầy đủ trước khi ra trận mạc.

Kiến thức có thể thu thập nhanh chóng nếu chịu khó bỏ ra 2 tháng, suốt ngày đọc các bài viết về ngành nghề mình chọn

(Google và Internet là một nguồn thông tin không thể thiếu). Sau đó, phải tạo dựng những quan hệ với bất cứ cá nhân nào

có liên quan ít nhiều đến lĩnh vực kinh doanh mình muốn. Những nhân vật này thực sự là những thiên thần có thể truyền

lại những kinh nghiệm mình thiếu sót.

Với 5 yếu tố mấu chốt ở trên, bất cứ một hành trình kinh doanh nào cũng sẽ đến đích, không sớm thì muộn, tùy vào tầm

cỡ của dự án. Tôi dùng công thức 5 năm cho một tài sản khoảng 1 triệu đô la vì tôi dựa trên một tỷ lệ P/E (giá/lợi nhuận)

trung bình là 7; hay một dòng tiền lợi nhuận hàng năm khoảng $150 ngàn. Trong ngành phân phối hay sản xuất hàng tiêu

dùng, doanh nghiệp bạn phải bán ra khoảng 1.5 triệu đô la để đạt chỉ tiêu này. Nó không dễ, nhưng chắc chắn đây không

phải là một hành trình kiểu Vạn Lý Trường Chinh của Mao. Trong những ngành nghề hiện đại hơn như IT hay tài chánh,

các tỷ lệ P/E thường rất cao; nên mục tiêu càng dễ đạt.

Page 31: For reading.

Các rào cản và thử thách

Nhưng trên hết, một doanh nhân đầy đủ cá tính với một sản phẩm sáng tạo và một kế hoạch kinh doanh ấn tượng cũng

không thể đi xa nếu việc quản lý hằng ngày không đủ nghiêm túc và tập trung. Những doanh nhân Việt thường vấp phải

các lỗi lầm phổ thông như đầu tư dàn trải (vì cơ hội làm ăn rất nhiều); để sĩ diện và bạn bè gia đình lôi cuốn vào những

hoạt động không hiệu quả; hay che giấu những thất bại lầm lỡ; không có kỷ luật nghiêm minh về vấn đề chi tiêu tài

chánh; thiếu đạo đức và kiên nhẫn trong việc xây dựng thương hiệu và kỹ cương công ty; không tôn trọng khách hàng

hay đối tác hay cổ đông hay địch thủ; xử dụng người theo tình cảm gia đình hay phe nhóm.

Vượt qua các rào cản này là bạn đã đi xa hơn 90% các đối thủ cạnh tranh và có ít nhất là 80% để đạt mục tiêu hay tiến xa

hơn nữa.

Xác xuất thành công

Tôi ước tính là chánh phủ Việt Nam sẽ tiêu xài khoảng 400 tỷ USD (ngân sách và nợ công) trong 5 năm tới, kể cả những

đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Nếu thất thoát và lãng phí trung bình là 14% như hiện nay, thì tài sản riêng của các

quan chức chiếm khoảng 56 tỷ USD. Đây là một số tiền khá lớn nhưng số lượng người cạnh tranh cũng rất khủng khiếp

vì sự hấp dẫn của “free money” (tiền chùa).  Gần 4 triệu công chức và cán bộ tham dự cuộc chơi nên bạn phải nằm trong

top five (5% đỉnh) để xí phần đáng kể.

Trong khi đó, lãnh vực tư nhân sẽ chiếm khoảng 540 tỷ USD; và tài sản lưu giữ có thể lên đến hơn 100 tỷ USD. Với hơn

1 triệu doanh nhân thi đấu, cơ hội thắng 1 triệu đô la sẽ tốt hơn chuyện làm quan nhiều.

Nhưng trên tất cả các thành quả và khó nhọc của cuộc chơi, phần thưởng lớn nhất cho các doanh nhân trẻ sẽ là một lòng

tự trọng và hãnh diện vì sự đóng góp chân chính của bản thân cho xã hội. Mỗi sáng, khi soi gương, bạn sẽ không phải cúi

đầu tự hổ thẹn cho mình hay gia đình.

Alan PhanNhiều cơ hội để kiếm…1 triệu USD ở Việt Nam

Trong “Ngày hội đầu tư” (*) tổ chức ngày 16/2 vừa qua, TS Alan Phan “xui” khán giả ghi vào sổ tay như một quyết tâm,

một lời tự nhắc nhở: “Sẽ kiếm 1 triệu USD trước 2017″…

Page 32: For reading.

Đương nhiên, ghi vào sổ thì dễ biến nó thành hiện thực mới khó. TS

Alan Phan quả quyết: “Tôi tin rằng, một doanh nhân trẻ tìm ra một mô hình kinh doanh sáng tạo và dồn hết tâm trí nội

lực của mình liên tục trong 5 năm sẽ nhất định trở thành một triệu phú đô la”.

Và vì điều kiện thứ 2 phụ thuộc vào mỗi cá nhân nên ông Alan Phan và các diễn giả của “Ngày hội đầu tư” đã tìm mọi

cách gợi mở cho khán giả của họ đường đến với “mô hình kinh doanh sáng tạo”. Có thể đó vẫn là kinh doanh café – việc

mà hàng ngàn doanh nghiệp đang làm – nhưng là kinh doanh dựa trên một triết lý và niềm tin chắc chắn rằng, “nông

nghiệp là một quyền lực như Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập Cà Phê Trung Nguyên. Cũng có thể, phải tìm ra cho

mình một “ngách” nhỏ bé mà người khác dù có muốn cạnh tranh cũng khó mà làm được như Nguyễn Đình Nhơn…

Ðầu tư ngoại hốiXuất thân là dân kỹ thuật, nhưng ông Nhơn hiện tại là một nhà nghiên cứu độc lập về thị trường tiền tệ. Từ chính kinh

nghiệm lập nghiệp của mình, chuyên gia này nhấn mạnh: “Thị trường tài chính vô cùng rộng lớn, chứa đựng nhiều thử

thách, nhưng cũng nhiều cơ hội cho cả các nhà nghiên cứu lẫn nhà đầu tư”.

Nguyên tắc của đầu tư ngoại hối tưởng chừng như không quá phức tạp, tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam: trên cơ sở giá trị

thực và giá thị trường của một đồng tiền, nhà đầu tư sẽ quyết định lựa chọn loại ngoại tệ để đầu tư. Nhà đầu tư giỏi là

người mua thấp bán cao hoặc mua cao rồi bán với giá cao hơn. Mỗi loại tiền tệ có một đặc tính khác nhau nên các nhà

buôn tiền sẽ tự lựa chọn cho mình một đồng tiền phù hợp và tùy vào tình hình thực tế mà dịch chuyển tỷ trọng các loại

tiền đang nắm giữ. Tuy nhiên, đa số các nhà buôn trên toàn cầu tập trung giao dịch các loại tiền thông dụng với hầu hết

mọi quốc gia trên thế giới: đô la Mỹ, yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc, franc Thụy Sĩ…

Sau khi “chọn được mặt tiền” để gửi… tiền, việc tiếp theo là tìm đến thị trường ngoại hối (FOREX), nơi các nhà buôn

tiền trên toàn cầu luôn sẵn sàng mua bán các loại tiền. Ước tính đang có khoảng 4.500 tổ chức giao dịch tiền tệ đang tham

Page 33: For reading.

gia thị trường này. Nếu như trước đây FOREX là nơi tập hợp các ngân hàng, các công ty tài chính lớn thì ngày nay, với

sự hỗ trợ của Internet, các công ty môi giới đã ra đời cho phép các nhà đầu tư cá nhân mở các tài khoản nhỏ. Những ưu

điểm của thị trường cũng đã được ông Nhơn chỉ rõ: đó là giao dịch 24/24h; không bị định hướng bởi bất kỳ ai trong dài

hạn (do nó quá lớn và quá nhiều thành phần tham gia) và tính thanh khoản cực kỳ cao.

Cơ hội cho những ai?Cánh cửa rộng lớn đã được mở ra, cho thấy một sân chơi thênh thang. Tuy thế, không phải ai cũng có thể gia nhập cuộc

chơi. Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân không được phép giao dịch mua

bán ngoại hối trên thị trường tự do cũng như kinh doanh ngoại hối bằng tài khoản tại các sàn giao dịch. Ngoại hối đang

được Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ để giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô. Điều này cũng có nghĩa là chỉ có

các tổ chức tài chính mới có thể tham gia thị trường, còn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ giao dịch mua bán ngoại tệ của nhà

đầu tư cá nhân bằng không (0).

Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là không có cơ hội khác.

“Những nhà buôn tiền thường sẵn sàng trả tiền cho những dự báo về xu hướng tăng giảm giá trị tiền tệ theo quy luật cung

cầu trong ngắn hạn và dài hạn”, ông Nhơn nói. Đây chính là cơ hội cho các nhà nghiên cứu thị trường ngoại hối. Ông

Nhơn và cộng sự đang cung cấp dịch vụ tư vấn giao dịch ngoại hối cho các nhà đầu tư được phép giao dịch ngoại hối trên

toàn cầu, giúp họ có được câu trả lời: mua tiền gì, ở đâu và bán ở đâu.

“Với hàng trăm triệu nhà buôn tiền trên thế giới thì dịch vụ này có thể tạo ra một nguồn lợi nhuận rất hấp dẫn. Khi nào

nhân loại còn sử dụng tiền thì sẽ còn khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn giao dịch ngoại hối”, nhà nghiên cứu này khẳng

định. Mô hình giao dịch ngoại hối mà ông và cộng sự xây dựng dựa trên những phân tích cơ bản (các chính sách tiền tệ

trong ngắn và dài hạn, sự tác động của các chỉ số kinh tế đối với giá trị đồng tiền của mỗi quốc gia và khu vực); phân tích

kỹ thuật (nhằm dự báo xu hướng tăng giảm của tỷ giá, xác định các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ để chỉ ra vùng giao dịch

khả thi) đã cho kết quả đáng khích lệ. Xa hơn một chút, để cung cấp dự báo cho hàng triệu triệu nhà buôn tiền thì không

một nhà nghiên cứu thị trường nào làm xuể. Và rất có thể sẽ ra đời các nhà cung cấp dịch vụ này…

Còn sử dụng tiền thì sẽ còn khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn giao dịch ngoại hối

Một so sánh hơi khập khiễng (nhưng so sánh nào mà lại không có chỗ khập khiễng?): ở thời kỳ cao trào của bất động sản,

nhiều người bán nước chè không có một đồng vốn nào – tức là không thể trực tiếp tham gia vào thị trường bất động sản –

đã kiếm được không ít tiền nhờ hiểu biết của họ về nhu cầu mua – bán, về các dự án đang được triển khai trong khu vực,

thậm chí là về đặc điểm gia đình, tính cách của người bán, người mua bất động sản. Đặc biệt là ở thị trường bất động sản

phía Bắc, nơi các quán nước chè có xu hướng biến thành “trung tâm tập hợp và phân tích thông tin”. Loại trừ yếu tố tiêu

cực, người có công tập hợp thông tin và cung cấp cho đúng người cần có nó đã được trả công xứng đáng.

Page 34: For reading.

Còn nhớ, trong cuốn sách “Nóng, phẳng, chật”, nhà báo nổi tiếng Thomas Friedman bày tỏ thất vọng của ông về một

nước Mỹ đang dần mất đi vị trí hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, có một điều khiến ông vẫn tin tưởng là cơ sở

để nước Mỹ có thể trở lại thời hoàng kim, đó là “cả nước Mỹ vẫn bùng nổ sáng tạo”. Những phát minh có giá trị đã và

đang chào đời không chỉ ở trong các phòng thí nghiệm hiện đại với các tiến sĩ mặc áo blouse trắng mà ngay từ những

gara của người dân bình thường.

Quả thực, suy nghĩ năng động, sáng tạo không ngừng và không ngại thực thi cái mới, chính là động lực cho phát triển

trong mọi lĩnh vực là bí quyết để các nhà đầu tư giữ vững được vị trí, thậm chí dẫn dắt được doanh nghiệp phát triển dù

thương trường (vốn đã đầy ắp đối thủ cạnh tranh khốc liệt), giờ đây lại thêm sóng gió và mây đen từ những cuộc khủng

hoảng nợ công và suy thoái kinh tế.3 thức để sinh viên hội nhập thành công

(VEF.VN) – Để bước đầu khởi nghiệp thành công, các bạn trẻ cần hội tụ đủ 3 thức: học thức, cách thức và nhận

thức đúng đắn tạo hành trang vững chắc cho mình để hội nhập thành công.

 Toạ đàm “Sinh viên cần gì để hội nhập? để thành công trong môi

trường kinh doanh quốc tế” do trường ĐH KTQD phối hợp với Công ty sách Thái Hà tổ chức nhận được sự tham gia

đông đảo của các SV đến từ các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Nhiều câu hỏi thông minh và thú vị xoay quanh chủ đề

của buổi toạ đàm được đặt ra và thảo luận hết sức sôi nổi đã phần nào giải đáp được thắc mắc của phần đông các bạn SV:

“làm thế nào để khởi nghiệp và hội nhập một cách thành công?”

Tư duy dám làm, dám chấp nhận thất bại

Thực tế cho thấy có rất nhiều bạn SV sau khi ra trường vẫn còn cảm thấy lúng túng ngay cả khi làm những công việc

đúng với chuyên môn của mình. Họ có rất rất nhiều ý tưởng hay nhưng lại không biết biến những ý tưởng đó thành hiện

thực. Họ thiếu kiến thức, thiếu bản lĩnh hay chưa biết chưa biết cách hội nhập?

Tại buổi toạ đàm, TS Alan Phan – Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA đã chỉ ra rằng để có thể khởi nghiệp một cách thành công

thì chính các bạn SV phải thay đổi tư duy, rằng thất bại chỉ là tình trạng tạm thời. Xã hội muốn phát triển thì phải có

những con người có tư duy mới, tư duy dám làm, dám chấp nhận thất bại.

Điều quan trọng là phải tìm ra sự khác biệt, tìm ra con đường riêng cho mình.

Page 35: For reading.

“Thomas Edison đã thất bại đến hơn 10.000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn. Vậy nếu như ông ấy sợ thất bại thì

liệu ngày nay chúng ta có ánh sáng để sử dụng không hay vẫn chỉ chìm trong bóng tối?” TS Alan Phan hỏi.

Theo TS Alan Phan thì trong khi nền kinh tế Âu, Mỹ dễ dàng chấp nhận thất bại thì tư duy Á Đông dường như ngược lại.

“Họ sợ thất bại, sợ người thân, bạn bè xa lánh”

“Vậy tư duy mới ở đây là gì? Đó chính là tư duy tách khỏi đám đông. Đám đông là những người còn nghèo khó”. TS

Alan Phan ví đám đông như một cái hộp lớn. “Nếu không biết cách tách mình ra khỏi đám đông thì chúng ta cũng chỉ

giống như chú kiến cứ loanh quanh trong một cái hộp lớn mà không biết tìm ra lối thoát”

(Từ trái sang) TS Alan Phan và TS Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với các bạn SV tại buổi

toạ đàm. (Ảnh: TL)

Tại sao Bill Gate rời Havard để bắt đầu sự nghiệp của mình bằng một công ty máy tính? Tại sao một sinh viên trẻ như

Mark Zuckerberg có thể tạo ra mạng xã hội Facebook ngay từ khi còn học ĐH? “Đó là vì họ dám nghĩ, dám làm. Họ có

tư duy tách khỏi đám đông”, TS Alan Phan giải thích.

Tuy nhiên, diễn giả Alan Phan cũng nhận được phản hồi từ phía các bạn SV về tư duy mới này. “Chúng ta có nên tách

khỏi đám đông, đi ngược dòng với đám đông hay không khi không phải ai trong số chúng ta cũng đủ năng lực, đủ tự tin

để tách khỏi họ?”, một bạn SV năm thứ 3 chuyên ngành Bất động sản – ĐH KTQD băn khoăn.

Theo SV này thì nếu như người đó đủ bản lĩnh, đủ tự tin để tách khỏi đám đông thì chắc chắn người đó sẽ thành công.

Ngược lại, nếu không đủ bản lĩnh, khi tách mình ra khỏi đám đông, không chịu được “phong ba bão táp” thì thất bại là

điều khó tránh khỏi. Vì vậy, có nên tách khỏi đám đông hay không lại là điều cần phải xem xét. Chúng ta phải nhìn nhận

đám đông đó là đúng hay sai và xác định xem mình nên đi theo hướng nào, tránh tâm lý bầy đàn, a dua theo số đông.

Page 36: For reading.

Cơ hội cho các bạn trẻ trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay ngày càng rộng mở. Đặc biệt là khi VN chính thức gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, phá bỏ được những rào cản về tài chính, thương mại. Dĩ nhiên, cơ hội luôn đi kèm

với rủi ro, thách thức. Nhưng không phải cứ gặp rủi ro, thách thức thì lại bỏ cuộc. Chính những khó khăn, thất bại đó lại

cho chúng ta những bài học vô giá mà không một trường lớp hay sách vở nào dạy.

Yếu tố quan trọng khi hội nhập là bạn phải hiểu rõ đâu là bản sắc của mình, tìm ra lợi thế cạnh tranh, xác định điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó tận dụng cơ hội và thế mạnh, khắc phục những điểm yếu và giải quyết khó

khăn.

Từ kinh nghiệm 42 năm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc, TS Alan Phan đã chia sẻ những trải nghiệm và bí quyết để có

thể thành công ngay khi còn trẻ với các bạn SV trong hội trường. Ông cho rằng muốn thành công, điều đầu tiên là trong

mỗi chúng ta phải có ngọn lửa đam mê và quyết tâm theo đuổi nó. “Ai cũng có tài năng, có ý tưởng nhưng đôi khi những

ý tưởng, tài năng đó phải trải qua khó khăn, thử thách, thậm chí tuyệt vọng. Nếu không có ngọn lửa đam mê luôn cháy

trong người thì chúng ta rất dễ bỏ cuộc”.

Kế đến là thời gian và sự nỗ lực của chính bản thân mỗi chúng ta. “Để thành công thì chúng ta không thể không có kiến

thức, kinh nghiệm và mối quan hệ được. Điều quan trọng là phải biết hành động, dám nghĩ, dám làm, có một tinh thần

“thép” để chấp nhận rủi ro đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa”, TS Alan Phan khẳng định.

Hội nhập như thế nào?

Thế giới có thật sự “phẳng”? Đó cũng là câu hỏi được diễn giả Alan Phan và nhiều SV thảo luận với nhau. Trong thế giới

toàn cầu hoá với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thông tin gần như không có khoảng cách về thời gian và không

gian. Hơn nữa, nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao.

Sinh viên Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn về hội nhập quốc tế. (Ảnh: Đất Việt)

Page 37: For reading.

Cùng với đó là sự phổ biến của mạng lưới Internet toàn cầu giúp cho con người bình đẳng hơn về kiến thức, về thông tin.

Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng thế giới không hề “phẳng” khi công nghệ thông tin càng phát triển, khoảng cách giàu,

nghèo và sự hiểu biết thông tin ngày càng cách xa hơn.

“Nếu có thời gian đi đến nhiều nơi trên thế giới, các bạn sẽ thấy còn rất nhiều người không hề biết đến những kiến thức

cơ bản thì vấn đề hội nhập đối với họ chỉ là phi lý. Chính vì vậy, các bạn trẻ, nhất là các bạn SV cần phải xác định rõ mục

tiêu cuộc đời mình, nắm lấy cơ hội để đưa đất nước phát triển, đặc biệt phải biết ngoại ngữ để nắm được kho kiến thức

khổng lồ của nhân loại”

Làm thế nào để đạt mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn cho mình? Đó là câu hỏi của bạn Vũ Việt Anh – SV ĐH Hà Nội

khi muốn diễn giả đưa ra những lời khuyên nhằm giúp các bạn trẻ định hướng cuộc sống.

“Đầu tiên bạn phải xác định rõ mình muốn cái gì? Từ đó lập ra kế hoạch cho đời mình, từ ngắn hạn, trung hạn đến dài

hạn. Có như vậy thì các bạn mới có thể từng bước biến những ước mơ của mình thành sự thật. Sau đó phải hành động

ngay để đạt được những mục tiêu đó. Tương tự như với kế hoạch kinh doanh, dù nó có hay, đẹp đến đâu nhưng không

được thực hiện thì đó cũng chỉ là hình thức, là mớ giấy lộn mà thôi”, TS Alan Phan trả lời

Một thực tế đang xảy ra là các bạn trẻ VN lười đọc sách, nhất là các loại sách cung cấp các kỹ năng sống và kỹ năng làm

việc, vẫn còn tình trạng sao chép một cách tràn lan, thiếu hụt văn hoá đọc nói chung.

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà thì điều đó sẽ dẫn tới tình trạng “thọt” 1 chân,

tức là thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng. “Tại sao các bạn không mày mò nghiên cứu khi việc tra cứu và tiếp nhận thông tin

ngày càng trở nên dễ dàng hơn qua sách vở và Internet? Từ đó làm sao các bạn có thể định hướng được cuộc sống của

chính mình”

Bạn Vũ Văn Định, kiểm toán 51A ĐH KTQD đưa ra câu hỏi cũng là thắc mắc mà nhiều SV đang đi tìm lời đáp: “Làm

sao để ứng dụng những kiến thức được học ở trường ĐH vào thực tế một cách hiệu quả nhất?”

Câu trả lời được TS Alan Phan và TS Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra là ngoài việc học tập, nghiên cứu về ngành học của

mình từ sách vở, các bạn SV nên tìm cách giao tiếp, học hỏi những người thành công đi trước ngoài thực tế. Các bạn

cũng nên tìm những công việc gắn với chuyên ngành của mình và đi làm ngay khi còn đang học. Khi đó các bạn sẽ học

hỏi được rất nhiều và sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu cho mình sau này. Đừng đợi đến khi tốt nghiệp mới đi xin việc.

Vì vậy, các bạn SV ngay từ khi còn trên giảng đường ĐH hãy trau dồi kiến thức, luôn luôn cầu tiến đồng thời tư duy một

cách thực tế. Chừng nào không thay đổi nhận thức thì bạn vẫn chỉ là bạn của ngày hôm nay. Hãy thể hiện sức trẻ, khao

khát làm giàu, khao khát đi trên đôi chân của mình.

Page 38: For reading.

SỰ ĐỔ VỠ ĐANG ĐẾN VỚI TRUNG HOABài viết của Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brookings. Những cuốn sách của ông về Trung Quốc gồm “ ĐCS Trung Quốc : sự hao mòn và sự thích ứng”(“China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation” and, most recently,) và gần đây nhất là cuốn “ Trung Quốc toàn cầu hóa : một thế lực cục bộ”(“China Goes Global: The Partial Power.”).

GS Divid Shambaugh là một trong số vài chục học giả think tank của Hoa Kỳ, ông cùng với các quan chức phục vụ trong Bộ Quốc phòng Mỹ, CIA, Bộ Ngoại giao, và Hội đồng an ninh quốc gia, làm ra chính sách của Mỹ đối với châu Á, và đặc biệt là đối với Trung Quốc.

Hôm trước mình có đưa nó lên facebook, nay thấy Vietstudy có bài dịch của ông Phạm Gia Minh, nên mang về lưu lại trên blog để bà con đọc chơi nhen. Há há,

Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và

Page 39: For reading.

nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng. 

Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng.  Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.

Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.

Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.

Sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.

Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc. 

Page 40: For reading.

Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục (bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học Trung Quốc).

Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ Trung Quốc sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại Trung Quốc với đứa con là công dân Hoa Kỳ.

Người giàu Trung Quốc còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.

Trong khi đó, Bắc kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.

Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp Trung Quốc. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa - nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “ các giá trị phổ quát của phương Tây “ dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu kinh tế Tân-tự do (Neoliberal Economics).

Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS. 

Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.

Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “ Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.

Page 41: For reading.

Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ. Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “ Công tác quần chúng” - hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “ sách này bán thế nào ?” Cô bán hàng trả lời “ Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”“. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.

Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội Trung Quốc ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ - khách hàng (mang tính Mafia – ND) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.

Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị Trung Quốc. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng Trung Quốc, là một trong những “ Thái tử “ cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “ Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở Trung Quốc. 

Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND). Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS Trung Quốc, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế - đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.

Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý Trung Quốc chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi Trung Quốc nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội Trung Quốc. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.

Page 42: For reading.

Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu Trung Quốc đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.

“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “ một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.

 Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên. Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.

Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ). Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tằng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi “ của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.

Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.

Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở Trung Quốc.  Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.

Page 43: For reading.

Nhìn về phía trước, những nhà quan sát Trung Quốc cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS Trung Quốc đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.

Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng - thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “ Những cuộc đời của người khác”  khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.

Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mới thực sự bắt đầu.

VÌ SAO NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO CHƯA BỊ TIÊU DIỆT?

Vậy là con tin người Nhật thứ hai - ông Kenji Goto - đã bị nhà nước Hồi giáo ISIS chặt đầu đêm qua. Nội các Nhật họp khẩn cấp, khi ISIS tung clip thông báo lên mạng, và cho biết Nhật Bản là nước nằm trong danh sách họ đặt mục tiêu khủng bố. Thế giới tả khuynh luôn ác độc và duy ý chí, iSIS là một trong số nhà nước thần quyền tả khuynh cực đoan. 

Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cùng Nhật Bản tiêu diệt các chiến binh Hồi giáo của nhà nước Hồi giáo dựng ra.

Cũng trong hộm qua nhà nước Hồi Giáo ISIS đã công nhận thất thủ tại thành phố Kobani, Syria. Nhưng họ tuyên bố là sẽ tấn công chiếm lại nơi này.

Page 44: For reading.

Bản đồ thành phố Kobani nằm ở biên giới Thỗ - Syria.

Như chúng ta biết Kobani là thành phố giáp biên giới với Thỗ Nhĩ Kỳ. Thỗ Nhĩ Kỳ là bạn đồng minh của phương Tây và Hoa Kỳ. Thành phố Kobani quan trọng trong huyết mạch lưu thông, và quan trọng hơn nữa là trữ lượng dầu khí ở đây rất lớn, và là nguồn cung cấp tài chính lớn và chủ yếu cho các chiến binh Hồi Giáo. 

Có nhiều lý do mà cho tới nay, nhà nước Hồi giáo vẫn còn tồn tại, trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia tuyên bố sẽ ra tay tiêu diệt.

Lý do đầu tiên là, sự tồn tại của các chiến binh Hồi giáo ở vùng biên giới này cũng là một nguồn thu lợi cho Thỗ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến của ISIS với Syria. Nó vừa làm suy yếu Syria - cái gai trong mắt phương Tây, nhưng là chư hầu của Nga tại Địa Trung Hải. Thỗ Nhĩ Kỳ đang cần vực dậy nền kinh tế yếu kém, cuộc chiến này sẽ giúp Thỗ cũng giống như Thái Lan, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á đã giàu lên và phát triển trong những thập niên 1960-1970 nhờ vào Việt Nam nội chiến.

Lý do quan trọng nhất và thứ hai là, Thỗ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây Mỹ không tiêu diệt các chiến binh Hồi Giáo, và cắt nguồn cung cấp tài chính của họ ra khỏi thành phố này còn là một lý do

Page 45: For reading.

phức tạp liên quan tới Nga, Ukraina và Syria. Vì ISIS bán dầu thô bằng tiền mặt, với giá rất rẻ, chỉ < $25/thùng! Một thế trận giằng co cũng vì Mỹ và phương Tây muốn giá dầu xuống thấp hơn nữa, và làm suy yếu Nga hơn nữa trong cuộc chiến này trước khi hạ gục Nga.

Chính vì giá dầu từ các chiến binh Hồi Giáo rẻ mạt, nên sự tồn tại của họ tại Kobani là cần thiết trong chiến lược đánh Nga qua giá dầu thấp của Hoa Kỳ và phương Tây. Ngoài ra, nó cũng giúp một phần rất lớn cho cung cấp dầu và khí gas cho phương Tây trong mùa Đông này.

Muốn khuất phục Syria thì không còn cách nào hơn là phải đánh cái đầu con rắn Nga.

Cuộc chiến giữa chính phủ Syria và chiến binh Hồi giáo của nhà nước Hồi giáo ISIS tại thành phố Kobani

Chiến sự với các chiến Binh Hồi Giáo ISIS sẽ kết thúc khi và chỉ khi Nga thúc thủ trước trừng phạt của Phương Tây và Hoa Kỳ. Lúc đó làm thịt Syria là chuyện rất nhỏ. Tôi tiên lượng thời gian phải tính hết năm 2015 và có thể sẽ đến 2016.

Hãy chờ xem.

BA BÀI HỌC VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ

Page 46: For reading.

Sau 6 năm đảng Dân Chủ năm quyền điều hành quốc gia, Hoa Kỳ đã vượt qua khủng hoảng một cách thần kỳ, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2003. Nó đã thúc đẩy mức độ khả quan về tạo ra công ăn việc làm. Nhận lãnh một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp khoảng 10% từ tay của đảng Cộng Hòa, nay chỉ còn 5,6%. Nhận lãnh một cuộc đại suy thoái và phá sản hàng loạt tổ chức tài chính lớn như Lehman Brothers vào năm 2008, để hôm nay Tổng Thống Obama có bài phát biểu kiêu hãnh: "Bóng tối khủng hoảng đã qua" hôm 21/01/2015.

Nhìn lại 6 năm nước Mỹ vượt qua đại suy thoái lớn nhất kể từ 1933 đến nay chúng ta có 3 bài học cần đúc kết về Hoa Kỳ suốt trong quá trình hình thành và phát triển của cường quốc này, để chúng ta có hướng đi, mà phải bắt tay vào làm việc với một chương mới - như lời ông Obama nói: "A brighter future is ours to write. Let's begin this new chapter -- together -- and let's start the work right now."

Bài học thứ nhất: một nền chính trị và văn hóa dễ chuyển đổi

Với một nền chính trị đa nguyên tản quyền, trao quyền sở hữu cá nhân đến gần như tuyệt đối dưới sự điều hành của tam quyền phân lập. Nó đã giúp cho thể chế của Hoa Kỳ nhanh thay đổi để đáp ứng với tình hình mới.

Với một nền văn hóa đa dạng của hầu hết các chủng tộc trên thế giới - mà tôi đã viết: Hoa Kỳ là cái sọt rác tinh hoa của toàn cầu. Cho nên nền chính trị đa nguyên tản quyền và tôn trọng sự khác biệt đã giúp cho sự hòa hợp, hòa giải lối sống, phong tục, tập quán khác nhau dưới một nền luật pháp tam quyền phân lập, để thúc đẩy sức mạnh cá nhân của mỗi con người đến tối ưu.

Đảng Cộng Hòa chú trọng đối ngoại, giao quyền cai quản nội địa đến từng tiểu bang. Ngược lại, đảng Dân Chủ chú trọng đối nội, nắm quyền điều hành quốc gia đến từng tiểu bang, đối ngoại là nhằm củng cố kinh tế và sức mạnh của Hoa Kỳ, khi cần.

Nếu 8 năm trước đó, chính quyền của ông Bush con đã chú tâm đến những cuộc chiến chống khủng bố và ở Trung Đông bằng quyền lực cứng; giảm thuế cho giới giàu có để tăng đầu tư đưa đến đóng băng bất động sản và đại suy thoái kinh tế. Ngược lại, 6 năm qua ông Obama đã chú trọng đến giáo dục, y tế, tăng thuế nhà giàu và trung lưu, và chăm lo thúc đẩy kinh tế trong nước Mỹ. Vấn đề đối ngoại chú trọng đến lợi ích kinh tế và quyền lực mềm của Hoa Kỳ, bằng những xoay trục, rút dần quân ở Trung Đông; kêu gọi sự hợp tác với phương Tây và toàn cầu chống khủng bố.

Mỗi chính sách đều có mặt lợi, và mặt hại. Song áp dụng chính sách của mỗi đảng phái nhuần nhuyễn và uyển chuyển đúng thời kỳ lại làm cho nước Mỹ dễ thay đổi, nhằm phù hợp với tình hình mới là "nghệ thuật của sự có thể" mà chỉ Hoa Kỳ mới có. Ngay cả các quốc gia tiên tiến ở phương Tây - cựu lục địa - cũng không thể có được sự đa dạng, phong phú và dễ chuyển đổi như Hoa Kỳ.

Bài học thứ Hai: Tài nguyên vô tận và vô giá của một quốc gia là con người

Với việc tiên phong giao quyền tự trị đại học từ thế kỷ XIX đến nay, và với chính sách chăm lo giáo dục, y tế để tái tạo sức lao động và thúc đẩy hết tiềm năng vô tận của con người, chính quyền Hoa Kỳ luôn cho ra đời những sáng tạo đi trước thời đại.

Với thể chế tư hữu đến mọi người dân, Hoa Kỳ là nơi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công dân Hoa

Page 47: For reading.

Kỳ phát triển đến tối ưu nhất có thể. Ở Hoa Kỳ, một anh thợ hớt tóc, hay một công nhân phụ hồ cũng có thể sống bằng sự cần cù của mình có đời sống không thua tầng lớp trung lưu làm việc cho chính phủ, hoặc trường đại học.

Sáng kiến tìm ra dầu đá phiến đã được manh nha từ 20 năm trước, hôm nay nó đã biến Hoa Kỳ từ một quốc gia phụ thuộc về năng lượng, do tiêu thụ năng lượng 20% toàn cầu, trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ số 1 thế giới, độc lập với thế giới về năng lượng. Nó đã giúp giá dầu thế giới trong khủng hoảng kinh tế có lúc lên đến 140 đô la 1 thùng, chỉ trong 6 tháng qua giá dầu chỉ còn khoảng 47 đô la 1 thùng. Chưa hết, chế ra một sản phẩm là nguồn năng lượng nhiệt hạch như mặt trời đang là hiện thực, để con người giảm sự lệ thuộc dầu hỏa, khi trữ lượng dầu thế giới đang cạn dần.

Cái văn hóa dễ chuyển đổi làm cho người dân Hoa Kỳ dễ dàng gạt bỏ cái cũ đã lỗi thời, dù đang có thu nhập bền vững, để làm ra cái mới có lợi nhuận cao hơn. Những thế hệ phần mềm Microsoft thi nhau ra đời; những Iphone và Ipad các thế hệ nối tiếp nhau ra đời; những xe hơi sử dụng pin như Tesla Motors ra đời; một thời kỳ mới với phân sinh học cải thiện môi trường, v.v... đã minh chứng nguồn tài nguyên vô tận là con người đã được chính trị và văn hóa giáo dục Hoa Kỳ khai thác triệt để.

Từ 71 năm qua, khi thế giới cánh hữu trao quyền điều hành thế giới, nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng tất cả những nhiệm vụ ấy đều được giải quyết tốt là nhờ vào một thể chế chính trị kinh tế Hoa Kỳ biết khai thác sức mạnh của con người trên mọi lĩnh vực.

Bài học thứ ba: Chọn nhân tài để lãnh đạo quốc gia

Hoa Kỳ không thiếu tài nguyên thiên nhiên ân sủng, nhưng họ không như các quốc gia khác như Nga, Trung Hoa, Việt Nam, Nigeria, Venezuela, v.v... chỉ biết chủ yếu dựa vào bán tài nguyên thiên nhiên để phát triển, mà thậm chí họ còn mua thêm sản phẩm như dầu từ các quốc gia khác để dự trữ và tiêu thụ. Sức mạnh của Hoa Kỳ là sức mạnh của sự thịnh vượng do Andrew Carnegie đưa ra vào năm 1889, như một thánh kinh phúc âm cho từng con người sống trên trái đất này - sức sáng tạo và tính nhân bản của con người.

Hoa Kỳ không thiếu nhân tài, vì Hoa Kỳ là cái sọt rác của tinh hoa thế giới quy tụ về. Hoa Kỳ cũng đã trải qua bao đau đớn kéo dài hơn 100 năm thời kỳ phân biệt chủng tộc, chiếm hữu nô lệ. Nhưng Hoa Kỳ cũng là quốc gia tiên phong xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ, và cũng là quốc gia đầu tiên của thế giới tiên tiến chọn lãnh đạo quốc gia là người da màu, vì tài năng, và vì quốc gia dân tộc. Họ đã không nhầm khi chọn Obama, vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, để ước mơ của Martin Lutherking trở thành hiện thực.

Không ai giỏi tất cả mọi lĩnh vực ở thế giới mà kiến thức loài người mỗi ngày, mỗi giờ luôn có phát minh như thời chúng ta đang sống. Nhưng một nhà lãnh đạo tài giỏi là biết quy tụ con người tài năng quanh mình, và biết dùng người giỏi hơn mình, để biến nguy nan thành cơ hội cho phát triển.. Vì trong nguy cơ luôn tiềm tàng cơ hội tốt. Obama đã làm được điều này, ông xứng đáng với giải Nobel Hòa Bình đã được trao năm 2009, không chỉ vì ông thuyết phục được nhân dân Mỹ hãy chọn người da màu làm lãnh đạo thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, mà ông còn là một lạnh đạo tài năng đưa Hoa Kỳ ra khỏi vũng lầy đại suy thoái.

Page 48: For reading.

Kết

Không phải ngẫu nhiên mà một quốc gia như Hoa Kỳ sau khi ra đời chỉ 168 năm - 1776 đến 1944 - đã trở thành cường quốc số 1 thế giới. Ba bài học quý giá này không chỉ giúp Hoa Kỳ vượt lên trên tất cả các quốc gia khác trên thế giới, mà còn là 3 yếu tố luôn đi theo Hoa Kỳ trong lúc nguy nan, họ biết biến thành cơ hội. ĐẦU NĂM NHÌN TỚI NHÌN LUISàn chứng khoán NYSE kết thúc năm 2014 với giá vàng giảm $17.10 mỗi ounce. Chốt giá ở mức $1182.90/ounce. So với 1 năm trước vàng chỉ giảm đúng $22.60 mỗi ounce. 

Trong khi đó, giá dầu thô chốt giá ở mức $53.71/thùng giảm hơn $40/thùng so với ngày cuối năm 2013. Giá dầu thô giảm là do kết quả của sự ra đời kỹ thuật khai thác dầu từ đá phiến của Hoa Kỳ. Sự cạnh tranh thị trường dầu hỏa giữa khối Ả Rập và Hoa Kỳ đã làm giá dầu sụt giảm nhanh. Trong bối cảnh đó, sự kiện Nga chiếm Crimea của Ukraina chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, và kinh tế Nga sụt giảm do giá dầu xuống cũng chỉ là một sự ngẫu nhiên hợp lý.

Vì kinh tế Mỹ phục hồi với tăng trưởng ngoài dự kiến ở mức 5%, nên chỉ tệ đồng đô la mạnh ở mức 90.28, tăng hơn 3 điểm so với cùng ngày năm ngoái. Chính vì thế và vì việc Mỹ và châu Âu trừng phạt Nga mà, đồng Rub Nga tiếp tục mất giá với 60.54 Rub mới ăn được 1 đô la Mỹ, so với ngày 31/12/2013 thì Rub Nga mất giá hơn 27 điểm so với đồng đô la Mỹ - 32.8 rub ăn 1 đô la ở ngày 31/12/2013. So với hôm qua, đồng Rub Nga tiếp tục mất thêm gần 5 giá. Nó tiên lượng rất xấu cho kinh tế Nga năm 2015. Vì dầu sẽ tiếp tục giảm cho đến khi giá khai thác 1 thùng dầu thô từ đá phiến không có lãi - khoảng $37/thùng. Lúc đó, các mỏ khai thác đá phiến sẽ ngưng hoạt động, và giá dầu sẽ tăng trở lại. Nhưng liệu kinh tế nước Nga có chịu được đến lúc đó?

Nó cũng tiên lượng năm 2015 rất căng thẳng giữa 2 phe hắc bạch khi kinh tế Nga, châu Âu suy thoái. Mọi việc không thể lường được là chiến tranh khu vực có thể xảy ra hay không?

Tình hình các cường quốc phân tranh ở biển và các vùng lãnh thổ lâng bang đã dẫn đến nhiều căng thẳng ở các khu vực: Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi và Đông Á. Chỉ duy nhất ở châu Mỹ và Úc Châu là ổn định, vì những lục địa này tách rời ra khỏi cựu lục địa nhờ những đại dương. 

Cũng vì lý do các cường quốc phân tranh mà, có giả thiết đưa ra rằng vì các cường quốc phân tranh mà mới có các vụ rơi máy bay liên tục gần đây của các hãng hàng không Malaysia và Indonesia. Dù là lý do gì, thì chắc chắn rằng hành khách đi máy bay lo sợ về phương tiện an toàn nhất trong giao thông này. Và các quốc gia Malaysia và Indonesia sẽ khó khăn để vực nền du lịch của mình.

Thật nhỏ bé khi chúng ta ngồi trên máy bay nhìn xuống trái đất. Và những gì chúng ta vẫn tự hào là những công trình đồ sộ mà con người làm ra trên hành tinh xanh cũng chả là gì với tạo hóa. Chúng ta như những con kiến tần tảo kiếm ăn, và tạo dựng so với tạo hóa. Từ thời Coperncius đến Galileo, đến Newton và đến ngày nay, con người chỉ làm một việc đi tìm quy luật của tạo hóa, thiên nhiên nhằm hoàn thiện cuộc sống của mình, nhưng nhiều thế hệ, hàng triệu nhà khoa học vẫn còn rất xa so với tầm tay với đối với thiên nhiên.

Năm nay Singapore kỷ niệm 50 năm lập quốc - 1965 - 2015. Nhờ vào địa chính trị và có một lãnh đạo có tầm nhìn mà Singapore từ 1 rẻo đất của Malaysia thuộc địa Anh, họ đã tách ra và biến mình

Page 49: For reading.

trở thành 1 con rồng kinh tài Đông Á. Họ cạnh tranh với Hong Kong trong tài chính ngân hàng. Họ cạnh tranh với Úc về môi trường sống sạch và xanh. Họ đứng vị trí số 1 về môi trường đầu tư tốt nhất toàn cầu. Nhưng họ còn đang khó khăn trong an sinh xã hội cho người già. Dù sao thì con rồng Tân Gia Ba vẫn là bài học cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bài học Tân Gia Ba là bài học của những nhà lãnh đạo quốc gia phải có tầm nhìn và không vì lợi ích cá nhân. Bài học Tân Gia Ba là bài học của một quốc gia mà thượng tầng kiến trúc là những con người vì dân vì nước, và luật pháp nghiêm minh, đi đôi với hạ tầng cơ sở là những con người tuân thủ luật pháp và quy hoạch cho thiên niên kỷ chứ không vì thế kỷ.

Cũng 50 năm đó, một bài học khác cho thế giới là Hàn Quốc. Hàn Quốc còn là một phép so sánh đối xứng về mặt toán học giữa Nam Hàn và Bắc Hàn, giống như Đông Đức và Tây Đức trước đây. Hàn Quốc đã bật dậy chỉ trong vòng chưa tới 3 thập niên. Sau khi thay đổi hiến pháp vào năm 1987 để biến Hàn Quốc độc tài dưới sự cai quản của quân đội thành một Hàn Quốc tự do dân chủ. Hàn Quốc và Tây Đức đã minh chứng cho thế giới thấy rằng, giữa tư bản và cộng sản chế độ nào tốt đẹp hơn? Họ cũng minh chứng cho thấy rằng giữa đa nguyên tản quyền và đơn nguyên tập quyền thì hình thái xã hội nào tốt đẹp hơn.

Sau nửa thế kỷ không nhìn mặt nhau, Hoa Kỳ và Cu Ba đã đi đến ban giao, và đang mong mỏi Hoa Kỳ xóa cấm vận. Người dân Cu Ba ăn mừng. Nó cũng cho thấy tư bản và cộng sản chế độ nào tốt đẹp hơn. Nhưng trên tất cả là con người. Nếu con người làm ra những điều tốt đẹp, thì cũng chính con người làm ra điều tệ hại nhất hành tinh.

Một nghiên cứu về xã hội học cho thấy, chỉ cần 2% của 1 nhóm người biết đoàn kết lại, thì nhóm ấy sẽ lãnh đạo cộng đồng còn lại. Đó là một bi kịch cũng là một điều tốt đẹp. Bi kịch khi 2% ấy lãnh đạo cộng đồng mà không có tầm nhìn cho cộng đồng mà chỉ vì tư lợi cá nhân. Tốt đẹp khi ngược lại. 

Riêng Việt Nam, mọi con số báo cáo đều tốt đẹp. Tăng trưởng 5.93%, nhưng nếu bỏ đi  12 tỷ đô la kiều hối thì liệu tăng trưởng kinh tế Việt có hay không? Nhất là trong 12 tỷ đô la đó có đến gần 80% là tiền từ thân nhân ở Hoa Kỳ gửi về cho gia đình sống vật vờ trong lúc kinh tế đang suy thoái tại Việt Nam. Suốt gần 10 năm qua, lần đầu tiên Việt Nam có suất siêu dương, và tỷ lệ lạm phát thấp nhất nhờ vào sức mua của dân chúng giảm của một nền kinh tế đang đi xuống mà chưa thấy đáy.

Chính trị Việt Nam cũng không khá hơn tình hình kinh tế. Nó như câu nói của một quan chức chính phủ, chúng ta đi, mà không biết đi đâu?

Thiên, địa, nhân cho 1 gia đình, lớn hơn cho một đất nước, lớn hơn nữa cho toàn cầu, thì con người vẫn là yếu tố quyết định tất cả. Những Hàn Quốc, Nhật Bản địa lý và thiên nhiên không thuận lợi, chỉ con người làm nên cường quốc. Những Nigeria, Việt Nam, Cu Ba, Venzuela, etc đầy thuận lợi về thiên nhiên và địa lý ưu đãi, nhưng nhược tiểu vẫn là nhược tiểu, cũng bỡi vì con người. Tất cả các quốc gia không hoặc ít sáng tạo để biết tận dụng tài nguyên vô tận là con người, mà chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên địa lý mà tạo hóa ban cho đều có kết cục bi thảm.

Page 50: For reading.

Xin đừng trói buộc tư duy của con người ắt sẽ thành công

Con người của 2015 vẫn là con người của muôn năm cũ, nhưng chỉ mong rằng con người của 2015 có tư duy sáng sủa hơn - nhưcâu nói của ông Obama trong bài phát biểu vào ngày 20/11/2014: "We are strangers once, too" một lần nữa chúng ta là những con người khác biệt. Nước Mỹ đã làm thế để vượt qua đại khủng hoảng 2008. Thế giới cũng có thể làm thế để thay đổi những lối mòn cũ, nhằm thay đổi diện mạo thế giới nhân bản hơn, chắc chắn rất khó, nếu không nói là không có giải pháp. Vì đấu tranh sinh tồn, tư hữu và quyền lực vốn là bản chất của mọi loài - con người không thoát ra được những bản chất đó để trở thành thánh nhân - thế giới vẫn không có lối ra.

Nhưng dù sao thì cũng cứ chúc mừng năm mới để có hy vọng mà sống!

TỪ GOLD DOLLAR CHUYỂN SANG OIL DOLLAR ĐỂ CAI QUẢN TOÀN CẦU

Tôi đã từng viết về vấn đề vàng đô để tiên lượng kinh tế toàn cầu nói chung, và kinh tế của từng quốc gia, và gia đình nhỏ. Trong những bài viết đó, tôi đã từng nhắc đến đề tài này. Hôm nay, tôi xin hệ thống lại để thấy Hoa Kỳ quản lý toàn cầu như thế nào?

Dù thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, thì 100 năm tới Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 về khoa học kỹ thuật, giáo dục. Từ đó, nền tảng lý thuyết kinh tài cũng từ đất nước này đẻ ra, nhờ vào họ biết thúc đẩy tất cả tiềm năng trí tuệ của con người. Và nước Mỹ vẫn sẽ lèo lái kinh tế toàn cầu, xoay chuyển chính trị toàn cầu, và là quốc gia cầm lái vĩ đại.

Tháng Mười Hai năm 1944, hơn 70 quốc gia họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tài từ Luân Đôn sang Nữu Ước, và đồng dollar Mỹ là thống soái thay vì Bảng Anh.

Page 51: For reading.

Cần nhắc lại, bang New Hamshire là bang đẻ ra những sáng kiến to lớn cho Hoa Kỳ và cho thế giới nói chung. Một trong những sáng kiến vĩ đại nhất mọi thời đại về giáo dục do các giáo sư đại học của bang này đưa ra. Đó là, trả quyền tự trị về cho các đại học, đi đôi với đại học phải đi đầu trong nghiên cứu phục vụ cho nhân sinh. Để sáng kiến này được các nhà thờ và chính quyền Hoa Kỳ vào thế kỷ XIX đồng ý, thì đã có nhiều giáo sư, sinh viên phải chết hoặc đi tù.

Cũng tại New Hamshire này, hệ thống Bretton Woods ra đời. Nó buộc các đồng tiền mạnh gắn chặt vào vàng. Tỷ lệ 35 dollar Mỹ ăn 1 ounce vàng. Sau đó, các đồng tiền khác đi theo dollar Mỹ. Ví dụ 1 dollar Mỹ ăn 2 Đức Mã, bằng 0.75 Bảng Anh, và bằng 80 Yên Nhật, etc - gold dollar.

Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Mỹ, vì lúc đó, Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn cầu cộng lại. Hoa Kỳ đã lập ra những hệ thống phòng thủ như NATO và hiệp ước an ninh với Nhật Hàn để chống lại cộng sản. Hoa Kỳ bảo kê an ninh quốc phòng, các quốc gia đi theo Hoa Kỳ chỉ cần làm ăn và đóng phí cho những cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ thấy cần thiết, để bảo vệ các quốc gia cùng phe nhóm với Hoa Kỳ. 

Nhưng từ năm 1944 đến 1970, các quốc gia dưới quyền như Đức và Nhật phục hồi nhanh chóng. Họ chiếm lại thị phần xuất khẩu thế giới, cũng như khả năng tiêu dùng của họ cũng tăng cao chiếm khoảng 25% toàn cầu. Họ yêu sách, phải bỏ hệ thống Bretton Woods để họ tự do làm giá đồng tiền của nước họ, nhằm phụ vụ cho việc xuất khẩu dễ dàng hơn, bằng cách hạ giá đồng bạc nội địa của mình. Trong 25 năm kinh tế toàn cầu bình yên nhờ hệ thống Bretton Woods, nay sóng gió bắt đầu, khi tổng thống Nixon đồng ý yêu cầu của Đức và Nhật. Ông quyết định hủy bỏ hệ thống neo giá đồng tiền vào vàng, thả nổi đồng tiền toàn cầu, và trả 24.000 tấn vàng của các quốc gia ký quỹ vào kho vàng Nữu Ước để được phép in tiền khi cần tiêu xài cho quốc gia, mà hệ thống Bretton Woods quy định.

Bắt đầu năm 1971, Hoa Kỳ chuyển sự neo đậu giá đồng tiền vào vàng sang năng lượng - dầu hỏa: oil dollar - cũng là lúc Hoa Kỳ dùng đồng dollar neo vào dầu hỏa để cai quản toàn cầu. Vì thế giới công nghiệp cần năng lượng. Cho đến nay năng lượng từ dầu hỏa vẫn là nguồn chính mà toàn cầu sử dụng.

Suốt từ 1971 đến 1978, giá dầu quanh quẩn 20 dollar/thùng. Nhưng khi phong trào cộng sản thế giới lan rộng đến các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông - giếng dầu thế giới - thì Iran tách ra sự che chở của Hoa Kỳ. Sự kiện 52 con tin ngoại giao năm 1978 do Iran bắt giữ, đã làm giá dầu tăng gấp 3 lần. Giá vàng vì thế cũng tăng cao nhất trong lịch sử từ 35 dollar/ounce lên đến 850 dollar/ounce!

Khi 52 con tin được giải thoát, tình hình giá dầu trở lại quanh quẩn 25 dollar/thùng, và giá vàng trở về khoảng 100 dollar/ounce. Nhưng sau khi sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nó đã để lại nhiều thiệt hại cho Hoa Kỳ vì những cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ múa gậy vườn hoang suốt gần 20 năm từ 1990 đến 2008. Làm anh cả ôm đòm, nợ công Hoa Kỳ tăng quá mức. Bong bóng đầu tư bảo hòa và vỡ tung. Một cuộc đại khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ 1933 bắt đầu từ Hoa Kỳ. 

Trong đại khủng hoảng đó, Hoa Kỳ đã vay 800 tỷ dollar từ Trung Cộng để giải quyết. Thế là, một số cuộc chiến ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra, làm nghẽn mạch chuyển dầu đi tới toàn cầu, giá dầu tăng ngất ngưỡng, có lúc cao nhất lên đến 140 dollar/thùng vào tháng Chín năm 2008. Giá vàng lập kỷ lục

Page 52: For reading.

mới với 1900 dollar/ounce. Và sau 6 năm lên nắm quyền, đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đã chỉ lo khôi phục kinh tế Hoa Kỳ, điều chỉnh sự tham chiến trân toàn cầu. Giờ kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng từ < 1% lên 4.5%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ quay về con số lý tưởng < 5%. 

Ngay tức thì khi Hoa Kỳ ổn định kinh tế, câu chuyện Nga xâm lược Ukraina xuất hiện. Một lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Trong khi đó, Hoa Kỳ thành công việc nghiên cứu và sản xuất vắt đá thành dầu, và đến năm 2015 sẽ là quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới, khoảng hơn 20% toàn cầu, trong một quốc gia chỉ có 5% dân số so với toàn cầu. 

Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tổ chức các quốc gia sản xuất dầu đã tăng đầu tư và xây dựng nhà máy lọc dầu, khai thác thêm nhiều mỏ dầu mới. Nay, Hoa Kỳ độc lập năng lượng, không còn lệ thuộc nhập khẩu dầu. Nguồn cung dầu tăng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới không còn nữa. Huyết mạch chuyển giao dầu thông thoáng. OPEC vẫn cứ sản xuất đều đều không giảm. Vậy là giá dầu giảm. Giá dầu giảm, thì giá vàng cũng giảm theo.

Nước Nga mạnh lên trong 10 năm nhờ khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vì chỉ biết bán tài nguyên dầu hỏa, khí gas để ăn. Nước Nga mạnh lên thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng khốn khổ vì giá dầu tăng, vì họ là những quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới. Ông Putin đã gặp thời khi lên nắm quyền ngay lúc giá dầu tăng, thực ra ông không có tài năng gì, ngoài tư tưởng và hành động độc tài được nuôi dưỡng từ thời cộng sản Liên Xô.

Nay giá dầu xuống. Nước Nga khốn đốn. Ông Putin quen là lãnh đạo ăn bám của để dành của tổ tiên. Nay không có sáng kiến gì để vực nước Nga, vì hơn 200 ngàn tài năng khoa học Nga đã bị chảy chất xám sang phương Tây và Hoa Kỳ trong 12 năm cầm quyền của ông. Quanh ông không còn ai biến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh nhờ vào trí tuệ, mà chỉ là những kẻ ăn bám như ông.

Oil dollar đã làm mưa, làm gió suốt 10 năm qua. Giờ đã đến lúc mưa tạnh, gió hòa. Cũng là lúc Hoa Kỳ hùng mạnh trở lại. Cũng là lúc Trung Cộng chật vật với bong bóng đầu tư. Cũng là lúc mà nếu ông Putin muốn trợ giá đồng Rub của mình thì, 400 tỷ dollar dự trữ từ bán dầu và khí gas của nước Nga chỉ có thể dùng trong 60 ngày!

Page 53: For reading.

Dầu giảm còn $64.40/thùng nó làm giá vàng sáng nay hạ thẳng đứng 1 phát chỉ trong 1 phút đồng hồ tới $39.10/ounce, chỉ còn $1151.60/ounce. Mốc $1.000/ounce đang chờ trong 1 tháng cuối năm 2014.

Oil dollar bình yên thì ông Putin thả nổi đồng Rub Nga từ 35 Rub ăn 1 dollar lên đến 50 Rub ăn 1 dollar. Thả nổi đồng Rub Nga thì của cải để dành của dân Nga từ tiền thành giấy lộn. Thả nổi đồng Rub tức có nghĩa là ông Putin thả nổi luôn sự nghiệp chính trị của mình.

Page 54: For reading.

Bà mẹ Nga về hưu phải ngồi bán vĩa hè từng củ tỏi, lọ tương ớt kiếm sống vào mùa đông giá lạnh. Hình của Dương Trương gửi về từ Nga.

Oil dollar bình yên đồng nghĩa với Hoa Kỳ vững mạnh, và thế giới đối nghịch đang chật vật với cơm áo gạo tiền. Một bài toán rất đơn giản nhưng rất công phu để làm thế nào để trở thành kẻ thống trị toàn cầu. Hay nói cách khác, chính trị và kinh tế là một nghệ thuật của sự có thể.

Page 55: For reading.

Fed điều chỉnh lãi suất nào?Một động tác tuy nhỏ nhưng có tác động toàn cầu là việc Hệ thống Lưu trữ liên bang Mỹ Fed (Federal Reserve System) cắt giảm lãi suất. Lãi suất “lợi hại” do Fed quản lý này có lúc tăng cao 6% (cuối năm 2000), có lúc giảm xuống còn 1% (đầu năm 2003) và đây là mức thấp nhất trong vòng 46 năm.

Đến tháng 12-2004, sau năm lần tăng giá, mức này đã tăng lên lại 2,25%. Trước nay, vào các dịp như vậy hầu như tất cả báo đài ở ta đều đưa tin “Mỹ điều chỉnh lãi suất cơ bản”. Thật ra đấy không phải là lãi suất cơ bản mà là lãi suất chiết khấu (của Ngân hàng Trung ương), có nguyên ngữ làdiscount rate. Để không bị lạc trong các bối cảnh tài chính liên lập, việc hiểu và diễn đạt cho đúng thuật ngữ là rất quan trọng. Nhưng để dễ theo dõi, ta hãy xem Fed là ai và có vai trò gì vậy...

“Federal Reserve System is the central bank, headed by Federal Reserve Board. This independent bank influences the supply of money and credit in the United States through its control of bank reserves.”  Nhiệm vụ điều tiết cung tiền tệ và tín dụng của Fed, như đoạn văn tiếng Anh vừa diễn đạt, gồm ba hoạt động hay biện pháp sau:

(1) Open market operations: đây là hoạt động dùng tiền của Fed để mua và bán trái phiếu chính phủ (Treasury bonds) đang trôi nổi trên thị trường.

(2) Reserve requirement: biện pháp dự trữ bắt buộc. Yêu cầu về bách phân dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng thành viên phải tuân thủ trong từng thời kỳ.

(3) Discount rate: biện pháp ấn định suất chiết khấu để cho các ngân hàng thành viên (member banks) vay tại các ngân hàng của Fed (Federal Reserve banks).

Với ba hoạt động này thiết nghĩ ta đừng lo Fed hết đạn! Riêng công cụ thứ ba trên đây Fed sẽ làm gì? Họ sẽ “lowering the discount rate” trong chiến lược nới lỏng tiền tệ (expansionary policy). Hoặc ngược lại, sẽ “raising the discount rate” khi cần thu hẹp (contractionary policy) lượng tiền tệ đang lưu thông trong nền kinh tế.

Như vậy, nếu có thông tin “Fed lowers the discount rate…” thì đó chính là một cách khuyến khích xài tiền rất vĩ mô, vì lúc đó tiền trở nên “rẻ” hơn. Discount rate sẽ tác động trực tiếp lên các lãi suất thị trường (interest rates) khác, đặc biệt là lãi suất cơ bản (prime rate). Và chính prime rate (luôn cao hơn discount rate) mới là lãi suất tham khảo quan trọng để các ngân hàng thương mại (tứcmember banks) cho các thân chủ (clients) của mình vay.

Discount rate là lãi suất có tính dẫn đạo, là phương tiện điều tiết vĩ mô trong một nền kinh tế. Trong khi ở Mỹ lãi suất này do Fed chỉ đạo thì ở châu Âu là ECB, và ở Anh là Bank of England (với tên gọi tương đương là Minimum Lending Rate – MLR).

Thay vì quen gọi là lãi suất cơ bản (gây lẫn lộn với prime rate hay base rate) ta có thể gọi loại lãi suất này là lãi suất chủ đạo hay lãi suất điều tiết.

Cũng đừng nhầm lẫn discount rate với Federal funds rate, vì Federal funds rate là loại lãi suất qua đêm cực kỳ biến động trong dãy lãi suất thị trường (interest rates).

LIBID và LIBORLIBID là London Interbank Bid Rate - còn  LIBOR là London Interbank Offered Rate

LIBOR là một loại lãi suất tham khảo quan trọng của châu Âu nhưng có tầm ảnh hưởng rất rộng ra nhiều châu lục khác. Tuy không nhất thiết, LIBOR thường được viết hoa đầy đủ vì nó là từ viết tắt của  London Interbank Offered Rate.

“LIBOR is the basic short-term rate of interest in the Eurodollar market and the rate to which many Eurodollar loans and deposits are tied.”

Page 56: For reading.

Đây là một loại lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đô-la Mỹ được ký thác và lưu hành tại các ngân hàng châu Âu. Về thực chất, LIBOR là một loại lãi suất liên ngân hàng: “The rate at which banks offer to lend money to other banks.”

Đó là một lãi suất trung bình dựa trên các lãi suất được chào bởi 5 ngân hàng hàng đầu tại Luân Đôn, và dĩ nhiên là cho các khoản vay bằng đô-la Mỹ. Sở dĩ được gọi là Eurodollar vì tài sản đó (đô-la Mỹ) đang nằm ở châu Âu.

Như ta biết, từ lâu Luân Đôn là một trung tâm tài chính lớn của châu Âu và thế giới, vì thế mà lãi suất LIBOR tác động không riêng gì tại Luân Đôn mà là cả châu Âu và nhiều nước khác khắp các châu lục. Tại Việt Nam loại lãi suất này cũng được dùng để tham khảo phổ biến. Đây là loại lãi suất có cơ chế tựa như lãi suất cơ bản (prime rate) của Mỹ và các nước có hệ thống tài chính tương tự dùng trong giao dịch nội tệ của họ.

Lãi suất LIBOR được nhắc đến nhiều là do nó được chào để cho vay (gọi là offered rate).

Thật ra muốn có tiền cho vay như vậy hệ thống liên ngân hàng Luân Đôn còn có hoạt động tạo nguồn đối ứng, tức hoạt động vay (huy động) của các ngân hàng. Lãi suất đầu vào (đầu vay) đó gọi là LIBID, là thuật ngữ viết tắt của London Interbank Bid Rate. “LIBID is the rate at which banks are prepared to borrow Eurodollars from other banks.” Có thể hiểu “bid rate” trong LIBID là lãi suất huy động.

Thỉnh thoảng ta cũng nghe nói tới lãi suất SIBOR, là một cơ chế tương tự như LIBOR tại Singapore. Và biết đâu mai này sẽ có cả VIBOR của Việt Nam. Tuy nhiên, nói vậy chứ không đơn giản để tạo dựng nên tên tuổi, đồng thời, có một lưu ý quan trọng xin được nhắc lại là, cơ chế lãi suất LIBID và LIBOR được dành cho nhu cầu đô-la Mỹ chứ không phải cho một  “local currency”nào.

(*) Chuyên gia tài chính-chứng khoán, tác giả sách "Tài chính chứng khoán qua nhịp cầu Anh-Việt" do NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Trung tâm kinh tế châu Á-Thái Bình dương hợp tác xuất bản.

Hệ quả ngoài dự tính của chính sách côngĐôi khi các chính sách công có thể sai lầm một cách tệ hại, dù được đưa ra bởi những người có năng lực và động lực tốt nhất. Phản ứng của người dân có thể không như dự tính, làm cho tác động của một chính sách có thể ngược lại với kết quả mong muốn. Các nhà kinh tế học về khu vực công gọi hiện tượng này là “hệ quả ngoài dự tính của chính sách công”.

Ví dụ, chính phủ có thể đề ra một chương trình phúc lợi là cho tiền người nghèo. Mục tiêu rất cao đẹp: giúp đỡ tạm thời những người nghèo nhất và dễ bị tổn hại nhất trong xã hội, để tạo cơ hội cho họ tự thoát ra khỏi nghèo đói. Không may là chương trình như vậy, nếu không được thiết kế thích hợp, có thể làm suy giảm động cơ tự nỗ lực của người nhận trợ cấp, tạo ra hệ quả không dự tính là sự lệ thuộc dài hạn vào tiền trợ cấp.

Một ví dụ khác là trợ giá tín dụng. Cũng như trên, mục tiêu rất tốt đẹp: giúp cho người làm ăn nghèo như hộ nông nghiệp nhỏ hay doanh nhân nhỏ trong khu vực phi chính thức được vay vốn để vươn lên. Không may là trợ cấp chỉ có hạn nên vốn được trợ giá chẳng bao giờ đủ, đối tượng chính sách có thể chẳng bao giờ được vay, ít nhất là với lãi suất trợ giá. Những người trong đường dây nhận hết vốn để sử dụng hoặc cho vay lại theo lãi suất thị trường. Người nghèo thường gọi đây là “lãi suất thấp nhưng không vay được”.

Trước các đề xuất chính sách mới, người làm chính sách phải cố dự tính phản ứng có thể của các cá nhân, gia đình và doanh nghiệp, dựa trên các động lực tích cực cũng như tiêu cực mới được tạo ra. Điều then chốt cần nhớ là hầu hết mọi người sẽ hành động hợp lý vì lợi ích bản thân. Để tránh các hệ quả không mong muốn của chính sách công, một nhà làm chính sách cần hỏi: Bản thân mình sẽ phản ứng như thế nào trong tình thế tương tự? Đó có phải là phản ứng mong đợi? Nếu không, có thể phải sửa lại toàn bộ chính sách.

English:

Unintended Consequences of Public PolicySometimes public policies can go terribly wrong, even when conceived by skilled people motivated by the best of intentions. People can respond in unanticipated ways, so that the impact of a policy might be exactly the

Page 57: For reading.

opposite of the desired outcome. Public sector economists call this phenomenon “unintended consequences of public policy.”

For example, a government might introduce a welfare program that makes cash transfers to low-income citizens. The objective is noble: provide temporary relief to the poorest and most vulnerable members of society to give them an opportunity to pull themselves out of poverty. Unfortunately, if not designed appropriately, such a program can actually decrease the incentive for recipients to help themselves, and instead create an unintended long-term dependency on welfare payments.

Another example is in the area of subsidized credit. Again, the objective is admirable: provide access to capital for the economically active poor such as small-scale farmers and informal sector microentrepreneurs so that they grow and prosper. Unfortunately, subsidized loans are invariably in limited supply due to scarce resources, so the target clientele might never receive these funds, at least not at the subsidized interest rate. Instead, those with good connections capture the funds, and either use the funds themselves or on-lend the funds at market rates. The poor often refer to this as “cheap but unavailable credit.”

Policy makers should try to anticipate possible responses of individuals, households, and businesses to new policy initiatives, based on the positive and negative incentives they are creating. The key is to remember that most people will act rationally in their own best interest. Thus, to avoid the unanticipated consequences of public policy, the policy maker should ask: How would I respond in the same situation? Is this the intended response? If not, the policy might require significant reformulation.

Lãi suất thị trường… từ interest rate đến interest ratesKhi nói đến lãi suất thị trường ta thường nghĩ đó là một lãi suất cụ thể có tính đại diện, tổng quát và duy nhất...

Thật ra không phải vậy. Đó là một tập hợp nhiều lãi suất của các thị trường tiền tệ khác nhau. Vì thế mà trong tiếng Anh, lãi suất thị trường được diễn đạt bằng thuật ngữ interest rates, luôn được viết ở số nhiều. Tùy bối cảnh và thị trường tài chính phục vụ cho đối tượng nào sẽ có từng interest rate riêng phù hợp cho đối tượng đó. Mỗi interest rate mang sắc thái riêng đó có mức độ và “tâm tính” khác nhau.

* Prime rate: còn gọi là prime hay base rate. Trong kinh tế thị trường, đây là loại lãi suất làm cơ sở đo lường mức độ cầu vốn của từng thời điểm nên được gọi là lãi suất cơ bản. “Prime rate is the base rate being charged on loans to best commercial customers at large commercial banks.”

Prime rate biến đổi theo tình hình cung cầu vốn (do cung hoặc do cầu), nhưng diễn tiến chậm và không đột biến (chỉ mỗi 0,25%). Sở dĩ vậy là nhờ “The control exercised over it by the major lending institutions,” tức khả năng kiểm soát của các ngân hàng thương mại tầm cỡ.

* Passbook rate: là lãi suất tiết kiệm. Đây là loại lãi suất phổ biến nhất, thuộc loại lãi suất “hiền”, vì nó ít biến động so với các loại khác.

* Federal funds rate: Fed funds rate là theo cách gọi của Mỹ, khái quát hơn có thể gọi làovernight rate. “The rate of interest on overnight loans of excess reserves made among commercial banks.”

Do có yêu cầu dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại luôn có tình trạng “lúc thiếu lúc thừa” dự trữ (reserve requirement). Thị trường cung cầu vốn này (reserves trading) diễn ra liên tục và rất nhanh. “The loans are usually made on a single-day basis,” vì thế mà người ta gọi là “nợ qua đêm” và có “lãi suất qua đêm”.

Loại này thể hiện tức thời nhu cầu vốn ngắn hạn, do đó mà Fed funds rate được xem là loại lãi suất có “tánh ý thất thường”: “Fed funds rate is the most volatile of the interest rates.”

* Discount rate: lãi suất chiết khấu được một Ngân hàng Trung ương áp dụng đối với các khoản vay thế chấp (bằng trái phiếu chính phủ chẳng hạn) của các ngân hàng thương mại trong hệ thống. Đây chính là loại lãi suất dẫn đạo mang tính điều tiết thị trường theo định hướng kinh tế (chính sách vĩ mô về nới lỏng hay siết chặt tiền tệ) của một quốc gia nào đó.

* Treasury bills rate: các T-bills (trái phiếu chính phủ ngắn hạn) được đấu giá hàng tuần hoặc định kỳ ngắn theo hình thức chiết khấu. Lãi suất tạo ra bởi hoạt động này cũng là một biểu hiện của thị trường tiền tệ cần tham khảo.

Page 58: For reading.

Ngoài ra còn có một số loại lãi suất thị trường khác như call money rate (lãi suất bảo chứng), rate on commercial paper (lãi suất kỳ phiếu công ty), certificates of deposit rate (CDs rate – lãi suất chứng thư ký thác), interbank offer rate (lãi suất liên ngân hàng), ví dụ LIBOR, SIBOR…

6 chữ P trong marketing địa phươngCác nhà marketing thường nói đến 4 chữ P. Chữ P thứ nhất là sản phẩm (Product), đó là cái gì họ bán cho khách hàng. Chữ P thứ hai là giá cả (Price), họ đòi bao nhiêu tiền cho sản phẩm. Chữ P thứ ba - khuyến mại (Promotion) - là các biện pháp thu hút khách hàng. Chữ P cuối cùng là địa điểm (Place), nói về nơi bán sản phẩm.

Các nhà marketing địa phương có bốn mục tiêu: thu hút nhân tài, thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, và bán sản phẩm đi các địa phương trong và ngoài nước. Hai mục tiêu đầu đòi hỏi thêm hai chữ P nữa.

Chữ P thứ năm là con người (People). Khi mua một sản phẩm, ví dụ một gói thuốc lá hay một chiếc máy tính, khách hàng chẳng mấy quan tâm ai là người làm ra sản phẩm đó. Nhưng khi các nhà đầu tư tính chuyện đầu tư vào một tỉnh, họ xem xét kỹ lưỡng con người ở đó. Họ muốn biết tại đó có đủ công nhân lành nghề, kỹ sư và cán bộ quản lý cho công việc của họ. Họ cũng muốn biết các quan chức nhà nước ở tỉnh sẽ hỗ trợ họ hay không. Sau cùng, khi quyết định đến một tỉnh, các nhân tài cũng muốn biết liệu họ sẽ sống và làm việc chung với những con người họ ưa thích.

Chữ P thứ sáu là lợi nhuận (Profitability). Một tỉnh có thể có cơ sở hạ tầng tuyệt vời, vị trí lý tưởng,miễn giảm rất nhiều thuế và tiền thuế, chí phí nhân công thấp, và chính phủ thân thiện với doanh nghiệp. Nhưng nếu tỉnh không có những công ty làm ăn có lãi, các nhà marketing của tỉnh chẳng có cơ hội thành công. Nhân tài chẳng muốn làm việc cho những công ty thua lỗ. Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận ở đây có gì không ổn và họ sẽ chọn nơi khác.

Những tỉnh thành công như Đồng Nai hay Bình Dương đã đạt được hai chữ P trên, nhưng nhiều tỉnh khác vẫn chưa có được. Cần phải có thời gian để xây dựng một cộng đồng hấp dẫn đối với nhân tài và nhà đầu tư. Trước mắt, các lãnh đạo và cán bộ của tỉnh cần phải coi lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những mục tiêu chính của mình.

English:

The 6P’s of Marketing ProvincesMarketers often refer to the “Four P’s.” The first “P” is for product, what they sell to customers. The second “P” is for price, how much they charge for their products. The third “P” - promotion - includes measures to attract customers. The last “P” - place - refers to where the products are located.

Place marketers have four objectives: attracting talent, attracting investment, attracting tourists, and selling products to other localities, nationally and internationally. The first two objectives require two additional “P’s.”

The fifth “P” is for people. When buying a product, such as a pack of cigarettes or a computer, customers do not think much about the people who produced the product. But when investors make a decision to invest in a province, they carefully evaluate the people who live there. Investors want to know if there are enough skilled workers, managers, and engineers to staff their businesses. They also want to determine whether the government officials in the province will be helpful to them. Finally, when deciding to move to a province, talented people will want to know if they are going to work and live with people they like.

The sixth “P” is for profitability. A province can have excellent infrastructure, an ideal location,very deep discounts on rent and taxes, a low cost of labor, and a business friendly government. But if few firms, if any, are doing business profitably in the province, marketers of the province have little hope of success. Talented people will not want to work for unprofitable firms. Investors will perceive that there is something wrong in the province and will go elsewhere.

Successful provinces such as Dong Nai and Binh Duong have achieved these two "P's" but many other provinces have not. It takes time to foster an attractive community for investors and talented people. Initially, provincial leaders and officials should make profitability of firms their primary objective.

Page 59: For reading.

Chuối và TonyLúc nhập môn quản trị bên Mỹ, thầy giáo có nói là lao động trí óc, phải ăn chuối. Tony ngạc nhiên ghê lắm, loại trái cây bình thường này mà được giảng dạy trong trường kinh doanh? Thấy thực đơn ăn trưa của hạc viên cũng vậy, trên khay có 1 quả chuối nhập từ mấy nước Nam Mỹ, xấu xí, nhạt phèo. Nhưng phải ăn vì sợ theo bạn bè hẻm kịp.

Ăn mấy bữa thôi mà Tony thông minh sáng tạo, giỏi đến ngỡ ngàng, đẹp trai choáng ngợp, lúc tắm soi gương miết. Sau này mới biết là chuối có tác dụng rất tích cực đến con người. Người ta gọi Chuối là vua của các loại trái cây. King of Fruits. Nó giúp não tạo ra chất Serotonin có tác dụng giúp sống tích cực, suy nghĩ tích cực hơn rất nhiều lần. Mọi nhà quản trị tài ba trên thế giới đều thích ăn chuối. Vì mỗi khi căng thẳng stress, chất metabolic tăng lên và triệt tiêu lượng Kali trong cơ thể. Những vận động viên thể hình phải dung chuối để tạo cơ săn chắc.

Ở các trường học ở Anh và Đức, hầu như phải có chuối trong thực đơn của học sinh. Vì nó giúp tăng cường khả năng nhận thức và tính toán. Trong hành lý của đội tuyển HS giỏi của Hàn Quốc đi thi quốc tế, chuối khô luôn được các thầy mang theo kè kè, sợ sang quốc gia sở tại mua không được, ăn đỡ trái khô cũng được - mặc dù ăn trái tươi thì tốt hơn. Nên năm nào Hàn Quốc cũng nằm trong tốp đầu. Chỉ 2 quả chuối 1 ngày sẽ giúp lao động 1 ngày không mỏi mệt. Như vận động viên quần vợt Nadal, sau mỗi hiệp đấu, anh lại ngồi xuống và ăn chuối, nên không ai quánh lại, bạn có thể kiểm chứng điều này trên tivi.

Chuối góp phần tăng năng suất lao động. Và người Mỹ, Âu, Nhật, Hàn ăn chuối kinh khủng. Và gần đây là Trung Quốc, mặc dù trồng được ở đảo Hải Nam và Quảng Tây nhưng năng suất kém, nên họ nhập từ Philippines, Indonesia, Thailand, Vietnam với trị giá khổng lồ hàng năm. Các ông chủ ở các nhà máy ở Quảng Đông biết rằng, thống kê cho thấy, nếu cho công nhân ăn chuối trong giờ nghỉ giải lao, họ sẽ có đầu óc tỉnh táo và sáng tạo, làm việc ít mắc lỗi hơn gấp 3 lần. Còn cán bộ nhân viên văn phòng thì việc ăn chuối là bắt buộc trong bữa sáng để không mắc sai sót trong giấy tờ văn bản. Nhân viên làm sales sẽ bán được hàng gấp đôi ngày không ăn chuối do tác dụng tích cực ảnh hưởng đến giọng nói, gương mặt…Ai ăn chuối nhiều đều tươi tắn vui vẻ, hưng phấn truyền sự vui vẻ cho khách nên bán được nhiều hàng.

Tuy nhiên ở các nước trồng chuối thì dân chúng ở đấy lại xem thường, không ăn hoặc ăn rất ít. Lại bỏ tiền đi nhập táo, nho, kiwi…những quả ôn đới mà họ trồng không được. Nên kinh tế các quốc gia trồng chuối thì lại nghèo, ít phát triển hơn các quốc gia nhập chuối. Gần đây Liên Hợp Quốc có chương trình khuyến khích dân chúng vùng này ăn chuối để thông minh sáng tạo, giúp giải phóng khỏi đói nghèo triền miên, nhưng ai cũng trề môi và nói bổ béo gì trái này, tụi tao trồng đầy ngoài kia. Cứ cái gì thừa mứa thì chê, tâm lý ai cũng vậy.

Thật may mắn là Việt Nam là quốc gia trồng được chuối, và chuối Việt Nam mình ngon thấy bà cố. Mình cùng nhau trồng và ăn chuối thật nhiều nhé. Chuối sẽ giúp thịt da săn chắc, đẹp trai đẹp gái một cách khỏe mạnh. Chuối giúp mình tăng lượng đường trong lưỡi, ăn nói ngọt ngào hơn rất nhiều. Ai nghe cũng thích, cũng mê….

Và đó là bí quyết của lãnh đạo và nhân viên hãng Phượng Tím. Ai cũng tươi trẻ, lanh lợi thông minh, nụ cười thường trực trên môi, vừa đi vừa chạy, làm việc say mê. Nên mấy hãng Phượng Đỏ, Phượng Hồng, Phượng Hoàng, Phượng Sồ, Phượng Vĩ…, cán bộ nhân viên ai cũng mặt mũi khó đăm đăm, ú nụ, chằm dằm, nếu không thì cũng uể oải, ngáp lên ngáp xuống, ngồi mệt mỏi do không ăn chuối, thử hỏi cạnh tranh sao lại?

Bạn nào ở tỉnh kiếm đất mở ngay trang trại trồng chuối, bạn nào ở TP mở ngay công ty Chuối Việt để xuất khẩu đi nhé.

Kiếm đô la mang về xây dựng đất nước nào !!!! Go go go, à lề à lê à lê….

“Bạn tay ta làm nên tất cảCó sức người - sỏi đá cũng thành chuôi !” ( tức chuối, vô vần cho khớp)

Chuyện ở Trung Đông

Page 60: For reading.

Các quốc gia ở Trung Đông hầu hết nằm trên những giếng dầu khổng lồ. Cứ thế, ra sau nhà múc dầu lên bán.

Nhưng gần đây, thế hệ con em của các nhà giàu Ả Rập sau khi du học Tây Tàu về, nhận thấy sự giàu có do tài nguyên thiên nhiên mang lại không vững bền được. Vì tài nguyên sẽ cạn kiệt, những quốc gia phồn vinh nhất lại là những quốc gia ít tài nguyên thiên nhiên nhất, tài nguyên con người mới là quan trọng. Những cái đầu kiệt xuất, giỏi giang sẽ giúp quốc gia phát triển bền vững. Không có dòng máu của ai, của dân tộc nào là đẳng cấp cả, tất cả đều do đào tạo mà nên. Một đứa trẻ mồ côi trong trại mồ côi ở Việt Nam cũng có thể trở thành 1 bộ trưởng ở Đức. Cũng không có người dở, chỉ có người lười học tập và lười lao động và biến thành người dở.

Nói là làm, họ đầu tư con người kinh khủng, điển hình như Ả Rập Sau-di, quốc gia luôn dẫn đầu về lượng sinh viên du học tại Mỹ và châu Âu. Đặc trưng của nhóm này là sau khi học xong, họ về nước chứ không ở lại, mở cơ ngơi làm ăn, chủ yếu các ngành nghề không liên quan đến dầu khí. Nên họ học không vì bằng cấp, mà học để biết cách làm. Dubai hay nhiều thành phố khác trở thành các trung điểm cho du lịch, tài chính, thể thao, hậu cần, vận tải…vì họ biết TIỀN ĐẺ RA TIỀN. Các doanh nhân ở đây biến lợi thế nằm giữa lục địa Á-Phi-Âu của vùng trung đông và cứ thế hốt bạc của Âu, Á, Phi, có nhiêu tiền đem qua cho họ hết.

Các sân bay ở Dubai, Doha…không ngừng mở rộng quy mô, làm cơ sở cho 3 hãng hàng không lớn nhất ở Trung Đông, đều được xếp hạng 5 sao, là Emirates, Qatar và Etihad. Mỗi hãng có mấy trăm chiếc máy bay tân tiến hiện đại, họ tổ chức đi thu gom khách hầu hết mọi thành phố lớn ở châu Á, từ Phnom Pênh đến Mumbai, Tokyo, Thượng Hải….rồi chở về trung điểm. Từ trung điểm đó, họ túa đi mọi thành phố lớn ở châu Âu và châu Phi. Các sân bay ở đây hoạt động 24/24 và các chuyến bay nối tiếp nhộn nhịp vô cùng, các xe buýt chở đầy khách từ cửa này đến cửa kia trong sân bay, băng qua những con đường đầy cát của sa mạc, thậm chí từ terminal này đến terminal kia phải đi tàu điện. Ví dụ như sân bay Dubai, có tới 70 triệu hành khách 1 năm, và nối tuyến trực tiếp với 270 thành phố trên thế giới, có 90,000 nhân viên phục vụ tại sân bay trực tiếp, nửa triệu việc làm gián tiếp. Hàng năm, sân bay này thu về 27 tỷ đô la, bằng GDP một quốc gia nhỏ.

Điều đặc biệt là công nhân viên ở các sân bay phần lớn là người nước ngoài. Họ tự tìm đến để làm việc (search “apply job in Dubai/Doha airport”). Còn trên các chuyến bay, tiếp viên đủ thành phần quốc tịch, phi công cũng vậy, chỉ có máy bay, sân bay, tiền lãi…là của các ông chủ Ả Rập. Vì họ đào tạo dân họ với thói quen “cho việc” tức quản lý và kiếm tiền, còn nhân lực thuê mướn hết. Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan, Philippines, Indonesia…là những nơi cung cấp nhân lực nhiều nhất cho họ.

Họ có văn phòng tuyển nhân lực ở các nước. Ở Ấn, họ tuyển ở Mumbai, Chennai và New Delhi. Ở Trung Quốc, họ đặt VP ở Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh. Ở Đông Nam Á, họ đặt văn phòng tuyển người ở Singapore và Kuala Lumpur. Các bạn trẻ phải tự nộp hồ sơ và sang đó phỏng vấn, ngày nào cũng có tuyển. Các bạn trẻ mới ra trường ở Đông Nam Á rất thích công việc tiếp viên hàng không hay nhân viên mặt đất ở sân bay trung chuyển, thường làm 2-3 năm để kiếm ít tiền trước khi về nước làm ăn.

Ngoài ra, nếu làm tiếp viên HK, còn có cơ hội du lịch miễn phí. Vì một đoàn tiếp viên bay đường dài, ví dụ đến Milan Ý, sẽ nghỉ ngơi vài ngày. Toàn ở khách sạn 5 sao. Ở Tp HCM, đoàn tiếp viên hay ở khách sạn Movenpick, đứa nào đứa nấy vô khách sạn đẹp như tiên nữ ngọc đồng, sáng lóa cả góc trời.

Chúc các bạn trẻ tự tin làm việc và trở thành công dân toàn cầu. Làm việc ở Trung Đông, giá cả sức lao động là công bằng cho mọi quốc tịch. Họ cũng không quan tâm bằng cấp, high school là đủ, miễn tiếng

Page 61: For reading.

Anh giao tiếp tốt. Nhưng phải thể dục thể thao để khỏe mạnh, chịu đựng được cường độ làm việc với “con nhà người ta”. Con nhà người ta bây giờ là Mary, Zhu Xiao Bin, Sasaki, Peter, Mohamed, Naidu…nên mình phải cao lớn, khỏe mạnh, đẹp đẽ ngang hàng với họ. Dẹp thói quen dặt dẹo với ipad laptop mà đầu tư cho thể lực và trí lực đi, để phân công lao động quốc tế. Lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp không phải 4-5 triệu nữa mà là 2000-3000 USD.

Mình làm ở đó, lương bổng cao nên về quê hương Cà Mau xài tiền như nước nhé, gián tiếp làm cho quê nhà giàu có hơn. Ví dụ 1 con cua Cà Mau, dân địa phương ăn 20,000 đồng còn lật qua lật lại chê óp chê nhỏ, mình phá giá liền, mua con cua đó giá 200 ngàn đồng trong sự ngỡ ngàng của thực khách bản địa. Người thì nước hoa sực nức, ăn vận sang trọng, mở miệng nói tiếng Anh lơ lớ, người ta đang hâm mộ nên mình phải chảnh lên. Giả bộ rút ví ra boa luôn chị bán cua 100 ngàn, nói chụy ơi hấp bia Corona giùm em nghen chị, làm chị ấy lúng túng chơi, dưới quê có ai biết bia Corona là bia gì.

Nói giỡn chứ các bạn trẻ lo đầu tư vào tài sản của mình đi. Chuẩn quốc tế hết đi. Chỉ có 4 loại tài sản là vốn sống, nhân cách, thể lực và trí lực. Còn lại là phương tiện hết. Bằng cấp chỉ là miếng giấy chứng nhận trong một thời gian nào đó có vượt qua 1 kỳ sát hạch. Biệt thự chung cư cũng chỉ là phương tiện trú ngụ (giống cái hang đá ngày xưa), siêu xe (xe hơi xe máy cũng như xe ngựa cách đây mấy trăm năm) hay tiền bạc (đô la vàng bạc cũng chỉ là phương tiện trao đổi hàng hóa, giống vỏ sò cách đây 2000 năm). Đừng nhầm mà đầu tư cho phương tiện, giống cách đây 2000 năm, nhiều người ngây ngô đầu tư xây dựng hang đá thiệt đẹp, xe ngựa thiệt to, vỏ sò thiệt nhiều…rồi lúc đó khoe khoang này nọ, nói để dành cho con cháu, giờ có dùng nữa đâu? Nên giờ mình đầu tư biệt thự, tiền bạc, xe cộ…2000 năm nữa tụi nhỏ nó cười mình chết. Ông tổ để lại một nhân cách lấp lánh, một trí tuệ lung linh vẫn tuyệt vời hơn 1 đống vỏ sò lòe loẹt.

Học học học. Làm làm làm. Kỷ luật kỷ luật kỷ luật…!!!Trên đường băng

Tony vừa đi ăn cơm với Lim, một triệu phú người Singapore về. Lim học không giỏi, chỉ tốt nghiệp 1 khóa dạy nghề nhà hàng. Ban đầu Lim đi phụ bếp, lên đầu bếp rồi tích lũy ra riêng, mở chuỗi nhà hàng, đầu tư bất động sản, công nghệ, sang nước ngoài mua các dự án…

Tony dắt theo 1 con dượng để hạc hỏi. Bạn hỏi Lim, bạn là một người vừa đi làm, với thu nhập hiện nay là 6 triệu đồng, tức 300 USD, ở Sài Gòn, bạn muốn cất cánh thì phải làm sao?

Lim ngồi vạch ra một lộ trình, nói đây là nội dung Lim được học ở một khóa Entrepreneurship. Tony thấy khá hay nên ráng nhớ lại, diễn theo ngôn ngữ của mình, mời các bạn theo dõi. ------------------------------------------------------------“Hãy ngồi xuống, tự vẽ ra một cuộc sống cá nhân thông minh nhất. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 6 triệu đồng, hãy chia làm 6 phần

1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng. Ví dụ ở tp HCM, nên ở Suối Tiên/An Sương chẳng hạn, có hàng chục chuyến xe buýt vô chợ Bến Thành (sau này theo Metro số 1,2). Lúc ngồi trên xe buýt cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh. Nếu đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao? Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được? Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu

Page 62: For reading.

óc thảnh thơi. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày từ trên cao để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ. Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu. Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi big illusion, đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp Lim nộp đơn xin việc.

2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, dĩa cơm bình dân nơi gần nhất. Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ. Không tốn thời gian cho việc ăn.

3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn đơn giản thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ. Hãy chọn những người hiểu biết, thu nhập cao hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, bình luận tò mò Tony buổi sáng là ai, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.

4. Học: Phải dành 10 USD=200 ngàn tiền mua sách/tháng. Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.

5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi. Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về làm ăn.

Trong tay nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất (ví dụ airbnb là 1 trang web tìm nhà trọ rẻ).

6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.

Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết.

Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy...làm ầm ầm, ầm ầm vô.

Page 63: For reading.

Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.

Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?”. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.

Nỗi lòng Bồ Đề Sư TổCác bạn trẻ trong CLB con dượng thân mến,Tối nay, dượng sẽ kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện kinh điển. Chắc các bạn đều coi qua bộ phim Tây Du Ký. Mở đầu bộ phim là hình ảnh con khỉ Thạch Hầu được trời đất sinh ra, rồi một hôm, Thạch Hầu từ bỏ Hoa Quả Sơn, chèo thuyền đi tìm sư học đạo. Gặp thầy Bồ Đề, con khỉ được đặt cho cái tên Tôn Ngộ Không. Cũng nhờ chút sáng dạ (khi canh ba vào hầu thầy khi thầy gõ trên đầu 3 cái) mà được thầy ưu ái dạy cho 72 phép biến hoá thần thông, và dặn kỹ không được tiết lộ ra cho ai bên ngoài biết. Trên đời luôn có những cái “sống để dạ, chết mang theo” nhưng Tôn Ngộ Không đã không nhớ lời thầy, một lần cao hứng đã mang phép thuật ra biến hóa cho bạn đồng môn xem. Khi Bồ Đề Sư Tổ biết được, đã hết sức tức giận và đuổi đi. Trước khi đi, ông nói với Tôn Ngộ Không một yêu cầu duy nhất, là nếu sau này có ai hỏi, thì đừng bao giờ nhắc tên ông.Và mọi người đều biết chuyện gì đã xảy ra sau đó. Việc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung, tưởng như không có ai chế ngự được, nhưng các bạn ạ, trên đời, cao nhân ắt có cao nhân trị. Phật Tổ đã trừng phạt Tôn Ngộ Không, bắt giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm. Sau đó, tưởng là phục thiện theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, tuy nhiên, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, Tôn Ngộ Không vẫn còn nhiều cái thói hư tật xấu…như người đời vẫn có, nên vòng Kim Cô phải bị đeo trên đầu. Cứ mỗi lần sai phạm, thì vòng kim cô kia lại siết chặt vào. Đó là kỷ luật, là chế tài…mà mỗi người phải có, phải tự tạo VÒNG KIM CÔ cho mình. Nếu không có nó, chúng ta sẽ dễ rơi vào trạng thái vô kỷ luật, tự tung tự tác...Rồi trên đường đi thỉnh kinh, có một lần đánh thua yêu quái, Tôn Ngộ Không quay về trường cũ nhờ thầy giúp đỡ. Khi đến nơi, than ôi, cảnh cũ vẫn còn đây mà người xưa đã không còn. Vẫn còn đó con suối, những tảng đá, rừng tre...nhưng mạng nhện đã phủ đầy. Những hình ảnh học trò dập dìu luyện công, chặt tre gánh nước đã không còn nữa, thay vào đó là màu tang úa của thời gian. Tôn Ngộ Không chạy đi tìm thầy, tuyệt vọng gọi tên sư phụ. Đáp lại chỉ là tiếng vi vu gió ngàn. Bỗng dưng, trong không trung, tiếng thầy văng vẳng, “ta không còn là thầy của người nữa, người hãy đi đi”. Chính hành động cãi lời thầy năm xưa, chính sự ngỗ nghịch của mình đã khiến bao người liên lụy, bao thế hệ đã không có được khai tâm khai sáng nữa. Bồ Đề Sư Tổ, vì sai lầm của học trò mà đã phải trở lại cuộc sống ẩn cư của một ẩn sĩ. Có người trách thầy sao vì một con sâu mà nồi canh phải bỏ, nhưng Sư Tổ biết rằng, cái sai của ông là đã trao gươm báu vào tay người không xứng đáng, để phải hổ thẹn với đất trời. Trong lúc Tôn Ngộ Không đang quậy nát thiên cung, thì có lẽ lòng Bồ Đề Sư Tổ hối hận khôn nguôi. Ông đã chữa sai bằng cách đóng cửa trường và đi đâu không rõ. Suốt các tập tiếp theo của Tây Du Ký, đã không ai còn nhắc đến tên Bồ Đề Sư Tổ nữa. Nhắc mà chi, khi lòng người ta đã không muốn nữa rồi.Giọt nước mắt ân hận muộn màng của Tôn Ngộ Không rơi trên sân trường cũ, khiến người xem vừa thương vừa giận. Bài học của mình là gì? Đã mang phận học trò, trong vạn ông thầy, mình tìm đúng sư, thì hãy học đạo cho trọn. Một con người sống trên đời, gánh trên vai bao nhiêu là quan hệ. Nghĩa vua-tôi nay là trách nhiệm một công dân với đất nước, đạo cha-con, đạo thầy trò, đạo vợ-chồng, nghĩa bạn bè…

Page 64: For reading.

Có bao nhiêu ấy là ân tình, nghĩa tình, mình oằn vai gánh nặng, trả hoài không hết một đời người đâu các bạn ạ.Để đến được Tây Thiên cực lạc, đích đến thành công, con người phải trải qua rất nhiều gian truân, cám dỗ, hiểm nguy, phải chiến đấu với bao nhiêu thú dữ, yêu quái…nhưng cái khó nhất vẫn chiến đấu và chiến thắng bản thân mình. Rào cản lớn nhất để thành công, thành nhân chính là sự tham lam, mê muội, cố chấp của TỰ MỖI BẢN THÂN…chứ không phải yêu quái BÊN NGOÀI NÀO CẢ.Danh sư ắt xuất cao đồ. Thầy giỏi thì đồ đệ sẽ giỏi giang. Nhưng giỏi giang phải trong khuôn khổ, kỷ luật, để thầy còn ngẩng mặt tự hào khi chúng ta thành công và thành nhân. Chưa có ông thầy nào trên đời mong học trò mình thất bại cả. Mình nên nhớ điều đó mà răn mình.Đừng để như Tôn Ngộ Không kia, cứ mãi nợ thầy cũ. Một món nợ ân tình...