fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN...

18
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết bài: Nguyễn Thị Quyến Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Có rất nhiều các phương pháp đổi mới dạy học đã và đang được áp dụng trong các nhà trường THPT. Một trong những phương pháp được đánh giá là có triển vọng hiện nay là phương pháp tích hợp liên môn. Là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích hợp liên môn cũng đang được áp dụng trong các trường THPT. Tuy nhiên đây là phương pháp mới, khó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng ở nhiều môn học nên việc áp dụng trong các trường phổ thông mới ở bước đầu. Việc tích hợp mới chỉ diễn ra ở những nội dung kiến thức nhỏ lẻ trong các bài học, chưa có tính khái quát thành hệ thống giữa các môn học. Từ thực tế đó tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong nhiều bài giảng trên lớp. Đặc biệt đối với các bài học trong chương trình sinh học 12 nhất là phần “Tiến hóa”- mảng kiến thức khó và khô khan, khi dạy theo các phương pháp truyền thống thường gây sự nhàm chán cho học sinh nên khi dạy theo phương pháp này tạo được hứng thú và sự hoạt động tích cực của học sinh. Một trong các bài trong phần này tôi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn là bài “Sự phát triển của 1

Transcript of fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN...

Page 1: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12

Người viết bài: Nguyễn Thị QuyếnSự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu

cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Có rất nhiều các phương pháp đổi mới dạy học đã và đang được áp dụng trong các nhà trường THPT. Một trong những phương pháp được đánh giá là có triển vọng hiện nay là phương pháp tích hợp liên môn.

Là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích hợp liên môn cũng đang được áp dụng trong các trường THPT. Tuy nhiên đây là phương pháp mới, khó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng ở nhiều môn học nên việc áp dụng trong các trường phổ thông mới ở bước đầu. Việc tích hợp mới chỉ diễn ra ở những nội dung kiến thức nhỏ lẻ trong các bài học, chưa có tính khái quát thành hệ thống giữa các môn học. Từ thực tế đó tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong nhiều bài giảng trên lớp. Đặc biệt đối với các bài học trong chương trình sinh học 12 nhất là phần “Tiến hóa”- mảng kiến thức khó và khô khan, khi dạy theo các phương pháp truyền thống thường gây sự nhàm chán cho học sinh nên khi dạy theo phương pháp này tạo được hứng thú và sự hoạt động tích cực của học sinh. Một trong các bài trong phần này tôi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn là bài “Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất” để phát huy được tính tích cực của học sinh đặc biệt là với nhóm đối tượng học sinh trung bình tại trường THPT mà tôi đang công tác.Quy trình tôi xây dựng bài giảng của mình như sau:Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học trong từng bộ môn mình tích hợp * Kiến thức Môn Sinh học - Học sinh phải hiểu rõ khái niệm hóa thạch, nguồn gốc hóa thạch và ý nghĩa của việc nghiên cứu hóa thạch.- Nêu được lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.- Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên để tránh được thảm họa diệt chủng trong tương lai.Môn Hóa học- Hiểu được khái niệm về đồng vị phóng xạ, hạt nhân nguyên tử, cách sử dụng các nguyên tố phóng xạ- Các nguồn nguyên liệu và vai trò của chúng

1

Page 2: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

+ Lớp 9: Bài 16. Cacbon và hợp chất của cacbon; Bài 23. Dầu mỏ và khí thiên nhiên; Bài 24. Nhiên liệu+ Lớp 10: Bài 4. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị+ Lớp 11: Bài 11. Cacbon; Bài 12. Hợp chất của cacbon

Môn Vật lý- Hiểu về các nguyên tố phóng xạ, các đồng vị phóng xạ, chu kì bán rã của các nguyên tố phóng xạ từ đó biết được các ứng dụng củ chúng trong nghiên cứu hóa thạch+ Lớp 12: Bài 37. Phóng xạ.

Môn Địa lý- Hiểu được bản chất của thuyết cấu tạo mảng, nắm được đặc điểm cấu tạo của trái đất. Nêu được cơ chế tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Nắm được đặc điểm khí quyển của Trái Đất về quá trình hình thành và sự khác biệt giữa khí quyển hiện tai và bầu khí quyển nguyên thủy- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu lên sự hình thành Trí Đất: Động đất, sóng thần, núi lửa….+ Lớp 10: Bài 5,6. Vũ trụ, Hệ mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay. Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Bài 8,9. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. + Địa 12 nâng cao: Bài 22. Bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai Môn GDCD- Hiểu được quan niệm về đạo đức, chuẩn mực đạo đức của con người đối với bản thân, gia đình và xã hội. Biết về các quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ các di tích, khảo cổ của đất nước- Hiểu được các vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,...+ Lớp 10: Bài 10. Quan niệm về đạo đức; Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học; Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Môn Lịch sử- Nắm được lịch sử xuất hiện loài người, bầy người nguyên thủy cũng như đặc điểm và cuộc sống của người nguyên thủy.+ Lớp 10: Bài 1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy; Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy.* Kĩ năng- Giáo dục kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp, kỹ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm và hợp tác trong hoạt động nhóm, kỹ năng tư duy phân tích tổng hợp kiến thức về các hóa thạch về sinh vật trong các đại địa chất và phát triển kĩ năng quan sát giải thích hiện tượng ngoài tự nhiên. Liên hệ vận dụng kiến thức vào thực tế. Phát triển kĩ năng sưu tầm tài liệu, xử lý cập nhật thông tin có tính thời sự, biết ứng dụng2.2.7. - Giáo dục kĩ năng sống: biết cách giải quyết tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt theo chuẩn mực đạo đức xã hội.* Thái độ

2

Page 3: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

- Trung thực, cẩn thận, nhiệt tình hợp tác trong các hoạt động chung.- Thấy được vai trò quan trọng của hóa thạch đối với quá trình nghiên cứu lịch sử phát triển của Trái Đất và sinh vật trong các đại địa chất.- Nhận thức tốt về môi trường trong sạch, để từ đó thấy rõ trách nhiệm của bản thân về các vấn đề của nhân loại nhằm tránh cho Trái Đất nạn diệt chủng trong tương lai.- Tích cực tuyên truyền tới mọi người xung quanh về hóa thạch và vai trò của hóa thạch, giúp mọi người hiểu được cơ chế hình thành các tầng địa chất để từ đó nhận thấy các hoạt động của con người đều tác động tới Trái Đất. Vì vậy con người cần phải có trách nhiệm với môi trường sống.Bước 2: Xác định đối tượng dạy học của dự án:- Đối tượng dạy học của dự án là học sinh lớp 12 trường THPT tôi đang công tác.- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: + Dự án mà tôi thực hiện là một tiết trong chương trình Sinh học lớp 12 đồng thời giảng dạy thực hiện luôn đối với học sinh lớp 12 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. + Các em là học sinh lớp 12 đã được làm quen với phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mới nên rất chủ động trong khâu kiểm tra đánh giá.Bước 3: Ý nghĩa của dự án - Qua việc dạy học của dự án, học sinh đã có tư duy, có khả năng vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số tình huống gặp trong thực tiễn cuộc sống.- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác gặp phải trong cuộc sống, qua đó tăng cường kỹ năng sống, góp phần phát triển trí tuệ, cảm xúc.- Có kỹ năng sống: Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng xử lý tình huống...- Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mỗi cá nhân học sinh cũng như bảo vệ môi trường nói chung để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tới khí hậu của Trái Đất để tránh được nạn diệt chủng có thể xảy ra bằng những việc làm cụ thể như: Trồng cây xanh, xử lí rác thải đúng cách, phát hiện và tố giác kịp thời những vụ việc gâp ô nhiễm môi trường ở địa phương.- Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường góp phần làm cho sinh quyển phát triển bền vững.Bước 4: Thiết bị dạy học và học liệu * Thiết bị dạy học- Giáo viên: Giáo án, tư liệu: hình ảnh về các hóa thạch, máy tính, máy chiếu.- Học sinh: chuẩn bị trước + Nhóm 1: Đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Thái cổ và đại Nguyên sinh+ Nhóm 2: Đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Cổ sinh

3

Page 4: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

+ Nhóm 3: Đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Trung sinh và đại Tân sinh * Học liệu- Một số hình ảnh về các hóa thạch

 

 

 

- Một số thông tin liên quan đến bài học về các hóa thạch+ Nạn đại tuyệt chủng của Trái Đất+ Các giải pháp đối phó với cuộc đại tuyệt chủng của Trái Đất + Các giải pháp chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam+ Bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt NamBước 5: Ứng dụng công nghệ thông tin- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2013, word 2013 thiết kế giáo án điện tử Bước 6: Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học* Chuẩn bị- Giáo viên (GV): Phương pháp dạy học: Dự án, hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm, trao đổi, toạ đàm, tìm tòi giải quyết vấn đề, thiết bị dạy học - Học sinh (HS):Chuẩn bị nội dung đã được giao+ Nhóm 1: Đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Thái cổ và đại Nguyên sinh+ Nhóm 2: Đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Cổ sinh+ Nhóm 3: Đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Trung sinh và đại Tân sinh* Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học- Tổ chức lớp: Chia lớp thành 3 nhóm hoạt động, thu sản phẩm chuẩn bị của các nhóm

4

Page 5: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

- Kiểm tra bài cũ - Bài mới- GV dẫn dắt để chuyển vào bài mới.Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giớiGV đưa ra một số hình ảnh về các hóa thạch và yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp với sgk cho biết: - Hóa thạch là gì?- Các dạng hóa thạch thường gặp? Ví dụ?

- Căn cứ vào tuổi các lớp đất chứa hóa thạch, tại sao cơ thể xác định được tuổi hóa thạch và ngược lại?Tích hợp môn vất lí, hóa học:- Nêu các phương pháp xác định tuổi hóa thạch?- Ở nước ta có phát hiện thấy hóa thạch

Các nhóm học sinh thảo luận và xây dựng đáp án

Các nhóm thảo luận và trả lờiCác tổ cử đại diện lên trả lời

- Các phương pháp:+ Phương pháp dùng Uran phóng xạ (238U)+ Phương pháp dùng Cacbon phóng xạ (14C)- Các hóa thạch tìm thấy ở Việt Nam: Có Bột kết chứa quặng apatit loại 1 có hàm lượng P2O5 từ 34-36% tìm được ở Lào Cai thuộc kỉ Cambri, Hóa thạch thực vật tuế phát hiện ở Đăklăc thuộc kỉ

I. Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới1. Hóa thạch là gì? - Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.- Các loại hóa thạch:+ Hóa thạch trên đất, đá: một phần hay toàn bộ cơ thể, hình dạng, vết chân SV...+ Hóa thạch trong băng, trong không khí khô, trong hổ phách: nguyên vẹn.+ Hóa thạch sống: cơ thể giữ nguyên hoặc ít biến đổi.2. Vai trò của hóa thạch trong quá trình nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.* Y nghĩa của hóa thạch- Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hóa thạch, có thể xác định được tuổi hóa thạch và ngược lại.- Xác định tuổi hóa thạch → cho biết lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của sinh vât và mối quan hệ giữa các loài- Hóa thạch cung cấp bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới* Xác định tuổi hóa thạch: Nhờ phân tích đồng vị phóng xạ trong hóa thạch

5

Page 6: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

không? Nếu có, hóa thạch đó có ý nghĩa gì ?

Hoạt động 2: Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chấtGV mô tả quá trình hình thành các lục địa ngày nay và yêu cầu HS cho biết: - Thế nào là hiện tượng trôi dạt lục địa?- Các sư kiện xay ra tại vung giáp ranh giưa các phiến kiến tạo khi chung va chạm vào nhau?

GV dẫn dắt và hỏi:Để phân định các môc thời gian địa chất, phai căn cứ vào nhưng yếu tô nào?

Jura, Hóa thạch hai mảnh vỏ, hóa thạch chân đầu, chân bụng thuộc kỉ Silua, Jura, Đệ tam tìm thấy ở Trung Trung Bộ, Đông Bắc Bộ, Đà Lạt …

Các tổ cử đại diện lên trả lời

- Các sự kiện xảy ra+ Sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ về phía lục địa Á – Âu và kết quả của sự chuyển dịch: Himalaya+ Các mảng dần tách xa nhau về hai phía → hình thành các sống núi lửa giữa đại dương

Căn cứ vào những yếu tô :- Những biến cố lịch sử địa chất- Những thay đổi về thành phần giới hữu sinh (hóa thạch điển hình)

Các tổ cử đại diện lên bảo vệ sản phẩm của nhóm mình đã chuẩn bị trước lớp.=> Thảo luận giữa các nhóm trong lớp

hoặc trong lớp đất đá chứa hóa thạch

II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất1. Hiện tượng trôi dạt lục địa- Lớp vỏ Trái Đất được chia thành những vùng riêng biệt được gọi là phiến kiến tạo- Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động → gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa- Khi các lục địa liên kết hoặc tách ra → làm thay đổi mạnh điều kiện khí hậu → tuyệt chủng hàng loạt các loài → phát sinh loài mới 2. Sinh vật trong các đại địa chất

6

Page 7: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả nhóm đã được giao chuẩn bị

Nhóm 1: Nêu đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Thái cổ và đại Nguyên sinh?Nhóm 2: Nêu đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Cổ sinh?Nhóm 3: Nêu đặc điểm địa chất, khí hậu và sinh vật trong đại Trung sinh và đại Tân sinh?GV: - Làm trọng tài và cố vấn cho các tổ.- Đưa ra kết luận và trao phần thưởng cho tổ bảo vệ sản phẩm của mình tốt nhất.* Tích hợp bảo vệ môi trườngNhóm 1:- Vì sao không chia nhỏ thời gian ở đại Thái cổ và đại Nguyên sinh thành các kỉ?- Vì sao kỉ Than đá có lớp than đá dày? Sự sinh sản bằng hạt có ưu thế gì so với các hình thức sinh sản khác của thực vật?- Ở nước ta có những mỏ than lớn nào? Cần phải khai thác như thế nào để sử dụng bền

Đại diện từng nhóm trả lời- Vì số lượng sinh vật này rất ít và 2 đại này cách nay quá lâu- Khí hậu nóng ẩm → dương xỉ phát triển mạnh, hình thành những rừng khổng lồ. Do mưa nhiều, các rừng quyết bị sụt lở làm cây bị vùi lấp hoặc bị nước cuốn trôi vùi sâu xuống đáy → hình thành mỏ than đá - Thụ tinh không nhờ nước, có khả năng phát tán đến các vùng khô hạn, phôi được bảo vệ, trong hạt có chất dự trữ. - Việt Nam có nguồn tài nguyên than khoáng tương đối lớn, phân bố ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sông Đà, Nông

7

Page 8: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

vững tài nguyên này?

Nhóm 2:- Đặc điểm quan trọng, nỗi bật trong đại Cổ sinh là gì?- Đặc điểm nổi bậc nhất trong đại Trung sinh là gì?

Nhóm 3:- Nguyên nhân nào làm xuất hiện tổ tiên của loài người ở kỉ Đệ tứ?- Khí hậu của Trái Đất se như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người?

Sơn + Các biện pháp để sử dụng bền vững tài nguyên than khoáng: có kế hoạch khai thác cụ thể- Đặc điểm quan trọng đại Cổ sinh là sinh vật chuyển từ đời sống ở nước lên cạn. Cơ thể sinh vật có cấu tạo phức tạp hơn, hoàn thiện hơn, thích nghi với đời sống ở cạn - Đại trung sinh là đại phát triển của cây hạt trần và nhất là của bò sát, cuối đại bò sát cổ tuyệt diệt và xuất hiện thực vật có hoa. - Do diện tích rừng bị thu hẹp, một số vượn người rút vào rừng, một số khác xuống đất và xâm chiếm các vùng đất trống → tổ tiên của loài người- Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do kết quả của hiệu ứng nhà kính do con người gây ra đang là vấn đề quan tâm của toàn nhân loại. Trái Đất nóng dần làm tan băng ở các cực của Trái Đất dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt ảnh hưởng về sinh thái học, đe dọa sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. Chúng ta cần phải hạn chế các tác động làm ô nhiễm môi trường, giảm bớt các khí thải độc hại làm cho Trái Đất nóng lên, bảo vệ rừng nguyên

8

Page 9: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

GV kết luận: Mỗi HS phai là 1 thành viên tích cưc tham gia BV MT bằng các việc làm cụ thể:- Sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch có hiệu quả và bền vững đồng thời kết hợp với các loại nhiên liệu xanh nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường gây ra nạn đại tuyệt chủng cho Trái Đất- Tích cực tuyên truyền cho mọi người về việc bảo vệ cây xanh, môi trường xung quanh, không khai thác tài nguyên bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái, can kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất của Trái Đất.- Tố giác kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường.* Tích hợp GD đạo đức:- Mỗi HS cần xây dựng cho mình một thói quen, một đức tính theo chuẩn mực đạo đức xã hội, biết lên án các hành vi sai trái như chặt phá rừng bừa bãi, xả rác ra môi trường,...- Có ý thức xây dựng các khu bảo vệ tài nguyên sinh vật: các

sinh và trồng thêm rừng… xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

9

Page 10: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

hồ nước, bãi ngập chiều, rạn san hô, đầm phá...Chống ô nhiễm các vùng nước...- Sử dụng bền vững các nguồn sinh vật biển: khai thác có mức độ và đúng kĩ thuật, thiết lập các vùng bảo vệ, bảo vệ hệ sinh thái ven bờ, chống bồi lấp biển do khai thác khoáng sản, chống ô nhiễm biển - Bảo vệ rừng, bảo vệ đất...

- Củng cô:Giáo viên cho HS làm bài trắc nghiệm trong 5 phút cuối bài để kiểm tra kiến thức tiếp thu được sau bài học.- Hướng dẫn về nhà: Tìm một số hóa thạch ở việt Nam, chụp ảnh một số khu vực ô nhiễm ở Phúc Yên? Nêu nguyên nhân và tự đưa ra hướng khắc phục, về nhà làm các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.* Một số hình ảnh trong quá trình dạy học

10

Page 11: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

Bước 7. Kiểm tra đánh giá* Cách thức kiểm tra đánh giá- Kiểm dưới dạng trắc nghiệm khách quan- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình qua dự án* Tiêu chí đánh giá kết quả học tâp của học sinh- Dựa vào mặt định lượng - Điểm số của bài kiểm tra đạt từ trung bình trở lên.- Dựa vào mặt định tính – Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, có tinh thần, ý thức, thái độ học tập vừa sôi nổi, vừa nghiêm túc.* Nội dung và kết quả- Sau khi kết thúc bài học, tôi tiến hành cho HS làm bài trắc nghiệm trong 5 phút nhằm đánh giá kết quả học tập của các em về mặt định lượng ĐÊ KIỂM TRAMôn: Sinh học 12(Thời gian làm bài 5 phut, không kể thời gian phát đề)Em hay khoanh tròn vào phương án trả lời mà em cho là đung nhấtCâu 1. Sắp xếp các loài thưc vật theo đung thứ tư lịch sử phát triển của sư sông1. Dương xỉ. 4. Cây có hoa hạt kín.2. Tảo biển. 5. Cây có mạch.3. Cây hạt trần.A. A. 1;2;3;4;5. B. 2;5;1;3;4. C. 1;2;5;3;4. D. 2;1;5;3;4.

Câu 2. Sư sông có thể di cư lên cạn là nhờ: A. Trên cạn chưa bị chi phối mạnh me bởi tác động của CLTN. B. Điều kiện khí hậu thuận lợi hơn ở dưới nước.C. Hoạt động quang hợp của thực vật xanh, tạo ôxi, hình thành tầng ôzôn chắn tia tử ngoạiD. Xuất hiện cơ quan hô hấp là phổi, thích nghi với hô hấp cạn.Câu 3. Đặc điểm đặc trưng nhất của của kỉ thứ tư thuộc đại Tân sinh là: A. Xuất hiện cây lá kim điển hình cho khí hậu lạnh.B. Xuất hiện loài người từ vượn người nguyên thuỷ.C. Sự có mặt đầy đủ của các đại diện động vật, thực vật ngày nay.

11

Page 12: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

D. Sự phát triển mạnh của thực vật hạt kín và thú ăn thịt.Câu 4. Hóa thạch bột kết chứa quặng apatit loại 1 có hàm lượng P2O5 từ 34-36% tìm được ở Lào Cai thuộc:A. Kỉ Cambri B. Kỉ Than đá C. Kỉ Silua D. Kỉ Đệ tamCâu 5. Các biện pháp ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xay ra do con người:1. Hạn chế các tác động làm ô nhiễm môi trường2. Giảm bớt các khí thải độc hại làm cho Trái Đất nóng lên3. Bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng thêm rừng… 4. Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.5. Khai thác tối các ngồn tài nguyên đã phát hiện vì tài nguyên thiên nhiên là vo tậnA. 1 B. 3 C. 5 D. 4

ĐÁP ÁN ĐÊ KIÊM TRACâu 1 2 3 4 5Đáp án B C B A D

GV đọc đáp án và yêu cầu HS chấm bài cheo cho nhau để đánh giá bạn và tự đánh giá mình.GV: Nhận xet, đánh giá kết quả kiểm tra và kết quả học tập của cả dự án*Phân tích định lượng bài kiểm traKết quả bài kiểm tra cuối bài học

Tổng bài kiểm tra

Điểm dưới TB

Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi

SL % SL % SL % SL %34 0 0 2 5,9 22 64,7 10 29,4Từ kết quả này cho thấy 100% HS đạt yêu cầu. * Phân tích đánh giá định tínhỞ trên lớp khi GV hướng dẫn thực hiện một kỹ năng nào đó, các em đều tích cực lắng nghe và thực hiện theo các bước rèn kỹ năng vào từng tình huống cụ thể để hoàn thành và xung phong trả lời. Ban đầu khi thực hiện rèn kỹ năng các em còn cần tới sự kèm cặp, gợi ý của GV, nhưng sau đó các em đã chủ động tự giác làm việc.Về hoạt động nhóm: Ban đầu các em còn e dè, chưa chủ động để bảo vệ ý kiến của mình, đứng trước lớp trình bày ý kiến của nhóm mình còn mất bình tĩnh, xong sau đó các em đã thực sự tự tin, sôi nổi, biết cách phân công nhiệm vụ trong nhóm và mỗi cá nhân đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao => làm cho không khí học tập của lớp học rất sôi nổi. Tóm lại, HS đã hình thành được các kỹ năng cần có của dự án, từ đó các em có khả năng tự mình khám phá, lĩnh hội tri thức, đồng thời khắc sâu tri thức và giải quyết linh hoạt các tình huống liên môn xảy ra trong thực tiễn cuộc sống => dần hình thành năng lực tự học.

Trên đây tôi vừa đưa ra quá trình xây dựng và tiến hành một tiết dạy học theo phương pháp tích hợp liên môn theo quan điểm của mình, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô.

12

Page 13: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web viewDẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” SINH HỌC 12 Người viết

13