file toàn văn

21

Click here to load reader

Transcript of file toàn văn

Page 1: file toàn văn

ỦY BAN NHÂN DÂNQUẬN BÌNH THẠNH

HỘI ĐỒNG GDQP-AN

Số: /BC - UBND- HĐGD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc––––––––––––––––––––––––––

Bình Thạnh, ngày tháng năm 2010

BÁO CÁOTổng kết 10 năm thực hiện công tác

giáo dục quốc phòng – an ninh (2001 – 2010)

Chấp hành Chỉ thị số 2009/CT-TTg ngày 01/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng – an ninh (2001 - 2010);

Thực hiện công văn số 3146/VP-PCNC ngày 10/5/2010 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổng kết 10 năm công tác Giáo dục quốc phòng – an ninh; và Hướng dẫn số 544/HD-BCH ngày 24/5/2010 của Bộ CHQS Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 2009/CT-TTg ngày 01/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng – an ninh (2001 – 2010);

Nay Hội đồng GDQP-AN quận Bình Thạnh báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN (2001 - 2010) cụ thể như sau:

Phần mộtKẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GDQP-AN

TRONG 10 NĂM (2001 - 2010)I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:Trong 10 năm (2001 - 2010) trên địa bàn Bình Thạnh, tình hình kinh tế phát triển

bình quân đạt 38%/năm, văn hoá, xã hội, quân sự quốc phòng, an ninh đươc giư vưng và ổn định, có bước chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trị đươc củng cố, kiện toàn, năng lực lãnh đạo, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền đáp ứng đươc yêu cầu của tình hình mới. Đời sống của nhân dân đươc nâng lên rõ rệt; người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Riêng trong công tác Giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP-AN) của quận Bình Thạnh đươc các cấp ủy, chính quyền quận, phường tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện sâu sát. Quận Bình Thạnh đã tổ chức tuyên truyền công tác GDQP- AN đến các đối tương cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giám đốc, chủ doanh nghiệp, LLVT, học sinh phổ thông, chức sắc chức việc các tôn giáo và đông đảo nhân dân quận Bình Thạnh hưởng ứng tham gia.

1

Page 2: file toàn văn

II. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ THỊ CỦA ĐẢNG, CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH:

1. Tổ chức quán triệt về công tác GDQP-AN:- Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12/02/2001 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về

“tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng”- Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về “Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng – an ninh trong tình hình mới”

- Nghị Định 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng.

- Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh.

Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận đã đẩy mạnh và triển khai đầy đủ công tác GDQP-AN cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên. Đối với cấp quận, thủ trưởng các ban ngành đoàn thể trong thành viên hội đồng GDQP-AN đã đươc quán triệt 100% trong hội nghị thường kỳ 6 tháng, năm kết hơp tổ chức sơ, tổng kết công tác GDQP-AN hàng năm. Từng thành viên Hội đồng tiến hành phổ biến, quán triệt văn bản đến các cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể của mình; trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức GDQP-AN do cấp trên, cùng cấp tổ chức tất cả các học viên đươc chiêu sinh dự lớp đều đươc quán triệt tinh thần, nội dung của các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về công tác GDQP-AN. Tổng số cán bộ chủ chốt, đảng viên, cán bộ công chức nhà nước các ban ngành, đoàn thể đươc quán triệt: 1.659 đồng chí.

Qua đó có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong từng vị trí công tác của từng cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức, đảng viên về nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng – an ninh toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

2. Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo:a. Hệ thống văn bản quan trọng đã ban hành: (phụ lục 1 kèm theo)- Giai đoạn 2001 – 2006:+ Công tác giáo dục quốc phòng của quận chưa đươc chỉ đạo chuyên đề mà đươc

thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo bằng Thông tri, Chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng hàng năm (bởi giai đoạn này công tác giáo dục quốc phòng là một trong nhưng công tác quan trọng trong nhiệm vụ quân sự quốc phòng của địa phương). Tuy nhiên giai đoạn này, công tác GDQP đươc chỉ đạo khá sâu sát của Quận ủy, UBND quận. Hàng năm quận ủy, UBND quận đều có ban hành thông tri, chỉ thị lãnh đạo và kế hoạch, chỉ đạo đối với nhiệm vụ Quân sự - quốc phòng địa phương trong đó có công tác GDQP. Kế hoạch công tác GDQP nằm trong công tác Dân quân tự vệ, về tên gọi: “Kế hoạch công tác Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng”, xét về vị trí thì công tác này đươc tổ chức quán triệt và thực hiện đồng thời cùng với công tác dân quân tự vệ.

2

Page 3: file toàn văn

- Giai đoạn 2007 – 2010:+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDQP-AN ở địa phương thực hiện theo chỉ đạo

của Trung ương Đảng và Chính phủ đáp ứng tình hình mới (Chỉ thị 12-CT/TW và Nghị định 116/2007/NĐ-CP); Quận ủy đã có Thông tri số 34-TT/QU ngày 17 tháng 11 năm 2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh có Chỉ thị số 04/CT-HDGD ngày 28 tháng 10 năm 2008 về tăng cường công tác Giáo dục quốc phòng – an ninh trong tình hình mới trên địa bàn quận Bình Thạnh.

b. Công tác tham mưu đề xuất của Ban chỉ huy quân sự quận, công an quận:- Quận tiến hành thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội Đồng GDQP-

AN với cơ cấu đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng; bên cạnh có các Phó Chủ tịch Hội đồng GDQP-AN (gồm Chỉ huy trưởng QS, Trưởng CAQ, Trưởng phòng GD-ĐT quận và mời Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy) trong đó đồng chí Chỉ huy trưởng/Ban CHQS quận là Phó Chủ tịch Thường trực.

+ Chức năng nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch Hội đồng đươc quy định tại điều 4 của Quy chế;

+ Ban Thư ký của Hội đồng đươc hình thành theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng gồm các thành viên (đại diện Văn phòng UBND quận, cơ quan Tham mưu CA, QS và cơ quan chính trị quận) làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

+ Chức năng nhiệm vụ của Ban Thư ký thực hiện theo điều 7 của Quy chế. Theo đó, Ban CHQS quận - Cơ quan Thường trực cho Hội đồng GDQP-AN

quận; Ban chỉ huy Công an quận - cơ quan giúp Hội đồng tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực An ninh cho các đối tương 4 và 5 tại các cơ sở phường, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Ban Thư ký Hội đồng giúp Ban Thường trực Hội đồng quán triệt nhiệm vụ cấp trên, hoạch định các chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc cụ thể của Hội đồng; dự thảo các báo cáo, tổng hơp ý kiến của cấp trên, của cơ sở về công tác GDQP-AN chuẩn bị các phiên họp Hội đồng hoặc Ban Thường trực Hội đồng; nắm bắt tình hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp thực hiện GDQP-AN; giúp Hội đồng đôn đốc các cơ quan tổ chức, UBND các phường thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN theo quy định của Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ… trong đó vai trò chủ đạo là cơ quan Tham mưu/Ban CHQS quận.

Cơ quan quân sự quận, công an quận, cùng với các thành viên trong Hội đồng đã làm tốt vai trò tham mưu của mình giúp UBND quận chỉ đạo sâu sát công tác GDQP-AN đến các ban ngành đoàn thể quận, các UBND phường, cơ quan doanh nghiệp, trường học trên phạm vi địa bàn. Thông qua đó, năm 2003, Hội đồng GDQP quận đươc Bộ quốc phòng tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong 3 năm (2001 - 2003) tổ chức thực hiện công tác GDQP; năm 2008, Ban Tham mưu/Ban CHQS quận đươc Bộ quốc phòng tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác GDQP cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2003 – 2007.

3

Page 4: file toàn văn

3. Kết quả hoạt động của Hội đồng GDQP-AN quận, Hội đồng nghĩa vụ quân sự 20 phường kiêm nhiệm công tác GDQP-AN:

a. Thành lập, củng cố kiện toàn:- Giai đoạn 2001 – 2006:+ Hội đồng Giáo dục quốc phòng của quận đươc thành lập (năm 2002), do Chủ

tịch UBND quận quyết định. Đây là tổ chức phối hơp liên ngành, là cơ quan tư vấn giúp Chủ tịch UBND quận xem xét, quyết định về phương hướng, chương trình, kế hoạch hoạt động và nhưng công tác quan trọng khác về giáo dục quốc phòng trong phạm vi quận Bình Thạnh. Qua đó giúp UBND quận phối hơp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của quận chỉ đạo các ban ngành trực thuộc UBND, các cơ sở phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tương theo phân cấp (chủ yếu là đối tương 4 và 5); hoàn thành tốt nhiệm vụ cử cán bộ chủ chốt của quận, phường (chủ yếu là đối tương 3) tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng do quân khu, thành phố tổ chức.

+ Đối với 20 phường, thực hiện công tác GDQP chủ yếu chấp hành sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận và cơ quan quân sự quận về việc thực hiện chỉ tiêu tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức GDQP do thành phố, quận tổ chức. Về cơ chế, hoạt động giai đoạn này chưa có quy định cụ thể bằng văn bản; cấp cơ sở chưa có hệ thống văn bản cụ thể về công tác GDQP. Trong giai đoạn này Hội đồng Nghĩa vụ quân sự phường chưa đươc phân công kiêm nhiệm công tác Giáo dục quốc phòng do chưa có quy định.

- Giai đoạn 2007 – 2010: + Ngày 08/7/2008, Ủy ban nhân dân quận ra Quyết định số 4987/QĐ-UBND về

kiện toàn Hội đồng Giáo dục quốc phòng quận thành Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh. Vẫn thực hiện vai trò của mình, tính chất phối hơp đươc mở rộng đến các cơ quan xây dựng Đảng của Quận ủy (Ban tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận).

+ Ngày 14/7/2009, UBND quận có Quyết định số 4263/QĐ-UBND về kiện toàn Hội đồng GDQP-AN quận.

+ Năm 2010, do tình hình luân chuyển cán bộ, cơ quan thường trực Hội đồng tiếp tục có công văn đề nghị UBND quận ra quyết định kiện toàn Hội đồng GDQP-AN cho năm 2010.

b. Ban hành quy chế, tổ chức thực hiện quy chế:- Giai đoạn 2001 - 2006, Hội đồng GDQP quận đã ban hành quy chế và vận hành

hoạt động theo quy chế Hội đồng GDQP, tuy nhiên nhưng quy định trong quy chế còn ở mức độ đơn giản, tính ràng buộc trách nhiệm chưa cao. Các hoạt động của Hội đồng cơ bản thực hiện theo sự chỉ đạo của thành phố, của UBND quận, do cơ quan quân sự quận làm tham mưu, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tương do cấp trên giao và trực tiếp mở các lớp bồi dưỡng tại quận.

- Đến giai đoạn 2007 – 2010, theo Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính Phủ và hướng dẫn của Quân khu, Thành phố, Hội đồng GDQP-AN quận có Quyết định số

4

Page 5: file toàn văn

5128/QĐ-UBND ngày 14/7/2008 về việc ban hành kèm theo quy chế hoạt động của Hội đồng GDQP-AN; ban hành văn bản của Chủ tịch Hội đồng GDQP-AN quận phân công các thành viên Hội đồng phụ trách các cơ sở phường, khối trường THPT trên địa bàn quận.

+ Hội đồng đã vận hành, tổ chức thực hiện khá sát với quy chế đã ban hành, theo đó, các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng, Các ủy viên Hội đồng đều có chức trách, nhiệm vụ cụ thể để giúp Hội đồng thực hiện tốt công tác giúp UBND quận triển khai chỉ đạo đối với công tác GDQP-AN; Các vấn đề có liên quan thường xuyên đến công tác GDQP-AN sẽ do Ban Thường trực Hội đồng đảm nhiệm chỉ đạo, giải quyết.

+ Giúp việc cho Ban thường trực Hội đồng có Ban Thư ký. Như vậy Quy chế hoạt động của Hội đồng giai đoạn 2007 – 2010 khá chặt chẽ, có tính chất ràng buộc trách nhiệm cao, thể hiện tính năng động, phối hơp đồng bộ trong công tác giưa các ngành là thành viên của Hội đồng và thường xuyên bổ sung kiện toàn hàng năm theo tình hình biến động về nhân sự của Hội đồng GDQP-AN quận. Đặc biệt là việc chấp hành các chỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức QP-AN do cấp quân khu, thành phố, quận chiêu sinh.

c. Đánh giá trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng:Quá trình tổ chức thực hiện công tác GDQP giai đoạn 2001 – 2006 và công tác

GDQP-AN giai đoạn 2007 – 2010 là một trong các mặt công tác trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn liền với công tác quốc phòng quân sự địa phương từ quận đến phường, mặc dù đây là công tác kiêm nhiệm nhưng với trách nhiệm cao, các thành viên trong Hội đồng GDQP-AN quận, cũng như các thành viên cấp phường đã quán triệt khá đầy đủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong vai trò tham mưu cho Quận ủy, UBND triển khai chỉ đạo và thực hiện tốt công tác GDQP-AN. Vai trò trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng GDQP-AN quận (giai đoạn 2007 - 2010) đươc thể hiện rõ nét hơn, sự phối hơp chặt chẽ hơn, tham gia đóng góp vào các dự thảo kế hoạch công tác GDQP-AN hàng năm chi tiết, cụ thể hơn. Chính vì vậy, chất lương tổ chức, quản lý các lớp bồi dưỡng tại địa phương mỗi năm có sự chặt chẽ, khoa học hơn; mặt khác từ quận đến phường, các ngành cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN do cấp trên tổ chức cơ bản đúng thành phần chiêu sinh, tinh thần thái độ tham dự đầy đủ chương trình và lĩnh hội các nội dung một cách tích cực hơn nhưng năm trước.

d. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác GDQP-AN:Hội đồng GDQP-AN quận đã tích cực tham mưu Quận uỷ - UBND quận triển

khai quán triệt và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố, UBND quận về công tác GDQP-AN sâu rộng đến các ban ngành đoàn thể trong quận, các UBND phường, cơ quan doanh nghiệp và nhân dân. Thông qua đó, các quy trình triển khai, quán triệt văn bản, tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các lực lương thuộc các cơ quan tổ chức, đoàn thể và đông đảo nhân dân đươc tiến hành theo quy định; chấp hành tốt chế độ báo cáo, sơ tổng kết về công tác GDQP-AN. Thông qua việc triển khai nhiệm vụ cho các ban ngành, cơ sở trong các Hội nghị và bằng quyết định giao chỉ tiêu; Cuối năm, Hội đồng GDQP-AN quận tổng hơp đánh giá kết

5

Page 6: file toàn văn

quả thực hiện công tác GDQP – AN trên địa bàn quận. Qua đó, Hội đồng GDQP-AN quận đã từng bước đưa công tác này trở thành nề nếp.

- Thực hiện Công văn số 749/CV-BCH, ngày 24/08/2005 của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố về việc chọn điểm Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường kiêm nhiệm làm công tác GDQP-AN, Hội đồng GDQP-AN quận đã chọn và chỉ đạo UBND phường 15 làm điểm về củng cố, kiện toàn hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố kiện toàn Hội đồng NVQS phường kiêm nhiệm công tác GDQP-AN ở phường trong năm 2009. Tuy nhiên, đến nay quận chưa tổ chức sơ kết điểm của phường 15 để nhân rộng ra các cơ sở trong toàn quận.

- Đối với công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết:Hội đồng GDQP-AN quận thực hiện tốt chế độ kiểm tra, sơ kết, tổng kết theo

quy định của cấp trên và quy chế hoạt động của Hội đồng, tuy nhiên quận chưa tổ chức kiểm tra chuyên đề đối với công tác GDQP-AN tại các cơ sở. Cách tiến hành kiểm tra thường kết hơp tổ chức kiểm tra các mặt công tác QS-QP trong đó có nội dung GDQP-AN mỗi cuối năm.

4. Kết quả thực hiện công tác GDQP-AN: a. Kết quả Bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ chủ chốt quận, phường và các

đối tương khác: (phụ lục 2 kèm theo).- Nguồn đối tương 2 trong 10 năm có (114 đồng chí). Nguồn đối tương 3 trong

10 năm có (1.440 đồng chí). Trong 10 năm, quận đã cử 251 cán bộ chủ chốt (đối tương 2 và 3) tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN do cấp trên tổ chức (trong đó có 20 đồng chí đối tương 2 dự lớp do quân khu tổ chức, đạt 20,80% so với nguồn; có 231 đồng chí đối tương 3 dự các lớp do thành phố tổ chức, đạt 36,96% so với nguồn).

- Nguồn đối tương 4 và 5 có 70.766 người (trong đó đối tương 4 là 19.966 người). Trong 10 năm cùng với sự lãnh đạo và chỉ đạo của Quận ủy - UBND quận về công tác GDQP-AN, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận phối hơp với các ban ngành, đoàn thể quận (Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Công an, Quân sự; Phòng Nội vụ; Liên đoàn lao động quận, Phòng GD&ĐT và các cơ sở phường) bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 10.289 lươt người dự. Đặc biệt đã mở lớp bồi dưỡng kiến thức QN-AN cho chức sắc, chức việc, tu sĩ các tôn giáo trên địa bàn quận với 1.009 lươt người tham dự.

b. Kết quả GDQP-AN trong lực lương vũ trang:- Đối tương là lực lương dự bị động viên của quận đươc bồi dưỡng kiến thức QP-

AN: 18.572/18.620 người đạt 99,74%; - Đối tương là lực lương DQTV đươc bồi dưỡng kiến thức QP-AN:

16.037/16.295 người đạt 98,41%; - Tuyển sinh quân sự trong 10 năm: 214 em đăng ký chiêu sinh, đạt 100% so với

chỉ tiêu; kết quả trúng tuyển đươc 29 em, đạt 13,55%.- Đối tương là lực lương An ninh cơ sở đươc bồi dưỡng KT.QP-AN: 1.593/1.650

người đạt 96,54%.c. Kết quả GDQP-AN trong học sinh THPT (Phụ lục 5a kèm theo)

6

Page 7: file toàn văn

Trên địa bàn quận có 09 trường trung học phổ thông (trong đó có 04 trường hệ công lập, 01 trường hệ bán công). Có tổng số học sinh: 125.843, từ năm học 2001 – 2002 đến năm học 2008 – 2009 đa số các trường đều thực hiện môn học GDQP-AN theo chế độ học tập trung vào dịp đầu năm học hoặc giưa học kỳ I và II. Đến năm học 2009 – 2010 tất cả các trường trên địa bàn quận thực hiện phân bổ đều chương trình học trong cả năm. Đối với đối tương học sinh phổ thông trung học, kết quả học tập môn học GDQP-AN: Giỏi (từ 22, 8% đến 69,3%); khá (từ 23% đến 66,6%); trung bình (từ 0,2% đến 9,6%).

d. Kết quả thực hiện công tác GDQP-AN toàn dân:Bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, sinh động và đa dạng như (cổ động

trực quan, qua Bản tin Gia Định của quận, bản tin của các phường, chương trình sân khấu hóa, mít tinh diễu hành, hội thi tìm hiểu pháp luật; hội diễn văn nghệ quần chúng, tuyên truyền lưu động bằng xe hoa, phát thanh cố định …) công tác GDQP-AN toàn dân đã cơ bản thực hiện đươc mục đích tuyên truyền đến hàng trăm lươt người dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực QP-AN cũng như các lĩnh vực VH-XH. Cụ thể:

- Lực lương công an quận, phường và các ban, ngành, đoàn thể, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đến tận khu phố trong toàn quận đươc 7.954 cuộc có 30.501 quần chúng tham gia.

- Hội CCB quận phối hơp lực lương Công an tham gia tuyên truyền, giáo dục cho- Hội CCB quận phối hơp lực lương Công an tham gia tuyên truyền, giáo dục cho hội viên và phối hơp tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân đươc 6.014 lần có 892.326hội viên và phối hơp tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân đươc 6.014 lần có 892.326 lươt người tham dự. Hưởng ứng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănlươt người tham dự. Hưởng ứng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Hội CCB đã phối hơp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong hội viên và nhânhóa, Hội CCB đã phối hơp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong hội viên và nhân dân ở Tổ dân phố - Mặt trận đươc 87 lần có 4.395 người tham gia vào việc xây dựng quydân ở Tổ dân phố - Mặt trận đươc 87 lần có 4.395 người tham gia vào việc xây dựng quy ước, tiêu chí, bình xét gia đình, tổ dân phố văn hóa hàng năm.ước, tiêu chí, bình xét gia đình, tổ dân phố văn hóa hàng năm.

-- Quận Đoàn phối hơp với Công an quận đã tổ chức 1.596 buổi tuyên truyền nhằm Quận Đoàn phối hơp với Công an quận đã tổ chức 1.596 buổi tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật và giáo dục ý thức trách nhiệm trước cộng đồng cho hơnnâng cao ý thức pháp luật và giáo dục ý thức trách nhiệm trước cộng đồng cho hơn 163.848 lươt đoàn viên, thanh niên tham dự. 163.848 lươt đoàn viên, thanh niên tham dự. Công tác tuyên truyền giáo dục, vận độngCông tác tuyên truyền giáo dục, vận động phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm đươc Ban chỉ đạo liên tịch 20 phường cụ thểphòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm đươc Ban chỉ đạo liên tịch 20 phường cụ thể bằng nhiều hình thức như: tổ chức 869 lươt ra quân tuyên truyền về pháp luật phòngbằng nhiều hình thức như: tổ chức 869 lươt ra quân tuyên truyền về pháp luật phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm và Luật giao thông đường bộ; phòng, chống đua xechống ma túy, phòng chống mại dâm và Luật giao thông đường bộ; phòng, chống đua xe trái phép, hoạt động thể dục thể thao, chiếu phim, phát loa tuyên truyền. Đã phát trêntrái phép, hoạt động thể dục thể thao, chiếu phim, phát loa tuyên truyền. Đã phát trên 10.000 tờ bướm phòng chống ma túy tại các khu dân cư, chơ, trường học…Tổ chức 9510.000 tờ bướm phòng chống ma túy tại các khu dân cư, chơ, trường học…Tổ chức 95 đơt hội thi, hội thảo, tiểu phẩm thu hút hơn 9.000 lươt người tham gia; Đoàn phường 1, 3,đơt hội thi, hội thảo, tiểu phẩm thu hút hơn 9.000 lươt người tham gia; Đoàn phường 1, 3, 5, 6, 11, 13, 15, 17, 19, 26, 27 tổ chức 56 Chương trình văn nghệ cổ động, nói chuyện5, 6, 11, 13, 15, 17, 19, 26, 27 tổ chức 56 Chương trình văn nghệ cổ động, nói chuyện chuyên đề kết hơp truyền thông về phòng chống ma túy, giáo dục sức khỏe tại khu dânchuyên đề kết hơp truyền thông về phòng chống ma túy, giáo dục sức khỏe tại khu dân cư, trường học, Trung tâm giáo dục thường xuyên với trên 8.000 lươt người tham gia cổcư, trường học, Trung tâm giáo dục thường xuyên với trên 8.000 lươt người tham gia cổ vũ.vũ.

- Phòng Văn hóa – Thông tin Quận đã tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng- Phòng Văn hóa – Thông tin Quận đã tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng các hình thức treo Panô, khẩu hiệu ở các khu vực trung tâm và khu dân cư và trên “Tuầncác hình thức treo Panô, khẩu hiệu ở các khu vực trung tâm và khu dân cư và trên “Tuần tin Gia Định”.tin Gia Định”.

- Các ban ngành của quận, phường cũng đã có nhiều hoạt động tuyên truyền kết hơp- Các ban ngành của quận, phường cũng đã có nhiều hoạt động tuyên truyền kết hơp cắm trại, du lịch dã ngoại để bổ sung cho hàng ngàn cán bộ công chức, viên chức, đoàncắm trại, du lịch dã ngoại để bổ sung cho hàng ngàn cán bộ công chức, viên chức, đoàn

7

Page 8: file toàn văn

viên, hội viên và người dân về nhưng thông tin về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tìnhviên, hội viên và người dân về nhưng thông tin về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.hình hiện nay.

e. Kết quả đào tạo giáo viên GDQP-AN: (phụ lục 5 kèm theo)Trong 10 năm qua, tình hình đào tạo giáo viên đảm nhiệm bộ môn GDQP-AN,

về cơ bản có thực hiện nhưng chỉ chính thức đưa đi đào tạo đúng quy trình GDQP-AN từ năm học 2006 - 2007 đến nay, trước đó các trường chủ yếu vận dụng giáo viên phụ trách bộ môn thể dục để kiêm nhiệm đối với môn học này. Thực tế đó cũng phản ánh tình hình ở các trường trước đây chỉ thực hiện dạy môn GDQP-AN theo hình thức tập trung, có phối hơp với cơ quan quân sự phường, chưa tổ chức dạy phân bổ đều trong năm học theo quy định của liên Bộ Quốc phòng và GDĐT. Theo thống kê hiện nay đội ngũ giáo viên dạy môn GDQP-AN đã đươc đào tạo chính quy có: 54 người (trong đó qua đào tạo ngắn hạn có 13 người, đào tạo dài hạn có 41 người) do Sở Giáo dục – Đào tạo cử đi học. Riêng Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh, trong 10 năm qua đã cử 04 giáo viên dự đào tạo bộ môn GDQP-AN.

5. Ngân sách bảo đảm cho công tác giáo dục quốc phòng – an ninh:- Ngân sách bảo đảm cho công tác GDQP-AN cấp quận sử dụng trong ngân sách

địa phương, chủ yếu phục vụ cho các mặt công tác như hoạt động định kỳ của Hội đồng GDQP-AN, bảo đảm cho hội nghị sơ tổng kết, khen thưởng và công tác kiểm tra của thành phố, quân khu và Bộ quốc phòng đến kiểm tra về chuyên ngành công tác ở địa phương, cơ sở, trường học. Trung bình hàng năm ngân sách UBND quận duyệt cho công tác GDQP-AN quận khoảng 100 – 120 triệu đồng.

Đối với các phường, ngân sách dành cho công tác GDQP-AN cũng từ ngân sách địa phương, chủ yếu bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng NVQS kiêm nhiệm và hỗ trơ cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong LLVT thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP-AN, huấn luyện quân sự do phường, quận tổ chức, trung bình hàng năm từ 30 – 50 triệu đồng.

6. Chất lượng về chương trình, giáo trình GDQP-AN, tài liệu bảo đảm:Đối với quận, chịu trách nhiệm về kế hoạch, chương trình, nội dung, báo cáo

viên trong Hội đồng quận, báo cáo viên thỉnh giảng; chương trình bồi dưỡng đươc Ban Tuyên giáo Quận ủy phê duyệt. Về nội dung giáo trình GDQP-AN chính thức, quận căn cứ vào giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành để giảng dạy. Ngoài ra còn thông tin về tình hình phát triển KT-XH, QP-AN của quận, thành phố cho các đối tương đươc mời dự lớp. Nhìn chung công tác bảo đảm chương trình, nội dung, tài liệu… cho công tác GDQP-AN tại đại phương trong 10 năm qua tổ chức thực hiện đã thành nề nếp, năm sau chặt chẽ hơn năm trước về các mặt tổ chức.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:Qua 10 năm tổ chức triển khai thực hiện công tác GDQP-AN trên phạm vi toàn

quận với nhưng thuận lơi, khó khăn đan xen và cũng đã đạt đươc nhưng kết quả nhất định. Hội đồng GDQP-AN quận nhưng nhận định đánh giá khá sâu sắc qua nhưng mặt đã làm đươc và hạn chế tồn tại như sau:

8

Page 9: file toàn văn

1. Những mặt làm được. - Công tác GDQP-AN trong nhưng năm qua đươc Quận ủy – UBND quận chỉ

đạo sâu sát và phù hơp với từng giai đoạn trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lươc tại địa phương: Nhiệm vụ Bảo vệ Tổ quốc có vai trò rất quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; Khi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lương vũ trang, học sinh và đông đảo nhân dân lao động nắm chắc, hiểu rõ vị trí trách nhiệm của mình đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay thì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ đươc thực hiện một cách đầy đủ nhất hoàn thiện nhất

- Hội đồng GDQP-AN quận, Hội đồng NVQS kiêm nhiệm của phường đã tích cực và thường xuyên phối hơp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể quận, phường tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác GDQP-AN, chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành thắng lơi công tác GDQP-AN từng năm.

- Hội đồng GDQP-AN quận từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả thiết thực, phát huy đươc tinh thần trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, nhà trường và các cơ sở phường đối với công tác GDQP-AN. Các thành viên Ban Thư ký hoàn thành tốt vai trò tham mưu cho Hội đồng GDQP-AN trong xây dựng các chương trình, kế hoạch về GDQP-AN, tổng hơp quản lý về nghiệp vụ công tác GDQP-AN từng bước có chặt chẽ hơn.

- Công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các cán bộ chủ chốt các ban, ngành, các chức danh chủ chốt ở từng phường, nhà trường đều đươc triển khai thực hiện theo chương trình, giáo trình của trên quy định cho các đối tương. Cấp uỷ, chính quyền các cấp luôn quan tâm đúng mức, tổ chức đươc nhiều lớp và cử cán bộ về dự tập huấn cấp trên theo quy định hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

- Công tác GDQP-AN đươc các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, tổ chức thực hiện tốt nội dung, chương trình, giáo trình GDQP-AN cho các đối tương 4 và 5.

2. Những mặt còn hạn chế: - Hiệu quả hoạt động của Hội đồng GDQP giai đoạn đầu (nhưng năm 2001 -

2002) chưa cao, vai trò trách nhiệm của các thành viên chưa phát huy hết trách nhiệm đươc giao đối với công tác GDQP.

- Giai đoạn 2001 – 2006: hệ thống văn bản chỉ đạo chưa đươc quán triệt sâu sắc. Còn thiếu sự nhất quán về GDQP cho các đối tương cán bộ, công chức, viên chức với giáo dục chính trị, tư tưởng trong LLVT. Việc chiêu sinh cử cán bộ chủ chốt tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng ở một số đơn vị cơ sở, ban ngành, doanh nghiệp rất khó khăn, đôi lúc còn đối phó như: làm công văn xin hoãn lần sau hoặc nếu không thể từ chối đươc thì cử người đi dự thay (không đúng đối tương). Bởi thời điểm này, công tác GDQP đươc cơ quan quân sự làm tham mưu cho Hội đồng, trong khi đó các ban ngành khác, thành viên của Hội đồng GDQP quận, chưa có hướng dẫn từ cấp trên. Đối với các cơ sở phường, chưa có sự chủ động nắm và quản lý chặt nguồn các đối tương dự bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, kết quả của công tác GDQP đươc phường lồng ghép vào kết quả giáo dục chính trị tư tưởng trong lực lương vũ trang,

9

Page 10: file toàn văn

hoặc ghép chung vào kết quả giáo dục pháp luật chung của phường, chưa đươc tách riêng như giai đoạn 2007 - 2010.

- Các trường THPT quận thực hiện môn học GDQP trong giai đoạn (2001 - 2006) còn mang tính hình thức, chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của giáo trình GDQP do liên Bộ GD-ĐT và Quốc phòng biên soạn, chủ yếu có phối hơp với cơ quan quân sự quận xin hỗ trơ cán bộ huấn luyện các nội dung cơ bản về quân sự phổ thông cho đối tương học sinh THPT trên địa bàn quận. Đa số các trường sử dụng đội ngũ giáo viên thể dục để kiêm nhiệm giảng dạy GDQP.

- Chưa tiến hành chỉ đạo kịp thời cho Phường 15 tiến hành công tác sơ kết điểm về hình thành Hội đồng NVQS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN tại cơ sở để nhân rộng đến các cơ sở phường còn lại.

3. Nguyên nhân: - Trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác GDQP ở các đơn vị còn

có biểu hiện đối phó, nhận thức chưa đầy đủ vị trí chiến lươc của công tác GDQP-AN trong sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc, còn có tư tưởng coi trọng xây dựng kinh tế, xem nhẹ nhiệm vụ quốc phòng.

- Giai đoạn 2001 – 2006 do công tác GDQP còn mới mẻ, chưa thấm sâu trong nhận thức của các thành viên Hội đồng. Mặt khác còn có quan điểm cho rằng đây là công việc của cơ quan quân sự. Vai trò tham mưu cho Hội đồng của Tổ giúp việc cho Hội đồng còn hạn chế, tham mưu chưa kịp thời, chưa chặt chẽ, đầy đủ. Nhất là nội dung cử cán bộ chủ chốt của các ban ngành, đoàn thể, cơ sở phường, cơ sở doanh nghiệp tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng chưa gắn kết với biện pháp chế tài, đưa vào đánh giá thi đua khen thưởng.

- Trong vai trò giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, Hội đồng GDQP-AN quận chưa chỉ đạo cơ quan giúp việc thực hiện tốt công tác kiểm tra cụ thể, thực chất việc giảng dạy bộ môn GDQP ở các đơn vị trường học (THPT) trên địa bàn. Do đó, một mặt chưa đánh giá đầy đủ hiệu quả của công tác GDQP trong đối tương học sinh trung học phổ thông, và chưa chấn chỉnh kịp thời cách làm sai quy định giáo trình GDQP do liên Bộ Quốc phòng và GDĐT biên soạn từ phía của các trường THPT trên địa bàn.

4. Bài học kinh nghiệm:Từ thực tiễn công tác GDQP-AN trong 10 năm qua (2001 – 2010) Hội đồng

GDQP-AN quận rút ra nhưng bài học kinh nghiệm sau:- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận và sự

phối hơp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác GDQP-AN.- Ban chỉ huy quân sự quận - Cơ quan Thường trực của Hội đồng GDQP-AN

quận làm tốt vai trò làm tham mưu đề xuất với thường trực Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận giúp cho Hội đồng GDQP-AN của quận bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tương theo phân cấp đúng quy định.

- Tổ chức quán triệt sâu sắc các văn bản của Đảng, Chính phủ và các văn bản của quân khu, thành phố về GDQP-AN đến từng cán bộ đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt

10

Page 11: file toàn văn

các cấp, ngành, cơ sở. Từ đó sẽ có nhưng giải pháp đúng hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc quản lý nguồn, cử cán bộ đi tập huấn, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN tại đơn vị, cơ sở, địa phương. Qua đó làm chuyển hóa về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và đông đảo nhân dân đối với nhiệm vụ Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Củng cố, kiện toàn theo hướng lâu dài đối với cán bộ cơ quan giúp việc cho Hội đồng GDQP-AN quận đủ trình độ, năng lực làm tham mưu giúp Hội đồng điều hành công tác GDQP-AN hiệu quả nhất.

Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH NHỮNG NĂM TIẾP THEO.

I. Phương hướng chung:1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ tinh thần các văn bản chỉ đạo

của Đảng và Chính phủ, quân khu và thành phố đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới.

2. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ quận đến phường cần có sự phối hơp chặt chẽ, thường xuyên và tiếp tục nâng cao chất lương, hiệu quả công tác GDQP-AN, tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên các cấp và nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng – an ninh toàn dân vưng mạnh, bảo vệ vưng chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

II. Một số nội dung cần tập trung trong thực hiện công tác GDQP-AN những năm tiếp theo:

1. Tập trung làm tốt công tác nắm nguồn và quản lý chặt chẽ, thường xuyên nguồn các đối tương (2, 3, 4 và 5) trên địa bàn quận, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cử cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN do cấp trên tổ chức và chủ động tổ chức lớp cho đối tương 4-5 tại quận và phường..

2. Thường xuyên kiện toàn Hội đồng GDQP-AN quận, các Hội đồng NVQS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN của phường (gọi tắt là Hội đồng kiêm nhiệm GDQP-AN phường); bên cạnh đảm bảo Hội đồng hoạt động theo đúng chức năng và phân công theo Quy chế hoạt động của Hội đồng quận, Hội đồng kiêm nhiệm của phường.

3. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN theo xu hướng “chất lương, hiệu quả”. Thực hiện công tác đào tạo báo cáo viên GDQP-AN cho quận, đề xuất cử cán bộ đi đào tạo giáo viên bộ môn GDQP-AN cho các trường THPT trên địa bàn.

4. Thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước về công tác GDQP-AN tại địa phương. Trong đó tập trung khâu kiểm tra các bước tiến hành ở cơ sở, các trường THPT trên địa bàn quận.

11

Page 12: file toàn văn

III. Một số giải pháp:1. Giáo dục sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của

Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên từ quận đến cơ sở và đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Qua đó, làm chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi người, mỗi tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chiến lươc “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vưng chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và vì lơi ích quốc gia dân tộc.

2. Hội đồng GDQP-AN quận định kỳ hàng năm bổ sung hoàn thiện sát với tình hình mới trong Quy chế hoạt động của Hội đồng; có cơ chế thúc đẩy phát huy cao tính trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng và các ban ngành, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện công tác GDQP-AN. Hàng năm Hội đồng GDQP-AN có kế hoạch cụ thể, chi tiết việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tương theo phân cấp, giao dục công đồng thông qua bản tin Gia Định của quận, bản tin, truyền thanh của phường; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Hội đồng phụ trách cơ sở.

3. Phải có kế hoạch cụ thể kiểm tra các trường THPT thực hiện bộ môn GDQP-AN cho học sinh, qua đó đánh giá đúng thực chất kết quả giảng dạy và nhận thức của học sinh của môn học GDQP-AN, vì đây là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước.

4. Ban chỉ huy quân sự quận làm tham mưu cho Hội đồng GDQP-AN quận rà soát, phân tích lại các nguồn cần bồi dưỡng, phân công Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận phối hơp với UBND các phường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tương cán bộ ở khu phố, tổ dân phố, tổ tự quản của các phường theo hướng tăng số lương mỗi lớp, cập nhật thông tinh thời sự về mảng QP-AN để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

5. Ban Thư ký giúp việc cho Hội đồng làm tham mưu đầy đủ cho Hội đồng GDQP-AN quận thực hiện chế độ tổng hơp tình hình, kết quả báo cáo về cấp trên; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá đúng thực chất các cơ quan, đơn vị, cơ sở làm tốt và chưa tốt đối với công tác GDQP-AN mỗi giai đoạn, làm cơ sở phục vụ cho công tác thi đua của quận hàng năm.

6. Tổ chức hội nghị sơ kết điểm về hoạt động của Hội đồng GDQP-AN phường 15 qua đó nhân rộng ra đến các cơ sở phường còn lại.

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:Để giúp cho cơ sở thực hiện tốt công tác GDQP-AN quận xin kiến nghị với các

cấp một số vấn đề sau:1. Đối với Hội đồng GDQP-AN Thành phố:- Mở các lớp đào tạo ngắn, tập huấn bồi dưỡng báo cáo viên bộ môn GDQP-AN ở

địa phương, cơ sở, đơn vị (quận, phường, trường học).- Cung cấp tài liệu, giáo trình cập nhật mới hàng năm về công tác GDQP-AN cho

Hội đồng GDQP-AN quận, Hội đồng NVQS kiêm nhiệm công tác GDQP-AN phường.

12

Page 13: file toàn văn

2. Đối với Quân khu, Trung ương: Nghiên cứu biên soạn, thường xuyên phát hành đến địa phương, cơ sở nhưng đĩa

VCD, DVD về nhưng bài giảng điện tử mẫu (có các trích đoạn tư liệu bằng hình ảnh, phim tư liệu) do các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Trung ương trực tiếp giảng dạy, hoặc nói chuyện chuyên đề về quan điểm, đường lối quốc phòng – an ninh toàn dân; chiến tranh nhân dân; chiến lươc Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình cách mạng Việt Nam hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó, trong quá trình mở các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN tại địa phương sẽ tạo đươc sự hấp dẫn đối với các đối tương học viên đươc chiêu sinh./.

Nơi nhận:- HĐ GDQP-AN TP;- Ban DQTV/Phòng TM;- TT.Quận uỷ, TT. UBND quận;- VP.QU; VP.UBND quận;- Thành viên Hội đồng GDQP-AN quận;- HĐ.NVQS phường kiêm công tác GDQP-AN;- Lưu: VT,BTM,T60.

KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

KIÊM CHỦ TỊCH HĐ. GDQP-AN

Lê Thị Bích Khanh

13