Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ...

12
NAÊM THÖÙ 38 TOØA SOAÏN: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] BAÙ O LAÂ M ÑO À NG PHA Ù T HA Ø NH THÖ Ù HAI, THÖ Ù BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn CUOÁI TUAÀN SOÁ 263 THÖÙ BAÛY 7 - 11 2015 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần 5 (XEM TIẾP TRANG 2) 3 Toàn tỉnh hiện có 52 cơ sở dạy nghề đang hoạt động, trong đó có 22 cơ sở công lập và 30 cơ sở ngoài công lập. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 36,9% Nguồn: UBND tỉnh Chuyện kể từ đảo Sinh Tồn Tiếp tục nâng cao vị thế Hội Cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới Hai chàng rể ª Truyện ngắn: HOÀNG KIM NGỌC Lấy sức trẻ che chở cho rừng xanh 10 Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chức TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG (XEM TRANG 4) T rải qua 26 năm thành lập và phát triển (1989-2015), Hội Cựu chiến binh (HCCB) các cấp trong tỉnh không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoạt động có hiệu quả. Thời gian qua, hầu hết CCB luôn giữ vững đạo đức cách mạng, phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái, gương mẫu tham gia các cuộc vận động, các phong trào cách mạng chung của địa phương; đoàn kết, gắn bó, được quần chúng tin yêu, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, Hội CCB tỉnh Lâm Đồng có 16 đơn vị cấp huyện và tương đương, 210 cơ sở, 1.497 Chi hội, 25.965 hội viên. Trong lực lượng có trên 5.800 hội viên là đảng viên, gần 4.300 là người dân tộc thiểu số, trên 2.450 hội viên nữ, gần 5.790 hội viên có đạo; các thế hệ CCB có trên 70% là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang… Hàng năm, HCCB các cấp đã bám sát nghị quyết của cấp ủy Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. HCCB các cấp đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng: xác định tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ làm nhiệm vụ hàng đầu; lấy chăm lo nâng cao đời sống hội viên làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò cán bộ Hội các cấp làm khâu đột phá. Do vậy, từng năm có trên 95% cơ sở Hội đạt trong sạch, vững mạnh; trên 95% hội viên CCB gương mẫu và gia đình đạt chuẩn văn hóa. Các cấp Hội thường xuyên quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng… (XEM TRANG 8) XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP ĐIỂM Ở LÂM ĐỒNG Những vấn đề đặt ra Khảo cổ học tiền - sơ sử và lịch sử Lâm Đồng, một công trình cần được tiếp nối 6 ° Festival Hoa 2013 - Ảnh: VĂN BÁU

Transcript of Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ...

Page 1: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

NAÊM THÖÙ 38 TOØA SOAÏN: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

CUOÁI TUAÀN

SOÁ 263 THÖÙ BAÛY

7 - 11

2015

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

5

(XEM TIẾP TRANG 2)

3

Toàn tỉnh hiện có 52 cơ sở dạy nghề đang hoạt động, trong đó có 22 cơ sở công lập và 30 cơ sở ngoài công lập. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 36,9%

Nguồn: UBND tỉnh

Chuyện kểtừ đảoSinh Tồn

Tiếp tục nâng cao vị thế Hội Cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới

Hai chàng rể ª Truyện ngắn:

HOÀNG KIM NGỌC

Lấy sức trẻche chở cho rừng xanh10

Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chức TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG

(XEM TRANG 4)

Trải qua 26 năm thành lập và phát triển (1989-2015), Hội Cựu chiến binh (HCCB)

các cấp trong tỉnh không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoạt động có hiệu quả. Thời gian qua, hầu hết CCB luôn giữ vững đạo đức cách mạng, phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái, gương mẫu tham gia các cuộc vận động, các phong trào cách mạng chung của địa phương; đoàn kết, gắn bó, được quần chúng tin yêu, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

Đến nay, Hội CCB tỉnh Lâm

Đồng có 16 đơn vị cấp huyện và tương đương, 210 cơ sở, 1.497 Chi hội, 25.965 hội viên. Trong lực lượng có trên 5.800 hội viên là đảng viên, gần 4.300 là người dân tộc thiểu số, trên 2.450 hội viên nữ, gần 5.790 hội viên có đạo; các thế hệ CCB có trên 70% là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang… Hàng năm, HCCB các cấp đã bám sát nghị quyết của cấp ủy Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. HCCB các cấp đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng: xác định

tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ làm nhiệm vụ hàng đầu; lấy chăm lo nâng cao đời sống hội viên làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò cán bộ Hội các cấp làm khâu đột phá. Do vậy, từng năm có trên 95% cơ sở Hội đạt trong sạch, vững mạnh; trên 95% hội viên CCB gương mẫu và gia đình đạt chuẩn văn hóa. Các cấp Hội thường xuyên quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng…

(XEM TRANG 8)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP ĐIỂM Ở LÂM ĐỒNG

Những vấn đề đặt ra

Khảo cổ học tiền - sơ sử và lịch sử Lâm Đồng,một công trình cần được tiếp nối6

° Festival Hoa 2013 - Ảnh: VĂN BÁU

Page 2: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 20152

tin töùc - söï kieän

... Nhiều chính sách hỗ trợ tích cực của Trung ương Hội và của tỉnh đã giúp nhiều CCB thoát đói, nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Các phong trào trong Hội được phát động, nhằm động viên tinh thần tự lực, tự cường, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau xóa đói, giảm nghèo.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 8/1/2002 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện NQ 09-NQ/TW đã ban hành Báo cáo số 369-BC/TU ngày 8/9/2015, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm tiếp tục nâng cao vị thế HCCB trong thời gian tới. Theo đó, các cấp ủy đảng cần triển khai một số việc làm trọng tâm sau:

Tiếp tục đẩy mạnh phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên, hội viên CCB, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhằm tiếp tục khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng đối với CCB và công tác CCB trong giai đoạn cách mạng mới; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội. Từ đó, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng

viên, hội viên đối với công tác Hội. Các cấp ủy đảng tăng cường lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp, đoàn kết và phát huy tiềm năng của các thế hệ CCB, cựu quân nhân; chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp để hướng dẫn, thực hiện các chế độ, chính sách đối với CCB…

Tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo; giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, động viên CCB gương mẫu thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; xây dựng phát huy vai trò tổ chức Hội trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, trường học.

Bên cạnh những nhiệm vụ trên các cấp Hội cần quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho CCB và gia đình hội viên; có kế hoạch, biện pháp động viên cán bộ, hội viên thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ chính trị của Hội. BAN BIÊN TẬP

Tiếp tục nâng cao... (TIẾP TRANG 1) UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định đổi tên Trung tâm 05 - 06 Lâm Đồng thành Trung tâm Tư vấn và điều trị nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng trực thuộc Sở LĐ-TBXH. Theo đó, kể từ nay, tên gọi mới “Trung tâm Tư vấn và điều trị nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng” đã được thay thế cho tên gọi cũ “Trung tâm 05 - 06 Lâm Đồng”. Cùng với việc thay đổi tên gọi, cũng theo quyết định này của UBND tỉnh Lâm Đồng, “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Tư vấn và điều trị nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng” đã được ban hành. Theo đó, Trung tâm Tư vấn và

điều trị nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐ-TBXH tỉnh Lâm Đồng, có chức năng tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, tổ chức giải độc, cắt cơn và tư vấn chữa bệnh cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; tổ chức cai nghiện, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, dạy nghề, lao động sản xuất, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở LĐ-TBXH tỉnh Lâm Đồng; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ LĐ-TBXH. KHẮC DŨNG

Trong 7 ngày (từ 2 - 6/11/2015), Hội VHNT Lâm Đồng đã tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Đạ Tẻh nhằm tạo nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ về một vùng đất mới xa xôi của tỉnh. Tham gia chuyến đi thực tế có 20 văn nghệ sĩ thuộc các chuyên ngành: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật và các văn nghệ sĩ là hội viên đang sinh sống ở Đạ Tẻh.

Trước khi thâm nhập thực tế, các văn nghệ sĩ đã được lãnh đạo huyện tiếp đón, giới thiệu khái quát về quá trình khai hoang, hình thành và dựng xây huyện Đạ Tẻh trong suốt chặng đường từ sau ngày thống nhất đất nước; thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện sau 30 năm thành lập. Bên cạnh đó, chủ đề “Xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa”, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc Mạ bản địa, khai thác tiềm năng du lịch cũng là nguồn cảm xúc lớn cho văn nghệ sĩ sáng tạo.

Những ngày ở Đạ Tẻh, các văn nghệ sĩ được về với các buôn làng đồng bào Mạ ở An Nhơn, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đạ Pal, thăm các công trình thủy lợi hồ Đạ Hàm, hồ Đạ Tẻh, Đạ Lây; đến các thắng cảnh thác nước... Đồng thời sẽ tập trung sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh sinh động cuộc sống lao động sản xuất, học tập, công tác của đồng bào các dân tộc trong huyện; phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt không ngừng cống hiến góp sức xây dựng quê hương.

QUỲNH UYỂN

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng vừa trao quyết định của Bộ GDĐT cho Trường Đại học Đà Lạt, cho phép nhà trường được đào tạo thêm 4 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, gồm: Vật lý kỹ thuật, Sinh thái học, Hóa phân tích và Lịch sử Việt Nam từ năm 2015. Như vậy, với 1 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ trước đây là Toán giải tích, việc được phép đào tạo thêm 4 chuyên ngành đã nâng tổng số chuyên ngành đào tạo

trình độ tiến sĩ của trường thành 5 ngành. Bên cạnh đó, nhà trường đang tiếp tục đào tạo 7 chuyên ngành trình độ thạc sĩ. Điều này đã giúp cho Trường Đại học Đà Lạt có thêm điều kiện trong việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Qua đó, dần khẳng định vị thế là trường đại học hàng đầu khu vực Tây Nguyên, tiến tới trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia. TUẤN HƯƠNG

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đồng ý về mặt chủ trương đối với đề nghị của UBND huyện Bảo Lâm về việc chuyển mục đích sử dụng đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo thiếu đất sản xuất. Theo đó, tỉnh đã đồng ý cho cơ quan chức năng thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 93,21ha đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp và giao cho UBND huyện Bảo Lâm quản lý để bố trí đất cho các hộ đồng bào DTTS nghèo thiếu đất sản xuất tại huyện Bảo Lâm. 93,21ha đất dự kiến

sẽ được chuyển đổi để giao cho hộ đồng bào DTTS huyện Bảo Lâm này thuộc các xã Lộc Lâm 40,6ha, Blá 19,11ha, Lộc Thắng 13,7ha, Lộc Phú 11,7ha và Lộc Bắc 8,1ha. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Bảo Lâm có trách nhiệm rà soát các vị trí đất dự kiến chuyển đổi, lập thủ tục bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của địa phương; chỉ đạo lập hồ sơ thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất để bố trí đất cho hộ đồng bào DTTS nghèo thiếu đất sản xuất. K.D

Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đức Trọng vừa phối hợp với Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức đợt hiến máu tình nguyện lần thứ 5 trong năm 2015 tại 2 xã Tân Hội và Tân Thành. Tại đợt hiến máu tình nguyện này, Ban tổ chức đã thu được 58 đơn vị máu.

Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện, Phó Ban thường trực Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đức Trọng, đây cũng là đợt hiến máu tình nguyện cuối cùng được huyện

Đức Trọng tổ chức trong năm 2015, đưa tổng số đơn vị máu thu được từ đầu năm đến nay lên 534 đơn vị máu, vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện tỉnh giao trong năm 2015 là 14 đơn vị máu. Được biết, từ năm 2013 đến nay, huyện Đức Trọng đều vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện do tỉnh giao. Để có được kết quả trên, hàng năm, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện luôn kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phong trào này.

THY VŨ

Sáng 3/11, tại TP Bảo Lộc, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ chè trên địa bàn toàn tỉnh”. Đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị lần này còn có đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng đại diện các địa phương và 50 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, TP Bảo Lộc và TP Đà Lạt

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Từ đầu năm 2015 đến nay, do những tin đồn thất thiệt, những biến động bất lợi của thị trường và do việc quản lý chất lượng còn có những tồn tại đã khiến việc xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Hiện, toàn tỉnh còn có khoảng 5 ngàn tấn chè các loại bị tồn kho; trong đó, có 2,5 ngàn tấn chè đen, còn lại là chè xanh và chè Oolong. Trước tình hình này, 9 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè xanh và chè đen ngừng hoạt động. Riêng đối với chè Oolong, hiện các doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng. Do khó khăn đó, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá thu mua chè nguyên liệu xuống từ 5 - 10% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá chè Oolong búp tươi giảm xuống mạnh, chỉ còn lại từ 15 - 17 ngàn đồng/kg (năm 2014 là 20 - 24 ngàn đồng/kg).

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm S khẳng định: Để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tỉnh Lâm Đồng sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm việc sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa chất Fipronil để bón cho cây chè. Đồng thời, các ngành chức năng và các địa phương cần có biện pháp tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức và sản xuất chè theo hướng an toàn; cần tăng cường đầu tư cơ giới vào sản xuất chè (nhất là việc thu hái) nhằm giảm chi phí công lao động; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm chè. Riêng đối với chè Oolong, hiện thị trường tiêu thụ quá nhỏ hẹp (95% sản phẩm xuất khẩu qua Đài Loan), nên cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu qua các nước châu Âu; cần phát triển thương hiệu Trà B’Lao qua các thị trường tiềm năng, như: Nhật, Mỹ, Canada, Nga, Singapore, Hà Lan và các nước Trung Đông. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở phải thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm và tái vi phạm về ATVSTP khi sản xuất chè; đồng thời, các ngành chức năng và các doanh nghiệp cần chung tay, góp sức để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn đưa ngành chè Lâm Đồng ngày càng phát triển.

KHÁNH PHÚC - HỮU SANG

Ngày 3/11, Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin (NNCĐDC) huyện Di Linh đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III (nhiệm kỳ 2015 - 2020) để đánh giá hoạt động trong nhiệm kỳ II (2010 - 2015); bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội trong nhiệm kỳ III (2015 - 2020) và bầu Ban chấp hành Hội NNCĐDC huyện khóa mới.

Với tinh thần “Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm vì nạn nhân Da cam”, Đại hội ghi nhận, trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hội NNCĐDC huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng tổ chức Hội và đẩy mạnh các hoạt động của Hội. Hội NNCĐDC huyện Di Linh đã có 14 tổ chức Hội cơ sở, với 410 hội viên; trong đó, có 277 hội viên là NNCĐDC. Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng 370 phần quà giúp hội viên nghèo vào các dịp lễ, tết, trị giá hơn 500

triệu đồng; hỗ trợ 37 triệu đồng giúp 10 nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn sửa chữa, nâng cấp nhà ở; cấp 7 xe lăn giúp những nạn nhân không tự đi lại được… Qua đó, Hội đã góp phần giúp đỡ nạn nhân Da cam có điều kiện vươn lên trong cuộc sống và từng bước hòa nhập với cộng đồng.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hội NNCĐDC huyện khóa mới, gồm 19 thành viên. Ông Phạm Văn Đằng - Chủ tịch Hội NNCĐDC huyện khóa II, tiếp tục được Ban chấp hành Hội khóa mới bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội khóa III. Dịp này, Đại hội đã trao 4 Kỷ niệm chương “Vì nạn nhân CĐDC” của Trung ương Hội; trao bằng và giấy khen của UBND tỉnh, UBND huyện và Hội NNCĐDC tỉnh tặng những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội. XUÂN LONG

Đổi tên Trung tâm 05 - 06

Hội VHNT Lâm Đồng đi thực tế sáng tác tại Đạ Tẻh

Cần chung tay tháo gỡ khó khăncho ngành chè Lâm Đồng

Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin huyện Di Linh Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020

Đại học Đà Lạt được phép đào tạo thêm4 chuyên ngành trình độ tiến sĩ

Đức Trọng: Vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện năm 2015

Bảo Lâm: Chuyển mục đích sử dụng đấtđể giao cho hộ DTTS

Page 3: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 2015 3

kinh teá - xaõ hoäi

Bạn cần biết

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai

nước được xác lập vào năm 1992. Đến năm 2001, hai nước đã tiến tới mối quan hệ toàn diện và năm 2009 đã nâng tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược.

Vài nét về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Mối quan hệ giữa hai nước đã đủ chín muồi bằng quan hệ chiến lược để xác định không những vấn đề song phương mà còn cả những vấn đề khu vực cũng như thế giới. Hàn Quốc và Việt Nam tự tin gia nhập những vấn đề đàm phán toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống khủng bố, cướp biển, tội phạm công nghệ, quản lý thảm họa thiên nhiên, tăng trưởng xanh, quản lý tài nguyên nước, hợp tác trồng rừng và những bệnh dịch mới xuất hiện.

Hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có lịch sử và văn hóa tương đồng. Thêm vào đó, hai nước cũng có những thế mạnh bổ sung cho nhau như Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào trong khi Hàn Quốc lại có thế mạnh về công nghệ và những thành công về phát triển kinh tế. Mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc thể hiện rõ thông qua các hoạt động hợp tác đầu tư, thương mại.

Quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng đạt được những bước tiến mạnh mẽ. Việt Nam là thành viên ASEAN duy nhất có 2 cơ quan đại diện ngoại giao Hàn Quốc, đó là Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.Hồ Chí Minh. Các cuộc viếng thăm ngoại giao cao cấp diễn ra thường xuyên giữa hai nước mà đỉnh cao là chuyến thăm cấp nhà nước của các nguyên thủ quốc gia cao nhất.

Về mặt kinh doanh, có khoảng 3.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam và khoảng 40.000 công nhân Việt Nam đang làm việc ở Hàn

Quốc. Nhờ những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp và công nhân này mà mối quan hệ thương mại song phương và đầu tư giữa hai nước đã đạt được những kết quả ấn tượng.

Cuối năm 2014, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được thông qua và chính thức ký kết vào tháng 5/2015. Đây là sự kiện quan trọng mở ra tầm cao mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc không chỉ mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư giữa hai nước mà còn làm sâu sắc thêm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả công nghiệp và năng lượng.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc là một trong ba kênh FTA đã thành công hoặc đang trong quá trình đàm phán, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiện tại, quá trình đàm phán đang được tiến hành giữa Hàn Quốc và ASEAN để đạt được mức độ tự do hóa cao hơn hiện tại. Việc đàm phán dự kiến sẽ đạt được vào cuối năm 2015. Mặt khác, đàm phán RCEP đang diễn ra, gồm 16 nước trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc, dự kiến cũng sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Những lợi ích kinh tế trong Hiệp

định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

Về kinh tế, thương mại, đầu tư, tương tự như nội dung cam kết WTO hay các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán, việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt - Hàn sẽ giúp hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Ví dụ với mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm, đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế, trong khi hiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.

Ngược lại, Việt Nam cắt giảm thuế quan với 92,7% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 89,2% số dòng thuế, chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 3.000cc trở lên, phụ tùng ô-tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện,... Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác.

Tuy nhiên, Hiệp định cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, khi cắt giảm thuế quan sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân sẽ phải nhận thức đầy đủ hơn về tiến trình hội nhập nói chung và việc thực hiện Hiệp định VKFTA nói riêng, qua đó mới có thể khai thác hiệu quả các lợi ích cũng như hạn chế những tác động bất lợi của Hiệp định. Trong 22 năm qua, thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc tăng từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên 28,8 tỷ USD năm 2014, tăng 57 lần. Từ năm 2011, Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành đối tác lớn thứ 2 cung cấp hàng hóa cho Việt Nam. Năm 2014, Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hàn Quốc và Việt Nam có chung mối quan tâm trong

việc đóng góp vào sự thành công của hai hiệp định thương mại tự do với tiến trình chung và sự thịnh vượng của khu vực. Tham gia vào tiến trình tự do hóa thương mại, lợi ích được chia sẻ cho cả hai phía với những lợi thế của mình.

Thứ nhất, FTA Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tạo thêm nhiều lợi ích kinh tế thông qua việc tăng xuất khẩu và hợp tác đầu tư.

Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đạt được những lợi ích quan trọng vì FTA Việt Nam - Hàn Quốc sẽ giúp cho các doanh nghiệp này có thể xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm sang đối tác.

Thứ ba, FTA Việt Nam - Hàn Quốc sẽ thúc đẩy môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể gia nhập vào thị trường Việt Nam đang được mở rộng một cách nhanh chóng.

Thứ tư, FTA Việt Nam - Hàn Quốc sẽ cải thiện môi trường cạnh tranh - nơi mà các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể vượt qua những trở ngại trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Thứ năm, FTA Việt Nam - Hàn Quốc sẽ xác định những khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư sẽ được tăng cường hơn.

Thứ sáu, một loạt các thước đo thể chế khác nhau sẽ được ban hành để làn sóng Hàn Quốc sẽ đến được Việt Nam.

Lợi ích từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc không chỉ giới hạn giữa hai nước. Trước mắt, Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) sẽ được hình thành vào cuối năm 2015. Những sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và cung cấp bởi nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam cuối cùng sẽ được tự do tiến vào thị trường các nước ASEAN khác. Và các sản phẩm và dịch vụ như vậy cũng sẽ được hưởng ưu đãi giống như nhau dưới tác động của các FTA mà ASEAN ký kết với các đối tác thương mại khác.

D.Q (theo ncseif)

Lợi ích kinh tế sau Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

N ăm 1995, sau biến cố gia đình, chị Trần Thị Phượng và con trai 3 tuổi chuyển vào sinh sống ở tổ dân phố Nghĩa

Lập 5, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương. Chị vốn là giáo viên, thời gian đầu chưa xin được việc phải xoay xở làm thuê làm mướn đủ thứ để nuôi con. Sau này xin được dạy hợp đồng ở xã Lạc Lâm, hàng ngày đạp xe cách nhà hơn 10km để đi làm. Lương chẳng được bao nhiêu nhưng yêu nghề nên chị cố gắng bền bỉ…

Sau bao nhiêu nỗ lực phấn đấu, chị đã được chuyển biên chế chính thức, năm 2003 được bổ nhiệm làm Hiệu phó Trường Tiểu học Ka Đô 2, nhiều năm được bầu là chiến sỹ thi đua cơ sở. Cháu Phùng Ngọc Giang đã không phụ lòng mẹ, chăm ngoan học giỏi, năm 2010 thi đậu vào Trường sỹ quan Lục quân 2. Mới tốt nghiệp ra trường, đầu năm 2015 được điều động ra Trường Sa, giữ chức vụ phân đội trưởng tăng, đảo Sinh Tồn, một trong 9 đảo phía bắc (cụm 2) thuộc quần đảo Trường Sa. Nơi đây cách đảo Gạc Ma (bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1988) chỉ trong tầm mắt nên các lực lượng trên đảo luôn phải đề cao cảnh giác, trực chiến 24/24 giờ.

Hè qua, bất ngờ nhận được thư mời của Vùng 4 Hải quân ra thăm đảo, chị mừng quá, không ngờ được gặp con sớm vậy. Đã

nhiều lần khăn gói đi thăm con nhưng chuyến đi này làm chị háo hức nhất và để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất. Chị đã chuẩn bị rất nhiều quà đặc sản Đà Lạt như actiso, mứt, mật dâu, rau, thêm cả buồng chuối sau nhà cũng mang đi nốt. Sốt sắng là vậy nhưng xuống TP Hồ Chí Minh,

chị và thân nhân cán bộ, chiến sỹ Trường Sa còn phải đợi thêm 2 ngày để làm các thủ tục khám sức khỏe, học nội quy và nhiều công tác chuẩn bị khác. Chi tiết về hành trình chuyến đi tuyệt đối được giữ bí mật, chị chỉ biết đợt này có 2 tàu ra Trường Sa, một tàu đi cụm đảo phía nam, một

tàu đi cụm đảo phía bắc. Điều kiện trên tàu khá tiện

nghi, mỗi người được bố trí một giường chiến sỹ vừa đủ nằm. Nhưng chẳng ai nằm yên, chốc chốc lại lên boong tàu ngóng về phía xa chân trời. Lênh đênh trên biển 6 ngày, tàu cập bến đảo gần nhất là Song Tử Tây. Ở lại một đêm, tàu tiếp tục hành trình. Thông thường đảo có âu tàu, nếu biển lặng thì tàu cập bến rất thuận lợi, nhưng nếu biển động, tàu không vào gần đảo được (sóng ở bờ rất lớn) phải dùng ca nô đưa từng người rất lâu và rất nguy hiểm. Chị và mọi người sốt ruột lắm, mong từng ngày từng giờ gặp người thân, phần vì lo nếu lâu ngày quà hư hết. Con trai chị ở đảo Sinh Tồn theo thứ tự là thứ 8 nên phải chớ khá lâu mới tới lượt, còn đảo Đá Lớn ở cuối cùng còn phải chờ lâu hơn. Cũng may ban tổ chức đã linh hoạt đưa đón, đảm bảo người nhà được ở lại đảo ít nhất là 5 ngày.

Đến đảo chị mới thấy nhiều điều không như suy nghĩ và tưởng tượng của mình. Đầu tiên là thằng con trai mới ra đảo gần năm mà rắn rỏi, chững chạc hẳn, đón mẹ ở cầu tàu miệng cười roi rói (thế mà chị cứ tưởng nó sẽ khóc khi gặp mẹ như hồi còn đi học). Đến bữa ăn cũng đầy đủ món thịnh soạn như ở đất liền. Các món hải sản là do anh em đánh bắt được hoặc tàu cá dân cho, riêng thịt heo và đậu phụ, rau mầm và bún là sản phẩm tăng gia sản xuất của bộ đội trên đảo. Lúc ở trên tàu cứ lo đảo nhỏ không có chỗ ngủ nhưng thực tế

đảo có nhà khách rất đàng hoàng, trong 22 khách thì 4 ông bố được bố trí 1 phòng, 3 bà mẹ 1 phòng, còn các cặp vợ chồng được ưu tiên 1 phòng riêng hẳn hoi. Trên đảo cũng đông đúc nhộn nhịp, có đủ người lớn trẻ con như khu phố chị ở. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, hai mẹ con đi thăm trụ sở ủy ban, trường học, nhà chùa, bệnh xá... Bệnh xá ở đảo có bác sỹ và được trang bị phòng mổ khá hiện đại, hôm rồi mới mổ thành công một ca đau ruột thừa.

Lúc có hai mẹ con, chị có hỏi Giang chuyện vợ con tính sao? Giang nói đợi sau này ổn định rồi mới lập gia đình. Phùng Ngọc Giang còn nói với chị: “Con sẽ tìm một người vợ ngoan hiền ở ngay Đơn Dương nhà mình rồi sinh vài đứa con để bà có cháu, có người hàn huyên đỡ cô quạnh lúc tuổi già”. Cái thằng, sau bao ngày xa cách nó vẫn chu đáo, hiểu được sâu thẳm lòng mẹ. Chị nghĩ, cuộc đời mình được như thế là mãn nguyện rồi, sau bao sóng gió cuộc đời, thì những phút ở bên con lúc này là cảm thấy yên bình nhất, hạnh phúc nhất. Ngẫm lại chặng đường hai mẹ con đi qua, chẳng có gì là bằng phẳng cả nhưng chị tự hào đã vượt qua được tất cả. Những người trên đảo này có lẽ cũng vậy, đất nước mình cũng vậy.

Qua chuyến đi này, chị muốn cảm ơn sự quan tâm của Quân chủng Hải quân, những tình cảm quý mến của cán bộ, chiến sỹ đã dành cho chị và những người thân. Chị rất vui và nhớ mãi khoảnh khắc quý giá đó.ª

Chuyện kể từ đảo Sinh Tồnª XUÂN NGỌC

° Thân nhânchụp hình lưu niệm cùng các chiến sỹ.

Page 4: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

4

kinh teá - xaõ hoäiCUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 2015

C ô chú tôi sinh được hai người con gái. Đó quả thật là hai thiên thần vừa dịu dàng, xinh xắn và đều rất giỏi

giang, ngoan hiền. Hai em học hành chăm chỉ từ tiểu học cho đến trung học phổ thông luôn là học sinh giỏi của Trường Bùi Thị Xuân. Tốt nghiệp đại học, đều có công ăn việc làm ổn định, thu nhập khá cao và lần lượt lấy chồng. Chị lấy chàng kỹ sư cùng làng, em lấy chồng là thương gia có tiếng ở Đà Lạt. Rể út kinh doanh thành đạt, sắm hẳn chiếc Toyota Camry mới cóng. Mỗi khi nhà cô chú nhân có giỗ hay ngày tết, xe lại nghênh ngang chạy vào làng, trước sự vênh vang của ông chú với xóm giềng. Tôi biết chú đang hỷ hả, trước những người đã từng cho ông ngồi chiếu dưới vì chỉ biết sinh toàn “vịt trời”. Nay hết chê bai rồi nhé, nhất là các anh chàng vẫn thường kháy chú “năng lực yếu kém”, chẳng kiếm nổi tý con trai nối dõi.

Ở cái làng bé xíu của tôi, từ trước đến nay đã có ai sắm được chiếc xe xịn như xe rể út kia đâu. Chiếc Camry bóng loáng, máy chạy cứ êm ru, đứng bên cạnh, nếu không để ý cũng chẳng nghe tiếng nổ. Có lần, nhân nhà có đám giỗ, ông chú bảo con rể: “Hải, mày chở ba ra phố kiếm can rượu”, dù trong làng cũng có người nấu rượu. Thế là ông chễm chệ ngồi trên xe, và yêu cầu rể út hạ kính xe xuống để mọi người có thể thấy ông oai vệ ngồi trên chiếc xe sang trọng. Hình như chiếc xe

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Nhìn lại các kỳFestival Hoa Đà LạtGần 10 năm qua, Festival Hoa

Đà Lạt trở thành sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc gia và quốc tế, “điểm nhấn” quan trọng để thành phố hoa và sản phẩm hoa của vùng đất lạnh được đông đảo bạn bè gần xa biết đến. Từ thành công của lần tổ chức đầu tiên (năm 2005), như lời hẹn, cứ hai năm một lần, Festival Hoa - Đà Lạt lại về trong sự chờ đợi của công dân thành phố hoa và bạn bè trong, ngoài nước, Đà Lạt - “điểm hẹn” Festival Hoa!

Sau mỗi kỳ Festival Hoa, Ban tổ chức đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm để lần tổ chức sau tốt hơn, đẹp hơn, phục vụ du khách tốt hơn; cũng theo đó, sản lượng và chất lượng hoa Đà Lạt ngày càng gia tăng, Đà Lạt thu hút du khách ngày càng đông hơn. Hãy nhìn lại 5 kỳ Festival Hoa Đà Lạt đã qua…

Festival Hoa đầu tiên (từ ngày 10 - 18/12/2005), chủ đề: “Đà Lạt - Điểm hẹn muôn sắc hoa” với nhiều hoạt động: Diễu hành xe hoa; Hội chợ triển lãm hoa; Hội thảo quốc tế về hoa; Đêm hội rượu vang; Đêm hội tình yêu... Đêm khai mạc gây ấn tượng mạnh đối với du khách bằng sân khấu nổi trên mặt hồ Xuân Hương với màn biểu diễn truyền thuyết về tình yêu và hoa: Ngưu Lang - Chức Nữ, truyền thuyết LangBian, huyền thoại hồ Than Thở, huyền thoại hoa hồng… thu hút 80.000 du khách tham quan, thưởng lãm.

Festival Hoa lần thứ 2 (từ ngày 15 - 22/12/2007), chủ đề: “Hoa Đà Lạt - Tôi yêu bạn”, với 19 chương trình tôn vinh người trồng hoa và vẻ đẹp của trăm ngàn loài hoa Đà Lạt; tổ chức đám cưới hoa cho 114 cặp uyên ương nhân kỷ niệm 114 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam; tôn vinh 12 nghệ nhân trồng hoa và 6 làng nghề trồng hoa của Đà Lạt… Tại Festival Hoa Đà Lạt 2007, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công bố 8 kỷ lục Việt Nam: Chiếc áo cưới dài nhất Việt Nam (dài 42m); Bức ảnh cưới dài nhất Việt Nam (dài 78m, chụp đám cưới tập thể 100 đôi uyên ương); Đoàn xe hoa đông nhất Việt Nam (40 chiếc đưa 85 cặp cô dâu chú rể từ TP.HCM về Đà Lạt tổ chức thành hôn); Cặp đèn cưới Long Phụng lớn nhất Việt Nam (mỗi cây đèn cao 3,7m, nặng 2,7 tấn); Phiến đá uyên ương có chữ ký cô dâu chú rể nhiều nhất Việt Nam (lưu chữ ký của 100 cặp cô dâu chú rể); Thùng rượu vang bằng gỗ lớn nhất Việt Nam (chứa 2.000 lít rượu); Cặp hộp trà song hỷ lớn nhất Việt Nam (đường kính 1,99m, chiều cao 3,6m, nặng 120kg); Buổi diễu hành có nhiều ông già Noel

Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chức ª THANH DƯƠNG HỒNG

Từ “Lễ hội Sắc hoa Đà Lạt” (tháng 12/2004) như là bước “tập dượt” để nâng tầm tổ chức Festival Hoa đầu tiên vào năm 2005; và từ đó đến nay, 5 lần Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức thành công đã tạo “cú huých” đưa thương hiệu hoa Đà Lạt phát triển…

nhất Việt Nam (200 sinh viên hóa trang thành ông già Noel).

Festival Hoa lần thứ 3 (từ 1 - 4/1/2010), chủ đề: “Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa”, gồm 14 chương trình; Festival Hoa lần này được Chính phủ đưa vào một trong những sự kiện tiêu biểu của quốc gia chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; nhiều kỷ lục: đôi rồng hoa dài 108m, cao 3m, mỗi con dài 54m, tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam; bình hoa khổng lồ chủ đề “Hồ Gươm” do 1.000 người dân Đà Lạt thực hiện… Đặc biệt, trong Lễ khai mạc Festival Hoa 2010, Đà Lạt đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Đà Lạt là thành phố Festival Hoa đầu tiên của Việt Nam.

Festival Hoa lần thứ 4 (từ 30/12/2011 đến 3/1/2012), chủ đề: “Đà Lạt - Thành phố Festival Hoa”, với 21 chương trình đặc sắc. Điểm nhấn của Festival 2012 là “Không gian hoa đẹp” và Lễ hội đường phố “Hoa và ánh sáng”. Festival Hoa - Đà Lạt 2012 thu hút hơn 300 ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước tham dự.

Festival Hoa lần thứ 5 (từ ngày 28/12/2013 đến 2/1/2014), chủ đề: “Tây Nguyên - Âm vang tiếng gọi đại ngàn”. Festival Hoa - Đà Lạt 2014 là một trong chuỗi các sự kiện văn hóa quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại Tây Nguyên và Đà Lạt - Lâm Đồng chào mừng Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Tuần lễ Văn hóa du lịch Lâm Đồng 2013,

công bố Năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”…

Và, Festival Hoa - Đà Lạt lần thứ 6 (sẽ diễn ra từ 29/12/2015 đến 2/1/2016), chủ đề: “Đà Lạt - Muôn màu sắc hoa”,...

(XEM TIẾP TRANG 12)

° Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V.

Kể chuyện linh vật ViệtÔng Nguyễn Quốc Hữu,

Phòng Trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đơn vị tổ chức triển lãm Linh vật Việt Nam cho biết, thực chất, linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau.

Đó là những vật linh do người Việt Nam sáng tạo nên, hoặc do quá trình giao lưu, tiếp biến từ những nền văn hóa khác bên ngoài du nhập vào, được người Việt chế tác, sử dụng rộng rãi từ lâu đời và có những tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới niềm tin tín ngưỡng của người Việt.

Vượt qua ý nghĩa trưng bày, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Đoàn cho biết, quá trình lựa chọn kỹ càng từ kho hiện vật phong phú của Bảo tàng để đưa ra trưng bày gần 100 hiện vật tiêu biểu ở 27 loại hình khác nhau không nằm ngoài mong muốn cung cấp cho người xem một bộ nhận diện tương đối rộng về linh vật Việt Nam. Đúng là ở

cuộc trưng bày này, người xem được “vỡ vạc” ra nhiều điều, khi mà trước đó, linh vật Việt chỉ được biết đến sơ sài là những con nghê, sấu đá...

“Chúng tôi mong muốn giới thiệu được nhiều hơn số hiện vật ở nội dung trưng bày này. Bên cạnh những hiện vật còn là những câu chuyện độc đáo về lịch sử, diễn biến phát triển, đặc điểm tạo hình, phong cách nghệ thuật, chức năng sử dụng cũng như những ý nghĩa biểu tượng văn hóa. Từ đó khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam, nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng những biểu tượng văn hóa”.

Nỗi buồn từ sự xâm lấn của các linh vật ngoại lai có lẽ vẫn đang dai dẳng khi sau một thời gian sôi sục, vẻ như ở nhiều nơi lại bỏ lửng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, bối cảnh hiện nay rất cần tiếp tục có những làn sóng mới để tìm lại được chỗ đứng vốn có cho linh vật Việt, trong đó những triển lãm như thế này rất

Linh vật Việt “kể chuyện” lịch sử: “Vỡ vạc” ra nhiều điều Trưng bày chuyên đề Linh vật Việt với sự phong phú loại hình, hàng loạt mẫu hình linh vật bằng nhiều chất liệu quý hiếm, đặc sắc, có linh vật chế tác tinh xảo bằng vàng, ngọc đã khiến cảm xúc người xem vượt qua cả sự ngỡ ngàng. Đây được xem như một gạch nối cực kỳ giá trị cho tinh thần Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 08/8/2014 về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam”.

° Festival Hoa 2013 - Ảnh: THANH TOÀN

Page 5: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

5 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 2015

Vaên hoùa - Ngheä thuaät

° Minh họa: H.T

Hai chàng rểđã làm tăng “độ oai” của chú trước mọi người. Và có lẽ vì vậy, mà tình cảm của ông đối với Hải đã có phần hơn hẳn rể đầu.

Rể đầu tính tình thật thà, ít nói. Anh “mất điểm” hơn Hải chỉ vì không phải là người thành phố, lúc nào cũng ăn mặc bảnh bao, chải chuốt và yếu thế hơn là anh chỉ có cái xe máy cà tàng… Anh là kỹ sư chuyên ngành nuôi cá nước ngọt, ở cách nhà bố mẹ vợ chừng dăm phút đi bộ.

Còn nhớ, hồi con gái đầu đi lấy chồng, ông chú đã từng tự hào vì chàng rể này lắm. Nói gì thì nói, nhà tuy nghèo, nhưng cũng là người có chí tiến thủ. Vừa làm việc nhà không ngơi tay nhưng học hành thì năm nào cũng đạt loại giỏi. Làng ngày ấy đang có phong trào nuôi cá nước ngọt. Với vốn kiến thức học được, anh liều mở một trại ươm cá giống cung cấp cho các vùng lân cận. Tiếng lành đồn xa, người dân ở các nơi xa như Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc… tìm đến mua cá giống. Lúc này ông chú đi đâu cũng khoe khoang: “Cảnh, con rể tao là kỹ sư giỏi nhất vùng này”. Nhưng đến khi cô út đưa người yêu cùng đi xe hơi về ra mắt thì chú cho Cảnh ra rìa.

Đúng như các cụ đã từng đúc

kết: “Xa thơm, gần thối”. Điều này vận đúng vào hai chàng rể của chú tôi. Hải ở mãi trên Đà Lạt, cho nên ít phải va chạm với bố vợ, mỗi khi về thăm lại quà cáp, biếu xén khắp họ hàng, khiến chú nở mặt, nở mày. Còn Cảnh làm ăn tại làng, mỗi khi xảy ra chuyện khúc mắc gì giữa anh với người làng thì họ lại đến gặp ông để phàn nàn, kể lể đủ

điều. Điều đó làm cho ông nảy sinh những điều không hài lòng và càng để ý, xét nét nhiều đến rể đầu: “Kỹ sư gì mà quần cứ ống thấp, ống cao, mặt mũi lấm lem như nông dân. Suốt ngày quần quật với các cá mú”. Đã có lần chú phàn nàn với tôi là Cảnh còn chê ông hút thuốc lào hôi hám cả nhà. Anh từng thẳng thắn khuyên: “Bố hút

thuốc dễ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm lắm đấy”. Lời khuyên chân tình đã làm chú khó chịu thực sự. Trong khi đó thì Hải, chẳng những không một lời can mà còn mua hẳn cho ông một kg thuốc lào hảo hạng hiệu Tiên Lãng. Ông nức nở: “Thằng này có quý và quan tâm nên mới biết sở thích của mình là gì. Chẳng như thằng Cảnh, hễ cứ nhìn thấy bố vợ là cứ lải nhải về sự nguy hiểm của việc hút thuốc. Nghe mà nhức cả đầu”.

Bỗng một hôm ông chú xồng xộc sang nhà tôi ca cẩm: “Cái thằng Cảnh, không biết làm ăn thế nào mà đợt vừa rồi bán cá giống người ta về nuôi bị chết hàng loạt. Họ sang nhà tao mắng vốn, không ra làm sao cả. Tao góp ý với nó, thì nó còn đổ lỗi cho người ta là đã được hướng dẫn phương pháp nuôi và chăm sóc, nhưng nào có ai chịu nghe đâu. Thôi, tao từ quách nó đi cho rảnh nợ”…

Càng nói mặt chú càng đỏ, vội lôi chai rượu trong tủ, rót một chén đầy, ngửa cổ uống một hơi hết sạch. Tôi biết là ông bực mình lắm.

Một lần khác, vừa về đến nhà tôi đã bị bà cô túm lấy nhờ can thiệp chuyện mâu thuẫn giữa Cảnh và ông chú. Chả là bà bị thấp khớp, chân sưng tấy. Cảnh không biết kiếm đâu được hộp thuốc đặc trị thấp khớp của Mỹ, nghe cũng thuộc vào loại quý hiếm lắm. Khi bà cô đem ra xoa bóp, ông chú liền chất vấn. Sau khi biết là quà của Cảnh, ông bắt bà phải đem trả, rồi vội vàng tìm mua mấy gói thuốc nam của thầy lang trong làng đem về sắc cho uống. Chưa thấy kết quả gì thì đầu gối cô lại sưng vù thêm. Cảnh đến nhà, biết chuyện anh trách bố vợ quá tin vào lang băm, cho bà uống thuốc vớ vẩn. Chẳng ngờ ông vừa từ nhà sau lên, biết chuyện, nổi khùng đuổi Cảnh ra khỏi nhà. Ông giận dữ quát: “Nhà này, đất này, bỏ rẻ đi cũng được vài, ba tỷ. Tao sẽ di chúc hết cho thằng Hải. Nên nhớ là chẳng có tý gì cho vợ chồng mày đâu”. Cảnh đã quá quen với tính cách của bố vợ, chỉ cười, rồi rút êm về nhà.

Ai cũng nghĩ rằng, giận thì nói thế thôi, chứ ông lại quên ngay thôi mà. Thế nhưng ngày hôm sau, ông tức thì lập di chúc, mời người

làm chứng và đến ủy ban đóng dấu đàng hoàng. Gặp Cảnh, tôi hỏi: “Sao có chuyện kỳ lạ thế !”. Anh chỉ thở dài và nói: “Chẳng hiểu sao ba ngày càng ghét em. Mà em có làm gì quá đáng đâu, ngoài mong muốn cho ba, mẹ ngày càng khỏe mạnh. Thằng con em bị hen phế quản, nó hay sang nhà ngoại chơi, cứ hít phải khói thuốc lào thì y như rằng, đêm đó cứ ho sù sụ. Góp ý thì ông bảo là rủa cho ông chết sớm. Và rồi ông cứ suốt ngày lấy cậu Hải làm gương cho em. Thế nhưng anh thấy đấy, hễ nhà có việc, dù lớn hay nhỏ thì toàn là em gánh vác, chứ nó ở xa thì giúp được gì!”.

Cảnh nói đúng. Ông chú đã bị cái vẻ hào nhoáng bên ngoài của Hải làm cho ông choáng ngợp. Mỗi lần vợ chồng về ngoại thì tiếp như khách quý, nhiều khi cô chú tôi còn phải thu dọn hành lý hộ. Thậm chí có lần ông ra tay kỳ cọ đôi dép nhựa thật sạch để Hải tháo giầy ra có cái sử dụng.

Rồi gia đình chú tôi xảy ra chuyện. Bà cô chân yếu bị trượt té ngay bờ giếng, đầu đập vào chậu cây cảnh. Đứa cháu ngoại thấy bà nằm im thì sợ quá, la toáng lên, vội chạy ra ao cá giống gọi ba về. Cảnh chạy về thấy bố vợ và bà con hàng xóm đã có mặt. Anh vội lấy xe máy nhờ người giữ để đưa bà đi cấp cứu, nhưng ông chú ngăn lại, bảo rằng đã gọi điện thoại cho Hải và nó bảo nếu không chảy máu thì không sao, cứ xoa đầu rồi để bà nghỉ một chút, giải quyết xong công việc là nó sẽ đánh xe về chở bà vào viện chuyên khoa ở Sài Gòn. Nó còn bảo ở đó có cái máy “công cộng” (Máy cộng hưởng từ - MRI) gì đó hiện đại lắm. Vì thế phải đợi thằng Hải về đưa mẹ nó bằng ô tô”.

Rồi chú cứ bắt mọi người ngồi đợi Hải trong sự suốt ruột. Thỉnh thoảng ông lại lấy điện thoại ra gọi: “Con đến đâu rồi? Thế à! Vẫn chưa xong việc, chưa đi được à?”. Mãi đến khi thấy mặt cô tôi sưng to như bị phù, rồi nôn ói ra cả áo quần, mọi người nói mãi, ông mới đồng ý cho Cảnh và một người nữa ngồi kẹp giữ bà lên bệnh viện huyện cấp cứu.

Bác sĩ khám và quyết định chuyển bà lên tuyến trên bằng xe cấp cứu. Sau khi hội chẩn, họ đã phẫu thuật sọ não cho kịp hút máu tụ và cho biết chỉ chậm chút nữa thì bà không qua khỏi. Ông chú, hết đứng lại ngồi, vừa lo lắng cho bà, vừa bực tức Hải bởi cho đến lúc này chẳng thấy tăm hơi. Ngày sau, cậu ta mới cùng chiếc xe bóng loáng, chạy thẳng vào viện thăm mẹ. Với tác phong rất Tây, Hải đặt bó hoa rất đẹp ngay đầu giường, khi mà trên người mẹ vợ chằng chịt những dây là dây. Anh thanh minh rằng có công việc đột xuất cực kỳ quan trọng với “Sếp” nên không thể về ngay được.

Trong tâm trạng vẫn chưa hết bực bội, ông chú hằm hằm tiến đến cầm bó hoa và kéo tôi ra ngoài hành lang trước sự ngạc nhiên của mọi người. Ông ném toẹt bó hoa vào thùng rác rồi nói khẽ, chậm rãi và giọng điệu dứt khoát với tôi: “Tao nghĩ lại rồi cháu ạ. Khi nào cô mày ra viện, tao sẽ lập lại bản di chúc khác. Mấy lâu nay, tao cứ bị cái vẻ hào nhoáng bên ngoài đánh lừa. Đúng là: “Thức lâu mới biết đêm dài”, ông cha bảo thế mà đến tận hôm nay tao mới hiểu”.

Ngoài kia, trên những ngọn thông cổ thụ, gió vẫn cứ đuổi nhau hoài không nghỉ và phía xa nơi chân trời đằng đông, màu hồng đang hừng sáng. Một ngày mới đang bắt đầu.ª

Linh vật Việt “kể chuyện” lịch sử: “Vỡ vạc” ra nhiều điều ý nghĩa...

“Để tránh sự nhầm lẫn với các biểu tượng linh vật ngoại lai, Bảo tàng đã tham chiếu, tham khảo hồ sơ, tài liệu liên quan khá thận trọng và tỉ mỉ, việc lựa chọn các hiện vật trưng bày cũng dựa trên cơ sở ý kiến của các hội đồng và chuyên gia uy tín...”, lãnh đạo Bảo tàng cho biết.

Những câu chuyện lịch sử được kể gắn với các linh vật trưng bày cũng khá thú vị với người xem. Ngoài những biểu tượng quen thuộc như nghê, rồng, rùa, rắn, hổ, chó..., công chúng cũng thích thú khi được biết những câu chuyện về hình tượng ngựa có cánh, vốn có trong thần thoại Hy Lạp với tên gọi Pegasus đã xuất hiện trong nghệ thuật Việt Nam từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV), sau đó tiếp tục trở thành đề tài trang trí trên đồ gốm và trong trang trí kiến trúc thời Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỷ XVI-XVIII). Hay hình tượng si vẫn, theo truyền thuyết là một loại động vật biển có đuôi cong tròn, có thể phun sóng làm mưa. Ở Việt Nam, linh vật này vẫn thường được đắp ở hai bên nóc và các góc mái, miệng ngậm lấy đầu nóc hoặc đầu bờ guột, nên dân gian thường vẫn gọi bằng tục danh là con Kìm...

Đáng chú ý, tại triển lãm này trưng bày những hình tượng linh vật...

Để nhân dân hiểu hơn về những “Linh vật Việt Nam”, từ 28/10/2015 Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày và giới thiệu 27 loại hình với gần 100 hiện vật tiêu biểu hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng. Cac loại hình linh vật tiêu biểu gôm: Vật tổ trong văn hóa Đông Sơn; hình tượng rông; hình tượng kỳ lân; hình tượng rùa; hình tượng long mã; hình tượng phượng; hình tượng hạc; hình tượng ca hóa rông; hình tượng ngựa có canh; hình tượng chim thần Garuda; hình tượng si vẫn; hình tượng bô lao; hình tượng thao thiết; hình tượng tiêu đô; hình tượng tích tà; hình tượng rắn; hình tượng hổ; hình tượng chó; hình tượng voi; hình tượng khỉ; hình tượng uyên ương; sư tử - nghê; 12 con giap.

Đặc biệt, trưng bày chuyên đề lần này còn thí điểm ứng dụng công nghệ trình chiếu, tương tac 3D (trình chiếu 3D Hologram) một số hiện vật đặc sắc nhưng không có điều kiện giới thiệu trong phòng trưng bày.

° Bồ lao trên quai chuông chùa Vân Bản (Hải Phòng), chất liệu đồng,thời Trần, thế kỷ XIII-XIV.

(XEM TIẾP TRANG 11)

ª Truyện ngắn: HOÀNG KIM NGỌC

Page 6: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 20156

Vaên hoùa - ngheä thuaät

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

Nhận thức của các nhà hàng hải thời xưa về Hoàng Sa và Trường Sa lúc đầu còn khá mơ hồ; họ chỉ

biết có một khu vực rộng lớn rất nguy hiểm cho tàu thuyền vì có những bãi đá ngầm. Ngày xưa người Việt Nam gọi là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa như các sách và bản đồ cổ của Việt Nam đã chứng tỏ. Hầu như tất cả các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels.

Về sau, với những tiến bộ của khoa học và hàng hải, người ta đã phân biệt có hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Mãi cho đến năm 1787 - 1788, cách đây hai trăm năm, đoàn khảo sát Kergariou-Locmaria mới xác định được rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Hoàng Sa như hiện nay, từ đó phân biệt quần đảo này với quần đảo Trường Sa ở phía Nam. Các bản đồ trên nói chung đều xác định vị trí khu vực Pracel (tức là cả Hoàng Sa và Trường Sa) là ở giữa Biển Đông, phía đông Việt Nam, bên ngoài những đảo ven bờ của Việt Nam.

Hai quần đảo mà các bản đồ hàng hải quốc tế ngày nay ghi là Paracels và Spratley hoặc Spratly chính là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Từ lâu nhân dân Việt Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã thực

Các nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cuối tháng 10 qua, nhìn nhau tại một hội nghị khoa học, TS Trần Văn Bảo mỉm cười, giơ tay thân thiện chào. Kết

thúc cuộc họp, anh đến trao tặng quyển sách dày trên 310 trang: “KHẢO CỔ HỌC TIỀN - SƠ SỬ VÀ LỊCH SỬ LÂM ĐỒNG” (Nxb Khoa học Xã hội, phát hành tháng 3-2015). “Cảm ơn nhiều trước thành quả nghiên cứu, lao động khoa học của anh qua 30 năm gắn bó với Lâm Đồng” - Tôi bắt chặt tay chúc mừng TS Trần Văn Bảo.

Trần Văn Bảo là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Cổ sử Việt Nam và Khảo cổ học của Trường Đại học Đà Lạt. Anh đam mê khám phá, giải mã những bí ẩn từ các mảnh vỡ quá khứ xa xưa nhất, bằng cả một chặng đường dài học tập, nghiên cứu: Bắt đầu từ việc theo học Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội… Theo PGS. TS Nguyễn Khắc Sử nhận xét: Trần Văn Bảo đã chủ trì nhiều cuộc điều tra, khai quật khảo cổ học lớn ở Lâm Đồng, quy tụ về đây nhiều nhà khoa học lớn, dưới sự hướng dẫn của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng… Qua quyển sách, người đọc có thể tìm thấy ở đây cách tiếp cận cụ thể cho từng loại đối tượng nghiên cứu, ví như những di tích khảo cổ học tiền sử, sơ sử hay kiến trúc tôn giáo hoặc mộ táng giai đoạn lịch sử. Từ đó, công trình xác định đặc trưng về di tích, di vật và những nét riêng nổi bật ở từng lát cắt thời gian của tiến trình lịch sử văn hóa Lâm Đồng. Bước đầu công trình phác thảo bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân cư cổ Lâm Đồng từ hàng vạn năm trước cho đến các thế kỷ gần đây. Không dừng lại ở đó, công trình thử giải mã những bí ẩn nằm sâu trong lòng đất, những vết tích kiến trúc và nghệ thuật tôn giáo ở Khu di tích Cát Tiên hay chủ nhân các khu mộ táng Đại Làng và Đại Lào, xác định vị trí văn hóa lịch sử Lâm Đồng trong bối cảnh lịch sử văn hóa các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Theo Lời nói đầu của TS Trần Văn Bảo tâm sự: “Quyển sách… xuất bản lần này được phát triển từ luận văn Thạc sĩ bảo vệ

Khảo cổ học tiền - sơ sử và lịch sử GIỚI THIỆU SÁCH

Lâm Đồng - vùng đất cổ lâu đời. Trước năm 1975, nơi đây còn là một vùng đất trắng trong bản đồ khảo cổ học Việt Nam. Gần 40 năm qua, một loạt các di tích khảo cổ học trong lòng đất đã được các nhà khảo cổ học phát hiện, khai quật và nghiên cứu, minh họa cho con đường phát triển lịch sử văn hóa liên tục và giàu bản sắc của Lâm Đồng.

năm 2001 và luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 2008… Có thể nói, quyển sách là một công trình chuyên khảo đầu tiên về khảo cổ học Lâm Đồng, đóng góp vào việc hệ thống hóa toàn bộ khối tư liệu về khảo cổ học hiện có ở tỉnh Lâm Đồng, tổng lược khách quan các luận điểm khoa học và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, vạch ra những vấn đề khoa học chưa được giải quyết thỏa đáng. Bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật ở từng giai đoạn tiền sử, sơ sử và lịch sử Lâm Đồng; phác thảo bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân cổ đã từng tồn tại ở đây, cũng như xác định vị trí của Lâm Đồng trong bối cảnh văn hóa Tiền - sơ sử Việt Nam và Đông Nam Á.

Công trình “Khảo cổ học tiền - sơ sử và lịch sử Lâm Đồng” gồm 4 phần nội dung (244 trang), kèm 70 trang tài liệu tham khảo và minh họa.

Phần thứ nhất, tác giả trình bày khái quát địa lý nhân văn tỉnh Lâm Đồng, nhấn mạnh những yếu tố địa lý và tộc người liên quan đến các vấn đề tiền - sơ sử và lịch sử. Về tình hình phát hiện và nghiên cứu, công trình cho rằng, khảo cổ học Lâm Đồng từ sau 1975, đặc biệt là những thập kỷ gần đây đã có nhiều phát hiện, thám sát và khai quật khảo cổ học lớn, có giá trị về mặt tư liệu nghiên cứu tiến trình phát triển lịch sử văn hóa Lâm Đồng từ thời tiền sử đến lịch sử, từ thời đại đồ đá đến thời đại kim khí. Phần thứ hai phân tích những đặc trưng cơ bản về di tích và di vật thời tiền sử, thời sơ sử và thời lịch sử Lâm Đồng. Phần thứ ba bước đầu phác dựng diện mạo lịch sử văn hóa Lâm Đồng từ tiền sử đến lịch sử. Công trình khẳng định, con người có mặt ở Lâm Đồng từ thời đại đồ đá cũ cách đây hàng vạn năm. Thuở bình minh của lịch sử, cư dân nơi đây đã biết đến hai kỹ nghệ chế tác công cụ đá khác nhau… Vào 4.000 năm trước, Lâm Đồng phát triển hết sức nhanh chóng về mặt kỹ thuật và văn hóa, xuất hiện các công xưởng chế tạo rìu tứ giác bằng đá opal, tạo dựng các “làng” nghề, tiến hành phân công lao động và giao lưu trao đổi sản phẩm rộng rãi, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng. Nhờ đó, chỉ một nghìn năm sau đó, cư dân cổ Lâm Đồng đã bước vào nền văn minh chung của khu vực với cuộc sống định cư làm nông nghiệp, luyện kim, chế tác kim loại, phát triển nghề thủ công làm gốm và dệt vải ở trung nguồn sông Đồng Nai trên đất Phù Mỹ (huyện Cát Tiên). Phần thứ tư, công trình đặt Lâm Đồng trong bối cảnh rộng hơn và cho rằng, trong giai đoạn đá cũ và sơ kỳ đá mới, cư dân tiền sử Lâm Đồng có mối quan hệ văn hóa với cư dân cổ ở Bắc Việt

Nam và miền Đông Nam Bộ; từ giai đoạn Đá mới muộn có liên hệ với cư dân cùng thời đại ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ tạo nên diện mạo văn minh cao nguyên.

Tâm huyết và dày công cho công trình nghiên cứu khoa học song tác giả cũng trở trăn “Lịch sử văn hóa Lâm Đồng từ đầu Công nguyên trở lại đây còn một vài khoảng trống do thiếu tư liệu như giai đoạn 4 thế kỷ đầu sau Công nguyên và từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI”. Chính vì vậy, TS Trần Văn Bảo trăn trở và kỳ vọng: Khảo cổ học Lâm Đồng còn rất non trẻ, song những kết quả thu được rất đáng ghi nhận. Việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu khảo cổ học Lâm Đồng là một yêu cầu bức thiết. Trước hết, chúng tôi đã điều tra tổng thể, bước đầu xác lập bản đồ khảo cổ học Lâm Đồng; cần tiến hành thám sát và khai quật một số di tích tiêu biểu, nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản dưới đây: Có hay không sơ kỳ đồ đá cũ ở Lâm Đồng? Có thể xác lập một văn hóa khảo cổ thời đại đá mới muộn ở Lâm Hà? Chủ nhân và vị trí khu thánh địa Cát Tiên trong cộng đồng dân cư thời đó như thế nào? Lâm Đồng có mối liên hệ gì trong con đường thương mại gốm sứ ở khu vực trong lịch sử? Đây cũng là những vấn đề trọng tâm đã và đang đặt ra cho giới sử học Việt Nam!

Gấp lại cuốn sách của TS Trần Văn Bảo, tôi thở dài tiếc vì sao sách chỉ in 300 cuốn. Số lượng phát hành nhiều hơn có phải giúp ích cho rất nhiều độc giả Lâm Đồng, ngành văn hóa - du lịch và du khách quốc tế muốn tìm hiểu về miền đất kỳ bí Nam Tây Nguyên!ª

° Khách tham quan những vết tích kiến trúc và nghệ thuật tôn giáo ở Khu di tích khảo cổ Cát Tiên. Ảnh: P.N

° Bìa sách.

Lâm Đồng, một công trình cần được tiếp nốiª ĐAN THANH

° Hướng dẫn viên giới thiệu các hiện vật tìm thấy tại Khu di tích khảo cổ Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: PHAN NHÂN

Page 7: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7- 11 - 2015 7

Vaên hoùa - ngheä thuaät

Các nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hòa bình.

Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa (cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy,... có gió Đông Bắc thì thương thuyền đi ở phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hóa thì đều để lại ở nơi đó”.

Trong Giáp Ngọ Bình Nam Đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoán quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Phủ Biên Tạp Lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776, viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa

Nguyễn (1558-1775) khi ông được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi.

“Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phường Tứ Chính,

dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hóa vật của tầu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”.

“... Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc

bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tầu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không. Tôi đã xem sổ của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng, năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân được 5.100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ, năm năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được thiếc khối, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi.

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tầu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được”. TS (tổng hợp)

(CÒN NỮA)

có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là trắng bông, giống đồi mồi, nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến bãi, lấy về dùng vôi xát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt.

Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim

ª MỘNG SINH

Một thoáng nước NgaTôi chết lặng giữa mùa thu NgaTrước rừng cây sắc vàng rực láDưới ánh trời khoe màu óng ảKhi thời gian chầm chậm chuyển mùa

Trên đồi Lênin - đồi Chim Sẻ bây giờKhách tứ xứ ngợp mắt nhìn non nướcMát-xcơ-va trải rộng dài phía trướcNhiều nhà cao mờ ảo trong màu mây

Quá khứ xa vẫn đầy ắp nơi đâyNhững cung điện lâu đài, những mái vòm cổ kínhNhững kỳ tích và những điều bất hạnhĐan xen nhau trong một cõi vô thường!

Ôi nước Nga vĩ đại và kiên cườngCho tôi ba lần cúi đầu ngưỡng mộSức mạnh của Người không chỉ trong lãnh thổDáng vóc Người chế ngự những tầm cao!

Tôi yêu Người và hạnh phúc biết baoĐược thấy Người trong hình hài hiện tạiLại được hát những bài ca êm ái

Giữa Mát-xcơ-va với bè bạn thân tình…

Tôi mang về xứ sở mẹ tôi sinhMùa thu Nga cùng ánh vàng lịch sửSự ấm áp tấm lòng Nga rộng mởVà một niềm tin không thể phai nhòa!

Đà Lạt - Mát-xcơ-va Đà Lạt, những ngày cuối tháng 9/2015

Cây bạch dươngTặng L.U.Kasina

Mái tóc xanhThân hình thiếu nữƠi bạch dương xinh tươi, thon thảEm nhìn chi dưới đáy hồ sâu?

Gió và em nói gì với nhau?Cát thầm thì với em điều chi đó?Hay em muốn vành trăng khuyết nửaLàm lược cài lên mái-tóc-lá-cành?

Hãy mở cho tôi bí ẩnNhững suy tư loài cây của em! Tôi yêu dáng đung đưa xao xuyếnTiếng rì rào buồn bã nơi em.

- Ơi người bạn tò mòHôm nay dưới sao đêmChàng chăn cừu nhòa lệ.

Khi vầng trăng rải ánh vàng lặng lẽChàng đã ôm tôiTay nắm cành mềmBuồn bã nói trong rì rào gió:- Tạm biệt em, ơi cô bạn nhỏ,Hẹn mùa sauKhi đàn sếu bay về.

Konxtantinovo 28.8.1918Phạm Quốc Ca dịch từ tiếng Nga

ª SERGEI ESENIN (1895-1925) - Nhà thơ Nga Xô viết

Những vòng xe đạp quay tròn! Con ngõ nhỏ trườn mình giữa lô xô xóm làng. Chiều hun hút buồn. Cõi nhớ khẽ rung lên khi chạm vào rêu phong tường cũ gọi về những kỉ niệm tuổi dại. Có bước chân lon ton của đứa trẻ lên năm vừa đến cổng đã bi bô: “Cháu chào bà!”. Có nụ cười ánh niềm vui con trẻ khi nhận từ tay bà đồng tiền bạc lẻ nhàu giọt mồ hôi. Có phiên chợ quê ướt nước mắt vùng vằng nũng nịu đòi bà mua quà. Dừng xe trước chiếc cổng tán choàng lên mình tấm áo thời gian, lòng rối bời sợi nhớ sợi thương. Gốc xoài già trầm ngâm nghiêng mình tựa vào bậu tường hoa phủ rêu xanh, thuở nhỏ tôi vẫn chơi đồ hàng cùng lũ trẻ hàng xóm hay cùng bà ngồi hóng gió trưa hè. Chỉ nghe xào xạc vài chiếc lá vàng khô mùa thu để quên khẽ trở mình. Giàn trầu không lá vàng lá xanh bò trên mái ngói xỉn màu. Khói tím là là thả từng sợi mảnh khảnh len qua mái bếp kẻ những đường cong gợi cảm lên trời. Trong bếp có tiếng ho khan! Bà vấn khăn dạ, tay chống gậy, tay xách ấm nước, lụ khụ bước ra.

- Bà, để cháu xách cho - Tôi chạy đến đỡ ấm nước nặng từ tay bà.

- Long đấy hả? - Đôi mắt phủ sương mờ của bà chợt long lanh, đôi tay xương gầy nắm chặt lấy bàn tay tôi - Làm gì mà lâu lắm mới vào thăm bà?

Tôi chỉ vâng vâng dạ dạ mà miệng đắng ngắt. Đỡ bà bước vào trong nhà. Căn nhà tối, bóng tối ken dày vào từng thớ không khí, chỉ có bóng hoàng hôn đỏ ối chảy qua khe cửa sổ tràn vào. Bà bỏm bẻm nhai trầu dặn dò tôi đủ chuyện: “Đi học xa có nhớ nhà không?”. “Nhớ ăn uống đầy đủ rồi cố gắng học hành, mẹ cháu ở

nhà vất vả lắm! Đừng thức khuya quá, mà dạo này giời giở chứng, cứ sớm nắng chiều mưa, đi học phải nhớ mang theo áo mưa, thỉnh thoảng về thăm bà nhé!”. Những cánh gió mỏng tang rơi ngoài hiên nhà mà sao lòng tôi thấy ấm áp lạ! Bà giở trong túi áo lấy mấy đồng bạc lẻ gấp làm tư giúi vào tay tôi.

- Cầm lấy mà mua kẹo.- Thôi bà giữ lại mà mua rau.- Mày chê tiền của bà đấy hả!Khóe mắt tôi cay cay. Bà ơi, cháu đâu

còn là một đứa trẻ đói rách của tám, chín mười năm trước, cứ mỗi chiều đi học về lại đứng lặng dán mắt vào chiếc nia đầy những thứ kẹo xanh đỏ, quả me, trái táo hay gói ô mai. Cháu đã là một chàng trai mười bảy tuổi, gói ghém tuổi thơ cay xè khói mùa đốt đồng, khê nồng mùi bùn đất lên chốn thị thành theo đuổi ước mơ. Vậy mà cứ mỗi lần đến thăm, bà lại giúi vào cháu mấy đồng tiền như thuở còn thơ bé. “Để mà mua kẹo, mày thích ăn kẹo lắm cơ mà!”.

Những vòng xe đạp quay tròn! Chiều loang lổ chiều! Từ đài phát thanh xã văng vẳng những câu hát trầm ấm, lòng tôi rưng rưng:

“Sống giữa đô thành lâu rồi không về thăm quê

Thăm ngoại thân yêu tuổi thơ lo lắng cho mình

Thành phố hoa đèn món gì cũng có ngoại ơi

Mà sao con vẫn nhớ tô canh bầu, nồi cá dứa ngoại kho”.

(Ngoại tôi - Đình Văn)ĐÀO MẠNH LONG

Vòng xe đạp quay trònTản văn

Lời hay - Ý đẹpNgày hôm qua chỉ là cảnh mộng, và ngày mai chỉ là một giấc mơ. Nhưng ngày hôm nay sống tốt sẽ khiến mỗi ngày qua là giấc mơ hạnh phúc, và mỗi ngày mai là giấc mơ hy vọng. G.B. SHAW

°Học sinh tham quan triển lãm bản đồ “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng và pháp lý” tại Trung tâm Triển lãm Hòa Bình - Đà Lạt. Ảnh: THANH TOÀN

KỶ NIỆM 98 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7/11/1917-7/11/2015)

Page 8: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 20158

du lòch

Mô hình du lịch nông nghiệp ở TDP Hồ Xuân HươngTDP Hồ Xuân Hương,

phường 9, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, có trục đường chính dài khoảng 500m, nằm trên tuyến đường bộ đến tỉnh Khánh Hòa và tiếp giáp với tuyến đường xe lửa phục vụ du lịch đi Trại Mát, nằm kề Khu du lịch (KDL) hồ Than Thở và cách Làng hoa Thái Phiên chỉ 5 phút đi xe. TDP Hồ Xuân Hương là khu dân cư có truyền thống làm nông nghiệp trồng rau và hoa từ hơn 30 năm trước. HTX Xuân Hương đóng chân trên địa bàn TDP Hồ Xuân Hương, có xã viên là bà con cùng TDP chuyên trồng các loại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, được rất nhiều đoàn khách đến tham quan, học hỏi mô hình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, đã vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm năm 2012.

Hiện tại, trong TDP Hồ Xuân Hương đã có một số nhà vườn cho khách tham quan, như: vườn Ysaorchid chuyên về hoa lan, xương rồng, sen đá; vườn dâu Thanh Trung; các vườn rau an toàn của HTX Xuân Hương… Sản phẩm DLNN tại TDP Hồ Xuân Hương bước đầu nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền; đồng thời người dân cũng mong muốn tham gia vào hoạt động DLNN nên sẵn sàng đầu tư và phát triển sản phẩm phục vụ DLNN. TDP Hồ Xuân Hương có giao thông thuận lợi, dễ dàng đi đến các điểm sản xuất nông nghiệp khác ở khu vực lân cận, như: Làng hoa Thái Phiên, HTX Dịch vụ - Nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến, Công ty trà Atiso Ngọc Duy… để hình thành nên các tour du lịch phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu tham quan đa

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP ĐIỂM Ở LÂM ĐỒNG

Những vấn đề đặt ra ª NHẬT QUÂN

Du lịch nông nghiệp (DLNN) là thuật ngữ chỉ những hoạt động tham quan, trải nghiệm và thưởng thức sản vật của du khách ở khu vực sản xuất, hoặc kinh doanh nông nghiệp… DLNN khai thác các giá trị trong chuỗi sản xuất, kinh doanh nông nghiệp để tạo nguồn thu nhập thêm cho nông dân. Lâm Đồng có lợi thế và tiềm năng rất lớn về DLNN. Ngành Du lịch cũng đang xúc tiến xây dựng mô hình DLNN điểm tại Tổ dân phố (TDP) Hồ Xuân Hương (Đà Lạt).

dạng của du khách.Tuy nhiên, hệ thống giao

thông nội bộ dẫn đến các nhà vườn nhỏ - hẹp, chưa có bãi đậu xe, đặc biệt là tuyến đường 2 bên suối từ hồ Than Thở chưa được đầu tư, đã ảnh hưởng đến việc liên kết các hộ dân trong khu vực để hình thành nên chuỗi sản phẩm DLNN, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, làm xấu cảnh quan… Trong TDP có 3 điểm sơ chế, đóng gói, nhưng chỉ là nơi đóng hàng xuất đi, chưa đáp ứng các điều kiện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham quan của khách du lịch và xuất khẩu tại chỗ… Các nhà vườn đón khách mang tính tự phát, chưa có sự liên kết hình thành nên sản phẩm du lịch đặc trưng...

Du lịch nông nghiệp phải gắn với văn hóa và ẩm thực Nhu cầu trải nghiệm đời sống

nông nghiệp thường gắn với nhu cầu tham quan cảnh sắc thiên nhiên. Mỗi điểm đến của di tích hay danh thắng đều có nguồn gốc, lịch sử hoặc truyền thuyết. Mỗi điểm đến của cơ sở sản xuất nông nghiệp đều có phương thức canh tác, nuôi trồng, sơ chế riêng. Mỗi loại sản phẩm nông nghiệp lại có cách chế biến và công dụng khác nhau... Tất cả những điều đó tạo nên những đặc điểm văn hóa và ẩm thực đặc trưng. Đây cũng là tài nguyên DLNN để tạo ra các lợi thế thu hút du khách nếu biết tổ chức và khai thác. Làm được điều này cần có sự tham gia của cả cộng đồng nông nghiệp và sự định hướng, hỗ trợ của chính quyền.

Ở Lâm Đồng, số lượng nông dân muốn làm du lịch không nhiều, vì thu nhập từ hoạt động du lịch trên đồng ruộng cho đến thời điểm này không đáng kể.

Du khách đến vườn còn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người nông dân, hư hại cây trồng, mất thời gian đón tiếp… Vì vậy, có những hộ nông dân, HTX như ở TDP Hồ Xuân Hương đồng ý tham gia vào hoạt động DLNN là rất quý, cần khuyến khích và hỗ trợ trên nhiều phương diện; đồng thời, chú trọng khai thác các giá trị văn hóa và đặc điểm của cây trồng để phần thuyết minh, hướng dẫn không khô khan, đơn điệu, mà thêm đặc sắc và cuốn hút…

Làm DLNN nhất định phải có phần trải nghiệm đời sống nông nghiệp. DLNN ở Lâm Đồng chủ yếu thực hiện đối với cây trồng. Chắc chắn du khách muốn được làm tất cả các công đoạn mà người nông dân đang làm trên đồng ruộng, thay vì chỉ đứng nhìn và nghe. Do đó, các nhà vườn nhất định phải quy hoạch một phần diện tích để du khách được gieo trồng, được chăm sóc, được thu hoạch… Chế biến và thưởng thức cũng nên là một phần quan trọng để tạo nên hương vị về một chuyến DLNN hoàn hảo cho du khách. Nếu du khách có nhu cầu nghỉ đêm, cũng cần thiết kế nội dung khác với việc cùng chủ nhà xem tivi rồi đi ngủ… Viễn cảnh về một khu du lịch nông nghiệp với từng tốp du khách đạp xe giữa các vườn rau, vườn hoa, reo hò vui vẻ với những sản phẩm vừa thu hoạch được là điều không khó. Nhưng…

Giải pháp then chốt đầu tư đồng bộ, hiệu quả Thúc đẩy phát triển DLNN,

thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng và ngành Du lịch đã tổ chức nhiều hội thảo gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, có sự tham dự của các

° Du khách muốn được trải nghiệm thực tế để hiểu tường tận đời sống nông nghiệp.

° Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng: Làm du lịch nông nghiệp cần cho du khách khắp nơi biết, Lâm Đồng đang thực sự có cái gì, theo công nghệ nào; đồng thời, có những chỉ dẫn địa lý rõ ràng và ghi nhận cam kết cụ thể về mức độ an toàn của sản phẩm, nhất là an toàn sản phẩm nông nghiệp, xây dựng niềm tin cho sản phẩm, cho doanh nghiệp… tạo nên uy tín cho địa phương, tạo nên thương hiệu cho Lâm Đồng.

° Ông Trần Đức Quang - Chủ nhiệm HTX Xuân Hương: Vấn đề của HTX Xuân Hương là các vườn rau đều nằm sát bên suối. 2 trận lụt trong tháng 5/2015 (ngày 2 và 31), hầu như nhà nào cũng mất trắng 2 lứa rau, do nước dâng cao ngập úng hết cả vườn. Cách đây 3 năm, các hộ dân đã tự nguyện nạo vét, trả lại mặt suối; thành phố cũng cắm mốc và có chủ trương xây kè, nhưng chưa làm được. Xây kè hai bên suối (như đoạn từ hồ Xuân Hương đến thác Cam Ly), người dân sẽ không xả rác thải và phế phẩm nông nghiệp xuống suối, vừa khơi thông đường đi ổn định cho dòng chảy, vừa tạo nguồn nước sạch cho Hồ Xuân Hương, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường và tạo cảnh quan thoáng đẹp cho KDL nông nghiệp.

° Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lâm Đồng: Lâm Đồng có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn; khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển nông nghiệp và đã hình thành các vùng chuyên canh về nông nghiệp công nghệ cao, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, bên cạnh những sản phẩm du lịch đặc thù đã có của Đà Lạt - Lâm Đồng… Việc phát triển du lịch nông nghiệp là một hướng đi mới, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch, góp phần nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của du lịch Lâm Đồng. TIỂU VÂN (ghi)

chính khách trong khu vực (Lào, Campuchia…) và chuyên gia quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc…). Một khóa tập huấn về DLNN và xây dựng thương hiệu cũng được tổ chức cho các cán bộ quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp, chủ vườn làm DLNN. Xét về mặt tư duy và nhận thức, đã có thể đáp ứng cho hoạt động DLNN.

Nếu lấy TDP Hồ Xuân Hương làm điểm để phát triển DLNN thì hệ thống cơ sở vật chất tại địa phương chưa có gì. Đến lúc này, chỉ duy nhất một công trình do nhà nước hỗ trợ là Nhà văn hóa khu phố vừa mới chỉnh trang xong. Quá trình quy hoạch, xây dựng một cộng đồng dân cư làm nông nghiệp gắn với du lịch không đơn giản như những gì chúng ta đang thấy và đang làm hôm nay. Nó liên quan trực tiếp tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động cộng đồng tại khu vực dân cư làm DLNN (nông hộ, trang trại, HTX…). Vì vậy, hoàn thiện quy hoạch du lịch cho địa phương, tăng cường quản lý

nhà nước, tăng cường đầu tư hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất là việc cần làm của các cấp, ngành trong phát triển DLNN.

Lâm Đồng đang xây dựng bộ tiêu chuẩn du lịch trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, lữ hành… Chúng ta cũng cần xây dựng bộ tiêu chuẩn về DLNN và sản phẩm DLNN, để có thể đồng bộ ngay từ tên gọi và nội dung trong quản lý và quảng bá sản phẩm; đồng thời, cũng tạo được sự thống nhất trong quá trình thuyết minh, đón tiếp du khách và tiếp thị các sản vật của nông hộ. Liên kết rất chặt chẽ với các nông hộ, các trang trại khác để cùng đón tiếp du khách và đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách… Để đạt được những mục tiêu cơ bản trong DLNN thì sản phẩm phải luôn luôn mới, cũng cần có sự liên kết của Nhà nước - doanh nghiệp - nhà khoa học - và nhà nông. Tất cả những điều đó, cần có những quyết sách mạnh mẽ và thống nhất từ các cấp chính quyền về chủ trương, về cơ chế, về vốn, về thuế, về kỹ thuật - công nghệ…ª

° Đi DLNN đang là nhu cầu của nhiều đối tượng du khách.

Page 9: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7- 11 - 2015 9

gia ñình - ñôøi soáng

Chuyên mục Thanh niên ([email protected])

Chính thức thành lập cách đây hơn một năm, đội lân sư rồng Thiên Thành của Đoàn Thanh niên phường 4 đã trở

thành một trong những đội lân sư rồng hoạt động thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Đội có hơn 10 thành viên, trong đó thành viên nhỏ nhất chỉ mới 11 tuổi. Ngoài “cao điểm” hoạt động vào dịp trung thu, đội lân sư rồng Thiên Thành còn biểu diễn trong các dịp khai trương, khánh thành… của các cơ quan, đơn vị. Với vốn bỏ ra ban đầu không nhiều cộng với những khoản thu từ biểu diễn, đến nay, đội đã mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng để mua sắm đầu lân, rồng, trống, chiêng… và các vật dụng liên quan để nâng cao chất lượng biểu diễn. Anh Nguyễn Đức Tuyển - thành viên đội lân sư rồng Thiên Thành, cho biết: “Để thành thục các động tác cơ bản như lân chào, đi đường, thử cửa, ăn, ngủ… các thành viên phải tập luyện trên 6 tháng thì mới có thể biểu diễn. Nhờ vậy, các đoàn viên có dịp gặp gỡ, trao đổi, luyện tập với nhau thường xuyên góp phần tăng cường mối đoàn kết. Cũng từ đó các hoạt động của Đoàn phường được triển khai khá dễ dàng”. Được biết, việc Đoàn Thanh niên phường 4 đưa ra ý tưởng thành lập đội lân sư rồng, ngoài mang lại hiệu quả trong việc tập hợp thanh niên, còn giúp các đoàn viên có thêm thu nhập. Đồng thời đây cũng là hoạt động giúp các bạn đoàn viên rèn luyện sức khỏe dẻo dai, tạo lối sống lành mạnh và nhất là được thỏa mãn niềm đam mê.

Cùng với đội lân sư rồng, Đoàn Thanh niên phường 4 còn lập ra câu lạc bộ nhảy, thu hút hơn 50 đoàn viên, thanh niên tham gia. Dựa theo nguyện vọng của các thành viên mà câu lạc bộ chủ yếu hướng tới hai trào lưu là nhảy hiện đại và nhảy dân vũ. Đây là loại hình sinh hoạt thu hút được

Đa dạng các mô hình tập hợp thanh niênª N. NGÀ

Mỗi địa bàn sinh sống đều có đặc thù và thế mạnh riêng. Nếu như các đơn vị đoàn ở nông thôn tập hợp thanh niên và giúp nhau làm kinh tế thông qua các tổ hợp tác nông nghiệp, các tổ đổi công… thì các đơn vị đoàn ở thành phố cũng có các mô hình tập hợp thanh niên và làm kinh tế dựa vào khả năng của các đoàn viên và đặc điểm, nhu cầu của địa bàn sinh sống. Với cách nghĩ đó, các đoàn viên Đoàn Thanh niên phường 4 đã thành lập nhiều mô hình tập hợp thanh niên hiệu quả.

nhiều đoàn viên nhất nên những buổi tập luyện luôn diễn ra trong không khí hồ hởi, mang đậm chất thanh niên. Anh Phan Xuân Tiến Đạt - Trưởng Nhóm nhảy hiện đại, nói: “Nhảy là bộ môn rất được giới trẻ yêu thích hiện nay. Nên việc thành lập câu lạc bộ nhảy tạo ra sức mạnh rất lớn trong việc tập hợp thanh niên; tạo sân chơi lành mạnh để các bạn thỏa sức thể hiện mình,

đồng thời học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau; tạo ra sự hứng khởi, lạc quan và niềm tin yêu cuộc sống trong tất cả các đoàn viên thanh niên. Không chỉ vậy, những bạn đoàn viên từ câu lạc bộ này còn là hạt nhân của Đoàn thanh niên phường khi tham gia các hoạt động, các cuộc thi của đoàn cấp trên”.

Bên cạnh đó, Đoàn phường 4 còn thành lập và cho ra mắt “Tổ hợp tác dịch vụ kinh

doanh”, với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cưới và cho thuê trang phục biểu diễn. Tuy mới thành lập từ cuối năm 2014 nhưng tổ hợp tác thanh niên này đã hoạt động khá hiệu quả và mang lại những lợi nhuận kinh tế bước đầu. Tổ gồm 9 đoàn viên có cùng sở thích, niềm đam mê và những năng khiếu khác nhau. 9 thành viên của tổ hợp tác đã góp vốn được 80 triệu đồng và một thành viên góp mặt bằng tại số 4 Mạc Đĩnh Chi, phường 4. Anh Trần Ngọc Minh, Bí thư Đoàn phường 4 đồng thời là tổ trưởng Tổ hợp tác dịch vụ kinh doanh, cho biết: “Tổ đã xây dựng quy chế làm việc quy định rõ hoạt động cũng như trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi thành viên, được sự xác nhận của UBND phường. Theo đó, trong ba năm đầu, toàn bộ số tiền được sử dụng để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh. Sau thời gian đi học và đi làm vào ban ngày, mỗi buổi tối và những ngày cuối tuần, các thành viên của tổ hợp tác lại cùng nhau làm đồ biểu diễn, từ cắt may trang phục, làm vật dụng, đính cườm lên áo cưới… Tất cả các hoạt động đều được các bạn tự sáng tạo và làm theo khả năng của mình. Ngoài việc thỏa mãn đam mê, tổ hợp tác cũng mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các đoàn viên”.

Các câu lạc bộ, đội và tổ hợp tác thanh niên tại phường 4 hiện nay không chỉ tạo được sân chơi lành mạnh, đoàn kết, tập hợp thanh niên mà còn tạo tiền đề để thanh niên làm kinh tế từ thực lực của bản thân. Thông qua các hình thức sinh hoạt này, các hoạt động chung của Đoàn phường cũng được thực hiện dễ dàng hơn với sự đồng thuận cao. Từ cách thức hoạt động hiệu quả ấy, Đoàn Thanh niên phường 4 đã vinh dự nhận được Bằng khen của Trung ương Đoàn năm 2014.ª

° Các thành viên trong câu lạc bộ nhảy tham gia tiếp sức mùa thi.

Công ty TNHH thực phẩm Bông Mai (D’Ran, Đơn Dương) vừa hoàn thành và đi vào vận hành hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay với khoản đầu tư 3 tỷ đồng, đạt công suất tối đa đến 100m³/ngày. Hệ thống này không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất đồng bộ theo dây chuyền thiết bị của châu Âu, góp phần tăng cường uy tín, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nước tương (xì dầu), chao, tương ớt mang thương hiệu Bông Mai trên thị trường nhiều vùng miền trong nước.

Nhà máy châu Âu chế biến nông sản Lâm ĐồngChị Lê Thị Thanh Nhân,

phụ trách hành chính của Công ty TNHH thực phẩm Bông Mai hướng dẫn tôi tham quan quy trình sản xuất xì dầu, tương ớt và chao trên dây chuyền công nghệ máy móc của châu Âu. Theo đó, để sản xuất thành phẩm xì dầu, hệ thống thiết bị châu Âu của công ty được hoạt động với hơn 10 công đoạn - bắt đầu từ công đoạn nghiền nhỏ nguyên liệu đậu nành khô, rang 5-7 phút, ngâm nước nóng 30-45 phút, làm nguội. Tiếp theo đến các công đoạn trộn, nuôi vi sinh vật từ 20-40 giờ, ủ thủy phân, khuấy trộn 54 giờ, ủ thủy phân lần 2 kéo dài 8-14 giờ; cuối cùng là công đoạn điều chỉnh, thanh trùng đầu vị,

Bông Mai thân thiện với môi trườngª VĂN VIỆT

đóng gói đưa ra thị trường. “Nước tương (xì dầu) của Bông Mai sản xuất theo quy trình công nghệ châu Âu, nên khi đưa đến bếp ăn của người tiêu dùng đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ưu thế cạnh tranh của nước tương Bông Mai có vị đặc trưng của nguyên liệu hạt đậu nành trồng, thu hoạch trên đất miền cao Đơn Dương, Lâm Đồng, người ăn chay hoặc ăn mặn đều dùng được… ” - anh Hoàng Văn Chung, Trưởng Phòng Kinh doanh của công ty nói.

Ở khu vực sản xuất sản phẩm tương ớt Bông Mai, dây chuyền công nghệ châu Âu gồm các thiết bị xay nguyên liệu, nấu, giải nhiệt, đóng gói, được vận hành qua 6 bước: chọn lựa nguyên liệu ớt, cà chua rửa sạch, tỏi lột vỏ; xay nhuyễn; trộn đường, muối, bột mì, bột bắp, gia vị; nấu chín; trộn đều và để nguội, đóng chai, dán nhãn. Với công nghệ kỹ thuật mới sản xuất sản phẩm chao Bông Mai (được khen ngợi là “phô mai của người Việt”) với 9 quy trình chế biến là: rửa sạch hạt đậu nành, ngâm nước, bóc vỏ, rửa sạch ớt tươi, băm nhuyễn; kết tủa đậu nành thành đậu hũ; nuôi mốc; ướp muối; pha dung dịch muối, đổ rượu vào hũ; băm ớt trộn gia vị; ủ kín trong vòng 3 tháng; đóng thành hũ nhỏ với nhiều mức trọng lượng và dán nhãn ra thành phẩm. Sản

phẩm chao, tương ớt cũng như xì dầu của Bông Mai đều dùng được đối với người ăn chay và người ăn mặn, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng 4 khu vực chính trong nước gồm: Tây Nguyên, miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ qua hệ thống phân phối các cấp, đạt tỷ lệ tăng trưởng thị phần hàng năm từ 10% đến 15%.

“Công ty TNHH thực phẩm Bông Mai được thành lập từ năm 2009, tiền thân là cơ sở sản xuất nước chấm Bông Mai nhỏ, lẻ, ra đời từ năm 1990. Đến nay, công ty đã tạo việc làm cho 21 lao động thường xuyên và 9 lao động thời vụ, thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh việc cải tiến mẫu mã, công ty đã không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng từng sản phẩm phù hợp với khẩu vị, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ vậy, trong 3 năm liên tục vừa qua, sản phẩm xì dầu, chao và tương ớt của thương hiệu Bông Mai được người tiêu dùng cả nước bình chọn đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao…” - Trưởng phòng, Hoàng Văn Chung cho biết thêm.

Trả lại nguồn nước trong lành cho môi trườngĐể gắn kết đồng bộ với dây

chuyền sản xuất theo công nghệ mới từ châu Âu, cách đây 3 tháng,

Công ty TNHH thực phẩm Bông Mai đã nâng cấp hoàn thành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt công suất 100m3/ngày, tổng kinh phí đầu tư khoảng 3 tỷ đồng nêu trên. Tôi được các công nhân của công ty dẫn đi một vòng xem hệ thống xử lý nước thải với những chiếc bể “liên kết” từng chức năng như: điều hòa, sục khí, khử trùng, lên men sinh học, lắng lọc… Quan sát các bể nước thải “đầu vào” tung bọt nổi lềnh bềnh, màu vàng nhạt, nhưng qua hệ thống xử lý dẫn đến các bể “đầu ra” cuối cùng thì nước không màu trong suốt như vừa bơm lên từ giếng ngầm trong lòng đất. Định kỳ hàng quý, công ty đều thực hiện đầy đủ báo cáo với cơ

quan chuyên trách về giám sát môi trường, đồng thời gửi mẫu nước thải đưa đi giám định đạt yêu cầu mới tiếp tục hoạt động sản xuất.

Đến thời điểm đầu tháng 11/2015, Công ty TNHH thực phẩm Bông Mai đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công để khánh thành hàng ngàn mét vuông diện tích nhà xưởng sản xuất mới trong thời gian nhanh nhất, trong đó không thể thiếu hệ thống kết nối xử lý chất thải thân thiện với môi trường. Và những sản phẩm xì dầu, chao, tương ớt Bông Mai sẽ tiếp tục tăng thị phần trong nước với cam kết luôn đạt chất lượng thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng.ª

° Quy trình sản xuất xì dầu, chao, tương ớt Bông Mai được vận hành theo công nghệ châu Âu.

Page 10: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

10 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 2015

Toøa soaïn - baïn ñoïc

Việc gì khó có thanh niênNăm 2011, Công ty cổ phần Giống lâm

nghiệp vùng Tây Nguyên có chủ trương giao khoán bảo vệ rừng và đất rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với diện tích được giao khoán gần 244ha tại tiểu khu 153, xã Xuân Thọ, thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, nơi tiếp giáp địa phận giữa xã Xuân Thọ với huyện Lạc Dương. Chủ trương được đưa ra, thông báo tới nhân dân địa phương nhưng trong một thời gian dài không có cá nhân, tổ chức nào dám nhận trông coi, mặc dù chi phí được trả cho việc trông coi, bảo vệ 244ha này mỗi năm lên tới gần 84 triệu đồng.

Nguyên nhân là do vị trí rừng được Công ty cổ phần Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giao khoán hàng chục năm qua vốn là một điểm nóng trong việc lấn chiếm đất rừng để canh tác của người dân địa phương. Trước đó, tại khu vực này đã xảy ra không ít vụ kẻ xấu uy hiếp, đe dọa những nhân viên quản lý, bảo vệ rừng khi họ tiến hành thực thi nhiệm vụ, giải tỏa, cưỡng chế những vụ lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Câu khẩu hiệu dành riêng cho lực lượng thanh niên, chúng tôi luôn ghi nhớ và nghiêm túc thực hiện. Khi hay thông tin không có ai nhận trông coi diện tích rừng được giao khoán này, chúng tôi liền hội ý và xung phong nhận trông coi, bảo vệ 244ha rừng tại tiểu khu 153 từ năm 2011 đến nay…” - chị Đỗ Thị Mai, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ cho biết.

Xác định việc quản lý, trông coi, bảo vệ rừng là nhiệm vụ hết sức phức tạp, nếu không được quan tâm đúng mức thì rất dễ dẫn đến việc người dân hủy hoại rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác nông nghiệp, không hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí có thể nguy hiểm cho những người trông coi rừng bởi không ít đối tượng lấn chiếm đất rừng có thể liều lĩnh chống trả lực lượng trông coi, bảo vệ rừng. Do đó, Đoàn Thanh

Lấy sức trẻ che chở cho rừng xanhª VĂN BÁU - KHẮC LỊCH

Tiểu khu 153, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, nhiều năm từng là điểm nóng về lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Khi chủ trương giao khoán rừng được đưa ra, không cá nhân, tổ chức nào dám nhận trông coi. Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ đã xung phong nhận khoán bảo vệ gần 244ha rừng tại vị trí này, giữ bình yên cho cánh rừng từ năm 2011 đến nay.

niên xã Xuân Thọ đã lên kế hoạch quản lý, phân chia công việc cho từng thành viên với những nội quy cụ thể, đảm bảo tính kỷ luật cao trong việc trông coi bảo vệ rừng.

Cụ thể, điều kiện để vào tổ tham gia bảo vệ rừng phải là Bí thư chi đoàn của các thôn. Mỗi lần không đi trông coi, bảo vệ rừng theo lịch phân công sẽ bị phạt 200.000 đồng. Không tham gia cưỡng chế, lấn chiếm đất rừng bị phạt 400.000 đồng. Không đi tuần tra trông coi, bảo vệ rừng quá 2 lần theo lịch trình sẽ phải ra khỏi tổ bảo vệ rừng. Hiện tổ trông coi, bảo vệ rừng của Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ gồm 11 thành viên. Họ đều là Bí thư chi đoàn của các thôn trong xã nên ý thức trông coi, quản lý, bảo vệ rừng lại càng được nâng cao, siết chặt.

Giữ xanh những cánh rừng Từ năm 2011 đến nay, bất kể thời tiết

nắng hay mưa, đều đặn mỗi tháng hai lần, các thành viên trong tổ trông coi, bảo vệ rừng của Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ lại băng trên 20km đường rừng trơn trượt, hiểm trở tới vị trí rừng nhận khoán để kiểm tra rừng.

Chị Đỗ Thị Mai, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ cho biết, thời gian đầu nhận bảo vệ rừng tổ bảo vệ gặp không ít khó khăn. Đó là đường vào rừng rất khó đi lại, đã không ít lần các thành viên trong đoàn lúc vào rừng kiểm tra, bảo vệ bị té ngã dẫn đến bị thương. Thế nhưng, khó khăn hơn cả là rất nhiều người dân địa phương canh tác nông nghiệp sát rừng liên

tục lấn chiếm, san ủi đất rừng để trồng cà phê. Không ít đối tượng quá khích sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng bảo vệ rừng. Để ngăn chặn tình trạng này, song song với việc kiên quyết cưỡng chế, giải tỏa những vị trí bị lấn chiếm, tổ bảo vệ rừng Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ còn phải làm công tác vận động, tuyên truyền cho người dân địa phương về chính sách bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước.

Ban đầu khi tới nhà những gia đình có đất canh tác sát rừng vận động, họ không những không nhận được sự hợp tác mà còn bị chủ nhà xua đuổi, la mắng. Thậm chí, thời gian này khi phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế, giải tỏa những vùng đất rừng bị lấn chiếm, thực hiện xong là mọi người phải nhanh chân dời khỏi hiện trường để tránh xô xát có thể xảy ra do những người quá khích gây ra. Thì nay, những vụ lấn chiếm đất rừng đã giảm hẳn, nếu như thời gian đầu nhận bảo vệ rừng, có hàng nghìn mét vuông rừng bị chặt phá, lấn chiếm; nay mỗi năm chỉ có vài trăm mét bị lấn chiếm, buộc phải giải tỏa. Được vận động, tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân địa phương ngày càng được nâng cao. Các vụ lấn chiếm, hủy hoại tài nguyên rừng tại tiểu khu 153 đã giảm hẳn.

Việc nhận trông coi, bảo vệ rừng của Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ không chỉ là một hoạt động có nhiều ý nghĩa, từ đó giữ được sự bình yên của những cánh rừng, mà thông qua việc vận động, tuyên truyền, người dân địa phương đã từng bước giác ngộ được công tác bảo vệ rừng, vốn là lá phổi xanh của sự sống. Thông qua hoạt động này, mỗi quý một thành viên trong tổ bảo vệ rừng của Đoàn xã Xuân Thọ còn được nhận trên 2 triệu đồng từ dịch vụ chi trả môi trường rừng. Số tiền trên, các thành viên đã dùng một phần vào việc đóng quỹ hoạt động của Đoàn, hỗ trợ một số trường hợp khó khăn của xã.ª

° Tổ bảo vệ rừng Đoàn Thanh niên xã Xuân Thọ.

Ngày 3/11, lãnh đạo UBND TP Đà Lạt cho biết, đã thành lập Tổ Công tác liên ngành tiến hành kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản để giả mạo khoai tây Đà Lạt…, như Báo Lâm Đồng phản ánh.

Theo ông Nguyễn Văn Tín - Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Đà Lạt: Kể từ ngày 1/11 đến 21/12, Tổ kiểm tra liên ngành

của thành phố thực hiện “đóng chốt”, thường trực tại Chợ Nông sản Đà Lạt nhằm hỗ trợ Ban Quản lý chợ giám sát việc cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác tiêu thụ. Cũng theo ông Tín, sau ngày 21/12, Tổ Kiểm tra vẫn tiếp tục được duy trì và sẽ thường xuyên kiểm tra đột xuất việc đưa khoai tây ngoại nhập vào chợ. Việc làm này, “Mục đích nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng giả mạo hàng hóa nông sản Đà Lạt để tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng, làm giảm uy tín thương hiệu nông sản Đà Lạt” - ông Tín nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 1/11, khi lệnh cấm đưa khoai tây ngoại nhập vào chợ để giả mạo khoai tây Đà Lạt chính thức có hiệu lực, chúng tôi có mặt tại Chợ Nông sản Đà Lạt và chứng kiến không khí mua bán mặt hàng khoai tây tại đây khá yên ắng. Ghi nhận trong 2 ngày qua, các tiểu thương cũng đã chấp hành nghiêm

Đà Lạt giám sát việc đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản ª THỤY TRANG

Hội Phụ nữ tỉnh trao 2 “Mái ấm tình thương”

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tiến hành bàn giao “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ nghèo năm 2015 cho bà K’Chương, ở thôn Phi Sour - xã Phi Tô - Lâm Hà. Công trình đã được khởi công xây dựng vào tháng 8/2015, do Hội LHPN tỉnh vận động từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Tôn Hoa Sen trị giá 50 triệu đồng, với diện tích bàn giao 50m2. Được biết, đây là “Mái ấm tình thương” thứ 3 của Tập đoàn Tôn Hoa Sen hỗ trợ cho phụ nữ nghèo năm 2015 thông qua Hội LHPN tỉnh đã hoàn thành bàn giao cho hội viên phụ nữ nghèo.

Trước đó, Hội LHPN tỉnh phối hợp cùng Công ty Bảo hiểm Prudential Lâm Đồng trao “Mái ấm tình thương” cho gia đình chị Hoàng Thị Ngân là hội viên hội phụ nữ nghèo ở khu phố 8B thị trấn Đạ Tẻh - huyện Đạ Tẻh. Ngôi nhà được xây với tổng kinh phí gần 90 triệu đồng, trong đó Hội LHPN tỉnh và Công ty Bảo hiểm Prudential Lâm Đồng hỗ trợ 40 triệu đồng, số còn lại do gia đình vận động bà con đóng góp. DIỆU HIỀN

lệnh cấm nhập khoai tây ngoại, không có bất kỳ xe container nào đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ. Việc nhuộm đất đỏ cho khoai tây Trung Quốc cũng chấm dứt. Trong số 24 quầy kinh doanh mặt hàng khoai tây tại chợ, hiện nhiều quầy đang đóng cửa, chỉ còn 4 quầy đang thực hiện sơ chế số khoai tây Trung Quốc còn tồn kho để phân loại, đóng bao trước khi đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh.

Một số tiểu thương tại chợ cho biết, ngày 29/10 vừa qua, Phòng Kinh tế TP Đà Lạt có văn bản gửi tất cả các tiểu thương kinh doanh mặt hàng khoai tây trong chợ nông sản Đà Lạt

vận động ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc từ Trung Quốc để làm giả khoai tây Đà Lạt. Kết quả, 24/24 hộ kinh doanh khoai tây Đà Lạt tại đây đã ký cam kết không đưa khoai tây ngoại nhập vào chợ; tránh tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín nông sản Đà Lạt.

Theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, việc cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ trong những ngày đầu ít nhiều sẽ có tác động đến đời sống kinh doanh của bà con tiểu thương. Nhưng thành phố sẽ hết sức tạo điều kiện để bà con tiểu thương kinh doanh,...

° Sơ chế khoai tây

Trung Quốc

tại Chợ Nông sản

Đà Lạt.

(XEM TIẾP TRANG 11)

Page 11: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 2015 11 NHÌN RA BOÁN PHÖÔNG

T hủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành

nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHCN, tạo đột phá trong thực hiện tái cơ cấu; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp KHCN mới tiên tiến; xây dựng mô hình mẫu với từng ngành để nhân ra diện rộng; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức khoa học nhà nước với các doanh nghiệp.

Đồng thời, đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; thực thi các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh

nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi.

Xây dựng chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp và người dân biết, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường trí thức trẻ cho hợp tác xã nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đối với các địa phương đã phê duyệt Đề án hoặc Chương trình, Kế hoạch hành động cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và mục

tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Đối với các địa phương chưa phê duyệt Đề án hoặc Chương trình, Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt trong quý 4/2015; lấy địa bàn xã làm cơ sở để chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới.

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó ở cấp xã, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thực hiện kiêm nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương và ưu tiên nguồn lực, tập trung chỉ đạo để tạo chuyển biến rõ rệt về hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Phát hiện, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân sản xuất quy mô lớn theo chuỗi. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm để giảm bớt rủi ro cho nông dân, giảm chi phí sản xuất.

Các địa phương có trong quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao (theo Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ) cần triển khai mạnh mẽ, làm đầu tàu về phát triển nông nghiệp hiện đại, hàng hóa lớn, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ quyết liệt tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó, lưu ý điều chỉnh, xây dựng các chính sách có tính đặc thù của các vùng, miền; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ huy động, phân bổ các nguồn lực để thực hiện Đề án cho giai đoạn 2016 - 2020.

TUẤN HƯƠNG

Ứng dụng KHCN đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệpBẠN CẦN BIẾT

... trong tín ngưỡng thờ Vật tổ của người Việt cổ. Những con vật có sức mạnh và đặc tính tốt như chim lạc, cá sấu, hươu, cóc... được cư dân Lạc Việt lựa chọn làm Vật tổ khi xây dựng huyền thoại về nguồn gốc dân tộc…

“Cứu cánh” cho tạo tác đương đại?Theo đại diện Bảo tàng Lịch

sử quốc gia, nhiều hiện vật tại trưng bày lần đầu tiên ra mắt công chúng. Đặc biệt là những bảo vật thuộc sưu tập ấn có núm hình rồng, kỳ lân, sư tử bằng vàng thuộc sưu tập hiện vật quý hiếm có niên đại từ triều Nguyễn, hay bộ tượng 12 con giáp bằng ngọc thế kỷ XIX-XX, cũng thuộc sưu tập hiện vật Cung đình triều Nguyễn. Những hiện vật khối lớn như chó đá, hổ đá, nghê chầu cổng hay một số hiện vật thuộc sưu tập tàu đắm Cù Lao Chàm... đều góp phần khắc họa một diện mạo phong phú về linh vật Việt mà với phần đông trong công chúng đều chưa từng được thấy.

Hình dung cụ thể về những linh vật Việt thông qua bộ sưu tập

phong phú này theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về mỹ thuật cổ, có thể được xem như một sự “cứu cánh”, mở lối trước sự lúng túng về tạo hình sáng tác cũng như chuyển hướng sản xuất cho các làng nghề chế tác hiện nay. Trước làn sóng của chiến dịch loại bỏ hiện vật lạ, người mua ngoảnh mặt, các làng nghề nháo nhác. Con đường đi được nhìn thấy là tìm về với việc chế tác, sản xuất các mẫu linh vật Việt. Tuy nhiên, thế nào là linh vật thuần Việt vẫn là câu hỏi khiến nhiều nghệ nhân lúng túng.

Một nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ cho biết, đã có những hoạt động chuyển hướng trên thị trường nhưng thực sự, bước chuyển đó vẫn chưa hoàn toàn chính xác. “Tại sao không bắt đầu từ những mẫu nguyên gốc, quý hiếm như các hiện vật đang được lưu giữ tại các Bảo tàng để sản xuất, tránh việc nhầm lẫn khiến tạo hình, đường nét, hình khối được tạo tác mới lại không phải là thuần Việt?...”, nhà nghiên cứu này nói.TS tổng hợp (theo baovanhoa.vn

và dangcongsan.vn)

Đà Lạt giám sát... (TIẾP TRANG 10)… đồng thời vận động sau khi

bán hết số khoai tây nhập khẩu còn tồn kho, tiểu thương chuyển sang kinh doanh các mặt hàng nông sản Đà Lạt khác để đảm bảo hoạt động của chợ đầu mối cũng như đời sống của các hộ tiểu thương trước khi khoai tây Đà Lạt vào mùa. Hiện nay Đà Lạt đã có khoai tây thu hoạch sớm nhưng còn ít, khoai chính vụ thường bắt đầu từ đầu tháng hai hàng năm.

Riêng lượng khoai tây Trung Quốc đã chuyển vào Chợ Nông sản Đà Lạt trước đó vẫn được các tiểu thương kinh doanh, buôn bán bình thường, nhưng không được nhộm đất đỏ cho khoai. Về số lượng khoai tây Trung Quốc còn tồn kho tại chợ, theo một nhân viên quản lý Chợ Nông sản, một tuần cuối trước khi lệnh cấm có hiệu lực, các tiểu thương đã nhập về gần 200 tấn trữ trong kho.

Về việc kinh doanh khoai tây của tiểu thương tại chợ, ông Nguyễn Thế Hiền - Tổ trưởng quản lý Chợ Nông sản Đà Lạt cho

biết thêm, từ tháng 11 khoai tây Đà Lạt bắt đầu đã cho thu hoạch, những ngày qua khoai Đà Lạt về chợ ngày càng nhiều hơn, giá từ 15.000 - 19.000đ/kg (tùy loại), giảm nhẹ so với một tuần trước là trên 22.000đ/kg.

Liên quan vụ việc, ông Nguyễn Quốc Hùng - Trưởng Ban quản lý chợ Đà Lạt (đơn vị chủ quản Chợ Nông sản Đà Lạt), nhận định thực tế lệnh cấm chỉ có thể thực hiện đối với tiểu thương nhập hàng vào chợ nông sản; trường hợp tiểu thương nhập khoai về rồi lưu trữ ở các kho bên ngoài thì đơn vị này không thể quản lý được.

Về vấn đề này, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Đà Lạt Nguyễn Văn Tín, cho biết: UBND thành phố đã có phương án quản lý, giám sát. Riêng Chợ Nông sản Đà Lạt được xây dựng nhằm giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản thuần Đà Lạt chứ không phải để nhập mặt hàng của nước ngoài về tiêu thụ, là sai mục đích hoạt động của chợ đầu mối nông sản này.ª

Linh vật Việt... (TIẾP TRANG 5)Phát hiện oxy trên sao Chổi

Mexico phẫu thuật thu hẹp dạ dày cho người béo nhất thế giới

Cảnh báo nước biển tăng 3 mét do băng tan ở Nam Cực

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một lượng lớn oxy trên sao Chổi mang ký hiệu 67P khi nó bay ngang qua Mặt Trời hồi tháng 8 vừa qua. Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 28/10 trên tạp chí khoa học “Tự Nhiên” (Anh), các số liệu thăm dò của tàu vũ trụ Rosetta thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho thấy có khả năng những phân tử oxy được tìm thấy trong các vệt sáng bao quanh sao Chổi 67P này đã tồn tại từ trước khi hoặc cũng có thể là trong quá trình hình thành sao Chổi trên. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi tỷ lệ oxy và nước

trên sao Chổi này trong vòng vài tháng để xem lượng khí trên có bị tiêu tán do tác động của gió Mặt Trời hay không. Kết quả là lượng oxy vẫn giữ nguyên, chứng tỏ oxy có từ sâu bên trong sao Chổi chứ không chỉ bám ngoài bề mặt. Các nhà khoa học cho rằng những phân tử oxy này đã tồn tại từ thời nguyên thủy, thậm chí có thể lâu đời hơn cả Hệ Mặt Trời. Do đó, kết quả tìm kiếm này có thể sẽ mở ra những hướng khám phá mới về thành phần hóa học góp phần trong quá trình hình thành hệ Mặt Trời từ 4,6 tỷ năm trước.

Phát hiện này được coi là một “bất ngờ lớn” và có thể làm thay đổi toàn bộ những học thuyết chủ đạo về sự hình thành Hệ Mặt Trời bởi trước đó, các nhà khoa học từng khẳng định không có vết tích của oxy trên các sao Chổi.

Hiện tàu Rosetta vẫn đang tiếp tục bám theo sao Chổi này khi nó chuyển động quanh Mặt Trời. Các nhà khoa học kỳ vọng đây sẽ là nhiệm vụ lịch sử giúp tìm hiểu nguồn gốc của sự sống bởi các sao Chổi được cho là cung cấp những thành phần tạo nên sự sống trong quá trình hình thành Trái Đất.

Các núi băng ở phía Tây Nam Cực đang trở nên bất ổn và có nguy cơ tan chảy, khiến mực nước biển tăng thêm tới 3 mét trong những thế kỷ tới. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Ảnh hưởng Khí hậu ở Potsdam (Pót-đam), Đức.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí “Proceedings” của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ ngày 2/11, các nhà khoa học đã đưa ra dự báo về các ảnh hưởng trong thời gian dài ở vùng biển Amundsen, nơi đang trở nên mất ổn định. Sử dụng máy tính để dự đoán các ảnh hưởng sẽ xảy ra trong 60 năm tới nếu với tốc độ tan băng như hiện tại,

các nhà khoa học cho biết cả dải băng khổng lồ này sẽ tan hết và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 3 mét.

Theo các nhà khoa học, một khi sự mất ổn định bắt đầu, tình trạng tan băng là không thể tránh khỏi và quá trình này sẽ kéo dài từ vài thế kỷ tới cho đến thiên niên kỷ tới. Cũng theo nghiên cứu này, chỉ vài thập kỷ nóng lên của đại dương cũng có thể tạo ra một đợt băng tan kéo dài trong vài trăm đến vài nghìn năm.

Đầu năm nay, các nhà khoa học cảnh báo một số dải băng ở Nam Cực đã bị tan chảy tới 18% khối lượng trong một thập kỷ qua. Dựa vào các dữ

liệu chụp từ vệ tinh, các nhà khoa học nhấn mạnh, trong giai đoạn 1994-2003, mỗi năm khối lượng các tảng băng tan chảy ở Nam Cực không đáng kể, vào khoảng 25km3 nhưng từ năm 2003 tới nay, con số này lên tới 310km3/năm. Những điểm nóng được xác định là các vùng biển Amundsen và Bellingshausen, nơi các khối băng bị mất khoảng 18% độ dày trong vòng chưa tới 10 năm.

Lượng băng ở cả Bắc Cực và Nam Cực đều tan chảy nhanh hơn dự kiến cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu cũng như sự nóng lên toàn cầu đang ở mức báo động.

Các bác sỹ đến từ Bệnh viện Arboledas de Zapopan thuộc bang Jalisco, miền Tây Mexico, đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân cho bệnh nhân Andrés Moreno, người đàn ông nặng nhất thế giới.

Bác sỹ José Antonio Castañeda, Trưởng Khoa ngoại Bệnh viện Arboledas de Zapopan, cho biết ca phẫu thuật cho bệnh nhân béo phì nhất thế giới này đã diễn ra thành công tốt đẹp sau 3 tiếng đồng hồ và bệnh nhân có

nhiều biểu hiện phục hồi khả quan. Trước khi phẫu thuật, anh Moreno, 38 tuổi, nặng tới 444kg. Theo bác sỹ Castañeda, bệnh nhân Moreno được chỉ định phải cắt bỏ 2/3 dạ dày và một phần tá tràng (đoạn đầu ruột non) để giảm cân. Dù trước đó anh Moreno được chỉ định phải trải qua hai ca đại phẫu, nhưng trong quá trình thực hiện thấy có nhiều điều kiện thuận lợi, nhóm bác sỹ đã quyết định làm trong một lần và rút ngắn 50% thời gian phẫu thuật so với dự kiến.

Với ca phẫu thuật này, lượng thức ăn mà anh Andres có thể tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể và trong vòng 1 năm sau, số cân nặng của anh sẽ giảm tới 90%. Andres Moreno sống tại bang miền Bắc Sonora (Xô-nô-ra), giáp giới với Mỹ và là “cái nôi” của tập quán ăn thịt nướng dã chiến. Hiện có 2 tỷ người trên thế giới mắc bệnh này, trong đó có 500 triệu người trong mức béo phì và siêu phì như trường hợp của bệnh nhân Moreno.

TS tổng hợp (theo TTXVN)

Page 12: Festival Hoa Đà Lạt sau 5 lần tổ chứcbaolamdong.vn/upload/others/201511/18174_so_cuoi_tuan_7.11.2015.pdf · làm động lực; lấy xây dựng, nâng cao chất lượng,

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 7 - 11 - 2015

° Đợi - Ảnh: NGUYỄN NGHĨA

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

12

Góc ảnh đẹp THEÅ THAO

Nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần Theo Liên đoàn Lao động

(LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 1.529 công đoàn cơ sở với tổng số gần 70 nghìn công nhân viên chức lao động, trong đó có gần 63 nghìn đoàn viên công đoàn thuộc LĐLĐ tỉnh đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Để thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, những năm qua LĐLĐ tỉnh đã không ngừng phát động phong trào tập luyện thể dục thể thao (TDTT) trong công nhân viên chức lao động nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống tinh thần của công nhân lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Hàng năm, LĐLĐ tỉnh đều có chỉ đạo các cấp công đoàn cơ sở trong tỉnh đẩy mạnh phong trào rèn luyện TDTT ở cơ sở, duy trì các CLB TDTT, các đội nhóm tại đơn vị mình; tổ chức các hoạt động TDTT trong các dịp lễ tết, ngày truyền thống của ngành, tổ chức hoặc phối hợp nhiều đơn vị tổ chức các hội thao cấp ngành, liên ngành với các môn phổ biến nhiều người chơi như bóng đá mini sân cỏ nhân tạo, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, cờ tướng…, để thu hút đông đảo mọi người cùng tham dự.

Đặc biệt, trong Tháng Công nhân hàng năm, bên cạnh các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ đời sống cho công nhân lao động, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức rất nhiều các hoạt động TDTT hướng về

Để người lao động cùng chơi thể thao

ª GIA KHÁNH

RẤT NHIỀU HỘI THAO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TDTT ĐÃ ĐƯỢC CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN HÀNG NĂM TỔ CHỨC ĐỂ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÙNG THAM GIA.

cơ sở, hướng về người lao động như giải bóng chuyền nam, giải bóng chuyền hơi nữ, giải bóng bàn, tổ chức các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố… cho người lao động. Như trong Tháng Công nhân năm nay theo LĐLĐ tỉnh đã có 1.237 công đoàn cơ sở với trên 42 nghìn đoàn viên người lao động cùng tham gia thi đấu, cổ vũ trong rất nhiều các hoạt động TDTT từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.

Không chỉ khuyến khích, hoạt động TDTT còn được các cấp công đoàn gắn với các phong trào thi đua của đơn vị và coi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá bình xét cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa hàng năm.

Theo đánh giá của LĐLĐ Lâm Đồng, phong trào TDTT trong khối công nhân viên chức lao động của tỉnh đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây; tỷ lệ người lao động tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đã tăng lên, chất lượng tổ chức các hoạt động

TDTT được nâng lên trông thấy. Rất nhiều đơn vị, ngành có hội thao định kỳ hàng năm với sự tham dự đông đảo của người lao động trong đơn vị mình và coi như một ngày hội vui “sức khỏe”.

Trên cơ sở này LĐLĐ tỉnh hàng năm cũng đã tuyển chọn đội tuyển của bộ môn cầu lông để đại diện cho người lao động tỉnh tham gia giải toàn quốc và có thành tích khá tốt tại giải này.

Để TDTT phát triển sâu rộng trong người lao độngVẫn còn rất nhiều khó khăn

để TDTT có thể phát triển sâu rộng hơn trong người lao động hiện nay. Đó là tình trạng thiếu sân bãi, thiếu dụng cụ, cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động tập luyện TDTT ở cơ sở còn rất ít.

Và một điều quan trọng không kém, như LĐLĐ tỉnh cho biết là kinh phí hoạt động của các cấp công đoàn cơ sở nói chung, trong đó có kinh phí dành cho hoạt động TDTT còn rất hạn hẹp. Rõ ràng cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp cho phong trào TDTT của đơn vị mình, nên coi đây là một động lực để người lao động có sức khỏe đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đơn vị, của doanh nghiệp. Cùng đó là sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của ngành chủ quản trong xã hội hóa TDTT, vận động các tầng lớp người dân cùng tham gia tập luyện TDTT, kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các mạnh thường quân trên địa bàn tỉnh cùng góp tay xã hội hóa TDTT, xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi, thiết chế văn hóa thể thao trong cộng đồng.

LĐLĐ tỉnh cũng kiến nghị ngành chức năng tỉnh nên quan tâm tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể

thao ở cơ sở nên chú ý đến các khu công nghiệp đang có của tỉnh hiện nay.

Về phía mình, LĐLĐ tỉnh yêu cầu các cấp công đoàn cơ sở trong tỉnh cần chủ động hơn nữa trong tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động TDTT trong công nhân viên chức lao động, thực hiện tốt sự chỉ đạo gần đây của Tổng Liên đoàn về phát triển TDTT, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Các cấp công đoàn cũng cần tiếp tục tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, gắn với các phong trào thi đua, gắn với các dịp lễ hội, ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương, ngày truyền thống của ngành; thường xuyên duy trì và thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT một cách đều đặn để thu hút ngày càng đông hơn người lao động tham gia. LĐLĐ tỉnh cũng sẽ phối hợp với công đoàn cơ sở các cấp tích cực tuyên truyền, vận động để đoàn viên công đoàn xác định được việc tham gia tập luyện TDTT là đem lại niềm vui, tăng cường sức khỏe cho chính bản thân mình cũng vừa là niềm vinh dự lẫn trách nhiệm đối với các hoạt động phong trào ở cơ sở.ª

° Thi kéo co tại Hội thao khối thi đua các doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty Nhà nước trên địa bàn Lâm Đồng trong tháng 10/2015 tại Công ty Viễn thông Lâm Đồng.

... gồm 9 chương trình chính thức và 16 chương trình hưởng ứng, “đại tiệc hoa” năm nay hứa hẹn thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương…

Hiệu quả từ Festival Hoa Đà Lạt Mục đích của Festival Hoa - Đà

Lạt nhằm thu hút khách tham quan, thúc đẩy du lịch phát triển; tôn vinh giá trị của hoa và ngành trồng hoa truyền thống, quảng bá và kêu gọi đầu tư, phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt.

Qua 6 lần tổ chức Festival Hoa, chủ đề xuyên suốt trong toàn bộ các chương trình của Festival là HOA! Festival Hoa - Đà Lạt đã để lại ấn

tượng tốt trong tình cảm của nhân dân và du khách; tạo động lực mạnh mẽ để nghề trồng hoa và du lịch Đà Lạt phát triển vượt bậc. Có thể thấy, trước năm 2004, trên địa bàn Lâm Đồng (TP. Đà Lạt và các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương) có khoảng 800ha trồng hoa, sản lượng 600 triệu cành; đến năm 2010, diện tích hoa tăng lên 3.200ha, sản lượng 1 tỷ cành/năm... Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 7.000ha hoa, sản lượng đạt 2,35 tỷ cành (tăng 250 triệu cành so với năm 2013); trong đó, Đà Lạt chiếm 70% diện tích và chiếm 74% sản lượng hoa của tỉnh…

Cùng với mở rộng diện tích, nâng cao

sản lượng hoa, hơn 10 năm qua, Lâm Đồng chủ trương sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), là địa phương dẫn đầu cả nước áp dụng NNCNC với trên 26.951ha đất sản xuất rau, hoa, chè, cà phê ứng dụng quy trình CNC; trong đó, diện tích nhà kính 2.714ha; diện tích nhà lưới 1.180ha; diện tích màng phủ 5.585ha và 6.500ha cây trồng áp dụng công nghệ tưới tự động… Năng suất, sản lượng và giá cả nhiều loại rau, hoa tăng rất cao; đặc biệt hoa cao cấp của Đà Lạt đạt doanh thu từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm (cao gấp 1,6 lần)…

Cũng thông qua Festival Hoa, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng

tham quan, nghỉ dưỡng tăng dần đều từng năm (năm 2005: 1,6 triệu lượt khách; năm 2006: 1,8 triệu lượt; năm 2007: 2,2 triệu lượt; năm 2008: 2,3 triệu lượt; năm 2009: 2,5 triệu lượt; năm 2010: 3,1 triệu lượt… năm 2014: 4,8 triệu lượt). Riêng 9 tháng đầu năm 2015, Đà Lạt thu hút trên 3,6 triệu lượt khách tham quan; trong đó, khách nội địa: 3,5 triệu lượt và khách quốc tế: 127 ngàn lượt, doanh thu đạt 6.300 tỷ đồng…

Festival Hoa đã và đang là “điểm hẹn” lý thú đối với du khách, điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy công nghiệp hoa và du lịch Đà Lạt phát triển, vươn xa…ª

Festival Hoa Đà Lạt... (TIẾP TRANG 4)