FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

22
CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN FDI VÀ ODA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. I. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ ODA. Khái niệm. Đặc điểm. Các hình thức. Tác động. 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1 Khái niệm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp điều hành sử dụng vốn. Nguồn vốn FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. 1.2 Đặc điểm. Nhằm mục đích kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Đây là hình thức đầu tư đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao. Không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để dành quyền điều hành hay tham gia điều hành doanh nghiệp

Transcript of FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

Page 1: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN FDI VÀ ODA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

I. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ ODA.

Khái niệm. Đặc điểm. Các hình thức. Tác động.

1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1 Khái niệm.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp điều hành sử dụng vốn. Nguồn vốn FDI chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

1.2 Đặc điểm. Nhằm mục đích kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Đây là hình thức đầu tư đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết

định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao. Không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.

Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để dành quyền điều hành hay tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư (theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam là tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án).

Quyền và nghiệp vụ của một bên tham gia cũng như lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỉ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định.

Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ kinh doanh bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.

Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý... là những mục tiêu mà những hình thức đầu tư khác không giải quyết được.

Page 2: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.

1.3 Các hình thức đầu tư FDI

Trong thực tiễn, FDI có nhiều hình thức khác nhau. Nhưng những hình thức được áp dụng phổ biến hiện nay là :

a.  Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng ( hoặc hợp đồng-hợp tác-kinh doanh ).

Đây là một h[ình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó các cá nhân, tổ chức nước ngoài cùng hợp tác với các doanh nghiệp của các nước sở tại trên cơ sở hợp đồng-hợp tác-kinh doanh như hợp đồng chia lợi nhuận hoặc phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới.

b. Doanh nghiệp liên doanh.

Đây là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp chung vốn với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên nước ngoài không bị hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác nhưng không được Ưt hơn 30% vốn pháp định. Đối với những cơ sở sản xuất quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thảo thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam trong liên doanh.

c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Đây là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp mua lại phần vốn của doanh nghiệp để chuyển thành doanh nghiệp liên doanh.

1.4 Lợi thế và bất lợi của FDIa, Đối với nước chủ đầu tư.

Lơi thế Bất lợi Có khả năng kiểm soát hoạt động sử Có thể gặp rủi ro cao nếu không

Page 3: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Do đó vốn đầu tư thường được sử dụng có hiệu quả cao.

Giúp tránh được bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường.

Giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khai thác nguồn nguyên liệu và lao động rẻ.

hiểu rõ về môi trường đầu tư của nước sở tại.

Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư để mất bản quyền công nghệ, bí quyết sản xuất.

b, Đối với nước tiếp nhận.

Lơi thế Bất lợi Tạo điều kiện cho nước sở tại tiếp

thu được kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tác phong làm việc tiên tiến của nước ngoài.

Giúp cho nước sở tại khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khó chủ động trong việc bố trí cấu trúc đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Nếu nước tiếp nhận đầu tư ko có một quy hoạch đầu tư cụ thể, dễ dẫn đến việc đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai phá quá mức và ô nhiễm môi trường trầm trọng, có thể bị du nhập công nghệ cũ kỹ lạc hậu với giá đắt.

2. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

2.1 Khái niệm: là viện trợ nước ngoài, hay nói chung là tất cả các khoản không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước nhận viện trợ. Về thực chất ODA là sự chuyển giao một phần GNP vào một quốc gia do vậy ODA còn được coi là nguồn lực bên ngoài.

2.2 Nguồn cung cấp vốn ODA: Các tổ chức phát triển của liên hợp quốc bao gồm : Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

(UNICEF), tổ chức y tế thế giới ( WHO ), tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của liên hợp quốc (UNESCO)...

Các tổ chức liên minh chính phủ: Liên minh Châu Âu (EU),hiệp hội các nước ASEAN...

Các tổ chức tài chính quốc tế : Ngân hàng thế giới (WB),Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)...

Từ Chính phủ các quốc gia (phát triển, đang phát triển)2.3 Đối tượng của ODA :

Page 4: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

ODA của các tổ chức, các quốc gia chỉ tập trung vào những nước có thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: chính sách ngoại giao, sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội và lộ trình cam kết phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Bên cạnh đó năng lực của bộ máy lãnh đạo của một quốc gia cũng là điều kiện thu hút vốn ODA vì việc tăng hay giảm khả năng thu hút vốn ODA là vì lý do chính trị chứ không chỉ đơn thuần chỉ là lý do viện trợ kinh tế.

2.4 Đặc điểm: Xét về khía cạnh kinh tế ODA có những đặc điểm sau:

Đây là nguồn vốn có tính chất một chiều: các nước cấp ODA là các nước phát triển ( OECD), các nước có thu nhập cao (OPEC) hoặc các tổ chức quốc tế (IMF, WD, ADB) còn nước nhận vốn là nước đang phát triển có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn về kinh tế.

Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là chính phủ các nước trong từng trường hợp vốn đầu tư được giao cho doanh nghiệp sử dụng thì chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là chính phủ. Do đó ODA thường được đàm phán, ký kết tài trợ thông qua các nghị định thư tài trợ và các thủ tục kèm theo phức tạp hơn nhiều so với các kên di chuyển khác.

ODA thường có hai phần rõ rệt: phần cho không thường chiếm 25% tổng số vốn ODA, phần cho vay chiếm 75% với các điều kiện ưu đãi về lãi suất thấp, thời hạn vay dài và các phương thức thanh toán nợ.

2.5 Các hình thức:

a, Xét về chủ thể cấp vốn có 2 loại:

ODA song phương là viện trợ cho vay giữa hai chính phủ, phần này thường chiếm tỉ lệ 65-70%

ODA đa phương do các tổ chức quốc tế tài trợ cho một nhóm nước nhận vốn.

b, Xét Theo tính chất ODA có 3 loại :

ODA không hoàn lại : Đây là nguồn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các nước nghèo mà không cần hoàn lại. Đối với các nước đang phát triển nguồn vốn này thường cấp dưới dạng các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình xã hội,ODA không hoàn lại thường là các khoản tiền nhưng cũng có khi là hàng hóa.

ODA vốn vay ưu đãi: Đây là khoản tài chính mà nước nhận phải trả cho nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi, được thể hiện qua mức lãi suất cho vay thấp

Page 5: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

thường dưới 3%/năm, thời gian kéo dài. Loại ODA này chiếm phần lớn khối lượng ODA trên thế giới hiện nay.

Hình thức hỗn hợp: ODA cho vay theo hình thức này bao gồm một phần là ODA không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Loại ODA này được áp dụng nhằm mục đích nâng cấp hiệu quả sử dụng vốn này.

2.6 Vai trò của ODA: Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn lực quan trọng gúp các nước đang phát

triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. ODA là nguồn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo đầu tư phát triển giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài từ 20 đến 30 năm, lãi suất thấp khoảng dưới 3%/năm. Nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia đối với các nước đang phát triển khi ODA tăng lên 1%GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0.5%.

ODA giúp các nước đang phát triển tận dụng tốt nguồn lực, bảo vệ môi trường nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số HDI của quóc gia mình, đầu tư phát triển giáo dục hỗ trợ các lĩnh vực y tế và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

ODA giúp các nước đang phát triển xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1%GDP sẽ làm giảm 1% đói ghèo và giảm 0.9% tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Khi được sử dụng hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân và công cuộc đổi mới của chính phủ.

ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công tác cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

ODA có cả hai chiều tác động: đối với các nước nhận vốn và các nước cấp vốn.

2.8 Ưu nhược điểm của ODA

Ưu điểm của ODA Nhược điểm của ODA Lãi suất thấp thường dưới 3%/năm. Có thời gian hoàn lại lâu.

Có thể gây gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai.

Page 6: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

Giúp các nước nghèo và thiếu vốn đủ điều kiện để phát triển kinh tế.

Có giá trị nhân đạo cao.

Gây hiện tượng tham nhũng đối với nước nhận vốn.

Có tính ràng buộc

II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀ ODA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

1. Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam.

1.1 Thực trạng

Sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn đây à một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới,mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài,theo phương châm đa dạng hóa,đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại,góp phần thực hiện chủ trương pháp huy nội lực,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Nước ta đã tiếp nhận được một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế như: thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, hóa chất, sản xuất công nghiệp, xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ điện tử….Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam nỗ lực thu hút FDI thì năm 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công

Page 7: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

lớn nhất. Những dự án khổng lồ về quy mô vốn được hoàn thành. Điều này tạo nên góc sáng cho nền kinh tế Việt Nam. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký thêm tổng vốn FDI tại Việt Nam đạt hơn 64,1 tỷ USD gấp 3 lần con số của năm 2007. Một con số khác được nhiều người quan tâm là vốn giải ngân thì trong năm 2008 vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đạt mức cao kỷ lục nhất là 11,5 tỷ USD tăng 43,2% so với năm 2007.

(10 nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam)

Có thể nói 2008 là năm lên ngôi của Công nghiệp và xây dựng với 572 dự án có tổng số vốn đăng ký 32,62 tỷ USD chiếm 54,12% và chiếm 48,85% về số dự án.Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tống vốn đăng ký 27,4 tỷ USD chiếm 45,4% và chiếm 47,3% về số dự án. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông , lâm, ngư nghiệp. Một số dự án tiêu biểu:

Page 8: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

Dự án khu liên hợp thép Cà Ná tại ninh thuận (tổng vốn đầu tư đăng ký 9,8 tỷ USD.

Dự án công ty TNHH thép Vinashin-Lion (Malaysia-có vốn đăng ký 9,8 tỷ USD).

Dự án công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan với 7,9 tỷ USD. Dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn –Thanh hóa của Nhật Bản và Kuwait liên

doanh 6,2 tỷ USD.

Năm 2009,do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam cũng chậm lại trong 6 tháng đầu năm chỉ có 306 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số đầu tư là 4,7 tỷ USD chỉ bằng 13,3% cùng kỳ năm 2008 nhưng trong đó đã có 68 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 4,1 tỷ USD tăng tới 13,8% so với cùng kỳ năm 2008.Như vậy tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 6 tháng đầu năm 2009 ,các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 8,87 tỷ USD cũng chỉ bằng 22,6% so với cùng kỳ năm 2008.Một số dự án đáng chú ý trong năm :

Đầu năm 2009,PepsiCo đã đưa vào hạt động nhà máy sản xuất tại Bình Dương với kinh phí đầu tư đạt 30 triệu USD.

Ngày 9/7/2009 Metro mở cửa siêu thị thứ 9 ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 20 triệu USD.

Ngày 23/7/2009 Big C cũng khai trương siêu thị thứ 9 ở huế với kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực tài chính –ngân hàng,prudential đã giúp cải thiện nguồng vốn FDI tại Việt Nam bằng việc nâng vốn điều lệ từ 370 tỷ đồng lên 615 tỷ đồng.

Năm 2010, tình hình khả quan hơn được thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm.Theo cục đầu tư nước ngoài tình hình giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm đạt 5,4 tỷ USD tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009.Bình quân mỗi tháng giải ngân vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 900 triệu USD. Một số dự án đáng chú ý :

Tập đoàn Uni – President đã khởi công cụm các nhà máy bột mì, mì ăn liền,thức ăn chăn nuôi thủy sản và gia súc với tổng số vốn đầu tư 140 triệu USD.

Dự án thép Guang Lian –Dung Quất với tổng số vốn đầu tư 4,5 tỷ USD thuộc công ty Guang Lian steel(Đài Loan).

Tập đoàn Hồng Hải –một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới cũng đã công bố dự án đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại ở miền Bắc.

Page 9: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

Năm 2011 vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD và vốn giải ngân ước đạt khoảng 11 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt 76,4%, cao hơn con số 54,1% của năm 2010. Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2011 chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký. Trong khi, năm 2010 lĩnh vực này chiếm tới 34,3%.

Trong 6 tháng đầu năm 2012 vốn đầu tư thực hiện khoảng 35.7 triệu USD, chủ yếu là vốn thực hiện của dự án kho xăng dầu ngoại quan VP và khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngang-Bãi cát thấm. Trong đó, vốn đầu tư từ nước ngoài là 10.97 triệu USD chiếm khoảng 30% vốn thực hiện.

1.2 Đánh giá thực trạng sử dụng FDI ở Việt Nam hiện nay:

a, Tích cực:Trong hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nền kinh tế nước ta khởi sắc hơn, nó tác động tới tăng trưởng kinh tế và văn hóa xã hội:

Mở rộng nguồn thu thuế và đóng góp cho nguồn thu của chính phủ. FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp những thiếu hụt về vốn

cho việc sản xuất,đầu tư. FDI là một cú hích để góp phần đột phá vòng luẩn quẩn nghèo đói đối với

nước đang phát triển như Việt Nam. Góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam theo hướng Công

Nghiệp Hóa –Hiện Đại Hóa.

Page 10: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

FDI giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu công nghệ và bí quyết kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh đổi mới phương thức kinh doanh, quản lý.

FDI tác động tích cực đến nền văn hóa Việt Nam: Đổi mới tư duy, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tập quán giao tiếp ứng xử, bình đẳng giới và các vấn đề xã hội....

b, Hạn chế:

Sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp trong nước.

Gây ra tình trạng sử dụng lãng phí đất đai, thất thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia gây ô nhiễm môi trường.

Hứa nhiều làm ít: Năm 2008 mức vốn đăng ký kỷ lục là 71,7 tỷ USD,gấp 3 lần năm 2007, cao nhất từ trước tới nay nhưng chỉ thực hiện được 11,5 tỷ USD bằng 16% vốn đăng ký.

Thất vọng chuyển giao công nghệ: Một số nhà đầu tư đã đưa máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu vào trong nước

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng: các yếu tố điều tiết vĩ mô luật đầu tư chính sách thuế và ưu đãi chính sách tiền tệ chính sách thương nghiệp, ngoài ra còn có các yếu tố khác (thị trường bản địa, thị trường nhân lực, bảo vệ quyền sở hữu, điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài).

1.4 Giải pháp thực hiện:a, Giải pháp thu hút đầu tư:

Đẩy mạnh cải cách tổ chức và thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút đầu tư.

Xây dựng, bổ sung và công bố công khai các quy hoạch phát triển nghành,vùng kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch chi tiết, các khu, cụm công nghiệp, chú trọng nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư.

Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

b, Giải pháp xúc tiến đầu tư: Tăng cường công tác đối ngoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ

khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thủ tục thẩm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận dự án.

Page 11: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

Tập trung cao cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư, xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, nước, thông tin liên lạc....

c, Giải pháp hiệu quả đầu tư: Phối hợp giữa trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự

án nước ngoài, không nên cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại gây ô nhiễm môi trường. Tránh những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có cam kết hoặc năng lực chắc chắn về chế biến.

Thực hiện các quy định nghiêm ngặt về hệ thống quản lý rác thải đối với các doanh nghiệp. Tiến hành xử phạt đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.

2. Thực trạng thu hút vốn ODA tại Việt Nam.

2.1 Thực trạng

Nguồn vốn ODA viện trợ cho Việt Nam luôn tăng qua các năm, đạt mức cao nhất là năm 2010 với số vốn lên tới 8,06 tỷ USD.

Năm 2011,nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam vẫn được cam kết ở mức cao khoảng 7,88 tỷ USD. Theo dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -2015,để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7-7,5% và thực hiện khâu đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị lớn....đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn vốn, bảo đảm tỷ lệ đầu tư so với GDP trong giai đoạn phải đạt tối thiểu 40%,tăng bình quân trên 16%/năm. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo giá thực tế khoảng 290 tỷ USD. Trong đó, nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 70%, nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 30%.

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2011-2015 vốn ODA thực hiện dự kiến khoảng 15 tỷ -17 tỷ USD. Ngoài ra các khoản vay ưu đãi nước ngoài( ODA kém ưu đãi) dự kiến sẽ huy động khoảng từ 1,5-2 tỷ USD mỗi năm.

Nguồn vốn này nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đường cao tốc, cảng biển, phát triển mạng lưới điện trong đó tập trung xây dựng các nhà máy điện sử dụng nguồn

Page 12: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

năng lượng mới và nguồn năng lượng tái tạo có tác dụng bảo vệ môi trường, phát triển thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông đặc biệt là ở khu vực nông thôn....

Từ những thông tin trên ta có thể thấy Việt Nam đang thực hiện rất tốt các chính sách thu hút vốn ODA. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA giải ngân vẫn còn chậm và thấp so với cam kết, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả đầu tư của nguồn vốn này.

2.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn ODA tại Việt Nam.a, Các yếu tố bên trong:

Thời gian phê duyệt thẩm định dự án: Trình tự và thủ tục xét duyệt dự án còn khá rườm rà, phải qua nhiều bước,nhiều cấp xét duyệt. Hơn nữa, thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước còn chậm đổi mới.

Công tác đấu thầu, xét thầu: Bộc lộ nhiều thiếu sót và chưa sát với thực tế, chưa hài hòa với quy trình thủ tục của bên tài trợ.

Thủ tục giải ngân các dự án: Hiện nay công tác giải ngân các nguồn vốn còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ công trình của dự án, gây chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra.

Nguồn nhân lực cho các dự án ODA: Nguồn nhân lực của nước ta trong lĩnh vực còn thiếu và yếu về năng lực. Chúng ta cần xây dựng một đội ngũ chất lượng cao về thẩm định, giám sát các dự án có nguồn vốn ODA.

b,Các yếu tố bên ngoài: Trong những năm qua nền kinh tế thế giới phát triển không ổn định. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm các nước phát triển trên thế giới lâm vào khủng hoảng, tiếp theo là lạm phát xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng không ít tới đầu tư của các nước này vào các nước đang phát triển.

2.3 Đánh giá thực trạng sử dụng ODA ở Việt Nam.a, Tích cực

Giúp nước ta bổ sung nguồn vốn phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tạo thêm việc làm cho dân cư, giải quyết xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.

b, Tiêu cực:

Là viện trợ của chính phủ cho chính phủ cho nên trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn rất thấp dẫn đến đầu tư lãng phí không kích thích phát triển,….

Page 13: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

Vay ODA nhiều trong thời gian dài nếu không có khả năng trả nợ đúng hạn sẽ tích lũy ra nước ngoài làm cho nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài thậm chí đi đến vỡ nợ.

Sử dụng ODA không có chính sách ưu tiên rõ rệt sẽ càng làm tăng phân hóa đô thị và nông thôn gây bất ổn định xã hội.

Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.

Các nước nhận viện trợ còn bị tác động của tỷ giá hối đoái làm cho giá trị vốn ODA hoàn lại tăng lên.

2.4 Giải pháp thu hút ODA

Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành công tác tiếp nhận ODA Tăng cường cộng tác cán bộ, đầu tư đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ thuộc bộ

phận liên quan đến việc xác định nhu cầu đàm phán, ký kết các hiệp định với đối tác.

Mở lớp đao tạo gắn về các kiến thức có liên quan đến ODA, tập huấn về những quy định và thủ tục, điều kiện cung cấp ODA của các nhà tài trợ.

Những ngành và địa phương có nhu cầu về cung cấp vốn ODA cần nghiên cứu những chính sách ưu tiên của các đối tượng nước ngoài cũng như quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA của chính phủ Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ từ các bên trong từ việc lập hồ sơ dự án và tiếp tục thêm viện trợ phù hợp với các đối tượng ưu tiên.

Đề xuất các giải pháp của nhóm thuyết trình: Cần phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các nguồn vốn trong

nước khác. Đầu tư vốn ODA để phát triển kinh tế có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên bố trí viện trợ không hoàn lại cho các dự án văn hóa, xã hội và giáo dục ở

miền núi.

III. Kết luận:

Bài toán về thu hút đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam cần phải hiểu rõ quy luật vận động của các dòng đầu tư FDI, các xu hướng đầu tư trong tương lai và nắm bắt được các cơ hội để thu hút các nguồn đầu tư về nước ta. Để làm được điều này chính phủ và các doanh nghiệp trong nước phải tự thay đổi chính mình bằng cách là cải tổ, đơn giản hóa các thủ tục cho các nhà đầu tư, đưa ra các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư mới

Page 14: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

hay các dự án lớn hoặc là các dự án phục vụ cho dân sinh bảo vệ môi trường. Ngoài các biện pháp thu hút đầu tư FDI chúng ta cần phải có kế hoạch phát triển các nguồn ực trong nước để đáp ứng yêu cầu trong những tình huống thế giới mới, hay các tình huống gây bất lợi cho nước ta về sự phụ thuộc vào các nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Một lần nữa có thể khẳng định rằng nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Trong những năm qua, ODA đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải qua các dự án đầu tư trên hầu hết các lĩnh vực.

Như vậy nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng có tác dụng rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Để có thể phát triển kinh tế với tốc độ nhanh trong khi quy mô nền kinh tế nhỏ còn thiếu thốn thì cần bổ sung vốn bằng đầu tư nước ngoài đặc biệt là ODA và FDI, cần có những chính sách để thu hút nhiều hơn nữa và nhiều biện pháp triệt để khi sử dụng chúng. Hi vọng với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam cùng với thiện chí của các nhà đầu tư, trong thời gian tới chúng ta sẽ được đón nhận những con số ấn tượng và những kết quả sang lạng từ công cuộc phát triển kinh tế tiến gần tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà đảng và nhà nước ta đã lưa chọn.

Sự khác biệt giữa FDI và ODA:

FDI ODAChủ thể Tư nhân và doanh nghiệp

nước ngoàiChính phủ và các tổ chức quốc tế

Mục đích Lơi nhuận là chủ yếu Nhân đạo, chính trịHình thức sở hữu vốn Doanh nghiệp đầu tư FDI

được quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình.

Nước nhận viện trợ được hoàn toàn sử dụng vốn theo ý mình.

Ngành chủ yếu được đầu tư Công nghiệp và dịch vụ Những ngành phát triển vì phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, cơ sử hạ tầng, môi trường,...

Hiệu quả FDI có ưu thế hơn về mặt kinh tế.

ODA có ưu thế hơn về mặt xã hội

Tính ràng buộc Không có ODA tạo ràng buộc về thương mại, chính trị,...

Danh mục tài liệu tham khảo: 1 http://www.slideshare.net/kimkhai90/fdi-7067065

Page 15: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)

2 www.chinhphu.vn

3 www.vneconomy.vn

4 www.tailieu.vn

5 www.ven.vn

6 Giáo trình kinh tế phát triển

Danh sách nhóm 2 phòng 508

Mai Đăng Hiệp

Nguyễn Thị Nhật Minh

Thái Thị Thủy

Trần Thị Lan Anh

Đỗ Thị Bích Phương

Phạm Mai Phương

Phạm Thị Liếng

Phạm Thu Hà

Lê Hồng Nhung

Lê Thị Thúy

Đỗ Huyền Trang

Bùi Phương Mai

Trương Thị Huyền

Nguyễn Thị Anh Đào

Nguyễn Thị Hương Giang

Vũ Phương Thảo

Trần Thu Hà

Nguyễn Trí Hải ( 01644648396) (nhóm trưởng)

Page 16: FDI và ODA.bai hoan chỉnh (1)