f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thcskhanhbinh/2017_12/de_cuong... · Web view“Nhưng...

58
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 Chủ đề 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG - Phong cách Hồ Chí Minh - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em I.Kiến thức cần nhớ: 1. Khái niệm văn bản nhật dụng: 2. Tiểu sử tác giả: Lê Anh Trà, Ga – bri – en Gác – xi – a Mác – két: sgk 3. Xuất xứ - Phong cách Hồ Chí Minh: Văn bản là một phần trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với các giản dị”, trích trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”, xuất bản năm 1990. - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Trích từ tham luận của Mác – két trong phiên họp của 6 nguyên thủ quốc gia (Ấn Độ, Mê – hi – cô, Thụy Điển, Ác – hen – ti – na, Hi Lạp, Tan – da – ni – a) bàn về việc kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, vào tháng 8/1986. - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em: trích từ Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York ngày 30/9/1900. 4. Phương thức biểu đạt và vấn đề nghị luận: -Phong cách Hồ Chí Minh: Phương thức nghị luận. Bàn về nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Transcript of f2.hcm.edu.vnf2.hcm.edu.vn/data/hcmedu/thcskhanhbinh/2017_12/de_cuong... · Web view“Nhưng...

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG

- Phong cách Hồ Chí Minh

- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I.Kiến thức cần nhớ:

1. Khái niệm văn bản nhật dụng:

2. Tiểu sử tác giả: Lê Anh Trà, Ga – bri – en Gác – xi – a Mác – két: sgk

3. Xuất xứ

- Phong cách Hồ Chí Minh: Văn bản là một phần trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với các giản dị”, trích trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”, xuất bản năm 1990.

- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Trích từ tham luận của Mác – két trong phiên họp của 6 nguyên thủ quốc gia (Ấn Độ, Mê – hi – cô, Thụy Điển, Ác – hen – ti – na, Hi Lạp, Tan – da – ni – a) bàn về việc kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, vào tháng 8/1986.

- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em : trích từ Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York ngày 30/9/1900.

4. Phương thức biểu đạt và vấn đề nghị luận:

-Phong cách Hồ Chí Minh: Phương thức nghị luận. Bàn về nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

-Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Phương thức nghị luận. Bàn về việc chống lại nguy cơ chiến tranh hạt nhân để bảo vệ hòa bình thế giới.

-Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em : Phương thức nghị luận. Bàn về thực trạng của cuộc sống trẻ em trên thế giới và nhiệm vụ của chúng ta.

5. Giá trị nội dung: sgk

II. Luyện tập:

Bài tập 1 : Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:BÁT CHÈ SẺ ĐÔI

Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới về. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn mà anh em phục vụ vừa mang lên, sẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 - Cháu ăn đi!Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:- Ăn đi, Bác cùng ăn…Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về.

1/ Câu chuyện nhắc đến đức tính nào của Bác Hồ?

2/ Học sinh phải làm gì để học tập những đức tính tốt đẹp của Bác?

Bài tập 2 : Đọc đoạn trích sau:“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn

hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” (Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)

Em suy nghĩ thế nào trước lời khẳng định trên của Lê Anh Trà dành cho Bác Hồ? Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau:

“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay, ngày 8 – 8 – 1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa – mô – clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất các các hành tinh xoay quanh mặt trời, công them bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.”

(Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Ngữ văn 9, tập 1)1. Đoạn trích nêu lên vấn đề gì? 2. Câu: “Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ

nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.”, tác giả muốn nhắc đến sự kiện lịch sử nào trên thế giới liên quan đến vấn đề hạt nhân?

Bài tập 4: Từ việc đọc báo chí, xem tin tức thế giới ngày nay, chúng ta thấy một số nước không

ngừng chạy đua vũ trang, phóng thử nghiệm tên lửa hạt nhân. Em nhận xét như thế nào về những hành động này? Bài tập 5 :

Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả cho rằng: chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại với lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên. Em có đồng tình với ý kiến này không? Hãy trình bày những suy nghĩ của em. Bài tập 6 :

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) để trình bày suy nghĩ của em về nét đẹp trong lối sống giản dị của Bác Hồ. Bài tập 7 :

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ

em” đã nêu lên thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới. Vậy ở đất nước chúng ta, xã hội đang có những quan tam như thế nào đối với trẻ em (Liệt kê ít nhất 3 ý.)

Chủ đề 2: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

-Chuyện người con gái Nam Xương

-Hoàng Lê nhất thống chí

-Truyện Kiều

-Truyện Lục Vân Tiên

I.Kiến thức cần nhớ

1. Tiểu sử tác giả: Nguyễn Dữ, Ngô gia văn phái, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu: sgk

2. Xuất xứ:

-Chuyện người con gái Nam Xương: là truyện thứ 16 trong tập “Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện, được viết bằng chữ Hán với lối văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu, dựa trên chuyện cổ tích Vợ chàng Trương nhưng Nguyễn Dữ đã hư cấu, sáng tạo thêm yếu tố kì ảo.

-Hoàng Lê nhất thống chí: Cuốn tiểu thuyết chương hồi (gồm 17 hồi), viết bằng chữ Hán, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động, ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh. Văn bản được học là hồi 14 viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.

-Truyện Kiều: Ra đời vào đầu thế kỉ 19, lúc đầu có tên là Đoạn trường tân thanh, sau đổi thành truyện Kiều. Thuộc thể loại truyện thơ Nôm được viết bằng thể thơ lục bát.

-Truyện Lục Vân Tiên: được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, thể loại truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát.

3. Giải thích nhan đề:

-Truyền kì mạn lục: Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

-Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê

-Đoạn trường tân thanh: Tiếng kêu đứt ruột mới

4. Tóm tắt tác phẩm

-Chuyện người con gái Nam Xương: Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, được Trương Sinh cưới làm vợ. Dù Trương Sinh có tính đa nghi nhưng nàng giữ khuôn phép, không để có sự thất hòa. Trương Sinh đi lính, nàng ở nhà một mình nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Chẳng bao lâu, mẹ chồng mất, nàng lo toan ma chay như cha mẹ đẻ. Trương Sinh trở về, nghe lời con thơ nên nghi ngờ nàng không

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 chung thủy, bèn đuổi nàng đi dù cho nàng hết lời van xin. Vũ Nương đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang để tỏ lòng mình. Khi Trương Sinh thấy con chỉ cái bóng trên tường gọi là cha, chàng mới hiểu vợ bị oan thì mọi chuyện đã rồi. Vũ Nương được các tiên nữ rẽ nước đưa xuống thủy cung. Ở đây nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nhân lúc Phan Lang được trở về cõi trần, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng và nhờ Phan nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến sông. Vũ Nương trở về trên chiếc kiệu hoa trong chốc lát rồi biến mất.

-Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi 14 – Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài): Nghe tin cấp báo quân Thanh tiến vào Thăng Long. Nguyễn Huệ tế cáo trời đất trên núi Bân (Huế), lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung và ra lệnh xuất quân. (Lúc ấy vào ngày 25 tháng chạp năm 1788). Ngày 29 nghĩa quân ra đến Nghệ An, nhà vua đã tuyển thêm quân rồi mở cuộc duyệt binh lớn. Ngày 30 tháng chạp, nhà vua mở tiệc khao quân và hẹn mùng 7 ăn Tết ở Thăng Long. Ngày 3 tháng giêng, quân Tây Sơn hạ đồn Hà Hồi. Ngày 5 tiến thẳng vào Thăng Long khiến Tôn Sĩ Nghị và bọn vua quan nhà Lê tháo chạy nhục nhã, quân Thanh đại bại.

- Truyện Kiều: sgk

- Truyện Lục Vân Tiên: sgk

5. Đặc điểm tính cách nhân vật:-Vũ Nương: * Phẩm hạnh:+ Thùy mị, nết na+ Một người vợ hiền thục, không màng danh lợi, thủy chung, nghĩa tình, nhẫn nhục. cam chịu+ Một người con dâu hiếu thảo*Bi kịch tiết hạnh: bị chồng nghi ngờ không chung thủy nên phải tự vẫn (chết bi thảm)-Quang Trung+ Là người anh hùng mạnh mẽ, quyết đoán, hành động có chủ đích rõ ràng, + Có trí tuệ sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán tình hình, dụng người; có tầm nhìn xa trông rộng.+ Là người có ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. + Là người có tài quân sự, dùng binh như thần. + Là người anh hùng dân tộc lẫm liệt, oai phong.-Thúy Kiều:* Phẩm hạnh: + Tài sắc vẹn toàn+ Hiếu thảo, thủy chung, đa sầu, đa cảm, luôn có ý thức thoát khỏi chốn bùn nhơ để giữ gìn nhân cách*Bi kịch thân phận con người: +phải hi sinh mối tình đầu tươi đẹp.+rơi vào chốn lầu xanh, sống trong tủi nhục, đau khổ; cam chịu bao uất ức, bất công.-Lục Vân Tiên

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 + Là chàng trai dũng cảm, anh hùng, đầy nghĩa khí thấy người bị nạn liền ra tay cứu giúp.+ Tài ba, giỏi võ nghệ (một mình đánh tan bọn cướp…)+ Là chàng trai từ tâm, tốt bụng, nhân hậu, hiểu lễ giáo (hết lòng vì việc nghĩa, ân cần hỏi han, trấn tĩnh người bị nạn)+Là chàng trai hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, không toan tính lợi danh (làm ơn mà không cần trả ơn…)

6. Đối với 3 đoạn thơ: (Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích) trích truyện Kiều của Nguyễn Du, xoáy vào những kiến thức sau:

- Vị trí của mỗi đoạn thơ (thuộc phần nào của Truyện Kiều)

- Bố cục của mỗi đoạn thơ (Chia thành những đoạn thơ nhỏ nào? Nội dung chính của mỗi đoạn thơ nhỏ là gì?)

- Đặc trưng nghệ thuật trong mỗi đoạn thơ.

- Giá trị nội dung của mỗi đoạn thơ.

- Cảm nhận, phân tích được mỗi đoạn thơ

II. Luyện tập

Bài tập 1: “Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên

ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính mạnh khỏe, cử hai mươi người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn…Vua Quang Trung cươi voi đi đốc thúc…”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô Gia văn phái) Đoạn trích trên đã nêu lên phẩm chất gì ở nhân vật Quang Trung?

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau: “- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong

khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn.

( “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô Gia văn phái) 1. Xác định người nói, người nghe trong đoạn trích trên.2. Nhà vua nói: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương

Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.” nhằm khẳng định điều gì? Em hãy liên hệ một hoặc hai tác phẩm đã học có nội dung tương tự.

Bài tập 3: Đoạn trích dưới đây đã nêu lên phẩm chất gì ở nhân vật Vũ Nương? “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

-Thiếp vốn là con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.”

( “Chuyện người con gái Nam Xương” -Nguyễn Dữ) Bài tập 4:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 Qua “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương”, em suy nghĩ như thế nào

về phẩm chất và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.Bài tập 5:

Phần cuối của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ xây dựng hàng loạt những chi tiết hư cấu (kì ảo). Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó. Bài tập 6:

Hãy ghi lại các dòng thơ tả chân dung nhân vật và các dòng thơ tả cảnh mà em cho là hay nhất trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân”. Nêu cảm nhận của em về bức chân dung của Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều”. Bài tập 7:

Cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Bài tập 8:

Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Bài tập 9:

Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” và “Hồi thứ 14 – Hoàng Lê nhất thống chí”, hãy nêu nhận xét về hình tượng người anh hùng qua nhân vật Quang Trung và Lục Vân Tiên.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 3: THƠ HIỆN ĐẠI

-Đồng chí

-Bài thơ về tiểu đội xe không kính

-Đoàn thuyền đánh cá

-Bếp lửa

-Ánh trăng

I. Kiến thức cần nhớ:

1. Tiểu sử tác giả: Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Huy Cận, Bằng Việt, Nguyễn Duy: sgk

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:

-Đồng chí: được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (1947)

-Bài thơ về tiểu đội xe không kính: được sáng tác vào năm 1969 khi cuộc chống Mĩ đang đi vào giai đoạn ác liệt nhất, được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”

-Đoàn thuyền đánh cá: được sáng tác năm 1958 khi tác giả có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.

-Bếp lửa: được sáng tac năm 1963, khi tác giả đang sống và học tập ngành Luật tại nước ngoài (Liên Xô)

-Ánh trăng: được viết năm 1978, khi hòa bình được lập lại 3 năm. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên.

3. Ý nghĩa nhan đề:

-Đồng chí: có nghĩa là cùng chí hướng, lí tưởng cao đẹp. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Đặt nhan đề bài thơ là “Đồng chí”, Chính Hữu muốn nhấn mạnh tình đồng chí chính là bản chất cách mạng của tình đồng đội gắn bó keo sơn và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.

-Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mươn hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió và hình ảnh người lính lái xe, Phạm Tiến Duật kết hợp với hai chữ “bài thơ”, không chỉ nêu lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà nhà thơ còn muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ thời kì chống Mĩ: dũng cảm, vượt lên gian khổ, nguy hiểm vì lí tưởng cao đẹp.

-Bếp lửa: “Bếp lửa” – một hình ảnh quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam, còn là biểu tượng của tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng về người bà. Lấy hình ảnh này đặt làm nhan đề cho bài thơ, Bằng Việt gợi cho chúng ta liên tưởng đến cuộc đời vất vả của người bà cùng tình yêu thương của bà dành cho cháu. Qua đó, ông muốn ca ngợi tình cảm gia đình (bà – cháu) là thiêng liêng đối với con người.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 -Ánh trăng: Mượn hình ảnh “ánh trăng” đăt làm nhan đề cho bài thơ, Nguyễn Duy muốn gửi gắm một tiếng lòng, suy ngẫm, lời nhắc nhở, cảnh tỉnh đối với mỗi con người chúng ta về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung với cuộc đời, với chính mình.

4. Cảm nhận và phân tích được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ.

5. Giá trị nội dung: sgk

II. Luyện tập

Bài tập 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

Bài tập 2: Trong bài thơ “Ánh trăng”, hãy cho biết đâu là sự kiện bước ngoặt để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Bài tập 3: Cảm nhận của em về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” và hình ảnh “vầng trăng” trong bài thơ “Ánh trăng”.

Bài tập 4: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ sau:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh các lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Bài tập 5: Viết đoạn văn từ 10 đến 15 dòng để nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.Bải tập 6: Bài thơ “Đồng chí” là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn tạo nên bức tranh đẹp về người lính.” Hãy chỉ ra những yếu tố có trong bài thơ để làm sáng tỏ nhận định này. Bài tập 7: Cho câu thơ:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng”

Trong một bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy nêu tên của bài thơ và chép chính xác đoạn thơ có câu thơ ấy.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 4: TRUYỆN HIỆN ĐẠI

-Làng-Lặng lẽ Sa Pa-Chiếc lược ngà

I.Kiến thức cần nhớ:

1. Tiểu sử tác giả: Kim Lân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Sáng.2. Hoàn cảnh sáng tác:-Làng: được viết vào thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp (1948)

-Lặng lẽ Sa Pa: là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả, được rút ra từ tập “Giữa trong xanh”

-Chiếc lược ngà: được viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.

3. Ý nghĩa nhan đề- Làng: Nhà văn Kim Lân đặt nhan đề “Làng” mà không phải là “làng chợ Dầu” để khái quát một tình cảm bao trùm, phổ biến của con người Việt Nam trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp thông qua nhân vật ông Hai. Đó là tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước sâu sắc.

- Lặng lẽ Sa Pa: Lấy nhan đề là “Lặng lẽ Sa Pa” nhưng Nguyễn Thành Long lại gửi gắm một ý nghĩa khác: Sa Pa không hề lặng lẽ, bởi sau vẻ đẹp và không khí yên ả của Sa Pa ấy chính là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm, có lí tưởng và lòng nhiệt huyết luôn muốn cống hiến hết sức mình cho công việc và cuộc đời mà không đòi hỏi gì cho riêng mình.

- Chiếc lược ngà: Nguyễn Quang Sáng đặt nhan đề “Chiếc lược ngà” vì chiếc lược làm bằng ngà voi là hình ảnh xuyên suốt, biểu hiện cho tình yêu con sâu nặng của ông Sáu đồng thời ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng mãnh liệt trong thời chiến tranh.

4. Tóm tắt tác phẩm, đoạn trích truyện - Làng: Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về làng của mình. Hằng ngày ông thường ra phòng thông tin tuyên truyền nghe đọc báo để vui cùng tin chiến thắng. Hôm ấy, như thường lệ, vừa ra khỏi phòng thông tin ông gặp một đám người ở Gia Lâm vừa tản cư lên. Qua họ ông biết tin làng chợ Dầu của mình theo giặc. Ông đành chấp nhận một cách đau khổ. Ông ở liền trong nhà mấy ngày không dám ra gặp ai. Ông sợ nhất là mụ chủ nhà sẽ đuổi gia đình mình đi. Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như khẳng định lòng yêu nước của mình. Rồi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. Niềm vui trở lại với ông Hai. Ông tiếp tục nói về làng, nói về cuộc chiến đấu giữ nước giữ làng như chính ông từng tham gia.

-Lặng lẽ Sa Pa: Trên chuyến xe từ Lào Cai lên Sa Pa, qua sự giới thiệu của bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp làm quen với Anh thanh niên 26 tuổi đang công tác một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh mời họ lên thăm nhà và dùng nước. Anh thanh

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 niên tặng hoa cho khách, tự giới thiệu về công việc của mình: đo nắng, đo mưa, tính gió, tính mây, một ngày báo cáo 4 lần mà gian khổ nhất là lúc một giờ sáng. Công việc của anh nói chung là thầm lặng nhưng anh ý thức nó có ý nghĩa vô cùng. Nhà họa sĩ muốn vẽ lại chân dung của anh, nhưng anh lại rất khiêm tốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn anh. Đến lúc phải chia tay, ông họa sĩ hẹn ngày quay lại, còn Anh thanh niên lấy lí do sắp đến giờ “ốp” không tiễn khách, mà chỉ tặng trứng gà cho khách ăn dọc đường. Anh đã mang lại những ý nghĩ tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.

- Chiếc lược ngà: Thoát li đi kháng chiến lúc con gái chưa đầy một tuổi, mãi đến khi con lên tám, anh Sau mới có dịp thăm nhà ba ngày trước khi nhận công tác khác. Anh nôn nóng được gặp con, được nghe con gọi mình bằng tiếng ba. Trái với sự mong đợi của anh, con bé sợ hãi, quay đi. Trong những ngày ở nhà, bé Thu không hề gọi anh là ba, cố tình lảng tránh khi anh muốn vỗ về con. Anh đã đánh bé Thu vì nó cố tình hát tung cái trứng anh gắp cho nó, bé Thu lặng lẽ đứng dậy ra bến sông bơi thuyền sang nhà bà ngoại. Sáng hôm sau lúc anh chuẩn bị lên đường, đột nhiên bé Thu kêu lên tiếng ba xé lòng, ôm chầm lấy anh, không cho anh đi, còn dặn anh mua cho cây lược. Thì ra nhờ bà ngoại giải thích mà nó mới biết anh là ba của nó. Ở chiến khu, anh Sáu luôn nhớ, ân hận vì lơ đánh con. Anh đã dồn hết tình yêu thương làm chiếc lược và khắc lên đó dòng chữ tặng con. Nhưng chưa kịp trao cho con thì anh đã hi sinh. Anh đã cố gắng và nhờ đồng đội mang về cho con kỉ vật “chiếc lược ngà”.

5. Tình huống truyện- “Làng”:

+Tình huống 1: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc+Tình huống 2: Ông Hai nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc

- “Lặng lẽ Sa Pa”: Nguyễn Thành Long lại xây dựng một tình huống rất tự nhiên là cuộc gặp gơ tình cờ giữa ba con người: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua đó, tác giả khắc họa vẻ đẹp của những con người đang âm thầm cống hiến cho Tổ quốc mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu”- Chiếc lược ngà: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo dựng 2 tình huống bất ngờ, éo le để làm nổi bật tình cảm cha con thiêng liêng, sâu sắc, mãnh liệt trong thời kì chiến tranh.+Sau 8 năm xa cách, trong lúc ông Sáu mong mỏi được nghe tiếng “ba” thì bé Thu lại không chịu nhận, gọi “ba”. Đến lúc ông Sáu chuẩn bị lên đường trở lại khu căn cứ thì bé Thu bất ngờ gọi tiếng “ba” vang dài.+ Ở khu căn cứ, ông Sáu nhặt được khúc ngà, dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược tặng con. Nhưng chưa kịp trao cho con gái, ông Sáu đã hi sinh. 6. Đặc điểm tính cách nhân vật:-Ông Hai:

+Yêu làng tha thiết+Yêu làng gắn với yêu nước, ủng hộ kháng chiến, tin tưởng vào cụ Hồ

-Anh Thanh niên:+ là người sống có lí tưởng

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

+ yêu nghề, yêu khoa học và có trách nhiệm cao với công việc; có súy nghĩ đúng đắn về công việc; thấy công việc của mình có ý nghĩa, có ích cho mọi người và cuộc sống. + biết tổ chức, sắp xếp công việc để tạo niềm vui cho cuộc sống của mình+ có tấm lòng chân thành, quan tâm đến người khác, cởi mở, hiếu khách.+ Có đức tính kiêm tốn.

Hoặc giáo viên có thể khái quát ngắn gọn hơn như sau: + Là người sống có lý tưởng+Yêu nghề, có tác phong khoa học+Cởi mở, hiếu khách, quan tâm đến mọi người+ Có tính khiêm tốn

-Ông Sáu: + là người cha tội nghiệp, đau khổ khi con gái không nhận cha.+ hạnh phúc tột cùng khi nghe tiếng “ba” vang dài+ yêu con, giữ lời hứa với con gái nên làm chiếc lược tỉ mỉ, cẩn trọng+ nhớ con, hối hận vì đánh con.+ tình yêu con sâu nặng (trong phút hi sinh)+ yêu nước, hi sinh tình cảm gia đình phục vụ cho tình cảm Tổ quốc.

Hoặc giáo viên có thể khái quát ngắn gọn hơn như sau: + Là người cha vô cùng thương con+ Yêu nước, hy sinh hạnh phúc gia đình để phục vụ Tổ quốc

-Bé Thu+ là cô bé có hành động hết sức ngây thơ.+ giàu cá tính, ngang ngạnh, bướng bỉnh, cứng cỏi; thái độ quyết liệt. + hối hận về hành động của mình khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo của ba.+ tình yêu thương cha bùng phát mạnh mẽ (trong tiếng “ba” vang dài, kìm nén trong tám năm xa cách, trong hành động cuống quýt, hôn lên vết thẹo, không cho ba đi.)7. Giá trị nội dung: sgkII. Luyện tậpBài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:- Nó... Nó vào làng chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?Người đàn bà ăm con cong môi lên đỏng đảnh:- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gí vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...[...]Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:- Hà, nắng gớm, về nào...”

( Làng – Kim Lân)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 1.Trong đoạn trích, Kim Lân đã đã xây dựng một tình huống gay cấn làm bộc lộ sâu

sắc tích cách của ông Hai, đó là tình huống nào? Tìm câu văn thể hiện tình huống ấy.2. Tìm các chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật ông Hai.

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thế là đã đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo:

- Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.

Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:

- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược.

Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:

- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! – Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống.”

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

1. Lí giải tại sao người mẹ lại phải vỗ về bé Thu rằng: “Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.”

2. Mang lời hẹn ước với con gái ra chiến trường: “Ba về! Ba sẽ mua cho con một cây lược ngà!” nhân vật anh Sáu miệt mài, say sưa, cưa giũa thận trọng, tỉ mỉ như một nghệ nhân, làm chiếc lược ngà voi tặng con gái. Hãy cho biết ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết này.

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“ Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ!Ở đây có cả mưa tuyết

đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cơ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới là dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.”

( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) 1.Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự này giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?2.Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ.Bài 4: Viết đoạn văn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa”

Bài 5: Viết đoạn văn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng”

Bài 6: Viết đoạn văn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm cha – con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà”

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 5: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

-Phương châm về lượng

-Phương châm về chất

-Phương châm quan hệ

-Phương châm cách thức

-Phương châm lịch sự

I.Kiến thức cần nhớ1. Khái niệm: sgk

2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: sgk

II.Luyện tập:Bài 1: Đọc đoạn trích sau và cho biết nhân vật “con bé” đã vi phạm phương châm hội hoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó?

“Ông Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng im trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!”(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Bài 2: Đọc mẩu chuyện sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ:

Khoảng 10g tối, ông bác sĩ nhận được cuộc điện thoại của một vị khách quen vùng quê. Ông khách nói giọng hoảng hốt:

- Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt mất cái ngòi bút bi của tôi rồi.- Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này thì khoảng một giờ nữa tôi mới

đến.

Ông khách cuống cuồng:

- Thế trong khi chờ Bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào?Bác sĩ ôn tồn:

- Đừng lo, ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy!Bài 3: Giải thích các thành ngữ, tục ngữ sau đây và cho biết nội dung của mỗi thành ngữ, tục ngữ ấy liên quan đến phương châm hội thoại nào?-Dây cà ra dây muống

-Lúng búng như ngậm hột thị

-Nói có sách, mách có chứng.

-Một câu nhịn, chín câu lành.

-Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời.

Bài 4: Nhân vật trong truyện cười sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Hai anh bạn gặp nhau, một anh nói:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 - Mắt tớ tinh không ai bằng! Kìa! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía

trước, tớ trong rõ mồn một từ sợi râu cho đến bước chân của nó.Anh kia nói:- Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu

vù vù và chân của nó bước kêu sột soạt.

Bài 5: Đọc câu chuyện sau và cho biết cách cư xử của hai nhân vật trong câu chuyện trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông.

( Theo Tuốc – ghê - nhép )

Bài 6: Trong các tình huống hội thoại sau đây, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

a. Lan hoûi Hoa:- Caäu hoïc bôi ôû ñaâu maø gioûi vaäy?- Dó nhieân laø ôû döôùi nöôùc chöù ôû ñaâu. Hoa ñaùp. d. Moät anh voán tính phaøm aên tuïc uoáng, heã ngoài vaøo maâm coã laø gaép laáy gaép ñeå. Thaáyvaäy, moät oâng khaùch laân la gôïi chuyeän:- Theá oâng ñöôïc maáy coâ, maáy caäu roài?- Moãi! Anh ñaùp laïi lôøi ngöôøi khaùch roài laïi cuùi xuoáng gaép lia gaép lòa.b. Trong giôø Vaät lí, thaày giaùo hoûi moät hoïc sinh ñang maûi nhìn qua cöûa soå:-Em cho thaày bieát soùng laø gì?-Thöa thaày, “Soùng” laø baøi thô cuûa Xuaân Quyønh a! Hoïc sinh traû lôøi.e. Hoâm qua, toâi nhìn thaáy moät con chuoät coù taùm chaân.

Bài 7 : Dựa vào nội dung của bài thơ “Bếp lửa” đã được học, cho biết lời dặn của người bà trong đoạn thơ sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

( Ngữ văn 9 – Tâp 1)

Bài 8 : Xét tình huống sau và cho biết người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Hãy giải thích tại sao lại có sự vi phạm đó.

Có một chiến sĩ không may rơi vào tay địch. Bọn địch bắt anh phải khai thất tất cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta lần này. Nhưng người chiến sĩ nói:

- Tôi hoạt động chỉ có một mình. Tôi tự lên kế hoạch và thực hiện.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 6: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

1. So sánh, 2. Nhân hóa, 3. Ẩn dụ, 4. Hoán dụ, 5. Liệt kê, 6. Chơi chữ, 7. Điệp ngữ 8. Nói quá, 9. Nói giảm nói tránh

I. Kiến thức cần nhớ:1. Khái niệm: Sgk

2. Công dụng: sgk

II. Luyện tập: Tìm những biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của chúng trong mỗi đoạn thơ sau:

1/ “Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm bão dội Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.”

(Chính Hữu – Giá từng thước đất) 2/ “Ơi chiếc xe vận tải

Ta cầm lái đi đâyNặng biết bao ân ngãi Qúy hơn bao vàng đầy.

(Tố Hữu – Bài ca lái xe đêm) 3/ “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.”(Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo)

4/ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

(Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)5/ “Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lưu lập lòe đơm bông.”( Nguyễn Du – Truyện Kiều)

g/ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn ĐôngCau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.”

(Nguyễn Bính)6/ “Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.”( Nguyễn Du – Truyện Kiều)

7/ “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

( Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe không kính)8/ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 9/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời                                                           (Tây Tiến – Quang Dũng)10/ Mẹ !

Có nghĩa là duy nhấtMột bầu trờiMột mặt đấtMột vầng trăngMẹ không sống đủ trăm nămNhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát.

(Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên)11/ “Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông chảy nặng phù sa...”

(Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)12/ “Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc Như đông với tây một dải rừng liền.

(Phạm Tiến Duật – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 7: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

-Xưng hô trong hội thoại

-Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

-Sự phát triển của từ vựng

-Thuật ngữ

-Trau dồi vốn từ

I. Kiến thức cần nhớ:

1. Khái niệm “Thuật ngữ”, “Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp: sgk

2. Những cách phát triển từ vựng: sgk

3. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô: sgk

II. Luyện tập

Bài 1: Đọc 2 đoạn thơ sau:a/ “Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.”

(Đồng chí- Chính Hữu)

b/ “Đầu xanh có tội tình chi

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

( Nguyễn Du- Truyện Kiều)

Từ đầu trong 2 đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay chuyển? Nếu là nghĩa chuyển, cho biết được chuyển theo phương thức nào?

Bài 2: Cho biết trong hai trường hợp sau, trường hợp nào từ “phản ứng” dùng như một thuật ngữ?

a. Bạn đừng nên phản ứng như vậy.b. Đó là phản ứng hóa học trong môi trường tự nhiên.

Bài 3: Đọc 2 câu thơ và cho biết từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì cho biết chuyển theo phương thức nào?

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non.”

Bài 4: Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật được dẫn lại. Đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.”

( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

Bài 5: Đọc đoạn thơ sau: “Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

(Đồng chí – Chính Hữu) Trong các từ “vai, miệng, chân, tay”, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào dùng với nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển, cho biết chuyển theo phương thức nào?

Bài 6: Từ trà trong những câu sau được dùng với nghĩa gốc hay chuyển. Cho biết chuyển theo phương thức nào?

a/ Ông của em rất thích uống trà vào mỗi buổi sáng.b/ Mẹ hay mua trà a-ti-sô, trà khổ qua để pha uống rất mát.

Bài 7: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đơ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

a. Tìm lời dẫn trong đoạn thơ trên và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

b. Lời dặn của người bà trong đoạn thơ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Mục đích của sự vi phạm đó để làm gì? Có chấp nhận được không?

Bài 8: Hãy xác định nghĩa của các từ được gạch chân trong các trường hợp sau đây và cho biết đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển nghĩa theo phương thức nào?

a. Tập tầm vông tay nào không tay nào có

Tập tầm vó tay nào có tay nào không.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 b. Một tay gây dựng cơ đồ

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.

c. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơmBài 9: Hãy tạo 2 từ ngữ mới theo mỗi mô hình sau đây: X+ nghiệp ; Học +X

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 8: RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I.Kiến thức cần nhớ

1. Nghị luận là gì? Sgk 7

2. Những phương pháp lập luận trong văn nghị luận: Chứng minh, giải thích

3. Các kiểu bài nghị luận:

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

4. Các bước để viết một văn bản nghị luận xã hội:

- bước 1: giới thiệu vấn đề

- bước 2: giải thích vấn đề, nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề

- bước 3: (mở rộng) nêu nguyên nhân của vấn đề, phân tích những mặt lợi, hại, phải, trái, đúng, sai của vấn đề + các dẫn chứng (ví dụ) minh họa.

- bước 4: đề ra các giải pháp, hành động, phương hướng sống.

- bước 5: khẳng định ý nghĩa của vấn đề, liên hệ bản thân

Hoặc giáo viên có thể cung cấp dàn bài chung của 2 dạng nghị luận xã hội như sau:

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

Mở bài Giới thiệu sự việc, hiện tượng Giới thiệu tư tưởng, đạo lýThân bài - Biểu hiện

- Phân tích mặt lợi hoặc hại)- Phân tích nguyên nhân- Đề xuất các giải pháp để

phát huy (hoặc khắc phục)

- Giải thích- Khẳng định- Phê phán- Ý nghĩa, tác dụng đối với

mỗi người và xã hội- Mở rộng nhận thức, hành

độngKết bài Rút ra bài học tư tưởng, đạo lý Khẳng định giá trị của tư tưởng,

đạo lý trong cuộc sống hiện tại

II. Luyện tập:

Bài 1:

“Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa được gọi là văn hóa đọc là thái độ, là cách ứng xử của chúng

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 ta với tri thức, sách vở. Tuy nhiên, văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng nổ thông tin – với sự xuất hiện của các loại hình đa phương tiện”.

(Giới trẻ “hờ hững” với văn hóa vì điện thoại và internet, CAND online, ngày 8/1/2015)

Từ nhận định trên, hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về thực trạng thờ ơ với sách, lười đọc sách của các bạn học sinh hiện nay. Bài 2:

“Ngày 31/7/2017, Công an thành phố Đà Năng đã ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với …vì tung tin thất thiệt trên Facebook. Nhưng điều đáng nói ở đây là ngay khi đọc tin tức đó chắc chắn nhiều người biết không hề có chuyện như …đã đăng. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hàng ngàn lượt người bấm nút thích (like) và chia sẻ (share).

Nhiều người bấm nút thích và chia sẻ như một thói quen vô thức. Vì thế cộng đồng mạng mới có từ “like dạo”. Bấm thích hay chia sẻ là thể hiện đồng quan điểm và muốn mọi người chia sẻ quan điềm đó với mình. Vì thế, người chơi Facebook hay các trang mạng xã hội trước khi đưa con trỏ vào nút thích hay chia sẻ hãy dừng lại, chậm hơn một tí để nghĩ lại một tí. Việc dừng lại đó không tốn bao nhiêu thời gian nhưng là một thói quen để tự răn mình, đó cũng là cách thể hiện văn hóa, trách nhiệm của mình trước cộng đồng.

(Theo báo Thanh niên, số 214, ngày 2.08.2017)

Bài viết muốn chia sẻ với bạn đọc điều gì? Hãy viết một bài văn thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề này.

Bài 3: Báo Thanh niên số ra ngày 10.8.2017 có đăng bài viết của Lê Quân:

“Bộ TN – MT vừa gửi kiến nghị lên Chính Phủ không nhận chìm gần 1triệu m 3 bùn thải xuống biển….”

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em để trả lời cho câu hỏi: Vì sao không nên nhận chìm bùn thải xuống biển?

Bài 4:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Trong hình trên, phải chăng việc cưa đôi chiếc thang của hai người đàn ông muốn trèo qua bức tường kia là hành động khôn ngoan ?

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em để trả lời cho câu hỏi trên. Từ đó, em rút ra bài học gì cho mình ?

Bài 5: Báo điện tử đưa tin: Trong một thống kê gần đây của các chuyên trang giáo dục, cho thấy tình hình sử dụng điện thoại di động ở học sinh lên mức báo động (chiếm 8,1 % dân số thành phố Hồ Chí Minh).

Suy nghĩ của em về vấn đề này như thế nào?

Bài 6:

Viết một văn bản (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận.”

Bài 7:

“Từ những hi sinh của những con người lao động bình dị mà cao cả như: Một cô gái trên đường đi làm về thoáng thấy người phụ nữ chạy xe máy phía trước đánh rơi túi xách, cô gái nhặt lên bên trong có 78 triệu đồng và điện thoại, cô tìm người đánh mất và trả lại. Một ông cụ hơn 30 năm thầm lặng vớt rác trên dòng kênh Cầu Mé giáp vách với công viên nước Đầm Sen. Một anh lái xe ta – xi săn sàng dừng lại, xuống xe chỉ để dắt một ông cụ qua đường giữa dòng người tấp nập.”

Đó chính là những con người có lối sống tốt đẹp, sống tử tế. Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lối sống đep.

Bài 8:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại giỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm 2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đơ của người khác.

Từ một cậu bé luôn tự hỏi “Vì sao mình lại có mặt trên cuộc đời?”, Nick Vujicic đã học được cách đứng thẳng dù không có chân tay, để từ đó chiến thắng số phận và tự mình trở thành một điều kỳ diệu giữa đời thường.

Bill Gate, bỏ dở Đại học, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại.

Chung Zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân và khi trở thành ông chủ tập đoàn Huyn đai thì đó là cả một quá trình “gian nan rèn luyện mới thành công”.

Từ cảm xúc và suy nghĩ mà những thông tin trên gợi ra, em hãy viết bài văn ngắn với nhan đề “Nghị lực cuộc sống”.

Bài 9: “Xung đột là cơn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất.”

(Voltaire)Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Bài 10: Đọc câu chuyện sau đây:

Lắng nghe hay chờ một viên đáMột ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố.

Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.

Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy”.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 “Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” – cậu bé van nài

– “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại…”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” – cậu bé nói – “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.

Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.

“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.

Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.

(Theo mục Đời sống, báo điện tử kenh14.vn, ngày 30/08/2013)

Trong cuộc sống, đôi khi bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: “Lắng nghe hay là chờ một viên đá.”

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 9: RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TỰ SỰ

I.Kiến thức cần nhớ

1. Tự sự là gì? Sgk 6

2. Ngôi kể trong văn tự sự: ngôi thứ nhất và thứ ba

3. Các dạng văn tự sự:

- Kể chuyện đời thường

- Kể chuyện văn học

- Kể chuyện tưởng tượng

4. Kĩ năng cơ bản để viết một văn bản tự sự:

- bước 1: Cần xác định sự việc sẽ kể là sự việc gì? (Ở đâu? Lúc nào? Đối tượng?)

- bước 2: Cần chọn ngôi kể cho câu chuyện (thứ nhất hay thứ ba)

- bước 3: Xác định trình tự kể (câu chuyện bắt đầu từ sự việc nào? Tiếp theo là những sự việc nào? Đỉnh điểm của câu chuyện – sự việc gay cấn nhất là gì? Câu chuyện kết thúc ra sao?)

Lưu ý: Cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận khi viết văn tự sự.

Hoặc giáo viên có thể dạy chi tiết hơn: *Bước 1: Cần xác định:

- Kể lại việc gì?

-Việc đó do ai làm?

- Việc đó xảy ra ở đâu?

-Việc đó diễn ra lúc nào?

- Đâu là nguyên nhân?

-Việc đó diễn biến như thế nào?

-Kết quả là gì?

-Xây dựng cốt truyện như thế nào?

* Bước 2: Câu chuyện nhằm thể hiện ý nghĩa gì?

* Bước 3: Xây dựng nhân vật như thế nào? (ngoại hình, lai lịch, thói quen, sở thích, tính cách, tài năng, hành động, nội tâm…)

- Nhân vật chính- nhân vật phụ

- Nhân vật trung tâm (nếu có)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 *Bước 4: Ai là người kể chuyện? Kể ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba?

* Bước 5: Xác định trình tự kể

5. Nhắc lại dàn bài cơ bản của bài văn tự sự:

II. Luyện tập:

Bài 1:

“Vì cuộc đời là những chuyến đi”. Hãy kể lại một “chuyến đi” mà em cho rằng ý nghĩa nhất đối với em.

Bài 2:

Em cùng những người bạn đã trải qua những buổi lễ thật ý nghĩa tại ngôi trường thân yêu của mình. Hãy kể lại một trong những buổi lễ có ý nghĩa sâu sắc đối với em.

Bài 3: Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái là

những trang viết hấp dẫn người đọc. Hãy kể lại trận đánh đồn Ngọc Hồi bằng lời văn của em.Bài 4:

Hóa thân vào nhân vật bé Thu, kể lại cuộc đoàn tụ giữa ông Sáu và bé Thu sau tám năm xa cách.Bài 5:

Hãy tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ ”Ánh trăng” của Nguyễn Duy để diễn tả lại dòng cảm nghĩ trong tác phẩm thành một bài văn tự sự.Bài 6:

Tưởng tượng mình là nhân vật người cháu để kể lại tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa”.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 10: RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I.Kiến thức cần nhớ

1. Thế nào là nghị luận văn học?

Nghị luận văn học là trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, cách nhìn, đánh giá của bản thân về một tác phẩm văn học hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học.

2. Những phương pháp lập luận trong bài nghị luận văn học: Phân tích, chứng minh

3. Các kiểu bài nghị luận văn học:

- Nghị luận về môt tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích truyện)

- Nghị luận về một nhân vật văn học.

- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Nghị luận về một vấn đề, một nhận định văn học.

4. Hướng dẫn cách viết bài tập làm văn nghị luận văn học

a/ Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích truyện):

-Bước 1: Viết phần mở bài. Cần giới thiệu:

Vấn đề (đề tài) → vài nét về tác giả (thành công trong sự nghiệp sáng tác với mảng đề tài, phong cách…) → tác phẩm (được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính là gì? Ý nghĩa, giá trị thế nào?) → trích dẫn đề.

-Bước 2: Viết phần thân bài. Theo trình tự: (Tổng – phân – hợp)

+nêu bật chủ đề của truyện

+tóm tắt truyện

+Chuyển ý → Phân tích nội dung truyện:(cốt truyện, diễn biến các tình tiết, sự việc của truyện, hệ thống nhân vật…)

+ Chuyển ý → phân tích nghệ thuật truyện: (ngôi kể, lời kể, cách xây dựng tình huống truyện, cách xây dựng tính cách nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, lời thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm…)

+ Chuyển ý → nhận xét về giá trị nội dung, ý nghĩa giáo dục của truyện.

+So sánh đối chiếu với tác phẩm khác có cùng chủ đề

+Đánh giá giá trị của tác phẩm trong bối cảnh ra đời và trong sự phát triển của văn học

- Bước 3: Viết phần kết. Tóm ý/ khẳng định nội dung, giá tri của truyện→ cảm ơn tác giả →liên hệ đến (hành động, nhận thức, bài học…) của bản thân.

b/ Đối với kiểu bài nghị luận về một nhân vật văn học:

-Bước 1: Viết phần mở bài. Cần đảm bảo giới thiệu:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 Vấn đề (đề tài) → vài nét về tác giả (thành công trong sự nghiệp sáng tác với mảng đề tài, phong cách…) → tác phẩm (được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính là gì? Ý nghĩa, giá trị thế nào?) → nhân vật (Để lại dấu ấn gì và như thế nào trong lòng người đọc?) → trích dẫn đề.

-Bước 2: Viết phần thân bài. Theo trình tự:

+nêu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (Trong tình huống nào? ...)/ hoặc tóm tắt tác phẩm → nhận xét về nhân vật.

+ Chuyển ý → giới thiệu đặc điểm (đầu tiên) của nhân vật → chọn và dùng lí lẽ để phân tích các chi tiết trong tác phẩm để làm sáng tỏ cho đặc điểm nhân vật → nhận xét khái quát.

+ Chuyển ý → giới thiệu đặc điểm (tiếp theo) của nhân vật → …

+ Ca ngợi chung, khái quát về nhân vật + ca ngợi nghệ thuật xây dựng nhân vật, khắc họa tính cách nhân vật.

+So sánh đối chiếu với nhân vật ở tác phẩm khác có cùng chủ đề

+Đánh giá giá trị của nhân vật trong bối cảnh ra đời và trong sự phát triển của văn học

- Bước 3: Viết phần kết.

Tóm ý/ khẳng định vẻ đẹp (phẩm chất, tâm hồn) của nhân vật → cảm ơn tác giả →liên hệ đến (hành động, nhận thức, bài học…) của bản thân.

c/ Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

-Bước 1: Viết phần mở bài. Cần giới thiệu:

Vấn đề (đề tài) → vài nét về tác giả (thành công trong sự nghiệp sáng tác với mảng đề tài, phong cách…) → tác phẩm (được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đề tài gì?) → Vị trí đoạn thơ, khổ thơ (Để lại dấu ấn, suy nghĩ gì và như thế nào trong lòng người đọc?) → trích dẫn đề.

-Bước 2: Viết phần thân bài. Lần lượt phân tích theo trình tự: (Tổng – phân – hợp)

+Chuyển ý → giới thiệu ý khái quát của khổ thơ muốn phân tích → Trích thơ → Phân tích và cảm nhận về khổ thơ qua những yếu tố sau:

1. Giọng thơ, nhịp thơ (vui, buồn, …)2. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh…có trong khổ thơ3. Giá trị từngữ (được dùng đặc biêt): danh từ, động từ, từ láy….4. Biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó, dấu câu….5. Nội dung khổ thơ…

+Chuyển ý → giới thiệu ý khái quát của khổ thơ muốn phân tích (tiếp theo) → Trích thơ → Phân tích và cảm nhận …

+ Mở rộng, liên hệ, đối chiếu, so sánh với các nhà khơ hoặc khổ thơ cùng đề tài.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 + Nhận xét chung

- Bước 3: Viết phần kết.

Tóm ý / khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. → cảm ơn tác giả →liên hệ đến (hành động, nhận thức, bài học…) của bản thân.

d/ Đối với kiểu bài nghị luận văn học (dạng đề tổng hợp)

-Bước 1: Viết phần mở bài. Cần giới thiệu:

Vấn đề (đề tài) → 2 tác giả (gặp nhau với mảng đề tài..., phong cách…) → 2 tác phẩm (được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đề tài gì? Giữ vị trí thế nào trong bài thơ? Để lại dấu ấn, suy nghĩ gì, như thế nào trong lòng người đọc?) → trích dẫn đề.

-Bước 2: Viết phần thân bài.

1. Phân tích các đoạn thơ:

a/ đoạn 1

b/ đoạn 2

2. So sánh:

a/ sự giống nhau giữa 2 đoạn thơ

- Về nội dung: +hoàn cảnh sáng tac+mạch cảm xúc+hình ảnh thơ tiêu biểu

- Về nghệ thuật:+từ ngữ, hỉnh ảnh,+giọng thơ, nhịp thơ+các biện pháp nghệ thuật

b/ sự khác nhau giữa 2 đoạn thơ

- Về nội dung: - Về nghệ thuật:

3. Đánh giá chung

- Bước 3: Viết phần kết.

Tóm ý/ khẳng định lại đề tài, nhận định → cảm ơn tác giả →liên hệ đến (hành động, nhận thức, bài học…) của bản thân.

II. Luyện tập

Bài 1: Phân tích nhân vật vua Quang Trung trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi 14” của Ngô gia văn phái.

Bài 2: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng ” của Kim Lân.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 Bài 3: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.

Bài 4: Suy nghĩ về tình cảm cha con trong thời kì chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Bài 5: Phân tích đoạn thơ sau

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

(Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)

Bài 6: Phân tích đoạn thơ sau:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

Dàn bài tham khảo:

Bài 1: Phân tích nhân vật ông Quang Trung trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi 14” của Ngô gia văn phái.

MỞ BÀI- “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn Phái là một tác phẩm đã khái quát lại một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội, đãm máu từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà (1868 – 1882)- Sự sụp đổ không thể cương nổi của triều đại Le – Trịnh và khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn là hai nội dung lớn được phản ánh qua “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. Đặc biết là hồi thứ XIV dã thế hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trước thù trong giạc ngoài và khắc họa hình tượng Nguyển Huệ - Người anh hùng dã làm nên chiến thắng Đống Đa bất tử với những phấm chất tốt đẹp.THÂN BÀI:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 1. Tóm tắt nội dung:2. Lần lượt phân tích:

Đặc điểm 1: Người anh hùng có hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

- Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thang Long, Nguyễn Huệ vẫn không hề nao núng, “định thâm chinh cầm quân đi ngay”.- Rồi sau đó chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời, lên ngôi hoàng đế, tuyển mộ quân lính, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân…Người có lòng yêu nước cao độ, có ý chí, quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Đặc điểm 2: Người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén biểu hiện qua:

- Việc xét đoán và dùng người khi xử lí Nguyễn Văn Sở và Phan Văn Lân bỏ Thăng Long rút về: “Tội của các người đều đáng chết vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hàng võ dũng…”Xử trí vùa có lý vừa có tình, khen chê đúng mực, dụng tài.

- Việc ra phủ dụ phân tích tình hình thời cuộc và tương quan giữa ta và địch, nêu cao truyền thống chồng giặc ngoại xâm của dân tộc, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm minh.Lời phủ dụ có sức thuyết phục lớn, có tác dụng khơi dậy lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.

Đặc điểm 3: Người có ý chỉ quyết thắng và tầm nhìn xa trộng rộng.

- Tuyên bố như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có săn, rằng trong vòng mười ngày có thể đuổi được người Thanh”.- Có săn kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để có thể “dẹp chuyện binh đao”, “cho ta được yên ổn để nuôi dương lực lượng”.Chiến lược cao siêu, tài ngoại giao xuất chúng, đáng để chúng ta noi theo.

Đặc điểm 4: Tài dụng binh như thần:

- Ngày 25 tháng chạp xuất thân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo. Hôm sau tiến quan ra Tam Điệp …- Vua Quang Trung chỉ định trong vòng bảy ngày sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long nhưng thực tế đã đến sớm hơn hai ngày – trưa mùng 5 đã vào Thăng Long.Cuộc tiến binh thần tốc gây bất ngờ quân giặc, tạo tiền đề cho chiến thắng

Đặc điểm 5: Lẫm liệt trong trận chiến:

- Quang Trung thân chinh cầm quân đi đánh giặc. Ông là tổng chỉ huy, vừa hoạch định phương hướng tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cươi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế…Người anh hùng quả cảm, mạnh mẽ, oai phong khiến quân thù khiếp sợ.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1 3. Đánh giá chung:

-Cách trần thuật đặc sắc, ghi lại sự kiện lịch sử qua từng mốc thời gian, miêu tả hành động, lời nói của nhân vật chính… qua dó làm nổi bật hình tượng người anh hùng dân tộc có cá tính quả cảm, mạnh mẽ; có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; có tài dụng binh như thần; là người tổ chức, là linh hồn của những chiến công vĩ đại. Đồng thời còn thể hiện quan điểm phản ánh hiện thực của tác gải là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc.-Vẻ đẹp của người anh hùng trong văn học. Liên hệ với một vài nhân vật khác như: Lục Vân Tiên, Từ Hải

KẾT BÀI:- Khẳng định: Tóm lại, với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” đã tái hiện chân thực, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua những chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đồng thời thấu hiểu âm mưu sâm lược của nhà Thanh và bộ mặt bán nước của vua quan nhà Lê.

- Liên hệ: Tự hào vè truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại sâm của dân tộc.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Chủ đề 11: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi vẫn nhớ như in cảm giác mình lơ mơ tỉnh dậy choáng váng nơi ghế lái... Bên đống kính vơ vụn và cánh cửa kẹt không thể mở được, tôi lồm cồm chui ra, đám tiền lẻ bay quanh tôi những tờ 1.000, 2.000 đồng của người đi đường thả (chắc họ đoán tôi... nghẻo rồi). Nhưng cảm giác tuyệt vọng nhất không phải là nỗi đau thân thể hay cái xe hỏng mà là cảm giác không biết bao nhiêu người đi đường quần áo đẹp đẽ... phóng qua, đi chậm lại, hạ kính ôtô, dừng xe tay ga chen chúc nhau giơ máy điện thoại và... quay lại chụp ảnh,.. Tôi xỉu đi giữa đám người đông nghịt không có chút không khí để thở và những cái smartphone vô tâm như vậy, cho đến khi có một chị đi chở sơn (vội về) đội nón bịt mặt, tách đám người gào lên: Tránh ra cho người ta thở! Và sau đó vài người dân lao động ra giúp tôi, họ không có smartphone và chẳng đi xe đẹp hay xe tay ga gì cả... 

( Nguồn Internet )

a. Tìm lời dẫn trong đoạn văn 2 và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

b. Nhân vật “tôi” đã có những cảm xúc gì khi chứng kiến những người xung quanh không giúp đơ người bị nạn mà chỉ lo quay phim, chụp ảnh?

c. Khi nói đến “những chiếc smartphone vô tâm” tác giả muốn thể hiện điều gì? d. Những chiếc smartphone đang trở thành một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ ngày nay. Theo em, smartphone đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Hãy dành một phút vào thời gian buổi sáng cho sự “tri ân”. Hãy biến một phút này thành thói quen hàng ngày để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn cũng như những gì bạn chịu ơn trong cuộc đời mình. Bạn không thể nghĩ được hết mọi điều trong một phút, nhưng như thế cũng đủ rồi. Và một phút ấy sẽ ngay tức khắc làm cho ngày của bạn khởi sắc hơn, giúp bạn bắt đầu một ngày làm việc nhẹ nhàng, đúng hướng. Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy?” (Trích “Lòng biết ơn làm thay đổi cuộc đời con người”- Huỳnh Huệ)a. Nêu ngắn gọn nội dung của phần trích trên.

b. Có người cho rằng vội vã đền ơn là biểu hiện của thói vô ơn. Em có đồng ý không? Vì sao?

c. Nêu tác dụng của một phép tu từ từ vựng được dùng phần trích.

d. Viết từ 5 đến 8 dòng nêu các cách thể hiện lòng biết ơn.

Bài 3: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

“Anh bạn Việt kiều mời chúng tôi đi ăn nên chủ động trả tiền. Ăn xong, thức ăn thừa đầy bàn vì mọi người gọi quá nhiều. Anh bạn Việt kiều, rất tự nhiên, nhờ phục vụ cho những thứ còn ăn được vào hộp đem về. Tôi nghe các bạn mình xầm xì trước hành động của anh bạn kia rằng anh này "keo", "tí thức ăn thừa cũng tiếc..." Là người tiết kiệm, có phần "xài kỹ" nên tôi thấy việc anh bạn ấy làm là bình thường.

Nhiều người Việt rất lạ ở chỗ sĩ diện không đúng chỗ, so với thu nhập cũng như mức sống của người dân ở các nước phát triển hơn thì họ kém xa nhưng xét về khoản phí phạm thì không ai bằng. Trong các bữa tiệc hoặc ở nhà hàng, họ ít khi dùng hết thức ăn đến miếng cuối cùng, nếu được mời đi ăn (miễn phí) thì thường gọi món xả láng mặc kệ "khổ chủ" và luôn tỏ ra khinh thường những ai có ý thức tiết kiệm như anh bạn Việt kiều kia, ngay cả khi họ chẳng giàu có gì.”

(Trích nguồn Internet)

a. Nêu ngắn gọn nội dung của phần trích trên.

b. Theo em thì hành động người Việt kiều ấy đúng hay sai? Vì sao?

c. Tìm lời dẫn có trong đoạn 1 và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

d. Viết từ 3 đến 5 câu để nêu nhận xét của em khi thấy người khác lãng phí thức ăn.

Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi hỏi đất:

- Ðất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:

- Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

- Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau, làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

(Theo Hữu Thỉnh, “Hỏi”)

1. Hãy xác định một biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc trong đoạn hội thoại trên. Hãy viết câu hỏi của “Tôi” với đất theo lối dẫn gián tiếp.

2. Dường như câu hỏi của “Tôi” với người chưa có câu trả lời. Bằng hai hoặc hai câu thơ em đã được học hoặc được biết hãy trả lời cho câu hỏi đó.

3. Bằng vài dòng suy nghĩ (từ 7-10 dòng), em hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống ở đời qua cuộc nói chuyện giữa “Tôi” với đất, nước, cỏ và người.

Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Cách đây ba năm, vào tháng 5/2011, Trung Quốc gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên biển Đông, bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến ra đời và nhận được sự đồng cảm của hàng triệu độc giả. Tháng 5/2014, Biển Đông lại trở thành điểm nóng khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan và tàu chiến vào xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bài thơ này lại được nhiều người truyền nhau với sức lan tỏa mãnh liệt của nó.

Đọc những dòng thơ sau được trích từ bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến) và trả lời các câu hỏi:

“Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

(…)

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.”

1. Hình tượng “sóng” trong hai dòng thơ: “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa” và “Trong hồn người có ngọn sóng nào không” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Cho biết được chuyển theo phương thức nào?

2. Tác giả đã khẳng định điều gì khi viết: “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.”?

3. Là công dân trẻ của đất nước ngày nay, khi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm, em sẽ hành động như thế nào? (Nêu ít nhất 2 hành động.)

Bài 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muôn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

(Nguyễn Duy)

a/ Trong khổ thơ trên, từ ngữ nào bộc lộ trực tiếp tình cảm của nhân vật tôi với người bà? Ngoài tình cảm ấy, khổ thơ còn thể hiện tâm trạng gì của tác giả?b/ Tìm hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ? Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của hình ảnh đó?

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

c/ Khổ thơ này gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9, tập I. d/ Khổ thơ đã tác động đến suy nghĩ. Tình cảm của em như thế nào?

Bài 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng, học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,… Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều.

(2) Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc tự dọn dẹp phòng mình: Nhiều bạn trẻ thích xài tiền nhưng không nghĩ tiền này do đâu mà có, thức ăn mỗi ngày do ai nấu, nhà cửa - chén đĩa sạch sẽ do ai rửa dọn mỗi ngày, quần áo mình mặc do ai giặt ủi,…? Nhiều lúc chúng còn trách móc cha mẹ không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch, tự thức dậy đúng giờ, tự lực học tập theo thời khóa biểu,…

(3) Một số trẻ lại thiếu khả năng giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, trở nên nhút nhát rụt rè khi tiếp xúc với người lạ, hoặc nói năng thiếu lễ phép, hoặc quá dạn dĩ trở nên trơ tráo thiếu tôn trọng người khác, nét mặt thì vênh váo coi trời bằng vung,…

(4) Khi đến tuổi tự lập cần tách khỏi gia đình, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng chới với thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời. Họ dần trở nên mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ. Hiện nay có nhiều người đỗ đạt cao có thể có bằng thạc sĩ nhưng thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn không thành công trong cuộc sống.

(5) Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau. (Theo “Căn bệnh ỷ lại của giới trẻ”, nguồn Internet)

1. Xác định một phép liên kết có trong đoạn (1). (0,5 điểm)

2. Theo tác giả, tác hại ghê gớm của căn bệnh ỷ lại đối với giới trẻ thời nay là gì? (Yêu cầu: Chỉ cần nêu 02 tác hại của căn bệnh ỷ lại) (0,5 điểm)

3. Theo sự hiểu biết của bản thân, nêu ít nhất 02 dẫn chứng về căn bệnh ỷ lại của một số bộ phận giới trẻ ngày nay. (1,0 điểm)

4. Em có đồng ý với ý kiến: “Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau” không ? Qua đó, hãy nhận xét về thực trạng ỷ lại vào cha mẹ của một số bộ phận học sinh hiện nay. (1,0 điểm

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

Bài 8: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm bão dội

Ta mới hiểu thế nào là đồng đội

Đồng đội ta là hớp nước uống chung

Nắm cơm bẻ nửa

Là chia nhau một trưa nắng chiều mưa

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết!”

(Chính Hữu – Giá từng thước đất)

a/ Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.b/ Từ đoạn thơ trên, hãy kể tên một bài thơ trong thời kì chống Pháp và một bài thơ trong thời kì chống Mĩ có cùng đề tài mà em được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Cho biết tên tác giả của hai bài thơ đó.c/ Hãy ghi lại hai dòng thơ có hình ảnh đồng đội bắt tay nhau ở hai bài em vừa kể tên.d/ Hãy cho biết từ Từ “tay” trong hai dòng thơ vừa chép dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Tìm thêm 2 ví dụ từ “tay” dùng với nghĩa chuyển.

Bài 9: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Ơi chiếc xe vận tải

Ta cầm lái đi đây

Nặng biết bao ân ngãi

Qúy hơn bao vàng đầy.

(Tố Hữu – Bài ca lái xe đêm)

a/ Lời trong đoạn thơ trên là lời của ai? Cho biết đoạn thơ đã nêu bật được phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu của người Việt Nam là gì?b/ Em đã được học một bài thơ cùng đề tài với đoạn thơ trên, đó là bài thơ nào? Hãy cho biết tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ vừa tìm. c/ Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của hai biện pháp đó đối với đoạn thơ.

Bài 10: Đọc đoạn văn sau:

Để nói về khát vọng “sống đẹp” ở đời, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã sáng tác bài hát, trong đó có đoạn:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

“...Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa dâng mơ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư...”

(Trích bài hát “ Khát vọng” – Phạm Minh Tuấn)

a/ Hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong lời của bài hát trên. b/ Lời bài hát trên gợi cho em nhớ đến nhân vật nào? Trong tác phẩm truyện ngắn hiện đại nào? c/ Cho biết nhân vật em vừa xác định có phẩm chất sống mâu thuẫn với ý nghĩa của lời hát trên hay không? Hãy giải thích rõ vì sao?

Bài 11: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Xa xứEm tôi học đến kiệt sức để được đi du học.

Thư đầu em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình.”

Cuối năm em viết: “Mùa đông, bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”

Mùa đông sau, em viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội…Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người Châu Á, để hỏi có phải người Việt không?”

(- Từ Internet -)

a/ Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1.0 điểm)b/ Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong mẩu chuyện trên. (1.0 điểm)c/ Từ ý nghĩa của câu chuyện, hãy nêu một cách thức (hành động, việc làm) mà em có thể thực hiện để bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. (1.0 điểm)

Bài 12: Đọc đoạn câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

BÀN TAY YÊU THƯƠNGTrong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp Một vẽ về điều gì đã làm

các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – HK1

này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả bức tranh. Doulas cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ, cô nhớ lại những phút ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Doulas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các em khác, gia cảnh của em từ lâu đã trở nên rất khó khăn. Cô chợt hiểu ra...

(Theo Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ - 2004)

a. Bằng một câu văn, em hãy viết tiếp điều cô giáo chợt hiểu ra. (0.5 điểm)

b. Trong đoạn trích từ “ bác sĩ” được cấu tạo theo mô hình x + sĩ, em hãy tìm thêm các từ khác cũng được cấu tạo theo mô hình trên. (1.0 điểm)

c. Nếu được vẽ bức tranh về bàn tay, em sẽ vẽ bàn tay của ai? Hãy trình bày lí do em vẽ đôi bàn tay ấy bằng vài dòng văn ngắn. (1.0 điểm)