Đức Phâ ̣t Thầy Tây An Tiên Trưởng Đạ Tát Quang M · sầu riêng ngoài da sần...

6
Đứ c Phâ ̣t Thầy Tây An < Tiên Trưởng Đại Bồ Tát Quang Mục Năm 1996, lần đầu tiên thăm trại rẫy, tôi được Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh chỉ cho coi giống nhãn mới mua về chuẩn bị trồng. Nhìn những cây nhãn giống được sắp xếp nằm bên mái hiên chòi tranh, nhiều bạn đạo hy vọng quanh trại rẫy sẽ là vườn nhãn quằn trái. Đức Cậu cho biết sau này ở đây sẽ là vườn nhãn, sầu riêng trù phú đủ để nuôi bạn đạo. Lúc đầu tôi cũng nghĩ vườn cây ăn trái nhãn, sầu riêng sẽ là nguồn kinh tế cho các bạn đạo sinh sống. Nhưng sự thật không phải vậy. Bởi đất Bình Long cứng khô cằn không thích hợp cho vườn cây trái như nhãn, sầu riêng…Đất nơi này chỉ thích hợp cho cây điều, mít, cao su… Sau này tôi mới biết rằng Đức Cậu trồng cây nhãn, cây sầu riêng là trồng cơ đạo, nhắc nhở môn đồ nhớ nguồn gốc vị tổ phái Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Chữ nhãn mắt, và mắt mục, ám chỉ tên hoàng tử Nguyễn Quang Mục tức tên của Đức Phật Thầy Tây An. {Quang Mục = Mắt Sáng}. Khi Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà năm 1792, thì Bắc Cung Hoàng hậu nguyên là Ngọc Hân Công Chúa con gái vua Lê Hiển Tông, tiếc thương khóc thảm thiết đầm đìa nước mắt qua bài Ai Tư Vãn: Buồn thay nhẽ xuân về hoa ở, Mối sầu riêng ai gở cho xong.* Quyết liều mong vẹn chữ tòng, Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e. Con trứng nước thương vì đôi chút, Chữ tình thâm chưa thoát được đi. Vậy nên nấn ná đòi khi, Hình tuy còn ở phách thì đã theo. Qua đoạn văn trên, Bà Ngọc Hân Công Chúa dù buồn thê thảm muốn quyên sinh cho vẹn tình phu thê, nhưng cũng phải ráng sống lo cho con thơ ấu: Con trứng nước thương vì đôi chút. Với tấm lòng lo lắng thương con, và cũng là lo cho tiền đồ dân tộc, Bà Ngọc Hân phải cải trang giả dạng bần khổ mang con trốn vào miền Nam để tránh cái nạn khắc nghiệt tru di cửu tộc của Gia Long, và bà đổi tên họ con trai từ Nguyễn Quang Mục thành Đoàn Minh Huyên. Sau này Đoàn Minh Huyên chính là Đức Phật Thầy Tây An. Qua bao cay đắng, Bà Ngọc Hân Công Chúa nuôi con tu hành thành chánh quả, nhưng người đời vẫn không ai hiểu được mối sầu riêng của Bà. Người đời dèm pha rằng sau khi vua Quang Trung băng hà, Bà cam tâm lấy vua Gia Long. Nhưng đâu có ai ngờ rằng đã cải dạng giả trang trốn vào Nam. Mối sầu riêng của Bà mang tiếng là gái lấy hai chồng do miệng thế dèm pha: Gái đâu có gái lạ lùng, Con vua mà lấy hai chồng làm vua. Bà từng than thở trong Ai Tư Vãn: Mối sầu riêng ai gở cho xong? Mối sầu riêng của Bà không thể thổ lộ cùng ai, bà đành phải âm thầm chịu đựng cho tới khi Bà nhắm mắt lìa trần tại nơi vùng đất Cái Nai. Trái sầu riêng ngoài da sần sùi xấu xí (bị tiếng đời dèm pha), nhưng trong ruột thơm ngon lạ lùng (tâm lòng đức độ cao thượng), đó là nói lên hành trạng cao quý của Bà Ngọc Hân Công Chúa, Bà chính là Mẹ Đức Phật Thầy Tây An. Ngày nay khi lên trại rẫy nhìn những cây nhãn và cây sầu riêng, có mấy ai hiểu đặng đó là hình ảnh tổ tông mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương? Mỗi hành động, mỗi việc làm của Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh có ý nghĩa thâm sâu huyền diệu. Làm vậy, nhưng không phải vậy, cái lý xa muôn dặm. Nhắc đến con mà không nhắc đến mẹ cha, là thiếu ân đức. Nhắc đến nhãn {mục} mà không nhắc đến sầu riêng {Ngọc Hân} là điều thiếu sót.

Transcript of Đức Phâ ̣t Thầy Tây An Tiên Trưởng Đạ Tát Quang M · sầu riêng ngoài da sần...

Đưc Phâ t Thây

Tây An < Tiên Trưởng Đại Bồ Tát Quang Mục

Năm 1996, lần đầu tiên thăm trại rẫy, tôi được Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh chỉ cho coi giống nhãn mới mua về chuẩn bị trồng. Nhìn những cây nhãn giống được sắp xếp nằm bên mái hiên chòi tranh, nhiều bạn đạo hy vọng quanh trại rẫy sẽ là vườn nhãn quằn trái. Đức Cậu cho biết sau này ở đây sẽ là vườn nhãn, sầu riêng trù phú đủ để nuôi bạn đạo.

Lúc đầu tôi cũng nghĩ vườn cây ăn trái nhãn, sầu riêng sẽ là nguồn kinh tế cho các bạn đạo sinh sống. Nhưng sự thật không phải vậy. Bởi đất Bình Long cứng khô cằn không thích hợp cho vườn cây trái như nhãn, sầu riêng…Đất nơi này chỉ thích hợp cho cây điều, mít, cao su… Sau này tôi mới biết rằng Đức Cậu trồng cây nhãn, cây sầu riêng là trồng cơ đạo, nhắc nhở môn đồ nhớ nguồn gốc vị tổ phái Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Chữ nhãn là mắt, và mắt là mục, ám chỉ tên hoàng tử Nguyễn Quang Mục tức tên của Đức Phật Thầy Tây An. {Quang Mục = Mắt Sáng}. Khi Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà năm 1792, thì Bắc Cung Hoàng hậu nguyên là Ngọc Hân Công Chúa con gái vua Lê Hiển Tông, tiếc thương khóc thảm thiết đầm đìa nước mắt qua bài Ai Tư Vãn:

Buồn thay nhẽ xuân về hoa ở, Mối sầu riêng ai gở cho xong.* Quyết liều mong vẹn chữ tòng, Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e. Con trứng nước thương vì đôi chút, Chữ tình thâm chưa thoát được đi. Vậy nên nấn ná đòi khi, Hình tuy còn ở phách thì đã theo.

Qua đoạn văn trên, Bà Ngọc Hân Công Chúa dù buồn thê thảm muốn quyên sinh cho vẹn tình phu thê, nhưng cũng phải ráng sống lo cho con thơ ấu: Con trứng nước thương vì đôi chút. Với tấm lòng lo lắng thương con, và cũng là lo cho tiền đồ dân tộc, Bà Ngọc Hân phải cải trang giả dạng bần khổ mang con trốn vào miền Nam để tránh cái nạn khắc nghiệt tru di cửu tộc của Gia Long, và bà đổi tên họ con trai từ Nguyễn Quang Mục thành Đoàn Minh Huyên. Sau này Đoàn Minh Huyên chính là Đức Phật Thầy Tây An. Qua bao cay đắng, Bà Ngọc Hân Công Chúa nuôi con tu hành thành chánh quả, nhưng người đời vẫn không ai hiểu được mối sầu riêng của Bà. Người đời dèm pha rằng sau khi vua Quang Trung băng hà, Bà cam tâm lấy vua Gia Long. Nhưng đâu có ai ngờ rằng Bà đã cải dạng giả trang trốn vào Nam. Mối sầu riêng của Bà mang tiếng là gái lấy hai chồng do miệng thế dèm pha:

Gái đâu có gái lạ lùng, Con vua mà lấy hai chồng làm vua.

Bà từng than thở trong Ai Tư Vãn: Mối sầu riêng ai gở cho xong? Mối sầu riêng của Bà không thể thổ lộ cùng ai, bà đành phải âm thầm chịu đựng cho tới khi Bà nhắm mắt lìa trần tại nơi vùng đất Cái Nai. Trái sầu riêng ngoài da sần sùi xấu xí (bị tiếng đời dèm pha), nhưng trong ruột thơm ngon lạ lùng (tâm lòng đức độ cao thượng), đó là nói lên hành trạng cao quý của Bà Ngọc Hân Công Chúa, Bà chính là Mẹ Đức Phật Thầy Tây An.

Ngày nay khi lên trại rẫy nhìn những cây nhãn và cây sầu riêng, có mấy ai hiểu đặng đó là hình ảnh tổ tông mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương? Mỗi hành động, mỗi việc làm của Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh có ý nghĩa thâm sâu huyền diệu. Làm vậy, nhưng không phải vậy, cái lý xa muôn dặm.

Nhắc đến con mà không nhắc đến mẹ cha, là thiếu ân đức. Nhắc đến nhãn {mục} mà không nhắc đến sầu riêng {Ngọc Hân} là điều thiếu sót.

Trong sấm kinh Kim Cổ Kỳ Quan, ông Ba Thới lặp đi lặp lại hình ảnh Đức Phật Thầy, Bà Ngọc Hân Công Chúa, và Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ. Theo sử liệu xa xưa, Hoàng đế Quang Trung tên bộ là Nguyễn Huệ, nhưng tên họ thật trong gia phả của Ngài là Hồ Thơm, Ngài họ Hồ tên Thơm, nguyên quán tổ tông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Theo chính sách di dân lập ấp thời chúa Nguyễn, có một chi họ Hồ vào Nam đổi thành họ Nguyễn, định cư ở đất Tây Sơn, tỉnh Nghĩa Bình.

Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ vung kiếm thần bình Nam dẹp Bắc, từ buổi ban đầu phất cờ đào khởi nghĩa ở Quy Nhơn. Trong quyển Hành Hương Miền Tây Bắc, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết:

Đất Quy Nhơn ơi, Vua Nguyễn Đức Ngài Hộ bá tánh nơi này yên lặng.

Và cũng trong quyển Hành Hương Miền Tây Bắc, Đức Cậu Bần Sĩ cho biết chính nơi đất miền Trung là sanh quán con vua Quang Trung tức hoàng tử Nguyễn Quang Mục:

Nay TA chỉ có mấy lời, Chơn du rảo bước khắp trời Đông Tây.

Buổi chiều tiết lạnh rơi đầy, Nơi miền Trung khổ Phật Thầy sinh ra.

Hành Trạng Đức Phật Thầy Tây An.

Quy Nhơn miền Trung là địa danh anh hùng áo vải Nguyễn Huệ {tên thật trong gia phả là Hồ Thơm} phất ngọn cờ đào khởi nghĩa bình Nam dẹp Bắc thống nhứt sơn hà lên ngôi Hoàng Đế Quang Trung {1788-1792}. Và cũng chính đất miền Trung là nơi con Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ được sanh ra, đó là hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt} mà trong bộ kinh Kim Cổ Kỳ Quan được Ông Ba Nguyễn văn Thới nhắc nhở nhiều lần bằng những câu sấm:

Trái THƠM gọt vỏ cúng Trời, Bỏ cùi còn MẮT ăn thời rát môi. Ghét Chúâ bâo nỡ thương ôi,

Ghét tôi bâo thuở thương ôi Chúâ mình. Trái THƠM nhiều MẮT cân tình,

Đặng ăn chặng giữa bất bình ngoài trong. MẪU LONG sânh đắc TỬ LONG,

HỔ PHỤ HỔ TỬ trái bông tại nhành. Cây đắng trái ngọt để dành,

Cây ngọt trái đắng chẳng lành bỏ đi. Lời ghi người hỡi lời ghi,

Người ở ăn hết người đi thời còn. (Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 177: 74, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Ghi chú: MẪU LONG ám chỉ Ngọc Hân Công Chúa; HỔ PHỤ ám chỉ Vua Quang Trung; TỬ LONG, HỔ TỬ ám chỉ hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt Sáng} tức Đức Phật Thầy Tây An.

Con MẮT sao ngó thấy SÁNG ngời, Trong như Mắt cọp miệng người ngọt Thơm.

Răng thì trắng thiệt người ăn cơm, Lưỡi sao răng vậy gạo THƠM ngọt ngào. (Kim Cổ Kỳ Quan 28:55, Ông Ba Thới viết năm 1915)

Sấm Giảng Bửu Sơn Kỳ Hương tiên tri: Chừng nào gốc MỤC lên chồi,

TA vưng sắc lịnh tái hồi trần gian. Quang Mục = Mắt Sáng

Phụ lục: Thơ văn minh họa sinh quán Đức Phật Thầy.

...Miền Trung ơi! TA nhìn thấy tận tường, Hưởng phong cảnh thê lương quằn quại. Đất miền Trung ơi! nên nguyện cầu khẩn bái, Vì tiền kiếp sânh vào biết phải làm sao.

Làng nước ơi! mắt lệ tuôn trào, Lớp đói lạnh, lớp khóc gào thảm thiết. Hỡi các bạn nên thương miền Trung Việt, TA hành hương xin viết lại một bài. Đất Quy Nhơn ơi Vua Nguyễn Đức Ngài, Hộ bá tánh nơi này yên lặng. Nơi cố quán bảo làm sâo rời đặng, Chỗ chôn nhao cắt rún của mình. Biên ít lời tặng các bạn thơ sinh, Nên thương xót bạn mình miền Trung đấy.

...........................................................

Nay TA chỉ có mấy lời, Chơn du rảo bước khắp trời Đông Tây.

Buổi chiều tuyết lạnh rơi đầy, Nơi miền Trung khổ Phật Thầy sinh ra.

Đôi lời TA thuyết thiết tha, Kính xin cô bác ông bà ráng lo.

Lập công bồi đức trời cho, Làm lành lánh dữ gay go dứt liền.

(trích quyển Hành Hương Miền Tây Bắc ấn hành năm 2005, Đức Thầy Bần Sĩ Vô Danh thuyết nhân chuyến du phương hành đạo ra miền Trung và Bắc.)

Thơ Văn Thiên Cơ Giáo Lý của Đức Thầy

Ngày mùng 1 tháng 6 năm Tân Tị (2001), đồng đạo Quỳnh Như điện thoại báo cho tôi biết một cái tin thiên cơ. Quỳnh Như nói: -Chú Kỳ Vân ơi, năm con Rắn Tân Tị 1941, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ có nói về hành trạng của chú trong bài Cảnh Xuân. Trong lúc bị giặc Pháp quản thúc tại nhà thương Chợ Quán, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ bị giặc âm mưu giết bằng cách cho Ngài uống axít độc. Nhưng Ngài không chết, trái lại Ngài vui vẻ nói Ngài càng khỏe mạnh hơn. Và ngày mùng một tết năm Tân Tị 1941, Ngài viết bài thơ cách cú khoán thủ tả cảnh mùa xuân rực rỡ:

KIỂNG vật khoe màu đua sắc tươi, Cành hoa hé nở tợ như cười. XUÂN về cảnh đẹp càng thêm vẻ, Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi. (Đức Thầy viết tết Tân Tị 1941)

Tại sao bị quản thúc mất tự do coi như ở tù, và còn bị giặc âm mưu sát hại, vậy mà Đức Thầy viết bài thơ tả cảnh xuân rực rỡ vui tươi như vậy? Ngài cố ý ẩn tàng cái lý gì đây? Trong sổ bộ khai sanh, tên tôi là KIỂNG XUÂN, sinh đầu năm Tân Tị 1941. Bài thơ của Đức Thầy tả cảnh mùa xuân nhằm ngày mùng một tết, viết theo thể thất ngôn khoán thủ cách cú, chữ KIỂNG câu đầu, rồi cách khoảng một câu thứ hai, qua câu thứ ba là chữ XUÂN, ghép chữ đầu câu thứ nhứt và chữ đầu câu thứ ba, sẽ có cụm từ KIỂNG XUÂN chính là tên của tôi.

Và câu thứ tư: Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi? Câu sấm này tiên tri về điều gì? Muốn biết câu giải đáp, tôi xin kể đầu đuôi câu chuyện cơ duyên tôi diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh.

Năm 1996, tôi có cơ may lần đầu diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ, và được Ngài trực tiếp thuyết cho tôi nghe ba băng Cứu Nguy Tận Thế. Cũng trong dịp này, tôi lên trại rẫy nơi lãnh trang ở Bình Long. Lúc bấy giờ trại rẫy chỉ có ba mẫu còn cây rừng hoang sơ. Trong trại rẫy chỉ có một túp lều tranh xơ xác, xung quanh mới phác hoang chuẩn bị trồng cây trái nhãn, sầu riêng…. Trong lúc các bạn đạo ngồi nghe Đức Cậu Bần Sĩ nói chuyện, bỗng có động lực vô hình nào đó khiến tôi muốn biết tuổi tác của Đức Cậu. Nhưng hỏi tuổi một người phụ nữ thì ngại quá, tôi ngập ngừng một lúc lâu, rồi mới bạo dạn hỏi:

- Thưa Cô Chín {bấy giờ tôi gọi Đức Cậu là Cô Chín}, thưa, Cô Chín tuổi con gì?

Đức Cậu cười đáp:

- Cô tuổi Đinh Hợi. Sau này nếu muốn biết tuổi tác ai, thì quý vị hỏi thưa anh thưa chị, năm nay anh chị được bao nhiêu tuổi? Hỏi như vậy là lịch sự rồi. Đừng hỏi tuổi con gì, vì nếu người ta tuổi con rắn hay tuổi con cọp thì nghe ghê sợ lắm!

Qua đối đáp về tuổi tác giữa hai Thầy trò vừa nêu trên, chắc rằng câu sấm thứ tư bài thơ tả Cảnh Xuân {Kiểng Xuân} của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ được giải thích rõ ràng: Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi? Ứng với câu tôi hỏi: Thưa, Cô Chín tuổi con gì?

Phụ lục:

Niên như điển nguyệt như thoi, Vần xây thế giới luân hồi chẳng chơi. Có Người Thiện Nữ truyền lời, (1)

Nhứt vân thiên lộ máy trời thinh thinh. (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An tr. 103, lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ dậu 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Dị sự dị ninh linh dị pháp, Vô nhơn đối đáp pháp thinh không. Đức Thầy Đức Ông công ĐỨC CẬU, (2) Hội đồng cơ hậu đậu Trào Minh. (Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị 83: 85, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Tây Vức liên Nâm hiệp định phân, Tam giáo quy nguơn viện lý cân. Hùng ânh phiên quốc lâi hàng phục, Đinh Hợi đáo niên tạo thiên nhân. (3) (Trông Mây, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm Canh thìn 1940)

Ghi chú: Liên kết 3 đoạn sấm phụ lục, đồng đạo sẽ có: Người Thiện Nữ Đức Cậu (sinh năm) Đinh Hợi.

Thơ xướng 3.

Khen ai cắc cớ bấm trời Tây, cắc cớ = dị thường, ngược đời Tỉnh giấc HẰNG NGA khéo vẽ mày; Xác Cô Một phiến linh đinh trôi mặt biển, Nửa vừng lửng đửng dán trên mây. Cá ngờ câu thả tơi bời lội, (1) Chim tưởng cung trương sập sận bay; (2) Hằng Nga = Mặt Trăng

Nên một nên hâi còn bé tuổi, Mười lăm mười bảy bốn phương hây.

(1&2) Sợ Thầy hành ma giáo, trò không dám gần Thầy, nhún trề chê bai mắng nhiếc.

Thơ họa 3.

Mây hồng năm sắc ở phương Tây, Sáng suốt Ô KIM bởi vẹn mày; Xưng Cậu Miệng nhỏ tiếng to vang bốn biển, Lưỡi mềm lời lớn dậy rồng mây. Lòng trong Thánh Kệ tình bơi lội, (3) Dạ sạch Phật Kinh ý luyện bay; (4) Ô Kim = Kim Ô = Mặt Trời

Dầu cho thân Mỗ thânh xuân tuổi, Thức giấc đời mế phải được hay.

(Thơ xướng họa Hằng Nga, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết ngày 14-6-Canh Thìn 1940)

(3&4) Thầy chính thật là Đạo Khùng trở về khảy đờn tìm trò, Thầy thuyết chánh pháp, vậy trò đừng sợ.

. Bài thơ xướng số 3 khẳng định Đức Phật Thầy tái thế mượn xác Người Thiện Nữ Cư Sĩ tại gia {Hằng Nga}. Đặc biệt cụm từ cắc cớ có nghĩa là không thường, ngược đời, dị kỳ, dị sự; nhưng thật đó chính là dị pháp, diệu pháp huyền cơ. Chữ khen là điều tốt lành, ý nói điềm lành đến từ cõi Tây Phương Cực Lạc {bấm trời Tây}. Điềm lành cắc cớ đó là gì? Là Hằng Nga tỉnh giấc, nghĩa là sau một thời gian vắng bóng, nay Phật Thầy tái thế mượn xác nữ {Cô}: Tỉnh giấc Hằng Nga khéo vẽ mày. Cụm từ Tỉnh giấc ám chỉ sự tái sanh tái thế. Chuyện cắc cớ là Đức Phật Thầy tái thế thay vì như xưa kia bao đời kiếp mượn xác Nam, thì nay cắc cớ

mượn xác Nữ, khiến phần đông bổn đạo không thể nào ngờ, không dè, sự thật là trò không dè, Cô mà xưng Cậu, {Kim Ô mà nói đảo ngược là Ô Kim}. Vì vậy họ lo sợ Ngài là tà ma và xa lánh, ví như cá sợ lưỡi câu móc và chim sợ cung tên bắn.

Cá ngờ câu thả tơi bời lội, Chim tưởng cung trương sập sận bay.

Những chữ cá chim là những từ ám chỉ người trong bổn đạo. Vì nghịch cảnh, tà ma lộng hành, cắc cớ Phật Thầy về phải dụng cách gần gũi người đạo, phải mượn xác người thiện nữ dốt viết không rành văn tự, khiến bổn đạo vô cùng bàng hoàng lo sợ, không những họ tránh xa Ngài, mà họ còn chê bai, khinh bỉ nhún trề… Bài thơ họa số 3 cũng cho biết từ Phương Tây Phật Thầy tái thế, khẳng định hồn linh Ngài là Ô Kim nói lái đảo ngược từ chữ Kim Ô nghĩa là Mặt Trời {Cậu}. Ngài tái thế mượn xác Người Thiện Nữ học hành chưa thông, ứng khẩu thuyết Phật pháp thiên cơ đạo lý thao thao bất tuyệt, ai muốn theo Ngài học đạo phải dùng tai nghe:

Miệng nhỏ tiếng to vang bốn biển, Lưỡi mềm lời lớn dậy rồng mây. Lòng trong Thánh kệ tình bơi lội, Dạ sạch Phật kinh ý luyện bay. Dè Dè

Tại sao Kim Ô mà Thầy cắc cớ đảo ngược là Ô Kim? Có phải Đức Thầy sơ ý viết sai danh từ? Cái lí hồn linh là Nam (Cậu) mà phải mượn xác nữ (Cô), ngược đời. Bá tánh thắc mắc tại sao xác Cô (Nữ) mà xưng là Cậu (Nam), hay tại sao cắc cớ gì mà xưng Cậu lại ngược đời mượn xác Cô? Cô Cậu, Cậu Cô? Đấy là cái lí tại sao Kim Ô mà Đức Thầy cố ý đổi là Ô Kim. Ô Kim, Kim Ô; Cô Cậu, Cậu Cô. Sấm Trạng Trình viết:

Một câu là một nhiệm mầu, Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao!

Cuối bài thơ cho biết Ngài ra đời thuyết pháp lúc còn trẻ tuổi, và nguyện truyền chánh pháp cho mọi người thức tỉnh tu hành kịp cơ Hội Long Hoa.

Dầu cho thân mỗ thanh xuân tuổi, Thức giấc đời mê phải được hay.

Sydney, 2-4-2016, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre & Blog Kinh Sam That Son)

https://kinhsamthatson.wordpress.com/