Đức Lợi ( [email protected] ) Nhom 12_CĐQTA

21
Môn: PR Nhóm 12 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ..………………………………..........................……... ………………………………………………………………... TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2008

description

chào tất cả các bạn đây là những tài liệu của mình qua 3 năm học tại trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. [email protected]

Transcript of Đức Lợi ( [email protected] ) Nhom 12_CĐQTA

Page 1: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Môn: PR

Nhóm 12 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

..………………………………..........................……...………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………..…………………………………………………………..…………………………………………………………..…………………………………………………………..………………………………………………………….…………………………………………………………

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2008

Page 2: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Môn: PR

DANH SÁCH NHÓM 12

1. Trần Xuân Hùng

2. Lê Đức Lợi

3. Trần Văn Sơn (Nhóm Trưởng)

4. Đoàn Phước Ân

5. Lương Thị Mỹ Loan

6. Nguyễn Ngọc Bảo Quỳnh

7. Lê Thị Kiều Oanh

8. Nguyễn Thị Bé

9. Nguyễn Hoàng Khánh Linh

10. Phạm Huỳnh Tố Hương

11. Ngô Xuân Phụng

Nhóm 12 2

Page 3: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

MỤC LỤC

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM. 2

Chương II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PEST....................................3

2.1 Kinh tế:..............................................................................................3

2.2 Chính trị:...........................................................................................4

2.3 Xã Hội:..............................................................................................4

2.4 Khoa học công nghệ:........................................................................5

Chương III: PHÂN TÍCH THEO MA TRẬN SWOT:...........................6

3.1. Điểm mạnh:......................................................................................6

3.2. Điểm yếu:.........................................................................................7

3.3. Cơ Hội:.............................................................................................7

3.4. Thách Thức:.....................................................................................7

Chương IV: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ.............9

4.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng:.........................................................9

4.2. Hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh:..................9

4.3. Áp dụng khoa hoc công nghệ tiên tiến.............................................9

4.4. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp Nhà Nước...................10

4.5. Sản xuất hàng hóa chất lượng cao,cà phê hữu cơ, cà phê đặt biệt, hảo hạng................................................................................................10

4.6. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài,xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa...............................................10

4.7. Phát triển một ngành cà phê bền vững:..........................................10

V. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.........................................................11

Page 4: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

Lịch sử ngành cà phê Việt Nam:

Cây cà phê được đưa vào việt nam vào cuối thế kỷ 19. Nó được

trồng rộng rãi trong các đồn điền vào đầu thế kỷ 20.

Lúc đó người ta trồng 3 lọai cà phê:

o Cà phê arabica với chủng chủ yếu là Typica

o Cà phê Canephora với chủng Robusta

o Cà phê Librica cùng với chủng Excelsa.

Năm 1930 diện tích cà phê ở việt nam có 5900 hecta, trong đó

có 4700 hecta cà phê arabica,900 hecta cà phê excelsa và 300

hecta cà phê robusta.

Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cà phê

arabica(cà phê chè) không cho kết quả mong muốn vì cà phê bị

sâu đục thân(xylotrechus quadripes) và nấm rỉ sắt (hemileia

vastagtrix) phá hoại. Cà phê Robusta (cà phê vối) thì không phát

triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu

cầu sinh thái của cây này. Chỉ có cà phê Excalse (cà phê mít) sinh

trưởng khỏe,cho năng suất khá,song giá trị thương phẩm lại thấp.

Và lúc đó các chuyên gia nước ngòai đã khuyến cáo không nên

trồng cà phê chè ở việt nam và chỉ nên trồng cà phê vối ở phía

Nam và cà phê mít ở phía Bắc (Chatot- cây cà phê ở Đông Dương

-1940)

Vào những năm 1960-1970 ở miền Bắc việt nam,hàng lọat

nông trường quốc doanh được thành lập,trong đó có hàng chục

nông trường trồng cà phê,và trồng cả 3 lọai chè,vối, mít. Tình

hình phát triển của cà phê trong những năm này cũng không mấy

Page 5: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận không

trồng được cà phê ở phía Bắc.

Cho đến năm 1975 cả nước trên hai miền nam bắc mới chỉ có

khỏang 13000 hecta với sản lượng khỏang 6000 tấn. Và cũng từ

sau 1975 ngành cà phê việt nam mới đi vào thời kỳ phát triển

mạnh mẽ.

Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt Nam do

công ty cà phê ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực

phẩm xây dựng được trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và

được cho phép thực hiện. Tiếp đó là một lọat các hiệp định hợp

tác sản xuất cà phê được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Liên

xô ( trồng mới 20000 hecta cà phê), CHDN Đức (10000 hecta),

Bungary (5000 hecta), Tiệp khắc (5000 hecta) và Ba Lan (5000

hecta).

Năm 1982 Liên hiệp các xí nghiệp cà phê việt nam được thành

lập theo Nghị định 174 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với sự tham

gia của 3 sư đòan quân đội và một số công ty thuộc Bộ Nông

nghiệp và các địa phương Đắclăk, Gialai Kontum. Chương trình

phát triển cà phê được mở rộng trên các tỉnh Tây Nguyên và

Đông nam bộ. Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà

phê Robusta, một giống cà phê ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm và

ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt.

Năm 1986 liên hịêp các xí nghiệp cà phê Việt nam được sự hỗ

trợ của các Bộ nông nghiệp, Kế họach, Tài chính,Ngọai thương,…

đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê trong các hộ gia đình nông

dân ở các tỉnh Tây nguyên,duyên hải miền trung va Đông nam

bộ, gọi là hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất. Cùng với chính

sách mới và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cả cà phê trên thị

Page 6: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

trường quốc tế đang lên cao. Lúc đó, ngành cà phê Việt nam đã

phát triển nhanh mạnh.

Cho đến nay, sau 20 năm (1980-2000) diện tích cà phê cả

nước đã lên tới nửa triệu hecta với sản lượng hàng năm xấp xỉ đạt

90 vạn tấn.

Giống cà phê được trồng theo chương trình 1980 là cà phê

Robusta vì trong thời gian này, bệnh gỉ sắt vẫn còn là mối đe dọa

nghiêm trọng cho cà phê arabica.

Cho đến những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 ngành cà

phê Việt nam mới đưa ra giống cà phê catimor của lọai cà phê

arabica vào sản suất. Từ đó cà phê arabica bắt đầu được trồng ở

việt nam với giống chống bệnh gỉ sắt Catimor. Đó cũng là cơ sở

để Tổng công ty cà phê Việt nam xây dựng chương trình phát

triển cà phê Việt nam.

Chương II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PEST

2.1 Kinh tế:

Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu một bước ngoặc

mới của nền kinh tế hòa với sự phát triển của thế giới. nền kinh tế

của Việt Nam cũng có những chuyển biến theo xu hướng chung.

Sau những năm giá cà phê thế giới xuống thấp do tác động

của cuộc khủng hoảng cung cấp thừa cà phê trên toàn cầu từ

năm 1994 – 2004, tình hình giá cà phê vụ 2005 – 2006 được cải

thiện đáng kể. tuy nhiên sản lượng vụ cà phê 2005 – 2006 của

nước ta lại xuống thấp do ảnh hưởng của nạn hạn hán đầu vụ. tuy

nhiên, vào vụ cà phê 2006 – 2007 những người trồng cà phê Việt

Nam được cỗ vũ do có một vụ cà phê bội thu vì điều kiện thời tiết

năm qua thuận lợi và giá cả được cải thiện. chỉ qua 5 tháng đầu

Page 7: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

thời vụ, cả nước đã xuất khẩu được 10,3 triệu bao, tương đương

618 000 tấn, riêng trong tháng 2/2007 cả nước đã xuất khẩu

được 150 000 tấn và thu về: 215 triệu USD.

2.2 Chính trị:

Nước ta có một lợi thế là có nền chính trị khá ổn định so với thế

giới. việc đầu tư mở rộng mối quan hệ với các đối tác nước ngoài

nhờ đó mà có thể tiến triển thuận lợi hơn.

Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu cho thấy Việt

Nam cần sớm thành lập ban điều phối hoạt động trong ngành cà

phê, ban sẽ do một lãnh đạo Bộ chỉ đạo, với 50% thành viên

thuộc chính phủ và 50% thuộc các thành phần kinh tế khác. Ban

sẽ có một tiểu ban thường trực là đại diện của một cơ quan quản

lý nhà nước, một cơ quan nghiên cứu chính sách và hiệp hội. ban

sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức ngành hàng cà phê

Việt Nam và hàng loạt các hoạt động khác. Chức năng, nhiệm vụ,

cơ cấu tổ chức của ban sẽ được nghiên cứu đề xuất cụ thể khi

lãnh đạo Bộ cho phép thành lập. đây sẽ là tổ chức điều phối

ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, gắn tất cả các nhóm tác nhân

dọc theo ngành hang, với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và sự

tham gia tích cực của các thành phần kinh tế.

2.3 Xã Hội:

Là một nước công nông nghiệp. nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ

trọng cao, với nhiều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói

chung và nhiều hoạt động trong lĩnh vực cà phê nói riêng. Việt

Nam đã và đang gia nhập nền kinh tế của thế giới, vấn đề được

đặt ra là người trồng cà phê phải đối mặt với các rủi ro như khủng

hoảng thừa (ví dụ như cuộc khủng hoảng thừa cà phê năm 1999 –

Page 8: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

2004), giá cả lên xuống thất thường. trên thị trường cà phê thế

giới. ở Việt Nam có trên 90% diện tích sản lượng cà phê thuộc về

các chủ doanh nghiệp, chủ vườn, các hộ nông dân (với trên 500

ngàn hộ) việc chuyển giao kỹ thuật, cập nhật thông tin cho họ

đều vướn không ít khó khăn. Ngay cả việc ký hợp đồng tiêu thụ

săn phẩm theo quyết định 80 của chính phủ gặp nhiều trở ngại.

trong thực tiễn mô hình sản xuất theo nhóm nông hộ mang lại

hiệu quả cao. Những người trồng cà phê cần được sự hỗ trợ xây

dựng cơ sở vật chất như giao thông, thủy lợi, hỗ trợ chuyển dịch

cơ cấu, sự hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khuyến nông.

2.4 Khoa học công nghệ:

Chất lượng hàng cà phê xuât khẩu rất quan trọng. mặc dù

chúng ta đã thực hiện tự do hóa thương mại, vấn đề chất lượng

hàng hóa do người bán và người mua thỏa thuận nhưng không

thể vì thế mà không quan tâm đến chất lượng hàng hóa. Cà phê

chúng ta bán thuộc cà phê dạng “Xô” phân loại theo tiêu chuẩn

củ, TCVN 4193 – 93. hệ thống tiêu chuẩn này không xếp hạng

theo số lỗi trong cà phê mà chỉ đánh giá rất đơn giản với 3 tiêu

chuẩn: hàm lượng ẩm %, hạt đen vỡ %, tạp chất % và theo thống

kê của tổ chức cà phê thế giới thì trong số các loại cà phê thải ra

do không đủ yêu cầu có đến 88% là của Việt Nam.

Là thành viên của tổ chức cà phê quốc tế, chúng ta phải tuân

thủ những qui định của tổ chức như nghị quyết 420 về chất lượng

cà phê. Nếu cà phê được bán “Xô” thì phòng thương mại và công

nghiệp Việt Nam là cơ quan cấp C/O không thể điền vào mẫu

đăng ký đúng qui định, và lượng cà phê thải ở cảng sẽ giảm

xuống.

Page 9: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Chúng ta nên qui định mặt hàng cà phê được ghi danh vào

mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thông

quan. Cà phê nhân xuât khẩu phải có chứng nhận kiểm tra chất

lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam 4193 – 2005.

Cần tăng cường kiểm tra chất lượng hoạt động của các xưởng

chế biến cà phê, cà phê xuất xưởng phải được phân loại và có

giấy kiểm tra của xưởng.

Tổ chức chuyển giao qui trình kỹ thuật trồng, thu hoạch đến

người nông dân sao cho việc dùng các chất hóa học trong chăm

sóc cây là thấp nhất từ đó một mặt giảm được các tạp chất trong

cà phê giảm chi phí trong việc chăm sóc cây cà phê. Từ đó tạo

được tính cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Quan tâm nhiều hơn nữa đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm,

vấn đề nấm mốc và nhiễm Ochratoxyn A. vấn đề dư lượng thuốc

trừ sâu trong sản phẩm phải được đặt lên vị trí quan trọng trong

việc chuẩn bị hàng xuất khẩu đảm bảo không còn những lô hàng

có chưa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép.

Chương III: PHÂN TÍCH THEO MA TRẬN SWOT:

3.1. Điểm mạnh:

Giá xuất khẩu tăng mạnh làm tăng thu nhập của vùng trồng cà

phê, nông dân phấn khởi và tiếp tục chăm sóc cho vườn cà phê

của mình kỹ hơn,tốt hơn.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt trên 1 tỷ đô la làm tăng sự

đóng góp của ngành cà phê vào sự phát triển kinh tế chung của

đất nước và tăng vị thế của ngành cà phê trong hàng ngũ các

mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước.

Page 10: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Thị trường được mở rộng và có nhiều thị trường khá ổn định,

chứng tỏ cà phê Việt nam có uy tín cao trên thị trường thế giới.

Giá bán cà phê Việt Nam luôn bám sát giá thị trường thế giới.

Nó thường thấp hơn giá chỉ thị của Tổ chức cà phê quốc tế( ICO)

khoảng 25%. Giá tăng vọt lên vào quý II năm 2006,chỉ thấp hơn

giá chỉ thị ICO chừng 15%. Đó là thời kỳ giáp hạt của

Braxin,Indonesia, chứng tỏ dự trữ của các nhà máy rang xay là

khá thấp. Vào quý III,giá lại tăng chậm,cho đến quý IV giá lại tăng

trở lại. Trong năm 2006, giá trị đồng đôla Mỹ giảm 11,25% so với

đồng Euro và 13,8% so với đồng bảng Anh. Điều này cũng ảnh

hưởng đến việc tăng giá cà phê xuất khẩu của Việt nam. Tiếp đến

các tháng đầu vụ 2006/07 giá cà phê xuất khẩu còn tăng lên

nhiều.

Vị thế của cà phê Việt nam được trồng trên cao nguyên ở độ

cao trên 400,500 mét trên mực nước biển. Điều kiện sinh thái

nhiệt đới cao nguyên đã nâng cao chất lượng cà phê vối. Nếu

chúng ta làm tốt hơn các khâu thu hái, chế biến, bảo quản, vận

chuyển thì chắc chắn chất lượng cà phê nước ta còn cao hơn

nhiều.

Cà phê arabica của nước ta chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ

ưu thế về chất lượng. do ở cao hơn cả về độ cao mặt biển (600m)

và vĩ độ (22o vĩ độ bắc) cà phê Sơn La bán được giá cao hơn cà

phê Hướng hóa Quảng Trị, nơi thấp hơn cả về độ cao mặt biển

(hơn 400m) và vĩ độ (khoảng 16o50’), giá cà phê chè hai nơi

chênh lệch tới 8,8%.

3.2. Điểm yếu:

Page 11: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Tỷ lệ tiêu dùng trong nước còn khá thấp so với các nước

(0.5kg/người/năm so với các nước trồng cà phê khác có mức

trung bình 3kg/người/năm) .

Với trên 500 nghìn hộ nông dân trồng cà phê thì việc chuyển

giao kỹ thuật, cập nhật thông tin … cho họ đều có những khó

khăn nhất định. Ngay cả việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

theo quyết định 80 cũng gặp không ít khó khăn.

Trong những năm gần đây công nghiệp sơ chế cà phê đã có

nhiều tiến bộ. người ta đã trang bị thêm nhiều trang thiết bị có

chất lượng tốt trong chế biến. tuy nhiên với cà phê Arabica thì

việc chế biến còn rất nhiều khó khăn đặc biệt là khâu đầu tiên lột

vỏ quả và làm sạch nhớt, vì lượng nước sạch dùng cho việc chế

biến quá lớn và khâu xử lý nước thải cung gặp nhiều khó khăn

nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

3.3. Cơ Hội:

Các chuyên gia nông nghiệp đến từ Australia đều nhận định

WTO mang lại cho Việt Nam một thị trường khổng lồ với 5 tỷ

người tiêu thụ.

Ngành cà phê có sự quan tâm đầu tư của nhà nước như: xây

dựng cơ sở vật chất (giao thông, thủy lợi, hỗ trợ chuyển dịch cơ

cấu…)

Ngành cà phê có thể phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn,

làm đầu tàu cho các ngành kinh tế khác phát triển vì ta có lợi thế

khi sở hữu một vùng đất đắc địa cho cà phê và một vị thế tương

đối của cà phê Việt Nam trên thế giới khi nước ta là nước xuất

khẩu cà phê đứng thứ 2 về sản lượng.

Page 12: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

3.4. Thách Thức:

Ngành cà phê Việt Nam có những bước phát triển thần kỳ

trong thời gian qua đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển

kinh tế chung của cả nước. tuy nhiên sự phát triển này còn chứa

đựng những yếu tố kém bền vững của ngành cà phê nước ta như:

chủ yếu là xuất cà phê nhân, cà phê chế biến và thương hiệu còn

vô cùng thấp, bản thân giá trị cà phê nhân xuất khẩu cũng rất

thấp càng xuất càng thiệt do không chú trọng đến chất lượng và

tính lâu dài của sản phẩm.

Cà phê vẫn chỉ là cà phê vì chúng ta chưa khai thác các giá trị

về văn hóa, du lịch, kho vận, khoa học kỹ thuật, tài chính, kinh tế

tri thức… là những ngành, lĩnh vực có sự liên quan mật thiết đến

ngành cà phê.

Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng nhiều so với

những năm trước, nhưng trên thực tế thì giá cà phê Việt Nam vẫn

thấp hơn giá cà phê các nước khác. Lý do là chất lượng sản phẩm

thấp hơn, công nghệ thu hoạch và bảo quản, đầu tư chế biến để

nâng cao giá trị tăng chưa nhiều, đặc biệt chưa xây dựng thương

hiệu gắn liền với sản phẩm trên thị trường quốc tế, kỹ thuật bán

còn non kém và các nhà xuất khẩu cà phê chưa có sự phối hợp

hiệu quả với nhau. Theo số liệu của Ùy ban Điều hành tổ chức Cà

phê Quốc tế (ICO), trong tổng lượng cà phê bị thải loaị trên thế

giới có tới… 88% là của Việt Nam.

Tháng 5/2008, nhận xét của ICO về tình hình thực hiện chương

trình cải tiến chất lượng cà phê năm 2007 cho thấy rõ thái độ

chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc tuân thủ chất lượng sản

phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt về sồ lỗi và độ ẩm. Theo

ông Đoàn Triệu Nhạn- nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Ca cao

Page 13: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Việt Nam, dù cà phê robusta của Việt Nam có chất lượng cao,

thậm chí cao hơn hẳn cà phê cùng chủng loại của nhiều nước,

nhưng đa số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn áp

dụng bộ tiêu chuẩn cũ 4193:93 trong quan hệ mua bán cà phê

với nhà nhập khẩu. Cụ thể, các chỉ tiêu đó bao gồm: cỡ hạt, tỉ lệ

tạp chất, tỉ lệ hạt đen, sâu, nâu, vỡ tính theo phần trăm khối

lượng. Cái lợi từ việc áp dụng tiêu chuẩn cũ này là đơn giản, chi

phí thấp. Tuy nhiên, cách phân loại này là quá sơ sài, không đánh

giá đầy đủ chất lượng sản phẩm (cà phê quả xanh được thu

hoạch và chế biến, nếu không bị đen vỡ thì không ảnh hưởng đến

kết quả phân hạng theo tiêu chuẩn này, nhưng nếu áp dụng tiêu

chuẩn “kỹ tính” hơn thì sẽ “tụt hạng” trông thấy. Theo ICO, thu

hái quả xanh được xem là lỗi rất nặng). Đây là nguyên nhân dẫn

đến tình trạng thu họach quả xanh vẫn tiếp tục tiếp diễn, làm cho

chất lương cà phê của Việt Nam không được cải thiện.

Chương IV: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ

Mặc dù việt nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế

giới nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao, vì vậy việc thực hiện

điều chỉnh phương hướng chiến lược cho ngành cà phê cần nhằm

vào những nội dung chủ yếu sau đây:

4.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng:

Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng cây

trồng theo 2 hướng:

Giảm bớt diện tích cà phê rubusta.Chuyển các diện tích cà phê

phát triển kém, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu

năm khác như cao su, hố tiêu,hạt điều, cây ăn quả …

Page 14: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có khí hậu đất

đai thích hợp.

4.2. Hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Năng suất về cà phê Việt Nam vào loại cao trên Thế Giới

nhưng giá thành cà phê Việt Nam vẫn chưa thấp đến mức có thể

cạnh tranh được.

Nguyên nhân là do nông dân với mong muốn đạt năng suất

cao nhất đã tăng đầu tư phân bón, nước tưới lên mức rất cao đã

làm giảm hiệu quả của đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất.

Cần phải tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất

trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,

nước tưới để đạt năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức

lợi nhuận thấp nhất.

4.3. Áp dụng khoa hoc công nghệ tiên tiến.

Ngành cà phê việt nam đã áp dụng tiến bộ công nghệ trong

việc chế biến cà phê. Nhưng vẩn còn khó khăn trong việc chế

biền cà phê Arabica,đặc biệt là khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch

nhớt.

Việc thực hiện dự án nâng cao chất lượng cà phê thông qua

ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc củng có vị trí quan trọng trong

việc cải thiện chất lượng cà phê Việt Nam.

4.4. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp Nhà Nước

Ngành cà phê Việt Nam đang trưởng thành vì vậy đòi hỏi chất

lượng cao hơn cần có tiêu chuẩn cấp Nhà Nước phù hợp với tiêu

chuẩn quốc tế,.

Page 15: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

Hiếp hội cà phê – Ca cao Việt Nam cũng cần tích cực chuẩn bị

cho việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu đối với cà phê

xuất khẩu theo quyết định của Ủy ban chất lượng cà phê của ICO

càng sớm càng tốt.

Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê khong chỉ cóp cà phê

nhân sống.

4.5. Sản xuất hàng hóa chất lượng cao,cà phê hữu cơ, cà phê

đặt biệt, hảo hạng.

Sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng của ngành cà

phê việt nam, cần được quan tâm.Tìm năng sản xuất cà phê hữu

cơ lớn vì phía Bắc có một vùng núi rộng lớn điều kiện khí hậu

thích hợp cho cà phê Brabica sinh trưởng phát triển.Thu nhập từ

cà phê hữu cơ cao hơn sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản

xuất mặt hàng này.

Cần có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt

hoàn toàn có thể đưa ra thị trường nhũng mặt hàng cà phê hảo

hạng như cà phê Buôn Ma Thuộc.

4.6. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài,xúc

tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa

Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị,tìm kiếm thị

trường là một yêu cầu bức thiết.

Cà phê Việt còn chưa thật nhiều.Ngành cà phê cũng còn chua

tham gia các thị trường kỳ hạn.

Tiềm năng thị trường trong nước còn chưa được khai thác. Mặc

dù người Việt Nam có truyền thống uống trà nhưng với lớp trẻ

hiện nay việc xúc tiến tiêu thu cà phê có nhiều triển vọng

Page 16: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

4.7. Phát triển một ngành cà phê bền vững:

Cần phải có một hướng đi đúng để cây cà phê mang lại lợi ích

kinh tế cũng như lợi ích sinh thái.

Ngành cà phê việt nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải

cạnh tranh với ngành cà phê của nhiều nước có truyền thống lâu

đời hơn, có thể gọi là kì cựu hơn vốn có tiếng tăm về mặt chất

lượng và sự bền vững.

Ngành cà phê việt nam cần phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ

khâu áp dụng kĩ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công

nghệ chế biến tiên tiến , đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản

phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại cà phê hảo hạng, cà phê

hữu cơ….

V. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

5.1. Kiến Nghị

- Đối với nhà nước: Cần có nhiều chính sách ưu đải hơn đối với

ngành cà phê Việt Nam cũng như có nhiều chính sách phát triển

quy hoạch vùng cà phê nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên của

từng vùng. Đầu tư hơn nữa nhằm mở rộng quy mô cũng như diện

tích cà phê.

- Đối với cá nhân cần nhận thức hơn nữa tầm quan trọng của

chất lượng cà phê được tạo ra, đầu tư hơn nữa vào khoa học kỹ

thuật nhằm nâng cao chất lượng cà phê ngày một tốt hơn.

- Đối với các doanh nghiệp thu mua cũng như xuất khẩu cà

phê cần chú trọng hơn nữa trong việc chọn lựa cà phê có chất

lượng, áp dụng tiến bộ khoa học vào quy trình thu mua cũng như

chế biến để cho ra đời những loại cà phê mang thương hiệu việt

Page 17: Đức Lợi ( ducloi.86@gmail.com )  Nhom 12_CĐQTA

với chất lượng tốt và ngày càng có chổ đướng trên thị trường thế

giới.

5.2.