Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

30
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY KHU DÂN CƯ MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DÂN CƯ 2 1. Khái niệm khu dân cư 2 2. Những đặc điểm của khu dân cư liên quan đến công tác PCCC 2 II. TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ VÀ PHÂN LOẠI NGUY HIỂM CHÁY NỔ 5 1. Tình hình cháy, nổ tại các khu dân cư 5 2. Phân loại nguy hiểm cháy, nổ 5 III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC TẠI CÁC KHU DÂN CƯ 5 IV. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ TẠI CÁC KHU DÂN 8 1- Trong quản lý, sử dụng nguồn nhiệt 8 2. Trong quản lý, sử dụng chất dễ cháy 10 3. Trong sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn 10 V. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG KHU DÂN CƯ 11 1. Phổ biến kịp thời các quy định về PCCC 11 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC 12 3. Trong công tác quy hoạch đô thị, xây dựng cơ bản 12 4. Trong tổ chức lực lượng dân phòng 13 5. Trong kiểm tra và tự kiểm tra an toàn PCCC 13 6. Chuẩn bị các điều kiện, trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ 14 VI. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ 15 VII. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 15 1. Hình thức tuyên truyền 15 2. Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn 16 3. Thời gian, thời lượng tuyên truyền 16 4. Phụ lục 16 1

Transcript of Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Page 1: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY KHU DÂN CƯ

MỤC LỤCNỘI DUNG TRANG

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DÂN CƯ 21. Khái niệm khu dân cư 22. Những đặc điểm của khu dân cư liên quan đến công tác PCCC 2II. TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ VÀ PHÂN LOẠI NGUY HIỂM CHÁY NỔ 51. Tình hình cháy, nổ tại các khu dân cư 52. Phân loại nguy hiểm cháy, nổ 5III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC TẠI CÁC KHU DÂN CƯ 5IV. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ TẠI CÁC KHU DÂN CƯ 81- Trong quản lý, sử dụng nguồn nhiệt 82. Trong quản lý, sử dụng chất dễ cháy 103. Trong sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn 10V. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG KHU DÂN CƯ 111. Phổ biến kịp thời các quy định về PCCC 112. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC 123. Trong công tác quy hoạch đô thị, xây dựng cơ bản 124. Trong tổ chức lực lượng dân phòng 135. Trong kiểm tra và tự kiểm tra an toàn PCCC 136. Chuẩn bị các điều kiện, trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ 14VI. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ 15VII. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 15 1. Hình thức tuyên truyền 152. Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn 163. Thời gian, thời lượng tuyên truyền 164. Phụ lục 16

1

Page 2: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DÂN CƯ1. Khái niệm khu dân cư:

Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.

(Theo Thông tư số: 23/2012/TT-BCA “Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự”)

2. Những đặc điểm của khu dân cư có liên quan đến công tác PCCC:

- Những người dân sinh sống trong các khu dân cư thường thuộc về nhiều thành phần khác nhau (người lao động phổ thông, công nhân viên, công chức, học sinh …) có trình độ nhận thức của các cá nhân không đồng đều. Trong đó, nhiều người nhận thức về công tác PCCC hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC.

- Trong các khu dân cư có đủ các loại lứa tuổi khác nhau từ người già tới trẻ em, phần lớn thời gian trong ngày những người sinh hoạt ở nhà chủ yếu là người già và trẻ em hoặc những người ốm yếu. Những người đang ở độ tuổi lao động đều đi làm các công việc trong lĩnh vực của mình.

Đặc biệt là những khu dân cư nông thôn khi không phải chính vụ, những người có sức khỏe đều đi nơi khác tìm việc làm.

- Các công trình xây dựng trong khu dân cư đa dạng, với cấp công trình khác nhau từ nhà tạm, nhà cấp 4,5 đến cấp 1,2 và không theo tiêu chuẩn quy định cụ thể. Quy mô của các công trình tùy theo mức thu nhập kinh tế của từng hộ gia đình. Nếu thu nhập thấp thì chủ yếu là xây dựng nhà tạm, nhà cấp 4, nếu thu nhập khá thì xây dựng kiên cố.

- Trong khu dân cư thuộc khu vực nông thôn, khu dân cư truyền thống thuộc khối làng, xã thường không có quy hoạch chung, nhiều ngõ, ngách nhỏ và không thông nhau (ngõ cụt) rất khó khăn cho các phương tiện cơ giới tiếp cận khi tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

- Khoảng cách an toàn PCCC giữa các nhà dân trong khu dân cư thường không đảm bảo, đặc biệt là trong các khu tập thể. Các công trình từ các căn hộ tập thể nhiều tầng hoặc ít tầng được cơi nới, tận dụng không gian ảnh hưởng tới

2

Page 3: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

khoảng cách an toàn PCCC giữa các ngôi nhà và công trình nên khi cháy thường bị cháy lan dẫn đến cháy lớn.

- Đường giao thông bên trong các khu dân cư thường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, không thuận lợi cho xe chữa cháy và các phương tiện cơ giới khác tiếp cận. Có những nơi đường nhỏ kéo dài rất khó khăn cho việc tổ chức chữa cháy.

- Tại các khu dân cư luôn có phát sinh các điểm buôn bán nhỏ (chợ vồ, chợ cóc…), gần đường đi lại trong khu dân cư. Thường các chợ này tồn tại một cách tự phát, chật hẹp, các sạp hàng hóa được che chắn tạm bợ bằng các vật liệu dễ cháy. Các tụ điểm này thường gây cản trở giao thông trong khu vực đặc biệt là vào các ngày nghỉ, giờ cao điểm.

- Nguồn nước: Hầu hết các khu dân cư không có ao, hồ nước, bể nước dự trữ chữa cháy, không có hệ thống trụ cấp nước chữa cháy (Nhiều nơi còn chỉ có sử dụng giếng khoan trong chương trình nước sạch nông thôn). Tại các gia đình cũng chỉ thiết kế hệ thống cấp thoát nước phục vụ sịnh hoạt. không có hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà.

- Hệ thống dây dẫn điện chung trong các khu dân cư hầu hết đều đã cũ, lão hóa lớp vỏ cách điện, công suất tiêu thụ điện tại các khu dân cư càng ngày càng gia tăng trong khi đó tiết diện đường dây dẫn điện không tăng khi công suất tiêu thụ tăng. Hệ thống điện trong các hộ dân thường là tự lắp đặt, không có thiết kế tổng thể. Thiết bị tiêu thụ điện phát sinh tăng theo thời gian nên sau một thời gian nhất định tổng công suất tiêu thụ điện trong các hộ dân tăng rất nhiều trong khi đó hệ thống dây dẫn điện không được cải tạo dẫn tới bị quá tải dài hạn, dây dẫn điện thường xuyên phát nóng quá giới hạn cho phép. Trong một số trường hợp khi lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn được đấu nối rất tạm bợ, kéo nhằng nhịt, đan xen không theo quy luật nào.

- Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong các khu dân cư:

Nguồn lửa, nguồn nhiệt trong các khu dân cư có nhiều loại khác nhau như:

+ Ngọn lửa trực tiếp từ bếp gas, bếp than, bếp củi, từ việc thắp hương, nến, đèn dầu, đốt vàng mã.

+ Ngọn lửa trần, than hồng từ việc đốt rơm rác, ủ than, ủ trấu …

+ Nguồn nhiệt từ các thiết bị tiêu thụ điện: Bàn là, bếp từ, lò vi sóng …

+ Nguồn nhiệt từ các máy móc trong các hoạt động sản xuất thủ công tại các hộ gia đình.

3

Page 4: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

- Quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt: Chưa có quy định cụ thể về quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt tại các khu dân cư, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt nhiều khi rất tùy tiện, do từng cá nhân, từng hộ gia đình tự bố trí.

Người trực tiếp sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phục vụ đun nấu, sinh hoạt trong nhiều trường hợp là do trẻ em hoặc người già, việc kiểm soát nguồn lửa, nguồn nhiệt không tốt, dễ dẫn tới cháy.

- Chất cháy sử dụng, tồn trữ đa dạng, tùy theo từng hộ gia đình:

+ Dùng làm chất đốt: Than, củi, mùn cưa, rơm rạ, biogas, cồn, khí đốt hóa lỏng…

+ Dùng để thắp sáng: Xăng, dầu hỏa, gas, nến.

+ Dùng làm nhiên liệu cho máy nổ, máy phát điện, mô tô, ô tô: Dầu diesel, xăng các loại …

+ Dùng bôi trơn, bảo quản vật dụng sắt thép: Dầu nhờn, mỡ…

+ Dùng làm dung môi: Aceton, ben zen, cồn, rượu … các hợp chất hữu cơ dễ cháy.

+ Các dụng cụ, đồ dùng gia dụng, các loại hàng hóa, sản phẩm được sản xuất từ vật liệu dễ cháy.

- Việc quản lý các chất cháy là do các hộ gia đình tự quản lý một cách tự phát, theo kinh nghiệm riêng của từng gia đình. Chưa có sự hướng dẫn thống nhất, chi tiết của các cơ quan chức năng.

- Nhiều khu dân cư có thành lập làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất của các làng nghề thường cũng nằm trong khu dân cư. Có nhiều làng nghề có sử dụng nhiều loại chất dễ cháy như: Bông, vải sợi, len, dạ, mây tre đan, lưu huỳnh… Các nguyên, vật liệu dễ cháy được tồn chứa với khối lượng rất lớn.

Trong các làng nghề thủ công, truyền thống hầu hết chưa có các quy định về an toàn PCCC, nhà xưởng và nơi sản xuất của làng nghề phần nhiều là nhà cấp 4, không được thẩm duyệt về PCCC, không trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy và các phương tiện chữa cháy ban đầu.

- Một số trường hợp các hoạt động sản xuất thủ công diễn ra tại nơi ở, sinh hoạt của các hộ gia đình do không có nhà xưởng sản xuất riêng. Các hoạt động sản xuất này không tuân theo bất cứ quy trình, quy phạm sản xuất nào.

4

Page 5: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Nhà ở trở thành xưởng sản xuất, kho tồn chứa các loại nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm trong đó có nhiều loại có nguy hiểm cháy cao, độc hại đối với con người như: Xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất, phụ gia ...

- Trong các khu dân cư, việc trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ phục vụ chữa cháy ban đầu ít được quan tâm và nếu có thì trang bị với số lượng rất hạn chế. Việc hướng dẫn cách sử dụng phương tiện chữa cháy cho lực lượng PCCC dân phòng và người dân cũng chưa được quan tâm đúng mức, người dân cũng chưa chủ động học tập để biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy.

II. TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ VÀ PHÂN LOẠI NGUY HIỂM CHÁY NỔ

1. Tình hình cháy, nổ tại các khu dân cư:Hàng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra khoảng 200 vụ cháy và

hàng trăm sự cố cháy, nổ gây ra thiệt hại hàng chục tỷ đồng, trong đó cháy và sự cố cháy, nổ xảy ra tại các khu dân cư tỷ lệ chiếm 90% số vụ.

Cháy tại các khu dân cư thường xảy ra vào giờ cao điểm các buổi chiều tối, khi đồng loạt các hộ gia đình nấu ăn buổi chiều, tăng cường sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị tiêu thụ điện (Đèn, quạt, điều hòa, bình đun nước …)

Các vụ cháy, sự cố cháy, nổ ở các khu dân cư có nhiều nguyên nhân: Do sơ xuất, bất cẩn trong sử dụng lửa, do chập điện, sự cố điện, do trẻ em nghịch lửa, do thắp hương, thắp nến, do đốt…, trong đó nguyên nhân cháy, sự cố cháy, nổ do sử dụng điện gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50% đến 60% tổng số các vụ cháy, sự cố cháy, nổ.

Nguyên nhân gây ra cháy, sự cố cháy, nổ chiếm tỷ lệ cao thứ hai là do sơ xuất bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (trong đun nấu, đốt vàng mã, tiền giấy, thắp hương …).

(Phân tích số liệu thống kê các loại nguyên nhân cháy trên tổng số vụ cháy xảy ra trên địa bàn thành phố tại thời điểm tuyên truyền).

2. Phân loại nguy hiểm cháy, nổ:Không có quy định về phân loại nguy hiểm cháy, nổ cho khu dân cư. Việc phân loại nguy hiểm cháy, nổ chỉ thực hiện đối với cơ sở (một số cơ

sở nằm trong khu dân cư).

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC KHU DÂN CƯ

(Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác PCCC tại các khu dân cư tại thời điểm tuyên truyền)

5

Page 6: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

- Trong các khu dân cư, đặc biệt là các khu tập thể chúng ta dễ dàng nhận thấy các công trình được cơi nới, tận dụng không gian ảnh hưởng tới khoảng cách an toàn PCCC giữa các ngôi nhà và công trình. Khi xảy ra cháy, nổ do không đảm bảo khoảng cách an toàn sẽ dẫn tới cháy lan trên diện rộng gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân. Việc lắp đặt, hàn thêm các khung sắt để bảo vệ chống trộm làm hạn chế khả năng thoát nạn của con người khi có sự cố cháy xảy ra, gây khó khăn cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Đối với các khu dân cư truyền thống có từ lâu đời (làng, xóm) thì đường giao thông bên trong khu dân cư thường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo. Có những nơi đường nhỏ kéo dài tới 500 - 600m rất khó khăn cho việc tổ chức chữa cháy. Tại một số khu dân cư, đường nội bộ trong khu còn làm rào chắn, barie, đổ cọc bê tông … để ngăn xe ô tô tải đi qua, khi có sự cố cháy nổ xảy ra xe chữa cháy không thể tiếp cận, phải triển khai chữa cháy từ xa, không có nguồn nước để tiếp nước cho xe chữa cháy dẫn tới hiệu quả chữa cháy thấp.

- Do những năm gần đây tốc độ đô thị hóa tăng mạnh, các nguồn nước tự nhiên (ao, hồ …), trong các khu vực dân cư hầu hết đã bị lấp để lấy mặt bằng. Một số khu dân cư trước đây có bể dự trữ nước công cộng cũng bị phá để chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó, việc thiết kế, lắp đặt bổ sung các trụ cấp nước chữa cháy đô thị có số lượng không đáng kể. Dẫn tới nhiều khu dân cư không có nguồn nước phục vụ chữa cháy lâu dài, ảnh hương lớn tới hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

- Một số khu dân cư có nhiều nhà mặt phố có chiều rộng mặt tiền nhỏ, chiều sâu lớn (nhà ống mặt phố), những nhà này chỉ có 01 lối thoát duy nhất ra khỏi nhà. Khi có sự cố cháy, nổ sẽ gây khó khăn cho việc thoát nạn, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

- Hệ thống dây dẫn điện chung trong các khu dân cư hầu hết đều đã cũ, lão hóa lớp vỏ cách điện, công suất tiêu thụ điện tại các khu dân cư càng ngày càng gia tăng hệ thống dây dẫn điện không được cải tạo dẫn tới bị quá tải dài hạn, dây dẫn điện bị phát nóng quá giới hạn cho phép. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới số lượng các vụ cháy, sự cố cháy có nguyên nhân do hệ thống điện chiếm tỷ lệ rất cao.

- Đối với các khu dân cư thuộc khu vực nông thôn, việc quản lý chất cháy chưa được tốt, hầu hết chất dễ cháy như: Rơm, rạ, phên tre, phên lá … đều được

6

Page 7: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

bố trí bên ngoài nhà, ven đường nên khó kiểm soát được việc bị nguồn nhiệt tác động tới gây cháy. Các khu vực này hay bị cháy do trẻ em nghịch lửa.

Sau mùa gặt, một số nơi thường đốt rơm, rác tại ngoài đồng, khi gặp những trận gió lớn, đám cháy phát triển rất nhanh không thể kiểm soát được.

Về mùa đông tại các khu vực dân cư này thường ủ các đống dấm (vỏ trấu, mùn cưa…) để chống muỗi và giữ ấm cho gia súc, gia cầm. Khi có gió lùa, các tàn than bay phân tán rất dễ gây cháy.

- Đối với việc sử dụng và quản lý nguồn nhiệt:

Tại các khu dân cư chưa có quy định cụ thể về việc quản lý nguồn nhiệt, hầu hết là do từng cá nhân, từng hộ gia đình tự bố trí.

Việc sử dụng nguồn nhiệt trong sản xuất, sinh hoạt, các hoạt động tín ngưỡng tại các hộ gia đình nhiều khi rất tùy tiện, không có sự giám sát chặt chẽ.

Khi thắp hương, thờ cúng thường không chú ý giám sát nên nhiều trường hợp bị cháy cả ban thờ và cháy lan sang cả căn hộ. Khi đốt vàng mã cũng không có dụng cụ đựng, bị gió lùa bay tàn than gây cháy lan.

Sử dụng nguồn nhiệt phục vụ đun nấu, sinh hoạt trong nhiều trường hợp là do trẻ em hoặc người già, việc kiểm soát nguồn nhiệt không tốt dẫn tới cháy.

- Công tác PCCC tại các khu dân cư chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức:

+ Việc tuyên truyền về công tác PCCC tại các khu dân cư nhằm nâng cao ý thức và kiến thức PCCC cho nhân dân còn hạn chế.

+ Về tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ: Nhiều khu dân cư còn chưa có lực lượng PCCC dân phòng. Ở những nơi đã thành lập lực lượng PCCC dân phòng thì còn mang nặng tính hình thức, chưa đảm bảo số lượng và chất lượng. Lực lượng PCCC dân phòng tại khu dân cư chưa được huấn luyện về kỹ năng và kiến thức PCCC để tiến hành kiểm tra, hướng dẫn về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình.

+ Tại các khu dân cư chưa có phương án tổ chức chữa cháy, cứu nạn cứu hộ nên khi có sự cố xảy ra việc tổ chức chữa cháy rất lúng túng, bị động. Không có người chỉ huy, điều hành, nên hiệu quả không cao.

+ Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu còn hạn chế: Tại các trụ sở công cộng, nơi hội họp của khu dân cư cũng chưa được trang bị phương tiện chữa

7

Page 8: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

cháy hoặc số lượng không đáng kể, tại các gia đình hầu hết không có phương tiện chữa cháy tại chỗ.

+ Việc quản lý công tác PCCC còn lỏng lẻo, chỉ có một phần nhỏ khu dân cư có hồ sơ quản lý công tác PCCC (Các đơn vị xây dựng điển hình).

+ Các cấp chính quyền còn chưa có quy định cụ thể chế độ cho những người tham gia làm công tác PCCC dân phòng.

IV. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ TẠI CÁC KHU DÂN CƯ:

Những nguyên nhân cơ bản có thể dẫn tới cháy, nổ trong các khu dân cư xuất phát chủ yếu từ việc sơ xuất, thiếu giám sát khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; Trong việc bố trí, sắp xếp nguồn lửa, nguồn nhiệt với các đồ vật khác không phù hợp; trong quản lý, sử dụng chất cháy không đảm bảo an toàn.

1- Trong quản lý, sử dụng nguồn nhiệt:

a. Sơ xuất trong sử dụng nguồn nhiệt từ ngọn lửa trần:

- Trong sinh hoạt:

+ Đối với khu dân cư thuộc khu vực nông thôn thường sử dụng các loại bếp củi, rơm rạ ... để đun nấu. Quá trình đun nấu thường kết hợp làm thêm các việc khác, khi lửa cháy ra ngoài bếp, không có mặt kịp thời để dập tắt dẫn tới cháy bếp, lan sang nhà.

+ Do đốt rơm, rác không trông nom, quản lý để cháy lan ra xung quanh hoặc gió thổi tàn than tro bay tới khu vực có nhiều chất cháy dẫn tới cháy lớn.

(Thường xảy ra đối với các khu dân cư khu vực nông thôn).

+ Do trẻ em nghịch lửa: Trẻ em chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc nghịch lửa, khi không kiểm soát được, ngọn lửa sẽ cháy lan sang các vật liệu dễ cháy khác ở gần dẫn tới cháy lớn.

(Nhiều trường hợp do trẻ em nghịch lửa không được nhắc nhở kịp thời, không khống chế được nguồn lửa để cháy lan sang các vật liệu dễ cháy dẫn tới cháy nhà).

+ Trong thắp nến chiếu sáng: Khi mất điện buổi tối, một số người dùng nến thắp sáng đặt trên các thiết bị, đồ dùng dễ cháy (tivi, tủ lạnh), nến chảy xuống lan trên mặt vỏ các thiết bị đến khi bấc tim nến ngả xuống dẫn tới cháy các đồ vật trên, sau đó cháy lan ra xung quanh.

8

Page 9: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

(Nêu và phân tích số liệu thống kê số vụ cháy, nổ có nguyên nhân do sơ xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trên tổng số vụ cháy, nổ được thống kê tại thời điểm tuyên truyền; Trích dẫn nguồn gốc tài liệu thống kê)

- Trong các hoạt động tín ngưỡng:

Tại các khu dân cư, vào các ngày rằm, mồng một âm lịch, các ngày tuần, tiết, sóc, vọng thường diễn ra các hoạt động thắp hương thờ cúng sau đó là đốt vàng, mã.

Trong một số trường hợp do thắp hương không có người trông coi, hương bị nghiêng vào tiền giấy, vàng, mã để gần đó gây cháy sau đó cháy lan sang xung quanh.

Khi đốt vàng, mã không chú ý quan sát, đổ tàn than bừa bãi, các tàn than hồng bị gió thổi phân tán gặp các đồ vật dễ cháy gây cháy.

( Dẫn chứng 01 vụ cháy có nguyên nhân do thắp hương thờ cúng hoặc do hóa vàng mã xảy ra gần thời điểm tuyên truyền; Nêu và phân tích số liệu thống kê số vụ cháy, nổ có nguyên nhân do thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã trên tổng số vụ cháy, nổ được thống kê trên toàn thành phố tại thời điểm tuyên truyền; Trích dẫn nguồn gốc tài liệu thống kê)

- Trong sản xuất:

Sơ xuất khi sử dụng nguồn nhiệt trong sản xuất gây cháy thường do:

+ Sử dụng lửa trần, đèn khò để đốt các sợi xơ trong nghề thủ công mây tre đan, đốt lông vải trong ngành dệt may … do sơ xuất dẫn tới cháy lan từ bề mặt nơi đốt ra xung quanh dẫn tới cháy lớn.

+ Trong quá trình sử dụng ngọn lửa của khí axetilen, khí gas để hàn, cắt kim loại bằng mỏ hàn, mỏ cắt, do kiểm soát ngọn lửa không tốt dẫn tới cháy các đồ vật khác.

+ Quá trình gia nhiệt làm nóng chảy một số vật liệu để phục vụ thi công, sản xuất: Đun nấu nhựa đường, bi tum, … để ngọn lửa bén vào vật liệu gây cháy.

+ Các trường hợp khác sử dụng nguồn nhiệt trong sản xuất gây cháy thông thường là do không thực hiện đúng quy trình sản xuất, không thực hiện các biện pháp an toàn.

b. Sắp xếp, bố trí đường dây điện, nguồn nhiệt không đảm bảo an toàn:

9

Page 10: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Bố trí, lắp đặt đường dây dẫn điện đi qua nơi có chứa chất dễ cháy không đảm bảo khoảng cách, khi bị sự cố quá tải, cháy đường dây dẫn điện sẽ cháy lan sang chất dễ cháy gây ra đám cháy lớn.

Sắp xếp, bố trí nguồn nhiệt tại các vị trí không phù hợp, gần với các chất đễ cháy, nổ trong một số trường hợp nguồn nhiệt tác động tới các chất dễ cháy dẫn tới cháy, nổ.

(Dẫn chứng 01 trường hợp thực tế do bố trí nguồn nhiệt và dây dẫn gas không hợp lý để xảy ra cháy gần với thời điểm tuyên truyền)

2. Trong quản lý, sử dụng chất dễ cháy:

- Trong sử dụng gas hóa lỏng làm chất đốt do không thường xuyên kiểm tra các thiết bị chứa, van khóa, đường ống dẫn, khi hơi gas rò rỉ ra ngoài tích tụ lại (thường là ban đêm) khi gặp nguồn nhiệt hoặc tia lửa điện dẫn tới cháy, nổ.

(Ví dụ: Dẫn chứng thực tế 01 vụ cháy, nổ có nguyên nhân do van bình gas hở, dẫn tới hơi gas tích tụ, khi gặp nguồn nhiệt, tia lửa phát sinh cháy, nổ. Thời gian xảy ra gần thời điểm tuyên truyền)

- Một số trường hợp đun bếp gas không trông coi, nước sôi tràn tắt bếp, trong khi đó gas vẫn tiếp tục thoát ra, đến một nồng độ nhất định khi gặp nguồn nhiệt khác gây cháy, nổ.

- Tồn chứa chất lỏng dễ cháy (xăng, dầu) với số lượng lớn bằng các loại dụng cụ thô sơ, không đảm bảo an toàn, các chất này bay hơi thoát ra ngoài không khí tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ khi có nguồn nhiệt, hoặc tia lửa phát sinh trong khu vực sẽ dẫn tới cháy, nổ.

- Dự trữ chất cháy nhiều như than, củi …ở những khu vực gần nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo khoảng cách an toàn, hoặc ở những nơi không kiểm soát được sự xuất hiện của nguồn lửa, nguồn nhiệt dẫn tới bị cháy.

3. Trong sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn:

- Cháy do bất cẩn trong sử dụng các thiết bị điện sinh nhiệt (bàn là, máy sấy, máy sưởi, dây may so): Sử dụng các thiết bị trên để gần các đồ dùng dễ cháy, sau khi sử dụng không ngắt thiết bị khỏi nguồn điện. Khi nguồn nhiệt sinh ra lớn làm cháy các đồ dùng dễ cháy xung quanh.

- Lắp đặt, sử dụng các bóng điện chiếu sáng (loại sợi đốt) không đảm bảo khoảng cách tới các vật liệu dễ cháy, che chắn bóng điện bằng các vật liệu dễ

10

Page 11: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

cháy như giấy, bìa, tấm nhựa ở khoảng cách quá gần, nhiệt tích tụ lớn dẫn tới cháy các vật liệu trên và cháy lan ra xung quanh.

- Sử dụng các động cơ điện: Mô tơ điện, quạt điện không đảm bảo an toàn, vận hành không đúng quy trình kỹ thuật, không bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên dẫn tới bị kẹt, làm động cơ phát nóng quá mức, hỏng lớp cách điện dẫn tới chập mạch, cháy đường dây dẫn điện.

- Cháy phát sinh do quá tải trên đường dây dẫn điện:

Công suất tiêu thụ điện tại các hộ gia đình trong khu dân cư tăng mạnh theo nhu cầu sử dụng của từng hộ làm tổng công suất tiêu thụ điện trong khu dân cư càng ngày càng gia tăng. Trong khi đó hệ thống đường dây truyền tải điện không tăng tiết diện cho phù hợp do đó dẫn tới quá tải làm phát nóng dây dẫn quá mức độ cho phép.

(Hàng tháng đều có các vụ sự cố cháy trên đường dây dẫn điện, trên cột điện do quá tải, sự cố trên đường dây từ các hộ gia đình đến hệ thống điện chung của khu dân cư).

(Nêu và phân tích số liệu thống kê số vụ cháy, nổ có nguyên nhân do điện trên tổng số vụ cháy, nổ được thống kê tại thời điểm tuyên truyền; Trích dẫn nguồn gốc tài liệu thống kê)

V. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG KHU DÂN CƯ:

1. Phổ biến kịp thời các quy định về PCCC của các cấp , các ngành đến từng hộ gia đình trong khu dân cư:

UBND phường (xã) có trách nhiệm phổ biến Luật PCCC và các văn bản pháp luật có liên quan đến từng hộ gia đình trong khu dân cư.

Căn cứ vào các quy định của Nhà nước để xây dựng và ban hành các quy định riêng về PCCC trong từng khu dân cư phù hợp với tình hình địa phương.

Thông qua việc phổ biến các quy định của Nhà nước về công tác PCCC cho nhân dân trong các khu dân cư để xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, của chủ hộ gia đình đối với công tác PCCC.

Tại nhà văn hóa của các tổ dân phố trong khu dân cư cần xây dựng tủ sách pháp luật có các bộ luật của Nhà nước cà các văn bản hướng dẫn thi hành luật để nhân dân tham khảo.

11

Page 12: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC:

Những người dân sống trong các khu dân cư có nhiều loại thành phần, trình độ nhận thức không đồng đều. Nhiều người nhận thức về công tác PCCC còn hạn chế, chưa coi trọng công tác đảm bảo an toàn PCCC.

Để nâng cao ý thức của người dân sống trong các khu dân cư, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC.

Song song với việc nâng cao ý thức, cần phổ biến các kiến thức thực tế về an toàn PCCC, hướng dẫn nhân dân nắm được những yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo an toàn không để xảy ra cháy, nổ trong gia đình, trong khu dân cư.

Công tác tuyên truyền về PCCC cần được duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức, tuy nhiên cần tập trung hơn vào hình thức tuyên truyền trên loa truyền thanh phường, xã vào các ngày trong tuần.

Nội dung tuyên truyền cần phong phú nhằm nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác PCCC đồng thời xen lẫn phổ biến kiến thức, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy trình đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Nội dung hướng dẫn phải sát thực, đề cập đến nhiều khía cạnh an toàn trong các hoạt động hàng ngày của mỗi gia đình.

3. Trong công tác quy hoạch đô thị, xây dựng cơ bản:

Việc quy hoạch khu đô thị, khu dân cư nhất thiết phải quan tâm đến các yếu tố đảm bảo an toàn PCCC: Các công trình xây dựng phải đảm bảo khoảng cách an toàn chống cháy lan, phải có hệ thống hạ tầng giao thông và nguồn nước phục vụ chữa cháy.

Hệ thống đường giao thông phải đảm bảo cho xe chữa cháy, xe thang ra vào thuận lợi để triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết.

Phải thiết kế hệ thống cung cấp nước và dự trữ nước chữa cháy cho các khu dân cư, khu đô thị. Lưu lượng nước chữa cháy tại các khu dân dụng tùy theo số lượng dân cư sinh sống trong đó và phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 2622-1995 “Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”.

Các công trình xây dựng trong khu dân cư phải được thiết kế, lắp đặt các hệ thống PCCC, đảm bảo các điều kiện an toàn cho con người khi có cháy, nổ xảy ra như: Hệ thống thông gió, hút khói, báo cháy, chữa cháy, chiếu sáng sự cố phù hợp với quy mô, tính chất, công năng sử dụng của từng công trình.

12

Page 13: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Bên trong các công trình có cầu thang, lối đi, hành lang phải đảm bảo về số lượng, chiều rộng, bố trí phù hợp cho việc thoát nạn, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có cháy, nổ xảy ra.

4. Trong tổ chức lực lượng dân phòng:

Tại các khu dân phải xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ (thành lập đội dân phòng).

UBND phường, xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng đội dân phòng tại các khu dân cư: Mỗi tổ dân phố thành lập 01 đội PCCC dân phòng, số lượng từ 10 đến 15 người. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC ở các khu dân cư.

Hàng năm phải tổ chức tập huấn cho tất cả đội viên đội dân phòng về công tác tự kiểm tra, hướng dẫn cho nhân dân trong khu dân cư thực hiện công tác PCCC. Đồng thời huấn luyện cho lực lượng này sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC đã được trang bị.

Chính quyền địa phương cần chủ động có chính sách đãi ngộ hợp lý để động viên, khích lệ lực lượng này.

5. Trong kiểm tra và tự kiểm tra an toàn PCCC:

a. Trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn của cán bộ kiểm tra PCCC:

Mặc dù không có quy định về phân loại nguy hiểm cháy nổ cho khu dân cư nhưng theo hướng dẫn của cục Cảnh sát PCCC&CNCH và sở CS PCCC Hà Nội thì cán bộ kiểm tra an toàn PCCC tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác PCCC tại các khu dân cư 4 lần/ năm.

Hướng dẫn chính quyền địa phương lập hồ sơ quản lý công tác PCCC, xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, tổ chức tuyên truyền công tác PCCC tại các khu dân cư.

Tham mưu, hướng dẫn chính quyền địa phương thành lập các đội dân phòng tại các khu dân cư.

Hướng dẫn, phổ biến kiến thức cho đội viên đội dân phòng để lực lượng này làm công tác hướng dẫn, tự kiểm tra về an toàn PCCC cho các hộ gia đình trong khu dân cư.

b. Trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp phường, xã:

Chính quyền địa phương căn cứ vào các quy định của Nhà nước thành lập đội dân phòng làm công tác PCCC trong khu dân cư.

13

Page 14: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Chính quyền địa phương chỉ đạo đội dân phòng tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về PCCC tại các trụ sở công cộng, các cơ sở, các hộ gia đình trong khu dân cư.

Công tác kiểm tra này cần tiến hành định kỳ hàng tháng, kết quả kiểm tra cần thông báo ngay trên loa truyền thanh xã, phường để các cơ sở, các hộ gia đình kịp thời rút kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn PCCC.

c. Trách nhiệm của các hộ gia đình:

- Hàng ngày, các hộ gia đình cần tự kiểm tra và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC trong gia đình mình, cụ thể như:

+ Kiểm tra và tắt các thiết bị tiêu thụ điện trước khi đi ngủ hoặc trước khi ra khỏi nhà.

+ Trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải giám sát chặt chẽ từ đầu đến khi kết thúc, không được lơ là hay làm việc khác.

+ Kiểm tra các bếp đun sau khi nấu ăn, khóa van cổ bình gas sau khi dun bếp gas. Ngắt các thiết bị điện như: bếp điện, bếp từ, lò vi sóng ... ra khỏi nguồn cấp điện sau khi sử dụng.

+ Kiểm tra việc sắp xếp các chất dễ cháy, phải đảm bảo khoảng cách an toàn trong khu vực có nguồn nhiệt…

- Tham gia công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong khu vực khi biết có sự cố cháy, nổ xảy ra.

6. Chuẩn bị các điều kiện, trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ:

Khi đám cháy mới phát sinh, tốc độ cháy lan chậm, nhiệt độ không lớn, nếu có phương tiện chữa cháy tại chỗ rất dễ dàng dập tắt đám cháy. Chính vì vậy việc chữa cháy ban đầu cần hết sức được coi trọng.

Muốn chữa cháy ban đầu đạt hiệu quả cao cần chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ chữa cháy, xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ và hàng năm cần tổ chức tập luyện theo phương án đã lập.

Có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phương tiện chữa cháy đã được trang bị cho người sử dụng.

Định kỳ kiểm tra chất lượng của các thiết bị, dụng cụ chữa cháy.

Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, của hộ gia đình để chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy cho phù hợp, cụ thể:

14

Page 15: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

a. UBND cấp phường (xã):

- Chủ động chuẩn bị kinh phí mua sắm một số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu nhất định để trang bị cho các khu dân cư như: Bình chữa cháy, thang tre, câu liêm, xô xách nước.

- Phương tiện chữa cháy cần được phân bố tập trung tại các trụ sở họp dân cư của tổ dân phố (thường là nhà văn hóa của tổ dân phố hoặc cụm dân cư).

- Tổ chức tập huấn sử dụng các phương tiện đã được trang bị cho toàn thể nhân dân trong khu dân cư, đặc biệt là cho đội viên đội PCCC dân phòng.

- Hướng dẫn cho các hộ gia đình tự mua sắm các trang thiết bị chữa cháy ban đầu tại gia đình mình (gồm: Bình chữa cháy, xô múc nước, chăn amiăng) và cách sử dụng các trang thiết bị PCCC được trang bị.

b. Các hộ gia đình trong khu dân cư: Chủ động tự mua sắm các trang thiết bị chữa cháy ban đầu tại gia đình, học tập sử dụng thành thạo các thiết bị PCCC đã có.

VI. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ:

(Khi chưa có lực lượng cảnh sát PCCC)

- Khi phát hiện cháy, cần hô to để báo động cho mọi người biết để hỗ trợ cùng nhau chữa cháy.

- Sử dụng các phương tiện có sẵn tại chỗ để chữa cháy.

- Khi nghe báo động có cháy, mọi người nhanh chóng ra khỏi nhà và mang theo dụng cụ chữa cháy để hỗ trợ chữa cháy. Tận dụng tối đa các phương tiện hiện có, kể cả xô, thùng đựng nước.

- Cắt điện khu vực cháy để tránh bị điện giật trong quá trình chữa cháy có sử dụng nước.

- Gọi điện báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.

- Khi tham gia chữa cháy cần chú ý hướng gió, nếu đám cháy có nhiều khói dùng khăn dấp nước ướt để che mặt và ngăn khói.

- Nếu phát hiện có người bị kẹt trong đám cháy thì cần ưu tiên cứu người.VII. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN VỀ

CÔNG TÁC PCCC TẠI KHU DÂN CƯ:

1. Hình thức tuyên truyền:

15

Page 16: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, cách thức biểu đạt dưới nhiều hình thức khác nhau: Có thể sử dụng băng rôn, khẩu hiệu; Phát thông tin trên loa truyền thanh phường (xã), tổ chức nói chuyện, phổ biến kinh nghiệm …

Tuy nhiên cần tập trung hơn vào hình thức tuyên truyền trên loa truyền thanh phường, xã vào các ngày trong tuần.

2. Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn:

Nội dung tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn và sát với thực tế. Tuyên truyền về tình hình cháy kết hợp phổ biến kiến thức về PCCC.

Phổ biến các văn bản pháp luật, quy định của các cấp các ngành xen với hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Khi đưa thông tin về tình hình cháy, cần phân tích những nguyên nhân thường dẫn tới cháy, nổ trong khu dân cư.

Trong các nội dung cần nhấn mạnh về trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình trong công tác phòng ngừa và chữa cháy ban đầu.

Đối với hình thức tuyên truyền, hướng dẫn trên loa truyền thanh phường xã: Mỗi ngày nên phát nội dung khác nhau, hướng dẫn kiến thức cần tập trung vào những vấn đề sau:

a. Những kiến thức cần thiết và vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện.

b. Những kiến thức cần thiết và vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bếp gas.

c. Chủ động giám sát nguồn nhiệt trong các hoạt động tín ngưỡng (thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã).

3. Thời gian, thời lượng tuyên truyền:

Thường xuyên duy trì công tác tuyên truyền về PCCC trên loa truyền thanh phường, xã vào các ngày trong tuần. Thời lượng phát thanh chỉ cần 10 đến 15 phút trong cuối buổi chiều hàng ngày (khoảng từ 16h30 - 19h).

4. Phụ lục: Một số nội dung cần lưu ý khi hướng dẫn và phổ biến kiến thức PCCC tại các khu dân cư:

4.1. Tầm quan trọng của công tác PCCC:

16

Page 17: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Ngay từ thế kỷ 18 Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác - Danh y nổi tiếng của nước ta đã từ thực tế quan sát, tổng kết, đánh giá tầm quan trọng của công tác PCCC, nguyên nhân gây cháy, cách thức phòng chống như sau:

“Đừng nên phát hỏa đốt lùm, Đề phòng gió lốc lửa lan cháy  nhà.

Làm bếp thì phải cách xa, Bếp xây tường đất trát lò lửa om.

Gần bếp chớ chất củi rơm, Nên đào ao, giếng ở luôn trong vườn.

Phòng hỏa quan trọng vô cùng, Giữ gìn cuộc sống, đề phòng  hỏa thương”.

4.2. Những điều cần lưu ý trong thắp hương thờ cúng tại khu dân cư:

Trong cuộc sống hàng ngày tại các khu dân cư như chúng ta thường xuyên có các hoạt động tín ngưỡng như: Thắp hương thờ cúng vào các ngày rằm, mồng một, ngày giỗ ông bà, cha mẹ …có người hàng ngày thắp hương thờ ông Địa.

Thực tế đã xảy ra nhiều vụ cháy có nguyên nhân xuất phát từ thắp hương, thắp nến hoặc đốt vàng mã. (ví dụ 01 vụ cháy do thắp hương và đốt vàng mã, 01 vụ do thắp nến không đảm bảo an toàn gây cháy).

Để các hoạt động tín ngưỡng như trên diễn ra bình thường và đảm bảo an toàn, chúng ta cần phải lưu ý những điểm sau:

- Trong khi đang thắp hương, nến phải quan tâm chú ý theo dõi, chờ hết hương, nến mới đi khỏi nhà.

- Thắp hương trong bát hương phải ngay ngắn, không để đổ nghiêng vào các loại vàng, mã xếp bên cạnh gây cháy.

- Khi thắp nến phải đặt nến trong đồ vật đựng không bị chảy khi gặp nhiệt độ cao (tốt nhất là cốc sứ, thủy tinh), chân đế chắc chắn, vững vàng. Độ sâu của đồ đựng phải chứa được đủ phần nến chảy xuống không đề chảy tràn ra ngoài làm cháy lan sang các đồ vật khác.

- Khi đốt vàng mã (hóa vàng) phải chọn nơi khuất gió để tránh tàn lửa bị gió lùa không kiểm soát được gây cháy lan sang đồ vật khác, chuẩn bị sẵn dụng cụ để bỏ vàng mã vào trong rồi mới đốt.

4.3. Những điều cần chú ý khi sử dụng bếp gas.

17

Page 18: Dự thảo tuyên truyền PCCC đối với Khu dân cư

Sử dụng bếp gas đun nấu thức ăn rất tiện lợi và nhanh, nhưng khi dùng cần hết sức cẩn thận vì nếu có sự cố rò rỉ gas dễ dẫn tới nổ hơi gas sẽ gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, trong quá trình sử dụng bếp gas chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

- Bình chứa gas phải đặt trong khoang riêng biệt, cách xa bếp đun, ngăn cách với bếp đun bằng vật liệu không cháy.

- Van tổng của bình gas nên chọn loại van xoáy chất liệu bằng đồng. Sau cụm van tổng cần lắp thêm 01 van an toàn tự động ngắt khi lửa ở bếp bị tắt mà công tắc ở bếp vẫn bật.

- Dây dẫn gas, các khớp nối liên kết giữa bếp, dây dẫn, van xả và bình gas phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, chắc chắn, đảm bảo kín.

(Thường xuyên kiểm tra, thử độ kín bằng nước xà phòng).- Kiểm tra tắt các bếp đun sau khi nấu ăn, khóa van tổng ở cổ bình gas sau

khi kết thúc việc đun nấu và vệ sinh bếp.* Khi phát hiện mùi gas hoặc thiết bị báo rò gas phát tín hiệu, phải nhanh

chóng loại trừ các nguồn lửa, nguồn nhiệt ở gần khu vực để bình gas, mở cửa để hơi gas thoát ra ngoài, kiểm tra xác định vị trí rò rỉ để khắc phục, xử lý. Lúc này tuyệt đối không bật, tắt các công tắc điện, cắm hoặc rút phích cắm ra khỏi ổ điện.

4.4. Sử dụng điện tiết kiệm cũng là một biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện.

Trong quá trình sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện cần lưu ý:- Lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt cách xa vật liệu đồ dùng dễ

cháy, khi sử dụng các thiết bị này phải có người giám sát.- Ngắt các thiết bị gia dụng như: bếp điện, bếp từ, lò vi sóng ... ra khỏi

nguồn cấp điện ngay sau khi sử dụng.- Kiểm tra và tắt các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết trong thời gian

nghỉ làm việc, trước khi đi ngủ hoặc trước khi ra khỏi nhà.- Nếu không thật cần thiết nên hạn chế dùng các thiết bị tiêu thụ điện vào

các giờ cao điểm./.

18