Draft 2

4
Trước 1/1/2009: - Khoản 1, điều 42 của Bộ Luật Lao Động năm 1994 quy định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.” - Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định: “Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).” - Tiết a, điểm 4, Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp của Bộ Tài chính quy định: “a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm. b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ”. Như vậy, trước thời điểm ngày 1/1/2009: - Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. - Đồng thời, doanh nghiệp trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, được dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định, được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh

description

ncdjk

Transcript of Draft 2

Page 1: Draft 2

Trước 1/1/2009:

- Khoản 1, điều 42 của Bộ Luật Lao Động năm 1994 quy định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.”

- Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định: “Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).”

- Tiết a, điểm 4, Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp của Bộ Tài chính quy định:

“a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.

b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.

c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ”.

Như vậy, trước thời điểm ngày 1/1/2009:

- Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đồng thời, doanh nghiệp trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, được dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định, được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Quỹ này được chuyển số dư qua năm sau và được hạch toán phần thiếu trong năm vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Sau 1/1/2009:

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính Phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH năm 2006 về BHTN:

“1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.

Page 2: Draft 2

2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội được tính để miễn trách nhiệm trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.”

Để hướng dẫn thực hiện quy định trên, ngày 14/10/2008 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã có công văn số 3721/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn về chế độ thôi việc đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, theo đó: “... sau ngày 01/01/2009 người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nếu bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) và trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (do doanh nghiệp chi trả) đối với thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/01/2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc”.

Như vậy, kể từ đầu năm 2009 đến trước năm 2012:

- Thời gian người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) thay cho việc hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo như quy định trước đây.

- Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động tương ứng với khoảng thời gian mà người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ ngày 31/12/2008 trở về trước mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc.

- Trường hợp doanh nghiệp nếu có thực hiện chi trả khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động tương ứng với khoảng thời gian mà người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ ngày 01/01/2009 trở đi thì không được chấp nhận tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Từ kỳ tính thuế 2012:

- Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động lại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 quy định:

“Điều 3. Xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm và số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp:

1. Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư này vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ

Page 3: Draft 2

cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng.”.

- Tại tiết 2.11, khoản 2, Điều 6, Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 10/9/2012 về thuế TNDN, quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: “Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm); khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành.”

Như vậy, kể từ năm 2012: Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho người lao động của doanh nghiệp (nếu có) sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.