Doc Sach Vhdt - Phan An

8
- 1 - Văn hóa đô thị, tập sách cần thiết cho tri thức văn hóa và đô thị PGS.TS. Phan An Viện Phát triển Bền vững Vùng Nam Bộ Lâu nay, do ảnh hưởng của các quan niệm phát triển về kinh tế, nền văn minh loài người thường được chia thành hai giai đoạn: văn minh nông nghiệp thời kỳ các nguồn lợi trên bề mặt của tự nhiên được con người tận dụng (săn bắt hái lượm) hoặc khai thác (trồng trọt, nông nghiệp), chủ yếu bằng phương tiện thủ công hoặc dụng cụ kim khí, làm ra lương thực và thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sinh tồn; và văn minh công nghiệp thời kỳ con người sử dụng các phương tiện máy móc, sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa để tiêu dùng. Chính quan niệm này vô hình trung đã tách quá trình phát triển của loài người thành hai kỷ nguyên khác nhau là nông nghiệp và công nghiệp, phân lập xã hội loài người ở hai khung cảnh sống của nông dân và công nhân, thuộc về hai môi trường sống riêng biệt là nông thôn và thành thị. Từ đó, có quan niệm cho rằng thành thị chỉ thực sự hình thành và phát triển trong thời kỳ sản xuất công nghiệp, trước đó các hình thái đô thị sơ khai, là cận đô thị hoặc tiền đô thị (proto-); hoặc có quan niệm còn đi xa hơn, xuất phát từ đặc thù phương Đông gắn với truyền thống sản xuất nông nghiệp khác với phương Tây phát triển sản xuất công nghiệp, cho rằng phương Đông thuộc về văn hóa nông thôn, phát triển xã hội từ hình thái làng xã đến nhà nước, còn phương Tây thuộc về văn minh đô thị, từ các thành thị tự trị đến các lãnh địa phong kiến phát triển thành mô hình nhà nước hiện đại. Kể từ nửa sau thế kỷ XIX, nhiều ngành khoa học phát triển mạnh mẽ nhờ chịu ảnh hưởng của học thuyết tiến hóa. Học thuyết tiến hóa xuất hiện ở thời kỳ này trên thực tế cơ sở lý thuyết để con người lần đầu tiên phát hiện về nguồn gốc của các nền văn minh cũng như về sự tăng trưởng của các xã hội loài người. Các công trình nổi tiếng của Charles Robert Darwin về Nguồn gốc các loài (On the origin of the species, 1859), Edward Burnett Tylor về Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871), Lewis Henry Morgan về Xã hội cổ đại (Ancient society, 1877) đã đặt nền móng cho sự ra đời của học thuyết tiến hóa văn hóa (cultural evolutionism).

Transcript of Doc Sach Vhdt - Phan An

Page 1: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 1 -

Văn hóa đô thị, tập sách cần thiết cho tri thức văn hóa và đô thị PGS.TS. Phan An

Viện Phát triển Bền vững Vùng Nam Bộ

Lâu nay, do ảnh hưởng của các quan niệm phát triển về kinh tế,

nền văn minh loài người thường được chia thành hai giai đoạn: văn

minh nông nghiệp là thời kỳ các nguồn lợi trên bề mặt của tự nhiên được con người

tận dụng (săn bắt – hái lượm) hoặc khai thác (trồng trọt, nông nghiệp), chủ yếu bằng

phương tiện thủ công hoặc dụng cụ kim khí, làm ra lương thực và thực phẩm để đáp

ứng nhu cầu sinh tồn; và văn minh công nghiệp là thời kỳ con người sử dụng các

phương tiện máy móc, sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa để tiêu dùng. Chính quan

niệm này vô hình trung đã tách quá trình phát triển của loài người thành hai kỷ nguyên

khác nhau là nông nghiệp và công nghiệp, phân lập xã hội loài người ở hai khung cảnh

sống của nông dân và công nhân, thuộc về hai môi trường sống riêng biệt là nông thôn

và thành thị.

Từ đó, có quan niệm cho rằng thành thị chỉ thực sự hình thành và phát triển trong

thời kỳ sản xuất công nghiệp, trước đó là các hình thái đô thị sơ khai, là cận đô thị

hoặc tiền đô thị (proto-); hoặc có quan niệm còn đi xa hơn, xuất phát từ đặc thù

phương Đông gắn với truyền thống sản xuất nông nghiệp khác với phương Tây phát

triển sản xuất công nghiệp, cho rằng phương Đông thuộc về văn hóa nông thôn, phát

triển xã hội từ hình thái làng xã đến nhà nước, còn phương Tây thuộc về văn minh đô

thị, từ các thành thị tự trị đến các lãnh địa phong kiến phát triển thành mô hình nhà

nước hiện đại.

Kể từ nửa sau thế kỷ XIX, nhiều ngành khoa học phát triển mạnh mẽ nhờ chịu

ảnh hưởng của học thuyết tiến hóa. Học thuyết tiến hóa xuất hiện ở thời kỳ này trên

thực tế là cơ sở lý thuyết để con người lần đầu tiên phát hiện về nguồn gốc của các nền

văn minh cũng như về sự tăng trưởng của các xã hội loài người. Các công trình nổi

tiếng của Charles Robert Darwin về Nguồn gốc các loài (On the origin of the species,

1859), Edward Burnett Tylor về Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871),

Lewis Henry Morgan về Xã hội cổ đại (Ancient society, 1877) đã đặt nền móng cho sự

ra đời của học thuyết tiến hóa văn hóa (cultural evolutionism).

Page 2: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 2 -

Học thuyết tiến hóa văn hóa là sự tiếp cận về mặt lý thuyết nhằm tìm cách mô tả

và giải thích quá trình biến đổi lâu dài về văn hóa của các xã hội loài người. Học

thuyết này dù quan niệm tiến hóa đơn tuyến hay đa tuyến đều khẳng định quá trình

biến đổi hoặc tăng trưởng về văn hóa và xã hội trong thời gian và không gian do tác

động của môi trường (Darwin), kỹ thuật (Morgan) và dân số (Thomas R. Malthus,

1798). Nói cách khác, chính sự biến đổi của môi trường tự nhiên, sự tiến bộ về phương

diện kỹ thuật và sự thích ứng của đời sống nhân văn là những nhân tố chủ đạo của quá

trình biến đổi về văn hóa và xã hội.

Trong các khoa học về văn hóa, người ta thường dựa vào định nghĩa của Tylor để

mô tả từng mặt sở đắc của con người, thuộc về các phương diện hoạt động khác nhau,

gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán... Trong

khi tính phức hợp toàn thể (complex whole) của các thành tố văn hóa đòi hỏi sự tổng

hòa các hoạt động kể trên thì hầu như chưa thấy ngành học nào đề cập.

Riêng trong lĩnh vực đô thị, nhiều ngành khoa học khác nhau thường lấy đô thị

làm đối tượng nghiên cứu, coi đô thị là địa bàn trọng tâm nảy sinh các hiện tượng xã

hội (Xã hội học đô thị), coi môi trường địa lý tự nhiên là yếu tố không tách rời quá

trình phát triển của đô thị (Địa lý nhân văn đô thị), coi các biểu hiện hoạt động của con

người là đặc trưng văn hóa để phân biệt giữa các cộng đồng dân tộc trong môi trường

xã hội ở đô thị (Nhân học đô thị), ghi nhận các sự kiện, biến cố xảy ra ở đô thị theo

trình tự biên niên (Lịch sử đô thị), hoặc gần đây cùng với quá trình đô thị hóa theo

chiều sâu đã có ngành học quan tâm đến các điều kiện và chất lượng sống ở đô thị (Đô

thị học), v.v.

* Tập sách Văn hóa đô thị giản yếu của tác giả Trần Ngọc Khánh đã đưa ra một

cách nhìn khá mới mẽ về văn hóa và đô thị. Theo tác giả, văn hóa là một quá trình.

Trong quá trình ấy, đô thị là vật chứa, lớp vỏ bề ngoài của vật được chứa là văn hóa.

Văn hóa đô thị được coi là một thực thể toàn vẹn của văn hóa. Đó là sự tổng hòa “toàn

thể các thành tố văn hóa của loài người trong quá trình hoạt động… nhằm tạo lập đời

sống”. Các thành tố văn hóa, theo tác giả, là các thành tựu của xã hội loài người thuộc

về đời sống vật chất (cơ sở kỹ thuật hạ tầng, nhà ở, đường sá, công trình…) và đời

sống tinh thần (luật pháp, giáo dục, chính trị, xã hội, văn học…), được đặt trong quan

hệ với đời sống nhân văn là các hoạt động tương tác làm chuyển hóa môi trường tự

nhiên và xã hội, làm biến đổi môi trường sống.

Page 3: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 3 -

Sự kết tinh các thành tố văn hóa hay phức hợp các giá trị của văn hóa không dựa

vào các hoạt động mà nhờ vào quá trình. Quá trình đô thị hóa bắt đầu kể từ “khi con

người… tác động vào môi trường tự nhiên… để… tạo lập môi trường sống”. Quá trình

tạo lập môi trường sống chính là quá trình tương tác giữa con người và môi trường,

nhờ sự tiến bộ không ngừng về phương diện kỹ thuật và sự thích ứng của con người

với các điều kiện và khung cảnh sống khác nhau. “Văn hóa vừa biểu hiện các hoạt

động của con người để xây dựng môi trường sống nhân văn đối với thế giới bên ngoài,

vừa biểu hiện các hoạt động của con người để xây dựng chính nó” (Bonnemaison,

2000). Đô thị, theo tác giả, là tập đại thành các hoạt động xây dựng môi trường sống

ngày càng phong phú và tiến bộ của xã hội loài người; “Văn hóa đô thị tổng hòa các

giá trị văn hóa truyền thống với các tiến bộ văn minh của thời đại”.

Trong quan hệ với nông thôn, khoảng cách không gian giữa nông thôn và thành

thị ngày càng thu hẹp, song nông thôn luôn là bộ phận hữu cơ, không tách rời thành thị

trong quá trình đô thị hóa. Xuất phát từ quan điểm này, tác giả không đồng tình với

quan niệm cho rằng đô thị là không gian phi sản xuất, vì sản xuất là sáng tạo, không

chỉ đơn thuần làm ra sản phẩm bằng sức lao động.

Chính vì dựa trên quan điểm nhân văn xuyên suốt, tác giả đã chỉ ra các quan niệm

khác nhau cấu thành hệ thống của quá trình hình thành và phát triển đô thị. Đó là

những ý tưởng đầu tiên từ thế kỷ V, IV trước Công nguyên về quy hoạch đô thị của

Hippodamos, Hippocrates; về mô hình đô thị lý tưởng của các triết gia Platon,

Aristote; mô hình đô thị không tưởng của Thomas Moore, Robert Owen, Charles

Fourier từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; hoặc mô hình đô thị hiện đại của Ebenezer

Howard với thành phố-vườn, các nhà quy hoạch đô thị Haussmann, Le Corbusier…

Tuy nhiên, có thể nhận ra điều quan tâm lớn của tác giả tập sách Văn hóa đô thị

giản yếu chính là việc gợi mở để văn hóa đô thị trở thành một ngành học nhằm phổ

cập các tri thức về văn hóa và đô thị. Theo tác giả, xuất phát từ học thuyết tiến hóa văn

hóa và xã hội, văn hóa đô thị bắt đầu được chú ý kể từ đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là

công trình Thành thị tiến hóa (Cities in evolution, 1915) của Patrick Geddes; cùng sự

xuất hiện trường phái xã hội học Chicago vào thập niên 1920 ở Mỹ chuyên nghiên cứu

đô thị; tiếp đến là một loạt các công trình về văn hóa đô thị của Lewis Mumford, mà

tác giả coi là nhà khai sáng ngành học.

Page 4: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 4 -

Ngày nay, đô thị hóa đã trở thành xu hướng và quy luật phát triển tất yếu. Bên

cạnh các tri thức lịch sử, địa lý, văn học và xã hội, việc trang bị các tri thức văn hóa đô

thị cũng là yêu cầu cấp thiết, giúp con người hiểu biết nhiều hơn các giá trị nhân văn

của đô thị trong quá trình hình thành và phát triển, để có thể thích nghi với môi trường

sống ở thời đại mới với tư cách là các chủ thể văn hóa đô thị.

** Để xây dựng bố cục của tập sách, xuất phát từ quan điểm tiến hóa văn hóa, tác

giả đã xác lập mối tương quan giữa thời gian, không gian và chủ thể văn hóa đô thị.

Chính nhờ vào quan điểm nhất quán theo học thuyết tiến hóa mà thời gian văn hóa đô

thị được tiếp cận theo quá trình liên tục, không đi vào lối mòn mô tả diễn biến các sự

kiện của lịch sử đô thị, không gian văn hóa đô thị là một tập hợp các thành quả, thành

tố văn hóa trong quan hệ tương tác với không gian tự nhiên, kỹ thuật và nhân văn,

khác với các điều kiện tự nhiên của địa lý nhân văn, và chủ thể văn hóa đô thị không

giống với nhân học đô thị hoặc xã hội học đô thị, vì “gắn với hoạt động của con người

trong quá khứ, hiện tại và tương lai thông qua các di sản văn hóa đô thị, chính sách

văn hóa đô thị và môi trường văn hóa đô thị”.

Văn hóa đô thị giản yếu là tập sách dày 570 trang, do Nhà xuất bản tổng hợp

thành phố Hồ Chí Minh phát hành từ tháng 2-2012, được bố cục thành 5 phần gồm 16

chương. Ở hai phần đầu gồm 5 chương, tác giả nêu ra các phương diện lý thuyết và

thực tiễn của văn hóa đô thị; ba phần sau gồm 11 chương và phụ lục được trình bày

theo cấu trúc thời gian – không gian và chủ thể văn hóa đô thị.

1. Phần Lý thuyết văn hóa đô thị, tác giả chủ yếu giới thiệu một số lý thuyết tiếp

cận của Denys Cuche trong công trình Khái niệm văn hóa trong các ngành khoa học

xã hội (La Découverte, 1996, xuất bản lần thứ 3, 2004) và của Joël Bonnemaison trong

công trình Địa văn hóa do Maud Lasseur và Christel Thibault tập hợp các bài giảng

sau khi giáo sư mất năm 1997 (CTHS, 2000). Theo Bonnemaison, văn hóa là toàn thể

tri thức được tích lũy và lưu truyền trong lịch sử nhân loại, tồn tại theo bốn dạng thức :

cái còn lại, cái thành tựu, cái sở đắc được lưu truyền và cuối cùng là phong tục, vì theo

Nietzsche : “Một dân tộc không có ký ức là dân tộc không có tương lai”; “Văn hóa bao

gồm cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần…, gắn với nhau thành một hệ thống

mang tính tổng thể, gọi là phức hợp văn hóa”; “Một hệ thống văn hóa… gồm có bốn

yếu tố : kiến thức, kỹ thuật, tín ngưỡng và không gian”.

Page 5: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 5 -

Về quan hệ giữa văn hóa và đô thị, tác giả cho rằng : “Các nền văn minh lớn trong

lịch sử đều không tách rời thành thị” và lý giải : “Nếu văn hóa được khái quát là quá

trình tạo lập nên môi trường sống của con người, thì đô thị không phải là gì khác hơn

môi trường sống”. Về quan hệ giữa văn hóa đô thị và văn minh đô thị, tác giả cho rằng

: “Văn hóa đô thị đòi hỏi quá trình lâu dài, gắn quá khứ với hiện tại, truyền thống với

đổi mới, làm tăng trưởng bền vững môi trường sống; ngược lại, văn minh đô thị không

chỉ đặt ra yêu cầu đổi mới, mà còn đòi hỏi sự thích ứng để hòa nhập với tiến bộ”.

2. Phần Thực tiễn văn hóa đô thị, ngoài các định nghĩa, các thuật ngữ đô thị, các

vấn đề dân số và dân cư, nông thôn và thành thị, hiện tượng di dân để hình dung về các

quá trình đô thị hóa, có thể chú ý sự biến đổi các chức năng đô thị ngày nay, theo nhà

địa lý người Pháp Beaujeu-Garnier [1995], gồm có : chức năng làm giàu (công nghiệp,

thương mại, du lịch, tài chính), chức năng trách nhiệm (hành chính, giáo dục, y tế) và

chức năng sáng tạo, truyền đạt (giao thông vận chuyển, tổ chức biểu diễn, xuất bản,

văn hóa và thể thao).

Đặc biệt, đối với chức năng hành chính của thành thị, “không chỉ củng cố vững

chắc hơn sự thống trị của Nhà nước ở các địa phương, mà còn làm tăng trưởng dân số

và kinh tế, mở đường cho việc thiết lập các cơ sở khác như trường học, bệnh viện,

thương mại và các cơ sở dịch vụ tư nhân… dựa trên ưu thế tổ chức các hoạt động vận

tải”. “Cơ cấu thương mại có đặc điểm phân chia không gian mang tính cạnh tranh;

trong khi cơ cấu hành chính phản ánh sự áp đặt về tổ chức trên phạm vi quốc gia”; “Tổ

chức hành chính của thành thị, ngoài hoạt động kinh tế, có tầm ảnh hưởng và có ý

nghĩa nhất đối với không gian xung quanh” [Marguerat, 1974].

Như vậy, thành thị được định nghĩa theo truyền thống là vùng dân cư phi nông

nghiệp. Tuy nhiên, có thể xác lập thành thị dựa trên ba căn cứ : cấp độ khu vực kinh tế

thứ ba (không trực tiếp sản xuất); tầm ảnh hưởng của thành thị; chất lượng cơ sở trang

bị tiện ích và các dịch vụ.

3. Phần Thời gian văn hóa đô thị được phân bố nhiều nhất gồm 5 chương, tác giả

đã khái quát sự kiện thành thị và các điều kiện ra đời của thành thị, các đặc trưng văn

hóa đô thị từ thời Cổ đại đến Trung đại, Cận đại và Hiện đại; từ các thành thị Hy Lạp,

La Mã đến các đại đô thị London, Paris, New York…; từ các ý tưởng đầu tiên về xây

Page 6: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 6 -

dựng đô thị đến các mô hình thành thị lý tưởng hoặc không tưởng; từ các điều kiện

sống đến chất lượng sống ở thành thị.

Cách ngày nay khoảng mười nghìn năm, thành thị xuất hiện đồng loạt ở nhiều khu

vực như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư, Bắc Ấn Độ, Bắc Trung Hoa… cùng lúc với các

tiến bộ về văn minh nông nghiệp, lịch pháp, sử dụng đồ kim khí, kỹ thuật ướp xác, tiền

tệ, hàng hải, thương mại… Thành thị xuất hiện và phát triển chủ yếu ở các ngã tư,

cảng sông hoặc cảng biển. Pirenne gọi thành thị là “con gái thương mại”. Theo Lewis

Mumford, thành thị phát triển phụ thuộc chặt chẽ vào nông nghiệp thịnh vượng, thực

là sai lầm nếu tách thịnh vượng của thành thị ra khỏi vùng nông thôn nuôi sống họ.

Thành thị ra đời do kết hợp nhiều nhân tố chủ yếu về kinh tế, xã hội, dân số và tổ

chức. Tuy nhiên, sự phát triển của thành thị không hẳn thuộc về thời Cận đại với cuộc

cách mạng công nghiệp, mà trên thực tế đã đặt nền móng từ các thành thị thời Trung

đại. Đó là sự đối trọng của hai thiết chế quyền lực : nhà thờ và thành thị, trong đó

thành thị tồn tại chủ yếu nhờ chức năng tôn giáo, dựa trên cơ sở niềm tin cá nhân; 4/5

dân số trong các thành thị Trung đại là thợ thủ công và công nhân sản xuất; thương

mại phát triển mạnh qua các kỳ hội chợ; đa phần dân chúng là người tự do; quyền

miễn trừ dành cho thợ thủ công và thương nhân tạo điều kiện để thành thị có quyền tự

trị đầy đủ; nhiều cải tiến kỹ thuật về sản xuất và vận chuyển. “Phát minh máy dệt sử

dụng bàn đạp chân là nguồn gốc các đảo lộn kinh tế, có thể sánh với việc sử dụng năng

lượng thủy lực trong công nghiệp kéo sợi sau đó năm thế kỷ” (Jean Gimpel, Cách

mạng công nghiệp thời Trung đại, 1975).

Cách mạng công nghiệp đã làm bùng nổ các vấn đề đô thị hóa. Các đô thị công

nghiệp xuất hiện với ba đặc điểm là hầm mỏ, nhà máy và đường sắt; quy mô đô thị mở

rộng hình thành các đô thị vệ tinh; dân số thành thị bùng nổ theo cấp số nhân… đặt ra

vấn đề chất lượng sống ở thành thị. Các nhà quy hoạch ra sức tìm kiếm một giải pháp

nhân văn, xây dựng các mô hình đô thị không tưởng như Thomas Moore với “Đô thị

bình đẳng tuyệt đối”, Robert Owen với “Đô thị hợp tác xã” dành cho người nghèo,

Charles Fourier với “Đô thị tập đoàn” … hoặc các mô hình đô thị hiện đại như “Thành

phố-vườn” của Ebenezer Howard, “Đô thị hiện đại” của Le Corbusier…

4. Trong phần Không gian văn hóa đô thị, tác giả quan niệm con người không chỉ

phân bố địa lý trên các địa bàn dân cư, mà luôn chuyển động trong các phạm vi không

Page 7: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 7 -

gian nhất định; các hoạt động của con người là tác nhân làm biến đổi cảnh quan, hình

thành không gian xã hội, không gian văn hóa, không gian kinh tế, v.v… và bản thân

con người cũng biến đổi theo môi trường và khung cảnh sống của mình. Cho nên, đó

không phải là không gian tĩnh mà sống động, gọi là không gian được sản sinh (espace

produit) hoặc không gian cấu thành môi trường văn hóa đô thị, gồm có : không gian tự

nhiên, không gian kỹ thuật và không gian nhân văn.

Đô thị càng phát triển càng chiếm hữu nhiều không gian tự nhiên, tạo ra hiện

tượng tiến hóa địa hình, hòa nhập không gian tự nhiên vào không gian đô thị; trong khi

không gian đô thị cũng không ngừng tiến hóa, chủ yếu nhờ phát triển các phương tiện

giao thông vận chuyển. Tiến hóa không gian đô thị dẫn đến hiện tượng tiêu dùng

không gian ngày càng nhiều, vừa tạo nên khung cảnh sống đô thị, vừa làm tăng trưởng

không gian vùng ngoại vi, đặt ra yêu cầu về kỹ thuật tổ chức không gian đô thị : quy

hoạch đô thị, tổ chức giao thông vận chuyển, hình thành các phân khu chức năng về

thương mại, công nghiệp và các loại hình dịch vụ. Ngoài ra còn có không gian nhân

văn, đáp ứng nhu cầu xã hội và nhân văn của các tầng lớp cư dân đô thị, gồm không

gian cư trú, không gian phân tầng, không gian công cộng…

5. Phần cuối cùng về Chủ thể văn hóa đô thị, tác giả đặt con người lên địa vị trung

tâm của chủ thể văn hóa đô thị. Đó là con người làm gạch nối của quá khứ, hiện tại và

tương lai trong di sản văn hóa đô thị, vì : “Nếu không có ký ức thì không có văn hóa

và không có tương lai” [Bonnemaison, 2000]; con người là đối tượng và tác nhân của

các chính sách văn hóa đô thị, vì “…Chính sách văn hóa là bản tuyên ngôn về chất

lượng sống” [Arpin, 1993] nhằm tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cá nhân, cộng

đồng dân tộc; và môi trường văn hóa đô thị phát triển bền vững nhằm thỏa mãn các

nhu cầu của đời sống con người hiện tại và dành cho các thế hệ tương lai. Đó là sự kết

hợp giữa môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn và môi trường đô

thị dựa trên bốn tiêu chí : lành mạnh, xanh, bền vững và sinh thái.

Do tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa đô thị, tác giả còn dành

riêng một phụ lục để bàn luận sâu hơn các phương diện khác nhau về môi trường. Đây

là một chủ đề thời sự trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, vì theo tác giả môi trường

là điều kiện sống, khung cảnh sống và chất lượng sống nhằm phát triển bền vững.

Page 8: Doc Sach Vhdt - Phan An

- 8 -

*** Tóm lại, tập sách Văn hóa đô thị giản yếu của tác giả Trần Ngọc Khánh được

biên soạn khá công phu và tương đối toàn diện về các vấn đề phát triển đô thị trong

quá trình đô thị hóa. Có thể ghi nhận đây là một trong những tập sách chuyên khảo đầu

tiên cung cấp nhiều tri thức phong phú, giúp người đọc có thêm cách nhìn thấu đáo về

những thành quả, nỗ lực và kỳ vọng của con người nhằm tạo lập môi trường sống nhân

văn, xây dựng một thế giới nhân bản trong lịch sử văn minh nhân loại.

Tập sách thể hiện nhiều cố gắng tâm huyết của tác giả, tuy nhiên vẫn còn không ít

thiếu sót. Chẳng hạn, trong không gian kỹ thuật (hoặc có thể là không gian nhân văn

theo cách phân loại của tác giả), theo tôi không thể thiếu các cơ sở tín ngưỡng hoặc tôn

giáo, vì ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu về đời sống tâm linh, các thiết chế ở cơ sở

này còn góp phần tạo nên phần hồn đô thị; trong thời gian văn hóa đô thị, ngoài các

thành thị Hy Lạp và La Mã, sẽ là bức tranh đô thị hoàn chỉnh hơn nếu tác giả nêu ra

nhiều hơn hoặc chi tiết hơn các đô thị nổi tiếng thời cổ đại ở Ai Cập, vùng Trung Cận

Đông, hoặc các đô thị cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ và trong đó tất nhiên không thể thiếu

các đô thị cổ ở Việt Nam; một số đề mục còn khá rời rạc hoặc tản mạn, thiếu những

lập luận hoặc phân tích cụ thể hơn về văn hóa đô thị đương đại, nhất là các vấn đề có

liên quan đến lối sống văn hóa và văn minh đô thị, v.v.

Hy vọng tác giả tiếp tục tiếp cận thêm các nguồn tài liệu phong phú, tiếp thu được

nhiều ý kiến phê bình, chỉnh sửa hoặc được nhiều đồng nghiệp nhiệt thành bổ cứu để

công trình văn hóa đô thị ngày càng hoàn thiện, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây

dựng và phát triển văn hóa nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh của nước ta hiện nay.

Tháng 3/2012