DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON BU.docx

42
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MÔN: DINH DƯỠNG ------ ĐỀ TÀI BÁO CÁO DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Transcript of DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON BU.docx

Page 1: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN: DINH DƯỠNG

------

ĐỀ TÀI BÁO CÁO

DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

GVHD: TRẦN THỊ THU HƯƠNG

THỰC HIỆN: NHÓM 5

Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013

Page 2: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

B NG PHÂN CÔNG CÔNG VI C TRONG NHÓM 5Ả Ệ

STT Họ và tên MSSV Phân công công việc

Đánh giá

1 PHAN THỊ NGỌC

2022110084 Làm word và power poind.

90%

2 NGUYỄN THỊ ÁI LY

2022110072 Đặc điểm sinh lý của bà mẹ mang thai và cho con bú

90%

3 PHAN THỊ KIM NGÂN

2022110082 Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú

90%

4 BÙI THỊ ÁI HOÀNG

2022110044 Những lưu ý về cung cấp dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú

90%

5 ĐOÀN NGỌC TÂM THIỆN

2022110130 Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ mang thai và cho con bú

90%

1

Page 3: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................5

CHƯƠNG 1....................................................................................................................................................6

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ.................................................................................6

1.1. Đặc điểm của phụ nữ mang thai và cho con bú:........................................................................6

1.2. Những thay đổi sinh lý dễ nhận thấy ở bà mẹ mang thai và cho con bú:................................6

CHƯƠNG 2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ..........................................8

2.1. Protein...........................................................................................................................................9

Hình ảnh 1: Một số thực phẩm cung cấp protein( thịt, cá, trứng, sữa)...................................................9

2.2. Lipid............................................................................................................................................10

2.3. Chất khoáng...............................................................................................................................10

2.3.1. Calci....................................................................................................................................10

2.3.2. Sắt.......................................................................................................................................11

2.3.3. Kẽm.....................................................................................................................................12

2.4. Vitamin.......................................................................................................................................13

2.4.1. Nhu cầu Vitamin A............................................................................................................13

2.4.2. Nhu cầu vitamin D.............................................................................................................13

2.4.3. Vitamin B1 (Thiamin).......................................................................................................13

2.4.4. Vitamin B2 (Riboflavin)....................................................................................................14

2.4.5. Vitamin C...........................................................................................................................15

2.4.6. Acid folic.............................................................................................................................15

Thực phẩm chứa nhiều Acid folic.......................................................................................................16

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ THỰC ĐON CHO PHỤ NƯC MANG THAI VÀ CHO CON BÚ.........................17

3.1 XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO PHỤ NỮ MANG THAI......................................................................17

3.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú...............................................................26

3.2.1 Một số món ăn tăng tiết sữa:.......................................................................................................26

1. Không được cho con bú khi:..................................................................................................................27

2. Nên tạm ngưng cho bú khi:...................................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................29

2

Page 4: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

LỜI MỞ ĐẦU

Khi biết mình đang mang thai, chắc có lẽ cúng chính là thời khắc hạnh phúc nhất

của đời người phụ nữ . Nhưng trong niềm vui đó cũng không tránh khỏi nhiều lo lắng:

phải ăn những gì để con mình có thể khỏe mạnh, thong minh tránh được tình trạng suy

dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ được duy trì ổn định trong thời kỳ

mang thai và cho em bé bú….Vì thế điều được quan tâm lúc này chính là chế độ dinh

dưỡng, những lưu ý, những kiến thức căn bản giúp cho bà mẹ mang thai và em bé được

khỏe mạnh. Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của mầm sống mới, bà bầu thiếu

dinh dưỡng có nghĩa là nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh

trưởng, phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc bồi bổ cũng phải phù

hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi thì mới đạt hiệu quả cao.

3

Page 5: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

1.1. Đặc điểm của phụ nữ mang thai và cho con bú:

Thai nghén là một trạng thái sinh lý bình thường nhưng dễ mất ổn định do có nhiều

thay đổi trong cơ thể người mẹ. Nhìn chung, khi mang thai và nuôi con bú nhu cầu dinh

dưỡng của người mẹ tăng cao hơn bình thường.

Mức độ nhận thức về các vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mang thai cần phải được

lưu ý và hiểu rõ hơn vì nó có thể gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi,

đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Phụ nữ có thai, cho con bú hay gặp các vấn đề

về tiêu hóa và hấp thu như táo bón, đi ngoài sống phân, tiêu chảy, ăn không tiêu, chán ăn,

đầy hơi, hấp thu kém... Các rối loạn này tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ

gây ra tình trạng mệt mỏi đồng thời ảnh hưởng đến dinh dưỡng của mẹ khiến cho cả mẹ và

con đều thiếu chất. Thai nhi và đứa trẻ sinh ra sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ bình

thường, có biểu hiện như thiếu cân, chậm lớn, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh…

1.2. Những thay đổi sinh lý dễ nhận thấy ở bà mẹ mang thai và cho con bú:

Thay đổi ở vú:

Tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển làm vú to và căng lên. Người phụ nữ có cảm

giác cương vú, quầng vú sẫm màu.

Thay đổi ở da:

Da có thể có những vết nám, nhất là ở mặt, hai bên gò má. Ngoài ra vết nám có thể

có thể ở thành bụng, ở đường trắng giữa.thành bụng bị giãn đột ngột nên rạn nứt ra. Ở

người mang con so, các vết rạn nứt có màu xanh sẫm do các sắc tố sắt bị đọng lại.

Thay đổi về hô hấp:

Vào những tháng cuối, tử cung to, đẩy cơ hoành lên phía trên, người phụ nữ thở

nông và nhanh. Ở những người có tử cung quá to như trong trường hợp thai to, song thai,

đa ối, thường hay có khó thở, thở nhanh.

Thay đổi về tiêu hóa:

Trong ba tháng đầu, thai phụ hay bị nôn, buồn nôn, thích ăn thức ăn lạ, thường

được gọi là ăn dở, ăn của chua, quen được coi là triệu chứng nghén. Có lẽ là do những rối

loạn về nội tiết gây ra. Từ tháng thứ 4 trở đi, những triệu chứng trên hết đị, thai phụ ăn

4

Page 6: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

uống trở lại bình thường và sức ăn tăng lên so với trước khi có thai. Đai tiện thường bị táo

bón do nhu động ruột bị giảm và đại tràng bị chèn ép.

Một số thay đổi khác như:

Thay đổi ở hệ thống xương:

Đặc biệt là khi khớp mềm và giãn, nhất là ở những khớp khung chậu. Các khớp mu,

khớp cùng cụt đã giãn và mềm ra làm cho khung chậu dễ dàng thay đổi và tăng độ rộng

giúp cho việc sinh được dễ dàng

Thay đổi trong hệ tuần hoàn:

Khối lượng máu:

Trong khi có thai, khối lượng máu tăng lên khoảng 1500 ml, có khi tăng gấp rưỡi

so với lúc bình thường. Nghĩa là khi bình thường cơ thể có 4 lít thì khi có thai có thể tăng

lên đến 6 lít. Nhưng tăng nhiều về mặt huyết tương hơn là huyết cầu. Do đó số lượng hồng

cầu trong máu hơi giảm, tỷ lệ huyết sắc tố giảm, tốc độ huyết trầm giảm. sự tăng này đáp

ứng một phần những đòi hỏi của sự tăng huyết lưu, làm cho lưu lượng máu trong tuần

hoàn tử cung – được nâng cao

Tim:

Cơ hoành bị đẩy lên cao, tư thế của tim cũng thay đổi. Tim bè ngang, bề cao giảm

nhưng diện tim không thay đổi. Cung lượng tim cũng tăng lên 50%, tăng cao nhất vào

tháng thứ 7, sau đó giảm dần cho tới khi đẻ. Nhịp tim tăng lên. Tiếng thổi tâm thu có thể

nghe thấy, tiếng thổi cơ năng vào những tháng cuối, có thể do độ nhớt của máu giảm

xuống là chính.

Mạch máu:

Khi có thai nhiều tháng, tử cung to đè vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch tiểu

khung làm ứ huyết chi dưới, làm cản trở lưu thông của tuần hoàn, do đó huyết áp tĩnh

mạch tăng lên. Huyết áp động mạch không thay đổi mặc dầu cung lượng tim tăng lên, vì

các mạch máu đã dài và to ra. Các tĩnh mạch phồng lên nhất là những tĩnh mạch ở chi

dưới và âm hộ.Tại trực tràng, vì có phồng tĩnh mạch và táo bón nên sản phụ hay bị bệnh

trĩ.

5

Page 7: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

CHƯƠNG 2

NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Dinh dưỡng của người mẹ là dinh dưỡng của mầm sống mới, bà bầu thiếu dinh

dưỡng có nghĩa là nguồn chất chuyển hóa của bào thai bị thiếu hụt, quá trình sinh trưởng,

phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy nhu cầu về các chất dinh

dưỡng và năng lượng đòi hỏi cao hơn nhiều so với một người phụ nữ bình thường.

Ngoài ra việc bồi bổ cũng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi

thì mới đạt hiệu quả cao.

Thường chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng :

Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu), thai nhi phát triển tương đối

chậm, do vậy nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi

mang thai, nghĩa là đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho người mẹ cả về đạm, đường, mỡ

và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin.

Ở thời kỳ giữa mang thai (được 4-7 tháng): Giai đoạn này thai nhi phát triển

mạnh, do đó đòi hỏi nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không

đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng khó chịu như thiếu

máu, chuột rút...

Trong thời kỳ này, người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng,

thịt nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh và trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc

biệt là canxi, sắt, kẽm, iốt, axit folic, sêlen..., các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C,

A, D, E... ăn ít mỡ, nhưng lại cần ăn cá nhiều để dễ hấp thu canxi và axit béo omega-3.

Khi mang thai ở tuần thứ 15, mỗi ngày nên uống 2g canxi để huyết áp luôn giữ ở mức thấp

hơn trung bình trong suốt thai kỳ.

Thời kỳ cuối mang thai (được 8-9 tháng), thai nhi phát triển nhanh hơn, song

lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy

nhu cầu về chất dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, nên người mẹ phải ăn đa

dạng thức ăn giàu dinh dưỡng để bảo đảm nhu cầu phát triển nhanh chóng của thai nhi.

6

Page 8: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Cùng với sự phát triển, lớn lên của thai nhi, sự biến đổi vê sinh lý của người mẹ nên nhu

cầu về các chất dinh dưỡng và năng lượng đòi hỏi cao hơn nhiều so với một người phụ nữ

bình thường:

Về năng lượng : Các nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ mang thai , các thời kỳ 6 tháng

cuối cần tăng thêm 300-350 Kcal/ ngày, có nghĩa là nhu cẩu năng lượng trong một ngày

cần có là 2400-2500 Kcal/ ngày. Với bà mẹ đang cho con bú, 6 tháng đầu cho con bú năng

lượng cần tăng thêm từ 500-550 Kcal/ ngày, tức là phải đảm bảo năng lượng trong 1 ngày

từ 2600-2700 Kcal/ ngày

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng đều tăng trong thời có thai và cho con bú:

2.1. Protein

Protein trong gia đoạn này không những cung cấp năng lượng mà là cấu tử tạo nên

tế bào mới (Lúc có thai, lượng máu trong cơ thể của người mẹ tăng lên, các cơ quan mang

chức năng sinh đẻ và nuôi con như: tử cung… đều phát triển, thai nhi và nhau thai mỗi

ngày một lớn, hàng loạt tế bào mới được tạo thành), tạo máu

Nên ăn khoảng 60-90g chất đạm có chất lượng cao mỗi ngày, theo FAO/WHO năm

1985 ước lượng rằng số lượng protein cần thiết gia tăng 6 lần mỗi ngày trong suôt giai

đoạn mang thai. Nhưng theo viện nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ, đề nghị nên ăn thêm

30g chất đạm mỗi ngày trong suôt giai đoạn mang thai, trong đó lượng đạm động vật phải

chiếm tới 2/3 tổng số đạm vid có giá trị dinh dưỡng rất cao (thịt, cá, trứng, sữa).

Hình ảnh 1: Một số thực phẩm cung cấp protein( thịt, cá, trứng, sữa)

Bảng 1: Nhu cầu protein ở phụ nữ có thai và cho con bú

Tuổi Năng lượng theo lao động (Kcal/ngày)

Nữ 18-30 55

31-60 55

7

Page 9: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

>60 55

Phụ nữ có thai 6 tháng cuối +15

Phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu +28

8

Page 10: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

2.2. Lipid

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy acid béo thiết yếu lineoleic và alpha-

linolenic (một trong 3 acid béo) đóng vai trò quan trọng đối với thai nghén. Những acid

béo này cần cho sự phát triển thần kinh và thị giác ở thai nhi và có thể giúp giảm nguy cơ

đẻ non. Những thức ăn có chứa các acid béo này gồm dầu thực vật, dầu đậu nành và dầu

cá, ví dụ cá hồi.

Ngược lại với các acid béo thiết yếu, các trans acid được tạo ra khi dầu thực vật

hydrogen hoá lại có tác dụng không có lợi cho sức khoẻ và phụ nữ có thai và không có

thai nên tránh. Có một số bằng chứng cho thấy các trans acid giảm cân nặng của thai nhi

và vòng đầu.

Phụ nữ có thai cần hướng tới việc đảm bảo khẩu phần chất béo vào khoảng 20%

trong tổng calo.

Carbonhydrate cần chiếm 50% tổng calo cần thiết cho cơ thể trong thời kỳ thai

nghén.

Đối với phụ nữ không mang thai, thực phẩm loại hạt là nguồn carbonhydrate tốt, và

nên hạn chế những loại bột mì mịn.

Hình ảnh 2 : Một số thực phẩm cung cấp lipid( Thịt mỡ, trứng )

2.3. Chất khoáng

2.3.1. Calci

Cần thiết cho phụ nữ mang thai để cung cấp cho thai nhi xây dựng xương, người

mẹ chuyền calci cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh khoảng 30g. Người mẹ có

tình trạng dinh dưỡng tốt dự trữ có trên 1000g calci dự trữ sẽ chuyển 9g từ bản thân người

mẹ. Nhu cầu calci ở những tháng đầu khi mang thai chỉ cần tăng lên 110mg/ngày, từ thai

kỳ thứ hai sẽ tăng thêm 350mg/ngày, số nhu cầu calci của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối

và cho con bú 6 tháng đầu là 1000mg/ngày. Để đáp ứng nhu cầu Calci, người phụ nữ cần

9

Page 11: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

dùng những sản phẩm cung cấp can xi hàng ngày. Calci có trong những thực vật họ lá

xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt. Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ can xi.

Hình ảnh 3 : Một số thực phẩm cung cấp nhiều calci (phoomai, sữa chua)

2.3.2. Sắt

Cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin, thành phần của hồng cầu có chức

năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm dự trữ sắt trong cơ thể và

cuối cùng là thiếu máu. Mất máu do vết thương hay mất máu nhiều trong kinh nguyệt làm

gia tăng nhu cầu sắt. Ðặc biệt các phụ nữ và thiếu nữ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ sắt

trong chế độ ăn. Nguồn thức ăn chứa sắt bao gồm protein động vật, hạt và thức ăn nấu

trong những đồ bếp bằng sắt. Một thực đơn hợp lý với 2500 kcal chứa khoảng 15mg sắt;

tuy nhiên sự hấp thụ sắt không hiệu quả và chỉ 10% được hấp thụ vào cơ thể. Khi mang

thai, người phụ nữ cần thêm 500mg sắt để tăng cường hồng cầu. 500 mg nữa cũng cần để

cung cấp cho các mô của thai nhi và rau. Trung bình cần 3mg/ngày sắt cho cơ thể từ

nguồn thức ăn hàng ngày. Nhu cầu sắt của phụ nữ trong thời gian cho con bú thấp hơn

thời kỳ mang thai. Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam, nhu

cầu sắt của phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 24mg/ngày. Từ tháng thứ 6 sau khi có thai

người mẹ nên uống thêm sắt và acid folic, ngày uống 2 viên sau bữa ăn, uống liền trong 3

tháng.

10

Page 12: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Bảng 2: Nguồn cung cấp sắt trong thực phẩm

Thực phẩm %

Sản phẩm từ ngũ cốc 13%

Ngũ cốc ăn sang 10%

Trứng 4%

Thực phẩm khác 16%

Bánh mì 19%

Rau cải 19%

Thịt và sản phẩm từ thịt 23%

2.3.3. Kẽm

Nhu cầu kẽm ở phụ nữ có thai tăng lên vì để cung cấp cho toàn bộ quá trình hình

thành thai nhi, tạo mô của người mẹ là 100mg cho cả thời kỳ mangthai. Nhu cầu kẽm cho

phụ nữ bình thường là 12mg ngày, để đảm bảo nhu cầu người phụ nữ mang thai cần được

thêm 6mg kẽm/ngày.

Bảng 3: Nguồn cung cấp kẽm trong thực phẩm và liều lượng dùng

Thực phẩm mg/100g

Hàu 70

Gan 7,8

Sò 5,3

Thịt đỏ 4,3

Liều lượng khuyên dùng

hàng ngày

Loại mg/ngày

Trẻ còn bú 6

Trẻ từ 1 đến 9 tuổi 10

Trẻ từ 10 đến 12 tuổi 12

Thanh niên từ 13 đến 19 (nam) 15

Thanh niên từ 13 đến 19 (nữ) 12

Người lớn nam 15

Người lớn nữ 12

Phụ nữ có thai 15

Phụ nữ cho con bú 19

Người già 12

11

Page 13: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Kẽm được tìm thấy trong thịt, cá, thức ăn biển nguồn giàu nhất là con hàu. Ngũ

cốc, rau khô và hạt có dầu cũng chứa kẽm, nhưng như sắt, nó khó được hấp thu từ thực

vật. Sợi có trong bắp hạt, mầm đậu nành chống lại khả năng hấp thu của kẽm. Sắt cũng là

một chất ức chế mạnh khả năng hấp thu của kẽm. Không nên trộn lẫn kẽm và sắt để bổ

sung Aspirin ức chế khả năng hấp thu sắt ở mức độ ít hơn so với kẽm. Rượu đỏ dường như

cải thiện khả năng hấp thu.

2.4. Vitamin

2.4.1. Nhu cầu Vitamin A

Ở phụ nữ có thai là 800mcg/ngày, ở phụ

nữ cho con bú là 1300 mcg/ngày. Không được

dùng vitamin A liều cao trên 15.000U.I.hàng

ngày (đôi khi dùng để điều trị trứng cá) có liên

quan tới dị dạng khi sinh và không nên dùng

trong khi mang thai.

2.4.2. Nhu cầu vitamin D

Ở phụ nữ có thai là 10μg/ngày (400IU/ngày), nhu

cầu này gấp đôi so với lúc phụ nữ không có thai. Nhu cầu

đó đảm bảo cho vitamin D đi qua nhau thai tham gia vào

quá trình chuyển hoá xây dựng xương của thai nhi.

Vitamin D là loại tan trong chất béo và được thấy

có trong sản phẩm sữa ở nhiều quốc gia. Chuyển hoá

vitamin D cần được thực hiện dưới tia cực tím (ánh nắng

mặt trời).

2.4.3. Vitamin B1 (Thiamin)

Là loại B tổng hợp tan trong nước liên quan tới việc giải phóng năng lượng khỏi tế

bào. Vitamin B có trong sữa và hạt thô. Nhu cầu hàng ngày là 1.1 mg. Trong thời gian

mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1.5 mg/ ngày.

12

Thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu vitamin D

Page 14: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Hình ảnh 4: Thực phẩm giàu vitamin B1

2.4.4. Vitamin B2 (Riboflavin)

Là loại B tổng hợp hoà tan trong nước, cũng liên quan tới việc giải phóng năng

lượng từ tế bào. Nguồn B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, pho mát, và cá. Nhu cầu hàng

ngày cần 1.3 mg. Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1.6mg/ngày, và giai đoạn cho

bú lên tới 1.8mg/ngày.

Hình ảnh 5: Thực phẩm cung cấp Vitamin B2

13

Page 15: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

2.4.5. Vitamin C

Nhu cầu về vitamin C còn khác nhau giữa các nước. Nhu cầu vitamin C ở phụ nữ

có thai được đề nghị tăng thêm 10mg/ngày, ở phụ nữ cho con bú nên được tăng thêm

30mg/ngày (theo WHO). Vitamin C tan trong nước và có nhiều chức năng bao gồm giảm

các gốc tự do và hỗ trợ việc hình thành procollagen. Vitamin C có trong hoa quả và rau

tươi.

Thiếu vitamin C mãn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới

bệnh sco-bút. Nhu cầu hàng ngày là 60mg. Thời kỳ thai nghén cần 70mg/ngày và tăng tới

95mg/ngày trong giai đoạn cho bú.

Hình ảnh 6: thực phẩm có chứa nhiều vitamin C

2.4.6. Acid folic

Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu cơ thể người mẹ bị thiếu hụt axit folic, nó có ảnh hưởng

tiêu cực đến cả cơ thể mẹ và thai nhi, có thể sẽ gây ra: dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần

kinh, khuyết tật dây cột sống và trường hợp xấu nhất là gây tử vong cho bé.Axit folic có

trong những thực phẩm có màu xanh đậm như các loại rau cải, xà lách…Đây là những loại

thực phẩm giàu axit folic nhất, tiếp đến là những trái cây như cam, bơ, nước cà chua…

Trung bình 1 cốc nước cam tươi chứa khoảng 77mg axit folic, do đó cam được sử dụng

thường xuyên trong khẩu phần ăn cho bà bầu để nạp dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu là

điều dễ hiểu. Ngoài ra những loại đậu đỗ, hạt hướng dương, súp lơ, bánh mì và ngũ cốc

cũng là nguồn cung cấp dồi dào axit folic cho cơ thể của bà bầu. Tuy nhiên, các bà bầu

phải sử dụng với lưu lượng vừa đủ chứ không nên quá dư hoặc thiếu đều không tốt cho cơ

thể của cả mẹ và bé.

14

Page 16: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Bảng 4: Nguồn cung cấp Acid folic trong thực phẩm

Nguồn gốc Thực phẩm Nồng độ

Nấm 100 đến 250mg/100g

Cà rốt 10 đến 40 mg/100g

Mầm lúa mì 50 đến mg/100g

Haricots 10 đến 40 mg/100g

Khoai tây 5 đến 10mg/100g

Sữa mẹ 52 mg/lít

Sữa bò tươi 55mg/lít

Sữa bột 6mg/lít

Nấm men (chiết xuất cô đặc) 2000 đến 5000 mg/100g

Thịt, bò, lợn, bê 10 đến 50mg/100g

Gà, trứng 10 đến 90 mg/100g

Gan (bò, heo, bê) 30 đến 35 mg/100g

Liều lượng khuyên

dùng hàng ngày

Loại mg/ngày

Trẻ còn bú 50

Trẻ từ 1-3 tuổi 100

Trẻ từ 4-12 tuổi 200

Thanh niên từ 13 đến 19 tuổi 300

Người trưởng thành 300

Phụ nữ có thai hay cho con bú 500

15

Thực phẩm chứa nhiều Acid folic

Page 17: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ THỰC ĐON CHO PHỤ NƯC MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

3.1 XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Khi xây dựng một thực đơn cho bữa ăn đầy đủ chất cần phải hội tụ 3 nguyên tắc:

Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin

và muối khoáng, chất xơ. Về số lượng người mẹ nên ăn nhiều hơn so với bình thường

them khoảng ¼ lượng thức ăn. Ngoài ra tùy theo nhu cầu của từng cơ thể mà các bà mẹ có

thể ăn thêm một số loại thực phẩm mình yêu thích.

Cần đủ nước cho cơ thể để chuyển hóa các chất thông qua các phản ứng sinh hóa

trong cơ thể, giải phóng năng lượng, thực hiện quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể,

đào thải các cặn bã, chất độc trong cơ thể qua đường niệu, mồ hôi, hơi thở..., điều hòa thân

nhiệt, tuần hoàn huyết dịch... Vì vậy, nước chiếm hầu hết trong cơ thể và các tế bào kể cả

tế bào xương, thần kinh...

Thực phẩm phải an toàn: Thịt, cá, hải sản, trái cây phải tươi sống, thực phẩm chế

biến sẵn như sữa chua, xúc xích, ruốc bảo đảm không có hóa chất, biến đổi gen... Các loại

rau quả khi chế biến không làm nhàu nát để khi rửa không làm mất các vitamin tan trong

nước như nhóm B, C, PP, acid folic...

Thực phẩm nên hạn chế:

Các loại động vật có vỏ như trai, sò, vẹm, cua, hến và tôm .v.v... Trong thời gian

mang thai tuyệt đối không nên ăn gỏi cá.

Tránh ăn một số loại thực phẩm khác như patê, khoai lên mầm, cafein, rượu, trứng

sống, trứng chế biến chưa chín, thịt súc vật sống, phó mát xanh, cá biển sống sâu dưới

lòng đại dương như cá mập, cá kiếm, cá ngừ...

Thực phẩm nên ăn

Các loại hạt tươi sống như quả hồ đào, hạt điều, đậu, đỗ, vừng v.v... đây là những

nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng các dưỡng chất cao. Tuy nhiên đây cũng là nguồn

thực phẩm giàu mỡ, nhưng các chất mỡ này lại có tác dụng rất tốt cho việc phát triển trí

não và thần kinh của trẻ sơ sinh. Trong đó các loại hạt tươi sống được xem là tốt nhất.

Chuối: Chuối là thực phẩm rất bổ dưỡng cho con người. Nếu phụ nữ mang thai ăn

nhiều chuối sẽ có tác dụng tốt cho việc giảm thiểu hiện tượng co thắt, nhất là ở phụ nữ cao

tuổi. Lý do là chuối có chứa nhiều magiê khoáng, có tác dụng làm thư giãn cơ bắp, kích

16

Page 18: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

hoạt quá trình co bóp trong khi trở dạ sinh con bằng cách giảm căng dạ con và tạo năng

lượng cho quá trình sinh đẻ.

Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B, kể cả axit folic là những dưỡng chất vô

cùng cần thiết để giúp cơ thể tạo ra tế bào máu, giúp não trẻ phát triển tốt, cân bằng năng

lượng trong cơ thể người mẹ. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin B như gạo, mì, kê,

ngũ cốc, lạc, vừng, đậu đỗ, rau lá xanh thẫm, chuối, lê, thịt gà, cá hồi, sữa pho mát...

Lượng vitamin B bổ sung hàng ngày ở phụ nữ mang thai là 20mg - 25mg (B1, B2, B3, B5

và B6), Biotin, trong đó vita B1:1,8mg/ngày,vita B2:1,8 mg/ngày,vita B3:25mg/ngày và

500mg đối với axit folic. Cá hồi chế biến cho thêm tỏi gừng, nấm, cải xào hoặc rau các

loại ăn với cơm vừa ngon, vừa bổ dưỡng.

Trứng: ăn lòng đỏ trứng gà trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng trí thông

minh cho đứa trẻ trong tương lai, vì lòng đỏ trứng gà có chứa một loại mỡ rất quan trọng

làm tăng trí thông minh và trí nhớ của trẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều mà

chỉ nên ăn không quá 5 quả/tuần.

Một khẩu phần hợp lý với người có thai trong 6 tháng cuối phải bảo đảm mỗi ngày

được cung cấp 2.550 Kcalo (bình thường 2.200 Kcalo), 1,5-2g protein/kg, 0,7-1g lipid

(mỡ và dầu)/kg, 6-7 glucid/kg; có đủ vitamin, chất khoáng và vi chất. Với những gia đình

kinh tế eo hẹp, cũng phải cố gắng dành ưu tiên cho người mẹ trong 3 tháng cuối của thai

kỳ sao cho mỗi ngày được bổ sung thêm 350 Kcalo, 15g protein, 0,2mg vitamin B1,

0,2mg vitamin B2, 2,3mg vitamin PP; bảo đảm cung cấp 30mg vitamin C, 750 microgam

vitamin A, 10 đơn vị vitamin D, 1-1,2g canxi, 14-28mg sắt.

Rau quả là nguồn chủ yếu cung cấp cho cơ thể vitamin, chất khoáng và vi chất dinh

dưỡng. Lượng vitamin C trong rau muống tính theo mg là 20; rau ngót 143, rau dền: 26;

lượng caroten trong cà chua: 1,90, cà rốt 0,85-7,65, gấc 18,3, hành lá: 4,80, rau dền 1,44,

rau muống 2,50, rau thơm 2,80, đu đủ chín 1,30, muỗm 3,05.

Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1kg,

ba tháng giữa tăng 4-5kg và ba tháng cuối tăng 5-6kg. Tăng cân tốt tạo cho cơ thể tích lũy

mỡ và là nguồn sữa sau khi sin, đảm bảo trọng lượng con khi sinh đạt trung bình là 3kg.

Theo tiêu chuẩn FAO, người mẹ tăng khoảng 12,5 kg trong đó 4kg là mỡ. Ngược lại

người mẹ không tăng cân đủ sẽ bị suy kiệt, trọng lượng trẻ sơ sinh thấp, tỷ lệ tử vong cao.

Nhóm thực phẩm 4 tháng đầu 5 tháng cuối Mẹ cho con bú

Nhóm dầu, mỡ, bơ... 3 muỗng 4 muỗng 1,5 – 2 muỗng

17

Page 19: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Nhóm thức ăn giàu đạm 250g 400 - 450g 250g

(Quy ra thịt).

60g thịt = 1 trứng gà = 1/2 bìa tàu hũ = 1 ly sữa tươi = 2-3 hũ yaourt

(Nên ăn 3-7 trứng/tuần,uống ít nhất 1 ly sữa bò, sữa đậu nành/ngay,1 chén tàu hũ + nước

đường)

Nhóm rau lá xanh và rau khác: 350 - 400g 400 - 450g 300 - 400g

Nên ăn 1/2 dưới dạng nước ép tươi, 1/2 dưới dạng xào, luộc, hoặc trong canh.Rau lá càng

xanh đậm, rau trái, củ càng đậm màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam càng giàu vitamin.

Nhóm nước mắm, nước chấm... 1,5 - 2 muỗng 2 - 3 muỗng 1 - 1,5 muỗng

Nhóm trái cây tráng miệng: 2 trái chuối 3 trái chuối 2 - 3 trái

Có thể thay thế chuối = 300-350g đu đủ = 2 trái cam hay quýt = 2 trái vú sữa = 1/2 trái

bưởi

Bảng 5: Thực đơn tham khảo trong 1 tuần của bà mẹ mang thai và cho con bú:

Protein

(g)

Lipid

G

Glucid

g

Ca

(mg)

P

mg

Fe

mg

Vita

A

µg

Β

Ca

Ro

Ten

µg

B1

mg

B2

Mg

PP

mg

C

m

g

Năng

Lượng

Kcal

Thứ 2

Sáng

1 tô

bún

10.043 5.25 15.45 13.24 116.7 1.48 1.03 0.002 0.08 0.09 2.89 5.11 145

200

ml

Sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

Chuối 1.5 0.2 22.2 8 28 0.6 45 0.04 0.05 0.7 6 97

18

Page 20: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Trưa

3

chén

Cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Canh

giò

hẩm

carrot +

khoai

tây

27.94 0.45 49.63 119.1 163.9 6.93 90 162 0.04 0.25 5.6 345 300

200g

lách

2.3 3.6 124.7 55.1 1.4 3.24 0.23 0.2 1.08 25.2 10

50g

nục

kho

10.1 6.65 42.5 80 55

Chiều

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

1 tô

Soup

trứng

chua

15.1 11.6 1.1 61 223 3.4 700 838.5 0.19 0.32 0.45 20 160

xào

cần

tây

27.34 16.5 4.73 30.59 297.9 4.23 3.41 0.18 0.28 6.4 4.65 250

1 trái

táo 1.5 0.2 22.2 8 28 0.6 45 0.04 0.05 0.7 6 97

Khuya

3 lát

bánh

4.74 0.48 31.56 16.8 98.4 1.2 0.06 0.04 0.42 140

200

19

Page 21: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

ml

Sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

Thứ 3

Sáng

Nui

nấu

thịt

21.68 5.83 6.59 60.36 156.1 2.77 0.93 0.07 0.09 0.18 11.1 115

200

ml

Sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

Cam 0.53 0.75 4.73 19.13 12.98 0.23 0.17 0.045 0.015 0.15 22.5 20

Trưa

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Thịt

kho

tàu

66.07 25.87 1 110 420 5.4 1400 562 0.32 0.6 0.4 410

Khoai

tây

xào

3.3 5.15 37.55 17 18.5 90 2.6 170

Dưa

leo 0.15 0.53 4.16 4.89 0.49 0.055 0.006 0.008 0.02 0.95 15

Chiểu

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Đậu

que

xào

carot

21.19 5 54.3 102 311 2.2 0.85 0.01 0.001 0.05 1.19 85.5

trê 9.33 5.22 23.42 96.53 0.82 0.018 0.046 0.119 1.46 60

Mãn

g cầu 0.4 3.6 8.75 11.25 25

20

Page 22: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Khuya

Soup 16.52 6.47 0.25 27.5 105 1.35 350 140.5 0.08 0.15 0.1 110

200

ml

Sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

Thứ 4

Sáng

Bánh

opla

18.75 12 17.1 69 292 3.7 350 140.5 0.21 0.335 0.55 290.5

200

ml

sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

300

đu

đủ

97

Trưa

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Gỏi

thịt 11.295 0.8 1.29 4.16 4.89 0.49 0.088 0.004 0.008 0.02 6.01 105

Canh

trứng

chua

15.1 12.1 1.1 61 223 3.4 700 838.5 0.19 0.32 0.45 20 217.5

Chiều

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Thịt

bỏ

xào

đậu

que

68.94 15.8 106 205 912.7 8.17 3 0.26 6.3 1.5 275

Canh

21

Page 23: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

chua

măng

10.17 5.97 5.13 41.8 114.2 1.15 0.43 0.08 0.14 1.6 3.2 80

Khuya

Bánh

mì-

pate

8.95 0.68 33.47 24.5 115 4.34 1.68 0.16 0.5 3.77 21.9 148.5

200

ml

sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

Thứ 5

Sáng

Ham

beger 23.05 10.9 16.71 24 276 3.7 2.033 0.15 0.215 4.55 6.06 291.5

200

ml

sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

½

trái

bưởi

97

Trưa

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

chiên 6.06 9.9 255 480 333

Giá

+

dưa

leo

+cà

chua

1.25 2.24 13.2 24 1 0.42 0.05 0.08 0.11 10 30

Chiểu

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Chả

giò 23.25 1.98 39.08 21.48 82.2 0.16 0.43 0.045 0.025 0.98 0.59 220

22

Page 24: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Canh

nấm 12.87 5.81 0.78 5.78 9.32 0.16 0.43 0.005 0.005 0.03 0.51 45

Khuya

Nui

4.74 31.56 16.8 98.4 1.96 0.06 0.042 0.42 150

200

ml

sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

Thứ 6

Sáng

Bánh

kho

40.69 26.5 21.43 41.8 493.4 5.87 4 0.23 0.43 10 2 526.8

200

ml

sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

2

quýt

97

Trưa

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Thịt

luộc 54.7 4

Khoai

tây

xào

3.3 5.15 37.55 17 18.5 90 2.6 170

Chiều

3

chén

cơm

16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

sốt

31.01 9.95 12.14 144.7 244.9 1.46 0.14 1115 0.07 0.048 0.55 41.5 185.5

Dưa

leo 0.15 0.53 4.16 4.89 0.49 0.055 0.006 0.008 0.02 0.95 15

3 lát

bánh

23

Page 25: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

Khuya mì 4.74 0.48 31.56 16.8 98.4 1.2 0.06 0.04 0.42 140

200

ml

sữa

10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

Thứ 7

Sáng

Bún

bò 10.04

3

5.25 15.45 13.24 116.

7

1.48 1.03 0.00

2

0.08 0.09 2.89 5.11 145

200ml

sữa 10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

2 vú

sữa

97

Trưa 3 chén

cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

kho

36,7 26,4 5,43 27,8 411 4,8 4 0,20

8

0,39 9,68 2 402

lách 2.3 3.6 124.7 55.1 1.4 3.24 0.23 0.2 1.08 25.2 10

Chiều

3 chén

cơm 16.2 2.6 150 72 216 0.4 0.24 0.08 3.8 550

Thịt

kho

nấm

11,8 5,8 0,78 3,48 2,82 0,04 0,43 0,005 0,005 0,03 0,59 133

1 trái

táo

1.5 0.2 22.2 8 28 0.6 45 0.04 0.05 0.7 6 97

Khuya

Soup

16.52 6.47 0.25 27.5 105 1.35 350 140.5 0.08 0.15 0.1 110

200

mlsữa 10.38 9.75 14.25 370.1 296 0.41 119.3 63.8 0.09 0.49 0.25 3.75 135

24

Page 26: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

3.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú

Dinh dưỡng của bà mẹ trong thời gian này cũng hết sức quan trọng. Người mẹ vẫn

phaair ăn uống theo 1 chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, gần giống với người

mẹ mang thai để có thể có nhiều sữa chocon bú và phục hồi sức khỏe sau khi sinh.

3.2.1 Một số món ăn tăng tiết sữa:

1. Canh móng giò, hoàng kỳ: Móng giò 500 g, hoàng kỳ 30 g, đương quy 15 g,

thông thảo 4 g. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cho thêm ít rượu và mấy lát gừng nấu thêm

chút nữa là ăn được, ăn hết cả nước lẫn cái. Ăn trong 5-7 ngày.

2. Sườn lợn hầm sơn giáp: Sườn lợn 500 g, xuyên sơn giáp 10 g, hoàng kỳ 30 g.

Tất cả nấu cùng đến nhừ, thêm chút rượu vào, ăn thịt uống canh. Cần ăn 4-5 ngày.

3. Thịt cừu hầm đương quy: Thịt cừu 500 g, đương quy 20 g, cho cả vào hầm nhừ,

sau thêm chút rượu và mấy lát gừng tươi, ăn thịt uống canh. Ăn trong 4-5 ngày.

4. Canh móng giò: Móng giò 1 cặp, gia vị vừa đủ, luộc chín vớt ra, giữ nước cho

mì vào, ăn mì nước với móng giò. Cần ăn trong 7-10 ngày.

5. Canh móng giò, thông thảo: Móng giò 1 chiếc, thông thảo 2 g, cho vào cùng

luộc nhừ, nêm gia vị vừa miệng, ăn thịt, uống nước canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 4-6

ngày.

6. Canh móng giò, lá quýt, thanh bì: Móng giò 500 g, lá quýt diệp 10 g, thanh bì

10 g, nấu chín nhừ ăn thịt uống nước canh. Ăn trong 5-7 ngày.

7. Canh mạch nha, cá diếc: Cá diếc sống 1 con, mạch nha 20 g, nấu chín, nêm đủ

gia vị, ăn cá uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

8. Canh cá diếc, thông thảo: Cá diếc sống 1 con, thông thảo 3 g, đương quy 5 g,

nấu cùng, chín ăn cá, uống nước canh. Cần ăn 5-7 ngày.

9. Gà mái hầm hoàng kỳ: Gà mái 1 con, hoàng kỳ 50 g, cho hầm nhừ pha chút

rượu và mấy lát gừng, ăn cái uống nước canh. Cần ăn 4-5 lần, ngày 1 lần, có thể ăn cách

nhật

Đối với bà mẹ nuôi con bú, nǎng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất,

nhưng nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, nǎng lượng cần đạt được 2750 Kcal/ngày,

như vậy, nǎng lượng tǎng thêm mỗi ngày là 550 Kcal (tương đương với 3 bát cơm mỗi

ngày).

Cần cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 4 tháng đầu, không

nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng.

25

Page 27: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

3.2.3 Một số kiêng cử đối với bà mẹ sau khi sinh

- Theo quan niệm của y học cổ truyền, cần tránh một số thức ăn “lạnh” và có hại cho bà mẹ sau khi đẻ vì: Nhiệt độ cơ thể của mẹ thấp hơn do không còn có mạch của trẻ trong tử cung; những thao tác đã thực hiện sau khi sinh đẻ làm giảm khả năng chống đỡ với “gió” và làm mất cân bằng âm dương; không thuận lợi cho việc phục hồi lượng máu đã mất.

- Tránh tắm: Y lý phương Đông cho rằng tiếp xúc với nước sớm sau sinh làm suy yếu toàn diện và kéo dài trạng thái suy sụy sức khỏe sau sinh, tạo thuận lợi phát triển chứng phong thấp, đau xương, đau khớp sau này…Y học hiện đại coi trọng giữ vệ sinh sau sinh nhưng phân biệt rõ những thực hành thích hợp khác nhau (tắm dưới vòi hoa sen, tắm bồn, tắm ngâm mông) cho các dạng sinh đẻ: sinh thường, sinh có rách tầng sinh môn hay sinh mổ. Điều cần tuân thủ là tắm sau khi sinh luôn phải ấm áp, kín gió.Với sản phụ sinh thường, nếu cảm thấy khó chịu, có thể tắm sớm 24 giờ sau sinh. Có ý kiến cho rằng tắm bồn an toàn, thoải mái hơn tắm đứng, lại có lợi vì nước ấm làm cho cơ thể và vùng tầng sinh môn thư giãnVới sinh thường có vết khâu ở tầng sinh môn, cần chăm sóc hàng ngày vùng tầng sinh môn và lau mình mẩy. Có thể tắm khi vết khâu tầng sinh môn lành sẹo tốt, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Với sinh mổ, cần chờ cho đến khi vết mổ hoàn toàn lành sẹo

- Tránh vận động: Vận động sớm sau sinh rất cần thiết, kể cả với mổ đẻ nhằm phòng ngừa nhiều nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, hoặc cả táo bón và bí đái. Y học hiện đại cho rằng, trừ những phụ nữ bị băng huyết hay sinh khó, thì sau khi sinh 6 tiếng là có thể vận động được. Đi bộ, kể cả sau mổ có thể giúp vượt qua nhiều khó chịu (khó tiêu hóa, trướng bụng, táo bón) nhờ tăng nhu động ruột.Tuy nhiên, tránh vận động thể thao nặng trong hai tháng đầu sau sinh vì dễ có nguy cơ gây chấn thương cho khớp. Bởi có lợi vì khớp, vì vú và sàn chậu được nước nâng đỡ.

Mẹ cần chú ý nếu có sử dụng thuốc trong thời kì mang thai và cho con bú:

1. Không được cho con bú khi:

- Dùng thuốc trị bệnh ung thư.

- Trị bệnh bằng các chất phóng xạ.

2. Nên tạm ngưng cho bú khi:

- Dùng các thuốc tâm thần hoặc thuốc chống co giật (barbiturate, diazepam) vì trẻ có thể bị lơ mơ hoặc hoạt động cơ bắp bị yếu đi.

- Uống một số thuốc kháng sinh như cloramphenicol, metronidazole, tetracyclin, ciprofloxacin...

Nên theo dõi vàng da ở trẻ nếu mẹ sử dụng sulfonamide, cotrimoxazone, fansidar, dapsone... Mẹ không nên dùng những thuốc làm giảm tiết sữa như thuốc tránh thai có oestrogen, thuốc lợi niệu.

Vẫn cho bé bú và theo dõi khi bà mẹ dùng các loại thuốc sau với liều bình thường:

26

Page 28: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

- Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol (Acmol), acetyl salicylic acide (Aspirin), ibuprofen...

- Nhóm morphine, pethidinne...

- Thuốc kháng sinh: ampiciline, erythoromycine, cloxaciline, penicilline.

- Thuốc chống lao, chống phong.

- Thuốc chống sốt rét (trừ mefloquine).

- Thuốc chống nấm, tẩy giun sán.

- Thuốc trị hen, dị dứng như salbutamol, corticoide, kháng histamin...

- Thuốc trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường.

- Các loại vitamin (đặc biệt không dùng vitamin A liều cao ở phụ nữ có thai), chất khoáng như sắt, iốt...

Chương 4 MỘT SỐ LƯU Ý CHO BÀ MẸ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng:

- Dùng bữa đều đặn và dành đủ thời gian để ăn một cách thoải mái và không được bỏ bữa

sáng.

- Nên ăn các loại thực phẩm: tăng cường chất đạm (thịt gà, cá, trứng, sữa, pho-mai, đậu,

ngũ cốc…), sắt (bánh mì, ngũ cốc, đậu, bông cải xanh, rau lá xanh…), canxi (sữa, trứng,

hải sản…), acit folic (rau xanh đậm, trái cây…), nước, vitamin và muối khoáng.

- Không nên ăn: thức ăn vặt, nhiều đường và chất béo “no” như snack giòn, bánh ngọt, cà

phê, trà, nước ngọt, thức ăn chiên, sô cô la, mì ăn liền, thức ăn nhanh.

- Nếu bạn bị ốm nghén, hãy ăn nhiều bữa nhỏ

Tập thể dục để ngủ ngon và chống stress:

- Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga.

- Tham gia lớp thể dục tiền sản.

- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, đặc biệt là giai đoạn đầu mang thai.

- Khi có những biểu hiện như mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng, buồn ngủ giữa buổi chiều,

kiệt sức sau một ngày làm việc, ngủ gật, khó ngủ khi lên giường, hãy thử ngủ sớm hơn ½

tiếng trong 1 tuần. Tuần thứ nhì tiếp tục ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn vào buổi sáng.

27

Page 29: DINH DUONG CHO PHHU NU MANG THAI VA CHO CON  BU.docx

- Tránh các chất kích thích như bia, rượu, cà phê và hạn chế các gia vị kích thích như: ớt,

tiêu...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://coinguonthucpham.com/content/th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-

cho-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-mang-thai

2. http://vietnam.procare-central.com/Dinh-dng-cho-thi-gian-mang-thai-va-cho-con-

bu-bn-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi.html

3. http://dantri.com.vn/suc-khoe/phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-khong-nen-an-

muop-dang-501621.htm

4. http://www.hervietnam.com/Lam-me/Cho-con-an/-Dinh-duong-cho-cac-ba-me-

cho-con-bu#.UUipzxxA0UM

28