Dia ly Kon Tum

26
Thực hành: Địa Lý Kon Tum Giới thiệu về tỉnh: Kon Tum không chỉ là một tỉnh giàu có về tài nguyên thiên nhiên mà còn là một tỉnh xứ sở của cây xanh, núi rừng trùng điệp! Nhân dân Kon Tum – Một đại gia đình cách mạng các dân tộc Việt Nam kiên trinh, bất khuất trải qua bao thế hệ cần cù kế tiếp nhau bằng mồ hôi trí tuệ của mình đứng lên chống giặc ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giải đất vô cùng giàu đẹp và truyền thống cách mạng vẻ vang của mình. Trong những năm gần đây mặc dù còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng Kon Tum vẫn vươn lên phát triển mạnh mẻ. Có thể gọi Kon Tum là một trong những tỉnh nghèo tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế, bằng sự nỗ lực của Đoàn Thái Cang 12A1 Trường THPT Chuyên Nguyễn Bài 44: Tìm hiểu địa lý tỉnh, thành phố

Transcript of Dia ly Kon Tum

Page 1: Dia ly Kon Tum

Thực hành:

Địa Lý Kon Tum

Giới thiệu về tỉnh: Kon Tum không chỉ là một tỉnh

giàu có về tài nguyên thiên nhiên mà còn là một tỉnh xứ sở của cây xanh, núi rừng trùng điệp! Nhân dân Kon Tum – Một đại gia đình

cách mạng các dân tộc Việt Nam kiên trinh, bất khuất trải qua bao thế hệ cần cù kế tiếp nhau bằng mồ hôi trí tuệ của mình đứng lên chống giặc ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giải đất vô cùng giàu đẹp và truyền thống cách mạng vẻ vang của mình. Trong những năm gần đây mặc dù còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng Kon Tum vẫn vươn lên phát triển mạnh mẻ. Có thể gọi Kon Tum là một trong những tỉnh nghèo tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế, bằng sự nỗ lực của mình Kon tum đang dần dần khẳng định chính mình trong từng bước phát triển kinh tế xã hội đem lại một diện mạo mới cho tỉnh.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LÃNH THỔ, PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH.

1. Vị trí địa lý

Đoàn Thái Cang12A1

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Bài 44: Tìm hiểu địa lý tỉnh, thành phố

Page 2: Dia ly Kon Tum

Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới ở phía bắc Tây Nguyên. Nằm trong tọa độ địa lý có kinh độ kéo dài từ 107020' đến 108032' kinh độ đông; có vĩ độ từ 13055' đến 15027' vĩ độ bắc.

2. Giới hạn hành chính tự nhiên :

Tỉnh Kon Tum phía đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài ranh giới 74km. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam có chiều dài 142km. Phía tây giáp với hai nước Lào và Campuchia có chung 275 km đường biên giới. Phía nam giáp với tỉnh Gia Lai có chiều dài ranh giới 203km.

Diện tích : Tỉnh Kon Tum có diện tích 961.450 ha chiếm 3,1% diện tích toàn quốc. Trong đó:Đất ở: 3.332 haĐất nông nghiệp: 92.352 haĐất lâm nghiệp: 606.669 haĐất chuyên dùng: 12.253 haĐất chưa sử dụng: 246.844 ha.

3. Phân chia hành chính:

Toàn tỉnh có 76 xã, 10 phường và 6 thị trấn. Đến nay Kon Tum có 9 đơn vị hành chính là thành phố Kon Tum và các huyện:

- Huyện Sa Thầy phía Bắc giáp huyện Ngọc Hồi, phía Đông Bắc giáp huyện Đắk Tô, phía Đông (từ Bắc xuống Nam) lần lượt giáp các huyện thị: huyện Đắk Hà và thành phố Kon Tum. Phía Nam huyện giáp với tỉnh Gia Lai, ranh giới là thượng nguồn sông Sê San. Phía Tây của huyện Sa Thầy là biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Huyện Kon Rẫy nằm ở phía Nam của Kon Tum. Phía Đông Nam, giáp thành phố Kon Tum, phía Tây giáp huyện Đăk Hà, phía Đông Bắc giáp huyện Kon Plông, phía Nam giáp các huyện K'Bang, Đăk Đoa, Chư Păh của tỉnh Gia Lai.

- Huyện Kon Plông hình thành trên cơ sở chia tách huyện Kon Plông cũ

- Huyện Đắk Hà phía Nam giáp thành phố Kon Tum, phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông, phía Tây giáp huyện Đắk Tô, phía Tây Nam giáp huyện Sa Thầy với ranh giới là thượng nguồn của con sông Krong Pơ Kô.

Page 3: Dia ly Kon Tum

- Huyện Đăk Tô phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đông giáp huyện Đắk Hà, phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông.

- Huyện Tu Mơ Rông phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp các huyện Đắk Tô và Đắk Hà, phía Bắc giáp huyện Đắk Glei và tỉnh Quảng Nam.

- Huyện Ngọc Hồi là huyện ngã ba biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, bên sườn phía đông dải Trường Sơn, giáp với huyện Đắk Glei ở phía Bắc, huyện Tu Mơ Rông ở phía Đông Bắc, huyện Đắc Tô ở hướng Đông Nam, huyện Sa Thầy ở hướng Nam, Lào và Campuchia ở hướng Tây.

- Huyện Đắk Glei nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Phía Tây giáp với Lào, phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các huyện Đắk Tô và Ngọc Hồi. Đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc-Nam đi qua chính giữa huyện.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Đặc điểm địa hình

Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy trường Sơn; địa hình đa dạng và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, bao gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Phía Bắc đồi núi cao, độ dốc lớn, có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m. Độ cao trung bình ở phía Bắc từ 800-1.200m, phía Nam độ cao từ 500 - 550m.

Phần lớn diện tích tự nhiên của Tỉnh nằm khuất bên sườn phía tây của dãy Trường Sơn Nam - một dãy núi quan trọng với những đỉnh cao trên 2000m và đã đi vào lịch sử của cuộc chiến tranh giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Nếu như ở phía bắc nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Bắc sắp xếp chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thì ở miền nam nước ta, dãy Trường Sơn Nam chuyển hướng gần theo phương kinh tuyến và nhiều nơi có những nhánh đâm ngang sang phía đông ra sát bờ biển trung bộ.

Từ phía bắc tỉnh, Trường Sơn chủ yếu phân thành 2 nhánh chính:

- Một nhánh theo hướng Tây Tây Nam vòng về phía tây tỉnh rồi chạy gần dọc theo bỉên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Cam puchia với những đỉnh Ngọc Peng Pek, Đak Ru 1988m, Đak Vên 1554m, Chư Mô Rây 1773 m....

Page 4: Dia ly Kon Tum

- Một nhánh theo hướng Nam Đông Nam chiếm phần lớn diện tích phía Bắc Huyện Đak Tô và phần lớn huyện Kon Plong với đỉnh Ngọc Linh cao 2598m, Ngok Yêu 1974 m, Ngọc Kring 2066m, Kon Ro Ma 1784m.... nối tiếp với dãy Kon Ka King 1748 m (Huyện Kbang-Tỉnh Gialai) rồi đứt gãy gần như một đột ngột qua đèo MangYang (Tỉnh Gialai) .

Kon Tum là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải Miền trung, nơi có diện tích rừng đầu nguồn quan trọng của thuỷ điện Yaly. Vì vậy đây là địa bàn có vị trí rất quan trọng về bảo vệ môi trường, không những của tỉnh mà cả vùng Duyên hải Miền trung, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh hạ Lào, Cam Pu Chia.

Cao nguyên đất đỏ Bazan rộng lớn Kon Tum. – Pleiku đủ cho phần lớn diện tích tự nhiên của Tỉnh không chịu ảnh hưởng trực tiếp của những đợt gió mùa Đông lạnh lẽo có hướng Đông Bắc tràn về. Chính vì thế ,thiên nhiên, cảnh vật và con người ở đây đã phản ảnh đầy đủ tính chất đặc sắc của khí hâu xứ sở – một chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với đặc trưng quanh năm chan hoà ánh nắng, cây cối bốn mùa có thu hoạch.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thiên nhiên không gây cho Kon Tum những khó khăn và trở ngại nhất định. Địa hình Kon Tum có xu thế tăng cao ở phía Bắc và Đông Bắc , lượn sóng mạnh mẽ thấp dần xuống phía Nam và Tây Nam tỉnh.

Hệ thống núi nhấp nhô, đỉnh nhọn và cao nguyên bậc thềm xen kẽ làm cho địa hình phân cách, hiểm trở, đi lại khó khăn, nhiều nơi độ dốc trên 200 , tạo thành những thung lũng như thung lũng Tân Cảnh –Huyện Đak Tô,thung lũng thành phố Kon Tum, thung lũng thị trấn Sa Thầy, thung lũng thị trấn Kon Plong, hoặc các hợp thuỷ, khe suối. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc dồn nước nhanh chóng tạo nên những trân lũ quét và lũ biên độ lớn, khó dự báo trước gây thiệt hại đáng kể đến cây trồng và các công trình xây dựng... thành thử, để khắc phục tình trạng lũ lụt tàn phá, bắt nguồn nước mưa hàng năm phục vụ con người,

Đặc biệt chú ý thích đáng đến công tác thuỷ lợi, nhằm triệt để khai thác các nguồn nước trên các hồ, đầm ,sông, suối tự nhiên; xây dựng có quy hoạch các hồ, đầm, nhân tạo để chứa và giử nước sử dụng nước trong mùa khô; sử dụng và khai thác tối ưu các ghềnh thức tự nhiên và mục đích công nghiệp thuỷ điện.

Page 5: Dia ly Kon Tum

2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước: mạng lưới Thủy văn phát triển trên địa bàn tỉnh KonTum là chủ yếu của lưu vực sông SêSan, bao gồm ba con sông chính: sông ĐăkBla, sông KrôngPôkô và sông Sa Thầy. các sông này có mạng lưới suối, khe nhỏ dày đặc và phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng dòng chảy của tỉnh KonTum khá lớn, hàng năm đạt 10-11 tỷ m3. Tiềm năng thuỷ điện và thuỷ lợi, nhất là thuỷ lợi rất lớn. Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 961.450 ha, gồm có 7 nhóm đất, trong đó có 2 nhóm đất có chiếm diện tích lớn nhất là: nhóm đất xám chiếm tỷ lệ cao nhất 93,44% tổng diện tích tự nhiên, kế đến nhóm đất đỏ chiếm 3,36% tổng diện tích tự nhiên. Ngoài ra, cũng có thể kể thêm nhóm đất phù sa chiếm 0,88% tổng diện tích tự nhiên và nhóm đất mùn alit núi cao, một đặc thù của Tỉnh, có tỉ trọng 0,71% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai Kon Tum có tầng dày mỏng không đồng đều. Hàm lượng dinh dưỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua, độ bazơ thấp. Đất có khả năng phát triển nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám và đất phù sa.Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 214 mỏ, điểm quặng và khoáng hóa, 40 loại khoáng sản. Một số khoáng sản đã được xác định có triển vọng và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn nhất như: đá vôi, Bô xít, đá Đolomit, felpat, sét, cát, sỏi,..Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh là: 629.942 ha (Chiếm khoảng 64% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 597.328 ha. Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên có 93.226 ha rừng đặc dụng, bao gồm: Vườn Quốc gia ChưMomRay: 50.734ha, rừng đặc dụng Đăk Uy: 700ha, rừng Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh 41.420ha; khu trồng thêm trong các rừng đặc dụng: 372,4ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng khoảng hơn 60 triệu m3 và gần 950 triệu cây tre nứa. Kon Tum là tỉnh phong phú về hệ sinh thái rừng. Các kiểu rừng chính thường gặp tại tỉnh Kon Tum gồm: Rừng kín cây lá kim, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới hỗn hợp cây lá rộng, rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới, rừng thưa khô cây họ dầu (Rừng khộp).Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon tum có hơn 1.610 loài thuộc hơn 734 chi và 175 họ thực vật. Đặc biệt trong đó có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển như: Sâm Ngọc Linh, vàng đắng, Pơmu, cây Gió bầu (trầm hương),v.v...Qua những số liệu trên ta thấy Kon Tum có nhiều điều kiện thuận lợi

Page 6: Dia ly Kon Tum

trong việc phát triển lâm nghiệp, vì vậy tĩnh phải phát huy thế mạnh này trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Động vật rừng: Động vật rừng tỉnh Kon Tum rất phong phú, đa dạng có nhiều loài quí hiếm như: bò tót(Bos Gaurus), bò xám(Bos sauveli), hổ(Panthera tigris), trâu rừng(Bubalus bubalis), Voọc, nai, vượn, khỉ, các loài chim Hồng hoàng,Vệt mỏ vằn,... Thực vật rừng: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon tum có hơn 1.610 loài thuộc hơn 734 chi và 175 họ thực vật. Đặc biệt trong đó có nhiều loài quí hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển như: Sâm Ngọc Linh, vàng đắng, Pơmu, cây Gió bầu (trầm hương),v.v... Rừng trên địa phận tỉnh Kon Tum bị chiến tranh tàn phá hủy diệt nặng nề nhất so với các tỉnh vùng Tây Nguyên, đặc biệt do các loại chất độc hóa học, nhiều nơi cho đến nay khó có khả năng phục hồi rừng (kể cả trồng lại). Chỉ tiêu khai thác gỗ ở thời kỳ 1976 đến 1988 vượt xa so với mức độ rừng tái sinh và tăng trưởng hàng năm, trong khi đó rừng trồng rất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó tình trạng khai thác lậu cả ở những khu rừng cấm, khu bảo tồn thiên nhiên, cùng với nạn phá rừng làm nương rẫy đã làm suy giảm nhanh về diện tích và chất lượng rừng. Từ sau năm 1992 đến nay, hiện trạng rừng ở Kon Tum diễn biến theo xu thế tích cực do đầu tư khoanh nuôi rừng, phục hồi rừng tự nhiên và trồng lại rừng, thực hiện chủ trương "đóng cửa rừng", hạn chế mạnh chỉ tiêu khai thác gỗ hàng năm (từ trên 70.000 m3 năm 1992, còn khoảng 25.000 - 30.000 m3 và hiện nay đang thực hiện chủ trương đóng cữa rừng). Nhiều lâm trường trở thành trung tâm lâm sinh với chức năng nòng cốt khôi phục rừng.3. Khí hậu:

Tỉnh Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có những đặc điếm nổi bật sau :

- Nhiệt độ trung bình trong năm 22oC – 23oC, cứ lên độ cao 100m nhiệt độ giảm 0.60C biên độ nhiệt dao động trong ngày 8 – 9oC.

- Mối năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

- Lượng mưa: Trung bình hàng năm khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260mm, năm thấp nhất1.234mm, tháng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô hướng

Page 7: Dia ly Kon Tum

gió thịnh hành theo hướng đông bắc đây là mùa rất dễ xảy ra cháy rừng. Mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng tây nam.

- Độ ẩm : Kon Tum có độ ẩm cao tuyệt đối 90%, thấp tuyệt đối 13% bình quân hàng năm 78% - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 khoảng 90%, tháng thấp nhất là tháng 3 khoảng 66%.

4. Sông ngòi:

* Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông suối bắt nguồn từ phía bắc của tỉnh Kon Tum thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết bao gồm các hệ thống:

Hệ thống thông đầu nguồn sông Ba: Bắt nguồn từ vùng núi Konklang (huyện Konplong), qua tỉnh Gia Lai, tỉnh Phú Yên và đổ ra biển Đông. Hệ thống này tạo nên sông Ba có công trình thuỷ lợi Ayunpa hạ, tưới cho 13.500km2 tỉnh Gia Lai.

Hệ thống sông Sê San: Hệ thống này bao gồm các con sông Sông Dak Bla: Được tạo nên bởi các con sông nhỏ: Sông Da Nghe; sông Dak Pôkô…Ngoài ra còn có sông Tranh, sông Cái bắt nguồn từ Ngọc Linh và chảy về phía Quảng Nam và một số sông suối nhỏ khác.

* Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2:100.000m3/ngày, nhất là từ độ sâu 60m - 300m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra ở huyện Đăk Tô,Konplong phát hiện được 9 điểm có nước khoáng nóng có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh tốt.

* Tiềm năng nước mặt: Nhìn chung vùng Kon Tum chủ yếu là nguồn nước mặt, nhưng hiện nay do tình trạng đốt và phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy, phương pháp canh tác không hợp lý, tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi do đó gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, do đó cần phải có giải pháp tích cực để bảo vệ nguồn nước mặt này.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Các dân tộc bản địa là Xê Đăng, Jẻ Triêng, Ja Rai, Ba Na, Brâu, Rơ Mâm và dân tộc Kinh và nhiều dân tộc thiểu số khác cùng chung sống.

Dân số: 430.037 người, trong đó số nam: 218.375 người; số nữ: 211.662 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009).

Page 8: Dia ly Kon Tum

Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Trên địa bàn Kon Tum có 35 dân tộc,trong đó người Kinh chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm 25,1% ; người Ba Na12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Rai 5,1%...

* Tình hình dân số tỉnh Kon Tum

Dân số tỉnh Kon Tum tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2003-2007 là 2,4%. Tuy nhiên nhờ đẩy mạnh công tác Kế Hoạch Hoá Gia Đình nên Tỉnh đã giảm được tỷ lệ sinh, theo đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm: 2,23% (năm 2003) xuống còn 2.0% (năm 2007), cơ cấu dân số trẻ, có sự cân bằng giữa nam và nữ. Tuy nhiên, dân số ở thành thị tăng nhanh hơn các năm nhưng dân số Kon Tum vẫn tập trung phần lớn ở vùng nông thôn.

Đầu thế kỷ XIX dân số tỉnh Kon Tum còn rất thưa thớt. Đồng bào các dân tộc có mặt từ lâu đời sống theo từng vùng cư trú riêng của mỗi dân tộc, mối giao lưu giữa các dân tộc với nhau còn hạn chế. Sự phát triển dân số còn khép kín ở từng dân tộc, gắn với mỗi vùng cư trú khác nhau. Từ khi người Kinh chính thức đến với Kon Tum và định cư sinh sống lâu dài tại đây, làm cho dân số vùng này có sự dịch chuyển tăng lên về số lượng. Từ năm 1954 đến năm 1975 dân số Kon Tum có sự chuyển dịch đáng kể, bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, Kon Tum trở thành nơi quy tụ nhiều bộ phận các tầng lớp dân cư. Chiến tranh có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển dân số nhưng không vì thế làm cho dân số có sự giảm tiến. Theo thống kê của chính quyền Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm, năm 1961 dân số tỉnh Kon Tum ước lượng độ 95.710 người. Nhưng năm 1970 số dân tại đây đã tăng lên 106.154 người. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bộ mặt mỗi cư dân cũng có sự thay đối, theo đó dân số cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2007 dân số tỉnh Kon Tum có đến 389900 người; tăng gấp hơn 4 lần so với lượng dân số của chính quyền Sài Gòn năm 1961 (95.710 người).Những năm gần đây, sau khi tái lập lại tỉnh, dân số tỉnh Kon Tum vẫn luôn giữ nhịp độ gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Biểu hiện cụ thể qua các số liệu sau: (Đơn vị tính: Người)

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

DSTB 306778 316501 327570 338678 347650 357400 366100 374800 383100 389900

Page 9: Dia ly Kon Tum

Trong quá trình phát triển dân số, dân sổ đồng bào các dân tộc chủ yếu là tăng tự nhiên, còn dân số người Kinh chủ yếu làm tăng cơ học.

Sự phân bố dân cư : sự phân bố dân cư của Tây Nguyên nói chung và của Kon Tum nói riêng có sự phân bố dân cư của các thành phần dân tộc dưới hình thức cư trú theo từng vùng có sự đan xen giữa các thành phần dân tộc. Dân cư ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều tăng nhưng về mặt phân bố dân cư lại có sự khác biệt. tỉ lệ dân cư sống ở thành thị có sự tăng đều qua các năm điển hình trong giai đoạn 1995-2007 tỉ lệ dân cư đô thị tăng từ 22.6%-34.9%, đồng thời tỉ lệ dân cư sống ở nông thôn gỉam từ 77.4%-65.1%. Điều này cho thấy việc đầu tư phát triển đang thu hút được nhiều hơn bộ phận dân cư ở nông thôn ra thành thị để tìm kiếm cơ hội và việc làm.Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 64 tỉnh, thành phố. Trên địa bàn Kon Tum có 35 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm 25,1% ; người Ba Na 12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Rai 5,1%...Người Ba Na là một trong những dân tộc bản địa của Kon Tum. Họ không những giỏi săn bắn mà còn là dân tộc đầu tiên của Tây Nguyên biết dùng trâu, bò cày kéo và chữ viết. Người Ba Na can đảm và trọng nghĩa tình, thể hiện trong tập tục cà răng, căng tai làm đẹp của trai gái và những vết sẹo trên ngực đàn ông do tự lấy than lửa hoặc dao rạch ngực mình để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.Đến nay những tập tục này đã và đang bị loại bỏ vì không còn thích hợp với một xã hội văn minh, nhưng ý nghĩa của nó thì còn mãi trong dân gian. Đến với buôn làng người Ba Na cũng như buôn làng của các dân tộc ít người khác ở Kon Tum người ta còn được chứng kiến nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo tiến hành trong nhà rông có mái nhọn cao vút.

Cơ cấu dân số. (đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0-4 15.4 14.8 14.5 14.5 14.3 14.3 14.2 14.0 13.8

5_9 14.0 14.1 13.7 13.3 13.0 12.9 12.8 12.6 12.6

10_14 12.9 12.8 12.8 12.8 12.4 12.3 12.1 12.0 11.9

Page 10: Dia ly Kon Tum

15-19 10.5 10.8 11.0 11.2 11.3 11.3 11.4 11.3 11.2

20-24 8.4 8.5 9.0 9.1 9.4 10.0 10.0 9.9 10.3

25-29 8.0 8.1 7.6 7.5 7.8 7.6 7.6 7.7 7.9

30-34 7.2 7.1 7.4 7.4 7.3 7.0 6.7 6.9 6.9

35-39 6.3 6.3 6.3 6.3 6.2 6.1 6.1 6.0 6.2

40-44 4.8 5.2 5.3 5.5 5.3 5.2 5.4 5.7 5.2

45-49 3.2 3.4 3.5 3.7 3.8 4.0 4.2 4.2 4.3

50-54 2.4 2.4 2.4 2.5 2.6 2.7 2.9 3.0 3.0

55-59 2.0 1.9 1.9 1.9 1.9 1.9 2.0 2.0 2.1

60-64 1.6 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.6

65-69 1.4 1.4 1.3 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2

70+ 2.0 1.9 1.8 1.8 1.9 1.8 1.9 1.9 1.9

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy. Kon Tum là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ. Tỷ lệ cao nhất nằm ở độ tuổi 0-14. Điều này chứng tỏ Kon Tum có tiềm năng lao động rất lớn đồng thời đòi hỏi Kon Tum phải có hệ thống những chính sách, giải pháp đào tạo có hiệu quả thế hệ trẻ nhằm hướng đến nguồn lao động chất lượng sau này.

IV. KINH TẾ

1.Khát quát chung

Kể từ khi tách tỉnh ( tháng 10 năm 1991), Kon Tum cùng với nền kinh tế cả nước đã đi dần vào thế ổn định và có sự tăng trưởng kinh tế khá (bình quân thời kỳ 2003- 2007 là 11,96%) từng bước hoà nhịp và phát triển theo cơ chế thị trường, đời sống nhân dân được cải thiện một bước cơ bản. Nhưng đánh giá tổng quát chung, Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, kinh tế kém phát triển, thu nhập dân cư thấp (GDP/người là 434USD người/ năm). Trình độ dân trí thấp kém, số hộ đói nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu từ năm 2003-2007 cho thấy, cơ cấu GDP theo khu vực lớn của nền kinh tế có sự thay đổi theo xu hướng chung của quá trình CNH là tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 51,57% năm 2003

Page 11: Dia ly Kon Tum

xuống còn 43,44% năm 2007. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,06% năm 2003 đến 23,02% năm 2007, còn dịch vụ từ 30,07% năm 2001 tới 33,54% năm 2007.

Trong giai đoạn 2003-2007, tỉnh Kon Tum, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP (trên 50%), công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn. Kon Tum là một tỉnh có nền kinh tế phụ thuộc vào nông – lâm nghiệp là chủ yếu. Năm 2007: tăng trưởng nông-lâm-thuỷ sản là : 7,92%, tăng trưởng công nghiệp – xây dựng là : 35,56%, tăng trưởng dịch vụ : 13,10%.

2. Phát triển kinh tế nông ngiệp.Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên 967.655 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 13% với 128.404 ha, đất lâm nghiệp chiếm 77% với 747.168ha. Tiềm năng đất, rừng cùng với đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên tạo nên những thế mạnh cho tỉnh Kon Tum để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp toàn diện và đa năng:* Phát triển vùng nguyên liệu các loại cây công nghiệp: Tiềm năng đất đai, khí hậu tạo nên điều kiện thuận lợi cho tỉnh Kon Tum để phát triển và hình thành vùng chuyên canh một số cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, gió bầu, Jatropha kết hợp với nguồn nguyên liệu nông lâm sản đa dạng, dồi dào đáp ứng để phát triển công nghiệp chế biến.* Phát triển chăn nuôi đại gia súc; nuôi trồng, khai thác thuỷ sản: Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khả năng quy hoạch vùng đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc tập trung; Có tiềm năng để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản trên các lòng hồ thủy điện đã và đang được hình thành như thủy điện Ya Ly, PleiKrông, Thượng Kon Tum …* Phát triển các loại rau – hoa – quả xứ lạnh: Với đặc điểm khí hậu quanh năm mát mẽ, nhiệt độ trung bình 20Co và ở độ cao 1200m so với mặt nước biển, Khu vực cao nguyên Măng Đen, huyện Kon Plông ở phía Đông dãy Trường Sơn là điệu kiện thuận lợi thích hợp để phát triển các loại cây chè, cà phê và các loại rau - hoa - quả xứ lạnh ôn đới và Á nhiệt.* Phát triển các loại cây dược liệu quý hiếm: Khu vực huyện Tu Mơ Rông nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum có núi Ngọc Linh cao 2598m so với mặt nước biển, khu vực phía bắc tỉnh Kon Tum (huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei) là nơi thích hợp để phát triển các loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, Hồng Đẳng sâm, ngũ vị tử.

Page 12: Dia ly Kon Tum

3. Phát triển kinh tế du lịch.Điều kiện tự nhiên của Kon Tum, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Kon Tum một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, sông, hồ, thác, núi hùng vĩ còn đậm vẻ hoang sơ, các khu bảo tồn thiên nhiên đầy giá trị như Vườn quốc gia Chưmomray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk Uy, rừng thông Măng Đen, các hồ sinh thái YaLy, PleiKroong. Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú tạo cho Kon Tum có điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.Kon Tum còn có các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia như ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei; những địa danh nỗi tiếng như đồi Charlie, Đăk Tô – Tân Cảnh, đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại…; các di tích kiến trúc văn hoá, nghệ thuật như Nhà thờ gỗ, Chùa Bác Ái, Toà giám mục Kon Tum tạo nên những nét đặc trưng riêng ít nơi nào có đượcSự hòa quyện giữa phong cảnh hữu tình của thiên nhiên cùng những nét đặc trưng của con người đã tạo cho Kon Tum sắc thái riêng ít nơi nào có được. Đó là tài sản vô giá để du lịch Kon Tum vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.V. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI KHÁC CỦA TỈNH.1. Vấn đề đói nghèo.Tình trạng đói nghèo là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tình hình phát triển của một quốc gia, một địa phương.Là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên với số dân trên 385.000 người, trong đó tới 53,11% là dân tộc thiểu số, Kon Tum luôn nằm trong danh sách những địa phương nghèo nhất cả nước. Điều đáng nói là Kon Tum nghèo trong tình trạng tỷ lệ thất nghiệp thành thị thấp, thời gian sử dụng lao động nông thôn cao hơn so với tỷ lệ chung cả nước. Nguyên nhân là bởi thiếu việc làm và chưa có việc làm của lao động đang có xu hướng gia tăng và năng suất cũng như thu nhập ngày công lao động là rất thấp. Năm 2001, cả tỉnh có tới 21.140 hộ nghèo, tức 31,85% trong đó có 17.150 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 81,1% hộ nghèo toàn tỉnh.Khi mới tái lập tỉnh, tỷ lệ hộ đói, nghèo của Kon Tum là trên 65%, đến nay trên địa bàn tỉnh không còn hộ đói kinh niên, hộ nghèo giảm xuống còn 26,5% (theo chuẩn nghèo năm 2005), bình quân mỗi năm giảm 4 - 5% số hộ nghèo. Thời gian qua, với những nỗ lực xoá đói giảm nghèo, số hộ nghèo (chuẩn quốc

Page 13: Dia ly Kon Tum

gia ) của tỉnh đã giảm, từ 21140 hộ (2001) xuống còn 9 463 hộ (2004), đưa tỷ lệ hộ nghèo(chuẩn quốc gia) từ 31,85%( 2001) xuống 12,6%(2004) .Với nguồn lực được hỗ trợ từ Nhà nước (90% trong tổng số vốn 317.632 triệu đồng huy động được trong giai đoạn 2001-2006), hàng năm Kon Tum đã triển khai thực hiện các chính sách, dự án đạt hiệu quả. Nhìn chung, các xã nghèo,vùng nghèo được hưởng lợi từ các chính sách, dự án đã từng bước ổn định đời sống, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đảm bảo các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường…Về tín dụng ưu đãi, theo báo cáo, tổng số vốn vay thực hiện trong 6 năm của Ngân hàng Chính sách Xã hội khoảng 203 tỷ đồng với 60.247 hộ được vay, mức vay từ 3-5 triệu đồng/hộ, trong đó 98,6% số vốn được đầu tư vào sản xuất NNVề chính sách hỗ trợ đất sản xuất và đất ở, chương trình 132 đã giải quyết 5.793 ha đất sản xuất cho 12.836 hộ và 135 ha đất ở cho 3.354 hộ. Năm 2006, thực hiện Chương trình 134, toàn tỉnh đã khai hoang được 294,11 ha đất, giải quyết đất sản xuất cho 967 hộ và đất ở cho 660 hộ, qua đó dự án ổn định di dân tự do được thực hiện có hiệu quả hơn. Theo số liệu của Chi cục Phát triển Nông thôn, số hộ di cư cần sắp xếp và ổn định toàn tỉnh là 4.852 hộ với 27.112 khẩu, tập trung nhiều ở huyện Đăk Hà và thị xã Kon Tum. Cùng với đó là việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông liên thôn, trường học, làm cầu, cống, giếng nước sinh hoạt… để bà con ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với cuộc sống định canh định cư.Cùng với chính sách đất ở là chính sách hỗ trợ nhà ở. Tính đến hết tháng 12/2006, Chương trình 134 của tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 6.617 hộ. Ngoài ra, tỉnh cũng đã làm được 2.391 căn nhà theo Quyết định 154 với tổng kinh phí trên 26 tỷ đồng bằng vốn vay của ngân hàng chính sách cho các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ có công với cách mạng.Về khuyến nông, khuyến lâm, hàng năm tỉnh đã hỗ trợ từ 260-300 triệu đồng cho công tác này thông qua các hoạt động xây dựng các mô hình trình diễn lúa cao sản, bắp lai, mô hình nuôi cá nước ngọt, bò sinh sản, đậu tương… và tổ chức tập huấn cho đội ngũ khuyến nông viên và người nghèo về quy trình trồng trọt, chăn nuôi với số lượng 1.800 lượt người mỗi năm.Về chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, trong giai đoạn 1, chương trình 135, cả tỉnh có 60/69 xã, phường được thụ hưởng để đầu tư 1.018 công trình với tổng kinh phí 145 tỷ 878 triệu đồng, bao gồm 168 công trình giao thông, 148 công trình thuỷ lợi, 269 trường học, 357 công trình nước sinh hoạt, 62 công trình điện sinh hoạt, 4 chợ, 5 công trình khai hoang, 3 công trình giải

Page 14: Dia ly Kon Tum

phóng mặt bằng, 1 nhà bao che trạm truyền hình và 1 trạm xá. Các công trình trên đã tạo ra diện mạo mới cho nông thôn miền núi của Kon Tum, góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt, giao lưu hàng hoá của nhân dân nói chungNgoài ra, các hoạt động an sinh xã hội và hỗ trợ khác cho người nghèo cũng được triển khai như: hàng năm ngành y tế đã khám chữa bệnh cho 35.000 lượt người, tính chung giai đoạn 2003-2006, có hơn 1,2 triệu lượt người nghèo được chăm sóc sức khoẻ miễn phí với tổng kinh phí thực hiện 44.732 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã xuất nguồn kinh phí đảm bảo xã hội để chi cứu trợ thường xuyên cho 1.500-3.000 đối tượng là trẻ mồ côi, người già cô đơn ở cộng đồng; cứu trợ đột xuất do thiên tai cho 35.000 lượt người với tổng kinh phí từ 2,2-3 tỷ đồng.Cùng với việc triển khai các hoạt động xoá đói giảm nghèo thông qua các chính sách, dự án của Nhà nước, tỉnh đã tập trung vào việc tạo việc làm và tăng cơ hội có việc làm từ các hoạt động cho vay vốn sản xuất kinh doanh, dạy nghề nâng cao trình độ, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.Về tổ chức chỉ đạo, UBND tỉnh đã có quyết định về việc cho vay các dự án giải quyết việc làm trên địa bàn từng huyện, thị xã và giao cho chủ tịch UBND huyện, thị quyền thẩm định. Kết quả, các địa bàn và đoàn thể đã thẩm định 1.506 dự án của 7.516 hộ và cho vay với số tiền 38 tỷ 900 triệu đồng, tạo việc làm cho 13.598 lao động. Mức vay bình quân đã tăng từ 3,9 triệu đồng/hộ năm 2001 lên 11,583 triệu đồng/hộ năm 2006.Về công tác đào tạo nghề, với nguồn kinh phí Nhà nước cấp, đã tổ chức dạy nghề dài hạn cho 384 thanh niên dân tộc thiểu số, dạy nghề ngắn hạn cho 4.324 lao động và dạy nghề cho gần 11.360 lượt lao động nông thôn (trong đó 90% là người dân tộc thiểu số). Song song với đó, đã có trên 2.500 lượt lao động được tư vấn và 1.657 lao động được giới thiệu đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó trên 3.200 người do các doanh nghiệp của địa phương tuyển dụng.Bên cạnh đó, tỉnh đã xuất nguồn kinh phí đảm bảo xã hội để chi cứu trợ thường xuyên cho 1.500-3.000 đối tượng là trẻ mồ côi, người già cô đơn ở cộng đồng; cứu trợ đột xuất do thiên tai cho 35.000 lượt người với tổng kinh phí từ 2,2-3 tỷ đồng; tư vấn pháp lý cho gần 5.000 lượt người nghèo do Trung tâm trợ giúp pháp luật nhà nước tỉnh thực hiện…Về xuất khẩu lao động, với đề án Định hướng xuất khẩu lao động giai đoạn 2003-2010, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan và các huyện, thị tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước và triển khai đưa được 67 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đặc biệt, với

Page 15: Dia ly Kon Tum

đặc thù vị trí địa lý của Kon Tum và với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam liên doanh liên kết đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, tỉnh đã xét duyệt cho các doanh nghiệp đưa lao động làm việc ở nước Lào là 2.768 lượt người. Công tác xuất khẩu lao động tuy thực chất mới chỉ được triển khai 2 năm lại đây song đã tỏ ra có triển vọng. Trong năm 2006, có trên 200 người đăng ký tham gia xuất khẩu lao động, tỉnh đã làm thủ tục cho 70 lao động kiểm tra tiếng Hàn tại TP Hồ Chí Minh và lần lượt đang xuất cảnh trong năm 2007.Bằng những việc làm trên, chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã hoàn thành sớm hơn 1 năm so với quy định của Chính phủ đối với các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra, bình quân mỗi năm đã giảm được 4,5% số hộ nghèo, tương ứng gần 3.000 hộ/năm. Đến cuối năm 2006, toàn tỉnh đã giảm được 4.589 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 38,63% (tức 29.760 hộ) theo điều tra đầu năm hạ xuống còn 31,38% theo tiêu chí mới.2. Vấn đề GD-ĐT của tỉnh.Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực, thời gian qua, Kon Tum đã tập trung đẩy mạnh công tác GD-ĐT. Biểu hiện rõ cho điều này là việc tỉnh đã liên tục tăng ngân sách giáo dục bình quân đầu người, từ 224ngàn/tháng (1995) lên 626ngàn/tháng (1999),đến 1158ngàn/tháng (2001),và hiện nay là hơn 2triệu/tháng/người.Mặc dù là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống , công tác xoá mù chữ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số, tuy nhiên qua các năm tỷ lệ mù chữ đã giảm dần, tỷ lệ biết chữ chung (từ 10 tuổi trở lên) cũng tăng. Nhờ vậy mà trình độ học vấn nguời dân đã đuợc nâng lên rõ rệt.Dù vậy, công tác GD-ĐT của tỉnh vẫn còn rất nhiều việc phải làm.Phân tích dưới đây sẽ làm rõ phần nào điều này:

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

DSTB (người) 338678 347650 357400 366100 374800 383100 389900

Số HS PTTH đầu năm học (người) 7438 8741 9933 11420 12628 13039 12632

Số GV PTTH (người) 387 395 412 567 726 725 838

Số trường học PT (người) 163 170 184 192 205 219 220

Page 16: Dia ly Kon Tum

Sô phòng PT (phòng) 2263 2443 2544 2659 2674 2950 3026

số GV PTTH/ 1000 dân (‰) 1.14 1.14 1.15 1.55 1.94 1.89 2.15

Số HS PTTH/ DS (%) 2.20 2.51 2.78 3.12 3.37 3.40 3.24

3. Vấn đề về y tế.Công tác xã hội hóa chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe; vệ sinh phòng bệnh; khám chữa bệnh và phục hồi chức năng; y học cổ truyền; chăm sóc sức khỏe trẻ em; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; nhân lực và chế độ chính sách; kế hoạch và tài chính cho trạm y tế; thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý luôn được nhà nước nói chung và tỉnh nói riêng quan tâm và hỗ trợ. Là một tỉnh nghèo, lại nằm ở vùng cao, người dân ở đây có nguy cơ mắc nhiều bệnh đặc biệt là bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…trong khi điều kiện khám chữa bệnh còn thấp. Bởi vậy, mặc dù ngân sách còn hạn hẹp nhưng mức chi của tỉnh cho Y tế luôn tăng qua các năm : (đơn vị tính: triệu đồng)

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Ngân sách chi cho y tế 13905 15417 16223 25048 30519 44071 50333 53665 68322 85304 91585 117630

Tuy nhiên, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận hệ thống y tế. Ví dụ như về công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi thủ tục còn phiền hà, gây khó khăn cho người bệnh. Theo Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND (ngày 6-7-2007), nơi đăng ký khám chữa bệnh, ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi là các trạm y tế xã, phường. Tại đây, trẻ em dưới 6 tuổi được giới thiệu chuyển lên thẳng các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh. Nghĩa là các trẻ em không được đăng ký trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh. Đặc biệt, công tác giám định chi phí khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế chưa thống nhất, chưa có sự phối hợp tốt giữa thường trực BHYT với Bệnh viện.Hàng năm ngành y tế đã khám chữa bệnh cho 35.000 lượt người, tính chung giai đoạn 2003-2006, có hơn 1,2 triệu lượt người nghèo được chăm sóc sức khoẻ miễn phí với tổng kinh phí thực hiện 44.732 triệu đồng.