Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG...

24

Click here to load reader

Transcript of Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG...

Page 1: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:

Giáo cụ trực quan đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong việc giảng dạy nói chung và trong việc dạy học ngoại ngữ nói riêng. Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ trực quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học: Từ khâu giới thiệu tình huống, ngữ liệu đến thực hành. Từ xưa cha ông ta đã nói “Trăm nghe không bằng một thấy”, đó là kết luận rút ra từ thực tế nhận thức sự vật. Nhận thức luận Mac-xít cũng nêu rõ tầm quan trọng của việc dạy học có dùng trực quan. Nhận thức của con người diễn ra theo con đường biện chứng. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Một số nhà giáo dục nỗi tiếng như Cô-men-sky (Tiệp Khắc) cuối thế kỷ 16-đầu thế kỷ 17 đã đề cao việc dạy học có dùng trực quan, ông cho đó là một “nguyên tắc vàng ngọc”. Hay Pê-xta-lô-zi nhà giáo dục Thụy Sĩ (TK 18) đã khẳng định rằng “nhận thức sự vật bằng nhiều giác quan bao nhiêu thì những phán đoán của chúng ta càng đúng bấy nhiêu”. Bác Hồ đã từng dạy: “Các thầy cô phải tìm cách dạy … dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học …”.

Đảm tính trực quan trong giảng dạy là một yêu cầu có tính nguyên tắc, nó giúp học sinh hình thành một cách nhanh chóng và vững chắc những kỹ năng, hiểu và ghi nhớ ngữ liệu, hiểu được những khái niệm và hiện tượng xa lạ trong cuộc sống. Tất cả các loại trực quan đều có nhiệm vụ chính giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ” làm vấn đề nghiên cứu trong sang kiến kinh nghiệm của mình.2. Mục đích nghiên cứu:

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nên trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã có ý thức tìm tòi, sưu tập và tự làm những đồ dùng dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng các giờ lên lớp.

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ mong được đóng góp một vài ý kiến của mình giúp giáo viên có thể tham khảo thêm về việc sử dụng đồ dung trực quan trong các giờ dạy nhằm giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong giờ học ngoại

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------1

Page 2: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

ngữ, từ đó giúp các em yêu thích hơn môn tiếng Anh và đạt kết quả cao hơn trong học tập.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Học sinh các lớp 10, 11 và 12 trong các năm học 2008- 2009, 2009-2010, 2010-2011 tại trường THPT Đào Duy Từ.4. Cơ sở nghiên cứu:Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những cơ sở sau:

- Dựa vào thực tế giảng dạy trong cả 3 năm học với chương trình SGK mới.- Dựa vào một số tài liệu tham khảo bồi dưỡng phương pháp dạy tiêng Anh.- Dựa vào ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.- Dựa vào các thông tin và tài liệu qua Internet.

PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận của đề tài: Trong xu thế hội nhập, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỷ thuật tiên tiến và tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng, phong phú trên thế giới, từ dó dễ dàng hội nhập với công đồng quốc tế.

Do nhu cầu cấp thiết của Tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế cũng như đòi hỏi cao của xã hội xem tiếng Anh như một phương tiện để tiếp thu tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Đảng, Chính phủ và ngành giáo giục đã đưa ra những sách lược nhằm thay đổi phương pháp dạy- học tiếng Anh ở trường phổ thông với mục đích đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nâng cao chất lượng học tiếng Anh ở trường phổ thông. Trong việc đổi mới phương pháp dạy-học ngoại ngữ, lấy người học làm trung tâm, coi học sinh là chủ thể của quá trình học tập, học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình hình thành và phát triển các kỷ năng giao tiếp. Để đáp ứng được những yêu cầu đó, giáo viên phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Một trong những yếu tố góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng các đồ dùng trực quan và các phương tiện kỷ thuật nhằm làm cho giờ học tiếng Anh thêm sinh động, học sinh hứng thú hơn trong học tập, từ đó học sinh dễ tiếp thu bài và dễ ghi nhớ hơn các ngữ liệu mà giáo viên truyền đạt.

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------2

Page 3: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

Việc lựa chọn đề tài này dựa trên cơ sở khoa học của việc dạy-học ngoại ngữ ở trường phổ thông. Các bước thực hiện theo tuần tự như sau:

- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo.- Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy.- Các tiết dạy thực tập và rút kinh nghiệm qua nhận xét của đồng nghiệp, phản

ứng của học sinh thể hiện bằng sự hứng thú khi sử dụng những đồ dùng trực quan. - Lấy ý kiến của học sinh về việc sử dụng trực quan hoặc ứng dụng công nghệ

thông tin trong giờ học tiếng Anh so với những giờ học mang tính truyền thống.II. Giải quyết vấn đề:1. Vai trò của dụng cụ trực quan: Như đã được đề cập ở trên, dụng cụ trực quan đóng một vai trò hỗ trợ tích cực trong việc dạy ngoại ngữ, cụ thể tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học với những vai trò sau đây:- Hỗ trợ làm rõ nghĩa của từ hoặc các khái niệm mới. VD: Tranh ảnh giới thiệu các môn thể thao, dụng cụ của môn thể thao đó hay các nhạc cụ, v.v…- Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu mới, chủ đề, nội dung bài học hoặc ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có nghĩa.- Là phương tiện giới hạn và khống chế phạm vi sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các bài tập máy móc. VD: Trong kỹ năng nói và viết học sinh chỉ luyện tập theo gợi ý của tranh (Unit 1-Tiếng Anh chuẩn).- Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành. VD: Thảo luận qua tranh của các hoạt động trước khi nghe, nói ( Unit 1, 2: Tiếng Anh 10 CT Chuẩn).- Phản ánh, cung cấp các thông tin nội dung văn hóa giúp học sinh mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới quanh mình.- Gây hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật hơn. 2. Những nguyên tắc về đồ dùng trực quan: Quá trình làm đồ dùng trực quan và việc sử dụng chúng trong giảng dạy, theo tôi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đồ dùng trực quan phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh: Đồ dùng phải đơn giản, hấp dẫn và giúp học sinh lớp dưới hiểu ra ngay vấn đề, đối với học sinh lớp trên đồ dùng trực quan mang tính chất tổng hợp, gợi mở, tạo tình huống và giúp học sinh suy nghĩ sáng tạo.

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------3

Page 4: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

- Đồ dùng trực quan phải mang tính khoa học, sư phạm. Chúng ta biết rằng đồ dùng dạy học có nhiều loại từ những loại đơn giản, thô sơ đến những cái phức tạp, hiện đại. Tất cả đồ dùng dạy học ấy, khi làm cũng như khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm và thích hợp với từng kỷ năng và giai đoạn học tiếng. Các đồ dùng trực quan tránh làm một cách hình thức mà phải cẩn thận, chu đáo có sự suy nghĩ kỹ cả về hình thức và nội dung. Cách bố trí, tạo hình dáng của đồ dùng trực quan phải đẹp, rõ ràng và nêu được vấn đề cụ thể, chữ viết trên các biểu đồ, sơ đồ phải to, rõ ràng. Tránh hết sức dùng nhiều màu sắc lòe loẹt, khó nhìn, các “poster” này phải được treo một cách ngay ngắn và bố trí khoa học ở trên bảng.

- Không nên dùng những đồ dùng dạy học thay thế cho sự suy nghĩ sáng tạo của học sinh, chỉ dùng những dụng cụ trực quan cho những vấn đề “chịu trực quan” thôi.

- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực quan ở một giờ tiếng Anh trên lớp, học sinh sẽ nắm bắt ngữ liệu, cấu trúc nhanh hơn dễ hiểu bài hơn, yêu thích môn học hơn và đặc biệt những tranh ảnh đẹp, các bảng sơ đồ, tổng kết, kẻ viết rõ và đẹp, các đồ dùng trực quan được chọn lọc hấp dẫn sẽ nâng cao trình độ thẩm mỹ cho học sinh.

- Một nguyên tắc nữa là đồ dùng trực quan phải mang tính chất thông dụng có nghĩa là phải dễ làm, dễ sử dụng, rẻ tiền, dễ kiếm, và sử dụng được lâu. Trên cơ sở đó chúng ta tránh được tư tưởng ngại khó, ỷ lại, sợ tốn kém, thiếu sáng tạo khi áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong giảng dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông.3. Các loại giáo cụ trực quan:

Căn cứ vào tác động của trực quan đến các giác quan của người học và tính năng của trực quan trong giảng dạy ngoại ngữ, giáo học pháp ngoại ngữ chia trực quan ra ba loại chính:* Trực quan nghe:

Tác dụng của loại trực quan này giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng và luyện tập nghe. Giáo viên luyện cho học sinh tập nghe ngay từ lúc đầu học tiếng Anh. Giáo viên cần tạo điều kiện cho tập nghe luôn tiếng Anh, nghe những hiệu lệnh, chỉ dẫn bằng những từ, cụm từ hoặc câu tiếng Anh đơn giản. Ngoài việc nghe giáo viên nói, học sinh còn được nghe bạn bè nói và nghe qua các phương tiện luyện nghe khác. Và phải đảm bảo:

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------4

Page 5: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

- Lời nói trực tiếp của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm và dứt khoát. Giáo viên phải đứng ở vị trí nhất định để cho học sinh cả lớp có thể nghe rõ lời nói của giáo viên qua dạy phát âm, dạy từ vựng, đọc bài khóa, tránh vừa đi vừa nói. Tốc độ lời nói của giáo viên diễn đạt bằng tiếng Anh phải phù hợp với năng lực của học sinh mỗi lớp.

- Băng, đĩa phải nên là phần ghi âm của người bản ngữ, đối với học sinh phổ thông nên cho nghe những băng, đĩa có tốc độ vừa phải, phát âm và ngữ điệu rõ ràng.* Trực quan nhìn:

Số lượng, loại hình của trực quan này rất phong phú. Thông qua nhìn học sinh dễ nhận biết được các vấn đề về ngôn ngữ, nâng cao tầm hiểu biết về đất nước và con người của các nước nói tiếng Anh. Bằng loại trực quan nhìn, học sinh có thể nhận biết được ngay những sự vật hiện tượng còn xa lạ với các em, ví dụ từ “aquarium” khi giới thiệu Tri Nguyên aquarium. Khi sử dụng loại trực quan giáo viên cần chú ý tạo một thời gian thích đáng để học sinh quan sát sự vật từ đó có một khái niệm hoàn chỉnh. Các đồ dùng trực quan nhìn là chổ dựa để học sinh nói, viết, nghe tiếng Anh được tốt hơn. Trực quan nhìn hỗ trợ cho trực quan nghe. Trực quan nhìn bao gồm:+ Cử chỉ ,điệu bộ, nét mặt của giáo viên: khi sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cần diễn đạt đúng nội dung ngữ liệu cần diễn đạt, tránh gây cười hoặc dẫn đến chỗ hiểu sai vấn đề cần dẫn giải.+ Các vật thật có sẵn trong tự nhiên, môi trường xung quanh hoặc có sẵn trong lớp học. Tuy có sẵn nhưng khi biến chúng thành trực quan nhìn thì phải có sự chuẩn bị trước để tránh sự lúng túng hay sử dụng trực quan không được tự nhiên hoặc không đúng chỗ.+ Biểu đồ, sơ đồ, bảng tổng kết, ô chữ, giải ô chữ… Giúp học sinh hệ thống hóa các phần ngữ liệu đã học (về ngữ pháp). Tóm tắt nội dung bài đọc, nghe ở phần dạy kĩ năng đọc và nghe. Ô chữ (word square) tìm những từ trong ô chữ liên quan đến ngữ liệu cần giới thiệu. Ví dụ phần ngữ âm: Tìm những từ trong ô chữ có cách phát âm /ð/ hoặc /ө/, hãy giải các ô chữ hang ngang để tìm ô chữ hàng dọc đề cập đến chủ đề bài học… Các sơ đồ, biểu đồ, ô chữ trình bày đẹp, viết rõ ràng, nhấn mạnh các điểm cần chú ý bằng màu sắc hoặc kiểu chữ nhưng không nên dùng nhiều màu sắc lòe loẹt.+ Tranh ảnh, hình vẽ minh họa dùng để dạy từ mới, luyện tập, cũng cố và rèn luyện các kĩ năng. Tác dụng của các loại tranh vẽ, hình vẽ minh họa dùng để tạo tình

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------5

Page 6: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

huống, miêu tả các vật và các hiện tượng xa lạ với các em như: tàu điện ngầm, tuyết bao phủ cây cối vào mùa đông,…. Ngoài ra các dụng cụ trực quan tranh ảnh, hình vẻ còn có tác dụng gây hứng thú và giúp các em làm quen với đất nước và con người mà mình học tiếng. Tranh ảnh có nhiều loại, giáo viên luôn phải có ý thức tìm tòi, sưu tầm, rồi phân loại chúng để khi dạy sẽ có các loại trực quan nhìn thích hợp, tranh ảnh gồm:

- Tranh ảnh minh họa cho từng từ.- Tranh tình huống.- Tranh minh họa cho bài học ở các kĩ năng.- Tranh minh họa theo truyện kể.- Tranh vẽ các vật xếp theo chủ đề: ví dụ, quần áo, vật dụng gia đình...- Tranh thay thế các từ bị mất trong một câu.- Tranh để dạy ngữ pháp (thì của động từ).

+ Bảng đen/ xanh là loại trực quan sẵn có hằng ngày ở lớp học, là nơi giáo viên thể hiện những điểm trọng tâm kiến thức nên chữ viết trên bảng phải rõ ràng, thẳng hàng, phần nào là nháp thì có thể xóa khi không cần thiết. Các biểu bảng, sơ đồ muốn đưa vào phải đặt ở vị trí hợp lí, khoa học, không che mất phần chữ viết trên bảng.+ Tài liệu giáo khoa, sách bài tập cũng là một loại trực quan nhìn. Trong quá trình giảng dạy một năm học với SGK mới so với SGK trước đây đã có những tiến bộ vượt bậc, kênh hình trong SGK với màu sắc đẹp, đã gây hứng thú cho học sinh và giúp giáo viên một phần nào trong quá trình chuẩn bị bài dạy. Tuy nhiên giáo viên cũng phải chuẩn bị bài chu đáo và khai thác hết nội dung của tranh và các bảng, biểu trong sách giáo khoa.+ Các bài tập phát tay “hand outs”: là một loại hình trực quan không thể thiếu trong việc dạy , luyện tập và cũng cố kiến thức. Nhờ những bài tập như thế này, học sinh hiểu sâu hơn bài học và là những bài tập cụ thể để các em chuẩn bị ở nhà, tránh những bài tập ở SGK các em thường sử dụng sách học tốt để chép lại, không chịu suy nghĩ, tư duy và sáng tạo. Loại hình trực quan này cũng đòi hỏi ý thức chuẩn bị bài giảng ở mỗi giáo viên, nên chọn ngữ liệu nào cho phù hợp với trọng tâm của bài và nên có những phần nâng cao cho học sinh khá-giỏi.* trực quan nghe-nhìn:

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------6

Page 7: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

Điển hình là máy đèn chiếu, hình ảnh có lồng tiếng trực tiếp. Đây loại trực quan tổng hợp đòi hỏi phải có thiết bị dạy học và phòng học tiếng riêng. Tuy nhiên loại hình trực quan này chưa được sử dụng rộng rãi trong tỉnh ta do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nhờ sự tài trợ của quĩ Valet Trường THPT Đào Duy Từ dã có được môt phòng học đáp úng được nhu cầu này của việc học ngoại ngữ.4. Cách khai thác và sử dụng giáo cụ trực quana. Giáo cụ trực quan nên sử dụng trong những giai đoạn nào của quá trình dạy học?- Giới thiệu từ mới: ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, một trong những cách sử dụng giáo cụ trực quan phổ biến nhất là để giới thiệu từ mới. Có những từ chỉ cần thông qua tranh hoặc ảnh là nghĩa của chúng được thể hiện một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất- Qua quá trình giảng dạy tôi thấy tranh ảnh có hiệu quả nhất trong những trường hợp sau:

* Giới thiệu những từ chỉ đồ vật, đồ dùng, đồ ăn, thực phẩm, rau quả, đồ uống xa lạ và không quen thuộc với học sinh.

* Các bảng biểu có thể dùng để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp. VD: Thì của động từ hoặc câu điều kiện.- Dùng trực quan trong việc dạy đọc: Bài đọc luôn luôn gắn liền với một chủ đề, một tình huống, dùng tranh ảnh để giới thiệu chủ điểm, nội dung hoặc tình huống sẽ làm cho học sinh hứng thú và nhanh chóng nắm bắt điều chúng sẽ được học.

* Giới thiệu từ mới, cấu trúc qua tranh ảnh.* Tóm tắt nội dung chính của bài đọc qua sơ đồ hoặc tranh ảnh gợi ý.* Tạo ra một tình huống, ngữ cảnh mới làm gợi ý cho bài luận nói hoặc viết

dựa vào bài khóa mới học.- Dùng trực quan cho việc dạy nghe.

Trong việc dạy kỹ năng nghe, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ được dùng để giới thiệu chủ đề, tình huống, nội dung trước khi nghe hoặc dùng tranh trong các bài tập nghe hiểu. VD: chọn tranh đúng, khớp với nội dung nghe (Unit 6: Tiếng Anh 10 Chuẩn)/(Unit 6: Tiếng Anh 10 nâng cao). Nghe và điền tên, câu chú thích phù hợp v.v..- Dùng trực quancho thực hành nói và viết:

* Sử dụng vật thật để thực hành luyện tập các cấu trúc ngữ pháp. Giới từ, cấu trúc so sánh, diễn đạt màu sắc, hình dáng, kích cỡ ……

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------7

Page 8: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

* Các bìa hình (flash cards) rất phù hợp với các loại bài luyện cấu trúc máy móc như: substitution, completion v.v…

* Tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ có thể làm gợi ý cho các bài tập luyện nói và viết có ý nghĩa như: situational practice, information gap, personalized and communicative activities.

* Tranh, ảnh gây tình huống, gợi ý chủ đề cho các hoạt động thảo luận (discussion) trong các giờ luyện tập kỷ năng nói hoặc viết.b. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các đồ dùng trực quan:

Giáo cụ trực quan có nhiều tác dụng trong dạy học ngoại ngữ. Tuy nhiên việc sử dụng trực quan vẫn rất có thể trở nên mất tác dụng, mất thời gian hay không đạt được hiệu quả như mong muốn nếu người dạy không chuẩn bị chu đáo, ý đồ chưa cụ thể, rõ ràng. Vì vậy khi chuẩn bị, lựa chọn, soạn ra các hoạt động và bài tập với giáo cụ trực quan, chúng ta phải chú ý các việc sau:- Khi sử dụng đồ dùng trực quan nên bố trí đúng lúc và đúng chỗ. Khi thấy không cần thiết thì cất ngay để không làm học sinh mất tập trung. - Phải chuẩn bị đồ dùng trực quan ngay từ khi soạn xong giáo án và luyện tập thành thạo cách sử dụng chúng.- Khi trình bày cho học sinh xem các đồ dùng trực quan, cần tạo điều kiện cho học sinh có thời gian quan sát, đối chiếu để tránh có sự hiểu lầm.- Cần chú ý điều kiện tình huống dạy học cụ thể, lứa tuổi và trình độ học sinh cũng như loại bài học hoặc bản chất của bài luyện tập, những hình thức bài tập và yêu cầu của giáo viên được thực hiện với giáo cụ trực quan.

Một điều cơ bản nữa là các giáo cụ trực quan sử dụng phải đảm bảo đủ to, rõ ràng, chính xác, nêu bật được ý nghĩa cần khai thác và truyền tải được nội dung và ý đồ của giáo viên.

Cuối cùng, khi sử dụng giáo cụ trực quan, giáo viên phải luôn nhận thức được rằng giáo cụ trực quan bản thân chúng chưa phải là thủ thuật dạy học. Chúng chỉ có thể trở thành thủ thuật dạy học, phục vụ cho mục đích giao tiếp khi giáo viên đưa chúng vào hoạt động mang tính giao tiếp. Vì vậy chính giáo viên sẽ quyết định giá trị của dụng cụ trực quan và phát huy được hết tiềm năng của chúng trong dạy học bằng các thủ thuật khác nhau của mình.

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------8

Page 9: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

5. Những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy- học ngoại ngữ:Một môi trường lý tưởng cho một lớp học hay tiết học ngoại ngữ là một phòng

máy đầy đủ thiết bị phương tiện dạy học. Sử dụng những phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy sẽ phát huy cao độ hoạt động tích cực của thầy và trò làm cho giờ học sinh động hơn, hiệu quả hơn và từ đó sẽ tạo ra môi trường ngoại ngữ chuẩn mực, tình huống kích thích tự nhiên rất cần thiết cho việc thực hành và phát triển lời nói. Các phương tiện dùng trong dạy học ngoại ngữ có thể chia làm 3 loại:

- Phương tiện nhìn gồm: tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, phim không cử động.- Phương tiện nghe: đĩa, băng ghi âm…- Phương tiện nghe-nhìn: vô tuyến truyền hình dạy học, máy đèn chiếu.Những phương tiện trên có khả năng tạo ra môi trường ngoại ngữ, giới thiệu

những ngữ liệu về từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp có liên quan tới tình huống đã nêu, giúp cho học sinh nhanh chóng sử dụng được ngữ liệu đó trong những tình huống tương tự. Tuy nhiên hầu hết các trường THPT trong tỉnh đều chưa có phòng học tiếng hoặc nếu có vẫn chưa đầy đủ phương tiện dạy học và các lớp học quá đông học sinh nên hiệu quả còn thấp. Kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại của các giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn chưa đồng đều. Tất cả các giáo viên đều mong muốn được tập huấn một lớp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

III. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan và những phương tiện dạy học ở trường THPT Đào Duy Từ: Tối thiểu mỗi đơn vị bài học tôi sử dụng từ một đến hai đồ dùng trực quan hoặc phương tiện dạy học. Đặc biệt đối với chương trình cải cách, các kỹ năng được tách biệt và thể hiện rõ nên thuận tiện cho giáo viên sử dụng trực quan nghe, nhìn. Các băng đĩa đều được sử dụng trong các tiết dạy nghe, ngữ âm và phần đọc. Kênh hình trong sách GK được khai thác triệt để và một số được phóng to để tăng thêm phần hấp dẫn khi giới thiệu và đã gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Các tiết luyện tập tôi đã chuẩn bị một số bảng giấy, bài tập phát tay (handouts) giúp học sinh luyện tập thêm nhiều dạng bài tập có liên quan đến cấu trúc được giới thiệu trong bài. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ đang được nhà trường rất chú trọng. Tuy nhiên tôi thấy mức độ sử dụng sâu, chưa phong phú. Phần lớn chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng Power point (chủ yếu thay cho bảng đen) để trình chiếu.

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------9

Page 10: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

Việc sử dụng multimedia, các phần mềm học tập (giáo trình điện tử)… chưa được áp dụng. * Tình trạng này là do những nguyên nhân sau: - Giáo viên thiếu kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và multimedia nói riêng phần lớn do hạn chế về tuổi tác, còn ngại học hỏi, tìm tòi.- Nhà trường còn thiếu thiết bị và cơ sở vật chất hổ trợ.- Các lớp học thường có số lượng học sinh quá đông, giáo viên không thể quản lý được tất cả học sinh trong giờ học ngoại ngữ ở phòng máy nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập.* Một vài ý kiến đề xuất cho tình trạng trên:- Tổ chức các khóa học tập, huấn luyện nhằm giúp giáo viên nhận thức được vai trò và tác dụng của công nghệ thông tin trong việc dạy-học ngoại ngữ.- Xây dựng một số bài giảng điện tử mẫu (trên power point) để các giáo viên tham khảo, dựa trên đó áp dụng vào từng lớp học cụ thể.- Nhà trường nên trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ cho phòng học ngoại ngữ như máy chiếu đa chức năng, máy cassettes.- Giảm số lượng học sinh ở các lớp.

IV. Kết quả đề tài:Đề tài được viết theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học của chương trình lớp

10 phân ban, vì vậy trong quá trình giảng dạy trong suốt 3 năm học qua tôi đã không ngừng tìm tòi và bổ sung bộ đồ dùng dạy học của mình: một bộ tranh và bảng giấy cũng như các bài tập phát tay và băng đĩa phục vụ cho chương trình lớp 10,11 và 12. Các đồ dùng được sử dụng trong các giờ học đã đạt kết quả khả quan, được tổ chuyên môn xếp loại giỏi trong các giờ thực tập. Đề tài đã được thông qua tổ chuyên môn và xếp loại tốt trong các năm học trước. Ba năm học qua tôi đăng kí đề tài này nhưng do được miễn vì ra đề thi trong các kì thi HSG, nên tôi xin tiếp tục được làm lại đề tài này và ngày càng hoàn thiện hơn bộ đồ dùng dạy học của mình để có được một bộ đồ dùng trực quan không chỉ cho bản thân mình mà còn sử dụng được trong tổ ngoại ngữ.

Trong thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này tôi thấy kết quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại kết quả khả quan hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Nhờ dụng cụ trực quan và công

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------10

Page 11: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

nghệ thông tin mà các em nắm bắt kiến thức nhanh hơn, hiểu biết rộng hơn về sự đa dạng văn hóa, phong tục tập quán của các nước trên thế giới nói chung và những nước nói tiêng Anh nói riêng.

Qua phiếu thăm dò từ học sinh những lớp tôi phụ trách hỏi về tác dụng của đồ dung trực quan thì 100% trả lời: Giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn. Về tiết dạy sử dụng CNTT (Power Point) thì 100% học sinh trả lời: Giúp các em hiểu biết rộng hơn từ những hình ảnh các em được nhìn thấy mà trong các giờ học truyền thống không có được.V. Danh mục bộ tranh minh họa:* Danh lam thắng cảnh- Di tích lịch sử:

- Vườn quốc gia Cúc Phương.- Cầu mái che Nhật Bản.- Đại nội Huế.- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Văn miếu Quốc Tử Giám.- Động Phong Nha.- Dinh Độc Lập.- Vịnh Hạ Long.- Vạn Lý Trường thành.- Đền Ăng-co.- Nhà hát opera Xít- ni.- Tượng Phật Buhhda.(Nha Trang)- Hồ cá Trí Nguyên.

* Thể thao-Giải trí:- Các đội bóng nổi tiếng thế giới.- Các siêu sao bóng đá.- Các môn thể thao khác nhau.- Các ngôi sao ca nhạc.- Các thể loại nhạc phổ biến.- Băng, đĩa nhạc, lời bài hát.- Hình ảnh của các kì SEA GAMES- Các môn thể thao.

* Khoa học kỹ thuật:

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------11

Page 12: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

- Đồ dùng điện tử.- Phương tiện giao thông vận tải.- Y học.- Không gian- Vũ trụ.

* Thiên nhiên:- Động vật.- Thực vật.

PHẦN KẾT LUẬN

Dụng cụ trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc dạy-học ngoại ngữ, nó giúp học sinh hình thành nhanh chóng và vững chắc những kỹ năng và kỹ xảo lời nói; dụng cụ trực quan không chỉ giúp học sinh hiểu và ghi nhớ ngữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tổng hợp: nghe, nói, đọc và viết. Nhờ có giáo cụ trực quan mà giờ học ngoại ngữ sinh động và hiệu quả hơn, học sinh hiểu biết hơn về con người và nền văn hóa của các nước trên thế giới nói chung và đất nước mà mình học tiếng nói riêng.

Đồng thời để có một bộ giáo cụ trực quan phong phú giúp cho quá trình giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải có ý thức cao trong việc tìm tòi, sưu tập và tâm huyết với nghề, với mỗi bài giảng của mình trước học sinh.

Bên cạnh dụng cụ trực quan, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là không thể thiếu, để đáp ứng được những đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin mỗi một giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học hỏi và tiếp cận những phương tiện dạy học hiện đại. Đặc biệt với học sinh bậc THPT, các em là những người thực sự nhanh nhạnh trong việc nắm bắt công nghệ mới, mỗi giáo viên phải tự mình học tập để có thể tự tin trước học sinh.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc sử dụng đồ dùng trực quan và công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ mà tôi đã ứng dụng trong thời gian qua và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tôi trình bày ra đây những kinh nghiệm này để anh chị em đồng nghiệp tham khảo. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành.

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------12

Page 13: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

Kính mong hội đồng khoa học sở GD-ĐT, trường THPT Đào Duy Từ góp ý kiến bổ sung đề tài để đề tài ngày càng thực thi hơn.

Đồng Hới, Ngày 20 tháng 5 năm 2011Người viết

Nguyễn Thị Như Ý

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------13

Page 14: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy Tiếng Anh.Tác giả: Phạm Xuyên Luyện – Hoàng Xuân Hoa

2. Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông.Tác giả: Nguyễn Hạnh Dung

3. Giáo học pháp tiếng AnhTác giả: Tổ giáo học pháp khoa tiếng Anh- Đại học Ngoại ngữ Huế.

4. English for Vietnam- Cultural notes for teachersTác giả: Rose Lieberman, Gregory Stewart, Denise Keye

5. Đỗi mới phương pháp dạy tiếng Anh ở THPT Việt NamTác giả: Hoàng Văn Vân

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------14

Page 15: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU:1. Lý do chọn đề tài: Trang 1 2. Mục đích nghiên cứu. Trang 13. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trang 14. Cơ sở nghiên cứu. Trang 1NỘI DUNG:I. Cơ sở lý luận của đề tài Trang 2II. Giải quyết vấn đề: Trang 31. Vai trò của dụng cụ trực quan trong quá trình dạy học ngoại ngữ. Trang 32. Những nguyên tắc về đồ dùng trực quan. Trang 33. Các loại giáo cụ trực quan. Trang 44. Cách khai thác và sử dụng giáo cụ trực quan. Trang 75. Những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy học ngoại ngữ. Trang 9III. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan và những Trang 9 phương tiện dạy học ở trường phổ thông.IV. Kết quả đề tài. Trang 10V. Danh mục bộ tranh minh họa. Trang 11KẾT LUẬN. Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trang 13MỤC LỤC Trang 14

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------15

Page 16: Đề tài: ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ NHỮNG PHƯƠNG …thpt-daoduytu-qb.edu.vn/quangbinh/resources/info/attach/... · Web view- Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực

----------Đồ dùng trực quan và những phương tiện kỹ thuật trong việc dạy-học ngoại ngữ---------

Nhận xét và xếp loại của Tổ chuyên môn:

Ý kiến của Hội Đồng Khoa Học trường THPT Đào Duy Từ:

-----------------------------------------Giáo viên: Nguyễn Thị Như Ý-----------------------------------------16