De thi vi tbp 2014

10
Công ty thuỷ điện Ialy TLĐT Phần 1 ĐỀ CƯƠNG I. LÝ THUYẾT. Câu 1: Trình bày đặc điểm, chức năng của máy biến dòng điện (TI), các điều kiện làm việc của TI trong hệ thống bảo vệ? Câu 2: Trình bày đặc điểm, chức năng của máy biến điện áp(TU)? Câu 3: Phân tích các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle? Câu 4: Biện pháp an toàn khi sửa chữa, kiểm tra thiết bị tự động? Câu 5: Thí nghiệm hệ thống điều khiển các máy nén khí ở chế độ tự động (làm việc) trên hệ thống 1? II. THỰC HÀNH. Câu 1: Tổ chức và thực hiện chạy thử nghiệm, nghiệm thu đưa hệ thống khí nén vào làm việc sau sửa chữa lớn? Câu 2: Kiểm tra và tiến hành xử lý mạch điều khiển kích nâng thuỷ lực không tự động dừng khi nâng cánh phai lên ngưỡng 100mm. Xử lý hư hỏng này (tình huống do hội đồng thi đưa ra)? Câu 3: Nêu các bước và tiến hành xử lý mạch điều khiển máy nén khí ở chế độ bằng tay không làm việc khi khóa chuyển mạch SA1 đặt chế độ “bằng tay” (tình huống do hội đồng thi đưa ra)? Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 6/7Trang 1/10

Transcript of De thi vi tbp 2014

Page 1: De thi vi tbp 2014

Công ty thuỷ điện Ialy TLĐT

Phần 1ĐỀ CƯƠNG

I. LÝ THUYẾT.

Câu 1: Trình bày đặc điểm, chức năng của máy biến dòng điện (TI), các điều kiện làm việc của TI trong hệ thống bảo vệ? Câu 2: Trình bày đặc điểm, chức năng của máy biến điện áp(TU)? Câu 3: Phân tích các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle?Câu 4: Biện pháp an toàn khi sửa chữa, kiểm tra thiết bị tự động?Câu 5: Thí nghiệm hệ thống điều khiển các máy nén khí ở chế độ tự động (làm việc) trên hệ thống 1?

II. THỰC HÀNH.

Câu 1: Tổ chức và thực hiện chạy thử nghiệm, nghiệm thu đưa hệ thống khí nén vào làm việc sau sửa chữa lớn?Câu 2: Kiểm tra và tiến hành xử lý mạch điều khiển kích nâng thuỷ lựckhông tự động dừng khi nâng cánh phai lên ngưỡng 100mm. Xử lý hư hỏng này (tình huống do hội đồng thi đưa ra)?Câu 3: Nêu các bước và tiến hành xử lý mạch điều khiển máy nén khí ở chế độ bằng tay không làm việc khi khóa chuyển mạch SA1 đặt chế độ “bằng tay” (tình huống do hội đồng thi đưa ra)?

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 6/7 Trang 1/6

Page 2: De thi vi tbp 2014

Công ty thuỷ điện Ialy TLĐT

Phần 2ĐÁP ÁN

I. LÝ THUYẾT.Câu 1: Trình bày đặc điểm, chức năng của máy biến dòng điện (TI), các điều kiện làm việc của TI trong hệ thống bảo vệ? Trả lời:a- Chức năng của TI:

- Dùng để biến đổi dòng điện có trị số cao xuống dòng điện thứ cấp tiêu chuẩn (thường là 5A,1A, 10A) để cung cấp cho các thiết bị đo lường cũng như bảo vệ rơle.

- Mở rộng giới hạn đo dòng điện của các dụng cụ đo. Cách ly các dụng cụ đo và bảo vệ rơle với dòng điện cao.

- Cho phép tiêu chuẩn hoá việc chế tạo các dụng đo và rơle bảo vệ.b- Đặc điểm của TI:

- Tổng trở của phụ tải thứ cấp của TI nhỏ nên ta coi TI làm việc ở tình trạng ngắn mạch.

- Thứ cấp của TI luôn luôn phải nối đất để đảm bảo an toàn. - Khi sơ cấp của TI có điện thì cấm không được làm hở thứ cấp và

không đặt cầu chì bảo vệ TI.- Do tất cá các thiết bị đo lường và bảo vệ rơle được chế tạo theo dòng

điện thứ cấp của TI nên giá thành giảm, cấu tạo đơn giản và cấp chính xác cao.c- Các điều kiện làm việc của TI trong hệ thống điện: Trước khi đưa TI vào làm việc trong hệ thống điện cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Độ bền cách điện đạt tiêu chuẩn theo nhà chế tạo.- Tỉ số biến đạt tiêu chuẩn theo nhà chế tạo.- Cấp chính xác cao.- Phải nối đất thứ cấp.- Không được làm hở mạch thứ cấp.

Câu 2: Trình bày đặc điểm, chức năng của máy biến điện áp?Trả lời:a- Chức năng của máy biện điện áp:

- Dùng để biến đổi một đại lượng điện áp bất kỳ thành một đại lượng thích hợp (thường là 100V hoặc 100 3 V) để cung cấp cho thiết bị đo lường và rơle bảo vệ tự động hoá.

- Mở rộng được giới hạn đo điện áp của các dụng cụ đo, cách ly các dụng cụ đo và bảo vệ rơle khỏi điện áp cao đảm bảo cho người và thiết bị.

- Cho phép tiêu chuẩn hoá chế tạo các dụng cụ đo và bảo vệ rơle.b- Đặc điểm của máy biến điện áp:

- Công suất của máy biến điện áp nhỏ và tổng trở mạch ngoài rất lớn, vì vậy xem như tình trạng làm việc của máy biến điện áp là hở mạch.

- Một đầu của máy biến điện áp luôn luôn nối đất, để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 6/7 Trang 2/6

Page 3: De thi vi tbp 2014

Công ty thuỷ điện Ialy TLĐT

- Các dụng cụ đo và rơle bảo vệ được chế tạo theo điện áp thứ cấp nên giá thành giảm và cấu tạo đơn giản, độ chính xác cao.Câu 3: Phân tích các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle?Trả lời:a. Các yêu cầu cơ bản đối với bảo vê rơle:

- Tính chọn lọc: + Đây là khả năng cắt đúng phần tử bị hư hỏng của mạch điện khi xảy ra sự cố.

+ Tính chọn lọc là điều kiện cơ sở để đảm bảo chắc chắn việc cung cấp điện liên tục cho hộ tiêu thụ. + Cắt không chọn lọc thường làm tăng thêm sự cố, gây tổn thất.

- Tính tác động nhanh: + Càng cắt nhanh phần tử sự cố sẽ càng hạn chế mức hư hại, giảm

thời gian tụt áp cho các hộ dùng điện, càng có khả năng ổn định hệ thống. + Yêu cầu về tính tác động nhanh tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của

mạng điện, về tình trạng làm việc của phần tử cần bảo vệ bởi vì các bảo vệ vừa đảm bảo cắt nhanh vừa đảm bảo tính chọn lọc khá phức tạp. Tính cắt nhanh và tính chọn lọc tỉ lệ nghịch nhau.

+ Thời gian cắt ngắn mạch: Tc = TBẢO VỆ + TMC.TBẢO VỆ : Thời gian tác động vủa bảo vệ.TMC: Thời gian tác động của máy cắt.

- Độ nhạy:+ Độ nhạy cần thiết để phát hiện những thay đổi khác với tình trạng

làm việc bình thường của hệ thống. Để xác định độ nhạy trước hết phải xác định vùng tác động của bảo vệ.

+ Độ nhạy đặc trưng bằng hệ số Kn bằng tỉ số giữa lượng tác động tối thiểu khi ngắn mạch trực tiếp ở cuối vùng bảo vệ và đại lượng đặc trưng (trị số khởi động)

+ Thường yêu cầu: Kn = 1,5 2. - Tính đảm bảo:+ Đây là yêu cầu sự luôn sẵn sàng khởi động và tác động một cách

chắc chắn chống tất cả các dạng sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ và các tình trạng làm việc không bình thường của phần tử cần bảo vệ.

+ Để tăng tính đảm bảo của bảo vê cần: Dùng các rơle chất lượng tốt, làm việc chắc chắn. Chọn sơ đồ bảo vệ đơn giản với số rơle và tiếp điểm ít nhất. Thường xuyên kiểm tra sơ đồ bảo vệ.

Câu 4: Biện pháp an toàn khi sửa chữa, kiểm tra thiết bị tự động?Trả lời:

- Tất cả các cuộn dây thứ cấp của các máy biến dòng và biến điện áp đều phải được nối đất.

- Khi cần tháo mạch điện thứ cấp của các thiết bị đo lường và rơle phải nối ngắn mạch các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng bằng hàng kẹp dây riêng. Khi bắt các hàng kẹp dây đó phải dùng dụng cụ có tay cầm cách điện.

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 6/7 Trang 3/6

Page 4: De thi vi tbp 2014

Công ty thuỷ điện Ialy TLĐT

- Cấm các việc có thể bất ngờ gây hở mạch phía thứ cấp của máy biến dòng điện.

- Khi tiến hành công việc ở các máy biến dòng cở lớn (khoảng 6000/5A trở lên), ở mạch thứ cấp của chúng phải tuân theo các biện pháp an toàn sau đây:

+ Thanh dẫn của mạch sơ cấp không được dùng để dẫn điện trong lúc sửa chữa hoặc dùng để làm mạch dẫn điện cho máy hàn.

+ Đấu các mạch đo lường và bảo vệ vào cực các máy biến dòng trên phải làm ngay sau khi hoàn thành việc lắp ráp mạch thứ cấp.

+ Khi kiểm tra cực tính máy biến dòng, trước khi đóng điện xung phải đấu dây chắc chắn dụng cụ đo và các cực bên thứ cấp. Câu 5: Thí nghiệm hệ thống điều khiển các máy nén khí ở chế độ tự động (làm việc) trên hệ thống 1?1. Điều kiện thực hiện:

- Các bảo vệ điện của máy nén khí đã được kiểm tra (các đồng hồ tiếp điểm điện bảo vệ áp lực cấp 1 ÷ 5 tăng cao BP1, BP4, BP6, BP7, BP5, bảo vệ áp lực dầu BP giảm thấp, bảo vệ nhiệt độ không khí cấp 2, 5 BT2, BT3 và bảo vệ nhiệt độ dầu tăng cao BT4), riêng bảo vệ áp lực cấp 5 giảm thấp được tách ra (tách sợi cáp 033 tại hàng kẹp 80 của tủ QEAOO + CX0*). Giải trừ tất cả các bảo vệ điện, đảm bảo không có bảo vệ nào đang tác động.

- Mở van K40 - *V02.- Đóng van xả tải TH cho 5 cấp nén khí.- Đóng nguồn lực và nguồn điều khiển (QF1, SF1 ÷ SF6 ở tủ QEAOO

+CX0*). - Đóng nguồn một chiều cấp cho van điện từ 100/40 kg/cm2 và van

điện từ 40/20kg/cm2 . (SF1 ÷ SF5 ở tủ QEAOO + CX12; CX34).2. Thực hiện:

- Xoay khoá chuyển mạch SA1 sang chế độ "tự động". 2.1 Hệ thống 1:a. Thí nghiệm chạy máy nén khí ở chế độ tự động trên hệ thống 1:

- Xoay khóa chuyển mạch SA2 sang chế độ “hệ thống 1” - Cầu hàng kẹp X:8 – X:11 ở tủ QEAOO + CX12 (tương ứng cầu tiếp

điểm 1 – 2 của đồng hồ BP10, BP13, BP16) để tạo tín hiệu giả. Nếu áp lực hệ thống cao thì tiến hành hạ áp lực hệ thống xuống mực phù hợp để thực hiện.

- Kiểm tra sự làm việc của mạch điều khiển đúng với logic sau: Rơle trung gian đầu vào KL1, KL3, KL5 (tủ QEAOO + CX12) tác động, sau 60 giây các rơle trung gian đầu ra R2, R3, R4, R5 (tủ QEAOO + CX0*) tác động đóng nguồn cho bộ khởi động mềm Softstarter, công tắc tơ KM1 và van điện từ 100/40 kg/cm2. Động cơ nén khí làm việc, van điện từ 100/40 kg/cm2 được mở và đèn tín hiệu H18 sáng báo máy nén khí đang làm việc.b. Thí nghiệm dừng máy nén khí ở chế độ tự động trên hệ thống 1:

- Cầu hàng kẹp X:11 – X:12 ở tủ QEAOO + CX12 (tương ứng cầu tiếp điểm 1 – 3 của đồng hồ BP10, BP13, BP16) để tạo tín hiệu giả.

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 6/7 Trang 4/6

Page 5: De thi vi tbp 2014

Công ty thuỷ điện Ialy TLĐT

- Kiểm tra sự làm việc của mạch điều khiển đúng với logic sau: Rơle trung gian đầu vào KL2, KL4, KL6 (tủ QEAOO + CX12) tác động dẫn đến các rơle trung gian đầu ra R2, R3, R4, R5 (tủ QEAOO + CX0*) mất điện cắt nguồn đến bộ khởi động mềm Softstarter, công tắc tơ KM1 và van điện từ 100/40 kg/cm2. Động cơ nén khí dừng, van điện từ 100/40 kg/cm2 đóng và đèn tín hiệu H18 tắt báo máy nén khí dừng.c. Kết luận:

- Đánh giá kết quả thí nghiệm hệ thống điều khiển máy nén khí đạt yêu cầu.

- Hoàn trả lại sơ đồ ban đầu: Tách dây cầu hàng kẹp X:8 – X11, X:11 – X12 ở tủ QEAOO + CX12.II. THỰC HÀNH.

Câu 1: Tổ chức và thực hiện chạy thử nghiệm, nghiệm thu đưa hệ thống khí nén vào làm việc sau sửa chữa lớn?Trả lời:

- Sau khi thực hiện công tác sửa chữa lớn đạt yêu cầu, ta tiến hành làm hồ sơ sửa chữa lớn.

- Phối hợp C4, PX1 cùng tiến hành chạy thử nghiệm nghiệm thu.- Thực hiện chạy thử nghiệm các chế độ của hệ thống theo sơ đồ

nguyên lý, chương trình sửa chữa lớn của hệ thống đó, kiểm tra các bảo vệ của hệ thống (nếu có).

- Xử lý các tồn tại trong quá trình thử nghiệm.- Sau khi thử nghiệm đạt yêu cầu, đăng ký đưa thiết bị vào vận hành

theo phương thức. Câu 2: Kiểm tra và tiến hành xử lý mạch điều khiển kích nâng thuỷ lựckhông tự động dừng khi nâng cánh phai lên ngưỡng 100mm. Xử lý hư hỏngnày (tình huống do hội đồng thi đưa ra)?

Trả lời:1. Chuẩn bị:

- Sơ đồ nguyên lý hoàn công hệ thống kích nâng thuỷ lực CNN.- Sơ đồ đấu nối cáp hệ thống kích nâng thuỷ lực CNN.- Đồ nghề, dụng cụ sửa chữa, thí nghiệm.

2. Nguyên nhân:- Do lệch hành trình quang *SQ2,*SQ3 kiểm tra ngưỡng 100mm.- Do các rơ le trung gian đầu ra không làm việc.

3. Biện pháp xử lý:* Đối với nguyên nhân thứ nhất:

- Kiểm tra rơ le quang số 1 của bộ hành trình quang *SQ3.+ Dùng đồng hồ vạn năng ở thang điện áp, kiểm tra nguồn cấp cho rơ le

quang số 1 tại chân (+)314, (-)315 có điện áp 24V DC. + Dùng đồng hồ vạn năng ở thang điện áp, kiểm tra chân (+)314 với

chân (И)361 và (+)314 với 360, nếu không có điện áp đầu ra ở chân (И)361

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 6/7 Trang 5/6

Page 6: De thi vi tbp 2014

Công ty thuỷ điện Ialy TLĐT

thì ta tiến hành hiệu chỉnh lại hành trình quang sao cho đầu ra chân (И)361 của rơ le quang số 1 có điện áp 24V DC.

- Kiểm tra rơ le quang số 2 của bộ hành trình quang *SQ2.+ Dùng đồng hồ vạn năng ở thang điện áp, kiểm tra nguồn cấp cho rơ le

quang số 2 tại chân (+)314, (-)315 có điện áp 24V DC. + Dùng đồng hồ vạn năng ở thang điện áp, kiểm tra chân (+)314 với

chân (И)319, nếu không có điện áp đầu ra ở chân (И)319 thì ta tiến hành hiệu chỉnh lại hành trình quang sao cho đầu ra chân (И)319 của rơ le quang số 2 có điện áp 24V DC. * Đối với nguyên nhân thứ hai:

- Tiến hành kiểm tra sự làm việc của rơle trung gian *KQ7, *KQ3. Xác định xem rơle trung gian nào không làm việc, tiến hành xử lý hư hỏng trên.Câu 3: Nêu các bước và tiến hành xử lý mạch điều khiển máy nén khí ở chế độ bằng tay không làm việc khi khóa chuyển mạch SA1 đặt chế độ “bằng tay” (tình huống do hội đồng thi đưa ra)?Trả lời:1. Chuẩn bị:

- Sơ đồ nguyên lý hoàn công hệ thống nén khí.- Sơ đồ đấu nối cáp hệ thống nén khí.- Đồ nghề, dụng cụ sửa chữa, thí nghiệm.

2. Nguyên nhân:- Do lỗi nguồn cấp 3 pha.- Áp lực khí của 1 trong 5 cấp không sẵn sàng.- Lỗi bảo vệ chưa được giải trừ.

3. Biện pháp xử lý:- Trường hợp 1: Lỗi nguồn 3 pha.

Kiểm tra rơle kiểm tra điện áp 1K xem có báo tín hiệu gì không bình thường. Nếu không phát hiện được ta tiến hành kiểm tra sự làm việc của rơle kiểm tra nguồn 3 pha bằng đồng hồ vạn năng, dùng thang điện áp ta kiểm tra trạng thái làm việc của tiếp điểm 25-28. Đồng hồ chỉ điện áp 220V thì chứng tỏ nguồn 3 pha không đảm bảo, còn nếu điện áp chỉ 0V thì nguồn 3 pha tốt (thông thường do nguồn 3 pha giảm thấp hoặc tăng cao đến giá trị đặt của bảo vệ)- Trường hợp 2: Áp lực khí của 1 trong 5 cấp không sẵn sàng.

Dùng đồng hồ vạn năng (thang điện áp) kiểm tra trạng thái làm việc của các tiếp điểm của đồng hồ của 5 cấp, nếu đồng hồ chỉ điện áp 0V ở cấp nào thì tiến hành xử lý hư hỏng ở cấp đó. Nếu đồng hồ chỉ điện áp 220V ở cả 5 cấp thì tiến hành kiểm tra và xác định rơ le trung gian đầu ra của 1 trong 5 cấp hư hỏng, tiến hành thay thế rơle trung gian.- Trường hợp 3: Lỗi bảo vệ chưa được giải trừ.

Tiến hành reset lỗi bảo vệ bằng cách nhấn nút SB3 để giải trừ trạng thái làm việc của rơle trung gian R19.

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 6/7 Trang 6/6