Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da...

81
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................1 CHƯƠNG 1...............................................2 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG.......2 1.1........................Giới thiệu chung về Công ty 2 1.1.1.......................Quá trình hình thành và phát triển 2 1.1.2.................Chức năng, nhiệm vụ, quy mô của Công ty 3 1.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2006-2010................................ 4 1.2.1.Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......4 1.2.2.Đánh giá kết quả hoạt động khác của Công ty..................................9 1.3.........................Cơ cấu tổ chức của Công ty 10 1.4.................................. Nhân tố ảnh hưởng 13 1.4.1.Đặc thù về sản phẩm,cung cấp sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. 13 1.4.2.Khách hàng...........................................................................................15 1.4.3.Nguồn nhân lực trong Công ty...........................................................15 1.4.4 Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị.............................................16 1.4.5 Chính sách kinh tế của nhà nước......................................................17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG.................................18 2.1. Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2006 – 2010................................................ 18 Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

Transcript of Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da...

Page 1: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƯƠNG 1...............................................................................................................2

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG............2

1.1. Giới thiệu chung về Công ty..........................................................................2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................2

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô của Công ty.............................................3

1.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2006-

2010.........................................................................................................................4

1.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.................4

1.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động khác của Công ty..........................................9

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.........................................................................10

1.4. Nhân tố ảnh hưởng.......................................................................................13

1.4.1. Đặc thù về sản phẩm,cung cấp sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm..............13

1.4.2. Khách hàng...............................................................................................15

1.4.3. Nguồn nhân lực trong Công ty.................................................................15

1.4.4 Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị.....................................................16

1.4.5 Chính sách kinh tế của nhà nước.............................................................17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY

TNHH CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG.............................................................................18

2.1. Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2006 – 2010............................18

2.1.1. Cơ cấu tài sản..........................................................................................18

2.1.2. Cơ cấu về nguồn vốn................................................................................20

2.1.3. Khả năng thanh toán................................................................................22

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty giai đoạn

2006 – 2010...........................................................................................................24

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh.................24

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định................................26

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................28

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.....30

Ưu điểm..............................................................................................................30

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

Page 2: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

KINH DOANH........................................................................................................33

3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới............................33

3.1.1. Định hướng phát triển chung...................................................................33

3.1.2. Định hướng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.......................................35

3.1.3. Những mục tiêu chủ yếu...........................................................................36

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty......37

3.2.1 Dự trữ hàng tồn kho hợp lí........................................................................37

3.2.2 Nâng cao năng suất của máy móc trang thiết bị.......................................38

3.2.3 Tăng cường công tác quản lí công nợ phải thu...........................................40

3.2.4 Đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên.....................41

3.2.5 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính...................................................43

3.2.6 Quản lý chặt chẽ chi phí............................................................................44

KẾT LUẬN..............................................................................................................46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................47

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

Page 3: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức............................................................................................10

Bảng 1.1: Tổng hợp cơ sở vật chất và trang thiết (tính đền tháng 1 năm 2010).............4

Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ 2006 đến 2010.....7

Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...................8

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản tại Công ty giai đoạn 2006 – 2010.......................................18

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty giai đoạn 2006 – 2010................................20

Bảng 2.3: vốn lưu động thường xuyên giai đoạn 2006 – 2010....................................22

Bảng 2.4: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên..........................................................23

Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh ......................................25

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định..........................................26

Bảng 2.7: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động..................................30

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

Page 4: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trách nhiệm hữu hạn TNHH

Vốn cố định VCĐ

Cán bộ công nhân viên CB - CNV

Tài sản cố định TSCĐ

Thu nhập doanh nghiệp TNDN

Doanh thu thuần DTT

Giá vốn hàng bán GVHB

Hành chính nhân sự HCNS

Kinh doanh KD

Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

Page 5: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

LỜI MỞ ĐẦU

Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng, không thể thiếu trong quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh là một nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lí tài chính. Việc hình thành cơ

cấu vốn hợp lí, sử dụng tiết kiệm, đẩy nhanh tốc độ luận chuyển của vốn góp phần

vào tăng lợi nhuận. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn là tiền để để

Công ty tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập.

Công ty TNHH cơ khí Phú Cường, là một trong những Công ty hoạt động

trong ngành cơ khí, nên việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả không chỉ giống như

những doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh, mà nó còn có những đặc trưng

riêng trong việc sử dụng vốn. Nguồn vốn đầu tư vào lớn, khả năng quay vòng vốn

thấp, nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty là một vấn đề cấp thiết.

Chính vì lí do đó mà em đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại

Công ty TNHH cơ khí Phú Cường” làm chuyên đề thực tập.

Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan và sự

chỉ bảo giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty, em đã tìm hiểu, nghiên

cứu và thực hiện đề tài trên.

Chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 chương sau:

Chương 1: Tổng quan chung về Công ty TNHH cơ khí Phú Cường

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú

Cường

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Em đã rất cố gắng để phân tích 1 cách rõ ràng nhất hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường. Do thời gian, kiến thức còn hạn

chế nên không tránh khỏi sự thiếu xót,em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô

để em có thể hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

1

Page 6: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG

1.1. Giới thiệu chung về Công ty

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Thông tin chung về Công ty

Tên Công ty: Công ty TNHH cơ khí Phú Cường.

- Tên giao dich bằng tiếng Việt: Công ty TNHH cơ khí Phú Cường.

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Phu Cuong Mechanical Company Limited.

- Hình thức pháp lí: Công ty TNHH.

- Thành lập: năm 1989.

- Giám đốc: Chu Văn Lương.

- Văn phòng giao dịch: Số 459D, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Địa chỉ nhà máy: Km 15 + 200, Quốc lộ 1A, Yên Phú, Liên Ninh, Thanh

Trì, Hà Nội.

- Tel: (043)6863474/ 6245375

- Fax: (043) 6863543.

- Mã số thuế: 0101047364

- Hình thức nộp thuế: nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Email: [email protected]

- Website: www.phu-cuong.com.vn

- Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng.

- Lĩnh vực kinh doanh:

- Ngành nghề kinh doanh đã đăng kí: Công ty đăng kí rất nhiều ngành nghề

kinh doanh trong ngành cơ khí, dưới đây là một số ngành nghề tiêu biều của công ty.

+ Gia công máy cơ khí.

+ Sửa chữa máy móc, thiết bị.

+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng xe máy.

+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp.

+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác: bán buôn máy móc thiết bị

văn phòng, bàn ghế tử văn phòng, bán buôn dây điện công tắc, thiết bị lắp đặt khác

cho mục đích công nghiệp.

+ Rèn, rập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại.

+ Xử lý và tráng phủ kim loại.

+ Sửa chữa các sản phẩm đúc sẵn.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

2

Page 7: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

+ Sửa chữa thiết bị điện….

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường hoạt động trong lĩnh vực cơ khí từ năm

1989. Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã và đang khẳng định sự

lớn mạnh của một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp máy công cụ tại Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, quá trình hình thành và phát triển của Công ty có

những dấu ấn quan trọng:

- Giai đoạn 1: từ 1989 đến 1998 Công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực

cơ khí, và lúc bắt đầu hình thành chỉ là một xưởng cơ khí nhỏ, chưa có tên gọi.

- Giai đoạn 2: từ 1998 đến 2000 Công ty mở rộng thêm quy mô, hình thành

cơ sở cơ khí Phú Cường với tên gọi Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Phú Cường.

- Giai đoạn 3: từ 2000 đến nay, Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Phú Cường

được đổi tên thành Công ty TNHH Phú Cường dưới sự cho phép của sở kế hoạch và

đầu tư thành phố Hà Nội. Cùng với sự đổi tên là sự lớn mạnh về quy mô, Công ty

không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mở rộng ra nhiều nước trên thế giới.

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô của Công ty

a. Chức năng.

- Cung cấp các dây chuyền thiết bị như dây chuyền xả băng, dây chuyền lốc

cột thép, tổ hợp đính gá dầm...

- Cung cấp các loại dụng cụ cắt gọt, đo lường cơ khí như: dao tiện, dao phay

lăn-răng, panme, thước cặp, đồng hồ so...

- Gia công các hàng cơ khí quá khổ, quá tải, chiều dài đến 6m, chiều rộng

đến 1,3m.

b. Nhiệm vụ.

- Lập kế hoạch trong quá trình xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị, cũng như

lập kế hoạch trong mọi hoạt động của Công ty.

- Tuân thủ các chính sách, pháp luật của nhà nước như về đóng góp thuế, cũng

như như về việc tăng ca, làm thêm giờ, trả lương theo đúng quy định của nhà nước.

- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần

của các cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ

thuật cho cán bộ công nhân viên.

c. Quy mô hoạt động.

* Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

3

Page 8: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Với tổng diện tích hơn 10.000m2, Công ty được chia thành các khu với chức

năng, nhiệm vụ khác nhau bao gồm hai phân xưởng chính là phân xưởng gia công

và phân xưởng cơ điện. Công ty đầu tư trang thiết bị đầy đủ để thực hiện công việc

sản xuất, kinh doanh của mình.

Bảng 1.1: Tổng hợp cơ sở vật chất và trang thiết ( tính đền tháng 1 năm 2010)Đơn vị tính: Cái

STT Loại Số lượng

1.

Máy phục vụ chế tạo.Máy cắt đột HF 633Máy hàn điện một chiềuMáy nén khíMáy cán

08080101

2.

Máy phục vụ gia côngMáy tiện C616 – 0435Máy tiện 16K-20Máy tiện 1K62-2078Máy khoan lỗMáy bào thủy lực 7M37- 2510Máy khoan từMáy dậpMáy búaMáy phay 6P82- 1259Máy mài mặt phẳngĐồ gá hànTrạm biến áp

010304011202010101010102

3.

Thiết bị văn phòng Ti vi Máy vi tínhBàn ghế

020810

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

1.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm

2006-2010

1.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Doanh thu

Bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh đều đặt ra

mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất. Doanh thu

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

4

Page 9: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu khác. Vì vậy, doanh

thu là một mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, nó quyết

định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên con đường kinh doanh

của mình. Đồng thời, doanh thu còn là tác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận.

Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong doanh thu ta có thể đánh giá được quy

mô, hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy,

doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm từ 2006, 2007. Doanh thu năm

2007 tăng so với năm 2006 là 11.332.419.840 đồng tương ứng với 162,74%.

Song đến năm 2008 doanh thu của Công ty lại giảm so với năm 2007 là

6.073.459.230 đồng ứng với 79,34% . Nguyên nhân do năm 2008 Việt Nam và các

nước trên thế giới đều phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, là một trong

những Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Công ty cũng chịu những tác

động do cuộc khủng hoảng kinh tế đó. Đến năm 2009 sau khi thoát khỏi cuộc khủng

hoảng , cùng với những chiến lược kinh doanh của mình doanh thu của Công ty có

xu hướng tăng lên so với năm 2008, cụ thể là tăng 1.497.238.620 đồng tương ứng

với 106,42%, doanh thu đáng ghi nhận nhất là năm 2010 là 32.707.701.184 đồng,

tăng lên 7.889.615.180 đồng tương ứng 131,8% so với năm 2009.

Doanh thu chủ yếu của Công ty là doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu

từ hoạt động tài chính và hoạt động khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng có xu

hướng tăng lên qua các năm. Năm 2006,doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ có

1,07 triệu đồng đã tăng lên 141,32 triệu đồng.

Chi phí

Cùng với sự tăng giảm của doanh thu, chi phí mà Công ty bỏ ra cũng có

những biến đổi đáng kể.

Chi phí tài chính năm 2007, 2008 có xu hướng giảm hơn so với năm 2006 cụ

thể là năm 2007 giảm 425.352.084 đồng, năm 2008 giảm 285.669.837 đồng. Đến

năm 2009 chi phí tài chính có xu hướng tăng cụ thể tăng 452.342.767 đồng. Chi phí

tài chính năm 2009 tăng do Công ty phải khắc phục những hậu quả do cuộc khủng

hoảng năm 2008 để lại. Chi phí tài chính năm 2010 vẫn tiếp tục tăng tương ứng với

138,68%

Chi phí bán hàng nhìn chung có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2009.

Năm 2006 là 605.966.007 đồng và năm 2009 là 202.386.827 đồng. Đến năm 2010,

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

5

Page 10: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

chi phí bán hàng lại có chiều hướng tăng lên so với các năm trước đó, so với năm

2009 chỉ tiêu này tăng 369,31%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp nhìn một cách tổng quan có xu hướng tăng.

Chi phí quản lý Công ty bỏ ra năm 2009 nhiều hơn năm 2006 là 596.549.291 đồng

tương ứng với 161,7%. Nguyên nhân của việc tăng lên của chi phí quản lý là do

Công ty mở rộng thêm quy mô sản xuất trong các năm.

Lợi nhuận

Doanh thu, chi phí của Công ty có những biến động như trên thì lợi nhuận

sau thuế cũng có những biến động theo. Cụ thể như sau, năm 2007, lợi nhuận sau

thế tăng so với năm 2006 là 21.827.937 đồng ứng với 119,7%. Đến năm 2008 do

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2007 là

13.062.000 đồng, năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng 197.225.241 đồng ứng với

164,92% so với năm 2008 và lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2010, theo số liệu

mới nhất là 1.551.315.705 đồng, có sự tăng lên vượt bậc so với các năm. Có thể nói

sau khi khắc phục hết được những dư âm cuộc khủng hoảng kinh tế để lại, cùng với

sự cố gắng của cán bộ công nhân viên, Công ty đạt được những kết quả nhất định.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

6

Page 11: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề thực tập GVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ 2006 đến 2010.SS: so sánh với năm trước Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêuNăm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Giá trịSS

(%)Giá trị

SS (%)

Giá trịSS

(%)Giá trị SS (%)

1 DT BH và cung cấp DV 18.061.850.773 29.394.270.619 162,74 23.320.811.385 79,34 24.818.050.002 106,42 32.707.701.184 131,792 Các khoản giảm trừ 43.619.0483 DT thuần về BH và CCDV 18.061.850.773 29.394.270.619 162,74 23.277.192.337 79,19 24.818.050.002 106,62 32.707.701.184 131,794 Giá vốn hàng bán 15.538.041.558 26.956.799.600 173,49 21.066.846.393 78,15 21.572.626.116 102,40 26.682.257.791 123,695 LN gộp về BH và CCDV 2.523.809.215 2.437.471.019 96,58 2.210.345.944 90,68 3.245.423.886 146,83 6.025.443.393 185,666 DT hoạt động tài chính 1.067.912 6.180.094 578,71 6.955.827 112,55 22.672.005 325,94 141.323.645 623,347 Chi phí tài chính 1.017.804.428 592.452.380 58,21 732.134.591 123,58 1.184.477.358 161,78 1.642.665.743 138,68

Trong đó: chi phí lãi vay8 Chi phí bán hàng 605.966.007 133.906.872 22,10 500.971.107 374,12 202.386.827 40,40 747.444.502 369,319 Chi phí quản lí doanh nghiệp 966.772.010 1.584.643.861 163,91 742.231.957 46,84 1.563.321.301 210,62 1.162.974.853 74,3910 LN thuần từ hđ kinh doanh (65.665.318) 132.648.000 241.964.116 182,41 317.910.405 131,39 2.613.681.940 822,1411 Thu nhập khác 176.485.381 280.222.15712 Chi phí khác 65.000.000 213.628.128 328,66 545.261.000 255,2413 Lợi nhuận khác 176.485.381 (65.000.000) 66.594.029 (545.261.000)14 Tổng LN kế toán trước thuế 110.820.063 132.648.000 119,70 176.964.116 133,41 384.504.434 217,28 2.068.420.940 537,9415 CP thuế TNDN hiện hành 57.378.116 67.693.193 117,98 517.105.235 763,9016 Chi phí thuế TNDN hoãn lại                  17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 110.820.063 132.648.000 119,70 119.586.000 90,15 316.811.241 264,92 1.551.315.705 489,67

( Nguồn cung cấp: Phòng tài chính kế toán)

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49C

7

Page 12: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhĐơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010.

Doanh thu thuần 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Tỷ suất giá vốn hàng bán( giá vốn/ Doanh thu

thuần)

86,03 91,71 90,50 86,92 81,57

Tỷ suất lãi gộp(Lãi gộp/ Doanh thu thuần 13,97 8,29 9,50 13,08 18,42

Tỷ suất chi phí quản lý (Chi phí quản

lý/Doanh thu thuần)

5,35 3,39 3,19 6,30 3,56

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (Lợi nhuận trước

thuế/ Doanh thu thuần)

0,61 0,45 0,76 1,50 6,32

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

Dựa vào bảng 4, có thể thấy tỷ suất LNTT/ DTT năm 2010 tăng mạnh 4,82

lần so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng 321,33%. Điều này cho thấy Công

ty đã kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh trong năm 2010.

Bên cạnh đó, tỷ suất chi phí quản lý tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2009

nhưng lại có xu hướng giảm xuống vào năm 2010. Chứng tỏ sau khi để khoản chi

phí quản lý tăng mạnh năm 2009 Công ty đã có biện pháp kiểm soát hiệu quả chi

phí quản lý

Tỷ suất giá vốn hàng bán giảm dần qua các năm và chỉ còn 81,57% vào

năm 2010 giảm 5.35 lần so với năm 2009 tương ứng tốc độ giảm 6,16%. Mà

GVHB lại là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty.

Đây là một thành tích tốt trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần hạ giá

thành sản phẩm. Đánh giá một cách khái quát nhìn chung Công ty đã có những

biện pháp trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhìn chung Công ty

cũng đã đạt được những thành kết quả nhất định.

1.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động khác của Công ty

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

8

Page 13: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Ngoài việc thực hiện các hoạt động kinh doanh chính, công ty còn tổ chức

các hoạt động khác như: khen thưởng, văn hóa xã hội, thể dục thể thao…..

Công ty luôn có những hình thức khen thưởng kịp thời động viên, khích lệ

tinh thần làm việc của nhân viên.

Công tác khen thưởng

- Công tác thi đua khen thưởng qua các năm đổi mới về hình thức, nội dung

- Những đơn vị cá nhân hoàn thành kế hoạch được giao, đảm bảo chất lượng

và thời gian quy định.

- Những đơn vị tìm thêm việc làm, nhận thêm công trình tự cân đối được

khả năng của mình và hoàn thiện nhiệm vụ đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng cao.

- Những sáng kiến cải tiến trong sản xuất kinh doanh, tạo được chất lượng

hiệu quả làm lợi cho công ty về các mặt tiết kiệm vật tư …(thu hút khách hàng tiêu

thụ sản phẩm)

Nguồn thưởng

Trích từ doanh thu của công ty. Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng qua các năm.

Năm 2008 quỹ khen thưởng phúc lợi là 375.314.263 đồng, năm 2009 là 456.213.745

đồng, tăng 80.899.482 đồng tương ứng 121,56%.

Doanh nghiệp thường thưởng vào cuối quí, các ngày lễ Tết.

Công tác văn hóa xã hội

Tổ chức lễ kỉ niệm nhân các ngày lễ lớn như ngày thành lập Công ty, quan

tâm đến đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với cán bộ công nhân viên. Đơn vị

đã trích quỹ phúc lợi trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ công nhân viên khi ốm

đau, nằm viện, thăm hỏi với gia đình công nhân viên khi có việc hiếu, hỉ…

Xây dựng nếp sống văn minh của cán bộ công nhân viên trong ứng xử, giao

tiếp, trong các mối quan hệ nội bộ, quan hệ với khách hàng thực hiện nghiêm chỉnh

Quy chế văn hóa công sở của Chính phủ đã đề ra.

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Cơ cấu tổ chức

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

9

Page 14: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức

Tổ chức bộ máy quản lý trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần thiết

và không thể thiếu được để đảm bảo sự giám sát, quản lý chặt chẽ tình hình SXKD

của doanh nghiệp. Để phát huy và nâng cao vai trò của bộ máy quản lý, công ty đã

tổ chức lại cơ cấu lao động, các phòng ban, phân xưởng cho phù hợp với yêu cầu

quản lý chung.

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến gồm có 1

Tổng giám đốc và 3 giám đốc chỉ đạo các phòng ban, xí nghiệp phân xưởng

của Công ty.

Mỗi phòng ban, xí nghiệp, phân xưởng trong Công ty đều có chức năng,

nhiệm vụ riêng. Nhưng giữa chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau làm cho bộ

máy quản lý của Công ty tạo thành một khối thống nhất.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

10

Tổng giám đốc.

Phòng HCNS

Giám đốc HCNS.

Phân xưởng cơ điện

Phân xưởng gia công

Phòng kĩ thuật

Phòng kinh doanh.

Phòng kế toán

Giám đốc kĩ thuật.

Giám đốc kinh doanh.

Các tổ chức sản xuất.

Tổ cơ điện

Tổ sơn

Tổ phay

Tổ tiện

Tổ nguội

Page 15: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Bộ máy quản lý gồm :

- Tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh, giám đốc kĩ thuật, giám đốc HCNS.

- Các phòng ban .

Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc

* Tổng giám đốc

Là người phụ trách chung, quản lý Công ty về mọi mặt hoạt động, ra các

quyết định quản lý sản xuất, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt

động của Công ty mình. Tổng giám đốc không chỉ quản lý các phòng ban của mình

thông qua các giám đốc mà còn có thể xem xét trực tiếp từng nơi làm việc khi cần

thiết. Tổng giám đốc có các giám đốc và các trưởng phòng giúp đỡ trong việc điều

hành của Công ty.

* Giám đốc: Là người giúp việc của giám đốc trong việc quản lý Công ty.

Công ty có 3 giám đốc:

- Giám đốc KD: Phụ trách mặt kinh doanh của công ty, quản lý các phòng:

+ Phòng kinh doanh.

+ Phòng tài chính – kế toán.

- Giám đốc kĩ thuật: Phụ trách về mặt kĩ thuật sản xuất sản phẩm, công tác an

toàn và bảo hộ lao động. Đề xuất với giám đốc về các vấn đề liên quan đến kĩ thuật

công nghệ. Giám đốc kĩ thuật quản lí phòng kĩ thuật.

- Giám đốc HCNS: Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy kinh

doanh và bố trí nhân sự. Giám đốc nhân sự quản lí phòng HCNS.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng kĩ thuật

+ Nghiên cứu, thiết kế hoặc tính toán triển khai chi tiết các sản phẩm theo đúng

mẫu mã, quy trình kĩ thuật theo hợp đồng kinh tế kĩ thuật đã kí kết với khách hàng.

+ Cải tiến các mặt hàng, sản phẩm đã nhập về của Công ty để nâng cao chất

lượng và quản lí các định mức kĩ thuật.

+ Tổ chức chương trình bảo dưỡng, sửa chữa lớn các thiết bị của các đơn vị

và kiểm tra việc bảo dưỡng các thiết bị của các đơn vị theo định kì.

Phòng kinh doanh

+ Thực hiện kế hoạch tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, thương mại, quản lý tài sản

kinh doanh, mua sắm cấp phát vật tư từng tháng, quý, năm theo mục tiêu kế hoạch

sản xuất kinh doanh của công ty, định giá và xây dựng chính sách giá cả.

+ Hướng dẫn mọi thủ tục lấy hàng cho khách.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

11

Page 16: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

+ Dự thảo và kí kết các hợp đồng mua bán sản phẩm.

+ Theo dõi ký cược nhập, xuất sản phẩm.

+ Nhận đặt hàng và giải quyết tất cả những nhu cầu của khách hàng.

+ Lập danh sách khách hàng để theo dõi sự mua, bán sản phẩm của Công ty.

+ Theo dõi xuất, nhập khẩu sản phẩm của các kho.

+ Cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

+ Theo dõi các biến động của thị trường, quản lý giá cả và chính sách giá.

Phòng kế toán

+ Tổ chức hoạch toán kế toán về hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt

động sản xuất kinh doanh để phục vụ việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty.

+ Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn

vốn, giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy động vật, nguyên liệu hàng hóa

trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh đề xuất kế hoach thu chi tiền mặt

và các hình thức thanh toán quốc tế.

+ Thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo đúng tiến độ giúp cho giám đốc

Công ty nắm trắc nguồn vốn, biết rõ lợi nhuận để ra các quyết định kip thời.

Phòng HCNS

+ Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ, công nhân viên toàn Công ty, giải quyết

thủ tục về chế độ, tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỉ luật, khen

thưởng...

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề giữa các

cán bộ, công nhân trong Công ty.

+ Quản lý lao động tiền lương cán bộ công nhân viên, cùng với phòng kế

toán xây dựng tổng quỹ lương và xét duyệt phân bổ quỹ lương.

+ Quản lý công văn sổ sách giấy tờ và con dấu.

+ Xây dựng lịch công tác, hội họp, sinh hoạt định kì và bất thường.

+ Theo dõi công tác pháp chế của Công ty giúp giám đốc hướng dẫn các hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty đúng pháp luật.

Các phân xưởng: là bộ phận quan trọng trong Công ty, có 2 phân xưởng:

+ Phân xưởng cơ điện.

+ Phân xưởng gia công.

Trong các phân xưởng được chia thành từng tổ sản xuất cụ thể.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

12

Page 17: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

1.4. Nhân tố ảnh hưởng

1.4.1. Đặc thù về sản phẩm,cung cấp sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm

Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và doanh thu cho

doanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Sản phẩm của Công ty

là những máy móc thiết bị và công cụ phục vụ cho các ngành sản xuất khác như:

Lắp ráp xe máy, lắp ráp tivi, quạt, chế biến phân rác vi sinh, công nghiệp sản xuất xi

măng lò đứng... Hướng nữa là kinh doanh các mặt hàng cơ khí phục vụ cho các

doanh nghiệp khác ngoài ngành cơ khí như : Điện tử, truyền hình...; kinh doanh các

mặt hàng gia dụng, nội thất phục vụ tiêu dùng, phục vụ cho mục đích công nghiệp.

Vì vậy máy móc của Công ty có đặc điểm là có vòng đời dài, có giá trị cao

như….do vậy việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến vòng quay vốn và gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn.

Có thể căn cứ vào đặc tính sử dụng để chia sản phẩm của Công ty ra thành

các dạng chính sau:

- Các loại máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất của ngành cơ khí như máy

cắt tôn, chấn tôn, phay, bào, mài, doa, tiện, khoan, đột dập, ép thuỷ lực, đúc áp lực

cao, cắt đột liên hợp,....loại thông thường, loại điều khiển kỹ thuật số NC, CNC

được nhập khẩu trực tiếp từ các nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Nga,

Tiệp, Hàn Quốc, Đài Loan....

- Các loại máy móc thiết bị công cụ phục vụ cho sản xuất của các ngành

công nghiệp khác như công nghiệp xây dựng với các dây chuyền thiết bị mới

100%: dây chuyền xả băng, dây chuyền lốc cột thép, tổ hợp đính gá dầm... Đối với

từng bạn hàng, từng đối tượng phục vụ, Công ty đều có những sản phẩm thích ứng

để đáp ứng các nhu cầu.

- Các mặt hàng giá lưu trữ, giá tài liệu cùng các loại tủ sắt nội thất văn

phòng. Do được đầu tư đúng hướng cho mặt hàng này như hệ thống tẩy rửa, dây

chuyền sơn tĩnh điện... nên hình thức chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của sản

phẩm này ngày càng được nâng cao.

Về cung cấp sản phẩm

Công ty luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lí, thái độ

phục vụ khách hàng ân cần chu đáo. Công ty còn đưa ra những nội quy khi quan hệ

với khách hàng, tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công ty phải thực hiện.

Dưới đây là 10 điều ghi nhớ khi quan hệ với khách hàng.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

13

Page 18: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

+ Khách hàng là người quan trọng nhất đối với toàn bộ cán bộ công nhân

viên Công ty.

+ Khách hàng không phụ thuộc với chúng ta mà chúng ta phụ thuộc vào

khách hàng.

+ Khách hàng mang lại lợi ích vật chất và tinh thần đến cho cuộc sống của

mỗi chúng ta.

+ Khách hàng là mục đích công việc của chúng ta.

+ Khách hàng không phải là người để chúng ta tranh cãi hay chứng minh

rằng họ sai.

+ Khách hàng là người đem đến cho chúng ta những mong muốn và nhu cầu

của họ, công việc của chúng ta là thỏa mãn mong muốn và nhu cầu đó.

+ Khách hàng luôn tin tưởng và mong đợi sự phục vụ tần tình mà chúng ta

không bao giờ được quên đáp lại.

+ Khách hàng phải được đối xử lịch sự và chu đáo mọi nơi, mọi lúc.

+ Khách hàng luôn được chúng ta quan tâm chia sẻ, chúng ta phải hiểu

khách để thực hiện điều đó.

+ Khách hàng là nhịp cầu nối giữa quyền lợi của họ và lợi ích của chúng ta.

Tiêu thụ sản phẩm

- Với phương châm không ngừng mở rộng quan hệ và đa dạng hóa sản phẩm,

Công ty luôn dành một bộ phận nhỏ để làm dịch vụ cơ khí nhằm đáp ứng tốt nhất

nhu cầu của khách hàng như Công ty có đội ngũ xe chuyên dùng gồm cẩu tự hành

và cẩu cỡ lớn từ 11 tấn đến 25 tấn để đưa máy móc thiết bị đến tận công trình.Việc

tiêu thụ sản phẩm của Công ty là rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả

sử dụng vốn của Công ty. Do đó Công ty nên thành lập bộ phận marketing với

nhiệm vụ là quảng bá sản phẩm hay sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách

hàng, từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

1.4.2. Khách hàng

Kinh doanh hướng đến khách hàng, đây là mục tiêu xác định được Công ty

xác định từ khi nước ta tham gia vào nền kinh tế thị trường. Điều này càng được

Công ty quan tâm hơn khi khi nhu cầu sử dụng vốn của Công ty ngày càng muốn

được nâng cao.

Khách hàng của Công ty phân bổ trên địa bàn rộng lớn.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

14

Page 19: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Thị trường cung cấp máy móc thiết bị rộng lớn, không chỉ trong nước mà

còn ở nước ngoài.

Khách hàng trong nước: do nước ta về cơ bản còn là một nước nông nghiệp,

nên khách hàng có thể là cá nhân ( hộ gia đình), hoặc tập thể( trang trại), nên số

lượng máy móc tiêu thụ hàng năm tương đối lớn. Bên cạnh đó nước ta còn đang

trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên, những tỉnh ở vùng sâu

vùng dần dần cũng cải tiến để sao máy móc có thể thay thế sức lao động của con

người. Số lượng khách hàng trong nước của Công ty cũng tăng lên đáng kế.

Khách hàng nước ngoài: Công ty cũng xuất khẩu máy móc sang một số nước

bạn như Lào, Campuchia… nên không gian phân bố sản phẩm của Công ty ngày

càng mở rộng.

Giá trị của những máy móc này thường lớn, nên khi mua sản phẩm khách

hàng thường cân nhắc kĩ lưỡng, để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng, Công ty đã đưa

ra những điều ghi nhớ khi phục vụ khách hàng, như đã nêu ở trên. Khách hàng cũng

là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn của Công ty, số lượng khách hàng

lớn, lượng vốn đầu tư vào lớn, vì thế vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong

Công ty càng trở nên cấp thiết.

1.4.3. Nguồn nhân lực trong Công ty

Khi nói đến nguồn lực trong một doanh nghiệp ta không thể không nói đến nguồn

lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng sản xuất, vì thế lao

động là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh

nghiệp nói riêng. Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp, cơ cấu

lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá

sản xuất của doanh nghiệp. Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện qua

kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn

lưu động, vì đây chính là đối tượng trực tiếp sử dụng nguồn vốn trong Công ty.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lao động, cũng như mục tiêu nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn Công ty TNHH cơ khí Phú Cường luôn coi trọng việc tuyển

dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hợp lý nhằm mục đích đem lại năng

suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong Công ty phát huy hết năng

lực của người lao động, Công ty đặc biệt chú ý đến nguồn nhân lực cấp cao, ví dụ

như những cán bộ quản trị, cán bộ quản lí… đây là bộ phận đưa ra những quyết

đinh về sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn tốt hay không cũng phần nào

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

15

Page 20: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

chịu sự tác động của những quyết định đó. Tiếp đến Công ty đặc biệt chú ý đến

nhân viên phòng kế toán, đây là đối tượng tính toán những con số về hiệu quả sử

dụng vốn. Nhân viên phòng kế toán phải có năng lực mới có thể đưa ra được những

con số chính xác về hiệu quả sử dụng vốn như hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, tỷ

suất lợi nhuận / vốn kinh doanh…

Tóm lại, nguồn nhân lực trong Công ty tác động một cách trực tiếp hay gián

tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Công ty nên chú trọng nhiều hơn nữa đến

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để năng cao năng lực tay nghề của

cán bộ công nhân viên trong Công ty.

1.4.4 Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị

Cơ sở vật chất rất quan trọng đối với một Công ty, nó càng quan trọng hơn

với một Công ty hoạt động trong ngành cơ khí. Công ty TNHH cơ khí Phú Cường

là một doanh nghiệp gia công cơ khí cho nên máy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng

lớn nhất trong số TSCĐ của Công ty. Cơ sở vật chất tác động mạnh mẽ đến hiệu

quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

Mỗi một máy móc trang thiết bị trong Công ty có những đặc điểm riêng về

kỹ thuật sản xuất, nó tác động liên tục tới một số chỉ tiêu liên quan trong phản ánh

hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc, thiết bị. Kỹ thuật sản

xuất giản đơn, doanh nghiệp có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại phải

luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng về chất lượng

sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp dễ tăng doanh thu lợi nhuận trên vốn cố định

nhưng khó giữ được chi tiêu này lâu daì. Vì thế bên cạnh những máy móc kĩ thuật

có trình độ đơn giản thì Công ty cũng luôn mua sắm những máy móc, kỹ thuật sản

xuất phức tạp, trình độ máy móc thiết bị cao, Công ty có thế lớn trong cạnh tranh.

Song đòi hỏi tay nghề công nhân, chất lượng nguyên liệu cao sẽ làm giảm hiệu quả

sử dụng vốn cố định. Đây cũng chính là lí do tại sao Công ty luôn chú trọng đến

việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1.4.5 Chính sách kinh tế của nhà nước

Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích

chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”- các

quy luật của thị trường còn có “bàn tay hữu hình”-sự can thiệp của nhà nước. Sự

can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền

kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà nước vừa trực tiếp,

vừa gián tiếp tác động tới hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

16

Page 21: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Chính sách của nhà nước như chính sách về vốn, chính sách tín dụng, chính

sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, các

quy định đánh giá lại tài sản, quy định về trích khấu hao, quy đinh về các quỹ có

ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, cũng như

ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng vốn trong Công ty.

Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản

lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ,

còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn.

Trong mấy năm gần đây tác động chính sách kinh tế của nhà nước cũng như

việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý vốn, việc tổ

chức thực hiện đã cho thấy những dấu hiệu tích cực rõ rệt.

Bên cạnh sự ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ thì sự phát triển

nền kinh tế trong nước cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

nói chung và hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty nói riêng.

Nền kinh tế nước ta từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, bên

cạnh việc phục hồi hậu quả của cuộc khủng hoảng để lại nước ta còn phải đối mặt

với những thách thức trong nền kinh tế hội nhập. Công ty TNHH cơ khí Phú

Cường, là một trong những thành viên trong nền kinh tế nên Công ty cũng ít nhiều

chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước. Những sản phẩm của Công ty, không

những chịu sự cạnh tranh từ những Công ty hoạt động cùng ngành trong nước mà

còn chịu sự cạnh tranh của với những hàng nhập khẩu. Chính vì thế những chính

sách kinh tế của nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn,

cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh trong Công ty.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

17

Page 22: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH

CƠ KHÍ PHÚ CƯỜNG

2.1. Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2006 – 2010

2.1.1. Cơ cấu tài sản

Dựa vào báo cáo tài chính tại Công ty giai đoạn 2006 – 2010 ta có bảng cơ

cấu tài sản đưới đây.

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản tại Công ty giai đoạn 2006 – 2010Đơn vị tính: đồng

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

ITS lưu động và ĐTNH

61.774.578.427 45.798.407.525 41.255.062.855 47.489.416.872 44.209.382.596

1 Tiền 141.669.357 277.539.792 270.452.305 825.887.256 883.801.221

2Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

0 0 0 0 0

3Các khoản phải thu ngắn hạn

2.935.185.250 2.478.194.788 8.259.459.550 15.352.946.794 8.778.250.787

4 Hàng tốn kho 56.040.112.256 41.500.343.397 31.384.695.000 29.472.609.545 29.576.718.390

5Tài sản lưu động khác

2.657.611.564 1.542.329.548 1.340.456.000 1.837.973.277 4.970.612.198

IITSCĐ và đầu tư dài hạn

3.587.810.803 3.600.373.466 9.911.736.740 10.240.179.532 13.493.282.494

1 TSCĐ 4.331.850.656 4.414.955.492 10.463.736.740 13.515.766.199 16.347.492.899

2Các khoản phải thu dài hạn

0 0 0 0 0

3 Tài sản khác 0 0 0 0 0

Tổng cộng 66.106.429.083 50.275.945.990 51.718.799.595 61.005.183.071 60.556.875.495

Nguồn : phòng tài chính – kế toán

Dựa vào bảng 2.1. cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2006 – 2010, thấy

tổng tài sản của Công ty qua các năm có nhiều biến động, và đánh giá một cách khái

quát thì tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:

Năm 2007, tài sản giảm mạnh so với năm 2006 với số giảm tuyệt đối là

15.830.483.093 đồng, số giảm tương đối là 23,95%. Sang năm 2008, tài sản bắt đầu

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

18

Page 23: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

tăng trở lại với số tăng tuyệt đối là 1.442.853.605 đồng và số tăng tương đối là

2,87%. Đến năm 2009, tài sản tăng mạnh với số tăng tuyệt đối là 9286.383.476

đồng và số tăng tương đối là 17,96%. Năm 2010 so với năm 2009, tài sản lại giảm,

tuy nhiên mức độ giảm là không đáng kể (448.307.576 đồng, 0,7%).

Tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

- Tiền và các khoản tương đương tiền: chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá

trị tài sản của Công ty (lần lượt qua các năm là 0,21%; 0,55%; 0,52%; 1,35%;

1,46%). Điều này làm cho khả năng thanh toán tức thời của Công ty gặp rất nhiều

khó khăn. Tuy nhiên tỷ trọng này đã có xu hướng tăng dần qua các năm cả về giá trị

lẫn cơ cấu.

- Hàng hóa tồn kho: Vì hoạt động chủ yếu của Công ty là gia công lắp ráp,

sửa chữa thiết bị, kinh doanh buôn bán cơ khí nên hàng tồn kho của Công ty chiếm

tỷ trọng lớn (năm 2006 chiếm 84,77% tổng giá trị tài sản) nhưng có xu hướng giảm

dần qua các năm. Năm 2010, so với tổng giá trị tài sản ngắn hạn thì hàng hóa tồn

kho chiếm tới 66,9%, trong khi vốn bằng tiền 883,8 triệu đồng chiếm 2%, các

khoản phải thu 8.778,2 triệu đồng chiếm 19,86%. Điều này cho thấy việc sử dụng

vốn chưa hiệu quả, phần lớn vốn ứ đọng ở khâu thanh toán và tiêu thụ. Mặt khác,

hàng tồn kho lớn dẫn tới chi phí bảo quản và cất giữ tăng thêm, càng làm cho tình

hình tài chính của Công ty khó khăn hơn.

- Các khoản phải thu ngắn hạn: biến động mạnh về giá trị. Riêng về cơ cấu

có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2006-2009, lần lượt chiếm tỷ trọng trên tổng

tài sản là 4,44%; 4,93%; 15,97% và 25,17%. Đến năm 2010 thì giảm mạnh cả về

giá trị lẫn cơ cấu, chứng tỏ Công ty đã chú trọng hơn đến việc thu hồi các khoản

phải thu, cố gắng hạn chế hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm cho

việc sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn. Mặt khác cũng chứng tỏ rằng Công ty đã tìm

được cho mình những khách hàng tin cậy.

- Tài sản lưu động khác có cũng có sự biến động qua các năm nhưng đánh

giá một cách chung nhất là có sự tăng lên mạnh vào năm 2010. So với năm 2006

con số tăng lên là đáng kể 2.313.000.634 đồng.

- Các khoản đẩu tư tài chính ngắn hạn trong Công ty có thể nói là không

đáng kể, Công ty chưa chú trọng đến khoản mục này.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn là tài sản cố định

hữu hình bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, máy tính, máy tiện,...và

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

19

Page 24: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

nhiều máy móc phục vụ hoạt động sản xuất gia công sửa chữa của Công ty. Tài sản

cố định hữu hình chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và có xu hướng tăng dần

về mặt giá trị. Riêng về cơ cấu, tỷ trọng này có giảm nhẹ nhưng sang năm 2010 lại

tăng mạnh trở lại và đạt mức 22,28%, cho thấy Công ty đã cố gắng đổi mới trang

thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

So sánh tài sản cố định và tài sản lưu động trong Công ty giai đoạn 2006 - 2010

Đánh giá một cách khái quát thì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng tài sản trong Công ty. Tỷ trọng phần trăm của tài sản lưu động qua các năm lần

lượt như sau: 93,45%, 91,09%, 79,77%, 77,85%, 73%. Qua các năm, tỷ trọng của

tài sản lưu động có xu hướng giảm xuống, đây là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên thì tốc

độ giảm xuống còn chậm. Sự giảm xuống của tài sản lưu động chứng tỏ Công ty

cũng đã phần nào chú ý đến sự mất cân bằng giữa hai chỉ tiêu này, và đang có xu

hướng điều chình sao cho có sự phù hợp giữa hai chỉ tiêu trên.

2.1.2. Cơ cấu về nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của Công ty được cấu thành từ vốn cố định và vốn lưu

động. Sự biến động của tổng vốn là do sự biến động của hai thành tố trên gây ra.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty giai đoạn 2006 – 2010Đơn vị tính: đồng

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

I Nợ phải trả 53.565.063.749 38.178.664.192 33.077.113.965 30.441.623.490 28.445.134.319

1 Nợ ngắn hạn 53.565.063.749 38.178.664.192 33.077.113.965 30.441.623.490 28.445.134.319

2 Nợ dài hạn 0 0 0 0 0

II Nguồn vốn chủ

sở hữu12.541.365.334 12.097.281.798 18.641.685.630 30.563.559.581 32.111.741.176

1 Nguồn vốn và quỹ 12.541.365.334 12.097.281.798 18.266.371.367 30.107.345.836 31.655.527.431

2 Nguồn kinh phí 0 0 375.314.263 456.213.745 456.213.745

Tổng 66.106.429.083 50.275.945.990 51.718.799.595 61.005.183.071 60.556.875.495

Nguồn: phòng tài chính – kế toán

Nợ phải trả

Nhìn chung, nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ khả năng

huy động vốn đầu tư từ bên ngoài của công ty là khá tốt. Tuy nhiên, song song với

nó là khả năng xảy ra rủi ro về tài chính là rất cao, đòi hỏi Công ty phải có những

biện pháp quản lý và sử dụng vốn tốt hơn

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

20

Page 25: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Năm 2006, cơ cấu nguồn vốn của Công ty là chưa hợp lý. Hệ số nợ/tổng tài

sản là khá cao: 81,03%, không tốt đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Hệ số này

cao tỉ lệ thuận với khả năng rủi ro tài chính.Tuy nhiên, hệ số này đã giảm dần qua

các năm, thể hiện mức tài trợ tài sản dựa trên các khoản nợ ngày càng giảm. Đến

năm 2010, hệ số này chỉ còn 46,97% là tương đối hợp lý.

Nguồn vốn nợ có xu hướng giảm dần qua các năm, giảm cả về giá trị và cơ

cấu. Đặc biệt là năm 2009, trong khi nguồn vốn tăng mạnh, giá trị của vốn nợ vẫn

giảm dẫn đến cơ cấu vốn nợ giảm từ 63,96% (năm 2008) xuống còn 49,9 %. Công

ty đang nỗ lực phấn đấu giảm số nợ phải trả và tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nhằm

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nợ phải trả của Công ty bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác. Tuy

nhiên tại Công ty chỉ có nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác bằng không hoặc

không đáng kể. Đây là một dấu hiệu không tốt và bất hợp lý trong cơ cấu nợ. Nợ

ngắn hạn quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng rủi ro tài chính là rất cao. Công ty nên có

một số biện pháp thay đổi, tăng cường khả năng vay dài hạn để giảm tỷ trọng nợ

ngắn hạn xuống.

Vốn chủ sở hữu

Trong tổng nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ

nhưng đã tăng đều qua các năm. Năm 2006 chỉ chiếm 18,97%, đến năm 2010 đã đạt

mức 53,03%.

Trong vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn. Quỹ

đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính năm 2006, 2007 chưa có; đến năm

2008, hai loại quỹ này đã chiếm khoảng 3% so với tổng nguồn vốn, chứng tỏ Công

ty đã chú trọng hơn đến hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô kinh

doanh làm tăng số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

So sánh nợ phải trả với vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Điều này

nói lên Công ty đã chiếm dụng vốn của khách hàng một lượng lớn. Chỉ tiêu này quá

lớn không phải là dấu hiệu tốt, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán

của Công ty. Vốn chủ chiếm một tỉ lệ phần trăm nhỏ trong ba năm 2006, 2007,

2008 cụ thể lần lượt các năm như sau: 18,97%, 24,06%, 36,04%. Trong hai năm

2009 và 2010, chỉ tiêu này có sự tăng lên chiếm 50,10%, 53,03% trong hai năm

2009, 2010. Có sự cân đối giữa hai chỉ tiêu, đây là một dấu hiệu tốt.

2.1.3. Khả năng thanh toán

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

21

Page 26: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của

hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin cho cấp quản trị ra những quyết định

đúng đắn. Các quyết định như vay bao nhiêu tiền, thời hạn vay bao nhiêu… tất cả

những thông tin trên dựa vào khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của Công ty

phải đáp ứng được nhu cầu thanh toán những khoản công nợ, đồng thời nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí. Khả năng thanh toán cao hay thấp đều ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy để phân tích hiệu quả

sử dụng vốn của Công ty, ta cần phân tích khả năng thanh toán của Công ty.

Trong nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn cố định và nguồn vốn lưu động.

Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ta phải kể đến nguồn vốn lưu động. Để đi vào

phân tích tình hình đảm bảo khả năng thanh toán hay chính là đảm bảo nguồn vốn

cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu là vốn

lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Cụ thể như sau:

Vốn lưu động thường xuyên

Đây là khoản chênh lệch giữa nguồn vốn ngắn hạn với tài sản cố định hai giữa

tài sản lưu động với nguồn vốn ngắn hạn, chỉ tiêu này được tính cụ thể như sau:

Vốn lưu động thường xuyên = nguồn vốn dài hạn - tài sản cố định và đầu tư

dài hạn

Từ công thức trên ta có bảng số liệu sau.

Bảng 2.3: vốn lưu động thường xuyên giai đoạn 2006 – 2010Đơn vị: đồng

Năm

Chỉ tiêu2006 2007 2008 2009 2010

Tài sản cố định 4.331.850.656 4.477.538.465 10.463.736.740 13.515.766.199 16.347.492.899

Nguồn vốn dài hạn 12.541.365.334 12.097.281.798 18.641.685.630 30.563.559.581 32.111.741.176

Vốn lưu động thường

xuyên8.209.514.678 7.682.326.316 8.177.948.890 17.047.793.322 15.764.248.277

Nguồn: phòng tài chính – kế toán

Dựa vào bảng số liệu ở trên ta thấy, vốn lưu động thường xuyên của Công ty

luôn dương. Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần dư

thừa đó luôn đầu tư vào tài sản lưu động. Tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

22

Page 27: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

hạn, do vậy khả năng thanh toán của Công ty tốt. Vốn lưu động của Công ty, tăng

giảm không đều, năm 2007 có sự giảm nhẹ, nhưng năm 2009 tăng mạnh, gấp hai

lần so với năm 2008. Nguyên nhân do tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn tăng mạnh

hơn tốc độ tăng của tài sản cố định.

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Bảng 2.4: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyênĐơn vị: đồng

Năm

Chỉ tiêu2006 2007 2008 2009 2010

Nợ ngắn hạn 53.565.063.749 38.178.664.192 33.077.113.965 30.441.623.490 28.445.134.319

Tồn kho và các

khoản phải thu58.975.297.506 43.042.672.945 39.644.154.550 44.825.556.339 38.354.969.177

Nhu cầu vốn lưu

động thường xuyên5.410.233.757 4.864.008.753 6.567.040.594 14.383.932.849 9.909.834.858

Nguồn: phòng tài chính – kế toán

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà doanh

nghiệp cần để chi một phần vào tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản

phải thu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = tồn kho và các khoản phải thu – nợ

ngắn hạn

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hàng năm đều dương qua các năm. Chỉ

tiêu này cao nhất là năm 2009, với con số 14.383.932.849 đồng. Nhu cầu vốn lưu

động dương và có xu hướng tăng, chứng tỏ các khoản ngắn hạn mà Công ty chiếm

dụng được không đủ để chi cho tài sản ngắn hạn. Công ty đã dùng nguồn dài hạn để

chi cho phần chênh lệch này. Công ty cần giảm tồn kho và các khoản phải thu.

Tóm lại, Công ty đảm bảo khả năng thanh toán, tuy nhiên hiệu quả sử dụng

vốn chưa cao, cần giảm tồn kho và các khoản phải thu để tăng khả năng quay vòng

của vốn.

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty giai đoạn

2006 – 2010

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

23

Page 28: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có một

lượng vốn nhất định. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề quản lý sử dụng sao cho hiệu

quả mới là nhân tố quyết định tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi

vậy, phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn là việc làm rất cần thiết nhằm thể hiện

chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để có

các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chúng ta dùng các chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả sử dụng tổng vốn, vốn cố định và vốn lưu động. Cụ thể như sau:

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh

Căn cứ vào bảng báo cáo tài chính các năm trong giai đoạn 2006 – 2010, các

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh được phản ánh trong bảng

sau.Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu thuần Đồng 18.061.850.773 29.394.270.619 23.320.811.385 24.818.050.002 32.707.701.184

Giá vốn hàng bán Đồng 15.538.041.558 26.956.799.600 21.066.846.393 21.572.626.116 26.682.257.791

Lợi nhuận sau thuế

Đồng 110.820.063 132.648.000 119.586.000 316.811.241 1.551.315.705

Vốn chủ sở hữu bình quân

Đồng 12.319.323.566 15.181.826..583 24.186.858.602 30.881.436.634 32.111.741.176

Vốn kinh doanh bình quân

Đồng 58.191.187.537 50.997.372.793 56.361.991.333 60.781.029.283 60.556.875.495

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

0,31 0,57 0,41 0,40 0,54

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chú sở hữu

% 0,90 0,87 0,50 1,03 4,83

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh

% 0,20 0,26 0,21 0,52 2,56

Nguồn: phòng tài chính – kế toán

Dựa vào số liệu tính được ở bảng 2.5 thấy tất cả nhưng chỉ tiêu trên đều có

sự biến động qua các năm.

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

24

Page 29: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động

kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

được tính như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn KD = doanh thu thuần/ vốn kinh doanh bình quân

Dựa vào bảng số liệu tính toán được ở bảng 2.5 thấy hiệu suất sử dụng vốn

kinh doanh của Công ty qua các năm còn rất thấp. Chỉ tiêu này cũng có xu hướng

tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể, tốc độ tăng này phải mạnh hơn nữa. Cụ

thể: năm 2006, chỉ tiêu này đạt 0,31 đến năm 2009 có sự tăng nhẹ lên được 040và

năm 2010 chỉ tiêu này có sự tăng lên nhưng đây vẫn chữa được coi là kết quả tốt.

Chỉ tiêu còn rất thấp, Công ty sử dụng vốn kinh doanh chưa thực sự có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia lợi

nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thi

tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Dựa vào bảng 2.5 thấy tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu có nhiều biến động.

Năm 2006 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,9 đồng lợi nhuận. Năm

2007 tạo ra được 0,87 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm, nhưng đến

năm 2008 do khủng hoảng kinh tế tài chính, chỉ tiêu này giảm xuống một cách

mạnh mẽ. Tại thời điểm năm 2010, một đồng vốn chủ sở hữu Công ty chỉ còn thu

được 0,5 đồng lợi nhuận. năm 2009, 2010 cuộc khủng hoảng kinh tế đi qua với

những chính sách kinh tế của nhà nước cũng như của Công ty, chỉ tiêu này có dấu

hiệu tăng vào năm 2009 và tăng mạnh vào năm 2010. Năm 2009 một đồng vốn chủ

sở hữu tạo ra được 1,03 đồng lợi nhuận và năm 2010 con số này là 4,83.

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh

Tỉ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh cho biết cứ bỏ một đồng vốn vào kinh

doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu điển hình cho thấy rất

rõ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, hiệu quả sử

dụng vốn càng cao. Tỉ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh được tính bằng lợi

nhuaanjsaah thuế chia tổng vốn kinh doanh bình quân. Nhìn một cách khái quát thì

tỉ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh trong giai đoạn qua của Công ty có xu hướng tăng

nhẹ qua các năm. Năm 2007, chỉ tiêu này tăng lên 157% so với năm 2006, chỉ tiêu

này không tăng lên vào năm 2008b mà lại có xu hướng giảm nhẹ so với 2007. Đặc

biệt phải kể đến sự tăng lên của năm 2009 và 2010. Tỉ suất này tặng lên 200% so

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

25

Page 30: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

với năm 2007. Trong năm này, cứ 100 đồng vốn kinh doanh Công ty thu được

0,519 đồng lợi nhuận.

Nhìn chung xét về mặt tài chính thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn

thấp. Mặc dù lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng các chỉ tiêu kể trên giảm, có năm

tăng nhưng tốc độ tăng chậm và không có một xu hướng có định, các chỉ tiêu này

luôn luôn biến động. Điều này việc tăng nguồn vốn của Công ty chưa đem lại hiệu

quả. Vốn đưa vào vẫn chưa tạo ra được lợi nhuận cho Công ty.

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn kinh doanh. Việc sử

dụng vốn có định của Công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động

sản xuất kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phân tích các chỉ

tiêu trong bảng dưới đây.

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu thuần Đồng 18.061.850.773 29.394.270.619 23.320.811.385 24.818.050.002 32.707.701.184

Giá vốn hàng bán Đồng 15.538.041.558 26.956.799.600 21.066.846.393 21.572.626.116 26.682.257.791

Lợi nhuận sau thuế Đồng 110.820.063 132.648.000 119.586.000 316.811.241 1.551.315.705

Vốn cố định bình quân

Đồng 12.541.365.334 12.319.323.566 15.360.483.714 24.602.622.605 31.337.650.378

TSCĐ bình quân Đồng 3.587.810.803 3.600.373.466 9.911.736.740 10.240.179.532 13.493.282.494

Hiệu suất sử dụng vốn CĐ

1,44 2,39 1,52 1,01 1,04

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

0,05 0,08 0,03 0,02 0,03

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn CĐ

% 0,88 1,08 0,78 1,29 4,95

Nguồn: phòng tài chính - kế toán

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh

doanh thi tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = doanh thu thuần/ vốn CĐ sử dụng bình

quân trong kì

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

26

Page 31: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Năm 2006: một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 1,44

đồng doanh thu. Trong năm này chỉ tiêu này chưa cao, Công ty cần có biện pháp

khắc phục.

Năm 2007: một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 2,39

đồng doanh thu tăng 0,95 đồng(tương ứng với 65,97%) so với năm 2006. Do vốn cố

định bình quân năm 2007 giảm 222.041.770 đồng trong khi doanh thu tăng 11 tỷ

đồng, do Công ty có những biện pháp sử dụng vốn cố định hợp lí hiệu quả hơn làm

cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng.

Năm 2008: một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại

1,52đồng doanh thu giảm 0.87 đồng (tương ứng với 36,40%) so với năm 2007. Năm

2008, chỉ tiêu này giảm là do Công ty khủng hoảng kinh tế gây khó khăn cho Công

ty nên mặc dù đã có biện pháp sử dụng vốn cố định hợp lí nhưng hiệu quả không

cao, giảm xuống so với năm 2007.

Năm 2009, 2010 trong hai năm này, chỉ tiêu này còn giảm xuống mạnh. Năm

2009, một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,01 đồng

doanh thu và năm 2010 là 1,04 đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong

Công ty ngày càng giảm xuống, đây cũng chính là lí do góp phần làm giảm hiệu quả

sử dụng vốn của Công ty.

Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường

ngày càng có xu hướng giảm. Doanh nghiệp đã khai thác sử dụng tưong đối hiệu

quả công suất của tài sản cố định. Tuy nhiên, với sự đầu tư may móc thiết bị trong

năm 2009, 2010 Công ty cần phải nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của

mình hơn nữa để vận dụng công suất máy móc thiết bị. Hàng năm công ty cũng phải

đầu tư nâng cấp các máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động và

chất lượng sản phẩm.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố đinh

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản cố đinh tham gia vào sản xuất

kinh doanh thi tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ= doanh thu thuần/ TSCĐ bình quân trong kỳ

Từ bảng số liệu 2.6 trên ta thấy hiệu suất tài sản cố định liên tục biên động

qua các năm. Trong giai đoạn 2006 -2009, có sự tăng lên trong năm 2007 và sau đó

là có xu hướng giảm năm 2008, 2009. Nếu năm 2006, một đồng giá trị tài sản cố

định chỉ tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận thì năm 2007, cứ một đồng giá trị tài sản cố định

tạo ra 0.08 đồng lợi nhuận. Đã có sự tăng lên chút ít về hiệu quả sử dụng tài sản cố

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

27

Page 32: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

định. Năm 2008, 2009 chỉ tiêu này giảm so với năm 2007. Đến năm 2010 có sự tăng

lên so với năm 2008 nhưng mức độ tăng lên không đáng kể. Năm 2010 cư 1 đồng

giá trị tài sản cố định tạp ra 0,03 đồng doanh thu. Nguyên nhân chỉ tiêu này có mực

độ tăng lên không đáng kể là do giá trị của tài sản cố định vẫn nằm ở chi phí xây

dựng dở dang. Công ty đầu tư lớn vào những máy móc có giá trị lớn, tốc độ khấu

hao, khả năng thu hồi vốn chậm điều này là đặc trưng của ngành cơ khí nên hiệu

quả sử dụng tài sản cố định thấp.

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn cố định

Hiệu quả tài sản cố định còn được đánh giá bằng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/

vốn cố định. Tỉ suất lợi nhuận/ vốn cố định cho biết cứ bỏ một đồng vốn cố đinh

vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Dựa vào số liệu đã phân tích ở bảng 2.6, đánh giá một cách khái quát, chỉ

tiêu này có xu hướng tăng lên từ trong giai đoạn 2006- 2010. Trong giai đoạn này

có năm 2008 là có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:

Năm 2006 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình kinh doanh,

Công ty thu được 0,88 đồng lợi nhuận. năm 2007 có sự tăng lên so với năm 2006,

với con so là 1,08 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty có

chiều hướng tốt hơn. Đến năm 2008, do khủng hoảng kinh tế, Công ty đã gặp nhiều

khó khăn trong năm này nên hiệu quả sự dụng vốn không cao, và đã có sự giảm

xuống của chỉ tiêu này. Sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng, cùng với sự cố gắng

của cán bộ công nhân viên trong Công ty, hiệu quả sử dụng vốn cô định có sự tăng

lên vào năm 2009, trong năm này cứ một đồng vốn cố tham gia vào quá trình kinh

doanh Công ty sẽ thu được 1,29 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng vào năm

2010, không những tăng mà còn tăng với tốc độ mạnh, một đồng vốn cố định, Công

ty bỏ ra để kinh doanh sẽ thu được 4,95 đồng lợi nhuận. Đây là dấu hiệu tốt Công ty

cần tiếp tục phát huy.

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong tổng vốn kinh doanh, nó đảm

bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Để đánh giá hiệu quả sử

dụng vốn lưu động có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá dưới đây là một số chỉ tiêu.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi

nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = lợi nhuận sau thuế / vốn lưu động bình quân

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

28

Page 33: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, cứ mỗi đồng vốn lưu động tạo ra được 0,002

đồng lãi năm 2006, 0,003 đồng lãi năm 2007, 0,077 năm 2008, 0,115 năm 2009,

0,055 năm 2010. Từ năm 2006 – 2009 chỉ tiêu này có xu hướng tăng, điển hình là

năm 2009, tăng 0,038 tương ứng với 149,35%. Năm 2010, chỉ tiêu này có xu hướng

giảm xuống so với năm 2009. Ngoài chỉ tiêu trên hiệu quả sử dụng vốn lưu động

còn được phản ánh thông qua chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm.

Số vòng vốn lưu chuyển vốn lưu động

Số vòng vốn lưu chuyển vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy

vòng trong kì và mỗi đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu

đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Số vòng lưu chuyển vốn lưu động = doanh thu / vốn lưu động bình quân

Nhìn chung thì số vòng lưu chuyển vốn lưu động tăng trong giai đoạn 2006 –

2010. Năm 2008 có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể sau đó chỉ tiêu này tiếp tục

tăng năm 2009, 2010.

Để đánh giá kĩ hơn của chỉ tiêu số vòng lưu chuyển vốn lưu động chúng ta sẽ

đi sâu vào phân tích chỉ tiêu số vòng quay dự trữ, tồn kho.

Vòng quay dự trữ tồn kho phản ánh só vòng luân chuyển hàng tồn kho trong

một thời kì. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, vì doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn

kho ít mà doanh nghiệp vẫn cao.

Vòng quay tồn kho dự trữ = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho

Vòng quay tồn kho dự trữ có xu hướng tăng từ năm 2006 – 2009.Và giảm ở

năm 2010. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tăng, nhưng

những con số mà Công ty đạt được vẫn chưa phải là đã tốt. Cần có biện pháp để

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

29

Page 34: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Bảng 2.7: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Năm

Chỉ tiêu2006 2007 2008 2009 2010

Tổng doanh thu 18.061.850.773 29.394.270.619 23.320.811.385 24.818.050.002 32.707.701.184

Tổng lợi nhuận sau thuế

110.820.063 132.648.000 119.586.000 316.811.241 1.551.315.705

Giá vốn hàng bán 15.538.041.558 26.956.799.600 32.048.700.000 31.672.120.600 26.682.275

Vốn lưu động bình quân

53.565.063.749 38.178.664.192 33.077.113.965 30.441.623.490 28.445.134.319

Tồn kho bình quân 56.040.112.256 41.500.343.397 31.384.695.000 29.472.609.545 29.576.718.390

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

0.002 0.003 0.077 0.115 0.055

Số vòng luân chuyển vốn lưu động (vòng)

0.337 0.770 0.705 0.815 1.150

Số vòng quay dự trữ, hàng tồn kho (vòng) 0.277

0.650 1.021 1.075 0.902

Nguồn: phòng tài chính - kế toán

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

Ưu điểm

Nhìn chung qua số liệu phân tích trên ta thấy Công ty sử dụng vốn có hiệu

quả trong những năm qua, doanh thu, lợi nhuận tăng, Công ty không phải bù lỗ.

Trong công tác quản lý và sử dụng các khoản phải thu của Công ty cũng đạt

được một số hiệu quả nhất định. Đây là khoản vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong

tổng vốn của Công ty vì vậy sử dụng và quản lý có hiệu quả các khoản phải thu sẽ

có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Cũng trong năm qua công

ty đã cố gắng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sự tăng trưởng nhanh chóng của

hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty bằng nhiều biện pháp khác nhau đã luôn

đảm bảo một lượng vốn lưu động thường xuyên do vậy mà Công ty có đủ khả năng

để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Chính sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn của Công ty không những giúp

Công ty vượt qua những khó khăn trở ngại mà còn góp phần không nhỏ trong việc

phát triển mở rộng hoạt động sản xuất của Công ty.

Ngoài ra Công ty còn đảm bảo khả năng thanh toán, đây là yếu tố đầu tiên

quyết định đến việc tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty có thể làm ăn không

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

30

Page 35: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

có lãi nhưng Công ty vẫn có thể tồn tại vì đảm bảo khả năng thanh toán. Như vậy,

khả năng đảm bảo về tài chính của Công ty là khá tốt.

Công ty tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Đời sống vật chất,

tinh thần của người lao động ngày càng nâng cao. Ngoài ra Công ty còn tuyển dụng

thêm lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu làm việc tại Công ty. Hàng năm

Công ty còn cho người lao động đi học tập, phát triển để nâng cao tay nghề.

Đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Những máy móc thiết bị mà Công ty

cung cấp ngày càng được cải thiện. Cùng với sự cố gắng của các phòng, ban, phân

xưởng, Công ty đã tập trung vào quản lí sản xuất, nâng cao mạng lưới kênh phân

phối sản phẩm…mặc dù Công ty đã cố gắng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất,

và phục vụ tất cả các đối tượng để đưa máy móc vào trong sản xuất. Máy móc có

thể thay thế được sức lao động của con người.

Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, việc quản lý sử dụng vốn của Công ty TNHH cơ

khí Phú Cường còn tồn tại những vấn đề cần được giải quyết. Qua phân tích ở trên

ta thấy, trong một số khâu công ty đã quản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả, đó là:

- Hàng tồn kho và các khoản phải thu khá lớn, tổng hàng tồn kho chiếm tỉ

trọng cao trong tổng vốn cố định.

- Hiệu quả sử dụng vốn thấp, hiệu quả sử dụng tài sản cố định thấp, sức sản

xuất của tài sản cố định và số vòng luân chuyển vốn có xu hướng giảm. Bên cạnh

đó vốn bằng tiền của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn, lượng tiền mặt nhàn rỗi lớn,

điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Lượng tiền này không những không sinh

lời mà còn bị mất giá, do chịu sự tác dộng của lạm phát.

- Chi phí sản xuất còn cao. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất là

chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Để giảm chi phí sản xuất trước

hết cần phải giảm hai loại chi phí trên.

- Máy móc trang thiết bị chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Thời gian

máy móc để nhàn rỗi còn nhiều, thời gian nhàn rỗi đó Công ty vẫn phải tính chi phí

khấu hao, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty, làm

giảm hiệu quả sử dụng lượng vốn này.

- Công tác phân tích tài chính trong Công ty chưa được quan tâm đúng mức.

Công ty còn tồn tại nhiều những hạn chế trên do một số nguyên nhân sau:

- Trình độ của cán bộ công nhân viên chưa cao, nên khả năng vận hành máy

móc trang thiết bị, cũng như hiệu suất sử dụng còn hạn chế.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

31

Page 36: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

- Công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty chịu ảnh hưởng lớn bởi

nguyên nhân khách quan đó là các loại hàng hoá dự trữ kém phẩm chất làm ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì sản phẩm là những máy móc có giá trị cao nên

tồn kho quá lâu những sản phẩm đó có thể bị lạc hậu về công nghệ, hoặc có thể bị

han dỉ do sự tác động của môi trường quản trị hàng tồn kho không tốt sẽ có những

ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn.

- Công ty chưa có chính sách tín dụng hợp lý như các biện pháp hữu hiệu để

thu hồi các khoản phải thu làm mất một lượng vốn cần thiết cho nhu cầu tài chính.

- Công tác quản lý tiền mặt của Công ty chưa thực sự có hiệu quả dẫn đến

việc làm giảm hiệu quả vốn do tiền mặt cất quỹ không những không sinh lợi nhuận

mà còn lại bị mất giá do lạm phát.

- Cũng trong năm qua Công ty không gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm

nguồn hàng, làm cho trị giá vốn hàng bán tăng rất cao. Điều này có thể là do công

tác tìm kiếm bạn hàng, những nhà cung cấp của bộ phận cán bộ phụ trách chưa tốt

hoặc cũng có thể là do những nguyên nhân khác quan như sự không ổn định của thị

trường thế giới hay là sự biến động thất thường của tỉ giá hối đoái trên thị trường

ngoại hối. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của Công ty

cũng như hiệu quả sử dụng vốn trong khâu này. Ngoài ra cơ thể còn một số nguyên

nhân khác của những thành tựu cũng như hạn chế mà công ty đang gặp phải. Thế

nhưng phải nói rằng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà công ty

kinh doanh vốn có lãi đây là một thành công của Công ty TNHH cơ khí Phú Cường.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

32

Page 37: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN KINH DOANH

3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh đều mong muốn tăng trưởng và

phát triển một cách ổn định. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp luôn phải tự

hoàn thiện mình trên mọi mặt. Công ty TNHH cơ khí Phú Cường cũng không nằm

ngoài quy luật đó.

Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý của Công ty, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực

bên trong, đồng thời thu hút thêm nhân sự từ bên ngoài.

- Mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm

có chất lượng cao, giá thành hạ.

- Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ, chất

lượng có thể chấp nhận

- Xây dựng và mở rộng các kênh phân phối. Tăng cường hoạt động quảng

cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường hiện có. Không ngừng cải tiến kỹ thuật

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất thiết bị, năng suất lao động, giảm

chi phí, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

- Tổ chức quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn kinh doanh của Công ty.

- Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường đã có, mở rộng tiêu thụ ở các địa bàn

mới, xuất khẩu các sản phẩm cơ khí ra nước ngoài.

Để thực hiện định hướng trên, Công ty đã xác định một số mục tiêu cụ thể

cần đạt được trong năm 2011: Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tăng

lợi nhuận và thu nhập của người lao động năm sau đạt cao hơn năm trước. Đẩy

mạnh công tác đào tạo đội ngũ quản lý, đội ngũ nhân viên công nhân kỹ thuật lành

nghề, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ. Duy trì liên tục và có hiệu quả

hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2000.

Để đạt được định hướng nêu trên, Công ty đứng trước những thuận lợi và

khó khăn:

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

33

Page 38: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Thuận lợi

Là một Công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, Công ty TNHH

cơ khí Phú Cường có nhiều thuận lợi khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế hội

nhập. Với những kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, những mối quan hệ và uy tín

lâu năm với khách hàng, có một đội ngũ công nhân lành nghề... đây là nền tảng

vững chắc cho sự phát triển của Công ty trong tương lai và cũng là nguồn nội lực

quan trọng mà Công ty cần phát huy nhằm đạt được sự tăng trưởng cao về lâu dài.

Công ty đã tạo nhiều mối quan hệ với bạn hàng, từ đó ký kết được nhiều hợp

đồng có giá trị lớn từ các bạn hàng. Chứng tỏ sản phẩm của Công ty đạt yêu cầu về

chất lượng, mẫu mã, chủng loại và làm uy tín của Công ty tăng, tạo điều kiện thuận

lợi trong cạnh tranh, góp phần tăng doanh thu tiêu thụ.

Công ty đặt trụ sở tại Hà Nội - một trung tâm kinh tế lớn của đất nước, do đó

tạo cho Công ty những điều kiện thuận lợi nhất định trong công tác giao dịch, nắm

bắt những thông tin kinh tế, thị trường. Ngoài ra, Công ty còn có thể nắm bắt được

nhiều chế độ, chính sách, pháp luật, chính trị, kinh tế khác.

Môi trường công nghệ ngày càng phát triển, Công ty có thể tiếp cận với công

nghệ mới nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh những

thuận lợi Công ty còn phải chịu những khó khăn sau.

Khó khăn

Thị trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt do nhiều tổ chức kinh tế

trong và ngoài nước cùng kinh doanh tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành.

Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức WTO và Hiệp định thương mại tự do

ASEAN có hiệu lực toàn bộ thì Công ty phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các

doanh nghiệp cùng ngành sản xuất trong nước mà còn cả với đối tác liên doanh

nước ngoài vốn có tiềm lực kinh tế mạnh để chiếm lĩnh thị trường

Tiềm năng tài chính của Công ty còn hạn chế. Nguồn vốn chủ sở hữu không

thể đáp ứng được nhu cầu, nên Công ty đã phải đi vay vốn ngân hàng, chiếm đoạt

vốn của bạn hàng…

Trình độ công nghệ, thiết bị và lao động của nhà máy còn hạn chế chưa đáp

ứng được nhu cầu của thị trường.

Hiện nay, việc bố trí các phòng ban cũng như bố trí các phương tiện vật chất

trong các phòng ban so với điều kiện hiện có của Công ty khá thuận lợi và hợp lý.

Tuy nhiên, việc khu văn phòng được bố trí quá gần các phân xưởng và ngay gần

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

34

Page 39: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

đường quốc lộ nên tiếng ồn là tương đối lớn, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc

của cán bộ công nhân viên.

3.1.2. Định hướng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Mở rộng quy mô của Công ty, tận dụng triệt để cơ sở vật chất

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty có thể tận dụng triệt để cơ sở vật

chất hiện có, mở rộng quy mô. Số lượng sản phẩm cung cấp nhiều hơn trước. Điều

này có thể làm tăng doanh thu, giảm chi phí vì một phần chi phí đã được Công ty

tận dụng những gì đã có sẵn.

Thiết lập định mức sử dụng vốn cũng như cơ cấu sử dụng vốn hợp lý

Việc thiết lập định mức sử dụng vốn là một việc cần thiết. Thông qua định

mức có thể biết được nguyên nhân gây ra lãng phí trong việc sử dụng vốn. Từ đó

giúp Công ty tiết kiệm được nguồn vốn. Để thiết lập được định mức sử dụng vốn

hợp lí không phải là việc đơn giản, Công ty cần lập bảng theo dõi trong một thời

gian bằng cách dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn.

Nguồn vốn của Công ty, trước hết ta phải kể đến nguồn vốn chủ sở hữu, các

khoản mà Công ty có thể chiếm dụng được, nên chi phí của việc sử dụng vốn này là

không cao. Nhưng nếu không nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, mặt khác công

nợ của Công ty ngày càng tăng thì việc thanh toán những khoản nợ là rất khó khăn.

Trong việc kinh doanh, chỉ với nguồn vốn chủ sở hữu chắc chắn là không đủ, Công

ty sẽ phải đi vay mượn, vấn đề là vay mượn bao nhiêu là hợp lí? Do vậy Công ty

cần xây dựng cho mình một định mức sử dụng vốn hợp lí. Việc thiết lập cơ cấu vốn

tối ưu là việc làm cần thiết với tất cả mọi doanh nghiệp. Có xây dựng được một cơ

cấu vốn hợp lí thì doanh nghiệp mới chủ động được trong việc huy động nguồn vốn.

Cơ cấu vốn tối ưu sẽ đáp ứng được những nhu cầu: tối thiểu hóa chi phi bỏ ra,

tối đa hóa giá trị thu được. Mặt khác đáp ứng được khả năng thanh toán…thiết lập

được cơ cấu vốn tối ưu là việc làm quan trọng trong công tác quản lí vốn của Công ty.

Phần chủ yếu hình thành nên nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Mỗi loại

này có những ưu nhược điểm khác nhau. Nếu Công ty sử dụng vốn vay thì có thể tận

dụng được đòn bẩy tài chính nhưng phải trả lãi vay định kì, phần lãi vay này không phụ

thuộc vào kết quả kinh doanh. Công ty sẽ phải chịu sức ép về hoàn trả gốc và lãi. Trong

khi đó, nếu sử dụng vốn chủ sở hữu, Công ty không phải lo trả gốc, cũng như lãi. Giảm

khả năng rủi ro về nợ. Khi xây dựng cơ cấu vốn, Công ty căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận/

vốn kinh doanh so với lãi suất lãi vay. Nếu tỷ suất này lớn hơn lãi suất vốn vay thì

Công ty nên vay, và ngược lại thì không nên vay.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

35

Page 40: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

Ngoài việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lí thì việc xây dựng kế hoạch sử dụng

vốn chi tiết để quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cũng rất quan trọng.

Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lí

Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh là rất quant trọng với một Công ty,

nhưng nó chỉ thành hiện thực nếu đảm bảo bằng vốn. Điều này cũng đúng với Công

ty TNHH cơ khí Phú Cường. Công ty có thể dựa vào sự phân tích các chỉ tiêu kinh

tế tài chính kì trước làm cơ sở, cùng với kế hoạch về hoạt động sản xuất kinh doanh

của mình với kế hoạch dự định. Từ đó, xác định và định hướng nhu cầu vốn của

mình hợp lí, tiết kiệm vốn lưu động đồng thời đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh

doanh diễn ra liên tục. Công tác tình hình tài chính là rất quan trọng và cần được

Công ty quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.

3.1.3. Những mục tiêu chủ yếu

Với những kết quả đạt dược trong các năm qua Công ty TNHH cơ khí Phú

Cường đã đạt ra các mục tiêu cụ thể như sau:

- Về vốn kinh doanh: Vốn là yếu tố hết sức quan trọng giúp Công ty có thể

mở rộng quy mô. Vì vậy, Công ty sẽ tập trung khai thác sử dụng vốn có hiệu quả

hơn nữa,bảo toàn và phát triển vốn, phấn đấu giảm tối đa vốn vay, tích cực giải

quyết hết lượng hàng tồn, giúp việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi. Đảm bảo

vòng quay vốn nhanh, thu hồi vốn hiệu quả nhất.

- Về thị trường: Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định trên thị trường Hà Nội,

mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh bán lẻ gắn với quy hoạch phát triển Hà Nội

đến năm 2015, mở rộng thị trường các tỉnh lân cận Hà Nội và thị trường nước

ngoài.

- Về cơ sở hạ tầng: Công ty sẽ tiến hành cho xây dựng lại và xây dựng

mới một số phân xưởng mới, để mở rộng quy mô sản xuất. Đối với ngành

nghề cơ khí việc xây dựng những phân xưởng đảm bảo về chất lượng như an toàn

lao động rất cần thiết và điều đó sẽ thu hút được người lao động và trên hết là

những cơ sở hạ tầng này sẽ trực tiếp phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh

trong Công ty.

- Về công nghệ kinh doanh: Công ty đang chú trọng hoàn thiện công nghệ

chiến lược chung trong cả thời kỳ và công nghệ chi tiết cho từng bộ phận, hình

thành bộ phận chuyên môn hoạch định chiến lược Marketing cho Công ty. Sau mỗi

năm thực hiện có đánh giá kết quả rút ra kinh nghiệm từ đó điều chỉnh nhiệm vụ

cho phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty và thị trường.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

36

Page 41: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

- Về mặt hàng và công nghệ bán:

+ Về ngành hàng kinh doanh: Công ty tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng, không

ngừng phát triển mặt hàng mới với cơ cấu hợp lý và ngày càng hoàn thiện, chất

lượng và số lượng hàng hóa ngày càng cao. Tuy nhiên, Công ty sẽ cố gắng đi sâu

vào kinh doanh một số mặt hàng chính như: các loại máy cán thép, máy tiện, máy

phay, máy bào và một số mặt hàng cơ khí để chúng trở thành mũi nhọn.

+ Về công nghệ bán: áp dụng nhiều phương thức công nghệ bán hàng mới:

Bán hàng tại cửa hàng, giao tận công trình… cần kết hợp giữa bán theo lô lớn tại

văn phòng Công ty và bán nhỏ, lẻ tại các đơn vị trực thuộc. Nghiên cứu, triển khai

từng bước mô hình đại lý bán hàng đối với các xí nghiệp, cửa hàng theo phương

thức giao hàng thu tiền cuốn chiếu (giao đợt sau thu tiền đợt trước). Đặc biệt chú ý

các dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách thuận

lợi và nhanh chóng như cắt, uốn, bốc xếp, vận chuyển hàng đến địa điểm yêu cầu.

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nó đảm bảo

cho việc phát triển nhanh hay chậm, tốt hay xấu của Công ty. Công ty sẽ sắp xếp lại

bộ máy tổ chức nhằm đạt tới sự gọn nhẹ linh hoạt có hiệu quả, bổ sung thêm một số

bộ phận chức năng nghiên cứu thị trường, trực thuộc ban giám đốc. Các cán bộ phụ

trách các cửa hàng và phòng ban nhất thiết phải có trình độ đại học trở lên. Để thực

hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải sự phấn đấu của tất

cả các thành viên trong Công ty góp phần xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

3.2.1 Dự trữ hàng tồn kho hợp lí

.Hàng tồn kho là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng

vốn tại Công ty. Mặt khác một trong những đặc trưng của ngành cơ khí là những

máy móc có giá trị lớn, Nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng

không tốt tới quá trình kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ,

chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời, và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên,

việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro bởi vì doanh nghiệp có khả

năng đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiền năng hoặc thị phần nếu sau

này giá lên cao mà doanh nghiệp không còn hàng để bán, nếu lượng hàng dự trữ

quá lớn thì vốn ứ động quá lớn. Nếu lượng hàng dự trữ nhỏ thì có thể làm cho quá

trình sản xuất kinh doanh không thể diễn ra được liên tục. Việc xác định hàng tồn

tồn kho một cách hợp lí là một việc cần thiết. Để giúp cho việc dự trữ hàng tồn kho

trong Công ty thực sự có hiệu quả và hợp lí,Công ty có những biện pháp sau:

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

37

Page 42: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi

tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu

hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.

- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ

sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa

tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự

đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho

trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn

của công ty.

- Hình thành và áp dụng các phương pháp quản lí hàng tồn kho một cách khoa học.

Cần xác định danh mục những loại vật tư, nguyên vật liệu cần dự trữ, xác định

lượng hàng dự trữ an toàn và thời điểm cần đặt hàng bổ sung sao cho tổng chi phí là

nhỏ nhất.

Một phần hàng tồn kho tăng lên là do, máy móc nhập khẩu ở nước ngoài về

nhiều khi không phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta, có thể dễ bị han dỉ. Hoặc do

nhu cầu sử dụng nên nhiều khi những máy móc đó cần được gia công lại, để có thể

gia công được cần phải có thời gian. Đây cũng chính là nguyên nhân góp phần làm

cho lượng hàng tồn kho tăng lên.

Phòng kế hoạch vật tư phải lên kế hoạch trong việc theo dõi giá cả, quản lí

hàng tồn kho thường xuyên.

Tình hình giá cả nguyên vật liệu trên thị trường luôn biến động vì thế, Công

ty nên có bộ phận thu thập giá cả bằng những hình thức khác nhau: như đơn chào

hàng, trên các phương tiện truyền thông... . Dựa vào những thông tin thu được có

thể tìm được nguồn cung ứng với giá rẻ hơn với chất lượng có thể chấp nhận được.

Xây dựng được định mức sử dụng nguyên vật liệu dựa vào kế hoạch sản xuất

kinh doanh của Công ty.

3.2.2 Nâng cao năng suất của máy móc trang thiết bị

Máy móc trang thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

cũng như đến hiệu quả sử dụng vốn. Máy móc trang thiết bị không được khai thác

triệt để công suất sẽ rất lãng phí. Khi máy móc đã được mua về, dù có sử dụng hay

không thì nó vẫn bị hao mòn. Hao mòn ở đây có thể là hao mòn về mặt hiện vật,

ngoài ra nó còn hao mòn về mặt giá trị như trình độ công nghệ, giá cả thị trường…

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

38

Page 43: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

chính vì thế máy móc đưa về cần được đưa vào khai thác sử dụng, tránh lãng phí,

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Ở phần thống kê máy móc trang thiết bị cho thấy, Công ty đã chú trọng đến

việc đầu tư máy móc trang thiết bị. Tuy nhiên thì những máy móc trang thiết bị này

vẫn chưa được khai thác một cách triệt để. Điều này cần được khắc phục tránh lãng

phí. Với những trang thiết bị đã hỏng, lạc hậu về công nghệ Công ty có thể thanh lí.

Những máy móc mua về cần được bảo dưỡng về mặt chất lượng, trình độ công

nghệ, tránh trường hợp máy móc mua về không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của

Công ty. Để nâng cao năng suất của máy móc trang thiết bị, Công ty cần thực hiện

những hoạt động sau.

- Lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp.

Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao bậc nhất theo thời

gian. Thời gian tính khấu hao phụ thuộc vào từng loại tài sản. Phuơng pháp tính

khấu hao trong Công ty, phải làm sao vừa đảm bảo nguyên tắc bảo toàn tài sản về

mặt hiện vật.

- Tăng cường công tác đào tạo phát triển, nâng cao tay nghề của công nhân

sản xuẩt. Đây chính là đối tượng trực tiếp sử dụng máy móc, trang thiết bị có trình

độ cao. Ví dụ như công nhân hàn sẽ sử dụng máy hàn, công nhân cắt tôn sẽ sử dụng

máy cắt tôn. Những công nhân này sử dụng máy móc cần được chuyển giao kiến

thức kĩ thuật để họ có thể vận hành được máy móc trang thiết bị một cách tốt nhất.

- Duy trì công tác bảo dưỡng những máy móc trang thiết bị theo định kì. Tổ

chức thay dầu, kiểm tra máy trước khi đưa vào sử dụng, tránh tình trạng máy móc

đang sử dụng thì gặp sự cố. Như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn lao

động với những công nhân trực tiếp sử dụng chúng.

Phương pháp tính khấu hao giao cho phòng tài chính kế toán, sao cho phuơng

pháp tính khấu hao tuân thêo nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật. Từ đó tính

chi phí kinh doanh mới chính xác, nâng cao độ chính xác của lợi nhuận thu được.

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên

các phòng ban trong Công ty. Giao cho phân xưởng gia công, sửa chữa việc bảo dưỡng

sửa chữa máy móc thiết bị , để khi đưa vào sử dụng thuận lợi, phải có sự phối hợp ăn ý

giữa các bộ phận trách trường hợp, không ai chịu trách nhiện với những sự cố xảy ra.

Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong nội bộ của

Công ty, xác định rõ trách nhiệm quyền hạn đồng thời thực hiện kiểm kê, kiểm soát và

phân tích kết quả, hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Nâng cao trách nhiệm vật chất

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

39

Page 44: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

trong sử dụng tài sản cố định đối với từng nhân viên trong Công ty. Thúc đẩy họ quan

tâm ý thức hơn trong công tác sử dụng tài sản cố định mà mình được giao, từ đó thúc

đẩy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của toàn Công ty.

3.2.3 Tăng cường công tác quản lí công nợ phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, khi kinh doanh chiếm dụng vốn của nhau là

việc không tránh khỏi. Công ty chiếm dụng vốn của khách hàng, bạn hàng khác lại

chiếm dụng vốn của Công ty. Khi hoạt động tài chính của Công ty tốt hay hiệu quả

sử dụng vốn cao thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp và ngược lại. Khi đó

cần phải xác định lượng vốn chiếm dụng của nhau là bao nhiêu thì phù hợp để nâng

cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Đây cũng chính là lí do tại sao

Công ty cần phải tăng cường công tác quản lí công nợ phải thu.

Những khoản phải thu của Công ty trong giai đoạn gần đây là khá lớn. Điều

này được thể hiện rõ trong bảng tài sản, nguồn vốn của Công ty. Lượng vốn nằm

dưới dạng phải thu quá lớn, nó không những không hình thành lãi mà nó còn làm

giảm hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần có biện pháp làm giảm khoản mục này

xuống như:

- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, Công ty tiếp tục thực

hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở

mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, Công ty cần phân loại

khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy

định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hình thức phạt khi vi phạm

hợp đồng.

- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu

theo tuổi. Như vậy, Công ty sẽ  biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn

để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng

kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian

thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

- Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thu sản phẩm và hạn

chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn

thanh toán.

- Nếu khách hàng thanh toán chậm thì Công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra

các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

40

Page 45: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên

không mạng lại kết quả.

- Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập

các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc  hàng hóa dựa

trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.

Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng tránh tình trạng

bị chiếm dụng vốn lâu, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để có biện pháp xử lý

phù hợp với những khoản nợ này. Đối với khách hàng thì không nên để các khoản

nợ chồng chất lên nhau, có nghĩa là nếu khách hàng đó mua hàng tiếp thì công ty

phải yêu cầu họ thanh toán khoản nợ trước sau đó mới tiếp tục cung cấp hàng,

không cấp hoặc hạn chế thương mại tín dụng cho những khách hàng vẫn còn nợ cũ

hay không có khả năng thanh toán nợ vay. Khi cấp tín dụng thương mại công tycần

nghiên cứu kỹ uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng, ký kết hợp đồng chặt

chẽ tránh gây ra thiệt hại về vốn. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng thu hồi

vốn, tránh hiện tượng chây ỳ trong thanh toán. Có biện pháp xử lí kịp thời với

những trường hợp không thanh toán hoặc thanh toán chậm khi đã đến kì thanh toán.

Việc thu hồi những khoản phải thu này phòng thu ngân và phòng kinh doanh phối

hợp nhịp nhàng với nhau.

3.2.4 Đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên

Để việc quản lý sử dụng vốn tài sản cố định nói riêng và vốn của doanh

nghiệp nói chung có hiệu quả thì vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên

đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, Công ty phải thường xuyên đào tạo để

nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên, năng lực quản lý

trong Công ty. Nhân viên khối ngành quản lí giỏi những quyết định được đưa ra mới

chính xác. Công nhân kĩ thuật trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị. Vì vậy Công ty cần phải

đào tạo bồi dưỡng đối với cả cán bộ quản lí, cũng như công nhân kĩ thuật. Chất lượng của

cán bộ công nhân viên ảnh hưởn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.

Qua bảng số liệu về cán bộ công nhân viên tại Công ty, trong 5 năm gần đây

thấy trình độ của cán bộ công nhân viên còn thấp. Số lượng cán bộ công nhân viên có

trình độ từ trung cấp trở lên chưa nhiều, lượng lao động phổ thông vẫn chiếm tỉ lệ cao.

Chính vì thế Công ty cần có một số biện pháp nhằm nâng cao tay nghề của người lao

động như:

- Công ty cần đưa ra những tiêu chuẩn đối với từng vị trí công việc. thực

hiện chương trình đào tạo nâng cao tay nghề. Công ty có thể đào tạo người lao động

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

41

Page 46: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

tại chỗ, hoặc cử đi học. Từ đó năng suất lao động tăng cao. Trình độ của người lao

động tăng cao, giúp cho họ có thể thích ứng được với những công nghệ mới.

- Đối với nhân viên quản lí: đây là đối tượng có trình độ học vẫn cao từ trung

cấp trở lên. Trình độ tiếng anh, tin học chưa cao. Công ty cần hợp tác với các cơ sở

đào tạo để tổ chức một cách thường xuyên những khóa học ngắn hạn để bổ sung

kiến thức, đặc biệt là những kiến thức về tiếng anh, công nghệ thông tin. Khuyến

kích cán bộ công nhân học tâp để nâng cao tay nghề.

- Đối với công nhân kĩ thuật: với nhóm công nhân này, Công ty cần quan

tâm đào tạo tại chỗ. Hiện nay, Công ty cũng có quan tâm đến việc đào tạo đối với

công nhân kĩ thuật, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trình độ lắp đặt các

thiết bị máy móc để hình thành nên một máy hoàn chỉnh của công nhân kĩ thuật

chưa cao. Công ty cần quan tâm đến công tác kiệm tra trước khi đưa máy móc đó ra

thị trường. Công nhân được đào tạo bài bản thì năng suất mới cao, như vậy mới có

thể tăng được thu nhập của người lao động.

- Bố trí lại lao động cho phù hợp với khả năng của từng cán bộ cũng như

từng lao động. Xây dựng định mức hao phí phù hợp đảm bảo tốc độ tăng của năng

suất lao động cao hơn tốc độ tăng của tiền lương. Cán bộ công nhân viên trong

Công ty phát huy khả năng sáng tạo của người lao động, tăng năng suất lao động,

giảm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Khi tiến hành tuyển dụng Công ty chú trọng đến năng lực thực hơn là bằng

cấp. Quá trình tuyển dụng phải diễn ra công khai. Bên cạnh đó Công ty cần có chính

sách đãi ngộ một cách thích đáng với người lao động. Bên cạnh việc khen thưởng

với những có công, Công ty cũng có những hình phạt với nhưng lao động mắc

khuyết điểm. Do Công ty làm tốt từng công tác một, góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn.

Con người là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn. Do đó

nên áp dụng các biện pháp tài chính và hành chính trong quá trình quản lý sử dụng

vốn nhằm gắn trực tiếp quyền lợi và trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên

với công việc được giao. Quy định rõ trách nhiệm của từng người với việc bảo vệ

tài sản được giao, trách nhiệm đối với việc thu hồi nợ của các hợp đồng mà người

đó thực hiện. Đồng thời đặt ra mức thưởng xứng đáng cho từng cá nhân tập thể khi

họ hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh chế độ thưởng cho những cá nhân

tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Công ty nên sử dụng mức phạt có tính

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

42

Page 47: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

răn đe đối với những cá nhân có tư tưởng"lười biếng" trong công việc, vô trách

nhiệm, lãng phí trong sử dụng tài sản được giao.

3.2.5 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính

Phân tích tài chính là một việc làm không thể thiếu ở bất kì một doanh

nghiệp nào. Thông qua việc phân tích này có thể đánh giá những mặt mà Công ty đã

đạt được và những hạn chế cần khắc phục. Ngoài ra, việc phân tích này còn có thể

nói lên Công ty làm ăn có hiệu quả hay không. Để biết được Công ty làm ăn có hiệu

quả, không chỉ dựa vào doanh thu và lợi nhuận ta phải căn cứ vào một đồng vốn bỏ

ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi phân tích tình hình tài chính sẽ giúp

Công ty tìm ra nguyên nhân và đưa ra được giải pháp để cải thiện tình hình tài chính

hiện tại và tương lai.

Khi phân tích tình hình tài chính ta thường phân tích các chỉ số tài chính như

đã phân tích ở trên, phân tích diễn biến vốn và sử dụng nguồn vốn. Để làm tốt công

tác trên Công ty cần có những biện pháp cụ thể như sau:

- Thu thập đầy đủ thông tin khi phân tích tình hình tài chính, những thông tin

thu thập phải chính xác. Một trong những thông tin chính xác giúp Công ty có thể

phân tích là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền

tệ. Bên cạnh đó còn có những thông tin bên ngoại như chính sách thuế của nhà

nước, lãi suất… dựa vào những thông tin có được để tính các chỉ tiêu cần thiết cho

việc đánh giá.

- Từ những chỉ tiêu tính được cần tiến hành so sánh đánh giá, phân tích để

tìm ra những nguy cơ tiểm ẩn và nguyên nhân gây ra nguy cơ đó. Chỉ khi xác định

được nguyên nhân sâu xa của vấn đề mới có thể xử lí tốt được.

- Tổ chức tốt bộ máy nhân lực, tránh sự chồng chéo công việc tránh lãng phí

nguồn lực. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác kế toán bằng việc sử

dụng những phần mền kế toán mới nhất hiện nay. Bộ máy kế toán tốt mới có thể làm

tốt được công tác phân tích tình hình tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Ban giám đốc cần giao thêm nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính kế toán

cho phòng tài vụ kế toán. Cần thành lập một nhóm chuyên trách với các cán bộ phân

tích có đủ năng lực trình độ để thu thập và xử lí thông tin. Đây chính là bộ phận tham

mưu trực tiếp cho ban giám đốc đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lí.

Bên cạnh những biện pháp thực hiện Công ty cần tạo ra những điều kiện thể

thực hiện những mục tiêu của mình.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

43

Page 48: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

- Công tác phân tích tài chính và công tác quản lí vốn cần được ban giám đốc

quan tâm hơn nữa.

- Nâng cao chất lượng công tác kế toán: đây chính là kênh cung cấp thông

tin đáng tin cậy nhất, kịp thời để phục vụ cho các hoạt động khác trong Công ty.

Chất lượng công tác kế toán quyết định đến chất lượng thông tin thu thập được. Từ

những thông tin thu thập được ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh doanh đặc

biệt là những quyết định về sử dụng vốn.

- Đào tạo nhân viên: một trong những tố chất cần có ở cán bộ phân tích tài

chính là tính cẩn thận, tính chính xác và có cái nhìn tổng quát, đưa ra ý kiến đóng

góp chính xác. Cần nâng cao trình độ của cán bộ phân tích tài chính, liên tục cập

nhật những quy định về kế toán cũng như cách phân tích những chỉ tiêu tài chính.

3.2.6 Quản lý chặt chẽ chi phí

Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm

không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị

trường.

Việc tìm giải pháp tài chính tối ưu cho chiến lược phát triển bền vững trong

thời kỳ hậu hội nhập luôn là vấn đề nan giải nhất đối với Công ty. Vì vậy, một

trong những “nước cờ” mà DN nào cũng phải tính đến là việc quản lý và tiết kiệm

chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất

lượng, giá cả phù hợp hơn với khách hàng. Bên cạnh đó việc tiết kiệm chi phí còn

tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Ngoài những biện pháp nêu trên thì việc

tiết kiệm những khoản thu không cần thiết là rất quan trọng. Lợi nhuận của Công ty

tăng khi tăng doanh thu, giảm chi phí. Việc tăng lên của chi là do nhiều nguyên

nhân: tăng lên của lương tối thiểu, số lượng nhân viên tăng lên… chi phí tăng lên

cũng có thể do khách hàng của Công ty tăng, nên chi phí bán hàng tăng, cùng với sự

tăng lên của chi phí bán hàng là sự tăng lên của chi phí quản lí doanh nghiệp. Chính

sách tuyên truyền về giảm chi phí vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng mức, chưa

đi vào hoạt động kinh doanh của Công ty, vì vậy Công ty cần thực hiện những giải

pháp sau:

- Bộ phận quản lý doanh nghiệp cần phải nắm các thông tin về chi phí để ra

quyết định. Tính toán, kiểm soát chi phí giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân quỹ và

tính giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

44

Page 49: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

- Quản lí các khoản chi như chi phí giao dịch, chi phí đi lại… các khoản chi

phí phát sinh phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ, từ đó có thể tránh được những

khoản khai khống.

- Thiết lập và khai thác hiệu quả mạng lưới nội bộ, áp dụng công nghệ thông

tin vào hoạt động quản trị trong Công ty, giúp cho khả năng quản trị của Công ty

được tăng cao, khả năng truyền thông tin ở các cấp các phong ban, bộ phận nhanh

hơn.

- Tuyên truyền để đội ngũ nhân viên ý thức về chi phí và trở nên quan tâm

đến việc giảm chi phí. Các cách thức như khuyến khích nhân viên tham gia quản lý

chi phí hay tham gia và trao đổi với nhân viên nhằm nâng cao ý thức của nhân viên

về tầm quan trọng của chi phí và kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp. Tổ chức các

phong trào thi đua tiết kiệm chi phí, ý thức tiết kiêm chi phí cần được ăn sâu vào

hoạt động hàng ngày của Công ty.

- Cung cấp thông tin phải hồi về ý kiến đóng góp cho việc tiết kiệm chi phí

cho Công ty của nhân viên để họ thấy rằng nỗ lực của họ được ghi nhận và do vậy

vẫn tiếp tục nhiệt tình quan tâm đến việc kiểm soát chi phí

- Công tác quản lí chi phí cần được Công ty chú trọng hơn nữa. Từ ban lãnh

đạo đến những lao động phổ thông đều phải thực hiện việc tiết kiệm chi phí.

-Cắt giảm nhân công không cần thiết ở từng bộ phần, sao cho vẫn đảm bảo

được việc tăng doanh thu, mà công việc không bị ảnh hưởng.

- Xây dựng chính sách thưởng phạt công khai, rõ ràng, rành mạch với những

cá nhân thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí trong Công ty, cũng như việc có

những hình phạt thích đáng với những cá nhân vi phạm.

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

45

Page 50: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp.

Công tác quản lí vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề quyết định sự

thành công hay thất bại của Công ty. Chính vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn kinh doanh là việc làm cần thiết và phải được thực hiện ngay.

Chuyên đề thực tập: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH

cơ khí Phú Cường” nêu lên những nét khái quát nhất về thực trạng sử dụng vốn tại

Công ty,qua đó chỉ ra những kết quả mà Công ty đã đạt được, những hạn chế còn

tồn đọng và đưa ra giải pháp để khắc phục. Em hi vọng với những đóng góp của

mình phần nào giúp Công ty giải quyết được những tồn tại và qua đó em cũng tích

lũy được những kiến thức để có thể giúp ích sau này.

Do thời gian và trình độ có hạn, chuyên đề thực tập sẽ có những sai sót, em

kính mong nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy cố để em có thể đạt được kết

quả tốt nhất.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan và

toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH cơ khí Phú Cường đã giúp

đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hương

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

46

Page 51: Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH cơ khí Phú Cường da sua 2222222

Chuyên đề tốt nghiệpGVHD:Th.S Nguyễn Thị Phương Lan

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng cân đối kế toán các năm 2006 – 2010 của công ty TNHH cơ khí Phú

Cường

2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm

2006 - 2010.

3. Một số tài liệu, bảng biểu khác trong các phòng ban Công ty

4. Đồng chủ biên: GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền,

Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,

xuất bản năm 2007.

5. PGS.TS Lưu Thị Hương, giáo trình Tài chính Doanh Nghiệp, nhà xuất bản

thống kê, xuất bản năm 2005.

6. PGS.TS Ngô Kim Thanh ; PGS.TS Lê Văn Tâm ; Giáo trình Quản trị chiến

lược, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, xuất bản năm 2009.

7. Các chính sách và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

http://vietbao.vn

8. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

http://vietbao.vn

Bùi Thị Hương Lớp: QTKDTH 49VC

47