ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ...

253
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ----------------- * --------------- ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH * * * TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015

Transcript of ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ...

Page 1: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

----------------- * ---------------

ĐỀ ÁN

ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH

QUẢN TRỊ KINH DOANH

*

* *

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015

Page 2: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 5

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. 7

PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN .......................................................... 8

1.1. Giới thiệu về Học viện Hàng không Việt nam .............................................. 8

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 8

1.1.2. Sứ mạng và tầm nhìn ............................................................................. 8

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ........................................................ 9

1.1.4. Trụ sở và các cơ sở đào tạo ................................................................. 12

1.1.4.1. Trụ sở chính ................................................................................. 12

1.1.4.2. Các cơ sở đào tạo ......................................................................... 12

1.1.5. Kết quả đào tạo .................................................................................... 12

1.2. Nhu cầu đào tạo nhân lực thạc sỹ QTKD của ngành HKVN và xã hội ................ 14

1.3. Kết quả đào tạo ngành QTKD của Học viện HKVN .................................. 19

1.4. Đơn vị quản lý và chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ

QTKD.................................................................................................................. 20

1.4.1. Đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo thạc sỹ QTKD .................................. 20

1.4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................... 21

1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ........................................................... 22

1.4.1.3. Công cụ quản lý ........................................................................... 23

1.4.2 Đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ QTKD ........... 23

1.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................... 23

1.4.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ........................................................... 24

1.4.2.3. Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học..................................... 26

1.5. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo Thạc sỹ QTKD ........................................ 27

PHẦN 2: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH .................... 29

2.1. Những căn cứ để lập đề án ........................................................................... 29

2.1.1. Căn cứ pháp lý ..................................................................................... 29

2.1.2. Căn cứ chuyên môn ............................................................................. 30

2.2. Mục tiêu đào tạo .......................................................................................... 30

Page 3: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

2

2.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 30

2.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 30

2.3. Thời gian đào tạo ......................................................................................... 31

2.4. Đối tượng tuyển sinh.................................................................................... 31

2.4.1. Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp .......................... 31

2.4.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác ..................................................... 31

2.4.3. Điều kiện về sức khỏe .......................................................................... 32

2.5. Danh mục các ngành gần và ngành phù hợp với chuyên ngành đề

nghị cho phép đào tạo ......................................................................................... 32

2.6. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức ................................................. 32

2.7. Các môn thi tuyển và điều kiện trúng tuyển ................................................ 33

2.7.1. Các môn thi tuyển ................................................................................ 33

2.7.2. Điều kiện trúng tuyển .......................................................................... 33

2.8. Dự kiến quy mô tuyển sinh .......................................................................... 34

2.9. Dự kiến mức học phí .................................................................................... 34

2.10. Điều kiện tốt nghiệp ................................................................................... 34

PHẦN 3: NĂNG LỰC CỦA HỌC VIỆN HKVN ............................................ 36

3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu ........................................................................... 36

3.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .................................................................... 36

3.2.1. Trang, thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo ................................. 36

3.2.2. Thư viện ............................................................................................... 39

3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học .................................................................. 52

3.3.1. Đề tài khoa học đã thực hiện ............................................................... 52

3.3.2. Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn ................................................ 55

3.3.3. Các công trình đã công bố của cán bộ cơ hữu ..................................... 56

3.4. Hợp tác quốc tế ............................................................................................ 60

PHẦN 4: CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO .............................. 62

4.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo .............................................................. 62

4.1.1. Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ........................................... 62

4.1.2. Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo ........................................... 62

4.1.2.1. Về kiến thức ................................................................................. 62

4.1.2.2. Về kỹ năng ................................................................................... 62

4.1.2.3. Về thái độ..................................................................................... 63

Page 4: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

3

4.1.2.4. Về năng lực chuyên môn ............................................................. 63

4.1.2.5. Về nghiên cứu .............................................................................. 63

4.1.2.6. Vị trí và công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp .............. 64

4.2. Yêu cầu đối với người dự tuyển .................................................................. 64

4.2.1. Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp .......................... 64

4.2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác ..................................................... 64

4.2.3. Điều kiện về sức khỏe .......................................................................... 65

4.3. Chuẩn đầu ra và điều kiện tốt nghiệp .......................................................... 65

4.3.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ............................................... 65

4.3.1.1. Kiến thức ..................................................................................... 65

4.3.1.2. Kỹ năng........................................................................................ 65

4.3.1.3. Thái độ ......................................................................................... 66

4.3.2. Điều kiện tốt nghiệp............................................................................. 66

4.4. Chương trình đào tạo ................................................................................... 67

4.4.1. Khái quát chương trình ........................................................................ 67

4.4.2. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo ........................... 68

4.4.3. Kế hoạch đào tạo ................................................................................. 70

4.4.3.1. Các học phần chung ..................................................................... 70

4.4.3.2. Các học phần bắt buộc ................................................................. 71

4.4.3.3. Các học phần tự chọn .................................................................. 71

4.4.4. Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo ............................ 73

4.4.4.1. Học phần “Triết học”................................................................... 73

4.4.4.2. Học phần “Tiếng Anh” ................................................................ 92

4.4.4.3. Học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” ......................... 93

4.4.4.4. Học phần “Kinh tế học quản lý” ................................................. 96

4.4.4.5. Học phần “Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao” ............. 104

4.4.4.6. Học phần “Quản trị nguồn nhân lực nâng cao” ........................ 109

4.4.4.7. Học phần “Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong chuỗi giá trị

toàn cầu” ................................................................................................. 114

4.4.4.8. Học phần “Quản trị chiến lược nâng cao”................................. 119

4.4.4.9. Học phần “Phát triển kỹ năng lãnh đạo trong tổ chức” ............. 124

Page 5: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

4

4.4.4.10. Học phần “Quản trị chất lượng nâng cao” .............................. 128

4.4.4.11. Học phần “Các lý thuyết quản trị hiện đại” ............................ 132

4.4.4.12. Học phần “Kỹ năng ra quyết định quản trị” ............................ 137

4.4.4.13. Học phần “Thống kê trong quản trị” ....................................... 142

4.4.4.14. Học phần “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp

trong hội nhập quốc tế” .......................................................................... 147

4.4.4.15. Học phần “Quản trị công ty” ................................................... 153

4.4.4.16. Học phần “Quản trị rủi ro” ...................................................... 160

4.4.4.17. Học phần “Kế toán quản trị nâng cao” .................................... 167

4.4.4.18. Học phần “Hệ thống thông tin quản lý” .................................. 179

4.4.4.19. Học phần “Kinh tế vận tải hàng không nâng cao” .................. 183

4.4.4.20. Học phần “Quan hệ công chúng” ............................................ 187

4.4.4.21. Học phần “Quản trị marketing nâng cao” ............................... 193

4.4.4.22. Học phần “Marketing hãng hàng không nâng cao” ................ 197

4.4.4.23. Học phần “Marketing cảng hàng không nâng cao” ................ 201

4.4.4.24. Học phần “Quản trị hãng hàng không nâng cao” .................... 206

4.4.4.25. Học phần “Quản trị thương mại cảnghàng không nâng cao” . 210

4.4.4.26. Học phần “Quản trị logistic và chuỗi cung ứng” .................... 214

4.4.5. Tích hợp chuẩn đầu ra của các học phần với chương trình đào

tạo ................................................................................................................. 217

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 229

Phụ lục 1: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QTKD ĐÃ THAM KHẢO .. 231

Phụ lục 2: CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CH NG K M TH O ....................... 252

Page 6: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

GTVT: Giao thông vận tải

HKDDVN: Hàng không dân dụng Việt nam

HKVN: Hàng không Việt nam

IATA: Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

MBA: Master of Business Administration

QTCHK Quản trị Cảng hàng không

QTDLHK Quãn trị du lịch Hàng không

QTDNHK Quản trị doanh nghiệp Hàng không

QTKD Quản trị kinh doanh

QTKDHK Quản trị kinh doanh Hàng không

TCCB&QLSV Tổ chức cán bộ và quản lý sinh viên

TP. Thành phố

VTHK Vận tải hàng không

Page 7: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu theo loại hình lao động năm 2014 ............................................10

Bảng 2: Đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu năm 2014 .................................11

Bảng 3: Kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2010-2014 ............................13

Bảng 4: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo khối .....................15

Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo trình độ ...............16

Bảng 6: Danh sách các đơn vị đã khảo sát và tham gia hội thảo .......................17

Bảng 7: Kết quả đào tạo đại học và cao đẳng chính quy ngành QTKD ............20

Bảng 8: Nhân sự Phòng đào tạo .........................................................................22

Bảng 9: Nhân sự Khoa VTHK ...........................................................................25

Bảng 10: Dự kiến quy mô tuyển sinh thạc sĩ QTKD 2015-2019 ........................34

Bảng 11: Diện tích và hạ tầng phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD ............................36

Bảng 12: Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo thạc sĩ QTKD ......................37

Bảng 13: Thiết bị phục vụ cho đào tạo ................................................................39

Bảng 14: Danh mục sách, tạp chí phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD ......................40

Bảng 15: Các đề tài nghiên cứu KH của giảng viên liên quan đến ngành

QTKD ...................................................................................................52

Bảng 16: Các giáo trình đã biên soạn liên quan đến ngành QTKD .....................54

Bảng 17: Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn và số lượng HV có thể

tiếp nhận ...............................................................................................55

Bảng 18: Các công trình công bố của cán bộ cơ hữu thuộc ngành QTKD .........56

Bảng 19: Khái quát chương trình đào tạo ............................................................67

Bảng 20: Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ

QTKD ...................................................................................................68

Bảng 21: Danh sách cán bộ giảng dạy các học phần chung ................................70

Bảng 22: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần bắt buộc ..............71

Bảng 23: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần tự chọn ................72

Bảng 24: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kiến thức của các học phần

với chương trình đào tạo ....................................................................217

Bảng 25: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kỹ năng của các học phần với

chương trình đào tạo ...........................................................................221

Bảng 26: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về thái độ của các học phần với

chương trình đào tạo ...........................................................................225

Page 8: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Học Viện HKVN ....................................................... 9

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng đào tạo ................................................................. 22

Page 9: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

8

PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

1.1. Giới thiệu về Học viện Hàng không Việt nam

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Học viện hàng không Việt nam (HKVN) được thành lập ngày 17/7/2006

theo quyết định số 168/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Trường

HKVN. Quá trình hình thành và phát triển của Học viện được đánh dấu qua

những điểm mốc sau:

- Ngày 24/3/1979 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số:

290/QĐ-QP thành lập Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ hàng không,

thuộc Tổng Cục Tổng cục hàng không dân dụng Việt nam (HKDDVN), Bộ

Quốc phòng.

- Năm 1991 ngành HKDDVN tách ra khỏi quân đội, Trường Sĩ quan và

Trung cấp nghiệp vụ hàng không được xây dựng với mô hình là một Trường kỹ

thuật nghiệp vụ hàng không của ngành HKDDVN.

- Ngày 14/11/1994 Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) ra Quyết định

số 2318/QĐ/TCCB-LĐ chuyển đổi Trường kỹ thuật nghiệp vụ hàng không

thành Trường hàng không Việt Nam nằm trong hệ thống với danh mục các

ngành nghề đào tạo của hệ trung cao cấp, hệ quản lý Nhà nước và công nhân kỹ

thuật và nhân viên nghiệp vụ.

- Ngày 17/7/2006 Thủ Tướng chính phủ có Quyết định số 168/QĐ-TTg

thành lập Học viện HKVN cơ sở Trường hàng không Việt Nam.

1.1.2. Sứ mạng và tầm nhìn

Sứ mạng của Học viện HKVN là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao

được đào tạo chuyên sâu cho ngành Hàng không trong nước cũng như khu vực.

Tầm nhìn đến năm 2020, Học viện HKVN sẽ trở thành cơ sở đào tạo,

nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Hàng không có tên tuổi và

uy tín tại Khu vực và Quốc tế.

Page 10: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

9

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức của Học viện được tổ chức thành các Phòng, Khoa và

Trung tâm (xem Hình 1). Cụ thể như sau:

Nguồn: Học viện HKVN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Học Viện HKVN

- Đứng đầu Học viện hiện nay là Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và

điều hành toàn bộ hoạt động của Học viện

- Các Phó giám đốc trực tiếp giúp Giám đốc các mảng được phân công.

- Hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn cho Giám đốc về công tác khoa

học và đào tạo của Học viện

Phòng Đào tạo

Phòng TCCB&QLSV

Phòng hành chính tổng hợp

Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng Khoa học công nghệ

Phòng Khảo thí và ĐBCL

BAN GIÁM ĐỐC

Hội đồng khoa

học và đào tạo

Khoa cơ bản

Khoa Không lưu

Khoa Vận tải hàng không

Khoa Cảng hàng không

Khoa ĐTVT hàng không

Khoa kỹ thuật hàng

không

Khoa bổ túc cán bộ và

Hợp tác quốc tế

Trung tâm đào tạo

phi công

Trung tâm đào tạo

nghiệp vụ hàng

không

Trung tâm tư vấn

và dịch vụ hàng

không

Trung tâm tư vấn

ngoại ngữ, tin học

hàng không

Page 11: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

10

- Các Phòng chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, gồm 6

phòng là Phòng đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ & quảng lý sinh viên

(TCCB&QLSV), Phòng tài chính – kế toán, Phòng Khoa học công nghệ, Phòng

hành chính tổng hợp và Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng.

- Các Khoa chuyên môn thực hiện công tác đào tạo ở trình độ Cao đẳng,

Đại học và trên đại học, gồm 07 khoa là Khoa cơ bản, Khoa Không lưu, Khoa

vận tải hàng không, Khoa Cảng hàng không, Khoa điện tử viễn thông, Khoa Kỹ

thuật Hàng không và Khoa bổ túc cán bộ và hợp tác quốc tế.

- Các Trung tâm thực hiện công tác đào tạo ở trình độ Trung cấp nghề

trở xuống và bồi dưỡng kiến thức Hàng không, gồm 04 Trung tâm là Trung tâm

đào tạo phi công, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ hàng không, Trung tâm Dịch vụ

và tư vấn Hàng không, Trung tâm ngoại ngữ, tin học hàng không.

Về nguồn nhân lực, tổng số lao động của Học viện đến 31/12/2004 là 187

người. Theo loại hình lao động, có 109 người là biên chế, chiếm 58% và 78

người là hợp đồng lao động, chiếm 42%. Theo công việc đảm nhiệm, có 112

người tham gia giảng dạy, chiếm 60%; còn lại công tác hành chính là 75 người,

chiếm 40% (xem Bảng 1).

Bảng 1: Cơ cấu theo loại hình lao động năm 2014

Số

TT Phân loại

Đơn vị

tính Tổng số

Hành

chính

Tham

gia giảng

dạy

1 Lao động trong biên chế Người 109 23 86

Tỷ trọng % 58% 12% 46%

2 Lao động hợp đồng Người 78 52 26

Tỷ trọng % 42% 28% 14%

Tổng số Người 187 75 112

Tỷ trọng 100% 40% 60%

Nguồn: Học viện HKVN

- Về đội ngũ nhà giáo cơ hữu, Học viện có 112 người. Trong đó, có 1

Phó giáo sư, chiếm 1%; 11 tiến sỹ, chiếm 10%; 61 thạc sỹ, chiếm 54%; 38 đại

Page 12: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

11

học, chiếm 37% và 01 cao đẳng, chiếm 1%. Xét về độ tuổi thì giảng viên dưới

30 tuổi chiếm 26,8%; từ 30 đến 45 chiếm 50,9%; Trên 45 tuổi 22,3%. Còn nếu

xét về chuyên môn đào tạo cao nhất của đội ngũ giảng viên, 65% là được đào

tạo về kinh tế, quản trị; 19% về kỹ thuật và quản lý hoạt động bay; còn lại 16%

về khoa học cơ bản, luật, anh văn (xem Bảng 2). Đội ngũ giảng viên của Học

viện hiện đảm nhiệm được trên 70% khối lượng giảng dạy hàng năm.

Bảng 2: Đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu năm 2014

Đơn vị tính: Người

Số

TT Phân loại

Phó

GS

Tiến

sỹ

Thạc

Đại

học

Cao

đẳng Tổng

Tỷ

trọng

1 Tổng số 1 11 58 41 1 112

Tỷ trọng 0,9% 9,8% 51,8% 36,6% 0,9% 100%

2 Giới tính 1 11 58 41 1 112

- Nam 1 10 34 18 1 64 57,1%

- Nữ 1 24 23 48 42,9%

3 Độ tuổi 1 11 58 41 1 112

- Dưới 30 6 24 30 26,8%

- Từ 31 đến 45 3 42 12 57 50,9%

- Trên 45 1 8 10 5 1 25 22,3%

4 Loại hình giảng viên 1 11 58 41 1 112

- Biên chế 3 32 25 60 53,6%

- Hợp đồng dài hạn 3 9 14 26 23,2%

- Cán bộ quản lý kiêm 1 5 17 2 1 26 23,2%

5 Chuyên môn cao nhất 1 11 58 41 1 112

- Kinh tế, quản trị 1 8 38 26 73 65,2%

- Kỹ thuật, quản lý bay 2 8 10 1 21 18,8%

- Cơ bản, luật, anh văn 1 12 5 18 16,1%

Nguổn: Học viện HKVN

- Về cán bộ quản lý và giúp việc, Học viện có 84 người. Trong đó, cán

bộ quản lý là 26 người, gồm 1 phó giáo sư, 4 tiến sỹ, 19 thạc sỹ, 2 đại học và 1

cao đẳng.

Page 13: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

12

1.1.4. Trụ sở và các cơ sở đào tạo

1.1.4.1. Trụ sở chính

Địa chỉ : 104 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành phố (TP.) Hồ

Chí Minh

ĐT : 08.8442251 – 08.8422199 – Fax: 08.8447523

Website: www.vaa.edu.vn; www.hocvienhangkhong.edu.vn

Email: [email protected]

1.1.4.2. Các cơ sở đào tạo

- Cơ sở 1: 104 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

- Cơ sở 2: 18 A/1 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

- Cơ sở 3: 243 Nguyễn Tất Thành – Thị xã Cam Ranh – Tỉnh Khánh

Hòa (Cảng Hàng không Cam Ranh), là cơ sở đào tạo cho Trung tâm đào tạo

Phi công.

1.1.5. Kết quả đào tạo

Từ 2007, ngoài đào tạo nghề chuyên ngành hàng không, Học viện đã tổ

chức đào tạo đại học và cao đẳng để trở thành cơ sở đào tạo đa cấp độ và ngành

nghề. Trong giai đoạn 2007-2014, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo

trình độ Đại học, cao đẳng; tiếp tục duy trì công tác đào tạo các chuyên ngành

truyền thống trong các chương trình đào tạo Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đồng

thời phát triển các chương trình đào tạo sơ cấp và bổ túc chuyên môn theo nhu

cầu của các đơn vị trong ngành và cho nhu cầu xã hội. Số lượng tuyển sinh giai

đoạn 2010-2014 tăng dần từ 2.200 chỉ tiêu lên 2.900 chỉ tiêu (xem Bảng 3).

Ở bậc đại học và cao đẳng, sau 8 năm đào tạo, Học viện đã có 4 khóa sinh

viên tốt nghiệp ra trường ở các ngành QTKD, chuyên ngành: Quản trị kinh

doanh hàng không (QTKDHK); Quản trị doanh nghiệp hàng không

(QTDNHK); Quản trị cảng hàng không (QTCHK); Quản trị du lịch hàng không

(QTDLHK); Quản lý hoạt động bay và Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông

hàng không. Năm 2011 có 82 sinh viên tốt nghiệp đạt 75,9%. Năm 2012 có 493

sinh viên tốt nghiệp. Năm 2013 có 530 sinh viên ra trường. Năm 2014 có gần

700 sinh viên ra trường. Cũng từ năm 2009 Học viện bắt đầu đào tạo hệ vừa học

vừa làm nên số lượng sinh viên đào tạo tăng dần và đến năm 2014 tuyển sinh

gần 1.000 sinh viên. Các chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng đều

Page 14: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

13

có chương trình đào tạo phù hợp với luật giáo dục đại học và chương trình

khung của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), được tham khảo các chương trình

tiên tiến của một số nước và thực tế của Việt nam. 100% các môn học về kiến

thức chung, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành đều có giáo trình. Các

môn chuyên ngành hàng không, trong những năm qua Học viện đã tích cực xây

dựng, đến nay đạt được khoảng 50% giáo trình chuyên ngành hàng không.

Bảng 3: Kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2010-2014

Số

T

T

Ngành/nghề

tuyển sinh

2010 2011 2012 2013 2014

Chỉ

tiêu

Nhập

học

Chỉ

tiêu

Nhập

học

Chỉ

tiêu

Nhập

học

Chỉ

tiêu

Nhập

học

Chỉ

tiêu

Nhập

học

I Đại học, Cao đẳng 1070 993 1050 730 1050 956 1020 810 1020 801

1 Đại học chính quy 500 517 500 532 500 643 600 600 600 622

2 Đại học VLVH 450 163 430 92 430 82 300 74 300 61

2 Cao đẳng C.Quy 120 313 120 106 120 231 120 136 120 118

II Đào tạo nghề 1400 1216 1400 1400 1800 1918 2100 2092 2115 2161

1 Trung cấp nghề 650 510 650 529 650 656 750 857 750 790

2 Sơ cấp nghề 350 340 350 464 350 469 350 200 365 196

3 Dưới 3 tháng 400 366 400 407 800 793 1000 1035 1000 1175

Tổng cộng 2470 2209 2450 2130 2850 2874 3120 2902 3135 2962

Tỷ lệ % thực hiện

so với chỉ tiêu 89 87 101 93 94

Nguồn: Học viện HKVN

Ở bậc đào tạo nghề và bồi dưỡng ngắn hạn, Học viện có kinh nghiệm hơn

30 năm đào tạo ở nhiều nghề với khoảng 35.000 lượt người đào tạo. Trong giai

đoạn 2010-2014 số lượng tăng cao (khoảng 1.000 người năm 2010 lên hơn 2000

người vào năm 2014). Hiện nay Học viện đang đào tạo các nghề như: Người lái

cơ bản, Nhân viên kỹ thuật hàng không, Kiểm soát viên không lưu và nhân viên

chuyên ngành quản lý bay, Tiếp viên hàng không; Nhân viên an ninh hàng

không; Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay; Nhân viên điều khiển,

vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; bán vé, đặt chỗ; nhân viên

hàng hóa….. Chương trình đào tạo đã được xây dựng, hoàn thiện qua nhiều năm

Page 15: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

14

phù hợp với Luật dạy nghề và khung quy định của Bộ lao động - thương binh và

xã hội.

Nhìn chung công tác đào tạo được của Học viện trong những năm qua

được triển khai đúng chương trình đã được phê duyệt, đảm bảo đúng quy chế,

quy định của các cơ quan Nhà nước ban hành. Số lượng đào tạo đều đảm bảo

theo chỉ tiêu được duyệt. Trong đó, từ khóa 4 hệ đại học và cao đẳng (năm

2010), Học viện đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng tiếp tục cải tiến

chương trình đào tạo và cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Bên

cạnh đó học viện cũng thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp

với xã hội; áp dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý đào tạo; tổ chức

kiểm tra, đánh giá chất lượng để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

1.2. Nhu cầu đào tạo nhân lực thạc sỹ QTKD của ngành HKVN và xã hội

Ngành HKVN là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện

đại, trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong và

ngoài nước, có sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên

cứu triển khai với SXKD. Ngành HKVN được tổ chức thành các khối sau:

- Khối cơ quan quản lý Nhà nước gồm: Cục HKVN và các Cảng vụ

hàng không thuộc Cục HKVN

- Khối các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Học viện HKVN, Viện

Khoa học hàng không (thuộc Tổng công ty HKVN), Trung tâm Y tế hàng

không và Tạp chí Hàng không Việt Nam (thuộc Cục HKVN)

- Khối các doanh nghiệp hàng không gồm Tổng công ty HKVN, Tổng

công ty Cảng HKVN, Tổng công ty quản lý bay Việt nam, Tổng công ty Trực

thăng Việt Nam, Jestar Pacific Airlines, VietJet Air và một số doanh nghiệp

hàng không khác. Khối các doanh nghiệp được phân theo các chức năng như

đảm bảo hoạt động bay, quản lý khai thác cảng hàng không , sân bay, vận tải

hàng không, kỹ thuật máy bay và dịch vụ thương mại hàng không.

Theo Cục HKVN, đến 31/12/2012 có 32.695 người đang làm việc ở các

đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN (các cơ quan quản lý nhà nước về HKDD,

các hãng hàng không của Việt nam, Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty

quản lý bay, các công ty cung cấp dịch vụ thương mại hàng không, phi hàng

không tại các cảng hàng không, sân bay). Số lượng này chưa tính đến lực lượng

lao động làm cho hãng hàng không nước ngoài tại Việt nam, các đại lý hàng

Page 16: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

15

không, các công ty du lịch liên quan đến hàng không và các công ty giao nhận

hàng hóa hàng không ở Việt nam. Trong đó, lớn nhất thuộc khối vận tải hàng

không (VTHK) (chiếm 35,9%); tiếp theo là các khối quản lý khai thác cảng

hàng không, sân bay (24,7%), dịch vụ và thương mại hàng không (20,3%), bảo

đảm hoạt động bay (8,5%), kỹ thuật máy bay (8,1%), các đơn vị sự nghiệp

(1,9%) và cuối cùng là khối quản lý nhà nước (0,6%).

Với dự báo thị trường VTHK tăng 16% trong năm 2015 và bình quân

14% giai đoạn 2016-2020, cùng với định hướng, mục tiêu và một số chỉ tiêu

phát triển cơ bản của giai đoạn đến năm 2020, Cục HKVN đã chủ trì xây dựng

đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành HKVN đến năm 2020”. Theo

đó nhu cầu về nhân lực cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN đến 2020

dự báo sẽ là 45.162 người, trung bình tăng 4,1%/năm. Nhu cầu bổ sung cho số

tăng tuyệt đối hàng năm vào khoảng gần 1.600 người/năm. Kết hợp với số giảm

tự nhiên khoảng 3% mỗi năm, ước tính mỗi năm cần phải bổ sung khoảng 3.000

lao động cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN (xem Bảng 4).

Bảng 4: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo khối

Số

TT Lĩnh vực

Tại 31/12/2012 Dự báo đến

2020 Tăng

bình

quân/

năm

Bổ sung bình

quân/năm cho giai

đoạn 2013-2020

Người Tỷ

trọng Người

Tỷ

trọng

Số

tăng

tuyệt

đối

Số

giảm

tự

nhiên

Tổng

1 Khối quản lý nhà

nước 198 0,6% 242 0,5% 2,5% 6 7 13

2 Khối các đơn vị sự

nghiệp 627 1,9% 1.137 2,5% 7,7% 64 26 90

3 Khối bảo đảm hoạt

động bay 2.770 8,5% 3.093 6,8% 1,4% 40 88 128

4 Khối quản lý khai

thác cảng HK, SB 8.074 24,7% 10.125 22,4% 2,9% 256 273 529

5 Khối vận tải hàng

không 11.737 35,9% 16.327 36,2% 4,2% 574 421 995

6 Khối kỹ thuật máy

bay 2.664 8,1% 5.295 11,7% 9,0% 329 119 448

7 Khối dịch vụ và

thương mại HK 6.625 20,3% 8.943 19,8% 3,8% 290 234 524

Tổng cộng 32.695 100% 45.162 100% 4,1% 1.559 1.168 2.727

Nguổn: Cục HKVN

Page 17: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

16

Ngoài ra, xã hội cũng có 1 lực lượng lao động tương đương liên quan đến

ngành HKVN, cần đào tạo lao động chuyên ngành HK như cho hãng hàng

không nước ngoài tại Việt nam, các đại lý hàng không, các công ty du lịch liên

quan đến hàng không và các công ty giao nhận hàng hóa hàng không ở Việt

nam… Như vậy dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 ngành HKVN và

xã hội cần bổ sung bình quân hàng năm khoảng gần 6.000 người được đào tạo

lao chuyên ngành và liên quan đến ngành hàng không.

Về trình độ đào cho lao động chuyên ngành ngành hàng không có thể

được chia thành 2 cấp độ là: 1) Đào tạo lao động có trình độ đại học trở lên (đại

học và trên đại học); 2) Đào tạo lao động có trình độ từ cao đẳng trở xuống (cao

đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng cấp chứng chỉ). Trong 32.695 người

đang làm việc trực tiếp trong ngành HKVN vào thời điểm 31/12/2/2012 có

khoảng 45% lao động có trình độ đại học trở lên, còn lại là từ cao đẳng trở xuống.

Theo đề án đào tạo nguồn nhân lực ngành HKVN đến năm 2020, mục

tiêu của ngành là tăng cường đội ngũ nhân lực làm công tác khoa học, công

nghệ và giáo dục, đào tạo phục vụ trực tiếp yêu cầu phát triển ngành HKVN,

cũng như tăng cường chất lượng lao động. Vì vậy dự báo tỷ lệ lao động có trình

độ đào tạo từ đại học trở lên vào năm 2020 sẽ tăng lên là 50%, trong đó trên đại

học chiếm 6%. Do đó trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhu cầu đào tạo lao

động có trình độ trên đại học cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN vào

khoảng 270 người/năm (xem Bảng 5).

Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo trình độ

Số

TT Trình độ

Năm 2012 Dự báo đến

2020 Tăng

bình

quân/

năm

Bổ sung /năm

2013-2020

Người Tỷ

trọng Người

Tỷ

trọng

Tăng

tuyệt

đối

Giảm

tự

nhiên

Tổng

1 Đại học trở lên 14.667 44,9% 22.581 50% 5,5% 989 560 1.549

Trên đại học 1.020 3,1% 2.710 6% 13,0% 211 57 268

Đại học 13.647 41,7% 19.871 44% 4,8% 778 503 1.281

2 Cao đẳng trở xuống 18.028 55,1% 22.581 50% 2,9% 569 609 1.178

CĐ, trung cấp 6.565 20,1% 9.484 21% 4,7% 365 241 606

Sơ cấp và công

nhân kỹ thuật 9.737 29,8% 11.291 25% 1,9% 194 315 509

Khác 1.726 5,3% 1.806 4% 0,6% 10 53 63

Tổng cộng 32.695 100% 45.162 100% 4,1% 1.558 1.169 2.727

Nguổn: Cục HKVN

Page 18: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

17

Kết hợp với nhu cầu đào tạo cho các đơn vị có liên quan đến ngành

HKVN, nhu cầu đào tạo lao động có trình độ trên đại học cho các đơn vị trực

tiếp thuộc ngành HKVN và các đơn vị có liên quan đến ngành hàng không

khoảng 550 người/năm.

Để khảo sát nhu cầu đào tạo của ngành HKVN, từ ngày 9/9/2013 đến

ngày 20/9/2013, Học viện đã đến làm việc các đơn vị trong ngành HKVN để

nắm nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, trong đó có đào tạo sau đại học.

Trên cơ sở đó ngày 23/9/2013 Học viện đã tổ chức hội thảo với các doanh

nghiệp trong ngành). Theo kết quả khảo sát và làm việc cho thấy nhu cầu đào

tạo thạc sĩ QTKD trong ngành là rất lớn, đặc biệt là chuyên ngành QTKDHK

chưa có cơ sở đào tạo nào trong nước thực hiện được. Danh sách các đơn vị đã

khảo sát và tham gia hội thảo được trình bày tại Bảng 6.

Bảng 6: Danh sách các đơn vị đã khảo sát và tham gia hội thảo

Số

TT Tên đơn vị

1. Cục Hàng không Việt nam

2. Tổng công ty hàng không Việt nam

3. Cảng vụ hàng không miền Bắc

4. Cảng vụ hàng không miền Trung

5. Cảng vụ hàng không miền Nam

6. Chi nhánh phía Nam Tổng công ty hàng không Việt nam

7. Công ty kỹ thuật máy bay Vietnam Airlines (VAECO)

8. Xí nghiệp thương mại mặt đất TSN (TIAGS)

9. Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài (NIAGS)

10. Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng (DIAGS)

11. Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO)

12. Trung tâm huấn luyện bay – Tổng công ty hàng không Việt nam

13. Đoàn bay 919 – Tổng công ty hàng không Việt nam

14. Đoàn tiếp viên – Tổng công ty hàng không Việt nam

15. Công ty dịch vụ hàng không Nội Bài (NASCO)

16. Công ty dịch vụ hàng không Đà Nẵng (MASCO)

17. Công ty dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)

18. Công ty sản xuất bữa ăn trên máy bay (VACS)

19. Công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa TSN (T CS)

Page 19: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

18

20. Công ty dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS)

21. Công ty xăng dầu hàng không (VINAPCO)

22. Tổng công ty cảng hàng không Việt nam

23. Cảng hàng không Tân Sơn Nhất

24. Cảng hàng không Nội Bài

25. Cảng hàng không Đà Nẵng

26. Công ty dịch vụ hàng không (SASCO)

27. Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)

28. Công ty phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS)

29. Tổng công ty quản lý bay Việt Nam

30. Công ty quản lý bay miền Nam

31. Công ty quản lý bay miền Trung

32. Công ty quản lý bay miền Bắc

33. Công dịch vụ kỹ thuật quản lý bay (ATT CH)

34. Công ty hàng không cổ phần Jestar-Pacific

35. Công ty hàng không cổ phần VietJet Air

36. Công ty hàng không quốc tế Vector (Vector Aviation)

37. Saigon Tourist

38. Viet Travel

Hiện nay đã có nhiều trường đại học lớn tổ chức đào tạo thạc sỹ chuyên

ngành QTKD như: Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà nội; Đại học

quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Thương Mại,

Đại học kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đại học tài chính marketing, Đại

học Ngân hàng, đại học Cần thơ, Đại học Trà vinh… Ngoài ra, một số trường

đại học, viện và các trung tâm tại Việt Nam cũng đã tổ chức các khóa đạo tạo

QTKD liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài như chương trình cao học

QTKD (MBA) của trường Hanoi School of Business, Đại học Quốc Gia Hà Nội

kết hợp với Trường Đại học Hawaii của Hoa Kỳ, chương trình cao học QTKD

(MBA), Đại học Kinh Tế Quốc Dân kết hợp với Trường đại học Washington

của Hoa kỳ, chương trình cao học Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ

Chí Minh kết hợp với Trường Đại học Công nghệ Curtin – Úc, chương trình cao

học QTKD (MBA) của Trung Tâm viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam kết hợp

với trung tâm công nghệ Châu Á Thái Lan, Đại học Quốc gia Hà nội – Đại học

Impac (Hoa Kỳ)… Một số trường Đại học nước ngoài đã mở khóa đào tạo Thạc sĩ

Page 20: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

19

QTKD MBA tại Việt Nam như Đại học Tổng hợp Hawaii, Đại học RMIT… Tuy

nhiên qua nghiên cứu cho thấy cho thấy các cơ sở đào tạo này chỉ đi vào đào tạo

chuyên ngành QTKD nói chung mà chưa đào tạo chuyên ngành QTKD cho ngành

HKVN (xem Phụ lục 1 về một số chương trình đào tạo chuyên ngành QTKD đã

tham khảo).

1.3. Kết quả đào tạo ngành QTKD của Học viện HKVN

Từ 2007, ngoài đào tạo nghề chuyên ngành hàng không, Học viện đã tổ

chức đào tạo đại học và cao đẳng để trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, nghề và

trình độ. Từ 2007 đến nay, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo trình độ

Đại học, cao đẳng; tiếp tục duy trì công tác đào tạo các chuyên ngành truyền

thống trong các chương trình đào tạo Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đồng thời

phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn và bổ túc chuyên môn theo nhu

cầu của các đơn vị trong ngành và cho nhu cầu xã hội. Số lượng học sinh, sinh

viên hiện nay của Học viện khoảng 5.000 người. Trong đó, đại học và cao đẳng

khoảng 3.100 người, còn lại là các hệ đào tạo nghề.

Ở bậc đại học và cao đẳng, sau 9 năm đào tạo, Học viện đã có 5 khóa với

gần 2.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường ở các ngành QTKD; Quản lý hoạt động

bay và Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông. Các ngành đào tạo ở bậc đại

học và cao đẳng đều có chương trình đào tạo phù hợp với luật giáo dục đại học

và chương trình khung của Bộ GD&ĐT, được tham khảo các chương trình tiên

tiến của một số nước và thực tế của Việt nam. 100% các môn học về kiến thức

chung, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành đều có giáo trình. Các môn

chuyên ngành hàng không, trong những năm qua Học viện đã tích cực xây

dựng, đến nay đạt được khoảng 50% giáo trình chuyên ngành hàng không.

Về đào tạo chuyên QTKD, Học viện bắt đầu đào tạo ngành QTKD bậc

đại học từ năm 2007 đến nay theo Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày

29/1/2007 với 4 chuyên ngành là QTKDHK, QTDNHK, QTCHK và QTDLHK.

Ở bậc cao đẳng Học viện đào tạo từ 2008 đến nay theo quyết định số 2691/QĐ-

BGDĐT ngày 31/3/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đến nay, Học

viện đã có 5 khóa sinh viên đại học và cao đẳng chính quy tốt nghiệp ra trường

với tổng số 2.139 sinh viên đã tốt nghiệp, gồm: 1.694 bậc đại học và 445 bậc

cao đẳng (xem Bảng 7).

Page 21: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

20

Bảng 7: Kết quả đào tạo đại học và cao đẳng chính quy ngành QTKD

Năm Tiêu chí Đại học Cao đẳng Tổng

2007

Chỉ tiêu 90 0 90

Nhập học 59 0 59

Tốt nghiệp 0 0 0

2008

Chỉ tiêu 450 0 450

Nhập học 392 0 392

Tốt nghiệp 0 0 0

2009

Chỉ tiêu 450 90 540

Nhập học 402 109 511

Tốt nghiệp 0 0 0

2010

Chỉ tiêu 450 90 540

Nhập học 381 254 635

Tốt nghiệp 0 0 0

2011

Chỉ tiêu 450 90 540

Nhập học 408 73 481

Tốt nghiệp 44 0 44

2012

Chỉ tiêu 450 90 540

Nhập học 495 198 693

Tốt nghiệp 321 69 390

2013

Chỉ tiêu 450 90 540

Nhập học 457 98 555

Tốt nghiệp 430 143 573

2014

Chỉ tiêu 450 90 540

Nhập học 500 84 584

Tốt nghiệp 426 103 529

2015

Chỉ tiêu 500 100 600

Nhập học dự kiến 500 100 600

Tốt nghiệp (đến 30/6) 473 130 603

Tổng

Chỉ tiêu 3.740 640 4.380

Nhập học 3.594 916 4.510

Tốt nghiệp 1.694 445 2.139

Nguổn: Học viện HKVN

1.4. Đơn vị quản lý và chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ

QTKD

1.4.1. Đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo thạc sỹ QTKD

Để quản lý việc đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện sẽ sử dụng bộ máy của

Học viện hiện nay, đồng thời giao Phòng đào tạo là cơ quan trực tiếp quản lý

công tác đào tạo thạc sĩ nói chung và đào tạo thạc sĩ QTKD nói riêng.

Page 22: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

21

1.4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Phòng Đào tạo là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc Học viện về

công tác quản lý, phát triển, tổ chức đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng chỉ

của Học viện cho các bậc học Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp nghề, nghề

và các lớp đào tạo theo nhu cầu của Doanh nghiệp, Tổ chức xã hội thuộc phạm

vi của Học viện. Phòng Đào tạo có các nhiệm vụ sau:

1. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất quy mô phát triển các ngành đào tạo, các

hệ đào tạo: Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp …. của Học viện;

2. Chủ trì công tác mở ngành đào tạo các bậc, các hệ của Học viện.

3. Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyển sinh Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng,

Trung cấp nghề và các kỳ thi của Học viện;

4. Chủ trì công tác xây dựng kế hoạch năm học, khóa học; phân bổ thời

gian đào tạo hàng năm cho toàn Học viện. Triển khai thực hiện điều độ kế

hoạch giảng dạy, học tập theo học kỳ, năm học và toàn khóa cho các hệ đào tạo.

5. Phối hợp với các Khoa, Trung tâm xây dựng, sửa đổi nội dung chương

trình đào tạo, nội dung môn học;

6. Thường trực các Hội đồng: Khoa học và đào tạo, tuyển sinh, tốt

nghiệp, và các hội đồng liên quan đến xét lên lớp, ngừng học, thôi học các hệ

đào tạo Đại học, Cao đẳng; trung cấp nghề và các lớp nghề khác.

7. Chịu trách nhiệm quản lý kết quả đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng

chỉ, chứng nhận tốt nghiệp đối với các hệ đào tạo thuộc phạm vi của Học viện;

8. Chủ trì công tác tổng hợp, báo cáo, tiếp nhận và xử lý đơn từ, hồ sơ,

công văn, thống kê… liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện của Học viện.

9. Xác nhận, cấp bảng điểm và các loại giấy tờ khác liên quan đến quá

trình đào tạo cho Học sinh - Sinh viên;

10. Phối hợp với Phòng TCCB&QLSV tham mưu trong việc bổ nhiệm,

miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với phó phòng và xây dựng phát triển lao

động thuộc phòng;

11. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các

phương tiện thiết bị được Học viện giao;

12. Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Học viện phân công.

Page 23: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

22

1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Đứng đầu Phòng đào tạo là Trưởng phòng. Các Phó trưởng phòng được

giao giúp Trưởng phòng một số lĩnh vực theo phân công. Trực thuộc phòng đào

tạo có các bộ phận: Tuyển sinh; Phát triển chương trình và kế hoạch đào tạo;

Quản lý học vụ đại học, cao đẳng, nghề và bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý đào tạo

sau đại học; Tổng hợp, quản lý văn bằng, chứng chỉ (xem Hình 2).

Nguồn: Học viện HKVN

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng đào tạo

Nhân sự của Phòng đạo tạo hiện nay gồm 8 người, bao gồm 1 tiến sỹ, 2

thạc sỹ, 3 học viên cao học và 3 cử nhân đại học (xem Bảng 8). Để đảm nhiệm

quản lý đào tạo sau đại học, Học viện đang có kế hoạch bổ sung thêm nhân sự

cho Phòng đào tạo.

Bảng 8: Nhân sự Phòng đào tạo

Số

TT Họ, tên

Năm

sinh

Trình độ chuyên

môn

Chức vụ/

công việc đảm nhiệm

1. Nguyễn Hải Quang 1969 Tiến sĩ kinh tế Trưởng phòng

2. Nguyễn Mạnh Tuân 1964 Thạc sĩ kinh tế Phó trưởng phòng

3. Phạm Thị Anh Đào 1970 Cao học kinh tế Chuyên viên tổng hợp

4. Phạm Thị Hà 1986 Cao học quản lý

giáo dục

Phát triển chương trình và quản

lý học vụ sau đại học

5. Cáp Thị Bích 1986 Cử nhân quản lý

giáo dục

Phát triển chương trình và kế

hoạch đào tạo

6. Hồ Nữ Trà Giang 1984 CH kinh tế Tuyển sinh

7. Phạm Thanh Hương 1976 Cử nhân kinh tế Học vụ đại học, cao đẳng

8. Bùi Thị Mỹ Hảo 1981 Thạc sỹ quản lý

giáo dục

Học vụ nghề và bồi dưỡng ngắn

hạn

Nguổn: Học viện HKVN

Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng

Tuyển sinh Phát triển

CT và kế

hoạch ĐT

Quản lý

học vụ

Quản lý ĐT

sau đại học

Tổng hợp,

quản lý văn

bằng

Page 24: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

23

1.4.1.3. Công cụ quản lý

Để quản lý đào tạo thạc sĩ QTKD, ngoài các quy định, quy chế quản lý

đào tạo thạc sĩ nói chung của Nhà nước, Học viện sẽ ban hành quy định về quản

lý đào tạo thạc sĩ QTKD trong Học viện. Trước mắt Học viện dự thảo quy định

về tuyển sinh, quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sỹ (xem dự

thảo tại phần tài liệu và minh chứng kèm theo).

1.4.2 Đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ QTKD

Để thực hiện việc đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện sẽ giao Khoa VTHK –

Khoa đang thực hiện hiện đào tạo ngành QTKD bậc đại học và cao đẳng của

Học viện.

1.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Khoa VTHK là một khoa chuyên ngành, được thành lập theo quyết định

số 02/QĐ-HVHKVN ngày 5/1/2007 của Giám đốc Học viện. Khoa có chức

năng tham mưu cho Giám đốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa

học thuộc các chuyên ngành QTKD. Đồng thời thực hiện đào tạo, nghiên cứu

khoa học, bồi dưỡng kiến thức các chuyên ngành về QTKD; quản lý công tác

chuyên môn. Khoa VTHK có các nhiệm vụ sau:

1. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa theo mục tiêu

nâng cao chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn nhu cầu về sự hiểu biết, kỹ năng,

kỹ xảo của người học;

2. Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ giảng

dạy được giao;

3. Cụ thể hoá mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo

của từng chuyên ngành trong khoa nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện;

4. Hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng và cập nhật các tài liệu

phục vụ cho giảng dạy;

5. Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng

viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy.

6. Tổ chức triển khai thực hiện các qui chế, qui định về đào tạo.

7. Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi và đánh giá kết quả rèn

luyện sinh viên trong quá trình đào tạo, đúng theo các qui định của Bộ GD&ĐT;

Page 25: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

24

8. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các hội thảo khoa học chuyên

ngành. Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài

với các cơ quan, đơn vị bên ngoài. Hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu

khoa học;

9. Tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo sự phân công của

Giám đốc Học viện. Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở rộng quan hệ đối

ngoại trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành;

10. Quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ môn thuộc đơn vị.

Lập kế hoạch và chỉ đạo các bộ môn thuộc khoa: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy,

xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ cho các bộ môn. Chú trọng đào tạo, bồi

dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên kế cận;

11. Triển khai việc thực hiện các văn bản liên quan đến chế độ chính sách

đối với cán bộ, giảng viên thuộc khoa;

12. Xác nhận các giấy tờ cho học sinh sinh viên thuộc khoa trong phạm vi

được phân cấp;

13. Quản lý và lưu trữ kết quả học tập, bài thi kết thúc môn học theo qui định;

14. Thực hiện việc thi, kiểm tra hết môn, thi tốt nghiệp thuộc khoa quản lý

theo kế hoạch chung của trường.

15. Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành thuộc khoa quản lý;

16. Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa

học; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường;

17. Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác

phát sinh trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học;

18. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các

phương tiện thiết bị được Học viện giao.

1.4.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Đứng đầu Khoa VTHK là trưởng khoa. Các Phó trưởng khoa được giao

giúp Trưởng khoa một số lĩnh vực theo phân công. Ngoài bộ phận giáo vụ giúp

việc cho lãnh đạo Khoa trong công tác hành chính, Khoa được tổ chức thành 5

bộ môn là: Cơ sở ngành, QTKD, Tài chính – Kế toán, Kinh tế hàng không và

Page 26: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

25

Khai thác hàng không. Nhân sự của Khoa VTHK hiện nay gồm 30 người (trong

đó 2 người kiêm nhiệm), bao gồm 1 PGS, 4 tiến sỹ, 3 NCS, 11 thạc sỹ, 5 học

viên cao học và 5 cử nhân đại học (xem Bảng 9).

Bảng 9: Nhân sự Khoa VTHK

Số

TT Họ và tên

Năm

sinh Trình độ chuyên môn Chức vụ

Lãnh đạo khoa

1. Trương Quang Dũng 1961 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng khoa

2. Phan Thành Trung 1979 NCS, Ths Kinh tế Phó trưởng khoa

Bộ môn cơ sở ngành

3. Huỳnh Minh Triết 1962 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn

4. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng 1970 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

5. Trần Diệu Hằng 1985 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

6. Nguyễn Văn Dư 1971 NCS, ThS Hệ thống T.tin Giảng viên

Bộ môn QTKD

Trương Quang Dũng 1961 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn

7. Nguyễn Mai Duy 1984 Thạc sĩ Kinh tế Phó bộ môn

8. Hà Anh Tuấn 1974 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

9. Đoàn Thị Kim Thanh 1984 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

10. Hoàng Việt Hùng 1980 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

11. Đỗ Uyên Tâm 1992 Cử nhân Kinh tế Giảng viên tập sự

12. Lê Thị Châu Kha 1992 Cử nhân Kinh tế Giảng viên tập sự

13. Hoàng Thị Kim Quy 1992 Cử nhân Kinh tế Giảng viên tập sự

Bộ môn tài chính – kế toán

14. Nguyễn Quốc Khánh 1960 Tiến sĩ TC - ngân hàng Trưởng bộ môn

15. Nguyễn Thị Cẩm Lệ 1982 Thạc sĩ TC - ngân hàng Phó bộ môn

16. Nguyễn Thu Hằng 1973 NCS, Thạc sĩ Kế toán Giảng viên

17. Nguyễn Thị Anh Thy 1974 Thạc sĩ Kế toán Giảng viên

Bộ môn kinh tế hàng không

Nguyễn Hải Quang 1969 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn

18. Lê Ngô Ngọc Thu 1982 Thạc sĩ Kinh tế Phó bộ môn

19. Nguyễn Trần Thanh Thuần 1969 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên chính

Page 27: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

26

20. Hoàng Thị Kim Thoa 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

21. Nguyễn Thị Ngọc Huyền 1991 Cử nhân Kinh tế Giảng viên

22. Lê Thị Phương Linh 1991 Cao học Kinh tế Giảng viên

Bộ môn khai thác hàng không

Dương Cao Thái Nguyên 1956 PGS. Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn

Phan Thành Trung 1979 NCS, Ths Kinh tế Phó bộ môn

23. Nguyễn Thị Lan Phương 1982 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

24. Lê Thị Hạnh An 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

25. Phan Thị Như Quỳnh 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

26. Ngô Thị Thanh Huyền 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

Giáo vụ Khoa

27. Nguyễn Thị Việt Hải 1978 Cử nhân Báo chí Giáo vụ

28. Lê Thị Thu Hà 1986 Trung cấp Vận tải HK Giáo vụ

Nguồn: Học viện HKVN

1.4.2.3. Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học

Về công tác đào tạo, từ năm 2007 đến nay Khoa VTHK trực tiếp xây

dựng các chương trình và thực hiện đào tạo ngành QTKD (chuyên ngành

QTKDHK, QTDNHK, QTCHK và QTDLHK) ở các bậc đại học và cao đẳng.

Những năm gần đây Khoa quản lý giảng dạy khoảng 33-40 lớp/năm với khoảng

2.000 sinh viên. Thực hiện 208 môn-lớp với 9.975 lớp-tiết giảng dạy. Trong đó,

Khoa trực tiếp giảng dạy các môn từ cơ sở ngành đến chuyên ngành. Lực lượng

giảng viên trong Khoa giảng khoảng 60%, hơn 20% do các bộ phận khác trong

Học viện đảm nhiệm, còn tỷ lệ mời giảng khoảng gần 20%.

Về nghiên cứu khoa học, trong những năm qua các cán bộ giảng viên

trong Khoa đã thực hiện các công tác nghiên cứu khoa học sau:

- Tham gia 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Học viện là: 1)

Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không Việt

nam trong điều kiện hội nhập quốc tế; 2) Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng

ô nhiễm không khí, tiếng ồn; xây dựng bản đồ tiếng ồn và giải pháp giảm thiểu

cho cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

- Biên soạn 5 giáo trình ngành QTKD và chuyên ngành hàng không và

đang triển khai tiếp tục biên soạn một số giáo trình chuyên ngành.

Page 28: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

27

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và hàng năm đều

hướng dẫn sinh viên thực hiện từ 5-10 nghiên cứu khoa học/năm.

Hiện nay Khoa đang xúc tiến một số hướng nghiên cứu chủ yếu sau:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học thông qua các chương trình

của Bộ Giao thông vận tải, Cục HKVN, các chương trình hợp tác và các nguồn

khác.

- Đi sâu nghiên cứu các trường phái quản trị doanh nghiệp Châu Á, Việt

Nam.

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu về QTKD vào cho các doanh

nghiệp Việt Nam nói chung và ngành HKVN nói riêng.

- Nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý và khai thác

hoạt động liên quan đến kinh tế hàng không, quản trị doanh nghiệp.

Về hợp tác quốc tế, Khoa tích cực tham gia theo phân công của Học viện

trong công tác hợp tác quốc tế về đào tạo ngành QTKD và VTHK. Hàng năm

Khoa đều đào tạo cho sinh viên Lào, Cam Phu Chia ngành QTKD và tham gia

đào tạo giảng dạy cho các nước Lào, Cam Phu Chia các chuyên ngành về

VTHK, các chương trình theo tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc

tế (IATA).

1.5. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo Thạc sỹ QTKD

Học viện HKVN là cơ sở đào tạo công lập thuộc Bộ GTVT và bám sát

chức năng, nhiệm vụ khi được Chính phủ thành lập, Học viện được Bộ GTVT

định hướng phát triển thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có tầm cỡ

quốc gia, đào tạo chuyên ngành hàng không ở bậc sau đại học, đại học và trung

cấp nghề, ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học làm tiền đề và động lực phát

triển công nghệ hàng không.

Qua phân tích và khảo sát nhu cầu đào tạo thạc sỹ QTKD cho ngành

HKVN, cũng như đánh giá các chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của các cơ sở

đào tạo ở Việt nam hiện nay ở trên cho thấy nhu cầu là rất lớn trong khi đó ở Việt

nam chưa có cơ sở đào tạo nào đào tạo thạc sỹ QTKD cho ngành hàng không. Vì

vậy việc mở ngành đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QTKD cho ngành HKVN của

Học viện là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển của Bộ GTVT

Page 29: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

28

đối với Học viện, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành

HKVN đến năm 2020 và của xã hội.

Chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD của Học viện sẽ đưa ra các phương

án lựa chọn cho người học một số các học phần tự chọn, theo hướng tập trung

vào bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QTKD đặc thù trong ngành hàng không. Vì

vậy không chỉ đáp ứng kiến thức QTKD nói chung mà còn đáp ứng cả kiến thức

chuyên ngành về QTKDHK nên không chỉ hữu ích cho các nhà quản trị nói

chung mà còn cho các nhà quản trị trong ngành HKVN.

Đến nay Học viện đã đào tạo được 4 khóa đại học tốt nghiệp ngành

QTKD. Học viện có đầy đủ bộ máy, kinh nghiệm quản lý, cơ sở vật chất, đội

ngũ giảng viên … để thực hiện đào tạo thạc sĩ QTKD. Vì vậy mở ngành đào tạo

thạc sĩ QTKD tại Học viện là cần thiết và có tính khả thi cao. Vấn đề này đã

được được Bộ GTVT xác định trong quyết định 1258/QĐ-BGTVT ngày

8/4/2014 về việc phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 của Học viện HKVN và Bộ GTVT có công văn số 1750/BGTVT-

TCCB gửi Bộ GD&ĐT ngày 6 tháng 2 năm 2015. Trên cơ sở đó Bộ GD&ĐT đã

chỉ định Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thẩm định chương trình đào

tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành QTKD của Học viện HKVN tại công văn số

1138/BGDĐT-GDĐH ngày 12 tháng 3 năm 2015.

Page 30: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

29

PHẦN 2: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

2.1. Những căn cứ để lập đề án

2.1.1. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 17 tháng 07 năm 2006 của Thủ

tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện HKVN trên cơ sở Trường HKVN.

- Quyết định số 2321/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ GTVT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức bộ máy của Học viện HKVN.

- Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày 29/1/2007 của Bộ GD&ĐT cho

phép Học viện HKVN được đào tạo ngành QTKD bậc đại học.

- Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012

của Quốc hội.

- Điều lệ Trường đại học tại Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10

tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ

GD&ĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển

sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ

thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

- Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành tại Thông tư số 15/2014/TT-

BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Quyết định số 4375/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ

GTVT về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Hàng

không đến năm 2020”.

- Quyết định 1258/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2014 của Bộ GTVT về việc

phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Học

viện HKVN.

- Công văn số 1750/BGTVT-TCCB ngày 6 tháng 2 năm 2015 của Bộ

GTVT gửi Bộ GD&ĐT đề nghị cho phép Học viện HKVN mở ngành đào tạo

thạc sỹ QTKD.

Page 31: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

30

- Công văn số 1138/BGDĐT-GDĐH ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ

GD&ĐT chỉ định Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thẩm định chương

trình đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành QTKD của Học viện HKVN.

2.1.2. Căn cứ chuyên môn

Để xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện HKVN đã

tham khảo các chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QTKD của nhiều cơ

sở đào tạo thạc sĩ trong và ngoài nước. Cụ thể như: Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Ngoại thương; Đại học mở TP. Hồ

Chí Minh; Đại học kinh tế luật – Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Trường

đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà nội; Trường đại học công nghệ TP. Hồ

Chí Minh; Trường đại học Cần thơ; Đại học kinh tế - Đại học Huế; Đại học mở

Malaysia (xem Phụ lục)

2.2. Mục tiêu đào tạo

2.2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sỹ QTKD theo định hướng ứng dụng cho ngành hàng không

và xã hội, có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức khoa học kinh tế nền

tảng, có kỹ năng chuyên môn sâu về chuyên ngành QTKD, thông thạo tiếng

Anh, tin học trong lĩnh vực quản trị nói chung và QTKD trong ngành hàng

không nói riêng; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực

phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực QTKD trong bối cảnh hội

nhập kinh tế thế giới.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Trang bị cho các học viên những kiến thức nâng cao, chuyên sâu về

QTKD hiện đại, cách thức xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp,

các chỉ dẫn về cách thức vận dụng những kiến QTKD vào hoạt động thực tiễn

của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hàng không nói riêng.

- Cung cấp cho học viên khả năng phân tích, đánh giá và dự báo những

thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường hoạt động kinh

doanh, đặc biệt là kinh doanh hàng không. Từ đó đưa ra các quyết sách đúng

đắn cho chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.

Page 32: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

31

- Xây dựng và phát triển năng lực lãnh đạo của học viên, bao gồm kỹ

năng lãnh đạo bản thân và lãnh đạo tổ chức. Giúp học viên nâng cao khả năng

sáng tạo và ứng dụng các lý luận, phát huy các kinh nghiệm của bản thân và

hình thành các kỹ năng cần thiết trong việc phân tích và xử lý các tình huống

quản trị, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

2.3. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ QTKD là hai năm (2 năm).

2.4. Đối tượng tuyển sinh

2.4.1. Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp

- Nhóm 1 “Ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển”:

Có bằng cử nhân ngành QTKD hoặc nhóm ngành Kinh tế chuyên ngành QTKD

hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới

10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển được dự thi không cần

bổ túc kiến thức.

- Nhóm 2 “Ngành gần với chuyên ngành dự tuyển”: Có bằng tốt nghiệp

đại học chính qui hoặc không chính qui loại khá trở lên nhóm ngành Kinh

doanh (nhóm ngành cấp III) nhưng không có hoặc không phải ngành QTKD

hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ

10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức

ngành. Ngành gần với chuyên ngành dự tuyển được dự thi sau khi đã có chứng

chỉ bổ túc kiến thức phù hợp.

- Nhóm 3 “Ngành khác với chuyên ngành dự tuyển”: Có bằng tốt

nghiệp đại học chính qui ngành khác với nhóm ngành Kinh doanh (nhóm ngành

cấp III). Ngành khác với chuyên ngành dự tuyển được dự thi sau khi đã có

chứng chỉ bổ túc kiến thức phù hợp.

2.4.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

- Người có ngành “đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành dự tuyển”:

Bằng tốt nghiệp loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

- Người có ngành “phù hợp với chuyên ngành dự tuyển” nhưng có bằng

tốt nghiệp dưới loại khá hoặc có ngành “gần với chuyên ngành dự tuyển”: Phải

Page 33: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

32

có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực QTKD (tính từ ngày kí

quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi).

- Người có ngành “khác với chuyên ngành dự tuyển”: Phải có ít nhất

hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực QTKD (tính từ ngày kí quyết định

công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi).

Kinh nghiệm công tác do thủ trưởng đơn vị nơi công tác xác nhận, nêu rõ

thời gian tuyển dụng, thời gian làm việc tại các vị trí công tác.

2.4.3. Điều kiện về sức khỏe

Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo qui định số 10/TT-LB ngày

18/08/2003 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/08/1990 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

2.5. Danh mục các ngành gần và ngành phù hợp với chuyên ngành đề

nghị cho phép đào tạo

- Danh mục các ngành gần với chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo:

nhóm ngành Kinh doanh (nhóm ngành trong danh mục giáo dục đào tạo Việt

Nam cấp III)

+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,

+ Quản trị khách sạn,

+ Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống,

+ Marketing,

+ Bất động sản,

+ Kinh doanh quốc tế,

+ Kinh doanh thương mại.

- Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành đề nghị cho phép đào

tạo: nhóm ngành Kinh tế chuyên ngành QTKD hoặc chương trình đào tạo của

hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn

vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

2.6. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

Những người không có ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển phải

bổ túc kiến thức tại Học viện HKVN. Các học phần bổ sung kiến thức cụ thể

như sau:

Page 34: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

33

- Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học có ngành học gần với chuyên

ngành dự tuyển phải bổ sung kiến thức. Tùy theo chương trình đào tạo cụ thể đã

học, phải bổ sung kiến thức với chương trình từ 1 đến 5 học phần (15 tín chỉ):

+ Quản trị học 3 tín chỉ

+ Marketing căn bản 3 tín chỉ

+ Quản trị tài chính 3 tín chỉ

+ Quản trị Nguồn nhân lực 3 tín chỉ

+ Quản trị chiến lược 3 tín chỉ

- Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học có ngành học khác với chuyên

ngành dự tuyển phải bổ sung kiến thức. Tùy theo chương trình đào tạo cụ thể đã

học, phải bổ sung kiến thức với chương trình từ 1 đến 8 học phần (24 tín chỉ):

+ Kinh tế vi mô 3 tín chỉ

+ Kinh tế vĩ mô 3 tín chỉ

+ Quản trị học 3 tín chỉ

+ Marketing căn bản 3 tín chỉ

+ Nguyên lý Kế toán 3 tín chỉ

+ Quản trị tài chính 3 tín chỉ

+ Quản trị Nguồn nhân lực 3 tín chỉ

+ Quản trị chiến lược 3 tín chỉ

2.7. Các môn thi tuyển và điều kiện trúng tuyển

2.7.1. Các môn thi tuyển

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh (tương đương trình độ B1 của khung châu Âu)

- Môn cơ bản: Toán kinh tế (quy hoạch tuyến tính và xác suất thống kê)

- Môn cơ sở: Quản trị học

2.7.2. Điều kiện trúng tuyển

- Thí sinh phải đạt 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 các môn thi cơ

bản và cơ sở. Môn ngoại ngữ đạt yêu cầu theo quy định của Giám đốc

HVHKVN.

- Số lượng trúng tuyển căn cứ theo chỉ tiêu đã được xác định của Học

viện và tổng điểm thi các môn thi (trừ môn tiếng Anh) của từng thí sinh.

Page 35: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

34

- Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm các môn thi như nhau thì

sẽ xét đến mức điểm cao hơn của môn cơ sở, sau đó đến môn cơ bản và cuối

cùng là môn tiếng Anh để xác định người trúng tuyển.

2.8. Dự kiến quy mô tuyển sinh

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của ngành HKVN và xã hội, đồng thời căn

cứ nguồn lực hiện có, Học viện xin đăng ký tuyển sinh từ năm 2015 với chỉ tiêu

là 100 học viên. Kế hoạch tuyển sinh thạc sĩ QTKD trong 5 năm 2015-2019 là

khoảng 1000 học viên (xem Bảng 10).

Bảng 10: Dự kiến quy mô tuyển sinh thạc sĩ QTKD 2015-2019

Đơn vị tính: Học viên

Ngành 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng

Quản trị kinh doanh 100 150 200 250 300 1.000

2.9. Dự kiến mức học phí

Áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính

về mức học phí đào tạo thạc sĩ.

2.10. Điều kiện tốt nghiệp

- Trong thời gian đào tạo thạc sỹ theo quy định;

- Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn quy định tại Khoản 2, Điều 27 Quy

chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014

của Bộ GD&ĐT. Trong đó đạt trình độ ngoại ngữ được ở mức B1 hoặc tương

đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung trở lên theo Khung

năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (quy định tại

phụ lục II Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ tại Thông tư 15 /2014/TT-BGDĐT

ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác

nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được

chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng

Page 36: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

35

đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng

làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định tại Điểm c, Khoản

2, Điều 33 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15

tháng 5 năm 2014 của Bộ GD&ĐT;

- Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của cơ sở đào tạo

quy định tại Khoản 9, Điều 34 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-

BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ GD&ĐT;

- Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên

hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.

Page 37: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

36

PHẦN 3: NĂNG LỰC CỦA HỌC VIỆN HKVN

3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu

Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo ngành QTKD trình độ thạc sĩ của

Học viện gồm 1 người có học hàm PGS và 9 người có học vị Tiến sỹ kinh tế.

Trong đó có 5 Tiến sỹ kinh tế chuyên ngành QTKD. Nhiều người hiện đang

giảng dạy đào tạo sau đại học tại các Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh,

Đại học quốc gia Hà nội, Đại học kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh

(Hutech), Trà vinh…. Danh sách đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo ngành

QTKD trình độ thạc sĩ của Học viện HKVN được trình bày tóm tắt tại Bảng 12

và có các lý lịch khoa học ở phần minh chứng đính kèm.

3.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

3.2.1. Trang, thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo

Tổng diện tích khuôn viên của Học viện tại trụ sở và 3 cơ sở đào tạo là

1.013.474 m2. Học viện sẽ sử dụng cơ sở 1 và cơ sở 2 để phục vụ công tác đào

tạo thạc sĩ QTKD với diện tích sàn xây dựng là 15.709 m2. Trong đó diện tích

sử dụng là 9.521 m2 với các phòng học, các phòng phục vụ bảo vệ luận văn,

luận án, các hội trường lớn phục vụ hội thảo khoa học (6.011 m2), Trung tâm

thông tin thư viện (410 m2) và Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực

tập, nhà tập đa năng là 3.100 m2 (xem Bảng 11). Tất cả các phòng đều được

trang bị bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết phục vụ học tập.

Bảng 11: Diện tích và hạ tầng phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD

Đơn vị tính: m2

TT Nội dung Diện tích

xây dựng

Diện tích

sử dụng

1. Tổng diện tích đất sử dụng đã có giấy phép 1.013.474

2. Tổng diện tích sàn xây dựng xác định theo Thông

tư số 57/2011/TT-BGDĐT. Trong đó: 15.709 9.521

- Hội trường, giảng đường, phòng học các loại 9.918 6.011

- Thư viện, trung tâm học liệu 676 410

- Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập,

nhà tập đa năng 5.115 3.100

Nguồn: Học viện HKVN

Page 38: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

37

Bảng 12: Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo thạc sĩ QTKD

Số

TT Họ và tên, năm sinh Chức vụ hiện tại

Học

hàm,

năm

phong

Học vị,

nước, năm

tốt nghiệp

Chuyên

ngành

Tham gia đào

tạo SĐH (năm,

CSĐT)

Thành

tích khoa

học (số

lượng đề

tài, các

bài báo)

Quyết định

tuyển

dụng/Hợp

đồng lao động Sổ BHXH

1 Nguyễn Thanh Bình

Ngày sinh: 10/02/1954

Giảng viên Khoa

cơ bản

Tiến sĩ

Việt nam

2007

Kinh tế Đại học Luật,

2009

102/THK,

01/6/1996 0296277358

2 Lý Minh Chiêu

Ngày sinh: 05/1/1959 Giảng viên

Tiến sĩ

Việt nam

2010

Quản trị

kinh doanh

Tài chính

Marketing, 2011

01 Đề tài

04 Bài

báo

2050/QĐ-

BGTVT,

ngày

16/9/2011

7911484656

3 Trương Quang Dũng

Ngày sinh: 14/8/1961

Trưởng Khoa

VTHK

TS. kinh tế

Việt nam

2009

Quản trị

kinh doanh

Kinh tế TPHCM,

2010

Hutech, 2010

04 đề tài

10 bài báo

674/QĐ-

HVHKVN,

29/9/2010

3396003030

4 Chu Hoàng Hà

Ngày sinh: 19/7/1961

GĐ Trung tâm

đào tạo NVHK

Tiến sĩ

Hoa kỳ

2004

Quản trị

kinh doanh Hutech, 2010 06 đề tài

598/CAAV-

QĐ,

04/5/1995

0296166259

5 Nguyễn Thị Hải Hằng

Ngày sinh: 01/6/1970 Phó Giám đốc

Tiến sĩ

CH Séc

2011

Kinh tế &

Quản trị 07 bài báo

580/CAAV-

QĐ,

21/8/1995

0200096783

6 Nguyễn Sinh Kế

Ngày sinh: 15/5/1952

Giảng viên Khoa

cơ bản

Tiến sĩ

Việt nam

2005

Triết học

2002

GTVT

Hutech 2010

06 Đề tài

09 Bài

báo

76/HĐLĐ-

HVHKVN,

01/6/2012

Page 39: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

38

7 Nguyễn Quốc Khánh

Ngày sinh: 26/10/1960

Trưởng bộ môn

Khoa VTHK

TS. kinh tế

Việt nam

2008

Tài chính

– Ngân

hàng

Ngân hàng, 2009

Hutech, 2010

06 Bài

báo

724/QĐ-

HVHKVN,

14/6/2009

0296233373

8

Dương Cao Thái

Nguyên

Ngày sinh: 06/11/1956

Giám đốc;

Trưởng BNM

Khoa VTHK

PGS

2012

TS. kinh tế

Việt nam

2006

Quản trị

kinh doanh

Kinh tế TPHCM,

2008

ĐH Nông

Nghiệp, 2009

03 đề tài

09 bài báo

29/QĐ-CHK,

01/4/2006 0296090720

9 Nguyễn Hải Quang

Ngày sinh: 06/4/1969

Trưởng phòng

Đào tạo; trưởng

bộ môn Khoa

VTHK

TS. kinh tế

2008

Quản trị

kinh doanh

Kinh tế TPHCM,

2009

Hutech, 2010

ĐH quốc gia Hà

nội, 2011

ĐH Trà vinh

2015

01 đề tài

09 Bài

báo

868/QĐ-

HVHKVN,

29/10/2012

0296371146

10 Huỳnh Minh Triết

Ngày sinh: 1962

Trưởng bộ môn

Khoa VTHK

Tiến sĩ

kinh tế

2010

Quản trị

kinh doanh Hutech, 2012 2 bài báo

Số 12/HĐLĐ-

HVHKVN

ngày

01/03/2015

11 Nguyễn Kim Loan

Ngày sinh: 20/7/1965

Trưởng bộ môn

Khoa cơ bản

Tiến sỹ

Ngoại ngữ

2015

Tiếng Anh

0296166245

12 Vũ Thị Minh Khiêm 22/06/1967

Giảng viên

Khoa cơ bản

Thạc sỹ

2012 Tiếng Anh

0296247999

13 Nguyễn Thị Mỹ Linh

29/5/1978

Giảng viên

Khoa cơ bản

Thạc sỹ

2010 Tiếng Anh

7911484655

Nguồn: Học viện HKVN

Page 40: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

39

Về trang thiết bị, Học viện HKVN có đầy đủ trang thiết bị để đào tạo thạc

sĩ QTKD cho các học phần lý thuyết và thảo luận như: Máy tính để bàn, máy

tính xách tay, Projecctor, tivi, Micro không dây, bảng viết, phòng học có máy

lạnh, mic, âm ly... Các thiết bị này đều còn mới và có chất lượng tốt (xem Bảng

13).

Bảng 13: Thiết bị phục vụ cho đào tạo

Số

TT

Tên gọi của máy, thiết bị,

ký hiệu, mục đích sử dụng

Nước sản xuất,

Năm sản xuất

Số

Lượng

Tên học phần

sử dụng thiết bị

1. Máy tính để bàn Taiwan, 2012 353 bộ Các học phần

học lý thuyết

2. Projecctor Nhật, 2012 86 cái

Các học phần

học lý thuyết

3. Máy tính xách tay cho

giảng viên. Mỹ, 2011 32 cái

Các học phần

học lý thuyết

4. Tivi màn hình 42 inch Korea, 2011 01 cái Các học phần

học lý thuyết

5. Micro không dây Mỹ, 2011 04 bộ Các học phần

học lý thuyết

6. Bảng viết Việt Nam,

2011 68 cái

Các học phần

học lý thuyết

7. Micro Việt Nam,

2012 48 cái

Các học phần

học lý thuyết

8. Âm ly Việt Nam,

2012 48 cái

Các học phần

học lý thuyết

Nguồn: Học viện HKVN

Ghi chú: - Tất cả các phòng phục vụ cho chương trình đào tạo cao học đều

được trang bị máy điều hòa nhiệt độ và có internet hoặc Wifi.

- Học Viện HKVN cam kết những thông tin dã được liệt kê trên đây

hoàn toàn đúng với thực tế hiện có của Học Viện.

3.2.2. Thư viện

Thư viện là kênh thông tin khai thác chính của người học tại Học viện.

Thư viện của Học viện hiện nay bao gồm thư viện điện tử và thư viện truyền

thống. Thư viện truyền thống của Học viện hiện có 11.524 đầu sách, tài liệu in;

16 giáo trình chuyên ngành do Học viện biên soạn; 17 nhan đề tạp chí và 13

nhan đề báo cho việc phục vụ giảng dạy, học tập. Trong 11.524 đầu sách, tài

liệu in được chia thành các danh mục sau:

Page 41: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

40

- Tài liệu chuyên ngành HK: 8.3257 đầu sách (chiếm 73%)

+ Tài liệu của ICAO: 2.099 đầu sách

+ Tài liệu của IATA: 560 đầu sách

+ Tài liệu của NAC: 205 đầu sách

+ Tài liệu về vé: 650 đầu sách

+ Tài liệu hàng hóa: 420 đầu sách

+ Tài liệu J PP S N: 384 đầu sách

+ Tài liệu chuyên ngành HK khác: 4.057 đầu sách

- Tài liệu điện tử, kỹ thuật: 1.054 đầu sách (chiếm 9%)

- Tài liệu về kinh tế, QTKD: 417 đầu sách (chiếm 4%)

- Tài liệu về luật – chính trị: 311 đầu sách (chiếm 3%)

- Tài liệu tham khảo khác: 1.367 đầu sách (chiếm 12%)

Ngoài thư viện truyền thống, viện Học viện còn có quan hệ với nhiều

trung tâm thông tin và thư viện lớn của hơn 30 nước trên thế giới về trao đổi và

cung cấp sách báo, trao đổi thông tin tư liệu, trao đổi và đào tạo cán bộ, phát

triển thư viện, hợp tác thực hiện công trình thông tin dịch thuật... Đây cũng là

nguồn quan trọng cho thư viện điện tử cho các hoạt động giảng dạy, học tập và

nghiên cứu của Học viện.

Trong hệ thống các sách, tạp chí và tài liệu phục vụ đào tạo trên, Học

viện có khoảng gần 150 đầu sách, tạp chí và tài liệu tham khảo cho việc giảng

dạy, học tập phục vụ cho chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD (xem Bảng 14).

Bảng 14: Danh mục sách, tạp chí phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD

Số

TT Tên sách, tên tạp chí

Nước xuất bản/ tên

tác giả

Năm

xuất

bản

Số

lượng

bản

sách

Tên học phần

sử dụng sách,

tạp chí

1. Đại cương lịch sử triết học

Phương Đông cổ đại

Doãn Chính (cb), Vũ

Tình, Trương Văn

Chung, Nguyễn Thế

Nghĩa

1998 01 Triết học

2. Giáo trình triết học Mác-

LêNin

GS TS Nguyễn Ngọc

Long, GS TS.

Nguyễn

Hữu Vui (cb)

2006 01 Triết học

Page 42: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

41

3.

Giáo trình triết học: Dùng

cho học viên cao học và

NCS không thuộc chuyên

ngành triết học

PGS TS Đoàn Quang

Thọ (cb) 2010 01 Triết học

4. Hỏi – Đáp triết học Mác-

Lê Nin

TS Vũ Quang Tạo,

PGS. TS Văn Đức

Thanh.

2011 01 Triết học

5. Lịch sử triết học Phương

Đông Nguyễn Đăng Thục 2006 01 Triết học

6.

Triết học Phương Tây hiện

đại: Giáo trình hướng tới

thế kỷ 21

Lưu Phóng Đồng

(cb), Lê Khánh

Trường (d)

2004 01 Triết học

7.

Những quan điểm cơ bản

của C. Mác, Ph.Ăngghen

và V.I.Lênin về thời kỳ quá

độ

Nguyễn Trọng Chuẩn,

Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ

Quý (đồng chủ biên)

1985 01 Triết học

8. Triết học trong khoa học tự

nhiên TS Nguyễn Như Hải 2009 01 Triết học

9. 888 câu trắc nghiệm ngữ

pháp Tiếng Anh Lê Hoài 2011 01 Tiếng Anh

10.

Bí quyết thi trắc nghiệm

tiếng Anh: Phương pháp

hiệu quả nhất để vượt qua

các kỳ thi trắc nghiệm

Tiếng Anh

Đan Văn 2008 01 Tiếng Anh

11. Động từ bất qui tắc trong

tiếng Anh

Nguyễn Văn

Chương, Linh Giang 2011 01 Tiếng Anh

12. Học Tiếng Anh nhanh nhất Huy Liêm 01 Tiếng Anh

13. Luyện thi chứng chỉ B luận

và dịch tiếng Anh Nguyễn Thuần Hậu 2002 01 Tiếng Anh

14. Sổ tay tiếng Anh trong

công việc hành chính

Alpha Books (biên

soạn) 2010 01 Tiếng Anh

15. Tiếng Anh cấp tốc xã giao

và diễn đạt cảm xúc Lê Lim 2008 01 Tiếng Anh

16. Từ điển các lỗi thường gặp

trong văn phạm tiếng Anh

Phan Thế Hưng,

Nguyên Phương,

Đinh Kim Quốc Bảo

2000 01 Tiếng Anh

17. Từ điển cách dùng Tiếng

Anh Lê Đình Bì, M.A. 2007 01 Tiếng Anh

18. Lôgic học và phương pháp

luận Nghiên cứu khoa học ThS Lê Tử Thành 1996 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

19. Phương pháp luận nghiên

cứu khoa học GS Nguyễn Văn Lê 2001 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

Page 43: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

42

20. Phương pháp luận nghiên

cứu khoa học Trung Nguyên 2008 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

21. Phương pháp nghiên cứu

khoa học Lưu Xuân Mới 2003 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

22. Phương pháp nghiên cứu

khoa học

Đồng Thị Thanh

Phương, Nguyễn Thị

Ngọc An

2010 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

23. Phương pháp luận nghiên

cứu khoa học và sáng tạo

GS TS. Nguyễn Đình

Cống 2011 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

24.

Phương pháp nghiên cứu

khoa học: Bài giảng dùng

cho Các lớp cao học

PGS TS Phạm Lan

Hương 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

25. Phương pháp nghiên cứu

trong kinh doanh Nguyễn Đình Thọ 2012 01

Phương pháp

nghiên cứu

khoa học

26.

Managerial Economics:

Economic Tools for

Today’s Decision Makers

Keat, Paul and Philip

Young 2005 01

Kinh tế học

quản lý

27. Managerial Economics Thomas, Christopher

and Charles Maurice 2000 01

Kinh tế học

quản lý

28. Tư duy lại tương lai

Nhiều tác giả, Rowan

Gibson (biên tập), Vũ

Tiến Phúc, Dương

Thuỷ, Phi Hoành

(dịch)

2006 01

Các lý thuyết

quản trị hiện

đại

29. Quản lý trong thế kỷ 21 Subir Chowdhury, Lê

Hồng Minh (dịch) 2006 01

Các lý thuyết

quản trị hiện

đại

30. Quản trị học

TS Đoàn Thị Thu Hà,

TS. Nguyễn Thị Ngọc

Hiền

2004 01

Các lý thuyết

quản trị hiện

đại

31. Quản trị học TS Phạm Thị Minh

Châu 2011 01

Các lý thuyết

quản trị hiện

đại

32. Quản trị học

PGS TS Nguyễn Thị

Liên Diệp, TS Phạm

Xuân Lan

2011 01

Các lý thuyết

quản trị hiện

đại

33. Quản trị học Phan Thăng –

Nguyễn Thanh Hội 2011 01

Các lý thuyết

quản trị hiện

đại

Page 44: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

43

34. Giáo trình quản trị tài

chính

TS Nguyễn Quốc

Khánh, TS Chu

Hoàng Hà

2012 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

35. Quản trị tài chính doanh

nghiệp Nguyễn Hải Sản 2005 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

36. Giáo trình tài chính doanh

nghiệp Nguyễn Minh Kiều 2008 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

37. Quản trị tài chính căn bản Nguyễn Quang Thu 2011 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

38. Bài tập quản trị tài chính:

Tóm tắt

ThS Hồ Tấn Tuyến,

PGS TS Lê Đức Toàn 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

39. Tóm tắt lý thuyết, bài tập

và giải mẫu Dương Hữu Hạnh 2004 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

40. Quản trị tài chính doanh

nghiệp hiện đại

PGS.TS Nguyễn Thị

Liên Hoa 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

41. Quản trị tài chính doanh

nghiệp hiện đại Dương Hữu Hạnh 2009 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

42. Quản trị tài chính TS. Nguyễn Quang

Thu 2011 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

43. Quản trị rủi ro tài chính TS. Nguyễn Thị Ngọc

Trang 2011 01

Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

44. 22 quy luật bất biến trong

Marketing

AL Ries, Jach Trout;

Phạm Đoan Trang, Lê

Khánh Vy (bd)

2011 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

Page 45: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

44

45. Để trở thành siêu sao

Marketing

Jeffrey J.Fox, Hoài

Thu, Minh Hạnh

(dịch)

2012 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

46. Giáo trình Marketing

thương mại

PGS TS Nguyễn

Xuân Quang (cb) 2007 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

47. Giáo trình nghiên cứu

Marketing

PGS TS Nguyễn Viết

Lâm 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

48. Marketing 3.0

Philip Kotlep; Lâm

Đặng Cam Thảo

(dịch)

2012 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

49. Marketing du kích trong

30 ngày

Jay Conrad Levinson,

Al Lautenslager, Hery

Nguyễn

2011 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

50. Marketing hiện đại Minh Đức, Diệp Anh

(bs) 2009 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

51. Marketing hiện đại : Kinh

Nghiệm toàn cầu

John A.Quelch, Trần

Thăng Long (dịch) 2008 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

52. Marketing theo phong

cách “Sao kim”

Hermmawan

Kartajaya, Lan

Phương,Thanh

Huyền.

2011 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

53. Quản trị Marketing Lê Thế Giới (CB),

Xuân Lãn 2010 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

54. Quản trị Marketing Dương Đình Chiến 2010 01

Quản trị

Marketing

nâng cao

55. Quản trị nguồn nhân lực

PTS TS Đồng Thị

Thanh Phương, ThS

Nguyễn Thị Ngọc An

2011 01

Quản trị NNL

trong bối cảnh

toàn cầu hóa

56. Quản trị nguồn nhân lực PPGS TS Trần Kim

Dung 2011 01

Quản trị NNL

trong bối cảnh

toàn cầu hóa

57. Quản trị nguồn nhân lực Ivansevic – Nhà XB

Tổng Hợp TP. HCM 01

Quản trị NNL

trong bối cảnh

toàn cầu hóa

58. Quản trị nguồn nhân lực Nguyễn Hữu Thân 2010 01

Quản trị NNL

trong bối cảnh

toàn cầu hóa

Page 46: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

45

59. Quản trị nhân sự Đình Phúc, Khánh

Linh 01

Quản trị NNL

trong bối cảnh

toàn cầu hóa

60. Quản lý nhân lực của

doanh nghiệp Đỗ Văn Phúc 2010 01

Quản trị NNL

trong bối cảnh

toàn cầu hóa

61. Quản trị nguồn nhân lực

hàng không

PGS.TS Dương Cao

Thái Nguyên, TSKH

Hoàng Minh Chính

2009 01

Quản trị NNL

trong bối cảnh

toàn cầu hóa

62. Quản lý sản xuất và tác

nghiệp Trương Đoàn Thể 2004 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

63. Quản lý sản xuất Nguyễn Văn Nghiến 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

64. Quản trị sản xuất và dịch

vụ (Lý thuyết và bài tập)

Đồng Thị Thanh

Phương 2011 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

65. Quản trị sản xuất

PGS TS Đồng Thị

Thanh Phương 2000 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

66. Giáo trình quản trị sản xuất

và tác nghiệp

TS Trần Đức Lộc, TS

Trần Văn Phùng 2013 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

67. Giáo trình quản trị sản xuất

và tác nghiệp

PGS TS Trương Đoàn

Thể (cb) 2004 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

68. Giáo trình quản trị sản

xuất và tác nghiệp

Trương Đức Lực,

Nguyễn Đình Trung 2010 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

Page 47: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

46

69. Quản trị sản xuất và dịch

vụ: Lý Thuyết – Bài tập

PGS TS Đồng Thị

Thanh Phương 2011 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

70.

Quản trị sản xuất và quản

trị

Doanh nghiệp

Harold T. Amrine,

John A.Ritchey, Colin

L.Moodie, Joseph F.

Kmec

01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

71. Quản trị kinh doanh –

sản xuất và tác nghiệp Nguyễn Văn Dung 2009 01

Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

72. Giáo trình quản trị chiến

lược

PTS TS Nguyễn Ngọc

Sơn 2010 01

Quản trị chiến

lược nâng cao

73. Quản trị chiến lược

GS TS Đoàn Thị

Hồng Vân (cb), ThS

Kim Ngọc Đạt

2011 01 Quản trị chiến

lược nâng cao

74. Quản trị chiến lược

Nguyễn Hoa Khôi,

Đồng Thị Thanh

Phương

2007 01 Quản trị chiến

lược nâng cao

75. Quản trị chiến lược trong

toàn cầu kinh tế

PGS TS Đào Duy

Huân

01

Quản trị chiến

lược nâng cao

76. 108 kỹ năng của nhà lãnh

đạo bẩm sinh Warren Blank 2008 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

77. Nhà lãnh đạo 360 độ

John C. Maxwell,

Đặng Oanh, Hà

Phương (dịch)

2012 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

78. Phát triển kỹ năng nhà

lãnh đạo

John C. Maxwell,

Đinh Việt Hòa

MPSM.

2011 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

79. Tâm lý học quản trị kinh

doanh Thái Trí Dũng 2010 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

80. Tâm lý học dành cho nhà

lãnh đạo Sách dịch 2010 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

81. Tổ chức, hành vi, cơ cấu,

qui trình

Sách dịch – NXB TH

TP. HCM 2011 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

Page 48: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

47

82. Tinh hoa lãnh đạo John C. Maxwell 2012 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

83. 21 phẩm chất vàng của

nhà lãnh đạo John C. Maxwell 2008 01

Phát triển kỹ

năng lãnh đạo

trong tổ chức

84.

Decision Making for

Leaders: The Analytic

Hierarchy Process for

Decisions in a Complex

World

Thomas L. Saaty 2012 01

Kỹ năng ra

quyết định

quản trị

85.

Decision Making: Recent

Developments and

Worldwide Application

Stelios H. Zanakis,

Georgios Doukidis,

and C. Zopounidis

2000 01

Kỹ năng ra

quyết định

quản trị

86.

Kỹ Năng Ra Quyết Định -

Cẩm Nang Kinh Doanh

Harvard

Đại học Harvard 2008 01

Kỹ năng ra

quyết định

quản trị

87. Kỹ năng ra quyết định và

giải quyết vấn đề

John Adair (Dịch giả:

Bích Nga, Lan

Nguyên)

2008 01

Kỹ năng ra

quyết định

quản trị

88.

Making difficult decisions :

how to be decisive and get

the business done

Shaw, Peter, CB

01

Kỹ năng ra

quyết định

quản trị

89.

Nguyên lý thống kê ứng

dụng trong quản lý kinh tế

và kinh doanh sản xuất

dịch vụ

PGS TS Nguyễn Thị

Kim Thúy

01 Thống kê trong

quản trị

90. Giáo trình Thống kê kinh

tế

Nguyễn Trần Quế, Vũ

Mạnh Hà 2010 01

Thống kê trong

quản trị

91. Tạp chí Khoa học thống kê 01 Thống kê trong

quản trị

92. Một số vấn đề phương

pháp luận Thống kê

Viện Khoa học Thống

kê 2005 01

Thống kê trong

quản trị

93. Đạo đức Kinh doanh và

Văn hoá Doanh nghiệp Nguyễn Mạnh Quân

01

Đạo đức kinh

doanh và văn

hóa doanh

nghiệp trong

hội nhập quốc

tế

Page 49: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

48

94.

Đạo đức kinh doanh – cẩm

nang quản lý doanh nghiệp

có trách nhiệm trong các

nền kinh tế thị trường mới

nổi, (bản dịch)

US Department of

Commerce

01

Đạo đức kinh

doanh và văn

hóa doanh

nghiệp trong

hội nhập quốc

tế

95. Trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp Michel Capron 2009 01

Đạo đức kinh

doanh và văn

hóa doanh

nghiệp trong

hội nhập quốc

tế

96. Kinh tế học môi trường Philippe Bontems,

Gilles Rotillon 2008 01

Đạo đức kinh

doanh và văn

hóa doanh

nghiệp trong

hội nhập quốc

tế

97. Quản trị doanh nghiệp hiện

đại Học viện Tài chính

01

Quản trị công

ty

98. Quản trị doanh nghiệp Dương Hữu Hạnh 2009 01 Quản trị công

ty

99. Giáo trình Quản trị doanh

nghiệp

Đồng Thị Thanh

Phương, Nguyễn

Đình Hòa

2012 01 Quản trị công

ty

100. Giáo trình quản trị tác

nghiệp

Trương Đức Lực,

Nguyễn Đình Trung 2010 01

Quản trị công

ty

101. The public relations

handbook Alison Theaker 2011 01

Quan hệ công

chúng

102. Phá vỡ bí ẩn của PR

Frank Jefkins,

(Nguyễn Thị Phương

Anh, Ngô Anh Thy

(dịch)

2004 01 Quan hệ công

chúng

103. Public Relations Strategies

and Tactics

Wilcox, Dennis L.

and Cameron, Glen T 2011 01

Quan hệ công

chúng

104.

Nguyên nhân & bài học từ

những thất bại PR nổi tiếng

thế giới

McCusker 2012 01 Quan hệ công

chúng

105. Quảng cáo thoái vị và PR

lên ngôi

Ries, Al and Ries,

Laura, Vũ Tiến Phúc

(dịch)

2005 01 Quan hệ công

chúng

106. Quản trị rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng

PGS TS Nguyễn Văn

Tiến 2010 01 Quản trị rủi ro

Page 50: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

49

107. Quản trị rủi ro và bảo hiểm PGS TS Nguyễn

Quang Thu 2008 01 Quản trị rủi ro

108. Quản trị rủi ro và khủng

hoảng

Đoàn Thị Hồng Vân,

Kim Ngọc Đạt, Hà

Đức Sơn

2009 01 Quản trị rủi ro

109.

Quản trị rủi ro xí nghiệp

trong nền kinh tế toàn cầu :

Nguyên tắc và thực hành

MPA Dương Hữu

Hạnh 2009 01 Quản trị rủi ro

110. Quản trị rủi ro Đoàn Thị Hồng Vân 2007 01 Quản trị rủi ro

111. Quản trị rủi ro tài chính

Nguyễn Thị Ngọc

Trang, Trần Ngọc

Thơ

2011 01 Quản trị rủi ro

112.

Giáo trình khoa học quản

Doanh nghiệp

PGS TS Đoàn Xuân

Tiến

01 Kế toán quản

trị nâng cao

113. Kế toán quản trị

TS Đoàn Ngọc Quế,

ThS Đào Tất Thắng,

TS Lê Đình

Trực

2011 01 Kế toán quản

trị nâng cao

114. Kế toán quản trị : Bài tập

và bài Giải

PGS TS Phạm Văn

Được, Đặng Kim

Cương

2010 01 Kế toán quản

trị nâng cao

115. Kế toán quản trị Sách dịch 2011 01 Kế toán quản

trị nâng cao

116. Kế toán chi phí Sách dịch 2013 01 Kế toán quản

trị nâng cao

117. Giáo trình Kế toán quản trị Nguyễn Thị Minh

Tâm 2008 01

Kế toán quản

trị nâng cao

118. Kế toán quản trị Đoàn Ngọc Quế, Đào

Tất Thắng 2011 01

Kế toán quản

trị nâng cao

119. Giáo trình Quản trị tài

chính

TS. Nguyễn Quốc

Khánh, TS. Chu

Hoàng Hà

2012

01

Các thị trường

và định chế tài

chính

120. Hệ thống thông tin quản lý Nguyễn Thanh Hùng 2006 01 Hệ thống thông

tin quản lý

121. Phân tích và thiết kế hệ

thống thông tin quản lý Nguyễn Văn vy 2002 01

Hệ thống thông

tin quản lý

122.

Quản lý công nghệ thông

tin – Chìa khóa dẫn đến

thành công

Mai Thế Nhượng 2007 01 Hệ thống thông

tin quản lý

123. Giáo trình Quản lý chất

lượng

TS. Tạ Thị Kiều An

và các tác giả (2010) 2010 1

Quản trị chất

lượng nâng cao

Page 51: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

50

124. Quản lý chất lượng– Bài

tập

TS. Tạ Thị Kiều An

và các tác giả (2010) 2010 1

Quản trị chất

lượng nâng cao

125. Giáo trình Quản trị chất

lượng

Đặng Ngọc Sự và các

tác giả (2012) 2012 1

Quản trị chất

lượng nâng cao

126. Tài liệu hướng dẫn học tập

môn Quản trị chất lượng

Hoàng Mạnh Dũng

(2012) 2012 1

Quản trị chất

lượng nâng cao

127. Quản trị chất lượng Phan Thăng 2009 01 Quản trị chất

lượng nâng cao

128. Quản trị Logistics PGS.TS. Đoàn Thị

Hồng Vân 2002 01

Quản trị

logistics và

chuỗi cung ứng

129. Giáo trình Logistics Vũ Đình Nghiêm

Hùng 01

Quản trị

logistics và

chuỗi cung ứng

130. Quản trị chuỗi cung ứng Michael Hug 2010 01

Quản trị

logistics và

chuỗi cung ứng

131. Quản trị cung ứng

GS TS Đoàn Thị

Hồng Vân, Nguyễn

Xuân Minh, Kim

Ngọc Đạt

2011 01

Quản trị

logistics và

chuỗi cung ứng

132.

Quản trị chiến lược chuỗi

cung ứng: 5 nguyên tắc

đạt hiệu quả hoạt động

tốt nhất

Shosshanah Cohen,

Joseph Rooussel; ThS

Phạm Như Hiền…

2008 01

Quản trị

logistics và

chuỗi cung ứng

133. Quản trị chuỗi cung ứng Sách dịch 2008 01

Quản trị

logistics và

chuỗi cung ứng

134. Tinh hoa quản trị chuỗi

cung ứng Michael Hugos 2010 01

Quản trị

logistics và

chuỗi cung ứng

135. Kinh tế vận tải hàng

không

TS Nguyễn Hải

Quang (cb), TS Chu

Hoàng Hà, TS Trương

Quang Dũng

2012 01

Kinh tế vận tải

hàng không

nâng cao; Quản

trị hãng hàng

không nâng cao

136. Phân tích kinh tế hàng

không

PGS.TS Dương Cao

Thái Nguyên, TSKH

Hoàng Minh Chính

2009 01

Kinh tế vận tải

hàng không

nâng cao

137. Business & Coporate

Aviation Management John J. Sheehan 2003 01

Kinh tế vận tải

hàng không

nâng cao

138. Introduction to Air

Transportation Economics

Bijan Vasgh, Ken

Fleming and Tomas

Tacker (2008)

2008 01

Kinh tế vận tải

hàng không

nâng cao

Page 52: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

51

139. Air Transport

Fundamentals

IATA - Course

texbook

01

Kinh tế vận tải

hàng không

nâng cao

140. Quản trị hãng hàng không

TS. Nguyễn Hải

Quang, PGS.TS

Dương Cao Thái

Nguyên, TS. Chu

Hoàng Hà

2014 01

Quản trị hãng

hàng không

nâng cao

141.

General Aviation

Marketing and

Managerment

Daniel Prather

2009

01

Quản trị hãng

hàng không

nâng cao;

Marketing hàng

không nâng cao

142. General Aviation

marketing

Alexander T. Wells,

Bruce D. Chadbourne 1987 01

Quản trị hãng

hàng không

nâng cao

143. Air Transport

Fundamentals

IATA - Course

texbook 2003 01

Quản trị hãng

hàng không

nâng cao; Quản

trị thương mại

cảnghàng

không nâng cao

144. Marketing hàng không

PGS.TS. Dương Cao

Thái Nguyên – TS.

Nguyễn Hải Quang –

TS. Chu Hoàng Hà

2011 01

Marketing hàng

không nâng

cao; Marketing

Cảng hàng

không nâng

cao

145. Khái quát về hàng không

dân dụng

PGS.TS Dương Cao

Thái Nguyên, TS.

Nguyễn Hải Quang,

TS. Chu Hoàng Hà

2010 01 Marketing hàng

không nâng cao

146. Airlines marketing and

management Stehen Shaw 2011 01

Quản trị hãng

hàng không

nâng cao;

Marketing hàng

không nâng cao

147. Airport Marketing Nigel Halpern and

Anna Graham 2013 01

Marketing

Cảng hàng

không nâng

cao

Page 53: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

52

148. Airline Marketing

Independent Study IATA 2003 01

không nâng

cao; Marketing

Cảng hàng

không nâng

cao

149. The Airport Bisiness,

London and New York Rigas Doganis 1992 01

Quản trị thương

mại cảnghàng

không nâng cao

Nguồn: Học viện HKVN

3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

3.3.1. Đề tài khoa học đã thực hiện

Trong những năm qua đội ngũ giảng viên liên quan đến ngành QTKD của

Học viện đã thực hiện 13 đề tài nghiên cứu khoa học. Trong đó có 10 đề tài cấp

bộ, gồm 6 đề tài đã nghiệm thu và 4 đề tài đang thực hiện (xem Bảng 15).

Bảng 15: Các đề tài nghiên cứu KH của giảng viên liên quan đến ngành QTKD

Số

TT Tên đề tài

Cấp quyết

định, mã

số

Số QĐ, ngày

tháng năm/

ngày nghiệm

thu

Kết quả

nghiệm

thu

Tác giả

I- Các đề tài đã nghiệm thu

1.

Nghiên cứu đề xuất hệ

thống chính sách và xây

dựng chương trình đào tạo

nguồn nhân lực cho ngành

vận tải hàng không giai

đoạn 2008-2015

DT084013

-QĐ số 103/QĐ-

BGTVT ngày

12/01/2009

-Nghiệm thu

ngày 13/3/2009

Loại A

PGS.TS

Dương Cao

Thái

Nguyên

2.

Điều tra, khảo sát, đánh

giá hiện trạng ô nhiễm

không khí, tiếng ồn;

Xâydựngbản đồ tiếng ồn

và giải pháp giảm thiểu

cho Cảng HK quốc tế tân

Sơn Nhất

MT094002

-QĐ số 769/QĐ-

BGTVT ngày

25/3/2010

-Nghiệm thu

ngày 31/3/2010

Loại B TS Chu

Hoàng Hà

3.

Nghiên cứu đổi mới công

tác đào tạo nguồn nhân

lực Ngành hàng không

Việt Nam trong điều kiện

hội nhập quốc tế

DT094037

-QĐ số 574/QĐ-

BGTVT ngày

09/03/2010

-Nghiệm thu

ngày 26/4/2010

Loại B

PGS.TS

Dương Cao

Thái

Nguyên

4.

Điều tra, khảo sát, xây

dựng bản đồ tiếng ồn và

giải pháp giảm thiểu cho

MT104003

-QĐ số 91/QĐ-

BGTVT ngày

17/01/2011

TS Chu

Hoàng Hà

Page 54: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

53

Cảng HK quốc tế Phú Bài -Nghiệm thu

ngày 26/01/2011

5.

“Thiết kế, chế tạo, thử

nghiệm xe ô tô điện được

ứng dụng trong cảng hàng

không sân bay”

NL112004

-QĐ số

1389/QĐ-

BGTVT ngày

15/6/2012

-Nghiệm thu

ngày 29/6/2012

PGS.TS

Dương Cao

Thái

Nguyên

6.

Nghiên cứu, xây dựng hệ

thống mô phỏng đầu cuối

hiển thị dữ liệu khí tượng

Hàng không

DT124041

QĐ số

3963/QĐ-

BGTVT ngày

04/12/2013

Ths. Lưu

Trung

7.

Các yết tố ảnh hưởng đến

chất lượng đào tạo ngành

QTKD tại Học viện

HKVN

Đề tài khoa học

cấp Học viện Đạt

TS. Trương

Quang Dũng

8.

Nâng cao chất lượng đào

tạo các học phần kinh tế -

thương mại Hàng không

tại Học viện HKVN

Đề tài khoa học

cấp Học viện Đạt

TS. Nguyễn

Hải Quang

II- Các đề tài đang thực hiện

9.

Nghiên cứu đề xuất biện

pháp quản lý tiết kiệm

điện tại Học viện HKVN

Cấp trường

TS. Nguyễn

Thị Hải

Hằng

10.

Nghiên cứu cơ sở khoa

học xây dựng phương

pháp và bộ tiêu chí đánh

giá hiệu quả công tác của

các chức danh nhân viên

hàng không làm việc

trong khu bay (nhân viên

kiểm soát tiếp cận và

kiểm soát tại sân)

Đề tài cấp Bộ Ths. Ngô

Tuấn Anh

11.

Mô phỏng năng lượng

bức xạ siêu cao tần của

các loại anten điển hình:

chấn tử, yayi, parapol

DT144021

QĐ số 1696/QĐ

– BGTVT ngày

08/05/2014

Đã nghiệm

thu kỹ

thuật ngày

26/03/2015

TS. Hồ

Ngọc Bá

12.

Nghiên cứu phát triển

dịch vụ logistic trong

ngành hàng không Việt

nam đến năm 2020, định

hướng sau năm 2020

DT154022

QĐ số 627/QĐ-

BGTVT ngày

13/02/2015

Đang thực

hiện

TS. Nguyễn

Hải Quang

13.

Mô phỏng hệ thống quản

lý và lập kế hoạch khai

thác đội tàu bay cho hãng

hàng không

Đề tài cấp Bộ Đang thực

hiện

TS. Nguyễn

Thị Hải

Hằng

Nguồn: Học viện HKVN

Page 55: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

54

Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học đội ngũ giảng viên liên quan đến

ngành QTKD của Học viện còn biên soạn 14 giáo trình về ngành QTKD nói

chung và chuyên ngành QTKD hàng không nói riêng (xem Bảng 16)

Bảng 16: Các giáo trình đã biên soạn liên quan đến ngành QTKD

Số

TT Tên sách Tác giả Đồng tác giả

Nhà xuất

bản

Năm

xuất

bản

1 Phân tích kinh tế hàng

không

Dương Cao

Thái Nguyên Hoàng Minh Chính LĐTBXH 2009

2 Quản trị khai thác hàng

không dân dụng

Dương Cao

Thái Nguyên Hoàng Minh Chính LĐTBXH 2009

3 Quản trị nguồn nhân

lực hàng không

Dương Cao

Thái Nguyên Hoàng Minh Chính LĐTBXH 2009

4

Kế hoạch hóa chiến

lược ngành hàng không

dân dụng

Dương Cao

Thái Nguyên

Nguyễn Hải Quang

Chu Hoàng Hà LĐTBXH 2009

5 Khái quát về Hàng

không Dân dụng

Dương Cao

Thái Nguyên

Nguyễn Hải Quang

Chu Hoàng Hà

Khoa học

xã hội 2010

6 Maketing Hàng không Dương Cao

Thái Nguyên

Nguyễn Hải Quang

Chu Hoàng Hà Thế giới 2011

7 Quản trị Hàng không Dương Cao

Thái Nguyên

Hoàng Minh Chính

Chu Hoàng Hà Thế giới 2011

8

Hoạt động khai thác

mặt đất tại cảng Hàng

không

Dương Cao

Thái Nguyên

Nguyễn Quang Sơn

Vương Thanh

Huyền

Thế giới 2012

9 Phân tích hoạt động

kinh doanh

Nguyễn Quốc

Khánh

Dương Cao Thái

Nguyên Thế giới 2012

10 Quản trị Tài chính Nguyễn Quốc

Khánh Chu Hoàng Hà Thế giới 2012

11 Kinh tế Vận tải Hàng

không

Nguyễn Hải

Quang

Chu Hoàng Hà

Trương Quang

Dũng

Thế giới 2012

12 Cơ sở hạ tầng cảng

Hàng không, sân bay

Dương Cao

Thái Nguyên

Chu Hoàng Hà

Nguyễn Hữu Thuận Thế giới 2013

13 Quy hoạch cảng Hàng

không, sân bay Chu Hoàng Hà

Nguyễn Duy Đồng

Phạm Văn Tiến

Trần Quang Minh

Phùng Thế Tám

Thế giới 2013

14 Quản trị Hãng hàng

không

Nguyễn Hải

Quang

Dương Cao Thái

Nguyên

Chu Hoàng Hà

Khoa học

và kỹ

thuật

2014

Nguồn: Học viện HKVN

Page 56: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

55

3.3.2. Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn

Các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu có thể nhận hướng dẫn học

viên cao học của đội ngũ giảng viên cơ hữu bao gồm: Chiến lược và chính sách

kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị marketing,

quản trị tài chính, quản trị logicstic, văn hóa doanh nghiệp, quản trị ngoại

thương, quản trị dự án, quản trị tri thức ứng dụng… (xem Bảng 17)

Bảng 17: Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn và số lượng HV có thể tiếp nhận

TT

Hướng nghiên cứu, lĩnh vực

nghiên cứu có thể nhận hướng

dẫn học viên cao học

Học tên, học vị, học hàm

người có thể hướng dẫn

học viên cao học

Số học

viên có

thể tiếp

nhận/năm

1

Chiến lược và chính sách kinh

doanh: chiến lược công ty, chiến

lược cạnh tranh…

PGS.TS. Dương Cao Thái

Nguyên

TS. Nguyễn Hải Quang

TS. Trương Quang Dũng

11

2 Quản trị nguồn nhân lực: tuyển

dụng, đào tạo, trả lương….

PGS.TS. Dương Cao Thái

Nguyên

TS. Chu Hoàng Hà

TS. Nguyễn Thanh Bình

6

3

Quản trị chất lượng: các hệ thống

quản trị chất lượng, các công cụ

quản trị chất lượng….

TS. Trương Quang Dũng

TS. Nguyễn Sinh kế

TS. Lý Minh Chiêu

6

4

Quản trị marketing: các chiến

lược marketing, marketing mix,

sự hài lòng của khách hàng, hệ

thống phân phối, quan hệ khách

hàng, thương hiệu….

TS. Nguyễn Hải Quang

TS. Huỳnh Minh Triết

TS. Nguyễn Hải Hằng

9

5 Quản trị tài chính: hiệu quả kinh

doanh, quản trị rủi ro tài chính…

PGS.TS. Dương Cao Thái

Nguyên

TS. Nguyễn Quốc Khánh

TS. Huỳnh Minh Triết

6

6 Quản trị logicstic: hoạt động giao

nhận, chuỗi cung ứng….

TS. Nguyễn Hải Hằng

TS. Huỳnh Minh Triết

TS. Nguyễn Hải Quang

6

7

Văn hóa doanh nghiệp: xây dựng

văn hóa doanh nghiệp nói chung,

văn hóa quản trị nói riêng.

TS. Trương Quang Dũng

TS. Chu Hoàng Hà

TS. Nguyễn Thị Hải Hằng

6

8

Quản trị ngoại thương: hoạt động

xuất -nhập khẩu, vốn đầu tư nước

ngoài….

TS. Nguyễn Quốc Khánh

TS. Huỳnh Minh Triết

TS. Nguyễn Thanh Bình

9

Page 57: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

56

TT

Hướng nghiên cứu, lĩnh vực

nghiên cứu có thể nhận hướng

dẫn học viên cao học

Học tên, học vị, học hàm

người có thể hướng dẫn

học viên cao học

Số học

viên có

thể tiếp

nhận/năm

9 Quản trị dự án: Nâng cao hiệu

quả quản lý dự án…

TS. Nguyễn Thị Hải Hằng

TS. Nguyễn Hải Quang

TS. Lý Minh Chiêu

9

10 Quản trị tri thức ứng dụng…

PGS.TS. Dương Cao Thái

Nguyên

TS. Nguyễn Thị Hải Hằng

TS. Phạm Văn Tài

6

3.3.3. Các công trình đã công bố của cán bộ cơ hữu

Các công trình công bố của cán bộ cơ hữu thuộc ngành QTKD của Học

viện trong thời gian gần đây là 54 công trình trên các tạp chí, hội nghị, sách và

kỷ hiếu (xem Bảng 18).

Bảng 18: Các công trình công bố của cán bộ cơ hữu thuộc ngành QTKD

TT Tên công trình Tên tác giả

Năm

công

bố

Nguồn công bố

1. Cơ sở phát triển hàng không

chung Việt Nam

PGS.TS

Dương Cao

Thái Nguyên

2006 Tạp chí Hàng

không Việt nam

2.

Khi nào nên thành lập hãng

hàng không chi phí thấp ở Việt

Nam?

PGS.TS

Dương Cao

Thái Nguyên

2006 Tạp chí Hàng

không Việt nam

3.

Định hướng quy hoạch sân bay

trong phát triển kinh tế- xã hội

cho hoạt động hàng không

chung

PGS.TS

Dương Cao

Thái Nguyên

2012 Tạp chí Phát triển

và hội nhập

4. Xây dựng hàng không chung

tại Việt Nam

PGS.TS

Dương Cao

Thái Nguyên

2012 Tạp chí Phát triển

và hội nhập

5. Marketing hỗn hợp trong hoạt

động vận tải hàng không

PGS.TS

Dương Cao

Thái Nguyên

2012 Tạp chí Kinh tế và

dự báo

6. Marketing hàng không trong

thời kỳ hội nhập

PGS.TS

Dương Cao

Thái Nguyên

2012

Tạp chí nghiên

cứu Tài chính

Marketing

7.

Những thách thức khi áp dụng

quản trị tri thức tại các nước

đang phát triển-Trường hợp

TS Nguyễn

Thị Hải Hằng 2009

Conference

Proceedings- Kỷ

yếu hội nghị khoa

Page 58: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

57

Việt Nam (Đông Nam Á) học quốc tế dành

cho NCS và các

nhà khoa học trẻ-

Trường kinh

doanh Karvina-

Đại học Silesian-

Opava- CH Séc

8.

Quản trị tri thức- Từ một hiện

tượng mang tính thời thượng

đến một hệ thống quản trị con

người

TS Nguyễn

Thị Hải Hằng 2009

Conference

Proceedings- Kỷ

yếu hội nghị quốc

tế “Diễn đàn kinh

tế Liberec”- đại

học Kỹ thuật

Liberec- CH Séc

9.

Quản trị tri thức cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại các nước

đang phát triển- Mức độ khả

thi?

TS Nguyễn

Thị Hải Hằng 2010

Conference

Proceedings-Kỷ

yếu hội nghị về

Quản trị tri thức

Châu Âu ( CKM

11) tổ chức tại Bồ

Đào Nha.

10.

Sự tác động của các nhân tố

quản trị tri thức đến quá trình

quản trị kinh doanh ở các nước

đang phát triển dựa trên quan

điểm tổ chức (Institution-based

view)

TS Nguyễn

Thị Hải Hằng 2010

Conference

Proceedings- Kỷ

yếu hội nghị NCS

quốc tế lần thứ 2-

đại học Masaryk-

Brno-CH Séc

11.

Chia sẻ tri thức trong doanh

nghiệp nhỏ-Từ lý thuyết đến

thực tế

TS Nguyễn

Thị Hải Hằng 2011

Tạp chí:

International

Journal of

Emerging Market-

Emerald

12.

Quản trị tri thức- một giải pháp

cho việc thiếu hụt người lao

động có năng lực trong các

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các

nước đang phát triển (Tình

huống tại Việt Nam)

TS Nguyễn

Thị Hải Hằng 2012

Tạp chí: Journal of

System

Integration- CH

Séc

13.

Chính quyền địa phương ở

Việt nam và khả năng áp dụng

quản trị dựa vào tri thức cho sự

phát triển của địa phương tại

Việt nam

TS Nguyễn

Thị Hải Hằng 2015

Sách: Đổi mới xã

hội ở châu Á –

Làm thế nào để

chuyển đổi lĩnh

vực công và xã hội

14. Vốn tự có, mục tiêu và lối ra TS Nguyễn 2000 Tạp chí Khoa học

Page 59: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

58

cho quản lý ngân hàng Quốc Khánh Ngân hàng

15. Bảo hiểm tiền gửi và sự an

toàn của các ngân hàng

TS Nguyễn

Quốc Khánh 2001

Tạp chí Khoa học

Ngân hàng

16. Quản lý thu nhập rủi ro trong

các NHTMCP

TS Nguyễn

Quốc Khánh 2001

Tạp chí Khoa học

Ngân hàng

17. Hoạch định chiến lược tài

chính trong các NHTMCP

TS Nguyễn

Quốc Khánh 2003

Tạp chí Khoa học

Ngân hàng

18.

“Về sự kế thừa các yếu tố hợp

lý, có giá trị của đạo đức Nho

giáo trong việc xây dựng nền

đạo đức mới ở nước ta hiện

nay”

TS Nguyễn

Sinh Kế 2000

Tạp chí Khoa học

chính tri số 2-2000

19.

“Đạo đức Bác Hồ với việc tu

dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối

sống của cán bộ, đảng viên”

(Đồng tác giả)

TS Nguyễn

Sinh Kế 2000

Sách: Di chúc của

Chủ tịch Hồ Chí

Minh với công

cuộc đổi mới,Nxb

CTQG, HN, 2000

20.

“Tìm hiểu sự khác nhau giữa

triết học Mác và triết học

Hêghen”

TS Nguyễn

Sinh Kế 2000

Tạp chí Khoa học

chính tri số 4/2000

21.

“Đại hội IX với việc xây dựng

nhà nước pháp quyền XHCN

dưới sự lãnh đạo của Đảng”

TS Nguyễn

Sinh Kế 2002

Tạp chí Khoa học

chính tri số 4-2002

22.

Ảnh hưởng của đạo đức Nho

giáo trong quan hệ gia đình –

làng – xã ở Việt Nam”

TS Nguyễn

Sinh Kế 2003

Tạp chí Khoa học

xã hội số 4-2003

23.

Phạm trù Trí trong thanh giá trị

của đạo đức Nho giáo thời

Tiên Tần”

TS Nguyễn

Sinh Kế 2003

Tạp chí Khoa học

chính tri số 4-2003

24.

“Góp phần tìm hiểu phạm trù

Nhân trong thanh giá trị của

đạo đức Nho giáo”

TS Nguyễn

Sinh Kế

2003

Tạp chí Lý luận

chính tri số

12/2003

25.

“Vấn đề đạo đức trong nền

kinh tế thị trường ở nước ta

hiện nay – Thực trạng và

nguyên nhân”

TS Nguyễn

Sinh Kế 2004

Tạp chí Khoa học

chính trị -số

4/2004

26.

“Về quá trình Nho giáo du

nhập Việt Nam (từ đầu công

nguyên đến thế kỷ XIX)

TS Nguyễn

Sinh Kế 2004

Tạp chí Triết học,

số 9(160), 2004

27.

“Nguyên tắc thống nhất giữa

tính khoa học và tính chính trị

trong dạy và học lý luận chính

trị

TS Nguyễn

Sinh Kế 2006

Tạp chí Khoa học

chính trị số 4/2006

28. Quan điểm của Đảng ta về sở TS Nguyễn 2007 Tạp chí Khoa học

Page 60: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

59

hữu và các thành phần kinh tế

trong các văn kiện Đại hội

Đảng thời kỳ đổi mới

Sinh Kế chính trị số 4/2007

29.

“Triết lý nhân sinh Phật giáo

với đời sống tinh thần của con

người Việt Nam”

TS Nguyễn

Sinh Kế 2008

Tạp chí Khoa học

chính trị số 4/2008

30. Quản trị nguồn nhân lực trong

các doanh nghiệp nhỏ và vừa

TS Lý Minh

Chiêu 2006

Tạp chí Kinh tế và

phát triển

31. Vấn đề quản lý chất lượng ở

các doanh nghiệp vừa và nhỏ

TS Trương

Quang Dũng 2001

Tạp chí Kinh tế và

phát triển

32.

Những hạn chế, yếu kém của

khu vực kinh tế tư nhân và một

số giải pháp phát triển kinh tế

tư nhân trên địa bàn TP. HCM

TS Trương

Quang Dũng 2003

Kỷ yếu hội thảo

khoa học- khoa

Kinh tế- ĐHQG

TP.HCM

33.

Áp dụng hệ thống quản lý chất

lượng ISO 9000 trong các mô

hình hành chính công

TS Trương

Quang Dũng 2004

Tạp chí quản lý

nhà nước

34.

Góp một số ý kiến về tuyển

dụng và sử dụng lao động có

trình độ cao cho khu vực công

TS Trương

Quang Dũng 2007

Tạp chí quản lý

nhà nước

35.

Thực trạng năng lực đội ngũ

giám đốc doanh nghiệp tư

nhân TP. HCM

TS Trương

Quang Dũng 2007

Tạp chí công

nghiệp

36. Thực trạng các doanh nghiệp

tư nhân tại TP. HCM

TS Trương

Quang Dũng 2007

Tạp chí du lịch

Việt Nam

37.

Thực trạng quản lý nhà nước

đối với doanh nghiệp sau đăng

ký kinh doanh tại TP. HCM

TS Trương

Quang Dũng 2008

Tạp chí quản lý

nhà nước

38.

Những nhiệm vụ ban đầu để

trường Đại học Sài Gòn trở

thành một trung tâm nghiên

cứu phát triển khoa học công

nghệ của thành phố

TS Trương

Quang Dũng 2009

Tạp chí Đại học

Sài Gòn

39.

Ngành Quản trị kinh doanh

đào tạo theo nhu cầu xã hội-

vấn đề đặt ra và kiến nghị

TS Trương

Quang Dũng 2010

Kỷ yếu hội thảo

khoa học quốc

gia- Đại học Kinh

tế quốc dân

40. Thu hút đầu tư vào khu kinh tế

Dung Quất

TS Trương

Quang Dũng 2013

Tạp chí quản lý

nhà nước

41.

Vấn đề phát triển văn hóa du

lịch chất lượng cao ở Việt

Nam

TS Trương

Quang Dũng 2014

Tạp chí khoa học

– Trường ĐH sư

phạm TP.HCM

42. Thu hút và sử dụng lao động

có trình độ của khu vực công

TS Trương

Quang Dũng 2014

Khoa học công

nghệ giao thông

Page 61: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

60

3.4. Hợp tác quốc tế

Trong nhiều năm qua, Học viện HKVN đã tiến hành tiếp xúc và làm việc

với nhiều cơ sở giáo dục đào tạo Quốc tế để thảo luận về việc hợp tác đào tạo,

cụ thể được mối quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo danh tiếng tại các nước

vận tải

43. Phát triển hệ thống các khu

kinh tế ở nước ta

TS Trương

Quang Dũng

2014 Taïp chí quaûn lyù

nhaø nöôùc

44.

Hình thành và phát triển vận

tải hàng không chi phí thấp ở

Việt Nam

TS Nguyễn

Hải Quang 2005

Tạp chí Kinh tế và

phát triển

45.

Liên kết giữa các hãng hàng

không trong tập đoàn hàng

không ở Hoa Kỳ

TS Nguyễn

Hải Quang 2007

Tạp chí hàng

không Việt Nam

46.

Forecast of Vietnam’s Air

Transport Market by Model

Methol

TS Nguyễn

Hải Quang 2007

Economic

development

Review

47. Hình thành tập đoàn hàng

không Việt Nam

TS Nguyễn

Hải Quang 2007

Tạp chí hàng

không Việt Nam

48.

Passengers Satisfaction Factors

of Vietnam Airlines Inflight

Services

TS Nguyễn

Hải Quang 2007

Economic

development

Review

49.

Thẩm định các yếu tố làm hài

lòng hành khách hàng không-

Áp dụng phương pháp phân

tích chuỗi giá trị

TS Nguyễn

Hải Quang 2008

Vietnam Logistic

Review

50.

Thị trường không vận hàng

hóa: cạnh tranh và triển vọng

phát triển ở Việt Nam

TS Nguyễn

Hải Quang 2008

Vietnam Logistic

Review

51.

Công tác đào tạo, huấn luyện

nhân lực Hàng không – Thực

trạng và giải pháp

TS Nguyễn

Hải Quang 2013

Thông tin kinh tế

khoa học hàng

không

52. Nguồn nhân lực hàng không TS Nguyễn

Hải Quang 2013

Vietnam Logistic

Review

53.

Liên kết giữa đào tạo và huấn

luyện nhân lực chuyên ngành

hàng không

TS Nguyễn

Hải Quang 2014

Khoa học công

nghệ giao thông

vận tải

54.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự

hài lòng của sinh viên về chất

lượng đào tạo các học phần

kinh tế - thương mại hàng

không

TS Nguyễn

Hải Quang 2015

Kỷ yếu Hội nghị

Khoa học công

nghệ giao thông

vận tải 2015

Page 62: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

61

Mỹ, Anh, Australia, Phần lan, Thái lan, Singapore với mục đích tích cực tìm

kiếm đối tác là các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học tại các nước có nền

giáo dục tiên tiến, khoa học công nghệ hiện đại nhằm thu hút các nguồn vốn

nước ngoài đầu tư cho giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

chuyển giao công nghệ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, từng bước tiếp

cận với công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Học viện đã tiến hành tiếp xúc và

làm việc với với Đại học Buckingham – Anh Quốc, Học viện Hàng Không

Singapore, Đại học OSTRAVA – Cộng hòa Séc, Interaction Trainer – Anh

Quốc, US Compass College – Hoa Kỳ, A SC – Milcom Singapore, Air New

Zealand Institute, Hiệp hội vận tải Hàng Không Quốc Tế - IATA có trụ sở tại

Canada, Hiệp hội Hàng không vũ trụ Australia, Học viện Hàng Không Finair –

Phần Lan, Qiba – Australia… Kết quả đạt được cho đến thời điểm năm 2013

như sau:

- Được Hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế - IATA phê chuẩn là trung

tâm đào tạo Việt Nam với chức năng triển khai các chương trình đào tạo chuyên

ngành Hàng không chung, vận chuyển hàng nguy hiểm và Du lịch Hàng Không;

- Ký kết văn bản hợp tác với Interaction Trainer – Anh Quốc để hợp tác

đào tạo giáo viên Quản lý nhân lực tổ bay, yếu tố con người trong Hàng không,

và đào tạo kỹ năng giảng dạy;

- Ký kết văn bản hợp tác Trường Hàng Không Thái Lan (CATC

Thailand) trong đào tạo chuyên ngành Quản lý hoạt động bay, đào tạo Phi công

cơ bản, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo giáo viên.

- Ký kết biên bản ghi nhớ với A SC – Milcom – Singapore về việc hợp

tác trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật tàu bay.

- Ký kết biên bản với Hiệp hội Hàng Không Vũ trụ - Australia về việc

hợp tác trong đào tạo Phi công, kỹ thuật tàu bay, và Khai thác Cảng Hàng

Không.

Tóm lại, Học viện HKVN đặt mục tiêu hợp tác với các cơ sở đào tạo đại

học, sau đại học, đào tạo nghề khu vực và thế giới là một hướng đi đúng đắn

nhằm xây dựng Học viện lên đẳng cấp quốc tế.

Page 63: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

62

PHẦN 4: CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

4.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo

4.1.1. Mục tiêu chung của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD theo định hướng ứng dụng phục vụ cho

ngành hàng không và xã hội, giúp cho học viên nâng cao kiến thức chuyên ngành

QTKD và kỹ năng hoạt động QTKD; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có

khả năng nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực

hiện các công việc phức tạp trong hoạt động QTKD, phát huy và sử dụng hiệu

quả kiến thức QTKD vào việc thực hiện các công việc cụ thể trong ngành hàng

không và các ngành khác của xã hội; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở

ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình

độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo

4.1.2.1. Về kiến thức

Chương trình trang bị cho các học viên những kiến thức nâng cao, chuyên

sâu về QTKD hiện đại, cách thức xây dựng chiến lược phát triển cho doanh

nghiệp, các chỉ dẫn về cách thức vận dụng những kiến thức QTKD vào hoạt

động thực tiễn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hàng không nói

riêng.

4.1.2.2. Về kỹ năng

Cung cấp cho học viên khả năng phân tích, đánh giá và dự báo những

thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường hoạt động kinh

doanh. Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn cho chiến lược và công tác quản

trị của doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển kỹ năng lãnh đạo của học viên,

bao gồm kỹ năng lãnh đạo bản thân và lãnh đạo tổ chức. Giúp học viên nâng

cao khả năng sáng tạo và ứng dụng các lý luận, phát huy các kinh nghiệm của

bản thân và hình thành các kỹ năng cần thiết trong việc phân tích và xử lý các

tình huống quản trị, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Page 64: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

63

4.1.2.3. Về thái độ

Học viên có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan trọng

của chương trình đào tạo và những giá trị đích thực cần đạt; đồng thời có quan

điểm nghề nghiệp đúng đắn và có thái độ học tập nghiêm túc.

4.1.2.4. Về năng lực chuyên môn

Sản phẩm đào tạo là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những chuyên gia có

chuyên môn sâu về chuyên ngành QTKD, có khả năng phân tích, đánh giá và dự

báo những thay đổi của môi trường để đưa ra các quyết định đúng đắn cho chiến

lược và công tác quản trị của doanh nghiệp, có khả năng lãnh đạo và giải quyết

các vấn đề quản trị phát sinh, đặc biệt là quản trị kinh doanh hàng không.

4.1.2.5. Về nghiên cứu

Học viên có khả năng nghiên cứu các chủ đề sẽ khác nhau theo từng năm

tuỳ theo xu thế phát triển của các lý thuyết Quản trị cũng như các vấn đề phát

sinh trong thực tiễn hoạt động QTKD của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh

vực hàng không. Một số hướng nghiên cứu cụ thể như sau:

- Các học thuyết QTKD hiện đại và vận dụng vào điều kiện của Việt

Nam, đặc biệt đối với hoạt động hàng không dân dụng.

- Hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh trong các Tập đoàn kinh

tế, Tổng công ty và các Doanh nghiệp.

- Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong các Doanh nghiệp thuộc

các thành phần kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

- Nghiên cứu và vận dụng các chuẩn mực Quản trị Công ty vào các

Công ty của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hàng không nói riêng.

- Phân tích và vận dụng các mô hình Quản trị hiện đại vào các Doanh

nghiệp của Việt Nam.

- Chiến lược Marketing của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty và

các Doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các tổng công ty trong lĩnh vực hàng

không.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong các Doanh nghiệp ở Việt

Nam.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập kinh

tế Quốc tế.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế.

Page 65: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

64

4.1.2.6. Vị trí và công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể làm lãnh đạo hay nhà quản trị trong

các tổ chức, doanh nghiệp; các chuyên gia, chuyên viên trong các lĩnh vực kế

hoạch, đầu tư, tổ chức, nhân lực, đào tạo, tài chính, hành chính – quản trị, tiếp

thị, thương mại, bán sản phẩm hay sản xuất, khai thác, dịch vụ... của doanh

nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

4.2. Yêu cầu đối với người dự tuyển

4.2.1. Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp

- Nhóm 1 “Ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển”:

Có bằng cử nhân ngành QTKD hoặc nhóm ngành Kinh tế chuyên ngành QTKD

hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới

10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển được dự thi không cần

bổ túc kiến thức.

- Nhóm 2 “Ngành gần với chuyên ngành dự tuyển”: Có bằng tốt nghiệp

đại học chính qui hoặc không chính qui loại khá trở lên nhóm ngành Kinh

doanh (nhóm ngành cấp III) nhưng không có hoặc không phải ngành QTKD

hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ

10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức

ngành. Ngành gần với chuyên ngành dự tuyển được dự thi sau khi đã có chứng

chỉ bổ túc kiến thức phù hợp.

- Nhóm 3 “Ngành khác với chuyên ngành dự tuyển”: Có bằng tốt

nghiệp đại học chính qui ngành khác với nhóm ngành Kinh doanh (nhóm ngành

cấp III). Ngành khác với chuyên ngành dự tuyển được dự thi sau khi đã có

chứng chỉ bổ túc kiến thức phù hợp.

4.2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

- Người có ngành “đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành dự tuyển”:

Bằng tốt nghiệp loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

- Người có ngành “phù hợp với chuyên ngành dự tuyển” nhưng có bằng

tốt nghiệp dưới loại khá hoặc có ngành “gần với chuyên ngành dự tuyển”: Phải

có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực QTKD (tính từ ngày kí

quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi).

Page 66: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

65

- Người có ngành “khác với chuyên ngành dự tuyển”: Phải có ít nhất

hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực QTKD (tính từ ngày kí quyết định

công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi).

Kinh nghiệm công tác do thủ trưởng đơn vị nơi công tác xác nhận, nêu rõ

thời gian tuyển dụng, thời gian làm việc tại các vị trí công tác.

4.2.3. Điều kiện về sức khỏe

Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo qui định số 10/TT-LB ngày

18/08/2003 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/08/1990 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

4.3. Chuẩn đầu ra và điều kiện tốt nghiệp

4.3.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

4.3.1.1. Kiến thức

Khi tốt nghiệp, học viên sẽ có những kiến thức sau:

- Có khả năng nhận thức, phân tích được thế giới quan, nhân sinh quan

cộng sản chủ nghĩa; Nắm vững những chủ trương, đường lối cách mạng Việt

Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

- Có phương pháp nghiên cứu, biết cách làm nghiên cứu khoa học và

ứng dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong kinh doanh; Nắm vững

những nguyên lý cơ bản của kinh tế học và ứng dụng của nó trong việc đưa ra

quyết định của doanh nghiệp;

- Nắm vững các lý thuyết quản trị hiện đại, đạo đức trong kinh doanh để

ứng dụng nó trong quản trị doanh nghiệp; Có kiến thức nâng cao trong công tác

quản trị doanh nghiệp về các lĩnh vực chiến lược, chính sách kinh doanh, quản

trị tài chính, kế toán, quản trị nguồn nhân lực, quản trị sản xuất và tác nghiệp,

quản trị chất lượng, rủi ro quản lý thông tin, marketing, đặc biệt là hoạt động

quản trị, kinh doanh của hãng hàng không và cảng hàng không, sân bay. Từ đó

vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

4.3.1.2. Kỹ năng

Khi tốt nghiệp, học viên sẽ có những kỹ năng sau:

- Có kỹ năng phân tích và dự báo những thay đổi của môi trường để

hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định các hoạt động

Page 67: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

66

quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động của doanh nghiệp

hàng không

- Có kỹ năng tự học tập, thu thập thông tin, nghiên cứu khoa học độc

lập và cập nhật kiến thức mới thuộc chuyên ngành QTKD.

- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; kỹ năng lãnh đạo,

đàm phán và điều hành các hoạt động tại đơn vị công tác, đặc biệt là hoạt động

của doanh nghiệp hàng không.

- Có kỹ năng viết báo cáo, trình bày, thuyết trình và bảo vệ kết quả

nghiên cứu.

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động kinh doanh và nghiên

cứu khoa học ở trình độ B1 hoặc tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của

Khung Châu Âu Chung trở lên

- Có khả năng vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong nghiên cứu

khoa học như sử dụng tin học văn phòng (word, exell, powpoint), sử dụng phần

mềm SPSS, EVIEW để phân tích các dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu kinh

doanh.

4.3.1.3. Thái độ

- Có thái độ chính trị, ý thức công dân và ý thức cộng đồng trong hành vi

và các ứng xử trong công việc.

- Có Phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm

công dân, hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật theo các tiêu chuẩn của

Quyết định số 50/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Có ý thức tham gia các công tác xã hội, đoàn thể; tổ chức kỷ luật lao

động, trách nhiệm nghề nghiệp, biết nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao.

- Có tinh thần học hỏi, có ý chí không ngừng nâng cao kiến thức và rèn

luyện bản thân.

4.3.2. Điều kiện tốt nghiệp

- Trong thời gian đào tạo thạc sỹ theo quy định;

- Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn quy định tại Khoản 2, Điều 27 Quy

chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014

của Bộ GD&ĐT. Trong đó đạt trình độ ngoại ngữ được ở mức B1 hoặc tương

đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung trở lên theo Khung

năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (quy định tại

Page 68: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

67

phụ lục II Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ tại Thông tư 15 /2014/TT-BGDĐT

ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác

nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được

chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng

đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng

làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định tại Điểm c, Khoản

2, Điều 33 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15

tháng 5 năm 2014 của Bộ GD&ĐT;

- Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của cơ sở đào tạo

quy định tại Khoản 9, Điều 34 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-

BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ GD&ĐT;

- Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên

hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.

4.4. Chương trình đào tạo

4.4.1. Khái quát chương trình

Học viên phải hoàn thành 18 học phần với 62 tín chỉ phải tích lũy để

được xét tốt nghiệp (xem Bảng 19).

Bảng 19: Khái quát chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình

Khối

lượng

KHỐI LƯỢNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Kiến

thức

Chung

Kiến thức cơ sở

và chuyên ngành Luận

văn

thạc sĩ Bắt

buộc

Tự

chọn

Số học phần 18 2 8 7 1

Số tín chỉ 62 7 24 21 10

Tỷ lệ theo tín chỉ 100% 11% 39% 34% 16%

Tỷ lệ học phần tự chọn trong

kiến thức cơ sở và chuyên ngành 47%

Page 69: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

68

Trong đó:

- Phần kiến thức chung: 02 học phần bắt buộc với 7 tín chỉ, chiếm 11%

tổng số toàn bộ chương trình.

- Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 15 học phần với 45

tín chỉ, chiếm 73% tổng số toàn bộ chương trình.

+ Các học phần bắt buộc: 8 học phần với 24 tín chỉ (cả lý thuyết và thực

hành), chiếm 39% tổng số toàn bộ chương trình.

+ Các học phần tự chọn: 7 học phần với 21 tín chỉ (cả lý thuyết và thực

hành), chiếm 34% tổng số toàn bộ chương trình và 47% tổng số học phần kiến

thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành. Học viên chọn 7 học phần trong 16 học

phần tự chọn.

- Luận văn thạc sĩ: 10 tín chỉ, chiếm 16% tổng số toàn bộ chương trình.

4.4.2. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD của

Học viện bao gồm mã số học phần, tên học phần, khối lượng tính bằng tín chỉ

(xem Bảng 20).

Bảng 20: Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD

Số

TT

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng (tín chỉ)

Phần

chữ

Phần

số

Tổng

số

thuyết

Thực

hành,

thảo

luận

Phần kiến thức chung (11% thời lượng CTĐT)

1 QTTH 501 Triết học

(Philosophy) 4 2 2

2 QTAV 502 Ngoại ngữ - Anh văn

(Foreign language - English) 3 2 1

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (73% thời lượng CTĐT)

Các học phần bắt buộc (39% thời lượng CTĐT)

3 QTNC 511 Phương pháp nghiên cứu khoa học

(Research Methodology) 3 2 1

Page 70: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

69

4 QTKT 512 Kinh tế học quản l ý

(Managerial Economics) 3 2 1

5 QTTC 513 Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao

(Advanced Corporate Finance Management) 3 2 1

6 QTNL 514

Quản trị nguồn nhân lực nâng cao

(Advanced Human Resource

Management)

3 2 1

7 QTSX 515

Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong

chuỗi giá trị toàn cầu

(Production and Operation Management

in Global Value Chains)

3 2 1

8 QTCL 516 Quản trị chiến lược nâng cao

(Advanced Strategic Management) 3 2 1

9 QTLD 517

Phát triển kỹ năng lãnh đạo trong tổ chức

(Leadership Skill Development in

Organizations)

3 1 2

10 QTCL 518 Quản trị chất lượng nâng cao

(Advanced Quanlity Managerment) 3 2 1

Các học phần lựa chọn (34% thời lượng CTĐT)

11 QTQT 519 Các l ý thuyết quản trị hiện đại

(Modern management theories) 3 2 1

12 QTQD 520 Kỹ năng ra quyết định quản trị

(Managerial Decision Making Skill) 3 1 2

13 QTTK 521 Thống kê trong quản trị

(Managerial Statistics) 3 2 1

14 QTDD 522

Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh

nghiệp trong hội nhập quốc tế

(Business Ethics and Corporate Culture

in International Integration)

3 1 2

15 QTCT 523 Quản trị công ty

(Corporate Governance) 3 2 1

16 QTRR 524 Quản trị rủi ro (Risk Management) 3 1 2

17 QTKT 525 Kế toán quản trị nâng cao

(Advanced Managerial Accounting) 3 2 1

18 QTTT 526 Hệ thống thông tin quản lý

(Information System for Managerment) 3 1 2

19 QTKT 527 Kinh tế vận tải hàng không nâng cao

(Advanced Aviation Economics) 3 2 1

Page 71: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

70

20 QTCC 528 Quan hệ công chúng

(Public Relation) 3 1 2

21 QTMK 529 Quản trị Marketing nâng cao

(Advanced Marketing Management) 3 1 2

22 QTMH 530 Marketing Hãng hàng không nâng cao

(Advanced Airline Marketing) 3 2 1

23 QTMC 531 Marketing Cảng hàng không nâng cao

(Advanced Airport Marketing) 3 2 1

24 QTHH 532 Quản trị hãng hàng không nâng cao

(Advanced Arlines Management) 3 2 1

25 QTTM 533 Quản trị thương mại cảng hàng không

nâng cao (Advanced Airport Business) 3 2 1

26 QTLT 534 Quản trị logistics và chuỗi cung ứng

(Logistics and Suply Chain Management) 3 2 1

Luận văn 10

(16% thời lượng CTĐT)

Tổng cộng: 65

Mã học phần gồm 2 phần: phần chữ và phần số. Phần chữ gồm 4 chữ cái,

2 chữ cái đầu tiên là QT viết tắt tên ngành QTKD, hai chữ cái sau viết tắt tên

môn học. Phần số gồm 3 chữ số: chữ số thứ nhất (hàng trăm) – số 5 là mã số các

học phần thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ. Hai chữ số sau (hàng chục và hàng

đơn vị) là thứ tự các học phần do Học viện quy định.

4.4.3. Kế hoạch đào tạo

4.4.3.1. Các học phần chung

Các học phần chung được giảng dạy ngay từ khi học viên bắt đầu những

học phần đầu tiên, sau khi nhập học. Dự kiến phân công giáo viên giảng dạy

được cụ thể trong Bảng 21.

Bảng 21: Danh sách cán bộ giảng dạy các học phần chung

TT Tên học phần TC Cán bộ giảng dạy

1 Triết học 4 TS. Nguyễn Sinh Kế

TS. Nguyễn Thanh Bình

2 Tiếng Anh 3 Học viên tự học

Page 72: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

71

4.4.3.2. Các học phần bắt buộc

Các học phần bắt buộc được sắp xếp giảng dạy liền ngay sau 02 học phần

chung, thứ tự các môn học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và dự kiến phân

công giáo viên giảng dạy được thể hiện trong trong bảng 22.

Bảng 22: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần bắt buộc

TT Tên học phần TC Cán bộ giảng dạy

1 Phương pháp nghiên cứu khoa

học 3

TS. Nguyễn Hải Quang

TS. Huỳnh Minh Triết

TS. Nguyễn Văn Tân

2 Kinh tế học quản l ý 3

TS. Trương Quang Dũng

PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

TS. Nguyễn Hải Quang

3 Quản trị tài chính doanh nghiệp

nâng cao 3

TS. Nguyễn Quốc Khánh

TS. Huỳnh Minh Triết

PGS. TS. Nguyễn Quang Thu

4 Quản trị nguồn nhân lực nâng

cao 3

TS. Chu Hoàng Hà

TS. Nguyễn Thanh Hội

5 Quản trị sản xuất và tác nghiệp

trong chuỗi giá trị toàn cầu 3

TS. Nguyễn Thị Hải Hằng

TS. Chu Hoàng Hà

6 Quản trị chiến lược nâng cao 3

PGS. TS. Phước Minh Hiệp TS.

Trương Quang Dũng

TS. Đặng Ngọc Đại

7 Phát triển kỹ năng lãnh đạo

trong tổ chức 3

TS. Trương Quang Dũng

TS. Nguyễn Hải Quang

TS. Đặng Ngọc Đại

8 Quản trị chất lượng nâng cao 3 TS. Trương Quang Dũng

TS. Nguyễn Tấn Phong

4.4.3.3. Các học phần tự chọn

Các học phần tự chọn được lựa chọn giảng dạy căn cứ theo nguyện vọng

của người học và sự sắp xếp của Khoa VTHK. Tên các học phần tự chọn có thể

thay đổi theo từng khóa học, dựa trên nhu cầu đăng kí thực tế của học viên. Số

lượng học phần tự chọn được giảng dạy cho một khóa học là 7 học phần. Học

viên chọn 16 học phần được dự kiến phân công giáo viên giảng dạy trong bảng

23 dưới đây.

Page 73: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

72

Bảng 23: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần tự chọn

TT Tên học phần TC Cán bộ giảng dạy

1 Các l ý thuyết quản trị hiện đại 3

PGS. TS. Dương Cao Thái Nguyên

TS. Đặng Ngọc Đại

TS. Nguyễn Thị Hải Hằng

2 Kỹ năng ra quyết định quản trị 3

TS. Trương Quang Dũng

TS. Phạm Văn Tài

TS. Ngyễn Hải Quang

3 Thống kê trong quản trị 3 TS. Nguyễn Quốc Khánh

TS. Huỳnh Minh Triết

4 Đạo đức kinh doanh và văn hóa

DN trong hội nhập quốc tế 3

TS. Nguyễn Thị Hải Hằng

TS. Phạm Văn Tài

6 Quản trị công ty 3 PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

TS. Đặng Ngọc Đại

7 Quản trị rủi ro 3 TS. Huỳnh Minh Triết

TS. Nguyễn Quốc Khánh

8 Kế toán quản trị nâng cao 3 TS. Nguyễn Quốc Khánh

TS. Huỳnh Minh Triết

9 Hệ thống thông tin quản lý 3 TS. Phạm Văn Tài

TS. Nguyễn Tấn Phong

10 Kinh tế vận tải hàng không nâng

cao 2

PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

TS. Nguyễn Hải Quang

11 Quan hệ công chúng 3 TS. Lê Sỹ Trí

TS. Lý Minh Chiêu

12 Quản trị Marketing nâng cao 3

TS. Lý Minh Chiêu

TS. Lê Sỹ Trí

TS. Chu Hoàng Hà

13 Marketing Hãng hàng không

nâng cao 3

TS. Nguyễn Hải Quang

PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

14 Marketing Cảng hàng không

nâng cao 3

TS. Nguyễn Hải Quang

PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

15 Quản trị hãng hàng không nâng

cao 2

PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

TS. Nguyễn Hải Quang

TS. Huỳnh Minh Triết

16 Quản trị thương mại cảng hàng

không nâng cao 3

PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

TS. Nguyễn Hải Quang

17 Quản trị logistics và chuỗi cung

ứng 3

GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân

TS. Nguyễn Tấn Phong

Page 74: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

73

4.4.4. Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

4.4.4.1. Học phần “Triết học”

Chương trình thực hiện theo Thông tư số: 08 /2013/TT-BGDĐT ngày 08

tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trình độ đào

tạo thạc sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

1) Mã số, tên học phần, tổng tín chỉ: QTTH 501 Triết học 4 (3, 1)

- Mã số học phần: QTTH 501

- Số tín chỉ: 04

+ Lý thuyết 03 tín chỉ (45 tiết)

+ Thảo luận, thuyết trình: 01 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Luật và chính trị - Khoa cơ bản

3) Mô tả học phần: Học phần nghiên cứu những vấn đề tổng quan về

triết học và lịch sử triết học; các nội dung cơ bản thuộc về thế giới quan và

phương pháp luận chung của nhận thức và thực tiễn; các nội dung lý luận triết

học về xã hội và con người.

4) Mục tiêu của học phần

- Củng cố tri thức triết học cho công việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực các

khoa học xã hội – nhân văn; nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của

đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới.

- Hoàn thiện và nâng cao kiến thức triết học trong chương trình Lý luận

chính trị ở bậc đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên ngành khoa

học xã hội – nhân văn ở trình độ sau đại học.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Khái luận về triết học

1.1) Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

a) Triết học và đối tượng của triết học

- Tính tất yếu và những điều kiện ra đời của triết học.

- Các cách tiếp cận và các quan niệm khác nhau về “triết học” trong lịch

sử.

- Quan niệm đương đại về triết học và triết lý.

Page 75: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

74

- Vấn đề đối tượng của triết học.

b) Vấn đề cơ bản của triết học và chức năng cơ bản của triết học.

- Vấn đề cơ bản của triết học (mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại; tinh

thần và tự nhiên).

- Chức năng cơ bản của triết học (thế giới quan, phương pháp luận, giá trị

luận và các chức năng khác).

1.2) Sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử

a. Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành, phát triển tư tưởng

triết học trong lịch sử.

- Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào điều

kiện kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội.

- Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự

phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

- Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào cuộc

đấu tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản - chủ nghĩa duy vật và chủ

nghĩa duy tâm.

- Sự hình thành, phát triển của tư tưởng triết học phụ thuộc vào cuộc

đấu tranh giữa hai phương pháp nhận thức trong lịch sử - phương pháp biện

chứng và phương pháp siêu hình.

- Sự hình thành, phát triển của tư tưởng triết học nhân loại phụ thuộc vào

sự kế thừa và phát triển các tư tưởng triết học trong tiến trình lịch sử.

- Sự hình thành, phát triển của tư tưởng triết học phụ thuộc vào sự liên hệ,

ảnh hưởng, kế thừa, kết hợp giữa các học thuyết triết học trong mối quan hệ dân

tộc và quốc tế.

- Sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học phụ thuộc vào mối

quan hệ với các hình thái tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo,

nghệ thuật...

b) Sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông.

- Khái niệm triết học phương Đông và các đặc điểm cơ bản của nó.

- Khái lược sự ra đời và phát triển của triết học phương Đông.

- Những thành tựu cơ bản của triết học phương Đông.

c) Sự ra đời và phát triển của triết học phương Tây.

- Khái niệm triết học phương Tây.

- Khái lược sự ra đời và phát triển của triết học phương Tây.

Page 76: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

75

- Những thành tựu cơ bản của triết học phương Tây.

d) Khái lược về sự ra đời và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam thời

phong kiến.

- Điều kiện lịch sử của sự ra đời và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam

thời phong kiến.

- Những giá trị của tư tưởng triết học Việt Nam thời phong kiến.

1.3) Triết học Mác - Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội

a) Triết học Mác – Lênin.

- Khái niệm triết học Mác – Lênin.

- Đối tượng của triết học Mác – Lênin.

- Chức năng nhận thức và thực tiễn của triết học Mác – Lênin.

- Những đặc trưng chủ yếu của triết học Mác-Lênin.

b) Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội.

- Triết học Mác – Lênin trong sự phát triển của lịch sử triết học nhân loại.

- Vai trò của triết học Mác – Lênin trong chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với thực tiễn cách mạng Việt

Nam.

- Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với sự phát triển của khoa học và

khoa học xã hội – nhân văn..

1.4) Sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí

Minh và Đảng cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng Việt Nam

- Sự kế thừa, phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách

mạng Việt Nam.

Chương 2: Bản thể luận

2.1) Khái niệm bản thể luận và nội dung bản thể luận trong lịch sử triết

học phương Đông, phương Tây

a) Khái niệm bản thể luận.

- Nguyên nghĩa của khái niệm bản thể luận.

- Bản thể luận theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

- Sự đối lập tương đối giữa bản thể luận và nhận thức luận. Sự đối lập

tương đối giữa bản thể luận và vũ trụ luận.

- Quan điểm nhất nguyên (duy vật, duy tâm) và quan điểm nhị nguyên

trong việc giải quyết vấn đề bản thể luận.

Page 77: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

76

- Vị trí của vấn đề bản thể luận trong triết học và ý nghĩa của nó.

b) Một số nội dung cơ bản của bản thể luận trong triết học phương Đông

(Ấn độ và Trung Hoa cổ - trung đại) và giá trị của nó.

- Bản thể luận trong triết học của Đạo Phật .

- Bản thể luận trong triết học của Âm – Dương gia.

- Bản thể luận trong triết học của Đạo gia.

- Bản thể luận trong triết học của Nho gia.

c) Một số nội dung cơ bản của bản thể luận triết học phương Tây trong

lịch sử đương đại và giá trị của nó.

- Bản thể luận của triết học Hy Lạp cổ đại (trọng tâm: Lý luận về bản thể

của Đêmôcrit, học thuyết về Ý niệm của Platon và học thuyết về 4 nguyên nhân

của Aristot).

- Bản thể luận của triết học phương Tây trung đại (trọng tâm: Luận lý về

5 con đường luận chứng của Tôma Đacanh).

- Bản thể luận của triết học nước Anh và Pháp cận đại (trọng tâm: Nhất

nguyên luận duy vật của Ph.Bêcơn và Nhị nguyên luận trong siêu hình học của

R.Đềcáctơ).

- Bản thể luận duy tâm của triết học Đức cận đại (trọng tâm: Bản thể luận

của I. Kant và G.Hêghen.

- Bản thể luận trong triết học phương Tây đương đại (trọng tâm: Lý luận

về “tồn tại của vật tồn tại” (being of existence) của Heidegger).

2.2) Nội dung bản thể luận trong triết học Mác-Lênin

a) Cách tiếp cận giải quyết vấn đề bản thể luận trong triết học Mác –

Lênin.

- Những hạn chế của các cách tiếp cận giải quyết vấn đề bản thể luận

trong lịch sử triết học trước Mác và nhu cầu xác lập cách tiếp cận mới.

- Cách tiếp cận mới của triết học Mác-Lênin (trọng tâm: Quan điểm của

Ph.Ăngghen về cách tiếp cận mới đối với việc giải quyết vấn đề về bản chất,

nguồn gốc và tính thống nhất của mọi tồn tại trong thế giới theo lập trường duy

vật hiện đại: tính thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó; phương pháp

tiếp cận của V.I Lênin trong việc giải quyết vấn đề bản thể luận triết học và sự

thống nhất giữa phương pháp tiếp cận của Lênin với phương pháp tiếp cận của

Ăngghen).

b) Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất

Page 78: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

77

- V.I Lênin định nghĩa khái niệm “vật chất” với tư cách là “phạm trù triết

học” và các nội dung cơ bản của định nghĩa.

- Sự thống nhất giữa bản thể luận và nhận thức luận trong định nghĩa vật

chất của Lênin và ý nghĩa của nó.

- Các hình thức cơ bản của tồn tại vật chất và các phương thức vận động

của vật chất.

- Những thành tựu mới trong nghiên cứu về vật chất.

c) Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý

thức.

- Khái niệm ý thức và nguồn gốc vật chất của ý thức.

- Bản chất phản ánh năng động sáng tạo của ý thức.

- Kết cấu và chức năng của ý thức.

- Những thành tựu nghiên cứu mới về ý thức.

d) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong hoạt động thực tiễn.

- Tính quyết định của vật chất đối với ý thức.

- Vai trò của ý thức đối với vật chất.

2.3) Mối quan hệ khách quan - chủ quan và ý nghĩa đối với sự nghiệp

đổi mới ở Việt Nam hiện nay

a) Mối quan hệ khách quan và chủ quan.

- Khái niệm khách quan, chủ quan – Sự đồng nhất và khác biệt giữa hai

cặp phạm trù khách quan, chủ quan với vật chất và ý thức.

- Mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan.

b) Nguyên tắc kết hợp tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động

chủ quan trong nhận thức và thực tiễn.

- Nội dung của nguyên tắc.

- Yêu cầu của nguyên tắc.

c) Vấn đề kết hợp tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động chủ

quan trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

- Về phương pháp “ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật…” trong đánh

giá tình hình.

- Về bài học “ Tôn trọng quy luật khách quan…” trong quá trình đổi mới.

- Về khắc phục bảo thủ, trì trệ và chủ quan, duy ý chí trong đổi mới toàn

diện xã hội.

Page 79: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

78

Chương 3: Phép biện chứng

3.1) Khái quát về sự hình thành, phát triển của phép biện chứng trong

lịch sử

- Lịch sử khái niệm “biện chứng” và khái niệm “siêu hình”.

- Phép biện chứng “tự phát” (sơ khai) trong nền triết học Trung Quốc Ấn

Độ và Hy Lạp cổ đại.

- Phép biện chứng duy tâm trong triết học Cổ điển Đức (Kant, Hêghen).

- Sự hình thành, phát triển của phép biện chứng duy vật trong triết học

Mác – Lênin.

3.2) Các nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

a) Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.

- Nguyên lý mối liên hệ phổ biến.

+ Tính khách quan, phổ biến của mối liên hệ. Phân biệt giữa "liên hệ” và

"quan hệ”.

+ Tính phong phú nhiều vẻ của các kiểu liên hệ trong tự nhiên và xã hội.

+ Về các mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.

- Nguyên lý phát triển.

+ Phát triển và vận động; phát triển và tăng trưởng.

+ Nội dung nguyên lý phát triển của phép biện chứng duy vật.

+ Sự phát triển trong xã hội: tiến bộ và thoái bộ lịch sử.

- Ý nghĩa phương pháp luận.

b) Các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật.

- Hệ thống phạm trù và quy luật trong phép biện chứng duy vật.

+ Phép biện chứng duy vật với tính cách sự phản ánh tính biện chứng

khách quan của hiện thực. Mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện

chứng chủ quan.

+ Quan niệm về phạm trù trong phép biện chứng duy vật. Phạm trù là

hình thức phản ánh phổ biến về hiện thực và nấc thang phát triển của nhận thức.

+ Quan niệm về quy luật trong phép biện chứng duy vật. Quy luật và tính

quy luật, phân loại quy luật.

+ Tương quan giữa các phạm trù và các quy luật cơ bản của phép biện

chứng. Quan điểm của V.I Lênin về các yếu tố của phép biện chứng duy vật.

+ Phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống và sự vận động

theo quy luật biện chứng.

Page 80: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

79

- Các quy luật cơ bản của phép biện chứng

Vị trí và nội dung cơ bản của các quy luật:

+ Những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. Ý

nghĩa phương pháp luận.

+ Thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận.

+ Phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận.

- Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng

Vị trí và nội dung cơ bản của mối quan hệ biện chứng giữa: cái riêng và

cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện

thực, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận.

3.3) Những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng

duy vật trong nhận thức và thực tiễn

a) Những nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật .

- Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn (nội dung và yêu cầu)

- Nguyên tắc phát triển và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể (nội

dung và yêu cầu).

- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể và phương pháp thống nhất lịch sử - lôgíc

(nội dung và yêu cầu).

b) Sự vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật

trong quá trình đổi mới ở Việt Nam.

- Phương pháp luận biện chứng duy vật với việc giải quyết các vấn đề về

phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội.

- Phương pháp luận biện chứng duy vật với việc khái quát lý luận về chủ

nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Phương pháp luận biện chứng duy vật với hoạt động nghiên cứu khoa

học xã hội và nhân văn.

Chương 4: Nhận thức luận

4.1) Các quan niệm chính trong lịch sử triết học về nhận thức

- Các khái niệm "nhận thức”, "ý thức”, "tư duy”, "tư tưởng” và "lý luận

nhận thức”; “lý luận nhận thức duy vật” và “lý luận nhận thức duy tâm”.

- Chủ thể, khách thể và đối tượng của nhận thức.

- Đối tượng của nhận thức.

- Nguồn gốc, bản chất của nhận thức.

- Mục đích, nội dung của nhận thức.

Page 81: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

80

- Về khả năng của nhận thức: chủ nghĩa khả tri, chủ nghĩa hoài nghi, chủ

nghĩa bất khả tri.

- Sự đa dạng và thống nhất các kiểu tri thức.

4.2) Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

a) Các nguyên tắc và đối tượng của lý luận nhận thức duy vật biện

chứng.

- Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức duy vật biện chứng.

- Phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan - nguyên tắc nền tảng

của nhận thức.

- Đối tượng của lý luận nhận thức duy vật biện chứng.

b) Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức.

- Sự phản ánh trực quan về hiện thực: đặc điểm; các hình thức của nhận

thức cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng); vai trò của chúng trong nhận

thức.

- Tư duy trừu tượng: đặc điểm; các hình thức cơ bản của tư duy trừu

tượng (khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh), vai trò của chúng trong

nhận thức.

- Mối quan hệ, sự chuyển hoá từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý

tính. Lôgic của nhận thức. Sự thống nhất giữa quan niệm "đi từ trừu tượng đến

cụ thể” (của C.Mác) và quan niệm "đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu

tượng” (của V. I. Lênin).

c) Biện chứng của quá trình nhận thức

- Mâu thuẫn biện chứng và sự giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát

triển của nhận thức.

- Lượng - chất và sự chuyển hoá giữa lượng và chất trong quá trình phát

triển của nhận thức.

- Phủ định biện chứng và sự phủ định biện chứng trong quá trình phát

triển của nhận thức.

d) Quan điểm biện chứng duy vật về chân lý

- Khái niệm chân lý; sự đối lập giữa chân lý và sai lầm; tiêu chuẩn của

chân lý.

- Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý; chân lý tương đối và chân

lý tuyệt đối.

- Tính cụ thể của chân lý.

Page 82: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

81

4.3) Phương pháp đặc thù của nhận thức xã hội

- Tính đặc thù của nhận thức xã hội.

- Những phạm trù cơ bản của nhận thức xã hội (hệ tư tưởng; các khoa học

xã hội, các khoa học - nhân văn...).

- Vai trò của nhận thức xã hội.

- Định hướng phát triển khoa học xã hội - nhân văn.

+ Các trình độ phát triển của nhận thức khoa học: quan sát và thí nghiệm,

dữ kiện và trừu tượng khoa học, mô tả và giải thích, giả thuyết và lý thuyết, dự

báo khoa học.

+ Các đặc điểm của nhận thức khoa học xã hội và nhân văn.

+ Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức khoa học xã hội và nhân văn.

4.4) Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp

đổi mới ở Việt Nam hiện nay

a) Nội dung của nguyên tắc.

- Một số quan niệm trong lịch sử triết học về mối quan hệ lý luận và thực

tiễn.

- Các khái niệm cơ bản: Lý luận, lý luận khoa học xã hội, lý luận Mác –

Lênin; khái niệm thực tiễn, thực tiễn với tính cách là hiện thực trực tiếp của tư

tưởng, là mắt khâu quan trọng của quá trình nhận thức.

- Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.

+ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức lý luận.

+ Vai trò của lý luận đối với thực tiễn.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất lý luận và thực tiễn; giữa lý

thuyết với thực hành, giữa lý thuyết, lý luận và thực tế.

- Ý nghĩa phương pháp luận.

b) Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp

đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

- Sự tụt hậu và tách rời giữa thực tiễn và lý luận - hậu quả và nguyên

nhân.

- Những phương hướng cơ bản nhằm vận dụng đúng nguyên tắc thống

nhất lý luận và thực tiễn.

+ Đối với hoạt động lý luận (các nhà khoa học, các cơ quan hoạch định

chính sách của Đảng và Nhà nước): lý luận phải luôn bám sát thực tiễn, nắm bắt

Page 83: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

82

được yêu cầu của thực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn;

khắc phục bệnh giáo điều.

+ Đối với hoạt động thực tiễn (các chủ thể vận dụng lý luận – đường lối

chính sách): hoạt động thực tiễn phải có sự chỉ đạo của lý luận, vận dụng lý luận

phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - cụ thể; khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ

nghĩa.

+ Vấn đề tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận của sự nghiệp đổi mới ở

Việt Nam hiện nay.

Chương 5: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

5.1) Các phương pháp tiếp cận khác nhau về xã hội và sự vận động,

phát triển của lịch sử nhân loại

- Phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và những hạn chế

của nó.

- Phương pháp tiếp cận của lý thuyết về sự tiến triển các nền văn minh

trong triết học phương Tây đương đại – giá trị và hạn chế của nó.

- Phương pháp tiếp cận của triết học Mác-Lênin và bản chất khoa học,

cách mạng của nó.

5.2) Những nội dung khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái

kinh tế - xã hội

a) Sản xuất vật chất là nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội

- Khái niệm xã hội và khái quát quá trình phát triển của xã hội.

- Vai trò của sản xuất vật chất.

+ Sự sản xuất xã hội và ba quá trình sản xuất của xã hội.

+ Vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội.

+ Ý nghĩa phương pháp luận.

- Vai trò của phương thức sản xuất.

+ Khái niệm phương thức sản xuất và tính thống nhất giữa phương thức

tổ chức kinh tế với phương thức kỹ thuật – công nghệ của quá trình sản xuất.

+ Vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát triển

của nền sản xuất vật chất của xã hội.

+ Khuynh hướng phát triển khách quan của các phương thức sản xuất

trong lịch sử nhân loại – nhân tố quyết định sự phát triển của các nền văn minh

và tiến bộ xã hội.

+ Ý nghĩa phương pháp luận chung.

Page 84: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

83

b) Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (các mặt, các yếu tố cấu

thành, vai trò, đặc điểm trong xã hội công nghiệp và trong nền kinh tế thị trường

hiện đại).

- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

trong quá trình vận động, phát triển của phương thức sản xuất. Ý nghĩa phương

pháp luận.

- Ý nghĩa phương pháp luận chung.

c) Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

- Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng (kết cấu cơ bản và vai

trò của các yếu tố).

- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

trong quá trình vận động, phát triển của xã hội. Biện chứng giữa kinh tế và

chính trị.

- Ý nghĩa phương pháp luận chung.

d) Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự

nhiên.

- Kết cấu cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội.

- Tính quy luật khách quan của quá trình vận động, phát triển xã hội.

- Vai trò của các nhân tố chủ quan đối với tiến trình vận động, phát triển

xã hội.

- Về khả năng và các điều kiện “bỏ qua” một số hình thái kinh tế-xã hội

trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội.

- Những giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng của học thuyết

hình thái kinh tế-xã hội.

5.3) Giá trị khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế -

xã hội đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

a) Vấn đề lựa chọn con đường phát triển của xã hội Việt Nam

- Các quan điểm khác nhau về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường phát triển đất

nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tính tất yếu, khả năng và những điều kiện (khách quan, chủ quan) của

sự lựa chọn con đường định hướng phát triển đất nước theo mục tiêu xã hội chủ

nghĩa.

Page 85: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

84

- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực chất của sự “phát triển rút

ngắn” con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Mục tiêu tổng quát và những định hướng lớn của sự nghiệp xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (theo Cương lĩnh bổ sung và phát triển năm 2011

và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020: Công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế; xây dựng văn hóa, phát triển giáo

dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa; xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ; kết hợp hai nhiệm vụ chiến

lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, …)

b) Vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam.

- Xác định vị trí của chiến lược phát triển kinh tế trong sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Các nội dung cơ bản của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.

- Các nhiệm vụ cơ bản của phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn

2011 – 2020.

Chương 6: Triết học chính trị

6.1) Các quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học

a) Quan niệm của triết học ngoài mácxit về chính trị

- Quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học trước Mác.

+ Quan niệm về chính trị trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại.

+ Quan niệm về chính trị trong triết học Trung Quốc cổ, trung đại.

+ Quan niệm về chính trị trong triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại.

+ Quan niệm về chính trị trong triết học phương Tây thời trung, cận đại.

- Các quan niệm của triết học đương đại về chính trị.

+ Các lý thuyết đương đại về chính trị.

+ Về triết học chính trị và chính trị học (nghĩa rộng và nghĩa hẹp).

b) Quan điểm của triết học Mác - Lênin về chính trị.

+ Các tiền đề hình thành quan niệm về chính trị trong triết học Mác.

+ Định nghĩa về chính trị của Lênin.

+ Các đặc trưng cơ bản của chính trị (bản chất, quyền lực và sự tha hóa

quyền lực, động lực,…).

c) Quan niệm đương đại về hệ thống chính trị.

Page 86: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

85

- Sự phát triển từ quan điểm Mác-Lênin về chuyên chính vô sản đến quan

niệm đương đại về hệ thống chính trị.

+ Quan niệm Mác - Lênin về chuyên chính vô sản (định nghĩa, bản chất,

nội dung…).

+ Hệ thống chính trị - cấu trúc chính trị phổ biến trong xã hội hiện đại

(định nghĩa hệ thống chính trị; kết cấu; các đặc trưng của hệ thống chính trị).

- Hệ thống chính trị của xã hội tư bản và hệ thống chính trị của xã hội xã

hội chủ nghĩa.

6.2) Các phương diện cơ bản về chính trị trong đời sống xã hội

a) Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp

- Các quan điểm triết học ngoài Mácxit về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

- Nguồn gốc và bản chất giai cấp.

- Đấu tranh giai cấp trong lịch sử (tính tất yếu, nội dung, hình thức, vai

trò)

- Cách mạng xã hội – hình thức phát triển cao nhất của đấu tranh giai cấp.

- Đặc thù của vấn đề giai cấp ở Việt Nam.

b) Dân tộc và vấn đề quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại

- Dân tộc - Hình thức cộng đồng người cao nhất và phổ biến nhất trong

lịch sử.

- Quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại.

- Đặc thù của vấn đề dân tộc ở Việt Nam.

c) Nhà nước - Tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị

- Các quan điểm triết học ngoài mácxit về nhà nước.

- Nguồn gốc, bản chất nhà nước.

- Đặc trưng, chức năng của nhà nước.

- Các kiểu và hình thức nhà nước.

- Nhà nước TBCN và Nhà nước XHCN.

- Đặc thù của Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và hiện đại.

6.3) Vấn đề đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay

a) Vấn đề phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay

- Quan niệm về dân chủ (trong triết học phi mácxít và triết học Mác-

Lênin).

- Những phát triển mới trong nhận thức về dân chủ của Đảng Cộng sản

Việt Nam (từ chế độ làm chủ tập thể đến dân chủ XHCN).

Page 87: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

86

- Thực chất của phát huy dân chủ XHCN. Mục tiêu, nội dung và các điều

kiện để phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

b) Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

- Nhận thức mới của Đảng ta về hệ thống chính trị XHCN (Từ hệ thống

chuyên chính vô sản đến hệ thống chính trị XHCN) – Kết cấu; vai trò.

- Quan niệm về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay - Thực chất,

mục tiêu, nội dung cơ bản.

c) Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

- Tư tưởng về nhà nước pháp quyền là thành quả của nền văn minh nhân

loại. Các cách tiếp cận; những đặc trưng cơ bản,…

- Quan điểm về nhà nước pháp quyền XHCN và xây dựng nhà nước pháp

quyền XHCN ở Việt Nam là kết quả của một quá trình nhận thức và khảo

nghiệm trong thực tiễn đổi mới của Đảng ta.

- Quan niệm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền XHCN – những đặc

trưng cơ bản - Kết quả kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác –

Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn.

- Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân,

vì dân ở Việt Nam.

d) Ý nghĩa của đổi mới chính trị đối với việc nghiên cứu, phát triển khoa

học xã hội và nhân văn.

- Vai trò của phát huy dân chủ đối với sự phát triển khoa học xã hội và

nhân văn.

- Vai trò của đổi mới hệ thống chính trị đối với việc đổi mới tổ chức, hoạt

động khoa học xã hội và nhân văn.

- Vai trò của vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đối với việc

phát huy vai trò của KHXHNV trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Chương 7: Ý thức xã hội

7.1) Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội

a) Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản hợp thành tồn tại xã hội

- Khái niệm tồn tại xã hội.

- Các yếu tố cơ bản hợp thành tồn tại xã hội và vai trò quyết định của

phương thức sản xuất trong tồn tại xã hội.

b) Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu cơ bản của ý thức xã hội

- Khái niệm ý thức xã hội.

Page 88: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

87

- Kết cấu cơ bản của ý thức xã hội (hai trình độ phản ánh của ý thức xã

hội và các hình thái cơ bản của ý thức xã hội).

7.2) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính

độc lập tương đối của ý thức xã hội

a) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội

- Tồn tại xã hội quyết định sự ra đời, bản chất của ý thức xã hội.

- Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội.

- Tồn tại xã hội quyết định tính chất của ý thức xã hội.

- Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội.

- Phương thức sản xuất vật chất quyết định phương thức sản xuất đời

sống tinh thần của xã hội.

b) Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vai trò của ý thức xã hội

đối với tồn tại xã hội

- Nội dung tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

- Vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

7.3) Xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay

a) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tính tất yếu của việc xây

dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Tính tất yếu của việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam

hiện nay.

b) Một số vấn đề cơ bản của việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội

Việt Nam hiện nay.

- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng nền tảng

tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay.

- Phát huy tinh thần khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới.

- Kế thừa và phát huy các giá trị tinh hoa trong lịch sử tư tưởng Việt

Nam.

- Tiếp thu và phát huy các giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại

- Khắc phục những hạn chế và tác động tiêu cực của tư tưởng, tâm lý tiểu

nông trong sự nghiệp công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Page 89: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

88

Chương 8: Triết học về con người

8.1) Khái lược các quan điểm triết học về con người trong lịch sử

a) Triết học phương Đông

- Về nguồn gốc con người theo quan điểm duy tâm, duy vật mộc mạc, tôn

giáo.

- Về bản chất con người trong triết lý Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo...

b) Triết học phương Tây trước Mác

- Thời kỳ tiền triết học: Tư tưởng duy tâm, thần bí; tư tưởng duy vật về

con người.

- Thời kỳ cổ đại: Quan điểm duy vật chất phác, mộc mạc trong triết học

tự nhiên, phái nguyên tử luận ...Quan điểm duy tâm về con người trong tư tưởng

triết học của Pitago, Xôcrát, Platôn, Aritxtốt ...

- Thời kỳ trung cổ: Quan niệm con người theo quan điểm duy tâm của

giáo lý Kitô, Ôguýtxtanh, Tômát Đacanh...

- Thời kỳ Phục hưng - Cận đại: Tư tưởng triết học duy vật về con người

của Bêcơn, Đềcác, Điđrô, Henvêtyúyt...

- Triết học cổ điển Đức: Tư tưởng triết học về con người trong triết học

Hêghen, Phoiơbắc.

c) Quan niệm về con người trong một số trào lưu triết học ngoài mác-xít

đương đại

Quan niệm về con người trong Triết học nhân bản, Triết học hiện sinh,

Chủ nghĩa thực chứng mới, Thuyết nhân bản trong tôn giáo hiện đại, Chủ nghĩa

Phrớt và chủ nghĩa Phrớt mới – Những hạn chế và giá trị lịch sử của nó.

8. 2) Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người

a) Khái niệm con người

- Quan niệm con người là thực thể sinh học xã hội.

- Hai mặt, hai yếu tố cơ bản cấu thành con người.

- Về vai trò của con người là chủ thể hoạt động thực tiễn.

- Các quan niệm và cấp độ khác nhau trong tiếp cận về con người: Cá thể,

cá nhân, nhân cách…

b) Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người

- Sự hình thành, phát triển con người là một quá trình gắn liền với lịch sử

sản xuất vật chất. Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát

triển của con người. Sáng tạo là thuộc tính tối cao của con người.

Page 90: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

89

- Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội.

Các yếu tố và mối quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội; cơ chế di truyền và

hoạt động xã hội của con người.

- Con người tồn tại, phát triển trong môi trường cư trú xã hội- hành tinh-

vũ trụ và mang những thuộc tính tự nhiên - sinh học – xã hội.

- Con người là một thực thể cá nhân - xã hội. Con người vừa là một chỉnh

thể đơn nhất, vừa mang những phẩm chất của hệ thống các quan hệ xã hội.

- Sự thống nhất biện chứng giữa con người giai cấp và con người nhân

loại. Bản chất xã hội, địa vị kinh tế xã hội và điều kiện sinh hoạt vật chất quy

định sự đồng nhất và sự khác biệt giữa tính giai cấp và tính nhân loại của con

người.

- Con người thống nhất biện chứng giữa tất yếu và tự do. Hoạt động của

con người là sự thống nhất biện chứng giữa tự phát và tự giác, giữa tất yếu và tự

do.

c) Hiện tượng tha hoá của con người và vấn đề giải phóng con người

- Hiện tượng tha hoá của con người.

+ Quan niệm về tha hoá, nguồn gốc của tha hoá, khắc phục sự tha hoá.

+ Triết học Mác – Lênin với tính cách là lý luận triết học về khắc phục sự

tha hoá của con người.

- Vấn đề giải phóng con người trong Triết học Mác-Lênin.

Thực chất của triết học Mác – Lênin là học thuyết giải phóng con người,

vì sự phát triển toàn diện của con người.

8.3) Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh

- Quan niệm về con người.

- Về mục tiêu giải phóng con người.

- Về vai trò động lực của con người trong Cách mạng Việt Nam.

8.4) Vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt

Nam hiện nay

a) Quan niệm triết học về nhân tố con người

- Khái niệm nhân tố con người; những đặc trưng xã hội quy định vai trò

chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người.

- Quan niệm về phát huy nhân tố con người.

- Nhân tố con người trong quan hệ với nhân tố xã hội, nguồn lực con

người, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người…

Page 91: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

90

b) Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện

nay

- Sự nghiệp đổi mới đặt con người vào vị trí trung tâm - vừa là mục tiêu,

vừa là động lực phát triển.

- Vấn đề chiến lược con người ở Việt Nam hiện nay.

- Những động lực cơ bản phát huy nhân tố con người trong đổi mới đất

nước hiện nay.

+ Lợi ích với tính cách là một động lực tích cực hoá nhân tố con người.

Vấn đề giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích, thực hiện công bằng xã hội

trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

+ Dân chủ với tính cách là một động lực tích cực hoá nhân tố con người.

Vấn đề dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

+ Trí tuệ - động lực bên trong của tính tích cực, tự giác, sáng tạo con

người. Giáo dục – Đào tạo với vấn đề phát triển trí tuệ và nền tảng thể chất của

con người Việt Nam hiện nay.

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Khái luận về triết học 5 1 8

Chương 2: Bản thể luận 5 2 7

Chương 3: Phép biện chứng 5 2 7

Chương 4: Nhận thức luận 5 2 7

Chương 5: Học thuyết hình thái kinh tế

- xã hội 6 2 8

Chương 6: Triết học chính trị 6 2 8

Chương 7: Ý thức xã hội 6 2 7

Chương 8: Triết học về con người 6 2 8

Page 92: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

91

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao

học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội, 2006.

(2) Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên),

Những quan điểm cơ bản của C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về thời kỳ quá

độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

(3) Lê Hữu Tầng (chủ biên), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã

hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

7.2) Tài liệu tham khảo

(4) Chủ nghĩa duy vật biện chứng: lý luận và vận dụng, Nxb Sách giáo

khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1995.

David E Cooper, Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb Văn hoá -

Tư tưởng, Hà Nội, 2005.

(5) Nguyễn Hào Hải, Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại,

Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001.

(6) Phạm Minh Lăng, Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây,

Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001.

(7) Lê Hữu Nghĩa (chủ biên), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb Lao

động, Hà Nội, 2000.

8) Phương pháp đánh giá học phần

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tiểu luận (thực hiện độc lập của mỗi học viên): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 120 phút): 60%.

Page 93: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

92

4.4.4.2. Học phần “Tiếng Anh”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTAV 502 Tiếng Anh 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTAV 502

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết 02 tín chỉ (30 tiết)

+ Thực hành: 01 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Tiếng Anh - Khoa cơ bản

3) Tổ chức học tập: Học phần này học viên tự học và thi lấy chứng chỉ

B1 hoặc tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung trở

lên đáp ứng chuẩn đầu ra theo qui định của Bộ GD&ĐT.

Page 94: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

93

4.4.4.3. Học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTNC511 Phương pháp nghiên

cứu khoa học 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTNC511

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết 02 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 01 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Cơ sở ngành - Khoa Vận tải

3) Mô tả học phần: Học phần nghiên cứu những vấn đề cơ bản về

phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm: các phương pháp nghiên cứu, kỹ

thuật xác định vấn đề, mục tiêu và thiết lập mô hình nghiên cứu; xây dựng và

lựa chọn cơ sở lý thuyết; phương pháp thu thập và công cụ thu thập dữ liệu;

cũng như kỹ thuật thực hiện thu thập, phân tích, diễn giải dữ liệu. Trên cơ sở đó

năm các viết và thuyết trình báo cáo nghiên cứu khoa học.

4) Mục tiêu của học phần

- Về kiến thức: Hiểu rõ về nghiên cứu khoa học, phương pháp luận và

phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh; quy trình nghiên cứu khoa

học và ứng dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong kinh doanh.

- Về kĩ năng: Có kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, lựa chọn phương

pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu để thực hiện các nghiên

cứu khoa học trong kinh doanh; Nâng cao kỹ năng viết báo cáo, trình bày,

thuyết trình, tự học và bảo vệ kết quả nghiên cứu.

- Về thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học

1.1) Khái niệm và phân loại nghiên cứu khoa học

1.2) Các phương pháp nghiên cứu khoa học

1.3) Quy trình thực hiện nghiên cứu

1.4) Lập kế hoạch nghiên cứu

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1

Page 95: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

94

Chương 2: Vấn đề, mục tiêu và cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

2.1) Xác định xấn đề nghiên cứu

2.2) Thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.3) Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4) Thiết lập mô hình nghiên cứu

2.5) Lựa chọn cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1

Chương 3: Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1) Thu thập dữ liệu thứ cấp

3.2) Thu thập dữ liệu sơ cấp

3.3) Thang đo lường và công cụ thu thập dữ liệu

3.4) Chọn mẫu điều tra

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1

Chương 4: Phân tích dữ liệu

4.1) Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính

4.2) Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

4.3) Phân tích dữ liệu điều tra bằng phần mền SPSS

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 và số 2

Chương 5: Viết và thuyết trình báo cáo khoa học

5.1) Kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu

5.2) Kỹ năng thuyết trình báo cáo nghiên cứu

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

khoa học 6 3 9

Chương 2: Vấn đề, mục tiêu và cơ sở lý

thuyết của vấn đề nghiên cứu 6 3 9

Chương 3: Phương pháp thu thập dữ liệu 6 3 9

Chương 4: Phân tích dữ liệu 6 3 9

Chương 5: Viết và TT báo cáo khoa học 6 3 9

Page 96: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

95

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu trong kinh

doanh”, NXB Lao động xã hội.

(2) Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS”, NXB Thống kê, Hà Nội

7.2) Tài liệu tham khảo

(3) W. Laurence Neuman, “Sosial research Medthods – Quanlatative and

quantitative approaches”, 4th

ed, University of Wisconsin at Whitewater, USA.

(4) Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. Nghiên cứu khoa học

trong QTKD, Nxb. Thống kê, 2010.

(5) Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An, Phương pháp nghiên

cứu khoa học, Nxb. Lao động xã hội, 2010.

(6) Trung Nguyên, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Giao

thông vận tải, 2008.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút): 60%.

Page 97: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

96

4.4.4.4. Học phần “Kinh tế học quản lý”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTKT 512 Kinh tế học quản lý 3

(2, 1)

- Mã số học phần: QTKT511

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết 02 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập: 01 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Cơ sở ngành - Khoa Vận tải

3) Mô tả học phần: Kinh tế quản lý là môn kinh tế vi mô ứng dụng

trong thực tiễn quản lý, vận dụng lý thuyết kinh tế vào phân tích và đưa ra

những quyết định kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu với hiệu quả

cao nhất. Kinh tế quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác như

Marketing, Tài chính, Khoa học quản lý, Chiến lược kinh doanh và Kế toán

quản lý. Học phần cung cấp các nền tảng cho thấy các nguyên lý kinh tế vi mô

như phân tích cung cầu thị trường, dự báo cầu, phân tích cơ cấu thị trường, phân

tích rủi ro và các quyết định đầu tư được vận dụng như thế nào để đưa ra những

quyết định thích hợp về sản xuất và giá cả trong những môi trường cạnh tranh

khác nhau. Học phần có sử dụng những kỹ thuật định lượng (tối ưu hóa, kinh tế

lượng) trong phân tích kinh tế.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu rõ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của kinh tế quản lý;

Nắm vững những nguyên lý cơ bản của kinh tế học và ứng dụng của nó trong

việc đưa ra quyết định của doanh nghiệp.

- Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích các lý thuyết về cung cấu, giá cả và hành

vi của các doanh nghiệp trong các cấu trúc thị trường để giải quyết một cách có

khoa học về các vấn đề thực tiễn trong kinh doanh và những tình huống cụ thể;

Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ, chuyên cần: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm

túc trong học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

Page 98: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

97

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan

1.1) Bản chất và phạm vi của kinh tế quản lý

1.2) Lý thuyết doanh nghiệp

1.2.1) Khái niệm

1.2.2) Mục tiêu của doanh nghiệp

1.2.3) Các loại hình doanh nghiệp

1.3) Kỹ thuật toán kinh tế

1.3.1) Các biến và hàm

1.3.2) Sử dụng phép toán trong phân tích tối ưu hóa

- Khái niệm đạo hàm

- Qui tắc lấy đạo hàm

- Tìm giá trị cực đại hay cực tiểu của một hàm

- Tối ưu hóa hàm nhiều biến

Tài liệu học tập chương 1:

+ Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

+ Tài liệu số 2: Chương 1,2, 3

Chương 2: Cung và Cầu

2.1) Phân tích cung và cầu

2.1.1) Cầu thị trường

- Định nghĩa

- Các yếu tố xác định cầu

- Di chuyển và dịch chuyển đường cầu

2.1.2) Cung thị trường

- Định nghĩa

- Các yếu tố xác định cung

- Di chuyển và dịch chuyển đường cung

2.1.3) Phân tích thị trường

- Phân tích thị trường ngắn hạn: chức năng chia khẩu phần của giá cả

- Phân tích thị truờng dài hạn: chức năng chỉ dẫn hay phân phối của giá

cả

2.2) Phân tích độ co dãn của cầu

2.2.1) Độ co dãn của cầu theo giá

- Co dãn đoạn và co dãn điểm

Page 99: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

98

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu theo giá

- Tác động của độ co dãn tới giá và sản lượng

- Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu và doanh thu

2.2.2) Độ co dãn của cầu theo giá chéo

2.2.3) Độ co dãn của cầu theo thu nhập

2.2.4) Các biện pháp đo dộ co dãn của cầu khác

2.3) Những ứng dụng của cung và cầu

Tài liệu học tập chương 2

+ Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

+ Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Chương 3: Dự báo

3.1) Giới thiệu

3.1.1) Tầm quan trọng của dự báo

3.1.2) Những chủ đề của dự báo

3.1.3) Những điều kiện tiên quyết cho một dự báo tốt

3.1.4) Các bước của hệ thống dự báo

3.2) Những kỹ thuật dự báo

3.2.1) Mô hình định tính

3.2.1.1) Ý kiến chuyên gia

- Phương pháp hội thẩm ý kiến thành viên ban Quản trị

- Phương pháp Delphi

3.2.1.2) Những cuộc điều tra và nghiên cứu thị trường

3.2.2) Phương pháp chuỗi thời gian

3.2.2.1) Dự báo với kỹ thuật làm trơn

- Phương pháp bình quân động

- Phương pháp làm trơn theo luật số mũ

3.2.2.2) Kỹ thuật dự phóng

- Tốc độ tăng trưởng ghép

- Kỹ thuật dự phóng chuỗi thời gian nhìn thấy được

- Phân tích chuỗi thời gian sử dụng phương pháp bình quân tối thiểu

3.2.3) Phương pháp dự báo với mô hình kinh tế lượng

Tài liệu học tập chương 3

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 5, 6

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Page 100: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

99

Chương 4: Lý thuyết sản xuất

4.1) Khái niệm hàm sản xuất

4.2) Hàm sản xuất ngắn hạn

4.2.1) Các dạng hàm sản xuất ngắn hạn

4.2.2) Tổng sản phẩm, sản phẩm bình quân và sản phẩm biên của đầu vào

biến đổi

4.2.3) Qui luật lợi tức biên giảm dần

4.2.4) Ba khu vực của hàm sản xuất trong ngắn hạn

4.2.5) Mức sử dụng tối ưu của đầu vào biến đổi

4.3) Hàm sản xuất dài hạn

4.3.1) Các dạng hàm sản xuất

4.3.2) Suất sinh lợi theo qui mô

4.3.3) Mức sử dụng tối ưu các đầu vào biến đổi

Tài liệu học tập chương 4

- Tài liệu số 1: Chương 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

Chương 5: Lý thuyết chi phí

5.1) Khái niệm chi phí trong quản lý

5.2) Chi phí ngắn hạn

5.2.1) Các thước đo chi phí

5.2.2) Các đường chi phí ngắn hạn

5.2.3) Gia tăng hiệu quả chi phí trong ngắn hạn

5.3) Chi phí dài hạn

5.3.1) Các đường chi phí dài hạn

5.3.2) Lợi thế kinh tế theo qui mô

5.3.3) Lợi thế kinh tế theo phạm vi

5.4) Xây dựng hàm chi phí từ hàm sản xuất

Tài liệu học tập chương 5

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Chương 6: Cơ cấu thị trường

6.1) Bản chất của cơ cấu thị trường

6.2) Cạnh tranh hoàn hảo

6.2.1) Các đặc trưng cơ bản

Page 101: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

100

6.2.2) Chiến lược cạnh tranh

- Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận

- Lợi nhuận kinh tế, lỗ kinh tế và điểm đóng cửa

- Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp

6.2.3) Phân tích hòa vốn

- Điểm hòa vốn

- Lợi nhuận yêu cầu

- Mức độ hiệu lực đòn bẩy

6.3) Độc quyền

6.3.1) Các đặc trưng cơ bản

6.3.2) Chiến lược định giá

6.4) Cạnh tranh có tính độc quyền

6.4.1) Các đặc trưng cơ bản

6.4.2) Chiến lược cạnh tranh

6.5) Độc quyền nhóm

6.5.1) Các đặc trưng cơ bản

6.5.2) Hành vi của một hãng độc quyền nhóm

6.5.3) Các mô hình cạnh tranh trong độc quyền nhóm

6.5.4) Chiến lược cạnh tranh phi giá cả trong những thị trường cạnh tranh

không hoàn hảo

Tài liệu học tập chương 6

+ Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

+ Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

Chương 7: Lý thuyết trò chơi và tư duy chiến lược

7.1) Giới thiệu

7.1.1) Khái niệm

7.1.2) Ý nghĩa của lý thuyết trò chơi trong hoạt động kinh doanh

7.2) Trò chơi dưới dạng chiến lược

7.2.1) Chiến lược trội

7.2.2) Cân bằng Nash

- Chiến lược thuần túy và chiến lược hỗn hợp

- Trò chơi lặp đi lặp lại

7.2.3) Chiến lược maximin

7.3) Trò chơi dưới dạng phạm vi mở rộng

Page 102: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

101

Tài liệu học tập chương 7

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Chương 8: Các chiến lược định giá đặc biệt

8.1) Cartel

8.2) Sự lãnh đạo giá

8.3) Định giá tối đa hóa doanh thu

8.4) Phân biệt đối xử theo giá

8.4.1) Phân biệt giá cấp một

8.4.2) Phân biệt giá cấp hai

8.4.3) Phân biệt giá cấp ba

8.5) Định giá cộng chi phí

8.6) Định giá đa sản phẩm

8.6.1) Các sản phẩm liên quan với nhau trong tiêu dùng

8.6.2) Các sản phẩm là hàng hóa thay thế nhau trong sản xuất

8.6.3) Các sản phẩm là hàng hóa bổ trợ nhau trong sản xuất

8.7) Định giá chuyển giao

8.7.1) Định giá chuyển giao khi không có thị trường bên ngoài về sản

phẩm trung gian

8.7.2) Định giá chuyển giao khi có thị trường bên ngoài về sản phẩm trung gian

8.7.3) Định giá chuyển giao đa quốc gia

Tài liệu học tập chương 8

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3,8

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Chương 9: Phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư

9.1) Các thể loại môi trường ra quyết định

9.2) Các quyết định đầu tư

9.2.1) Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư

- Phương pháp thời gian thu hồi

- Phương pháp lãi suất

- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)

9.2.2) Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện rủi ro

- Phương pháp giá trị hiện tại ròng dự kiến

Page 103: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

102

- Phương pháp tỷ lệ chiết khấu có tính rủ ro (RADR)

- Phương pháp tương đương chắc chắn

9.3) Cây ra quyết định

Tài liệu học tập chương 9

+ Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 5, 6

+ Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3, 4

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan 5 5

Chương 2: Cung và Cầu 3 2 5

Chương 3: Dự báo 3 2 5

Chương 4: Lý thuyết sản xuất 3 2 5

Chương 5: Lý thuyết chi phí 3 2 5

Chương 6: Cơ cấu thị trường 4 1 5

Chương 7: Lý thuyết trò chơi và tư duy

chiến lược 3 2 5

Chương 8: Các chiến lược định giá đặc

biệt 3 2 5

Chương 9: Phân tích rủi ro và các

quyết định đầu tư 3 2 5

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Keat, Paul and Philip Young. Managerial Economics: Economic

Tools for Today’s Decision Makers, 4th ed. Prentice Hall, 2003.

(2) Thomas, Christopher and Charles Maurice. Managerial Economics,

9th ed. McGraw-Hill, 2008.

7.2) Tài liệu tham khảo

(3) ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, “kinh tế vi mô” (lý thuyết và bài tập)

(4) Đoàn Thị Mỹ Hạnh, “Kinh tế học kinh doanh”, tài liệu trên ebook.

Page 104: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

103

(5) dwin Mansfield, “Kinh tế học ứng dụng vào quản lý”. NXB

conomica. Nhóm biên dịch Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Vũ Việt Hằng, Trần Văn

Hùng.

(6) Paul G.Keat and Philip K.Y.Young. conomic tools for today’s

decision makers. 5t ed. Prentice Hall.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút): 60%.

Page 105: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

104

4.4.4.5. Học phần “Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTQC 513 Quản trị tài chính

doanh nghiệp nâng cao 3 (2, 1)

1) Khái quát về học phần

- Mã số học phần: QTTC 513

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

- Bộ môn phụ trách: Tài chính kế toán - Khoa Vận tải hàng không

2) Bộ môn phụ trách: Tài chính kế toán - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tập trung vào việc phân tích các hoạt động

tài chính doanh nghiệp và nghiên cứu các lý thuyết tài chính, thực tế và quản lý

tài chính trong môi trường hoạt động của các công ty. Các phương pháp đánh

giá cơ hội đầu tư và hoạt động tài chính cũng sẽ được thảo luận. Các cách thức

liên quan đến chính sách tài chính của các công ty như các chính sách đầu tư,

cấu trúc vốn, chi phí vay vốn và các quyết định về lãi cổ tức được tập trung xem

xét nhằm tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp và chủ sở hữu. Tác động của các

hệ thống quản trị thuế, cách thức ra quyết định thuế được đánh giá một cách chi

tiết. Các khoản thu và các lĩnh vực tài chính chuyên biệt khác như các chương

trình mua lại cổ phiếu và tổ chức lại doanh nghiệp cũng được xem xét.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu được bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp,

nắm được những vấn đề cơ bản của công tác quản trị tài chính: Nội dung của

các báo cáo tài chính, đánh giá chi phí các nguồn tài trợ, lựa chọn phương án

đầu tư

- Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích, đánh giá các báo cáo tài chính, tự

nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm để phát hiện và giải quyết vấn đề liên

quan đến quản trị tài chính trong doanh nghiệp; Nâng cao kỹ năng truyền đạt,

trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

Page 106: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

105

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan quản trị tài chính

1.1) Khái quát về quản trị tài chính doanh nghiệp

1.2) Mục tiêu doanh nghiệp

- Tối đa hoá lợi nhuận

- Tối đa hoá giá trị thị trường của cổ phiếu

1.3) Hai nguyên tắc cơ bản trong quản trị tài chính doanh nghiệp

- Giá trị theo thời gian của tiền

- Doanh lợi và rủi ro

Tài liệu học tập chương 1

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

Chương 2: Kỹ thuật tạo vốn trong kinh doanh

2.1) Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.1) Nguồn vốn ngắn hạn.

2.1.2) Nguồn vốn dài hạn.

2.2) Chi phí vốn

2.2.1) Chi phí nợ vay.

2.2.2) Chi phí cổ phiếu ưu đãi.

2.2.3) Chi phí lợi nhuận giữ lại.

2.2.4) Chi phí cổ phiếu thường mới.

2.3) Chi phí trung bình của vốn (WACC)

Tài liệu học tập chương 2

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3 (Chương 1, 2)

- Tài liệu số 4: Chương 4, 5

Chương 3: Quản lý doanh thu của doanh nghiệp

3.1) Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.

3.1.1 Vấn đề thị trường

3.1.2 Vấn dề giá cả

3.1.3 Thị trường và thời diểm tiêu thụ

3.1.4 Kênh phân phối và xúc tiiến bán hàng

Page 107: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

106

3.2) Quản trị rủi ro với doanh thu

3.2.1 Nguyên nhân rủi ro

3.2.2 Đánh giá rủi ro

Tài liệu học tập chương 3

+ Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

+ Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 5, 6

Chương 4: Quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

4.1) Phân loại chi phí kinh doanh.

4.1.1) Chi phí sản xuất

4.1.2) Chi phí tiêu thụ

4.1.3) Chi phí khác

4.2) Quản trị rủi ro với chi phí.

4.2.1) Nguyên nhân rủi ro

4.2.2) Đánh giá rủi ro

Tài liệu học tập chương 4

- Tài liệu số 1: Chương 4, 5, 6

- Tài liệu số 2 : Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 4

Chương 5: Quản lý tình hình tài chính của doanh nghiệp

5.1) Mô hình quản lý tiền mặt

5.1.1) Mục đich quản lý

5.1.2) Phương pháp và mô hình quản lý

5.2) Kiểm soát tình hình tài chính

5.2.1) Kỹ năng kiểm soát tài chính

5.2.2) Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính

Tài liệu học tập chương 5

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 3, 4, 5, 6

Chương 6: Phân tích tài chính doanh nghiệp

6.1) Phân tích tình hình hoạt động

6.1.1) Phân tích tốc độ thu hồi khoản phải thu

6.1.2) Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

6.1.3) Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ

Page 108: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

107

6.1.4) Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản

6.2) Phân tích tình hình khả năng thanh toán

6.2.1) Khả năng thanh toán ngắn hạn

6.2.2) Khả năng thanh toán ngắn nhanh

6.3) Phân tích khả năng sinh lời

6.3.1) Khả năng sinh lời doanh thu

6.3.2) Khả năng sinh lời tống tài sản

6.3.3) Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết Bài tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan quản trị tài

chính 5 2 7

Chương 2: Kỹ thuật tạo vốn trong

kinh doanh 5 3 8

Chương 3: Quản lý doanh thu của

doanh nghiệp 5 2 7

Chương 4: Quản lý chi phí kinh

doanh của doanh nghiệp 5 3 8

Chương 5: Quản lý tình hình tài

chính của doanh nghiệp 5 2 7

Chương 6: Phân tích tài chính

doanh nghiệp 5 3 8

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính,

2005.

(2) Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống

Kê.

(3) Nguyễn Quốc Khánh; Chu Hoàng Hà, Giáo trình quản trị tài chính,

Nxb. Thế giới, 2012.

Page 109: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

108

7.2) Tài liệu tham khảo

(4) Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính căn bản, Nxb. Lao động,

2011.

(5) Ogden, Jen, O’Connor, Advanced Corporate Finance (Cram 101

Textbook Outlines), Academic Internet Publishers, 2006.

(6) Đinh Trọng Thịnh, Tài chính quốc tế, Nxb. Tài chính, 2006.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút): 60%.

Page 110: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

109

4.4.4.6. Học phần “Quản trị nguồn nhân lực nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTNL 514 Quản trị nguồn nhân

lực nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTNL514

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần cung cấp những kiến thức chuyên sâu như:

các trường phái quản trị nguồn nhân lực và hoàn cảnh ra đời, tiếp cận hiện đại về

quản trị nguồn nhân lực; hoạt động tìm kiếm và tuyển chọn nhân sự của các

doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh về nhân lực ngày càng tăng và mở

rộng phạm vi toàn cầu; công tác bố trí, sử dụng nguồn nhân lực theo tiếp cận đa

trí tuệ, dụng nhân như dụng mộc; tạo dựng mô hình doanh nghiệp học tập thông

qua đào tạo và phát triển nhân sự nội bộ; chăm lo đời sống tinh thần và vật chất

cho người lao động thông qua đãi ngộ nhân sự. Duy trì quan hệ lao động theo các

thông lệ trong nước và quốc tế.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm được những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề liên

quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như hoạch định,

thu hút và duy trì nguồn nhân lực

- Kỹ năng: Có kỹ năng trong việc phân tích, hoạch định chiến lược nhân lực;

tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, đãi ngộ và phát triển nhân sự trong doanh

nghiệp; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ, chuyên cần: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm

túc trong học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Các trường phái quản trị nguồn nhân lực

1.1) Trường phái quản trị nguồn nhân lực phương Đông

1.1.1) Đức trị

1.1.2) Pháp trị

Page 111: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

110

1.2) Trường phái quản trị nguồn nhân lực phương Tây

1.2.1) Thuyết X

1.2.2) Thuyết Y

1.3) Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

Chương 2: Hoạch định và tuyển dụng nhân lực

2.1) Hoạch định chiến lược nhân lực

2.1.1) Các căn cứ hoạch định chiến lược nhân lực

2.1.2) Mục tiêu và giải pháp của chiến lược nhân lực

2.1.3) Mối quan hệ giữa chiến lược nhân lực với tuyển dụng nhân lực

2.2) Xác định nguồn tuyển dụng và xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân

lực

2.2.1) Xác định các nguồn nhân lực đáp ứng chiến lược nhân lực

2.2.2) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo chiến lược nhân lực

2.3) Tuyển chọn nhân lực

2.3.1) Thi tuyển

2.3.2) Phỏng vấn

2.3.3) Hội nhập

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

- Tài liệu số 4: Chương 4, 5

Chương 3: Bố trí và sử dụng nhân lực

3.1) Nguyên tắc bố trí, sử dụng nhân lực

3.1.1) Theo lôgic hiệu suất

3.1.2) Chủ động

3.1.3) Dân chủ tập trung

3.1.4) Dụng nhân như dụng mộc

3.2) Bố trí theo nhóm làm việc

Page 112: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

111

3.2.1) Nguyên lý mạng

3.2.2) Nhóm và sự cộng hưởng

3.2.3) Phát huy hiệu quả của nhóm

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 5, 6

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

Chương 4: Đào tạo và phát triển nhân lực

4.1) Mối quan hệ đào tạo và phát triển nhân lực

4.1.1) Đào tạo thích ứng với hiện tại

4.1.2) Phát triển hướng về tương lai

4.2) Xây dựng tổ chức học tập

4.2.1) Nội dung học tập

4.2.2) Phát triển nghề nghiệp

4.2.3) Đào tạo và phát triển nội bộ

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2,3, 4, 5

Chương 5: Đãi ngộ nhân lực

5.1) Đãi ngộ tài chính

5.1.1) Đãi ngộ trực tiếp

5.1.2) Đãi ngộ gián tiếp

5.2) Đãi ngộ phi tài chính

5.2.1) Thông qua công việc

5.2.2) Thông qua môi trường làm việc

5.3) Quan hệ lao động

5.3.1) Thỏa ước lao động

5.3.2) Xử lý xung đột trong quan hệ lao động

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 4, 5

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

Page 113: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

112

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng Lên lớp

Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Các trường phái quản trị

nguồn nhân lực 5 5

Chương 2: Hoạch định và tuyển dụng

nhân lực 7 3 10

Chương 3: Bố trí và sử dụng nhân lực 6 4 10

Chương 4: Đào tạo và phát triển nhân

lực 6 4 10

Chương 5: Đãi ngộ nhân lực 6 4 10

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (đồng chủ biên), Giáo trình Quản

trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005;

(2) Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, Nxb. Tổng hợp Tp.HCM,

2011.

(3) George T.Milkovich, John W.Boudreau, Vũ Trọng Hùng (dịch), Quản

trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005

(4) Đình Phúc, Khánh Linh, Quản lý nhân sự, NXB Tài chính, Hà Nội, 2007.

7.2) Tài liệu tham khảo

(5) Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, Nxb. Lao động - Xã hội, 2010.

(6) George T.Milkovich, John W.Boudreau, Quản trị nguồn nhân lực,

nxb. Thống kê, 2005.

(7) Đỗ Văn Phúc, Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb. Bách Khoa

Hà Nội, 2010.

Page 114: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

113

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 115: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

114

4.4.4.7. Học phần “Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong chuỗi giá trị

toàn cầu”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTSX 515 Quản trị sản xuất và tác

nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTSX515

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tiếp cận theo góc độ chuỗi giá trị toàn cầu

đối với hoạt động sản xuất và tác nghiệp. Với cách tiếp cận đó, học phần chủ

yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề: Dự báo nhu cầu, Thiết kế hệ thống sản

xuất & dịch vụ, xác định công suất sản xuất, định vị doanh nghiệp, bố trí sản

xuất trong doanh nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu, quản

hàng dự trữ trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm rõ những nội dung trên đối với

học viên cao học, các kiến thức chuyên sâu, thực tế sẽ được trình bày thông qua

các tình huống thực tế có liên quan. Ngoài ra, các bài tập thực hành và bài tập

nhóm sẽ giúp học viên tiếp cận tốt hơn học phần

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu rõ được những kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về

quản trị sản xuất, từ đó giúp cho học viên xem xét và vận dụng xử lý những vấn

đề xảy ra trong quá trình vận hành sản xuất của doanh nghiệp.

- Kỹ năng: Có khả năng phân tích, ứng dụng các phương pháp quản trị

vào công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp của các doanh nghiệp như: thiết kế

sản phẩm/ dịch vụ, bố trí mặt bằng, hoạch định và lập tiến độ sản xuất, quản lý

tồn kho,… và quản trị sản xuất theo dự án; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình

bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

Page 116: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

115

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan chung về quản trị sản xuất và tác nghiệp

1.1) Bản chất của QTSX&TN

1.2) Nội dung cơ bản của QTSX&TN

1.3) Phân biệt sản xuất với dịch vụ

1.4) Xu hướng phát triển của quản trị sản xuất

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm

2.1) Dự báo trong quản sản xuất và tác nghiệp

2.2) Các phương pháp dự báo nhu cầu

2.3) Giám sát và kiểm soát dự báo

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 2

Chương 3: Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

3.1) Vị trí và vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

3.2) Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu

3.3) Thiết kế bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 5, 6

- Tài liệu số 3: Chương 5

Chương 4: Hoạch định tổng hợp

4.1) Khái niệm và các chiến lược hoạch định tổng hợp

4.2) Phương pháp hoạch định tổng hợp

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 6

Page 117: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

116

Chương 5: Lập kế hoạch nguyên vật liệu

5.1) Bản chất và yêu cầu của việc lập kế hoạch nguyên vật liệu

5.2) Xây dựng hệ thống lập kế hoạch nguyên vật liệu

5.3) Phương pháp xác định kích cơ lô hàng

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 7

Chương 6: Quản lý hàng tồn trữ

6.1) Khái niệm, vai trò và phân loại hàng tồn trữ

6.2) Các mô hình tồn kho

6.3) Qui mô đặt hàng tối ưu ( OQ) và trường hợp nới lỏng các giả định

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 7

Chương 7: Điều hành sản xuất

7.1) Thực chất và vai trò của điều độ sản xuất

7.2) Sắp xếp thứ tự các công việc

7.3) Phân công công việc

Tài liệu học tập chương 7:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3 ,7

- Tài liệu số 3: Chương 8

Chương 8: Quản trị sản xuất theo dự án

8.1) Dự án, chu kỳ dự án và quản trị sản xuất theo dự án

8.2) Lập kế hoạch sản xuất dự án

8.3) Lập kế hoạch quản trị sản xuất theo dự án

8.4) Đánh giá và kiểm tra hoạt động sản xuất theo dự án

Tài liệu học tập chương 8:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 5, 6

Page 118: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

117

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan chung về quản

trị sản xuất và tác nghiệp 4 1 5

Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm 4 1 5

Chương 3: Bố trí sản xuất trong doanh

nghiệp 3 2 5

Chương 4: Hoạch định tổng hợp 3 2 5

Chương 5: Lập kế hoạch nguyên vật

liệu 3 2 5

Chương 6: Quản lý hàng tồn trữ 3 2 5

Chương 7: Điều hành sản xuất 3 2 5

Chương 8: Quản trị sản xuất theo dự án 7 3 10

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Trương Đoàn Thể, Quản lý sản xuất và tác nghiệp. NXB ĐH Kinh tế

Quốc dân. 2007.

(2) Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị sản xuất và dịch vụ (Lý thuyết và

bài tập), Nxb. Lao động - Xã hội, 2011.

(3) Trần Đức Lộc, Trần Văn Phùng, Đỗ Công Nông, Nguyễn Thị Mai,

Đặng Thị Tuyết. Quản lý sản xuất và tác nghiệp, Nxb. Tài chính, 2013.

7.2) Tài liệu tham khảo

(4) Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý sản xuất. NXB ĐH Quốc gia. 2006

(5) Đặng Minh Trang, Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXBGD Hà nội,

2000

Page 119: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

118

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 120: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

119

4.4.4.8. Học phần “Quản trị chiến lược nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTCL 516 Quản trị chiến lược

nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTCL516

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Trên cơ sở các kiến thức khung cơ bản về Quản trị

chiến lược đã được trang bị trong chương trình đào tạo cử nhân, Học phần Quản

trị chiến lược nâng cao đi sâu vào những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản

trị chiến lược như: xác định lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, các giá trị cốt lõi và

tầm nhìn của doanh nghiệp; hình thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

để thực hiện sứ mệnh trong chu kỳ chiến lược.; đánh giá thế và lực của doanh

nghiệp trong chu kỳ chiến lược; phát hiện thời cơ chiến lược của doanh nghiệp;

thực thi chiến lược hướng đích thông qua chuỗi các biện pháp: thay đổi tổ chức;

thiết lập hệ thống khuyến khích và trợ lực; phát triển văn hóa mạnh; nhận thức

và phản ứng với những thay đổi và sai lệch chiến lược.

3) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm và hiểu được những kiến thức chuyên sâu về các vấn

đề liên quan đến công tác quản trị chiến lược trong doanh nghiệp như hoạch

định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá chiến lược.

- Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích môi trường, xây dựng các ma trận

hoạch định các ma trận, chọn lựa chiến lược, thực thi và kiểm tra, đánh giá

chiến lược của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh thay đổi và toàn cầu;

Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

Page 121: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

120

5) Nội dung học phần

Chương 1: Xác định sứ mạng và mục tiêu chiến lược

1.1) Sứ mạng của công ty

1.1.1) Các căn cứ hình thành sứ mạng của công ty

1.1.2) Cấu thành của sứ mạng của công ty

1.2) Xác định mục tiêu chiến lược

1.2.1) Phân biệt mục tiêu chiến lược với các loại mục tiêu khác của công ty

1.2.2) Các phương thức xác định mục tiêu chiến lược

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

Chương 2: Phân tích chiến lược

2.1) Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty

2.1.1) Đánh giá các nguồn lực

2.1.2) Đánh giá năng lực quản trị

2.1.3) Đánh giá bí quyết công nghệ

2.2) Xác định và xây dựng năng lực cốt lõi của công ty

2.2.1) Xác định năng lực cốt lõi

2.2.2) Xây dựng năng lực cốt lõi

2.3) Phân tích môi trường chiến lược

2.3.1) Phân tích các xu thế biến động trong chu kỳ chiến lược

2.3.2) Phân tích môi trường cạnh tranh ngành

2.4) Phát hiện cơ hội chiến lược

2.4.1) Nhận diện các cơ hội

2.4.2) Xác định cơ hội chiến lược của công ty

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

Chương 3: Các giải pháp chiến lược

3.1) Các giải pháp chiến lược cạnh tranh điển hình

3.1.1) Tối thiểu hóa chi phí

3.1.2) Chuyên biệt hóa

Page 122: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

121

3.1.3) Trọng tâm hóa

3.1.4) Giải pháp chiến lược “Đại dương xanh”

3.2) Các giải pháp chiến lược phát triển

3.2.1) Đa dạng hóa

3.2.2) Liên minh chiến lược

3.2.3) Sát nhập và mua lại

3.2.4) Liên kết theo chiều dọc

3.3) Các giải pháp chiến lược trong chu kỳ ngành

3.3.1) Các ngành mới và tăng trưởng

3.3.2) Các ngành chín muồi

3.3.3) Các ngành suy thoái

3.2.4) Các ngành toàn cầu hoá

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 5, 6

Chương 4: Tái cấu trúc tổ chức và thiết lập hệ thống trợ lực chiến

lược

4.1) Thay đổi cơ cấu tổ chức theo chiến lược

4.1.1) Xác định các hoạt động chiến lược cốt lõi

4.1.2) Phân định các bộ phận và quy chế vận hành

4.1.3) Sử dụng cơ cấu tổ chức không chính thức

4.2) Thiết lập ngân sách và phân bổ nguồn lực chiến lược

4.2.1) Xây dựng ngân sách hàng năm

4.2.2) Phân bổ nguồn lực chiến lược

4.3) Xây dựng các hệ thống trợ lực chiến lược và khuyến khích nhân viên

4.3.1) Các hệ thống trợ lực chiến lược

4.3.2) Các hệ thống khen thưởng và động viên

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1: Chương 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 1: Chương 4, 5

- Tài liệu số 3: Chương 5, 6

Chương 5: Văn hoá và lãnh đạo chiến lược

5.1) Cải biến văn hóa công ty tương hợp với chiến lược

Page 123: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

122

5.1.1) Mối quan hệ văn hóa – chiến lược

5.1.2) Thay đổi văn hóa

5.2) Lãnh đạo trực tiếp

5.2.1) Tiếp xúc trực tiếp

5.2.2) Tuân thủ các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 3, 4 , 5

Chương 6: Nhận thức và phản ứng chiến lược

6.1) Nhận thức trong chu trình chiến lược

6.1.1) Nhận thức về thay đổi chiến lược

6.1.2) Phân tích hệ thống báo cáo thông tin chiến lược

6.2) Xử lý các xung đột chính trị

6.2.1) Thay đổi chiến lược và các lực cản phát sinh

6.2.2) Giải quyết các lực cản nội bộ

6.3) Điều chỉnh chiến lược

6.3.1) Thay đổi giải pháp chiến lược

6.3.2) Điều chỉnh hành vi và cải thiện kết quả

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Xác định sứ mạng và mục

tiêu chiến lược 5 2 7

Chương 2: Phân tích chiến lược 5 5 10

Chương 3: Các giải pháp chiến lược 5 2 7

Chương 4: Tái cấu trúc tổ chức và thiết

lập hệ thống trợ lực chiến lược 5 2 7

Chương 5: Văn hoá và lãnh đạo chiến

lược 5 2 7

Chương 6: Nhận thức và phản ứng

chiến lược 5 2 7

Page 124: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

123

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Đoàn Thị Hồng Vân; Kim Ngọc Đạt, Quản trị chiến lược, Nxb. Tổng

hợp Tp.HCM, 2011.

(2) Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình quản trị chiến lược, Nxb. Giáo dục

Việt Nam, 2010.

(3) Phan Phúc Hiếu, Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng, NXB

Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2007.

7.2) Tài liệu tham khảo

(4) W. Chan Kim, Renee Mauborgne (Phương Thuý dịch), Chiến lược

đại dương xanh, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007.

(5) Michael Hammer, James Champy (Vũ Tiến Phúc dịch), Tái lập công

ty, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1999.

(6) Peter Wright, Mark J. Kroll, John A. Parnell, Strategic Management,

Nxb. Prentice Hall International, 1998.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 125: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

124

4.4.4.9. Học phần “Phát triển kỹ năng lãnh đạo trong tổ chức”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTLD 517 Phát triển kỹ năng lãnh

đạo 3 (1, 2)

- Mã số học phần: QTLD 517

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 1 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 2 tín chỉ (30 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tập trung vào việc giới thiệu các nội dung

của hoạt động lãnh đạo trong tổ chức như:

- Tổng quan chung về công tác lãnh đạo trong tổ chức, vai trò và chức

năng của nhà quản trị. Những phong cách lãnh đạo mà mỗi học viên có thể lựa

chọn. Năng lực lãnh đạo cần thiết và những thách thức đối với công tác lãnh đạo

trong thế kỷ 21.

- Các kỹ năng cần thiết cho nhà lãnh đạo trong tổ chức như: đàm phán,

thuyết phục, động viên, huấn luyện nhân viên, giao việc, ủy quyền. Đây là

những kỹ năng cơ bản giúp nhà lãnh đạo gây được cảm hứng cho nhân viên làm

việc hiệu quả vì mục tiêu chung.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu được những vai trò, chức năng của nhà lãnh đạo trong

tổ chức, các phong cách lãnh đạo, quyền lực của nhà lãnh đạo và những thách

thức của người lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay.

- Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích thông tin và vận dụng kiến thức để lựa

chọn phong cách lãnh đạo phù hợp trong từng tình huống; ng dụng lý thuyết

để phát triển các kỹ năng về đàm phán, thuyết phục, động viên, huấn luyện, giao

việc, ủy quyền nhân viên; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm

và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

Page 126: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

125

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về lãnh đạo và quản lý

1.1) Khái niệm chung

1.2) Vai trò và chức năng của người quản lý

1.3) Các phong cách lãnh đạo

1.4) Năng lực lãnh đạo

1.5) Những thách thức của lãnh đạo tổ chức trong thế kỷ 21

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

- Tài liệu số 6: Chương 4, 5

Chương 2: Đàm phán

2.1) Trò chơi đàm phán

2.2) Tư duy đàm phán

2.3) Các giai đoạn của quá trình đàm phán

2.4) Đường lối đàm phán

2.5) Kỹ thuật đàm phán

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

- Tài liệu số 4: Chương 4, 5

Chương 3: Thuyết phục

3.1) Sức mạnh thuyết phục

3.2) Con đường thuyết phục

3.3) Yếu tố quan trọng trong giao tiếp và thuyết phục

3.4) Kỹ năng thuyết phục

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 5, 6

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

Page 127: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

126

Chương 4: Động viên nhân viên

4.1) Động cơ thúc đẩy

4.2) Các thuyết động viên bởi sự thỏa mãn

4.3) ng dụng các thuyết để động viên

4.4) Phương thức và động cơ hoạt động của tập thể

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 2: Chương 4, 5

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 6: Chương 1, 2, 3

Chương 5: Huấn luyện

5.1) Ý nghĩa của việc huấn luyện

5.2) Quản lý đào tạo

5.3) Chu trình đào tạo

5.4) Trình tự 1 buổi huấn luyện

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3 , 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4, 6

- Tài liệu số 3: Chương 4, 5

Chương 6: Giao việc, uỷ quyền

6.1) Giao việc và ủy quyền

6.2) Lợi ích của việc ủy quyền

6.3) Những trở ngại

6.4) Quy trình giao việc

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 6

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

- Tài liệu số 6: Chương 4, 5,6

Page 128: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

127

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về lãnh đạo và

quản lý 5 5 10

Chương 2: Đàm phán 2 5 7

Chương 3: Thuyết phục 2 5 7

Chương 4: Động viên nhân viên 2 5 7

Chương 5: Huấn luyện 2 5 7

Chương 6: Giao việc, uỷ quyền 2 5 7

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Trương Danh Quyên, Đàm phán và Thương lượng trong giao dịch

kinh doanh, NXB Thanh Niên, 2005.

(2) Kurt W.Mortensen, Phạm Quang Anh (dịch), Sức Mạnh Thuyết Phục

- 12 Quy Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Gây Ảnh Hưởng, NXB Lao động, 2006

(3) Giáo trình Nghệ thuật lãnh đạo, Trung tâm Phát triển, ĐT về Quản lý

7.2) Tài liệu tham khảo

(4) John C.Maxwell, Phát triển kỹ năng lãnh đạo, Nxb. Lao động - Xã

hội, 2011.

(5) John C.Maxwell, Nhà lãnh đạo 360^0, Nxb. Lao động - Xã hội, 2012.

(6) Warren Blank, 108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh, Nxb. Tri thức, 2008.

(7) The Art and Science of Leadership, http:// www.nwlink.com/

~donclark/leader/leader.html

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 129: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

128

4.4.4.10. Học phần “Quản trị chất lượng nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTCL518 Quản trị chất lượng

nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTCL518

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần này nghiên cứu các vấn đề liên quản đến

chất lượng và quản trị chất lượng, bao gồm những kiến thức về quản lý chất

lượng và quản lý chất lượng dịch vụ, cũng như quản lý chất lượng toàn diện,

các phương pháp đánh giá chất lượng và công tác quản lý nhà nước về chất

lượng.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm vững những kiến thức về chất lượng, quản lý chất

lượng và các nguyên tắc của quản lý chất lượng; hiểu rõ được bản chất của một

số hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn và vận dụng nó vào quản lý chất lượng

trong các doanh nghiệp.

- Kỹ năng: Có những kỹ năng và phương pháp nền tảng về quản trị

chất lượng trong tổ chức phục vụ công tác quản trị trong các doanh nghiệp;

Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Một số khái niệm chất lượng

1.1. Khái niệm chất lượng

1.2. Một số nhận thức về chất lượng

1.3. Chất lượng tối ưu của sản phẩm

1.4. Quá trình hình thành chất lượng

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Page 130: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

129

1.6. Chi phí chất lượng

1.7. Chất lượng kinh tế quốc dân của sản phẩm

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (chương 1) và số 2

Chương 2: Quản lý chất lượng

2.1. Lịch sử phát triển quản lý chất lượng

2.2. Các phương thức quản lý chất lượng

2.3. Hệ thống quản lý chất lượng

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1 (chương 2) và số 2

Chương 3: Dịch vụ và quản lý chất lượng dịch vụ

3.1. Khái quát về dịch vụ

3.2. Chất lượng dịch vụ

3.3. Quản lý chất lượng dịch vụ

3.4. Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1 (chương 3) và số 2

Chương 4: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

4.1.Tổng quan về TQM

4.2. Thực hiện TQM trong doanh nghiệp

4.3.Một số phương pháp phối hợp với TQM

Tài liệu học tập chương 4: Tài liệu số 1 (chương 4) và số 2

Chương 5: Đánh giá chất lượng

5.1 Một số vấn đề chung

5.2 Kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng

5.3 Chỉ tiêu đánh giá hệ thống quản lý chất lượng

Tài liệu học tập chương 5: Tài liệu số 1 (chương 5) và số 2

Chương 6: Một số kỹ thuật, công cụ quản lý chất lượng

6.1. Kiểm soát quá trình bằng thống kê – SPC

6.2. Nhóm chất lượng – QC

6.3. Chương trình 5S

6.4. So sánh theo chuẩn mức – Benchmarking

6.5. Phân tích kiểu sai hỏng và tác động – FMEA

6.6. Triển khai chức năng chất lượng QFD

6.7. Cách thức giải quyết vấn đề chất lượng – PS

6.8. Tài liệu học tập chương 6: Tài liệu số 1 (chương 6) và số 2

Page 131: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

130

Chương 7: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

7.1. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO

9000.

7.2. Những vấn đề liên quan đến việc áp dụng ISO 9000 trong một tổ

chức.

Tài liệu học tập chương 7: Tài liệu số 1 (chương 7) và số 2

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Một số khái niệm chất

lượng 5 1 6

Chương 2: Quản lý chất lượng 4 2 6

Chương 3: Dịch vụ và quản lý chất

lượng dịch vụ 4 3 7

Chương 4: Quản lý chất lượng toàn

diện (TQM) 4 2 6

Chương 5: Đánh giá chất lượng 5 2 7

Chương 6: Một số kỹ thuật, công cụ

quản lý chất lượng 4 3 7

Chương 7: Hệ thống quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 4 2 6

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- TS. Tạ Thị Kiều An và các tác giả (2010), Giáo trình Quản lý chất

lượng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, NXB Thống kê.

- Tạ Thị Kiều An và các tác giả (2010), “Quản lý chất lượng– Bài tập”,

Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Thống kê

7.2) Tài liệu tham khảo

- Đặng Ngọc Sự và các tác giả (2012), Giáo trình Quản trị chất lượng,

Đại học Kinh tế quốc dân, NXB ĐHKTQD.

Page 132: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

131

- Hoàng Mạnh Dũng (2012), Tài liệu hướng dẫn học tập môn Quản trị

chất lượng, Đại học Mở TPHCM.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 133: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

132

4.4.4.11. Học phần “Các lý thuyết quản trị hiện đại”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTQT 519 Các lý thuyết quản trị

hiện đại 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTQT 519

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tập trung vào việc giới thiệu các nội dung

liên quan đến các lý thuyết và tư tưởng Quản trị hiện đại, cụ thể là: (i) Những

thách thức và yêu cầu đối với công tác Quản trị doanh nghiệp trong thế kỷ 21.

Nêu bật những yếu tố quan trọng của Doanh nghiệp để chiến thắng trong giai

đoạn mới. Từ đó nhận diện vai trò mới và nhận thức tư duy của người lãnh đạo

Doanh nghiệp; (ii) Khái quát một số Học thuyết Quản trị hiện đại phương Tây

và một số tư tưởng quản trị Phương Đông cũng như của Việt Nam trong quá

khứ để nhận diện những ứng dụng mới kết hợp hài hoà Đông - Tây; (iii) Xây

dựng hệ thống Quản trị Doanh nghiệp trên cơ sở hài hoà Học thuyết Quản trị

phương Tây và tư tưởng Quản trị phương Đông với một số nội dung chủ yếu

như: học thuyết đào tạo kinh doanh, bản đồ chiến lược và hệ thống Quản trị và

thực thi chiến lược hiệu quả.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nhận thức được những học thuyết Quản trị hiện đại

phương Tây và những tư tưởng Quản trị phương Đông; Hiểu rõ những nét căn

bản của một hệ thống lý thuyết Quản trị hiện đại trên nền tảng hài hoà Đông -

Tây và vận dụng được vào thực tế công tác quản trị.

- Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích các lý thuyết quản trị, phân tích tình

huống và khả năng vận dụng lý thuyết vào công tác quản trị doanh nghiệp phù

hợp với thực tiễn của Việt Nam; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc

nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

Page 134: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

133

5) Nội dung chi tiết học phần

Chương 1: Doanh nghiệp và quản trị trong thế kỷ 21

1.1) Những yếu tố tác động đến doanh nghiệp

1.2) Những thách thức của quản trị trong thế kỷ 21

1.2.1) Những mô hình mới về Quản trị

1.2.2) Chiến lược - những thực tại mới

1.2.3) Người dẫn đầu sự thay đổi

1.2.4) Những thách thức của thông tin

1.2.5) Năng suất lao động tri thức

1.2.6) Tự quản trị bản thân

1.3) Những khả năng quan trọng của Doanh nghiệp hiện đại

1.3.1) Làm cho mọi thứ trở nên linh hoạt

1.3.2) Vốn tri thức/người lao động có kiến thức

1.3.3) Năng lực lãnh đạo

1.3.4) Khả năng học tập

1.3.5) Liên kết với khách hàng

1.3.6) Tư duy chung và Văn hoá Doanh nghiệp

1.3.7) Chiến lược rõ ràng

1.3.8) Tinh thần trách nhiệm

1.3.9) Tính phi ranh giới

Tài liệu học tập chương 1

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 3, 4

Chương 2: Lãnh đạo và quản trị trong giai đoạn mới

2.1) Mối quan hệ giữa lãnh đạo và Quản trị

2.1.1) Quan niệm hiện đại về Quản trị và lãnh đạo

2.1.2) Sự khác biệt giữa lãnh đạo và Quản trị

2.1.3) Sự tương tác giữa lãnh đạo và Quản trị

2.2) Quản trị nhị nguyên: phát triển thịnh vượng trên nghịch lý

2.3) Người lãnh đạo - nhà giáo dục dựa trên giá trị

2.4) Tư duy của nhà lãnh đạo

Tài liệu học tập chương 2

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

Page 135: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

134

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Chương 3: Lý thuyết quản trị phương Tây

3.1) Lý thuyết Quản trị khoa học của F.W. Taylor

3.2) Lý thuyết Quản trị hành chính - H. Fayol

3.3) Lý thuyết Quản trị hành vi

3.4) Lý thuyết hệ thống

3.5) Quản trị theo quá trình

3.6) Quản trị tuyệt hảo

3.7) Quản trị theo mục tiêu

Tài liệu học tập chương 3

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 4

- Tài liệu số 3: Chương 3, 4

Chương 4: Tư tưởng quản trị phương Đông

4.1) Tư tưởng của Trung Hoa

4.1.1) Quản trị theo Khổng Tử

4.1.2) Quản trị theo Lão Tử

4.1.3) Quản trị theo Hàn Phi Tử

4.1.4) Binh pháp Tôn tử

4.2) Tư tưởng của Nhật Bản

4.2.1) Thuyết Ochi

4.2.2) Phương thức TOYOTA

4.3) Truyền thống Quản trị của Việt Nam

4.3.1) Binh thư yếu lược

4.3.2) Truyền thống quân sự Việt Nam và nghệ thuật chiến tranh nhân dân

Tài liệu học tập chương 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

Chương 5: Học thuyết đào tạo kinh doanh

5.1) Xây dựng học thuyết đào tạo

5.2) Phát triển học thuyết đào tạo riêng

Tài liệu học tập chương 5

- Tài liệu số 1: Chương 4, 5

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

Chương 6: Bản đồ chiến lược

Page 136: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

135

6.1) Xây dựng một tổ chức - hệ thống tập trung cho chiến lược

6.2) Chuyển hoá chiến lược thành các nhiệm vụ điều hành

6.3) Xây dựng các bản đồ chiến lược

6.4) Xây dựng các bản đồ chiến lược trong các công ty tư nhân

6.5) Sắp xếp tổ chức thành các đơn vị hiệp lực

6.6) Tạo dựng 1 đơn vị kinh doanh hiệp lực

6.7) Tạo dựng các đơn vị hiệp lực thông qua các dịch vụ chia sẻ

6.8) Biến chiến lược thành công việc mỗi ngày của mỗi người

6.9) Tạo dựng nhận thức chiến lược

Tài liệu học tập chương 6

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 3, 4

- Tài liệu số 4: Chương 4, 5, 7

Chương 7: Hệ thống thực thi chiến lược

7.1) Xây dựng Hệ điều hành Công ty thành các chu trình đào tạo

7.2) Kế hoạch chiến lược

7.3) Kế hoạch ngân sách

7.4) Kế hoạch nguồn nhân lực

7.5) Quản trị sự thay đổi

7.6) Văn hoá doanh nghiệp

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Doanh nghiệp và quản trị

trong thế kỷ 21 4 2 6

Chương 2: Lãnh đạo và quản trị trong

giai đoạn mới 4 3 7

Chương 3: Lý thuyết quản trị phương

Tây 5 2 7

Chương 4: Tư tưởng quản trị phương

Đông 5 2 7

Page 137: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

136

Chương 5: Học thuyết đào tạo kinh

doanh 4 2 6

Chương 6: Bản đồ chiến lược 4 2 6

Chương 7: Hệ thống thực thi chiến

lược 4 2 6

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Nhiều tác giả, Rowan Gibson (biên tập), Vũ Tiến Phúc, Dương Thuỷ,

Phi Hoành (dịch), Tư duy lại tương lai, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ

Chí Minh, 2006.

(2) Subir Chowdhury, Lê Minh Hồng (dịch), Quản lý trong thế kỷ 21,

NXB Giao thông Vận tải, 2006.

7.2) Tài liệu tham khảo

(3) A.M. Bramdenburger & B.J Nalebuff, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc

Liên (dịch), Tranh hợp hay Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh, NXB Thống

kê, GAMI Book, 2005.

(4) Trần Hưng Đạo, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Đỗ Mộng Khương (dịch), Binh

thư yếu lược, NXB Công an Nhân dân, 2001.

(5) Peter F. Ducker, Vũ Tiến Phúc (dịch), Những thách thức của quản lý

trong thế kỷ XXI, Nxb Trẻ TP.HCM, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm

Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, 2003.

(6) Phương thức TOYOTA, NXB Tri Thức, Công ty Alpha Books, 2006.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 138: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

137

4.4.4.12. Học phần “Kỹ năng ra quyết định quản trị”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTQD520 Kỹ năng ra quyết định

quản trị 3 (1, 2)

- Mã số học phần: QTQD520

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 1 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 2 tín chỉ (30 tiết)

- Loại môn học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần nhằm hướng dẫn học viên cách thức

chuyển tải nội dung những thông tin hiện có thành các dữ liệu hữu ích phục vụ

cho mục đích ra các quyết định quản trị. Học viên cũng sẽ được học những cách

thức nhằm hạn chế các lỗi trong việc ra các quyết định do phân tích sai về dữ

liệu hay do vấn đế tâm lý. Môn học giúp các nhà ra quyết định chọn lựa các

phương án dựa trên các tiêu chuẩn định lượng; trang bị các kiến thức cơ bản về

lập mô hình và ra quyết định từ các mô hình này, về việc sử dụng các kỹ thuật

cụ thể cho các áp dụng thực tế trong quản lý sản xuất & dịch vụ cũng như các

lĩnh vực khác. Học phần hướng dẫn cho học viên cách thức đưa ra quyết định

trong bối cảnh thông tin không chắc chắn hoặc khi cần quyết định trong sự hạn

chế về thời gian. Nó cho học viên thấy sự tương phản của việc nhiều nhà quản

trị thường ra sao và họ nên ra quyết định như thế nào? Việc sử dụng nhiều ví dụ

thực tế và các bài tập tình huống trong quá trình giảng dạy cũng sẽ rèn luyện kỹ

năng ra quyết định của các học viên.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu rõ các phương pháp phân tích các luồng thông tin

làm cơ sở cho việc ra quyết định, các mô hình ra quyết định quản trị phổ biến

trên thế giới và vận dụng trong những tình huống cụ thể; Nắm rõ các công cụ có

thể sử dụng phục vụ cho việc ra quyết định

- Kỹ năng: Có các kỹ năng phân tích và định lượng thông tin, công cụ

ra quyết định; Có khả năng vận dụng lý thuyết và mô hình ra quyết định vào

việc ra các quyết định quản trị phù hợp với thực tiễn môi trường kinh doanh của

doanh nghiệp Việt Nam; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm

và năng lực tự học.

Page 139: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

138

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Giới thiệu

1.1) Khái niệm, bản chất của quyết định quản trị

1.2) Thuộc tính mô hình ra quyết định quản trị

1.3) Mục tiêu, mục đích của ra quyết định quản trị

1.4) Ra quyết định quản trị trong hệ thống phức tạp

1.5) Các tiêu chuẩn ra quyết định quản trị: thang đo, trọng số, trade-offs

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

Chương 2: Phân tích trong kỹ thuật ra quyết định

2.1) Giới thiệu các bước ra quyết định quản trị

2.2) Xác định và phân tích mục tiêu

2.3) Xác định và phân tích các tiêu chuẩn đo lường mục tiêu: định tính

hay định lượng

2.4) Xác định và phân tích các phương án giải quyết

2.5) Xác định và phân tích kết quả

2.6) Vai trò của trọng số.

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

- Tài liệu số 4: Chương 4, 5

Chương 3: Lý thuyết ra quyết định đơn tiêu chuẩn

3.1) Giới thiệu

3.2) Lý thuyết trò chơi

3.3) Lý thuyết về cây quyết định

3.4) Lý thuyết về độ hữu ích

3.5) Ra quyết định trong điều kiện rủi ro và không chắc chắn.

Page 140: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

139

3.6) Bài toán cực tiểu chi phí.

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 5, 6

Chương 4: Các phương pháp định lượng ra quyết định quản trị đa mục

tiêu

4.1) Khái niệm

4.2) Phương pháp UOFA (Unifying Objective Functions Approach)

4.3) Phương pháp IA (Interactive Approach) : lectree, ST M

4.4) Phương pháp quy hoạch Denovo (Denovo Programming)

4.5) Phương pháp Qui hoạch Mục tiêu (Goal Programming)

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 4

Chương 5: Ra quyết định quản trị đa tiêu chuẩn

5.1) Giới thiệu

5.2) Ra quyết định đa nhân tố

5.3) Ra quyết định đa tiêu chuẩn

5.4) Phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Approach)

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 4, 5

Chương 6: Ra quyết định nhóm

6.1) Xác định mục tiêu của các thành viên nhóm

6.2) Động cơ và mâu thuẫn

6.3) Giải quyết mâu thuẫn

6.4) Kỹ thuật ra quyết định nhóm

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 4

Page 141: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

140

Chương 7: Các ứng dụng trong sản xuất

7.1) Mô hình trong qui trình hệ thống phân tích thứ bậc

7.2) Mô hình lập kế hoạch sản xuất tích hợp

7.3) Mô hình điều độ và lập kế hoạch sản xuất qua nhiều giai đoạn

7.4) Mô hình kiểm soát chất lượng

7.5) Mô hình lập kế hoạch sản xuất theo mẻ

7.6) Mô hình sản xuất các sản phẩm hỗn hợp và dùng chung nguồn lực

Tài liệu học tập chương 7:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 7

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 5: Chương 4

Chương 8: Các ứng dụng trong các lĩnh vực khác

8.1) Mô hình kế hoạch nhân lực

8.2) Mô hình kế hoạch tài chính

8.3) Mô hình kế hoạch quảng cáo

8.4) Mô hình dự án: đánh đổi giữa chi phí và thời gian

8.5) Chọn lựa dự án

8.6) Mô hình vận tải

Tài liệu học tập chương 8:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 5, 6, 8

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Giới thiệu 3 2 5

Chương 2: Phân tích trong kỹ thuật ra

quyết định 2 4 6

Chương 3: Lý thuyết ra quyết định đơn

tiêu chuẩn 2 4 6

Chương 4: Các phương pháp định lượng

ra quyết định quản trị đa mục tiêu 2 4 6

Page 142: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

141

Chương 5: Ra quyết định quản trị đa

tiêu chuẩn 2 4 6

Chương 6: Ra quyết định nhóm 2 4 6

Chương 7: Các ứng dụng trong sản

xuất 1 4 5

Chương 8: Các ứng dụng trong các lĩnh

vực khác 1 4 5

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Thomas L. Saaty, Decision Making for Leaders: The Analytic

Hierarchy Process for Decisions in a Complex World, 2001.

(2) Stelios H. Zanakis, Georgios Doukidis, and C. Zopounidis, Decision

Making: Recent Developments and Worldwide Application, Nxb. McGraw Hill,

2000.

(3) Đại Học Harvard, Kỹ năng ra quyết định - Cẩm nang kinh doanh

Harvard, NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

(4) John Adair (Dịch giả: Bích Nga, Lan Nguyên), Kỹ năng ra quyết định

và giải quyết vấn đề, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2008.

7.2) Tài liệu tham khảo

(5) J. Edward Russo, Paul J.H. Schoemaker, Winning Decisions: Getting

It Right the First Time, Currency/Doubleday, 2001.

(6) Aliprantis, Charalambos D., Games and decision making, New York:

Oxford University Press, 2000.

(7) Shaw, Peter, CB., Making difficult decisions : how to be decisive and

get the business done, Chichester: Capstone, 2008.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 143: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

142

4.4.4.13. Học phần “Thống kê trong quản trị”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTTK521 Thống kê trong quản trị

3 (2,1)

- Mã số học phần: QTTK521

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (30 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản

về lý thuyết thống kê và vận dụng vào kinh tế. Nội dung bao gồm: Hệ thống các

kiến thức về thống kê quản trị, các phương pháp thu thập tổng hợp, trình bày số

liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng được nghiên cứu nhằm phục vụ cho

quá trình nhận biết, tiếp cận, điều tra, phân tích, dự đoán, các hiện tượng và quá

trình kinh tế, QTKD.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm được các phương pháp điều tra thống kê, thu thập

thông tin sản xuất kinh doanh; Phương pháp tính toán, phân tích và trình bày số

liệu thống kê phục vụ công việc QTKD.

- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng các kiến thức về thống kế phục vụ

công việc phân tích tình hình kinh doanh, dự báo các hiện tượng kinh tế xã hội

tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Nâng cao kỹ năng truyền

đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê

1.1) Khái niệm về thống kê

1.2) Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê

1.3) Quá trình nghiên cứu thống kê

1.4) Một số khái niệm và phạm trù thường sử dụng trong thống kê

Tài liệu học tập chương 1:

Page 144: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

143

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 5: Chương 4

Chương 2: Điều tra thống kê

2.1) Ý nghĩa tác dụng và nhiệm vụ của điều tra thống kê

2.2) Các hình thức điều tra thống kê

2.3) Các loại điều tra thống kê

2.4) Các phương pháp điều tra thống kê

2.5) Tổng hợp trong điều tra thống kê

2.6) Xây dựng phương án điều tra thống kê

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 4, 5

Chương 3: Phân tổ tổng hợp tài liệu điều tra thống kê về hiện tượng

kinh tế - xã hội và kinh doanh sản xuất – dịch vụ.

3.1) Khái niệm phân tổ thống kê. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê

3.2) Tiêu thức phân tổ thống kê - lựa chọn tiêu thức phân tổ thống kê bản

chất

3.3) Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ

3.4) Kỹ thuật trình bày kết quả tổng hợp tài liệu điều tra qua phân tổ

thống kê

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 3: Chương 5, 6

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 4, 5

Chương 4: Các chỉ tiêu thống kê mức độ khối lượng của hiện tượng

kinh tế - xã hội và kinh doanh – sản xuất – dịch vụ

4.1) Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê

4.2) Chỉ tiêu mức độ khối lượng bình quân trong thống kê

4.3) Chỉ tiêu mức độ khối lượng tăng, giảm

4.4) Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) từng

kỳ

4.5) Chỉ tiêu mức độ biến thiên của tiêu thức

Page 145: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

144

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 4, 5

Chương 5: Các chỉ tiêu thống kê mức độ tương đối của hiện tượng

kinh tế - xã hội và kinh doanh – sản xuất – dịch vụ

5.1) Ý nghĩa tác dụng, đặc điểm của các chỉ tiêu mức độ tương đối

5.2) Đơn vị tính chỉ tiêu mức độ tương đối

5.3) Các chỉ tiêu mức độ tương đối

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 4, 5

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 5

Chương 6: Chỉ số phát triển và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế - xã hội và kinh doanh – sản xuất – dịch vụ

6.1) Khái niệm chỉ số phát triển, ý nghĩa tác dụng của chỉ số phát triển

6.2) Phân loại chỉ số phát triển

6.3) Phương pháp xây dựng chỉ số và công thức tính

6.4) Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 5: Chương 4, 5, 7

Chương 7: Chỉ số kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kinh doanh

– sản xuất – dịch vụ

7. 1) Khái niệm, ý nghĩa tác dụng của chỉ số kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội và sản xuất- kinh doanh

7.2) Phương pháp xây dựng chỉ số kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và

sản xuất kinh doanh

7.3) Mối quan hệ toán học và nội dung kinh tế giữa chỉ số tốc độ phát

triển và chỉ số kế hoạch phát triển kinh tế- sản xuất kinh doanh

7.4) Hệ thống chỉ số mối quan hệ giữa chỉ số phát triển và chỉ số kế hoạch phát

triển

Page 146: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

145

7.5) Hệ thống chỉ số chung phân tích hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu tổng

trong quan hệ thương số

Tài liệu học tập chương 7:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 5

- Tài liệu số 5: Chương 8

Chương 8: Thống kê xu hướng phát triển và dự báo phát triển kinh

tế - xã hội và kinh doanh – sản xuất – dịch vụ

8.1) Thống kê phân tích xu hướng phát triển kinh tế- xã hội, kinh doanh

sản xuất- dịch vụ

8.2) Dự báo thống kê phát triển kinh tế- xã hội và kinh doanh sản xuất-

dịch vụ

Tài liệu học tập chương 8:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 5: Chương 4

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của

nguyên lý thống kê 4 1 5

Chương 2: Điều tra thống kê 4 1 5

Chương 3: Phân tổ tổng hợp tài liệu

điều tra thống kê về hiện tượng kinh tế

- xã hội và kinh doanh sản xuất – dịch

vụ

4 1 5

Chương 4: Các chỉ tiêu thống kê mức

độ khối lượng của hiện tượng kinh tế -

xã hội và kinh doanh – sản xuất – dịch

vụ

4 2 6

Chương 5: Các chỉ tiêu thống kê mức

độ tương đối của hiện tượng kinh tế -

xã hội và kinh doanh – sản xuất – dịch

4 2 6

Page 147: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

146

vụ

Chương 6: Chỉ số phát triển và phân

tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế - xã hội và kinh doanh – sản

xuất – dịch vụ

4 2 6

Chương 7: Chỉ số kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội và kinh doanh – sản

xuất – dịch vụ

3 3 6

Chương 8: Thống kê xu hướng phát

triển và dự báo phát triển kinh tế - xã

hội và kinh doanh – sản xuất – dịch vụ

3 3 6

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) PGS TS Nguyễn Thị Kim Thúy, Nguyên lý thống kê ứng dụng trong

quản lý kinh tế và kinh doanh sản xuất dịch vụ, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn,

2006.

(2) Viện Khoa học Thống kê, Một số vấn đề phương pháp luận Thống kê,

Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội, 2005.

(3) Nguyễn Trần Quế, Vũ Mạnh Hà, Giáo trình Thống kê kinh tế, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tái bản và in lần thư 4. Hà Nội, 2008.

7.2) Tài liệu tham khảo

(4) Hà Văn Sơn (chủ biên), Giáo trình lý thuyến thống kê ứng dụng trong

quản trị và kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội, 2004

(5) Practical Business Statistics

(6) Basic Statistics For Business and Economics

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 148: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

147

4.4.4.14. Học phần “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong

hội nhập quốc tế”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTDD522 Đạo đức kinh doanh và

văn hoá doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế 3 (1, 2)

- Mã số học phần: QTDD522

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 1 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 2 tín chỉ (30 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tập trung vào việc giới thiệu các nội dung

của đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc

tế, văn hóa Đông – Tây có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau. Trên cơ sở đó

xây dựng và triển khai các chương trình đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh

nghiệp trong tổ chức. Môn học có kết cấu thành 3 phần như sau: (i) Đạo đức

kinh doanh: giới thiệu về khái niệm đạo đức kinh doanh, các triết lý về đạo đức

kinh doanh và trách nhiệm xã hội của tổ chức. Đưa ra các nguyên tắc hoạt động

để đưa chương trình đạo đức kinh doanh vào thực tiễn; (ii) Tổng quan về văn

hoá doanh nghiệp: khái quát về văn hoá và bản sắc Việt Nam; tư duy văn hoá

Phương Đông – Phương Tây; (iii) Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở

triết lý hài hoà Đông – Tây bao gồm: tổng thể, tư duy, cấu trúc, môi trường và

hành động trong văn hóa mạnh.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm rõ các thành phần và các nguyên tắc hoạt động của

chương trình đạo đức kinh doanh, cấu trúc, môi trường và các hành động trong

văn hoá doanh nghiệp; Hiểu rõ những ảnh hưởng của văn hoá đến ý thức làm

việc của người Việt và những sự khác biệt cơ bản trong tư duy văn hoá phương

Đông – phương Tây trong hoạt động quản lý tổ chức.

- Kỹ năng: Có khả năng phân tích, vận dụng lý thuyết về đạo đức kinh

doanh và văn hoá doanh nghiệp để xây dựng và triển khai chương trình đạo đức

kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế

hiện nay; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự

học.

Page 149: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

148

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về đạo đức kinh doanh

1.1 ) Đạo đức và vấn đề đạo đức trong kinh doanh

1.1.1) Khái niệm

1.1.2) Sự phát triển của đạo đức kinhdoanh

1.1.3) Vai trò của Đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp

1.2) Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội

1.2.1) Triết lý về Đạo đức kinh doanh

1.2.2) Triết lý theo quan điểm vị lợi

1.2.3) Triết lý theo quan điểm pháp lý

1.2.4) Triết lý theo quan điểm đạo lý

1.3) Trách nhiệm xã hội của tổ chức

1.3.1) Ý nghĩa của 1 doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm trong nền

kinh tế mới nổi

1.3.2) 4 cấp độ nhận dạng của 1 RBE

1.3.3) Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội

1.4) Một số tình huống Đạo đức kinh doanh điển hình

1.4.1) Quan hệ với người lao động

1.4.2) Quan hệ với đối tượng bên ngoài

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

- Tài liệu số 6: Chương 4, 5

Chương 2: Chương trình đạo đức kinh doanh

2.1) Lợi ích của Chương trình đạo đức kinh doanh

2.2) Cơ cấu chương trình Đạo đức kinh doanh

2.2.1) Tiêu chuẩn, quy trình

2.2.2) Cơ sở hạ tầng đạo đức kinh doanh

2.2.3) Truyền thông và phản hồi về đạo đức kinh doanh

Page 150: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

149

2.3) Nguyên tắc hoạt động chương trình ĐĐKD

2.3.1) Chọn đúng người vào đúng vị trí

2.3.2) Khuyến khích tuân thủ, xây dựng cam kết

2.3.3) Phản ứng phù hợp với những lõi lầm và sai trái

2.3.4) Đảm bảo quá trình học hỏi về mặt tổ chức

2.4) Triển khai chương trình Đạo đức kinh doanh

2.4.1) Rà soát các bối cảnh liên quan

2.4.2) Xây dựng chương trình

2.4.3) Tổ chức thực hiện

2.4.4) Đánh giá kết quả

2.4.5) Điều chỉnh

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

- Tài liệu số 4: Chương 4, 5

Chương 3: Văn hóa đông - tây

3.1) Văn hoá và bản sắc văn hoá Việt nam

3.1.1) Khái niệm

3.1.2) Bản sắc văn hoá Việt Nam

3.1.3) Những ảnh hưởng của Văn hoá đến ý thức làm việc của người Việt

3.2) Tư duy văn hoá Đông - Tây

3.2.1) Tư duy văn hoá phương Đông

3.2.2) Tư duy văn hoá phương Tây

3.2.3) Những khác biệt trong tư duy văn hoá Đông - Tây đến hoạt động

quản lý

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 5

- Tài liệu số 5: Chương 3, 4

Chương 4: Văn hoá doanh nghiệp

4.1) Khái niệm và đặc điểm

4.1.1) Khái niệm

Page 151: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

150

4.1.2) Các đặc điểm

4.2) Tính chất mạnh yếu của văn hoá doanh nghiệp

4.3) Các dạng văn hoá doanh nghiệp

4.3.1) VHDN của Harrion/Handy

4.3.2) VHDN của Deal và Kennedy

4.3.3) VHDN của Quinn và McGrath

4.3.4) VHDN của Scholz

4.3.5) VHDN của Draft

4.3.6) VHDN của Sethia và Klinow

4.4) Các nhân tố tạo lập VHDN

4.4.1) Phong cách lãnh đạo

4.4.2) Quản lý hình tượng

4.4.3) Các hệ thống trong tổ chức

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 7: Chương 1, 2, 3

Chương 5: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp hài hoà đông - tây

5.1) Tổng thể văn hoá doanh nghiệp hài hòa Đông - Tây

5.2) Tư duy Văn hoá Doanh nghiệp

5.2.1) Tầm nhìn của Doanh nghiệp

5.2.2) Khả năng ứng biến với thế giới xung quanh

5.2.3) Tư duy nhị nguyên

5.3) Cấu trúc Văn hoá Doanh nghiệp

5.3.1) Thiết kế tổ chức phù hợp

5.3.2) Chỉnh tề cơ chế và đội ngũ

5.3.3) Hài hoà tư duy và hành động

5.4) Môi trường Văn hoá Doanh nghiệp

5.4.1) Giá trị cốt lõi

5.4.2) Nhân vật hình mẫu

5.4.3) Tập tục lễ nghi

5.4.4) Giao tiếp và truyền đạt

5.5) Hành động trong Văn hoá Doanh nghiệp

5.5.1) Làm các nhiệm vụ bất khả thi

5.5.2) Chỉ lựa chọn những người thích hợp

Page 152: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

151

5.5.3) Luôn hành động và thử nghiệm

5.5.4) Tạo nguồn lãnh đạo nội bộ

5.5.5) Luôn tiến tới đích cao hơn

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về đạo đức KD 3 6 9

Chương 2: Chương trình đạo đức KD 3 6 9

Chương 3: Văn hóa đông - tây 3 6 9

Chương 4: Văn hoá doanh nghiệp 3 6 9

Chương 5: Xây dựng văn hoá doanh

nghiệp hài hoà đông - tây 3 6 9

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức Kinh doanh và Văn hoá Doanh nghiệp,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.

- US Department of Commerce, Đạo đức kinh doanh – cẩm nang quản

lý doanh nghiệp có trách nhiệm trong các nền kinh tế thị trường mới nổi, (bản

dịch) NXB Trẻ, 2007.

- Michel Capron, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Nxb. Tri thức,

2009.

- Gami Group, Xây dựng Văn hoá mạnh trong doanh nghiệp, NXB

Thống kê, 2005.

7.2) Tài liệu tham khảo

- Phạm Quốc Toản, Đạo đức kinh doanh và Văn hoá doanh nghiệp,

NXB Lao động.

- Nguyễn Tiến Dũng, Văn hoá Việt Nam thường thức, NXB Văn hoá

Dân tộc, 2005

Page 153: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

152

- Phan Ngọc, Bản sắc Văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin,

2004.

- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP. Hồ

Chí Minh, 2001

- Văn hoá Doanh nhân: http://www.vhdn.vn

- Nhà quản lý: http://nhaquanly.vn

- Người lãnh đạo: http://www.nguoilanhdao.vn

- Business World Portal: http://bwportal.com.vn

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%

Page 154: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

153

4.4.4.15. Học phần “Quản trị công ty”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTLD QTCT523 Quản trị công ty

3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTCT523

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tập trung vào phân tích các nội dung của

quản trị công ty trong môi trường đại chúng hoá công ty, cụ thể:

- Phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến quản trị doanh nghiệp

như: Luật doanh nghiệp, các chuẩn mực quản trị công ty của O CD.

- Minh định vai trò của Hội đồng quản trị công ty và mối quan hệ của Hội

đồng quản trị với ban giám đốc điều hành, ban kiểm soát và cổ đông của công ty.

- Cụ thể hoá các hoạt động quản trị công ty như kiểm soát nội bộ, định

hướng chiến lược, quản trị rủi ro cũng như phát triển một nền nếp văn hoá công

ty lành mạnh và các giá trị đạo đức quản trị mang tính phổ quát.

- Đề xuất một số tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị công ty.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm vững các kiến thức liên quan đến mối quan hệ giữa cổ

đông, Hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát trong một công ty; Các chuẩn

mực trong công việc quản trị công ty và vận dụng vào điều kiện Việt Nam

- Kỹ năng: Có các kỹ năng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra theo

chức danh hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát…, cũng như vai trò của

cổ động trong hoạt động quản trị của công ty; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình

bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp và các giám đốc, thành

viên hội đồng quản trị

Page 155: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

154

1.1) Doanh nghiệp và cấu trúc của doanh nghiệp

1.2) Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

1.3) Cấu trúc của một doanh nghiệp

1.4) Địa vị pháp lý của Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị,

Giám đốc/Tổng giám đốc

1.4.1) Điều chỉnh bằng pháp luật vai trò, trách nhiệm của HĐQT, thành

viên HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc

1.4.2) Điều lệ doanh nghiệp với vai trò, trách nhiệm của thành viên

HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc

1.5) Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản

trị

1.5.1) Hội đồng quản trị - Cơ quan quản lý doanh nghiệp

1.5.2) Vai trò, trách nhiệm của HĐQT, thành viên HĐQT theo Luật

doanh nghiệp

1.6) Vai trò, trách nhiệm của Giám đốc/Tổng giám đốc

1.6.1) Giám đốc/Tổng giám đốc – người điều hành doanh nghiệp

1.6.2) Vai trò, trách nhiệm của Giám đốc/Tổng giám đốc theo Luật

doanh nghiệp

1.7) Bài tập và tình huống thảo luận

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 4: Chương 3

Chương 2: Mô hình và các nguyên tắc hoạt động của hội đồng quản

trị

2.1) Hội đồng quản trị với quản trị doanh nghiệp

2.1.1) Giới thiệu

2.1.2) Quá trình phát triển của mô hình HĐQT

2.2) Mô hình và cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị

2.2.1) Hội đồng quản trị với phần lớn các thành viên tham gia điều hành

2.2.2) Hội đồng quản trị với đa số các thành viên không tham gia điều hành

2.2.3) Hội đồng cố vấn/ Hội đồng quản trị hai cấp

2.3) Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của O CD

Page 156: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

155

2.4) Mô hình Tricker

2.4.1) Mô hình Tricker (Một khuôn khổ để phân tích về các hoạt động của HĐQT)

2.4.2) Cách áp dụng mô hình Tricker

2.4.3) Lợi ích của việc sử dụng mô hình Tricker

2.5) Tổ chức các cuộc họp của hội đồng quản trị

2.5.1) Chương trình cuộc họp

2.5.2) Các công việc trong cuộc họp

2.5.3) Ưu điểm và nhược điểm của các chương trình cuộc họp truyền thống

2.5.4) Các chương trình nghị sự ngắn gọn

2.5.5) Biên bản cuộc họp của HĐQT

2.6) Bài tập và tình huống thảo luận

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

Chương 3: Đánh giá hoạt động của hội đồng quản trị và tổng giám

đốc

3.1) Sự cần thiết phải đánh giá hoạt động của HĐQT

3.2) Những khía cạnh căn bản của việc đánh giá hoạt động của HĐQT

3.2.1) Đánh giá HĐQT là gì và đánh giá cái gì

3.2.2) Phương thức làm việc của HĐQT

3.3) Những vấn đề quan trọng cần xem xét trong hoạt động đánh giá

HĐQT

3.3.1) Đánh giá toàn bộ HĐQT hay từng cá nhân thành viên HĐQT/đánh

giá hoạt động hay đánh giá kết quản hoạt động của thành viên HĐQT?

3.3.2) Ai thực hiện và quản lý việc đánh giá HĐQT?

3.3.3) Nguyên tắc đánh giá HĐQT

3.3.4) Sử dụng kết quả đánh giá

3.3.5) Tính khả thi của việc đánh giá

3.4) Các phương pháp đánh giá Hội đồng quản trị

3.4.1) Phương pháp 1: Tự đánh giá

3.4.2) Phương pháp 2: Đánh giá tổng thể bởi HĐQT

3.4.3) Phương pháp 3: Trao đổi của Chủ tịch HĐQT

Page 157: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

156

3.4.4) Phương pháp 4: Câu hỏi đóng

3.4.5) Phương pháp 5: Câu hỏi cho điểm

3.4.6) Xây dựng các tiêu chí đánh giá

3.4.7) Các vấn đề nảy sinh trong quá trình đánh giá HĐQT

3.5) Đánh giá Tổng giám đốc

3.6) Thông báo kết quả đánh giá

3.7) Bài tập và tình huống thảo luận

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

Chương 4: Giám đốc, thành viên hội đồng quản trị với các báo cáo

tài chính doanh nghiệp

4.1) Báo cáo tài chính – nguồn thông tin quan trọng với Giám đốc/ Thành

viên Hội đồng quản trị

4.2) Yêu câu của báo cáo tài chính

4.3) Những nguyên tắc cơ bản lập và trình bày báo cáo tài chính

4.4) Báo cáo tài chính – Hai vấn đề cần ghi nhớ đối với Giám đốc/ Thành

viên Hội đồng quản trị

4.5) Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

4.5.1) Bảng cân đối kế toán

4.5.2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4.5.3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

Chương 5: Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

5.1) Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

5.2) Các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính

5.3) Đánh giá kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời

5.4) Phân tích đánh giá tình hình luân chuyển vốn, tiền tệ

Page 158: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

157

5.4.1) Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động

5.4.2) Phân tích đánh giá tình hình luân chuyển tiền

5.5) Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

5.6) Đánh giá khả năng tăng trưởng

Tài liệu học tập chương 5

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

Chương 6: Vai trò định hướng chiến lược của hội đồng quản trị

6.1) Vai trò định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị

6.2) Các mô hình cơ bản giúp Hội đồng quản trị định hướng, lựa chọn và

đánh giá chiến lược

6.3) Quá trình kế hoạch chiến lược

6.4) Tiêu chí của Hội đồng quản trị “Có nhận thức về chiến lược”

6.5) Bài tập tình huống

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 4: Chương 3

Chương 7: Vai trò của hội đồng quản trị đối với rủi ro

7.1) Sự cần thiết phải quản lý rủi ro

7.2) Tổng quan về rủi ro

7.2.1) Rủi ro và các loại rủi ro

7.2.2) Các loại rủi ro trong quản trị doanh nghiệp

7.2.3) Các biện pháp quản lý rủi ro

7.3) Chính sách Quản trị rủi ro

7.4) Tiêu chuẩn xác định một Hội đồng quản trị “sẵn sàng ứng phó với rủi ro”

7.5) Bài tập tình huống

Tài liệu học tập chương 7:

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 2, 3, 4

Page 159: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

158

- Tài liệu số 4: Chương 3

Chương 8: Trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh và văn hóa

doanh nghiệp

8.1) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

8.2) Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

8.3) Ví dụ về các chính sách Trách nhiệm xã hội, Đạo đức kinh doanh và

Văn hóa doanh nghiệp

8.4) Vai trò của HĐQT trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo

đức kinh doanh

8.5) Các tiêu chuẩn một HĐQT quan tâm đến Trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp

8.6) Bài tập tình huống

Tài liệu học tập chương 8:

- Tài liệu số 1

- Tài liệu số 2

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Địa vị pháp lý của doanh

nghiệp và các giám đốc, thành viên hội

đồng quản trị

4 2 6

Chương 2: Mô hình và các nguyên tắc

hoạt động của hội đồng quản trị 4 1 5

Chương 3: Đánh giá hoạt động của hội

đồng quản trị và tổng giám đốc 3 2 5

Chương 4: Giám đốc, thành viên hội

đồng quản trị với các báo cáo tài chính

doanh nghiệp

3 2 5

Chương 5: Đánh giá hoạt động của

doanh nghiệp 4 2 6

Chương 6: Vai trò định hướng chiến

lược của hội đồng quản trị 4 2 6

Page 160: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

159

Chương 7: Vai trò của hội đồng quản

trị đối với rủi ro 4 2 6

Chương 8: Trách nhiệm xã hội, đạo

đức kinh doanh và văn hóa doanh

nghiệp

4 2 6

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh

nghiệp, số 68/2014/QH13 ngày ngày 26 tháng 11 năm 2014.

- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (O CD), Các nguyên tắc quản trị

công ty của O CD, 2004

- Học viện Tài chính, Quản trị doanh nghiệp hiện đại, NXB Tài chính,

Hà Nội, 2006.

- Dương Hữu Hạnh, Quản trị doanh nghiệp, Nxb. Thống kê, 2009.

- Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình quản trị

doanh nghiệp, Nxb. Lao động - Xã hội, 2012.

7.2) Tài liệu tham khảo

- Nguyễn Trường Sơn, Vấn đề quản trị Công ty trong các doanh nghiệp

Việt nam, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà nẵng, số 5(40), 2010.

- Vũ Trọng Khải, Lâm Ngọc Diệp, Tổ chức và quản trị công ty, NXB

Thống kê, Hà Nội, 1995.

- Hoàng Thị Hoa, Minh Thắng, Hồng Mai, Quản trị doanh nghiệp căn

bản, Nxb. Thống kê, 2005.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 161: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

160

4.4.4.16. Học phần “Quản trị rủi ro”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTRR524 Quản trị rủi ro 3 (1, 2)

- Mã số học phần: QTRR524

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 1 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 2 tín chỉ (30 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tập trung vào việc giới thiệu các nội dung

của hoạt động quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một hoạt động cần thiết không

chỉ cho giới kinh doanh mà cho cả các lãnh vực đời sống bình thường. Quản trị

rủi ro hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp giữ các hoạt động ổn định, chủ động

hơn và tránh được nhiều thiệt hại nhờ đã dự kiến trước. Môn học này trình bày

chi tiết các bước trong quy trình quản trị rủi ro: từ nhận dạng, đo lường, đến

kiểm soát và tài trợ nếu thiệt hại xảy ra. Các kỹ thuật phân tích định tính và định

lượng cũng được giới thiệu để đánh giá và xếp hạng rủi ro. Một số rủi ro đặc thù

như rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro trong thẩm định và quản trị dự án,

rủi ro tỉ giá, rủi ro trong đầu tư…được giới thiệu trong môn học để giúp người

học có thêm hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể về quản trị rủi ro cho các đối tượng

này. Người học sẽ được tìm hiểu thêm về quản trị rủi ro cho các dự án lớn.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm vững các phương pháp nhận dạng, phân tích đo lường

rủi ro, kiểm soát và những biện pháp hạn chế rủi do trong kinh doanh để vận

dụng nó trong hoạt động QTKD

- Kỹ năng: Có khả năng phân tích, đo lường các rủi ro, thiết kế được

chương trình kiểm soát và tài trợ cho rủi ro của doanh nghiệp; Nâng cao kỹ năng

truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Các khái niệm cơ bản

1.1) Rủi ro

Page 162: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

161

1.2) Người mạo hiểm (risk-taker)

1.3) Người an phận (risk-averse)

1.4) Giá của rủi ro (risk-premium)

1.5) Phí bảo hiểm (insurance premium)

1.6) Quản trị rủi ro căn bản

1.6.1) Quản trị rui ro là gì?

1.6.2) Nguyên tắc quản trị rủi ro

1.6.3) Quy trình quản trị rủi ro

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

Chương 2: Nhận dạng rủi ro

2.1) Phân loại

2.1.1) Mowbray (1930)

2.1.2) Young, Smith & Williams

2.1.3) Doherty (1985)

2.2) Nguồn rủi ro

2.2.1) Môi trường vật chất

2.2.2) Môi trường xã hội

2.2.3) Môi trường chính trị

2.2.4) Môi trường luật pháp

2.2.5) Môi trường hoạt động

2.2.6) Môi trường kinh tế

2.2.7) Vấn đề nhận thức

2.3) Phương pháp nhận dạng rủi ro

2.3.1) Phân tích các báo cáo tài chính

2.3.2) Phương pháp lưu đồ

2.3.3) Thanh tra hiện trường

2.3.4) Làm việc với các bộ phận khác

2.3.5) Làm việc với các nguồn bên ngoài

2.3.6) Phân tích hợp đồng

2.3.7) Phân tích số liệu tổn thất

2.3.8) Phương pháp truy lỗi

2.3.9) Phân tích chuỗi rủi ro

Page 163: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

162

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3, 4

Chương 3: Đo lường rủi ro

3.1) Các khái niệm cơ bản

3.1.1) Chi phí ẩn

3.1.2) Các yếu tố của rủi ro

3.1.3) Đo lường mức độ nghiệm trọng của tổn thất

3.2) Các phương pháp định tính

3.2.1) Thang đo định tính cho xác suất tổn thất

3.2.2) Thang đo định tính cho mức độ nghiêm trọng

3.3) Các phương pháp định lượng

3.3.1) Phương pháp khai triển tổn thất

3.3.2) Phương pháp khai triển tổt thất dựa trên đối tượng rủi ro

3.3.3) Ước lượng độ chính xác

3.4) Ước lượng phân phối tổn thất

3.4.1) Nguồn số liệu

3.4.2) Ước lượng trực tiếp phân phối tổng tổn thất

3.4.3) Ước lượng gián tiếp phân phối tổng tổn thất

3.4.4) Các phương pháp kết hợp

3.4.5) Các tính chất phân phối của tổng tổn thất

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 5, 6

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

Chương 4: Kiểm soát rủi ro

4.1) Các biện pháp chung

4.1.1) Tránh, từ bỏ

4.1.2) Ngăn ngừa

4.1.3) Giảm thiểu

4.1.4) Chuyển giao

4.1.5) Quản trị thông tin

4.2) Các biện pháp giảm rủi ro trong kinh doanh

4.2.1) Chiến lược sản xuất kinh doanh

4.2.2) Sản xuất

Page 164: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

163

4.2.3) Marketing

4.2.4) Nguồn nhân lực

4.2.5) Đầu tư

4.2.6) Tài trợ

4.3) Lý thuyết Portfolio và quản trị rủi ro

4.3.1) Giảm thiểu rủi ro trong một danh mục bảo hiểm các rủi ro độc lập

và đồng nhất

4.3.2) Giảm thiểu rủi ro trong một danh mục bảo hiểm các rủi ro độc lập và

không đồng nhất

4.3.3) Đo lường mức độ tương quan giữa các rủi ro

4.3.4) Giảm thiểu rủi ro trong một danh mục bảo hiểm các rủi ro phụ

thuộc lẫn nhau

4.4) Phân tán đầu tư

4.4.1) Nguồn của sự bất định trong đầu tư

4.4.2) Các phương pháp phân tán đầu tư đơn giản

4.4.3) Phân tán của Markowitz

4.4.4) Đường đặc trưng

4.4.5) Rủi ro và lợi nhuận: Mô hình CAPM

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

Chương 5: Tài trợ rủi ro

5.1) Các biện pháp tài trợ rủi ro

5.1.1) Phân loại theo đối tượng tài trợ

5.1.2) Phân loại theo cách chuẩn bị nguồn tài trợ

5.2) Giữ lại

5.3) Chuyển giao bằng bảo hiểm

5.4) Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm

5.4.1) Chuyển giao kiểm soát rủi ro

5.4.2) Chuyển giao tài trợ rủi ro

5.4.3) Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm

5.4) Trung hòa rủi ro

5.4.1) Định nghĩa

Page 165: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

164

5.4.2) Công cụ

5.4.3) So sánh các biện pháp

5.5) Giữ lại hay chuyển giao

5.5.1) Các giới hạn chuyển giao

5.5.2) Mức độ kiểm soát

5.5.3) Phí cho bảo hiểm

5.5.4) Giá trị được từ bảo hiểm

5.5.5) Chi phí cơ hội

5.5.6) Thuế

5.5.7) Bắt buộc phải giữ lại

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Chương 6: Các rủi ro đặc thù trong kinh doanh

6.1) Rủi ro hoạt động

6.1.1) Định nghĩa rủi ro hoạt động

6.1.2) Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động

6.1.3) Đòn bẩy hoạt động

6.2) Rủi ro tài chính

6.2.1) Định nghĩa rủi ro tài chính

6.2.2) Các điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nợ

6.2.3) Đòn bẩy tài chính

6.2.4) Cấu trúc vốn mục tiêu

6.2.5) Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính trển lợi suất vốn chủ sở hữu

6.2.6) Các cấp độ đòn bẩy

6.2.7) Độ an toàn của doanh nghiệp

6.3) Rủi ro tỉ giá

6.3.1) Thị trường ngoại hối

6.3.2) Tỷ giá hối đoái

6.3.3) Công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá

6.4) Rủi ro tài sản

6.4.1) Phân loại rủi ro tài sản

6.4.2) Đánh giá các tổn thất về tài sản

6.4.3) Yếu tố thời gian của tổn thất

Page 166: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

165

6.5) Rủi ro nguồn nhân lực

6.5.1) Đánh giá tổn thất của người lao động

6.5.2) Đánh giá rủi ro trực tiếp của tổ chức

6.5.3) Các biện pháp kiểm soát rủi ro nguồn nhân lực

6.6) Rủi ro Quốc gia

6.6.1) Định nghĩa

6.6.2) Rủi ro chính chị

6.6.3) Rủi ro kinh tế

6.6.4) Rủi ro văn hóa, xã hội

6.6.5) Rủi ro tài chính

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3, 6

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Các khái niệm cơ bản 3 2 5

Chương 2: Nhận dạng rủi ro 2 1 2 5

Chương 3: Đo lường rủi ro 4 10 1 15

Chương 4: Kiểm soát rủi ro 3 6 1 10

Chương 5: Tài trợ rủi ro 2 2 1 5

Chương 6: Các rủi ro đặc thù trong

kinh doanh 1 4 5

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn, Quản trị rủi ro và

khủng hoảng, Nxb. Lao động – Xã hội, 2008.

Page 167: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

166

- Ngô Quang Huân, Võ Thị Quý, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang

Trung, Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Giáo dục,1998.

- Dale F. Cooper, Stephen Grey, Geoffrey Raymond and Phil Walker,

Project Risk Management Guidelines. Managing Risk in Large Projects, and

Complex Procurements, John Wiley & Sons Ltd

-

7.2) Tài liệu tham khảo

- Nguyễn Quang Thu, Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp,

NXB Thống kê.

- Sally J.Ray, Strategic Communication in Crisis Management -

Lessons From The Airline Industry, Nxb. Quorum Books, 1999.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 168: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

167

4.4.4.17. Học phần “Kế toán quản trị nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTKT525 Kế toán quản trị nâng

cao 2 (1, 1)

- Mã số học phần: QTKT525

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Tài chính kế toán - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần trang bị có hệ thống cho học viên cao học

những kiến thức cơ bản cũng như những kỹ năng cần thiết để quản trị doanh

nghiệp một cách hiệu quả nhất. Nếu như Kế toán tài chính hướng sự phục vụ ra

bên ngoài doanh nghiệp là chủ yếu thì Kế toán quản trị lại chỉ phục vụ cho công

tác quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị chủ yếu bàn về các khái

niệm, phân loại, phương pháp xác định, cách phân bổ, phân tích và đánh giá,về

chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời học phần này cũng bàn đến các thuật ngữ

như: trung tâm trách nhiệm, trung tâm chi phí; chi phí khả biến, chi phí bất biến,

chi phí chênh lệch, chi phí chìm; thông tin thích hợp, thông tin không thích hợp;

quyết định ngắn hạn, quyết định dài hạn. Dựa trên nền tảng kiến thức cơ bản

này, người học sẽ được trang bị các kiến thức, phương pháp và kỹ năng cần

thiết để quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp học viên cao học chuyên

ngành quản trị kinh doanh nắm được cách thức áp dụng những kiến thức đã học

vào thực tiễn công tác quản trị doanh nghiệp cũng như tiếp tục nghiên cứu các

môn học chuyên ngành ở bậc cao hơn.Tóm lại, Kế toán quản trị là học phần

trang bị các kiến thức cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp tương lai, để có thể

tổ chức, điều hành, kiểm soát và ra quyết định cho các hoạt động hàng ngày, cũng

như đưa ra các dự đoán quan trọng liên quan đến tương lai của doanh nghiệp.

4) Mục tiêu của học phần

- Về kiến thức: Nắm vững được sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế

toán tài chính, các cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, các phương pháp

xác định chi phí, phân bổ chi phí và phân tích sự biến động của các loại chi phí

sản xuất kinh doanh; Nắm các phương pháp phân tích được mối quan hệ giữa

Page 169: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

168

chi phí - khối lượng -lợi nhuận và ứng dụng mối quan hệ này trong việc ra các

quyết định quản lý; Biết cách lập và phân tích báo cáo kế toán quản trị.

- Về kỹ năng: Có khả năng vận dụng kiến thức của kế toán quản trị

trong việc ra các loại quyết định kinh doanh ngắn hạn, quyết định đầu tư dài hạn

- theo từng trường hợp cụ thể; lập dự toán hoạt động hàng năm; lập báo cáo kế

toán quản trị; Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Về thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị

1.1) Khái niệm, nhiệm vụ và đối tượng của kế toán quản trị

1.1.1) Khái niệm và mục đích kế toán quản trị

1.1.2) Nhiệm vụ của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

1.1.3) Đối tượng của kế toán quản trị

1.2) Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị

1.2.1) Kế toán tài chính

1.2.2) Kế toán quản trị

1.2.3) So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

1.3) Bản chất và vai trò của kế toán quản trị

1.3.1) Bản chất của kế toán quản trị

1.3.2) Vai trò của kế toán quản trị

1.4) Các phương pháp nghiệp vụ cơ sở dùng trong kế toán quản trị

1.4.1) Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được

1.4.2) Phân loại chi phí

1.4.3) Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kinh tế dưới dạng phương trình

1.4.4) Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị

1.5) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

1.5.1) Tóm tắt chương

1.5.2) Câu hỏi ôn tập

1.5.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

Page 170: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

169

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 5: Chương 4

Chương 2: Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

2.1) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

2.1.1) Chi phí sản xuất

2.1.2) Chi phí ngoài sản xuất

2.2) Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục

trên báo cáo tài chính

2.2.1) Chi phí sản phẩm

2.2.2) Chi phí thời kỳ

2.3) Phân loại chi phí sử dụng trong việc lập kế hoạch và kiểm tra

2.3.1) Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

2.3.2) Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được

2.4) Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

2.4.1) Chi phí thích hợp

2.4.2) Chi phí chênh lệch

2.4.3) Chi phí cơ hội

2.4.4) Chi phí chìm

2.5) Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

2.5.1) Chi phí bất biến

2.5.2) Chi phí khả biến

2.5.3) Chi phí hỗn hợp

2.6) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

2.6.1) Tóm tắt chương

2.6.2) Câu hỏi ôn tập

2.6.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

Chương 3: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.1) Phương pháp xác định chi phí theo công việc

3.1.1) Đối tượng áp dụng

3.1.2) Tập hợp chi phí sản xuất

Page 171: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

170

3.1.3) Xử lý số chênh lệch trên tài khoản Chi phí sản xuất chung

3.1.4) Ví dụ minh hoạ

3.2) Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

3.2.1) Đối tượng áp dụng

3.2.2) Tập hợp chi phí sản xuất

3.2.3) Xác định sản lượng tương đương

3.2.4) Xác định giá thành đơn vị

3.2.5) Báo cáo sản xuất

3.2.6) Ví dụ minh họa

3.3) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

3.3.1) Tóm tắt chương

3.3.2) Câu hỏi ôn tập

3.3.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 5, 6

Chương 4: Phân tích biến động chi phí sản xuất

4.1) Khái niệm, phân loại và tác dụng của chi phí tiêu chuẩn

4.1.1) Khái niệm và phân loại chi phí tiêu chuẩn

4.1.2) Tác dụng của hệ thống chi phí tiêu chuẩn

4.2) Xây dựng các định mức chi phí sản xuất

4.2.1) Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

4.2.2) Định mức chi phí nhân công trực tiếp

4.2.3) Định mức chi phí sản xuất chung

4.3) Phân tích biến động của các loại biến phí sản xuất

4.3.1) Mô hình chung

4.3.2) Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

4.3.3) Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

4.4) Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung

4.4.1) Kế hoạch linh hoạt

4.4.2) Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến

4.4.3) Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến

4.5) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

4.5.1) Tóm tắt chương

Page 172: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

171

4.5.2) Câu hỏi ôn tập

4.5.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

Chương 5: Các trung tâm phân tích và báo cáo bộ phận

5.1) Khái niệm và phân loại

5.1.1) Khái niệm và phân loại các bộ phận trong một tổ chức

5.1.2) Các khái niệm chi phí và kết quả trong báo cáo bộ phận

5.1.3) Kế toán trách nhiệm

5.2) Đánh giá thành quả của các trung tâm đầu tư

5.2.1) Uỷ quyền ra quyết định

5.2.2) Đo lường thành quả ở các trung tâm đầu tư

5.3) Định giá sản phẩm chuyển giao

5.3.1) Nguyên tắc định giá sản phẩm chuyển giao

5.3.2) Các phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao

5.4) Phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ

5.4.1) Sự cần thiết phải phân bổ hợp lý chi phí của các bộ phận phục vụ

5.4.2) Các nguyên tắc phân bổ chi phí phục vụ

5.4.3) Ảnh hưởng của việc phân bổ chi phí phục vụ đến tổng chi phí của

các bộ phận chức năng

5.5) Báo cáo bộ phận

5.5.1) Bộ phận và nhà quản lý bộ phận

5.5.2) Những đặc trưng của báo cáo bộ phận

5.5.3) Báo cáo bộ phận theo các phương pháp xác định chi phí

5.5.4) Phân tích báo cáo thu nhập bộ phận qua nhiều thời kỳ

5.6) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

5.6.1) Tóm tắt chương

5.6.2) Câu hỏi ôn tập

5.6.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

Page 173: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

172

- Tài liệu số 3: Chương 4, 5

Chương 6: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận

6.1) Một số khái niệm cơ bản

6.1.1) Số dư đảm phí

6.1.2) Tỷ lệ số dư đảm phí

6.1.3) Kết cấu chi phí

6.1.4) Đòn bẩy kinh doanh

6.2) Một số ứng dụng khi nghiên cứu mối quan hệ chi phí – khối lượng –

lợi nhuận

6.2.1) Thay đổi chi phí bất biến và sản lượng tiêu thụ

6.2.2) Thay đổi chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ

6.2.3) Thay đổi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng tiêu thụ

6.2.4) Thay đổi chi phí bất biến, khả biến và sản lượng tiêu thụ

6.2.5) Thay đổi chi phí bất biến, khả biến, giá bán và sản lượng tiêu thụ

6.2.6) Xác định giá trong những trường hợp đặc biệt

6.3) Phân tích điểm hoà vốn

6.3.1) Xác định điểm hoà vốn

6.3.2) Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận

6.3.3) Phân tích lợi nhuận

6.3.4) Số dư an toàn

6.4) Phân tích kết cấu mặt hàng và hoà vốn

6.5) Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối

lượng – lợi nhuận

6.6) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

6.6.1) Tóm tắt chương

6.6.2) Câu hỏi ôn tập

6.6.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1,2, 3

Chương 7: Dự toán ngân sách hoạt động hàng năm

7.1) Mục đích, yêu cầu và tác dụng của việc lập dự toán ngân sách sản

xuất kinh doanh

Page 174: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

173

7.1.1) Khái niệm

7.1.2) Mục đích của dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh

7.1.3) Yêu cầu của việc lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh

7.1.4) Tác dụng của dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh

7.2) Trình tự lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh và mối quan hệ

giữa các dự toán bộ phận

7.2.1) Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh

7.2.2) Mối quan hệ giữa các dự toán bộ phận

7.3) Lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh

7.3.1) Dự toán tiêu thụ sản phẩm

7.3.2) Dự toán sản xuất

7.3.3) Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

7.3.4) Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

7.3.5) Dự toán chi phí sản xuất chung

7.3.6) Dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ

7.3.7) Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

7.3.8) Dự toán tiền

7.3.9) Dự toán các báo cáo tài chính

7.4) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

7.4.1) Tóm tắt chương

7.4.2) Câu hỏi ôn tập

7.4.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 7:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3 ,8

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

Chương 8: Định giá sản phẩm

8.1) Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các quyết định về giá

8.1.1) Vai trò của chi phí trong các quyết định về giá

8.1.2) Đường biểu diễn của tổng doanh thu và tổng chi phí

8.2) Xác định giá bán của các sản phẩm sản xuất hàng loạt

8.2.1) Phương pháp xác định giá bán

8.2.2) Điều chỉnh giá bán trên thị trường

Page 175: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

174

8.3) Xác định giá bán sản phẩm theo thời gian lao động và nguyên vật

liệu sử dụng

8.4) Xác định giá bán các sản phẩm mới

8.4.1) Thực nghiệm tiếp thị sản phẩm mới

8.4.2) Các chiến lược định giá sản phẩm mới

8.5) Định giá trong các trường hợp đặc biệt

8.6) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

8.6.1) Tóm tắt chương

8.6.2) Câu hỏi ôn tập

8.6.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 8:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4 ,5

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 8

Chương 9: Thông tin thích hợp quyết định kinh doanh ngắn hạn

9.1) Khái niệm và tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn

9.1.1) Khái niệm quyết định ngắn hạn

9.1.2) Tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn hạn

9.2) Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn

9.2.1) Nhận diện thông tin thích hợp

9.2.2) Các thông tin không thích hợp với việc ra quyết định ngắn hạn

9.2.3) Sự cần thiết phải nhận diện thông tin thích hợp trong việc ra quyết

định ngắn hạn

9.3) ng dụng thông tin thích hợp trong việc ra quyết định ngắn hạn

9.3.1) Lựa chọn quyết định nên loại bỏ hay nên tiếp tục kinh doanh một bộ

phận

9.3.2) Lựa chọn quyết định nên sản xuất hay nên mua ngoài

9.3.3) Lựa chọn quyết định nên bán ngay hay nên sản xuất tiếp tục

9.3.4) Lựa chọn quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất có giới hạn

9.4) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

9.4.1) Tóm tắt chương

9.4.2) Câu hỏi ôn tập

9.4.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 9:

Page 176: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

175

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

Chương 10: Thông tin thích hợp quyết định đầu tư dài hạn

10.1) Một số vấn đề có liên quan

10.1.1) Khái niệm vốn đầu tư dài hạn

10.1.2) Đặc điểm vốn đầu tư dài hạn

10.1.3) Các quyết định vốn đầu tư dài hạn

10.1.4) Khái niệm giá trị hiện tại và giá trị tương lai của tiền tệ

10.2) Phương pháp hiện giá thuần (NPV) và ứng dụng trong việc ra quyết

định đầu tư dài hạn

10.2.1) Phương pháp hiện giá thuần

10.2.2) ng dụng phương pháp hiện giá thuần trong việc ra quyết định

đầu tư dài hạn

10.2.3) Hạn chế của phương pháp hiện giá thuần trong việc ra quyết định

đầu tư dài hạn

10.3) Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian (IRR)

10.3.1) Khái niệm và nội dung của phương pháp IRR

10.3.2) Sử dụng phương pháp IRR trong trường hợp dòng thu phát sinh

đều đặn hàng năm

10.3.3) Sử dụng phương pháp IRR trong trường hợp dòng thu phát sinh

hàng năm không đều

10.4) Các phương pháp khác chọn quyết định đầu tư dài hạn

10.4.1) Phương pháp kỳ hoàn vốn

10.4.2) Phương pháp tỷ suất sinh lời đơn giản

10.5) Tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng

10.5.1) Tóm tắt chương

10.5.2) Câu hỏi ôn tập

10.5.3) Bài tập vận dụng

Tài liệu học tập chương 10:

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3 ,10,9

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

Page 177: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

176

Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính

11.1) Một số vấn đề chung về phân tích báo cáo tài chính

11.1.1) Mục tiêu và ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

11.1.2) Phương pháp và kỹ thuật phân tích

11.1.3) Nội dung phân tích báo cáo tài chính

11.2) Phân tích khái quát tình hình tài chính

11.2.1) Xem xét sự biến động của tổng tài sản ( tổng vốn)

11.2.2) Phân tích sự hợp lý của cơ cấu vốn

11.2.3) Phân tích một số chỉ tiêu tổng quát

11.3) Phân tích nguồn vốn và chính sách huy động vốn

11.3.1) Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

11.3.2) Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ

11.3.3) Phân tích tình hình tài trợ vốn

11.4) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

11.4.1) Phân tích tình hình thanh toán công nợ

11.4.2) Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

11.5) Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh

11.5.1) Phân tích kết quả kinh doanh

11.5.2) Phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp

11.5.3) Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chủ yếu

11.5.4) Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí

11.5.5) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

11.5.6) Phân tích khả năng sinh lời

11.6) Dự báo nhu cầu tài chính

11.6.1) Sự cần thiết phải dự báo nhu cầu tài chính

11.6.2) Phương pháp dự báo nhu cầu tài chính

Tài liệu học tập chương 11

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 5, 10, 11

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3, 8, 9

Page 178: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

177

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Những vấn đề chung về kế

toán quản trị 4 1 5

Chương 2: Phân loại chi phí sản xuất

kinh doanh 3 1 4

Chương 3: Kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm 2 2 4

Chương 4: Phân tích biến động chi phí

sản xuất 3 1 4

Chương 5: Các trung tâm phân tích và

báo cáo bộ phận 3 1 4

Chương 6: Phân tích mối quan hệ chi

phí – khối lượng – lợi nhuận 2 2 4

Chương 7: Dự toán ngân sách hoạt

động hàng năm 3 1 4

Chương 8: Định giá sản phẩm 3 1 4

Chương 9: Thông tin thích hợp quyết

định kinh doanh ngắn hạn 3 1 4

Chương 10: Thông tin thích hợp quyết

định đầu tư dài hạn 3 1 4

Chương 11: Phân tích báo cáo tài chính 2 2 4

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- Nguyễn Thị Minh Tâm, Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2008.

- Trường Đại học Kinh tế TPHCM - Khoa Kế toán Kiểm toán, Bộ môn

Kế toán quản trị và PTHĐKD, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, 2004.

- Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Kế toán quản trị, Nxb. Lao động,

2011.

7.2) Tài liệu tham khảo

- Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị (Bài tập và bài

giảng), Nxb. Thống kê, 2010.

Page 179: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

178

- Phạm Văn Dược, Kế toán quản trị, Nxb. Thống kê, 2006.

- http://www.tapchiketoan.com

- http://www.mof.gov.vn

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 180: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

179

4.4.4.18. Học phần “Hệ thống thông tin quản lý”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTTT526 Hệ thống thông tin quản

lý 3 (1, 2)

- Mã số học phần: QTTT526

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 1 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 2 tín chỉ (30 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần giới thiệu khái quát về thông tin quản lý,

tổ chức, hệ thống thông tin quản lý, nghiên cứu các lọai thiết bị kỹ thuật, công

nghệ thông tin cần thiết cho hệ thống thông tin, nghiên cứu quy trình phát triển

cài đặt hệ thống thông tin quản lý và các hệ thống thông tin phục vụ quản lý

doanh nghiệp.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Nắm vững những kiến thức và phương pháp xây dựng, triển

khai hệ thống thông tin quản trị và tác động đến hoạt động, cơ cấu tổ chức của

doanh nghiệp; đồng thời có khả năng phân tích các khả năng ứng dụng hệ thống

thông tin quản trị trong các hoạt động của doanh nghiệp ở cả 3 cấp: chiến lược,

chiến thuật và tác nghiệp.

- Kỹ năng: Có kỹ năng thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh, phân tích,

bình luận, đánh giá các vấn đề về hệ thống thông tin và khả năng sử dụng kiến

thức để xây dựng, triển khai và quản lý hệ thống thông tin; Nâng cao kỹ năng

truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổ chức, thông tin trong tổ chức

1.1) Tổ chức và thông tin trong tổ chức

1.1.1) Xã hội thông tin hiện nay

1.1.2) Tổ chức và thông tin

Page 181: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

180

1.1.3) Các mô hình quản lý của một tổ chức

1.1.4) Tính chất của thông tin theo mức quyết định

1.1.5) Các đầu mối thông tin đối với một doanh nghiệp

1.1.6) Các giai đọan phát triển của ứng dụng tin học trong một tổ chức

1.2) Hệ thống thông tin

1.2.1) Hệ thống thông tin

1.2.2) Phân lọai hệ thống thông tin trong một tổ chức

1.2.3) Mô hình biểu diễn MIS

1.2.4) Những yêu cầu đặt ra để cho MIS hoạt động tốt

1.3) Hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin

1.3.1)Lợi ích kinh tế của hệ thống thông tin

1.3.2) Chi phí cho hệ thống thông tin

1.3.3) Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 và số 2

Chương 2: Cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin của hệ thống thông tin

2.1) Phần cứng tin học

2.2) Phần mềm tin học

2.3) Truyền thông dữ liệu và mạng máy

2.3.1) Một số ứng dụng của mạng máy tính trong quản lý

2.3.2) Một số khái niệm cơ sở của truyền thông

2.3.3) Mạng máy tính cục bộ - LAN (Local Area Network)

2.3.4) Mạng WAN (Wide Area Network)

2.3.5) Mạng INT RN T

2.4) Cơ sở dữ liệu

2.4.1) Một số khái niệm về cơ sở dữ liệu

2.4.2) Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu

2.4.3) Kỹ thuật hiện đại thiết kế và sử dụng dữ lịệu

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1 và số 2

Chương 3: Phân tích, thiết kế và cài đặt một hệ thống thông tin

3.1) Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin

3.1.1) Nguyên nhân

3.1.2) Phương pháp

Page 182: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

181

3.1.3) Các thành viên chính của dự án phát triển HTTT

3.2) Đánh giá yêu cầu phát triển hệ thống thông tin

3.2.1) Sự cần thiết và các công đọan đánh giá như cầu phát triển MIS

3.2.2) Các công đọan của giai đọan đánh giá nhu cầu

3.2.3) Nội dung của báo cáo

3.3) Phân tích chi tiết hệ thống thông tin

3.3.1) Mục tiêu của giai đọan phân tích chi tiết

3.3.2) Các phương pháp thu thập thông tin

3.3.3) Mã hóa dữ liệu

3.3.4) Công cụ mô hình hóa

3.3.5) Sơ đồ luồng dữ liệu

3.3.6) Các công đọan của giai đọan phân tích chi tiết 3.4) Thiết kế và đề xuất hệ thống thông tin

3.4.1) Thiết kế logic

3.4.2) Đề xuất phương án của giải pháp

3.4.3) Thiết kế vật lý ngòai

3.5) Triển khai hệ thống thông tin

3.5.1) Mục đích và các công đọan triển khai

3.5.2) Một số lưu ý của giai đọan triển khai hệ thống thông tin

3.5.3) Một số kỹ thuật thử nghiệm chương trình

3.5.4) Chiến lược thử nghiệm và hòan thiện tài liệu hệ thống

3.6) Cài đặt, bảo trì và khai thác hệ thống thông tin mới

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1 và số 2

Chương 4: Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp

4.1) Hệ thống thông tin tài chính

4.2) Hệ thống thông tin marketing

4.3) Hệ thống thông tin quản lý kinh doanh và sản xuất

4.4) Hệ thống thông tin nguồn nhân lực

4.5) Hệ thống thông tin văn phòng

4.6) Hệ thống thông tin tình báo và quản lý tri thức

Tài liệu học tập chương 4: Tài liệu số 1 và số 2

Page 183: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

182

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổ chức, thông tin trong tổ

chức 4 2 4 10

Chương 2: Cơ sở kỹ thuật công nghệ

thông tin của hệ thống thông tin 3 5 2 10

Chương 3: Phân tích, thiết kế và cài đặt

một hệ thống thông tin 3 5 2 10

Chương 4: Các hệ thống thông tin phục

vụ quản lý doanh nghiệp 5 5 5 15

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- Phạm Thị Thanh Hồng và Phạm Minh Tuấn, “ Hệ thống thông tin

quản lý”, NXB Khoa học Kỹ thuật năm 2007.

- Nguyễn Thanh Hùng, “ Hệ thống thông tin quản lý”, NXB Đại học

quốc gia năm 2006.

7.2) Tài liệu tham khảo

- Võ Văn Huy- Huỳnh Ngọc Liễu, “ Hệ thống thông tin quản lý”, NXB

Khoa học Kỹ thuật năm 2001.

- Information Systems – Foundation of E-Business, Steven Alter,

Prentice Hall, 2002.

- Management Information Systems, Managing the Digital Frm, 9th

editon, Laudon, KC and Laudon, J.P, Pretice Hall, New Jersey, 2006.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 184: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

183

4.4.4.19. Học phần “Kinh tế vận tải hàng không nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTKT527 Kinh tế vận tải hàng

không nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTKT527

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (0 tiết)

- Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Kinh tế hàng không - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần giới thiệu khái quát về hoạt động vận tải

hàng không, nghiên cứu về thị trường vận tải hàng không, nghiên cứu về cung -

cầu, và cơ chế cân bằng cung - cầu trên thị trường vận tải hàng không, nghiên

cứu các chỉ tiêu đánh giá kết quả vận chuyển hàng không; các vấn đề chi phí,

giá thành, doanh thu từ đó phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu rõ những kiến thức và phương pháp phân tích hoạt

động vận tải hàng không dưới góc độ kinh tế, làm kiến thức cho việc học tập

các môn chuyên ngành quản trị về hàng không và công tác quản lý kinh tế trong

ngành vận tải hàng không.

- Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích và đánh giá môi trường, cung cầu và dự

báo thị trường vận tải hàng không để lập kế hoạch vận chuyển hàng không và

phân tích hiệu quản kinh doanh vận chuyển hàng không; Nâng cao kỹ năng

truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Hoạt động vận tải hàng không

1.1) Khái quát về ngành vận tải

1.2) Đặc điểm và vai trò của vận tải hàng không

1.3) Các yếu tố cấu thành của hoạt động vận tải hàng không

1.4) Quá trình phân tích vận tải hàng không

Page 185: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

184

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 1), tài liệu số 3, tài liệu

số 4

Chương 2: Thị trường vận tải hàng không

2.1) Những vấn đề chung về thị trường vận tải hàng không

2.2) Phân loại thị trường và loại hình vận tải hàng không

2.3) Kết cấu thị trường vận tải hàng không

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1 (Chương 2), tài liệu số 3, tài liệu

số 4

Chương 3: Cung, cầu và cân bằng thị trường vận tải hàng không

3.1) Cầu về vận tải hàng không

3.2) Cung về vận tải hàng không

3.3) Cân bằng cung - cầu vận tải hàng không và sự can thiệp của Nhà

nước

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1 (Chương 3), tài liệu số 3, tài liệu

số 4

Chương 4: Chỉ tiêu và kế hoạch vận tải hàng không

4.1) Khái niệm về vận chuyển hàng không

4.2) Chỉ tiêu phản ánh kết quả vận chuyển hàng không

4.3) Hệ số sử dụng ghế/tải

4.4) Thị phần vận tải hàng không

4.5) Lập kế hoạch vận tải hàng không

Tài liệu học tập chương 4: Tài liệu số 1 (Chương 4), tài liệu số 3, tài liệu

số 4

Chương 5: Chi phí vận tải hàng không

5.1) Khái quát về chi phí vận tải hàng không

5.2) Phân loại chi phí vận tải hàng không

5.3) Giá thành vận tải hàng không

Tài liệu học tập chương 5: Tài liệu số 1 (Chương 5), tài liệu số 3, tài liệu

số 4

Chương 6: Doanh thu vận tải hàng không

6.1) Giá cước vận tải hàng không

6.2) Xác định doanh thu vận tải hàng không

6.3) Thu trên đơn vị

Page 186: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

185

Tài liệu học tập chương 6: Tài liệu số 1 (Chương 6), tài liệu số 3, tài liệu

số 4

Chương 7: Phân tích hiệu quả vận tải hàng không

7.1) Phân tích hiệu quả tài chính

7.2) Phân tích hiệu quả kinh tế

Tài liệu học tập chương 7: Tài liệu số 1 (Chương 7), tài liệu số 3, tài liệu

số 4

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Hoạt động vận tải hàng

không 4 1 5

Chương 2: Thị trường vận tải hàng

không 3 2 5

Chương 3: Cung, cầu và cân bằng thị

trường vận tải hàng không 4 1 5

Chương 4: Chỉ tiêu và kế hoạch vận tải

hàng không 6 4 10

Chương 5: Chi phí vận tải hàng không 3 2 5

Chương 6: Doanh thu vận tải hàng

không 4 1 5

Chương 7: Phân tích hiệu quả vận tải

hàng không 6 4 10

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) TS. Nguyễn Hải Quang (chủ biên) – TS. Chu Hoàng Hà – TS. Trương

Quang Dũng (2012), “Kinh tế vận tải hàng không”, NXB Thế giới

7.2) Tài liệu tham khảo

(2) PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên – TS. Nguyễn Hải Quang – TS.

Chu Hoàng Hà (2010), “Khái quát về hàng không dân dụng” , NXB Thế giới.

(3) PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên cùng các tác giả (2010), “Phân

tích kinh tế hàng không”

Page 187: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

186

(4) Bijan Vasgh, Ken Fleming and Tomas Tacker (2008), “Introduction

to Air Transportation Economics”, Ashgate Publishing Limited, England.

(5) IATA - Course texbook: “Air Transport Fundamentals”, 2010

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 188: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

187

4.4.4.20. Học phần “Quan hệ công chúng”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTCC528 Quan hệ công chúng 3

(2, 1)

- Mã số học phần: QTCC528

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 1 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 2 tín chỉ (30 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần tập trung vào việc giới thiệu các khái

niệm cơ bản về PR, nhận diện các vấn đề của PR, lập kế hoạch PR, giao tiếp

trong PR và đánh giá công tác PR.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu rõ vị trí của PR, những khái niệm và lý thuyết nền

tảng của PR, tiến trình quản trị PR và một số công việc cụ thể của hoạt động

PR. Từ đó có khả năng vận dụng, giải quyết các hoạt động PR trong các tổ chức

(đơn vị kinh doanh và cơ quan nhà nước)

- Kỹ năng: Có những kỹ năng cần thiết khi giao tiếp với giới truyền

thông và sử dụng các công cụ của PR, có khả năng áp dụng kiến thức về PR vào

thực tiễn trong các tổ chức, đơn vị kinh doanh; Nâng cao kỹ năng truyền đạt,

trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Đại cương về PR

1.1) Lý luận chung về PR

1.1.1) Lý thuyết giao tiếp – cơ sở lý luận của ngành PR

1.1.2) Yếu tố bên nhận

1.1.3) PR - ứng dụng của lý thuyết giao tiếp

1.2) So sánh PR với quảng cáo, marketing, dân vận và tuyên truyền

1.2.1) PR và quảng cáo

Page 189: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

188

1.2.2) PR và Marketing

1.2.3) PR và dân vận

1.2.4) PR và tuyên truyền

1.3) Lịch sử phát triển PR

1.3.1) Sự hình thành và phat triển lâu dài của PR gắn liền với sự phát

triển của xã hội loài người

1.3.2) Sự phát triển của PR hiện đại

1.4) Đạo đức nghề nghiệp PR

1.4.1) Cơ sở của đạo đức nghề nghiệp

1.4.2) Những vấn đề của đạo đức nghề nghiệp PR

Tài liệu học tập chương 1:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3, 4, 5

Chương 2: Quản lý PR

2.1) Quản lý PR chiến lược

2.1.1) Một số vấn đề về quản lý PR

2.1.2) Các khái niệm liên quan quản lý công chúng chiến lược

2.1.3) Chất lượng truyền thông

2.2) Lập kế hoạch chiến lược

2.2.1) Thông tin tổng quan/phân tích tình hình

2.2.2) Mục đích và mục tiêu

2.2.3) Chiến lược hành động/đề xuất chính sách

2.2.4) Chiến lược truyền thông

2.2.5) Phương thức thực hiện

2.2.6) Phương thức đánh giá

2.2.7) Ngân sách

2.3) Quản lý vấn đề, quản lý rủi ro

2.3.1) Khái niệm

2.3.2) Cách thức tiến hành

2.3.3) Cách thức tiến hành quản lý vấn đề

2.3.4) Các bước tiến hành quản lý rủi ro

2.4) Quản lý khủng hoảng

2.4.1) Khái niệm khủng hoảng

2.4.2) Đặc thù của khủng hoảng

Page 190: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

189

2.4.3) Nguồn gốc khủng hoảng

2.4.4) Quản lý truyền thông khủng hoảng

2.4.5) Chuẩn bị - phòng tránh khủng hoảng

2.5) Một số nguyên tắc truyền thông chiến lược

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3,8

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3, 4,5

Chương 3: PR ứng dụng

3.1) PR trong chính phủ

3.1.1) Vai trò của PR chính phủ

3.1.2) Nhiệm vụ hoạt động PR trong chính phủ

3.1.3) Những rào cản đối với hiệu quả của hoạt động PR chính phủ

3.1.4) Nghiên cứu chiến dịch vận động hành lang (lobby) trên đất Mỹ - cuộc

vận động giành Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam

3.2) PR trong doanh nghiệp

3.2.1) Vai trò, trách nhiệm của PR trong doanh nghiệp

3.2.2) Nhiệm vụ xây dựng thương hiệu của PR trong doanh nghiệp

3.2.3) Các loại hình PR doanh nghiệp

3.2.4) Nghiên cứu chiến dịch « Tôi yêu Việt Nam »

3.3) PR trong các tổ chức phi chính phủ

3.3.1) Vai trò của PR trong các tổ chức phi chính phủ

3.3.2) Nhiệm vụ hoạt động PR trong các tổ chức phi chính phủ

3.3.3) Nhiệm vụ của cán bộ truyền thông trong các tổ chức phi chính phủ

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 8

- Tài liệu số 2: Chương 1,2, 3, 4, 5

Chương 4: Hoạt động PR

4.1) PR với báo chí

4.1.1) Khái niệm báo chí và truyền thông đại chúng

4.1.2) Nguyên tắc hoạt động của báo chí

4.1.3) Quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR

4.2) PR nội bộ

4.2.1) Khái niệm PR nội bộ

4.2.2) Vai trò PR nội bộ

Page 191: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

190

4.2.3) Công cụ xây dựng

4.3) PR cộng đồng

4.3.1) Khái niệm PR cộng đồng

4.3.2) Vai trò, nhiệm vụ của PR cộng đồng

4.3.3) Quan hệ cộng đồng quốc tế

4.4) PR trong vận động hành lang

4.4.1) Khái niệm vận động hàng lang

4.4.2) Vai trò, nhiệm vụ của các chuyên gia lobby

4.4.3) Hoạt động lobby

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3, 4, 5

Chương 5: Kỹ năng PR

5.1) Kỹ năng viết cho PR

5.1.1) Thế nào là viết cho PR?

5.1.2) Các dạng thức viết của PR

5.1.3) Văn phong viết cho PR

5.1.4) Lập kế hoạch nghiên cứu và viết cho PR

5.1.5) Kỹ năng viết cho PR

5.2) Kỹ năng thuyết trình

5.2.1) Giai đoạn chuẩn bị thuyết trình

5.2.2) Giai đoạn thuyết trình thử

5.2.3) Giai đoạn tiến hành thuyết trình

5.3) Kỹ năng đàm phán, thương lượng

5.3.1) Giai đoạn chuẩn bị

5.3.2) Giai đoạn gặp gõ, tiếp xúc với đối phương

5.3.3) Giai đoạn tiến hành thương lượng

5.4) Trả lời phỏng vấn

5.4.1) Tầm quan trọng của trả lời phỏng vấn báo chí

5.4.2) Chuẩn bị trả lời phỏng vấn

5.4.3) Trả lời phỏng vấn

5.4.4) Những lỗi thường gặp trong phỏng vấn

5.4.5) Nghiên cứu một số tình huống khó trong phỏng vấn

Tài liệu học tập chương 5:

Page 192: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

191

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3,

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3, 4, 5

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Đại cương về PR 5 4 9

Chương 2: Quản lý PR 3 6 9

Chương 3: PR ứng dụng 3 6 9

Chương 4: Hoạt động PR 3 6 9

Chương 5: Kỹ năng PR 1 8 9

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn của PR, Nguyễn Thị Phương Anh, Ngô

Anh Thy (dịch), Nhà xuất bản Trẻ 2006.

- Alison theaker, The public relations handbook, Routledge, London

and NewYork, 2004.

- Wilcox, Dennis L. and Cameron, Glen T, Public Relations Strategies

and Tactics, 8th edition, Pearson Education, Inc., Boston, 2006.

7.2) Tài liệu tham khảo

- Cutlip, Scott M., Center, Allen H. and Broom, Glen M, Effective

Public Relations, 9th edition, Prentice Hall, 2005.

- Johnston J. and Zawawi C, Public Relations: Theory and Practice,

2nd edition, Allen & Unwin, NSW, 2004.

- Hendrix, Jerry A. and Hayes, Darrell C, Public Relations Cases, 7th

edition, Thomson Wadsworth, 2007.

Page 193: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

192

- McCusker, Nguyên nhân & bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế

giới, Nhà xuất bản Trẻ, Trần Thị Bích Nga & Nguyễn Thị Thu Hà dịch.

- Ries, Al and Ries, Laura, Vũ Tiến Phúc (dịch), Quảng cáo thoái vị và

PR lên ngôi, Nhà xuất bản Trẻ, 2007.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 194: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

193

4.4.4.21. Học phần “Quản trị marketing nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTMK 529 Quản trị marketing

nâng cao 3 (1, 2)

- Mã số học phần: QTMK529

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 1 tín chỉ (15 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 2 tín chỉ (30 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần bao gồm các chuyên đề: Hoạch định chiến

lược Marketing trong doanh nghiệp; Quản lý nhãn hiệu; Quản lý quan hệ khách

hàng; Quản trị Marketing quốc tế; Quản trị phát triển sản phẩm mới; Những vấn

đề về hoạt động Marketing ở các doanh nghiệp Việt Nam. Các nội dung được

lựa chọn trên cơ sở sự cần thiết và tính phức tạp trong việc thực hiện các nghiệp

vụ Marketing ở các doanh nghiệp Việt Nam.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu biết sâu về các lý thuyết marketing, công tác phân

tích môi trường, thị trường, định vị sản phẩm, thiết lập chiến lược và các chính

sách marketing hỗn hợp, cũng như công tác tổ chức thực hiện các hoạt động

marketing trong doanh nghiệp

- Kỹ năng: Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để phân tích thị

trường, khách hàng, hình thành chiến lược và đề ra các chính sách marketing

của doanh nghiệp; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và

năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Hoạch định chiến lược marketing trong doanh nghiệp

1.1) Các phương pháp tiếp cận hình thành chiến lược

1.2) Các phương pháp xác lập thứ tự ưu tiên đầu tư

1.3) Các dạng chiến lược Marketing

Tài liệu học tập chương 1:

Page 195: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

194

- Tài liệu số 1: Chương 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 1,2, 3

- Tài liệu số 5: Chương 4

Chương 2: Quản lý nhãn hiệu

2.1) Phương pháp xác định giá trị nhãn hiệu

2.2) Quá trình xây dựng nhãn hiệu

2.3) Củng cố và phát triển nhãn hiệu

2.4) Các dạng chiến lược nhãn hiệu

Tài liệu học tập chương 2:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 4, 5

Chương 3: Quản lý quan hệ khách hàng

3.1) Khái niệm và sự cần thiết của CRM

3.2) Các phương pháp quản lý quan hệ khách hàng

3.3) Xây dựng trên cơ sở dữ liệu về khách hàng

Tài liệu học tập chương 3:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 2: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 5, 6

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 4, 5

Chương 4: Quản trị marketing quốc tế

4.1) Phương pháp phân tích môi trường kinh doanh quốc tế

4.2) Xây dựng kế hoạch Marketing cho thị trường quốc tế

4.3) Tổ chức thực hiện chương trình Marketing trên thị trường quốc tế

4.4) Những xu hướng mới của marketing quốc tế

Tài liệu học tập chương 4:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 3: Chương 1, 2, 3

- Tài liệu số 4: Chương 4, 5

- Tài liệu số 5: Chương 5, 6

Page 196: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

195

Chương 5: Quản trị phát triển sản phẩm mới

5.1) Quá trình phát triển sản phẩm mới

5.2) Các quản điểm cần quán triệt trong quản lý phát triển sản phẩm mới

5.3) Quản trị phát triển sản phẩm mới trên thị trường quốc tế

Tài liệu học tập chương 5:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4, 5

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 4: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 5

Chương 6: Những vấn đề về hoạt động marketing của các doanh

nghiệp Việt nam

Với chuyên đề này, các chủ đề được lựa chọn theo từng năm căn cứ vào những

yêu cầu của thực hiện hoạt động Marketing ở các doanh nghiệp Việt Nam.

Tài liệu học tập chương 6:

- Tài liệu số 1: Chương 1, 2, 3, 4

- Tài liệu số 2: Chương 3, 4

- Tài liệu số 5: Chương 4

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Hoạch định chiến lược

marketing trong doanh nghiệp 3 3 2 8

Chương 2: Quản lý nhãn hiệu 2 3 2 7

Chương 3: Quản lý quan hệ khách

hàng 2 2 3 7

Chương 4: Quản trị marketing quốc tế 2 2 3 7

Chương 5: Quản trị phát triển sản

phẩm mới 3 2 3 8

Chương 6: Những vấn đề về hoạt động

marketing của các doanh nghiệp VN 3 3 2 8

Page 197: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

196

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- David W. Cravens, Strategic Marketing. Mcgraw Hill Irwin, 2005.

- Alexander Cherney. Strategic Marketing Analysis. Brightstar Media,

Inc., 2006.

- Diệp Anh, Minh Đức, Marketing hiện đại, Nxb. Lao động – Xã hội,

2009.

- Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nxb. Thống kê, 2000.

7.2) Tài liệu tham khảo

- Al Ries, Jack Trou, 22 quy luật bất biến trong Marketing, Nxb Trẻ,

2011.

- Hermawan Karrtajaya, Marketing theo phong cách "Sao kim", Nxb.

Lao động - Xã hội, 2011.

- Ngô Xuân Bình (2006). Quản trị Marketing. NXB Thống kê.

- Jay Conrad Levinson, Al Lautenslager, Marketing du kích trong 30

ngày, Nxb. Lao động - Xã hội, 2011.

- Jeffrey J. Fox, Để trở thành siêu sao Marketing, Nxb. Lao động - Xã

hội, 2012.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 198: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

197

4.4.4.22. Học phần “Marketing hãng hàng không nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTMH530 Marketing Hãng hàng

không nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTMH530

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Kinh tế hàng không - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần cung cấp những kiến thức về Marketing

của hãng hàng không thông qua các nội dung như môi trường marketing hàng

không, thị trường ngành hàng không, chiến lược marketing hàng không và

chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp trong ngành hàng

không và công tác tổ chức thực hiện, kiểm soát hoạt động markting hàng không.

Các ứng dụng trong ngành HKVN được lồng trong từng nội dung.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu sâu về những kiến thức về markeing trong các doanh

nghiệp của ngành hàng không nói chung và công tác marketing của Hãng hàng

không nói riêng để vận dụng đưa ra các chính sách marketing cho các hãng

hàng không trong thực tiễn.

- Kỹ năng: Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để phân tích

thị trường, khách hàng, hình thành chiến lược và đề ra các chính sách marketing

của hãng hàng không; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và

năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về marketing hàng không

1.1) Marketing trong ngành HKDD

1.2) Đặc điểm và vai trò của marketing hàng không

1.3) Quy trình thực hiện marketing hàng không

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 1) ; tài liệu số 2

Page 199: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

198

Chương 2: Môi trường marketing hàng không

2.1) Khái quát về môi trường marketing hàng không

2.2) Môi trường marketing hàng không vĩ mô

2.3) Môi trường vi mô marketing hàng không

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1 (Chương 2) ; tài liệu số 2

Chương 3: Thị trường và phân khúc thị trường vận tải hàng không

3.1) Tổng quan về thị trường vận tải hàng không

3.2) Phân khúc thị trường vận tải hàng hàng không

3.3) Dự báo cầu thị trường vận tải hàng không

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1 (Chương 3) ; tài liệu số 2

Chương 4: Hoạch định chiến lược marketing hàng không

4.1) Tổng quan về chiến lược marketing

4.2) Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh vận tải hàng không

4.3) Các chiến lược marketing hàng không

4.4) Liên minh, liên kết marketing hàng không

Tài liệu học tập chương 4: Tài liệu số 1 (Chương 4) ; tài liệu số 2

Chương 5: Sản phẩm vận tải hàng không

5.1) Khái quát về sản phẩm vận tải hàng không

5.2) Cấu thành sản phẩm vận tải hàng không

5.3) Hoạch định sản phẩm vận tải hàng không

5.4) Thương hiệu hàng không

Tài liệu học tập chương 5: Tài liệu số 1 (Chương 5) ; tài liệu số 2

Chương 6: Giá và quản lý doanh thu vận tải hàng không

6.1) Chi phí và giá thành vận tải hàng không

6.2) Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải hàng không

6.3) Các phương pháp định giá vận tải hàng không

6.4) Chính sách giá vận tải hàng không

6.5) Quản lý thu bán và doanh thu vận tải hàng không

Chương 7: Phân phối sản phẩm vận tải hàng không

7.1) Khái quát về kênh phân phối vận tải hàng không

7.2) Yếu tố của kênh phân phối vận tải hàng không

7.3) Quản trị kênh phân phối vận tải hàng không

Tài liệu học tập chương 6: Tài liệu số 1 (Chương 6) ; tài liệu số 2

Chương 8: Xúc tiến hỗn hợp hàng không

Page 200: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

199

8.1) Bản chất của xúc tiến hỗn hợp hàng không

8.2) Hoạt động quảng cáo hàng không

8.3) Quan hệ công chúng và tuyên truyền hàng không

8.4) Hoạt động khuyến mại hàng không

8.5) Quan hệ khách hàng và chương trình khách hàng thường xuyên

Tài liệu học tập chương 8: Tài liệu số 1 (Chương 8) ; tài liệu số 2

Chương 9: Tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động marketing

hàng không

9.1) Kế hoạch ngân sách marketing hàng không

9.2) Tổ chức bộ máy marketing hàng không

9.3) Kiểm soát hoạt động marketing hàng không

Tài liệu học tập chương 9: Tài liệu số 1 (Chương 9) ; tài liệu số 2

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về marketing

hàng không 5 5

Chương 2: Môi trường marketing hàng

không 4 1 5

Chương 3: Thị trường và phân khúc thị

trường vận tải hàng không 3 2 5

Chương 4: Hoạch định chiến lược

marketing hàng không 4 3 5

Chương 5: Sản phẩm vận tải hàng

không 3 2 5

Chương 6: Giá và quản lý doanh thu

vận tải hàng không 3 2 5

Chương 7: Phân phối sản phẩm vận tải

hàng không 3 2 5

Chương 8: Xúc tiến hỗn hợp hàng

không 3 2 5

Chương 9: Tổ chức thực hiện và kiểm

soát hoạt động marketing hàng không 2 1 3

Page 201: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

200

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

- PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên – TS. Nguyễn Hải Quang – TS.

Chu Hoàng Hà (2010) “Marketing hàng không”, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.

- IATA – course texbook “Airline Marketing Independent Study”, 2003.

7.2) Tài liệu tham khảo

- PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên, TS. Nguyễn Hải Quang, TS. Chu

Hoàng Hà, Khái quát về hàng không dân dụng, NXB Khoa học xã hội, Hà nội,

2010.

- Philip Kotler, Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến (dịch),

Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.

- Alexander T. Wells, Bruce D. Chadbourne, General Aviation

marketing, 1987.

- Daniel Prather, General Aviation Marketing and Managerment, Third

Edition, Krieger Publishing Company, 2009.

- Stehen Shaw “Airlines marketing and management”, Fifth dition.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 202: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

201

4.4.4.23. Học phần “Marketing cảng hàng không nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTMC531 Marketing hàng không

nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTMC531

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Kinh tế hàng không - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần cung cấp những kiến thức về Marketing

cho cảng hàng không thông qua các nội dung như môi trường marketing cảng

hàng không, phân tích thị trường vận tải hàng không với nhu cầu phát triển của

cảng hàng không; Nghiên cứu khách hàng và định vị cho Cảng hàng không;

hoạch định các chính sách sản phẩm, dịch vụ, giá và phí, phân phối và hoạt

động xúc tiến hỗn hợp cho Cảng hàng không. Các ứng dụng trong ngành

HKVN được lồng trong từng nội dung.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu sâu về những kiến thức về markeing trong các cảng

hàng không để vận dụng đưa ra các chính sách marketing cho các cảng hàng

không trong thực tiễn.

- Kỹ năng: Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để phân tích

thị trường, khách hàng, hình thành chiến lược và đề ra các chính sách marketing

của cảng hàng không; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và

năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về cảng hàng không và marketing cảng hàng

không

1.1) Khái quát về cảng hàng không

1.2) Tổng quan về marketing cảng hàng không

1.3) Quy trình thực hiện hoạt động marketing cảng hàng không

Page 203: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

202

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 2 (Chương 5)

Chương 2: Môi trường marketing cảng hàng không

2.1) Khái quát về môi trường marketing cảng hàng không

2.2) Môi trường vĩ mô

2.3) Môi trường vi mô

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1 (Chương 2)

Chương 3: Thị trường vận tải hàng không với nhu cầu phát triển của

cảng hàng không

3.1) Thị trường vận tải hàng không

3.2) Thị trường vận tải hàng không và nhu cầu phát triển của cảng hàng

không

3.3) Dự báo nhu cầu phát triển Cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1 (Chương 3); tài liệu số 3 (chương

3)

Chương 4: Nghiên cứu khách hàng và định vị cảng hàng không

4.1) Khách hàng của cảng hàng không

4.2) Phân tích người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không

4.3) Phân tích hãng hàng không

4.4) Định vị cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 4: Tài liệu số 1 (Chương 4)

Chương 5: Kế hoạch marketing cảng hàng không

5.1) Quy trình kế hoạch marketing CHK

5.2) Định hướng phát triển

5.3) Thẩm định môi trường marketing

5.4) Các quyết định marketing

5.5) Thực hiện kế hoạch marketing

Tài liệu học tập chương 5: Tài liệu số 1 (Chương 5)

Chương 6: Sản phẩm của cảng hàng không

6.1) Khái quát về sản phẩm của cảng hàng không

6.2) Hoạch định sản phẩm của cảng hàng không

6.3) Đo lường chất lượng dịch vụ cảng hàng không

6.4) Thương hiệu cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 6: Tài liệu số 1 (Chương 6)

Page 204: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

203

Chương 7: Giá các dịch vụ tại cảng hàng không

7.1) Các loại giá dịch vụ của cảng hàng không

7.2) Các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp định giá các dịch vụ của cảng

hàng không

7.3) Chính sách giá các dịch vụ tại cảng hàng không

7.4) Quản lý nhà nước về giá các dịch vụ tại cảng hàng không ở Việt nam

Tài liệu học tập chương 7: Tài liệu số 1 (Chương 7)

Chương 8: Phân phối dịch vụ của cảng hàng không

8.1) Khái quát về phân phối của cảng hàng không

8.2) Phân phối trực tiếp của cảng hàng không

8.3) Phân phối qua trung gian của cảng hàng không

8.4) Quản trị kênh phân phối của cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 8: Tài liệu số 1 (Chương 9)

Chương 9: Xúc tiến hỗn hợp marketing cảng hàng không

9.1) Bản chất của xúc tiến hỗn hợp của cảng hàng không

9.2) Quảng cáo của cảng hàng không

9.3) Quan hệ công chúng và tuyên truyền cảng hàng không

9.4) Khuyến mại của cảng hàng không

9.5) Xúc tiến trực tiếp của cảng hàng không

9.6) Quan hệ khách hàng của cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 9: Tài liệu số 1 (Chương 8)

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng Lên lớp

Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về cảng hàng

không và marketing cảng hàng không 5 5

Chương 2: Môi trường marketing cảng

hàng không 4 1 5

Chương 3: Thị trường vận tải hàng

không với nhu cầu phát triển của cảng 3 2 5

Page 205: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

204

hàng không

Chương 4: Nghiên cứu khách hàng và

định vị cảng hàng không 3 2 5

Chương 5: Kế hoạch marketing cảng

hàng không 3 2 5

Chương 6: Sản phẩm của cảng hàng

không 3 2 5

Chương 7: Giá các dịch vụ tại cảng

hàng không 3 2 5

Chương 8: Phân phối dịch vụ của cảng

hàng không 3 2 5

Chương 9: Xúc tiến hỗn hợp marketing

cảng hàng không 3 2 5

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Nigel Halpern and Anna Graham“Airport Marketing” First

Public 2013

(2) PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên, TS. Nguyễn Hải Quang, TS. Chu

Hoàng Hà, Khái quát về hàng không dân dụng, NXB Khoa học xã hội, Hà nội,

2010.

(3) PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên – TS. Nguyễn Hải Quang – TS.

Chu Hoàng Hà (2010) “Marketing hàng không”, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.

7.2) Tài liệu tham khảo

(4) Philip Kotler, Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến (dịch),

Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.

(5) Alexander T. Wells, Bruce D. Chadbourne, General Aviation

marketing, 1987.

(6) Daniel Prather, General Aviation Marketing and Managerment, Third

Edition, Krieger Publishing Company, 2009.

(7) Stehen Shaw “Airlines marketing and management”, Fifth dition.

(8) IATA – course texbook “Airline Marketing Independent Study”.

(9) IATA (2010), “Air transport fundamentals cousrse textbook” , the

1st edition

Page 206: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

205

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 207: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

206

4.4.4.24. Học phần “Quản trị hãng hàng không nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTHH532 Quản trị hãng hàng

không nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTHH532

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

Loại học phần: Học phần bắt buộc

2) Bộ môn phụ trách: Kinh tế hàng không - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần này nghiên cứu các kiến thức bản về công

việc quản trị cho hãng hàng không như: thành lập hãng hàng không, xây dựng

chiến lược hãng hàng không; kế hoạch kinh doanh vận chuyển hàng không; kế

hoạch phát triển đội tàu bay; quản trị chất lượng hãng hàng không; cơ cấu tổ

chức, quản trị nguồn nhân lực hãng hàng không và một vài vấn đề về quản lý tài

chính của hãng hàng không.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu rõ những kiến thức và phương pháp cơ bản về công

việc quản trị hãng hàng không để có thể xây dựng dự án thành lập hãng hàng

không và điều hành các hoạt động của hãng hàng không.

- Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực

hiện các hoạt động quản trị của hàng không như chiến lược, kế hoạch khai thác

và vận chuyển hàng không, phát triển đội tàu bay, chính sách thương mại, khai

thác, công tác tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực, công tác tài chính

của hãng hàng không; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và

năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về hãng hàng không

1.1) Khái niệm hãng hàng không

1.2) Các loại hình hãng hàng không

Page 208: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

207

1.4) Các hoạt động chủ yếu của hãng hàng không

1.5) Giấy phép kinh doanh và quyền vận chuyển hàng không

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 1)

Chương 2: Hoạch định chiến lược hãng hàng không

2.1) Môi trường hoạt động của hãng hàng không

2.2) Xác định sứ mạng và mục tiêu của hãng hàng không

2.3) Hình thành chiến lược cho hãng hàng không

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 2)

Chương 3: Kế hoạch kinh doanh vận chuyển hàng không

3.1) Kế hoạch phát triển mạng đường bay

3.2) Kế hoạch khai thác và vận chuyển hàng không

3.3) Kế hoạch thu, chi và lợi nhuận vận chuyển hàng không

3.4) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác khai thác

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 3)

Chương 4: Kế hoạch phát triển đội tàu bay của hãng hàng không

4.1) Khái quát về tàu bay

4.2) Định hướng cấu trúc - chủng loại

4.3) Xác định nhu cầu đội tầu bay

4.4) Lựa chọn hình thức đảm bảo tầu bay

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 4)

Chương 5: Chính sách thương mại của hãng hàng không

5.1) Chính sách sản phẩm vận tải hàng không

5.2) Chính sách giá vận tải hàng không

5.3) Chính sách phân phối vận tải hàng không

5.4) Chính sách truyền thông và quan hệ khách hàng

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 5)

Chương 6: Chính sách khai thác của hãng hàng không

6.1) Hoạt động khai thác bay

6.2) Hoạt động khai thác và giám sát mặt đất

6.3) Người khai thác tàu bay

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 6)

Chương 7: Quản trị an toàn, an ninh và chất lượng hãng hàng không

7.1) Quản trị an toàn hãng hàng không

7.2) Quản trị an ninh hãng hàng không

Page 209: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

208

7.3) Quản trị chất lượng dịch vụ vận tải hàng không

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 7)

Chương 8: Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân lực hãng hàng không

8.1) Cơ cấu tổ chức hãng hàng không

8.2) Nhân lực hãng hàng không

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 8)

Chương 9: Quản trị tài chính hãng hàng không

9.1) Kế hoạch tài chính của hãng hàng không

9.2) Quản trị vốn trong hãng hàng không

9.3) Phân tích tài chính của hãng hàng không

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 9)

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng Lên lớp

Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về hãng hàng

không 4 1 5

Chương 2: Hoạch định chiến lược hãng

hàng không 3 2 5

Chương 3: Kế hoạch kinh doanh vận

chuyển hàng không 3 2 5

Chương 4: Kế hoạch phát triển đội tàu

bay của hãng hàng không 3 2 5

Chương 5: Chính sách thương mại của

hãng hàng không 4 2 6

Chương 6: Chính sách khai thác của

hãng hàng không 3 1 4

Chương 7: Quản trị an toàn, an ninh và

chất lượng hãng hàng không 3 1 4

Chương 8: Cơ cấu tổ chức và quản trị

nhân lực hãng hàng không 3 2 5

Chương 9: Quản trị tài chính hãng

hàng không 4 2 6

Page 210: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

209

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) TS. Nguyễn Hải Quang (chủ biên), PGS. TS. Dương Cao Thái

Nguyên, TS. Chu Hoàng Hà (2014), “Quản trị Hãng hàng không”, NXB Thế

giới

7.2) Tài liệu tham khảo

(2) Stehen Shaw “Airlines marketing and management”, Fifth Edition.

(3) Daniel Prather, General Aviation Marketing and Managerment, Third

Edition, Krieger Publishing Company, 2009.

(4) IATA - Course texbook: “Air Transport Fundamentals”, 2010

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 211: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

210

4.4.4.25. Học phần “Quản trị thương mại cảnghàng không nâng cao”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTTM533 Marketing hàng không

nâng cao 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTTM533

- Số tín chỉ: 02

+ Lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 1 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Kinh tế hàng không - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần cung cấp những kiến thức về các hoạt

động tại cảng hàng không, môi trường hoạt động thương mại của cảng, sản

phẩm và dịch vụ tại cảng hàng không, loại mô hình hoạt động thương mại tại

cảng, cơ cấu doanh thu – chi phí, chính sách phí và giá, từ đó đánh giá hiệu quả

hoạt động thương mại cảng hàng không.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu sâu về kiến thức cảng hàng không, các hoạt động

thương mại tại cảng hàng không, mô hình hoạt động của cảng hàng không, các

phương pháp phân tích doanh thu, chi phí và hiệu quả hoạt động thương mại

cảng hàng không.

- Kỹ năng: Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để phân tích

hoạt động thương mại tại cảng hàng không như: thị trường, khách hàng, doanh

thu, chi phí và hiệu quả hoạt động thương mại cảng hàng không; Nâng cao kỹ

năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về các hoạt động tại Cảng hàng không

1.1) Tổng quan về Cảng hàng không

1.2) Doanh nghiệp cảng hàng không

1.3) Các hoạt động hàng không tại cảng hàng không

1.4) Các hoạt động phi hàng không tại cảng hàng không

Page 212: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

211

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 2 (Chương 5); Tài liệu số 1

(chương 1)

Chương 2: Môi trường hoạt động thương mại cảng hàng không

2.1.Môi trường bên ngoài hoạt động thương mại

2.1.1. Môi trường vĩ mô

2.1.2. Môi trường vi mô

2.2 Môi trường bên trong hoạt động thương mại

2.2.1. Cơ sở hạ tầng của cảng hàng không

2.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân lực

2.2.3. Nguồn tài chính

2.2.4. Mục tiêu, chiến lược của cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1 (Chương 2)

Chương 3: Mô hình hoạt động thương mại cảng hàng không

3.1.Mô hình hoạt động cảng hàng không truyền thống

3.2 Mô hình hoạt động cảng hàng không theo hướng thương mại hóa

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1 (Chương 2, 5)

Chương 4: Dịch vụ tại cảng hàng không

4.1. Khái quát về dịch vụ tại cảng hàng không

4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của cảng hàng không

3.2.1. Lượng hành khách, hàng hóa qua cảng hàng không

3.2.2. Số lần chuyến bay qua cảng hàng không

3.3. Xây dựng kế hoạch sản phẩm, dịch vụ của cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 4: Tài liệu số 1 (Chương 2, 5)

Chương 5: Cơ cấu doanh thu – chi phí tại cảng hàng không

5.1 Doanh thu của cảng hàng không

5.1.1. Doanh thu dịch vụ hàng không

5.1.2. Doanh thu dịch vụ phi hàng không

5.2 Chi phí của cảng hàng không

Tài liệu học tập chương 5: Tài liệu số 5 (Chương 3, 7)

Chương 6: Chính sách phí và giá tại cảng hàng không

6.1.Cơ cấu phí và chính sách giá truyền thống

6.2.Chính sách định giá dựa trên cơ sở chi phí biên

6.3 Chính sách định giá theo thời gian

Tài liệu học tập chương 6: Tài liệu số 1 (Chương 5, 6)

Page 213: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

212

Chương 7: Đánh giá hiệu quả hoạt động thương mại cảng hàng không

7.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động thương mại

7.2 Phương pháp đánh giá các hoạt động thương mại

Tài liệu học tập chương 7: Tài liệu số 1 (Chương 8)

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về các hoạt động

tại Cảng hàng không 4 2 6

Chương 2: Môi trường hoạt động

thương mại cảng hàng không 6 3 9

Chương 3: Mô hình hoạt động thương

mại cảng hàng không 4 2 6

Chương 4: Dịch vụ tại cảng hàng

không 4 2 6

Chương 5: Cơ cấu doanh thu – chi phí

tại cảng hàng không 4 2 6

Chương 6: Chính sách phí và giá tại

cảng hàng không 4 2 6

Chương 7: Đánh giá hiệu quả hoạt

động thương mại cảng hàng không 4 2 6

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) Rigas Doganis, The Airport Bisiness, London and New York, 1992

(2) IATA, “Air transport fundamentals cousrse textbook” , the 1st

edition, 2010

7.2) Tài liệu tham khảo

(3) PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên – TS. Nguyễn Hải Quang – TS.

Chu Hoàng Hà (2010) “Marketing hàng không”, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.

Page 214: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

213

(4) PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên, TS. Nguyễn Hải Quang, TS. Chu

Hoàng Hà, Khái quát về hàng không dân dụng, NXB Khoa học xã hội, Hà nội,

2010.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 215: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

214

4.4.4.26. Học phần “Quản trị logistic và chuỗi cung ứng”

1) Mã số, tên học phần tổng tín chỉ: QTLT534 Quản trị logistic và

chuỗi cung ứng 3 (2, 1)

- Mã số học phần: QTLT534

- Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết : 02 tín chỉ (30 tiết)

+ Bài tập, thảo luận, thuyết trình: 01 tín chỉ (15 tiết)

- Loại học phần: Học phần tự chọn

2) Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh - Khoa Vận tải hàng không

3) Mô tả học phần: Học phần cung cấp kiến thức nâng cao về quản trị

Logistics, vai trò của Logistics trong quá trình hoạt động và phát triển của

doanh nghiệp; những kiến thức trọng tâm của môn học đề cập đến việc quản trị

khách hàng, kho hàng, bài toán vận tải hàng hóa và đặc biệt là tư duy về việc tối

ưu hóa trong các hoạt động của doanh nghiệp; Tìm hiểu các hoạt động của

chuỗi cung ứng, cấu trúc, mô hình hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu

trúc của chuỗi cung ứng.

4) Mục tiêu của học phần

- Kiến thức: Hiểu được bản chất và vai trò của quản trị Logistics trong

việc tổ chức và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp; Nhìn nhận được sự

cần thiết và tầm quan trọng của việc quản trị Logistics trong việc tối ưu hóa lợi

nhuận của doanh nghiệp.

- Kỹ năng: Có khả năng phân tích, đánh giá nhà cung cấp, hệ thống kho

bãi, xây dựng bài toàn phân phối, vận chuyển, kế hoạch sản xuất, vận tải hàng

hóa tối ưu; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự

học.

- Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được tầm quan

trọng của học phần và những giá trị đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong

học tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự nghiên cứu.

5) Nội dung học phần

Chương 1: Tổng quan về logistics

1.1) Khái niệm Logistics

1.2) Nội dung của Logistics.

1.3) So sánh Logistics với Marketing

Page 216: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

215

Tài liệu học tập chương 1: Tài liệu số 1 (Chương 1, 2)

Chương 2: Xác định nhà cung cấp

2.1) Bài toán sản xuất hay đặt hàng?

2.2) Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

2.3) Phương pháp AHP trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp.

2.4) Nguồn thông tin về các nhà cung cấp.

Tài liệu học tập chương 2: Tài liệu số 1 (Chương 3, 4)

Chương 3: Kho hàng

3.1) Kho hàng

3.2) Bài toán phân bổ hệ thống kho

Tài liệu học tập chương 3: Tài liệu số 1 (Chương 5, 9)

Chương 4: Bài toán phân phối và vận chuyển hàng hóa

4.1) Bài toán phân phối hàng hóa.

4.2) Bài toán vận chuyển hàng hóa.

Tài liệu học tập chương 4: Tài liệu số 1 (Chương 6, 7)

Chương 5: Lập kế hoạch sản xuất tối ưu

5.1) Một số khái niệm CB trong QL sản xuất.

5.2) Bài toán quy hoạch động.

5.3) Bài toán lập kế hoạch sản xuất.

Tài liệu học tập chương 5: Tài liệu số 1 (Chương 6, 7)

Chương 6: Vận tải hàng hóa

6.1) Vai trò của vận tải trong sx kinh doanh.

6.2) Các loại hình vận tải.

6.3) Các chỉ tiêu đánh giá nhà vận tải

Tài liệu học tập chương 6: Tài liệu số 1 (Chương 8)

6) Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

(giờ tín chỉ)

Tổng

Lên lớp Thực

hành,

thực

tập...

Tự

học, tự

nghiên

cứu

thuyết

Bài

tập

Thảo

luận,

thuyết

trình

Chương 1: Tổng quan về logistics

Page 217: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

216

Chương 2: Xác định nhà cung cấp

Chương 3: Kho hàng

Chương 4: Bài toán phân phối và vận

chuyển hàng hóa

Chương 5: Lập kế hoạch sản xuất tối ưu

Chương 6: Vận tải hàng hóa

7) Tài liệu học tập

7.1) Tài liệu bắt buộc

(1) PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Logistics, NXB Thống kê

2006.

7.2) Tài liệu tham khảo

(2) Vũ Đình Nghiêm Hùng, Giáo trình Logistics, Đại học Bách Khoa Hà

Nội, 2006.

(3) Michael Hugo, Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí

Minh, 2010.

8) Phương pháp đánh giá

Tổng hợp 3 điểm thành phần:

- Điểm chuyên cần (tham gia học tập và thảo luận tại giảng đường):

10%.

- Bài tập và thuyết trình (thực hiện theo nhóm): 30%.

- Bài thi kết thúc học phần (tự luận, thời gian làm bài 90 phút) hoặc viết

tiểu luận cá nhân: 60%.

Page 218: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

217

4.4.5. Tích hợp chuẩn đầu ra của các học phần với chương trình đào

tạo

- Tích hợp chuẩn đầu ra về kiến thức của các học phần với chương trình

đào tạo được mô tả ở ma trận trong Bảng 24.

Bảng 24: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kiến thức của các học phần với chương

trình đào tạo

Học phần Chuẩn đầu ra của các Học phần trong chương trình

đào tạo

Chuẩn đầu ra của

chương trình ĐT

Các học phần bắt buộc - Có khả năng

nhận thức,

phân tích được

thế giới quan,

nhân sinh quan

cộng sản chủ

nghĩa; Nắm

vững những chủ

trương, đường

lối cách mạng

Việt Nam, đặc

biệt là đường

lối cách mạng

Việt Nam trong

thời kỳ đổi

mới.

- Có phương

pháp nghiên

cứu, biết cách

làm nghiên cứu

khoa học và

ứng dụng để

giải quyết

những vấn đề

thực tiễn trong

QTKDkinh

doanh; Nắm

vững những

nguyên lý cơ

1) Triết học

- Củng cố tri thức triết học cho công việc nghiên

cứu thuộc lĩnh vực các khoa học xã hội – nhân văn;

nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của

đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường

lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

- Hoàn thiện và nâng cao kiến thức triết học trong

chương trình Lý luận chính trị ở bậc đại học nhằm

đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên ngành khoa

học xã hội – nhân văn ở trình độ sau đại học

2) Tiếng Anh

Đạt kiến thức ở trình độ B1 hoặc tương đương cấp

độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung trở

lên

3) Phương

pháp nghiên

cứu khoa học

Hiểu rõ về nghiên cứu khoa học, phương pháp luận

và phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh; quy trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng

để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong kinh

doanh

4) Kinh tế học

quản lý

Hiểu rõ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của kinh

tế quản lý; Nắm vững những nguyên lý cơ bản của

kinh tế học và ứng dụng của nó trong việc đưa ra

quyết định của doanh nghiệp

5) Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

Hiểu được bản chất và vai trò của tài chính doanh

nghiệp, nắm được những vấn đề cơ bản của công

tác quản trị tài chính: Nội dung của các báo cáo tài

chính, đánh giá chi phí các nguồn tài trợ, lựa chọn

phương án đầu tư

6) Quản trị

nguồn nhân

Nắm được những kiến thức chuyên sâu về các vấn

đề liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực

Page 219: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

218

lực nâng cao trong doanh nghiệp như hoạch định, thu hút và duy

trì nguồn nhân lực

bản của kinh tế

học và ứng

dụng của nó

trong việc đưa

ra quyết định

của doanh

nghiệp;

- Nắm vững các

lý thuyết quản

trị hiện đại, đạo

đức trong kinh

doanh để ứng

dụng nó trong

quản trị doanh

nghiệp; Có

kiến thức nâng

cao trong công

tác quản trị

doanh nghiệp

về các lĩnh vực

chiến lược,

chính sách kinh

doanh, quản trị

tài chính, kế

toán, quản trị

nguồn nhân

lực, quản trị

sản xuất và tác

nghiệp, quản trị

chất lượng, rủi

ro quản lý

thông tin,

marketing, đặc

biệt là hoạt

động quản trị,

kinh doanh của

hãng hàng

không và cảng

7) Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

Hiểu rõ được những kiến thức tổng hợp và chuyên

sâu về quản trị sản xuất, từ đó giúp cho học viên

xem xét và vận dụng xử lý những vấn đề xảy ra

trong quá trình vận hành sản xuất của doanh

nghiệp

8) Quản trị

chiến lược

nâng cao

Nắm và hiểu được những kiến thức chuyên sâu về

các vấn đề liên quan đến công tác quản trị chiến

lược trong doanh nghiệp như hoạch định, tổ chức

thực hiện và kiểm tra, đánh giá chiến lược

9) Phát triển

kỹ năng lãnh

đạo trong tổ

chức

Hiểu được những vai trò, chức năng của nhà lãnh

đạo trong tổ chức, các phong cách lãnh đạo, quyền

lực của nhà lãnh đạo và những thách thức của

người lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay

10) Kinh tế

vận tải hàng

không nâng

cao

Hiểu rõ những kiến thức và phương pháp phân tích

hoạt động vận tải hàng không dưới góc độ kinh tế,

làm kiến thức cho việc học tập các môn chuyên

ngành quản trị về hàng không và công tác quản lý

kinh tế trong ngành vận tải hàng không

11) Quản trị

hãng hàng

không nâng

cao

Hiểu rõ những kiến thức và phương pháp cơ bản về

công việc quản trị hãng hàng không để có thể xây

dựng dự án thành lập hãng hàng không và điều

hành các hoạt động của hãng hàng không

Các học phần tự chọn (chọn 7 trong 15 học phẩn)

12) Các lý

thuyết quản trị

hiện đại

Nhận thức được những học thuyết Quản trị hiện

đại phương Tây và những tư tưởng Quản trị

phương Đông; Hiểu rõ những nét căn bản của một

hệ thống lý thuyết Quản trị hiện đại trên nền tảng

hài hoà Đông - Tây và vận dụng được vào thực tế

công tác quản trị

13) Kỹ năng

ra quyết định

quản trị

Hiểu rõ các phương pháp phân tích các luồng

thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định, các mô

hình ra quyết định quản trị phổ biến trên thế giới và

vận dụng trong những tình huống cụ thể; Nắm rõ

các công cụ có thể sử dụng phục vụ cho việc ra

quyết định.

14) Thống kê Nắm được các phương pháp điều tra thống kê, thu

Page 220: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

219

trong quản trị thập thông tin sản xuất kinh doanh; Phương pháp

tính toán, phân tích và trình bày số liệu thống kê

phục vụ công việc QTKD

hàng không,

sân bay. Từ đó

vận dụng để

giải quyết các

vấn đề thực

tiễn

15) Đạo đức

kinh doanh và

văn hoá doanh

nghiệp trong

hội nhập quốc

tế

Nắm rõ các thành phần và các nguyên tắc hoạt

động của chương trình đạo đức kinh doanh, cấu

trúc, môi trường và các hành động trong văn hoá

doanh nghiệp; Hiểu rõ những ảnh hưởng của văn

hoá đến ý thức làm việc của người Việt và những

sự khác biệt cơ bản trong tư duy văn hoá phương

Đông, phương Tây trong hoạt động quản lý tổ chức

16) Quản trị

công ty

Nắm vững các kiến thức liên quan đến mối quan hệ

giữa cổ đông, Hội đồng quản trị, ban điều hành, ban

kiểm soát trong một công ty; Các chuẩn mực trong

công việc quản trị công ty và vận dụng vào điều kiện

Việt Nam

17) Quản trị

rủi ro

Nắm vững các phương pháp nhận dạng, phân tích

đo lường rủi ro, kiểm soát và những biện pháp hạn

chế rủi do trong kinh doanh để vận dụng nó trong

hoạt động QTKD

18) Kế toán

quản trị nâng

cao

Nắm vững được sự khác biệt giữa kế toán quản trị

và kế toán tài chính, các cách phân loại chi phí sản

xuất kinh doanh, các phương pháp xác định chi

phí, phân bổ chi phí và phân tích sự biến động của

các loại chi phí sản xuất kinh doanh; Nắm các

phương pháp phân tích được mối quan hệ giữa chi

phí - khối lượng -lợi nhuận và ứng dụng mối quan

hệ này trong việc ra các quyết định quản lý; Biết

cách lập và phân tích báo cáo kế toán quản trị.

19) Hệ thống

thông tin quản

Nắm vững những kiến thức và phương pháp xây

dựng, triển khai hệ thống thông tin quản trị và tác

động đến hoạt động, cơ cấu tổ chức của doanh

nghiệp; đồng thời có khả năng phân tích các khả

năng ứng dụng hệ thống thông tin quản trị trong

các hoạt động của doanh nghiệp ở cả 3 cấp: chiến

lược, chiến thuật và tác nghiệp

20) Quản trị

chất lượng

nâng cao

Nắm vững những kiến thức về chất lượng, quản lý

chất lượng và các nguyên tắc của quản lý chất

lượng; hiểu rõ được bản chất của một số hệ thống

Page 221: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

220

quản lý theo tiêu chuẩn và vận dụng nó vào quản lý

chất lượng trong các doanh nghiệp

21) Quan hệ

công chúng

Hiểu rõ vị trí của PR, những khái niệm và lý thuyết

nền tảng của PR, tiến trình quản trị PR và một số

công việc cụ thể của hoạt động PR. Từ đó có khả

năng vận dụng, giải quyết các hoạt động PR trong

các tổ chức (đơn vị kinh doanh và cơ quan nhà

nước)

22) Quản trị

marketing

nâng cao

Hiểu biết sâu về các lý thuyết marketing, công tác

phân tích môi trường, thị trường, định vị sản phẩm,

thiết lập chiến lược và các chính sách marketing

hỗn hợp, cũng như công tác tổ chức thực hiện các

hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

23) Marketing

hãng hàng

không nâng

cao

Hiểu sâu về những kiến thức về markeing trong các

doanh nghiệp của ngành hàng không nói chung và

công tác marketing của Hãng hàng không nói riêng

để vận dụng đưa ra các chính sách marketing cho

các hãng hàng không trong thực tiễn

24) Marketing

cảng hàng

không nâng

cao

Hiểu sâu về những kiến thức về markeing trong các

cảng hàng không để vận dụng đưa ra các chính

sách marketing cho các cảng hàng không trong

thực tiễn

25) Quản trị

thương mại

cảnghàng

không nâng

cao

Hiểu sâu về kiến thức cảng hàng không, các hoạt

động thương mại tại cảng hàng không, mô hình

hoạt động của cảng hàng không, các phương pháp

phân tích doanh thu, chi phí và hiệu quả hoạt động

thương mại cảng hàng không

26) Quản trị

logistic và

chuỗi cung

ứng

Hiểu được bản chất và vai trò của quản trị

Logistics trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt

động của doanh nghiệp; Nhìn nhận được sự cần

thiết và tầm quan trọng của việc quản trị Logistics

trong việc tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Page 222: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

221

- Tích hợp chuẩn đầu ra về kỹ năng của các học phần với chương trình

đào tạo được mô tả ở ma trận trong Bảng 25.

Bảng 25: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kỹ năng của các học phần với chương

trình đào tạo

Học phần Chuẩn đầu ra của các Học phần trong chương trình

đào tạo

Chuẩn đầu ra của

chương trình ĐT

Các học phần bắt buộc - Có kỹ năng

phân tích và dự

báo những thay

đổi của môi

trường để

hoạch định, tổ

chức thực hiện,

kiểm tra đánh

giá và ra quyết

định các hoạt

động quản trị

kinh doanh của

doanh nghiệp,

đặc biệt là hoạt

động của doanh

nghiệp hàng

không

- Có kỹ năng tự

học tập, thu

thập thông tin,

nghiên cứu

khoa học độc

lập và cập nhật

kiến thức mới

thuộc chuyên

ngành QTKD.

- Có kỹ năng

làm việc độc

lập, làm việc

theo nhóm; kỹ

năng lãnh đạo,

đàm phán và

1) Triết học

Có kỹ năng vận dụng những kiến thức triết học vào

trong thực tiễn hoạt động QTKD; Nâng cao kỹ

năng phân tích, truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm

và năng lực tự học.

2) Tiếng Anh

Đạt những kỹ năng ở trình độ B1 hoặc tương

đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu

Chung trở lên

3) Phương

pháp nghiên

cứu khoa học

Có kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, lựa chọn

phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân

tích dữ liệu để thực hiện các nghiên cứu khoa học

trong kinh doanh; Nâng cao kỹ năng viết báo cáo,

trình bày, thuyết trình, tự học và bảo vệ kết quả

nghiên cứu.

4) Kinh tế học

quản lý

Có kỹ năng phân tích các lý thuyết về cung cấu, giá

cả và hành vi của các doanh nghiệp trong các cấu

trúc thị trường để giải quyết một cách có khoa học

về các vấn đề thực tiễn trong kinh doanh và những

tình huống cụ thể; Nâng cao kỹ năng truyền đạt,

trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

5) Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

Có kỹ năng phân tích, đánh giá các báo cáo tài

chính, tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm

để phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến

quản trị tài chính trong doanh nghiệp; Nâng cao kỹ

năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng

lực tự học

6) Quản trị

nguồn nhân

lực nâng cao

Có kỹ năng trong việc phân tích, hoạch định chiến lược

nhân lực; tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, đãi ngộ

và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp; Nâng cao

kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng

lực tự học.

7) Quản trị sản Có khả năng phân tích, ứng dụng các phương pháp

Page 223: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

222

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

quản trị vào công tác quản trị sản xuất và tác

nghiệp của các doanh nghiệp như: thiết kế sản

phẩm/ dịch vụ, bố trí mặt bằng, hoạch định và lập

tiến độ sản xuất, quản lý tồn kho,… và quản trị sản

xuất theo dự án; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình

bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

điều hành các

hoạt động tại

đơn vị công

tác, đặc biệt là

hoạt động của

doanh nghiệp

hàng không.

- Có kỹ năng

viết báo cáo,

trình bày,

thuyết trình và

bảo vệ kết quả

nghiên cứu.

- Có khả năng sử

dụng ngoại ngữ

trong hoạt động

kinh doanh và

nghiên cứu

khoa học ở

trình độ B1

hoặc tương

đương cấp độ

B1 hoặc bậc

3/6 của Khung

Châu Âu

Chung trở lên

- Có khả năng

vận dụng thành

thạo tin học

ứng dụng trong

nghiên cứu

khoa học như

sử dụng tin học

văn phòng

(word, exell,

powpoint), sử

dụng phần

mềm SPSS,

VI W để

8) Quản trị

chiến lược

nâng cao

Có kỹ năng phân tích môi trường, xây dựng các ma

trận hoạch định các ma trận, chọn lựa chiến lược,

thực thi và kiểm tra, đánh giá chiến lược của doanh

nghiệp trong môi trường kinh doanh thay đổi và

toàn cầu; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày,

làm việc nhóm và năng lực tự học.

9) Phát triển

kỹ năng lãnh

đạo trong tổ

chức

Có kỹ năng phân tích thông tin và vận dụng kiến

thức để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp

trong từng tình huống; ng dụng lý thuyết để phát

triển các kỹ năng về đàm phán, thuyết phục, động

viên, huấn luyện, giao việc, ủy quyền nhân viên;

Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc

nhóm và năng lực tự học.

10) Kinh tế

vận tải hàng

không nâng

cao

Có kỹ năng phân tích và đánh giá môi trường, cung

cầu và dự báo thị trường vận tải hàng không để lập

kế hoạch vận chuyển hàng không và phân tích hiệu

quản kinh doanh vận chuyển hàng không; Nâng

cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và

năng lực tự học.

11) Quản trị

hãng hàng

không nâng

cao

Có kỹ năng phân tích, đánh giá, xây dựng và tổ

chức thực hiện các hoạt động quản trị của hàng

không như chiến lược, kế hoạch khai thác và vận

chuyển hàng không, phát triển đội tàu bay, chính

sách thương mại, khai thác, công tác tổ chức bộ

máy và phát triển nguồn nhân lực, công tác tài

chính của hãng hàng không Nâng cao kỹ năng

truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự

học.

Các học phần tự chọn (chọn 7 trong 15 học phẩn)

12) Các lý

thuyết quản trị

hiện đại

Có kỹ năng phân tích các lý thuyết quản trị, phân

tích tình huống và khả năng vận dụng lý thuyết vào

công tác quản trị doanh nghiệp phù hợp với thực

tiễn của Việt Nam; Nâng cao kỹ năng truyền đạt,

Page 224: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

223

trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học. phân tích các

dữ liệu trong

hoạt động

nghiên cứu

kinh doanh

13) Kỹ năng

ra quyết định

quản trị

Có các kỹ năng phân tích và định lượng thông tin,

công cụ ra quyết định; Có khả năng vận dụng lý

thuyết và mô hình ra quyết định vào việc ra các

quyết định quản trị phù hợp với thực tiễn môi

trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam;

Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc

nhóm và năng lực tự học.

14) Thống kê

trong quản trị

Có khả năng vận dụng các kiến thức về thống kế

phục vụ công việc phân tích tình hình kinh doanh,

dự báo các hiện tượng kinh tế xã hội tác động tới

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Nâng cao

kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng

lực tự học.

15) Đạo đức

kinh doanh và

văn hoá doanh

nghiệp trong

hội nhập quốc

tế

Có khả năng phân tích, vận dụng lý thuyết về đạo

đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp để xây

dựng và triển khai chương trình đạo đức kinh

doanh và văn hoá doanh nghiệp trong môi trường

hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; Nâng cao kỹ

năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng

lực tự học.

16) Quản trị

công ty

Có các kỹ năng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm

tra theo chức danh hội đồng quản trị, ban giám đốc,

ban kiểm soát…, cũng như vai trò của cổ động trong

hoạt động quản trị của công ty; Nâng cao kỹ năng

truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự

học.

17) Quản trị

rủi ro

Có khả năng phân tích, đo lường các rủi ro, thiết kế

được chương trình kiểm soát và tài trợ cho rủi ro

của doanh nghiệp; Nâng cao kỹ năng truyền đạt,

trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự học.

18) Kế toán

quản trị nâng

cao

Có khả năng vận dụng kiến thức của kế toán quản

trị trong việc ra các loại quyết định kinh doanh

ngắn hạn, quyết định đầu tư dài hạn - theo từng

trường hợp cụ thể; lập dự toán hoạt động hàng

năm; lập báo cáo kế toán quản trị; Nâng cao kỹ

năng làm việc nhóm và năng lực tự học.

19) Hệ thống

thông tin quản

Có kỹ năng thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh,

phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề về hệ

Page 225: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

224

lý thống thông tin và khả năng sử dụng kiến thức để

xây dựng, triển khai và quản lý hệ thống thông tin;

Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc

nhóm và năng lực tự học.

20) Quản trị

chất lượng

nâng cao

Có những kỹ năng và phương pháp nền tảng về

quản trị chất lượng trong tổ chức phục vụ công tác

quản trị trong các doanh nghiệp; Nâng cao kỹ năng

truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng lực tự

học.

21) Quan hệ

công chúng

Có những kỹ năng cần thiết khi giao tiếp với giới

truyền thông và sử dụng các công cụ của PR, có

khả năng áp dụng kiến thức về PR vào thực tiễn

trong các tổ chức, đơn vị kinh doanh; Nâng cao kỹ

năng truyền đạt, trình bày, làm việc nhóm và năng

lực tự học.

22) Quản trị

marketing

nâng cao

Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để

phân tích thị trường, khách hàng, hình thành chiến

lược và đề ra các chính sách marketing của doanh

nghiệp; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm

việc nhóm và năng lực tự học.

23) Marketing

hãng hàng

không nâng

cao

Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để

phân tích thị trường, khách hàng, hình thành chiến

lược và đề ra các chính sách marketing của hãng

hàng không; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày,

làm việc nhóm và năng lực tự học.

24) Marketing

cảng hàng

không nâng

cao

Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để

phân tích thị trường, khách hàng, hình thành chiến

lược và đề ra các chính sách marketing của cảng

hàng không; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày,

làm việc nhóm và năng lực tự học.

25) Quản trị

thương mại

cảnghàng

không nâng

cao

Có khả năng hình thành các kỹ năng nâng cao để

phân tích hoạt động thương mại tại cảng hàng

không như: thị trường, khách hàng, doanh thu, chi

phí và hiệu quả hoạt động thương mại cảng hàng

không; Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm

việc nhóm và năng lực tự học.

Page 226: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

225

26) Quản trị

logistic và

chuỗi cung

ứng

Có khả năng phân tích, đánh giá nhà cung cấp, hệ

thống kho bãi, xây dựng bài toàn phân phối, vận

chuyển, kế hoạch sản xuất, vận tải hàng hóa tối ưu;

Nâng cao kỹ năng truyền đạt, trình bày, làm việc

nhóm và năng lực tự học.

- Tích hợp chuẩn đầu ra về thái độ của các học phần với chương trình

đào tạo được mô tả ở ma trận trong Bảng 26.

Bảng 26: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về thái độ của các học phần với chương

trình đào tạo

Học phần Chuẩn đầu ra của các Học phần trong chương

trình đào tạo

Chuẩn đầu ra của

chương trình ĐT

Các học phần bắt buộc - Có thái độ

chính trị, ý

thức công dân

và ý thức cộng

đồng trong

hành vi và các

ứng xử trong

công việc.

- Có Phẩm chất

đạo đức, đạo

đức nghề

nghiệp, ý

thức trách

nhiệm công

dân, hiểu biết,

sống và làm

việc theo pháp

luật theo các

tiêu chuẩn của

Quyết định số

50/2007/QĐ-

BGD&ĐT của

Bộ giáo dục và

đào tạo.

- Có ý thức tham

gia các công

1) Triết học

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

2) Tiếng Anh

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

3) Phương

pháp nghiên

cứu khoa học

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

4) Kinh tế học

quản lý

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

5) Quản trị tài

chính doanh

nghiệp nâng

cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

Page 227: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

226

6) Quản trị

nguồn nhân

lực nâng cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

tác xã hội, đoàn

thể; tổ chức kỷ

luật lao động,

trách nhiệm

nghề nghiệp,

biết nhận và

hoàn thành

nhiệm vụ tập

thể giao.

- Có tinh thần

học hỏi, có ý

chí không

ngừng nâng

cao kiến thức

và rèn luyện

bản thân

7) Quản trị sản

xuất và tác

nghiệp trong

chuỗi giá trị

toàn cầu

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

8) Quản trị

chiến lược

nâng cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

9) Phát triển

kỹ năng lãnh

đạo trong tổ

chức

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

10) Kinh tế

vận tải hàng

không nâng

cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

11) Quản trị

hãng hàng

không nâng

cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

Các học phần tự chọn (chọn 7 trong 15 học phẩn)

12) Các lý

thuyết quản trị

hiện đại

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

13) Kỹ năng

ra quyết định

quản trị

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

Page 228: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

227

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

14) Thống kê

trong quản trị

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

15) Đạo đức

kinh doanh và

văn hoá doanh

nghiệp trong

hội nhập quốc

tế

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

16) Quản trị

công ty

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

17) Quản trị

rủi ro

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

18) Kế toán

quản trị nâng

cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

19) Hệ thống

thông tin quản

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

20) Quản trị

chất lượng

nâng cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

21) Quan hệ Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

Page 229: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

228

công chúng tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

22) Quản trị

marketing

nâng cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

23) Marketing

hãng hàng

không nâng

cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

24) Marketing

cảng hàng

không nâng

cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu

25) Quản trị

thương mại

cảnghàng

không nâng

cao

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu.

26) Quản trị

logistic và

chuỗi cung

ứng

Có thái độ tích cực trong việc học tập, thấy được

tầm quan trọng của học phần và những giá trị

đích thực cần đạt được; Nghiêm túc trong học

tập, nâng cao ý thức độc lập trong tự học, tự

nghiên cứu.

Thủ trưởng cơ sở thẩm định

chương trình đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Đã ký

Hiệu trưởng

GS. TS. Nguyễn Đông Phong

Thủ trưởng cơ sở đào tạo đề nghị

cho phép đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Đã ký

Giám đốc

PGS.TS. Dương Cao Thái Nguyên

Page 230: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

229

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1) Bộ GD&ĐT, Cho phép Học viện HKVN được đào tạo ngành QTKD

bậc đại học, Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày 29/1/2007.

2) Bộ GD&ĐT, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, Thông tư số

15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014.

3) Bộ GD&ĐT, Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo,

đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên

ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày

22/12/2010.

4) Bộ GTVT, Phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 của Học viện HKVN, Quyết định 1258/QĐ-BGTVT ngày

8/4/2014.

5) Bộ GTVT, Phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực

ngành Hàng không đến năm 2020”, Quyết định số 4375/QĐ-BGTVT ngày

27/12/2013.

6) Bộ trưởng Bộ GTVT, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện HKVN, Quyết định số 2321/QĐ-BGTVT

ngày 30/10/2006.

7) Quốc hội, Luật giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13 ngày

18/6/2012.

8) Thủ tướng Chính phủ, Điều lệ Trường đại học, Quyết định số

70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014.

Trang Web

9) http://gs.ctu.edu.vn/?wpfb_dl=195

10) http://sdh.ftu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&i

d=209:chng-trinh-ao-to-thc-s-chuyen-nganh-qun-tr-kinh-doanh&catid=48:sau-i-

hc&Itemid=116

11) http://ueb.edu.vn/Sub/22/newscategory/621/canbiet.htm

12) http://www.hce.edu.vn/?cat_id=92&id=57

13) http://www.hutech.edu.vn/phongqlkh#

Page 231: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

230

14) http://www.hutech.edu.vn/quocte/dai-hoc-mo-malaysia/chuong-trinh-

dao-tao/thac-sy-quan-tri-kinh-doanh

15) http://www.ou.edu.vn/sdh/Pages/chuong-trinh-dao-tao-QTKD.aspx

16) http://www.ueh.edu.vn/news.aspx?id=538&tl=chuong-trinh-dao-

tao-sau-dai-hoc

17) http://www.uel.edu.vn/ArticleId/a5140226-a5d6-4267-bf3d-

e9ac41a739b0/nganh-quan-tri-kinh-doanh

Page 232: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

231

Phụ lục 1

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

QTKD ĐÃ THAM KHẢO

1) Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh

1.1) QTKD đào tạo theo hướng nghiên cứu

Page 233: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

232

Nguồn: http://www.ueh.edu.vn/news.aspx?id=538&tl=chuong-trinh-dao-tao-sau-

dai-hoc

1.2) QTKD đào tạo theo hướng nghề nghiệp ứng dụng

Nguồn: http://www.ueh.edu.vn/news.aspx?id=538&tl=chuong-trinh-dao-tao-

sau-dai-hoc

Page 234: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

233

2) Đại học Ngoại thương

2.1) Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung:

Đào tạo những người có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực

chuyên môn sâu về quản trị kinh doanh đặc biệt là quản trị kinh doanh quốc tế,

thông thạo tiếng Anh trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quốc tế, có kỹ năng

thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các lĩnh vực

quản trị kinh doanh quốc tế trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá nền

kinh tế thế giới.

Mục tiêu cụ thể:

Về phẩm chất chính trị:

- Có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững những nguyên lý cơ

bản của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và

chính sách, pháp luật Nhà Nước, hình thành một thái độ tốt đối với cộng đồng,

biết yêu các giá trị của cuộc sống, yêu tổ quốc; có tinh thần trách nhiệm cao đối

với công việc và cuộc sống; hình thành đạo đức nghề nghiệp.

Về năng lực:

- Đảm nhận được trọng trách về quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh

quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt

động trong môi trường kinh doanh của Việt Nam và quốc tế.

- Nghiên cứu, hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh quốc tế ở

các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước và tham gia lập dự án, thẩm

định các dự án kinh doanh quốc tế của các tổ chức kinh tế quốc tế.

- Có thể tiếp tục nghiên cứu để giảng dạy chuyên sâu về quản trị kinh

doanh và quản trị kinh doanh quốc tế ở bậc đại học.

- Tiếp tục tham gia đào tạo ở bậc tiến sĩ ở trong và ngoài nước về

chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế.

Về kiến thức:

- Mở rộng, nâng cao và cập nhật cho học viên các kiến thức cơ sở đã

được giảng dạy ở bậc đại học về quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh

quốc tế.

- Trang bị mới theo hướng chuyên sâu cho học viên một lượng kiến thức

chuyên ngành cần thiết, đặc biệt kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Page 235: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

234

Trong đó dành một thời lượng hợp lý để học viên giải quyết những bài tập tình

huống và các vấn đề thực tiễn của các doanh nghiệp.

Về kỹ năng:

- Nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề

về kinh doanh và quản lý, đặc biệt là những vấn đề về quản trị doanh nghiệp

trong môi trường kinh doanh quốc tế.

- Phát triển kỹ năng nghiên cứu độc lập của học viên đối với các vấn đề

kinh doanh và quản lý đồng thời nâng cao kỹ năng ứng dụng, để giải quyết các

vấn đề thực tiễn.

- Trang bị kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành.

2.2) Nội dung chương trình

Mã môn học

Tên môn học

Số

tín

chỉ

Số giờ tín chỉ

Giờ lên lớp Tự học,

tiểu

luận,

bài tập

lớn

Bằng

chữ

Bằng

số

thuyết

Bài tập,

Thảo

luận

Phần 1: Kiến thức chung

(General Knowledge) 7

TRI 602 Triết học

(Philosophy) 3 30

60

TAN 601 Tiếng Anh

(English) 4 30 30 60

Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên

ngành (Core and Professional

Knowledge) 33

I Nhóm các môn cơ sở ngành

(Basic courses) 12

I.1 Nhóm các môn bắt buộc

(Core courses) 6

QTR 616

Quản trị chiến lược kinh doanh

quốc tế (International Strategic

Management)

3 30

60

KET 601 Kế toán quản trị

(Managerial Accounting) 3 30

60

I.2 Nhóm các môn tự chọn - chọn 2

trong số 6 môn (Electives) 6

PPH 601 Phương pháp NCKH và GD ĐH

(Research and Teaching 3 30

60

Page 236: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

235

Mã môn học Tên môn học Số

tín

chỉ

Số giờ tín chỉ

Methodologies for Higher

Education)

QTR 615

Hệ thống thông tin và xử lý thông

tin kinh tế

(Information System and Economic

data analysis)

3 30

60

KET 602 Kế toán tài chính

(Financial Accounting) 3 30

60

KDO 605 Kinh doanh quốc tế

(International Business) 3 30

60

KTE 604 Kinh tế học quản lý

(Managerial Economics) 3 30

60

KTE 609 Kinh tế lượng

(Econometrics) 3 30 60

II Nhóm các môn chuyên ngành

(Professional courses) 21

II.1 Nhóm các môn bắt buộc (Core

Courses) 12

MKT 602

Quản trị Marketing quốc tế

(International Marketing

Management)

3 30

60

QTR 612

Quản trị tài chính doanh nghiệp

(Corporate Financial

Management)

3 30

60

QTR 602 Quản trị tác nghiệp

(Operations Management) 3 30

60

PLU 602 Pháp luật kinh doanh quốc tế

(International Business Law) 3 30

60

II.2 Nhóm các môn tự chọn - chọn 3

trong số 9 môn (Electives) 9

QTR 603 Quản trị dự án

(Project Management) 3 30

60

QTR 610 Hành vi tổ chức

(Organizational Behavior) 3 30

60

PLU 601 Pháp luật doanh nghiệp

(Corporate Law) 3 30

60

QTR 606 Kỹ năng lãnh đạo

(Leadership Skills) 3 30

60

QTR 608 Quản trị rủi ro

(Risk Management) 3 30

60

TMA 606 Thuế trong kinh doanh quốc tế

(Taxes in International Business) 3 30

60

Page 237: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

236

Mã môn học Tên môn học Số

tín

chỉ

Số giờ tín chỉ

PLU 604

Giải quyết tranh chấp trong KDQT

(Dispute Settlement in

International Business)

3 30

60

TMA 602 Đàm phán quốc tế

(International Negotiations) 3 30

60

DTU 603 Thị trường chứng khoán

(Stock Market) 3 30

60

Phần 3: Luận văn thạc sỹ (Thesis) 10

Tổng cộng (Total number of

credits) 50

Nguồn: http://sdh.ftu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=

article&id=209:chng-trinh-ao-to-thc-s-chuyen-nganh-qun-tr-kinh-

doanh&catid=48:sau-i-hc&Itemid=116

Page 238: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

237

3) Đại học mở TP. Hồ Chí Minh

3.1) Mục tiêu đào tạo

Phát triển kiến thức và những kỹ năng cần có để trở thành một nhà

quản trị năng động và thành đạt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và tòan

cầu hóa, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm đối với xã hội.

Xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để tiếp tục tự đào tạo,

phát triển năng lực cá nhân và nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi của

môi trường làm việc.

3.2) Cấu trúc chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng từ 51 tín chỉ.

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực

hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ viết

tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp

thu được một tín chỉ häc viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Các môn học chiếm khoảng 80% thời lượng chương trình đào tạo trình

độ thạc sĩ, bao gồm: phần kiến thức chung (môn Triết học và môn tiếng Anh) và

phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

Mỗi môn học đều có đề cương, bài giảng và tài liệu tham khảo.

Học viên tự học môn ngoại ngữ để đạt yêu cầu khi tốt nghiệp.

Luận văn thạc sĩ, chiếm khoảng 20% thời lượng chương trình đào tạo.

Đề tài luận văn thạc sĩ là một chuyên đề khoa học, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể

do trường giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và

được Hội đồng khoa học và đào tạo của trường chấp thuận.

Chương trình đào tạo:

STT Mã môn học Tên môn học Số tín

chỉ (TC)

PHẦN 1: KIẾN THỨC CHUNG 08

01 QT TH 401 Triết học 04

02 QT TA 402 Tiếng Anh (trình độ TO FL 450) 04

PHẦN 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ 12

03 QT KT 403 Kinh tế học quản lý (vĩ mô & vi mô) 04

04 QT LK 404 Luật kinh doanh & môi trường kinh doanh 02

05 QT TK 405 Phân tích định lượng 02

06 QT KT 406 Nguyên lý kế toán 02

Page 239: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

238

07 QT ĐL 407 Phương pháp nghiên cứu khoa học 02

PHẦN 4: KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (bắt buộc) 16

08 QT DA 408 Quản trị dự án 02

09 QT CL 409 Quản trị chiến lược 02

10 QT TD 410 Quản trị thay đổi 02

11 QT VH 411 Quản trị vận hành 02

12 QT QM 412 Quản trị marketing 02

13 QT TC 413 Quản trị tài chính 02

14 QT NL 414 Quản trị nguồn nhân lực 02

15 QT CĐ 415 Phát triển kỹ năng quản lí 02

Báo cáo chuyên đề (3-6 buổi)

PHẦN 4: KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (tự chọn) 06

(chọn 3 môn trong các môn sau)

1. Chuyên ngành: kinh doanh quốc tế

15 QT ĐQ 414 Quản trị tài chính công ty đa quốc gia 02

16 QT MQ 415 Marketing quốc tế 02

17 QT QT 416 Quản trị kinh doanh quốc tế 02

18 QT VN 417 Kinh tế Việt Nam 02

2. Chuyên ngành: Thương mại - dịch vụ

18 QT VN 417 Kinh tế Việt Nam 02

19 QT MQ 418 Thương mại điện tử 02

20 QT CC 419 Quản trị chuỗi cung ứng 02

20 QT ĐĐ 420 Quản trị mối quan hệ khách hàng 02

21 QT NQ 421 Nhượng quyền (Franchise) 02

22 QT DV 422 Dịch vụ khách hàng 02

3. Chuyên ngành: Quản Trị nhân sự

22 QT TD 423 Tuyển dụng & huấn luyện nhân sự 02

23 QT ĐV 424 Quản trị thực hiện, khen thưởng & động viên 02

24 QTNNL 425 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 02

PHẦN 5: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 10

23 QT LV 551 Luận văn tốt nghiệp 10

TỔNG CỘNG 52

Ghi chú: Học viên tự học môn Anh văn và nộp chứng chỉ hoặc tham gia kỳ

kiểm tra đầu ra trình độ tương đương.

Nguồn: http://www.ou.edu.vn/sdh/Pages/chuong-trinh-dao-tao-QTKD.aspx

Page 240: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

239

4) Đại học kinh tế luật – Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

4.1) Phần học chung

Các môn học qui định chung dành cho cả hai phương thức không viết

luận văn và có viết luận văn, bao gồm 38 tín chỉ, được phân bổ như sau:

Mã môn

học Tên môn học

(Ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Khối lượng tín chỉ

Ghi

chú Phần

chữ

Phần

số

Tổng

số

thuyế

t

Thảo

luận

Học

kỳ

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG 5 3 2

THCH 01 Triết học (Philosophy) 5

NNCH 01 Ngoại ngữ (Foreign Language)

II. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH

II.1. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ

NGÀNH 15

II.1.1.CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC 9

NCCH 01 Phương pháp nghiên cứu khoa học

(Methods of science research) 3 2 1

KTCH 01 Kinh tế học quản lý

(Managerial Economics) 3 2 1

KTCH 02 Kinh tế lượng ứng dụng

(Econometrics) 3 2 1

II.1.2.CÁC HỌC PHẦN TỰ CHỌN 6/12

QTCH 01

Các lý thuyết quản trị kinh doanh

hiện đại (Modern management

theories)

3 2 1

QTCH 02 ng xử của tổ chức (Organization

Behaviour) 3 2 1

QTCH 03 Mô hình kinh doanh qua mạng

Internet (Internet Business Models) 3 1,5 1,5

QTCH 04

Toàn cầu hoá và quản trị kinh

doanh toàn cầu (Globalization and

Managing Global Business)

3 2 1

II.2.KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN

NGÀNH 18

II.2.1.PHẦN KIẾN THỨC BẮT

BUỘC 12

QTCH 05

Quản trị tài chính doanh nghiệp

nâng cao (Advanced Corporate

Finance Management)

3 2 1

QTCH 06 Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh 3 2 1

Page 241: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

240

nghiệp (Intellectual Property

Management)

QTCH 07

Quản trị nhân sự nâng cao

(Advanced Human Resources

Management)

3 2 1

QTCH 08 Quản trị chiến lược nâng cao

(Advanced Strategic Management) 3 2 1

II.2.2.PHẦN KIẾN THỨC TỰ CHỌN 6/12

QTCH 09

Quản trị Marketing nâng cao

(Advanced Marketing

Management)

3 2 1

TMC 01 Luật kinh doanh nâng cao

(Advanced Business Law) 3 2 1

QTCH 10

Phân tích và quản trị dự án đầu tư

(Investment Management and

Analysis)

3 2 1

QTCH 11

Kế toán quản trị nâng cao

(Advanced Managerial

Accounting)

3 1,5 1,5

Tổng cộng: 38

4.2) Viết luận văn hoặc học phần thay thế

Học viên theo phương thức II, sau khi đã tích lũy đủ 38 tín chỉ, sẽ viết

luận văn ở học kỳ cuối, tương đương 12 tín chỉ, và không phải học thêm bất kỳ

môn học nào khác.

Các môn học thay thế luận văn dành cho các học viên theo phương thức I,

với thời lượng 12 tín chỉ, được phân bổ như sau:

Mã môn

học Tên môn học

(Ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Khối lượng tín chỉ

Ghi

chú Phần

chữ

Phần

số

Tổng

số

thuy

ết

Thảo

luận

Học

kỳ

QTCH 12 Dự án theo nhóm

(Team Project) 3 - 3

QTCH 13

Chuyên đề quản trị nhân sự ở C.ty

đa quốc gia (Special topics in

Human resources management in

Multinational Corporations)

3 1 2

QTCH 14 Chuyên đề quản trị tài chính ở C.ty

đa quốc gia (Special topics 3 1 2

Page 242: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

241

financial Management in

Multinational Corporations)

QTCH 15

Chuyên đề Quản trị marketing toàn

cầu (Special topics in marketing

management)

3 1 2

Tổng cộng: 12

Nguồn: http://www.uel.edu.vn/ArticleId/a5140226-a5d6-4267-bf3d-

e9ac41a739b0/nganh-quan-tri-kinh-doanh

Page 243: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

242

5) Trường đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà nội

Chương trình đào tạo tạo chuyên ngành QTKD theo định hướng thực

hành

TT Mã môn

học Tên môn học

(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ:

TS (LL/

ThH/TH)

Số tiết học:

TS (LL/

ThH/TH) (1) (2) (3) (4) (5) (6)

I Khối kiến thức chung 11

1 SGS 5001 Triết học

(Philosophy) 4

60

(60/0/0)

180

(60/0/120)

2 SGS 5002 Ngoại ngữ chung

(Foreign language for general purposes) 4

60

(30/30/0)

180

(30/60/90)

3 SGS 5003 Ngoại ngữ chuyên ngành

(Foreign language for specific purposes) 3

45

(15/15/15)

135

(15/30/90)

II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 38

II.1. Các môn học bắt buộc 29

4 BSA 6001 Các l‎ý thuyết quản trị hiện đại

(Modern management theories) 3

45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

5 BSA 6002 Kinh tế học quản l‎ý

(Managerial Economics) 3

45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

6 BSA 6003

Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao

(Advanced Corporate Finance

Management)

3 45

(20/25/0)

135

(20/50/65)

7 BSA 6004 Quản trị chiến lược nâng cao

(Advanced Strategic Management) 3

45

(20/25/0)

135

(20/50/65)

8 BSA 6005 Quản trị Marketing nâng cao

(Advanced Marketing Management) 3

45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

9 BSA 6015

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh

nghiệp trong hội nhập quốc tế

(Business Ethics and Corporate Culture

in International Integration)

3 45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

10 BSA 6016

Quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh

toàn cầu hóa

(Human Resource Management in

Globalization Context)

3 45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

11 BSA 6018 Lãnh đạo trong tổ chức

(Leadership in Organizations) 3

45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

12 BSA 6017

Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong

chuỗi giá trị toàn cầu

(Production and Operation Management

in Global Value Chains)

3

45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

13 BSA 6019 Ra quyết định quản trị

(Managerial Decision Making) 2

30

(20/10/0)

90

(20/20/50)

Page 244: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

243

TT Mã môn

học Tên môn học

(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ:

TS (LL/

ThH/TH)

Số tiết học:

TS (LL/

ThH/TH) (1) (2) (3) (4) (5) (6)

II.2. Các môn học lựa chọn 9/27

14 BSA 6020 Thống kê trong quản trị

(Managerial Statistics) 3

45

(20/20/5)

135

(20/40/75)

15 BSA 6021 Quản trị công ty

(Corporate Governance) 3

45

(15/15/15)

135

(15/30/90)

16 BSA 6008 Các thị trường và định chế tài chính

(Financial Institutions and Markets) 3

45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

17 BSA 6022 Quản trị tài chính quốc tế

(International Finance Management) 3

45

(30/15/0)

135

(30/30/75)

18 BSA 6023

Lãnh đạo cá nhân trong thế kỷ 21

(Personal Leadership for the 21st

Century)

2 30

(20/10/0)

90

(20/20/50)

19 BSA 6011 Kế toán quản trị nâng cao

(Advanced Managerial Accounting) 3

45

(15/15/15)

135

(15/30/90)

20 BSA 6024 Chiến lược cạnh tranh

(Competitive Strategy) 3

45

(15/15/15)

135

(15/30/90)

21 BSA 6025 Quan hệ công chúng

(Public Relation) 2 30 (20/10/0)

90

(20/20/50)

22 BSA 6026 Quản trị rủi ro

(Risk Management) 3

45

(15/15/15)

135

(15/30/90)

23 BSA 6014 Chuyên đề quản trị kinh doanh

(Special topic in business administration) 2

30

(0/30/0)

90

(0/60/30)

III Tiểu luận (Essay) 6

Tổng cộng 55

Nguồn: http://ueb.edu.vn/Sub/22/newscategory/621/canbiet.htm

Page 245: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

244

6) Trường đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

Page 246: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

245

Nguồn: http://www.hutech.edu.vn/phongqlkh#

Page 247: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

246

7) Trường đại học Cần thơ

Nguồn: http://gs.ctu.edu.vn/?wpfb_dl=195

Page 248: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

247

8) Đại học kinh tế - Đại học Huế

8.1) Chương trình theo định hướng nghiên cứu

Page 249: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

248

Nguồn: http://www.hce.edu.vn/?cat_id=92&id=57

Page 250: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

249

8.2) Chương trình theo định hướng ứng dụng

Page 251: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

250

Nguồn: http://www.hce.edu.vn/?cat_id=92&id=57

Page 252: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

251

9) Đại học mở Malaysia (OUM) theo giấy phép số 3196/QĐ-BGDĐT

MÔN HỌC TÍN CHỈ

1. Managerial Economics 3

2. Organization and Business Management 3

3. Accounting for Business Decision Making 3

4. Marketing Management 3

5. Managerial Finance 3

6. Business Law 3

7. Business research Methods 3

8. Information Technology for Managers 3

9. Strategic Management 3

10. Marketing Strategy 3

11. Corporate Finance 3

12. Human Resource Management 3

13. Entrepreneurship 3

14. New Venture Development 3

15. Master’s Project 3

Nguồn: http://www.hutech.edu.vn/quocte/dai-hoc-mo-malaysia/chuong-trinh-

dao-tao/thac-sy-quan-tri-kinh-doanh

Page 253: ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ …vaa.edu.vn/wp-content/uploads/2015/08/De-an-mo... · Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo

252

Phụ lục 2

CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CHỨNG K M TH O

1) Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày 29/1/2007 của Bộ GD&ĐT cho

phép đào tạo trình độ đại học ngành QTKD.

2) Biên bản thông qua hồ sơ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Học

viện HKVN.

3) Biên bản kiểm tra thực tế các điều kiện về đội ngũ giảng viên, trang

thiết bị, thư viện của sở giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh.

4) Biên bản thẩm định chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của Hội đồng

thẩm định chương trình đào tạo (Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh).

5) Các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên liên quan đến ngành

hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo do cơ sở đào tạo thực hiện (kèm

theo bản liệt kê có bản sao quyết định, bản sao biên bản nghiệm thu)

6) Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn và số lượng học viên có thể tiếp

nhận

7) Các công trình công bố của cán bộ cơ hữu thuộc ngành hoặc chuyên

ngành đề nghị cho phép đào tạo của cơ sở đào tạo trong 5 năm trở lại đây (kèm

theo bản liệt kê có bản sao trang bìa tạp chí, trang phụ lục, trang đầu và trang

cuối của công trình công bố)

8) Dự thảo quy chế đào tạo (quy định về tuyển sinh, quy định về tổ chức

và quản lý đào tạo trình độ đào tạo thạc sĩ của Học viện HKVN.

9) Lý lịch khoa học của đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Học viện

HKVN.