đE cuong thiet bị phu b3

7
Công ty Thủy điện Ialy TLĐT Phần I ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT Câu 1. Khối lượng công việc sửa chữa thí nghiệm hiệu chỉnh mạch điều khiển. Câu 2. Nguyên lý làm việc của một mạch tự động đóng nguồn dự phòng (TĐD) trong nhà máy. Câu 3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơle điện áp loại điện từ. Câu 4. Các bước tiến hành kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh rơle trung gian PЗΠ15 - 620. Câu 5. Các bước tiến hành kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh aptomat AΠ50Б– 2MT3.1. Câu 6. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B12 (Trạm bơm 284)? Câu 7. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động của Bơm B13 (Trạm bơm 284)? Câu 8. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B10 (Trạm bơm 284). Câu 9. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động của Bơm B11 (Trạm bơm 284). Câu 10. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B24 (Trạm bơm 323). Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 1/7

Transcript of đE cuong thiet bị phu b3

Page 1: đE cuong thiet bị phu b3

Công ty Thủy điện Ialy TLĐT

Phần IĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT

Câu 1. Khối lượng công việc sửa chữa thí nghiệm hiệu chỉnh mạch điều khiển.

Câu 2. Nguyên lý làm việc của một mạch tự động đóng nguồn dự phòng (TĐD) trong nhà máy.

Câu 3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơle điện áp loại điện từ.

Câu 4. Các bước tiến hành kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh rơle trung gian PЗΠ15 - 620.

Câu 5. Các bước tiến hành kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh aptomat AΠ50Б– 2MT3.1.

Câu 6. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B12 (Trạm bơm ∇284)?

Câu 7. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động của Bơm B13 (Trạm bơm ∇284)?

Câu 8. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B10 (Trạm bơm ∇284).

Câu 9. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động của Bơm B11 (Trạm bơm ∇284).

Câu 10. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B24 (Trạm bơm ∇323).

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 1/7

Page 2: đE cuong thiet bị phu b3

Công ty Thủy điện Ialy TLĐT

Phần IIĐÁP ÁN LÝ THUYẾT

Câu 1. Khối lượng công việc sửa chữa thí nghiệm hiệu chỉnh mạch điều khiển.

1. Công tác chuẩn bị: 1.1. Tài liệu kỹ thuật:

- Sơ đồ nguyên lý hoàn công từng hạng mục, thiết bị.- Sơ đồ đấu nối hoàn công từng hạng mục, thiết bị.- Thuyết minh kỹ thuật từng hạng mục, thiết bị.- Các tài liệu liên quan đến các hệ thống khác.

1.2. Dụng cụ thiết bị thí nghiệm:- Mêgômet 500V.- Bộ tạo dòng, áp.- Đồng hồ vạn năng.- Tuốc nơ vit dẹp, 4 chấu.- Kìm cắt, kìm mỏ nhọn.- Càlê các loại.

2. Tiến hành công việc:- Vệ sinh tủ bảng, thiết bị rời trong mạch điều khiển, hàng kẹp, cáp điều

khiển, cáp lực. - Kiểm tra các đầu dây vào ra, các cuộn dây, các tiếp điểm ở hàng kẹp

và thiết bị rời. Khi kiểm tra xong phải đánh dấu tương ứng. - Kiểm tra mạch điều khiển, mạch tín hiệu, mạch bảo vệ theo thứ tự

từng mạch ở sơ đồ nguyên lý. - Kiểm tra sự tương ứng về kí hiệu của tất cả các phần tử giữa sơ đồ

nguyên lý và sơ đồ lắp ráp.- Kiểm tra hàng kẹp dây, khoá chuyển mạch, nút ấn, áptomát, khởi động

từ, đèn tín hiệu.2.1. Kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị rời:

- Kiểm tra sự nguyên vẹn của các thiết bị bằng cách quan sát bên ngoài: Vỏ, cặp chì,...

- Mở nắp, vệ sinh sạch sẽ bên trong, kiểm tra độ sạch của các tiếp điểm, kiểm tra phần động phải được xê dịch một cách tự do, không sát và vênh.

- Đo điện trở một chiều của cuộn dây.- Đo điện trở cách điện các phần dẫn điện so với vỏ và giữa các mạch

riêng biệt.- Lấy giá trị tác động và giá trị trở về (dòng điện, điện áp…).- Lấy giá trị thời gian tác động và thời gian trở về (nếu là rơ le thời

gian).- Kiểm tra sự làm việc của con bài chỉ thị (nếu là rơ le tín hiệu).- Nếu thiết bị nào đó không đạt thì tiến hành hiệu chỉnh. Nếu không

hiệu chỉnh được thì thay thế.

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 2/7

Page 3: đE cuong thiet bị phu b3

Công ty Thủy điện Ialy TLĐT

2.2. Thí nghiệm tổng mạch:Kiểm tra logic của mạch điều khiển ở chế độ không điện bằng đồng hồ

vạn năng. Sau khi đã đúng với logic của mạch điều khiển ta tiến hành đóng điện cho mạch điều khiển và thử các mạch theo sơ đồ nguyên lý.

Viết biên bản xác nhận hư hỏng và thay thế thiết bị, biên bản thí nghiệm. Cuối cùng đăng ký đưa thiết bị vào vận hành theo phương thức.

Câu 2. Nguyên lý làm việc của một mạch tự động đóng nguồn dự phòng (TĐD) trong nhà máy.

- Khi nguồn chính mất thì rơ le KL1, khởi động từ 1KM1 mất nguồn trở về dẫn đến khởi động từ 2KM1 có nguồn khép tiếp điểm cấp nguồn dự phòng cho phụ tải.

- Trường hợp nguồn chính và nguồn dự phòng đều có, nhưng khởi động từ 1KM1 không làm việc thì sau một thời gian đặt của rơ le KSV1, rơ le sẽ khép tiếp điểm 9 – 11 cấp nguồn cho khởi động từ 2KM1 tác động đóng nguồn dự phòng cho phụ tải.

- Ngoài ra khoá SA1 có nhiệm vụ thử chế độ làm việc của mạch TĐD. Xoay khoá SA1 sang vị trí “0” dẫn đến rơ le KL1 và khởi động từ 1KM1 mất nguồn trở về. Khởi động từ 2KM1 được cấp nguồn tác động đóng nguồn dự phòng cho phụ tải. Khi thả khoá SA1 (khoá tự trở về) thì rơ le KL1 có nguồn tác động mở mạch cấp nguồn cho 2KM1, 2KM1 trở về và 1KM1 kín mạch tác động đóng nguồn chính cho phụ tải.

Câu 3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơle điện áp loại điện từ.

1. Cấu tạo:- Cuộn dây điện áp có số vòng dây W (1).- Lõi thép (2).- Lò xo (3).- Tiếp điểm (4).- Thanh thép động (5).

2. Nguyên lý làm việc:- Khi ta đặt điện áp vào cuộn dây quấn trên lõi thép, khi đó nó trở thành

một nam châm điện có xu hướng hút thanh động 5 xuống. Nhưng với điện áp làm việc bình thường thì người ta chỉnh định sao cho lực từ F1 = W.I sinh ra nhỏ hơn lực kéo của lò xo F2 (F1 < F2) vì vậy hệ thống tiếp điểm không khép được.

- Khi có hiện tượng điện áp vượt quá trị số chỉnh định của rơle thì lúc đó lực từ của nam châm điện sẽ thắng lực kéo của lò xo (F1 > F2) vì vậy hệ thống tiếp điểm khép lại.

- Dựa vào nguyên lý làm việc trên, người ta chế tạo các rơle điện áp để bảo vệ các tình trạng làm việc không bình thường của mạng điện.

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 3/7

F1

F2

U 1

2

3

45

Page 4: đE cuong thiet bị phu b3

Công ty Thủy điện Ialy TLĐT

3. Hệ số trở về của rơle:- Quan hệ giữa trị số điện áp khởi động UKĐ và điện áp trở về UTV

được đặc trưng bằng hệ số trở về KV: KV = UTV/UKĐ ⇒ UTV = KV*UKĐ

- Hệ số trở về KV của rơle phụ thuộc vào tính chất cấu tạo của rơle. Thực tế KV < 1.

Câu 4. Các bước tiến hành kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh rơle trung gian PЗΠ15 - 620.

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle.- Tách tất cả các mạch đầu vào, đầu ra của rơle.- Mở nắp rơle, kiểm tra độ kín của nắp rơle (nếu rơle có nắp).- Vệ sinh sạch sẽ bên trong (nếu rơle có nắp) và bên ngoài rơle.- Kiểm tra phần cơ khí, các ốc vít, sự gỉ sét.- Kiểm tra điện trở cách điện giữa tiếp điểm - tiếp điểm, tiếp điểm - vỏ,

cuộn dây - vỏ (đối với rơle điện từ). Điện trở cách điện phải ≥ 0,5MΩ.- Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của các tiếp điểm.- Kiểm tra điện trở của cuộn dây (đối với các rơle điện từ).- Kiểm tra sự chuyển động của phần động phải trơn (đối với các rơle

điện từ).- Kiểm tra, hiệu chỉnh điện áp tác động, điện áp trở về.- Nếu kết quả thí nghiệm đạt thì trả lại sơ đồ cũ của rơ le, đậy nắp rơ le

và ghi biên bản thí nghiệm.- Nếu kết quả thí nghiệm không đạt thì sửa chữa, sau đó thí nghiệm và

ghi biên bản. - Nếu sửa chữa không được thì ghi biên bản xác nhận hư hỏng thiết bị.

Câu 5. Các bước tiến hành kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh aptomat AΠ50Б– 2MT3.1.

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của aptomat.- Tách tất cả các mạch nguồn cấp đầu vào, đầu ra của aptomat.- Mở nắp aptomat, kiểm tra độ kín của nắp aptomat (nếu aptomat có

nắp).- Vệ sinh sạch sẽ bên trong (nếu aptomat có nắp) và bên ngoài aptomat.- Kiểm tra phần cơ khí, các ốc vít, sự gỉ sét.- Kiểm tra điện trở cách điện giữa tiếp điểm – tiếp điểm, tiếp điểm – vỏ,

cuộn dây – vỏ. Điện trở cách điện phải ≥ 0,5MΩ.- Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của các tiếp điểm.- Kiểm tra sự chuyển động của phần động phải trơn.- Kiểm tra, hiệu chỉnh dòng điện bảo vệ nhiệt, thời gian tác động của

bảo vệ nhiệt.- Kiểm tra, hiệu chỉnh dòng điện bảo vệ từ.- Nếu kết quả thí nghiệm đạt thì trả lại sơ đồ cũ của aptomat, đậy nắp

aptomat và ghi biên bản thí nghiệm.Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 4/7

Page 5: đE cuong thiet bị phu b3

Công ty Thủy điện Ialy TLĐT

- Nếu kết quả thí nghiệm không đạt thì sửa chữa, sau đó thí nghiệm và ghi biên bản.

- Nếu sửa chữa không được thì ghi biên bản xác nhận hư hỏng thiết bị.

Câu 6. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B12 (Trạm bơm ∇284)?

1. Điều kiện:Để sơ đồ mạch điều khiển bằng tay của bơm B12 làm việc cần phải đủ

các điều kiện sau:- Đóng aptomat Q07 ở tủ BKA05 cấp nguồn cho động cơ và máy biến

áp T1.- Đóng áptômát Q1 ở tủ LSN20 + CX01 cấp nguồn điều khiển cho động

cơ bơm B12.- Nút ấn sự cố S4 ở tủ LSN20 + CX01 đã được giải trừ.- Bộ cảm biến mức nước BL ở mức thấp phải làm việc.

2. Nguyên lý làm việc:- Chuyển khoá điều khiển S1 ở tủ LSN20 + CX01 sang chế độ bằng tay.- Ấn nút điều khiển tại chỗ S2 ở tủ LSN20 + CX01 để cấp nguồn điều

khiển cho cuộn hút của khởi động từ KM1 làm việc, KM1 khép các tiếp điểm cấp nguồn cho động cơ bơm B12 làm việc đồng thời đèn tín hiệu H1 sáng báo động cơ bơm 12 đang làm việc .

Câu 7. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động của Bơm B13 (Trạm bơm ∇284)?

1. Điều kiện:Để sơ đồ mạch điều khiển bằng tay của bơm B13 (Trạm bơm ∇284) làm

việc cần phải đủ các điều kiện sau:- Đóng aptomat Q07 ở tủ BKA05 cấp nguồn cho động cơ và máy biến

áp T1.- Đóng áptômát Q1 ở tủ LSN20 + CX01 cấp nguồn điều khiển cho động

cơ bơm B12.- Nút ấn sự cố S4 ở tủ LSN20 + CX01 đã được giải trừ.- Bộ cảm biến mức nước BL ở mức thấp phải làm việc.

2. Nguyên lý làm việc:- Chuyển khoá điều khiển S1 sang chế độ tự động.- Khi có tín hiệu mức nước dâng lên đến vị trí tác động của bộ cảm biến

BL ở mức tự động sẽ làm việc đưa tín hiệu đến rơ le trung gian K2, rơ le trung gian K2 khép tiếp điểm cấp nguồn cho cuộn hút của khởi động từ KM1 làm việc, KM1 khép tiếp điểm cấp nguồn cho động cơ bơm B13 làm việc, đồng thời đèn tín hiệu H1 sáng báo động cơ bơm 13 đang làm việc.

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 5/7

Page 6: đE cuong thiet bị phu b3

Công ty Thủy điện Ialy TLĐT

Câu 8. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B10 (Trạm bơm ∇284).

1. Điều kiện:Để sơ đồ mạch điều khiển bằng tay của bơm B10 (Trạm bơm 284) làm

việc cần phải đủ các điều kiện sau:- Đóng aptomat Q08 ở tủ BKA05 cấp nguồn cho động cơ và Máy biến

áp T1.- Đóng áptômát Q1 ở tủ LSN10 + CX01 cấp nguồn điều khiển cho động

cơ bơm B10.- Nút ấn sự cố S4 ở tủ LSN10+CX01 đã được giải trừ.- Bộ cảm biến mức nước BL1 ở mức thấp phải làm việc.- Bộ cảm biến nước lẫn dầu BL2 không được tác động .

2. Nguyên lý làm việc:- Chuyển khoá điều khiển S1 ở tủ LSN10 + CX01 sang chế độ bằng tay.- Ấn nút điều khiển tại chỗ S2 ở tủ LSN10 + CX01 để cấp nguồn điều

khiển cho cuộn hút của khởi động từ KM1 làm việc, KM1 khép tiếp điểm cấp nguồn cho động cơ bơm B10 làm việc, đồng thời đèn tín hiệu H1 sángbáo động cơ bơm B10 đang làm việc .

Câu 9. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động của Bơm B11 (Trạm bơm ∇284).

1. Điều kiện:Để sơ đồ mạch điều khiển bằng tay của bơm B11 (Trạm bơm 284) làm

việc cần phải đủ các điều kiện sau:- Đóng aptomat Q09 ở tủ BKA06 cấp nguồn cho động cơ và Máy biến

áp T1.- Đóng áptômát Q1 ở tủ LSN10 + CX01 cấp nguồn điều khiển cho động

cơ bơm B11.- Nút ấn sự cố S4 ở tủ LSN10 + CX01 đã được giải trừ.- Bộ cảm biến mức nước BL1 ở mức thấp phải làm việc.- Bộ cảm biến mức nước lẫn dầu BL2 phải tác động khi có tín hiệu báo

nước có lẫn dầu ở trong bể.

2. Nguyên lý làm việc:- Chuyển khoá điều khiển S1 ở tủ LSN10 + CX01 sang chế độ tự động.- Khi bộ cảm biến mức nước lẫn dầu BL2 làm việc đưa tín hiệu rơ le

trung gian K6 ở mạch điều khiển hai bơm nước B08,B09 (Bản vẽ 1556 - 25 - 6505) làm việc, rơ le trung gian K6 khép tiếp điểm đưa tín hiẹu đến rơ le thời gian KT1. Sau thời gian 0,5s, KT1 khép tiếp điểm cấp nguồn cho rơ le trung gian K2, rơ le trung gian K2 khép tiếp điểm cấp nguồn cho khởi động từ KM1 làm việc, KM1 khép tiếp điểm cấp nguồn cho động cơ bơm B11 làm việc, đồng thời đèn tín hiệu H1 sáng báo động cơ bơm đang làm việc .

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 6/7

Page 7: đE cuong thiet bị phu b3

Công ty Thủy điện Ialy TLĐT

Câu 10. Điều kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển bằng tay của Bơm B24 (Trạm bơm ∇323).

1. Điều kiện:Để sơ đồ mạch điều khiển bằng tay của bơm B24 (Trạm bơm 323) làm

việc cần phải đủ các điều kiện sau:- Đóng aptomat Q05 ở tủ BKA03 cấp nguồn cho động cơ B24 và máy

biến áp T1.- Đóng áptômát Q1 ở tủ LSN50 + CX01 cấp nguồn điều khiển cho động

cơ bơm B24.- Nút ấn sự cố S4 ở tủ LSN50 + CX01 đã được giải trừ.- Bộ cảm biến mức nước BL ở mức thấp phải làm việc.

2. Nguyên lý làm việc:- Chuyển khoá điều khiển S1 ở tủ LSN50 + CX01 sang chế độ bằng tay.- Ấn nút điều khiển tại chỗ S2 ở tủ LSN50 + CX01 để cấp nguồn điều

khiển cho cuộn hút của khởi động từ KM1 làm việc, KM1 khép các tiếp điểm cấp nguồn cho động cơ bơm B24 làm việc, đồng thời đèn tín hiệu H1 sáng báo động cơ bơm B24 đang làm việc .

Đề cương thi Sửa chữa thí nghiệm thiết bị phụ bậc 3/7 Trang 7/7