Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

16
Đề cương ôn tập NLVLCPPTA Câu 1: Mô tả và vẽ cấu trúc bóng X-Quang? Trong máy X- quang gồm các bộ phận không thể thiếu được: + Bộ cấp nguồn đốt tim đèn X- Quang + Bộ cấp điện cao thế vào âm cực và dương cực +Bộ điều khiển thời gian phát tia +Bóng X-quang( bộ phận quan trọng nhất) Cấu tạo bóng đèn X-quang là bóng thủy tinh bên trong là chân không gồm 2 cực: cathode và anode. Ngoài ra còn có các bộ phận như Rotor.Stator, vỏ bọc kim loại và vỏ bọc tia X - Cathode( Âm cực): cấu tạo từ cuộn Tungsten đặt trong 1 thanh kim loại hình chiếc tách được đốt nóng bởi nguồn điện 6- 10 volt. Có chức năng cơ bản là tạo ra các e rồi tập trung thành dòng và hướng về cực dương. Thành phần chính gồm tim đèn và chén hội tụ. Tim đèn được cấu tạo từ những sợi Tungsten hình xoắn thẳng đứng. Khi có 1 dòng điện chạy qua tim đèn nóng lên làm phát sinh chùm tia điện tử. Số lượng chùm này tùy thuộc vào nhiệt độ của tim đèn. (Bóng đèn X-quang hiện đại sẽ có 2 tim đèn; 1 tim đèn công suất lớndungf chụp 1 bộ phận lớn, 1 tim đèn nhỏ dung để chụphinhf ảnh cần độ phan giải cao.Chén hội tụ thông thường được làm từ Nikel.Chùm tia hội tụ nhờ vào bóng hội tụ bao quanh tim đèn. - Anode( Dương cực): hay đối âm cực là 1 tấm bia kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao, có số nguyên tử Z lớn như bạch kim, wolfram, tungsten, rheunium, molybdenum, rhodium. Nối với cực dương của dòng điện. Có 2 chức năng chính là chuyển năng lượng diện thành bức xạ nhiệt và tia X. Dương cực chia làm 2 loại : loại quay và loại không quay. Loại không quay gồm 1 bia Tungsten gắn chặt vào 1 khối đồng, nó đóng 2 vai trò là vật mang cực dương và vật tải nhiệt. Nhưng khuyết điểm của loại dương cực không quay là : nó dễ bị ăn mòn và giới hạn cường độ dòng tia X. Loại không quay được dùng để chụp X-quang ở các cơ quan như hàm, răng, X quang xách tay. Loại quay thì được dùng cho hầu hết các chẩn đoán, cái chính là do tải nhiệt tốt hơn. Vì thế chất lượng tia X sẽ tốt hơn. Muốn tạo tia X trong bóng đèn X-quang người ta phải cung cấp một điện thế thấp để đốt tim đèn làm bức xạ electron. Sau đó áp một điện thế cao giữa 2 đầu dương cực và âm cực nhằm tạo ra một điện trường mạnh. Electron chuyển động mạnh từ âm cực

Transcript of Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Page 1: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Câu 1: Mô tả và vẽ cấu trúc bóng X-Quang?

Trong máy X- quang gồm các bộ phận không thể thiếu được:

+ Bộ cấp nguồn đốt tim đèn X- Quang

+ Bộ cấp điện cao thế vào âm cực và dương cực

+Bộ điều khiển thời gian phát tia

+Bóng X-quang( bộ phận quan trọng nhất)

Cấu tạo bóng đèn X-quang là bóng thủy tinh bên trong là chân không gồm 2 cực:

cathode và anode. Ngoài ra còn có các bộ phận như Rotor.Stator, vỏ bọc kim loại và

vỏ bọc tia X

- Cathode( Âm cực): cấu tạo từ cuộn Tungsten đặt trong 1 thanh kim loại hình chiếc

tách được đốt nóng bởi nguồn điện 6- 10 volt. Có chức năng cơ bản là tạo ra các e

rồi tập trung thành dòng và hướng về cực dương. Thành phần chính gồm tim đèn

và chén hội tụ. Tim đèn được cấu tạo từ những sợi Tungsten hình xoắn thẳng

đứng. Khi có 1 dòng điện chạy qua tim đèn nóng lên làm phát sinh chùm tia điện

tử. Số lượng chùm này tùy thuộc vào nhiệt độ của tim đèn. (Bóng đèn X-quang

hiện đại sẽ có 2 tim đèn; 1 tim đèn công suất lớndungf chụp 1 bộ phận lớn, 1 tim

đèn nhỏ dung để chụphinhf ảnh cần độ phan giải cao.Chén hội tụ thông thường

được làm từ Nikel.Chùm tia hội tụ nhờ vào bóng hội tụ bao quanh tim đèn.

- Anode( Dương cực): hay đối âm cực là 1 tấm bia kim loại có nhiệt độ nóng chảy

cao, có số nguyên tử Z lớn như bạch kim, wolfram, tungsten, rheunium,

molybdenum, rhodium. Nối với cực dương của dòng điện. Có 2 chức năng chính

là chuyển năng lượng diện thành bức xạ nhiệt và tia X. Dương cực chia làm 2 loại

: loại quay và loại không quay. Loại không quay gồm 1 bia Tungsten gắn chặt vào

1 khối đồng, nó đóng 2 vai trò là vật mang cực dương và vật tải nhiệt. Nhưng

khuyết điểm của loại dương cực không quay là : nó dễ bị ăn mòn và giới hạn

cường độ dòng tia X. Loại không quay được dùng để chụp X-quang ở các cơ quan

như hàm, răng, X quang xách tay. Loại quay thì được dùng cho hầu hết các chẩn

đoán, cái chính là do tải nhiệt tốt hơn. Vì thế chất lượng tia X sẽ tốt hơn.

Muốn tạo tia X trong bóng đèn X-quang người ta phải cung cấp một điện thế thấp để

đốt tim đèn làm bức xạ electron. Sau đó áp một điện thế cao giữa 2 đầu dương cực và

âm cực nhằm tạo ra một điện trường mạnh. Electron chuyển động mạnh từ âm cực

Page 2: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

sang dương cực với vận tốc lớn đập mạnh vào bia dương cực. 1% năng lượng chuyền

thành tia X, 99% năng lượng chuyển thành nhiệt

Vỏ bảo vệ: Bóng X-Quang khi đang hoạt động khá nguy hiểm. Các ion hóa X-Quang

được phát ra nhiều hướng. Diện áp cao lên đến 150kV, được áp dụng. Để an toàn

bóng X- quang được đặt trong 1 vỏ kim loại bên trong lót chì hấp thụ bức xạ và dầu

cách nhiệt, tản nhiệt

Bởi vì hạn chế trọng lượng che chắn có thể không được hoàn hảo. Theo các tiêu

chuẩn bức xạ rò rỉ không vượt quá 1 mGy/h ở điều kiện hoạt động tối đa. Các tia bức

xa có ích đi qua hình nón thu hẹp. lớp dầu giảm nhẹ bức xạ hữu ích. Cửa sổ làm từ

vật liệu nhựa chịu dầu, lớp dầu giảm nhẹ bức xạ hữu ích. Cửa sổ được làm từ vật liệu

nhựa chịu dầu.

Anode quay:

-Các electron đập vào anode làm nóng lên nhanh chóng. Khi vượt qua nhiệt đọ

3400oC. Vonfram bắt đầu tan chảy, làm mất chân không và dẫn đến hỏng bóng.

-Để khắc phục người ta làm anode quay dể làm tăng diện tích tiếp xúc với electron và

giúp tản nhiệt được tốt

Anode quay được điều khiển bởi một động cơ không đồng bộ

Anode quả 1 bóng X- Quang có:

- Tiêu cự có hình vành

- Các khe chống sự giãn nở

- Lớp cacbon tăng khả năng tản nhiệt

Rotor: Bộ phận làm cho dương cực quay. Rotor bao gồm cuộn dây đồng bao quanh

lõi sắt hình trụ, nhiều nam châm điện quấn quanh bên ngoài rotor bên ngoài ống tia

X làm thành stator, tốc độ quay từ 3000-3600 vòng/phút (chậm) và nhanh nhất là

9000-10000 vòng/phút. Giá đỡ rotor phải chịu được nhiệt, đây là nguyên nhân làm

hỏng ống tia X, dầu thường được dùng làm chất giải nhiệt

Page 3: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Câu 2: Tại sao khi chụp XQ cần bấm nút 2 lần?

Đầu tiên nói sơ lược cấu tạo bóng X Quang: là 1 bóng thủy tinh, có 2 cực:

Cực âm: được cấu tạo bằng cuộn dây Tungsteng đặt trong thanh kim loại hình

chiếc tách được đốt nóng bằng nguồn điện 6-10V; chức năng cơ bản của cực

âm là tạo electron, sau đó tập trung electron thành dòng để hướng vào đích là

cực dương.

Cực dương: là thanh kim loại rắn làm bằng Tungsteng, Molybdenium,

Rhodium,... và được nối vs cực dương của dòng điện; cực dương có 2 chức

năng cơ bản là chuyển năng lượng thành bức xạ nhiệt và tia X.

Khi chụp ta thường bấm máy 2 lần:

Lần 1 (stand by/đề máy): đóng mạch điện ở cực âm + khởi động quay cực dương.

Lần 2 (phát tia X): đóng điện cao thế => tạo ra 1 sự chênh lệch điện thế rất lớn (hơn

40k V) =>các electron bị kéo về cực dương vs 1 vân tốc rất lớn.

Ta thấy bước đề máy chính là để anode quay đủ vòng/s rồi mới phát tia ở lần bấm thứ

2. Điều này giúp tăng diện tiếp xúc của e vs bề mặt cực dương, làm cho cực dương

bền hơn. Nếu chỉ bấm 1 lần (chỉ phát tia không đề), dòng e có thể chỉ đập vào cực

dương vs 1 diện tích rất nhỏ, điều này có thể làm hỏng bề mặt cực dương cũng như

làm giảm chất lượng chùm tia (=> ảnh xấu).

Ngoài ra vì lý do j đó bệnh nhân khó hợp tác (rung, cử động,... lúc lấy hình) chúng ta

có thể điều chỉnh lại tư thế bệnh nhân (bởi vì chỉ mới đề, chưa phát tia). Vì vậy khi

chụp XQ chúng ta cần thiết phải bấm nút 2 lần.

Câu 3: khi chụp lần bấm đầu tiên đã phát ra tia X chưa? Giải thích tại sao?

Khi chụp, lần bấm đầu tiên chưa phát ra tia X

Vì:

- Khi ta bấm nút lần đầu tiên sẽ cho dòng điện chạy qua và tạo hiệu ứng tại cực âm.

Đây còn gọi là giai đoạn chuẩn bị. Cực âm (cathod) được cấu tạo bằng cuộn dây

tungsten đặt trong

1 thanh kim loại có hình chiếc tách được đốt nóng lên bởi dòng điện từ 6-10 volt có

chức năng cơ bản là tạo ra các hạt điện tử (electron) , rồi tập trung lại thành dòng

hướng vào đích là cực dương.

- Khi dòng điện chạy qua cực âm, tai đây sẽ tạo ra các hiệu ứng nhiệt, hiệu ứng quang

điện, hiệu ứng tạo các electron tự do làm khởi động quay cực dương.

- Khi ta ấn nút lần thứ 2, dòng điện chạy qua cực dương sẽ tạo ra các hiêu ứng tai

đây. Với độ chênh lệch hiệu só điện thế cao >=30000 volt sẽ tạo ra lực hấp dẫn hút

Page 4: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

các e từ cực âm sang cực dương. Vì lực va chạm mạch của các e vào thanh kim loại

rắn ở cực dương sẽ tạo ra các proton năng lượng (quang năng) gồm: 99% nhiệt năng

và 1% là tia X.

Câu 4: Sơ lược về nguyên lý vật lý của quá trình phát tia X:

Tia X được tạo ra nhờ chuyển đổi năng lượng từ các hạt electron thành các

photon năng lượng (quang năng) , nhiệt năng và tia X bên trong bóng phát tia X.

Năng lượng tia X được điều chỉnh thông qua các thông số về điện như: điện thế

(KV), cường độ dòng điện (mA), thời gian phát tia X – giây (s).

Bóng X quang là một bóng thuỷ tinh, bên trong là chân không gồm có 2 cực:

-Cực âm (cathode): được cấu tạo bằng cuộn dây Tungsten đặt trong một thanh

kim loại hình chiếc tách được đốt nóng bằng nguồn điện 6-10V; chức năng cơ bản

của cực âm là tạo ra các hạt điện tử (electron), rồi tập trung electron thành dòng để

hướng vào đích là cực dương.

-Cực dương (anod): là 1 tấm bia kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao, có số

nguyên tử Z lớn như bạch kim, wolfram, tungsten, rheunium, molybdenum,... và

được nối với cực dương của dòng điện; cực dương có 2 chức năng cơ bản là chuyển

năng lượng thành bức xạ nhiệt và tia X.

Quá trình phát tia X gồm có 2 bước tương ứng 2 lần bấm máy:

-Khi bấm lần 1 hay bước chuẩn bị Stanby tức là:

- Đóng mạch điện ở cực âm.

- Khởi động quay cực dương.

Có hiệu ứng tại cực âm khi cho dòng điện chạy qua:

- Hiệu ứng nhiệt.

- Hiệu ứng quang điện.

- Hiệu ứng tạo các electron tự do.

-Khi bấm lần 2 hay bước phát tia X tức là: Đóng mạch điện 2 cực với dòng điện

xoay chiều lớn hơn 40KV.

Tạo ra sự chênh lệch về điện thế và lực hút electron tự do tức là xảy ra các hiệu

ứng:

- Hiệu ứng nhiệt.

- Hiệu ứng quang điện.

- Hiệu ứng phát tia X.

Tóm lại quá trình phát tia X: Khi đốt nóng âm cực tạo ra các hạt điện tử electron

tự do dưới tác dụng của độ chênh điện thế cao ít nhất là 40KV các hạt điện tử bị lực

hút kéo về dương cực với vận tốc rất lớn khi các hạt điện tử va chạm với cực dương

tạo ra nhiệt năng (99%) và bức xạ tia X (1%).

Lực gia tốc của các hạt điện tử phụ thuộc vào hiệu số điện thế của dòng điện được

tính bằng KV và chất lượng chùm hạt điện tử phụ thuộc vào cường độ dòng điện tính

bằng mA.

Câu 5: Tia X được gọi là bức xạ gì? Giải thích và kể tên các loại tia khác có cùng

bản chất với tia X?

Page 5: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Tia X được gọi là bức xạ điện từ

Giải thích:

Bức xạ điện từ (hay sóng điện từ) là sự kết hợp (nhân vector) của dao động điện

trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng, dao

động theo chu kỳ hình Sin. Sóng điện từ cũng bị lượng tử hoá thành những "đợt

sóng" có tính chất như các hạt chuyển động gọi là photon. Khi lan truyền, sóng điện

từ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin.

Các loại tia khác có cùng bản chất với tia X:

Sóng radio

Vi sóng

Hồng ngoại

Ánh sáng

Tử ngoại

Tia X

Tia gamma

Câu 6: Ứng dụng tính chất của tia X

+có khả năng đâm xuyên qua cơ thể người, khả năng này phụ thuộc nhiều vào yếu

tố như độ dài của tia, bề dày, trọng lượng nguyên tử của vật.

+tia kích sáng 1 số muối kim loại, ứng dụng để chiếu trên màng huỳnh quang hay

trên bóng tăng sáng truyền hình.

+tia có khả năng ion hóa, ứng dụng cho việc chế tạo các buồng đếm, các loại

detector đo lường, dùng trong kỹ thuật số.

+tia tác dụng lên nhũ tương trên phim ảnh, đi theomọi hướng và theo đường thẳng.

+số lượng tia sẽ giảm đi theo tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

+tia có tác dụng sinh học ứng dụng ttong xạ trị liệu, thận trọng đối với các dòng tế

bào non, tủy xương tạo huyết, thủy tinh thể, bào thai kỳ đầu

Câu 7: Bản chất của tia X:

Tia X hay tia Rơnghen là một bức xạ điện từ, gồm các sóng dao động theo chu kỳ

hình sin. Cùng nhóm với các sóng vô tuyến điện, ánh sáng trắng; các bức xạ ion hóa

như tia vũ trụ, tia Gamma ; các bức xạ đồng vị. Đặc điểm của các bức xạ trên là

truyền đi với tốc độ gần giống nhau (khoảng 300000km/s) chỉ khác nhau về bước

sóng, chu kỳ và tần số. Ví dụ như với bước sóng thì ở cực cao là tia Hồng ngoại

(7.2×10-7

m), rồi đến Ánh sáng trắng (3.9×10-7

m); ở cực thấp là tia Vũ trụ, tia X và tia

Gamma (10-12

– 10-14

m).

Tia X có bước sóng có từ 10 - 12

m đến 5.10 - 10

m (tức là từ 0,01Å đến khoảng 5 Å)

Page 6: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Những tia X có bước sóng từ 0,01Å đến 1Å có tính đâm xuyên mạnh hơn nên

gọi là tia X cứng.

Những tia X có bước sóng từ 1Å đến khoảng 5Å có tính đâm xuyên yếu hơn

được gọi là tia X mềm.

Tia X không bị lệch trong điện trường và từ trường nên không phải là dòng các hạt

mang điện.

Câu 8: Nguyên lý chiếu X quang thường quy?

Nguyên lý chiếu X-Quang thường quy dựa trên:

- Tính đâm xuyên qua vật chất của tia X

- Tính chất suy giảm chumg tia X sau khi đí qua các mô của cơ thể.

- Kích sang muối Kim loại trên màn huỳnh quang

- Nguyên lý hình chiếu trong không gian 3 chiều.

Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị hấp thụ

bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà

nó đi qua. Cuối cùng, chùm tia tác dụng lên chất huỳnh quang trên màn chiếu và làm

kích sang chất huỳnh quang này lúc đó các bộ phận của vùng thăm khám được hiện

hình trên màn chiếu này. Việc phân tích hình ảnh chẩn đoán được tiến hành cùng thời

điểm phát tia trên màn chiếu của máy X quang. Chùm tia X được sử dụng khi chiếu

có độ đâm xuyên trung bình (từ 70 đến 80KV) và với cường độ thấp (chỉ khoảng từ

1,5 đến 3 miliampe).

Sự phát huỳnh quang của màn chiếu không đủ sáng, vì thế việc chiếu điện phải làm

trong buồng tối và để quan sát rõ tổn thương cần thích ghi mắt trong bóng tối ít nhất

10 đến 15 phút trước khi chiếu.

Hiện nay, phương pháp chiếu X quang để chẩn đoán hầu như không còn được áp

dụng. Tuy nhiên, trong X quang can thiệp, X quang mạch máu, X quang tiêu hoá

phương pháp chiếu vẫn được sử dụng nhưng thay bang chiếu X-Quang KTS có tang

sngs truyền hình.

Câu 9: Nguyên lý chiếu X-Quang KTS, thường sử dụng cho các loại máy DSA.

Nguyên lý chiếu X-Quang KTS dựa trên:

- Tính đâm xuyên qua vật chất của tia X

- Tính chất suy giảm chumg tia X sau khi đí qua các mô của cơ thể.

- Nguyên lý hình chiếu trong không gian 3 chiều.

- Sử dụng bóng tăng sáng thay cho màn huỳnh quang

Page 7: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Ngày nay phương pháp chiếu X Quang KTS chủ yếu đc dùng trong chụp mạch

máu DSA, Phương pháp này dựa chủ yếu trên việc thu nhận hình ảnh chụp mạch

trước và sau khi tiêm chất cản quang. Hệ thống ghi nhận hình ảnh bao gồm: x-ray

tube, máy tạo x-ray , bộ tăng cường hình ảnh, TV camera.

Trung tâm của hệ thống này là bộ xử lý hình ảnh kỹ thuật số, nó không chỉ cho

hình ảnh trên màn ảnh camera ,mà còn cung cấp tín hiệu theo thời gian đến máy tạo

X-ray và đến toàn bộ hệ thống thu nhận hình ảnh để điều khiển công suất phát tia, để

đảm bảo cho việc giảm liều chiếu mà vẫn giữ được những thông tin cần thiết.

Quá trình thu nhận hình ảnh bắt đầu khi những tín hiệu theo thời gian được đưa đến

máy tạo tia X dưới sự điều khiển của máy tính. Khi tia X được truyền qua bệnh nhân

sẽ được bộ tăng cường hình ảnh thu nhận và khuếch đại. Khe hở giữa bộ tăng cường

hình ảnh và camera sẽ điều khiển lượng ánh sáng tới camera. Sau khi nhận hình ảnh

thì camera sẽ chuyển nó thành tín hiệu điện để truyền tới bộ xử lý ảnh theo dạng

analog. Ở đây, bộ xử lý ảnh sẽ mã hoá hình ảnh, lưu trữ nó trong bộ nhớ và chuyển

nó thành dạng kỹ thuật số để loại trừ những hình ảnh nhiễu. Những thuật toán phổ

biến sử dụng trong X–ray kỹ thuật số là thuật toán loại trừ theo thời gian thực.

Câu 10: Nguyên lý chụp X quang thường quy:

+ Ứng dụng tính chất đâm xuyên qua cơ chất của tia X và sự suy giảm chùm tia x sau

khi đi qua các vật chất khác nhau

Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị hấp thụ

bởi các cấu trúc. Sự suy giảmnày phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà

nó đi qua

+ Nhờ tác dụng của tia X lên nhủ tương có muối Bạc trên phim.

sự ghi hình X quangcủa các bộ phận thăm khám được thực hiện trên phim hoặc giấy

ảnh. Để ghi đượchình trên phim X quang thì tia X phải được phát xạ với một điện thế

cao (từ 40KV đến 150 KV) và với cường độ dòng qua bóng X quang lớn (từ100-

200mA), và các máy hiện đại hiện nay có thể lên tới 500 đến 1000KV. Hai yếutố này

nhằm đảm bảo cho sự ghi hình nhanh tránh được hình nhiễu của các cơ quan động

(như tim, ống tiêu hoá.v.v.) và phù hợp với thời gian nín thở của bệnh nhân

Phim X quang có cấu tạo cơ bản là 2mặt được tráng bởi nhũ tương muối bạc (bromua

bạc). Phim được ép vào giữa 2 tấm tăng quang đặt trong cassette. Bề mặt tấm tăng

quang được phủ bằng một lớp chất phát huỳnh quang (thường là Tungstat cadmi).

Dưới tác dụng của tia X các lớp huỳnh quang này sẽ phát quang và tác dụng lên phim

để ghi hình bộ phận thămkhám mà nó truyền qua. Tia X chỉ tác dụng lên phim

khoảng 10% còn lại khoảng90% tác dụng này là do ánh sáng huỳnh quang phát ra từ

tấm tăng quang. Vì vậy,nhờ tấm tăng quang mà thời gian chụp có thể giảm đi rất

nhiều.

+ Ta biết rằng sau khi đi xuyên qua cơ thể,tia x bị hấp thụ và bị suy giảm một cách

khác nhau,vì vậy sự tác dụng lên nhũ tương trên phim cũng khác nhau:nơi nào không

bị suy giảm sẽ tạo nên vùng đen,nơi vào bị suy giảm nhiều sẽ tạo nên vùng

Page 8: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

trắng.Tương tự ta có vùng xám nhiều hay ít phù thuộc vào hệ số hấp thụ,và xuất hiện

thuật ngữ nấc thang xám.Trong hình ảnh x quang thường quy có 4 mức cơ bản là:

+trắng của xương,vôi,sỏi

+Xám trắng của nước và mô mềm

+Xám đen của mỡ

+Đen của không khí

Câu 11: Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên lý hoạt độngcuar các giai đoạn trong quy

trình tạo ảnh KTS?

1. Tia X phát ra từ nguồn chiếu qua bệnh nhân và được tiếp nhận bởi tấm thu nhận

ảnh. Có thể là Cassette ở CR và Tấm cảm biến ở DR

2. Tại Converting tia X thì tia X bị hấp thụ ở tấm thu nhận ảnh sẽ được chuyển đổi

thành tín hiệu số (digital signal). Ở CR thì tín hiệu ảnh ở tấm IP sẽ được mã hóa

bởi máy quét cho ra tín hiệu số và sau khi mã hóa thì máy quét sẽ có nhiệm vụ trả

tấm IP về trạng thái ban đầu (xóa tín hiệu ảnh) được dung cho lần chụp sau, DR

thì tấm cảm biến sẽ chuyển năng lượng tia X thành tín hiệu điện sau đó được mã

hóa thành tín hiệu số.

3. Tín hiệu số này được chuyển sang CPU, CPU có nhiệm vụ mã hóa và xử lý để

chuyển tín hiệu số thành tín hiệu ảnh truy xuất ở monitor, máy in, và đưa vào lưu

trữ.

Tấm thu nhận ảnh

- CR là Cassette

- DR là Tấm cảm biến

Page 9: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Cau 12: Mô tả tóm tắt các mô đun của Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS.

PACS là từ viết tắt của Picture Archiving and Communication System - hệ thống lưu

trữ và truyền tải hình ảnh. PACS - như tên gọi, được sử dụng để truyền tải và lưu trữ

dữ liệu hình ảnh y tế, chủ yếu là hình ảnh và các dữ liệu liên quan được tạo ra trong

khoa chẩn đoán hình ảnh, sau đó được truyền tải ra khắp bệnh viện. Các thành phần

chính của PACS gồm:

1. Thiết bị thu nhận hình ảnh (chụp ảnh), là nơi ảnh được tạo ra

2. Các bộ phận lưu trữ tạm thời và lâu dài để lưu các dữ liệu số

3. Trạm làm việc để xem lại hình ảnh và chẩn đoán

4. Một mạng để kết nối các thành phần của hệ thống

5. Phần mềm để chạy hệ thống

6. Một cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu

7. Giao diện với các mạng khác (như HIS hay RIS)

Thiết bị chụp ảnh:

Các thiết bị chụp ảnh có khả năng chuyển dữ liệu thành dạng số là các thiết bị dễ tích

hợp vào PACS nhất như thiết bị X-quang kỹ thuật số, chụp mạch, CT, cộng hưởng

từ,.... Ngày nay, thiết bị đọc X-quang kỹ thuật số CR, sử dụng tấm photo-stimulable

phosphor (phát quang do kích thích) là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất. Các thiết

bị analog cũng có thể được tích hợp vào PACS qua các thiết bị số hóa dữ liệu.

Thiết bị lưu trữ:

Một PACS cần ít nhất 2 lớp thiết bị lưu trữ: ngắn hạn và dài hạn. Thiết bị được chọn

phải đáp ứng được tốc độ truy cập dữ liệu ảnh, ví dụ, bộ nhớ ngắn hạn cần có tốc độ

truy cập cao, như bộ nhớ RAID (redundant array of inexpensive disks). Trong khi đó,

thiết bị lưu dài hạn cần tốc độ truy cập tương đối cao, dó đó có thể sử dụng đĩa quang

hay băng từ. Kiến trúc của các PACS khác nhau sẽ có cách tổ chức bộ nhớ khác

nhau. Các bộ nhớ này có thể là các máy chủ trung tâm hoặc địa phương hoặc kết hợp

cả hai.

Trạm làm việc:

Chất lượng và độ phân giải của trạm làm việc tùy theo chức năng của chúng, cho

chẩn đoán hay xem lại. Các trạm làm việc cho công việc chẩn đoán cần có độ phân

giải cao, các máy tính được thiết kế đặc biệt. Trong khi đó, các trạm làm việc cho

mục đích xem lại có thể chỉ cần các PC thông thường.

Mạng:

Kiểu mạng được sử dụng phải đáp ứng được tốc độ truyền tải dữ liệu, ví dụ các mạng

tốc độ cao cần thiết để truyền tải dữ liệu ảnh từ các bộ nhớ ngắn hạn đến các trạm

làm việc cho chẩn đoán. Sợi quang, ATM (một chế độ truyền tải đồng bộ), mạng

ethernet fast hoặc switched là một số ví dụ về mạng truyền tải tốc độ cao, trong khi

Page 10: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

đó các dữ liệu demographic textural data có thể được truyền tải qua mạng ethernet

thông thường. Một ví dụ về kiến trúc PACS được minh họa trong hình sau.

Mô hình PACS trong một bệnh viện lớn (Nguồn: Medcyclopaedia)

Phần mềm:

Phần mềm chuyên dụng là một thành phần rất quan trọng của PACS trong các bệnh

viện. Các khái niệm chính về phần mềm của PACS gồm: tải các hình ảnh đã chụp

trong quá khứ ứng với bệnh nhân đang kiểm tra; tổ chức các danh sách làm việc và

thư mục để chia dữ liệu thu thập được trong một PACS thành các dạng dễ dàng truy

cập và sử dụng, giao thức hiển thị mặc định, trong đó các hình ảnh tự động hiển thị

trên màn hình của trạm làm việc theo trật tự có tính logic, phù hợp trong môi trường

y khoa cũng như các mẫu báo cáo hỗ trợ cho bác sĩ.

Câu 13. Ích lợi và bất lợi của hệ thống PACS?

PACS – Hệ thống được dùng để truyền tải và lưu trữ dữ liệu hình ảnh y tế, chủ yếu

là hình ảnh và các dữ liệu liên quan được tạo ra trong khoa chẩn đoán hình ảnh, sau

đó được truyền tải ra khắp bệnh viện. Việc vận hành hệ thống PACS này trong bệnh

viện mang lại những ích lợi và bất lợi sau:

* Ích lợi:

- Lưu trữ và thay thế cho giấy hoặc phim dùng trong y khoa, giảm số lượng phim,

Page 11: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

giảm giá thành, tiết kiệm rất nhiều do chi phí cho việc lưu trữ dữ liệu số trên máy tính

hoặc đĩa CD/DVD rẻ hơn.

- Bảo vệ môi trường khỏi các hóa chất và phim cũ.

- Có thể theo dõi ở mọi lúc, mọi nơi với hình ảnh trực tiếp trên màn hình máy tính

giúp cho bác sỹ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn.

- Truyền dữ liệu và thực hiện việc chẩn đoán từ xa, đào tạo từ xa, mở rộng khả năng

xem và báo cáo từ xa. Các bác sĩ đang làm việc tại nhiều vị trí địa lý khác nhau có thể

cùng truy cập đồng thời vào cùng một tập tin hình ảnh.

- Kết hợp với các hệ thống điện tử khác, kết nối thông tin giữa các bệnh viện với

nhau.

- Quản lý quy trình và lịch trình khám của bệnh nhân ở khoa chẩn đoán hình ảnh.

Thời gian, số lần chụp phim, xét nghiệm, lịch hẹn,… được quản lý chặt chẽ.

- Đơn giản hóa và thực hiện nhanh chóng các thủ tục.

- Bệnh nhân có thể xem được các kết quả chẩn đoán thông qua mạng.

- Tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân, bác sỹ và bệnh viện

* Bất lợi:

- Muốn lắp đặt hệ thống này yêu cầu đầu tiên là cần sự đầu tư lớn và đồng bộ về mọi

mặt.

- Đòi hỏi đội ngũ quản lý phải có trình độ cao.

- Các bộ phận hoạt động mang tính dây chuyền nên khi một bộ phận bị hư hỏng thì

kéo theo sự ngưng trệ của các bộ phận khác.

- Phụ thuộc vào sự ổn định của điện thế, kết nối mạng.

- Vận hành trên quy mô rộng lớn nên PACS cần phải có hệ thống bảo vệ tốt.

=> Tóm lại:

PACS là hệ thống tiên tiến, hiện đại, đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên

thế giới ngày nay. Với những tính năng cũng như ưu điểm mà hệ thống này mang lại

càng cho thấy được nhu cầu áp dụng hệ thống này ở nước ta là rất lớn!

câu 14: mô tả tóm tắt các mô đun của hệ thống workstation:

CPU

Trong lĩnh vực y tế thì workstation được sử dụng để mô phỏng câu trúc cơ thể con

người,hiển thị, phân tích, chỉnh sửa hình ảnh Để xử lí được khối lượng công việc nói

trên một cách nhanh chóng và hiệu quả, các workstation thường không dùng những

CPU phổ thông (Core 2 Duo, i Series) mà được trang bị bộ vi xử lí Xeon với những

ưu điểm vượt trội về tốc độ, bộ nhớ đệm, độ bền.

Page 12: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Mainboard

Có cùng chức năng với những mainboard sử dụng trong các dòng máy tính phổ thông

nhưng mainboard thiết kế cho workstation có những điểm khác biệt như là

· Sử dụng các chipset cao cấp

· Cho phép gắn nhiều CPU

· Hỗ trợ nhiều kênh nhớ hơn, số lượng khe cắm RAM và dung lượng RAM cũng lớn

hơn

· Hỗ trợ nhiều chuẩn giao tiếp ổ cứng

RAM: Nguyên tắc càng nhiều càng nhanh vẫn đúng đối với bộ nhớ dành cho

workstation. RAM dùng cho workstation có khả năng khắc phục kịp thời lỗi trong

quá trình truyền tải dữ liệu để duy trì máy hoạt động liên tục ổn định trong thời gian

dài.

Card đồ họa là một linh kiện rất quan trọng đối với các ứng dụng chạy trên

workstation. Những chiếc card đồ họa mạnh sẽ cho chúng ta hình ảnh rõ nét và chân

thực nhất tổn thương mà bệnh nhân gặp phải, giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác hơn.

Ổ cứng

Việc lựa chọn ổ cứng cho workstation phải đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản là truy xuất

nhanh và lưu trữ an toàn. Còn dung lượng thì tuỳ theo mục đích sử dụng mà ta lựa

chọn.

Màn ình

Một workstation xịn thường phải hỗ trợ 2 màn hình trở lên. Và nếu cần bạn cũng

có thể mua loại màn hình hiển thị 3 chiều chuyên nghiệp, tất nhiên là giá của nó

không hề rẻ tý nào (20k USD)

Bàn phím và chuột

Không có yêu cầu đặc biệt cho hai thiết bị này. Hầu hết các ứng dụng đều làm việc

tốt với bàn phím bình thường và một con chuột 3 nút với nút cuộn.

Câu 15 (chưa có)

Câu 16: mạng Lan và Workstation có mối lien hệ như thế nào trong khoa chẩn

đoán hình ảnh?

Page 13: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

LAN là viết tắt của Local Area Network là mạng cục bộ dùng để kết nối các máy tính

với nhau trong 1 khu vực. Kết nối được thực hiện thông qua môi trường truyền thông

tốc độ cao như dây cáp

Workstation là một máy trạm làm việc, được thiết kế chuyên biệt cho các mục đích

sử dụng khác nhau. Thường thì Workstation làm việc độc lập với nhau. Và các trạm

làm việc này liên kết với nhau bởi mạng LAN.

Nhờ đó,

- Các trạm làm việc này có thể trao đổi thông tin với nhau.

- Các máy có thể dùng chung một ứng dụng nào đó.

- Có thể dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in , ổ CD ...

- Có thể truyền tin tới tất cả các máy dễ dàng

Trong khoa CĐHA các Workstation tại các phòng như X-Quang, Siêu âm, CT,

MRI,... có thể truyền tải hình ảnh cho nhau qua mạng LAN, có thể sử dụng chung

một máy in (Có ưu điểm cao), có thể lấy được thông tin của các máy với nhau. Nhờ

đó, các trạm làm việc dễ dàng lấy được thông tin tại chỗ, thuận lợi cho việc sử dụng

các thiết bị dung chung để giúp cho việc đi lại. Nói cách khác, thì mạng LAN là một

hệ thống kết nối các máy trạm làm việc với nhau trong khu vực nhỏ, không thể

truyền tải từ khu vực này sang khu vực khác (có thể được nhưng yêu cầu một lượng

dây cáp lớn gây tốn kém), hay từ bệnh viện này sang bệnh viện khác.

Như vậy, mạng LAN hỗ trợ cho các Workstation liên kết với nhau, trao đổi thông tin

với nhau, tiết kiệm được thời gian làm việc cho con người, hiện đại hóa trong công

nghệ, từng bước phát triển khoa học kĩ thuật trong ngành Y.

câu 17: Các loại máy X-Quang,máy cả sóng và nữa sóng khác nhau như thế

nào?

*Dựa vào cách phân loại ta có các loại máy xquang sau:

1 Theo điện áp nguồn cung cấp

- Máy X-quang 1 pha

- Máy X-quang 2 pha

- Máy X-quang 3 pha

2 Theo điện áp chỉnh lưu cung cấp cho anốt bóng phát tia X

- Máy X-quang ½ sóng

- Máy X-quang cả sóng

3 Theo công suất

- Máy X-quang công suất nhỏ (dòng < 100 mA)

Page 14: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

- Máy X-quang công suất TB (dòng < 300 mA)

- Máy X-quang công suất lớn (dòng < 1000 mA)

4 Theo nhiệm vụ

- Máy X-quang răng

- Máy X-quang tim mạch

- Máy X-quang phẫu thuật

- Máy X-quang nhũ

5 Theo cấu tạo

- Máy X-quang thường quy

- Máy X-quang tăng sáng truyền hình

- Máy X-quang cắt lớp (CT Scanner)

6 Theo tần số

- Máy X-quang tần số thấp (f: 50-60 Hz)

- Máy X-quang tần số cao(f: 30-100KHz)

7 Theo vị trí lắp đặt

- Máy X-quang cố định

- Máy X-quang di động

*máy cả sóng và nữa sóng khác nhau như thế nào ?:

-máy xquang cả sóng sử dụng mạch chỉnh lưu toàn sóng của dòng điện xoay chiều.

Mạch chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả hai thành phần cực tính của dạng sóng đầu vào

thành một chiều. Do đó nó có hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên trong mạch điện không có

điểm giữa của biến áp người ta sẽ cần đến 4 điốt thay vì một như trong mạch chỉnh

lưu nửa sóng. Điều này có nghĩa là đầu cực của điện áp ra sẽ cần đến 2 điốt để chỉnh

lưu, thí dụ như 1 cho trường hợp điểm X dương, và 1 cho trường hợp điểm X âm.

Đầu ra còn lại cũng cần chính xác như thế, kết quả là phải cần đến 4 điốt

-máy xquang nữa sóng sử dụng mạch chỉnh lưu nữa sóng của dòng điện

Một mạch chỉnh lưu nửa sóng chỉ một trong nửa chu kỳ dương hoặc âm có thể dễ

dàng đi ngang qua điốt, trong khi nửa kia sẽ bị khóa, tùy thuộc vào chiều lắp đặt của

điốt. Vì chỉ có một nửa chu kỳ được chỉnh lưu, nên mạch chỉnh lưu nửa sóng có hiệu

suất truyền công suất rất thấp. Mạch chỉnh lưu nửa sóng có thể lắp bằng chỉ một đi ốt

bán dẫn trong các mạch nguồn một pha.

Câu 18: (chưa có)

Câu 19: Giải thích cơ chế tạo ảnh trong chụp phim X-Quang KTS CR?

-Hệ thống phát tia X hoàn toàn giống như hệ thống của X quang thường.

-Tia X sau khi chiếu qua bệnh nhân sẽ đến một tấm tạo ảnh (Imaging plate) có tráng

lớp Phosphor lưu trữ (storage) và kích thích phát sáng (photostimulable lumi).Lớp

photpho này đóng vai trò như tấm phim trong X quang thường. Thành phần của tấm

photpho này thường gồm 85% BaFBr và 15% BaFI, pha với một lượng nhỏ nguyên

tố Europium (Eu). BaFBr là một chất bán dẫn, nên chúng có hai vùng năng lượng là

vùng lỗ trống và vùng dẫn. Khoảng năng lượng giữa hai vùng này cỡ 8.3 eV. Khi tia

Page 15: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

X bị hấp thụ bởi hợp chất BaFBr, năng lượng của chúng sẽ kích thích làm cho các

electron của nguyên tử Eu bị bứt ra. Các electron này sẽ chuyển động tự do trong môi

trường và một phần sẽ tương tác với các nguyên tử F. Các nguyên tử F giữ electron ở

mức năng lượng cao hơn ở trạng thái ổn định trong vài ngày đến hàng tuần. Số lượng

electron bị giữ bởi nguyên tố F trên một đơn vị diện tích sẽ tỉ lệ thuận với cường độ

tia X chiếu vào. -Sau khi đã chụp xong, tấm thu nhận ảnh sẽ được đưa vào máy đọc

CR Máy đọc này sẽ phát ra tia laser có năng lượng khoảng 2 eV (ánhsáng laser đỏ)

để quét qua tấm photpho. Khi đó, các electron đang bị F giữ sẽ bị kích thích để nhảy

lên vùng dẫn. Các electron này chỉ ở trên vùng này một thời gian rất ngắn thì nhảy

xuống mức năng lượng thấp hơn. Sự chuyển từ mức năng lượng cao về mức năng

lượng thấp của các electron làm phát ra một ánh sáng màu xanh (cỡ 3 eV). Dựa vào

cường độ sáng phát ra, máy quét sẽ số hoá cho từng điểm sáng. Cường độ tia X được

hấp thụ tại từng điểm là cơ sở cho sự hiển thị ảnh. Ảnh sau khi được số hoá từ máy

đọc ảnh được truyền đến máy điện toán chủ xử lý ảnh (ADC processing server). Máy

chủ này chứa nhiều phần mềm đáp ứng việc chỉnh sửa ảnh để thu được hình ảnh có

độ đối quang khác nhau.

Câu 20: giải thích cơ chế tạo ảnh trong chụp phim X-Quang số hóa trực tiếp

DR?

Trong DR, ảnh được tạo ra một cách trực tiếp mà không phải qua thiết bị đọc ảnh

trung gian như CR. Điều này có thể được thực hiện nhờ vào cấu tạo đặc biệt của đầu

dò của DR. Hiện nay người ta chia ra làm 2 loại đầu dò và đối với mỗi loại sẽ có sự

khác nhau về các bước thu nhận tín hiệu.

Đối vs DR gián tiếp, tia X sau khi đc phát ra đi qua cơ thể ng bệnh sẽ đến tác dụng

vơi đầu dò. Đầu dò sử dụng tinh thể phosphor hay tinh thể nhấp nháy Csi để biến

năng lượng tia X than ánh sang. Ánh sang được hấp thu bởi các phosphodiode hay

bởi các silicon vô định hình (a-Si) để tạo ra các tín hiệu điện.

Đối với DR trực tiếp , tia X sau khi đc phát ra đi qua cơ thể ng bệnh sẽ đến tác dụng

vơi đầu dò. Đầu dò của DR trực tiếp sử dụng Selenium vô định hình (a-Se) hoặc

Silicon vô định hình (a-Si) để thu nhận trực tiếp năng lượng tia X và tạo ra các tín

hiêu điện.

Về cơ bản, sự tạo ảnh của cả DR trực tiếp và DR gián tiếp giống nhau. Sau khi đầu

dò được chiếu bức xạ ion hóa, cặp electron-lỗ trống được tạo ra trong lớp a-Se (hoặc

a-Si). Điện áp phân cực tạo ra một từ trường khoảng 10V/µm qua lớp Se để tách các

điện cực về hai phía ngược nhau: lỗ trống được tryền đến điện cực thu nhận điện tích,

còn electron được thu nhận ở lớp điện cực trên cùng. Điện tích tín hiệu được chuyenr

đến bộ khuếch đại điện tích nối vs đường dữ liệu. tín hiễu từ hàng được chuyện đến

bộ biến đổi AD và lưu trữ trong bộ nhơ máy tính.

Page 16: Đề cương ôn tập NLVLCPPTA

Năng lượng tia X chiếu đến đầu dò càng mạnh thì cường độ điện thế càng mạnh do

đó điện tích tín hiêu càng mạnh, dẫn đến tín hiệu càng mạnh. Ngược lại, nếu năng

lượng của tia X chiếu đến đầu dò càng yếu thì tín hiệu thu được càng yếu. Bộ chuyện

đổi AD sẽ can cứ vào độ mạnh yếu của tín hiệu để cho ra hình ảnh có độ tương phản

khác nhau.