ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

56
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT Câu 1: Các dạng nước trong đất: khái niệm, tính chất và ý nghĩa? Trả lời : nước là một thành phần quan trọng của môi trường đất, quyết định độ phì của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất cây trồng.Nước trong đất được cung cấp từ nước mưa và tuyết tan. Có 4 dạng nước trong đất là : Nước cấu tạo hóa học : - Nước cấu tạo : + là nước tồn tại dưới dạng OH - trong các khoáng vật như Fe(OH) 3 , Al(OH) 3 + dạng nước này bị mất đi khi khoáng vật bị nung ( t>700 0 C) khoáng vật bị phá hủy và thay đổi hạt. - Nước liên kết + Nước phân tử H 2 O như : Fe 2 O 3 .3H 2 O, CaSO 4 .2H 2 O, Na 2 SO 4 .10H 2 O…. + dang nước này liên kết với các phân tử kém bền vững hơn, tách nước ở nhiệt độ tương đối thấp. Các dạng nước này không linh động, thực vật không sử dụng được nên không có ý nghĩa đối với thực vật. Nước hấp phụ : là nước ở dạng hơi trong không khí đất, bị hấp phụ do đất khô không khí - Nước hấp phụ chặt :

Transcript of ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Câu 1: Các dạng nước trong đất: khái niệm, tính chất và ý nghĩa?

Trả lời : nước là một thành phần quan trọng của môi trường đất, quyết định độ phì của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất cây trồng.Nước trong đất được cung cấp từ nước mưa và tuyết tan. Có 4 dạng nước trong đất là :

Nước cấu tạo hóa học : - Nước cấu tạo :

+ là nước tồn tại dưới dạng OH- trong các khoáng vật như Fe(OH)3 , Al(OH)3 …

+ dạng nước này bị mất đi khi khoáng vật bị nung ( t>7000 C) khoáng vật bị phá hủy và thay đổi hạt.

- Nước liên kết+ Nước phân tử H2O như : Fe2O3.3H2O, CaSO4.2H2O, Na2SO4.10H2O….+ dang nước này liên kết với các phân tử kém bền vững hơn, tách nước ở nhiệt độ tương đối thấp. Các dạng nước này không linh động, thực vật không sử dụng được

nên không có ý nghĩa đối với thực vật. Nước hấp phụ : là nước ở dạng hơi trong không khí đất, bị hấp phụ do đất

khô không khí- Nước hấp phụ chặt :

+ sự có mặt của các phân tử nước trên bề mặt phân tử hấp phụ phụ thuộc vào độ ẩm không khí ( có thể không lấp kín bề mặt)+ lực hấp phụ này gọi là lực hấp phụ phân tử (lực vandevan)+ khi độ ẩm là 100%( đất bão hòa hơi nước), màng nước bao kín phân tử keo đất thì nước này được gọi là nước hydroscopic thực vật không sử dụng được, đây gọi là dạng dự trữ nước chết.

- Nước hấp phụ hờ :+ khi đất ở trạng thái bão hòa hơi nước, năng lượng trên bề mặt keo đất còn thừa khi keo đất tiếp xúc với nước ở dạng lỏng làm cho bề dày lớp nước hấp phụ chung quanh hạt đất sẽ tăng lên. Nước được hấp phụ trên độ ẩm hydroscopic cực đại, được gọi là nước màng hay nước hấp phụ hờ.

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Nước hấp phụ hờ ( nước màng, đặc biệt là lớp nước màng ngoài cùng ) thì thực vật có thể sử dụng được nhưng lực hút của cây phải lớn.

Lớp nước phía trong cây khoongg sử dụng đươc xuất hiện độ ẩm cây héo..Kết luận : nước hấp phụ là dạng nước mà đa phần cây không sử dụng được.

Nước mao quản :- Là dạng nước tồn tại trong các khe hở, những lỗ nhỏ có kích thước mao

quản( <8μm) - Chuyển động theo lực hút mao quản và thường chuyển động từ nơi có độ

ẩm cao về nơi có độ ẩm thấp theo mao quản, chuyển động vô hướng.- Có 2 loại nước mao quản :

+ nước mao quản đế: đâu dưới của những mao quản tiếp xúc với nước ngầm+ mao quản treo : là nước mao quản được giữ trong các khe nước bởi sức căng bề mặt trên dươi, khôn liên quan đến nước ngầm

- Nước mao quản phụ thuộc vào :+ thành phần cơ giới đất+ cấu trúc đất: đất cát : mao quản dâng : 50cm, đất thịt: nước mao quản dâng 3-4m, đất sét: nước mao quản dâng 6-7m. Là nguồn hoàn toàn dễ tiêu đối với thực vật , là dạng quan trọng nhất

đối với cây trồng, chủ yếu cây trồng sử dụng. Nước trọng lực :

- Là dạng nước chứa trong các lỗ hổng, dạng nước tự do dễ mất theo trọng lực

- Chỉ xuất hiện khi đất bị tưới ngập hay mưa rào Không có ý nghĩa đối với cây trồng do đất không giữ được nước.

Kết luận : ngoài 4 dạng nước nói trên, trong đất còn có các dạng nước như nước ở thể rắn ( nước băng), nước ngầm…Câu 2: vai trò của yếu tố con người trong việc hình thành đất ?Trả lời:

- Con người là một trong các nhân tố trong quá trình hình thành đất ( cuộc sống của con người gắn liền với đất)

-

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Tác động của con người đến đất trong các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp :

Tác động tích cực Tác đông tiêu cực

Bố trí cây trồng phù hợp với tính chất đất

Bố trí cây trồng ko hợp lý

Xây dựng các công trình thủy lợi, tưới tiêu để cải tạo đất, bảo vệ đất

Bón phân quá mức, sử dụng các hóa chất BVTV gây tác động làm ô nhiễm đất

Đắp đê ngăn lũ và ngăn sự xâm nhập mặn

Chặt phá rừng làm rẫy, gây xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt

Bổ sung, cải tạo chất dinh dưỡng cho đất bằng các loại phân bón khác nhau

Canh tác CNH nông nghiệp gây suy thoái chất lượng tài nguyên đất

- Tác động của con người đến đất thông qua các hoạt động kinh tê, văn

hóa, xã hội đến đất ngày càng mạnh mẽ. một số loại đất, con người có vai trò quan trọng tron việc hình thành chúng: các loại đất trồng lúa, đất bạc mầu, đất xói mòn trơ sỏi đá. Đối với chúng, con người làm thay đổi quá trình hình thành, biến đổi nó từ dạng này sang dạng khác.

- Những hoạt động sử dụng không hợp lý đất đã thúc đẩy quá trình tạo thành đất diễn ra nhanh hơn. Khi con người biết ứng dụng các tiến bộ KHCN vào trong canh tác đất, làm cho đất phát triển bền vững,

- Đa số với các loại đất, tác động con người chỉ ở mức hạn chế hoặc tăng cường các quá trình, hiện tượng sảy ra trong đất.Câu 3: cho ví dụ và chứng minh về ô nhiễm đất do sử dụng hóa chất thực vật :Trả lời : Các loại hóa chất bảo vệ thực vật bản chất là các chất hóa học diệt sinh học nên đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất. Khi đi vào trong đất, chúng tồn tại trong môi trường đất khá lâu và tồn tại trong các hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Các chất này có độc tính rất cao, làm cho cơ lý sinh thái đất bị suy giảm. Do chúng có tác dụng diệt khuẩn cao nên cũng tiêu diệt các loài vi sinh vật có lợi trong đất. Các thuốc hóa chất bảo vê thực vật tiêu diệt 1 số lượng lớn các loài sinh vật ,

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

gây mất cân bằng sinh thái. Mặt khác do nước mưa nên chúng bị rửa trôi xuống các thủy vực, nếu với 1 lượng lớn có thể làm ô nhiễm nguồn nước trong các thủy vực này, gây chết các loài sinh vật như ếch nhái.. do đó ta đã vô tình làm tăng lên số lượng các loài sâu độc hại cho cây trồng do mất đi loài thiên địch của chúng, vì vậy mà làm cho hoạt tính sinh học của đất bị giảm sút.Ví dụ: trong thời gian vừa qua, ô nhiễm đất do hóa chất bvtv đang là vấn đề nổi lên.

- Thống kê cho thất ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2/3 số mẫu rau muống lấy được có dư lượng thuốc BVTV

- Đa số các kho hóa chất BVTV tồn lưu gây ra các vấn đề đề về ô nhiễm đất, việc khắc phục đòi hỏi tốn kém và cần nhiều thời gian

- Toàn quốc có trên 1153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu, bao gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu ở 39 tỉnh.Câu 5 : quá trình nitrat hóa trong đất và ý nghĩa của chúng đối với cây trồng:Trả lời : nitrat hóa là quá trình oxi hóa sinh học các muối NH4

+ đầu tiên thành NO2

- và sau đó thành NO3- trong điều kiện thích ứng.

Trong điều kiện thoáng khí, NH4 ban đầu sinh ra do quá trình khoáng hóa N hữu cơ sẽ 1iên tục chuyển hóa và biến thành NO3. Quá trình này xảy ra qua 2 giai đoạn:

1. Ôxít hóa ammonium thành nitrite (NO2).

2NH4+ + 2OH- + 3O2 2H+ + 2 NO2

- + 4H2O + Q ( vi khuẩn nitromozanat/ điều kiện háo khí)

2. Ôxít hóa NO2 thành nitrát (NO3)

NO2- + O2 2NO3

- + Q ( vi khuẩn nitro bacter/ điều kiện háo khí)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nitrate hóa

Các vi khuẩn trên đây là vi khuẩn háo khí nên chỉ phát triển tốt trong điều kiện đất thoát thủy tốt hoặc ở lớp ôxyd hóa trong đất ruộng ngập nước. Do đó trong tầng đất khử của đất ruộng ngập nước NH4 được tích lũy và không chuyển hóa thành NO3.

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Yếu tố quan trọng nữa có ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn nitrite hóa và nitrate hóa là pH của đất. pH thích hợp cho hoạt động của vi khuẩn này thường trên 6. Sự thích hợp với các mức độ pH khác nhau còn tùy thuộc vào loài và chủng vi khuẩn. Ở một số nơi, mức độ nitrate hóa giảm đi khi pH thấp hơn 6, rất thấp ở pH=5, và ngừng hẳn ở pH=4 hoặc thấp hơn. Ở cuộc đất khác, nitrate hóa xảy ra được ở pH=4,5, nhưng ở nơi khác nữa vi khuẩn không hoạt động được ở pH này. Các vi khuẩn nitrate hóa sống trong đất chua, có mức pH tối hảo 6,5, còn vi khuẩn ở nơi đất kiềm tính có mức pH tối hảo ở 7,8. Ngoài ảnh hưởng hoạt động của vi khuẩn, pH còn ảnh hưởng đến mật số các vi khuẩn này. Mật số vi khuẩn nitrate hóa tăng dần theo mức độ tăng pH từ chua sang kiềm tính. Do ảnh hưởng này, việc bón vôi cho đất chua sẽ làm gia tăng tốc độ nitrate hóa các đạm ammonium trong đất.

Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhóm vi sinh vật nitrate hóa này. Ở nhiệt độ thấp hơn 5 °C và cao hơn 40 °C vi khuẩn hoạt động rất chậm nên sự chuyển biến đạm NH4 thành đạm NO3 cũng rất chậm. Nhiệt độ tối hảo cho hoạt động của nhóm vi khuẩn này nằm trong khoảng 30 °C. Điều này giải thích được hiện tượng nitrate hóa xảy ra rất kém vào mùa đông và mùa hè, và xảy ra rất mạnh vào mùa xuân và mua thu ở vùng ôn đới.

Ý nghĩa : đây là quá trình cung cấp nito vô cơ cho cây ở dạng Nitrat. Một số vấn đề :

- Quá trình nitrat hóa dễ bị mất N do rửa trôi để đi vào nước ngầm- Quá trình nitrat hóa trong điều kiện hiếu khí trở trành quá trình phản

nitrat hóa ( quá trình khử) sinh ra các hợp chất khí nito, làm mất nito của đất.

- NO3 sinh ra thường kết hợp vs H + trong đất tạo thành HNO3 làm cho pH của đất giảm xuống

- NO3 tích lũy ở một mức độ quá phép sẽ làm cho đất bị ô nhiễm nitrat: cây trồng hấp thụ nitrat quá nhiều sẽ làm nhiễm độc, gây bệnh hiểm nghèo cho người

Câu 76 : trình baỳ các con đường mất nito khỏi đất ảnh hưởng đến môi trường:

Trả lời Rửa trôi NO3 :

- NO3 được tạo ra do quá trình nitrat hóa rất linh động ,dễ bị rửa trôi xuống các tầng đất sâu và ra sông, hồ nguồn gốc gây ra hiện tượng phú dưỡng.

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Bay hơi NH3 : trong điều kiện đất kiềm, NH4+ rất dễ bị khử thành NH3 , đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao, bón phân đạm trên bề mặt đất mà khôn vùi xuống sâu thì lượng NH3 bay và khí quyển càng lớn. Do con đường này mà phân ure dễ bị mất do bị thủy phân :CO (NH3)2 + H2O = (NH4)2CO3NH4 + OH= NH3+ H2O

Xói mòn : quá trình lầm mất lớp đất giàu chất dinh dưỡng , chất mùn chứa nito , gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước sông, hồ.

Phản nitrat hóa :- Sảy ra trong điều kiện kị khí, đòi hỏi sự có mặt của chất hữu cơ như 1

chất nhận điện tử- NO3->N2- Vi khuẩn thở nitrat :

N2-HNO3 + C6H12O6 N2 + CO2 + H2O- Qúa trình sinh học này sảy ra trong điều kiện pH thấp, đất chua: vi khuẩn

sử dụng oxi của HNO3 lầm mất nito khỏi mặt đất, làm giảm hiệu lực phân bón nito và gây ô nhiễm không khí.

Ngoài ra người ta còn tìm thấy nguồn tồn dư nito trong đất ở dạng hữu cơ trong cơ thể sinh vật lên tới 20%

Sơ đồ : các con đường mất nito trong đất

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Câu 7 : quá trình amon hóa trong đất, ý nghĩa của nó

Trả lời:

- N là nguyên tố đa lượng số 1 cho cây trồng, hiện nay nó là nguyên tố gây ra các vấn đề môi trường.

- 95 % N tồn tại trong đất ở dạng N hữu cơ và chỉ có khoảng từ 1-5% là tồn tại ở dạng vô cơ ( NO3, NO2. NH4+) là dạng dễ tiêu đối với cây trồng.

- Các hợp chất N hữu cơ trong đất như protein trong các xác động, thực vật hay vi sinh vật là đối tượng cho 1 số loại vi khuẩn phân giải/ Chúng tiết ra enzyme proteaza phân giải protein thành các chuỗi pokipeptit hay ogolepeptit. Các vi sinh vật này tiếp tục tiết ra enzyme peptiaza phân giải thành các axit amin. 1 số axit amin được tế bào sinh vật hấp thu sử dụng, 1 số khác tham gia vào quá trình khử amin thành Nh4+amon hóa là quá trình chuyển hóa từ N trong các hợp chat hữu cơ như mùn, protein … thành nito dạng NH4

+ , được thực hiện bởi các vi khuẩn kị khí dị dưỡng.chúng là quá trình cung cấp nito cho cây.

Câu 75 : sự chuyển hóa của super phot phat khi bón vào đất:

Trả lời P là nguyên tố đa lượng quan trọng sau N, trong cơ thể sinh vật tôn tại trong

các hợp chất AND, ATP, ARN… là nguyên tố cấu tạo, nhr hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng đặc biệt là những cây có hạt.

Trong đất P tồn tịa chủ yếu ở dạng P vô cơ ( P vô cơ> P hữu cơ), chủ yếu là muối phot phat liên kết với Al, Fe, Ca, ở các mức độ bền vững khác nhau

P-fixation : - Là quá trình có hại với cây trồng- Liên quan trực tiếp dến pH của đất( thế oxi hóa – khử của đất)

+ nếu đất chua ( đât nhiệt đới) thì Fe3+, Al3+ sẽ cố định ion PO4 dễ tiêu+ nếu đất kiềm : ion Ca2+, Mg2+ , sẽ cố đinh ion PO4 dễ tiêu Về mặt môi trường thì lân trong đất rất khó mất cân bằng do con

đường rửa trôi vào nước nhưng nó vẫn gây ra hiện tượng phú dưỡng ao hồ do P có trong phân

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Sơ đồ con đưuòng chuyển hóa lân trong đất

Câu 6 : độ chua trao đổi của đất: nguyên nhân gây chua và cách xác định độ chua?

Trả lời:

- Độ chua trao đổi là 1 dạng của độ chua tiềm tàng, gây nên do sự có măt của các ion H+ và Al3+ nằm trên bề mặt hấp phụ của keo đất

- Độ chua tiềm tàng là độ chua đặc trưng bằng nồng độ tổng số của axit và các chất có tính axit tồn tại trong đất ở trạng thái phân ly hay không phân ly.

- Các bước tiến hành xác định độ chua trao đổi:+ lấy m1 g đất, tiến hành chuẩn độ bằng NaOH ta sẽ xác định được độ chua trao đổi tổng số+ lấy m1 g đất đem chuẩn độ bằng dung dịch NaF ta tìm ra được độ chua trao đổi do H++ lấy kết quả ở (1) –(2) ta thu được độ chua trao đổi do Al3+ gây nên

- Xác định độ chua: [KD]H+ + KCl [KD]K+ + HCl[KD]Al3+ + 3KCl [KD] K3 + AlCl3

AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + 3 HCl

Axit tự do này được chuẩn bằng dung dịch kiềm và tính ra mgdl/100g đất.

Vì ĐCTD = [H+] tu do + [ H+ + Al3+ ] trao doi nên pH KCl < pH h20

Câu 8 : mưa axit là gì? Và ảnh hưởng của nó đến môi trường đất, ở Việt nam có hiện tượng này không?

Trả lời:

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Ngoài ra các khí nay còn phát sinh do các hoạt động giao thông vận tải, đốt rừng , cháy rừng…Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người.Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.

Axit trong nước mưa ( H2CO3) sẽ phân ly ra H +, có khả năng thay thế các cation bazo trên bề mặt hấp phụ của keo đất rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ , đặc biệt là tại những vùng có lượng giáng thủy lớn hơn lượng bốc hơi.

Tăng cường khả năng hòa tan các kim loại nặng trong đất, làm đất nhiễm độc và tạo điều kiện cho một số loại sinh vật gây hại phát triển

ảnh hưởng đến hoạt động của hệ sinh vật đất ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của đất.

Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.

Tại việt nam theo kết quả phân tích thành phần hóa học ở nước mưa tại các địa điểm như Việt Trì, Hà Nội, Cúc phương cho thấy có xuất hiện hiện tượng mưa axit.

Một số các phản ứng tạo thành mưa axit : Câu 9 : kể tên các quá trình cơ bản xảy ra trong sự tạo thành đất ?Trả lời : các quá trình cơ bản trong sự tạo thành đất

Phong hóa : là quá trình hình khoáng hóa đá dưới tác dụng của môi trường như nước, sinh vật, nhiệt độ ..( tác dụng của 5 yếu tố hình thành đất). quá trình này sảy ra rất chậm và gắn liền với vòng tuần hoàn địa chất.

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Vòng tuần hoàn vật chat giữa lục địa và đại dương : + dưới tác dụng của các dòng nước trong quá trình phong hóa, đá khoáng bị phá hủy 1 phần và rửa trôi, xảy ra quá trình tích lũy các trầm tích trong đại dương+ những trầm tích trong đại dương được nâng lên nhờ hoạt động địa chất, biến thành lục địa và tiếp tục bị phong hóa. Khép kín vòng tuần hoàn vật chất giữa lục địa và đại dương, xảy ra

trên 1 phạm vi khá lớn. Đây là cơ sở của quá trình tạo thành đất do nó tạo ra các chất dễ hòa tan cho sinh vật dễ sử dụng.

Sự tạo thành đất với sự xuất hiện của vòng tuần hoàn tiểu sinh học : - Các loài sinh vật tiên phong như vi khuẩn, tảo, nấm có sự tích lũy hữu cơ

ít. Chúng sử dụng năng lượng ánh sáng MT, sử dụng các chất hoàn tan của vòng tuần hoàn vật chất để tự tổng hợp nên hợp chất hữu cơ cho mình. Các chất hữu cơ này lại được trả lại cho đất khi chúng chết đi có sự chuyển hóa từ năng lượng asmt thành năng lượng hóa học

- Khi các loài sinh vật bậc cao xuất hiện, đặc biệt là hệ thống thực vật có hệ thống hoàn chỉnh thì sự tạo thành đất sảy ra ở cấp độ mạnh hơn. Các chất hữu cơ từ xác chết sinh vât được đưa vào môi trường đất, bị khoáng hóa , cung cấp cho các sinh vật thế hệ sau. Đây chính là chu trình sinh địa hóa giữa cơ thể và môi trường Chúng được gọi là vòng tuần hoàn vật chất tiểu sinh học vì nó sảy ra

ở quy mô nhỏ, có thể là trong từng cá thể trong các quần thể hay trong các quần xã

Đất có sự phát triển và tiến hóa:- Đất được hình thành có sự phát triển , biến đổi phụ thuộc vào sự tiến hóa

của sinh giơi- Giai đoạn 1: sơ khai : sự hình thành đất yếu, liên quan đến các loài sinh

vật tiên phong- Giai đoạn 2: sự phát triển

+ xuất hiện các loài sinh vật không hoàn chỉnh như thạch tùng, dương sỉ..- Giai đoạn 3: thời hiện tại : xuất hiện thực vật bậc cao hoàn chỉnh thì quá

trình hình thành đất sảy ra với cường độ mạnh, được đánh dấu bằng sự tích lũy lớp hữu cơ trên đất của Trái Đất. Kết luận : đất được hình thành do có sự thống nhất, gặp gỡ của 2 vòng

tuần hoàn.Câu 10: chứng minh đất như 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh ?Trả lời: Đất có thể coi là 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh vì nó có đầy đủ các chức năng của 1 hệ sinh thái. Cụ thể :

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Các sinh vật sản xuất: TV bậc thấp, Vi sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng, địa y, tảo rêu… các sinh vật này sống trong long đất hay mọc trên đất

- Các sinh vật tiêu thụ và phân hủy : quần thể các VSV, nấm, động vật đất.Tuy nhiên, số lượng và tổng số sinh khối của hệ sinh thái đất không nhiều như các hệ sinh thái khác.

- Các thành phần vật chất không sống : nước, không khí, các muối khoáng vô cơ. Các thành phần hữu sinh và vô sinh trong đất luôn luôn sảy ra sự trao

đổi vật chất và năng lượng, phản ánh tính năng của hệ sinh thái hoàn chỉnh. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái đất được sử dụng qua sự tích lũy và phân hủy các hợp chất hữu cơ. Vòng tuần hoàn năng lượng là vòng tuần hoàn hở ( năng lượng bị mất đi qua mỗi bậc dinh dưỡng) còn vòng tuần hoàn vật chất dinh dưỡng là vòng tuần hoàn kín.

Đất có khả năng tự điều chỉnh và tự phục hồi: ở điều kiện bình thường, đất luôn luôn ổn định và có khả năng tự lặp lại sự cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng khi có các yếu tố bên ngoài tác động.Tuy nhiên thì sự điều chinh cũng có giới hạn. Khi tác nhân ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép thì đất mất dần khả năng tự điều chỉnh của mình

Trong đất luôn luôn tồn tại các nhân tố giới hạn như pH, độ muối, hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng độc.. và các nhân tố không giới hạn như ánh sáng, địa hình…Câu 11: tổng quan về sự mùn hóa và vẽ sơ đồ hình thành mùn của stevensonTrả lời

- Quá trình mùn hóa là quá trình : là sự oxi hóa , sinh hóa các xác hữu cơ thành hợp chất đơn giản gọi là monome, sau đó polime hóa để tạo thành hợp chất mùn cao phân tử có chất axit chứa nhân thơm, nhiều nito, có màu tối. Trong quá trình mùn hóa, hợp chất kiểu lignin gia tăng so với xác hữu cơ ban đầu, hợp chất chứa Nito trong mùn cũng gia tăng hơn so với ban đầu. Xenlulozo, hemix giảm so với ban đầu.

- Quá trình mùn hóa phụ thuộc vào các yếu tố : + nhân tố sinh học : các men trong xác động thực vật, số lượng và chất lượng của các vật liệu bị mùn hóa ( tỉ lệ C/N) và các vi sinh vật, động vật trong đất+ các nhân tố khí hậu : nước, nhiệt độ, không khí+ tính chất đât : các phản ứng dễ tiêu và khó tiêu của đất ảnh hưởng đến cường độ quá trình mùn hóa và chất lượng mùn.

- Qúa trình mùn hóa gồm 3 bước :

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

+ xác động vật có chứa các hợp chất hữu cơ phức tạp ( protein, lipid, lignin..) được phân giải thành các sản phẩm trung gian+ dưới tác đông tiếp theo của VSV, tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ các hợp chất trung gian, có tác nhân vòng thơm, mạch nhánh với các nhóm định chức+ các liên kết hữu cơ phức tạp này được các VSV tổng hợp trùng ngưng lại thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử như những chuỗi xích bền vững. Khi đó sẽ hình thành hợp chất gọi là mùn.

Sơ đồ quá trình mùn hóa của Stevenson …

Câu 12 : bản chất và nguyên nhân của sự phú dưỡng.

Trả lời

Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Câu 13: bốc hơi nước của đât và ảnh hưởng của nó đến cây trồng và độ phì của đất :

Trả lời

Bốc hơi vật lý : - là sự bốc hơi nước từ bề mặt thoáng của đất, từ ao hồ, sông biển. - quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố : hướng gió, màu sắc và bề mặt

đất ( hướng nam, màu trắng và không có che phủ thì bốc hơi là max)+ tốc độ bốc hơi tăng khi độ ẩm đất tăng và độ ẩm không khí thấp

+ mặt đất không được che phủ thì bốc hơi nước càng nhiều+ cường độ gió lớn, thời gian thổi càng lâu thì bốc hơi càng mạnh+ nhiệt độ lớp đất mặt càng lớn thì bộc hơi nước càng mạnh

- Sự bốc hơi này làm cho đất khô và con người phải làm sao để hạn chế quá trình này.

Bốc hơi sinh học : - Là sự bốc hơi từ lá do nhu cầu sinh lý của cây. 98% lượng nước cây lấy

dùng cho quá trình thoát hơi nước.- Thực vật chủ yếu hấp thụ nước mao quản trong đất và có thể hấ phụ nước

hấp phụ hờ do lực giữ nước yếu. dễ dàng cho cây hấp thụ cũng như dễ dàn cho cây mất đi

- Sự bốc hơi và sự thấm chọn lọc cân bằng với nhau thì đảm bảo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của sinh vật đất

- Sự bốc hơi là điều kiện đảm bảo có không khí trong đất cho sv đất hô hấp- Sự bốc hơi quá nhiều làm cho đất khô, không đủ nước cung cấp cho cây,

không đủ độ ẩm cần thiết sinh vật trong đất, các chất dinh dưỡng cũng dễ bị mất đi do quá trình bốc hơi.

- Sự bốc hơi kém, gây ngập úng cho đất, gây ra tình trạng yếm khí, thiếu nước chảy theo trọng lực mang theo các chất hòa tan, tạo điều kiện cho quá trình khử trong đất phát triển làm giảm độ pH của đất, gây ra tình trạng chua đất.Câu 14 + 48: tính chất oxi hóa khử của đất và ảnh hưởng của nó đến cây trồng ?Trả lời

Khái niệm : trong đất luôn luôn tồn tại các chất oxy hóa và các chất khử, nên quá trình oxy hóa- khử là phổ biến.

Thế oxy hóa khử Eh là đại lượng đặc trung cho cường độ oxy hóa khử của dung dịch đất.

Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Eh= E0 + 59lg [OX ][ Kh ] (mV)

Trong đó : [OX] : nồng độ chất oxi hóa[Kh ]: nồng độ chất khử liên hợp với chất oxi hóa đóE0 thế chuẩn của Redox- Eh của đất biến thiên trong khoảng từ 200-750 mV là thích hợp cho các

cây trồng nông nghiệp+ khi Eh lớn thì đất này gọi là đất thoáng khí, dung dịch các nguyên tố đa lượng thích hợp+ khi Eh thấp, thì đất gọi là đất chặt, bí, các nguyên tố đa lượng khó tiêu còn vi lượng dễ tan

- Các chất oxi hóa phổ biến trong đất : O2 , NO3-, Fe3+, Mn4+, Cu2+, và 1 số

sinh vật hiếu khí- Các chất khử phổ biến trong đất là : H2, Fe2+, Cu+ và 1 số vi sinh vật kị

khí.- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa khử trong đất là :

+ trong dung dich đất có chứa nhiều hệ thống red-ox khác nhau. Nồng độ của cặp oxi-hóa khử nào cao thì sẽ quyết định Eh của môi trường+ nồng độ của oxi trong không khí đất, oxy hòa tan trong dung dịch đất và các bài tiết của VSV quyết định Eh của dung dịch đất.+ độ ẩm làm thay đổi Eh của dung dịch đât. Khi đất ẩm nhiều, quá trình khử mạnh, Eh giảm và ngược lại tưới tiêu thay đổi Eh của đẩt+ phản ứng của dung dịch đât ảnh hưởng đến Eh của đất+ các biện pháp canh tác cũng làm thay đổi Eh của đất : cày sâu, bón phân hữu cơ và mật độ cấy đều làm thay đổi Eh theo chiều hướng có lợi với cây trồng.

ảnh hưởng của tính oxi hóa- khử của đất đến cây trồng.- trong điều kiện oxi hóa- khử các chất hữu cơ đều bị phân giải - trạng thái oxi hóa khử ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của khoáng sét

hay các chất hữu cơ do nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì của đất, gián tiếp ảnh hưởng đến cây trồng

- Trạng thái oxi hóa khử của đất kéo theo trạng thái oxi hóa hay dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất, chúng có thể trở nên linh động đối với cây trồng.Câu 70: hệ oxi hóa khử thuận nghịch và không thuận nghịch, ý nghĩa của chúng đối với dinh dưỡng cây trồng và môi trường.Trả lờiCác cặp oxi hóa khử liên hợp:

Oxi KhửC CO2 CH4 ,CO

Page 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

N NO3- NH4+

Fe Fe3+ Fe2+

P PO43- PH3

Mn Mn4+ , Mn3+ Mn2+

Vi sinh vật Hiếu khí Kị khíS SO4

2- H2S

- Trong đất luôn luôn tồn tại cặp oxi hóa khử thuận nghịch và không thuận nghịch :

- Cặp thuận nghịch : trong quá trình chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác chỉ làm thay đổi hàm lượng của các chất dạng oxi hóa – khử mà tổng hàm lượng thì không đổi : Fe3+/Fe2+, Mn4+/ Mn 2+…

- Cặp không thuận nghịch : trong quá trình biến đổi thì có sự thay đổi về tổng lượng và hàm lượng từng dạng, việc này liên quan đến việc mất khỏi đất ở dạng khí gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ : khi điện thế giảm thì xảy ra phản ứng phản nitorat hóa, gây ra mất N của đất.

- Ý nghĩa với dinh dưỡng cây trồng và môi trường: + điện thế trong đất dao động từ 220mV – 820mV ..khi Eh thấp thì đất chặt, bí, chứa nhiều chất độc ở dạng khử cần điều chỉnh Eh cho phù hợp với từng loại cây trồng+ đất càng ít tầng sâu thì Eh càng thấp+ muốn thay đổi điện thế của đất thì cần thay đỏi nồng độ oxi hóa khử bằng các công việc như cày bừa, xới đất, tưới nước, bón phân hữu cơ+ khi Eh của đất giảm xuống đén220Mv thì sảy ra quá trình phản nitorat hóa, gây phát thải khí Nito vào môi trường.Câu 15 : nước hữu hiệu trong đất: khái niệm và phạm vi?Trả lời

Khái niệm : là lượng nước dễ tiêu mà cây trồng có thể sử dụng được, liên quan đến khả năng giữ nước của đất

Nước hữu hiệu của đất thay đổi trong 1 khoảng nhất định gọi là phạm vi nước hữu hiệu, phạm vi này càng lớn thì càng tốt.- Phạm vi nước hữu hiệu duy trì từ độ ẩm cây héo Wch ( Wch = 1,5 Wh max)

đến độ ẩm đồng ruộng. giới hạn này càng rộng thì khẳ năng cung cấp nước của đất càng lớn.

- Độ ẩm cây héo : ở độ trữ ẩm hấp thụ phân tử cực đại thì nước không cung cấp được cho cây trồng cây bị héo đi do thiếu nước, lực giữ nước lúc này là 15atm.WCH = 1,5 WH max

Page 16: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Độ trữ ẩm đồng ruộng ( dung lượng trữ ẩm đồng ruộng ): là lượng nước lớn nhất mà đất trữu được khi đất bão hòa hơi nước( do mưa rào hay tưới ngập), sau đó thì mất hết nước trong lực và không có sự liên hệ nào đối với nước mao quản ( nước mao quản treo). Đây là độ trữ ẩm quan trọng đánh giá nước trong đất, gọi là nước hữu hiệu đối với cây trồng..

Sơ đồ nước hữu hiệu trong đất

Câu 16 : chứng minh hợp phần không sống của Hệ sinh thái đất?

Trả lời

Các hợp phần không sống của hệ sinh thái đất: nước, không khí, các khoáng hữu cơ

Page 17: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Nước trong đất bao gồm 4 loai:….. rất quan trọng đối với sự sống của sinh vật, là 1 chỉ tiêu đế đánh giá độ phì của đất.

- Không khí đất : là 1 phần của đất, chiếm trong các lỗ hổng lớn và giúp cho cây trồng , VSV đất hoạt động bình thường( hô hấp)

- Các nguyên tố khoáng cần thiết chứa trong các thành phần khoáng, trong các hợp chất hữu cơ có ở trong đất. Chúng thường tồn tại ở dạng dự trữ và dạng dễ tiêu. 2 dạng này có thể chuyển hóa lẫn nhau.+ các nguyên tố đại lượng : C,H,O,N.P.K,Na,Mg, S, Ca,… chiếm khoảng 0,1 đến vài chục phần trăm so với khối lượng sinh khối thô, tham gia vào cấu trúc để tăng trưởng sinh khối.+ nguyên tố VẾT: hàm lượng của nó trong đất rất ít, chúng được chia làm 2 loại, 1 loại là rất cần cho cây trồng – các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Bo,Cl.. và 1 loại không cần thiết cho cây trồng, sự xuất hiên của nó gây độc cho cây trồng như 1 số kim loại nặng Pb,As, Cd, Hg, Cr… Giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh của đất luôn sảy ra sự trao

đổi vật chất và năng lượng, phản ánh chức năng của hệ sinh thái hoàn chỉnh

Câu 24: phân tích yếu tố địa hình và thời gian trong việc hình thành đất?

Trả lời: Thời gian

- Yếu tố này được coi là tuổi của đất: đó là thời gian diễn ra quá trình hình thành đất và 1 loại đất nhất định được tạo thành.

- Đất có tuổi càng cao, thời gian hình thành càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt

- Các tính chất hóa học, lý học và độ phì của đất phụ thuộc nhiều vào tuổi của đất. Vì thế thời gian dài hay ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lý học, hóa học và sinh học trong đất.

- Người ta chia ra làm 2 loại tuổi là :

+ tuổi tuyệt đối: - tính từ lúc bắt đầu hình thành đất cho đến thời điểm hiện tại

Page 18: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

-Xác định bằng tổng năng lượng trong các quá trình sinh học.Năng lượng sinh học này phụ thuộc vào

cường độ ánh sáng và nhiệt lượng mặt trời.--> càng lên phía bắc, năng lượng ASMT càng thấp, năng lương các quá trình sinh học thấp, tuổi tuyệt đối của đất thấp. Trái lại càng về phía xích đạo và nhiệt đới, năng lượng sinh học càng lớn nên tuổi tuyệt đối của đất rất cao

+ tuổi tương đối: là sự chênh lệch về giai đoạn phát triển của các loại đất trên cùng một lãnh thổ có tuổi tuyệt đối như nhau. Tuổi tương đối đánh dấu tốc độ phát triển của vòng tuần hoàn tiểu sinh học, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình, đá mẹ và VSV ở mỗi vùng.

Địa hình - Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt và các chất hòa tan

sẽ khác nhau. Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình trũng và thấp. Địa hình cao thường bị rửa trôi, bào mòn.

- Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất. Dốc phía nam, bề mặt gồ ghề có nhiệt độ cao hơn các hướng dốc khác có bề mặt bằng phẳng.

- Địa hình có ảnh hưởng đến tốc độ và hướng gió nên ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi nước.

- Địa hình ảnh hưởng đến hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất.

Câu 28 : phân tích yếu tố khí hậu trong quá trình hình thành đất?

Trả lời

- Thảm thực vật là tấm gương phản chiếu cho các điều kiện khí hậu- Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất thể hiện qua: nươc mưa,

các chất của khí quyển ( O2, N2,CO2), hơi nước và năng lượng mặt trời, sinh vật sống trên trái đất.

- Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các quá trình hình thành đất:

Page 19: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

ảnh hưởng trực tiếp : nước mưa và nhiệt độ- nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi và pH của đất, tham gia vào

quá trình phong hóa hóa học. Ở các nước nhiệt đới có lượng mưa lớn nên độ ẩm của đất thường cao: rửa trôi mạnh và nghèo các chất dinh dưỡng , do kiềm bị rửa trôi nên pH của đất thấp

- nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, nó thúc đẩy các quá trình hóa học, hòa tan và tích tụ các chất hữu cơ.

Gián tiếp : - Thể hiện qua giới sinh vật mà sinh vật là yếu tố chủ đạo trong quá trình

hình thành đất- Biểu hiện qua sự phân bố địa lý theo vĩ độ, độ cao và khu vực

Câu 31: Vai trò của yếu tố sinh học trong sự tạo thành đất.

Trả lời- Tính đa dạng của sinh vật, chủ yếu là thực vật và vi sinh vật có ảnh

hưởng đến quá trình hình thành đất- Thực vật : là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của quá trình phong hóa

hình thành đất. Thực vật có vai trò quan trọng nhất vì nó giúp tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ của đất và khí quyển- nguồn hữu cơ của đất.

- Vi sinh vật ( vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn) giúp phân giải các chất hữu cơ,hình thành mùn. Chúng tham gia vào các vòng tuần hoàn chuyển hóa vật chất trong đất. Một số loại vi khuẩn có khả năng cố định nito ( vi khuẩn nốt sần họ đậu, làm giàu nito cho đất. Một số loại VSV có tác động tiêu cực đến môi trường đất

- Các động vật có xương sống hoặc không giúp đảo đất, làm cho đất tơi xốp, đất có cấu trúc.

- Xác các sinh vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ trong đất Vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành đất : tổng hợp, tập

trung, tích lũy các chất hữu cơ, phân giải và biến đổi chất hữu cơ.

Page 20: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Câu 29 : trình bày sơ đồ điển hình của 1 phẫu diện đất. Nội dung miêu tả của 1 phẫu diện đất?

Trả lời- Phẫu diện đất là lát cắt đất dọc theo bề mặt vuông góc với bề mặt đất cho

đến khi tiếp xúc với tầng đá mẹ- Thường thì chiều rộng lát cát là 80cm, chiều dài từ 1,5-1,8m, chiều sâu

đến đá mẹ ( có thể nông, sâu..) bề mặt hướng trực diện với ánh sáng mặt trời.

- Sơ đồ phẫu diện của tầng đất

A0 Tầng thảm mục

A1: Tầng mùn

B Tầng tích tụ

C Tầng mẫu chất

D Tầng đá mẹ

Thông qua phẫu diện đất ta có thể biết được 1 số đặc điểm hình thái của đất.- Độ dày tầng đất(cm) đa số đất có độ sâu khoảng 60-120 cm, tuy nhiên sẽ

có nhiều đất mà độ dày của tầng đất hàng chục met như đất bazan, đất trồng cây CN. Độ dày đất quyết định đến tính chất sử dụng đất.

- Sự phân tầng của đất : độ dày của đất luôn được phân tầng mà được gọi là các tầng phát sinh. Các tầng này liên quan đến quá trình hình thành đất.+ A0: tầng thảm mục

-thường không dày lắm- là tầng trên cùng của phẫu diện đất, chứa chủ yếu là các thảm mục đất- tầng này chỉ tồn tại trong các rừng nguyên sinh học trên các đồng cỏ, gần như chưa có sự khai thác của con người- chủ yếu là chứa xác thực vật : rễ than, lá bán phân hủy.- tầng này cung cấp chất hữu cơ cho đất

+ A1: tầng mùn:

Page 21: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- thường mỏng, dày khoảng 5-10cm hoặc mỏng hơn- tầng đất này có màu đen, chất hữu cơ chủ yếu là chất mùn được hình thành từ xác thực vật-ta hay gặp phổ biến tầng này, gọi là tầng canh tác

+ B : tầng tích tụ : đây là tầng mà sét bị rửa trôi, tích tụ lại, đoi khi chia thành tầng B1, B2..+ C : tầng mẫu chất ( tầng đá mẹ ) chứa các sản phẩm phong hóa từ đá gốc+ D tầng đá gốcChú ý : sự hình thành đất lúa : là kiểu hình thành phù sa trên nền sông nên phẫu diện đất trồng lúa đặc trung bởi 2 tầng đất chính là A1 và B ( tầng đế cày)

- Toàn bộ độ phì nhiêu tập trung ở tầng canh tác- Phẫu diện chính được sử dụng trong việc nghiên cứu quá trình phát sinh,

hình thành đất.

Câu 30 : nhân tố giới hạn sinh thái ? cho ví dụ về đất chua và đất mặn?

Trả lờiNhân tố giới hạn sinh thái : là các nhân tố hay hiện tượng tự nhiên cấu trúc nên môi trường, chúng tác động đến dời sống sinh vật mà được sinh vật phản ứng lại bằng cách thích nghi.

Page 22: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Sơ đồ nhân tố giới hạn sinh thái và khoảng chống chịu của nó Ví dụ :

- Đối với đất chua: nhân tố giới hạn sinh thái là độ ph . Khi xuất hiện quá nhiều ion H+ thì gây ra sự thay thế các ion bazo trên bề mặt keo đất, gây ra tình trạng rửa trôi ion bazo đó; bên cạng đó ion h + cũng làm cho ion của một số kim loại nặng trở nên linh động hơn và tác động xấu tới cây trồng

- ở đất mặn : nhân tố giới hạn sinh thái là nồng độ muối tan. Do đất mặn, hàm lượng muối tan trong đất lớn làm cho các quá trình lý, hóa sinh của đất bị thay đổi. Cụ thể : tăng áp xuất thẩm thấu của dung dịch đất, cây khó phát triển; các cation va anion phân ly gây nên sự đối kháng các ion, tạo điều kiện cho nhiều ion độc kết hợp với nhau

câu 44: sơ đồ tách mùn va thành phần của chất mùn

trả lời :

Page 23: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Sơ đồ tách mùn

thành phần mùn của đất bao gồm 2 phần : - axit humuc :

+ là thành phần được nghiên cứu nhiều nhất+ hàm lượng trung bình của các nguyên tố : C -50%, O-40%,H-5%, N-3% , S+P : 1%+ là polymer có chứa các nhóm định chức như CO, OH , COOH, amit..+ là 1 keo tích điện âm do sự ion hóa cuả các nhóm định chức axit.

- Axit fulvic : tính axit mạnh hơn - Humin :

+ là thành phần thiết kế bền vững trong đất, không tan trong kiềm Đi từ axit fulvic –axit humuc – humin thì :

+ khả năng polile hóa tăng dần + màu tối dần+ hàm lượng C nhiều hơn+ độ Ph giảm dần :

- Trong thành phần mùn còn tìm thấy nhiều axit có tính axit, bazo, trung tính và các axit amin chứa lưu huỳnh.

Câu 39 : nhóm chất mùn điển hình:thành phần , tỷ lệ và trạng thái tồn tại của chúng trong đất.

Trả lời:- Chiếm từ 80-85% hàm lượng chất hữu cơ trong đât- Thành phần bao gồm các axit mùn ( humic và fulvic), hợp chất humin và

ulmin- Tính chất : là hợp chất hữu cơ hoạt tính, ảnh hưởng nhiều đến tính chất

hóa lý của đất. là thành phần đặc trưng của đất do chúng chỉ được tìm thấy trong đất mà không có trong bất kỳ cơ thể sống nào khác. Là thành phần có ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là sự gia tăng

hàm lượng CO2 trong khí quyển.

Page 24: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Hình thành trong quá trình mùn hóa, là các cao phân tử, chứa nito, có cấu trúc tọa vòng nhân thơm và có tính axit và có độ bền phân hủy vi sinh vật khá cao.

- Tồn tại chủ yếu ở dạng liên kết và trong dung dịch tồn tại như 1 keo âm do sự ion hóa nhóm chức.

Câu 32: thành phần, tỉ lệ và vai trò của chat hữu cơ không đặc trưng

Trả lời- chat hữu cơ không đặc trưng chủ yếu có nguồn gốc từ sinh vật, chiếm

khoảng 10-20 thành phần hữu cơ trong đất.- thành phần : tỷ lệ ( 100% là chất hữu cơ ko đặc trưng)

Đường, axit hữu cơ, axit amin dễ hoàn tan trong nước

5-15%

Các chất mỡ, sáp nhựa, các chất không hòa tan trong nước, chỉ hòa tan trong dung môi hữu cơ khó phân giải

15-20%

Xenlulozo, hemixenlulozo, pectin khó bị VSV phân giải

30%

Protein và các chất hữu cơ dễ phân giải khác. 5-8%

vai trò :1. tham gia vào quá trình phong hóa, hình thành đất

- cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành các hạt kết bền vững. ảnh hưởng đến toàn bộ tính chất của đất như chế độ nước ( tính thấm nước và giữ nước tốt hơn) chế độ nhiệt ( sự hấp thu nhiệt và giữ nhiệt tốt hơn), chế độ khí, các tính chất vật lý của đất

- xúc tiến các phản ứng hóa học, cải thiện điều kiện oxy hóa, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất

Page 25: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng trong đất. đồng thời làm tăng tính đệm của đất.2. cung cấp nguyên liệu, chất dinh dưỡng cho cây3. một số có hoạt tính sinh học:

- chất hữu cơ có chứa các hợp chất kháng sinh cho Tv chống lại sự phát sinh của sâu bệnh và là môi trường tốt cho việc tăng hoạt tính của các VSV trong đất

- tăng cường sự phân giải của các VSV hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc BVTV trong đất

- cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho tV4. là nguồn bổ sung cho quá trình hình thành, tạo thành mùn.

Câu 52: thế nào là cân bằng mùn trong đất? ý nghĩa

Trả lời:

cân bằng mùn : là lượng mùn được hình thành( tích lũy) và phân hủy ( tiêu hao) trên 1 diện tích nhất định theo thời gian

người ta ví cân bằng mùn trong đất giống như việc giữ nước trong hồ ( có đầu vào và đầu ra, cần quản lý thích hợp) vd :

Lượng mùn tổng số đầu năm / diện tích xác đinh

Lượng phân hủy Lượng mùn tổng số cuối năm / diện tích xác định

40.000 pounds 2% 39.200p

2400p 1/3 mùn hóa/ 2/3 khoáng hóa

800p

ý nghĩa : - là giải pháp hàng đầu ổn định độ phì đất, đặc biệt là đất dồi núi- duy trì cân bằng mùn trog đất để đảm bảo tính chất đất và khả năn cung

cấp chất dinh dinh dưỡng từ mùn một số giải pháp đảm bảo cân bằng mùn:

- che phủ đất bằng lớp thực bì sống/chết hạn chế tối đa xói mòn- bón phân hữu cơ cho đất

Page 26: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- phát triển việc trồng cây họ đậu..

câu 53 : giải thích nguyên nhân hấp thụ cation của axit mùn và dung tích hấp thu của axit mùn là bao nhiêu?

Trả lời:

- axit mùn là hợp chất cao phân tử, trong thành phần có chứa các nhóm định chức COOH và OH, phenol hydroxyl.., đây là thành phần quyết định đến khả năng mang điện của chất mùn:

- sự ion hóa nhóm định chức sẽ làm cho axit mùn mang điện tích âm và đây là tính chất quan trọng nhất của axit mùn. Nó được coi là 1 keo âm có khả năng hấp thu trao đổi cation, là cách giữ chất dinh dưỡng ở trong đất

- dung tích hấp thu CEC của axit mùn có thể lên tới 500-600 mgdl/ 100g đất, giá trị này tăng khi pH tăng dần đến trung tínhvd : CEC của axit fulvic :

pH 2,5 3,5 5 6 7CEC 37 75 127 131 167

Câu 33: Phong hóa đá là gì? Cho ví dụ và kết quả của các loại phong hóa.

Trả lời định nghĩa : phong hóa là quá trình biến đổi đa khoáng hình thành đất dưới

tác động của môi trường như nước, sinh vật, nhiệt độ ( tác động của các yếu tố hình thành đất). đây là quá trình diễn ra chậm

phân loại : dựa theo hình thức tác động mà ta chia ra làm ba loại- phong hóa cơ học ( phong hóa hóa học)- phong hóa hóa học- phong hóa sinh học

Page 27: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

phong hóa cơ học – phong hóa vật lý.- Định nghĩa : là hình thức phong hóa sảy ra đầu tiên trong sự hình thành

đất do các nhân tố vật lý như + nhiệt độ : thay đôi theo mùa và thay đổi theo ngày đêm các khoáng vật trong đá co dãn khác nhau làm cho đá nứt nẻ và vỡ ra+ áp lực ( đặc biệt là hiện tượng đóng băng của nước ) T diễn ra theo chu kỳ ngày đêm, dần dần làm nứt đá nước xâm nhập và lấp đầy các khe nứt trong đá, khi gặp lạnh đóng băng và tăng thể tích, làm cho đá nứt+ sự kết tinh của muối

- Kết quả : + thay đổi đá về hình dạng+ làm cho đá dễ thấm nước, thấm không khí+ đá không có sự thay đổi về thành phần hóa học+ tạo ra sự khởi đầu cho các quá trình hóa học + sinh học Là tiền đề cho các quá trình phong hóa phía sau

Phong hóa hóa học : - Là quá trình quan trọng nhất trong các quá trình tạo thành đá, sảy ra nhờ

các phản ứng hóa học- Kết quả : làm cho đá khoáng thay đổi hoàn toàn về bản chất ( thay đổi về

thành phần hóa học, khoáng học, đặc biệt là sự có mặt của 1 số chất mới như khoáng thứ sinh, khoáng sét hay các chất hòa tan). Chỉ có phong hóa hóa học mới chuyển các chất dinh dưỡng thành dạng hữu hiệu.

- Phân loại :căn cứ vào các quá trình hóa học cụ thê mà phân chia ra làm các loại: + quá trình hòa tan : đá, khoáng tiế xúc trực tiếp với nước thì sẽ bị hòa tan, sự hòa tan khác nhau tùy thuộc vào từng loại đá khoáng ( các khoáng clurua và sunfat của kim loại kiềm và kiềm thổ thì bị hòa tan mạnh). Qúa trình hòa tan phụ thuộc vào hàm lượng Co2 có trong nước- khi có mặt CO2 thì quá trình hòa tan sảy ra mạnh hơn đây là quá trình sảy ra phổ biến làm đá khoáng thay đổi.+ quá trình hydrat hóa: Nước là 1 phân tử lưỡng cưc, khi tiếp xúc với nước, các anion và cation có hóa trị tự do sẽ hút phân tử H2O và trở thành ngậm nước. Kết quá là làm độ cứng của khoáng giảm, thể tích

Page 28: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

tăng, làm đá vỡ và bị hòa tan không chỉ phá vỡ khoáng về mặt hóa học mà còn thúc đẩy phong hóa lý học.Vd : hemantit ngậm nước thành limonit:2Fe2O3 + 3H2O 2Fe2O4.2H2O Thạch cao CaSO4 khi bị hydrat hóa có thể tăng thể tích đến 60%, gây áp lớn lên các khoáng vật xung quanh nóCaSO4 + 2H2O CaSO4.2H2O+ quá trình oxi hóa: là hình thức phong hóa phổ biến nhất do sự có mặt của oxi trong nước và trong không khí tương tác với đá và khoáng, hoặc do phản ứng của các chất khử -chất oxi hóa, các cation Fe2+ có hóa trị thấp dễ bị oxi hóa thành hóa trị cao hơnFeS2 + O2 + H2O = FeSO4 + H2SO4FeSO4 + O2 +H2 = Fe(OH)3 + H2SO4 Fe2(SO4)3

Đây là phản ứng trong tự nhiên hình thành nên đất chua, đất phèn ở Vùng đồng tháp mười và rừng u minh.

Quá trình oxy hóa phụ thuộc vào lượng oxi trong nước và càng đi sâu vào trong long đất thì lượng oxi càng giảm và quá trinh oxy hóa giảm, quá trình khử tăng+ phản ứng thủy phân : Nước có khả năng phân ly : H2O H+ + OH-Sự phân ly này càng sảy ra mạnh mẽ khi có măt của Co2H+ là tác nhân có thể đẩy các cation kim loại kiềm và kiềm thổ ra khỏi khoáng Vd: phản ứng caolinit hóa từ khoáng nguyên sinh KAlSi3O8 + H2O + H + AlSi2O5(OH)4 + H4SIO4 + K+

Mất kim loại ở dạng hòa tanKết luận : phong hóa hóa học phản ánh bản chất của sự hình thành đất, biến đổi đá khoáng, tạo vật liệu mới và vật liệu hòa tan.

Phong hóa sinh học - Định nghĩa : là hình thức phá hủy đá khoáng về cơ học cũng như hóa học

dưới tác dụng của sinh vật và những sản phẩm sống của chúng , chủ yếu do lượng Co2 thải ra trong quá trình hô hấp, co2 +h2o tham gia vào phản ứng hóa học. Ngoài ra còn có các sản phẩm của quá trình bài tiết như axit hữu cơ, các chất hữu cơ từ xác động thực vật cũng góp phần phá hủy đá khoáng.

Page 29: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Sinh vật hút những nguyên tố dinh dưỡng do các quá trình phong hóa trên giải phóng để tồn tại

- Sinh vật tiết ra các axit hữu cơ phân tử bé ( axetic, malic, oxalic) và CO2 dạng H2O. các axit này phá vỡ và phân giải đá khoáng

- Những vsv do hoạt động phân giải cũng sẽ giải phóng ra các loại axiy vô cơ như HNO3, H2SO4 .. làm tăng quá trình phá hủy đá.

- Tảo địa y có khả năng phá hủy đá thông qua bài tiết và hệ rễ len lỏi vào các khe đá

- Tác dụng phong hóa cơ học do hệ rễ len lỏi và gây áp xuất trên đá Kết luận : phong hóa sinh học là quá trình tương tác giữa khí quyển và

sinh quyển với các loài sinh vật tiên phong là VSV , Vi khuẩn, nấm, tảo, địa y.. đây là bước quan trọng cho quá trình hình thành đất: chỗ nào có sinh vật sẽ giúp chuyển hóa năng lượng MT thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ, tồn tại trong đất.

Câu 82 + 34: độ bền phong hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền phong hóa

Trả lời : Định nghĩa : độ bền phong hóa là khả năng của đá chống lại tác dụng

phong hóa. Độ bền càng cao thì đá đó càng khó bị phong hóa, thường những đá này bị phong hóa chậm và ngược lại, độ bền thấp thì đá dễ bị phong hóa và bị phong hóa sớm.

Độ bền phong hóa phụ thuộc vào : - Bản chất của đá khoáng :

+ đá nào có nhiều khoán thì dễ bị phong hóa+ đá nào có hàm lượng SiO2 cao thì độ bền lớn ( ít khoáng vật )+ đá có nhiều cation kiềm và kiềm thổ thì khả năng trao đổi càng mạnh với các cation môi trường xung quanh thì độ bền thấp+ hàm lượng Fe 2+ càng lớn, xu hướng oxy hóa càng mạnh thì độ bền càng thấp. Độ bền phong hóa của 1 số loại khoáng vật thường găp :

+ độ bền rất thấp : CaSO4. 2H2O< CaCO3< MgCO3+ Độ bền thấp : olevin, anoctit+ độ bền trubg bình : ogit andesit+ độ bền cao : octolaz, mucovit

Page 30: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

+ độ bền rất cao ; thạch anh và các khoáng sét. ( illit<montmorilonit<kaolinit)

- Điều kiện môi trường : các loại phong hóa, đặc biệt là phong hóa hóa học phụ thuộc nhiều vào lượng H2O, nhiệt độ và sự phát triển của thực vật+ Vùng nhiệt đới có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, thực vật phát triển và đa dạng quá trình phong hóa diễn ra nhanh mạnh, dẫn đến quá trình rửa trôi cation kiềm và tích lũy Fe, Si.

Sắp xếp theo độ bền phong hóa tăng dần : olivine ( (Mg,Fe)2SiO4 < biotit ( K(Mg, Fe)3 AlSi3O10(F,OH)2)< muscovit ( KAl2….)

Câu 45 + 21: không khí đất : nguồn gốc, ý nghĩa và tính chất:

Trả lời

Nguồn gốc : là không khí khí quyển di vào các hoạt động sống của SV trong đất như hô hấp, phân hủy và tồn tại trong các khe rỗng đất không chứa nước

Tính chất: - Thành phần khác so với không khí :

+ CO2 nhiều hơn: từ 0.1-15 % do hoạt động của VSV và hô hấp của sinh vật +O2 ít hơn do nhu cầu dùng O2 để õi hóa kh phân hủy hợp chất hữu cơ

- Có sự trao đổi với không khí khí quyển : thực hiện nhờ hệ thống khe hở trong đất nhờ sự khuếch tán, thay đổi nhiệt độ và áp suất, thay đổi hàm lượng ẩm do mưa, hay tưới bốc và do ảnh hưởng của gió

- Liên tục tương tác với pha lỏng và pha rắn của đất

Vai trò : - Là nguồn chính O2 cho hô hấp rễ của cây và các VSV háo khí

Page 31: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Chứa CO2 được sử dụng bởi cây trong quá trình quanh hợp: khoảng 72% CO2 tổng số để tạo năng xuất sinh học la cây nhận từ đất. Sự thay đổi hàm lượng CO2 ( tăng) trong không khí đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và sự phát triển của hệ rễ, làm giảm lượng O2 cho sự nảy mầm của hạt.

- Sự trao đổi không khí đất và không khí càng nhanh và càng hoàn toàn thì càng tọa điều kiện thuận lợi cho đời sống của cây, giữ cân bằng với thành phần không khí.

- Dung lượng chứa khí và thấm khí của đất là những tính chất quan trọng của độ phì đất.

Câu 26 : tính chất khoáng Caolinit: cấu tạo khả năng hấp thụ :

Trả lời Caoliniit là 1 trong 3 loại khoáng thứ sinh chủ yếu, được hình thành từ

khoáng nguyên sinh

Tính chất :

- Tồn tại trong các phần mịn của đất- Có hoạt tính ảnh hưởng đến tính chất đất, đặc biệt là tính chất hóa học

của đất Cấu tạo :

- Có cấu trúc tinh thể lớp, đươn vị cấu trúc là tứ diện oxit silic- Các đơn vị cấu trúc liên kết với nhau tọa thành lớp tứ diện oxit silic bằng

liên kết ion- Lớp bát điện alumonohydroxyl liên kết với lớp tứ diện tạo thành một lớp

paket Caolinit được tạo thành từ 2 lớp paket. Đọ dày mỗi lớp khoảng 7,1 A0

và khoảng cách giữa 2 lớp là 2.7 A0

Khả năng hấp phụ :- Khả năng tích điện của khoáng phụ thuộc vào pH môi trường- Khả năng thay thê đồng hình :

+ khi Si 4+ được thay thế bằng Al 3+ thì caolinit tích điện âm khả năng tích điện âm do đồng hình là không đáng kể, phụ thuộc chủ yếu vào ph môi trường

Page 32: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Caolinit là chất tích điện tức thời.- Tỷ diện là 8m2/1 g ( diện tích bề mặt lớn) trong 1g caolinit chứa hàng

triệu tinh thể caolinit nên khả năng hấp thụ bề mặt cực lớn- Dung tích hấp thu CEC thấp, dao động từ 5-10 mgdl/100g đất

Kết luận : là một khoáng sét có tính lưỡng tính, tương đối bền vững được hình thành trong lớp vỏ phong hóa nhiệt đới và cận nhiệt đới, là khoáng sét đặc trưng cho vùng nhiệt đới

Gọi là khoáng có tỷ lệ 1:1 do tỷ lệ tứ diện: bát diện là 1:1

Câu 43 + 47: đơn vị cấu trúc cơ bản của khoáng sét: thế nào là khoáng sét tỷ lệ 2:1, tỷ lệ 1:1

Trả lời

- Khoáng sét là hợp chất có công thức n SiO2Al2O3.m H2O, là khoáng thú sinh quan trọng nhất

- Là những phần tử rất nhỏ, tinh thể cấu trúc mỗi lớp tiêng nhau, có tính chất keo, mang điện . Đó là lý do mà khoáng sét hấp thụ phan tử nước và các cation từ môi trường, có tính trương nở

- Đơn vị cấu trúc cơ bản của khoáng sét là tứ điện oxyt silic và tứ điện alumonohyroxyl, các đơn vị cấu trúc này liên kết với nhau tạo thành các lớp

- Khoáng sét tỷ lệ 2:1 thì tỷ lệ tứ diện : bát diện là 2:1( 2 lớp tứ diện kẹp giữa 1 lớp bát diện)

- Khoáng sét tỷ lệ 1: 1 thì tỷ lệ tứ diện : bát diện là 1: 1 Khoáng montmorilonit :

- Gọi là khoáng 2:1 do 2 lớp tứ diện kẹp giữa 1 lớp bát diện- Khoảng cách giữa 2 paket từ 3,4 – 10 A0 - CEC lón : 120-140mgdl/100g đât có khẩ năng hấp thụ cation kim loại

ở bên trong mạng lưới tinh thể- Là khoáng sét luôn luôn tích điện âm do sự thay thế đồng hình điện

tích âm vĩnh cửu- Tỷ diện lớn 80m2/1g khoáng- Là khoáng đặc trưng cho vùng ôn đới, có khả năng giữ cation trên bề mặt

của nó đất màu mỡ và rất tốt( gọi đất đen vùng ôn đới là vùng vàng đen)

Page 33: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Câu 41: hấp phụ trao đổi cation : định nghĩa, tính chất và ý nghĩa ?

Trả lời: Định nghĩa:

-Là hình thức hấp phụ quan trọng nhất, giúp giữ các chất dinh dưỡng- Là sự trao đổi giữa những ion dương trên bề mặt keo đất với các ion

dương trong dung dịch đất, thực chất là phản ứng lý hóa giữa keo đất và ion trong dung dịch đất, theo lực hút tĩnh điện và các quy tác hóa học

Tính chất : trao đổi hấp phụ cation tuân theo những quy luật sau: - Là một quá trình thuận nghịch, trao đổi theo đương lượng và nhanh đạt

tới trạng thái cân bằng động- Quá trình trao đổi hấp phụ phụ thuộc vào bản chất cation và nồng độ của

nó+ hóa trị : cation có hóa trị thấp thì dễ bị hấp phụ, khó bị trao đổi và ngược lại.., cùng hóa trị thì kim loại nào lớn hơn thì bị hấp phụ mạnh và trao đổi yếu+ bán kính ion : H + bị hấp phụ mạnh bằng 17 lần so với các cation hóa trị 1 và bằng 4 lần so với các cation hóa trị 2 do nó có bán kính ion bé nhất+ nồng độ : nồng độ của các ion càng cao thì khả năng bị hấp phụ ( tức là khả năng trao đổi vói các cation càng lớn)

- Phụ thuộc vào bản thân các phức hệ hấp phụ: các keo đất chủ yếu mang điện âm có nguồn gốc khác nhau, có khả năng phân tán và mức độ hydrat hóa khác nhau, do đó lực hút tĩnh điện khác nhau và có khả năng hấp phụ khác nhau

- Phụ thuộc vào điều kiện môi trường: + phản úng của dung dịch đất : độ pH cua đất tăng thì khả năng hấp phụ cation tăng ( do ảnh hưởng đến khả năng phân ly H+ ở các nhóm định chức của keo đất tăng và ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của các cation trong dung dịch)+ sự có mặt của các ion khác+ nhiệt độ : ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Ý nghĩa : Câu 61 : dung tích hấp phụ trao đổi cation : khái niệm? các yếu tố ảnh hưởng ?

Page 34: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Trả lời: Tổng lượng những cation có khả năng trao đổi gọi là cường độ trao đổi cation ( CEC)Các nhân tố ảnh hưởng Câu 68: hấp phụ sinh học: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa?Trả lời :

Định nghĩa: hấp phụ sinh học là hình thức đồng hóa, trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường sống- Là khả năng hút và giữ lại các chất dinh dưỡng bởi các sinh vật từ dung

dịch đất, chủ yếu là thực vật và VSV Tính chất :

- Tính chọn lọc : mỗi loài thực vật chỉ giữ và hấp thu 1 số nguyên tố hóa học nhất định và do đó làm cho chúng không bị rửa trôi

Ý nghĩa: làm cho môi trường đât biến đổi, gây ra độ kiềm hoặc độ axit sinh lý Vd :

Câu 69: hấp phụ hóa học : khái niệm, tính chất và ý nghĩa của nó?Trả lời :

Định nghĩa: là hình thức giữ chất dinh dưỡng trong đất khi phản ứng giữa các chất hòa tan tạo thành các chất kết tủa hoặc ít hòa tan

Kết quả : tạo ra những chất ít hòa tan như CaSO4 hay các chất khó tan như AlPO4.. từ các chất dễ tan ban đầu

Ý nghĩa:- Phổ biến trong đất, dẫn đến tình trạng cố định nhiều nguyên tố dinh

dưỡng

Page 35: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Có ý nghĩa đối với anion phot phat ( trình bày con dường chuyển hóa superphotphat trong đất)

Con đường chuyển hóa photphat trong đất

Câu 63 : thành phần chính của đất? sơ đồ diễn tả và tỷ lệ, mối quan hệ giữ chúng

Trả lời

45

25

25

5

chất rắn/ chất khoánglỏngkhíchất hữu cơ

- Thành phần chất rắn : bao gồm các vật liệu vô cơ ( khoáng sét) và chất hữu cơ ( mùn)- thành phần này chiếm 50% thể tích đất

- Thành phần lỏng : bao gồm nước trong dung dịch đất- lý tưởng là 25%

Page 36: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Thành phần hơi khí : phần không khí chiếm vào trong đất khoảng 25% thể tích còn lại, bao gồm các loại khí chủ yếu như CO2, 02, N2…

Sơ đồ thể hiện sự biến đổi giữa các thành phần của đất

Câu 65: quá trình gley hóa? Bản chất và ý nghĩa của quá trình này?Trả lời:

Theo khái niệm hiện đại, gley được coi là tầng bị thay đổi do sự khử sinh hoá học trong những điều kiện bị ẩm ướt qúa mức, giầu chất hữu cơ,bị phân huỷ bởi các vi sinh vật yếm khí. Tầng đặc trưng này có mầu xanh, lam xám hay mầu xanh bẩn.

Các tầng đất bị gley hoá phải có điều kiện kèm theo là khá giầu sétvà các phức hệ sét-mùn không bị oxy hoá. Mầu xanh hay xám đặc trưng được cho là mầu của các kim loại hoá trị 1 hoặc 2 (K+, Fe2+, Mn2+, )

Gley hóa là quá trình chuyển hóa từ Fe3+ Fe 2+ do môi trường thiếu O2 Thường sảy ra ở vùng chiêm trũng hay các vùng đất ngập nước thường

xuyênCâu 74 : bản chất của quá trình feralit hóa là gì?Trả lời

Trong quá trình phong hoá ở á nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm, các nguyên tố dễ hoà tan bị rửa trôi, trong khi các oxit Fe và Al (đôi khi cả Mn, Ti) tích luỹ lại. Quá trình tích luỹ tương đối cao Fe và Al trong đất so với Si là quá trình feralit hoá, dẫn đến hình thành nhóm đất feralit. Đây là quá trình phổ biến nhất trong đất rừng và đất đồi núi Việt Nam nói chung với mức độ phong hoá rất mạnh, giải phóng Fe, Al, Mn (gibsit) và làm rửa trôi Si, cũng như các nguyên tố kim loại kiềm và kiềm thổ

Là quá trình hình thành đất nhiệt đới, đất chua- Có sự tích lũy tương đối Fe 3+ trong đất và tích lũy tuyệt đối trong đá

ong

Page 37: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Câu 79: phân giải kị khí hợp chất hữu cơ: ý nghĩa môi trường?Trả lời

Định nghĩa: - Là sự biến đổi hay sự thủy phân các hợp chất hữu cơ trong điều kiện khí

thiếu O2, dư thừa độ ẩm.- Nếu điều kiện kị khí khắc nghiệt thì quá trình này được gọi là sự lên men,

trong trườn hợp này, các chất hữu cơ phân hủy chậm và nhiệt lượng phát ra nhỏ, có sự tích lũy 1 số chất hữu cơ qua các giai đoạn trung gian như rượi, axit, andehit..

Ý nghĩa: - Các sản phẩm của quá trình phân giải kị khí thường là độc, không dễ tiêu

đối với thực vật, trừ Fe và Mn phân giải tạo ra hợp chất dễ tiêu, cây trồng có thể tiêu thụ, tuy nhiên nhiều quá lại gây độc

Câu 81: trình bày 1 số đặc điểm chung của keo đấtTrả lời

Keo đất thường có tỷ diện lớn, có năng lượng bề mặt nên có khả năng hấp phụ lớn Mang điện tích có thể tham gia nhiều phản ứng trao đổi và hóa học khác

nhau Tính ưa nước và kỵ nước: do tích điện nên chúng không chỉ hút các ion

mang điện mà còn hút cả những phân tử có cực hình thành màng nwuocs bao quanh phân tử keo đất, gọi là quá trình hydat hóa của keo

Tính tụ keo và tán keo : khả năng chống lại sự gắn kết giữa các phần tử keo lại với nhau trong dung dịch do ảnh hưởng của chất điện phân, phản ứng của môi trường giữ cho keo ở trạng thái phân tán hay tụ tậpCâu 49: vẽ sơ đồ mixen keo đất? giải thích Trả lời

Page 38: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo mixen keo (theo N.I. Gorbunov)

Mixen đất là phức hệ có cấu trúc phức tạp, có đặc điểm chung là hấp phụ nên được gọi là phức hệ hấp thụ. Cấu tạo gồm 3 phần :

Phần 1: nhân keo - Là tập hợp những phân tử vô cơ, hữu cơ hay vô cơ- hữu cơ , có cấu trúc

tinh thể hoặc vô định hình; là những axit mùn hay hydroxit sắt, nhôm . silc và những phần tử khoáng thứ sinh

- Tính chất và sự phân ly của nhân mixen là yếu tố quyết định đến dấu điện tích của keo

Phần 2: lớp ion sát nhân keo, là lớp ion tạo điện thế ( có thẻ là dương hoặc âm)- Trên bề mặt nhân keo có lớp ion được hình thành do sự phân ly của nó

hay do những nguồn gốc mang điện tích khác, nó gọi là lớp tạo điện thế.- Dấu điện tích của keo chính là dấu điện tích của lớp ion này

Phần 3: lớp ion bù : lớp ion trái dấu với lớp ion tạo điện thế được chia làm 2 lớp là - cố định bên trong : do chịu lực hút tĩnh mạnh hơn nên bị bám chặt và

không di chuển được- lớp khuếch tán linh động bên ngoài: Giữa mixen và dung dịch xuất hiện

hiệu điện thế, gọi là hiệu điện thế động Delta. Nhờ hiệu điện thế động này mà lớp ion bù linh động tồn tại và là cái nền ion dễ trao đổi với dung dịch.

Page 39: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

câu 51: đá magma: khái niệm và tính chất của đất hình thành trên đá magma.Trả lời