De Cuong Boi Duong Hs Gioi

58
CHƯƠNG I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHUYÊN ĐỀ : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Mục tiêu Nắm được nội dung thí nghiệm lai một cập tính trạng của Mênđen. Nêu được các điều kiện nghiẹm đúng của định luật Biết vận dụng nội dung định luật vào giải các bài tập di truyền. Chuẩn bị SGK, SGV sinh học 9¸, ôn tập sinh học 9, phương pháp giải bài tập sinh học 9, để học tốt sinh học 9 Các nội dung cơ bản I/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC - Gv cùng hs ôn lại một số thuật ngữ sinh học *Di truyền : * Biến dị : * Tính trạng: Là những đăc điểm về hình thái cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của cơ thể (đặc điểm hoặc tính chất biểu hiện ra bên ngoài của các cá thể trong loài giúp ta nhận biết sự khác biệt giữa các cá thể) -Ví dụ: Thân cao, quả lục... *Cặp tính trạng tương phản -Là 2 trạng thái (đối lập nhau) biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng tính trạng - Ví dụ: Trơn ,nhăn * Nhân tố di truyền : Là nhân tố quy định các tính trạng của cơ thể. (gen) *Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống cac thế hệ trước *Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. * Tỉ lệ kểu hình: là tỉ lệ các kiểu hình khác nhau ở đời con * Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F 1 (P thuần chủng) *Tính trạng lặn: Là tính trạmg đến F 2 mới được biểu hiện * Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . Kiểu gen quy định kiểu hình. (thông thường khi nói tới kiểu gen là người ta chỉ xét 1 vài gen liên quan tới kiểu hình cần nghiên cứu) * Tỉ lệ kiểu gên : là tỉ lệ các loại hợp tử khác nhau PHÒNG GIÁO ĐÀO TẠO Long Khánh TRƯỜNG THCS Hàng Gòn GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Transcript of De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Page 1: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

CHƯƠNG I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHUYÊN ĐỀ : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNGMục tiêuNắm được nội dung thí nghiệm lai một cập tính trạng của Mênđen. Nêu được các điều kiện nghiẹm đúng của định luậtBiết vận dụng nội dung định luật vào giải các bài tập di truyền.Chuẩn bịSGK, SGV sinh học 9¸, ôn tập sinh học 9, phương pháp giải bài tập sinh học 9, để học tốt sinh học 9Các nội dung cơ bản

I/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC - Gv cùng hs ôn lại một số thuật ngữ sinh học*Di truyền :* Biến dị :

* Tính trạng: Là những đăc điểm về hình thái cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của cơ thể (đặc điểm hoặc tính chất biểu hiện ra bên ngoài của các cá thể trong loài giúp ta nhận biết sự

khác biệt giữa các cá thể) -Ví dụ: Thân cao, quả lục...

*Cặp tính trạng tương phản -Là 2 trạng thái (đối lập nhau) biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng tính trạng- Ví dụ: Trơn ,nhăn

* Nhân tố di truyền : Là nhân tố quy định các tính trạng của cơ thể. (gen)*Giống thuần chủng:

Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống cac thế hệ trước*Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.* Tỉ lệ kểu hình: là tỉ lệ các kiểu hình khác nhau ở đời con* Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 (P thuần chủng)*Tính trạng lặn: Là tính trạmg đến F 2 mới được biểu hiện * Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . Kiểu gen quy định kiểu hình. (thông thường khi nói tới kiểu gen là người ta chỉ xét 1 vài gen liên quan tới kiểu hình cần nghiên cứu)* Tỉ lệ kiểu gên : là tỉ lệ các loại hợp tử khác nhau*Thể đồng hợp: Là kiểu chứa cặp gen tương ứng giống nhau. (aa,bb, AA) (dòng thuần chủng)*. Thể dị hợp: Là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau. (Aa, Bb)* Đồng tính : là hiện tượng con lai sinh ra đồng nhất một loại kiểu hình (KG có thể khác nhau)* Phân tính : con lai sinh ra có cả kiểu hình trội và lặn

II.CÁC THÍ NHIỆM CỦA MENDEN1. Kiến thức cơ bản:

Gv hướng dẫn hs ôn tập, hệ thống kién thức cơ bản về:- Định luật 1 và 2 của Men đen, điều kiện nghiệm đúng của định luật (ĐK : ĐL1 : P t/c cặp tt đem lai, mỗi gen qui định 1 tt, tt trội phải trội hoàn toàn ĐL 2 : như ĐL 1, tỉ lệ cá thể F2 đủ lớn)- Lại phân tích- Hiện tượng trội ko hoàn toàn2. Trả lời các câu hói lí thuyết về lai một cặp tính trạng

Gv hướng dẫn hs trả lòi các câu hỏi SGK và sách tham khảo

PHÒNG GIÁO ĐÀO TẠO Long Khánh

TRƯỜNG THCS Hàng Gòn

GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

LỚP 9

Page 2: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Câu 1 : Phát biểu nội dung định luật 1,2 của men đen? Điều kiện nghiệm đúng của định luật ?Câu 2 : Lai phân tích là gì ? cho VD minh hoạ ?Trong Dt trội ko hoàn toàn có cần dùng lai phân tích để xác định KG của cơ thể mang tính trạng trội ko ?Câu 3 : Phân biệt: tính trạng trội và tính trạng lặn, trội hoàn toàn và trội ko hoàn toàn ?

Tính trạng trội Tính trạng lặn

Là tính trạng của một bên bố hoặc mẹ biểu hiện kiểu hình ở F1Do gen trội qui định , biểu hiện ra ngoài cả ở thể đồng hợp và dị hợpKo thể biết được ngay kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội

Là tính trạng của một bên bố hoặc mẹ ko được biểu hiện kiểu hình ở F1Do gen lặn qui định , biểu hiện ra ngoài chỉ ở thể đồng hợp lặnCó thể biết được ngay kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội (đồng hợp lặn)

Câu 4 ; Trong lai một cặp tính trạng có những phép lai nào cho kết quả đồng tính ? phép lai nào cho kết quả phân tính ?TL : Con lai đồng tính có thể: - đồng tính trội

- đồng tính lặnĐể F1 đồng tính trội Chỉ cần 1 bên bố hoặc men có KG đồng hợp trội (t/c)P: AA x AAP: AA x AaP: AA x aaĐể F1 đồng tình trạng lặn: cả bố và mẹ có KG đồng hợp lặn3.Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Phép lai nào sau đây cho biết kết quả ở con lai không đồng tính là:

A. P: BB x bb B. P:BB x BB C. P: Bb x bb D. P: bb x bbCâu 2:Phép lai dưới đây tạo ra ở con lai F1 có hai kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn là:

A. P: AA x AA B. P: aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aaCâu 3:Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là:

A. P: aa x aa B. P: Aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x AaCâu 4: Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình trội trong trường hợp tính trội hoàn toàn là:

A. AA và aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa Câu 5: Trong trường hợp tính trội không hoàn toàn, kiểu gen dưới đây sẽ biểu hiện kiểu hình trung gian là:

A. Aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa Câu 6:Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích:

A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aaCâu 7:Kiểu gen dưới đây tạo ra một loại giao tử là:

A. AA và aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa Câu 8:

Page 3: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:A. AA và aa B. Aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa

Câu 9:Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là:

A. Chỉ có 1 kiểu hình B. Có 2 kiểu hình C. Có 3 kiểu hình D. Có 4 kiểu hình

Câu 10:Nếu tính trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là:

A. Đồng tính trung gian B. Đồng tính trộiC. 1 trội : 1 trung gian D.1 trội : 1 lặn

Câu 11:Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở:

A. Cây đậu Hà lan B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khácC. Ruồi giấm D.Trên nhêù loài côn trùng

Câu 12:Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:

A. Sinh sản và phát triển mạnh B. Tốc độ sinh trưởng nhanhC. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao D. Có hoa đơn tính

Câu 13:Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:

A. Cặp gen tương phản B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phảnC. Hai cặp tính trạng tương phản D. Cặp tính trạng tương phản

Câu 14:Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:

A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứuC. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứuD. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội

Câu 15:Đặc điểm của của giống thuần chủng là:

A. Có khả năng sinh sản mạnhB. Các đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nóC. Dề gieo trồngD. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm

Câu 16:Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng,Menđen đã phát hiện ra:

A. Qui luật đồng tínhB. Qui luật phân liC. Qui luật đồng tính và Qui luật phân liD. Qui luật phân li độc lập

Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi từ 17 đến 20Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ….. (I)….khác nhau về một cặp…. (II)…..tương phản thì con lai ở F1 đều….. (III)…..về tính trạng của bô hoặc của mẹ và ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ….. (IV)……Câu 17:

Page 4: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Số (I) là:A. thuần chủng B. cùng loài C. khác loài D. bất kì

Câu 18Số (II) là:

A. gen trội B. tính trạng trội C. tính trạng D. tính trạng lặnCâu 19:Số (III) là:

A. có sự khác nhau B. đồng loạt giống nhau C.thể hiện sự giống và khác nhau D. có sự phân li

Câu 20:Số (IV) là:

A. 50% trội: 50% lặn B.7 5% trội: 25% lặnC. 25% trội: 50% trung gian: 25% l ặn D.25% trung gian:50% tr ội:25% lặn

sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi 21 - 23Phép lai…. (I)….là phép lai được sử dụng để nhằm kiểm tra …. (II)…..của một cơ thể mang tính trội nào đó l à thuần chủng hay không thuần chủng.cách làm là cho cơ thể mang tính trội cần kiểm tra lai với cơ thể mang… (III)Câu21:Số (I) là:

A. một cặp tính trạng B. phân tíchC. hai cặp tính trạng D. một cặp hoặc hai cặp tính trạng

Câu22:Số (II) là:

A. kiểu gen B. kiểu hình C. các cặp tính trạng D. nhân tố di truyềnCâu23:Số (III) là:

A. kiểu gen không thuần chủngB. kiểu gen thuần chủng C. tính trạng lặnD. tính trạng lặn và tính trạng trội

Cho biết cây đậu Hà Lan, gen A: thân cao, gen a: thân thấpCâu 24:Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là:

A. AA và Aa B. AA và aa C. Aa và aa D. AA, Aa và aaCâu25:Nếu cho cây P có thân cao giao phấn với cây P có thân thấp thì phép lai được ghi là:

A. P: AA x aa và P: Aa x AA B. P: AA x aa và P: Aa x aa C. P: Aa x aa D. P: Aa x aa và P: aa x aa

Câu26:Phép lai cho con F1 c ó 100% thân cao l à:

A. P: AA x Aa B. P: Aa x Aa C. P: Aa x aa D. P: aa x aa

Câu 27:Phép lai cho F2 có tỉ lệ 3 thân cao: 1 thân thấp l à:

A. P: AA x AA B. P: Aa x aa C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa

Câu 28:Phép lai tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao: 1 thân thấp:

A. F1: Aa x Aa B. F1: Aa x AA

Page 5: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

C. F1: AA x Aa D. F1: Aa x aaCâu 29Phép lai 1 cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp ở con lai là

A. TT x tt B. Tt x tt C. Tt x Tt D. TT x TtCâu 30:Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 1:1 trong tr ường hợp tính trội hoàn toàn là:

A. SS x SS B. Ss x SS C. SS x ss D. Ss x ss

4.Các bài tập vận dụng

Các tỉ lệ cần nhớ- Tỉ lệ kiểu gen :Tỉ lệ 100% (bố mang các cặp tính trạng tương phản khác nhau) -.> tính trạng trội, bố mẹ thuần chủng (ĐL 1)Tỉ lệ 3 ; 1 -> Tính trạng trội , bố mẹ dị hợp 1 cặp genTỉ lệ 1 ; 1 -> lai phân tíchTỉe lệ 1 ; 2; 1 -> trội ko hoàn toàn

Các dạng bài tập và phương pháp giải

A/ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:I.BÀI TOÁN THUẬN:* Là dạng bài đã biết tính trội lặn, kiểu hình của P . Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.`1) Cách giải: Có 3 bước giải:

Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn (có thể không có bước này nếu như bài đã cho)

Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ.Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả của kiểu gen, kiểu hình ở con lai.

2) Thí dụ:Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột lông đen giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?

II/ BÀI TOÁN NGHỊCH:*Là dạng bài tập dựa vào kết quả lai để suy ra kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ laiThường gặp 2 trường hợp sau đây:1 ) -Trường hợp 1 : Nếu đề bài cho tỉ lệ phân tính ở con lai:Có 2 bước giải:+ Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con lai để suy ra kiểu gen của bố mẹ. (Rút gọn tỉ lệ đã cho ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét) -. Xác định tính trạng trội. Qui ước gen .biện luận KG của P+ Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả (Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định gen trội lặn thì có thể căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con để quy ước gen)VD : Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau; người ta thu được kết quả ở con lai như sau: 3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp.Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.

Page 6: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

2) Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho tỉ lệ đầy đủ ở con lai:Dựa vào phép lai có KH khác bố mẹ để biện luận tính trạng trội , lặn-> qui ước gen -> KG cơ thể lặn (cơ thể mang tính trạng lặn nhận 1 gen lặn từ bố, 1 từ mẹ) -> biện luận KG của P VD : Ở người , màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen là tính trạng lặn. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt đen. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích.

B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG BÀI 1: Ở cà chua, Qủa đỏ làtính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng . Hãy lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau:-P quả đỏ x quả đỏ -P quả đỏ x quả vàng -P quả vàng x quả vàng. BÀI 2 : Cho biết ruồi giấm gen quy định độ dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là trội so với cánh ngắn. Khi cho giao phối 2 ruồi giấm P đều có cánh dài với nhau và thu được các con lai F1

a) Hãy lập sơ đồ lai nói trên. b) Nếu tiếp tục cho cánh dài F1 Lai phân tích . kết quả sẽ như thế nào?

BÀI 3: Ở ruồi giấm, gen quy định chiều dài đốt thân nằm trên NST thường và đốt thân dài là tính trạng trội hoàn toàn so với đốt thân ngắn. Dưới đây là kết quả của 1 số phép lai:

Kiểu hình của P Số cá thể ở F1 thu đượcĐốt thân dài Đốt thân ngắn

a) Đốt thân dài x Đốt thân ngắn 390 Ob) Đốt thân dài x đốt thân dài 262 87c) Đốt thân dài x đốt thân ngắn 150 148d) Đốt thân dài x đốt thân ngắn 350 0

Hãy giải thích và lập sơ đồ lai?

BÀI TẬP 4Tóc quăn là trội hoàn toàn so với tóc thẳng.- Một cặp vợ chồng sinh được 2 đứa con: đứa con gái có tóc quăn, đứa con trai có tóc thẳng. Biết rằng người cha có tóc thẳng. Hãy tìm kiểu gen của mẹ và lập sơ đồ lai - Một phụ nũ mang kiểu gen dị hợp muốn chắc chắn sinh con đều có tóc quăn thì kiểu gen và kiểu hình của người chồng phải như thế nào?BÀI TẬP SỐ 5Có 2 đứa trẻ sinh đôi: 1 đứa tóc quăn và 1 đứa tóc thẳng. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh của tế bào sinh dục ở cha và mẹ diễn ra bình thường. -Đây là trường hợp sinh đôi cùng trứng hay khác trứng? Giải thích và lập sơ đồ lai sinh ra 2 đứa trẻ trên. - Đứa con tóc qưăn nói trên lớn lên cưới vợ cũng tóc quăn thì thế hệ con tiếp theo sẽ như thế nào?BÀI TẬP SỐ 6Khi lai 2 gà trống trắng với 1 gà mái đen đều thuần chủng, nhười ta đã thu được các con lai đồng loạt có màu xanh da trời.

a) Tính trạng trên được di truyền theo kiểu nào?b) Cho các con gà lông da trời này giao phối với nhau, sự phân li của những tính trạng

trong quần thể con gà sẽ như thế nào?

Page 7: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

c) Cho lai con gà xanh da trời với con gà lông trắng, sự phân li ở đời con sẽ như thế nào? Có cần kiểm tra độ thuần chủng ban đầu không?

BÀI TẬP SỐ 7 Sự di truyền nhóm máu được quy định bởi 3 gen (a len) IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B, còn IO quy định nhóm máu O. Gen IA và IB tương đương nhau và trội hoàn toàn so với IO .

a) Cho biết kiểu gen nhóm máu A,B,AB, O.b) Nếu bố thuộc nhóm máu O mẹ thuộc nhóm máu A thì con có nhóm máu gì?c) Nếu bố thuộc nhóm máu B me thuộc nhóm máu AB thì con sinh ra thuộc nhóm máu

nào?d) Nếu các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào?e) Ơnhà hộ sinh người ta nhầm lẫm giữa 2 đứa trẻ, biết rằng cha mẹ của 1 đứa bé có

nhómmáu O và A; Cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máu A và AB . Hai đưá bé có nhóm máu O và A. Hãy xác định bé trai nào là con của cặp vợ chồng nào?

f) Vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu AB . Họ sinh ra con trai có nhóm máu O. Tại sao có hiện tượng này. Biết rằng người vợ luôn chung thủy với chồng mình?

BÀI TẬP SỐ 8 :Nhà em A nuôi 1 đôi thỏ (1 đực, 1 cái) có lông màu lang trắng đen. - Lứa thứ nhất thỏ mẹ cho 4 thỏ con, Trong đó có 3 con lang trắng đen, 1 con trắng. Em A cho rằng kết quả này nghiệm đúng quy luật phân li của Menđen.- Lứa thứ 2, Thỏ mẹ cũng cho 4 con, trong đó 1 con đen, 2 con lang trắng đen và 1 con trắng.Em A cho rằng mình đã lầm và nói lại rằng kết quả này nghiệm đúng tỉ lệ của quy luật trội không hoàn toàn.

a) theo em, nhận xét của bạn A ở hai trường hợp trên có gì không thỏa đáng?b) Dựa vào đâu để biết được quy luật di truyền nào chi phối 2 phép lai trên. Cho

biết 1 gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường.BÀI TẬP 9:Ở gà cặp gen DD lông đen, Dd lông màu xanh da trời, dd lông màu trắng.

a) Hãy viết khả có thể có để giải thích và lập sơ đồ lai trong trường hợp bố mẹgiao phối với nhau tạo ra F1 chỉ có 1 kiểu hình.

b) Hãy nêu các khả năng có thể giải thích và lập sơ đồ laitrong trường hợp bố mẹ giao phối với nhau tạo ra con F1 có nhiều hơn 1 kiểu hình

BÀI TẬP 10:Ở người thuận tay phải do gen P qui định, thận tay trái gen p qui địnhMột cặp vợ chồng sinh 2 con , đứa đầu thuận tay phải, đứa thứ hai thuận tay tráiTìm kiểu gen cả gia đình trênBÀI TẬP 11:Theo dõi sự di truyền một đàn trâu thấy: trâu đực tráng (1) lai vói trâu cái đen (2) lần 1 sinh một nghé trắng (3) lần 2 sinh được 1 nghế đen (4) , nghé (4) lớn lên giao phối với trâu đực đen (5) sinh ra nghé trắng (6) Biện luận kiểu gen các con trâu trên BÀI TẬP 12:Cho bí tròn t/c lai với bí dài . F1 thu được cho giao phấn với nhau. F2 thu được: 136 bí tròn, 270 bí dẹt, 141 bí dài.Biện luận viết sơ đồ lai từ P đén F2.?Có cần kiểm tra sự thuần chủng của các quả bí có hình dạng khác nhau không.?Cây bí dài cần giao phấn với cây có KG như thế nào để F2 thu đượ toàn cây bí dẹt?

Page 8: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Soạn:………………………………………Tuần thực hiện:………………….

CHUYÊN ĐỀ LAI LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG

Mục tiêuNắm được nội dung thí nghiệm lai hai cập tính trạng của Mênđen. Nêu được các điều kiện nghiệm đúng của định luật.Chứng minh được trong thí nghiệm củaMen đen có sụ phân li độc lập của các cặp tính trạng.Biết vận dụng nội dung định luật vào giải các bài tập di truyền.Chuẩn bịSGK, SGV sinh học 9¸, ôn tập sinh học 9, phương pháp giải bài tập sinh học 9, để học tốt sinh học 9

A. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC SGKI. Qui luật di truyền của Men đen1.Thí nghiệm: MĐ tiến hành giao phấn giữa hai gống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng trơn và xanh nhăn F1 thu được toàn hạt vàng trơn . cho các cây F1 tự thụ phần F2 thu được tỉ lệ trung bình là 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn2. Qui luật di truyền* ĐL 3 : Định luật phân li độc lập

Page 9: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phẩn thì sự phân li của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào cặp tính trạng khácGiải thích:Qui ước: A.............hạt vàng

a................hạt xanhB ..............vỏ trơnb................vỏ nhăn

SĐL: P AABB (vàng trơn) X aabb (xanh nhăn)Gp AB abF1 AaBb (vàng trơn)GF1 AB , Ab , aB , abF2 1AABB 2AABb 1AAbb

2AaBB 4AaBb 2Aabb1aaBB 2aaBb 1aabb

9 A_B_ vàng trơn ;3A_bb vàng nhăn ;3aaB_ xanh trơn ;1 aabb xanh nhăn* Điều kiện nghiệm đúng3 đk của định luật 1Số ượng cá thể F2 đủ lớnCác gen qui định tính trạng nằm trên các NST khác nhauII. Các công thức tổ hợpGọi n là số cặp gen di hợpSố loại giao tử: 2n

Số loại hợp tử : 4n

Số loại kiểu gen : 3n

Số loại kiểu hình : 2n

Tỉ lệ phân li KG: (1 : 2 : 1)n

Tỉ lệ phân li KH: (3 : 1)n

Chú ý cách viết các loại giao tử.- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng

cặp. Ví dụ: Aa, Bb.- Khi giảm phân hình thành giao tử:+ Do sự phân li của cặp NST trong cặp tương đồng, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp, do đó giao tử chỉ chứa 1 gen của cặp tương ứng: A hoặc a , B hoặc b+ Sự tổ hợp tự do của các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do giữa các gen trong cặp gen tương ứng: Acó thể tổ hợp tự do với B hay b, a có thể tổ hợp với B hay b nên kiểu gen AaBb sẽ cho ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab, với tỉ lệ ngang nhau (trên số lượng lớn) - Trường hợp dị hợp về nhiều cặp gen. Ví dụ: AaBbCc có thể viết các loại giao tử theo

kiểu nhánh cành cây: C - > ABC

B c -> ABc A C -> AbC

b AaBb c -> Abc

C -> aBCB

Page 10: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

c -> aBc a C -> abC

b c -> abc

Lai phân tích trong 2 cặp tính trạngF1 đồng tính -> P thuần chủngF1 phân li 1 : 1 -> P dị hợp 1 cặp gen (1 cặp đồng hợp)F1 phân li 1:1:1:1 -> P dị hợp hai cặp gen

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾTCâu 1: chứng minh trong qui luật di truyền phân li độc lập của Menđen có sự di truyền và phân li độc lập của các cặp tính trạng ?Liên hệ phép lai nhiếu tính ?Ý nghĩa cảu qui luật phân li độc lập ?TL:Gv hướng dẫn học sinh sủ dụng lí thuyết trả lời câu hỏi :+ Thí nghiệm của Menđen : giao phấn giữa hai gống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản: P: hạt vàng trơn X xanh nhăn F1: 100% vàng trơn (cho các cây F1 tự thụ phần) F2 : 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn+ Nhận xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở F1 và F2 ta thấy :

- Tính trạng màu hạt:F1: 100% hạt vàngF2: vàng = 9 + 3 = 3 Xanh 3 + 1 1- Tính trạng hình dạng vỏ :F1: 100% vỏ trơnF2: Trơn = 9 + 3 = 3 Nhăn 3 + 1 1Tỉ lệ KH 9:3:3:1 = (3:1) (3:1)-> Như vậy trong phép lai trên mỗi cặp tính trạng đều di truyền theo qui luật đồng tính và phân tính của Menđen giống như khi xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng -> chứng tỏ hai cặp tính trạng này đã di truyền và phân li độc lập nhau.Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằngtích tie lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó.+ Thực chất của phép lai nhiều cặp tính trạng là nhiều phép lai một cặp tính trạng được tiến hành đồng thời cùng lúc. Trong đó các phép lai không phụ thuộc vào nhau trong qui luật di truyền -> do đó két quả của phép lai nhiều cặp tính trạng là tích kết quả của từng phép lai một tính với nhauVD: kết quả lai 2 cặp TT: F2 = (3:1) (3:1)

kết quả lai 3 cặp TT: F2 = (3:1) (3:1) (3:1)+ Ý nghỉa : sụ phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng trong quá trính phát sinh giao tử và thụ tinh đã làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở SV sinh sản hữu tính -> nguồn biến dị này là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giốngCâu 2: Biến dị tổ hợp là gì? Cơ chế phát sinh ?Gv hướng dẫn hs trả lời+ BDTH là những biến dị xuất hiện do sự tố hợp lại các tính trạng của P

Page 11: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

+ Cơ chế phát sinh: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh -> xuất hiện các kiểu hình khác PVD: P : AABB (vàng trơn) X aabb (xanh nhăn)F2 : xuất hiện Kh : Aabb, AAbb (vàng nhăn) aaBB, aaBb (xanh trơn) Biến dị tổ hợp Một số câu hỏi trắc nghiệm lai hai cặp tính trạng:Câu 32: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:

A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu genCâu 33: ý nghĩa sinh học của qui luật phân li độc lập của Menđen là:

A. Giúp giải thích tính đa dạng của sinh giớiB. Nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giốngC. Cơ sở của quá trình tiến hoá và chọn lọcD. Tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen.

Câu 34: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là:

A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhănC. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 35: Qui luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở:A. Con lai luôn đồng tính B. Con lai luôn phân tính C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhauD. Con lai thu được đều thuần chủng

Câu 36: ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình:

A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhănC. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 37: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:

A. 9: 3: 3 :1 B. 3: 1 C. 1: 1 D. 1: 1: 1: 1Câu 38: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là:

A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp B. Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp C. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình D. Làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình

Câu 39: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản sinh dưỡng D. Sinh sản nảy chồi

Câu 40: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp

A. Quả tròn, chín sớm B. Quả dài, chín muộnC. Quả tròn, chín muộn D. Cả 3 kiểu hình vừa nêu

Câu 41: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:A. AABB B. AAbb C. aaBB D. Cả 3 kiểu gen vừa nêu

Câu 42: Kiểu gen dưới đây tạo được một loại giao tử là:A. AaBB B.Aabb C. AABb D. AAbb

Câu 43: Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là:A. AaBb B.AaBB C. AABB D. aabb

Câu 44 : Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là:A. aaBb B.Aabb C. AABb D. AaBb

Page 12: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Câu 45: Thực hiện phép lai P:AABB x aabb.Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F2

là:A. AABB và AAbb B. AABB và aaBBC. AABB, AAbb và aaBB D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Câu 46: Phép lai dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là:A. P: AaBb x aabb B. P: AaBb x AABBC. P: AaBb x AAbb D. P: AaBb x aaBB

Câu 47: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:A. AB, Ab, aB, ab B. AB, AbC. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB

Câu 48: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:A. AABb x AABb B. AaBB x AabbC. AAbb x aaBB D. Aabb x aabb

Câu 49: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là:A. MMpp x mmPP B. MmPp x MmPpC. MMPP x mmpp D. MmPp x MMpp

Câu 50: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai làA. DdRr x Ddrr B. DdRr x DdRr

C. DDRr x DdRR D. ddRr x đdrr

II. Phöông phaùp giaûi:1) BAØI TOAÙN THUAÄN

Là dạng bài đã biết tính trội lặn, kiểu hình của P . Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.`1) Cách giải: Có 3 bước giải:

Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn (có thể không có bước này nếu như bài đã cho)

Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ.Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả của kiểu gen, kiểu hình ở con lai.

VD: Ở 1 loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng. Các gen này phân li độc lập với nhau và đều nằm trên NST thường.

Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F1. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của phép lai sẽ như thế nào?

GIẢIP: AABB (Lông đen, xoăn) x aabb (Lông trắng , thẳng)GP : AB abF1 AaBb (Lông đen, xoăn)F1 lai phân tíchP: AaBb x aabbGP: AB, Ab, aB, ab abFB: 1AaBb : 1Aabb :1aaBb :1aabb1 Lông đen, xoăn : 1 Lông đen, thẳng : 1 Lông trắng, xoăn : 1 Lông trắng thẳng

BÀI TOÁN NGHỊCH:- Dạng 1: đề bài cho đầy đủ tỉ lệ con lai - Phương pháp giải:B1: xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đời con -> xác định tính trạng trội, qui ước gen

Page 13: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

B2 :Biện luận KG của PB3: Viết SĐL- Trường hợp đơn giản nhất là:+ Kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Từ tỉ lệ này có thể suy ratổng số kiểu tổ hợp giao tử là: 9+3+3+1= 16= 4x4. Chứng tỏmỗi bên bố mẹđãcho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, các gen phân li độc lập, bố mẹ là dị hợp về 2 cặp gen, kiểu gen AaBb.+ Thường ta xét kết quả lai của từng cặp tính trạng ở con lai, sau đó tổ hợp kết quả của các kết quảlai 1 cặp tính trạng lại ta xác định được kiểu gen của bố mẹ.* Ví dụ: Menđen cho lai 2 cây đậu hà lan bố mẹ dều có chung 1 kiểu gen, thu được kết quả ở thế hệ con như sau:- Vàng trơn : 315 hạt,- vàng nhăn :101 hạt, xanh trơn : 108 hạt, -xanh nhăn : 32 hạt

a) Kết quả lai tuân theo quy luật di truyền nào?b) Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ và các con.

GIẢIa) Xét sự phân li của từng cặp tính trạng:

Trơn = 315+ 108 = 3Nhăn 101 + 32 1

-Suy ra trơn (A) là trội hoàn toàn so với nhăn (a)Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Aa x Aa

Vàng = 315 + 101 = 3Xanh 108 + 32 1

Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Bb x Bbb) Như vây khi lai 2 cặp tính trạng thì sự phân tính của mỗi cặp diển ra giống như lai 1 cặp

tính trạng. Điều này chứng tỏ có sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. Nói cách khác sự di truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độclập của Menđen.

Từ biện luận trên -> P dị hợp hai cặp genTổ hợp các kiểu gen lại ta có kiểu gen của bố mẹ là : AaBb x AaBb.

c) Sơ đồ laiP : AaBb x AaBbGp AB, Ab, aB, ab AB, Ab, Ab, abKẻ khung pennet -.> F1 Có 9 kiểu gen là: 1 AABB, 2 AABb, 2 AaBB, 4 AaBb, 1 AAbb, 2 Aabb, 1 aaBB, 2 aa Bb , 1 aabb Và có 4 kiểu hình là: 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhănDạng 2: đề bài không cho đầy đủ tỉ lệ con lai

- Phương pháp giải:B1: xét tỉ lệ phân li đời con -> tìm tỉ lệ đặc biệt (9/16 Kh trội. 1/16 Kh lăn) ->xác định gen trội, qui ước genB2 :Biện luận KG của P

B3: Viết SĐL Vd : cho hai cá thể hoa đỏ quả dài giao phấn với 2nhau F1 thu được một số kiểu hình trong đó có 6,25 % cây hoa trắng quả trònBiện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên ?Gv hướng dẫn hs cách xét tỉ lệF1 xuất hiện 6.25% = 1/16 hoa trắng quả tròn -> theo qui luật phân li độc lập của MĐ: tính trạng hoa trắng, quả tròn là tính trạng lặnQui ước : A…….hoa đỏ; a……….hoa trắng B……..quả dài; b………quả trònF1 xuất hiện 16 tổ hợp -> bố, mẹ cho 4 gt -> P dị hợp hai cặp gen-> cây hoa đỏ quả dài P có KG : AaBb

Page 14: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Ta có sơ đồ lai:P: AaBb (đỏ dài) X AaBb (đỏ dài)Dạng 3: Đề bài yêu cầu xác định tỉ lệ con lai trong phép lai nhiều tínhDạng xác định kiểu hình con laiPhương pháp giải:Dựa vào đặc điểm qui luật phân li độc lập: tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng tương ứng hợp thành nó -> tỉ lệ con laiVD: Cho cây dâu hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn lai dậu hoa trắng hạt xanh vỏ nhăn. F1 thu được toàn dâu hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn hãy xác định:

- Tỉ lệ cây hoa đỏ hạt vàng vỏ trơn ở F2- Tỉ lệ cây hoa trắng hạt vàng vỏ trơn ở F2Biết mỗi gen qui dịnh một tính trạng nằm trên một NST

Gv hướng dẫn hs cách phân tích đặc điểm di truyền của từng cặp tính trạngF1 thu được toàn dâu hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn -> hoa dỏ hạt vàng vỏ trơn là tính trạng trộiMỗi gen qui dịnh một tính trạng nằm trên một NST -> các cặp tính trạng di truyền độc lập nhau , mỗi cặp tính trạng đều tuân theo qui luật di truyền của MenđenXét sự phân li của từng cặp tính trạng ở F2Hoa dỏ tự thụ phấn -> F2phân li ¾ đỏ , ¼ trắngHạt vàng tự thụ phấn -> F2phân li ¾ hạt vàng , ¼ hạt xanhVỏ trơn tự thụ phấn -> F2phân li ¾ vỏ trơn , ¼ vỏ nhănCác cặp tính trạng di truyền độc lập nhau -> tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng tương ứng hợp thành nóTa có: Tỉ lê cây hoa đỏ hạt vàng vỏ trơn = ¾ . ¾ . ¾ = 27/64 Tỉ lê cây hoa trắng hạt vàng vỏ trơn = ¼ . ¾ . ¾ = 9/27 Dạng xác định kiểu genPhương pháp giải:Dựa vào đặc điểm qui luật phân li độc lập: tỉ lệ mỗi loại kiểu gen bằng tích tỉ lệ các cặp gen tương ứng hợp thành nó

VD: Cho cây có kiểu gen AaBbCcDd tự thụ phấn. Xác định cây có kiểu gen AABbCcdd ở đời con (Biết mỗi gen nằm trên một NST)

Mỗi gen qui dịnh một tính trạng nằm trên một NST -> các cặp gen di truyền độc lập nhau , sự di truyền mỗi cặp gen đều tuân theo qui luật di truyền của MenđenXét sự phân li của từng cặp genAa X Aa -> F1 ¼ AA,2/4 Aa , ¼ aaBb X Bb -> F1 ¼ BB, 2/4 Bb, ¼ bbCc x Cc -> F1 ¼ CC, 2/4 Cc, ¼ ccDd x dd -> F1 ¼ DD, 2/4 Dd, ¼ ddCác cặp gen di truyền độc lập nhau -> tỉ lệ mỗi loại kiểêngn bằng tích tỉ lệ các cặp gen tương ứng hợp thành nó-> tỉ lệ AABbCcdd = 1/4 . 2/4 . 2/4 . 1/4 = 4/256

BÀI TẬP VẬN DỤNG:BÀI TẬP 1:Dựa vào kết quả của các phép lai dưới đây, hãy xác định xem tính trạng nào là trội, tính

trạng nào là lặn, đồng thời xác định kiểu gen của các cậy bố mẹ và đời con trong mỗi phép lai. Phép lai 1: cho 12 cây cà chua lai với nhau, người ta thu được F1 : 75% cây quả đỏ, dạng

bầu dục; 25% quả vàng , dạng bầu dục.

Page 15: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Phép lai 2: cho 2 cây cà chua lai với nhau, thu được ở F1 75% cây có quả màu vàng, dạng tròn; 25% cây có quả màu vàng dạng bầu dục. cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định

BÀI TẬP 2: Cho 1 cá thể F1 lai với 3 cá thể khác:a) Với cá thể thứ nhất đượcthế hệ lai, trong đó có 6, 25% kiểu hình cây thấp hạt dàib) Với cá thể thứ hai được thế hệ lai trong đó có 12,5% cây thấp hạt dài.c) Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% cây thấp hạt dài. Cho biết mỗi gen nằm trên 1 NST và quy định 1 tính trạng. Các cây cao là trội so với cây thấp, hạt tròn là trội so với hạt dài. Biện luận và viết sơ đồ lai 3 trường hợp trênBÀI TẬP SỐ 3Ở ruồi giấmthân xám là tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài. các gen qui định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau . a)Xác định kiểu gen và kiểu số hình có thể có khi tổ hợp 2 tính trạng nói trên và liệt kê.b)Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu genBÀI TẬP SỐ 4Ở ruối giấm người ta thực hiện một số phép lai sauHãy xác định kiểu gen có thể có của mỗi phép lai

sttPhép lai Den

ngắnDen dài

Trắng ngắn

Trắng dài

Kiểu gen

1 Đen ngắn x đen ngắn 89 31 29 11

2 Den ngắn x trắng dài 18 19

3 Đen ngắn x trắng ngắn 20 21

4 Trắng ngắn x trắng ngắn 28 9

5 Đeb dài x đen dài 32 10

6 Đen ngắn x đen dài 29 31 10 11

BÀI TẬP SỐ 5Ơ đậu Hà lan : hạt vàng trội so với xanh; trơn trội so với nhăna. Cho đậu vàng trơn X xanh nhăn. Biện luận và viết SĐL b. Cho đậu vàng nhăn X xanh trơn. Biện luận và viết SĐLBÀI TẬP SỐ 6Cho 2 giống đậu t/c thân cao hoa đỏ lai thân thấp hoa trắng .f1 thu được toàn thâncao hoa đỏ.Biện luận và viết SĐL từ P đến F2 ?Làm thế nào đẻ biết đậu thân cao hoa đỏ có thuần chủng ?BÀI TẬP SỐ 7Cho 2 giống đậu t/c vàng trơn lai xanh nhăn . F1 thu được cho tự thụ phấn.F2 thu được 184 vàng trơn, 59 vàng nhăn. 63 xanh trơn , 31 xanh nhăn.Biện luận và viết SĐL từ P đến F2 ?BÀI TẬP SỐ 8

Page 16: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Giao phấn hai cây đậu chưa biết kiểu hình. F1 thu được 176 cây cao tròn, 58 cao dài, 60 thấp tròn, 21 thấp dàia) Biện luận và lập SĐL ?b) Cho cây cao tròn lai phân tích kết quả phép lai như thế nào ?BÀI TẬP SỐ 9Giao phấn cây t/c cao quả dài với cây thấp quảtròn, F1 thu được cho tự thụ phấn. F2 thu được 31 caođài, 59 cao dẹt, 29 cao tròn, 12 thấp dài, 21 thấp dẹt, 11 thấp tròn.a) Có kết luận gì từ phép lai trên?b) Biện luận, viết sơ đồ lai từ P -> F2 ?BÀI TẬP SỐ 10Cho cây có kiểu gen AABBCCEE x aabbccee. F1 thu đựoc cho giao phấn với nhaua) Xác định số giao tử của F1b) Số tổ hợp F2c) Số kiẻu gen ở F2d) Số tổ hợp dị hợp cả 4 cặp genBiết mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên một NSTBÀI TẬP SỐ 11Lai hai giống cây thuần chủng lá to thân cao hoa đỏ với lá nhỏ thân thấp hoa trắng F 1 thu được toàn lá to thân cao hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấna) xác định số kiểu hình ở F2b) Số tổ hợp ở F2c) Tỉ lệ cây lá to thân thấp hoa đỏBiết mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên một NST

Page 17: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

CHUYÊN ĐỀ : NHIỄM SẮC THỂA. HỆ THỐNG LÍ THUYẾTI. Các khái niệm cần nhớGv yêu cầu hs nhác lại các khái niệm:

- Bộ NST lưỡng bội (2n): là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng - Bộ NST đơn bội (n) : là bộ NST của giao tử chỉ chúa 1 NST của mỗi cặp tương đồng - Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước- NST kép, cromatit, tâm động

Gv nhận xét -> chốt các khái niệm II. Các kiến thức cơ bản

1. Các hoạt động của NST trong nguyên phân Gv yêu cầu hs trình bày lại diễn biến của NST trong quá trình nguyên phânGv nhận xét, tốm tắt trên sơ đồ

Lưu ý : NST có hình dạng dặc trưng ở kì giữa => quan sát dễ nhất ỏ kì nàySự biến đổi của NST trong quá trình nguyên phân gồm 4 kì (kì đầu, giữa , sau , cuối) và một giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian)

Page 18: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Kì trung gian-Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn-Bước vào kì trung gian : trung thể nhân đôi, NST nhân đôi -> tào thành NST kép (gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dình nhau ở tâm động)

Kì đầu-Màng nhân, nhân con biến mất-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt-Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động

Kì giữa-Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại (có hình dạng dặc trưng)-Các NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li độc lập về hai cực của tế bào

Kì cuối-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con giống hệt mẹ (2n NST)-NST tháo xoắn -> dạng sợi mảnh

Kết quả : từ một TB mẹ NST 2n qua nguyên phân hình thành 2 TB con có bộ NST gống hệt mẹ (2n)

2. Các hoạt động của NST trong giảm phân

2n = 4

ĐầukìTG2n = 4

2n = 4k

2n = 4k

2n = 8

2n = 4k

Page 19: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Gv yêu cầu hs trình bày lại diễn biến của NST trong quá trình giảm phânGv nhận xét, tốm tắt trên sơ đồGiảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp (mỗi lần cũng gồm 4 kì như nguyên phân) nhưng trong đó NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì TG lần phân bào 1

Lần phân bào 1 (như nguyên phân)Kì trung gian-Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn-Bước vào kì trung gian : trung thể nhân đôi, NST nhân đôi -> tào thành NST kép (gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dình nhau ở tâm động)Kì đầu-Màng nhân, nhân con biến mất-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt-Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau thành từng cặp-các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm độngKì giữa-Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại (có hình dạng dặc trưng)-Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bàoKì sau-Từng NST kéảitong cặp tương đồng tách nhauvà phân li độc lập về hai cực của tế bàoKì cuối-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con khác TB mẹ (n NST kép)Lần phân bào 2Kì đầu:- NST vẫn giữ nguyên hình dạng ncấu trúc như kì cuối lần phân bào 1-Sợi tơ thoi phân bào mới xuất hiện nối liền hai cực tế bào-Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm độngKì giữa-Các NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bàoKì sau-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li độc lập về hai cực của tế bào

Page 20: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Kì cuối-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con mang bộ NST đơn bội (n)-NST tháo xoắn -> dạng sợi mảnh

3. Sự phát sinh giao tử và thụ tinhGv yêu câu1 hs trình bày lại qúa trình phát sinh giao tử và thụ tinhGv nhận xét tóm tắt các kiến thức trên sơ đồ4. Cơ chế xác định giới tình Yêu cầu hs nhắc lạiĐặc điểm bộ NST ở ngườiCơ chế xác định giới tính ở ngườiGv nhận xét,tóm tắt các kiến thức cơ bản trên sơ đồ

Page 21: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

III. Hệ thống các câu hỏi lí thuyếtGv đưa ra câu hỏi yêu cầu hs n/c trả lời. Gv nhận xét chốt đáp án

Page 22: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Câu 1 : Tại sao nói bộ NST của mỗi loài có tính đặc trưng ỗn định ? Cơ chế đảm bảo cho các đặc tính đó ?TL

1. Tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài thể hiện ở:– Số lượng NST : mỗi loài sinh vật có số lượng NST đặc trưng. VD người 2n = 46, ruồi

giấm 2n = 8– Hình dạng NST : hình dạng bộ NST có tính đặc trưng cho loài2. Tính ổn định của bộ NSTBộ NST của mỗi loài luôn được ổn định về hình dạng, cấu trúc qua các thế hệ tiếp theo3. Cơ chế bảo đảm cho tính đặc trưng ổn định của bộ NST- Ở loài sinh sản vô tính : sự nhân đôi và phân li đồng đèu của NST trong qt nguyên phân là cơ chế bảo đảm cho bộ NST đặc trưng của mỗi loài được duy trì qua các thế hệ tế bào và cơ thể- Ở loài sinh sản hữu tính: sự phối hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

đảm bảo cho bộ NST của loài được duy trì qua các thé hệ TB và cơ thể. Trong đóNP:sự phân li đồng đèu của các NST về 2 TB con là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của cơ thểGP: hình thành bộ NST đơn bội trong giao tử ♀ , ♂TT: sự kết hợp giao tử ♀ , ♂ hình thành hợp tử mang bộ NST lưỡng bội (2n) . Đây là cơ chế phục hồi bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể

Câu 2: Tại sao nói ‘ trong GP thì GP1 mói thực sự là phân boà giảm nhiễm còn GP 2 là phân bào nguyên nhiễm ‘TLTa nói GP 1 mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì : khi kết thúc GP 1 bộ NST trong TB giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với TB ban đầuGP 2 là phân bào nguyên nhiễm vì :ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các cromatit trong các NST đơn bội kép đi về 2 cực TB. Nguồn gốc NST trong các TB con không thay đổi vẫn giống như khi kết thúc GP 1 -> GP 2 là phân bào nguyên nhiễmCâu 3: Tại sao nói sinh sản hữu tính tiến hoá hơn sinh sản vô tính ? (-> tại sao biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở loài sinh sản hữu tính)TL+ Sinh sản hữu tính được thực hiện qua con đường giảm phân tạo giao tử và thụ tinh. Trong quá trình đó có xảy ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST -> tạo ra nhiều loại giao tử-> hình thành nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc, chất lượng. Đó là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá=> sinh sản hữu tính vừa duy trì bộ NST đặc trưng của loài vừa tạo ra các biến dị đảm bảo tính thích ứng của SV trong quá trình chọn lọc tự nhiên+ Sinh sản vô tính : là hình thứuc sinh sản theo cơ chế nguyên phân -> tạo ra các thế hệ con giống mẹ -> không có biến dị để chọn lọc khi điều kiện sống thay đổiCâu 4: so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân?TLGiống nhau :

- Quá trình phân bào đèu diễn ra qua 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì TG , kì cuối)- NST đều trải qua các biến đổi : nhân đôi , đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo thoi

phân bào, tháo xoắn...- Đều là cơ chế duy trì ổn định bộ NST

Nguyên phân- Xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB sinh dục mầm

Giảm phân- Xảy ra ở TB sinh dục chín (noãn bào, tinh bào bậc 1)

Page 23: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

- Gồm 1 lần phân bào- Chỉ có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (NST xếp thành 1 hàng)

- Kq: tạo ra 2 TB con giống mẹ (2n)

- Duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ TB

- Gồm 2 lần phân bào- Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (NST xếp thành 2 hàng ở lần phân bào 1, xếp thành 1 hàng ở lần phân bào 2)- Kq: tạo ra 4TB con khác mẹ , mang bộ NSTn- Kết hợp với thụ tinh duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể

Câu 5: giao tử là gì? Trình bày quá trình phát sinh giao tử ? so sánh giao tử đực và giao tử cái ?TL+ Giao tử là TB có bộ NST đơn bội được hình thành trong quá trình giảm phân

Có 2 loại giao tử: gt đực và gt cái+ Quá trình phát sinh GT+ So sánh gt đực và cái- Giống:Đều hình thành qua GPĐều chứa bộ NST đơn bộiĐều trải qua các giai đoạn phân chia giống nhau (NP, GP1, GP2)Đều có khả năng tham gia thụ tinh- Khác

Giao tử đực- Sinh ra từ các tinh nguyên bào- Kích thước nhỏ hơn GT cái- 1 tinh nguyên bào tạo ra 4 tinh trùng- Mang 1 trong 2 loại NST giới tính X hoặc Y

Giao tử cái- Sinh ra từ các noãn nguyên bào- Kích thước lớni- 1 noãn nguyên bào tạo ra 1 trứng- Chỉ mang 1 NST giới tính X

Câu 6: So sánh sự khác nhau giữa NST thường và NST giưói tính ?TLNST thường- Gồm nhiều cặp- Các cặp luôn tương đồng, giống nhau ở cả giới đực và cái- Mang gen qui định các tính trạng không liên quan đến giới tính

NST giới tính- Chỉ có 1 cặp- Có thể tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY), khác nhau ở 2 giới- Mang gen qui định giới tính và các tính trạng liên quan đến giới tính

Câu 7: Sinh trai gái có phải do người vợ ? Tại sao tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 : 1 ?TLSinh trai gái không phải do người vợ Ơ nữ qua giảm phân cho 1 loại trứng mang NST XƠ nam qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc YNếu tinh trùng X kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XX -> phát triển thành con gáiNếu tinh trùng Y kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XY -> phát triển thành con trai

Page 24: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Như vây sinh trai hay gái do tinh trùng người bố quyết địnhSĐL: P: XX x XY Gp X X , Y F1: XX : XYTỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 : 1 Ơ nữ qua giảm phân cho 1 loại trứng mang NST XƠ nam qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc Y với tỉ lệ ngang nhau, Khả năng tham gia thụ tinh của hai loại tinh trùng X,Y với trứng diễn ra với xác suất ngang nhau -> tạo ra 2 loại tổ hợp XX, XY với tỉ lệ ngang nhau -> tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 : 1

IV. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: NST là cấu trúc có ởA. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quanC. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào

Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng

Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau

Câu 4: ở trạng thái co ngắn, chiều dài của NST là:A. Từ 0,5 đến 50 micrômet B. Từ 10 đến 20 micrômet C. Từ 5 đến 30 micrômet D. 50 micrômet

Câu 5: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là:A. 0,2 đến 2 micrômet B. 2 đến 20 micrômetC. 0,5 đến 20 micrômet. D. 0,5 đến 50 micrômet

Câu 6: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:A. Một crômatit B. Một NST đơn C. Một NST kép D. cặp crômatit

Câu 7: Thành phần hoá học của NST bao gồm:A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit và bazơ

Câu 8: Một khả năng của NST đống vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:A. Biến đổi hình dạng B. Tự nhân đôiC. Trao đổi chất D. Co, duỗi trong phân bào

Câu 9: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽB. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồngC. Luôn co ngắn lạiD. Luôn luôn duỗi ra

Câu 10: Cặp NST tương đồng là:A.Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thướcB. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹC. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm độngD. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau

Câu 11: Bộ NST 2n = 48 là của loài:A. Tinh tinh B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người

Câu 12: Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:A. Có hai cặp NST đều có hình queB. Có bốn cặp NST đều hình queC. Có ba cặp NST hình chữ VD. Có hai cặp NST hình chữ V

Page 25: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Câu 13: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài, số NST giới tính bằng:A. Một chiếc B. Hai chiếc C. Ba chiếc D. Bốn chiếc

Câu 14: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục vào thời kì chínC. Tế bào mầm sinh dục D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng

Câu 15: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lầnB. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lầnC. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lầnD. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

Câu 16: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơnC. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép

Câu 17: Trong giảm phân, tự nhân đôI NST xảy ra ở:A. Kì trung gian của lần phân bào I B. Kì giữa của lần phân bàoIC. Kì trung gian của lần phân bào II D. Kì giữa của lần phân bào II

Câu 18: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A. Nhân đôI NST B Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồngC. Phân li NST về hai cực của tế bào D. Co xoắn và tháo xoắn NST

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi tử số 19 đến số 23 Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở…… (I)…… của ……. (II)………Trong giảm phân có……. (III)….. phân chia tế bào. Qua giảm phân, từ 1 tế bào mẹ tạo ra…. (IV)……tế bào con. Só NST có trong mỗi tế bào con…… (V)……so với số NST của tế bào mẹ. Câu 19: Số (I) là:

A. thời kì sinh trưởng B. thời kì chínC. thời kì phát triển D. giai đoạn trưởng thành

Câu 20: Số (II) là:A. tế bào sinh dục B. hợp tử C. tế bào sinh dưỡng D. tế bào mầm

Câu 21: Số (III) là:A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần

Câu 22: Số (IV) là:A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 23: Số (V) là:A. bằng gấp đôi B. bằng một nửa C. bằng nhau D. bằng gấp ba lần

Câu 24: Giao tử là:A. Tế bào dinh dục đơn bội B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chínC. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tửD. Cả A, B, C đều đúng

Câu 25: Trong quá trình tạo giao tử ở đông vật, hoạt động của các tế bào mầm là:A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Nguyên phân và giảm phân

Câu 26: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:A. 1 trứng và 3 thể cực B. 4 trứngC. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực

Câu 27: Đặc điểm của NST giới tính là:A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bàoC. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài

Page 26: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡngCâu 28: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính:

A. Luôn luôn là một cặp tương đồngB. Luôn luôn là một cặp không tương đồngC. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tínhC. Có nhiều cặp, đều không tương đồng

Câu 29: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:A. XX ở nữ và XY ở nam B. XX ở nam và XY ở nữC. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX D.ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY

Câu 30: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là:A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cáiB. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.C.Đều là cặp XX ở giới cái D. Đều là cặp XY ở giới đực

Câu 31: ở người gen qui định bệnh máu khó đông nằm trên:A. NST thường và NST giới tính XB. NST giới tínhY và NST thườngC. NST thườngD. NST giới tính X

Câu 32: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là:A. Ruồi giấm B. Các động vật thuộc lớp ChimC. Người D. Động vật có vú

Câu 33: Chức năng của NST giới tính là:A. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bàoB. Nuôi dưỡng cơ thể C. Xác định giới tínhD. Tất cả các chức năng nêu trên

Câu 34: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là:A. Bò sát B. ếch nhái C. Tinh tinh D. Bướm tằm

Câu 35: ở người, thành ngữ” giới đồng giao tử” dùng để chỉ:A. Người nữ B. Người nam C. Cả nam lẫn nữ D.Nam vào giai đoạn dậy thì

Câu 36: Câu có nội dung đúng đướ đây khi nói về người là:A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và YB. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng XC. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng YD. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y

Câu 37: Có thể sử dụng….. (A)….tác động vào các con là cá cái, có thể làm cá cái biến thành cá đực. (A) là:

A. Prôgesterôn B. Ơstrôngen C. Mêtyl testôstêrôn D. ÔxitôxinCâu 38: Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng của loài tinh tinh (2n = 48) là:

A. 47 chiếc B. 24 chiếc C. 24 cặp D. 23 cặp Câu 39: Nhóm sinh vật nào dưới đây có đôi NST giới tính XY trong tế bào 2n của giới cái?

A. Chim, ếch, bò sát B. Người, gà, ruồi giấmC. Bò, vịt, cừu D. Người, tinh tinh

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hởi từ số 40 đến số 43

Page 27: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Hiện tượng di truyền liên kết đã được…. (I)…. Phát hiện trên loài….. (II)…..vào năm…… (III), qua theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về…… (IV)…… Câu 40: Số (I) là:

A. Moocgan B. Menđen C. Đacuyn D. VavilôpCâu 41: Số (II) là:

A. Tinh tinh B. Loài người C. Ruồi giấm D. Đậu Hà LanCâu 42: Số (III) là:

A. 1900 B. 1910 C. 1920 D. 1930Câu 43: Số (IV) là:

A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt B. Hình dạng quả và vị của quảC. Màu sắc của thân và độ dài của cánh D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa

Câu 44: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắnC.Số NST ít, dễ phát sinh biến dị D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 45: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:

A. Đều có thân xám, cánh dài B. Đều có thân đen, cánh ngắnC. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn D. Thân xám, cánh ngắnvà thân đen, cánh dài

Câu 46: Hiện tượng di truyền liên kết là do:A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhauB. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên cung một cặp NST C.Các gen phân li độc lập trong giảm phânD. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh

Câu 47: Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kểu hình ở F2 là:

A. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắnB.1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắnC. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dàiD.1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài

Câu 48: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?A. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài B. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn C. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh dài

D.Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắnCâu 49: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên

A. Nhóm gen liên kết B. Cặp NST tương đồngC.Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập

Câu 50: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:A. Làm tăng biến dị tổ hợpB. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợpD. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình

Page 28: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

V. Giải baì tập về nhiễm sắc thể:1/ Những điểm cần lưu ý:

Số TB tạo ra sau k lần nguyên phân- Lần phân bào thứ nhất tạo ra 2 tế bào con. - 2 tế bào con lại nguyên phân lần 2 tạo ra 22 = 4 tế bào con.- 4 tế bào con lại nguyên phân lần 3 tạo ra 23 = 8 tế bào con.==> Công thức1 tế bào qua K lần nguyên phân tạo ra 2k (tế bào con.) -> có 2n.2k NSTA tế bào qua K lần nguyên phân tạo ra a.2k (tế bào con.) -> có 2n.a.2k NST* số gt tạo ra sau giảm phân 1 TBSD đực -> 4 tinh trùng , a TBSD đực -> 4.a tinh trùng 1 TBSD cái -> 1 trứng + 3 thể cực , a TBSD cái -> a trứng + 3.a thể cực* Số TB được tạo ra từ nguyên liệu môi trường sau k lần nguyên phân 1 TB nguyên phân -> 2k – 1A TB nguyên phân -> a (2k – 1) * Số NST do môi trường cung cấp cho k lần nguyên phânTừ 1 TB -> cần (2k – 1).2n NSTTừ a TB -> cần (2k – 1).a.2n NST* Gọi n là số cặp NST tương đồng, ta có: - Số loại giao tử được tạo thành : 2n

- Tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành : 1 2n - Số kiểu tổ hợp khác nhau: 3n

Page 29: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Bộ NST lưỡng bội : Luôn luôn tồn tại thành từng cặp và hầu hết là cặp tương đồng (2n)

Bộ NST đơn bội : Chỉ chứa 1 chiếc của cặp tương đồng (n) NST đơn có ở kì sau, kì cuối, và đầu kì trung gian : NST kép có` ở cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian để dễ dàng sao chép các thông tin di truyền

khi NST nhân đôi NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa (có hình thài ro nhất) để xếp đủ hàng trên mặt phẳng

xích đạo của thoi phân bào tạo điều kiện cho sự phân li đồng đều các NST đơn trong NP và giảm phân II, NST kép trong giảm phân I:

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG3.1.Các bài tập về nguyên phân

Dạng 1: xác định số NST , cromatit, tâm động qua các kì phân bàoBảng tổng hợp diễn biến NST trong NP

Kì TG Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuốiSố NST đơn 0 0 0 4n 2nSố NST kép 2n 2n 2n 0 0Số cromatit 4n 4n 4n 0 0Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n

VD 1: ở ruồi giấm 2n = 8 . 1 TB ruồi giấm đang ở kì sau nguyên phân hãy xác định số NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động ?VD 2: ở ngưới 2n = 46 . 1 TB người đang ở kì giữa nguyên phân hãy xác định số NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động ? Dạng 2: Tính số lần nguyên phân, số TB PP: gọi yêu cầu đề là ẩn x. dựa vào công thức thiết lập biểu thức chưa ẩn

-> tìm xVD1: 1 TB NP liên tiếp một số lần tạo ra 32 TB con. Tính số lần NP ?TL: goi n là số lần NP ->2x = 32 -> x = 5 Vậy TB NP 5 lầnVD2: 3 TB NP liên tiếp một số lần tạo ra 48 TB con. Tính số lần NP ?VD3: 1 só TB NP liên tiếp 4 lần tạo ra 64 TB con. Tính số TB ban đầu ?TL: gọi ssố TB ban đầu là a-> a . 24 = 64 -> a = 4Vậy số TB ban đầu là 4 Dạng 3: Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân, số lần NP, bộ NST của loàiPP: tính số TB tạo ra qua NP (2n) -> số TB tạo ra từ nguyên liệu môi trường (2n-1) -> số NST môi trường cấp (2n – 1). 2nVD1: một TB ngô (2n = 20) NP 5 lần > MT cần cung cấp bao nhiêu NST đơn ?TL;Số TB con tạo ra qua NP : 25 = 32Số TB tạo ra từ nguyên liệu MT : 32 – 1 = 31Số NST MT cần cung cấp : 31 . 20 = 620 NSTVD 2: 5 TB đậu hà lan (2n = 14) NP liên tiếp 4 lần > MT cần cung cấp bao nhiêu NST đơn ?

Page 30: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

TL;Số TB con tạo ra qua NP : 5. 24 = 90Số TB tạo ra từ nguyên liệu MT : 90 – 5 = 85Số NST MT cần cung cấp : 85 . 14 = 1190 NSTVD 3: 1 TB ngô NP một số đợt đă sử dụng củ MT 140 NST đơn. Tính số lần NP ?TLGọi số lần NP của TB là aSố TB con tạo ra qua NP : 2a

Số TB tạo ra từ nguyên liệu MT : 2a -1Số NST MT cần cung cấp : (2a-1). 2nTheo đề bài ta có: (2a-1). 20 = 140 => 2n = 8 => n = 3VD 4 : 4 tế bào ruồi giấm NP một số lần cần 480 NST đơn . Tính số lần NP ?TL:Gọi số lần NP của TB là aSố TB con tạo ra qua NP : 4. 2a

Số TB tạo ra từ nguyên liệu MT : 4. (2a -1)Số NST MT cần cung cấp : 4. (2a-1). 2nTheo đề bài ta có: 4 (2a-1). 8 = 480 => 2n = 16 => n = 4VD 5: Hợp tử một loài NP liên tiếp 4 lần cần MT cấp 1170 NST đơn. Đó là loài gì ?TL:Số TB con tạo ra qua NP : 24 = 16Số TB tạo ra từ nguyên liệu MT : 16 -1 = 15Số NST MT cần cung cấp : 15 . 2nTheo đề bài ta có: 15 . 2n = 1170 => 2n = 78 => Đó là loài gàVD 6: 4 TB một loài NP liên tiếp 3 lần đẫ lấy của MT 224 NST đơn. ĐÓ là loài gì TL:Số TB con tạo ra qua NP :4. 23 = 32Số TB tạo ra từ nguyên liệu MT : 32 - 4= 28Số NST MT cần cung cấp : 28 . 2nTheo đề bài ta có: 28 . 2n = 224 => 2n = 8 => Đó là loài ruồi giấmDạng 4 : các bài tập tổng hợpVD 1: hợp tử một loài NP liên tiếp 4 lần, ở kì cuối lần phân bào cuối người ta đếm được có tổng số 128 NST đơn. Xác định đay là TB loài gì ?VD2: 2 TB một loài NP liên tiếp 3 lần , cở kì giữa lần phân bào cuối người ta đếm được tổng cộng có 736 cromatit. Đay là TB loài gì ?3.2.Các bài tập về giảm phân Dạng 1: xác định số NST , cromatit, tâm động qua các kì phân bàoBảng tổng hợp diễn biến NST trong GP

Kì TG

Giảm phân 1 Giảm phân 2

Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST đơn 0 0 0 0 0 0 0 2n n

Số NST kép 2n 2n 2n 2n n n n 0 0

Số cromatit 4n 4n 4n 4n 2n 2n 2n 0 0

Số tâm động 2n 2n 2n 2n n n n 2n n

Page 31: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

VD1 : ở ruồi ngô 2n =20 . 1 TB ngô đang ở kì sau giảm phân hãy 1 xác định số NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động ?VD2 : ở ruồi gà 2n =78 . 1 TB gà đang ở kì sau giảm phân hãy 2 xác định số NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động ?

Giải bài tập tự giải :BÀI TẬP 1: Ở lúa nước, 2n=24. Hãy chỉ rõ: a) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân.b) Số tâm động ở kì sau của giảm phân 1 (Kì này NST kép phân li => mỗi NST kép có 1

tâm động)c) Số cromatit ở kì giữa của nguyên phân. (mỗiNST kép gồm 2 cromatit đính nhau ở tâm

động)d) Số cromatit ở kì sau của nguyên phân. (2 cromatit tách nhau --> NST đơn --> không

còn crimatit)e) Số NST ở kì sau của nguyên phân (48)f) Số NST ở kì giữa của giảm phân 1 (24 NST kép)g) Số NST ở kì cuối của giảm phân 1 (12 kép)h) Số NST ở kì cuối của giảm phân 2: (12 đơn)Nếu biết rằng sự phân chia chất tế bào xảy ra ở kì cuối.Bài Tập 2: Ở gà 2n= 78. Một gà mái đẻ được 32 trứng, trong đó có 25 trứng được thụ tinh nhưng chỉ ấp nở được 23gà con. Hỏi các trứng không nở có bộ NST là bao nhiêu?Bài tập số 3: Một loài có bộ NST 2n= 20

Page 32: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

1. Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế` bào của nhóm.

2. Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. nhóm tế bào đang ở kì nào, Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.

3. Nhóm tế bào thứ 3 của loài trên mang 640 NST đơn đang phân li vế 2 cực của tế bào. nhóm tế bào đang ở kì nào, số lượng tế bào bằng bao nhiêu?

Bài tập số 4Ở ruồi giấmcó bộ NST là 2n= 8

a. Xác định số lượng tế bào và số lượng NST khi có 3 tế bào trên thực hiện 5 lần nguyên phân

b. Tính số lượng tế bào con được tạo ra khi các tế bào trên kết thúc giảm phân II?c. Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào

quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 4% số tinh trùng được tạo thành nói trên. xác định số hợp tử được tạo thành.

BÀI TẬP SỐ 5:Ở ruồi giấm 2n=8

a) Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 28 NST kép.Hãy xác định:- Nhóm tế bào này đang ở thời điểm nào của quá trình giảm phân.- Số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng.b) Một nhóm tế bào sinh dục khác có tất cả 512 NST đang phân li về 2 cực của tế bào.Hãy xác định:- Số lượng tế bào của nhóm.- Số tế bào con khi nhóm tế bào trên kết thúc phân bào.Biết rằng: Mọi diễn biến trong nhóm tế bào trên là như nhau và tế bào chất phân chia bình thường khi kết thúc kì cuối của mỗi lần phân bào.

GIẢI BÀI 5a) -Thời điểmtrong giảm phân có NST kép là:

+ Lần phân bào I: Cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối+ Lần phân bào II: Kì đầu, kì giữa

- Số tế bào ở thời điểm tương ứng:+ 128 : 8 = 16+ Số tế bào con là là 16 khi ở các thời điểm của lần phân bào I Là kì trung gian, kì đầu, kì giữa kì sau + SốTế bào con là 32 khi ở kì cuối lần phân bào I va kì đầu kì giữa của lần phân bào II.b) – Số lượng tế bào sinh dục cfó 512 NST đang phân li về 2 cực của tế bào

Tế bào sinh dục trong giảm phân có NST đơn phân li về 2 cực tế bào là đang ở kì sau của lần phân bào II --> Mỗi tế bào con chứa 8 NST đơn . Số tế bào ở thời điểm này là

512 : 8 = 64- Số lượng tế bào con khi kết thúc phân bào là: 64 x 2 = 128

Page 33: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

CHƯƠNG III : ADN VÀ GENA/ Tóm tắt lí thuyết:

- Mỗi chu kì xoăn có 10 cặp nucleotit và cao 34 AO, nên kích thước của mỗi cặp nucleotit là 3,4Ao. Một Nucleotit có khối lượng khoảng 300 đvc

- Theo nuyên tắc bổ sung : A liên kết với T, G liên kết với X . Vì vậy A=T, G=X.. Từ đó suy ra:

+ Số lượng nucleotit của cả ADN hoặc gen kí hiệu là: N= 2A+2X+ Số lượng nucleotit của cả ADN hoặc gen kí hiệu là: N=2A+2X+ Số lượng nucleotit ở 1 mạch của adn hay gen: N/2= A+X+ % Của 2 loại nucleotit không bổ sung : %A+%X=50%+ chiều dài của phân tử ADN hay gen: L= N/2 x 3,4A0 - Gọi k là số lượt tự sao từ 1 phân tử ADN (gen) ban đầu. Số phân tử được tạo ra ở đợt tự

sao cuối cùng là 2k - 1 axit amim được mã hóa bởi 3 nucleotit trên mARN . Khối lượng của 1 aa là 110 đvc-B/ BÀI TẬP: BÀI TẬP 1: Một gen có 3000 nucleotit, trong đó có 900 A 1. Xác định chiều dài của gen.2. Sô nucleotit từng loại của gen là bao nhiêu?3. Khi gen tự nhan đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào bao nhiêu nucleotit?

Giải:

1. Chiều dài của gen là: (3000:2) x 3,4 = 5100AO

2. Số nucleotit từng loại của gen: A = T = 900 nucleotit, G = X = (3000 : 2) – 900 = 600 nucleotit

3. Khi gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 3000 nucleotitBÀI TẬP 2:Một gen cấu trúc có 6o chu kì xoắn, và có G= 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt. Mỗi gen con phiên mã 3 lần , mỗi mARN cho 5riboxom trượt qua để tổng hợp protein.a. Tính số lượng nucleotit gen.b. Khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu?c. Tính số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho gen tái bản.d. Số lượng Nu mà môi trường nội bào cung cấp để các gen con tổng hợp tổng hợp mARN

là bao nhiêu?e. Tính số lượng phân tử Protein được tổng hợp, Số lượng axit amin mà môi trường cung

cấp để tỏng hợp các phân tử Protein.Trong quá trình tổng hợp Protein đã giải phóng ra bao nhiêu phân tử nước, và hình thành

bo số lượng phân tử prôtêin được tổng hợp từ 96 mARN là:96 x 5 = 480 Protein

-số lượng axit amin cần cung cấp để tổng hợp nên 1 phân tử prôtêin là:600 - 1 = 199

f. 3 nhiêu mối liên kết peptit?

GIẢI:a.Mỗi chu kì xoắn của gen có 10 cặp Nu. Vậy số lượng Nu của gen là:

60 x 20 = 1200 Nu b. Mỗi Nu nặng trung bình là 300 đvc. suy ra khối lượng phân tử của gen là: 1200 x 300 = 360000 đvc

Page 34: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

c. Dựa vào NTBS và theo giả thiết, ta có % và số lượng mỗi loại Nu của gen :G=X=20%, A=T=30% ==> Suy ra G=X= 1200 x 30 = 360 Nu ; A=T= 1200 x 20 = 240 Nu

100 100-số lượng nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen tái bản 5 đợt liên tiếp.

A=T= (25 -1) 360 = 31 x 360 = 11160 NuG=X= (25 -1) 240 = 31 x 240 = 7440 Nu

d. số lựong phân tử mARN Các gen con tổng hợp được :32 x 3 = 96 mARN

-số lượng ribônucleotit cần cung cấp để tổng hợp 1 phân tử mARN là:1200 = 600 Ribo 2

-tổng số ribônucleotit cần cung cấp để tổng hợp 96 mARN là:600 (rib) x 96 = 57600 Ribo

e.-Mỗi phân tử mARN có 5 ribôxom trượt qua sẽ tổng hợp được 5 phân tử prôtein .suy ra

(trong số 200 bộ ba trên phân tử mARN thì có 199 bộ ba mã hóa axit amin còn bộ ba cuối cùng của mARN gội là bộ 3 kết thúc không tham gia vaò quá trình giải mã .vì vậy ,muốn xác định số lượng axit amin cần cung cấp để tổng hợp nên 1 phân tử prôtêin thì ta phải lấy tổng số bộ ba trên gen (hoặc trên phân tử mARN) trừ đi 1 bộ ba kết thúc không tham gia quá trình giải mã)- Số lượng axit amin cần cung cấp để tông hợp nên 480 Protein là:

199 x 480 = 95520 aa.f. Để tổng hợp được 1 phân tử Protein gồm có 199 aa cần giải phóng ra 199 – 1 = 198

phân tử nước để hình thành 198 liên kết peptit. Suy ra số lượng phân tử nước được giải phóng khi tổng hợp 480 phân tử Protein là:

198 x 480 = 95040 phân tử nước- Từ đó suy ra số liên kết peptit được hình thành là bằng số phân tử nước được giải

phóng ra trong quá trình hình thành các liên kết peptit nghĩa là đã hình thành 95040 liên kết peptit.* Bài tập tự giải:Bài 1. Gen B có 2400 Nucleotit, có hiệu số của A với loại Nucleotit khác là 30% số Nucleotit của gen.

1. Xác định chiều dài của gen2. Qúa trình tự sao của gen B đả diển ra liên tiếp 3 đợt.Xác định số Nu từng loại

trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự sao cuối cùng.Đáp án 1. L= 4080 AO 2. A=T = 7680 Nu ; G=X= 1920 Nu.

Bài 2: Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguỵên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số Nu của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối bcùng là 48000 Nu (các gen chưa nhân đôi).

1. Xác định số tế bào mới được tạo thành sau 3 đợt nguyên phan 6 nói trên.2. Xác định số Nu của mỗi gen.

Bài 3. Một phân tử mARN dài 2040 A0 , có A= 40%, U=20%, X= 10% SỐ Nu của phân tử mARN .

1. Xác định từng loại Nu của phân tử mARN 2. Phân tử mARN chứa bao nuhiêu bộ ba?

Bài 4: Một đoạn gen B mang thông tin cấu trúc của 1 loại Protein có trình tự các Nu như sau:Mạch 1: - A-G-X-G-G-A-A-T-A-G-T-A-

Page 35: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Mạch 2: - T-X-G-X-X-T-T-A-T-X-A-T- (Xét 2 trường hợp)Bài tập 5:Một gen Bb Tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng, gen B có chiều dài 5100 A0 có A= 15%, gen b có chiều dài 4080 A0 có số lượng 4 loại Nu bằng nhau.

a. Tính số Nu mỗi loại của mỗi gen.b. Tính số Nu mỗi loại ở các kì trong nguyên phân: (kì giữa, kì cuối)c. Tính số lượng mỗi loại Nu ở các kì của giảm phân: (Kì giữa I, kì giữa II, kì cuối II)d. Một tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội

bào cung cấp mỗi loại Nu là Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên, hãy xác định số lượng Nu mỗi loại trong từng kiểu gen ở đời con.

e. bao nhiêu?

CHƯƠNG IV/ BIẾN DỊI/ TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Sơ đồ phân loại biến dịBiến dị

Biến dị di truyền Biến dị không di truyền (Thường biến)

Page 36: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Đột biến Biến dị tổ hợp

Đột biến gen Đột biến NST

Đột biến cấu trúc đột biến số lượng

Thể đa bội Thể dị bội

-Biến dị: Là hiện tượng các cá thể ở đời con có nhiều nét khác nhau và khác với bố mẹ.- Biến dị di truyền: là những biến đổi trong vật chất di truyền và truyền lại cho các thề hệ sau, gồm 2 loại là đột biến và biền dị tổ hợp.Biến dị không di truyền là những biền đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dươí tác động của những điều kiện môi trường khác nhau và khong di truyền cho đời sau.

- Đột biến: Là những biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (gen) và tế bào (NST)

2. Đột biến gen:a. Khái niệm: Là những biến đổi cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp Nu .b. Ccá dạng đột biến gen điển hình: - Đột biến mất 1 cặp Nu- Đột biến thêm 1 cặp Nu- Đột biến thay thế cặp Nuc. Cơ chế phát sinh:- Tác nhân từ môi trường trong cơ thể: Đó là những rối loạn sinh lí làm mất cân bằng môi

trường trong cơ thể và làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN.- Tác nhân từ môi trường bên ngoài cơ thể: Đó là các tác nhân vật lí (tia tử ngoại, tia

phóng xạ...) hóahọc (đoxin, thuốc trừ sâu DDT...) Làm tổn thương phân tử ADN hoăc rối loạn quá trình tự sao chép của nó.

d. Vai trò: Sự biến đổi cấu trúc của gen do đột biến dần đến những biến đổi loại phân tử protein mà nó quy định nên dẫn đến biến đổi kiểu hình. Những biến đổi này thường có hại cho bản thân sinh vật. Tuy nhiên cũng có trường hợp có lợi.

3. Đột biến NSTa. Khái niệm: Là những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NSTb. Các dạng đột biến NST- Đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, gồm các dạng sau:

+ Đột biến mất đoạn+ Đột biến đảo đoạn+ Đột biến lặp đoạn+ Đột biến chuyển đoạn

- Đột biến số lượng: Là những biến đổi SỐ lượng NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp hoặc xảy ra ở tất cả bộ NST, Gồm các dạng sau:

+ Dị bội thể: Thêm hoăc mất một hoăc một số` NST thuộc 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó+ Đa bội thể: Bộ NST có số lượng tăng lên theo bội số của n, (nhiều hơn 2n)c. Cơ chế phát sinh- Thể dị bội: Cac tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình phân li của 1 hoặc 1 số cặp

NST nào đó dần đến sự không phân li của chúng và tạo ra các giao tử bất thường (một giao tử chứa cả 2 NST của cặp, còn 1 giao tử không chứa NST nào của cặp)

Page 37: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

- Thể đa bội: Các tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến sự không phân li của các cặp NST đã nhân đôi.

d. Vai trò: - Các dạng đột biến cấu trúc NST vàdị bội thể thường có hại cho bản thân sinh vật.- Các dạng đột biến đa bội thể tạo ra các cơ thể đa bội có nhiều đạc tính quý: Kích thước

lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.4. Biến dị tổ hợp: a. Khái niệm: Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ thông qua quá trình giao phối

dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ, Làm xuất hiện các tính trạng mới.b. Cơ chế phát sinh:

Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên cơ sở sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân và thụ tinh.

c. Vai trò: - Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống, và tiến hóa.5. Thường biến:a. KHÁI NIỆM:Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động trực tiếp của điều kiện ngoạicảnh.b. Tính chất- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định- Phát sinh trong đời sống cá thể- Tương ứng với điều kiện ngoại cảnh- Không di truyền đượcc. Vai trò:-Giúp sinh vật có những biến đổi kiểu hình thích nghi với điều kiện ngoại cảnh cụ thể:6. Mức phản ứng: a. Khái niệm: Là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước điều kiện ngoại cảnh khác nhau.b. Tính chất

- Do cùng 1 kiểu gen quy định, do vậy có giới hạn.- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.- Các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp, Còn các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. c. Ý nghĩa: Trong chăn nuôi và trồng trọt, Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường (điều kiện chăm sóc, kĩ thuật chăm sóc, thức ăn phân bón...) đối với các tính trạng số lượng. Những kiến thức về mức phản ứng để có những biện pháp nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi.

Page 38: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Tại sao cây trinh nữ xấu hổ ?Khi chạm vào lá cây trinh nữ, lập tức lá của nó cụp lại. Đó là nhờ có nước. Các tế bào ở cuống lá khi trương nước sẽ có độ cương cứng giúp nâng đỡ lá, còn khi ta chạm vào cây lập tức các tế` bào này bị mất nước làm cho nó xẹp lại dẫn đến cuống lá bị gập xuống. Khi kích thích qua đi, các tế bào cuống lá lại hút no nước làm cho lá trở lại vị trí bình thường. (không phải là phản xạ thần kinh)

SỢI TƠ NHỆN?Nếu bện các sợi tơ nhện mỏng manh thành 1 sợi có đường kính cỡ ống nhựa mềm dùng để tưới cây thì có thể dùng nó kéo cùng 1 lúc 2 chiếc máy bay Bôing 737. Tuy nhiên ta không thể sản xuất tơ nhện giống như kiểu nuôi tằm lấy tơ vì khi nuôi nhện với số lượng lớn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hiện nay người ta sản xuất tơ nhện băng con đường công nghệ sinh học: cụ thể là phân lập gen quy định sự tổng hợp protein của nhện (spiđroinII) rồi bằng kĩ thuật di truyền chuyển gen này vào hệ gen của dê tạo nên con dê biến đổi gen cho sữa chứa protein tơ nhện. Sau đó, bằng công nghệ đặc biệt, người ta lấy sữacho vào máy kéo thành các sợi tơ nhện. Vải dệt từ các sợi tơ nhện bền đến nỗi ta có thể may áo chống đạn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH LỚP 9

Câu 1: Menđen đã nghiên cứu sự di truyền các tính trạng (tìm ra các quy luật di truyên) bằng phương pháp gì? Nội dung của phương pháp đó?Cậu 2: Trình bày Thí nhiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? Phát biểu nội dung của quy luật phân li?Câu 3: Muốn xác định kiểu gen của 1 cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?Câu 4 : Trội không hoàn toàn là gì? cho ví dụ?Câu 5: Căn cứ vào đâu mà Menđen cho ràng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình lại di tuyền độc lập với nhau?câu 6: Biến di tổ hợp là gì? nó xuất hiện trong hình thức sinh sản nào?Câu 7: Thực chất của sự di truyền độc lập nhất thiết F2 phải như thế nào?Câu 8: Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập? ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.Câu 9 : giải bài tập 2,3,4 5 trang 22,23 sgk :câu 10: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội ? Cấu trúc điền hình của NST nhìn rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chi tế bào? mô tả cấu trúc đó.? Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Page 39: De Cuong Boi Duong Hs Gioi

Câu 11: Những diễn biến cơ bản của NST trong NP và GP?Câu 12: Ý nghĩa của NP, GP, thụ tinh ?Câu 13: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ỡ động vật? Giải thích tại sao bộ NST trong các loài sinh sản hữu tính lại được duy trì và ổn định qua các thế hệ cơ thể?Câu 14: Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Tại sao trong cấu trúc dân so, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1.Câu 15: Thế nào là di truyền liên kết? Ý nghĩa của di truyền liên kết? Hiện tượng này bổ sung cho quy luật di truyền của Menđen như thế nào?Câu 16: Nêu đạc điểm hóa học của phân tử ADN? Vì sao ADN đa dạng và đăc thù ?Câu 17: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của NTBS: ? Viết 1 đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch sau:

- A – G – X – A – G – G – X – A – X –Câu 18: Mô tả sơ lược quá trình nhân đôi của ADN? Tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ (Trình bày nguyên tắc nhân đôi)Câu 19: Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN? Câu 20: Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:

- A – A – U – G – X – X – U – U - Xác định trình tự các Nutronh gen đã tỏng hợp ra đoạn mạch ARN trên?Câu 21: Tính đa dạng và đặc thù của PROTEIN do những yếu tố nào xác định? Cấu trúc nào có vai trò chủ yếu?Câu 22: Mối quan hệ giữa gen và ARN , giữa ARN và protein.Câu 23; Đột biến gen là gì? cho ví dụ? Tại sao đột biến gen thương có hại cho bản thân SVCâu 24: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nguyên nhân gây đột biến? Tại sao thưpờng cóhại?Câu 25: Thể dị bội là gì cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1 và 2n – 1?Câu 26: Thể đa bội là gì? ví dụ? cơ chế hình thành?Câu 27: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?CÂU 28: Nêu các phương pháp nghiên cứu sự di truyền ở người? Ý nghĩa của các phương pháp đó? Tại sao không áp dụng các phương pháp giống như ở các sinh vật khác? Câu 29: Nêu nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyên ở người? biện pháp hạn chế ?