Đáp án Ngữ văn

4
SGIÁO DC VÀ ĐÀO TO KIÊN GIANG ----- ĐỀ CHÍNH THC (Đề thi có 01 trang) KTHI TUYN SINH VÀO LP 10 THPT NĂM HC 2011-2012 ----- MÔN THI: NGVĂN Thi gian: 120 phút (không kthi gian giao đề) Ngày thi: 23/6/2011 Câu 1. (2 đim): a. Ktên các phương châm hi thoi trong giao tiếp? b. Phân tích giá trca các bin pháp tu tđược sdng trong đon văn sau: “… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lng im bên ngoài như chchc đợi mình ra là ào ào xô ti. Cái lng im lúc đó mi tht ds: nó như bgió cht ra tng khúc, mà gió thì ging nhng nhát chi ln mun quét đi tt c, ném vt lung tung…” (Trích Lng lSa Pa-Nguyn Thành Long-Ngvăn 9 tp I-Trang 183-Nxb GD-2005) Câu 2. (3 đim): Viết mt đon văn hoàn chnh (không quá mt trang giy thi) bàn vvai trò ca sách đối vi cuc sng ca con người. Câu 3. (5 đim): Cm nhn ca em vđon thơ sau: “…Ngày ngày mt tri đi qua trên lăng Thy mt mt tri trong lăng rt đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhKết tràng hoa dâng by mươi chín mùa xuân… Bác nm trong gic ngbình yên Gia mt vng trăng sáng du hin Vn biết tri xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói trong tim!”… (Trích Viếng lăng Bác-Vin Phương-Ngvăn 9 tp II-Trang 58-Nxb GD-2005) -------- HT-------- Thí sinh không được sdng tài liu, giám thkhông gii thích gì thêm. Htên thí sinh: ………………………………………...Sbáo danh: …………………

Transcript of Đáp án Ngữ văn

Page 1: Đáp án Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOKIÊN GIANG

----- ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012

----- MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 23/6/2011

Câu 1. (2 điểm):

a. Kể tên các phương châm hội thoại trong giao tiếp? b. Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

“… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” (Trích Lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long-Ngữ văn 9 tập I-Trang 183-Nxb GD-2005) Câu 2. (3 điểm):

Viết một đoạn văn hoàn chỉnh (không quá một trang giấy thi) bàn về vai trò của sách đối với cuộc sống của con người. Câu 3. (5 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “…Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!”…

(Trích Viếng lăng Bác-Viễn Phương-Ngữ văn 9 tập II-Trang 58-Nxb GD-2005)

-------- HẾT--------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: ………………………………………...Số báo danh: …………………

Page 2: Đáp án Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIÊN GIANG -----

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012

-----

HƯỚNG DẪN CHẤM THI - ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (gồm có 03 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có), phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:

Câu Ý Nội dung Điểm 1 a. Kể tên các phương châm hội thoại trong giao tiếp?

b. Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “…Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”

(Trích Lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long-Ngữ văn 9 tập I- Trang183-Nxb GD-2005)

2.0

a Các phương châm hội thoại trong giao tiếp: - Phương châm về lượng. - Phương châm về chất. - Phương châm quan hệ. - Phương châm cách thức. - Phương châm lịch sự.

1.0

b - Đoạn văn sử dụng kết hợp hai biện pháp tu từ: + So sánh: Gió như những nhát chổi lớn… + Nhân hóa: - gió tuyết và lặng im……đợi…xô - gió chặt, quét, vứt ném

0.5

- Giá trị: Các biện pháp so sánh, nhân hóa được sử dụng kết hợp trong đoạn văn trên giúp nhà văn miêu tả rõ nét, sinh động, chân thực cảnh thiên nhiên, tô đậm cái gian khổ, vất vả của anh thanh niên làm công tác khí tượng khi làm việc ngoài trời những đêm mưa tuyết trên đỉnh Yên sơn.

0.5

Page 3: Đáp án Ngữ văn

2 Viết một đoạn văn hoàn chỉnh (không quá một trang giấy thi) bàn về vai trò của sách đối với cuộc sống của con người. - Yêu cầu về kiến thức: Nắm vững vấn đề cần nghị luận: hiểu biết về sách và vai trò của sách đối với cuộc sống của con người. - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh (Mở – Thân – Kết), kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Thí sinh có thể chọn những cách trình bày khác nhau nhưng bài làm cần đạt đến những ý cơ bản sau:

3.0

- Giải thích sách là gì? Là sản phẩm tinh thần của con người, sản phẩm của nền văn minh nhân loại, là kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài của loài người, là kho tàng tri thức của nhân loại về thế giới tự nhiên, về đời sống con người…

0.75

- Vai trò của sách : + Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. + Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian, thời gian. + Sách là người bạn tốt giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú

1.5

- Bình luận về tác dụng của sách: Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết, giúp con người khám phá giá trị của bản thân, chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo…

0.75

3 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ………………………………………

Mà sao nghe nhói ở trong tim!” (Trích Viếng lăng Bác-Viễn Phương-Ngữ văn 9 tập II-Trang 58-Nxb GD-2005) Yêu cầu:

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác, làm nổi bật được lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Thí sinh có thể có nhiều cách khám phá, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau:

5.0

Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ 0.5 Nội dung: - Cảm nhận khái quát về không gian bên ngoài lăng Bác, thể hiện lòng thành kính, tiếc thương, thái độ trân trọng, ngợi ca đối với Bác Hồ. - Cảm nhận về sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác, thể hiện hai trạng

3.0

Page 4: Đáp án Ngữ văn

thái dường như trái ngược mà vẫn thống nhất: sự yên tĩnh, thanh thản, trang nghiêm trong lăng và nỗi niềm thương tiếc, xót đau của nhà thơ. Lí trí thì nhận biết sự trường tồn của Bác đối với đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự mất mát lớn lao khi Bác đã ra đi. Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, sử dụng nhiều ẩn dụ , biểu tượng vừa quen thuộc, gần gũi lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm. - Giọng thơ trang trọng, tha thiết, phù hợp với tâm trạng và cảm xúc.

1.0

Khẳng định giá trị của đoạn thơ, cảm nghĩ của bản thân về Bác Hồ kính yêu.

0.5

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi ý, mỗi câu khi bài viết của thí sinh đạt yêu cầu cả về kiến thức lẫn diễn đạt theo yêu cầu chung đã nêu.